Sẽ công khai danh tính, địa chỉ người bán hàng online lừa dối khách hàng
Trong thời đại công nghệ số hiện nay, mua sắm trực tuyến đã trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày của nhiều người. Để bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng, sẽ công khai danh tính, địa chỉ của người bán hàng online nếu lừa dối khách hàng. Bên cạnh những tiện ích, việc mua hàng online cũng gặp nhiều rủi ro về chất lượng sản phẩm và dịch vụ. Chính vì vậy, Nghị định 55/2024/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng vừa được Chính phủ chính thức ban hành đã thêm điều luật về công khai danh tính khi người bán hàng lừa dối khách hàng. (1) Từ ngày 01/07/2024 sẽ công khai danh tính người bán hàng online nếu lừa dối khách hàng Cụ thể khoản 1 Điều 24 Nghị định 55/2024/NĐ-CP quy định về công khai, gỡ bỏ thông tin cảnh báo người tiêu dùng trong giao dịch trên không gian mạng như sau: Danh sách tổ chức, cá nhân kinh doanh trên không gian mạng có hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng được công bố công khai trên phương tiện thông tin đại chúng, niêm yết tại trụ sở, đăng tải trên cổng thông tin điện tử của bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh. Các nội dung sẽ công khai công bố theo quy định tại khoản 2 Điều 24 Nghị định 55/2024/NĐ-CP bao gồm: - Tên, địa chỉ tổ chức, cá nhân kinh doanh trên không gian mạng có hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng - Hành vi, địa bàn vi phạm - Cơ quan ban hành, số, ngày, tháng, năm quyết định xử lý vi phạm pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Thời hạn công bố tổ chức, cá nhân kinh doanh vi phạm là 30 ngày kể từ ngày công bố. Hết thời hạn nêu trên, cơ quan đăng tải thông tin sẽ dừng hoặc gỡ bỏ thông tin về tổ chức, cá nhân kinh doanh trên không gian mạng có hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Như vậy, khi người bán hàng có hành vi lừa dối khách hàng thì sẽ bị công khai danh tính, địa chỉ trên phương tiện thông tin đại chúng và trên cổng thông tin điện tử. (2) Lừa dối khách hàng trong mua, bán hàng hoá sẽ bị xử phạt thế nào? Tùy theo tính chất và mức độ mà hành vi lừa dối khách hàng có thể bị xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự. Xử phạt hành chính: Theo điểm b khoản 1 Điều 61 Nghị định 98/2020/NĐ-CP, phạt tiền từ 500 nghìn - 1 triệu đồng đối với một trong các hành vi sau đây trong trường hợp hàng hóa, dịch vụ giao dịch có giá trị dưới 5 triệu đồng: - Không đền bù, trả lại tiền hoặc đổi lại hàng hóa, dịch vụ cho khách hàng, người tiêu dùng do nhầm lẫn. - Đánh tráo, gian lận hàng hóa, dịch vụ khi giao hàng, cung ứng dịch vụ cho khách hàng, người tiêu dùng. - Không đền bù, trả lại tiền hoặc đổi lại hàng hóa, dịch vụ bị đánh tráo, gian lận cho khách hàng, người tiêu dùng. - Tự ý bớt lại bao bì, phụ tùng, linh kiện thay thế, hàng khuyến mại, tài liệu kỹ thuật và hướng dẫn sử dụng kèm theo khi bán hàng, cung cấp dịch vụ. - Thực hiện hoạt động xúc tiến thương mại, đề nghị giao dịch trực tiếp với đối tượng là người không có năng lực hành vi dân sự hoặc người mất năng lực hành vi dân sự. Mức phạt cao nhất đối với hành vi lừa dối khách hàng trong mua bán hàng hóa có thể bị phạt lên đến 20 triệu đồng trong trường hợp hàng hóa, dịch vụ giao dịch có giá trị từ 100 triệu đồng trở lên. Ngoài ra, người vi phạm bị buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm theo khoản 8 Điều 61 Nghị định 98/2020/NĐ-CP. Truy cứu trách nhiệm hình sự: Hành vi lừa dối khách hàng trong mua, bán hàng hóa đủ yếu tố cấu thành tội phạm thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự tại Điều 198 Bộ luật Hình sự 2015 về tội lừa dối khách hàng như sau: Người nào trong việc mua, bán hàng hóa hoặc cung cấp dịch vụ mà cân, đong, đo, đếm, tính gian hàng hóa, dịch vụ hoặc dùng thủ đoạn gian dối khác thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10 - 100 triệu đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm: - Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm - Thu lợi bất chính từ 05 - 50 triệu đồng Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 100 - 500 triệu đồng hoặc phạt tù từ 01 - 05 năm: có tổ chức; có tính chất chuyên nghiệp; dùng thủ đoạn xảo quyệt; thu lợi bất chính 50 triệu đồng trở lên. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20 - 100 triệu, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01- 05 năm. Như vậy, đối với hành vi lừa dối khách hàng, mức xử phạt hành chính cao nhất lên đến 20 triệu đồng trong trường hợp hàng hóa, dịch vụ giao dịch có giá trị từ 100 triệu đồng trở lên. Tóm lại, người bán hàng có hành vi lừa dối khách hàng thì sẽ bị công khai danh tính, địa chỉ trên phương tiện thông tin đại chúng và trên cổng thông tin điện tử. Thời gian công công bố người bán hàng vi phạm là 30 ngày, hết thời hạn này cơ quan đăng tải thông tin sẽ dừng hoặc gỡ bỏ thông tin về người bán hàng trên không gian mạng. Ngoài ra, tùy theo tính chất và mức độ mà hành vi lừa dối khách hàng có thể bị xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự. Nghị định 55/2024/NĐ-CP có hiệu lực vào ngày 01/7/2024.
Ngày nay có rất nhiều ứng dụng dịch vụ cho phép người dùng đánh giá chất lượng dịch vụ. Những đánh giá cho thấy rằng khách hàng rất coi trọng sự phục vụ thân thiện. Bởi vậy, nhiều ông chủ luôn cố gắng luyện tập cho nhân viên của họ thật kỹ lưỡng để có thể nhận được phản hồi tốt từ khách hàng. Đánh giá sản phẩm cũng góp phần xử lý những nhà hàng tốt nước sơn, nhưng không tốt gỗ. Ở Việt Nam bắt đầu có những website viết về ẩm thực, nhưng do được trả tiền. Trên mạng xã hội, ngập tràn người đang bán “like” (thích) cho những “người theo dõi” (followers). Ngay nay, với quá nhiều người có thể tạo dựng sự giả dối về bản thân họ với hình ảnh “ảo tung chảo”, đánh giá giả, tài khoản giả, người theo dõi giả, like giả, giống như người có tiền tha hồ quảng cáo sản phẩm có hại cho sức khỏe trên “giờ vàng”. Họ có tiền thì có quyền. Những mom & pop của nhà hàng nhỏ lại chìm vào lãng quên. Tất cả like giả, bài review giả... là lừa dối. Có bao giờ bạn tự hỏi lừa dối khách hàng sẽ khiến công việc kinh doanh đi đến đâu? Một người bán hàng chuyên chặt chém, lừa phỉnh thì khó giữ được khách hàng lâu dài. Khách cũ không quay lại, để tồn tại, họ phải luôn săn tìm những con mồi mới, và sẽ mãi luẩn quẩn mãi trong mệt mỏi. Trong khi chỉ cần tử tế với khách hàng, gầy dựng niềm tin, họ sẽ không mất công gì bởi khách tự động tới. Tự lừa dối bản thân lần đầu, bạn sẽ thấy hơi khó chịu, nhưng càng làm nhiều thì càng thấy bình thường. Sự tự lừa dối bản thân cũng làm cư xử của mình tồi tệ hơn, làm cho xã hội trở nên ích kỷ hơn. Ai cũng chạy đua tích cóp được đồng nào hay đồng ấy, không cần biết tương lai ra sao. Chúng ta phải làm gì để thay đổi việc này? Thành thật là một phần tất yếu của một xã hội tốt. Nó là một quy tắc đạo đức cơ bản. Sự thật mất lòng, nhưng sự thật là điều cần thiết để thay thế tất cả các đánh giá giả mạo. Đau khổ là cần thiết để mọi người đều tốt lên.
Trả tiền cọc khi lừa dối mua nhà
Tôi có một vấn đề vướng mắc cần được giải đáp như sau: Ông A nhận đặt cọc để bán nhà cho B. Sau khi đặt cọc B phát hiện ra nhà dường như bị nghiêng ( trước khi đặt cọc B có xem xét nhà nhưng không phát hiện ra). VÌ thế, ông B đã thuê công ty đo đạt dùng máy đo thì phát hiện nhà bị nghiêng 6%. Nên ông B không muốn tiếp tục thực hiện việc mua bán nhà và yêu cầu hủy bỏ việc đặt cọc và yêu cầu ông A hoàn lại tiền đặt cọc. Ông A không đồng ý và yêu cầu B thực hiện mua bán nhà theo đúng thỏa thuận đặt cọc. Kính mong các bạn xem xét và tư vấn giúp tình huống trên nên giải quyết như thế nào? Với vướng mắc trên mình xin trả lời như sau, bạn có thể tham khảo nhé: Đặt cọc được pháp luật quy định là một biện pháp đảm bảo cho việc tiến hành ký kết và thực hiện hợp đồng, giao dịch. Vì thế, nếu đã đặt cọc mà từ chối không giao kết và thực hiện hợp đồng thì bị mất cọc còn nếu bên nhận cọc rồi mà từ chối ký kết và thực hiện hợp đồng thì phải trả cọc và đền lại một khỏan tiền tương ứng với số tiền nhận cọc. Dựa vào các thông tin bạn cung cấp có thể thấy: - Đối tượng tranh chấp :tiền đặt cọc - Nguyên nhân: Bên mua phát hiện nhà kém chất lượng ( nghiêng 6%). - Phân tích: Lỗi bên mua: không xem xét nhà kỹ; Lỗi bên bán : không cung cấp thông tin chính xác thực trạng căn nhà cho bên mua. Theo quy định pháp luật thì nhà hư bắt buộc bên bán phải biết nếu không biết mà bán cho khách hàng thì sẽ có dấu hiệu lừa dối dẫn đến hợp đồng vô hiệu ( Theo Điều 127 Bộ luật dân sự LDS 2015 giao dịch dân sự vô hiệu do bị lừa dối) vì thế ông A phải hoàn cọc lại cho ông B ( K2 Điều 131 BLDS 2015). Ngoài ra, Theo "TCXDVN 373:2006 Chỉ dẫn đánh giá mức độ nguy hiểm của kết cấu nhà" thì tại bảng 10.8.1 trang 5 QCXD 102/2012 có nêu: Cấu kiện kết cấu bê tông cốt thép được đánh giá là nguy hiểm khi có hiện tượng như: Cột, tường bị nghiêng, chuyển vị ngang và độ nghiêng vượt quá 1% độ cao, chuyển vị ngang vượt quá h/500. Theo tình huống trên thì nhà nghiêng 6% là vượt quá quy định về an toàn. Vì thế, hòan tòan có cơ sở để làm việc lại với bên bán đề nghị hủy cọc và nhận lại tiền cọc. Kèm theo đó bên B phải xuất trình các chứng cứ về việc chưa có điều kiện tìm hiểu kỹ càng căn nhà, thực tế nhà bị nghiêng không đảm bảo chất lượng để B không tiếp tục thực hiện giao dịch này. Ở trên là ý kiến của mình, các bạn ai có ý kiến góp ý gì thì đóng góp nhé
Những quy định "lừa dối" trong pháp luật Việt Nam
Ngày 1/4 được biết đến như ngày "nói dối", là ngày chúng ta cho nhau những lời bông đùa để cho đời thêm vui, thêm đẹp. Chứ không phải là ngày lừa dối nhau đâu nha bấy bác. Nay mình thử liệt kê những quy định pháp luật liên quan đến "lừa dối", thiếu gì mời các bác bổ sung. 1. Bộ luật dân sự 2015 -Điều 127. Giao dịch dân sự vô hiệu do bị lừa dối, đe dọa, cưỡng ép Khi một bên tham gia giao dịch dân sự do bị lừa dối hoặc bị đe dọa, cưỡng ép thì có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch dân sự đó là vô hiệu. Lừa dối trong giao dịch dân sự là hành vi cố ý của một bên hoặc của người thứ ba nhằm làm cho bên kia hiểu sai lệch về chủ thể, tính chất của đối tượng hoặc nội dung của giao dịch dân sự nên đã xác lập giao dịch đó. 2. Bộ luật tố tụng dân sự 2015 - Khoản 2 Điều 110: “Trường hợp người làm chứng bị lừa dối, đe dọa, cưỡng ép hoặc mua chuộc để không cung cấp chứng cứ hoặc cung cấp chứng cứ sai sự thật thì Tòa án có quyền quyết định buộc người có hành vi lừa dối, đe dọa, cưỡng ép hoặc mua chuộc phải chấm dứt hành vi đó. Trường hợp hành vi đó có dấu hiệu tội phạm thì Tòa án yêu cầu Viện kiểm sát xem xét về trách nhiệm hình sự.” - Khoản 2 Điều 213: “Quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự chỉ có thể bị kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm nếu có căn cứ cho rằng sự thỏa thuận đó là do bị nhầm lẫn, lừa dối, đe dọa, cưỡng ép hoặc vi phạm điều cấm của luật, trái đạo đức xã hội.” 3. Luật thương mại 2005: - Khoản 1 Điều 51: Bên mua có bằng chứng về việc bên bán lừa dối thì có quyền tạm ngừng việc thanh toán; (Quy định về việc ngừng thanh toán trong thương mại) - Điểm a Khoản 2 Điều 71: Gian lận, lừa dối về khối lượng hàng hóa trong các hợp đồng kỳ hạn hoặc hợp đồng quyền chọn được giao dịch hoặc có thể được giao dịch và gian lận, lừa dối về giá thực tế của loại hàng hoá trong các hợp đồng kỳ hạn hoặc hợp đồng quyền chọn; (Hành vi cấm trong hoạt động mua bán hàng hóa tại Sở giao dịch) - Khoản 5 Điều 100: Khuyến mại thiếu trung thực hoặc gây hiểu lầm về hàng hoá, dịch vụ để lừa dối khách hàng. (Một trong các hành vi bị cấm trong hoạt động khuyến mại) - Khoản 5 Điều 123: Trưng bày, giới thiệu mẫu hàng hoá không đúng với hàng hoá đang kinh doanh về chất lượng, giá, công dụng, kiểu dáng, chủng loại, bao bì, thời hạn bảo hành và các chỉ tiêu chất lượng khác nhằm lừa dối khách hàng. (Một trong những trường hợp cấm trưng bày, giới thiệu hàng hóa, dịch vụ) 4. Luật hôn nhân và gia đình 2014: - Điểm b Khoản 2 Điều 5: Tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn, cản trở kết hôn; - Điểm b Khoản 2 Điều 5: Cưỡng ép ly hôn, lừa dối ly hôn, cản trở ly hôn; (Hai trong các hành vi bị cấm trong quy định bảo vệ chế độ hôn nhân, gia đình) 5. Luật sở hữu trí tuệ 2005 Khoản 5 Điều 73: Dấu hiệu làm hiểu sai lệch, gây nhầm lẫn hoặc có tính chất lừa dối người tiêu dùng về nguồn gốc xuất xứ, tính năng, công dụng, chất lượng, giá trị hoặc các đặc tính khác của hàng hoá, dịch vụ. (Một trong những dấu hiệu không được bảo hộ nhãn hiệu) 6. Bộ luật hình sự 1999 Điều 139. Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản Điều 162. Tội lừa dối khách hàng
Sẽ công khai danh tính, địa chỉ người bán hàng online lừa dối khách hàng
Trong thời đại công nghệ số hiện nay, mua sắm trực tuyến đã trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày của nhiều người. Để bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng, sẽ công khai danh tính, địa chỉ của người bán hàng online nếu lừa dối khách hàng. Bên cạnh những tiện ích, việc mua hàng online cũng gặp nhiều rủi ro về chất lượng sản phẩm và dịch vụ. Chính vì vậy, Nghị định 55/2024/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng vừa được Chính phủ chính thức ban hành đã thêm điều luật về công khai danh tính khi người bán hàng lừa dối khách hàng. (1) Từ ngày 01/07/2024 sẽ công khai danh tính người bán hàng online nếu lừa dối khách hàng Cụ thể khoản 1 Điều 24 Nghị định 55/2024/NĐ-CP quy định về công khai, gỡ bỏ thông tin cảnh báo người tiêu dùng trong giao dịch trên không gian mạng như sau: Danh sách tổ chức, cá nhân kinh doanh trên không gian mạng có hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng được công bố công khai trên phương tiện thông tin đại chúng, niêm yết tại trụ sở, đăng tải trên cổng thông tin điện tử của bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh. Các nội dung sẽ công khai công bố theo quy định tại khoản 2 Điều 24 Nghị định 55/2024/NĐ-CP bao gồm: - Tên, địa chỉ tổ chức, cá nhân kinh doanh trên không gian mạng có hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng - Hành vi, địa bàn vi phạm - Cơ quan ban hành, số, ngày, tháng, năm quyết định xử lý vi phạm pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Thời hạn công bố tổ chức, cá nhân kinh doanh vi phạm là 30 ngày kể từ ngày công bố. Hết thời hạn nêu trên, cơ quan đăng tải thông tin sẽ dừng hoặc gỡ bỏ thông tin về tổ chức, cá nhân kinh doanh trên không gian mạng có hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Như vậy, khi người bán hàng có hành vi lừa dối khách hàng thì sẽ bị công khai danh tính, địa chỉ trên phương tiện thông tin đại chúng và trên cổng thông tin điện tử. (2) Lừa dối khách hàng trong mua, bán hàng hoá sẽ bị xử phạt thế nào? Tùy theo tính chất và mức độ mà hành vi lừa dối khách hàng có thể bị xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự. Xử phạt hành chính: Theo điểm b khoản 1 Điều 61 Nghị định 98/2020/NĐ-CP, phạt tiền từ 500 nghìn - 1 triệu đồng đối với một trong các hành vi sau đây trong trường hợp hàng hóa, dịch vụ giao dịch có giá trị dưới 5 triệu đồng: - Không đền bù, trả lại tiền hoặc đổi lại hàng hóa, dịch vụ cho khách hàng, người tiêu dùng do nhầm lẫn. - Đánh tráo, gian lận hàng hóa, dịch vụ khi giao hàng, cung ứng dịch vụ cho khách hàng, người tiêu dùng. - Không đền bù, trả lại tiền hoặc đổi lại hàng hóa, dịch vụ bị đánh tráo, gian lận cho khách hàng, người tiêu dùng. - Tự ý bớt lại bao bì, phụ tùng, linh kiện thay thế, hàng khuyến mại, tài liệu kỹ thuật và hướng dẫn sử dụng kèm theo khi bán hàng, cung cấp dịch vụ. - Thực hiện hoạt động xúc tiến thương mại, đề nghị giao dịch trực tiếp với đối tượng là người không có năng lực hành vi dân sự hoặc người mất năng lực hành vi dân sự. Mức phạt cao nhất đối với hành vi lừa dối khách hàng trong mua bán hàng hóa có thể bị phạt lên đến 20 triệu đồng trong trường hợp hàng hóa, dịch vụ giao dịch có giá trị từ 100 triệu đồng trở lên. Ngoài ra, người vi phạm bị buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm theo khoản 8 Điều 61 Nghị định 98/2020/NĐ-CP. Truy cứu trách nhiệm hình sự: Hành vi lừa dối khách hàng trong mua, bán hàng hóa đủ yếu tố cấu thành tội phạm thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự tại Điều 198 Bộ luật Hình sự 2015 về tội lừa dối khách hàng như sau: Người nào trong việc mua, bán hàng hóa hoặc cung cấp dịch vụ mà cân, đong, đo, đếm, tính gian hàng hóa, dịch vụ hoặc dùng thủ đoạn gian dối khác thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10 - 100 triệu đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm: - Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm - Thu lợi bất chính từ 05 - 50 triệu đồng Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 100 - 500 triệu đồng hoặc phạt tù từ 01 - 05 năm: có tổ chức; có tính chất chuyên nghiệp; dùng thủ đoạn xảo quyệt; thu lợi bất chính 50 triệu đồng trở lên. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20 - 100 triệu, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01- 05 năm. Như vậy, đối với hành vi lừa dối khách hàng, mức xử phạt hành chính cao nhất lên đến 20 triệu đồng trong trường hợp hàng hóa, dịch vụ giao dịch có giá trị từ 100 triệu đồng trở lên. Tóm lại, người bán hàng có hành vi lừa dối khách hàng thì sẽ bị công khai danh tính, địa chỉ trên phương tiện thông tin đại chúng và trên cổng thông tin điện tử. Thời gian công công bố người bán hàng vi phạm là 30 ngày, hết thời hạn này cơ quan đăng tải thông tin sẽ dừng hoặc gỡ bỏ thông tin về người bán hàng trên không gian mạng. Ngoài ra, tùy theo tính chất và mức độ mà hành vi lừa dối khách hàng có thể bị xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự. Nghị định 55/2024/NĐ-CP có hiệu lực vào ngày 01/7/2024.
Ngày nay có rất nhiều ứng dụng dịch vụ cho phép người dùng đánh giá chất lượng dịch vụ. Những đánh giá cho thấy rằng khách hàng rất coi trọng sự phục vụ thân thiện. Bởi vậy, nhiều ông chủ luôn cố gắng luyện tập cho nhân viên của họ thật kỹ lưỡng để có thể nhận được phản hồi tốt từ khách hàng. Đánh giá sản phẩm cũng góp phần xử lý những nhà hàng tốt nước sơn, nhưng không tốt gỗ. Ở Việt Nam bắt đầu có những website viết về ẩm thực, nhưng do được trả tiền. Trên mạng xã hội, ngập tràn người đang bán “like” (thích) cho những “người theo dõi” (followers). Ngay nay, với quá nhiều người có thể tạo dựng sự giả dối về bản thân họ với hình ảnh “ảo tung chảo”, đánh giá giả, tài khoản giả, người theo dõi giả, like giả, giống như người có tiền tha hồ quảng cáo sản phẩm có hại cho sức khỏe trên “giờ vàng”. Họ có tiền thì có quyền. Những mom & pop của nhà hàng nhỏ lại chìm vào lãng quên. Tất cả like giả, bài review giả... là lừa dối. Có bao giờ bạn tự hỏi lừa dối khách hàng sẽ khiến công việc kinh doanh đi đến đâu? Một người bán hàng chuyên chặt chém, lừa phỉnh thì khó giữ được khách hàng lâu dài. Khách cũ không quay lại, để tồn tại, họ phải luôn săn tìm những con mồi mới, và sẽ mãi luẩn quẩn mãi trong mệt mỏi. Trong khi chỉ cần tử tế với khách hàng, gầy dựng niềm tin, họ sẽ không mất công gì bởi khách tự động tới. Tự lừa dối bản thân lần đầu, bạn sẽ thấy hơi khó chịu, nhưng càng làm nhiều thì càng thấy bình thường. Sự tự lừa dối bản thân cũng làm cư xử của mình tồi tệ hơn, làm cho xã hội trở nên ích kỷ hơn. Ai cũng chạy đua tích cóp được đồng nào hay đồng ấy, không cần biết tương lai ra sao. Chúng ta phải làm gì để thay đổi việc này? Thành thật là một phần tất yếu của một xã hội tốt. Nó là một quy tắc đạo đức cơ bản. Sự thật mất lòng, nhưng sự thật là điều cần thiết để thay thế tất cả các đánh giá giả mạo. Đau khổ là cần thiết để mọi người đều tốt lên.
Trả tiền cọc khi lừa dối mua nhà
Tôi có một vấn đề vướng mắc cần được giải đáp như sau: Ông A nhận đặt cọc để bán nhà cho B. Sau khi đặt cọc B phát hiện ra nhà dường như bị nghiêng ( trước khi đặt cọc B có xem xét nhà nhưng không phát hiện ra). VÌ thế, ông B đã thuê công ty đo đạt dùng máy đo thì phát hiện nhà bị nghiêng 6%. Nên ông B không muốn tiếp tục thực hiện việc mua bán nhà và yêu cầu hủy bỏ việc đặt cọc và yêu cầu ông A hoàn lại tiền đặt cọc. Ông A không đồng ý và yêu cầu B thực hiện mua bán nhà theo đúng thỏa thuận đặt cọc. Kính mong các bạn xem xét và tư vấn giúp tình huống trên nên giải quyết như thế nào? Với vướng mắc trên mình xin trả lời như sau, bạn có thể tham khảo nhé: Đặt cọc được pháp luật quy định là một biện pháp đảm bảo cho việc tiến hành ký kết và thực hiện hợp đồng, giao dịch. Vì thế, nếu đã đặt cọc mà từ chối không giao kết và thực hiện hợp đồng thì bị mất cọc còn nếu bên nhận cọc rồi mà từ chối ký kết và thực hiện hợp đồng thì phải trả cọc và đền lại một khỏan tiền tương ứng với số tiền nhận cọc. Dựa vào các thông tin bạn cung cấp có thể thấy: - Đối tượng tranh chấp :tiền đặt cọc - Nguyên nhân: Bên mua phát hiện nhà kém chất lượng ( nghiêng 6%). - Phân tích: Lỗi bên mua: không xem xét nhà kỹ; Lỗi bên bán : không cung cấp thông tin chính xác thực trạng căn nhà cho bên mua. Theo quy định pháp luật thì nhà hư bắt buộc bên bán phải biết nếu không biết mà bán cho khách hàng thì sẽ có dấu hiệu lừa dối dẫn đến hợp đồng vô hiệu ( Theo Điều 127 Bộ luật dân sự LDS 2015 giao dịch dân sự vô hiệu do bị lừa dối) vì thế ông A phải hoàn cọc lại cho ông B ( K2 Điều 131 BLDS 2015). Ngoài ra, Theo "TCXDVN 373:2006 Chỉ dẫn đánh giá mức độ nguy hiểm của kết cấu nhà" thì tại bảng 10.8.1 trang 5 QCXD 102/2012 có nêu: Cấu kiện kết cấu bê tông cốt thép được đánh giá là nguy hiểm khi có hiện tượng như: Cột, tường bị nghiêng, chuyển vị ngang và độ nghiêng vượt quá 1% độ cao, chuyển vị ngang vượt quá h/500. Theo tình huống trên thì nhà nghiêng 6% là vượt quá quy định về an toàn. Vì thế, hòan tòan có cơ sở để làm việc lại với bên bán đề nghị hủy cọc và nhận lại tiền cọc. Kèm theo đó bên B phải xuất trình các chứng cứ về việc chưa có điều kiện tìm hiểu kỹ càng căn nhà, thực tế nhà bị nghiêng không đảm bảo chất lượng để B không tiếp tục thực hiện giao dịch này. Ở trên là ý kiến của mình, các bạn ai có ý kiến góp ý gì thì đóng góp nhé
Những quy định "lừa dối" trong pháp luật Việt Nam
Ngày 1/4 được biết đến như ngày "nói dối", là ngày chúng ta cho nhau những lời bông đùa để cho đời thêm vui, thêm đẹp. Chứ không phải là ngày lừa dối nhau đâu nha bấy bác. Nay mình thử liệt kê những quy định pháp luật liên quan đến "lừa dối", thiếu gì mời các bác bổ sung. 1. Bộ luật dân sự 2015 -Điều 127. Giao dịch dân sự vô hiệu do bị lừa dối, đe dọa, cưỡng ép Khi một bên tham gia giao dịch dân sự do bị lừa dối hoặc bị đe dọa, cưỡng ép thì có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch dân sự đó là vô hiệu. Lừa dối trong giao dịch dân sự là hành vi cố ý của một bên hoặc của người thứ ba nhằm làm cho bên kia hiểu sai lệch về chủ thể, tính chất của đối tượng hoặc nội dung của giao dịch dân sự nên đã xác lập giao dịch đó. 2. Bộ luật tố tụng dân sự 2015 - Khoản 2 Điều 110: “Trường hợp người làm chứng bị lừa dối, đe dọa, cưỡng ép hoặc mua chuộc để không cung cấp chứng cứ hoặc cung cấp chứng cứ sai sự thật thì Tòa án có quyền quyết định buộc người có hành vi lừa dối, đe dọa, cưỡng ép hoặc mua chuộc phải chấm dứt hành vi đó. Trường hợp hành vi đó có dấu hiệu tội phạm thì Tòa án yêu cầu Viện kiểm sát xem xét về trách nhiệm hình sự.” - Khoản 2 Điều 213: “Quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự chỉ có thể bị kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm nếu có căn cứ cho rằng sự thỏa thuận đó là do bị nhầm lẫn, lừa dối, đe dọa, cưỡng ép hoặc vi phạm điều cấm của luật, trái đạo đức xã hội.” 3. Luật thương mại 2005: - Khoản 1 Điều 51: Bên mua có bằng chứng về việc bên bán lừa dối thì có quyền tạm ngừng việc thanh toán; (Quy định về việc ngừng thanh toán trong thương mại) - Điểm a Khoản 2 Điều 71: Gian lận, lừa dối về khối lượng hàng hóa trong các hợp đồng kỳ hạn hoặc hợp đồng quyền chọn được giao dịch hoặc có thể được giao dịch và gian lận, lừa dối về giá thực tế của loại hàng hoá trong các hợp đồng kỳ hạn hoặc hợp đồng quyền chọn; (Hành vi cấm trong hoạt động mua bán hàng hóa tại Sở giao dịch) - Khoản 5 Điều 100: Khuyến mại thiếu trung thực hoặc gây hiểu lầm về hàng hoá, dịch vụ để lừa dối khách hàng. (Một trong các hành vi bị cấm trong hoạt động khuyến mại) - Khoản 5 Điều 123: Trưng bày, giới thiệu mẫu hàng hoá không đúng với hàng hoá đang kinh doanh về chất lượng, giá, công dụng, kiểu dáng, chủng loại, bao bì, thời hạn bảo hành và các chỉ tiêu chất lượng khác nhằm lừa dối khách hàng. (Một trong những trường hợp cấm trưng bày, giới thiệu hàng hóa, dịch vụ) 4. Luật hôn nhân và gia đình 2014: - Điểm b Khoản 2 Điều 5: Tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn, cản trở kết hôn; - Điểm b Khoản 2 Điều 5: Cưỡng ép ly hôn, lừa dối ly hôn, cản trở ly hôn; (Hai trong các hành vi bị cấm trong quy định bảo vệ chế độ hôn nhân, gia đình) 5. Luật sở hữu trí tuệ 2005 Khoản 5 Điều 73: Dấu hiệu làm hiểu sai lệch, gây nhầm lẫn hoặc có tính chất lừa dối người tiêu dùng về nguồn gốc xuất xứ, tính năng, công dụng, chất lượng, giá trị hoặc các đặc tính khác của hàng hoá, dịch vụ. (Một trong những dấu hiệu không được bảo hộ nhãn hiệu) 6. Bộ luật hình sự 1999 Điều 139. Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản Điều 162. Tội lừa dối khách hàng