Chuyển giao bắt buộc ngân hàng là gì? Khi chuyển giao bắt buộc thì quyền lợi khách hàng thế nào?
Chuyển giao bắt buộc ngân hàng là gì? Khi nào một ngân hàng sẽ bị chuyển giao bắt buộc? Khi ngân hàng bị chuyển giao bắt buộc thì quyền lợi của khách hàng có còn được bảo đảm? Chuyển giao bắt buộc ngân hàng là gì? Theo khoản 28 Điều 4 Luật Các tổ chức tín dụng 2024 quy định phương án chuyển giao bắt buộc là phương án chủ sở hữu, thành viên góp vốn, cổ đông của ngân hàng thương mại được kiểm soát đặc biệt phải chuyển giao toàn bộ cổ phần, phần vốn góp cho bên nhận chuyển giao. Theo khoản 1 Điều 179 Luật Các tổ chức tín dụng 2024 quy định về xây dựng, phê duyệt phương án chuyển giao bắt buộc ngân hàng thương mại được kiểm soát đặc biệt trong trường hợp có văn bản đề nghị của bên nhận chuyển giao bắt buộc như sau: - Việc chuyển giao bắt buộc ngân hàng thương mại được kiểm soát đặc biệt được thực hiện khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau đây: Ngân hàng thương mại có lỗ lũy kế lớn hơn 100% giá trị của vốn điều lệ và các quỹ dự trữ ghi trong báo cáo tài chính đã được kiểm toán gần nhất; - Có bên đề nghị nhận chuyển giao bắt buộc đáp ứng đầy đủ điều kiện quy định tại Điều 184 Luật Các tổ chức tín dụng 2024 trong vòng 60 ngày kể từ ngày ngân hàng thương mại được kiểm soát đặc biệt nhận được văn bản yêu cầu của Ban kiểm soát đặc biệt theo quy định tại khoản 7 Điều 167 hoặc khoản 5 Điều 172 hoặc khoản 6 Điều 178 Luật Các tổ chức tín dụng 2024. Như vậy, chuyển giao bắt buộc là quá trình mà ngân hàng thương mại yếu kém, đang bị kiểm soát đặc biệt được chuyển giao cho ngân hàng khác có nền tảng tài chính ổn định hơn để tái cơ cấu. Khi ngân hàng bị chuyển giao bắt buộc thì quyền lợi khách hàng thế nào? Theo Điều 182 Luật Các tổ chức tín dụng 2024 quy định về biện pháp hỗ trợ đối với ngân hàng thương mại được chuyển giao bắt buộc như sau: - Ngân hàng thương mại được chuyển giao bắt buộc được áp dụng một hoặc một số biện pháp sau đây: + Bán nợ xấu không có tài sản bảo đảm hoặc nợ xấu có tài sản bảo đảm mà tài sản bảo đảm đang bị kê biên, tài sản bảo đảm không có hồ sơ, giấy tờ hợp lệ cho tổ chức mua bán, xử lý nợ; + Nhận tiền gửi hoặc vay của bên nhận chuyển giao bắt buộc theo phương án chuyển giao bắt buộc hoặc theo thỏa thuận; + Mua nợ, trái phiếu doanh nghiệp do bên nhận chuyển giao bắt buộc nắm giữ đang được phân loại nhóm nợ đủ tiêu chuẩn; bán lại nợ, trái phiếu doanh nghiệp cho bên nhận chuyển giao bắt buộc theo thỏa thuận hoặc trong trường hợp các khoản nợ này bị chuyển thành nợ xấu; + Được bên nhận chuyển giao bắt buộc cử nhân sự tham gia quản trị, điều hành, kiểm soát; hỗ trợ về công nghệ thông tin và các hoạt động khác theo thỏa thuận; + Miễn tiền lãi vay của khoản vay tái cấp vốn, vay đặc biệt từ Ngân hàng Nhà nước; + Vay đặc biệt từ Ngân hàng Nhà nước, tổ chức bảo hiểm tiền gửi, tổ chức tín dụng khác theo quy định tại điểm b khoản 1, khoản 2 Điều 192 Luật Các tổ chức tín dụng 2024; + Biện pháp khác theo thẩm quyền của Ngân hàng Nhà nước. - Các khoản cho vay, bảo lãnh, tiền gửi của bên nhận chuyển giao bắt buộc và các tổ chức tín dụng khác đối với ngân hàng thương mại được chuyển giao bắt buộc được áp dụng hệ số rủi ro 0% khi tính tỷ lệ an toàn vốn và được phân loại vào nhóm nợ đủ tiêu chuẩn trong thời gian thực hiện phương án chuyển giao bắt buộc. Đồng thời, theo khoản 4 Điều 183 Luật Các tổ chức tín dụng 2024 quy định bên nhận chuyển giao bắt buộc thực hiện các nội dung sau đây: - Thực hiện quyền của chủ sở hữu, thành viên góp vốn, cổ đông tại ngân hàng thương mại được chuyển giao bắt buộc; - Thực hiện phương án chuyển giao bắt buộc đã được phê duyệt. Như vậy, khi một ngân hàng bị chuyển giao bắt buộc thì sẽ có các biện pháp hỗ trợ, trong đó có hỗ trợ về tài chính và cơ chế khác để đảm bảo thực hiện thành công các phương án chuyển giao bắt buộc, đảm bảo quyền và lợi ích của các bên liên quan, trong đó có người gửi tiền, khách hàng của các ngân hàng và cổ đông của các ngân hàng nhận chuyển giao bắt buộc. Ngân hàng nhận chuyển giao bắt buộc có các quyền và nghĩa vụ gì? Theo khoản 1 Điều 185 Luật Các tổ chức tín dụng 2024 quy định bên nhận chuyển giao bắt buộc là tổ chức tín dụng có các quyền, nghĩa vụ sau đây: - Sở hữu 100% vốn điều lệ của ngân hàng thương mại được chuyển giao bắt buộc trong trường hợp ngân hàng thương mại được chuyển giao bắt buộc chuyển đổi thành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên; - Mức góp vốn, mua cổ phần của bên nhận chuyển giao bắt buộc tại ngân hàng thương mại được chuyển giao bắt buộc được thực hiện theo tỷ lệ quy định tại phương án chuyển giao bắt buộc đã được phê duyệt và được vượt giới hạn tỷ lệ sở hữu cổ phần, phần vốn góp quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 63, khoản 1 Điều 77 và khoản 2 Điều 137 Luật Các tổ chức tín dụng 2024; - Không phải hợp nhất báo cáo tài chính của ngân hàng thương mại được chuyển giao bắt buộc; - Được loại trừ ngân hàng thương mại được chuyển giao bắt buộc khi tính tỷ lệ an toàn vốn hợp nhất; - Được loại trừ dư nợ cấp tín dụng đối với ngân hàng thương mại được chuyển giao bắt buộc khi tính các tỷ lệ, giới hạn quy định tại khoản 4 Điều 135, khoản 1 và khoản 2 Điều 136 Luật Các tổ chức tín dụng 2024; - Được hạch toán vào chi phí hoạt động đối với các khoản chi thù lao, lương, thưởng cho người được biệt phái, cử, chỉ định, bổ nhiệm tham gia quản trị, điều hành, kiểm soát ngân hàng thương mại được chuyển giao bắt buộc; - Phối hợp với ngân hàng thương mại được kiểm soát đặc biệt xây dựng phương án chuyển giao bắt buộc; tổ chức triển khai, sửa đổi, bổ sung phương án chuyển giao bắt buộc đã được phê duyệt; - Lựa chọn, giới thiệu nhân sự đủ điều kiện tham gia quản trị, điều hành, kiểm soát ngân hàng thương mại được chuyển giao bắt buộc; - Quản lý, giám sát tổ chức, hoạt động của ngân hàng thương mại được chuyển giao bắt buộc; - Cho vay, gửi tiền tại ngân hàng thương mại được chuyển giao bắt buộc theo phương án chuyển giao bắt buộc hoặc theo thỏa thuận; - Bán, bán có kỳ hạn khoản nợ, trái phiếu doanh nghiệp đang được phân loại nhóm nợ đủ tiêu chuẩn cho ngân hàng thương mại được chuyển giao bắt buộc theo thỏa thuận; phải mua lại nợ, trái phiếu doanh nghiệp đã bán cho ngân hàng thương mại được chuyển giao bắt buộc trong trường hợp các khoản nợ này bị chuyển thành nợ xấu; - Khoản vốn góp vào ngân hàng thương mại được chuyển giao bắt buộc không phải thực hiện trích lập dự phòng giảm giá các khoản đầu tư và được loại trừ khi tính giới hạn góp vốn, mua cổ phần của bên nhận chuyển giao bắt buộc; - Được bán, phát hành cổ phần của tổ chức tín dụng nhận chuyển giao bắt buộc cho nhà đầu tư nước ngoài phù hợp với phương án chuyển giao bắt buộc; - Vay tái cấp vốn với lãi suất bằng lãi suất bên nhận chuyển giao bắt buộc cho vay, gửi tiền tại ngân hàng thương mại được chuyển giao bắt buộc; số tiền, thời hạn vay tái cấp vốn không được vượt quá số tiền, thời hạn bên nhận chuyển giao bắt buộc cho vay, gửi tiền tại ngân hàng thương mại được chuyển giao bắt buộc; - Được giảm 50% tỷ lệ dự trữ bắt buộc; - Không bị hạn chế về tỷ lệ mua, nắm giữ, đầu tư trái phiếu Chính phủ, trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh quy định tại điểm d khoản 1 Điều 138 Luật Các tổ chức tín dụng 2024; - Phát hành trái phiếu dài hạn cho tổ chức bảo hiểm tiền gửi theo quyết định của Ngân hàng Nhà nước; - Áp dụng biện pháp khác do Ngân hàng Nhà nước quyết định theo thẩm quyền. Như vậy, ngân hàng nhận chuyển giao bắt buộc sẽ có các quyền và nghĩa vụ theo quy định trên.
Ngân hàng không được khuyến mại khi nhận tiền gửi dưới mọi hình thức từ ngày 20/11/2024
Các tổ chức tín dụng khi tiếp nhận tiền gửi không được phép thực hiện khuyến mại dưới bất kỳ hình thức nào (bao gồm tiền, lãi suất và các hình thức khác) trái với quy định của pháp luật. Ngày 30/9/2024 vừa qua, Thống đốc Ngân hàng nhà nước Việt Nam đã ban hành Thông tư 48/2024/TT-NHNN quy định về việc áp dụng lãi suất tiền gửi bằng đồng Việt Nam của tổ chức, cá nhân tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Theo đó, Thông tư 48/2024/TT-NHNN quy định việc áp dụng lãi suất tiền gửi bằng đồng Việt Nam của tổ chức (không bao gồm tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài), cá nhân tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Trong đó, tiền gửi bao gồm các hình thức nhận tiền gửi theo quy định tại khoản 27 Điều 4 Luật Các tổ chức tín dụng 2024. (1) Ngân hàng không được khuyến mại khi nhận tiền gửi dưới mọi hình thức Theo đó, tại khoản 4 Điều 3 Thông tư 48/2024/TT-NHNN quy định, các tổ chức tín dụng có trách nhiệm niêm yết công khai lãi suất tiền gửi bằng đồng Việt Nam tại những địa điểm giao dịch hợp pháp trong mạng lưới hoạt động của mình. Điều này tạo điều kiện cho khách hàng dễ dàng tiếp cận thông tin về lãi suất, từ đó đưa ra quyết định tài chính phù hợp. Ngoài ra, việc yêu cầu tổ chức tín dụng phải đăng tải thông tin lãi suất trên trang thông tin điện tử (nếu có) cũng góp phần tăng cường khả năng tiếp cận thông tin cho người gửi tiền. Đặc biệt, Thông tư 48/2024/TT-NHNN quy định cấm tổ chức tín dụng thực hiện khuyến mại dưới mọi hình thức khi nhận tiền gửi, bao gồm cả khuyến mại bằng tiền, lãi suất và các hình thức khác không đúng với quy định của pháp luật. Quy định này nhằm bảo vệ quyền lợi của người gửi tiền, tránh tình trạng cạnh tranh không lành mạnh giữa các tổ chức tín dụng, đồng thời đảm bảo sự ổn định và an toàn của hệ thống tài chính. Những quy định trên không chỉ hướng tới việc nâng cao tính minh bạch và công bằng trong hoạt động của các tổ chức tín dụng mà còn bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng, góp phần xây dựng một môi trường tài chính ổn định và bền vững. (2) Áp dụng lãi suất tiền gửi bằng đồng Việt Nam tại các tổ chức tín dụng Theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Thông tư 48/2024/TT-NHNN, các tổ chức tín dụng có trách nhiệm áp dụng lãi suất tiền gửi bằng đồng Việt Nam cho các tổ chức và cá nhân theo những nguyên tắc nhất định. Cụ thể, tổ chức tín dụng không được phép áp dụng lãi suất vượt quá mức tối đa do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định cho các loại tiền gửi khác nhau, bao gồm: tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn dưới 1 tháng và tiền gửi có kỳ hạn từ 1 tháng đến dưới 6 tháng. Đối với tiền gửi có kỳ hạn từ 6 tháng trở lên, Ngân hàng nhà nước cho phép các tổ chức tín dụng áp dụng lãi suất dựa trên cung cầu vốn thị trường. Theo đó, lãi suất tối đa đối với tiền gửi bằng đồng Việt Nam quy định tại Thông tư 48/2024/TT-NHNN bao gồm cả khoản chi khuyến mại dưới mọi hình thức, áp dụng đối với phương thức trả lãi cuối kỳ và các phương thức trả lãi khác được quy đổi theo phương thức trả lãi cuối kỳ. Cuối cùng, Thông tư 48/2024/TT1-NHNN bắt đầu có hiệu lực từ ngày 20/11/2024, do đó, đối với các thỏa thuận lãi suất tiền gửi bằng đồng Việt Nam trước ngày Thông tư 48/2024/TT-NHNN có hiệu lực thi hành, tổ chức tín dụng và khách hàng tiếp tục thực hiện theo thỏa thuận cho đến hết thời hạn. Trường hợp hết thời hạn đã thỏa thuận, khách hàng không đến lĩnh tiền gửi, tổ chức tín dụng áp dụng lãi suất tiền gửi theo quy định tại Thông tư 48/2024/TT-NHNN.
Lãi suất tối đa đối với tiền gửi bằng đồng Việt Nam tại ngân hàng từ 20/11/2024
Ngày 30/9/2024, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành Thông tư 48/2024/TT-NHNN quy định về áp dụng lãi suất tiền gửi bằng đồng Việt Nam của tổ chức, cá nhân tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Lãi suất tối đa đối với tiền gửi bằng đồng Việt Nam tại ngân hàng từ 20/11/2024 Theo Điều 3 Thông tư 48/2024/TT-NHNN quy định lãi suất tiền gửi bằng đồng Việt Nam của tổ chức, cá nhân tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài như sau: - Tổ chức tín dụng áp dụng lãi suất tiền gửi bằng đồng Việt Nam của tổ chức và cá nhân không vượt quá mức lãi suất tối đa đối với tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn dưới 1 tháng, tiền gửi có kỳ hạn từ 1 tháng đến dưới 6 tháng do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quyết định trong từng thời kỳ và đối với từng loại hình tổ chức tín dụng. - Tổ chức tín dụng áp dụng lãi suất tiền gửi bằng đồng Việt Nam đối với tiền gửi có kỳ hạn từ 6 tháng trở lên của tổ chức và cá nhân trên cơ sở cung cầu vốn thị trường. - Lãi suất tối đa đối với tiền gửi bằng đồng Việt Nam quy định tại Thông tư này bao gồm cả khoản chi khuyến mại dưới mọi hình thức, áp dụng đối với phương thức trả lãi cuối kỳ và các phương thức trả lãi khác được quy đổi theo phương thức trả lãi cuối kỳ. - Tổ chức tín dụng niêm yết công khai lãi suất tiền gửi bằng đồng Việt Nam tại địa điểm giao dịch hợp pháp thuộc mạng lưới hoạt động của tổ chức tín dụng và đăng tải trên trang thông tin điện tử (nếu có) của tổ chức tín dụng. Tổ chức tín dụng khi nhận tiền gửi không được thực hiện khuyến mại dưới mọi hình thức (bằng tiền, lãi suất và các hình thức khác) không đúng với quy định của pháp luật. Theo đó, từ 20/11/2024 thì lãi suất tối đa đối với tiền gửi bằng đồng Việt Nam tại ngân hàng sẽ thực hiện theo quy định trên. Những tổ chức tín dụng sẽ áp dụng mức lãi suất mới? Theo Điều 2 Thông tư 48/2024/TT-NHNN quy định đối tượng áp dụng bao gồm: - Ngân hàng thương mại, ngân hàng hợp tác xã, công ty tài chính tổng hợp, công ty tài chính chuyên ngành, quỹ tín dụng nhân dân, tổ chức tài chính vi mô, chi nhánh ngân hàng nước ngoài (sau đây gọi là tổ chức tín dụng) hoạt động tại Việt Nam theo quy định của Luật Các tổ chức tín dụng. - Tổ chức (không bao gồm tổ chức tín dụng), cá nhân gửi tiền tại tổ chức tín dụng (sau đây gọi là khách hàng). Như vậy, ngân hàng thương mại, ngân hàng hợp tác xã, công ty tài chính tổng hợp, công ty tài chính chuyên ngành, quỹ tín dụng nhân dân, tổ chức tài chính vi mô, chi nhánh ngân hàng nước ngoài hoạt động tại Việt Nam sẽ áp dụng mức lãi suất mới trên. Các hành vi nào bị nghiêm cấm trong hoạt động ngân hàng? Theo Điều 15 Luật Các tổ chức tín dụng 2024 quy định các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động của tổ chức tín dụng bao gồm: - Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện hoạt động ngân hàng, hoạt động kinh doanh khác ngoài hoạt động ghi trong Giấy phép được Ngân hàng Nhà nước cấp cho tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. - Tổ chức, cá nhân không phải là tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện hoạt động ngân hàng, trừ giao dịch ký quỹ, giao dịch mua bán lại chứng khoán của công ty chứng khoán. - Tổ chức, cá nhân can thiệp trái pháp luật vào hoạt động ngân hàng, hoạt động kinh doanh khác của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. - Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện hành vi hạn chế cạnh tranh hoặc hành vi cạnh tranh không lành mạnh có nguy cơ gây tổn hại hoặc gây tổn hại đến việc thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia, an toàn của hệ thống tổ chức tín dụng, lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân. - Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, người quản lý, người điều hành, nhân viên của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài gắn việc bán sản phẩm bảo hiểm không bắt buộc với việc cung ứng sản phẩm, dịch vụ ngân hàng dưới mọi hình thức. Như vậy, 5 hành vi trên cũng là hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động ngân hàng.
6 tăng, 6 giảm, 6 tăng tốc, bứt phá mà ngân hàng cần thực hiện
Ngày 01/10/2024, Văn phòng Chính phủ ban hành Thông báo 445/TB-VPCP 2024 kết luận Hội nghị Thường trực Chính phủ về các giải pháp góp phần phát triển kinh tế - xã hội đất nước Xem toàn văn Thông báo 445/TB-VPCP 2024: https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/10/03/445-tb.signed.pdf Những khó khăn, hạn chế của các ngân hàng Theo Thông báo 445/TB-VPCP 2024, bên cạnh những kết quả đạt được, thời gian qua hệ thống ngân hàng, trong đó có các ngân hàng thương mại cổ phần còn những khó khăn, hạn chế: - Nợ xấu và nợ tiềm ẩn trở thành nợ xấu có xu hướng tăng; - Sức hấp thụ vốn tín dụng của doanh nghiệp và người dân thấp; - Thị trường bất động sản chậm phục hồi; - Áp lực đối với tín dụng ngân hàng tiếp tục tăng cao trong bối cảnh các kênh huy động vốn trung dài hạn của nền kinh tế gặp nhiều khó khăn, chưa phát huy hiệu quả; - Kinh tế thế giới tăng trưởng chậm, diễn biến phức tạp; - Tình hình thiên tai, bão lũ gây thiệt hại lớn, ảnh hưởng đến đời sống, hoạt động sản xuất, kinh doanh của người dân, doanh nghiệp… Như vậy, hiện nay các ngân hàng còn gặp những khó khăn, hạn chế như nợ xấu, vốn tín dụng, thị trường bất động sản chậm phục hồi,... 6 tăng, 6 giảm, 6 tăng tốc, bứt phá mà ngân hàng cần thực hiện Tại Thông báo 445/TB-VPCP 2024, Thủ tướng yêu cầu hệ thống ngân hàng thực hiện "6 tăng", "6 giảm", "6 tăng tốc, bứt phá". Cụ thể: - “6 tăng” gồm: Tăng năng lực của tổ chức tín dụng ngân hàng, trong đó có các NHTM cổ phần tư nhân; tăng khả năng tiếp cận và hấp thụ tín dụng, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các động lực tăng trưởng truyền thống và các động lực tăng trưởng mới; tăng cường tháo gỡ vướng mắc pháp lý và chất lượng tín dụng; tăng cường phối hợp chặt chẽ, hiệu quả giữa Nhà nước, ngân hàng, doanh nghiệp và năng lực quản trị điều hành của ngân hàng, của thị trường tài chính; tăng công khai, minh bạch về lãi suất huy động, cho vay và chống tín dụng đen; tăng cường giám sát, kiểm tra và phòng ngừa rủi ro, chống tham nhũng, tiêu cực. - "6 giảm" gồm: Giảm lãi suất cho vay ở mức hợp lý; giảm chi phí giao dịch, hoạt động; giảm thủ tục hành chính; giảm phiền hà, sách nhiễu; giảm tiêu cực, lợi ích nhóm, "sân sau" và giảm nợ xấu… - "6 tăng tốc, bứt phá" gồm: Tăng tốc, bứt phá về số hóa; tăng tốc, bứt phá chất lượng dịch vụ; tăng tốc, bứt phá về chất lượng nguồn nhân lực; tăng tốc, bứt phá về hạ tầng ngân hàng; tăng tốc, bứt phá về phục vụ sản xuất kinh doanh, tạo công ăn việc làm, sinh kế cho người dân, góp phần tăng trưởng kinh tế; tăng tốc, bứt phá về vươn ra thị trường quốc tế. Như vậy, thời gian tới, ngân hàng cần thực hiện 6 tăng, 6 giảm, 6 tăng tốc, bứt phá theo chỉ đạo của Chính phủ như trên. Ngân hàng thương mại có những hoạt động nào? Theo Điều 107 Luật Các tổ chức tín dụng 2024 quy định về hoạt động ngân hàng của ngân hàng thương mại như sau: - Nhận tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm và các loại tiền gửi khác. - Phát hành chứng chỉ tiền gửi. - Cấp tín dụng dưới các hình thức sau đây: + Cho vay; + Chiết khấu, tái chiết khấu; + Bảo lãnh ngân hàng; + Phát hành thẻ tín dụng; + Bao thanh toán trong nước; bao thanh toán quốc tế đối với các ngân hàng được phép thực hiện thanh toán quốc tế; + Thư tín dụng; + Hình thức cấp tín dụng khác theo quy định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước. - Mở tài khoản thanh toán cho khách hàng. - Cung ứng các phương tiện thanh toán. - Cung ứng các dịch vụ thanh toán qua tài khoản sau đây: + Thực hiện dịch vụ thanh toán trong nước bao gồm séc, lệnh chi, ủy nhiệm chi, nhờ thu, ủy nhiệm thu, chuyển tiền, thẻ ngân hàng, dịch vụ thu hộ và chi hộ; + Thực hiện dịch vụ thanh toán quốc tế sau khi được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận bằng văn bản; dịch vụ thanh toán khác theo quy định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước. Như vậy, ngân hàng thương mại sẽ có những hoạt động theo quy định trên.
Có ít nhất 2-3 ngân hàng trong nhóm 100 ngân hàng lớn nhất Châu Á vào cuối 2025
Ngày 01/10/2024, Văn phòng Chính phủ đã có Thông báo 445/TB-VPCP kết luận Hội nghị Thường trực Chính phủ về các giải pháp góp phần phát triển kinh tế - xã hội đất nước. Cụ thể như sau. Trước đó, vào ngày 21/9/2024, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã chủ trì Hội nghị Thường trực Chính phủ làm việc với các ngân hàng thương mại cổ phần (NHTMCP) về các giải pháp góp phần phát triển kinh tế - xã hội đất nước. Theo đó, sau khi nghe báo cáo của NHNN, ý kiến của các đại biểu dự họp, Thường trực Chính phủ kết luận như sau: (1) 6 tăng, 6 giảm, 6 tăng tốc, bứt phá Cụ thể, Thủ tướng đánh giá cao vai trò cũng như đóng góp của các NHTMCP, đồng thời tin tưởng rằng trong thời gian tới các NHTMCP sẽ tiếp tục cố gắng, nỗ lực, phát huy tốt vai trò của hệ thống ngân hàng. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, thời gian qua hệ thống ngân hàng, trong đó có các NHTMCP còn những khó khăn, hạn chế như sau: - Nợ xấu và nợ tiềm ẩn trở thành nợ xấu có xu hướng tăng. - Sức hấp thụ vốn tín dụng của doanh nghiệp và người dân thấp. - Thị trường bất động sản chậm phục hồi. - Áp lực đối với tín dụng ngân hàng tiếp tục tăng cao trong bối cảnh các kênh huy động vốn trung dài hạn của nền kinh tế gặp nhiều khó khăn, chưa phát huy hiệu quả. - Kinh tế thế giới tăng trưởng chậm, diễn biến phức tạp. - Tình hình thiên tai, bão lũ gây thiệt hại lớn, ảnh hưởng đến đời sống, hoạt động sản xuất, kinh doanh của người dân, doanh nghiệp… Theo đó, Thông báo 445/TB-VPCP quán triệt và yêu cầu thực hiện phương châm như sau: - “6 tăng”: Bao gồm: + Tăng năng lực của các tổ chức tín dụng, trong đó có các NHTMCP. + Tăng khả năng tiếp cận và hấp thụ tín dụng, nhất là các doanh nghiệp nhỏ và vừa, các động lực tăng trưởng truyền thống và các động lực tăng trưởng mới. + Tăng cường tháo gỡ vướng mắc pháp lý và chất lượng tín dụng. + Tăng cường phối hợp chặt chẽ, hiệu quả giữa Nhà nước, ngân hàng, doanh nghiệp và năng lực quản trị điều hành của ngân hàng, thị trường tài chính. + Tăng công khai, minh bạch về lãi suất huy động, cho vay và cương quyết chống tín dụng đen, sở hữu chéo. + Tăng cường giám sát, kiểm tra và phòng ngừa rủi ro, chống tham nhũng, tiêu cực trong hệ thống ngân hàng. - “6 giảm”: Bao gồm: + Giảm lãi suất cho vay ở mức hợp lý. + Giảm chi phí giao dịch, hoạt động. + Giảm thủ tục hành chính. + Giảm phiền hà, sách nhiễu, 3 tư vấn tiêu cực. + Giảm tiêu cực, lợi ích nhóm, sở hữu chéo, sân sau. + Giảm nợ xấu. - “6 tăng tốc, bứt phá”: Bao gồm: + Tăng tốc, bứt phá về số hóa. + Tăng tốc, bứt phá về chất lượng dịch vụ. + Tăng tốc, bứt phá về chất lượng nguồn nhân lực trong hệ thống ngân hàng. + Tăng tốc, bứt phá về hạ tầng ngân hàng. + Tăng tốc, bứt phá về phục vụ sản xuất kinh doanh, tạo công ăn việc làm, sinh kế cho người dân, góp phần tăng trưởng kinh tế và kiểm soát lạm phát. + Tăng tốc, bứt phá về vươn ra thị trường quốc tế. (2) Tháo gỡ vướng mắc, triển khai hiệu quả gói tín dụng 140 nghìn tỷ đồng cho vay nhà ở xã hội Cụ thể, tại Thông báo 445/TB-VPCP giao NHNN chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan liên quan thực hiện những nội dung sau đây: - Điều hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt, kịp thời, hiệu quả hơn nữa, phối hợp chặt chẽ, đồng bộ với chính sách tài khóa và các chính sách vĩ mô khác để ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng gắn với giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế và an sinh xã hội. - Triển khai ngay các nhiệm vụ sau để hỗ trợ người dân và doanh nghiệp chịu thiệt hại do bão lũ: + Khẩn trương chỉ đạo, hướng dẫn các TCTD chủ động rà soát, tổng hợp thiệt hại của khách hàng đang vay vốn do ảnh hưởng của bão số 3 để kịp thời, chủ động tỉnh toán phương án hỗ trợ, thực hiện cơ cấu lại thời hạn trả nợ, giữ nguyên nhóm nợ, xem xét miễn, giảm lãi vay, xây dựng các chương trình tín dụng mới với lãi suất ưu đãi phù hợp, tiếp tục cho vay mới khách hàng để khôi phục sản xuất kinh doanh sau bão lũ theo quy định. + Phối hợp với UBND các địa phương trong việc thực hiện các giải pháp để hỗ trợ người dân bị thiệt hại, các khu vực bị thiệt hại. + Xem xét, xử lý theo thẩm quyền và quy định trong tháng 9/2024 đối với kiến nghị của các NHTMCP tại cuộc họp về việc sửa đổi, ban hành quy định về cơ cấu lại thời hạn trả nợ, giữ nguyên nhóm nợ nhằm hỗ trợ khách hàng. - Tổ chức triển khai quyết liệt, hiệu quả các nhiệm vụ được giao, đồng thời theo dõi, giám sát chặt chẽ, chỉ đạo các tổ chức tín dụng triển khai thực hiện nghiêm túc, hiệu quả, quyết liệt phương án cơ cấu lại gần với xử lý nợ xấu giai đoạn 2021-2025. - Đẩy mạnh tăng trưởng tín dụng an toàn, hiệu quả nhằm đạt mục tiêu tăng trưởng tín dụng 15% trong năm 2024 đã đề ra; tiếp tục theo dõi, chỉ đạo, điều hành hợp lý, hiệu quả hạn mức tăng trưởng tín dụng minh bạch, hiệu quả đối với các TCTD. Chủ động rà soát các vướng mắc về thể chế, cơ chế, chính sách có ảnh hưởng đến hoạt động ngân hàng để kịp thời sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện, vướng ở cấp nào thì tháo gỡ ngay ở cấp đó. - Phối hợp với Bộ Xây dựng và chỉ đạo, hướng dẫn các NHTMCP kịp thời có giải pháp tháo gỡ vướng mắc, triển khai hiệu quả gói tín dụng 140 nghìn tỷ đồng cho vay nhà ở xã hội. - Phối hợp chặt chẽ với Bộ Tài chính để kết hợp đồng bộ, hải hòa, hợp lý, hiệu quả chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa nhằm thực hiện mục tiêu thúc đẩy tăng trưởng, ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế. - Nghiên cứu ý kiến, rà soát, đề xuất xử lý những khó khăn, vướng mắc của các TCTD trong việc xử lý nợ xấu và xử lý tài sản bảo đảm sau khi Nghị quyết 42/2017/QH14. (3) Có ít nhất 2-3 ngân hàng trong nhóm 100 ngân hàng lớn nhất Châu Á vào cuối 2025 Cụ thể, đối với các NHTMCP, tại Thông báo 445/TB-VPCP yêu cầu thực hiện tốt các nhiệm vụ tại Chiến lược phát triển ngành Ngân hàng Việt Nam đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. Cần có khát vọng, niềm tin và tự tin phát triển. Theo đó, phấn đấu đến cuối năm 2025, Việt Nam có ít nhất từ 2 đến 3 ngân hàng thương mại năm trong nhóm 100 ngân hàng lớn nhất trong khu vực Châu Á. - Chủ động rà soát, phối hợp với các đơn vị liên quan nằm bắt đầy đủ, chính xác thông tin về khách hàng vay vốn để tổng hợp thiệt hại của khách hàng bị ảnh hưởng bởi bão số 3 nhằm kịp thời thực hiện các biện pháp hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho người dân, doanh nghiệp, tích cực tham gia thực hiện công tác an sinh xã hội với tinh thần “tình dân tộc, nghĩa đồng bào", - Chủ động thực hiện theo thẩm quyền và đề xuất các giải pháp để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc về việc triển khai Chương trình tín dụng 140.000 tỷ đồng cho vay nhà ở xã hội. - Tăng cường kiểm tra, giám sát quá trình vay vốn, sử dụng vốn vay, trả nợ của khách hàng; nâng cao hơn nữa hiệu quả của công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ đối với hoạt động cấp tín dụng. - Triển khai quyết liệt, hiệu quả phương án cơ cấu lại gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2021-2025. Trong đó: + Các NHTMCP có quy mô vốn điều lệ hoặc tỷ lệ an toàn vốn chưa đạt mục tiêu tại Đề án 689 phải xây dựng và thực hiện kế hoạch tăng vốn phù hợp. + Các NHTMCP chưa niêm yết trên thị trường chứng khoán tích cực xây dựng, thực hiện kế hoạch niêm yết trên thị trường chứng khoán trong nước, Tích cực thực hiện các giải pháp chuyển đổi số, tiếp tục phát triển, hoàn thiện các sản phẩm, dịch vụ thanh toán, đảm bảo hoạt động an toàn, thông suốt, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng. - Tăng cường thông tin truyền thông, hướng dẫn khách hàng, đối tượng thụ hưởng trong tiếp cận chính sách. Chú trọng truyền thông rõ ràng, đầy đủ, minh bạch, chính xác về các chính sách, sản phẩm, dịch vụ, của TCTD đến công chúng. Xem chi tiết tại Thông báo 445/TB-VPCP ngày 01/10/2024.
03 chính sách mới về Tiền tệ - Ngân hàng có hiệu lực trong tháng 10
Trong tháng 10 có nhiều chính sách mới lĩnh vực Tiền tệ - Ngân hàng có hiệu lực như hệ thống kiểm soát nội bộ của tổ chức tín dụng phi ngân hàng, phát hành tín phiếu và các nhiệm vụ khoa học và công nghệ của NHNN. 03 chính sách mới về Tiền tệ - Ngân hàng có hiệu lực trong tháng 10 (1) Thông tư 14/2023/TT-NHNN về hệ thống kiểm soát nội bộ của tổ chức tín dụng phi ngân hàng Ngày 20/11/2023, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành Thông tư 14/2023/TT-NHNN quy định về hệ thống kiểm soát nội bộ của tổ chức tín dụng phi ngân hàng. Cụ thể, theo Điều 2 Thông tư 14/2023/TT-NHNN, tổ chức tín dụng phi ngân hàng sẽ bao gồm công ty tài chính và công ty cho thuê tài chính. Trong đó, Điều 3 Thông tư 14/2023/TT-NHNN quy định hệ thống kiểm soát nội bộ là tập hợp các cơ chế, chính sách, quy trình, quy định nội bộ, cơ cấu tổ chức của tổ chức tín dụng phi ngân hàng được xây dựng phù hợp với quy định tại Luật Các tổ chức tín dụng 2010 (nay đã được thay thế bằng Luật Các tổ chức tín dụng 2024) Thông tư 14/2023/TT-NHNN và các quy định của pháp luật có liên quan và được tổ chức thực hiện nhằm kiểm soát, phòng ngừa, phát hiện, xử lý kịp thời rủi ro và đạt được yêu cầu đề ra. Hệ thống kiểm soát nội bộ thực hiện giám sát của quản lý cấp cao, kiểm soát nội bộ, quản lý rủi ro và kiểm toán nội bộ. Đồng thời, khoản 1 Điều 4 Thông tư 14/2023/TT-NHNN cũng yêu cầu hệ thống kiểm soát nội bộ của tổ chức tín dụng phi ngân hàng phải đáp ứng các yêu cầu sau: - Yêu cầu về hệ thống kiểm soát nội bộ theo quy định của Luật Các tổ chức tín dụng 2010 (nay đã được thay thế bằng Luật Các tổ chức tín dụng 2024); - Phù hợp với quy mô, điều kiện và mức độ phức tạp trong hoạt động kinh doanh của tổ chức tín dụng phi ngân hàng; - Có đủ nguồn lực về tài chính, con người, công nghệ thông tin để đảm bảo hiệu quả của hệ thống kiểm soát nội bộ; - Xây dựng, duy trì văn hóa kiểm soát, chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp cho tổ chức tín dụng phi ngân hàng. Xem chi tiết tại Thông tư 14/2023/TT-NHNN có hiệu lực từ 01/10/2024 (2) Thông tư 44/2024/TT-NHNN sửa đổi quy định về phát hành tín phiếu Ngân hàng Nhà nước Ngày 30/8/2024, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành Thông tư 44/2024/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 2 Thông tư 16/2019/TT-NHNN quy định về phát hành tín phiếu Ngân hàng Nhà nước. Theo đó, Thông tư 44/2024/TT-NHNN đã sửa đổi đối tượng áp dụng từ Ngân hàng Nhà nước; Ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, công ty tài chính, ngân hàng hợp tác xã, ngân hàng chính sách (sau đây gọi là tổ chức tín dụng); Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam sang thành Ngân hàng Nhà nước; Ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, công ty tài chính tổng hợp, công ty tài chính chuyên ngành, ngân hàng hợp tác xã, ngân hàng chính sách (sau đây gọi là tổ chức tín dụng); Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam Xem chi tiết tại Thông tư 44/2024/TT-NHNN có hiệu lực từ 23/10/2024 (3) Thông tư 45/2024/TT-NHNN về quản lý và tổ chức thực hiện các nhiệm vụ khoa học và công nghệ của NHNN Ngày 30/8/2024, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành Thông tư 45/2024/TT-NHNN quy định về quản lý và tổ chức thực hiện các nhiệm vụ khoa học và công nghệ của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Theo đó, Điều 4 Thông tư 45/2024/TT-NHNN đã quy định 04 loại nhiệm vụ khoa học và công nghệ thuộc trách nhiệm quản lý của Ngân hàng Nhà nước bao gồm: - Nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp bộ: + Nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp bộ là nhiệm vụ có tầm quan trọng và tính cấp thiết đối với sự phát triển của ngành Ngân hàng, giải quyết các vấn đề khoa học và công nghệ trong phạm vi ngành Ngân hàng. Nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp bộ bao gồm đề tài, đề án khoa học và công nghệ cấp bộ hoặc các hình thức khác theo quy định của pháp luật; + Đề tài khoa học và công nghệ cấp bộ là nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp bộ, có mục tiêu đưa ra được luận cứ khoa học, đề xuất các giải pháp khoa học và công nghệ kịp thời để giải quyết các vấn đề thực tiễn trong ngành Ngân hàng; + Đề án khoa học và công nghệ cấp bộ là nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp bộ, có kết quả nghiên cứu là những đề xuất hoặc dự thảo cơ chế, chính sách, quy trình, quy phạm, văn bản pháp luật với đầy đủ cơ sở lý luận và thực tiễn phục vụ việc xây dựng cơ chế, chính sách, pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý của Ngân hàng Nhà nước. - Nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp cơ sở: + Nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp cơ sở là nhiệm vụ nhằm giải quyết các vấn đề khoa học và công nghệ trong phạm vi nhiệm vụ của các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước, bao gồm đề tài, đề án khoa học và công nghệ cấp cơ sở hoặc các hình thức khác theo quy định của pháp luật; + Đề tài khoa học và công nghệ cấp cơ sở là nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp cơ sở, có nội dung chủ yếu là tìm hiểu bản chất, quy luật đưa ra các giải pháp để xử lý các vấn đề khoa học và công nghệ trong lĩnh vực ngân hàng ở phạm vi cấp đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước nhằm ứng dụng vào thực tiễn công tác của đơn vị; + Đề án khoa học và công nghệ cấp cơ sở là nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp cơ sở nhằm giải quyết các vấn đề khoa học và công nghệ của các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước với mục tiêu chủ yếu phục vụ cho việc tạo ra sản phẩm, quy trình quản lý, có tác động nâng cao trình độ công nghệ hoặc quản lý của đơn vị. - Nhiệm vụ khoa học và công nghệ đột xuất là nhiệm vụ khoa học và công nghệ nhằm nghiên cứu giải quyết những vấn đề cấp bách do yêu cầu thực tiễn đặt ra trong ngành Ngân hàng. - Nhiệm vụ khoa học và công nghệ có nội dung liên quan đến phạm vi bí mật nhà nước được quy định tại Luật Bảo vệ bí mật nhà nước, Danh mục bí mật nhà nước thuộc lĩnh vực ngân hàng do Thủ tướng Chính phủ ban hành và phải tuân thủ Quy chế bảo vệ bí mật nhà nước của Ngân hàng Nhà nước. Thông tư 45/2024/TT-NHNN đã bổ sung 02 loại nhiệm vụ là nhiệm vụ khoa học và công nghệ đột xuất và nhiệm vụ khoa học và công nghệ có nội dung liên quan đến phạm vi bí mật nhà nước thay vì chỉ có 02 loại nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp bộ và cấp cơ sở như quy định trước đây tại Điều 4 Thông tư 37/2015/TT-NHNN. Xem chi tiết tại Thông tư 45/2024/TT-NHNN có hiệu lực từ 16/10/2024. Trên đây là 03 chính sách mới về Tiền tệ - Ngân hàng có hiệu lực trong tháng 10, người đọc có thể tham khảo để cập nhật cho mình những quy định mới của pháp luật. Xem thêm: Chính sách về Lao động - Việc làm có hiệu lực trong tháng 10/2024
Danh sách các ngân hàng tại Việt Nam tính đến hiện nay
Việt Nam có bao nhiêu ngân hàng? Danh sách các ngân hàng tại Việt Nam tính đến hiện nay thế nào? Cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé! Danh sách các ngân hàng tại Việt Nam tính đến hiện nay Tính đến ngày 28/01/2024, Việt Nam có tổng cộng 49 ngân hàng. Trong số đó, có 04 ngân hàng thuộc 100% vốn Nhà nước, 31 ngân hàng thương mại cổ phần, 09 ngân hàng 100% vốn nước ngoài, 02 ngân hàng chính sách, 01 ngân hàng hợp tác xã và 02 ngân hàng liên doanh. Cụ thể Danh sách các ngân hàng tại Việt Nam tính đến hiện nay như sau: TT PHÂN LOẠI TÊN ĐẦY ĐỦ TÊN TIẾNG ANH BRAND NAME 1 TMCP Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng Vietnam Commercial Joint Stock Bank for Private Enterprise VPBank 2 TMCP Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam Joint Stock Commercial Bank for Investment and Development of Vietnam BIDV 3 TMCP Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam Joint Stock Commercial Bank for Foreign Trade of Vietnam Vietcombank 4 TMCP Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam Vietnam Joint Stock Commercial Bank of Industry and Trade VietinBank 5 TMCP Ngân hàng TMCP Quân Đội Military Commercial Joint Stock Bank MBBANK 6 TMCP Ngân hàng TMCP Á Châu Asia Commercial Joint Stock Bank ACB 7 TMCP Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội Saigon-Hanoi Commercial Joint Stock Bank SHB 8 TMCP Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Vietnam Technological and Commercial Joint Stock Bank Techcombank 9 TMNN Ngân hàng NN&PT Nông thôn Việt Nam Vietnam Bank for Agriculture and Rural Development Agribank 10 TMCP Ngân hàng TMCP Phát triển Thành phố Hồ Chí Minh Ho Chi Minh city Development Joint Stock Commercial Bank HDBank 11 TMCP Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt LienViet Commercial Joint Stock Bank LienVietPostBank 12 TMCP Ngân hàng TMCP Quốc Tế Vietnam International Commercial Joint Stock Bank VIB 13 TMCP Ngân hàng TMCP Đông Nam Á Southeast Asia Commercial Joint Stock Bank SeABank 14 NHCS Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam Vietnam Bank for Social Policies VBSP 15 TMCP Ngân hàng TMCP Tiên Phong TienPhong Commercial Joint Stock Bank TPBank 16 TMCP Ngân hàng TMCP Phương Đông Orient Commercial Joint Stock Bank OCB 17 TMCP Ngân hàng TMCP Hàng Hải The Maritime Commercial Joint Stock Bank MSB 18 TMCP Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín Saigon Thuong Tin Commercial Joint Stock Bank Sacombank 19 TMCP Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Vietnam Export Import Commercial Joint Stock Eximbank 20 TMCP Ngân hàng TMCP Sài Gòn Sai Gon Commercial Joint Stock Bank SCB 21 NHCS Ngân hàng Phát triển Việt Nam Vietnam Development Bank VDB 22 TMCP Ngân hàng TMCP Nam Á Nam A Commercial Joint Stock Bank Nam A Bank 23 TMCP Ngân hàng TMCP An Bình An Binh Commercial Joint Stock Bank ABBANK 24 TMCP Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam Public Vietnam Bank PVcomBank 25 TMCP Ngân hàng TMCP Bắc Á BAC A Commercial Joint Stock Bank Bac A Bank 26 100% NN Ngân hàng TNHH MTV UOB Việt Nam UOB Vietnam Limited UOB 27 100% NN Ngân hàng TNHH MTV Woori Việt Nam Woori Bank Vietnam Limited Woori 28 100% NN Ngân hàng TNHH MTV HSBC Việt Nam HSBC Bank Vietnam Limited HSBC 29 100% NN Ngân hàng TNHH MTV Standard Chartered Việt Nam Standard Chartered Bank Vietnam Limited SCBVL 30 100% NN Ngân hàng TNHH MTV Public Bank Việt Nam Public Bank Vietnam Limited PBVN 31 100% NN Ngân hàng TNHH MTV Shinhan Việt Nam Shinhan Bank Vietnam Limited SHBVN 32 TMCP Ngân hàng TMCP Quốc dân National Citizen bank NCB 33 TMCP Ngân hàng TMCP Việt Á Viet A Commercial Joint Stock Bank VietABank 34 TMCP Ngân hàng TMCP Bản Việt Viet Capital Commercial Joint Stock Bank Viet Capital Bank 35 TMCP Ngân hàng TMCP Đông Á DONG A Commercial Joint Stock Bank DongA Bank 36 TMCP Ngân hàng TMCP Việt Nam Thương Tín Vietnam Thuong Tin Commercial Joint Stock Bank Vietbank 37 100% NN Ngân hàng TNHH MTV ANZ Việt Nam ANZ Bank Vietnam Limited ANZVL 38 TMNN Ngân hàng TNHH MTV Đại Dương Ocean Commercial One Member Limited Liability Bank OceanBank 39 100% NN Ngân hàng TNHH MTV CIMB Việt Nam CIMB Bank Vietnam Limited CIMB 40 TMCP Ngân hàng TMCP Kiên Long Kien Long Commercial Joint Stock Bank Kienlongbank 41 NHLD Ngân hàng TNHH Indovina Indovina Bank Ltd. IVB 42 TMCP Ngân hàng TMCP Bảo Việt Bao Viet Joint Stock commercial Bank BAOVIET Bank 43 TMCP Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công Thương Saigon Bank for Industry & Trade SAIGONBANK 44 NHHTX Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam Co-operative bank of VietNam Co-opBank 45 TMNN Ngân hàng TNHH MTV Dầu khí toàn cầu Global Petro Sole Member Limited Commercial Bank GPBank 46 NHLD Ngân hàng Liên doanh Việt Nga Vietnam Russia Joint Venture Bank VRB 47 TMNN Ngân hàng TNHH MTV Xây dựng Construction Commercial One Member Limited Liability Bank CB 48 100% NN Ngân hàng TNHH MTV Hong Leong Việt Nam Hong Leong Bank Vietnam Limited HLBVN 49 TMCP Ngân hàng TMCP Xăng dầu Petrolimex Petrolimex Group Commercial Joint Stock Bank PG Bank Như vậy, tổng cộng hiện nay Việt Nam có 49 ngân hàng. Những hành vi nào bị nghiêm cấm trong hoạt động ngân hàng? Theo Điều 15 Luật Các tổ chức tín dụng 2024 quy định các hành vi bị nghiêm cấm như sau: - Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện hoạt động ngân hàng, hoạt động kinh doanh khác ngoài hoạt động ghi trong Giấy phép được Ngân hàng Nhà nước cấp cho tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. - Tổ chức, cá nhân không phải là tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện hoạt động ngân hàng, trừ giao dịch ký quỹ, giao dịch mua bán lại chứng khoán của công ty chứng khoán. - Tổ chức, cá nhân can thiệp trái pháp luật vào hoạt động ngân hàng, hoạt động kinh doanh khác của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. - Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện hành vi hạn chế cạnh tranh hoặc hành vi cạnh tranh không lành mạnh có nguy cơ gây tổn hại hoặc gây tổn hại đến việc thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia, an toàn của hệ thống tổ chức tín dụng, lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân. - Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, người quản lý, người điều hành, nhân viên của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài gắn việc bán sản phẩm bảo hiểm không bắt buộc với việc cung ứng sản phẩm, dịch vụ ngân hàng dưới mọi hình thức. Theo đó, sẽ có 5 hành vi trên bị cấm trong hoạt động ngân hàng, nếu vi phạm sẽ bị xử phạt theo quy định.
Lãi suất vay các ngân hàng hiện nay (tháng 9/2024)
Hiện nay lãi suất vay các ngân hàng sẽ khác nhau nhưng sẽ nằm trong khuôn khổ quy định. Bài viết sau đây sẽ tổng hợp lãi suất cho vay của các ngân hàng mới nhất tháng 9/2024 để người đọc có thể so sánh và lựa chọn ngân hàng phù hợp. Lãi suất vay các ngân hàng hiện nay (tháng 9/2024) Theo thông tin cập nhật mới nhất từ website các ngân hàng thì bảng lãi suất vay ngân hàng hiện nay (tháng 9/2024) như sau: Ngân hàng Vay tín chấp (%/năm) Vay thế chấp (%/năm) Agribank 7.0 – 17 6.5 – 7.5 Techcombank 13.78 – 16 5.99 – 12.99 VPBank 14 – 20 6.9 – 8.6 ACB 12.5 – 20 6.9 – 12 TPBank 8.7 – 17 6.4 – 12.03 HDBank 13 – 24 6.6 – 10.6 Sacombank 9.6 – 18 7.49 – 12 VIB 16 – 18 7.8 – 11.4 SHB 8.5 – 17 6.99 – 10 OCB Từ 20,2 5.99 – 9.5 MSB 9.6 – 18 5.99 – 9.1 Vietcombank 10.8 – 14.4 7 – 9 Vietinbank 9.6 7.7 – 8.5 Bản Việt 14.9 – 20.5 8.49 – 14.8 BIDV 11.9 7 – 9 MB Bank 12.5 – 20 6 – 9.5 Hong Leong 9 – 12 6.49 HSBC 15.99 6.49 Public Bank Từ 7 8 Shinhan 8.4 – 13.2 7.7 Standard Chartered 17 – 18 6.49 UOB 13 8.7 Woori Từ 6 7 Citibank 14.76 – 20.96 18 ANZ 13.43 6.5 – 8 Thông tin mang tính chất tham khảo. Để biết được lãi suất chính xác tại thời điểm vay thì người đọc có thể liên hệ với ngân hàng muốn vay để nắm được thông tin mới và đầy đủ các quy định kèm theo khi vay của từng ngân hàng. Lãi suất tối đa ngân hàng được phép cho vay hiện nay là bao nhiêu? Theo khoản 1, khoản 2 Điều 13 Thông tư 39/2016/TT-NHNN được sửa đổi bổ sung bởi khoản 4 Điều 1 Thông tư 06/2023/TT-NHNN quy định về lãi suất cho vay của tổ chức tín dụng như sau: - Tổ chức tín dụng và khách hàng thỏa thuận về lãi suất cho vay theo cung cầu vốn thị trường, nhu cầu vay vốn và mức độ tín nhiệm của khách hàng, trừ trường hợp Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có quy định về lãi suất cho vay tối đa. - Trường hợp khách hàng được tổ chức tín dụng đánh giá là có tình hình tài chính minh bạch, lành mạnh, tổ chức tín dụng và khách hàng thỏa thuận về lãi suất cho vay ngắn hạn bằng đồng Việt Nam nhưng không vượt quá mức lãi suất cho vay tối đa do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quyết định trong từng thời kỳ nhằm đáp ứng một số nhu cầu vốn: + Phục vụ lĩnh vực phát triển nông nghiệp, nông thôn theo quy định của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn; + Thực hiện phương án kinh doanh hàng xuất khẩu theo quy định của Luật Thương mại và các văn bản hướng dẫn Luật Thương mại; + Phục vụ kinh doanh của doanh nghiệp nhỏ và vừa theo quy định của Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa và quy định của Chính phủ về hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa; + Phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ theo quy định của Chính phủ về phát triển công nghiệp hỗ trợ; + Phục vụ kinh doanh của doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao thuộc Danh mục công nghệ cao ưu tiên đầu tư phát triển được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, doanh nghiệp công nghệ cao theo quy định của Luật Công nghệ cao và các văn bản hướng dẫn Luật Công nghệ cao. Đồng thời, Quyết định 1125/QĐ-NHNN năm 2023 quy định về mức lãi suất cho vay ngắn hạn của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài (trừ Quỹ tín dụng nhân dân và Tổ chức tài chính vi mô) áp dụng mức lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa bằng đồng Việt Nam là 4,0%/năm. Như vậy, hiện nay mức lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa sẽ là 4,0%/năm vay trung hạn, dài hạn thì mức lãi suất sẽ do các bên tự thỏa thuận, không bị giới hạn ở mức lãi suất tối đa 20% của khoản tiền vay/năm theo Điều 468 Bộ Luật Dân sự 2015
Lãi suất gửi tiết kiệm các ngân hàng hiện tại (tháng 9/2024)
Nhiều người chọn gửi tiền vào ngân hàng để được an toàn và có lãi để dành. Bài viết sau đây sẽ tổng hợp lãi suất gửi tiết kiệm các ngân hàng hiện tại (tháng 9/2024) để người dùng có thể so sánh và chọn được ngân hàng phù hợp. Lãi suất gửi tiết kiệm các ngân hàng hiện tại (tháng 9/2024) Theo tổng hợp thông tin từ các website ngân hàng, ta có được bảng lãi suất gửi tiết kiệm các ngân hàng hiện tại, tức lãi suất gửi tiết kiệm các ngân hàng tháng 9/2024 mới nhất như sau: (1) Lãi suất gửi tiết kiệm tại quầy các ngân hàng hiện tại Ngân hàng 01 tháng 03 tháng 06 tháng 09 tháng 12 tháng 18 tháng 24 tháng ABBank 3,00% 3,40% 4,60% 4,20% 5,40% 5,50% 5,50% ACB 2,30% 2,70% 3,50% 3,70% 4,40% 4,50% 4,50% Agribank 1,7% 2,0% 3,0% 3,0% 4,7% 4,7% 4,8% Bắc Á 3,50% 3,80% 5,00% 5,10% 5,60% 5,75% 5,75% Timo 3,70% 3,80% 5,10% – 5,80% 6,00% 6,00% Bảo Việt 3,10% 3,80% 5,0% 5,10% 5,50% 5,90% 5,90% BIDV 1,7% 2,0% 3,0% 3,0% 4,7% 4,7% 4,7% BVBank 3,60% 3,70% 5,00% 5,40% 5,70% 5,90% 5,90% CBBank 3,70% 3,90% 5,40% 5,35% 5,55% 5,70% 5,70% Đông Á 3,60% 3,60% 4,90% 4,90% 5,30% 5,20% 5,20% Eximbank 3,1% 3,4% 4,7% 4,3% 5,0% 5,0% 5,1% GPBank 2,55% 3,07% 4,10% 4,45% 5,00% 5,10% 5,10% HDBank 3,05% 3,05% 5,00% 4,60% 5,40% 6,00% 5,40% Hong Leong 2,50% 2,95% 3,95% 3,95% 3,95% 3,95% 3,95% Indovina 3,60% 3,85% 4,85% 4,85% 5,55% 5,90% 6,10% Kiên Long 3,10% 3,10% 4,80% 4,90% 5,20% 5,30% 5,30% LPBank 2,20% 2,50% 3,50% 3,50% 5,00% 5,00% 5,30% MB 2,90% 3,30% 4,00% 4,00% 4,80% 4,80% 5,70% MSB 3,2% 3,2% 4,3% 4,3% 5,1% 5,1% 5,1% Nam Á Bank 3,20% 3,80% 4,70% 5,00% 5,30% 5,60% 5,60% NCB 3,40% 3,70% 5,05% 5,25% 5,40% 5,80% 5,80% OCB 3,6% 3,8% 4,8% 4,9% 5,1% 5,4% 5,6% OceanBank 3,40% 3,80% 4,80% 4,90% 5,50% 6,10% 6,10% PGBank 3,2% 3,7% 5,0% 5,0% 5,5% 5,8% 5,9% PublicBank 3,30% 3,50% 4,70% 4,80% 5,50% 6,10% 5,40% PVcomBank 3,00% 3,30% 4,20% 4,40% 4,80% 5,30% 5,30% Sacombank 2,80% 3,20% 4,20% 4,30% 4,90% 4,90% 5,00% Saigonbank 3,30% 3,60% 4,80% 4,90% 5,80% 6,00% 6,00% SCB 1,60% 1,90% 2,90% 2,90% 3,70% 3,90% 3,90% SeABank 2,95% 3,45% 3,75% 3,95% 4,50% 5,45% 5,45% SHB 3,30% 3,60% 4,70% 4,70% 5,20% 5,30% 5,50% Techcombank 3,35% 3,55% 4,55% 4,55% 4,95% 4,95% 4,95% TPBank 3,50% 3,80% 4,50% – – 5,40% – VIB 3,20% 3,40% 4,40% 4,40% 4,90% 5,00% 5,10% VietBank 3,50% 3,70% 4,80% 4,90% 5,50% 5,80% 5,80% Vietcombank 1,60% 1,90% 2,90% 2,90% 4,60% – 4,70% VietinBank 1,7% 2,0% 3,0% 3,0% 4,7% 4,7% 4,8% VPBank 3,50% 3,70% 4,90% 4,90% 5,40% 5,40% 5,70% VRB 3,8% 4,0% 5,1% 5,3% 5,7% 5,9% 6,0% (2) Lãi suất gửi tiết kiệm online ngân hàng hiện tại Ngân hàng 01 tháng 03 tháng 06 tháng 09 tháng 12 tháng 18 tháng 24 tháng ABBank 3,20% 4,00% 5,00% 5,50% 6,00% 5,70% 5,70% ACB 3,00% 3,40% 4,15% 4,20% 4,80% – – Timo 3,70% 3,80% 5,10% – 5,80% 6,00% 6,00% Bảo Việt 3,3% 4,00% 5,2% 5,4% 5,8% 6,0% 6,0% BIDV 2,0% 2,3% 3,3% 3,3% 4,7% 4,7% 4,9% BVBank 3,70% 3,80% 5,10% 5,50% 5,80% 6,00% 6,00% CBBank 3,80% 4,00% 5,55% 5,50% 5,70% 5,85% 5,85% Eximbank 3,50% 4,30% 5,20% 4,50% 5,40% 5,10% 5,20% GPBank 3,00% 3,52% 4,85% 5,20% 5,75% 5,85% 5,85% HDBank 3,55% 3,55% 5,10% 4,70% 5,50% 6,10% 5,50% Hong Leong 2,70% 3,05% 4,05% 4,05% 4,05% – – Kiên Long 3,70% 3,70% 5,20% 5,30% 5,60% 5,70% 5,70% LPBank 3,40% 3,50% 4,70% 4,80% 5,10% 5,60% 5,60% MSB 3,7% 3,7% 4,6% 4,6% 5,4% 5,4% 5,4% Nam Á Bank 3,50% 4,10% 5,00% 5,20% 5,60% 5,70% 5,70% NCB 3,60% 3,90% 5,25% 5,45% 5,60% 6,00% 6,00% OCB 3,7% 3,9% 4,9% 5,0% 5,2% 5,4% 5,6% OceanBank 3,40% 3,80% 4,80% 4,90% 5,50% 6,10% 6,10% PVcomBank 3,30% 3,60% 4,50% 4,70% 5,10% 5,80% 5,80% Sacombank 3,30% 3,60% 4,90% 4,90% 5,40% 5,60% 5,70% Saigonbank 3,30% 3,60% 4,80% 4,90% 5,80% 6,00% 6,00% SCB 1,60% 1,90% 2,90% 2,90% 3,70% 3,90% 3,90% SHB 3,5% 3,8% 5,0% 5,1% 5,5% 5,7% 5,8% Techcombank 3,45% 3,65% 4,65% 4,65% 5,05% 5,05% 5,05% TPBank 3,50% 3,80% 4,70% – 5,20% 5,40% 5,70% VIB 3,20% 3,50% 4,60% 4,60% – 5,10% 5,20% VietBank 3,60% 3,80% 5,20% 5,00% 5,60% 5,90% 5,90% Vietcombank 1,60% 1,90% 2,90% 2,90% 4,60% – 4,70% VPBank 3,60% 3,80% 5,00% 5,00% 5,50% 5,50% 5,80% Trên đây là 2 bảng lãi suất gửi tiết kiệm khi nhận lãi cuối kỳ, được tính theo %/năm. Thông tin mang tính chất tham khảo, lãi suất có thể thay đổi theo từng thời điểm. Để có thông tin chính xác nhất tại thời điểm cần thiết, người dùng có thể liên hệ với ngân hàng để được tư vấn. Theo đó, lãi suất gửi tiết kiệm các ngân hàng hiện tại (tháng 9/2024) có lãi suất cao nhất là: - Kỳ hạn 1 tháng: VRB, CBBank: 3,8% - Kỳ hạn 3 tháng: VRB, CBBank và Eximbank: 4,0% - Kỳ hạn 6 tháng: CBBank: 5,4% (tại quầy), 5,55% (online) - Kỳ hạn 12 tháng: Timo by BVBank: 5,8% (tại quầy), ABBank: 6,0% (online) - Kỳ hạn 18 tháng: OceanBank, PublicBank,HDBank: 6,1% Ngoài ngân hàng thì còn tổ chức tín dụng nào nhận tiền gửi tiết kiệm của người dân? Theo Điều 2 Thông tư 48/2018/TT-NHNN quy định tổ chức tín dụng nhận tiền gửi tiết kiệm là tổ chức tín dụng được thành lập và hoạt động theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng, bao gồm: - Ngân hàng thương mại. - Ngân hàng hợp tác xã. - Tổ chức tài chính vi mô. - Quỹ tín dụng nhân dân. - Chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Theo đó, ngoài ngân hàng thì còn các tổ chức tài chính vi mô, quỹ tín dụng nhân dân sẽ được nhận tiền gửi tiết kiệm của người dân. Bao nhiêu tuổi thì được gửi tiết kiệm tại các ngân hàng? Theo Điều 3 Thông tư 48/2018/TT-NHNN quy định về người gửi tiền như sau: - Công dân Việt Nam từ đủ 18 tuổi trở lên có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của pháp luật. - Công dân Việt Nam từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi không bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc không mất năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật. - Công dân Việt Nam bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc mất năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật hoặc chưa đủ 15 tuổi thực hiện giao dịch tiền gửi tiết kiệm thông qua người đại diện theo pháp luật; Công dân Việt Nam có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi theo quy định của pháp luật thực hiện giao dịch tiền gửi tiết kiệm thông qua người giám hộ. Như vậy, mọi công dân Việt Nam đều được gửi tiết kiệm tại các ngân hàng, chưa đủ 15 tuổi sẽ gửi tiết kiệm qua người đại diện theo pháp luật, từ đủ 15 tuổi trở lên sẽ được tự gửi tiền theo quy định.
Tổng hợp lịch nghỉ lễ Quốc khánh 2/9 các ngân hàng năm 2024
Dịp lễ Quốc khánh 2/9 năm 2024 đang đến gần. Những ngày này cán bộ, công viên chức, người lao động sẽ được nghỉ. Tuy nhiên người dân vẫn có nhu cầu giao dịch tại các ngân hàng. Bài viết sau đây sẽ tổng hợp lịch nghỉ lễ 2/9 các ngân hàng. Tổng hợp lịch nghỉ lễ Quốc khánh 2/9 các ngân hàng năm 2024 Theo Mục 5 Thông báo 5015/TB-LĐTBXH năm 2023 về nghỉ tết Âm lịch và nghỉ lễ Quốc khánh năm 2024 đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động: Đối với người lao động không thuộc đối tượng cán bộ, công chức, viên chức và người lao động của các cơ quan hành chính, sự nghiệp, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, người sử dụng lao động quyết định lựa chọn phương án nghỉ tết Âm lịch và nghỉ lễ Quốc khánh năm 2024 như sau: - Đối với dịp nghỉ lễ Quốc khánh: thứ Hai ngày 02/9/2024 Dương lịch và lựa chọn 01 trong 02 ngày: Chủ Nhật ngày 01/9/2024 hoặc thứ Ba ngày 03/9/2024 Dương lịch. - Nếu ngày nghỉ hằng tuần trùng với ngày nghỉ lễ, tết quy định tại khoản 1 Điều 112 Bộ luật Lao động 2019 thì người lao động được nghỉ bù ngày nghỉ hằng tuần vào ngày làm việc kế tiếp theo quy định tại khoản 3 Điều 111 Bộ luật Lao động 2019. Như vậy, dịp lễ Quốc khánh 2/9 các ngân hàng: - Đối với ngân hàng làm việc thứ 7: nghỉ lễ Quốc khánh năm 2024 từ chủ nhật ngày 01/09/2024 đến hết thứ Ba ngày 03/08/2024 (03 ngày) - Đối với ngân hàng không làm việc thứ 7: nghỉ lễ Quốc khánh năm 2024 từ thứ Bảy ngày 31/8/2024 đến hết thứ Ba ngày 03/9/2024 Dương lịch. Đợt nghỉ này bao gồm 02 ngày nghỉ lễ Quốc khánh, 02 ngày nghỉ hằng tuần (04 ngày). Hiện nay các ngân hàng đã có thông báo nghỉ lễ Quốc khánh 2/9/2024. Cụ thể: (1) Lịch nghỉ lễ Quốc khánh 2/9 Ngân hàng Agribank (đang cập nhật) (2) Lịch nghỉ lễ Quốc khánh 2/9 Ngân hàng BIDV (đang cập nhật) (3) Lịch nghỉ lễ Quốc khánh 2/9 Ngân hàng Vietcombank Thời gian nghỉ: nghỉ liền 04 (bốn) ngày, từ 31/08/2024 (Thứ Bảy) đến hết ngày 03/09/2024 (Thứ Ba). (4) Lịch nghỉ lễ Quốc khánh 2/9 Ngân hàng Vietinbank (đang cập nhật) (5) Lịch nghỉ lễ Quốc khánh 2/9 Ngân hàng TPBank Thời gian nghỉ lễ: Từ ngày 31/8/2024 (Thứ Bảy) đến hết ngày 3/9/2024 (Thứ Ba). Thời gian hoạt động trở lại: Ngày 4/9/2024 (Thứ Tư). (6) Lịch nghỉ lễ Quốc khánh 2/9 Ngân hàng VPBank Dịch vụ tại Chi nhánh và quầy giao dịch tạm ngưng giao dịch từ 12h00 ngày 31/8/2024 (Thứ Bảy). Nghỉ lễ từ ngày 1/9 (Chủ Nhật) đến hết ngày 3/9/2024 (Thứ Ba) Hoạt động bình thường trở lại: ngày 4/9/2024 (Thứ Tư). (7) Lịch nghỉ lễ Quốc khánh 2/9 Ngân hàng VIB Kết thúc giao dịch tiền mặt tại quầy vào lúc 11:30 và các giao dịch khác vào lúc 12:00 ngày 31/8/2024 (Thứ Bảy): Nghỉ lễ: Ngày 2/9/2024 (Thứ Hai) - ngày 3/9/2024 (Thứ Ba); Làm việc bình thường trở lại: Ngày 4/9/2024 (Thứ Tư). (8) Lịch nghỉ lễ Quốc khánh 2/9 Ngân hàng Shinhan Bank Nghỉ lễ: Ngày 2, 3/9/2024 (Thứ Hai, Thứ Ba) Làm việc bình thường: Ngày 4/9/2024 (Thứ Tư) (9) Lịch nghỉ lễ Quốc khánh 2/9 Ngân hàng VietBank Thời gian nghỉ 2 ngày: ngày 2, 3/9 (Thứ Hai, Thứ Ba). Thời gian làm việc trở lại: ngày 4/9/2024 (Thứ Tư) (Tiếp tục cập nhật mới nhất các ngân hàng đã thông báo lịch nghỉ lễ) Ngân hàng cho vay vốn theo nguyên tắc nào? Theo Điều 4 Thông tư 39/2016/TT-NHNN được sửa đổi bởi Khoản 2 Điều 1 Thông tư 12/2024/TT-NHNN quy định nguyên tắc cho vay, vay vốn như sau: - Hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng được thực hiện theo thỏa thuận giữa tổ chức tín dụng và khách hàng, phù hợp với quy định tại Thông tư 39/2016/TT-NHNN và các quy định của pháp luật có liên quan bao gồm cả pháp luật về bảo vệ môi trường. - Khách hàng vay vốn tổ chức tín dụng phải đảm bảo sử dụng vốn vay đúng mục đích đã cam kết, hoàn trả nợ gốc, lãi tiền vay, phí đầy đủ, đúng hạn theo thỏa thuận với tổ chức tín dụng. Như vậy, ngân hàng cho vay vốn phải theo các nguyên tắc là thực hiện theo thỏa thuận với khách hàng và phù hợp quy định pháp luật. Khách hàng vay vốn cũng phải sử dụng vốn đúng mục đích và trả nợ đúng hạn. Điều kiện vay vốn ngân hàng năm 2024? Theo Điều 7 Thông tư 39/2016/TT-NHNN được sửa đổi bởi Điều 2 Thông tư 06/2023/TT-NHNN, Khoản 3 Điều 1 Thông tư 12/2024/TT-NHNN quy định tổ chức tín dụng xem xét, quyết định cho vay khi khách hàng có đủ các điều kiện sau đây: - Khách hàng là pháp nhân có năng lực pháp luật dân sự theo quy định của pháp luật. Khách hàng là cá nhân từ đủ 18 tuổi trở lên có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của pháp luật hoặc từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi không bị mất hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật. - Nhu cầu vay vốn để sử dụng vào mục đích hợp pháp. - Có phương án sử dụng vốn khả thi. Điều kiện này không bắt buộc đối với khoản cho vay có mức giá trị nhỏ. - Có khả năng tài chính để trả nợ. Như vậy, năm 2024 người vay vốn đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định trên thì mới được vay vốn tại ngân hàng.
Ngân hàng Agribank làm việc từ mấy giờ đến mấy giờ? Thứ 7 Agribank có làm việc không?
Agribank (Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn), là một trong bốn ngân hàng quốc doanh tại Việt Nam và có chi nhánh trên khắp cả nước. Vậy ngân hàng Agribank làm việc từ mấy giờ đến mấy giờ? Thứ 7 ngân hàng Agribank có làm việc không? Ngân hàng Agribank làm việc từ mấy giờ đến mấy giờ? Thứ 7 Agribank có làm việc không? Hiện nay ngân hàng Agribank mở cửa từ thứ Hai đến thứ Sáu,không hoạt động vào Thứ 7, Chủ nhật và các ngày nghỉ lễ theo quy định của Nhà nước. Thời gian làm việc của Agribank: Buổi sáng: từ 8h00 đến 12h00. Buổi chiều: từ 13h00 đến 17h00. Agribank là ngân hàng nhà nước hay tư nhân? Theo Điều 1, Điều 2 Điều lệ về tổ chức và hoạt động của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam được ban hành kèm theo Quyết định 117/QĐ-HĐQT-NHNN ngày 03/6/2002 quy định: - Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (sau đây gọi tắt là Ngân hàng Nông nghiệp) là ngân hàng thương mại nhà nước, được thành lập theo Quyết định 400/CT ngày 14/11/1990 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng và được thành lập lại theo Quyết định 280/QĐ-NH5 ngày 15/10/1996 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước. Ngân hàng Nông nghiệp thực hiện hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác có liên quan vì mục tiêu lợi nhuận, góp phần thực hiện các mục tiêu kinh tế của Nhà nước. - Ngân hàng Nông nghiệp có: + Tư cách pháp nhân theo pháp luật Việt Nam; + Tên tiếng Việt: Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam. Viết tắt là: NHNo & PTNT Việt Nam + Tên giao dịch quốc tế bằng tiếng Anh: Vietnam Bank for Agriculture and Rural Development; Gọi tắt là: Agribank; Viết tắt là: VBARD + Trụ sở chính đặt tại: Số 2 Phố Láng Hạ, Quận Ba Đình, Thành phố Hà Nội; Điện thoại: 844.8.313710 Fax: 844.8.313730 + Điều lệ về tổ chức và hoạt động, bộ máy quản lý và điều hành; + Vốn điều lệ: 2.270.000.000.000 đồng (Hai nghìn hai trăm bảy mươi tỷ đồng); + Con dấu riêng, tài khoản mở tại Ngân hàng Nhà nước và tại các ngân hàng trong nước và nước ngoài theo quy định của Ngân hàng Nhà nước; + Bảng tổng kết tài sản, các quỹ theo quy định của pháp luật. Như vậy, ngân hàng Agribank (Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam) là ngân hàng thương mại nhà nước. Hệ thống tổ chức của Ngân hàng Agribank thế nào? Theo Điều 17 Điều lệ về tổ chức và hoạt động của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam được ban hành kèm theo Quyết định 117/QĐ-HĐQT-NHNN ngày 03/6/2002 quy định hệ thống tổ chức của Ngân hàng Nông nghiệp bao gồm:. - Trụ sở chính. - Sở giao dịch, các chi nhánh phụ thuộc (gọi là chi nhánh cấp 1), văn phòng đại diện, đơn vị sự nghiệp, công ty trực thuộc. Trong đó: + Sở giao dịch Ngân hàng Nông nghiệp là đơn vị phụ thuộc, có con dấu, có nhiệm vụ thực hiện một phần các hoạt động của Ngân hàng Nông nghiệp và một số chức năng có liên quan đến các chi nhánh theo uỷ quyền của Ngân hàng Nông nghiệp. + Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp là đơn vị phụ thuộc, có con dấu, có nhiệm vụ thực hiện một phần các hoạt động của Ngân hàng Nông nghiệp theo uỷ quyền của Ngân hàng Nông nghiệp (chi nhánh cấp 1). - Các chi nhánh phụ thuộc chi nhánh cấp 1 (gọi là chi nhánh cấp 2): là đơn vị phụ thuộc của chi nhánh cấp 1, có con dấu, có nhiệm vụ thực hiện một phần các hoạt động của chi nhánh cấp 1 theo uỷ quyền của chi nhánh cấp 1. - Các chi nhánh phụ thuộc chi nhánh cấp 2 (gọi là chi nhánh cấp 3): là đơn vị phụ thuộc của chi nhánh cấp 2, có con dấu, có nhiệm vụ thực hiện một phần các hoạt động của chi nhánh cấp 2 theo uỷ quyền của chi nhánh cấp 2 - Các phòng giao dịch, quỹ tiết kiệm trực thuộc sở giao dịch, chi nhánh cấp 1, chi nhánh cấp 2, chi nhánh cấp 3. Như vậy, hệ thống tổ chức của ngân hàng Agribank bao gồm trụ sở chính, sở giao dịch, chi nhánh cấp 1, văn phòng đại diện, đơn vị sự nghiệp, công ty trực thuộc, chi nhánh cấp 2), chi nhánh cấp 3 và các phòng giao dịch, quỹ tiết kiệm trực thuộc sở giao dịch, chi nhánh cấp 1, chi nhánh cấp 2, chi nhánh cấp 3.
Thủ tục chấp thuận đủ điều kiện chuyển đổi hình thức pháp lý ngân hàng con ở nước ngoài
Đối với trường hợp ngân hàng con ở nước ngoài muốn chuyển đổi hình thức pháp lý phải thực hiện như thế nào? Cần đáp ứng điều kiện gì và phải có hồ sơ gồm nhừng giấy tờ gì để thực hiện? Căn cứ mục 5 phần II tại phụ lục ban hành kèm theo Quyết định 1640/QĐ-NHNN năm 2024 trình tự thủ tục cũng như thành phần hồ sơ và điều kiện để thực hiện chấp thuận đủ điều kiện chuyển đổi hình thức pháp lý ngân hàng con ở nước ngoài được hướng dẫn như sau: Trình tự thực hiện chấp thuận đủ điều kiện chuyển đổi hình thức pháp lý ngân hàng con ở nước ngoài Bước 1: Ngân hàng thương mại lập 01 bộ hồ sơ theo quy định gửi Ngân hàng Nhà nước. Bước 2: Trong thời hạn 45 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ theo quy định, Ngân hàng Nhà nước có văn bản chấp thuận hoặc không chấp thuận việc ngân hàng thương mại chuyển đổi hình thức pháp lý ngân hàng con ở nước ngoài; trường hợp không chấp thuận, văn bản gửi ngân hàng thương mại nêu rõ lý do. Thành phần hồ sơ chấp thuận đủ điều kiện chuyển đổi hình thức pháp lý ngân hàng con ở nước ngoài + Văn bản của ngân hàng thương mại đề nghị Ngân hàng Nhà nước chấp thuận chuyển đổi hình thức pháp lý ngân hàng con ở nước ngoài. + Nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông (đối với ngân hàng thương mại cổ phần); nghị quyết của Hội đồng thành viên (đối với ngân hàng thương mại trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên); ý kiến chấp thuận của chủ sở hữu (đối với ngân hàng thương mại trách nhiệm hữu hạn một thành viên) thông qua việc chuyển đổi hình thức pháp lý ngân hàng con ở nước ngoài. + Đề án chuyển đổi hình thức pháp lý ngân hàng con ở nước ngoài, trong đó phải có tối thiểu các nội dung sau: (i) Tên đầy đủ bằng tiếng Việt và bằng tiếng nước ngoài, tên viết tắt bằng tiếng Việt và bằng tiếng nước ngoài (nếu có); (ii) Địa điểm (tên quốc gia và địa chỉ cụ thể); (iii) Mức vốn đã cấp cho ngân hàng con ở nước ngoài; (iv) Nội dung hoạt động; thời hạn hoạt động; đối tượng khách hàng chính; (v) Lý do chuyển đổi hình thức pháp lý; (vi) Mức vốn dự kiến cấp thêm hoặc mức vốn giảm tại ngân hàng con ở nước ngoài khi chuyển đổi hình thức pháp lý; (vii) Cơ cấu tổ chức và mạng lưới của ngân hàng con ở nước ngoài sau khi chuyển đổi hình thức pháp lý: Sơ đồ tổ chức gồm trụ sở chính, các phòng ban tại trụ sở chính; mạng lưới hoạt động của ngân hàng con ở nước ngoài (nếu có); (viii) Thông tin pháp lý có liên quan: liệt kê các quy định có liên quan của nước sở tại về việc cho phép tổ chức tín dụng nước ngoài chuyển đổi hình thức pháp lý ngân hàng con ở nước sở tại đó (tên, số hiệu, ngày tháng của văn bản); (ix) Nghiên cứu khả thi: phân tích môi trường kinh doanh, thị trường mục tiêu, các cơ hội kinh doanh cần nắm bắt và kế hoạch chiếm lĩnh thị trường sau khi chuyển đổi hình thức pháp lý; (x) Phương thức kiểm soát của ngân hàng thương mại đối với ngân hàng con ở nước ngoài, trong đó cần nêu được tối thiểu các nội dung sau: phương thức (thuê ngoài hay tự thực hiện) và lý do lựa chọn phương thức; tổ chức thực hiện phương thức; chi phí ước tính thực hiện phương thức; khó khăn dự kiến và giải pháp; (xi) Phương án kinh doanh dự kiến của ngân hàng con ở nước ngoài trong 03 năm đầu sau khi chuyển đổi hình thức pháp lý, trong đó tối thiểu bao gồm: dự kiến bảng cân đối kế toán; báo cáo kết quả kinh doanh; báo cáo lưu chuyển tiền tệ; căn cứ xây dựng phương án và thuyết minh khả năng thực hiện phương án trong từng năm; (xii) Tác động và hiệu quả dự kiến của việc chuyển đổi hình thức pháp lý ngân hàng con ở nước ngoài, các vấn đề (nếu có) về bảo đảm an toàn hoạt động đối với ngân hàng thương mại và các giải pháp; tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu và các giới hạn góp vốn mua, cổ phần của ngân hàng thương mại sau khi chuyển đổi hình thức pháp lý ngân hàng con ở nước ngoài; (xiii) Phương án và biện pháp xử lý của ngân hàng thương mại trong trường hợp ngân hàng con ở nước ngoài có những ảnh hưởng nghiêm trọng đến ngân hàng thương mại; (xiv) Thông tin thay đổi về thành viên góp vốn, cổ đông lớn; dự kiến số tiền góp vốn, tỷ lệ góp vốn, số cổ phần, tỷ lệ sở hữu cổ phần của các thành viên góp vốn, cổ đông lớn của ngân hàng con ở nước ngoài khi chuyển đổi hình thức pháp lý. + Các văn bản khác chứng minh việc đáp ứng các điều kiện chuyển đổi hình thức pháp lý ngân hàng con ở nước ngoài theo quy định tại Thông tư 32/2024/TT-NHNN. Điều kiện thực hiện chấp thuận đủ điều kiện chuyển đổi hình thức pháp lý ngân hàng con ở nước ngoài + Tại thời điểm đề nghị, Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên, Ban kiểm soát có số lượng và cơ cấu theo đúng quy định của pháp luật, không bị khuyết Tổng giám đốc; + Tại thời điểm đề nghị, ngân hàng thương mại có bộ phận kiểm toán nội bộ và hệ thống kiểm soát nội bộ bảo đảm tuân thủ Điều 57, Điều 58 Luật Các tổ chức tín dụng và các quy định có liên quan của pháp luật; + Ngân hàng con của ngân hàng thương mại sau khi chuyển đổi hình thức pháp lý phải đảm bảo đáp ứng là ngân hàng con ở nước ngoài của ngân hàng thương mại (là ngân hàng mà ngân hàng thương mại hoặc ngân hàng thương mại và người có liên quan của ngân hàng thương mại sở hữu trên 50% vốn điều lệ hoặc trên 50% vốn cổ phần có quyền biểu quyết, được thành lập tại nước ngoài theo quy định pháp luật nước ngoài). + Trường hợp ngân hàng thương mại tăng vốn tại ngân hàng con khi ngân hàng con chuyển đổi hình thức pháp lý, ngoài các điều kiện nêu trên, phải đáp ứng các điều kiện sau: (i) Có giá trị thực của vốn điều lệ tại thời điểm 31 tháng 12 của năm trước liền kề năm đề nghị không thấp hơn mức vốn pháp định. Giá trị thực của vốn điều lệ được xác định theo quy định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trên cơ sở báo cáo tài chính riêng lẻ được kiểm toán của năm trước liền kề năm đề nghị; (ii) Tuân thủ các hạn chế để bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng quy định tại các Luật Các tổ chức tín dụng và các hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước đối với các quy định này liên tục trong thời gian 12 tháng trước tháng đề nghị; (iii) Thực hiện đúng, đầy đủ các quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động theo quy định của pháp luật tại quý trước liền kề thời điểm đề nghị; (iv) Có tỷ lệ nợ xấu theo quy định của Ngân hàng Nhà nước về việc phân loại tài sản có tại thời điểm 31 tháng 12 của năm trước liền kề năm đề nghị và tại ngày cuối cùng của tháng liền kề trước thời điểm đề nghị không vượt quá 3% hoặc một tỷ lệ khác theo quyết định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước trong từng thời kỳ; (v) Có tổng tài sản Có đạt 100.000 tỷ Đồng Việt Nam trở lên theo báo cáo tài chính hợp nhất được kiểm toán của năm trước liền kề năm đề nghị. (vi) Hoạt động kinh doanh có lãi theo các báo cáo tài chính hợp nhất và báo cáo tài chính riêng lẻ được kiểm toán trong 03 năm trước liền kề năm đề nghị. =>> Trên đây là trình tự thủ tục cũng như hồ sơ và điều kiện để thực hiện chấp thuận đủ điều kiện chuyển đổi hình thức pháp lý ngân hàng con ở nước ngoài
Ngân hàng có được tự trừ tiền khi phát hiện đã ghi Có nhầm vào tài khoản của khách hàng?
Ngân hàng có được chủ động trừ tiền từ tài khoản thanh toán của khách hàng khi phát hiện đã ghi Có nhầm vào tài khoản của khách hàng hay không? Cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé! Ghi Có vào tài khoản là gì? Hiện nay chưa có văn bản nào quy định cụ thể định nghĩa của việc ghi Có vào tài khoản, tuy nhiên có thể hiểu ghi Có vào tài khoản là số tiền giao dịch được chuyển vào tài khoản của khách hàng. Nói đơn giản hơn, khi tài khoản của bạn nhận thêm tiền thì sẽ được ghi Có vào tài khoản. Ngân hàng có được tự trừ tiền khi phát hiện đã ghi Có nhầm vào tài khoản của khách hàng? Theo điểm a khoản 1 Điều 21 Thông tư 17/2024/TT-NHNN quy định ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài nơi khách hàng mở tài khoản có quyền chủ động trích Nợ tài khoản thanh toán của khách hàng trong các trường hợp sau: - Theo yêu cầu bằng văn bản của cơ quan có thẩm quyền trong việc cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính, quyết định thi hành án, quyết định thu thuế hoặc các nghĩa vụ thanh toán khác theo quy định của pháp luật và thông báo cho chủ tài khoản thanh toán biết; - Để điều chỉnh các khoản mục bị hạch toán sai, hạch toán không đúng bản chất hoặc không phù hợp với nội dung sử dụng của tài khoản thanh toán theo quy định của pháp luật và thông báo cho chủ tài khoản thanh toán biết; - Khi phát hiện đã ghi Có nhầm vào tài khoản của khách hàng hoặc theo yêu cầu hủy lệnh chuyển Có của ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phục vụ bên chuyển tiền do ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phục vụ bên chuyển tiền phát hiện thấy có sai sót so với lệnh thanh toán của người chuyển tiền đã lập; việc trích Nợ tài khoản thanh toán phải thông báo cho chủ tài khoản thanh toán biết; -Theo thỏa thuận trước bằng văn bản giữa chủ tài khoản thanh toán với ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài để chi trả các khoản thanh toán thường xuyên, định kỳ hoặc thu các khoản nợ đến hạn, quá hạn, lãi và các chi phí phát sinh; việc trích Nợ tài khoản thanh toán phải thông báo cho chủ tài khoản thanh toán biết; Như vậy, ngân hàng nơi khách hàng mở tài khoản có quyền chủ động trích Nợ tài khoản thanh toán khi phát hiện đã ghi Có nhầm vào tài khoản của khách hàng nhưng phải thông báo cho chủ tài khoản thanh toán biết. Khách hàng bị ghi Có nhầm vào tài khoản của mình có nghĩa vụ gì? Theo khoản 2 Điều 20 Thông tư 17/2024/TT-NHNN quy định nghĩa vụ của chủ tài khoản thanh toán bao gồm: - Đảm bảo có đủ tiền trên tài khoản thanh toán để thực hiện các lệnh thanh toán đã lập. Trường hợp có thỏa thuận thấu chi với ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài nơi mở tài khoản thì phải thực hiện các nghĩa vụ liên quan khi chi trả vượt quá số dư Có trên tài khoản; - Chấp hành các quy định về mở và sử dụng tài khoản thanh toán tại Thông tư này và thỏa thuận với ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài; - Kịp thời thông báo cho ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài nơi mở tài khoản khi phát hiện thấy những sai sót, nhầm lẫn trên tài khoản thanh toán của mình hoặc nghi ngờ tài khoản của mình bị lợi dụng; - Hoàn trả hoặc phối hợp với ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài hoàn trả các khoản tiền do sai sót, nhầm lẫn đã ghi Có vào tài khoản thanh toán của mình; - Cung cấp đầy đủ, chính xác và cập nhật kịp thời cho ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài những thông tin trong hồ sơ tài khoản thanh toán, các thông tin bổ sung theo yêu cầu của ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài theo thỏa thuận; chịu trách nhiệm về những rủi ro phát sinh trong trường hợp cung cấp, cập nhật thông tin không đầy đủ, chính xác, kịp thời và những thiệt hại do sai sót của mình gây ra; - Duy trì số dư tối thiểu trên tài khoản thanh toán theo quy định của ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài; - Không thực hiện những hành vi bị cấm về mở và sử dụng tài khoản thanh toán. Như vậy, khách hàng bi ghi Có nhầm vào tài khoản của mình cũng có nghĩa vụ hoàn trả, phối hợp với ngân hàng khoản tiền do sai sót, nhầm lẫn đã ghi Có vào tài khoản thanh toán của mình. Ngân hàng có quyền từ chối lệnh thực hiện thanh toán của khách hàng không? Theo điểm b khoản 1 Điều 21 Thông tư 17/2024/TT-NHNN quy định ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài nơi khách hàng mở tài khoản có quyền từ chối thực hiện lệnh thanh toán của chủ tài khoản thanh toán trong các trường hợp sau: - Lệnh thanh toán không hợp pháp, hợp lệ; - Chủ tài khoản thanh toán không thực hiện đầy đủ các yêu cầu về thủ tục thanh toán hoặc yếu tố trên lệnh thanh toán không khớp đúng với các yếu tố đã đăng ký trong hồ sơ mở tài khoản thanh toán hoặc lệnh thanh toán không phù hợp với các thỏa thuận mở, sử dụng tài khoản thanh toán; - Tài khoản thanh toán không đủ số dư để thực hiện lệnh thanh toán hoặc vượt hạn mức thấu chi; - Tài khoản thanh toán bị đóng hoặc phong tỏa toàn bộ; - Khi có yêu cầu bằng văn bản của cơ quan có thẩm quyền theo quy định pháp luật; - Chủ tài khoản thanh toán vi phạm các hành vi bị cấm - Chủ tài khoản thanh toán từ chối cung cấp thông tin hoặc cung cấp thông tin không đầy đủ về nhận biết khách hàng theo yêu cầu của ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài hoặc khi có nghi ngờ về tính trung thực của thông tin và mục đích giao dịch đối với các giao dịch đặc biệt phải giám sát theo quy định của pháp luật phòng, chống rửa tiền; - Các trường hợp khác theo thỏa thuận trước với khách hàng tại thỏa thuận mở và sử dụng tài khoản thanh toán bao gồm: trường hợp tài khoản thanh toán có dấu hiệu liên quan đến lừa đảo gian lận, phục vụ cho mục đích bất hợp pháp theo các tiêu chí của ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài; Như vậy, trong một số trường hợp theo quy định trên thì ngân hàng có quyền từ chối lệnh thực hiện thanh toán của khách hàng.
Tổ chức không phải là tổ chức tín dụng không được sử dụng cụm từ nào?
Tổ chức không phải là tổ chức tín dụng không được phép sử dụng các cụm từ nào? Tổ chức tín dụng là gì? Hình thức pháp lý của tổ chức tín dụng? Tổ chức tín dụng là gì? Chi nhánh ngân hàng nước ngoài là gì? Theo quy định tại khoản 5, 21, 30, 37, 38, 41 Điều 4 Luật Các tổ chức tín dụng 2024 thì: (1) Tổ chức tín dụng là tổ chức kinh tế có tư cách pháp nhân thực hiện một, một số hoặc tất cả hoạt động ngân hàng theo quy định của Luật này. Tổ chức tín dụng bao gồm: - Ngân hàng là tổ chức tín dụng có thể được thực hiện tất cả hoạt động ngân hàng theo quy định của Luật này. Các loại hình ngân hàng bao gồm ngân hàng thương mại, ngân hàng chính sách, ngân hàng hợp tác xã. - Tổ chức tín dụng phi ngân hàng là tổ chức tín dụng được thực hiện một hoặc một số hoạt động ngân hàng theo quy định của Luật này, trừ hoạt động nhận tiền gửi của cá nhân và cung ứng dịch vụ thanh toán qua tài khoản của khách hàng. Các loại hình tổ chức tín dụng phi ngân hàng bao gồm công ty tài chính tổng hợp và công ty tài chính chuyên ngành. - Tổ chức tài chính vi mô là tổ chức tín dụng chủ yếu thực hiện một hoặc một số hoạt động ngân hàng, nhằm đáp ứng nhu cầu của cá nhân, hộ gia đình có thu nhập thấp và doanh nghiệp siêu nhỏ. - Quỹ tín dụng nhân dân là tổ chức tín dụng do pháp nhân, cá nhân, hộ gia đình tự nguyện thành lập dưới hình thức hợp tác xã để thực hiện một hoặc một số hoạt động ngân hàng theo quy định của Luật này nhằm mục tiêu chủ yếu là tương trợ nhau phát triển sản xuất, kinh doanh và đời sống. (2) Chi nhánh ngân hàng nước ngoài là tổ chức kinh tế không có tư cách pháp nhân và là đơn vị phụ thuộc của ngân hàng nước ngoài, được ngân hàng nước ngoài bảo đảm chịu trách nhiệm về mọi nghĩa vụ, cam kết của chi nhánh tại Việt Nam. Tổ chức không phải là tổ chức tín dụng không được sử dụng cụm từ nào? Theo quy định tại Điều 5 Luật Các tổ chức tín dụng 2024 về sử dụng từ ngữ liên quan đến hoạt động ngân hàng: Tổ chức không phải là tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài không được phép sử dụng các cụm từ: - “Tổ chức tín dụng”, - “Ngân hàng” - “Công ty tài chính” - “Công ty cho thuê tài chính” - “Tổ chức tài chính vi mô” - “Quỹ tín dụng nhân dân” - Cụm từ, từ ngữ khác trong tên của tổ chức, chức danh hoặc trong phần phụ thêm của tên, chức danh hoặc trong giấy tờ giao dịch hoặc quảng cáo của mình nếu việc sử dụng cụm từ, từ ngữ đó có thể gây nhầm lẫn cho khách hàng về việc tổ chức đó là một tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Hình thức pháp lý của tổ chức tín dụng được quy định như thế nào? Hình thức pháp lý của tổ chức tín dụng được quy định tại Điều 6 Luật Các tổ chức tín dụng 2024, cụ thể như sau: (1) Ngân hàng thương mại trong nước được thành lập, tổ chức dưới hình thức công ty cổ phần, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này và trường hợp thực hiện phương án chuyển giao bắt buộc được phê duyệt. (2) Ngân hàng thương mại nhà nước được thành lập, tổ chức dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ. (3) Tổ chức tín dụng phi ngân hàng trong nước được thành lập, tổ chức dưới hình thức công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn. (4) Tổ chức tín dụng liên doanh, tổ chức tín dụng 100% vốn nước ngoài được thành lập, tổ chức dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn. (5) Ngân hàng hợp tác xã, quỹ tín dụng nhân dân được thành lập, tổ chức dưới hình thức hợp tác xã. (6) Tổ chức tài chính vi mô được thành lập, tổ chức dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn. Tóm lại, Tổ chức không phải là tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài không được phép sử dụng các cụm từ: - “Tổ chức tín dụng”, - “Ngân hàng” - “Công ty tài chính” - “Công ty cho thuê tài chính” - “Tổ chức tài chính vi mô” - “Quỹ tín dụng nhân dân” - Cụm từ, từ ngữ khác trong tên của tổ chức, chức danh hoặc trong phần phụ thêm của tên, chức danh hoặc trong giấy tờ giao dịch hoặc quảng cáo của mình nếu việc sử dụng cụm từ, từ ngữ đó có thể gây nhầm lẫn cho khách hàng về việc tổ chức đó là một tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
Giấy phép thành lập của ngân hàng có phải là giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp?
Giấy phép thành lập của ngân hàng có phải là giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp? Thời hạn cấp Giấy phép thành lập của ngân hàng là bao lâu? Ngân hàng là tổ chức tín dụng đúng không? Theo khoản 21 Điều 4 Luật Các tổ chức tín dụng 2024 có giải thích Ngân hàng là tổ chức tín dụng có thể được thực hiện tất cả hoạt động ngân hàng theo quy định của Luật này. Các loại hình ngân hàng bao gồm ngân hàng thương mại, ngân hàng chính sách, ngân hàng hợp tác xã. Đồng thời tại khoản 38 Điều 4 Luật Các tổ chức tín dụng 2024 giải thích tổ chức tín dụng là tổ chức kinh tế có tư cách pháp nhân thực hiện một, một số hoặc tất cả hoạt động ngân hàng theo quy định của Luật này. Tổ chức tín dụng bao gồm ngân hàng, tổ chức tín dụng phi ngân hàng, tổ chức tài chính vi mô và quỹ tín dụng nhân dân. Như vậy, ngân hàng là một trong những hình thức hoạt động của tổ chức tín dụng. Giấy phép thành lập và hoạt động của ngân hàng có đồng thời là GCN đăng ký doanh nghiệp? Theo Điều 27 Luật Các tổ chức tín dụng 2024 thì Ngân hàng Nhà nước là cơ quan có thẩm quyền cấp, sửa đổi, bổ sung và thu hồi Giấy phép theo quy định của Luật này. Cũng theo quy định này thì Giấy phép thành lập và hoạt động của ngân hàng đồng thời là Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã. Ngoài ra, quy định này cũng đề cập Giấy phép thành lập chi nhánh ngân hàng nước ngoài, Giấy phép thành lập văn phòng đại diện nước ngoài đồng thời là Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh ngân hàng nước ngoài, Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động văn phòng đại diện nước ngoài. Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quy định việc thông báo thông tin về cấp, sửa đổi, bổ sung, thu hồi Giấy phép; thông tin về việc bổ nhiệm Tổng giám đốc (Giám đốc) chi nhánh ngân hàng nước ngoài, Trưởng văn phòng đại diện nước ngoài và các thông tin có liên quan cho cơ quan đăng ký kinh doanh để cập nhật vào hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp, hợp tác xã. Lưu ý: Giấy phép trong hoạt động của tổ chức tín dụng nói chung và ngân hàng nói riêng bao gồm Giấy phép thành lập và hoạt động của tổ chức tín dụng, Giấy phép thành lập chi nhánh ngân hàng nước ngoài, Giấy phép thành lập văn phòng đại diện nước ngoài do Ngân hàng Nhà nước cấp. Văn bản của Ngân hàng Nhà nước về sửa đổi, bổ sung Giấy phép là một bộ phận không tách rời của Giấy phép. Thời hạn cấp Giấy phép thành lập của ngân hàng là bao lâu? Thời hạn cấp Giấy phép thành lập và hoạt động của ngân hàng được quy định tại Điều 31 Luật Các tổ chức tín dụng 2024. Cụ thể, trong thời hạn 180 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Ngân hàng Nhà nước cấp Giấy phép hoặc từ chối cấp Giấy phép thành lập và hoạt động của tổ chức tín dụng, Giấy phép thành lập chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Trường hợp từ chối cấp Giấy phép, Ngân hàng Nhà nước phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do. Như vậy, thời hạn cấp Giấy phép thành lập và hoạt động của ngân hàng là 180 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ. Tóm lại, Giấy phép thành lập và hoạt động của ngân hàng có đồng thời là Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
Tổng hợp các chính sách lĩnh vực Ngân hàng có hiệu lực trong tháng 8/2024
Trong tháng 8, một số chính sách nổi bật về lĩnh vực ngân hàng sẽ có hiệu lực như quy định về phân loại nợ, chuyển nhượng tài sản đảm bảo, nguyên tắc mua bán trái phiếu doanh nghiệp,... (1) Luật Các tổ chức tín dụng 2024 Luật Các tổ chức tín dụng 2024 đã có hiệu lực từ ngày 01/7/2024, tuy nhiên, phải đến 01/8/2024 thì Luật này mới chính thức hoàn toàn có hiệu lực. Theo quy định tại Điều 4 Luật sửa đổi luật đất đai, luật nhà ở, luật kinh doanh bất động sản và luật các tổ chức tín dụng 2024, khoản 3 Điều 200 và khoản 15 Điều 210 Luật Các tổ chức tín dụng 2024 sẽ bắt đầu có hiệu lực từ ngày 01/8/2024 thay vì 01/01/2025. Theo đó, khoản 3 Điều 200 Luật Các tổ chức tín dụng 2024 quy định về việc các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ bất động sản là tài sản đảm bảo để thu hồi nợ nhưng không phải áp dụng quy định về điều kiện chủ thể kinh doanh bất động sản đối với bên chuyển nhượng theo quy định của Luật Kinh doanh bất động sản 2023. Về khoản 15 Điều 210 Luật Các tổ chức tín dụng 2024, khoản này quy định về điều kiện khi chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ bất động sản là tài sản đảm bảo, bao gồm: - Dự án bất động sản chuyển nhượng phải đáp ứng điều kiện quy định tại các điểm a, d, đ, g và h khoản 1 Điều 40 của Luật Kinh doanh bất động sản 2023 và phải có quyết định giao đất, cho thuê đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền - Bên nhận chuyển nhượng dự án phải đáp ứng điều kiện quy định tại các khoản 2, 4 và 5 Điều 40 của Luật Kinh doanh bất động sản 2023 Khoản 3 Điều 200 và khoản 15 Điều 210 Luật Các tổ chức tín dụng 2024 sẽ bắt đầu có hiệu lực từ ngày 01/8/2024 (2) Thông tư 11/2024/TT-NHNN Thông tư 11/2024/TT-NHNN được ban hành bởi Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam để sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 16/2021/TT-NHNN quy định việc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài mua, bán trái phiếu doanh nghiệp. Theo đó, Thông tư 11/2024/TT-NHNN bổ sung thêm 02 nguyên tắc đồng thời bãi bỏ 02 nguyên tắc về mua bán trái phiếu doanh nghiệp. Đối với các hợp đồng mua, bán trái phiếu doanh nghiệp được ký kết trước ngày Thông tư 11/2024/TT-NHNN có hiệu lực thi hành, tổ chức tín dụng và khách hàng tiếp tục thực hiện các nội dung trong hợp đồng mua, bán trái phiếu doanh nghiệp đã ký kết phù hợp với quy định của pháp luật có hiệu lực thi hành tại thời điểm ký kết hợp đồng đó. Việc sửa đổi, bổ sung hợp đồng trên chỉ được thực hiện khi nội dung sửa đổi, bổ sung phù hợp với quy định tại Thông tư 11/2024/TT-NHNN. Thông tư 11/2024/TT-NHNN sẽ bắt đầu có hiệu lực từ ngày 12/08/2024. (3) Thông tư 14/2024/TT-NHNN Thông tư 14/2024/TT-NHNN được ban hành bởi Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về việc phân loại đối với các tài sản có (nợ) phát sinh từ các hoạt động sau của tổ chức tài chính vi mô: - Cho vay - Ủy thác cho vay - Gửi tiền (trừ tiền gửi thanh toán) tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài theo quy định của pháp luật Đối tượng áp dụng Thông tư 14/2024/TT-NHNN bao gồm: Tổ chức tài chính vi mô và tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến việc phân loại nợ của tổ chức tài chính vi mô. Thông tư 14/2024/TT-NHNN bắt đầu có hiệu lực từ ngày 12/08/2024. (4) Thông tư 23/2024/TT-NHNN Thông tư 23/2024/TT-NHNN được ban hành bởi Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam để sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 10/2016/TT-NHNN hướng dẫn một số nội dung quy định tại Nghị định 135/2015/NĐ-CP quy định về đầu tư gián tiếp ra nước ngoài. Theo đó, Thông tư 23/2024/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung các quy định về nguyên tắc, hoạt động thưởng cổ phiếu phát hành ở nước ngoài và chế độ báo cáo đối với tổ chức thực hiện chương trình thưởng cổ phiếu. Cùng với đó là bãi bỏ Điều 11 và Phụ lục 02; thay thế Phụ lục 16 mới; bổ sung Phụ lục 17, Phụ lục 18, Phụ lục 19 và Phụ lục số 20 vào Thông tư 10/2016/TT-NHNN. Thông tư 23/2024/TT-NHNN có hiệu lực từ ngày 12/08/2024. (5) Thông tư 13/2024/TT-NHNN Thông tư 13/2024/TT-NHNN cũng là một Thông tư được ban hành bởi Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam để sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 32/2015/TT-NHNN quy định các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của quỹ tín dụng nhân dân. Nội dung nổi bật của Thông tư 13/2024/TT-NHNN bao gồm: - Sửa đổi, bổ sung phạm vi điều chỉnh đối tượng áp dụng của Thông tư 32/2015/TT-NHNN - Sửa đổi, bổ sung các quy định về hạn chế, giới hạn cho vay của quỹ tín dụng nhân dân - Thay thế Phụ lục 01, 02 và 03 của Thông tư 32/2015/TT-NHNN bằng Phụ lục 01, 02 và 03 ban hành kèm theo Thông tư 13/2024/TT-NHNN. Thông tư 13/2024/TT-NHNN có hiệu lực từ ngày 12/8/2024. (6) Thông tư 08/2024/TT-NHNN Thông tư 08/2024/TT-NHNN quy định việc quản lý, vận hành và sử dụng Hệ thống Thanh toán điện tử liên ngân hàng Quốc gia để thực hiện việc thanh toán và quyết toán giữa các đơn vị tham gia hệ thống thanh toán này bằng đồng Việt Nam (VND), Đô la Mỹ (USD), Đồng tiền chung châu Âu (EUR) và các loại ngoại tệ khác do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (sau đây gọi là Ngân hàng Nhà nước) quyết định trong từng thời kỳ. Cùng với đó, Thông tư 08/2024/TT-NHNN còn ban hành kèm theo 36 biểu mẫu trong lĩnh vực Thanh toán điện tử liên ngân hàng Quốc gia. Thông tư 08/2024/TT-NHNN có hiệu lực từ ngày 15/8/2024. (7) Thông tư 16/2024/TT-NHNN Thông tư 16/2024/TT-NHNN quy định về việc tổ chức tín dụng (trừ tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt) xây dựng và thực hiện lộ trình để bảo đảm tuân thủ quy định về giới hạn góp vốn, mua cổ phần tại khoản 5 Điều 137 Luật Các tổ chức tín dụng 2024. Nội dung chính của Thông tư 16/2024/TT-NHNN liên quan đến việc hướng dẫn thực hiện việc xây dựng lộ trình, thực hiện lộ trình và trách nhiệm của tổ chức tín dụng trong vấn đề này. Thông tư 16/2024/TT-NHNN có hiệu lực từ ngày 15/8/2024. (8) Thông tư 32/2024/TT-NHNN Theo đó, Thông tư 32/2024/TT-NHNN được ban hành bởi Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam để quy định về mạng lưới hoạt động của ngân hàng thương mại, bao gồm các việc: - Thành lập, khai trương hoạt động, thay đổi tên, thay đổi địa điểm, chấm dứt hoạt động, giải thể chi nhánh, phòng giao dịch, văn phòng đại diện, đơn vị sự nghiệp ở trong nước; chi nhánh, văn phòng đại diện, ngân hàng con ở nước ngoài; - Thay đổi chi nhánh quản lý phòng giao dịch; - Chuyển đổi chi nhánh ở trong nước thành phòng giao dịch và ngược lại; - Chuyển đổi hình thức pháp lý ngân hàng con ở nước ngoài của ngân hàng thương mại. Ngoài ra, Thông tư 32/2024/TT-NHNN còn quy định về việc thông báo thông tin về thành lập, thay đổi địa điểm, giải thể, chấm dứt hoạt động chi nhánh, phòng giao dịch, văn phòng đại diện ở trong nước và các thông tin liên quan cho cơ quan đăng ký kinh doanh. Đối với mạng lưới hoạt động của Ngân hàng Thương mại cổ phần Bưu điện Liên Việt thì thực hiện theo quy định tại Thông tư 32/2024/TT-NHNN và quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về phòng giao dịch bưu điện trực thuộc Ngân hàng Thương mại cổ phần Bưu điện Liên Việt. Thông tư 32/2024/TT-NHNN có hiệu lực từ ngày 15/8/2024. (9) Thông tư 36/2024/TT/NHNN Thông tư 36/2024/TT/NHNN quy định về việc phân loại tài sản có của tổ chức tín dụng là hợp tác xã. Theo đó, đối tượng áp dụng Thông tư 36/2024/TT/NHNN bao gồm: Ngân hàng hợp tác xã, Quỹ tín dụng nhân dân và tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến việc phân loại nợ của tổ chức tín dụng là hợp tác xã. Nội dung chính của Thông tư 36/2024/TT/NHNN bao gồm các quy định chung, quy định cụ thể và việc tổ chức thực hiện phân loại tài sản có của tổ chức tín dụng là hợp tác xã. Thông tư 36/2024/TT/NHNN có hiệu lực thi hành từ ngày 15/8/2024. Trên đây là toàn bộ chính sách liên quan đến lĩnh vực Tiền tệ - Ngân hàng có hiệu lực trong tháng 8/2024. Gửi đến bạn đọc cùng tham khảo và cập nhật chính sách mới liên quan đến lĩnh vực này.
Quy định mới về thành viên quyết toán Hệ thống bù trừ điện tử và quyết toán bù trừ điện tử
Ngày 17/7/2024, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành Thông tư 40/2024/TT-NHNN quy định về hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán. Trong đó quy định về thành viên quyết toán Hệ thống bù trừ điện tử và quyết toán bù trừ điện tử. 1. Thành viên quyết toán Hệ thống bù trừ điện tử Theo Điều 10 Thông tư 40/2024/TT-NHNN, tổ chức chủ trì bù trừ điện tử quy định về việc kết nạp (hoặc ngừng) tham gia thành viên Hệ thống bù trừ điện tử, trong đó thành viên quyết toán phải đáp ứng tối thiểu các yêu cầu sau: - Là thành viên của Hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng. - Được thiết lập hạn mức bù trừ điện tử theo quy định tại khoản 1 Điều 11 Thông tư 40/2024/TT-NHNN và cam kết thực hiện việc theo dõi, quản lý hạn mức bù trừ điện tử để đảm bảo việc xử lý giao dịch thanh toán qua Hệ thống bù trừ điện tử tuân thủ theo quy định tại khoản 3 Điều 13 Thông tư 40/2024/TT-NHNN. - Có văn bản cam kết với tổ chức chủ trì bù trừ điện tử về việc đảm bảo khả năng chi trả để thanh toán kịp thời và đầy đủ các nghĩa vụ phát sinh khi xử lý quyết toán bù trừ điện tử và nghĩa vụ chia sẻ rủi ro trong trường hợp thành viên quyết toán thiếu vốn quyết toán bù trừ không đủ khả năng trả nợ vay. - Có văn bản cam kết với Ngân hàng Nhà nước (Sở Giao dịch) về việc thực hiện vay thanh toán bù trừ trong trường hợp không đủ khả năng chi trả tại thời điểm quyết toán và chịu trách nhiệm toàn bộ về việc nhận nợ và hoàn trả nợ vay (bao gồm cả gốc và lãi) cho Ngân hàng Nhà nước; ủy quyền vô thời hạn và không hủy ngang cho Ngân hàng Nhà nước (Sở Giao dịch) được chủ động trích (ghi Nợ) tài khoản thanh toán của thành viên, trích (ghi Nợ) tài khoản ký quỹ và chuyển quyền sở hữu giấy tờ có giá (khi thiết lập hạn mức bù trừ điện tử) để thực hiện việc quyết toán bù trừ điện tử và thực hiện nghĩa vụ chia sẻ rủi ro trong trường hợp thành viên quyết toán thiếu vốn quyết toán bù trừ không đủ khả năng trả nợ vay. 2. Quy định về quyết toán bù trừ điện tử Theo Điều 14 Thông tư 40/2024/TT-NHNN, quyết toán bù trử điện tử được quy định như sau: - Để thực hiện xử lý quyết toán bù trừ điện tử, tổ chức chủ trì bù trừ điện tử đăng ký sử dụng dịch vụ quyết toán ròng cho các hệ thống khác của Hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng theo quy định của Ngân hàng Nhà nước về quản lý, vận hành và sử dụng Hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng. - Tổ chức chủ trì bù trừ điện tử quy định thời điểm quyết toán cụ thể vào cuối phiên giao dịch tương ứng với mỗi phương thức xử lý lệnh thanh toán hoặc dịch vụ của Hệ thống bù trừ điện tử, đảm bảo phù hợp với thời gian hoạt động Hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng và việc xử lý giao dịch qua Hệ thống bù trừ điện tử. - Tổ chức chủ trì bù trừ điện tử gửi kết quả bù trừ điện tử đến Hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng để xử lý hạch toán vào tài khoản thanh toán của thành viên quyết toán liên quan theo quy định về quản lý, vận hành và sử dụng Hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng. Kết quả bù trừ điện tử gửi đến Hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng phải đảm bảo nghĩa vụ phải trả của thành viên quyết toán trong phiên quyết toán không vượt quá hạn mức bù trừ điện tử của thành viên đó. Việc xử lý quyết toán kết quả bù trừ điện tử và xử lý trong trường hợp thành viên quyết toán không đủ khả năng chi trả thực hiện theo quy định về quản lý, vận hành và sử dụng Hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng. Như vậy, quy định về thành viên quyết toán Hệ thống bù trừ điện tử được quy định tại Điều 10 Thông tư 40/2024/TT-NHNN, có hiệu lực từ ngày 17/7/2024 và quyết toán bù trừ điện tử được quy định tại Điều 14 Thông tư 40/2024/TT-NHNN, có hiệu lực từ ngày 15/8/2024.
Xử lý tài sản thế chấp tại ngân hàng có bắt buộc phải đấu giá?
Tài sản thế chấp tại ngân hàng bị mang ra xử lý thì có bắt buộc phải được xử lý bằng hình thức đấu giá hay không? Còn hình thức xử lý tài sản nào khác ngoài đấu giá không? Xử lý tài sản thế chấp tại ngân hàng có bắt buộc phải đấu giá? Theo Điều 303 Bộ luật Dân sự 2015 quy định phương thức xử lý tài sản cầm cố, thế chấp như sau: - Bên bảo đảm và bên nhận bảo đảm có quyền thỏa thuận một trong các phương thức xử lý tài sản cầm cố, thế chấp sau đây: + Bán đấu giá tài sản; + Bên nhận bảo đảm tự bán tài sản; + Bên nhận bảo đảm nhận chính tài sản để thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụ của bên bảo đảm; + Phương thức khác. - Trường hợp không có thỏa thuận về phương thức xử lý tài sản bảo đảm theo quy định trên thì tài sản được bán đấu giá, trừ trường hợp luật có quy định khác. Như vậy, việc xử lý tài sản thế chấp tại ngân hàng có thể được thực hiện bằng nhiều phương thức, không bắt buộc phải đấu giá mà còn có thể để cho bên nhận bảo đảm tự bán tài sản/tự nhận chính tài sản để trả nợ… Khi nào ngân hàng được nhận chính tài sản thế chấp để trả nợ? Theo Điều 305 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về nhận chính tài sản bảo đảm để thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụ của bên bảo đảm như sau: - Bên nhận bảo đảm được quyền nhận chính tài sản bảo đảm để thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụ của bên bảo đảm nếu có thỏa thuận khi xác lập giao dịch bảo đảm. - Trường hợp không có thỏa thuận theo quy định tại khoản 1 Điều này thì bên nhận bảo đảm chỉ được nhận chính tài sản bảo đảm để thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụ khi bên bảo đảm đồng ý bằng văn bản. - Trường hợp giá trị của tài sản bảo đảm lớn hơn giá trị của nghĩa vụ được bảo đảm thì bên nhận bảo đảm phải thanh toán số tiền chênh lệch đó cho bên bảo đảm; trường hợp giá trị tài sản bảo đảm nhỏ hơn giá trị của nghĩa vụ được bảo đảm thì phần nghĩa vụ chưa được thanh toán trở thành nghĩa vụ không có bảo đảm. - Bên bảo đảm có nghĩa vụ thực hiện các thủ tục chuyển quyền sở hữu tài sản cho bên nhận bảo đảm theo quy định của pháp luật. Như vậy, nếu không có thỏa thuận trước thì ngân hàng sẽ được nhận tài sản thế chấp để trả nợ khi người vay đồng ý bằng văn bản. Nếu tài sản thế chấp lớn hơn nợ thì ngân hàng phải trả số tiền thừa cho người vay, nhỏ hơn nợ thì phần nợ chưa trả thành khoản vay không bảo đảm. Những tài sản nào bắt buộc phải bán đấu giá? Theo Điều 304 Bộ luật Dân sự 2015 quy định việc bán đấu giá tài sản cầm cố, thế chấp được thực hiện theo quy định của pháp luật về bán đấu giá tài sản. Theo đó, Điều 4 Luật Đấu giá tài sản 2016 quy định tài sản mà pháp luật quy định phải bán thông qua đấu giá, bao gồm: - Tài sản nhà nước theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước; - Tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân theo quy định của pháp luật; - Tài sản là quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai; - Tài sản bảo đảm theo quy định của pháp luật về giao dịch bảo đảm; - Tài sản thi hành án theo quy định của pháp luật về thi hành án dân sự; - Tài sản là tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu sung quỹ nhà nước, tài sản kê biên để bảo đảm thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính; - Tài sản là hàng dự trữ quốc gia theo quy định của pháp luật về dự trữ quốc gia; - Tài sản cố định của doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp; - Tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã bị tuyên bố phá sản theo quy định của pháp luật về phá sản; - Tài sản hạ tầng đường bộ và quyền thu phí sử dụng tài sản hạ tầng đường bộ theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng và khai thác kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ; - Tài sản là quyền khai thác khoáng sản theo quy định của pháp luật về khoáng sản; - Tài sản là quyền sử dụng, quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng theo quy định của pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng; - Tài sản là quyền sử dụng tần số vô tuyến điện theo quy định của pháp luật về tần số vô tuyến điện; - Tài sản là nợ xấu và tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu của tổ chức mà Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ do Chính phủ thành lập để xử lý nợ xấu của tổ chức tín dụng theo quy định của pháp luật; - Tài sản khác mà pháp luật quy định phải bán thông qua đấu giá. Như vậy, nếu là một trong các tài sản được quy định trên thì khi bán sẽ chỉ được bán đấu giá.
Cách rút tiền mặt bằng thẻ CCCD gắn chip? Làm mất thẻ CCCD có dễ bị lấy tiền không?
Hiện nay việc rút tiền mặt bằng thẻ CCCD gắn chip vẫn đang được thực hiện tại các ngân hàng như VietinBank, BIDV, Vietcombank, VietCapitalBank. Bài viết sau đây sẽ hướng dẫn cách rút tiền mặt bằng thẻ CCCD gắn chip. Cách rút tiền mặt từ thẻ CCCD gắn chip? Làm mất thẻ CCCD có dễ bị lấy tiền không? Để rút tiền mặt bằng thẻ CCCD gắn chip tại cây ATM, người dùng thực hiện các bước như sau: Bước 1: Lựa chọn cây ATM có chức năng rút tiền bằng CCCD gắn chip Hiện nay việc rút tiền mặt bằng thẻ CCCD gắn chip chỉ được triển khai tại một số cây ATM nhất định của một số ngân hàng nhất định. Để biết được cây ATM mình đang đứng có chức năng này không, người dùng nên quan sát các bảng thông tin được dán trên cây ATM hoặc có thể liên hệ để được ngân hàng giải đáp. Bước 2: Chọn chế độ rút tiền Người dùng vào cây ATM, chọn chế độc rút tiền tiền không dùng thẻ, sau đó nhấn chọn rút tiền bằng CCCD gắn chip. Bước 3: Quét CCCD Người dùng đặt CCCD gắn chip lên vị trí cây ATM yêu cầu để máy đọc thông tin trên thẻ. Tại bước này cần lưu ý đưa thẻ CCCD gắn chip vào đầu đọc thẻ của cây ATM bằng cách quay mặt sau (khu vực có gắn chip) và để con chip vào đầu đọc thẻ của cây ATM. Bước 4: Xác thực sinh trắc học Sau khi quét thành công, máy sẽ thu thập ảnh chân dung, vân tay, sau đó phân tích dữ liệu và đối sánh dữ liệu sinh trắc đã lưu trên chip thẻ CCCD. Nếu dữ liệu trùng khớp thì người dùng mới thực hiện được các thao tác rút tiền bằng CCCD. Bước 5: Nhập mã Pin Sau khi xác thực thành công, người dùng nhập PIN thẻ tương ứng với tài khoản cần rút tiền. Bước 6: Rút tiền Người dùng chọn số tiền cần rút và thực hiện giao dịch như bình thường. ATM trả tiền & biên lai (nếu có) và kết thúc giao dịch. Theo đó, trên đây là 6 bước rút tiền mặt tại cây ATM bằng thẻ CCCD gắn chip. Có thể thấy việc rút tiền bằng thẻ CCCD có tính mã hoá và an toàn cao bởi có yêu cầu xác thực sinh trắc học. So với việc rút tiền thông thường, nếu có người nào nhặt được thẻ ATM và biết được mã PIN đã có thể rút tiền ngay được thì việc người nào đó nhặt được thẻ CCCD gắn chip nếu muốn rút tiền phải qua được bước xác thực sinh trắc học gắt gao. Vì vậy, rất khó có thể rút tiền bởi dữ liệu sinh trắc học phải trùng khớp với thông tin của chủ thẻ thì mới được rút. Cây ATM được bảo mật hoạt động như thế nào? Theo Điều 7 Thông tư 36/2012/TT-NHNN sửa đổi bởi Thông tư 44/2018/TT-NHNN quy định Tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán có trách nhiệm đảm bảo an toàn, bảo mật hoạt động ATM như sau: - Tuân thủ các quy định hiện hành về an toàn hệ thống thông tin trong hoạt động ngân hàng. - Trang bị camera giám sát và thiết bị chống sao chép, trộm cắp thông tin thẻ cho ATM. Lưu trữ hình ảnh thu được của camera tối thiểu 100 ngày. Trường hợp có phát sinh yêu cầu tra soát, khiếu nại hoặc phục vụ công tác điều tra của cơ quan công an, hình ảnh phải được cung cấp và lưu trữ theo thời hạn lưu trữ hồ sơ xử lý tra soát khiếu nại trong sử dụng thẻ của khách hàng. - Bố trí lực lượng giám sát, bảo vệ tại chỗ cho các ATM hoặc phối hợp với đơn vị cho thuê địa điểm đặt ATM hoặc các lực lượng an ninh trên địa bàn để thực hiện kiểm tra, giám sát, bảo vệ ATM. - Có biện pháp để bảo mật, tránh để lộ hoặc sao chép mã PIN khi khách hàng nhập mã PIN tại ATM. - Thường xuyên theo dõi, giám sát các giao dịch ATM và thông báo cho khách hàng các giao dịch nghi ngờ gian lận. - Cung cấp và khuyến khích khách hàng sử dụng các dịch vụ kiểm soát giao dịch, số dư tài khoản (như dịch vụ SMS banking, Internet banking) để giúp khách hàng tự giám sát tài khoản của mình. - Cung cấp thông tin, phối hợp với cơ quan công an, chi nhánh Ngân hàng Nhà nước trên địa bàn nơi triển khai, lắp đặt ATM và các tổ chức liên quan trong việc đảm bảo ATM hoạt động an toàn, thông suốt; phòng, chống tội phạm liên quan đến hoạt động ATM và điều tra, xử lý khi phát hiện tội phạm công nghệ cao, trộm cắp, cướp, phá hoại ATM. Thường xuyên cập nhật, thông báo các thủ đoạn trộm cắp tiền từ ATM và hướng dẫn khách hàng biện pháp giao dịch an toàn tại ATM như niêm yết tại nơi đặt ATM, trên màn hình ATM hoặc các hình thức khác. - Các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán thỏa thuận, hợp tác với nhau trong việc chia sẻ thông tin về tội phạm liên quan hoạt động ATM để có biện pháp phòng, chống kịp thời, hiệu quả. Như vậy, có thể thấy việc bảo mật tại cây ATM rất chặt chẽ và ngân hàng phải đảm bảo các quy định như trên về bảo mật. Đặc biệt, camera tại cây ATM được lưu trữ hình ảnh tối thiểu 100 ngày. Người dùng cũng cần lưu ý thời gian này để khi có vấn đề thì nhanh chóng liên hệ đến ngân hàng thì sẽ dễ dàng đối chiếu thông tin.
Điều kiện thực hiện, nguyên tắc, HĐ ủy thác và nhận ủy thác phát thư tín dụng được quy định thế nào?
Ủy thác phát hành thư tín dụng là việc bên ủy thác cam kết giao vốn bằng tiền cho bên nhận ủy thác để bên nhận ủy thác thực hiện nghiệp vụ phát hành thư tín dụng cho bên thụ hưởng, phục vụ bên đề nghị là khách hàng của bên ủy thác. Bên ủy thác chịu mọi rủi ro từ khách hàng của mình. Bên nhận ủy thác chịu mọi rủi ro từ bên ủy thác. 1. Điều kiện thực hiện ủy thác và nhận ủy thác của ngân hàng Căn cứ Điều 44 Thông tư 21/2024/TT-NHNN quy định về nghiệp vụ thư tín dụng và các hoạt động kinh doanh khác liên quan đến thư tín dụng do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành: Ngân hàng được thực hiện ủy thác, nhận ủy thác phát hành thư tín dụng khi có đủ các điều kiện sau đây: - Hoạt động ủy thác, nhận ủy thác phải được ghi trong Giấy phép thành lập và hoạt động. - Có quy định nội bộ về quản lý hoạt động ủy thác và nhận ủy thác, trong đó có nội dung về nhận dạng, đo lường và quản lý các rủi ro của hoạt động ủy thác và nhận ủy thác phù hợp với tính chất, quy mô hoạt động của ngân hàng. - Hoạt động ủy thác và nhận ủy thác phải được quản lý rủi ro bởi một bộ phận quản lý rủi ro. - Bên nhận ủy thác có cơ sở vật chất, mạng lưới và đội ngũ cán bộ có trình độ, chuyên môn, kỹ thuật để đảm bảo thực hiện nội dung ủy thác. - Bên nhận ủy thác phải xem xét thẩm định khả năng tài chính để đảm bảo việc giao vốn của bên ủy thác trước khi xem xét, quyết định chấp thuận nhận ủy thác phát hành thư tín dụng. 2. Nguyên tắc ủy thác phát thư tín dụng Căn cứ Điều 45 Thông tư 21/2024/TT-NHNN quy định về nghiệp vụ thư tín dụng và các hoạt động kinh doanh khác liên quan đến thư tín dụng do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành: - Ủy thác phải được lập thành hợp đồng, phù hợp với quy định tại Điều 46 Thông tư này và các quy định của pháp luật có liên quan. - Bên nhận ủy thác không được ủy thác lại cho bên thứ ba. - Việc giao vốn ủy thác phải phù hợp với ngày đến hạn thanh toán thư tín dụng. - Bên nhận ủy thác không được sử dụng vốn ủy thác trái với mục đích, nội dung ủy thác được quy định tại hợp đồng ủy thác. - Bên ủy thác phải tính số dư các khoản ủy thác phát hành thư tín dụng vào tổng mức dư nợ cấp tín dụng đối với khách hàng, bên nhận ủy thác phải tính số dư phát hành thư tín dụng vào tổng mức dư nợ cấp tín dụng đối với bên ủy thác theo quy định của pháp luật về các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. - Chi nhánh ngân hàng nước ngoài nhận ủy thác của ngân hàng mẹ hoặc chi nhánh của ngân hàng mẹ ở nước ngoài để phát hành thư tín dụng; ngân hàng thương mại nhận ủy thác của chi nhánh hoặc công ty con của ngân hàng ở nước ngoài để phát hành thư tín dụng và các bên liên quan thực hiện theo quy định tại Thông tư này và quy định của pháp luật về vay, trả nợ nước ngoài, quản lý ngoại hối và các quy định khác của pháp luật có liên quan. - Các khoản ủy thác bằng ngoại tệ phải tuân thủ quy định của pháp luật về quản lý ngoại hối và các quy định của pháp luật có liên quan. - Bên ủy thác, bên nhận ủy thác phải thực hiện phân loại nợ, trích lập dự phòng và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro đối với số dư ủy thác theo quy định của pháp luật về phân loại tài sản có, mức trích lập, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. - Ngân hàng không được ủy thác phát hành thư tín dụng cho bên đề nghị thuộc các trường hợp không được cấp tín dụng quy định tại Luật Các tổ chức tín dụng. 3. Hợp đồng ủy thác phát thư tín dụng Căn cứ Điều 46 Thông tư 21/2024/TT-NHNN quy định về nghiệp vụ thư tín dụng và các hoạt động kinh doanh khác liên quan đến thư tín dụng do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành: - Hợp đồng ủy thác phải có tối thiểu các nội dung sau: + Thông tin của bên ủy thác và bên nhận ủy thác; + Các thông tin liên quan đến bên đề nghị, bên thụ hưởng, hợp đồng mua bán hàng hóa, dịch vụ và các thông tin liên quan khác để có đủ căn cứ thực hiện phát hành thư tín dụng; + Mục đích ủy thác; + Phạm vi, nội dung ủy thác; + Thời hạn ủy thác; + Phí ủy thác, lãi suất phạt (nếu có); + Vốn ủy thác, thời gian giao vốn ủy thác; + Đồng tiền phát hành thư tín dụng; + Quyền, nghĩa vụ của bên ủy thác, bên nhận ủy thác, trong đó phải quy định rõ bên ủy thác chịu mọi rủi ro từ khách hàng của mình và hưởng mọi lợi ích từ hoạt động ủy thác, bên nhận ủy thác chịu mọi rủi ro từ bên ủy thác và được hưởng phí ủy thác; + Xử lý tranh chấp. - Ngoài các nội dung quy định tại khoản 1 Điều này, hợp đồng ủy thác có thể có các nội dung khác do các bên thỏa thuận phù hợp với quy định của Thông tư này và quy định của pháp luật có liên quan. Như vậy, điều kiện thực hiện, nguyên tắc, hợp đồng ủy thác và nhận ủy thác phát thư tín dụng của ngân hàng được quy định tại Điều 44, Điều 45, Điều 46 Thông tư 21/2024/TT-NHNN.
Chuyển giao bắt buộc ngân hàng là gì? Khi chuyển giao bắt buộc thì quyền lợi khách hàng thế nào?
Chuyển giao bắt buộc ngân hàng là gì? Khi nào một ngân hàng sẽ bị chuyển giao bắt buộc? Khi ngân hàng bị chuyển giao bắt buộc thì quyền lợi của khách hàng có còn được bảo đảm? Chuyển giao bắt buộc ngân hàng là gì? Theo khoản 28 Điều 4 Luật Các tổ chức tín dụng 2024 quy định phương án chuyển giao bắt buộc là phương án chủ sở hữu, thành viên góp vốn, cổ đông của ngân hàng thương mại được kiểm soát đặc biệt phải chuyển giao toàn bộ cổ phần, phần vốn góp cho bên nhận chuyển giao. Theo khoản 1 Điều 179 Luật Các tổ chức tín dụng 2024 quy định về xây dựng, phê duyệt phương án chuyển giao bắt buộc ngân hàng thương mại được kiểm soát đặc biệt trong trường hợp có văn bản đề nghị của bên nhận chuyển giao bắt buộc như sau: - Việc chuyển giao bắt buộc ngân hàng thương mại được kiểm soát đặc biệt được thực hiện khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau đây: Ngân hàng thương mại có lỗ lũy kế lớn hơn 100% giá trị của vốn điều lệ và các quỹ dự trữ ghi trong báo cáo tài chính đã được kiểm toán gần nhất; - Có bên đề nghị nhận chuyển giao bắt buộc đáp ứng đầy đủ điều kiện quy định tại Điều 184 Luật Các tổ chức tín dụng 2024 trong vòng 60 ngày kể từ ngày ngân hàng thương mại được kiểm soát đặc biệt nhận được văn bản yêu cầu của Ban kiểm soát đặc biệt theo quy định tại khoản 7 Điều 167 hoặc khoản 5 Điều 172 hoặc khoản 6 Điều 178 Luật Các tổ chức tín dụng 2024. Như vậy, chuyển giao bắt buộc là quá trình mà ngân hàng thương mại yếu kém, đang bị kiểm soát đặc biệt được chuyển giao cho ngân hàng khác có nền tảng tài chính ổn định hơn để tái cơ cấu. Khi ngân hàng bị chuyển giao bắt buộc thì quyền lợi khách hàng thế nào? Theo Điều 182 Luật Các tổ chức tín dụng 2024 quy định về biện pháp hỗ trợ đối với ngân hàng thương mại được chuyển giao bắt buộc như sau: - Ngân hàng thương mại được chuyển giao bắt buộc được áp dụng một hoặc một số biện pháp sau đây: + Bán nợ xấu không có tài sản bảo đảm hoặc nợ xấu có tài sản bảo đảm mà tài sản bảo đảm đang bị kê biên, tài sản bảo đảm không có hồ sơ, giấy tờ hợp lệ cho tổ chức mua bán, xử lý nợ; + Nhận tiền gửi hoặc vay của bên nhận chuyển giao bắt buộc theo phương án chuyển giao bắt buộc hoặc theo thỏa thuận; + Mua nợ, trái phiếu doanh nghiệp do bên nhận chuyển giao bắt buộc nắm giữ đang được phân loại nhóm nợ đủ tiêu chuẩn; bán lại nợ, trái phiếu doanh nghiệp cho bên nhận chuyển giao bắt buộc theo thỏa thuận hoặc trong trường hợp các khoản nợ này bị chuyển thành nợ xấu; + Được bên nhận chuyển giao bắt buộc cử nhân sự tham gia quản trị, điều hành, kiểm soát; hỗ trợ về công nghệ thông tin và các hoạt động khác theo thỏa thuận; + Miễn tiền lãi vay của khoản vay tái cấp vốn, vay đặc biệt từ Ngân hàng Nhà nước; + Vay đặc biệt từ Ngân hàng Nhà nước, tổ chức bảo hiểm tiền gửi, tổ chức tín dụng khác theo quy định tại điểm b khoản 1, khoản 2 Điều 192 Luật Các tổ chức tín dụng 2024; + Biện pháp khác theo thẩm quyền của Ngân hàng Nhà nước. - Các khoản cho vay, bảo lãnh, tiền gửi của bên nhận chuyển giao bắt buộc và các tổ chức tín dụng khác đối với ngân hàng thương mại được chuyển giao bắt buộc được áp dụng hệ số rủi ro 0% khi tính tỷ lệ an toàn vốn và được phân loại vào nhóm nợ đủ tiêu chuẩn trong thời gian thực hiện phương án chuyển giao bắt buộc. Đồng thời, theo khoản 4 Điều 183 Luật Các tổ chức tín dụng 2024 quy định bên nhận chuyển giao bắt buộc thực hiện các nội dung sau đây: - Thực hiện quyền của chủ sở hữu, thành viên góp vốn, cổ đông tại ngân hàng thương mại được chuyển giao bắt buộc; - Thực hiện phương án chuyển giao bắt buộc đã được phê duyệt. Như vậy, khi một ngân hàng bị chuyển giao bắt buộc thì sẽ có các biện pháp hỗ trợ, trong đó có hỗ trợ về tài chính và cơ chế khác để đảm bảo thực hiện thành công các phương án chuyển giao bắt buộc, đảm bảo quyền và lợi ích của các bên liên quan, trong đó có người gửi tiền, khách hàng của các ngân hàng và cổ đông của các ngân hàng nhận chuyển giao bắt buộc. Ngân hàng nhận chuyển giao bắt buộc có các quyền và nghĩa vụ gì? Theo khoản 1 Điều 185 Luật Các tổ chức tín dụng 2024 quy định bên nhận chuyển giao bắt buộc là tổ chức tín dụng có các quyền, nghĩa vụ sau đây: - Sở hữu 100% vốn điều lệ của ngân hàng thương mại được chuyển giao bắt buộc trong trường hợp ngân hàng thương mại được chuyển giao bắt buộc chuyển đổi thành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên; - Mức góp vốn, mua cổ phần của bên nhận chuyển giao bắt buộc tại ngân hàng thương mại được chuyển giao bắt buộc được thực hiện theo tỷ lệ quy định tại phương án chuyển giao bắt buộc đã được phê duyệt và được vượt giới hạn tỷ lệ sở hữu cổ phần, phần vốn góp quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 63, khoản 1 Điều 77 và khoản 2 Điều 137 Luật Các tổ chức tín dụng 2024; - Không phải hợp nhất báo cáo tài chính của ngân hàng thương mại được chuyển giao bắt buộc; - Được loại trừ ngân hàng thương mại được chuyển giao bắt buộc khi tính tỷ lệ an toàn vốn hợp nhất; - Được loại trừ dư nợ cấp tín dụng đối với ngân hàng thương mại được chuyển giao bắt buộc khi tính các tỷ lệ, giới hạn quy định tại khoản 4 Điều 135, khoản 1 và khoản 2 Điều 136 Luật Các tổ chức tín dụng 2024; - Được hạch toán vào chi phí hoạt động đối với các khoản chi thù lao, lương, thưởng cho người được biệt phái, cử, chỉ định, bổ nhiệm tham gia quản trị, điều hành, kiểm soát ngân hàng thương mại được chuyển giao bắt buộc; - Phối hợp với ngân hàng thương mại được kiểm soát đặc biệt xây dựng phương án chuyển giao bắt buộc; tổ chức triển khai, sửa đổi, bổ sung phương án chuyển giao bắt buộc đã được phê duyệt; - Lựa chọn, giới thiệu nhân sự đủ điều kiện tham gia quản trị, điều hành, kiểm soát ngân hàng thương mại được chuyển giao bắt buộc; - Quản lý, giám sát tổ chức, hoạt động của ngân hàng thương mại được chuyển giao bắt buộc; - Cho vay, gửi tiền tại ngân hàng thương mại được chuyển giao bắt buộc theo phương án chuyển giao bắt buộc hoặc theo thỏa thuận; - Bán, bán có kỳ hạn khoản nợ, trái phiếu doanh nghiệp đang được phân loại nhóm nợ đủ tiêu chuẩn cho ngân hàng thương mại được chuyển giao bắt buộc theo thỏa thuận; phải mua lại nợ, trái phiếu doanh nghiệp đã bán cho ngân hàng thương mại được chuyển giao bắt buộc trong trường hợp các khoản nợ này bị chuyển thành nợ xấu; - Khoản vốn góp vào ngân hàng thương mại được chuyển giao bắt buộc không phải thực hiện trích lập dự phòng giảm giá các khoản đầu tư và được loại trừ khi tính giới hạn góp vốn, mua cổ phần của bên nhận chuyển giao bắt buộc; - Được bán, phát hành cổ phần của tổ chức tín dụng nhận chuyển giao bắt buộc cho nhà đầu tư nước ngoài phù hợp với phương án chuyển giao bắt buộc; - Vay tái cấp vốn với lãi suất bằng lãi suất bên nhận chuyển giao bắt buộc cho vay, gửi tiền tại ngân hàng thương mại được chuyển giao bắt buộc; số tiền, thời hạn vay tái cấp vốn không được vượt quá số tiền, thời hạn bên nhận chuyển giao bắt buộc cho vay, gửi tiền tại ngân hàng thương mại được chuyển giao bắt buộc; - Được giảm 50% tỷ lệ dự trữ bắt buộc; - Không bị hạn chế về tỷ lệ mua, nắm giữ, đầu tư trái phiếu Chính phủ, trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh quy định tại điểm d khoản 1 Điều 138 Luật Các tổ chức tín dụng 2024; - Phát hành trái phiếu dài hạn cho tổ chức bảo hiểm tiền gửi theo quyết định của Ngân hàng Nhà nước; - Áp dụng biện pháp khác do Ngân hàng Nhà nước quyết định theo thẩm quyền. Như vậy, ngân hàng nhận chuyển giao bắt buộc sẽ có các quyền và nghĩa vụ theo quy định trên.
Ngân hàng không được khuyến mại khi nhận tiền gửi dưới mọi hình thức từ ngày 20/11/2024
Các tổ chức tín dụng khi tiếp nhận tiền gửi không được phép thực hiện khuyến mại dưới bất kỳ hình thức nào (bao gồm tiền, lãi suất và các hình thức khác) trái với quy định của pháp luật. Ngày 30/9/2024 vừa qua, Thống đốc Ngân hàng nhà nước Việt Nam đã ban hành Thông tư 48/2024/TT-NHNN quy định về việc áp dụng lãi suất tiền gửi bằng đồng Việt Nam của tổ chức, cá nhân tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Theo đó, Thông tư 48/2024/TT-NHNN quy định việc áp dụng lãi suất tiền gửi bằng đồng Việt Nam của tổ chức (không bao gồm tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài), cá nhân tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Trong đó, tiền gửi bao gồm các hình thức nhận tiền gửi theo quy định tại khoản 27 Điều 4 Luật Các tổ chức tín dụng 2024. (1) Ngân hàng không được khuyến mại khi nhận tiền gửi dưới mọi hình thức Theo đó, tại khoản 4 Điều 3 Thông tư 48/2024/TT-NHNN quy định, các tổ chức tín dụng có trách nhiệm niêm yết công khai lãi suất tiền gửi bằng đồng Việt Nam tại những địa điểm giao dịch hợp pháp trong mạng lưới hoạt động của mình. Điều này tạo điều kiện cho khách hàng dễ dàng tiếp cận thông tin về lãi suất, từ đó đưa ra quyết định tài chính phù hợp. Ngoài ra, việc yêu cầu tổ chức tín dụng phải đăng tải thông tin lãi suất trên trang thông tin điện tử (nếu có) cũng góp phần tăng cường khả năng tiếp cận thông tin cho người gửi tiền. Đặc biệt, Thông tư 48/2024/TT-NHNN quy định cấm tổ chức tín dụng thực hiện khuyến mại dưới mọi hình thức khi nhận tiền gửi, bao gồm cả khuyến mại bằng tiền, lãi suất và các hình thức khác không đúng với quy định của pháp luật. Quy định này nhằm bảo vệ quyền lợi của người gửi tiền, tránh tình trạng cạnh tranh không lành mạnh giữa các tổ chức tín dụng, đồng thời đảm bảo sự ổn định và an toàn của hệ thống tài chính. Những quy định trên không chỉ hướng tới việc nâng cao tính minh bạch và công bằng trong hoạt động của các tổ chức tín dụng mà còn bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng, góp phần xây dựng một môi trường tài chính ổn định và bền vững. (2) Áp dụng lãi suất tiền gửi bằng đồng Việt Nam tại các tổ chức tín dụng Theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Thông tư 48/2024/TT-NHNN, các tổ chức tín dụng có trách nhiệm áp dụng lãi suất tiền gửi bằng đồng Việt Nam cho các tổ chức và cá nhân theo những nguyên tắc nhất định. Cụ thể, tổ chức tín dụng không được phép áp dụng lãi suất vượt quá mức tối đa do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định cho các loại tiền gửi khác nhau, bao gồm: tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn dưới 1 tháng và tiền gửi có kỳ hạn từ 1 tháng đến dưới 6 tháng. Đối với tiền gửi có kỳ hạn từ 6 tháng trở lên, Ngân hàng nhà nước cho phép các tổ chức tín dụng áp dụng lãi suất dựa trên cung cầu vốn thị trường. Theo đó, lãi suất tối đa đối với tiền gửi bằng đồng Việt Nam quy định tại Thông tư 48/2024/TT-NHNN bao gồm cả khoản chi khuyến mại dưới mọi hình thức, áp dụng đối với phương thức trả lãi cuối kỳ và các phương thức trả lãi khác được quy đổi theo phương thức trả lãi cuối kỳ. Cuối cùng, Thông tư 48/2024/TT1-NHNN bắt đầu có hiệu lực từ ngày 20/11/2024, do đó, đối với các thỏa thuận lãi suất tiền gửi bằng đồng Việt Nam trước ngày Thông tư 48/2024/TT-NHNN có hiệu lực thi hành, tổ chức tín dụng và khách hàng tiếp tục thực hiện theo thỏa thuận cho đến hết thời hạn. Trường hợp hết thời hạn đã thỏa thuận, khách hàng không đến lĩnh tiền gửi, tổ chức tín dụng áp dụng lãi suất tiền gửi theo quy định tại Thông tư 48/2024/TT-NHNN.
Lãi suất tối đa đối với tiền gửi bằng đồng Việt Nam tại ngân hàng từ 20/11/2024
Ngày 30/9/2024, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành Thông tư 48/2024/TT-NHNN quy định về áp dụng lãi suất tiền gửi bằng đồng Việt Nam của tổ chức, cá nhân tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Lãi suất tối đa đối với tiền gửi bằng đồng Việt Nam tại ngân hàng từ 20/11/2024 Theo Điều 3 Thông tư 48/2024/TT-NHNN quy định lãi suất tiền gửi bằng đồng Việt Nam của tổ chức, cá nhân tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài như sau: - Tổ chức tín dụng áp dụng lãi suất tiền gửi bằng đồng Việt Nam của tổ chức và cá nhân không vượt quá mức lãi suất tối đa đối với tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn dưới 1 tháng, tiền gửi có kỳ hạn từ 1 tháng đến dưới 6 tháng do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quyết định trong từng thời kỳ và đối với từng loại hình tổ chức tín dụng. - Tổ chức tín dụng áp dụng lãi suất tiền gửi bằng đồng Việt Nam đối với tiền gửi có kỳ hạn từ 6 tháng trở lên của tổ chức và cá nhân trên cơ sở cung cầu vốn thị trường. - Lãi suất tối đa đối với tiền gửi bằng đồng Việt Nam quy định tại Thông tư này bao gồm cả khoản chi khuyến mại dưới mọi hình thức, áp dụng đối với phương thức trả lãi cuối kỳ và các phương thức trả lãi khác được quy đổi theo phương thức trả lãi cuối kỳ. - Tổ chức tín dụng niêm yết công khai lãi suất tiền gửi bằng đồng Việt Nam tại địa điểm giao dịch hợp pháp thuộc mạng lưới hoạt động của tổ chức tín dụng và đăng tải trên trang thông tin điện tử (nếu có) của tổ chức tín dụng. Tổ chức tín dụng khi nhận tiền gửi không được thực hiện khuyến mại dưới mọi hình thức (bằng tiền, lãi suất và các hình thức khác) không đúng với quy định của pháp luật. Theo đó, từ 20/11/2024 thì lãi suất tối đa đối với tiền gửi bằng đồng Việt Nam tại ngân hàng sẽ thực hiện theo quy định trên. Những tổ chức tín dụng sẽ áp dụng mức lãi suất mới? Theo Điều 2 Thông tư 48/2024/TT-NHNN quy định đối tượng áp dụng bao gồm: - Ngân hàng thương mại, ngân hàng hợp tác xã, công ty tài chính tổng hợp, công ty tài chính chuyên ngành, quỹ tín dụng nhân dân, tổ chức tài chính vi mô, chi nhánh ngân hàng nước ngoài (sau đây gọi là tổ chức tín dụng) hoạt động tại Việt Nam theo quy định của Luật Các tổ chức tín dụng. - Tổ chức (không bao gồm tổ chức tín dụng), cá nhân gửi tiền tại tổ chức tín dụng (sau đây gọi là khách hàng). Như vậy, ngân hàng thương mại, ngân hàng hợp tác xã, công ty tài chính tổng hợp, công ty tài chính chuyên ngành, quỹ tín dụng nhân dân, tổ chức tài chính vi mô, chi nhánh ngân hàng nước ngoài hoạt động tại Việt Nam sẽ áp dụng mức lãi suất mới trên. Các hành vi nào bị nghiêm cấm trong hoạt động ngân hàng? Theo Điều 15 Luật Các tổ chức tín dụng 2024 quy định các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động của tổ chức tín dụng bao gồm: - Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện hoạt động ngân hàng, hoạt động kinh doanh khác ngoài hoạt động ghi trong Giấy phép được Ngân hàng Nhà nước cấp cho tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. - Tổ chức, cá nhân không phải là tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện hoạt động ngân hàng, trừ giao dịch ký quỹ, giao dịch mua bán lại chứng khoán của công ty chứng khoán. - Tổ chức, cá nhân can thiệp trái pháp luật vào hoạt động ngân hàng, hoạt động kinh doanh khác của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. - Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện hành vi hạn chế cạnh tranh hoặc hành vi cạnh tranh không lành mạnh có nguy cơ gây tổn hại hoặc gây tổn hại đến việc thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia, an toàn của hệ thống tổ chức tín dụng, lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân. - Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, người quản lý, người điều hành, nhân viên của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài gắn việc bán sản phẩm bảo hiểm không bắt buộc với việc cung ứng sản phẩm, dịch vụ ngân hàng dưới mọi hình thức. Như vậy, 5 hành vi trên cũng là hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động ngân hàng.
6 tăng, 6 giảm, 6 tăng tốc, bứt phá mà ngân hàng cần thực hiện
Ngày 01/10/2024, Văn phòng Chính phủ ban hành Thông báo 445/TB-VPCP 2024 kết luận Hội nghị Thường trực Chính phủ về các giải pháp góp phần phát triển kinh tế - xã hội đất nước Xem toàn văn Thông báo 445/TB-VPCP 2024: https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/10/03/445-tb.signed.pdf Những khó khăn, hạn chế của các ngân hàng Theo Thông báo 445/TB-VPCP 2024, bên cạnh những kết quả đạt được, thời gian qua hệ thống ngân hàng, trong đó có các ngân hàng thương mại cổ phần còn những khó khăn, hạn chế: - Nợ xấu và nợ tiềm ẩn trở thành nợ xấu có xu hướng tăng; - Sức hấp thụ vốn tín dụng của doanh nghiệp và người dân thấp; - Thị trường bất động sản chậm phục hồi; - Áp lực đối với tín dụng ngân hàng tiếp tục tăng cao trong bối cảnh các kênh huy động vốn trung dài hạn của nền kinh tế gặp nhiều khó khăn, chưa phát huy hiệu quả; - Kinh tế thế giới tăng trưởng chậm, diễn biến phức tạp; - Tình hình thiên tai, bão lũ gây thiệt hại lớn, ảnh hưởng đến đời sống, hoạt động sản xuất, kinh doanh của người dân, doanh nghiệp… Như vậy, hiện nay các ngân hàng còn gặp những khó khăn, hạn chế như nợ xấu, vốn tín dụng, thị trường bất động sản chậm phục hồi,... 6 tăng, 6 giảm, 6 tăng tốc, bứt phá mà ngân hàng cần thực hiện Tại Thông báo 445/TB-VPCP 2024, Thủ tướng yêu cầu hệ thống ngân hàng thực hiện "6 tăng", "6 giảm", "6 tăng tốc, bứt phá". Cụ thể: - “6 tăng” gồm: Tăng năng lực của tổ chức tín dụng ngân hàng, trong đó có các NHTM cổ phần tư nhân; tăng khả năng tiếp cận và hấp thụ tín dụng, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các động lực tăng trưởng truyền thống và các động lực tăng trưởng mới; tăng cường tháo gỡ vướng mắc pháp lý và chất lượng tín dụng; tăng cường phối hợp chặt chẽ, hiệu quả giữa Nhà nước, ngân hàng, doanh nghiệp và năng lực quản trị điều hành của ngân hàng, của thị trường tài chính; tăng công khai, minh bạch về lãi suất huy động, cho vay và chống tín dụng đen; tăng cường giám sát, kiểm tra và phòng ngừa rủi ro, chống tham nhũng, tiêu cực. - "6 giảm" gồm: Giảm lãi suất cho vay ở mức hợp lý; giảm chi phí giao dịch, hoạt động; giảm thủ tục hành chính; giảm phiền hà, sách nhiễu; giảm tiêu cực, lợi ích nhóm, "sân sau" và giảm nợ xấu… - "6 tăng tốc, bứt phá" gồm: Tăng tốc, bứt phá về số hóa; tăng tốc, bứt phá chất lượng dịch vụ; tăng tốc, bứt phá về chất lượng nguồn nhân lực; tăng tốc, bứt phá về hạ tầng ngân hàng; tăng tốc, bứt phá về phục vụ sản xuất kinh doanh, tạo công ăn việc làm, sinh kế cho người dân, góp phần tăng trưởng kinh tế; tăng tốc, bứt phá về vươn ra thị trường quốc tế. Như vậy, thời gian tới, ngân hàng cần thực hiện 6 tăng, 6 giảm, 6 tăng tốc, bứt phá theo chỉ đạo của Chính phủ như trên. Ngân hàng thương mại có những hoạt động nào? Theo Điều 107 Luật Các tổ chức tín dụng 2024 quy định về hoạt động ngân hàng của ngân hàng thương mại như sau: - Nhận tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm và các loại tiền gửi khác. - Phát hành chứng chỉ tiền gửi. - Cấp tín dụng dưới các hình thức sau đây: + Cho vay; + Chiết khấu, tái chiết khấu; + Bảo lãnh ngân hàng; + Phát hành thẻ tín dụng; + Bao thanh toán trong nước; bao thanh toán quốc tế đối với các ngân hàng được phép thực hiện thanh toán quốc tế; + Thư tín dụng; + Hình thức cấp tín dụng khác theo quy định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước. - Mở tài khoản thanh toán cho khách hàng. - Cung ứng các phương tiện thanh toán. - Cung ứng các dịch vụ thanh toán qua tài khoản sau đây: + Thực hiện dịch vụ thanh toán trong nước bao gồm séc, lệnh chi, ủy nhiệm chi, nhờ thu, ủy nhiệm thu, chuyển tiền, thẻ ngân hàng, dịch vụ thu hộ và chi hộ; + Thực hiện dịch vụ thanh toán quốc tế sau khi được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận bằng văn bản; dịch vụ thanh toán khác theo quy định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước. Như vậy, ngân hàng thương mại sẽ có những hoạt động theo quy định trên.
Có ít nhất 2-3 ngân hàng trong nhóm 100 ngân hàng lớn nhất Châu Á vào cuối 2025
Ngày 01/10/2024, Văn phòng Chính phủ đã có Thông báo 445/TB-VPCP kết luận Hội nghị Thường trực Chính phủ về các giải pháp góp phần phát triển kinh tế - xã hội đất nước. Cụ thể như sau. Trước đó, vào ngày 21/9/2024, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã chủ trì Hội nghị Thường trực Chính phủ làm việc với các ngân hàng thương mại cổ phần (NHTMCP) về các giải pháp góp phần phát triển kinh tế - xã hội đất nước. Theo đó, sau khi nghe báo cáo của NHNN, ý kiến của các đại biểu dự họp, Thường trực Chính phủ kết luận như sau: (1) 6 tăng, 6 giảm, 6 tăng tốc, bứt phá Cụ thể, Thủ tướng đánh giá cao vai trò cũng như đóng góp của các NHTMCP, đồng thời tin tưởng rằng trong thời gian tới các NHTMCP sẽ tiếp tục cố gắng, nỗ lực, phát huy tốt vai trò của hệ thống ngân hàng. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, thời gian qua hệ thống ngân hàng, trong đó có các NHTMCP còn những khó khăn, hạn chế như sau: - Nợ xấu và nợ tiềm ẩn trở thành nợ xấu có xu hướng tăng. - Sức hấp thụ vốn tín dụng của doanh nghiệp và người dân thấp. - Thị trường bất động sản chậm phục hồi. - Áp lực đối với tín dụng ngân hàng tiếp tục tăng cao trong bối cảnh các kênh huy động vốn trung dài hạn của nền kinh tế gặp nhiều khó khăn, chưa phát huy hiệu quả. - Kinh tế thế giới tăng trưởng chậm, diễn biến phức tạp. - Tình hình thiên tai, bão lũ gây thiệt hại lớn, ảnh hưởng đến đời sống, hoạt động sản xuất, kinh doanh của người dân, doanh nghiệp… Theo đó, Thông báo 445/TB-VPCP quán triệt và yêu cầu thực hiện phương châm như sau: - “6 tăng”: Bao gồm: + Tăng năng lực của các tổ chức tín dụng, trong đó có các NHTMCP. + Tăng khả năng tiếp cận và hấp thụ tín dụng, nhất là các doanh nghiệp nhỏ và vừa, các động lực tăng trưởng truyền thống và các động lực tăng trưởng mới. + Tăng cường tháo gỡ vướng mắc pháp lý và chất lượng tín dụng. + Tăng cường phối hợp chặt chẽ, hiệu quả giữa Nhà nước, ngân hàng, doanh nghiệp và năng lực quản trị điều hành của ngân hàng, thị trường tài chính. + Tăng công khai, minh bạch về lãi suất huy động, cho vay và cương quyết chống tín dụng đen, sở hữu chéo. + Tăng cường giám sát, kiểm tra và phòng ngừa rủi ro, chống tham nhũng, tiêu cực trong hệ thống ngân hàng. - “6 giảm”: Bao gồm: + Giảm lãi suất cho vay ở mức hợp lý. + Giảm chi phí giao dịch, hoạt động. + Giảm thủ tục hành chính. + Giảm phiền hà, sách nhiễu, 3 tư vấn tiêu cực. + Giảm tiêu cực, lợi ích nhóm, sở hữu chéo, sân sau. + Giảm nợ xấu. - “6 tăng tốc, bứt phá”: Bao gồm: + Tăng tốc, bứt phá về số hóa. + Tăng tốc, bứt phá về chất lượng dịch vụ. + Tăng tốc, bứt phá về chất lượng nguồn nhân lực trong hệ thống ngân hàng. + Tăng tốc, bứt phá về hạ tầng ngân hàng. + Tăng tốc, bứt phá về phục vụ sản xuất kinh doanh, tạo công ăn việc làm, sinh kế cho người dân, góp phần tăng trưởng kinh tế và kiểm soát lạm phát. + Tăng tốc, bứt phá về vươn ra thị trường quốc tế. (2) Tháo gỡ vướng mắc, triển khai hiệu quả gói tín dụng 140 nghìn tỷ đồng cho vay nhà ở xã hội Cụ thể, tại Thông báo 445/TB-VPCP giao NHNN chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan liên quan thực hiện những nội dung sau đây: - Điều hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt, kịp thời, hiệu quả hơn nữa, phối hợp chặt chẽ, đồng bộ với chính sách tài khóa và các chính sách vĩ mô khác để ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng gắn với giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế và an sinh xã hội. - Triển khai ngay các nhiệm vụ sau để hỗ trợ người dân và doanh nghiệp chịu thiệt hại do bão lũ: + Khẩn trương chỉ đạo, hướng dẫn các TCTD chủ động rà soát, tổng hợp thiệt hại của khách hàng đang vay vốn do ảnh hưởng của bão số 3 để kịp thời, chủ động tỉnh toán phương án hỗ trợ, thực hiện cơ cấu lại thời hạn trả nợ, giữ nguyên nhóm nợ, xem xét miễn, giảm lãi vay, xây dựng các chương trình tín dụng mới với lãi suất ưu đãi phù hợp, tiếp tục cho vay mới khách hàng để khôi phục sản xuất kinh doanh sau bão lũ theo quy định. + Phối hợp với UBND các địa phương trong việc thực hiện các giải pháp để hỗ trợ người dân bị thiệt hại, các khu vực bị thiệt hại. + Xem xét, xử lý theo thẩm quyền và quy định trong tháng 9/2024 đối với kiến nghị của các NHTMCP tại cuộc họp về việc sửa đổi, ban hành quy định về cơ cấu lại thời hạn trả nợ, giữ nguyên nhóm nợ nhằm hỗ trợ khách hàng. - Tổ chức triển khai quyết liệt, hiệu quả các nhiệm vụ được giao, đồng thời theo dõi, giám sát chặt chẽ, chỉ đạo các tổ chức tín dụng triển khai thực hiện nghiêm túc, hiệu quả, quyết liệt phương án cơ cấu lại gần với xử lý nợ xấu giai đoạn 2021-2025. - Đẩy mạnh tăng trưởng tín dụng an toàn, hiệu quả nhằm đạt mục tiêu tăng trưởng tín dụng 15% trong năm 2024 đã đề ra; tiếp tục theo dõi, chỉ đạo, điều hành hợp lý, hiệu quả hạn mức tăng trưởng tín dụng minh bạch, hiệu quả đối với các TCTD. Chủ động rà soát các vướng mắc về thể chế, cơ chế, chính sách có ảnh hưởng đến hoạt động ngân hàng để kịp thời sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện, vướng ở cấp nào thì tháo gỡ ngay ở cấp đó. - Phối hợp với Bộ Xây dựng và chỉ đạo, hướng dẫn các NHTMCP kịp thời có giải pháp tháo gỡ vướng mắc, triển khai hiệu quả gói tín dụng 140 nghìn tỷ đồng cho vay nhà ở xã hội. - Phối hợp chặt chẽ với Bộ Tài chính để kết hợp đồng bộ, hải hòa, hợp lý, hiệu quả chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa nhằm thực hiện mục tiêu thúc đẩy tăng trưởng, ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế. - Nghiên cứu ý kiến, rà soát, đề xuất xử lý những khó khăn, vướng mắc của các TCTD trong việc xử lý nợ xấu và xử lý tài sản bảo đảm sau khi Nghị quyết 42/2017/QH14. (3) Có ít nhất 2-3 ngân hàng trong nhóm 100 ngân hàng lớn nhất Châu Á vào cuối 2025 Cụ thể, đối với các NHTMCP, tại Thông báo 445/TB-VPCP yêu cầu thực hiện tốt các nhiệm vụ tại Chiến lược phát triển ngành Ngân hàng Việt Nam đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. Cần có khát vọng, niềm tin và tự tin phát triển. Theo đó, phấn đấu đến cuối năm 2025, Việt Nam có ít nhất từ 2 đến 3 ngân hàng thương mại năm trong nhóm 100 ngân hàng lớn nhất trong khu vực Châu Á. - Chủ động rà soát, phối hợp với các đơn vị liên quan nằm bắt đầy đủ, chính xác thông tin về khách hàng vay vốn để tổng hợp thiệt hại của khách hàng bị ảnh hưởng bởi bão số 3 nhằm kịp thời thực hiện các biện pháp hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho người dân, doanh nghiệp, tích cực tham gia thực hiện công tác an sinh xã hội với tinh thần “tình dân tộc, nghĩa đồng bào", - Chủ động thực hiện theo thẩm quyền và đề xuất các giải pháp để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc về việc triển khai Chương trình tín dụng 140.000 tỷ đồng cho vay nhà ở xã hội. - Tăng cường kiểm tra, giám sát quá trình vay vốn, sử dụng vốn vay, trả nợ của khách hàng; nâng cao hơn nữa hiệu quả của công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ đối với hoạt động cấp tín dụng. - Triển khai quyết liệt, hiệu quả phương án cơ cấu lại gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2021-2025. Trong đó: + Các NHTMCP có quy mô vốn điều lệ hoặc tỷ lệ an toàn vốn chưa đạt mục tiêu tại Đề án 689 phải xây dựng và thực hiện kế hoạch tăng vốn phù hợp. + Các NHTMCP chưa niêm yết trên thị trường chứng khoán tích cực xây dựng, thực hiện kế hoạch niêm yết trên thị trường chứng khoán trong nước, Tích cực thực hiện các giải pháp chuyển đổi số, tiếp tục phát triển, hoàn thiện các sản phẩm, dịch vụ thanh toán, đảm bảo hoạt động an toàn, thông suốt, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng. - Tăng cường thông tin truyền thông, hướng dẫn khách hàng, đối tượng thụ hưởng trong tiếp cận chính sách. Chú trọng truyền thông rõ ràng, đầy đủ, minh bạch, chính xác về các chính sách, sản phẩm, dịch vụ, của TCTD đến công chúng. Xem chi tiết tại Thông báo 445/TB-VPCP ngày 01/10/2024.
03 chính sách mới về Tiền tệ - Ngân hàng có hiệu lực trong tháng 10
Trong tháng 10 có nhiều chính sách mới lĩnh vực Tiền tệ - Ngân hàng có hiệu lực như hệ thống kiểm soát nội bộ của tổ chức tín dụng phi ngân hàng, phát hành tín phiếu và các nhiệm vụ khoa học và công nghệ của NHNN. 03 chính sách mới về Tiền tệ - Ngân hàng có hiệu lực trong tháng 10 (1) Thông tư 14/2023/TT-NHNN về hệ thống kiểm soát nội bộ của tổ chức tín dụng phi ngân hàng Ngày 20/11/2023, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành Thông tư 14/2023/TT-NHNN quy định về hệ thống kiểm soát nội bộ của tổ chức tín dụng phi ngân hàng. Cụ thể, theo Điều 2 Thông tư 14/2023/TT-NHNN, tổ chức tín dụng phi ngân hàng sẽ bao gồm công ty tài chính và công ty cho thuê tài chính. Trong đó, Điều 3 Thông tư 14/2023/TT-NHNN quy định hệ thống kiểm soát nội bộ là tập hợp các cơ chế, chính sách, quy trình, quy định nội bộ, cơ cấu tổ chức của tổ chức tín dụng phi ngân hàng được xây dựng phù hợp với quy định tại Luật Các tổ chức tín dụng 2010 (nay đã được thay thế bằng Luật Các tổ chức tín dụng 2024) Thông tư 14/2023/TT-NHNN và các quy định của pháp luật có liên quan và được tổ chức thực hiện nhằm kiểm soát, phòng ngừa, phát hiện, xử lý kịp thời rủi ro và đạt được yêu cầu đề ra. Hệ thống kiểm soát nội bộ thực hiện giám sát của quản lý cấp cao, kiểm soát nội bộ, quản lý rủi ro và kiểm toán nội bộ. Đồng thời, khoản 1 Điều 4 Thông tư 14/2023/TT-NHNN cũng yêu cầu hệ thống kiểm soát nội bộ của tổ chức tín dụng phi ngân hàng phải đáp ứng các yêu cầu sau: - Yêu cầu về hệ thống kiểm soát nội bộ theo quy định của Luật Các tổ chức tín dụng 2010 (nay đã được thay thế bằng Luật Các tổ chức tín dụng 2024); - Phù hợp với quy mô, điều kiện và mức độ phức tạp trong hoạt động kinh doanh của tổ chức tín dụng phi ngân hàng; - Có đủ nguồn lực về tài chính, con người, công nghệ thông tin để đảm bảo hiệu quả của hệ thống kiểm soát nội bộ; - Xây dựng, duy trì văn hóa kiểm soát, chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp cho tổ chức tín dụng phi ngân hàng. Xem chi tiết tại Thông tư 14/2023/TT-NHNN có hiệu lực từ 01/10/2024 (2) Thông tư 44/2024/TT-NHNN sửa đổi quy định về phát hành tín phiếu Ngân hàng Nhà nước Ngày 30/8/2024, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành Thông tư 44/2024/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 2 Thông tư 16/2019/TT-NHNN quy định về phát hành tín phiếu Ngân hàng Nhà nước. Theo đó, Thông tư 44/2024/TT-NHNN đã sửa đổi đối tượng áp dụng từ Ngân hàng Nhà nước; Ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, công ty tài chính, ngân hàng hợp tác xã, ngân hàng chính sách (sau đây gọi là tổ chức tín dụng); Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam sang thành Ngân hàng Nhà nước; Ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, công ty tài chính tổng hợp, công ty tài chính chuyên ngành, ngân hàng hợp tác xã, ngân hàng chính sách (sau đây gọi là tổ chức tín dụng); Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam Xem chi tiết tại Thông tư 44/2024/TT-NHNN có hiệu lực từ 23/10/2024 (3) Thông tư 45/2024/TT-NHNN về quản lý và tổ chức thực hiện các nhiệm vụ khoa học và công nghệ của NHNN Ngày 30/8/2024, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành Thông tư 45/2024/TT-NHNN quy định về quản lý và tổ chức thực hiện các nhiệm vụ khoa học và công nghệ của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Theo đó, Điều 4 Thông tư 45/2024/TT-NHNN đã quy định 04 loại nhiệm vụ khoa học và công nghệ thuộc trách nhiệm quản lý của Ngân hàng Nhà nước bao gồm: - Nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp bộ: + Nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp bộ là nhiệm vụ có tầm quan trọng và tính cấp thiết đối với sự phát triển của ngành Ngân hàng, giải quyết các vấn đề khoa học và công nghệ trong phạm vi ngành Ngân hàng. Nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp bộ bao gồm đề tài, đề án khoa học và công nghệ cấp bộ hoặc các hình thức khác theo quy định của pháp luật; + Đề tài khoa học và công nghệ cấp bộ là nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp bộ, có mục tiêu đưa ra được luận cứ khoa học, đề xuất các giải pháp khoa học và công nghệ kịp thời để giải quyết các vấn đề thực tiễn trong ngành Ngân hàng; + Đề án khoa học và công nghệ cấp bộ là nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp bộ, có kết quả nghiên cứu là những đề xuất hoặc dự thảo cơ chế, chính sách, quy trình, quy phạm, văn bản pháp luật với đầy đủ cơ sở lý luận và thực tiễn phục vụ việc xây dựng cơ chế, chính sách, pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý của Ngân hàng Nhà nước. - Nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp cơ sở: + Nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp cơ sở là nhiệm vụ nhằm giải quyết các vấn đề khoa học và công nghệ trong phạm vi nhiệm vụ của các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước, bao gồm đề tài, đề án khoa học và công nghệ cấp cơ sở hoặc các hình thức khác theo quy định của pháp luật; + Đề tài khoa học và công nghệ cấp cơ sở là nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp cơ sở, có nội dung chủ yếu là tìm hiểu bản chất, quy luật đưa ra các giải pháp để xử lý các vấn đề khoa học và công nghệ trong lĩnh vực ngân hàng ở phạm vi cấp đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước nhằm ứng dụng vào thực tiễn công tác của đơn vị; + Đề án khoa học và công nghệ cấp cơ sở là nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp cơ sở nhằm giải quyết các vấn đề khoa học và công nghệ của các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước với mục tiêu chủ yếu phục vụ cho việc tạo ra sản phẩm, quy trình quản lý, có tác động nâng cao trình độ công nghệ hoặc quản lý của đơn vị. - Nhiệm vụ khoa học và công nghệ đột xuất là nhiệm vụ khoa học và công nghệ nhằm nghiên cứu giải quyết những vấn đề cấp bách do yêu cầu thực tiễn đặt ra trong ngành Ngân hàng. - Nhiệm vụ khoa học và công nghệ có nội dung liên quan đến phạm vi bí mật nhà nước được quy định tại Luật Bảo vệ bí mật nhà nước, Danh mục bí mật nhà nước thuộc lĩnh vực ngân hàng do Thủ tướng Chính phủ ban hành và phải tuân thủ Quy chế bảo vệ bí mật nhà nước của Ngân hàng Nhà nước. Thông tư 45/2024/TT-NHNN đã bổ sung 02 loại nhiệm vụ là nhiệm vụ khoa học và công nghệ đột xuất và nhiệm vụ khoa học và công nghệ có nội dung liên quan đến phạm vi bí mật nhà nước thay vì chỉ có 02 loại nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp bộ và cấp cơ sở như quy định trước đây tại Điều 4 Thông tư 37/2015/TT-NHNN. Xem chi tiết tại Thông tư 45/2024/TT-NHNN có hiệu lực từ 16/10/2024. Trên đây là 03 chính sách mới về Tiền tệ - Ngân hàng có hiệu lực trong tháng 10, người đọc có thể tham khảo để cập nhật cho mình những quy định mới của pháp luật. Xem thêm: Chính sách về Lao động - Việc làm có hiệu lực trong tháng 10/2024
Danh sách các ngân hàng tại Việt Nam tính đến hiện nay
Việt Nam có bao nhiêu ngân hàng? Danh sách các ngân hàng tại Việt Nam tính đến hiện nay thế nào? Cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé! Danh sách các ngân hàng tại Việt Nam tính đến hiện nay Tính đến ngày 28/01/2024, Việt Nam có tổng cộng 49 ngân hàng. Trong số đó, có 04 ngân hàng thuộc 100% vốn Nhà nước, 31 ngân hàng thương mại cổ phần, 09 ngân hàng 100% vốn nước ngoài, 02 ngân hàng chính sách, 01 ngân hàng hợp tác xã và 02 ngân hàng liên doanh. Cụ thể Danh sách các ngân hàng tại Việt Nam tính đến hiện nay như sau: TT PHÂN LOẠI TÊN ĐẦY ĐỦ TÊN TIẾNG ANH BRAND NAME 1 TMCP Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng Vietnam Commercial Joint Stock Bank for Private Enterprise VPBank 2 TMCP Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam Joint Stock Commercial Bank for Investment and Development of Vietnam BIDV 3 TMCP Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam Joint Stock Commercial Bank for Foreign Trade of Vietnam Vietcombank 4 TMCP Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam Vietnam Joint Stock Commercial Bank of Industry and Trade VietinBank 5 TMCP Ngân hàng TMCP Quân Đội Military Commercial Joint Stock Bank MBBANK 6 TMCP Ngân hàng TMCP Á Châu Asia Commercial Joint Stock Bank ACB 7 TMCP Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội Saigon-Hanoi Commercial Joint Stock Bank SHB 8 TMCP Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Vietnam Technological and Commercial Joint Stock Bank Techcombank 9 TMNN Ngân hàng NN&PT Nông thôn Việt Nam Vietnam Bank for Agriculture and Rural Development Agribank 10 TMCP Ngân hàng TMCP Phát triển Thành phố Hồ Chí Minh Ho Chi Minh city Development Joint Stock Commercial Bank HDBank 11 TMCP Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt LienViet Commercial Joint Stock Bank LienVietPostBank 12 TMCP Ngân hàng TMCP Quốc Tế Vietnam International Commercial Joint Stock Bank VIB 13 TMCP Ngân hàng TMCP Đông Nam Á Southeast Asia Commercial Joint Stock Bank SeABank 14 NHCS Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam Vietnam Bank for Social Policies VBSP 15 TMCP Ngân hàng TMCP Tiên Phong TienPhong Commercial Joint Stock Bank TPBank 16 TMCP Ngân hàng TMCP Phương Đông Orient Commercial Joint Stock Bank OCB 17 TMCP Ngân hàng TMCP Hàng Hải The Maritime Commercial Joint Stock Bank MSB 18 TMCP Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín Saigon Thuong Tin Commercial Joint Stock Bank Sacombank 19 TMCP Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Vietnam Export Import Commercial Joint Stock Eximbank 20 TMCP Ngân hàng TMCP Sài Gòn Sai Gon Commercial Joint Stock Bank SCB 21 NHCS Ngân hàng Phát triển Việt Nam Vietnam Development Bank VDB 22 TMCP Ngân hàng TMCP Nam Á Nam A Commercial Joint Stock Bank Nam A Bank 23 TMCP Ngân hàng TMCP An Bình An Binh Commercial Joint Stock Bank ABBANK 24 TMCP Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam Public Vietnam Bank PVcomBank 25 TMCP Ngân hàng TMCP Bắc Á BAC A Commercial Joint Stock Bank Bac A Bank 26 100% NN Ngân hàng TNHH MTV UOB Việt Nam UOB Vietnam Limited UOB 27 100% NN Ngân hàng TNHH MTV Woori Việt Nam Woori Bank Vietnam Limited Woori 28 100% NN Ngân hàng TNHH MTV HSBC Việt Nam HSBC Bank Vietnam Limited HSBC 29 100% NN Ngân hàng TNHH MTV Standard Chartered Việt Nam Standard Chartered Bank Vietnam Limited SCBVL 30 100% NN Ngân hàng TNHH MTV Public Bank Việt Nam Public Bank Vietnam Limited PBVN 31 100% NN Ngân hàng TNHH MTV Shinhan Việt Nam Shinhan Bank Vietnam Limited SHBVN 32 TMCP Ngân hàng TMCP Quốc dân National Citizen bank NCB 33 TMCP Ngân hàng TMCP Việt Á Viet A Commercial Joint Stock Bank VietABank 34 TMCP Ngân hàng TMCP Bản Việt Viet Capital Commercial Joint Stock Bank Viet Capital Bank 35 TMCP Ngân hàng TMCP Đông Á DONG A Commercial Joint Stock Bank DongA Bank 36 TMCP Ngân hàng TMCP Việt Nam Thương Tín Vietnam Thuong Tin Commercial Joint Stock Bank Vietbank 37 100% NN Ngân hàng TNHH MTV ANZ Việt Nam ANZ Bank Vietnam Limited ANZVL 38 TMNN Ngân hàng TNHH MTV Đại Dương Ocean Commercial One Member Limited Liability Bank OceanBank 39 100% NN Ngân hàng TNHH MTV CIMB Việt Nam CIMB Bank Vietnam Limited CIMB 40 TMCP Ngân hàng TMCP Kiên Long Kien Long Commercial Joint Stock Bank Kienlongbank 41 NHLD Ngân hàng TNHH Indovina Indovina Bank Ltd. IVB 42 TMCP Ngân hàng TMCP Bảo Việt Bao Viet Joint Stock commercial Bank BAOVIET Bank 43 TMCP Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công Thương Saigon Bank for Industry & Trade SAIGONBANK 44 NHHTX Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam Co-operative bank of VietNam Co-opBank 45 TMNN Ngân hàng TNHH MTV Dầu khí toàn cầu Global Petro Sole Member Limited Commercial Bank GPBank 46 NHLD Ngân hàng Liên doanh Việt Nga Vietnam Russia Joint Venture Bank VRB 47 TMNN Ngân hàng TNHH MTV Xây dựng Construction Commercial One Member Limited Liability Bank CB 48 100% NN Ngân hàng TNHH MTV Hong Leong Việt Nam Hong Leong Bank Vietnam Limited HLBVN 49 TMCP Ngân hàng TMCP Xăng dầu Petrolimex Petrolimex Group Commercial Joint Stock Bank PG Bank Như vậy, tổng cộng hiện nay Việt Nam có 49 ngân hàng. Những hành vi nào bị nghiêm cấm trong hoạt động ngân hàng? Theo Điều 15 Luật Các tổ chức tín dụng 2024 quy định các hành vi bị nghiêm cấm như sau: - Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện hoạt động ngân hàng, hoạt động kinh doanh khác ngoài hoạt động ghi trong Giấy phép được Ngân hàng Nhà nước cấp cho tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. - Tổ chức, cá nhân không phải là tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện hoạt động ngân hàng, trừ giao dịch ký quỹ, giao dịch mua bán lại chứng khoán của công ty chứng khoán. - Tổ chức, cá nhân can thiệp trái pháp luật vào hoạt động ngân hàng, hoạt động kinh doanh khác của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. - Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện hành vi hạn chế cạnh tranh hoặc hành vi cạnh tranh không lành mạnh có nguy cơ gây tổn hại hoặc gây tổn hại đến việc thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia, an toàn của hệ thống tổ chức tín dụng, lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân. - Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, người quản lý, người điều hành, nhân viên của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài gắn việc bán sản phẩm bảo hiểm không bắt buộc với việc cung ứng sản phẩm, dịch vụ ngân hàng dưới mọi hình thức. Theo đó, sẽ có 5 hành vi trên bị cấm trong hoạt động ngân hàng, nếu vi phạm sẽ bị xử phạt theo quy định.
Lãi suất vay các ngân hàng hiện nay (tháng 9/2024)
Hiện nay lãi suất vay các ngân hàng sẽ khác nhau nhưng sẽ nằm trong khuôn khổ quy định. Bài viết sau đây sẽ tổng hợp lãi suất cho vay của các ngân hàng mới nhất tháng 9/2024 để người đọc có thể so sánh và lựa chọn ngân hàng phù hợp. Lãi suất vay các ngân hàng hiện nay (tháng 9/2024) Theo thông tin cập nhật mới nhất từ website các ngân hàng thì bảng lãi suất vay ngân hàng hiện nay (tháng 9/2024) như sau: Ngân hàng Vay tín chấp (%/năm) Vay thế chấp (%/năm) Agribank 7.0 – 17 6.5 – 7.5 Techcombank 13.78 – 16 5.99 – 12.99 VPBank 14 – 20 6.9 – 8.6 ACB 12.5 – 20 6.9 – 12 TPBank 8.7 – 17 6.4 – 12.03 HDBank 13 – 24 6.6 – 10.6 Sacombank 9.6 – 18 7.49 – 12 VIB 16 – 18 7.8 – 11.4 SHB 8.5 – 17 6.99 – 10 OCB Từ 20,2 5.99 – 9.5 MSB 9.6 – 18 5.99 – 9.1 Vietcombank 10.8 – 14.4 7 – 9 Vietinbank 9.6 7.7 – 8.5 Bản Việt 14.9 – 20.5 8.49 – 14.8 BIDV 11.9 7 – 9 MB Bank 12.5 – 20 6 – 9.5 Hong Leong 9 – 12 6.49 HSBC 15.99 6.49 Public Bank Từ 7 8 Shinhan 8.4 – 13.2 7.7 Standard Chartered 17 – 18 6.49 UOB 13 8.7 Woori Từ 6 7 Citibank 14.76 – 20.96 18 ANZ 13.43 6.5 – 8 Thông tin mang tính chất tham khảo. Để biết được lãi suất chính xác tại thời điểm vay thì người đọc có thể liên hệ với ngân hàng muốn vay để nắm được thông tin mới và đầy đủ các quy định kèm theo khi vay của từng ngân hàng. Lãi suất tối đa ngân hàng được phép cho vay hiện nay là bao nhiêu? Theo khoản 1, khoản 2 Điều 13 Thông tư 39/2016/TT-NHNN được sửa đổi bổ sung bởi khoản 4 Điều 1 Thông tư 06/2023/TT-NHNN quy định về lãi suất cho vay của tổ chức tín dụng như sau: - Tổ chức tín dụng và khách hàng thỏa thuận về lãi suất cho vay theo cung cầu vốn thị trường, nhu cầu vay vốn và mức độ tín nhiệm của khách hàng, trừ trường hợp Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có quy định về lãi suất cho vay tối đa. - Trường hợp khách hàng được tổ chức tín dụng đánh giá là có tình hình tài chính minh bạch, lành mạnh, tổ chức tín dụng và khách hàng thỏa thuận về lãi suất cho vay ngắn hạn bằng đồng Việt Nam nhưng không vượt quá mức lãi suất cho vay tối đa do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quyết định trong từng thời kỳ nhằm đáp ứng một số nhu cầu vốn: + Phục vụ lĩnh vực phát triển nông nghiệp, nông thôn theo quy định của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn; + Thực hiện phương án kinh doanh hàng xuất khẩu theo quy định của Luật Thương mại và các văn bản hướng dẫn Luật Thương mại; + Phục vụ kinh doanh của doanh nghiệp nhỏ và vừa theo quy định của Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa và quy định của Chính phủ về hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa; + Phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ theo quy định của Chính phủ về phát triển công nghiệp hỗ trợ; + Phục vụ kinh doanh của doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao thuộc Danh mục công nghệ cao ưu tiên đầu tư phát triển được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, doanh nghiệp công nghệ cao theo quy định của Luật Công nghệ cao và các văn bản hướng dẫn Luật Công nghệ cao. Đồng thời, Quyết định 1125/QĐ-NHNN năm 2023 quy định về mức lãi suất cho vay ngắn hạn của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài (trừ Quỹ tín dụng nhân dân và Tổ chức tài chính vi mô) áp dụng mức lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa bằng đồng Việt Nam là 4,0%/năm. Như vậy, hiện nay mức lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa sẽ là 4,0%/năm vay trung hạn, dài hạn thì mức lãi suất sẽ do các bên tự thỏa thuận, không bị giới hạn ở mức lãi suất tối đa 20% của khoản tiền vay/năm theo Điều 468 Bộ Luật Dân sự 2015
Lãi suất gửi tiết kiệm các ngân hàng hiện tại (tháng 9/2024)
Nhiều người chọn gửi tiền vào ngân hàng để được an toàn và có lãi để dành. Bài viết sau đây sẽ tổng hợp lãi suất gửi tiết kiệm các ngân hàng hiện tại (tháng 9/2024) để người dùng có thể so sánh và chọn được ngân hàng phù hợp. Lãi suất gửi tiết kiệm các ngân hàng hiện tại (tháng 9/2024) Theo tổng hợp thông tin từ các website ngân hàng, ta có được bảng lãi suất gửi tiết kiệm các ngân hàng hiện tại, tức lãi suất gửi tiết kiệm các ngân hàng tháng 9/2024 mới nhất như sau: (1) Lãi suất gửi tiết kiệm tại quầy các ngân hàng hiện tại Ngân hàng 01 tháng 03 tháng 06 tháng 09 tháng 12 tháng 18 tháng 24 tháng ABBank 3,00% 3,40% 4,60% 4,20% 5,40% 5,50% 5,50% ACB 2,30% 2,70% 3,50% 3,70% 4,40% 4,50% 4,50% Agribank 1,7% 2,0% 3,0% 3,0% 4,7% 4,7% 4,8% Bắc Á 3,50% 3,80% 5,00% 5,10% 5,60% 5,75% 5,75% Timo 3,70% 3,80% 5,10% – 5,80% 6,00% 6,00% Bảo Việt 3,10% 3,80% 5,0% 5,10% 5,50% 5,90% 5,90% BIDV 1,7% 2,0% 3,0% 3,0% 4,7% 4,7% 4,7% BVBank 3,60% 3,70% 5,00% 5,40% 5,70% 5,90% 5,90% CBBank 3,70% 3,90% 5,40% 5,35% 5,55% 5,70% 5,70% Đông Á 3,60% 3,60% 4,90% 4,90% 5,30% 5,20% 5,20% Eximbank 3,1% 3,4% 4,7% 4,3% 5,0% 5,0% 5,1% GPBank 2,55% 3,07% 4,10% 4,45% 5,00% 5,10% 5,10% HDBank 3,05% 3,05% 5,00% 4,60% 5,40% 6,00% 5,40% Hong Leong 2,50% 2,95% 3,95% 3,95% 3,95% 3,95% 3,95% Indovina 3,60% 3,85% 4,85% 4,85% 5,55% 5,90% 6,10% Kiên Long 3,10% 3,10% 4,80% 4,90% 5,20% 5,30% 5,30% LPBank 2,20% 2,50% 3,50% 3,50% 5,00% 5,00% 5,30% MB 2,90% 3,30% 4,00% 4,00% 4,80% 4,80% 5,70% MSB 3,2% 3,2% 4,3% 4,3% 5,1% 5,1% 5,1% Nam Á Bank 3,20% 3,80% 4,70% 5,00% 5,30% 5,60% 5,60% NCB 3,40% 3,70% 5,05% 5,25% 5,40% 5,80% 5,80% OCB 3,6% 3,8% 4,8% 4,9% 5,1% 5,4% 5,6% OceanBank 3,40% 3,80% 4,80% 4,90% 5,50% 6,10% 6,10% PGBank 3,2% 3,7% 5,0% 5,0% 5,5% 5,8% 5,9% PublicBank 3,30% 3,50% 4,70% 4,80% 5,50% 6,10% 5,40% PVcomBank 3,00% 3,30% 4,20% 4,40% 4,80% 5,30% 5,30% Sacombank 2,80% 3,20% 4,20% 4,30% 4,90% 4,90% 5,00% Saigonbank 3,30% 3,60% 4,80% 4,90% 5,80% 6,00% 6,00% SCB 1,60% 1,90% 2,90% 2,90% 3,70% 3,90% 3,90% SeABank 2,95% 3,45% 3,75% 3,95% 4,50% 5,45% 5,45% SHB 3,30% 3,60% 4,70% 4,70% 5,20% 5,30% 5,50% Techcombank 3,35% 3,55% 4,55% 4,55% 4,95% 4,95% 4,95% TPBank 3,50% 3,80% 4,50% – – 5,40% – VIB 3,20% 3,40% 4,40% 4,40% 4,90% 5,00% 5,10% VietBank 3,50% 3,70% 4,80% 4,90% 5,50% 5,80% 5,80% Vietcombank 1,60% 1,90% 2,90% 2,90% 4,60% – 4,70% VietinBank 1,7% 2,0% 3,0% 3,0% 4,7% 4,7% 4,8% VPBank 3,50% 3,70% 4,90% 4,90% 5,40% 5,40% 5,70% VRB 3,8% 4,0% 5,1% 5,3% 5,7% 5,9% 6,0% (2) Lãi suất gửi tiết kiệm online ngân hàng hiện tại Ngân hàng 01 tháng 03 tháng 06 tháng 09 tháng 12 tháng 18 tháng 24 tháng ABBank 3,20% 4,00% 5,00% 5,50% 6,00% 5,70% 5,70% ACB 3,00% 3,40% 4,15% 4,20% 4,80% – – Timo 3,70% 3,80% 5,10% – 5,80% 6,00% 6,00% Bảo Việt 3,3% 4,00% 5,2% 5,4% 5,8% 6,0% 6,0% BIDV 2,0% 2,3% 3,3% 3,3% 4,7% 4,7% 4,9% BVBank 3,70% 3,80% 5,10% 5,50% 5,80% 6,00% 6,00% CBBank 3,80% 4,00% 5,55% 5,50% 5,70% 5,85% 5,85% Eximbank 3,50% 4,30% 5,20% 4,50% 5,40% 5,10% 5,20% GPBank 3,00% 3,52% 4,85% 5,20% 5,75% 5,85% 5,85% HDBank 3,55% 3,55% 5,10% 4,70% 5,50% 6,10% 5,50% Hong Leong 2,70% 3,05% 4,05% 4,05% 4,05% – – Kiên Long 3,70% 3,70% 5,20% 5,30% 5,60% 5,70% 5,70% LPBank 3,40% 3,50% 4,70% 4,80% 5,10% 5,60% 5,60% MSB 3,7% 3,7% 4,6% 4,6% 5,4% 5,4% 5,4% Nam Á Bank 3,50% 4,10% 5,00% 5,20% 5,60% 5,70% 5,70% NCB 3,60% 3,90% 5,25% 5,45% 5,60% 6,00% 6,00% OCB 3,7% 3,9% 4,9% 5,0% 5,2% 5,4% 5,6% OceanBank 3,40% 3,80% 4,80% 4,90% 5,50% 6,10% 6,10% PVcomBank 3,30% 3,60% 4,50% 4,70% 5,10% 5,80% 5,80% Sacombank 3,30% 3,60% 4,90% 4,90% 5,40% 5,60% 5,70% Saigonbank 3,30% 3,60% 4,80% 4,90% 5,80% 6,00% 6,00% SCB 1,60% 1,90% 2,90% 2,90% 3,70% 3,90% 3,90% SHB 3,5% 3,8% 5,0% 5,1% 5,5% 5,7% 5,8% Techcombank 3,45% 3,65% 4,65% 4,65% 5,05% 5,05% 5,05% TPBank 3,50% 3,80% 4,70% – 5,20% 5,40% 5,70% VIB 3,20% 3,50% 4,60% 4,60% – 5,10% 5,20% VietBank 3,60% 3,80% 5,20% 5,00% 5,60% 5,90% 5,90% Vietcombank 1,60% 1,90% 2,90% 2,90% 4,60% – 4,70% VPBank 3,60% 3,80% 5,00% 5,00% 5,50% 5,50% 5,80% Trên đây là 2 bảng lãi suất gửi tiết kiệm khi nhận lãi cuối kỳ, được tính theo %/năm. Thông tin mang tính chất tham khảo, lãi suất có thể thay đổi theo từng thời điểm. Để có thông tin chính xác nhất tại thời điểm cần thiết, người dùng có thể liên hệ với ngân hàng để được tư vấn. Theo đó, lãi suất gửi tiết kiệm các ngân hàng hiện tại (tháng 9/2024) có lãi suất cao nhất là: - Kỳ hạn 1 tháng: VRB, CBBank: 3,8% - Kỳ hạn 3 tháng: VRB, CBBank và Eximbank: 4,0% - Kỳ hạn 6 tháng: CBBank: 5,4% (tại quầy), 5,55% (online) - Kỳ hạn 12 tháng: Timo by BVBank: 5,8% (tại quầy), ABBank: 6,0% (online) - Kỳ hạn 18 tháng: OceanBank, PublicBank,HDBank: 6,1% Ngoài ngân hàng thì còn tổ chức tín dụng nào nhận tiền gửi tiết kiệm của người dân? Theo Điều 2 Thông tư 48/2018/TT-NHNN quy định tổ chức tín dụng nhận tiền gửi tiết kiệm là tổ chức tín dụng được thành lập và hoạt động theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng, bao gồm: - Ngân hàng thương mại. - Ngân hàng hợp tác xã. - Tổ chức tài chính vi mô. - Quỹ tín dụng nhân dân. - Chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Theo đó, ngoài ngân hàng thì còn các tổ chức tài chính vi mô, quỹ tín dụng nhân dân sẽ được nhận tiền gửi tiết kiệm của người dân. Bao nhiêu tuổi thì được gửi tiết kiệm tại các ngân hàng? Theo Điều 3 Thông tư 48/2018/TT-NHNN quy định về người gửi tiền như sau: - Công dân Việt Nam từ đủ 18 tuổi trở lên có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của pháp luật. - Công dân Việt Nam từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi không bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc không mất năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật. - Công dân Việt Nam bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc mất năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật hoặc chưa đủ 15 tuổi thực hiện giao dịch tiền gửi tiết kiệm thông qua người đại diện theo pháp luật; Công dân Việt Nam có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi theo quy định của pháp luật thực hiện giao dịch tiền gửi tiết kiệm thông qua người giám hộ. Như vậy, mọi công dân Việt Nam đều được gửi tiết kiệm tại các ngân hàng, chưa đủ 15 tuổi sẽ gửi tiết kiệm qua người đại diện theo pháp luật, từ đủ 15 tuổi trở lên sẽ được tự gửi tiền theo quy định.
Tổng hợp lịch nghỉ lễ Quốc khánh 2/9 các ngân hàng năm 2024
Dịp lễ Quốc khánh 2/9 năm 2024 đang đến gần. Những ngày này cán bộ, công viên chức, người lao động sẽ được nghỉ. Tuy nhiên người dân vẫn có nhu cầu giao dịch tại các ngân hàng. Bài viết sau đây sẽ tổng hợp lịch nghỉ lễ 2/9 các ngân hàng. Tổng hợp lịch nghỉ lễ Quốc khánh 2/9 các ngân hàng năm 2024 Theo Mục 5 Thông báo 5015/TB-LĐTBXH năm 2023 về nghỉ tết Âm lịch và nghỉ lễ Quốc khánh năm 2024 đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động: Đối với người lao động không thuộc đối tượng cán bộ, công chức, viên chức và người lao động của các cơ quan hành chính, sự nghiệp, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, người sử dụng lao động quyết định lựa chọn phương án nghỉ tết Âm lịch và nghỉ lễ Quốc khánh năm 2024 như sau: - Đối với dịp nghỉ lễ Quốc khánh: thứ Hai ngày 02/9/2024 Dương lịch và lựa chọn 01 trong 02 ngày: Chủ Nhật ngày 01/9/2024 hoặc thứ Ba ngày 03/9/2024 Dương lịch. - Nếu ngày nghỉ hằng tuần trùng với ngày nghỉ lễ, tết quy định tại khoản 1 Điều 112 Bộ luật Lao động 2019 thì người lao động được nghỉ bù ngày nghỉ hằng tuần vào ngày làm việc kế tiếp theo quy định tại khoản 3 Điều 111 Bộ luật Lao động 2019. Như vậy, dịp lễ Quốc khánh 2/9 các ngân hàng: - Đối với ngân hàng làm việc thứ 7: nghỉ lễ Quốc khánh năm 2024 từ chủ nhật ngày 01/09/2024 đến hết thứ Ba ngày 03/08/2024 (03 ngày) - Đối với ngân hàng không làm việc thứ 7: nghỉ lễ Quốc khánh năm 2024 từ thứ Bảy ngày 31/8/2024 đến hết thứ Ba ngày 03/9/2024 Dương lịch. Đợt nghỉ này bao gồm 02 ngày nghỉ lễ Quốc khánh, 02 ngày nghỉ hằng tuần (04 ngày). Hiện nay các ngân hàng đã có thông báo nghỉ lễ Quốc khánh 2/9/2024. Cụ thể: (1) Lịch nghỉ lễ Quốc khánh 2/9 Ngân hàng Agribank (đang cập nhật) (2) Lịch nghỉ lễ Quốc khánh 2/9 Ngân hàng BIDV (đang cập nhật) (3) Lịch nghỉ lễ Quốc khánh 2/9 Ngân hàng Vietcombank Thời gian nghỉ: nghỉ liền 04 (bốn) ngày, từ 31/08/2024 (Thứ Bảy) đến hết ngày 03/09/2024 (Thứ Ba). (4) Lịch nghỉ lễ Quốc khánh 2/9 Ngân hàng Vietinbank (đang cập nhật) (5) Lịch nghỉ lễ Quốc khánh 2/9 Ngân hàng TPBank Thời gian nghỉ lễ: Từ ngày 31/8/2024 (Thứ Bảy) đến hết ngày 3/9/2024 (Thứ Ba). Thời gian hoạt động trở lại: Ngày 4/9/2024 (Thứ Tư). (6) Lịch nghỉ lễ Quốc khánh 2/9 Ngân hàng VPBank Dịch vụ tại Chi nhánh và quầy giao dịch tạm ngưng giao dịch từ 12h00 ngày 31/8/2024 (Thứ Bảy). Nghỉ lễ từ ngày 1/9 (Chủ Nhật) đến hết ngày 3/9/2024 (Thứ Ba) Hoạt động bình thường trở lại: ngày 4/9/2024 (Thứ Tư). (7) Lịch nghỉ lễ Quốc khánh 2/9 Ngân hàng VIB Kết thúc giao dịch tiền mặt tại quầy vào lúc 11:30 và các giao dịch khác vào lúc 12:00 ngày 31/8/2024 (Thứ Bảy): Nghỉ lễ: Ngày 2/9/2024 (Thứ Hai) - ngày 3/9/2024 (Thứ Ba); Làm việc bình thường trở lại: Ngày 4/9/2024 (Thứ Tư). (8) Lịch nghỉ lễ Quốc khánh 2/9 Ngân hàng Shinhan Bank Nghỉ lễ: Ngày 2, 3/9/2024 (Thứ Hai, Thứ Ba) Làm việc bình thường: Ngày 4/9/2024 (Thứ Tư) (9) Lịch nghỉ lễ Quốc khánh 2/9 Ngân hàng VietBank Thời gian nghỉ 2 ngày: ngày 2, 3/9 (Thứ Hai, Thứ Ba). Thời gian làm việc trở lại: ngày 4/9/2024 (Thứ Tư) (Tiếp tục cập nhật mới nhất các ngân hàng đã thông báo lịch nghỉ lễ) Ngân hàng cho vay vốn theo nguyên tắc nào? Theo Điều 4 Thông tư 39/2016/TT-NHNN được sửa đổi bởi Khoản 2 Điều 1 Thông tư 12/2024/TT-NHNN quy định nguyên tắc cho vay, vay vốn như sau: - Hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng được thực hiện theo thỏa thuận giữa tổ chức tín dụng và khách hàng, phù hợp với quy định tại Thông tư 39/2016/TT-NHNN và các quy định của pháp luật có liên quan bao gồm cả pháp luật về bảo vệ môi trường. - Khách hàng vay vốn tổ chức tín dụng phải đảm bảo sử dụng vốn vay đúng mục đích đã cam kết, hoàn trả nợ gốc, lãi tiền vay, phí đầy đủ, đúng hạn theo thỏa thuận với tổ chức tín dụng. Như vậy, ngân hàng cho vay vốn phải theo các nguyên tắc là thực hiện theo thỏa thuận với khách hàng và phù hợp quy định pháp luật. Khách hàng vay vốn cũng phải sử dụng vốn đúng mục đích và trả nợ đúng hạn. Điều kiện vay vốn ngân hàng năm 2024? Theo Điều 7 Thông tư 39/2016/TT-NHNN được sửa đổi bởi Điều 2 Thông tư 06/2023/TT-NHNN, Khoản 3 Điều 1 Thông tư 12/2024/TT-NHNN quy định tổ chức tín dụng xem xét, quyết định cho vay khi khách hàng có đủ các điều kiện sau đây: - Khách hàng là pháp nhân có năng lực pháp luật dân sự theo quy định của pháp luật. Khách hàng là cá nhân từ đủ 18 tuổi trở lên có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của pháp luật hoặc từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi không bị mất hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật. - Nhu cầu vay vốn để sử dụng vào mục đích hợp pháp. - Có phương án sử dụng vốn khả thi. Điều kiện này không bắt buộc đối với khoản cho vay có mức giá trị nhỏ. - Có khả năng tài chính để trả nợ. Như vậy, năm 2024 người vay vốn đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định trên thì mới được vay vốn tại ngân hàng.
Ngân hàng Agribank làm việc từ mấy giờ đến mấy giờ? Thứ 7 Agribank có làm việc không?
Agribank (Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn), là một trong bốn ngân hàng quốc doanh tại Việt Nam và có chi nhánh trên khắp cả nước. Vậy ngân hàng Agribank làm việc từ mấy giờ đến mấy giờ? Thứ 7 ngân hàng Agribank có làm việc không? Ngân hàng Agribank làm việc từ mấy giờ đến mấy giờ? Thứ 7 Agribank có làm việc không? Hiện nay ngân hàng Agribank mở cửa từ thứ Hai đến thứ Sáu,không hoạt động vào Thứ 7, Chủ nhật và các ngày nghỉ lễ theo quy định của Nhà nước. Thời gian làm việc của Agribank: Buổi sáng: từ 8h00 đến 12h00. Buổi chiều: từ 13h00 đến 17h00. Agribank là ngân hàng nhà nước hay tư nhân? Theo Điều 1, Điều 2 Điều lệ về tổ chức và hoạt động của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam được ban hành kèm theo Quyết định 117/QĐ-HĐQT-NHNN ngày 03/6/2002 quy định: - Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (sau đây gọi tắt là Ngân hàng Nông nghiệp) là ngân hàng thương mại nhà nước, được thành lập theo Quyết định 400/CT ngày 14/11/1990 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng và được thành lập lại theo Quyết định 280/QĐ-NH5 ngày 15/10/1996 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước. Ngân hàng Nông nghiệp thực hiện hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác có liên quan vì mục tiêu lợi nhuận, góp phần thực hiện các mục tiêu kinh tế của Nhà nước. - Ngân hàng Nông nghiệp có: + Tư cách pháp nhân theo pháp luật Việt Nam; + Tên tiếng Việt: Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam. Viết tắt là: NHNo & PTNT Việt Nam + Tên giao dịch quốc tế bằng tiếng Anh: Vietnam Bank for Agriculture and Rural Development; Gọi tắt là: Agribank; Viết tắt là: VBARD + Trụ sở chính đặt tại: Số 2 Phố Láng Hạ, Quận Ba Đình, Thành phố Hà Nội; Điện thoại: 844.8.313710 Fax: 844.8.313730 + Điều lệ về tổ chức và hoạt động, bộ máy quản lý và điều hành; + Vốn điều lệ: 2.270.000.000.000 đồng (Hai nghìn hai trăm bảy mươi tỷ đồng); + Con dấu riêng, tài khoản mở tại Ngân hàng Nhà nước và tại các ngân hàng trong nước và nước ngoài theo quy định của Ngân hàng Nhà nước; + Bảng tổng kết tài sản, các quỹ theo quy định của pháp luật. Như vậy, ngân hàng Agribank (Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam) là ngân hàng thương mại nhà nước. Hệ thống tổ chức của Ngân hàng Agribank thế nào? Theo Điều 17 Điều lệ về tổ chức và hoạt động của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam được ban hành kèm theo Quyết định 117/QĐ-HĐQT-NHNN ngày 03/6/2002 quy định hệ thống tổ chức của Ngân hàng Nông nghiệp bao gồm:. - Trụ sở chính. - Sở giao dịch, các chi nhánh phụ thuộc (gọi là chi nhánh cấp 1), văn phòng đại diện, đơn vị sự nghiệp, công ty trực thuộc. Trong đó: + Sở giao dịch Ngân hàng Nông nghiệp là đơn vị phụ thuộc, có con dấu, có nhiệm vụ thực hiện một phần các hoạt động của Ngân hàng Nông nghiệp và một số chức năng có liên quan đến các chi nhánh theo uỷ quyền của Ngân hàng Nông nghiệp. + Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp là đơn vị phụ thuộc, có con dấu, có nhiệm vụ thực hiện một phần các hoạt động của Ngân hàng Nông nghiệp theo uỷ quyền của Ngân hàng Nông nghiệp (chi nhánh cấp 1). - Các chi nhánh phụ thuộc chi nhánh cấp 1 (gọi là chi nhánh cấp 2): là đơn vị phụ thuộc của chi nhánh cấp 1, có con dấu, có nhiệm vụ thực hiện một phần các hoạt động của chi nhánh cấp 1 theo uỷ quyền của chi nhánh cấp 1. - Các chi nhánh phụ thuộc chi nhánh cấp 2 (gọi là chi nhánh cấp 3): là đơn vị phụ thuộc của chi nhánh cấp 2, có con dấu, có nhiệm vụ thực hiện một phần các hoạt động của chi nhánh cấp 2 theo uỷ quyền của chi nhánh cấp 2 - Các phòng giao dịch, quỹ tiết kiệm trực thuộc sở giao dịch, chi nhánh cấp 1, chi nhánh cấp 2, chi nhánh cấp 3. Như vậy, hệ thống tổ chức của ngân hàng Agribank bao gồm trụ sở chính, sở giao dịch, chi nhánh cấp 1, văn phòng đại diện, đơn vị sự nghiệp, công ty trực thuộc, chi nhánh cấp 2), chi nhánh cấp 3 và các phòng giao dịch, quỹ tiết kiệm trực thuộc sở giao dịch, chi nhánh cấp 1, chi nhánh cấp 2, chi nhánh cấp 3.
Thủ tục chấp thuận đủ điều kiện chuyển đổi hình thức pháp lý ngân hàng con ở nước ngoài
Đối với trường hợp ngân hàng con ở nước ngoài muốn chuyển đổi hình thức pháp lý phải thực hiện như thế nào? Cần đáp ứng điều kiện gì và phải có hồ sơ gồm nhừng giấy tờ gì để thực hiện? Căn cứ mục 5 phần II tại phụ lục ban hành kèm theo Quyết định 1640/QĐ-NHNN năm 2024 trình tự thủ tục cũng như thành phần hồ sơ và điều kiện để thực hiện chấp thuận đủ điều kiện chuyển đổi hình thức pháp lý ngân hàng con ở nước ngoài được hướng dẫn như sau: Trình tự thực hiện chấp thuận đủ điều kiện chuyển đổi hình thức pháp lý ngân hàng con ở nước ngoài Bước 1: Ngân hàng thương mại lập 01 bộ hồ sơ theo quy định gửi Ngân hàng Nhà nước. Bước 2: Trong thời hạn 45 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ theo quy định, Ngân hàng Nhà nước có văn bản chấp thuận hoặc không chấp thuận việc ngân hàng thương mại chuyển đổi hình thức pháp lý ngân hàng con ở nước ngoài; trường hợp không chấp thuận, văn bản gửi ngân hàng thương mại nêu rõ lý do. Thành phần hồ sơ chấp thuận đủ điều kiện chuyển đổi hình thức pháp lý ngân hàng con ở nước ngoài + Văn bản của ngân hàng thương mại đề nghị Ngân hàng Nhà nước chấp thuận chuyển đổi hình thức pháp lý ngân hàng con ở nước ngoài. + Nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông (đối với ngân hàng thương mại cổ phần); nghị quyết của Hội đồng thành viên (đối với ngân hàng thương mại trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên); ý kiến chấp thuận của chủ sở hữu (đối với ngân hàng thương mại trách nhiệm hữu hạn một thành viên) thông qua việc chuyển đổi hình thức pháp lý ngân hàng con ở nước ngoài. + Đề án chuyển đổi hình thức pháp lý ngân hàng con ở nước ngoài, trong đó phải có tối thiểu các nội dung sau: (i) Tên đầy đủ bằng tiếng Việt và bằng tiếng nước ngoài, tên viết tắt bằng tiếng Việt và bằng tiếng nước ngoài (nếu có); (ii) Địa điểm (tên quốc gia và địa chỉ cụ thể); (iii) Mức vốn đã cấp cho ngân hàng con ở nước ngoài; (iv) Nội dung hoạt động; thời hạn hoạt động; đối tượng khách hàng chính; (v) Lý do chuyển đổi hình thức pháp lý; (vi) Mức vốn dự kiến cấp thêm hoặc mức vốn giảm tại ngân hàng con ở nước ngoài khi chuyển đổi hình thức pháp lý; (vii) Cơ cấu tổ chức và mạng lưới của ngân hàng con ở nước ngoài sau khi chuyển đổi hình thức pháp lý: Sơ đồ tổ chức gồm trụ sở chính, các phòng ban tại trụ sở chính; mạng lưới hoạt động của ngân hàng con ở nước ngoài (nếu có); (viii) Thông tin pháp lý có liên quan: liệt kê các quy định có liên quan của nước sở tại về việc cho phép tổ chức tín dụng nước ngoài chuyển đổi hình thức pháp lý ngân hàng con ở nước sở tại đó (tên, số hiệu, ngày tháng của văn bản); (ix) Nghiên cứu khả thi: phân tích môi trường kinh doanh, thị trường mục tiêu, các cơ hội kinh doanh cần nắm bắt và kế hoạch chiếm lĩnh thị trường sau khi chuyển đổi hình thức pháp lý; (x) Phương thức kiểm soát của ngân hàng thương mại đối với ngân hàng con ở nước ngoài, trong đó cần nêu được tối thiểu các nội dung sau: phương thức (thuê ngoài hay tự thực hiện) và lý do lựa chọn phương thức; tổ chức thực hiện phương thức; chi phí ước tính thực hiện phương thức; khó khăn dự kiến và giải pháp; (xi) Phương án kinh doanh dự kiến của ngân hàng con ở nước ngoài trong 03 năm đầu sau khi chuyển đổi hình thức pháp lý, trong đó tối thiểu bao gồm: dự kiến bảng cân đối kế toán; báo cáo kết quả kinh doanh; báo cáo lưu chuyển tiền tệ; căn cứ xây dựng phương án và thuyết minh khả năng thực hiện phương án trong từng năm; (xii) Tác động và hiệu quả dự kiến của việc chuyển đổi hình thức pháp lý ngân hàng con ở nước ngoài, các vấn đề (nếu có) về bảo đảm an toàn hoạt động đối với ngân hàng thương mại và các giải pháp; tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu và các giới hạn góp vốn mua, cổ phần của ngân hàng thương mại sau khi chuyển đổi hình thức pháp lý ngân hàng con ở nước ngoài; (xiii) Phương án và biện pháp xử lý của ngân hàng thương mại trong trường hợp ngân hàng con ở nước ngoài có những ảnh hưởng nghiêm trọng đến ngân hàng thương mại; (xiv) Thông tin thay đổi về thành viên góp vốn, cổ đông lớn; dự kiến số tiền góp vốn, tỷ lệ góp vốn, số cổ phần, tỷ lệ sở hữu cổ phần của các thành viên góp vốn, cổ đông lớn của ngân hàng con ở nước ngoài khi chuyển đổi hình thức pháp lý. + Các văn bản khác chứng minh việc đáp ứng các điều kiện chuyển đổi hình thức pháp lý ngân hàng con ở nước ngoài theo quy định tại Thông tư 32/2024/TT-NHNN. Điều kiện thực hiện chấp thuận đủ điều kiện chuyển đổi hình thức pháp lý ngân hàng con ở nước ngoài + Tại thời điểm đề nghị, Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên, Ban kiểm soát có số lượng và cơ cấu theo đúng quy định của pháp luật, không bị khuyết Tổng giám đốc; + Tại thời điểm đề nghị, ngân hàng thương mại có bộ phận kiểm toán nội bộ và hệ thống kiểm soát nội bộ bảo đảm tuân thủ Điều 57, Điều 58 Luật Các tổ chức tín dụng và các quy định có liên quan của pháp luật; + Ngân hàng con của ngân hàng thương mại sau khi chuyển đổi hình thức pháp lý phải đảm bảo đáp ứng là ngân hàng con ở nước ngoài của ngân hàng thương mại (là ngân hàng mà ngân hàng thương mại hoặc ngân hàng thương mại và người có liên quan của ngân hàng thương mại sở hữu trên 50% vốn điều lệ hoặc trên 50% vốn cổ phần có quyền biểu quyết, được thành lập tại nước ngoài theo quy định pháp luật nước ngoài). + Trường hợp ngân hàng thương mại tăng vốn tại ngân hàng con khi ngân hàng con chuyển đổi hình thức pháp lý, ngoài các điều kiện nêu trên, phải đáp ứng các điều kiện sau: (i) Có giá trị thực của vốn điều lệ tại thời điểm 31 tháng 12 của năm trước liền kề năm đề nghị không thấp hơn mức vốn pháp định. Giá trị thực của vốn điều lệ được xác định theo quy định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trên cơ sở báo cáo tài chính riêng lẻ được kiểm toán của năm trước liền kề năm đề nghị; (ii) Tuân thủ các hạn chế để bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng quy định tại các Luật Các tổ chức tín dụng và các hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước đối với các quy định này liên tục trong thời gian 12 tháng trước tháng đề nghị; (iii) Thực hiện đúng, đầy đủ các quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động theo quy định của pháp luật tại quý trước liền kề thời điểm đề nghị; (iv) Có tỷ lệ nợ xấu theo quy định của Ngân hàng Nhà nước về việc phân loại tài sản có tại thời điểm 31 tháng 12 của năm trước liền kề năm đề nghị và tại ngày cuối cùng của tháng liền kề trước thời điểm đề nghị không vượt quá 3% hoặc một tỷ lệ khác theo quyết định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước trong từng thời kỳ; (v) Có tổng tài sản Có đạt 100.000 tỷ Đồng Việt Nam trở lên theo báo cáo tài chính hợp nhất được kiểm toán của năm trước liền kề năm đề nghị. (vi) Hoạt động kinh doanh có lãi theo các báo cáo tài chính hợp nhất và báo cáo tài chính riêng lẻ được kiểm toán trong 03 năm trước liền kề năm đề nghị. =>> Trên đây là trình tự thủ tục cũng như hồ sơ và điều kiện để thực hiện chấp thuận đủ điều kiện chuyển đổi hình thức pháp lý ngân hàng con ở nước ngoài
Ngân hàng có được tự trừ tiền khi phát hiện đã ghi Có nhầm vào tài khoản của khách hàng?
Ngân hàng có được chủ động trừ tiền từ tài khoản thanh toán của khách hàng khi phát hiện đã ghi Có nhầm vào tài khoản của khách hàng hay không? Cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé! Ghi Có vào tài khoản là gì? Hiện nay chưa có văn bản nào quy định cụ thể định nghĩa của việc ghi Có vào tài khoản, tuy nhiên có thể hiểu ghi Có vào tài khoản là số tiền giao dịch được chuyển vào tài khoản của khách hàng. Nói đơn giản hơn, khi tài khoản của bạn nhận thêm tiền thì sẽ được ghi Có vào tài khoản. Ngân hàng có được tự trừ tiền khi phát hiện đã ghi Có nhầm vào tài khoản của khách hàng? Theo điểm a khoản 1 Điều 21 Thông tư 17/2024/TT-NHNN quy định ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài nơi khách hàng mở tài khoản có quyền chủ động trích Nợ tài khoản thanh toán của khách hàng trong các trường hợp sau: - Theo yêu cầu bằng văn bản của cơ quan có thẩm quyền trong việc cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính, quyết định thi hành án, quyết định thu thuế hoặc các nghĩa vụ thanh toán khác theo quy định của pháp luật và thông báo cho chủ tài khoản thanh toán biết; - Để điều chỉnh các khoản mục bị hạch toán sai, hạch toán không đúng bản chất hoặc không phù hợp với nội dung sử dụng của tài khoản thanh toán theo quy định của pháp luật và thông báo cho chủ tài khoản thanh toán biết; - Khi phát hiện đã ghi Có nhầm vào tài khoản của khách hàng hoặc theo yêu cầu hủy lệnh chuyển Có của ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phục vụ bên chuyển tiền do ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phục vụ bên chuyển tiền phát hiện thấy có sai sót so với lệnh thanh toán của người chuyển tiền đã lập; việc trích Nợ tài khoản thanh toán phải thông báo cho chủ tài khoản thanh toán biết; -Theo thỏa thuận trước bằng văn bản giữa chủ tài khoản thanh toán với ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài để chi trả các khoản thanh toán thường xuyên, định kỳ hoặc thu các khoản nợ đến hạn, quá hạn, lãi và các chi phí phát sinh; việc trích Nợ tài khoản thanh toán phải thông báo cho chủ tài khoản thanh toán biết; Như vậy, ngân hàng nơi khách hàng mở tài khoản có quyền chủ động trích Nợ tài khoản thanh toán khi phát hiện đã ghi Có nhầm vào tài khoản của khách hàng nhưng phải thông báo cho chủ tài khoản thanh toán biết. Khách hàng bị ghi Có nhầm vào tài khoản của mình có nghĩa vụ gì? Theo khoản 2 Điều 20 Thông tư 17/2024/TT-NHNN quy định nghĩa vụ của chủ tài khoản thanh toán bao gồm: - Đảm bảo có đủ tiền trên tài khoản thanh toán để thực hiện các lệnh thanh toán đã lập. Trường hợp có thỏa thuận thấu chi với ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài nơi mở tài khoản thì phải thực hiện các nghĩa vụ liên quan khi chi trả vượt quá số dư Có trên tài khoản; - Chấp hành các quy định về mở và sử dụng tài khoản thanh toán tại Thông tư này và thỏa thuận với ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài; - Kịp thời thông báo cho ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài nơi mở tài khoản khi phát hiện thấy những sai sót, nhầm lẫn trên tài khoản thanh toán của mình hoặc nghi ngờ tài khoản của mình bị lợi dụng; - Hoàn trả hoặc phối hợp với ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài hoàn trả các khoản tiền do sai sót, nhầm lẫn đã ghi Có vào tài khoản thanh toán của mình; - Cung cấp đầy đủ, chính xác và cập nhật kịp thời cho ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài những thông tin trong hồ sơ tài khoản thanh toán, các thông tin bổ sung theo yêu cầu của ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài theo thỏa thuận; chịu trách nhiệm về những rủi ro phát sinh trong trường hợp cung cấp, cập nhật thông tin không đầy đủ, chính xác, kịp thời và những thiệt hại do sai sót của mình gây ra; - Duy trì số dư tối thiểu trên tài khoản thanh toán theo quy định của ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài; - Không thực hiện những hành vi bị cấm về mở và sử dụng tài khoản thanh toán. Như vậy, khách hàng bi ghi Có nhầm vào tài khoản của mình cũng có nghĩa vụ hoàn trả, phối hợp với ngân hàng khoản tiền do sai sót, nhầm lẫn đã ghi Có vào tài khoản thanh toán của mình. Ngân hàng có quyền từ chối lệnh thực hiện thanh toán của khách hàng không? Theo điểm b khoản 1 Điều 21 Thông tư 17/2024/TT-NHNN quy định ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài nơi khách hàng mở tài khoản có quyền từ chối thực hiện lệnh thanh toán của chủ tài khoản thanh toán trong các trường hợp sau: - Lệnh thanh toán không hợp pháp, hợp lệ; - Chủ tài khoản thanh toán không thực hiện đầy đủ các yêu cầu về thủ tục thanh toán hoặc yếu tố trên lệnh thanh toán không khớp đúng với các yếu tố đã đăng ký trong hồ sơ mở tài khoản thanh toán hoặc lệnh thanh toán không phù hợp với các thỏa thuận mở, sử dụng tài khoản thanh toán; - Tài khoản thanh toán không đủ số dư để thực hiện lệnh thanh toán hoặc vượt hạn mức thấu chi; - Tài khoản thanh toán bị đóng hoặc phong tỏa toàn bộ; - Khi có yêu cầu bằng văn bản của cơ quan có thẩm quyền theo quy định pháp luật; - Chủ tài khoản thanh toán vi phạm các hành vi bị cấm - Chủ tài khoản thanh toán từ chối cung cấp thông tin hoặc cung cấp thông tin không đầy đủ về nhận biết khách hàng theo yêu cầu của ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài hoặc khi có nghi ngờ về tính trung thực của thông tin và mục đích giao dịch đối với các giao dịch đặc biệt phải giám sát theo quy định của pháp luật phòng, chống rửa tiền; - Các trường hợp khác theo thỏa thuận trước với khách hàng tại thỏa thuận mở và sử dụng tài khoản thanh toán bao gồm: trường hợp tài khoản thanh toán có dấu hiệu liên quan đến lừa đảo gian lận, phục vụ cho mục đích bất hợp pháp theo các tiêu chí của ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài; Như vậy, trong một số trường hợp theo quy định trên thì ngân hàng có quyền từ chối lệnh thực hiện thanh toán của khách hàng.
Tổ chức không phải là tổ chức tín dụng không được sử dụng cụm từ nào?
Tổ chức không phải là tổ chức tín dụng không được phép sử dụng các cụm từ nào? Tổ chức tín dụng là gì? Hình thức pháp lý của tổ chức tín dụng? Tổ chức tín dụng là gì? Chi nhánh ngân hàng nước ngoài là gì? Theo quy định tại khoản 5, 21, 30, 37, 38, 41 Điều 4 Luật Các tổ chức tín dụng 2024 thì: (1) Tổ chức tín dụng là tổ chức kinh tế có tư cách pháp nhân thực hiện một, một số hoặc tất cả hoạt động ngân hàng theo quy định của Luật này. Tổ chức tín dụng bao gồm: - Ngân hàng là tổ chức tín dụng có thể được thực hiện tất cả hoạt động ngân hàng theo quy định của Luật này. Các loại hình ngân hàng bao gồm ngân hàng thương mại, ngân hàng chính sách, ngân hàng hợp tác xã. - Tổ chức tín dụng phi ngân hàng là tổ chức tín dụng được thực hiện một hoặc một số hoạt động ngân hàng theo quy định của Luật này, trừ hoạt động nhận tiền gửi của cá nhân và cung ứng dịch vụ thanh toán qua tài khoản của khách hàng. Các loại hình tổ chức tín dụng phi ngân hàng bao gồm công ty tài chính tổng hợp và công ty tài chính chuyên ngành. - Tổ chức tài chính vi mô là tổ chức tín dụng chủ yếu thực hiện một hoặc một số hoạt động ngân hàng, nhằm đáp ứng nhu cầu của cá nhân, hộ gia đình có thu nhập thấp và doanh nghiệp siêu nhỏ. - Quỹ tín dụng nhân dân là tổ chức tín dụng do pháp nhân, cá nhân, hộ gia đình tự nguyện thành lập dưới hình thức hợp tác xã để thực hiện một hoặc một số hoạt động ngân hàng theo quy định của Luật này nhằm mục tiêu chủ yếu là tương trợ nhau phát triển sản xuất, kinh doanh và đời sống. (2) Chi nhánh ngân hàng nước ngoài là tổ chức kinh tế không có tư cách pháp nhân và là đơn vị phụ thuộc của ngân hàng nước ngoài, được ngân hàng nước ngoài bảo đảm chịu trách nhiệm về mọi nghĩa vụ, cam kết của chi nhánh tại Việt Nam. Tổ chức không phải là tổ chức tín dụng không được sử dụng cụm từ nào? Theo quy định tại Điều 5 Luật Các tổ chức tín dụng 2024 về sử dụng từ ngữ liên quan đến hoạt động ngân hàng: Tổ chức không phải là tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài không được phép sử dụng các cụm từ: - “Tổ chức tín dụng”, - “Ngân hàng” - “Công ty tài chính” - “Công ty cho thuê tài chính” - “Tổ chức tài chính vi mô” - “Quỹ tín dụng nhân dân” - Cụm từ, từ ngữ khác trong tên của tổ chức, chức danh hoặc trong phần phụ thêm của tên, chức danh hoặc trong giấy tờ giao dịch hoặc quảng cáo của mình nếu việc sử dụng cụm từ, từ ngữ đó có thể gây nhầm lẫn cho khách hàng về việc tổ chức đó là một tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Hình thức pháp lý của tổ chức tín dụng được quy định như thế nào? Hình thức pháp lý của tổ chức tín dụng được quy định tại Điều 6 Luật Các tổ chức tín dụng 2024, cụ thể như sau: (1) Ngân hàng thương mại trong nước được thành lập, tổ chức dưới hình thức công ty cổ phần, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này và trường hợp thực hiện phương án chuyển giao bắt buộc được phê duyệt. (2) Ngân hàng thương mại nhà nước được thành lập, tổ chức dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ. (3) Tổ chức tín dụng phi ngân hàng trong nước được thành lập, tổ chức dưới hình thức công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn. (4) Tổ chức tín dụng liên doanh, tổ chức tín dụng 100% vốn nước ngoài được thành lập, tổ chức dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn. (5) Ngân hàng hợp tác xã, quỹ tín dụng nhân dân được thành lập, tổ chức dưới hình thức hợp tác xã. (6) Tổ chức tài chính vi mô được thành lập, tổ chức dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn. Tóm lại, Tổ chức không phải là tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài không được phép sử dụng các cụm từ: - “Tổ chức tín dụng”, - “Ngân hàng” - “Công ty tài chính” - “Công ty cho thuê tài chính” - “Tổ chức tài chính vi mô” - “Quỹ tín dụng nhân dân” - Cụm từ, từ ngữ khác trong tên của tổ chức, chức danh hoặc trong phần phụ thêm của tên, chức danh hoặc trong giấy tờ giao dịch hoặc quảng cáo của mình nếu việc sử dụng cụm từ, từ ngữ đó có thể gây nhầm lẫn cho khách hàng về việc tổ chức đó là một tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
Giấy phép thành lập của ngân hàng có phải là giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp?
Giấy phép thành lập của ngân hàng có phải là giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp? Thời hạn cấp Giấy phép thành lập của ngân hàng là bao lâu? Ngân hàng là tổ chức tín dụng đúng không? Theo khoản 21 Điều 4 Luật Các tổ chức tín dụng 2024 có giải thích Ngân hàng là tổ chức tín dụng có thể được thực hiện tất cả hoạt động ngân hàng theo quy định của Luật này. Các loại hình ngân hàng bao gồm ngân hàng thương mại, ngân hàng chính sách, ngân hàng hợp tác xã. Đồng thời tại khoản 38 Điều 4 Luật Các tổ chức tín dụng 2024 giải thích tổ chức tín dụng là tổ chức kinh tế có tư cách pháp nhân thực hiện một, một số hoặc tất cả hoạt động ngân hàng theo quy định của Luật này. Tổ chức tín dụng bao gồm ngân hàng, tổ chức tín dụng phi ngân hàng, tổ chức tài chính vi mô và quỹ tín dụng nhân dân. Như vậy, ngân hàng là một trong những hình thức hoạt động của tổ chức tín dụng. Giấy phép thành lập và hoạt động của ngân hàng có đồng thời là GCN đăng ký doanh nghiệp? Theo Điều 27 Luật Các tổ chức tín dụng 2024 thì Ngân hàng Nhà nước là cơ quan có thẩm quyền cấp, sửa đổi, bổ sung và thu hồi Giấy phép theo quy định của Luật này. Cũng theo quy định này thì Giấy phép thành lập và hoạt động của ngân hàng đồng thời là Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã. Ngoài ra, quy định này cũng đề cập Giấy phép thành lập chi nhánh ngân hàng nước ngoài, Giấy phép thành lập văn phòng đại diện nước ngoài đồng thời là Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh ngân hàng nước ngoài, Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động văn phòng đại diện nước ngoài. Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quy định việc thông báo thông tin về cấp, sửa đổi, bổ sung, thu hồi Giấy phép; thông tin về việc bổ nhiệm Tổng giám đốc (Giám đốc) chi nhánh ngân hàng nước ngoài, Trưởng văn phòng đại diện nước ngoài và các thông tin có liên quan cho cơ quan đăng ký kinh doanh để cập nhật vào hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp, hợp tác xã. Lưu ý: Giấy phép trong hoạt động của tổ chức tín dụng nói chung và ngân hàng nói riêng bao gồm Giấy phép thành lập và hoạt động của tổ chức tín dụng, Giấy phép thành lập chi nhánh ngân hàng nước ngoài, Giấy phép thành lập văn phòng đại diện nước ngoài do Ngân hàng Nhà nước cấp. Văn bản của Ngân hàng Nhà nước về sửa đổi, bổ sung Giấy phép là một bộ phận không tách rời của Giấy phép. Thời hạn cấp Giấy phép thành lập của ngân hàng là bao lâu? Thời hạn cấp Giấy phép thành lập và hoạt động của ngân hàng được quy định tại Điều 31 Luật Các tổ chức tín dụng 2024. Cụ thể, trong thời hạn 180 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Ngân hàng Nhà nước cấp Giấy phép hoặc từ chối cấp Giấy phép thành lập và hoạt động của tổ chức tín dụng, Giấy phép thành lập chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Trường hợp từ chối cấp Giấy phép, Ngân hàng Nhà nước phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do. Như vậy, thời hạn cấp Giấy phép thành lập và hoạt động của ngân hàng là 180 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ. Tóm lại, Giấy phép thành lập và hoạt động của ngân hàng có đồng thời là Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
Tổng hợp các chính sách lĩnh vực Ngân hàng có hiệu lực trong tháng 8/2024
Trong tháng 8, một số chính sách nổi bật về lĩnh vực ngân hàng sẽ có hiệu lực như quy định về phân loại nợ, chuyển nhượng tài sản đảm bảo, nguyên tắc mua bán trái phiếu doanh nghiệp,... (1) Luật Các tổ chức tín dụng 2024 Luật Các tổ chức tín dụng 2024 đã có hiệu lực từ ngày 01/7/2024, tuy nhiên, phải đến 01/8/2024 thì Luật này mới chính thức hoàn toàn có hiệu lực. Theo quy định tại Điều 4 Luật sửa đổi luật đất đai, luật nhà ở, luật kinh doanh bất động sản và luật các tổ chức tín dụng 2024, khoản 3 Điều 200 và khoản 15 Điều 210 Luật Các tổ chức tín dụng 2024 sẽ bắt đầu có hiệu lực từ ngày 01/8/2024 thay vì 01/01/2025. Theo đó, khoản 3 Điều 200 Luật Các tổ chức tín dụng 2024 quy định về việc các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ bất động sản là tài sản đảm bảo để thu hồi nợ nhưng không phải áp dụng quy định về điều kiện chủ thể kinh doanh bất động sản đối với bên chuyển nhượng theo quy định của Luật Kinh doanh bất động sản 2023. Về khoản 15 Điều 210 Luật Các tổ chức tín dụng 2024, khoản này quy định về điều kiện khi chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ bất động sản là tài sản đảm bảo, bao gồm: - Dự án bất động sản chuyển nhượng phải đáp ứng điều kiện quy định tại các điểm a, d, đ, g và h khoản 1 Điều 40 của Luật Kinh doanh bất động sản 2023 và phải có quyết định giao đất, cho thuê đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền - Bên nhận chuyển nhượng dự án phải đáp ứng điều kiện quy định tại các khoản 2, 4 và 5 Điều 40 của Luật Kinh doanh bất động sản 2023 Khoản 3 Điều 200 và khoản 15 Điều 210 Luật Các tổ chức tín dụng 2024 sẽ bắt đầu có hiệu lực từ ngày 01/8/2024 (2) Thông tư 11/2024/TT-NHNN Thông tư 11/2024/TT-NHNN được ban hành bởi Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam để sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 16/2021/TT-NHNN quy định việc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài mua, bán trái phiếu doanh nghiệp. Theo đó, Thông tư 11/2024/TT-NHNN bổ sung thêm 02 nguyên tắc đồng thời bãi bỏ 02 nguyên tắc về mua bán trái phiếu doanh nghiệp. Đối với các hợp đồng mua, bán trái phiếu doanh nghiệp được ký kết trước ngày Thông tư 11/2024/TT-NHNN có hiệu lực thi hành, tổ chức tín dụng và khách hàng tiếp tục thực hiện các nội dung trong hợp đồng mua, bán trái phiếu doanh nghiệp đã ký kết phù hợp với quy định của pháp luật có hiệu lực thi hành tại thời điểm ký kết hợp đồng đó. Việc sửa đổi, bổ sung hợp đồng trên chỉ được thực hiện khi nội dung sửa đổi, bổ sung phù hợp với quy định tại Thông tư 11/2024/TT-NHNN. Thông tư 11/2024/TT-NHNN sẽ bắt đầu có hiệu lực từ ngày 12/08/2024. (3) Thông tư 14/2024/TT-NHNN Thông tư 14/2024/TT-NHNN được ban hành bởi Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về việc phân loại đối với các tài sản có (nợ) phát sinh từ các hoạt động sau của tổ chức tài chính vi mô: - Cho vay - Ủy thác cho vay - Gửi tiền (trừ tiền gửi thanh toán) tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài theo quy định của pháp luật Đối tượng áp dụng Thông tư 14/2024/TT-NHNN bao gồm: Tổ chức tài chính vi mô và tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến việc phân loại nợ của tổ chức tài chính vi mô. Thông tư 14/2024/TT-NHNN bắt đầu có hiệu lực từ ngày 12/08/2024. (4) Thông tư 23/2024/TT-NHNN Thông tư 23/2024/TT-NHNN được ban hành bởi Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam để sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 10/2016/TT-NHNN hướng dẫn một số nội dung quy định tại Nghị định 135/2015/NĐ-CP quy định về đầu tư gián tiếp ra nước ngoài. Theo đó, Thông tư 23/2024/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung các quy định về nguyên tắc, hoạt động thưởng cổ phiếu phát hành ở nước ngoài và chế độ báo cáo đối với tổ chức thực hiện chương trình thưởng cổ phiếu. Cùng với đó là bãi bỏ Điều 11 và Phụ lục 02; thay thế Phụ lục 16 mới; bổ sung Phụ lục 17, Phụ lục 18, Phụ lục 19 và Phụ lục số 20 vào Thông tư 10/2016/TT-NHNN. Thông tư 23/2024/TT-NHNN có hiệu lực từ ngày 12/08/2024. (5) Thông tư 13/2024/TT-NHNN Thông tư 13/2024/TT-NHNN cũng là một Thông tư được ban hành bởi Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam để sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 32/2015/TT-NHNN quy định các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của quỹ tín dụng nhân dân. Nội dung nổi bật của Thông tư 13/2024/TT-NHNN bao gồm: - Sửa đổi, bổ sung phạm vi điều chỉnh đối tượng áp dụng của Thông tư 32/2015/TT-NHNN - Sửa đổi, bổ sung các quy định về hạn chế, giới hạn cho vay của quỹ tín dụng nhân dân - Thay thế Phụ lục 01, 02 và 03 của Thông tư 32/2015/TT-NHNN bằng Phụ lục 01, 02 và 03 ban hành kèm theo Thông tư 13/2024/TT-NHNN. Thông tư 13/2024/TT-NHNN có hiệu lực từ ngày 12/8/2024. (6) Thông tư 08/2024/TT-NHNN Thông tư 08/2024/TT-NHNN quy định việc quản lý, vận hành và sử dụng Hệ thống Thanh toán điện tử liên ngân hàng Quốc gia để thực hiện việc thanh toán và quyết toán giữa các đơn vị tham gia hệ thống thanh toán này bằng đồng Việt Nam (VND), Đô la Mỹ (USD), Đồng tiền chung châu Âu (EUR) và các loại ngoại tệ khác do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (sau đây gọi là Ngân hàng Nhà nước) quyết định trong từng thời kỳ. Cùng với đó, Thông tư 08/2024/TT-NHNN còn ban hành kèm theo 36 biểu mẫu trong lĩnh vực Thanh toán điện tử liên ngân hàng Quốc gia. Thông tư 08/2024/TT-NHNN có hiệu lực từ ngày 15/8/2024. (7) Thông tư 16/2024/TT-NHNN Thông tư 16/2024/TT-NHNN quy định về việc tổ chức tín dụng (trừ tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt) xây dựng và thực hiện lộ trình để bảo đảm tuân thủ quy định về giới hạn góp vốn, mua cổ phần tại khoản 5 Điều 137 Luật Các tổ chức tín dụng 2024. Nội dung chính của Thông tư 16/2024/TT-NHNN liên quan đến việc hướng dẫn thực hiện việc xây dựng lộ trình, thực hiện lộ trình và trách nhiệm của tổ chức tín dụng trong vấn đề này. Thông tư 16/2024/TT-NHNN có hiệu lực từ ngày 15/8/2024. (8) Thông tư 32/2024/TT-NHNN Theo đó, Thông tư 32/2024/TT-NHNN được ban hành bởi Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam để quy định về mạng lưới hoạt động của ngân hàng thương mại, bao gồm các việc: - Thành lập, khai trương hoạt động, thay đổi tên, thay đổi địa điểm, chấm dứt hoạt động, giải thể chi nhánh, phòng giao dịch, văn phòng đại diện, đơn vị sự nghiệp ở trong nước; chi nhánh, văn phòng đại diện, ngân hàng con ở nước ngoài; - Thay đổi chi nhánh quản lý phòng giao dịch; - Chuyển đổi chi nhánh ở trong nước thành phòng giao dịch và ngược lại; - Chuyển đổi hình thức pháp lý ngân hàng con ở nước ngoài của ngân hàng thương mại. Ngoài ra, Thông tư 32/2024/TT-NHNN còn quy định về việc thông báo thông tin về thành lập, thay đổi địa điểm, giải thể, chấm dứt hoạt động chi nhánh, phòng giao dịch, văn phòng đại diện ở trong nước và các thông tin liên quan cho cơ quan đăng ký kinh doanh. Đối với mạng lưới hoạt động của Ngân hàng Thương mại cổ phần Bưu điện Liên Việt thì thực hiện theo quy định tại Thông tư 32/2024/TT-NHNN và quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về phòng giao dịch bưu điện trực thuộc Ngân hàng Thương mại cổ phần Bưu điện Liên Việt. Thông tư 32/2024/TT-NHNN có hiệu lực từ ngày 15/8/2024. (9) Thông tư 36/2024/TT/NHNN Thông tư 36/2024/TT/NHNN quy định về việc phân loại tài sản có của tổ chức tín dụng là hợp tác xã. Theo đó, đối tượng áp dụng Thông tư 36/2024/TT/NHNN bao gồm: Ngân hàng hợp tác xã, Quỹ tín dụng nhân dân và tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến việc phân loại nợ của tổ chức tín dụng là hợp tác xã. Nội dung chính của Thông tư 36/2024/TT/NHNN bao gồm các quy định chung, quy định cụ thể và việc tổ chức thực hiện phân loại tài sản có của tổ chức tín dụng là hợp tác xã. Thông tư 36/2024/TT/NHNN có hiệu lực thi hành từ ngày 15/8/2024. Trên đây là toàn bộ chính sách liên quan đến lĩnh vực Tiền tệ - Ngân hàng có hiệu lực trong tháng 8/2024. Gửi đến bạn đọc cùng tham khảo và cập nhật chính sách mới liên quan đến lĩnh vực này.
Quy định mới về thành viên quyết toán Hệ thống bù trừ điện tử và quyết toán bù trừ điện tử
Ngày 17/7/2024, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành Thông tư 40/2024/TT-NHNN quy định về hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán. Trong đó quy định về thành viên quyết toán Hệ thống bù trừ điện tử và quyết toán bù trừ điện tử. 1. Thành viên quyết toán Hệ thống bù trừ điện tử Theo Điều 10 Thông tư 40/2024/TT-NHNN, tổ chức chủ trì bù trừ điện tử quy định về việc kết nạp (hoặc ngừng) tham gia thành viên Hệ thống bù trừ điện tử, trong đó thành viên quyết toán phải đáp ứng tối thiểu các yêu cầu sau: - Là thành viên của Hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng. - Được thiết lập hạn mức bù trừ điện tử theo quy định tại khoản 1 Điều 11 Thông tư 40/2024/TT-NHNN và cam kết thực hiện việc theo dõi, quản lý hạn mức bù trừ điện tử để đảm bảo việc xử lý giao dịch thanh toán qua Hệ thống bù trừ điện tử tuân thủ theo quy định tại khoản 3 Điều 13 Thông tư 40/2024/TT-NHNN. - Có văn bản cam kết với tổ chức chủ trì bù trừ điện tử về việc đảm bảo khả năng chi trả để thanh toán kịp thời và đầy đủ các nghĩa vụ phát sinh khi xử lý quyết toán bù trừ điện tử và nghĩa vụ chia sẻ rủi ro trong trường hợp thành viên quyết toán thiếu vốn quyết toán bù trừ không đủ khả năng trả nợ vay. - Có văn bản cam kết với Ngân hàng Nhà nước (Sở Giao dịch) về việc thực hiện vay thanh toán bù trừ trong trường hợp không đủ khả năng chi trả tại thời điểm quyết toán và chịu trách nhiệm toàn bộ về việc nhận nợ và hoàn trả nợ vay (bao gồm cả gốc và lãi) cho Ngân hàng Nhà nước; ủy quyền vô thời hạn và không hủy ngang cho Ngân hàng Nhà nước (Sở Giao dịch) được chủ động trích (ghi Nợ) tài khoản thanh toán của thành viên, trích (ghi Nợ) tài khoản ký quỹ và chuyển quyền sở hữu giấy tờ có giá (khi thiết lập hạn mức bù trừ điện tử) để thực hiện việc quyết toán bù trừ điện tử và thực hiện nghĩa vụ chia sẻ rủi ro trong trường hợp thành viên quyết toán thiếu vốn quyết toán bù trừ không đủ khả năng trả nợ vay. 2. Quy định về quyết toán bù trừ điện tử Theo Điều 14 Thông tư 40/2024/TT-NHNN, quyết toán bù trử điện tử được quy định như sau: - Để thực hiện xử lý quyết toán bù trừ điện tử, tổ chức chủ trì bù trừ điện tử đăng ký sử dụng dịch vụ quyết toán ròng cho các hệ thống khác của Hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng theo quy định của Ngân hàng Nhà nước về quản lý, vận hành và sử dụng Hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng. - Tổ chức chủ trì bù trừ điện tử quy định thời điểm quyết toán cụ thể vào cuối phiên giao dịch tương ứng với mỗi phương thức xử lý lệnh thanh toán hoặc dịch vụ của Hệ thống bù trừ điện tử, đảm bảo phù hợp với thời gian hoạt động Hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng và việc xử lý giao dịch qua Hệ thống bù trừ điện tử. - Tổ chức chủ trì bù trừ điện tử gửi kết quả bù trừ điện tử đến Hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng để xử lý hạch toán vào tài khoản thanh toán của thành viên quyết toán liên quan theo quy định về quản lý, vận hành và sử dụng Hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng. Kết quả bù trừ điện tử gửi đến Hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng phải đảm bảo nghĩa vụ phải trả của thành viên quyết toán trong phiên quyết toán không vượt quá hạn mức bù trừ điện tử của thành viên đó. Việc xử lý quyết toán kết quả bù trừ điện tử và xử lý trong trường hợp thành viên quyết toán không đủ khả năng chi trả thực hiện theo quy định về quản lý, vận hành và sử dụng Hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng. Như vậy, quy định về thành viên quyết toán Hệ thống bù trừ điện tử được quy định tại Điều 10 Thông tư 40/2024/TT-NHNN, có hiệu lực từ ngày 17/7/2024 và quyết toán bù trừ điện tử được quy định tại Điều 14 Thông tư 40/2024/TT-NHNN, có hiệu lực từ ngày 15/8/2024.
Xử lý tài sản thế chấp tại ngân hàng có bắt buộc phải đấu giá?
Tài sản thế chấp tại ngân hàng bị mang ra xử lý thì có bắt buộc phải được xử lý bằng hình thức đấu giá hay không? Còn hình thức xử lý tài sản nào khác ngoài đấu giá không? Xử lý tài sản thế chấp tại ngân hàng có bắt buộc phải đấu giá? Theo Điều 303 Bộ luật Dân sự 2015 quy định phương thức xử lý tài sản cầm cố, thế chấp như sau: - Bên bảo đảm và bên nhận bảo đảm có quyền thỏa thuận một trong các phương thức xử lý tài sản cầm cố, thế chấp sau đây: + Bán đấu giá tài sản; + Bên nhận bảo đảm tự bán tài sản; + Bên nhận bảo đảm nhận chính tài sản để thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụ của bên bảo đảm; + Phương thức khác. - Trường hợp không có thỏa thuận về phương thức xử lý tài sản bảo đảm theo quy định trên thì tài sản được bán đấu giá, trừ trường hợp luật có quy định khác. Như vậy, việc xử lý tài sản thế chấp tại ngân hàng có thể được thực hiện bằng nhiều phương thức, không bắt buộc phải đấu giá mà còn có thể để cho bên nhận bảo đảm tự bán tài sản/tự nhận chính tài sản để trả nợ… Khi nào ngân hàng được nhận chính tài sản thế chấp để trả nợ? Theo Điều 305 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về nhận chính tài sản bảo đảm để thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụ của bên bảo đảm như sau: - Bên nhận bảo đảm được quyền nhận chính tài sản bảo đảm để thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụ của bên bảo đảm nếu có thỏa thuận khi xác lập giao dịch bảo đảm. - Trường hợp không có thỏa thuận theo quy định tại khoản 1 Điều này thì bên nhận bảo đảm chỉ được nhận chính tài sản bảo đảm để thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụ khi bên bảo đảm đồng ý bằng văn bản. - Trường hợp giá trị của tài sản bảo đảm lớn hơn giá trị của nghĩa vụ được bảo đảm thì bên nhận bảo đảm phải thanh toán số tiền chênh lệch đó cho bên bảo đảm; trường hợp giá trị tài sản bảo đảm nhỏ hơn giá trị của nghĩa vụ được bảo đảm thì phần nghĩa vụ chưa được thanh toán trở thành nghĩa vụ không có bảo đảm. - Bên bảo đảm có nghĩa vụ thực hiện các thủ tục chuyển quyền sở hữu tài sản cho bên nhận bảo đảm theo quy định của pháp luật. Như vậy, nếu không có thỏa thuận trước thì ngân hàng sẽ được nhận tài sản thế chấp để trả nợ khi người vay đồng ý bằng văn bản. Nếu tài sản thế chấp lớn hơn nợ thì ngân hàng phải trả số tiền thừa cho người vay, nhỏ hơn nợ thì phần nợ chưa trả thành khoản vay không bảo đảm. Những tài sản nào bắt buộc phải bán đấu giá? Theo Điều 304 Bộ luật Dân sự 2015 quy định việc bán đấu giá tài sản cầm cố, thế chấp được thực hiện theo quy định của pháp luật về bán đấu giá tài sản. Theo đó, Điều 4 Luật Đấu giá tài sản 2016 quy định tài sản mà pháp luật quy định phải bán thông qua đấu giá, bao gồm: - Tài sản nhà nước theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước; - Tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân theo quy định của pháp luật; - Tài sản là quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai; - Tài sản bảo đảm theo quy định của pháp luật về giao dịch bảo đảm; - Tài sản thi hành án theo quy định của pháp luật về thi hành án dân sự; - Tài sản là tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu sung quỹ nhà nước, tài sản kê biên để bảo đảm thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính; - Tài sản là hàng dự trữ quốc gia theo quy định của pháp luật về dự trữ quốc gia; - Tài sản cố định của doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp; - Tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã bị tuyên bố phá sản theo quy định của pháp luật về phá sản; - Tài sản hạ tầng đường bộ và quyền thu phí sử dụng tài sản hạ tầng đường bộ theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng và khai thác kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ; - Tài sản là quyền khai thác khoáng sản theo quy định của pháp luật về khoáng sản; - Tài sản là quyền sử dụng, quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng theo quy định của pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng; - Tài sản là quyền sử dụng tần số vô tuyến điện theo quy định của pháp luật về tần số vô tuyến điện; - Tài sản là nợ xấu và tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu của tổ chức mà Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ do Chính phủ thành lập để xử lý nợ xấu của tổ chức tín dụng theo quy định của pháp luật; - Tài sản khác mà pháp luật quy định phải bán thông qua đấu giá. Như vậy, nếu là một trong các tài sản được quy định trên thì khi bán sẽ chỉ được bán đấu giá.
Cách rút tiền mặt bằng thẻ CCCD gắn chip? Làm mất thẻ CCCD có dễ bị lấy tiền không?
Hiện nay việc rút tiền mặt bằng thẻ CCCD gắn chip vẫn đang được thực hiện tại các ngân hàng như VietinBank, BIDV, Vietcombank, VietCapitalBank. Bài viết sau đây sẽ hướng dẫn cách rút tiền mặt bằng thẻ CCCD gắn chip. Cách rút tiền mặt từ thẻ CCCD gắn chip? Làm mất thẻ CCCD có dễ bị lấy tiền không? Để rút tiền mặt bằng thẻ CCCD gắn chip tại cây ATM, người dùng thực hiện các bước như sau: Bước 1: Lựa chọn cây ATM có chức năng rút tiền bằng CCCD gắn chip Hiện nay việc rút tiền mặt bằng thẻ CCCD gắn chip chỉ được triển khai tại một số cây ATM nhất định của một số ngân hàng nhất định. Để biết được cây ATM mình đang đứng có chức năng này không, người dùng nên quan sát các bảng thông tin được dán trên cây ATM hoặc có thể liên hệ để được ngân hàng giải đáp. Bước 2: Chọn chế độ rút tiền Người dùng vào cây ATM, chọn chế độc rút tiền tiền không dùng thẻ, sau đó nhấn chọn rút tiền bằng CCCD gắn chip. Bước 3: Quét CCCD Người dùng đặt CCCD gắn chip lên vị trí cây ATM yêu cầu để máy đọc thông tin trên thẻ. Tại bước này cần lưu ý đưa thẻ CCCD gắn chip vào đầu đọc thẻ của cây ATM bằng cách quay mặt sau (khu vực có gắn chip) và để con chip vào đầu đọc thẻ của cây ATM. Bước 4: Xác thực sinh trắc học Sau khi quét thành công, máy sẽ thu thập ảnh chân dung, vân tay, sau đó phân tích dữ liệu và đối sánh dữ liệu sinh trắc đã lưu trên chip thẻ CCCD. Nếu dữ liệu trùng khớp thì người dùng mới thực hiện được các thao tác rút tiền bằng CCCD. Bước 5: Nhập mã Pin Sau khi xác thực thành công, người dùng nhập PIN thẻ tương ứng với tài khoản cần rút tiền. Bước 6: Rút tiền Người dùng chọn số tiền cần rút và thực hiện giao dịch như bình thường. ATM trả tiền & biên lai (nếu có) và kết thúc giao dịch. Theo đó, trên đây là 6 bước rút tiền mặt tại cây ATM bằng thẻ CCCD gắn chip. Có thể thấy việc rút tiền bằng thẻ CCCD có tính mã hoá và an toàn cao bởi có yêu cầu xác thực sinh trắc học. So với việc rút tiền thông thường, nếu có người nào nhặt được thẻ ATM và biết được mã PIN đã có thể rút tiền ngay được thì việc người nào đó nhặt được thẻ CCCD gắn chip nếu muốn rút tiền phải qua được bước xác thực sinh trắc học gắt gao. Vì vậy, rất khó có thể rút tiền bởi dữ liệu sinh trắc học phải trùng khớp với thông tin của chủ thẻ thì mới được rút. Cây ATM được bảo mật hoạt động như thế nào? Theo Điều 7 Thông tư 36/2012/TT-NHNN sửa đổi bởi Thông tư 44/2018/TT-NHNN quy định Tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán có trách nhiệm đảm bảo an toàn, bảo mật hoạt động ATM như sau: - Tuân thủ các quy định hiện hành về an toàn hệ thống thông tin trong hoạt động ngân hàng. - Trang bị camera giám sát và thiết bị chống sao chép, trộm cắp thông tin thẻ cho ATM. Lưu trữ hình ảnh thu được của camera tối thiểu 100 ngày. Trường hợp có phát sinh yêu cầu tra soát, khiếu nại hoặc phục vụ công tác điều tra của cơ quan công an, hình ảnh phải được cung cấp và lưu trữ theo thời hạn lưu trữ hồ sơ xử lý tra soát khiếu nại trong sử dụng thẻ của khách hàng. - Bố trí lực lượng giám sát, bảo vệ tại chỗ cho các ATM hoặc phối hợp với đơn vị cho thuê địa điểm đặt ATM hoặc các lực lượng an ninh trên địa bàn để thực hiện kiểm tra, giám sát, bảo vệ ATM. - Có biện pháp để bảo mật, tránh để lộ hoặc sao chép mã PIN khi khách hàng nhập mã PIN tại ATM. - Thường xuyên theo dõi, giám sát các giao dịch ATM và thông báo cho khách hàng các giao dịch nghi ngờ gian lận. - Cung cấp và khuyến khích khách hàng sử dụng các dịch vụ kiểm soát giao dịch, số dư tài khoản (như dịch vụ SMS banking, Internet banking) để giúp khách hàng tự giám sát tài khoản của mình. - Cung cấp thông tin, phối hợp với cơ quan công an, chi nhánh Ngân hàng Nhà nước trên địa bàn nơi triển khai, lắp đặt ATM và các tổ chức liên quan trong việc đảm bảo ATM hoạt động an toàn, thông suốt; phòng, chống tội phạm liên quan đến hoạt động ATM và điều tra, xử lý khi phát hiện tội phạm công nghệ cao, trộm cắp, cướp, phá hoại ATM. Thường xuyên cập nhật, thông báo các thủ đoạn trộm cắp tiền từ ATM và hướng dẫn khách hàng biện pháp giao dịch an toàn tại ATM như niêm yết tại nơi đặt ATM, trên màn hình ATM hoặc các hình thức khác. - Các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán thỏa thuận, hợp tác với nhau trong việc chia sẻ thông tin về tội phạm liên quan hoạt động ATM để có biện pháp phòng, chống kịp thời, hiệu quả. Như vậy, có thể thấy việc bảo mật tại cây ATM rất chặt chẽ và ngân hàng phải đảm bảo các quy định như trên về bảo mật. Đặc biệt, camera tại cây ATM được lưu trữ hình ảnh tối thiểu 100 ngày. Người dùng cũng cần lưu ý thời gian này để khi có vấn đề thì nhanh chóng liên hệ đến ngân hàng thì sẽ dễ dàng đối chiếu thông tin.
Điều kiện thực hiện, nguyên tắc, HĐ ủy thác và nhận ủy thác phát thư tín dụng được quy định thế nào?
Ủy thác phát hành thư tín dụng là việc bên ủy thác cam kết giao vốn bằng tiền cho bên nhận ủy thác để bên nhận ủy thác thực hiện nghiệp vụ phát hành thư tín dụng cho bên thụ hưởng, phục vụ bên đề nghị là khách hàng của bên ủy thác. Bên ủy thác chịu mọi rủi ro từ khách hàng của mình. Bên nhận ủy thác chịu mọi rủi ro từ bên ủy thác. 1. Điều kiện thực hiện ủy thác và nhận ủy thác của ngân hàng Căn cứ Điều 44 Thông tư 21/2024/TT-NHNN quy định về nghiệp vụ thư tín dụng và các hoạt động kinh doanh khác liên quan đến thư tín dụng do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành: Ngân hàng được thực hiện ủy thác, nhận ủy thác phát hành thư tín dụng khi có đủ các điều kiện sau đây: - Hoạt động ủy thác, nhận ủy thác phải được ghi trong Giấy phép thành lập và hoạt động. - Có quy định nội bộ về quản lý hoạt động ủy thác và nhận ủy thác, trong đó có nội dung về nhận dạng, đo lường và quản lý các rủi ro của hoạt động ủy thác và nhận ủy thác phù hợp với tính chất, quy mô hoạt động của ngân hàng. - Hoạt động ủy thác và nhận ủy thác phải được quản lý rủi ro bởi một bộ phận quản lý rủi ro. - Bên nhận ủy thác có cơ sở vật chất, mạng lưới và đội ngũ cán bộ có trình độ, chuyên môn, kỹ thuật để đảm bảo thực hiện nội dung ủy thác. - Bên nhận ủy thác phải xem xét thẩm định khả năng tài chính để đảm bảo việc giao vốn của bên ủy thác trước khi xem xét, quyết định chấp thuận nhận ủy thác phát hành thư tín dụng. 2. Nguyên tắc ủy thác phát thư tín dụng Căn cứ Điều 45 Thông tư 21/2024/TT-NHNN quy định về nghiệp vụ thư tín dụng và các hoạt động kinh doanh khác liên quan đến thư tín dụng do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành: - Ủy thác phải được lập thành hợp đồng, phù hợp với quy định tại Điều 46 Thông tư này và các quy định của pháp luật có liên quan. - Bên nhận ủy thác không được ủy thác lại cho bên thứ ba. - Việc giao vốn ủy thác phải phù hợp với ngày đến hạn thanh toán thư tín dụng. - Bên nhận ủy thác không được sử dụng vốn ủy thác trái với mục đích, nội dung ủy thác được quy định tại hợp đồng ủy thác. - Bên ủy thác phải tính số dư các khoản ủy thác phát hành thư tín dụng vào tổng mức dư nợ cấp tín dụng đối với khách hàng, bên nhận ủy thác phải tính số dư phát hành thư tín dụng vào tổng mức dư nợ cấp tín dụng đối với bên ủy thác theo quy định của pháp luật về các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. - Chi nhánh ngân hàng nước ngoài nhận ủy thác của ngân hàng mẹ hoặc chi nhánh của ngân hàng mẹ ở nước ngoài để phát hành thư tín dụng; ngân hàng thương mại nhận ủy thác của chi nhánh hoặc công ty con của ngân hàng ở nước ngoài để phát hành thư tín dụng và các bên liên quan thực hiện theo quy định tại Thông tư này và quy định của pháp luật về vay, trả nợ nước ngoài, quản lý ngoại hối và các quy định khác của pháp luật có liên quan. - Các khoản ủy thác bằng ngoại tệ phải tuân thủ quy định của pháp luật về quản lý ngoại hối và các quy định của pháp luật có liên quan. - Bên ủy thác, bên nhận ủy thác phải thực hiện phân loại nợ, trích lập dự phòng và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro đối với số dư ủy thác theo quy định của pháp luật về phân loại tài sản có, mức trích lập, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. - Ngân hàng không được ủy thác phát hành thư tín dụng cho bên đề nghị thuộc các trường hợp không được cấp tín dụng quy định tại Luật Các tổ chức tín dụng. 3. Hợp đồng ủy thác phát thư tín dụng Căn cứ Điều 46 Thông tư 21/2024/TT-NHNN quy định về nghiệp vụ thư tín dụng và các hoạt động kinh doanh khác liên quan đến thư tín dụng do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành: - Hợp đồng ủy thác phải có tối thiểu các nội dung sau: + Thông tin của bên ủy thác và bên nhận ủy thác; + Các thông tin liên quan đến bên đề nghị, bên thụ hưởng, hợp đồng mua bán hàng hóa, dịch vụ và các thông tin liên quan khác để có đủ căn cứ thực hiện phát hành thư tín dụng; + Mục đích ủy thác; + Phạm vi, nội dung ủy thác; + Thời hạn ủy thác; + Phí ủy thác, lãi suất phạt (nếu có); + Vốn ủy thác, thời gian giao vốn ủy thác; + Đồng tiền phát hành thư tín dụng; + Quyền, nghĩa vụ của bên ủy thác, bên nhận ủy thác, trong đó phải quy định rõ bên ủy thác chịu mọi rủi ro từ khách hàng của mình và hưởng mọi lợi ích từ hoạt động ủy thác, bên nhận ủy thác chịu mọi rủi ro từ bên ủy thác và được hưởng phí ủy thác; + Xử lý tranh chấp. - Ngoài các nội dung quy định tại khoản 1 Điều này, hợp đồng ủy thác có thể có các nội dung khác do các bên thỏa thuận phù hợp với quy định của Thông tư này và quy định của pháp luật có liên quan. Như vậy, điều kiện thực hiện, nguyên tắc, hợp đồng ủy thác và nhận ủy thác phát thư tín dụng của ngân hàng được quy định tại Điều 44, Điều 45, Điều 46 Thông tư 21/2024/TT-NHNN.