Chi nhánh doanh nghiệp được nộp hồ sơ xin cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài không?
Pháp luật quy định NLĐ nước ngoài khi làm việc tại Việt Nam phải có giấy phép lao động. Vậy chi nhánh của doanh nghiệp có đứng ra nộp hồ sơ xin cấp giấy phép lao động được không? (1) Điều kiện để NLĐ nước ngoài được làm việc tại Việt Nam là gì? Theo quy định tại Điều 15 Bộ Luật Lao động 2019, người lao động nước ngoài khi làm việc tại Việt Nam phải đáp ứng được các điều kiện sau đây: - Đủ 18 tuổi trở lên và có năng lực hành vi dân sự đầy đủ; - Có trình độ chuyên môn, kỹ thuật, tay nghề, kinh nghiệm làm việc; có đủ sức khỏe theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế; - Không phải là người đang trong thời gian chấp hành hình phạt hoặc chưa được xóa án tích hoặc đang trong thời gian bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật nước ngoài hoặc pháp luật Việt Nam; - Có giấy phép lao động do cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam cấp Như vậy, ngoài việc phải bảo đảm đủ sức khỏe, đủ trình độ chuyên môn, đạo đức và đủ tuổi thành niên, người lao động nước ngoài còn phải có giấy phép lao động do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp thì mới đủ điều kiện được phép làm việc tại Việt Nam. (2) Chi nhánh doanh nghiệp được nộp hồ sơ xin cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài không? Có thể thấy, việc sử dụng lao động nước ngoài tại Việt Nam ngày càng phổ biến, đặc biệt là trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế. Tuy nhiên, để đảm bảo trật tự quản lý lao động và bảo vệ quyền lợi của người lao động, pháp luật Việt Nam quy định chặt chẽ về thủ tục xin cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài. Một trong những vấn đề thường được quan tâm là chi nhánh doanh nghiệp có được nộp hồ sơ xin cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài hay không. Theo khoản 1 Điều 11 Nghị định 152/2020/NĐ-CP, người nộp đơn xin cấp giấy phép lao động cho người lao động nước ngoài được quy định như sau: - Người sử dụng lao động đối với trường hợp người lao động nước ngoài làm việc theo hình thức quy định tại điểm a, b, e, g, i và k khoản 1 Điều 2 Nghị định 152/2020/NĐ-CP - Cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp Việt Nam hoặc tổ chức, doanh nghiệp nước ngoài hoạt động tại Việt Nam mà người lao động nước ngoài đến làm việc theo hình thức quy định tại điểm c và d khoản 1 Nghị định 152/2020/NĐ-CP - Người lao động nước ngoài vào Việt Nam để chào bán dịch vụ, người chịu trách nhiệm thành lập hiện diện thương mại theo hình thức quy định tại điểm đ và h khoản 1 Điều 2 Nghị định 152/2020/NĐ-CP Bên cạnh đó, tại điểm c khoản 2 Điều 2 Nghị định 152/2020/NĐ-CP quy định về người sử dụng người lao động nước ngoài, trong đó có bao gồm văn phòng đại diện, chi nhánh của doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức được cơ quan có thẩm quyền cấp phép thành lập. Như vậy, chi nhánh doanh nghiệp được quyền đứng ra xin cấp giấy phép lao động cho người lao động nước ngoài làm việc tại doanh nghiệp của mình. Việc nộp hồ sơ đề nghị xin cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài phải được nộp cho Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hoặc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội trước 15 ngày tính từ ngày mà người lao động nước ngoài dự kiến bắt đầu làm việc. (3) Thời hạn của giấy phép lao động Theo quy định tại Điều 10 Nghị định 152/2020/NĐ-CP, thời hạn của giấy phép lao động được cấp theo thời hạn của một trong các trường hợp sau đây nhưng không quá 02 năm: - Thời hạn của hợp đồng lao động dự kiến sẽ ký kết. - Thời hạn của bên nước ngoài cử người lao động nước ngoài sang làm việc tại Việt Nam. - Thời hạn hợp đồng hoặc thỏa thuận ký kết giữa đối tác Việt Nam và nước ngoài. - Thời hạn hợp đồng hoặc thỏa thuận cung cấp dịch vụ ký kết giữa đối tác Việt Nam và nước ngoài. - Thời hạn nêu trong văn bản của nhà cung cấp dịch vụ cử người lao động nước ngoài vào Việt Nam để đàm phán cung cấp dịch vụ. - Thời hạn đã được xác định trong giấy phép hoạt động của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp. - Thời hạn trong văn bản của nhà cung cấp dịch vụ cử người lao động nước ngoài vào Việt Nam để thành lập hiện diện thương mại của nhà cung cấp dịch vụ đó. - Thời hạn trong văn bản chứng minh người lao động nước ngoài được tham gia vào hoạt động của một doanh nghiệp nước ngoài đã thành lập hiện diện thương mại tại Việt Nam. - Thời hạn trong văn bản chấp thuận sử dụng người lao động nước ngoài trừ trường hợp không phải thực hiện báo cáo giải trình nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 4 Nghị định 152/2020/NĐ-CP. Khi giấy phép lao động hết thời hạn, người sử dụng lao động nộp hồ sơ đề nghị gia hạn giấy phép cho người lao động nước ngoài. Lưu ý rằng, việc nộp hồ sơ phải diễn ra trong thời hạn giấy phép lao động của người lao động nước ngoài còn hạn ít nhất 5 ngày và dưới 45 ngày (căn cứ Điều 16 Nghị định 152/2020/NĐ-CP).
Các khoản thuế TNCN mà người lao động nước ngoài không phải chịu thuế?
Hiện nay việc lao động nước ngoài vào làm tại Việt Nam đã không hiếm gặp, tuy nhiên nhiều đối tượng vẫn chưa biết khi lao động tại nước ta thì không phải đóng các khoản thuế TNCN nào. Bài viết này liệt kê một số loại thuế TNCN mà lao động nước ngoài không phải đóng như sau: Thuế TNCN chi cho tiền vé máy bay về nước hàng năm Theo quy định tại tiết g.6 điểm g, khoản 2 Điều 2 Thông tư 111/2013/TT-BTC về các khoản thu nhập chịu thuế: “Các khoản thu nhập chịu thuế Theo quy định tại Điều 3 Luật Thuế thu nhập cá nhân và Điều 3 Nghị định số 65/2013/NĐ-CP, các khoản thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân bao gồm: ... -Thu nhập từ tiền lương, tiền công -Thu nhập từ tiền lương, tiền công là thu nhập người lao động nhận được từ người sử dụng lao động, bao gồm: ... -) Không tính vào thu nhập chịu thuế đối với các khoản sau: ... + Khoản tiền mua vé máy bay khứ hồi do người sử dụng lao động trả hộ (hoặc thanh toán) cho người lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam, người lao động là người Việt Nam làm việc ở nước ngoài về phép mỗi năm một lần. - Căn cứ xác định khoản tiền mua vé máy bay là hợp đồng lao động và khoản tiền thanh toán vé máy bay từ Việt Nam đến quốc gia người nước ngoài mang quốc tịch hoặc quốc gia nơi gia đình người nước ngoài sinh sống và ngược lại; khoản tiền thanh toán vé máy bay từ quốc gia nơi người Việt Nam đang làm việc về Việt Nam và ngược lại. …” =>>>> Theo quy định trên, khoản tiền mua vé máy bay cho người nước ngoài được phép nhận mà không tính vào thu nhập chịu thuế TNCN là vé khứ hồi mỗi năm một lần. Từ lần thứ 2 trở đi sẽ tính vào thu nhập chịu thuế TNCN của lao động nước ngoài đó. Thuế TNCN chi trả cho thẻ cư trú, gia hạn thẻ cư trú, thị thực cho người lao động nước ngoài Căn cứ hướng dẫn của Công văn 48921/CTHN-TTHT năm 2021: “- Căn cứ Điều 2 Thông tư số 119/2014/TT-BTC và Nghị định số 65/2013/NĐ-CP: “- Người nộp thuế - Người nộp thuế là cá nhân cư trú và cá nhân không cư trú theo quy định tại Điều 2 Luật thuế thu nhập cá nhân, Nghị định số 65/2013/NĐ-CP ngày 27/6/2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế thu nhập cá nhân (sau đây gọi tắt là Nghị định số 65/2013/NĐ-CP), có thu nhập chịu thuế theo quy định tại Điều 3 Luật Thuế thu nhập cá nhân và Điều 3 Nghị định số 65/2013/NĐ-CP: Phạm vi xác định thu nhập chịu thuế của người nộp thuế như sau: Đối với cá nhân cư trú, thu nhập chịu thuế là thu nhập phát sinh trong và ngoài lãnh thổ Việt Nam, không phân biệt nơi trả thu nhập; … - Căn cứ điểm đ khoản 2 Điều 2 Thông tư số 111/2013/TT-BTC ngày 15/08/2013 của Bộ Tài chính, hướng dẫn thực hiện Luật Thuế thu nhập cá nhân, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế thu nhập cá nhân và Nghị định số 65/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế thu nhập cá nhân: “- Thu nhập từ tiền lương, tiền công -Thu nhập từ tiền lương, tiền công là thu nhập người lao động nhận được từ người sử dụng lao động, bao gồm: - Các khoản lợi ích bằng tiền hoặc không bằng tiền ngoài tiền lương, tiền công do người sử dụng lao động trả mà người nộp thuế được hưởng dưới mọi hình thức: … + Phần khoán chi văn phòng phẩm, công tác phí, điện thoại, trang phục,... cao hơn mức quy định hiện hành của Nhà nước. Mức khoán chi không tính vào thu nhập chịu thuế đối với một số trường hợp như sau: ++ Đối với cán bộ, công chức và người làm việc trong các cơ quan hành chính sự nghiệp, Đảng, đoàn thể, Hội, Hiệp hội: mức khoán chi áp dụng theo văn bản hướng dẫn của Bộ Tài chính. ++ Đối với người lao động làm việc trong các tổ chức kinh doanh, các văn phòng đại diện: mức khoán chi áp dụng phù hợp với mức xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp theo các văn bản hướng dẫn thi hành Luật thuế thu nhập doanh nghiệp. ++ Đối với người lao động làm việc trong các tổ chức quốc tế, các văn phòng đại diện của tổ chức nước ngoài: mức khoán chi thực hiện theo quy định của Tổ chức quốc tế, văn phòng đại diện của tổ chức nước ngoài. ... + Các khoản lợi ích khác. Các khoản lợi ích khác mà người sử dụng lao động chi cho người lao động như: chi trong các ngày nghỉ, lễ; thuê các dịch vụ tư vấn, thuê khai thuế cho đích danh một hoặc một nhóm cá nhân; chi cho người giúp việc gia đình như lái xe, người nấu ăn, người làm các công việc khác trong gia đình theo hợp đồng...” Căn cứ các quy định trên, Cục Thuế TP Hà Nội trả lời Công ty như sau: - Trường hợp các khoản chi phí làm và gia hạn thẻ tạm trú, thị thực cho người lao động nước ngoài do Công ty chi trả để người lao động nước ngoài đủ điều kiện vào làm việc tại Công ty tại Việt Nam là trách nhiệm của người sử dụng lao động thì các khoản chi phí này không tính vào thu nhập chịu thuế TNCN từ tiền lương, tiền công của người nước ngoài. - Trường hợp các khoản chi phí làm và gia hạn thẻ tạm trú, thị thực cho người lao động nước ngoài do Công ty chi trả thay cho người lao động là lợi ích được hưởng của người lao động thì các khoản này tính vào thu nhập chịu thuế TNCN từ tiền lương, tiền công của người lao động nước ngoài. - Trường hợp khoản chi phí làm thị thực cho người lao động làm việc tại Công ty tại Việt Nam đi công tác nước ngoài theo yêu cầu của công việc là công tác phí theo đúng quy chế tài chính hoặc quy chế nội bộ của Công ty và theo quy định tại tiết đ.4, điểm đ, khoản 2, Điều 2 Thông tư số 111/2013/TT-BTC ngày 15/08/2013 của Bộ Tài chính thì không tính vào thu nhập chịu thuế TNCN của người lao động. Phần chi công tác phí vượt mức quy định được tính vào thu nhập chịu thuế TNCN của người lao động.” =>>>>> Theo hướng dẫn của Cục thuế: - Các khoản chi phí và gia hạn thẻ cư trú, tạm trú (visa), thị thực cho người lao động nước ngoài để người lao động vào làm việc tại công ty ở Việt Nam sẽ do công ty chi trả và chi phí này không tính vào thuế TNCN chịu thuế từ tiền lương, tiền công của NLĐ nước ngoài. - Các khoản chi phí làm và gia hạn thẻ tạm trú (visa), thị thực cho người lao động nước ngoài do Công ty chi trả thay cho người lao động là lợi ích được hưởng của người lao động thì các khoản này tính vào thu nhập chịu thuế TNCN từ tiền lương, tiền công của người lao động nước ngoài. - Chi phí làm thị thực cho người lao động nước ngoài làm việc tại Công ty tại Việt Nam đi công tác nước ngoài theo yêu cầu của công việc là công tác phí theo đúng quy chế tài chính hoặc quy chế nội bộ của Công ty thì không tính vào thu nhập chịu thuế TNCN của người lao động. Phần chi công tác phí vượt mức quy định được tính vào thu nhập chịu thuế TNCN của người lao động nước ngoài này. Chi phí mua bảo hiểm sức khỏe cho người lao động và người thân của người lao động nước ngoài Căn cứ hướng dẫn tại Công văn 9294/CT-TTHT năm 2015: “Căn cứ điểm đ, Khoản 2, Điều 2 Thông tư số 111/2013/TT-BTC ngày 15/08/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn về Thuế thu nhập cá nhân (TNCN) quy định thu nhập chịu thuế TNCN từ tiền lương, tiền công bao gồm: “đ) Các khoản lợi ích bằng tiền hoặc không bằng tiền ngoài tiền lương, tiền công do người sử dụng lao động trả mà người nộp thuế được hưởng dưới mọi hình thức: …” Căn cứ Khoản 3 Điều 11 Thông tư 92/2015/TT-BTC và Nghị định 12/2015/NĐ-CP: “- Sửa đổi, bổ sung tiết đ.2 điểm đ khoản 2 Điều 2: “- Khoản tiền do người sử dụng lao động mua bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm không bắt buộc khác có tích lũy về phí bảo hiểm; mua bảo hiểm hưu trí tự nguyện hoặc đóng góp Quỹ hưu trí tự nguyện cho người lao động. Trường hợp người sử dụng lao động mua cho người lao động sản phẩm bảo hiểm không bắt buộc không có tích lũy về phí bảo hiểm (kể cả trường hợp mua bảo hiểm của các doanh nghiệp bảo hiểm không thành lập và hoạt động theo pháp luật Việt Nam được phép bán bảo hiểm tại Việt Nam) thì khoản tiền phí mua sản phẩm bảo hiểm này không tính vào thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân của người lao động. Bảo hiểm không bắt buộc và không có tích lũy về phí bảo hiểm gồm các sản phẩm bảo hiểm như: bảo hiểm sức khỏe, bảo hiểm tử kỳ (không bao gồm sản phẩm bảo hiểm tử kỳ có hoàn phí), ... mà người tham gia bảo hiểm không nhận được tiền phí tích lũy từ việc tham gia bảo hiểm, ngoài khoản tiền bảo hiểm hoặc bồi thường theo thỏa thuận tại hợp đồng bảo hiểm do doanh nghiệp bảo hiểm trả.” ... “- Các khoản chi không tương ứng với doanh thu tính thuế, trừ các khoản chi sau: … - Khoản chi có tính chất phúc lợi chi trực tiếp cho người lao động như: chi đám hiếu, hỷ của bản thân và gia đình người lao động; chi nghỉ mát, chi hỗ trợ điều trị; chi hỗ trợ bổ sung kiến thức học tập tại cơ sở đào tạo; chi hỗ trợ gia đình người lao động bị ảnh hưởng bởi thiên tai, địch họa, tai nạn, ốm đau; chi khen thưởng con của người lao động có thành tích tốt trong học tập; chi hỗ trợ chi phí đi lại ngày lễ, tết cho người lao động; chi bảo hiểm tai nạn, bảo hiểm sức khỏe, bảo hiểm tự nguyện khác cho người lao động (trừ khoản chi mua bảo hiểm nhân thọ cho người lao động hướng dẫn tại điểm 2.6, bảo hiểm hưu trí tự nguyện cho người lao động hướng dẫn tại điểm 2.11 Điều này) và những khoản chi có tính chất phúc lợi khác. Tổng số chi có tính chất phúc lợi nêu trên không quá 01 tháng lương bình quân thực tế thực hiện trong năm tính thuế của doanh nghiệp. …”. Trường hợp Công ty theo trình bày có mua bảo hiểm tai nạn và bảo hiểm sức khỏe cho người lao động (sản phẩm bảo hiểm không bắt buộc không tích lũy về phí bảo hiểm) thì khoản tiền phí mua sản phẩm bảo hiểm này không tính vào thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân của người lao động. Trường hợp Công ty mua bảo hiểm tai nạn và bảo hiểm sức khỏe cho người thân của người lao động thì phải tính vào thu nhập chịu thuế TNCN của người lao động để tính thuế TNCN theo quy định. ..” =>>>>> Theo hướng dẫn của Cục thuế, khoản chi của công ty để mua bảo hiểm sức khỏe, tai nạn cho NLĐ nước ngoài sẽ không tính thuế TNCN. Khoản chi mua bảo hiểm sức khỏe, tai nạn cho người thân của người lao động nước ngoài và lao động Việt Nam thì phải tính vào thu nhập chịu thuế TNCN của người lao động.
Làm visa mất bao lâu? Hồ sơ xin visa cho NLĐ nước ngoài làm việc tại Việt Nam gồm gì?
Visa hay còn gọi là thị thực là loại giấy tờ do cơ quan có quyền của Việt Nam cấp, cho phép người nước ngoài nhập cảnh Việt Mam. Vậy làm visa mất bao lâu? Hồ sơ bao gồm những gì? Người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam cần những điều kiện gì? Hướng dẫn thủ tục cấp visa cho người nước ngoài tại Việt Nam (1) Trình tự thực hiện: Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ theo quy định của pháp luật. Bước 2: Nộp hồ sơ: - Cơ quan, tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ tại một trong hai trụ sở làm việc của Cục Quản lý xuất nhập cảnh - Bộ Công an: + 44-46 Trần Phú, Ba Đình, Hà Nội. + 333-335-337 Nguyễn Trãi, Q.1, TP Hồ Chí Minh. - Cán bộ tiếp nhận hồ sơ kiểm tra tính pháp lý và nội dung hồ sơ: + Nếu đầy đủ, hợp lệ, thì nhận hồ sơ, in và trao giấy biên nhận, hẹn ngày trả kết quả. + Nếu hồ sơ chưa hợp lệ thì cán bộ tiếp nhận hồ sơ hướng dẫn người nộp bổ sung hồ sơ cho đầy đủ. Thời gian nộp hồ sơ: từ thứ 2 đến sáng thứ 7 hàng tuần (trừ ngày tết, ngày lễ). Bước 3: Nhận kết quả: - Người đến nhận kết quả đưa giấy biên nhận, chứng minh nhân dân/căn cước công dân hoặc hộ chiếu cho cán bộ trả kết quả kiểm tra, đối chiếu, nếu có kết quả thì yêu cầu người đến nhận kết quả nộp lệ phí và ký nhận. - Thời gian: Từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần (trừ ngày tết, ngày lễ). (2) Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại trụ sở làm việc của Cục Quản lý xuất nhập cảnh, Bộ Công an. (3) Thành phần số lượng hồ sơ: - Thành phần hồ sơ: Tờ khai đề nghị cấp, bổ sung, sửa đổi thị thực và gia hạn tạm trú (mẫu NA5). - Số lượng hồ sơ: 01 (một) bộ. (4) Thời hạn giải quyết: Không quá 05 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ. (5) Đối tượng thực hiện: Cơ quan, tổ chức và người nước ngoài cư trú hợp pháp tại Việt Nam. (6) Cơ quan thực hiện: Cục quản lý xuất nhập cảnh (7) Phí: - Thị thực có giá trị một lần: 25USD/chiếc. - Thị thực có giá trị nhiều lần: + Loại có giá trị không quá 03 tháng: 50 USD/chiếc. + Loại có giá trị trên 03 tháng đến 06 tháng: 95 USD/chiếc. + Loại có giá trị trên 06 tháng đến 12 tháng: 135 USD/chiếc. + Loại có giá trị trên 12 tháng đến 02 năm: 145 USD/chiếc. + Loại có giá trị trên 02 năm đến 05 năm: 155 USD/chiếc. + Thị thực cấp cho người dưới 14 tuổi (không phân biệt thời hạn): 25 USD/chiếc. - Chuyển ngang giá trị thị thực, thời hạn tạm trú còn giá trị từ hộ chiếu cũ sang hộ chiếu mới hoặc chuyển ngang giá trị thị thực, thời hạn tạm trú còn giá trị từ thị thực rời cũ (đã hết chỗ đóng dấu: kiểm chứng nhập cảnh, kiểm chứng xuất cảnh, chứng nhận tạm trú, gia hạn tạm trú) sang thị thực rời mới: 5 USD/chiếc. (8) Yêu cầu, điều kiện thực hiện: - Cơ quan, tổ chức đề nghị cấp, bổ sung, sửa đổi thị thực, gia hạn tạm trú cho người nước ngoài, người Việt Nam mang hộ chiếu nước ngoài đã có hồ sơ chứng minh tư cách pháp nhân tại Cục Quản lý xuất nhập cảnh - Bộ Công an theo quy định của Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam 2014. - Người nước ngoài, người Việt Nam mang hộ chiếu nước ngoài có hộ chiếu hợp lệ, có thị thực (trừ trường hợp miễn thị thực), chứng nhận tạm trú do cơ quan có thẩm quyền Việt Nam cấp, đang cư trú tại Việt Nam và không thuộc diện "chưa được nhập cảnh Việt Nam" hoặc không thuộc diện “tạm hoãn xuất cảnh”. - Công dân Việt Nam đề nghị cấp, bổ sung, sửa đổi thị thực, gia hạn tạm trú cho người nước ngoài, người Việt Nam mang hộ chiếu nước ngoài phải là người có quan hệ cha, mẹ, vợ, chồng, con với người nước ngoài, người Việt Nam mang hộ chiếu nước ngoài (xuất trình giấy tờ chứng minh quan hệ). Visa cho người nước ngoài làm việc tại Việt Nam là loại visa dài hạn được Chính Phủ Việt Nam cấp cho người nước ngoài với mục đích lao động và được áp dụng cho người có đủ điều kiện kiện về giấy phép lao động hoặc đủ điều kiện làm việc theo quy định của Luật lao động Việt Nam. Điều kiện được cấp visa lao động được quy định như thế nào? Hiện nay, trong các văn bản pháp luật không có thuật ngữ visa lao động, tuy nhiên theo khoản 16 Điều 8 Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam 2014 được sửa đổi bởi điểm e, điểm g khoản 3 Điều 1 Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh ,cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam sửa đổi 2019 thì ta có thể hiểu visa lao động là thị thực với ký hiệu LĐ1, LĐ2. Theo Điều 10 Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam 2014 được bổ sung bởi khoản 5 Điều 1 Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh ,cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam sửa đổi 2019 có quy định chi tiết về điều kiện cấp thị thực như sau: - Có hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế. - Có cơ quan, tổ chức, cá nhân tại Việt Nam mời, bảo lãnh, trừ trường hợp quy định tại Điều 16a, Điều 16b và khoản 3 Điều 17 của Luật này. - Không thuộc các trường hợp chưa cho nhập cảnh quy định tại Điều 21 của Luật này. - Người nước ngoài vào lao động phải có giấy phép lao động theo quy định của Bộ luật lao động; - Thị thực điện tử cấp cho người nước ngoài có hộ chiếu và không thuộc diện quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 8 của Luật này. Thủ tục cấp visa cho NLĐ nước ngoài làm việc tại Việt Nam Theo quy định tại Điều 16 Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam 2014 được bổ sung bởi khoản 8 Điều 1 Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam sửa đổi 2019 và quy định tại Điều 3 Thông tư 31/2015/TT-BCA thì thủ tục xin cấp visa lao động như sau: Bước 1: Trước khi làm thủ tục mời, bảo lãnh người nước ngoài nhập cảnh Việt Nam thì cơ quan, tổ chức, cá nhân mời bảo lãnh phải gửi văn bản thông báo kèm theo hồ sơ cho Cục Quản lý xuất nhập cảnh. Việc thông báo chỉ thực hiện một lần, khi có sự thay đổi nội dung trong hồ sơ phải thông báo bổ sung. Bước 2: Cơ quan, tổ chức, cá nhân mời, bảo lãnh người nước ngoài trực tiếp gửi văn bản đề nghị cấp thị thực tại Cục Quản lý xuất nhập cảnh. - Cơ quan, tổ chức mời, bảo lãnh người nước ngoài được lựa chọn gửi văn bản đề nghị cấp thị thực cho người nước ngoài và nhận kết quả trả lời qua giao dịch điện tử tại Cổng thông tin điện tử về xuất nhập cảnh nếu đủ điều kiện quy định của pháp luật. Bước 3: Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị cấp thị thực, Cục Quản lý xuất nhập cảnh xem xét, giải quyết, trả lời cơ quan, tổ chức, cá nhân mời, bảo lãnh và thông báo cho cơ quan có thẩm quyền cấp thị thực của Việt Nam ở nước ngoài. Bước 4: Sau khi nhận được văn bản trả lời của Cục Quản lý xuất nhập cảnh, cơ quan, tổ chức, cá nhân mời, bảo lãnh người nước ngoài vào Việt Nam thông báo cho người nước ngoài để làm thủ tục nhận thị thực tại cơ quan có thẩm quyền cấp thị thực của Việt Nam ở nước ngoài. Hồ sơ xin cấp visa lao động bao gồm những gì? Theo khoản 2 Điều 16 Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam 2014 có quy định chi tiết những hồ sơ để gửi thông báo cho Cục Quản lý xuất nhập cảnh bao gồm: - Văn bản thông báo về việc bảo lãnh cấp thị thực vào Việt Nam; - Bản sao có chứng thực giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp; - Văn bản giới thiệu con dấu, chữ ký của người có thẩm quyền của tổ chức Theo Điều 12, Điều 17 Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam 2014 được bổ sung bởi khoản 7 Điều 1 uật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam sửa đổi 2019 và Thông tư 04/2015/TT-BCA có quy định hồ sơ đề nghị cấp thị thực cho người lao động nước ngoài đến Cục Quản lý xuất nhập cảnh, bao gồm những giấy tờ sau: - Tờ khai đề nghị cấp thị thực Việt Nam; - Bản sao có chứng thực giấy phép lao động hoặc giấy xác nhận không thuộc diện cấp giấy phép lao động đã được cấp; - Các giấy tờ chứng minh nếu thuộc một trong các đối tượng được miễn thị thực sau đây: + Theo điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên. + Sử dụng thẻ thường trú, thẻ tạm trú theo quy định pháp luật của Việt Nam. + Vào khu kinh tế cửa khẩu, đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt. + Có quyết định đơn phương miễn thị thực của Việt Nam. + Người Việt Nam định cư ở nước ngoài có hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp và người nước ngoài là vợ, chồng, con của họ; người nước ngoài là vợ, chồng, con của công dân Việt Nam được miễn thị thực theo quy định của Chính phủ. + Vào khu kinh tế ven biển do Chính phủ quyết định khi đáp ứng đủ các điều kiện: có sân bay quốc tế; có không gian riêng biệt; có ranh giới địa lý xác định, cách biệt với đất liền; phù hợp với chính sách phát triển kinh tế - xã hội và không làm phương hại đến quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội của Việt Nam.
NLĐ nước ngoài làm việc dưới 30 ngày có cần giấy phép lao động?
Theo quy định tại Điều 154 BLLĐ 2019 và Điều 7 Nghị định 152/2020/NĐ-CP hiện nay có 20 trường hợp NLĐ nước ngoài không thuộc diện phải đề nghị cấp giấy phép lao động, cụ thể: (1) Là chủ sở hữu hoặc thành viên góp vốn của công ty TNHH với vốn góp từ 3 tỷ đồng trở lên. (2) Là Chủ tịch hoặc thành viên HĐQT của công ty cổ phần với vốn góp từ 3 tỷ đồng trở lên. (3) Di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp thuộc phạm vi các ngành: kinh doanh, thông tin, xây dựng, phân phối, giáo dục, môi trường, tài chính, y tế, du lịch, văn hóa giải trí và vận tải. Chỉ được áp dụng nếu thỏa mãn 04 điều kiện sau đây: - NLĐ là nhà quản lý, giám đốc điều hành, chuyên gia và lao động kỹ thuật của doanh nghiệp nước ngoài. - Doanh nghiệp đó đã thành lập hiện diện thương mại trên lãnh thổ Việt Nam. - Di chuyển tạm thời trong nội bộ doanh nghiệp sang hiện diện thương mại trên lãnh thổ Việt Nam và - NLĐ đã được doanh nghiệp tuyển dụng ít nhất 12 tháng liên tục. (4) Cung cấp dịch vụ tư vấn về chuyên môn và kỹ thuật hoặc thực hiện các nhiệm vụ khác phục vụ cho công tác nghiên cứu, xây dựng, thẩm định, theo dõi đánh giá, quản lý và thực hiện chương trình, dự án sử dụng nguồn vốn ODA. (5) Được Bộ Ngoại giao cấp giấy phép hoạt động thông tin, báo chí tại Việt Nam. (6) Được cử sang Việt Nam giảng dạy, nghiên cứu tại trường quốc tế thuộc quản lý của cơ quan đại diện ngoại giao nước ngoài hoặc Liên hợp quốc; các cơ sở, tổ chức được thành lập theo các hiệp định mà Việt Nam đã ký kết, tham gia. (7) Tình nguyện viên làm việc không hưởng lương để thực hiện điều ước quốc tế và có xác nhận của cơ quan đại diện ngoại giao hoặc tổ chức quốc tế phái cử. (8) Làm việc tại vị trí nhà quản lý, giám đốc điều hành, chuyên gia hoặc lao động kỹ thuật có thời gian làm việc dưới 30 ngày và không quá 03 lần trong 01 năm. (9) Vào Việt Nam thực hiện thỏa thuận quốc tế mà cơ quan, tổ chức ở Trung ương, cấp tỉnh ký kết. (10) Học sinh, sinh viên đang học tập ở nước ngoài có thỏa thuận thực tập tại Việt Nam; học viên thực tập, tập sự trên tàu biển Việt Nam. (11) Thân nhân thành viên cơ quan đại diện nước ngoài tại Việt Nam. (12) Có hộ chiếu công vụ vào làm việc cho cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội. (13) Người chịu trách nhiệm thành lập hiện diện thương mại. (14) Được Bộ GD&ĐT xác nhận người lao động nước ngoài vào Việt Nam để giảng dạy, nghiên cứu. (15) Là Trưởng văn phòng đại diện, dự án hoặc chịu trách nhiệm chính về hoạt động của tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ nước ngoài tại Việt Nam. (16) Vào Việt Nam dưới 03 tháng để thực hiện chào bán dịch vụ. (17) Vào Việt Nam dưới 03 tháng để xử lý sự cố, tình huống kỹ thuật, công nghệ phức tạp nảy sinh làm ảnh hưởng hoặc có nguy cơ ảnh hưởng tới sản xuất, kinh doanh mà các chuyên gia hiện có ở Việt Nam không xử lý được. (18) Là luật sư nước ngoài đã được cấp Giấy phép hành nghề luật sư tại Việt Nam. (19) Trường hợp theo quy định của điều ước quốc tế mà nước CHXHVN là thành viên. (20 Người nước ngoài kết hôn với người Việt Nam và sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam. => Theo đó, NLĐ nước ngoài vào làm việc dưới 30 ngày không thuộc trường hợp trên thì phải đăng ký Giấy phép lao động. Về hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép lao động cho người nước ngoài: Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép lao động cho người nước ngoài
Người lao động nước ngoài có vợ là người Việt Nam thì có đóng BHXH bắt buộc?
Căn cứ Điều 154 Bộ luật Lao động 2019: "Điều 154. Người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam không thuộc diện cấp giấy phép lao động ... 3. Là Trưởng văn phòng đại diện, dự án hoặc chịu trách nhiệm chính về hoạt động của tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ nước ngoài tại Việt Nam. 4. Vào Việt Nam với thời hạn dưới 03 tháng để thực hiện chào bán dịch vụ. 5. Vào Việt Nam với thời hạn dưới 03 tháng để xử lý sự cố, tình huống kỹ thuật, công nghệ phức tạp nảy sinh làm ảnh hưởng hoặc có nguy cơ ảnh hưởng tới sản xuất, kinh doanh mà các chuyên gia Việt Nam và các chuyên gia nước ngoài hiện đang ở Việt Nam không xử lý được. 6. Là luật sư nước ngoài đã được cấp Giấy phép hành nghề luật sư tại Việt Nam theo quy định của Luật Luật sư. 7. Trường hợp theo quy định của điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên. 8. Người nước ngoài kết hôn với người Việt Nam và sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam." >>> Theo đó, Người nước ngoài kết hôn với người Việt Nam và sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam thì không thuộc diện cấp GPLĐ. Căn cứ khoản 1 Điều 2 Nghị định 143/2018/NĐ-CP quy định như sau: "Điều 2. Đối tượng áp dụng 1. Người lao động là công dân nước ngoài làm việc tại Việt Nam thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc khi có giấy phép lao động hoặc chứng chỉ hành nghề hoặc giấy phép hành nghề do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp và có hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn từ đủ 01 năm trở lên với người sử dụng lao động tại Việt Nam." >>> Nếu không thuộc diện cấp GPLĐ thì không đóng BHXH.
Luật sư nước ngoài hành nghề ở VN có phải xin giấy phép lao động?
Theo Điều 154 Bộ luật lao động 2019 quy định về người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam không thuộc diện cấp giấy phép lao động như sau: 1. Là chủ sở hữu hoặc thành viên góp vốn của công ty trách nhiệm hữu hạn có giá trị góp vốn theo quy định của Chính phủ. 2. Là Chủ tịch Hội đồng quản trị hoặc thành viên Hội đồng quản trị của công ty cổ phần có giá trị góp vốn theo quy định của Chính phủ. 3. Là Trưởng văn phòng đại diện, dự án hoặc chịu trách nhiệm chính về hoạt động của tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ nước ngoài tại Việt Nam. 4. Vào Việt Nam với thời hạn dưới 03 tháng để thực hiện chào bán dịch vụ. 5. Vào Việt Nam với thời hạn dưới 03 tháng để xử lý sự cố, tình huống kỹ thuật, công nghệ phức tạp nảy sinh làm ảnh hưởng hoặc có nguy cơ ảnh hưởng tới sản xuất, kinh doanh mà các chuyên gia Việt Nam và các chuyên gia nước ngoài hiện đang ở Việt Nam không xử lý được. 6. Là luật sư nước ngoài đã được cấp Giấy phép hành nghề luật sư tại Việt Nam theo quy định của Luật Luật sư. 7. Trường hợp theo quy định của điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên. 8. Người nước ngoài kết hôn với người Việt Nam và sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam. 9. Trường hợp khác theo quy định của Chính phủ. Căn cứ quy định trên, luật sư nước ngoài đã được cấp Giấy phép hành nghề luật sư tại Việt Nam không thuộc diện phải xin giấy phép lao động. Do đó, doanh nghiệp không phải làm thủ tục xin giấy phép lao động cho luật sư này.
Cập nhật Nghị định hướng dẫn BLLĐ 2019 áp dụng từ 15/2/2021
Nghị định hướng 152/2020 hướng dẫn BLLĐ 2019 Ngày 30/12/2020 Chính phủ ban hành Nghị định 152/2020/NĐ-CP quy định về người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam và tuyển dụng, quản lý người lao động Việt Nam làm việc cho tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam Nghị định quy định về người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam và tuyển dụng, quản lý người lao động Việt Nam làm việc cho tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam theo các điều, khoản sau của Bộ luật Lao động: - Điều kiện, trình tự, thủ tục cấp, cấp lại, gia hạn, thu hồi giấy phép lao động và giấy xác nhận không thuộc diện cấp giấy phép lao động đối với người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam theo Điều 157 của Bộ luật Lao động và người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam không thuộc diện cấp giấy phép lao động theo khoản 1, 2 và 9 Điều 154 của Bộ luật Lao động. - Tuyển dụng, giới thiệu, quản lý người lao động Việt Nam làm việc cho các tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam (sau đây gọi là tổ chức, cá nhân nước ngoài) theo khoản 3 Điều 150 của Bộ luật Lao động. Ngoài các trường hợp quy định tại khoản 3, 4, 5, 6, 7, 8 Điều 154 BLLĐ, NLĐ nước ngoài không thuộc diện cấp giấy phép lao động được Nghị định hướng dẫn gồm: 1. Là chủ sở hữu hoặc thành viên góp vốn của công ty trách nhiệm hữu hạn có giá trị góp vốn từ 3 tỷ đồng trở lên. 2. Là Chủ tịch Hội đồng quản trị hoặc thành viên Hội đồng quản trị của công ty cổ phần có giá trị góp vốn từ 3 tỷ đồng trở lên. 3. Di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp thuộc phạm vi 11 ngành dịch vụ trong biểu cam kết dịch vụ của Việt Nam với Tổ chức Thương mại thế giới, bao gồm: kinh doanh, thông tin, xây dựng, phân phối, giáo dục, môi trường, tài chính, y tế, du lịch, văn hóa giải trí và vận tải. 4. Vào Việt Nam để cung cấp dịch vụ tư vấn về chuyên môn và kỹ thuật hoặc thực hiện các nhiệm vụ khác phục vụ cho công tác nghiên cứu, xây dựng, thẩm định, theo dõi đánh giá, quản lý và thực hiện chương trình, dự án sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) theo quy định hay thỏa thuận trong các điều ước quốc tế về ODA đã ký kết giữa cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam và nước ngoài. 5. Được Bộ Ngoại giao cấp giấy phép hoạt động thông tin, báo chí tại Việt Nam theo quy định của pháp luật. 6. Được cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nước ngoài cử sang Việt Nam giảng dạy, nghiên cứu tại trường quốc tế thuộc quản lý của cơ quan đại diện ngoại giao nước ngoài hoặc Liên hợp quốc; các cơ sở, tổ chức được thành lập theo các hiệp định mà Việt Nam đã ký kết, tham gia. 7. Tình nguyện viên quy định tại khoản 2 Điều 3 Nghị định này. 8. Vào Việt Nam làm việc tại vị trí nhà quản lý, giám đốc điều hành, Chuyên gia hoạt đo động kỹ thuật có thời gian làm việc dưới 30 ngày và không quá 03 lần trong 01 năm. 9. Vào Việt Nam thực hiện thỏa thuận quốc tế mà cơ quan, tổ chức ở Trung ương, cấp tỉnh ký kết theo quy định của pháp luật. 10. Học sinh, sinh viên đang học tập tại các trường, cơ sở đào tạo ở nước ngoài có thỏa thuận thực tập trong các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp tại Việt Nam; học viên thực tập, tập sự trên tàu biển Việt Nam. 11. Thân nhân thành viên cơ quan đại diện nước ngoài tại Việt Nam quy định tại điểm 1 khoản 1 Điều 2 Nghị định này. 12. Có hộ chiếu công vụ vào làm việc cho cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội 13. Người chịu trách nhiệm thành lập hiện diện thương mại. 14. Được Bộ Giáo dục và Đào tạo xác nhận người lao động nước ngoài vào Việt Nam để giảng dạy, nghiên cứu. Nghị định 11/2016/NĐ-CP và Nghị định 75/2014/NĐ-CP hết hiệu lực thi hành kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực. Xem chi tiết Nghị định: TẠI ĐÂY
Ngày lễ Quốc Khánh của đất nước NLĐ nước ngoài vào thứ Bảy, Chủ Nhật thì có được nghỉ bù không?
Kính gửi anh/chị, Em có một thắc mắc như sau: Công ty em có 1 người lao động nước ngoài là Chuyên gia người Mỹ. Theo quy định tại khoản 2 điều 115 của LLĐ 2012 thì "Lao động là công dân nước ngoài làm việc tại Việt Nam ngoài ngày nghỉ lễ theo quy định tại khoản 1 Điều này còn được nghỉ thêm 01 ngày Tết cổ truyền dân tộc và 01 ngày Quốc khánh của nước họ". Và ngày Quốc khánh Mỹ là ngày 4/7. Năm nay ngày 4/7/2020 rơi vào Thứ Bảy, vậy NLĐ nước ngoài này có được nghỉ bù vào thứ Hai của tuần sau không ạ? Mong được anh chị giải đáp Em cảm ơn anh/chị
Tiền lương NLĐ nước ngoài khi không nghỉ ngày Quốc khánh của nước họ
Theo quy định tại Điều 115 Bộ luật Lao động 2012, người lao động nước ngoài được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết bao gồm:- Tết Dương lịch 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch); - Tết Âm lịch 05 ngày; - Ngày Chiến thắng 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch); - Ngày Quốc tế lao động 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch); - Ngày Quốc khánh 01 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch); - Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch); - Tết cổ truyền dân tộc của nước họ 01 ngày; - Ngày Quốc khánh của nước họ 01 ngày. => Như vậy, trong trường hợp người lao động nước ngoài vẫn đi làm vào ngày Quốc khánh của nước họ thì tiền lương chi trả cho người lao động được tính theo Điều 97 Bộ luật Lao động 2012 như sau: “Điều 97. Tiền lương làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm 1. Người lao động làm thêm giờ được trả lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo công việc đang làm như sau: [...] c) Vào ngày nghỉ lễ, ngày nghỉ có hưởng lương, ít nhất bằng 300% chưa kể tiền lương ngày lễ, ngày nghỉ có hưởng lương đối với người lao động hưởng lương ngày. 2. Người lao động làm việc vào ban đêm, thì được trả thêm ít nhất bằng 30% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo công việc của ngày làm việc bình thường. 3. Người lao động làm thêm giờ vào ban đêm thì ngoài việc trả lương theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, người lao động còn được trả thêm 20% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo công việc làm vào ban ngày.”
Tính thuế đối với cá nhân cư trú là người nước ngoài
Bên em có vấn đề về thuế TNCN xin tư vấn giúp. Công ty em có thuê nhà thầu nước ngoài và họ cử lao động nước ngoài sang hỗ trợ. Thời gian sang từ 01/08/2016 đến 15/11/2017 ( sang làm nhiều đợt và tổng thời gian trên 183 ngày) Đối trường hợp này: Có thuộc cá nhân cư trú không Áp dụng kỳ tính thuế như thế nào ( theo năm Dương lịch, tính từ thời điểm ban đầu sang ) Tính thuế như thế nào?
Sử dụng người lao động nước ngoài đang làm việc ở công ty khác
Người lao động nước ngoài đang làm việc tại công ty A, giờ muốn sang công ty B làm việc thì buộc phải xuất cảnh ra khỏi Việt Nam, sau đó xin visa lao động để vào lại làm việc tại công ty B. Trong vòng 15 ngày làm việc trước khi người lao động dự kiến làm việc tại công ty thì công ty phải nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép lao động cho Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, trong vòng 7 ngày thì Sở sẽ thông báo và cấp giấy phép. Hồ sơ xin giấy phép quy định tại Điều 10 Nghị định 11/2016/NĐ-CP và được hướng dẫn bởi Điều 6 Thông tư 40/2016/TT-BLĐTBXH. Khi người lao động đến Việt Nam rồi thì công ty phải đi đăng ký tạm trú ngay cho người lao động theo quy định tại Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam 2014: "Điều 33. Khai báo tạm trú 1. Người nước ngoài tạm trú tại Việt Nam phải thông qua người trực tiếp quản lý, điều hành hoạt động của cơ sở lưu trú để khai báo tạm trú với Công an xã, phường, thị trấn hoặc đồn, trạm Công an nơi có cơ sở lưu trú. 2. Người trực tiếp quản lý, điều hành hoạt động của cơ sở lưu trú có trách nhiệm ghi đầy đủ nội dung mẫu phiếu khai báo tạm trú cho người nước ngoài và chuyển đến Công an xã, phường, thị trấn hoặc đồn, trạm Công an nơi có cơ sở lưu trú trong thời hạn 12 giờ, đối với địa bàn vùng sâu, vùng xa trong thời hạn là 24 giờ kể từ khi người nước ngoài đến cơ sở lưu trú. 3. Cơ sở lưu trú du lịch là khách sạn phải nối mạng Internet hoặc mạng máy tính với cơ quan quản lý xuất nhập cảnh Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương để truyền thông tin khai báo tạm trú của người nước ngoài. Cơ sở lưu trú khác có mạng Internet có thể gửi trực tiếp thông tin khai báo tạm trú của người nước ngoài theo hộp thư điện tử công khai của cơ quan quản lý xuất nhập cảnh Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. 4. Người nước ngoài thay đổi nơi tạm trú hoặc tạm trú ngoài địa chỉ ghi trong thẻ thường trú thì phải khai báo tạm trú theo quy định tại khoản 1 Điều này."
BHXH Việt Nam trả lời về việc đóng BHXH bắt buộc đối với NLĐ nước ngoài
Hôm nay, Bảo hiểm xã hội Việt Nam tổ chức giải đáp trực tuyến về các chính sách BHXH, BHYT, BHTN, các giải đáp nổi bật khác sẽ được cập nhật đến các bạn sau bài viết này. Đầu tiên, giải đáp cho vấn đề mà dư luận đang quan tâm là người lao động nước ngoài có bắt buộc đóng BHXH không? Trích dẫn câu hỏi và giải đáp như sau: Câu hỏi: Công ty tôi đang tham gia BHYT cho 03 lao động nước ngoài. Ngày 01/01/2018 theo quy định phải tham gia BHXH bắt buộc cho lao động người nước ngoại. Vậy tôi có cần báo giảm không tham gia BHYT nữa để đăng ký tham gia BHXH bắt buộc không? Khi tham gia BHXH bắt buộc thì người nước ngoài có được cấp sổ BHXH? Và các chế độ có giống như lao động người Việt Nam không? BHXH Việt Nam trả lời: Theo quy định tại Khoản 2 Điều 2, Điều 124 Luật BHXH năm 2014 thì từ ngày 01/01/2018 người lao động là công dân nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam có giấy phép lao động hoặc chứng chỉ hành nghề hoặc giấy phép hành nghề do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp được tham gia BHXH bắt buộc; Tuy nhiên, hiện nay Chính phủ chưa ban hành Nghị định Quy định chi tiết Luật BHXH về BHXH bắt buộc đối với người lao động là công dân nước ngoài làm việc tại Việt Nam. Khi có Chính phủ ban hành Nghị định, BHXH sẽ thực hiện hướng dẫn chung. Việc lao động là người nước ngoài và Công ty ông/bà đang tham gia BHYT thì vẫn tiếp tục tham gia BHYT theo đúng quy định. Xem thêm tổng hợp giải đáp chính sách BHXH, BHYT cuối năm 2017 tại file đính kèm.
Chi nhánh doanh nghiệp được nộp hồ sơ xin cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài không?
Pháp luật quy định NLĐ nước ngoài khi làm việc tại Việt Nam phải có giấy phép lao động. Vậy chi nhánh của doanh nghiệp có đứng ra nộp hồ sơ xin cấp giấy phép lao động được không? (1) Điều kiện để NLĐ nước ngoài được làm việc tại Việt Nam là gì? Theo quy định tại Điều 15 Bộ Luật Lao động 2019, người lao động nước ngoài khi làm việc tại Việt Nam phải đáp ứng được các điều kiện sau đây: - Đủ 18 tuổi trở lên và có năng lực hành vi dân sự đầy đủ; - Có trình độ chuyên môn, kỹ thuật, tay nghề, kinh nghiệm làm việc; có đủ sức khỏe theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế; - Không phải là người đang trong thời gian chấp hành hình phạt hoặc chưa được xóa án tích hoặc đang trong thời gian bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật nước ngoài hoặc pháp luật Việt Nam; - Có giấy phép lao động do cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam cấp Như vậy, ngoài việc phải bảo đảm đủ sức khỏe, đủ trình độ chuyên môn, đạo đức và đủ tuổi thành niên, người lao động nước ngoài còn phải có giấy phép lao động do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp thì mới đủ điều kiện được phép làm việc tại Việt Nam. (2) Chi nhánh doanh nghiệp được nộp hồ sơ xin cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài không? Có thể thấy, việc sử dụng lao động nước ngoài tại Việt Nam ngày càng phổ biến, đặc biệt là trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế. Tuy nhiên, để đảm bảo trật tự quản lý lao động và bảo vệ quyền lợi của người lao động, pháp luật Việt Nam quy định chặt chẽ về thủ tục xin cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài. Một trong những vấn đề thường được quan tâm là chi nhánh doanh nghiệp có được nộp hồ sơ xin cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài hay không. Theo khoản 1 Điều 11 Nghị định 152/2020/NĐ-CP, người nộp đơn xin cấp giấy phép lao động cho người lao động nước ngoài được quy định như sau: - Người sử dụng lao động đối với trường hợp người lao động nước ngoài làm việc theo hình thức quy định tại điểm a, b, e, g, i và k khoản 1 Điều 2 Nghị định 152/2020/NĐ-CP - Cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp Việt Nam hoặc tổ chức, doanh nghiệp nước ngoài hoạt động tại Việt Nam mà người lao động nước ngoài đến làm việc theo hình thức quy định tại điểm c và d khoản 1 Nghị định 152/2020/NĐ-CP - Người lao động nước ngoài vào Việt Nam để chào bán dịch vụ, người chịu trách nhiệm thành lập hiện diện thương mại theo hình thức quy định tại điểm đ và h khoản 1 Điều 2 Nghị định 152/2020/NĐ-CP Bên cạnh đó, tại điểm c khoản 2 Điều 2 Nghị định 152/2020/NĐ-CP quy định về người sử dụng người lao động nước ngoài, trong đó có bao gồm văn phòng đại diện, chi nhánh của doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức được cơ quan có thẩm quyền cấp phép thành lập. Như vậy, chi nhánh doanh nghiệp được quyền đứng ra xin cấp giấy phép lao động cho người lao động nước ngoài làm việc tại doanh nghiệp của mình. Việc nộp hồ sơ đề nghị xin cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài phải được nộp cho Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hoặc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội trước 15 ngày tính từ ngày mà người lao động nước ngoài dự kiến bắt đầu làm việc. (3) Thời hạn của giấy phép lao động Theo quy định tại Điều 10 Nghị định 152/2020/NĐ-CP, thời hạn của giấy phép lao động được cấp theo thời hạn của một trong các trường hợp sau đây nhưng không quá 02 năm: - Thời hạn của hợp đồng lao động dự kiến sẽ ký kết. - Thời hạn của bên nước ngoài cử người lao động nước ngoài sang làm việc tại Việt Nam. - Thời hạn hợp đồng hoặc thỏa thuận ký kết giữa đối tác Việt Nam và nước ngoài. - Thời hạn hợp đồng hoặc thỏa thuận cung cấp dịch vụ ký kết giữa đối tác Việt Nam và nước ngoài. - Thời hạn nêu trong văn bản của nhà cung cấp dịch vụ cử người lao động nước ngoài vào Việt Nam để đàm phán cung cấp dịch vụ. - Thời hạn đã được xác định trong giấy phép hoạt động của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp. - Thời hạn trong văn bản của nhà cung cấp dịch vụ cử người lao động nước ngoài vào Việt Nam để thành lập hiện diện thương mại của nhà cung cấp dịch vụ đó. - Thời hạn trong văn bản chứng minh người lao động nước ngoài được tham gia vào hoạt động của một doanh nghiệp nước ngoài đã thành lập hiện diện thương mại tại Việt Nam. - Thời hạn trong văn bản chấp thuận sử dụng người lao động nước ngoài trừ trường hợp không phải thực hiện báo cáo giải trình nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 4 Nghị định 152/2020/NĐ-CP. Khi giấy phép lao động hết thời hạn, người sử dụng lao động nộp hồ sơ đề nghị gia hạn giấy phép cho người lao động nước ngoài. Lưu ý rằng, việc nộp hồ sơ phải diễn ra trong thời hạn giấy phép lao động của người lao động nước ngoài còn hạn ít nhất 5 ngày và dưới 45 ngày (căn cứ Điều 16 Nghị định 152/2020/NĐ-CP).
Các khoản thuế TNCN mà người lao động nước ngoài không phải chịu thuế?
Hiện nay việc lao động nước ngoài vào làm tại Việt Nam đã không hiếm gặp, tuy nhiên nhiều đối tượng vẫn chưa biết khi lao động tại nước ta thì không phải đóng các khoản thuế TNCN nào. Bài viết này liệt kê một số loại thuế TNCN mà lao động nước ngoài không phải đóng như sau: Thuế TNCN chi cho tiền vé máy bay về nước hàng năm Theo quy định tại tiết g.6 điểm g, khoản 2 Điều 2 Thông tư 111/2013/TT-BTC về các khoản thu nhập chịu thuế: “Các khoản thu nhập chịu thuế Theo quy định tại Điều 3 Luật Thuế thu nhập cá nhân và Điều 3 Nghị định số 65/2013/NĐ-CP, các khoản thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân bao gồm: ... -Thu nhập từ tiền lương, tiền công -Thu nhập từ tiền lương, tiền công là thu nhập người lao động nhận được từ người sử dụng lao động, bao gồm: ... -) Không tính vào thu nhập chịu thuế đối với các khoản sau: ... + Khoản tiền mua vé máy bay khứ hồi do người sử dụng lao động trả hộ (hoặc thanh toán) cho người lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam, người lao động là người Việt Nam làm việc ở nước ngoài về phép mỗi năm một lần. - Căn cứ xác định khoản tiền mua vé máy bay là hợp đồng lao động và khoản tiền thanh toán vé máy bay từ Việt Nam đến quốc gia người nước ngoài mang quốc tịch hoặc quốc gia nơi gia đình người nước ngoài sinh sống và ngược lại; khoản tiền thanh toán vé máy bay từ quốc gia nơi người Việt Nam đang làm việc về Việt Nam và ngược lại. …” =>>>> Theo quy định trên, khoản tiền mua vé máy bay cho người nước ngoài được phép nhận mà không tính vào thu nhập chịu thuế TNCN là vé khứ hồi mỗi năm một lần. Từ lần thứ 2 trở đi sẽ tính vào thu nhập chịu thuế TNCN của lao động nước ngoài đó. Thuế TNCN chi trả cho thẻ cư trú, gia hạn thẻ cư trú, thị thực cho người lao động nước ngoài Căn cứ hướng dẫn của Công văn 48921/CTHN-TTHT năm 2021: “- Căn cứ Điều 2 Thông tư số 119/2014/TT-BTC và Nghị định số 65/2013/NĐ-CP: “- Người nộp thuế - Người nộp thuế là cá nhân cư trú và cá nhân không cư trú theo quy định tại Điều 2 Luật thuế thu nhập cá nhân, Nghị định số 65/2013/NĐ-CP ngày 27/6/2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế thu nhập cá nhân (sau đây gọi tắt là Nghị định số 65/2013/NĐ-CP), có thu nhập chịu thuế theo quy định tại Điều 3 Luật Thuế thu nhập cá nhân và Điều 3 Nghị định số 65/2013/NĐ-CP: Phạm vi xác định thu nhập chịu thuế của người nộp thuế như sau: Đối với cá nhân cư trú, thu nhập chịu thuế là thu nhập phát sinh trong và ngoài lãnh thổ Việt Nam, không phân biệt nơi trả thu nhập; … - Căn cứ điểm đ khoản 2 Điều 2 Thông tư số 111/2013/TT-BTC ngày 15/08/2013 của Bộ Tài chính, hướng dẫn thực hiện Luật Thuế thu nhập cá nhân, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế thu nhập cá nhân và Nghị định số 65/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế thu nhập cá nhân: “- Thu nhập từ tiền lương, tiền công -Thu nhập từ tiền lương, tiền công là thu nhập người lao động nhận được từ người sử dụng lao động, bao gồm: - Các khoản lợi ích bằng tiền hoặc không bằng tiền ngoài tiền lương, tiền công do người sử dụng lao động trả mà người nộp thuế được hưởng dưới mọi hình thức: … + Phần khoán chi văn phòng phẩm, công tác phí, điện thoại, trang phục,... cao hơn mức quy định hiện hành của Nhà nước. Mức khoán chi không tính vào thu nhập chịu thuế đối với một số trường hợp như sau: ++ Đối với cán bộ, công chức và người làm việc trong các cơ quan hành chính sự nghiệp, Đảng, đoàn thể, Hội, Hiệp hội: mức khoán chi áp dụng theo văn bản hướng dẫn của Bộ Tài chính. ++ Đối với người lao động làm việc trong các tổ chức kinh doanh, các văn phòng đại diện: mức khoán chi áp dụng phù hợp với mức xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp theo các văn bản hướng dẫn thi hành Luật thuế thu nhập doanh nghiệp. ++ Đối với người lao động làm việc trong các tổ chức quốc tế, các văn phòng đại diện của tổ chức nước ngoài: mức khoán chi thực hiện theo quy định của Tổ chức quốc tế, văn phòng đại diện của tổ chức nước ngoài. ... + Các khoản lợi ích khác. Các khoản lợi ích khác mà người sử dụng lao động chi cho người lao động như: chi trong các ngày nghỉ, lễ; thuê các dịch vụ tư vấn, thuê khai thuế cho đích danh một hoặc một nhóm cá nhân; chi cho người giúp việc gia đình như lái xe, người nấu ăn, người làm các công việc khác trong gia đình theo hợp đồng...” Căn cứ các quy định trên, Cục Thuế TP Hà Nội trả lời Công ty như sau: - Trường hợp các khoản chi phí làm và gia hạn thẻ tạm trú, thị thực cho người lao động nước ngoài do Công ty chi trả để người lao động nước ngoài đủ điều kiện vào làm việc tại Công ty tại Việt Nam là trách nhiệm của người sử dụng lao động thì các khoản chi phí này không tính vào thu nhập chịu thuế TNCN từ tiền lương, tiền công của người nước ngoài. - Trường hợp các khoản chi phí làm và gia hạn thẻ tạm trú, thị thực cho người lao động nước ngoài do Công ty chi trả thay cho người lao động là lợi ích được hưởng của người lao động thì các khoản này tính vào thu nhập chịu thuế TNCN từ tiền lương, tiền công của người lao động nước ngoài. - Trường hợp khoản chi phí làm thị thực cho người lao động làm việc tại Công ty tại Việt Nam đi công tác nước ngoài theo yêu cầu của công việc là công tác phí theo đúng quy chế tài chính hoặc quy chế nội bộ của Công ty và theo quy định tại tiết đ.4, điểm đ, khoản 2, Điều 2 Thông tư số 111/2013/TT-BTC ngày 15/08/2013 của Bộ Tài chính thì không tính vào thu nhập chịu thuế TNCN của người lao động. Phần chi công tác phí vượt mức quy định được tính vào thu nhập chịu thuế TNCN của người lao động.” =>>>>> Theo hướng dẫn của Cục thuế: - Các khoản chi phí và gia hạn thẻ cư trú, tạm trú (visa), thị thực cho người lao động nước ngoài để người lao động vào làm việc tại công ty ở Việt Nam sẽ do công ty chi trả và chi phí này không tính vào thuế TNCN chịu thuế từ tiền lương, tiền công của NLĐ nước ngoài. - Các khoản chi phí làm và gia hạn thẻ tạm trú (visa), thị thực cho người lao động nước ngoài do Công ty chi trả thay cho người lao động là lợi ích được hưởng của người lao động thì các khoản này tính vào thu nhập chịu thuế TNCN từ tiền lương, tiền công của người lao động nước ngoài. - Chi phí làm thị thực cho người lao động nước ngoài làm việc tại Công ty tại Việt Nam đi công tác nước ngoài theo yêu cầu của công việc là công tác phí theo đúng quy chế tài chính hoặc quy chế nội bộ của Công ty thì không tính vào thu nhập chịu thuế TNCN của người lao động. Phần chi công tác phí vượt mức quy định được tính vào thu nhập chịu thuế TNCN của người lao động nước ngoài này. Chi phí mua bảo hiểm sức khỏe cho người lao động và người thân của người lao động nước ngoài Căn cứ hướng dẫn tại Công văn 9294/CT-TTHT năm 2015: “Căn cứ điểm đ, Khoản 2, Điều 2 Thông tư số 111/2013/TT-BTC ngày 15/08/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn về Thuế thu nhập cá nhân (TNCN) quy định thu nhập chịu thuế TNCN từ tiền lương, tiền công bao gồm: “đ) Các khoản lợi ích bằng tiền hoặc không bằng tiền ngoài tiền lương, tiền công do người sử dụng lao động trả mà người nộp thuế được hưởng dưới mọi hình thức: …” Căn cứ Khoản 3 Điều 11 Thông tư 92/2015/TT-BTC và Nghị định 12/2015/NĐ-CP: “- Sửa đổi, bổ sung tiết đ.2 điểm đ khoản 2 Điều 2: “- Khoản tiền do người sử dụng lao động mua bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm không bắt buộc khác có tích lũy về phí bảo hiểm; mua bảo hiểm hưu trí tự nguyện hoặc đóng góp Quỹ hưu trí tự nguyện cho người lao động. Trường hợp người sử dụng lao động mua cho người lao động sản phẩm bảo hiểm không bắt buộc không có tích lũy về phí bảo hiểm (kể cả trường hợp mua bảo hiểm của các doanh nghiệp bảo hiểm không thành lập và hoạt động theo pháp luật Việt Nam được phép bán bảo hiểm tại Việt Nam) thì khoản tiền phí mua sản phẩm bảo hiểm này không tính vào thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân của người lao động. Bảo hiểm không bắt buộc và không có tích lũy về phí bảo hiểm gồm các sản phẩm bảo hiểm như: bảo hiểm sức khỏe, bảo hiểm tử kỳ (không bao gồm sản phẩm bảo hiểm tử kỳ có hoàn phí), ... mà người tham gia bảo hiểm không nhận được tiền phí tích lũy từ việc tham gia bảo hiểm, ngoài khoản tiền bảo hiểm hoặc bồi thường theo thỏa thuận tại hợp đồng bảo hiểm do doanh nghiệp bảo hiểm trả.” ... “- Các khoản chi không tương ứng với doanh thu tính thuế, trừ các khoản chi sau: … - Khoản chi có tính chất phúc lợi chi trực tiếp cho người lao động như: chi đám hiếu, hỷ của bản thân và gia đình người lao động; chi nghỉ mát, chi hỗ trợ điều trị; chi hỗ trợ bổ sung kiến thức học tập tại cơ sở đào tạo; chi hỗ trợ gia đình người lao động bị ảnh hưởng bởi thiên tai, địch họa, tai nạn, ốm đau; chi khen thưởng con của người lao động có thành tích tốt trong học tập; chi hỗ trợ chi phí đi lại ngày lễ, tết cho người lao động; chi bảo hiểm tai nạn, bảo hiểm sức khỏe, bảo hiểm tự nguyện khác cho người lao động (trừ khoản chi mua bảo hiểm nhân thọ cho người lao động hướng dẫn tại điểm 2.6, bảo hiểm hưu trí tự nguyện cho người lao động hướng dẫn tại điểm 2.11 Điều này) và những khoản chi có tính chất phúc lợi khác. Tổng số chi có tính chất phúc lợi nêu trên không quá 01 tháng lương bình quân thực tế thực hiện trong năm tính thuế của doanh nghiệp. …”. Trường hợp Công ty theo trình bày có mua bảo hiểm tai nạn và bảo hiểm sức khỏe cho người lao động (sản phẩm bảo hiểm không bắt buộc không tích lũy về phí bảo hiểm) thì khoản tiền phí mua sản phẩm bảo hiểm này không tính vào thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân của người lao động. Trường hợp Công ty mua bảo hiểm tai nạn và bảo hiểm sức khỏe cho người thân của người lao động thì phải tính vào thu nhập chịu thuế TNCN của người lao động để tính thuế TNCN theo quy định. ..” =>>>>> Theo hướng dẫn của Cục thuế, khoản chi của công ty để mua bảo hiểm sức khỏe, tai nạn cho NLĐ nước ngoài sẽ không tính thuế TNCN. Khoản chi mua bảo hiểm sức khỏe, tai nạn cho người thân của người lao động nước ngoài và lao động Việt Nam thì phải tính vào thu nhập chịu thuế TNCN của người lao động.
Làm visa mất bao lâu? Hồ sơ xin visa cho NLĐ nước ngoài làm việc tại Việt Nam gồm gì?
Visa hay còn gọi là thị thực là loại giấy tờ do cơ quan có quyền của Việt Nam cấp, cho phép người nước ngoài nhập cảnh Việt Mam. Vậy làm visa mất bao lâu? Hồ sơ bao gồm những gì? Người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam cần những điều kiện gì? Hướng dẫn thủ tục cấp visa cho người nước ngoài tại Việt Nam (1) Trình tự thực hiện: Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ theo quy định của pháp luật. Bước 2: Nộp hồ sơ: - Cơ quan, tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ tại một trong hai trụ sở làm việc của Cục Quản lý xuất nhập cảnh - Bộ Công an: + 44-46 Trần Phú, Ba Đình, Hà Nội. + 333-335-337 Nguyễn Trãi, Q.1, TP Hồ Chí Minh. - Cán bộ tiếp nhận hồ sơ kiểm tra tính pháp lý và nội dung hồ sơ: + Nếu đầy đủ, hợp lệ, thì nhận hồ sơ, in và trao giấy biên nhận, hẹn ngày trả kết quả. + Nếu hồ sơ chưa hợp lệ thì cán bộ tiếp nhận hồ sơ hướng dẫn người nộp bổ sung hồ sơ cho đầy đủ. Thời gian nộp hồ sơ: từ thứ 2 đến sáng thứ 7 hàng tuần (trừ ngày tết, ngày lễ). Bước 3: Nhận kết quả: - Người đến nhận kết quả đưa giấy biên nhận, chứng minh nhân dân/căn cước công dân hoặc hộ chiếu cho cán bộ trả kết quả kiểm tra, đối chiếu, nếu có kết quả thì yêu cầu người đến nhận kết quả nộp lệ phí và ký nhận. - Thời gian: Từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần (trừ ngày tết, ngày lễ). (2) Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại trụ sở làm việc của Cục Quản lý xuất nhập cảnh, Bộ Công an. (3) Thành phần số lượng hồ sơ: - Thành phần hồ sơ: Tờ khai đề nghị cấp, bổ sung, sửa đổi thị thực và gia hạn tạm trú (mẫu NA5). - Số lượng hồ sơ: 01 (một) bộ. (4) Thời hạn giải quyết: Không quá 05 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ. (5) Đối tượng thực hiện: Cơ quan, tổ chức và người nước ngoài cư trú hợp pháp tại Việt Nam. (6) Cơ quan thực hiện: Cục quản lý xuất nhập cảnh (7) Phí: - Thị thực có giá trị một lần: 25USD/chiếc. - Thị thực có giá trị nhiều lần: + Loại có giá trị không quá 03 tháng: 50 USD/chiếc. + Loại có giá trị trên 03 tháng đến 06 tháng: 95 USD/chiếc. + Loại có giá trị trên 06 tháng đến 12 tháng: 135 USD/chiếc. + Loại có giá trị trên 12 tháng đến 02 năm: 145 USD/chiếc. + Loại có giá trị trên 02 năm đến 05 năm: 155 USD/chiếc. + Thị thực cấp cho người dưới 14 tuổi (không phân biệt thời hạn): 25 USD/chiếc. - Chuyển ngang giá trị thị thực, thời hạn tạm trú còn giá trị từ hộ chiếu cũ sang hộ chiếu mới hoặc chuyển ngang giá trị thị thực, thời hạn tạm trú còn giá trị từ thị thực rời cũ (đã hết chỗ đóng dấu: kiểm chứng nhập cảnh, kiểm chứng xuất cảnh, chứng nhận tạm trú, gia hạn tạm trú) sang thị thực rời mới: 5 USD/chiếc. (8) Yêu cầu, điều kiện thực hiện: - Cơ quan, tổ chức đề nghị cấp, bổ sung, sửa đổi thị thực, gia hạn tạm trú cho người nước ngoài, người Việt Nam mang hộ chiếu nước ngoài đã có hồ sơ chứng minh tư cách pháp nhân tại Cục Quản lý xuất nhập cảnh - Bộ Công an theo quy định của Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam 2014. - Người nước ngoài, người Việt Nam mang hộ chiếu nước ngoài có hộ chiếu hợp lệ, có thị thực (trừ trường hợp miễn thị thực), chứng nhận tạm trú do cơ quan có thẩm quyền Việt Nam cấp, đang cư trú tại Việt Nam và không thuộc diện "chưa được nhập cảnh Việt Nam" hoặc không thuộc diện “tạm hoãn xuất cảnh”. - Công dân Việt Nam đề nghị cấp, bổ sung, sửa đổi thị thực, gia hạn tạm trú cho người nước ngoài, người Việt Nam mang hộ chiếu nước ngoài phải là người có quan hệ cha, mẹ, vợ, chồng, con với người nước ngoài, người Việt Nam mang hộ chiếu nước ngoài (xuất trình giấy tờ chứng minh quan hệ). Visa cho người nước ngoài làm việc tại Việt Nam là loại visa dài hạn được Chính Phủ Việt Nam cấp cho người nước ngoài với mục đích lao động và được áp dụng cho người có đủ điều kiện kiện về giấy phép lao động hoặc đủ điều kiện làm việc theo quy định của Luật lao động Việt Nam. Điều kiện được cấp visa lao động được quy định như thế nào? Hiện nay, trong các văn bản pháp luật không có thuật ngữ visa lao động, tuy nhiên theo khoản 16 Điều 8 Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam 2014 được sửa đổi bởi điểm e, điểm g khoản 3 Điều 1 Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh ,cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam sửa đổi 2019 thì ta có thể hiểu visa lao động là thị thực với ký hiệu LĐ1, LĐ2. Theo Điều 10 Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam 2014 được bổ sung bởi khoản 5 Điều 1 Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh ,cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam sửa đổi 2019 có quy định chi tiết về điều kiện cấp thị thực như sau: - Có hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế. - Có cơ quan, tổ chức, cá nhân tại Việt Nam mời, bảo lãnh, trừ trường hợp quy định tại Điều 16a, Điều 16b và khoản 3 Điều 17 của Luật này. - Không thuộc các trường hợp chưa cho nhập cảnh quy định tại Điều 21 của Luật này. - Người nước ngoài vào lao động phải có giấy phép lao động theo quy định của Bộ luật lao động; - Thị thực điện tử cấp cho người nước ngoài có hộ chiếu và không thuộc diện quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 8 của Luật này. Thủ tục cấp visa cho NLĐ nước ngoài làm việc tại Việt Nam Theo quy định tại Điều 16 Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam 2014 được bổ sung bởi khoản 8 Điều 1 Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam sửa đổi 2019 và quy định tại Điều 3 Thông tư 31/2015/TT-BCA thì thủ tục xin cấp visa lao động như sau: Bước 1: Trước khi làm thủ tục mời, bảo lãnh người nước ngoài nhập cảnh Việt Nam thì cơ quan, tổ chức, cá nhân mời bảo lãnh phải gửi văn bản thông báo kèm theo hồ sơ cho Cục Quản lý xuất nhập cảnh. Việc thông báo chỉ thực hiện một lần, khi có sự thay đổi nội dung trong hồ sơ phải thông báo bổ sung. Bước 2: Cơ quan, tổ chức, cá nhân mời, bảo lãnh người nước ngoài trực tiếp gửi văn bản đề nghị cấp thị thực tại Cục Quản lý xuất nhập cảnh. - Cơ quan, tổ chức mời, bảo lãnh người nước ngoài được lựa chọn gửi văn bản đề nghị cấp thị thực cho người nước ngoài và nhận kết quả trả lời qua giao dịch điện tử tại Cổng thông tin điện tử về xuất nhập cảnh nếu đủ điều kiện quy định của pháp luật. Bước 3: Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị cấp thị thực, Cục Quản lý xuất nhập cảnh xem xét, giải quyết, trả lời cơ quan, tổ chức, cá nhân mời, bảo lãnh và thông báo cho cơ quan có thẩm quyền cấp thị thực của Việt Nam ở nước ngoài. Bước 4: Sau khi nhận được văn bản trả lời của Cục Quản lý xuất nhập cảnh, cơ quan, tổ chức, cá nhân mời, bảo lãnh người nước ngoài vào Việt Nam thông báo cho người nước ngoài để làm thủ tục nhận thị thực tại cơ quan có thẩm quyền cấp thị thực của Việt Nam ở nước ngoài. Hồ sơ xin cấp visa lao động bao gồm những gì? Theo khoản 2 Điều 16 Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam 2014 có quy định chi tiết những hồ sơ để gửi thông báo cho Cục Quản lý xuất nhập cảnh bao gồm: - Văn bản thông báo về việc bảo lãnh cấp thị thực vào Việt Nam; - Bản sao có chứng thực giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp; - Văn bản giới thiệu con dấu, chữ ký của người có thẩm quyền của tổ chức Theo Điều 12, Điều 17 Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam 2014 được bổ sung bởi khoản 7 Điều 1 uật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam sửa đổi 2019 và Thông tư 04/2015/TT-BCA có quy định hồ sơ đề nghị cấp thị thực cho người lao động nước ngoài đến Cục Quản lý xuất nhập cảnh, bao gồm những giấy tờ sau: - Tờ khai đề nghị cấp thị thực Việt Nam; - Bản sao có chứng thực giấy phép lao động hoặc giấy xác nhận không thuộc diện cấp giấy phép lao động đã được cấp; - Các giấy tờ chứng minh nếu thuộc một trong các đối tượng được miễn thị thực sau đây: + Theo điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên. + Sử dụng thẻ thường trú, thẻ tạm trú theo quy định pháp luật của Việt Nam. + Vào khu kinh tế cửa khẩu, đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt. + Có quyết định đơn phương miễn thị thực của Việt Nam. + Người Việt Nam định cư ở nước ngoài có hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp và người nước ngoài là vợ, chồng, con của họ; người nước ngoài là vợ, chồng, con của công dân Việt Nam được miễn thị thực theo quy định của Chính phủ. + Vào khu kinh tế ven biển do Chính phủ quyết định khi đáp ứng đủ các điều kiện: có sân bay quốc tế; có không gian riêng biệt; có ranh giới địa lý xác định, cách biệt với đất liền; phù hợp với chính sách phát triển kinh tế - xã hội và không làm phương hại đến quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội của Việt Nam.
NLĐ nước ngoài làm việc dưới 30 ngày có cần giấy phép lao động?
Theo quy định tại Điều 154 BLLĐ 2019 và Điều 7 Nghị định 152/2020/NĐ-CP hiện nay có 20 trường hợp NLĐ nước ngoài không thuộc diện phải đề nghị cấp giấy phép lao động, cụ thể: (1) Là chủ sở hữu hoặc thành viên góp vốn của công ty TNHH với vốn góp từ 3 tỷ đồng trở lên. (2) Là Chủ tịch hoặc thành viên HĐQT của công ty cổ phần với vốn góp từ 3 tỷ đồng trở lên. (3) Di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp thuộc phạm vi các ngành: kinh doanh, thông tin, xây dựng, phân phối, giáo dục, môi trường, tài chính, y tế, du lịch, văn hóa giải trí và vận tải. Chỉ được áp dụng nếu thỏa mãn 04 điều kiện sau đây: - NLĐ là nhà quản lý, giám đốc điều hành, chuyên gia và lao động kỹ thuật của doanh nghiệp nước ngoài. - Doanh nghiệp đó đã thành lập hiện diện thương mại trên lãnh thổ Việt Nam. - Di chuyển tạm thời trong nội bộ doanh nghiệp sang hiện diện thương mại trên lãnh thổ Việt Nam và - NLĐ đã được doanh nghiệp tuyển dụng ít nhất 12 tháng liên tục. (4) Cung cấp dịch vụ tư vấn về chuyên môn và kỹ thuật hoặc thực hiện các nhiệm vụ khác phục vụ cho công tác nghiên cứu, xây dựng, thẩm định, theo dõi đánh giá, quản lý và thực hiện chương trình, dự án sử dụng nguồn vốn ODA. (5) Được Bộ Ngoại giao cấp giấy phép hoạt động thông tin, báo chí tại Việt Nam. (6) Được cử sang Việt Nam giảng dạy, nghiên cứu tại trường quốc tế thuộc quản lý của cơ quan đại diện ngoại giao nước ngoài hoặc Liên hợp quốc; các cơ sở, tổ chức được thành lập theo các hiệp định mà Việt Nam đã ký kết, tham gia. (7) Tình nguyện viên làm việc không hưởng lương để thực hiện điều ước quốc tế và có xác nhận của cơ quan đại diện ngoại giao hoặc tổ chức quốc tế phái cử. (8) Làm việc tại vị trí nhà quản lý, giám đốc điều hành, chuyên gia hoặc lao động kỹ thuật có thời gian làm việc dưới 30 ngày và không quá 03 lần trong 01 năm. (9) Vào Việt Nam thực hiện thỏa thuận quốc tế mà cơ quan, tổ chức ở Trung ương, cấp tỉnh ký kết. (10) Học sinh, sinh viên đang học tập ở nước ngoài có thỏa thuận thực tập tại Việt Nam; học viên thực tập, tập sự trên tàu biển Việt Nam. (11) Thân nhân thành viên cơ quan đại diện nước ngoài tại Việt Nam. (12) Có hộ chiếu công vụ vào làm việc cho cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội. (13) Người chịu trách nhiệm thành lập hiện diện thương mại. (14) Được Bộ GD&ĐT xác nhận người lao động nước ngoài vào Việt Nam để giảng dạy, nghiên cứu. (15) Là Trưởng văn phòng đại diện, dự án hoặc chịu trách nhiệm chính về hoạt động của tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ nước ngoài tại Việt Nam. (16) Vào Việt Nam dưới 03 tháng để thực hiện chào bán dịch vụ. (17) Vào Việt Nam dưới 03 tháng để xử lý sự cố, tình huống kỹ thuật, công nghệ phức tạp nảy sinh làm ảnh hưởng hoặc có nguy cơ ảnh hưởng tới sản xuất, kinh doanh mà các chuyên gia hiện có ở Việt Nam không xử lý được. (18) Là luật sư nước ngoài đã được cấp Giấy phép hành nghề luật sư tại Việt Nam. (19) Trường hợp theo quy định của điều ước quốc tế mà nước CHXHVN là thành viên. (20 Người nước ngoài kết hôn với người Việt Nam và sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam. => Theo đó, NLĐ nước ngoài vào làm việc dưới 30 ngày không thuộc trường hợp trên thì phải đăng ký Giấy phép lao động. Về hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép lao động cho người nước ngoài: Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép lao động cho người nước ngoài
Người lao động nước ngoài có vợ là người Việt Nam thì có đóng BHXH bắt buộc?
Căn cứ Điều 154 Bộ luật Lao động 2019: "Điều 154. Người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam không thuộc diện cấp giấy phép lao động ... 3. Là Trưởng văn phòng đại diện, dự án hoặc chịu trách nhiệm chính về hoạt động của tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ nước ngoài tại Việt Nam. 4. Vào Việt Nam với thời hạn dưới 03 tháng để thực hiện chào bán dịch vụ. 5. Vào Việt Nam với thời hạn dưới 03 tháng để xử lý sự cố, tình huống kỹ thuật, công nghệ phức tạp nảy sinh làm ảnh hưởng hoặc có nguy cơ ảnh hưởng tới sản xuất, kinh doanh mà các chuyên gia Việt Nam và các chuyên gia nước ngoài hiện đang ở Việt Nam không xử lý được. 6. Là luật sư nước ngoài đã được cấp Giấy phép hành nghề luật sư tại Việt Nam theo quy định của Luật Luật sư. 7. Trường hợp theo quy định của điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên. 8. Người nước ngoài kết hôn với người Việt Nam và sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam." >>> Theo đó, Người nước ngoài kết hôn với người Việt Nam và sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam thì không thuộc diện cấp GPLĐ. Căn cứ khoản 1 Điều 2 Nghị định 143/2018/NĐ-CP quy định như sau: "Điều 2. Đối tượng áp dụng 1. Người lao động là công dân nước ngoài làm việc tại Việt Nam thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc khi có giấy phép lao động hoặc chứng chỉ hành nghề hoặc giấy phép hành nghề do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp và có hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn từ đủ 01 năm trở lên với người sử dụng lao động tại Việt Nam." >>> Nếu không thuộc diện cấp GPLĐ thì không đóng BHXH.
Luật sư nước ngoài hành nghề ở VN có phải xin giấy phép lao động?
Theo Điều 154 Bộ luật lao động 2019 quy định về người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam không thuộc diện cấp giấy phép lao động như sau: 1. Là chủ sở hữu hoặc thành viên góp vốn của công ty trách nhiệm hữu hạn có giá trị góp vốn theo quy định của Chính phủ. 2. Là Chủ tịch Hội đồng quản trị hoặc thành viên Hội đồng quản trị của công ty cổ phần có giá trị góp vốn theo quy định của Chính phủ. 3. Là Trưởng văn phòng đại diện, dự án hoặc chịu trách nhiệm chính về hoạt động của tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ nước ngoài tại Việt Nam. 4. Vào Việt Nam với thời hạn dưới 03 tháng để thực hiện chào bán dịch vụ. 5. Vào Việt Nam với thời hạn dưới 03 tháng để xử lý sự cố, tình huống kỹ thuật, công nghệ phức tạp nảy sinh làm ảnh hưởng hoặc có nguy cơ ảnh hưởng tới sản xuất, kinh doanh mà các chuyên gia Việt Nam và các chuyên gia nước ngoài hiện đang ở Việt Nam không xử lý được. 6. Là luật sư nước ngoài đã được cấp Giấy phép hành nghề luật sư tại Việt Nam theo quy định của Luật Luật sư. 7. Trường hợp theo quy định của điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên. 8. Người nước ngoài kết hôn với người Việt Nam và sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam. 9. Trường hợp khác theo quy định của Chính phủ. Căn cứ quy định trên, luật sư nước ngoài đã được cấp Giấy phép hành nghề luật sư tại Việt Nam không thuộc diện phải xin giấy phép lao động. Do đó, doanh nghiệp không phải làm thủ tục xin giấy phép lao động cho luật sư này.
Cập nhật Nghị định hướng dẫn BLLĐ 2019 áp dụng từ 15/2/2021
Nghị định hướng 152/2020 hướng dẫn BLLĐ 2019 Ngày 30/12/2020 Chính phủ ban hành Nghị định 152/2020/NĐ-CP quy định về người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam và tuyển dụng, quản lý người lao động Việt Nam làm việc cho tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam Nghị định quy định về người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam và tuyển dụng, quản lý người lao động Việt Nam làm việc cho tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam theo các điều, khoản sau của Bộ luật Lao động: - Điều kiện, trình tự, thủ tục cấp, cấp lại, gia hạn, thu hồi giấy phép lao động và giấy xác nhận không thuộc diện cấp giấy phép lao động đối với người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam theo Điều 157 của Bộ luật Lao động và người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam không thuộc diện cấp giấy phép lao động theo khoản 1, 2 và 9 Điều 154 của Bộ luật Lao động. - Tuyển dụng, giới thiệu, quản lý người lao động Việt Nam làm việc cho các tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam (sau đây gọi là tổ chức, cá nhân nước ngoài) theo khoản 3 Điều 150 của Bộ luật Lao động. Ngoài các trường hợp quy định tại khoản 3, 4, 5, 6, 7, 8 Điều 154 BLLĐ, NLĐ nước ngoài không thuộc diện cấp giấy phép lao động được Nghị định hướng dẫn gồm: 1. Là chủ sở hữu hoặc thành viên góp vốn của công ty trách nhiệm hữu hạn có giá trị góp vốn từ 3 tỷ đồng trở lên. 2. Là Chủ tịch Hội đồng quản trị hoặc thành viên Hội đồng quản trị của công ty cổ phần có giá trị góp vốn từ 3 tỷ đồng trở lên. 3. Di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp thuộc phạm vi 11 ngành dịch vụ trong biểu cam kết dịch vụ của Việt Nam với Tổ chức Thương mại thế giới, bao gồm: kinh doanh, thông tin, xây dựng, phân phối, giáo dục, môi trường, tài chính, y tế, du lịch, văn hóa giải trí và vận tải. 4. Vào Việt Nam để cung cấp dịch vụ tư vấn về chuyên môn và kỹ thuật hoặc thực hiện các nhiệm vụ khác phục vụ cho công tác nghiên cứu, xây dựng, thẩm định, theo dõi đánh giá, quản lý và thực hiện chương trình, dự án sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) theo quy định hay thỏa thuận trong các điều ước quốc tế về ODA đã ký kết giữa cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam và nước ngoài. 5. Được Bộ Ngoại giao cấp giấy phép hoạt động thông tin, báo chí tại Việt Nam theo quy định của pháp luật. 6. Được cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nước ngoài cử sang Việt Nam giảng dạy, nghiên cứu tại trường quốc tế thuộc quản lý của cơ quan đại diện ngoại giao nước ngoài hoặc Liên hợp quốc; các cơ sở, tổ chức được thành lập theo các hiệp định mà Việt Nam đã ký kết, tham gia. 7. Tình nguyện viên quy định tại khoản 2 Điều 3 Nghị định này. 8. Vào Việt Nam làm việc tại vị trí nhà quản lý, giám đốc điều hành, Chuyên gia hoạt đo động kỹ thuật có thời gian làm việc dưới 30 ngày và không quá 03 lần trong 01 năm. 9. Vào Việt Nam thực hiện thỏa thuận quốc tế mà cơ quan, tổ chức ở Trung ương, cấp tỉnh ký kết theo quy định của pháp luật. 10. Học sinh, sinh viên đang học tập tại các trường, cơ sở đào tạo ở nước ngoài có thỏa thuận thực tập trong các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp tại Việt Nam; học viên thực tập, tập sự trên tàu biển Việt Nam. 11. Thân nhân thành viên cơ quan đại diện nước ngoài tại Việt Nam quy định tại điểm 1 khoản 1 Điều 2 Nghị định này. 12. Có hộ chiếu công vụ vào làm việc cho cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội 13. Người chịu trách nhiệm thành lập hiện diện thương mại. 14. Được Bộ Giáo dục và Đào tạo xác nhận người lao động nước ngoài vào Việt Nam để giảng dạy, nghiên cứu. Nghị định 11/2016/NĐ-CP và Nghị định 75/2014/NĐ-CP hết hiệu lực thi hành kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực. Xem chi tiết Nghị định: TẠI ĐÂY
Ngày lễ Quốc Khánh của đất nước NLĐ nước ngoài vào thứ Bảy, Chủ Nhật thì có được nghỉ bù không?
Kính gửi anh/chị, Em có một thắc mắc như sau: Công ty em có 1 người lao động nước ngoài là Chuyên gia người Mỹ. Theo quy định tại khoản 2 điều 115 của LLĐ 2012 thì "Lao động là công dân nước ngoài làm việc tại Việt Nam ngoài ngày nghỉ lễ theo quy định tại khoản 1 Điều này còn được nghỉ thêm 01 ngày Tết cổ truyền dân tộc và 01 ngày Quốc khánh của nước họ". Và ngày Quốc khánh Mỹ là ngày 4/7. Năm nay ngày 4/7/2020 rơi vào Thứ Bảy, vậy NLĐ nước ngoài này có được nghỉ bù vào thứ Hai của tuần sau không ạ? Mong được anh chị giải đáp Em cảm ơn anh/chị
Tiền lương NLĐ nước ngoài khi không nghỉ ngày Quốc khánh của nước họ
Theo quy định tại Điều 115 Bộ luật Lao động 2012, người lao động nước ngoài được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết bao gồm:- Tết Dương lịch 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch); - Tết Âm lịch 05 ngày; - Ngày Chiến thắng 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch); - Ngày Quốc tế lao động 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch); - Ngày Quốc khánh 01 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch); - Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch); - Tết cổ truyền dân tộc của nước họ 01 ngày; - Ngày Quốc khánh của nước họ 01 ngày. => Như vậy, trong trường hợp người lao động nước ngoài vẫn đi làm vào ngày Quốc khánh của nước họ thì tiền lương chi trả cho người lao động được tính theo Điều 97 Bộ luật Lao động 2012 như sau: “Điều 97. Tiền lương làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm 1. Người lao động làm thêm giờ được trả lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo công việc đang làm như sau: [...] c) Vào ngày nghỉ lễ, ngày nghỉ có hưởng lương, ít nhất bằng 300% chưa kể tiền lương ngày lễ, ngày nghỉ có hưởng lương đối với người lao động hưởng lương ngày. 2. Người lao động làm việc vào ban đêm, thì được trả thêm ít nhất bằng 30% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo công việc của ngày làm việc bình thường. 3. Người lao động làm thêm giờ vào ban đêm thì ngoài việc trả lương theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, người lao động còn được trả thêm 20% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo công việc làm vào ban ngày.”
Tính thuế đối với cá nhân cư trú là người nước ngoài
Bên em có vấn đề về thuế TNCN xin tư vấn giúp. Công ty em có thuê nhà thầu nước ngoài và họ cử lao động nước ngoài sang hỗ trợ. Thời gian sang từ 01/08/2016 đến 15/11/2017 ( sang làm nhiều đợt và tổng thời gian trên 183 ngày) Đối trường hợp này: Có thuộc cá nhân cư trú không Áp dụng kỳ tính thuế như thế nào ( theo năm Dương lịch, tính từ thời điểm ban đầu sang ) Tính thuế như thế nào?
Sử dụng người lao động nước ngoài đang làm việc ở công ty khác
Người lao động nước ngoài đang làm việc tại công ty A, giờ muốn sang công ty B làm việc thì buộc phải xuất cảnh ra khỏi Việt Nam, sau đó xin visa lao động để vào lại làm việc tại công ty B. Trong vòng 15 ngày làm việc trước khi người lao động dự kiến làm việc tại công ty thì công ty phải nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép lao động cho Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, trong vòng 7 ngày thì Sở sẽ thông báo và cấp giấy phép. Hồ sơ xin giấy phép quy định tại Điều 10 Nghị định 11/2016/NĐ-CP và được hướng dẫn bởi Điều 6 Thông tư 40/2016/TT-BLĐTBXH. Khi người lao động đến Việt Nam rồi thì công ty phải đi đăng ký tạm trú ngay cho người lao động theo quy định tại Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam 2014: "Điều 33. Khai báo tạm trú 1. Người nước ngoài tạm trú tại Việt Nam phải thông qua người trực tiếp quản lý, điều hành hoạt động của cơ sở lưu trú để khai báo tạm trú với Công an xã, phường, thị trấn hoặc đồn, trạm Công an nơi có cơ sở lưu trú. 2. Người trực tiếp quản lý, điều hành hoạt động của cơ sở lưu trú có trách nhiệm ghi đầy đủ nội dung mẫu phiếu khai báo tạm trú cho người nước ngoài và chuyển đến Công an xã, phường, thị trấn hoặc đồn, trạm Công an nơi có cơ sở lưu trú trong thời hạn 12 giờ, đối với địa bàn vùng sâu, vùng xa trong thời hạn là 24 giờ kể từ khi người nước ngoài đến cơ sở lưu trú. 3. Cơ sở lưu trú du lịch là khách sạn phải nối mạng Internet hoặc mạng máy tính với cơ quan quản lý xuất nhập cảnh Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương để truyền thông tin khai báo tạm trú của người nước ngoài. Cơ sở lưu trú khác có mạng Internet có thể gửi trực tiếp thông tin khai báo tạm trú của người nước ngoài theo hộp thư điện tử công khai của cơ quan quản lý xuất nhập cảnh Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. 4. Người nước ngoài thay đổi nơi tạm trú hoặc tạm trú ngoài địa chỉ ghi trong thẻ thường trú thì phải khai báo tạm trú theo quy định tại khoản 1 Điều này."
BHXH Việt Nam trả lời về việc đóng BHXH bắt buộc đối với NLĐ nước ngoài
Hôm nay, Bảo hiểm xã hội Việt Nam tổ chức giải đáp trực tuyến về các chính sách BHXH, BHYT, BHTN, các giải đáp nổi bật khác sẽ được cập nhật đến các bạn sau bài viết này. Đầu tiên, giải đáp cho vấn đề mà dư luận đang quan tâm là người lao động nước ngoài có bắt buộc đóng BHXH không? Trích dẫn câu hỏi và giải đáp như sau: Câu hỏi: Công ty tôi đang tham gia BHYT cho 03 lao động nước ngoài. Ngày 01/01/2018 theo quy định phải tham gia BHXH bắt buộc cho lao động người nước ngoại. Vậy tôi có cần báo giảm không tham gia BHYT nữa để đăng ký tham gia BHXH bắt buộc không? Khi tham gia BHXH bắt buộc thì người nước ngoài có được cấp sổ BHXH? Và các chế độ có giống như lao động người Việt Nam không? BHXH Việt Nam trả lời: Theo quy định tại Khoản 2 Điều 2, Điều 124 Luật BHXH năm 2014 thì từ ngày 01/01/2018 người lao động là công dân nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam có giấy phép lao động hoặc chứng chỉ hành nghề hoặc giấy phép hành nghề do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp được tham gia BHXH bắt buộc; Tuy nhiên, hiện nay Chính phủ chưa ban hành Nghị định Quy định chi tiết Luật BHXH về BHXH bắt buộc đối với người lao động là công dân nước ngoài làm việc tại Việt Nam. Khi có Chính phủ ban hành Nghị định, BHXH sẽ thực hiện hướng dẫn chung. Việc lao động là người nước ngoài và Công ty ông/bà đang tham gia BHYT thì vẫn tiếp tục tham gia BHYT theo đúng quy định. Xem thêm tổng hợp giải đáp chính sách BHXH, BHYT cuối năm 2017 tại file đính kèm.