Người nộp đơn đăng ký sở hữu công nghiệp là ai? Trách nhiệm của người nộp đơn là gì?
Người nộp đơn đăng ký sở hữu công nghiệp là ai? Trách nhiệm của người nộp đơn là gì? Người nộp đơn đăng ký sở hữu công nghiệp có phải nộp phí, lệ phí sở hữu công nghiệp không? Người nộp đơn đăng ký sở hữu công nghiệp là ai? Đối chiếu với quy định tại khoản 1 Điều 3 Thông tư 23/2023/TT-BKHCN thì: Người nộp đơn đăng ký sở hữu công nghiệp (sau đây gọi là “người nộp đơn”) là tổ chức, cá nhân nộp đơn đăng ký sáng chế, thiết kế bố trí, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý. Khi văn bằng bảo hộ sáng chế, thiết kế bố trí, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu được cấp, người nộp đơn được ghi nhận là chủ văn bằng bảo hộ. Khi văn bằng bảo hộ chỉ dẫn địa lý được cấp, người nộp đơn được ghi nhận là người đăng ký chỉ dẫn địa lý đó. Trách nhiệm của người nộp đơn đăng ký sở hữu công nghiệp là gì? Trách nhiệm của người nộp đơn đăng ký sở hữu công nghiệp được quy định tại Điều 6 Thông tư 23/2023/TT-BKHCN, cụ thể như sau: Người nộp đơn đăng ký sở hữu công nghiệp có trách nhiệm bảo đảm sự trung thực của các thông tin, tài liệu cung cấp cho Cục Sở hữu trí tuệ trong quá trình xác lập quyền sở hữu công nghiệp theo các quy định sau đây: (i) Mọi tài liệu giao dịch phải được người nộp đơn hoặc đại diện của người nộp đơn tự xác nhận bằng chữ ký của mình và con dấu của tổ chức (nếu có). Trường hợp pháp luật quy định văn bản cần phải được công chứng hoặc chứng thực thì phải được thực hiện theo quy định đó. (ii) Mọi bản dịch ra tiếng Việt của các tài liệu được làm bằng ngôn ngữ khác tiếng Việt đều phải có cam kết của người nộp đơn hoặc đại diện của người nộp đơn bảo đảm là dịch nguyên văn từ tài liệu đó trừ trường hợp bản dịch tiếng Việt đã được công chứng xác nhận bản dịch; (iii) Trường hợp đại diện của người nộp đơn là tổ chức dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp, người đại diện cho tổ chức đó ký tài liệu giao dịch phải có chứng chỉ hành nghề dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp. Người nộp đơn đăng ký sở hữu công nghiệp phải chịu trách nhiệm về mọi hậu quả và nghĩa vụ phát sinh do đại diện của người nộp đơn thực hiện trong giao dịch với Cục Sở hữu trí tuệ theo quy định của pháp luật. Đại diện của người nộp đơn đăng ký sở hữu công nghiệp phải chịu trách nhiệm trước người nộp đơn theo quy định của pháp luật. Người nộp đơn đăng ký sở hữu công nghiệp có phải nộp phí, lệ phí sở hữu công nghiệp không? Theo quy định tại Điều 7 Thông tư 23/2023/TT-BKHCN về phí, lệ phí sở hữu công nghiệp Theo đó, người nộp đơn đăng ký sở hữu công nghiệp và người sử dụng dịch vụ sở hữu công nghiệp phải nộp phí, lệ phí theo quy định của Bộ Tài chính và phí dịch vụ khác theo quy định. Ngoài ra, việc thu phí, lệ phí được thực hiện như sau: - Khi tiếp nhận đơn hoặc yêu cầu tiến hành các thủ tục có quy định thu phí, lệ phí, Cục Sở hữu trí tuệ yêu cầu người nộp đơn nộp phí, lệ phí theo quy định (lập phiếu báo thu cho người nộp đơn); - Khi thu phí, lệ phí, Cục Sở hữu trí tuệ lập biên lai thu phí, lệ phí làm chứng từ nộp phí, lệ phí có ghi rõ các khoản và mức phí, lệ phí đã thu, lưu vào hồ sơ đơn để phục vụ việc thẩm định hình thức đơn; - Trường hợp nộp phí, lệ phí qua dịch vụ bưu chính hoặc nộp trực tiếp vào tài khoản của Cục Sở hữu trí tuệ, việc thu phí, lệ phí được xác định thông qua bản sao chứng từ nộp phí, lệ phí trong đơn. Tóm lại, người nộp đơn đăng ký sở hữu công nghiệp là tổ chức, cá nhân nộp đơn đăng ký sáng chế, thiết kế bố trí, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý. Khi văn bằng bảo hộ sáng chế, thiết kế bố trí, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu được cấp, người nộp đơn được ghi nhận là chủ văn bằng bảo hộ. Khi văn bằng bảo hộ chỉ dẫn địa lý được cấp, người nộp đơn được ghi nhận là người đăng ký chỉ dẫn địa lý đó.
Căn cứ hủy bỏ hiệu lực văn bằng bảo hộ nhãn hiệu do dụng ý xấu là gì? Văn bằng bảo hộ là gì?
Căn cứ hủy bỏ hiệu lực văn bằng bảo hộ nhãn hiệu do dụng ý xấu là gì theo quy định của pháp luật? Văn bằng bảo hộ là gì và bao gồm những loại nào? Văn bằng bảo hộ là gì? Căn cứ tại khoản 25 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2009 thì: Văn bằng bảo hộ là văn bản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho tổ chức, cá nhân nhằm xác lập quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý; quyền đối với giống cây trồng. Đồng thời, theo quy định tại khoản 3 Điều 92 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 thì: Văn bằng bảo hộ gồm: - Bằng độc quyền sáng chế, - Bằng độc quyền giải pháp hữu ích, - Bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp, - Giấy chứng nhận đăng ký thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, - Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu và - Giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý. Văn bằng bảo hộ nhãn hiệu bị hủy bỏ toàn bộ hiệu lực trong trường hợp người nộp đơn đăng ký nhãn hiệu với dụng ý xấu đúng không? Căn cứ tại khoản 1 Điều 96 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 được sửa đổi bởi khoản 30 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2022 về hủy bỏ hiệu lực văn bằng bảo hộ Theo đó, văn bằng bảo hộ bị hủy bỏ toàn bộ hiệu lực trong các trường hợp sau đây: - Người nộp đơn đăng ký nhãn hiệu với dụng ý xấu; - Đơn đăng ký sáng chế được nộp trái với quy định về kiểm soát an ninh đối với sáng chế quy định tại Điều 89a của Luật này; - Đơn đăng ký sáng chế đối với sáng chế được trực tiếp tạo ra dựa trên nguồn gen hoặc tri thức truyền thống về nguồn gen nhưng không bộc lộ hoặc bộc lộ không chính xác về nguồn gốc của nguồn gen hoặc tri thức truyền thống về nguồn gen có trong đơn đó. Như vậy, văn bằng bảo hộ nhãn hiệu bị hủy bỏ toàn bộ hiệu lực trong trường hợp người nộp đơn đăng ký nhãn hiệu với dụng ý xấu. Ngoài ra, theo quy định tại khoản 2 Điều 96 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 được sửa đổi bởi khoản 30 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2022 thì: Văn bằng bảo hộ bị hủy bỏ toàn bộ hoặc một phần hiệu lực nếu toàn bộ hoặc một phần văn bằng bảo hộ đó không đáp ứng quy định của Luật này về quyền đăng ký, điều kiện bảo hộ, sửa đổi, bổ sung đơn, bộc lộ sáng chế, nguyên tắc nộp đơn đầu tiên trong các trường hợp sau đây: - Người nộp đơn đăng ký không có quyền đăng ký và không được người có quyền đăng ký chuyển nhượng quyền đăng ký đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí, nhãn hiệu; - Đối tượng sở hữu công nghiệp không đáp ứng các điều kiện bảo hộ quy định tại Điều 8 và Chương VII của Luật này; - Việc sửa đổi, bổ sung đơn đăng ký sở hữu công nghiệp làm mở rộng phạm vi đối tượng đã bộc lộ hoặc nêu trong đơn hoặc làm thay đổi bản chất của đối tượng yêu cầu đăng ký nêu trong đơn; - Sáng chế không được bộc lộ đầy đủ và rõ ràng đến mức căn cứ vào đó người có hiểu biết trung bình về lĩnh vực kỹ thuật tương ứng có thể thực hiện được sáng chế đó; - Sáng chế được cấp văn bằng bảo hộ vượt quá phạm vi bộc lộ trong bản mô tả ban đầu của đơn đăng ký sáng chế; - Sáng chế không đáp ứng nguyên tắc nộp đơn đầu tiên quy định tại Điều 90 của Luật này. Căn cứ hủy bỏ hiệu lực văn bằng bảo hộ nhãn hiệu do dụng ý xấu là gì? Theo quy định tại khoản 2 Điều 34 Thông tư 23/2023/TT-BKHCN thì: Văn bằng bảo hộ nhãn hiệu bị hủy bỏ hiệu lực do người nộp đơn đăng ký nhãn hiệu với dụng ý xấu theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 96 của Luật Sở hữu trí tuệ trong trường hợp sau đây: - Có căn cứ cho rằng, tại thời điểm nộp đơn, người nộp đơn biết hoặc có cơ sở để biết nhãn hiệu mình đăng ký trùng hoặc tương tự đến mức khó phân biệt với một nhãn hiệu đang được sử dụng rộng rãi tại Việt Nam hoặc nhãn hiệu nổi tiếng tại các nước khác cho hàng hóa, dịch vụ trùng hoặc tương tự; và - Việc đăng ký này nhằm lợi dụng danh tiếng, uy tín của nhãn hiệu đó để thu lợi; hoặc chủ yếu nhằm mục tiêu bán lại, cấp phép hoặc chuyển giao quyền đăng ký cho người có các nhãn hiệu nêu tại điểm a khoản này; hoặc nhằm mục tiêu ngăn chặn khả năng gia nhập thị trường của người có các nhãn hiệu nêu tại điểm a khoản này để hạn chế cạnh tranh; hoặc các hành vi trái với tập quán thương mại lành mạnh khác. Tóm lại, căn cứ hủy bỏ hiệu lực văn bằng bảo hộ nhãn hiệu do dụng ý xấu là: - Có căn cứ cho rằng, tại thời điểm nộp đơn, người nộp đơn biết hoặc có cơ sở để biết nhãn hiệu mình đăng ký trùng hoặc tương tự đến mức khó phân biệt với một nhãn hiệu đang được sử dụng rộng rãi tại Việt Nam hoặc nhãn hiệu nổi tiếng tại các nước khác cho hàng hóa, dịch vụ trùng hoặc tương tự; và - Việc đăng ký này nhằm lợi dụng danh tiếng, uy tín của nhãn hiệu đó để thu lợi; hoặc chủ yếu nhằm mục tiêu bán lại, cấp phép hoặc chuyển giao quyền đăng ký cho người có các nhãn hiệu nêu tại điểm a khoản này; hoặc nhằm mục tiêu ngăn chặn khả năng gia nhập thị trường của người có các nhãn hiệu nêu tại điểm a khoản này để hạn chế cạnh tranh; hoặc các hành vi trái với tập quán thương mại lành mạnh khác.
Người nộp đơn đăng ký sở hữu công nghiệp là ai? Trách nhiệm của người nộp đơn là gì?
Người nộp đơn đăng ký sở hữu công nghiệp là ai? Trách nhiệm của người nộp đơn là gì? Người nộp đơn đăng ký sở hữu công nghiệp có phải nộp phí, lệ phí sở hữu công nghiệp không? Người nộp đơn đăng ký sở hữu công nghiệp là ai? Đối chiếu với quy định tại khoản 1 Điều 3 Thông tư 23/2023/TT-BKHCN thì: Người nộp đơn đăng ký sở hữu công nghiệp (sau đây gọi là “người nộp đơn”) là tổ chức, cá nhân nộp đơn đăng ký sáng chế, thiết kế bố trí, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý. Khi văn bằng bảo hộ sáng chế, thiết kế bố trí, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu được cấp, người nộp đơn được ghi nhận là chủ văn bằng bảo hộ. Khi văn bằng bảo hộ chỉ dẫn địa lý được cấp, người nộp đơn được ghi nhận là người đăng ký chỉ dẫn địa lý đó. Trách nhiệm của người nộp đơn đăng ký sở hữu công nghiệp là gì? Trách nhiệm của người nộp đơn đăng ký sở hữu công nghiệp được quy định tại Điều 6 Thông tư 23/2023/TT-BKHCN, cụ thể như sau: Người nộp đơn đăng ký sở hữu công nghiệp có trách nhiệm bảo đảm sự trung thực của các thông tin, tài liệu cung cấp cho Cục Sở hữu trí tuệ trong quá trình xác lập quyền sở hữu công nghiệp theo các quy định sau đây: (i) Mọi tài liệu giao dịch phải được người nộp đơn hoặc đại diện của người nộp đơn tự xác nhận bằng chữ ký của mình và con dấu của tổ chức (nếu có). Trường hợp pháp luật quy định văn bản cần phải được công chứng hoặc chứng thực thì phải được thực hiện theo quy định đó. (ii) Mọi bản dịch ra tiếng Việt của các tài liệu được làm bằng ngôn ngữ khác tiếng Việt đều phải có cam kết của người nộp đơn hoặc đại diện của người nộp đơn bảo đảm là dịch nguyên văn từ tài liệu đó trừ trường hợp bản dịch tiếng Việt đã được công chứng xác nhận bản dịch; (iii) Trường hợp đại diện của người nộp đơn là tổ chức dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp, người đại diện cho tổ chức đó ký tài liệu giao dịch phải có chứng chỉ hành nghề dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp. Người nộp đơn đăng ký sở hữu công nghiệp phải chịu trách nhiệm về mọi hậu quả và nghĩa vụ phát sinh do đại diện của người nộp đơn thực hiện trong giao dịch với Cục Sở hữu trí tuệ theo quy định của pháp luật. Đại diện của người nộp đơn đăng ký sở hữu công nghiệp phải chịu trách nhiệm trước người nộp đơn theo quy định của pháp luật. Người nộp đơn đăng ký sở hữu công nghiệp có phải nộp phí, lệ phí sở hữu công nghiệp không? Theo quy định tại Điều 7 Thông tư 23/2023/TT-BKHCN về phí, lệ phí sở hữu công nghiệp Theo đó, người nộp đơn đăng ký sở hữu công nghiệp và người sử dụng dịch vụ sở hữu công nghiệp phải nộp phí, lệ phí theo quy định của Bộ Tài chính và phí dịch vụ khác theo quy định. Ngoài ra, việc thu phí, lệ phí được thực hiện như sau: - Khi tiếp nhận đơn hoặc yêu cầu tiến hành các thủ tục có quy định thu phí, lệ phí, Cục Sở hữu trí tuệ yêu cầu người nộp đơn nộp phí, lệ phí theo quy định (lập phiếu báo thu cho người nộp đơn); - Khi thu phí, lệ phí, Cục Sở hữu trí tuệ lập biên lai thu phí, lệ phí làm chứng từ nộp phí, lệ phí có ghi rõ các khoản và mức phí, lệ phí đã thu, lưu vào hồ sơ đơn để phục vụ việc thẩm định hình thức đơn; - Trường hợp nộp phí, lệ phí qua dịch vụ bưu chính hoặc nộp trực tiếp vào tài khoản của Cục Sở hữu trí tuệ, việc thu phí, lệ phí được xác định thông qua bản sao chứng từ nộp phí, lệ phí trong đơn. Tóm lại, người nộp đơn đăng ký sở hữu công nghiệp là tổ chức, cá nhân nộp đơn đăng ký sáng chế, thiết kế bố trí, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý. Khi văn bằng bảo hộ sáng chế, thiết kế bố trí, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu được cấp, người nộp đơn được ghi nhận là chủ văn bằng bảo hộ. Khi văn bằng bảo hộ chỉ dẫn địa lý được cấp, người nộp đơn được ghi nhận là người đăng ký chỉ dẫn địa lý đó.
Căn cứ hủy bỏ hiệu lực văn bằng bảo hộ nhãn hiệu do dụng ý xấu là gì? Văn bằng bảo hộ là gì?
Căn cứ hủy bỏ hiệu lực văn bằng bảo hộ nhãn hiệu do dụng ý xấu là gì theo quy định của pháp luật? Văn bằng bảo hộ là gì và bao gồm những loại nào? Văn bằng bảo hộ là gì? Căn cứ tại khoản 25 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2009 thì: Văn bằng bảo hộ là văn bản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho tổ chức, cá nhân nhằm xác lập quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý; quyền đối với giống cây trồng. Đồng thời, theo quy định tại khoản 3 Điều 92 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 thì: Văn bằng bảo hộ gồm: - Bằng độc quyền sáng chế, - Bằng độc quyền giải pháp hữu ích, - Bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp, - Giấy chứng nhận đăng ký thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, - Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu và - Giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý. Văn bằng bảo hộ nhãn hiệu bị hủy bỏ toàn bộ hiệu lực trong trường hợp người nộp đơn đăng ký nhãn hiệu với dụng ý xấu đúng không? Căn cứ tại khoản 1 Điều 96 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 được sửa đổi bởi khoản 30 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2022 về hủy bỏ hiệu lực văn bằng bảo hộ Theo đó, văn bằng bảo hộ bị hủy bỏ toàn bộ hiệu lực trong các trường hợp sau đây: - Người nộp đơn đăng ký nhãn hiệu với dụng ý xấu; - Đơn đăng ký sáng chế được nộp trái với quy định về kiểm soát an ninh đối với sáng chế quy định tại Điều 89a của Luật này; - Đơn đăng ký sáng chế đối với sáng chế được trực tiếp tạo ra dựa trên nguồn gen hoặc tri thức truyền thống về nguồn gen nhưng không bộc lộ hoặc bộc lộ không chính xác về nguồn gốc của nguồn gen hoặc tri thức truyền thống về nguồn gen có trong đơn đó. Như vậy, văn bằng bảo hộ nhãn hiệu bị hủy bỏ toàn bộ hiệu lực trong trường hợp người nộp đơn đăng ký nhãn hiệu với dụng ý xấu. Ngoài ra, theo quy định tại khoản 2 Điều 96 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 được sửa đổi bởi khoản 30 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2022 thì: Văn bằng bảo hộ bị hủy bỏ toàn bộ hoặc một phần hiệu lực nếu toàn bộ hoặc một phần văn bằng bảo hộ đó không đáp ứng quy định của Luật này về quyền đăng ký, điều kiện bảo hộ, sửa đổi, bổ sung đơn, bộc lộ sáng chế, nguyên tắc nộp đơn đầu tiên trong các trường hợp sau đây: - Người nộp đơn đăng ký không có quyền đăng ký và không được người có quyền đăng ký chuyển nhượng quyền đăng ký đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí, nhãn hiệu; - Đối tượng sở hữu công nghiệp không đáp ứng các điều kiện bảo hộ quy định tại Điều 8 và Chương VII của Luật này; - Việc sửa đổi, bổ sung đơn đăng ký sở hữu công nghiệp làm mở rộng phạm vi đối tượng đã bộc lộ hoặc nêu trong đơn hoặc làm thay đổi bản chất của đối tượng yêu cầu đăng ký nêu trong đơn; - Sáng chế không được bộc lộ đầy đủ và rõ ràng đến mức căn cứ vào đó người có hiểu biết trung bình về lĩnh vực kỹ thuật tương ứng có thể thực hiện được sáng chế đó; - Sáng chế được cấp văn bằng bảo hộ vượt quá phạm vi bộc lộ trong bản mô tả ban đầu của đơn đăng ký sáng chế; - Sáng chế không đáp ứng nguyên tắc nộp đơn đầu tiên quy định tại Điều 90 của Luật này. Căn cứ hủy bỏ hiệu lực văn bằng bảo hộ nhãn hiệu do dụng ý xấu là gì? Theo quy định tại khoản 2 Điều 34 Thông tư 23/2023/TT-BKHCN thì: Văn bằng bảo hộ nhãn hiệu bị hủy bỏ hiệu lực do người nộp đơn đăng ký nhãn hiệu với dụng ý xấu theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 96 của Luật Sở hữu trí tuệ trong trường hợp sau đây: - Có căn cứ cho rằng, tại thời điểm nộp đơn, người nộp đơn biết hoặc có cơ sở để biết nhãn hiệu mình đăng ký trùng hoặc tương tự đến mức khó phân biệt với một nhãn hiệu đang được sử dụng rộng rãi tại Việt Nam hoặc nhãn hiệu nổi tiếng tại các nước khác cho hàng hóa, dịch vụ trùng hoặc tương tự; và - Việc đăng ký này nhằm lợi dụng danh tiếng, uy tín của nhãn hiệu đó để thu lợi; hoặc chủ yếu nhằm mục tiêu bán lại, cấp phép hoặc chuyển giao quyền đăng ký cho người có các nhãn hiệu nêu tại điểm a khoản này; hoặc nhằm mục tiêu ngăn chặn khả năng gia nhập thị trường của người có các nhãn hiệu nêu tại điểm a khoản này để hạn chế cạnh tranh; hoặc các hành vi trái với tập quán thương mại lành mạnh khác. Tóm lại, căn cứ hủy bỏ hiệu lực văn bằng bảo hộ nhãn hiệu do dụng ý xấu là: - Có căn cứ cho rằng, tại thời điểm nộp đơn, người nộp đơn biết hoặc có cơ sở để biết nhãn hiệu mình đăng ký trùng hoặc tương tự đến mức khó phân biệt với một nhãn hiệu đang được sử dụng rộng rãi tại Việt Nam hoặc nhãn hiệu nổi tiếng tại các nước khác cho hàng hóa, dịch vụ trùng hoặc tương tự; và - Việc đăng ký này nhằm lợi dụng danh tiếng, uy tín của nhãn hiệu đó để thu lợi; hoặc chủ yếu nhằm mục tiêu bán lại, cấp phép hoặc chuyển giao quyền đăng ký cho người có các nhãn hiệu nêu tại điểm a khoản này; hoặc nhằm mục tiêu ngăn chặn khả năng gia nhập thị trường của người có các nhãn hiệu nêu tại điểm a khoản này để hạn chế cạnh tranh; hoặc các hành vi trái với tập quán thương mại lành mạnh khác.