Nghệ sĩ hiện nay phải tuân thủ những quy tắc ứng xử chung nào?
Nghệ sĩ hiện nay phải tuân thủ những quy tắc ứng xử chung nào? quy tắc ứng xử trên báo chí, truyền thông và không gian mạng của nghệ sĩ gồm những gì? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau. (1) Nghệ sĩ hiện nay phải tuân thủ những quy tắc ứng xử chung nào? Căn cứ Điều 4 Quyết định 3196/QĐ-BVHTTDL quy định về những Quy tắc ứng xử chung của nghệ sĩ như sau: - Đặt lợi ích của dân tộc, quốc gia lên trên hết, trước hết, trọng danh dự, đề cao trách nhiệm công dân, trách nhiệm của người hoạt động nghệ thuật. - Gương mẫu chấp hành các quy định của pháp luật theo tinh thần “thượng tôn pháp luật”, tôn trọng quyền và lợi ích hợp pháp của các tổ chức, cá nhân; không làm tổn hại uy tín của tập thể, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của người khác. - Giữ gìn phẩm chất đạo đức, uy tín, danh dự của người hoạt động nghệ thuật phù hợp với chuẩn mực đạo đức xã hội, thuần phong mỹ tục và truyền thống văn hóa Việt Nam. Bên cạnh đó, lần lượt tại các Điều 5, 6, 7, 8 và Quyết định 3196/QĐ-BVHTTDL cũng có chi tiết về quy tắc ứng xử của nghệ sĩ, cụ thể: - Quy tắc ứng xử trong hoạt động nghề nghiệp. - Quy tắc ứng xử đối với đồng nghiệp. - Quy tắc ứng xử đối với công chúng, khán giả. - Quy tắc ứng xử trên báo chí, truyền thông và không gian mạng. - Quy tắc ứng xử khi tham gia các hoạt động xã hội khác. Theo đó, hiện nay, nghệ sĩ phải tuân thủ những quy tắc ứng xử như đã nêu trên. (2) Quy tắc ứng xử trên báo chí, truyền thông và không gian mạng của nghệ sĩ bao gồm những gì? Cụ thể, tại Điều 8 Quyết định 3196/QĐ-BVHTTDL có quy định về quy tắc ứng xử trên báo chí, truyền thông và không gian mạng như sau: - Cá nhân sử dụng tài khoản mạng xã hội để tương tác, chia sẻ, đăng tải, cung cấp thông tin chính xác, tin cậy, có lợi ích cho xã hội và đất nước; bình luận, nhận xét đúng mực, có văn hóa, có trách nhiệm về những vấn đề mà dư luận xã hội quan tâm; trung thực trong phát ngôn, bày tỏ và chia sẻ quan điểm đúng đắn, khách quan. - Không sử dụng từ ngữ gây mâu thuẫn, xung đột, phân biệt vùng, miền, giới tính, tín ngưỡng, tôn giáo; không sử dụng ngôn ngữ, hình ảnh phản cảm, trái thuần phong mỹ tục. - Không lôi kéo, xúi giục, kích động, tạo phe nhóm gây chia rẽ, mất đoàn kết, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của các cơ quan, tổ chức, cá nhân; gây phương hại đến an ninh, trật tự, lợi ích quốc gia, dân tộc. - Không đăng tải, chia sẻ và lan truyền các nội dung vi phạm pháp luật, thông tin sai sự thật, vi phạm bản quyền, thông tin chưa được kiểm chứng, xúc phạm danh dự, nhân phẩm cá nhân và ảnh hưởng tiêu cực, xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của các tổ chức, cá nhân. (3) Khi tham gia hoạt động nghệ thuật biểu diễn tuyệt đối không được thực hiện những hành vi nào? Căn cứ Điều 3 Nghị định 144/2020/NĐ-CP quy định về những hành vi bị nghiêm cấm trong nghệ thuật biểu diễn như sau: - Chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. - Xuyên tạc lịch sử, độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; xâm phạm an ninh quốc gia; phủ nhận thành tựu cách mạng; xúc phạm lãnh tụ, anh hùng dân tộc, danh nhân; phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc; xúc phạm tín ngưỡng, tôn giáo; phân biệt chủng tộc; xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của các tổ chức, cá nhân. - Kích động bạo lực, tuyên truyền chiến tranh xâm lược, gây hận thù giữa các dân tộc và nhân dân các nước, ảnh hưởng xấu đến quan hệ đối ngoại. - Sử dụng trang phục, từ ngữ, âm thanh, hình ảnh, động tác, phương tiện biểu đạt, hình thức biểu diễn hành vi trái với thuần phong, mỹ tục của dân tộc, tác động tiêu cực đến đạo đức, sức khỏe cộng đồng và tâm lý xã hội. Theo đó, hiện nay, khi tham gia hoạt động nghệ thuật biểu diễn thì các cá nhân, tổ chức tuyệt đối không được thực hiện những hành vi như đã nêu trên.
Đề nghị ban hành chính sách đối với người làm trong lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn
Ngày 08/1/2024 Bộ Tài chính đã ban hành Công văn 238/BTC-HCSN năm 2024 tải về việc hồ sơ đề nghị xây dựng Nghị định về một số chế độ, chính sách đối với viên chức, người lao động chuyên môn trong các ĐVSNCL lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn Theo đó, ngày 24/11/2023, Bộ Tài chính nhận được văn bản số 5130/BVHTTDL- NTBD ngày 23/11/2023 của Bộ VHTTDL về Hồ sơ đề nghị xây dựng Nghị định về một số chế độ, chính sách đối với viên chức, người lao động chuyên môn trong các đơn vị sự nghiệp công lập lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn. Bộ Tài chính có ý kiến như sau: (1) Phụ cấp ưu đãi nghề nghiệp trong lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn Đối với chính sách về chế độ phụ cấp ưu đãi nghề nghiệp đối với viên chức, người lao động chuyên môn trong lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn; chính sách về chế độ bồi dưỡng luyện tập, bồi dưỡng biểu diễn đối với viên chức, người lao động chuyên môn trong lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn: Tại Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018 của Hội nghị lần thứ bảy Ban chấp hành Trung ương khóa XII về cải cách chính sách tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và người lao động trong doanh nghiệp đã quy định về chủ trương áp dụng chế độ tiền lương mới thống nhất đối với cán bộ, công chức, viên chức trong toàn bộ hệ thống chính trị. Trong đó một số nội dung cải cách và giải pháp thực hiện: - Xây dựng 1 bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ theo ngạch công chức và chức danh nghề nghiệp viên chức áp dụng chung đối với công chức, viên chức không giữ chức danh lãnh đạo; mỗi ngạch công chức, chức danh nghề nghiệp viên chức có nhiều bậc lương theo nguyên tắc: Cùng mức độ phức tạp công việc thì mức lương như nhau; điều kiện lao động cao hơn bình thường và ưu đãi nghề thì thực hiện bằng chế độ phụ cấp theo nghề... - Gộp phụ cấp ưu đãi theo nghề, phụ cấp trách nhiệm theo nghề và phụ cấp độc hại, nguy hiểm (gọi chung là phụ cấp theo nghề) áp dụng đối với công chức, viên chức của những nghề, công việc có yếu tố điều kiện lao động cao hơn bình thường và có chính sách ưu đãi phù hợp của Nhà nước (giáo dục và đào tạo, y tế, tòa án, kiểm sát, thi hành án dân sự, thanh tra, kiểm tra, kiểm toán, hải quan, kiểm lâm, quản lý thị trường...); - Bãi bỏ các khoản chi ngoài lương của cán bộ, công chức, viên chức có nguồn gốc từ NSNN như: Tiền bồi dưỡng họp; tiền bồi dưỡng xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, đề án, hội thảo... Tại kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa XV, Quốc hội đã thông qua việc cải cách tổng thể chính sách tiền lương từ ngày 01/7/2024. Hiện nay Bộ Nội vụ là cơ quan được giao chủ trì xây dựng chính sách tiền lương mới, do đó đề nghị Bộ VHTTDL gửi các đề xuất liên quan đến chế độ, chính sách đối với viên chức, người lao động chuyên môn trong các ĐVSNCL lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn đến Bộ Nội vụ để nghiên cứu, tổng hợp chung trong chính sách tiền lương mới, báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định. (2) Tuổi nghỉ hưu đối với viên chức trong lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn Đối với chính sách về tuổi nghỉ hưu đối với viên chức trong lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn: Đề nghị Bộ VHTTDL tổng hợp ý kiến của Bộ Nội vụ (là cơ quan quản lý nhà nước về viên chức), Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (là cơ quan quản lý nhà nước về lao động, bảo hiểm xã hội) về nội dung này. (3) Bổ sung đánh giá cụ thể về nguồn lực thực hiện chính sách Về nguồn lực: Bộ VHTTDL chưa đánh giá cụ thể về nguồn lực thực hiện các chính sách và tác động cụ thể đến ngân sách nhà nước, do đó đề nghị Bộ VHTTDL bổ sung đánh giá cụ thể về nguồn lực thực hiện các chính sách và tác động cụ thể đến ngân sách nhà nước để bảo đảm thi hành Nghị định. Chi tiết Công văn 238/BTC-HCSN năm 2024 tải ban hành ngày 08/1/2024.
Cục Nghệ thuật biểu diễn có chức năng nhiệm vụ và quyền hạn như thế nào?
Để người dân hiểu rõ hơn về Cục Nghệ thuật biểu diễn, một câu hỏi đặt ra là Cục Nghệ thuật biểu diễn có chức năng nhiệm vụ và quyền hạn như thế nào? Vì vậy, bài viết sau đây sẽ cung cấp một số thông tin liên quan đến vấn đề này. Cục Nghệ thuật biểu diễn có chức năng gì? Căn cứ tại Điều 1 Quyết định 789/QÐ-BVHTTDL năm 2023 có quy định như sau: Cục Nghệ thuật biểu diễn là tổ chức hành chính thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, thực hiện chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng quản lý nhà nước và tổ chức thực thi pháp luật về hoạt động nghệ thuật biểu diễn và văn học trên phạm vi cả nước; quản lý các dịch vụ công về lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn và văn học theo quy định của pháp luật. Cục Nghệ thuật biểu diễn có chức năng nhiệm vụ và quyền hạn như thế nào? (Hình từ Internet) Cục Nghệ thuật biểu diễn có nhiệm vụ và quyền hạn như thế nào? Căn cứ tại Điều 2 Quyết định 789/QÐ-BVHTTDL năm 2023 có quy định như sau: - Trình Bộ trưởng dự thảo văn bản quy phạm pháp luật, việc phân cấp quản lý nhà nước về hoạt động nghệ thuật biểu diễn. - Trình Bộ trưởng chiến lược, đề án, kế hoạch dài hạn, hàng năm về nghệ thuật biểu diễn và văn học. - Tổ chức thực hiện, hướng dẫn và kiểm tra việc thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, chiến lược, đề án và quy định của pháp luật về hoạt động nghệ thuật biểu diễn theo thẩm quyền quản lý nhà nước sau khi được phê duyệt; tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật và thông tin hoạt động quản lý nhà nước về nghệ thuật biểu diễn. - Trình Bộ trưởng kế hoạch tài trợ, đặt hàng sáng tác, dàn dựng các chương trình, tiết mục, vở diễn, sản phẩm ghi âm, ghi hình và các dịch vụ sự nghiệp công khác sử dụng ngân sách nhà nước đối với hoạt động nghệ thuật| biểu diễn. - Thẩm định trình Bộ trưởng chấp thuận đối với những hồ sơ hợp lệ, đầy đủ theo quy định về: + Tổ chức biểu diễn nghệ thuật trong khuôn khổ hợp tác quốc tế của các hội chuyên ngành về nghệ thuật biểu diễn thuộc Trung ương, đơn vị sự nghiệp công lập có chức năng biểu diễn nghệ thuật thuộc Trung ương; + Tổ chức cuộc thi, liên hoan toàn quốc và quốc tế của các hội chuyên ngành về nghệ thuật biểu diễn thuộc Trung ương, đơn vị sự nghiệp công lập có chức năng biểu diễn nghệ thuật thuộc Trung ương. - Chấp thuận, dừng tổ chức biểu diễn nghệ thuật, cuộc thi, liên hoan các loại hình nghệ thuật biểu diễn; hủy kết quả cuộc thi, liên hoan các loại hình nghệ thuật biểu diễn thuộc phạm vi thẩm quyền của Bộ theo quy định của pháp luật và phân cấp, ủy quyền của Bộ trưởng. - Tiếp nhận lưu chiểu bản ghi âm, ghi hình có nội dung biểu diễn nghệ thuật nhằm mục đích thương mại của tổ chức thuộc cơ quan Trung ương theo quy định của pháp luật. Tổ chức kho lưu giữ trong thời hạn 24 tháng và thực hiện thanh lọc hoặc thanh lý sau khi hết thời hạn lưu giữ. - Kiểm tra, đối chiếu, đình chỉ lưu hành, buộc tiêu hủy bản ghi âm, ghi hình được lưu chiểu khi phát hiện vi phạm quy định của pháp luật về nghệ thuật biểu diễn và các quy định khác của pháp luật có liên quan. - Xây dựng kế hoạch giới thiệu, quảng bá, giao lưu, hợp tác liên ngành về nghệ thuật biểu diễn trong nước, quốc tế và tổ chức thực hiện sau khi được phê duyệt. - Đề xuất với Bộ trưởng cử các nghệ sĩ, ban, nhóm, đoàn nghệ thuật đi biểu diễn ở nước ngoài trong các chương trình giao lưu, hội nhập quốc tế hoặc tham gia các cuộc thi, liên hoan nghệ thuật quốc tế. - Thẩm định nội dung, chất lượng chương trình nghệ thuật quy mô quốc gia, quốc tế theo quyết định của Bộ trưởng. - Thẩm định các chương trình, dự án do nước ngoài tài trợ cho hoạt động nghệ thuật biểu diễn, văn học và tổ chức thực hiện theo quyết định của Bộ trưởng. - Tổ chức hoặc phối hợp tổ chức hoạt động biểu diễn nghệ thuật theo quyết định của Bộ trưởng. - Chủ trì, phối hợp với các Hội chuyên ngành, cơ quan Trung ương và địa phương tổ chức cuộc thi và liên hoan các loại hình nghệ thuật biểu diễn chuyên nghiệp theo quyết định của Bộ trưởng. - Định hướng các đơn vị nghệ thuật trên toàn quốc nghiên cứu, sưu tầm, giữ gìn và phát huy giá trị nghệ thuật truyền thống của dân tộc, tiếp thu tinh hoa nghệ thuật của các nước trên thế giới và dàn dựng, biểu diễn phục vụ khán giả trong nước và quốc tế. - Chủ trì, phối hợp tổ chức thực hiện kế hoạch nghiên cứu khoa học, ứng dụng tiến bộ khoa học - công nghệ, kế hoạch, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ về nghệ thuật biểu diễn. - Phối hợp xây dựng tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành nghệ thuật biểu diễn. - Chủ trì, phối hợp tổ chức các chương trình bồi dưỡng, tập huấn về chuyên môn, nghiệp vụ lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn theo quy định của pháp luật và phân công của Bộ trưởng. - Phối hợp xây dựng cơ chế hoạt động của tổ chức dịch vụ công, phí, lệ phí về lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn trình cấp có thẩm quyền phê duyệt và tổ chức thực hiện theo quy định. - Phối hợp, thẩm định hồ sơ xét tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh, Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật; xét tặng danh hiệu Nghệ sĩ nhân dân, Nghệ sĩ ưu tú. - Giúp Bộ trưởng quản lý nhà nước đối với nội dung hoạt động của các tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, quỹ về nghệ thuật biểu diễn và văn học theo quy định của pháp luật. - Về văn học: + Xây dựng, trình cấp có thẩm quyền cơ chế, chính sách về hoạt động văn học; + Hướng dẫn tổ chức thực hiện và kiểm tra hoạt động văn học; + Giúp Bộ trưởng quản lý công tác sáng tác, lý luận phê bình, bảo tồn, giới thiệu, quảng bá các tác phẩm văn học theo quy định của pháp luật; theo dõi công tác đào tạo, bồi dưỡng viết văn trẻ và tổ chức trại sáng tác văn học, nghệ thuật; + Phối hợp với Hội chuyên ngành về văn học và các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể liên quan hướng dẫn và tổ chức thực hiện cơ chế đặt hàng, các cuộc thi, giải thưởng về văn học; + Tổ chức các hoạt động truyền thông về văn học, nghệ thuật. - Tham mưu, giúp Bộ trưởng chỉ đạo, hướng dẫn và kiểm tra chuyên môn, nghiệp vụ về lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn đối với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Sở Văn hóa và Thể thao theo quy định của pháp luật. - Tham mưu hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của đơn vị sự nghiệp công lập hoạt động lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn thuộc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Sở Văn hóa và Thể thao theo quy định của pháp luật. - Kiểm tra, phối hợp thanh tra; kiến nghị, xử lý vi phạm và giải quyết khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật. - Đề xuất khen thưởng và xử lý kỷ luật đối với đơn vị, cá nhân trong hoạt động nghệ thuật biểu diễn và văn học theo quy định của pháp luật. - Thực hiện các nội dung cải cách hành chính, chuyển đổi số theo chương trình, kế hoạch của Bộ. - Quản lý tổ chức bộ máy, công chức, thực hiện chính sách, chế độ đối với công chức và người lao động thuộc phạm vi quản lý của Cục theo quy định của pháp luật và phân cấp của Bộ trưởng. - Quản lý, sử dụng tài chính, tài sản và các nguồn lực khác được giao theo quy định của pháp luật. - Thực hiện các nhiệm vụ khác được Bộ trưởng giao và theo quy định của pháp luật.
Nghệ sĩ hiện nay phải tuân thủ những quy tắc ứng xử chung nào?
Nghệ sĩ hiện nay phải tuân thủ những quy tắc ứng xử chung nào? quy tắc ứng xử trên báo chí, truyền thông và không gian mạng của nghệ sĩ gồm những gì? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau. (1) Nghệ sĩ hiện nay phải tuân thủ những quy tắc ứng xử chung nào? Căn cứ Điều 4 Quyết định 3196/QĐ-BVHTTDL quy định về những Quy tắc ứng xử chung của nghệ sĩ như sau: - Đặt lợi ích của dân tộc, quốc gia lên trên hết, trước hết, trọng danh dự, đề cao trách nhiệm công dân, trách nhiệm của người hoạt động nghệ thuật. - Gương mẫu chấp hành các quy định của pháp luật theo tinh thần “thượng tôn pháp luật”, tôn trọng quyền và lợi ích hợp pháp của các tổ chức, cá nhân; không làm tổn hại uy tín của tập thể, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của người khác. - Giữ gìn phẩm chất đạo đức, uy tín, danh dự của người hoạt động nghệ thuật phù hợp với chuẩn mực đạo đức xã hội, thuần phong mỹ tục và truyền thống văn hóa Việt Nam. Bên cạnh đó, lần lượt tại các Điều 5, 6, 7, 8 và Quyết định 3196/QĐ-BVHTTDL cũng có chi tiết về quy tắc ứng xử của nghệ sĩ, cụ thể: - Quy tắc ứng xử trong hoạt động nghề nghiệp. - Quy tắc ứng xử đối với đồng nghiệp. - Quy tắc ứng xử đối với công chúng, khán giả. - Quy tắc ứng xử trên báo chí, truyền thông và không gian mạng. - Quy tắc ứng xử khi tham gia các hoạt động xã hội khác. Theo đó, hiện nay, nghệ sĩ phải tuân thủ những quy tắc ứng xử như đã nêu trên. (2) Quy tắc ứng xử trên báo chí, truyền thông và không gian mạng của nghệ sĩ bao gồm những gì? Cụ thể, tại Điều 8 Quyết định 3196/QĐ-BVHTTDL có quy định về quy tắc ứng xử trên báo chí, truyền thông và không gian mạng như sau: - Cá nhân sử dụng tài khoản mạng xã hội để tương tác, chia sẻ, đăng tải, cung cấp thông tin chính xác, tin cậy, có lợi ích cho xã hội và đất nước; bình luận, nhận xét đúng mực, có văn hóa, có trách nhiệm về những vấn đề mà dư luận xã hội quan tâm; trung thực trong phát ngôn, bày tỏ và chia sẻ quan điểm đúng đắn, khách quan. - Không sử dụng từ ngữ gây mâu thuẫn, xung đột, phân biệt vùng, miền, giới tính, tín ngưỡng, tôn giáo; không sử dụng ngôn ngữ, hình ảnh phản cảm, trái thuần phong mỹ tục. - Không lôi kéo, xúi giục, kích động, tạo phe nhóm gây chia rẽ, mất đoàn kết, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của các cơ quan, tổ chức, cá nhân; gây phương hại đến an ninh, trật tự, lợi ích quốc gia, dân tộc. - Không đăng tải, chia sẻ và lan truyền các nội dung vi phạm pháp luật, thông tin sai sự thật, vi phạm bản quyền, thông tin chưa được kiểm chứng, xúc phạm danh dự, nhân phẩm cá nhân và ảnh hưởng tiêu cực, xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của các tổ chức, cá nhân. (3) Khi tham gia hoạt động nghệ thuật biểu diễn tuyệt đối không được thực hiện những hành vi nào? Căn cứ Điều 3 Nghị định 144/2020/NĐ-CP quy định về những hành vi bị nghiêm cấm trong nghệ thuật biểu diễn như sau: - Chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. - Xuyên tạc lịch sử, độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; xâm phạm an ninh quốc gia; phủ nhận thành tựu cách mạng; xúc phạm lãnh tụ, anh hùng dân tộc, danh nhân; phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc; xúc phạm tín ngưỡng, tôn giáo; phân biệt chủng tộc; xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của các tổ chức, cá nhân. - Kích động bạo lực, tuyên truyền chiến tranh xâm lược, gây hận thù giữa các dân tộc và nhân dân các nước, ảnh hưởng xấu đến quan hệ đối ngoại. - Sử dụng trang phục, từ ngữ, âm thanh, hình ảnh, động tác, phương tiện biểu đạt, hình thức biểu diễn hành vi trái với thuần phong, mỹ tục của dân tộc, tác động tiêu cực đến đạo đức, sức khỏe cộng đồng và tâm lý xã hội. Theo đó, hiện nay, khi tham gia hoạt động nghệ thuật biểu diễn thì các cá nhân, tổ chức tuyệt đối không được thực hiện những hành vi như đã nêu trên.
Đề nghị ban hành chính sách đối với người làm trong lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn
Ngày 08/1/2024 Bộ Tài chính đã ban hành Công văn 238/BTC-HCSN năm 2024 tải về việc hồ sơ đề nghị xây dựng Nghị định về một số chế độ, chính sách đối với viên chức, người lao động chuyên môn trong các ĐVSNCL lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn Theo đó, ngày 24/11/2023, Bộ Tài chính nhận được văn bản số 5130/BVHTTDL- NTBD ngày 23/11/2023 của Bộ VHTTDL về Hồ sơ đề nghị xây dựng Nghị định về một số chế độ, chính sách đối với viên chức, người lao động chuyên môn trong các đơn vị sự nghiệp công lập lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn. Bộ Tài chính có ý kiến như sau: (1) Phụ cấp ưu đãi nghề nghiệp trong lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn Đối với chính sách về chế độ phụ cấp ưu đãi nghề nghiệp đối với viên chức, người lao động chuyên môn trong lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn; chính sách về chế độ bồi dưỡng luyện tập, bồi dưỡng biểu diễn đối với viên chức, người lao động chuyên môn trong lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn: Tại Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018 của Hội nghị lần thứ bảy Ban chấp hành Trung ương khóa XII về cải cách chính sách tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và người lao động trong doanh nghiệp đã quy định về chủ trương áp dụng chế độ tiền lương mới thống nhất đối với cán bộ, công chức, viên chức trong toàn bộ hệ thống chính trị. Trong đó một số nội dung cải cách và giải pháp thực hiện: - Xây dựng 1 bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ theo ngạch công chức và chức danh nghề nghiệp viên chức áp dụng chung đối với công chức, viên chức không giữ chức danh lãnh đạo; mỗi ngạch công chức, chức danh nghề nghiệp viên chức có nhiều bậc lương theo nguyên tắc: Cùng mức độ phức tạp công việc thì mức lương như nhau; điều kiện lao động cao hơn bình thường và ưu đãi nghề thì thực hiện bằng chế độ phụ cấp theo nghề... - Gộp phụ cấp ưu đãi theo nghề, phụ cấp trách nhiệm theo nghề và phụ cấp độc hại, nguy hiểm (gọi chung là phụ cấp theo nghề) áp dụng đối với công chức, viên chức của những nghề, công việc có yếu tố điều kiện lao động cao hơn bình thường và có chính sách ưu đãi phù hợp của Nhà nước (giáo dục và đào tạo, y tế, tòa án, kiểm sát, thi hành án dân sự, thanh tra, kiểm tra, kiểm toán, hải quan, kiểm lâm, quản lý thị trường...); - Bãi bỏ các khoản chi ngoài lương của cán bộ, công chức, viên chức có nguồn gốc từ NSNN như: Tiền bồi dưỡng họp; tiền bồi dưỡng xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, đề án, hội thảo... Tại kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa XV, Quốc hội đã thông qua việc cải cách tổng thể chính sách tiền lương từ ngày 01/7/2024. Hiện nay Bộ Nội vụ là cơ quan được giao chủ trì xây dựng chính sách tiền lương mới, do đó đề nghị Bộ VHTTDL gửi các đề xuất liên quan đến chế độ, chính sách đối với viên chức, người lao động chuyên môn trong các ĐVSNCL lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn đến Bộ Nội vụ để nghiên cứu, tổng hợp chung trong chính sách tiền lương mới, báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định. (2) Tuổi nghỉ hưu đối với viên chức trong lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn Đối với chính sách về tuổi nghỉ hưu đối với viên chức trong lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn: Đề nghị Bộ VHTTDL tổng hợp ý kiến của Bộ Nội vụ (là cơ quan quản lý nhà nước về viên chức), Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (là cơ quan quản lý nhà nước về lao động, bảo hiểm xã hội) về nội dung này. (3) Bổ sung đánh giá cụ thể về nguồn lực thực hiện chính sách Về nguồn lực: Bộ VHTTDL chưa đánh giá cụ thể về nguồn lực thực hiện các chính sách và tác động cụ thể đến ngân sách nhà nước, do đó đề nghị Bộ VHTTDL bổ sung đánh giá cụ thể về nguồn lực thực hiện các chính sách và tác động cụ thể đến ngân sách nhà nước để bảo đảm thi hành Nghị định. Chi tiết Công văn 238/BTC-HCSN năm 2024 tải ban hành ngày 08/1/2024.
Cục Nghệ thuật biểu diễn có chức năng nhiệm vụ và quyền hạn như thế nào?
Để người dân hiểu rõ hơn về Cục Nghệ thuật biểu diễn, một câu hỏi đặt ra là Cục Nghệ thuật biểu diễn có chức năng nhiệm vụ và quyền hạn như thế nào? Vì vậy, bài viết sau đây sẽ cung cấp một số thông tin liên quan đến vấn đề này. Cục Nghệ thuật biểu diễn có chức năng gì? Căn cứ tại Điều 1 Quyết định 789/QÐ-BVHTTDL năm 2023 có quy định như sau: Cục Nghệ thuật biểu diễn là tổ chức hành chính thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, thực hiện chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng quản lý nhà nước và tổ chức thực thi pháp luật về hoạt động nghệ thuật biểu diễn và văn học trên phạm vi cả nước; quản lý các dịch vụ công về lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn và văn học theo quy định của pháp luật. Cục Nghệ thuật biểu diễn có chức năng nhiệm vụ và quyền hạn như thế nào? (Hình từ Internet) Cục Nghệ thuật biểu diễn có nhiệm vụ và quyền hạn như thế nào? Căn cứ tại Điều 2 Quyết định 789/QÐ-BVHTTDL năm 2023 có quy định như sau: - Trình Bộ trưởng dự thảo văn bản quy phạm pháp luật, việc phân cấp quản lý nhà nước về hoạt động nghệ thuật biểu diễn. - Trình Bộ trưởng chiến lược, đề án, kế hoạch dài hạn, hàng năm về nghệ thuật biểu diễn và văn học. - Tổ chức thực hiện, hướng dẫn và kiểm tra việc thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, chiến lược, đề án và quy định của pháp luật về hoạt động nghệ thuật biểu diễn theo thẩm quyền quản lý nhà nước sau khi được phê duyệt; tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật và thông tin hoạt động quản lý nhà nước về nghệ thuật biểu diễn. - Trình Bộ trưởng kế hoạch tài trợ, đặt hàng sáng tác, dàn dựng các chương trình, tiết mục, vở diễn, sản phẩm ghi âm, ghi hình và các dịch vụ sự nghiệp công khác sử dụng ngân sách nhà nước đối với hoạt động nghệ thuật| biểu diễn. - Thẩm định trình Bộ trưởng chấp thuận đối với những hồ sơ hợp lệ, đầy đủ theo quy định về: + Tổ chức biểu diễn nghệ thuật trong khuôn khổ hợp tác quốc tế của các hội chuyên ngành về nghệ thuật biểu diễn thuộc Trung ương, đơn vị sự nghiệp công lập có chức năng biểu diễn nghệ thuật thuộc Trung ương; + Tổ chức cuộc thi, liên hoan toàn quốc và quốc tế của các hội chuyên ngành về nghệ thuật biểu diễn thuộc Trung ương, đơn vị sự nghiệp công lập có chức năng biểu diễn nghệ thuật thuộc Trung ương. - Chấp thuận, dừng tổ chức biểu diễn nghệ thuật, cuộc thi, liên hoan các loại hình nghệ thuật biểu diễn; hủy kết quả cuộc thi, liên hoan các loại hình nghệ thuật biểu diễn thuộc phạm vi thẩm quyền của Bộ theo quy định của pháp luật và phân cấp, ủy quyền của Bộ trưởng. - Tiếp nhận lưu chiểu bản ghi âm, ghi hình có nội dung biểu diễn nghệ thuật nhằm mục đích thương mại của tổ chức thuộc cơ quan Trung ương theo quy định của pháp luật. Tổ chức kho lưu giữ trong thời hạn 24 tháng và thực hiện thanh lọc hoặc thanh lý sau khi hết thời hạn lưu giữ. - Kiểm tra, đối chiếu, đình chỉ lưu hành, buộc tiêu hủy bản ghi âm, ghi hình được lưu chiểu khi phát hiện vi phạm quy định của pháp luật về nghệ thuật biểu diễn và các quy định khác của pháp luật có liên quan. - Xây dựng kế hoạch giới thiệu, quảng bá, giao lưu, hợp tác liên ngành về nghệ thuật biểu diễn trong nước, quốc tế và tổ chức thực hiện sau khi được phê duyệt. - Đề xuất với Bộ trưởng cử các nghệ sĩ, ban, nhóm, đoàn nghệ thuật đi biểu diễn ở nước ngoài trong các chương trình giao lưu, hội nhập quốc tế hoặc tham gia các cuộc thi, liên hoan nghệ thuật quốc tế. - Thẩm định nội dung, chất lượng chương trình nghệ thuật quy mô quốc gia, quốc tế theo quyết định của Bộ trưởng. - Thẩm định các chương trình, dự án do nước ngoài tài trợ cho hoạt động nghệ thuật biểu diễn, văn học và tổ chức thực hiện theo quyết định của Bộ trưởng. - Tổ chức hoặc phối hợp tổ chức hoạt động biểu diễn nghệ thuật theo quyết định của Bộ trưởng. - Chủ trì, phối hợp với các Hội chuyên ngành, cơ quan Trung ương và địa phương tổ chức cuộc thi và liên hoan các loại hình nghệ thuật biểu diễn chuyên nghiệp theo quyết định của Bộ trưởng. - Định hướng các đơn vị nghệ thuật trên toàn quốc nghiên cứu, sưu tầm, giữ gìn và phát huy giá trị nghệ thuật truyền thống của dân tộc, tiếp thu tinh hoa nghệ thuật của các nước trên thế giới và dàn dựng, biểu diễn phục vụ khán giả trong nước và quốc tế. - Chủ trì, phối hợp tổ chức thực hiện kế hoạch nghiên cứu khoa học, ứng dụng tiến bộ khoa học - công nghệ, kế hoạch, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ về nghệ thuật biểu diễn. - Phối hợp xây dựng tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành nghệ thuật biểu diễn. - Chủ trì, phối hợp tổ chức các chương trình bồi dưỡng, tập huấn về chuyên môn, nghiệp vụ lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn theo quy định của pháp luật và phân công của Bộ trưởng. - Phối hợp xây dựng cơ chế hoạt động của tổ chức dịch vụ công, phí, lệ phí về lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn trình cấp có thẩm quyền phê duyệt và tổ chức thực hiện theo quy định. - Phối hợp, thẩm định hồ sơ xét tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh, Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật; xét tặng danh hiệu Nghệ sĩ nhân dân, Nghệ sĩ ưu tú. - Giúp Bộ trưởng quản lý nhà nước đối với nội dung hoạt động của các tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, quỹ về nghệ thuật biểu diễn và văn học theo quy định của pháp luật. - Về văn học: + Xây dựng, trình cấp có thẩm quyền cơ chế, chính sách về hoạt động văn học; + Hướng dẫn tổ chức thực hiện và kiểm tra hoạt động văn học; + Giúp Bộ trưởng quản lý công tác sáng tác, lý luận phê bình, bảo tồn, giới thiệu, quảng bá các tác phẩm văn học theo quy định của pháp luật; theo dõi công tác đào tạo, bồi dưỡng viết văn trẻ và tổ chức trại sáng tác văn học, nghệ thuật; + Phối hợp với Hội chuyên ngành về văn học và các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể liên quan hướng dẫn và tổ chức thực hiện cơ chế đặt hàng, các cuộc thi, giải thưởng về văn học; + Tổ chức các hoạt động truyền thông về văn học, nghệ thuật. - Tham mưu, giúp Bộ trưởng chỉ đạo, hướng dẫn và kiểm tra chuyên môn, nghiệp vụ về lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn đối với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Sở Văn hóa và Thể thao theo quy định của pháp luật. - Tham mưu hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của đơn vị sự nghiệp công lập hoạt động lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn thuộc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Sở Văn hóa và Thể thao theo quy định của pháp luật. - Kiểm tra, phối hợp thanh tra; kiến nghị, xử lý vi phạm và giải quyết khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật. - Đề xuất khen thưởng và xử lý kỷ luật đối với đơn vị, cá nhân trong hoạt động nghệ thuật biểu diễn và văn học theo quy định của pháp luật. - Thực hiện các nội dung cải cách hành chính, chuyển đổi số theo chương trình, kế hoạch của Bộ. - Quản lý tổ chức bộ máy, công chức, thực hiện chính sách, chế độ đối với công chức và người lao động thuộc phạm vi quản lý của Cục theo quy định của pháp luật và phân cấp của Bộ trưởng. - Quản lý, sử dụng tài chính, tài sản và các nguồn lực khác được giao theo quy định của pháp luật. - Thực hiện các nhiệm vụ khác được Bộ trưởng giao và theo quy định của pháp luật.