“Chồng tổ lái, vợ gà mái nuôi con” là gì? Chạy vượt quá tốc độ quy định bị phạt bao nhiêu?
Câu tục ngữ “Chồng tổ lái, vợ gà mái nuôi con” có nghĩa là gì? Pháp luật quy định mức xử phạt đối với hành vi chạy vượt quá tốc độ quy định là bao nhiêu tiền? "Chồng tổ lái, vợ gà mái nuôi con" là gì? “Chồng tổ lái, vợ gà mái nuôi con” là một trong những ca dao, tục ngữ nói về an toàn giao thông. Câu nói này mang ý nghĩa là lái xe với tốc độ cao và không tập trung, chú ý khi tham gia giao thông sẽ rất dễ gây tai nạn và hậu quả xảy đến có thể là mạng người. Cụ thể trong đó, câu nói “Chồng tổ lái, vợ gà mái nuôi con” sử dụng người "chồng", người "vợ" và đứa con để khắc họa nên hình ảnh một gia đình. Từ "tổ lái" thường được sử dụng trong lĩnh vực giao thông, trong ngữ cảnh này "tổ lái" mang ý nghĩa châm biếm những người điều khiển phương tiện giao thông, như ô tô, xe máy, hoặc các loại xe khác mà phóng nhanh, vượt ẩu, lạng lách khi tham gia giao thông. Và "gà mái nuôi con" thường được dùng để chỉ người vợ đơn độc trong hoàn cảnh gia đình đơn chiếc, phải một mình gồng gánh gia đình, nuôi con khôn lớn. “Chồng tổ lái, vợ gà mái nuôi con” dùng để chỉ những người điều khiển phương tiện giao thông không chú ý an toàn, không tuân thủ quy định pháp luật để rồi phải trả giá bằng sức khỏe, thậm chí là tính mạng của mình và mang lại gánh nặng cho gia đình và người thân. Đặc biệt còn dùng để nhắc nhở những người chồng, người cha khi điều khiển phương tiện tham gia giao thông cần chú ý an toàn không chỉ vì bảo vệ chính bản thân mình mà còn vì trách nhiệm với vợ và con và gia đình mình. Không để xảy ra hậu qua đáng tiếc, vợ con sẽ không phải rơi vào cảnh đơn độc, gia đình tan vỡ. Theo quy định pháp luật về tham gia giao thông thì hành động điều khiển phương tiện giao thông, vượt nhanh, phóng ẩu với tốc độ cao hơn mức cho phép trên đoạn đường là một trong những hành vi bị nghiêm cấm, có thể dẫn đến nguy hiểm cho bản thân và người khác. Đối với trường hợp vi phạm sẽ bị phạt tiền theo mức xử phạt tương ứng. Qua đó, câu tục ngữ “Chồng tổ lái, vợ gà mái nuôi con” nhắc nhở người điều khiển phương tiện khi tham gia giao thông phải luôn luôn chú ý đến tốc độ, quan sát cẩn thận trong mọi tình huống, tránh vội vàng phóng nhanh vượt ẩu sẽ dễ gây tai nạn đáng tiếc. Khuyên chúng ta cần phải biết kiểm soát tốc độ khi tham gia giao thông, tránh trường hợp vượt quá tốc độ cho phép sẽ dẫn đến bị xử phạt hoặc nặng hơn là gây nguy hiểm cho tính mạng của chính người điều khiển phương tiện và những người tham gia giao thông khác. Không chỉ vậy, chú ý an toàn khi tham gia giao thông còn thể hiện trách nhiệm của mình với gia đình và người thân. Chạy vượt quá tốc độ quy định bị phạt bao nhiêu? Căn cứ khoản 11 Điều 8 Luật Giao thông đường bộ 2008, điều khiển ô tô, xe máy chạy quá tốc độ quy định là hành vi bị nghiêm cấm khi tham gia giao thông. Trường hợp vi phạm sẽ bị xử phạt theo quy định pháp luật hiện hành. Mức xử phạt đối với xe ô tô có hành vi chạy vượt quá tốc độ quy định - Phạt tiền từ 8 trăm nghìn đồng đến 1 triệu đồng đối với người điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định từ 05 km/h đến dưới 10 km/h (điểm a khoản 3 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP). - Phạt tiền từ 4 triệu đồng đến 6 triệu đồng đối với người điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định từ 10 km/h đến 20 km/h (điểm i khoản 5 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại điểm đ khoản 34 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP). Ngoài ra, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 đến 03 tháng (điểm b khoản 11 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP). - Phạt tiền từ 6 triệu đồng đến 8 triệu đồng đối với người điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định trên 20 km/h đến 35 km/h (điểm a khoản 6 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP). Ngoài ra, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 đến 04 tháng (điểm c khoản 11 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP). - Phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 12 triệu đồng đối với người điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định trên 35 km/h (điểm c khoản 7 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP). Ngoài ra, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 đến 04 tháng (điểm c khoản 11 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP). Mức phạt lỗi chạy quá tốc độ với với mô tô, xe gắn máy - Phạt tiền từ 3 trăm nghìn đồng đến 4 trăm nghìn đồng đối với người điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định từ 05 km/h đến dưới 10 km/h (điểm c khoản 2 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung bởi điểm k khoản 34 Nghị định 123/2021/NĐ-CP). - Phạt tiền từ 8 trăm nghìn đồng đến 1 triệu đồng đối với người điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định từ 10 km/h đến 20 km/h (điểm a khoản 4 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung bởi điểm g khoản 34 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP). - Phạt tiền từ 4 triệu đồng đến 5 triệu đồng đối với người điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định trên 20 km/h (điểm a khoản 7 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP). Ngoài ra, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 đến 04 tháng (điểm c khoản 10 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP). Mức phạt lỗi chạy quá tốc độ với máy kéo, xe máy chuyên dùng - Phạt tiền từ 4 trăm nghìn đồng đến 6 trăm nghìn đồng đối với người điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định từ 5km/h đến 10km/h (điểm a khoản 3 Điều 7 Nghị định 100/2019/NĐ-CP). - Phạt tiền từ 8 trăm nghìn đồng đến 1 triệu đồng đối với người điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định từ 10km/h đến 20km/h (điểm a khoản 4 Điều 7 Nghị định 100/2019/NĐ-CP). Ngoài ra, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe (khi điều khiển máy kéo), chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ (khi điều khiển xe máy chuyên dùng) từ 01 tháng đến 03 tháng (điểm a khoản 10 Điều 7 Nghị định 100/2019/NĐ-CP). - Phạt tiền từ 3 triệu đồng đến 5 triệu đồng đối với người điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định trên 20km/h (điểm b khoản 6 Điều 7 Nghị định 100/2019/NĐ-CP). Ngoài ra, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe (khi điều khiển máy kéo), chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ (khi điều khiển xe máy chuyên dùng) từ 02 tháng đến 04 tháng (điểm b khoản 10 Điều 7 Nghị định 100/2019/NĐ-CP). Như vậy, "Chồng tổ lái, vợ gà mái nuôi con” nhằm phản ánh hành vi phóng nhanh vượt ẩu, không chú ý an toàn khi tham gia giao thông để gây ra hậu quả nặng nề. Người có hành vi vi phạm khi tham gia giao thông, cụ thể là chạy vượt quá tốc độ cho phép sẽ bị xử phạt theo quy định pháp luật.
Chạy xe máy lên cao tốc phạt bao nhiêu?
Đường cao tốc là loại đường dành cho xe cơ giới, được thiết kế để có dải phân cách cho phép xe chạy hai chiều riêng biệt, không có các điểm giao nhau cùng mức. Vậy xe máy được chạy lên cao tốc không, nếu chạy thì bị phạt bao nhiêu? Chạy xe máy lên cao tốc phạt bao nhiêu? Theo khoản 4 Điều 26 Luật giao thông đường bộ 2008 quy định về giao thông trên đường cao tốc thì người đi bộ, xe thô sơ, xe gắn máy, xe mô tô và máy kéo; xe máy chuyên dùng có tốc độ thiết kế nhỏ hơn 70 km/h không được đi vào đường cao tốc, trừ người, phương tiện, thiết bị phục vụ việc quản lý, bảo trì đường cao tốc. Theo đó, xe máy thông thường sẽ không được đi lên cao tốc. Nếu vi phạm sẽ bị xử phạt theo điểm b khoản 6, điểm d khoản 10 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP như sau: - Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây: + Sử dụng chân chống hoặc vật khác quệt xuống đường khi xe đang chạy; + Điều khiển xe đi vào đường cao tốc, trừ xe phục vụ việc quản lý, bảo trì đường cao tốc; + Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở. - Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung là bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 03 tháng đến 05 tháng. Như vậy, người chạy xe máy lên cao tốc sẽ bị phạt từ 2 - 3 triệu đồng và bị trước Giấy phép lái xe từ 3 - 5 tháng. Xe được chạy trên cao tốc với tốc độ tối đa là bao nhiêu? Theo Điều 8, Điều 9 Thông tư 31/2019/TT-BGTVT quy định: - Đối với xe máy chuyên dùng, xe gắn máy (kể cả xe máy điện) và các loại xe tương tự khi tham gia giao thông trên đường bộ (trừ đường cao tốc) tốc độ tối đa không quá 40 km/h. - Tốc độ của các loại xe cơ giới, xe máy chuyên dùng trên đường cao tốc + Tốc độ tối đa cho phép khai thác trên đường cao tốc không vượt quá 120 km/h. + Khi tham gia giao thông trên đường cao tốc, người lái xe, người điều khiển xe máy chuyên dùng phải tuân thủ tốc độ tối đa, tốc độ tối thiểu ghi trên biển báo hiệu đường bộ, sơn kẻ mặt đường trên các làn xe. Như vậy, các loại xe được chạy trên cao tốc thì sẽ được chạy tốc độ tối đa là 120km/h. Đường cao tốc có mấy cấp độ? Theo Mục 3 TCVN 5729:2012 về Đường ô tô cao tốc - Yêu cầu và thiết kế quy định về cấp độ của đường cao tốc như sau: - Đường cao tốc (Expressway) Đường cao tốc là đường dành cho xe cơ giới, có dải phân cách chia đường cho xe chạy hai chiều riêng biệt; không giao nhau cùng mức với một hoặc các đường khác; được bố trí đầy đủ trang thiết bị phục vụ, bảo đảm giao thông liên tục, an toàn, rút ngắn thời gian hành trình và chỉ cho xe ra, vào ở những điểm nhất định. - Cấp đường cao tốc (Classification of expressway) Theo tốc độ tính toán, đường cao tốc được phân làm 4 cấp: + Cấp 60 có tốc độ tính toán là 60 km/h; + Cấp 80 có tốc độ tính toán là 80 km/h; + Cấp 100 có tốc độ tính toán là 100 km/h; + Cấp 120 có tốc độ tính toán là 120 km/h. Trong đó, cấp 60 và 80 áp dụng ở địa hình khó khăn vùng núi, đồi cao và ở những vùng có hạn chế khác; cấp 100 và 120 cho vùng đồng bằng. Như vậy, đường cao tốc sẽ bao gồm 4 cấp là cấp 60, 80, 100 và 120.
Ai có ô tô nhất định phải làm 5 điều này trước 31/12/2021
Đã bước vào những ngày cuối năm 2021, những ai có xe ô tô cần phải biết và thực hiện 05 quy định sau đây trước ngày 31/12/2021 để tránh bị xử phạt hành chính năm 2022. Có ô tô nhất định phải làm 5 điều này trước 31/12/2021 - Minh họa 1. Hạn cuối đổi biển số vàng cho xe kinh doanh vận tải Xe kinh doanh vận tải là những loại xe có mục đích sử dụng nhằm mục đích sinh lợi dựa trên việc vận tải hàng hóa, hành khách… Theo quy định tại Thông tư số 58/2020/TT-BCA thì các loại xe kinh doanh vận tải bao gồm: - Xe chở khách theo tuyến cố định; - Xe buýt theo tuyến cố định; - Xe taxi; - Xe chở khách theo hợp đồng không theo tuyến cố định; - Xe chở khách du lịch. Nếu xe kinh doanh vận tại đã và đang hoạt động kinh doanh vận tải trước ngày 1/8/2020 thì phải thực hiển đổi biển số xe màu vàng, chữ và số màu đen trước ngày 31-12-2021. (Xe kinh doanh vận tải hoạt động sau ngày 1/8/2020 thì đương nhiên được cấp biển số vàng nên không cần phải đổi) Căn cứ điểm đ, khoản 7, Điều 30 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, từ ngày 31-12-2021, xe hoạt động kinh doanh vận tải không thực hiện đổi biển số màu vàng có thể bị phạt từ 2-4 triệu đồng đối với cá nhân và 4-8 triệu đồng đối với tổ chức. 2. Hết hạn giảm phí sử dụng đường bộ Theo Thông tư 47/2021/TT-BTC thì ngày 31/12/2021 là hạn cuối giảm phí sử dụng đường bộ đối ô tô kinh doanh vận tải.Theo thông tư này thì: - Đối với ô tô kinh doanh vận tải hành khách, gồm ô tô chở người và các loại xe buýt vận tải hành khách công cộng: chỉ phải đóng 70% phí sử dụng đường bộ (giảm 30% so với mức chung) - Đối với xe tải, xe ô tô chuyên dùng, xe đầu kéo: chỉ đóng 90% phí sử dụng đường bộ (giảm 10% so với mức chung) Vậy là hết ngày 31/12/2021 khi Thông tư 47 hết hiệu lực, mức phí sử dụng đường bộ sẽ trở lại mức chung tại Thông tư 70/2021/TT-BTC. 3. Hạn xử phạt nếu không lắp camera giám sát chuẩn bị có hiệu lực. Trước đó Nghị định 10/2020/NĐ-CP có quy định yêu cầu xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách từ 09 chỗ trở lên phải lắp camera đảm bảo ghi, lưu trữ hình ảnh trên xe trong quá trình tham gia giao thông trước ngày 01/7/2021, nếu không sẽ bị xử phạt từ 1-2 triệu đồng theo quy định tại nghị định 100. Tuy nhiên sau đó thời hạn xử phạt này được lùi đến 31/12/2021 theo Nghị quyết 66/2021/NQ-CP Vậy là ô tô kinh doanh vận tải hành khách từ 09 trở lên nếu chưa lắp camera giám sát thì cần nhanh chóng thực hiện lắp trước ngày cuối cùng của năm 2021 bởi vì từ năm 2022 thì quy định xử phạt này sẽ chính thức có hiệu lực. 4. Phải thực hiện lắp đặt dây an toàn ở ghế nằm, giường nằm Cũng căn cứ theo Nghị định 10/2020/NĐ-CP thì ô tô kinh doanh vận tải hành khách nếu đã được cấp phù hiệu và biển hiệu thì cũng cần phải có dây an toàn. 5. Hạn cuối sang tên xe qua nhiều đời chủ Theo Thông tư 58/2020/TT-BCA, xe đã chuyển quyền sở hữu qua nhiều người nhưng thiếu hoặc không có giấy tờ chuyển quyền sở hữu được giải quyết đăng ký, sang tên đến hết ngày 31/12/2021. Vậy là bước sang năm 2022, xe nhiều đời chủ mà không có giấy tờ, thiếu giấy tờ thì khi mua bán sẽ không thể đăng ký, sang tên. Vì vậy mọi người nên cân nhắc hoàn thành thủ tục đăng ký, sang tên cho xe ô tô đã qua nhiều đời chủ trước ngày 31/12/2021 để xác lập quyền sở hữu hợp pháp của mình đối với xe ô tô, tránh va vấp phải những rắc rối pháp lý về sau. Khi tham gia giao thông mà sử dụng xe chưa được sang tên, xe không chính chủ sẽ bị xử phạt theo Nghị định 100/2019. Mọi người tham khảo chi tiết quy định tại bài viết: >>> Đi xe không chính chủ bị xử phạt thế nào?
Bị phạt vì không bật đèn xe sau 18h? Đọc bài viết, bạn sẽ biết mình vừa mất tiền oan!
Phải bật đèn xe từ mấy giờ? Sau một thời gian làm việc trong lĩnh vực tư vấn, giải quyết các vấn đề về pháp luật cho nhiều đối tượng, bao gồm cả những người học luật, hiểu luật và những người không biết nhiều về luật, mình sẽ giải thích tại sao việc phạt người không bật đèn xe sau 18 giờ là hoàn toàn sai luật! 1. Bị phạt vì không bật đèn xe sau 18h? Trước đây, Nghị định 34/2010/NĐ-CP có định nghĩa: “Thời gian sử dụng đèn chiếu sáng về ban đêm là khoảng thời gian từ 18 giờ ngày hôm trước đến 6 giờ ngày hôm sau.” Đó là lý do nhiều người vẫn quen với cách hiểu thời gian bắt buộc phải bật đèn xe là từ 18h. Sau đó, các văn bản quy định về xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ thay thế cho văn bản này gồm có Nghị định 171/2013/NĐ-CP (có hiệu lực từ 01/01/2014), Nghị định 46/2016/NĐ-CP (có hiệu lực từ 01/08/2016) Trong các văn bản trên, cho đến khi Nghị định 46 có hiệu lực, người ta vẫn quen việc xác định thời gian bật đèn xe là từ 18 giờ, tuy nhiên theo quy định tại Nghị định 46, cụ thể là Điều 5, thời gian bắt buộc bật đèn xe đã được thay đổi: từ 19 giờ đến 5 giờ sáng ngày hôm sau! Các quy định xử phạt hành chính về giao thông đường bộ được áp dụng thi hành hiện nay thực hiện theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP, bỏ vài phút ra đọc văn bản, bạn sẽ thấy việc xử phạt liên quan đến “đèn chiếu sáng” cũng sẽ được áp dụng nếu bạn không bật đèn xe trong khoảng thời gian từ 19 giờ đến 5 giờ sáng hôm sau (Điều 5, Điều 6 Nghị định này). Nghị định 100 đã có hiệu lực từ 1/1/2020, thay thế cho Nghị định 46/2016, nghĩa là quy định về việc bật đèn xe sau 19 giờ đã áp dụng từ 1/8/2016 và chưa có thay đổi cho đến tận bây giờ! Nếu bạn bị thổi phạt vì lỗi không bật đèn xe trước 19h, xin khẳng định người phạt vi phạm đang cố tình làm trái luật và lợi dụng sự thiếu hiểu biết của các bạn để thực hiện hành vi bất chính! 2. Nếu thật sự vi phạm, bạn sẽ bị phạt bao nhiêu tiền? Trích từ bài viết dưới đây, mình sẽ đưa ra những mức phạt cho toàn bộ những hành vi liên quan đến sử dụng đèn xe (bao gồm cả việc bật đèn chiếu xa). >>> Hướng dẫn bật đèn xe máy, xe ô tô đúng luật (1). Đối với xe ô tô: (Căn cứ Điểm b, Điểm g, Điểm r Khoản 3 Điều 5 NĐ 100) Mức phạt từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng khi: + Sử dụng đèn chiếu xa trong đô thị, khu đông dân cư, trừ các xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ theo quy định. + Không sử dụng hoặc sử dụng không đủ đèn chiếu sáng trong thời gian từ 19 giờ ngày hôm trước đến 05 giờ ngày hôm sau, khi sương mù, thời tiết xấu hạn chế tầm nhìn. + Sử dụng đèn chiếu xa khi tránh xe đi ngược chiều. + Chạy trong hầm đường bộ không sử dụng đèn chiếu sáng gần. (2). Đối với xe mô tô, xe gắn máy: (Căn cứ Điểm l, Điểm m Khoản 1 Điều 6 và Điểm m Khoản 3 NĐ 100) Mức phạt từ 100.000 đến 200.000 đồng khi: + Không sử dụng đèn chiếu sáng trong thời gian từ 19 giờ ngày hôm trước đến 05 giờ ngày hôm sau hoặc khi sương mù, thời tiết xấu hạn chế tầm nhìn. + Sử dụng đèn chiếu xa khi tránh xe đi ngược chiều. + Sử dụng đèn chiếu xa trong đô thị, khu đông dân cư. Mức phạt từ 400.000 đến 600.000 đồng khi: + Chạy trong hầm đường bộ không sử dụng đèn chiếu sáng gần. Như vậy, các bạn đã hiểu được quy định về việc bật đèn xe hiện này áp dụng theo văn bản nào và cụ thể ra sao, hy vọng bài viết sẽ giúp ích cho các bạn tránh bị xử lý sai luật khi tham gia giao thông!
Cách để giảm nhẹ mức phạt khi bị xử phạt nồng độ cồn?
Dù đã hơn nửa năm kể từ ngày Luật phòng, chống tác hại của rượu bia 2019 và Nghị định 100/2019/NĐ-CP có hiệu lực nhưng vấn đề xử phạt vi phạm nồng độ cồn chưa bao giờ là hết nóng. Theo quy định mới thì chỉ cần trong hơi thở của người điều khiển phương tiện có nồng độ cồn thì sẽ bị xử phạt thay vì phải vượt qua ngưỡng cho phép như trước đây. Thực trạng thì nhiều đã biết về quy định mới này nhưng vẫn cố tình vi phạm có thể vì chủ quan, nể nả,… . Dù vì lý do gì thì cũng sẽ bị xử phạt theo quy định, tuy nhiên, người vi phạm có thể có những các để giảm bớt mức phạt không đáng có. Thông thường, các mức xử phạt sẽ được quy định là một khoảng và mức phạt cụ thể thông thường sẽ là mức trung bình của khoảng đó. Tuy nhiên,nó có thể thay đổi tùy thuộc vào các tình tiết tăng nặng hay giảm nhẹ mà người vi phạm thực hiện. Các tình tiết giảm nhẹ và tình tiết tăng nặng được quy định cụ thể tại các Điều 9 và Điều 10 Luật xử lý vi phạm hành chính. Vậy để giảm mức phạt vi phạm nồng độ cồn khi không may bị lực lượng CSGT kiểm tra có thể sử dụng một số tình tiết giảm nhẹ tại Điều 9 Luật Xử lý vi phạm hành chính. Cụ thể, người vi phạm phải hợp tác kiểm tra và thổi máy đo, tự nguyện khai báo, có thái độ thành thật hối lỗi và có biện pháp khắc phục hậu quả nếu có; tuyệt đối không nên có các hành động chống đối, cản trở lực lượng cảnh sát trong quá trình kiểm tra. Ngoài ra, còn có một số tình tiết giảm nhẹ khách quan khác ( về năng lực hành vi, trình độ lạc hậu,…) tuy nhiên bài viết này nói về trường hợp thông thường nhất. Trong khi là việc với lực lượng chứng năng, nhiều người đã không giữ được bình tính và có những hành động chống đối không cần thiết dẫn đến việc mức phạt không giảm mà còn bị tăng lên. Vì thế cần lưu ý đến những hành động khi bị lực lượng kiểm tra nồng độ cồn để không bị tăng mức phạt một cách oan uổng.
Chính thức từ 05/8/2020: CSGT chỉ được dừng xe trong 4 trường hợp
Đây là nội dung tại Thông tư 65/2020/TT-BCA quy định nhiệm vụ, quyền hạn, hình thức, nội dung và quy trình tuần tra, kiểm soát xử lý vi phạm hành chính về giao thông đường bộ của Cảnh sát giao thông. Ảnh minh họa: CSGT chỉ được dừng xe trong 4 trường hợp Theo đó, Cảnh sát giao thông thực hiện nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát theo kế hoạch được dừng phương tiện giao thông để kiểm soát trong các trường hợp sau: - Trực tiếp phát hiện hoặc thông qua phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ phát hiện, ghi thu được các hành vi vi phạm pháp luật về giao thông đường bộ và các hành vi vi phạm pháp luật khác; - Thực hiện mệnh lệnh, kế hoạch tổng kiểm soát phương tiện giao thông đường bộ, kế hoạch tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm theo chuyên đề đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt; - Có văn bản đề nghị của Thủ trưởng, Phó thủ trưởng cơ quan điều tra; văn bản đề nghị của cơ quan chức năng liên quan về dừng phương tiện giao thông để kiểm soát phục vụ công tác bảo đảm an ninh, trật tự, đấu tranh phòng chống tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật khác. Văn bản đề nghị phải ghi cụ thể thời gian, tuyến đường, phương tiện giao thông dừng để kiểm soát, xử lý, lực lượng tham gia phối hợp; - Tin báo, phản ánh, kiến nghị, tố cáo của tổ chức, cá nhân về hành vi vi phạm pháp luật của người và phương tiện tham gia giao thông đường bộ Lưu ý: Việc dừng, kiểm soát phương tiện giao thông phải bảo đảm các yêu cầu về an toàn, đúng quy định của pháp luật, không gây cản trở đến hoạt động giao thông. Khi đã dừng phương tiện giao thông phải thực hiện việc kiểm soát, xử lý vi phạm (nếu có) theo quy định của pháp luật,… Theo quy định hiện hành Cán bộ thực hiện nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát được dừng phương tiện để kiểm soát trong các trường hợp sau: a) Trực tiếp phát hiện hoặc thông qua phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ phát hiện, ghi nhận được các hành vi vi phạm pháp luật về giao thông đường bộ; b) Thực hiện mệnh lệnh, kế hoạch tuần tra, kiểm soát của Cục trưởng Cục Cảnh sát giao thông hoặc Giám đốc Công an cấp tỉnh trở lên; c) Thực hiện kế hoạch tổ chức tuần tra, kiểm soát và xử lý vi phạm, bảo đảm trật tự, an toàn giao thông của Trưởng phòng Tuần tra, kiểm soát giao thông đường bộ cao tốc thuộc Cục Cảnh sát giao thông, Trưởng phòng Cảnh sát giao thông hoặc Trưởng Công an cấp huyện trở lên; d) Có văn bản đề nghị của Thủ trưởng, Phó thủ trưởng cơ quan điều tra; văn bản đề nghị của cơ quan chức năng liên quan về dừng phương tiện để kiểm soát phục vụ công tác bảo đảm an ninh, trật tự, phòng, đấu tranh chống tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật khác. Văn bản đề nghị phải ghi cụ thể thời gian, tuyến đường, phương tiện dừng để kiểm soát, xử lý, lực lượng tham gia phối hợp; đ) Tin báo, tố giác về hành vi vi phạm pháp luật của người và phương tiện tham gia giao thông. Thông tư có hiệu lực thi hành kể từ ngày 05/8/2020 và thay thế Thông tư 01/2016/TT-BCA của Bộ trưởng Bộ Công an quy định nhiệm vụ, quyền hạn, hình thức, nội dung tuầntra, kiểm soát giao thông đường bộ của Cảnh sát giao thông. Xem chi tiết Thông tư tại file đính kèm:
04 lỗi vi phạm giao thông dễ mắc phải trong dịp lễ 30/4 – 1/5
Đại lễ 30/4 – 1/5 là dịp để mọi người nghỉ ngơi, vui chơi bên bạn bè, gia đình. Đặc biệt, đại lễ lại ngay sau thời gian cách ly xã hội do dịch bệnh Covid-19 nên chắc chắn đây sẽ là dịp để mọi người tranh thủ cùng nhau “đổ ra đường” để hít thở không khí sau nhiều ngày cách ly. Vì thế hãy lưu ý 03 lỗi vi phạm giao thông dễ mắc phải dưới đây. 1. Vượt đèn đỏ Đã có rất nhiều vụ tai nạn giao thông không đáng có xuất phát từ hành vi vượt đèn đỏ. Nếu người điều khiển phương tiện cố tình “ngó lơ” tín hiệu đèn giao thông thì có thể bị phạt từ 600.000 đến 1.000.000 đồng đối với xe máy (điểm e khoản 4 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP) và phạt từ 3.000.000 đến 5.000.000 đồng đối với xe ô tô (điểm a khoản 5 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP). Bên cạnh đó, người điều khiển phương tiện khi vi phạm có thể bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng. 2. Chạy quá tốc độ Nghỉ lễ là dịp mà các thành phố lớn ít đông đúc nhất khi đa số NLĐ sẽ về quê để thăm gia đình hoặc nghỉ ngơi. Đường xã sẽ bớt “chật chội” và đó là lý do mà nhiều người điều khiển phương tiện không làm chủ được tay lái của mình. Mức xử phạt hành vi chạy quá tốc độ đối với xe máy tùy theo số km/h mà người điều khiển vượt quá (theo quy định từ 5km/h đến trên 20km/h) sẽ bị phạt tiền từ 600.000 đến 5.000.000 đồng (điểm a khoản 4 Điều 6 và điểm a khoản 7 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP); tương tự đối với xe ô tô (quy định về số km/h vượt quá từ 5km/h đến trên 35km/h) thì mức phạt tiền là từ 800.000 đến 12.000.000 đồng (Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP) 3. Nồng độ cồn vượt quá mức quy định Lễ cũng là dịp để mọi người tranh thủ tiệc tùng, nhưng đặc biệt lưu ý là nếu đã uống rượu, bia là không được lái xe nhé vì mức phạt đối với hành vi sẽ trở thành nỗi ngán ngẫm của nhiều người. Đối với xe máy mức xử phạt sẽ từ 2.000.000 đến 8.000.000 đồng tùy thuộc vào lượng nồng độ cồn trong hơi thở dao động từ 50 miligam/100ml máu đến vượt quá 80 miligam/100ml máu (Điều 3 Nghị định 100/2019/NĐ-CP). Tương tự như vậy đối với xe ô tố mức xử phạt sẽ từ 6.000.000 đến 40.000.000 đồng (Điều 3 Nghị định 100/2019/NĐ-CP). 4. Không đội mũ bảo hiểm Người điều khiển phương tiện xe máy và người được chở trên xe máy nếu không đội mũ bảo hiểm hoặc đội mũ bảo hiểm không cài quai đúng quy cách khi tham gia giao thông có thể bị phạt từ 200.000 đến 300.000 đồng (điểm I khoản 2 Điều 6 và khoản 3 Điều 11 Nghị định 100/2019/NĐ-CP) Ngoài ra, vì dịp lễ này rơi vào thời gian giãn cách lý xã hội vid Covid-19 nên mọi người hãy lưu ý đừng tụ tập quá đông người, luôn mang khẩu trang khi ra đường và giữ khoảng cách an toàn để không bị phạt nhé. >>>Xem các mức phạt đối với các hành vi vi phạm mùa Covid TẠI ĐÂY Bên cạnh đó, còn rất nhiều hành vi mà bạn có thể dễ dàng mắc phải vào dịp lễ này; để có thể tra cứu toàn bộ mức xử phạt giao thông một cách đầy đủ, chi tiết nhất, mọi người có thể tải ứng dụng thông minh iThong. iThong là ứng dụng tích hợp nhiều tiện ích hữu dụng, có thể kể đến như: - Tích hợp toàn bộ các mức xử phạt giao thông hiện nay - Ôn thi lý thuyết Giấy phép lái xe - Tin tức giao thông - Tổng hợp biển báo giao thông >>>Tải ứng dụng trên thiết bị IOS TẠI ĐÂY >>>Tải ứng dụng trên thiết bị Android TẠI ĐÂY
Phân biệt khi nào chủ xe hoặc người điều khiển phương tiện bị phạt khi vi phạm giao thông?
Bài biết dưới đây sẽ phân biệt cho mọi người các trường hợp khi nào chủ xe bị phạt, khi nào người điểu khiển (không phải chủ xe) đối với xe ô tô, xe gắn máy bị phạt khi có hành vi vi phạm giao thông. *Căn cứ pháp lý: Nghị định 100/2019/NĐ-CP và Bộ luật dân sự 2015 Lỗi vi phạm Xe ô tô Xe máy Chủ xe Người điều khiển Chủ xe Người điều khiển Cho mượn phương tiện rồi gây tai nạn giao thông (căn cứ BLDS 2015) Chịu trách nhiệm bồi thường Thỏa thuận hoàn trả lại tiền bồi thường nếu có lỗi trong việc gây thiệt hại Bồi thường nếu do lỗi cố hữu của xe; nếu chứng minh được việc cho mượn xe thì người mượn xe phải chịu trách nhiệm Bồi thường nếu do lỗi của người lái xe Tự ý thay đổi màu sơn xe so với Giấy đăng ký 300.000 đến 400.000 đồng 100.000 đến 200.000 đồng Không làm thủ tục đăng ký sang tên xe Được hiểu là chủ xe cũ trong Giấy đăng ký (Được hiểu là chủ xe hiện tại, đang điều khiển xe nhưng chưa sang tên xe) 2.000.000 đến 4.000.000 đồng Được hiểu là chủ xe cũ trong Giấy đăng ký (Được hiểu là chủ xe hiện tại, đang điều khiển xe nhưng chưa sang tên xe) 400.000 đến 600.000 đồng Giao phương tiện hoặc để cho người làm công, người đại diện điều khiển phương tiện thực hiện hành vi vi phạm thuộc các trường hợp quy định tại khoản 9 Điều 30 Nghị định 100/2019/NĐ-CP 6.000.000 đến 800.000 đồng Giao xe hoặc để cho người không đủ điều kiện điều khiển xe tham gia giao thông 4.000.000 đến 6.000.000 đồng 800.000 đến 2.000.000 đồng 400.000 đến 600.000 đồng (đối với hành vi điều khiển phương tiện khi chưa đủ tuổi) Giao phương tiện hoặc để cho người làm công, người đại diện điều khiển phương tiện thực hiện hành vi vi phạm thuộc các trường hợp quy định tại khoản 10 Điều 30 Nghị định 100/2019/NĐ-CP 14.000.000 đến 16.000.000 đồng Giao phương tiện hoặc để cho người làm công, người đại diện điều khiển phương tiện thực hiện hành vi vi phạm quy định tại khoản 11 Điều 30 Nghị định 100/2019/NĐ-CP 16.000.000 đến 18.000.000 đồng Giao phương tiện hoặc để cho người làm công, người đại diện điều khiển phương tiện thực hiện hành vi vi phạm thuộc các trường hợp quy định tại khoản 12 Điều 30 Nghị định 100/2019/NĐ-CP 18.000.000 đến 20.000.000 đồng Giao phương tiện hoặc để cho người làm công, người đại diện điều khiển phương tiện thực hiện hành vi vi phạm thuộc các trường hợp quy định tại khoản 13 Điều 30 Nghị định 100/2019/NĐ-CP 28.000.000 đến 32.000.000 đồng Mọi người xem tham khảo và cho ý kiến giúp mình nếu có vấn đề gì cần sửa đổi, bổ sung nhé!
Giao dịch mua bán biển số xe giả có bị xử phạt không?
Câu hỏi: Xe máy của e bị hư biển số,có giấy tờ chính chủ. Em có đặt mua biển số giả trên mạng xã hội. Khi đang nhận hàng thì em bị công an ập vào mời về đồn. Như vậy thì em có bị phạt gì không? Câu trả lời: Theo Khoản 1b, Điều 17 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định xử phạt người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy định về điều kiện của phương tiện khi tham gia giao thông như sau: Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với hành vi điều khiển xe gắn biển số không đúng quy định; gắn biển số không rõ chữ, số; gắn biển số bị bẻ cong, bị che lấp, bị hỏng; sơn, dán thêm làm thay đổi chữ, số hoặc thay đổi màu sắc của chữ, số, nền biển. Theo Điều 5 Thông tư 229/2016/TT-BTC quy định mức thu lệ phí đăng ký, cấp biển phương tiện giao thông đường bộ như sau: Cấp mới Giấy đăng ký kèm theo biển số đối với xe máy (theo giá tính lệ phí trước bạ) với mức giá từ 50.000 đồng. Trường hợp bạn nêu trên, bạn đã có hành vi điều khiển xe máy có gắn biển số xe bị hỏng lưu thông trên đường. Chính vì vậy, bạn sẽ bị phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng. Đối vói hành vi mua bán biển số xe giả chưa được pháp luật điều chỉnh. Vì vậy bạn sẽ không bị xử phạt hành chính về việc này.
Thế nào thì được coi là hành vi vượt đèn vàng?
Theo quy định Điểm e, khoản 4, Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt “ Người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện) không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông sẽ bị phạt từ 600.000 đồng đến 1.000.000 đồng” Luật giao thông đường bộ 2008 quy định Hệ thống báo hiệu đường bộ tại điều 10 khoản 2 điểm c về Tín hiệu vàng là phải dừng lại trước vạch dừng, trừ trường hợp đã đi quá vạch dừng thì được đi tiếp; trong trường hợp tín hiệu vàng nhấp nháy là được đi nhưng phải giảm tốc độ, chú ý quan sát, nhường đường cho người đi bộ qua đường. Theo như quy định tại Nghị định 100/2019 thì người tham gia điều khiển xe mô tô, xe máy khi vượt đèn vàng sẽ bị phạt đến 1.000.000 tuy nhiên quy định này đã xuất hiện bất cập. Trên thực tế sự chuyển tiếp giữa đèn vàng và đèn đỏ là rất nhanh sẽ gây ra tình huống không thể xử lý kịp của người điều khiển. Trước đó Luật Giao thông đường bộ 2008 cũng đã có quy định về hai trường hợp dành cho đèn vàng tại điểm c khoản 2 điều 10 luật này nhưng vẫn không xác đinh được về định nghĩa thế nào là “vượt đèn vàng”. Theo như quy định đèn vàng là phải dừng trước vạch và nếu trong trường hợp đã vượt quá vạch thì được đi tiếp. Như vậy có thể hiểu là “ vạch” là cái để căn cứ xác định là vượt đèn vàng hay không; vượt bao nhiêu khỏi vạch là được đi và vượt bao nhiêu khỏi vạch là bị phạt theo quy định mới. Tuy nhiên hiện tại việc xác nhận việc “ vượt” này hiện tại chỉ dựa trên ý chỉ chủ quan của người thực thi pháp luật. Mặt khác, hành vi vượt đèn vàng cũng bị phạt bằng với mức phạt của vượt đèn đỏ sẽ gây ra nhiều dư luận trái chiều về sự xuất hiện của đèn đỏ có cần thiết nữa không khi đèn vàng là đã buộc phải dừng và đèn đỏ cũng phải dừng đồng thời quy định mức phạt cho hai trường hợp vi phạm này là ngang nhau. Các bạn có ý kiến như thế nào đối với vấn đề này, cùng trao đổi, thảo luận nhé!
App iThong: “Đánh bay nỗi lo” cho những ai chưa có bằng lái ô tô hoặc xe máy
Không cần mất quá nhiều thời gian mà vẫn tìm kiếm được công cụ hỗ trợ để bạn tập dược, thi thử bằng lái xe ô tô và xe máy, chỉ cần tải app iThong về “dế yêu” bạn sẽ không phải lùng sục, “bán tính, bán nghi” về độ chính xác nội dung. Tải app iThong: - App Store đối với các thiết bị iOS TẠI ĐÂY; - Google Play đối với các thiết bị Android TẠI ĐÂY Đến với Ôn thi GPLX đây là tiện ích tổng hợp lý thuyết sát hạch và bộ thi thử lý thuyết dành cho ô tô và xe máy. Trong đó có các mục gồm: - Ôn thi lý thuyết xe máy, xe Ô tô: Bao gồm các câu hỏi lý thuyết (150 câu đối với xe máy và 450 câu đối với ô tô) có điền sẵn đáp án đúng để bạn vừa học vừa ghi nhớ; - Thi thử lý thuyết ô tô, xe máy: Có máy đếm thời gian tự động để thực hiện bài thi khi hoàn thành bài thi hệ thống sẽ thông báo số câu đúng, câu sai và đáp án của những câu sai. Ngoài ra, với iThong người dùng sẽ: 1. Tra cứu xử phạt giao thông: chỉ việc gõ từ khóa bằng văn bản hoặc tìm kiếm bằng giọng nói là có thể tra cứu hành vi vi phạm. Tiện ích Ithong sẽ hiển thị nội dung gồm hành vi, mức phạt, hình phạt bổ sung (nếu có) và căn cứ pháp lý. 2. Tra cứu biển báom giao thông: tiện ích này chứa đựng hình ảnh và ý nghĩa các nhóm biển báo (cấm, hiệu lệnh, chỉ dẫn, nguy hiểm và cảnh báo, biển phụ). 3. Cập nhật, tổng hợp các thông tin giao thông mới nhất dành cho bạn đọc.
Độ “hot” của Nghị định 100/2019/NĐ-CP
Vừa qua, ngày 30/12/2019, Chính phủ ban hành Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt. Theo đó, có nhiều quy định mới nhằm hiện thực hóa quy định cấm người đã uống rượu, bia nhưng tham gia điều khiển phương tiện tham gia giao thông tại Luật phòng chống tác hại của rượu, bia 2019. Thứ nhất, về thời điểm ban hành và có hiệu lực của Nghị định 100/2019/NĐ-CP là trong chớp nhoáng chỉ sau 02 ngày kể từ ngay ban hành tức là ngày 01/01/2020 đã có hiệu lực, vì thế nhiều người không kịp cập nhật cho bản thân mình những quy định xử phạt khi tham gia giao thông. Lý giải cho vấn đề này đó là bởi vì Nghị định này đã được ban hành theo thủ tục rút gọn và để để nhằm phù hợp và thực hiện hóa các quy định với quy định của Luật phòng chống tác hại của rượu, bia 2019. Về thời điểm có hiệu lực của văn bản quy phạm pháp luật được quy định tại Khoản 1 Điều 151 của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015: “Thời điểm có hiệu lực của toàn bộ hoặc một phần văn bản quy phạm pháp luật được quy định tại văn bản đó nhưng không sớm hơn 45 ngày kể từ ngày thông qua hoặc ký ban hành đối với văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước trung ương” Theo quy định nêu trên thì Nghị định 100/2019/NĐ-CP sẽ có hiệu lực không sớm hơn 45 ngày kể từ ngày ban hành 30/12/2019 là phải có hiệu lực từ ngày 14/02/2020 (45 ngày sau ngày ban hành). Tuy nhiên, cũng theo Khoản 2 Điều 151 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015: “Văn bản quy phạm pháp luật được ban hành theo trình tự, thủ tục rút gọn thì có thể có hiệu lực kể từ ngày thông qua hoặc ký ban hành, đồng thời phải được đăng ngay trên Cổng thông tin điện tử của cơ quan ban hành và phải được đưa tin trên phương tiện thông tin đại chúng; đăng Công báo nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc Công báo tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chậm nhất là sau 03 ngày kể từ ngày công bố hoặc ký ban hành.” Như vậy, có thể thấy Nghị định 100/2019/NĐ-CP được ban hành theo trình tự, thủ tục rút gọn, nên có hiệu lực chỉ sau 02 ngày kể từ ngày ký. Thứ hai, về mức xử phạt đối với hành vi vi phạm khi người tham gia điều khiển phương tiện giao thông mà trong hơi thở có nồng độ cồn quy định tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP tăng cao so với Nghị định 46/2016/NĐ-CP. Bên cạnh đó, nhiều kênh thông tin rằng việc ăn trái cây hoặc uống siro sẽ có nồng độ cồn và bị xử phạt, nhưng vừa qua tại cuộc họp tổng kết công tác cuối năm 2019 (ngày 09/01/2020) Cục trưởng Cục Cảnh sát Giao thông cũng đã khẳng định không có quy định trên và đã có thực nghiệm về vấn đề này. Trong trường hợp nếu tài xế bị Cảnh sát giao thông kiểm tra mà nếu tài xế trình bày vừa ăn trái cây hoặc uống siro thì sẽ cho uống nước hoặc 05 phút sau thổi đo lại nồng độ cồn, nếu phát hiện có nồng độ cồn thì sẽ xử lý theo quy định tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP. Thứ ba, do mức phạt tăng cao trong trường hợp người tham gia điều khiển phương tiện giao thông mà trong hơi thở có nồng độ cồn quy định tại Khoản 10 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP đó là bị xử phạt với mức tiền phạt cao, đồng thời có thể bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe nên kéo theo tình trạng người dân bỏ lại phương tiện và không đóng phạt.
Đây là lý do tại sao xe máy vượt đèn vàng lại bị phạt đến 01 triệu từ 2020
Nhiều người vẫn nghĩ chỉ có gặp đèn đỏ mới phải dừng, còn các loại đèn khác cứ chạy thoải mái, không sao cả; tuy nhiên, hiểu như vậy là sai quy định của pháp luật. Cụ thể, Luật giao thông đường bộ 2008 tại Khoản 3 Điều 10 có quy định: Điều 10. Hệ thống báo hiệu đường bộ 3. Tín hiệu đèn giao thông có ba mầu, quy định như sau: a) Tín hiệu xanh là được đi; b) Tín hiệu đỏ là cấm đi; c) Tín hiệu vàng là phải dừng lại trước vạch dừng, trừ trường hợp đã đi quá vạch dừng thì được đi tiếp; trong trường hợp tín hiệu vàng nhấp nháy là được đi nhưng phải giảm tốc độ, chú ý quan sát, nhường đường cho người đi bộ qua đường. Thực tế, mọi người thấy là đèn đang từ màu xanh nó sẽ chuyển qua màu vàng và cuối cùng chuyển qua màu đỏ. Việc sử dụng một vài giây đèn vàng là nhằm mục đích để người điều khiển xe tham gia giao thông có thời gian giảm tốc độ trước khi có đèn đỏ, việc này là phù hợp để tránh thắng gấp gây ra tai nạn khi dừng đèn đỏ đột ngột. Vì vậy, theo đúng quy định tại Luật thì khi gặp đèn vàng (Không phải đèn vàng nhấp nháy) thì bạn buộc phải dừng xe trước vạch dừng, trừ trường hợp đã đi quá vạch dừng thì được đi tiếp. Nên “vượt” đèn vàng có nghĩa bạn đã không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông, (không riêng gì đèn đỏ); từ ngày 01/01/2020, bạn sẽ bị phạt theo quy định tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP của Chính phủ. Cụ thể: - Đối với xe mô tô, xe gắn máy (Điểm e, khoản 4, Điều 6): Phạt tiền từ 600.000 đồng đến 1.000.000 đồng (trước đây Nghị định 46/2016/NĐ-CP phạtvới cùng hành vi là 300.000 đồng đến 400.000 đồng) - Đối với xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô (Điểm a Khoản 5 Điều 5): Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng (Trước đây mức phạt là từ 1.200.000 đến 2.000.000 đồng theo Điểm a, Khoản 5, Điều 5 của Nghị định 46). Một điều lưu ý là: Việc xử phạt đối với hành vi vượt đèn vàng đã cótừ lâu chứ không phải chỉ mới bắt đầu từ năm 2020, điểm mới từ năm 2020 chỉ là nâng mức phạt lên cao hơn mà thôi Nếu không tin các bạn có thể xem thêm TẠI ĐÂY! P/s: Nhiều bạn có lập luận rằng "Ủa đèn vàng mà có nhấp nháy tôi vẫn đi bình thường có sao đâu, sao nói là vượt đèn vàng bị phạt, nói như vậy là không đúng tuyệt đối". Theo mình ở đây trước hết chúng ta cần phải hiểu đúng từ "Vượt". Luật yêu cầu bạn dừng trước vạch nhưng bạn lại cố tình chạy qua vạch, khi đó gọi là "vượt". Còn chuyện bạn gặp đèn vàng nhấp nháy, bạn đi thẳng thì là bạn đi đúng luật, bạn đâu có "vượt".
Cập nhật mới iThông – phần mềm tra cứu xử phạt giao thông đường bộ
Qua hơn 02 năm kể từ ngày ra mắt sản phẩm iThông – phần mềm tra cứu mức xử phạt giao thông đường bộ, công ty cổ phần LawSoft đã nhận được sự ủng hộ, tin dùng của đông đảo người dân. Tính đến nay đã có hơn 50.000 lượt tải về sử dụng phần mềm này trên cả hai hệ điều hành điện thoại di động là iOS và Android. Từ ngày 01/8/2016, Nghị định 46/2016/NĐ-CP quy định mức xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt có hiệu lực. Do vậy, mức xử phạt đối với các hành vi vi phạm và ai là người có quyền xử phạt trong từng trường hợp vi phạm có nhiều thay đổi hơn so với trước. Để đảm bảo người dùng có thể sử dụng ngay phần mềm này theo quy định mới tại Nghị định 46, thì nay Dân Luật xin thông báo về việc đã cập nhật xong mức xử phạt vi phạm giao thông đường bộ và thẩm quyền xử phạt trong từng trường hợp cụ thể. i Thông được xây dựng hướng đến mục tiêu hỗ trợ mọi người hiểu rõ hơn và chấp hành đúng pháp luật giao thông đường bộ. Các bạn có thể tải phần mềm iThông trên: Android: Click vào đây iOS: Click vào đây Hướng dẫn sử dụng cho người mới dùng: Lưu ý đối với trường hợp đã tải về iThông trước đó, các bạn chỉ cần bấm vào tab “Đồng bộ dữ liệu” như hình trên là đã có thể cập nhật bản mới của iThông. Chúc các bạn hiểu rõ và chấp hành đúng pháp luật giao thông đường bộ nhé!
Re:Toàn bộ điểm mới Nghị định 100/2015/NĐ-CP về phát triển, quản lý nhà ở xã hội
Phần 3: Vay vốn ưu đãi để thực hiện chính sách nhà ở xã hội Phần này sẽ đề cập đến các nguyên tắc vay vốn và hình thức vay vốn căn cứ trên mục tiêu thực hiện đối với nhà ở xã hội. Đây cũng là nội dung mới được hướng dẫn tại Nghị định 100/2015/NĐ-CP về phát triển và quản lý sử dụng nhà ở xã hội. 12. Nguyên tắc thực hiện chính sách vay vốn ưu đãi - Việc cho vay vốn ưu đãi phải bảo đảm đúng đối tượng, đáp ứng đủ điều kiện theo quy định. - Trường hợp một đối tượng được hưởng nhiều chính sách vay vốn ưu đãi hỗ trợ nhà ở thì chỉ được áp dụng một chính sách hỗ trợ mức cao nhất. - Trường hợp hộ gia đình có nhiều đối tượng được hưởng nhiều chính sách vay vốn ưu đãi thì chỉ áp dụng một chính sách vay vốn cho cả hộ gia đình. - Ngân hàng Chính sách xã hội hoặc các tổ chức tín dụng do Nhà nước chỉ định thực hiện việc cho vay ưu đãi hỗ trợ nhà ở xã hội, bảo đảm phù hợp với quy định pháp luật về nhà ở, pháp luật về tín dụng và pháp luật có liên quan. - Khách hàng là hộ gia đình, cá nhân khi vay vốn ưu đãi từ Ngân hàng Chính sách xã hội phải thực hiện việc gửi tiết kiệm tại Ngân hàng Chính sách xã hội hàng tháng, với thời gian tối thiểu 12 tháng và mức gửi theo quy định của bên cho vay. (Căn cứ Điều 13 Nghị định 100/2015/NĐ-CP về phát triển, quản lý nhà ở xã hội) 13. Vay vốn ưu đãi theo các chương trình mục tiêu về nhà ở - Các đối tượng sau đây được vay vốn ưu đãi hỗ trợ nhà ở để xây dựng mới hoặc cải tạo, sửa chữa nhà để ở theo quy định cụ thể của từng chương trình mục tiêu do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ quyết định: + Người có công với cách mạng theo quy định pháp luật về ưu đãi người có công với cách mạng. + Hộ gia đình nghèo và cận nghèo tại khu vực nông thôn. + Hộ gia đình tại khu vực nông thôn thuộc vùng thường xuyên bị ảnh hưởng bởi thiên tai, biến đổi khí hậu. - Điều kiện vay, mức vay, thời hạn, lãi suất cho vay, chính sách xử lý nợ và bảo đảm tiền vay, gia hạn được thực hiện theo quy định cụ thể tại Quyết định phê duyệt chương trình mục tiêu về nhà ở tương ứng của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. (Căn cứ Điều 14 Nghị định 100/2015/NĐ-CP về phát triển, quản lý nhà ở xã hội) 14. Vay vốn ưu đãi để đầu tư xây dựng nhà ở xã hội - Đối tượng được vay vốn: + Doanh nghiệp, hợp tác xã là chủ đầu tư dự án nhà ở xã hội không phải bằng nguồn vốn hoặc hình thức sau: vốn ngân sách nhà nước, công trái quốc gia, trái phiếu, vốn hỗ trợ phát triển chính thức, vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ, vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước hoặc đầu tư xây dựng theo hình thức hợp đồng xây dựng - chuyển giao để cho thuê, cho thuê mua, bán. + Doanh nghiệp, hợp tác xã sản xuất công nghiệp, dịch vụ tự đầu tư xây dựng nhà ở để bố trí cho người lao động của chính doanh nghiệp, hợp tác xã đó mà không thu tiền thuê nhà hoặc có thu tiền thuê nhà với giá thuê không vượt quá khung giá cho thuê nhà ở xã hội do UBND cấp tỉnh ban hành. + Hộ gia đình, cá nhân bỏ vốn đầu tư xây dựng nhà ở xã hội để cho thuê, cho thuê mua, bán. - Điều kiện được vay vốn đối với các đối tượng trên trừ hộ gia đình, cá nhân bỏ vốn đầu tư xây dựng nhà ở xã hội: + Được thành lập và hoạt động theo quy định pháp luật; có danh mục dự án xây dựng nhà ở xã hội thuộc chương trình, kế hoạch đầu tư nhà ở xã hội của cơ quan có thẩm quyền phê duyệt. + Có dự án đầu tư đã được cấp có thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư theo quy định pháp luật về đầu tư và pháp luật về nhà ở. + Đã có quyết định giao đất hoặc đã có quyền sử dụng đất theo quy định pháp luật về đất đai và đã hoàn thành việc bồi thường, giải phóng mặt bằng. + Đã được cấp Giấy phép xây dựng theo quy định pháp luật về xây dựng. + Có mức vốn tối thiểu tham gia vào dự án, phương án vay theo quy định của tổ chức tín dụng cho vay. + Thực hiện bảo đảm tiền vay, thế chấp vay vốn theo quy định pháp luật. - Điều kiện được vay vốn đối với hộ gia đình, cá nhân bỏ vốn đầu tư xây dựng nhà ở xã hội để cho thuê, cho thuê mua, bán phải có phương án đầu tư được cấp có thẩm quyền chấp thuận và đáp ứng các quy định sau: + Đã có quyết định giao đất hoặc đã có quyền sử dụng đất theo quy định pháp luật về đất đai và đã hoàn thành việc bồi thường, giải phóng mặt bằng. + Đã được cấp Giấy phép xây dựng theo quy định pháp luật về xây dựng. + Có mức vốn tối thiểu tham gia vào dự án, phương án vay theo quy định của tổ chức tín dụng cho vay. + Thực hiện bảo đảm tiền vay, thế chấp vay vốn theo quy định pháp luật. - Mức cho vay: + Đối với xây dựng nhà ở xã hội chỉ để cho thuê: Mức cho vay tối đa bằng 80% tổng mức đầu tư dự án hoặc phương án vay và không vượt quá 80% giá trị tài sản bảo đảm tiền vay. + Đối với xây dựng nhà ở xã hội để cho thuê mua, bán: Mức cho vay tối đa bằng 70% tổng mức đầu tư của dự án, phương án vay và không vượt quá 70% giá trị tài sản bảo đảm tiền vay. - Thời hạn vay: + Đối với việc đầu tư xây dựng nhà ở xã hội chỉ để cho thuê thì thời hạn cho vay tối thiểu là 15 năm và tối đa không quá 20 năm kể từ ngày giải ngân khoản vay đầu tiên. + Đối với việc đầu tư xây dựng nhà ở xã hội để cho thuê mua thì thời hạn cho vay tối thiểu là 10 năm và tối đa không quá 15 năm kể từ ngày giải ngân khoản vay đầu tiên. + Đối với dự án đầu tư nhà ở xã hội để bán thì thời hạn cho vay tối thiểu là 05 năm và tối đa không quá 10 năm kể từ ngày giải ngân khoản vay đầu tiên. + Trường hợp khách hàng có nhu cầu vay với thời hạn thấp hơn thời hạn cho vay tối thiểu nêu trên thì được thỏa thuận với ngân hàng về thời hạn cho vay thấp hơn. - Thực hiện trả nợ gốc và lãi tiền vay theo quy định của tổ chức tín dụng cho vay. - Lãi suất vay: + Lãi suất cho vay ưu đãi của Ngân hàng Chính sách xã hội do Thủ tướng Chính phủ quyết định theo đề nghị của Hội đồng quản trị cho từng thời kỳ. + Lãi suất cho vay ưu đãi của các tổ chức tín dụng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam xác định và công bố trên cơ sở bảo đảm nguyên tắc không vượt quá 50% lãi suất cho vay bình quân của các ngân hàng trên thị trường trong cùng thời kỳ. - Giải ngân vốn vay: Vốn vay được giải ngân theo tiến độ thực hiện và đề nghị của chủ đầu tư. Số tiền giải ngân từng đợt căn cứ vào khối lượng hoàn thành công trình theo điểm dừng kỹ thuật. (Căn cứ Điều 15 Nghị định 100/2015/NĐ-CP về phát triển, quản lý nhà ở xã hội) 15. Vay vốn ưu đãi để mua, thuê, thuê mua nhà ở xã hội; xây dựng mới hoặc cải tạo, sửa chữa nhà để ở - Đối tượng được vay vốn trong trường hợp này là: + Người có công với cách mạng theo quy định pháp luật về ưu đãi người có công với cách mạng. + Người thu nhập thấp, hộ nghèo, cận nghèo tại khu vực đô thị. + Người lao động đang làm việc tại các doanh nghiệp trong và ngoài khu công nghiệp. + Sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân trong cơ quan, đơn vị thuộc công an nhân dân và quân đội nhân dân. + Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định pháp luật về cán bộ, công chức, viên chức. - Điều kiện được vay vốn đối với hộ gia đình, cá nhân vay vốn để mua, thuê, thuê mua nhà ở xã hội: + Có đủ vốn tối thiểu tham gia vào phương thức vay vốn theo quy định của Ngân hàng Chính sách xã hội hoặc tổ chức tín dụng do Nhà nước chỉ định. + Có đủ hồ sơ chứng minh theo quy định. + Có nguồn thu nhập và có khả năng trả nợ theo cam kết với Ngân hàng Chính sách xã hội hoặc tổ chức tín dụng do Nhà nước chỉ định. + Có Giấy đề nghị vay vốn để mua, thuê, thuê mua nhà ở xã hội, trong đó có cam kết của cá nhân và các thành viên trong hộ gia đình chưa được vay vốn hỗ trợ ưu đãi tại ngân hàng khác để mua, thuê, thuê mua nhà ở xã hội. + Có hợp đồng mua, thuê, thuê mua nhà ở xã hội với chủ đầu tư theo quy định. + Thực hiện bảo đảm tiền vay bằng tài sản hình thành từ vốn vay theo quy định pháp luật. Ngân hàng cho vay, chủ đầu tư và người vay vốn phải quy định rõ phương thức quản lý, xử lý tài sản bảo đảm trong hợp đồng ba bên. - Điều kiện được vay vốn đối với hộ gia đình, cá nhân vay vốn để xây dựng mới hoặc cải tạo, sửa chữa nhà ở của mình: + Có đủ vốn tối thiểu tham gia vào phương thức vay vốn theo quy định của Ngân hàng Chính sách xã hội hoặc tổ chức tín dụng do Nhà nước chỉ định. + Có đủ hồ sơ chứng minh theo quy định. + Có nguồn thu nhập và có khả năng trả nợ theo cam kết với tổ chức tín dụng cho vay vốn. + Có Giấy đề nghị vay vốn để xây dựng mới hoặc cải tạo, sửa chữa nhà để ở, trong đó có cam kết của cá nhân và các thành viên trong hộ gia đình chưa được vay vốn ưu đãi hỗ trợ nhà ở xã hội tại các tổ chức tín dụng khác. + Có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà và tài sản khác gắn liền với đất tại nơi đăng ký hộ khẩu thường trú do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp theo quy định pháp luật về đất đai. + Có thiết kế, dự toán hoặc phương án tính toán giá thành theo quy định pháp luật về xây dựng. + Thực hiện bảo đảm tiền vay bằng giá trị quyền sử dụng đất ở và tài sản gắn liền với đất ở hoặc tài sản khác theo quy định pháp luật. - Mức vốn vay: + Trường hợp mua, thuê, thuê mua nhà ở xã hội thì mức vốn cho vay tối đa bằng 80% giá trị hợp đồng mua, thuê, thuê mua nhà. + Trường hợp xây dựng mới hoặc cải tạo, sửa chữa nhà ở thì mức vốn cho vay tối đa bằng 70% giá trị dự toán hoặc phương án vay và không vượt quá 70% giá trị tài sản bảo đảm tiền vay. - Lãi suất vay: + Lãi suất cho vay ưu đãi tại Ngân hàng Chính sách xã hội do Thủ tướng Chính phủ quyết định theo đề nghị của Hội đồng quản trị cho từng thời kỳ. + Lãi suất cho vay ưu đãi tại các tổ chức tín dụng do Thủ tướng Chính phủ quyết định theo đề nghị của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cho từng thời kỳ. - Thời hạn vay: Thời hạn vay tối thiểu là 15 năm kể từ ngày giải ngân khoản vay đầu tiên. Trường hợp khách hàng có nhu cầu vay với thời hạn thấp hơn thời hạn cho vay tối thiểu thì được thỏa thuận với ngân hàng về thời hạn cho vay thấp hơn. - Thực hiện trả nợ gốc và lãi tiền vay theo quy định của tổ chức tín dụng cho vay. - Giải ngân vốn vay: Vốn vay được giải ngân theo thỏa thuận trong hợp đồng vay vốn được ký kết giữa hộ gia đình, cá nhân và tổ chức tín dụng cho vay vốn. (Căn cứ Điều 16 Nghị định 100/2015/NĐ-CP về phát triển, quản lý nhà ở xã hội) 16. Nguồn vốn cho vay ưu đãi để thực hiện chính sách nhà ở xã hội * Nguồn vốn cho vay ưu đãi thông qua Ngân hàng Chính sách xã hội: - Căn cứ vào kế hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt hàng năm, ngân sách nhà nước cấp 100% nguồn vốn để Ngân hàng Chính sách xã hội thực hiện cho vay đối với các đối tượng sau: + Người có công với cách mạng theo quy định pháp luật về ưu đãi người có công với cách mạng. + Hộ gia đình nghèo và cận nghèo tại khu vực nông thôn. + Hộ gia đình tại khu vực nông thôn thuộc vùng thường xuyên bị ảnh hưởng bởi thiên tai, biến đổi khí hậu. + Doanh nghiệp, hợp tác xã là chủ đầu tư dự án nhà ở xã hội không phải bằng nguồn vốn hoặc hình thức sau: vốn ngân sách nhà nước, công trái quốc gia, trái phiếu, vốn hỗ trợ phát triển chính thức, vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ, vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước hoặc đầu tư xây dựng theo hình thức hợp đồng xây dựng - chuyển giao để cho thuê, cho thuê mua, bán. + Doanh nghiệp, hợp tác xã sản xuất công nghiệp, dịch vụ tự đầu tư xây dựng nhà ở để bố trí cho người lao động của chính doanh nghiệp, hợp tác xã đó mà không thu tiền thuê nhà hoặc có thu tiền thuê nhà với giá thuê không vượt quá khung giá cho thuê nhà ở xã hội do UBND cấp tỉnh ban hành. + Hộ gia đình, cá nhân bỏ vốn đầu tư xây dựng nhà ở xã hội để cho thuê, cho thuê mua, bán. - Căn cứ vào kế hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt hàng năm, ngân sách nhà nước cấp 50% nguồn vốn; Ngân hàng Chính sách xã hội đáp ứng 50% nguồn vốn từ tiền gửi tiết kiệm của người vay, vốn huy động; ngân sách nhà nước cấp bù chênh lệch lãi suất và phí quản lý cho Ngân hàng Chính sách xã hội theo quy định để cho vay đối với các đối tượng sau: + Người có công với cách mạng theo quy định pháp luật về ưu đãi người có công với cách mạng. + Người thu nhập thấp, hộ nghèo, cận nghèo tại khu vực đô thị. + Người lao động đang làm việc tại các doanh nghiệp trong và ngoài khu công nghiệp. + Sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân trong cơ quan, đơn vị thuộc công an nhân dân và quân đội nhân dân. + Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định pháp luật về cán bộ, công chức, viên chức. - Nguồn vốn ủy thác từ quỹ phát triển nhà ở địa phương (nếu có), ngân sách địa phương hỗ trợ hàng năm, vốn từ phát hành trái phiếu, công trái nhà ở và từ các nguồn hợp pháp khác theo quy định pháp luật do UBND cấp tỉnh phê duyệt để thực hiện mục tiêu, kế hoạch nhà ở xã hội tại địa phương theo quyết định của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh. * Nguồn vốn cho vay ưu đãi từ các tổ chức tín dụng: Căn cứ vào chương trình, kế hoạch phát triển nhà ở xã hội trong từng thời kỳ do cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, ngân sách nhà nước cấp bù lãi suất cho các tổ chức tín dụng do Nhà nước chỉ định để cho các đối tượng tham gia đầu tư xây dựng nhà ở xã hội và cho các đối tượng được hưởng chính sách hỗ trợ nhà ở xã hội vay ưu đãi với lãi suất không vượt quá 50% lãi suất cho vay bình quân của các ngân hàng trên thị trường trong cùng thời kỳ. (Căn cứ Điều 17 Nghị định 100/2015/NĐ-CP về phát triển, quản lý nhà ở xã hội) 17. Quản lý và sử dụng nguồn vốn cho vay ưu đãi - Việc quản lý nguồn vốn và quản lý sử dụng vốn cho vay hỗ trợ nhà ở xã hội do Ngân hàng Chính sách xã hội hoặc các tổ chức tín dụng do Nhà nước chỉ định thực hiện. - Việc xử lý nợ bị rủi ro thực hiện theo quy định của Thủ tướng Chính phủ. - Ngân hàng Chính sách xã hội và các tổ chức tín dụng hướng dẫn cụ thể về cơ chế huy động tiết kiệm và các nội dung liên quan đến cho vay ưu đãi phù hợp với chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn được giao. (Căn cứ Điều 18 Nghị định 100/2015/NĐ-CP về phát triển, quản lý nhà ở xã hội) Phần 4: Quản lý sử dụng nhà ở xã hội Ở phần này sẽ đề cập đến tất cả các hoạt động bán, cho thuê, cho thuê mua nhà ở xã hội. 18. Quy định về việc bán, cho thuê, cho thuê mua nhà ở xã hội Sửa đổi một số quy định sau: - Người mua, thuê mua nhà ở xã hội chỉ được phép bán lại, thế chấp hoặc cho thuê sau khi được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định pháp luật về đất đai. Bãi bỏ quy định phải trả hết tiền mua, thuê mua nhà ở theo hợp đồng đã ký với bên bán, bên cho thuê mua. - Trường hợp bán lại nhà ở xã hội cho Nhà nước trong thời hạn chưa đủ 05 năm kể từ thời điểm trả hết tiền mua, thuê mua nhà ở xã hội không phải nộp thuế thu nhập cá nhân. Bổ sung quy định sau: - Đối với dự án nhà ở xã hội chỉ để cho thuê thì chủ đầu tư chỉ được bán sau thời gian tối thiểu là 10 năm kể từ khi hoàn thành bàn giao để cho thuê và chỉ được bán cho các đối tượng được hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở xã hội, với giá bán tối đa bằng giá bán nhà ở xã hội cùng loại tại cùng địa điểm. (Căn cứ Điều 19 Nghị định 100/2015/NĐ-CP về phát triển, quản lý nhà ở xã hội) 19. Trình tự, thủ tục mua, thuê, thuê mua nhà ở xã hội Đây là điểm mới tại Nghị định 100/2015/NĐ-CP về phát triển và quản lý nhà ở xã hội. * Đối với dự án nhà ở xã hội được đầu tư bằng nguồn vốn ngoài ngân sách: - Sau khi khởi công dự án, chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở xã hội có trách nhiệm cung cấp các thông tin sau liên quan đến dự án để công bố công khai tại Cổng Thông tin điện tử của Sở Xây dựng tại địa phương nơi có dự án; đăng tải ít nhất 01 lần tại báo là cơ quan ngôn luận của chính quyền địa phương và công bố tại Sàn giao dịch bất động sản của chủ đầu tư (nếu có) để người dân biết, đăng ký và thực hiện việc theo dõi, giám sát: + Tên dự án. + Chủ đầu tư dự án. + Địa điểm xây dựng dự án. + Địa chỉ liên lạc, địa chỉ nộp đơn đăng ký. + Tiến độ thực hiện dự án. + Quy mô dự án. + Số lượng căn hộ (trong đó bao gồm: Số căn hộ để bán, số căn hộ cho thuê, số căn hộ cho thuê mua). + Diện tích căn hộ. + Giá bán, giá cho thuê, giá cho thuê mua (tạm tính) đối với từng loại căn hộ. + Thời gian bắt đầu và kết thúc nhận đơn đăng ký và các nội dung khác có liên quan. - Trước khi bán, cho thuê, cho thuê mua, chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở xã hội phải báo cáo bằng văn bản về tổng số căn hộ sẽ bán, cho thuê, cho thuê mua và thời điểm bắt đầu bán, cho thuê, cho thuê mua để Sở Xây dựng biết và kiểm tra. Công bố công khai tại Cổng Thông tin điện tử của Sở Xây dựng tại địa phương nơi có dự án trong thời gian tối thiểu là 30 ngày làm việc kể từ thời điểm bắt đầu nhận hồ sơ đăng ký mua, thuê, thuê mua nhà ở tại dự án. - Trên cơ sở các thông tin về các dự án nhà ở xã hội trên địa bàn đã được công bố; hộ gia đình, cá nhân có nhu cầu đăng ký mua, thuê, thuê mua nhà ở xã hội nộp hồ sơ cho chủ đầu tư dự án theo quy định. - Sau khi tập hợp đầy đủ giấy tờ đăng ký của các đối tượng có nhu cầu, chủ đầu tư dự án nhà ở xã hội có trách nhiệm xem xét từng hồ sơ đăng ký, đối chiếu với các quy định về đối tượng, điều kiện theo quy định để lập danh sách đối tượng được mua, thuê, thuê mua nhà ở xã hội thuộc dự án do mình làm chủ đầu tư. Trường hợp người có nhu cầu đăng ký mua, thuê, thuê mua nhà ở xã hội đã nộp hồ sơ hợp lệ theo quy định cho chủ đầu tư, nhưng trong dự án không còn quỹ nhà để giải quyết thì chủ đầu tư dự án có trách nhiệm ghi rõ lý do và gửi trả lại hồ sơ (bao gồm cả Giấy tờ chứng minh đối tượng và điều kiện để được mua, thuê, thuê mua nhà ở xã hội mà người đăng ký đã nộp) để người đó biết và nộp hồ sơ tại dự án khác. Khi người có nhu cầu nộp hồ sơ, người nhận hồ sơ phải ghi Giấy biên nhận. Nếu hồ sơ chưa hợp lệ (chưa đúng theo quy định) thì người nhận hồ sơ có trách nhiệm ghi rõ lý do chưa giải quyết và trả lại cho người nộp hồ sơ để thực hiện việc bổ sung, hoàn thiện. - Chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở xã hội có trách nhiệm gửi Danh sách các đối tượng dự kiến được giải quyết mua, thuê, thuê mua nhà ở xã hội theo thứ tự ưu tiên (trên cơ sở chấm điểm theo nguyên tắc quy định) về Sở Xây dựng địa phương nơi có dự án để kiểm tra nhằm loại trừ việc người được mua, thuê, thuê mua nhà ở xã hội được hỗ trợ nhiều lần. Trường hợp đối tượng dự kiến được mua, thuê, thuê mua nhà ở xã hội theo Danh sách do chủ đầu tư lập mà đã được Nhà nước hỗ trợ về nhà ở, đất ở theo quy định hoặc đã được mua, thuê, thuê mua nhà ở xã hội tại dự án khác thì Sở Xây dựng có trách nhiệm gửi văn bản thông báo cho chủ đầu tư biết để xóa tên trong Danh sách được mua, thuê, thuê mua nhà ở xã hội. Sau 15 ngày làm việc kể từ khi nhận được Danh sách, nếu Sở Xây dựng không có ý kiến phản hồi thì chủ đầu tư thông báo cho các đối tượng được mua, thuê, thuê mua nhà ở xã hội trong dự án của mình đến để thỏa thuận, thống nhất và ký hợp đồng. Trường hợp người có nhu cầu nhà ở xã hội đáp ứng đủ điều kiện và đã được chủ đầu tư dự án xem xét, đưa vào Danh sách mua, thuê, thuê mua nhà ở xã hội của dự án đó, nhưng người đó không còn có nhu cầu mua, thuê, thuê mua nhà ở xã hội thì chủ đầu tư dự án gửi trả lại hồ sơ (bao gồm cả giấy tờ chứng minh đối tượng và điều kiện để được mua, thuê, thuê mua nhà ở xã hội) cho người đã nộp hồ sơ. - Mỗi hộ gia đình, cá nhân có nhu cầu mua, thuê, thuê mua nhà ở xã hội chỉ được nộp giấy tờ đăng ký tại một dự án. Trong trường hợp dự án không còn quỹ nhà để bán, cho thuê, cho thuê mua thì chủ đầu tư nêu rõ lý do và trả lại hồ sơ để người có nhu cầu nộp tại dự án khác. Bên mua, thuê, thuê mua nhà ở xã hội thanh toán trực tiếp với chủ đầu tư hoặc thực hiện thông qua ngân hàng do chủ đầu tư và người mua, thuê, thuê mua thống nhất theo thỏa thuận. - Sau khi ký Hợp đồng mua bán, cho thuê, cho thuê mua nhà ở xã hội, chủ đầu tư dự án có trách nhiệm lập đầy đủ Danh sách các đối tượng (bao gồm cả các thành viên trong hộ) đã được mua, thuê, thuê mua nhà ở xã hội gửi về Sở Xây dựng địa phương nơi có dự án để công bố công khai trong thời hạn 30 ngày làm việc (kể từ ngày nhận được Danh sách này) và lưu trữ để phục vụ cho công tác quản lý, kiểm tra (hậu kiểm). Đồng thời, chủ đầu tư dự án có trách nhiệm công bố công khai danh sách này tại trụ sở làm việc của chủ đầu tư và tại Sàn giao dịch bất động sản hoặc Trang thông tin điện tử về nhà ở xã hội của chủ đầu tư (nếu có). * Đối với nhà ở xã hội do hộ gia đình, cá nhân đầu tư xây dựng - Hộ gia đình, cá nhân đầu tư nhà ở xã hội có trách nhiệm báo cáo bằng văn bản về địa điểm xây dựng; tiến độ thực hiện; quy mô, số lượng căn hộ, trong đó bao gồm: Số căn hộ để bán, số căn hộ cho thuê, số căn hộ cho thuê mua; giá bán, cho thuê, cho thuê mua; thời gian bắt đầu bán, cho thuê, cho thuê mua nhà ở với UBND cấp xã nơi xây dựng nhà ở để công bố công khai tại trụ sở của xã, phường để chính quyền địa phương và người dân biết để thực hiện theo dõi, giám sát. - Trên cơ sở các thông tin về nhà ở xã hội trên địa bàn đã được công bố theo quy định; người có nhu cầu đăng ký mua, thuê, thuê mua nhà ở xã hội nộp hồ sơ cho chủ hộ đầu tư xây dựng nhà ở xã hội theo quy định. - Sau khi tập hợp đầy đủ hồ sơ đăng ký của các đối tượng có nhu cầu, hộ gia đình, cá nhân đầu tư xây dựng nhà ở xã hội có trách nhiệm gửi UBND cấp xã để xem xét, xác nhận Danh sách đối tượng được mua, thuê mua nhà ở xã hội trước khi chủ hộ và người mua, thuê, thuê mua nhà ở thực hiện việc ký Hợp đồng mua, thuê, thuê mua nhà ở xã hội. - UBND cấp xã có trách nhiệm sao hồ sơ đăng ký và Danh sách đối tượng được mua, thuê mua nhà ở xã hội gửi Sở Xây dựng để kiểm tra, loại trừ trường hợp đối tượng mua, thuê, thuê mua nhà ở xã hội được hỗ trợ nhiều lần. (Căn cứ Điều 20 Nghị định 100/2015/NĐ-CP về phát triển, quản lý nhà ở xã hội) 20. Giá bán, cho thuê, thuê mua nhà ở xã hội - Bổ sung quy định sau: “Giá bán nhà ở xã hội không tính các khoản ưu đãi của Nhà nước theo quy định” Đồng thời bãi bỏ quy định: “Trường hợp dự án có giá bán thấp hơn suất đầu tư xây dựng nhà ở cùng loại do cơ quan có thẩm quyền công bố tại cùng thời điểm thì được phép tính tỷ lệ lợi nhuận định mức trong giá bán không vượt quá 15% tổng chi phí đầu tư.” - Giá cho thuê nhà ở xã hội bổ sung thêm chi phí bảo trì ngoài các chi phí đã quy định tại Nghị định 188/2013/NĐ-CP. - UBND cấp tỉnh không còn chịu trách nhiệm chính trong việc thẩm định giá như trong Nghị định 188/2013/NĐ-CP mà giao cho cơ quan chức năng trực thuộc thực hiện việc thẩm định giá bán, thuê mua, thuê nhà ở xã hội được đầu tư xây dựng theo dự án bằng nguồn vốn ngoài ngân sách nhà nước trên phạm vi địa bàn. - Kéo dài thời hạn tối đa nộp trước tiền đặt cọc của người thuê cho bên cho thuê nhà: Người thuê nhà ở xã hội có trách nhiệm nộp trước cho bên cho thuê nhà một khoản tiền đặt cọc theo thỏa thuận của hai bên, nhưng tối đa không vượt quá 12 tháng, (trước đây là 06 tháng) tối thiểu không thấp hơn 03 tháng tiền thuê nhà ở để bảo đảm thực hiện các nghĩa vụ của người thuê nhà. (Căn cứ Điều 21 Nghị định 100/2015/NĐ-CP về phát triển, quản lý nhà ở xã hội) 21. Hồ sơ chứng minh đối tượng, điều kiện để được hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở xã hội Đây là quy định mới tại Nghị định 100/2015/NĐ-CP về phát triển, quản lý sử dụng nhà ở xã hội. - Các đối tượng được hưởng chế độ hỗ trợ nhà ở xã hội theo quy định chưa được hưởng các chính sách hỗ trợ về nhà ở xã hội khi xin hỗ trợ nhà ở xã hội phải có đơn đề nghị hỗ trợ nhà ở và giấy tờ chứng minh về đối tượng, cụ thể như sau: + Người có công với cách mạng theo quy định pháp luật về ưu đãi người có công với cách mạng: phải có giấy tờ chứng minh về đối tượng theo quy định háp luật về người có công với cách mạng, xác nhận về thực trạng nhà ở và chưa được hỗ trợ nhà ở của Nhà nước do UBND cấp xã nơi đăng ký hộ khẩu thường trú cấp. + Người thu nhập thấp, hộ nghèo, cận nghèo tại khu vực đô thị; người lao động đang làm việc tại các doanh nghiệp trong và ngoài khu công nghiệp; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân trong cơ quan, đơn vị thuộc công an nhân dân và quân đội nhân dân; cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức, viên chức: phải có giấy xác nhận của cơ quan, tổ chức nơi đang làm việc về đối tượng và thực trạng nhà ở. + Các đối tượng đã trả lại nhà ở công vụ: phải có giấy xác nhận đã trả lại nhà ở công vụ do cơ quan quản lý nhà ở công vụ cấp. + Học sinh, sinh viên các học viện, trường đại học, cao đẳng, dạy nghề; học sinh trường dân tộc nội trú công lập được sử dụng nhà ở trong thời gian học tập: phải có xác nhận của cơ sở đào tạo nơi đối tượng đang học tập. + Hộ gia đình, cá nhân thuộc diện bị thu hồi đất và phải giải tỏa, phá dỡ nhà ở theo quy định của pháp luật mà chưa được Nhà nước bồi thường bằng nhà ở, đất ở: phải có bản sao có chứng thực chứng minh người đó có tên trong Danh sách thu hồi đất ở, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất của cơ quan có thẩm quyền, kèm theo giấy xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi người có nhà, đất bị thu hồi về việc chưa được Nhà nước bồi thường bằng nhà ở, đất ở tái định cư. - Giấy tờ chứng minh về điều kiện cư trú như sau: + Trường hợp đối tượng đăng ký xin mua, thuê, thuê mua nhà ở xã hội có đăng ký hộ khẩu thường trú tại tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi có nhà ở xã hội thì phải có bản sao có chứng thực hộ khẩu thường trú hoặc giấy đăng ký hộ khẩu tập thể tại địa phương đó. + Trường hợp đối tượng đăng ký xin mua, thuê, thuê mua nhà ở xã hội không có hộ khẩu thường trú theo quy định trên thì phải có bản sao có chứng thực giấy đăng ký tạm trú; bản sao có chứng thực hợp đồng lao động có thời hạn từ 01 năm trở lên tính đến thời điểm nộp đơn hoặc hợp đồng không xác định thời hạn và giấy xác nhận (hoặc giấy tờ chứng minh) về việc có đóng bảo hiểm xã hội của cơ quan bảo hiểm tại tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi người đó đăng ký mua, thuê, thuê mua nhà ở xã hội. Trường hợp đối tượng làm việc cho chi nhánh hoặc văn phòng đại diện tại tỉnh, thành phố nơi có nhà ở xã hội mà việc đóng bảo hiểm thực hiện tại địa phương nơi đặt trụ sở chính thì phải có giấy xác nhận của cơ quan, đơn vị nơi đặt trụ sở chính về việc đóng bảo hiểm. - Giấy tờ chứng minh về điều kiện thu nhập như sau: + Người lao động đang làm việc tại các doanh nghiệp trong và ngoài khu công nghiệp; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân trong cơ quan, đơn vị thuộc công an nhân dân và quân đội nhân dân; cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức, viên chức: phải có xác nhận của cơ quan, đơn vị mà người đó đang làm việc về mức thu nhập thuộc diện không phải nộp thuế thu nhập thường xuyên theo quy định pháp luật về thuế thu nhập cá nhân. + Người thu nhập thấp, hộ nghèo, cận nghèo tại khu vực đô thị tự kê khai về mức thu nhập của bản thân và chịu trách nhiệm về thông tin tự kê khai. Sở Xây dựng liên hệ với Cục thuế địa phương để xác minh thuế thu nhập của các đối tượng này trong trường hợp cần thiết. - Các đối tượng thuộc diện được hưởng hỗ trợ nhà ở xã hội phải đáp ứng điều kiện được hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở theo quy định, trường hợp có nhà ở thuộc sở hữu của mình thì diện tích nhà ở bình quân dưới 10 m2/người. (Căn cứ Điều 22 Nghị định 100/2015/NĐ-CP về phát triển, quản lý nhà ở xã hội) 22. Nguyên tắc, tiêu chí xét duyệt đối tượng được mua, thuê, thuê mua nhà ở xã hội Nhằm đảm bảo việc hỗ trợ mua, thuê, thuê mua nhà ở xã hội phải được quản lý chặt chẽ, Nghị định 100/2015/NĐ-CP ra đời, quy định cụ thể về vấn đề này: - Nguyên tắc xét duyệt đối tượng được mua, thuê, thuê mua nhà ở xã hội đầu tư xây dựng theo dự án: + Trường hợp tổng số hồ sơ đăng ký mua, thuê, thuê mua (hợp lệ) bằng hoặc ít hơn tổng số căn hộ do chủ đầu tư công bố thì việc lựa chọn căn hộ thực hiện theo hình thức thỏa thuận giữa chủ đầu tư và khách hàng. + Trường hợp tổng số hồ sơ đăng ký mua, thuê, thuê mua (hợp lệ) nhiều hơn tổng số căn hộ do chủ đầu tư công bố thì việc xét duyệt, lựa chọn đối tượng thực hiện theo hình thức chấm điểm theo tiêu chí nêu sau. Sau khi xét duyệt, lựa chọn đủ hồ sơ hợp lệ tương ứng với tổng số căn hộ do chủ đầu tư công bố thì việc xác định cụ thể từng căn hộ trước khi ký hợp đồng thực hiện theo nguyên tắc thỏa thuận giữa chủ đầu tư và khách hàng. Trường hợp có nhiều hồ sơ hợp lệ bằng điểm nhau vượt quá tổng số căn hộ được đầu tư thì chủ đầu tư tổ chức lựa chọn theo hình thức bốc thăm công khai. - Trường hợp người mua, thuê, thuê mua nhà ở xã hội không đạt được nhu cầu, nguyện vọng của mình tại dự án đã đăng ký thì được trả hồ sơ để đăng ký tại các dự án khác, nếu không muốn lựa chọn căn hộ khác còn lại trong dự án đó. - Thang điểm được xác định trên cơ sở các tiêu chí cụ thể sau: TT Tiêu chí chấm điểm Số điểm 1 Tiêu chí khó khăn về nhà ở: - Chưa có nhà ở. 40 - Có nhà ở nhưng hư hỏng, dột, nát hoặc diện tích bình quân dưới 10 m2/người. 30 2 Tiêu chí về đối tượng: - Đối tượng 1 (quy định tại các Khoản 5, 6 và 7 Điều 49 của Luật Nhà ở). 30 - Đối tượng 2 (quy định tại các Khoản 4 và 9 Điều 49 của Luật Nhà ở 20 - Đối tượng quy định tại các Khoản 1, 8 và 10 Điều 49 của Luật Nhà ở). 40 3 Tiêu chí ưu tiên khác: - Hộ gia đình có từ 02 người trở lên thuộc đối tượng 1, 2. 10 - Hộ gia đình có 01 người thuộc đối tượng 1 và có ít nhất 01 người thuộc đối tượng 2. 7 - Hộ gia đình có từ 02 người trở lên thuộc đối tượng 2 4 Ghi chú: Trường hợp hộ gia đình, cá nhân được hưởng các tiêu chí ưu tiên khác nhau thì chỉ tính theo tiêu chí ưu tiên có thang điểm cao nhất. 4 Tiêu chí ưu tiên do UBND cấp tỉnh quy định: (theo điều kiện cụ thể của từng địa phương, nếu có) 10 - Căn cứ theo nguyên tắc, tiêu chí chấm điểm nêu trên, UBND cấp tỉnh quy định cụ thể tiêu chí ưu tiên để lựa chọn các đối tượng được mua, thuê, thuê mua nhà ở xã hội trên địa bàn phù hợp với đặc thù của địa phương nhưng không được vượt quá tiêu chí ưu tiên do UBND cấp tỉnh quy định, để hướng dẫn các chủ đầu tư dự án và các hộ gia đình, cá nhân thực hiện việc bán, cho thuê, cho thuê mua nhà ở xã hội đúng đối tượng theo quy định. - Chủ đầu tư dự án và hộ gia đình, cá nhân đầu tư xây dựng nhà ở xã hội căn cứ theo nguyên tắc, tiêu chí chấm điểm nêu trên và quy định cụ thể của UBND cấp tỉnh ban hành (nếu có) để bán, cho thuê, cho thuê mua nhà ở xã hội do mình đầu tư xây dựng. - Đối với sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân trong cơ quan, đơn vị thuộc công an nhân dân và quân đội nhân dân thì có thể đăng ký mua, thuê, thuê mua nhà ở xã hội tại dự án do các thành phần kinh tế đầu tư hoặc dự án do Bộ Quốc phòng, Bộ Công an triển khai thực hiện nhưng phải bảo đảm nguyên tắc mỗi đối tượng mua, thuê, thuê mua nhà ở chỉ được hỗ trợ giải quyết một lần. Bộ Quốc phòng và Bộ Công an quy định cụ thể tiêu chí xét duyệt đối tượng, điều kiện đối với các trường hợp được mua, thuê, thuê mua nhà ở xã hội tại các dự án xây dựng nhà ở xã hội do mình triển khai thực hiện phù hợp với đặc thù của lực lượng vũ trang gửi Bộ Xây dựng để có ý kiến thống nhất bằng văn bản trước khi ban hành, trong thời hạn 15 ngày làm việc Bộ Xây dựng có trách nhiệm trả lời về nội dung xin ý kiến. Đối với các trường hợp đăng ký mua, thuê, thuê mua nhà ở tại các dự án do các thành phần kinh tế đầu tư thì nguyên tắc và tiêu chí xét duyệt đối tượng thực hiện theo quy định nêu trên. (Căn cứ Điều 23 Nghị định 100/2015/NĐ-CP về phát triển, quản lý nhà ở xã hội) 23. Hợp đồng mua bán, thuê, thuê mua nhà ở xã hội Không bắt buộc phải lập hợp đồng khi mua bán, thuê, thuê mua nhà ở xã hội, việc lập hợp đồng này dựa trên cơ sở thỏa thuận và không bắt buộc theo mẫu do Bộ Xây dựng ban hành như trước đây: Việc mua bán, thuê, thuê mua nhà ở xã hội theo quy định do các bên thỏa thuận trên cơ sở tham khảo hợp đồng mẫu do Bộ Xây dựng ban hành. (Căn cứ Điều 24 Nghị định 100/2015/NĐ-CP về phát triển, quản lý nhà ở xã hội) 24. Quản lý khai thác, sử dụng nhà ở xã hội - Bổ sung quy định đối với nhà ở xã hội được đầu tư xây dựng bằng nguồn vốn ngoài ngân sách nhà nước: Chủ đầu tư dự án phải dành tối thiểu 20% tổng diện tích sàn nhà ở trong phạm vi dự án dành để cho thuê; sau thời gian tối thiểu là 05 năm kể từ thời điểm bắt đầu cho thuê thì chủ đầu tư dự án được phép bán quỹ nhà ở này cho người đang thuê hoặc đối tượng được hưởng ưu đãi về nhà ở xã hội theo giá bán quy định. - Sửa đổi quy định sau: Đơn vị quản lý, vận hành và khai thác nhà ở xã hội được quyền kinh doanh các dịch vụ khác theo quy định của pháp luật trong khu nhà ở xã hội để tạo nguồn bù đắp chi phí quản lý vận hành, bảo trì nhằm giảm chi phí dịch vụ quản lý sử dụng nhà ở xã hội. (thay vì là giá cho thuê nhà ở như Nghị định 188/2013/NĐ-CP) (Căn cứ Điều 26 Nghị định 100/2015/NĐ-CP về phát triển, quản lý nhà ở xã hội) Còn nữa – sẽ tiếp tục cập nhật cho đến khi hoàn thành
“Chồng tổ lái, vợ gà mái nuôi con” là gì? Chạy vượt quá tốc độ quy định bị phạt bao nhiêu?
Câu tục ngữ “Chồng tổ lái, vợ gà mái nuôi con” có nghĩa là gì? Pháp luật quy định mức xử phạt đối với hành vi chạy vượt quá tốc độ quy định là bao nhiêu tiền? "Chồng tổ lái, vợ gà mái nuôi con" là gì? “Chồng tổ lái, vợ gà mái nuôi con” là một trong những ca dao, tục ngữ nói về an toàn giao thông. Câu nói này mang ý nghĩa là lái xe với tốc độ cao và không tập trung, chú ý khi tham gia giao thông sẽ rất dễ gây tai nạn và hậu quả xảy đến có thể là mạng người. Cụ thể trong đó, câu nói “Chồng tổ lái, vợ gà mái nuôi con” sử dụng người "chồng", người "vợ" và đứa con để khắc họa nên hình ảnh một gia đình. Từ "tổ lái" thường được sử dụng trong lĩnh vực giao thông, trong ngữ cảnh này "tổ lái" mang ý nghĩa châm biếm những người điều khiển phương tiện giao thông, như ô tô, xe máy, hoặc các loại xe khác mà phóng nhanh, vượt ẩu, lạng lách khi tham gia giao thông. Và "gà mái nuôi con" thường được dùng để chỉ người vợ đơn độc trong hoàn cảnh gia đình đơn chiếc, phải một mình gồng gánh gia đình, nuôi con khôn lớn. “Chồng tổ lái, vợ gà mái nuôi con” dùng để chỉ những người điều khiển phương tiện giao thông không chú ý an toàn, không tuân thủ quy định pháp luật để rồi phải trả giá bằng sức khỏe, thậm chí là tính mạng của mình và mang lại gánh nặng cho gia đình và người thân. Đặc biệt còn dùng để nhắc nhở những người chồng, người cha khi điều khiển phương tiện tham gia giao thông cần chú ý an toàn không chỉ vì bảo vệ chính bản thân mình mà còn vì trách nhiệm với vợ và con và gia đình mình. Không để xảy ra hậu qua đáng tiếc, vợ con sẽ không phải rơi vào cảnh đơn độc, gia đình tan vỡ. Theo quy định pháp luật về tham gia giao thông thì hành động điều khiển phương tiện giao thông, vượt nhanh, phóng ẩu với tốc độ cao hơn mức cho phép trên đoạn đường là một trong những hành vi bị nghiêm cấm, có thể dẫn đến nguy hiểm cho bản thân và người khác. Đối với trường hợp vi phạm sẽ bị phạt tiền theo mức xử phạt tương ứng. Qua đó, câu tục ngữ “Chồng tổ lái, vợ gà mái nuôi con” nhắc nhở người điều khiển phương tiện khi tham gia giao thông phải luôn luôn chú ý đến tốc độ, quan sát cẩn thận trong mọi tình huống, tránh vội vàng phóng nhanh vượt ẩu sẽ dễ gây tai nạn đáng tiếc. Khuyên chúng ta cần phải biết kiểm soát tốc độ khi tham gia giao thông, tránh trường hợp vượt quá tốc độ cho phép sẽ dẫn đến bị xử phạt hoặc nặng hơn là gây nguy hiểm cho tính mạng của chính người điều khiển phương tiện và những người tham gia giao thông khác. Không chỉ vậy, chú ý an toàn khi tham gia giao thông còn thể hiện trách nhiệm của mình với gia đình và người thân. Chạy vượt quá tốc độ quy định bị phạt bao nhiêu? Căn cứ khoản 11 Điều 8 Luật Giao thông đường bộ 2008, điều khiển ô tô, xe máy chạy quá tốc độ quy định là hành vi bị nghiêm cấm khi tham gia giao thông. Trường hợp vi phạm sẽ bị xử phạt theo quy định pháp luật hiện hành. Mức xử phạt đối với xe ô tô có hành vi chạy vượt quá tốc độ quy định - Phạt tiền từ 8 trăm nghìn đồng đến 1 triệu đồng đối với người điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định từ 05 km/h đến dưới 10 km/h (điểm a khoản 3 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP). - Phạt tiền từ 4 triệu đồng đến 6 triệu đồng đối với người điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định từ 10 km/h đến 20 km/h (điểm i khoản 5 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại điểm đ khoản 34 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP). Ngoài ra, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 đến 03 tháng (điểm b khoản 11 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP). - Phạt tiền từ 6 triệu đồng đến 8 triệu đồng đối với người điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định trên 20 km/h đến 35 km/h (điểm a khoản 6 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP). Ngoài ra, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 đến 04 tháng (điểm c khoản 11 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP). - Phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 12 triệu đồng đối với người điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định trên 35 km/h (điểm c khoản 7 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP). Ngoài ra, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 đến 04 tháng (điểm c khoản 11 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP). Mức phạt lỗi chạy quá tốc độ với với mô tô, xe gắn máy - Phạt tiền từ 3 trăm nghìn đồng đến 4 trăm nghìn đồng đối với người điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định từ 05 km/h đến dưới 10 km/h (điểm c khoản 2 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung bởi điểm k khoản 34 Nghị định 123/2021/NĐ-CP). - Phạt tiền từ 8 trăm nghìn đồng đến 1 triệu đồng đối với người điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định từ 10 km/h đến 20 km/h (điểm a khoản 4 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung bởi điểm g khoản 34 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP). - Phạt tiền từ 4 triệu đồng đến 5 triệu đồng đối với người điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định trên 20 km/h (điểm a khoản 7 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP). Ngoài ra, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 đến 04 tháng (điểm c khoản 10 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP). Mức phạt lỗi chạy quá tốc độ với máy kéo, xe máy chuyên dùng - Phạt tiền từ 4 trăm nghìn đồng đến 6 trăm nghìn đồng đối với người điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định từ 5km/h đến 10km/h (điểm a khoản 3 Điều 7 Nghị định 100/2019/NĐ-CP). - Phạt tiền từ 8 trăm nghìn đồng đến 1 triệu đồng đối với người điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định từ 10km/h đến 20km/h (điểm a khoản 4 Điều 7 Nghị định 100/2019/NĐ-CP). Ngoài ra, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe (khi điều khiển máy kéo), chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ (khi điều khiển xe máy chuyên dùng) từ 01 tháng đến 03 tháng (điểm a khoản 10 Điều 7 Nghị định 100/2019/NĐ-CP). - Phạt tiền từ 3 triệu đồng đến 5 triệu đồng đối với người điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định trên 20km/h (điểm b khoản 6 Điều 7 Nghị định 100/2019/NĐ-CP). Ngoài ra, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe (khi điều khiển máy kéo), chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ (khi điều khiển xe máy chuyên dùng) từ 02 tháng đến 04 tháng (điểm b khoản 10 Điều 7 Nghị định 100/2019/NĐ-CP). Như vậy, "Chồng tổ lái, vợ gà mái nuôi con” nhằm phản ánh hành vi phóng nhanh vượt ẩu, không chú ý an toàn khi tham gia giao thông để gây ra hậu quả nặng nề. Người có hành vi vi phạm khi tham gia giao thông, cụ thể là chạy vượt quá tốc độ cho phép sẽ bị xử phạt theo quy định pháp luật.
Chạy xe máy lên cao tốc phạt bao nhiêu?
Đường cao tốc là loại đường dành cho xe cơ giới, được thiết kế để có dải phân cách cho phép xe chạy hai chiều riêng biệt, không có các điểm giao nhau cùng mức. Vậy xe máy được chạy lên cao tốc không, nếu chạy thì bị phạt bao nhiêu? Chạy xe máy lên cao tốc phạt bao nhiêu? Theo khoản 4 Điều 26 Luật giao thông đường bộ 2008 quy định về giao thông trên đường cao tốc thì người đi bộ, xe thô sơ, xe gắn máy, xe mô tô và máy kéo; xe máy chuyên dùng có tốc độ thiết kế nhỏ hơn 70 km/h không được đi vào đường cao tốc, trừ người, phương tiện, thiết bị phục vụ việc quản lý, bảo trì đường cao tốc. Theo đó, xe máy thông thường sẽ không được đi lên cao tốc. Nếu vi phạm sẽ bị xử phạt theo điểm b khoản 6, điểm d khoản 10 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP như sau: - Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây: + Sử dụng chân chống hoặc vật khác quệt xuống đường khi xe đang chạy; + Điều khiển xe đi vào đường cao tốc, trừ xe phục vụ việc quản lý, bảo trì đường cao tốc; + Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở. - Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung là bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 03 tháng đến 05 tháng. Như vậy, người chạy xe máy lên cao tốc sẽ bị phạt từ 2 - 3 triệu đồng và bị trước Giấy phép lái xe từ 3 - 5 tháng. Xe được chạy trên cao tốc với tốc độ tối đa là bao nhiêu? Theo Điều 8, Điều 9 Thông tư 31/2019/TT-BGTVT quy định: - Đối với xe máy chuyên dùng, xe gắn máy (kể cả xe máy điện) và các loại xe tương tự khi tham gia giao thông trên đường bộ (trừ đường cao tốc) tốc độ tối đa không quá 40 km/h. - Tốc độ của các loại xe cơ giới, xe máy chuyên dùng trên đường cao tốc + Tốc độ tối đa cho phép khai thác trên đường cao tốc không vượt quá 120 km/h. + Khi tham gia giao thông trên đường cao tốc, người lái xe, người điều khiển xe máy chuyên dùng phải tuân thủ tốc độ tối đa, tốc độ tối thiểu ghi trên biển báo hiệu đường bộ, sơn kẻ mặt đường trên các làn xe. Như vậy, các loại xe được chạy trên cao tốc thì sẽ được chạy tốc độ tối đa là 120km/h. Đường cao tốc có mấy cấp độ? Theo Mục 3 TCVN 5729:2012 về Đường ô tô cao tốc - Yêu cầu và thiết kế quy định về cấp độ của đường cao tốc như sau: - Đường cao tốc (Expressway) Đường cao tốc là đường dành cho xe cơ giới, có dải phân cách chia đường cho xe chạy hai chiều riêng biệt; không giao nhau cùng mức với một hoặc các đường khác; được bố trí đầy đủ trang thiết bị phục vụ, bảo đảm giao thông liên tục, an toàn, rút ngắn thời gian hành trình và chỉ cho xe ra, vào ở những điểm nhất định. - Cấp đường cao tốc (Classification of expressway) Theo tốc độ tính toán, đường cao tốc được phân làm 4 cấp: + Cấp 60 có tốc độ tính toán là 60 km/h; + Cấp 80 có tốc độ tính toán là 80 km/h; + Cấp 100 có tốc độ tính toán là 100 km/h; + Cấp 120 có tốc độ tính toán là 120 km/h. Trong đó, cấp 60 và 80 áp dụng ở địa hình khó khăn vùng núi, đồi cao và ở những vùng có hạn chế khác; cấp 100 và 120 cho vùng đồng bằng. Như vậy, đường cao tốc sẽ bao gồm 4 cấp là cấp 60, 80, 100 và 120.
Ai có ô tô nhất định phải làm 5 điều này trước 31/12/2021
Đã bước vào những ngày cuối năm 2021, những ai có xe ô tô cần phải biết và thực hiện 05 quy định sau đây trước ngày 31/12/2021 để tránh bị xử phạt hành chính năm 2022. Có ô tô nhất định phải làm 5 điều này trước 31/12/2021 - Minh họa 1. Hạn cuối đổi biển số vàng cho xe kinh doanh vận tải Xe kinh doanh vận tải là những loại xe có mục đích sử dụng nhằm mục đích sinh lợi dựa trên việc vận tải hàng hóa, hành khách… Theo quy định tại Thông tư số 58/2020/TT-BCA thì các loại xe kinh doanh vận tải bao gồm: - Xe chở khách theo tuyến cố định; - Xe buýt theo tuyến cố định; - Xe taxi; - Xe chở khách theo hợp đồng không theo tuyến cố định; - Xe chở khách du lịch. Nếu xe kinh doanh vận tại đã và đang hoạt động kinh doanh vận tải trước ngày 1/8/2020 thì phải thực hiển đổi biển số xe màu vàng, chữ và số màu đen trước ngày 31-12-2021. (Xe kinh doanh vận tải hoạt động sau ngày 1/8/2020 thì đương nhiên được cấp biển số vàng nên không cần phải đổi) Căn cứ điểm đ, khoản 7, Điều 30 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, từ ngày 31-12-2021, xe hoạt động kinh doanh vận tải không thực hiện đổi biển số màu vàng có thể bị phạt từ 2-4 triệu đồng đối với cá nhân và 4-8 triệu đồng đối với tổ chức. 2. Hết hạn giảm phí sử dụng đường bộ Theo Thông tư 47/2021/TT-BTC thì ngày 31/12/2021 là hạn cuối giảm phí sử dụng đường bộ đối ô tô kinh doanh vận tải.Theo thông tư này thì: - Đối với ô tô kinh doanh vận tải hành khách, gồm ô tô chở người và các loại xe buýt vận tải hành khách công cộng: chỉ phải đóng 70% phí sử dụng đường bộ (giảm 30% so với mức chung) - Đối với xe tải, xe ô tô chuyên dùng, xe đầu kéo: chỉ đóng 90% phí sử dụng đường bộ (giảm 10% so với mức chung) Vậy là hết ngày 31/12/2021 khi Thông tư 47 hết hiệu lực, mức phí sử dụng đường bộ sẽ trở lại mức chung tại Thông tư 70/2021/TT-BTC. 3. Hạn xử phạt nếu không lắp camera giám sát chuẩn bị có hiệu lực. Trước đó Nghị định 10/2020/NĐ-CP có quy định yêu cầu xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách từ 09 chỗ trở lên phải lắp camera đảm bảo ghi, lưu trữ hình ảnh trên xe trong quá trình tham gia giao thông trước ngày 01/7/2021, nếu không sẽ bị xử phạt từ 1-2 triệu đồng theo quy định tại nghị định 100. Tuy nhiên sau đó thời hạn xử phạt này được lùi đến 31/12/2021 theo Nghị quyết 66/2021/NQ-CP Vậy là ô tô kinh doanh vận tải hành khách từ 09 trở lên nếu chưa lắp camera giám sát thì cần nhanh chóng thực hiện lắp trước ngày cuối cùng của năm 2021 bởi vì từ năm 2022 thì quy định xử phạt này sẽ chính thức có hiệu lực. 4. Phải thực hiện lắp đặt dây an toàn ở ghế nằm, giường nằm Cũng căn cứ theo Nghị định 10/2020/NĐ-CP thì ô tô kinh doanh vận tải hành khách nếu đã được cấp phù hiệu và biển hiệu thì cũng cần phải có dây an toàn. 5. Hạn cuối sang tên xe qua nhiều đời chủ Theo Thông tư 58/2020/TT-BCA, xe đã chuyển quyền sở hữu qua nhiều người nhưng thiếu hoặc không có giấy tờ chuyển quyền sở hữu được giải quyết đăng ký, sang tên đến hết ngày 31/12/2021. Vậy là bước sang năm 2022, xe nhiều đời chủ mà không có giấy tờ, thiếu giấy tờ thì khi mua bán sẽ không thể đăng ký, sang tên. Vì vậy mọi người nên cân nhắc hoàn thành thủ tục đăng ký, sang tên cho xe ô tô đã qua nhiều đời chủ trước ngày 31/12/2021 để xác lập quyền sở hữu hợp pháp của mình đối với xe ô tô, tránh va vấp phải những rắc rối pháp lý về sau. Khi tham gia giao thông mà sử dụng xe chưa được sang tên, xe không chính chủ sẽ bị xử phạt theo Nghị định 100/2019. Mọi người tham khảo chi tiết quy định tại bài viết: >>> Đi xe không chính chủ bị xử phạt thế nào?
Bị phạt vì không bật đèn xe sau 18h? Đọc bài viết, bạn sẽ biết mình vừa mất tiền oan!
Phải bật đèn xe từ mấy giờ? Sau một thời gian làm việc trong lĩnh vực tư vấn, giải quyết các vấn đề về pháp luật cho nhiều đối tượng, bao gồm cả những người học luật, hiểu luật và những người không biết nhiều về luật, mình sẽ giải thích tại sao việc phạt người không bật đèn xe sau 18 giờ là hoàn toàn sai luật! 1. Bị phạt vì không bật đèn xe sau 18h? Trước đây, Nghị định 34/2010/NĐ-CP có định nghĩa: “Thời gian sử dụng đèn chiếu sáng về ban đêm là khoảng thời gian từ 18 giờ ngày hôm trước đến 6 giờ ngày hôm sau.” Đó là lý do nhiều người vẫn quen với cách hiểu thời gian bắt buộc phải bật đèn xe là từ 18h. Sau đó, các văn bản quy định về xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ thay thế cho văn bản này gồm có Nghị định 171/2013/NĐ-CP (có hiệu lực từ 01/01/2014), Nghị định 46/2016/NĐ-CP (có hiệu lực từ 01/08/2016) Trong các văn bản trên, cho đến khi Nghị định 46 có hiệu lực, người ta vẫn quen việc xác định thời gian bật đèn xe là từ 18 giờ, tuy nhiên theo quy định tại Nghị định 46, cụ thể là Điều 5, thời gian bắt buộc bật đèn xe đã được thay đổi: từ 19 giờ đến 5 giờ sáng ngày hôm sau! Các quy định xử phạt hành chính về giao thông đường bộ được áp dụng thi hành hiện nay thực hiện theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP, bỏ vài phút ra đọc văn bản, bạn sẽ thấy việc xử phạt liên quan đến “đèn chiếu sáng” cũng sẽ được áp dụng nếu bạn không bật đèn xe trong khoảng thời gian từ 19 giờ đến 5 giờ sáng hôm sau (Điều 5, Điều 6 Nghị định này). Nghị định 100 đã có hiệu lực từ 1/1/2020, thay thế cho Nghị định 46/2016, nghĩa là quy định về việc bật đèn xe sau 19 giờ đã áp dụng từ 1/8/2016 và chưa có thay đổi cho đến tận bây giờ! Nếu bạn bị thổi phạt vì lỗi không bật đèn xe trước 19h, xin khẳng định người phạt vi phạm đang cố tình làm trái luật và lợi dụng sự thiếu hiểu biết của các bạn để thực hiện hành vi bất chính! 2. Nếu thật sự vi phạm, bạn sẽ bị phạt bao nhiêu tiền? Trích từ bài viết dưới đây, mình sẽ đưa ra những mức phạt cho toàn bộ những hành vi liên quan đến sử dụng đèn xe (bao gồm cả việc bật đèn chiếu xa). >>> Hướng dẫn bật đèn xe máy, xe ô tô đúng luật (1). Đối với xe ô tô: (Căn cứ Điểm b, Điểm g, Điểm r Khoản 3 Điều 5 NĐ 100) Mức phạt từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng khi: + Sử dụng đèn chiếu xa trong đô thị, khu đông dân cư, trừ các xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ theo quy định. + Không sử dụng hoặc sử dụng không đủ đèn chiếu sáng trong thời gian từ 19 giờ ngày hôm trước đến 05 giờ ngày hôm sau, khi sương mù, thời tiết xấu hạn chế tầm nhìn. + Sử dụng đèn chiếu xa khi tránh xe đi ngược chiều. + Chạy trong hầm đường bộ không sử dụng đèn chiếu sáng gần. (2). Đối với xe mô tô, xe gắn máy: (Căn cứ Điểm l, Điểm m Khoản 1 Điều 6 và Điểm m Khoản 3 NĐ 100) Mức phạt từ 100.000 đến 200.000 đồng khi: + Không sử dụng đèn chiếu sáng trong thời gian từ 19 giờ ngày hôm trước đến 05 giờ ngày hôm sau hoặc khi sương mù, thời tiết xấu hạn chế tầm nhìn. + Sử dụng đèn chiếu xa khi tránh xe đi ngược chiều. + Sử dụng đèn chiếu xa trong đô thị, khu đông dân cư. Mức phạt từ 400.000 đến 600.000 đồng khi: + Chạy trong hầm đường bộ không sử dụng đèn chiếu sáng gần. Như vậy, các bạn đã hiểu được quy định về việc bật đèn xe hiện này áp dụng theo văn bản nào và cụ thể ra sao, hy vọng bài viết sẽ giúp ích cho các bạn tránh bị xử lý sai luật khi tham gia giao thông!
Cách để giảm nhẹ mức phạt khi bị xử phạt nồng độ cồn?
Dù đã hơn nửa năm kể từ ngày Luật phòng, chống tác hại của rượu bia 2019 và Nghị định 100/2019/NĐ-CP có hiệu lực nhưng vấn đề xử phạt vi phạm nồng độ cồn chưa bao giờ là hết nóng. Theo quy định mới thì chỉ cần trong hơi thở của người điều khiển phương tiện có nồng độ cồn thì sẽ bị xử phạt thay vì phải vượt qua ngưỡng cho phép như trước đây. Thực trạng thì nhiều đã biết về quy định mới này nhưng vẫn cố tình vi phạm có thể vì chủ quan, nể nả,… . Dù vì lý do gì thì cũng sẽ bị xử phạt theo quy định, tuy nhiên, người vi phạm có thể có những các để giảm bớt mức phạt không đáng có. Thông thường, các mức xử phạt sẽ được quy định là một khoảng và mức phạt cụ thể thông thường sẽ là mức trung bình của khoảng đó. Tuy nhiên,nó có thể thay đổi tùy thuộc vào các tình tiết tăng nặng hay giảm nhẹ mà người vi phạm thực hiện. Các tình tiết giảm nhẹ và tình tiết tăng nặng được quy định cụ thể tại các Điều 9 và Điều 10 Luật xử lý vi phạm hành chính. Vậy để giảm mức phạt vi phạm nồng độ cồn khi không may bị lực lượng CSGT kiểm tra có thể sử dụng một số tình tiết giảm nhẹ tại Điều 9 Luật Xử lý vi phạm hành chính. Cụ thể, người vi phạm phải hợp tác kiểm tra và thổi máy đo, tự nguyện khai báo, có thái độ thành thật hối lỗi và có biện pháp khắc phục hậu quả nếu có; tuyệt đối không nên có các hành động chống đối, cản trở lực lượng cảnh sát trong quá trình kiểm tra. Ngoài ra, còn có một số tình tiết giảm nhẹ khách quan khác ( về năng lực hành vi, trình độ lạc hậu,…) tuy nhiên bài viết này nói về trường hợp thông thường nhất. Trong khi là việc với lực lượng chứng năng, nhiều người đã không giữ được bình tính và có những hành động chống đối không cần thiết dẫn đến việc mức phạt không giảm mà còn bị tăng lên. Vì thế cần lưu ý đến những hành động khi bị lực lượng kiểm tra nồng độ cồn để không bị tăng mức phạt một cách oan uổng.
Chính thức từ 05/8/2020: CSGT chỉ được dừng xe trong 4 trường hợp
Đây là nội dung tại Thông tư 65/2020/TT-BCA quy định nhiệm vụ, quyền hạn, hình thức, nội dung và quy trình tuần tra, kiểm soát xử lý vi phạm hành chính về giao thông đường bộ của Cảnh sát giao thông. Ảnh minh họa: CSGT chỉ được dừng xe trong 4 trường hợp Theo đó, Cảnh sát giao thông thực hiện nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát theo kế hoạch được dừng phương tiện giao thông để kiểm soát trong các trường hợp sau: - Trực tiếp phát hiện hoặc thông qua phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ phát hiện, ghi thu được các hành vi vi phạm pháp luật về giao thông đường bộ và các hành vi vi phạm pháp luật khác; - Thực hiện mệnh lệnh, kế hoạch tổng kiểm soát phương tiện giao thông đường bộ, kế hoạch tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm theo chuyên đề đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt; - Có văn bản đề nghị của Thủ trưởng, Phó thủ trưởng cơ quan điều tra; văn bản đề nghị của cơ quan chức năng liên quan về dừng phương tiện giao thông để kiểm soát phục vụ công tác bảo đảm an ninh, trật tự, đấu tranh phòng chống tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật khác. Văn bản đề nghị phải ghi cụ thể thời gian, tuyến đường, phương tiện giao thông dừng để kiểm soát, xử lý, lực lượng tham gia phối hợp; - Tin báo, phản ánh, kiến nghị, tố cáo của tổ chức, cá nhân về hành vi vi phạm pháp luật của người và phương tiện tham gia giao thông đường bộ Lưu ý: Việc dừng, kiểm soát phương tiện giao thông phải bảo đảm các yêu cầu về an toàn, đúng quy định của pháp luật, không gây cản trở đến hoạt động giao thông. Khi đã dừng phương tiện giao thông phải thực hiện việc kiểm soát, xử lý vi phạm (nếu có) theo quy định của pháp luật,… Theo quy định hiện hành Cán bộ thực hiện nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát được dừng phương tiện để kiểm soát trong các trường hợp sau: a) Trực tiếp phát hiện hoặc thông qua phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ phát hiện, ghi nhận được các hành vi vi phạm pháp luật về giao thông đường bộ; b) Thực hiện mệnh lệnh, kế hoạch tuần tra, kiểm soát của Cục trưởng Cục Cảnh sát giao thông hoặc Giám đốc Công an cấp tỉnh trở lên; c) Thực hiện kế hoạch tổ chức tuần tra, kiểm soát và xử lý vi phạm, bảo đảm trật tự, an toàn giao thông của Trưởng phòng Tuần tra, kiểm soát giao thông đường bộ cao tốc thuộc Cục Cảnh sát giao thông, Trưởng phòng Cảnh sát giao thông hoặc Trưởng Công an cấp huyện trở lên; d) Có văn bản đề nghị của Thủ trưởng, Phó thủ trưởng cơ quan điều tra; văn bản đề nghị của cơ quan chức năng liên quan về dừng phương tiện để kiểm soát phục vụ công tác bảo đảm an ninh, trật tự, phòng, đấu tranh chống tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật khác. Văn bản đề nghị phải ghi cụ thể thời gian, tuyến đường, phương tiện dừng để kiểm soát, xử lý, lực lượng tham gia phối hợp; đ) Tin báo, tố giác về hành vi vi phạm pháp luật của người và phương tiện tham gia giao thông. Thông tư có hiệu lực thi hành kể từ ngày 05/8/2020 và thay thế Thông tư 01/2016/TT-BCA của Bộ trưởng Bộ Công an quy định nhiệm vụ, quyền hạn, hình thức, nội dung tuầntra, kiểm soát giao thông đường bộ của Cảnh sát giao thông. Xem chi tiết Thông tư tại file đính kèm:
04 lỗi vi phạm giao thông dễ mắc phải trong dịp lễ 30/4 – 1/5
Đại lễ 30/4 – 1/5 là dịp để mọi người nghỉ ngơi, vui chơi bên bạn bè, gia đình. Đặc biệt, đại lễ lại ngay sau thời gian cách ly xã hội do dịch bệnh Covid-19 nên chắc chắn đây sẽ là dịp để mọi người tranh thủ cùng nhau “đổ ra đường” để hít thở không khí sau nhiều ngày cách ly. Vì thế hãy lưu ý 03 lỗi vi phạm giao thông dễ mắc phải dưới đây. 1. Vượt đèn đỏ Đã có rất nhiều vụ tai nạn giao thông không đáng có xuất phát từ hành vi vượt đèn đỏ. Nếu người điều khiển phương tiện cố tình “ngó lơ” tín hiệu đèn giao thông thì có thể bị phạt từ 600.000 đến 1.000.000 đồng đối với xe máy (điểm e khoản 4 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP) và phạt từ 3.000.000 đến 5.000.000 đồng đối với xe ô tô (điểm a khoản 5 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP). Bên cạnh đó, người điều khiển phương tiện khi vi phạm có thể bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng. 2. Chạy quá tốc độ Nghỉ lễ là dịp mà các thành phố lớn ít đông đúc nhất khi đa số NLĐ sẽ về quê để thăm gia đình hoặc nghỉ ngơi. Đường xã sẽ bớt “chật chội” và đó là lý do mà nhiều người điều khiển phương tiện không làm chủ được tay lái của mình. Mức xử phạt hành vi chạy quá tốc độ đối với xe máy tùy theo số km/h mà người điều khiển vượt quá (theo quy định từ 5km/h đến trên 20km/h) sẽ bị phạt tiền từ 600.000 đến 5.000.000 đồng (điểm a khoản 4 Điều 6 và điểm a khoản 7 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP); tương tự đối với xe ô tô (quy định về số km/h vượt quá từ 5km/h đến trên 35km/h) thì mức phạt tiền là từ 800.000 đến 12.000.000 đồng (Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP) 3. Nồng độ cồn vượt quá mức quy định Lễ cũng là dịp để mọi người tranh thủ tiệc tùng, nhưng đặc biệt lưu ý là nếu đã uống rượu, bia là không được lái xe nhé vì mức phạt đối với hành vi sẽ trở thành nỗi ngán ngẫm của nhiều người. Đối với xe máy mức xử phạt sẽ từ 2.000.000 đến 8.000.000 đồng tùy thuộc vào lượng nồng độ cồn trong hơi thở dao động từ 50 miligam/100ml máu đến vượt quá 80 miligam/100ml máu (Điều 3 Nghị định 100/2019/NĐ-CP). Tương tự như vậy đối với xe ô tố mức xử phạt sẽ từ 6.000.000 đến 40.000.000 đồng (Điều 3 Nghị định 100/2019/NĐ-CP). 4. Không đội mũ bảo hiểm Người điều khiển phương tiện xe máy và người được chở trên xe máy nếu không đội mũ bảo hiểm hoặc đội mũ bảo hiểm không cài quai đúng quy cách khi tham gia giao thông có thể bị phạt từ 200.000 đến 300.000 đồng (điểm I khoản 2 Điều 6 và khoản 3 Điều 11 Nghị định 100/2019/NĐ-CP) Ngoài ra, vì dịp lễ này rơi vào thời gian giãn cách lý xã hội vid Covid-19 nên mọi người hãy lưu ý đừng tụ tập quá đông người, luôn mang khẩu trang khi ra đường và giữ khoảng cách an toàn để không bị phạt nhé. >>>Xem các mức phạt đối với các hành vi vi phạm mùa Covid TẠI ĐÂY Bên cạnh đó, còn rất nhiều hành vi mà bạn có thể dễ dàng mắc phải vào dịp lễ này; để có thể tra cứu toàn bộ mức xử phạt giao thông một cách đầy đủ, chi tiết nhất, mọi người có thể tải ứng dụng thông minh iThong. iThong là ứng dụng tích hợp nhiều tiện ích hữu dụng, có thể kể đến như: - Tích hợp toàn bộ các mức xử phạt giao thông hiện nay - Ôn thi lý thuyết Giấy phép lái xe - Tin tức giao thông - Tổng hợp biển báo giao thông >>>Tải ứng dụng trên thiết bị IOS TẠI ĐÂY >>>Tải ứng dụng trên thiết bị Android TẠI ĐÂY
Phân biệt khi nào chủ xe hoặc người điều khiển phương tiện bị phạt khi vi phạm giao thông?
Bài biết dưới đây sẽ phân biệt cho mọi người các trường hợp khi nào chủ xe bị phạt, khi nào người điểu khiển (không phải chủ xe) đối với xe ô tô, xe gắn máy bị phạt khi có hành vi vi phạm giao thông. *Căn cứ pháp lý: Nghị định 100/2019/NĐ-CP và Bộ luật dân sự 2015 Lỗi vi phạm Xe ô tô Xe máy Chủ xe Người điều khiển Chủ xe Người điều khiển Cho mượn phương tiện rồi gây tai nạn giao thông (căn cứ BLDS 2015) Chịu trách nhiệm bồi thường Thỏa thuận hoàn trả lại tiền bồi thường nếu có lỗi trong việc gây thiệt hại Bồi thường nếu do lỗi cố hữu của xe; nếu chứng minh được việc cho mượn xe thì người mượn xe phải chịu trách nhiệm Bồi thường nếu do lỗi của người lái xe Tự ý thay đổi màu sơn xe so với Giấy đăng ký 300.000 đến 400.000 đồng 100.000 đến 200.000 đồng Không làm thủ tục đăng ký sang tên xe Được hiểu là chủ xe cũ trong Giấy đăng ký (Được hiểu là chủ xe hiện tại, đang điều khiển xe nhưng chưa sang tên xe) 2.000.000 đến 4.000.000 đồng Được hiểu là chủ xe cũ trong Giấy đăng ký (Được hiểu là chủ xe hiện tại, đang điều khiển xe nhưng chưa sang tên xe) 400.000 đến 600.000 đồng Giao phương tiện hoặc để cho người làm công, người đại diện điều khiển phương tiện thực hiện hành vi vi phạm thuộc các trường hợp quy định tại khoản 9 Điều 30 Nghị định 100/2019/NĐ-CP 6.000.000 đến 800.000 đồng Giao xe hoặc để cho người không đủ điều kiện điều khiển xe tham gia giao thông 4.000.000 đến 6.000.000 đồng 800.000 đến 2.000.000 đồng 400.000 đến 600.000 đồng (đối với hành vi điều khiển phương tiện khi chưa đủ tuổi) Giao phương tiện hoặc để cho người làm công, người đại diện điều khiển phương tiện thực hiện hành vi vi phạm thuộc các trường hợp quy định tại khoản 10 Điều 30 Nghị định 100/2019/NĐ-CP 14.000.000 đến 16.000.000 đồng Giao phương tiện hoặc để cho người làm công, người đại diện điều khiển phương tiện thực hiện hành vi vi phạm quy định tại khoản 11 Điều 30 Nghị định 100/2019/NĐ-CP 16.000.000 đến 18.000.000 đồng Giao phương tiện hoặc để cho người làm công, người đại diện điều khiển phương tiện thực hiện hành vi vi phạm thuộc các trường hợp quy định tại khoản 12 Điều 30 Nghị định 100/2019/NĐ-CP 18.000.000 đến 20.000.000 đồng Giao phương tiện hoặc để cho người làm công, người đại diện điều khiển phương tiện thực hiện hành vi vi phạm thuộc các trường hợp quy định tại khoản 13 Điều 30 Nghị định 100/2019/NĐ-CP 28.000.000 đến 32.000.000 đồng Mọi người xem tham khảo và cho ý kiến giúp mình nếu có vấn đề gì cần sửa đổi, bổ sung nhé!
Giao dịch mua bán biển số xe giả có bị xử phạt không?
Câu hỏi: Xe máy của e bị hư biển số,có giấy tờ chính chủ. Em có đặt mua biển số giả trên mạng xã hội. Khi đang nhận hàng thì em bị công an ập vào mời về đồn. Như vậy thì em có bị phạt gì không? Câu trả lời: Theo Khoản 1b, Điều 17 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định xử phạt người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy định về điều kiện của phương tiện khi tham gia giao thông như sau: Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với hành vi điều khiển xe gắn biển số không đúng quy định; gắn biển số không rõ chữ, số; gắn biển số bị bẻ cong, bị che lấp, bị hỏng; sơn, dán thêm làm thay đổi chữ, số hoặc thay đổi màu sắc của chữ, số, nền biển. Theo Điều 5 Thông tư 229/2016/TT-BTC quy định mức thu lệ phí đăng ký, cấp biển phương tiện giao thông đường bộ như sau: Cấp mới Giấy đăng ký kèm theo biển số đối với xe máy (theo giá tính lệ phí trước bạ) với mức giá từ 50.000 đồng. Trường hợp bạn nêu trên, bạn đã có hành vi điều khiển xe máy có gắn biển số xe bị hỏng lưu thông trên đường. Chính vì vậy, bạn sẽ bị phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng. Đối vói hành vi mua bán biển số xe giả chưa được pháp luật điều chỉnh. Vì vậy bạn sẽ không bị xử phạt hành chính về việc này.
Thế nào thì được coi là hành vi vượt đèn vàng?
Theo quy định Điểm e, khoản 4, Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt “ Người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện) không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông sẽ bị phạt từ 600.000 đồng đến 1.000.000 đồng” Luật giao thông đường bộ 2008 quy định Hệ thống báo hiệu đường bộ tại điều 10 khoản 2 điểm c về Tín hiệu vàng là phải dừng lại trước vạch dừng, trừ trường hợp đã đi quá vạch dừng thì được đi tiếp; trong trường hợp tín hiệu vàng nhấp nháy là được đi nhưng phải giảm tốc độ, chú ý quan sát, nhường đường cho người đi bộ qua đường. Theo như quy định tại Nghị định 100/2019 thì người tham gia điều khiển xe mô tô, xe máy khi vượt đèn vàng sẽ bị phạt đến 1.000.000 tuy nhiên quy định này đã xuất hiện bất cập. Trên thực tế sự chuyển tiếp giữa đèn vàng và đèn đỏ là rất nhanh sẽ gây ra tình huống không thể xử lý kịp của người điều khiển. Trước đó Luật Giao thông đường bộ 2008 cũng đã có quy định về hai trường hợp dành cho đèn vàng tại điểm c khoản 2 điều 10 luật này nhưng vẫn không xác đinh được về định nghĩa thế nào là “vượt đèn vàng”. Theo như quy định đèn vàng là phải dừng trước vạch và nếu trong trường hợp đã vượt quá vạch thì được đi tiếp. Như vậy có thể hiểu là “ vạch” là cái để căn cứ xác định là vượt đèn vàng hay không; vượt bao nhiêu khỏi vạch là được đi và vượt bao nhiêu khỏi vạch là bị phạt theo quy định mới. Tuy nhiên hiện tại việc xác nhận việc “ vượt” này hiện tại chỉ dựa trên ý chỉ chủ quan của người thực thi pháp luật. Mặt khác, hành vi vượt đèn vàng cũng bị phạt bằng với mức phạt của vượt đèn đỏ sẽ gây ra nhiều dư luận trái chiều về sự xuất hiện của đèn đỏ có cần thiết nữa không khi đèn vàng là đã buộc phải dừng và đèn đỏ cũng phải dừng đồng thời quy định mức phạt cho hai trường hợp vi phạm này là ngang nhau. Các bạn có ý kiến như thế nào đối với vấn đề này, cùng trao đổi, thảo luận nhé!
App iThong: “Đánh bay nỗi lo” cho những ai chưa có bằng lái ô tô hoặc xe máy
Không cần mất quá nhiều thời gian mà vẫn tìm kiếm được công cụ hỗ trợ để bạn tập dược, thi thử bằng lái xe ô tô và xe máy, chỉ cần tải app iThong về “dế yêu” bạn sẽ không phải lùng sục, “bán tính, bán nghi” về độ chính xác nội dung. Tải app iThong: - App Store đối với các thiết bị iOS TẠI ĐÂY; - Google Play đối với các thiết bị Android TẠI ĐÂY Đến với Ôn thi GPLX đây là tiện ích tổng hợp lý thuyết sát hạch và bộ thi thử lý thuyết dành cho ô tô và xe máy. Trong đó có các mục gồm: - Ôn thi lý thuyết xe máy, xe Ô tô: Bao gồm các câu hỏi lý thuyết (150 câu đối với xe máy và 450 câu đối với ô tô) có điền sẵn đáp án đúng để bạn vừa học vừa ghi nhớ; - Thi thử lý thuyết ô tô, xe máy: Có máy đếm thời gian tự động để thực hiện bài thi khi hoàn thành bài thi hệ thống sẽ thông báo số câu đúng, câu sai và đáp án của những câu sai. Ngoài ra, với iThong người dùng sẽ: 1. Tra cứu xử phạt giao thông: chỉ việc gõ từ khóa bằng văn bản hoặc tìm kiếm bằng giọng nói là có thể tra cứu hành vi vi phạm. Tiện ích Ithong sẽ hiển thị nội dung gồm hành vi, mức phạt, hình phạt bổ sung (nếu có) và căn cứ pháp lý. 2. Tra cứu biển báom giao thông: tiện ích này chứa đựng hình ảnh và ý nghĩa các nhóm biển báo (cấm, hiệu lệnh, chỉ dẫn, nguy hiểm và cảnh báo, biển phụ). 3. Cập nhật, tổng hợp các thông tin giao thông mới nhất dành cho bạn đọc.
Độ “hot” của Nghị định 100/2019/NĐ-CP
Vừa qua, ngày 30/12/2019, Chính phủ ban hành Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt. Theo đó, có nhiều quy định mới nhằm hiện thực hóa quy định cấm người đã uống rượu, bia nhưng tham gia điều khiển phương tiện tham gia giao thông tại Luật phòng chống tác hại của rượu, bia 2019. Thứ nhất, về thời điểm ban hành và có hiệu lực của Nghị định 100/2019/NĐ-CP là trong chớp nhoáng chỉ sau 02 ngày kể từ ngay ban hành tức là ngày 01/01/2020 đã có hiệu lực, vì thế nhiều người không kịp cập nhật cho bản thân mình những quy định xử phạt khi tham gia giao thông. Lý giải cho vấn đề này đó là bởi vì Nghị định này đã được ban hành theo thủ tục rút gọn và để để nhằm phù hợp và thực hiện hóa các quy định với quy định của Luật phòng chống tác hại của rượu, bia 2019. Về thời điểm có hiệu lực của văn bản quy phạm pháp luật được quy định tại Khoản 1 Điều 151 của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015: “Thời điểm có hiệu lực của toàn bộ hoặc một phần văn bản quy phạm pháp luật được quy định tại văn bản đó nhưng không sớm hơn 45 ngày kể từ ngày thông qua hoặc ký ban hành đối với văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước trung ương” Theo quy định nêu trên thì Nghị định 100/2019/NĐ-CP sẽ có hiệu lực không sớm hơn 45 ngày kể từ ngày ban hành 30/12/2019 là phải có hiệu lực từ ngày 14/02/2020 (45 ngày sau ngày ban hành). Tuy nhiên, cũng theo Khoản 2 Điều 151 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015: “Văn bản quy phạm pháp luật được ban hành theo trình tự, thủ tục rút gọn thì có thể có hiệu lực kể từ ngày thông qua hoặc ký ban hành, đồng thời phải được đăng ngay trên Cổng thông tin điện tử của cơ quan ban hành và phải được đưa tin trên phương tiện thông tin đại chúng; đăng Công báo nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc Công báo tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chậm nhất là sau 03 ngày kể từ ngày công bố hoặc ký ban hành.” Như vậy, có thể thấy Nghị định 100/2019/NĐ-CP được ban hành theo trình tự, thủ tục rút gọn, nên có hiệu lực chỉ sau 02 ngày kể từ ngày ký. Thứ hai, về mức xử phạt đối với hành vi vi phạm khi người tham gia điều khiển phương tiện giao thông mà trong hơi thở có nồng độ cồn quy định tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP tăng cao so với Nghị định 46/2016/NĐ-CP. Bên cạnh đó, nhiều kênh thông tin rằng việc ăn trái cây hoặc uống siro sẽ có nồng độ cồn và bị xử phạt, nhưng vừa qua tại cuộc họp tổng kết công tác cuối năm 2019 (ngày 09/01/2020) Cục trưởng Cục Cảnh sát Giao thông cũng đã khẳng định không có quy định trên và đã có thực nghiệm về vấn đề này. Trong trường hợp nếu tài xế bị Cảnh sát giao thông kiểm tra mà nếu tài xế trình bày vừa ăn trái cây hoặc uống siro thì sẽ cho uống nước hoặc 05 phút sau thổi đo lại nồng độ cồn, nếu phát hiện có nồng độ cồn thì sẽ xử lý theo quy định tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP. Thứ ba, do mức phạt tăng cao trong trường hợp người tham gia điều khiển phương tiện giao thông mà trong hơi thở có nồng độ cồn quy định tại Khoản 10 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP đó là bị xử phạt với mức tiền phạt cao, đồng thời có thể bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe nên kéo theo tình trạng người dân bỏ lại phương tiện và không đóng phạt.
Đây là lý do tại sao xe máy vượt đèn vàng lại bị phạt đến 01 triệu từ 2020
Nhiều người vẫn nghĩ chỉ có gặp đèn đỏ mới phải dừng, còn các loại đèn khác cứ chạy thoải mái, không sao cả; tuy nhiên, hiểu như vậy là sai quy định của pháp luật. Cụ thể, Luật giao thông đường bộ 2008 tại Khoản 3 Điều 10 có quy định: Điều 10. Hệ thống báo hiệu đường bộ 3. Tín hiệu đèn giao thông có ba mầu, quy định như sau: a) Tín hiệu xanh là được đi; b) Tín hiệu đỏ là cấm đi; c) Tín hiệu vàng là phải dừng lại trước vạch dừng, trừ trường hợp đã đi quá vạch dừng thì được đi tiếp; trong trường hợp tín hiệu vàng nhấp nháy là được đi nhưng phải giảm tốc độ, chú ý quan sát, nhường đường cho người đi bộ qua đường. Thực tế, mọi người thấy là đèn đang từ màu xanh nó sẽ chuyển qua màu vàng và cuối cùng chuyển qua màu đỏ. Việc sử dụng một vài giây đèn vàng là nhằm mục đích để người điều khiển xe tham gia giao thông có thời gian giảm tốc độ trước khi có đèn đỏ, việc này là phù hợp để tránh thắng gấp gây ra tai nạn khi dừng đèn đỏ đột ngột. Vì vậy, theo đúng quy định tại Luật thì khi gặp đèn vàng (Không phải đèn vàng nhấp nháy) thì bạn buộc phải dừng xe trước vạch dừng, trừ trường hợp đã đi quá vạch dừng thì được đi tiếp. Nên “vượt” đèn vàng có nghĩa bạn đã không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông, (không riêng gì đèn đỏ); từ ngày 01/01/2020, bạn sẽ bị phạt theo quy định tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP của Chính phủ. Cụ thể: - Đối với xe mô tô, xe gắn máy (Điểm e, khoản 4, Điều 6): Phạt tiền từ 600.000 đồng đến 1.000.000 đồng (trước đây Nghị định 46/2016/NĐ-CP phạtvới cùng hành vi là 300.000 đồng đến 400.000 đồng) - Đối với xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô (Điểm a Khoản 5 Điều 5): Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng (Trước đây mức phạt là từ 1.200.000 đến 2.000.000 đồng theo Điểm a, Khoản 5, Điều 5 của Nghị định 46). Một điều lưu ý là: Việc xử phạt đối với hành vi vượt đèn vàng đã cótừ lâu chứ không phải chỉ mới bắt đầu từ năm 2020, điểm mới từ năm 2020 chỉ là nâng mức phạt lên cao hơn mà thôi Nếu không tin các bạn có thể xem thêm TẠI ĐÂY! P/s: Nhiều bạn có lập luận rằng "Ủa đèn vàng mà có nhấp nháy tôi vẫn đi bình thường có sao đâu, sao nói là vượt đèn vàng bị phạt, nói như vậy là không đúng tuyệt đối". Theo mình ở đây trước hết chúng ta cần phải hiểu đúng từ "Vượt". Luật yêu cầu bạn dừng trước vạch nhưng bạn lại cố tình chạy qua vạch, khi đó gọi là "vượt". Còn chuyện bạn gặp đèn vàng nhấp nháy, bạn đi thẳng thì là bạn đi đúng luật, bạn đâu có "vượt".
Cập nhật mới iThông – phần mềm tra cứu xử phạt giao thông đường bộ
Qua hơn 02 năm kể từ ngày ra mắt sản phẩm iThông – phần mềm tra cứu mức xử phạt giao thông đường bộ, công ty cổ phần LawSoft đã nhận được sự ủng hộ, tin dùng của đông đảo người dân. Tính đến nay đã có hơn 50.000 lượt tải về sử dụng phần mềm này trên cả hai hệ điều hành điện thoại di động là iOS và Android. Từ ngày 01/8/2016, Nghị định 46/2016/NĐ-CP quy định mức xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt có hiệu lực. Do vậy, mức xử phạt đối với các hành vi vi phạm và ai là người có quyền xử phạt trong từng trường hợp vi phạm có nhiều thay đổi hơn so với trước. Để đảm bảo người dùng có thể sử dụng ngay phần mềm này theo quy định mới tại Nghị định 46, thì nay Dân Luật xin thông báo về việc đã cập nhật xong mức xử phạt vi phạm giao thông đường bộ và thẩm quyền xử phạt trong từng trường hợp cụ thể. i Thông được xây dựng hướng đến mục tiêu hỗ trợ mọi người hiểu rõ hơn và chấp hành đúng pháp luật giao thông đường bộ. Các bạn có thể tải phần mềm iThông trên: Android: Click vào đây iOS: Click vào đây Hướng dẫn sử dụng cho người mới dùng: Lưu ý đối với trường hợp đã tải về iThông trước đó, các bạn chỉ cần bấm vào tab “Đồng bộ dữ liệu” như hình trên là đã có thể cập nhật bản mới của iThông. Chúc các bạn hiểu rõ và chấp hành đúng pháp luật giao thông đường bộ nhé!
Re:Toàn bộ điểm mới Nghị định 100/2015/NĐ-CP về phát triển, quản lý nhà ở xã hội
Phần 3: Vay vốn ưu đãi để thực hiện chính sách nhà ở xã hội Phần này sẽ đề cập đến các nguyên tắc vay vốn và hình thức vay vốn căn cứ trên mục tiêu thực hiện đối với nhà ở xã hội. Đây cũng là nội dung mới được hướng dẫn tại Nghị định 100/2015/NĐ-CP về phát triển và quản lý sử dụng nhà ở xã hội. 12. Nguyên tắc thực hiện chính sách vay vốn ưu đãi - Việc cho vay vốn ưu đãi phải bảo đảm đúng đối tượng, đáp ứng đủ điều kiện theo quy định. - Trường hợp một đối tượng được hưởng nhiều chính sách vay vốn ưu đãi hỗ trợ nhà ở thì chỉ được áp dụng một chính sách hỗ trợ mức cao nhất. - Trường hợp hộ gia đình có nhiều đối tượng được hưởng nhiều chính sách vay vốn ưu đãi thì chỉ áp dụng một chính sách vay vốn cho cả hộ gia đình. - Ngân hàng Chính sách xã hội hoặc các tổ chức tín dụng do Nhà nước chỉ định thực hiện việc cho vay ưu đãi hỗ trợ nhà ở xã hội, bảo đảm phù hợp với quy định pháp luật về nhà ở, pháp luật về tín dụng và pháp luật có liên quan. - Khách hàng là hộ gia đình, cá nhân khi vay vốn ưu đãi từ Ngân hàng Chính sách xã hội phải thực hiện việc gửi tiết kiệm tại Ngân hàng Chính sách xã hội hàng tháng, với thời gian tối thiểu 12 tháng và mức gửi theo quy định của bên cho vay. (Căn cứ Điều 13 Nghị định 100/2015/NĐ-CP về phát triển, quản lý nhà ở xã hội) 13. Vay vốn ưu đãi theo các chương trình mục tiêu về nhà ở - Các đối tượng sau đây được vay vốn ưu đãi hỗ trợ nhà ở để xây dựng mới hoặc cải tạo, sửa chữa nhà để ở theo quy định cụ thể của từng chương trình mục tiêu do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ quyết định: + Người có công với cách mạng theo quy định pháp luật về ưu đãi người có công với cách mạng. + Hộ gia đình nghèo và cận nghèo tại khu vực nông thôn. + Hộ gia đình tại khu vực nông thôn thuộc vùng thường xuyên bị ảnh hưởng bởi thiên tai, biến đổi khí hậu. - Điều kiện vay, mức vay, thời hạn, lãi suất cho vay, chính sách xử lý nợ và bảo đảm tiền vay, gia hạn được thực hiện theo quy định cụ thể tại Quyết định phê duyệt chương trình mục tiêu về nhà ở tương ứng của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. (Căn cứ Điều 14 Nghị định 100/2015/NĐ-CP về phát triển, quản lý nhà ở xã hội) 14. Vay vốn ưu đãi để đầu tư xây dựng nhà ở xã hội - Đối tượng được vay vốn: + Doanh nghiệp, hợp tác xã là chủ đầu tư dự án nhà ở xã hội không phải bằng nguồn vốn hoặc hình thức sau: vốn ngân sách nhà nước, công trái quốc gia, trái phiếu, vốn hỗ trợ phát triển chính thức, vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ, vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước hoặc đầu tư xây dựng theo hình thức hợp đồng xây dựng - chuyển giao để cho thuê, cho thuê mua, bán. + Doanh nghiệp, hợp tác xã sản xuất công nghiệp, dịch vụ tự đầu tư xây dựng nhà ở để bố trí cho người lao động của chính doanh nghiệp, hợp tác xã đó mà không thu tiền thuê nhà hoặc có thu tiền thuê nhà với giá thuê không vượt quá khung giá cho thuê nhà ở xã hội do UBND cấp tỉnh ban hành. + Hộ gia đình, cá nhân bỏ vốn đầu tư xây dựng nhà ở xã hội để cho thuê, cho thuê mua, bán. - Điều kiện được vay vốn đối với các đối tượng trên trừ hộ gia đình, cá nhân bỏ vốn đầu tư xây dựng nhà ở xã hội: + Được thành lập và hoạt động theo quy định pháp luật; có danh mục dự án xây dựng nhà ở xã hội thuộc chương trình, kế hoạch đầu tư nhà ở xã hội của cơ quan có thẩm quyền phê duyệt. + Có dự án đầu tư đã được cấp có thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư theo quy định pháp luật về đầu tư và pháp luật về nhà ở. + Đã có quyết định giao đất hoặc đã có quyền sử dụng đất theo quy định pháp luật về đất đai và đã hoàn thành việc bồi thường, giải phóng mặt bằng. + Đã được cấp Giấy phép xây dựng theo quy định pháp luật về xây dựng. + Có mức vốn tối thiểu tham gia vào dự án, phương án vay theo quy định của tổ chức tín dụng cho vay. + Thực hiện bảo đảm tiền vay, thế chấp vay vốn theo quy định pháp luật. - Điều kiện được vay vốn đối với hộ gia đình, cá nhân bỏ vốn đầu tư xây dựng nhà ở xã hội để cho thuê, cho thuê mua, bán phải có phương án đầu tư được cấp có thẩm quyền chấp thuận và đáp ứng các quy định sau: + Đã có quyết định giao đất hoặc đã có quyền sử dụng đất theo quy định pháp luật về đất đai và đã hoàn thành việc bồi thường, giải phóng mặt bằng. + Đã được cấp Giấy phép xây dựng theo quy định pháp luật về xây dựng. + Có mức vốn tối thiểu tham gia vào dự án, phương án vay theo quy định của tổ chức tín dụng cho vay. + Thực hiện bảo đảm tiền vay, thế chấp vay vốn theo quy định pháp luật. - Mức cho vay: + Đối với xây dựng nhà ở xã hội chỉ để cho thuê: Mức cho vay tối đa bằng 80% tổng mức đầu tư dự án hoặc phương án vay và không vượt quá 80% giá trị tài sản bảo đảm tiền vay. + Đối với xây dựng nhà ở xã hội để cho thuê mua, bán: Mức cho vay tối đa bằng 70% tổng mức đầu tư của dự án, phương án vay và không vượt quá 70% giá trị tài sản bảo đảm tiền vay. - Thời hạn vay: + Đối với việc đầu tư xây dựng nhà ở xã hội chỉ để cho thuê thì thời hạn cho vay tối thiểu là 15 năm và tối đa không quá 20 năm kể từ ngày giải ngân khoản vay đầu tiên. + Đối với việc đầu tư xây dựng nhà ở xã hội để cho thuê mua thì thời hạn cho vay tối thiểu là 10 năm và tối đa không quá 15 năm kể từ ngày giải ngân khoản vay đầu tiên. + Đối với dự án đầu tư nhà ở xã hội để bán thì thời hạn cho vay tối thiểu là 05 năm và tối đa không quá 10 năm kể từ ngày giải ngân khoản vay đầu tiên. + Trường hợp khách hàng có nhu cầu vay với thời hạn thấp hơn thời hạn cho vay tối thiểu nêu trên thì được thỏa thuận với ngân hàng về thời hạn cho vay thấp hơn. - Thực hiện trả nợ gốc và lãi tiền vay theo quy định của tổ chức tín dụng cho vay. - Lãi suất vay: + Lãi suất cho vay ưu đãi của Ngân hàng Chính sách xã hội do Thủ tướng Chính phủ quyết định theo đề nghị của Hội đồng quản trị cho từng thời kỳ. + Lãi suất cho vay ưu đãi của các tổ chức tín dụng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam xác định và công bố trên cơ sở bảo đảm nguyên tắc không vượt quá 50% lãi suất cho vay bình quân của các ngân hàng trên thị trường trong cùng thời kỳ. - Giải ngân vốn vay: Vốn vay được giải ngân theo tiến độ thực hiện và đề nghị của chủ đầu tư. Số tiền giải ngân từng đợt căn cứ vào khối lượng hoàn thành công trình theo điểm dừng kỹ thuật. (Căn cứ Điều 15 Nghị định 100/2015/NĐ-CP về phát triển, quản lý nhà ở xã hội) 15. Vay vốn ưu đãi để mua, thuê, thuê mua nhà ở xã hội; xây dựng mới hoặc cải tạo, sửa chữa nhà để ở - Đối tượng được vay vốn trong trường hợp này là: + Người có công với cách mạng theo quy định pháp luật về ưu đãi người có công với cách mạng. + Người thu nhập thấp, hộ nghèo, cận nghèo tại khu vực đô thị. + Người lao động đang làm việc tại các doanh nghiệp trong và ngoài khu công nghiệp. + Sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân trong cơ quan, đơn vị thuộc công an nhân dân và quân đội nhân dân. + Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định pháp luật về cán bộ, công chức, viên chức. - Điều kiện được vay vốn đối với hộ gia đình, cá nhân vay vốn để mua, thuê, thuê mua nhà ở xã hội: + Có đủ vốn tối thiểu tham gia vào phương thức vay vốn theo quy định của Ngân hàng Chính sách xã hội hoặc tổ chức tín dụng do Nhà nước chỉ định. + Có đủ hồ sơ chứng minh theo quy định. + Có nguồn thu nhập và có khả năng trả nợ theo cam kết với Ngân hàng Chính sách xã hội hoặc tổ chức tín dụng do Nhà nước chỉ định. + Có Giấy đề nghị vay vốn để mua, thuê, thuê mua nhà ở xã hội, trong đó có cam kết của cá nhân và các thành viên trong hộ gia đình chưa được vay vốn hỗ trợ ưu đãi tại ngân hàng khác để mua, thuê, thuê mua nhà ở xã hội. + Có hợp đồng mua, thuê, thuê mua nhà ở xã hội với chủ đầu tư theo quy định. + Thực hiện bảo đảm tiền vay bằng tài sản hình thành từ vốn vay theo quy định pháp luật. Ngân hàng cho vay, chủ đầu tư và người vay vốn phải quy định rõ phương thức quản lý, xử lý tài sản bảo đảm trong hợp đồng ba bên. - Điều kiện được vay vốn đối với hộ gia đình, cá nhân vay vốn để xây dựng mới hoặc cải tạo, sửa chữa nhà ở của mình: + Có đủ vốn tối thiểu tham gia vào phương thức vay vốn theo quy định của Ngân hàng Chính sách xã hội hoặc tổ chức tín dụng do Nhà nước chỉ định. + Có đủ hồ sơ chứng minh theo quy định. + Có nguồn thu nhập và có khả năng trả nợ theo cam kết với tổ chức tín dụng cho vay vốn. + Có Giấy đề nghị vay vốn để xây dựng mới hoặc cải tạo, sửa chữa nhà để ở, trong đó có cam kết của cá nhân và các thành viên trong hộ gia đình chưa được vay vốn ưu đãi hỗ trợ nhà ở xã hội tại các tổ chức tín dụng khác. + Có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà và tài sản khác gắn liền với đất tại nơi đăng ký hộ khẩu thường trú do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp theo quy định pháp luật về đất đai. + Có thiết kế, dự toán hoặc phương án tính toán giá thành theo quy định pháp luật về xây dựng. + Thực hiện bảo đảm tiền vay bằng giá trị quyền sử dụng đất ở và tài sản gắn liền với đất ở hoặc tài sản khác theo quy định pháp luật. - Mức vốn vay: + Trường hợp mua, thuê, thuê mua nhà ở xã hội thì mức vốn cho vay tối đa bằng 80% giá trị hợp đồng mua, thuê, thuê mua nhà. + Trường hợp xây dựng mới hoặc cải tạo, sửa chữa nhà ở thì mức vốn cho vay tối đa bằng 70% giá trị dự toán hoặc phương án vay và không vượt quá 70% giá trị tài sản bảo đảm tiền vay. - Lãi suất vay: + Lãi suất cho vay ưu đãi tại Ngân hàng Chính sách xã hội do Thủ tướng Chính phủ quyết định theo đề nghị của Hội đồng quản trị cho từng thời kỳ. + Lãi suất cho vay ưu đãi tại các tổ chức tín dụng do Thủ tướng Chính phủ quyết định theo đề nghị của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cho từng thời kỳ. - Thời hạn vay: Thời hạn vay tối thiểu là 15 năm kể từ ngày giải ngân khoản vay đầu tiên. Trường hợp khách hàng có nhu cầu vay với thời hạn thấp hơn thời hạn cho vay tối thiểu thì được thỏa thuận với ngân hàng về thời hạn cho vay thấp hơn. - Thực hiện trả nợ gốc và lãi tiền vay theo quy định của tổ chức tín dụng cho vay. - Giải ngân vốn vay: Vốn vay được giải ngân theo thỏa thuận trong hợp đồng vay vốn được ký kết giữa hộ gia đình, cá nhân và tổ chức tín dụng cho vay vốn. (Căn cứ Điều 16 Nghị định 100/2015/NĐ-CP về phát triển, quản lý nhà ở xã hội) 16. Nguồn vốn cho vay ưu đãi để thực hiện chính sách nhà ở xã hội * Nguồn vốn cho vay ưu đãi thông qua Ngân hàng Chính sách xã hội: - Căn cứ vào kế hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt hàng năm, ngân sách nhà nước cấp 100% nguồn vốn để Ngân hàng Chính sách xã hội thực hiện cho vay đối với các đối tượng sau: + Người có công với cách mạng theo quy định pháp luật về ưu đãi người có công với cách mạng. + Hộ gia đình nghèo và cận nghèo tại khu vực nông thôn. + Hộ gia đình tại khu vực nông thôn thuộc vùng thường xuyên bị ảnh hưởng bởi thiên tai, biến đổi khí hậu. + Doanh nghiệp, hợp tác xã là chủ đầu tư dự án nhà ở xã hội không phải bằng nguồn vốn hoặc hình thức sau: vốn ngân sách nhà nước, công trái quốc gia, trái phiếu, vốn hỗ trợ phát triển chính thức, vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ, vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước hoặc đầu tư xây dựng theo hình thức hợp đồng xây dựng - chuyển giao để cho thuê, cho thuê mua, bán. + Doanh nghiệp, hợp tác xã sản xuất công nghiệp, dịch vụ tự đầu tư xây dựng nhà ở để bố trí cho người lao động của chính doanh nghiệp, hợp tác xã đó mà không thu tiền thuê nhà hoặc có thu tiền thuê nhà với giá thuê không vượt quá khung giá cho thuê nhà ở xã hội do UBND cấp tỉnh ban hành. + Hộ gia đình, cá nhân bỏ vốn đầu tư xây dựng nhà ở xã hội để cho thuê, cho thuê mua, bán. - Căn cứ vào kế hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt hàng năm, ngân sách nhà nước cấp 50% nguồn vốn; Ngân hàng Chính sách xã hội đáp ứng 50% nguồn vốn từ tiền gửi tiết kiệm của người vay, vốn huy động; ngân sách nhà nước cấp bù chênh lệch lãi suất và phí quản lý cho Ngân hàng Chính sách xã hội theo quy định để cho vay đối với các đối tượng sau: + Người có công với cách mạng theo quy định pháp luật về ưu đãi người có công với cách mạng. + Người thu nhập thấp, hộ nghèo, cận nghèo tại khu vực đô thị. + Người lao động đang làm việc tại các doanh nghiệp trong và ngoài khu công nghiệp. + Sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân trong cơ quan, đơn vị thuộc công an nhân dân và quân đội nhân dân. + Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định pháp luật về cán bộ, công chức, viên chức. - Nguồn vốn ủy thác từ quỹ phát triển nhà ở địa phương (nếu có), ngân sách địa phương hỗ trợ hàng năm, vốn từ phát hành trái phiếu, công trái nhà ở và từ các nguồn hợp pháp khác theo quy định pháp luật do UBND cấp tỉnh phê duyệt để thực hiện mục tiêu, kế hoạch nhà ở xã hội tại địa phương theo quyết định của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh. * Nguồn vốn cho vay ưu đãi từ các tổ chức tín dụng: Căn cứ vào chương trình, kế hoạch phát triển nhà ở xã hội trong từng thời kỳ do cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, ngân sách nhà nước cấp bù lãi suất cho các tổ chức tín dụng do Nhà nước chỉ định để cho các đối tượng tham gia đầu tư xây dựng nhà ở xã hội và cho các đối tượng được hưởng chính sách hỗ trợ nhà ở xã hội vay ưu đãi với lãi suất không vượt quá 50% lãi suất cho vay bình quân của các ngân hàng trên thị trường trong cùng thời kỳ. (Căn cứ Điều 17 Nghị định 100/2015/NĐ-CP về phát triển, quản lý nhà ở xã hội) 17. Quản lý và sử dụng nguồn vốn cho vay ưu đãi - Việc quản lý nguồn vốn và quản lý sử dụng vốn cho vay hỗ trợ nhà ở xã hội do Ngân hàng Chính sách xã hội hoặc các tổ chức tín dụng do Nhà nước chỉ định thực hiện. - Việc xử lý nợ bị rủi ro thực hiện theo quy định của Thủ tướng Chính phủ. - Ngân hàng Chính sách xã hội và các tổ chức tín dụng hướng dẫn cụ thể về cơ chế huy động tiết kiệm và các nội dung liên quan đến cho vay ưu đãi phù hợp với chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn được giao. (Căn cứ Điều 18 Nghị định 100/2015/NĐ-CP về phát triển, quản lý nhà ở xã hội) Phần 4: Quản lý sử dụng nhà ở xã hội Ở phần này sẽ đề cập đến tất cả các hoạt động bán, cho thuê, cho thuê mua nhà ở xã hội. 18. Quy định về việc bán, cho thuê, cho thuê mua nhà ở xã hội Sửa đổi một số quy định sau: - Người mua, thuê mua nhà ở xã hội chỉ được phép bán lại, thế chấp hoặc cho thuê sau khi được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định pháp luật về đất đai. Bãi bỏ quy định phải trả hết tiền mua, thuê mua nhà ở theo hợp đồng đã ký với bên bán, bên cho thuê mua. - Trường hợp bán lại nhà ở xã hội cho Nhà nước trong thời hạn chưa đủ 05 năm kể từ thời điểm trả hết tiền mua, thuê mua nhà ở xã hội không phải nộp thuế thu nhập cá nhân. Bổ sung quy định sau: - Đối với dự án nhà ở xã hội chỉ để cho thuê thì chủ đầu tư chỉ được bán sau thời gian tối thiểu là 10 năm kể từ khi hoàn thành bàn giao để cho thuê và chỉ được bán cho các đối tượng được hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở xã hội, với giá bán tối đa bằng giá bán nhà ở xã hội cùng loại tại cùng địa điểm. (Căn cứ Điều 19 Nghị định 100/2015/NĐ-CP về phát triển, quản lý nhà ở xã hội) 19. Trình tự, thủ tục mua, thuê, thuê mua nhà ở xã hội Đây là điểm mới tại Nghị định 100/2015/NĐ-CP về phát triển và quản lý nhà ở xã hội. * Đối với dự án nhà ở xã hội được đầu tư bằng nguồn vốn ngoài ngân sách: - Sau khi khởi công dự án, chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở xã hội có trách nhiệm cung cấp các thông tin sau liên quan đến dự án để công bố công khai tại Cổng Thông tin điện tử của Sở Xây dựng tại địa phương nơi có dự án; đăng tải ít nhất 01 lần tại báo là cơ quan ngôn luận của chính quyền địa phương và công bố tại Sàn giao dịch bất động sản của chủ đầu tư (nếu có) để người dân biết, đăng ký và thực hiện việc theo dõi, giám sát: + Tên dự án. + Chủ đầu tư dự án. + Địa điểm xây dựng dự án. + Địa chỉ liên lạc, địa chỉ nộp đơn đăng ký. + Tiến độ thực hiện dự án. + Quy mô dự án. + Số lượng căn hộ (trong đó bao gồm: Số căn hộ để bán, số căn hộ cho thuê, số căn hộ cho thuê mua). + Diện tích căn hộ. + Giá bán, giá cho thuê, giá cho thuê mua (tạm tính) đối với từng loại căn hộ. + Thời gian bắt đầu và kết thúc nhận đơn đăng ký và các nội dung khác có liên quan. - Trước khi bán, cho thuê, cho thuê mua, chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở xã hội phải báo cáo bằng văn bản về tổng số căn hộ sẽ bán, cho thuê, cho thuê mua và thời điểm bắt đầu bán, cho thuê, cho thuê mua để Sở Xây dựng biết và kiểm tra. Công bố công khai tại Cổng Thông tin điện tử của Sở Xây dựng tại địa phương nơi có dự án trong thời gian tối thiểu là 30 ngày làm việc kể từ thời điểm bắt đầu nhận hồ sơ đăng ký mua, thuê, thuê mua nhà ở tại dự án. - Trên cơ sở các thông tin về các dự án nhà ở xã hội trên địa bàn đã được công bố; hộ gia đình, cá nhân có nhu cầu đăng ký mua, thuê, thuê mua nhà ở xã hội nộp hồ sơ cho chủ đầu tư dự án theo quy định. - Sau khi tập hợp đầy đủ giấy tờ đăng ký của các đối tượng có nhu cầu, chủ đầu tư dự án nhà ở xã hội có trách nhiệm xem xét từng hồ sơ đăng ký, đối chiếu với các quy định về đối tượng, điều kiện theo quy định để lập danh sách đối tượng được mua, thuê, thuê mua nhà ở xã hội thuộc dự án do mình làm chủ đầu tư. Trường hợp người có nhu cầu đăng ký mua, thuê, thuê mua nhà ở xã hội đã nộp hồ sơ hợp lệ theo quy định cho chủ đầu tư, nhưng trong dự án không còn quỹ nhà để giải quyết thì chủ đầu tư dự án có trách nhiệm ghi rõ lý do và gửi trả lại hồ sơ (bao gồm cả Giấy tờ chứng minh đối tượng và điều kiện để được mua, thuê, thuê mua nhà ở xã hội mà người đăng ký đã nộp) để người đó biết và nộp hồ sơ tại dự án khác. Khi người có nhu cầu nộp hồ sơ, người nhận hồ sơ phải ghi Giấy biên nhận. Nếu hồ sơ chưa hợp lệ (chưa đúng theo quy định) thì người nhận hồ sơ có trách nhiệm ghi rõ lý do chưa giải quyết và trả lại cho người nộp hồ sơ để thực hiện việc bổ sung, hoàn thiện. - Chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở xã hội có trách nhiệm gửi Danh sách các đối tượng dự kiến được giải quyết mua, thuê, thuê mua nhà ở xã hội theo thứ tự ưu tiên (trên cơ sở chấm điểm theo nguyên tắc quy định) về Sở Xây dựng địa phương nơi có dự án để kiểm tra nhằm loại trừ việc người được mua, thuê, thuê mua nhà ở xã hội được hỗ trợ nhiều lần. Trường hợp đối tượng dự kiến được mua, thuê, thuê mua nhà ở xã hội theo Danh sách do chủ đầu tư lập mà đã được Nhà nước hỗ trợ về nhà ở, đất ở theo quy định hoặc đã được mua, thuê, thuê mua nhà ở xã hội tại dự án khác thì Sở Xây dựng có trách nhiệm gửi văn bản thông báo cho chủ đầu tư biết để xóa tên trong Danh sách được mua, thuê, thuê mua nhà ở xã hội. Sau 15 ngày làm việc kể từ khi nhận được Danh sách, nếu Sở Xây dựng không có ý kiến phản hồi thì chủ đầu tư thông báo cho các đối tượng được mua, thuê, thuê mua nhà ở xã hội trong dự án của mình đến để thỏa thuận, thống nhất và ký hợp đồng. Trường hợp người có nhu cầu nhà ở xã hội đáp ứng đủ điều kiện và đã được chủ đầu tư dự án xem xét, đưa vào Danh sách mua, thuê, thuê mua nhà ở xã hội của dự án đó, nhưng người đó không còn có nhu cầu mua, thuê, thuê mua nhà ở xã hội thì chủ đầu tư dự án gửi trả lại hồ sơ (bao gồm cả giấy tờ chứng minh đối tượng và điều kiện để được mua, thuê, thuê mua nhà ở xã hội) cho người đã nộp hồ sơ. - Mỗi hộ gia đình, cá nhân có nhu cầu mua, thuê, thuê mua nhà ở xã hội chỉ được nộp giấy tờ đăng ký tại một dự án. Trong trường hợp dự án không còn quỹ nhà để bán, cho thuê, cho thuê mua thì chủ đầu tư nêu rõ lý do và trả lại hồ sơ để người có nhu cầu nộp tại dự án khác. Bên mua, thuê, thuê mua nhà ở xã hội thanh toán trực tiếp với chủ đầu tư hoặc thực hiện thông qua ngân hàng do chủ đầu tư và người mua, thuê, thuê mua thống nhất theo thỏa thuận. - Sau khi ký Hợp đồng mua bán, cho thuê, cho thuê mua nhà ở xã hội, chủ đầu tư dự án có trách nhiệm lập đầy đủ Danh sách các đối tượng (bao gồm cả các thành viên trong hộ) đã được mua, thuê, thuê mua nhà ở xã hội gửi về Sở Xây dựng địa phương nơi có dự án để công bố công khai trong thời hạn 30 ngày làm việc (kể từ ngày nhận được Danh sách này) và lưu trữ để phục vụ cho công tác quản lý, kiểm tra (hậu kiểm). Đồng thời, chủ đầu tư dự án có trách nhiệm công bố công khai danh sách này tại trụ sở làm việc của chủ đầu tư và tại Sàn giao dịch bất động sản hoặc Trang thông tin điện tử về nhà ở xã hội của chủ đầu tư (nếu có). * Đối với nhà ở xã hội do hộ gia đình, cá nhân đầu tư xây dựng - Hộ gia đình, cá nhân đầu tư nhà ở xã hội có trách nhiệm báo cáo bằng văn bản về địa điểm xây dựng; tiến độ thực hiện; quy mô, số lượng căn hộ, trong đó bao gồm: Số căn hộ để bán, số căn hộ cho thuê, số căn hộ cho thuê mua; giá bán, cho thuê, cho thuê mua; thời gian bắt đầu bán, cho thuê, cho thuê mua nhà ở với UBND cấp xã nơi xây dựng nhà ở để công bố công khai tại trụ sở của xã, phường để chính quyền địa phương và người dân biết để thực hiện theo dõi, giám sát. - Trên cơ sở các thông tin về nhà ở xã hội trên địa bàn đã được công bố theo quy định; người có nhu cầu đăng ký mua, thuê, thuê mua nhà ở xã hội nộp hồ sơ cho chủ hộ đầu tư xây dựng nhà ở xã hội theo quy định. - Sau khi tập hợp đầy đủ hồ sơ đăng ký của các đối tượng có nhu cầu, hộ gia đình, cá nhân đầu tư xây dựng nhà ở xã hội có trách nhiệm gửi UBND cấp xã để xem xét, xác nhận Danh sách đối tượng được mua, thuê mua nhà ở xã hội trước khi chủ hộ và người mua, thuê, thuê mua nhà ở thực hiện việc ký Hợp đồng mua, thuê, thuê mua nhà ở xã hội. - UBND cấp xã có trách nhiệm sao hồ sơ đăng ký và Danh sách đối tượng được mua, thuê mua nhà ở xã hội gửi Sở Xây dựng để kiểm tra, loại trừ trường hợp đối tượng mua, thuê, thuê mua nhà ở xã hội được hỗ trợ nhiều lần. (Căn cứ Điều 20 Nghị định 100/2015/NĐ-CP về phát triển, quản lý nhà ở xã hội) 20. Giá bán, cho thuê, thuê mua nhà ở xã hội - Bổ sung quy định sau: “Giá bán nhà ở xã hội không tính các khoản ưu đãi của Nhà nước theo quy định” Đồng thời bãi bỏ quy định: “Trường hợp dự án có giá bán thấp hơn suất đầu tư xây dựng nhà ở cùng loại do cơ quan có thẩm quyền công bố tại cùng thời điểm thì được phép tính tỷ lệ lợi nhuận định mức trong giá bán không vượt quá 15% tổng chi phí đầu tư.” - Giá cho thuê nhà ở xã hội bổ sung thêm chi phí bảo trì ngoài các chi phí đã quy định tại Nghị định 188/2013/NĐ-CP. - UBND cấp tỉnh không còn chịu trách nhiệm chính trong việc thẩm định giá như trong Nghị định 188/2013/NĐ-CP mà giao cho cơ quan chức năng trực thuộc thực hiện việc thẩm định giá bán, thuê mua, thuê nhà ở xã hội được đầu tư xây dựng theo dự án bằng nguồn vốn ngoài ngân sách nhà nước trên phạm vi địa bàn. - Kéo dài thời hạn tối đa nộp trước tiền đặt cọc của người thuê cho bên cho thuê nhà: Người thuê nhà ở xã hội có trách nhiệm nộp trước cho bên cho thuê nhà một khoản tiền đặt cọc theo thỏa thuận của hai bên, nhưng tối đa không vượt quá 12 tháng, (trước đây là 06 tháng) tối thiểu không thấp hơn 03 tháng tiền thuê nhà ở để bảo đảm thực hiện các nghĩa vụ của người thuê nhà. (Căn cứ Điều 21 Nghị định 100/2015/NĐ-CP về phát triển, quản lý nhà ở xã hội) 21. Hồ sơ chứng minh đối tượng, điều kiện để được hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở xã hội Đây là quy định mới tại Nghị định 100/2015/NĐ-CP về phát triển, quản lý sử dụng nhà ở xã hội. - Các đối tượng được hưởng chế độ hỗ trợ nhà ở xã hội theo quy định chưa được hưởng các chính sách hỗ trợ về nhà ở xã hội khi xin hỗ trợ nhà ở xã hội phải có đơn đề nghị hỗ trợ nhà ở và giấy tờ chứng minh về đối tượng, cụ thể như sau: + Người có công với cách mạng theo quy định pháp luật về ưu đãi người có công với cách mạng: phải có giấy tờ chứng minh về đối tượng theo quy định háp luật về người có công với cách mạng, xác nhận về thực trạng nhà ở và chưa được hỗ trợ nhà ở của Nhà nước do UBND cấp xã nơi đăng ký hộ khẩu thường trú cấp. + Người thu nhập thấp, hộ nghèo, cận nghèo tại khu vực đô thị; người lao động đang làm việc tại các doanh nghiệp trong và ngoài khu công nghiệp; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân trong cơ quan, đơn vị thuộc công an nhân dân và quân đội nhân dân; cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức, viên chức: phải có giấy xác nhận của cơ quan, tổ chức nơi đang làm việc về đối tượng và thực trạng nhà ở. + Các đối tượng đã trả lại nhà ở công vụ: phải có giấy xác nhận đã trả lại nhà ở công vụ do cơ quan quản lý nhà ở công vụ cấp. + Học sinh, sinh viên các học viện, trường đại học, cao đẳng, dạy nghề; học sinh trường dân tộc nội trú công lập được sử dụng nhà ở trong thời gian học tập: phải có xác nhận của cơ sở đào tạo nơi đối tượng đang học tập. + Hộ gia đình, cá nhân thuộc diện bị thu hồi đất và phải giải tỏa, phá dỡ nhà ở theo quy định của pháp luật mà chưa được Nhà nước bồi thường bằng nhà ở, đất ở: phải có bản sao có chứng thực chứng minh người đó có tên trong Danh sách thu hồi đất ở, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất của cơ quan có thẩm quyền, kèm theo giấy xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi người có nhà, đất bị thu hồi về việc chưa được Nhà nước bồi thường bằng nhà ở, đất ở tái định cư. - Giấy tờ chứng minh về điều kiện cư trú như sau: + Trường hợp đối tượng đăng ký xin mua, thuê, thuê mua nhà ở xã hội có đăng ký hộ khẩu thường trú tại tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi có nhà ở xã hội thì phải có bản sao có chứng thực hộ khẩu thường trú hoặc giấy đăng ký hộ khẩu tập thể tại địa phương đó. + Trường hợp đối tượng đăng ký xin mua, thuê, thuê mua nhà ở xã hội không có hộ khẩu thường trú theo quy định trên thì phải có bản sao có chứng thực giấy đăng ký tạm trú; bản sao có chứng thực hợp đồng lao động có thời hạn từ 01 năm trở lên tính đến thời điểm nộp đơn hoặc hợp đồng không xác định thời hạn và giấy xác nhận (hoặc giấy tờ chứng minh) về việc có đóng bảo hiểm xã hội của cơ quan bảo hiểm tại tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi người đó đăng ký mua, thuê, thuê mua nhà ở xã hội. Trường hợp đối tượng làm việc cho chi nhánh hoặc văn phòng đại diện tại tỉnh, thành phố nơi có nhà ở xã hội mà việc đóng bảo hiểm thực hiện tại địa phương nơi đặt trụ sở chính thì phải có giấy xác nhận của cơ quan, đơn vị nơi đặt trụ sở chính về việc đóng bảo hiểm. - Giấy tờ chứng minh về điều kiện thu nhập như sau: + Người lao động đang làm việc tại các doanh nghiệp trong và ngoài khu công nghiệp; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân trong cơ quan, đơn vị thuộc công an nhân dân và quân đội nhân dân; cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức, viên chức: phải có xác nhận của cơ quan, đơn vị mà người đó đang làm việc về mức thu nhập thuộc diện không phải nộp thuế thu nhập thường xuyên theo quy định pháp luật về thuế thu nhập cá nhân. + Người thu nhập thấp, hộ nghèo, cận nghèo tại khu vực đô thị tự kê khai về mức thu nhập của bản thân và chịu trách nhiệm về thông tin tự kê khai. Sở Xây dựng liên hệ với Cục thuế địa phương để xác minh thuế thu nhập của các đối tượng này trong trường hợp cần thiết. - Các đối tượng thuộc diện được hưởng hỗ trợ nhà ở xã hội phải đáp ứng điều kiện được hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở theo quy định, trường hợp có nhà ở thuộc sở hữu của mình thì diện tích nhà ở bình quân dưới 10 m2/người. (Căn cứ Điều 22 Nghị định 100/2015/NĐ-CP về phát triển, quản lý nhà ở xã hội) 22. Nguyên tắc, tiêu chí xét duyệt đối tượng được mua, thuê, thuê mua nhà ở xã hội Nhằm đảm bảo việc hỗ trợ mua, thuê, thuê mua nhà ở xã hội phải được quản lý chặt chẽ, Nghị định 100/2015/NĐ-CP ra đời, quy định cụ thể về vấn đề này: - Nguyên tắc xét duyệt đối tượng được mua, thuê, thuê mua nhà ở xã hội đầu tư xây dựng theo dự án: + Trường hợp tổng số hồ sơ đăng ký mua, thuê, thuê mua (hợp lệ) bằng hoặc ít hơn tổng số căn hộ do chủ đầu tư công bố thì việc lựa chọn căn hộ thực hiện theo hình thức thỏa thuận giữa chủ đầu tư và khách hàng. + Trường hợp tổng số hồ sơ đăng ký mua, thuê, thuê mua (hợp lệ) nhiều hơn tổng số căn hộ do chủ đầu tư công bố thì việc xét duyệt, lựa chọn đối tượng thực hiện theo hình thức chấm điểm theo tiêu chí nêu sau. Sau khi xét duyệt, lựa chọn đủ hồ sơ hợp lệ tương ứng với tổng số căn hộ do chủ đầu tư công bố thì việc xác định cụ thể từng căn hộ trước khi ký hợp đồng thực hiện theo nguyên tắc thỏa thuận giữa chủ đầu tư và khách hàng. Trường hợp có nhiều hồ sơ hợp lệ bằng điểm nhau vượt quá tổng số căn hộ được đầu tư thì chủ đầu tư tổ chức lựa chọn theo hình thức bốc thăm công khai. - Trường hợp người mua, thuê, thuê mua nhà ở xã hội không đạt được nhu cầu, nguyện vọng của mình tại dự án đã đăng ký thì được trả hồ sơ để đăng ký tại các dự án khác, nếu không muốn lựa chọn căn hộ khác còn lại trong dự án đó. - Thang điểm được xác định trên cơ sở các tiêu chí cụ thể sau: TT Tiêu chí chấm điểm Số điểm 1 Tiêu chí khó khăn về nhà ở: - Chưa có nhà ở. 40 - Có nhà ở nhưng hư hỏng, dột, nát hoặc diện tích bình quân dưới 10 m2/người. 30 2 Tiêu chí về đối tượng: - Đối tượng 1 (quy định tại các Khoản 5, 6 và 7 Điều 49 của Luật Nhà ở). 30 - Đối tượng 2 (quy định tại các Khoản 4 và 9 Điều 49 của Luật Nhà ở 20 - Đối tượng quy định tại các Khoản 1, 8 và 10 Điều 49 của Luật Nhà ở). 40 3 Tiêu chí ưu tiên khác: - Hộ gia đình có từ 02 người trở lên thuộc đối tượng 1, 2. 10 - Hộ gia đình có 01 người thuộc đối tượng 1 và có ít nhất 01 người thuộc đối tượng 2. 7 - Hộ gia đình có từ 02 người trở lên thuộc đối tượng 2 4 Ghi chú: Trường hợp hộ gia đình, cá nhân được hưởng các tiêu chí ưu tiên khác nhau thì chỉ tính theo tiêu chí ưu tiên có thang điểm cao nhất. 4 Tiêu chí ưu tiên do UBND cấp tỉnh quy định: (theo điều kiện cụ thể của từng địa phương, nếu có) 10 - Căn cứ theo nguyên tắc, tiêu chí chấm điểm nêu trên, UBND cấp tỉnh quy định cụ thể tiêu chí ưu tiên để lựa chọn các đối tượng được mua, thuê, thuê mua nhà ở xã hội trên địa bàn phù hợp với đặc thù của địa phương nhưng không được vượt quá tiêu chí ưu tiên do UBND cấp tỉnh quy định, để hướng dẫn các chủ đầu tư dự án và các hộ gia đình, cá nhân thực hiện việc bán, cho thuê, cho thuê mua nhà ở xã hội đúng đối tượng theo quy định. - Chủ đầu tư dự án và hộ gia đình, cá nhân đầu tư xây dựng nhà ở xã hội căn cứ theo nguyên tắc, tiêu chí chấm điểm nêu trên và quy định cụ thể của UBND cấp tỉnh ban hành (nếu có) để bán, cho thuê, cho thuê mua nhà ở xã hội do mình đầu tư xây dựng. - Đối với sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân trong cơ quan, đơn vị thuộc công an nhân dân và quân đội nhân dân thì có thể đăng ký mua, thuê, thuê mua nhà ở xã hội tại dự án do các thành phần kinh tế đầu tư hoặc dự án do Bộ Quốc phòng, Bộ Công an triển khai thực hiện nhưng phải bảo đảm nguyên tắc mỗi đối tượng mua, thuê, thuê mua nhà ở chỉ được hỗ trợ giải quyết một lần. Bộ Quốc phòng và Bộ Công an quy định cụ thể tiêu chí xét duyệt đối tượng, điều kiện đối với các trường hợp được mua, thuê, thuê mua nhà ở xã hội tại các dự án xây dựng nhà ở xã hội do mình triển khai thực hiện phù hợp với đặc thù của lực lượng vũ trang gửi Bộ Xây dựng để có ý kiến thống nhất bằng văn bản trước khi ban hành, trong thời hạn 15 ngày làm việc Bộ Xây dựng có trách nhiệm trả lời về nội dung xin ý kiến. Đối với các trường hợp đăng ký mua, thuê, thuê mua nhà ở tại các dự án do các thành phần kinh tế đầu tư thì nguyên tắc và tiêu chí xét duyệt đối tượng thực hiện theo quy định nêu trên. (Căn cứ Điều 23 Nghị định 100/2015/NĐ-CP về phát triển, quản lý nhà ở xã hội) 23. Hợp đồng mua bán, thuê, thuê mua nhà ở xã hội Không bắt buộc phải lập hợp đồng khi mua bán, thuê, thuê mua nhà ở xã hội, việc lập hợp đồng này dựa trên cơ sở thỏa thuận và không bắt buộc theo mẫu do Bộ Xây dựng ban hành như trước đây: Việc mua bán, thuê, thuê mua nhà ở xã hội theo quy định do các bên thỏa thuận trên cơ sở tham khảo hợp đồng mẫu do Bộ Xây dựng ban hành. (Căn cứ Điều 24 Nghị định 100/2015/NĐ-CP về phát triển, quản lý nhà ở xã hội) 24. Quản lý khai thác, sử dụng nhà ở xã hội - Bổ sung quy định đối với nhà ở xã hội được đầu tư xây dựng bằng nguồn vốn ngoài ngân sách nhà nước: Chủ đầu tư dự án phải dành tối thiểu 20% tổng diện tích sàn nhà ở trong phạm vi dự án dành để cho thuê; sau thời gian tối thiểu là 05 năm kể từ thời điểm bắt đầu cho thuê thì chủ đầu tư dự án được phép bán quỹ nhà ở này cho người đang thuê hoặc đối tượng được hưởng ưu đãi về nhà ở xã hội theo giá bán quy định. - Sửa đổi quy định sau: Đơn vị quản lý, vận hành và khai thác nhà ở xã hội được quyền kinh doanh các dịch vụ khác theo quy định của pháp luật trong khu nhà ở xã hội để tạo nguồn bù đắp chi phí quản lý vận hành, bảo trì nhằm giảm chi phí dịch vụ quản lý sử dụng nhà ở xã hội. (thay vì là giá cho thuê nhà ở như Nghị định 188/2013/NĐ-CP) (Căn cứ Điều 26 Nghị định 100/2015/NĐ-CP về phát triển, quản lý nhà ở xã hội) Còn nữa – sẽ tiếp tục cập nhật cho đến khi hoàn thành