Đội mũ bảo hiểm giả bị phạt đến 200 nghìn đồng
Khoản 1 điều 8 Thông tư liên tịch 06 quy định trách nhiệm của người điều khiển, người ngồi trên mô tô, xe gắn máy, xe đạp máy khi tham gia giao thông phải: 1. Đội mũ bảo hiểm theo đúng quy định của pháp luật Nghĩa là, mũ bảo hiểm phải đảm bảo các tính năng tại khoản 1 điều 3, cụ thể như sau: - Một là, có cấu tạo đủ 3 bộ phận: vỏ mũ, đệm hấp thụ xung động bên trong vỏ mũ (đệm bảo vệ) và quai đeo; có kiểu dáng đáp ứng yêu cầu quy định tại khoản 2 Điều 4 Thông tư liên tịch 06; - Hai là, đã được chứng nhận hợp quy, công bố hợp quy phù hợp quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN2:2008/BKHCN ban hành kèm theo Quyết định 04/2008/QĐ-BKHCN ngày 28/4/2008; được gắn dấu hợp quy CR, ghi nhãn hàng hóa theo quy định của pháp luật. 2. Cài quai mũ theo quy định - Một là, kéo quai mũ bảo hiểm sang hai bên rồi đội mũ và đóng khóa mũ lại. Không được để quai mũ lỏng lẻo mà phải đóng khít với cằm; - Hai là, sau khi đội mũ bảo hiểm cần kiểm tra lại bằng cách: dùng tay kéo mũ từ đằng sau ra đằng trước hoặc nâng phần trên trước trán (hoặc phần cằm đối với mũ cả hàm) lên rồi kéo ra đằng sau, mũ không được bật ra khỏi đầu. Đồng thời, khoản 2 điều 10 quy định “Người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), xe đạp máy khi tham gia giao thông vi phạm quy định về đội mũ bảo hiểm thì bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ”. Căn cứ điểm i khoản 3 điều 6 Nghị định 171 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt thì: Người điều khiển, người ngồi trên xe không đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” hoặc đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” không cài quai đúng quy cách khi tham gia giao thông trên đường bộ bị phạt từ 100 – 200 nghìn đồng. Như vậy, hành vi đội mũ bảo hiểm không đúng theo quy định của pháp luật (mũ bảo hiểm giả) được xem là hành vi không đội mũ bảo hiểm (vì bản chất nó không phải mũ bảo hiểm) sẽ bị xử phạt theo quy định trên.
Cẩn thận trước hành vi lạm quyền của Cảnh sát Giao thông
> Nghị định 171 – các lỗi và mức phạt dành cho xe mô tô và ô tô > Nghị định 171/2013 Quy định xử phạt hành chính giao thông đường bộ đường sắt > Tổng hợp thay đổi các mức phạt giao thông đường bộ > Năm 2014, xử phạt giao thông đường bộ - Áp dụng Nghị định 171 là chưa đủ > Nghị định 109/2013: xử phạt trong lĩnh vực quản lý giá, phí, lệ phí, hóa đơn Gần đây, một số thành viên thắc mắc về việc: Cảnh sát Giao thông xử phạt họ về hành vi không nộp phí sử dụng đường bộ theo đầu phương tiện. Vậy có đúng không? Theo Nghị định 171 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt không hề đề cập tới việc xử phạt hành vi không nộp phí sử dụng đường bộ theo đầu phương tiện. Mà mức và thẩm quyền xử phạt đối với hành vi không nộp phí sử dụng đường bộ theo đầu phương tiện được quy định tại Nghị định 109. Điều 24. Hành vi vi phạm quy định về nộp phí, lệ phí 1. Phạt cảnh cáo đối với hành vi không thực hiện đúng thông báo nộp tiền phí, lệ phí của cơ quan thuế; thời hạn nộp tiền phí, lệ phí. 2. Phạt tiền từ 1 đến 3 lần số tiền phí, lệ phí gian lận, trốn nộp đối với hành vi gian lận, trốn nộp phí, lệ phí theo quy định. Mức phạt tối đa là 50.000.000 đồng. Điều 43. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý phí, lệ phí 1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có quyền: a) Phạt cảnh cáo; b) Phạt tiền đến 5.000.000 triệu đồng. c) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điểm a Khoản 3 Điều 25 Nghị định này. 2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có quyền: a) Phạt cảnh cáo; b) Phạt tiền đến 25.000.000 đồng; c) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều 25, Khoản 3 Điều 26, Khoản 2 Điều 27, Khoản 3 Điều 28, Khoản 2 Điều 29, Khoản 8 Điều 30 và Khoản 6 Điều 32 Nghị định này. 3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có quyền: a) Phạt cảnh cáo; b) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng. c) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều 25, Khoản 3 Điều 26, Khoản 2 Điều 27, Khoản 3 Điều 28, Khoản 2 Điều 29, Khoản 8 Điều 30 và Khoản 6 Điều 32 Nghị định này. 4. Công chức Thuế đang thi hành công vụ có quyền: a) Phạt cảnh cáo; b) Phạt tiền đến 500.000 đồng. 5. Đội trưởng Đội Thuế có quyền: a) Phạt cảnh cáo; b) Phạt tiền đến 2.500.000 đồng. 6. Chi cục trưởng Chi cục Thuế có quyền: a) Phạt cảnh cáo; b) Phạt tiền đến 25.000.000 đồng; c) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điểm a, Điểm b Khoản 2 Điều 25; Khoản 3 Điều 26; Khoản 2 Điều 27; Khoản 3 Điều 28; Khoản 2 Điều 29; Khoản 8 Điều 30 và Khoản 6 Điều 32 Nghị định này. 7. Cục trưởng Cục Thuế có quyền: a) Phạt cảnh cáo; b) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng; c) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điểm a, Điểm b Khoản 2 Điều 25; Khoản 3 Điều 26; Khoản 2 Điều 27; Khoản 3 Điều 28; Khoản 2 Điều 29; Khoản 8 Điều 30 và Khoản 6 Điều 32 Nghị định này. 8. Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế có quyền: a) Phạt cảnh cáo; b) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng; c) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điểm a, Điểm b Khoản 2 Điều 25; Khoản 3 Điều 26; Khoản 2 Điều 27; Khoản 3 Điều 28; Khoản 2 Điều 29; Khoản 8 Điều 30 và Khoản 6 Điều 32 Nghị định này. 9. Thanh tra viên, người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành đang thi hành công vụ có quyền: a) Phạt cảnh cáo; b) Phạt tiền đến 500.000 đồng; c) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều 25. 10. Chánh Thanh tra sở và các chức danh tương đương được Chính phủ giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành có quyền: a) Phạt cảnh cáo; b) Phạt tiền đến 25.000.000 triệu đồng; c) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điểm a, Điểm b Khoản 2 Điều 25; Khoản 3 Điều 26; Khoản 2 Điều 27; Khoản 3 Điều 28; Khoản 2 Điều 29; Khoản 8 Điều 30 và Khoản 6 Điều 32 Nghị định này. 11. Chánh Thanh tra bộ, cơ quan ngang bộ và các chức danh tương đương được Chính phủ giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành có quyền: a) Phạt cảnh cáo; b) Phạt tiền đến 50.000.000 triệu đồng; c) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điểm a, Điểm b Khoản 2 Điều 25; Khoản 3 Điều 26; Khoản 2 Điều 27; Khoản 3 Điều 28; Khoản 2 Điều 29; Khoản 8 Điều 30 và Khoản 6 Điều 32 Nghị định này. Ngoài những người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính quy định tại Nghị định này, những người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của các cơ quan khác theo quy định của Luật xử lý vi phạm hành chính trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao mà phát hiện hành vi vi phạm hành chính quy định trong Nghị định này thuộc lĩnh vực do mình quản lý thì có quyền xử phạt theo quy định tại Luật xử lý vi phạm hành chính. Như vậy, Cảnh sát Giao thông không có thẩm quyền xử phạt hành vi người tham gia giao thông không nộp phí sử dụng đường bộ theo đầu phương tiện. Việc một số người bị Cảnh sát Giao thông xử phạt về hành vi này (nếu có thật) thì đó là hành vi lạm quyền của Cảnh sát Giao thông.
NGHỊ ĐỊNH bảo không THÔNG TƯ nói có, thực tiễn ra sao?
>Tổng hợp thay đổi các mức phạt giao thông đường bộ >Năm 2014, xử phạt giao thông đường bộ - Áp dụng Nghị định 171 là chưa đủ >Năm 2014: Không xử phạt xe không chính chủ Nghị định 171/2013/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/01/2014, thay thế Nghị định 34/2010/NĐ-CP và 71/2012/NĐ-CP, theo đó: Từ ngày 01/01/2015, xử phạt xe “không chính chủ” đối với ô tô (1 – 2 triệu đồng đối với cá nhân, 2 – 4 triệu đồng đối với tổ chức). Từ ngày 01/01/2017, xử phạt xe “không chính chủ” đối với mô tô (100 – 200 nghìn đồng với cá nhân, 200 – 400 nghìn đồng đối với tổ chức). Nghị định 171 Điều 30. Xử phạt chủ phương tiện vi phạm quy định liên quan đến giao thông đường bộ 1. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với cá nhân là chủ xe mô tô, xe gắn máy và các loại xe tương tự xe mô tô, từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng đối với tổ chức là chủ xe mô tô, xe gắn máy và các loại xe tương tự xe mô tô thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây: … b) Không làm thủ tục đăng ký sang tên xe (để chuyển tên chủ xe trong Giấy đăng ký xe sang tên của mình) theo quy định khi mua, được cho, được tặng, được phân bổ, được điều chuyển, được thừa kế tài sản là xe mô tô, xe gắn máy, các loại xe tương tự xe mô tô. … 4. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với cá nhân là chủ xe ô tô, máy kéo, xe máy chuyên dùng và các loại xe tương tự xe ô tô, từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với tổ chức là chủ xe ô tô, máy kéo, xe máy chuyên dùng và các loại xe tương tự xe ô tô thực hiện hành vi không làm thủ tục đăng ký sang tên xe (để chuyển tên chủ xe trong Giấy đăng ký xe sang tên của mình) theo quy định khi mua, được cho, được tặng, được phân bổ, được điều chuyển, được thừa kế tài sản là xe ô tô, máy kéo, xe máy chuyên dùng, các loại xe tương tự xe ô tô. Điều 76. Hiệu lực thi hành 1. Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2014. 2. Nghị định này thay thế các Nghị định sau đây: a) Nghị định số 34/2010/NĐ-CP ngày 02 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ; b) Nghị định số 71/2012/NĐ-CP ngày 19 tháng 9 năm 2012 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 34/2010/NĐ-CP ngày 02 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ; … 4. Việc áp dụng quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 30 Nghị định này để xử phạt cá nhân, tổ chức vi phạm được thực hiện kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2017. 5. Việc áp dụng quy định tại Khoản 4 Điều 30 Nghị định này để xử phạt cá nhân, tổ chức vi phạm được thực hiện kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2015. Như vậy, trong năm 2014 không xử phạt xe “không chính chủ” đối với ô tô và trong năm 2014, 2015, 2016 không xử phạt xe “không chính chủ” đối với xe máy. Tuy nhiên, Thông tư 11/2013/TT-BCA hướng dẫn chi tiết Nghị định 34 và 71 vẫn còn hiệu lực (dù Nghị định 34 và 71 đã hết hiệu lực). Luật Ban hành văn bản Quy phạm pháp luật 2008 Điều 81. Những trường hợp văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực Văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực toàn bộ hoặc một phần trong các trường hợp sau đây: 1. Hết thời hạn có hiệu lực đã được quy định trong văn bản; 2. Được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế bằng văn bản mới của chính cơ quan nhà nước đã ban hành văn bản đó; 3. Bị hủy bỏ hoặc bãi bỏ bằng một văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Nếu căn cứ vào Thông tư 11 thì vẫn xử phạt xe “không chính chủ”. Điều 9. Xử phạt hành vi không chuyển quyền sở hữu phương tiện theo quy định (Điểm e Khoản 3 và Điểm c Khoản 6 Điều 33 Nghị định số 34) … 2. Thông qua công tác đăng ký, cấp biển số; điều tra, giải quyết tai nạn giao thông; qua phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ; các trường hợp phương tiện vi phạm bị tạm giữ theo quy định và qua điều tra các vụ án hình sự, nếu phát hiện người mua hoặc người bán không làm thủ tục sang tên, di chuyển, thay đổi đăng ký xe (sau đây gọi là mua, bán xe không sang tên) theo quy định tại Thông tư của Bộ Công an quy định về đăng ký xe, thì phải xác minh, xác định rõ hành vi vi phạm: “mua, bán xe không sang tên” và xử phạt trường hợp quá thời gian 30 ngày, kể từ ngày làm giấy tờ mua, bán xe nhưng chưa làm thủ tục sang tên, di chuyển thay đổi đăng ký xe theo quy định. Như vậy, hiện tại có xử phạt xe “không chính chủ” hay không? Về lý luận, sẽ không xử phạt vì Nghị định 171 có giá trị pháp lý cao hơn Thông tư 11. Tuy nhiên, thực tiễn thì là “dấu hỏi” dành cho Bộ Công an giải đáp?
Tổng hợp thay đổi các mức phạt giao thông đường bộ
>Mức phạt VPHC trong lĩnh vực giao thông đường bộ theo quy định hiện hành >Năm 2014, xử phạt giao thông đường bộ - Áp dụng Nghị định 171 là chưa đủ >Nghị định 171 – các lỗi và mức phạt dành cho xe mô tô và ô tô >Năm 2014: Không xử phạt xe không chính chủ Nghị định 171/2013/NĐ-CP (có hiệu lực kể từ 1/1/2014) thay thế Nghị định 71/2012/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, theo đó có những điểm mới đáng chú ý sau: 1/ Giảm một số mức phạt - Lỗi và mức phạt dành cho xe ô tô STT Hành vi vi phạm Mức phạt (nghìn đồng) Nghị định 71 Nghị định 171 1 Chuyển làn đường không đúng nơi cho phép hoặc không có tín hiệu báo trước. 300 – 500 300 – 400 2 Điều khiển xe chạy tốc độ thấp hơn các xe khác đi cùng chiều mà không đi về bên phải phần đường xe chạy. 300 – 500 300 – 400 3 Để người ngồi trên buồng lái quá số lượng quy định 300 – 500 300 – 400 4 Không giảm tốc độ và nhường đường khi điều khiển xe chạy từ trong ngõ, đường nhánh ra đường chính. 300 – 500 300 – 400 5 Không nhường đường cho xe xin vượt khi có đủ điều kiện an toàn; không nhường đường cho xe đi trên đường ưu tiên, đường chính từ bất kỳ hướng nào tới tại nơi đường giao nhau. 300 – 500 300 – 400 6 Xe được quyền ưu tiên khi đi làm nhiệm vụ không có tín hiệu còi, cờ, đèn theo đúng quy định. 300 – 500 300 – 400 7 Dừng xe, đỗ xe trên phần đường xe chạy ở đoạn đường ngoài đô thị nơi có lề đường rộng; dừng xe, đỗ xe không sát mép đường phía bên phải theo chiều đi ở nơi đường có lề đường hẹp hoặc không có lề đường; đỗ xe trên dốc không chèn bánh; mở cửa xe, để cửa xe mở không bảo đảm an toàn. 300 – 500 300 – 400 8 Dừng xe không sát theo lề đường, hè phố phía bên phải theo chiều đi hoặc bánh xe gần nhất cách lề đường, hè phố quá 0,25 m; dừng xe trên đường xe điện, đường dành riêng cho xe buýt; dừng xe trên miệng cống thoát nước, miệng hầm của đường điện thoại, điện cao thế, chỗ dành riêng cho xe chữa cháy lấy nước, nơi có biển “Cấm dừng xe và đỗ xe”; rời vị trí lái, tắt máy khi dừng xe; dừng xe, đỗ xe không đúng vị trí quy định ở những đoạn có bố trí nơi dừng xe, đỗ xe; dừng xe, đỗ xe trên phần đường dành cho người đi bộ qua đường. 300 – 500 300 – 400 9 Quay đầu xe trái quy định trong khu dân cư 300 – 500 300 – 400 10 Quay đầu xe ở phần đường dành cho người đi bộ qua đường, trên cầu, đầu cầu, gầm cầu vượt, ngầm, đường hẹp, đường dốc, đoạn đường cong tầm nhìn bị che khuất, nơi có biển báo “Cấm quay đầu xe”. 300 – 500 300 – 400 11 Lùi xe ở đường một chiều, ở khu vực cấm dừng, trên phần đường dành cho người đi bộ qua đường, nơi đường bộ giao nhau, nơi đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt, nơi tầm nhìn bị che khuất; lùi xe không quan sát hoặc không có tín hiệu báo trước. 300 – 500 300 – 400 12 Điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định trên 35 km/h; điều khiển xe đi ngược chiều trên đường cao tốc. 8.000 – 10.000 7.000 – 8.000 13 Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở. 8.000 – 10.000 7.000 – 8.000 14 Không chú ý quan sát, điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định gây tai nạn giao thông; tránh, vượt không đúng quy định gây tai nạn giao thông hoặc không giữ khoảng cách an toàn giữa hai xe theo quy định gây tai nạn giao thông. 8.000 – 10.000 7.000 – 8.000 15 Điều khiển xe lạng lách, đánh võng; chạy quá tốc độ đuổi nhau trên đường bộ 8.000 – 10.000 7.000 – 8.000 16 Điều khiển xe lạng lách, đánh võng; chạy quá tốc độ đuổi nhau trên đường bộ mà gây tai nạn hoặc không chấp hành hiệu lệnh dừng xe của người thi hành công vụ hoặc chống người thi hành công vụ. 15.000 – 25.000 15.000 – 20.000 17 Điều khiển xe không có đủ đèn chiếu sáng, đèn soi biển số, đèn báo hãm, đèn tín hiệu, cần gạt nước, gương chiếu hậu, dụng cụ thoát hiểm, thiết bị chữa cháy, đồng hồ báo áp lực hơi, đồng hồ báo tốc độ của xe hoặc có những thiết bị đó nhưng không có tác dụng, không đúng tiêu chuẩn thiết kế (đối với loại xe được quy định phải có những thiết bị đó). 300 - 500 300 - 400 18 Điều khiển xe không có còi hoặc có nhưng còi không có tác dụng. 300 - 500 300 - 400 19 Điều khiển xe không có bộ phận giảm thanh hoặc có nhưng không đúng quy chuẩn kỹ thuật. 300 - 500 300 - 400 20 Lắp kính chắn gió, kính cửa của xe không phải là loại kính an toàn. 300 - 500 300 - 400 21 Lắp kính chắn gió, kính cửa của xe không phải là loại kính an toàn. 300 - 500 300 - 400 22 Không thực hiện đúng quy định về biển số, quy định về kẻ chữ trên thành xe và cửa xe. 300 - 500 300 - 400 23 Không làm thủ tục đăng ký sang tên xe (để chuyển tên chủ xe trong Giấy đăng ký xe sang tên của mình) theo quy định khi mua, được cho, được tặng, được phân bổ, được điều chuyển, được thừa kế tài sản 6.000 – 10.000 1.000 – 2.000 (Áp dụng từ 1/1/2015) - Lỗi và mức phạt dành cho xe mô tô STT Hành vi vi phạm Mức phạt (nghìn đồng) Nghị định 71 Nghị định 171 1 Tự ý đục lại số khung, số máy. 800 – 1.200 800 – 1.000 2 Tẩy xóa, sửa chữa hoặc giả mạo hồ sơ đăng ký xe. 800 – 1.200 800 – 1.000 3 Tự ý thay đổi khung, máy, hình dáng, kích thước, đặc tính của xe. 800 – 1.200 800 – 1.000 4 Khai báo không đúng sự thật hoặc sử dụng các giấy tờ, tài liệu giả để được cấp lại biển số, Giấy đăng ký xe. 800 – 1.200 800 – 1.000 5 Giao xe hoặc để cho người không đủ điều kiện theo quy định của pháp luật điều khiển xe tham gia giao thông. 800 – 1.200 800 – 1.000 6 Không làm thủ tục đăng ký sang tên xe (để chuyển tên chủ xe trong Giấy đăng ký xe sang tên của mình) theo quy định khi mua, được cho, được tặng, được phân bổ, được điều chuyển, được thừa kế tài sản 1.000 – 2.000 100 – 200 (Áp dụng từ 1/1/2017) 2/ Thêm một số hành vi mới bị xử phạt và hình phạt mới STT Hành vi Mức phạt 1 Điều khiển xe có liên quan trực tiếp đến vụ tai nạn giao thông mà không dừng lại, không giữ nguyên hiện trường, không tham gia cấp cứu người bị nạn. 300 – 400 nghìn đồng (đối với ô tô); 100 – 200 nghìn đồng (đối với mô tô). 2 Điều khiển ô tô trên đường mà trong cơ thể có chất ma túy. - Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe 24 tháng (trong trường hợp có Giấy phép lái xe); hoặc - Phạt từ 8 – 10 triệu đồng (trong trường hợp không có Giấy phép lái xe hoặc có nhưng đang bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe). (Nghị định 71 phạt từ 8 – 10 triệu đồng)
Nghị định 171/2013 Quy định xử phạt hành chính giao thông đường bộ đường sắt
Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 171/2013/NĐ-CP ngày 13 tháng 11 năm 2013 về Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt. Theo đó, đáng chú ý khoản 4 điều 30 về xử phạt từ 1.000.000 đồng - 4.000.000 đồng không sang tên xe đổi chủ đối với: - Xe ôtô: xử phạt không sang tên xe chính chủ với ôtô từ ngày 1/1/2015 ; - Xe gắn máy: xử phạt không sang tên xe chính chủ với ôtô từ ngày 1/1/2017; Khoản 4, điều 30: 4. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với cá nhân là chủ xe ô tô, máy kéo, xe máy chuyên dùng và các loại xe tương tự xe ô tô, từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với tổ chức là chủ xe ôt tô, máy kéo, xe máy chuyên dùng và các loại xe tương tự xe ô tô thực hiện hành vi không làm thủ tục đăng ký sang tên xe (để chuyển tên chủ xe trong Giấy đăng ký xe sang tên của mình) theo quy định khi mua, được cho, được tặng, được phân bổ, được điều chuyển, được thừa kêé tài sản là xe ô tô, máy kéo, xe máy chuyên dùng, các loại xe tương tự xe ô tô. Nghị định này sẽ có hiệu lực từ ngày 1/1/2014. Download hoặc tải toàn bộ nội dung văn bản của Nghị định 171/2013 của Chính phủ trực tiếp tại đây:
Đội mũ bảo hiểm giả bị phạt đến 200 nghìn đồng
Khoản 1 điều 8 Thông tư liên tịch 06 quy định trách nhiệm của người điều khiển, người ngồi trên mô tô, xe gắn máy, xe đạp máy khi tham gia giao thông phải: 1. Đội mũ bảo hiểm theo đúng quy định của pháp luật Nghĩa là, mũ bảo hiểm phải đảm bảo các tính năng tại khoản 1 điều 3, cụ thể như sau: - Một là, có cấu tạo đủ 3 bộ phận: vỏ mũ, đệm hấp thụ xung động bên trong vỏ mũ (đệm bảo vệ) và quai đeo; có kiểu dáng đáp ứng yêu cầu quy định tại khoản 2 Điều 4 Thông tư liên tịch 06; - Hai là, đã được chứng nhận hợp quy, công bố hợp quy phù hợp quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN2:2008/BKHCN ban hành kèm theo Quyết định 04/2008/QĐ-BKHCN ngày 28/4/2008; được gắn dấu hợp quy CR, ghi nhãn hàng hóa theo quy định của pháp luật. 2. Cài quai mũ theo quy định - Một là, kéo quai mũ bảo hiểm sang hai bên rồi đội mũ và đóng khóa mũ lại. Không được để quai mũ lỏng lẻo mà phải đóng khít với cằm; - Hai là, sau khi đội mũ bảo hiểm cần kiểm tra lại bằng cách: dùng tay kéo mũ từ đằng sau ra đằng trước hoặc nâng phần trên trước trán (hoặc phần cằm đối với mũ cả hàm) lên rồi kéo ra đằng sau, mũ không được bật ra khỏi đầu. Đồng thời, khoản 2 điều 10 quy định “Người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), xe đạp máy khi tham gia giao thông vi phạm quy định về đội mũ bảo hiểm thì bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ”. Căn cứ điểm i khoản 3 điều 6 Nghị định 171 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt thì: Người điều khiển, người ngồi trên xe không đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” hoặc đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” không cài quai đúng quy cách khi tham gia giao thông trên đường bộ bị phạt từ 100 – 200 nghìn đồng. Như vậy, hành vi đội mũ bảo hiểm không đúng theo quy định của pháp luật (mũ bảo hiểm giả) được xem là hành vi không đội mũ bảo hiểm (vì bản chất nó không phải mũ bảo hiểm) sẽ bị xử phạt theo quy định trên.
Cẩn thận trước hành vi lạm quyền của Cảnh sát Giao thông
> Nghị định 171 – các lỗi và mức phạt dành cho xe mô tô và ô tô > Nghị định 171/2013 Quy định xử phạt hành chính giao thông đường bộ đường sắt > Tổng hợp thay đổi các mức phạt giao thông đường bộ > Năm 2014, xử phạt giao thông đường bộ - Áp dụng Nghị định 171 là chưa đủ > Nghị định 109/2013: xử phạt trong lĩnh vực quản lý giá, phí, lệ phí, hóa đơn Gần đây, một số thành viên thắc mắc về việc: Cảnh sát Giao thông xử phạt họ về hành vi không nộp phí sử dụng đường bộ theo đầu phương tiện. Vậy có đúng không? Theo Nghị định 171 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt không hề đề cập tới việc xử phạt hành vi không nộp phí sử dụng đường bộ theo đầu phương tiện. Mà mức và thẩm quyền xử phạt đối với hành vi không nộp phí sử dụng đường bộ theo đầu phương tiện được quy định tại Nghị định 109. Điều 24. Hành vi vi phạm quy định về nộp phí, lệ phí 1. Phạt cảnh cáo đối với hành vi không thực hiện đúng thông báo nộp tiền phí, lệ phí của cơ quan thuế; thời hạn nộp tiền phí, lệ phí. 2. Phạt tiền từ 1 đến 3 lần số tiền phí, lệ phí gian lận, trốn nộp đối với hành vi gian lận, trốn nộp phí, lệ phí theo quy định. Mức phạt tối đa là 50.000.000 đồng. Điều 43. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý phí, lệ phí 1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có quyền: a) Phạt cảnh cáo; b) Phạt tiền đến 5.000.000 triệu đồng. c) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điểm a Khoản 3 Điều 25 Nghị định này. 2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có quyền: a) Phạt cảnh cáo; b) Phạt tiền đến 25.000.000 đồng; c) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều 25, Khoản 3 Điều 26, Khoản 2 Điều 27, Khoản 3 Điều 28, Khoản 2 Điều 29, Khoản 8 Điều 30 và Khoản 6 Điều 32 Nghị định này. 3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có quyền: a) Phạt cảnh cáo; b) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng. c) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều 25, Khoản 3 Điều 26, Khoản 2 Điều 27, Khoản 3 Điều 28, Khoản 2 Điều 29, Khoản 8 Điều 30 và Khoản 6 Điều 32 Nghị định này. 4. Công chức Thuế đang thi hành công vụ có quyền: a) Phạt cảnh cáo; b) Phạt tiền đến 500.000 đồng. 5. Đội trưởng Đội Thuế có quyền: a) Phạt cảnh cáo; b) Phạt tiền đến 2.500.000 đồng. 6. Chi cục trưởng Chi cục Thuế có quyền: a) Phạt cảnh cáo; b) Phạt tiền đến 25.000.000 đồng; c) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điểm a, Điểm b Khoản 2 Điều 25; Khoản 3 Điều 26; Khoản 2 Điều 27; Khoản 3 Điều 28; Khoản 2 Điều 29; Khoản 8 Điều 30 và Khoản 6 Điều 32 Nghị định này. 7. Cục trưởng Cục Thuế có quyền: a) Phạt cảnh cáo; b) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng; c) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điểm a, Điểm b Khoản 2 Điều 25; Khoản 3 Điều 26; Khoản 2 Điều 27; Khoản 3 Điều 28; Khoản 2 Điều 29; Khoản 8 Điều 30 và Khoản 6 Điều 32 Nghị định này. 8. Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế có quyền: a) Phạt cảnh cáo; b) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng; c) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điểm a, Điểm b Khoản 2 Điều 25; Khoản 3 Điều 26; Khoản 2 Điều 27; Khoản 3 Điều 28; Khoản 2 Điều 29; Khoản 8 Điều 30 và Khoản 6 Điều 32 Nghị định này. 9. Thanh tra viên, người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành đang thi hành công vụ có quyền: a) Phạt cảnh cáo; b) Phạt tiền đến 500.000 đồng; c) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều 25. 10. Chánh Thanh tra sở và các chức danh tương đương được Chính phủ giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành có quyền: a) Phạt cảnh cáo; b) Phạt tiền đến 25.000.000 triệu đồng; c) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điểm a, Điểm b Khoản 2 Điều 25; Khoản 3 Điều 26; Khoản 2 Điều 27; Khoản 3 Điều 28; Khoản 2 Điều 29; Khoản 8 Điều 30 và Khoản 6 Điều 32 Nghị định này. 11. Chánh Thanh tra bộ, cơ quan ngang bộ và các chức danh tương đương được Chính phủ giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành có quyền: a) Phạt cảnh cáo; b) Phạt tiền đến 50.000.000 triệu đồng; c) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điểm a, Điểm b Khoản 2 Điều 25; Khoản 3 Điều 26; Khoản 2 Điều 27; Khoản 3 Điều 28; Khoản 2 Điều 29; Khoản 8 Điều 30 và Khoản 6 Điều 32 Nghị định này. Ngoài những người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính quy định tại Nghị định này, những người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của các cơ quan khác theo quy định của Luật xử lý vi phạm hành chính trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao mà phát hiện hành vi vi phạm hành chính quy định trong Nghị định này thuộc lĩnh vực do mình quản lý thì có quyền xử phạt theo quy định tại Luật xử lý vi phạm hành chính. Như vậy, Cảnh sát Giao thông không có thẩm quyền xử phạt hành vi người tham gia giao thông không nộp phí sử dụng đường bộ theo đầu phương tiện. Việc một số người bị Cảnh sát Giao thông xử phạt về hành vi này (nếu có thật) thì đó là hành vi lạm quyền của Cảnh sát Giao thông.
NGHỊ ĐỊNH bảo không THÔNG TƯ nói có, thực tiễn ra sao?
>Tổng hợp thay đổi các mức phạt giao thông đường bộ >Năm 2014, xử phạt giao thông đường bộ - Áp dụng Nghị định 171 là chưa đủ >Năm 2014: Không xử phạt xe không chính chủ Nghị định 171/2013/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/01/2014, thay thế Nghị định 34/2010/NĐ-CP và 71/2012/NĐ-CP, theo đó: Từ ngày 01/01/2015, xử phạt xe “không chính chủ” đối với ô tô (1 – 2 triệu đồng đối với cá nhân, 2 – 4 triệu đồng đối với tổ chức). Từ ngày 01/01/2017, xử phạt xe “không chính chủ” đối với mô tô (100 – 200 nghìn đồng với cá nhân, 200 – 400 nghìn đồng đối với tổ chức). Nghị định 171 Điều 30. Xử phạt chủ phương tiện vi phạm quy định liên quan đến giao thông đường bộ 1. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với cá nhân là chủ xe mô tô, xe gắn máy và các loại xe tương tự xe mô tô, từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng đối với tổ chức là chủ xe mô tô, xe gắn máy và các loại xe tương tự xe mô tô thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây: … b) Không làm thủ tục đăng ký sang tên xe (để chuyển tên chủ xe trong Giấy đăng ký xe sang tên của mình) theo quy định khi mua, được cho, được tặng, được phân bổ, được điều chuyển, được thừa kế tài sản là xe mô tô, xe gắn máy, các loại xe tương tự xe mô tô. … 4. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với cá nhân là chủ xe ô tô, máy kéo, xe máy chuyên dùng và các loại xe tương tự xe ô tô, từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với tổ chức là chủ xe ô tô, máy kéo, xe máy chuyên dùng và các loại xe tương tự xe ô tô thực hiện hành vi không làm thủ tục đăng ký sang tên xe (để chuyển tên chủ xe trong Giấy đăng ký xe sang tên của mình) theo quy định khi mua, được cho, được tặng, được phân bổ, được điều chuyển, được thừa kế tài sản là xe ô tô, máy kéo, xe máy chuyên dùng, các loại xe tương tự xe ô tô. Điều 76. Hiệu lực thi hành 1. Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2014. 2. Nghị định này thay thế các Nghị định sau đây: a) Nghị định số 34/2010/NĐ-CP ngày 02 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ; b) Nghị định số 71/2012/NĐ-CP ngày 19 tháng 9 năm 2012 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 34/2010/NĐ-CP ngày 02 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ; … 4. Việc áp dụng quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 30 Nghị định này để xử phạt cá nhân, tổ chức vi phạm được thực hiện kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2017. 5. Việc áp dụng quy định tại Khoản 4 Điều 30 Nghị định này để xử phạt cá nhân, tổ chức vi phạm được thực hiện kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2015. Như vậy, trong năm 2014 không xử phạt xe “không chính chủ” đối với ô tô và trong năm 2014, 2015, 2016 không xử phạt xe “không chính chủ” đối với xe máy. Tuy nhiên, Thông tư 11/2013/TT-BCA hướng dẫn chi tiết Nghị định 34 và 71 vẫn còn hiệu lực (dù Nghị định 34 và 71 đã hết hiệu lực). Luật Ban hành văn bản Quy phạm pháp luật 2008 Điều 81. Những trường hợp văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực Văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực toàn bộ hoặc một phần trong các trường hợp sau đây: 1. Hết thời hạn có hiệu lực đã được quy định trong văn bản; 2. Được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế bằng văn bản mới của chính cơ quan nhà nước đã ban hành văn bản đó; 3. Bị hủy bỏ hoặc bãi bỏ bằng một văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Nếu căn cứ vào Thông tư 11 thì vẫn xử phạt xe “không chính chủ”. Điều 9. Xử phạt hành vi không chuyển quyền sở hữu phương tiện theo quy định (Điểm e Khoản 3 và Điểm c Khoản 6 Điều 33 Nghị định số 34) … 2. Thông qua công tác đăng ký, cấp biển số; điều tra, giải quyết tai nạn giao thông; qua phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ; các trường hợp phương tiện vi phạm bị tạm giữ theo quy định và qua điều tra các vụ án hình sự, nếu phát hiện người mua hoặc người bán không làm thủ tục sang tên, di chuyển, thay đổi đăng ký xe (sau đây gọi là mua, bán xe không sang tên) theo quy định tại Thông tư của Bộ Công an quy định về đăng ký xe, thì phải xác minh, xác định rõ hành vi vi phạm: “mua, bán xe không sang tên” và xử phạt trường hợp quá thời gian 30 ngày, kể từ ngày làm giấy tờ mua, bán xe nhưng chưa làm thủ tục sang tên, di chuyển thay đổi đăng ký xe theo quy định. Như vậy, hiện tại có xử phạt xe “không chính chủ” hay không? Về lý luận, sẽ không xử phạt vì Nghị định 171 có giá trị pháp lý cao hơn Thông tư 11. Tuy nhiên, thực tiễn thì là “dấu hỏi” dành cho Bộ Công an giải đáp?
Tổng hợp thay đổi các mức phạt giao thông đường bộ
>Mức phạt VPHC trong lĩnh vực giao thông đường bộ theo quy định hiện hành >Năm 2014, xử phạt giao thông đường bộ - Áp dụng Nghị định 171 là chưa đủ >Nghị định 171 – các lỗi và mức phạt dành cho xe mô tô và ô tô >Năm 2014: Không xử phạt xe không chính chủ Nghị định 171/2013/NĐ-CP (có hiệu lực kể từ 1/1/2014) thay thế Nghị định 71/2012/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, theo đó có những điểm mới đáng chú ý sau: 1/ Giảm một số mức phạt - Lỗi và mức phạt dành cho xe ô tô STT Hành vi vi phạm Mức phạt (nghìn đồng) Nghị định 71 Nghị định 171 1 Chuyển làn đường không đúng nơi cho phép hoặc không có tín hiệu báo trước. 300 – 500 300 – 400 2 Điều khiển xe chạy tốc độ thấp hơn các xe khác đi cùng chiều mà không đi về bên phải phần đường xe chạy. 300 – 500 300 – 400 3 Để người ngồi trên buồng lái quá số lượng quy định 300 – 500 300 – 400 4 Không giảm tốc độ và nhường đường khi điều khiển xe chạy từ trong ngõ, đường nhánh ra đường chính. 300 – 500 300 – 400 5 Không nhường đường cho xe xin vượt khi có đủ điều kiện an toàn; không nhường đường cho xe đi trên đường ưu tiên, đường chính từ bất kỳ hướng nào tới tại nơi đường giao nhau. 300 – 500 300 – 400 6 Xe được quyền ưu tiên khi đi làm nhiệm vụ không có tín hiệu còi, cờ, đèn theo đúng quy định. 300 – 500 300 – 400 7 Dừng xe, đỗ xe trên phần đường xe chạy ở đoạn đường ngoài đô thị nơi có lề đường rộng; dừng xe, đỗ xe không sát mép đường phía bên phải theo chiều đi ở nơi đường có lề đường hẹp hoặc không có lề đường; đỗ xe trên dốc không chèn bánh; mở cửa xe, để cửa xe mở không bảo đảm an toàn. 300 – 500 300 – 400 8 Dừng xe không sát theo lề đường, hè phố phía bên phải theo chiều đi hoặc bánh xe gần nhất cách lề đường, hè phố quá 0,25 m; dừng xe trên đường xe điện, đường dành riêng cho xe buýt; dừng xe trên miệng cống thoát nước, miệng hầm của đường điện thoại, điện cao thế, chỗ dành riêng cho xe chữa cháy lấy nước, nơi có biển “Cấm dừng xe và đỗ xe”; rời vị trí lái, tắt máy khi dừng xe; dừng xe, đỗ xe không đúng vị trí quy định ở những đoạn có bố trí nơi dừng xe, đỗ xe; dừng xe, đỗ xe trên phần đường dành cho người đi bộ qua đường. 300 – 500 300 – 400 9 Quay đầu xe trái quy định trong khu dân cư 300 – 500 300 – 400 10 Quay đầu xe ở phần đường dành cho người đi bộ qua đường, trên cầu, đầu cầu, gầm cầu vượt, ngầm, đường hẹp, đường dốc, đoạn đường cong tầm nhìn bị che khuất, nơi có biển báo “Cấm quay đầu xe”. 300 – 500 300 – 400 11 Lùi xe ở đường một chiều, ở khu vực cấm dừng, trên phần đường dành cho người đi bộ qua đường, nơi đường bộ giao nhau, nơi đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt, nơi tầm nhìn bị che khuất; lùi xe không quan sát hoặc không có tín hiệu báo trước. 300 – 500 300 – 400 12 Điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định trên 35 km/h; điều khiển xe đi ngược chiều trên đường cao tốc. 8.000 – 10.000 7.000 – 8.000 13 Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở. 8.000 – 10.000 7.000 – 8.000 14 Không chú ý quan sát, điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định gây tai nạn giao thông; tránh, vượt không đúng quy định gây tai nạn giao thông hoặc không giữ khoảng cách an toàn giữa hai xe theo quy định gây tai nạn giao thông. 8.000 – 10.000 7.000 – 8.000 15 Điều khiển xe lạng lách, đánh võng; chạy quá tốc độ đuổi nhau trên đường bộ 8.000 – 10.000 7.000 – 8.000 16 Điều khiển xe lạng lách, đánh võng; chạy quá tốc độ đuổi nhau trên đường bộ mà gây tai nạn hoặc không chấp hành hiệu lệnh dừng xe của người thi hành công vụ hoặc chống người thi hành công vụ. 15.000 – 25.000 15.000 – 20.000 17 Điều khiển xe không có đủ đèn chiếu sáng, đèn soi biển số, đèn báo hãm, đèn tín hiệu, cần gạt nước, gương chiếu hậu, dụng cụ thoát hiểm, thiết bị chữa cháy, đồng hồ báo áp lực hơi, đồng hồ báo tốc độ của xe hoặc có những thiết bị đó nhưng không có tác dụng, không đúng tiêu chuẩn thiết kế (đối với loại xe được quy định phải có những thiết bị đó). 300 - 500 300 - 400 18 Điều khiển xe không có còi hoặc có nhưng còi không có tác dụng. 300 - 500 300 - 400 19 Điều khiển xe không có bộ phận giảm thanh hoặc có nhưng không đúng quy chuẩn kỹ thuật. 300 - 500 300 - 400 20 Lắp kính chắn gió, kính cửa của xe không phải là loại kính an toàn. 300 - 500 300 - 400 21 Lắp kính chắn gió, kính cửa của xe không phải là loại kính an toàn. 300 - 500 300 - 400 22 Không thực hiện đúng quy định về biển số, quy định về kẻ chữ trên thành xe và cửa xe. 300 - 500 300 - 400 23 Không làm thủ tục đăng ký sang tên xe (để chuyển tên chủ xe trong Giấy đăng ký xe sang tên của mình) theo quy định khi mua, được cho, được tặng, được phân bổ, được điều chuyển, được thừa kế tài sản 6.000 – 10.000 1.000 – 2.000 (Áp dụng từ 1/1/2015) - Lỗi và mức phạt dành cho xe mô tô STT Hành vi vi phạm Mức phạt (nghìn đồng) Nghị định 71 Nghị định 171 1 Tự ý đục lại số khung, số máy. 800 – 1.200 800 – 1.000 2 Tẩy xóa, sửa chữa hoặc giả mạo hồ sơ đăng ký xe. 800 – 1.200 800 – 1.000 3 Tự ý thay đổi khung, máy, hình dáng, kích thước, đặc tính của xe. 800 – 1.200 800 – 1.000 4 Khai báo không đúng sự thật hoặc sử dụng các giấy tờ, tài liệu giả để được cấp lại biển số, Giấy đăng ký xe. 800 – 1.200 800 – 1.000 5 Giao xe hoặc để cho người không đủ điều kiện theo quy định của pháp luật điều khiển xe tham gia giao thông. 800 – 1.200 800 – 1.000 6 Không làm thủ tục đăng ký sang tên xe (để chuyển tên chủ xe trong Giấy đăng ký xe sang tên của mình) theo quy định khi mua, được cho, được tặng, được phân bổ, được điều chuyển, được thừa kế tài sản 1.000 – 2.000 100 – 200 (Áp dụng từ 1/1/2017) 2/ Thêm một số hành vi mới bị xử phạt và hình phạt mới STT Hành vi Mức phạt 1 Điều khiển xe có liên quan trực tiếp đến vụ tai nạn giao thông mà không dừng lại, không giữ nguyên hiện trường, không tham gia cấp cứu người bị nạn. 300 – 400 nghìn đồng (đối với ô tô); 100 – 200 nghìn đồng (đối với mô tô). 2 Điều khiển ô tô trên đường mà trong cơ thể có chất ma túy. - Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe 24 tháng (trong trường hợp có Giấy phép lái xe); hoặc - Phạt từ 8 – 10 triệu đồng (trong trường hợp không có Giấy phép lái xe hoặc có nhưng đang bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe). (Nghị định 71 phạt từ 8 – 10 triệu đồng)
Nghị định 171/2013 Quy định xử phạt hành chính giao thông đường bộ đường sắt
Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 171/2013/NĐ-CP ngày 13 tháng 11 năm 2013 về Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt. Theo đó, đáng chú ý khoản 4 điều 30 về xử phạt từ 1.000.000 đồng - 4.000.000 đồng không sang tên xe đổi chủ đối với: - Xe ôtô: xử phạt không sang tên xe chính chủ với ôtô từ ngày 1/1/2015 ; - Xe gắn máy: xử phạt không sang tên xe chính chủ với ôtô từ ngày 1/1/2017; Khoản 4, điều 30: 4. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với cá nhân là chủ xe ô tô, máy kéo, xe máy chuyên dùng và các loại xe tương tự xe ô tô, từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với tổ chức là chủ xe ôt tô, máy kéo, xe máy chuyên dùng và các loại xe tương tự xe ô tô thực hiện hành vi không làm thủ tục đăng ký sang tên xe (để chuyển tên chủ xe trong Giấy đăng ký xe sang tên của mình) theo quy định khi mua, được cho, được tặng, được phân bổ, được điều chuyển, được thừa kêé tài sản là xe ô tô, máy kéo, xe máy chuyên dùng, các loại xe tương tự xe ô tô. Nghị định này sẽ có hiệu lực từ ngày 1/1/2014. Download hoặc tải toàn bộ nội dung văn bản của Nghị định 171/2013 của Chính phủ trực tiếp tại đây: