Quy định mới nhất về Thời hạn và lãi xuất cho vay tín dụng đầu tư của Nhà nước
Ngày 07/11/2023, Chính phủ ban hành Nghị định 78/2023/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 32/2017/NĐ-CP về tín dụng đầu tư của Nhà nước. Theo đó, quy định mới nhất về Thời hạn và lãi xuất cho vay tín dụng đầu tư của Nhà nước như sau: Thời hạn cho vay tín dụng đầu tư của Nhà nước Ngân hàng Phát triển Việt Nam căn cứ vào kết quả thẩm định dự án, đặc điểm sản xuất, kinh doanh, khả năng thu hồi vốn của từng dự án và khả năng trả nợ của khách hàng để quyết định thời hạn cho vay đối với từng dự án. Lãi suất cho vay tín dụng đầu tư của Nhà nước - Mức lãi suất cho vay tín dụng đầu tư của Nhà nước do Ngân hàng Phát triển Việt Nam quyết định, đảm bảo nguyên tắc đủ bù đắp chi phí huy động vốn, chi hoạt động bộ máy và chi phí trích lập dự phòng rủi ro đối với các khoản nợ vay được ký hợp đồng tín dụng kể từ ngày 22 tháng 12 năm 2023, nhưng không thấp hơn 85% lãi suất cho vay bình quân của các ngân hàng thương mại trong nước trong cùng thời kỳ; ngân sách nhà nước không cấp bù lãi suất và phí quản lý đối với các khoản nợ vay này. - Trình tự quyết định lãi suất cho vay tín dụng đầu tư của Nhà nước: + Trước ngày 25 tháng 01 hằng năm, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có văn bản gửi Bộ Tài chính cung cấp số liệu lãi suất cho vay bình quân của các ngân hàng thương mại trong nước trong cùng thời kỳ để Bộ Tài chính cung cấp cho Ngân hàng Phát triển Việt Nam; + Chậm nhất 03 ngày làm việc sau khi nhận được văn bản của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tại điểm a khoản này, Bộ Tài chính có văn bản chuyển cho Ngân hàng Phát triển Việt Nam số liệu lãi suất cho vay bình quân của các ngân hàng thương mại trong nước trong cùng thời kỳ do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cung cấp; + Chậm nhất 03 ngày làm việc sau khi nhận được văn bản của Bộ Tài chính tại điểm b khoản này, căn cứ nguyên tắc xác định mức lãi suất cho vay tín dụng đầu tư của Nhà nước quy định tại khoản 1 Điều này, Ngân hàng Phát triển Việt Nam quyết định mức lãi suất cho vay tín dụng đầu tư của Nhà nước; + Trường hợp trong năm lãi suất cho vay của các ngân hàng thương mại trong nước có biến động lớn, Ngân hàng Phát triển Việt Nam báo cáo Bộ Tài chính có văn bản gửi Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đề nghị cung cấp lãi suất cho vay bình quân của các ngân hàng thương mại trong nước tại thời điểm đề nghị để Ngân hàng Phát triển Việt Nam quyết định mức lãi suất cho vay tín dụng đầu tư của Nhà nước. - Mức lãi suất cho vay tín dụng đầu tư của Nhà nước do Ngân hàng Phát triển Việt Nam quyết định theo quy định tại khoản 2 Điều này được áp dụng cho toàn bộ dư nợ trong hạn và các khoản giải ngân mới của các hợp đồng vay vốn tín dụng đầu tư ký kết kể từ ngày 22 tháng 12 năm 2023. - Đối với toàn bộ số dư nợ gốc bị chuyển quá hạn của từng khoản nợ vay: + Lãi suất quá hạn do Ngân hàng Phát triển Việt Nam xem xét, quyết định, tối đa bằng 150% lãi suất cho vay trong hạn; + Lãi suất cho vay trong hạn tại điểm a khoản này được điều chỉnh theo mức lãi suất cho vay tín dụng đầu tư của Nhà nước do Ngân hàng Phát triển Việt Nam quyết định theo quy định tại khoản 2 Điều này. Nghị định 78/2023/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 22/12/2023.
Nhận biết tín dụng đen và các hình phạt khi hoạt động tín dụng đen?
Những dấu hiệu nhận biết tín dụng đen? Hiện nay, tín dụng đen vẫn chưa được pháp luật quy định cụ thể khái niệm như thế nào là tín dụng đen. Tuy nhiên, thực tế có thể hiểu tín dụng đen là một hình thức cho vay tín dụng với lãi suất cao hơn quy định của pháp luật từ các tổ chức, cá nhân thực hiện các hoạt động cho vay tiền nhưng không đăng ký kinh doanh và không được sự cấp phép của nhà nước. Tín dụng đen hay còn gọi là cho vay nặng lãi có các dấu hiệu nhận biết sau đây: Về thủ tục cho vay: thủ tục rất đơn giản, có hoặc không có tài sản thế chấp vẫn vay được. Người vay chỉ cần chụp hình giấy tờ tùy thân gửi bên cho vay là hoàn tất thủ tục vay. Về lãi suất cho vay: Lãi suất cho vay vượt mức lãi suất theo quy định của pháp luật. Theo quy định tại Điều 201 Bộ luật Hình sự 2015 về tội “ Cho vay nặng lãi trong giao dịch dân sự” thì: Người nào trong giao dịch dân sự mà cho vay với lãi suất gấp 5 lần trở lên của mức lãi suất cao nhất quy định trong Bộ luật Dân sự, thu lợi bất chính từ 30 triệu đồng đến dưới 100 triệu đồng hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm thì bị phạt tiền từ 50 triệu đến 200 triệu đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm. Phạm tội mà thu lợi bất chính 100 triệu đồng trở lên thì bị phạt tiền 200 triệu đến 01 tỷ đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm… Về hình thức cho vay: Các hợp đồng, giao dịch vay tiền thường được soạn thảo và ký nhận với nội dung giả tạo để che dấu mức lãi suất bất hợp pháp và tạo điều kiện cho chủ nợ dễ dàng khống chế con nợ để thu được nợ đồng thời cũng là ràng buộc pháp lý để khi con nợ không trả được thì chủ nợ có thể đề nghị cơ quan pháp luật xử lý bằng hình sự với con nợ. Hình thức thu hồi nợ: Khi đến hạn mà các con nợ không trả thì bên cho vay sẽ có các hình thức đòi nợ mang tính chất côn đồ như: thuê giang hồ đến tận nhà để quấy rối, khủng bố tinh thần hoặc nặng hơn là gây thương tích cho người khác để đòi được nợ. Ngoài ra, còn rất nhiều chiêu trò xâm phạm đến hình ảnh cá nhân như đăng giấy đòi nợ công khai lên mạng xã hội hoặc khung bố tin nhắn, cuộc gọi 24/24…. Hình phạt khi hoạt động tín dụng đen? Căn cứ Điều 201 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi 2017) ,người phạm tội cho vay nặng lãi (tín dụng đen) bị xử lý như sau: - Cho vay trong giao dịch dân sự với lãi suất gấp 05 lần trở lên của mức lãi suất cao nhất quy định trong Bộ luật dân sự, thu lợi bất chính từ 30.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm. - Phạm tội mà thu lợi bất chính 100.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm. - Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm. Theo đó, nếu thấy các quảng cáo hoặc lời mời gọi vay tiền nhanh chóng, đơn giản thì người dân nên cẩn thận và cảnh báo đến những người xung quanh
Quy định mới nhất về Thời hạn và lãi xuất cho vay tín dụng đầu tư của Nhà nước
Ngày 07/11/2023, Chính phủ ban hành Nghị định 78/2023/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 32/2017/NĐ-CP về tín dụng đầu tư của Nhà nước. Theo đó, quy định mới nhất về Thời hạn và lãi xuất cho vay tín dụng đầu tư của Nhà nước như sau: Thời hạn cho vay tín dụng đầu tư của Nhà nước Ngân hàng Phát triển Việt Nam căn cứ vào kết quả thẩm định dự án, đặc điểm sản xuất, kinh doanh, khả năng thu hồi vốn của từng dự án và khả năng trả nợ của khách hàng để quyết định thời hạn cho vay đối với từng dự án. Lãi suất cho vay tín dụng đầu tư của Nhà nước - Mức lãi suất cho vay tín dụng đầu tư của Nhà nước do Ngân hàng Phát triển Việt Nam quyết định, đảm bảo nguyên tắc đủ bù đắp chi phí huy động vốn, chi hoạt động bộ máy và chi phí trích lập dự phòng rủi ro đối với các khoản nợ vay được ký hợp đồng tín dụng kể từ ngày 22 tháng 12 năm 2023, nhưng không thấp hơn 85% lãi suất cho vay bình quân của các ngân hàng thương mại trong nước trong cùng thời kỳ; ngân sách nhà nước không cấp bù lãi suất và phí quản lý đối với các khoản nợ vay này. - Trình tự quyết định lãi suất cho vay tín dụng đầu tư của Nhà nước: + Trước ngày 25 tháng 01 hằng năm, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có văn bản gửi Bộ Tài chính cung cấp số liệu lãi suất cho vay bình quân của các ngân hàng thương mại trong nước trong cùng thời kỳ để Bộ Tài chính cung cấp cho Ngân hàng Phát triển Việt Nam; + Chậm nhất 03 ngày làm việc sau khi nhận được văn bản của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tại điểm a khoản này, Bộ Tài chính có văn bản chuyển cho Ngân hàng Phát triển Việt Nam số liệu lãi suất cho vay bình quân của các ngân hàng thương mại trong nước trong cùng thời kỳ do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cung cấp; + Chậm nhất 03 ngày làm việc sau khi nhận được văn bản của Bộ Tài chính tại điểm b khoản này, căn cứ nguyên tắc xác định mức lãi suất cho vay tín dụng đầu tư của Nhà nước quy định tại khoản 1 Điều này, Ngân hàng Phát triển Việt Nam quyết định mức lãi suất cho vay tín dụng đầu tư của Nhà nước; + Trường hợp trong năm lãi suất cho vay của các ngân hàng thương mại trong nước có biến động lớn, Ngân hàng Phát triển Việt Nam báo cáo Bộ Tài chính có văn bản gửi Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đề nghị cung cấp lãi suất cho vay bình quân của các ngân hàng thương mại trong nước tại thời điểm đề nghị để Ngân hàng Phát triển Việt Nam quyết định mức lãi suất cho vay tín dụng đầu tư của Nhà nước. - Mức lãi suất cho vay tín dụng đầu tư của Nhà nước do Ngân hàng Phát triển Việt Nam quyết định theo quy định tại khoản 2 Điều này được áp dụng cho toàn bộ dư nợ trong hạn và các khoản giải ngân mới của các hợp đồng vay vốn tín dụng đầu tư ký kết kể từ ngày 22 tháng 12 năm 2023. - Đối với toàn bộ số dư nợ gốc bị chuyển quá hạn của từng khoản nợ vay: + Lãi suất quá hạn do Ngân hàng Phát triển Việt Nam xem xét, quyết định, tối đa bằng 150% lãi suất cho vay trong hạn; + Lãi suất cho vay trong hạn tại điểm a khoản này được điều chỉnh theo mức lãi suất cho vay tín dụng đầu tư của Nhà nước do Ngân hàng Phát triển Việt Nam quyết định theo quy định tại khoản 2 Điều này. Nghị định 78/2023/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 22/12/2023.
Nhận biết tín dụng đen và các hình phạt khi hoạt động tín dụng đen?
Những dấu hiệu nhận biết tín dụng đen? Hiện nay, tín dụng đen vẫn chưa được pháp luật quy định cụ thể khái niệm như thế nào là tín dụng đen. Tuy nhiên, thực tế có thể hiểu tín dụng đen là một hình thức cho vay tín dụng với lãi suất cao hơn quy định của pháp luật từ các tổ chức, cá nhân thực hiện các hoạt động cho vay tiền nhưng không đăng ký kinh doanh và không được sự cấp phép của nhà nước. Tín dụng đen hay còn gọi là cho vay nặng lãi có các dấu hiệu nhận biết sau đây: Về thủ tục cho vay: thủ tục rất đơn giản, có hoặc không có tài sản thế chấp vẫn vay được. Người vay chỉ cần chụp hình giấy tờ tùy thân gửi bên cho vay là hoàn tất thủ tục vay. Về lãi suất cho vay: Lãi suất cho vay vượt mức lãi suất theo quy định của pháp luật. Theo quy định tại Điều 201 Bộ luật Hình sự 2015 về tội “ Cho vay nặng lãi trong giao dịch dân sự” thì: Người nào trong giao dịch dân sự mà cho vay với lãi suất gấp 5 lần trở lên của mức lãi suất cao nhất quy định trong Bộ luật Dân sự, thu lợi bất chính từ 30 triệu đồng đến dưới 100 triệu đồng hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm thì bị phạt tiền từ 50 triệu đến 200 triệu đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm. Phạm tội mà thu lợi bất chính 100 triệu đồng trở lên thì bị phạt tiền 200 triệu đến 01 tỷ đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm… Về hình thức cho vay: Các hợp đồng, giao dịch vay tiền thường được soạn thảo và ký nhận với nội dung giả tạo để che dấu mức lãi suất bất hợp pháp và tạo điều kiện cho chủ nợ dễ dàng khống chế con nợ để thu được nợ đồng thời cũng là ràng buộc pháp lý để khi con nợ không trả được thì chủ nợ có thể đề nghị cơ quan pháp luật xử lý bằng hình sự với con nợ. Hình thức thu hồi nợ: Khi đến hạn mà các con nợ không trả thì bên cho vay sẽ có các hình thức đòi nợ mang tính chất côn đồ như: thuê giang hồ đến tận nhà để quấy rối, khủng bố tinh thần hoặc nặng hơn là gây thương tích cho người khác để đòi được nợ. Ngoài ra, còn rất nhiều chiêu trò xâm phạm đến hình ảnh cá nhân như đăng giấy đòi nợ công khai lên mạng xã hội hoặc khung bố tin nhắn, cuộc gọi 24/24…. Hình phạt khi hoạt động tín dụng đen? Căn cứ Điều 201 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi 2017) ,người phạm tội cho vay nặng lãi (tín dụng đen) bị xử lý như sau: - Cho vay trong giao dịch dân sự với lãi suất gấp 05 lần trở lên của mức lãi suất cao nhất quy định trong Bộ luật dân sự, thu lợi bất chính từ 30.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm. - Phạm tội mà thu lợi bất chính 100.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm. - Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm. Theo đó, nếu thấy các quảng cáo hoặc lời mời gọi vay tiền nhanh chóng, đơn giản thì người dân nên cẩn thận và cảnh báo đến những người xung quanh