04 lưu ý cần biết về hợp đồng tặng cho tài sản có điều kiện
>>> Khác biệt giữa “Di chúc”, “Di tặng” và “Tặng cho tài sản” Có thể hiểu, hợp đồng tặng cho tài sản nói chung là sự thỏa thuận của các bên, theo đó bên tặng cho giao tài sản của mình và chuyển quyền sở hữu cho bên được tặng cho mà không cần đền bù và bên được tặng cho đồng ý nhận. Bên cạnh việc đơn thuần chỉ là hợp đồng tặng cho, còn có một trường hợp đặc biệt cần đến những điều kiện ràng buộc thêm, đó là “tặng cho tài sản có điều kiện”. Điều 462 Bộ luật Dân sự 2015 có quy định về tặng cho tài sản có điều kiện như sau: 1) Bên tặng cho có thể yêu cầu bên được tặng cho thực hiện một hoặc nhiều nghĩa vụ trước hoặc sau khi tặng cho. Điều kiện tặng cho không được vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội. 2) Trường hợp phải thực hiện nghĩa vụ trước khi tặng cho, nếu bên được tặng cho đã hoàn thành nghĩa vụ mà bên tặng cho không giao tài sản thì bên tặng cho phải thanh toán nghĩa vụ mà bên được tặng cho đã thực hiện. 3) Trường hợp phải thực hiện nghĩa vụ sau khi tặng cho mà bên được tặng cho không thực hiện nghĩa vụ, thì bên tặng cho có quyền đòi lại tài sản và yêu cầu bồi thường thiệt hại. Như vậy, khi tiến hành hợp đồng tặng cho tài sản có điều kiện thì các bên cần lưu ý những nội dung sau: - Một là: Bên tặng cho tài sản và bên được tặng cho tài sản phải là người có năng lực pháp luật dân sự và có năng lực hành vi dân sự. Trong đó: + Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân là khả năng của cá nhân có quyền dân sự và nghĩa vụ dân sự (Điều 16 Bộ luật dân sự 2015) + Năng lực hành vi dân sự của cá nhân là khả ngăn của cá nhân bằng hành vi của xác lập, thực hiện quyền nghĩa vụ dân sự (Điều 19 Bộ luật dân sự 2015). + Năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân là khả năng của pháp nhân có các quyền, nghĩa vụ dân sự (Điều 86 Bộ luật dân sự 2015). - Hai là: Bên tặng cho tài sản và bên được tặng cho tài sản hoàn toàn tự nguyện. - Ba là: Điều kiện tặng cho tài sản là những điều cần thiết mà bên tặng cho tài sản cần đạt được. Các điều kiện đó là nghĩa vụ mà bên được tặng cho tài sản phải thực hiện. Trong đó, “thực hiện nghĩa vụ” là nghĩa vụ dân sự mà bên được tặng cho phải làm theo yêu cầu của bên tặng cho như là chuyển giao vật, chuyển giao quyền, trả tiền hoặc giấy tờ có giá thực hiện một công việc hoặc không thực hiện một công việc nhất định. Tuy nhiên, cần phải đảm bảo ràng buộc là điều kiện tặng cho không được vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội. - Bốn là: Hiện nay, Bộ luật dân sự 2015 vẫn chưa có quy định vụ thể về việc xác định thời điểm có hiệu lực của hợp đồng tặng cho tài sản có điều kiện. Do vậy, khi giải quyết thiết nghĩ chúng ta nên tuân theo quy định về việc xác định thời điểm có hiệu lực của hợp đồng tại Điều 458 (về tặng cho động sản) và quy định tại Điều 459 (về tặng cho bất động sản): Điều 458. Tặng cho động sản 1. Hợp đồng tặng cho động sản có hiệu lực kể từ thời điểm bên được tặng cho nhận tài sản, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. 2. Đối với động sản mà luật có quy định đăng ký quyền sở hữu thì hợp đồng tặng cho có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký. Điều 459. Tặng cho bất động sản 1. Tặng cho bất động sản phải được lập thành văn bản có công chứng, chứng thực hoặc phải đăng ký, nếu bất động sản phải đăng ký quyền sở hữu theo quy định của luật. 2. Hợp đồng tặng cho bất động sản có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký; nếu bất động sản không phải đăng ký quyền sở hữu thì hợp đồng tặng cho có hiệu lực kể từ thời điểm chuyển giao tài sản.
Một số lưu ý cần biết về nhập, tách và chuyển hộ khẩu
“Nhập, Tách, Chuyển” hộ khẩu là một việc diễn ra rất đỗi quen thuộc đối với từng công dân, hộ gia đình khi họ cư trú, sinh sống tại một địa phương nào đó. Và chúng ta cần nắm được những quy định pháp lý cơ bản về vấn đề này để đảm bảo tuân thủ quy định pháp luật về nghĩa vụ đối với hộ khẩu, tránh gặp những rắc rối, vướng mắc hay vi phạm nghĩa vụ pháp lý về vấn đề này. 1. Nơi cư trú: Nơi cư trú của công dân là chỗ ở hợp pháp mà người đó thường xuyên sinh sống. Nơi cư trú của công dân là nơi thường trú hoặc nơi tạm trú: + Nơi thường trú là nơi công dân sinh sống thường xuyên, ổn định, không có thời hạn tại một chỗ ở nhất định và đã đăng ký thường trú. + Nơi tạm trú là nơi công dân sinh sống ngoài nơi đăng ký thường trú và đã đăng ký tạm trú. Trường hợp không xác định được nơi cư trú của công dân theo quy định trên thì nơi cư trú của công dân là nơi người đó đang sinh sống. 2. Nhập hộ khẩu: Sổ hộ khẩu được cấp cho hộ gia đình hoặc cá nhân đã đăng ký thường trú và có giá trị xác định nơi thường trú của công dân. Đăng ký thường trú là việc công dân đăng ký nơi thường trú của mình với cơ quan nhà nước có thẩm quyền và được cơ quan này làm thủ tục đăng ký thường trú, cấp sổ hộ khẩu cho họ. Lưu ý: Cụ thể về điều kiện đăng ký thường trú tại tỉnh hay tại thành phố trực thuộc trung ương thì các bạn có thể tham khảo thêm tại Điều 19, 20 Luật cư trú 2006, sửa đổi, bổ sung năm 2013. Công dân thay đổi nơi thường trú ngoài phạm vi xã, thị trấn thuộc huyện thuộc tỉnh, ngoài phạm vi huyện, quận, thị xã thuộc thành phố trực thuộc Trung ương, ngoài phạm vi thị xã, thành phố thuộc tỉnh thì được cấp sổ hộ khẩu mới. -> Nhập hộ khẩu có nghĩa là đăng ký thường trú. Khi đã có hộ khẩu ở 1 nơi và đến một ngày nếu chuyển đến nơi khác thì bạn sẽ cần quan tâm đến 2 thủ tục sau: 3. Đăng ký tạm trú: Đăng ký tạm trú là việc công dân đăng ký nơi tạm trú của mình với cơ quan nhà nước có thẩm quyền và được cơ quan này làm thủ tục đăng ký tạm trú, cấp sổ tạm trú cho họ: + Điều kiện: Người đang sinh sống, làm việc, lao động, học tập tại một địa điểm thuộc xã, phường, thị trấn nhưng không thuộc trường hợp được đăng ký thường trú tại địa phương đó thì trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày đến phải đăng ký tạm trú tại Công an xã, phường, thị trấn. + Xóa đăng ký tạm trú: Trường hợp người đã đăng ký tạm trú nhưng không sinh sống, làm việc, lao động, học tập từ sáu tháng trở lên tại địa phương đã đăng ký tạm trú thì cơ quan đã cấp sổ tạm trú phải xoá tên người đó trong sổ đăng ký tạm trú 4. Chuyển hộ khẩu (thay đổi nơi đăng ký thường trú): Chuyển hộ khẩu là việc: Người đã đăng ký thường trú mà thay đổi chỗ ở hợp pháp, khi chuyển đến chỗ ở hợp pháp mới nếu có đủ điều kiện đăng ký thường trú thì trong thời hạn mười hai tháng có trách nhiệm làm thủ tục thay đổi nơi đăng ký thường trú. Lưu ý: Tùy vào mục đích và thời gian bạn sẽ ở nơi ở mới thì công dân có thể lựa chọn đăng ký tạm trú hoặc chuyển hộ khẩu. Tuy nhiên với chuyển hộ khẩu thì phải đáp ứng được các điều kiện để nhập hộ khẩu vào nơi ở mới. Phân biệt Tách hộ khẩu với Chuyển hộ khẩu - Tách hộ khẩu được quy định tại Điều 27 Luật cư trú 2006, sửa đổi, bổ sung năm 2013, chúng ta có thể hiều: “Tách hộ khẩu là trường hợp những người có cùng một chỗ ở hợp pháp nhưng muốn tách thành 2 sổ hộ khẩu khác nhau và 2 sổ hộ khẩu này có cùng một địa chỉ.” - Còn Chuyển hộ khẩu chỉ đơn giản là vẫn giữ chỉ 01 một sổ hộ khẩu nhưng có sự điều chỉnh, thay đổi nơi đăng ký thường trú so với sổ hộ khẩu cũ. Cơ sở pháp lý: Luật cư trú 2006, sửa đổi, bổ sung năm 2013.
Một số lưu ý cần biết về “Hợp pháp hóa lãnh sự các loại giấy tờ”
Đối với một số thủ tục liên quan đến yếu tố nước ngoài như: thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện tại nước ngoài; đăng ký kết hôn với người nước ngoài,… thường cần trải qua một thủ tục đặc biệt đó là “Hợp pháp hóa lãnh sự” (HPHLS) thì giấy tờ, tài liệu mới có giá trị sử dụng. Vậy HPHLS là gì, thủ tục ra sao? Bài viết dưới đây sẽ đề cập một số lưu ý bạn cần biết khi tiến hành HPHLS các loại giấy tờ. HPHLS là gì? "Hợp pháp hóa lãnh sự” là việc cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam chứng nhận con dấu, chữ ký, chức danh (không bao hàm việc chứng nhận về nội dung và hình thức) trên giấy tờ, tài liệu của nước ngoài để giấy tờ, tài liệu đó được công nhận và sử dụng tại Việt Nam. Đây là một thủ tục hành chính với mục đích nhằm để cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam kiểm tra tính pháp lý của các loại giấy tờ, tài liệu được HPHLS. Cơ quan nào của Việt Nam có thẩm quyền HPHLS? - Cục Lãnh sự và Sở Ngoại vụ Thành phố Hồ Chí Minh: là cơ quan của Bộ Ngoại giao được giao thẩm quyền chứng nhận lãnh sự, HPHLS ở trong nước. - Trên cơ sở xem xét nhu cầu và điều kiện cán bộ, cơ sở vật chất của từng địa phương, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao quyết định ủy quyền cho Sở/Phòng/Bộ phận Ngoại vụ các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (dưới đây gọi chung là cơ quan ngoại vụ địa phương) tiếp nhận hồ sơ đề nghị chứng nhận lãnh sự, HPHLS và trả kết quả. Danh sách các cơ quan này được thông báo và cập nhật thường xuyên trên Cổng thông tin điện tử về công tác lãnh sự. Cơ quan ngoại vụ địa phương được ủy quyền không được ủy quyền lại cho cơ quan khác. MỘT SỐ LƯU Ý KHI TIẾN HÀNH HPHLS Theo quy định tại Nghị định 111/2011/NĐ-CP và Thông tư số 01/2012/TT-BNG, khi HPHLS cần lưu ý một số nội dung sau: Giấy tờ, tài liệu không được HPHLS - Giấy tờ, tài liệu có các chi tiết trong bản thân giấy tờ, tài liệu đó mâu thuẫn với nhau hoặc mâu thuẫn với giấy tờ, tài liệu khác trong hồ sơ đề nghị chứng nhận lãnh sự, HPHLS . - Giấy tờ, tài liệu đồng thời có con dấu và chữ ký không được đóng trực tiếp và ký trực tiếp trên giấy tờ, tài liệu. Con dấu, chữ ký sao chụp dưới mọi hình thức đều không được coi là con dấu gốc, chữ ký gốc. - Giấy tờ, tài liệu nêu tại có nội dung vi phạm quyền và lợi ích của Nhà nước Việt Nam, không phù hợp với chủ trương, chính sách của Nhà nước Việt Nam hoặc các trường hợp khác có thể gây bất lợi cho Nhà nước Việt Nam. Ngôn ngữ trong HPHLS Ngôn ngữ sử dụng để chứng nhận lãnh sự, HPHLS là song ngữ tiếng Việt và tiếng Anh. Cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự hoặc cơ quan khác được ủy quyền thực hiện chức năng lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài (sau đây gọi chung là Cơ quan đại diện) được sử dụng ngôn ngữ chính thức của nước nơi giấy tờ, tài liệu được sử dụng để thay thế cho tiếng Anh. Địa điểm HPHLS Địa điểm chứng nhận lãnh sự, HPHLS là trụ sở Bộ Ngoại giao và Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài. Hồ sơ HPHLS - Phiếu đề nghị HPHLS (theo mẫu); - Bản chính hoặc bản sao có chứng nhận sao y các giấy tờ, tài liệu cần HPHLS , kèm theo bản dịch (nếu có). Trong một số trường hợp cần thiết, giấy tờ, tài liệu bằng tiếng nước ngoài phải được dịch ra tiếng Việt hoặc một tiếng nước ngoài thông dụng khác mà viên chức có thẩm quyền của Việt Nam hiểu được (bản dịch đó phải được công chứng - công chứng ở đây được hiểu là việc cơ quan công chứng địa phương hoặc Cơ quan đại diện ngoại giao, Cơ quan Lãnh sự hoặc cơ quan khác được ủy quyền của nước ngoài chứng nhận chữ ký của người dịch theo qui định của pháp luật). - Một (01) bản chụp các giấy tờ, tài liệu nói trên (tức không cần chứng nhận sao y); - Một (01) bản chụp chứng minh thư nhân dân hoặc hộ chiếu hay giấy tờ có giá trị thay thế khác của đương sự (có xuất trình bản gốc để đối chiếu). Thời hạn giải quyết Việc HPHLS sẽ được thực hiện trong thời hạn từ một đến hai ngày làm việc kể từ ngày các bạn nộp đầy đủ hồ sơ hợp lệ. Đối với trường hợp giấy tờ, tài liệu cần hợp pháp hóa có số lượng nhiều hoặc có nội dung phức tạp thì thời hạn trên có thể kéo dài hơn nhưng không quá 10 ngày làm việc. Danh sách các nước và giấy tờ được miễn HPHLS Các bạn có thể tham khảo trực tiếp tại cổng thông tin điện tử của Bộ Ngoại giao. Phân biệt HPHLS và Chứng nhận lãnh sự “Chứng nhận lãnh sự” là việc cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam chứng nhận con dấu, chữ ký, chức danh trên giấy tờ, tài liệu của Việt Nam để giấy tờ, tài liệu đó được công nhận và sử dụng ở nước ngoài. Như vậy, có thể thấy rõ: chứng nhận lãnh sự và HPHLS đều là việc thuộc thẩm quyền của cơ quan có thẩm quyền Việt Nam; đều chứng nhận con dấu, chữ ký, chức danh trên giấy tờ. Tuy chứng nhận và HPHLS có sự giống nhau như vậy nhưng điểm lưu ý đáng để phân biệt hai thủ tục này đó là: + Chứng nhận lãnh sự là chứng nhận giấy tờ, tài liệu của Việt Nam. Mục đích là để giấy tờ, tài liệu đó được công nhận và sử dụng ở nước ngoài. + HPHLS là chứng nhận giấy tờ, tài liệu của nước ngoài để giấy tờ, tài liệu đó được công nhận và sử dụng tại Việt Nam. ***Để các bạn có thể hiểu rõ hơn về trình tự, thủ tục của HPHLS, mình xin trích dẫn một bài viết của Ls Nguyễn Hữu Phước & Ls Dương Tiếng Thu – Công ty luật Phước & Partners về các bước để tiến hành HPHLS sau đây: Trong thực tế, theo tinh thần của Thông tư 01/1999/TT-BNG của Bộ Ngoại Giao ngày 03/06/1999 và gần đây nhất là Nghị định số 111/2011/NĐ-CP của Chính phủ ngày 05/12/2011 (có hiệu lực từ ngày 01/02/2012) thì để tiến hành thủ tục HPHLS , các giấy tờ, tài liệu của nước ngoài phải trải qua bốn bước chính (trừ Mỹ thì ngoài bốn bước chính còn phải trải qua một bước phụ) như sau: Bước 1: Đầu tiên, các giấy tờ, tài liệu do các cơ quan có thẩm quyền/tổ chức của nước ngoài ban hành phải được chứng thực tại phòng công chứng có thẩm quyền của quốc gia nơi mà các giấy tờ, tài liệu do cơ quan có thẩm quyền/tổ chức của nước ngoài đó ban hành. Bước 2: Nếu thủ tục dừng lại ở đây thì chưa đủ vì cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam tại thời điểm các giấy tờ, tài liệu đã được công chứng không biết được là chữ ký và con dấu của công chứng viên của quốc gia nơi mà giấy tờ, tài liệu đã được công chứng có thật hay không. Do đó, các giấy tờ, tài liệu đã được công chứng này lại phải được nộp đến cơ quan ngoại giao có thẩm quyền của quốc gia nơi mà giấy tờ, tài liệu do các cơ quan có thẩm quyền/tổ chức của nước ngoài ban hành (cụ thể là Bộ ngoại giao (như ở Hồng Kông, Mỹ) hay một cơ quan có chức năng tương đương tùy từng nước ví dụ như Vụ Lãnh Sự thuộc Bộ Ngoại Giao (Consular Division – Ministry of Foreign Affairs Putrajaya Malaysia) của Malaysia, Cục Tư Pháp Tokyo (Tokyo Legal Affair Bureau) của Nhật hay Học Viện Tư Pháp Singapore (Singapore Academy of Law) của Singapore để họ chứng nhận chữ ký và con dấu của công chứng viên đó là đúng với chữ ký của công chứng viên và con dấu của phòng công chứng đã được đăng ký với cơ quan ngoại giao có thẩm quyền tại nước nơi các giấy tờ, tài liệu được công chứng. Bước phụ: Riêng đối với Mỹ thì có thêm một bước phụ nữa đó là Đổng lý Bang của tiểu bang sẽ chứng nhận chữ ký và con dấu của công chứng viên ở tiểu bang đó và sau đó, Bộ Ngoại Giao của Mỹ sẽ chứng nhận chữ ký và con dấu của Đổng lý Bang. Bước 3: Thủ tục HPHLS tới đây vẫn chưa đủ vì cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam tại thời điểm các giấy tờ, tài liệu do các cơ quan có thẩm quyền/tổ chức của nước ngoài ban hành đã được công chứng và được cơ quan ngoại giao có thẩm quyền của nước ngoài chứng nhận lãnh sự không biết được là chữ ký và con dấu của cơ quan đại diện ngoại giao của quốc gia nơi mà giấy tờ, tài liệu do các cơ quan có thẩm quyền/tổ chức của nước ngoài ban hành có đúng với chữ ký của cán bộ ngoại giao và con dấu của cơ quan đại diện ngoại giao của nước ngoài đã được thông báo với cơ quan đại diện ngoại giao của Việt Nam tại quốc gia này hay không. Do đó, các giấy tờ, tài liệu do các cơ quan có thẩm quyền/tổ chức của nước ngoài ban hành đã được công chứng và chứng nhận đó phải được nộp cho cơ quan đại diện ngoại giao có thẩm quyền của Việt Nam tại quốc gia đó, cụ thể là Đại sứ quán, Tổng lãnh sự quán hay Lãnh sự quán,[1] để các cơ quan này xác nhận là chữ ký và con dấu của cơ quan ngoại giao có thẩm quyền của quốc gia đó là đúng với chữ ký của cán bộ ngoại giao và con dấu của cơ quan ngoại giao đã thông báo trước với cơ quan đại diện ngoại giao của Việt Nam. Hồ sơ xin HPHLS sẽ bao gồm: 01 tờ khai đề nghị HPHLS (theo mẫu); 01 bản chụp giấy tờ tùy thân (nếu nộp hồ sơ qua đường bưu điện), giấy tờ, tài liệu đề nghị được HPHLS đã được chứng nhận lãnh sự; và 01 bản dịch giấy tờ, tài liệu đề nghị được HPHLS sang tiếng Việt hoặc tiếng Anh hoặc bằng tiếng nước ngoài khác mà cán bộ nhận hồ sơ có thể hiểu được, nếu giấy tờ, tài liệu đó không lập bằng các thứ tiếng trên. Có một số trường hợp do không có cơ quan đại diện ngoại giao của Việt Nam tại quốc gia nơi các giấy tờ, tài liệu do các cơ quan có thẩm quyền/tổ chức ở nước ngoài ban hành thì các giấy tờ, tài liệu đó có thể chuyển cho cơ quan đại diện ngoại giao của Việt Nam tại một nước thứ ba lân cận nếu cơ quan đại diện ngoại giao của Việt Nam tại nước lân cận được giao quyền phụ trách luôn phần HPHLS của quốc gia nơi mà giấy tờ, tài liệu của nước ngoài được ban hành. Có trường hợp, tại một số quốc gia, Việt Nam chưa đặt quan hệ ngoại giao nên chưa có cơ quan đại diện ngoại giao hoặc chưa có cơ quan đại diện ngoại giao của Việt Nam tại nước thứ ba lân cận phụ trách phần HPHLS các tài liệu được ban hành tại quốc gia đó (ví dụ như một vài nước ở Châu Phi), thì NĐTNN tại các quốc gia này sẽ khó có thể tiến hành HPHLS và có khả năng mất cơ hội đầu tư/làm ăn tại Việt Nam. Bước 4: Bây giờ thì các giấy tờ, tài liệu do các cơ quan có thẩm quyền/tổ chức của nước ngoài ban hành đã được HPHLS rồi nhưng theo quy định của pháp luật Việt Nam thì các giấy tờ, tài liệu do các cơ quan có thẩm quyền/tổ chức của nước ngoài ban hành muốn được sử dụng tại Việt Nam thì phải được dịch ra tiếng Việt.[2] Do đó, các giấy tờ, tài liệu này lại phải đi qua một công đoạn sau cùng là được chuyển về Việt Nam và nhờ Phòng tư pháp của UBND quận, huyện tại Việt Nam hay phòng công chứng tại Việt Nam dịch và xác nhận bản dịch tiếng Việt trước khi đem đi nộp cho cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam. Trong một số trường hợp mà vì lý do nào đó mà các giấy tờ, tài liệu của nước ngoài đó đã có mặt tại Việt Nam rồi thì có một số loại giấy tờ, tài liệu do các cơ quan có thẩm quyền/tổ chức của nước ngoài ban hành này (nếu các giấy tờ, tài liệu do các cơ quan có thẩm quyền/tổ chức của nước ngoài ban hành đó đã được công chứng ở nước ngoài rồi (bước 1) và chữ ký của công chứng viên đó có đăng ký với cơ quan đại diện ngoại giao của quốc gia mà các giấy tờ, tài liệu do các cơ quan có thẩm quyền/tổ chức của nước ngoài ban hành tại Việt Nam), thay vì phải thực hiện bước 2 và 3 như nêu trên, thì NĐTNN có thể làm thủ tục HPHLS tại Việt Nam. Theo đó, các giấy tờ, tài liệu đã được công chứng sẽ được chứng nhận lãnh sự bởi cơ quan đại diện ngoại giao của quốc gia nơi các giấy tờ, tài liệu do các cơ quan có thẩm quyền/tổ chức của nước ngoài ban hành có trụ sở tại Việt Nam. Bước tiếp theo là hồ sơ đã được chứng nhận lãnh sự này sẽ được gửi đến cơ quan ngoại giao có thẩm quyền của Việt Nam, cụ thể là Cục lãnh sự có trụ sở tại Hà nội (từ tỉnh Thừa Thiên Huế trở ra) và sở Ngoại vụ Thành phố Hồ Chí Minh (từ Quảng Nam và thành phố Đà Nẵng trở vào)[3] để HPHLS. Cần lưu ý rằng, một số cơ quan đại diện ngoại giao của một số quốc gia không được trao quyền để thực hiện việc chứng nhận lãnh sự tại Việt Nam như Mỹ, Anh, Trung Quốc, Ý, v.v. Vì vậy, việc HPHLS phải được thực hiện trực tiếp tại các nước này theo 4 bước nêu trên. [1] Điều 3 Nghị định 15/2008/NĐ-CP ngày 4/02/2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ ngoại giao [2] Muc I.3 Thông tư 11/2006/TT-BTM ngày 28/9/2009 của Bộ Thương mại hướng dẫn thực hiện Nghị định 72/2006/NĐ-CP ngày 25/7/2006 của Chính phủ quy định chi tiết Luật thương mại về văn phòng đại diện, chi nhánh của thương nhân nước ngoài và Điều 4 Nghị định 108/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều Luật đầu tư. [3] Bài viết Cục lãnh sự và hệ thống cơ quan lãnh sự tại website Bộ ngoại giao Việt Nam.
Một số lưu ý cần biết về lao động trẻ em
Thực tế diễn ra tình trạng ở nhiều nơi trẻ em luôn là mục tiêu bóc lột của những kẻ trục lợi, hiện tượng này ngày một có diễn biến phức tạp. Có thể lý giải nguyên nhân của lao động trẻ em (LĐTE ) là do sự nghèo đói, lạc hậu và kém phát triển khiến không có khả năng chi trả nổi chi phí học tập; ngoài ra còn có thể là do trình độ, kiến thức kém cũng là một nguyên nhân khiến nhiều em bỏ học, bổ sung cho đội ngũ lao động sớm ngày một đông hơn. Chính vì thế tại Bộ luật Lao động (BLLĐ) 2012 đã dành Mục 1 của Chương XI với 05 điều (từ Điều 161 đến Điều 165) để quy định riêng về chế độ lao động đối với người chưa thành niên, nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của những người lao động này khi tham gia quan hệ lao động. BLLĐ 2012 không đưa ra định nghĩa về LĐTE mà chỉ định nghĩa về lao động chưa thành niên theo quy định tại Điều 161 Bộ luật lao động “Người lao động (NLĐ) chưa thành niên là NLĐ dưới 18 tuổi”. Trong khi Luật trẻ em 2016 Điều 1 quy định: "Trẻ em là người dưới mười sáu tuổi." Như vậy, pháp luật lao động Việt Nam đã bao hàm LĐTE trong khái niệm NLĐ chưa thành niên. Tại BLLĐ 2012 có quy định một số nguyên tắc khi sử dụng NLĐ là người chưa thành niên sau đây: Nguyên tắc sử dụng lao động là người chưa thành niên - Thời giờ làm việc của người lao động chưa thành niên từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi không được quá 08 giờ trong 01 ngày và 40 giờ trong 01 tuần. - Thời giờ làm việc của người dưới 15 tuổi không được quá 4 giờ trong 01 ngày và 20 giờ trong 01 tuần và không được sử dụng làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm. Khi sử dụng lao động dưới 15 tuổi Khi sử dụng người từ đủ 13 tuổi đến dưới 15 tuổi thì người sử dụng lao động phải tuân theo quy định sau đây: + Phải ký kết hợp đồng lao động bằng văn bản với người đại diện theo pháp luật và phải được sự đồng ý của người từ đủ 13 tuổi đến dưới 15 tuổi; + Bố trí giờ làm việc không ảnh hưởng đến giờ học tại trường học của trẻ em; Các công việc và nơi làm việc cấm sử dụng lao động là người chưa thành niên - Cấm sử dụng người chưa thành niên làm các công việc sau đây: + Mang, vác, nâng các vật nặng vượt quá thể trạng của người chưa thành niên; + Sản xuất, sử dụng hoặc vận chuyển hóa chất, khí gas, chất nổ; + Bảo trì, bảo dưỡng thiết bị, máy móc; + Phá dỡ các công trình xây dựng; + Nấu, thổi, đúc, cán, dập, hàn kim loại; + Lặn biển, đánh bắt cá xa bờ; + Công việc khác gây tổn hại cho sức khoẻ, an toàn hoặc đạo đức của người chưa thành niên. - Cấm sử dụng người chưa thành niên làm việc ở các nơi sau đây: + Dưới nước, dưới lòng đất, trong hang động, trong đường hầm; + Công trường xây dựng; + Cơ sở giết mổ gia súc; + Sòng bạc, quán bar, vũ trường, phòng hát karaoke, khách sạn, nhà nghỉ, phòng tắm hơi, phòng xoa bóp; + Nơi làm việc khác gây tổn hại đến sức khoẻ, sự an toàn và đạo đức của người chưa thành niên. Ngoài ra còn có các quy định hướng dân như: + Thông Tư 10/2013/TT-BLĐTBXH quy định danh mục các công việc và nơi làm việc cấm sử dụng lao động là người chưa thành niên; + Thông tư 11/2013/TT-BLĐTBXH quy định danh mục công việc nhẹ được sử dụng người dưới 15 tuổi làm việc. XỬ LÝ HÀNH VI VI PHẠM - Xử lý hành chính: + Hành vi cha, mẹ, người giám hộ, người nuôi dưỡng trẻ em bắt trẻ em làm công việc gia đình quá sức lạm dụng sức lao động của trẻ em: bị xử lý theo Điều 29 Nghị định 144/2013/NĐ-CP. Theo đó, đối với hành vi của cha, mẹ, người giám hộ, người nuôi dưỡng trẻ em bắt trẻ em làm công việc gia đình quá sức, quá thời gian, ảnh hưởng đến việc học tập, vui chơi, giải trí, ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của trẻ em sẽ bị phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng; + Hành vi vi phạm quy định về lao động chưa thành niên: bị xử lý theo Điều 19 Nghị định 95/2013/NĐ-CP: Điều 19. Vi phạm quy định về lao động chưa thành niên 1. Phạt cảnh cáo đối với người sử dụng lao động có hành vi không lập sổ theo dõi riêng khi sử dụng lao động chưa thành niên hoặc không xuất trình sổ theo dõi khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu. 2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây: a) Sử dụng người dưới 15 tuổi mà không ký kết hợp đồng lao động bằng văn bản với người đại diện theo pháp luật; b) Sử dụng lao động chưa thành niên làm việc quá thời giờ làm việc quy định tại Khoản 2 Điều 163 của Bộ luật lao động; c) Sử dụng người từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm, trừ một số nghề, công việc được pháp luật cho phép. 3. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây: a) Sử dụng lao động là người chưa thành niên làm công việc, tại nơi làm việc bị cấm sử dụng theo quy định tại Điều 165 của Bộ luật lao động; b) Sử dụng người dưới 15 tuổi làm công việc ngoài danh mục được pháp luật cho phép theo quy định tạiKhoản 1 và Khoản 3 Điều 164 của Bộ luật lao động. - Xử lý hình sự: Nếu người sử dụng lao động thỏa cấu thành của Tội vi phạm quy định về sử dụng lao động dưới 16 tuổi được quy định tại Điều 296 Bộ luật hình sự 2015 thì người đó phải chịu trách nhiệm đối với hành vi phạm tội đó. Điều 296. Tội vi phạm quy định về sử dụng người lao động dưới 16 tuổi 1. Người nào sử dụng người dưới 16 tuổi làm những công việc nặng nhọc, nguy hiểm hoặc tiếp xúc với các chất độc hại theo danh mục mà Nhà nước quy định thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm: a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm; b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%; c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 31% đến 60%.
04 lưu ý cần biết về hợp đồng tặng cho tài sản có điều kiện
>>> Khác biệt giữa “Di chúc”, “Di tặng” và “Tặng cho tài sản” Có thể hiểu, hợp đồng tặng cho tài sản nói chung là sự thỏa thuận của các bên, theo đó bên tặng cho giao tài sản của mình và chuyển quyền sở hữu cho bên được tặng cho mà không cần đền bù và bên được tặng cho đồng ý nhận. Bên cạnh việc đơn thuần chỉ là hợp đồng tặng cho, còn có một trường hợp đặc biệt cần đến những điều kiện ràng buộc thêm, đó là “tặng cho tài sản có điều kiện”. Điều 462 Bộ luật Dân sự 2015 có quy định về tặng cho tài sản có điều kiện như sau: 1) Bên tặng cho có thể yêu cầu bên được tặng cho thực hiện một hoặc nhiều nghĩa vụ trước hoặc sau khi tặng cho. Điều kiện tặng cho không được vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội. 2) Trường hợp phải thực hiện nghĩa vụ trước khi tặng cho, nếu bên được tặng cho đã hoàn thành nghĩa vụ mà bên tặng cho không giao tài sản thì bên tặng cho phải thanh toán nghĩa vụ mà bên được tặng cho đã thực hiện. 3) Trường hợp phải thực hiện nghĩa vụ sau khi tặng cho mà bên được tặng cho không thực hiện nghĩa vụ, thì bên tặng cho có quyền đòi lại tài sản và yêu cầu bồi thường thiệt hại. Như vậy, khi tiến hành hợp đồng tặng cho tài sản có điều kiện thì các bên cần lưu ý những nội dung sau: - Một là: Bên tặng cho tài sản và bên được tặng cho tài sản phải là người có năng lực pháp luật dân sự và có năng lực hành vi dân sự. Trong đó: + Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân là khả năng của cá nhân có quyền dân sự và nghĩa vụ dân sự (Điều 16 Bộ luật dân sự 2015) + Năng lực hành vi dân sự của cá nhân là khả ngăn của cá nhân bằng hành vi của xác lập, thực hiện quyền nghĩa vụ dân sự (Điều 19 Bộ luật dân sự 2015). + Năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân là khả năng của pháp nhân có các quyền, nghĩa vụ dân sự (Điều 86 Bộ luật dân sự 2015). - Hai là: Bên tặng cho tài sản và bên được tặng cho tài sản hoàn toàn tự nguyện. - Ba là: Điều kiện tặng cho tài sản là những điều cần thiết mà bên tặng cho tài sản cần đạt được. Các điều kiện đó là nghĩa vụ mà bên được tặng cho tài sản phải thực hiện. Trong đó, “thực hiện nghĩa vụ” là nghĩa vụ dân sự mà bên được tặng cho phải làm theo yêu cầu của bên tặng cho như là chuyển giao vật, chuyển giao quyền, trả tiền hoặc giấy tờ có giá thực hiện một công việc hoặc không thực hiện một công việc nhất định. Tuy nhiên, cần phải đảm bảo ràng buộc là điều kiện tặng cho không được vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội. - Bốn là: Hiện nay, Bộ luật dân sự 2015 vẫn chưa có quy định vụ thể về việc xác định thời điểm có hiệu lực của hợp đồng tặng cho tài sản có điều kiện. Do vậy, khi giải quyết thiết nghĩ chúng ta nên tuân theo quy định về việc xác định thời điểm có hiệu lực của hợp đồng tại Điều 458 (về tặng cho động sản) và quy định tại Điều 459 (về tặng cho bất động sản): Điều 458. Tặng cho động sản 1. Hợp đồng tặng cho động sản có hiệu lực kể từ thời điểm bên được tặng cho nhận tài sản, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. 2. Đối với động sản mà luật có quy định đăng ký quyền sở hữu thì hợp đồng tặng cho có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký. Điều 459. Tặng cho bất động sản 1. Tặng cho bất động sản phải được lập thành văn bản có công chứng, chứng thực hoặc phải đăng ký, nếu bất động sản phải đăng ký quyền sở hữu theo quy định của luật. 2. Hợp đồng tặng cho bất động sản có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký; nếu bất động sản không phải đăng ký quyền sở hữu thì hợp đồng tặng cho có hiệu lực kể từ thời điểm chuyển giao tài sản.
Một số lưu ý cần biết về nhập, tách và chuyển hộ khẩu
“Nhập, Tách, Chuyển” hộ khẩu là một việc diễn ra rất đỗi quen thuộc đối với từng công dân, hộ gia đình khi họ cư trú, sinh sống tại một địa phương nào đó. Và chúng ta cần nắm được những quy định pháp lý cơ bản về vấn đề này để đảm bảo tuân thủ quy định pháp luật về nghĩa vụ đối với hộ khẩu, tránh gặp những rắc rối, vướng mắc hay vi phạm nghĩa vụ pháp lý về vấn đề này. 1. Nơi cư trú: Nơi cư trú của công dân là chỗ ở hợp pháp mà người đó thường xuyên sinh sống. Nơi cư trú của công dân là nơi thường trú hoặc nơi tạm trú: + Nơi thường trú là nơi công dân sinh sống thường xuyên, ổn định, không có thời hạn tại một chỗ ở nhất định và đã đăng ký thường trú. + Nơi tạm trú là nơi công dân sinh sống ngoài nơi đăng ký thường trú và đã đăng ký tạm trú. Trường hợp không xác định được nơi cư trú của công dân theo quy định trên thì nơi cư trú của công dân là nơi người đó đang sinh sống. 2. Nhập hộ khẩu: Sổ hộ khẩu được cấp cho hộ gia đình hoặc cá nhân đã đăng ký thường trú và có giá trị xác định nơi thường trú của công dân. Đăng ký thường trú là việc công dân đăng ký nơi thường trú của mình với cơ quan nhà nước có thẩm quyền và được cơ quan này làm thủ tục đăng ký thường trú, cấp sổ hộ khẩu cho họ. Lưu ý: Cụ thể về điều kiện đăng ký thường trú tại tỉnh hay tại thành phố trực thuộc trung ương thì các bạn có thể tham khảo thêm tại Điều 19, 20 Luật cư trú 2006, sửa đổi, bổ sung năm 2013. Công dân thay đổi nơi thường trú ngoài phạm vi xã, thị trấn thuộc huyện thuộc tỉnh, ngoài phạm vi huyện, quận, thị xã thuộc thành phố trực thuộc Trung ương, ngoài phạm vi thị xã, thành phố thuộc tỉnh thì được cấp sổ hộ khẩu mới. -> Nhập hộ khẩu có nghĩa là đăng ký thường trú. Khi đã có hộ khẩu ở 1 nơi và đến một ngày nếu chuyển đến nơi khác thì bạn sẽ cần quan tâm đến 2 thủ tục sau: 3. Đăng ký tạm trú: Đăng ký tạm trú là việc công dân đăng ký nơi tạm trú của mình với cơ quan nhà nước có thẩm quyền và được cơ quan này làm thủ tục đăng ký tạm trú, cấp sổ tạm trú cho họ: + Điều kiện: Người đang sinh sống, làm việc, lao động, học tập tại một địa điểm thuộc xã, phường, thị trấn nhưng không thuộc trường hợp được đăng ký thường trú tại địa phương đó thì trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày đến phải đăng ký tạm trú tại Công an xã, phường, thị trấn. + Xóa đăng ký tạm trú: Trường hợp người đã đăng ký tạm trú nhưng không sinh sống, làm việc, lao động, học tập từ sáu tháng trở lên tại địa phương đã đăng ký tạm trú thì cơ quan đã cấp sổ tạm trú phải xoá tên người đó trong sổ đăng ký tạm trú 4. Chuyển hộ khẩu (thay đổi nơi đăng ký thường trú): Chuyển hộ khẩu là việc: Người đã đăng ký thường trú mà thay đổi chỗ ở hợp pháp, khi chuyển đến chỗ ở hợp pháp mới nếu có đủ điều kiện đăng ký thường trú thì trong thời hạn mười hai tháng có trách nhiệm làm thủ tục thay đổi nơi đăng ký thường trú. Lưu ý: Tùy vào mục đích và thời gian bạn sẽ ở nơi ở mới thì công dân có thể lựa chọn đăng ký tạm trú hoặc chuyển hộ khẩu. Tuy nhiên với chuyển hộ khẩu thì phải đáp ứng được các điều kiện để nhập hộ khẩu vào nơi ở mới. Phân biệt Tách hộ khẩu với Chuyển hộ khẩu - Tách hộ khẩu được quy định tại Điều 27 Luật cư trú 2006, sửa đổi, bổ sung năm 2013, chúng ta có thể hiều: “Tách hộ khẩu là trường hợp những người có cùng một chỗ ở hợp pháp nhưng muốn tách thành 2 sổ hộ khẩu khác nhau và 2 sổ hộ khẩu này có cùng một địa chỉ.” - Còn Chuyển hộ khẩu chỉ đơn giản là vẫn giữ chỉ 01 một sổ hộ khẩu nhưng có sự điều chỉnh, thay đổi nơi đăng ký thường trú so với sổ hộ khẩu cũ. Cơ sở pháp lý: Luật cư trú 2006, sửa đổi, bổ sung năm 2013.
Một số lưu ý cần biết về “Hợp pháp hóa lãnh sự các loại giấy tờ”
Đối với một số thủ tục liên quan đến yếu tố nước ngoài như: thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện tại nước ngoài; đăng ký kết hôn với người nước ngoài,… thường cần trải qua một thủ tục đặc biệt đó là “Hợp pháp hóa lãnh sự” (HPHLS) thì giấy tờ, tài liệu mới có giá trị sử dụng. Vậy HPHLS là gì, thủ tục ra sao? Bài viết dưới đây sẽ đề cập một số lưu ý bạn cần biết khi tiến hành HPHLS các loại giấy tờ. HPHLS là gì? "Hợp pháp hóa lãnh sự” là việc cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam chứng nhận con dấu, chữ ký, chức danh (không bao hàm việc chứng nhận về nội dung và hình thức) trên giấy tờ, tài liệu của nước ngoài để giấy tờ, tài liệu đó được công nhận và sử dụng tại Việt Nam. Đây là một thủ tục hành chính với mục đích nhằm để cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam kiểm tra tính pháp lý của các loại giấy tờ, tài liệu được HPHLS. Cơ quan nào của Việt Nam có thẩm quyền HPHLS? - Cục Lãnh sự và Sở Ngoại vụ Thành phố Hồ Chí Minh: là cơ quan của Bộ Ngoại giao được giao thẩm quyền chứng nhận lãnh sự, HPHLS ở trong nước. - Trên cơ sở xem xét nhu cầu và điều kiện cán bộ, cơ sở vật chất của từng địa phương, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao quyết định ủy quyền cho Sở/Phòng/Bộ phận Ngoại vụ các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (dưới đây gọi chung là cơ quan ngoại vụ địa phương) tiếp nhận hồ sơ đề nghị chứng nhận lãnh sự, HPHLS và trả kết quả. Danh sách các cơ quan này được thông báo và cập nhật thường xuyên trên Cổng thông tin điện tử về công tác lãnh sự. Cơ quan ngoại vụ địa phương được ủy quyền không được ủy quyền lại cho cơ quan khác. MỘT SỐ LƯU Ý KHI TIẾN HÀNH HPHLS Theo quy định tại Nghị định 111/2011/NĐ-CP và Thông tư số 01/2012/TT-BNG, khi HPHLS cần lưu ý một số nội dung sau: Giấy tờ, tài liệu không được HPHLS - Giấy tờ, tài liệu có các chi tiết trong bản thân giấy tờ, tài liệu đó mâu thuẫn với nhau hoặc mâu thuẫn với giấy tờ, tài liệu khác trong hồ sơ đề nghị chứng nhận lãnh sự, HPHLS . - Giấy tờ, tài liệu đồng thời có con dấu và chữ ký không được đóng trực tiếp và ký trực tiếp trên giấy tờ, tài liệu. Con dấu, chữ ký sao chụp dưới mọi hình thức đều không được coi là con dấu gốc, chữ ký gốc. - Giấy tờ, tài liệu nêu tại có nội dung vi phạm quyền và lợi ích của Nhà nước Việt Nam, không phù hợp với chủ trương, chính sách của Nhà nước Việt Nam hoặc các trường hợp khác có thể gây bất lợi cho Nhà nước Việt Nam. Ngôn ngữ trong HPHLS Ngôn ngữ sử dụng để chứng nhận lãnh sự, HPHLS là song ngữ tiếng Việt và tiếng Anh. Cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự hoặc cơ quan khác được ủy quyền thực hiện chức năng lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài (sau đây gọi chung là Cơ quan đại diện) được sử dụng ngôn ngữ chính thức của nước nơi giấy tờ, tài liệu được sử dụng để thay thế cho tiếng Anh. Địa điểm HPHLS Địa điểm chứng nhận lãnh sự, HPHLS là trụ sở Bộ Ngoại giao và Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài. Hồ sơ HPHLS - Phiếu đề nghị HPHLS (theo mẫu); - Bản chính hoặc bản sao có chứng nhận sao y các giấy tờ, tài liệu cần HPHLS , kèm theo bản dịch (nếu có). Trong một số trường hợp cần thiết, giấy tờ, tài liệu bằng tiếng nước ngoài phải được dịch ra tiếng Việt hoặc một tiếng nước ngoài thông dụng khác mà viên chức có thẩm quyền của Việt Nam hiểu được (bản dịch đó phải được công chứng - công chứng ở đây được hiểu là việc cơ quan công chứng địa phương hoặc Cơ quan đại diện ngoại giao, Cơ quan Lãnh sự hoặc cơ quan khác được ủy quyền của nước ngoài chứng nhận chữ ký của người dịch theo qui định của pháp luật). - Một (01) bản chụp các giấy tờ, tài liệu nói trên (tức không cần chứng nhận sao y); - Một (01) bản chụp chứng minh thư nhân dân hoặc hộ chiếu hay giấy tờ có giá trị thay thế khác của đương sự (có xuất trình bản gốc để đối chiếu). Thời hạn giải quyết Việc HPHLS sẽ được thực hiện trong thời hạn từ một đến hai ngày làm việc kể từ ngày các bạn nộp đầy đủ hồ sơ hợp lệ. Đối với trường hợp giấy tờ, tài liệu cần hợp pháp hóa có số lượng nhiều hoặc có nội dung phức tạp thì thời hạn trên có thể kéo dài hơn nhưng không quá 10 ngày làm việc. Danh sách các nước và giấy tờ được miễn HPHLS Các bạn có thể tham khảo trực tiếp tại cổng thông tin điện tử của Bộ Ngoại giao. Phân biệt HPHLS và Chứng nhận lãnh sự “Chứng nhận lãnh sự” là việc cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam chứng nhận con dấu, chữ ký, chức danh trên giấy tờ, tài liệu của Việt Nam để giấy tờ, tài liệu đó được công nhận và sử dụng ở nước ngoài. Như vậy, có thể thấy rõ: chứng nhận lãnh sự và HPHLS đều là việc thuộc thẩm quyền của cơ quan có thẩm quyền Việt Nam; đều chứng nhận con dấu, chữ ký, chức danh trên giấy tờ. Tuy chứng nhận và HPHLS có sự giống nhau như vậy nhưng điểm lưu ý đáng để phân biệt hai thủ tục này đó là: + Chứng nhận lãnh sự là chứng nhận giấy tờ, tài liệu của Việt Nam. Mục đích là để giấy tờ, tài liệu đó được công nhận và sử dụng ở nước ngoài. + HPHLS là chứng nhận giấy tờ, tài liệu của nước ngoài để giấy tờ, tài liệu đó được công nhận và sử dụng tại Việt Nam. ***Để các bạn có thể hiểu rõ hơn về trình tự, thủ tục của HPHLS, mình xin trích dẫn một bài viết của Ls Nguyễn Hữu Phước & Ls Dương Tiếng Thu – Công ty luật Phước & Partners về các bước để tiến hành HPHLS sau đây: Trong thực tế, theo tinh thần của Thông tư 01/1999/TT-BNG của Bộ Ngoại Giao ngày 03/06/1999 và gần đây nhất là Nghị định số 111/2011/NĐ-CP của Chính phủ ngày 05/12/2011 (có hiệu lực từ ngày 01/02/2012) thì để tiến hành thủ tục HPHLS , các giấy tờ, tài liệu của nước ngoài phải trải qua bốn bước chính (trừ Mỹ thì ngoài bốn bước chính còn phải trải qua một bước phụ) như sau: Bước 1: Đầu tiên, các giấy tờ, tài liệu do các cơ quan có thẩm quyền/tổ chức của nước ngoài ban hành phải được chứng thực tại phòng công chứng có thẩm quyền của quốc gia nơi mà các giấy tờ, tài liệu do cơ quan có thẩm quyền/tổ chức của nước ngoài đó ban hành. Bước 2: Nếu thủ tục dừng lại ở đây thì chưa đủ vì cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam tại thời điểm các giấy tờ, tài liệu đã được công chứng không biết được là chữ ký và con dấu của công chứng viên của quốc gia nơi mà giấy tờ, tài liệu đã được công chứng có thật hay không. Do đó, các giấy tờ, tài liệu đã được công chứng này lại phải được nộp đến cơ quan ngoại giao có thẩm quyền của quốc gia nơi mà giấy tờ, tài liệu do các cơ quan có thẩm quyền/tổ chức của nước ngoài ban hành (cụ thể là Bộ ngoại giao (như ở Hồng Kông, Mỹ) hay một cơ quan có chức năng tương đương tùy từng nước ví dụ như Vụ Lãnh Sự thuộc Bộ Ngoại Giao (Consular Division – Ministry of Foreign Affairs Putrajaya Malaysia) của Malaysia, Cục Tư Pháp Tokyo (Tokyo Legal Affair Bureau) của Nhật hay Học Viện Tư Pháp Singapore (Singapore Academy of Law) của Singapore để họ chứng nhận chữ ký và con dấu của công chứng viên đó là đúng với chữ ký của công chứng viên và con dấu của phòng công chứng đã được đăng ký với cơ quan ngoại giao có thẩm quyền tại nước nơi các giấy tờ, tài liệu được công chứng. Bước phụ: Riêng đối với Mỹ thì có thêm một bước phụ nữa đó là Đổng lý Bang của tiểu bang sẽ chứng nhận chữ ký và con dấu của công chứng viên ở tiểu bang đó và sau đó, Bộ Ngoại Giao của Mỹ sẽ chứng nhận chữ ký và con dấu của Đổng lý Bang. Bước 3: Thủ tục HPHLS tới đây vẫn chưa đủ vì cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam tại thời điểm các giấy tờ, tài liệu do các cơ quan có thẩm quyền/tổ chức của nước ngoài ban hành đã được công chứng và được cơ quan ngoại giao có thẩm quyền của nước ngoài chứng nhận lãnh sự không biết được là chữ ký và con dấu của cơ quan đại diện ngoại giao của quốc gia nơi mà giấy tờ, tài liệu do các cơ quan có thẩm quyền/tổ chức của nước ngoài ban hành có đúng với chữ ký của cán bộ ngoại giao và con dấu của cơ quan đại diện ngoại giao của nước ngoài đã được thông báo với cơ quan đại diện ngoại giao của Việt Nam tại quốc gia này hay không. Do đó, các giấy tờ, tài liệu do các cơ quan có thẩm quyền/tổ chức của nước ngoài ban hành đã được công chứng và chứng nhận đó phải được nộp cho cơ quan đại diện ngoại giao có thẩm quyền của Việt Nam tại quốc gia đó, cụ thể là Đại sứ quán, Tổng lãnh sự quán hay Lãnh sự quán,[1] để các cơ quan này xác nhận là chữ ký và con dấu của cơ quan ngoại giao có thẩm quyền của quốc gia đó là đúng với chữ ký của cán bộ ngoại giao và con dấu của cơ quan ngoại giao đã thông báo trước với cơ quan đại diện ngoại giao của Việt Nam. Hồ sơ xin HPHLS sẽ bao gồm: 01 tờ khai đề nghị HPHLS (theo mẫu); 01 bản chụp giấy tờ tùy thân (nếu nộp hồ sơ qua đường bưu điện), giấy tờ, tài liệu đề nghị được HPHLS đã được chứng nhận lãnh sự; và 01 bản dịch giấy tờ, tài liệu đề nghị được HPHLS sang tiếng Việt hoặc tiếng Anh hoặc bằng tiếng nước ngoài khác mà cán bộ nhận hồ sơ có thể hiểu được, nếu giấy tờ, tài liệu đó không lập bằng các thứ tiếng trên. Có một số trường hợp do không có cơ quan đại diện ngoại giao của Việt Nam tại quốc gia nơi các giấy tờ, tài liệu do các cơ quan có thẩm quyền/tổ chức ở nước ngoài ban hành thì các giấy tờ, tài liệu đó có thể chuyển cho cơ quan đại diện ngoại giao của Việt Nam tại một nước thứ ba lân cận nếu cơ quan đại diện ngoại giao của Việt Nam tại nước lân cận được giao quyền phụ trách luôn phần HPHLS của quốc gia nơi mà giấy tờ, tài liệu của nước ngoài được ban hành. Có trường hợp, tại một số quốc gia, Việt Nam chưa đặt quan hệ ngoại giao nên chưa có cơ quan đại diện ngoại giao hoặc chưa có cơ quan đại diện ngoại giao của Việt Nam tại nước thứ ba lân cận phụ trách phần HPHLS các tài liệu được ban hành tại quốc gia đó (ví dụ như một vài nước ở Châu Phi), thì NĐTNN tại các quốc gia này sẽ khó có thể tiến hành HPHLS và có khả năng mất cơ hội đầu tư/làm ăn tại Việt Nam. Bước 4: Bây giờ thì các giấy tờ, tài liệu do các cơ quan có thẩm quyền/tổ chức của nước ngoài ban hành đã được HPHLS rồi nhưng theo quy định của pháp luật Việt Nam thì các giấy tờ, tài liệu do các cơ quan có thẩm quyền/tổ chức của nước ngoài ban hành muốn được sử dụng tại Việt Nam thì phải được dịch ra tiếng Việt.[2] Do đó, các giấy tờ, tài liệu này lại phải đi qua một công đoạn sau cùng là được chuyển về Việt Nam và nhờ Phòng tư pháp của UBND quận, huyện tại Việt Nam hay phòng công chứng tại Việt Nam dịch và xác nhận bản dịch tiếng Việt trước khi đem đi nộp cho cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam. Trong một số trường hợp mà vì lý do nào đó mà các giấy tờ, tài liệu của nước ngoài đó đã có mặt tại Việt Nam rồi thì có một số loại giấy tờ, tài liệu do các cơ quan có thẩm quyền/tổ chức của nước ngoài ban hành này (nếu các giấy tờ, tài liệu do các cơ quan có thẩm quyền/tổ chức của nước ngoài ban hành đó đã được công chứng ở nước ngoài rồi (bước 1) và chữ ký của công chứng viên đó có đăng ký với cơ quan đại diện ngoại giao của quốc gia mà các giấy tờ, tài liệu do các cơ quan có thẩm quyền/tổ chức của nước ngoài ban hành tại Việt Nam), thay vì phải thực hiện bước 2 và 3 như nêu trên, thì NĐTNN có thể làm thủ tục HPHLS tại Việt Nam. Theo đó, các giấy tờ, tài liệu đã được công chứng sẽ được chứng nhận lãnh sự bởi cơ quan đại diện ngoại giao của quốc gia nơi các giấy tờ, tài liệu do các cơ quan có thẩm quyền/tổ chức của nước ngoài ban hành có trụ sở tại Việt Nam. Bước tiếp theo là hồ sơ đã được chứng nhận lãnh sự này sẽ được gửi đến cơ quan ngoại giao có thẩm quyền của Việt Nam, cụ thể là Cục lãnh sự có trụ sở tại Hà nội (từ tỉnh Thừa Thiên Huế trở ra) và sở Ngoại vụ Thành phố Hồ Chí Minh (từ Quảng Nam và thành phố Đà Nẵng trở vào)[3] để HPHLS. Cần lưu ý rằng, một số cơ quan đại diện ngoại giao của một số quốc gia không được trao quyền để thực hiện việc chứng nhận lãnh sự tại Việt Nam như Mỹ, Anh, Trung Quốc, Ý, v.v. Vì vậy, việc HPHLS phải được thực hiện trực tiếp tại các nước này theo 4 bước nêu trên. [1] Điều 3 Nghị định 15/2008/NĐ-CP ngày 4/02/2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ ngoại giao [2] Muc I.3 Thông tư 11/2006/TT-BTM ngày 28/9/2009 của Bộ Thương mại hướng dẫn thực hiện Nghị định 72/2006/NĐ-CP ngày 25/7/2006 của Chính phủ quy định chi tiết Luật thương mại về văn phòng đại diện, chi nhánh của thương nhân nước ngoài và Điều 4 Nghị định 108/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều Luật đầu tư. [3] Bài viết Cục lãnh sự và hệ thống cơ quan lãnh sự tại website Bộ ngoại giao Việt Nam.
Một số lưu ý cần biết về lao động trẻ em
Thực tế diễn ra tình trạng ở nhiều nơi trẻ em luôn là mục tiêu bóc lột của những kẻ trục lợi, hiện tượng này ngày một có diễn biến phức tạp. Có thể lý giải nguyên nhân của lao động trẻ em (LĐTE ) là do sự nghèo đói, lạc hậu và kém phát triển khiến không có khả năng chi trả nổi chi phí học tập; ngoài ra còn có thể là do trình độ, kiến thức kém cũng là một nguyên nhân khiến nhiều em bỏ học, bổ sung cho đội ngũ lao động sớm ngày một đông hơn. Chính vì thế tại Bộ luật Lao động (BLLĐ) 2012 đã dành Mục 1 của Chương XI với 05 điều (từ Điều 161 đến Điều 165) để quy định riêng về chế độ lao động đối với người chưa thành niên, nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của những người lao động này khi tham gia quan hệ lao động. BLLĐ 2012 không đưa ra định nghĩa về LĐTE mà chỉ định nghĩa về lao động chưa thành niên theo quy định tại Điều 161 Bộ luật lao động “Người lao động (NLĐ) chưa thành niên là NLĐ dưới 18 tuổi”. Trong khi Luật trẻ em 2016 Điều 1 quy định: "Trẻ em là người dưới mười sáu tuổi." Như vậy, pháp luật lao động Việt Nam đã bao hàm LĐTE trong khái niệm NLĐ chưa thành niên. Tại BLLĐ 2012 có quy định một số nguyên tắc khi sử dụng NLĐ là người chưa thành niên sau đây: Nguyên tắc sử dụng lao động là người chưa thành niên - Thời giờ làm việc của người lao động chưa thành niên từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi không được quá 08 giờ trong 01 ngày và 40 giờ trong 01 tuần. - Thời giờ làm việc của người dưới 15 tuổi không được quá 4 giờ trong 01 ngày và 20 giờ trong 01 tuần và không được sử dụng làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm. Khi sử dụng lao động dưới 15 tuổi Khi sử dụng người từ đủ 13 tuổi đến dưới 15 tuổi thì người sử dụng lao động phải tuân theo quy định sau đây: + Phải ký kết hợp đồng lao động bằng văn bản với người đại diện theo pháp luật và phải được sự đồng ý của người từ đủ 13 tuổi đến dưới 15 tuổi; + Bố trí giờ làm việc không ảnh hưởng đến giờ học tại trường học của trẻ em; Các công việc và nơi làm việc cấm sử dụng lao động là người chưa thành niên - Cấm sử dụng người chưa thành niên làm các công việc sau đây: + Mang, vác, nâng các vật nặng vượt quá thể trạng của người chưa thành niên; + Sản xuất, sử dụng hoặc vận chuyển hóa chất, khí gas, chất nổ; + Bảo trì, bảo dưỡng thiết bị, máy móc; + Phá dỡ các công trình xây dựng; + Nấu, thổi, đúc, cán, dập, hàn kim loại; + Lặn biển, đánh bắt cá xa bờ; + Công việc khác gây tổn hại cho sức khoẻ, an toàn hoặc đạo đức của người chưa thành niên. - Cấm sử dụng người chưa thành niên làm việc ở các nơi sau đây: + Dưới nước, dưới lòng đất, trong hang động, trong đường hầm; + Công trường xây dựng; + Cơ sở giết mổ gia súc; + Sòng bạc, quán bar, vũ trường, phòng hát karaoke, khách sạn, nhà nghỉ, phòng tắm hơi, phòng xoa bóp; + Nơi làm việc khác gây tổn hại đến sức khoẻ, sự an toàn và đạo đức của người chưa thành niên. Ngoài ra còn có các quy định hướng dân như: + Thông Tư 10/2013/TT-BLĐTBXH quy định danh mục các công việc và nơi làm việc cấm sử dụng lao động là người chưa thành niên; + Thông tư 11/2013/TT-BLĐTBXH quy định danh mục công việc nhẹ được sử dụng người dưới 15 tuổi làm việc. XỬ LÝ HÀNH VI VI PHẠM - Xử lý hành chính: + Hành vi cha, mẹ, người giám hộ, người nuôi dưỡng trẻ em bắt trẻ em làm công việc gia đình quá sức lạm dụng sức lao động của trẻ em: bị xử lý theo Điều 29 Nghị định 144/2013/NĐ-CP. Theo đó, đối với hành vi của cha, mẹ, người giám hộ, người nuôi dưỡng trẻ em bắt trẻ em làm công việc gia đình quá sức, quá thời gian, ảnh hưởng đến việc học tập, vui chơi, giải trí, ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của trẻ em sẽ bị phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng; + Hành vi vi phạm quy định về lao động chưa thành niên: bị xử lý theo Điều 19 Nghị định 95/2013/NĐ-CP: Điều 19. Vi phạm quy định về lao động chưa thành niên 1. Phạt cảnh cáo đối với người sử dụng lao động có hành vi không lập sổ theo dõi riêng khi sử dụng lao động chưa thành niên hoặc không xuất trình sổ theo dõi khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu. 2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây: a) Sử dụng người dưới 15 tuổi mà không ký kết hợp đồng lao động bằng văn bản với người đại diện theo pháp luật; b) Sử dụng lao động chưa thành niên làm việc quá thời giờ làm việc quy định tại Khoản 2 Điều 163 của Bộ luật lao động; c) Sử dụng người từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm, trừ một số nghề, công việc được pháp luật cho phép. 3. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây: a) Sử dụng lao động là người chưa thành niên làm công việc, tại nơi làm việc bị cấm sử dụng theo quy định tại Điều 165 của Bộ luật lao động; b) Sử dụng người dưới 15 tuổi làm công việc ngoài danh mục được pháp luật cho phép theo quy định tạiKhoản 1 và Khoản 3 Điều 164 của Bộ luật lao động. - Xử lý hình sự: Nếu người sử dụng lao động thỏa cấu thành của Tội vi phạm quy định về sử dụng lao động dưới 16 tuổi được quy định tại Điều 296 Bộ luật hình sự 2015 thì người đó phải chịu trách nhiệm đối với hành vi phạm tội đó. Điều 296. Tội vi phạm quy định về sử dụng người lao động dưới 16 tuổi 1. Người nào sử dụng người dưới 16 tuổi làm những công việc nặng nhọc, nguy hiểm hoặc tiếp xúc với các chất độc hại theo danh mục mà Nhà nước quy định thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm: a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm; b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%; c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 31% đến 60%.