Có được rút ngắn thời gian thử thách của án treo hay không?
Vừa qua, Ngọc Trinh bị tuyên án 01 năm tù nhưng được HĐXX cho hưởng án treo. Vậy án treo là gì? Khi nào được hưởng án treo? Có được rút ngắn thời gian thử thách án treo hay không? (1) Án treo là gì? Căn cứ theo Điều 1 Nghị quyết 02/2018/NQ-HĐTP được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị quyết 01/2022/NQ-HĐTP thì án treo có thể được hiểu là việc tạm thời miễn chấp hành hình phạt tù có điều kiện và được áp dụng đối với trường hợp người phạm tội vi phạm pháp luật ở mức độ ít nghiêm trọng. Toà án sẽ áp dụng án treo trong trường hợp mức án không quá 03 năm, căn cứ vào nhân thân của người phạm tội và các tình tiết giảm nhẹ, xét thấy không cần bắt họ phải chấp hành hình phạt tù. Để tránh nhầm lẫn, án treo không được xem như một hình phạt mà là một biện pháp miễn chấp hành hình phạt tù có điều kiện. Án treo cho phép người phạm tội miễn chấp hành hình phạt tù nhằm khuyến khích họ cải tạo để trở thành công dân có ích cho xã hội, đồng thời cũng cảnh cáo rằng nếu phạm tội mới trong thời gian thử thách thì họ sẽ phải chấp hành hình phạt tù được hưởng án treo của bản án trước đó. (2) Trường hợp nào được hưởng án treo? Điều 2 Nghị quyết 02/2018/NQ-HĐTP được sửa đổi bổ sung bởi Nghị quyết 01/2022/NQ-HĐTP quy định về các trường hợp được hưởng án treo như sau: - Bị xử phạt không quá 03 năm. - Người phạm tội có nhân thân tốt. - Có từ 02 tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự trở lên. Trong đó, phải có ít nhất 01 tình tiết giảm nhẹ và không có tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự được quy định tại Điều 51 và Điều 52 Bộ Luật hình sự 2015. Trong trường hợp nếu có tình tiết tăng nặng thì người phạm tội phải có số tình tiết giảm nhẹ nhiều hơn ít nhất là 02 tình tiết mới có thể được xem là thỏa điều kiện. - Có nơi cư trú rõ ràng hoặc nơi làm việc ổn định để cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giám sát, giáo dục. - Xét thấy không cần phải bắt chấp hành hình phạt tù nếu người phạm tội có khả năng tự cải tạo và việc cho họ hưởng án treo không gây nguy hiểm cho xã hội; không ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội. (3) Có được rút ngắn thời gian thử thách của án treo không? Câu trả lời là có, trường hợp người đang được hưởng án treo muốn được rút ngắn thời gian thử thách thì phải đáp ứng được những điều kiện được quy định tại Điều 89 Luật Thi hành án hình sự 2019 như sau: - Đã chấp hành được một phần hai thời gian thử thách - Trong thời gian thử thách, người được hưởng án treo chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật, các nghĩa vụ theo quy định tại Điều 87 Luật Thi hành án hình sự 2019. Đồng thời, tích cực học tập, lao động, sửa chữa lỗi lầm hoặc lập thành tích trong lao động, bảo vệ an ninh, trật tự được cơ quan nhà nước có thẩm quyền khen thưởng. - Được Ủy ban nhân dân cấp xã, cơ quan, tổ chức được giao giám sát, giáo dục người được hưởng án treo đề nghị rút ngắn thời gian thử thách bằng văn bản. Đối với trường hợp người được hưởng án treo đã được rút ngắn thời gian thử thách nhưng sau đó vi phạm nghĩa vụ được quy định tại Điều 87 Luật Thi hành án hình sự 2019 và bị Tòa án quyết định buộc người đó phải chấp hành hình phạt tù của bản án đã cho hưởng án treo thì thời gian thử thách đã được rút ngắn không được tính để trừ vào thời gian chấp hành án phạt tù. Lưu ý: - Việc rút ngắn thời gian thử thách chỉ được xét mỗi năm 01 lần, mỗi lần từ 01 tháng đến 01 năm. Trường hợp thời gian thử thách còn lại không quá 01 tháng thì có thể được rút ngắn hết thời gian thử thách còn lại. Người được hưởng án treo có thể được rút ngắn thời gian thử thách nhiều lần, nhưng phải bảo đảm thực tế đã chấp hành ba phần tư thời gian thử thách. - Trường hợp người được hưởng án treo đã được cơ quan có thẩm quyền lập hồ sơ đề nghị rút ngắn thời gian thử thách của án treo, nhưng không được Tòa án chấp nhận, nếu những lần tiếp theo mà họ có đủ điều kiện thì Ủy ban nhân dân cấp xã, cơ quan, tổ chức được giao giám sát, giáo dục người được hưởng án treo tiếp tục đề nghị rút ngắn thời gian thử thách cho họ theo quy định tại Khoản 3 Điều 8 Nghị quyết 02/2018/NĐ-HQTP. - Người được hưởng án treo lập công hoặc bị bệnh hiểm nghèo và có đủ các điều kiện quy định nêu trên thì Tòa án có thể rút ngắn hết thời gian thử thách còn lại. Về định nghĩa của các trường hợp được cho là lập công và mắc bệnh hiểm nghèo được quy định cụ thể tại Khoản 4 Điều 8 Nghị quyết 02/2018/NĐ-HQTP. Như vậy, người đang được hưởng án treo vẫn có khả năng được rút ngắn thời gian thử thách nếu như đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định.
Đạo nhái mẫu mã nhãn hiệu từ vụ Ngọc Trinh bị xử lý như nào?
Vừa qua trên mạng xã hội xảy ra những tranh cãi khi Ngọc Trinh bị chính nhãn hàng thời trang quốc tế REN tố đạo nhái thiết kế của mình mà không có bất kì sự xin phép nào. Được biết mẫu váy đó đã được Ngọc Trinh may lại dựa trên thiết kế chính từ kiểu dáng đến màu sắc của nhãn hàng gốc. Vấn đề xảy ra ở đây, có rất nhiều hãng thời trang uy tín, quy mô lớn đều đứng trước nguy cơ bị xâm phạm bản quyền, họ đầu tư rất tốn kém kể cả về nhân lực, công nghệ và dây chuyền sản xuất để cho ra các mẫu thiết kế mới. Không may mắn thay họ lại phải đối mặt thêm với việc “ăn cắp” từ các nhà may mặc sẵn nhỏ lẻ. Đạo nhái là một thuật ngữ được sử dụng phổ biến hiện nay. Thuật ngữ này nhằm ám chỉ những hành vi sao chép, sử dụng một cách trái phép các sản phẩm đã được bảo hộ quyền tác giả. Theo quy định về xử lý xâm phạm quyền tác giả tại Điều 199 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi bổ sung năm 2009, 2019) như sau: Tổ chức, cá nhân có hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của tổ chức, cá nhân khác thì tùy theo tính chất, mức độ xâm phạm, có thể bị xử lý bằng biện pháp dân sự, hành chính hoặc hình sự. Trong trường hợp cần thiết, cơ quan nhà nước có thẩm quyền có thể áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời, biện pháp kiểm soát hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu liên quan đến sở hữu trí tuệ, biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử phạt hành chính theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan. Như vậy, hành vi đạo nhái, sao chép sản phẩm trái phép là một trong những hành vi xâm phạm quyền tác giả (theo quy định tại Điều 28 Luật SHTT) và sẽ bị xử lý bằng biện pháp dân sự, hành chính hoặc hình sự tùy theo mức độ xâm phạm.
Tổng hợp ý kiến của thành viên Dân Luật về việc cấp chứng chỉ hành nghề cho nghệ sĩ
Sáng 3-6, Bộ VH-TT&DL đã tổ chức hội nghị trực tuyến (ba đầu cầu Hà Nội, Đà Nẵng, TP.HCM) để lấy ý kiến góp ý việc cấp chứng chỉ hành nghề cho nghệ sĩ, người mẫu trong lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn. Tại hội nghị, vấn đề có cần cấp chứng chỉ hay không; việc cấp chứng chỉ có khả thi, nâng cao hiệu quả quản lý hay nảy sinh thủ tục hành chính phiền hà, tệ nạn xin-cho… vẫn còn gây nhiều tranh cãi. Thành viên Dân Luật cùng tham gia đóng góp ý kiến để nghệ thuật biểu diễn đi đúng định hướng và hợp với bản sắc văn hóa Việt Nam.
Bụi đời không thể thắng...Chân dài
Thẳng tay "tuýt còi" Bụi đời Bụi đời Chợ Lớn chưa công chiếu đã bị "tuýt còi" bởi những lý do: - Khi tiến hành sản xuất mà không trình thẩm định lại kịch bản theo yêu cầu của cơ quan quản lý. - Bộ phim này vẫn tiến hành sản xuất mà không tuân thủ những yêu cầu của Hội đồng thẩm định phim cũng như thông báo ngày ra rạp khi còn chưa được cấp phép phổ biến. - Không được sự chấp nhận của trên 50% thành viên Hội đồng kiểm duyệt thông qua. Vì những lý do đó mà Bụi đời không thể ở "Chinatown" cái tên tiếng Anh mà nhà sản xuất dành cho phim mà phải lấy tên là "ChoLon" để mang bản chất tiếng Việt. Xem qua thì ta thấy có lẽ hội đồng kiểm duyệt đang thực hiện rất nghiêm túc và đúng quyền hành, trách nhiệm của mình, tuy nhiên nhìn lại thì có vẻ như, các nhà thẩm định không phân biệt được khoảng cách giữa nghệ thuật và đời sống khi cứ lặp lại kiểu lý luận “không phản ánh đúng thực trạng xã hội Việt Nam”. Đúng là Hội đồng thực hiện công việc dựa theo Nghị định54/2010/NĐ-CP đối những phim có nội dung vi phạm đặc biệt là đối với những phim có cảnh bạo lực. Một khi quyền “sinh sát” được giao cho một nhóm người mà không có những tiêu chí cụ thể thì rất dễ phát sinh tiêu cực. Nhất là khi việc thẩm định phim có đặc thù là phụ thuộc vào cảm tính. Ngại ngùng khi thấy "Chân dài" Ngay từ khi công bố thiệp mời, Đêm hội chân dài đã bị phản ánh vì những hình ảnh phản cảm. Và may thay Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch TP HCM đã phát hiện kịp thời và "yêu cầu ban tổ chức chương trình dùng biện pháp chỉnh sửa những chi tiết phản cảm trên thiệp mời. Ngoài ra chúng tôi cũng nhắc nhở thêm rằng, họ phải chú ý đến nội dung của Đêm hội chân dài 7 để tránh vi phạm thuần phong mỹ tục" - Phó giám đốc Sở Võ Trọng Nam. Và sau ngày 20/5, Sở mới tá hỏa vì phát hiện ra lời nhắc nhở của mình đã không có tác dụng khi mà nội dung trong "Đêm hội" đã vi phạm về việc quảng cáo rượu có độ cồn từ 30 độ trở lên, tự tiện thay đổi trang phục khác với trang phục đã được cơ quan có thẩm quyền duyệt và cho phép, tự tiện thay đổi nội dung chương trình trình diễn thời trang sau khi đã được cấp giấy phép. Trên cơ sở đó, Sở đã xem xét và phạt vi phạm hành chính với Đơn vị tổ chức sự kiện tổng số tiền là 35 triệu đồng theo quy định tại Điều 16 và Điều 30 Nghị định 75/2010/NĐ-CP xử phạt, vi phạm hành chính trong hoạt động văn hóa. Nhưng so với những gì thu được trong đêm diễn thì mức tiền phạt này có lẽ chỉ đáng để phủi bụi, khi mà chỉ cần thay đổi nội dung đã được kiểm duyệt là có thể tha hồ biểu diễn mà trong tay vẫn cầm giấy tờ hợp pháp. Nếu đoàn thanh tra Sở cũng "nghiêm túc" như Hội đồng thẩm định bên trên tha yvì chỉ là "nhác nhở" thì đã không xảy ra sự cố. Vậy mới nói nếu chàng "Bụi Đời" có tầm nhìn sâu hơn một chút thì đã không thua nàng "Chân dài" mưu mô. Nguồn: tham khảo từ Vnexpress và VNN
Sau thời kì đình đám với slogan “chính chủ”, Bộ GTVT đã lui về hậu trường nhường đất diễn cho các bộ khác. Đình đám nhất có lẽ là Bộ Công An với nhiều quy định, đề xuất và phát biểu gây tranh cãi. Cuối tháng 3 năm nay, dư luận xôn xao khi Bộ Công An cho phép nổ súng khi thi hành nhiệm vụ trong một dự thảo nghị định mới.Tất nhiên, quy định này vấp phải nhiều phản đối hơn là đồng tình và báo giới đã tốn khá nhiều giấy mực. Cũng trong vòng tháng 3, không đồng tình với báo chí về quy định phạt mũ bảo hiểm giả, Phó cục trưởng cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội (BCA) phát biểu “ một số phóng viên bị thiểu năng”. Cách đây mấy ngày, ông này đã chính thức lên báo xin lỗi các nhà báo. Bộ Công An và các nhà báo có lẽ là khắc tinh khi luôn đặt nhau ở thế đối đầu, cũng trong tháng 4, Thoại Kỳ, phóng viên của VTV Phú Yên bị điều tra trong vụ “Giả dạng cảnh sát giao thông để thực hiện phóng sự?”. Bộ Công An lại tiếp tục “gây khó” cho nhà báo khi đòi sửa điều 7 Luật Báo Chí. Trong khi bảo vệ nguồn tin là một yếu tố sống còn, Bộ Công An lại đề xuất báo chí phải công khai nguồn tin với các cấp điều tra. Rất nhiều người đã lên tiếng phản đối đề xuất này, từ các nhà báo kì cựu đến các quan chức. Cách đây không lâu, 1 đoạn clip được tung lên mạng, CSGT phải xin lỗi người đi đường khi phạt vi phạm giao thông không đúng luật. Và gần đây nhất, một CSGT ở Khánh Hòa bị tố ép doanh nghiệp trả tiền nhậu. Về hiện tượng, đây là những sự kiện mới được phát giác, nhưng về bản chất, nó thường trực ở mọi nơi và người dân không lấy gì làm lạ. Thêm một bộ nữa cũng “đình đám” ngang ngửa BCA là Bộ Y Tế Giải thích về vụ Y sĩ Hà Thành “ăn bớt” vaccine, ông Nguyễn Nhật Cảm, giám đốc trung tâm y tế dự phòng Hà Nội đưa ra lý do…y sĩ mệt. Đây là một giải thích mà nói theo ngôn ngữ teen là …hiểu chết liền. Tuy không nhiều xì cang đan như BCA nhưng tình trạng nhận phong bì của y, bác sĩ đang ở tình trạng báo động. Ngày 18/4 trong phiên họp với UBTVQH, bà Nguyễn Thị Kim Tiến còn đề xuất lắp camera và phạt hành chính với bác sỹ, y tá nhận phong bì. Bộ hot thứ 3 là Bộ Giáo Dục, những vấn đề của BGD thuộc dạng “biết rồi, khổ lắm, nói mãi” nên ở đây không nói thêm nữa ------------------- Để không khí thoải mái, mời các bạn xem cái chart này, ý tưởng của mình+công vẽ cat của thằng bạn kiến trúc Hot Index của các người đẹp VN trong tháng 4 và đầu tháng 5 Để trở thành một hot girl, ngoài số đo 3 vòng, các người đẹp phải hội tụ đủ các yếu tố thị phi, dù vô tình hay cố ý. Để trở thành một một hot Bộ, như phía trên đã đề cập thì phải gây xôn xao dư luận theo chiều hướng xấu, nghĩa là càng nhiều người không đồng tình và bức xúc thì Bộ Càng hot.hihi Nhưng, tương đương với độ thị phi của các Bộ liệu có thể kết luận Bộ đó bê bối nhất, tệ nhất, kém hiệu quả nhất không? Câu trả lời là không thể kết luận được Lý do để các Bộ này trở nên hot đơn giản là vì nó đang ảnh hưởng trực tiếp đến nhiều người nhất. BCA tác động trực tiếp đến người dân qua cảnh sát giao thông, ảnh hưởng đến báo chí qua điều tra,…BYT tác động trực tiếp đến người dân qua bác sỹ, y tá…Nhà trường ảnh hưởng đến học sinh, sinh viên. Ở đây phải nhấn mạnh chỗ “trực tiếp” vì tác động của nó diễn ra một cách trực quan, gần như “sờ đâu cũng thấy”. Điều này rất dễ hiểu vì tâm lý thông thường của con người chỉ phản ứng với những gì đang tác động trực tiếp đến mình. So với 2 bộ này thì các bộ như Công Thương, 4T, ngoại giao, Nông nghiệp và PTNN…bị mờ nhạt. Như vậy làm sao có thể kết luận được các bộ này xấu hay tốt khi với người dân, các bộ này hoạt động theo kiểu "anh hùng núp"?
Có được rút ngắn thời gian thử thách của án treo hay không?
Vừa qua, Ngọc Trinh bị tuyên án 01 năm tù nhưng được HĐXX cho hưởng án treo. Vậy án treo là gì? Khi nào được hưởng án treo? Có được rút ngắn thời gian thử thách án treo hay không? (1) Án treo là gì? Căn cứ theo Điều 1 Nghị quyết 02/2018/NQ-HĐTP được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị quyết 01/2022/NQ-HĐTP thì án treo có thể được hiểu là việc tạm thời miễn chấp hành hình phạt tù có điều kiện và được áp dụng đối với trường hợp người phạm tội vi phạm pháp luật ở mức độ ít nghiêm trọng. Toà án sẽ áp dụng án treo trong trường hợp mức án không quá 03 năm, căn cứ vào nhân thân của người phạm tội và các tình tiết giảm nhẹ, xét thấy không cần bắt họ phải chấp hành hình phạt tù. Để tránh nhầm lẫn, án treo không được xem như một hình phạt mà là một biện pháp miễn chấp hành hình phạt tù có điều kiện. Án treo cho phép người phạm tội miễn chấp hành hình phạt tù nhằm khuyến khích họ cải tạo để trở thành công dân có ích cho xã hội, đồng thời cũng cảnh cáo rằng nếu phạm tội mới trong thời gian thử thách thì họ sẽ phải chấp hành hình phạt tù được hưởng án treo của bản án trước đó. (2) Trường hợp nào được hưởng án treo? Điều 2 Nghị quyết 02/2018/NQ-HĐTP được sửa đổi bổ sung bởi Nghị quyết 01/2022/NQ-HĐTP quy định về các trường hợp được hưởng án treo như sau: - Bị xử phạt không quá 03 năm. - Người phạm tội có nhân thân tốt. - Có từ 02 tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự trở lên. Trong đó, phải có ít nhất 01 tình tiết giảm nhẹ và không có tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự được quy định tại Điều 51 và Điều 52 Bộ Luật hình sự 2015. Trong trường hợp nếu có tình tiết tăng nặng thì người phạm tội phải có số tình tiết giảm nhẹ nhiều hơn ít nhất là 02 tình tiết mới có thể được xem là thỏa điều kiện. - Có nơi cư trú rõ ràng hoặc nơi làm việc ổn định để cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giám sát, giáo dục. - Xét thấy không cần phải bắt chấp hành hình phạt tù nếu người phạm tội có khả năng tự cải tạo và việc cho họ hưởng án treo không gây nguy hiểm cho xã hội; không ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội. (3) Có được rút ngắn thời gian thử thách của án treo không? Câu trả lời là có, trường hợp người đang được hưởng án treo muốn được rút ngắn thời gian thử thách thì phải đáp ứng được những điều kiện được quy định tại Điều 89 Luật Thi hành án hình sự 2019 như sau: - Đã chấp hành được một phần hai thời gian thử thách - Trong thời gian thử thách, người được hưởng án treo chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật, các nghĩa vụ theo quy định tại Điều 87 Luật Thi hành án hình sự 2019. Đồng thời, tích cực học tập, lao động, sửa chữa lỗi lầm hoặc lập thành tích trong lao động, bảo vệ an ninh, trật tự được cơ quan nhà nước có thẩm quyền khen thưởng. - Được Ủy ban nhân dân cấp xã, cơ quan, tổ chức được giao giám sát, giáo dục người được hưởng án treo đề nghị rút ngắn thời gian thử thách bằng văn bản. Đối với trường hợp người được hưởng án treo đã được rút ngắn thời gian thử thách nhưng sau đó vi phạm nghĩa vụ được quy định tại Điều 87 Luật Thi hành án hình sự 2019 và bị Tòa án quyết định buộc người đó phải chấp hành hình phạt tù của bản án đã cho hưởng án treo thì thời gian thử thách đã được rút ngắn không được tính để trừ vào thời gian chấp hành án phạt tù. Lưu ý: - Việc rút ngắn thời gian thử thách chỉ được xét mỗi năm 01 lần, mỗi lần từ 01 tháng đến 01 năm. Trường hợp thời gian thử thách còn lại không quá 01 tháng thì có thể được rút ngắn hết thời gian thử thách còn lại. Người được hưởng án treo có thể được rút ngắn thời gian thử thách nhiều lần, nhưng phải bảo đảm thực tế đã chấp hành ba phần tư thời gian thử thách. - Trường hợp người được hưởng án treo đã được cơ quan có thẩm quyền lập hồ sơ đề nghị rút ngắn thời gian thử thách của án treo, nhưng không được Tòa án chấp nhận, nếu những lần tiếp theo mà họ có đủ điều kiện thì Ủy ban nhân dân cấp xã, cơ quan, tổ chức được giao giám sát, giáo dục người được hưởng án treo tiếp tục đề nghị rút ngắn thời gian thử thách cho họ theo quy định tại Khoản 3 Điều 8 Nghị quyết 02/2018/NĐ-HQTP. - Người được hưởng án treo lập công hoặc bị bệnh hiểm nghèo và có đủ các điều kiện quy định nêu trên thì Tòa án có thể rút ngắn hết thời gian thử thách còn lại. Về định nghĩa của các trường hợp được cho là lập công và mắc bệnh hiểm nghèo được quy định cụ thể tại Khoản 4 Điều 8 Nghị quyết 02/2018/NĐ-HQTP. Như vậy, người đang được hưởng án treo vẫn có khả năng được rút ngắn thời gian thử thách nếu như đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định.
Đạo nhái mẫu mã nhãn hiệu từ vụ Ngọc Trinh bị xử lý như nào?
Vừa qua trên mạng xã hội xảy ra những tranh cãi khi Ngọc Trinh bị chính nhãn hàng thời trang quốc tế REN tố đạo nhái thiết kế của mình mà không có bất kì sự xin phép nào. Được biết mẫu váy đó đã được Ngọc Trinh may lại dựa trên thiết kế chính từ kiểu dáng đến màu sắc của nhãn hàng gốc. Vấn đề xảy ra ở đây, có rất nhiều hãng thời trang uy tín, quy mô lớn đều đứng trước nguy cơ bị xâm phạm bản quyền, họ đầu tư rất tốn kém kể cả về nhân lực, công nghệ và dây chuyền sản xuất để cho ra các mẫu thiết kế mới. Không may mắn thay họ lại phải đối mặt thêm với việc “ăn cắp” từ các nhà may mặc sẵn nhỏ lẻ. Đạo nhái là một thuật ngữ được sử dụng phổ biến hiện nay. Thuật ngữ này nhằm ám chỉ những hành vi sao chép, sử dụng một cách trái phép các sản phẩm đã được bảo hộ quyền tác giả. Theo quy định về xử lý xâm phạm quyền tác giả tại Điều 199 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi bổ sung năm 2009, 2019) như sau: Tổ chức, cá nhân có hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của tổ chức, cá nhân khác thì tùy theo tính chất, mức độ xâm phạm, có thể bị xử lý bằng biện pháp dân sự, hành chính hoặc hình sự. Trong trường hợp cần thiết, cơ quan nhà nước có thẩm quyền có thể áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời, biện pháp kiểm soát hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu liên quan đến sở hữu trí tuệ, biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử phạt hành chính theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan. Như vậy, hành vi đạo nhái, sao chép sản phẩm trái phép là một trong những hành vi xâm phạm quyền tác giả (theo quy định tại Điều 28 Luật SHTT) và sẽ bị xử lý bằng biện pháp dân sự, hành chính hoặc hình sự tùy theo mức độ xâm phạm.
Tổng hợp ý kiến của thành viên Dân Luật về việc cấp chứng chỉ hành nghề cho nghệ sĩ
Sáng 3-6, Bộ VH-TT&DL đã tổ chức hội nghị trực tuyến (ba đầu cầu Hà Nội, Đà Nẵng, TP.HCM) để lấy ý kiến góp ý việc cấp chứng chỉ hành nghề cho nghệ sĩ, người mẫu trong lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn. Tại hội nghị, vấn đề có cần cấp chứng chỉ hay không; việc cấp chứng chỉ có khả thi, nâng cao hiệu quả quản lý hay nảy sinh thủ tục hành chính phiền hà, tệ nạn xin-cho… vẫn còn gây nhiều tranh cãi. Thành viên Dân Luật cùng tham gia đóng góp ý kiến để nghệ thuật biểu diễn đi đúng định hướng và hợp với bản sắc văn hóa Việt Nam.
Bụi đời không thể thắng...Chân dài
Thẳng tay "tuýt còi" Bụi đời Bụi đời Chợ Lớn chưa công chiếu đã bị "tuýt còi" bởi những lý do: - Khi tiến hành sản xuất mà không trình thẩm định lại kịch bản theo yêu cầu của cơ quan quản lý. - Bộ phim này vẫn tiến hành sản xuất mà không tuân thủ những yêu cầu của Hội đồng thẩm định phim cũng như thông báo ngày ra rạp khi còn chưa được cấp phép phổ biến. - Không được sự chấp nhận của trên 50% thành viên Hội đồng kiểm duyệt thông qua. Vì những lý do đó mà Bụi đời không thể ở "Chinatown" cái tên tiếng Anh mà nhà sản xuất dành cho phim mà phải lấy tên là "ChoLon" để mang bản chất tiếng Việt. Xem qua thì ta thấy có lẽ hội đồng kiểm duyệt đang thực hiện rất nghiêm túc và đúng quyền hành, trách nhiệm của mình, tuy nhiên nhìn lại thì có vẻ như, các nhà thẩm định không phân biệt được khoảng cách giữa nghệ thuật và đời sống khi cứ lặp lại kiểu lý luận “không phản ánh đúng thực trạng xã hội Việt Nam”. Đúng là Hội đồng thực hiện công việc dựa theo Nghị định54/2010/NĐ-CP đối những phim có nội dung vi phạm đặc biệt là đối với những phim có cảnh bạo lực. Một khi quyền “sinh sát” được giao cho một nhóm người mà không có những tiêu chí cụ thể thì rất dễ phát sinh tiêu cực. Nhất là khi việc thẩm định phim có đặc thù là phụ thuộc vào cảm tính. Ngại ngùng khi thấy "Chân dài" Ngay từ khi công bố thiệp mời, Đêm hội chân dài đã bị phản ánh vì những hình ảnh phản cảm. Và may thay Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch TP HCM đã phát hiện kịp thời và "yêu cầu ban tổ chức chương trình dùng biện pháp chỉnh sửa những chi tiết phản cảm trên thiệp mời. Ngoài ra chúng tôi cũng nhắc nhở thêm rằng, họ phải chú ý đến nội dung của Đêm hội chân dài 7 để tránh vi phạm thuần phong mỹ tục" - Phó giám đốc Sở Võ Trọng Nam. Và sau ngày 20/5, Sở mới tá hỏa vì phát hiện ra lời nhắc nhở của mình đã không có tác dụng khi mà nội dung trong "Đêm hội" đã vi phạm về việc quảng cáo rượu có độ cồn từ 30 độ trở lên, tự tiện thay đổi trang phục khác với trang phục đã được cơ quan có thẩm quyền duyệt và cho phép, tự tiện thay đổi nội dung chương trình trình diễn thời trang sau khi đã được cấp giấy phép. Trên cơ sở đó, Sở đã xem xét và phạt vi phạm hành chính với Đơn vị tổ chức sự kiện tổng số tiền là 35 triệu đồng theo quy định tại Điều 16 và Điều 30 Nghị định 75/2010/NĐ-CP xử phạt, vi phạm hành chính trong hoạt động văn hóa. Nhưng so với những gì thu được trong đêm diễn thì mức tiền phạt này có lẽ chỉ đáng để phủi bụi, khi mà chỉ cần thay đổi nội dung đã được kiểm duyệt là có thể tha hồ biểu diễn mà trong tay vẫn cầm giấy tờ hợp pháp. Nếu đoàn thanh tra Sở cũng "nghiêm túc" như Hội đồng thẩm định bên trên tha yvì chỉ là "nhác nhở" thì đã không xảy ra sự cố. Vậy mới nói nếu chàng "Bụi Đời" có tầm nhìn sâu hơn một chút thì đã không thua nàng "Chân dài" mưu mô. Nguồn: tham khảo từ Vnexpress và VNN
Sau thời kì đình đám với slogan “chính chủ”, Bộ GTVT đã lui về hậu trường nhường đất diễn cho các bộ khác. Đình đám nhất có lẽ là Bộ Công An với nhiều quy định, đề xuất và phát biểu gây tranh cãi. Cuối tháng 3 năm nay, dư luận xôn xao khi Bộ Công An cho phép nổ súng khi thi hành nhiệm vụ trong một dự thảo nghị định mới.Tất nhiên, quy định này vấp phải nhiều phản đối hơn là đồng tình và báo giới đã tốn khá nhiều giấy mực. Cũng trong vòng tháng 3, không đồng tình với báo chí về quy định phạt mũ bảo hiểm giả, Phó cục trưởng cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội (BCA) phát biểu “ một số phóng viên bị thiểu năng”. Cách đây mấy ngày, ông này đã chính thức lên báo xin lỗi các nhà báo. Bộ Công An và các nhà báo có lẽ là khắc tinh khi luôn đặt nhau ở thế đối đầu, cũng trong tháng 4, Thoại Kỳ, phóng viên của VTV Phú Yên bị điều tra trong vụ “Giả dạng cảnh sát giao thông để thực hiện phóng sự?”. Bộ Công An lại tiếp tục “gây khó” cho nhà báo khi đòi sửa điều 7 Luật Báo Chí. Trong khi bảo vệ nguồn tin là một yếu tố sống còn, Bộ Công An lại đề xuất báo chí phải công khai nguồn tin với các cấp điều tra. Rất nhiều người đã lên tiếng phản đối đề xuất này, từ các nhà báo kì cựu đến các quan chức. Cách đây không lâu, 1 đoạn clip được tung lên mạng, CSGT phải xin lỗi người đi đường khi phạt vi phạm giao thông không đúng luật. Và gần đây nhất, một CSGT ở Khánh Hòa bị tố ép doanh nghiệp trả tiền nhậu. Về hiện tượng, đây là những sự kiện mới được phát giác, nhưng về bản chất, nó thường trực ở mọi nơi và người dân không lấy gì làm lạ. Thêm một bộ nữa cũng “đình đám” ngang ngửa BCA là Bộ Y Tế Giải thích về vụ Y sĩ Hà Thành “ăn bớt” vaccine, ông Nguyễn Nhật Cảm, giám đốc trung tâm y tế dự phòng Hà Nội đưa ra lý do…y sĩ mệt. Đây là một giải thích mà nói theo ngôn ngữ teen là …hiểu chết liền. Tuy không nhiều xì cang đan như BCA nhưng tình trạng nhận phong bì của y, bác sĩ đang ở tình trạng báo động. Ngày 18/4 trong phiên họp với UBTVQH, bà Nguyễn Thị Kim Tiến còn đề xuất lắp camera và phạt hành chính với bác sỹ, y tá nhận phong bì. Bộ hot thứ 3 là Bộ Giáo Dục, những vấn đề của BGD thuộc dạng “biết rồi, khổ lắm, nói mãi” nên ở đây không nói thêm nữa ------------------- Để không khí thoải mái, mời các bạn xem cái chart này, ý tưởng của mình+công vẽ cat của thằng bạn kiến trúc Hot Index của các người đẹp VN trong tháng 4 và đầu tháng 5 Để trở thành một hot girl, ngoài số đo 3 vòng, các người đẹp phải hội tụ đủ các yếu tố thị phi, dù vô tình hay cố ý. Để trở thành một một hot Bộ, như phía trên đã đề cập thì phải gây xôn xao dư luận theo chiều hướng xấu, nghĩa là càng nhiều người không đồng tình và bức xúc thì Bộ Càng hot.hihi Nhưng, tương đương với độ thị phi của các Bộ liệu có thể kết luận Bộ đó bê bối nhất, tệ nhất, kém hiệu quả nhất không? Câu trả lời là không thể kết luận được Lý do để các Bộ này trở nên hot đơn giản là vì nó đang ảnh hưởng trực tiếp đến nhiều người nhất. BCA tác động trực tiếp đến người dân qua cảnh sát giao thông, ảnh hưởng đến báo chí qua điều tra,…BYT tác động trực tiếp đến người dân qua bác sỹ, y tá…Nhà trường ảnh hưởng đến học sinh, sinh viên. Ở đây phải nhấn mạnh chỗ “trực tiếp” vì tác động của nó diễn ra một cách trực quan, gần như “sờ đâu cũng thấy”. Điều này rất dễ hiểu vì tâm lý thông thường của con người chỉ phản ứng với những gì đang tác động trực tiếp đến mình. So với 2 bộ này thì các bộ như Công Thương, 4T, ngoại giao, Nông nghiệp và PTNN…bị mờ nhạt. Như vậy làm sao có thể kết luận được các bộ này xấu hay tốt khi với người dân, các bộ này hoạt động theo kiểu "anh hùng núp"?