Đề xuất người không có năng lực hành vi dân sự không được chuyển đổi giới tính
Dự thảo Luật Chuyển đổi giới tính từ ngày công bố đã luôn thu hút nhiều sự quan tâm của mọi người, một trong những chủ đề hot nhất là đề xuất người không có năng lực hành vi dân sự không được chuyển đổi giới tính. Cụ thể thế nào, hãy cùng tìm hiểu. 1. Pháp luật quy định thế nào về người chuyển đổi giới tính? Căn cứ khoản 7 Điều 3 Dự thảo Luật Chuyển đổi giới tính có giải thích người chuyển đổi giới tính là người được cơ quan có thẩm quyền công nhận giới tính mới theo quy định tại Dự thảo Luật. Ngoài ra, căn cứ Điều 7 Dự thảo Luật quy định quyền của người chuyển giới gồm: - Được công nhận giới tính mới sau khi đã can thiệp y học để chuyển đổi giới tính khi đáp ứng đủ điều kiện theo quy định của Dự thảo Luật; - Được lựa chọn phương pháp can thiệp y học để chuyển đổi giới tính phù hợp với sức khỏe, mong muốn và khả năng tài chính của mình; - Được tư vấn, hỗ trợ về tâm lý, y tế và pháp lý trước và trong quá trình thực hiện can thiệp y học để chuyển đổi giới tính; - Có đầy đủ quyền nhân thân phù hợp với giới tính đã được chuyển đổi theo quy định của pháp luật dân sự và pháp luật khác có liên quan; - Được giữ nguyên quan hệ cha, mẹ, con cũng như quyền và nghĩa vụ từ quan hệ hôn nhân gia đình trước khi chuyển đổi giới tính bao gồm cả việc nhận nuôi con nuôi; - Được lưu giữ tinh trùng, trứng để duy trì nòi giống thông qua các dịch vụ sinh sản phù hợp với đạo lý và pháp luật Việt Nam. - Được tham gia các hoạt động hiến máu và các chế phẩm máu, hiến tế bào gốc, hiến mô tạng một cách tự nguyện nếu có đủ sức khỏe và đảm bảo an toàn hiến tặng theo quy định của pháp luật; - Được bảo lưu thông tin trên các văn bằng, chứng chỉ đã được cấp trước khi chuyển đổi giới tính; - Được công nhận quyền tài sản đối với tài sản tạo lập trước khi chuyển đổi giới tính. Trường hợp trên giấy chứng nhận quyền tài sản có thông tin giới tính thì cơ quan cấp giấy chứng nhận quyền tài sản có nghĩa vụ điều chỉnh thông tin giới tính theo giới tính được công nhận của người chuyển đổi giới tính; - Được hưởng các chế độ thai sản theo quy định của pháp luật về lao động, pháp luật về bảo hiểm xã hội và quy định của pháp luật khác có liên quan phù hợp với giới tính đã chuyển đổi. - Được tham gia các hoạt động thể thao, văn hóa, biểu diễn nghệ thuật theo quy định của pháp luật phù hợp với giới tính mới; - Được tôn trọng, bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín, đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình và các quyền riêng tư khác theo quy định của pháp luật; - Được thay đổi thông tin giới tính trên các giấy tờ tùy thân sau khi được công nhận là người chuyển đổi giới tính; - Được bảo đảm quyền học tập, lao động và hòa nhập gia đình, xã hội theo giới tính đã được công nhận; - Được bảo đảm các quyền khác theo quy định của Hiến pháp và pháp luật. Có thể thấy, những quy định về chuyển đổi giới tính như trên mang lại ý nghĩa quan trọng cả về mặt pháp lý và bảo đảm quyền lợi công dân của những người chuyển đổi giới tính. Giúp họ không bị mặc cảm, tự ti và là động lực mạnh mẽ để họ tiếp tục phát triển cho xã hội. 2. Người không có năng lực hành vi dân sự không được chuyển đổi giới tính Căn cứ Điều 10 Dự thảo Luật quy định quy định về các điều kiện đối với người đề nghị can thiệp y học để chuyển đổi giới tính như sau: - Độ tuổi thực hiện can thiệp y học + Người từ đủ 18 tuổi trở lên đối với các phương pháp can thiệp y học quy định tại Điều 9 của Dự thảo Luật, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều 10 Dự thảo Luật; + Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi nếu được cơ sở khám bệnh, chữa bệnh xác nhận có tình trạng bức bối giới quá mức thì được thực hiện phương pháp can thiệp y học quy định tại khoản 1 Điều 9 của Dự thảo Luật và khi được sự đồng ý của cha, mẹ hoặc người giám hộ. - Đã được tư vấn pháp lý theo quy định của Dự thảo Luật. - Có năng lực hành vi dân sự. - Tình trạng hôn nhân: Có 2 phương án (đề xuất để lựa chọn) Phương án 1: Độc thân. Phương án 2: Không quy định tình trạng hôn nhân của người đề nghị can thiệp y học để chuyển đổi giới tính. - Không thuộc trường hợp đang chấp hành án treo, cải tạo không giam giữ, hình phạt hình sự bổ sung như cấm đi khỏi nơi cư trú và chưa được xóa án tích. Theo quy định trên, một trong những điều kiện để chuyển đổi giới tính bằng can thiệp y học phải có năng lực hành vi dân sự. Nên, theo đề xuất, người không có năng lực hành vi dân sự không được chuyển đổi giới tính. Chung quy lại, đề xuất người không có năng lực hành vi dân sự không được chuyển đổi giới tính là động thái đảm bảo tính pháp lý của những người chuyển giới. Giúp họ được bảo vệ bằng sự công bằng pháp luật, vừa đảm bảo sức khỏe, tính mạng của những người chuyển giới.
Đề xuất những điều kiện để được cấp giấy xác nhận giới tính mới
Dự thảo Luật Chuyển đổi giới tính kể từ ngày ban hành luôn thu hút sự quan tâm của người dân. Một trong những vấn đề được quan tâm nhiều nhất là đề xuất những điều kiện để được cấp giấy xác nhận giới tính mới. Cụ thể thế nào, hãy cùng tìm hiểu. 1. Quy định về giấy xác nhận giới tính mới Căn cứ Điều 23 Dự thảo Luật Chuyển đổi giới tính có đề xuất về giấy xác nhận giới tính mới. - Đối tượng được cấp giấy xác nhận giới tính, nơi cấp giấy xác nhận giới tính được quy định như sau: + Người đã thực hiện can thiệp y học để chuyển đổi giới tính theo quy định của Dự thảo Luật được cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nơi thực hiện can thiệp y học cấp giấy xác nhận giới tính mới. + Người đã thực hiện can thiệp y học để chuyển đổi giới tính trước ngày Dự thảo Luật có hiệu lực được cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nơi xác nhận đã có can thiệp y học với thời gian và mức độ đạt được như quy định ở Điều 24 của Dự thảo Luật thì được cấp giấy xác nhận giới tính mới. - Giấy xác nhận giới tính mới bao gồm các thông tin cơ bản sau đây: + Họ và tên của người đã can thiệp y học để chuyển đổi giới tính; thông tin về giấy tờ tùy thân của người đã can thiệp y học, bao gồm số định danh công dân hoặc số giấy khai sinh, nơi cấp, ngày cấp; tình trạng hôn nhân là độc thân; + Giới tính trước khi can thiệp y học; + Giới tính sau khi can thiệp y học. Ngoài ra, căn cứ Điều 24 Dự thảo Luật còn có đề xuất thời điểm cấp giấy xác nhận giới tính mới. Thời điểm cấp giấy xác nhận giới tính mới cho những người chuyển đổi giới tính quy theo các phương pháp theo quy định tại khoản 1,2,3,4 Điều 8 của Dự thảo Luật là thời điểm kết thúc quá trình can thiệp y học để chuyển đổi giới tính với thời gian và mức độ can thiệp y học được cho là đạt như sau: - Về thời điểm để đánh giá mức độ: + Đối với phương pháp sử dụng nội tiết tố sinh dục là 12 tháng kể từ ngày đầu tiên sử dụng nội tiết tố sinh dục; + Đối với phương pháp có phẫu thuật quy định tại khoản 2, khoản 3 và khoản 4 Điều 8 của Dự thảo Luật được thực hiện ngay sau khi kết thúc phẫu thuật. - Mức độ can thiệp y học được cho là đạt khi hết bức bối giới và có cảm nhận hài lòng, dễ chịu, thích thú, hạnh phúc với giới tính mới. Đối với phương pháp quy định tại khoản 5 Điều 8 của Dự thảo Luật được thực hiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế. Ngoài ra, tại Điều 27 Dự thảo Luật quy định đăng ký hộ tịch và thay đổi thông tin giới tính, thông tin khác của người chuyển đổi giới tính trên các giấy tờ pháp lý có liên quan như sau: - Giấy xác nhận giới tính mới là căn cứ để cơ quan đăng ký hộ tịch thực hiện thay đổi hộ tịch của cho người chuyển đổi giới tính. - Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định cụ thể hồ sơ, thủ tục thay đổi giới tính trong các giấy tờ hộ tịch cho người chuyển đổi giới tính. - Việc thay đổi thông tin giới tính, thông tin khác của người chuyển đổi giới tính trên các giấy tờ pháp lý có liên quan như căn cước công dân, văn bằng, chứng chỉ, quyền sở hữu tài sản và các giấy tờ pháp lý khác thực hiện theo quy định của pháp luật có liên quan. Cần hiểu rằng, những đề xuất trên về giấy xác nhận giới tính mới là tiền đề pháp lý bảo vệ quyền lợi cho những cá nhân thay đổi giới tính. Vừa đảm bảo công tác quản lý, vừa vệ họ khỏi sự phân biệt đối xử trong các lĩnh vực như công việc, giáo dục, và các dịch vụ công cộng. 2. Những điều kiện để được cấp giấy xác nhận giới tính mới Căn cứ khoản 1 Điều 25 Dự thảo Luật đề xuất những điều kiện để được cấp giấy xác nhận giới tính mới như sau: - Là công dân Việt Nam đủ 18 tuổi; - Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ; - Độc thân; - Cam kết sống với giới tính đã được chuyển đổi; - Đã can thiệp y học để chuyển đổi giới tính; - Không thuộc trường hợp đang chấp hành án treo, cải tạo không giam giữ, hình phạt hình sự bổ sung như cấm đi khỏi nơi cư trú; Chung quy lại, việc đề xuất quy định những điều kiện để được cấp giấy xác nhận giới tính mới có ý nghĩa quan trọng trong việc đảm bảo sự công nhận hợp pháp và tôn trọng quyền của cá nhân về giới tính. Điều này cho thấy sự quan tâm, tiếp thu, hoàn thiện ngày càng tốt hơn của nhà nước. Các cá nhân chuyển đổi giới tính cũng sẽ được nhà nước bảo vệ quyền lợi một cách tốt hơn.
Đề xuất thủ tục đề nghị thực hiện can thiệp y học để chuyển đổi giới tính
Từ khi Dự thảo Luật Chuyển đổi giới tính được công bố cho đến nay đều thu hút sự quan tâm của người dân. Một trong những điểm nổi bật nhất là đề xuất thủ tục đề nghị thực hiện can thiệp y học để chuyển đổi giới tính. Cụ thể thế nào, hãy cùng tìm hiểu. 1. Những đối tượng áp dụng của Dự thảo Luật Chuyển đổi giới tính Căn cứ Điều 2 Dự thảo Luật Chuyển đổi giới tính có đề xuất các đối tượng áp dụng như sau: - Người đề nghị thực hiện can thiệp y học để chuyển đổi giới tính. - Người đã thực hiện can thiệp y học để chuyển đổi giới tính từ nữ sang nam hoặc từ nam sang nữ trước khi Dự thảo Luật có hiệu lực. - Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thực hiện can thiệp y học cho người chuyển đổi giới tính. - Cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc chuyển đổi giới tính. Ngoài ra, tại Điều 4 Dự thảo Luật còn quy định chính sách của Nhà nước về chuyển đổi giới tính như sau: - Thừa nhận, tôn trọng và bảo đảm quyền, nghĩa vụ công dân của người chuyển đổi giới tính. - Tạo điều kiện cho người đề nghị can thiệp y học để chuyển đổi giới tính được lựa chọn hình thức thực hiện can thiệp y học phù hợp với sức khỏe, tâm lý, khả năng tài chính và mong muốn của mình. - Tạo điều kiện để người chuyển đổi giới tính được thực hiện tư vấn tâm lý, y học và pháp lý kỹ lưỡng trước, trong và sau khi can thiệp y học để chuyển đổi giới tính. - Có chính sách, biện pháp đồng bộ, tạo điều kiện cho người đã can thiệp y học để chuyển đổi giới tính được thực hiện quyền, nghĩa vụ của công dân phù hợp với giới tính mới theo quy định của Dự thảo Luật, Bộ luật Dân sự và luật khác có liên quan. Đảm bảo sự ổn định không làm thay đổi các quyền và nghĩa vụ dân sự mà người đó đã xác lập trước khi được công nhận là người chuyển đổi giới tính và các quyền và nghĩa vụ trong quan hệ cha, mẹ, con về mặt giấy tờ pháp lý, bao gồm cả việc nhận nuôi con nuôi. - Khuyến khích bảo hiểm y tế chi trả cho các dịch vụ nhằm chuyển đổi giới tính và các vấn đề về sức khỏe có liên quan đến chuyển đổi giới tính. - Nhà nước khuyến khích các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, tổ chức, cá nhân hỗ trợ, tư vấn tâm lý và can thiệp y khoa cho người chuyển đổi giới tính. Với đề xuất trên, nhà nước cho thấy được sự quan tâm rất lớn đến những cá nhân chuyển đổi giới tính. Đóng vai trò rất quan trọng trong việc xác định phạm vi và mục tiêu của luật, đồng thời bảo vệ quyền lợi của họ. 2. Đề xuất thủ tục đề nghị thực hiện can thiệp y học để chuyển đổi giới tính Căn cứ khoản 2 Điều 11 Dự thảo Luật đề xuất thủ tục đề nghị thực hiện can thiệp y học để chuyển đổi giới tính được quy định như sau: + Người đề nghị thực hiện can thiệp y học để chuyển đổi giới tính nộp 01 (một) bộ hồ sơ theo quy định tại khoản 1 Điều 11 Dự thảo Luật tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đã được phép thực hiện can thiệp y học quy định tại Điều 12 của Dự thảo Luật + Sau khi tiếp nhận đầy đủ hồ sơ quy định tại khoản 1 Điều 11 Dự thảo Luật, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thành lập Hội đồng xác định giới tính để thực hiện tư vấn tâm lý cho người đề nghị; xác định người đề nghị can thiệp y học để chuyển đổi giới tính có bản dạng giới khác giới tính hoàn thiện; có đủ sức khỏe về tâm thần và thể chất, không chống chỉ định với việc thực hiện phương pháp can thiệp y học để chuyển đổi giới tính; + Sau khi xác định người đề nghị đủ điều kiện quy định tại điểm b khoản 2 Điều 11 Dự thảo Luật, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tiến hành can thiệp y học để chuyển đổi giới tính; + Trường hợp cơ sở thực hiện can thiệp y học để chuyển đổi giới tính không thể tiếp tục thực hiện phương pháp can thiệp đang áp dụng cho người đề nghị chuyển đổi giới tính hoặc người đó quyết định dừng không tiếp tục can thiệp y học thì cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có văn bản về việc dừng can thiệp y học và nêu rõ lý do. Chung quy lại, với đề xuất thủ tục đề nghị thực hiện can thiệp y học để chuyển đổi giới tính sẽ tạo ra sự tác động tích cực rất lớn đến xã hội. Vừa đảm bảo có được quy trình pháp lý rõ ràng, tạo sự thuận lợi cho các cơ quan quản lý, vừa đảm bảo quyền lợi chính đáng của những người chuyển giới.
Người chuyển giới đã có thẻ căn cước thì có được cấp đổi sang giới tính mới không?
Luật Căn cước 2023 sẽ chính thức có hiệu lực trong tháng 7 tới đây, theo đó từ 1/7/2024 sẽ đổi sang sử dụng thẻ căn cước. Vậy người chuyển giới đã có thẻ căn cước thì có được cấp đổi sang giới tính mới không? Người chuyển giới đã có thẻ căn cước thì có được cấp đổi sang giới tính mới không? Theo Điều 24 Luật Căn cước 2023 quy định các trường hợp cấp đổi, cấp lại thẻ căn cước như sau: - Các trường hợp cấp đổi thẻ căn cước bao gồm: + Các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 21 Luật Căn cước 2023; + Thay đổi, cải chính thông tin về họ, chữ đệm, tên khai sinh; ngày, tháng, năm sinh; + Thay đổi nhân dạng; bổ sung thông tin về ảnh khuôn mặt, vân tay; xác định lại giới tính hoặc chuyển đổi giới tính theo quy định của pháp luật; + Có sai sót về thông tin in trên thẻ căn cước; + Theo yêu cầu của người được cấp thẻ căn cước khi thông tin trên thẻ căn cước thay đổi do sắp xếp đơn vị hành chính; + Xác lập lại số định danh cá nhân; + Khi người được cấp thẻ căn cước có yêu cầu. - Các trường hợp cấp lại thẻ căn cước bao gồm: + Bị mất thẻ căn cước hoặc thẻ căn cước bị hư hỏng không sử dụng được, trừ trường hợp quy định tại Điều 21 Luật Căn cước 2023; + Được trở lại quốc tịch Việt Nam theo quy định của pháp luật về quốc tịch Việt Nam. Như vậy, từ 1/7/2024, trường hợp người chuyển giới thì sẽ được cấp đổi thẻ căn cước theo quy định. Thủ tục cấp đổi thẻ căn cước cho người chuyển giới từ 1/7/2024 Theo Điều 25 Luật Căn cước 2023 quy định trình tự, thủ tục cấp đổi thẻ căn cước như sau: Bước 1: Tiếp nhận thông tin Người tiếp nhận kiểm tra, đối chiếu thông tin của người cần cấp thẻ căn cước từ Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, cơ sở dữ liệu quốc gia, cơ sở dữ liệu chuyên ngành để xác định chính xác người cần cấp thẻ căn cước; Trường hợp cấp đổi thẻ căn cước do xác định lại giới tính hoặc chuyển đổi giới tính mà thông tin đó chưa được cập nhật, điều chỉnh trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư thì người cần cấp thẻ căn cước phải xuất trình các giấy tờ, tài liệu có giá trị pháp lý chứng minh những thông tin đã thay đổi để thực hiện thủ tục cập nhật, điều chỉnh thông tin vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. Bước 2: Thu nhận thông tin nhân dạng và sinh trắc học Người tiếp nhận thu nhận thông tin nhân dạng và thông tin sinh trắc học gồm ảnh khuôn mặt, vân tay, mống mắt của người cần cấp thẻ căn cước; Bước 3: Ký phiếu thu nhận thông tin Người cần cấp thẻ căn cước kiểm tra, ký vào phiếu thu nhận thông tin căn cước; Bước 4: Cấp giấy hẹn Người tiếp nhận cấp giấy hẹn trả thẻ căn cước; Bước 5: Trả thẻ căn cước Trả thẻ căn cước theo địa điểm ghi trong giấy hẹn; trường hợp người cần cấp thẻ căn cước có yêu cầu trả thẻ căn cước tại địa điểm khác thì cơ quan quản lý căn cước trả thẻ căn cước tại địa điểm theo yêu cầu và người đó phải trả phí dịch vụ chuyển phát. Bước 6: Thu lại thẻ căn cước đã sử dụng Cơ quan quản lý căn cước thu lại thẻ căn cước công dân, thẻ căn cước đã sử dụng đối với các trường hợp cấp đổi thẻ căn cước. Như vậy, từ ngày 1/7/2024 thì việc cấp đổi thẻ căn cước cho người chuyển giới sẽ được thực hiện theo trình tự trên. Những trường hợp nào sẽ bị thu hồi, giữ thẻ căn cước? Theo Điều 29 Luật Căn cước 2023 quy định về thu hồi, giữ thẻ căn cước như sau: - Thẻ căn cước bị thu hồi trong trường hợp sau đây: + Công dân bị tước quốc tịch Việt Nam, được thôi quốc tịch Việt Nam, bị hủy bỏ quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam; + Thẻ căn cước cấp sai quy định; + Thẻ căn cước đã tẩy xóa, sửa chữa. - Thẻ căn cước bị giữ trong trường hợp sau đây: + Người đang chấp hành biện pháp tư pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng; người đang chấp hành quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc; + Người đang bị tạm giữ, tạm giam, chấp hành án phạt tù. Như vậy, nếu thuộc một trong những trường hợp trên thì sẽ bị thu hồi, giữ thẻ căn cước. Đồng thời, trong thời gian bị giữ thẻ căn cước, cơ quan giữ thẻ căn cước xem xét cho phép người bị giữ thẻ căn cước sử dụng thẻ căn cước của mình để thực hiện giao dịch, thực hiện quyền, lợi ích hợp pháp.
Cà thơi có nghĩa là gì? Cà thơi thì có phải đi nghĩa vụ quân sự hay không?
"Cà thơi" là một thuật ngữ của gen Z đang rất được giới trẻ quan tâm, sử dụng nhiều trên các nền tảng mạng xã hội đặc biệt là Titok và Facebook. Vậy thì thuật ngữ "Cà thơi" có nghĩa là gì? Cà thơi có nghĩa là gì? Bắt nguồn từ văn hoá Thái Lan, "kathoey” là một thuật ngữ để mô tả cộng đồng những người nam chuyển giới thành nữ hoặc có đặc điểm nữ tính. Khi du nhập về Việt Nam, "kathoey" được phiên âm một cách hài hước thành "cà thơi". Hiện nay, thuật ngữ "cà thơi" đã trở thành một phần của ngôn ngữ và văn hóa trong cộng đồng LGBT tại Việt Nam. Bên cạnh đó, sự phổ biến của TikTok đã tạo điều kiện thuận lợi để các từ ngữ và trend mới, như "cà thơi," lan truyền nhanh chóng trong cộng đồng mạng. Đồng thời, cách dùng của từ “cà thơi” cũng được mở rộng ra. Các bạn trẻ không chỉ dùng thuật ngữ này để đề cập đến những người chuyển giới nam thành nữ, “cà thơi” còn chỉ những người có tình cảm với người cùng giới. Bên cạnh đó, thuật ngữ "cà thơi" cũng có thể ám chỉ người thuộc giới tính thứ ba hoặc người đồng tính nam có đặc điểm nữ tính. Ngoài ra, người giới tính nam hay nữ có xu hướng thích những người cùng giới cũng tự nhận mình là "cà thơi", như một cách chia sẻ duyên dáng cảm nhận về giới của mình. Cà thơi là người chuyển giới nam thành nữ thì có được miễn đi nghĩa vụ quân sự hay không? Căn cứ theo quy định tại Điều 14 Luật Nghĩa vụ quân sự 2015 có quy định về đối tượng được miễn đăng ký nghĩa vụ quân sự như sau: Đối tượng miễn đăng ký nghĩa vụ quân sự Người khuyết tật, người mắc bệnh hiểm nghèo, bệnh tâm thần hoặc bệnh mãn tính theo quy định của pháp luật. Theo đó, về đối tượng được miễn đăng ký nghĩa vụ quân sự bao gồm người khuyết tật, người mắc bệnh hiểm nghèo, bệnh tâm thần hoặc bệnh mãn tính Đồng thời tại Điều 13 Luật Nghĩa vụ quân sự 2015 cũng có quy định rõ về đối tượng không được đăng ký nghĩa vụ quân sự như sau: Đối tượng không được đăng ký nghĩa vụ quân sự 1. Công dân thuộc một trong các trường hợp sau đây không được đăng ký nghĩa vụ quân sự: a) Đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự; đang chấp hành hình phạt tù, cải tạo không giam giữ, quản chế hoặc đã chấp hành xong hình phạt tù nhưng chưa được xóa án tích; b) Đang bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã) hoặc đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc; c) Bị tước quyền phục vụ trong lực lượng vũ trang nhân dân. 2. Khi hết thời hạn áp dụng các biện pháp quy định tại khoản 1 Điều này, công dân được đăng ký nghĩa vụ quân sự. Theo đó, các đối tượng không được đăng ký nghĩa vụ quân sự bao gồm: - Đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự; đang chấp hành hình phạt tù, cải tạo không giam giữ, quản chế hoặc đã chấp hành xong hình phạt tù nhưng chưa được xóa án tích; - Đang bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn hoặc đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc; - Bị tước quyền phục vụ trong lực lượng vũ trang nhân dân. Lưu ý: Khi hết thời hạn áp dụng các biện pháp được nêu trên thì công dân được đăng ký nghĩa vụ quân sự. Có thể thấy, cà thơi là người chuyển giới nam thành nữ không thuộc các trường hợp được miễn hay không được đăng ký nghĩa vụ quân sự. Vì vậy, cà thơi là người chuyển giới nam thành nữ vẫn phải đi nghĩa vụ quân sự nếu đáp ứng đủ điều kiện theo quy định pháp luật Như vậy, "cà thơi" là một cách phiên âm khác của "kathoey" để mô tả cộng đồng những người nam chuyển giới thành nữ hoặc có đặc điểm nữ tính. Đồng thời, "cà thơi" là người chuyển giới nam thành nữ không thuộc đối tượng được miễn nghĩa vụ quân sự.
Dự thảo Luật Chuyển đổi giới tính: Nghiêm cấm chuyển đổi giới tính 2 lần trở lên trong đời
Trong Dự thảo Luật chuyển đổi giới tính có quy định các hành vi bị nghiêm cấm trong chuyển đối giới tính, nổi bật là nghiêm cấm về việc công dân thực hiện chuyển đổi giới tính 2 lần trở lên trong đời. Người chuyển giới tính là gì Trong Dự thảo Luật có đưa ra các định nghĩa về việc chuyển đổi giới tính như sau - Người chuyển đổi giới tính là người được cơ quan có thẩm quyền công nhận giới tính mới theo quy định tại Luật này. - Người đề nghị chuyển đổi giới tính là người có giới tính sinh học hoàn thiện, có nhận diện giới khác với giới tính khi sinh, được cơ sở khám bệnh, chữa bệnh xác định đủ điều kiện can thiệp y học để chuyển đổi giới tính. - Can thiệp y học để chuyển đổi giới tính là việc áp dụng một hoặc nhiều biện pháp y khoa nhằm tạo ra sự tương thích giữa hình thể và bản dạng giới của người có mong muốn chuyển đổi giới tính. Những hành vi bị nghiêm cấm - Kỳ thị, phân biệt đối xử, đưa thông tin sai lệch đối với người chuyển đổi giới tính, gia đình và người thân của họ. - Vận động, dụ dỗ, thúc ép, bắt buộc người khác chuyển đổi giới tính. - Lợi dụng người chuyển đổi giới tính để mua bán người, bóc lột sức lao động, xâm hại tình dục hoặc có các hành vi trái pháp luật khác. - Lợi dụng chức vụ, quyền hạn, vị trí công tác để gây khó khăn cho việc thực hiện quyền công nhận giới tính của người đề nghị chuyển đổi giới tính. - Cản trở, gây khó khăn cho việc công nhận giới tính của người đề nghị chuyển đổi giới tính. - Thực hiện việc chuyển đổi giới tính nhằm mục đích trục lợi, trốn tránh trách nhiệm, nghĩa vụ, gây rối an ninh trật tự, quấy rối tình dục hoặc vi phạm pháp luật khác. - Công dân thực hiện chuyển đổi giới tính 2 lần trở lên trong đời - Triệt sản trong quá trình can thiệp y học mà không được sự đồng ý của người đề nghị can thiệp y học để chuyển đổi giới tính. - Tiết lộ thông tin, đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình của người chuyển đổi giới tính mà không có sự đồng ý của họ. - Trục lợi, gây khó khăn đối với việc can thiệp y học để chuyển đổi giới tính. - Thực hiện các phương pháp can thiệp y học và tư vấn khi chưa đủ điều kiện. - Thực hiện chuyển đổi giới tính trong thời gian chấp hành các nghĩa vụ với Nhà nước, các bản án, quyết định của cơ quan có thẩm quyền. - Không thực hiện đầy đủ quy định của quy trình tư vấn tâm lý trước và trong khi thực hiện can thiệp y học cho người đề nghị chuyển đổi giới tính. - Các tổ chức, cá nhân, cơ sở khám chữa bệnh từ chối không có lý do chính đáng việc tư vấn tâm lý, can thiệp y khoa, khám chữa bệnh cho người chuyển đổi giới tính. Ngoài ra, tại Dự thảo cũng quy định các điều kiện để được cấp Giấy xác nhận giới tính mới cho người đã can thiệp y học để chuyển đổi giới tính như sau: - Là công dân Việt Nam đủ 18 tuổi; - Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ; - Độc thân; - Cam kết sống với giới tính đã được chuyển đổi; - Đã can thiệp y học để chuyển đổi giới tính; - Không thuộc trường hợp đang chấp hành án treo, cải tạo không giam giữ, hình phạt hình sự bổ sung như cấm đi khỏi nơi cư trú; Trên đây là đề xuất theo Dự thảo Luật Chuyển đổi giới tính mới nhất (Dự thảo lần 2), hiện vẫn đang được lấy ý kiến và chưa được thông qua.
Hôn nhân của Transgender có được pháp luật thừa nhận?
Transgender hay còn gọi là người chuyển giới, tức là một người giới tính nam đã phẫu thuật để trở thành người nữ và ngược lại, một người có giới tính nữ đã phẫu thuật để trở thành người nam. Nếu sau khi chuyển đổi giới tính thì hôn nhân của Transgender có được pháp luật thừa nhận không? 1. Người chuyển giới được kết hôn Về mặt pháp lý thì cá nhân được chuyển đổi giới tính theo quy định pháp luật, có quyền và nghĩa vụ đăng ký thay đổi hộ tịch và có quyền nhân thân phù hợp với giới tính đã chuyển đổi. (Điều 37 Bộ luật Dân sự 2015) Theo quy định tại Khoản 1 Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 thì hôn nhân được định nghĩa là quan hệ giữa vợ và chồng sau khi kết hôn. Trong đó, tại Khoản 5 Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định: “Kết hôn là việc nam và nữ xác lập quan hệ vợ chồng với nhau theo quy định của Luật này về điều kiện kết hôn và đăng ký kết hôn.”. Như vậy, pháp luật chỉ quy định kết hôn là việc xác lập quan hệ vợ chồng giữa người nam và nữ. Nếu như một người chuyển đổi giới tính và đã đăng ký thay đổi giới tính theo quy định thì về mặt pháp lý họ sẽ được pháp luật thừa nhận và bảo hộ các quyền nhân thân có liên quan, trong đó có quyền được kết hôn. Tuy nhiên, nếu một người sau khi chuyển đổi giới tính nhưng chưa đăng ký thay đổi hộ tịch thì họ vẫn còn giới tính trước đó nên sẽ có quyền nhân thân tương ứng với giới tính của mình. Vì vậy, sau khi người nam chuyển đổi thành giới tính nữ, đã thay đổi giới tính theo quy định pháp luật và kết hôn với người có giới tính nam thì vẫn được đăng ký kết hôn. Tương tự, đối với người nữ chuyển đổi thành giới tính nam, đã thay đổi giới tính theo quy định pháp luật và kết hôn với người nữ thì vẫn được đăng ký kết hôn. 2. Điều kiện đăng ký kết hôn Tuy nhiên, ngoài việc đáp ứng quy định về giới tính thì quan hệ hôn nhân của Transgender được pháp luật thừa nhận khi đáp ứng đủ các điều kiện được quy định tại Điều 8 Luật Hôn nhân và gia đình 2014, cụ thể: - Về độ tuổi: Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên; - Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định; - Không bị mất năng lực hành vi dân sự; - Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn theo quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 2 Điều 5 của Luật Hôn nhân và gia đình 2014. Cụ thể là các trường hợp: • Kết hôn giả tạo; • Tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn, cản trở kết hôn; • Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ; • Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng. Như vậy, nếu một người chuyển giới thành nữ hoặc nam và đã thay đổi hộ tịch theo quy định pháp luật thì sẽ được kết hôn theo giới tính đã được chuyển đổi. Chẳng hạn, khi người giới tính nam chuyển đổi thành giới tính nữ thì sẽ được kết hôn với người giới tính nam. Ngược lại, khi người giới tính nữ chuyển đổi thành giới tính nam thì sẽ được kết hôn với người giới tính nữ. Và việc xác định giới tính này phải được chuyển đổi theo quy định pháp luật. Từ phân tích trên có thể kết luận rằng, hôn nhân của Transgender được pháp luật thừa nhận trong trường hợp họ đã chuyển giới và thay đổi giới tính theo quy định pháp luật và đáp ứng đủ các điều kiện kết hôn theo Luật Hôn nhân và gia đình 2014.
Người chuyển giới, Người có QHTD đồng giới nam sẽ được điều trị dự phòng HIV
Điều trị dự phòng HIV cho người đồng giới - Minh họa Đây là nội dung trong Dự thảo Nghị định hướng dẫn Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật phòng, chống nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS). Nghị định này hướng dẫn Khoản 5, Khoản 7 và Khoản 11 Điều 1 Luật trên. Đáng chú ý trong Nghị định là quy định về Đối tượng, Tổ chức điều trị dự phòng trước phơi nhiễm với HIV bằng thuốc kháng HIV, trong đó: *Về đối tượng, bao gồm: 1. Người có quan hệ tình dục đồng giới nam. 2. Người chuyển đổi giới tính. 3.Người sử dụng ma túy. 4. Người bán dâm. 5. Vợ, chồng người nhiễm HIV; vợ, chồng của đối tượng từ mục 1 điến 4. 6. Người có quan hệ tình dục với người nhiễm HIV. 7. Các đối tượng có nguy cơ lây nhiễm HIV khác. *Về việc tổ chức, được thực hiện như sau: 1. Cơ sở tổ chức điều trị dự phòng trước phơi nhiễm với HIV bằng thuốc kháng HIV bao gồm: a) Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; b) Cơ sở khác theo hướng dẫn của Bộ Y tế. 2. Điều kiện tổ chức điều trị dự phòng trước phơi nhiễm với HIV bằng thuốc kháng HIV như sau: - Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh quy định tại mục a) phía trên phải đáp ứng các điều kiện quy định tại Nghị định 109/2016/NĐ-CP và Nghị định số 155/2018/NĐ-CP; - Cơ sở khác quy định tại mục b) phía trên phải có bác sỹ hoặc y sĩ có chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh và chứng chỉ hoặc chứng nhận đã qua tập huấn, đào tạo về điều trị dự phòng trước phơi nhiễm với HIV bằng thuốc kháng HIV. 3. Điều trị dự phòng trước phơi nhiễm với HIV bằng thuốc kháng HIV theo hướng dẫn chuyên môn của Bộ Y tế. Ngoài ra, Nghị định còn quy định về quản lý, tuyên truyền, tư vấn, xét nghiệm,chăm sóc, điều trị cho người nhiễm HIV và dự phòng lây nhiễm HIV trong cơ sở quản lý. Nghị định này sẽ có hiệu lực từ 1/7/2021, cùng lúc với Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật phòng, chống nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS). Xem chi tiết dự thảo tại file đính kèm dưới đây.
Những quy định pháp luật dành cho người chuyển đổi giới tính
Đến nay, vấn đề Người chuyển đổi giới tính, xác định lại giới tính, kết hôn đồng tính... đã được pháp luật nước ta thừa nhận và luật hóa. Đây là điều vui mừng cho công đồng LGBT cũng như toàn xã hội. Bởi quyền được sống thật với giới tính của mình, được xã hội công nhận, đối xử công bằng, văn minh cũng là quyền con người, quyền công dân được pháp luật bảo vệ. Từ nền tảng mà Hiến pháp 2013 quy định: - Điều 14: "các quyền con người, quyền công dân về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội được công nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm theo Hiến pháp và pháp luật" - Điều 16: "Mọi người đều bình đẳng trước pháp luật; Không ai bị phân biệt đối xử trong đời sống chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội." Tiếp đến, lần đầu tiên Bộ luật Dân Sự 2015 có hiệu lực từ ngày 1/1/2017 đã chính thức thừa nhận quyền nhân thân của người chuyển đổi giới tính, người xác định lại giới tính tại: Điều 36: "Cá nhân đã thực hiện việc xác định lại giới tính có quyền, nghĩa vụ đăng ký thay đổi hộ tịch theo quy định của pháp luật về hộ tịch; có quyền nhân thân phù hợp với giới tính đã được xác định lại theo quy định của Bộ luật này và luật khác có liên quan" Điều 37: "Việc chuyển đổi giới tính được thực hiện theo quy định của luật. Cá nhân đã chuyển đổi giới tính có quyền, nghĩa vụ đăng ký thay đổi hộ tịch theo quy định của pháp luật về hộ tịch; có quyền nhân thân phù hợp với giới tính đã được chuyển đổi theo quy định của Bộ luật này và luật khác có liên quan" Có thể thấy Bộ luật Dân sự 2015 dừng lại ở quyền nhân thân để xác định tư cách của cá nhân khi tham gia các quan hệ dân sự, tạo sự minh bạch về quyền nhân thân, tài sản, giao dịch,... trong các quan hệ dân sự. Tuy nhiên, điều này cũng là bước đi lớn của pháp luât nhằm tạo rào pháp lý ngăn chặn hành vi phân biệt đối xử với người chuyển giới, bảo đảm cho họ có địa vị pháp lý bình đẳng như cá nhân khác. Nghị định 88/2008/NĐ-CP quy định về Xác định lại giới tính. Trong đó, nổi bật nhất là việc xác định rõ những hành vi bị nghiêm cấm quy định tại Điều 4. Điển hình: Cấm "Phân biệt đối xử đối với người đã xác định lại giới tính". Luật Hộ tịch 2014: Điểm c Khoản 2 Điều 3: Xác định lại giới tính được ghi vào Sổ Hộ tịch theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Khoản 3 điều 36 quy định: Cá nhân đã thực hiện việc xác định lại giới tính có quyền, nghĩa vụ thay đổi hộ tịch theo quy định của pháp luật về hộ tịch. Luật Hôn nhân và Gia đình 2014: Đã bỏ quy định "Cấm kết hôn giữa những người cùng giới tính" ở Luật năm 2000. Thay vào đó là quy định “Không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính" tại Khoản 2 Điều 8. Như vậy, Luật không cấm nhưng cũng không công nhận kết hôn đồng giới. Những người đồng giới tính vẫn có thể kết hôn, nhưng sẽ không được pháp luật bảo vệ khi phát sinh tranh chấp. Luật thi hành tạm giữ, tạm giam 2015 có thêm quy định: Khoản 4 Điều 18: "Người bị tạm giữ, người bị tạm giam sau đây có thể được bố trí giam giữ ở buồng riêng: a) Người đồng tính, người chuyển giới." Tuy còn nhiều vấn đề bỏ ngỏ chưa giải quyết, nhưng thực tế Pháp luật đã và đang dần hoàn thiện để đảm bảo quyền lợi và nghĩa vụ của Người chuyển đổi giới tính, xác định lại giới tính, đồng giới. Đặc biệt, trong tương lai gần, nước ta sẽ có Luật chuyển đổi giới tính nhằm bảo vệ toàn diện cho người chuyển đổi giới tính.
Đề xuất người không có năng lực hành vi dân sự không được chuyển đổi giới tính
Dự thảo Luật Chuyển đổi giới tính từ ngày công bố đã luôn thu hút nhiều sự quan tâm của mọi người, một trong những chủ đề hot nhất là đề xuất người không có năng lực hành vi dân sự không được chuyển đổi giới tính. Cụ thể thế nào, hãy cùng tìm hiểu. 1. Pháp luật quy định thế nào về người chuyển đổi giới tính? Căn cứ khoản 7 Điều 3 Dự thảo Luật Chuyển đổi giới tính có giải thích người chuyển đổi giới tính là người được cơ quan có thẩm quyền công nhận giới tính mới theo quy định tại Dự thảo Luật. Ngoài ra, căn cứ Điều 7 Dự thảo Luật quy định quyền của người chuyển giới gồm: - Được công nhận giới tính mới sau khi đã can thiệp y học để chuyển đổi giới tính khi đáp ứng đủ điều kiện theo quy định của Dự thảo Luật; - Được lựa chọn phương pháp can thiệp y học để chuyển đổi giới tính phù hợp với sức khỏe, mong muốn và khả năng tài chính của mình; - Được tư vấn, hỗ trợ về tâm lý, y tế và pháp lý trước và trong quá trình thực hiện can thiệp y học để chuyển đổi giới tính; - Có đầy đủ quyền nhân thân phù hợp với giới tính đã được chuyển đổi theo quy định của pháp luật dân sự và pháp luật khác có liên quan; - Được giữ nguyên quan hệ cha, mẹ, con cũng như quyền và nghĩa vụ từ quan hệ hôn nhân gia đình trước khi chuyển đổi giới tính bao gồm cả việc nhận nuôi con nuôi; - Được lưu giữ tinh trùng, trứng để duy trì nòi giống thông qua các dịch vụ sinh sản phù hợp với đạo lý và pháp luật Việt Nam. - Được tham gia các hoạt động hiến máu và các chế phẩm máu, hiến tế bào gốc, hiến mô tạng một cách tự nguyện nếu có đủ sức khỏe và đảm bảo an toàn hiến tặng theo quy định của pháp luật; - Được bảo lưu thông tin trên các văn bằng, chứng chỉ đã được cấp trước khi chuyển đổi giới tính; - Được công nhận quyền tài sản đối với tài sản tạo lập trước khi chuyển đổi giới tính. Trường hợp trên giấy chứng nhận quyền tài sản có thông tin giới tính thì cơ quan cấp giấy chứng nhận quyền tài sản có nghĩa vụ điều chỉnh thông tin giới tính theo giới tính được công nhận của người chuyển đổi giới tính; - Được hưởng các chế độ thai sản theo quy định của pháp luật về lao động, pháp luật về bảo hiểm xã hội và quy định của pháp luật khác có liên quan phù hợp với giới tính đã chuyển đổi. - Được tham gia các hoạt động thể thao, văn hóa, biểu diễn nghệ thuật theo quy định của pháp luật phù hợp với giới tính mới; - Được tôn trọng, bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín, đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình và các quyền riêng tư khác theo quy định của pháp luật; - Được thay đổi thông tin giới tính trên các giấy tờ tùy thân sau khi được công nhận là người chuyển đổi giới tính; - Được bảo đảm quyền học tập, lao động và hòa nhập gia đình, xã hội theo giới tính đã được công nhận; - Được bảo đảm các quyền khác theo quy định của Hiến pháp và pháp luật. Có thể thấy, những quy định về chuyển đổi giới tính như trên mang lại ý nghĩa quan trọng cả về mặt pháp lý và bảo đảm quyền lợi công dân của những người chuyển đổi giới tính. Giúp họ không bị mặc cảm, tự ti và là động lực mạnh mẽ để họ tiếp tục phát triển cho xã hội. 2. Người không có năng lực hành vi dân sự không được chuyển đổi giới tính Căn cứ Điều 10 Dự thảo Luật quy định quy định về các điều kiện đối với người đề nghị can thiệp y học để chuyển đổi giới tính như sau: - Độ tuổi thực hiện can thiệp y học + Người từ đủ 18 tuổi trở lên đối với các phương pháp can thiệp y học quy định tại Điều 9 của Dự thảo Luật, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều 10 Dự thảo Luật; + Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi nếu được cơ sở khám bệnh, chữa bệnh xác nhận có tình trạng bức bối giới quá mức thì được thực hiện phương pháp can thiệp y học quy định tại khoản 1 Điều 9 của Dự thảo Luật và khi được sự đồng ý của cha, mẹ hoặc người giám hộ. - Đã được tư vấn pháp lý theo quy định của Dự thảo Luật. - Có năng lực hành vi dân sự. - Tình trạng hôn nhân: Có 2 phương án (đề xuất để lựa chọn) Phương án 1: Độc thân. Phương án 2: Không quy định tình trạng hôn nhân của người đề nghị can thiệp y học để chuyển đổi giới tính. - Không thuộc trường hợp đang chấp hành án treo, cải tạo không giam giữ, hình phạt hình sự bổ sung như cấm đi khỏi nơi cư trú và chưa được xóa án tích. Theo quy định trên, một trong những điều kiện để chuyển đổi giới tính bằng can thiệp y học phải có năng lực hành vi dân sự. Nên, theo đề xuất, người không có năng lực hành vi dân sự không được chuyển đổi giới tính. Chung quy lại, đề xuất người không có năng lực hành vi dân sự không được chuyển đổi giới tính là động thái đảm bảo tính pháp lý của những người chuyển giới. Giúp họ được bảo vệ bằng sự công bằng pháp luật, vừa đảm bảo sức khỏe, tính mạng của những người chuyển giới.
Đề xuất những điều kiện để được cấp giấy xác nhận giới tính mới
Dự thảo Luật Chuyển đổi giới tính kể từ ngày ban hành luôn thu hút sự quan tâm của người dân. Một trong những vấn đề được quan tâm nhiều nhất là đề xuất những điều kiện để được cấp giấy xác nhận giới tính mới. Cụ thể thế nào, hãy cùng tìm hiểu. 1. Quy định về giấy xác nhận giới tính mới Căn cứ Điều 23 Dự thảo Luật Chuyển đổi giới tính có đề xuất về giấy xác nhận giới tính mới. - Đối tượng được cấp giấy xác nhận giới tính, nơi cấp giấy xác nhận giới tính được quy định như sau: + Người đã thực hiện can thiệp y học để chuyển đổi giới tính theo quy định của Dự thảo Luật được cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nơi thực hiện can thiệp y học cấp giấy xác nhận giới tính mới. + Người đã thực hiện can thiệp y học để chuyển đổi giới tính trước ngày Dự thảo Luật có hiệu lực được cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nơi xác nhận đã có can thiệp y học với thời gian và mức độ đạt được như quy định ở Điều 24 của Dự thảo Luật thì được cấp giấy xác nhận giới tính mới. - Giấy xác nhận giới tính mới bao gồm các thông tin cơ bản sau đây: + Họ và tên của người đã can thiệp y học để chuyển đổi giới tính; thông tin về giấy tờ tùy thân của người đã can thiệp y học, bao gồm số định danh công dân hoặc số giấy khai sinh, nơi cấp, ngày cấp; tình trạng hôn nhân là độc thân; + Giới tính trước khi can thiệp y học; + Giới tính sau khi can thiệp y học. Ngoài ra, căn cứ Điều 24 Dự thảo Luật còn có đề xuất thời điểm cấp giấy xác nhận giới tính mới. Thời điểm cấp giấy xác nhận giới tính mới cho những người chuyển đổi giới tính quy theo các phương pháp theo quy định tại khoản 1,2,3,4 Điều 8 của Dự thảo Luật là thời điểm kết thúc quá trình can thiệp y học để chuyển đổi giới tính với thời gian và mức độ can thiệp y học được cho là đạt như sau: - Về thời điểm để đánh giá mức độ: + Đối với phương pháp sử dụng nội tiết tố sinh dục là 12 tháng kể từ ngày đầu tiên sử dụng nội tiết tố sinh dục; + Đối với phương pháp có phẫu thuật quy định tại khoản 2, khoản 3 và khoản 4 Điều 8 của Dự thảo Luật được thực hiện ngay sau khi kết thúc phẫu thuật. - Mức độ can thiệp y học được cho là đạt khi hết bức bối giới và có cảm nhận hài lòng, dễ chịu, thích thú, hạnh phúc với giới tính mới. Đối với phương pháp quy định tại khoản 5 Điều 8 của Dự thảo Luật được thực hiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế. Ngoài ra, tại Điều 27 Dự thảo Luật quy định đăng ký hộ tịch và thay đổi thông tin giới tính, thông tin khác của người chuyển đổi giới tính trên các giấy tờ pháp lý có liên quan như sau: - Giấy xác nhận giới tính mới là căn cứ để cơ quan đăng ký hộ tịch thực hiện thay đổi hộ tịch của cho người chuyển đổi giới tính. - Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định cụ thể hồ sơ, thủ tục thay đổi giới tính trong các giấy tờ hộ tịch cho người chuyển đổi giới tính. - Việc thay đổi thông tin giới tính, thông tin khác của người chuyển đổi giới tính trên các giấy tờ pháp lý có liên quan như căn cước công dân, văn bằng, chứng chỉ, quyền sở hữu tài sản và các giấy tờ pháp lý khác thực hiện theo quy định của pháp luật có liên quan. Cần hiểu rằng, những đề xuất trên về giấy xác nhận giới tính mới là tiền đề pháp lý bảo vệ quyền lợi cho những cá nhân thay đổi giới tính. Vừa đảm bảo công tác quản lý, vừa vệ họ khỏi sự phân biệt đối xử trong các lĩnh vực như công việc, giáo dục, và các dịch vụ công cộng. 2. Những điều kiện để được cấp giấy xác nhận giới tính mới Căn cứ khoản 1 Điều 25 Dự thảo Luật đề xuất những điều kiện để được cấp giấy xác nhận giới tính mới như sau: - Là công dân Việt Nam đủ 18 tuổi; - Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ; - Độc thân; - Cam kết sống với giới tính đã được chuyển đổi; - Đã can thiệp y học để chuyển đổi giới tính; - Không thuộc trường hợp đang chấp hành án treo, cải tạo không giam giữ, hình phạt hình sự bổ sung như cấm đi khỏi nơi cư trú; Chung quy lại, việc đề xuất quy định những điều kiện để được cấp giấy xác nhận giới tính mới có ý nghĩa quan trọng trong việc đảm bảo sự công nhận hợp pháp và tôn trọng quyền của cá nhân về giới tính. Điều này cho thấy sự quan tâm, tiếp thu, hoàn thiện ngày càng tốt hơn của nhà nước. Các cá nhân chuyển đổi giới tính cũng sẽ được nhà nước bảo vệ quyền lợi một cách tốt hơn.
Đề xuất thủ tục đề nghị thực hiện can thiệp y học để chuyển đổi giới tính
Từ khi Dự thảo Luật Chuyển đổi giới tính được công bố cho đến nay đều thu hút sự quan tâm của người dân. Một trong những điểm nổi bật nhất là đề xuất thủ tục đề nghị thực hiện can thiệp y học để chuyển đổi giới tính. Cụ thể thế nào, hãy cùng tìm hiểu. 1. Những đối tượng áp dụng của Dự thảo Luật Chuyển đổi giới tính Căn cứ Điều 2 Dự thảo Luật Chuyển đổi giới tính có đề xuất các đối tượng áp dụng như sau: - Người đề nghị thực hiện can thiệp y học để chuyển đổi giới tính. - Người đã thực hiện can thiệp y học để chuyển đổi giới tính từ nữ sang nam hoặc từ nam sang nữ trước khi Dự thảo Luật có hiệu lực. - Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thực hiện can thiệp y học cho người chuyển đổi giới tính. - Cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc chuyển đổi giới tính. Ngoài ra, tại Điều 4 Dự thảo Luật còn quy định chính sách của Nhà nước về chuyển đổi giới tính như sau: - Thừa nhận, tôn trọng và bảo đảm quyền, nghĩa vụ công dân của người chuyển đổi giới tính. - Tạo điều kiện cho người đề nghị can thiệp y học để chuyển đổi giới tính được lựa chọn hình thức thực hiện can thiệp y học phù hợp với sức khỏe, tâm lý, khả năng tài chính và mong muốn của mình. - Tạo điều kiện để người chuyển đổi giới tính được thực hiện tư vấn tâm lý, y học và pháp lý kỹ lưỡng trước, trong và sau khi can thiệp y học để chuyển đổi giới tính. - Có chính sách, biện pháp đồng bộ, tạo điều kiện cho người đã can thiệp y học để chuyển đổi giới tính được thực hiện quyền, nghĩa vụ của công dân phù hợp với giới tính mới theo quy định của Dự thảo Luật, Bộ luật Dân sự và luật khác có liên quan. Đảm bảo sự ổn định không làm thay đổi các quyền và nghĩa vụ dân sự mà người đó đã xác lập trước khi được công nhận là người chuyển đổi giới tính và các quyền và nghĩa vụ trong quan hệ cha, mẹ, con về mặt giấy tờ pháp lý, bao gồm cả việc nhận nuôi con nuôi. - Khuyến khích bảo hiểm y tế chi trả cho các dịch vụ nhằm chuyển đổi giới tính và các vấn đề về sức khỏe có liên quan đến chuyển đổi giới tính. - Nhà nước khuyến khích các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, tổ chức, cá nhân hỗ trợ, tư vấn tâm lý và can thiệp y khoa cho người chuyển đổi giới tính. Với đề xuất trên, nhà nước cho thấy được sự quan tâm rất lớn đến những cá nhân chuyển đổi giới tính. Đóng vai trò rất quan trọng trong việc xác định phạm vi và mục tiêu của luật, đồng thời bảo vệ quyền lợi của họ. 2. Đề xuất thủ tục đề nghị thực hiện can thiệp y học để chuyển đổi giới tính Căn cứ khoản 2 Điều 11 Dự thảo Luật đề xuất thủ tục đề nghị thực hiện can thiệp y học để chuyển đổi giới tính được quy định như sau: + Người đề nghị thực hiện can thiệp y học để chuyển đổi giới tính nộp 01 (một) bộ hồ sơ theo quy định tại khoản 1 Điều 11 Dự thảo Luật tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đã được phép thực hiện can thiệp y học quy định tại Điều 12 của Dự thảo Luật + Sau khi tiếp nhận đầy đủ hồ sơ quy định tại khoản 1 Điều 11 Dự thảo Luật, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thành lập Hội đồng xác định giới tính để thực hiện tư vấn tâm lý cho người đề nghị; xác định người đề nghị can thiệp y học để chuyển đổi giới tính có bản dạng giới khác giới tính hoàn thiện; có đủ sức khỏe về tâm thần và thể chất, không chống chỉ định với việc thực hiện phương pháp can thiệp y học để chuyển đổi giới tính; + Sau khi xác định người đề nghị đủ điều kiện quy định tại điểm b khoản 2 Điều 11 Dự thảo Luật, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tiến hành can thiệp y học để chuyển đổi giới tính; + Trường hợp cơ sở thực hiện can thiệp y học để chuyển đổi giới tính không thể tiếp tục thực hiện phương pháp can thiệp đang áp dụng cho người đề nghị chuyển đổi giới tính hoặc người đó quyết định dừng không tiếp tục can thiệp y học thì cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có văn bản về việc dừng can thiệp y học và nêu rõ lý do. Chung quy lại, với đề xuất thủ tục đề nghị thực hiện can thiệp y học để chuyển đổi giới tính sẽ tạo ra sự tác động tích cực rất lớn đến xã hội. Vừa đảm bảo có được quy trình pháp lý rõ ràng, tạo sự thuận lợi cho các cơ quan quản lý, vừa đảm bảo quyền lợi chính đáng của những người chuyển giới.
Người chuyển giới đã có thẻ căn cước thì có được cấp đổi sang giới tính mới không?
Luật Căn cước 2023 sẽ chính thức có hiệu lực trong tháng 7 tới đây, theo đó từ 1/7/2024 sẽ đổi sang sử dụng thẻ căn cước. Vậy người chuyển giới đã có thẻ căn cước thì có được cấp đổi sang giới tính mới không? Người chuyển giới đã có thẻ căn cước thì có được cấp đổi sang giới tính mới không? Theo Điều 24 Luật Căn cước 2023 quy định các trường hợp cấp đổi, cấp lại thẻ căn cước như sau: - Các trường hợp cấp đổi thẻ căn cước bao gồm: + Các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 21 Luật Căn cước 2023; + Thay đổi, cải chính thông tin về họ, chữ đệm, tên khai sinh; ngày, tháng, năm sinh; + Thay đổi nhân dạng; bổ sung thông tin về ảnh khuôn mặt, vân tay; xác định lại giới tính hoặc chuyển đổi giới tính theo quy định của pháp luật; + Có sai sót về thông tin in trên thẻ căn cước; + Theo yêu cầu của người được cấp thẻ căn cước khi thông tin trên thẻ căn cước thay đổi do sắp xếp đơn vị hành chính; + Xác lập lại số định danh cá nhân; + Khi người được cấp thẻ căn cước có yêu cầu. - Các trường hợp cấp lại thẻ căn cước bao gồm: + Bị mất thẻ căn cước hoặc thẻ căn cước bị hư hỏng không sử dụng được, trừ trường hợp quy định tại Điều 21 Luật Căn cước 2023; + Được trở lại quốc tịch Việt Nam theo quy định của pháp luật về quốc tịch Việt Nam. Như vậy, từ 1/7/2024, trường hợp người chuyển giới thì sẽ được cấp đổi thẻ căn cước theo quy định. Thủ tục cấp đổi thẻ căn cước cho người chuyển giới từ 1/7/2024 Theo Điều 25 Luật Căn cước 2023 quy định trình tự, thủ tục cấp đổi thẻ căn cước như sau: Bước 1: Tiếp nhận thông tin Người tiếp nhận kiểm tra, đối chiếu thông tin của người cần cấp thẻ căn cước từ Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, cơ sở dữ liệu quốc gia, cơ sở dữ liệu chuyên ngành để xác định chính xác người cần cấp thẻ căn cước; Trường hợp cấp đổi thẻ căn cước do xác định lại giới tính hoặc chuyển đổi giới tính mà thông tin đó chưa được cập nhật, điều chỉnh trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư thì người cần cấp thẻ căn cước phải xuất trình các giấy tờ, tài liệu có giá trị pháp lý chứng minh những thông tin đã thay đổi để thực hiện thủ tục cập nhật, điều chỉnh thông tin vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. Bước 2: Thu nhận thông tin nhân dạng và sinh trắc học Người tiếp nhận thu nhận thông tin nhân dạng và thông tin sinh trắc học gồm ảnh khuôn mặt, vân tay, mống mắt của người cần cấp thẻ căn cước; Bước 3: Ký phiếu thu nhận thông tin Người cần cấp thẻ căn cước kiểm tra, ký vào phiếu thu nhận thông tin căn cước; Bước 4: Cấp giấy hẹn Người tiếp nhận cấp giấy hẹn trả thẻ căn cước; Bước 5: Trả thẻ căn cước Trả thẻ căn cước theo địa điểm ghi trong giấy hẹn; trường hợp người cần cấp thẻ căn cước có yêu cầu trả thẻ căn cước tại địa điểm khác thì cơ quan quản lý căn cước trả thẻ căn cước tại địa điểm theo yêu cầu và người đó phải trả phí dịch vụ chuyển phát. Bước 6: Thu lại thẻ căn cước đã sử dụng Cơ quan quản lý căn cước thu lại thẻ căn cước công dân, thẻ căn cước đã sử dụng đối với các trường hợp cấp đổi thẻ căn cước. Như vậy, từ ngày 1/7/2024 thì việc cấp đổi thẻ căn cước cho người chuyển giới sẽ được thực hiện theo trình tự trên. Những trường hợp nào sẽ bị thu hồi, giữ thẻ căn cước? Theo Điều 29 Luật Căn cước 2023 quy định về thu hồi, giữ thẻ căn cước như sau: - Thẻ căn cước bị thu hồi trong trường hợp sau đây: + Công dân bị tước quốc tịch Việt Nam, được thôi quốc tịch Việt Nam, bị hủy bỏ quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam; + Thẻ căn cước cấp sai quy định; + Thẻ căn cước đã tẩy xóa, sửa chữa. - Thẻ căn cước bị giữ trong trường hợp sau đây: + Người đang chấp hành biện pháp tư pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng; người đang chấp hành quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc; + Người đang bị tạm giữ, tạm giam, chấp hành án phạt tù. Như vậy, nếu thuộc một trong những trường hợp trên thì sẽ bị thu hồi, giữ thẻ căn cước. Đồng thời, trong thời gian bị giữ thẻ căn cước, cơ quan giữ thẻ căn cước xem xét cho phép người bị giữ thẻ căn cước sử dụng thẻ căn cước của mình để thực hiện giao dịch, thực hiện quyền, lợi ích hợp pháp.
Cà thơi có nghĩa là gì? Cà thơi thì có phải đi nghĩa vụ quân sự hay không?
"Cà thơi" là một thuật ngữ của gen Z đang rất được giới trẻ quan tâm, sử dụng nhiều trên các nền tảng mạng xã hội đặc biệt là Titok và Facebook. Vậy thì thuật ngữ "Cà thơi" có nghĩa là gì? Cà thơi có nghĩa là gì? Bắt nguồn từ văn hoá Thái Lan, "kathoey” là một thuật ngữ để mô tả cộng đồng những người nam chuyển giới thành nữ hoặc có đặc điểm nữ tính. Khi du nhập về Việt Nam, "kathoey" được phiên âm một cách hài hước thành "cà thơi". Hiện nay, thuật ngữ "cà thơi" đã trở thành một phần của ngôn ngữ và văn hóa trong cộng đồng LGBT tại Việt Nam. Bên cạnh đó, sự phổ biến của TikTok đã tạo điều kiện thuận lợi để các từ ngữ và trend mới, như "cà thơi," lan truyền nhanh chóng trong cộng đồng mạng. Đồng thời, cách dùng của từ “cà thơi” cũng được mở rộng ra. Các bạn trẻ không chỉ dùng thuật ngữ này để đề cập đến những người chuyển giới nam thành nữ, “cà thơi” còn chỉ những người có tình cảm với người cùng giới. Bên cạnh đó, thuật ngữ "cà thơi" cũng có thể ám chỉ người thuộc giới tính thứ ba hoặc người đồng tính nam có đặc điểm nữ tính. Ngoài ra, người giới tính nam hay nữ có xu hướng thích những người cùng giới cũng tự nhận mình là "cà thơi", như một cách chia sẻ duyên dáng cảm nhận về giới của mình. Cà thơi là người chuyển giới nam thành nữ thì có được miễn đi nghĩa vụ quân sự hay không? Căn cứ theo quy định tại Điều 14 Luật Nghĩa vụ quân sự 2015 có quy định về đối tượng được miễn đăng ký nghĩa vụ quân sự như sau: Đối tượng miễn đăng ký nghĩa vụ quân sự Người khuyết tật, người mắc bệnh hiểm nghèo, bệnh tâm thần hoặc bệnh mãn tính theo quy định của pháp luật. Theo đó, về đối tượng được miễn đăng ký nghĩa vụ quân sự bao gồm người khuyết tật, người mắc bệnh hiểm nghèo, bệnh tâm thần hoặc bệnh mãn tính Đồng thời tại Điều 13 Luật Nghĩa vụ quân sự 2015 cũng có quy định rõ về đối tượng không được đăng ký nghĩa vụ quân sự như sau: Đối tượng không được đăng ký nghĩa vụ quân sự 1. Công dân thuộc một trong các trường hợp sau đây không được đăng ký nghĩa vụ quân sự: a) Đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự; đang chấp hành hình phạt tù, cải tạo không giam giữ, quản chế hoặc đã chấp hành xong hình phạt tù nhưng chưa được xóa án tích; b) Đang bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã) hoặc đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc; c) Bị tước quyền phục vụ trong lực lượng vũ trang nhân dân. 2. Khi hết thời hạn áp dụng các biện pháp quy định tại khoản 1 Điều này, công dân được đăng ký nghĩa vụ quân sự. Theo đó, các đối tượng không được đăng ký nghĩa vụ quân sự bao gồm: - Đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự; đang chấp hành hình phạt tù, cải tạo không giam giữ, quản chế hoặc đã chấp hành xong hình phạt tù nhưng chưa được xóa án tích; - Đang bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn hoặc đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc; - Bị tước quyền phục vụ trong lực lượng vũ trang nhân dân. Lưu ý: Khi hết thời hạn áp dụng các biện pháp được nêu trên thì công dân được đăng ký nghĩa vụ quân sự. Có thể thấy, cà thơi là người chuyển giới nam thành nữ không thuộc các trường hợp được miễn hay không được đăng ký nghĩa vụ quân sự. Vì vậy, cà thơi là người chuyển giới nam thành nữ vẫn phải đi nghĩa vụ quân sự nếu đáp ứng đủ điều kiện theo quy định pháp luật Như vậy, "cà thơi" là một cách phiên âm khác của "kathoey" để mô tả cộng đồng những người nam chuyển giới thành nữ hoặc có đặc điểm nữ tính. Đồng thời, "cà thơi" là người chuyển giới nam thành nữ không thuộc đối tượng được miễn nghĩa vụ quân sự.
Dự thảo Luật Chuyển đổi giới tính: Nghiêm cấm chuyển đổi giới tính 2 lần trở lên trong đời
Trong Dự thảo Luật chuyển đổi giới tính có quy định các hành vi bị nghiêm cấm trong chuyển đối giới tính, nổi bật là nghiêm cấm về việc công dân thực hiện chuyển đổi giới tính 2 lần trở lên trong đời. Người chuyển giới tính là gì Trong Dự thảo Luật có đưa ra các định nghĩa về việc chuyển đổi giới tính như sau - Người chuyển đổi giới tính là người được cơ quan có thẩm quyền công nhận giới tính mới theo quy định tại Luật này. - Người đề nghị chuyển đổi giới tính là người có giới tính sinh học hoàn thiện, có nhận diện giới khác với giới tính khi sinh, được cơ sở khám bệnh, chữa bệnh xác định đủ điều kiện can thiệp y học để chuyển đổi giới tính. - Can thiệp y học để chuyển đổi giới tính là việc áp dụng một hoặc nhiều biện pháp y khoa nhằm tạo ra sự tương thích giữa hình thể và bản dạng giới của người có mong muốn chuyển đổi giới tính. Những hành vi bị nghiêm cấm - Kỳ thị, phân biệt đối xử, đưa thông tin sai lệch đối với người chuyển đổi giới tính, gia đình và người thân của họ. - Vận động, dụ dỗ, thúc ép, bắt buộc người khác chuyển đổi giới tính. - Lợi dụng người chuyển đổi giới tính để mua bán người, bóc lột sức lao động, xâm hại tình dục hoặc có các hành vi trái pháp luật khác. - Lợi dụng chức vụ, quyền hạn, vị trí công tác để gây khó khăn cho việc thực hiện quyền công nhận giới tính của người đề nghị chuyển đổi giới tính. - Cản trở, gây khó khăn cho việc công nhận giới tính của người đề nghị chuyển đổi giới tính. - Thực hiện việc chuyển đổi giới tính nhằm mục đích trục lợi, trốn tránh trách nhiệm, nghĩa vụ, gây rối an ninh trật tự, quấy rối tình dục hoặc vi phạm pháp luật khác. - Công dân thực hiện chuyển đổi giới tính 2 lần trở lên trong đời - Triệt sản trong quá trình can thiệp y học mà không được sự đồng ý của người đề nghị can thiệp y học để chuyển đổi giới tính. - Tiết lộ thông tin, đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình của người chuyển đổi giới tính mà không có sự đồng ý của họ. - Trục lợi, gây khó khăn đối với việc can thiệp y học để chuyển đổi giới tính. - Thực hiện các phương pháp can thiệp y học và tư vấn khi chưa đủ điều kiện. - Thực hiện chuyển đổi giới tính trong thời gian chấp hành các nghĩa vụ với Nhà nước, các bản án, quyết định của cơ quan có thẩm quyền. - Không thực hiện đầy đủ quy định của quy trình tư vấn tâm lý trước và trong khi thực hiện can thiệp y học cho người đề nghị chuyển đổi giới tính. - Các tổ chức, cá nhân, cơ sở khám chữa bệnh từ chối không có lý do chính đáng việc tư vấn tâm lý, can thiệp y khoa, khám chữa bệnh cho người chuyển đổi giới tính. Ngoài ra, tại Dự thảo cũng quy định các điều kiện để được cấp Giấy xác nhận giới tính mới cho người đã can thiệp y học để chuyển đổi giới tính như sau: - Là công dân Việt Nam đủ 18 tuổi; - Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ; - Độc thân; - Cam kết sống với giới tính đã được chuyển đổi; - Đã can thiệp y học để chuyển đổi giới tính; - Không thuộc trường hợp đang chấp hành án treo, cải tạo không giam giữ, hình phạt hình sự bổ sung như cấm đi khỏi nơi cư trú; Trên đây là đề xuất theo Dự thảo Luật Chuyển đổi giới tính mới nhất (Dự thảo lần 2), hiện vẫn đang được lấy ý kiến và chưa được thông qua.
Hôn nhân của Transgender có được pháp luật thừa nhận?
Transgender hay còn gọi là người chuyển giới, tức là một người giới tính nam đã phẫu thuật để trở thành người nữ và ngược lại, một người có giới tính nữ đã phẫu thuật để trở thành người nam. Nếu sau khi chuyển đổi giới tính thì hôn nhân của Transgender có được pháp luật thừa nhận không? 1. Người chuyển giới được kết hôn Về mặt pháp lý thì cá nhân được chuyển đổi giới tính theo quy định pháp luật, có quyền và nghĩa vụ đăng ký thay đổi hộ tịch và có quyền nhân thân phù hợp với giới tính đã chuyển đổi. (Điều 37 Bộ luật Dân sự 2015) Theo quy định tại Khoản 1 Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 thì hôn nhân được định nghĩa là quan hệ giữa vợ và chồng sau khi kết hôn. Trong đó, tại Khoản 5 Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định: “Kết hôn là việc nam và nữ xác lập quan hệ vợ chồng với nhau theo quy định của Luật này về điều kiện kết hôn và đăng ký kết hôn.”. Như vậy, pháp luật chỉ quy định kết hôn là việc xác lập quan hệ vợ chồng giữa người nam và nữ. Nếu như một người chuyển đổi giới tính và đã đăng ký thay đổi giới tính theo quy định thì về mặt pháp lý họ sẽ được pháp luật thừa nhận và bảo hộ các quyền nhân thân có liên quan, trong đó có quyền được kết hôn. Tuy nhiên, nếu một người sau khi chuyển đổi giới tính nhưng chưa đăng ký thay đổi hộ tịch thì họ vẫn còn giới tính trước đó nên sẽ có quyền nhân thân tương ứng với giới tính của mình. Vì vậy, sau khi người nam chuyển đổi thành giới tính nữ, đã thay đổi giới tính theo quy định pháp luật và kết hôn với người có giới tính nam thì vẫn được đăng ký kết hôn. Tương tự, đối với người nữ chuyển đổi thành giới tính nam, đã thay đổi giới tính theo quy định pháp luật và kết hôn với người nữ thì vẫn được đăng ký kết hôn. 2. Điều kiện đăng ký kết hôn Tuy nhiên, ngoài việc đáp ứng quy định về giới tính thì quan hệ hôn nhân của Transgender được pháp luật thừa nhận khi đáp ứng đủ các điều kiện được quy định tại Điều 8 Luật Hôn nhân và gia đình 2014, cụ thể: - Về độ tuổi: Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên; - Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định; - Không bị mất năng lực hành vi dân sự; - Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn theo quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 2 Điều 5 của Luật Hôn nhân và gia đình 2014. Cụ thể là các trường hợp: • Kết hôn giả tạo; • Tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn, cản trở kết hôn; • Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ; • Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng. Như vậy, nếu một người chuyển giới thành nữ hoặc nam và đã thay đổi hộ tịch theo quy định pháp luật thì sẽ được kết hôn theo giới tính đã được chuyển đổi. Chẳng hạn, khi người giới tính nam chuyển đổi thành giới tính nữ thì sẽ được kết hôn với người giới tính nam. Ngược lại, khi người giới tính nữ chuyển đổi thành giới tính nam thì sẽ được kết hôn với người giới tính nữ. Và việc xác định giới tính này phải được chuyển đổi theo quy định pháp luật. Từ phân tích trên có thể kết luận rằng, hôn nhân của Transgender được pháp luật thừa nhận trong trường hợp họ đã chuyển giới và thay đổi giới tính theo quy định pháp luật và đáp ứng đủ các điều kiện kết hôn theo Luật Hôn nhân và gia đình 2014.
Người chuyển giới, Người có QHTD đồng giới nam sẽ được điều trị dự phòng HIV
Điều trị dự phòng HIV cho người đồng giới - Minh họa Đây là nội dung trong Dự thảo Nghị định hướng dẫn Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật phòng, chống nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS). Nghị định này hướng dẫn Khoản 5, Khoản 7 và Khoản 11 Điều 1 Luật trên. Đáng chú ý trong Nghị định là quy định về Đối tượng, Tổ chức điều trị dự phòng trước phơi nhiễm với HIV bằng thuốc kháng HIV, trong đó: *Về đối tượng, bao gồm: 1. Người có quan hệ tình dục đồng giới nam. 2. Người chuyển đổi giới tính. 3.Người sử dụng ma túy. 4. Người bán dâm. 5. Vợ, chồng người nhiễm HIV; vợ, chồng của đối tượng từ mục 1 điến 4. 6. Người có quan hệ tình dục với người nhiễm HIV. 7. Các đối tượng có nguy cơ lây nhiễm HIV khác. *Về việc tổ chức, được thực hiện như sau: 1. Cơ sở tổ chức điều trị dự phòng trước phơi nhiễm với HIV bằng thuốc kháng HIV bao gồm: a) Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; b) Cơ sở khác theo hướng dẫn của Bộ Y tế. 2. Điều kiện tổ chức điều trị dự phòng trước phơi nhiễm với HIV bằng thuốc kháng HIV như sau: - Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh quy định tại mục a) phía trên phải đáp ứng các điều kiện quy định tại Nghị định 109/2016/NĐ-CP và Nghị định số 155/2018/NĐ-CP; - Cơ sở khác quy định tại mục b) phía trên phải có bác sỹ hoặc y sĩ có chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh và chứng chỉ hoặc chứng nhận đã qua tập huấn, đào tạo về điều trị dự phòng trước phơi nhiễm với HIV bằng thuốc kháng HIV. 3. Điều trị dự phòng trước phơi nhiễm với HIV bằng thuốc kháng HIV theo hướng dẫn chuyên môn của Bộ Y tế. Ngoài ra, Nghị định còn quy định về quản lý, tuyên truyền, tư vấn, xét nghiệm,chăm sóc, điều trị cho người nhiễm HIV và dự phòng lây nhiễm HIV trong cơ sở quản lý. Nghị định này sẽ có hiệu lực từ 1/7/2021, cùng lúc với Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật phòng, chống nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS). Xem chi tiết dự thảo tại file đính kèm dưới đây.
Những quy định pháp luật dành cho người chuyển đổi giới tính
Đến nay, vấn đề Người chuyển đổi giới tính, xác định lại giới tính, kết hôn đồng tính... đã được pháp luật nước ta thừa nhận và luật hóa. Đây là điều vui mừng cho công đồng LGBT cũng như toàn xã hội. Bởi quyền được sống thật với giới tính của mình, được xã hội công nhận, đối xử công bằng, văn minh cũng là quyền con người, quyền công dân được pháp luật bảo vệ. Từ nền tảng mà Hiến pháp 2013 quy định: - Điều 14: "các quyền con người, quyền công dân về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội được công nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm theo Hiến pháp và pháp luật" - Điều 16: "Mọi người đều bình đẳng trước pháp luật; Không ai bị phân biệt đối xử trong đời sống chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội." Tiếp đến, lần đầu tiên Bộ luật Dân Sự 2015 có hiệu lực từ ngày 1/1/2017 đã chính thức thừa nhận quyền nhân thân của người chuyển đổi giới tính, người xác định lại giới tính tại: Điều 36: "Cá nhân đã thực hiện việc xác định lại giới tính có quyền, nghĩa vụ đăng ký thay đổi hộ tịch theo quy định của pháp luật về hộ tịch; có quyền nhân thân phù hợp với giới tính đã được xác định lại theo quy định của Bộ luật này và luật khác có liên quan" Điều 37: "Việc chuyển đổi giới tính được thực hiện theo quy định của luật. Cá nhân đã chuyển đổi giới tính có quyền, nghĩa vụ đăng ký thay đổi hộ tịch theo quy định của pháp luật về hộ tịch; có quyền nhân thân phù hợp với giới tính đã được chuyển đổi theo quy định của Bộ luật này và luật khác có liên quan" Có thể thấy Bộ luật Dân sự 2015 dừng lại ở quyền nhân thân để xác định tư cách của cá nhân khi tham gia các quan hệ dân sự, tạo sự minh bạch về quyền nhân thân, tài sản, giao dịch,... trong các quan hệ dân sự. Tuy nhiên, điều này cũng là bước đi lớn của pháp luât nhằm tạo rào pháp lý ngăn chặn hành vi phân biệt đối xử với người chuyển giới, bảo đảm cho họ có địa vị pháp lý bình đẳng như cá nhân khác. Nghị định 88/2008/NĐ-CP quy định về Xác định lại giới tính. Trong đó, nổi bật nhất là việc xác định rõ những hành vi bị nghiêm cấm quy định tại Điều 4. Điển hình: Cấm "Phân biệt đối xử đối với người đã xác định lại giới tính". Luật Hộ tịch 2014: Điểm c Khoản 2 Điều 3: Xác định lại giới tính được ghi vào Sổ Hộ tịch theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Khoản 3 điều 36 quy định: Cá nhân đã thực hiện việc xác định lại giới tính có quyền, nghĩa vụ thay đổi hộ tịch theo quy định của pháp luật về hộ tịch. Luật Hôn nhân và Gia đình 2014: Đã bỏ quy định "Cấm kết hôn giữa những người cùng giới tính" ở Luật năm 2000. Thay vào đó là quy định “Không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính" tại Khoản 2 Điều 8. Như vậy, Luật không cấm nhưng cũng không công nhận kết hôn đồng giới. Những người đồng giới tính vẫn có thể kết hôn, nhưng sẽ không được pháp luật bảo vệ khi phát sinh tranh chấp. Luật thi hành tạm giữ, tạm giam 2015 có thêm quy định: Khoản 4 Điều 18: "Người bị tạm giữ, người bị tạm giam sau đây có thể được bố trí giam giữ ở buồng riêng: a) Người đồng tính, người chuyển giới." Tuy còn nhiều vấn đề bỏ ngỏ chưa giải quyết, nhưng thực tế Pháp luật đã và đang dần hoàn thiện để đảm bảo quyền lợi và nghĩa vụ của Người chuyển đổi giới tính, xác định lại giới tính, đồng giới. Đặc biệt, trong tương lai gần, nước ta sẽ có Luật chuyển đổi giới tính nhằm bảo vệ toàn diện cho người chuyển đổi giới tính.