Trong năm viên chức xếp loại không hoàn thành nhiệm vụ thì có được tính vào hưởng phụ cấp thâm niên?
Chào Luật sư và quý bạn đọc, tôi ở Thái Nguyên có câu hỏi vướng mắc nếu là viên chức biên chế chính thức từ năm 2023, cụ thể là giáo viên trong năm xếp loại không hoàn thành nhiệm vụ thì thời gian này có được tính vào hưởng phụ cấp thâm niên nhà giáo hay không ạ? Xin cảm ơn.
Thời gian đóng BHXH trước khi làm giáo viên được tính vào thời gian hưởng phụ cấp thâm niên không?
Việc xác định rõ các khoảng thời gian được tính và không được tính vào thời gian hưởng phụ cấp thâm niên nhà giáo là rất quan trọng, liên quan trực tiếp đến mức hưởng của khoản phụ cấp này. >>> Xem thêm: Phụ cấp giáo viên được tính theo năm làm việc hay năm đóng BHXH? (1) Thời gian đóng BHXH trước khi làm giáo viên có được tính vào thời gian hưởng phụ cấp thâm niên nhà giáo không? Căn cứ theo quy định tại Điều 3 Nghị định 77/2021/NĐ-CP, thời gian tính hưởng phụ cấp thâm niên cho giáo viên được xác định bằng tổng các thời gian sau: - Thời gian giảng dạy, giáo dục có đóng BHXH bắt buộc trong các cơ sở giáo dục công lập. - Thời gian giảng dạy, giáo dục có đóng BHXH bắt buộc trong các cơ sở giáo dục ngoài công lập (đối với nhà giáo đang giảng dạy, giáo dục trong các cơ sở giáo dục công lập mà trước đây đã giảng dạy, giáo dục ở các cơ sở giáo dục ngoài công lập). - Thời gian làm việc được tính hưởng phụ cấp thâm niên, gồm: thời gian làm việc được xếp lương theo một trong các ngạch hoặc chức danh của các chuyên ngành hải quan, tòa án, kiểm sát, kiểm toán, thanh tra, thi hành án dân sự, kiểm lâm, dự trữ quốc gia, kiểm tra đảng; thời gian làm việc được tính hưởng phụ cấp thâm niên trong quân đội, công an, cơ yếu và thời gian làm việc được tính hưởng thâm niên ở ngành, nghề khác (nếu có). - Thời gian đi nghĩa vụ quân sự theo luật định mà trước khi đi nghĩa vụ quân sự đang được tính hưởng phụ cấp thâm niên nghề. Như vậy, không phải mọi thời gian tham gia BHXH bắt buộc đều được tính vào thời gian hưởng phụ cấp thâm niên cho giáo viên. Chỉ những khoảng thời gian đóng BHXH bắt buộc trong quá trình giảng dạy, giáo dục tại các cơ sở giáo dục công lập, ngoài công lập, hoặc làm việc trong các ngạch, chức danh chuyên ngành như hải quan, tòa án,thanh tra,...v.v thì mới đủ điều kiện được tính là thời gian tính hưởng phụ cấp thâm niên cho giáo viên. Điều này có nghĩa rằng, nếu một cá nhân có thời gian tham gia BHXH bắt buộc khi làm việc trong các lĩnh vực khác mà không liên quan đến giáo dục hay các công việc chuyên ngành nêu trên thì thời gian tham gia BHXH bắt buộc đó sẽ không được tính vào thời gian tính hưởng phụ cấp thâm niên giáo viên. (2) Thời gian nào không được tính hưởng phụ cấp thâm niên? Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 3 Nghị định 77/2021/NĐ-CP, các khoản thời gian không tính hưởng phụ cấp thâm niên nhà giáo bao gồm: - Thời gian tập sự. - Thời gian nghỉ việc riêng không hưởng lương liên tục từ 01 tháng trở lên. - Thời gian nghỉ ốm đau, thai sản vượt quá thời hạn theo quy định của pháp luật về BHXH. - Thời gian đi làm chuyên gia, đi học, thực tập, công tác, khảo sát ở trong nước và ở nước ngoài vượt quá thời hạn do cơ quan có thẩm quyền quyết định. - Thời gian bị tạm đình chỉ công tác hoặc bị tạm giữ, tạm giam để phục vụ cho công tác điều tra, truy tố, xét xử. - Thời gian không làm việc khác ngoài quy định tại các điểm a, b, c, d, đ khoản 2 Điều 3 Nghị định 77/2021/NĐ-CP. Như vậy, khi giáo viên tham gia BHXH bắt buộc và đang giảng dạy, giáo dục, nếu gặp phải các trường hợp nêu trên, thì thời gian đó sẽ không được tính vào thời gian hưởng phụ cấp thâm niên cho nhà giáo. (3) Mức hưởng phụ cấp thâm niên nhà giáo Theo quy định tại khoản 1 Điều 4 Nghị định 77/2021/NĐ-CP, nhà giáo tham gia giảng dạy, giáo dục có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc đủ 5 năm (60 tháng) được tính hưởng phụ cấp thâm niên bằng 5% mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có). Từ năm thứ sáu trở đi, mỗi năm (đủ 12 tháng) được tính thêm 1%. Như vậy, thời gian tham gia BHXH bắt buộc được tính làm thời gian tính hưởng phụ cấp thâm niên nhà giáo càng dài thì mức hưởng phụ cấp thâm niên sẽ càng cao. Do đó, việc xác định rõ các khoảng thời gian được tính và không được tính vào thời gian hưởng phụ cấp thâm niên là rất quan trọng. Những khoảng thời gian này không chỉ ảnh hưởng đến quyền lợi của nhà giáo mà còn đảm bảo tính công bằng trong việc tính toán phụ cấp thâm niên cho những người làm việc trong ngành giáo dục. >>> Xem thêm: Phụ cấp giáo viên được tính theo năm làm việc hay năm đóng BHXH?
Tổng hợp các chính sách về tiền lương, phụ cấp, đãi ngộ tại Dự thảo Luật Nhà giáo
Dự thảo Luật Nhà giáo đang nhận được nhiều sự quan tâm từ người dân, đặc biệt là các nhà giáo thuộc đối tượng áp dụng của Luật này. Dự thảo Luật Nhà giáo mà Bộ Giáo dục và Đào tạo đang lấy ý kiến gồm có 71 Điều, trong đó vấn đề về tiền lương, phụ cấp, đãi ngộ nhà giáo được nhiều người quan tâm nhất, cũng xảy ra nhiều luồng ý kiến nhất. Dự thảo Luật Nhà giáo sau khi chỉnh lý, tiếp thu đã có sự điều chỉnh ngắn gọn và thay đổi căn bản, giảm 26 điều từ 71 điều xuống 45 điều. Thứ nhất, chính sách về tiền lương và phụ cấp đối với nhà giáo Căn cứ tại Điều 25 Dự thảo Luật Nhà giáo (1) Tiền lương nhà giáo ở cơ sở giáo dục công lập do ngân sách nhà nước bảo đảm quỹ tiền lương như sau: - Lương cơ bản theo bảng lương nhà giáo được xếp cao nhất trong hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp; - Phụ cấp ưu đãi nghề và các phụ cấp khác tùy theo tính chất công việc, theo vùng theo quy định của pháp luật; - Nhà giáo cấp học mầm non; nhà giáo trẻ; nhà giáo công tác ở nơi đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi, vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo; nhà giáo trường chuyên biệt, trường chuyên biệt khác; nhà giáo thực hiện giáo dục hòa nhập; nhà giáo là người dân tộc thiểu số và nhà giáo ở một số ngành nghề đặc thù được ưu tiên trong chế độ tiền lương và phụ cấp cao hơn so với các nhà giáo khác. Đặc biệt, nhà giáo tuyển dụng, xếp lương lần đầu được xếp tăng một bậc lương trong hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp. (2) Tiền lương và các chính sách theo lương của nhà giáo ở cơ sở giáo dục ngoài công lập và cơ sở giáo dục công lập tự chủ chi thường xuyên, cơ sở giáo dục công lập tự chủ chi thường xuyên và chi đầu tư do cơ sở giáo dục quyết định bảo đảm không ít hơn tiền lương và các chính sách theo lương của nhà giáo có cùng trình độ đào tạo, cùng thâm niên, cùng chức danh quy định tại khoản 1 Điều này. (3) Nhà giáo công tác ở các ngành, lĩnh vực có chế độ đặc thù thì được hưởng chế độ đặc thù theo quy định và chỉ được hưởng ở một mức cao nhất nếu chính sách đó trùng với chính sách dành cho nhà giáo. (4) Chính phủ quy định thang, bảng lương và các nội dung liên quan đến tiền lương và phụ cấp đối với nhà giáo. Ngoài ra, Theo đề xuất tại Điều 40 Dự thảo Luật Nhà giáo, chính sách tiền lương của nhà giáo bao gồm tiền lương và phụ cấp và các chế độ khác (nếu có). Căn cứ theo Nghị quyết 27/NQ-TW năm 2018, kể từ ngày 01/7/2024, giáo viên được hưởng 08 loại phụ cấp sau đây: - Phụ cấp kiêm nhiệm - Phụ cấp thâm niên vượt khung - Phụ cấp khu vực - Phụ cấp trách nhiệm công việc - Phụ cấp lưu động - Phụ cấp ưu đãi theo nghề - Phụ cấp công tác ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn - Phụ cấp theo phân loại đơn vị hành chính và theo phân hạng đơn vị sự nghiệp công lập Như vậy, theo đề xuất của Dự thảo Luật Nhà giáo, chính sách lương của giáo viên sẽ bao gồm các khoản phụ cấp, trong đó có phụ cấp thâm niên. Do đó, nếu Luật Nhà giáo được thông qua, giáo viên vẫn được hưởng phụ cấp thâm niên. Xem thêm: Giáo viên có còn được hưởng phụ cấp thâm niên theo dự thảo Luật Nhà giáo không? Thứ hai, chính sách hỗ trợ nhà giáo Căn cứ tại Điều 26 Dự thảo Luật Nhà giáo (1) Chính sách hỗ trợ nhà giáo bao gồm: - Chế độ phụ cấp, chế độ trợ cấp, chính sách đào tạo, bồi dưỡng, chăm sóc sức khỏe định kỳ, chăm sóc sức khỏe nghề nghiệp và các chế độ khác bảo đảm an sinh xã hội cho nhà giáo; - Miễn giảm học phí cho con của nhà giáo đang trong thời gian công tác; Xem chi tiết tại: Đề xuất miễn học phí cho học sinh, sinh viên là con giáo viên - Trợ cấp tham quan, học tập, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ; - Giảm giá vé phương tiện giao thông công cộng; - Phụ cấp lưu động đối với nhà giáo làm công tác xóa mù chữ hoặc phổ cập giáo dục hoặc biệt phái hoặc dạy tăng cường hoặc dạy liên trường hoặc phải di chuyển để dạy ở các điểm trường tại các thôn, bản, phum, sóc; - Các chính sách hỗ trợ khác cho nhà giáo. (2) Ngoài chính sách chung quy định tại khoản 1 điều này, nhà giáo trẻ; nhà giáo công tác ở nơi đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi, vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo; nhà giáo dạy trường chuyên biệt, nhà giáo dạy giáo dục hòa nhập; nhà giáo dạy tiếng dân tộc thiểu số; nhà giáo dạy tăng cường tiếng Việt cho học sinh người dân tộc thiểu số; nhà giáo dạy các môn năng khiếu, nghệ thuật còn được hưởng một số chính sách hỗ trợ trong số các chính sách sau: - Nhà nước có chính sách đầu tư, xây dựng nhà công vụ có đủ điều kiện thiết yếu cho nhà giáo đến công tác tại nơi đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi, vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo; - Thanh toán tiền tàu xe trong thời gian làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn khi nghỉ hằng năm, nghỉ ngày lễ, tết, nghỉ việc riêng về thăm gia đình theo quy định; - Chế độ phụ cấp, trợ cấp tùy theo đối tượng; - Các chính sách hỗ trợ khác cho nhà giáo. (3) Khuyến khích địa phương, cơ sở giáo dục có các chính sách hỗ trợ nhà giáo bảo đảm cuộc sống, phát triển nghề nghiệp phù hợp với điều kiện của địa phương, cơ sở giáo dục. (4) Chính phủ quy định chi tiết các nội dung liên quan đến chính sách hỗ trợ nhà giáo. Thứ ba, chính sách thu hút nhà giáo Căn cứ tại Điều 27 Dự thảo Luật Nhà giáo (1) Nhà nước có chính sách thu hút nhà giáo như sau: - Thu hút người có trình độ cao, người có tài năng làm nhà giáo; - Thu hút nhà giáo về công tác và công tác lâu dài ở nơi đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi, vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo. (2) Các đối tượng quy định tại (1) được hưởng một số chính sách thu hút trong số các chính sách sau: - Chính sách ưu tiên tuyển dụng; - Chế độ phụ cấp và trợ cấp thu hút; - Nhà giáo đến công tác tại nơi đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi, vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo được nhà nước đảm bảo nhà công vụ; - Chính sách đào tạo, bồi dưỡng và các chế độ khác cho nhà giáo. (3) Khuyến khích địa phương, cơ sở giáo dục có các chính sách thu hút nhà giáo phù hợp với điều kiện của địa phương, cơ sở giáo dục. (4) Chính phủ quy định chi tiết các nội dung liên quan đến chính sách thu hút nhà giáo.
Đề xuất miễn học phí cho học sinh, sinh viên là con giáo viên
Dự thảo Luật Nhà giáo sau khi chỉnh lý, tiếp thu đã có sự điều chỉnh ngắn gọn và thay đổi căn bản, giảm 26 điều từ 71 điều xuống 45 điều. Cụ thể, nội dung Dự thảo Luật Nhà giáo sau khi được chỉnh lý tập trung quy định những vấn đề thuộc thẩm quyền của Quốc hội, có sự cân nhắc, điều chỉnh theo hướng chỉ quy định trong Dự thảo những vấn đề đã chín, đã rõ, đã ổn định, giải quyết được những vấn đề bất cập trong thực tiễn và tạo ra bước đột phá cho hoạt động của ngành giáo dục đào tạo, trong đó có nhà giáo. Đáng chú ý, tại Dự thảo có đề xuất Nhà nước sẽ trả tiền học phí cho con nhà giáo từ mầm non đến đại học. (1) Miễn học phí cho học sinh, sinh viên là con giáo viên Cụ thể, tại Điều 26 Dự thảo Luật Nhà giáo có đề xuất liên quan đến những chính sách hỗ trợ nhà giáo như sau: - Chế độ trợ cấp theo tính chất công việc, theo vùng; - Chính sách hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng; - Chăm sóc sức khỏe định kỳ, chăm sóc sức khỏe nghề nghiệp; - Miễn học phí cho con đẻ và con nuôi hợp pháp của nhà giáo đang trong thời gian công tác. - Phụ cấp lưu động đối với nhà giáo làm công tác xóa mù chữ hoặc phổ cập giáo dục hoặc biệt phái hoặc dạy tăng cường hoặc dạy liên trường hoặc phải di chuyển để dạy ở các điểm trường tại các thôn, bản, phum, sóc; - Các chính sách hỗ trợ khác cho nhà giáo. Bên cạnh những chính sách hỗ trợ chung nêu trên, những nhà giáo công tác vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi, biên giới, hải đảo và vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; nhà giáo dạy trường chuyên biệt, nhà giáo dạy giáo dục hòa nhập; nhà giáo dạy tiếng dân tộc thiểu số; nhà giáo dạy tăng cường tiếng Việt cho học sinh người dân tộc thiểu số; nhà giáo dạy các môn năng khiếu, nghệ thuật còn được hưởng một số chính sách hỗ trợ trong số các chính sách như sau: - Bảo đảm chỗ ở tập thể hoặc được thuê nhà ở công vụ theo quy định của Luật Nhà ở và các điều kiện thiết yếu khi đến công tác tại vùng nông thôn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi, biên giới, hải đảo và vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; - Thanh toán tiền tàu xe trong thời gian làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn khi nghỉ hằng năm, nghỉ ngày lễ, tết, nghỉ việc riêng về thăm gia đình theo quy định; - Chế độ phụ cấp, trợ cấp tùy theo đối tượng. (2) Giáo viên tuyển dụng, xếp lương lần đầu được xếp tăng 01 bậc lương Cụ thể, tại Điều 25 Dự thảo Luật Nhà giáo có đề xuất liên quan đến tiền lương và phụ cấp đối với nhà giáo ở cơ sở giáo dục công lập như sau: - Lương cơ bản theo bảng lương nhà giáo được xếp cao nhất trong hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp. - Phụ cấp ưu đãi nghề và các phụ cấp khác tùy theo tính chất công việc, theo vùng theo quy định của pháp luật. - Nhà giáo cấp học mầm non; nhà giáo công tác ở nơi đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi, vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo; nhà giáo trường chuyên biệt, trường chuyên biệt khác; nhà giáo thực hiện giáo dục hòa nhập; nhà giáo là người dân tộc thiểu số và nhà giáo ở một số ngành nghề đặc thù được ưu tiên trong chế độ tiền lương và phụ cấp cao hơn so với các nhà giáo khác. - Nhà giáo tuyển dụng, xếp lương lần đầu được xếp tăng 01 bậc lương trong hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp. Thông tin thêm về Dự án Luật Nhà giáo, vừa qua, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã thống nhất trình Quốc hội cho ý kiến Dự án Luật Nhà giáo tại kỳ họp thứ 8, khai mạc vào ngày 21/10. Dự kiến Luật sẽ được thông qua tại kỳ họp giữa năm 2025.
Giáo viên chủ nhiệm có được thu tiền không?
Giáo viên chủ nhiệm có được đứng ra thu các khoản tiền đầu năm, tiền học phí,... của học sinh không? Cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé! Giáo viên chủ nhiệm có được thu tiền không? Theo Điều 4 Quy định về chế độ làm việc đối với giáo viên phổ thông ban hành kèm theo Thông tư 28/2009/TT-BGDĐT quy định nhiệm vụ của giáo viên làm chủ nhiệm lớp bao gồm: - Thực hiện theo quy định tại Điều lệ trường tiểu học, Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học; Quy chế tổ chức và hoạt động của trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú, trường chuyên, trường dự bị đại học - Tìm hiểu và nắm vững học sinh trong lớp về mọi mặt để có biện pháp tổ chức giáo dục sát với đối tượng nhằm thúc đẩy sự tiến bộ của từng học sinh và của cả lớp; - Phối hợp chặt chẽ với gia đình học sinh, chủ động phối hợp với các giáo viên bộ môn, Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh, các đoàn thể và các tổ chức xã hội khác có liên quan trong hoạt động giảng dạy và giáo dục học sinh của lớp mình chủ nhiệm; - Nhận xét, đánh giá xếp loại học sinh cuối kỳ và cuối năm học, đề nghị khen thưởng và kỷ luật học sinh, đề nghị danh sách học sinh được lên lớp, danh sách học sinh phải kiểm tra lại, phải rèn luyện thêm về hạnh kiểm trong kỳ nghỉ hè, phải ở lại lớp, hoàn chỉnh việc ghi vào sổ điểm và học bạ học sinh; - Tham gia hướng dẫn hoạt động tập thể, hoạt động giáo dục và rèn luyện học sinh do nhà trường tổ chức; - Báo cáo thường kỳ hoặc đột xuất về tình hình của lớp với Hiệu trưởng. Ngoài ra, tham khảo quy định tại Thông tư liên tịch 14-LB/TT của Bộ GDĐT và Bộ Tài chính quy định về trách nhiệm thu tiền tại các trường học thì trách nhiệm thu các khoản tiền trong nhà trường (hiện đã không còn phù hợp) là của bộ phận kế toán tài vụ, không phải của giáo viên chủ nhiệm các lớp. Cụ thể: - Căn cứ quyết định của tỉnh, các trường học trực tiếp thu thông qua hệ thống kế toán tài vụ của trường (trường hợp không có cán bộ kế toán tài vụ thì hiệu trưởng chỉ định bộ phận riêng để tổ chức thu). - Hiệu trưởng có trách nhiệm quản lý sử dụng theo các quy định hiện hành và có sự phối hợp giám sát của hội phụ huynh học sinh và tổ chức thanh tra nhân dân. Như vậy, việc thu tiền không phải là nhiệm vụ của giáo viên chủ nhiệm. Nhà giáo nói chung có những nhiệm vụ và quyền gì? Theo Điều 69, Điều 70 Luật Giáo dục 2019 quy định: - Nhiệm vụ của nhà giáo như sau: + Giảng dạy, giáo dục theo mục tiêu, nguyên lý giáo dục, thực hiện đầy đủ và có chất lượng chương trình giáo dục. + Gương mẫu thực hiện nghĩa vụ công dân, điều lệ nhà trường, quy tắc ứng xử của nhà giáo. + Giữ gìn phẩm chất, uy tín, danh dự của nhà giáo; tôn trọng, đối xử công bằng với người học; bảo vệ các quyền, lợi ích chính đáng của người học. + Học tập, rèn luyện để nâng cao phẩm chất đạo đức, trình độ chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ, đổi mới phương pháp giảng dạy, nêu gương tốt cho người học. - Quyền của nhà giáo: + Được giảng dạy theo chuyên môn đào tạo. + Được đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ. + Được hợp đồng thỉnh giảng, nghiên cứu khoa học tại cơ sở giáo dục khác hoặc cơ sở nghiên cứu khoa học. + Được tôn trọng, bảo vệ nhân phẩm, danh dự và thân thể. + Được nghỉ hè theo quy định của Chính phủ và các ngày nghỉ khác theo quy định của pháp luật. Như vậy, nhà giáo nói chung sẽ có những nhiệm vụ và quyền theo quy định trên. Nhà nước có những chính sách nào cho nhà giáo? Theo Điều 77 Luật Giáo dục 2019 quy định về chính sách đối với nhà giáo như sau: - Nhà nước có chính sách tuyển dụng, sử dụng, đãi ngộ, bảo đảm các điều kiện cần thiết về vật chất và tinh thần để nhà giáo thực hiện vai trò và nhiệm vụ của mình. - Nhà giáo công tác tại trường chuyên, trường năng khiếu, trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú, trường dự bị đại học, trường, lớp dành cho người khuyết tật, trường giáo dưỡng hoặc trường chuyên biệt khác, nhà giáo thực hiện giáo dục hòa nhập được hưởng chế độ phụ cấp và chính sách ưu đãi. - Nhà nước có chính sách khuyến khích, ưu đãi về chế độ phụ cấp và các chính sách khác đối với nhà giáo công tác tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn. Như vậy, nhà nước sẽ có những chính sách đối với nhà giáo theo quy định trên.
Đề xuất chính sách thu hút nhà giáo tại Dự thảo Luật nhà giáo
Nhà giáo luôn là một trong những nghề cao quý và cần được “tiếp sức”, “quan tâm” của cơ quan nhà nước. Do đó những đề xuất hỗ trợ, thu hút tại Dự thảo Luật nhà giáo là một động thái tốt nhằm phát triển ngành. Cụ thể thế nào, hãy cùng tìm hiểu. 1. Chính sách hỗ trợ nhà giáo tại Dự thảo Luật Nhà giáo Căn cứ Điều 41 Dự thảo Luật Nhà giáo đề cập chính sách hỗ trợ nhà giáo như sau: - Nhà nước có chính sách hỗ trợ nhà giáo trẻ; nhà giáo công tác ở vùng khó khăn; nhà giáo dạy trường chuyên biệt, nhà giáo dạy trẻ khuyết tật, nhà giáo dạy tiếng dân tộc thiểu số, nhà giáo dạy tăng cường tiếng Việt cho học sinh người dân tộc thiểu số, dạy các môn năng khiếu, nghệ thuật. - Chính sách hỗ trợ nhà giáo gồm: nhà công vụ, chế độ phụ cấp, chế độ trợ cấp, chính sách đào tạo, bồi dưỡng, khám bệnh định kỳ hằng năm, hỗ trợ học phí cho con của nhà giáo và các chế độ khác bảo đảm an sinh xã hội cho nhà giáo. - Ngoài các quy định chung về chính sách hỗ trợ nhà giáo, nhà nước khuyến khích địa phương ban hành các chính sách đặc thù để hỗ trợ nhà giáo; cơ sở giáo dục hỗ trợ nhà giáo thông qua quỹ khuyến khích, phát triển đội ngũ nhà giáo. Ngoài ra, tại Điều 40 Dự thảo Luật còn quy định chính sách tiền lương đối với nhà giáo như sau: - Chính sách tiền lương của nhà giáo bao gồm tiền lương và phụ cấp và các chế độ khác (nếu có). - Tiền lương của nhà giáo được ưu tiên xếp cao nhất so với hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp. - Tiền lương và các chính sách theo lương của các nhà giáo công tác tại các cơ sở giáo dục dân lập, cơ sở giáo dục tư thục và các cơ sở giáo dục công lập tự chủ chi thường xuyên, tự chủ chi thường xuyên và chi đầu tư không ít hơn tiền lương và các chính sách theo lương của nhà giáo có cùng trình độ đào tạo, cùng thâm niên, cùng chức danh trong các cơ sở giáo dục công lập đang hưởng lương từ ngân sách nhà nước và không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng theo quy định của Chính phủ. - Nhà giáo công tác ở các ngành, lĩnh vực có chế độ đặc thù thì được hưởng chế độ đặc thù đó nếu đáp ứng được các quy định của chính sách. Nhà giáo công tác ở ngành lĩnh vực mà ngành, lĩnh vực đó có chính sách trùng với chính sách dành cho nhà giáo nhưng ở mức cao hơn thì được hưởng 01 (một) chính sách có mức cao nhất. - Chính sách tiền lương của nhà giáo do Chính phủ quy định. Xuất phát từ sự khuyến khích, đảm bảo cuộc sống đầy đủ cho những nhà giáo tương lai. Những chính sách hỗ trợ trên sẽ là bàn đạp vững chắc hỗ trợ cho những người đang và sẽ hành nghề nhà giáo trong tương lai. 2. Đề xuất chính sách thu hút nhà giáo tại Dự thảo Luật nhà giáo Căn cứ Điều 42 Dự thảo Luật đề xuất chính sách thu hút nhà giáo như sau: - Nhà nước có chính sách thu hút đối với người có tài năng để trở thành nhà giáo. - Nhà nước có chính sách thu hút nhà giáo về công tác và công tác lâu dài ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển, các xã có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, các xã đảo, hải đảo, xã biên giới, xã an toàn khu theo quy định của Chính phủ. + Chính sách thu hút nhà giáo gồm: + Chính sách ưu tiên tuyển dụng; + Nhà công vụ; + Vay mua nhà ở; + Chế độ phụ cấp và trợ cấp thu hút; + Chính sách đào tạo; Bồi dưỡng và các chế độ khác bảo đảm an sinh xã hội cho nhà giáo. - Ngoài các quy định chung về chính sách thu hút nhà giáo, nhà nước khuyến khích địa phương ban hành các chính sách đặc thù để thu hút nhà giáo. Chung quy lại, những chính sách thu hút nhà giáo hoặc hỗ trợ mục đích chính là thúc đẩy sự nghiệp phát triển của ngành giáo dục nước nhà của chúng ta. Sự nghiệp trồng người chưa bao giờ là dễ dàng nên những chính sách trên sẽ là “bệ phóng” vững chắc giúp đỡ những người mang sứ mệnh cao cả ấy thêm phần nghị lực. Xem toàn văn Dự thảo Luật nhà giáo: Tải về
Các chế độ phụ cấp dành cho giáo viên mầm non dạy trẻ khuyết tật, hòa nhập
Để tri ân những đóng góp to lớn của giáo viên mầm non dạy trẻ khuyết tật, BGD&ĐT đã ban hành các chế độ phụ cấp nhằm tạo điều kiện cho các giáo viên hoàn thành tốt nhiệm vụ (1) Tính thêm giờ dạy cho giáo viên dạy trẻ khuyết tật Trẻ em khuyết tật là những mầm non cần được chăm sóc, giáo dục đặc biệt để hòa nhập với cộng đồng. Trong hành trình gian nan ấy, vai trò của giáo viên mầm non dạy trẻ khuyết tật đóng vai trò vô cùng quan trọng. Họ là những người gieo mầm trí tuệ, bồi đắp tâm hồn và chắp cánh cho những ước mơ của các em. Để nâng cao đời sống vật chất, tinh thần và tạo động lực cho giáo viên hoàn thành tốt nhiệm vụ, tại khoản 3 Điều 4 Thông tư 48/2011/TT-BGDĐT có quy định về giờ dạy đối với giáo viên dạy lớp có trẻ khuyết tật như sau: Đối với giáo viên dạy lớp có trẻ khuyết tật học hòa nhập, mỗi giáo viên dạy đủ số giờ theo quy định; trong đó, cứ có 01 trẻ khuyết tật/lớp, mỗi giáo viên được tính thêm 0,5 giờ dạy/ngày Theo đó, số giờ dạy theo quy định đối với giáo viên dạy các nhóm trẻ, lớp mẫu giáo học 02 buổi/ngày là đủ 6 giờ/ngày và thực hiện các công việc chuẩn bị cho giờ dạy trên lớp cũng như các công việc khác do Hiệu trưởng quy định để quy đổi đảm bảo làm việc 40 giờ/tuần. Còn đối với giáo viên dạy các nhóm trẻ, lớp mẫu giáo học 01 buổi/ngày, mỗi giáo viên dạy trên lớp đủ 04 giờ/ngày và thực hiện các công việc chuẩn bị cho giờ dạy trên lớp cũng như các công việc khác do Hiệu trưởng quy định để quy đổi đảm bảo làm việc 40 giờ/tuần. Như vậy, giáo viên mầm non dạy đủ số giờ quy định như trên, cứ trong lớp có 01 trẻ khuyết tật thì giáo viên sẽ được tính thêm 0,5 giờ dạy/ngày. (2) Phụ cấp, chính sách ưu đãi cho giáo viên mầm non dạy trẻ khuyết tật Ngoài việc được tính thêm giờ dạy, giáo viên mầm non dạy trẻ khuyết tật còn được hưởng phụ cấp ưu đãi và phụ cấp trách nhiệm công việc. Cụ thể, theo quy định tại Điều 7 Nghị định 113/2015/NĐ-CP, đối tượng được hưởng phụ cấp ưu đãi và phụ cấp trách nhiệm công việc bao gồm: (i) Nhà giáo chuyên trách giảng dạy người khuyết tật trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập dành riêng cho người khuyết tật hoặc lớp học dành riêng cho người khuyết tật trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập (ii) Nhà giáo không chuyên trách giảng dạy người khuyết tật trong các lớp học dành riêng cho người khuyết tật trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập (iii) Nhà giáo chuyên trách giảng dạy người khuyết tật trong các lớp hòa nhập cho người khuyết tật trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập (iv) Nhà giáo không chuyên trách giảng dạy người khuyết tật trong các lớp hòa nhập cho người khuyết tật trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập Theo đó, mức hưởng phụ cấp ưu đãi và phụ cấp trách nhiệm công việc được quy định tại Điều 8 Nghị định 113/2015/NĐ-CP như sau: - Nhà giáo được quy định tại mục (i) được hưởng phụ cấp trách nhiệm công việc mức 0,3 so với mức lương cơ sở và phụ cấp ưu đãi 70% mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) - Nhà giáo quy định tại mục (ii) được hưởng phụ cấp trách nhiệm công việc mức 0,3 so với mức lương cơ sở và phụ cấp ưu đãi 40% mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) - Nhà giáo quy định tại mục (iii) được hưởng phụ cấp trách nhiệm công việc mức 0,2 so với mức lương cơ sở, cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) và phụ cấp ưu đãi gồm các mức sau đây: + 35% mức lương hiện hưởng: lớp hòa nhập có từ 5% đến dưới 10% học viên là người khuyết tật + 40% mức lương hiện hưởng: lớp hòa nhập có từ 10% đến dưới 20% học viên là người khuyết tật + 45% mức lương hiện hưởng: lớp hòa nhập có từ 20% đến dưới 30% học viên là người khuyết tật + 50% mức lương hiện hưởng: lớp hòa nhập có từ 30% đến dưới 40% học viên là người khuyết tật + 55% mức lương hiện hưởng: lớp hòa nhập có từ 40% đến dưới 50% học viên là người khuyết tật + 60% mức lương hiện hưởng: lớp hòa nhập có từ 50% đến dưới 60% học viên là người khuyết tật + 65% mức lương hiện hưởng: lớp hòa nhập có từ 60% đến dưới 70% học viên là người khuyết tật - Nhà giáo quy định tại mục (iv) được hưởng phụ cấp trách nhiệm công việc mức 0,2 so với mức lương cơ sở, cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) và phụ cấp ưu đãi gồm các mức sau đây: + 5% mức lương hiện hưởng: lớp hòa nhập có từ 5% đến dưới 10% học viên là người khuyết tật + 10% mức lương hiện hưởng: lớp hòa nhập có từ 10% đến dưới 20% học viên là người khuyết tật + 15% mức lương hiện hưởng: lớp hòa nhập có từ 20% đến dưới 30% học viên là người khuyết tật; + 20% mức lương hiện hưởng: lớp hòa nhập có từ 30% đến dưới 40% học viên là người khuyết tật + Mức 25% mức lương hiện hưởng: lớp hòa nhập có từ 40% đến dưới 50% học viên là người khuyết tật + 30% mức lương hiện hưởng: lớp hòa nhập có từ 50% đến dưới 60% học viên là người khuyết tật + 35% mức lương hiện hưởng: lớp hòa nhập có từ 60% đến dưới 70% học viên là người khuyết tật Lưu ý: - Nhà giáo quy định tại mục (i) và mục (iii) hưởng phụ cấp ưu đãi và phụ cấp trách nhiệm công việc thì không hưởng phụ cấp ưu đãi theo quy định tại Quyết định 244/2005/QĐ-TTg - Nhà giáo quy định tại mục (ii) và (iv) hưởng phụ cấp trách nhiệm công việc và phụ cấp ưu đãi công việc đồng thời được hưởng phụ cấp ưu đãi theo quy định tại Quyết định 244/2005/QĐ-TTg - Nhà giáo quy định tại mục (ii) và (iv) hưởng mức phụ cấp được tính theo số giờ giảng dạy người khuyết tật thực tế - Các khoản tiền phụ cấp được trả cùng kỳ lương hàng tháng và không dùng để tính, đóng hưởng chế độ BHXH.
Đề xuất các nguyên tắc và nội dung đánh giá nhà giáo
Theo Dự thảo Luật nhà giáo, mục đích của việc đánh giá nhà giáo là để làm căn cứ cấp chứng chỉ hành nghề nhà giáo và xem xét các chính sách khác dành cho nhà giáo >>> Bài viết dựa trên Dự thảo Luật Nhà giáo lần 2 https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/07/16/du-thao-luat-nha-giao.docx (1) Nhà giáo là ai? Theo đề xuất tại Điều 3 Dự thảo Luật nhà giáo, nhà giáo là những đối tượng sau đây: - Nhà giáo là người làm nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục trong cơ sở giáo dục (trừ cơ sở giáo dục quy định tại điểm c khoản 1 Điều 65 Luật Giáo dục) và đạt chuẩn nhà giáo theo quy định. - Nhà giáo giảng dạy, giáo dục trong cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục thường xuyên, trường chuyên biệt, dự bị đại học và các cơ sở giáo dục khác; nhà giáo giảng dạy, giáo dục trình độ sơ cấp, trình độ trung cấp theo quy định của Luật Giáo dục nghề nghiệp gọi là giáo viên. - Nhà giáo giảng dạy, giáo dục trong trường của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, lực lượng vũ trang nhân dân; nhà giáo giảng dạy, giáo dục trình độ cao đẳng trở lên và nhà giáo làm nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức gọi là giảng viên. Như vậy, theo đề xuất trên, nhà giáo là những người đang làm nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục với chức danh như giáo viên, giảng viên tại các cơ sở giáo dục và phải đạt chuẩn nhà giáo theo quy định của pháp luật. (2) Mục đích của việc đánh giá nhà giáo là gì? Trong Dự thảo Luật Nhà giáo có đề xuất một điểm nổi bật đó là việc cấp Chứng chỉ hành nghề nhà giáo. Theo đó, các giáo viên đã làm việc trước ngày Luật Nhà giáo có hiệu lực thì sẽ được cấp chứng chỉ mà không phải thi sát hạch. Ngược lại, đối với các giáo viên được tuyển dụng sau ngày Luật Nhà giáo có hiệu lực thì phải trải qua kỳ thi sát hạch và sẽ được cấp chứng chỉ khi đạt yêu cầu. Do đó, mục đích của việc đánh giá nhà giáo là để làm căn cứ cấp chứng chỉ hành nghề đối với nhà giáo. Ngoài ra việc đánh giá nhà giáo còn để làm căn cứ để thực hiện các việc như: ký hợp đồng, bổ nhiệm chức danh, thay đổi chức danh, quy hoạch, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, công nhận, công nhận lại, không công nhận, miễn nhiệm, đào tạo, bồi dưỡng, khen thưởng, kỷ luật, đình chỉ giảng dạy, xét nâng lương và thực hiện chế độ, chính sách khác đối với nhà giáo (theo đề xuất tại Điều 34 Dự thảo Luật nhà giáo). >>> Bài viết dựa trên Dự thảo Luật Nhà giáo lần 2 https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/07/16/du-thao-luat-nha-giao.docx (3) Các nội dung, tiêu chí để đánh giá nhà giáo Liên quan đến vấn đề nội dung, tiêu chí để đánh giá nhà giáo, Điều 36 Dự thảo Luật nhà giáo đề xuất nội dung để đánh giá nhà giáo không giữ chức vụ quản lý bao gồm: - Tiêu chuẩn quy định tại chuẩn nhà giáo - Kết quả thực hiện nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục theo từng cấp học hoặc trình độ đào tạo - Kết quả thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn khác được giao - Các kết quả đánh giá khác theo yêu cầu cụ thể của công tác quản lý nhà giáo - Điểm mạnh, điểm còn hạn chế và định hướng phát triển hoạt động nghề nghiệp của nhà giáo Theo đó, việc đánh giá nhà giáo sẽ được thực hiện định kỳ hằng năm theo năm học hoặc thực hiện tại thời điểm bất kỳ để phục vụ công tác quản lý nhà giáo theo quy định. (4) Nguyên tắc khi đánh giá nhà giáo Theo đề xuất tại Điều 35 Dự thảo Luật nhà giáo, nguyên tắc khi đánh giá nhà giáo được quy định như sau: - Đánh giá nhà giáo phải bảo đảm tính khách quan, toàn diện, dân chủ, công bằng, công khai; kịp thời khuyến khích, động viên nhà giáo thăng tiến, phát triển trong hoạt động nghề nghiệp - Việc đánh giá phải được thực hiện trên cơ sở đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ của nhà giáo, quá trình nhà giáo rèn luyện phẩm chất, nâng cao năng lực nghề nghiệp gắn với các tiêu chí nghề nghiệp theo chuẩn nhà giáo - Việc đánh giá cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phải được thực hiện trên cơ sở đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ của cán bộ quản lý cơ sở giáo dục và kết quả thực hiện nhiệm vụ của cơ sở giáo dục, quá trình cán bộ quản lý cơ sở giáo dục rèn luyện phẩm chất, nâng cao năng lực gắn với các tiêu chí theo chuẩn cán bộ quản lý cơ sở giáo dục - Nghiêm cấm sử dụng việc đánh giá nhà giáo để thực hiện các hành vi trù dập, xúc phạm danh dự, nhân phẩm nhà giáo Đề xuất này cho thấy pháp luật mong muốn việc đánh giá nhà giáo trên tinh thần khách quan, toàn diện và dân chủ để công nhận những đóng góp của nhà giáo trong năm học cũng như nhìn nhận lại những thiếu sót để sửa chữa, thay đổi trong năm học sau. Dự thảo Luật nhà giáo cũng nêu rõ, nghiêm cấm các hành vi sử dụng việc đánh giá nhà giáo để trù dập, xúc phạm danh dự, nhân phẩm nhà giáo. Theo đó, dựa vào kết quả của việc đánh giá định kỳ hằng năm theo năm học, nhà giáo được xếp thành 04 loại như sau: - Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ - Hoàn thành tốt nhiệm vụ - Hoàn thành nhiệm vụ - Không hoàn thành nhiệm vụ Khi đánh giá, xếp loại nhà giáo thì phải thông báo cho nhà giáo biết, đồng thời kết quả xếp loại phải được công khai trong cơ sở giáo dục mà nhà giáo đang làm nhiệm vụ giảng dạy. Nếu không nhất trí với kết quả đánh giá và xếp loại thì nhà giáo được quyền khiếu nại lên cấp có thẩm quyền theo quy định của Luật Khiếu nại. Trên đây là một số quy định liên quan đến việc đánh giá, xếp loại nhà giáo được đề xuất tại Dự thảo Luật nhà giáo lần 2 của Bộ GD&ĐT soạn thảo. >>> Bài viết dựa trên Dự thảo Luật Nhà giáo lần 2 https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/07/16/du-thao-luat-nha-giao.docx
Các tiêu chí về chuyên môn, nghiệp vụ của nhà giáo dạy trình độ trung cấp
Hiện nay, Thông tư 05/2024/TT-BLĐTBXH có quy định về chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ mà nhà giáo trung cấp phải có nhằm nâng cao chất lượng đào tạo trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp. 1. Các tiêu chí về chuyên môn và nghiệp vụ của nhà giáo dạy trình độ trung cấp Tiêu chí về Trình độ đào tạo Trình độ đào tạo của nhà giáo dạy trình độ trung cấp thực hiện theo quy định tại khoản 2 và khoản 4 Điều 54 Luật Giáo dục nghề nghiệp. Chứng chỉ kỹ năng nghề để dạy thực hành trình độ trung cấp được quy định như sau: - Danh hiệu Nghệ nhân ưu tú, Nghệ sĩ ưu tú, Thầy thuốc ưu tú, Nhà giáo ưu tú trở lên; - Bằng bác sĩ chuyên khoa cấp I trở lên; Bằng kỹ sư; - Bằng cử nhân hoặc văn bằng trình độ tương đương trở lên đối với một số nhóm ngành sau: Nghệ thuật (trừ các ngành: Lý luận, lịch sử và phê bình mỹ thuật; Lý luận, lịch sử và phê bình sân khấu; Lý luận, lịch sử và phê bình điện ảnh, truyền hình; Lý luận, lịch sử và phê bình múa); Thể dục, thể thao (trừ ngành Quản lý thể dục thể thao); Máy tính và công nghệ thông tin; Kế toán; Quản trị nhà hàng và dịch vụ ăn uống; Đào tạo giáo viên (các ngành Sư phạm Tiếng Anh, Tiếng Nga, Tiếng Pháp, Tiếng Trung Quốc, Tiếng Đức, Tiếng Nhật, Tiếng Hàn Quốc; Giáo dục thể chất; Huấn luyện thể thao); Ngôn ngữ, văn học và văn hóa nước ngoài; - Bằng tốt nghiệp cao đẳng, cao đẳng nghề; Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn của thuyền viên theo quy định của Công ước quốc tế về tiêu chuẩn huấn luyện, cấp giấy chứng nhận và trực ca đối với thuyền viên (Công ước STCW); Bằng tốt nghiệp trung cấp đối với các ngành thuộc lĩnh vực xiếc và tạp kỹ; Chứng chỉ kỹ năng thực hành nghề trình độ cao đẳng nghề; Chứng chỉ hành nghề hoặc giấy phép hành nghề theo quy định của pháp luật; - Chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia bậc 2; Chứng chỉ kỹ năng nghề xuất sắc tại các kỳ thi kỹ năng nghề quốc gia; Chứng nhận bậc thợ 4/7 hoặc 3/6 trở lên; - Chứng chỉ kỹ năng nghề bậc 4 Khung trình độ quốc gia (Niveau 4 DQR) của Cộng hòa Liên bang Đức; Chứng chỉ kỹ năng nghề trình độ cao đẳng, cao đẳng nâng cao (Diploma, Advanced Diploma) của Úc; Chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia bậc 3 (Level 3 as prescribed in the National Occupational Skill Standard) trở lên của Malaysia; - Chứng nhận giải thưởng quốc gia, khu vực, quốc tế hoặc Chứng nhận huấn luyện học sinh, sinh viên đoạt giải thưởng quốc gia, khu vực, quốc tế trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp; - Văn bằng, chứng chỉ, chứng nhận, danh hiệu khác theo quy định của pháp luật. Tiêu chí về Trình độ nghiệp vụ sư phạm Có một trong các văn bằng, chứng chỉ về trình độ nghiệp vụ sư phạm sau: - Bằng cử nhân thuộc ngành đào tạo giáo viên; Bằng tốt nghiệp cao đẳng sư phạm, cao đẳng sư phạm kỹ thuật. - Chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm dạy nghề; Chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm dạy trình độ cao đẳng, trình độ trung cấp; Chứng chỉ sư phạm dạy nghề dạy trình độ trung cấp nghề, cao đẳng nghề; Chứng chỉ bồi dưỡng sư phạm bậc 2. - Chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm dạy trình độ trung cấp; Chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm giáo viên trung cấp chuyên nghiệp trở lên. Tiêu chí về Năng lực sử dụng ngoại ngữ Có năng lực sử dụng ngoại ngữ đáp ứng yêu cầu trong việc thực hiện các nhiệm vụ theo yêu cầu vị trí việc làm của giáo viên giáo dục nghề nghiệp dạy trình độ trung cấp. Tiêu chí về Năng lực ứng dụng công nghệ thông tin Có năng lực ứng dụng công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu trong việc thực hiện các nhiệm vụ theo yêu cầu vị trí việc làm của giáo viên giáo dục nghề nghiệp dạy trình độ trung cấp. Tiêu chí về Học tập, bồi dưỡng nâng cao Tham gia thực tập tại doanh nghiệp hoặc cơ quan chuyên môn hằng năm theo quy định. Tham gia các khóa đào tạo, bồi dưỡng từ cấp cơ sở trở lên mỗi năm học để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ; cập nhật kiến thức, kỹ năng nghề, công nghệ mới, chuyển đổi số, phương pháp giảng dạy trong năm học. Qua đó, việc đáp ứng 5 tiêu chí chuẩn chuyên môn và nghiệp vụ không chỉ là một yêu cầu bắt buộc mà còn là một cơ hội để nhà giáo phát triển bản thân và góp phần vào sự phát triển toàn diện của xã hội.
Chế độ nghỉ hè của Hiệu trưởng cơ sở giáo cơ sở giáo dục phổ thông công lập
Cho chị hỏi Hiệu trưởng trường tiểu học có được nghỉ hè giống giáo viên không? Giáo viên ở các trường học thì được nghỉ hè bao nhiêu tuần? Chế độ nghỉ hè của giáo viên Tại Khoản 1 Điều 3 Nghị định 84/2020/NĐ-CP quy định về thời gian nghỉ hè của nhà giáo như sau: - Thời gian nghỉ hè hằng năm của giáo viên cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông, trường chuyên biệt là 08 tuần, bao gồm cả nghỉ phép hằng năm. - Thời gian nghỉ hè hằng năm của giáo viên trường trung cấp và giảng viên trường cao đẳng là 06 tuần, bao gồm cả nghỉ phép hằng năm. - Thời gian nghỉ hè hằng năm của giảng viên cơ sở giáo dục đại học được thực hiện theo quy chế tổ chức và hoạt động của cơ sở giáo dục đại học; - Trong trường hợp đột xuất, khẩn cấp để phòng chống thiên tai, dịch bệnh hoặc trường hợp cấp bách, thời gian nghỉ hè của nhà giáo cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông, trường chuyên biệt, trường trung cấp và trường cao đẳng do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quyết định theo thẩm quyền. => Theo đó, đối với giáo viên trường mầm non, các trường THCS, THPT, trường chuyên biệt được nghỉ hè 08 tuần, bao gồm cả nghỉ phép hằng năm. Đối với giáo viên trường trung cấp thì thời gian nghỉ hè là 06 tuần, bao gồm cả nghỉ phép hằng năm. Chế độ nghỉ hè của Hiệu trưởng Tại khoản 1 Điều 3 Luật Viên chức 2010 quy định: Viên chức quản lý là người được bổ nhiệm giữ chức vụ quản lý có thời hạn, chịu trách nhiệm điều hành, tổ chức thực hiện một hoặc một số công việc trong đơn vị sự nghiệp công lập và được hưởng phụ cấp chức vụ quản lý. Tại Điều 13 Luật Viên chức 2010 quy định về quyền của viên chức về nghỉ ngơi như sau: - Được nghỉ hàng năm, nghỉ lễ, nghỉ việc riêng theo quy định của pháp luật về lao động. Do yêu cầu công việc, viên chức không sử dụng hoặc sử dụng không hết số ngày nghỉ hàng năm thì được thanh toán một khoản tiền cho những ngày không nghỉ. - Viên chức làm việc ở miền núi, biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa hoặc trường hợp đặc biệt khác, nếu có yêu cầu, được gộp số ngày nghỉ phép của 02 năm để nghỉ một lần; nếu gộp số ngày nghỉ phép của 03 năm để nghỉ một lần thì phải được sự đồng ý của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập. - Đối với lĩnh vực sự nghiệp đặc thù, viên chức được nghỉ việc và hưởng lương theo quy định của pháp luật. - Được nghỉ không hưởng lương trong trường hợp có lý do chính đáng và được sự đồng ý của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập. => Theo đó, Hiệu trưởng cơ sở giáo dục công lập thì được xem là viên chức quản lý. Hiệu trưởng trường học sẽ được nghỉ hàng năm, nghỉ lễ, nghỉ việc riêng theo quy định của pháp luật về lao động như người lao động. Đối với chế độ nghỉ hè của giáo viên được quy định tại Điều 3 Nghị định 84/2020/NĐ-CP nêu trên áp dụng đối với giáo viên cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông, trường chuyên biệt, giáo viên trường trung cấp, giảng viên trường cao đẳng, giảng viên cơ sở giáo dục đại học. Không có nhắc đến đối tượng là Phó hiệu trưởng, Hiệu trưởng. => Như vậy có thể thấy đối với Phó hiệu trưởng, Hiệu trưởng là viên chức quản lý, không phải là đối tượng được hưởng quyền lợi như các quy định trên tức không được nghỉ hè như giáo viên mà chỉ được nghỉ phép, nghỉ lễ, nghỉ hàng tuần và nghỉ hàng năm theo quy định của Luật viên chức và Bộ luật Lao động. Trong thời gian nghỉ hè của học sinh, Hiệu trưởng và Hiệu phó vẫn thực hiện các công việc thuộc công tác quản lý theo thẩm quyền và trách nhiệm.
Đề xuất các hành vi nghiêm cấm đối với nhà giáo trong dự thảo mới
Bộ Giáo dục và Đào tạo lấy ý kiến đóng góp của các cơ quan, tổ chức, cá nhân để xây dựng dự thảo Luật Nhà giáo. Dự thảo Luật đã đưa ra hàng loạt các đề xuất, một trong những điểm nổi bật là đề xuất các hành vi nghiêm cấm đối với nhà giáo. Nhà giáo đóng vai trò then chốt trong việc giáo dục và phát triển thế hệ trẻ, góp phần xây dựng nền tảng tri thức và đạo đức cho xã hội. Vì vậy, việc đảm bảo nhà giáo tuân thủ các chuẩn mực đạo đức là rất quan trọng. Dự thảo Luật Nhà Giáo mới đây đã đề xuất nhiều hành vi nghiêm cấm đối với nhà giáo nhằm nâng cao chất lượng giáo dục và đảm bảo môi trường học tập an toàn, lành mạnh. (1) Các hành vi nghiêm cấm đối với nhà giáo trong dự thảo Dự thảo Luật Nhà giáo gồm 9 chương, 71 điều; trong đó khẳng định nhà giáo là nguồn nhân lực chất lượng cao, bộ phận quan trọng trong đội ngũ trí thức của đất nước và là lực lượng nòng cốt của ngành Giáo dục. Bên cạnh quyền và nghĩa vụ của nhà giáo, dự thảo cũng đã đề xuất các hành vi nghiêm cấm của nhà giáo đối với người học và hành vi nghiêm cấm của cá nhân, tổ chức đối với nhà giáo. Theo khoản 1 Điều 11 của dự thảo Luật Nhà giáo, nghiêm cấm các hành vi sau đây: - Xúc phạm nhân phẩm, danh dự, thân thể của người học, đồng nghiệp và nhân dân - Phân biệt đối xử giữa những người học dưới mọi hình thức - Gian lận, cố ý làm sai lệch kết quả trong các hoạt động tuyển sinh, kiểm tra, thi, đánh giá người học - Xuyên tạc nội dung giáo dục; lợi dụng hoạt động giảng dạy, giáo dục để tuyên truyền các nội dung trái đường lối, quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, tuyên truyền chính sách thù địch, gây chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc - Ép buộc người học tham gia học thêm dưới mọi hình thức, nộp các khoản tiền ngoài quy định của pháp luật - Lợi dụng chức danh nhà giáo và hoạt động giảng dạy, giáo dục để thực hiện hành vi vi phạm pháp luật; cho người khác sử dụng chứng chỉ hành nghề đối với nhà giáo dưới mọi hình thức - Vi phạm đạo đức nhà giáo và các hành vi bị nghiêm cấm khác theo quy định của pháp luật. Ngoài ra, nghiêm cấm tổ chức, cá nhân có các hành vi được quy định tại khoản 2 Điều 11 dự thảo Luật nhà giáo như sau: - Xúc phạm danh dự, nhân phẩm, xâm phạm thân thể nhà giáo - Cản trở hoạt động nghề nghiệp của nhà giáo - Phân công nhà giáo không đúng với thỏa thuận, cam kết trong hợp đồng nhà giáo; phân công vượt quá thời giờ làm việc theo quy định của pháp luật về lao động; - Phân biệt đối xử giữa những nhà giáo dưới mọi hình thức - Trả lương không đúng số lượng và thời gian theo hợp đồng nhà giáo; thực hiện không đầy đủ, kịp thời chế độ, chính sách của nhà giáo theo quy định - Công khai thông tin về sai phạm của nhà giáo khi chưa có kết luận chính thức của cơ quan có thẩm quyền trong quá trình xem xét kỷ luật hoặc truy cứu trách nhiệm pháp lý đối với nhà giáo. Như vậy, dự thảo đã đề xuất các hành vi nghiêm cấm đối với nhà giáo. Các quy định này không chỉ bảo vệ quyền lợi của nhà giáo mà còn bảo vệ lợi ích của người học, tạo ra một môi trường giáo dục tích cực và văn minh, an toàn cho nhà giáo hoạt động nghề nghiệp. Bài được viết theo Dự thảo Luật nhà giáo lần 02 :https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/05/17/du-thao-luat-nha-giao.pdf (2) Dự thảo Luật đề xuất chuẩn nhà giáo Bên cạnh việc đề xuất các hành vi nghiêm cấm đối với nhà giáo. Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng đã đề xuất chuẩn nhà giáo. Cụ thể tại Điều 13 dự thảo Luật nhà giáo quy định như sau: Chuẩn nhà giáo là hệ thống phẩm chất, năng lực mà nhà giáo cần đạt được để thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình trong các cơ sở giáo dục, bao gồm các tiêu chuẩn áp dụng cho từng chức danh nhà giáo. Chuẩn nhà giáo bao gồm các tiêu chuẩn: - Phẩm chất, đạo đức nhà giáo - Trình độ đào tạo, bồi dưỡng - Năng lực chuyên môn, nghiệp vụ + Năng lực thực hiện nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục; kỹ năng cập nhật, nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ + Kỹ năng nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ + Kỹ năng hoạt động phát triển cộng đồng, phối hợp xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh ở trong và ngoài cơ sở giáo dục - Nhiệm vụ theo chức danh nhà giáo - Sức khỏe. Như vậy, nhà giáo phải đáp ứng các tiêu chuẩn về phẩm chất đạo, trình độ chuyên môn, năng lực, sức khỏe theo quy định của pháp luật. Điều này nhằm đảm bảo nâng cao năng lực nghề nghiệp của nhà giáo, xây dựng hệ thống đào tạo chất lượng trong môi trường giáo dục. Tóm lại, dự thảo Luật Nhà giáo đã đề xuất các hành vi nghiêm cấm đối với nhà giáo và chuẩn nhà giáo nhằm xây dựng hệ thống đào tạo chất lượng trong môi trường giáo dục. Bộ Giáo dục và Đào tạo đang lấy ý kiến đóng góp của các cơ quan, tổ chức, cá nhân về dự thảo Luật Nhà giáo để hoàn thiện dự thảo. Bài được viết theo Dự thảo Luật nhà giáo lần 02 :https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/05/17/du-thao-luat-nha-giao.pdf
Thời gian giảng dạy tại trường tư thục có tính hưởng phụ cấp thâm niên nhà giáo?
Có thể thấy đối với nhà giáo đang giảng dạy, giáo dục trong các cơ sở giáo dục công và các học viện, trường, trung tâm làm nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng thuộc cơ quan nhà nước ngoài những chế độ đặc thù thì có thể kể đến là khoản phụ cấp thâm niên nhà giáo. Tuy nhiên, trường hợp trước đây có thời gian công tác trường tư thì thời gian này liệu có tính để hưởng phụ cấp. Căn cứ Điểm b Khoản 1 Điều 3 Nghị định 77/2021/NĐ-CP quy định về thời gian tính hưởng phụ cấp thâm niên như sau: Thời gian tính hưởng phụ cấp thâm niên được xác định bằng tổng các thời gian sau: - Thời gian giảng dạy, giáo dục có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc trong các cơ sở giáo dục công lập. - Thời gian giảng dạy, giáo dục có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc trong các cơ sở giáo dục ngoài công lập (đối với nhà giáo đang giảng dạy, giáo dục trong các cơ sở giáo dục công lập mà trước đây đã giảng dạy, giáo dục ở các cơ sở giáo dục ngoài công lập). - Thời gian làm việc được tính hưởng phụ cấp thâm niên, gồm: thời gian làm việc được xếp lương theo một trong các ngạch hoặc chức danh của các chuyên ngành hải quan, tòa án, kiểm sát, kiểm toán, thanh tra, thi hành án dân sự, kiểm lâm, dự trữ quốc gia, kiểm tra đảng; thời gian làm việc được tính hưởng phụ cấp thâm niên trong quân đội, công an, cơ yếu và thời gian làm việc được tính hưởng thâm niên ở ngành, nghề khác (nếu có). - Thời gian đi nghĩa vụ quân sự theo luật định mà trước khi đi nghĩa vụ quân sự đang được tính hưởng phụ cấp thâm niên nghề. Khoảng thời gian nào không được tính hưởng phụ cấp thâm niên nhà giáo? Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 3 Nghị định 77/2021/NĐ-CP thi thời gian không tính hưởng phụ cấp thâm niên nhà giáo bao gồm: - Thời gian tập sự. - Thời gian nghỉ việc riêng không hưởng lương liên tục từ 01 tháng trở lên. - Thời gian nghỉ ốm đau, thai sản vượt quá thời hạn theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội. - Thời gian đi làm chuyên gia, đi học, thực tập, công tác, khảo sát ở trong nước và ở nước ngoài vượt quá thời hạn do cơ quan có thẩm quyền quyết định. - Thời gian bị tạm đình chỉ công tác hoặc bị tạm giữ, tạm giam để phục vụ cho công tác điều tra, truy tố, xét xử. - Thời gian không làm việc khác ngoài các quy định nêu trên. Mức phụ cấp thâm niên nhà giáo có tính đóng bảo hiểm xã hội không? Căn cứ Khoản 2 Điều 4 Nghị định 77/2021/NĐ-CP quy định về mức phụ cấp thâm niên như sau: - Nhà giáo tham gia giảng dạy, giáo dục có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc đủ 5 năm (60 tháng) được tính hưởng phụ cấp thâm niên bằng 5% mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có). - Từ năm thứ sáu trở đi, mỗi năm (đủ 12 tháng) được tính thêm 1%. - Phụ cấp thâm niên được tính trả cùng kỳ lương hàng tháng và được dùng để tính đóng, hưởng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp. Do đó, thời gian giảng dạy, giáo dục có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc trong các cơ sở giáo dục ngoài công lập vẫn được tính làm thời gian tính phụ cấp thâm niên Phụ cấp thâm niên được tính trả cùng kỳ lương hàng tháng và được dùng để tính đóng, hưởng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp.
Phụ cấp dành cho nhà giáo dạy cho người khuyết tật
Giáo viên dạy học sinh khuyết tật tại các đơn vị sự nghiệp công lập hiện nay được hưởng phụ cấp như thế nào? Mức hưởng phụ cấp được quy định là bao nhiêu? 1. Quy định về điều kiện hưởng phụ cấp dành cho giáo viên dạy học sinh khuyết tật Theo quy định tại Điều 7 Nghị định 113/2015/NĐ-CP, giáo viên dạy học sinh khuyết tật được hưởng phụ cấp ưu đãi, phụ cấp trách nhiệm công việc. Trong đó, điều kiện hưởng phụ cấp dạy học sinh khuyết tật là: - Nhà giáo chuyên trách giảng dạy người khuyết tật trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập dành riêng cho người khuyết tật hoặc lớp học dành riêng cho người khuyết tật trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập. - Nhà giáo không chuyên trách giảng dạy người khuyết tật trong các lớp học dành riêng cho người khuyết tật trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập. - Nhà giáo chuyên trách giảng dạy người khuyết tật trong các lớp hòa nhập cho người khuyết tật trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập. - Nhà giáo không chuyên trách giảng dạy người khuyết tật trong các lớp hòa nhập cho người khuyết tật trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập. Tại Điều 66 Luật giáo dục 2019 quy định: - Nhà giáo làm nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục trong cơ sở giáo dục, trừ cơ sở giáo dục quy định tại điểm c khoản 1 Điều 65 Luật giáo dục 2019 - Nhà giáo giảng dạy ở cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục khác, giảng dạy trình độ sơ cấp, trung cấp gọi là giáo viên; nhà giáo giảng dạy từ trình độ cao đẳng trở lên gọi là giảng viên. => Theo đó, nhà giáo là tên gọi chung để chỉ những người làm nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục trong cơ sở giáo dục; nhà giáo bao gồm cả giáo viên, giảng viên. Giáo viên trong các trường công lập là cơ sở giáo dục dành cho người khuyết tật được gọi là nhà giáo và thuộc các trường trên sẽ được hưởng phụ cấp trách nhiệm. 2. Mức hưởng phụ cấp của giáo viên chuyên trách dạy người khuyết tật Tại Điều 8 Nghị định 113/2015/NĐ-CP, giáo viên chuyên trách dạy người khuyết tật sẽ được hưởng mức phụ cấp như sau: - Đối với giáo viên chuyên trách giảng dạy người khuyết tật trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập dành riêng cho người khuyết tật hoặc lớp học dành riêng cho người khuyết tật trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập: Mức hưởng phụ cấp trách nhiệm công việc = 0,3 x mức lương cơ sở. Mức phụ cấp ưu đãi giảng dạy người khuyết tật = 70% mức lương hiện hưởng + phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có). - Đối với giáo viên chuyên trách giảng dạy những người khuyết tật trong các lớp hòa nhập trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập: Mức hưởng phụ cấp trách nhiệm công việc = 0,2 x mức lương cơ sở. Mức phụ cấp ưu đãi giảng dạy người khuyết tật gồm có: + Mức 35% mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) áp dụng đối với lớp hòa nhập có từ 5% đến dưới 10% học viên là người khuyết tật; + Mức 40% mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) áp dụng đối với lớp hòa nhập có từ 10% đến dưới 20% học viên là người khuyết tật; + Mức 45% mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) áp dụng đối với lớp hòa nhập có từ 20% đến dưới 30% học viên là người khuyết tật; + Mức 50% mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) áp dụng đối với lớp hòa nhập có từ 30% đến dưới 40% học viên là người khuyết tật; + Mức 55% mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) áp dụng đối với lớp hòa nhập có từ 40% đến dưới 50% học viên là người khuyết tật; + Mức 60% mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) áp dụng đối với lớp hòa nhập có từ 50% đến dưới 60% học viên là người khuyết tật; + Mức 65% mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) áp dụng đối với lớp hòa nhập có từ 60% đến dưới 70% học viên là người khuyết tật. Lương cơ sở từ 01/7/2023 Tại Khoản 2 Điều 3 Nghị định 24/2023/NĐ-CP quy định tăng mức lương cơ sở lên 1,8 triệu đồng từ ngày 01/7/2023. Như vậy, giáo viên dạy học sinh khuyết tật tại các đơn vị sự nghiệp công lập được hưởng phụ cấp theo quy định tại Nghị định 113/2015/NĐ-CP và kể từ ngày 01/7/2023 thì mức hưởng phụ cấp trách nhiệm công việc của giáo viên sẽ được tăng lên dựa theo mức lương cơ sở.
Xâm phạm thân thể người học trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp có thể phạt đến 10 triệu
Ngày 26/10/2022, Chính phủ ban hành Nghị định 88/2022/NĐ-CP về quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp. Cụ thể, người nào thuộc cơ sở giáo dục nghề nghiệp có hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm, xâm phạm thân thể của người học sẽ bị xử phạt như sau: *Phạt tiền 05 triệu đồng - 10 triệu đồng đối với hành vi: - Kỷ luật người học không đúng quy định. - Xúc phạm danh dự, nhân phẩm, xâm phạm thân thể người học nhưng chưa đến mức độ bị truy cứu trách nhiệm hình sự. *Phạt tiền 10 triệu đồng - 15 triệu đồng đối với hành vi vi phạm quy định về chính sách đối với người học. Ngoài ra, còn áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc hủy bỏ quyết định kỷ luật và khôi phục quyền học tập của người học. Xin lỗi công khai người học bị xúc phạm danh dự, nhân phẩm, xâm phạm thân thể đổ, trừ trường hợp có yêu cầu không xin lỗi công khai, và thực hiện đúng chính sách đối với người học. Bên cạnh việc xử phạt hành chính hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm người học thì tại Điều 27 Nghị định 88/2022/NĐ-CP còn quy định trường hợp vi phạm quy định về kỷ luật người học; xúc phạm danh dự, nhân phẩm, xâm phạm thân thể đối với nhà giáo; vi phạm quy định về chính sách đối còn bị xử lý như sau: *Phạt tiền 05 triệu đồng - 10 triệu đồng đối với hành vi: Xúc phạm danh dự, nhân phẩm, xâm phạm thân thể nhà giáo, cán bộ quản lý, viên chức, nhân viên, người lao động trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp nhưng chưa đến mức độ bị truy cứu trách nhiệm hình sự. *Phạt tiền 10 triệu đồng - 15 triệu đồng đối với hành vi vi phạm về chính sách đối với nhà giáo. *Phạt tiền 15 triệu đồng - 20 triệu đồng đối với hành vi: - Không thực hiện đánh giá, xếp loại. - Không xây dựng kế hoạch, tổ chức đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ. - Không bố trí nhà giáo đi thực tập tại doanh nghiệp hoặc cơ quan chuyên môn theo quy định. Ngoài ra, còn buộc xin lỗi công khai người bị xúc phạm danh dự, nhân phẩm; xâm phạm thân thể đối, trừ trường hợp có yêu cầu không xin lỗi công khai. Và buộc thực hiện đúng quy định về chính sách, quy định đối với nhà giáo. Lưu ý: đối với hành xúc phạm danh dự, nhân phẩm và xâm phạm thân thể giáo viên hoặc người học thì mức phạt tiền là đối với cá nhân. Trường hợp tổ chức có cùng hành vi vi phạm thì sẽ bị xử phạt gấp 02 lần Xem thêm Nghị định 88/2022/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 12/12/2022 thay thế Nghị định 79/2015/NĐ-CP.
Nghị định 77/2021/NĐ-CP: Quy định về phụ cấp thâm niên nhà giáo từ 1/8/2021
Quy định mới về phụ cấp thâm niên nhà giáo từ 1/8/2021 - Minh họa Ngày 1/8/2021, Chính phủ ban hành Nghị định 77/2021/NĐ-CP quy định về chế độ phụ cấp thâm niên nhà giáo, Nghị định này áp dụng với các cơ sở giáo dục công lập kể từ 1/8/2021. Theo quy định mới nhà giáo tham gia giảng dạy, giáo dục có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc đủ 5 năm (60 tháng) được tính hưởng phụ cấp thâm niên bằng 5% mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có). Từ năm thứ sáu trở đi, mỗi năm (đủ 12 tháng) được tính thêm 1%. Mức phụ cấp thâm niên được tính trả cùng kỳ lương hàng tháng và được dùng để tính đóng, hưởng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp. Cụ thể, cách tính mức tiền phụ cấp thâm niên hàng tháng là: Mức tiền phụ cấp thâm niên = Hệ số lương theo chức danh nghề nghiệp viên chức cộng hệ số phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) hiện hưởng x Mức lương cơ sở do Chính phủ quy định từng thời kỳ x Mức (%) phụ cấp thâm niên được hưởng Các địa phương, cơ sở giáo dục công lập đã thực hiện chi trả chế độ phụ cấp thâm niên nhà giáo từ ngày 01 tháng 7 năm 2020 đến nay, thì tiếp tục thực hiện theo Nghị định 77. Nhà giáo đang giảng dạy trong các cơ sở giáo dục công lập vẫn giữ ngạch viên chức ngành giáo dục, đào tạo (có 2 chữ số đầu của mã số ngạch là 15) mà chưa được chuyển xếp sang chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành giáo dục, đào tạo (mã số V07), chuyên ngành giáo dục nghề nghiệp (mã số V09) thì vẫn được hưởng chế độ phụ cấp thâm niên nhà giáo theo quy định tại Nghị định 77. Chế độ phụ cấp thâm niên nhà giáo quy định tại Nghị định 77 được áp dụng từ ngày 01 tháng 7 năm 2020 cho đến khi thực hiện chính sách tiền lương mới theo quy định của Chính phủ. Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày ký ban hành và thay thế Nghị định 54/2011/NĐ-CP đã hết hiệu lực từ 1/7/2021 (cùng các văn bản hướng dẫn thi hành Nghị định 54). Tải văn bản TẠI ĐÂY để xem chi tiết Thời gian tính hưởng và thời gian không tính hưởng phụ cấp thâm niên.
Điều kiện để được phong tặng danh hiệu Nhà giáo nhân dân
Điều kiện để được phong tặng danh hiệu nhà giáo nhân dân Vừa qua 18 nhà giáo trên cả nước đã được Chủ tịch nước ký quyết định phong tặng danh hiệu "Nhà giáo nhân dân" vì có công lớn trong sự nghiệp giáo dục và đào tạo của dân tộc. Đây là danh hiệu cao quý được phong tặng cho những cá nhân có thành tích và công hiến trong sự nghiệp giáo dục. Vậy điều kiện để được phong tặng danh hiệu này như thế nào? * Đối tượng được xét tặng danh hiệu “Nhà giáo Nhân dân” - Giáo viên, giảng viên (sau đây gọi chung là nhà giáo) trực tiếp làm nhiệm vụ nuôi dạy, giảng dạy trong các cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục nghề nghiệp, giáo dục đại học, giáo dục thường xuyên, nhà trường và các cơ sở giáo dục khác. - Người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu các cơ sở giáo dục; viên chức làm nhiệm vụ quản lý tại các phòng, ban, viện, trung tâm (không có chức năng đào tạo), văn phòng thuộc các cơ sở giáo dục đại học, cơ sở giáo dục nghề nghiệp; cán bộ, công chức Phòng Giáo dục và Đào tạo, Sở Giáo dục và Đào tạo, Bộ Giáo dục và Đào tạo; công chức chuyên trách làm công tác quản lý dạy nghề Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội; cán bộ, công chức chuyên trách công tác quản lý giáo dục các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ (sau đây gọi chung là Bộ); nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục được điều động, bổ nhiệm làm cán bộ công đoàn giáo dục (sau đây gọi chung là cán bộ quản lý giáo dục); - Nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục đã nghỉ theo chế độ bảo hiểm xã hội giữa hai lần xét tặng liền kề với năm xét tặng; - Nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục đã nghỉ theo chế độ bảo hiểm xã hội tiếp tục giảng dạy, quản lý cơ hữu tại các cơ sở giáo dục ngoài công lập. *Tiêu chuẩn danh hiệu “Nhà giáo Nhân dân” Theo quy định tại Điều 8 Nghị định 27/2015/NĐ-CP thì Danh hiệu “Nhà giáo Nhân dân” được xét tặng cho các đối tượng trên đã được phong tặng danh hiệu “Nhà giáo Ưu tú” và đạt các tiêu chuẩn cụ thể sau: - Trung thành với Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa; chấp hành tốt chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước, nội quy, quy chế của cơ quan, đơn vị, tổ chức, địa phương nơi cư trú. - Có phẩm chất đạo đức tốt, tâm huyết, tận tụy với nghề, là tấm gương sáng, là nhà giáo mẫu mực, tiêu biểu, xuất sắc nhất có ảnh hưởng rộng rãi trong ngành và xã hội, được người học, đồng nghiệp và nhân dân kính trọng; đi đầu trong việc đổi mới quản lý giáo dục, phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá; quản lý, giảng dạy đạt chất lượng, hiệu quả cao. - Đã được 01 lần tặng danh hiệu “Chiến sĩ thi đua” cấp tỉnh, bộ hoặc giáo viên, giảng viên dạy giỏi cấp tỉnh, bộ; được tặng Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ trở lên (riêng đối với giáo viên mầm non, tiểu học, trung học cơ sở có 02 lần được tặng Bằng khen cấp tỉnh, bộ trở lên). - Có sáng kiến hoặc đề tài nghiên cứu khoa học được quy định cụ thể với từng đối tượng như sau: + Giáo viên mầm non, phổ thông, giáo dục thường xuyên, giáo dục nghề nghiệp trình độ sơ cấp nghề và cung cấp, trung tâm hỗ trợ giáo dục hòa nhập, trường giáo dưỡng: Chủ trì 03 sáng kiến hoặc 01 đề tài nghiên cứu khoa học đã được áp dụng có hiệu quả trong giảng dạy, giáo dục, được hội đồng sáng kiến, hội đồng khoa học cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp nghiệm thu. + Giảng viên cơ sở giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp trình độ cao đẳng, trường của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, lực lượng vũ trang nhân dân: Chủ trì 03 sáng kiến hoặc 02 đề tài nghiên cứu khoa học cấp tỉnh, bộ hoặc 02 nhánh đề tài nghiên cứu khoa học cấp quốc gia được hội đồng sáng kiến, hội đồng khoa học cấp tỉnh, bộ, cấp quốc gia nghiệm thu, được ứng dụng vào thực tiễn đem lại hiệu quả thiết thực; chủ biên 02 giáo trình hoặc chủ biên 01 giáo trình và tham gia biên soạn 02 giáo trình môn học được sử dụng trong giảng dạy, đào tạo, hoặc tác giả 01 sách chuyên khảo hoặc tác giả chính 02 sách chuyên khảo; tác giả chính 05 bài báo khoa học được đăng trên các tạp chí khoa học chuyên ngành trong nước hoặc quốc tế; Giảng viên các đại học, trường đại học, học viện, viện khoa học có đào tạo trình độ tiến sĩ đạt các tiêu chuẩn quy định tại Điểm này và hướng dẫn chính 02 nghiên cứu sinh đã bảo vệ thành công luận án tiến sĩ hoặc hướng dẫn 05 học viên cao học bảo vệ thành công luận văn thạc sĩ, bác sĩ chuyên khoa cấp II, bác sĩ nội trú. + Cán bộ quản lý giáo dục: Chủ trì 02 sáng kiến, đề tài nghiên cứu khoa học cấp tỉnh, bộ hoặc 02 nhánh đề tài nghiên cứu khoa học cấp quốc gia được hội đồng sáng kiến, hội đồng khoa học cấp tỉnh, bộ, cấp quốc gia nghiệm thu, được ứng dụng vào thực tiễn đem lại hiệu quả thiết thực hoặc tham gia soạn thảo 04 văn bản quy phạm pháp luật đã được ban hành theo quyết định phân công của người có thẩm quyền. Người đứng đầu và cấp phó người đứng đầu đạt các tiêu chuẩn quy định tại Điểm này và tập thể do cá nhân quản lý phải đạt danh hiệu Tập thể lao động xuất sắc 02 năm liền kề năm đề nghị xét tặng. - Nhà giáo có thời gian trực tiếp nuôi dạy, giảng dạy từ 20 năm trở lên. Cán bộ quản lý giáo dục có thời gian công tác trong ngành từ 25 năm trở lên, trong đó có 15 năm trở lên trực tiếp nuôi dạy, giảng dạy.
Hướng dẫn thực hiện chế độ phụ cấp thâm niên nhà giáo
Trả lời công văn 2528/BGDĐT-NGCBQLGD ngày 10/72020 của Bộ Giáo dục và Đào tạo (Bộ GD&ĐT) về việc thực hiện chế độ phụ cấp thâm niên nhà giáo, Bộ Tài chính có ý kiến trả lời bằng Công văn 8982/BTC-HCSN về việc thực hiện chế độ phụ cấp thâm niên nhà giáo như sau: Điều 76 Luật Giáo dục 2019 (có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2020) quy định về tiền lương “Nhà giáo được xếp lương phù hợp với vị trí việc làm và lao động nghề nghiệp; được ưu tiên hưởng phụ cấp đặc thù theo nghề theo quy định của Chính phủ”. Nội dung này phù hợp với quy định tại Điểm 3.1.d Mục II Nghị quyết 27-NQ/TW Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương khóa XII về cải cách chính sách tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và người lao động trong doanh nghiệp, trong đó quy định “Bãi bỏ phụ cấp thâm niên nghề (trừ quân đội, công an, cơ yếu để bảo đảm tương quan tiền lương với cán bộ, công chức), tức là bãi bỏ phụ cấp thâm niên nghề đối với lĩnh vực giáo dục - đào tạo (phụ cấp thâm niên nhà giáo). Như vậy, về nguyên tắc, từ thời điểm 1/7/2020 chế độ phụ cấp thâm niên nhà giáo quy định tại Luật Giáo dục 2009 và các văn bản có liên quan bị bãi bỏ, không còn chế độ phụ cấp thâm niên nhà giáo, Tại thời điểm hiện nay, Chính phủ đang giao các cơ quan chức năng nghiên cửu báo cáo cấp có thẩm quyền về thời điểm thực hiện chế độ tiền lượng mới theo Nghị quyết 27-NQ/TW. Bộ Tài chính đề nghị Bộ GD&ĐT cáo cáo Chính phủ trình Quốc hội cho lủi thời gian thực hiện Điều 76 Luật Giáo dục 2019 cho đến khi chế độ tiền lương mới ban hành và có hiệu lực; theo đó tiếp tục thực hiện chế độ phụ cấp thâm niên nhà giáo theo quy định tại Nghị định 54/2011/NĐ-CP về chế độ phụ cấp thâm niên đối với nhà giáo và các văn bản hướng dẫn. Xem chi tiết công văn tại file đính kèm:
Phụ cấp thâm niên nhà giáo được tình từ thời điểm nào?
Cho hỏi phụ cấp thâm niên nhà giáo tình từ thời điểm có QĐ bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp hay tính từ mốc nâng lương vậy chị?
Hướng dẫn mới về cách tính phụ cấp đối với giáo viên
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đang xây dựng thông tư hướng dẫn một số điều tại Nghị định 113/2015/NĐ-CP quy định về phụ cấp đối với nhà giáo. Tại dự thảo lần này, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã quy định cụ thể công thức tính các loại phụ cấp đối với giáo viên tại các cơ sở giáo dục trên cả nước. Đơn cử như sau: 1. Phụ cấp đặc thù đối với nhà giáo dạy tích hợp: Tiền phụ cấp đặc thù = {[Hệ số lương theo ngạch, bậc + hệ số phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) hiện hưởng] x Mức lương cơ sở}/ [Số giờ dạy định mức trong năm/12 (tháng)] x Số giờ dạy tích hợp thực tế trong tháng x 10%. Ví dụ: Bà Nguyễn Thị A là nhà giáo dạy tích hợp trong trường cao đẳng; hệ số lương hiện hưởng 4,98; mức phụ cấp thâm niên vượt khung hiện hưởng 5%; mức lương cơ sở 1.210.000 đồng; số giờ dạy định mức trong năm là 450 giờ; số giờ dạy tích hợp thực tế trong tháng là 20 giờ. Tiền phụ cấp đặc thù mà Bà Nguyễn Thị A được hưởng hàng tháng tính như sau: Tiền phụ cấp đặc thù = [(4,98 + 5% x 4,98) x 1.210.000 đồng] / [450 giờ/12 (tháng)] x 20 giờ x 10% = 337.445 đồng. 2. Phụ cấp ưu đãi đối với giáo viên dạy người khuyết tật Tiền phụ cấp ưu đãi = [Hệ số lương theo ngạch, bậc + hệ số phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) hiện hưởng] x Mức lương cơ sở x Mức phụ cấp ưu đãi được hưởng. Ví dụ 1: Ông Nguyễn Văn C Là nhà giáo chuyên trách dạy người khuyết tật trong lớp học dành riêng cho người khuyết tật thì mức phụ cấp ưu đãi được hưởng là 70%; hệ số lương hiện hưởng 3,66; mức lương cơ sở 1.210.000 đồng. Tiền phụ cấp ưu đãi mà Ông Nguyễn Văn C được hưởng hàng tháng tính như sau: Tiền phụ cấp ưu đãi = 3,66 x 1.210.000 đồng x 70% = 3.100.020 đồng. 3. Phụ cấp trách nhiệm công việc hàng tháng Tiền phụ cấp trách nhiệm công việc = (Mức phụ cấp trách nhiệm công việc được hưởng x Mức lương cơ sở) / [Số giờ dạy định mức trong năm/12 (tháng)] x Số giờ dạy người khuyết tật thực tế trong tháng. Ví dụ 1: Trường hợp Ông Nguyễn Văn Đ tại ví dụ 1 thuộc khoản 1 Điều này được hưởng phụ cấp trách nhiệm công việc mức 0,3. Tiền phụ cấp trách nhiệm công việc mà Ông Nguyễn Văn Đ được hưởng hàng tháng tính như sau: Tiền phụ cấp trách nhiệm công việc = (0,3 x 1.210.000 đồng) / [480 giờ / 12 (tháng)] x 20 giờ = 181.500 đồng Ngoài ra, dự thảo thông tư còn quy định cụ thể công thức nhiều loại phụ cấp khác đối với nhà giáo tại các cơ sở giáo dục. Chi tiết các bạn tham khảo ở file đính kèm.
Trong năm viên chức xếp loại không hoàn thành nhiệm vụ thì có được tính vào hưởng phụ cấp thâm niên?
Chào Luật sư và quý bạn đọc, tôi ở Thái Nguyên có câu hỏi vướng mắc nếu là viên chức biên chế chính thức từ năm 2023, cụ thể là giáo viên trong năm xếp loại không hoàn thành nhiệm vụ thì thời gian này có được tính vào hưởng phụ cấp thâm niên nhà giáo hay không ạ? Xin cảm ơn.
Thời gian đóng BHXH trước khi làm giáo viên được tính vào thời gian hưởng phụ cấp thâm niên không?
Việc xác định rõ các khoảng thời gian được tính và không được tính vào thời gian hưởng phụ cấp thâm niên nhà giáo là rất quan trọng, liên quan trực tiếp đến mức hưởng của khoản phụ cấp này. >>> Xem thêm: Phụ cấp giáo viên được tính theo năm làm việc hay năm đóng BHXH? (1) Thời gian đóng BHXH trước khi làm giáo viên có được tính vào thời gian hưởng phụ cấp thâm niên nhà giáo không? Căn cứ theo quy định tại Điều 3 Nghị định 77/2021/NĐ-CP, thời gian tính hưởng phụ cấp thâm niên cho giáo viên được xác định bằng tổng các thời gian sau: - Thời gian giảng dạy, giáo dục có đóng BHXH bắt buộc trong các cơ sở giáo dục công lập. - Thời gian giảng dạy, giáo dục có đóng BHXH bắt buộc trong các cơ sở giáo dục ngoài công lập (đối với nhà giáo đang giảng dạy, giáo dục trong các cơ sở giáo dục công lập mà trước đây đã giảng dạy, giáo dục ở các cơ sở giáo dục ngoài công lập). - Thời gian làm việc được tính hưởng phụ cấp thâm niên, gồm: thời gian làm việc được xếp lương theo một trong các ngạch hoặc chức danh của các chuyên ngành hải quan, tòa án, kiểm sát, kiểm toán, thanh tra, thi hành án dân sự, kiểm lâm, dự trữ quốc gia, kiểm tra đảng; thời gian làm việc được tính hưởng phụ cấp thâm niên trong quân đội, công an, cơ yếu và thời gian làm việc được tính hưởng thâm niên ở ngành, nghề khác (nếu có). - Thời gian đi nghĩa vụ quân sự theo luật định mà trước khi đi nghĩa vụ quân sự đang được tính hưởng phụ cấp thâm niên nghề. Như vậy, không phải mọi thời gian tham gia BHXH bắt buộc đều được tính vào thời gian hưởng phụ cấp thâm niên cho giáo viên. Chỉ những khoảng thời gian đóng BHXH bắt buộc trong quá trình giảng dạy, giáo dục tại các cơ sở giáo dục công lập, ngoài công lập, hoặc làm việc trong các ngạch, chức danh chuyên ngành như hải quan, tòa án,thanh tra,...v.v thì mới đủ điều kiện được tính là thời gian tính hưởng phụ cấp thâm niên cho giáo viên. Điều này có nghĩa rằng, nếu một cá nhân có thời gian tham gia BHXH bắt buộc khi làm việc trong các lĩnh vực khác mà không liên quan đến giáo dục hay các công việc chuyên ngành nêu trên thì thời gian tham gia BHXH bắt buộc đó sẽ không được tính vào thời gian tính hưởng phụ cấp thâm niên giáo viên. (2) Thời gian nào không được tính hưởng phụ cấp thâm niên? Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 3 Nghị định 77/2021/NĐ-CP, các khoản thời gian không tính hưởng phụ cấp thâm niên nhà giáo bao gồm: - Thời gian tập sự. - Thời gian nghỉ việc riêng không hưởng lương liên tục từ 01 tháng trở lên. - Thời gian nghỉ ốm đau, thai sản vượt quá thời hạn theo quy định của pháp luật về BHXH. - Thời gian đi làm chuyên gia, đi học, thực tập, công tác, khảo sát ở trong nước và ở nước ngoài vượt quá thời hạn do cơ quan có thẩm quyền quyết định. - Thời gian bị tạm đình chỉ công tác hoặc bị tạm giữ, tạm giam để phục vụ cho công tác điều tra, truy tố, xét xử. - Thời gian không làm việc khác ngoài quy định tại các điểm a, b, c, d, đ khoản 2 Điều 3 Nghị định 77/2021/NĐ-CP. Như vậy, khi giáo viên tham gia BHXH bắt buộc và đang giảng dạy, giáo dục, nếu gặp phải các trường hợp nêu trên, thì thời gian đó sẽ không được tính vào thời gian hưởng phụ cấp thâm niên cho nhà giáo. (3) Mức hưởng phụ cấp thâm niên nhà giáo Theo quy định tại khoản 1 Điều 4 Nghị định 77/2021/NĐ-CP, nhà giáo tham gia giảng dạy, giáo dục có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc đủ 5 năm (60 tháng) được tính hưởng phụ cấp thâm niên bằng 5% mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có). Từ năm thứ sáu trở đi, mỗi năm (đủ 12 tháng) được tính thêm 1%. Như vậy, thời gian tham gia BHXH bắt buộc được tính làm thời gian tính hưởng phụ cấp thâm niên nhà giáo càng dài thì mức hưởng phụ cấp thâm niên sẽ càng cao. Do đó, việc xác định rõ các khoảng thời gian được tính và không được tính vào thời gian hưởng phụ cấp thâm niên là rất quan trọng. Những khoảng thời gian này không chỉ ảnh hưởng đến quyền lợi của nhà giáo mà còn đảm bảo tính công bằng trong việc tính toán phụ cấp thâm niên cho những người làm việc trong ngành giáo dục. >>> Xem thêm: Phụ cấp giáo viên được tính theo năm làm việc hay năm đóng BHXH?
Tổng hợp các chính sách về tiền lương, phụ cấp, đãi ngộ tại Dự thảo Luật Nhà giáo
Dự thảo Luật Nhà giáo đang nhận được nhiều sự quan tâm từ người dân, đặc biệt là các nhà giáo thuộc đối tượng áp dụng của Luật này. Dự thảo Luật Nhà giáo mà Bộ Giáo dục và Đào tạo đang lấy ý kiến gồm có 71 Điều, trong đó vấn đề về tiền lương, phụ cấp, đãi ngộ nhà giáo được nhiều người quan tâm nhất, cũng xảy ra nhiều luồng ý kiến nhất. Dự thảo Luật Nhà giáo sau khi chỉnh lý, tiếp thu đã có sự điều chỉnh ngắn gọn và thay đổi căn bản, giảm 26 điều từ 71 điều xuống 45 điều. Thứ nhất, chính sách về tiền lương và phụ cấp đối với nhà giáo Căn cứ tại Điều 25 Dự thảo Luật Nhà giáo (1) Tiền lương nhà giáo ở cơ sở giáo dục công lập do ngân sách nhà nước bảo đảm quỹ tiền lương như sau: - Lương cơ bản theo bảng lương nhà giáo được xếp cao nhất trong hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp; - Phụ cấp ưu đãi nghề và các phụ cấp khác tùy theo tính chất công việc, theo vùng theo quy định của pháp luật; - Nhà giáo cấp học mầm non; nhà giáo trẻ; nhà giáo công tác ở nơi đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi, vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo; nhà giáo trường chuyên biệt, trường chuyên biệt khác; nhà giáo thực hiện giáo dục hòa nhập; nhà giáo là người dân tộc thiểu số và nhà giáo ở một số ngành nghề đặc thù được ưu tiên trong chế độ tiền lương và phụ cấp cao hơn so với các nhà giáo khác. Đặc biệt, nhà giáo tuyển dụng, xếp lương lần đầu được xếp tăng một bậc lương trong hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp. (2) Tiền lương và các chính sách theo lương của nhà giáo ở cơ sở giáo dục ngoài công lập và cơ sở giáo dục công lập tự chủ chi thường xuyên, cơ sở giáo dục công lập tự chủ chi thường xuyên và chi đầu tư do cơ sở giáo dục quyết định bảo đảm không ít hơn tiền lương và các chính sách theo lương của nhà giáo có cùng trình độ đào tạo, cùng thâm niên, cùng chức danh quy định tại khoản 1 Điều này. (3) Nhà giáo công tác ở các ngành, lĩnh vực có chế độ đặc thù thì được hưởng chế độ đặc thù theo quy định và chỉ được hưởng ở một mức cao nhất nếu chính sách đó trùng với chính sách dành cho nhà giáo. (4) Chính phủ quy định thang, bảng lương và các nội dung liên quan đến tiền lương và phụ cấp đối với nhà giáo. Ngoài ra, Theo đề xuất tại Điều 40 Dự thảo Luật Nhà giáo, chính sách tiền lương của nhà giáo bao gồm tiền lương và phụ cấp và các chế độ khác (nếu có). Căn cứ theo Nghị quyết 27/NQ-TW năm 2018, kể từ ngày 01/7/2024, giáo viên được hưởng 08 loại phụ cấp sau đây: - Phụ cấp kiêm nhiệm - Phụ cấp thâm niên vượt khung - Phụ cấp khu vực - Phụ cấp trách nhiệm công việc - Phụ cấp lưu động - Phụ cấp ưu đãi theo nghề - Phụ cấp công tác ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn - Phụ cấp theo phân loại đơn vị hành chính và theo phân hạng đơn vị sự nghiệp công lập Như vậy, theo đề xuất của Dự thảo Luật Nhà giáo, chính sách lương của giáo viên sẽ bao gồm các khoản phụ cấp, trong đó có phụ cấp thâm niên. Do đó, nếu Luật Nhà giáo được thông qua, giáo viên vẫn được hưởng phụ cấp thâm niên. Xem thêm: Giáo viên có còn được hưởng phụ cấp thâm niên theo dự thảo Luật Nhà giáo không? Thứ hai, chính sách hỗ trợ nhà giáo Căn cứ tại Điều 26 Dự thảo Luật Nhà giáo (1) Chính sách hỗ trợ nhà giáo bao gồm: - Chế độ phụ cấp, chế độ trợ cấp, chính sách đào tạo, bồi dưỡng, chăm sóc sức khỏe định kỳ, chăm sóc sức khỏe nghề nghiệp và các chế độ khác bảo đảm an sinh xã hội cho nhà giáo; - Miễn giảm học phí cho con của nhà giáo đang trong thời gian công tác; Xem chi tiết tại: Đề xuất miễn học phí cho học sinh, sinh viên là con giáo viên - Trợ cấp tham quan, học tập, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ; - Giảm giá vé phương tiện giao thông công cộng; - Phụ cấp lưu động đối với nhà giáo làm công tác xóa mù chữ hoặc phổ cập giáo dục hoặc biệt phái hoặc dạy tăng cường hoặc dạy liên trường hoặc phải di chuyển để dạy ở các điểm trường tại các thôn, bản, phum, sóc; - Các chính sách hỗ trợ khác cho nhà giáo. (2) Ngoài chính sách chung quy định tại khoản 1 điều này, nhà giáo trẻ; nhà giáo công tác ở nơi đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi, vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo; nhà giáo dạy trường chuyên biệt, nhà giáo dạy giáo dục hòa nhập; nhà giáo dạy tiếng dân tộc thiểu số; nhà giáo dạy tăng cường tiếng Việt cho học sinh người dân tộc thiểu số; nhà giáo dạy các môn năng khiếu, nghệ thuật còn được hưởng một số chính sách hỗ trợ trong số các chính sách sau: - Nhà nước có chính sách đầu tư, xây dựng nhà công vụ có đủ điều kiện thiết yếu cho nhà giáo đến công tác tại nơi đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi, vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo; - Thanh toán tiền tàu xe trong thời gian làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn khi nghỉ hằng năm, nghỉ ngày lễ, tết, nghỉ việc riêng về thăm gia đình theo quy định; - Chế độ phụ cấp, trợ cấp tùy theo đối tượng; - Các chính sách hỗ trợ khác cho nhà giáo. (3) Khuyến khích địa phương, cơ sở giáo dục có các chính sách hỗ trợ nhà giáo bảo đảm cuộc sống, phát triển nghề nghiệp phù hợp với điều kiện của địa phương, cơ sở giáo dục. (4) Chính phủ quy định chi tiết các nội dung liên quan đến chính sách hỗ trợ nhà giáo. Thứ ba, chính sách thu hút nhà giáo Căn cứ tại Điều 27 Dự thảo Luật Nhà giáo (1) Nhà nước có chính sách thu hút nhà giáo như sau: - Thu hút người có trình độ cao, người có tài năng làm nhà giáo; - Thu hút nhà giáo về công tác và công tác lâu dài ở nơi đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi, vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo. (2) Các đối tượng quy định tại (1) được hưởng một số chính sách thu hút trong số các chính sách sau: - Chính sách ưu tiên tuyển dụng; - Chế độ phụ cấp và trợ cấp thu hút; - Nhà giáo đến công tác tại nơi đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi, vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo được nhà nước đảm bảo nhà công vụ; - Chính sách đào tạo, bồi dưỡng và các chế độ khác cho nhà giáo. (3) Khuyến khích địa phương, cơ sở giáo dục có các chính sách thu hút nhà giáo phù hợp với điều kiện của địa phương, cơ sở giáo dục. (4) Chính phủ quy định chi tiết các nội dung liên quan đến chính sách thu hút nhà giáo.
Đề xuất miễn học phí cho học sinh, sinh viên là con giáo viên
Dự thảo Luật Nhà giáo sau khi chỉnh lý, tiếp thu đã có sự điều chỉnh ngắn gọn và thay đổi căn bản, giảm 26 điều từ 71 điều xuống 45 điều. Cụ thể, nội dung Dự thảo Luật Nhà giáo sau khi được chỉnh lý tập trung quy định những vấn đề thuộc thẩm quyền của Quốc hội, có sự cân nhắc, điều chỉnh theo hướng chỉ quy định trong Dự thảo những vấn đề đã chín, đã rõ, đã ổn định, giải quyết được những vấn đề bất cập trong thực tiễn và tạo ra bước đột phá cho hoạt động của ngành giáo dục đào tạo, trong đó có nhà giáo. Đáng chú ý, tại Dự thảo có đề xuất Nhà nước sẽ trả tiền học phí cho con nhà giáo từ mầm non đến đại học. (1) Miễn học phí cho học sinh, sinh viên là con giáo viên Cụ thể, tại Điều 26 Dự thảo Luật Nhà giáo có đề xuất liên quan đến những chính sách hỗ trợ nhà giáo như sau: - Chế độ trợ cấp theo tính chất công việc, theo vùng; - Chính sách hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng; - Chăm sóc sức khỏe định kỳ, chăm sóc sức khỏe nghề nghiệp; - Miễn học phí cho con đẻ và con nuôi hợp pháp của nhà giáo đang trong thời gian công tác. - Phụ cấp lưu động đối với nhà giáo làm công tác xóa mù chữ hoặc phổ cập giáo dục hoặc biệt phái hoặc dạy tăng cường hoặc dạy liên trường hoặc phải di chuyển để dạy ở các điểm trường tại các thôn, bản, phum, sóc; - Các chính sách hỗ trợ khác cho nhà giáo. Bên cạnh những chính sách hỗ trợ chung nêu trên, những nhà giáo công tác vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi, biên giới, hải đảo và vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; nhà giáo dạy trường chuyên biệt, nhà giáo dạy giáo dục hòa nhập; nhà giáo dạy tiếng dân tộc thiểu số; nhà giáo dạy tăng cường tiếng Việt cho học sinh người dân tộc thiểu số; nhà giáo dạy các môn năng khiếu, nghệ thuật còn được hưởng một số chính sách hỗ trợ trong số các chính sách như sau: - Bảo đảm chỗ ở tập thể hoặc được thuê nhà ở công vụ theo quy định của Luật Nhà ở và các điều kiện thiết yếu khi đến công tác tại vùng nông thôn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi, biên giới, hải đảo và vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; - Thanh toán tiền tàu xe trong thời gian làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn khi nghỉ hằng năm, nghỉ ngày lễ, tết, nghỉ việc riêng về thăm gia đình theo quy định; - Chế độ phụ cấp, trợ cấp tùy theo đối tượng. (2) Giáo viên tuyển dụng, xếp lương lần đầu được xếp tăng 01 bậc lương Cụ thể, tại Điều 25 Dự thảo Luật Nhà giáo có đề xuất liên quan đến tiền lương và phụ cấp đối với nhà giáo ở cơ sở giáo dục công lập như sau: - Lương cơ bản theo bảng lương nhà giáo được xếp cao nhất trong hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp. - Phụ cấp ưu đãi nghề và các phụ cấp khác tùy theo tính chất công việc, theo vùng theo quy định của pháp luật. - Nhà giáo cấp học mầm non; nhà giáo công tác ở nơi đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi, vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo; nhà giáo trường chuyên biệt, trường chuyên biệt khác; nhà giáo thực hiện giáo dục hòa nhập; nhà giáo là người dân tộc thiểu số và nhà giáo ở một số ngành nghề đặc thù được ưu tiên trong chế độ tiền lương và phụ cấp cao hơn so với các nhà giáo khác. - Nhà giáo tuyển dụng, xếp lương lần đầu được xếp tăng 01 bậc lương trong hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp. Thông tin thêm về Dự án Luật Nhà giáo, vừa qua, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã thống nhất trình Quốc hội cho ý kiến Dự án Luật Nhà giáo tại kỳ họp thứ 8, khai mạc vào ngày 21/10. Dự kiến Luật sẽ được thông qua tại kỳ họp giữa năm 2025.
Giáo viên chủ nhiệm có được thu tiền không?
Giáo viên chủ nhiệm có được đứng ra thu các khoản tiền đầu năm, tiền học phí,... của học sinh không? Cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé! Giáo viên chủ nhiệm có được thu tiền không? Theo Điều 4 Quy định về chế độ làm việc đối với giáo viên phổ thông ban hành kèm theo Thông tư 28/2009/TT-BGDĐT quy định nhiệm vụ của giáo viên làm chủ nhiệm lớp bao gồm: - Thực hiện theo quy định tại Điều lệ trường tiểu học, Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học; Quy chế tổ chức và hoạt động của trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú, trường chuyên, trường dự bị đại học - Tìm hiểu và nắm vững học sinh trong lớp về mọi mặt để có biện pháp tổ chức giáo dục sát với đối tượng nhằm thúc đẩy sự tiến bộ của từng học sinh và của cả lớp; - Phối hợp chặt chẽ với gia đình học sinh, chủ động phối hợp với các giáo viên bộ môn, Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh, các đoàn thể và các tổ chức xã hội khác có liên quan trong hoạt động giảng dạy và giáo dục học sinh của lớp mình chủ nhiệm; - Nhận xét, đánh giá xếp loại học sinh cuối kỳ và cuối năm học, đề nghị khen thưởng và kỷ luật học sinh, đề nghị danh sách học sinh được lên lớp, danh sách học sinh phải kiểm tra lại, phải rèn luyện thêm về hạnh kiểm trong kỳ nghỉ hè, phải ở lại lớp, hoàn chỉnh việc ghi vào sổ điểm và học bạ học sinh; - Tham gia hướng dẫn hoạt động tập thể, hoạt động giáo dục và rèn luyện học sinh do nhà trường tổ chức; - Báo cáo thường kỳ hoặc đột xuất về tình hình của lớp với Hiệu trưởng. Ngoài ra, tham khảo quy định tại Thông tư liên tịch 14-LB/TT của Bộ GDĐT và Bộ Tài chính quy định về trách nhiệm thu tiền tại các trường học thì trách nhiệm thu các khoản tiền trong nhà trường (hiện đã không còn phù hợp) là của bộ phận kế toán tài vụ, không phải của giáo viên chủ nhiệm các lớp. Cụ thể: - Căn cứ quyết định của tỉnh, các trường học trực tiếp thu thông qua hệ thống kế toán tài vụ của trường (trường hợp không có cán bộ kế toán tài vụ thì hiệu trưởng chỉ định bộ phận riêng để tổ chức thu). - Hiệu trưởng có trách nhiệm quản lý sử dụng theo các quy định hiện hành và có sự phối hợp giám sát của hội phụ huynh học sinh và tổ chức thanh tra nhân dân. Như vậy, việc thu tiền không phải là nhiệm vụ của giáo viên chủ nhiệm. Nhà giáo nói chung có những nhiệm vụ và quyền gì? Theo Điều 69, Điều 70 Luật Giáo dục 2019 quy định: - Nhiệm vụ của nhà giáo như sau: + Giảng dạy, giáo dục theo mục tiêu, nguyên lý giáo dục, thực hiện đầy đủ và có chất lượng chương trình giáo dục. + Gương mẫu thực hiện nghĩa vụ công dân, điều lệ nhà trường, quy tắc ứng xử của nhà giáo. + Giữ gìn phẩm chất, uy tín, danh dự của nhà giáo; tôn trọng, đối xử công bằng với người học; bảo vệ các quyền, lợi ích chính đáng của người học. + Học tập, rèn luyện để nâng cao phẩm chất đạo đức, trình độ chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ, đổi mới phương pháp giảng dạy, nêu gương tốt cho người học. - Quyền của nhà giáo: + Được giảng dạy theo chuyên môn đào tạo. + Được đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ. + Được hợp đồng thỉnh giảng, nghiên cứu khoa học tại cơ sở giáo dục khác hoặc cơ sở nghiên cứu khoa học. + Được tôn trọng, bảo vệ nhân phẩm, danh dự và thân thể. + Được nghỉ hè theo quy định của Chính phủ và các ngày nghỉ khác theo quy định của pháp luật. Như vậy, nhà giáo nói chung sẽ có những nhiệm vụ và quyền theo quy định trên. Nhà nước có những chính sách nào cho nhà giáo? Theo Điều 77 Luật Giáo dục 2019 quy định về chính sách đối với nhà giáo như sau: - Nhà nước có chính sách tuyển dụng, sử dụng, đãi ngộ, bảo đảm các điều kiện cần thiết về vật chất và tinh thần để nhà giáo thực hiện vai trò và nhiệm vụ của mình. - Nhà giáo công tác tại trường chuyên, trường năng khiếu, trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú, trường dự bị đại học, trường, lớp dành cho người khuyết tật, trường giáo dưỡng hoặc trường chuyên biệt khác, nhà giáo thực hiện giáo dục hòa nhập được hưởng chế độ phụ cấp và chính sách ưu đãi. - Nhà nước có chính sách khuyến khích, ưu đãi về chế độ phụ cấp và các chính sách khác đối với nhà giáo công tác tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn. Như vậy, nhà nước sẽ có những chính sách đối với nhà giáo theo quy định trên.
Đề xuất chính sách thu hút nhà giáo tại Dự thảo Luật nhà giáo
Nhà giáo luôn là một trong những nghề cao quý và cần được “tiếp sức”, “quan tâm” của cơ quan nhà nước. Do đó những đề xuất hỗ trợ, thu hút tại Dự thảo Luật nhà giáo là một động thái tốt nhằm phát triển ngành. Cụ thể thế nào, hãy cùng tìm hiểu. 1. Chính sách hỗ trợ nhà giáo tại Dự thảo Luật Nhà giáo Căn cứ Điều 41 Dự thảo Luật Nhà giáo đề cập chính sách hỗ trợ nhà giáo như sau: - Nhà nước có chính sách hỗ trợ nhà giáo trẻ; nhà giáo công tác ở vùng khó khăn; nhà giáo dạy trường chuyên biệt, nhà giáo dạy trẻ khuyết tật, nhà giáo dạy tiếng dân tộc thiểu số, nhà giáo dạy tăng cường tiếng Việt cho học sinh người dân tộc thiểu số, dạy các môn năng khiếu, nghệ thuật. - Chính sách hỗ trợ nhà giáo gồm: nhà công vụ, chế độ phụ cấp, chế độ trợ cấp, chính sách đào tạo, bồi dưỡng, khám bệnh định kỳ hằng năm, hỗ trợ học phí cho con của nhà giáo và các chế độ khác bảo đảm an sinh xã hội cho nhà giáo. - Ngoài các quy định chung về chính sách hỗ trợ nhà giáo, nhà nước khuyến khích địa phương ban hành các chính sách đặc thù để hỗ trợ nhà giáo; cơ sở giáo dục hỗ trợ nhà giáo thông qua quỹ khuyến khích, phát triển đội ngũ nhà giáo. Ngoài ra, tại Điều 40 Dự thảo Luật còn quy định chính sách tiền lương đối với nhà giáo như sau: - Chính sách tiền lương của nhà giáo bao gồm tiền lương và phụ cấp và các chế độ khác (nếu có). - Tiền lương của nhà giáo được ưu tiên xếp cao nhất so với hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp. - Tiền lương và các chính sách theo lương của các nhà giáo công tác tại các cơ sở giáo dục dân lập, cơ sở giáo dục tư thục và các cơ sở giáo dục công lập tự chủ chi thường xuyên, tự chủ chi thường xuyên và chi đầu tư không ít hơn tiền lương và các chính sách theo lương của nhà giáo có cùng trình độ đào tạo, cùng thâm niên, cùng chức danh trong các cơ sở giáo dục công lập đang hưởng lương từ ngân sách nhà nước và không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng theo quy định của Chính phủ. - Nhà giáo công tác ở các ngành, lĩnh vực có chế độ đặc thù thì được hưởng chế độ đặc thù đó nếu đáp ứng được các quy định của chính sách. Nhà giáo công tác ở ngành lĩnh vực mà ngành, lĩnh vực đó có chính sách trùng với chính sách dành cho nhà giáo nhưng ở mức cao hơn thì được hưởng 01 (một) chính sách có mức cao nhất. - Chính sách tiền lương của nhà giáo do Chính phủ quy định. Xuất phát từ sự khuyến khích, đảm bảo cuộc sống đầy đủ cho những nhà giáo tương lai. Những chính sách hỗ trợ trên sẽ là bàn đạp vững chắc hỗ trợ cho những người đang và sẽ hành nghề nhà giáo trong tương lai. 2. Đề xuất chính sách thu hút nhà giáo tại Dự thảo Luật nhà giáo Căn cứ Điều 42 Dự thảo Luật đề xuất chính sách thu hút nhà giáo như sau: - Nhà nước có chính sách thu hút đối với người có tài năng để trở thành nhà giáo. - Nhà nước có chính sách thu hút nhà giáo về công tác và công tác lâu dài ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển, các xã có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, các xã đảo, hải đảo, xã biên giới, xã an toàn khu theo quy định của Chính phủ. + Chính sách thu hút nhà giáo gồm: + Chính sách ưu tiên tuyển dụng; + Nhà công vụ; + Vay mua nhà ở; + Chế độ phụ cấp và trợ cấp thu hút; + Chính sách đào tạo; Bồi dưỡng và các chế độ khác bảo đảm an sinh xã hội cho nhà giáo. - Ngoài các quy định chung về chính sách thu hút nhà giáo, nhà nước khuyến khích địa phương ban hành các chính sách đặc thù để thu hút nhà giáo. Chung quy lại, những chính sách thu hút nhà giáo hoặc hỗ trợ mục đích chính là thúc đẩy sự nghiệp phát triển của ngành giáo dục nước nhà của chúng ta. Sự nghiệp trồng người chưa bao giờ là dễ dàng nên những chính sách trên sẽ là “bệ phóng” vững chắc giúp đỡ những người mang sứ mệnh cao cả ấy thêm phần nghị lực. Xem toàn văn Dự thảo Luật nhà giáo: Tải về
Các chế độ phụ cấp dành cho giáo viên mầm non dạy trẻ khuyết tật, hòa nhập
Để tri ân những đóng góp to lớn của giáo viên mầm non dạy trẻ khuyết tật, BGD&ĐT đã ban hành các chế độ phụ cấp nhằm tạo điều kiện cho các giáo viên hoàn thành tốt nhiệm vụ (1) Tính thêm giờ dạy cho giáo viên dạy trẻ khuyết tật Trẻ em khuyết tật là những mầm non cần được chăm sóc, giáo dục đặc biệt để hòa nhập với cộng đồng. Trong hành trình gian nan ấy, vai trò của giáo viên mầm non dạy trẻ khuyết tật đóng vai trò vô cùng quan trọng. Họ là những người gieo mầm trí tuệ, bồi đắp tâm hồn và chắp cánh cho những ước mơ của các em. Để nâng cao đời sống vật chất, tinh thần và tạo động lực cho giáo viên hoàn thành tốt nhiệm vụ, tại khoản 3 Điều 4 Thông tư 48/2011/TT-BGDĐT có quy định về giờ dạy đối với giáo viên dạy lớp có trẻ khuyết tật như sau: Đối với giáo viên dạy lớp có trẻ khuyết tật học hòa nhập, mỗi giáo viên dạy đủ số giờ theo quy định; trong đó, cứ có 01 trẻ khuyết tật/lớp, mỗi giáo viên được tính thêm 0,5 giờ dạy/ngày Theo đó, số giờ dạy theo quy định đối với giáo viên dạy các nhóm trẻ, lớp mẫu giáo học 02 buổi/ngày là đủ 6 giờ/ngày và thực hiện các công việc chuẩn bị cho giờ dạy trên lớp cũng như các công việc khác do Hiệu trưởng quy định để quy đổi đảm bảo làm việc 40 giờ/tuần. Còn đối với giáo viên dạy các nhóm trẻ, lớp mẫu giáo học 01 buổi/ngày, mỗi giáo viên dạy trên lớp đủ 04 giờ/ngày và thực hiện các công việc chuẩn bị cho giờ dạy trên lớp cũng như các công việc khác do Hiệu trưởng quy định để quy đổi đảm bảo làm việc 40 giờ/tuần. Như vậy, giáo viên mầm non dạy đủ số giờ quy định như trên, cứ trong lớp có 01 trẻ khuyết tật thì giáo viên sẽ được tính thêm 0,5 giờ dạy/ngày. (2) Phụ cấp, chính sách ưu đãi cho giáo viên mầm non dạy trẻ khuyết tật Ngoài việc được tính thêm giờ dạy, giáo viên mầm non dạy trẻ khuyết tật còn được hưởng phụ cấp ưu đãi và phụ cấp trách nhiệm công việc. Cụ thể, theo quy định tại Điều 7 Nghị định 113/2015/NĐ-CP, đối tượng được hưởng phụ cấp ưu đãi và phụ cấp trách nhiệm công việc bao gồm: (i) Nhà giáo chuyên trách giảng dạy người khuyết tật trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập dành riêng cho người khuyết tật hoặc lớp học dành riêng cho người khuyết tật trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập (ii) Nhà giáo không chuyên trách giảng dạy người khuyết tật trong các lớp học dành riêng cho người khuyết tật trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập (iii) Nhà giáo chuyên trách giảng dạy người khuyết tật trong các lớp hòa nhập cho người khuyết tật trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập (iv) Nhà giáo không chuyên trách giảng dạy người khuyết tật trong các lớp hòa nhập cho người khuyết tật trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập Theo đó, mức hưởng phụ cấp ưu đãi và phụ cấp trách nhiệm công việc được quy định tại Điều 8 Nghị định 113/2015/NĐ-CP như sau: - Nhà giáo được quy định tại mục (i) được hưởng phụ cấp trách nhiệm công việc mức 0,3 so với mức lương cơ sở và phụ cấp ưu đãi 70% mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) - Nhà giáo quy định tại mục (ii) được hưởng phụ cấp trách nhiệm công việc mức 0,3 so với mức lương cơ sở và phụ cấp ưu đãi 40% mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) - Nhà giáo quy định tại mục (iii) được hưởng phụ cấp trách nhiệm công việc mức 0,2 so với mức lương cơ sở, cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) và phụ cấp ưu đãi gồm các mức sau đây: + 35% mức lương hiện hưởng: lớp hòa nhập có từ 5% đến dưới 10% học viên là người khuyết tật + 40% mức lương hiện hưởng: lớp hòa nhập có từ 10% đến dưới 20% học viên là người khuyết tật + 45% mức lương hiện hưởng: lớp hòa nhập có từ 20% đến dưới 30% học viên là người khuyết tật + 50% mức lương hiện hưởng: lớp hòa nhập có từ 30% đến dưới 40% học viên là người khuyết tật + 55% mức lương hiện hưởng: lớp hòa nhập có từ 40% đến dưới 50% học viên là người khuyết tật + 60% mức lương hiện hưởng: lớp hòa nhập có từ 50% đến dưới 60% học viên là người khuyết tật + 65% mức lương hiện hưởng: lớp hòa nhập có từ 60% đến dưới 70% học viên là người khuyết tật - Nhà giáo quy định tại mục (iv) được hưởng phụ cấp trách nhiệm công việc mức 0,2 so với mức lương cơ sở, cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) và phụ cấp ưu đãi gồm các mức sau đây: + 5% mức lương hiện hưởng: lớp hòa nhập có từ 5% đến dưới 10% học viên là người khuyết tật + 10% mức lương hiện hưởng: lớp hòa nhập có từ 10% đến dưới 20% học viên là người khuyết tật + 15% mức lương hiện hưởng: lớp hòa nhập có từ 20% đến dưới 30% học viên là người khuyết tật; + 20% mức lương hiện hưởng: lớp hòa nhập có từ 30% đến dưới 40% học viên là người khuyết tật + Mức 25% mức lương hiện hưởng: lớp hòa nhập có từ 40% đến dưới 50% học viên là người khuyết tật + 30% mức lương hiện hưởng: lớp hòa nhập có từ 50% đến dưới 60% học viên là người khuyết tật + 35% mức lương hiện hưởng: lớp hòa nhập có từ 60% đến dưới 70% học viên là người khuyết tật Lưu ý: - Nhà giáo quy định tại mục (i) và mục (iii) hưởng phụ cấp ưu đãi và phụ cấp trách nhiệm công việc thì không hưởng phụ cấp ưu đãi theo quy định tại Quyết định 244/2005/QĐ-TTg - Nhà giáo quy định tại mục (ii) và (iv) hưởng phụ cấp trách nhiệm công việc và phụ cấp ưu đãi công việc đồng thời được hưởng phụ cấp ưu đãi theo quy định tại Quyết định 244/2005/QĐ-TTg - Nhà giáo quy định tại mục (ii) và (iv) hưởng mức phụ cấp được tính theo số giờ giảng dạy người khuyết tật thực tế - Các khoản tiền phụ cấp được trả cùng kỳ lương hàng tháng và không dùng để tính, đóng hưởng chế độ BHXH.
Đề xuất các nguyên tắc và nội dung đánh giá nhà giáo
Theo Dự thảo Luật nhà giáo, mục đích của việc đánh giá nhà giáo là để làm căn cứ cấp chứng chỉ hành nghề nhà giáo và xem xét các chính sách khác dành cho nhà giáo >>> Bài viết dựa trên Dự thảo Luật Nhà giáo lần 2 https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/07/16/du-thao-luat-nha-giao.docx (1) Nhà giáo là ai? Theo đề xuất tại Điều 3 Dự thảo Luật nhà giáo, nhà giáo là những đối tượng sau đây: - Nhà giáo là người làm nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục trong cơ sở giáo dục (trừ cơ sở giáo dục quy định tại điểm c khoản 1 Điều 65 Luật Giáo dục) và đạt chuẩn nhà giáo theo quy định. - Nhà giáo giảng dạy, giáo dục trong cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục thường xuyên, trường chuyên biệt, dự bị đại học và các cơ sở giáo dục khác; nhà giáo giảng dạy, giáo dục trình độ sơ cấp, trình độ trung cấp theo quy định của Luật Giáo dục nghề nghiệp gọi là giáo viên. - Nhà giáo giảng dạy, giáo dục trong trường của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, lực lượng vũ trang nhân dân; nhà giáo giảng dạy, giáo dục trình độ cao đẳng trở lên và nhà giáo làm nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức gọi là giảng viên. Như vậy, theo đề xuất trên, nhà giáo là những người đang làm nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục với chức danh như giáo viên, giảng viên tại các cơ sở giáo dục và phải đạt chuẩn nhà giáo theo quy định của pháp luật. (2) Mục đích của việc đánh giá nhà giáo là gì? Trong Dự thảo Luật Nhà giáo có đề xuất một điểm nổi bật đó là việc cấp Chứng chỉ hành nghề nhà giáo. Theo đó, các giáo viên đã làm việc trước ngày Luật Nhà giáo có hiệu lực thì sẽ được cấp chứng chỉ mà không phải thi sát hạch. Ngược lại, đối với các giáo viên được tuyển dụng sau ngày Luật Nhà giáo có hiệu lực thì phải trải qua kỳ thi sát hạch và sẽ được cấp chứng chỉ khi đạt yêu cầu. Do đó, mục đích của việc đánh giá nhà giáo là để làm căn cứ cấp chứng chỉ hành nghề đối với nhà giáo. Ngoài ra việc đánh giá nhà giáo còn để làm căn cứ để thực hiện các việc như: ký hợp đồng, bổ nhiệm chức danh, thay đổi chức danh, quy hoạch, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, công nhận, công nhận lại, không công nhận, miễn nhiệm, đào tạo, bồi dưỡng, khen thưởng, kỷ luật, đình chỉ giảng dạy, xét nâng lương và thực hiện chế độ, chính sách khác đối với nhà giáo (theo đề xuất tại Điều 34 Dự thảo Luật nhà giáo). >>> Bài viết dựa trên Dự thảo Luật Nhà giáo lần 2 https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/07/16/du-thao-luat-nha-giao.docx (3) Các nội dung, tiêu chí để đánh giá nhà giáo Liên quan đến vấn đề nội dung, tiêu chí để đánh giá nhà giáo, Điều 36 Dự thảo Luật nhà giáo đề xuất nội dung để đánh giá nhà giáo không giữ chức vụ quản lý bao gồm: - Tiêu chuẩn quy định tại chuẩn nhà giáo - Kết quả thực hiện nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục theo từng cấp học hoặc trình độ đào tạo - Kết quả thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn khác được giao - Các kết quả đánh giá khác theo yêu cầu cụ thể của công tác quản lý nhà giáo - Điểm mạnh, điểm còn hạn chế và định hướng phát triển hoạt động nghề nghiệp của nhà giáo Theo đó, việc đánh giá nhà giáo sẽ được thực hiện định kỳ hằng năm theo năm học hoặc thực hiện tại thời điểm bất kỳ để phục vụ công tác quản lý nhà giáo theo quy định. (4) Nguyên tắc khi đánh giá nhà giáo Theo đề xuất tại Điều 35 Dự thảo Luật nhà giáo, nguyên tắc khi đánh giá nhà giáo được quy định như sau: - Đánh giá nhà giáo phải bảo đảm tính khách quan, toàn diện, dân chủ, công bằng, công khai; kịp thời khuyến khích, động viên nhà giáo thăng tiến, phát triển trong hoạt động nghề nghiệp - Việc đánh giá phải được thực hiện trên cơ sở đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ của nhà giáo, quá trình nhà giáo rèn luyện phẩm chất, nâng cao năng lực nghề nghiệp gắn với các tiêu chí nghề nghiệp theo chuẩn nhà giáo - Việc đánh giá cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phải được thực hiện trên cơ sở đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ của cán bộ quản lý cơ sở giáo dục và kết quả thực hiện nhiệm vụ của cơ sở giáo dục, quá trình cán bộ quản lý cơ sở giáo dục rèn luyện phẩm chất, nâng cao năng lực gắn với các tiêu chí theo chuẩn cán bộ quản lý cơ sở giáo dục - Nghiêm cấm sử dụng việc đánh giá nhà giáo để thực hiện các hành vi trù dập, xúc phạm danh dự, nhân phẩm nhà giáo Đề xuất này cho thấy pháp luật mong muốn việc đánh giá nhà giáo trên tinh thần khách quan, toàn diện và dân chủ để công nhận những đóng góp của nhà giáo trong năm học cũng như nhìn nhận lại những thiếu sót để sửa chữa, thay đổi trong năm học sau. Dự thảo Luật nhà giáo cũng nêu rõ, nghiêm cấm các hành vi sử dụng việc đánh giá nhà giáo để trù dập, xúc phạm danh dự, nhân phẩm nhà giáo. Theo đó, dựa vào kết quả của việc đánh giá định kỳ hằng năm theo năm học, nhà giáo được xếp thành 04 loại như sau: - Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ - Hoàn thành tốt nhiệm vụ - Hoàn thành nhiệm vụ - Không hoàn thành nhiệm vụ Khi đánh giá, xếp loại nhà giáo thì phải thông báo cho nhà giáo biết, đồng thời kết quả xếp loại phải được công khai trong cơ sở giáo dục mà nhà giáo đang làm nhiệm vụ giảng dạy. Nếu không nhất trí với kết quả đánh giá và xếp loại thì nhà giáo được quyền khiếu nại lên cấp có thẩm quyền theo quy định của Luật Khiếu nại. Trên đây là một số quy định liên quan đến việc đánh giá, xếp loại nhà giáo được đề xuất tại Dự thảo Luật nhà giáo lần 2 của Bộ GD&ĐT soạn thảo. >>> Bài viết dựa trên Dự thảo Luật Nhà giáo lần 2 https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/07/16/du-thao-luat-nha-giao.docx
Các tiêu chí về chuyên môn, nghiệp vụ của nhà giáo dạy trình độ trung cấp
Hiện nay, Thông tư 05/2024/TT-BLĐTBXH có quy định về chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ mà nhà giáo trung cấp phải có nhằm nâng cao chất lượng đào tạo trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp. 1. Các tiêu chí về chuyên môn và nghiệp vụ của nhà giáo dạy trình độ trung cấp Tiêu chí về Trình độ đào tạo Trình độ đào tạo của nhà giáo dạy trình độ trung cấp thực hiện theo quy định tại khoản 2 và khoản 4 Điều 54 Luật Giáo dục nghề nghiệp. Chứng chỉ kỹ năng nghề để dạy thực hành trình độ trung cấp được quy định như sau: - Danh hiệu Nghệ nhân ưu tú, Nghệ sĩ ưu tú, Thầy thuốc ưu tú, Nhà giáo ưu tú trở lên; - Bằng bác sĩ chuyên khoa cấp I trở lên; Bằng kỹ sư; - Bằng cử nhân hoặc văn bằng trình độ tương đương trở lên đối với một số nhóm ngành sau: Nghệ thuật (trừ các ngành: Lý luận, lịch sử và phê bình mỹ thuật; Lý luận, lịch sử và phê bình sân khấu; Lý luận, lịch sử và phê bình điện ảnh, truyền hình; Lý luận, lịch sử và phê bình múa); Thể dục, thể thao (trừ ngành Quản lý thể dục thể thao); Máy tính và công nghệ thông tin; Kế toán; Quản trị nhà hàng và dịch vụ ăn uống; Đào tạo giáo viên (các ngành Sư phạm Tiếng Anh, Tiếng Nga, Tiếng Pháp, Tiếng Trung Quốc, Tiếng Đức, Tiếng Nhật, Tiếng Hàn Quốc; Giáo dục thể chất; Huấn luyện thể thao); Ngôn ngữ, văn học và văn hóa nước ngoài; - Bằng tốt nghiệp cao đẳng, cao đẳng nghề; Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn của thuyền viên theo quy định của Công ước quốc tế về tiêu chuẩn huấn luyện, cấp giấy chứng nhận và trực ca đối với thuyền viên (Công ước STCW); Bằng tốt nghiệp trung cấp đối với các ngành thuộc lĩnh vực xiếc và tạp kỹ; Chứng chỉ kỹ năng thực hành nghề trình độ cao đẳng nghề; Chứng chỉ hành nghề hoặc giấy phép hành nghề theo quy định của pháp luật; - Chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia bậc 2; Chứng chỉ kỹ năng nghề xuất sắc tại các kỳ thi kỹ năng nghề quốc gia; Chứng nhận bậc thợ 4/7 hoặc 3/6 trở lên; - Chứng chỉ kỹ năng nghề bậc 4 Khung trình độ quốc gia (Niveau 4 DQR) của Cộng hòa Liên bang Đức; Chứng chỉ kỹ năng nghề trình độ cao đẳng, cao đẳng nâng cao (Diploma, Advanced Diploma) của Úc; Chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia bậc 3 (Level 3 as prescribed in the National Occupational Skill Standard) trở lên của Malaysia; - Chứng nhận giải thưởng quốc gia, khu vực, quốc tế hoặc Chứng nhận huấn luyện học sinh, sinh viên đoạt giải thưởng quốc gia, khu vực, quốc tế trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp; - Văn bằng, chứng chỉ, chứng nhận, danh hiệu khác theo quy định của pháp luật. Tiêu chí về Trình độ nghiệp vụ sư phạm Có một trong các văn bằng, chứng chỉ về trình độ nghiệp vụ sư phạm sau: - Bằng cử nhân thuộc ngành đào tạo giáo viên; Bằng tốt nghiệp cao đẳng sư phạm, cao đẳng sư phạm kỹ thuật. - Chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm dạy nghề; Chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm dạy trình độ cao đẳng, trình độ trung cấp; Chứng chỉ sư phạm dạy nghề dạy trình độ trung cấp nghề, cao đẳng nghề; Chứng chỉ bồi dưỡng sư phạm bậc 2. - Chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm dạy trình độ trung cấp; Chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm giáo viên trung cấp chuyên nghiệp trở lên. Tiêu chí về Năng lực sử dụng ngoại ngữ Có năng lực sử dụng ngoại ngữ đáp ứng yêu cầu trong việc thực hiện các nhiệm vụ theo yêu cầu vị trí việc làm của giáo viên giáo dục nghề nghiệp dạy trình độ trung cấp. Tiêu chí về Năng lực ứng dụng công nghệ thông tin Có năng lực ứng dụng công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu trong việc thực hiện các nhiệm vụ theo yêu cầu vị trí việc làm của giáo viên giáo dục nghề nghiệp dạy trình độ trung cấp. Tiêu chí về Học tập, bồi dưỡng nâng cao Tham gia thực tập tại doanh nghiệp hoặc cơ quan chuyên môn hằng năm theo quy định. Tham gia các khóa đào tạo, bồi dưỡng từ cấp cơ sở trở lên mỗi năm học để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ; cập nhật kiến thức, kỹ năng nghề, công nghệ mới, chuyển đổi số, phương pháp giảng dạy trong năm học. Qua đó, việc đáp ứng 5 tiêu chí chuẩn chuyên môn và nghiệp vụ không chỉ là một yêu cầu bắt buộc mà còn là một cơ hội để nhà giáo phát triển bản thân và góp phần vào sự phát triển toàn diện của xã hội.
Chế độ nghỉ hè của Hiệu trưởng cơ sở giáo cơ sở giáo dục phổ thông công lập
Cho chị hỏi Hiệu trưởng trường tiểu học có được nghỉ hè giống giáo viên không? Giáo viên ở các trường học thì được nghỉ hè bao nhiêu tuần? Chế độ nghỉ hè của giáo viên Tại Khoản 1 Điều 3 Nghị định 84/2020/NĐ-CP quy định về thời gian nghỉ hè của nhà giáo như sau: - Thời gian nghỉ hè hằng năm của giáo viên cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông, trường chuyên biệt là 08 tuần, bao gồm cả nghỉ phép hằng năm. - Thời gian nghỉ hè hằng năm của giáo viên trường trung cấp và giảng viên trường cao đẳng là 06 tuần, bao gồm cả nghỉ phép hằng năm. - Thời gian nghỉ hè hằng năm của giảng viên cơ sở giáo dục đại học được thực hiện theo quy chế tổ chức và hoạt động của cơ sở giáo dục đại học; - Trong trường hợp đột xuất, khẩn cấp để phòng chống thiên tai, dịch bệnh hoặc trường hợp cấp bách, thời gian nghỉ hè của nhà giáo cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông, trường chuyên biệt, trường trung cấp và trường cao đẳng do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quyết định theo thẩm quyền. => Theo đó, đối với giáo viên trường mầm non, các trường THCS, THPT, trường chuyên biệt được nghỉ hè 08 tuần, bao gồm cả nghỉ phép hằng năm. Đối với giáo viên trường trung cấp thì thời gian nghỉ hè là 06 tuần, bao gồm cả nghỉ phép hằng năm. Chế độ nghỉ hè của Hiệu trưởng Tại khoản 1 Điều 3 Luật Viên chức 2010 quy định: Viên chức quản lý là người được bổ nhiệm giữ chức vụ quản lý có thời hạn, chịu trách nhiệm điều hành, tổ chức thực hiện một hoặc một số công việc trong đơn vị sự nghiệp công lập và được hưởng phụ cấp chức vụ quản lý. Tại Điều 13 Luật Viên chức 2010 quy định về quyền của viên chức về nghỉ ngơi như sau: - Được nghỉ hàng năm, nghỉ lễ, nghỉ việc riêng theo quy định của pháp luật về lao động. Do yêu cầu công việc, viên chức không sử dụng hoặc sử dụng không hết số ngày nghỉ hàng năm thì được thanh toán một khoản tiền cho những ngày không nghỉ. - Viên chức làm việc ở miền núi, biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa hoặc trường hợp đặc biệt khác, nếu có yêu cầu, được gộp số ngày nghỉ phép của 02 năm để nghỉ một lần; nếu gộp số ngày nghỉ phép của 03 năm để nghỉ một lần thì phải được sự đồng ý của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập. - Đối với lĩnh vực sự nghiệp đặc thù, viên chức được nghỉ việc và hưởng lương theo quy định của pháp luật. - Được nghỉ không hưởng lương trong trường hợp có lý do chính đáng và được sự đồng ý của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập. => Theo đó, Hiệu trưởng cơ sở giáo dục công lập thì được xem là viên chức quản lý. Hiệu trưởng trường học sẽ được nghỉ hàng năm, nghỉ lễ, nghỉ việc riêng theo quy định của pháp luật về lao động như người lao động. Đối với chế độ nghỉ hè của giáo viên được quy định tại Điều 3 Nghị định 84/2020/NĐ-CP nêu trên áp dụng đối với giáo viên cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông, trường chuyên biệt, giáo viên trường trung cấp, giảng viên trường cao đẳng, giảng viên cơ sở giáo dục đại học. Không có nhắc đến đối tượng là Phó hiệu trưởng, Hiệu trưởng. => Như vậy có thể thấy đối với Phó hiệu trưởng, Hiệu trưởng là viên chức quản lý, không phải là đối tượng được hưởng quyền lợi như các quy định trên tức không được nghỉ hè như giáo viên mà chỉ được nghỉ phép, nghỉ lễ, nghỉ hàng tuần và nghỉ hàng năm theo quy định của Luật viên chức và Bộ luật Lao động. Trong thời gian nghỉ hè của học sinh, Hiệu trưởng và Hiệu phó vẫn thực hiện các công việc thuộc công tác quản lý theo thẩm quyền và trách nhiệm.
Đề xuất các hành vi nghiêm cấm đối với nhà giáo trong dự thảo mới
Bộ Giáo dục và Đào tạo lấy ý kiến đóng góp của các cơ quan, tổ chức, cá nhân để xây dựng dự thảo Luật Nhà giáo. Dự thảo Luật đã đưa ra hàng loạt các đề xuất, một trong những điểm nổi bật là đề xuất các hành vi nghiêm cấm đối với nhà giáo. Nhà giáo đóng vai trò then chốt trong việc giáo dục và phát triển thế hệ trẻ, góp phần xây dựng nền tảng tri thức và đạo đức cho xã hội. Vì vậy, việc đảm bảo nhà giáo tuân thủ các chuẩn mực đạo đức là rất quan trọng. Dự thảo Luật Nhà Giáo mới đây đã đề xuất nhiều hành vi nghiêm cấm đối với nhà giáo nhằm nâng cao chất lượng giáo dục và đảm bảo môi trường học tập an toàn, lành mạnh. (1) Các hành vi nghiêm cấm đối với nhà giáo trong dự thảo Dự thảo Luật Nhà giáo gồm 9 chương, 71 điều; trong đó khẳng định nhà giáo là nguồn nhân lực chất lượng cao, bộ phận quan trọng trong đội ngũ trí thức của đất nước và là lực lượng nòng cốt của ngành Giáo dục. Bên cạnh quyền và nghĩa vụ của nhà giáo, dự thảo cũng đã đề xuất các hành vi nghiêm cấm của nhà giáo đối với người học và hành vi nghiêm cấm của cá nhân, tổ chức đối với nhà giáo. Theo khoản 1 Điều 11 của dự thảo Luật Nhà giáo, nghiêm cấm các hành vi sau đây: - Xúc phạm nhân phẩm, danh dự, thân thể của người học, đồng nghiệp và nhân dân - Phân biệt đối xử giữa những người học dưới mọi hình thức - Gian lận, cố ý làm sai lệch kết quả trong các hoạt động tuyển sinh, kiểm tra, thi, đánh giá người học - Xuyên tạc nội dung giáo dục; lợi dụng hoạt động giảng dạy, giáo dục để tuyên truyền các nội dung trái đường lối, quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, tuyên truyền chính sách thù địch, gây chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc - Ép buộc người học tham gia học thêm dưới mọi hình thức, nộp các khoản tiền ngoài quy định của pháp luật - Lợi dụng chức danh nhà giáo và hoạt động giảng dạy, giáo dục để thực hiện hành vi vi phạm pháp luật; cho người khác sử dụng chứng chỉ hành nghề đối với nhà giáo dưới mọi hình thức - Vi phạm đạo đức nhà giáo và các hành vi bị nghiêm cấm khác theo quy định của pháp luật. Ngoài ra, nghiêm cấm tổ chức, cá nhân có các hành vi được quy định tại khoản 2 Điều 11 dự thảo Luật nhà giáo như sau: - Xúc phạm danh dự, nhân phẩm, xâm phạm thân thể nhà giáo - Cản trở hoạt động nghề nghiệp của nhà giáo - Phân công nhà giáo không đúng với thỏa thuận, cam kết trong hợp đồng nhà giáo; phân công vượt quá thời giờ làm việc theo quy định của pháp luật về lao động; - Phân biệt đối xử giữa những nhà giáo dưới mọi hình thức - Trả lương không đúng số lượng và thời gian theo hợp đồng nhà giáo; thực hiện không đầy đủ, kịp thời chế độ, chính sách của nhà giáo theo quy định - Công khai thông tin về sai phạm của nhà giáo khi chưa có kết luận chính thức của cơ quan có thẩm quyền trong quá trình xem xét kỷ luật hoặc truy cứu trách nhiệm pháp lý đối với nhà giáo. Như vậy, dự thảo đã đề xuất các hành vi nghiêm cấm đối với nhà giáo. Các quy định này không chỉ bảo vệ quyền lợi của nhà giáo mà còn bảo vệ lợi ích của người học, tạo ra một môi trường giáo dục tích cực và văn minh, an toàn cho nhà giáo hoạt động nghề nghiệp. Bài được viết theo Dự thảo Luật nhà giáo lần 02 :https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/05/17/du-thao-luat-nha-giao.pdf (2) Dự thảo Luật đề xuất chuẩn nhà giáo Bên cạnh việc đề xuất các hành vi nghiêm cấm đối với nhà giáo. Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng đã đề xuất chuẩn nhà giáo. Cụ thể tại Điều 13 dự thảo Luật nhà giáo quy định như sau: Chuẩn nhà giáo là hệ thống phẩm chất, năng lực mà nhà giáo cần đạt được để thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình trong các cơ sở giáo dục, bao gồm các tiêu chuẩn áp dụng cho từng chức danh nhà giáo. Chuẩn nhà giáo bao gồm các tiêu chuẩn: - Phẩm chất, đạo đức nhà giáo - Trình độ đào tạo, bồi dưỡng - Năng lực chuyên môn, nghiệp vụ + Năng lực thực hiện nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục; kỹ năng cập nhật, nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ + Kỹ năng nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ + Kỹ năng hoạt động phát triển cộng đồng, phối hợp xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh ở trong và ngoài cơ sở giáo dục - Nhiệm vụ theo chức danh nhà giáo - Sức khỏe. Như vậy, nhà giáo phải đáp ứng các tiêu chuẩn về phẩm chất đạo, trình độ chuyên môn, năng lực, sức khỏe theo quy định của pháp luật. Điều này nhằm đảm bảo nâng cao năng lực nghề nghiệp của nhà giáo, xây dựng hệ thống đào tạo chất lượng trong môi trường giáo dục. Tóm lại, dự thảo Luật Nhà giáo đã đề xuất các hành vi nghiêm cấm đối với nhà giáo và chuẩn nhà giáo nhằm xây dựng hệ thống đào tạo chất lượng trong môi trường giáo dục. Bộ Giáo dục và Đào tạo đang lấy ý kiến đóng góp của các cơ quan, tổ chức, cá nhân về dự thảo Luật Nhà giáo để hoàn thiện dự thảo. Bài được viết theo Dự thảo Luật nhà giáo lần 02 :https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/05/17/du-thao-luat-nha-giao.pdf
Thời gian giảng dạy tại trường tư thục có tính hưởng phụ cấp thâm niên nhà giáo?
Có thể thấy đối với nhà giáo đang giảng dạy, giáo dục trong các cơ sở giáo dục công và các học viện, trường, trung tâm làm nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng thuộc cơ quan nhà nước ngoài những chế độ đặc thù thì có thể kể đến là khoản phụ cấp thâm niên nhà giáo. Tuy nhiên, trường hợp trước đây có thời gian công tác trường tư thì thời gian này liệu có tính để hưởng phụ cấp. Căn cứ Điểm b Khoản 1 Điều 3 Nghị định 77/2021/NĐ-CP quy định về thời gian tính hưởng phụ cấp thâm niên như sau: Thời gian tính hưởng phụ cấp thâm niên được xác định bằng tổng các thời gian sau: - Thời gian giảng dạy, giáo dục có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc trong các cơ sở giáo dục công lập. - Thời gian giảng dạy, giáo dục có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc trong các cơ sở giáo dục ngoài công lập (đối với nhà giáo đang giảng dạy, giáo dục trong các cơ sở giáo dục công lập mà trước đây đã giảng dạy, giáo dục ở các cơ sở giáo dục ngoài công lập). - Thời gian làm việc được tính hưởng phụ cấp thâm niên, gồm: thời gian làm việc được xếp lương theo một trong các ngạch hoặc chức danh của các chuyên ngành hải quan, tòa án, kiểm sát, kiểm toán, thanh tra, thi hành án dân sự, kiểm lâm, dự trữ quốc gia, kiểm tra đảng; thời gian làm việc được tính hưởng phụ cấp thâm niên trong quân đội, công an, cơ yếu và thời gian làm việc được tính hưởng thâm niên ở ngành, nghề khác (nếu có). - Thời gian đi nghĩa vụ quân sự theo luật định mà trước khi đi nghĩa vụ quân sự đang được tính hưởng phụ cấp thâm niên nghề. Khoảng thời gian nào không được tính hưởng phụ cấp thâm niên nhà giáo? Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 3 Nghị định 77/2021/NĐ-CP thi thời gian không tính hưởng phụ cấp thâm niên nhà giáo bao gồm: - Thời gian tập sự. - Thời gian nghỉ việc riêng không hưởng lương liên tục từ 01 tháng trở lên. - Thời gian nghỉ ốm đau, thai sản vượt quá thời hạn theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội. - Thời gian đi làm chuyên gia, đi học, thực tập, công tác, khảo sát ở trong nước và ở nước ngoài vượt quá thời hạn do cơ quan có thẩm quyền quyết định. - Thời gian bị tạm đình chỉ công tác hoặc bị tạm giữ, tạm giam để phục vụ cho công tác điều tra, truy tố, xét xử. - Thời gian không làm việc khác ngoài các quy định nêu trên. Mức phụ cấp thâm niên nhà giáo có tính đóng bảo hiểm xã hội không? Căn cứ Khoản 2 Điều 4 Nghị định 77/2021/NĐ-CP quy định về mức phụ cấp thâm niên như sau: - Nhà giáo tham gia giảng dạy, giáo dục có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc đủ 5 năm (60 tháng) được tính hưởng phụ cấp thâm niên bằng 5% mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có). - Từ năm thứ sáu trở đi, mỗi năm (đủ 12 tháng) được tính thêm 1%. - Phụ cấp thâm niên được tính trả cùng kỳ lương hàng tháng và được dùng để tính đóng, hưởng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp. Do đó, thời gian giảng dạy, giáo dục có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc trong các cơ sở giáo dục ngoài công lập vẫn được tính làm thời gian tính phụ cấp thâm niên Phụ cấp thâm niên được tính trả cùng kỳ lương hàng tháng và được dùng để tính đóng, hưởng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp.
Phụ cấp dành cho nhà giáo dạy cho người khuyết tật
Giáo viên dạy học sinh khuyết tật tại các đơn vị sự nghiệp công lập hiện nay được hưởng phụ cấp như thế nào? Mức hưởng phụ cấp được quy định là bao nhiêu? 1. Quy định về điều kiện hưởng phụ cấp dành cho giáo viên dạy học sinh khuyết tật Theo quy định tại Điều 7 Nghị định 113/2015/NĐ-CP, giáo viên dạy học sinh khuyết tật được hưởng phụ cấp ưu đãi, phụ cấp trách nhiệm công việc. Trong đó, điều kiện hưởng phụ cấp dạy học sinh khuyết tật là: - Nhà giáo chuyên trách giảng dạy người khuyết tật trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập dành riêng cho người khuyết tật hoặc lớp học dành riêng cho người khuyết tật trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập. - Nhà giáo không chuyên trách giảng dạy người khuyết tật trong các lớp học dành riêng cho người khuyết tật trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập. - Nhà giáo chuyên trách giảng dạy người khuyết tật trong các lớp hòa nhập cho người khuyết tật trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập. - Nhà giáo không chuyên trách giảng dạy người khuyết tật trong các lớp hòa nhập cho người khuyết tật trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập. Tại Điều 66 Luật giáo dục 2019 quy định: - Nhà giáo làm nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục trong cơ sở giáo dục, trừ cơ sở giáo dục quy định tại điểm c khoản 1 Điều 65 Luật giáo dục 2019 - Nhà giáo giảng dạy ở cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục khác, giảng dạy trình độ sơ cấp, trung cấp gọi là giáo viên; nhà giáo giảng dạy từ trình độ cao đẳng trở lên gọi là giảng viên. => Theo đó, nhà giáo là tên gọi chung để chỉ những người làm nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục trong cơ sở giáo dục; nhà giáo bao gồm cả giáo viên, giảng viên. Giáo viên trong các trường công lập là cơ sở giáo dục dành cho người khuyết tật được gọi là nhà giáo và thuộc các trường trên sẽ được hưởng phụ cấp trách nhiệm. 2. Mức hưởng phụ cấp của giáo viên chuyên trách dạy người khuyết tật Tại Điều 8 Nghị định 113/2015/NĐ-CP, giáo viên chuyên trách dạy người khuyết tật sẽ được hưởng mức phụ cấp như sau: - Đối với giáo viên chuyên trách giảng dạy người khuyết tật trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập dành riêng cho người khuyết tật hoặc lớp học dành riêng cho người khuyết tật trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập: Mức hưởng phụ cấp trách nhiệm công việc = 0,3 x mức lương cơ sở. Mức phụ cấp ưu đãi giảng dạy người khuyết tật = 70% mức lương hiện hưởng + phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có). - Đối với giáo viên chuyên trách giảng dạy những người khuyết tật trong các lớp hòa nhập trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập: Mức hưởng phụ cấp trách nhiệm công việc = 0,2 x mức lương cơ sở. Mức phụ cấp ưu đãi giảng dạy người khuyết tật gồm có: + Mức 35% mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) áp dụng đối với lớp hòa nhập có từ 5% đến dưới 10% học viên là người khuyết tật; + Mức 40% mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) áp dụng đối với lớp hòa nhập có từ 10% đến dưới 20% học viên là người khuyết tật; + Mức 45% mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) áp dụng đối với lớp hòa nhập có từ 20% đến dưới 30% học viên là người khuyết tật; + Mức 50% mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) áp dụng đối với lớp hòa nhập có từ 30% đến dưới 40% học viên là người khuyết tật; + Mức 55% mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) áp dụng đối với lớp hòa nhập có từ 40% đến dưới 50% học viên là người khuyết tật; + Mức 60% mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) áp dụng đối với lớp hòa nhập có từ 50% đến dưới 60% học viên là người khuyết tật; + Mức 65% mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) áp dụng đối với lớp hòa nhập có từ 60% đến dưới 70% học viên là người khuyết tật. Lương cơ sở từ 01/7/2023 Tại Khoản 2 Điều 3 Nghị định 24/2023/NĐ-CP quy định tăng mức lương cơ sở lên 1,8 triệu đồng từ ngày 01/7/2023. Như vậy, giáo viên dạy học sinh khuyết tật tại các đơn vị sự nghiệp công lập được hưởng phụ cấp theo quy định tại Nghị định 113/2015/NĐ-CP và kể từ ngày 01/7/2023 thì mức hưởng phụ cấp trách nhiệm công việc của giáo viên sẽ được tăng lên dựa theo mức lương cơ sở.
Xâm phạm thân thể người học trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp có thể phạt đến 10 triệu
Ngày 26/10/2022, Chính phủ ban hành Nghị định 88/2022/NĐ-CP về quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp. Cụ thể, người nào thuộc cơ sở giáo dục nghề nghiệp có hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm, xâm phạm thân thể của người học sẽ bị xử phạt như sau: *Phạt tiền 05 triệu đồng - 10 triệu đồng đối với hành vi: - Kỷ luật người học không đúng quy định. - Xúc phạm danh dự, nhân phẩm, xâm phạm thân thể người học nhưng chưa đến mức độ bị truy cứu trách nhiệm hình sự. *Phạt tiền 10 triệu đồng - 15 triệu đồng đối với hành vi vi phạm quy định về chính sách đối với người học. Ngoài ra, còn áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc hủy bỏ quyết định kỷ luật và khôi phục quyền học tập của người học. Xin lỗi công khai người học bị xúc phạm danh dự, nhân phẩm, xâm phạm thân thể đổ, trừ trường hợp có yêu cầu không xin lỗi công khai, và thực hiện đúng chính sách đối với người học. Bên cạnh việc xử phạt hành chính hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm người học thì tại Điều 27 Nghị định 88/2022/NĐ-CP còn quy định trường hợp vi phạm quy định về kỷ luật người học; xúc phạm danh dự, nhân phẩm, xâm phạm thân thể đối với nhà giáo; vi phạm quy định về chính sách đối còn bị xử lý như sau: *Phạt tiền 05 triệu đồng - 10 triệu đồng đối với hành vi: Xúc phạm danh dự, nhân phẩm, xâm phạm thân thể nhà giáo, cán bộ quản lý, viên chức, nhân viên, người lao động trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp nhưng chưa đến mức độ bị truy cứu trách nhiệm hình sự. *Phạt tiền 10 triệu đồng - 15 triệu đồng đối với hành vi vi phạm về chính sách đối với nhà giáo. *Phạt tiền 15 triệu đồng - 20 triệu đồng đối với hành vi: - Không thực hiện đánh giá, xếp loại. - Không xây dựng kế hoạch, tổ chức đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ. - Không bố trí nhà giáo đi thực tập tại doanh nghiệp hoặc cơ quan chuyên môn theo quy định. Ngoài ra, còn buộc xin lỗi công khai người bị xúc phạm danh dự, nhân phẩm; xâm phạm thân thể đối, trừ trường hợp có yêu cầu không xin lỗi công khai. Và buộc thực hiện đúng quy định về chính sách, quy định đối với nhà giáo. Lưu ý: đối với hành xúc phạm danh dự, nhân phẩm và xâm phạm thân thể giáo viên hoặc người học thì mức phạt tiền là đối với cá nhân. Trường hợp tổ chức có cùng hành vi vi phạm thì sẽ bị xử phạt gấp 02 lần Xem thêm Nghị định 88/2022/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 12/12/2022 thay thế Nghị định 79/2015/NĐ-CP.
Nghị định 77/2021/NĐ-CP: Quy định về phụ cấp thâm niên nhà giáo từ 1/8/2021
Quy định mới về phụ cấp thâm niên nhà giáo từ 1/8/2021 - Minh họa Ngày 1/8/2021, Chính phủ ban hành Nghị định 77/2021/NĐ-CP quy định về chế độ phụ cấp thâm niên nhà giáo, Nghị định này áp dụng với các cơ sở giáo dục công lập kể từ 1/8/2021. Theo quy định mới nhà giáo tham gia giảng dạy, giáo dục có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc đủ 5 năm (60 tháng) được tính hưởng phụ cấp thâm niên bằng 5% mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có). Từ năm thứ sáu trở đi, mỗi năm (đủ 12 tháng) được tính thêm 1%. Mức phụ cấp thâm niên được tính trả cùng kỳ lương hàng tháng và được dùng để tính đóng, hưởng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp. Cụ thể, cách tính mức tiền phụ cấp thâm niên hàng tháng là: Mức tiền phụ cấp thâm niên = Hệ số lương theo chức danh nghề nghiệp viên chức cộng hệ số phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) hiện hưởng x Mức lương cơ sở do Chính phủ quy định từng thời kỳ x Mức (%) phụ cấp thâm niên được hưởng Các địa phương, cơ sở giáo dục công lập đã thực hiện chi trả chế độ phụ cấp thâm niên nhà giáo từ ngày 01 tháng 7 năm 2020 đến nay, thì tiếp tục thực hiện theo Nghị định 77. Nhà giáo đang giảng dạy trong các cơ sở giáo dục công lập vẫn giữ ngạch viên chức ngành giáo dục, đào tạo (có 2 chữ số đầu của mã số ngạch là 15) mà chưa được chuyển xếp sang chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành giáo dục, đào tạo (mã số V07), chuyên ngành giáo dục nghề nghiệp (mã số V09) thì vẫn được hưởng chế độ phụ cấp thâm niên nhà giáo theo quy định tại Nghị định 77. Chế độ phụ cấp thâm niên nhà giáo quy định tại Nghị định 77 được áp dụng từ ngày 01 tháng 7 năm 2020 cho đến khi thực hiện chính sách tiền lương mới theo quy định của Chính phủ. Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày ký ban hành và thay thế Nghị định 54/2011/NĐ-CP đã hết hiệu lực từ 1/7/2021 (cùng các văn bản hướng dẫn thi hành Nghị định 54). Tải văn bản TẠI ĐÂY để xem chi tiết Thời gian tính hưởng và thời gian không tính hưởng phụ cấp thâm niên.
Điều kiện để được phong tặng danh hiệu Nhà giáo nhân dân
Điều kiện để được phong tặng danh hiệu nhà giáo nhân dân Vừa qua 18 nhà giáo trên cả nước đã được Chủ tịch nước ký quyết định phong tặng danh hiệu "Nhà giáo nhân dân" vì có công lớn trong sự nghiệp giáo dục và đào tạo của dân tộc. Đây là danh hiệu cao quý được phong tặng cho những cá nhân có thành tích và công hiến trong sự nghiệp giáo dục. Vậy điều kiện để được phong tặng danh hiệu này như thế nào? * Đối tượng được xét tặng danh hiệu “Nhà giáo Nhân dân” - Giáo viên, giảng viên (sau đây gọi chung là nhà giáo) trực tiếp làm nhiệm vụ nuôi dạy, giảng dạy trong các cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục nghề nghiệp, giáo dục đại học, giáo dục thường xuyên, nhà trường và các cơ sở giáo dục khác. - Người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu các cơ sở giáo dục; viên chức làm nhiệm vụ quản lý tại các phòng, ban, viện, trung tâm (không có chức năng đào tạo), văn phòng thuộc các cơ sở giáo dục đại học, cơ sở giáo dục nghề nghiệp; cán bộ, công chức Phòng Giáo dục và Đào tạo, Sở Giáo dục và Đào tạo, Bộ Giáo dục và Đào tạo; công chức chuyên trách làm công tác quản lý dạy nghề Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội; cán bộ, công chức chuyên trách công tác quản lý giáo dục các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ (sau đây gọi chung là Bộ); nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục được điều động, bổ nhiệm làm cán bộ công đoàn giáo dục (sau đây gọi chung là cán bộ quản lý giáo dục); - Nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục đã nghỉ theo chế độ bảo hiểm xã hội giữa hai lần xét tặng liền kề với năm xét tặng; - Nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục đã nghỉ theo chế độ bảo hiểm xã hội tiếp tục giảng dạy, quản lý cơ hữu tại các cơ sở giáo dục ngoài công lập. *Tiêu chuẩn danh hiệu “Nhà giáo Nhân dân” Theo quy định tại Điều 8 Nghị định 27/2015/NĐ-CP thì Danh hiệu “Nhà giáo Nhân dân” được xét tặng cho các đối tượng trên đã được phong tặng danh hiệu “Nhà giáo Ưu tú” và đạt các tiêu chuẩn cụ thể sau: - Trung thành với Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa; chấp hành tốt chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước, nội quy, quy chế của cơ quan, đơn vị, tổ chức, địa phương nơi cư trú. - Có phẩm chất đạo đức tốt, tâm huyết, tận tụy với nghề, là tấm gương sáng, là nhà giáo mẫu mực, tiêu biểu, xuất sắc nhất có ảnh hưởng rộng rãi trong ngành và xã hội, được người học, đồng nghiệp và nhân dân kính trọng; đi đầu trong việc đổi mới quản lý giáo dục, phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá; quản lý, giảng dạy đạt chất lượng, hiệu quả cao. - Đã được 01 lần tặng danh hiệu “Chiến sĩ thi đua” cấp tỉnh, bộ hoặc giáo viên, giảng viên dạy giỏi cấp tỉnh, bộ; được tặng Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ trở lên (riêng đối với giáo viên mầm non, tiểu học, trung học cơ sở có 02 lần được tặng Bằng khen cấp tỉnh, bộ trở lên). - Có sáng kiến hoặc đề tài nghiên cứu khoa học được quy định cụ thể với từng đối tượng như sau: + Giáo viên mầm non, phổ thông, giáo dục thường xuyên, giáo dục nghề nghiệp trình độ sơ cấp nghề và cung cấp, trung tâm hỗ trợ giáo dục hòa nhập, trường giáo dưỡng: Chủ trì 03 sáng kiến hoặc 01 đề tài nghiên cứu khoa học đã được áp dụng có hiệu quả trong giảng dạy, giáo dục, được hội đồng sáng kiến, hội đồng khoa học cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp nghiệm thu. + Giảng viên cơ sở giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp trình độ cao đẳng, trường của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, lực lượng vũ trang nhân dân: Chủ trì 03 sáng kiến hoặc 02 đề tài nghiên cứu khoa học cấp tỉnh, bộ hoặc 02 nhánh đề tài nghiên cứu khoa học cấp quốc gia được hội đồng sáng kiến, hội đồng khoa học cấp tỉnh, bộ, cấp quốc gia nghiệm thu, được ứng dụng vào thực tiễn đem lại hiệu quả thiết thực; chủ biên 02 giáo trình hoặc chủ biên 01 giáo trình và tham gia biên soạn 02 giáo trình môn học được sử dụng trong giảng dạy, đào tạo, hoặc tác giả 01 sách chuyên khảo hoặc tác giả chính 02 sách chuyên khảo; tác giả chính 05 bài báo khoa học được đăng trên các tạp chí khoa học chuyên ngành trong nước hoặc quốc tế; Giảng viên các đại học, trường đại học, học viện, viện khoa học có đào tạo trình độ tiến sĩ đạt các tiêu chuẩn quy định tại Điểm này và hướng dẫn chính 02 nghiên cứu sinh đã bảo vệ thành công luận án tiến sĩ hoặc hướng dẫn 05 học viên cao học bảo vệ thành công luận văn thạc sĩ, bác sĩ chuyên khoa cấp II, bác sĩ nội trú. + Cán bộ quản lý giáo dục: Chủ trì 02 sáng kiến, đề tài nghiên cứu khoa học cấp tỉnh, bộ hoặc 02 nhánh đề tài nghiên cứu khoa học cấp quốc gia được hội đồng sáng kiến, hội đồng khoa học cấp tỉnh, bộ, cấp quốc gia nghiệm thu, được ứng dụng vào thực tiễn đem lại hiệu quả thiết thực hoặc tham gia soạn thảo 04 văn bản quy phạm pháp luật đã được ban hành theo quyết định phân công của người có thẩm quyền. Người đứng đầu và cấp phó người đứng đầu đạt các tiêu chuẩn quy định tại Điểm này và tập thể do cá nhân quản lý phải đạt danh hiệu Tập thể lao động xuất sắc 02 năm liền kề năm đề nghị xét tặng. - Nhà giáo có thời gian trực tiếp nuôi dạy, giảng dạy từ 20 năm trở lên. Cán bộ quản lý giáo dục có thời gian công tác trong ngành từ 25 năm trở lên, trong đó có 15 năm trở lên trực tiếp nuôi dạy, giảng dạy.
Hướng dẫn thực hiện chế độ phụ cấp thâm niên nhà giáo
Trả lời công văn 2528/BGDĐT-NGCBQLGD ngày 10/72020 của Bộ Giáo dục và Đào tạo (Bộ GD&ĐT) về việc thực hiện chế độ phụ cấp thâm niên nhà giáo, Bộ Tài chính có ý kiến trả lời bằng Công văn 8982/BTC-HCSN về việc thực hiện chế độ phụ cấp thâm niên nhà giáo như sau: Điều 76 Luật Giáo dục 2019 (có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2020) quy định về tiền lương “Nhà giáo được xếp lương phù hợp với vị trí việc làm và lao động nghề nghiệp; được ưu tiên hưởng phụ cấp đặc thù theo nghề theo quy định của Chính phủ”. Nội dung này phù hợp với quy định tại Điểm 3.1.d Mục II Nghị quyết 27-NQ/TW Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương khóa XII về cải cách chính sách tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và người lao động trong doanh nghiệp, trong đó quy định “Bãi bỏ phụ cấp thâm niên nghề (trừ quân đội, công an, cơ yếu để bảo đảm tương quan tiền lương với cán bộ, công chức), tức là bãi bỏ phụ cấp thâm niên nghề đối với lĩnh vực giáo dục - đào tạo (phụ cấp thâm niên nhà giáo). Như vậy, về nguyên tắc, từ thời điểm 1/7/2020 chế độ phụ cấp thâm niên nhà giáo quy định tại Luật Giáo dục 2009 và các văn bản có liên quan bị bãi bỏ, không còn chế độ phụ cấp thâm niên nhà giáo, Tại thời điểm hiện nay, Chính phủ đang giao các cơ quan chức năng nghiên cửu báo cáo cấp có thẩm quyền về thời điểm thực hiện chế độ tiền lượng mới theo Nghị quyết 27-NQ/TW. Bộ Tài chính đề nghị Bộ GD&ĐT cáo cáo Chính phủ trình Quốc hội cho lủi thời gian thực hiện Điều 76 Luật Giáo dục 2019 cho đến khi chế độ tiền lương mới ban hành và có hiệu lực; theo đó tiếp tục thực hiện chế độ phụ cấp thâm niên nhà giáo theo quy định tại Nghị định 54/2011/NĐ-CP về chế độ phụ cấp thâm niên đối với nhà giáo và các văn bản hướng dẫn. Xem chi tiết công văn tại file đính kèm:
Phụ cấp thâm niên nhà giáo được tình từ thời điểm nào?
Cho hỏi phụ cấp thâm niên nhà giáo tình từ thời điểm có QĐ bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp hay tính từ mốc nâng lương vậy chị?
Hướng dẫn mới về cách tính phụ cấp đối với giáo viên
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đang xây dựng thông tư hướng dẫn một số điều tại Nghị định 113/2015/NĐ-CP quy định về phụ cấp đối với nhà giáo. Tại dự thảo lần này, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã quy định cụ thể công thức tính các loại phụ cấp đối với giáo viên tại các cơ sở giáo dục trên cả nước. Đơn cử như sau: 1. Phụ cấp đặc thù đối với nhà giáo dạy tích hợp: Tiền phụ cấp đặc thù = {[Hệ số lương theo ngạch, bậc + hệ số phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) hiện hưởng] x Mức lương cơ sở}/ [Số giờ dạy định mức trong năm/12 (tháng)] x Số giờ dạy tích hợp thực tế trong tháng x 10%. Ví dụ: Bà Nguyễn Thị A là nhà giáo dạy tích hợp trong trường cao đẳng; hệ số lương hiện hưởng 4,98; mức phụ cấp thâm niên vượt khung hiện hưởng 5%; mức lương cơ sở 1.210.000 đồng; số giờ dạy định mức trong năm là 450 giờ; số giờ dạy tích hợp thực tế trong tháng là 20 giờ. Tiền phụ cấp đặc thù mà Bà Nguyễn Thị A được hưởng hàng tháng tính như sau: Tiền phụ cấp đặc thù = [(4,98 + 5% x 4,98) x 1.210.000 đồng] / [450 giờ/12 (tháng)] x 20 giờ x 10% = 337.445 đồng. 2. Phụ cấp ưu đãi đối với giáo viên dạy người khuyết tật Tiền phụ cấp ưu đãi = [Hệ số lương theo ngạch, bậc + hệ số phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) hiện hưởng] x Mức lương cơ sở x Mức phụ cấp ưu đãi được hưởng. Ví dụ 1: Ông Nguyễn Văn C Là nhà giáo chuyên trách dạy người khuyết tật trong lớp học dành riêng cho người khuyết tật thì mức phụ cấp ưu đãi được hưởng là 70%; hệ số lương hiện hưởng 3,66; mức lương cơ sở 1.210.000 đồng. Tiền phụ cấp ưu đãi mà Ông Nguyễn Văn C được hưởng hàng tháng tính như sau: Tiền phụ cấp ưu đãi = 3,66 x 1.210.000 đồng x 70% = 3.100.020 đồng. 3. Phụ cấp trách nhiệm công việc hàng tháng Tiền phụ cấp trách nhiệm công việc = (Mức phụ cấp trách nhiệm công việc được hưởng x Mức lương cơ sở) / [Số giờ dạy định mức trong năm/12 (tháng)] x Số giờ dạy người khuyết tật thực tế trong tháng. Ví dụ 1: Trường hợp Ông Nguyễn Văn Đ tại ví dụ 1 thuộc khoản 1 Điều này được hưởng phụ cấp trách nhiệm công việc mức 0,3. Tiền phụ cấp trách nhiệm công việc mà Ông Nguyễn Văn Đ được hưởng hàng tháng tính như sau: Tiền phụ cấp trách nhiệm công việc = (0,3 x 1.210.000 đồng) / [480 giờ / 12 (tháng)] x 20 giờ = 181.500 đồng Ngoài ra, dự thảo thông tư còn quy định cụ thể công thức nhiều loại phụ cấp khác đối với nhà giáo tại các cơ sở giáo dục. Chi tiết các bạn tham khảo ở file đính kèm.