Ý nghĩa Bông hồng cài áo trong lễ Vu Lan? Nghĩa vụ của con cái với cha mẹ trong lễ Vu Lan là gì?
Theo văn hóa truyền thống thì vào ngày lễ Vu lan sẽ có nghi thức "Bông hồng cài áo" - Vậy nghi thức này có ý nghĩa gì? Ta sẽ cùng tìm hiểu thông qua bài viết sau. Ý nghĩa Bông hồng cài áo trong lễ Vu Lan? Bông hoa hồng là biểu tượng của tình yêu, sự cao quý và ngát hương, Việc nhớ về bậc sinh thành và cài lên ngực bông hoa cao quý là tình cảm đẹp nhất, là chữ Hiếu mà con cái gửi đến bậc sinh thành. Nghi thức “Bông hồng cài áo” chính là để tưởng nhớ những người mẹ đã mất và đồng thời tôn vinh những người mẹ còn lại trên thế gian này. Trong nghi thức “Bông hồng cài áo”, các phật tử thường sẽ cài lên người bông hồng màu đỏ, bông hồng màu đỏ nhạt và bông hồng màu trắng. Mỗi màu hoa đều có ý nghĩa riêng của nó, cụ thể: - Bông hồng màu đỏ cho những ai may mắn còn cha mẹ trên đời. - Bông hồng màu đỏ nhạt cho những người còn mẹ hoặc cha. - Bông hồng màu trắng cho những người kém may mắn khi không còn cha và mẹ trên đời. Ngoài ra, trong nghi thức còn có "Bông hồng màu vàng" được phật tử cài lên ngực cho chư tăng khi tham dự lễ Vu Lan, thể hiện tấm lòng cao quý, tâm hồn cao cả. Nghĩa vụ của con cái trong lễ Vu Lan? Theo Điều 70 và Điều 71 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 thì con cái phải có bổn phận và nghĩa vụ sau với cha mẹ của mình: - Con cái có bổn phận phải yêu quý, kính trọng, biết ơn, hiếu thảo, phụng dưỡng cha mẹ, giữ gìn danh dự, truyền thống tốt đẹp của gia đình - Con cái có nghĩa vụ và quyền chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ, đặc biệt khi cha mẹ mất năng lực hành vi dân sự, ốm đau, già yếu, khuyết tật; Trường hợp gia đình có nhiều con thì các con phải cùng nhau chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ. Tuy nhiên, là một người con thì yêu quý, kính trọng, chăm sóc,...đối với cha mẹ của mình là điều bắt buộc phải thực hiện trong cuộc sống hàng ngày chứ không chỉ thực hiện trong ngày lễ Vu Lan. Người lao động nào sẽ được nghỉ làm trong lễ Vu Lan? Lễ Vu Lan báo hiếu bắt đầu vào Rằm tháng 7 - ngày 15 tháng 7 Âm lịch. Đối chiếu theo lịch Dương lịch thì Lễ Vu Lan báo hiếu sẽ rơi vào ngày 18/8/2024 (tức ngày Chủ nhật). Tại Điều 112 Bộ luật Lao động 2019 quy định về định về nghỉ lễ, tết như sau: - Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết sau đây: + Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch); + Tết Âm lịch: 05 ngày; + Ngày Chiến thắng: 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch); + Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch); + Quốc khánh: 02 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau); + Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch). - Lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam ngoài các ngày nghỉ theo quy định tại khoản 1 Điều này còn được nghỉ thêm 01 ngày Tết cổ truyền dân tộc và 01 ngày Quốc khánh của nước họ. - Hằng năm, căn cứ vào điều kiện thực tế, Thủ tướng Chính phủ quyết định cụ thể ngày nghỉ quy định tại điểm b và điểm đ khoản 1 Điều 112 Bộ luật Lao động 2019. Theo quy định trên thì lễ Vu Lan không thuộc các ngày lễ mà người lao động được nghỉ làm hưởng nguyên lương. Do đó, những người lao động có ngày nghỉ hàng tuần là ngày Chủ nhật sẽ được nghỉ làm vào ngày Lễ Vu Lan. Trường hợp người lao động có ngày nghỉ hàng tuần không rơi vào ngày Chủ nhật hàng tuần thì có thể sử dụng ngày nghỉ hàng năm của mình để xin nghỉ phép Số ngày nghỉ hàng năm của người lao động được xác định tại Điều 113 Bộ luật Lao động 2019 như sau: - Người lao động làm việc đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì được nghỉ hằng năm, hưởng nguyên lương theo hợp đồng lao động như sau: + 12 ngày làm việc đối với người làm công việc trong điều kiện bình thường; + 14 ngày làm việc đối với người lao động chưa thành niên, lao động là người khuyết tật, người làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; + 16 ngày làm việc đối với người làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm. - Người lao động làm việc chưa đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì số ngày nghỉ hằng năm theo tỷ lệ tương ứng với số tháng làm việc. Như vậy, nghi thức “Bông hồng cài áo” chính là để tưởng nhớ những người mẹ đã mất và đồng thời tôn vinh những người mẹ còn lại trên thế gian này. Con cái có bổn phận phải yêu quý, kính trọng, chăm sóc,...đối với cha mẹ của mình trong cuộc sống hàng ngày để báo đáp công ơn nuôi dưỡng của cha mẹ mình.
Vu lan báo hiếu năm 2024 là ngày nào?
Năm 2024, Lễ Vu lan báo hiếu rơi vào ngày nào dương lịch? Con cái có nghĩa vụ gì với cha mẹ theo quy định pháp luật? Ngược đãi cha mẹ bị xử phạt thế nào? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau. Xem thêm: Lễ Vu Lan báo hiếu: GHPGVN có Thông bạch đề nghị không đốt vàng mã Tục giật cô hồn Rằm tháng 7 bắt nguồn từ đâu? Giật cô hồn có vi phạm pháp luật không? (1) Vu lan báo hiếu năm 2024 là ngày nào? Mâm cúng gồm những gì? Định kỳ hằng năm vào rằm tháng 7, tức ngày 15/7 âm lịch. Theo đó, lễ Vu Lan thường rơi vào giữa đến cuối tháng 8, hoặc đầu tháng 9. Theo đó, Lễ Vu Lan 2024 rơi vào Chủ nhật, tức ngày 18/08 dương lịch. Còn Lễ Vu Lan 2025 rơi vào thứ 7, ngày 06/09 dương lịch. Lễ Vu Lan là một trong những ngày lễ chính của Phật giáo, xuất phát từ sự tích Bồ tát Mục Kiền Liên đại hiếu đã cứu mẹ mình ra khỏi kiếp ngạ quỷ (quỷ đói). Vu Lan đã trở thành ngày lễ hằng năm để tưởng nhớ công ơn cha mẹ và tổ tiên nói chung, nhắc nhở mỗi người biết trân trọng những gì mình đang có, nhắc nhở bổn phận làm con phải luôn nhớ đến công ơn sinh dưỡng của cha mẹ mà làm những việc hiếu nghĩa để thể hiện tình cảm và lòng biết ơn. Ngày nay, lễ Vu Lan không đơn thuần chỉ có ý nghĩa tôn giáo thiêng liêng mà còn có ý nghĩa đặc biệt sâu sắc, hướng mỗi người trở về với cội nguồn dân tộc, về với đạo lý “Uống nước nhớ nguồn” với tổ tiên. Đối với mâm cúng lễ Vu Lan trong truyền thống thường sẽ bao gồm: - Cháo loãng. - Gạo. - Muối. - Cơm trắng. - Canh. - Nước lã. - Xôi, chè (các loại chè), khoai (khoai lang, khoai sọ) luộc, bỏng ngô, hoa quả, bánh kẹo, trầu cau. - Thuốc lá, hương hoa và quần áo. (2) Con cái có nghĩa vụ gì đối với cha mẹ? Căn cứ Điều 70 và 71 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 có quy định về quyền, nghĩa vụ của con cái đối với cha mẹ như sau: Về quyền: - Được cha mẹ thương yêu, tôn trọng, thực hiện các quyền, lợi ích hợp pháp về nhân thân và tài sản theo quy định của pháp luật; được học tập và giáo dục; được phát triển lành mạnh về thể chất, trí tuệ và đạo đức. - Con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình thì có quyền sống chung với cha mẹ, được cha mẹ trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc. - Con chưa thành niên tham gia công việc gia đình phù hợp với lứa tuổi và không trái với quy định của pháp luật về bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em. - Con đã thành niên có quyền tự do lựa chọn nghề nghiệp, nơi cư trú, học tập, nâng cao trình độ văn hóa, chuyên môn, nghiệp vụ; tham gia hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội theo nguyện vọng và khả năng của mình. - Được hưởng quyền về tài sản tương xứng với công sức đóng góp vào tài sản của gia đình. Về nghĩa vụ: - Có bổn phận yêu quý, kính trọng, biết ơn, hiếu thảo, phụng dưỡng cha mẹ, giữ gìn danh dự, truyền thống tốt đẹp của gia đình. - Khi sống cùng với cha mẹ, người con có nghĩa vụ tham gia công việc gia đình, lao động, sản xuất, tạo thu nhập nhằm bảo đảm đời sống chung của gia đình; đóng góp thu nhập vào việc đáp ứng nhu cầu của gia đình phù hợp với khả năng của mình. - Con có nghĩa vụ và quyền chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ, đặc biệt khi cha mẹ mất năng lực hành vi dân sự, ốm đau, già yếu, khuyết tật; trường hợp gia đình có nhiều con thì các con phải cùng nhau chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ. Bên cạnh đó, Luật Hôn nhân và gia đình 2014 cũng có nêu rõ, cha, mẹ có nghĩa vụ và quyền ngang nhau, cùng nhau chăm sóc, nuôi dưỡng con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình. (3) Con cái ngược đãi cha mẹ bị xử phạt như thế nào? Trước tiên, hành vi ngược đãi ông bà, cha mẹ, người thân trong gia đình là trái pháp luật. Theo đó, tùy theo mức độ mà người vi phạm trong trường hợp này có thể bị xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự. Xử phạt vi phạm hành chính: Căn cứ Điều 53 Nghị định 144/2021/NĐ-CP có quy định phạt tiền từ 10 đến 20 triệu đồng đối với một trong những hành vi như sau: - Đối xử tồi tệ với ông bà, cha mẹ như: bắt nhịn ăn, nhịn uống, bắt chịu rét, mặc rách, không cho hoặc hạn chế vệ sinh cá nhân; - Bỏ mặc không chăm sóc ông bà, cha mẹ là người già, yếu, tàn tật. Bên cạnh đó, người vi phạm buộc xin lỗi công khai ông bà, cha mẹ khi có yêu cầu. Theo đó, trường hợp con cái có hành vi ngược đãi cha mẹ, ông bà nhưng chưa đến mức xử lý hình sự thì bị phạt đến 02 triệu đồng và buộc phải xin lỗi công khai. Truy cứu trách nhiệm hình sự: Người thực hiện hành vi ngược đãi ông bà, cha mẹ có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự với một trong các tội như sau: - Tội ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ theo quy định tại Điều 185 Bộ Luật Hình sự 2015, cụ thể: + Phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm khi đối xử tồi tệ hoặc có hành vi bạo lực xâm phạm thân thể ông bà, cha mẹ mình thuộc một trong những trường hợp như thường xuyên làm cho nạn nhân bị đau đớn về thể xác, tinh thần hoặc đã bị xử phạt hành chính mà còn vi phạm. + Phạt tù từ 02 năm đến 05 năm khi phạm tội thuộc một trong các trường hợp như phạm tội với người già yếu; khuyết tật nặng, khuyết tật đặc biệt nặng hoặc người mắc bệnh hiểm nghèo. - Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe được quy định tại Điều 134 Bộ Luật Hình sự 2015 được sửa đổi bởi Luật sửa đổi Bộ Luật Hình sự 2017, cụ thể: + Hành vi cố ý ngược đãi, hành hạ dẫn đến việc sức khỏe của ông bà, cha mẹ bị tổn hại dưới 11% thì có thể bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm. Bên cạnh đó, trường hợp tỷ lệ gây thương tích nặng hơn thì phải chịu các mức phạt như sau: + Phạt tù từ 02 năm đến 06 năm nếu tỷ lệ thương tích từ 11% - 30%; + Phạt tù từ 05 năm đến 10 năm nếu tỷ lệ thương tích từ 31% - 60%; + Phạt tù từ 07 năm đến 14 năm nếu tỷ lệ thương tích trên 61%; + Phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân nếu phạm tội với 02 người là cha, mẹ, ông, bà đều có tỷ lệ thương tích trên 61%. Theo đó, ngược đãi ông bà, cha mẹ là một trong những hành vi trái đạo đức đáng lên án. Hành vi này có thể bị xử phạt hành chính hoặc bị xử lý hình sự tùy theo mức độ vi phạm. Trường hợp nặng nhất có thể bị phạt tù đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình.
Con cái bất hiếu với cha mẹ có thể bị phạt tù
Lễ Vu lan đã đến - đây là dịp để tất cả những người con được báo hiếu với cha mẹ mình. Cùng lên chùa để cầu bình an cho ba mẹ nơi cửa Phật, ăn chay để tích đức hay là dành tặng cha mẹ tất cả những lời chúc tốt đẹp nhất xuất phát từ trái tim – Đó là những điều con cái nên làm. Nhưng ở bên ngoài xã hội, lại có vô số những con người phủ nhận tất cả công lao ba mẹ dành cho mình. Hình ảnh những cụ già đã lớn tuổi phải đi ăn xin, đi bán vé số mưu sinh vì không được con cái chăm lo, hay cảnh những cụ già con cái giàu sang nhưng xem cha mẹ là gánh nặng nên phải vào viện dưỡng lão không còn là xa lạ trong thời buổi hiện nay. Tệ hơn, con cái đánh đập, chửi bới, chì chiết cha mẹ cũng diễn ra hàng ngày. Những người con này đã vi phạm giá trị đạo đức là điều không cần bàn cãi. Tuy nhiên, họ có bị một quy định nào của pháp luật ràng buộc, trừng trị hay không? Câu trả lời là có nhé mọi người: * Xử lý vi phạm hành chính Tại mục 4, Nghị định 167/2013/NĐ-CP về xử lý vi phạm hành chính về phòng, chống bạo lực ra đình quy định rất cụ thể và chi tiết các hình thức phạt, mức phạt tiền cũng như các hình phạt bổ xung, biện pháp khắc phục hậu quả dành cho từng hành vi vi phạm. Ví dụ: “Điều 51. Hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm của thành viên gia đình 1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi lăng mạ, chì chiết, xúc phạm danh dự, nhân phẩm thành viên gia đình. 2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 1.500.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây: a) Tiết lộ hoặc phát tán tư liệu, tài liệu thuộc bí mật đời tư của thành viên gia đình nhằm xúc phạm danh dự, nhân phẩm; b) Sử dụng các phương tiện thông tin nhằm xúc phạm danh dự, nhân phẩm thành viên gia đình; c) Phổ biến, phát tán tờ rơi, bài viết, hình ảnh, âm thanh nhằm xúc phạm danh dự, nhân phẩm của nạn nhân. 3. Biện pháp khắc phục hậu quả: a) Buộc xin lỗi công khai khi nạn nhân có yêu cầu đối với hành vi quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này; b) Buộc thu hồi tư liệu, tài liệu, tờ rơi, bài viết, hình ảnh, âm thanh đối với hành vi quy định tại Điểm a, c Khoản 2 Điều này.” * Xử lý hình sự Theo quy định của BLHS 1999, việc con cái bất hiếu với cha mẹ có thể bị xử phạt tù. Cụ thể: “Điều 151. Tội ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu, người có công nuôi dưỡng mình Người nào ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu hoặc người có công nuôi dưỡng mình gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến ba năm.” “Điều 152. Tội từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng Người nào có nghĩa vụ cấp dưỡng và có khả năng thực tế để thực hiện việc cấp dưỡng đối với người mà mình có nghĩa vụ cấp dưỡng theo quy định của pháp luật mà cố ý từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm”. Như vậy, con cái mà có hành vi bất hiếu với cha mẹ thì vào mức độ hành vi, nhẹ là cảnh cáo, phạt tiền; nặng có thể bị phạt đến 03 năm tù giam. Chế tài là như thế, nhưng mong rằng các cơ quan chức năng sẽ xử phạt thật nghiêm minh để các ba, mẹ khi tuổi đã xế chiều rồi sẽ được sống cuộc sống tốt đẹp hơn. Mà quan trọng nhất chính là con cái chúng ta – hãy thức tỉnh để báo hiếu cha mẹ trước khi quá muộn.
Ý nghĩa Bông hồng cài áo trong lễ Vu Lan? Nghĩa vụ của con cái với cha mẹ trong lễ Vu Lan là gì?
Theo văn hóa truyền thống thì vào ngày lễ Vu lan sẽ có nghi thức "Bông hồng cài áo" - Vậy nghi thức này có ý nghĩa gì? Ta sẽ cùng tìm hiểu thông qua bài viết sau. Ý nghĩa Bông hồng cài áo trong lễ Vu Lan? Bông hoa hồng là biểu tượng của tình yêu, sự cao quý và ngát hương, Việc nhớ về bậc sinh thành và cài lên ngực bông hoa cao quý là tình cảm đẹp nhất, là chữ Hiếu mà con cái gửi đến bậc sinh thành. Nghi thức “Bông hồng cài áo” chính là để tưởng nhớ những người mẹ đã mất và đồng thời tôn vinh những người mẹ còn lại trên thế gian này. Trong nghi thức “Bông hồng cài áo”, các phật tử thường sẽ cài lên người bông hồng màu đỏ, bông hồng màu đỏ nhạt và bông hồng màu trắng. Mỗi màu hoa đều có ý nghĩa riêng của nó, cụ thể: - Bông hồng màu đỏ cho những ai may mắn còn cha mẹ trên đời. - Bông hồng màu đỏ nhạt cho những người còn mẹ hoặc cha. - Bông hồng màu trắng cho những người kém may mắn khi không còn cha và mẹ trên đời. Ngoài ra, trong nghi thức còn có "Bông hồng màu vàng" được phật tử cài lên ngực cho chư tăng khi tham dự lễ Vu Lan, thể hiện tấm lòng cao quý, tâm hồn cao cả. Nghĩa vụ của con cái trong lễ Vu Lan? Theo Điều 70 và Điều 71 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 thì con cái phải có bổn phận và nghĩa vụ sau với cha mẹ của mình: - Con cái có bổn phận phải yêu quý, kính trọng, biết ơn, hiếu thảo, phụng dưỡng cha mẹ, giữ gìn danh dự, truyền thống tốt đẹp của gia đình - Con cái có nghĩa vụ và quyền chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ, đặc biệt khi cha mẹ mất năng lực hành vi dân sự, ốm đau, già yếu, khuyết tật; Trường hợp gia đình có nhiều con thì các con phải cùng nhau chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ. Tuy nhiên, là một người con thì yêu quý, kính trọng, chăm sóc,...đối với cha mẹ của mình là điều bắt buộc phải thực hiện trong cuộc sống hàng ngày chứ không chỉ thực hiện trong ngày lễ Vu Lan. Người lao động nào sẽ được nghỉ làm trong lễ Vu Lan? Lễ Vu Lan báo hiếu bắt đầu vào Rằm tháng 7 - ngày 15 tháng 7 Âm lịch. Đối chiếu theo lịch Dương lịch thì Lễ Vu Lan báo hiếu sẽ rơi vào ngày 18/8/2024 (tức ngày Chủ nhật). Tại Điều 112 Bộ luật Lao động 2019 quy định về định về nghỉ lễ, tết như sau: - Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết sau đây: + Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch); + Tết Âm lịch: 05 ngày; + Ngày Chiến thắng: 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch); + Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch); + Quốc khánh: 02 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau); + Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch). - Lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam ngoài các ngày nghỉ theo quy định tại khoản 1 Điều này còn được nghỉ thêm 01 ngày Tết cổ truyền dân tộc và 01 ngày Quốc khánh của nước họ. - Hằng năm, căn cứ vào điều kiện thực tế, Thủ tướng Chính phủ quyết định cụ thể ngày nghỉ quy định tại điểm b và điểm đ khoản 1 Điều 112 Bộ luật Lao động 2019. Theo quy định trên thì lễ Vu Lan không thuộc các ngày lễ mà người lao động được nghỉ làm hưởng nguyên lương. Do đó, những người lao động có ngày nghỉ hàng tuần là ngày Chủ nhật sẽ được nghỉ làm vào ngày Lễ Vu Lan. Trường hợp người lao động có ngày nghỉ hàng tuần không rơi vào ngày Chủ nhật hàng tuần thì có thể sử dụng ngày nghỉ hàng năm của mình để xin nghỉ phép Số ngày nghỉ hàng năm của người lao động được xác định tại Điều 113 Bộ luật Lao động 2019 như sau: - Người lao động làm việc đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì được nghỉ hằng năm, hưởng nguyên lương theo hợp đồng lao động như sau: + 12 ngày làm việc đối với người làm công việc trong điều kiện bình thường; + 14 ngày làm việc đối với người lao động chưa thành niên, lao động là người khuyết tật, người làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; + 16 ngày làm việc đối với người làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm. - Người lao động làm việc chưa đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì số ngày nghỉ hằng năm theo tỷ lệ tương ứng với số tháng làm việc. Như vậy, nghi thức “Bông hồng cài áo” chính là để tưởng nhớ những người mẹ đã mất và đồng thời tôn vinh những người mẹ còn lại trên thế gian này. Con cái có bổn phận phải yêu quý, kính trọng, chăm sóc,...đối với cha mẹ của mình trong cuộc sống hàng ngày để báo đáp công ơn nuôi dưỡng của cha mẹ mình.
Vu lan báo hiếu năm 2024 là ngày nào?
Năm 2024, Lễ Vu lan báo hiếu rơi vào ngày nào dương lịch? Con cái có nghĩa vụ gì với cha mẹ theo quy định pháp luật? Ngược đãi cha mẹ bị xử phạt thế nào? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau. Xem thêm: Lễ Vu Lan báo hiếu: GHPGVN có Thông bạch đề nghị không đốt vàng mã Tục giật cô hồn Rằm tháng 7 bắt nguồn từ đâu? Giật cô hồn có vi phạm pháp luật không? (1) Vu lan báo hiếu năm 2024 là ngày nào? Mâm cúng gồm những gì? Định kỳ hằng năm vào rằm tháng 7, tức ngày 15/7 âm lịch. Theo đó, lễ Vu Lan thường rơi vào giữa đến cuối tháng 8, hoặc đầu tháng 9. Theo đó, Lễ Vu Lan 2024 rơi vào Chủ nhật, tức ngày 18/08 dương lịch. Còn Lễ Vu Lan 2025 rơi vào thứ 7, ngày 06/09 dương lịch. Lễ Vu Lan là một trong những ngày lễ chính của Phật giáo, xuất phát từ sự tích Bồ tát Mục Kiền Liên đại hiếu đã cứu mẹ mình ra khỏi kiếp ngạ quỷ (quỷ đói). Vu Lan đã trở thành ngày lễ hằng năm để tưởng nhớ công ơn cha mẹ và tổ tiên nói chung, nhắc nhở mỗi người biết trân trọng những gì mình đang có, nhắc nhở bổn phận làm con phải luôn nhớ đến công ơn sinh dưỡng của cha mẹ mà làm những việc hiếu nghĩa để thể hiện tình cảm và lòng biết ơn. Ngày nay, lễ Vu Lan không đơn thuần chỉ có ý nghĩa tôn giáo thiêng liêng mà còn có ý nghĩa đặc biệt sâu sắc, hướng mỗi người trở về với cội nguồn dân tộc, về với đạo lý “Uống nước nhớ nguồn” với tổ tiên. Đối với mâm cúng lễ Vu Lan trong truyền thống thường sẽ bao gồm: - Cháo loãng. - Gạo. - Muối. - Cơm trắng. - Canh. - Nước lã. - Xôi, chè (các loại chè), khoai (khoai lang, khoai sọ) luộc, bỏng ngô, hoa quả, bánh kẹo, trầu cau. - Thuốc lá, hương hoa và quần áo. (2) Con cái có nghĩa vụ gì đối với cha mẹ? Căn cứ Điều 70 và 71 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 có quy định về quyền, nghĩa vụ của con cái đối với cha mẹ như sau: Về quyền: - Được cha mẹ thương yêu, tôn trọng, thực hiện các quyền, lợi ích hợp pháp về nhân thân và tài sản theo quy định của pháp luật; được học tập và giáo dục; được phát triển lành mạnh về thể chất, trí tuệ và đạo đức. - Con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình thì có quyền sống chung với cha mẹ, được cha mẹ trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc. - Con chưa thành niên tham gia công việc gia đình phù hợp với lứa tuổi và không trái với quy định của pháp luật về bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em. - Con đã thành niên có quyền tự do lựa chọn nghề nghiệp, nơi cư trú, học tập, nâng cao trình độ văn hóa, chuyên môn, nghiệp vụ; tham gia hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội theo nguyện vọng và khả năng của mình. - Được hưởng quyền về tài sản tương xứng với công sức đóng góp vào tài sản của gia đình. Về nghĩa vụ: - Có bổn phận yêu quý, kính trọng, biết ơn, hiếu thảo, phụng dưỡng cha mẹ, giữ gìn danh dự, truyền thống tốt đẹp của gia đình. - Khi sống cùng với cha mẹ, người con có nghĩa vụ tham gia công việc gia đình, lao động, sản xuất, tạo thu nhập nhằm bảo đảm đời sống chung của gia đình; đóng góp thu nhập vào việc đáp ứng nhu cầu của gia đình phù hợp với khả năng của mình. - Con có nghĩa vụ và quyền chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ, đặc biệt khi cha mẹ mất năng lực hành vi dân sự, ốm đau, già yếu, khuyết tật; trường hợp gia đình có nhiều con thì các con phải cùng nhau chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ. Bên cạnh đó, Luật Hôn nhân và gia đình 2014 cũng có nêu rõ, cha, mẹ có nghĩa vụ và quyền ngang nhau, cùng nhau chăm sóc, nuôi dưỡng con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình. (3) Con cái ngược đãi cha mẹ bị xử phạt như thế nào? Trước tiên, hành vi ngược đãi ông bà, cha mẹ, người thân trong gia đình là trái pháp luật. Theo đó, tùy theo mức độ mà người vi phạm trong trường hợp này có thể bị xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự. Xử phạt vi phạm hành chính: Căn cứ Điều 53 Nghị định 144/2021/NĐ-CP có quy định phạt tiền từ 10 đến 20 triệu đồng đối với một trong những hành vi như sau: - Đối xử tồi tệ với ông bà, cha mẹ như: bắt nhịn ăn, nhịn uống, bắt chịu rét, mặc rách, không cho hoặc hạn chế vệ sinh cá nhân; - Bỏ mặc không chăm sóc ông bà, cha mẹ là người già, yếu, tàn tật. Bên cạnh đó, người vi phạm buộc xin lỗi công khai ông bà, cha mẹ khi có yêu cầu. Theo đó, trường hợp con cái có hành vi ngược đãi cha mẹ, ông bà nhưng chưa đến mức xử lý hình sự thì bị phạt đến 02 triệu đồng và buộc phải xin lỗi công khai. Truy cứu trách nhiệm hình sự: Người thực hiện hành vi ngược đãi ông bà, cha mẹ có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự với một trong các tội như sau: - Tội ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ theo quy định tại Điều 185 Bộ Luật Hình sự 2015, cụ thể: + Phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm khi đối xử tồi tệ hoặc có hành vi bạo lực xâm phạm thân thể ông bà, cha mẹ mình thuộc một trong những trường hợp như thường xuyên làm cho nạn nhân bị đau đớn về thể xác, tinh thần hoặc đã bị xử phạt hành chính mà còn vi phạm. + Phạt tù từ 02 năm đến 05 năm khi phạm tội thuộc một trong các trường hợp như phạm tội với người già yếu; khuyết tật nặng, khuyết tật đặc biệt nặng hoặc người mắc bệnh hiểm nghèo. - Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe được quy định tại Điều 134 Bộ Luật Hình sự 2015 được sửa đổi bởi Luật sửa đổi Bộ Luật Hình sự 2017, cụ thể: + Hành vi cố ý ngược đãi, hành hạ dẫn đến việc sức khỏe của ông bà, cha mẹ bị tổn hại dưới 11% thì có thể bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm. Bên cạnh đó, trường hợp tỷ lệ gây thương tích nặng hơn thì phải chịu các mức phạt như sau: + Phạt tù từ 02 năm đến 06 năm nếu tỷ lệ thương tích từ 11% - 30%; + Phạt tù từ 05 năm đến 10 năm nếu tỷ lệ thương tích từ 31% - 60%; + Phạt tù từ 07 năm đến 14 năm nếu tỷ lệ thương tích trên 61%; + Phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân nếu phạm tội với 02 người là cha, mẹ, ông, bà đều có tỷ lệ thương tích trên 61%. Theo đó, ngược đãi ông bà, cha mẹ là một trong những hành vi trái đạo đức đáng lên án. Hành vi này có thể bị xử phạt hành chính hoặc bị xử lý hình sự tùy theo mức độ vi phạm. Trường hợp nặng nhất có thể bị phạt tù đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình.
Con cái bất hiếu với cha mẹ có thể bị phạt tù
Lễ Vu lan đã đến - đây là dịp để tất cả những người con được báo hiếu với cha mẹ mình. Cùng lên chùa để cầu bình an cho ba mẹ nơi cửa Phật, ăn chay để tích đức hay là dành tặng cha mẹ tất cả những lời chúc tốt đẹp nhất xuất phát từ trái tim – Đó là những điều con cái nên làm. Nhưng ở bên ngoài xã hội, lại có vô số những con người phủ nhận tất cả công lao ba mẹ dành cho mình. Hình ảnh những cụ già đã lớn tuổi phải đi ăn xin, đi bán vé số mưu sinh vì không được con cái chăm lo, hay cảnh những cụ già con cái giàu sang nhưng xem cha mẹ là gánh nặng nên phải vào viện dưỡng lão không còn là xa lạ trong thời buổi hiện nay. Tệ hơn, con cái đánh đập, chửi bới, chì chiết cha mẹ cũng diễn ra hàng ngày. Những người con này đã vi phạm giá trị đạo đức là điều không cần bàn cãi. Tuy nhiên, họ có bị một quy định nào của pháp luật ràng buộc, trừng trị hay không? Câu trả lời là có nhé mọi người: * Xử lý vi phạm hành chính Tại mục 4, Nghị định 167/2013/NĐ-CP về xử lý vi phạm hành chính về phòng, chống bạo lực ra đình quy định rất cụ thể và chi tiết các hình thức phạt, mức phạt tiền cũng như các hình phạt bổ xung, biện pháp khắc phục hậu quả dành cho từng hành vi vi phạm. Ví dụ: “Điều 51. Hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm của thành viên gia đình 1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi lăng mạ, chì chiết, xúc phạm danh dự, nhân phẩm thành viên gia đình. 2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 1.500.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây: a) Tiết lộ hoặc phát tán tư liệu, tài liệu thuộc bí mật đời tư của thành viên gia đình nhằm xúc phạm danh dự, nhân phẩm; b) Sử dụng các phương tiện thông tin nhằm xúc phạm danh dự, nhân phẩm thành viên gia đình; c) Phổ biến, phát tán tờ rơi, bài viết, hình ảnh, âm thanh nhằm xúc phạm danh dự, nhân phẩm của nạn nhân. 3. Biện pháp khắc phục hậu quả: a) Buộc xin lỗi công khai khi nạn nhân có yêu cầu đối với hành vi quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này; b) Buộc thu hồi tư liệu, tài liệu, tờ rơi, bài viết, hình ảnh, âm thanh đối với hành vi quy định tại Điểm a, c Khoản 2 Điều này.” * Xử lý hình sự Theo quy định của BLHS 1999, việc con cái bất hiếu với cha mẹ có thể bị xử phạt tù. Cụ thể: “Điều 151. Tội ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu, người có công nuôi dưỡng mình Người nào ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu hoặc người có công nuôi dưỡng mình gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến ba năm.” “Điều 152. Tội từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng Người nào có nghĩa vụ cấp dưỡng và có khả năng thực tế để thực hiện việc cấp dưỡng đối với người mà mình có nghĩa vụ cấp dưỡng theo quy định của pháp luật mà cố ý từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm”. Như vậy, con cái mà có hành vi bất hiếu với cha mẹ thì vào mức độ hành vi, nhẹ là cảnh cáo, phạt tiền; nặng có thể bị phạt đến 03 năm tù giam. Chế tài là như thế, nhưng mong rằng các cơ quan chức năng sẽ xử phạt thật nghiêm minh để các ba, mẹ khi tuổi đã xế chiều rồi sẽ được sống cuộc sống tốt đẹp hơn. Mà quan trọng nhất chính là con cái chúng ta – hãy thức tỉnh để báo hiếu cha mẹ trước khi quá muộn.