Thành ngữ "tham thì thâm" có nghĩa là gì? Tội nhận hối lộ đi tù bao nhiêu năm?
Câu thành ngữ "tham thì thâm" được hiểu là như thế nào? Người phạm tội nhận hối lộ thì bị đi tù bao nhiêu năm? Thành ngữ "tham thì thâm" có nghĩa là gì? "Tham thì thâm" là một câu thành ngữ quen thuộc trong Tiếng Việt. "Tham" có thể hiểu là tham lam, ám chỉ việc khao khát, ước muốn một cách quá đáng, không biết đủ, luôn muốn có nhiều hơn những gì mình đang có, thường mang tính tiêu cực. Còn "thâm" ý muốn nói đến hậu quả nặng nề mà người "tham" phải gánh chịu. Như vậy, câu thành ngữ "tham thì thâm" ý chỉ những người có lòng tham lam, hám lợi, dần đánh mất đi giá trị của bản thân, cuối cùng cũng gặp phải những rắc rối, hậu quả khôn lường do chính lòng tham của mình gây ra. Hành vi nhận hối lộ chính là minh chứng rõ nhất cho câu thành ngữ "tham thì thâm", biểu hiện ở việc ham muốn tiền bạc, của cải, danh vọng, quyền lực. Từ đó, con người có thể mất đi lý trí, hành động một cách mù quáng, không lường trước được hậu quả, bất chấp pháp luật do không kiểm soát được hành vi của bản thân. Điều này dẫn đến những sai lầm nghiêm trọng, bao gồm cả việc phải đối mặt với pháp luật. Tội nhận hối lộ đi tù bao nhiêu năm? Cụ thể, căn cứ theo Điều 354 Bộ luật Hình sự 2015 được bổ sung bởi điểm r khoản 1 Điều 2 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017, đối với tội nhận hối lộ thì người phạm tội phải đối mặt với 04 khung hình phạt như sau: - Khung hình phạt 1: Phạt tù từ 02 năm đến 07 năm đối với trường hợp người phạm tội có hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn trực tiếp hoặc qua trung gian nhận hoặc sẽ nhận bất kỳ lợi ích nào sau đây cho chính bản thân người đó hoặc cho người hoặc tổ chức khác để làm hoặc không làm một việc vì lợi ích hoặc theo yêu cầu của người đưa hối lộ: + Tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm hoặc đã bị kết án về một trong các tội quy định tại Mục 1 Chương 22 Bộ luật Hình sự 2015, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm. + Lợi ích phi vật chất. - Khung hình phạt 2: Phạt tù từ 07 năm đến 15 năm nếu phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau: + Có tổ chức. + Lạm dụng chức vụ, quyền hạn. + Của hối lộ là tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng. + Gây thiệt hại về tài sản từ 1.000.000.000 đồng đến dưới 3.000.000.000 đồng. + Phạm tội 02 lần trở lên. + Biết rõ của hối lộ là tài sản của Nhà nước. + Đòi hối lộ, sách nhiễu hoặc dùng thủ đoạn xảo quyệt. - Khung hình phạt 3: Phạt tù từ 15 năm đến 20 năm nếu phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau: + Của hối lộ là tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác trị giá từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng. + Gây thiệt hại về tài sản từ 3.000.000.000 đồng đến dưới 5.000.000.000 đồng. - Khung hình phạt 4: Phạt tù 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình nếu phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau: + Của hối lộ là tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác trị giá 1.000.000.000 đồng trở lên. + Gây thiệt hại về tài sản 5.000.000.000 đồng trở lên. Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm, có thể bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản. Người bị kết án tử hình về tội nhận hối lộ chủ động nộp lại số tiền nhận hối lộ có được giảm án không? Căn cứ theo điểm c khoản 3, khoản 4 Điều 40 Bộ luật Hình sự 2015 quy định như sau: Tử hình ... - Không thi hành án tử hình đối với người bị kết án nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây: + Phụ nữ có thai hoặc phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi; + Người đủ 75 tuổi trở lên; + Người bị kết án tử hình về tội tham ô tài sản, tội nhận hối lộ mà sau khi bị kết án đã chủ động nộp lại ít nhất ba phần tư tài sản tham ô, nhận hối lộ và hợp tác tích cực với cơ quan chức năng trong việc phát hiện, điều tra, xử lý tội phạm hoặc lập công lớn. - Trong trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này hoặc trường hợp người bị kết án tử hình được ân giảm, thì hình phạt tử hình được chuyển thành tù chung thân. Như vậy, trường hợp người bị kết án tử hình về tội nhận hối lộ đã chủ động nộp lại ít nhất ba phần tư số tiền nhận hối lộ và hợp tác tích cực với cơ quan chức năng trong việc phát hiện, điều tra, xử lý tội phạm hoặc lập công lớn thì sẽ không thi hành án tử hình mà được chuyển thành tù chung thân. Tóm lại, câu thành ngữ "tham thì thâm" là bài học nhắc nhở về hậu quả nghiêm trọng của lòng tham, vì vậy, chúng ta nên học cách trân trọng với những gì mình đang có, học cách kiềm soát những mong muốn của bản thân bằng cách đặt ra những mục tiêu phù hợp và cố gắng đạt được bằng chính khả năng của mình.
Ý nguyện hiến tạng của tử tù – câu chuyện đầy nan giải
Ngày 09/07/2018, Tòa án Nhân dân (TAND) TP.HCM đã tuyên phạt bị cáo Nguyễn Hữu Tình (18 tuổi, quê tỉnh An Giang) mức án tử hình về tội giết người, 8 năm tù về tội cướp tài sản, tổng hợp hình phạt chung là tử hình. Trước đó, khi được nói lời sau cùng, Tình bình tĩnh nói lời xin lỗi không thể trả hiếu cho cha mẹ "chỉ vì hành động nhỏ thiếu suy nghĩ con phải trả giá bằng mạng sống của mình" và xin được hiến tạng cho y học. Đây không phải lần đầu có tử tù xin hiến tạng. Trước đó, Nguyễn Hải Dương (25 tuổi, kẻ chủ mưu vụ thảm sát 6 người trong một gia đình Bình Phước); Nguyễn Văn Kỳ (46 tuổi, thủ phạm sát hại 2 người trong một vụ cướp tại Hà Nội) và Nguyễn Thị Thanh (55 tuổi, người bị tuyên án tử hình vì hành vi vận chuyển trái phép chất ma túy) cũng có mong muốn tương tự. Vấn đề đặt ra là liệu nguyện vọng được hiến tạng cho y học của các tử tù có thực hiện được hay không? Người bị kết án tử hình sẽ phải trả giá cho những hành vi tàn ác mà họ đa gây ra bằng cách phải chịu thi hành bản án nghiêm khắc theo quy định pháp luật. Tuy nhiên, nguyện vọng được hiến tạng cho y học nhằm phục vụ khoa học hoặc cứu sống người bệnh là hoàn toàn chính đáng và thể hiện tính nhân văn, tính hướng thiện, mong muốn chuộc lại lầm lỗi của người tử tù trước khi cuộc đời họ đặt dấu chấm kết. Quả thực, đây là ước nguyện đáng trân trọng của người bị kết án tử hình. Nhưng, với hành lang pháp lý hiện hành thì ý nguyện cao đẹp trên chỉ mới có thể dừng lại ở mong muốn mà thôi, điều này khó thực thi được trên thực tế. Khoản 3 Điều 20 Hiến pháp 2013 quy định khung pháp lý chung về quyền hiến mô, bộ phận cơ thể người và hiến xác như sau: Mọi người có quyền hiến mô, bộ phận cơ thể người và hiến xác theo quy định của luật. Việc thử nghiệm y học, dược học, khoa học hay bất kỳ hình thức thử nghiệm nào khác trên cơ thể người phải có sự đồng ý của người được thử nghiệm. Quyền hiến, nhận mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác việc hiến xác đã được ghi nhận là một quyền được quy định cụ thể tại Điều 35 Bộ luật dân sự 2015: Điều 35. Quyền hiến, nhận mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác 1. Cá nhân có quyền hiến mô, bộ phận cơ thể của mình khi còn sống hoặc hiến mô, bộ phận cơ thể, hiến xác của mình sau khi chết vì mục đích chữa bệnh cho người khác hoặc nghiên cứu y học, dược học và các nghiên cứu khoa học khác. 2. Cá nhân có quyền nhận mô, bộ phận cơ thể của người khác để chữa bệnh cho mình. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, pháp nhân có thẩm quyền về nghiên cứu khoa học có quyền nhận bộ phận cơ thể người, lấy xác để chữa bệnh, thử nghiệm y học, dược học và các nghiên cứu khoa học khác. 3. Việc hiến, lấy mô, bộ phận cơ thể người, hiến, lấy xác phải tuân thủ theo các điều kiện và được thực hiện theo quy định của Bộ luật này, Luật hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác và luật khác có liên quan. Để cụ thể hóa thực thi việc hiến, nhận mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác thì Quốc hội đã ban hành Luật việc hiến, lấy, ghép mô bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác 2006, và tại Điều 5 có quy định cụ thể Quyền hiến mô, bộ phận cơ thể người và hiến xác như sau: Điều 5. Quyền hiến mô, bộ phận cơ thể người và hiến xác Người từ đủ mười tám tuổi trở lên, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ có quyền hiến mô, bộ phận cơ thể của mình khi còn sống, sau khi chết và hiến xác. Như vậy, pháp luật không cấm tử tù hiến xác, hiến tạng cho y học hay nhằm mục đích hiến tạng cứu người bệnh. Tuy nhiên, trên thực tế theo quy định tại Điều 59 Luật Thi hành án hình sự 2010, thi hành án tử hình sẽ được thực hiện bằng phương thức tiêm thuốc độc. Do thế, khi tiêm thuốc độc vào người thì có thể cơ thể của người đó sẽ không được đảm bảo nguyên vẹn và đạt chuẩn để hiến tạng, hiến xác nữa. Như vậy, mặc dù người bị kết án tử hình có quyền và rõ ràng pháp luật ghi nhận nhưng thực tiễn quyền này sẽ khó mà thực thi được. Giáo sư Trần Ngọc Sinh (Phó chủ tịch thường trực kiêm Tổng thư ký Hội ghép tạng Việt Nam) cho hay: để lấy được bộ phận cơ thể của tử tù ghép cho người sống thì phải làm sai quy trình thi hành án, tức là phải lấy trước khi tiêm thuốc. "Từng có nhiều vụ bị lên án, khó để vượt qua nguyên tắc pháp lý là lấy mô tạng còn tươi, có thể tái sinh; trong khi thi hành án tử thì người đó phải thật sự chết", ông Sinh nói. Giáo sư cũng nêu vấn đề là sẽ có ý kiến cho rằng tại sao lại bỏ sót nguồn tạng từ tử tù, nhưng ông cho rằng không thể vì sự khan hiếm nguồn tạng mà làm điều không thể. Vì thật sự nguồn tạng từ tử tù không nhiều, trong khi hệ lụy lại quá nhiều. Ngoài ra, ông cũng cho biết mặc dù bộ phận cơ thể người không ảnh hưởng gì đến gen ác hay thiện khi cho - nhận, nhưng ở một số nước, người nhận tạng bày tỏ quan điểm từ chối tạng của tử tù. Mặc dù người bị kết án tử hình trước đó họ đều đã từng có hành vi vi phạm nghiêm trọng, tàn nhẫn hay độc ác đến mức độ nào đi chăng nữa nhưng họ đã phải trả giá bằng chính mạng sống của mình. Thế nên, với ý nguyện cao đẹp là được hiến tạng, hiến xác của mình cho y học hoặc để cứu người thì chúng ta nên trân trọng, điều đó là chính đáng và thật sự ý nghĩa. Chính vì vậy, theo mình, để có cơ sở pháp lý cho việc hiến mô, bộ phận cơ thể và xác của người bị kết án từ hình nhằm nâng cao tính nhân đạo, tính hướng thiện của tử tù thì cần có quy định đảm bảo việc thi hành án và hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác. Mặt khác, khi ban hành hành lang pháp lý này, chúng ta cũng sẽ đảm bảo được nguồn chất lượng mô, bộ phận cơ thể của người bị kết án tử hình nhằm đạt hiệu quả và không để lại những hệ lụy không mong muốn như một vụ việc trước đây đã từng xảy ra tại BV Chợ Rẫy, khi tiếp nhận người ghép tạng từ nguồn tạng phi pháp bị nhiễm HIV và phải trả giá bằng tính mạng. Gần 10 năm trước (2009), khi thảo luận tại diễn đàn Quốc hội về dự thảo Luật Thi hành án hình sự, câu hỏi có nên cho tử tù hiến xác, hiến tạng hay không đã được nhiều đại biểu nêu ra. Sở dĩ phải đặt ra vấn đề này là do thời điểm đó có một nội dung rất mới được đưa vào dự thảo luật là chuyển hình thức thi hành án tử hình từ xử bắn sang tiêm thuốc độc. Khi ấy, các đại biểu Quốc hội cũng có ý kiến khác nhau. Người thì nói nên cho phép vì đó là nguyện vọng chính đáng của người phạm tội, thể hiện họ biết quay đầu khi phải trả giá cho tội ác. Người thì phản đối vì cho rằng về tâm lý sẽ không ai chấp nhận được nếu biết một phần cơ thể mình có nguồn gốc từ một tử tù... Năm 2010 , Luật Thi hành án hình sự được Quốc hội thông qua và nội dung trên không được đề cập đến. Năm 2015, câu hỏi "tử tù có thể hiến xác được không?" một lần nữa được đặt ra tại hội thảo về dự án Luật Tạm giữ, tạm giam do Ủy ban Tư pháp của Quốc hội tổ chức. Tại hội thảo này, nhiều ý kiến tranh luận thẳng thắn, thú vị. Lãnh đạo Tổng cục Thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp, Bộ Công an cho biết một số trường hợp tử tù có nguyện vọng hiến xác cho y học sử dụng vào mục đích nhân đạo nhưng do thi hành án bằng tiêm thuốc độc và pháp luật cũng chưa quy định về vấn đề này nên chưa thể đáp ứng. Đại diện Trung tâm điều phối hiến ghép mô tạng quốc gia cũng nói việc thi hành án tử hình bằng cách tiêm thuốc độc nên nội tạng tử tù sẽ bị hỏng, kể cả có cơ sở pháp luật cũng không thể lấy mô tạng ghép cho người bệnh. Cũng có ý kiến cho rằng người bị kết án tử hình thì phải chịu thi hành bản án nghiêm khắc của pháp luật, nhưng nguyện vọng cuối cùng của họ được hiến tặng thân xác mình để có thể phục vụ mục đích khoa học hoặc cứu sống người bệnh đang cần là nguyện vọng chính đáng, nhân văn. Có người thì gợi ý nên chăng nghiên cứu có thêm một hình thức tử hình khác phù hợp để có thể cho phép tử tù được hiến xác, mô, bộ phận cơ thể theo tâm nguyện. Ý kiến của bạn như thế nào về nguyện vọng hiến xác, hiến tạng của tử tù? Nguồn: Bài viết có sự tham khảo thông tin từ Báo Tuổi trẻ.
Tử hình là hình phạt cao nhất theo quy định của Bộ luật Hình sự (BLHS). Người bị cáo khi bị Hội đồng xét xử tuyên tử hình thì gần như chẳng còn quan tâm được gì ngoài thời hạn thi hành án đang gần kề. Tuy nhiên, vẫn có rất nhiều vấn đề liên quan đến quyền lợi của người bị tuyên án tử hình mà chưa nhiều người biết và quan tâm. Đối tượng bị áp dụng hình phạt tử hình Người phạm tội đặc biệt nghiêm trọng thuộc một trong nhóm các tội xâm phạm an ninh quốc gia, xâm phạm tính mạng con người, các tội phạm về ma túy, tham nhũng và một số tội phạm đặc biệt nghiêm trọng khác do Bộ luật này quy định. Khoản 1 Điều 40 BLHS Không áp dụng hình phạt tử hình - Người dưới 18 tuổi khi phạm tội; - Phụ nữ có thai, phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi; - Người đủ 75 tuổi trở lên khi phạm tội hoặc khi xét xử. Khoản 2 Điều 40 BLHS Không thi hành án tử hình - Phụ nữ có thai hoặc phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi; - Người đủ 75 tuổi trở lên; - Người bị kết án tử hình về tội tham ô tài sản, tội nhận hối lộ mà sau khi bị kết án đã chủ động nộp lại ít nhất ba phần tư tài sản tham ô, nhận hối lộ và hợp tác tích cực với cơ quan chức năng trong việc phát hiện, điều tra, xử lý tội phạm hoặc lập công lớn. Khoản 3 Điều 40 BLHS Thẩm quyền ra quyết định thi hành án tử hình Chánh án Tòa án đã xét xử sơ thẩm Điều 54 Luật Thi hành án hình sự (LTHAHS) Thẩm quyền thi hành án tử hình Hội đồng thi hành án tử hình Điều 55 LTHAHS Ân giảm Trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày bản án xét xử có hiệu lực pháp luật, người bị kết án được gửi đơn xin ân giảm lên Chủ tịch nước. Điểm d khoản 1 Điều 367 Bộ luật tố tụng hình sự (BLTTHS) Nếu người bị kết án tử hình được ân giảm thì hình phạt tử hình được chuyển thành tù chung thân. Khoản 4 Điều 40 BLHS Nơi giam giữ Khu giam người bị kết án tử hình của Trại tạm giam Điều 17 LTHAHS; Điều 3 Thông tư 39/2012/TT-BCA Sinh hoạt Mọi sinh hoạt của người bị kết án tử hình đều được thực hiện trong buồng giam. khoản 3 Điều 4 Thông tư 39/2012/TT-BCA Giam giữ - Quản lý chặt chẽ 24/24. - Đeo cùm chân nếu có hành vi chống phá, trốn chạy, tự tử hoặc có hành vi nguy hiểm khác. Khoản 2 Điều 4 Thông tư 39/2012/TT-BCA Khám, chữa bệnh - Y tế trại tạm giam; - Cơ sở khám chữa bệnh của Nhà nước. Điều 6 Thông tư 39/2012/TT-BCA Gặp thân nhân - Những người được gặp: Ông bà (nội, ngoại), bố mẹ đẻ, bố mẹ nuôi hợp pháp, bố mẹ vợ (hoặc chồng), anh chị em ruột, vợ (hoặc chồng), con dâu, con rể, con đẻ, con nuôi hợp pháp. - Số người thân mỗi lần gặp: không quá năm người là thân nhân. - Số lần gặp: mỗi tháng không quá một lần, mỗi lần không quá một giờ. - Đối với Người bị kết án tử hình: không nhận quà, tiền hoặc các đồ vật khác; không được ăn uống, hút thuốc, sử dụng chất kích thích tại buồng thăm gặp. phải bị cùm một chân và phải có sự giám sát chặt chẽ. Khoản 2, 3 Điều 7 Thông tư 39/2012/TT-BCA Nhận và gửi đồ tiếp tế, thư - Người bị kết án tử hình được gửi đồ vật, tư trang không sử dụng về cho thân nhân, gia đình; - Được nhận quà, tiền lưu ký và những đồ dùng sinh hoạt của thân nhân, gia đình gửi mỗi tháng không quá hai lần; - Được nhận, gửi thư nếu được Giám thị trại tạm giam cho phép. Khoản 1 Điều 8 Thông tư 39/2012/TT-BCA Trích xuất ra khỏi buồng giam - Gặp luật sư hoặc người bào chữa khác. - Gặp thân nhân. - Gặp làm việc với cán bộ thuộc các cơ quan tiến hành tố tụng hoặc cơ quan có liên quan như: Văn phòng Chủ tịch nước, cơ quan Lãnh sự, Ngoại giao, tổ chức quốc tế theo quy định. Khoản 1 Điều 10 Thông tư 39/2012/TT-BCA Trích xuất ra khỏi trại tạm giam - Chuyển đến nơi giam khác theo quyết định hoặc lệnh của cơ quan có thẩm quyền. - Bị bệnh nặng phải chuyển đến cơ sở khám chữa bệnh của Nhà nước để khám và điều trị khi có lệnh trích xuất của Giám thị trại tạm giam. - Thực hiện các hoạt động điều tra, truy tố, xét xử khi có lệnh trích xuất bằng văn bản của cơ quan có thẩm quyền. - Đưa người bị kết án tử hình đi thi hành án tử hình khi có quyết định của Hội đồng thi hành án tử hình. Khoản 3 Điều 10 Thông tư 39/2012/TT-BCA Các hình thức Tiêm thuốc độc Khoản 1 Điều 59 LTHAHS Thuốc sử dụng cho thi hành án tử hình - Thuốc làm mất trí giác; - Thuốc làm liệt hệ vận động; - Thuốc làm ngừng hoạt động của tim. Điều 6 Nghị định 82/2011/NĐ-CP sửa đổi bởi Nghị định 47/2013/NĐ-CP Liều dùng thuốc một lần thi hành án - Một liều gồm 3 loại thuốc được dùng cho một người. - Mỗi lần chuẩn bị đủ 3 liều thuốc (trong đó có 2 liều dự phòng). Điều 6, khoản 4 Điều 8 Nghị định 82/2011/NĐ-CP sửa đổi bởi Nghị định 47/2013/NĐ-CP Hoãn thi hành án - Người bị kết án thuộc trường hợp quy định tại Điều 40 của Bộ luật hình sự; - Có lý do bất khả kháng; - Ngay trước khi thi hành án người chấp hành án khai báo những tình tiết mới về tội phạm. Điều 58 LTHAHS Chi phí thi hành án tử hình Ngân sách nhà nước Khoản 5 Điều 59 LTHAHS An táng Có người thân yêu cầu nhận tử thi: Giao tử thi cho người thân về an táng trong vòng 24 giờ Khoản 2 Điều 60 LTHAHS Không có người thân yêu cầu nhận tử thi hoặc có nhưng quá 24 giờ không đến nhận: Cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh, cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu tổ chức việc an táng Trước khi thi hành án Trước khi bị đưa ra thi hành án tử hình, người chấp hành án được ăn, uống, viết thư, ghi âm lời nói gửi lại thân nhân. Khoản 3 Điều 59 LTHAHS
Thành ngữ "tham thì thâm" có nghĩa là gì? Tội nhận hối lộ đi tù bao nhiêu năm?
Câu thành ngữ "tham thì thâm" được hiểu là như thế nào? Người phạm tội nhận hối lộ thì bị đi tù bao nhiêu năm? Thành ngữ "tham thì thâm" có nghĩa là gì? "Tham thì thâm" là một câu thành ngữ quen thuộc trong Tiếng Việt. "Tham" có thể hiểu là tham lam, ám chỉ việc khao khát, ước muốn một cách quá đáng, không biết đủ, luôn muốn có nhiều hơn những gì mình đang có, thường mang tính tiêu cực. Còn "thâm" ý muốn nói đến hậu quả nặng nề mà người "tham" phải gánh chịu. Như vậy, câu thành ngữ "tham thì thâm" ý chỉ những người có lòng tham lam, hám lợi, dần đánh mất đi giá trị của bản thân, cuối cùng cũng gặp phải những rắc rối, hậu quả khôn lường do chính lòng tham của mình gây ra. Hành vi nhận hối lộ chính là minh chứng rõ nhất cho câu thành ngữ "tham thì thâm", biểu hiện ở việc ham muốn tiền bạc, của cải, danh vọng, quyền lực. Từ đó, con người có thể mất đi lý trí, hành động một cách mù quáng, không lường trước được hậu quả, bất chấp pháp luật do không kiểm soát được hành vi của bản thân. Điều này dẫn đến những sai lầm nghiêm trọng, bao gồm cả việc phải đối mặt với pháp luật. Tội nhận hối lộ đi tù bao nhiêu năm? Cụ thể, căn cứ theo Điều 354 Bộ luật Hình sự 2015 được bổ sung bởi điểm r khoản 1 Điều 2 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017, đối với tội nhận hối lộ thì người phạm tội phải đối mặt với 04 khung hình phạt như sau: - Khung hình phạt 1: Phạt tù từ 02 năm đến 07 năm đối với trường hợp người phạm tội có hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn trực tiếp hoặc qua trung gian nhận hoặc sẽ nhận bất kỳ lợi ích nào sau đây cho chính bản thân người đó hoặc cho người hoặc tổ chức khác để làm hoặc không làm một việc vì lợi ích hoặc theo yêu cầu của người đưa hối lộ: + Tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm hoặc đã bị kết án về một trong các tội quy định tại Mục 1 Chương 22 Bộ luật Hình sự 2015, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm. + Lợi ích phi vật chất. - Khung hình phạt 2: Phạt tù từ 07 năm đến 15 năm nếu phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau: + Có tổ chức. + Lạm dụng chức vụ, quyền hạn. + Của hối lộ là tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng. + Gây thiệt hại về tài sản từ 1.000.000.000 đồng đến dưới 3.000.000.000 đồng. + Phạm tội 02 lần trở lên. + Biết rõ của hối lộ là tài sản của Nhà nước. + Đòi hối lộ, sách nhiễu hoặc dùng thủ đoạn xảo quyệt. - Khung hình phạt 3: Phạt tù từ 15 năm đến 20 năm nếu phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau: + Của hối lộ là tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác trị giá từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng. + Gây thiệt hại về tài sản từ 3.000.000.000 đồng đến dưới 5.000.000.000 đồng. - Khung hình phạt 4: Phạt tù 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình nếu phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau: + Của hối lộ là tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác trị giá 1.000.000.000 đồng trở lên. + Gây thiệt hại về tài sản 5.000.000.000 đồng trở lên. Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm, có thể bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản. Người bị kết án tử hình về tội nhận hối lộ chủ động nộp lại số tiền nhận hối lộ có được giảm án không? Căn cứ theo điểm c khoản 3, khoản 4 Điều 40 Bộ luật Hình sự 2015 quy định như sau: Tử hình ... - Không thi hành án tử hình đối với người bị kết án nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây: + Phụ nữ có thai hoặc phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi; + Người đủ 75 tuổi trở lên; + Người bị kết án tử hình về tội tham ô tài sản, tội nhận hối lộ mà sau khi bị kết án đã chủ động nộp lại ít nhất ba phần tư tài sản tham ô, nhận hối lộ và hợp tác tích cực với cơ quan chức năng trong việc phát hiện, điều tra, xử lý tội phạm hoặc lập công lớn. - Trong trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này hoặc trường hợp người bị kết án tử hình được ân giảm, thì hình phạt tử hình được chuyển thành tù chung thân. Như vậy, trường hợp người bị kết án tử hình về tội nhận hối lộ đã chủ động nộp lại ít nhất ba phần tư số tiền nhận hối lộ và hợp tác tích cực với cơ quan chức năng trong việc phát hiện, điều tra, xử lý tội phạm hoặc lập công lớn thì sẽ không thi hành án tử hình mà được chuyển thành tù chung thân. Tóm lại, câu thành ngữ "tham thì thâm" là bài học nhắc nhở về hậu quả nghiêm trọng của lòng tham, vì vậy, chúng ta nên học cách trân trọng với những gì mình đang có, học cách kiềm soát những mong muốn của bản thân bằng cách đặt ra những mục tiêu phù hợp và cố gắng đạt được bằng chính khả năng của mình.
Ý nguyện hiến tạng của tử tù – câu chuyện đầy nan giải
Ngày 09/07/2018, Tòa án Nhân dân (TAND) TP.HCM đã tuyên phạt bị cáo Nguyễn Hữu Tình (18 tuổi, quê tỉnh An Giang) mức án tử hình về tội giết người, 8 năm tù về tội cướp tài sản, tổng hợp hình phạt chung là tử hình. Trước đó, khi được nói lời sau cùng, Tình bình tĩnh nói lời xin lỗi không thể trả hiếu cho cha mẹ "chỉ vì hành động nhỏ thiếu suy nghĩ con phải trả giá bằng mạng sống của mình" và xin được hiến tạng cho y học. Đây không phải lần đầu có tử tù xin hiến tạng. Trước đó, Nguyễn Hải Dương (25 tuổi, kẻ chủ mưu vụ thảm sát 6 người trong một gia đình Bình Phước); Nguyễn Văn Kỳ (46 tuổi, thủ phạm sát hại 2 người trong một vụ cướp tại Hà Nội) và Nguyễn Thị Thanh (55 tuổi, người bị tuyên án tử hình vì hành vi vận chuyển trái phép chất ma túy) cũng có mong muốn tương tự. Vấn đề đặt ra là liệu nguyện vọng được hiến tạng cho y học của các tử tù có thực hiện được hay không? Người bị kết án tử hình sẽ phải trả giá cho những hành vi tàn ác mà họ đa gây ra bằng cách phải chịu thi hành bản án nghiêm khắc theo quy định pháp luật. Tuy nhiên, nguyện vọng được hiến tạng cho y học nhằm phục vụ khoa học hoặc cứu sống người bệnh là hoàn toàn chính đáng và thể hiện tính nhân văn, tính hướng thiện, mong muốn chuộc lại lầm lỗi của người tử tù trước khi cuộc đời họ đặt dấu chấm kết. Quả thực, đây là ước nguyện đáng trân trọng của người bị kết án tử hình. Nhưng, với hành lang pháp lý hiện hành thì ý nguyện cao đẹp trên chỉ mới có thể dừng lại ở mong muốn mà thôi, điều này khó thực thi được trên thực tế. Khoản 3 Điều 20 Hiến pháp 2013 quy định khung pháp lý chung về quyền hiến mô, bộ phận cơ thể người và hiến xác như sau: Mọi người có quyền hiến mô, bộ phận cơ thể người và hiến xác theo quy định của luật. Việc thử nghiệm y học, dược học, khoa học hay bất kỳ hình thức thử nghiệm nào khác trên cơ thể người phải có sự đồng ý của người được thử nghiệm. Quyền hiến, nhận mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác việc hiến xác đã được ghi nhận là một quyền được quy định cụ thể tại Điều 35 Bộ luật dân sự 2015: Điều 35. Quyền hiến, nhận mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác 1. Cá nhân có quyền hiến mô, bộ phận cơ thể của mình khi còn sống hoặc hiến mô, bộ phận cơ thể, hiến xác của mình sau khi chết vì mục đích chữa bệnh cho người khác hoặc nghiên cứu y học, dược học và các nghiên cứu khoa học khác. 2. Cá nhân có quyền nhận mô, bộ phận cơ thể của người khác để chữa bệnh cho mình. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, pháp nhân có thẩm quyền về nghiên cứu khoa học có quyền nhận bộ phận cơ thể người, lấy xác để chữa bệnh, thử nghiệm y học, dược học và các nghiên cứu khoa học khác. 3. Việc hiến, lấy mô, bộ phận cơ thể người, hiến, lấy xác phải tuân thủ theo các điều kiện và được thực hiện theo quy định của Bộ luật này, Luật hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác và luật khác có liên quan. Để cụ thể hóa thực thi việc hiến, nhận mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác thì Quốc hội đã ban hành Luật việc hiến, lấy, ghép mô bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác 2006, và tại Điều 5 có quy định cụ thể Quyền hiến mô, bộ phận cơ thể người và hiến xác như sau: Điều 5. Quyền hiến mô, bộ phận cơ thể người và hiến xác Người từ đủ mười tám tuổi trở lên, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ có quyền hiến mô, bộ phận cơ thể của mình khi còn sống, sau khi chết và hiến xác. Như vậy, pháp luật không cấm tử tù hiến xác, hiến tạng cho y học hay nhằm mục đích hiến tạng cứu người bệnh. Tuy nhiên, trên thực tế theo quy định tại Điều 59 Luật Thi hành án hình sự 2010, thi hành án tử hình sẽ được thực hiện bằng phương thức tiêm thuốc độc. Do thế, khi tiêm thuốc độc vào người thì có thể cơ thể của người đó sẽ không được đảm bảo nguyên vẹn và đạt chuẩn để hiến tạng, hiến xác nữa. Như vậy, mặc dù người bị kết án tử hình có quyền và rõ ràng pháp luật ghi nhận nhưng thực tiễn quyền này sẽ khó mà thực thi được. Giáo sư Trần Ngọc Sinh (Phó chủ tịch thường trực kiêm Tổng thư ký Hội ghép tạng Việt Nam) cho hay: để lấy được bộ phận cơ thể của tử tù ghép cho người sống thì phải làm sai quy trình thi hành án, tức là phải lấy trước khi tiêm thuốc. "Từng có nhiều vụ bị lên án, khó để vượt qua nguyên tắc pháp lý là lấy mô tạng còn tươi, có thể tái sinh; trong khi thi hành án tử thì người đó phải thật sự chết", ông Sinh nói. Giáo sư cũng nêu vấn đề là sẽ có ý kiến cho rằng tại sao lại bỏ sót nguồn tạng từ tử tù, nhưng ông cho rằng không thể vì sự khan hiếm nguồn tạng mà làm điều không thể. Vì thật sự nguồn tạng từ tử tù không nhiều, trong khi hệ lụy lại quá nhiều. Ngoài ra, ông cũng cho biết mặc dù bộ phận cơ thể người không ảnh hưởng gì đến gen ác hay thiện khi cho - nhận, nhưng ở một số nước, người nhận tạng bày tỏ quan điểm từ chối tạng của tử tù. Mặc dù người bị kết án tử hình trước đó họ đều đã từng có hành vi vi phạm nghiêm trọng, tàn nhẫn hay độc ác đến mức độ nào đi chăng nữa nhưng họ đã phải trả giá bằng chính mạng sống của mình. Thế nên, với ý nguyện cao đẹp là được hiến tạng, hiến xác của mình cho y học hoặc để cứu người thì chúng ta nên trân trọng, điều đó là chính đáng và thật sự ý nghĩa. Chính vì vậy, theo mình, để có cơ sở pháp lý cho việc hiến mô, bộ phận cơ thể và xác của người bị kết án từ hình nhằm nâng cao tính nhân đạo, tính hướng thiện của tử tù thì cần có quy định đảm bảo việc thi hành án và hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác. Mặt khác, khi ban hành hành lang pháp lý này, chúng ta cũng sẽ đảm bảo được nguồn chất lượng mô, bộ phận cơ thể của người bị kết án tử hình nhằm đạt hiệu quả và không để lại những hệ lụy không mong muốn như một vụ việc trước đây đã từng xảy ra tại BV Chợ Rẫy, khi tiếp nhận người ghép tạng từ nguồn tạng phi pháp bị nhiễm HIV và phải trả giá bằng tính mạng. Gần 10 năm trước (2009), khi thảo luận tại diễn đàn Quốc hội về dự thảo Luật Thi hành án hình sự, câu hỏi có nên cho tử tù hiến xác, hiến tạng hay không đã được nhiều đại biểu nêu ra. Sở dĩ phải đặt ra vấn đề này là do thời điểm đó có một nội dung rất mới được đưa vào dự thảo luật là chuyển hình thức thi hành án tử hình từ xử bắn sang tiêm thuốc độc. Khi ấy, các đại biểu Quốc hội cũng có ý kiến khác nhau. Người thì nói nên cho phép vì đó là nguyện vọng chính đáng của người phạm tội, thể hiện họ biết quay đầu khi phải trả giá cho tội ác. Người thì phản đối vì cho rằng về tâm lý sẽ không ai chấp nhận được nếu biết một phần cơ thể mình có nguồn gốc từ một tử tù... Năm 2010 , Luật Thi hành án hình sự được Quốc hội thông qua và nội dung trên không được đề cập đến. Năm 2015, câu hỏi "tử tù có thể hiến xác được không?" một lần nữa được đặt ra tại hội thảo về dự án Luật Tạm giữ, tạm giam do Ủy ban Tư pháp của Quốc hội tổ chức. Tại hội thảo này, nhiều ý kiến tranh luận thẳng thắn, thú vị. Lãnh đạo Tổng cục Thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp, Bộ Công an cho biết một số trường hợp tử tù có nguyện vọng hiến xác cho y học sử dụng vào mục đích nhân đạo nhưng do thi hành án bằng tiêm thuốc độc và pháp luật cũng chưa quy định về vấn đề này nên chưa thể đáp ứng. Đại diện Trung tâm điều phối hiến ghép mô tạng quốc gia cũng nói việc thi hành án tử hình bằng cách tiêm thuốc độc nên nội tạng tử tù sẽ bị hỏng, kể cả có cơ sở pháp luật cũng không thể lấy mô tạng ghép cho người bệnh. Cũng có ý kiến cho rằng người bị kết án tử hình thì phải chịu thi hành bản án nghiêm khắc của pháp luật, nhưng nguyện vọng cuối cùng của họ được hiến tặng thân xác mình để có thể phục vụ mục đích khoa học hoặc cứu sống người bệnh đang cần là nguyện vọng chính đáng, nhân văn. Có người thì gợi ý nên chăng nghiên cứu có thêm một hình thức tử hình khác phù hợp để có thể cho phép tử tù được hiến xác, mô, bộ phận cơ thể theo tâm nguyện. Ý kiến của bạn như thế nào về nguyện vọng hiến xác, hiến tạng của tử tù? Nguồn: Bài viết có sự tham khảo thông tin từ Báo Tuổi trẻ.
Tử hình là hình phạt cao nhất theo quy định của Bộ luật Hình sự (BLHS). Người bị cáo khi bị Hội đồng xét xử tuyên tử hình thì gần như chẳng còn quan tâm được gì ngoài thời hạn thi hành án đang gần kề. Tuy nhiên, vẫn có rất nhiều vấn đề liên quan đến quyền lợi của người bị tuyên án tử hình mà chưa nhiều người biết và quan tâm. Đối tượng bị áp dụng hình phạt tử hình Người phạm tội đặc biệt nghiêm trọng thuộc một trong nhóm các tội xâm phạm an ninh quốc gia, xâm phạm tính mạng con người, các tội phạm về ma túy, tham nhũng và một số tội phạm đặc biệt nghiêm trọng khác do Bộ luật này quy định. Khoản 1 Điều 40 BLHS Không áp dụng hình phạt tử hình - Người dưới 18 tuổi khi phạm tội; - Phụ nữ có thai, phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi; - Người đủ 75 tuổi trở lên khi phạm tội hoặc khi xét xử. Khoản 2 Điều 40 BLHS Không thi hành án tử hình - Phụ nữ có thai hoặc phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi; - Người đủ 75 tuổi trở lên; - Người bị kết án tử hình về tội tham ô tài sản, tội nhận hối lộ mà sau khi bị kết án đã chủ động nộp lại ít nhất ba phần tư tài sản tham ô, nhận hối lộ và hợp tác tích cực với cơ quan chức năng trong việc phát hiện, điều tra, xử lý tội phạm hoặc lập công lớn. Khoản 3 Điều 40 BLHS Thẩm quyền ra quyết định thi hành án tử hình Chánh án Tòa án đã xét xử sơ thẩm Điều 54 Luật Thi hành án hình sự (LTHAHS) Thẩm quyền thi hành án tử hình Hội đồng thi hành án tử hình Điều 55 LTHAHS Ân giảm Trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày bản án xét xử có hiệu lực pháp luật, người bị kết án được gửi đơn xin ân giảm lên Chủ tịch nước. Điểm d khoản 1 Điều 367 Bộ luật tố tụng hình sự (BLTTHS) Nếu người bị kết án tử hình được ân giảm thì hình phạt tử hình được chuyển thành tù chung thân. Khoản 4 Điều 40 BLHS Nơi giam giữ Khu giam người bị kết án tử hình của Trại tạm giam Điều 17 LTHAHS; Điều 3 Thông tư 39/2012/TT-BCA Sinh hoạt Mọi sinh hoạt của người bị kết án tử hình đều được thực hiện trong buồng giam. khoản 3 Điều 4 Thông tư 39/2012/TT-BCA Giam giữ - Quản lý chặt chẽ 24/24. - Đeo cùm chân nếu có hành vi chống phá, trốn chạy, tự tử hoặc có hành vi nguy hiểm khác. Khoản 2 Điều 4 Thông tư 39/2012/TT-BCA Khám, chữa bệnh - Y tế trại tạm giam; - Cơ sở khám chữa bệnh của Nhà nước. Điều 6 Thông tư 39/2012/TT-BCA Gặp thân nhân - Những người được gặp: Ông bà (nội, ngoại), bố mẹ đẻ, bố mẹ nuôi hợp pháp, bố mẹ vợ (hoặc chồng), anh chị em ruột, vợ (hoặc chồng), con dâu, con rể, con đẻ, con nuôi hợp pháp. - Số người thân mỗi lần gặp: không quá năm người là thân nhân. - Số lần gặp: mỗi tháng không quá một lần, mỗi lần không quá một giờ. - Đối với Người bị kết án tử hình: không nhận quà, tiền hoặc các đồ vật khác; không được ăn uống, hút thuốc, sử dụng chất kích thích tại buồng thăm gặp. phải bị cùm một chân và phải có sự giám sát chặt chẽ. Khoản 2, 3 Điều 7 Thông tư 39/2012/TT-BCA Nhận và gửi đồ tiếp tế, thư - Người bị kết án tử hình được gửi đồ vật, tư trang không sử dụng về cho thân nhân, gia đình; - Được nhận quà, tiền lưu ký và những đồ dùng sinh hoạt của thân nhân, gia đình gửi mỗi tháng không quá hai lần; - Được nhận, gửi thư nếu được Giám thị trại tạm giam cho phép. Khoản 1 Điều 8 Thông tư 39/2012/TT-BCA Trích xuất ra khỏi buồng giam - Gặp luật sư hoặc người bào chữa khác. - Gặp thân nhân. - Gặp làm việc với cán bộ thuộc các cơ quan tiến hành tố tụng hoặc cơ quan có liên quan như: Văn phòng Chủ tịch nước, cơ quan Lãnh sự, Ngoại giao, tổ chức quốc tế theo quy định. Khoản 1 Điều 10 Thông tư 39/2012/TT-BCA Trích xuất ra khỏi trại tạm giam - Chuyển đến nơi giam khác theo quyết định hoặc lệnh của cơ quan có thẩm quyền. - Bị bệnh nặng phải chuyển đến cơ sở khám chữa bệnh của Nhà nước để khám và điều trị khi có lệnh trích xuất của Giám thị trại tạm giam. - Thực hiện các hoạt động điều tra, truy tố, xét xử khi có lệnh trích xuất bằng văn bản của cơ quan có thẩm quyền. - Đưa người bị kết án tử hình đi thi hành án tử hình khi có quyết định của Hội đồng thi hành án tử hình. Khoản 3 Điều 10 Thông tư 39/2012/TT-BCA Các hình thức Tiêm thuốc độc Khoản 1 Điều 59 LTHAHS Thuốc sử dụng cho thi hành án tử hình - Thuốc làm mất trí giác; - Thuốc làm liệt hệ vận động; - Thuốc làm ngừng hoạt động của tim. Điều 6 Nghị định 82/2011/NĐ-CP sửa đổi bởi Nghị định 47/2013/NĐ-CP Liều dùng thuốc một lần thi hành án - Một liều gồm 3 loại thuốc được dùng cho một người. - Mỗi lần chuẩn bị đủ 3 liều thuốc (trong đó có 2 liều dự phòng). Điều 6, khoản 4 Điều 8 Nghị định 82/2011/NĐ-CP sửa đổi bởi Nghị định 47/2013/NĐ-CP Hoãn thi hành án - Người bị kết án thuộc trường hợp quy định tại Điều 40 của Bộ luật hình sự; - Có lý do bất khả kháng; - Ngay trước khi thi hành án người chấp hành án khai báo những tình tiết mới về tội phạm. Điều 58 LTHAHS Chi phí thi hành án tử hình Ngân sách nhà nước Khoản 5 Điều 59 LTHAHS An táng Có người thân yêu cầu nhận tử thi: Giao tử thi cho người thân về an táng trong vòng 24 giờ Khoản 2 Điều 60 LTHAHS Không có người thân yêu cầu nhận tử thi hoặc có nhưng quá 24 giờ không đến nhận: Cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh, cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu tổ chức việc an táng Trước khi thi hành án Trước khi bị đưa ra thi hành án tử hình, người chấp hành án được ăn, uống, viết thư, ghi âm lời nói gửi lại thân nhân. Khoản 3 Điều 59 LTHAHS