Diễn biến lương tối thiểu chung, lương cơ sở từ tháng 12/1993
Tôi mới thống kê lại diễn biến lương tối thiểu chung, lương cơ sở từ tháng 12/1993. Nếu có sơ sót, các bạn bổ sung nhé. Tên gọi Tháng, năm Mức lương (đồng) Lương tối thiểu chung 12/1993 120 000 01/1997 144 000 01/2000 180 000 01/2001 210 000 01/2003 290 000 10/2005 350 000 10/2006 450 000 01/2008 540 000 5/2009 650 000 5/2010 730 000 5/2011 830 000 5/2012 1 050 000 Lương cơ sở 7/2013 1 150 000 5/2016 1 210 000
Tại sao ngày trước gọi là lương tối thiểu chung, còn bây giờ gọi là lương cơ sở?
Học môn Luật Lao động, các bạn có bao giờ thắc mắc về mức lương cơ sở, mức lương tối thiểu chung? Thực chất, nó là 1, tuy nhiên, vì nhiều lý do, nên trước kia, người ta gọi đó là lương tối thiểu chung, còn bây giờ thì gọi là lương cơ sở. Bài viết dưới đây sẽ giải thích cho các bạn lý do tại sao có sự thay đổi tên gọi đó: Căn cứ quy định khoản 3 Điều 240 Bộ luật lao động 2012 thì “ Chính phủ ban hành chính sách lương cụ thể để áp dụng đối với cán bộ, công chức, viên chức, người thuộc lực lượng quân đội nhân dân, công an nhân dân”. Vì vậy trước khi chuyển sang quy định mức lương cơ sở thì chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức được quy định trong các văn bản của cơ quan khác nhau. Bên cạnh đó, theo quy định tại Điều 91 Bộ luật lao động 2012 chỉ quy định “Mức lương tối thiểu là mức thấp nhất trả cho người lao động làm công việc giản đơn nhất, trong điều kiện lao động bình thường và phải bảo đảm nhu cầu sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ” chứ không quy định mức lương tối thiểu chung. Như vậy, căn cứ vào các quy định của Bộ luật lao động 2012 về tiền lương thì hiện nay quy định về mức lương tối thiểu chung dùng để tính các mức lương khác và khoản phụ cấp khác đối với những đối tượng là cán bộ, công chức, viên chức và người thuộc lực lượng quân đội nhân dân, công an nhân dân không còn quy định trong Bộ Luật Lao động 2012. Do đó, cần thiết phải thay quy định “mức lương tối thiểu chung” thành “mức lương cơ sở” là mức lương thấp nhất để tính tiền lương ngạch, bậc, chức vụ, cấp hàm và các loại phụ cấp lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang. Từ những lý do nêu trên, thì việc Chính phủ ban hành nghị định quy định mức lương cơ sở đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang để phù hợp với quy định của Bộ luật Lao động năm 2012 và ấn định mức lương cơ sở từ ngày 01 tháng 7 năm 2013 là 1.150.000 đồng và hiện nay mức lương cơ sở này là 1.210.000 đồng. Để biết thêm thông tin bạn có thể tham khảo Dự thảo tờ trình Chính phủ về việc ban hành Nghị định chính phủ quy định về mức lương cơ sở đối với cán bộ, công chức, viên chức và lưc lượng vũ trang tại file đính kèm.
Đừng la ó nữa những công chức nghèo!
Anh nghèo là anh có tội với xã hội này (kéo lùi sự phát triển của đất nước), vậy hãy im lặng và dành sức để thoát nghèo... đừng có hao hơi mỏi miệng trách móc làm chi. Nói một cách thật lòng (hơi khó nghe một chút), nghèo thì đáng đời kẻ lười biếng! 1. Lương chúng tôi thấp quá, thật là bất công ... Mỗi lần Chính phủ quyết định tăng lương tối thiểu vùng thì hàng loạt (ở đây chỉ nói hàng loạt chứ không nói tất cả) công chức phát ngôn: “Người ta làm doanh nghiệp ngoài nhà nước được tăng lương ùn ùn kìa, sao Nhà nước không chịu tăng lương cho công chức, làm sao chúng tôi có đủ tiền nuôi vợ con... thật là bất công”. Nghĩ mà thấy buồn cười, người ta làm cho doanh nghiệp ngoài nhà nước với hiệu quả công việc cao, thời gian làm việc nhiều thì phải tăng lương cho họ là đúng rồi. Còn một bộ phận không nhỏ các anh “sáng cắp ô đi, tối cắp ô về”, nhiều lúc dân đến trụ sợ mới có 4 giờ chiều là các anh đã đóng cửa đi dự tiệc rồi; mặt khác, nợ công đất nước ngày một gia tăng các anh không thấy hổ thẹn với nhân dân hay sao mà đi đòi tăng lương? Ảnh minh họa (Nguồn Internet) Thậm chí, có công chức phát ngôn mang tính dọa nạt: “Yêu cầu Chính phủ tăng lương cho chúng tôi, nếu không tăng thì chẳng ai chịu làm cho Nhà nước nữa mà bỏ ra ngoài làm việc cho tư nhân để hưởng lương cao hơn”. Các anh chỉ đủ sức dọa con nít chứ không dọa được Chính phủ đâu! Các anh mà nghỉ thì Chính phủ sẽ nhiệt liệt cảm ơn, đề án tinh giản biên chế nhanh chóng được hoàn thành. Thật ra, các anh dám nói nhưng đời nào dám làm, nếu dám làm thì giờ này không còn ngồi đó để la ó. 2. Các anh chọn cái nghèo chứ không ai ép ... Tôi không hiểu các anh vào công chức để làm gì rồi suốt ngày than trời trách đất vì cái sự nghèo của mình. Theo tôi được biết, hiện nay để vào công chức không phải là dễ, nhiều người phải “lót tay” hàng trăm triệu đồng mới được ngồi vào vị trí lương 1.15 triệu đồng x 2.34. Người đậu thì ít, rớt quấn quýt kéo dài; đơn cử là vụ thí sinh chi chít đội mưa nộp hồ sơ thi vào công chức ngành Thuế. Thí sinh đội mưa nộp hồ sơ thi công chức ngành Thuế (Nguồn Internet) Các anh đã biết trước vào công chức thì sẽ hưởng lương thấp thế mà vẫn đua nhau vào thì cố mà chịu nhé! Không biết, các anh đua vào công chức để phụng sự xã hội hay nhằm mục đích gì khác? Mà này, có khi nào ở ngoài không còn đất để các anh làm việc nên mới trốn vào công chức nhằm an phận. Nếu vậy, thì buồn cho nhân dân nước nhà vì có những người “đầy tớ” kém năng lực.
Chính thức tăng lương tối thiểu chung từ 01/01/2015
> Vẫn tăng lương tối thiểu chung từ năm 2015? Quốc hội vừa thông qua Nghị quyết về Dự toán Ngân sách Nhà nước năm 2015, theo đó, sẽ điều chỉnh tăng 8% đối với lương hưu, trợ cấp ưu đãi người có công và tiền lương đối với CB, CCVC, lực lượng vũ trang có hệ số lương từ 2,34 trở xuống, từ 01/01/2015. Xem thêm tại đây.
Vẫn tăng lương tối thiểu chung từ năm 2015?
> Tăng lương công chức từ năm 2015 Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng vừa ủy quyền cho Bộ trưởng Bộ Tài chính ký tờ trình báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội về đề xuất tăng lương cơ sở (lương tối thiểu chung) năm 2015. Theo đó, mức tăng dự kiến khoảng 8% lương tối thiểu hiện hành (1.150.000 đồng), bằng mức lạm phát dự kiến. Mức tăng nêu trên, theo đó tương đương khoảng 90.000 đồng một tháng. Như vậy, ngân sách dự kiến phải dành thêm 11 nghìn tỷ đồng để tăng lương. Nhiều khả năng đề xuất này sẽ được chấp thuận; bởi lẽ nó phù hợp với tình hình thực tế hiện nay cũng như phù hợp với Thông báo 104/TB-VPCP ngày 14/03/2014. (Nguồn Theo VnExpress)
Tăng lương công chức từ năm 2015
> Lương tối thiểu chung tăng thêm 90.000 đồng/tháng Tại Thông báo 104/TB-VPCP ngày 10/03/2014, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Văn Ninh giao các Bộ: Nội vụ, Lao động - Thương binh và Xã hội, Tài chính, Giáo dục và Đào tạo, Y tế, Khoa học và Công nghệ, Văn hóa, Thể thao và Du lịch khẩn trương hoàn chỉnh dự thảo Đề án để trình kèm theo Tở trình Bộ Chính trị những vấn đề sau: 1. Đề án cải cách chính sách tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và người lao động trong các doanh nghiệp: - Đưa ra mô hình hoàn chỉnh về tiền lương khi tính đúng, tính đủ, sau đó gắn với tạo nguồn để đề xuất khả năng thực hiện. - Nghiên cứu bổ sung một phần trong Đề án này về tinh giản biên chế, tổ chức bộ máy hoặc có kèm theo Đè án về tinh giản biên chế, tổ chức bộ máy khi trình Bộ Chính trị. - Trước mắt đề xuất điều chỉnh mức lương cơ sở. Việc mở rộng quan hệ tiền lương tối thiểu - trung bình - tối đa, thiết kế lại thang, bảng lương xem xét kéo dài hơn lộ trình đã dự kiến. Nguyên tắc thiết kế thang, bảng lương theo định hướng đã nêu tại Kết luận số 23-KL/TW ngày 29 tháng 5 năm 2012 của Hội nghị Trung ương 5 khóa XI. 2. Đề án cải cách chính sách bảo hiểm xã hội: Hoàn chỉnh các nội dung theo định hướng đã nghiên cứu, báo cáo. Những vấn đề thấy cần thiết có thể đề xuất 2 phương án để lựa chọn. 3. Đề án cải cách chính sách ưu đãi người có công với cách mạng: Hoàn chỉnh các nội dung theo định hướng đã nghiên cứu, báo cáo để thấy được tổng thể chung về các chính sách ưu đãi đối với người có công. 4. Đề án tạo nguồn: - Bổ sung các giải pháp về cơ cấu ngân sách, rà soát chi tiêu,…; cần thiết thì nêu điều kiện để thực hiện được các giải pháp đó và để thực hiện cải cách điều chỉnh tiền lương. - Cần trình theo hướng tích cực và kiên quyết để có được khoản ngân sách ưu tiên giải quyết tiền lương, lương hưu, trợ cấp người có công. - Xem xét tổng thể từng Đề án về lộ trình, nguồn để đề xuất thời điểm tách các chính sách độc lập với nhau. - Nghiên cứu lộ trình bắt đầu thực hiện từ năm 2015. 5. Đề án đổi mới cơ chế hoạt động, cơ chế tài chính và tiền lương gắn với kết quả hoạt động của đơn vị sự nghiệp công lập: Đây là vấn đề quan trọng vì vậy các Bộ phải khẩn trương triển khai thực hiện. Nội dung các Đề án cần báo cáo những việc đã, đang và sẽ triển khai theo định hướng nêu trong các Kết luận của Bộ Chính trị. Như vậy, đúng theo lộ trình nêu trên thì từ năm 2015 Chính phủ sẽ tăng lương cơ sở.
Năm 2014, không tăng lương cho công chức
Ngày 12/11/2013, Quốc hội ban hành Nghị quyết 57/2013/QH13 về dự toán ngân sách nhà nước năm 2014, theo đó chỉ giao Chính phủ thực hiện bảy nhiệm vụ sau: 1. Thực hiện chính sách tài khóa chặt chẽ, cơ cấu lại thu, chi ngân sách, phối hợp đồng bộ với chính sách tiền tệ để duy trì ổn định kinh tế vĩ mô. Bội chi ngân sách chủ yếu được sử dụng cho đầu tư phát triển và dành một phần để trả nợ. Triệt để tiết kiệm chi cho bộ máy quản lý nhà nước và sự nghiệp công; thực hiện tinh giản biên chế gắn với cơ chế khoán chi và bố trí kinh phí theo hiệu quả công việc; cắt, giảm tối đa kinh phí tổ chức hội nghị, hội thảo, chi công tác nước ngoài, chi cho lễ hội, lễ kỷ niệm, khởi công, khánh thành, tổng kết và các khoản chi chưa cần thiết khác; không mua xe công (trừ xe chuyên dùng theo quy định của pháp luật); quản lý chặt chẽ để hạn chế tối đa chi chuyển nguồn. 2. Trình Quốc hội xem xét, thông qua các dự án luật: Luật ngân sách nhà nước (sửa đổi), Luật đầu tư công; chuyển một số loại phí, lệ phí sang giá dịch vụ phù hợp với cơ chế thị trường; rà soát lại chính sách thu ngân sách nhà nước, điều chỉnh bảo đảm phù hợp với lộ trình giảm thuế đã cam kết theo các hiệp định tự do thương mại song phương và đa phương, không ban hành, điều chỉnh chính sách làm giảm thu, tăng chi ngân sách nhà nước ảnh hưởng đến cân đối ngân sách nhà nước và an ninh tài chính quốc gia. Nâng cao hiệu lực, hiệu quả của công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm toán; chống buôn lậu, gian lận thương mại, chuyển giá, kiểm soát chặt chẽ việc hoàn thuế; giảm nợ đọng thuế. 3. Thu vào ngân sách nhà nước 75% số tiền lãi dầu, khí nước chủ nhà được chia và tiền đọc tài liệu phát sinh trong năm 2014; số tiền còn lại (25%) để lại cho Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam đầu tư theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ. Hướng dẫn thực hiện Điều 32 của Luật dầu khí (sửa đổi) về cơ chế thu từ lãi dầu, khí nước chủ nhà được chia và tiền đọc tài liệu; sửa đổi cơ chế điều hành giá khí phù hợp với cơ chế thị trường, tính toán để thu vào ngân sách nhà nước khoản tiền chênh lệch giá khí. 4. Thực hiện thu ngân sách nhà nước đối với cổ tức được chia năm 2014 cho phần vốn nhà nước của các công ty cổ phần có vốn góp của nhà nước do Bộ, ngành, địa phương đại diện chủ sở hữu và phần lợi nhuận còn lại sau khi trích nộp các quỹ theo quy định của pháp luật của các Tập đoàn, Tổng công ty Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ. Chính phủ hướng dẫn cơ chế thu, phân bổ và quản lý sử dụng có hiệu quả. Trình Quốc hội ban hành Nghị quyết về việc thu vào ngân sách nhà nước cổ tức của Nhà nước tại doanh nghiệp có cổ phần của Nhà nước để bổ sung nguồn vốn cho đầu tư phát triển. 5. Trong năm 2014, tiếp tục thực hiện miễn thuế khoán (thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập cá nhân) và thuế thu nhập doanh nghiệp đối với hộ, cá nhân kinh doanh nhà trọ, phòng trọ cho thuê đối với công nhân, người lao động, sinh viên, học sinh; hộ, cá nhân chăm sóc trông giữ trẻ; hộ, cá nhân, tổ chức cung ứng suất ăn ca cho công nhân theo quy định tại khoản 2 Điều 1 Nghị quyết số 29/2012/QH13 ngày 21 tháng 6 năm 2012 của Quốc hội. 6. Đánh giá chính xác, tăng cường kiểm soát chặt chẽ nợ công, nợ chính phủ và nợ nước ngoài của quốc gia, bảo đảm an toàn nợ công, trả nợ đúng cam kết, giữ vững an ninh tài chính quốc gia. Từng bước xử lý dứt điểm các khoản mà ngân sách nhà nước còn nợ. 7. Tiếp tục thực hiện 16 chương trình mục tiêu quốc gia theo hướng tập trung, có trọng tâm, trọng điểm, lồng ghép và thu gọn mục tiêu, giảm chi sự nghiệp, bảo đảm quản lý chặt chẽ, sử dụng vốn hiệu quả; khắc phục những tồn tại, yếu kém trong quá trình triển khai qua 3 năm thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia (2011 - 2013). Đồng thời, trong các phụ lục về dự toán thu, chi ngân sách năm 2014 không đề cập đến việc tăng lương cơ sở trong năm 2014. Bởi vậy, trong năm 2014 sẽ không tăng lương cơ sở đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang.
Xác định mức lương của cán bộ công chức theo Thông tư 104/2013/TT-BTC
Thực hiện điều chỉnh mức lương cơ sở của các cơ quan, đơn vị và các cấp trực thuộc; điều chỉnh trợ cấp cho cán bộ xã đã nghỉ việc, điều chỉnh quỹ phụ cấp đối với những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, thôn, tổ dân phố theo mức khoán theo quy định tại các Nghị định số 66/2013/NĐ-CP, Nghị định số 73/2013/NĐ-CP Xem thêm: Nghị định 66/2013/ND-CP - Tăng lương cơ sở (lương tối thiểu chung) Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở Trung ương (sau đây viết tắt là các Bộ, cơ quan Trung ương) và UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm tổ chức, hướng dẫn, tổng hợp nhu cầu kinh phí và nguồn kinh phí để thực hiện điều chỉnh mức lương cơ sở. Theo đó: - Tổng số cán bộ, công chức, viên chức, cán bộ xã đã nghỉ việc để xác định nhu cầu kinh phí thực hiện Nghị định số 66/2013/NĐ-CP, số 73/2013/NĐ-CP là số thực có mặt tại thời điểm báo cáo (số có mặt tại thời điểm 01/7/2013). - Đối với số cán bộ, công chức, viên chức, không vượt quá tổng số biên chế được cấp có thẩm quyền giao (hoặc phê duyệt) năm 2013. - Đối với số người làm việc theo chế độ hợp đồng, chỉ tổng hợp số người làm việc theo chế độ hợp đồng không thời hạn trong cơ quan hành chính nhà nước theo quy định tại Nghị định số 68/2000/NĐ-CP ngày 17/11/2000; số người làm việc theo chế độ hợp đồng không thời hạn trong cơ quan Đảng, tổ chức chính trị - xã hội áp dụng theo quy định tại Nghị định số 68/2000/NĐ-CP (không bao gồm người lao động hợp đồng trong đơn vị sự nghiệp) để xác định nhu cầu kinh phí thực hiện Nghị định số 66/2013/NĐ-CP. - Đối với số biên chế tăng thêm trong năm 2013 so với số biên chế có mặt tại thời điểm 01/7/2013 (nếu có), nếu trong phạm vi tổng mức biên chế được cấp có thẩm quyền giao (hoặc phê duyệt) tại thời điểm báo cáo thì nhu cầu kinh phí tăng thêm thực hiện Nghị định số 66/2013/NĐ-CP của số biên chế này được các Bộ, cơ quan Trung ương và các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổng hợp báo cáo bổ sung để Bộ Tài chính xem xét giải quyết (đối với các Bộ, cơ quan Trung ương) hoặc tổng hợp vào nhu cầu kinh phí thực hiện tiền lương năm sau (đối với các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương). - Đối với số biên chế vượt so với tổng số biên chế được cấp có thẩm quyền giao (hoặc phê duyệt) tại thời điểm báo cáo thì nhu cầu kinh phí thực hiện Nghị định về điều chỉnh mức lương cơ sở của số biên chế này do cơ quan, đơn vị tự đảm bảo từ các nguồn kinh phí theo quy định của pháp luật; không tổng hợp vào nhu cầu kinh phí thực hiện Nghị định về điều chỉnh mức lương cơ sở năm 2013 của các Bộ, cơ quan Trung ương và các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Xem văn bản tại đây: Thông tư 104/2013/TT-BTC
Re:Mức lương tối thiểu vùng cho năm 2014
Việc công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng về thông tin mức lương tối thiểu và phương pháp xác định mức lương tối thiểu theo nhu cầu tối thiểu của người lao động là điều cần thiết để doanh nghiệp có thể (i) Xác định được thông tin, kế hoạch và định hướng cải cách tiền lương của Chính phủ; (ii) Tự điều chỉnh chiến lược giá của sản phẩm trên cơ sở định hướng cải cách tiền lương đó; (iii) Nắm bắt mức lương tối thiểu cho nhu cầu tối thiểu của người lao động theo từng thời kỳ; từ đó đưa ra các biện pháp điều chỉnh thang bảng lương, đảm bảo cuộc sống của người lao động nhằm giữ chân họ gắn bó với doanh nghiệp. Trong bản Đề xuất phương án tiền lương tối thiểu vùng năm 2014 ngày 12/07/2013, phương án điều chỉnh mức lương tối thiểu vùng nêu ra một số căn cứ để điều chỉnh mức lương tối thiểu vùng như mức lương tối thiểu theo nhu cầu tối thiểu của người lao động, tình hình sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp vẫn còn gặp nhiều khó khăn, tốc độ tăng trưởng kinh tế chậm, không đạt chỉ tiêu đề ra… Tuy nhiên, Hội đồng tiền lương quốc gia chưa đề cập đến một số yếu tố pháp lý mới có hoặc sắp có hiệu lực ảnh hưởng đến quỹ lương chi trả của doanh nghiệp, cụ thể như sau: 1. Quỹ tiền lương làm thêm giờ: Theo quy định của Bộ luật Lao động năm 1994 (đã hết hiệu lực), trường hợp người lao động làm thêm giờ vào ban đêm thì tiền lương làm thêm giờ được tính trả như sau (đối với lao động trả lương theo thời gian)[5]: Tiền lương làm thêm giờ vào ban đêm = Tiền lương giờ thực trả x 130% x 150% hoặc 200% hoặc 300% x Số giờ làm thêm vào ban đêm Nếu người lao động làm thêm 1 giờ vào ban đêm ngày thường, họ sẽ nhận được 195% tiền lương giờ theo công việc làm vào ban ngày. Theo quy định mới của Bộ luật Lao động năm 2012, ngoài mức tính 150% (cho ngày thường) và 30% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo công việc của ngày làm việc bình thường, doanh nghiệp buộc phải trả thêm một khoản tiền bằng 20% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo công việc làm vào ban ngày nếu người lao động làm thêm giờ vào ban đêm[6]. Tức là, ngoài mức 195% như trên, doanh nghiệp phải trả thêm 20% nữa. Ngoài ra, doanh nghiệp phải trả 400% cho người lao động hưởng lương ngày nếu đi làm thêm vào ngày nghỉ lễ, ngày nghỉ có hưởng lương[7]. Hiện chưa có hướng dẫn về việc những người lao động hưởng lương giờ, lương tuần, lương tháng hoặc lương theo sản phẩm, theo khoán có được hưởng mức 400% như người lao động hưởng lương ngày hay không. Nhưng chắc chắn một điều, doanh nghiệp phải trả cao hơn so với mức 300% theo quy định cũ[8]. 2. Mức đóng Bảo hiểm xã hội: Theo lộ trình tăng mức đóng bảo hiểm xã hội được quy định tại Khoản 1, Điều 91, Luật Bảo hiểm xã hội năm 2006 và Khoản 1, Điều 5, Quy định quản lý thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, quản lý sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế ban hành kèm theo Quyết định số 1111/QĐ-BHXH của Bảo hiểm xã hội Việt Nam ngày 25/10/2011, kể từ 01/01/2014 trở đi, doanh nghiệp phải đóng 18% mức tiền lương, tiền công tháng, tăng thêm 1% so với năm 2013. Khi mức tiền lương tối thiểu vùng tăng, hai khoản vừa nêu ở trên cũng sẽ tăng theo. Trong cơ cấu giá sản phẩm, chi phí nhân công chiếm khoảng 15% - 30% giá thành. Nếu như tăng lương theo phương án 1, giá thành sản phẩm tăng lên khoảng 5% - 8%. Còn nếu theo phương án 2, giá thành sản phẩm tăng lên khoảng 4% - 6%. Đây là những mức tăng không dễ dàng gì cho doanh nghiệp trong thời điểm kinh tế khó khăn hiện nay. Do đó, chúng tôi đề xuất mức tiền lương tối thiểu vùng tăng khoảng 10% -12% như sau: Vùng Phương án 3 Mức lương tối thiểu năm 2014 Mức tăng năm 2014 so với năm 2013 Vùng 1 2.600 250 Vùng 2 2.350 250 Vùng 3 2.000 200 Vùng 4 1.850 200 Mức lương tối thiểu vùng này đáp ứng được khoảng 66% - 71% so với nhu cầu sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ. [1] Điều 56, Bộ luật Lao động năm 1994 [2] Khoản 2, Điều 91, Bộ luật Lao động năm 2012 [3] Nguồn xem tại website: http://www.business-in-asia.com/asia/minimum_wage/Minimum_wages_in_Asia/minimum_wage_in_asia.html [4] Hội đồng tiền lương quốc gia đề xuất giữ nguyên bốn vùng và danh mục địa bàn ở bốn vùng theo quy định tại Nghị định số 103/2012/NĐ-CP ngày 04/12/2012. [5] Điểm c, Khoản 3, Mục V, Thông tư số 13/2003/TT-BLĐTBXH ban hành ngày 30/5/2003 [6] Khoản 3, Điều 97, Bộ luật Lao động năm 2012: “Người lao động làm thêm giờ vào ban đêm thì ngoài việc trả lương theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, người lao động còn được trả thêm 20% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo công việc làm vào ban ngày.” [7] Điểm c, Khoản 1, Điều 97, Bộ luật Lao động năm 2012 [8] Điểm a, Khoản 2, Mục V, Thông tư số 13/2003/TT-BLĐTBXH: “Mức 300%, áp dụng đối với giờ làm thêm vào ngày lễ, ngày nghỉ có hưởng lương (trong mức 300% này đã bao gồm tiền lương trả cho thời gian nghỉ được hưởng nguyên lương theo điều 73, 74, 75 và 78 của Bộ Luật Lao động)”. Nguồn: http://vcalaw.com/
Mức lương tối thiểu vùng cho năm 2014
Mức lương tối thiểu là cơ sở xác định tiền lương của người lao động dựa trên tính chất công việc, điều kiện làm việc và nhu cầu sống tối thiểu nhằm bảo vệ quyền lợi tối thiểu của người lao động, góp phần điều hòa quyền lợi của các bên tham gia quan hệ lao động. Theo Tổ chức lao động quốc tế ILO, căn cứ Điều 3, Công ước số 131 năm 1972 về tiền lương tối thiểu đặc biệt đối với các nước đang phát triển, trong chừng mực có thể và thích hợp, xét theo thực tiễn và điều kiện quốc gia, những yếu tố cần lưu ý để xác định mức lương tối thiểu phải gồm: a) Những nhu cầu của người lao động và gia đình họ, xét theo mức lương chung trong nước, giá sinh hoạt, các khoản trợ cấp an sinh xã hội và mức sống so sánh của các nhóm xã hội khác; b) Những nhân tố về kinh tế, kể cả những đòi hỏi của phát triển kinh tế, năng suất lao động và mối quan tâm trong việc đạt tới và duy trì một mức sử dụng lao động cao. Pháp luật lao động Việt Nam, từ Bộ luật lao động năm 1994 cho đến Bộ luật lao động năm 2012, đã có sự biến chuyển rõ rệt về căn cứ xác định mức lương tối thiểu, hướng tới xây dựng Luật tiền lương tối thiểu trong Chương trình xây dựng luật và pháp lệnh nhiệm kỳ 2011 - 2016. Ban đầu, mức lương tối thiểu được ấn định theo giá sinh hoạt, bảo đảm cho người lao động làm công việc giản đơn nhất trong điều kiện lao động bình thường bù đắp sức lao động giản đơn và một phần tích luỹ tái sản xuất sức lao động mở rộng[1]. Thì hiện nay, căn cứ vào nhu cầu sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ, điều kiện kinh tế - xã hội và mức tiền lương trên thị trường lao động, Chính phủ công bố mức lương tối thiểu vùng trên cơ sở khuyến nghị của Hội đồng tiền lương quốc gia[2]. Mức lương tối thiểu vùng năm 2013 (vùng I) của Việt Nam hiện đang là 2.350.000đ/tháng (khoảng 113USD/tháng hay 3.76USD/ngày). Mức này tương đương với mức lương tối thiểu năm 2013 của một số nước trong khu vực như Lào (3.33 - 4.08USD/ngày), Indonexia (2.95 - 5.38USD/ngày), cao hơn vài nước như Campuchia (2.03 - 2.05USD/ngày), Myanma (0.58USD/ngày), nhưng thấp hơn nhiều so với Trung Quốc (Thượng Hải: 4.00 – 7.09USD/ngày), Malaysia (Kuala Lumpur: 9.81USD/ngày), Thailand (9.45 - 10.00USD/ngày), Philippines (Manila: 9.72 - 10.60USD/ngày),…[3] Theo báo cáo trong bản Đề xuất phương án tiền lương tối thiểu vùng năm 2014 ngày 12/07/2013 của Hội đồng tiền lương quốc gia, mức lương tối thiểu của từng vùng còn thấp, mới đáp ứng được khoảng 62% - 68% so với như cầu sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ. Cũng theo báo cáo này, dựa vào phương pháp xác định mức lương tối thiểu theo nhu cầu tối thiểu của người lao động (không rõ đã bao gồm nhu cầu tối thiểu của gia đình người lao động hay chưa?) Đề án cải cách chính sách lương tối thiểu đã điều tra và xác định được mức lương tối thiểu bốn vùng từ năm 2012 đến năm 2017; năm 2014 từ vùng I đến vùng IV được xác định tương ứng là 3.640.000 - 3.310.000 - 3.090.000 - 2.780.000đ/tháng. Căn cứ vào nội dung điều tra của Đề án cải cách chính sách lương tối thiểu, tình hình sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp, tốc độ tăng trưởng kinh tế…, Hội đồng tiền lương quốc gia đề xuất hai phương án điều chỉnh mức lương tối thiểu vùng[4] trong các loại hình doanh nghiệp năm 2014 nhằm cải thiện một phần tiền lương, thu nhập của người lao động cũng như phù hợp với điều kiện sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp. Cụ thể là: Đơn vị tính: 1.000đồng/tháng Đơn vị tính: 1.000đồng/tháng Vùng Phương án 1 Phương án 2 Mức lương tối thiểu năm 2014 Mức tăng năm 2014 so với năm 2013 Mức lương tối thiểu năm 2014 Mức tăng năm 2014 so với năm 2013 Vùng 1 2.800 450 2.700 350 Vùng 2 2.500 400 2.450 350 Vùng 3 2.150 350 2.100 300 Vùng 4 2.000 350 1.930 280 Nguồn: http://vcalaw.com/
Chính sách Hỗ trợ học sinh Trung học Phổ thông
Kể từ 1/9, Thông tư liên tịch 27 quy định về chính sách hỗ trợ học sinh THPT ở vùng kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn chính thức có hiệu lực. *Theo đó, mức hỗ trợ đối với học sinh như sau: - Hỗ trợ tiền ăn mỗi tháng bằng 40% mức lương cơ sở, tương đương 460.000 đồng và không quá 9 tháng/năm học/học sinh. - Đối với học sinh phải tự túc chỗ ở, mỗi tháng được hỗ trợ 10% mức lương cơ sở, tương đương 115.000 đồng và không quá 9 tháng/năm học/học sinh. *Điều kiện được hỗ trợ như sau: - Đối với học sinh là người dân tộc thiểu số, bảo đảm các điều kiện sau: + Đang học cấp THPT tại trường THPT hoặc trường PT có nhiều cấp học thuộc loại hình công lập; + Bản thân, bố, mẹ hoặc người giám hộ có HKTT tại xã, thôn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn. + Nhà ở xa trường hoặc địa hình cách trở, giao thông đi lại khó khăn, không thể đi đến trường và trở về nhà trong ngày, phải ở lại trường hoặc khu vực gần trường để học tập. Cụ thể: Đối với trường hợp nhà ở xa trường thì khoảng cách quãng đường đi từ nhà đến trường từ 10 km trở lên; Đối với trường hợp địa hình cách trở, giao thông đi lại khó khăn thì học sinh đi học phải qua sông, suối không có cầu; qua đèo, núi cao; qua vùng sạt lở đất, đá. - Đối với học sinh là người dân tộc Kinh: Ngoài các điều kiện trên học sinh phải thuộc hộ nghèo theo chuẩn hộ nghèo quy định tại Quyết định số 09/2011/QĐ-TTg. Thời điểm thực hiện chính sách này là từ 15/3/2013.
Công văn 2695/BHXH-CSYT hướng dẫn mức lương tối thiểu là mức lương cơ sở
Xem thêm: Từ 1/7, tăng lương tối thiểu chung
Chính phủ ban hành Nghị định 66 là trái luật?
Ngày 27/6/2013 Chính phủ ban hành Nghị định 66/2013/NĐ-CP Quy định về mức lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang. Theo đó, kể từ ngày 1/7/2013 mức lương cơ sở sẽ là 1.150.000 đồng/tháng, và mức lương cơ sở này sẽ thay thế cho mức lương tối thiểu chung. Nghị định 66 căn cứ vào Nghị quyết 32/2012/QH13 và Bộ luật Lao động 2012. Tuy nhiên, cả hai văn bản trên đều không nói gì đến lương cơ sở. Phải chăng Chính phủ ban hành Nghị định 66 là trái với “luật” của Quốc hội. Trong khi Chính phủ chỉ có quyền hướng dẫn Luật, pháp lệnh của Quốc hội. Nhưng ở đây Chính phủ đã đóng vai trò “lập pháp” – quy định vấn đề mà Quốc hội chưa bàn tới.
Từ 1/7, tăng lương tối thiểu chung
Từ ngày 1/7/2013, tiền lương tối thiểu sẽ được Chính phủ điều chỉnh tăng từ 1,05 triệu đồng lên 1,15 triệu đồng/tháng (Tăng gần 10%). Đây là đề xuất của Bộ Nội vụ tại Dự thảo Nghị định quy định mức lương cơ sở đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang tăng thêm 100 nghìn đồng/tháng so với mức lương tối thiểu hiện hành mà nhóm đối tượng này đang hưởng, bắt đầu từ 1/7 tới. Đề xuất này hoàn toàn phù hợp với Nghị quyết 32/2012/QH13 của Quốc hội về dự toán ngân sách nhà nước năm 2013 và cần thiết mức lương cơ sở để làm căn cứ tính mức lương trong các bảng lương, mức phụ cấp lương và thực hiện các chế độ khác theo quy định của pháp luật đối với các đối tượng. Theo dự kiến, kinh phí tăng thêm để thực hiện mức lương cơ sở mới từ ngày 1/7/2013 là 21.700 tỷ đồng.
Lương tối thiểu 2013 tăng, nên vui hay buồn?
Ngày 04/12/2012, Chính phủ ban hành Nghị Định 103/2012/NĐ-CP về lương tối thiểu vùng năm 2013. Theo tinh thần của Nghị Định này thì mức lương tối thiểu cho người lao động sẽ tăng lên cụ thể cho từng vùng. Và đây sẽ là tin vui hay buồn đối với người lao động? tại sao? Nghị định này bắt đầu áp dụng từ ngày 01/01/2013, mức lương tối thiểu cụ thể: 1. Người lao động chưa qua đào tạo nhưng bảo đảm đủ số ngày làm việc tiêu chuẩn trong tháng và hoàn thành định mức lao động hoặc công việc đã thỏa thuận đang làm việc cho các doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc: - Vùng I sẽ nhận mức lương không thấp hơn 2.350.000 đồng/tháng - Vùng II sẽ nhận mức lương không thấp hơn 2.100.000 đồng/tháng - Vùng III sẽ nhận mức lương không thấp hơn 1.800.000 đồng/tháng - Vùng IV sẽ nhận mức lương không thấp hơn 1.650.000 đồng/tháng 2. Người lao động đã qua học nghề (kể cả lao động do doanh nghiệp tự dạy nghề) làm việc cho các doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn tương ứng sẽ nhận mức lương như sau: - Vùng I: không thấp hơn 2.514.500 đồng/tháng - Vùng Ii: không thấp hơn 2.247.000 đồng/tháng - Vùng III: không thấp hơn 1.926.000 đồng/tháng - Vùng IV: không thấp hơn 1.765.500 đồng/tháng Như vậy, sẽ xảy ra những trường hợp: Thứ nhất, người lao động đang có mức thu nhập thấp hơn mức lương quy định tương ứng ở trên thì sẽ được tăng lương kể từ ngày 01/01/2013 tương ứng với mức lương quy định như trên. Đây sẽ là tin vui với cho gnuwoif lao động bởi giúp họ phần nào giải quyết những khó khăn trước tình hình lạm phát tăng cao và kinh tế vẫn đang trong tình trạng khó khăn kéo dài. Thứ hai, có trường người lao động được tăng lương tối thiểu nhưng mức thu nhập hàng tháng không tăng, thậm chí có thể giảm. vậy thì họ có nên vui hay không khi mà kinh tế đang rất khó khăn, lạm phát tăng cao, chính phủ tăng lương tối thiểu nhưng thực chất lại làm giảm thu nhập của họ. Trường hợp này được hiểu như thế nào? Tức là những người lao động này hiện đang nhận mức lương cơ bản (mức lương làm căn cứ đóng bảo hiểm) thấp hơn mức quy định trên nhưng mức thu nhập hàng tháng thỏa thuận với doanh nghiệp cao hơn thì sang năm 2013 sẽ được tăng mức lương cơ bản lên không thấp hơn so với quy định ở trên nhưng nếu mức lương thỏa thuận với doanh nghiệp vẫn không thay đổi thì mức thu nhập hàng tháng sẽ giảm so với trước đây. Thứ ba, đối với những người lao động đang nhận mức lương cao hơn mức quy định tương ứng ở trên thì có thể sẽ không được tăng lương. Việc tăng lương cho người lao động trong trường hợp này sẽ phụ thuộc vào chế độ và quy định của doanh nghiệp sử dụng lao động. Download- xem toàn văn Nghị định 103/2012/NĐ-CP tại đây: Văn Bản Gốc, Văn Bản Liên Quan của Nghị định103/2012 cũng có tại www.ThuVienPhapLuat.vn Bạn có thể đăng ký thành viên để xem hơn 300.000 văn bản khác tại www.ThuVienPhapLuat.vn ;
Thông tư 01/2012/TTLT-BNV-BTC tính mức lương cơ bản 2012
Liên Bộ Nội vụ - Tài chính đã ban hành Thông tư số01/2012/TTLT-BNV-BTC hướng dẫn thực hiện mức lương tối thiểu chung từ ngày 1/5/2012 đối với cơ quan Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội và đơn vị sự nghiệp. Theo đó, đối với cán bộ, công chức, viên chức, mức lương mới áp dụng từ ngày 1/5/2012 được tính theo công thức: Mức lương thực hiện từ 1/5/2012 = Mức lương tối thiểu chung 1.050.000 đồng/tháng x Hệ số lương hiện hưởng Các khoản phụ cấp tính theo mức lương tối thiểu chung được tính là: Riêng các khoản phụ cấp quy định bằng mức tiền cụ thể vẫn giữ nguyên theo quy định hiện hành. Thông tư này có hiệu lực từ 1/6/2012. Bãi bỏ Thông tư liên tịch số04/2011/TTLT-BNV-BTC của Bộ Nội vụ và Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện mức lương tối thiểu chung từ 1/5/2011 đối với cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội và đơn vị sự nghiệp. Các khoản trích và các chế độ được hưởng tính theo mức lương tối thiểu chung được tính lại tương ứng từ ngày 01/5/2012. Mức phụ cấp thực hiện từ 1/5/2012 = Mức lương tối thiểu chung 1.050.000 đồng/tháng x Hệ số phụ cấp hiện hưởng Download tại đây: Thông tư01/2012/TTLT-BNV-BTC
Thông tư74/2012/TT-BTC ngày 14/5/2012 hướng dẫn xác định phương thức chi thực hiện điều chỉnh mức lương Thông tư số74/2012/TT-BTC ngày 14 tháng 05 năm 2011 của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn xác định nhu cầu, nguồn và phương thức chi thực hiện điều chỉnh mức lương tối thiểu chung theo Nghị định 31/2012/NĐ-CP ngày 12/04/2012 của Chính phủ, chế độ phụ cấp công vụ theo Nghị định 34/2012/NĐ-CP ngày 15/04/2012 của Chính phủ, điều chỉnh trợ cấp đối với cán bộ xã đã nghỉ việc theo Nghị địnd 35/2012/NĐ-CP ngày 18/04/2012 của Chính phủ. Download tại đây: Thông tư số74/2012/TT-BTC
Diễn biến lương tối thiểu chung, lương cơ sở từ tháng 12/1993
Tôi mới thống kê lại diễn biến lương tối thiểu chung, lương cơ sở từ tháng 12/1993. Nếu có sơ sót, các bạn bổ sung nhé. Tên gọi Tháng, năm Mức lương (đồng) Lương tối thiểu chung 12/1993 120 000 01/1997 144 000 01/2000 180 000 01/2001 210 000 01/2003 290 000 10/2005 350 000 10/2006 450 000 01/2008 540 000 5/2009 650 000 5/2010 730 000 5/2011 830 000 5/2012 1 050 000 Lương cơ sở 7/2013 1 150 000 5/2016 1 210 000
Tại sao ngày trước gọi là lương tối thiểu chung, còn bây giờ gọi là lương cơ sở?
Học môn Luật Lao động, các bạn có bao giờ thắc mắc về mức lương cơ sở, mức lương tối thiểu chung? Thực chất, nó là 1, tuy nhiên, vì nhiều lý do, nên trước kia, người ta gọi đó là lương tối thiểu chung, còn bây giờ thì gọi là lương cơ sở. Bài viết dưới đây sẽ giải thích cho các bạn lý do tại sao có sự thay đổi tên gọi đó: Căn cứ quy định khoản 3 Điều 240 Bộ luật lao động 2012 thì “ Chính phủ ban hành chính sách lương cụ thể để áp dụng đối với cán bộ, công chức, viên chức, người thuộc lực lượng quân đội nhân dân, công an nhân dân”. Vì vậy trước khi chuyển sang quy định mức lương cơ sở thì chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức được quy định trong các văn bản của cơ quan khác nhau. Bên cạnh đó, theo quy định tại Điều 91 Bộ luật lao động 2012 chỉ quy định “Mức lương tối thiểu là mức thấp nhất trả cho người lao động làm công việc giản đơn nhất, trong điều kiện lao động bình thường và phải bảo đảm nhu cầu sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ” chứ không quy định mức lương tối thiểu chung. Như vậy, căn cứ vào các quy định của Bộ luật lao động 2012 về tiền lương thì hiện nay quy định về mức lương tối thiểu chung dùng để tính các mức lương khác và khoản phụ cấp khác đối với những đối tượng là cán bộ, công chức, viên chức và người thuộc lực lượng quân đội nhân dân, công an nhân dân không còn quy định trong Bộ Luật Lao động 2012. Do đó, cần thiết phải thay quy định “mức lương tối thiểu chung” thành “mức lương cơ sở” là mức lương thấp nhất để tính tiền lương ngạch, bậc, chức vụ, cấp hàm và các loại phụ cấp lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang. Từ những lý do nêu trên, thì việc Chính phủ ban hành nghị định quy định mức lương cơ sở đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang để phù hợp với quy định của Bộ luật Lao động năm 2012 và ấn định mức lương cơ sở từ ngày 01 tháng 7 năm 2013 là 1.150.000 đồng và hiện nay mức lương cơ sở này là 1.210.000 đồng. Để biết thêm thông tin bạn có thể tham khảo Dự thảo tờ trình Chính phủ về việc ban hành Nghị định chính phủ quy định về mức lương cơ sở đối với cán bộ, công chức, viên chức và lưc lượng vũ trang tại file đính kèm.
Đừng la ó nữa những công chức nghèo!
Anh nghèo là anh có tội với xã hội này (kéo lùi sự phát triển của đất nước), vậy hãy im lặng và dành sức để thoát nghèo... đừng có hao hơi mỏi miệng trách móc làm chi. Nói một cách thật lòng (hơi khó nghe một chút), nghèo thì đáng đời kẻ lười biếng! 1. Lương chúng tôi thấp quá, thật là bất công ... Mỗi lần Chính phủ quyết định tăng lương tối thiểu vùng thì hàng loạt (ở đây chỉ nói hàng loạt chứ không nói tất cả) công chức phát ngôn: “Người ta làm doanh nghiệp ngoài nhà nước được tăng lương ùn ùn kìa, sao Nhà nước không chịu tăng lương cho công chức, làm sao chúng tôi có đủ tiền nuôi vợ con... thật là bất công”. Nghĩ mà thấy buồn cười, người ta làm cho doanh nghiệp ngoài nhà nước với hiệu quả công việc cao, thời gian làm việc nhiều thì phải tăng lương cho họ là đúng rồi. Còn một bộ phận không nhỏ các anh “sáng cắp ô đi, tối cắp ô về”, nhiều lúc dân đến trụ sợ mới có 4 giờ chiều là các anh đã đóng cửa đi dự tiệc rồi; mặt khác, nợ công đất nước ngày một gia tăng các anh không thấy hổ thẹn với nhân dân hay sao mà đi đòi tăng lương? Ảnh minh họa (Nguồn Internet) Thậm chí, có công chức phát ngôn mang tính dọa nạt: “Yêu cầu Chính phủ tăng lương cho chúng tôi, nếu không tăng thì chẳng ai chịu làm cho Nhà nước nữa mà bỏ ra ngoài làm việc cho tư nhân để hưởng lương cao hơn”. Các anh chỉ đủ sức dọa con nít chứ không dọa được Chính phủ đâu! Các anh mà nghỉ thì Chính phủ sẽ nhiệt liệt cảm ơn, đề án tinh giản biên chế nhanh chóng được hoàn thành. Thật ra, các anh dám nói nhưng đời nào dám làm, nếu dám làm thì giờ này không còn ngồi đó để la ó. 2. Các anh chọn cái nghèo chứ không ai ép ... Tôi không hiểu các anh vào công chức để làm gì rồi suốt ngày than trời trách đất vì cái sự nghèo của mình. Theo tôi được biết, hiện nay để vào công chức không phải là dễ, nhiều người phải “lót tay” hàng trăm triệu đồng mới được ngồi vào vị trí lương 1.15 triệu đồng x 2.34. Người đậu thì ít, rớt quấn quýt kéo dài; đơn cử là vụ thí sinh chi chít đội mưa nộp hồ sơ thi vào công chức ngành Thuế. Thí sinh đội mưa nộp hồ sơ thi công chức ngành Thuế (Nguồn Internet) Các anh đã biết trước vào công chức thì sẽ hưởng lương thấp thế mà vẫn đua nhau vào thì cố mà chịu nhé! Không biết, các anh đua vào công chức để phụng sự xã hội hay nhằm mục đích gì khác? Mà này, có khi nào ở ngoài không còn đất để các anh làm việc nên mới trốn vào công chức nhằm an phận. Nếu vậy, thì buồn cho nhân dân nước nhà vì có những người “đầy tớ” kém năng lực.
Chính thức tăng lương tối thiểu chung từ 01/01/2015
> Vẫn tăng lương tối thiểu chung từ năm 2015? Quốc hội vừa thông qua Nghị quyết về Dự toán Ngân sách Nhà nước năm 2015, theo đó, sẽ điều chỉnh tăng 8% đối với lương hưu, trợ cấp ưu đãi người có công và tiền lương đối với CB, CCVC, lực lượng vũ trang có hệ số lương từ 2,34 trở xuống, từ 01/01/2015. Xem thêm tại đây.
Vẫn tăng lương tối thiểu chung từ năm 2015?
> Tăng lương công chức từ năm 2015 Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng vừa ủy quyền cho Bộ trưởng Bộ Tài chính ký tờ trình báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội về đề xuất tăng lương cơ sở (lương tối thiểu chung) năm 2015. Theo đó, mức tăng dự kiến khoảng 8% lương tối thiểu hiện hành (1.150.000 đồng), bằng mức lạm phát dự kiến. Mức tăng nêu trên, theo đó tương đương khoảng 90.000 đồng một tháng. Như vậy, ngân sách dự kiến phải dành thêm 11 nghìn tỷ đồng để tăng lương. Nhiều khả năng đề xuất này sẽ được chấp thuận; bởi lẽ nó phù hợp với tình hình thực tế hiện nay cũng như phù hợp với Thông báo 104/TB-VPCP ngày 14/03/2014. (Nguồn Theo VnExpress)
Tăng lương công chức từ năm 2015
> Lương tối thiểu chung tăng thêm 90.000 đồng/tháng Tại Thông báo 104/TB-VPCP ngày 10/03/2014, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Văn Ninh giao các Bộ: Nội vụ, Lao động - Thương binh và Xã hội, Tài chính, Giáo dục và Đào tạo, Y tế, Khoa học và Công nghệ, Văn hóa, Thể thao và Du lịch khẩn trương hoàn chỉnh dự thảo Đề án để trình kèm theo Tở trình Bộ Chính trị những vấn đề sau: 1. Đề án cải cách chính sách tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và người lao động trong các doanh nghiệp: - Đưa ra mô hình hoàn chỉnh về tiền lương khi tính đúng, tính đủ, sau đó gắn với tạo nguồn để đề xuất khả năng thực hiện. - Nghiên cứu bổ sung một phần trong Đề án này về tinh giản biên chế, tổ chức bộ máy hoặc có kèm theo Đè án về tinh giản biên chế, tổ chức bộ máy khi trình Bộ Chính trị. - Trước mắt đề xuất điều chỉnh mức lương cơ sở. Việc mở rộng quan hệ tiền lương tối thiểu - trung bình - tối đa, thiết kế lại thang, bảng lương xem xét kéo dài hơn lộ trình đã dự kiến. Nguyên tắc thiết kế thang, bảng lương theo định hướng đã nêu tại Kết luận số 23-KL/TW ngày 29 tháng 5 năm 2012 của Hội nghị Trung ương 5 khóa XI. 2. Đề án cải cách chính sách bảo hiểm xã hội: Hoàn chỉnh các nội dung theo định hướng đã nghiên cứu, báo cáo. Những vấn đề thấy cần thiết có thể đề xuất 2 phương án để lựa chọn. 3. Đề án cải cách chính sách ưu đãi người có công với cách mạng: Hoàn chỉnh các nội dung theo định hướng đã nghiên cứu, báo cáo để thấy được tổng thể chung về các chính sách ưu đãi đối với người có công. 4. Đề án tạo nguồn: - Bổ sung các giải pháp về cơ cấu ngân sách, rà soát chi tiêu,…; cần thiết thì nêu điều kiện để thực hiện được các giải pháp đó và để thực hiện cải cách điều chỉnh tiền lương. - Cần trình theo hướng tích cực và kiên quyết để có được khoản ngân sách ưu tiên giải quyết tiền lương, lương hưu, trợ cấp người có công. - Xem xét tổng thể từng Đề án về lộ trình, nguồn để đề xuất thời điểm tách các chính sách độc lập với nhau. - Nghiên cứu lộ trình bắt đầu thực hiện từ năm 2015. 5. Đề án đổi mới cơ chế hoạt động, cơ chế tài chính và tiền lương gắn với kết quả hoạt động của đơn vị sự nghiệp công lập: Đây là vấn đề quan trọng vì vậy các Bộ phải khẩn trương triển khai thực hiện. Nội dung các Đề án cần báo cáo những việc đã, đang và sẽ triển khai theo định hướng nêu trong các Kết luận của Bộ Chính trị. Như vậy, đúng theo lộ trình nêu trên thì từ năm 2015 Chính phủ sẽ tăng lương cơ sở.
Năm 2014, không tăng lương cho công chức
Ngày 12/11/2013, Quốc hội ban hành Nghị quyết 57/2013/QH13 về dự toán ngân sách nhà nước năm 2014, theo đó chỉ giao Chính phủ thực hiện bảy nhiệm vụ sau: 1. Thực hiện chính sách tài khóa chặt chẽ, cơ cấu lại thu, chi ngân sách, phối hợp đồng bộ với chính sách tiền tệ để duy trì ổn định kinh tế vĩ mô. Bội chi ngân sách chủ yếu được sử dụng cho đầu tư phát triển và dành một phần để trả nợ. Triệt để tiết kiệm chi cho bộ máy quản lý nhà nước và sự nghiệp công; thực hiện tinh giản biên chế gắn với cơ chế khoán chi và bố trí kinh phí theo hiệu quả công việc; cắt, giảm tối đa kinh phí tổ chức hội nghị, hội thảo, chi công tác nước ngoài, chi cho lễ hội, lễ kỷ niệm, khởi công, khánh thành, tổng kết và các khoản chi chưa cần thiết khác; không mua xe công (trừ xe chuyên dùng theo quy định của pháp luật); quản lý chặt chẽ để hạn chế tối đa chi chuyển nguồn. 2. Trình Quốc hội xem xét, thông qua các dự án luật: Luật ngân sách nhà nước (sửa đổi), Luật đầu tư công; chuyển một số loại phí, lệ phí sang giá dịch vụ phù hợp với cơ chế thị trường; rà soát lại chính sách thu ngân sách nhà nước, điều chỉnh bảo đảm phù hợp với lộ trình giảm thuế đã cam kết theo các hiệp định tự do thương mại song phương và đa phương, không ban hành, điều chỉnh chính sách làm giảm thu, tăng chi ngân sách nhà nước ảnh hưởng đến cân đối ngân sách nhà nước và an ninh tài chính quốc gia. Nâng cao hiệu lực, hiệu quả của công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm toán; chống buôn lậu, gian lận thương mại, chuyển giá, kiểm soát chặt chẽ việc hoàn thuế; giảm nợ đọng thuế. 3. Thu vào ngân sách nhà nước 75% số tiền lãi dầu, khí nước chủ nhà được chia và tiền đọc tài liệu phát sinh trong năm 2014; số tiền còn lại (25%) để lại cho Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam đầu tư theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ. Hướng dẫn thực hiện Điều 32 của Luật dầu khí (sửa đổi) về cơ chế thu từ lãi dầu, khí nước chủ nhà được chia và tiền đọc tài liệu; sửa đổi cơ chế điều hành giá khí phù hợp với cơ chế thị trường, tính toán để thu vào ngân sách nhà nước khoản tiền chênh lệch giá khí. 4. Thực hiện thu ngân sách nhà nước đối với cổ tức được chia năm 2014 cho phần vốn nhà nước của các công ty cổ phần có vốn góp của nhà nước do Bộ, ngành, địa phương đại diện chủ sở hữu và phần lợi nhuận còn lại sau khi trích nộp các quỹ theo quy định của pháp luật của các Tập đoàn, Tổng công ty Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ. Chính phủ hướng dẫn cơ chế thu, phân bổ và quản lý sử dụng có hiệu quả. Trình Quốc hội ban hành Nghị quyết về việc thu vào ngân sách nhà nước cổ tức của Nhà nước tại doanh nghiệp có cổ phần của Nhà nước để bổ sung nguồn vốn cho đầu tư phát triển. 5. Trong năm 2014, tiếp tục thực hiện miễn thuế khoán (thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập cá nhân) và thuế thu nhập doanh nghiệp đối với hộ, cá nhân kinh doanh nhà trọ, phòng trọ cho thuê đối với công nhân, người lao động, sinh viên, học sinh; hộ, cá nhân chăm sóc trông giữ trẻ; hộ, cá nhân, tổ chức cung ứng suất ăn ca cho công nhân theo quy định tại khoản 2 Điều 1 Nghị quyết số 29/2012/QH13 ngày 21 tháng 6 năm 2012 của Quốc hội. 6. Đánh giá chính xác, tăng cường kiểm soát chặt chẽ nợ công, nợ chính phủ và nợ nước ngoài của quốc gia, bảo đảm an toàn nợ công, trả nợ đúng cam kết, giữ vững an ninh tài chính quốc gia. Từng bước xử lý dứt điểm các khoản mà ngân sách nhà nước còn nợ. 7. Tiếp tục thực hiện 16 chương trình mục tiêu quốc gia theo hướng tập trung, có trọng tâm, trọng điểm, lồng ghép và thu gọn mục tiêu, giảm chi sự nghiệp, bảo đảm quản lý chặt chẽ, sử dụng vốn hiệu quả; khắc phục những tồn tại, yếu kém trong quá trình triển khai qua 3 năm thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia (2011 - 2013). Đồng thời, trong các phụ lục về dự toán thu, chi ngân sách năm 2014 không đề cập đến việc tăng lương cơ sở trong năm 2014. Bởi vậy, trong năm 2014 sẽ không tăng lương cơ sở đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang.
Xác định mức lương của cán bộ công chức theo Thông tư 104/2013/TT-BTC
Thực hiện điều chỉnh mức lương cơ sở của các cơ quan, đơn vị và các cấp trực thuộc; điều chỉnh trợ cấp cho cán bộ xã đã nghỉ việc, điều chỉnh quỹ phụ cấp đối với những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, thôn, tổ dân phố theo mức khoán theo quy định tại các Nghị định số 66/2013/NĐ-CP, Nghị định số 73/2013/NĐ-CP Xem thêm: Nghị định 66/2013/ND-CP - Tăng lương cơ sở (lương tối thiểu chung) Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở Trung ương (sau đây viết tắt là các Bộ, cơ quan Trung ương) và UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm tổ chức, hướng dẫn, tổng hợp nhu cầu kinh phí và nguồn kinh phí để thực hiện điều chỉnh mức lương cơ sở. Theo đó: - Tổng số cán bộ, công chức, viên chức, cán bộ xã đã nghỉ việc để xác định nhu cầu kinh phí thực hiện Nghị định số 66/2013/NĐ-CP, số 73/2013/NĐ-CP là số thực có mặt tại thời điểm báo cáo (số có mặt tại thời điểm 01/7/2013). - Đối với số cán bộ, công chức, viên chức, không vượt quá tổng số biên chế được cấp có thẩm quyền giao (hoặc phê duyệt) năm 2013. - Đối với số người làm việc theo chế độ hợp đồng, chỉ tổng hợp số người làm việc theo chế độ hợp đồng không thời hạn trong cơ quan hành chính nhà nước theo quy định tại Nghị định số 68/2000/NĐ-CP ngày 17/11/2000; số người làm việc theo chế độ hợp đồng không thời hạn trong cơ quan Đảng, tổ chức chính trị - xã hội áp dụng theo quy định tại Nghị định số 68/2000/NĐ-CP (không bao gồm người lao động hợp đồng trong đơn vị sự nghiệp) để xác định nhu cầu kinh phí thực hiện Nghị định số 66/2013/NĐ-CP. - Đối với số biên chế tăng thêm trong năm 2013 so với số biên chế có mặt tại thời điểm 01/7/2013 (nếu có), nếu trong phạm vi tổng mức biên chế được cấp có thẩm quyền giao (hoặc phê duyệt) tại thời điểm báo cáo thì nhu cầu kinh phí tăng thêm thực hiện Nghị định số 66/2013/NĐ-CP của số biên chế này được các Bộ, cơ quan Trung ương và các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổng hợp báo cáo bổ sung để Bộ Tài chính xem xét giải quyết (đối với các Bộ, cơ quan Trung ương) hoặc tổng hợp vào nhu cầu kinh phí thực hiện tiền lương năm sau (đối với các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương). - Đối với số biên chế vượt so với tổng số biên chế được cấp có thẩm quyền giao (hoặc phê duyệt) tại thời điểm báo cáo thì nhu cầu kinh phí thực hiện Nghị định về điều chỉnh mức lương cơ sở của số biên chế này do cơ quan, đơn vị tự đảm bảo từ các nguồn kinh phí theo quy định của pháp luật; không tổng hợp vào nhu cầu kinh phí thực hiện Nghị định về điều chỉnh mức lương cơ sở năm 2013 của các Bộ, cơ quan Trung ương và các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Xem văn bản tại đây: Thông tư 104/2013/TT-BTC
Re:Mức lương tối thiểu vùng cho năm 2014
Việc công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng về thông tin mức lương tối thiểu và phương pháp xác định mức lương tối thiểu theo nhu cầu tối thiểu của người lao động là điều cần thiết để doanh nghiệp có thể (i) Xác định được thông tin, kế hoạch và định hướng cải cách tiền lương của Chính phủ; (ii) Tự điều chỉnh chiến lược giá của sản phẩm trên cơ sở định hướng cải cách tiền lương đó; (iii) Nắm bắt mức lương tối thiểu cho nhu cầu tối thiểu của người lao động theo từng thời kỳ; từ đó đưa ra các biện pháp điều chỉnh thang bảng lương, đảm bảo cuộc sống của người lao động nhằm giữ chân họ gắn bó với doanh nghiệp. Trong bản Đề xuất phương án tiền lương tối thiểu vùng năm 2014 ngày 12/07/2013, phương án điều chỉnh mức lương tối thiểu vùng nêu ra một số căn cứ để điều chỉnh mức lương tối thiểu vùng như mức lương tối thiểu theo nhu cầu tối thiểu của người lao động, tình hình sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp vẫn còn gặp nhiều khó khăn, tốc độ tăng trưởng kinh tế chậm, không đạt chỉ tiêu đề ra… Tuy nhiên, Hội đồng tiền lương quốc gia chưa đề cập đến một số yếu tố pháp lý mới có hoặc sắp có hiệu lực ảnh hưởng đến quỹ lương chi trả của doanh nghiệp, cụ thể như sau: 1. Quỹ tiền lương làm thêm giờ: Theo quy định của Bộ luật Lao động năm 1994 (đã hết hiệu lực), trường hợp người lao động làm thêm giờ vào ban đêm thì tiền lương làm thêm giờ được tính trả như sau (đối với lao động trả lương theo thời gian)[5]: Tiền lương làm thêm giờ vào ban đêm = Tiền lương giờ thực trả x 130% x 150% hoặc 200% hoặc 300% x Số giờ làm thêm vào ban đêm Nếu người lao động làm thêm 1 giờ vào ban đêm ngày thường, họ sẽ nhận được 195% tiền lương giờ theo công việc làm vào ban ngày. Theo quy định mới của Bộ luật Lao động năm 2012, ngoài mức tính 150% (cho ngày thường) và 30% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo công việc của ngày làm việc bình thường, doanh nghiệp buộc phải trả thêm một khoản tiền bằng 20% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo công việc làm vào ban ngày nếu người lao động làm thêm giờ vào ban đêm[6]. Tức là, ngoài mức 195% như trên, doanh nghiệp phải trả thêm 20% nữa. Ngoài ra, doanh nghiệp phải trả 400% cho người lao động hưởng lương ngày nếu đi làm thêm vào ngày nghỉ lễ, ngày nghỉ có hưởng lương[7]. Hiện chưa có hướng dẫn về việc những người lao động hưởng lương giờ, lương tuần, lương tháng hoặc lương theo sản phẩm, theo khoán có được hưởng mức 400% như người lao động hưởng lương ngày hay không. Nhưng chắc chắn một điều, doanh nghiệp phải trả cao hơn so với mức 300% theo quy định cũ[8]. 2. Mức đóng Bảo hiểm xã hội: Theo lộ trình tăng mức đóng bảo hiểm xã hội được quy định tại Khoản 1, Điều 91, Luật Bảo hiểm xã hội năm 2006 và Khoản 1, Điều 5, Quy định quản lý thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, quản lý sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế ban hành kèm theo Quyết định số 1111/QĐ-BHXH của Bảo hiểm xã hội Việt Nam ngày 25/10/2011, kể từ 01/01/2014 trở đi, doanh nghiệp phải đóng 18% mức tiền lương, tiền công tháng, tăng thêm 1% so với năm 2013. Khi mức tiền lương tối thiểu vùng tăng, hai khoản vừa nêu ở trên cũng sẽ tăng theo. Trong cơ cấu giá sản phẩm, chi phí nhân công chiếm khoảng 15% - 30% giá thành. Nếu như tăng lương theo phương án 1, giá thành sản phẩm tăng lên khoảng 5% - 8%. Còn nếu theo phương án 2, giá thành sản phẩm tăng lên khoảng 4% - 6%. Đây là những mức tăng không dễ dàng gì cho doanh nghiệp trong thời điểm kinh tế khó khăn hiện nay. Do đó, chúng tôi đề xuất mức tiền lương tối thiểu vùng tăng khoảng 10% -12% như sau: Vùng Phương án 3 Mức lương tối thiểu năm 2014 Mức tăng năm 2014 so với năm 2013 Vùng 1 2.600 250 Vùng 2 2.350 250 Vùng 3 2.000 200 Vùng 4 1.850 200 Mức lương tối thiểu vùng này đáp ứng được khoảng 66% - 71% so với nhu cầu sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ. [1] Điều 56, Bộ luật Lao động năm 1994 [2] Khoản 2, Điều 91, Bộ luật Lao động năm 2012 [3] Nguồn xem tại website: http://www.business-in-asia.com/asia/minimum_wage/Minimum_wages_in_Asia/minimum_wage_in_asia.html [4] Hội đồng tiền lương quốc gia đề xuất giữ nguyên bốn vùng và danh mục địa bàn ở bốn vùng theo quy định tại Nghị định số 103/2012/NĐ-CP ngày 04/12/2012. [5] Điểm c, Khoản 3, Mục V, Thông tư số 13/2003/TT-BLĐTBXH ban hành ngày 30/5/2003 [6] Khoản 3, Điều 97, Bộ luật Lao động năm 2012: “Người lao động làm thêm giờ vào ban đêm thì ngoài việc trả lương theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, người lao động còn được trả thêm 20% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo công việc làm vào ban ngày.” [7] Điểm c, Khoản 1, Điều 97, Bộ luật Lao động năm 2012 [8] Điểm a, Khoản 2, Mục V, Thông tư số 13/2003/TT-BLĐTBXH: “Mức 300%, áp dụng đối với giờ làm thêm vào ngày lễ, ngày nghỉ có hưởng lương (trong mức 300% này đã bao gồm tiền lương trả cho thời gian nghỉ được hưởng nguyên lương theo điều 73, 74, 75 và 78 của Bộ Luật Lao động)”. Nguồn: http://vcalaw.com/
Mức lương tối thiểu vùng cho năm 2014
Mức lương tối thiểu là cơ sở xác định tiền lương của người lao động dựa trên tính chất công việc, điều kiện làm việc và nhu cầu sống tối thiểu nhằm bảo vệ quyền lợi tối thiểu của người lao động, góp phần điều hòa quyền lợi của các bên tham gia quan hệ lao động. Theo Tổ chức lao động quốc tế ILO, căn cứ Điều 3, Công ước số 131 năm 1972 về tiền lương tối thiểu đặc biệt đối với các nước đang phát triển, trong chừng mực có thể và thích hợp, xét theo thực tiễn và điều kiện quốc gia, những yếu tố cần lưu ý để xác định mức lương tối thiểu phải gồm: a) Những nhu cầu của người lao động và gia đình họ, xét theo mức lương chung trong nước, giá sinh hoạt, các khoản trợ cấp an sinh xã hội và mức sống so sánh của các nhóm xã hội khác; b) Những nhân tố về kinh tế, kể cả những đòi hỏi của phát triển kinh tế, năng suất lao động và mối quan tâm trong việc đạt tới và duy trì một mức sử dụng lao động cao. Pháp luật lao động Việt Nam, từ Bộ luật lao động năm 1994 cho đến Bộ luật lao động năm 2012, đã có sự biến chuyển rõ rệt về căn cứ xác định mức lương tối thiểu, hướng tới xây dựng Luật tiền lương tối thiểu trong Chương trình xây dựng luật và pháp lệnh nhiệm kỳ 2011 - 2016. Ban đầu, mức lương tối thiểu được ấn định theo giá sinh hoạt, bảo đảm cho người lao động làm công việc giản đơn nhất trong điều kiện lao động bình thường bù đắp sức lao động giản đơn và một phần tích luỹ tái sản xuất sức lao động mở rộng[1]. Thì hiện nay, căn cứ vào nhu cầu sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ, điều kiện kinh tế - xã hội và mức tiền lương trên thị trường lao động, Chính phủ công bố mức lương tối thiểu vùng trên cơ sở khuyến nghị của Hội đồng tiền lương quốc gia[2]. Mức lương tối thiểu vùng năm 2013 (vùng I) của Việt Nam hiện đang là 2.350.000đ/tháng (khoảng 113USD/tháng hay 3.76USD/ngày). Mức này tương đương với mức lương tối thiểu năm 2013 của một số nước trong khu vực như Lào (3.33 - 4.08USD/ngày), Indonexia (2.95 - 5.38USD/ngày), cao hơn vài nước như Campuchia (2.03 - 2.05USD/ngày), Myanma (0.58USD/ngày), nhưng thấp hơn nhiều so với Trung Quốc (Thượng Hải: 4.00 – 7.09USD/ngày), Malaysia (Kuala Lumpur: 9.81USD/ngày), Thailand (9.45 - 10.00USD/ngày), Philippines (Manila: 9.72 - 10.60USD/ngày),…[3] Theo báo cáo trong bản Đề xuất phương án tiền lương tối thiểu vùng năm 2014 ngày 12/07/2013 của Hội đồng tiền lương quốc gia, mức lương tối thiểu của từng vùng còn thấp, mới đáp ứng được khoảng 62% - 68% so với như cầu sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ. Cũng theo báo cáo này, dựa vào phương pháp xác định mức lương tối thiểu theo nhu cầu tối thiểu của người lao động (không rõ đã bao gồm nhu cầu tối thiểu của gia đình người lao động hay chưa?) Đề án cải cách chính sách lương tối thiểu đã điều tra và xác định được mức lương tối thiểu bốn vùng từ năm 2012 đến năm 2017; năm 2014 từ vùng I đến vùng IV được xác định tương ứng là 3.640.000 - 3.310.000 - 3.090.000 - 2.780.000đ/tháng. Căn cứ vào nội dung điều tra của Đề án cải cách chính sách lương tối thiểu, tình hình sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp, tốc độ tăng trưởng kinh tế…, Hội đồng tiền lương quốc gia đề xuất hai phương án điều chỉnh mức lương tối thiểu vùng[4] trong các loại hình doanh nghiệp năm 2014 nhằm cải thiện một phần tiền lương, thu nhập của người lao động cũng như phù hợp với điều kiện sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp. Cụ thể là: Đơn vị tính: 1.000đồng/tháng Đơn vị tính: 1.000đồng/tháng Vùng Phương án 1 Phương án 2 Mức lương tối thiểu năm 2014 Mức tăng năm 2014 so với năm 2013 Mức lương tối thiểu năm 2014 Mức tăng năm 2014 so với năm 2013 Vùng 1 2.800 450 2.700 350 Vùng 2 2.500 400 2.450 350 Vùng 3 2.150 350 2.100 300 Vùng 4 2.000 350 1.930 280 Nguồn: http://vcalaw.com/
Chính sách Hỗ trợ học sinh Trung học Phổ thông
Kể từ 1/9, Thông tư liên tịch 27 quy định về chính sách hỗ trợ học sinh THPT ở vùng kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn chính thức có hiệu lực. *Theo đó, mức hỗ trợ đối với học sinh như sau: - Hỗ trợ tiền ăn mỗi tháng bằng 40% mức lương cơ sở, tương đương 460.000 đồng và không quá 9 tháng/năm học/học sinh. - Đối với học sinh phải tự túc chỗ ở, mỗi tháng được hỗ trợ 10% mức lương cơ sở, tương đương 115.000 đồng và không quá 9 tháng/năm học/học sinh. *Điều kiện được hỗ trợ như sau: - Đối với học sinh là người dân tộc thiểu số, bảo đảm các điều kiện sau: + Đang học cấp THPT tại trường THPT hoặc trường PT có nhiều cấp học thuộc loại hình công lập; + Bản thân, bố, mẹ hoặc người giám hộ có HKTT tại xã, thôn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn. + Nhà ở xa trường hoặc địa hình cách trở, giao thông đi lại khó khăn, không thể đi đến trường và trở về nhà trong ngày, phải ở lại trường hoặc khu vực gần trường để học tập. Cụ thể: Đối với trường hợp nhà ở xa trường thì khoảng cách quãng đường đi từ nhà đến trường từ 10 km trở lên; Đối với trường hợp địa hình cách trở, giao thông đi lại khó khăn thì học sinh đi học phải qua sông, suối không có cầu; qua đèo, núi cao; qua vùng sạt lở đất, đá. - Đối với học sinh là người dân tộc Kinh: Ngoài các điều kiện trên học sinh phải thuộc hộ nghèo theo chuẩn hộ nghèo quy định tại Quyết định số 09/2011/QĐ-TTg. Thời điểm thực hiện chính sách này là từ 15/3/2013.
Công văn 2695/BHXH-CSYT hướng dẫn mức lương tối thiểu là mức lương cơ sở
Xem thêm: Từ 1/7, tăng lương tối thiểu chung
Chính phủ ban hành Nghị định 66 là trái luật?
Ngày 27/6/2013 Chính phủ ban hành Nghị định 66/2013/NĐ-CP Quy định về mức lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang. Theo đó, kể từ ngày 1/7/2013 mức lương cơ sở sẽ là 1.150.000 đồng/tháng, và mức lương cơ sở này sẽ thay thế cho mức lương tối thiểu chung. Nghị định 66 căn cứ vào Nghị quyết 32/2012/QH13 và Bộ luật Lao động 2012. Tuy nhiên, cả hai văn bản trên đều không nói gì đến lương cơ sở. Phải chăng Chính phủ ban hành Nghị định 66 là trái với “luật” của Quốc hội. Trong khi Chính phủ chỉ có quyền hướng dẫn Luật, pháp lệnh của Quốc hội. Nhưng ở đây Chính phủ đã đóng vai trò “lập pháp” – quy định vấn đề mà Quốc hội chưa bàn tới.
Từ 1/7, tăng lương tối thiểu chung
Từ ngày 1/7/2013, tiền lương tối thiểu sẽ được Chính phủ điều chỉnh tăng từ 1,05 triệu đồng lên 1,15 triệu đồng/tháng (Tăng gần 10%). Đây là đề xuất của Bộ Nội vụ tại Dự thảo Nghị định quy định mức lương cơ sở đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang tăng thêm 100 nghìn đồng/tháng so với mức lương tối thiểu hiện hành mà nhóm đối tượng này đang hưởng, bắt đầu từ 1/7 tới. Đề xuất này hoàn toàn phù hợp với Nghị quyết 32/2012/QH13 của Quốc hội về dự toán ngân sách nhà nước năm 2013 và cần thiết mức lương cơ sở để làm căn cứ tính mức lương trong các bảng lương, mức phụ cấp lương và thực hiện các chế độ khác theo quy định của pháp luật đối với các đối tượng. Theo dự kiến, kinh phí tăng thêm để thực hiện mức lương cơ sở mới từ ngày 1/7/2013 là 21.700 tỷ đồng.
Lương tối thiểu 2013 tăng, nên vui hay buồn?
Ngày 04/12/2012, Chính phủ ban hành Nghị Định 103/2012/NĐ-CP về lương tối thiểu vùng năm 2013. Theo tinh thần của Nghị Định này thì mức lương tối thiểu cho người lao động sẽ tăng lên cụ thể cho từng vùng. Và đây sẽ là tin vui hay buồn đối với người lao động? tại sao? Nghị định này bắt đầu áp dụng từ ngày 01/01/2013, mức lương tối thiểu cụ thể: 1. Người lao động chưa qua đào tạo nhưng bảo đảm đủ số ngày làm việc tiêu chuẩn trong tháng và hoàn thành định mức lao động hoặc công việc đã thỏa thuận đang làm việc cho các doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc: - Vùng I sẽ nhận mức lương không thấp hơn 2.350.000 đồng/tháng - Vùng II sẽ nhận mức lương không thấp hơn 2.100.000 đồng/tháng - Vùng III sẽ nhận mức lương không thấp hơn 1.800.000 đồng/tháng - Vùng IV sẽ nhận mức lương không thấp hơn 1.650.000 đồng/tháng 2. Người lao động đã qua học nghề (kể cả lao động do doanh nghiệp tự dạy nghề) làm việc cho các doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn tương ứng sẽ nhận mức lương như sau: - Vùng I: không thấp hơn 2.514.500 đồng/tháng - Vùng Ii: không thấp hơn 2.247.000 đồng/tháng - Vùng III: không thấp hơn 1.926.000 đồng/tháng - Vùng IV: không thấp hơn 1.765.500 đồng/tháng Như vậy, sẽ xảy ra những trường hợp: Thứ nhất, người lao động đang có mức thu nhập thấp hơn mức lương quy định tương ứng ở trên thì sẽ được tăng lương kể từ ngày 01/01/2013 tương ứng với mức lương quy định như trên. Đây sẽ là tin vui với cho gnuwoif lao động bởi giúp họ phần nào giải quyết những khó khăn trước tình hình lạm phát tăng cao và kinh tế vẫn đang trong tình trạng khó khăn kéo dài. Thứ hai, có trường người lao động được tăng lương tối thiểu nhưng mức thu nhập hàng tháng không tăng, thậm chí có thể giảm. vậy thì họ có nên vui hay không khi mà kinh tế đang rất khó khăn, lạm phát tăng cao, chính phủ tăng lương tối thiểu nhưng thực chất lại làm giảm thu nhập của họ. Trường hợp này được hiểu như thế nào? Tức là những người lao động này hiện đang nhận mức lương cơ bản (mức lương làm căn cứ đóng bảo hiểm) thấp hơn mức quy định trên nhưng mức thu nhập hàng tháng thỏa thuận với doanh nghiệp cao hơn thì sang năm 2013 sẽ được tăng mức lương cơ bản lên không thấp hơn so với quy định ở trên nhưng nếu mức lương thỏa thuận với doanh nghiệp vẫn không thay đổi thì mức thu nhập hàng tháng sẽ giảm so với trước đây. Thứ ba, đối với những người lao động đang nhận mức lương cao hơn mức quy định tương ứng ở trên thì có thể sẽ không được tăng lương. Việc tăng lương cho người lao động trong trường hợp này sẽ phụ thuộc vào chế độ và quy định của doanh nghiệp sử dụng lao động. Download- xem toàn văn Nghị định 103/2012/NĐ-CP tại đây: Văn Bản Gốc, Văn Bản Liên Quan của Nghị định103/2012 cũng có tại www.ThuVienPhapLuat.vn Bạn có thể đăng ký thành viên để xem hơn 300.000 văn bản khác tại www.ThuVienPhapLuat.vn ;
Thông tư 01/2012/TTLT-BNV-BTC tính mức lương cơ bản 2012
Liên Bộ Nội vụ - Tài chính đã ban hành Thông tư số01/2012/TTLT-BNV-BTC hướng dẫn thực hiện mức lương tối thiểu chung từ ngày 1/5/2012 đối với cơ quan Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội và đơn vị sự nghiệp. Theo đó, đối với cán bộ, công chức, viên chức, mức lương mới áp dụng từ ngày 1/5/2012 được tính theo công thức: Mức lương thực hiện từ 1/5/2012 = Mức lương tối thiểu chung 1.050.000 đồng/tháng x Hệ số lương hiện hưởng Các khoản phụ cấp tính theo mức lương tối thiểu chung được tính là: Riêng các khoản phụ cấp quy định bằng mức tiền cụ thể vẫn giữ nguyên theo quy định hiện hành. Thông tư này có hiệu lực từ 1/6/2012. Bãi bỏ Thông tư liên tịch số04/2011/TTLT-BNV-BTC của Bộ Nội vụ và Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện mức lương tối thiểu chung từ 1/5/2011 đối với cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội và đơn vị sự nghiệp. Các khoản trích và các chế độ được hưởng tính theo mức lương tối thiểu chung được tính lại tương ứng từ ngày 01/5/2012. Mức phụ cấp thực hiện từ 1/5/2012 = Mức lương tối thiểu chung 1.050.000 đồng/tháng x Hệ số phụ cấp hiện hưởng Download tại đây: Thông tư01/2012/TTLT-BNV-BTC
Thông tư74/2012/TT-BTC ngày 14/5/2012 hướng dẫn xác định phương thức chi thực hiện điều chỉnh mức lương Thông tư số74/2012/TT-BTC ngày 14 tháng 05 năm 2011 của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn xác định nhu cầu, nguồn và phương thức chi thực hiện điều chỉnh mức lương tối thiểu chung theo Nghị định 31/2012/NĐ-CP ngày 12/04/2012 của Chính phủ, chế độ phụ cấp công vụ theo Nghị định 34/2012/NĐ-CP ngày 15/04/2012 của Chính phủ, điều chỉnh trợ cấp đối với cán bộ xã đã nghỉ việc theo Nghị địnd 35/2012/NĐ-CP ngày 18/04/2012 của Chính phủ. Download tại đây: Thông tư số74/2012/TT-BTC