MỚI: Danh mục ngành đào tạo thí điểm đại học do Bộ GD&ĐT ban hành
Vừa qua ngày 07/6/2024, Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Danh mục ngành đào tạo thí điểm các trình độ của giáo dục đại học kèm theo Quyết định 1596/QĐ-BGDĐT. Cụ thể như sau. Danh mục ngành đào tạo thí điểm đại học là gì? Danh mục ngành đào tạo thí điểm của giáo dục đại học được giải thích tại khoản 3 Điều 2 Thông tư 09/2022/TT-BGDĐT như sau: Danh mục ngành thí điểm đại học là Danh mục thống kê ngành đào tạo của giáo dục đại học với các ngành được triển khai đào tạo thí điểm tại các cơ sở đào tạo, chưa có mã ngành trong Danh mục ngành chính thức và do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quyết định ban hành, cập nhật theo quy định tại Thông tư 09/2022/TT-BGDĐT. Đồng thời, theo khoản 4 Điều 7 Thông tư 09/2022/TT-BGDĐT quy định một ngành trong Danh mục ngành thí điểm được xem xét loại bỏ nếu trong 10 năm tính từ ngày được bổ sung vào Danh mục ngành thí điểm nhưng không được chuyển sang Danh mục ngành chính thức. Như vậy, danh mục ngành đào tạo thí điểm đại học là những ngành được triển khai thí điểm và chưa có trong danh Mục ngành chính thức. Những ngành trong danh mục này sẽ bị xem xét loại bỏ nếu trong 10 năm chưa được chuyển sang chính thức. Danh mục ngành đào tạo thí điểm đại học do Bộ GD&ĐT ban hành Theo Quyết định 1596/QĐ-BGDĐT Danh mục ngành đào tạo thí điểm đại học kèm theo mã ngành bao gồm: - 721 Nghệ thuật: 72102 Nghệ thuật trình diễn; 7210206 Quản lý nghệ thuật; 7210212 Công nghệ âm nhạc; 7210215 Quản lý âm nhạc; 72104 Mỹ thuật ứng dụng; 7210408 Nghệ thuật số; 7210412 Phục chế mỹ thuật; 7210413 Giám tuyển mỹ thuật - 722 Nhân văn: 72202 Ngôn ngữ, văn học và văn hóa nước ngoài; 7220214 Ngôn ngữ Thái Lan; 72290 Khác; 7229047 Di sản học - 731 Khoa học xã hội và hành vi: 73101 Kinh tế học; 7310110 Quản lý kinh tế; 73103 Xã hội học và Nhân học; 7310399 Giới và phát triển; 73106 Khu vực học; 7310631 Châu Á - Thái Bình Dương học; 7310639 Châu Mỹ học; 7310640 Hoa Kỳ học - 738 Pháp luật: 73801 Luật; 7380109 Luật thương mại quốc tế - 742 Khoa học sự sống: 74202 Sinh học ứng dụng; 7420204 Khoa học y sinh - 744 Khoa học tự nhiên: 74402 Khoa học trái đất; 7440221 Biến đổi khí hậu - 748 Máy tính và công nghệ thông tin: 74802 Công nghệ thông tin; 7480208 An ninh mạng - 751 Công nghệ kỹ thuật: 75190 Khác; 7519002 Công nghệ nông nghiệp - 752 Kỹ thuật: 75201 Kỹ thuật cơ khí và cơ kỹ thuật; 7520107 Kỹ thuật Robot; 75202 Kỹ thuật điện, điện tử và viễn thông; 7520215 Kỹ thuật điện, điện tử; 75206 Kỹ thuật mỏ; 7520605 Kỹ thuật khí thiên nhiên - 758 Kiến trúc và xây dựng: 75801 Kiến trúc và quy hoạch; 7580109 Quản lý phát triển đô thị và bất động sản; 7580110 Thiết kế đô thị; 75802 Xây dựng; 7580215 Kỹ thuật an toàn giao thông - 762 Nông, lâm nghiệp và thủy sản: 76202 Lâm nghiệp; 7620210 Lâm nghiệp - 772 Sức khoẻ: 77202 Dược học; 7720202 Công nghệ dược phẩm; 77204 Dinh dưỡng; 7720402 Dinh dưỡng và khoa học thực phẩm; 77206 Kỹ thuật Y học; 7720604 Vật lý trị liệu; 7720605 Hoạt động trị liệu; 7720606 Ngôn ngữ trị liệu; 7720607 Kỹ thuật y học thể dục thể thao; 7720608 Dụng cụ chỉnh hình chân tay giả; 7720609 Khúc xạ nhãn khoa; 7720610 Kỹ thuật gây mê hồi sức - 776 Dịch vụ xã hội: 77601 Công tác xã hội; 7760104 Dân số và phát triển - 781 Du lịch, khách sạn, thể thao và dịch vụ cá nhân: 78101 Du lịch; 7810106 Du lịch văn hóa - 785 Môi trường và bảo vệ môi trường: 78501 Quản lý tài nguyên và môi trường; 7850196 Quản lý tài nguyên khoáng sản; 7850198 Quản lý tài nguyên nước - 786 An ninh, Quốc phòng: 78601 An ninh và trật tự xã hội; 7860114 An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao; 78602 Quân sự; 7860215 Chỉ huy tham mưu tác chiến không gian mạng Như vậy, theo quy định nếu ngành nào trong danh mục này mà trong 10 năm tính từ ngày 07/6/2024 nhưng không được chuyển sang Danh mục ngành chính thức thì sẽ bị loại bỏ. Xem toàn bộ: Danh mục ngành đào tạo thí điểm các trình độ của giáo dục đại học tại Quyết định 1596/QĐ-BGDĐT
Chính sách mới về Văn hoá - Tài chính Nhà nước có hiệu lực trong tháng 5/2024
Tháng 5/2024, nhiều chính sách mới liên quan đến xét tặng các giải thưởng về văn học, nghệ thuật, kiểm soát, thanh toán các khoản chi thường xuyên qua Kho bạc Nhà nước và định mức chi phí bảo quản hàng dự trữ quốc gia sẽ có hiệu lực. Cụ thể như sau. 1) Ban hành tiêu chuẩn xét tặng “Giải thưởng Hồ Chí Minh”, “Giải thưởng Nhà nước” về văn học, nghệ thuật Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Chính phủ ban hành Nghị định 36/2024/NĐ-CP quy định chi tiết xét tặng “Giải thưởng Hồ Chí Minh”, “Giải thưởng Nhà nước” về văn học, nghệ thuật. Theo đó, từ tháng 05/2024, các tiêu chuẩn xét tặng hoặc truy tặng (sau đây gọi là xét tặng) “Giải thưởng Hồ Chí Minh”, “Giải thưởng Nhà nước” về văn học, nghệ thuật được thực hiện như sau: Tiêu chuẩn xét tặng “Giải thưởng Hồ Chí Minh” về văn học, nghệ thuật - Tác phẩm, công trình về văn học, nghệ thuật được công bố, sử dụng từ năm 1993 trở về trước phải đáp ứng các tiêu chuẩn sau đây: + Đặc biệt xuất sắc; có giá trị rất cao về văn học, nghệ thuật, về nội dung tư tưởng; + Có tác dụng lớn phục vụ sự nghiệp cách mạng của Đảng, của dân tộc, có ảnh hưởng rộng lớn và lâu dài trong đời sống Nhân dân, góp phần quan trọng vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội và sự phát triển nền văn học, nghệ thuật Việt Nam. - Tác phẩm, công trình về văn học, nghệ thuật được công bố, sử dụng sau năm 1993, phải đáp ứng các tiêu chuẩn sau đây: + Đặc biệt xuất sắc; có giá trị rất cao về văn học, nghệ thuật, về nội dung tư tưởng; + Có tác dụng lớn phục vụ sự nghiệp cách mạng của Đảng, của dân tộc, có ảnh hưởng rộng lớn và lâu dài trong đời sống Nhân dân, góp phần quan trọng vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội và sự phát triển nền văn học, nghệ thuật Việt Nam; + Được tặng ít nhất một Giải Vàng tại các cuộc thi, liên hoan chuyên nghiệp và triển lãm về văn học, nghệ thuật cấp quốc gia do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức hoặc các cuộc thi, liên hoan chuyên nghiệp và triển lãm về văn học, nghệ thuật do Hội Văn học nghệ thuật chuyên ngành trung ương tổ chức hoặc giải thưởng tại các cuộc thi, liên hoan chuyên nghiệp và triển lãm về văn học, nghệ thuật quốc tế; + Mỗi tác phẩm trong cụm tác phẩm hoặc mỗi công trình trong cụm công trình về văn học, nghệ thuật phải đáp ứng tiêu chuẩn quy định tại điểm c khoản này; Kịch bản được dựng thành phim và công chiếu hoặc kịch bản được dàn dựng thành vở diễn và công diễn hoặc kịch bản múa được dàn dựng và công diễn phải đáp ứng tiêu chuẩn quy định tại điểm c khoản 2 Điều 8 Nghị định 36/2024/NĐ-CP. Tiêu chuẩn xét tặng “Giải thưởng Nhà nước” về văn học, nghệ thuật - Tác phẩm, công trình về văn học, nghệ thuật được công bố, sử dụng từ năm 1993 trở về trước, phải đáp ứng các tiêu chuẩn sau đây: + Có giá trị cao về nội dung tư tưởng và hình thức nghệ thuật; + Có tác dụng tốt trong giáo dục, xây dựng con người mới, nâng cao trình độ thẩm mỹ của Nhân dân, góp phần đáng kể vào sự phát triển nền văn học, nghệ thuật Việt Nam. - Tác phẩm, công trình về văn học, nghệ thuật được công bố, sử dụng sau năm 1993, phải đáp ứng các tiêu chuẩn sau đây: + Có giá trị cao về nội dung tư tưởng và hình thức nghệ thuật; + Có tác dụng tốt trong giáo dục, xây dựng con người mới, nâng cao trình độ thẩm mỹ của Nhân dân, góp phần đáng kể vào sự phát triển nền văn học, nghệ thuật Việt Nam; + Được tặng ít nhất một Giải Vàng hoặc một Giải Bạc tại các cuộc thi, liên hoan chuyên nghiệp và triển lãm về văn học, nghệ thuật cấp quốc gia do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức hoặc các cuộc thi, liên hoan chuyên nghiệp và triển lãm về văn học, nghệ thuật do Hội Văn học nghệ thuật chuyên ngành trung ương tổ chức hoặc giải thưởng tại các cuộc thi, liên hoan chuyên nghiệp và triển lãm về văn học, nghệ thuật quốc tế; + Mỗi tác phẩm trong cụm tác phẩm hoặc mỗi công trình trong cụm công trình về văn học, nghệ thuật phải đáp ứng tiêu chuẩn quy định tại điểm c khoản này; Kịch bản được dựng thành phim và công chiếu hoặc kịch bản được dàn dựng thành vở diễn và công diễn hoặc kịch bản múa được dàn dựng và công diễn phải đáp ứng tiêu chuẩn quy định tại điểm c khoản 2 Điều 9 Nghị định 36/2024/NĐ-CP. Như vậy, có thể thấy đối với tiêu chuẩn xét tặng “Giải thưởng Hồ Chí Minh”, “Giải thưởng Nhà nước” về văn học, nghệ thuật đều chia ra thành các tiêu chuẩn riêng theo từng thời điểm: công bố, sử dụng từ năm 1993 trở về trước và được công bố, sử dụng sau năm 1993 Xem đầy đủ quy định tại Nghị định 36/2024/NĐ-CP chính thức có hiệu lực từ ngày 20/5/2024. 2) Một số nội dung cụ thể Kho bạc Nhà nước kiểm soát trong các khoản chi thường xuyên Ngày 14/3/2024, Bộ Tài chính ban hành Thông tư 17/2024/TT-BTC hướng dẫn kiểm soát, thanh toán các khoản chi thường xuyên qua Kho bạc Nhà nước, Thông tư sẽ chính thức có hiệu lực ngày 01/5/2024. Theo đó, một số nội dung cụ thể mà Kho bạc Nhà nước kiểm soát được quy định như sau: - Việc ký số trên các chứng từ chuyển tiền phải đúng họ tên, chức danh các thành viên theo quyết định của cấp có thẩm quyền, đã thực hiện đăng ký với Kho bạc Nhà nước đối với các trường hợp: + Trường hợp giao dịch trực tiếp qua Kho bạc Nhà nước, dấu và chữ ký trên chứng từ chuyển tiền khớp đúng với mẫu dấu và mẫu chữ ký đăng ký giao dịch tại Kho bạc Nhà nước; + Trường hợp thực hiện qua Trang thông tin dịch vụ công của Kho bạc Nhà nước - Nội dung chi phải phù hợp với mã nội dung kinh tế theo quy định của Mục lục NSNN hiện hành (không bao gồm các khoản chi từ Tài khoản tiền gửi). - Mức tạm ứng đảm bảo theo đúng quy định tại Điều 6 Thông tư 17/2024/TT-BTC. Nội dung đề nghị thanh toán tạm ứng phải phù hợp với nội dung đề nghị tạm ứng. - Đối với các khoản chi phải gửi Hợp đồng đến Kho bạc Nhà nước (khoản chi có giá trị hợp đồng trên 50 triệu đồng), Kho bạc Nhà nước căn cứ hồ sơ đề nghị thanh toán của đơn vị sử dụng ngân sách, các điều khoản thanh toán, tạm ứng được quy định trong hợp đồng và tổng giá trị Hợp đồng để tạm ứng, thanh toán cho đối tượng thụ hưởng. - Kiểm soát đối với Bảng xác định giá trị khối lượng công việc hoàn thành theo Mẫu số 08a ban hành kèm theo Phụ lục II Nghị định 11/2020/NĐ-CP sẽ kiểm soát đối với khoản chi mua sắm hàng hóa và đối với khoản chi dịch vụ. - Kiểm soát đối với Bảng kê nội dung thanh toán/tạm ứng theo Mẫu số 07 ban hành kèm theo Phụ lục II Nghị định 11/2020/NĐ-CP. - Đối với các khoản chi có yêu cầu bảo mật: Đơn vị sử dụng ngân sách chịu trách nhiệm trong việc xác định nội dung chi thuộc yêu cầu bảo mật và việc kiểm soát nội dung thanh toán, hồ sơ thanh toán theo đúng quy định của pháp luật. - Trường hợp phải thực hiện mua sắm theo phương thức tập trung: Kho bạc Nhà nước kiểm soát đảm bảo: + Có trong danh mục mua sắm tập trung được cấp có thẩm quyền ban hành + Đảm bảo hợp đồng phù hợp với Thỏa thuận khung Xem thêm: Từ 01/5/2024, nhà nước tăng cường kiểm soát khoản chi lương và phụ cấp theo lương Xem đầy đủ quy định tại Thông tư 17/2024/TT-BTC chính thức có hiệu lực kể từ ngày 01/5/2024. 3) Định mức chi phí bảo quản hàng dự trữ quốc gia theo danh mục nội dung định mức Ngày 25/3/2024 Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Thông tư 21/2024/TT-BTC, thay thế Thông tư 161/2015/TT-BTC quy định về định mức chi phí bảo quản hàng dự trữ quốc gia do Tổng cục Dự trữ Nhà nước trực tiếp quản lý. Theo đó, từ tháng 5/2024 nội dung của các định mức được quy định như sau: - Định mức chi phí bảo quản hàng dự trữ quốc gia do Tổng cục Dự trữ Nhà nước trực tiếp quản lý theo phụ lục: https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/04/23/phu-luc-dinh-muc-chi-phi-bao-quan.docx - Định mức chi phí bảo quản hàng dự trữ quốc gia do Tổng cục Dự trữ Nhà nước trực tiếp quản lý được thực hiện chi cho các nội dung chi có liên quan đến công tác bảo quản hàng dự trữ quốc gia theo danh mục nội dung định mức được quy định tại Thông tư 19/2024/TT-BTC quy định định mức kinh tế - kỹ thuật bảo quản hàng dự trữ quốc gia và định mức hao hụt thóc, gạo dự trữ quốc gia do Tổng cục Dự trữ Nhà nước trực tiếp quản lý. - Định mức chi phí bảo quản hàng dự trữ quốc gia do Tổng cục Dự trữ Nhà nước trực tiếp quản lý được áp dụng làm căn cứ để xây dựng dự toán và quản lý chi phí, thực hiện kế hoạch bảo quản hàng dự trữ quốc gia. Xem đầy đủ quy định tại Thông tư 21/2024/TT-BTC chính thức có hiệu lực từ ngày 15/5/2024.
Tiêu chuẩn xét tặng “Giải thưởng Hồ Chí Minh”, “Giải thưởng Nhà nước” về văn học, nghệ thuật
Ngày 04/04/2024, Chính phủ ban hành Nghị định 36/2024/NĐ-CP hướng dẫn xét tặng “Giải thưởng Hồ Chí Minh”, “Giải thưởng Nhà nước” về văn học, nghệ thuật. 1. Tiêu chuẩn xét tặng “Giải thưởng Hồ Chí Minh” về văn học, nghệ thuật Theo đó, tiêu chuẩn xét tặng “Giải thưởng Hồ Chí Minh” về văn học, nghệ thuật được quy định tại Điều 8 Nghị định 36/2024/NĐ-CP như sau: - Tác phẩm, công trình về văn học, nghệ thuật được công bố, sử dụng từ năm 1993 trở về trước phải đáp ứng các tiêu chuẩn sau đây: + Đặc biệt xuất sắc; có giá trị rất cao về văn học, nghệ thuật, về nội dung tư tưởng; + Có tác dụng lớn phục vụ sự nghiệp cách mạng của Đảng, của dân tộc, có ảnh hưởng rộng lớn và lâu dài trong đời sống Nhân dân, góp phần quan trọng vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội và sự phát triển nền văn học, nghệ thuật Việt Nam. - Tác phẩm, công trình về văn học, nghệ thuật được công bố, sử dụng sau năm 1993, phải đáp ứng các tiêu chuẩn sau đây: + Đặc biệt xuất sắc; có giá trị rất cao về văn học, nghệ thuật, về nội dung tư tưởng; + Có tác dụng lớn phục vụ sự nghiệp cách mạng của Đảng, của dân tộc, có ảnh hưởng rộng lớn và lâu dài trong đời sống Nhân dân, góp phần quan trọng vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội và sự phát triển nền văn học, nghệ thuật Việt Nam; + Được tặng ít nhất một Giải Vàng tại các cuộc thi, liên hoan chuyên nghiệp và triển lãm về văn học, nghệ thuật cấp quốc gia do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức hoặc các cuộc thi, liên hoan chuyên nghiệp và triển lãm về văn học, nghệ thuật do Hội Văn học nghệ thuật chuyên ngành trung ương tổ chức hoặc giải thưởng tại các cuộc thi, liên hoan chuyên nghiệp và triển lãm về văn học, nghệ thuật quốc tế; + Mỗi tác phẩm trong cụm tác phẩm hoặc mỗi công trình trong cụm công trình về văn học, nghệ thuật phải đáp ứng tiêu chuẩn quy định tại điểm c khoản 2 Điều 8 Nghị định 36/2024/NĐ-CP; Kịch bản được dựng thành phim và công chiếu hoặc kịch bản được dàn dựng thành vở diễn và công diễn hoặc kịch bản múa được dàn dựng và công diễn phải đáp ứng tiêu chuẩn quy định tại điểm c khoản 2 Điều 8 Nghị định 36/2024/NĐ-CP. 2. Tiêu chuẩn xét tặng “Giải thưởng Nhà nước” về văn học, nghệ thuật Tiêu chuẩn xét tặng “Giải thưởng Nhà nước” về văn học, nghệ thuật được quy định tại Điều 9 Nghị định 36/2024/NĐ-CP như sau: - Tác phẩm, công trình về văn học, nghệ thuật được công bố, sử dụng từ năm 1993 trở về trước, phải đáp ứng các tiêu chuẩn sau đây: + Có giá trị cao về nội dung tư tưởng và hình thức nghệ thuật; + Có tác dụng tốt trong giáo dục, xây dựng con người mới, nâng cao trình độ thẩm mỹ của Nhân dân, góp phần đáng kể vào sự phát triển nền văn học, nghệ thuật Việt Nam. - Tác phẩm, công trình về văn học, nghệ thuật được công bố, sử dụng sau năm 1993, phải đáp ứng các tiêu chuẩn sau đây: + Có giá trị cao về nội dung tư tưởng và hình thức nghệ thuật; + Có tác dụng tốt trong giáo dục, xây dựng con người mới, nâng cao trình độ thẩm mỹ của Nhân dân, góp phần đáng kể vào sự phát triển nền văn học, nghệ thuật Việt Nam; + Được tặng ít nhất một Giải Vàng hoặc một Giải Bạc tại các cuộc thi, liên hoan chuyên nghiệp và triển lãm về văn học, nghệ thuật cấp quốc gia do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức hoặc các cuộc thi, liên hoan chuyên nghiệp và triển lãm về văn học, nghệ thuật do Hội Văn học nghệ thuật chuyên ngành trung ương tổ chức hoặc giải thưởng tại các cuộc thi, liên hoan chuyên nghiệp và triển lãm về văn học, nghệ thuật quốc tế; + Mỗi tác phẩm trong cụm tác phẩm hoặc mỗi công trình trong cụm công trình về văn học, nghệ thuật phải đáp ứng tiêu chuẩn quy định tại điểm c khoản 2 Điều 9 Nghị định 36/2024/NĐ-CP; Kịch bản được dựng thành phim và công chiếu hoặc kịch bản được dàn dựng thành vở diễn và công diễn hoặc kịch bản múa được dàn dựng và công diễn phải đáp ứng tiêu chuẩn quy định tại điểm c khoản 2 Điều 9 Nghị định 36/2024/NĐ-CP. * Trên đây là các tiêu chuẩn xét tặng “Giải thưởng Hồ Chí Minh”, “Giải thưởng Nhà nước” về văn học, nghệ thuật Nghị định 36/2024/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 20/05/2024 và thay thế cho Nghị định 90/2014/NĐ-CP và Nghị định 133/2018/NĐ-CP.
Hồ sơ đề nghị xét tặng “Giải thưởng Hồ Chí Minh”, “Giải thưởng Nhà nước” về văn học, nghệ thuật
Ngày 04/04/2024, Chính phủ ban hành Nghị định 36/2024/NĐ-CP hướng dẫn xét tặng “Giải thưởng Hồ Chí Minh”, “Giải thưởng Nhà nước” về văn học, nghệ thuật. 1. Hồ sơ đề nghị xét tặng “Giải thưởng Hồ Chí Minh” hoặc “Giải thưởng Nhà nước” về văn học, nghệ thuật: Hồ sơ đề nghị xét tặng “Giải thưởng Hồ Chí Minh” hoặc “Giải thưởng Nhà nước” về văn học, nghệ thuật được quy định tại khoản 1 Điều 14 Nghị định 36/2024/NĐ-CP bao gồm: - Tờ khai tác phẩm, công trình về văn học, nghệ thuật đề nghị xét tặng “Giải thưởng Hồ Chí Minh” hoặc “Giải thưởng Nhà nước” về văn học, nghệ thuật theo Mẫu số 1a hoặc Mẫu số 1b tại Phụ lục kèm theo Nghị định 36/2024/NĐ-CP; - Bản sao, ảnh chụp tác phẩm, công trình về văn học, nghệ thuật đề nghị xét tặng “Giải thưởng Hồ Chí Minh” hoặc “Giải thưởng Nhà nước” về văn học, nghệ thuật, kèm theo các thông tin cơ bản về năm, tháng được công bố, sử dụng; tóm tắt nội dung tác phẩm, công trình về văn học, nghệ thuật; - Bản sao từ sổ gốc hoặc bản sao có chứng thực hoặc bản sao và xuất trình bản chính để đối chiếu (trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp); bản sao từ sổ gốc hoặc bản sao có chứng thực (trường hợp nộp hồ sơ qua bưu chính hoặc trực tuyến) các quyết định tặng giải thưởng hoặc giấy chứng nhận giải thưởng đối với tác phẩm, công trình về văn học, nghệ thuật quy định tại điểm c khoản 2 Điều 8 hoặc điểm c khoản 2 Điều 9 Nghị định 36/2024/NĐ-CP; - Tác phẩm, công trình về văn học, nghệ thuật của tác giả là người nước ngoài mà hồ sơ sử dụng ngôn ngữ nước ngoài phải có bản dịch sang tiếng Việt (bản chính); - Tác phẩm, công trình về văn học, nghệ thuật của đồng tác giả phải có văn bản ủy quyền đại diện đứng tên nộp hồ sơ đề nghị xét tặng “Giải thưởng Hồ Chí Minh” hoặc “Giải thưởng Nhà nước” về văn học, nghệ thuật và văn bản thỏa thuận về chủ sở hữu, quyền tác giả theo quy định của pháp luật; - Tác phẩm, công trình về văn học, nghệ thuật của tác giả đã chết, phải có văn bản cam kết thỏa thuận và ủy quyền đại diện đứng tên nộp hồ sơ đề nghị xét tặng “Giải thưởng Hồ Chí Minh” hoặc “Giải thưởng Nhà nước” về văn học, nghệ thuật của những người có quyền lợi hợp pháp có liên quan; - Các tài liệu khác có liên quan đến tác phẩm, công trình về văn học, nghệ thuật (nếu có). 2. Cách thức gửi hồ sơ: Cách thức gửi hồ sơ được quy định tại các khoản 2, 3, 4 và 5 Điều 14 Nghị định 36/2024/NĐ-CP, theo đó: - Tác giả có tác phẩm, công trình về văn học, nghệ thuật hoặc người đại diện hợp pháp đứng tên nộp hồ sơ đề nghị xét tặng “Giải thưởng Hồ Chí Minh” hoặc “Giải thưởng Nhà nước” về văn học, nghệ thuật gửi trực tiếp hoặc qua bưu chính hoặc trực tuyến 01 bộ hồ sơ tại Mục 1 đến Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch hoặc Sở Văn hóa và Thể thao nơi tác giả cư trú. - Tác giả hoặc người đại diện hợp pháp (trường hợp tác giả là hội viên) gửi trực tiếp hoặc qua bưu chính 01 bộ hồ sơ tại Mục 1 đến Hội Văn học nghệ thuật chuyên ngành trung ương. - Tác giả là người nước ngoài có tác phẩm, công trình về văn học, nghệ thuật đề nghị xét tặng “Giải thưởng Hồ Chí Minh” hoặc “Giải thưởng Nhà nước” về văn học, nghệ thuật gửi trực tiếp hoặc qua bưu chính hoặc trực tuyến 01 bộ hồ sơ tại Mục 1 đến Hội Văn học nghệ thuật chuyên ngành trung ương. - Trường hợp hồ sơ đề nghị xét tặng “Giải thưởng Hồ Chí Minh” hoặc “Giải thưởng Nhà nước” về văn học, nghệ thuật không hợp lệ, cần bổ sung, chỉnh sửa: Cơ quan tiếp nhận hồ sơ hướng dẫn để tác giả, người đại diện hợp pháp hoàn thiện hồ sơ. Trong thời hạn 07 ngày tính từ khi nhận lại hồ sơ, tác giả nộp hồ sơ đã hoàn thiện đến cơ quan tiếp nhận. * Trên đây là hướng dẫn về hồ sơ, cách thức gửi hồ sơ và cơ quan tiếp nhận hồ sơ đề nghị xét tặng “Giải thưởng Hồ Chí Minh”, “Giải thưởng Nhà nước” về văn học, nghệ thuật. Nghị định 36/2024/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 20/05/2024 và thay thế cho Nghị định 90/2014/NĐ-CP và Nghị định 133/2018/NĐ-CP.
Công ty tổ chức văn nghệ thì có phải xin cấp phép biểu diễn nghệ thuật không?
Thời gian gần đây, nhiều doanh nghiệp tổ chức liên hoan cuối năm bao gồm hoạt động biểu diễn văn nghệ mừng năm cũ đã qua, chuẩn bị đón chờ năm mới. Vậy theo quy định pháp luật, công ty tổ chức văn nghệ thì có phải xin cấp phép biểu diễn nghệ thuật không? Bài viết này cung cấp một số quy định liên quan về vấn đề trên. Diễn văn nghệ trong tiệc công ty có phải biểu diễn nghệ thuật không? Theo khoản 2, khoản 1 Điều 2 Nghị định 144/2020/NĐ-CP thì Biểu diễn nghệ thuật là hoạt động thể hiện các loại hình nghệ thuật biểu diễn, thi người đẹp, người mẫu hoặc kết hợp giữa loại hình nghệ thuật biểu diễn với trình diễn thời trang, các hoạt động văn hoá, thể thao. Hoạt động nghệ thuật biểu diễn là hoạt động tạo ra những sản phẩm nghệ thuật được định hình dưới dạng văn bản, âm thanh, hình ảnh để truyền đạt trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua các phương tiện kỹ thuật tới công chúng dưới các hình thức biểu diễn nghệ thuật; lưu hành bản ghi âm, ghi hình có nội dung biểu diễn nghệ thuật. Theo quan điểm của tác giả, diễn văn nghệ trong tiệc công ty là hoạt động tạo ra sản phẩm nghệ thuật, truyền đạt trực tiếp tới người xem văn nghệ nhưng không đủ để được xem là truyền đạt đến công chúng, mà chỉ giới hạn trong nội bộ công ty. Mặc dù khoản 1 Điều 8 Nghị định 144/2020/NĐ-CP vẫn có quy định hình thức tổ chức biểu diễn nghệ thuật phục vụ nội bộ cơ quan và tổ chức, nhưng theo tác giả, đây là hình thức nội bộ cơ quan và tổ chức biểu diễn nghệ thuật để tạo ra sản phẩm nghệ thuật, truyền đạt trực tiếp tới người xem văn nghệ là công chúng, lợi ích từ việc tổ chức này để phục vụ nội bộ cơ quan và tổ chức. Tuy nhiên, đây chỉ là ý kiến chủ quan của tác giả. Doanh nghiệp có thể liên hệ hỏi thêm Ủy ban nhân dân cấp huyện để được giải đáp cụ thể. Công ty tổ chức văn nghệ thì có phải xin cấp phép biểu diễn nghệ thuật không? Như vậy, công ty tổ chức văn nghệ thì có phải xin cấp phép biểu diễn nghệ thuật không? Dù công ty tổ chức văn nghệ có phải hình thức tổ chức biểu diễn nghệ thuật “biểu diễn nghệ thuật phục vụ nội bộ cơ quan và tổ chức” tại khoản 1 Điều 8 Nghị định 144/2020/NĐ-CP hay không thì cũng không cần xin cấp phép biểu diễn. Hình thức biểu diễn nghệ thuật phục vụ nội bộ cơ quan và tổ chức chỉ cần thực hiện thông báo với: - Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi tổ chức biểu diễn tiếp nhận thông báo của cơ quan, đơn vị trực thuộc các bộ, ban, ngành trung ương, cơ quan trung ương của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp, tổ chức kinh tế; - Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi tổ chức biểu diễn tiếp nhận thông báo của các tổ chức, cá nhân khác. Trường hợp nào biểu diễn nghệ thuật phải có văn bản chấp thuận tổ chức biểu diễn nghệ thuật của cơ quan nhà nước có thẩm quyền? Theo Điều 8 Nghị định 144/2020/NĐ-CP có các hình thức tổ chức biểu diễn nghệ thuật sau: - Tổ chức biểu diễn nghệ thuật phục vụ nhiệm vụ chính trị; biểu diễn nghệ thuật phục vụ nội bộ cơ quan và tổ chức, thực hiện thông báo theo quy định tại Điều 9 Nghị định này. - Tổ chức biểu diễn nghệ thuật phục vụ tại các cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch, vui chơi, giải trí, nhà hàng không bán vé xem biểu diễn nghệ thuật, thực hiện thông báo theo quy định tại Điều 9 Nghị định này. - Tổ chức biểu diễn nghệ thuật khác không thuộc hình thức quy định tại các khoản 1 và 2 Điều này, thực hiện quy định tại Điều 10 Nghị định này. - Tổ chức biểu diễn nghệ thuật không trực tiếp trước công chúng được đăng tải trên hệ thống phát thanh, truyền hình và môi trường mạng do người đăng, phát chịu trách nhiệm. Điều 10 Nghị định 144/2020/NĐ-CP quy định điều kiện, thủ tục tổ chức biểu diễn nghệ thuật khác không thuộc hình thức (i) Tổ chức biểu diễn nghệ thuật phục vụ nhiệm vụ chính trị; biểu diễn nghệ thuật phục vụ nội bộ cơ quan và tổ chức, và (ii) Tổ chức biểu diễn nghệ thuật phục vụ tại các cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch, vui chơi, giải trí, nhà hàng không bán vé xem biểu diễn nghệ thuật, theo đó, điều kiện cụ thể là: - Là đơn vị sự nghiệp công lập có chức năng biểu diễn nghệ thuật; hội chuyên ngành về nghệ thuật biểu diễn; tổ chức, cá nhân đăng ký kinh doanh hoạt động biểu diễn nghệ thuật theo quy định của pháp luật; - Phải đáp ứng điều kiện về an ninh, trật tự an toàn xã hội, môi trường, y tế và phòng, chống cháy nổ theo quy định của pháp luật; - Có văn bản chấp thuận tổ chức biểu diễn nghệ thuật của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Như vậy, tổ chức biểu diễn nghệ thuật khác không thuộc hình thức (i) Tổ chức biểu diễn nghệ thuật phục vụ nhiệm vụ chính trị; biểu diễn nghệ thuật phục vụ nội bộ cơ quan và tổ chức, và (ii) Tổ chức biểu diễn nghệ thuật phục vụ tại các cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch, vui chơi, giải trí, nhà hàng không bán vé xem biểu diễn nghệ thuật phải có văn bản chấp thuận tổ chức biểu diễn nghệ thuật của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Trình tự thủ tục xét tặng Giải thưởng Nhà nước về văn học, nghệ thuật
Giải thưởng Nhà nước là giải thưởng cấp quốc gia quan trọng thứ hai của Việt Nam, do Chủ tịch nước Việt Nam ký quyết định, tặng thưởng cho những tác giả có một hoặc nhiều công trình nghiên cứu khoa học, kỹ thuật, những tác phẩm văn học, nghệ thuật có giá trị cao về khoa học, văn học, nghệ thuật, về nội dung tư tưởng, có tác dụng và ảnh hưởng lớn trong xã hội. Vậy trình tự xét tăng giải thưởng cũng như hồ sơ cần chuẩn bị xét tặng giải thưởng này như thế nào? Trình tự thủ tục xét tặng Giải thưởng Nhà nước về văn học, nghệ thuật - Trách nhiệm của tác giả đề nghị xét tặng “Giải thưởng Nhà nước”: + Tác giả đăng ký tác phẩm, công trình văn học, nghệ thuật đề nghị xét tặng “Giải thưởng Nhà nước” về văn học, nghệ thuật theo chuyên ngành gửi 01 (một) bộ hồ sơ trực tiếp hoặc qua đường bưu điện đến Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch hoặc Hội Văn học, nghệ thuật chuyên ngành Trung ương trong trường hợp tác giả là hội viên. + Trường hợp tác giả đã mất thì người đại diện hợp pháp của tác giả hoặc Ban Chấp hành Hội Văn học, nghệ thuật nơi tác giả là hội viên, sau khi thống nhất với người đại diện hợp pháp của tác giả, đăng ký tác phẩm, công trình văn học, nghệ thuật đề nghị xét tặng “Giải thưởng Nhà nước” về văn học, nghệ thuật theo quy định. - Trách nhiệm của Hội đồng cấp cơ sở: + Xem xét, đánh giá hồ sơ đề nghị xét tặng “Giải thưởng Nhà nước” về văn học, nghệ thuật theo quy định; + Thông báo công khai kết quả xét tặng trong thời gian 10 ngày kể từ ngày kết thúc thời hạn xem xét, đánh giá hồ sơ; + Tiếp nhận, xử lý các kiến nghị trong thời gian 20 ngày kể từ ngày kết thúc thời hạn thông báo kết quả; + Hoàn thiện hồ sơ đủ điều kiện, tiêu chuẩn xét tặng “Giải thưởng Nhà nước” về văn học, nghệ thuật; được ít nhất 80% tổng số thành viên Hội đồng có mặt tại cuộc họp bỏ phiếu đồng ý; gửi cơ quan thường trực của Hội đồng chuyên ngành cấp Nhà nước theo quy định. - Trách nhiệm của Hội đồng chuyên ngành cấp Nhà nước: + Xem xét, đánh giá hồ sơ đề nghị xét tặng “Giải thưởng Nhà nước” về văn học, nghệ thuật theo quy định; + Thông báo công khai kết quả xét tặng trên các phương tiện thông tin đại chúng trong thời gian 15 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc thời hạn xem xét, đánh giá hồ sơ; + Tiếp nhận, xử lý các kiến nghị trong thời gian 20 ngày kể từ ngày kết thúc thời hạn thông báo kết quả; + Hoàn thiện hồ sơ đủ điều kiện, tiêu chuẩn xét tặng “Giải thưởng Nhà nước” về văn học, nghệ thuật; được ít nhất 80% tổng số thành viên Hội đồng có mặt tại cuộc họp bỏ phiếu đồng ý; gửi cơ quan thường trực của Hội đồng cấp Nhà nước theo quy định. - Trách nhiệm của Hội đồng cấp Nhà nước: + Xem xét, đánh giá và bỏ phiếu lựa chọn tác phẩm, công trình văn học, nghệ thuật đề nghị xét tặng “Giải thưởng Nhà nước” theo quy định; + Thông báo công khai kết quả xét tặng trên các phương tiện thông tin đại chúng trong thời gian 20 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc thời hạn xem xét, đánh giá và lựa chọn tác phẩm, công trình; + Tiếp nhận, xử lý các kiến nghị trong thời gian 20 ngày kể từ ngày kết thúc thời hạn thông báo kết quả; + Xem xét đề nghị bằng văn bản của Chủ tịch Hội đồng chuyên ngành cấp Nhà nước và bỏ phiếu đối với các tác phẩm, công trình văn học, nghệ thuật có giá trị đặc biệt xuất sắc, có ảnh hưởng rộng lớn, lâu dài trong đời sống xã hội nhưng chưa đạt tỷ lệ phiếu đồng ý theo quy định tại Hội đồng cấp Nhà nước”. + Hoàn thiện hồ sơ đủ điều kiện, tiêu chuẩn xét tặng “Giải thưởng Nhà nước” về văn học, nghệ thuật; được ít nhất 80% tổng số thành viên Hội đồng có mặt tại cuộc họp bỏ phiếu đồng ý; trình Thủ tướng Chính phủ theo quy định. + Hội đồng cấp Nhà nước gửi Bộ Nội vụ (Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương) 03 bộ hồ sơ để tổng hợp trình Thủ tướng Chính phủ theo quy định. - Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức Lễ công bố Quyết định tặng và trao tặng “Giải thưởng Nhà nước” của Chủ tịch nước. Thành phần hồ sơ xét tặng Giải thưởng Nhà nước về văn học, nghệ thuật Bản đăng ký tác phẩm, công trình văn học, nghệ thuật đề nghị xét tặng “Giải thưởng Nhà nước” về văn học, nghệ thuật theo Mẫu số 1b tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 90/2014/NĐ-CP của Chính phủ Bản sao, ảnh chụp tác phẩm, công trình đề nghị xét tặng “Giải thưởng Nhà nước” được in trên khổ giấy A4, kèm theo các thông tin cơ bản về năm, tháng được công bố; tóm tắt nội dung tác phẩm Bản sao có chứng thực Quyết định tặng thưởng hoặc Giấy chứng nhận Giải thưởng quy định tại Nghị định số 90/2014/NĐ-CP của Chính phủ Đối với tác phẩm, công trình văn học, nghệ thuật của tác giả là người nước ngoài mà hồ sơ sử dụng ngôn ngữ nước ngoài thì phải kèm theo bản dịch sang tiếng Việt có chứng thực Các tài liệu khác liên quan đến tác phẩm, công trình (nếu có)
Tiêu chí trình tự xét tặng danh hiệu Nghệ nhân nhân dân từ ngày 15/02/2024
Ngày 25/12/2023 Chính phủ đã ban hành Nghị định 93/2023/NĐ-CP quy định về xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân”, “Nghệ nhân ưu tú” trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể. 1. Tiêu chí và thủ tục xét tặng danh hiệu Nghệ nhân nhân dân Tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân” trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể Danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân” trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể được tặng cho cá nhân quy định tại khoản 1 Điều 2 Nghị định này đạt các tiêu chuẩn sau đây: - Trung thành với Tổ quốc; chấp hành tốt chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước. - Có phẩm chất đạo đức tốt; gương mẫu trong cuộc sống; tâm huyết, tận tụy với nghề; mẫu mực trong thực hành, bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể; được đồng nghiệp và Nhân dân ghi nhận, mến mộ. - Có tài năng hoặc kỹ năng nghề nghiệp đặc biệt xuất sắc, tiêu biểu cho loại hình di sản văn hóa phi vật thể được tôn vinh; có cống hiến to lớn được ghi nhận cho sự nghiệp bảo vệ và phát huy giá trị loại hình di sản văn hóa phi vật thể do cá nhân đang nắm giữ, thể hiện ở việc hiểu biết, nắm giữ tri thức, bí quyết, kỹ năng thực hành về loại hình di sản văn hóa phi vật thể; có sản phẩm tinh thần hoặc vật chất có giá trị về lịch sử, văn hóa, khoa học, nghệ thuật, thẩm mỹ, kỹ thuật, góp phần bảo vệ và làm giàu các giá trị của di sản văn hóa phi vật thể, phát triển văn hóa, kinh tế - xã hội của đất nước; truyền dạy được nhiều cá nhân đã hoặc đang tham gia bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể. - Có thời gian hoạt động liên tục hoặc cộng dồn từ 20 năm trở lên liên quan đến việc bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể. - Đã được tặng danh hiệu “Nghệ nhân ưu tú” trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể. (2) Hồ sơ, cách thức gửi hồ sơ xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân” Hồ sơ, cách thức gửi hồ sơ và cơ quan tiếp nhận hồ sơ đề nghị xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân”, “Nghệ nhân ưu tú” trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể - Hồ sơ đề nghị xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân” hoặc “Nghệ nhân ưu tú” trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể, bao gồm: + Tờ khai đề nghị xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân” hoặc “Nghệ nhân ưu tú” trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể theo Mẫu số 1a hoặc Mẫu số 1b tại Phụ lục kèm theo Nghị định này; Mẫu số 1a tải Mẫu số 1b tải + Các tài liệu chứng minh về tri thức, kỹ năng, thực hành, truyền dạy, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể, gồm: Băng, đĩa hình, ảnh, tài liệu mô tả tri thức và kỹ năng đang nắm giữ hoặc các tài liệu khác liên quan (nếu có); + Bản sao từ sổ gốc hoặc bản sao có chứng thực hoặc bản sao và xuất trình bản chính để đối chiếu (trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp); bản sao từ sổ gốc hoặc bản sao có chứng thực (trường hợp gửi hồ sơ qua bưu chính hoặc trực tuyến) các quyết định khen thưởng từ hình thức Giấy khen trở lên (nếu có). - Cá nhân tự mình hoặc ủy quyền bằng văn bản theo quy định của pháp luật cho cá nhân, tổ chức khác lập hồ sơ đề nghị xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân” hoặc “Nghệ nhân ưu tú” trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể, gửi trực tiếp hoặc qua bưu chính hoặc trực tuyến 01 bộ hồ sơ tới Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch hoặc Sở Văn hóa và Thể thao nơi cá nhân cư trú. - Trường hợp hồ sơ cá nhân không hợp lệ, cần bổ sung, chỉnh sửa, cơ quan tiếp nhận hồ sơ hướng dẫn để cá nhân hoàn thiện hồ sơ. Trong thời hạn 07 ngày tính từ khi nhận lại hồ sơ, cá nhân nộp hồ sơ đã hoàn thiện đến cơ quan tiếp nhận. (3) Thủ tục xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân” tại Hội đồng cấp tỉnh Trình tự, thủ tục xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân”, “Nghệ nhân ưu tú” trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể tại Hội đồng cấp tỉnh - Công khai danh sách cá nhân đề nghị xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân”, “Nghệ nhân ưu tú” trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể trên Cổng Thông tin điện tử của UBND cấp tỉnh hoặc Báo địa phương trong thời gian 15 ngày kể từ ngày kết thúc thời hạn nhận hồ sơ của cá nhân để lấy ý kiến của Nhân dân. - Tiếp nhận, xử lý các kiến nghị của Nhân dân trong thời gian 15 ngày kể từ ngày kết thúc thời hạn công khai danh sách cá nhân đề nghị xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân”, “Nghệ nhân ưu tú” trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể trên Cổng Thông tin điện tử của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc Báo địa phương. - Tổ chức lấy ý kiến của cộng đồng dân cư nơi cá nhân đề nghị xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân” hoặc “Nghệ nhân ưu tú” trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể đang cư trú trong thời gian 30 ngày tính từ ngày công khai danh sách trên Cổng Thông tin điện tử của UBND tỉnh hoặc Báo địa phương. - Xem xét, đánh giá từng hồ sơ đề nghị xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân” hoặc “Nghệ nhân ưu tú” trong thời gian 10 ngày kể từ ngày cơ quan thường trực Hội đồng báo cáo xin ý kiến các thành viên Hội đồng về hồ sơ. - Trong thời gian 10 ngày kể từ ngày kết thúc cuộc họp, Hội đồng có trách nhiệm thông báo bằng văn bản về kết quả xét tặng đến cá nhân đề nghị xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân” hoặc “Nghệ nhân ưu tú” trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể. - Tiếp nhận, xử lý các kiến nghị trong thời gian 20 ngày kể từ ngày thông báo kết quả xét tặng của Hội đồng. - Trong thời gian 15 ngày kể từ ngày kết thúc thời hạn tiếp nhận, xử lý các kiến nghị, hoàn thiện hồ sơ đề nghị xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân” hoặc “Nghệ nhân ưu tú” trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể đạt từ 75% ý kiến đồng ý của cộng đồng dân cư nơi cư trú và đạt từ 80% phiếu đồng ý của tổng số thành viên Hội đồng có mặt tại cuộc họp, gửi cơ quan thường trực Hội đồng chuyên ngành cấp Bộ. Hồ sơ (01 bộ) bao gồm: + Tờ trình đề nghị xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân” hoặc “Nghệ nhân ưu tú” trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể theo Mẫu số 2a hoặc Mẫu số 2b tại Phụ lục kèm theo Nghị định này; Mẫu số 2a tải Mẫu số 2b tải + Tóm tắt thành tích đề nghị xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân” hoặc “Nghệ nhân ưu tú” trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể theo Mẫu số 3a hoặc Mẫu số 3b tại Phụ lục kèm theo Nghị định này; Mẫu số 3a tải Mẫu số 3b tải + Biên bản họp Hội đồng xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân” hoặc “Nghệ nhân ưu tú” trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể theo Mẫu số 4a hoặc Mẫu số 4b tại Phụ lục kèm theo Nghị định này; Mẫu số 4a tải Mẫu số 4b tải + Biên bản kiểm phiếu bầu xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân” hoặc “Nghệ nhân ưu tú” trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể theo Mẫu số 5a hoặc Mẫu số 5b tại Phụ lục kèm theo Nghị định này; Mẫu số 5a tải Mẫu số 5b tải + Báo cáo quá trình xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân” hoặc “Nghệ nhân ưu tú” trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể theo Mẫu số 6a hoặc Mẫu số 6b tại Phụ lục kèm theo Nghị định này; Mẫu số 6a tải Mẫu số 6b tải + Biên bản họp lấy ý kiến của cộng đồng dân cư nơi cư trú theo Mẫu số 8 tại Phụ lục kèm theo Nghị định này; + Hồ sơ quy định tại khoản 1 Điều 13 Nghị định này; + Quyết định thành lập Hội đồng cấp tỉnh. - Thời gian tổ chức hoạt động xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân”, “Nghệ nhân ưu tú” trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể tại Hội đồng cấp tỉnh không quá 90 ngày. Xem thêm Nghị định 93/2023/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 15/02/2024.
Trình tự thủ tục xét tặng Giải thưởng Nhà nước về văn học, nghệ thuật
Đối với các tác giả về văn học nghệ thuật khi sáng tác ra các tác phẩm tiểu biểu sẽ được nhà nước xét tặng Giải thưởng Nhà nước về văn học, nghệ thuật. Vậy trình tự thủ tục xét tặng giải Giải thưởng Nhà nước về văn học, nghệ thuật thực hiện như thế nào. Cần phải chuẩn bị hồ sơ gì để được xét tặng Giải thưởng Nhà nước về văn học, nghệ thuật? Trình tự thủ tục xét tặng Giải thưởng Nhà nước về văn học, nghệ thuật - Trách nhiệm của tác giả đề nghị xét tặng “Giải thưởng Nhà nước”: + Tác giả đăng ký tác phẩm, công trình văn học, nghệ thuật đề nghị xét tặng “Giải thưởng Nhà nước” về văn học, nghệ thuật theo chuyên ngành gửi 01 (một) bộ hồ sơ trực tiếp hoặc qua đường bưu điện đến Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch hoặc Hội Văn học, nghệ thuật chuyên ngành Trung ương trong trường hợp tác giả là hội viên. + Trường hợp tác giả đã mất thì người đại diện hợp pháp của tác giả hoặc Ban Chấp hành Hội Văn học, nghệ thuật nơi tác giả là hội viên, sau khi thống nhất với người đại diện hợp pháp của tác giả, đăng ký tác phẩm, công trình văn học, nghệ thuật đề nghị xét tặng “Giải thưởng Nhà nước” về văn học, nghệ thuật theo quy định. - Trách nhiệm của Hội đồng cấp cơ sở: + Xem xét, đánh giá hồ sơ đề nghị xét tặng “Giải thưởng Nhà nước” về văn học, nghệ thuật theo quy định; + Thông báo công khai kết quả xét tặng trong thời gian 10 ngày kể từ ngày kết thúc thời hạn xem xét, đánh giá hồ sơ; + Tiếp nhận, xử lý các kiến nghị trong thời gian 20 ngày kể từ ngày kết thúc thời hạn thông báo kết quả; + Hoàn thiện hồ sơ đủ điều kiện, tiêu chuẩn xét tặng “Giải thưởng Nhà nước” về văn học, nghệ thuật; được ít nhất 80% tổng số thành viên Hội đồng có mặt tại cuộc họp bỏ phiếu đồng ý; gửi cơ quan thường trực của Hội đồng chuyên ngành cấp Nhà nước theo quy định. - Trách nhiệm của Hội đồng chuyên ngành cấp Nhà nước: + Xem xét, đánh giá hồ sơ đề nghị xét tặng “Giải thưởng Nhà nước” về văn học, nghệ thuật theo quy định; + Thông báo công khai kết quả xét tặng trên các phương tiện thông tin đại chúng trong thời gian 15 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc thời hạn xem xét, đánh giá hồ sơ; + Tiếp nhận, xử lý các kiến nghị trong thời gian 20 ngày kể từ ngày kết thúc thời hạn thông báo kết quả; + Hoàn thiện hồ sơ đủ điều kiện, tiêu chuẩn xét tặng “Giải thưởng Nhà nước” về văn học, nghệ thuật; được ít nhất 80% tổng số thành viên Hội đồng có mặt tại cuộc họp bỏ phiếu đồng ý; gửi cơ quan thường trực của Hội đồng cấp Nhà nước theo quy định. - Trách nhiệm của Hội đồng cấp Nhà nước: + Xem xét, đánh giá và bỏ phiếu lựa chọn tác phẩm, công trình văn học, nghệ thuật đề nghị xét tặng “Giải thưởng Nhà nước” theo quy định; + Thông báo công khai kết quả xét tặng trên các phương tiện thông tin đại chúng trong thời gian 20 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc thời hạn xem xét, đánh giá và lựa chọn tác phẩm, công trình; + Tiếp nhận, xử lý các kiến nghị trong thời gian 20 ngày kể từ ngày kết thúc thời hạn thông báo kết quả; + Xem xét đề nghị bằng văn bản của Chủ tịch Hội đồng chuyên ngành cấp Nhà nước và bỏ phiếu đối với các tác phẩm, công trình văn học, nghệ thuật có giá trị đặc biệt xuất sắc, có ảnh hưởng rộng lớn, lâu dài trong đời sống xã hội nhưng chưa đạt tỷ lệ phiếu đồng ý theo quy định tại Hội đồng cấp Nhà nước”. + Hoàn thiện hồ sơ đủ điều kiện, tiêu chuẩn xét tặng “Giải thưởng Nhà nước” về văn học, nghệ thuật; được ít nhất 80% tổng số thành viên Hội đồng có mặt tại cuộc họp bỏ phiếu đồng ý; trình Thủ tướng Chính phủ theo quy định. + Hội đồng cấp Nhà nước gửi Bộ Nội vụ (Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương) 03 bộ hồ sơ để tổng hợp trình Thủ tướng Chính phủ theo quy định. - Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức Lễ công bố Quyết định tặng và trao tặng “Giải thưởng Nhà nước” của Chủ tịch nước. Hồ sơ xét tặng Giải thưởng Nhà nước về văn học, nghệ thuật Bản đăng ký tác phẩm, công trình văn học, nghệ thuật đề nghị xét tặng “Giải thưởng Nhà nước” về văn học, nghệ thuật theo Mẫu số 1b tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 90/2014/NĐ-CP của Chính phủ Bản sao, ảnh chụp tác phẩm, công trình đề nghị xét tặng “Giải thưởng Nhà nước” được in trên khổ giấy A4, kèm theo các thông tin cơ bản về năm, tháng được công bố; tóm tắt nội dung tác phẩm Bản sao có chứng thực Quyết định tặng thưởng hoặc Giấy chứng nhận Giải thưởng quy định tại Nghị định số 90/2014/NĐ-CP của Chính phủ Đối với tác phẩm, công trình văn học, nghệ thuật của tác giả là người nước ngoài mà hồ sơ sử dụng ngôn ngữ nước ngoài thì phải kèm theo bản dịch sang tiếng Việt có chứng thực Các tài liệu khác liên quan đến tác phẩm, công trình (nếu có)
Cục Nghệ thuật biểu diễn có chức năng nhiệm vụ và quyền hạn như thế nào?
Để người dân hiểu rõ hơn về Cục Nghệ thuật biểu diễn, một câu hỏi đặt ra là Cục Nghệ thuật biểu diễn có chức năng nhiệm vụ và quyền hạn như thế nào? Vì vậy, bài viết sau đây sẽ cung cấp một số thông tin liên quan đến vấn đề này. Cục Nghệ thuật biểu diễn có chức năng gì? Căn cứ tại Điều 1 Quyết định 789/QÐ-BVHTTDL năm 2023 có quy định như sau: Cục Nghệ thuật biểu diễn là tổ chức hành chính thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, thực hiện chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng quản lý nhà nước và tổ chức thực thi pháp luật về hoạt động nghệ thuật biểu diễn và văn học trên phạm vi cả nước; quản lý các dịch vụ công về lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn và văn học theo quy định của pháp luật. Cục Nghệ thuật biểu diễn có chức năng nhiệm vụ và quyền hạn như thế nào? (Hình từ Internet) Cục Nghệ thuật biểu diễn có nhiệm vụ và quyền hạn như thế nào? Căn cứ tại Điều 2 Quyết định 789/QÐ-BVHTTDL năm 2023 có quy định như sau: - Trình Bộ trưởng dự thảo văn bản quy phạm pháp luật, việc phân cấp quản lý nhà nước về hoạt động nghệ thuật biểu diễn. - Trình Bộ trưởng chiến lược, đề án, kế hoạch dài hạn, hàng năm về nghệ thuật biểu diễn và văn học. - Tổ chức thực hiện, hướng dẫn và kiểm tra việc thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, chiến lược, đề án và quy định của pháp luật về hoạt động nghệ thuật biểu diễn theo thẩm quyền quản lý nhà nước sau khi được phê duyệt; tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật và thông tin hoạt động quản lý nhà nước về nghệ thuật biểu diễn. - Trình Bộ trưởng kế hoạch tài trợ, đặt hàng sáng tác, dàn dựng các chương trình, tiết mục, vở diễn, sản phẩm ghi âm, ghi hình và các dịch vụ sự nghiệp công khác sử dụng ngân sách nhà nước đối với hoạt động nghệ thuật| biểu diễn. - Thẩm định trình Bộ trưởng chấp thuận đối với những hồ sơ hợp lệ, đầy đủ theo quy định về: + Tổ chức biểu diễn nghệ thuật trong khuôn khổ hợp tác quốc tế của các hội chuyên ngành về nghệ thuật biểu diễn thuộc Trung ương, đơn vị sự nghiệp công lập có chức năng biểu diễn nghệ thuật thuộc Trung ương; + Tổ chức cuộc thi, liên hoan toàn quốc và quốc tế của các hội chuyên ngành về nghệ thuật biểu diễn thuộc Trung ương, đơn vị sự nghiệp công lập có chức năng biểu diễn nghệ thuật thuộc Trung ương. - Chấp thuận, dừng tổ chức biểu diễn nghệ thuật, cuộc thi, liên hoan các loại hình nghệ thuật biểu diễn; hủy kết quả cuộc thi, liên hoan các loại hình nghệ thuật biểu diễn thuộc phạm vi thẩm quyền của Bộ theo quy định của pháp luật và phân cấp, ủy quyền của Bộ trưởng. - Tiếp nhận lưu chiểu bản ghi âm, ghi hình có nội dung biểu diễn nghệ thuật nhằm mục đích thương mại của tổ chức thuộc cơ quan Trung ương theo quy định của pháp luật. Tổ chức kho lưu giữ trong thời hạn 24 tháng và thực hiện thanh lọc hoặc thanh lý sau khi hết thời hạn lưu giữ. - Kiểm tra, đối chiếu, đình chỉ lưu hành, buộc tiêu hủy bản ghi âm, ghi hình được lưu chiểu khi phát hiện vi phạm quy định của pháp luật về nghệ thuật biểu diễn và các quy định khác của pháp luật có liên quan. - Xây dựng kế hoạch giới thiệu, quảng bá, giao lưu, hợp tác liên ngành về nghệ thuật biểu diễn trong nước, quốc tế và tổ chức thực hiện sau khi được phê duyệt. - Đề xuất với Bộ trưởng cử các nghệ sĩ, ban, nhóm, đoàn nghệ thuật đi biểu diễn ở nước ngoài trong các chương trình giao lưu, hội nhập quốc tế hoặc tham gia các cuộc thi, liên hoan nghệ thuật quốc tế. - Thẩm định nội dung, chất lượng chương trình nghệ thuật quy mô quốc gia, quốc tế theo quyết định của Bộ trưởng. - Thẩm định các chương trình, dự án do nước ngoài tài trợ cho hoạt động nghệ thuật biểu diễn, văn học và tổ chức thực hiện theo quyết định của Bộ trưởng. - Tổ chức hoặc phối hợp tổ chức hoạt động biểu diễn nghệ thuật theo quyết định của Bộ trưởng. - Chủ trì, phối hợp với các Hội chuyên ngành, cơ quan Trung ương và địa phương tổ chức cuộc thi và liên hoan các loại hình nghệ thuật biểu diễn chuyên nghiệp theo quyết định của Bộ trưởng. - Định hướng các đơn vị nghệ thuật trên toàn quốc nghiên cứu, sưu tầm, giữ gìn và phát huy giá trị nghệ thuật truyền thống của dân tộc, tiếp thu tinh hoa nghệ thuật của các nước trên thế giới và dàn dựng, biểu diễn phục vụ khán giả trong nước và quốc tế. - Chủ trì, phối hợp tổ chức thực hiện kế hoạch nghiên cứu khoa học, ứng dụng tiến bộ khoa học - công nghệ, kế hoạch, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ về nghệ thuật biểu diễn. - Phối hợp xây dựng tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành nghệ thuật biểu diễn. - Chủ trì, phối hợp tổ chức các chương trình bồi dưỡng, tập huấn về chuyên môn, nghiệp vụ lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn theo quy định của pháp luật và phân công của Bộ trưởng. - Phối hợp xây dựng cơ chế hoạt động của tổ chức dịch vụ công, phí, lệ phí về lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn trình cấp có thẩm quyền phê duyệt và tổ chức thực hiện theo quy định. - Phối hợp, thẩm định hồ sơ xét tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh, Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật; xét tặng danh hiệu Nghệ sĩ nhân dân, Nghệ sĩ ưu tú. - Giúp Bộ trưởng quản lý nhà nước đối với nội dung hoạt động của các tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, quỹ về nghệ thuật biểu diễn và văn học theo quy định của pháp luật. - Về văn học: + Xây dựng, trình cấp có thẩm quyền cơ chế, chính sách về hoạt động văn học; + Hướng dẫn tổ chức thực hiện và kiểm tra hoạt động văn học; + Giúp Bộ trưởng quản lý công tác sáng tác, lý luận phê bình, bảo tồn, giới thiệu, quảng bá các tác phẩm văn học theo quy định của pháp luật; theo dõi công tác đào tạo, bồi dưỡng viết văn trẻ và tổ chức trại sáng tác văn học, nghệ thuật; + Phối hợp với Hội chuyên ngành về văn học và các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể liên quan hướng dẫn và tổ chức thực hiện cơ chế đặt hàng, các cuộc thi, giải thưởng về văn học; + Tổ chức các hoạt động truyền thông về văn học, nghệ thuật. - Tham mưu, giúp Bộ trưởng chỉ đạo, hướng dẫn và kiểm tra chuyên môn, nghiệp vụ về lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn đối với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Sở Văn hóa và Thể thao theo quy định của pháp luật. - Tham mưu hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của đơn vị sự nghiệp công lập hoạt động lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn thuộc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Sở Văn hóa và Thể thao theo quy định của pháp luật. - Kiểm tra, phối hợp thanh tra; kiến nghị, xử lý vi phạm và giải quyết khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật. - Đề xuất khen thưởng và xử lý kỷ luật đối với đơn vị, cá nhân trong hoạt động nghệ thuật biểu diễn và văn học theo quy định của pháp luật. - Thực hiện các nội dung cải cách hành chính, chuyển đổi số theo chương trình, kế hoạch của Bộ. - Quản lý tổ chức bộ máy, công chức, thực hiện chính sách, chế độ đối với công chức và người lao động thuộc phạm vi quản lý của Cục theo quy định của pháp luật và phân cấp của Bộ trưởng. - Quản lý, sử dụng tài chính, tài sản và các nguồn lực khác được giao theo quy định của pháp luật. - Thực hiện các nhiệm vụ khác được Bộ trưởng giao và theo quy định của pháp luật.
Biểu diễn nghệ thuật không xin phép có bị xử phạt không?
Hiện nay, nhiều buổi hòa nhạc lớn được tổ chức tại Việt Nam mà chưa được cấp phép của cơ quan có thẩm quyền nhưng đã được công bố quảng cáo và kinh doanh vé biểu diễn trước. Vậy trường hợp chưa xin phép biểu diễn nhưng hoạt động kinh doanh thì có bị xử phạt hay không? 1. Thế nào được xem là biểu diễn nghệ thuật? Cụ thể tại khoản 2 Điều 2 Nghị định 144/2020/NĐ-CP giải thích thuật ngữ biểu diễn nghệ thuật là hoạt động thể hiện các loại hình nghệ thuật biểu diễn, thi người đẹp, người mẫu hoặc kết hợp giữa loại hình nghệ thuật biểu diễn với trình diễn thời trang, các hoạt động văn hoá, thể thao. Ngoài ra, loại hình nghệ thuật biểu diễn bao gồm sân khấu, âm nhạc, múa và các hình thức diễn xướng dân gian từ truyền thống đến hiện đại của Việt Nam và thế giới. Bên cạnh đó, Điều 8 Nghị định 144/2020/NĐ-CP còn quy định cụ thể các hình thức tổ chức biểu diễn nghệ thuật bao gồm: - Tổ chức biểu diễn nghệ thuật phục vụ nhiệm vụ chính trị; biểu diễn nghệ thuật phục vụ nội bộ cơ quan và tổ chức. - Tổ chức biểu diễn nghệ thuật phục vụ tại các cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch, vui chơi, giải trí, nhà hàng không bán vé xem biểu diễn nghệ thuật, thực hiện thông báo. - Tổ chức biểu diễn nghệ thuật khác. Tổ chức biểu diễn nghệ thuật không trực tiếp trước công chúng được đăng tải trên hệ thống phát thanh, truyền hình và môi trường mạng do người đăng, phát chịu trách nhiệm. 2. Cần điều kiện gì để được tổ chức biểu diễn nghệ thuật? Tổ chức biểu diễn nghệ thuật căn cứ khoản 1 Điều 10 Nghị định 144/2020/NĐ-CP xem xét quy định điều kiện tổ chức biểu diễn nghệ thuật được thực hiện như sau: - Là đơn vị sự nghiệp công lập có chức năng biểu diễn nghệ thuật; hội chuyên ngành về nghệ thuật biểu diễn; tổ chức, cá nhân đăng ký kinh doanh hoạt động biểu diễn nghệ thuật theo quy định của pháp luật. - Phải đáp ứng điều kiện về an ninh, trật tự an toàn xã hội, môi trường, y tế và phòng, chống cháy nổ theo quy định của pháp luật. - Có văn bản chấp thuận tổ chức biểu diễn nghệ thuật của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Theo đó, cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp phép bao gồm: - Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chấp thuận tổ chức biểu diễn nghệ thuật trong khuôn khổ hợp tác quốc tế của các hội chuyên ngành về nghệ thuật biểu diễn thuộc Trung ương, đơn vị sự nghiệp công lập có chức năng biểu diễn nghệ thuật thuộc Trung ương; - Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chấp thuận tổ chức biểu diễn nghệ thuật được tổ chức trên địa bàn quản lý không thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản này. 3. Hồ sơ, thủ tục xin cấp phép biểu diễn nghệ thuật * Thành phần hồ sơ thực hiện thủ tục: - Văn bản đề nghị tổ chức biểu diễn nghệ thuật (theo Mẫu số 02 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 144/2020/NĐ-CP); - Kịch bản, danh mục tác phẩm gắn với tác giả, người chịu trách nhiệm chính về nội dung chương trình (đối với tác phẩm nước ngoài phải kèm bản dịch tiếng Việt có chứng thực chữ ký người dịch). * Thủ tục cấp văn bản chấp thuận: - Tổ chức, cá nhân gửi 01 bộ hồ sơ trực tiếp; qua bưu chính hoặc trực tuyến tới cơ quan nhà nước có thẩm quyền ít nhất 07 ngày làm việc trước ngày dự kiến tổ chức biểu diễn nghệ thuật; - Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ, trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền có văn bản thông báo yêu cầu hoàn thiện hồ sơ; - Trường hợp hồ sơ đầy đủ theo quy định, trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền thẩm định, cấp văn bản chấp thuận tổ chức biểu diễn nghệ thuật (theo Mẫu số 03 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này) đồng thời đăng tải trên hệ thống thông tin điện tử. Trường hợp không chấp thuận, phải trả lời bằng văn bản nêu rõ lý do; - Trường hợp thay đổi nội dung biểu diễn nghệ thuật đã được chấp thuận, tổ chức, cá nhân đề nghị tổ chức biểu diễn nghệ thuật có văn bản nêu rõ lý do gửi trực tiếp; qua bưu chính hoặc trực tuyến tới cơ quan đã chấp thuận. Trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan đã chấp thuận phải xem xét, quyết định và thông báo kết quả bằng văn bản tới tổ chức, cá nhân đề nghị; - Trường hợp thay đổi thời gian, địa điểm tổ chức biểu diễn nghệ thuật đã được chấp thuận, tổ chức, cá nhân đề nghị tổ chức biểu diễn nghệ thuật có văn bản thông báo gửi trực tiếp; qua bưu chính hoặc trực tuyến tới cơ quan đã chấp thuận và chính quyền địa phương nơi tổ chức biểu diễn nghệ thuật ít nhất 02 ngày làm việc trước ngày dự kiến tổ chức. 4. Mức phạt hành chính đối với hành vi biểu diễn nghệ thuật không xin phép Theo khoản 2 Điều 11 Nghị định 38/2021/NĐ-CP quy định tổ chức biểu diễn nghệ thuật sẽ bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây: - Không thông báo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định tổ chức biểu diễn nghệ thuật, tổ chức cuộc thi, liên hoan các loại hình nghệ thuật biểu diễn phục vụ nhiệm vụ chính trị; phục vụ nội bộ cơ quan và tổ chức; - Không thông báo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định tổ chức biểu diễn nghệ thuật phục vụ tại các cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch, vui chơi, giải trí, nhà hàng không bán vé xem biểu diễn nghệ thuật. Lưu ý: Trường hợp là cá nhân vi phạm quy định trên thì mức phạt giảm phân nửa. Theo đó, trường hợp biểu diễn nghệ thuật tại Việt Nam bắt buộc tổ chức đó phải thực hiện thủ tục xin cấp phép biểu diễn, trường hợp vi phạm có thể bị phạt đến 30 triệu đồng.
Trọng dụng văn nghệ sĩ tài năng tham gia công tác đào tạo văn hóa, nghệ thuật
Ngày 15/5/2023 Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 515/QĐ-TTg năm 2023 phê duyệt Chương trình tổng thể về phát triển văn hóa Việt Nam giai đoạn 2023 - 2025. (1) Phát triển đội ngũ nghệ sĩ đào tạo chất lượng cao trong lĩnh vực văn hóa Theo đó, yêu cầu phát triển đội ngũ văn nghệ sĩ, trí thức và nguồn nhân lực quản lý, đào tạo, nghiên cứu khoa học chất lượng cao trong lĩnh vực văn hóa tập trung các vấn đề sau: - Xây dựng chương trình khoa học nghiên cứu cơ bản về văn hóa, về văn hóa trong xã hội số, văn hóa đặc thù của các dân tộc, nghệ thuật đỉnh cao, nghệ thuật truyền thống. - Nâng cao năng lực, xây dựng chương trình đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ trong lĩnh vực nghiên cứu cơ bản về văn hóa, cán bộ quản lý văn hóa tầm chiến lược, hoạch định, tư vấn xây dựng chính sách phát triển ngành. - Đào tạo, bồi dưỡng 100 chuyên gia, cán bộ chuyên môn về biên kịch, lý luận và phê bình, giám tuyển, giám định thuộc các lĩnh vực: điện ảnh, mỹ thuật, nghệ thuật biểu diễn và về giám định cổ vật. - Lựa chọn những văn nghệ sĩ, nghệ nhân, trí thức trẻ có năng lực, khả năng sáng tạo để đào tạo dài hạn, tham dự các khóa bồi dưỡng nâng cao ngắn hạn ở trong nước và nước ngoài. - Trọng dụng, tuyển dụng nhà khoa học, văn nghệ sĩ tài năng, nghệ nhân các ngành, nghề truyền thống tham gia công tác đào tạo, giảng dạy trong lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật. - Tăng cường năng lực cơ sở vật chất kỹ thuật và công nghệ, các điều kiện bảo đảm chất lượng đào tạo theo chuẩn quốc tế cho 02 cơ sở giáo dục đại học, 04 cơ sở giáo dục nghề nghiệp và một số viện nghiên cứu chuyên ngành văn hóa, nghệ thuật. Theo mô hình tiên tiến thế giới, trong đó có ít nhất 01 đơn vị nghiên cứu, tư vấn chính sách, chiến lược phát triển của ngành văn hóa. (2) Bảo tồn, phát huy bền vững các giá trị văn hóa của dân tộc - Triển khai các chương trình, nhiệm vụ bảo quản, tu bổ, phục hồi và tôn tạo cho khoảng 02 di sản văn hóa, thiên nhiên được UNESCO ghi danh; khoảng 15 di tích quốc gia đặc biệt có giá trị đang xuống cấp nghiêm trọng. Hỗ trợ chống xuống cấp, tu sửa cấp thiết khoảng 150 di tích cấp quốc gia. - Đẩy mạnh xây dựng hồ sơ khoa học các di sản văn hóa phi vật thể có giá trị tiêu biểu hoặc có nguy cơ mai một, cần được bảo vệ khẩn cấp để ghi danh vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, di sản thế giới. - Đẩy mạnh công tác sưu tầm tài liệu cổ, quý hiếm có giá trị đặc biệt về lịch sử, văn hóa, khoa học. - Nâng cấp, cải tạo một số bảo tàng công lập cấp quốc gia. Nghiên cứu, thành lập các bảo tàng chuyên ngành cấp quốc gia về nghệ thuật đương đại, nghệ thuật nhiếp ảnh; trung tâm quốc gia về bảo quản hiện vật. - Nghiên cứu, triển khai các giải pháp ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa vật thể và phi vật thể. Phát triển các ứng dụng trải nghiệm thực tế ảo, nghiên cứu khai thác những giá trị về nghệ thuật truyền thống trong các kho dữ liệu đang có. - Hỗ trợ các hoạt động truyền dạy, bảo tồn các di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO công nhận và bảo tồn, phát huy tiếng nói, chữ viết của các dân tộc thiểu số có nguy cơ mai một. (3) Xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh, nâng cao đời sống tinh thần, năng lực thẩm mỹ của nhân dân - Nghiên cứu xây dựng hệ giá trị quốc gia, hệ giá trị và chuẩn mực ứng xử của người Việt Nam; chuẩn mực về văn hóa trong công sở, của công chức, cộng đồng; quy tắc ứng xử văn hóa, văn minh trong môi trường số. - Xây dựng và hỗ trợ phát triển không gian trải nghiệm sách đa phương tiện hiện đại phục vụ phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng tại thư viện cấp tỉnh, thư viện cộng đồng ở những địa phương chưa có thư viện cấp xã. - Xây dựng và triển khai các hoạt động giáo dục nghệ thuật, nâng cao năng lực thẩm mỹ cho thanh, thiếu niên Việt Nam, chương trình giáo dục nghệ thuật trong nhà trường. - Xây dựng môi trường văn hóa số phù hợp với nền kinh tế số, xã hội số và công dân số ở Việt Nam giai đoạn 2023 - 2030, tầm nhìn 2045. - Thúc đẩy hoạt động, hỗ trợ trang thiết bị cho các đội thông tin, tuyên truyền lưu động tại vùng biên giới, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng đặc biệt khó khăn. Xem thêm Quyết định 515/QĐ-TTg năm 2023 có hiệu lực ngày 15/5/2023.
Viên chức nghệ thuật, điện ảnh có danh hiệu NSND, NSƯT sẽ được xét thăng hạng
Ngày 23/3/2023 Bộ VHTTDL ban hành Thông tư 03/2023/TT-BVHTTDL quy định tiêu chuẩn, điều kiện thi hoặc xét thăng hạng; hình thức, nội dung và xác định người trúng tuyển trong kỳ xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành thư viện, di sản văn hóa, văn hóa cơ sở, tuyên truyền viên văn hóa, nghệ thuật biểu diễn, điện ảnh và mỹ thuật. Theo đó, trường hợp viên chức nghệ thuật, điện ảnh có danh hiệu NSND, NSƯT sẽ được xét thăng hạng theo quy định sau: (1) Tiêu chuẩn, điều kiện dự xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp Viên chức đáp ứng các tiêu chuẩn, điều kiện tại mục (2) thuộc các trường hợp sau được dự xét thăng hạng: Viên chức giữ chức danh nghề nghiệp chuyên ngành nghệ thuật biểu diễn, điện ảnh và chuyên ngành mỹ thuật - Được tặng danh hiệu “Nghệ sĩ nhân dân”. - Được tặng danh hiệu “Nghệ sĩ ưu tú”. - Được tặng “Giải thưởng Hồ Chí Minh”. - Được tặng “Giải thưởng Nhà nước” về văn học nghệ thuật Quy định tại điểm b khoản 4 của các Điều 4, 5, 8 và 9 Thông tư 10/2022/TT-BVHTTDL quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và xếp lương viên chức chuyên ngành nghệ thuật biểu diễn và điện ảnh. Ngoài ra, tại điểm b khoản 4 của các Điều 4 và 5 Thông tư 09/2022/TT-BVHTTDL quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và xếp lương viên chức chuyên ngành mỹ thuật, được sử dụng một lần danh hiệu hoặc giải thưởng để dự xét thăng hạng lên chức danh nghề nghiệp cao hơn liền kề. Viên chức chuyên ngành văn hóa hạng IV lên viên chức chuyên ngành văn hóa hạng III: Đáp ứng các tiêu chuẩn, điều kiện tại Điều 2 Thông tư này và là viên chức đang giữ chức danh nghề nghiệp chuyên ngành văn hóa hạng IV. (2) Tiêu chuẩn, điều kiện dự thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp - Được cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền cử tham dự kỳ thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp. - Đáp ứng tiêu chuẩn, điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 32 Nghị định 115/2020/NĐ-CP quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức. - Đáp ứng yêu cầu khác của tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp dự thi theo quy định tại: + Thông tư 16/2021/TT-BVHTTDL quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và xếp lương viên chức chuyên ngành di sản văn hóa. + Thông tư 02/2022/TT-BVHTTDL quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và xếp lương viên chức chuyên ngành thư viện. + Thông tư 03/2022/TT-BVHTTDL quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và xếp lương viên chức chuyên ngành văn hóa cơ sở. + Thông tư 09/2022/TT-BVHTTDL quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và xếp lương viên chức chuyên ngành mỹ thuật. + Thông tư 10/2022/TT-BVHTTDL quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và xếp lương viên chức chuyên ngành nghệ thuật biểu diễn, điện ảnh. + Thông tư 02/2023/TT-BVHTTDL quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và xếp lương viên chức chuyên ngành tuyên truyền viên văn hóa. Xem thêm Thông tư 03/2023/TT-BVHTTDL có hiệu lực ngày 15/5/2023.
Tổ chức Hội thảo khoa học phát triển đội ngũ trí thức văn học, nghệ thuật
Bộ trưởng Bộ VHTTDL ban hành Quyết định 259/QĐ-BVHTTDL tải về ngày 15/02/2023 về việc tổ chức Hội thảo khoa học “Thực trạng và đóng góp của đội ngũ trí thức văn học, nghệ thuật”. Theo đó, Hội thảo khoa học “Thực trạng và đóng góp của đội ngũ trí thức văn học, nghệ thuật” được tổ chức như sau: (1) Thời gian tổ chức - Tổ chức Hội thảo khoa học: 01 ngày, dự kiến tháng cuối tháng 3/2023. - Tổ chức Tọa đàm: 01 buổi, dự kiến tháng cuối tháng 3 hoặc đầu tháng 4/2023. (2) Địa điểm tổ chức: Thành phố Hà Nội (3) Thành phần tham dự, số lượng đại biểu và nội dung * Hội thảo - Thành phần + Bộ VHTTDL: Lãnh đạo Bộ; đại diện lãnh đạo một số Cục, Vụ quản lý chuyên môn trong lĩnh vực văn hóa, văn học, nghệ thuật và đơn vị liên quan. + Một số thành viên Ban Chỉ đạo Đề án Tổng kết Nghị quyết 27-NQ/TW ngày 06/8/2028 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về “Xây dựng đội ngũ trí thức trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”. + Đại diện một số đơn vị Cục, Vụ, đơn vị chức năng có liên quan thuộc Bộ Nội vụ; Bộ Giáo dục và Đào tạo; Ban Tuyên giáo Trung ương; Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội; Văn phòng Chính phủ. + Đại diện Sở Văn hoá và Thể thao, Sở VHTTDL các tỉnh/thành; Nhà hát, đơn vị nghệ thuật ở Trung ương và địa phương; hiệp hội chuyên ngành thuộc lĩnh vực văn học, nghệ thuật ở Trung ương và địa phương. + Các chuyên gia, nhà khoa học, văn nghệ sĩ và các tổ chức, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực văn học, nghệ thuật. + Các phóng viên báo chí. - Số lượng đại biểu và tham luận + Số lượng đại biểu: Dự kiến khoảng 200 người. + Số lượng tham luận: Từ 40 đến 50 tham luận. - Nội dung: + Đánh giá tình hình xây dựng và sự phát triển của đội ngũ trí thức lĩnh vực văn học, nghệ thuật từ 2008 đến nay, tập trung vào các nội dung cơ bản sau: Chính sách và việc thực thi chính sách đối với đội ngũ trí thức; đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng và đãi ngộ đối với đội ngũ trí thức. Vai trò của đội ngũ trí thức; thế mạnh và hạn chế của đội ngũ trí thức; thời cơ và thách thức trong phát triển đội ngũ trí thức; các nhân tố tác động đến xây dựng và phát triển đội ngũ trí thức . + Đề xuất nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu xây dựng và phát triển đội ngũ trí thức lĩnh vực văn học, nghệ thuật trong bối cảnh mới. + Những kiến nghị và đề xuất. (Thời gian, địa điểm, hình thức, thành phần và quy mô tổ chức Hội thảo có thể thay đổi tùy theo thực tế kế hoạch công tác của Bộ VHTTDL). * Tọa đàm - Thành phần + Bộ VHTTDL: Đại diện một số Cục, Vụ, Viện trong lĩnh vực văn hóa, văn học nghệ thuật. + Đại diện một số Nhà hát, đơn vị nghệ thuật và các Hiệp hội trong lĩnh vực văn hóa, văn học, nghệ thuật ở Trung ương. + Một số chuyên gia, nhà khoa học, giảng viên, văn nghệ sĩ hoạt động trong lĩnh vực văn hóa, văn học, nghệ thuật. - Số lượng đại biểu + Số lượng đại biểu: Từ 50 đến 60 người. + Số lượng tham luận: Từ 15 đến 20 tham luận. - Nội dung: Phát huy dân chủ, trách nhiệm, đạo đức nghề nghiệp trong hoạt động văn hóa, nghệ thuật. Xem thêm Quyết định 259/QĐ-BVHTTDL tải về ban hành ngày 15/02/2023.
Liệu có giới hạn độ tuổi với diễn viên múa?
Với bản chất là diễn viên nên diễn viên múa cũng được xem là một phần công việc trong ngành nghề có liên quan tới nghệ thuật. Dưới nhịp điệu của một bài nhạc được dàn dựng, các diễn viên múa sẽ biểu diễn các động tác trước đông đảo khán giả. Bạn có thể bắt gặp các diễn viên múa ở rất nhiều sân khấu khác nhau như tại các đám cưới, buổi diễn, hòa nhạc, ca nhạc hay nhà hát kịch… Vậy diễn viên múa có bị giới hạn độ tuổi trên phương diện pháp luật hay không? Căn cứ Điều 8 Thông tư 09/2020/TT-BLDTBXH có quy định về công việc nhẹ người từ đủ 13 tuổi đến chưa đủ 15 tuổi được làm như sau: Ban hành kèm theo Thông tư này Phụ lục II - Danh mục công việc nhẹ người từ đủ 13 tuổi đến chưa đủ 15 tuổi được làm. Theo Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư 09/2020/TT-BLDTBXH – Danh mục công việc nhẹ người từ đủ 13 tuổi đến chưa đủ 15 tuổi được làm: 1. Biểu diễn nghệ thuật. 2. Vận động viên thể thao. 3. Lập trình phần mềm. 4. Các nghề truyền thống: chấm men gốm; cưa vỏ trai; làm giấy dó; làm nón lá; chấm nón; dệt chiếu; làm trống; dệt thổ cẩm; thêu thổ cẩm; làm bún gạo; làm miến; làm giá đỗ; làm bánh đa; dệt tơ tằm; se sợi hoa sen; vẽ tranh sơn mài, se nhang, làm vàng mã (trừ các công đoạn có sử dụng hóa chất độc hại như sơn ta, hóa chất tẩy rửa, hóa chất dùng để ướp màu, hóa chất tạo mùi, tạo tàn nhang cong…). 5. Các nghề thủ công mỹ nghệ: thêu ren; mộc mỹ nghệ; làm lược sừng; làm tranh dân gian (tranh Đông Hồ, tranh Hàng Trống…); nặn tò he; làm tranh khắc gỗ, biểu tranh lụa; nhặt vỏ sò, điệp để gắn trên tranh mỹ nghệ; mài đánh bóng tranh mỹ nghệ; xâu chuỗi tràng hạt kết cườm, đánh bóng trang sức mỹ nghệ; làm rối búp bê; làm thiếp mừng các sản phẩm từ giấy nghệ thuật trang trí trên thiếp mừng; làm khung tranh mô hình giấy, hộp giấy, túi giấy. 6. Đan lát, làm các đồ gia dụng, đồ thủ công mỹ nghệ từ nguyên liệu tự nhiên như: mây, tre, nứa, dừa, chuối, bèo lục bình, đay, cói, quế, guột, đót, lá nón. 7. Gói nem, gói kẹo, gói bánh(trừ việc vận hành hoặc sử dụng các máy, thiết bị, dụng cụ đóng gói). 8. Nuôi tằm. 9. Làm cỏ vườn rau sạch; thu hoạch rau, củ, quả sạch theo mùa. 10. Chăn thả gia súc tại nông trại. 11. Phụ gỡ lưới cá, đan lưới cá, phơi khô thủy sản. 12. Cắt chỉ, đơm nút, thùa khuyết, đóng gói vào hộp các sản phẩm dệt thủ công. Do đó, diễn viên múa xét trên phương diện của pháp luật thì sẽ được công nhận khi từ đủ 13 tuổi.
Danh xưng 'nghệ sĩ' là do Nhà nước công nhận hay khán giả công nhận?
Nghệ sĩ có phải một danh xưng do Nhà nước công nhận? - Minh họa Đồng ý rằng tất cả các ngành nghề đều có giá trị cốt lõi và mang lại lợi ích cho xã hội, tuy nhiên một số ngành, nghề lại được Nhà nước quản lý, điều hành chặt chẽ bằng hệ thống quy định pháp lý cụ thể. Chính vì sự khắt khe trong tiêu chuẩn hành nghề mà người hoạt động trong các lĩnh vực này nhận sự ưu ái, kính trọng nhất định trong xã hội. Liệu nghề "nghệ sĩ" có nằm trong số đó? 1. Nghệ sĩ có phải chức danh, chức vụ trong xã hội? Hằng ngày, ngoài những từ ngữ mà vừa nghe qua chúng ta đã biết được nghề nghiệp của họ như bác sĩ, kỹ sư, giáo viên, luật sư,… Chúng ta vẫn thường nghe những từ ngữ chỉ danh phận của một người như Giám đốc, Chủ tịch, Trưởng phòng, Thủ trưởng, Bộ trưởng,… Cần phải nói rằng không có một văn bản pháp luật quy định cụ thể định nghĩa chức danh, chức vụ, tuy nhiên dựa vào bản chất của những cách gọi trên, mình xin tạm chia thành hai nhóm: - Nhóm “chức danh” chỉ công việc của một người trong lĩnh vực nhất định, gắn liền với công việc và chuyên môn công tác của họ. Chẳng hạn chức danh bác sĩ gắn với ngành y, chức danh luật sư gắn với ngành luật, chức danh giáo viên gắn với ngành giáo dục… Chức danh không nhất thiết phải gắn liền với một cơ quan, tổ chức, bởi lẽ tất cả những người mang chức danh hoàn toàn có thể hoạt động độc lập. Tuy nhiên, để có thể được gọi bằng những chức danh này, phần lớn đều phải được công nhận, cấp bằng, chứng chỉ hành nghề, hoặc ít nhất là được xã hội công nhận. - Nhóm “chức vụ” chỉ một vị trí gắn liền với “nhiệm vụ”, bởi lẽ để biết chức vụ của một người, ta cần biết họ đang công tác, làm việc trong tập thể nào, cơ quan nào. Chẳng hạn nếu không có một công ty thì không có Giám đốc, không có Chủ tịch, nếu không có một cơ quan (hoặc hệ thống cơ quan) nhà nước thì sẽ không có người được gọi là Thủ trưởng, Bộ trưởng. Một người có chức danh sẽ đồng thời có chức vụ nếu họ công tác trong một tập thể, một cơ quan nào đó có phân chia cấp bậc, nhiệm vụ rõ ràng. Tiếp theo, ta quay trở lại với danh từ nhân xưng “nghệ sĩ”. Có thể thấy rằng khi nói về nghệ sĩ, bạn hoàn toàn không thể chỉ ra rõ họ làm việc trong lĩnh vực nào, có chăng bạn chỉ biết rằng họ sẽ lấy việc “biểu diễn” một loại hình nghệ thuật nào đó để làm công việc chính. Người đi hát cũng được gọi là nghệ sĩ, diễn kịch (bi, hài) cũng gọi là nghệ sĩ, diễn viên truyền hình, điện ảnh cũng gọi là nghệ sĩ, thậm chí diễn xiếc cũng gọi là nghệ sĩ, ra công viên hát cũng có thể gọi là nghệ sĩ, tham gia một chương trình thực tế xong, người bình thường cũng trở thành nghệ sĩ. Cá biệt hơn, có người chỉ lên mạng đăng video thường xuyên cũng dần được gọi là nghệ sĩ!! Đúng là có rất nhiều trường học được thành lập để đào tạo người biểu diễn nghệ thuật, tuy nhiên kể cả khi bạn không xuất thân từ những cơ sở đào tạo này, bạn vẫn hoàn toàn có thể được gọi là nghệ sĩ! Như vậy, ở một góc độ nào đó thì danh xưng "nghệ sĩ" cũng có thể coi là một chức danh, tuy nhiên điều này phải gắn liền với việc "được đào tạo, cấp bằng, chứng chỉ" hoặc "được xã hội công nhận". Nếu vậy, những "người làm nghề biểu diễn" không được đào tạo qua trường lớp, không có một chuyên môn nghiệp vụ nhất định chỉ có thể trở thành "nghệ sĩ' nếu được xã hội nhìn nhận mà thôi! 2. Việc trở thành nghệ sĩ khác gì so với trở thành luật sư, bác sĩ, giáo viên? Cần phải hiểu rằng, để được trở thành bác sĩ, luật sư, giáo viên,... thực tế ngoài việc được đào tạo chuyên môn, chúng ta cần phải được nhà nước thẩm định xem có đủ tư cách đề hành nghề hay không. Chẳng hạn, tại Điều 10 Luật Luật sư 2006 (sửa đổi, bổ sung 2012) thì tiêu chuẩn trở thành luật sư là: "Công dân Việt Nam trung thành với Tổ quốc, tuân thủ Hiến pháp và pháp luật, có phẩm chất đạo đức tốt, có bằng cử nhân luật, đã được đào tạo nghề luật sư, đã qua thời gian tập sự hành nghề luật sư, có sức khoẻ bảo đảm hành nghề luật sư thì có thể trở thành luật sư." Tiếp đó, Điều 11 Luật này cũng quy định: "Người có đủ tiêu chuẩn quy định tại Điều 10 của Luật này muốn được hành nghề luật sư phải có Chứng chỉ hành nghề luật sư và gia nhập một Đoàn luật sư." Như vậy, để được trở thành Luật sư thì phải có Chứng chỉ hành nghề! Đối với nghề Bác sĩ, Khoản 6 Điều 2 Luật Khám, chữa bệnh 2009 có quy định: "Người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh là người đã được cấp chứng chỉ hành nghề và thực hiện khám bệnh, chữa bệnh (sau đây gọi chung là người hành nghề)." Một lần nữa, chúng ta lại thấy sự xuất hiện của "chứng chỉ hành nghề". Đối với nghề giáo viên, thậm chí nếu muốn trở thành một giáo viên dạy ở các trường công lập, bạn còn cần phải thi tuyển viên chức để được có biên chế nhất định (đây là một tên gọi chỉ những người làm việc dưới sự quản lý, điều hành trực tiếp bởi nhà nước). Sau đó, quay trở lại với nghề "nghệ sĩ" nếu bạn đang đặt câu hỏi "nghệ sĩ" có cần phải có chứng chỉ hành nghề không - thì câu trả lời chắc chắn sẽ là KHÔNG. Đó là lý do dù bạn là ai, đang làm công việc gì trong xã hội, bạn vẫn hoàn toàn có thể trở thành nghệ sĩ. Văn bản điều chỉnh hoạt động nghệ thuật biểu diễn cụ thể nhất đang có hiệu lực là Nghị định 144/2020/NĐ-CP. Trong văn bản này có những định nghĩa sau: - Hoạt động nghệ thuật biểu diễn là hoạt động tạo ra những sản phẩm nghệ thuật được định hình dưới dạng văn bản, âm thanh, hình ảnh để truyền đạt trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua các phương tiện kỹ thuật tới công chúng dưới các hình thức biểu diễn nghệ thuật; lưu hành bản ghi âm, ghi hình có nội dung biểu diễn nghệ thuật. - Biểu diễn nghệ thuật là hoạt động thể hiện các loại hình nghệ thuật biểu diễn, thi người đẹp, người mẫu hoặc kết hợp giữa loại hình nghệ thuật biểu diễn với trình diễn thời trang, các hoạt động văn hoá, thể thao. Theo các định nghĩa trên, theo đúng tinh thần của pháp luật thì "nghệ sĩ" sẽ gọi là " cá nhân tham gia biểu diễn nghệ thuật" hoặc ngắn gọn là Người biểu diễn nghệ thuật. Mặc dù văn bản này có nhiều quy định cấm dành cho đối tượng này, tuy nhiên chúng ta không hề có một quy định pháp luật nào ràng buộc người "biểu diễn nghệ thuật" phải đáp ứng một tiêu chuẩn nhất định về chuyên môn! Mặt khác, tại Thông tư 10/2019/TT-BVHTTDL có quy định tiêu chuẩn, điều kiện, nội dung và hình thức thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành thư viện, di sản văn hóa, văn hóa cơ sở, nghệ thuật biểu diễn, điện ảnh và mỹ thuật do, tuy nhiên phải làm rõ văn bản này chỉ quản lý những người là "viên chức" - gắn liền với những đơn vị sự nghiệp công lập liên quan tới nghệ thuật. Cao cấp hơn, để được công nhận là "Nghệ sĩ nhân dân" hay "Nghệ sĩ ưu tú", người hành nghề biểu diễn cần đáp ứng những yêu cầu nhất định, có đóng góp nhất định cho xã hội (những văn bản quy định nội dung này bao gồm: Nghị định 89/2014/NĐ-CP và Nghị định 40/2021/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 89). Tuy nhiên những văn bản này cũng không đưa ra quy chuẩn để trở thành một "nghệ sĩ" thông thường! Như vậy, muốn trở thành "nghệ sĩ" dưới góc độ pháp luật và được Nhà nước công nhận, bạn cần hoạt động nghệ thuật trong một khoảng thời gian nhất định và đáp ứng những yêu cầu được Nhà nước đề ra. Còn lại, nếu bạn vẫn đang được gọi là "nghệ sĩ" trong xã hội, bạn phải hiểu rằng chính danh xưng đó có được là nhờ khán giả và sự quan tâm, chú ý, thậm chí là sự anti (sự không ủng hộ) của họ!
Lần đầu tiên môn Mỹ thuật được dạy ở THPT
Theo dự thảo chương trình giáo dục phổ thông mới, lần đầu tiên môn Mỹ thuật sẽ được đưa vào dạy ở cấp THPT Đây là một điểm mới, nhận được sự quan tâm của các nhà trường, các thầy cô giáo và xã hội, bởi việc đưa những môn học này vào giảng dạy cần chuẩn bị đội ngũ giáo viên, cơ sở vật chất đáp ứng với yêu cầu riêng của môn học. Môn Mỹ thuật lần đầu tiên được đưa vào dạy – học ở cấp Trung học phổ thông là một trong những điểm mới của chương trình giáo dục phổ thông, cũng như điểm mới của chương trình môn học. Điều này đã có ý nghĩa nhất định. Bởi Mỹ thuật là môn học thuộc lĩnh vực nghệ thuật thị giác, hướng tới bồi dưỡng, hình thành, phát triển năng lực thẩm mỹ cho học sinh. Đây là thành tố góp phần đáp ứng mục tiêu đổi mới chương trình giáo dục phổ thông được Nghị quyết 88/2014/QH13 của Quốc hội quy định: “phát triển toàn diện cả về phẩm chất và năng lực, hài hòa đức, trí, thể mỹ…”. Chương trình giáo dục phổ thông hiện hành đã để trống một khoảng giáo dục thẩm mỹ thông qua hoạt động dạy - học mỹ thuật ở cấp THPT, điều này hạn chế tính liên thông giữa các cấp học trong bậc học, giữa giáo dục phổ thông với giáo dục nghề nghiệp ở bậc học cao hơn, cũng như hạn chế khả năng đáp ứng nguồn nhân lực lao động gắn với mỹ thuật trong thực tiễn đời sống. Do vậy, đổi mới giáo dục lần này, đưa mỹ thuật vào dạy - học ở cấp THPT là góp phần làm kín khoảng trống về giáo dục thẩm mỹ, cũng như khắc phục những hạn chế nêu trên; đồng thời, đáp ứng mục tiêu giáo dục phân hóa, giáo dục định hướng nghề nghiệp ở cấp THPT đã được quy định trong Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể. Học sinh trung học phổ thông là đối tượng đang trong thời kỳ phát triển hoàn thiện về thể chất và nhân cách, có nhu cầu tìm hiểu về lý tưởng, các giá trị xã hội; có ý thức định hình quan điểm, nhận thức về cái tôi. Bởi vậy, giáo dục thẩm mỹ nói chung, giáo dục thẩm mỹ thông qua mỹ thuật trong giai đoạn này giúp các em định hướng nhận thức về quan hệ thẩm mỹ của con người đối với hiện thực; hình thành thị hiếu thẩm mỹ phù hợp với truyền thống văn hóa, nghệ thuật dân tộc và thời đại; đặt ra vấn đề tự khẳng định mình trong cuộc sống và nghề nghiệp; lựa chọn con đường tiếp theo phù hợp với sở thích, thiên hướng mỹ thuật, tham gia đời sống xã hội một cách thiết thực và hiệu quả. Tuy nhiên, bước đầu sẽ gặp nhiều khó khăn tập trung ở vấn để đội ngũ giáo viên và cơ sở vật chất. Để khắc phục những khó khăn trên, một số giải pháp trước mắt cũng như lâu dài. Trước hết, các cơ sở đào tạo giáo viên mỹ thuật, cần xúc tiến xây dựng chương trình bồi dưỡng giáo viên, đảm bảo sau khi được tập huấn, kết hợp với sự chủ động nghiên cứu, tìm hiểu của bản thân, giáo viên thực hiện giảng dạy được chương trình. Trong thời gian đầu, để khắc phục tình trạng thiếu giáo viên, nhà trường có thể căn cứ trên nhu cầu lựa chọn của học sinh, điều kiện thực tiễn của địa phương để tổ chức dạy học một cách linh hoạt, như mời giáo viên hoặc cho phép học sinh đăng ký học ở cơ sở đào tạo khác. Việc đưa mỹ thuật vào dạy – học ở cấp Trung học phổ thông là đáp ứng sự mong mỏi của nhiều thế hệ những người làm công tác nghệ thuật nói chung, công tác giáo dục mỹ thuật trong hệ thống giáo dục nói riêng, cũng như những người quan tâm đến giáo dục mỹ thuật - giáo dục thẩm mỹ ở trường phổ thông.
Sắp có quy định mới về đảm bảo An toàn, vệ sinh lao động trong lĩnh vực nghệ thuật, thể thao
Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch đang xây dựng dự thảo Thông tư quy định về an toàn, vệ sinh lao động đối với người lao động làm việc trong lĩnh vực nghệ thuật, thể dục, thể thao. Dựa vào thực tiễn, tính chất công việc của những người hoạt động trong các lĩnh vực này (ngành nghề đặc thù, nhiều rủi ro về tai nạn, chấn thương, tuổi nghề ngắn...) Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch xây dựng Thông tư với một số quy định nổi bật như sau: Trách nhiệm của người sử dụng lao động trong việc đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động được quy định như sau: - Thành lập bộ phận y tế hoặc bố trí người làm công tác y tế có chuyên môn phù hợp, trường hợp không bố trí được người làm công tác y tế hoặc không thành lập được bộ phận y tế thì phải ký hợp đồng với cơ sở khám, chữa bệnh đủ năng lực để tổ chức chăm sóc sức khỏe cho người lao động; - Tổ chức khám sức khỏe cho người lao động theo quy định hoặc khám đột xuất theo chỉ định của người làm công tác y tế; - Ban hành và tổ chức thực hiện quy định về trang cấp phương tiện bảo vệ cá nhân trong lao động đối với từng loại hoạt động nghệ thuật, môn thể thao áp dụng tại đơn vị mình theo quy định của pháp luật. - Nếu người lao động đi tập huấn, thi đấu, biểu diễn ngoài trong vòng 07 ngày ở những nơi có khả năng phát sinh yếu tố nguy hiểm, nguy hại cho người lao động, người sử dụng lao động có trách nhiệm tổ chức khám sức khỏe cho người lao động trước khi đi hoặc bố trí nhân viên y tế đi cùng Điều kiện sử dụng lao động dưới 13 tuổi làm việc trong lĩnh vực nghệ thuật, thể dục thể thao gồm: - Đáp ứng các điều kiện chung theo quy định của pháp luật về lao động; - Có người thành niên đủ năng lực hướng dẫn, theo dõi liên tục quá trình làm việc của người lao động dưới 13 tuổi; - 01 người hướng dẫn, theo dõi không quá 10 người lao động dưới 13 tuổi. Ngoài ra, Thông tư còn quy định nhiều vấn đề khác liên quan đến an toàn, vệ sinh lao động đối với người lao động trong lĩnh vực nghệ thuật, thể dục, thể thao. Chi tiết bản dự thảo mời các bạn xem tại file đính kèm
PHÉP THỬ LÒNG TIN VÀ SỰ TÀN BẠO CỦA CON NGƯỜI
Đây là một tác phẩm, cũng là một cuộc thử nghiệm về lòng tin của con người. Marina bảo với khán giả rằng cô sẽ không cử động, không chống cự trong suốt 6 tiếng đồng hồ, khán giả muốn làm gì cô cũng được. Cô đặt 72 thứ khác nhau trên bàn, từ những thứ nhẹ nhàng, vui tươi như bông hoa cài tóc, dải lụa, lông chim v..v.. cho đến những thứ có thể gây đau đớn, thương tích cho cô như lược, gai bông hồng, roi da, kéo, chai rượu, dao mổ và cả một cây súng đã lên nòng. Khán giả tùy nghi sử dụng 72 thứ đó lên người cô. "Ban đầu," - Abramovic bảo - "khán giả đã rất nhẹ nhàng, có phần nhút nhát, nhưng chiều hướng bạo lực càng ngày càng nhanh chóng. " Kinh nghiệm mà tôi học được là ... nếu như bạn để mặc sự quyết định cho công chúng, họ có thể giết chết bạn... Tôi cảm thấy bị xúc phạm: Họ dùng kéo cắt phăng quần áo của tôi, ghim gai hoa hồng vào bụng tôi, nhục mạ tôi, một người đã chĩa súng vào đầu tôi, và một người đã lấy nó đi." Tác phẩm đã tạo nên một bầu không khí tràn ngập sự hung hãn, đáng sợ. "Sau đúng 6 tiếng, như kế hoạch, tôi đứng dậy và bắt đầu đi về phía đám đông. Mọi người đã bỏ chạy, bỏ chạy khỏi một cuộc đối đầu thật sự." Họ được quyền "chọn" cách đối xử với người đàn bà này, và họ đã chọn những cách vô nhân đạo để hạ nhuc cô ấy. Họ biết cô ấy sẽ không chống cự, họ cũng biết rằng dao, gai sẽ làm cô ấy đau. Và họ vẫn chọn những cách tàn bạo ấy. Thí nghiệm cho thấy, con người sẽ dễ dàng hãm hại nhau đến mức nào khi họ có cơ hội. Tác phẩm này cũng cho thấy: Rất dễ dàng để hạ nhục một con người không dám đứng lên chống lại. (sưu tầm)
Tổng hợp ý kiến của thành viên Dân Luật về việc cấp chứng chỉ hành nghề cho nghệ sĩ
Sáng 3-6, Bộ VH-TT&DL đã tổ chức hội nghị trực tuyến (ba đầu cầu Hà Nội, Đà Nẵng, TP.HCM) để lấy ý kiến góp ý việc cấp chứng chỉ hành nghề cho nghệ sĩ, người mẫu trong lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn. Tại hội nghị, vấn đề có cần cấp chứng chỉ hay không; việc cấp chứng chỉ có khả thi, nâng cao hiệu quả quản lý hay nảy sinh thủ tục hành chính phiền hà, tệ nạn xin-cho… vẫn còn gây nhiều tranh cãi. Thành viên Dân Luật cùng tham gia đóng góp ý kiến để nghệ thuật biểu diễn đi đúng định hướng và hợp với bản sắc văn hóa Việt Nam.
MỚI: Danh mục ngành đào tạo thí điểm đại học do Bộ GD&ĐT ban hành
Vừa qua ngày 07/6/2024, Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Danh mục ngành đào tạo thí điểm các trình độ của giáo dục đại học kèm theo Quyết định 1596/QĐ-BGDĐT. Cụ thể như sau. Danh mục ngành đào tạo thí điểm đại học là gì? Danh mục ngành đào tạo thí điểm của giáo dục đại học được giải thích tại khoản 3 Điều 2 Thông tư 09/2022/TT-BGDĐT như sau: Danh mục ngành thí điểm đại học là Danh mục thống kê ngành đào tạo của giáo dục đại học với các ngành được triển khai đào tạo thí điểm tại các cơ sở đào tạo, chưa có mã ngành trong Danh mục ngành chính thức và do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quyết định ban hành, cập nhật theo quy định tại Thông tư 09/2022/TT-BGDĐT. Đồng thời, theo khoản 4 Điều 7 Thông tư 09/2022/TT-BGDĐT quy định một ngành trong Danh mục ngành thí điểm được xem xét loại bỏ nếu trong 10 năm tính từ ngày được bổ sung vào Danh mục ngành thí điểm nhưng không được chuyển sang Danh mục ngành chính thức. Như vậy, danh mục ngành đào tạo thí điểm đại học là những ngành được triển khai thí điểm và chưa có trong danh Mục ngành chính thức. Những ngành trong danh mục này sẽ bị xem xét loại bỏ nếu trong 10 năm chưa được chuyển sang chính thức. Danh mục ngành đào tạo thí điểm đại học do Bộ GD&ĐT ban hành Theo Quyết định 1596/QĐ-BGDĐT Danh mục ngành đào tạo thí điểm đại học kèm theo mã ngành bao gồm: - 721 Nghệ thuật: 72102 Nghệ thuật trình diễn; 7210206 Quản lý nghệ thuật; 7210212 Công nghệ âm nhạc; 7210215 Quản lý âm nhạc; 72104 Mỹ thuật ứng dụng; 7210408 Nghệ thuật số; 7210412 Phục chế mỹ thuật; 7210413 Giám tuyển mỹ thuật - 722 Nhân văn: 72202 Ngôn ngữ, văn học và văn hóa nước ngoài; 7220214 Ngôn ngữ Thái Lan; 72290 Khác; 7229047 Di sản học - 731 Khoa học xã hội và hành vi: 73101 Kinh tế học; 7310110 Quản lý kinh tế; 73103 Xã hội học và Nhân học; 7310399 Giới và phát triển; 73106 Khu vực học; 7310631 Châu Á - Thái Bình Dương học; 7310639 Châu Mỹ học; 7310640 Hoa Kỳ học - 738 Pháp luật: 73801 Luật; 7380109 Luật thương mại quốc tế - 742 Khoa học sự sống: 74202 Sinh học ứng dụng; 7420204 Khoa học y sinh - 744 Khoa học tự nhiên: 74402 Khoa học trái đất; 7440221 Biến đổi khí hậu - 748 Máy tính và công nghệ thông tin: 74802 Công nghệ thông tin; 7480208 An ninh mạng - 751 Công nghệ kỹ thuật: 75190 Khác; 7519002 Công nghệ nông nghiệp - 752 Kỹ thuật: 75201 Kỹ thuật cơ khí và cơ kỹ thuật; 7520107 Kỹ thuật Robot; 75202 Kỹ thuật điện, điện tử và viễn thông; 7520215 Kỹ thuật điện, điện tử; 75206 Kỹ thuật mỏ; 7520605 Kỹ thuật khí thiên nhiên - 758 Kiến trúc và xây dựng: 75801 Kiến trúc và quy hoạch; 7580109 Quản lý phát triển đô thị và bất động sản; 7580110 Thiết kế đô thị; 75802 Xây dựng; 7580215 Kỹ thuật an toàn giao thông - 762 Nông, lâm nghiệp và thủy sản: 76202 Lâm nghiệp; 7620210 Lâm nghiệp - 772 Sức khoẻ: 77202 Dược học; 7720202 Công nghệ dược phẩm; 77204 Dinh dưỡng; 7720402 Dinh dưỡng và khoa học thực phẩm; 77206 Kỹ thuật Y học; 7720604 Vật lý trị liệu; 7720605 Hoạt động trị liệu; 7720606 Ngôn ngữ trị liệu; 7720607 Kỹ thuật y học thể dục thể thao; 7720608 Dụng cụ chỉnh hình chân tay giả; 7720609 Khúc xạ nhãn khoa; 7720610 Kỹ thuật gây mê hồi sức - 776 Dịch vụ xã hội: 77601 Công tác xã hội; 7760104 Dân số và phát triển - 781 Du lịch, khách sạn, thể thao và dịch vụ cá nhân: 78101 Du lịch; 7810106 Du lịch văn hóa - 785 Môi trường và bảo vệ môi trường: 78501 Quản lý tài nguyên và môi trường; 7850196 Quản lý tài nguyên khoáng sản; 7850198 Quản lý tài nguyên nước - 786 An ninh, Quốc phòng: 78601 An ninh và trật tự xã hội; 7860114 An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao; 78602 Quân sự; 7860215 Chỉ huy tham mưu tác chiến không gian mạng Như vậy, theo quy định nếu ngành nào trong danh mục này mà trong 10 năm tính từ ngày 07/6/2024 nhưng không được chuyển sang Danh mục ngành chính thức thì sẽ bị loại bỏ. Xem toàn bộ: Danh mục ngành đào tạo thí điểm các trình độ của giáo dục đại học tại Quyết định 1596/QĐ-BGDĐT
Chính sách mới về Văn hoá - Tài chính Nhà nước có hiệu lực trong tháng 5/2024
Tháng 5/2024, nhiều chính sách mới liên quan đến xét tặng các giải thưởng về văn học, nghệ thuật, kiểm soát, thanh toán các khoản chi thường xuyên qua Kho bạc Nhà nước và định mức chi phí bảo quản hàng dự trữ quốc gia sẽ có hiệu lực. Cụ thể như sau. 1) Ban hành tiêu chuẩn xét tặng “Giải thưởng Hồ Chí Minh”, “Giải thưởng Nhà nước” về văn học, nghệ thuật Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Chính phủ ban hành Nghị định 36/2024/NĐ-CP quy định chi tiết xét tặng “Giải thưởng Hồ Chí Minh”, “Giải thưởng Nhà nước” về văn học, nghệ thuật. Theo đó, từ tháng 05/2024, các tiêu chuẩn xét tặng hoặc truy tặng (sau đây gọi là xét tặng) “Giải thưởng Hồ Chí Minh”, “Giải thưởng Nhà nước” về văn học, nghệ thuật được thực hiện như sau: Tiêu chuẩn xét tặng “Giải thưởng Hồ Chí Minh” về văn học, nghệ thuật - Tác phẩm, công trình về văn học, nghệ thuật được công bố, sử dụng từ năm 1993 trở về trước phải đáp ứng các tiêu chuẩn sau đây: + Đặc biệt xuất sắc; có giá trị rất cao về văn học, nghệ thuật, về nội dung tư tưởng; + Có tác dụng lớn phục vụ sự nghiệp cách mạng của Đảng, của dân tộc, có ảnh hưởng rộng lớn và lâu dài trong đời sống Nhân dân, góp phần quan trọng vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội và sự phát triển nền văn học, nghệ thuật Việt Nam. - Tác phẩm, công trình về văn học, nghệ thuật được công bố, sử dụng sau năm 1993, phải đáp ứng các tiêu chuẩn sau đây: + Đặc biệt xuất sắc; có giá trị rất cao về văn học, nghệ thuật, về nội dung tư tưởng; + Có tác dụng lớn phục vụ sự nghiệp cách mạng của Đảng, của dân tộc, có ảnh hưởng rộng lớn và lâu dài trong đời sống Nhân dân, góp phần quan trọng vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội và sự phát triển nền văn học, nghệ thuật Việt Nam; + Được tặng ít nhất một Giải Vàng tại các cuộc thi, liên hoan chuyên nghiệp và triển lãm về văn học, nghệ thuật cấp quốc gia do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức hoặc các cuộc thi, liên hoan chuyên nghiệp và triển lãm về văn học, nghệ thuật do Hội Văn học nghệ thuật chuyên ngành trung ương tổ chức hoặc giải thưởng tại các cuộc thi, liên hoan chuyên nghiệp và triển lãm về văn học, nghệ thuật quốc tế; + Mỗi tác phẩm trong cụm tác phẩm hoặc mỗi công trình trong cụm công trình về văn học, nghệ thuật phải đáp ứng tiêu chuẩn quy định tại điểm c khoản này; Kịch bản được dựng thành phim và công chiếu hoặc kịch bản được dàn dựng thành vở diễn và công diễn hoặc kịch bản múa được dàn dựng và công diễn phải đáp ứng tiêu chuẩn quy định tại điểm c khoản 2 Điều 8 Nghị định 36/2024/NĐ-CP. Tiêu chuẩn xét tặng “Giải thưởng Nhà nước” về văn học, nghệ thuật - Tác phẩm, công trình về văn học, nghệ thuật được công bố, sử dụng từ năm 1993 trở về trước, phải đáp ứng các tiêu chuẩn sau đây: + Có giá trị cao về nội dung tư tưởng và hình thức nghệ thuật; + Có tác dụng tốt trong giáo dục, xây dựng con người mới, nâng cao trình độ thẩm mỹ của Nhân dân, góp phần đáng kể vào sự phát triển nền văn học, nghệ thuật Việt Nam. - Tác phẩm, công trình về văn học, nghệ thuật được công bố, sử dụng sau năm 1993, phải đáp ứng các tiêu chuẩn sau đây: + Có giá trị cao về nội dung tư tưởng và hình thức nghệ thuật; + Có tác dụng tốt trong giáo dục, xây dựng con người mới, nâng cao trình độ thẩm mỹ của Nhân dân, góp phần đáng kể vào sự phát triển nền văn học, nghệ thuật Việt Nam; + Được tặng ít nhất một Giải Vàng hoặc một Giải Bạc tại các cuộc thi, liên hoan chuyên nghiệp và triển lãm về văn học, nghệ thuật cấp quốc gia do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức hoặc các cuộc thi, liên hoan chuyên nghiệp và triển lãm về văn học, nghệ thuật do Hội Văn học nghệ thuật chuyên ngành trung ương tổ chức hoặc giải thưởng tại các cuộc thi, liên hoan chuyên nghiệp và triển lãm về văn học, nghệ thuật quốc tế; + Mỗi tác phẩm trong cụm tác phẩm hoặc mỗi công trình trong cụm công trình về văn học, nghệ thuật phải đáp ứng tiêu chuẩn quy định tại điểm c khoản này; Kịch bản được dựng thành phim và công chiếu hoặc kịch bản được dàn dựng thành vở diễn và công diễn hoặc kịch bản múa được dàn dựng và công diễn phải đáp ứng tiêu chuẩn quy định tại điểm c khoản 2 Điều 9 Nghị định 36/2024/NĐ-CP. Như vậy, có thể thấy đối với tiêu chuẩn xét tặng “Giải thưởng Hồ Chí Minh”, “Giải thưởng Nhà nước” về văn học, nghệ thuật đều chia ra thành các tiêu chuẩn riêng theo từng thời điểm: công bố, sử dụng từ năm 1993 trở về trước và được công bố, sử dụng sau năm 1993 Xem đầy đủ quy định tại Nghị định 36/2024/NĐ-CP chính thức có hiệu lực từ ngày 20/5/2024. 2) Một số nội dung cụ thể Kho bạc Nhà nước kiểm soát trong các khoản chi thường xuyên Ngày 14/3/2024, Bộ Tài chính ban hành Thông tư 17/2024/TT-BTC hướng dẫn kiểm soát, thanh toán các khoản chi thường xuyên qua Kho bạc Nhà nước, Thông tư sẽ chính thức có hiệu lực ngày 01/5/2024. Theo đó, một số nội dung cụ thể mà Kho bạc Nhà nước kiểm soát được quy định như sau: - Việc ký số trên các chứng từ chuyển tiền phải đúng họ tên, chức danh các thành viên theo quyết định của cấp có thẩm quyền, đã thực hiện đăng ký với Kho bạc Nhà nước đối với các trường hợp: + Trường hợp giao dịch trực tiếp qua Kho bạc Nhà nước, dấu và chữ ký trên chứng từ chuyển tiền khớp đúng với mẫu dấu và mẫu chữ ký đăng ký giao dịch tại Kho bạc Nhà nước; + Trường hợp thực hiện qua Trang thông tin dịch vụ công của Kho bạc Nhà nước - Nội dung chi phải phù hợp với mã nội dung kinh tế theo quy định của Mục lục NSNN hiện hành (không bao gồm các khoản chi từ Tài khoản tiền gửi). - Mức tạm ứng đảm bảo theo đúng quy định tại Điều 6 Thông tư 17/2024/TT-BTC. Nội dung đề nghị thanh toán tạm ứng phải phù hợp với nội dung đề nghị tạm ứng. - Đối với các khoản chi phải gửi Hợp đồng đến Kho bạc Nhà nước (khoản chi có giá trị hợp đồng trên 50 triệu đồng), Kho bạc Nhà nước căn cứ hồ sơ đề nghị thanh toán của đơn vị sử dụng ngân sách, các điều khoản thanh toán, tạm ứng được quy định trong hợp đồng và tổng giá trị Hợp đồng để tạm ứng, thanh toán cho đối tượng thụ hưởng. - Kiểm soát đối với Bảng xác định giá trị khối lượng công việc hoàn thành theo Mẫu số 08a ban hành kèm theo Phụ lục II Nghị định 11/2020/NĐ-CP sẽ kiểm soát đối với khoản chi mua sắm hàng hóa và đối với khoản chi dịch vụ. - Kiểm soát đối với Bảng kê nội dung thanh toán/tạm ứng theo Mẫu số 07 ban hành kèm theo Phụ lục II Nghị định 11/2020/NĐ-CP. - Đối với các khoản chi có yêu cầu bảo mật: Đơn vị sử dụng ngân sách chịu trách nhiệm trong việc xác định nội dung chi thuộc yêu cầu bảo mật và việc kiểm soát nội dung thanh toán, hồ sơ thanh toán theo đúng quy định của pháp luật. - Trường hợp phải thực hiện mua sắm theo phương thức tập trung: Kho bạc Nhà nước kiểm soát đảm bảo: + Có trong danh mục mua sắm tập trung được cấp có thẩm quyền ban hành + Đảm bảo hợp đồng phù hợp với Thỏa thuận khung Xem thêm: Từ 01/5/2024, nhà nước tăng cường kiểm soát khoản chi lương và phụ cấp theo lương Xem đầy đủ quy định tại Thông tư 17/2024/TT-BTC chính thức có hiệu lực kể từ ngày 01/5/2024. 3) Định mức chi phí bảo quản hàng dự trữ quốc gia theo danh mục nội dung định mức Ngày 25/3/2024 Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Thông tư 21/2024/TT-BTC, thay thế Thông tư 161/2015/TT-BTC quy định về định mức chi phí bảo quản hàng dự trữ quốc gia do Tổng cục Dự trữ Nhà nước trực tiếp quản lý. Theo đó, từ tháng 5/2024 nội dung của các định mức được quy định như sau: - Định mức chi phí bảo quản hàng dự trữ quốc gia do Tổng cục Dự trữ Nhà nước trực tiếp quản lý theo phụ lục: https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/04/23/phu-luc-dinh-muc-chi-phi-bao-quan.docx - Định mức chi phí bảo quản hàng dự trữ quốc gia do Tổng cục Dự trữ Nhà nước trực tiếp quản lý được thực hiện chi cho các nội dung chi có liên quan đến công tác bảo quản hàng dự trữ quốc gia theo danh mục nội dung định mức được quy định tại Thông tư 19/2024/TT-BTC quy định định mức kinh tế - kỹ thuật bảo quản hàng dự trữ quốc gia và định mức hao hụt thóc, gạo dự trữ quốc gia do Tổng cục Dự trữ Nhà nước trực tiếp quản lý. - Định mức chi phí bảo quản hàng dự trữ quốc gia do Tổng cục Dự trữ Nhà nước trực tiếp quản lý được áp dụng làm căn cứ để xây dựng dự toán và quản lý chi phí, thực hiện kế hoạch bảo quản hàng dự trữ quốc gia. Xem đầy đủ quy định tại Thông tư 21/2024/TT-BTC chính thức có hiệu lực từ ngày 15/5/2024.
Tiêu chuẩn xét tặng “Giải thưởng Hồ Chí Minh”, “Giải thưởng Nhà nước” về văn học, nghệ thuật
Ngày 04/04/2024, Chính phủ ban hành Nghị định 36/2024/NĐ-CP hướng dẫn xét tặng “Giải thưởng Hồ Chí Minh”, “Giải thưởng Nhà nước” về văn học, nghệ thuật. 1. Tiêu chuẩn xét tặng “Giải thưởng Hồ Chí Minh” về văn học, nghệ thuật Theo đó, tiêu chuẩn xét tặng “Giải thưởng Hồ Chí Minh” về văn học, nghệ thuật được quy định tại Điều 8 Nghị định 36/2024/NĐ-CP như sau: - Tác phẩm, công trình về văn học, nghệ thuật được công bố, sử dụng từ năm 1993 trở về trước phải đáp ứng các tiêu chuẩn sau đây: + Đặc biệt xuất sắc; có giá trị rất cao về văn học, nghệ thuật, về nội dung tư tưởng; + Có tác dụng lớn phục vụ sự nghiệp cách mạng của Đảng, của dân tộc, có ảnh hưởng rộng lớn và lâu dài trong đời sống Nhân dân, góp phần quan trọng vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội và sự phát triển nền văn học, nghệ thuật Việt Nam. - Tác phẩm, công trình về văn học, nghệ thuật được công bố, sử dụng sau năm 1993, phải đáp ứng các tiêu chuẩn sau đây: + Đặc biệt xuất sắc; có giá trị rất cao về văn học, nghệ thuật, về nội dung tư tưởng; + Có tác dụng lớn phục vụ sự nghiệp cách mạng của Đảng, của dân tộc, có ảnh hưởng rộng lớn và lâu dài trong đời sống Nhân dân, góp phần quan trọng vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội và sự phát triển nền văn học, nghệ thuật Việt Nam; + Được tặng ít nhất một Giải Vàng tại các cuộc thi, liên hoan chuyên nghiệp và triển lãm về văn học, nghệ thuật cấp quốc gia do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức hoặc các cuộc thi, liên hoan chuyên nghiệp và triển lãm về văn học, nghệ thuật do Hội Văn học nghệ thuật chuyên ngành trung ương tổ chức hoặc giải thưởng tại các cuộc thi, liên hoan chuyên nghiệp và triển lãm về văn học, nghệ thuật quốc tế; + Mỗi tác phẩm trong cụm tác phẩm hoặc mỗi công trình trong cụm công trình về văn học, nghệ thuật phải đáp ứng tiêu chuẩn quy định tại điểm c khoản 2 Điều 8 Nghị định 36/2024/NĐ-CP; Kịch bản được dựng thành phim và công chiếu hoặc kịch bản được dàn dựng thành vở diễn và công diễn hoặc kịch bản múa được dàn dựng và công diễn phải đáp ứng tiêu chuẩn quy định tại điểm c khoản 2 Điều 8 Nghị định 36/2024/NĐ-CP. 2. Tiêu chuẩn xét tặng “Giải thưởng Nhà nước” về văn học, nghệ thuật Tiêu chuẩn xét tặng “Giải thưởng Nhà nước” về văn học, nghệ thuật được quy định tại Điều 9 Nghị định 36/2024/NĐ-CP như sau: - Tác phẩm, công trình về văn học, nghệ thuật được công bố, sử dụng từ năm 1993 trở về trước, phải đáp ứng các tiêu chuẩn sau đây: + Có giá trị cao về nội dung tư tưởng và hình thức nghệ thuật; + Có tác dụng tốt trong giáo dục, xây dựng con người mới, nâng cao trình độ thẩm mỹ của Nhân dân, góp phần đáng kể vào sự phát triển nền văn học, nghệ thuật Việt Nam. - Tác phẩm, công trình về văn học, nghệ thuật được công bố, sử dụng sau năm 1993, phải đáp ứng các tiêu chuẩn sau đây: + Có giá trị cao về nội dung tư tưởng và hình thức nghệ thuật; + Có tác dụng tốt trong giáo dục, xây dựng con người mới, nâng cao trình độ thẩm mỹ của Nhân dân, góp phần đáng kể vào sự phát triển nền văn học, nghệ thuật Việt Nam; + Được tặng ít nhất một Giải Vàng hoặc một Giải Bạc tại các cuộc thi, liên hoan chuyên nghiệp và triển lãm về văn học, nghệ thuật cấp quốc gia do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức hoặc các cuộc thi, liên hoan chuyên nghiệp và triển lãm về văn học, nghệ thuật do Hội Văn học nghệ thuật chuyên ngành trung ương tổ chức hoặc giải thưởng tại các cuộc thi, liên hoan chuyên nghiệp và triển lãm về văn học, nghệ thuật quốc tế; + Mỗi tác phẩm trong cụm tác phẩm hoặc mỗi công trình trong cụm công trình về văn học, nghệ thuật phải đáp ứng tiêu chuẩn quy định tại điểm c khoản 2 Điều 9 Nghị định 36/2024/NĐ-CP; Kịch bản được dựng thành phim và công chiếu hoặc kịch bản được dàn dựng thành vở diễn và công diễn hoặc kịch bản múa được dàn dựng và công diễn phải đáp ứng tiêu chuẩn quy định tại điểm c khoản 2 Điều 9 Nghị định 36/2024/NĐ-CP. * Trên đây là các tiêu chuẩn xét tặng “Giải thưởng Hồ Chí Minh”, “Giải thưởng Nhà nước” về văn học, nghệ thuật Nghị định 36/2024/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 20/05/2024 và thay thế cho Nghị định 90/2014/NĐ-CP và Nghị định 133/2018/NĐ-CP.
Hồ sơ đề nghị xét tặng “Giải thưởng Hồ Chí Minh”, “Giải thưởng Nhà nước” về văn học, nghệ thuật
Ngày 04/04/2024, Chính phủ ban hành Nghị định 36/2024/NĐ-CP hướng dẫn xét tặng “Giải thưởng Hồ Chí Minh”, “Giải thưởng Nhà nước” về văn học, nghệ thuật. 1. Hồ sơ đề nghị xét tặng “Giải thưởng Hồ Chí Minh” hoặc “Giải thưởng Nhà nước” về văn học, nghệ thuật: Hồ sơ đề nghị xét tặng “Giải thưởng Hồ Chí Minh” hoặc “Giải thưởng Nhà nước” về văn học, nghệ thuật được quy định tại khoản 1 Điều 14 Nghị định 36/2024/NĐ-CP bao gồm: - Tờ khai tác phẩm, công trình về văn học, nghệ thuật đề nghị xét tặng “Giải thưởng Hồ Chí Minh” hoặc “Giải thưởng Nhà nước” về văn học, nghệ thuật theo Mẫu số 1a hoặc Mẫu số 1b tại Phụ lục kèm theo Nghị định 36/2024/NĐ-CP; - Bản sao, ảnh chụp tác phẩm, công trình về văn học, nghệ thuật đề nghị xét tặng “Giải thưởng Hồ Chí Minh” hoặc “Giải thưởng Nhà nước” về văn học, nghệ thuật, kèm theo các thông tin cơ bản về năm, tháng được công bố, sử dụng; tóm tắt nội dung tác phẩm, công trình về văn học, nghệ thuật; - Bản sao từ sổ gốc hoặc bản sao có chứng thực hoặc bản sao và xuất trình bản chính để đối chiếu (trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp); bản sao từ sổ gốc hoặc bản sao có chứng thực (trường hợp nộp hồ sơ qua bưu chính hoặc trực tuyến) các quyết định tặng giải thưởng hoặc giấy chứng nhận giải thưởng đối với tác phẩm, công trình về văn học, nghệ thuật quy định tại điểm c khoản 2 Điều 8 hoặc điểm c khoản 2 Điều 9 Nghị định 36/2024/NĐ-CP; - Tác phẩm, công trình về văn học, nghệ thuật của tác giả là người nước ngoài mà hồ sơ sử dụng ngôn ngữ nước ngoài phải có bản dịch sang tiếng Việt (bản chính); - Tác phẩm, công trình về văn học, nghệ thuật của đồng tác giả phải có văn bản ủy quyền đại diện đứng tên nộp hồ sơ đề nghị xét tặng “Giải thưởng Hồ Chí Minh” hoặc “Giải thưởng Nhà nước” về văn học, nghệ thuật và văn bản thỏa thuận về chủ sở hữu, quyền tác giả theo quy định của pháp luật; - Tác phẩm, công trình về văn học, nghệ thuật của tác giả đã chết, phải có văn bản cam kết thỏa thuận và ủy quyền đại diện đứng tên nộp hồ sơ đề nghị xét tặng “Giải thưởng Hồ Chí Minh” hoặc “Giải thưởng Nhà nước” về văn học, nghệ thuật của những người có quyền lợi hợp pháp có liên quan; - Các tài liệu khác có liên quan đến tác phẩm, công trình về văn học, nghệ thuật (nếu có). 2. Cách thức gửi hồ sơ: Cách thức gửi hồ sơ được quy định tại các khoản 2, 3, 4 và 5 Điều 14 Nghị định 36/2024/NĐ-CP, theo đó: - Tác giả có tác phẩm, công trình về văn học, nghệ thuật hoặc người đại diện hợp pháp đứng tên nộp hồ sơ đề nghị xét tặng “Giải thưởng Hồ Chí Minh” hoặc “Giải thưởng Nhà nước” về văn học, nghệ thuật gửi trực tiếp hoặc qua bưu chính hoặc trực tuyến 01 bộ hồ sơ tại Mục 1 đến Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch hoặc Sở Văn hóa và Thể thao nơi tác giả cư trú. - Tác giả hoặc người đại diện hợp pháp (trường hợp tác giả là hội viên) gửi trực tiếp hoặc qua bưu chính 01 bộ hồ sơ tại Mục 1 đến Hội Văn học nghệ thuật chuyên ngành trung ương. - Tác giả là người nước ngoài có tác phẩm, công trình về văn học, nghệ thuật đề nghị xét tặng “Giải thưởng Hồ Chí Minh” hoặc “Giải thưởng Nhà nước” về văn học, nghệ thuật gửi trực tiếp hoặc qua bưu chính hoặc trực tuyến 01 bộ hồ sơ tại Mục 1 đến Hội Văn học nghệ thuật chuyên ngành trung ương. - Trường hợp hồ sơ đề nghị xét tặng “Giải thưởng Hồ Chí Minh” hoặc “Giải thưởng Nhà nước” về văn học, nghệ thuật không hợp lệ, cần bổ sung, chỉnh sửa: Cơ quan tiếp nhận hồ sơ hướng dẫn để tác giả, người đại diện hợp pháp hoàn thiện hồ sơ. Trong thời hạn 07 ngày tính từ khi nhận lại hồ sơ, tác giả nộp hồ sơ đã hoàn thiện đến cơ quan tiếp nhận. * Trên đây là hướng dẫn về hồ sơ, cách thức gửi hồ sơ và cơ quan tiếp nhận hồ sơ đề nghị xét tặng “Giải thưởng Hồ Chí Minh”, “Giải thưởng Nhà nước” về văn học, nghệ thuật. Nghị định 36/2024/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 20/05/2024 và thay thế cho Nghị định 90/2014/NĐ-CP và Nghị định 133/2018/NĐ-CP.
Công ty tổ chức văn nghệ thì có phải xin cấp phép biểu diễn nghệ thuật không?
Thời gian gần đây, nhiều doanh nghiệp tổ chức liên hoan cuối năm bao gồm hoạt động biểu diễn văn nghệ mừng năm cũ đã qua, chuẩn bị đón chờ năm mới. Vậy theo quy định pháp luật, công ty tổ chức văn nghệ thì có phải xin cấp phép biểu diễn nghệ thuật không? Bài viết này cung cấp một số quy định liên quan về vấn đề trên. Diễn văn nghệ trong tiệc công ty có phải biểu diễn nghệ thuật không? Theo khoản 2, khoản 1 Điều 2 Nghị định 144/2020/NĐ-CP thì Biểu diễn nghệ thuật là hoạt động thể hiện các loại hình nghệ thuật biểu diễn, thi người đẹp, người mẫu hoặc kết hợp giữa loại hình nghệ thuật biểu diễn với trình diễn thời trang, các hoạt động văn hoá, thể thao. Hoạt động nghệ thuật biểu diễn là hoạt động tạo ra những sản phẩm nghệ thuật được định hình dưới dạng văn bản, âm thanh, hình ảnh để truyền đạt trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua các phương tiện kỹ thuật tới công chúng dưới các hình thức biểu diễn nghệ thuật; lưu hành bản ghi âm, ghi hình có nội dung biểu diễn nghệ thuật. Theo quan điểm của tác giả, diễn văn nghệ trong tiệc công ty là hoạt động tạo ra sản phẩm nghệ thuật, truyền đạt trực tiếp tới người xem văn nghệ nhưng không đủ để được xem là truyền đạt đến công chúng, mà chỉ giới hạn trong nội bộ công ty. Mặc dù khoản 1 Điều 8 Nghị định 144/2020/NĐ-CP vẫn có quy định hình thức tổ chức biểu diễn nghệ thuật phục vụ nội bộ cơ quan và tổ chức, nhưng theo tác giả, đây là hình thức nội bộ cơ quan và tổ chức biểu diễn nghệ thuật để tạo ra sản phẩm nghệ thuật, truyền đạt trực tiếp tới người xem văn nghệ là công chúng, lợi ích từ việc tổ chức này để phục vụ nội bộ cơ quan và tổ chức. Tuy nhiên, đây chỉ là ý kiến chủ quan của tác giả. Doanh nghiệp có thể liên hệ hỏi thêm Ủy ban nhân dân cấp huyện để được giải đáp cụ thể. Công ty tổ chức văn nghệ thì có phải xin cấp phép biểu diễn nghệ thuật không? Như vậy, công ty tổ chức văn nghệ thì có phải xin cấp phép biểu diễn nghệ thuật không? Dù công ty tổ chức văn nghệ có phải hình thức tổ chức biểu diễn nghệ thuật “biểu diễn nghệ thuật phục vụ nội bộ cơ quan và tổ chức” tại khoản 1 Điều 8 Nghị định 144/2020/NĐ-CP hay không thì cũng không cần xin cấp phép biểu diễn. Hình thức biểu diễn nghệ thuật phục vụ nội bộ cơ quan và tổ chức chỉ cần thực hiện thông báo với: - Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi tổ chức biểu diễn tiếp nhận thông báo của cơ quan, đơn vị trực thuộc các bộ, ban, ngành trung ương, cơ quan trung ương của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp, tổ chức kinh tế; - Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi tổ chức biểu diễn tiếp nhận thông báo của các tổ chức, cá nhân khác. Trường hợp nào biểu diễn nghệ thuật phải có văn bản chấp thuận tổ chức biểu diễn nghệ thuật của cơ quan nhà nước có thẩm quyền? Theo Điều 8 Nghị định 144/2020/NĐ-CP có các hình thức tổ chức biểu diễn nghệ thuật sau: - Tổ chức biểu diễn nghệ thuật phục vụ nhiệm vụ chính trị; biểu diễn nghệ thuật phục vụ nội bộ cơ quan và tổ chức, thực hiện thông báo theo quy định tại Điều 9 Nghị định này. - Tổ chức biểu diễn nghệ thuật phục vụ tại các cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch, vui chơi, giải trí, nhà hàng không bán vé xem biểu diễn nghệ thuật, thực hiện thông báo theo quy định tại Điều 9 Nghị định này. - Tổ chức biểu diễn nghệ thuật khác không thuộc hình thức quy định tại các khoản 1 và 2 Điều này, thực hiện quy định tại Điều 10 Nghị định này. - Tổ chức biểu diễn nghệ thuật không trực tiếp trước công chúng được đăng tải trên hệ thống phát thanh, truyền hình và môi trường mạng do người đăng, phát chịu trách nhiệm. Điều 10 Nghị định 144/2020/NĐ-CP quy định điều kiện, thủ tục tổ chức biểu diễn nghệ thuật khác không thuộc hình thức (i) Tổ chức biểu diễn nghệ thuật phục vụ nhiệm vụ chính trị; biểu diễn nghệ thuật phục vụ nội bộ cơ quan và tổ chức, và (ii) Tổ chức biểu diễn nghệ thuật phục vụ tại các cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch, vui chơi, giải trí, nhà hàng không bán vé xem biểu diễn nghệ thuật, theo đó, điều kiện cụ thể là: - Là đơn vị sự nghiệp công lập có chức năng biểu diễn nghệ thuật; hội chuyên ngành về nghệ thuật biểu diễn; tổ chức, cá nhân đăng ký kinh doanh hoạt động biểu diễn nghệ thuật theo quy định của pháp luật; - Phải đáp ứng điều kiện về an ninh, trật tự an toàn xã hội, môi trường, y tế và phòng, chống cháy nổ theo quy định của pháp luật; - Có văn bản chấp thuận tổ chức biểu diễn nghệ thuật của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Như vậy, tổ chức biểu diễn nghệ thuật khác không thuộc hình thức (i) Tổ chức biểu diễn nghệ thuật phục vụ nhiệm vụ chính trị; biểu diễn nghệ thuật phục vụ nội bộ cơ quan và tổ chức, và (ii) Tổ chức biểu diễn nghệ thuật phục vụ tại các cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch, vui chơi, giải trí, nhà hàng không bán vé xem biểu diễn nghệ thuật phải có văn bản chấp thuận tổ chức biểu diễn nghệ thuật của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Trình tự thủ tục xét tặng Giải thưởng Nhà nước về văn học, nghệ thuật
Giải thưởng Nhà nước là giải thưởng cấp quốc gia quan trọng thứ hai của Việt Nam, do Chủ tịch nước Việt Nam ký quyết định, tặng thưởng cho những tác giả có một hoặc nhiều công trình nghiên cứu khoa học, kỹ thuật, những tác phẩm văn học, nghệ thuật có giá trị cao về khoa học, văn học, nghệ thuật, về nội dung tư tưởng, có tác dụng và ảnh hưởng lớn trong xã hội. Vậy trình tự xét tăng giải thưởng cũng như hồ sơ cần chuẩn bị xét tặng giải thưởng này như thế nào? Trình tự thủ tục xét tặng Giải thưởng Nhà nước về văn học, nghệ thuật - Trách nhiệm của tác giả đề nghị xét tặng “Giải thưởng Nhà nước”: + Tác giả đăng ký tác phẩm, công trình văn học, nghệ thuật đề nghị xét tặng “Giải thưởng Nhà nước” về văn học, nghệ thuật theo chuyên ngành gửi 01 (một) bộ hồ sơ trực tiếp hoặc qua đường bưu điện đến Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch hoặc Hội Văn học, nghệ thuật chuyên ngành Trung ương trong trường hợp tác giả là hội viên. + Trường hợp tác giả đã mất thì người đại diện hợp pháp của tác giả hoặc Ban Chấp hành Hội Văn học, nghệ thuật nơi tác giả là hội viên, sau khi thống nhất với người đại diện hợp pháp của tác giả, đăng ký tác phẩm, công trình văn học, nghệ thuật đề nghị xét tặng “Giải thưởng Nhà nước” về văn học, nghệ thuật theo quy định. - Trách nhiệm của Hội đồng cấp cơ sở: + Xem xét, đánh giá hồ sơ đề nghị xét tặng “Giải thưởng Nhà nước” về văn học, nghệ thuật theo quy định; + Thông báo công khai kết quả xét tặng trong thời gian 10 ngày kể từ ngày kết thúc thời hạn xem xét, đánh giá hồ sơ; + Tiếp nhận, xử lý các kiến nghị trong thời gian 20 ngày kể từ ngày kết thúc thời hạn thông báo kết quả; + Hoàn thiện hồ sơ đủ điều kiện, tiêu chuẩn xét tặng “Giải thưởng Nhà nước” về văn học, nghệ thuật; được ít nhất 80% tổng số thành viên Hội đồng có mặt tại cuộc họp bỏ phiếu đồng ý; gửi cơ quan thường trực của Hội đồng chuyên ngành cấp Nhà nước theo quy định. - Trách nhiệm của Hội đồng chuyên ngành cấp Nhà nước: + Xem xét, đánh giá hồ sơ đề nghị xét tặng “Giải thưởng Nhà nước” về văn học, nghệ thuật theo quy định; + Thông báo công khai kết quả xét tặng trên các phương tiện thông tin đại chúng trong thời gian 15 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc thời hạn xem xét, đánh giá hồ sơ; + Tiếp nhận, xử lý các kiến nghị trong thời gian 20 ngày kể từ ngày kết thúc thời hạn thông báo kết quả; + Hoàn thiện hồ sơ đủ điều kiện, tiêu chuẩn xét tặng “Giải thưởng Nhà nước” về văn học, nghệ thuật; được ít nhất 80% tổng số thành viên Hội đồng có mặt tại cuộc họp bỏ phiếu đồng ý; gửi cơ quan thường trực của Hội đồng cấp Nhà nước theo quy định. - Trách nhiệm của Hội đồng cấp Nhà nước: + Xem xét, đánh giá và bỏ phiếu lựa chọn tác phẩm, công trình văn học, nghệ thuật đề nghị xét tặng “Giải thưởng Nhà nước” theo quy định; + Thông báo công khai kết quả xét tặng trên các phương tiện thông tin đại chúng trong thời gian 20 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc thời hạn xem xét, đánh giá và lựa chọn tác phẩm, công trình; + Tiếp nhận, xử lý các kiến nghị trong thời gian 20 ngày kể từ ngày kết thúc thời hạn thông báo kết quả; + Xem xét đề nghị bằng văn bản của Chủ tịch Hội đồng chuyên ngành cấp Nhà nước và bỏ phiếu đối với các tác phẩm, công trình văn học, nghệ thuật có giá trị đặc biệt xuất sắc, có ảnh hưởng rộng lớn, lâu dài trong đời sống xã hội nhưng chưa đạt tỷ lệ phiếu đồng ý theo quy định tại Hội đồng cấp Nhà nước”. + Hoàn thiện hồ sơ đủ điều kiện, tiêu chuẩn xét tặng “Giải thưởng Nhà nước” về văn học, nghệ thuật; được ít nhất 80% tổng số thành viên Hội đồng có mặt tại cuộc họp bỏ phiếu đồng ý; trình Thủ tướng Chính phủ theo quy định. + Hội đồng cấp Nhà nước gửi Bộ Nội vụ (Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương) 03 bộ hồ sơ để tổng hợp trình Thủ tướng Chính phủ theo quy định. - Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức Lễ công bố Quyết định tặng và trao tặng “Giải thưởng Nhà nước” của Chủ tịch nước. Thành phần hồ sơ xét tặng Giải thưởng Nhà nước về văn học, nghệ thuật Bản đăng ký tác phẩm, công trình văn học, nghệ thuật đề nghị xét tặng “Giải thưởng Nhà nước” về văn học, nghệ thuật theo Mẫu số 1b tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 90/2014/NĐ-CP của Chính phủ Bản sao, ảnh chụp tác phẩm, công trình đề nghị xét tặng “Giải thưởng Nhà nước” được in trên khổ giấy A4, kèm theo các thông tin cơ bản về năm, tháng được công bố; tóm tắt nội dung tác phẩm Bản sao có chứng thực Quyết định tặng thưởng hoặc Giấy chứng nhận Giải thưởng quy định tại Nghị định số 90/2014/NĐ-CP của Chính phủ Đối với tác phẩm, công trình văn học, nghệ thuật của tác giả là người nước ngoài mà hồ sơ sử dụng ngôn ngữ nước ngoài thì phải kèm theo bản dịch sang tiếng Việt có chứng thực Các tài liệu khác liên quan đến tác phẩm, công trình (nếu có)
Tiêu chí trình tự xét tặng danh hiệu Nghệ nhân nhân dân từ ngày 15/02/2024
Ngày 25/12/2023 Chính phủ đã ban hành Nghị định 93/2023/NĐ-CP quy định về xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân”, “Nghệ nhân ưu tú” trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể. 1. Tiêu chí và thủ tục xét tặng danh hiệu Nghệ nhân nhân dân Tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân” trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể Danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân” trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể được tặng cho cá nhân quy định tại khoản 1 Điều 2 Nghị định này đạt các tiêu chuẩn sau đây: - Trung thành với Tổ quốc; chấp hành tốt chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước. - Có phẩm chất đạo đức tốt; gương mẫu trong cuộc sống; tâm huyết, tận tụy với nghề; mẫu mực trong thực hành, bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể; được đồng nghiệp và Nhân dân ghi nhận, mến mộ. - Có tài năng hoặc kỹ năng nghề nghiệp đặc biệt xuất sắc, tiêu biểu cho loại hình di sản văn hóa phi vật thể được tôn vinh; có cống hiến to lớn được ghi nhận cho sự nghiệp bảo vệ và phát huy giá trị loại hình di sản văn hóa phi vật thể do cá nhân đang nắm giữ, thể hiện ở việc hiểu biết, nắm giữ tri thức, bí quyết, kỹ năng thực hành về loại hình di sản văn hóa phi vật thể; có sản phẩm tinh thần hoặc vật chất có giá trị về lịch sử, văn hóa, khoa học, nghệ thuật, thẩm mỹ, kỹ thuật, góp phần bảo vệ và làm giàu các giá trị của di sản văn hóa phi vật thể, phát triển văn hóa, kinh tế - xã hội của đất nước; truyền dạy được nhiều cá nhân đã hoặc đang tham gia bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể. - Có thời gian hoạt động liên tục hoặc cộng dồn từ 20 năm trở lên liên quan đến việc bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể. - Đã được tặng danh hiệu “Nghệ nhân ưu tú” trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể. (2) Hồ sơ, cách thức gửi hồ sơ xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân” Hồ sơ, cách thức gửi hồ sơ và cơ quan tiếp nhận hồ sơ đề nghị xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân”, “Nghệ nhân ưu tú” trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể - Hồ sơ đề nghị xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân” hoặc “Nghệ nhân ưu tú” trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể, bao gồm: + Tờ khai đề nghị xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân” hoặc “Nghệ nhân ưu tú” trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể theo Mẫu số 1a hoặc Mẫu số 1b tại Phụ lục kèm theo Nghị định này; Mẫu số 1a tải Mẫu số 1b tải + Các tài liệu chứng minh về tri thức, kỹ năng, thực hành, truyền dạy, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể, gồm: Băng, đĩa hình, ảnh, tài liệu mô tả tri thức và kỹ năng đang nắm giữ hoặc các tài liệu khác liên quan (nếu có); + Bản sao từ sổ gốc hoặc bản sao có chứng thực hoặc bản sao và xuất trình bản chính để đối chiếu (trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp); bản sao từ sổ gốc hoặc bản sao có chứng thực (trường hợp gửi hồ sơ qua bưu chính hoặc trực tuyến) các quyết định khen thưởng từ hình thức Giấy khen trở lên (nếu có). - Cá nhân tự mình hoặc ủy quyền bằng văn bản theo quy định của pháp luật cho cá nhân, tổ chức khác lập hồ sơ đề nghị xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân” hoặc “Nghệ nhân ưu tú” trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể, gửi trực tiếp hoặc qua bưu chính hoặc trực tuyến 01 bộ hồ sơ tới Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch hoặc Sở Văn hóa và Thể thao nơi cá nhân cư trú. - Trường hợp hồ sơ cá nhân không hợp lệ, cần bổ sung, chỉnh sửa, cơ quan tiếp nhận hồ sơ hướng dẫn để cá nhân hoàn thiện hồ sơ. Trong thời hạn 07 ngày tính từ khi nhận lại hồ sơ, cá nhân nộp hồ sơ đã hoàn thiện đến cơ quan tiếp nhận. (3) Thủ tục xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân” tại Hội đồng cấp tỉnh Trình tự, thủ tục xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân”, “Nghệ nhân ưu tú” trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể tại Hội đồng cấp tỉnh - Công khai danh sách cá nhân đề nghị xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân”, “Nghệ nhân ưu tú” trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể trên Cổng Thông tin điện tử của UBND cấp tỉnh hoặc Báo địa phương trong thời gian 15 ngày kể từ ngày kết thúc thời hạn nhận hồ sơ của cá nhân để lấy ý kiến của Nhân dân. - Tiếp nhận, xử lý các kiến nghị của Nhân dân trong thời gian 15 ngày kể từ ngày kết thúc thời hạn công khai danh sách cá nhân đề nghị xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân”, “Nghệ nhân ưu tú” trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể trên Cổng Thông tin điện tử của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc Báo địa phương. - Tổ chức lấy ý kiến của cộng đồng dân cư nơi cá nhân đề nghị xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân” hoặc “Nghệ nhân ưu tú” trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể đang cư trú trong thời gian 30 ngày tính từ ngày công khai danh sách trên Cổng Thông tin điện tử của UBND tỉnh hoặc Báo địa phương. - Xem xét, đánh giá từng hồ sơ đề nghị xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân” hoặc “Nghệ nhân ưu tú” trong thời gian 10 ngày kể từ ngày cơ quan thường trực Hội đồng báo cáo xin ý kiến các thành viên Hội đồng về hồ sơ. - Trong thời gian 10 ngày kể từ ngày kết thúc cuộc họp, Hội đồng có trách nhiệm thông báo bằng văn bản về kết quả xét tặng đến cá nhân đề nghị xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân” hoặc “Nghệ nhân ưu tú” trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể. - Tiếp nhận, xử lý các kiến nghị trong thời gian 20 ngày kể từ ngày thông báo kết quả xét tặng của Hội đồng. - Trong thời gian 15 ngày kể từ ngày kết thúc thời hạn tiếp nhận, xử lý các kiến nghị, hoàn thiện hồ sơ đề nghị xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân” hoặc “Nghệ nhân ưu tú” trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể đạt từ 75% ý kiến đồng ý của cộng đồng dân cư nơi cư trú và đạt từ 80% phiếu đồng ý của tổng số thành viên Hội đồng có mặt tại cuộc họp, gửi cơ quan thường trực Hội đồng chuyên ngành cấp Bộ. Hồ sơ (01 bộ) bao gồm: + Tờ trình đề nghị xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân” hoặc “Nghệ nhân ưu tú” trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể theo Mẫu số 2a hoặc Mẫu số 2b tại Phụ lục kèm theo Nghị định này; Mẫu số 2a tải Mẫu số 2b tải + Tóm tắt thành tích đề nghị xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân” hoặc “Nghệ nhân ưu tú” trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể theo Mẫu số 3a hoặc Mẫu số 3b tại Phụ lục kèm theo Nghị định này; Mẫu số 3a tải Mẫu số 3b tải + Biên bản họp Hội đồng xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân” hoặc “Nghệ nhân ưu tú” trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể theo Mẫu số 4a hoặc Mẫu số 4b tại Phụ lục kèm theo Nghị định này; Mẫu số 4a tải Mẫu số 4b tải + Biên bản kiểm phiếu bầu xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân” hoặc “Nghệ nhân ưu tú” trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể theo Mẫu số 5a hoặc Mẫu số 5b tại Phụ lục kèm theo Nghị định này; Mẫu số 5a tải Mẫu số 5b tải + Báo cáo quá trình xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân” hoặc “Nghệ nhân ưu tú” trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể theo Mẫu số 6a hoặc Mẫu số 6b tại Phụ lục kèm theo Nghị định này; Mẫu số 6a tải Mẫu số 6b tải + Biên bản họp lấy ý kiến của cộng đồng dân cư nơi cư trú theo Mẫu số 8 tại Phụ lục kèm theo Nghị định này; + Hồ sơ quy định tại khoản 1 Điều 13 Nghị định này; + Quyết định thành lập Hội đồng cấp tỉnh. - Thời gian tổ chức hoạt động xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân”, “Nghệ nhân ưu tú” trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể tại Hội đồng cấp tỉnh không quá 90 ngày. Xem thêm Nghị định 93/2023/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 15/02/2024.
Trình tự thủ tục xét tặng Giải thưởng Nhà nước về văn học, nghệ thuật
Đối với các tác giả về văn học nghệ thuật khi sáng tác ra các tác phẩm tiểu biểu sẽ được nhà nước xét tặng Giải thưởng Nhà nước về văn học, nghệ thuật. Vậy trình tự thủ tục xét tặng giải Giải thưởng Nhà nước về văn học, nghệ thuật thực hiện như thế nào. Cần phải chuẩn bị hồ sơ gì để được xét tặng Giải thưởng Nhà nước về văn học, nghệ thuật? Trình tự thủ tục xét tặng Giải thưởng Nhà nước về văn học, nghệ thuật - Trách nhiệm của tác giả đề nghị xét tặng “Giải thưởng Nhà nước”: + Tác giả đăng ký tác phẩm, công trình văn học, nghệ thuật đề nghị xét tặng “Giải thưởng Nhà nước” về văn học, nghệ thuật theo chuyên ngành gửi 01 (một) bộ hồ sơ trực tiếp hoặc qua đường bưu điện đến Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch hoặc Hội Văn học, nghệ thuật chuyên ngành Trung ương trong trường hợp tác giả là hội viên. + Trường hợp tác giả đã mất thì người đại diện hợp pháp của tác giả hoặc Ban Chấp hành Hội Văn học, nghệ thuật nơi tác giả là hội viên, sau khi thống nhất với người đại diện hợp pháp của tác giả, đăng ký tác phẩm, công trình văn học, nghệ thuật đề nghị xét tặng “Giải thưởng Nhà nước” về văn học, nghệ thuật theo quy định. - Trách nhiệm của Hội đồng cấp cơ sở: + Xem xét, đánh giá hồ sơ đề nghị xét tặng “Giải thưởng Nhà nước” về văn học, nghệ thuật theo quy định; + Thông báo công khai kết quả xét tặng trong thời gian 10 ngày kể từ ngày kết thúc thời hạn xem xét, đánh giá hồ sơ; + Tiếp nhận, xử lý các kiến nghị trong thời gian 20 ngày kể từ ngày kết thúc thời hạn thông báo kết quả; + Hoàn thiện hồ sơ đủ điều kiện, tiêu chuẩn xét tặng “Giải thưởng Nhà nước” về văn học, nghệ thuật; được ít nhất 80% tổng số thành viên Hội đồng có mặt tại cuộc họp bỏ phiếu đồng ý; gửi cơ quan thường trực của Hội đồng chuyên ngành cấp Nhà nước theo quy định. - Trách nhiệm của Hội đồng chuyên ngành cấp Nhà nước: + Xem xét, đánh giá hồ sơ đề nghị xét tặng “Giải thưởng Nhà nước” về văn học, nghệ thuật theo quy định; + Thông báo công khai kết quả xét tặng trên các phương tiện thông tin đại chúng trong thời gian 15 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc thời hạn xem xét, đánh giá hồ sơ; + Tiếp nhận, xử lý các kiến nghị trong thời gian 20 ngày kể từ ngày kết thúc thời hạn thông báo kết quả; + Hoàn thiện hồ sơ đủ điều kiện, tiêu chuẩn xét tặng “Giải thưởng Nhà nước” về văn học, nghệ thuật; được ít nhất 80% tổng số thành viên Hội đồng có mặt tại cuộc họp bỏ phiếu đồng ý; gửi cơ quan thường trực của Hội đồng cấp Nhà nước theo quy định. - Trách nhiệm của Hội đồng cấp Nhà nước: + Xem xét, đánh giá và bỏ phiếu lựa chọn tác phẩm, công trình văn học, nghệ thuật đề nghị xét tặng “Giải thưởng Nhà nước” theo quy định; + Thông báo công khai kết quả xét tặng trên các phương tiện thông tin đại chúng trong thời gian 20 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc thời hạn xem xét, đánh giá và lựa chọn tác phẩm, công trình; + Tiếp nhận, xử lý các kiến nghị trong thời gian 20 ngày kể từ ngày kết thúc thời hạn thông báo kết quả; + Xem xét đề nghị bằng văn bản của Chủ tịch Hội đồng chuyên ngành cấp Nhà nước và bỏ phiếu đối với các tác phẩm, công trình văn học, nghệ thuật có giá trị đặc biệt xuất sắc, có ảnh hưởng rộng lớn, lâu dài trong đời sống xã hội nhưng chưa đạt tỷ lệ phiếu đồng ý theo quy định tại Hội đồng cấp Nhà nước”. + Hoàn thiện hồ sơ đủ điều kiện, tiêu chuẩn xét tặng “Giải thưởng Nhà nước” về văn học, nghệ thuật; được ít nhất 80% tổng số thành viên Hội đồng có mặt tại cuộc họp bỏ phiếu đồng ý; trình Thủ tướng Chính phủ theo quy định. + Hội đồng cấp Nhà nước gửi Bộ Nội vụ (Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương) 03 bộ hồ sơ để tổng hợp trình Thủ tướng Chính phủ theo quy định. - Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức Lễ công bố Quyết định tặng và trao tặng “Giải thưởng Nhà nước” của Chủ tịch nước. Hồ sơ xét tặng Giải thưởng Nhà nước về văn học, nghệ thuật Bản đăng ký tác phẩm, công trình văn học, nghệ thuật đề nghị xét tặng “Giải thưởng Nhà nước” về văn học, nghệ thuật theo Mẫu số 1b tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 90/2014/NĐ-CP của Chính phủ Bản sao, ảnh chụp tác phẩm, công trình đề nghị xét tặng “Giải thưởng Nhà nước” được in trên khổ giấy A4, kèm theo các thông tin cơ bản về năm, tháng được công bố; tóm tắt nội dung tác phẩm Bản sao có chứng thực Quyết định tặng thưởng hoặc Giấy chứng nhận Giải thưởng quy định tại Nghị định số 90/2014/NĐ-CP của Chính phủ Đối với tác phẩm, công trình văn học, nghệ thuật của tác giả là người nước ngoài mà hồ sơ sử dụng ngôn ngữ nước ngoài thì phải kèm theo bản dịch sang tiếng Việt có chứng thực Các tài liệu khác liên quan đến tác phẩm, công trình (nếu có)
Cục Nghệ thuật biểu diễn có chức năng nhiệm vụ và quyền hạn như thế nào?
Để người dân hiểu rõ hơn về Cục Nghệ thuật biểu diễn, một câu hỏi đặt ra là Cục Nghệ thuật biểu diễn có chức năng nhiệm vụ và quyền hạn như thế nào? Vì vậy, bài viết sau đây sẽ cung cấp một số thông tin liên quan đến vấn đề này. Cục Nghệ thuật biểu diễn có chức năng gì? Căn cứ tại Điều 1 Quyết định 789/QÐ-BVHTTDL năm 2023 có quy định như sau: Cục Nghệ thuật biểu diễn là tổ chức hành chính thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, thực hiện chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng quản lý nhà nước và tổ chức thực thi pháp luật về hoạt động nghệ thuật biểu diễn và văn học trên phạm vi cả nước; quản lý các dịch vụ công về lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn và văn học theo quy định của pháp luật. Cục Nghệ thuật biểu diễn có chức năng nhiệm vụ và quyền hạn như thế nào? (Hình từ Internet) Cục Nghệ thuật biểu diễn có nhiệm vụ và quyền hạn như thế nào? Căn cứ tại Điều 2 Quyết định 789/QÐ-BVHTTDL năm 2023 có quy định như sau: - Trình Bộ trưởng dự thảo văn bản quy phạm pháp luật, việc phân cấp quản lý nhà nước về hoạt động nghệ thuật biểu diễn. - Trình Bộ trưởng chiến lược, đề án, kế hoạch dài hạn, hàng năm về nghệ thuật biểu diễn và văn học. - Tổ chức thực hiện, hướng dẫn và kiểm tra việc thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, chiến lược, đề án và quy định của pháp luật về hoạt động nghệ thuật biểu diễn theo thẩm quyền quản lý nhà nước sau khi được phê duyệt; tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật và thông tin hoạt động quản lý nhà nước về nghệ thuật biểu diễn. - Trình Bộ trưởng kế hoạch tài trợ, đặt hàng sáng tác, dàn dựng các chương trình, tiết mục, vở diễn, sản phẩm ghi âm, ghi hình và các dịch vụ sự nghiệp công khác sử dụng ngân sách nhà nước đối với hoạt động nghệ thuật| biểu diễn. - Thẩm định trình Bộ trưởng chấp thuận đối với những hồ sơ hợp lệ, đầy đủ theo quy định về: + Tổ chức biểu diễn nghệ thuật trong khuôn khổ hợp tác quốc tế của các hội chuyên ngành về nghệ thuật biểu diễn thuộc Trung ương, đơn vị sự nghiệp công lập có chức năng biểu diễn nghệ thuật thuộc Trung ương; + Tổ chức cuộc thi, liên hoan toàn quốc và quốc tế của các hội chuyên ngành về nghệ thuật biểu diễn thuộc Trung ương, đơn vị sự nghiệp công lập có chức năng biểu diễn nghệ thuật thuộc Trung ương. - Chấp thuận, dừng tổ chức biểu diễn nghệ thuật, cuộc thi, liên hoan các loại hình nghệ thuật biểu diễn; hủy kết quả cuộc thi, liên hoan các loại hình nghệ thuật biểu diễn thuộc phạm vi thẩm quyền của Bộ theo quy định của pháp luật và phân cấp, ủy quyền của Bộ trưởng. - Tiếp nhận lưu chiểu bản ghi âm, ghi hình có nội dung biểu diễn nghệ thuật nhằm mục đích thương mại của tổ chức thuộc cơ quan Trung ương theo quy định của pháp luật. Tổ chức kho lưu giữ trong thời hạn 24 tháng và thực hiện thanh lọc hoặc thanh lý sau khi hết thời hạn lưu giữ. - Kiểm tra, đối chiếu, đình chỉ lưu hành, buộc tiêu hủy bản ghi âm, ghi hình được lưu chiểu khi phát hiện vi phạm quy định của pháp luật về nghệ thuật biểu diễn và các quy định khác của pháp luật có liên quan. - Xây dựng kế hoạch giới thiệu, quảng bá, giao lưu, hợp tác liên ngành về nghệ thuật biểu diễn trong nước, quốc tế và tổ chức thực hiện sau khi được phê duyệt. - Đề xuất với Bộ trưởng cử các nghệ sĩ, ban, nhóm, đoàn nghệ thuật đi biểu diễn ở nước ngoài trong các chương trình giao lưu, hội nhập quốc tế hoặc tham gia các cuộc thi, liên hoan nghệ thuật quốc tế. - Thẩm định nội dung, chất lượng chương trình nghệ thuật quy mô quốc gia, quốc tế theo quyết định của Bộ trưởng. - Thẩm định các chương trình, dự án do nước ngoài tài trợ cho hoạt động nghệ thuật biểu diễn, văn học và tổ chức thực hiện theo quyết định của Bộ trưởng. - Tổ chức hoặc phối hợp tổ chức hoạt động biểu diễn nghệ thuật theo quyết định của Bộ trưởng. - Chủ trì, phối hợp với các Hội chuyên ngành, cơ quan Trung ương và địa phương tổ chức cuộc thi và liên hoan các loại hình nghệ thuật biểu diễn chuyên nghiệp theo quyết định của Bộ trưởng. - Định hướng các đơn vị nghệ thuật trên toàn quốc nghiên cứu, sưu tầm, giữ gìn và phát huy giá trị nghệ thuật truyền thống của dân tộc, tiếp thu tinh hoa nghệ thuật của các nước trên thế giới và dàn dựng, biểu diễn phục vụ khán giả trong nước và quốc tế. - Chủ trì, phối hợp tổ chức thực hiện kế hoạch nghiên cứu khoa học, ứng dụng tiến bộ khoa học - công nghệ, kế hoạch, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ về nghệ thuật biểu diễn. - Phối hợp xây dựng tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành nghệ thuật biểu diễn. - Chủ trì, phối hợp tổ chức các chương trình bồi dưỡng, tập huấn về chuyên môn, nghiệp vụ lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn theo quy định của pháp luật và phân công của Bộ trưởng. - Phối hợp xây dựng cơ chế hoạt động của tổ chức dịch vụ công, phí, lệ phí về lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn trình cấp có thẩm quyền phê duyệt và tổ chức thực hiện theo quy định. - Phối hợp, thẩm định hồ sơ xét tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh, Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật; xét tặng danh hiệu Nghệ sĩ nhân dân, Nghệ sĩ ưu tú. - Giúp Bộ trưởng quản lý nhà nước đối với nội dung hoạt động của các tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, quỹ về nghệ thuật biểu diễn và văn học theo quy định của pháp luật. - Về văn học: + Xây dựng, trình cấp có thẩm quyền cơ chế, chính sách về hoạt động văn học; + Hướng dẫn tổ chức thực hiện và kiểm tra hoạt động văn học; + Giúp Bộ trưởng quản lý công tác sáng tác, lý luận phê bình, bảo tồn, giới thiệu, quảng bá các tác phẩm văn học theo quy định của pháp luật; theo dõi công tác đào tạo, bồi dưỡng viết văn trẻ và tổ chức trại sáng tác văn học, nghệ thuật; + Phối hợp với Hội chuyên ngành về văn học và các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể liên quan hướng dẫn và tổ chức thực hiện cơ chế đặt hàng, các cuộc thi, giải thưởng về văn học; + Tổ chức các hoạt động truyền thông về văn học, nghệ thuật. - Tham mưu, giúp Bộ trưởng chỉ đạo, hướng dẫn và kiểm tra chuyên môn, nghiệp vụ về lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn đối với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Sở Văn hóa và Thể thao theo quy định của pháp luật. - Tham mưu hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của đơn vị sự nghiệp công lập hoạt động lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn thuộc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Sở Văn hóa và Thể thao theo quy định của pháp luật. - Kiểm tra, phối hợp thanh tra; kiến nghị, xử lý vi phạm và giải quyết khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật. - Đề xuất khen thưởng và xử lý kỷ luật đối với đơn vị, cá nhân trong hoạt động nghệ thuật biểu diễn và văn học theo quy định của pháp luật. - Thực hiện các nội dung cải cách hành chính, chuyển đổi số theo chương trình, kế hoạch của Bộ. - Quản lý tổ chức bộ máy, công chức, thực hiện chính sách, chế độ đối với công chức và người lao động thuộc phạm vi quản lý của Cục theo quy định của pháp luật và phân cấp của Bộ trưởng. - Quản lý, sử dụng tài chính, tài sản và các nguồn lực khác được giao theo quy định của pháp luật. - Thực hiện các nhiệm vụ khác được Bộ trưởng giao và theo quy định của pháp luật.
Biểu diễn nghệ thuật không xin phép có bị xử phạt không?
Hiện nay, nhiều buổi hòa nhạc lớn được tổ chức tại Việt Nam mà chưa được cấp phép của cơ quan có thẩm quyền nhưng đã được công bố quảng cáo và kinh doanh vé biểu diễn trước. Vậy trường hợp chưa xin phép biểu diễn nhưng hoạt động kinh doanh thì có bị xử phạt hay không? 1. Thế nào được xem là biểu diễn nghệ thuật? Cụ thể tại khoản 2 Điều 2 Nghị định 144/2020/NĐ-CP giải thích thuật ngữ biểu diễn nghệ thuật là hoạt động thể hiện các loại hình nghệ thuật biểu diễn, thi người đẹp, người mẫu hoặc kết hợp giữa loại hình nghệ thuật biểu diễn với trình diễn thời trang, các hoạt động văn hoá, thể thao. Ngoài ra, loại hình nghệ thuật biểu diễn bao gồm sân khấu, âm nhạc, múa và các hình thức diễn xướng dân gian từ truyền thống đến hiện đại của Việt Nam và thế giới. Bên cạnh đó, Điều 8 Nghị định 144/2020/NĐ-CP còn quy định cụ thể các hình thức tổ chức biểu diễn nghệ thuật bao gồm: - Tổ chức biểu diễn nghệ thuật phục vụ nhiệm vụ chính trị; biểu diễn nghệ thuật phục vụ nội bộ cơ quan và tổ chức. - Tổ chức biểu diễn nghệ thuật phục vụ tại các cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch, vui chơi, giải trí, nhà hàng không bán vé xem biểu diễn nghệ thuật, thực hiện thông báo. - Tổ chức biểu diễn nghệ thuật khác. Tổ chức biểu diễn nghệ thuật không trực tiếp trước công chúng được đăng tải trên hệ thống phát thanh, truyền hình và môi trường mạng do người đăng, phát chịu trách nhiệm. 2. Cần điều kiện gì để được tổ chức biểu diễn nghệ thuật? Tổ chức biểu diễn nghệ thuật căn cứ khoản 1 Điều 10 Nghị định 144/2020/NĐ-CP xem xét quy định điều kiện tổ chức biểu diễn nghệ thuật được thực hiện như sau: - Là đơn vị sự nghiệp công lập có chức năng biểu diễn nghệ thuật; hội chuyên ngành về nghệ thuật biểu diễn; tổ chức, cá nhân đăng ký kinh doanh hoạt động biểu diễn nghệ thuật theo quy định của pháp luật. - Phải đáp ứng điều kiện về an ninh, trật tự an toàn xã hội, môi trường, y tế và phòng, chống cháy nổ theo quy định của pháp luật. - Có văn bản chấp thuận tổ chức biểu diễn nghệ thuật của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Theo đó, cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp phép bao gồm: - Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chấp thuận tổ chức biểu diễn nghệ thuật trong khuôn khổ hợp tác quốc tế của các hội chuyên ngành về nghệ thuật biểu diễn thuộc Trung ương, đơn vị sự nghiệp công lập có chức năng biểu diễn nghệ thuật thuộc Trung ương; - Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chấp thuận tổ chức biểu diễn nghệ thuật được tổ chức trên địa bàn quản lý không thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản này. 3. Hồ sơ, thủ tục xin cấp phép biểu diễn nghệ thuật * Thành phần hồ sơ thực hiện thủ tục: - Văn bản đề nghị tổ chức biểu diễn nghệ thuật (theo Mẫu số 02 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 144/2020/NĐ-CP); - Kịch bản, danh mục tác phẩm gắn với tác giả, người chịu trách nhiệm chính về nội dung chương trình (đối với tác phẩm nước ngoài phải kèm bản dịch tiếng Việt có chứng thực chữ ký người dịch). * Thủ tục cấp văn bản chấp thuận: - Tổ chức, cá nhân gửi 01 bộ hồ sơ trực tiếp; qua bưu chính hoặc trực tuyến tới cơ quan nhà nước có thẩm quyền ít nhất 07 ngày làm việc trước ngày dự kiến tổ chức biểu diễn nghệ thuật; - Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ, trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền có văn bản thông báo yêu cầu hoàn thiện hồ sơ; - Trường hợp hồ sơ đầy đủ theo quy định, trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền thẩm định, cấp văn bản chấp thuận tổ chức biểu diễn nghệ thuật (theo Mẫu số 03 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này) đồng thời đăng tải trên hệ thống thông tin điện tử. Trường hợp không chấp thuận, phải trả lời bằng văn bản nêu rõ lý do; - Trường hợp thay đổi nội dung biểu diễn nghệ thuật đã được chấp thuận, tổ chức, cá nhân đề nghị tổ chức biểu diễn nghệ thuật có văn bản nêu rõ lý do gửi trực tiếp; qua bưu chính hoặc trực tuyến tới cơ quan đã chấp thuận. Trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan đã chấp thuận phải xem xét, quyết định và thông báo kết quả bằng văn bản tới tổ chức, cá nhân đề nghị; - Trường hợp thay đổi thời gian, địa điểm tổ chức biểu diễn nghệ thuật đã được chấp thuận, tổ chức, cá nhân đề nghị tổ chức biểu diễn nghệ thuật có văn bản thông báo gửi trực tiếp; qua bưu chính hoặc trực tuyến tới cơ quan đã chấp thuận và chính quyền địa phương nơi tổ chức biểu diễn nghệ thuật ít nhất 02 ngày làm việc trước ngày dự kiến tổ chức. 4. Mức phạt hành chính đối với hành vi biểu diễn nghệ thuật không xin phép Theo khoản 2 Điều 11 Nghị định 38/2021/NĐ-CP quy định tổ chức biểu diễn nghệ thuật sẽ bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây: - Không thông báo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định tổ chức biểu diễn nghệ thuật, tổ chức cuộc thi, liên hoan các loại hình nghệ thuật biểu diễn phục vụ nhiệm vụ chính trị; phục vụ nội bộ cơ quan và tổ chức; - Không thông báo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định tổ chức biểu diễn nghệ thuật phục vụ tại các cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch, vui chơi, giải trí, nhà hàng không bán vé xem biểu diễn nghệ thuật. Lưu ý: Trường hợp là cá nhân vi phạm quy định trên thì mức phạt giảm phân nửa. Theo đó, trường hợp biểu diễn nghệ thuật tại Việt Nam bắt buộc tổ chức đó phải thực hiện thủ tục xin cấp phép biểu diễn, trường hợp vi phạm có thể bị phạt đến 30 triệu đồng.
Trọng dụng văn nghệ sĩ tài năng tham gia công tác đào tạo văn hóa, nghệ thuật
Ngày 15/5/2023 Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 515/QĐ-TTg năm 2023 phê duyệt Chương trình tổng thể về phát triển văn hóa Việt Nam giai đoạn 2023 - 2025. (1) Phát triển đội ngũ nghệ sĩ đào tạo chất lượng cao trong lĩnh vực văn hóa Theo đó, yêu cầu phát triển đội ngũ văn nghệ sĩ, trí thức và nguồn nhân lực quản lý, đào tạo, nghiên cứu khoa học chất lượng cao trong lĩnh vực văn hóa tập trung các vấn đề sau: - Xây dựng chương trình khoa học nghiên cứu cơ bản về văn hóa, về văn hóa trong xã hội số, văn hóa đặc thù của các dân tộc, nghệ thuật đỉnh cao, nghệ thuật truyền thống. - Nâng cao năng lực, xây dựng chương trình đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ trong lĩnh vực nghiên cứu cơ bản về văn hóa, cán bộ quản lý văn hóa tầm chiến lược, hoạch định, tư vấn xây dựng chính sách phát triển ngành. - Đào tạo, bồi dưỡng 100 chuyên gia, cán bộ chuyên môn về biên kịch, lý luận và phê bình, giám tuyển, giám định thuộc các lĩnh vực: điện ảnh, mỹ thuật, nghệ thuật biểu diễn và về giám định cổ vật. - Lựa chọn những văn nghệ sĩ, nghệ nhân, trí thức trẻ có năng lực, khả năng sáng tạo để đào tạo dài hạn, tham dự các khóa bồi dưỡng nâng cao ngắn hạn ở trong nước và nước ngoài. - Trọng dụng, tuyển dụng nhà khoa học, văn nghệ sĩ tài năng, nghệ nhân các ngành, nghề truyền thống tham gia công tác đào tạo, giảng dạy trong lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật. - Tăng cường năng lực cơ sở vật chất kỹ thuật và công nghệ, các điều kiện bảo đảm chất lượng đào tạo theo chuẩn quốc tế cho 02 cơ sở giáo dục đại học, 04 cơ sở giáo dục nghề nghiệp và một số viện nghiên cứu chuyên ngành văn hóa, nghệ thuật. Theo mô hình tiên tiến thế giới, trong đó có ít nhất 01 đơn vị nghiên cứu, tư vấn chính sách, chiến lược phát triển của ngành văn hóa. (2) Bảo tồn, phát huy bền vững các giá trị văn hóa của dân tộc - Triển khai các chương trình, nhiệm vụ bảo quản, tu bổ, phục hồi và tôn tạo cho khoảng 02 di sản văn hóa, thiên nhiên được UNESCO ghi danh; khoảng 15 di tích quốc gia đặc biệt có giá trị đang xuống cấp nghiêm trọng. Hỗ trợ chống xuống cấp, tu sửa cấp thiết khoảng 150 di tích cấp quốc gia. - Đẩy mạnh xây dựng hồ sơ khoa học các di sản văn hóa phi vật thể có giá trị tiêu biểu hoặc có nguy cơ mai một, cần được bảo vệ khẩn cấp để ghi danh vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, di sản thế giới. - Đẩy mạnh công tác sưu tầm tài liệu cổ, quý hiếm có giá trị đặc biệt về lịch sử, văn hóa, khoa học. - Nâng cấp, cải tạo một số bảo tàng công lập cấp quốc gia. Nghiên cứu, thành lập các bảo tàng chuyên ngành cấp quốc gia về nghệ thuật đương đại, nghệ thuật nhiếp ảnh; trung tâm quốc gia về bảo quản hiện vật. - Nghiên cứu, triển khai các giải pháp ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa vật thể và phi vật thể. Phát triển các ứng dụng trải nghiệm thực tế ảo, nghiên cứu khai thác những giá trị về nghệ thuật truyền thống trong các kho dữ liệu đang có. - Hỗ trợ các hoạt động truyền dạy, bảo tồn các di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO công nhận và bảo tồn, phát huy tiếng nói, chữ viết của các dân tộc thiểu số có nguy cơ mai một. (3) Xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh, nâng cao đời sống tinh thần, năng lực thẩm mỹ của nhân dân - Nghiên cứu xây dựng hệ giá trị quốc gia, hệ giá trị và chuẩn mực ứng xử của người Việt Nam; chuẩn mực về văn hóa trong công sở, của công chức, cộng đồng; quy tắc ứng xử văn hóa, văn minh trong môi trường số. - Xây dựng và hỗ trợ phát triển không gian trải nghiệm sách đa phương tiện hiện đại phục vụ phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng tại thư viện cấp tỉnh, thư viện cộng đồng ở những địa phương chưa có thư viện cấp xã. - Xây dựng và triển khai các hoạt động giáo dục nghệ thuật, nâng cao năng lực thẩm mỹ cho thanh, thiếu niên Việt Nam, chương trình giáo dục nghệ thuật trong nhà trường. - Xây dựng môi trường văn hóa số phù hợp với nền kinh tế số, xã hội số và công dân số ở Việt Nam giai đoạn 2023 - 2030, tầm nhìn 2045. - Thúc đẩy hoạt động, hỗ trợ trang thiết bị cho các đội thông tin, tuyên truyền lưu động tại vùng biên giới, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng đặc biệt khó khăn. Xem thêm Quyết định 515/QĐ-TTg năm 2023 có hiệu lực ngày 15/5/2023.
Viên chức nghệ thuật, điện ảnh có danh hiệu NSND, NSƯT sẽ được xét thăng hạng
Ngày 23/3/2023 Bộ VHTTDL ban hành Thông tư 03/2023/TT-BVHTTDL quy định tiêu chuẩn, điều kiện thi hoặc xét thăng hạng; hình thức, nội dung và xác định người trúng tuyển trong kỳ xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành thư viện, di sản văn hóa, văn hóa cơ sở, tuyên truyền viên văn hóa, nghệ thuật biểu diễn, điện ảnh và mỹ thuật. Theo đó, trường hợp viên chức nghệ thuật, điện ảnh có danh hiệu NSND, NSƯT sẽ được xét thăng hạng theo quy định sau: (1) Tiêu chuẩn, điều kiện dự xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp Viên chức đáp ứng các tiêu chuẩn, điều kiện tại mục (2) thuộc các trường hợp sau được dự xét thăng hạng: Viên chức giữ chức danh nghề nghiệp chuyên ngành nghệ thuật biểu diễn, điện ảnh và chuyên ngành mỹ thuật - Được tặng danh hiệu “Nghệ sĩ nhân dân”. - Được tặng danh hiệu “Nghệ sĩ ưu tú”. - Được tặng “Giải thưởng Hồ Chí Minh”. - Được tặng “Giải thưởng Nhà nước” về văn học nghệ thuật Quy định tại điểm b khoản 4 của các Điều 4, 5, 8 và 9 Thông tư 10/2022/TT-BVHTTDL quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và xếp lương viên chức chuyên ngành nghệ thuật biểu diễn và điện ảnh. Ngoài ra, tại điểm b khoản 4 của các Điều 4 và 5 Thông tư 09/2022/TT-BVHTTDL quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và xếp lương viên chức chuyên ngành mỹ thuật, được sử dụng một lần danh hiệu hoặc giải thưởng để dự xét thăng hạng lên chức danh nghề nghiệp cao hơn liền kề. Viên chức chuyên ngành văn hóa hạng IV lên viên chức chuyên ngành văn hóa hạng III: Đáp ứng các tiêu chuẩn, điều kiện tại Điều 2 Thông tư này và là viên chức đang giữ chức danh nghề nghiệp chuyên ngành văn hóa hạng IV. (2) Tiêu chuẩn, điều kiện dự thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp - Được cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền cử tham dự kỳ thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp. - Đáp ứng tiêu chuẩn, điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 32 Nghị định 115/2020/NĐ-CP quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức. - Đáp ứng yêu cầu khác của tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp dự thi theo quy định tại: + Thông tư 16/2021/TT-BVHTTDL quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và xếp lương viên chức chuyên ngành di sản văn hóa. + Thông tư 02/2022/TT-BVHTTDL quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và xếp lương viên chức chuyên ngành thư viện. + Thông tư 03/2022/TT-BVHTTDL quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và xếp lương viên chức chuyên ngành văn hóa cơ sở. + Thông tư 09/2022/TT-BVHTTDL quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và xếp lương viên chức chuyên ngành mỹ thuật. + Thông tư 10/2022/TT-BVHTTDL quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và xếp lương viên chức chuyên ngành nghệ thuật biểu diễn, điện ảnh. + Thông tư 02/2023/TT-BVHTTDL quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và xếp lương viên chức chuyên ngành tuyên truyền viên văn hóa. Xem thêm Thông tư 03/2023/TT-BVHTTDL có hiệu lực ngày 15/5/2023.
Tổ chức Hội thảo khoa học phát triển đội ngũ trí thức văn học, nghệ thuật
Bộ trưởng Bộ VHTTDL ban hành Quyết định 259/QĐ-BVHTTDL tải về ngày 15/02/2023 về việc tổ chức Hội thảo khoa học “Thực trạng và đóng góp của đội ngũ trí thức văn học, nghệ thuật”. Theo đó, Hội thảo khoa học “Thực trạng và đóng góp của đội ngũ trí thức văn học, nghệ thuật” được tổ chức như sau: (1) Thời gian tổ chức - Tổ chức Hội thảo khoa học: 01 ngày, dự kiến tháng cuối tháng 3/2023. - Tổ chức Tọa đàm: 01 buổi, dự kiến tháng cuối tháng 3 hoặc đầu tháng 4/2023. (2) Địa điểm tổ chức: Thành phố Hà Nội (3) Thành phần tham dự, số lượng đại biểu và nội dung * Hội thảo - Thành phần + Bộ VHTTDL: Lãnh đạo Bộ; đại diện lãnh đạo một số Cục, Vụ quản lý chuyên môn trong lĩnh vực văn hóa, văn học, nghệ thuật và đơn vị liên quan. + Một số thành viên Ban Chỉ đạo Đề án Tổng kết Nghị quyết 27-NQ/TW ngày 06/8/2028 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về “Xây dựng đội ngũ trí thức trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”. + Đại diện một số đơn vị Cục, Vụ, đơn vị chức năng có liên quan thuộc Bộ Nội vụ; Bộ Giáo dục và Đào tạo; Ban Tuyên giáo Trung ương; Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội; Văn phòng Chính phủ. + Đại diện Sở Văn hoá và Thể thao, Sở VHTTDL các tỉnh/thành; Nhà hát, đơn vị nghệ thuật ở Trung ương và địa phương; hiệp hội chuyên ngành thuộc lĩnh vực văn học, nghệ thuật ở Trung ương và địa phương. + Các chuyên gia, nhà khoa học, văn nghệ sĩ và các tổ chức, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực văn học, nghệ thuật. + Các phóng viên báo chí. - Số lượng đại biểu và tham luận + Số lượng đại biểu: Dự kiến khoảng 200 người. + Số lượng tham luận: Từ 40 đến 50 tham luận. - Nội dung: + Đánh giá tình hình xây dựng và sự phát triển của đội ngũ trí thức lĩnh vực văn học, nghệ thuật từ 2008 đến nay, tập trung vào các nội dung cơ bản sau: Chính sách và việc thực thi chính sách đối với đội ngũ trí thức; đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng và đãi ngộ đối với đội ngũ trí thức. Vai trò của đội ngũ trí thức; thế mạnh và hạn chế của đội ngũ trí thức; thời cơ và thách thức trong phát triển đội ngũ trí thức; các nhân tố tác động đến xây dựng và phát triển đội ngũ trí thức . + Đề xuất nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu xây dựng và phát triển đội ngũ trí thức lĩnh vực văn học, nghệ thuật trong bối cảnh mới. + Những kiến nghị và đề xuất. (Thời gian, địa điểm, hình thức, thành phần và quy mô tổ chức Hội thảo có thể thay đổi tùy theo thực tế kế hoạch công tác của Bộ VHTTDL). * Tọa đàm - Thành phần + Bộ VHTTDL: Đại diện một số Cục, Vụ, Viện trong lĩnh vực văn hóa, văn học nghệ thuật. + Đại diện một số Nhà hát, đơn vị nghệ thuật và các Hiệp hội trong lĩnh vực văn hóa, văn học, nghệ thuật ở Trung ương. + Một số chuyên gia, nhà khoa học, giảng viên, văn nghệ sĩ hoạt động trong lĩnh vực văn hóa, văn học, nghệ thuật. - Số lượng đại biểu + Số lượng đại biểu: Từ 50 đến 60 người. + Số lượng tham luận: Từ 15 đến 20 tham luận. - Nội dung: Phát huy dân chủ, trách nhiệm, đạo đức nghề nghiệp trong hoạt động văn hóa, nghệ thuật. Xem thêm Quyết định 259/QĐ-BVHTTDL tải về ban hành ngày 15/02/2023.
Liệu có giới hạn độ tuổi với diễn viên múa?
Với bản chất là diễn viên nên diễn viên múa cũng được xem là một phần công việc trong ngành nghề có liên quan tới nghệ thuật. Dưới nhịp điệu của một bài nhạc được dàn dựng, các diễn viên múa sẽ biểu diễn các động tác trước đông đảo khán giả. Bạn có thể bắt gặp các diễn viên múa ở rất nhiều sân khấu khác nhau như tại các đám cưới, buổi diễn, hòa nhạc, ca nhạc hay nhà hát kịch… Vậy diễn viên múa có bị giới hạn độ tuổi trên phương diện pháp luật hay không? Căn cứ Điều 8 Thông tư 09/2020/TT-BLDTBXH có quy định về công việc nhẹ người từ đủ 13 tuổi đến chưa đủ 15 tuổi được làm như sau: Ban hành kèm theo Thông tư này Phụ lục II - Danh mục công việc nhẹ người từ đủ 13 tuổi đến chưa đủ 15 tuổi được làm. Theo Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư 09/2020/TT-BLDTBXH – Danh mục công việc nhẹ người từ đủ 13 tuổi đến chưa đủ 15 tuổi được làm: 1. Biểu diễn nghệ thuật. 2. Vận động viên thể thao. 3. Lập trình phần mềm. 4. Các nghề truyền thống: chấm men gốm; cưa vỏ trai; làm giấy dó; làm nón lá; chấm nón; dệt chiếu; làm trống; dệt thổ cẩm; thêu thổ cẩm; làm bún gạo; làm miến; làm giá đỗ; làm bánh đa; dệt tơ tằm; se sợi hoa sen; vẽ tranh sơn mài, se nhang, làm vàng mã (trừ các công đoạn có sử dụng hóa chất độc hại như sơn ta, hóa chất tẩy rửa, hóa chất dùng để ướp màu, hóa chất tạo mùi, tạo tàn nhang cong…). 5. Các nghề thủ công mỹ nghệ: thêu ren; mộc mỹ nghệ; làm lược sừng; làm tranh dân gian (tranh Đông Hồ, tranh Hàng Trống…); nặn tò he; làm tranh khắc gỗ, biểu tranh lụa; nhặt vỏ sò, điệp để gắn trên tranh mỹ nghệ; mài đánh bóng tranh mỹ nghệ; xâu chuỗi tràng hạt kết cườm, đánh bóng trang sức mỹ nghệ; làm rối búp bê; làm thiếp mừng các sản phẩm từ giấy nghệ thuật trang trí trên thiếp mừng; làm khung tranh mô hình giấy, hộp giấy, túi giấy. 6. Đan lát, làm các đồ gia dụng, đồ thủ công mỹ nghệ từ nguyên liệu tự nhiên như: mây, tre, nứa, dừa, chuối, bèo lục bình, đay, cói, quế, guột, đót, lá nón. 7. Gói nem, gói kẹo, gói bánh(trừ việc vận hành hoặc sử dụng các máy, thiết bị, dụng cụ đóng gói). 8. Nuôi tằm. 9. Làm cỏ vườn rau sạch; thu hoạch rau, củ, quả sạch theo mùa. 10. Chăn thả gia súc tại nông trại. 11. Phụ gỡ lưới cá, đan lưới cá, phơi khô thủy sản. 12. Cắt chỉ, đơm nút, thùa khuyết, đóng gói vào hộp các sản phẩm dệt thủ công. Do đó, diễn viên múa xét trên phương diện của pháp luật thì sẽ được công nhận khi từ đủ 13 tuổi.
Danh xưng 'nghệ sĩ' là do Nhà nước công nhận hay khán giả công nhận?
Nghệ sĩ có phải một danh xưng do Nhà nước công nhận? - Minh họa Đồng ý rằng tất cả các ngành nghề đều có giá trị cốt lõi và mang lại lợi ích cho xã hội, tuy nhiên một số ngành, nghề lại được Nhà nước quản lý, điều hành chặt chẽ bằng hệ thống quy định pháp lý cụ thể. Chính vì sự khắt khe trong tiêu chuẩn hành nghề mà người hoạt động trong các lĩnh vực này nhận sự ưu ái, kính trọng nhất định trong xã hội. Liệu nghề "nghệ sĩ" có nằm trong số đó? 1. Nghệ sĩ có phải chức danh, chức vụ trong xã hội? Hằng ngày, ngoài những từ ngữ mà vừa nghe qua chúng ta đã biết được nghề nghiệp của họ như bác sĩ, kỹ sư, giáo viên, luật sư,… Chúng ta vẫn thường nghe những từ ngữ chỉ danh phận của một người như Giám đốc, Chủ tịch, Trưởng phòng, Thủ trưởng, Bộ trưởng,… Cần phải nói rằng không có một văn bản pháp luật quy định cụ thể định nghĩa chức danh, chức vụ, tuy nhiên dựa vào bản chất của những cách gọi trên, mình xin tạm chia thành hai nhóm: - Nhóm “chức danh” chỉ công việc của một người trong lĩnh vực nhất định, gắn liền với công việc và chuyên môn công tác của họ. Chẳng hạn chức danh bác sĩ gắn với ngành y, chức danh luật sư gắn với ngành luật, chức danh giáo viên gắn với ngành giáo dục… Chức danh không nhất thiết phải gắn liền với một cơ quan, tổ chức, bởi lẽ tất cả những người mang chức danh hoàn toàn có thể hoạt động độc lập. Tuy nhiên, để có thể được gọi bằng những chức danh này, phần lớn đều phải được công nhận, cấp bằng, chứng chỉ hành nghề, hoặc ít nhất là được xã hội công nhận. - Nhóm “chức vụ” chỉ một vị trí gắn liền với “nhiệm vụ”, bởi lẽ để biết chức vụ của một người, ta cần biết họ đang công tác, làm việc trong tập thể nào, cơ quan nào. Chẳng hạn nếu không có một công ty thì không có Giám đốc, không có Chủ tịch, nếu không có một cơ quan (hoặc hệ thống cơ quan) nhà nước thì sẽ không có người được gọi là Thủ trưởng, Bộ trưởng. Một người có chức danh sẽ đồng thời có chức vụ nếu họ công tác trong một tập thể, một cơ quan nào đó có phân chia cấp bậc, nhiệm vụ rõ ràng. Tiếp theo, ta quay trở lại với danh từ nhân xưng “nghệ sĩ”. Có thể thấy rằng khi nói về nghệ sĩ, bạn hoàn toàn không thể chỉ ra rõ họ làm việc trong lĩnh vực nào, có chăng bạn chỉ biết rằng họ sẽ lấy việc “biểu diễn” một loại hình nghệ thuật nào đó để làm công việc chính. Người đi hát cũng được gọi là nghệ sĩ, diễn kịch (bi, hài) cũng gọi là nghệ sĩ, diễn viên truyền hình, điện ảnh cũng gọi là nghệ sĩ, thậm chí diễn xiếc cũng gọi là nghệ sĩ, ra công viên hát cũng có thể gọi là nghệ sĩ, tham gia một chương trình thực tế xong, người bình thường cũng trở thành nghệ sĩ. Cá biệt hơn, có người chỉ lên mạng đăng video thường xuyên cũng dần được gọi là nghệ sĩ!! Đúng là có rất nhiều trường học được thành lập để đào tạo người biểu diễn nghệ thuật, tuy nhiên kể cả khi bạn không xuất thân từ những cơ sở đào tạo này, bạn vẫn hoàn toàn có thể được gọi là nghệ sĩ! Như vậy, ở một góc độ nào đó thì danh xưng "nghệ sĩ" cũng có thể coi là một chức danh, tuy nhiên điều này phải gắn liền với việc "được đào tạo, cấp bằng, chứng chỉ" hoặc "được xã hội công nhận". Nếu vậy, những "người làm nghề biểu diễn" không được đào tạo qua trường lớp, không có một chuyên môn nghiệp vụ nhất định chỉ có thể trở thành "nghệ sĩ' nếu được xã hội nhìn nhận mà thôi! 2. Việc trở thành nghệ sĩ khác gì so với trở thành luật sư, bác sĩ, giáo viên? Cần phải hiểu rằng, để được trở thành bác sĩ, luật sư, giáo viên,... thực tế ngoài việc được đào tạo chuyên môn, chúng ta cần phải được nhà nước thẩm định xem có đủ tư cách đề hành nghề hay không. Chẳng hạn, tại Điều 10 Luật Luật sư 2006 (sửa đổi, bổ sung 2012) thì tiêu chuẩn trở thành luật sư là: "Công dân Việt Nam trung thành với Tổ quốc, tuân thủ Hiến pháp và pháp luật, có phẩm chất đạo đức tốt, có bằng cử nhân luật, đã được đào tạo nghề luật sư, đã qua thời gian tập sự hành nghề luật sư, có sức khoẻ bảo đảm hành nghề luật sư thì có thể trở thành luật sư." Tiếp đó, Điều 11 Luật này cũng quy định: "Người có đủ tiêu chuẩn quy định tại Điều 10 của Luật này muốn được hành nghề luật sư phải có Chứng chỉ hành nghề luật sư và gia nhập một Đoàn luật sư." Như vậy, để được trở thành Luật sư thì phải có Chứng chỉ hành nghề! Đối với nghề Bác sĩ, Khoản 6 Điều 2 Luật Khám, chữa bệnh 2009 có quy định: "Người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh là người đã được cấp chứng chỉ hành nghề và thực hiện khám bệnh, chữa bệnh (sau đây gọi chung là người hành nghề)." Một lần nữa, chúng ta lại thấy sự xuất hiện của "chứng chỉ hành nghề". Đối với nghề giáo viên, thậm chí nếu muốn trở thành một giáo viên dạy ở các trường công lập, bạn còn cần phải thi tuyển viên chức để được có biên chế nhất định (đây là một tên gọi chỉ những người làm việc dưới sự quản lý, điều hành trực tiếp bởi nhà nước). Sau đó, quay trở lại với nghề "nghệ sĩ" nếu bạn đang đặt câu hỏi "nghệ sĩ" có cần phải có chứng chỉ hành nghề không - thì câu trả lời chắc chắn sẽ là KHÔNG. Đó là lý do dù bạn là ai, đang làm công việc gì trong xã hội, bạn vẫn hoàn toàn có thể trở thành nghệ sĩ. Văn bản điều chỉnh hoạt động nghệ thuật biểu diễn cụ thể nhất đang có hiệu lực là Nghị định 144/2020/NĐ-CP. Trong văn bản này có những định nghĩa sau: - Hoạt động nghệ thuật biểu diễn là hoạt động tạo ra những sản phẩm nghệ thuật được định hình dưới dạng văn bản, âm thanh, hình ảnh để truyền đạt trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua các phương tiện kỹ thuật tới công chúng dưới các hình thức biểu diễn nghệ thuật; lưu hành bản ghi âm, ghi hình có nội dung biểu diễn nghệ thuật. - Biểu diễn nghệ thuật là hoạt động thể hiện các loại hình nghệ thuật biểu diễn, thi người đẹp, người mẫu hoặc kết hợp giữa loại hình nghệ thuật biểu diễn với trình diễn thời trang, các hoạt động văn hoá, thể thao. Theo các định nghĩa trên, theo đúng tinh thần của pháp luật thì "nghệ sĩ" sẽ gọi là " cá nhân tham gia biểu diễn nghệ thuật" hoặc ngắn gọn là Người biểu diễn nghệ thuật. Mặc dù văn bản này có nhiều quy định cấm dành cho đối tượng này, tuy nhiên chúng ta không hề có một quy định pháp luật nào ràng buộc người "biểu diễn nghệ thuật" phải đáp ứng một tiêu chuẩn nhất định về chuyên môn! Mặt khác, tại Thông tư 10/2019/TT-BVHTTDL có quy định tiêu chuẩn, điều kiện, nội dung và hình thức thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành thư viện, di sản văn hóa, văn hóa cơ sở, nghệ thuật biểu diễn, điện ảnh và mỹ thuật do, tuy nhiên phải làm rõ văn bản này chỉ quản lý những người là "viên chức" - gắn liền với những đơn vị sự nghiệp công lập liên quan tới nghệ thuật. Cao cấp hơn, để được công nhận là "Nghệ sĩ nhân dân" hay "Nghệ sĩ ưu tú", người hành nghề biểu diễn cần đáp ứng những yêu cầu nhất định, có đóng góp nhất định cho xã hội (những văn bản quy định nội dung này bao gồm: Nghị định 89/2014/NĐ-CP và Nghị định 40/2021/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 89). Tuy nhiên những văn bản này cũng không đưa ra quy chuẩn để trở thành một "nghệ sĩ" thông thường! Như vậy, muốn trở thành "nghệ sĩ" dưới góc độ pháp luật và được Nhà nước công nhận, bạn cần hoạt động nghệ thuật trong một khoảng thời gian nhất định và đáp ứng những yêu cầu được Nhà nước đề ra. Còn lại, nếu bạn vẫn đang được gọi là "nghệ sĩ" trong xã hội, bạn phải hiểu rằng chính danh xưng đó có được là nhờ khán giả và sự quan tâm, chú ý, thậm chí là sự anti (sự không ủng hộ) của họ!
Lần đầu tiên môn Mỹ thuật được dạy ở THPT
Theo dự thảo chương trình giáo dục phổ thông mới, lần đầu tiên môn Mỹ thuật sẽ được đưa vào dạy ở cấp THPT Đây là một điểm mới, nhận được sự quan tâm của các nhà trường, các thầy cô giáo và xã hội, bởi việc đưa những môn học này vào giảng dạy cần chuẩn bị đội ngũ giáo viên, cơ sở vật chất đáp ứng với yêu cầu riêng của môn học. Môn Mỹ thuật lần đầu tiên được đưa vào dạy – học ở cấp Trung học phổ thông là một trong những điểm mới của chương trình giáo dục phổ thông, cũng như điểm mới của chương trình môn học. Điều này đã có ý nghĩa nhất định. Bởi Mỹ thuật là môn học thuộc lĩnh vực nghệ thuật thị giác, hướng tới bồi dưỡng, hình thành, phát triển năng lực thẩm mỹ cho học sinh. Đây là thành tố góp phần đáp ứng mục tiêu đổi mới chương trình giáo dục phổ thông được Nghị quyết 88/2014/QH13 của Quốc hội quy định: “phát triển toàn diện cả về phẩm chất và năng lực, hài hòa đức, trí, thể mỹ…”. Chương trình giáo dục phổ thông hiện hành đã để trống một khoảng giáo dục thẩm mỹ thông qua hoạt động dạy - học mỹ thuật ở cấp THPT, điều này hạn chế tính liên thông giữa các cấp học trong bậc học, giữa giáo dục phổ thông với giáo dục nghề nghiệp ở bậc học cao hơn, cũng như hạn chế khả năng đáp ứng nguồn nhân lực lao động gắn với mỹ thuật trong thực tiễn đời sống. Do vậy, đổi mới giáo dục lần này, đưa mỹ thuật vào dạy - học ở cấp THPT là góp phần làm kín khoảng trống về giáo dục thẩm mỹ, cũng như khắc phục những hạn chế nêu trên; đồng thời, đáp ứng mục tiêu giáo dục phân hóa, giáo dục định hướng nghề nghiệp ở cấp THPT đã được quy định trong Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể. Học sinh trung học phổ thông là đối tượng đang trong thời kỳ phát triển hoàn thiện về thể chất và nhân cách, có nhu cầu tìm hiểu về lý tưởng, các giá trị xã hội; có ý thức định hình quan điểm, nhận thức về cái tôi. Bởi vậy, giáo dục thẩm mỹ nói chung, giáo dục thẩm mỹ thông qua mỹ thuật trong giai đoạn này giúp các em định hướng nhận thức về quan hệ thẩm mỹ của con người đối với hiện thực; hình thành thị hiếu thẩm mỹ phù hợp với truyền thống văn hóa, nghệ thuật dân tộc và thời đại; đặt ra vấn đề tự khẳng định mình trong cuộc sống và nghề nghiệp; lựa chọn con đường tiếp theo phù hợp với sở thích, thiên hướng mỹ thuật, tham gia đời sống xã hội một cách thiết thực và hiệu quả. Tuy nhiên, bước đầu sẽ gặp nhiều khó khăn tập trung ở vấn để đội ngũ giáo viên và cơ sở vật chất. Để khắc phục những khó khăn trên, một số giải pháp trước mắt cũng như lâu dài. Trước hết, các cơ sở đào tạo giáo viên mỹ thuật, cần xúc tiến xây dựng chương trình bồi dưỡng giáo viên, đảm bảo sau khi được tập huấn, kết hợp với sự chủ động nghiên cứu, tìm hiểu của bản thân, giáo viên thực hiện giảng dạy được chương trình. Trong thời gian đầu, để khắc phục tình trạng thiếu giáo viên, nhà trường có thể căn cứ trên nhu cầu lựa chọn của học sinh, điều kiện thực tiễn của địa phương để tổ chức dạy học một cách linh hoạt, như mời giáo viên hoặc cho phép học sinh đăng ký học ở cơ sở đào tạo khác. Việc đưa mỹ thuật vào dạy – học ở cấp Trung học phổ thông là đáp ứng sự mong mỏi của nhiều thế hệ những người làm công tác nghệ thuật nói chung, công tác giáo dục mỹ thuật trong hệ thống giáo dục nói riêng, cũng như những người quan tâm đến giáo dục mỹ thuật - giáo dục thẩm mỹ ở trường phổ thông.
Sắp có quy định mới về đảm bảo An toàn, vệ sinh lao động trong lĩnh vực nghệ thuật, thể thao
Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch đang xây dựng dự thảo Thông tư quy định về an toàn, vệ sinh lao động đối với người lao động làm việc trong lĩnh vực nghệ thuật, thể dục, thể thao. Dựa vào thực tiễn, tính chất công việc của những người hoạt động trong các lĩnh vực này (ngành nghề đặc thù, nhiều rủi ro về tai nạn, chấn thương, tuổi nghề ngắn...) Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch xây dựng Thông tư với một số quy định nổi bật như sau: Trách nhiệm của người sử dụng lao động trong việc đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động được quy định như sau: - Thành lập bộ phận y tế hoặc bố trí người làm công tác y tế có chuyên môn phù hợp, trường hợp không bố trí được người làm công tác y tế hoặc không thành lập được bộ phận y tế thì phải ký hợp đồng với cơ sở khám, chữa bệnh đủ năng lực để tổ chức chăm sóc sức khỏe cho người lao động; - Tổ chức khám sức khỏe cho người lao động theo quy định hoặc khám đột xuất theo chỉ định của người làm công tác y tế; - Ban hành và tổ chức thực hiện quy định về trang cấp phương tiện bảo vệ cá nhân trong lao động đối với từng loại hoạt động nghệ thuật, môn thể thao áp dụng tại đơn vị mình theo quy định của pháp luật. - Nếu người lao động đi tập huấn, thi đấu, biểu diễn ngoài trong vòng 07 ngày ở những nơi có khả năng phát sinh yếu tố nguy hiểm, nguy hại cho người lao động, người sử dụng lao động có trách nhiệm tổ chức khám sức khỏe cho người lao động trước khi đi hoặc bố trí nhân viên y tế đi cùng Điều kiện sử dụng lao động dưới 13 tuổi làm việc trong lĩnh vực nghệ thuật, thể dục thể thao gồm: - Đáp ứng các điều kiện chung theo quy định của pháp luật về lao động; - Có người thành niên đủ năng lực hướng dẫn, theo dõi liên tục quá trình làm việc của người lao động dưới 13 tuổi; - 01 người hướng dẫn, theo dõi không quá 10 người lao động dưới 13 tuổi. Ngoài ra, Thông tư còn quy định nhiều vấn đề khác liên quan đến an toàn, vệ sinh lao động đối với người lao động trong lĩnh vực nghệ thuật, thể dục, thể thao. Chi tiết bản dự thảo mời các bạn xem tại file đính kèm
PHÉP THỬ LÒNG TIN VÀ SỰ TÀN BẠO CỦA CON NGƯỜI
Đây là một tác phẩm, cũng là một cuộc thử nghiệm về lòng tin của con người. Marina bảo với khán giả rằng cô sẽ không cử động, không chống cự trong suốt 6 tiếng đồng hồ, khán giả muốn làm gì cô cũng được. Cô đặt 72 thứ khác nhau trên bàn, từ những thứ nhẹ nhàng, vui tươi như bông hoa cài tóc, dải lụa, lông chim v..v.. cho đến những thứ có thể gây đau đớn, thương tích cho cô như lược, gai bông hồng, roi da, kéo, chai rượu, dao mổ và cả một cây súng đã lên nòng. Khán giả tùy nghi sử dụng 72 thứ đó lên người cô. "Ban đầu," - Abramovic bảo - "khán giả đã rất nhẹ nhàng, có phần nhút nhát, nhưng chiều hướng bạo lực càng ngày càng nhanh chóng. " Kinh nghiệm mà tôi học được là ... nếu như bạn để mặc sự quyết định cho công chúng, họ có thể giết chết bạn... Tôi cảm thấy bị xúc phạm: Họ dùng kéo cắt phăng quần áo của tôi, ghim gai hoa hồng vào bụng tôi, nhục mạ tôi, một người đã chĩa súng vào đầu tôi, và một người đã lấy nó đi." Tác phẩm đã tạo nên một bầu không khí tràn ngập sự hung hãn, đáng sợ. "Sau đúng 6 tiếng, như kế hoạch, tôi đứng dậy và bắt đầu đi về phía đám đông. Mọi người đã bỏ chạy, bỏ chạy khỏi một cuộc đối đầu thật sự." Họ được quyền "chọn" cách đối xử với người đàn bà này, và họ đã chọn những cách vô nhân đạo để hạ nhuc cô ấy. Họ biết cô ấy sẽ không chống cự, họ cũng biết rằng dao, gai sẽ làm cô ấy đau. Và họ vẫn chọn những cách tàn bạo ấy. Thí nghiệm cho thấy, con người sẽ dễ dàng hãm hại nhau đến mức nào khi họ có cơ hội. Tác phẩm này cũng cho thấy: Rất dễ dàng để hạ nhục một con người không dám đứng lên chống lại. (sưu tầm)
Tổng hợp ý kiến của thành viên Dân Luật về việc cấp chứng chỉ hành nghề cho nghệ sĩ
Sáng 3-6, Bộ VH-TT&DL đã tổ chức hội nghị trực tuyến (ba đầu cầu Hà Nội, Đà Nẵng, TP.HCM) để lấy ý kiến góp ý việc cấp chứng chỉ hành nghề cho nghệ sĩ, người mẫu trong lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn. Tại hội nghị, vấn đề có cần cấp chứng chỉ hay không; việc cấp chứng chỉ có khả thi, nâng cao hiệu quả quản lý hay nảy sinh thủ tục hành chính phiền hà, tệ nạn xin-cho… vẫn còn gây nhiều tranh cãi. Thành viên Dân Luật cùng tham gia đóng góp ý kiến để nghệ thuật biểu diễn đi đúng định hướng và hợp với bản sắc văn hóa Việt Nam.