Năm 2014, xử phạt giao thông đường bộ - Áp dụng Nghị định 171 là chưa đủ
> Nghị định 171 – các lỗi và mức phạt dành cho xe mô tô và ô tô Hiện tại việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ được áp dụng bằng Nghị định 34/2010/NĐ-CP và 71/2012/NĐ-CP, theo đó mức phạt dành cho các lỗi vi phạm giao thông đường bộ buộc phải tuân theo hai Nghị định này. Vừa qua, Chính phủ ban hành Nghị định 171/2013/NĐ-CP thay thế cho Nghị định 34, 71 và có hiệu lực kể từ ngày 1/1/2014. Điều đáng quan tâm là Nghị định 34, 71 có quy định về việc “ÁP DỤNG THÍ ĐIỂM ĐỐI VỚI MỘT SỐ VI PHẠM TRONG KHU VỰC NỘI THÀNH CỦA CÁC THÀNH PHỐ TRỰC THUỘC TRUNG ƯƠNG” còn Nghị định 171 thì không. Phải chăng từ ngày 1/1/2014, vi phạm giao thông ở nội thành thành phố trực thuộc trung ương chỉ bị phạt như vi phạm ở khu vực khác? Nghị định 171 không còn quy định riêng về xử phạt vi phạm trong khu vực nội thành là hoàn toàn phù hợp với Luật xử phạt vi phạm hành chính 2012 (có hiệu lực kể từ 01/07/2013). Bởi Quốc hội đã trao thẩm quyền quyết định khung tiền phạt hoặc mức tiền phạt cụ thể đối với hành vi vi phạm trong các lĩnh vực giao thông đường bộ cho Hội đồng nhân dân thành phố trực thuộc trung ương. Theo đó, Hội đồng nhân dân thành phố trực thuộc trung ương căn cứ vào khung tiền phạt và mức tiền phạt tại Nghị định 171, yêu cầu quản lý kinh tế - xã hội đặc thù của địa phương có thể có thể quyết định khung tiền và mức phạt cao hơn nhưng tối đa không quá 2 lần mức phạt chung áp dụng đối với cùng hành vi vi phạm. Điều 23. Phạt tiền 1. Mức phạt tiền trong xử phạt vi phạm hành chính từ 50.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 100.000 đồng đến 2.000.000.000 đồng đối với tổ chức, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 24 của Luật này. Đối với khu vực nội thành của thành phố trực thuộc trung ương thì mức phạt tiền có thể cao hơn, nhưng tối đa không quá 02 lần mức phạt chung áp dụng đối với cùng hành vi vi phạm trong các lĩnh vực giao thông đường bộ; bảo vệ môi trường; an ninh trật tự, an toàn xã hội. 3. Căn cứ vào hành vi, khung tiền phạt hoặc mức tiền phạt được quy định tại nghị định của Chính phủ và yêu cầu quản lý kinh tế - xã hội đặc thù của địa phương, Hội đồng nhân dân thành phố trực thuộc trung ương quyết định khung tiền phạt hoặc mức tiền phạt cụ thể đối với hành vi vi phạm trong các lĩnh vực quy định tại đoạn 2 khoản 1 Điều này. Như vậy, trong thời gian sắp tới Hội đồng nhân dân các thành phố trực thuộc trung ương sẽ có văn bản quyết định khung tiền phạt hoặc mức tiền phạt cụ thể đối với hành vi vi phạm tại khu vực nội thành của thành phố mình. Trong trường hợp đến ngày Nghị định 171 có hiệu lực mà các thành phố trực thuộc trung ương chưa ban hành khung tiền phạt hoặc mức tiền phạt áp dụng riêng cho hành vi vi phạm tại khu vực nội thành của thành phố mình thì tạm thời áp dụng quy định chung của Nghị định 171. Tóm lại: Nghị định 171 không có quy định riêng về xử phạt vi phạm tại nội thành thành phố trực thuộc trung ương không đồng nghĩa với việc bỏ quy định này mà là áp dụng theo văn bản của Hội đồng nhân dân thành phố trực thuộc trung ương.
Một số mức xử phạt khi vi phạm giao thông đường bộ thường gặp
Theo Nghị định 34/2010/NĐ-CP ngày 02/4/2010 và Nghị định 71/2012/NĐ-CP ngày 19/9/2012 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 34/2010/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ thì: >> Nghị định 71 - các lỗi và mức phạt dành cho xe mô tô và ô tô Không bật đèn chiếu sáng vào ban đêm Đối với trường hợp điều khiển xe mô tô, xe gắn máy: Theo quy định tại Điểm c Khoản 2 Điều 9 Nghị định 71 nêu trên thì khi tham gia giao thông vào ban đêm mà không bật đèn chiếu sáng bị phạt tiền từ 80.000 đồng đến 100.000 đồng Chuyển không đúng làn đường Phạt tiền từ 80.000 đồng đến 100.000 đồng đối với người điều khiển xe mô-tô, gắn máy, kể cả xe máy điện chuyển làn đường không đúng nơi được phép hoặc không có tín hiệu báo trước Sử dụng điện thoại Người đang điều khiển xe sử dụng ô, điện thoại di động, thiết bị âm thanh, trừ thiết bị trợ thính; người ngồi trên xe sử dụng ô thì bị phạt tiền từ 60.000 đồng đến 80.000 đồng Không đội mũ bảo hiểm Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với người điều khiển, người ngồi trên xe môtô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện) không đội mũ bảo hiểm hoặc đội mũ bảo hiểm không cài quai đúng quy cách khi tham gia giao thông trên đường bộ Không mang giấy tờ theo quy định Phạt tiền từ 80.000 đồng đến 120.000 đồng đối với người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy không có hoặc không mang theo Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới còn hiệu lực, không mang theo Giấy đăng ký xe, giấy phép lái xe. Không có giấy phép lái xe Đối với xe mô tô, xe máy: Người điều khiển xe mô tô không có Giấy phép lái xe bị phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.200.000; không có Giấy phép lái xe đối với xe mô tô có dung tích xi lanh từ 175 cm3 trở lên bị phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng. Ngoài ra, đối với trường hợp người điều khiển xe mô tô không có giấy phép lái xe sẽ bị tạm giữ phương tiện đến 10 ngày (Điểm h Khoản 1 Điều 54 Nghị định 71)
Có nên bỏ quy định: Người gây TNGT có quyền bỏ trốn
Theo điểm c khoản 2 điều 202 Bộ luật Hình sự 1999 hành vi gây TNGT rồi bỏ chạy để trốn tránh trách nhiệm sẽ bị phạt tù từ 3 đến 10 năm. Nghị định 71/2012/NĐ-CP xử phạt từ 2 – 3 triệu đồng đối với người điều khiển xe máy, 4 – 6 triệu đồng đối với người điều khiển ô tô nếu gây tai nạn giao thông mà bỏ trốn không trình báo với cơ quan có thẩm quyền, không tham gia cấp cứu người bị nạn. Quy định trên tại Bộ luật Hình sự và Nghị định 71 đã thống nhất với Luật Giao thông đường bộ 2008, Luật Giao thông đường bộ cho phép người gây TNGT bỏ trốn vì lý do đe dọa tính mạng nhưng phải trình báo ngay đối với cơ quan công an nơi gần nhất. Có thể suy đoán, Luật cho phép người gây TNGT bỏ trốn vì sợ người nhà nạn nhân, người dân bức xúc trước hành vi gây tai nạn, không kiềm chế được tức giận … nên có hành vi nguy hiểm đối với tính mạng người gây TNGT. Rõ ràng ý nghĩa của quy định “bỏ trốn” rất hay nhưng chính sự hay đó đã vô hiệu hóa điều hay khác. Dường như mọi trường hợp gây TNGT đều có thể bỏ trốn và viện dẫn điểm b khoản 1 điều 38; khi ấy nghĩa vụ cấp cứu người bị nạn bị phai mờ, và né vi phạm. Ví dụ: người điều khiển phương tiện trong điều kiện nồng đồ cồn vượt mức quy định gây TNGT rồi bỏ trốn một khoảng thời gian sau đủ để nồng độ cồn giảm thì đến trình báo công an. Như vậy, việc đo nồng độ cồn trong trường hợp này không còn chính xác và vô hình chung người gây TNGT né được hành vi vi phạm điều khiển phương tiện gây TNGT nghiêm trọng khi sử dụng nồng độ độ cồn quá mức cho phép. Bộ Luật Hình sự 1999 Điều 202. Tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ 1. Người nào điều khiển phương tiện giao thông đường bộ mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khoẻ, tài sản của người khác, thì bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến năm năm. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm: … c) Gây tai nạn rồi bỏ chạy để trốn tránh trách nhiệm hoặc cố ý không cứu giúp người bị nạn; ------------------------------------------------------------------------------ Nghị định 71 Điều 8. Xử phạt người điều khiển, người ngồi trên xe ô tô và các loại xe tương tự ô tô vi phạm quy tắc giao thông đường bộ 6. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với người điều khiển xe vi phạm một trong các hành vi sau đây: … b) Gây tai nạn giao thông không dừng lại, không giữ nguyên hiện trường; bỏ trốn không đến trình báo với cơ quan có thẩm quyền, không tham gia cấp cứu người bị nạn. Điều 9. Xử phạt người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ … 6. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với người điều khiển xe vi phạm một trong các hành vi sau đây: … d) Gây tai nạn giao thông không dừng lại, không giữ nguyên hiện trường, bỏ trốn không đến trình báo với cơ quan có thẩm quyền, không tham gia cấp cứu người bị nạn; ------------------------------------------------------------------------------ Luật Giao thông đường bộ Điều 38. Trách nhiệm của cá nhân, cơ quan, tổ chức khi xảy ra tai nạn giao thông 1. Người điều khiển phương tiện và những người liên quan trực tiếp đến vụ tai nạn có trách nhiệm sau đây: … b) Ở lại nơi xảy ra tai nạn cho đến khi người của cơ quan công an đến, trừ trường hợp người điều khiển phương tiện cũng bị thương phải đưa đi cấp cứu hoặc phải đưa người bị nạn đi cấp cứu hoặc vì lý do bị đe dọa đến tính mạng, nhưng phải đến trình báo ngay với cơ quan công an nơi gần nhất;
Hành vi không đội mũ bảo hiểm không gây nguy hiểm cho xã hội?
Hôm qua đọc 1 bài báo có nói đển việc 1 thiếu nữ điều khiển xe máy trên đường không đội mũ bảo hiểm khi gặp CSGT thổi dừng lại đã bỏ chạy, đến cua quẹo thì bị té ngã nên dẫn đến tử vong. Sẽ không có gì thắc mắc nếu không đọc được 1 comment như thế này bên dưới: "Vi phạm không đội mũ bảo hiểm là vi phạm hành chính và không phải là hành vi "Nguy hiểm cho xã hội theo quy định của Bộ luật hình sự". Việc bắt người vi phạm về mặt pháp luật mà nói là cần thiết. Nhưng khi tham gia giao thông, nếu truy đuổi có thể dẫn đến chết người (người vi phạm chết hoặc người vi phạm làm chết nhiều người...). Việc đội mũ bảo hiểm là bảo vệ tính mạng cho người đi xe mô tô, nếu họ khong đội là nguy hiểm cho chính họ.Như vậy, việc truy đuổi là lợi bất cập hại, trái với mục đích của đội mũ bảo hiểm. Do đó, vi phạm đó khong nên truy đuổi. Xã hội còn rất nhiều vấn đề nổi cộm cần để giải quyết." Vì thế nên post lên đây hỏi ý kiến mọi người, liệu không đội mũ bảo hiểm có là hành vi không gây nguy hiểm cho xã hội? Người ta không tuân thủ luật thì người ta chịu thiệt, không ảnh hưởng đến ai, liệu có vậy không nhỉ? Theo mình thì chết chưa hẳn là hết... Thiếu nữ tử vong khi bị cảnh sát rượt đuổi Sau màn truy đuổi vì lỗi không đội mũ bảo hiểm dẫn đến tử vong cho một cô gái, cảnh sát nói với nạn nhân còn sống: 'Mày chạy nữa đi'. Tối chủ nhật ngày 14/7, Trần Thị Kim Hoài và Vũ Thị Huyền My (đều sinh năm 1994 cùng ở thôn Bất Lự, xã Hoàn Sơn, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh) rủ nhau sang chợ Núi Móng (Hoàn Sơn) ăn chè nhân sinh nhật của Hoài. Lúc trở về nhà, My chở Hoài đi qua đường nội bộ của khu công nghiệp Tiên Sơn (thuộc huyện Tiên Du) thì bị 4 cảnh sát làm nhiệm vụ tại đây phát hiện không đội mũ bảo hiểm. Bà Trần Thị Thắng, mẹ em Hoài thắp nhang cho con gái. My cho biết ngay sau đó, hai em bị cảnh sát đi xe máy bám riết truy đuổi. Đến đoạn ngã ba trước cổng trụ sở Công ty Hóa dược phẩm Việt Nam, My hoảng sợ, định rẽ trái thì bất ngờ ngã nhào lên phía trước và em chỉ kịp kêu một tiếng rồi tối tăm mặt mũi… My cho rằng, thời điểm đó xe của My đã bị xe máy của cảnh sát va chạm từ phía sau. Theo anh Lê Ngọc Hậu, người trực bảo vệ tại cổng Công ty Hóa dược phẩm Việt Nam hôm đó, khi nghe tiếng hét thất thanh, anh lao ra đã thấy xe máy và 2 cô gái ngã văng xa nhau. Một người bắt đầu ngồi được dậy, máu me trên mặt (sau này mới biết là My), người còn lại nằm bất tỉnh ngay chân cột điện cách đó mấy mét. “Tôi thấy hai cảnh sát ở sát đó chỉ đứng nhìn rồi một người xuống xe nói với một nạn nhân vừa kịp ngồi dậy: Mày chạy nữa đi”, anh Hậu cho biết. Cả hai được đưa đi cấp cứu, nhưng Hoài do bị va đập quá mạnh nên tử vong sau đó vài giờ. Cũng theo anh Hậu, sự việc xảy ra khoảng 21h, điện đường nội bộ vào khu công nghiệp còn sáng rõ. Anh Lê Văn Hậu đứng tại địa điểm xảy ra tai nạn khi nạn nhân My và Hoài bị cảnh sát rượt đuổi tối ngày 14/7. My đang là sinh viên năm thứ nhất của một trường đại học ở Hà Nội về nghỉ hè. Còn Hoài làm công nhân trong khu công nghiệp. Gia đình Hoài thuộc diện nghèo khó. Hoài không có cha nhưng được đánh giá là ngoan ngoãn. Giữa năm lớp 10, vì mẹ bị bệnh, Hoài phải nghỉ học xin làm công nhân lấy tiền nuôi hai mẹ con. Chiều 19/7, lãnh đạo Công an huyện Tiên Du từ chối tiếp xúc vì lý do bận họp. Trong khi đó, Viện kiểm sát nhân dân huyện Tiên Du xác nhận có sự truy đuổi của 4 công an đối với nạn nhân trong vụ việc này. “Hiện cơ quan công an tiếp tục thu thập chứng cứ để làm rõ vụ việc”, đại diện Viện kiểm sát nói. Theo Tiền Phong
Xe không chính chủ: TP.Hồ Chí Minh trả lại gần 2,3 tỷ đồng xử phạt sai
Theo Thông tư 11 của Bộ Công an từ ngày 15/4/2013 các chủ xe mua xe nhưng quá 30 ngày không làm thủ tục sang tên thì sẽ bị xử phạt. * Phạt từ 800.000 đến 1.200.000 đồng đối với chủ xe mô tô, xe gắn máy; các loại xe tương tự mô tô. * Phạt từ 6.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với chủ xe ô tô, máy kéo, xe máy chuyên dùng và các loại xe tương tự ô tô. Tại thành phố Hồ Chí Minh, PC67 đã ra quyết định xử phạt tất cả trường hợp mua xe trước ngày 15/4/2013 nhưng quá 30 ngày mới làm thủ tục sang tên xe, tổng số tiền đã phạt theo lỗi này tính tới ngày 15/5/2013 là gần 2,3 tỉ đồng. Trong khi các địa phương khác thì không xử phạt, đặc biệt là Tổng cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự an toàn xã hội (Tổng cục VII) và Cục C67, Bộ Công an đều khẳng định không xử phạt các chủ xe trong trường hợp mua xe trước ngày 15/4/2013. Tổng cục VII và C67 có hướng dẫn các địa phương chỉ xử phạt các xe mua bán sau ngày 15/4/2013 nhưng đăng ký sang tên quá hạn 30 ngày kể từ ngày mua. Riêng với các xe mua bán trước ngày 15/4/2013 sẽ không bị phạt nếu đăng ký trước ngày 1/1/2014. Trung tướng Tô Thường, tổng cục trưởng Tổng cục VII, Bộ Công an, cho biết: Tổng cục VII đã có chỉ đạo PC67 phải trả lại tiền phạt cho người dân. (Theo TT)
Hình ảnh "chiến tranh" Việt Nam 2013
Những hình ảnh tưởng chừng chỉ có trong chiến tranh, nhưng nó lại xuất hiện thường ngày tại giao thông nước nhà. Sau đây là những hình ảnh "chiến tranh" Việt Nam 2013. Lô cốt đầy trên phố "Pháo" còn dài hơn pháo thật thời chiến Những cái chết khi tham gia "cuộc chiến" giao thông Trước kia dân ta phá đường để chặn đường kiểm soát của địch, giờ cũng có cảnh phá đường Đường hành quân thời bình Cái chết vì "bom" trên trời rơi xuống Chiến sĩ bị kẻ thù đâm thẳng Hình ảnh "quả cảm" xe lao đầu vào vách núi Xưa kia hố chông để sập bẫy quân thù, thì giờ lại sập phương tiện tham gia giao thông
Nghị định và Thông tư, cái nào có giá trị pháp lý cao hơn?
Nghị định do Chính phủ ban hành còn Thông tư do bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ ban hành. Thoạt đầu, cứ ngỡ Nghị định có giá trị pháp lý cao hơn Thông tư bởi cơ quan ban hành của Nghị định là cao hơn. Điều này đồng nghĩa cùng một vấn đề nhưng thông tư quy định trái với Nghị định thì sẽ áp dụng Nghị định. Tuy nhiên, theo Nghị định40/2010/NĐ-CP quy định về việc kiểm tra xử lý văn bản quy phạm pháp luật nếu Thông tư ban hành trái với Nghị định thì Thông tư đó sẽ bị đình chỉ, hủy bỏ, bãi bỏ một phần hoặc toàn bộ. Như vậy, nếu Thông tư đó không bị cơ quan có thẩm quyền đình chỉ, hủy bỏ, bãi bỏ theo quy định thì mặc nhiên hiểu Thông tư đó có giá trị pháp lý và được áp dụng; điều khoản “trái” của Thông tư sẽ vô hiệu hóa quy định tại Nghị định. Mặt khác trong đời sống thực tiễn có hai cách hiểu ngầm (không cần phân biệt đúng sai) trong việc thực thi pháp luật: *Một là, truyền thống chờ đợi: Luật có hiệu lực nhưng chưa được áp dụng mà phải chờ Nghị định, Nghị định ra đời không thể thực thi vì phải chờ Thông tư hướng dẫn. Bởi thế không cần đọc và hiểu Luật, Nghị định mà chỉ nắm rõ thông tư mà áp dụng. Nên cơ quan nhà nước hành pháp theo Thông tư. *Hai là, nghe lệnh người trực tiếp: Thông tư là văn bản mang tính “chỉ đạo” của bộ trong một lĩnh vực nhất định nên cơ quan cấp dưới sẽ tuân theo hướng dẫn của bộ (vì nó rõ ràng và là “chỉ đạo” trực tiếp), nếu làm trái bộ thì sẽ bị “xử lý”. Từ những phân tích nêu trên có thể thấy: *Lý luận: Nghị định có giá trị pháp lý cao hơn Thông tư; *Thực tiễn: Thông tư có giá trị pháp lý cao hơn Nghị định. Như vậy giữa lý luận và thực tiễn đã có độ chênh rất lớn, thâm chí như hai thái cực đối lập nhau. Đó là chia sẻ quan điểm của tôi, còn thành viên Dân Luật thì sao? Rất mong nhận được những ý kiến trái chiều.
Hình ảnh lạ về giao thông Campuchia
1. Bò được ưu tiên khi tham gia giao thông: Chú bò đi hiên ngang ngoài đường mà chả chiếc xe nào dám lấn lên. 2. Được phép chở cồng kềnh, chở hết mức vẫn được: Tha hồ mà nhét, đến mức mà chiếc xe không thể nhét được nữa thì thôi. 3. Được phép ngồi trên nóc xe: Tham khảo Vietnamnet
Sang đường sai luật người đi bộ bị phạt tiền
Thời gian tới nếu người đi bộ nếu đi sai luật, sang đường không đúng nơi quy định tại những nơi đủ điều kiện sang đường sẽ bị phạt từ 60.000 – 120.000 đồng. Thông tin trên được đưa ra tại buổi họp báo “Việt Nam hưởng ứng tuần lễ an toàn giao thông đường bộ toàn cầu lần thứ 2 do Liên Hợp quốc phát động” chiều 6/5 tại Hà Nội. Theo Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia, các hoạt động hướng dẫn sẽ được đồng loạt triển khai tại 63 tỉnh, thành phố bắt đầu từ ngày 6/5 – 12/5 với sự tham gia của các đoàn viên, thanh niên, học sinh, sinh viên…Tuần lễ này sẽ hướng vào việc nâng cao ý thức chấp hành, cảnh báo nguy cơ tai nạn giao thông và biện pháp phòng tránh tai nạn đối với người đi bộ, đồng thời thực hiện giải tỏa vỉa hè, kề đường… tạo thuận lợi cho người đi bộ sang đường đúng luật. Theo ông Nguyễn Hoàng Hiệp, Phó Chủ tịch chuyên trách Ủy ban An toàn giao thông quốc gia, ở 24 cầu vượt trên toàn thành phố Hà Nội đều có vạch kẻ sơn dành cho người đi bộ qua đường và có lực lượng cảnh sát giao thông đứng chốt. Sau khi được nhắc nhở mà người dân vẫn cố tình vi phạm sẽ bị xử phạt từ 60.000 – 120.000 đồng (Theo Nghị định 71). Mục đích của các hoạt động trên nhằm mục tiêu giảm số vụ tai nạn giao thông đối với người đi bộ trong năm 2013. (Theo SGTT)
Hôm nay 15/4, Thông tư11/2013/TT-BCA hướng dẫn xử phạt hành chính giao thông ường bộ, trong đó có quy định về phạt xe "không chính chủ" có hiệu lực. Mình xin tổng hợp các bài viết liên quan đến Thông tư 11 của BCA trên DanLuat: - Xe không chính chủ: Xử phạt là phạm luật ? - Thông tư 11/2013: Không phạt xe “không chính chủ” đang lưu thông - Đúng hay sai chuyện “Phạt xe không chính chủ” ? - Xử phạt xe không chính chủ: Báo chí đã hiểu sai về thông tư 11 - Xung quanh việc xử phạt xe không chính chủ - Khó phục! ... còn nhiều nữa, các ACE DanLuat bổ sung thêm nhé. Và Thông tư 12/2013 của BCA: Các thủ tục đăng ký sang tên đổi chủ ôtô xe máy cũng có hiệu lực từ hôm này (15/04/2013)
Từ 1/7/2013 có thể phạt xe không chính chủ lên tới 8 triệu đồng
Dự thảo Nghị định về Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt được Bộ GT-VT vừa đưa ra lấy ý kiến người dân trước khi trình Chính Phủ, quy định mức xử phạt năng với hành vi không sang tên xe theo quy định. Chủ xe máy sẽ bị phạt từ 100 - 400 nghìn đồng; chủ ô tô sẽ bị phạt từ 2-8 triệu đồng nếu không làm thủ tục sang tên đổi chủ sau khi được mua bán tặng cho hoặc không nộp phí sử dụng đường bộ. Tại điểm b, điểm c khoản 1; điểm h, điểm i khoản 4 Điều 30 của Dự thảo Nghị định: Phạt tiền từ 100 nghìn đồng đến 200 nghìn đồng đối với cá nhân là chủ xe mô-tô, xe gắn máy và các loại xe tương tự mô-tô, từ 200 nghìn đồng đến 400 nghìn đồng đối với tổ chức là chủ xe mô tô, xe gắn máy và các loại xe tương tự mô-tô; Phạt tiền từ 2 triệu đồng đến 4 triệu đồng đối với cá nhân là chủ xe ô tô, máy kéo, xe máy chuyên dùng và các loại xe tương tự ô tô, từ 4 triệu đồng đến 8 triệu đồng đối với tổ chức là chủ xe ô tô, máy kéo, xe máy chuyên dùng và các loại xe tương tự ô tô vi phạm một trong các hành vi sau đây: - Không làm thủ tục chuyển đổi lại Giấy đăng ký xe theo quy định sau khi đã mua, được cho, được tặng, được thừa kế tài sản là phương tiện; - Không mua hoặc nộp phí cho phương tiện khi tham gia giao thông theo quy định. Dự thảo Nghị định gồm 5 Chương và 79 Điều, quy định về hành vi vi phạm, hình thức và mức xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, giao thông đường sắt; thẩm quyền, thủ tục xử phạt… Nghị định này sẽ thay thế cho các Nghị định:34/2010/NĐ-CP ngày 2/4/2010, Nghị định số71/2012/NĐ-CP ngày 19/9/2012, Nghị định số44/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 và Nghị định số156/2007/NĐ-CP ngày 19/10/ 2007. Theo Dân Trí Tham khảo nội dung Dự thảo Nghị định trong file đính kèm.
Làm gì để xe không chính chủ thành chính chủ?
Sau khi ban hành Nghị định 71 và triển khai thực hiện vào ngày 10/11 vừa qua, nhiều người dân lo lắng làm thủ tục sang tên, đổi chủ. Tuy nhiên, còn một lượng lớn xe không chính chủ không thể làm thủ tục sang tên chủ do còn nhiều bất cập. Chính vì có quá nhiều bất cập trong vấn đề sang tên đổi chủ cho phương tiện trong thời gian, Tổng cục cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự an toàn xã hội (Tổng cục VII), Bộ Công an cho rằng cần phải tháo gỡ vướng mắc về chứng từ chuyển nhượng đối với trường hợp xe mua bán qua nhiều chủ. Theo dự thảo sửa đổi, bổ sung thông tư 36/2010, đưa ra một số trường hợp để tháo gỡ tình trạng hiện nay như sau: 1. Trường hợp người đang sử dụng xe (gọi là chủ xe) không có chứng từ chuyển nhượng sẽ phải có đơn cam kết chịu trách nhiệm về nguồn gốc hợp pháp của xe (theo mẫu) và có xác nhận của Công an xã, phường, thị trấn về địa chỉ nơi cư trú của chủ xe (thay cho chứng từ chuyển nhượng xe). 2. Trường hợp bị mất giấy đăng ký hoặc biển số xe phải trình bày rõ lý do trong đơn cam kết. Cơ quan đăng ký xe sẽ tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ có đơn cam kết và các thủ tục khác đúng quy định thì cấp giấy đăng ký tạm thời (theo biển số cũ), thời hạn 30 ngày và đóng dấu “không được chuyển nhượng xe” vào giấy đăng ký tạm để quản lý. Đồng thời gửi thông báo việc tiếp nhận hồ sơ sang tên xe cho chủ xe đứng tên trong đăng ký xe biết và niêm yết tại trụ sở cơ quan đăng ký xe. Sau 30 ngày từ ngày gửi thông báo nếu không có khiếu kiện, tranh chấp thì cấp giấy đăng ký xe cho chủ xe. 3. Trường hợp có chứng từ chuyển nhượng của chủ xe đứng tên trong giấy chứng nhận đăng ký xe và chứng từ chuyển nhượng của người bán cuối cùng thì chủ xe phải có đơn cam kết chịu trách nhiệm về nguồn gốc hợp pháp của xe (theo mẫu) và có xác nhận của Công an xã, phường, thị trấn về địa chỉ nơi cư trú của người đang sử dụng xe. Nếu thấy đáp ứng yêu cầu, cơ quan đăng ký xe sẽ tiếp nhận và làm thủ tục sang tên. Trường hợp chủ xe bị mất giấy đăng ký hoặc biển số xe phải thực hiện theo quy định tại Điều 22 Thông tư số 37/2010 về Quy trình đăng ký xe. 4. Trường hợp làm thủ tục sang tên, di chuyển từ tỉnh này sang tỉnh khác thiếu hoặc không có chứng từ chuyển nhượng theo quy định thì chủ xe phải đến cơ quan đăng ký xe ghi trong giấy đăng ký để làm thủ tục sang tên, di chuyển. Cơ quan đăng ký xe tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ xe có đơn cam kết và các thủ tục khác đúng quy định thì giải quyết sang tên di chuyển.
Năm 2014, xử phạt giao thông đường bộ - Áp dụng Nghị định 171 là chưa đủ
> Nghị định 171 – các lỗi và mức phạt dành cho xe mô tô và ô tô Hiện tại việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ được áp dụng bằng Nghị định 34/2010/NĐ-CP và 71/2012/NĐ-CP, theo đó mức phạt dành cho các lỗi vi phạm giao thông đường bộ buộc phải tuân theo hai Nghị định này. Vừa qua, Chính phủ ban hành Nghị định 171/2013/NĐ-CP thay thế cho Nghị định 34, 71 và có hiệu lực kể từ ngày 1/1/2014. Điều đáng quan tâm là Nghị định 34, 71 có quy định về việc “ÁP DỤNG THÍ ĐIỂM ĐỐI VỚI MỘT SỐ VI PHẠM TRONG KHU VỰC NỘI THÀNH CỦA CÁC THÀNH PHỐ TRỰC THUỘC TRUNG ƯƠNG” còn Nghị định 171 thì không. Phải chăng từ ngày 1/1/2014, vi phạm giao thông ở nội thành thành phố trực thuộc trung ương chỉ bị phạt như vi phạm ở khu vực khác? Nghị định 171 không còn quy định riêng về xử phạt vi phạm trong khu vực nội thành là hoàn toàn phù hợp với Luật xử phạt vi phạm hành chính 2012 (có hiệu lực kể từ 01/07/2013). Bởi Quốc hội đã trao thẩm quyền quyết định khung tiền phạt hoặc mức tiền phạt cụ thể đối với hành vi vi phạm trong các lĩnh vực giao thông đường bộ cho Hội đồng nhân dân thành phố trực thuộc trung ương. Theo đó, Hội đồng nhân dân thành phố trực thuộc trung ương căn cứ vào khung tiền phạt và mức tiền phạt tại Nghị định 171, yêu cầu quản lý kinh tế - xã hội đặc thù của địa phương có thể có thể quyết định khung tiền và mức phạt cao hơn nhưng tối đa không quá 2 lần mức phạt chung áp dụng đối với cùng hành vi vi phạm. Điều 23. Phạt tiền 1. Mức phạt tiền trong xử phạt vi phạm hành chính từ 50.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 100.000 đồng đến 2.000.000.000 đồng đối với tổ chức, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 24 của Luật này. Đối với khu vực nội thành của thành phố trực thuộc trung ương thì mức phạt tiền có thể cao hơn, nhưng tối đa không quá 02 lần mức phạt chung áp dụng đối với cùng hành vi vi phạm trong các lĩnh vực giao thông đường bộ; bảo vệ môi trường; an ninh trật tự, an toàn xã hội. 3. Căn cứ vào hành vi, khung tiền phạt hoặc mức tiền phạt được quy định tại nghị định của Chính phủ và yêu cầu quản lý kinh tế - xã hội đặc thù của địa phương, Hội đồng nhân dân thành phố trực thuộc trung ương quyết định khung tiền phạt hoặc mức tiền phạt cụ thể đối với hành vi vi phạm trong các lĩnh vực quy định tại đoạn 2 khoản 1 Điều này. Như vậy, trong thời gian sắp tới Hội đồng nhân dân các thành phố trực thuộc trung ương sẽ có văn bản quyết định khung tiền phạt hoặc mức tiền phạt cụ thể đối với hành vi vi phạm tại khu vực nội thành của thành phố mình. Trong trường hợp đến ngày Nghị định 171 có hiệu lực mà các thành phố trực thuộc trung ương chưa ban hành khung tiền phạt hoặc mức tiền phạt áp dụng riêng cho hành vi vi phạm tại khu vực nội thành của thành phố mình thì tạm thời áp dụng quy định chung của Nghị định 171. Tóm lại: Nghị định 171 không có quy định riêng về xử phạt vi phạm tại nội thành thành phố trực thuộc trung ương không đồng nghĩa với việc bỏ quy định này mà là áp dụng theo văn bản của Hội đồng nhân dân thành phố trực thuộc trung ương.
Một số mức xử phạt khi vi phạm giao thông đường bộ thường gặp
Theo Nghị định 34/2010/NĐ-CP ngày 02/4/2010 và Nghị định 71/2012/NĐ-CP ngày 19/9/2012 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 34/2010/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ thì: >> Nghị định 71 - các lỗi và mức phạt dành cho xe mô tô và ô tô Không bật đèn chiếu sáng vào ban đêm Đối với trường hợp điều khiển xe mô tô, xe gắn máy: Theo quy định tại Điểm c Khoản 2 Điều 9 Nghị định 71 nêu trên thì khi tham gia giao thông vào ban đêm mà không bật đèn chiếu sáng bị phạt tiền từ 80.000 đồng đến 100.000 đồng Chuyển không đúng làn đường Phạt tiền từ 80.000 đồng đến 100.000 đồng đối với người điều khiển xe mô-tô, gắn máy, kể cả xe máy điện chuyển làn đường không đúng nơi được phép hoặc không có tín hiệu báo trước Sử dụng điện thoại Người đang điều khiển xe sử dụng ô, điện thoại di động, thiết bị âm thanh, trừ thiết bị trợ thính; người ngồi trên xe sử dụng ô thì bị phạt tiền từ 60.000 đồng đến 80.000 đồng Không đội mũ bảo hiểm Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với người điều khiển, người ngồi trên xe môtô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện) không đội mũ bảo hiểm hoặc đội mũ bảo hiểm không cài quai đúng quy cách khi tham gia giao thông trên đường bộ Không mang giấy tờ theo quy định Phạt tiền từ 80.000 đồng đến 120.000 đồng đối với người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy không có hoặc không mang theo Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới còn hiệu lực, không mang theo Giấy đăng ký xe, giấy phép lái xe. Không có giấy phép lái xe Đối với xe mô tô, xe máy: Người điều khiển xe mô tô không có Giấy phép lái xe bị phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.200.000; không có Giấy phép lái xe đối với xe mô tô có dung tích xi lanh từ 175 cm3 trở lên bị phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng. Ngoài ra, đối với trường hợp người điều khiển xe mô tô không có giấy phép lái xe sẽ bị tạm giữ phương tiện đến 10 ngày (Điểm h Khoản 1 Điều 54 Nghị định 71)
Có nên bỏ quy định: Người gây TNGT có quyền bỏ trốn
Theo điểm c khoản 2 điều 202 Bộ luật Hình sự 1999 hành vi gây TNGT rồi bỏ chạy để trốn tránh trách nhiệm sẽ bị phạt tù từ 3 đến 10 năm. Nghị định 71/2012/NĐ-CP xử phạt từ 2 – 3 triệu đồng đối với người điều khiển xe máy, 4 – 6 triệu đồng đối với người điều khiển ô tô nếu gây tai nạn giao thông mà bỏ trốn không trình báo với cơ quan có thẩm quyền, không tham gia cấp cứu người bị nạn. Quy định trên tại Bộ luật Hình sự và Nghị định 71 đã thống nhất với Luật Giao thông đường bộ 2008, Luật Giao thông đường bộ cho phép người gây TNGT bỏ trốn vì lý do đe dọa tính mạng nhưng phải trình báo ngay đối với cơ quan công an nơi gần nhất. Có thể suy đoán, Luật cho phép người gây TNGT bỏ trốn vì sợ người nhà nạn nhân, người dân bức xúc trước hành vi gây tai nạn, không kiềm chế được tức giận … nên có hành vi nguy hiểm đối với tính mạng người gây TNGT. Rõ ràng ý nghĩa của quy định “bỏ trốn” rất hay nhưng chính sự hay đó đã vô hiệu hóa điều hay khác. Dường như mọi trường hợp gây TNGT đều có thể bỏ trốn và viện dẫn điểm b khoản 1 điều 38; khi ấy nghĩa vụ cấp cứu người bị nạn bị phai mờ, và né vi phạm. Ví dụ: người điều khiển phương tiện trong điều kiện nồng đồ cồn vượt mức quy định gây TNGT rồi bỏ trốn một khoảng thời gian sau đủ để nồng độ cồn giảm thì đến trình báo công an. Như vậy, việc đo nồng độ cồn trong trường hợp này không còn chính xác và vô hình chung người gây TNGT né được hành vi vi phạm điều khiển phương tiện gây TNGT nghiêm trọng khi sử dụng nồng độ độ cồn quá mức cho phép. Bộ Luật Hình sự 1999 Điều 202. Tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ 1. Người nào điều khiển phương tiện giao thông đường bộ mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khoẻ, tài sản của người khác, thì bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến năm năm. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm: … c) Gây tai nạn rồi bỏ chạy để trốn tránh trách nhiệm hoặc cố ý không cứu giúp người bị nạn; ------------------------------------------------------------------------------ Nghị định 71 Điều 8. Xử phạt người điều khiển, người ngồi trên xe ô tô và các loại xe tương tự ô tô vi phạm quy tắc giao thông đường bộ 6. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với người điều khiển xe vi phạm một trong các hành vi sau đây: … b) Gây tai nạn giao thông không dừng lại, không giữ nguyên hiện trường; bỏ trốn không đến trình báo với cơ quan có thẩm quyền, không tham gia cấp cứu người bị nạn. Điều 9. Xử phạt người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ … 6. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với người điều khiển xe vi phạm một trong các hành vi sau đây: … d) Gây tai nạn giao thông không dừng lại, không giữ nguyên hiện trường, bỏ trốn không đến trình báo với cơ quan có thẩm quyền, không tham gia cấp cứu người bị nạn; ------------------------------------------------------------------------------ Luật Giao thông đường bộ Điều 38. Trách nhiệm của cá nhân, cơ quan, tổ chức khi xảy ra tai nạn giao thông 1. Người điều khiển phương tiện và những người liên quan trực tiếp đến vụ tai nạn có trách nhiệm sau đây: … b) Ở lại nơi xảy ra tai nạn cho đến khi người của cơ quan công an đến, trừ trường hợp người điều khiển phương tiện cũng bị thương phải đưa đi cấp cứu hoặc phải đưa người bị nạn đi cấp cứu hoặc vì lý do bị đe dọa đến tính mạng, nhưng phải đến trình báo ngay với cơ quan công an nơi gần nhất;
Hành vi không đội mũ bảo hiểm không gây nguy hiểm cho xã hội?
Hôm qua đọc 1 bài báo có nói đển việc 1 thiếu nữ điều khiển xe máy trên đường không đội mũ bảo hiểm khi gặp CSGT thổi dừng lại đã bỏ chạy, đến cua quẹo thì bị té ngã nên dẫn đến tử vong. Sẽ không có gì thắc mắc nếu không đọc được 1 comment như thế này bên dưới: "Vi phạm không đội mũ bảo hiểm là vi phạm hành chính và không phải là hành vi "Nguy hiểm cho xã hội theo quy định của Bộ luật hình sự". Việc bắt người vi phạm về mặt pháp luật mà nói là cần thiết. Nhưng khi tham gia giao thông, nếu truy đuổi có thể dẫn đến chết người (người vi phạm chết hoặc người vi phạm làm chết nhiều người...). Việc đội mũ bảo hiểm là bảo vệ tính mạng cho người đi xe mô tô, nếu họ khong đội là nguy hiểm cho chính họ.Như vậy, việc truy đuổi là lợi bất cập hại, trái với mục đích của đội mũ bảo hiểm. Do đó, vi phạm đó khong nên truy đuổi. Xã hội còn rất nhiều vấn đề nổi cộm cần để giải quyết." Vì thế nên post lên đây hỏi ý kiến mọi người, liệu không đội mũ bảo hiểm có là hành vi không gây nguy hiểm cho xã hội? Người ta không tuân thủ luật thì người ta chịu thiệt, không ảnh hưởng đến ai, liệu có vậy không nhỉ? Theo mình thì chết chưa hẳn là hết... Thiếu nữ tử vong khi bị cảnh sát rượt đuổi Sau màn truy đuổi vì lỗi không đội mũ bảo hiểm dẫn đến tử vong cho một cô gái, cảnh sát nói với nạn nhân còn sống: 'Mày chạy nữa đi'. Tối chủ nhật ngày 14/7, Trần Thị Kim Hoài và Vũ Thị Huyền My (đều sinh năm 1994 cùng ở thôn Bất Lự, xã Hoàn Sơn, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh) rủ nhau sang chợ Núi Móng (Hoàn Sơn) ăn chè nhân sinh nhật của Hoài. Lúc trở về nhà, My chở Hoài đi qua đường nội bộ của khu công nghiệp Tiên Sơn (thuộc huyện Tiên Du) thì bị 4 cảnh sát làm nhiệm vụ tại đây phát hiện không đội mũ bảo hiểm. Bà Trần Thị Thắng, mẹ em Hoài thắp nhang cho con gái. My cho biết ngay sau đó, hai em bị cảnh sát đi xe máy bám riết truy đuổi. Đến đoạn ngã ba trước cổng trụ sở Công ty Hóa dược phẩm Việt Nam, My hoảng sợ, định rẽ trái thì bất ngờ ngã nhào lên phía trước và em chỉ kịp kêu một tiếng rồi tối tăm mặt mũi… My cho rằng, thời điểm đó xe của My đã bị xe máy của cảnh sát va chạm từ phía sau. Theo anh Lê Ngọc Hậu, người trực bảo vệ tại cổng Công ty Hóa dược phẩm Việt Nam hôm đó, khi nghe tiếng hét thất thanh, anh lao ra đã thấy xe máy và 2 cô gái ngã văng xa nhau. Một người bắt đầu ngồi được dậy, máu me trên mặt (sau này mới biết là My), người còn lại nằm bất tỉnh ngay chân cột điện cách đó mấy mét. “Tôi thấy hai cảnh sát ở sát đó chỉ đứng nhìn rồi một người xuống xe nói với một nạn nhân vừa kịp ngồi dậy: Mày chạy nữa đi”, anh Hậu cho biết. Cả hai được đưa đi cấp cứu, nhưng Hoài do bị va đập quá mạnh nên tử vong sau đó vài giờ. Cũng theo anh Hậu, sự việc xảy ra khoảng 21h, điện đường nội bộ vào khu công nghiệp còn sáng rõ. Anh Lê Văn Hậu đứng tại địa điểm xảy ra tai nạn khi nạn nhân My và Hoài bị cảnh sát rượt đuổi tối ngày 14/7. My đang là sinh viên năm thứ nhất của một trường đại học ở Hà Nội về nghỉ hè. Còn Hoài làm công nhân trong khu công nghiệp. Gia đình Hoài thuộc diện nghèo khó. Hoài không có cha nhưng được đánh giá là ngoan ngoãn. Giữa năm lớp 10, vì mẹ bị bệnh, Hoài phải nghỉ học xin làm công nhân lấy tiền nuôi hai mẹ con. Chiều 19/7, lãnh đạo Công an huyện Tiên Du từ chối tiếp xúc vì lý do bận họp. Trong khi đó, Viện kiểm sát nhân dân huyện Tiên Du xác nhận có sự truy đuổi của 4 công an đối với nạn nhân trong vụ việc này. “Hiện cơ quan công an tiếp tục thu thập chứng cứ để làm rõ vụ việc”, đại diện Viện kiểm sát nói. Theo Tiền Phong
Xe không chính chủ: TP.Hồ Chí Minh trả lại gần 2,3 tỷ đồng xử phạt sai
Theo Thông tư 11 của Bộ Công an từ ngày 15/4/2013 các chủ xe mua xe nhưng quá 30 ngày không làm thủ tục sang tên thì sẽ bị xử phạt. * Phạt từ 800.000 đến 1.200.000 đồng đối với chủ xe mô tô, xe gắn máy; các loại xe tương tự mô tô. * Phạt từ 6.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với chủ xe ô tô, máy kéo, xe máy chuyên dùng và các loại xe tương tự ô tô. Tại thành phố Hồ Chí Minh, PC67 đã ra quyết định xử phạt tất cả trường hợp mua xe trước ngày 15/4/2013 nhưng quá 30 ngày mới làm thủ tục sang tên xe, tổng số tiền đã phạt theo lỗi này tính tới ngày 15/5/2013 là gần 2,3 tỉ đồng. Trong khi các địa phương khác thì không xử phạt, đặc biệt là Tổng cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự an toàn xã hội (Tổng cục VII) và Cục C67, Bộ Công an đều khẳng định không xử phạt các chủ xe trong trường hợp mua xe trước ngày 15/4/2013. Tổng cục VII và C67 có hướng dẫn các địa phương chỉ xử phạt các xe mua bán sau ngày 15/4/2013 nhưng đăng ký sang tên quá hạn 30 ngày kể từ ngày mua. Riêng với các xe mua bán trước ngày 15/4/2013 sẽ không bị phạt nếu đăng ký trước ngày 1/1/2014. Trung tướng Tô Thường, tổng cục trưởng Tổng cục VII, Bộ Công an, cho biết: Tổng cục VII đã có chỉ đạo PC67 phải trả lại tiền phạt cho người dân. (Theo TT)
Hình ảnh "chiến tranh" Việt Nam 2013
Những hình ảnh tưởng chừng chỉ có trong chiến tranh, nhưng nó lại xuất hiện thường ngày tại giao thông nước nhà. Sau đây là những hình ảnh "chiến tranh" Việt Nam 2013. Lô cốt đầy trên phố "Pháo" còn dài hơn pháo thật thời chiến Những cái chết khi tham gia "cuộc chiến" giao thông Trước kia dân ta phá đường để chặn đường kiểm soát của địch, giờ cũng có cảnh phá đường Đường hành quân thời bình Cái chết vì "bom" trên trời rơi xuống Chiến sĩ bị kẻ thù đâm thẳng Hình ảnh "quả cảm" xe lao đầu vào vách núi Xưa kia hố chông để sập bẫy quân thù, thì giờ lại sập phương tiện tham gia giao thông
Nghị định và Thông tư, cái nào có giá trị pháp lý cao hơn?
Nghị định do Chính phủ ban hành còn Thông tư do bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ ban hành. Thoạt đầu, cứ ngỡ Nghị định có giá trị pháp lý cao hơn Thông tư bởi cơ quan ban hành của Nghị định là cao hơn. Điều này đồng nghĩa cùng một vấn đề nhưng thông tư quy định trái với Nghị định thì sẽ áp dụng Nghị định. Tuy nhiên, theo Nghị định40/2010/NĐ-CP quy định về việc kiểm tra xử lý văn bản quy phạm pháp luật nếu Thông tư ban hành trái với Nghị định thì Thông tư đó sẽ bị đình chỉ, hủy bỏ, bãi bỏ một phần hoặc toàn bộ. Như vậy, nếu Thông tư đó không bị cơ quan có thẩm quyền đình chỉ, hủy bỏ, bãi bỏ theo quy định thì mặc nhiên hiểu Thông tư đó có giá trị pháp lý và được áp dụng; điều khoản “trái” của Thông tư sẽ vô hiệu hóa quy định tại Nghị định. Mặt khác trong đời sống thực tiễn có hai cách hiểu ngầm (không cần phân biệt đúng sai) trong việc thực thi pháp luật: *Một là, truyền thống chờ đợi: Luật có hiệu lực nhưng chưa được áp dụng mà phải chờ Nghị định, Nghị định ra đời không thể thực thi vì phải chờ Thông tư hướng dẫn. Bởi thế không cần đọc và hiểu Luật, Nghị định mà chỉ nắm rõ thông tư mà áp dụng. Nên cơ quan nhà nước hành pháp theo Thông tư. *Hai là, nghe lệnh người trực tiếp: Thông tư là văn bản mang tính “chỉ đạo” của bộ trong một lĩnh vực nhất định nên cơ quan cấp dưới sẽ tuân theo hướng dẫn của bộ (vì nó rõ ràng và là “chỉ đạo” trực tiếp), nếu làm trái bộ thì sẽ bị “xử lý”. Từ những phân tích nêu trên có thể thấy: *Lý luận: Nghị định có giá trị pháp lý cao hơn Thông tư; *Thực tiễn: Thông tư có giá trị pháp lý cao hơn Nghị định. Như vậy giữa lý luận và thực tiễn đã có độ chênh rất lớn, thâm chí như hai thái cực đối lập nhau. Đó là chia sẻ quan điểm của tôi, còn thành viên Dân Luật thì sao? Rất mong nhận được những ý kiến trái chiều.
Hình ảnh lạ về giao thông Campuchia
1. Bò được ưu tiên khi tham gia giao thông: Chú bò đi hiên ngang ngoài đường mà chả chiếc xe nào dám lấn lên. 2. Được phép chở cồng kềnh, chở hết mức vẫn được: Tha hồ mà nhét, đến mức mà chiếc xe không thể nhét được nữa thì thôi. 3. Được phép ngồi trên nóc xe: Tham khảo Vietnamnet
Sang đường sai luật người đi bộ bị phạt tiền
Thời gian tới nếu người đi bộ nếu đi sai luật, sang đường không đúng nơi quy định tại những nơi đủ điều kiện sang đường sẽ bị phạt từ 60.000 – 120.000 đồng. Thông tin trên được đưa ra tại buổi họp báo “Việt Nam hưởng ứng tuần lễ an toàn giao thông đường bộ toàn cầu lần thứ 2 do Liên Hợp quốc phát động” chiều 6/5 tại Hà Nội. Theo Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia, các hoạt động hướng dẫn sẽ được đồng loạt triển khai tại 63 tỉnh, thành phố bắt đầu từ ngày 6/5 – 12/5 với sự tham gia của các đoàn viên, thanh niên, học sinh, sinh viên…Tuần lễ này sẽ hướng vào việc nâng cao ý thức chấp hành, cảnh báo nguy cơ tai nạn giao thông và biện pháp phòng tránh tai nạn đối với người đi bộ, đồng thời thực hiện giải tỏa vỉa hè, kề đường… tạo thuận lợi cho người đi bộ sang đường đúng luật. Theo ông Nguyễn Hoàng Hiệp, Phó Chủ tịch chuyên trách Ủy ban An toàn giao thông quốc gia, ở 24 cầu vượt trên toàn thành phố Hà Nội đều có vạch kẻ sơn dành cho người đi bộ qua đường và có lực lượng cảnh sát giao thông đứng chốt. Sau khi được nhắc nhở mà người dân vẫn cố tình vi phạm sẽ bị xử phạt từ 60.000 – 120.000 đồng (Theo Nghị định 71). Mục đích của các hoạt động trên nhằm mục tiêu giảm số vụ tai nạn giao thông đối với người đi bộ trong năm 2013. (Theo SGTT)
Hôm nay 15/4, Thông tư11/2013/TT-BCA hướng dẫn xử phạt hành chính giao thông ường bộ, trong đó có quy định về phạt xe "không chính chủ" có hiệu lực. Mình xin tổng hợp các bài viết liên quan đến Thông tư 11 của BCA trên DanLuat: - Xe không chính chủ: Xử phạt là phạm luật ? - Thông tư 11/2013: Không phạt xe “không chính chủ” đang lưu thông - Đúng hay sai chuyện “Phạt xe không chính chủ” ? - Xử phạt xe không chính chủ: Báo chí đã hiểu sai về thông tư 11 - Xung quanh việc xử phạt xe không chính chủ - Khó phục! ... còn nhiều nữa, các ACE DanLuat bổ sung thêm nhé. Và Thông tư 12/2013 của BCA: Các thủ tục đăng ký sang tên đổi chủ ôtô xe máy cũng có hiệu lực từ hôm này (15/04/2013)
Từ 1/7/2013 có thể phạt xe không chính chủ lên tới 8 triệu đồng
Dự thảo Nghị định về Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt được Bộ GT-VT vừa đưa ra lấy ý kiến người dân trước khi trình Chính Phủ, quy định mức xử phạt năng với hành vi không sang tên xe theo quy định. Chủ xe máy sẽ bị phạt từ 100 - 400 nghìn đồng; chủ ô tô sẽ bị phạt từ 2-8 triệu đồng nếu không làm thủ tục sang tên đổi chủ sau khi được mua bán tặng cho hoặc không nộp phí sử dụng đường bộ. Tại điểm b, điểm c khoản 1; điểm h, điểm i khoản 4 Điều 30 của Dự thảo Nghị định: Phạt tiền từ 100 nghìn đồng đến 200 nghìn đồng đối với cá nhân là chủ xe mô-tô, xe gắn máy và các loại xe tương tự mô-tô, từ 200 nghìn đồng đến 400 nghìn đồng đối với tổ chức là chủ xe mô tô, xe gắn máy và các loại xe tương tự mô-tô; Phạt tiền từ 2 triệu đồng đến 4 triệu đồng đối với cá nhân là chủ xe ô tô, máy kéo, xe máy chuyên dùng và các loại xe tương tự ô tô, từ 4 triệu đồng đến 8 triệu đồng đối với tổ chức là chủ xe ô tô, máy kéo, xe máy chuyên dùng và các loại xe tương tự ô tô vi phạm một trong các hành vi sau đây: - Không làm thủ tục chuyển đổi lại Giấy đăng ký xe theo quy định sau khi đã mua, được cho, được tặng, được thừa kế tài sản là phương tiện; - Không mua hoặc nộp phí cho phương tiện khi tham gia giao thông theo quy định. Dự thảo Nghị định gồm 5 Chương và 79 Điều, quy định về hành vi vi phạm, hình thức và mức xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, giao thông đường sắt; thẩm quyền, thủ tục xử phạt… Nghị định này sẽ thay thế cho các Nghị định:34/2010/NĐ-CP ngày 2/4/2010, Nghị định số71/2012/NĐ-CP ngày 19/9/2012, Nghị định số44/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 và Nghị định số156/2007/NĐ-CP ngày 19/10/ 2007. Theo Dân Trí Tham khảo nội dung Dự thảo Nghị định trong file đính kèm.
Làm gì để xe không chính chủ thành chính chủ?
Sau khi ban hành Nghị định 71 và triển khai thực hiện vào ngày 10/11 vừa qua, nhiều người dân lo lắng làm thủ tục sang tên, đổi chủ. Tuy nhiên, còn một lượng lớn xe không chính chủ không thể làm thủ tục sang tên chủ do còn nhiều bất cập. Chính vì có quá nhiều bất cập trong vấn đề sang tên đổi chủ cho phương tiện trong thời gian, Tổng cục cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự an toàn xã hội (Tổng cục VII), Bộ Công an cho rằng cần phải tháo gỡ vướng mắc về chứng từ chuyển nhượng đối với trường hợp xe mua bán qua nhiều chủ. Theo dự thảo sửa đổi, bổ sung thông tư 36/2010, đưa ra một số trường hợp để tháo gỡ tình trạng hiện nay như sau: 1. Trường hợp người đang sử dụng xe (gọi là chủ xe) không có chứng từ chuyển nhượng sẽ phải có đơn cam kết chịu trách nhiệm về nguồn gốc hợp pháp của xe (theo mẫu) và có xác nhận của Công an xã, phường, thị trấn về địa chỉ nơi cư trú của chủ xe (thay cho chứng từ chuyển nhượng xe). 2. Trường hợp bị mất giấy đăng ký hoặc biển số xe phải trình bày rõ lý do trong đơn cam kết. Cơ quan đăng ký xe sẽ tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ có đơn cam kết và các thủ tục khác đúng quy định thì cấp giấy đăng ký tạm thời (theo biển số cũ), thời hạn 30 ngày và đóng dấu “không được chuyển nhượng xe” vào giấy đăng ký tạm để quản lý. Đồng thời gửi thông báo việc tiếp nhận hồ sơ sang tên xe cho chủ xe đứng tên trong đăng ký xe biết và niêm yết tại trụ sở cơ quan đăng ký xe. Sau 30 ngày từ ngày gửi thông báo nếu không có khiếu kiện, tranh chấp thì cấp giấy đăng ký xe cho chủ xe. 3. Trường hợp có chứng từ chuyển nhượng của chủ xe đứng tên trong giấy chứng nhận đăng ký xe và chứng từ chuyển nhượng của người bán cuối cùng thì chủ xe phải có đơn cam kết chịu trách nhiệm về nguồn gốc hợp pháp của xe (theo mẫu) và có xác nhận của Công an xã, phường, thị trấn về địa chỉ nơi cư trú của người đang sử dụng xe. Nếu thấy đáp ứng yêu cầu, cơ quan đăng ký xe sẽ tiếp nhận và làm thủ tục sang tên. Trường hợp chủ xe bị mất giấy đăng ký hoặc biển số xe phải thực hiện theo quy định tại Điều 22 Thông tư số 37/2010 về Quy trình đăng ký xe. 4. Trường hợp làm thủ tục sang tên, di chuyển từ tỉnh này sang tỉnh khác thiếu hoặc không có chứng từ chuyển nhượng theo quy định thì chủ xe phải đến cơ quan đăng ký xe ghi trong giấy đăng ký để làm thủ tục sang tên, di chuyển. Cơ quan đăng ký xe tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ xe có đơn cam kết và các thủ tục khác đúng quy định thì giải quyết sang tên di chuyển.