Lấy lòng tin mượn tiền và giờ trốn không trả, có kiện được không?
Em chào anh !!! Anh cho em hỏi là em với ông anh có làm ăn với nhau,lúc đầu thì sòng phẳng. Nhưng sau 1 thời gian làm việc thì ông anh hỏi vay mượn tiền em số tiền 17tr và giờ không chịu trả, em không liên lạc được cho anh ấy nữa (có tin nhắn trên Facebook,sao kê của ngân hàng). Anh cho em hỏi là em có kiện được không ạ,chi phí thì như thế nào. Em cảm ơn anh!!!
Người học Luật không bao giờ cho người khác mượn tiền mà chỉ cho vay tiền
Thực tế, mọi người thường nghe người khác nói cho chú 7 mượn 5 triệu đồng, cho dì 8 mượn 2 triệu đồng… Nhưng đối với những người học Luật thì không bao giờ cho người khác mượn tiền, dù đó là bạn bè, cha mẹ, anh chị em … đang gặp khó khăn; mà rằng họ chỉ cho vay tiền. Vì sao lại thế? Và sau đây là đáp án cho hiện tương nêu trên: - Điều 463 Bộ luật dân sự 2015 quy định: “Hợp đồng vay tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay; khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định”. - Điều 494 Bộ luật dân sự 2015 quy định: “Hợp đồng mượn tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho mượn giao tài sản cho bên mượn để sử dụng trong một thời hạn mà không phải trả tiền, bên mượn phải trả lại tài sản đó khi hết thời hạn mượn hoặc mục đích mượn đã đạt được”. Như vậy, tiền không phải là đối tượng của hợp đồng mượn tài sản mà là đối tưởng của hợp đồng vay tài sản (trường hợp vay tiền có thể trả lãi suất vay hoặc không trả lãi suất vay do hai bên thỏa thuận). Bởi vậy, khi gặp khó khăn về tài chính thì các bạn cũng đừng mượn tiền mấy người học Luật nha, mà hãy vay tiền của họ.
'Ai cũng khư khư giữ tiền không cho bạn bè mượn, còn gì là xã hội'
https://vnexpress.net/y-kien/ai-cung-khu-khu-giu-tien-khong-cho-ban-be-muon-con-gi-la-xa-hoi-3953153.html Theo các bạn xã hội có cần cho người ta mượn tiền không? Theo tôi hiện tại xã hội đang loạn vì những con nợ mượn tiền mà không trả. Tôi rất bức xúc những ý kiến cho bạn bè mượn tiền vì hiện tại tuy tôi không phải là chủ nợ cũng như con nợ nhưng tôi cực kỳ ác cảm với con nợ mượn tiền mà không trả (đối với tôi đó là lũ lừa đảo cặn bã không hơn không kém). Tôi hứa với lòng là sẽ không bao giờ cho bạn bè mượn tiền dù bất cứ lý do gì. Câu kết của mình: Xã hội vĩnh viễn không cần cho bạn bè mượn tiền thì đó mới là xã hội tốt đẹp. Qua nhiều vụ chủ nợ phải vào tù thì lấy tài sản con nợ cho nên tôi càng căm thù con nợ. https://vnexpress.net/phap-luat/chu-no-di-tu-vi-den-nha-lay-tai-san-cua-nguoi-vay-tien-3961997.html Hy vọng trong tương lai nhà nước hãy cứng rắn hơn vấn đề này với con nợ là "Chủ nợ có quyền lấy tài sản con nợ(nếu đúng là mắc nợ) thì được miễn trách nhiệm hình sự".
Mình có 1 ng bạn vì cv phải mượn 1 ng 10tr khi mượn là ng đó tự nguyện cho mượn để lo cv nhưng h đột nhiên ng ta đòi và nói nếu ko trả sẽ đưa ra pháp luật. Mà khoản vay chỉ là vay mượn qua lời nói ko có giấy tờ j cả. Và bạn mình ko phải là ko trả chỉ là chưa có đê trả vì từ khi vay tới thời điểm hiện tại mơis chỉ 1 tháng. Bạn mình có nói là đi làm r sẽ trả vạy nếu ra pháp luật có bị sử phạt và sử phạt ntn ạ
Loại tài sản nào có thể trở thành đối tượng của hợp đồng vay tài sản, hợp đồng mượn tài sản?
Theo quy định của pháp luật về khái niệm “Tài sản” được ghi nhận tại Điều 163 Bộ luật Dân sự (BLDS) 2005 cũng như danh sách “Các loại tài sản” được mô tả tại Chương VII Phần thứ hai BLDS 2015, cụ thể, nếu như ở Điều 105, các nhà làm luật liệt kê ra bốn loại tài sản, bao gồm: “vật”, “tiền”, “giấy tờ có giá” “quyền tài sản” thì tại các điều luật tiếp sau đó, căn cứ vào thuộc tính tự nhiên cũng như pháp lý của bốn loại tài sản nêu trên, người ta lại phân tài sản thành tám nhóm khác nhau, như: “bất động sản và động sản”; “hoa lợi, lợi tức”; “vật chính và vật phụ”; "vật chia được và vật không chia được”; “vật tiêu hao và vật không tiêu hao”; “vật cùng loại và vật đặc định”; “vật đồng bộ” “quyền tài sản”. Trong tương quan so sánh, đối chiếu giữa nội dung các điều luật vừa liệt kê ở trên với các quy định xoay quanh hợp đồng vay tài sản, chúng ta chỉ có thể khẳng định được “tiền” là một loại tài sản hoàn hảo để trở thành đối tượng của hợp đồng vay tài sản. Tìm hiểu về khái niệm “Hợp đồng vay tài sản” được ghi nhận tại Điều 463 BLDS 2015, chúng ta thấy “khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng” là một trong những đặc điểm pháp lý quan trọng nhất của hợp đồng vay tài sản. Như vậy, nhìn dưới góc độ này chúng ta cần chú ý: -Dường như chỉ có những tài sản có thể thay thế được bằng một tài sản khác cùng loại mới đủ điểu kiện đem cho vay. -Người ta có thể đi vay cũng như cho vay cùng một lúc một hoặc nhiều tài sản khác nhau. -Số lượng và chất lượng của tài sản là hai vấn đề không thể bỏ qua khi soạn thảo hay kiểm tra nội dung hợp đồng vay tài sản. Từ phân tích trên, chúng ta có thể cho rằng trong số các loại tài sản được liệt kê tại Điều 105 Bộ luật dân sự 2015, bên cạnh “tiền”, “vật” và “giấy tờ có giá” hoàn toàn có thể trở thành đối tượng của hợp đồng vay tài sản trong khi “quyền tài sản” thì không. Tương tự như vậy, trong số các nhóm tài sản được mô tả tại Chương VII, Phần thứ hai, Bộ luật dân sự 2015, trong khi người ta hoàn toàn có thể cho nhau vay “vật chính và vật phụ”, “vật chia được và vật không chia được”, “vật tiêu hao và vật không tiêu hao”… nhưng dừng như lại không thể cho vay “bất động sản” hay “vật đặc định”… Còn nếu dựa trên cách phân định tài sản được nêu ở trên thì những tài sản mà pháp luật quy định có lẽ phải đăng ký quyền sở hữu, cho dù đó là loại tài sản nào, cũng không thể trở thành đối tượng của hợp đồng vay tài sản. Có một thực tế hiển nhiên là trong cuộc sống đời thường, dường như các loại hàng hóa, vật phẩm bị tiêu hao trong quá trình sử dụng như gạo, đường, sữa, chè, cà phê… hay tiền thường trở thành đối tượng của hợp đồng vay tài sản. Tuy nhiên, từ thực tế, chúng ta cũng có thấy xuất hiện một vài trường hợp mang tính ngoại lệ. Như đã trình bày, với tư cách đối tượng của hợp đồng vay tài sản, “tiền” luôn là một loại tài sản thông dụng nhất và dường như người ta chỉ có thể công chứng hợp đồng vay tiền chứ không bao giờ có thể công chứng hợp đồng mượn tiền. Ví dụ: ông A muốn vay của ông B 200.000.000 đồng trong thời hạn 12 tháng. Theo lẽ thông thường, ông A và ông B sẽ giao kết một bản hợp đồng vay tiền và tất nhiên, sau khi nhận được số tiền từ ông B, ông A sẽ có toàn quyền sử dụng số tiền kể trên, nếu như hai ông không có một thỏa thuận nào khác (Điều 464 BLDS 2015). Hết thời hạn cho vay, theo sự thỏa thuận của hai bên, ông A có trách nhiệm hoàn trả cho ông B khoản tiền 200.000.000 đồng và một khoản tiền lãi nhất định (nếu có). Nếu trong tình huống kể trên, thay vì xác lập giao dịch vay tiền, ông A và ông B lại giao kết một bản hợp đồng mượn tiền, dường như bản chất pháp lý đã bị thay đổi đáng kể. Theo đó, khi hết thời hạn cho “mượn” tiền, thay vì chỉ cần thanh toán cho ông Nguyễn Văn B một khoản tiền tương đương (có thể bao gồm cả tiền lãi do hai bên thỏa thuận), ông A phải hoàn trả lại cho ông B đúng số tiền mà ông B đã giao cho ông A (chính xác từ số lượng, mệnh giá, số sê ri… của từng tờ tiền). Sở dĩ như vậy là do bên mượn phải trả lại tài sản mượn cho bên cho mượn (khoản 3 Điều 496 BLDS 2015). Nói theo một cách khác, lúc này khoản tiền vay không phải là “vật cùng loại” như thông thường mà đã trở thành “vật đặc định”. Như vậy, người ta vẫn có thể giao kết hợp đồng mượn tiền trong trường hợp mượn tiền vào mục đích khác ngoài việc sử dụng.
Bằng kiến thức pháp luật mình xin đóng góp một số ý kiến sau: - Việc bạn viết giấy tay cho bạn mình mượn tiền cũng là một loại hợp đồng nên theo quy định tại Điều 401 BLDS thì hợp đồng có thể viết bằng văn bản, lời nói, hành vi. Ngoài ra, có một số loại hợp đồng pháp luật có quy định bắt buộc phải công chứng, chứng thực thì phải công chứng, chúng thực. Tuy nhiên, đây là loại hợp đồng pháp luật ko bắt buộc phải công chứng, chứng thực nên bạn ko phải lo về hình thức của hợp đồng nếu ko công chứng, chứng thực. Nhưng có một vấn đề về tên của loại Hợp đồng: theo cách hiểu thông thường thì mọi người hay nói mượn tiền nhưng bản chất của nó đúng theo pháp luật là vay tiền vì nếu mượn thì phải trả lại đúng vật đó và đối tượng của hợp đồng mượn là những vật ko tiêu hao mà tiền thì chúng ta ko thể trả lại đúng cái mà mình mượn và thường có tính lãi. Mặc dù vậy, tên hợp đồng ko đúng là ko đúng về hình thức nhưng theo quy định của pháp luật thì nó ko bị vô hiệu tại Điều 401 BLDS. Cho nên dù ko có hợp đồng, ko công chứng nhưng bạn vẫn có thể kiện bạn của mình vì có giấy tay là bằng chứng là giữa hai bạn có vay tiền của nhau (phải có chữ ký của hai người nhé bạn). Việc làm chứng thì ko bắt buộc nếu có thì sẽ có lợi cho bạn hơn khi tham gia khởi kiện. - Về thẩm quyền giải quyết của tòa án thì căn cứ vào BLTTDS thì tôi có thể tư vấn cho bạn như sau: Theo thẩm quyền chung thì đây là thẩm quyền của Tòa án: tịa khoản 3 điều 25 BLTTDS Theo thẩm quyền Tòa án theo cấp thì: tại Điểm a, Khoản 1, Điều 33 BLTTDS thì đây thuộc thẩm quyền của Tòa cấp huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh. Theo thẩm quyền theo ;lãnh thổ: thì tại điều 35, khoản 1, điểm a thì tòa án nới bị đơn cứ trú hoặc làm việc sẽ có thẩm quyền. Ngoài ra, bạn còn có quyền lựa chọn quy định tại điều 36 BLTTDS. Như vậy, thì ở cấp sơ thẩm bạn có thể khởi kiện ở tòa quận, nếu ko đồng ý với bạn án sơ thẩm trong vòng 15 ngày thì bạn có thể kháng cáo theo thử tục phúc thẩm và đây thuộc thẩm quyền cấp tỉnh. - Còn việc bạn đi nhờ luật sư tư vấn thì tiền dịch vụ mình ko biết? mà đây là nghề của luật sư là tư vấn để kiếm tiền nên nhiều hay ít là tùy vào từng nơi. Vấn đề hoàn cảnh của bị đơn theo bạn kể thì cũng ko có tiền nên khó có thể thực hiện trong quá trình thi hành án và hiện nay, thì thực trạng thi hành án kéo dài là chuyện bình thường. Luật vẫn chưa có 1 cơ chế nghiêm khắc. Xin cảm ơn, với kiến thức của mình có sai xót gì thì mong bạn thông cảm.
Em có vấn đề muốn nhờ các luật sư tư vấn giùm em như sau : - Bạn em vay nặng lãi đến thời hạn mà vẫn chưa có khả năng trả, sợ người ta cho gian hồ đánh, thương và vì tin tưởng bạn nên em đã giúp bạn bằng cách lấy số tiền từ sổ tiết kiệm trong ngân hàng cho bạn mượn để trả cho dân vay nặng lãi...Số tiền đó là của mẹ em nhưng do em đứng tên giữ giùm. Và mỗi tháng em phải rút lãi về cho mẹ em chi tiêu sinh hoạt. Vào ngày 5/9/2011 số tiền mà em cho bạn mượn là 52.000.000 đồng. Sau đó em bắt bạn em phải ghi giấy mượn tiền cho em. Vì bạn ngại qua nhà em ghi giấy nên em đã soạn sẵn một tờ giấy có ghi các thông tin cần thiết như : họ tên, năm sinh, địa chỉ, số CMND..nơi cấp...ngày cấp, số điện thoại, ngày mượn và ngày trả, chữ kí của người mượn....và em nhờ một người bạn khác của em đem giấy đó qua nhà người mà em cho mượn tiền để điền thông tin. - Nhưng chỉ là giấy viết tay, không có công chứng..Trong lúc ghi giấy là vì bạn em bị mất CMND , bây giờ đã làm lại CMND mới, nên số CMND trong giấy mượn tiền giờ là số cũ. Trong giấy không ghi mục đích mượn tiền cũng như là số tiền lãi theo ngân hàng là như thế nào. - Bây giờ đã quá thời hạn trả tiền ghi trong giấy là 4 tháng. Nhưng khi em đòi thì bạn lại nói không có tiền, trốn tránh em. Trước lúc mượn bạn em có nói là tiền lãi ngân hàng ít hơn của cho vay nặng lãi nên có thể trả lãi cho em mỗi tháng được. Nhưng từ lúc mượn đến nay đã gần 1 năm nhưng em vẫn không nhận một đồng nào từ bạn em về tiền lãi cũng như tiền gốc. Và vì sợ mẹ em biết được chuyện nên chính em là người phải bỏ ra tiền lãi mỗi tháng để đưa cho mẹ em chi tiêu hằng ngày. Vậy cho em hỏi : vì giấy cho mượn tiền gồm hai chữ viết, không có công chứng nên em có thể kiện bạn em được không, giấy mượn tiền đó có hợp pháp không ạ. Người bạn mà em nhờ đem giấy qua nhà đó có được gọi là người làm chứng không. Có người nói phải đi kiện từ Quận nơi mà bạn em sinh sống , nếu ở Quận giải quyết không được thì mới kiện lên Thành Phố...Nói như vậy có đúng không ạ...Ở Quận có giải quyết các vấn đề vay mượn như thế này không ạ. Trước khi đi kiện thì em có thể thương lượng bằng cách nhờ luật sư gởi giấy mời đến nhà bạn em để qua văn phòng nói chuyện có được không ạ. Có tốn phí gì nhiều khi nhờ đến luật sư không ạ. - Bạn em đã 24 tuổi rồi nhưng vẫn chưa có công ăn việc làm, sống chung với gia đình và hằng ngày vẫn tụ tập chơi bời cùng bạn bè. Em sợ trong lúc kiện bạn em sẽ đi trốn hoặc cố tình nói dối, không chịu trách nhiệm thì như thế nào?. Vậy nên giờ em đi kiện bạn thì kết quả trả nợ cho em có khả thi không ạ...Em có thể lấy lại số tiền mà em cho bạn em mượn không ạ?... Giờ em không biết làm cách nào một phần để lâu quá thì sợ mẹ em biết chuyện và vì sợ bạn em sẽ không trả tiền lại cho em. Em mong các luật sư tư vấn và chỉ cách giùm em để em có thể lấy lại số tiền đó. Bây giờ em phải làm như thế nào, làm ra sao..Các bước, trình tự để kiện cũng như là có thể lấy lại được số tiền. Em chân thành cảm ơn các luật sư!
Lấy lòng tin mượn tiền và giờ trốn không trả, có kiện được không?
Em chào anh !!! Anh cho em hỏi là em với ông anh có làm ăn với nhau,lúc đầu thì sòng phẳng. Nhưng sau 1 thời gian làm việc thì ông anh hỏi vay mượn tiền em số tiền 17tr và giờ không chịu trả, em không liên lạc được cho anh ấy nữa (có tin nhắn trên Facebook,sao kê của ngân hàng). Anh cho em hỏi là em có kiện được không ạ,chi phí thì như thế nào. Em cảm ơn anh!!!
Người học Luật không bao giờ cho người khác mượn tiền mà chỉ cho vay tiền
Thực tế, mọi người thường nghe người khác nói cho chú 7 mượn 5 triệu đồng, cho dì 8 mượn 2 triệu đồng… Nhưng đối với những người học Luật thì không bao giờ cho người khác mượn tiền, dù đó là bạn bè, cha mẹ, anh chị em … đang gặp khó khăn; mà rằng họ chỉ cho vay tiền. Vì sao lại thế? Và sau đây là đáp án cho hiện tương nêu trên: - Điều 463 Bộ luật dân sự 2015 quy định: “Hợp đồng vay tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay; khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định”. - Điều 494 Bộ luật dân sự 2015 quy định: “Hợp đồng mượn tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho mượn giao tài sản cho bên mượn để sử dụng trong một thời hạn mà không phải trả tiền, bên mượn phải trả lại tài sản đó khi hết thời hạn mượn hoặc mục đích mượn đã đạt được”. Như vậy, tiền không phải là đối tượng của hợp đồng mượn tài sản mà là đối tưởng của hợp đồng vay tài sản (trường hợp vay tiền có thể trả lãi suất vay hoặc không trả lãi suất vay do hai bên thỏa thuận). Bởi vậy, khi gặp khó khăn về tài chính thì các bạn cũng đừng mượn tiền mấy người học Luật nha, mà hãy vay tiền của họ.
'Ai cũng khư khư giữ tiền không cho bạn bè mượn, còn gì là xã hội'
https://vnexpress.net/y-kien/ai-cung-khu-khu-giu-tien-khong-cho-ban-be-muon-con-gi-la-xa-hoi-3953153.html Theo các bạn xã hội có cần cho người ta mượn tiền không? Theo tôi hiện tại xã hội đang loạn vì những con nợ mượn tiền mà không trả. Tôi rất bức xúc những ý kiến cho bạn bè mượn tiền vì hiện tại tuy tôi không phải là chủ nợ cũng như con nợ nhưng tôi cực kỳ ác cảm với con nợ mượn tiền mà không trả (đối với tôi đó là lũ lừa đảo cặn bã không hơn không kém). Tôi hứa với lòng là sẽ không bao giờ cho bạn bè mượn tiền dù bất cứ lý do gì. Câu kết của mình: Xã hội vĩnh viễn không cần cho bạn bè mượn tiền thì đó mới là xã hội tốt đẹp. Qua nhiều vụ chủ nợ phải vào tù thì lấy tài sản con nợ cho nên tôi càng căm thù con nợ. https://vnexpress.net/phap-luat/chu-no-di-tu-vi-den-nha-lay-tai-san-cua-nguoi-vay-tien-3961997.html Hy vọng trong tương lai nhà nước hãy cứng rắn hơn vấn đề này với con nợ là "Chủ nợ có quyền lấy tài sản con nợ(nếu đúng là mắc nợ) thì được miễn trách nhiệm hình sự".
Mình có 1 ng bạn vì cv phải mượn 1 ng 10tr khi mượn là ng đó tự nguyện cho mượn để lo cv nhưng h đột nhiên ng ta đòi và nói nếu ko trả sẽ đưa ra pháp luật. Mà khoản vay chỉ là vay mượn qua lời nói ko có giấy tờ j cả. Và bạn mình ko phải là ko trả chỉ là chưa có đê trả vì từ khi vay tới thời điểm hiện tại mơis chỉ 1 tháng. Bạn mình có nói là đi làm r sẽ trả vạy nếu ra pháp luật có bị sử phạt và sử phạt ntn ạ
Loại tài sản nào có thể trở thành đối tượng của hợp đồng vay tài sản, hợp đồng mượn tài sản?
Theo quy định của pháp luật về khái niệm “Tài sản” được ghi nhận tại Điều 163 Bộ luật Dân sự (BLDS) 2005 cũng như danh sách “Các loại tài sản” được mô tả tại Chương VII Phần thứ hai BLDS 2015, cụ thể, nếu như ở Điều 105, các nhà làm luật liệt kê ra bốn loại tài sản, bao gồm: “vật”, “tiền”, “giấy tờ có giá” “quyền tài sản” thì tại các điều luật tiếp sau đó, căn cứ vào thuộc tính tự nhiên cũng như pháp lý của bốn loại tài sản nêu trên, người ta lại phân tài sản thành tám nhóm khác nhau, như: “bất động sản và động sản”; “hoa lợi, lợi tức”; “vật chính và vật phụ”; "vật chia được và vật không chia được”; “vật tiêu hao và vật không tiêu hao”; “vật cùng loại và vật đặc định”; “vật đồng bộ” “quyền tài sản”. Trong tương quan so sánh, đối chiếu giữa nội dung các điều luật vừa liệt kê ở trên với các quy định xoay quanh hợp đồng vay tài sản, chúng ta chỉ có thể khẳng định được “tiền” là một loại tài sản hoàn hảo để trở thành đối tượng của hợp đồng vay tài sản. Tìm hiểu về khái niệm “Hợp đồng vay tài sản” được ghi nhận tại Điều 463 BLDS 2015, chúng ta thấy “khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng” là một trong những đặc điểm pháp lý quan trọng nhất của hợp đồng vay tài sản. Như vậy, nhìn dưới góc độ này chúng ta cần chú ý: -Dường như chỉ có những tài sản có thể thay thế được bằng một tài sản khác cùng loại mới đủ điểu kiện đem cho vay. -Người ta có thể đi vay cũng như cho vay cùng một lúc một hoặc nhiều tài sản khác nhau. -Số lượng và chất lượng của tài sản là hai vấn đề không thể bỏ qua khi soạn thảo hay kiểm tra nội dung hợp đồng vay tài sản. Từ phân tích trên, chúng ta có thể cho rằng trong số các loại tài sản được liệt kê tại Điều 105 Bộ luật dân sự 2015, bên cạnh “tiền”, “vật” và “giấy tờ có giá” hoàn toàn có thể trở thành đối tượng của hợp đồng vay tài sản trong khi “quyền tài sản” thì không. Tương tự như vậy, trong số các nhóm tài sản được mô tả tại Chương VII, Phần thứ hai, Bộ luật dân sự 2015, trong khi người ta hoàn toàn có thể cho nhau vay “vật chính và vật phụ”, “vật chia được và vật không chia được”, “vật tiêu hao và vật không tiêu hao”… nhưng dừng như lại không thể cho vay “bất động sản” hay “vật đặc định”… Còn nếu dựa trên cách phân định tài sản được nêu ở trên thì những tài sản mà pháp luật quy định có lẽ phải đăng ký quyền sở hữu, cho dù đó là loại tài sản nào, cũng không thể trở thành đối tượng của hợp đồng vay tài sản. Có một thực tế hiển nhiên là trong cuộc sống đời thường, dường như các loại hàng hóa, vật phẩm bị tiêu hao trong quá trình sử dụng như gạo, đường, sữa, chè, cà phê… hay tiền thường trở thành đối tượng của hợp đồng vay tài sản. Tuy nhiên, từ thực tế, chúng ta cũng có thấy xuất hiện một vài trường hợp mang tính ngoại lệ. Như đã trình bày, với tư cách đối tượng của hợp đồng vay tài sản, “tiền” luôn là một loại tài sản thông dụng nhất và dường như người ta chỉ có thể công chứng hợp đồng vay tiền chứ không bao giờ có thể công chứng hợp đồng mượn tiền. Ví dụ: ông A muốn vay của ông B 200.000.000 đồng trong thời hạn 12 tháng. Theo lẽ thông thường, ông A và ông B sẽ giao kết một bản hợp đồng vay tiền và tất nhiên, sau khi nhận được số tiền từ ông B, ông A sẽ có toàn quyền sử dụng số tiền kể trên, nếu như hai ông không có một thỏa thuận nào khác (Điều 464 BLDS 2015). Hết thời hạn cho vay, theo sự thỏa thuận của hai bên, ông A có trách nhiệm hoàn trả cho ông B khoản tiền 200.000.000 đồng và một khoản tiền lãi nhất định (nếu có). Nếu trong tình huống kể trên, thay vì xác lập giao dịch vay tiền, ông A và ông B lại giao kết một bản hợp đồng mượn tiền, dường như bản chất pháp lý đã bị thay đổi đáng kể. Theo đó, khi hết thời hạn cho “mượn” tiền, thay vì chỉ cần thanh toán cho ông Nguyễn Văn B một khoản tiền tương đương (có thể bao gồm cả tiền lãi do hai bên thỏa thuận), ông A phải hoàn trả lại cho ông B đúng số tiền mà ông B đã giao cho ông A (chính xác từ số lượng, mệnh giá, số sê ri… của từng tờ tiền). Sở dĩ như vậy là do bên mượn phải trả lại tài sản mượn cho bên cho mượn (khoản 3 Điều 496 BLDS 2015). Nói theo một cách khác, lúc này khoản tiền vay không phải là “vật cùng loại” như thông thường mà đã trở thành “vật đặc định”. Như vậy, người ta vẫn có thể giao kết hợp đồng mượn tiền trong trường hợp mượn tiền vào mục đích khác ngoài việc sử dụng.
Bằng kiến thức pháp luật mình xin đóng góp một số ý kiến sau: - Việc bạn viết giấy tay cho bạn mình mượn tiền cũng là một loại hợp đồng nên theo quy định tại Điều 401 BLDS thì hợp đồng có thể viết bằng văn bản, lời nói, hành vi. Ngoài ra, có một số loại hợp đồng pháp luật có quy định bắt buộc phải công chứng, chứng thực thì phải công chứng, chúng thực. Tuy nhiên, đây là loại hợp đồng pháp luật ko bắt buộc phải công chứng, chứng thực nên bạn ko phải lo về hình thức của hợp đồng nếu ko công chứng, chứng thực. Nhưng có một vấn đề về tên của loại Hợp đồng: theo cách hiểu thông thường thì mọi người hay nói mượn tiền nhưng bản chất của nó đúng theo pháp luật là vay tiền vì nếu mượn thì phải trả lại đúng vật đó và đối tượng của hợp đồng mượn là những vật ko tiêu hao mà tiền thì chúng ta ko thể trả lại đúng cái mà mình mượn và thường có tính lãi. Mặc dù vậy, tên hợp đồng ko đúng là ko đúng về hình thức nhưng theo quy định của pháp luật thì nó ko bị vô hiệu tại Điều 401 BLDS. Cho nên dù ko có hợp đồng, ko công chứng nhưng bạn vẫn có thể kiện bạn của mình vì có giấy tay là bằng chứng là giữa hai bạn có vay tiền của nhau (phải có chữ ký của hai người nhé bạn). Việc làm chứng thì ko bắt buộc nếu có thì sẽ có lợi cho bạn hơn khi tham gia khởi kiện. - Về thẩm quyền giải quyết của tòa án thì căn cứ vào BLTTDS thì tôi có thể tư vấn cho bạn như sau: Theo thẩm quyền chung thì đây là thẩm quyền của Tòa án: tịa khoản 3 điều 25 BLTTDS Theo thẩm quyền Tòa án theo cấp thì: tại Điểm a, Khoản 1, Điều 33 BLTTDS thì đây thuộc thẩm quyền của Tòa cấp huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh. Theo thẩm quyền theo ;lãnh thổ: thì tại điều 35, khoản 1, điểm a thì tòa án nới bị đơn cứ trú hoặc làm việc sẽ có thẩm quyền. Ngoài ra, bạn còn có quyền lựa chọn quy định tại điều 36 BLTTDS. Như vậy, thì ở cấp sơ thẩm bạn có thể khởi kiện ở tòa quận, nếu ko đồng ý với bạn án sơ thẩm trong vòng 15 ngày thì bạn có thể kháng cáo theo thử tục phúc thẩm và đây thuộc thẩm quyền cấp tỉnh. - Còn việc bạn đi nhờ luật sư tư vấn thì tiền dịch vụ mình ko biết? mà đây là nghề của luật sư là tư vấn để kiếm tiền nên nhiều hay ít là tùy vào từng nơi. Vấn đề hoàn cảnh của bị đơn theo bạn kể thì cũng ko có tiền nên khó có thể thực hiện trong quá trình thi hành án và hiện nay, thì thực trạng thi hành án kéo dài là chuyện bình thường. Luật vẫn chưa có 1 cơ chế nghiêm khắc. Xin cảm ơn, với kiến thức của mình có sai xót gì thì mong bạn thông cảm.
Em có vấn đề muốn nhờ các luật sư tư vấn giùm em như sau : - Bạn em vay nặng lãi đến thời hạn mà vẫn chưa có khả năng trả, sợ người ta cho gian hồ đánh, thương và vì tin tưởng bạn nên em đã giúp bạn bằng cách lấy số tiền từ sổ tiết kiệm trong ngân hàng cho bạn mượn để trả cho dân vay nặng lãi...Số tiền đó là của mẹ em nhưng do em đứng tên giữ giùm. Và mỗi tháng em phải rút lãi về cho mẹ em chi tiêu sinh hoạt. Vào ngày 5/9/2011 số tiền mà em cho bạn mượn là 52.000.000 đồng. Sau đó em bắt bạn em phải ghi giấy mượn tiền cho em. Vì bạn ngại qua nhà em ghi giấy nên em đã soạn sẵn một tờ giấy có ghi các thông tin cần thiết như : họ tên, năm sinh, địa chỉ, số CMND..nơi cấp...ngày cấp, số điện thoại, ngày mượn và ngày trả, chữ kí của người mượn....và em nhờ một người bạn khác của em đem giấy đó qua nhà người mà em cho mượn tiền để điền thông tin. - Nhưng chỉ là giấy viết tay, không có công chứng..Trong lúc ghi giấy là vì bạn em bị mất CMND , bây giờ đã làm lại CMND mới, nên số CMND trong giấy mượn tiền giờ là số cũ. Trong giấy không ghi mục đích mượn tiền cũng như là số tiền lãi theo ngân hàng là như thế nào. - Bây giờ đã quá thời hạn trả tiền ghi trong giấy là 4 tháng. Nhưng khi em đòi thì bạn lại nói không có tiền, trốn tránh em. Trước lúc mượn bạn em có nói là tiền lãi ngân hàng ít hơn của cho vay nặng lãi nên có thể trả lãi cho em mỗi tháng được. Nhưng từ lúc mượn đến nay đã gần 1 năm nhưng em vẫn không nhận một đồng nào từ bạn em về tiền lãi cũng như tiền gốc. Và vì sợ mẹ em biết được chuyện nên chính em là người phải bỏ ra tiền lãi mỗi tháng để đưa cho mẹ em chi tiêu hằng ngày. Vậy cho em hỏi : vì giấy cho mượn tiền gồm hai chữ viết, không có công chứng nên em có thể kiện bạn em được không, giấy mượn tiền đó có hợp pháp không ạ. Người bạn mà em nhờ đem giấy qua nhà đó có được gọi là người làm chứng không. Có người nói phải đi kiện từ Quận nơi mà bạn em sinh sống , nếu ở Quận giải quyết không được thì mới kiện lên Thành Phố...Nói như vậy có đúng không ạ...Ở Quận có giải quyết các vấn đề vay mượn như thế này không ạ. Trước khi đi kiện thì em có thể thương lượng bằng cách nhờ luật sư gởi giấy mời đến nhà bạn em để qua văn phòng nói chuyện có được không ạ. Có tốn phí gì nhiều khi nhờ đến luật sư không ạ. - Bạn em đã 24 tuổi rồi nhưng vẫn chưa có công ăn việc làm, sống chung với gia đình và hằng ngày vẫn tụ tập chơi bời cùng bạn bè. Em sợ trong lúc kiện bạn em sẽ đi trốn hoặc cố tình nói dối, không chịu trách nhiệm thì như thế nào?. Vậy nên giờ em đi kiện bạn thì kết quả trả nợ cho em có khả thi không ạ...Em có thể lấy lại số tiền mà em cho bạn em mượn không ạ?... Giờ em không biết làm cách nào một phần để lâu quá thì sợ mẹ em biết chuyện và vì sợ bạn em sẽ không trả tiền lại cho em. Em mong các luật sư tư vấn và chỉ cách giùm em để em có thể lấy lại số tiền đó. Bây giờ em phải làm như thế nào, làm ra sao..Các bước, trình tự để kiện cũng như là có thể lấy lại được số tiền. Em chân thành cảm ơn các luật sư!