Mức lãi suất cho vay tối đa của tổ chức tín dụng theo quy định của pháp luật là bao nhiêu?
Hiện nay, nhiều tổ chức tín dụng cho vay với mức lãi suất rất cao, người dân còn nhiều bâng khuâng về mức lãi suất cho vay của tổ chức tín dụng theo quy định của pháp luật hiện hành. Mức lãi suất cho vay theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015 Căn cứ theo Điều 468 Bộ Luật Dân sự 2015 quy định về lãi suất vay như sau: -Lãi suất vay do các bên thỏa thuận. -Trường hợp các bên có thỏa thuận về lãi suất thì lãi suất theo thỏa thuận không được vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay, trừ trường hợp luật khác có liên quan quy định khác. Căn cứ tình hình thực tế và theo đề xuất của Chính phủ, Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định điều chỉnh mức lãi suất nói trên và báo cáo Quốc hội tại kỳ họp gần nhất. -Trường hợp lãi suất theo thỏa thuận vượt quá lãi suất giới hạn được quy định tại khoản này thì mức lãi suất vượt quá không có hiệu lực. -Trường hợp các bên có thỏa thuận về việc trả lãi, nhưng không xác định rõ lãi suất và có tranh chấp về lãi suất thì lãi suất được xác định bằng 50% mức lãi suất giới hạn quy định tại khoản 1 Điều này tại thời điểm trả nợ. =>>Như vậy, lãi suất cho vay theo Bộ luật Dân sự 2015 sẽ do các bên thỏa thuận, tuy nhiên vẫn có giới hạn về mức lãi suất thỏa thuận giữa các bên không được vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay. Trường hợp lãi suất theo thỏa thuận vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay thì mức lãi suất vượt quá không có hiệu lực. Mức lãi suất cho vay của tổ chức tín dụng Căn cứ theo Điều 10 Thông tư 39/2016/TT-NHNN quy định về các loại cho vay bao gồm: -Cho vay ngắn hạn là các khoản vay có thời hạn cho vay tối đa 01 (một) năm. -Cho vay trung hạn là các khoản vay có thời hạn cho vay trên 01 (một) năm và tối đa 05 (năm) năm. -Cho vay dài hạn là các khoản vay có thời hạn cho vay trên 05 (năm) năm. Căn cứ theo khoản 1, khoản 2 Điều 13 Thông tư 39/2016/TT-NHNN (sửa đổi bổ sung bởi Khoản 4 Điều 1 Thông tư 06/2023/TT-NHNN) quy định về lãi suất cho vay của tổ chức tín dụng như sau: -Tổ chức tín dụng và khách hàng thỏa thuận về lãi suất cho vay theo cung cầu vốn thị trường, nhu cầu vay vốn và mức độ tín nhiệm của khách hàng, trừ trường hợp Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có quy định về lãi suất cho vay tối đa. -Trường hợp khách hàng được tổ chức tín dụng đánh giá là có tình hình tài chính minh bạch, lành mạnh, tổ chức tín dụng và khách hàng thỏa thuận về lãi suất cho vay ngắn hạn bằng đồng Việt Nam nhưng không vượt quá mức lãi suất cho vay tối đa do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quyết định trong từng thời kỳ nhằm đáp ứng một số nhu cầu vốn: + Phục vụ lĩnh vực phát triển nông nghiệp, nông thôn theo quy định của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn; + Thực hiện phương án kinh doanh hàng xuất khẩu theo quy định của Luật Thương mại và các văn bản hướng dẫn Luật Thương mại; + Phục vụ kinh doanh của doanh nghiệp nhỏ và vừa theo quy định của Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa và quy định của Chính phủ về hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa; + Phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ theo quy định của Chính phủ về phát triển công nghiệp hỗ trợ; + Phục vụ kinh doanh của doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao thuộc Danh mục công nghệ cao ưu tiên đầu tư phát triển được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, doanh nghiệp công nghệ cao theo quy định của Luật Công nghệ cao và các văn bản hướng dẫn Luật Công nghệ cao. Đồng thời, căn cứ theo Quyết định 1125/QĐ-NHNN năm 2023 có hiệu lực từ ngày 19/06/2023 quy định về mức lãi suất cho vay ngắn hạn của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài (trừ Quỹ tín dụng nhân dân và Tổ chức tài chính vi mô) áp dụng mức lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa bằng đồng Việt Nam là 4,0%/năm. Theo các quy định nêu trên, mức lãi suất cho vay tối đa do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quyết định trong từng thời kỳ nhằm đáp ứng một số nhu cầu vốn chỉ áp dụng đối với các khoản cho vay ngắn hạn. Còn đối với trường hợp cho vay trung hạn và dài hạn thì mức lãi suất sẽ do tổ chức tín dụng và khách hàng tự thỏa thuận, không có quy định về mức lãi suất cho vay tối đa trong trường hợp này. =>>Như vậy, trường hợp cho vay trung hạn, dài hạn thì mức lãi suất sẽ do các bên tự thỏa thuận, không bị giới hạn ở mức lãi suất tối đa 20% của khoản tiền vay theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015.
Bất cập phạt vi phạm trong hợp đồng vay tài sản
Bất cập phạt vi phạm trong hợp đồng vay tài sản được thể hiện như thế nào?
06 điều kiện khách hàng phải đáp ứng nếu muốn vay tín dụng đầu tư của Nhà nước
Ngày 07/11/2023 Chính phủ đã ban hành Nghị định 78/2023/NĐ-CP quy định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 32/2017/NĐ-CP của Chính phủ về tín dụng đầu tư của Nhà nước. (1) 06 điều kiện đối với khách hàng vay tín dụng đầu tư Sửa đổi Điều 6 Nghị định 32/2017/NĐ-CP quy định điều kiện cho vay vốn tín dụng đầu tư của Nhà nước thì khách hàng phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau: Thứ nhất: Thuộc đối tượng quy định tại Điều 5 Nghị định 32/2017/NĐ-CP. Thứ hai: Có đầy đủ năng lực pháp luật và thực hiện các thủ tục đầu tư theo quy định. Thứ ba: Có dự án đầu tư xin vay vốn được Ngân hàng Phát triển Việt Nam thẩm định, đánh giá là dự án có hiệu quả; có khả năng tài chính để trả nợ tại thời điểm Ngân hàng Phát triển Việt Nam xem xét, quyết định cho vay. (Điểm mới) Thứ tư: Vốn chủ sở hữu tham gia trong quá trình thực hiện dự án tối thiểu 20% tổng vốn đầu tư của dự án (không bao gồm vốn lưu động), mức cụ thể do Ngân hàng Phát triển Việt Nam xem xét, quyết định phù hợp với khả năng tài chính của chủ đầu tư và phương án trả nợ của dự án. (Điểm mới) Thứ năm: Thực hiện bảo đảm tiền vay theo các quy định tại Nghị định này và quy định của pháp luật. Thứ sáu: Khách hàng không có nợ xấu tại các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại thời điểm Ngân hàng Phát triển Việt Nam xem xét, quyết định cho vay. (Điểm mới) (Đặc biệt tại Nghị định 78/2023/NĐ-CP đã bãi bỏ khoản 7, khoản 8 quy định yêu cầu khách hàng phải mua bảo hiểm tài sản tại một doanh nghiệp bảo hiểm hợp pháp tại Việt Nam và thực hiện chế độ hạch toán kế toán, báo cáo tài chính và kiểm toán báo cáo tài chính hàng năm). (2) Lãi suất của Ngân hàng Phát triển Việt Nam không thấp hơn 85% lãi suất của các ngân hàng khác Theo đó, sửa đổi Điều 9 Nghị định 32/2017/NĐ-CP quy định lãi suất cho vay của Ngân hàng Phát triển Việt Nam được sửa đổi như sau: - Mức lãi suất cho vay tín dụng đầu tư của Nhà nước do Ngân hàng Phát triển Việt Nam quyết định, đảm bảo nguyên tắc đủ bù đắp chi phí huy động vốn, chi hoạt động bộ máy và chi phí trích lập dự phòng rủi ro đối với các khoản nợ vay được ký hợp đồng tín dụng kể từ ngày 22/12/2023, nhưng không thấp hơn 85% lãi suất cho vay bình quân của các ngân hàng thương mại trong nước trong cùng thời kỳ; ngân sách nhà nước không cấp bù lãi suất và phí quản lý đối với các khoản nợ vay này. - Trình tự quyết định lãi suất cho vay tín dụng đầu tư của Nhà nước: + Trước ngày 25 tháng 01 hằng năm, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có văn bản gửi Bộ Tài chính cung cấp số liệu lãi suất cho vay bình quân của các ngân hàng thương mại trong nước trong cùng thời kỳ để Bộ Tài chính cung cấp cho Ngân hàng Phát triển Việt Nam; + Chậm nhất 03 ngày làm việc sau khi nhận được văn bản của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tại điểm a khoản này, Bộ Tài chính có văn bản chuyển cho Ngân hàng Phát triển Việt Nam số liệu lãi suất cho vay bình quân của các ngân hàng thương mại trong nước trong cùng thời kỳ do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cung cấp; + Chậm nhất 03 ngày làm việc sau khi nhận được văn bản của Bộ Tài chính tại điểm b khoản này, căn cứ nguyên tắc xác định mức lãi suất cho vay tín dụng đầu tư của Nhà nước quy định tại khoản 1 Điều này, Ngân hàng Phát triển Việt Nam quyết định mức lãi suất cho vay tín dụng đầu tư của Nhà nước; + Trường hợp trong năm lãi suất cho vay của các ngân hàng thương mại trong nước có biến động lớn, Ngân hàng Phát triển Việt Nam báo cáo Bộ Tài chính có văn bản gửi Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đề nghị cung cấp lãi suất cho vay bình quân của các ngân hàng thương mại trong nước tại thời điểm đề nghị để Ngân hàng Phát triển Việt Nam quyết định mức lãi suất cho vay tín dụng đầu tư của Nhà nước. - Mức lãi suất cho vay tín dụng đầu tư của Nhà nước do Ngân hàng Phát triển Việt Nam quyết định theo quy định tại khoản 2 Điều này được áp dụng cho toàn bộ dư nợ trong hạn và các khoản giải ngân mới của các hợp đồng vay vốn tín dụng đầu tư ký kết kể từ ngày 22/12/2023. - Đối với toàn bộ số dư nợ gốc bị chuyển quá hạn của từng khoản nợ vay: + Lãi suất quá hạn do Ngân hàng Phát triển Việt Nam xem xét, quyết định, tối đa bằng 150% lãi suất cho vay trong hạn; + Lãi suất cho vay trong hạn tại điểm a khoản này được điều chỉnh theo mức lãi suất cho vay tín dụng đầu tư của Nhà nước do Ngân hàng Phát triển Việt Nam quyết định theo quy định tại khoản 2 Điều này Xem thêm Nghị định 78/2023/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 22/12/2023 sửa đổi Nghị định 32/2017/NĐ-CP.
Những hệ lụy của việc vay tiền nhanh “chỉ cần CMND/CCCD”
Vay tiền online hiện nay trở nên phổ biến được nhiều người lựa chọn vay tiền do thủ tục đơn giản đặc biệt là cần tiền có liền. Tuy nhiên, không ít trường hợp vì cần tiền gấp mà người vay gặp rắc rối khi vay tiền nhanh với những câu từ “chỉ cần CMND/CCCD” là có tiền. Vay tiền nhanh là gì? Vay tiền nhanh hay là vay tiền online (trực tuyến) là những cụm từ ý chỉ loại hình thức vay tiền mới xuất hiện gần đây, dựa vào các công nghệ thông tin như điện thoại, máy tính người dùng có thể vay tiền qua các ứng dụng, trang web, ví điện tử. Đây là hình thức vay tiền tương đương với vay tín chấp nhưng khác với tín chấp theo Điều 334 Bộ luật Dân sự 2015, thì người vay có thể nhận lập tức số tiền vay vào tài khoản của mình mà không phải thế chấp tài sản của mình với bên cho vay và cũng không cần bên thứ 3 bảo đảm. Vay tiền nhanh qua ứng dụng online có những rủi ro gì? Khi vay tiền người vay cần hết sức cẩn thận lựa chọn những ứng dụng và tổ chức tín dụng uy tín để tránh bị lừa đảo và lộ thông tin cá nhân, do đó cần chú ý các rủi ro sau đây trước khi quyết định vay tiền. (1) Lãi suất phải phù hợp với quy định Về lãi suất vay thì sẽ do các bên thỏa thuận theo khoản 1 Điều 468 Bộ luật Dân sự 2015 nhưng lãi suất cho vay tối đa không được vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay, trừ trường hợp luật khác có liên quan quy định khác… Trường hợp lãi suất theo thỏa thuận vượt quá lãi suất giới hạn được quy định tại khoản này thì mức lãi suất vượt quá không có hiệu lực, nếu vay nặng lãi có thể dẫn tới không đủ khả năng trả nợ rồi nợ nần chồng chất. Do đó, những tổ chức nào cho vay tiền với lãi suất quá 20%/năm được xem là cho vay nặng lãi và không được pháp luật công nhận hợp đồng cho vay. (2) Lộ thông tin cá nhân Chỉ với chiêu trò vay nhanh đơn giản chỉ việc cung cấp CMND/CCCD thì đã nhận được tiền vay mà người vay sau này có thể khổ khi các tổ chức này có thể không chính thống. Lợi dụng thông tin cá nhân được cung cấp làm chuyện xấu và rao bán thông tin cá nhân. Trường hợp dẫn tới nợ xấu thì những tổ chức này có thể sử dụng các thông tin này đăng lên mạng xã hội hoặc dùng cho mục đích khác nhằm kiếm lợi bất hợp pháp. (3) Nhiều chi phí tăng thêm không rõ ràng Bên cạnh lãi suất cao ngất ngưởng thì các ứng dụng vay tiền online còn có một đặc điểm nữa là các chi phí phát sinh thêm không rõ ràng hoặc quy định chung chung hay có quy định nhưng rất dài dòng làm cho người cần vay nhanh dễ dàng bỏ qua hướng dẫn mà chấp nhận. (4) Hệ lụy khi xảy ra nợ xấu Khi tìm kiếm đơn vị, tổ chức cho vay thì người vay cần phải lựa chọn các tổ chức, ứng dụng có uy tín, ngân hàng lớn không được vay qua các ứng dụng không chính thống, ít người biết đến. Một khi vay với lãi suất cao mà dẫn đến nợ xấu thì người vay có thể bị gọi điện đòi nợ, đe dọa bằng nhiều hình thức lăng mạ, làm nhục trên mạng xã hội, làm phiền người thân, tới tận nhà. Một số lời khuyên khi vay tiền nhanh qua các ứng dụng Trước hết người vay cần phải tìm hiểu kỹ tổ chức tín dụng cho vay, đây phải là tổ chức uy tín trên thị trường, ngân hàng có lớn hoặc ứng dụng, ví điện tử chính thống được sử dụng rộng rãi có liên kết với những ngân hàng. Ví dụ: Có thể vay trả sau trên các ví điện tử lớn Momo, Apple Pay, Viettel Pay, Zalo Pay, VNPay,... Tuy nhiên, người vay sẽ bị hạn chế số tiền vay và phải trả đúng hạn theo quy định của các ứng dụng này. Vay với số tiền vừa phải và hợp lý, người vay đừng quá tập trung vào một nguồn vay trên một ứng dụng sẽ dẫn đến thanh khoản cao, mất kiểm soát dẫn đến khó trả nợ. Do đó, người vay có thể xé nhỏ các khoản vay cho các ứng dụng vay, bên cạnh đó vay của người thân, bạn bè để hạn chế lãi suất. Đặc biệt là phải trả đúng hạn đừng để dẫn đến nợ xấu sẽ không được vay tại các ngân hàng khác.
Tiếp tục giảm lãi suất cho vay tối thiểu từ 1,5 - 2%/năm hỗ trợ phục hồi kinh tế
Ngày 14/8/2023 NHNN Việt Nam đã có Công văn 6385/NHNN-CSTT năm 2023 về việc giảm lãi suất cho vay, theo đó tiếp tục giảm lãi suất cho vay tối thiểu từ 1,5 - 2%/năm hỗ trợ phục hồi kinh tế. (1) Căn cứ thực hiện giảm lãi suất cho vay tối thiểu - Cụ thể, thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ tại Nghị quyết 97/NQ-CP năm 2023. - Nghị quyết 105/NQ-CP năm 2023 về các nhiệm vụ, giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, siết chặt kỷ luật, kỷ cương. - Nghị quyết 124/NQ-CP năm 2023 phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 7 năm 2023. (2) Các ngân hàng tiếp tục giảm lãi suất cho vay từ 1,5 - 2%/năm Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) yêu cầu các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nhà nước (TCTD) thực hiện một số nội dung sau: - TCTD tiếp tục thực hiện các giải pháp để giảm mặt bằng lãi suất, nhất là giảm lãi suất cho vay đối với các khoản cho vay đang còn dư nợ hiện hữu và các khoản cho vay mới (phấn đấu mức giảm lãi suất tối thiểu từ 1,5-2%/năm) theo chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ nhằm hỗ trợ doanh nghiệp, người dân phục hồi và phát triển sản xuất, kinh doanh. - TCTD gửi các báo cáo lãi suất cho vay, cụ thể: + Báo cáo cam kết giảm lãi suất cho vay trong năm 2023 đối với các khoản cho vay đang còn dư nợ hiện hữu (theo Biểu 1 đính kèm) và các khoản cho vay mới gửi NHNN trước ngày 25/8/2023; + Báo cáo kết quả thực hiện cam kết giảm lãi suất cho vay trong năm 2023 đối với các khoản cho vay đang còn dư nợ hiện hữu (theo Biểu 2 đính kèm) và các khoản cho vay mới gửi NHNN trước ngày 08/01/2024. (3) Mức lãi suất cho vay tại các ngân hàng hiện nay Căn cứ Điều 1 Quyết định 1125/QĐ-NHNN năm 2023 quy định mức lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa bằng đồng Việt Nam theo quy định tại khoản 2 Điều 13 Thông tư 39/2016/TT-NHNN như sau: - Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài (trừ Quỹ tín dụng nhân dân và Tổ chức tài chính vi mô) áp dụng mức lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa bằng đồng Việt Nam là 4,0%/năm. - Quỹ tín dụng nhân dân và Tổ chức tài chính vi mô áp dụng mức lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa bằng đồng Việt Nam là 5,0%/năm. Chi tiết Công văn 6385/NHNN-CSTT năm 2023 ban hành ngày 14/8/2023.
Pháp luật hợp đồng và bồi thương ngoài hợp đồng
Tháng 6 năm 2018 anh T cho chị H vay số tiền 900 triệu đồng thời hạn trong 2 năm và thỏa thuận chị H trả lãi hàng tháng cho anh T với tỷ lệ lãi suất 3%/ tháng. Hết thời hạn vay, chị H chỉ trả cho anh T số tiền lãi vay hàng tháng còn số tiền gốc chị không trả được. Cuối năm 2020, sau 6 tháng trễ hẹn thanh toán khoản vay, anh T khởi kiện chị H ra tòa yêu cầu chị H trả đủ số nợ trên. Theo quy định của bộ luật dân sự 2015, lãi suất cho các bên thỏa thuận có phù hợp không? Tại thời điểm khởi kiện, chị H phải trả cho anh T tổng số tiền là bao nhiêu?
Quy định pháp luật về lãi suất cho vay trong hợp đồng tín dụng?
Lãi suất cho vay trong hợp đồng tín dụng được pháp luật quy định như thế nào? Nghĩa vụ cung cấp thông tin đối với lãi suất cho vay được quy định ra sao? Lãi suất cho vay trong hợp đồng tín dụng? Theo quy định tại Điều 13 của Thông tư 39/2016/TT-NHNN quy định về hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành (sau đây gọi tắt là “Thông tư 39/2016/TT-NHNN”) thì lãi suất cho vay được quy định như sau: - Tổ chức tín dụng và khách hàng thỏa thuận về lãi suất cho vay theo cung cầu vốn thị trường, nhu cầu vay vốn và mức độ tín nhiệm của khách hàng, trừ trường hợp Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có quy định về lãi suất cho vay tối đa. - Tổ chức tín dụng và khách hàng thỏa thuận về lãi suất cho vay ngắn hạn bằng đồng Việt Nam nhưng không vượt quá mức lãi suất cho vay tối đa do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quyết định trong từng thời kỳ nhằm đáp ứng một số nhu cầu vốn: +) Phục vụ lĩnh vực phát triển nông nghiệp, nông thôn theo quy định của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn; +) Thực hiện phương án kinh doanh hàng xuất khẩu theo quy định tại Luật thương mại 2005 và các văn bản hướng dẫn Luật thương mại; +) Phục vụ kinh doanh của doanh nghiệp nhỏ và vừa theo quy định của Chính phủ về trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa; +) Phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ theo quy định của Chính phủ về phát triển công nghiệp hỗ trợ; +) Phục vụ kinh doanh của doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao theo quy định tại Luật công nghệ cao 2008 và các văn bản hướng dẫn Luật công nghệ cao. - Nội dung thỏa thuận về lãi suất cho vay bao gồm mức lãi suất cho vay và phương pháp tính lãi đối với khoản vay. Trường hợp mức lãi suất cho vay không quy đổi theo tỷ lệ %/năm và/hoặc không áp dụng phương pháp tính lãi theo số dư nợ cho vay thực tế, thời gian duy trì số dư nợ gốc thực tế đó, thì trong thỏa thuận cho vay phải có nội dung về mức lãi suất quy đổi theo tỷ lệ %/năm (một năm là ba trăm sáu mươi lăm ngày) tính theo số dư nợ cho vay thực tế và thời gian duy trì số dư nợ cho vay thực tế đó. - Khi đến hạn thanh toán mà khách hàng không trả hoặc trả không đầy đủ nợ gốc và/hoặc lãi tiền vay theo thỏa thuận, thì khách hàng phải trả lãi tiền vay như sau: +) Lãi trên nợ gốc theo lãi suất cho vay đã thỏa thuận tương ứng với thời hạn vay mà đến hạn chưa trả; +) Trường hợp khách hàng không trả đúng hạn tiền lãi theo nội dung trên, thì phải trả lãi chậm trả theo mức lãi suất do tổ chức tín dụng và khách hàng thỏa thuận nhưng không vượt quá 10%/năm tính trên số dư lãi chậm trả tương ứng với thời gian chậm trả; +) Trường hợp khoản nợ vay bị chuyển nợ quá hạn, thì khách hàng phải trả lãi trên dư nợ gốc bị quá hạn tương ứng với thời gian chậm trả, lãi suất áp dụng không vượt quá 150% lãi suất cho vay trong hạn tại thời điểm chuyển nợ quá hạn. - Trường hợp áp dụng lãi suất cho vay điều chỉnh, tổ chức tín dụng và khách hàng phải thỏa thuận nguyên tắc và các yếu tố để xác định lãi suất điều chỉnh, thời điểm điều chỉnh lãi suất cho vay. Trường hợp căn cứ các yếu tố để xác định lãi suất điều chỉnh dẫn đến có nhiều mức lãi suất cho vay khác, thì tổ chức tín dụng áp dụng mức lãi suất cho vay thấp nhất. Nghĩa vụ cung cấp thông tin đối với lãi suất cho vay? Theo quy định tại khoản 1 Điều 16 của Thông tư 39/2016/TT-NHNN thì tổ chức tín dụng có trách nhiệm cung cấp cho khách hàng đầy đủ các thông tin trước khi xác lập thỏa thuận cho vay: Lãi suất cho vay. Nguyên tắc và các yếu tố xác định, thời điểm xác định lãi suất cho vay đối với trường hợp áp dụng lãi suất cho vay có điều chỉnh; lãi suất áp dụng đối với dư nợ gốc bị quá hạn; lãi suất áp dụng đối với lãi chậm trả; phương pháp tính lãi tiền vay. Loại phí và mức phí áp dụng đối với khoản vay; các tiêu chí xác định khách hàng vay vốn theo lãi suất cho vay quy định tại khoản 2 Điều 13 của Thông tư 39/2016/TT-NHNN.
Giải quyết tình huống về vay tiền có lãi suất 3%/tháng?
Vào ngày 21/11/2009, ông Cam thỏa thuận cho vợ chồng ông Sơn vay số tiền là 500.000.000 đồng lãi suất 3%/tháng, đóng lãi hàng tháng, tiền vốn hai bên thỏa thuận sau mùa vụ (06 tháng từ ngày vay) sẽ trả. Sau khi vay vợ chồng ông Sơn đóng lãi đầy đủ đến ngày 15/4/2010 thì không đóng lãi và cũng không hoàn trả vốn vay. Ông Cam đã nhiều lần đến nhà yêu cầu vợ chồng ông Sơn trả tiền nhưng vợ chồng ông Sơn không trả. Ngày 28/5/2015, ông Cam có đơn khởi kiện yêu cầu Tòa án nhân dân huyện A giải quyết buộc vợ chồng ông Sơn trả cho ông số tiền vay là 500.000.000 đồng và tính lãi suất theo quy định pháp luật từ ngày 15/4/2010 đến ngày xét xử. Tại phiên tòa sơ thẩm ông Cam yêu cầu trả tiền lãi số tiền là 125.000.000đ. Bản án sơ thẩm xác định quan hệ tranh chấp hợp đồng vay tài sản và tuyên xử buộc vợ chồng ông Sơn phải có trách nhiệm hoàn trả cho ông Cam số tiền vốn và lãi là 625.000.000 đồng. Hỏi: Bản án sơ thẩm giải quyết như trên là đúng hay sai, vì ? Anh chị giúp em được không ạ?
Lãi suất cho vay mua nhà ở xã hội tại Ngân hàng CSXH năm 2020
Thủ tướng vừa ban hành Quyết định 1232/QĐ-TTg mức lãi suất cho vay ưu đãi phát triển và quản lý nhà ở xã hội. Mức lãi suất cho vay ưu đãi của Ngân hàng Chính sách xã hội áp dụng đối với các khoản vay có dư nợ trong năm 2020 để mua, thuê mua nhà ở xã hội; xây dựng mới hoặc cải tạo, sửa chữa nhà để ở theo quy định tại Nghị định 100/2015/NĐ-CP ngày 20/10/2015 của Chính phủ về phát triển và quản lý nhà ở xã hội là 4,8%/năm. Như vậy, so với năm 2019, lãi suất cho vay ưu đãi trong năm 2020 vẫn được duy trì ở mức 4,8%/năm. Theo Nghị định 100/2015, mức vốn cho vay tối đa được quy định như sau: - Trường hợp mua, thuê, thuê mua nhà ở xã hội, mức vốn cho vay tối đa bằng 80% giá trị hợp đồng mua, thuê, thuê mua nhà. - Trường hợp xây dựng mới hoặc cải tạo, sửa chữa nhà ở thì mức vốn cho vay tối đa bằng 70% giá trị dự toán hoặc phương án vay và không vượt quá 70% giá trị tài sản bảo đảm tiền vay. Quyết định 1232/QĐ-TTg có hiệu lực thi hành từ ngày 13/8/2020.
Quy định cho vay của công ty không phải tổ chức tín dụng có trái luật?
Hiện nay, trong hoạt động cho vay pháp luật ghi nhận 03 chủ thể có quyền cho vay bao gồm: (1) Cá nhân: Quy định tại Điều 468 Bộ luật Dân sự 2015 Theo đó, cá nhân cho vay với lãi suất không được vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay. Trường hợp lãi suất theo thỏa thuận vượt quá lãi suất giới hạn được quy định tại khoản này thì mức lãi suất vượt quá không có hiệu lực.Trường hợp có thỏa thuận trả lãi vay mà không ấn định cụ thể thì mức lãi suất là 10% năm của khoản tiền vay. Khi đến hạn bên vay không trả hoặc trả không đầy đủ thì bên vay phải trả lãi như sau: + Lãi trên nợ gốc theo lãi suất thỏa thuận trong hợp đồng tương ứng với thời hạn vay mà đến hạn chưa trả. Trường hợp chậm trả thì còn phải trả lãi theo mức lãi suất:Tiền lãi đã phát sinh này sẽ được tính thêm lãi = (nợ lãi chưa trả) x ( b) Lãi trên nợ gốc quá hạn chưa trả bằng 150% lãi suất vay theo hợp đồng tương ứng với thời gian chậm trả, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. (2) Ngân hàng: Quy định tại Thông tư 39/2016/TT-NHNN Tổ chức tín dụng và khách hàng thỏa thuận về lãi suất cho vay ngắn hạn bằng đồng Việt Nam nhưng không vượt quá mức lãi suất cho vay tối đa do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quyết định trong từng thời kỳ nhằm đáp ứng một số nhu cầu vốn: a) Phục vụ lĩnh vực phát triển nông nghiệp, nông thôn theo quy định của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn; b) Thực hiện phương án kinh doanh hàng xuất khẩu theo quy định tại Luật thương mại và các văn bản hướng dẫn Luật thương mại; c) Phục vụ kinh doanh của doanh nghiệp nhỏ và vừa theo quy định của Chính phủ về trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa; d) Phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ theo quy định của Chính phủ về phát triển công nghiệp hỗ trợ; e) Phục vụ kinh doanh của doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao theo quy định tại Luật công nghệ cao và các văn bản hướng dẫn Luật công nghệ cao. Trường hợp khách hàng không trả đúng hạn tiền lãi theo quy định thì phải trả lãi thêm cho phần lãi chậm trả theo mức lãi suất do Ngân hàng và khách hàng thỏa thuận nhưng không vượt quá 10%/năm tính trên số dư lãi chậm trả tương ứng với thời gian chậm trả. Còn trong trường hợp khoản nợ vay bị chuyển nợ quá hạn, thì khách hàng phải trả lãi trên dư nợ gốc bị quá hạn tương ứng với thời gian chậm trả, lãi suất áp dụng không vượt quá 150% lãi suất cho vay trong hạn tại thời điểm chuyển nợ quá hạn. (3) Công ty tài chính: Quy định tại Thông tư 43/2016/TT-NHNN Công ty tài chính là hình thái tổ chức tín dụng phi ngân hàng. Công ty tài chính chỉ được cho vay đáp ứng nhu cầu tiêu dùng, gồm: Mua phương tiện đi lại, đồ dùng, trang thiết bị gia đình; Chi phí học tập, chữa bệnh, du lịch, văn hóa, thể dục, thể thao; Chi phí sửa chữa nhà ở) đối với khách hàng là cá nhân. Cần đảm bảo tổng dư nợ đối với một khách hàng tại công ty tài chính đó không vượt quá 100.000.000 đồng (một trăm triệu đồng). Mức tổng dư nợ này không áp dụng đối với cho vay tiêu dùng để mua ôtô và sử dụng ôtô đó làm tài sản bảo đảm cho chính khoản vay đó theo quy định của pháp luật; Về lãi suất, khách hàng và công ty sẽ có quyền tự thỏa thuận, xong cũng có giới hạn nhất định trong một số trường hợp tương tự điều kiện áp dụng cho Ngân hàng. Thực tế, ngoài 03 chủ thể có quyền cho vay trên, còn một chủ thể khác cũng có thể thực hiện hoạt động tín dụng cho vay đã được ghi nhận tại Nghị định 222/2013/NĐ-CP, đó là công ty không phải tổ chức tín dụng: “Điều 6. Giao dịch tài chính của doanh nghiệp 2. Các doanh nghiệp không phải tổ chức tín dụng không sử dụng tiền mặt khi vay và cho vay lẫn nhau.” Với nội dung quy định trên, chúng ta có thể hiểu rằng pháp luật cũng cho phép các công ty không phải là tổ chức tín dụng được quyền cho vay lẫn nhau nhưng lại không đưa quy định giới hạn về lãi suất cho vay, mức cho vay, bảo đảm tiền vay. Điều chúng ta cần thảo luận ở đây là liệu quy định trên có trái luật không khi mà khoản Điều 8 Luật các tổ chức tín dụng 2010 đã đưa ra quy định nghiêm cấm đối với quyền hoạt động ngân hàng như sau: “Nghiêm cấm cá nhân, tổ chức không phải là tổ chức tín dụng thực hiện hoạt động ngân hàng, trừ giao dịch ký quỹ, giao dịch mua, bán lại chứng khoán của công ty chứng khoán.”. Cho vay là một trong những hoạt động ngân hàng, cụ thể thuộc nghiệp vụ cấp tín dụng. Do vậy, theo căn cứ trên thì các công ty không phải là tổ chức tín dụng sẽ không được phép thực hiện hoạt động cho vay. Trong khi đó, với quy định tại Nghị định 222/2013/NĐ-CP lại cho phép hoạt động này. Rất mong nhận được ý kiến của các thành viên Danluat về vấn đề này!
So sánh 04 loại lãi suất của Bộ luật Dân sự 1995 - 2005 - 2015
>>> Cách xác định lãi suất qua các Bộ luật, luật >>> Hướng dẫn xử lý khi lãi suất cao hơn mức quy định >>> Khác biệt trong quy định pháp lý hiện hành về "mức lãi suất cho vay trong hạn" Bảng dưới đây sẽ thống kê sự thay đổi trong quy định liên quan đến lãi suất qua các Bộ luật dân sự 1995 - 2005 - 2015 TIÊU CHÍ BLDS 1995 BLDS 2005 BLDS 2015 Lãi suất cho vay Do các bên thoả thuận nhưng không được vượt quá 50% của lãi suất cao nhất do NHNN quy định đối với loại cho vay tương ứng. Trường hợp có tranh chấp hoặc trong trường hợp các bên có thoả thuận về việc trả lãi trong việc vay, nhưng không xác định rõ lãi suất: áp dụng lãi suất tiết kiệm có kỳ hạn do NHNN quy định tương ứng với thời hạn vay tại thời điểm trả nợ. Do các bên thỏa thuận nhưng không vượt quá 150% lãi suất cơ bản do NHNN công bố đối với loại cho vay tương ứng. Trường hợp có tranh chấp hoặc trong trường hợp các bên có thoả thuận về việc trả lãi trong việc vay, nhưng không xác định rõ lãi suất: áp dụng lãi suất cơ bản do NHNN công bố. Trường hợp các bên có thỏa thuận về lãi suất thì lãi suất theo thỏa thuận không được vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay, trừ trường hợp luật khác có liên quan quy định khác (khoản 1 Điều 468). Trường hợp có tranh chấp hoặc trong trường hợp các bên có thoả thuận về việc trả lãi trong việc vay, nhưng không xác định rõ lãi suất: lãi suất được xác định bằng 50% mức lãi suất giới hạn quy định tại K1 Đ468 tại thời điểm trả nợ (tức mức lãi suất không được vượt quá 10%/năm của khoản tiền vay). Lãi suất chậm trả nợ gốc (lãi suất nợ quá hạn) Phải trả lãi trên nợ gốc và lãi theo lãi suất nợ quá hạn của NHNN tương ứng với thời hạn vay tại thời điểm trả nợ. Phải trả lãi trên nợ gốc và lãi nợ quá hạn theo lãi suất cơ bản do NHNN công bố tương ứng với thời hạn vay tại thời điểm trả nợ. Lãi trên nợ gốc quá hạn chưa trả bằng 150% lãi suất vay theo hợp đồng tương ứng với thời gian chậm trả, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. Lãi suất chậm trả nợ lãi Không quy định Lãi trên nợ gốc theo lãi suất thỏa thuận trong hợp đồng tương ứng với thời hạn vay mà đến hạn chưa trả; trường hợp chậm trả thì còn phải trả lãi theo mức lãi suất quy định tại khoản 2 Điều 468. Theo đó, trường hợp chậm trả nợ lãi thì còn phải trả lãi theo mức lãi suất không được vượt quá 10%/năm của khoản tiền vay. Lãi suất chậm trả khác Trách nhiệm do chậm thực hiện nghĩa vụ dân sự: Trường hợp người có nghĩa vụ chậm trả tiền, thì người đó phải trả lãi đối với số tiền chậm trả theo lãi suất nợ quá hạn do NHNN quy định tương ứng với thời gian chậm trả tại thời điểm thanh toán, trừ trường hợp có thoả thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác (khoản 2 Điều 313). Trách nhiệm do chậm thực hiện nghĩa vụ dân sự: Trường hợp bên có nghĩa vụ chậm trả tiền thì bên đó phải trả lãi đối với số tiền chậm trả theo lãi suất cơ bản do NHNN công bố tương ứng với thời gian chậm trả tại thời điểm thanh toán, trừ trường hợp có thoả thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác (khoản 2 Điều 305). Trách nhiệm do chậm thực hiện nghĩa vụ trả tiền: Lãi suất phát sinh do chậm trả tiền được xác định theo thỏa thuận của các bên nhưng không được vượt quá mức lãi suất được quy định tại khoản 1 Điều 468 (tức không được vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay); nếu không có thỏa thuận thì thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 468 của Bộ luật này (tức không được vượt quá 10%/năm của khoản tiền vay) (khoản 2 Điều 357).
Vấn đề liên quan đến lãi suất cho vay
A cho B vay 100 triệu đồng với lãi suất 1%/ tháng, thanh toán hàng tháng và thời hạn hợp đồng vay là 12 tháng từ 01/01/2017 đến 31/12/2017. Đến hạn B chưa thanh toán cho A cả gốc lẫn lãi. 06 tháng sau là 01/07/2018, B mới thực hiện việc thanh toán.
Lãi suất cho vay tiêu dùng như thế có quá cao?
Luật sư cho hỏi: em có vay tiền của fecret với lãi suất là 51%/ năm. Như vậy bên cho vay với lãi suất như vậy có cao không ạ?
Lãi suất cho vay XD mới, sửa chữa nhà để ở
Xin chào Luật Sư Qua phương tiện thông tin đạng chúng tôi được biết Quyết định số 370/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ : Về lãi suất cho vay ưu đãi nhà ở xã hội tại Ngân hàng Chính sách xã hội theo quy định tại Nghị định số 100/2015/NĐ-CP của Chính phủ Luật sư cho tôi hỏi, tôi là công chức cấp xã đang công tác tại một xã vùng III của tỉnh Sơn La, nhà tôi ở Thị trấn ngôi nhà xây từ năm 1990 nay cũng xuống cấp và thiếu phòng ở, nay tôi muốn cái tạo và xây lại nhà vậy tôi có được hưởng quyền lợi theo Quyết định số 370/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ : Về lãi suất cho vay ưu đãi nhà ở xã hội tại Ngân hàng Chính sách xã hội theo quy định tại Nghị định số 100/2015/NĐ-CP của Chính phủ không. Xin luật sư viện dẫn căn cứ, theo các điều khoản quy định để tôi được rõ hơn,nếu tôi được vay thì cần phải làm có những điều kiện gì và thủ tục ra sao???? Xin chân thành cám ơn Luật sư
Lãi suất cho vay như vậy đúng quy định không?
Nghị định số 55/2015/NĐ-CP ngày 09/6/2015 của Chính phủ thay thế Nghị định số 41/2010/NĐ-CP ngày 12/4/2010 của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn, có hiệu lực từ ngày 15/7/2015. Thông tư số 08/2014/TT-NHNN ngày 17/3/2014 của Thống đốc NHNN Việt Nam (có hiệu lực từ ngày 18/3/2014) quy định lãi suất cho vay ngắn hạn bằng đồng Việt Nam của tổ chức tín dụng đối với khách hàng vay để đáp ứng nhu cầu vốn để phục vụ một số liĩnh vực, ngành kinh tế. Thông tư 08 quy định về lãi suất cho vay ngắn hạn bằng đồng Việt Nam như sau: “ Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài (sau đây gọi là tổ chức tín dụng) áp dụng lãi suất cho vay ngắn hạn bằng đồng Việt Nam không vượt quá mức lãi suất tối đa do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quyết định trong từng thời kỳ đối với từng loại hình tổ chức tín dụng. Trong đó, tại điểm 2a Điều 1 có quy định rõ cụm từ: “a) Phục vụ lĩnh vực phát triển nông nghiệp, nông thôn theo quy định tại Nghị định số 41/2010/NĐ-CP ngày 12 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn” ; Tại Quyết định số 2174/QĐ-NHNN, ngày 28/10/2014 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (hiệu lực thi hành từ ngày 29/10/2014), quy định về mức lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa bằng đồng Việt Nam của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng vay để đáp ứng nhu cầu vốn phục vụ một số lĩnh vực, ngành kinh tế theo quy định tại Thông tư số 08/2014/TT-NHNN. Trong đó, tại Điều 1 ghi: “ Mức lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa bằng đồng Việt Nam theo quy định tại Thông tư số 08/2014/TT-NHNN ngày 17 tháng 3 năm 2014 như sau: 1. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài (trừ Quỹ Tín dụng nhân dân và Tổ chức tài chính vi mô) áp dụng mức lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa bằng đồng Việt Nam là 7%/năm”. Tại một Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT huyện đã giải quyết cho vay đối với khách hàng, trong hợp đồng tín dụng ngày 15/6/2016, cho vay ngắn hạn bằng đồng Việt Nam số tiền 50 triệu đồng, lãi suất cho vay 9%/năm, cao hơn mức trần lãi suất cho vay theo quy định QĐ 2174 và Thông tư 08 trên đây. Đoàn thanh tra của Ngân hàng Nhà nước cho rằng hành vi này của đơn vị đã vi phạm quy định tại QĐ 2174 và Thông tư 08. Đơn vị giải trình là thời điểm hợp đồng tín dụng cho vay đối với khách hàng thì Nghị định 55/2015/NĐ-CP đã có hiệu lực và thay thế NĐ 41/2010/NĐ-CP quy định là lãi suất cho vay phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn do khách hàng và tổ chức tín dụng thỏa thuận. NHNN Việt Nam chưa có văn bản hướng dẫn rõ ràng việc áp dụng lãi suất theo TT 08/2014/TT-NHNN khi có cụm từ như đã dẫn trên đây. Xin hỏi: Đoàn thanh tra cho rằng đơn vị đã vi phạm quy định về trần lãi suất cho vay trong phát triển nông nghiệp và nông thôn và tiến hành các biện pháp xử lý vi phạm theo quy định tại QĐ 2174 và TT 08 có đúng không?
Từ ngày 19/5/2015, giảm lãi suất cho vay tín dụng đầu tư theo Thông tư 76/2015/TT-BTC
Theo đó, lãi suất cho vay tín dụng đầu tư của Nhà nước bằng đồng Việt Nam là 8,55%/năm. Lãi suất cho vay tín dụng xuất khẩu của Nhà nước bằng đồng Việt Nam là 6,9%/năm. Mức chênh lệch lãi suất được tính hỗ trợ sau đầu tư đối với dự án vay vốn bằng đồng Việt Nam là 2,4%/năm. Thông tư này có hiệu lực từ ngày 19/5/2015, thay thế Thông tư 189/2014/TT-BTC.
Thông tư 14, 15, 16 của NHNN đồng loạt hạ lãi suất từ 28/06/2013
Từ ngày 28/6/2013 thông tư 14/2013/TT-NHNN, 15/2013/TT-NHNN, 16/2013/TT-NHNN chính thức có hiệu lực. Theo đó: Lãi suất tối đa áp dụng đối với tiền gửi USD của tổ giảm từ 0.5% xuống còn 0.25%/năm; lãi suất áp dụng đối với cá nhân giảm từ 2% xuống còn 1.25%/năm. Lãi suất tối đa đối với tiền gửi không kỳ hạn và kỳ hạn dưới 1 tháng giảm từ 2% xuống 1.2%/năm; kỳ hạng từ 1 tháng đến dưới 6 tháng giảm từ 7.5% xuống 7%/năm (riêng đối với Quỹ tín dụng nhân dân, Tổ chức tài chính vi mô giảm từ 8% xuống 7.5%/năm). Lãi suất tối đa cho vay ngắn hạn để đáp ứng nhu cầu vốn phục vụ một số lĩnh vực, ngành kinh tế giảm từ 10% xuống 9%/năm. Riêng đối với Quỹ tín dụng nhân dân, Tổ chức tài chính vi mô giảm từ 11% xuống 10%/năm.
Mức lãi suất cho vay tối đa của tổ chức tín dụng theo quy định của pháp luật là bao nhiêu?
Hiện nay, nhiều tổ chức tín dụng cho vay với mức lãi suất rất cao, người dân còn nhiều bâng khuâng về mức lãi suất cho vay của tổ chức tín dụng theo quy định của pháp luật hiện hành. Mức lãi suất cho vay theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015 Căn cứ theo Điều 468 Bộ Luật Dân sự 2015 quy định về lãi suất vay như sau: -Lãi suất vay do các bên thỏa thuận. -Trường hợp các bên có thỏa thuận về lãi suất thì lãi suất theo thỏa thuận không được vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay, trừ trường hợp luật khác có liên quan quy định khác. Căn cứ tình hình thực tế và theo đề xuất của Chính phủ, Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định điều chỉnh mức lãi suất nói trên và báo cáo Quốc hội tại kỳ họp gần nhất. -Trường hợp lãi suất theo thỏa thuận vượt quá lãi suất giới hạn được quy định tại khoản này thì mức lãi suất vượt quá không có hiệu lực. -Trường hợp các bên có thỏa thuận về việc trả lãi, nhưng không xác định rõ lãi suất và có tranh chấp về lãi suất thì lãi suất được xác định bằng 50% mức lãi suất giới hạn quy định tại khoản 1 Điều này tại thời điểm trả nợ. =>>Như vậy, lãi suất cho vay theo Bộ luật Dân sự 2015 sẽ do các bên thỏa thuận, tuy nhiên vẫn có giới hạn về mức lãi suất thỏa thuận giữa các bên không được vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay. Trường hợp lãi suất theo thỏa thuận vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay thì mức lãi suất vượt quá không có hiệu lực. Mức lãi suất cho vay của tổ chức tín dụng Căn cứ theo Điều 10 Thông tư 39/2016/TT-NHNN quy định về các loại cho vay bao gồm: -Cho vay ngắn hạn là các khoản vay có thời hạn cho vay tối đa 01 (một) năm. -Cho vay trung hạn là các khoản vay có thời hạn cho vay trên 01 (một) năm và tối đa 05 (năm) năm. -Cho vay dài hạn là các khoản vay có thời hạn cho vay trên 05 (năm) năm. Căn cứ theo khoản 1, khoản 2 Điều 13 Thông tư 39/2016/TT-NHNN (sửa đổi bổ sung bởi Khoản 4 Điều 1 Thông tư 06/2023/TT-NHNN) quy định về lãi suất cho vay của tổ chức tín dụng như sau: -Tổ chức tín dụng và khách hàng thỏa thuận về lãi suất cho vay theo cung cầu vốn thị trường, nhu cầu vay vốn và mức độ tín nhiệm của khách hàng, trừ trường hợp Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có quy định về lãi suất cho vay tối đa. -Trường hợp khách hàng được tổ chức tín dụng đánh giá là có tình hình tài chính minh bạch, lành mạnh, tổ chức tín dụng và khách hàng thỏa thuận về lãi suất cho vay ngắn hạn bằng đồng Việt Nam nhưng không vượt quá mức lãi suất cho vay tối đa do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quyết định trong từng thời kỳ nhằm đáp ứng một số nhu cầu vốn: + Phục vụ lĩnh vực phát triển nông nghiệp, nông thôn theo quy định của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn; + Thực hiện phương án kinh doanh hàng xuất khẩu theo quy định của Luật Thương mại và các văn bản hướng dẫn Luật Thương mại; + Phục vụ kinh doanh của doanh nghiệp nhỏ và vừa theo quy định của Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa và quy định của Chính phủ về hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa; + Phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ theo quy định của Chính phủ về phát triển công nghiệp hỗ trợ; + Phục vụ kinh doanh của doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao thuộc Danh mục công nghệ cao ưu tiên đầu tư phát triển được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, doanh nghiệp công nghệ cao theo quy định của Luật Công nghệ cao và các văn bản hướng dẫn Luật Công nghệ cao. Đồng thời, căn cứ theo Quyết định 1125/QĐ-NHNN năm 2023 có hiệu lực từ ngày 19/06/2023 quy định về mức lãi suất cho vay ngắn hạn của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài (trừ Quỹ tín dụng nhân dân và Tổ chức tài chính vi mô) áp dụng mức lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa bằng đồng Việt Nam là 4,0%/năm. Theo các quy định nêu trên, mức lãi suất cho vay tối đa do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quyết định trong từng thời kỳ nhằm đáp ứng một số nhu cầu vốn chỉ áp dụng đối với các khoản cho vay ngắn hạn. Còn đối với trường hợp cho vay trung hạn và dài hạn thì mức lãi suất sẽ do tổ chức tín dụng và khách hàng tự thỏa thuận, không có quy định về mức lãi suất cho vay tối đa trong trường hợp này. =>>Như vậy, trường hợp cho vay trung hạn, dài hạn thì mức lãi suất sẽ do các bên tự thỏa thuận, không bị giới hạn ở mức lãi suất tối đa 20% của khoản tiền vay theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015.
Bất cập phạt vi phạm trong hợp đồng vay tài sản
Bất cập phạt vi phạm trong hợp đồng vay tài sản được thể hiện như thế nào?
06 điều kiện khách hàng phải đáp ứng nếu muốn vay tín dụng đầu tư của Nhà nước
Ngày 07/11/2023 Chính phủ đã ban hành Nghị định 78/2023/NĐ-CP quy định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 32/2017/NĐ-CP của Chính phủ về tín dụng đầu tư của Nhà nước. (1) 06 điều kiện đối với khách hàng vay tín dụng đầu tư Sửa đổi Điều 6 Nghị định 32/2017/NĐ-CP quy định điều kiện cho vay vốn tín dụng đầu tư của Nhà nước thì khách hàng phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau: Thứ nhất: Thuộc đối tượng quy định tại Điều 5 Nghị định 32/2017/NĐ-CP. Thứ hai: Có đầy đủ năng lực pháp luật và thực hiện các thủ tục đầu tư theo quy định. Thứ ba: Có dự án đầu tư xin vay vốn được Ngân hàng Phát triển Việt Nam thẩm định, đánh giá là dự án có hiệu quả; có khả năng tài chính để trả nợ tại thời điểm Ngân hàng Phát triển Việt Nam xem xét, quyết định cho vay. (Điểm mới) Thứ tư: Vốn chủ sở hữu tham gia trong quá trình thực hiện dự án tối thiểu 20% tổng vốn đầu tư của dự án (không bao gồm vốn lưu động), mức cụ thể do Ngân hàng Phát triển Việt Nam xem xét, quyết định phù hợp với khả năng tài chính của chủ đầu tư và phương án trả nợ của dự án. (Điểm mới) Thứ năm: Thực hiện bảo đảm tiền vay theo các quy định tại Nghị định này và quy định của pháp luật. Thứ sáu: Khách hàng không có nợ xấu tại các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại thời điểm Ngân hàng Phát triển Việt Nam xem xét, quyết định cho vay. (Điểm mới) (Đặc biệt tại Nghị định 78/2023/NĐ-CP đã bãi bỏ khoản 7, khoản 8 quy định yêu cầu khách hàng phải mua bảo hiểm tài sản tại một doanh nghiệp bảo hiểm hợp pháp tại Việt Nam và thực hiện chế độ hạch toán kế toán, báo cáo tài chính và kiểm toán báo cáo tài chính hàng năm). (2) Lãi suất của Ngân hàng Phát triển Việt Nam không thấp hơn 85% lãi suất của các ngân hàng khác Theo đó, sửa đổi Điều 9 Nghị định 32/2017/NĐ-CP quy định lãi suất cho vay của Ngân hàng Phát triển Việt Nam được sửa đổi như sau: - Mức lãi suất cho vay tín dụng đầu tư của Nhà nước do Ngân hàng Phát triển Việt Nam quyết định, đảm bảo nguyên tắc đủ bù đắp chi phí huy động vốn, chi hoạt động bộ máy và chi phí trích lập dự phòng rủi ro đối với các khoản nợ vay được ký hợp đồng tín dụng kể từ ngày 22/12/2023, nhưng không thấp hơn 85% lãi suất cho vay bình quân của các ngân hàng thương mại trong nước trong cùng thời kỳ; ngân sách nhà nước không cấp bù lãi suất và phí quản lý đối với các khoản nợ vay này. - Trình tự quyết định lãi suất cho vay tín dụng đầu tư của Nhà nước: + Trước ngày 25 tháng 01 hằng năm, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có văn bản gửi Bộ Tài chính cung cấp số liệu lãi suất cho vay bình quân của các ngân hàng thương mại trong nước trong cùng thời kỳ để Bộ Tài chính cung cấp cho Ngân hàng Phát triển Việt Nam; + Chậm nhất 03 ngày làm việc sau khi nhận được văn bản của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tại điểm a khoản này, Bộ Tài chính có văn bản chuyển cho Ngân hàng Phát triển Việt Nam số liệu lãi suất cho vay bình quân của các ngân hàng thương mại trong nước trong cùng thời kỳ do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cung cấp; + Chậm nhất 03 ngày làm việc sau khi nhận được văn bản của Bộ Tài chính tại điểm b khoản này, căn cứ nguyên tắc xác định mức lãi suất cho vay tín dụng đầu tư của Nhà nước quy định tại khoản 1 Điều này, Ngân hàng Phát triển Việt Nam quyết định mức lãi suất cho vay tín dụng đầu tư của Nhà nước; + Trường hợp trong năm lãi suất cho vay của các ngân hàng thương mại trong nước có biến động lớn, Ngân hàng Phát triển Việt Nam báo cáo Bộ Tài chính có văn bản gửi Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đề nghị cung cấp lãi suất cho vay bình quân của các ngân hàng thương mại trong nước tại thời điểm đề nghị để Ngân hàng Phát triển Việt Nam quyết định mức lãi suất cho vay tín dụng đầu tư của Nhà nước. - Mức lãi suất cho vay tín dụng đầu tư của Nhà nước do Ngân hàng Phát triển Việt Nam quyết định theo quy định tại khoản 2 Điều này được áp dụng cho toàn bộ dư nợ trong hạn và các khoản giải ngân mới của các hợp đồng vay vốn tín dụng đầu tư ký kết kể từ ngày 22/12/2023. - Đối với toàn bộ số dư nợ gốc bị chuyển quá hạn của từng khoản nợ vay: + Lãi suất quá hạn do Ngân hàng Phát triển Việt Nam xem xét, quyết định, tối đa bằng 150% lãi suất cho vay trong hạn; + Lãi suất cho vay trong hạn tại điểm a khoản này được điều chỉnh theo mức lãi suất cho vay tín dụng đầu tư của Nhà nước do Ngân hàng Phát triển Việt Nam quyết định theo quy định tại khoản 2 Điều này Xem thêm Nghị định 78/2023/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 22/12/2023 sửa đổi Nghị định 32/2017/NĐ-CP.
Những hệ lụy của việc vay tiền nhanh “chỉ cần CMND/CCCD”
Vay tiền online hiện nay trở nên phổ biến được nhiều người lựa chọn vay tiền do thủ tục đơn giản đặc biệt là cần tiền có liền. Tuy nhiên, không ít trường hợp vì cần tiền gấp mà người vay gặp rắc rối khi vay tiền nhanh với những câu từ “chỉ cần CMND/CCCD” là có tiền. Vay tiền nhanh là gì? Vay tiền nhanh hay là vay tiền online (trực tuyến) là những cụm từ ý chỉ loại hình thức vay tiền mới xuất hiện gần đây, dựa vào các công nghệ thông tin như điện thoại, máy tính người dùng có thể vay tiền qua các ứng dụng, trang web, ví điện tử. Đây là hình thức vay tiền tương đương với vay tín chấp nhưng khác với tín chấp theo Điều 334 Bộ luật Dân sự 2015, thì người vay có thể nhận lập tức số tiền vay vào tài khoản của mình mà không phải thế chấp tài sản của mình với bên cho vay và cũng không cần bên thứ 3 bảo đảm. Vay tiền nhanh qua ứng dụng online có những rủi ro gì? Khi vay tiền người vay cần hết sức cẩn thận lựa chọn những ứng dụng và tổ chức tín dụng uy tín để tránh bị lừa đảo và lộ thông tin cá nhân, do đó cần chú ý các rủi ro sau đây trước khi quyết định vay tiền. (1) Lãi suất phải phù hợp với quy định Về lãi suất vay thì sẽ do các bên thỏa thuận theo khoản 1 Điều 468 Bộ luật Dân sự 2015 nhưng lãi suất cho vay tối đa không được vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay, trừ trường hợp luật khác có liên quan quy định khác… Trường hợp lãi suất theo thỏa thuận vượt quá lãi suất giới hạn được quy định tại khoản này thì mức lãi suất vượt quá không có hiệu lực, nếu vay nặng lãi có thể dẫn tới không đủ khả năng trả nợ rồi nợ nần chồng chất. Do đó, những tổ chức nào cho vay tiền với lãi suất quá 20%/năm được xem là cho vay nặng lãi và không được pháp luật công nhận hợp đồng cho vay. (2) Lộ thông tin cá nhân Chỉ với chiêu trò vay nhanh đơn giản chỉ việc cung cấp CMND/CCCD thì đã nhận được tiền vay mà người vay sau này có thể khổ khi các tổ chức này có thể không chính thống. Lợi dụng thông tin cá nhân được cung cấp làm chuyện xấu và rao bán thông tin cá nhân. Trường hợp dẫn tới nợ xấu thì những tổ chức này có thể sử dụng các thông tin này đăng lên mạng xã hội hoặc dùng cho mục đích khác nhằm kiếm lợi bất hợp pháp. (3) Nhiều chi phí tăng thêm không rõ ràng Bên cạnh lãi suất cao ngất ngưởng thì các ứng dụng vay tiền online còn có một đặc điểm nữa là các chi phí phát sinh thêm không rõ ràng hoặc quy định chung chung hay có quy định nhưng rất dài dòng làm cho người cần vay nhanh dễ dàng bỏ qua hướng dẫn mà chấp nhận. (4) Hệ lụy khi xảy ra nợ xấu Khi tìm kiếm đơn vị, tổ chức cho vay thì người vay cần phải lựa chọn các tổ chức, ứng dụng có uy tín, ngân hàng lớn không được vay qua các ứng dụng không chính thống, ít người biết đến. Một khi vay với lãi suất cao mà dẫn đến nợ xấu thì người vay có thể bị gọi điện đòi nợ, đe dọa bằng nhiều hình thức lăng mạ, làm nhục trên mạng xã hội, làm phiền người thân, tới tận nhà. Một số lời khuyên khi vay tiền nhanh qua các ứng dụng Trước hết người vay cần phải tìm hiểu kỹ tổ chức tín dụng cho vay, đây phải là tổ chức uy tín trên thị trường, ngân hàng có lớn hoặc ứng dụng, ví điện tử chính thống được sử dụng rộng rãi có liên kết với những ngân hàng. Ví dụ: Có thể vay trả sau trên các ví điện tử lớn Momo, Apple Pay, Viettel Pay, Zalo Pay, VNPay,... Tuy nhiên, người vay sẽ bị hạn chế số tiền vay và phải trả đúng hạn theo quy định của các ứng dụng này. Vay với số tiền vừa phải và hợp lý, người vay đừng quá tập trung vào một nguồn vay trên một ứng dụng sẽ dẫn đến thanh khoản cao, mất kiểm soát dẫn đến khó trả nợ. Do đó, người vay có thể xé nhỏ các khoản vay cho các ứng dụng vay, bên cạnh đó vay của người thân, bạn bè để hạn chế lãi suất. Đặc biệt là phải trả đúng hạn đừng để dẫn đến nợ xấu sẽ không được vay tại các ngân hàng khác.
Tiếp tục giảm lãi suất cho vay tối thiểu từ 1,5 - 2%/năm hỗ trợ phục hồi kinh tế
Ngày 14/8/2023 NHNN Việt Nam đã có Công văn 6385/NHNN-CSTT năm 2023 về việc giảm lãi suất cho vay, theo đó tiếp tục giảm lãi suất cho vay tối thiểu từ 1,5 - 2%/năm hỗ trợ phục hồi kinh tế. (1) Căn cứ thực hiện giảm lãi suất cho vay tối thiểu - Cụ thể, thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ tại Nghị quyết 97/NQ-CP năm 2023. - Nghị quyết 105/NQ-CP năm 2023 về các nhiệm vụ, giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, siết chặt kỷ luật, kỷ cương. - Nghị quyết 124/NQ-CP năm 2023 phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 7 năm 2023. (2) Các ngân hàng tiếp tục giảm lãi suất cho vay từ 1,5 - 2%/năm Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) yêu cầu các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nhà nước (TCTD) thực hiện một số nội dung sau: - TCTD tiếp tục thực hiện các giải pháp để giảm mặt bằng lãi suất, nhất là giảm lãi suất cho vay đối với các khoản cho vay đang còn dư nợ hiện hữu và các khoản cho vay mới (phấn đấu mức giảm lãi suất tối thiểu từ 1,5-2%/năm) theo chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ nhằm hỗ trợ doanh nghiệp, người dân phục hồi và phát triển sản xuất, kinh doanh. - TCTD gửi các báo cáo lãi suất cho vay, cụ thể: + Báo cáo cam kết giảm lãi suất cho vay trong năm 2023 đối với các khoản cho vay đang còn dư nợ hiện hữu (theo Biểu 1 đính kèm) và các khoản cho vay mới gửi NHNN trước ngày 25/8/2023; + Báo cáo kết quả thực hiện cam kết giảm lãi suất cho vay trong năm 2023 đối với các khoản cho vay đang còn dư nợ hiện hữu (theo Biểu 2 đính kèm) và các khoản cho vay mới gửi NHNN trước ngày 08/01/2024. (3) Mức lãi suất cho vay tại các ngân hàng hiện nay Căn cứ Điều 1 Quyết định 1125/QĐ-NHNN năm 2023 quy định mức lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa bằng đồng Việt Nam theo quy định tại khoản 2 Điều 13 Thông tư 39/2016/TT-NHNN như sau: - Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài (trừ Quỹ tín dụng nhân dân và Tổ chức tài chính vi mô) áp dụng mức lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa bằng đồng Việt Nam là 4,0%/năm. - Quỹ tín dụng nhân dân và Tổ chức tài chính vi mô áp dụng mức lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa bằng đồng Việt Nam là 5,0%/năm. Chi tiết Công văn 6385/NHNN-CSTT năm 2023 ban hành ngày 14/8/2023.
Pháp luật hợp đồng và bồi thương ngoài hợp đồng
Tháng 6 năm 2018 anh T cho chị H vay số tiền 900 triệu đồng thời hạn trong 2 năm và thỏa thuận chị H trả lãi hàng tháng cho anh T với tỷ lệ lãi suất 3%/ tháng. Hết thời hạn vay, chị H chỉ trả cho anh T số tiền lãi vay hàng tháng còn số tiền gốc chị không trả được. Cuối năm 2020, sau 6 tháng trễ hẹn thanh toán khoản vay, anh T khởi kiện chị H ra tòa yêu cầu chị H trả đủ số nợ trên. Theo quy định của bộ luật dân sự 2015, lãi suất cho các bên thỏa thuận có phù hợp không? Tại thời điểm khởi kiện, chị H phải trả cho anh T tổng số tiền là bao nhiêu?
Quy định pháp luật về lãi suất cho vay trong hợp đồng tín dụng?
Lãi suất cho vay trong hợp đồng tín dụng được pháp luật quy định như thế nào? Nghĩa vụ cung cấp thông tin đối với lãi suất cho vay được quy định ra sao? Lãi suất cho vay trong hợp đồng tín dụng? Theo quy định tại Điều 13 của Thông tư 39/2016/TT-NHNN quy định về hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành (sau đây gọi tắt là “Thông tư 39/2016/TT-NHNN”) thì lãi suất cho vay được quy định như sau: - Tổ chức tín dụng và khách hàng thỏa thuận về lãi suất cho vay theo cung cầu vốn thị trường, nhu cầu vay vốn và mức độ tín nhiệm của khách hàng, trừ trường hợp Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có quy định về lãi suất cho vay tối đa. - Tổ chức tín dụng và khách hàng thỏa thuận về lãi suất cho vay ngắn hạn bằng đồng Việt Nam nhưng không vượt quá mức lãi suất cho vay tối đa do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quyết định trong từng thời kỳ nhằm đáp ứng một số nhu cầu vốn: +) Phục vụ lĩnh vực phát triển nông nghiệp, nông thôn theo quy định của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn; +) Thực hiện phương án kinh doanh hàng xuất khẩu theo quy định tại Luật thương mại 2005 và các văn bản hướng dẫn Luật thương mại; +) Phục vụ kinh doanh của doanh nghiệp nhỏ và vừa theo quy định của Chính phủ về trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa; +) Phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ theo quy định của Chính phủ về phát triển công nghiệp hỗ trợ; +) Phục vụ kinh doanh của doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao theo quy định tại Luật công nghệ cao 2008 và các văn bản hướng dẫn Luật công nghệ cao. - Nội dung thỏa thuận về lãi suất cho vay bao gồm mức lãi suất cho vay và phương pháp tính lãi đối với khoản vay. Trường hợp mức lãi suất cho vay không quy đổi theo tỷ lệ %/năm và/hoặc không áp dụng phương pháp tính lãi theo số dư nợ cho vay thực tế, thời gian duy trì số dư nợ gốc thực tế đó, thì trong thỏa thuận cho vay phải có nội dung về mức lãi suất quy đổi theo tỷ lệ %/năm (một năm là ba trăm sáu mươi lăm ngày) tính theo số dư nợ cho vay thực tế và thời gian duy trì số dư nợ cho vay thực tế đó. - Khi đến hạn thanh toán mà khách hàng không trả hoặc trả không đầy đủ nợ gốc và/hoặc lãi tiền vay theo thỏa thuận, thì khách hàng phải trả lãi tiền vay như sau: +) Lãi trên nợ gốc theo lãi suất cho vay đã thỏa thuận tương ứng với thời hạn vay mà đến hạn chưa trả; +) Trường hợp khách hàng không trả đúng hạn tiền lãi theo nội dung trên, thì phải trả lãi chậm trả theo mức lãi suất do tổ chức tín dụng và khách hàng thỏa thuận nhưng không vượt quá 10%/năm tính trên số dư lãi chậm trả tương ứng với thời gian chậm trả; +) Trường hợp khoản nợ vay bị chuyển nợ quá hạn, thì khách hàng phải trả lãi trên dư nợ gốc bị quá hạn tương ứng với thời gian chậm trả, lãi suất áp dụng không vượt quá 150% lãi suất cho vay trong hạn tại thời điểm chuyển nợ quá hạn. - Trường hợp áp dụng lãi suất cho vay điều chỉnh, tổ chức tín dụng và khách hàng phải thỏa thuận nguyên tắc và các yếu tố để xác định lãi suất điều chỉnh, thời điểm điều chỉnh lãi suất cho vay. Trường hợp căn cứ các yếu tố để xác định lãi suất điều chỉnh dẫn đến có nhiều mức lãi suất cho vay khác, thì tổ chức tín dụng áp dụng mức lãi suất cho vay thấp nhất. Nghĩa vụ cung cấp thông tin đối với lãi suất cho vay? Theo quy định tại khoản 1 Điều 16 của Thông tư 39/2016/TT-NHNN thì tổ chức tín dụng có trách nhiệm cung cấp cho khách hàng đầy đủ các thông tin trước khi xác lập thỏa thuận cho vay: Lãi suất cho vay. Nguyên tắc và các yếu tố xác định, thời điểm xác định lãi suất cho vay đối với trường hợp áp dụng lãi suất cho vay có điều chỉnh; lãi suất áp dụng đối với dư nợ gốc bị quá hạn; lãi suất áp dụng đối với lãi chậm trả; phương pháp tính lãi tiền vay. Loại phí và mức phí áp dụng đối với khoản vay; các tiêu chí xác định khách hàng vay vốn theo lãi suất cho vay quy định tại khoản 2 Điều 13 của Thông tư 39/2016/TT-NHNN.
Giải quyết tình huống về vay tiền có lãi suất 3%/tháng?
Vào ngày 21/11/2009, ông Cam thỏa thuận cho vợ chồng ông Sơn vay số tiền là 500.000.000 đồng lãi suất 3%/tháng, đóng lãi hàng tháng, tiền vốn hai bên thỏa thuận sau mùa vụ (06 tháng từ ngày vay) sẽ trả. Sau khi vay vợ chồng ông Sơn đóng lãi đầy đủ đến ngày 15/4/2010 thì không đóng lãi và cũng không hoàn trả vốn vay. Ông Cam đã nhiều lần đến nhà yêu cầu vợ chồng ông Sơn trả tiền nhưng vợ chồng ông Sơn không trả. Ngày 28/5/2015, ông Cam có đơn khởi kiện yêu cầu Tòa án nhân dân huyện A giải quyết buộc vợ chồng ông Sơn trả cho ông số tiền vay là 500.000.000 đồng và tính lãi suất theo quy định pháp luật từ ngày 15/4/2010 đến ngày xét xử. Tại phiên tòa sơ thẩm ông Cam yêu cầu trả tiền lãi số tiền là 125.000.000đ. Bản án sơ thẩm xác định quan hệ tranh chấp hợp đồng vay tài sản và tuyên xử buộc vợ chồng ông Sơn phải có trách nhiệm hoàn trả cho ông Cam số tiền vốn và lãi là 625.000.000 đồng. Hỏi: Bản án sơ thẩm giải quyết như trên là đúng hay sai, vì ? Anh chị giúp em được không ạ?
Lãi suất cho vay mua nhà ở xã hội tại Ngân hàng CSXH năm 2020
Thủ tướng vừa ban hành Quyết định 1232/QĐ-TTg mức lãi suất cho vay ưu đãi phát triển và quản lý nhà ở xã hội. Mức lãi suất cho vay ưu đãi của Ngân hàng Chính sách xã hội áp dụng đối với các khoản vay có dư nợ trong năm 2020 để mua, thuê mua nhà ở xã hội; xây dựng mới hoặc cải tạo, sửa chữa nhà để ở theo quy định tại Nghị định 100/2015/NĐ-CP ngày 20/10/2015 của Chính phủ về phát triển và quản lý nhà ở xã hội là 4,8%/năm. Như vậy, so với năm 2019, lãi suất cho vay ưu đãi trong năm 2020 vẫn được duy trì ở mức 4,8%/năm. Theo Nghị định 100/2015, mức vốn cho vay tối đa được quy định như sau: - Trường hợp mua, thuê, thuê mua nhà ở xã hội, mức vốn cho vay tối đa bằng 80% giá trị hợp đồng mua, thuê, thuê mua nhà. - Trường hợp xây dựng mới hoặc cải tạo, sửa chữa nhà ở thì mức vốn cho vay tối đa bằng 70% giá trị dự toán hoặc phương án vay và không vượt quá 70% giá trị tài sản bảo đảm tiền vay. Quyết định 1232/QĐ-TTg có hiệu lực thi hành từ ngày 13/8/2020.
Quy định cho vay của công ty không phải tổ chức tín dụng có trái luật?
Hiện nay, trong hoạt động cho vay pháp luật ghi nhận 03 chủ thể có quyền cho vay bao gồm: (1) Cá nhân: Quy định tại Điều 468 Bộ luật Dân sự 2015 Theo đó, cá nhân cho vay với lãi suất không được vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay. Trường hợp lãi suất theo thỏa thuận vượt quá lãi suất giới hạn được quy định tại khoản này thì mức lãi suất vượt quá không có hiệu lực.Trường hợp có thỏa thuận trả lãi vay mà không ấn định cụ thể thì mức lãi suất là 10% năm của khoản tiền vay. Khi đến hạn bên vay không trả hoặc trả không đầy đủ thì bên vay phải trả lãi như sau: + Lãi trên nợ gốc theo lãi suất thỏa thuận trong hợp đồng tương ứng với thời hạn vay mà đến hạn chưa trả. Trường hợp chậm trả thì còn phải trả lãi theo mức lãi suất:Tiền lãi đã phát sinh này sẽ được tính thêm lãi = (nợ lãi chưa trả) x ( b) Lãi trên nợ gốc quá hạn chưa trả bằng 150% lãi suất vay theo hợp đồng tương ứng với thời gian chậm trả, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. (2) Ngân hàng: Quy định tại Thông tư 39/2016/TT-NHNN Tổ chức tín dụng và khách hàng thỏa thuận về lãi suất cho vay ngắn hạn bằng đồng Việt Nam nhưng không vượt quá mức lãi suất cho vay tối đa do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quyết định trong từng thời kỳ nhằm đáp ứng một số nhu cầu vốn: a) Phục vụ lĩnh vực phát triển nông nghiệp, nông thôn theo quy định của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn; b) Thực hiện phương án kinh doanh hàng xuất khẩu theo quy định tại Luật thương mại và các văn bản hướng dẫn Luật thương mại; c) Phục vụ kinh doanh của doanh nghiệp nhỏ và vừa theo quy định của Chính phủ về trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa; d) Phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ theo quy định của Chính phủ về phát triển công nghiệp hỗ trợ; e) Phục vụ kinh doanh của doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao theo quy định tại Luật công nghệ cao và các văn bản hướng dẫn Luật công nghệ cao. Trường hợp khách hàng không trả đúng hạn tiền lãi theo quy định thì phải trả lãi thêm cho phần lãi chậm trả theo mức lãi suất do Ngân hàng và khách hàng thỏa thuận nhưng không vượt quá 10%/năm tính trên số dư lãi chậm trả tương ứng với thời gian chậm trả. Còn trong trường hợp khoản nợ vay bị chuyển nợ quá hạn, thì khách hàng phải trả lãi trên dư nợ gốc bị quá hạn tương ứng với thời gian chậm trả, lãi suất áp dụng không vượt quá 150% lãi suất cho vay trong hạn tại thời điểm chuyển nợ quá hạn. (3) Công ty tài chính: Quy định tại Thông tư 43/2016/TT-NHNN Công ty tài chính là hình thái tổ chức tín dụng phi ngân hàng. Công ty tài chính chỉ được cho vay đáp ứng nhu cầu tiêu dùng, gồm: Mua phương tiện đi lại, đồ dùng, trang thiết bị gia đình; Chi phí học tập, chữa bệnh, du lịch, văn hóa, thể dục, thể thao; Chi phí sửa chữa nhà ở) đối với khách hàng là cá nhân. Cần đảm bảo tổng dư nợ đối với một khách hàng tại công ty tài chính đó không vượt quá 100.000.000 đồng (một trăm triệu đồng). Mức tổng dư nợ này không áp dụng đối với cho vay tiêu dùng để mua ôtô và sử dụng ôtô đó làm tài sản bảo đảm cho chính khoản vay đó theo quy định của pháp luật; Về lãi suất, khách hàng và công ty sẽ có quyền tự thỏa thuận, xong cũng có giới hạn nhất định trong một số trường hợp tương tự điều kiện áp dụng cho Ngân hàng. Thực tế, ngoài 03 chủ thể có quyền cho vay trên, còn một chủ thể khác cũng có thể thực hiện hoạt động tín dụng cho vay đã được ghi nhận tại Nghị định 222/2013/NĐ-CP, đó là công ty không phải tổ chức tín dụng: “Điều 6. Giao dịch tài chính của doanh nghiệp 2. Các doanh nghiệp không phải tổ chức tín dụng không sử dụng tiền mặt khi vay và cho vay lẫn nhau.” Với nội dung quy định trên, chúng ta có thể hiểu rằng pháp luật cũng cho phép các công ty không phải là tổ chức tín dụng được quyền cho vay lẫn nhau nhưng lại không đưa quy định giới hạn về lãi suất cho vay, mức cho vay, bảo đảm tiền vay. Điều chúng ta cần thảo luận ở đây là liệu quy định trên có trái luật không khi mà khoản Điều 8 Luật các tổ chức tín dụng 2010 đã đưa ra quy định nghiêm cấm đối với quyền hoạt động ngân hàng như sau: “Nghiêm cấm cá nhân, tổ chức không phải là tổ chức tín dụng thực hiện hoạt động ngân hàng, trừ giao dịch ký quỹ, giao dịch mua, bán lại chứng khoán của công ty chứng khoán.”. Cho vay là một trong những hoạt động ngân hàng, cụ thể thuộc nghiệp vụ cấp tín dụng. Do vậy, theo căn cứ trên thì các công ty không phải là tổ chức tín dụng sẽ không được phép thực hiện hoạt động cho vay. Trong khi đó, với quy định tại Nghị định 222/2013/NĐ-CP lại cho phép hoạt động này. Rất mong nhận được ý kiến của các thành viên Danluat về vấn đề này!
So sánh 04 loại lãi suất của Bộ luật Dân sự 1995 - 2005 - 2015
>>> Cách xác định lãi suất qua các Bộ luật, luật >>> Hướng dẫn xử lý khi lãi suất cao hơn mức quy định >>> Khác biệt trong quy định pháp lý hiện hành về "mức lãi suất cho vay trong hạn" Bảng dưới đây sẽ thống kê sự thay đổi trong quy định liên quan đến lãi suất qua các Bộ luật dân sự 1995 - 2005 - 2015 TIÊU CHÍ BLDS 1995 BLDS 2005 BLDS 2015 Lãi suất cho vay Do các bên thoả thuận nhưng không được vượt quá 50% của lãi suất cao nhất do NHNN quy định đối với loại cho vay tương ứng. Trường hợp có tranh chấp hoặc trong trường hợp các bên có thoả thuận về việc trả lãi trong việc vay, nhưng không xác định rõ lãi suất: áp dụng lãi suất tiết kiệm có kỳ hạn do NHNN quy định tương ứng với thời hạn vay tại thời điểm trả nợ. Do các bên thỏa thuận nhưng không vượt quá 150% lãi suất cơ bản do NHNN công bố đối với loại cho vay tương ứng. Trường hợp có tranh chấp hoặc trong trường hợp các bên có thoả thuận về việc trả lãi trong việc vay, nhưng không xác định rõ lãi suất: áp dụng lãi suất cơ bản do NHNN công bố. Trường hợp các bên có thỏa thuận về lãi suất thì lãi suất theo thỏa thuận không được vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay, trừ trường hợp luật khác có liên quan quy định khác (khoản 1 Điều 468). Trường hợp có tranh chấp hoặc trong trường hợp các bên có thoả thuận về việc trả lãi trong việc vay, nhưng không xác định rõ lãi suất: lãi suất được xác định bằng 50% mức lãi suất giới hạn quy định tại K1 Đ468 tại thời điểm trả nợ (tức mức lãi suất không được vượt quá 10%/năm của khoản tiền vay). Lãi suất chậm trả nợ gốc (lãi suất nợ quá hạn) Phải trả lãi trên nợ gốc và lãi theo lãi suất nợ quá hạn của NHNN tương ứng với thời hạn vay tại thời điểm trả nợ. Phải trả lãi trên nợ gốc và lãi nợ quá hạn theo lãi suất cơ bản do NHNN công bố tương ứng với thời hạn vay tại thời điểm trả nợ. Lãi trên nợ gốc quá hạn chưa trả bằng 150% lãi suất vay theo hợp đồng tương ứng với thời gian chậm trả, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. Lãi suất chậm trả nợ lãi Không quy định Lãi trên nợ gốc theo lãi suất thỏa thuận trong hợp đồng tương ứng với thời hạn vay mà đến hạn chưa trả; trường hợp chậm trả thì còn phải trả lãi theo mức lãi suất quy định tại khoản 2 Điều 468. Theo đó, trường hợp chậm trả nợ lãi thì còn phải trả lãi theo mức lãi suất không được vượt quá 10%/năm của khoản tiền vay. Lãi suất chậm trả khác Trách nhiệm do chậm thực hiện nghĩa vụ dân sự: Trường hợp người có nghĩa vụ chậm trả tiền, thì người đó phải trả lãi đối với số tiền chậm trả theo lãi suất nợ quá hạn do NHNN quy định tương ứng với thời gian chậm trả tại thời điểm thanh toán, trừ trường hợp có thoả thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác (khoản 2 Điều 313). Trách nhiệm do chậm thực hiện nghĩa vụ dân sự: Trường hợp bên có nghĩa vụ chậm trả tiền thì bên đó phải trả lãi đối với số tiền chậm trả theo lãi suất cơ bản do NHNN công bố tương ứng với thời gian chậm trả tại thời điểm thanh toán, trừ trường hợp có thoả thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác (khoản 2 Điều 305). Trách nhiệm do chậm thực hiện nghĩa vụ trả tiền: Lãi suất phát sinh do chậm trả tiền được xác định theo thỏa thuận của các bên nhưng không được vượt quá mức lãi suất được quy định tại khoản 1 Điều 468 (tức không được vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay); nếu không có thỏa thuận thì thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 468 của Bộ luật này (tức không được vượt quá 10%/năm của khoản tiền vay) (khoản 2 Điều 357).
Vấn đề liên quan đến lãi suất cho vay
A cho B vay 100 triệu đồng với lãi suất 1%/ tháng, thanh toán hàng tháng và thời hạn hợp đồng vay là 12 tháng từ 01/01/2017 đến 31/12/2017. Đến hạn B chưa thanh toán cho A cả gốc lẫn lãi. 06 tháng sau là 01/07/2018, B mới thực hiện việc thanh toán.
Lãi suất cho vay tiêu dùng như thế có quá cao?
Luật sư cho hỏi: em có vay tiền của fecret với lãi suất là 51%/ năm. Như vậy bên cho vay với lãi suất như vậy có cao không ạ?
Lãi suất cho vay XD mới, sửa chữa nhà để ở
Xin chào Luật Sư Qua phương tiện thông tin đạng chúng tôi được biết Quyết định số 370/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ : Về lãi suất cho vay ưu đãi nhà ở xã hội tại Ngân hàng Chính sách xã hội theo quy định tại Nghị định số 100/2015/NĐ-CP của Chính phủ Luật sư cho tôi hỏi, tôi là công chức cấp xã đang công tác tại một xã vùng III của tỉnh Sơn La, nhà tôi ở Thị trấn ngôi nhà xây từ năm 1990 nay cũng xuống cấp và thiếu phòng ở, nay tôi muốn cái tạo và xây lại nhà vậy tôi có được hưởng quyền lợi theo Quyết định số 370/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ : Về lãi suất cho vay ưu đãi nhà ở xã hội tại Ngân hàng Chính sách xã hội theo quy định tại Nghị định số 100/2015/NĐ-CP của Chính phủ không. Xin luật sư viện dẫn căn cứ, theo các điều khoản quy định để tôi được rõ hơn,nếu tôi được vay thì cần phải làm có những điều kiện gì và thủ tục ra sao???? Xin chân thành cám ơn Luật sư
Lãi suất cho vay như vậy đúng quy định không?
Nghị định số 55/2015/NĐ-CP ngày 09/6/2015 của Chính phủ thay thế Nghị định số 41/2010/NĐ-CP ngày 12/4/2010 của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn, có hiệu lực từ ngày 15/7/2015. Thông tư số 08/2014/TT-NHNN ngày 17/3/2014 của Thống đốc NHNN Việt Nam (có hiệu lực từ ngày 18/3/2014) quy định lãi suất cho vay ngắn hạn bằng đồng Việt Nam của tổ chức tín dụng đối với khách hàng vay để đáp ứng nhu cầu vốn để phục vụ một số liĩnh vực, ngành kinh tế. Thông tư 08 quy định về lãi suất cho vay ngắn hạn bằng đồng Việt Nam như sau: “ Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài (sau đây gọi là tổ chức tín dụng) áp dụng lãi suất cho vay ngắn hạn bằng đồng Việt Nam không vượt quá mức lãi suất tối đa do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quyết định trong từng thời kỳ đối với từng loại hình tổ chức tín dụng. Trong đó, tại điểm 2a Điều 1 có quy định rõ cụm từ: “a) Phục vụ lĩnh vực phát triển nông nghiệp, nông thôn theo quy định tại Nghị định số 41/2010/NĐ-CP ngày 12 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn” ; Tại Quyết định số 2174/QĐ-NHNN, ngày 28/10/2014 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (hiệu lực thi hành từ ngày 29/10/2014), quy định về mức lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa bằng đồng Việt Nam của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng vay để đáp ứng nhu cầu vốn phục vụ một số lĩnh vực, ngành kinh tế theo quy định tại Thông tư số 08/2014/TT-NHNN. Trong đó, tại Điều 1 ghi: “ Mức lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa bằng đồng Việt Nam theo quy định tại Thông tư số 08/2014/TT-NHNN ngày 17 tháng 3 năm 2014 như sau: 1. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài (trừ Quỹ Tín dụng nhân dân và Tổ chức tài chính vi mô) áp dụng mức lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa bằng đồng Việt Nam là 7%/năm”. Tại một Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT huyện đã giải quyết cho vay đối với khách hàng, trong hợp đồng tín dụng ngày 15/6/2016, cho vay ngắn hạn bằng đồng Việt Nam số tiền 50 triệu đồng, lãi suất cho vay 9%/năm, cao hơn mức trần lãi suất cho vay theo quy định QĐ 2174 và Thông tư 08 trên đây. Đoàn thanh tra của Ngân hàng Nhà nước cho rằng hành vi này của đơn vị đã vi phạm quy định tại QĐ 2174 và Thông tư 08. Đơn vị giải trình là thời điểm hợp đồng tín dụng cho vay đối với khách hàng thì Nghị định 55/2015/NĐ-CP đã có hiệu lực và thay thế NĐ 41/2010/NĐ-CP quy định là lãi suất cho vay phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn do khách hàng và tổ chức tín dụng thỏa thuận. NHNN Việt Nam chưa có văn bản hướng dẫn rõ ràng việc áp dụng lãi suất theo TT 08/2014/TT-NHNN khi có cụm từ như đã dẫn trên đây. Xin hỏi: Đoàn thanh tra cho rằng đơn vị đã vi phạm quy định về trần lãi suất cho vay trong phát triển nông nghiệp và nông thôn và tiến hành các biện pháp xử lý vi phạm theo quy định tại QĐ 2174 và TT 08 có đúng không?
Từ ngày 19/5/2015, giảm lãi suất cho vay tín dụng đầu tư theo Thông tư 76/2015/TT-BTC
Theo đó, lãi suất cho vay tín dụng đầu tư của Nhà nước bằng đồng Việt Nam là 8,55%/năm. Lãi suất cho vay tín dụng xuất khẩu của Nhà nước bằng đồng Việt Nam là 6,9%/năm. Mức chênh lệch lãi suất được tính hỗ trợ sau đầu tư đối với dự án vay vốn bằng đồng Việt Nam là 2,4%/năm. Thông tư này có hiệu lực từ ngày 19/5/2015, thay thế Thông tư 189/2014/TT-BTC.
Thông tư 14, 15, 16 của NHNN đồng loạt hạ lãi suất từ 28/06/2013
Từ ngày 28/6/2013 thông tư 14/2013/TT-NHNN, 15/2013/TT-NHNN, 16/2013/TT-NHNN chính thức có hiệu lực. Theo đó: Lãi suất tối đa áp dụng đối với tiền gửi USD của tổ giảm từ 0.5% xuống còn 0.25%/năm; lãi suất áp dụng đối với cá nhân giảm từ 2% xuống còn 1.25%/năm. Lãi suất tối đa đối với tiền gửi không kỳ hạn và kỳ hạn dưới 1 tháng giảm từ 2% xuống 1.2%/năm; kỳ hạng từ 1 tháng đến dưới 6 tháng giảm từ 7.5% xuống 7%/năm (riêng đối với Quỹ tín dụng nhân dân, Tổ chức tài chính vi mô giảm từ 8% xuống 7.5%/năm). Lãi suất tối đa cho vay ngắn hạn để đáp ứng nhu cầu vốn phục vụ một số lĩnh vực, ngành kinh tế giảm từ 10% xuống 9%/năm. Riêng đối với Quỹ tín dụng nhân dân, Tổ chức tài chính vi mô giảm từ 11% xuống 10%/năm.