Lương tối thiểu vùng tăng đến 4.09 triệu đồng?
Từ 01/10/2011, mức lương tối thiểu đối với vùng I, II, III, IV lần lượt là: 2.00, 1.78, 1.55, 1.40 triệu đồng. Như vậy, mức lương chưa đáp ứng đủ mức sống tối thiểu cho người lao động. Đến 01/01/2013, mức lương tối thiểu được Chính phủ nâng lên đối với vùng I, II, III, IV lần lượt là: 2.35, 2.10, 1.80, 1.65 triệu đồng. Tuy nhiên, vẫn chưa đáp ứng đủ mức sống tối thiểu cho người lao động, bởi vậy ngày 14/11/2013 Chính phủ ban hành Nghị định 182 về việc áp dụng tăng lương tối thiểu vùng kể từ 01/01/2014, theo đó: - Vùng I: 2.70 triệu đồng; - Vùng II: 2.40 triệu đồng; - Vùng III: 2.10 triệu đồng; - Vùng IV: 1.90 triệu đồng. Song với mức lương tối thiểu mới chỉ đáp ứng được 66% mức sống tối thiểu của người lao động ở vùng I, 70,6% mức sống tối thiểu người lao động ở vùng II; 70% mức sống tối thiểu của người lao động ở vùng III và 79% mức sống tối thiểu của người lao động ở vùng IV. Tại hội thảo “Mức sống tối thiểu, những vấn đề đặt ra đối với việc xác định tiền lương tối thiểu, mức sống tối thiểu của người lao động” do Ủy ban Các vấn đề xã hội của Quốc hội tổ chức sáng 12/04/2013, đại diện ngành Lao động – Thương binh và Xã hội đề xuất lương tối thiểu sẽ đuổi kịp mức sống tối thiểu vào năm 2016. Như vậy, bỏ qua sự trượt giá thì lương tối vùng đến năm 2016 phải được tăng lên như sau: - Vùng I: 4.09 triệu đồng; - Vùng II: 3.40 triệu đồng; - Vùng III: 3.00 triệu đồng; - Vùng IV: 2.41 triệu đồng. Thì mới đảm bảo mức sống tối thiểu của người lao động. Đó là lộ trình đến năm 2016, tuy nhiên nếu trong năm 2014 này hoạt động sản xuất, kinh doanh được cải thiện, doanh nghiệp vượt qua giai đoạn khó khăn thì nhiều khả năng trong năm 2015 mức lương tối thiểu vùng sẽ được tăng thêm 10 – 25% so với hiện tại.
Tăng lương tối thiểu ngành từ 1/1/2014
>Quy định mức lương tối thiểu vùng mới từ năm 2014 >Tất tần tật những điểm mới của BLLĐ 2012 Theo Bộ Luật lao động 2012 thì: lương tối thiểu ngành được xác định thông qua thương lượng tập thể ngành, được ghi trong thỏa ước lao động tập thể ngành nhưng không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ công bố. Điều 91. Mức lương tối thiểu … 3. Mức lương tối thiểu ngành được xác định thông qua thương lượng tập thể ngành, được ghi trong thỏa ước lao động tập thể ngành nhưng không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ công bố. Vừa qua, Chính phủ công bố mức lương tối thiểu vùng mới áp dụng từ ngày 1/1/2014 (tăng từ 14,29 – 16,67 % so với mức lương tối thiểu vùng hiện hành). Như vậy, nhiều ngành phải tăng mức lương tối thiểu ngành (nếu mức lương tối thiểu ngành hiện tại thấp hơn mức lương tối thiểu vùng mới) từ 1/1/2014. Vấn đề cùng thảo luận: Theo bạn có sự khác nhau như thế nào giữa lương tối thiểu vùng, lương tối thiểu ngành, lương tối thiểu chung và lương cơ sở?
Nghị định 182, tăng lương tối thiểu vùng: doanh nghiệp và người lao động cùng chung nỗi khổ
>Quy định mức lương tối thiểu vùng mới từ năm 2014 Chính phủ vừa ban hành Nghị định 182/2013/NĐ-CP quy định mức lương tối thiểu vùng áp dụng đối với người lao động làm việc ở doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, trang trại, hộ gia đình, cá nhân và các cơ quan, tổ chức có thuê mướn lao động. Theo đó, mức lương tối thiểu vùng từ 1/1/2014 tăng từ 14,29 – 16,67 %. Lương tối thiểu vùng hiện hành Lương tối thiểu vùng từ 1/1/2014 Mức tăng (%) Vùng 1 2.350.000 đồng/tháng 2.700.000 đồng/tháng 14,89 Vùng 2 2.100.000 đồng/tháng 2.400.000 đồng/tháng 14,29 Vùng 3 1.800.000 đồng/tháng 2.100.000 đồng/tháng 16,67 Vùng 4 1.650.000 đồng/tháng 1.900.000 đồng/tháng 15,15 Hai chữ “tăng lương” thường tạo ra tâm lý vui cho nhiều người nhưng việc tăng lương tối thiểu vùng lần này gây ra nhiều khó khăn cho doanh nghiệp và người lao động. Tăng lương tối thiểu vùng sẽ có lợi đối với người lao động hiện có mức lương thực tế thấp hơn mức lương tối thiểu vùng mới. Song sẽ gây bất lợi cho những lao động hiện đang có mức lương thực tế cao hơn mức lương tối thiểu vùng mới. Họ chỉ được tăng lương trên mặt “danh nghĩa” còn lương thực tế không tăng, nghĩa là lương thực tế bị giảm (vì tăng tiền đóng bảo hiểm xã hội). Doanh nghiệp cũng phải tốn thêm chi phí từ 1/1/2014 Nếu hiện hành trả lương cho người lao động cao hơn mức lương tối thiểu vùng mới thì tới ngày 1/1/2014 phải đóng tăng thêm tiền bảo hiểm xã hội (trừ trường hợp mức lương đóng bảo hiểm xã hội đã bằng với lương tối thiểu vùng mới); nếu hiện hành trả lương cho người lao động thấp hơn mức lương tối thiểu vùng mới thì tới ngày 1/1/2014 vừa phải đóng tăng thêm tiền bảo hiểm xã hội vừa trả tăng lương cho người lao động. Với sự khó khăn của nền kinh tế hiện nay, nhiều doanh nghiệp đang nợ tiền đóng bảo hiểm xã hội, nợ lương của người lao động thậm chí là đóng cửa. Kèm theo, việc tăng lương tối thiểu vùng lần này, chắc rằng 1/1/2014 doanh nghiệp sẽ thêm phần khó khăn. Mặt khác, đến 1/1/2014 lại tăng tỉ lệ % đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động đối với người sử dụng lao động và người lao động. Rõ ràng, khó khăn chồng chất khó khăn.
Nghị định 182/2013/NĐ-CP : Quy định mức lương tối thiểu vùng mới từ năm 2014
Ngày 14 tháng 11 năm 2013 Chính phũ đã ban hành Nghị định 182/2013/NĐ-CP quy định mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm việc ở doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, trang trại, hộ gia đình, cá nhân và các cơ quan, tổ chức có thuê mướn lao động Theo đó mức lương tối thiểu vùng được áp dụng như sau: - Doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn vùng I áp dụng mức lương tối thiểu vùng 2.700.000 đồng/tháng - Doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn vùng II áp dụng mức lương tối thiểu vùng 2.400.000 đồng/tháng - Doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn vùng III áp dụng mức lương tối thiểu vùng 2.100.000 đồng/tháng - Doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn vùng IV áp dụng mức lương tối thiểu vùng 1.900.000 đồng/tháng Nghị định này có hiệu lực từ ngày 31/12/2013, Mức lương tối thiểu vùng như trên được áp dụng từ ngày 01/01/2014 Nghị định này thay thế nghị định 103/2012/NĐ-CP ngày 04/12/2012
Lương tối thiểu vùng tăng đến 4.09 triệu đồng?
Từ 01/10/2011, mức lương tối thiểu đối với vùng I, II, III, IV lần lượt là: 2.00, 1.78, 1.55, 1.40 triệu đồng. Như vậy, mức lương chưa đáp ứng đủ mức sống tối thiểu cho người lao động. Đến 01/01/2013, mức lương tối thiểu được Chính phủ nâng lên đối với vùng I, II, III, IV lần lượt là: 2.35, 2.10, 1.80, 1.65 triệu đồng. Tuy nhiên, vẫn chưa đáp ứng đủ mức sống tối thiểu cho người lao động, bởi vậy ngày 14/11/2013 Chính phủ ban hành Nghị định 182 về việc áp dụng tăng lương tối thiểu vùng kể từ 01/01/2014, theo đó: - Vùng I: 2.70 triệu đồng; - Vùng II: 2.40 triệu đồng; - Vùng III: 2.10 triệu đồng; - Vùng IV: 1.90 triệu đồng. Song với mức lương tối thiểu mới chỉ đáp ứng được 66% mức sống tối thiểu của người lao động ở vùng I, 70,6% mức sống tối thiểu người lao động ở vùng II; 70% mức sống tối thiểu của người lao động ở vùng III và 79% mức sống tối thiểu của người lao động ở vùng IV. Tại hội thảo “Mức sống tối thiểu, những vấn đề đặt ra đối với việc xác định tiền lương tối thiểu, mức sống tối thiểu của người lao động” do Ủy ban Các vấn đề xã hội của Quốc hội tổ chức sáng 12/04/2013, đại diện ngành Lao động – Thương binh và Xã hội đề xuất lương tối thiểu sẽ đuổi kịp mức sống tối thiểu vào năm 2016. Như vậy, bỏ qua sự trượt giá thì lương tối vùng đến năm 2016 phải được tăng lên như sau: - Vùng I: 4.09 triệu đồng; - Vùng II: 3.40 triệu đồng; - Vùng III: 3.00 triệu đồng; - Vùng IV: 2.41 triệu đồng. Thì mới đảm bảo mức sống tối thiểu của người lao động. Đó là lộ trình đến năm 2016, tuy nhiên nếu trong năm 2014 này hoạt động sản xuất, kinh doanh được cải thiện, doanh nghiệp vượt qua giai đoạn khó khăn thì nhiều khả năng trong năm 2015 mức lương tối thiểu vùng sẽ được tăng thêm 10 – 25% so với hiện tại.
Tăng lương tối thiểu ngành từ 1/1/2014
>Quy định mức lương tối thiểu vùng mới từ năm 2014 >Tất tần tật những điểm mới của BLLĐ 2012 Theo Bộ Luật lao động 2012 thì: lương tối thiểu ngành được xác định thông qua thương lượng tập thể ngành, được ghi trong thỏa ước lao động tập thể ngành nhưng không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ công bố. Điều 91. Mức lương tối thiểu … 3. Mức lương tối thiểu ngành được xác định thông qua thương lượng tập thể ngành, được ghi trong thỏa ước lao động tập thể ngành nhưng không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ công bố. Vừa qua, Chính phủ công bố mức lương tối thiểu vùng mới áp dụng từ ngày 1/1/2014 (tăng từ 14,29 – 16,67 % so với mức lương tối thiểu vùng hiện hành). Như vậy, nhiều ngành phải tăng mức lương tối thiểu ngành (nếu mức lương tối thiểu ngành hiện tại thấp hơn mức lương tối thiểu vùng mới) từ 1/1/2014. Vấn đề cùng thảo luận: Theo bạn có sự khác nhau như thế nào giữa lương tối thiểu vùng, lương tối thiểu ngành, lương tối thiểu chung và lương cơ sở?
Nghị định 182, tăng lương tối thiểu vùng: doanh nghiệp và người lao động cùng chung nỗi khổ
>Quy định mức lương tối thiểu vùng mới từ năm 2014 Chính phủ vừa ban hành Nghị định 182/2013/NĐ-CP quy định mức lương tối thiểu vùng áp dụng đối với người lao động làm việc ở doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, trang trại, hộ gia đình, cá nhân và các cơ quan, tổ chức có thuê mướn lao động. Theo đó, mức lương tối thiểu vùng từ 1/1/2014 tăng từ 14,29 – 16,67 %. Lương tối thiểu vùng hiện hành Lương tối thiểu vùng từ 1/1/2014 Mức tăng (%) Vùng 1 2.350.000 đồng/tháng 2.700.000 đồng/tháng 14,89 Vùng 2 2.100.000 đồng/tháng 2.400.000 đồng/tháng 14,29 Vùng 3 1.800.000 đồng/tháng 2.100.000 đồng/tháng 16,67 Vùng 4 1.650.000 đồng/tháng 1.900.000 đồng/tháng 15,15 Hai chữ “tăng lương” thường tạo ra tâm lý vui cho nhiều người nhưng việc tăng lương tối thiểu vùng lần này gây ra nhiều khó khăn cho doanh nghiệp và người lao động. Tăng lương tối thiểu vùng sẽ có lợi đối với người lao động hiện có mức lương thực tế thấp hơn mức lương tối thiểu vùng mới. Song sẽ gây bất lợi cho những lao động hiện đang có mức lương thực tế cao hơn mức lương tối thiểu vùng mới. Họ chỉ được tăng lương trên mặt “danh nghĩa” còn lương thực tế không tăng, nghĩa là lương thực tế bị giảm (vì tăng tiền đóng bảo hiểm xã hội). Doanh nghiệp cũng phải tốn thêm chi phí từ 1/1/2014 Nếu hiện hành trả lương cho người lao động cao hơn mức lương tối thiểu vùng mới thì tới ngày 1/1/2014 phải đóng tăng thêm tiền bảo hiểm xã hội (trừ trường hợp mức lương đóng bảo hiểm xã hội đã bằng với lương tối thiểu vùng mới); nếu hiện hành trả lương cho người lao động thấp hơn mức lương tối thiểu vùng mới thì tới ngày 1/1/2014 vừa phải đóng tăng thêm tiền bảo hiểm xã hội vừa trả tăng lương cho người lao động. Với sự khó khăn của nền kinh tế hiện nay, nhiều doanh nghiệp đang nợ tiền đóng bảo hiểm xã hội, nợ lương của người lao động thậm chí là đóng cửa. Kèm theo, việc tăng lương tối thiểu vùng lần này, chắc rằng 1/1/2014 doanh nghiệp sẽ thêm phần khó khăn. Mặt khác, đến 1/1/2014 lại tăng tỉ lệ % đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động đối với người sử dụng lao động và người lao động. Rõ ràng, khó khăn chồng chất khó khăn.
Nghị định 182/2013/NĐ-CP : Quy định mức lương tối thiểu vùng mới từ năm 2014
Ngày 14 tháng 11 năm 2013 Chính phũ đã ban hành Nghị định 182/2013/NĐ-CP quy định mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm việc ở doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, trang trại, hộ gia đình, cá nhân và các cơ quan, tổ chức có thuê mướn lao động Theo đó mức lương tối thiểu vùng được áp dụng như sau: - Doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn vùng I áp dụng mức lương tối thiểu vùng 2.700.000 đồng/tháng - Doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn vùng II áp dụng mức lương tối thiểu vùng 2.400.000 đồng/tháng - Doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn vùng III áp dụng mức lương tối thiểu vùng 2.100.000 đồng/tháng - Doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn vùng IV áp dụng mức lương tối thiểu vùng 1.900.000 đồng/tháng Nghị định này có hiệu lực từ ngày 31/12/2013, Mức lương tối thiểu vùng như trên được áp dụng từ ngày 01/01/2014 Nghị định này thay thế nghị định 103/2012/NĐ-CP ngày 04/12/2012