Từ 15/7/2020: Giảm mức đóng BHXH bắt buộc với NSDLĐ nếu thuộc trường hợp sau
Ngày 27/5/2020 Chính phủ ban hành Nghị định 58/2020/NĐ-CP quy định mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc vào Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp. Theo đó, mức đóng và phương thức đóng vào Qũy bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp như sau: - Mức đóng bình thường bằng 0,5% quỹ tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội; đồng thời được áp dụng đối với người lao động là cán bộ, công chức, viên chức và người thuộc lực lượng vũ trang thuộc các cơ quan của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội, quân đội, công an, đơn vị sự nghiệp công lập sử dụng ngân sách nhà nước; - Mức đóng bằng 0,3% quỹ tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội được áp dụng đối với doanh nghiệp bảo đảm điều kiện theo quy định tại Điều 5 của Nghị định này. Theo đó, trường hợp được áp dụng mức đóng thấp hơn mức đóng bình thường vào Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp là doanh nghiệp hoạt động trong các ngành nghề có nguy cơ cao về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp sẽ được áp dụng mức đóng quy định tại điểm b khoản 1 Điều 4 của Nghị định này nếu bảo đảm các điều kiện sau đây: - Trong vòng 03 năm tính đến thời điểm đề xuất không bị xử phạt vi phạm hành chính bằng hình thức phạt tiền, không bị truy cứu trách nhiệm hình sự về hành vi vi phạm pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động và bảo hiểm xã hội; - Thực hiện việc báo cáo định kỳ tai nạn lao động và báo cáo về an toàn, vệ sinh lao động chính xác, đầy đủ, đúng thời hạn trong 03 năm liền kề trước năm đề xuất; - Tần suất tai nạn lao động của năm liền kề trước năm đề xuất phải giảm từ 15% trở lên so với tần suất tai nạn lao động trung bình của 03 năm liền kề trước năm đề xuất hoặc không để xảy ra tai nạn lao động tính từ 03 năm liền kề trước năm đề xuất. Nghị định có hiệu lực từ 15/7/2020. Nghị định 44/2017/NĐ-CP và điểm b khoản 1 Điều 13 Nghị định 143/2018/NĐ-CP hết hiệu lực từ khi nghị định này có hiệu lực. Mời bạn xem chi tiết văn bản tại file đính kèm:
Mới: Thông tư quy định mức điều chỉnh tiền lương và thu nhập tháng đã đóng BHXH
Ngày 30/12/2019 BLĐTBXH ban hành thông tư 35/2019/TT-BLĐTBXH quy định mức điều chỉnh tiền lương và thu nhập tháng đã đóng BHXH. Theo đó, Thông tư có hiệu lực từ 15/2/2020 các quy định tại thông tư này áp dụng từ 1/1/2020 Mời bạn xem chi tiết tại file đính kèm:
Đối tượng không được đóng BHXH bắt buộc
Căn cứ theo khoản Khoản 4 Điều 4 Quyết định 595/2017/QĐ-BHXH có quy định về đối tượng không được đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bao gồm: -Người lao động quy định tại các Điểm 1.1 và 1.2 Khoản 1 Điều này là người giúp việc gia đình và người lao động quy định tại Khoản 1 Điều này mà đang hưởng lương hưu, trợ cấp BHXH hằng tháng và trợ cấp hằng tháng dưới đây thì không thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc: - Người đang hưởng lương hưu hằng tháng; - Người đang hưởng trợ cấp hằng tháng theo quy định tại Nghị định số 09/1998/NĐ-CP ngày 23/01/1998 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung Nghị định số 50/CP ngày 26/7/1995 của Chính phủ về chế độ sinh hoạt phí đối với cán bộ xã, phường, thị trấn; - Người đang hưởng trợ cấp mất sức lao động hằng tháng; - Người đang hưởng trợ cấp hằng tháng theo quy định tại Quyết định số 91/2000/QĐ-TTg ngày 04/8/2000 của Thủ tướng Chính phủ về việc trợ cấp cho những người đã hết tuổi lao động tại thời điểm ngừng hưởng trợ cấp mất sức lao động hàng tháng; Quyết định số 613/QĐ-TTg ngày 06/5/2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc trợ cấp hàng tháng cho những người có từ đủ 15 năm đến dưới 20 năm công tác thực tế đã hết thời hạn hưởng trợ cấp mất sức lao động; - Quân nhân, Công an nhân dân, người làm công tác cơ yếu đang hưởng chế độ trợ cấp hằng tháng theo quy định tại các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ: Quyết định số 142/2008/QĐ-TTg ngày 27/10/2008 về thực hiện chế độ đối với quân nhân tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước có dưới 20 năm công tác trong quân đội đã phục viên, xuất ngũ về địa phương; Quyết định số 38/2010/QĐ-TTg ngày 06/5/2010 về việc sửa đổi, bổ sung Quyết định số 142/2008/QĐ-TTg ngày 27/10/2008; Quyết định số 53/2010/QĐ-TTg ngày 20/8/2010 quy định về chế độ đối với cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân tham gia kháng chiến chống Mỹ có dưới 20 năm công tác trong Công an nhân dân đã thôi việc, xuất ngũ về địa phương; Quyết định số 62/2011/QĐ-TTg ngày 09/11/2011 về chế độ, chính sách đối với đối tượng tham gia chiến tranh bảo vệ Tổ quốc, làm nhiệm vụ quốc tế ở Căm-pu-chia, giúp bạn Lào sau ngày 30/4/1975 đã phục viên, xuất ngũ, thôi việc.
Mức đóng BHXH bắt buộc mới từ ngày 01/6/2017
Nghị định 44/2017/NĐ-CP vừa được Chính phủ ban hành ngày 14/04/2017 quy định mức đóng BHXH bắt buộc và quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp. Theo đó, mức đóng đối của người sử dụng lao động quy định như sau: - Các đối lượng là người lao động theo quy định tại Điểm a, b, c, d, đ, h Khoản 1 Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 (trừ trường hợp lao động giúp việc gia đình) : Mức đóng là 0.5% trên tiền lương làm căn cứ đóng BHXH. - Đối với các đối lượng người lao động là hạ sĩ quan, chiến sĩ quân đội nhân dân; hạ sĩ quan, chiến sĩ công an nhân dân phục vụ có thời hạn; học viên quân đội, công an, cơ yếu đang theo học được hưởng sinh hoạt phí: Thì mức đóng là 0.5% mức lương cơ sở. Người sử dụng lao động Người lao động BHXH BHTN BHYT BHXH BHTN BHYT HT LĐ OĐ HT LĐ OĐ 14% 0.5% 3% 1% 3% 8% - - 1% 1.5% Tổng cộng: 21.5% Tổng cộng: 10.5% Ngoài ra, Nghị định 44/2017/NĐ-CP còn quy định mức đóng này được áp dụng đến trước ngày 01/01/2020. Đến ngày 01/01/2020 Chính phủ xe xem xét điều chỉnh lại mức đóng BHXH. Nghị định 44/2017/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/06/2017 Xem thêm: Bảo hiểm xã hội 2017: Tổng hợp giải đáp thắc mắc
Từ 15/7/2020: Giảm mức đóng BHXH bắt buộc với NSDLĐ nếu thuộc trường hợp sau
Ngày 27/5/2020 Chính phủ ban hành Nghị định 58/2020/NĐ-CP quy định mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc vào Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp. Theo đó, mức đóng và phương thức đóng vào Qũy bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp như sau: - Mức đóng bình thường bằng 0,5% quỹ tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội; đồng thời được áp dụng đối với người lao động là cán bộ, công chức, viên chức và người thuộc lực lượng vũ trang thuộc các cơ quan của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội, quân đội, công an, đơn vị sự nghiệp công lập sử dụng ngân sách nhà nước; - Mức đóng bằng 0,3% quỹ tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội được áp dụng đối với doanh nghiệp bảo đảm điều kiện theo quy định tại Điều 5 của Nghị định này. Theo đó, trường hợp được áp dụng mức đóng thấp hơn mức đóng bình thường vào Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp là doanh nghiệp hoạt động trong các ngành nghề có nguy cơ cao về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp sẽ được áp dụng mức đóng quy định tại điểm b khoản 1 Điều 4 của Nghị định này nếu bảo đảm các điều kiện sau đây: - Trong vòng 03 năm tính đến thời điểm đề xuất không bị xử phạt vi phạm hành chính bằng hình thức phạt tiền, không bị truy cứu trách nhiệm hình sự về hành vi vi phạm pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động và bảo hiểm xã hội; - Thực hiện việc báo cáo định kỳ tai nạn lao động và báo cáo về an toàn, vệ sinh lao động chính xác, đầy đủ, đúng thời hạn trong 03 năm liền kề trước năm đề xuất; - Tần suất tai nạn lao động của năm liền kề trước năm đề xuất phải giảm từ 15% trở lên so với tần suất tai nạn lao động trung bình của 03 năm liền kề trước năm đề xuất hoặc không để xảy ra tai nạn lao động tính từ 03 năm liền kề trước năm đề xuất. Nghị định có hiệu lực từ 15/7/2020. Nghị định 44/2017/NĐ-CP và điểm b khoản 1 Điều 13 Nghị định 143/2018/NĐ-CP hết hiệu lực từ khi nghị định này có hiệu lực. Mời bạn xem chi tiết văn bản tại file đính kèm:
Mới: Thông tư quy định mức điều chỉnh tiền lương và thu nhập tháng đã đóng BHXH
Ngày 30/12/2019 BLĐTBXH ban hành thông tư 35/2019/TT-BLĐTBXH quy định mức điều chỉnh tiền lương và thu nhập tháng đã đóng BHXH. Theo đó, Thông tư có hiệu lực từ 15/2/2020 các quy định tại thông tư này áp dụng từ 1/1/2020 Mời bạn xem chi tiết tại file đính kèm:
Đối tượng không được đóng BHXH bắt buộc
Căn cứ theo khoản Khoản 4 Điều 4 Quyết định 595/2017/QĐ-BHXH có quy định về đối tượng không được đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bao gồm: -Người lao động quy định tại các Điểm 1.1 và 1.2 Khoản 1 Điều này là người giúp việc gia đình và người lao động quy định tại Khoản 1 Điều này mà đang hưởng lương hưu, trợ cấp BHXH hằng tháng và trợ cấp hằng tháng dưới đây thì không thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc: - Người đang hưởng lương hưu hằng tháng; - Người đang hưởng trợ cấp hằng tháng theo quy định tại Nghị định số 09/1998/NĐ-CP ngày 23/01/1998 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung Nghị định số 50/CP ngày 26/7/1995 của Chính phủ về chế độ sinh hoạt phí đối với cán bộ xã, phường, thị trấn; - Người đang hưởng trợ cấp mất sức lao động hằng tháng; - Người đang hưởng trợ cấp hằng tháng theo quy định tại Quyết định số 91/2000/QĐ-TTg ngày 04/8/2000 của Thủ tướng Chính phủ về việc trợ cấp cho những người đã hết tuổi lao động tại thời điểm ngừng hưởng trợ cấp mất sức lao động hàng tháng; Quyết định số 613/QĐ-TTg ngày 06/5/2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc trợ cấp hàng tháng cho những người có từ đủ 15 năm đến dưới 20 năm công tác thực tế đã hết thời hạn hưởng trợ cấp mất sức lao động; - Quân nhân, Công an nhân dân, người làm công tác cơ yếu đang hưởng chế độ trợ cấp hằng tháng theo quy định tại các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ: Quyết định số 142/2008/QĐ-TTg ngày 27/10/2008 về thực hiện chế độ đối với quân nhân tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước có dưới 20 năm công tác trong quân đội đã phục viên, xuất ngũ về địa phương; Quyết định số 38/2010/QĐ-TTg ngày 06/5/2010 về việc sửa đổi, bổ sung Quyết định số 142/2008/QĐ-TTg ngày 27/10/2008; Quyết định số 53/2010/QĐ-TTg ngày 20/8/2010 quy định về chế độ đối với cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân tham gia kháng chiến chống Mỹ có dưới 20 năm công tác trong Công an nhân dân đã thôi việc, xuất ngũ về địa phương; Quyết định số 62/2011/QĐ-TTg ngày 09/11/2011 về chế độ, chính sách đối với đối tượng tham gia chiến tranh bảo vệ Tổ quốc, làm nhiệm vụ quốc tế ở Căm-pu-chia, giúp bạn Lào sau ngày 30/4/1975 đã phục viên, xuất ngũ, thôi việc.
Mức đóng BHXH bắt buộc mới từ ngày 01/6/2017
Nghị định 44/2017/NĐ-CP vừa được Chính phủ ban hành ngày 14/04/2017 quy định mức đóng BHXH bắt buộc và quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp. Theo đó, mức đóng đối của người sử dụng lao động quy định như sau: - Các đối lượng là người lao động theo quy định tại Điểm a, b, c, d, đ, h Khoản 1 Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 (trừ trường hợp lao động giúp việc gia đình) : Mức đóng là 0.5% trên tiền lương làm căn cứ đóng BHXH. - Đối với các đối lượng người lao động là hạ sĩ quan, chiến sĩ quân đội nhân dân; hạ sĩ quan, chiến sĩ công an nhân dân phục vụ có thời hạn; học viên quân đội, công an, cơ yếu đang theo học được hưởng sinh hoạt phí: Thì mức đóng là 0.5% mức lương cơ sở. Người sử dụng lao động Người lao động BHXH BHTN BHYT BHXH BHTN BHYT HT LĐ OĐ HT LĐ OĐ 14% 0.5% 3% 1% 3% 8% - - 1% 1.5% Tổng cộng: 21.5% Tổng cộng: 10.5% Ngoài ra, Nghị định 44/2017/NĐ-CP còn quy định mức đóng này được áp dụng đến trước ngày 01/01/2020. Đến ngày 01/01/2020 Chính phủ xe xem xét điều chỉnh lại mức đóng BHXH. Nghị định 44/2017/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/06/2017 Xem thêm: Bảo hiểm xã hội 2017: Tổng hợp giải đáp thắc mắc