Hết hợp đồng, chủ trọ có được được vứt đồ của người thuê trọ không dọn đi không?
Khi hết hạn hợp đồng, người cho thuê lấy lại trọ, bên thuê chầy ì không đến dọn hết đồ đạc đi, chủ nhà có thể vứt đồ của bên thuê đi không và có phát sinh hậu quả pháp lý có thể phát sinh khi chủ nhà thực hiện việc này trên không? Hợp đồng cho thuê nhà là một trong những văn bản quan trọng thể hiện ý chí, sự thỏa thuận giữa người đi thuê nhà và người cho thuê nhà về: Mục đích cho thuê nhà là để ở, kinh doanh,.. giá thuê nhà, thời hạn thanh toán tiền thuê nhà, nghĩa vụ cải tạo, sửa sang nhà ở... và các vấn đề khác do hai bên tự nguyện thỏa thuận trong hợp đồng thuê nhà. 1. Các trường hợp chấm dứt hợp đồng thuê nhà ở Hợp đồng thuê nhà ở chấm dứt khi hợp đồng hết hạn theo thỏa thuận trong hợp đồng, theo Điều 131 Luật Nhà ở 2014, các trường hợp chấm dứt hợp đồng thuê nhà ở + Hợp đồng thuê nhà ở hết hạn; trường hợp trong hợp đồng không xác định thời hạn thì hợp đồng chấm dứt sau 90 ngày, kể từ ngày bên cho thuê nhà ở thông báo cho bên thuê nhà ở biết việc chấm dứt hợp đồng; + Hai bên thỏa thuận chấm dứt hợp đồng; + Nhà ở cho thuê không còn; + Bên thuê nhà ở chết hoặc có tuyên bố mất tích của Tòa án mà khi chết, mất tích không có ai đang cùng chung sống; + Nhà ở cho thuê bị hư hỏng nặng, có nguy cơ sập đổ hoặc thuộc khu vực đã có quyết định thu hồi đất, giải tỏa nhà ở hoặc có quyết định phá dỡ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; nhà ở cho thuê thuộc diện bị Nhà nước trưng mua, trưng dụng để sử dụng vào các mục đích khác. + Bên cho thuê phải thông báo bằng văn bản cho bên thuê biết trước 30 ngày về việc chấm dứt hợp đồng thuê nhà ở quy định tại điểm này, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác; +Đơn phương chấm dứt hợp đồng thuê nhà ở. 2. Hậu quả pháp lý khi bên thuê chậm trả nhà thuê khi hết hợp đồng Theo Điều 482 Bộ luật Dân sự 2015 về việc trả lại tài sản thuê thì khi bên thuê chậm trả nhà thuê thì bên cho thuê có quyền yêu cầu bên thuê trả lại nhà, trả tiền thuê trong thời gian chậm trả và phải bồi thường thiệt hại. Hành vi đến thời điểm trả lại tài sản do thuê tài sản của người khác mặc dù có điều kiện, khả năng nhưng cố tình không trả theo điểm d khoản 1 điều 15 Nghị định 144/2021/NĐ-CP phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng. Trong trường hợp bên cho thuê đã yêu cầu nhưng bên thuê vẫn cố tình không bàn giao lại nhà và tiếp tục sử dụng nhà thuê thì đây là hành vi sử dụng trái phép tài sản của người khác. Nếu đã bị xử phạt hành chính nhưng bên thuê tiếp tục chây ì, không bàn giao nhà cho chủ sở hữu, thì bên cho thuê có quyền tố cáo ra cơ quan công an có thẩm quyền về tội “sử dụng trái phép tài sản của người khác” theo điều 177 Bộ luật Hình sự 2015 Ngoài ra, bên thuê phải trả tiền phạt vi phạm do chậm trả tài sản thuê, nếu có thỏa thuận và phải chịu rủi ro xảy ra đối với tài sản thuê (nhà ở) trong thời gian chậm trả. Theo quy định của pháp luật hiện hành, không có quy định nào của pháp luật quy định về việc cho phép bên cho thuê được vứt bỏ đồ đạc, tài sản của bên thuê nhà ra đường, hoặc niêm phong nhà, ngay cả trong trường hợp bên thuê nhà vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ, hoặc đã hết hạn hợp đồng.
Đăng ký tạm trú là nghĩa vụ của người cho thuê trọ hay người thuê trọ?
Với tốc độ đô thị hóa ngày càng nhanh, nhu cầu lên thành phố để lao động, học tập ngày càng nhiều. Chính vì vậy mà nhu cầu thuê nhà trọ tại các thành phố lớn ngày một tăng cao. Cùng với đó sẽ phát sinh ra các vấn đề pháp lý liên quan đến cư trú, cụ thể là việc đăng ký tạm trú. Nghĩa vụ đăng ký tạm trú Đăng ký tạm trú là việc công dân khai báo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền về khu vực tạm trú của mình. Theo Luật Cư trú 2020, công dân đến sinh sống tại chỗ ở hợp pháp ngoài phạm vi đơn vị hành chính cấp xã nơi đã đăng ký thường trú để lao động, học tập hoặc vì mục đích khác từ 30 ngày trở lên thì phải thực hiện đăng ký tạm trú. Qua quy định trên có thể thấy, đăng ký tạm trụ là nghĩa vụ của người thuê trọ phải thực hiện khi thuê trọ. Trong quy định trên không đặt ra nghĩa vụ đăng ký tạm trú đối với người cho thuê trọ, tuy nhiên tại Điều 8 Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định mức xử phạt đối với vi phạm về đăng ký và quản lý cư trú, theo đó cá nhân, hộ gia đình, tức người thuê trọ, không thực hiện đúng quy định về đăng ký tạm trú sẽ bị phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng. Đối với người cho thuê trọ sẽ bị phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng về việc cơ sở kinh doanh lưu trú không thực hiện việc thông báo lưu trú với cơ quan công an theo quy định khi có người đến lưu trú. Như vậy, nếu người cho thuê trọ không thực hiện đăng ký tạm trú cho người thuê trọ sẽ bị xử phạt theo hình thức không thông báo lưu trú. Mặc dù không có quy định cụ thể về việc người cho thuê phải thực hiện đăng ký tạm trú cho người thuê, nhưng người cho thuê vẫn bị ràng buộc về nghĩa vụ đó. Do vậy, cả chủ trọ và người cho thuê sẽ đều bị xử phạt nếu không thực hiện thủ tục đăng ký tạm trú cho người thuê trọ. Thủ tục đăng ký tạm trú Theo Luật Cư trú 2020, để thực hiện đăng ký tạm trú, người đăng ký tạm trú cần chuẩn bị hồ sơ bao gồm: (1) Tờ khai thay đổi thông tin cư trú (đối với người đăng ký tạm trú là người chưa thành niên thì trong tờ khai phải ghi rõ ý kiến đồng ý của cha, mẹ hoặc người giám hộ, trừ trường hợp đã có ý kiến đồng ý bằng văn bản). (2) Giấy tờ chứng minh chỗ ở hợp pháp (trừ trường hợp được chủ hộ có sổ hộ khẩu hoặc sổ tạm trú đồng ý cho đăng ký tạm trú thì không cần xuất trình giấy tờ, tài liệu chứng minh chỗ ở hợp pháp). Sau khi chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, người đăng ký đến Công an phường, xã, thị trấn nơi tạm trú để nộp. Cán bộ sẽ tiếp nhận và đối chiếu với các quy định của pháp luật về luật cư trú. Hồ sơ không đủ điều kiện sẽ không được tiếp nhận, được trả lời bằng văn bản cho công dân lý do không tiếp nhận. Nếu hồ sơ được tiếp nhận thì trong khoảng thời gian 03 ngày sổ tạm trú sẽ được cấp. Từ những quy định trên có thể thấy, đăng ký tạm trú là nghĩa vụ của người thuê trọ và người cho thuê trọ. Vì vậy, cả người thuê và người cho thuê cần nắm được quy định pháp luật để hoàn thành đúng quyền và nghĩa vụ của mình.
E xin chào.xin cho e hỏi vài ý kiền E kinh doanh nhà trọ, có ng thuê phòng trọ nhưng nói chỉ thuê 1 tháng.đưa tiền của tháng đó.rồi để dọn đồ đạc vào và hẹn 3 ngày nữa đưa cmnd với vào ở. Nhưng đã 3 tháng k thấy ng này đâu mà tiền nhtro cũng k đóng, cũng k đt cho hay hay báo tin cho chủ nhtro bt. Rồi e có lấy đồ của ng này đem bán (2 tủ lanh,bếp từ) tổng cộng là 3t4.g qua 3 tháng thì ng này xuống đòi đóng tiền nhtro và lấy đồ về. Trong khi đó e đã lấy đồ bán. Vậy e phải làm sao để 2 bên thỏa mãn.ng tro đòi kiện e ra tòa.và khu phố có mời lên giảng hòa.nhưng bên kia đòi lấy 4t mà k chịu trả tiền thuê phòng( họ chỉ nói phần đúng).. Xin cho e ý kiến sớm .xin cám ơn.
Hết hợp đồng, chủ trọ có được được vứt đồ của người thuê trọ không dọn đi không?
Khi hết hạn hợp đồng, người cho thuê lấy lại trọ, bên thuê chầy ì không đến dọn hết đồ đạc đi, chủ nhà có thể vứt đồ của bên thuê đi không và có phát sinh hậu quả pháp lý có thể phát sinh khi chủ nhà thực hiện việc này trên không? Hợp đồng cho thuê nhà là một trong những văn bản quan trọng thể hiện ý chí, sự thỏa thuận giữa người đi thuê nhà và người cho thuê nhà về: Mục đích cho thuê nhà là để ở, kinh doanh,.. giá thuê nhà, thời hạn thanh toán tiền thuê nhà, nghĩa vụ cải tạo, sửa sang nhà ở... và các vấn đề khác do hai bên tự nguyện thỏa thuận trong hợp đồng thuê nhà. 1. Các trường hợp chấm dứt hợp đồng thuê nhà ở Hợp đồng thuê nhà ở chấm dứt khi hợp đồng hết hạn theo thỏa thuận trong hợp đồng, theo Điều 131 Luật Nhà ở 2014, các trường hợp chấm dứt hợp đồng thuê nhà ở + Hợp đồng thuê nhà ở hết hạn; trường hợp trong hợp đồng không xác định thời hạn thì hợp đồng chấm dứt sau 90 ngày, kể từ ngày bên cho thuê nhà ở thông báo cho bên thuê nhà ở biết việc chấm dứt hợp đồng; + Hai bên thỏa thuận chấm dứt hợp đồng; + Nhà ở cho thuê không còn; + Bên thuê nhà ở chết hoặc có tuyên bố mất tích của Tòa án mà khi chết, mất tích không có ai đang cùng chung sống; + Nhà ở cho thuê bị hư hỏng nặng, có nguy cơ sập đổ hoặc thuộc khu vực đã có quyết định thu hồi đất, giải tỏa nhà ở hoặc có quyết định phá dỡ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; nhà ở cho thuê thuộc diện bị Nhà nước trưng mua, trưng dụng để sử dụng vào các mục đích khác. + Bên cho thuê phải thông báo bằng văn bản cho bên thuê biết trước 30 ngày về việc chấm dứt hợp đồng thuê nhà ở quy định tại điểm này, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác; +Đơn phương chấm dứt hợp đồng thuê nhà ở. 2. Hậu quả pháp lý khi bên thuê chậm trả nhà thuê khi hết hợp đồng Theo Điều 482 Bộ luật Dân sự 2015 về việc trả lại tài sản thuê thì khi bên thuê chậm trả nhà thuê thì bên cho thuê có quyền yêu cầu bên thuê trả lại nhà, trả tiền thuê trong thời gian chậm trả và phải bồi thường thiệt hại. Hành vi đến thời điểm trả lại tài sản do thuê tài sản của người khác mặc dù có điều kiện, khả năng nhưng cố tình không trả theo điểm d khoản 1 điều 15 Nghị định 144/2021/NĐ-CP phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng. Trong trường hợp bên cho thuê đã yêu cầu nhưng bên thuê vẫn cố tình không bàn giao lại nhà và tiếp tục sử dụng nhà thuê thì đây là hành vi sử dụng trái phép tài sản của người khác. Nếu đã bị xử phạt hành chính nhưng bên thuê tiếp tục chây ì, không bàn giao nhà cho chủ sở hữu, thì bên cho thuê có quyền tố cáo ra cơ quan công an có thẩm quyền về tội “sử dụng trái phép tài sản của người khác” theo điều 177 Bộ luật Hình sự 2015 Ngoài ra, bên thuê phải trả tiền phạt vi phạm do chậm trả tài sản thuê, nếu có thỏa thuận và phải chịu rủi ro xảy ra đối với tài sản thuê (nhà ở) trong thời gian chậm trả. Theo quy định của pháp luật hiện hành, không có quy định nào của pháp luật quy định về việc cho phép bên cho thuê được vứt bỏ đồ đạc, tài sản của bên thuê nhà ra đường, hoặc niêm phong nhà, ngay cả trong trường hợp bên thuê nhà vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ, hoặc đã hết hạn hợp đồng.
Đăng ký tạm trú là nghĩa vụ của người cho thuê trọ hay người thuê trọ?
Với tốc độ đô thị hóa ngày càng nhanh, nhu cầu lên thành phố để lao động, học tập ngày càng nhiều. Chính vì vậy mà nhu cầu thuê nhà trọ tại các thành phố lớn ngày một tăng cao. Cùng với đó sẽ phát sinh ra các vấn đề pháp lý liên quan đến cư trú, cụ thể là việc đăng ký tạm trú. Nghĩa vụ đăng ký tạm trú Đăng ký tạm trú là việc công dân khai báo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền về khu vực tạm trú của mình. Theo Luật Cư trú 2020, công dân đến sinh sống tại chỗ ở hợp pháp ngoài phạm vi đơn vị hành chính cấp xã nơi đã đăng ký thường trú để lao động, học tập hoặc vì mục đích khác từ 30 ngày trở lên thì phải thực hiện đăng ký tạm trú. Qua quy định trên có thể thấy, đăng ký tạm trụ là nghĩa vụ của người thuê trọ phải thực hiện khi thuê trọ. Trong quy định trên không đặt ra nghĩa vụ đăng ký tạm trú đối với người cho thuê trọ, tuy nhiên tại Điều 8 Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định mức xử phạt đối với vi phạm về đăng ký và quản lý cư trú, theo đó cá nhân, hộ gia đình, tức người thuê trọ, không thực hiện đúng quy định về đăng ký tạm trú sẽ bị phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng. Đối với người cho thuê trọ sẽ bị phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng về việc cơ sở kinh doanh lưu trú không thực hiện việc thông báo lưu trú với cơ quan công an theo quy định khi có người đến lưu trú. Như vậy, nếu người cho thuê trọ không thực hiện đăng ký tạm trú cho người thuê trọ sẽ bị xử phạt theo hình thức không thông báo lưu trú. Mặc dù không có quy định cụ thể về việc người cho thuê phải thực hiện đăng ký tạm trú cho người thuê, nhưng người cho thuê vẫn bị ràng buộc về nghĩa vụ đó. Do vậy, cả chủ trọ và người cho thuê sẽ đều bị xử phạt nếu không thực hiện thủ tục đăng ký tạm trú cho người thuê trọ. Thủ tục đăng ký tạm trú Theo Luật Cư trú 2020, để thực hiện đăng ký tạm trú, người đăng ký tạm trú cần chuẩn bị hồ sơ bao gồm: (1) Tờ khai thay đổi thông tin cư trú (đối với người đăng ký tạm trú là người chưa thành niên thì trong tờ khai phải ghi rõ ý kiến đồng ý của cha, mẹ hoặc người giám hộ, trừ trường hợp đã có ý kiến đồng ý bằng văn bản). (2) Giấy tờ chứng minh chỗ ở hợp pháp (trừ trường hợp được chủ hộ có sổ hộ khẩu hoặc sổ tạm trú đồng ý cho đăng ký tạm trú thì không cần xuất trình giấy tờ, tài liệu chứng minh chỗ ở hợp pháp). Sau khi chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, người đăng ký đến Công an phường, xã, thị trấn nơi tạm trú để nộp. Cán bộ sẽ tiếp nhận và đối chiếu với các quy định của pháp luật về luật cư trú. Hồ sơ không đủ điều kiện sẽ không được tiếp nhận, được trả lời bằng văn bản cho công dân lý do không tiếp nhận. Nếu hồ sơ được tiếp nhận thì trong khoảng thời gian 03 ngày sổ tạm trú sẽ được cấp. Từ những quy định trên có thể thấy, đăng ký tạm trú là nghĩa vụ của người thuê trọ và người cho thuê trọ. Vì vậy, cả người thuê và người cho thuê cần nắm được quy định pháp luật để hoàn thành đúng quyền và nghĩa vụ của mình.
E xin chào.xin cho e hỏi vài ý kiền E kinh doanh nhà trọ, có ng thuê phòng trọ nhưng nói chỉ thuê 1 tháng.đưa tiền của tháng đó.rồi để dọn đồ đạc vào và hẹn 3 ngày nữa đưa cmnd với vào ở. Nhưng đã 3 tháng k thấy ng này đâu mà tiền nhtro cũng k đóng, cũng k đt cho hay hay báo tin cho chủ nhtro bt. Rồi e có lấy đồ của ng này đem bán (2 tủ lanh,bếp từ) tổng cộng là 3t4.g qua 3 tháng thì ng này xuống đòi đóng tiền nhtro và lấy đồ về. Trong khi đó e đã lấy đồ bán. Vậy e phải làm sao để 2 bên thỏa mãn.ng tro đòi kiện e ra tòa.và khu phố có mời lên giảng hòa.nhưng bên kia đòi lấy 4t mà k chịu trả tiền thuê phòng( họ chỉ nói phần đúng).. Xin cho e ý kiến sớm .xin cám ơn.