Quy định về hoạt động kinh doanh ngành nghề cung ứng thuyền viên hàng hải
Giấy xác nhận phù hợp về tuyển dụng, cung ứng thuyền viên hàng hải được cấp cho tổ chức tuyển dụng, cung ứng thuyền viên hàng hải trong trường hợp nào? Thủ tục cấp Giấy xác nhận được thực hiện như thế nào? 1. Giấy xác nhận phù hợp về tuyển dụng và cung ứng thuyền viên hàng hải Tại Khoản 6 Điều 3 Nghị định 29/2017/NĐ-CP được sửa đổi bởi Điểm b Khoản 1 Điều 3 Nghị định 74/2023/NĐ-CP có quy định: Giấy xác nhận phù hợp về tuyển dụng và cung ứng thuyền viên hàng hải (sau đây viết tắt là Giấy xác nhận) là văn bản do Chi cục trưởng Chi cục Hàng hải Việt Nam cấp cho tổ chức tuyển dụng, cung ứng thuyền viên hàng hải để xác nhận sự phù hợp về tuyển dụng và cung ứng thuyền viên hàng hải theo quy định của Công ước MLC. Theo quy định tại Điều 12 Nghị định 29/2017/NĐ-CP thì Giấy xác nhận phù hợp về tuyển dụng, cung ứng thuyền viên hàng hải được cấp cho tổ chức tuyển dụng, cung ứng thuyền viên hàng hải đã được cơ quan có thẩm quyền cấp phép hoạt động trong lĩnh vực: Tuyển dụng, cung ứng lao động là thuyền viên làm việc trên tàu biển thông qua các hình thức theo quy định của pháp luật như sau: - Cho thuê lao động; - Cho thuê lại lao động; - Đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài. 2. Thủ tục cấp giấy xác nhận phù hợp về tuyển dụng, cung ứng thuyền viên hàng hải Tại Điều 13 Nghị định 29/2017/NĐ-CP được sửa đổi bởi Khoản 7 Điều 3 Nghị định 74/2023/NĐ-CP quy định về trình tự, thủ tục cấp giấy xác nhận phù hợp về tuyển dụng, cung ứng thuyền viên hàng hải được thực hiện theo các bước như sau: Bước 1: Nộp hồ sơ Tổ chức tuyển dụng, cung ứng thuyền viên hàng hải gửi trực tiếp hoặc qua hệ thống bưu chính hoặc qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến đến Chi cục Hàng hải Việt Nam 01 bộ hồ sơ. Hồ sơ bao gồm: (1) Tờ khai theo Mẫu số 04 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 74/2023/NĐ-CP; (2) Bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu hoặc bản sao điện tử hoặc bản sao điện tử từ sổ gốc hoặc bản sao điện tử có chứng thực từ bản chính giấy phép đưa thuyền viên đi làm việc ở nước ngoài hoặc giấy phép cho thuê hoặc cho thuê lại thuyền viên làm việc trên tàu biển dưới hình thức cho thuê, cho thuê lại lao động hoặc đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo quy định của pháp luật; (3) Bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu hoặc bản sao điện tử hoặc bản sao điện tử từ sổ gốc hoặc bản sao điện tử có chứng thực từ bản chính Giấy chứng nhận phù hợp hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001 và Quy định 1.4 của Công ước MLC về dịch vụ tuyển dụng và cung ứng thuyền viên. Bước 2: Tiếp nhận hồ sơ, cấp giấy xác nhận Chi cục Hàng hải Việt Nam tiếp nhận hồ sơ, nếu hồ sơ chưa hợp lệ thì trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Chi cục Hàng hải Việt Nam có văn bản thông báo và hướng dẫn tổ chức tuyển dụng, cung ứng thuyền viên hàng hải hoàn thiện hồ sơ theo quy định. Nếu hồ sơ hợp lệ thì trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Chi cục Hàng hải Việt Nam phải cấp Giấy xác nhận theo Mẫu 05 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 74/2023/NĐ-CP. Trường hợp không cấp phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do. Bước 3: Thông báo thông tin Chi cục Hàng hải Việt Nam thông báo thông tin về tổ chức tuyển dụng, cung ứng thuyền viên hàng hải được cấp Giấy xác nhận trên Cổng thông tin điện tử của Chi cục Hàng hải Việt Nam. Như vậy, tổ chức tuyển dụng, cung ứng thuyền viên hàng hải đã được cơ quan có thẩm quyền cấp phép hoạt động trong lĩnh vực tuyển dụng, cung ứng lao động là thuyền viên làm việc trên tàu biển thông qua hình thức cho thuê, cho thuê lại lao động hoặc đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài theo quy định của pháp luật thì được đề nghị xin cấp Giấy xác nhận phù hợp về tuyển dụng, cung ứng thuyền viên hàng hải. Tổ chức tuyển dụng, cung ứng thuyền viên hàng hải lập 01 bộ hồ sơ như trên và gửi trực tiếp hoặc qua hệ thống bưu chính hoặc qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến hoặc bằng hình thức phù hợp khác đến Chi cục Hàng hải Việt Nam. Nếu hồ sơ hợp lệ thì trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Chị cục Hàng hải Việt Nam cấp Giấy xác nhận.
Kế hoạch triển khai đưa NLĐ Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài trong tình hình mới
Ngày 31/12/2023 Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 225/NQ-CP năm 2023 ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Chỉ thị 20-CT/TW năm 2022 về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài trong tình hình mới. (1) Tuyên truyền, nâng cao nhận thức, ý thức, trách nhiệm đối với công tác đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài trong tình hình mới - Tổ chức nghiên cứu, quán triệt và triển khai thực hiện Chỉ thị 20-CT/TW và Nghị quyết của Chính phủ ban hành Kế hoạch thực hiện Chỉ thị 20-CT/TW của Chính phủ. - Đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức và trách nhiệm của cán bộ, đảng viên, nhất là người đứng đầu trong công tác đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài trong tình hình mới; nâng cao ý thức của người dân, người lao động, doanh nghiệp trong việc tuân thủ pháp luật Việt Nam và pháp luật nước ngoài; ngăn ngừa tình trạng người lao động đi làm việc ở nước ngoài trái phép, vi phạm pháp luật nước sở tại, cư trú bất hợp pháp; đổi mới về phương pháp, hình thức hoạt động tuyên truyền nhằm nâng cao hiệu quả, phù hợp với từng đối tượng người dân và xã hội. - Thông tin đầy đủ, chính xác trên hệ thống thông tin truyền thông, mạng xã hội về thị trường lao động ở nước ngoài, trong đó tập trung vào các thị trường có điều kiện làm việc tốt, an toàn, mức lương cao đồng thời giúp nâng cao trình độ, kỹ năng nghề cho người lao động đi làm việc ở nước ngoài; tuyên truyền, phổ biến các chính sách của nhà nước trong việc hỗ trợ người lao động đi làm việc ở nước ngoài góp phần giảm nghèo, tăng thu nhập, nhất là đối với lao động ở nông thôn, địa bàn đặc biệt khó khăn; xây dựng các chuyên mục, chương trình chia sẻ những tấm gương, điển hình thành công sau khi đi làm việc ở nước ngoài để định hướng cho người lao động chủ động học tập nâng cao trình độ kỹ năng nghề, ngoại ngữ phù hợp với thị trường lao động ngoài nước và sau khi về nước. (2) Rà soát, hoàn thiện chính sách, pháp luật liên quan đến công tác đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài trong tình hình mới - Rà soát, hoàn thiện hệ thống pháp luật liên quan đến công tác đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài đảm bảo chặt chẽ, thống nhất, bao quát các nhóm đối tượng và tương thích với các cam kết, điều ước quốc tế mà Việt Nam đã tham gia. - Nghiên cứu ban hành chính sách hỗ trợ doanh nghiệp xúc tiến, mở rộng thị trường mới tiếp nhận lao động Việt Nam, trong đó ưu tiên các thị trường có điều kiện làm việc tốt, an toàn và có mức thu nhập cao. - Có chính sách hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng trình độ chuyên môn, kỹ năng nghề, ngoại ngữ cho người lao động, trong đó ưu tiên nhóm lao động là quân nhân xuất ngũ, người dân tộc thiểu số, hộ nghèo vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn. - Nghiên cứu giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp; phát triển và chuẩn hóa các bộ tiêu chuẩn trong giáo dục nghề nghiệp, tiếp cận chuẩn của các nước phát triển trong khu vực ASEAN và thế giới; chủ động đàm phán với bên nước ngoài trong việc công nhận bằng cấp, trình độ kỹ năng nghề, kinh nghiệm làm việc của người lao động. - Có giải pháp nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của người lao động nhằm ngăn ngừa, hạn chế tình trạng người lao động đi làm việc ở nước ngoài vi phạm pháp luật, cư trú bất hợp pháp; tăng cường cơ chế phối hợp thông tin kịp thời, hiệu quả về các vấn đề phát sinh của người lao động đi làm việc ở nước ngoài. - Có chính sách, cơ chế kết nối, hỗ trợ người lao động sau khi về nước tìm kiếm việc làm phù hợp, trong đó cần chú ý đến việc sử dụng hiệu quả, phát huy trình độ chuyên môn, kỹ năng nghề, ngoại ngữ và kinh nghiệm làm việc của người lao động. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong việc kết nối, tìm kiếm việc làm nhằm khắc phục khó khăn về khoảng cách địa lý, giảm bớt thời gian chuyển tiếp công việc và tiết kiệm chi phí xã hội. (3) Nâng cao năng lực, hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về công tác đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài trong tình hình mới - Phân công, phân cấp, quy định rõ trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức từ trung ương đến địa phương, bảo đảm việc đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài đúng mục đích, đúng quy định của pháp luật. - Xây dựng chiến lược đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài; gắn chương trình, kế hoạch đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài với định hướng, chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, công tác ngoại giao kinh tế, quan hệ đối ngoại. - Chủ động đề xuất đàm phán và ký kết thỏa thuận hợp tác về lao động với các quốc gia, vùng lãnh thổ nhằm tạo cơ sở pháp lý trong công tác đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài, bảo đảm quyền và lợi ích chính đáng của người lao động. - Nghiên cứu đổi mới cách thức thực hiện và thường xuyên cập nhật nội dung giáo trình về giáo dục định hướng cho người lao động trước khi đi làm việc ở nước ngoài đảm bảo thiết thực, hiệu quả. - Tăng cường công tác quản lý, bảo hộ công dân, ổn định và phát triển thị trường tại các địa bàn trọng điểm; kịp thời cập nhật, phổ biến chính sách, pháp luật về lao động với các cơ quan chức năng trong nước và người lao động; đẩy mạnh hoạt động hỗ trợ, hướng dẫn người lao động tuân thủ pháp luật và giải quyết các vấn đề phát sinh trong thời gian người lao động làm việc ở nước ngoài. - Nâng cao chất lượng công tác dự báo trung và dài hạn về thị trường lao động quốc tế; chủ động đàm phán, trao đổi thông tin về nhu cầu tiếp nhận; gắn kết chặt chẽ khâu đào tạo với nhu cầu của thị trường lao động quốc tế. - Liên kết hệ thống cơ sở dữ liệu về người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài và các hệ thống cơ sở dữ liệu khác; quy định cơ chế cung cấp và bảo mật dữ liệu giữa các ngành lao động - thương binh và xã hội, ngoại giao, công an với các địa phương, tổ chức chính trị - xã hội, xã hội nghề nghiệp có liên quan; nâng cấp hệ thống cơ sở dữ liệu, dữ liệu đảm bảo vận hành ổn định, thông suốt và đáp ứng nhu cầu quản lý lực lượng lao động Việt Nam làm việc ở nước ngoài trong tình hình mới; nghiên cứu ứng dụng các thành tựu khoa học, công nghệ mới vào việc phân tích dữ liệu và dự báo tác động chính sách. - Thông tin công khai, minh bạch về thị trường lao động, thủ tục, điều kiện tiếp nhận lao động và các khoản chi phí đối với người lao động; đàm phán với bên nước ngoài để tăng cường hỗ trợ chi trả hoặc cắt giảm các khoản phí trong việc tiếp nhận người lao động Việt Nam sang làm việc, hướng đến giảm chi phí cho người lao động. (4) Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát và xử lý vi phạm pháp luật - Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra đối với các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trong việc chấp hành pháp luật đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng; kịp thời phát hiện và đấu tranh ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực này, nhất là các hành vi lợi dụng hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài để trục lợi, mua bán người, tổ chức, môi giới cho người Việt Nam xuất cảnh trái phép hoặc lừa đảo, chiếm đoạt tài sản. - Nghiên cứu giải pháp phòng ngừa, ngăn chặn việc móc nối, lôi kéo người lao động trong thời gian làm việc ở nước ngoài tham gia hoạt động vi phạm pháp luật, lợi dụng các vấn đề phức tạp, nhạy cảm để chống phá Đảng và Nhà nước; có cơ chế nắm bắt, quản lý thông tin về quá trình người Việt Nam thực hiện hợp đồng ở nước ngoài gắn với trách nhiệm quản lý của các doanh nghiệp liên quan. - Nghiên cứu đổi mới cơ chế tiếp nhận và xử lý thông tin, ý kiến phản ánh của người lao động, doanh nghiệp và nhân dân theo hướng nhanh chóng, thuận tiện, đúng thời hạn theo quy định. Xem thêm Nghị quyết 225/NQ-CP năm 2023 có hiệu lực từ ngày 31/12/2023
Điều kiện hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm giúp việc gia đình ở nước ngoài
Điều kiện, hồ sơ, thủ tục đăng ký hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm giúp việc gia đình ở nước ngoài được quy định tại Nghị định 112/2021/NĐ-CP. 1. Điều kiện hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm giúp việc gia đình ở nước ngoài Theo quy định tại Điều 20 Nghị định 112/2021/NĐ-CP, doanh nghiệp dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm giúp việc gia đình ở nước ngoài phải duy trì các điều kiện theo quy định tại Điều 10 Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng 2020 và đáp ứng các điều kiện sau: - Đang thực hiện hợp đồng cung ứng lao động Việt Nam đi làm việc tại nước tiếp nhận; - Có đủ số lượng nhân viên nghiệp vụ để thực hiện nội dung hoạt động và đáp ứng tiêu chuẩn sau: + Có ít nhất 01 nhân viên nghiệp vụ thực hiện hoạt động tìm kiếm, phát triển thị trường lao động ngoài nước có năng lực ngoại ngữ phù hợp với nước tiếp nhận lao động và ít nhất 01 năm kinh nghiệm về đưa người lao động Việt Nam đi làm việc tại nước tiếp nhận; + Có ít nhất 01 nhân viên nghiệp vụ thường trực ở nước ngoài để thực hiện hoạt động quản lý người lao động, có năng lực ngoại ngữ phù hợp với nước tiếp nhận lao động và ít nhất 01 năm kinh nghiệm về đưa người lao động Việt Nam đi làm việc tại nước tiếp nhận; + Có ít nhất 01 nhân viên nghiệp vụ thực hiện hoạt động giáo dục định hướng có ít nhất 01 năm kinh nghiệm về đưa người lao động Việt Nam đi làm việc tại nước tiếp nhận. - Phải bảo đảm người lao động đã có kinh nghiệm làm giúp việc gia đình ở nước ngoài hoặc có kiến thức làm giúp việc gia đình và trình độ ngoại ngữ đáp ứng yêu cầu của bên nước ngoài tiếp nhận lao động theo hướng dẫn của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH). 2. Hồ sơ, thủ tục đăng ký hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm giúp việc gia đình ở nước ngoài Hồ sơ đăng ký hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm giúp việc gia đình ở nước ngoài theo quy định tại khoản 1 Điều 21 Nghị định 112/2021/NĐ-CP bao gồm: - Văn bản đề nghị theo Mẫu số 10 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 112/2021/NĐ-CP; - Văn bằng, chứng chỉ ngoại ngữ (01 bản sao); 01 bản sao giấy tờ chứng minh kinh nghiệm làm việc (hợp đồng lao động, văn bản chấm dứt hợp đồng lao động hoặc quá trình tham gia bảo hiểm xã hội hoặc giấy xác nhận kinh nghiệm của nơi đã làm việc) của nhân viên nghiệp vụ theo quy định tại Mục 1 nêu trên. Khi chuẩn bị đủ hồ sơ theo quy định, doanh nghiệp dịch vụ nộp 01 bộ hồ sơ trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính tới Bộ LĐTBXH hoặc trực tuyến tại Cổng thông tin điện tử www.dolab.gov.vn; Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, Bộ LĐTBXH có văn bản chấp thuận để doanh nghiệp tham gia hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm giúp việc gia đình ở nước ngoài. Trường hợp không chấp thuận, sẽ trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do. Như vậy, hồ sơ và thủ tục đăng ký hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm giúp việc gia đình ở nước ngoài sẽ thực hiện như trên. 3. Quy định về xác nhận danh sách người lao động Việt Nam đi làm giúp việc gia đình ở nước ngoài - Theo quy định tại Điều 22 Nghị định 112/2021/NĐ-CP, trước khi đưa người lao động đi làm giúp việc gia đình ở nước ngoài, doanh nghiệp dịch vụ phải nộp danh sách người lao động đến Bộ LĐTBXH để xác nhận. - Chậm nhất 05 ngày làm việc trước khi nộp hồ sơ cấp thị thực cho người lao động, doanh nghiệp dịch vụ gửi trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính tới Bộ LĐTBXH hoặc trực tuyến tại Cổng thông tin điện tử www.dolab.gov.vn danh sách người lao động theo hợp đồng cung ứng lao động đã được chấp thuận bao gồm những thông tin sau: + Họ tên; Ngày tháng năm sinh; + Giới tính; + Số hộ chiếu/căn cước công dân; + Thời gian đã được bồi dưỡng kỹ năng nghề giúp việc gia đình và ngoại ngữ hoặc kinh nghiệm làm việc phù hợp; + Số điện thoại của người lao động; + Ngày dự kiến xuất cảnh; + Tên, địa chỉ của bên nước ngoài tiếp nhận người lao động; + Người sử dụng lao động. - Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được danh sách người lao động, Bộ LĐTBXH xác nhận danh sách. Trường hợp không xác nhận, sẽ trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do. Như vậy, ngoài việc đăng ký hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm giúp việc gia đình ở nước ngoài theo Mục 2 thì doanh nghiệp hoạt động dịch vụ còn phải thực hiện nộp danh sách người lao động đến Bộ LĐTBXH để xác nhận.
Đơn phương thanh lý hợp đồng người lao động Việt Nam đi làm việc nước ngoài của đơn vị sự nghiệp?
Căn cứ Khoản 1 Điều 43 Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng 2020 quy định về quyền của đơn vị sự nghiệp đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng như sau: 1. Đơn vị sự nghiệp có các quyền sau đây: a) Ký kết hợp đồng cung ứng lao động với bên nước ngoài tiếp nhận lao động trong trường hợp thỏa thuận quốc tế có yêu cầu; b) Tuyển chọn, đảo tạo và ký hợp đồng đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo quy định của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội; c) Thỏa thuận với người lao động về biện pháp ký quỹ, bảo lãnh để thực hiện nghĩa vụ của hợp đồng theo quy định của Chính phủ; d) Yêu cầu người lao động bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài; đ) Khiếu nại, khởi kiện về quyết định hoặc hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng; e) Đơn phương thanh lý hợp đồng đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài sau khi doanh nghiệp dịch vụ đã 03 lần thông báo bằng thư bảo đảm trong thời gian 180 ngày kể từ ngày người lao động chấm dứt hợp đồng lao động mà người lao động, người được ủy quyền hợp pháp của người lao động không đến thanh lý hợp đồng hoặc kể từ ngày người lao động gia hạn hợp đồng lao động mà không thực hiện quyền, nghĩa vụ trong hợp đồng đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài. Như vậy, khi muốn đơn phương thanh lý hợp đồng đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài thì đơn vị sự nghiệp phải gửi 03 thông báo bằng thư bảo đảm trong thời gian 180 ngày kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động mới đủ điều kiện để có thể đơn phương thanh lý hợp đồng.
Những công việc người Việt Nam không được đến làm việc ở nước ngoài
Ngày 03/4/2020 Chính phủ ban hành Nghị định 38/2020/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng Tại nghị định này, quy định rõ các công việc người lao động không được đến làm việc ở nước ngoài, cụ thể: “ Danh mục: Công việc massage làm việc tại các nhà hàng, khách sạn hoặc các trung tâm giải trí Công việc phải tiếp xúc thường xuyên với chất nổ, chất độc hại trong luyện quặng kim loại màu (đồng, chì, thủy ngân, bạc, kẽm) tiếp xúc thường xuyên với mangan, điôxit thủy ngân Công việc tiếp xúc với nguồn phóng xạ hở, khai thác quặng phóng xạ các loại Công việc sản xuất, bao gói phải tiếp xúc thường xuyên với các hóa chất axit nitơric, natri sunfat, disunfua cacbon, các loại thuốc trừ sâu, diệt cỏm diệt chuột, sát trùng, chống mối mọt có độc tính mạnh Công việc săn bắt thú dữ, cá sấu, cá mập Công việc thường xuyên ở nơi thiếu không khí, áp suất lớn (dưới lòng đất, lòng đại dương) Công việc liệm, mai táng tử thi, thiêu xác chết, bốc mồ mả.” Quy định về những công việc người lao động không được đến làm việc ở nước ngoài nhằm bảo vệ tính mạng, sức khỏe của người dân lao động, tránh rủi ro cho các doanh nghiệp trong hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài, bảo đảm không xâm phạm vào các quy định cấm của pháp luật nước ngoài... Các quy định này được tiến hành thanh tra, kiểm tra và phối hợp xử lý vi phạm hoặc những vấn đề liên quan bởi các chủ thể có thẩm quyền. Xem chi tiết tại Nghị định 38/2020/NĐ-CP của Chính phủ. Văn bản có hiệu lực kể từ ngày 20/5/2020
Người lao động đi làm việc ở nước ngoài được hỗ trợ thế nào?
Nếu NLĐ chuẩn bị sang Nhật Bản làm việc, đã có hợp đồng và thủ tục visa. Xin hỏi, theo quy định, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội địa phương có chính sách hỗ trợ tiền phụ cấp với trường hợp khi xuất cảnh không? Nếu có thì thủ tục như thế nào?
Làm việc ở nước ngoài có phải đóng bảo hiểm xã hội?
Trường hợp đóng BHXH được 4 năm, sau đó chấm dứt công việc để đi nước ngoài. Sau 5 năm ở nước ngoài, nay muốn về Việt Nam làm việc. Vậy, lao động có đóng BHXH cho thời gian làm việc ở nước ngoài không? Tại Khoản 2 Điều 2 Nghị định 115/2015/NĐ-CP quy định: Người đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng quy định tại Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng tham gia BHXH bắt buộc theo quy định tại Nghị định này được áp dụng đối với các hợp đồng sau: - Hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài với doanh nghiệp hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài, tổ chức sự nghiệp được phép đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài; - Hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài với doanh nghiệp trúng thầu, nhận thầu hoặc tổ chức, cá nhân đầu tư ra nước ngoài có đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài; - Hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hình thức thực tập nâng cao tay nghề với doanh nghiệp đưa người lao động đi làm việc theo hình thức thực tập nâng cao tay nghề; - Hợp đồng cá nhân. Căn cứ quy định trên, nếu thời gian ông đi làm việc ở nước ngoài mà ông thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc theo quy định nhưng chưa đóng BHXH thì nay ông thực hiện truy đóng theo quy định tại Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017. Cụ thể: Truy thu đối với người lao động sau khi chấm dứt hợp đồng lao động về nước truy đóng BHXH cho thời gian đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng lao động chưa đóng: Trường hợp sau 6 tháng kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động về nước mới thực hiện truy đóng BHXH thì số tiền truy thu BHXH được tính bao gồm số tiền phải đóng BHXH theo quy định và tiền lãi truy thu tính trên số tiền phải đóng. Người đi lao động ở nước ngoài theo hợp đồng đóng thông qua đơn vị, kể cả người lao động được gia hạn hợp đồng hoặc ký hợp đồng lao động mới ngay tại nước tiếp nhận lao động truy đóng sau khi về nước: Nộp tiền cho cơ quan BHXH hoặc đơn vị nơi nhận hồ sơ truy nộp. Trường hợp ông đi làm việc ở nước ngoài nhưng không thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc theo quy định tại các điểm a, b, c, d, Khoản 2, Điều 2 Nghị định 115/2015/NĐ-CP nêu trên, thì ông không phải truy đóng BHXH đối với thời gian đi làm việc ở nước ngoài. Đề nghị anh liên hệ với cơ quan BHXH nơi ông cư trú để được xem xét, tư vấn và giải quyết cụ thể.
Quy định về hoạt động kinh doanh ngành nghề cung ứng thuyền viên hàng hải
Giấy xác nhận phù hợp về tuyển dụng, cung ứng thuyền viên hàng hải được cấp cho tổ chức tuyển dụng, cung ứng thuyền viên hàng hải trong trường hợp nào? Thủ tục cấp Giấy xác nhận được thực hiện như thế nào? 1. Giấy xác nhận phù hợp về tuyển dụng và cung ứng thuyền viên hàng hải Tại Khoản 6 Điều 3 Nghị định 29/2017/NĐ-CP được sửa đổi bởi Điểm b Khoản 1 Điều 3 Nghị định 74/2023/NĐ-CP có quy định: Giấy xác nhận phù hợp về tuyển dụng và cung ứng thuyền viên hàng hải (sau đây viết tắt là Giấy xác nhận) là văn bản do Chi cục trưởng Chi cục Hàng hải Việt Nam cấp cho tổ chức tuyển dụng, cung ứng thuyền viên hàng hải để xác nhận sự phù hợp về tuyển dụng và cung ứng thuyền viên hàng hải theo quy định của Công ước MLC. Theo quy định tại Điều 12 Nghị định 29/2017/NĐ-CP thì Giấy xác nhận phù hợp về tuyển dụng, cung ứng thuyền viên hàng hải được cấp cho tổ chức tuyển dụng, cung ứng thuyền viên hàng hải đã được cơ quan có thẩm quyền cấp phép hoạt động trong lĩnh vực: Tuyển dụng, cung ứng lao động là thuyền viên làm việc trên tàu biển thông qua các hình thức theo quy định của pháp luật như sau: - Cho thuê lao động; - Cho thuê lại lao động; - Đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài. 2. Thủ tục cấp giấy xác nhận phù hợp về tuyển dụng, cung ứng thuyền viên hàng hải Tại Điều 13 Nghị định 29/2017/NĐ-CP được sửa đổi bởi Khoản 7 Điều 3 Nghị định 74/2023/NĐ-CP quy định về trình tự, thủ tục cấp giấy xác nhận phù hợp về tuyển dụng, cung ứng thuyền viên hàng hải được thực hiện theo các bước như sau: Bước 1: Nộp hồ sơ Tổ chức tuyển dụng, cung ứng thuyền viên hàng hải gửi trực tiếp hoặc qua hệ thống bưu chính hoặc qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến đến Chi cục Hàng hải Việt Nam 01 bộ hồ sơ. Hồ sơ bao gồm: (1) Tờ khai theo Mẫu số 04 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 74/2023/NĐ-CP; (2) Bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu hoặc bản sao điện tử hoặc bản sao điện tử từ sổ gốc hoặc bản sao điện tử có chứng thực từ bản chính giấy phép đưa thuyền viên đi làm việc ở nước ngoài hoặc giấy phép cho thuê hoặc cho thuê lại thuyền viên làm việc trên tàu biển dưới hình thức cho thuê, cho thuê lại lao động hoặc đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo quy định của pháp luật; (3) Bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu hoặc bản sao điện tử hoặc bản sao điện tử từ sổ gốc hoặc bản sao điện tử có chứng thực từ bản chính Giấy chứng nhận phù hợp hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001 và Quy định 1.4 của Công ước MLC về dịch vụ tuyển dụng và cung ứng thuyền viên. Bước 2: Tiếp nhận hồ sơ, cấp giấy xác nhận Chi cục Hàng hải Việt Nam tiếp nhận hồ sơ, nếu hồ sơ chưa hợp lệ thì trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Chi cục Hàng hải Việt Nam có văn bản thông báo và hướng dẫn tổ chức tuyển dụng, cung ứng thuyền viên hàng hải hoàn thiện hồ sơ theo quy định. Nếu hồ sơ hợp lệ thì trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Chi cục Hàng hải Việt Nam phải cấp Giấy xác nhận theo Mẫu 05 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 74/2023/NĐ-CP. Trường hợp không cấp phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do. Bước 3: Thông báo thông tin Chi cục Hàng hải Việt Nam thông báo thông tin về tổ chức tuyển dụng, cung ứng thuyền viên hàng hải được cấp Giấy xác nhận trên Cổng thông tin điện tử của Chi cục Hàng hải Việt Nam. Như vậy, tổ chức tuyển dụng, cung ứng thuyền viên hàng hải đã được cơ quan có thẩm quyền cấp phép hoạt động trong lĩnh vực tuyển dụng, cung ứng lao động là thuyền viên làm việc trên tàu biển thông qua hình thức cho thuê, cho thuê lại lao động hoặc đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài theo quy định của pháp luật thì được đề nghị xin cấp Giấy xác nhận phù hợp về tuyển dụng, cung ứng thuyền viên hàng hải. Tổ chức tuyển dụng, cung ứng thuyền viên hàng hải lập 01 bộ hồ sơ như trên và gửi trực tiếp hoặc qua hệ thống bưu chính hoặc qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến hoặc bằng hình thức phù hợp khác đến Chi cục Hàng hải Việt Nam. Nếu hồ sơ hợp lệ thì trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Chị cục Hàng hải Việt Nam cấp Giấy xác nhận.
Kế hoạch triển khai đưa NLĐ Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài trong tình hình mới
Ngày 31/12/2023 Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 225/NQ-CP năm 2023 ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Chỉ thị 20-CT/TW năm 2022 về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài trong tình hình mới. (1) Tuyên truyền, nâng cao nhận thức, ý thức, trách nhiệm đối với công tác đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài trong tình hình mới - Tổ chức nghiên cứu, quán triệt và triển khai thực hiện Chỉ thị 20-CT/TW và Nghị quyết của Chính phủ ban hành Kế hoạch thực hiện Chỉ thị 20-CT/TW của Chính phủ. - Đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức và trách nhiệm của cán bộ, đảng viên, nhất là người đứng đầu trong công tác đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài trong tình hình mới; nâng cao ý thức của người dân, người lao động, doanh nghiệp trong việc tuân thủ pháp luật Việt Nam và pháp luật nước ngoài; ngăn ngừa tình trạng người lao động đi làm việc ở nước ngoài trái phép, vi phạm pháp luật nước sở tại, cư trú bất hợp pháp; đổi mới về phương pháp, hình thức hoạt động tuyên truyền nhằm nâng cao hiệu quả, phù hợp với từng đối tượng người dân và xã hội. - Thông tin đầy đủ, chính xác trên hệ thống thông tin truyền thông, mạng xã hội về thị trường lao động ở nước ngoài, trong đó tập trung vào các thị trường có điều kiện làm việc tốt, an toàn, mức lương cao đồng thời giúp nâng cao trình độ, kỹ năng nghề cho người lao động đi làm việc ở nước ngoài; tuyên truyền, phổ biến các chính sách của nhà nước trong việc hỗ trợ người lao động đi làm việc ở nước ngoài góp phần giảm nghèo, tăng thu nhập, nhất là đối với lao động ở nông thôn, địa bàn đặc biệt khó khăn; xây dựng các chuyên mục, chương trình chia sẻ những tấm gương, điển hình thành công sau khi đi làm việc ở nước ngoài để định hướng cho người lao động chủ động học tập nâng cao trình độ kỹ năng nghề, ngoại ngữ phù hợp với thị trường lao động ngoài nước và sau khi về nước. (2) Rà soát, hoàn thiện chính sách, pháp luật liên quan đến công tác đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài trong tình hình mới - Rà soát, hoàn thiện hệ thống pháp luật liên quan đến công tác đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài đảm bảo chặt chẽ, thống nhất, bao quát các nhóm đối tượng và tương thích với các cam kết, điều ước quốc tế mà Việt Nam đã tham gia. - Nghiên cứu ban hành chính sách hỗ trợ doanh nghiệp xúc tiến, mở rộng thị trường mới tiếp nhận lao động Việt Nam, trong đó ưu tiên các thị trường có điều kiện làm việc tốt, an toàn và có mức thu nhập cao. - Có chính sách hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng trình độ chuyên môn, kỹ năng nghề, ngoại ngữ cho người lao động, trong đó ưu tiên nhóm lao động là quân nhân xuất ngũ, người dân tộc thiểu số, hộ nghèo vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn. - Nghiên cứu giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp; phát triển và chuẩn hóa các bộ tiêu chuẩn trong giáo dục nghề nghiệp, tiếp cận chuẩn của các nước phát triển trong khu vực ASEAN và thế giới; chủ động đàm phán với bên nước ngoài trong việc công nhận bằng cấp, trình độ kỹ năng nghề, kinh nghiệm làm việc của người lao động. - Có giải pháp nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của người lao động nhằm ngăn ngừa, hạn chế tình trạng người lao động đi làm việc ở nước ngoài vi phạm pháp luật, cư trú bất hợp pháp; tăng cường cơ chế phối hợp thông tin kịp thời, hiệu quả về các vấn đề phát sinh của người lao động đi làm việc ở nước ngoài. - Có chính sách, cơ chế kết nối, hỗ trợ người lao động sau khi về nước tìm kiếm việc làm phù hợp, trong đó cần chú ý đến việc sử dụng hiệu quả, phát huy trình độ chuyên môn, kỹ năng nghề, ngoại ngữ và kinh nghiệm làm việc của người lao động. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong việc kết nối, tìm kiếm việc làm nhằm khắc phục khó khăn về khoảng cách địa lý, giảm bớt thời gian chuyển tiếp công việc và tiết kiệm chi phí xã hội. (3) Nâng cao năng lực, hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về công tác đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài trong tình hình mới - Phân công, phân cấp, quy định rõ trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức từ trung ương đến địa phương, bảo đảm việc đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài đúng mục đích, đúng quy định của pháp luật. - Xây dựng chiến lược đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài; gắn chương trình, kế hoạch đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài với định hướng, chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, công tác ngoại giao kinh tế, quan hệ đối ngoại. - Chủ động đề xuất đàm phán và ký kết thỏa thuận hợp tác về lao động với các quốc gia, vùng lãnh thổ nhằm tạo cơ sở pháp lý trong công tác đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài, bảo đảm quyền và lợi ích chính đáng của người lao động. - Nghiên cứu đổi mới cách thức thực hiện và thường xuyên cập nhật nội dung giáo trình về giáo dục định hướng cho người lao động trước khi đi làm việc ở nước ngoài đảm bảo thiết thực, hiệu quả. - Tăng cường công tác quản lý, bảo hộ công dân, ổn định và phát triển thị trường tại các địa bàn trọng điểm; kịp thời cập nhật, phổ biến chính sách, pháp luật về lao động với các cơ quan chức năng trong nước và người lao động; đẩy mạnh hoạt động hỗ trợ, hướng dẫn người lao động tuân thủ pháp luật và giải quyết các vấn đề phát sinh trong thời gian người lao động làm việc ở nước ngoài. - Nâng cao chất lượng công tác dự báo trung và dài hạn về thị trường lao động quốc tế; chủ động đàm phán, trao đổi thông tin về nhu cầu tiếp nhận; gắn kết chặt chẽ khâu đào tạo với nhu cầu của thị trường lao động quốc tế. - Liên kết hệ thống cơ sở dữ liệu về người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài và các hệ thống cơ sở dữ liệu khác; quy định cơ chế cung cấp và bảo mật dữ liệu giữa các ngành lao động - thương binh và xã hội, ngoại giao, công an với các địa phương, tổ chức chính trị - xã hội, xã hội nghề nghiệp có liên quan; nâng cấp hệ thống cơ sở dữ liệu, dữ liệu đảm bảo vận hành ổn định, thông suốt và đáp ứng nhu cầu quản lý lực lượng lao động Việt Nam làm việc ở nước ngoài trong tình hình mới; nghiên cứu ứng dụng các thành tựu khoa học, công nghệ mới vào việc phân tích dữ liệu và dự báo tác động chính sách. - Thông tin công khai, minh bạch về thị trường lao động, thủ tục, điều kiện tiếp nhận lao động và các khoản chi phí đối với người lao động; đàm phán với bên nước ngoài để tăng cường hỗ trợ chi trả hoặc cắt giảm các khoản phí trong việc tiếp nhận người lao động Việt Nam sang làm việc, hướng đến giảm chi phí cho người lao động. (4) Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát và xử lý vi phạm pháp luật - Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra đối với các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trong việc chấp hành pháp luật đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng; kịp thời phát hiện và đấu tranh ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực này, nhất là các hành vi lợi dụng hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài để trục lợi, mua bán người, tổ chức, môi giới cho người Việt Nam xuất cảnh trái phép hoặc lừa đảo, chiếm đoạt tài sản. - Nghiên cứu giải pháp phòng ngừa, ngăn chặn việc móc nối, lôi kéo người lao động trong thời gian làm việc ở nước ngoài tham gia hoạt động vi phạm pháp luật, lợi dụng các vấn đề phức tạp, nhạy cảm để chống phá Đảng và Nhà nước; có cơ chế nắm bắt, quản lý thông tin về quá trình người Việt Nam thực hiện hợp đồng ở nước ngoài gắn với trách nhiệm quản lý của các doanh nghiệp liên quan. - Nghiên cứu đổi mới cơ chế tiếp nhận và xử lý thông tin, ý kiến phản ánh của người lao động, doanh nghiệp và nhân dân theo hướng nhanh chóng, thuận tiện, đúng thời hạn theo quy định. Xem thêm Nghị quyết 225/NQ-CP năm 2023 có hiệu lực từ ngày 31/12/2023
Điều kiện hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm giúp việc gia đình ở nước ngoài
Điều kiện, hồ sơ, thủ tục đăng ký hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm giúp việc gia đình ở nước ngoài được quy định tại Nghị định 112/2021/NĐ-CP. 1. Điều kiện hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm giúp việc gia đình ở nước ngoài Theo quy định tại Điều 20 Nghị định 112/2021/NĐ-CP, doanh nghiệp dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm giúp việc gia đình ở nước ngoài phải duy trì các điều kiện theo quy định tại Điều 10 Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng 2020 và đáp ứng các điều kiện sau: - Đang thực hiện hợp đồng cung ứng lao động Việt Nam đi làm việc tại nước tiếp nhận; - Có đủ số lượng nhân viên nghiệp vụ để thực hiện nội dung hoạt động và đáp ứng tiêu chuẩn sau: + Có ít nhất 01 nhân viên nghiệp vụ thực hiện hoạt động tìm kiếm, phát triển thị trường lao động ngoài nước có năng lực ngoại ngữ phù hợp với nước tiếp nhận lao động và ít nhất 01 năm kinh nghiệm về đưa người lao động Việt Nam đi làm việc tại nước tiếp nhận; + Có ít nhất 01 nhân viên nghiệp vụ thường trực ở nước ngoài để thực hiện hoạt động quản lý người lao động, có năng lực ngoại ngữ phù hợp với nước tiếp nhận lao động và ít nhất 01 năm kinh nghiệm về đưa người lao động Việt Nam đi làm việc tại nước tiếp nhận; + Có ít nhất 01 nhân viên nghiệp vụ thực hiện hoạt động giáo dục định hướng có ít nhất 01 năm kinh nghiệm về đưa người lao động Việt Nam đi làm việc tại nước tiếp nhận. - Phải bảo đảm người lao động đã có kinh nghiệm làm giúp việc gia đình ở nước ngoài hoặc có kiến thức làm giúp việc gia đình và trình độ ngoại ngữ đáp ứng yêu cầu của bên nước ngoài tiếp nhận lao động theo hướng dẫn của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH). 2. Hồ sơ, thủ tục đăng ký hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm giúp việc gia đình ở nước ngoài Hồ sơ đăng ký hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm giúp việc gia đình ở nước ngoài theo quy định tại khoản 1 Điều 21 Nghị định 112/2021/NĐ-CP bao gồm: - Văn bản đề nghị theo Mẫu số 10 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 112/2021/NĐ-CP; - Văn bằng, chứng chỉ ngoại ngữ (01 bản sao); 01 bản sao giấy tờ chứng minh kinh nghiệm làm việc (hợp đồng lao động, văn bản chấm dứt hợp đồng lao động hoặc quá trình tham gia bảo hiểm xã hội hoặc giấy xác nhận kinh nghiệm của nơi đã làm việc) của nhân viên nghiệp vụ theo quy định tại Mục 1 nêu trên. Khi chuẩn bị đủ hồ sơ theo quy định, doanh nghiệp dịch vụ nộp 01 bộ hồ sơ trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính tới Bộ LĐTBXH hoặc trực tuyến tại Cổng thông tin điện tử www.dolab.gov.vn; Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, Bộ LĐTBXH có văn bản chấp thuận để doanh nghiệp tham gia hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm giúp việc gia đình ở nước ngoài. Trường hợp không chấp thuận, sẽ trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do. Như vậy, hồ sơ và thủ tục đăng ký hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm giúp việc gia đình ở nước ngoài sẽ thực hiện như trên. 3. Quy định về xác nhận danh sách người lao động Việt Nam đi làm giúp việc gia đình ở nước ngoài - Theo quy định tại Điều 22 Nghị định 112/2021/NĐ-CP, trước khi đưa người lao động đi làm giúp việc gia đình ở nước ngoài, doanh nghiệp dịch vụ phải nộp danh sách người lao động đến Bộ LĐTBXH để xác nhận. - Chậm nhất 05 ngày làm việc trước khi nộp hồ sơ cấp thị thực cho người lao động, doanh nghiệp dịch vụ gửi trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính tới Bộ LĐTBXH hoặc trực tuyến tại Cổng thông tin điện tử www.dolab.gov.vn danh sách người lao động theo hợp đồng cung ứng lao động đã được chấp thuận bao gồm những thông tin sau: + Họ tên; Ngày tháng năm sinh; + Giới tính; + Số hộ chiếu/căn cước công dân; + Thời gian đã được bồi dưỡng kỹ năng nghề giúp việc gia đình và ngoại ngữ hoặc kinh nghiệm làm việc phù hợp; + Số điện thoại của người lao động; + Ngày dự kiến xuất cảnh; + Tên, địa chỉ của bên nước ngoài tiếp nhận người lao động; + Người sử dụng lao động. - Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được danh sách người lao động, Bộ LĐTBXH xác nhận danh sách. Trường hợp không xác nhận, sẽ trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do. Như vậy, ngoài việc đăng ký hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm giúp việc gia đình ở nước ngoài theo Mục 2 thì doanh nghiệp hoạt động dịch vụ còn phải thực hiện nộp danh sách người lao động đến Bộ LĐTBXH để xác nhận.
Đơn phương thanh lý hợp đồng người lao động Việt Nam đi làm việc nước ngoài của đơn vị sự nghiệp?
Căn cứ Khoản 1 Điều 43 Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng 2020 quy định về quyền của đơn vị sự nghiệp đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng như sau: 1. Đơn vị sự nghiệp có các quyền sau đây: a) Ký kết hợp đồng cung ứng lao động với bên nước ngoài tiếp nhận lao động trong trường hợp thỏa thuận quốc tế có yêu cầu; b) Tuyển chọn, đảo tạo và ký hợp đồng đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo quy định của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội; c) Thỏa thuận với người lao động về biện pháp ký quỹ, bảo lãnh để thực hiện nghĩa vụ của hợp đồng theo quy định của Chính phủ; d) Yêu cầu người lao động bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài; đ) Khiếu nại, khởi kiện về quyết định hoặc hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng; e) Đơn phương thanh lý hợp đồng đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài sau khi doanh nghiệp dịch vụ đã 03 lần thông báo bằng thư bảo đảm trong thời gian 180 ngày kể từ ngày người lao động chấm dứt hợp đồng lao động mà người lao động, người được ủy quyền hợp pháp của người lao động không đến thanh lý hợp đồng hoặc kể từ ngày người lao động gia hạn hợp đồng lao động mà không thực hiện quyền, nghĩa vụ trong hợp đồng đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài. Như vậy, khi muốn đơn phương thanh lý hợp đồng đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài thì đơn vị sự nghiệp phải gửi 03 thông báo bằng thư bảo đảm trong thời gian 180 ngày kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động mới đủ điều kiện để có thể đơn phương thanh lý hợp đồng.
Những công việc người Việt Nam không được đến làm việc ở nước ngoài
Ngày 03/4/2020 Chính phủ ban hành Nghị định 38/2020/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng Tại nghị định này, quy định rõ các công việc người lao động không được đến làm việc ở nước ngoài, cụ thể: “ Danh mục: Công việc massage làm việc tại các nhà hàng, khách sạn hoặc các trung tâm giải trí Công việc phải tiếp xúc thường xuyên với chất nổ, chất độc hại trong luyện quặng kim loại màu (đồng, chì, thủy ngân, bạc, kẽm) tiếp xúc thường xuyên với mangan, điôxit thủy ngân Công việc tiếp xúc với nguồn phóng xạ hở, khai thác quặng phóng xạ các loại Công việc sản xuất, bao gói phải tiếp xúc thường xuyên với các hóa chất axit nitơric, natri sunfat, disunfua cacbon, các loại thuốc trừ sâu, diệt cỏm diệt chuột, sát trùng, chống mối mọt có độc tính mạnh Công việc săn bắt thú dữ, cá sấu, cá mập Công việc thường xuyên ở nơi thiếu không khí, áp suất lớn (dưới lòng đất, lòng đại dương) Công việc liệm, mai táng tử thi, thiêu xác chết, bốc mồ mả.” Quy định về những công việc người lao động không được đến làm việc ở nước ngoài nhằm bảo vệ tính mạng, sức khỏe của người dân lao động, tránh rủi ro cho các doanh nghiệp trong hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài, bảo đảm không xâm phạm vào các quy định cấm của pháp luật nước ngoài... Các quy định này được tiến hành thanh tra, kiểm tra và phối hợp xử lý vi phạm hoặc những vấn đề liên quan bởi các chủ thể có thẩm quyền. Xem chi tiết tại Nghị định 38/2020/NĐ-CP của Chính phủ. Văn bản có hiệu lực kể từ ngày 20/5/2020
Người lao động đi làm việc ở nước ngoài được hỗ trợ thế nào?
Nếu NLĐ chuẩn bị sang Nhật Bản làm việc, đã có hợp đồng và thủ tục visa. Xin hỏi, theo quy định, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội địa phương có chính sách hỗ trợ tiền phụ cấp với trường hợp khi xuất cảnh không? Nếu có thì thủ tục như thế nào?
Làm việc ở nước ngoài có phải đóng bảo hiểm xã hội?
Trường hợp đóng BHXH được 4 năm, sau đó chấm dứt công việc để đi nước ngoài. Sau 5 năm ở nước ngoài, nay muốn về Việt Nam làm việc. Vậy, lao động có đóng BHXH cho thời gian làm việc ở nước ngoài không? Tại Khoản 2 Điều 2 Nghị định 115/2015/NĐ-CP quy định: Người đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng quy định tại Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng tham gia BHXH bắt buộc theo quy định tại Nghị định này được áp dụng đối với các hợp đồng sau: - Hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài với doanh nghiệp hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài, tổ chức sự nghiệp được phép đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài; - Hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài với doanh nghiệp trúng thầu, nhận thầu hoặc tổ chức, cá nhân đầu tư ra nước ngoài có đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài; - Hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hình thức thực tập nâng cao tay nghề với doanh nghiệp đưa người lao động đi làm việc theo hình thức thực tập nâng cao tay nghề; - Hợp đồng cá nhân. Căn cứ quy định trên, nếu thời gian ông đi làm việc ở nước ngoài mà ông thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc theo quy định nhưng chưa đóng BHXH thì nay ông thực hiện truy đóng theo quy định tại Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017. Cụ thể: Truy thu đối với người lao động sau khi chấm dứt hợp đồng lao động về nước truy đóng BHXH cho thời gian đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng lao động chưa đóng: Trường hợp sau 6 tháng kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động về nước mới thực hiện truy đóng BHXH thì số tiền truy thu BHXH được tính bao gồm số tiền phải đóng BHXH theo quy định và tiền lãi truy thu tính trên số tiền phải đóng. Người đi lao động ở nước ngoài theo hợp đồng đóng thông qua đơn vị, kể cả người lao động được gia hạn hợp đồng hoặc ký hợp đồng lao động mới ngay tại nước tiếp nhận lao động truy đóng sau khi về nước: Nộp tiền cho cơ quan BHXH hoặc đơn vị nơi nhận hồ sơ truy nộp. Trường hợp ông đi làm việc ở nước ngoài nhưng không thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc theo quy định tại các điểm a, b, c, d, Khoản 2, Điều 2 Nghị định 115/2015/NĐ-CP nêu trên, thì ông không phải truy đóng BHXH đối với thời gian đi làm việc ở nước ngoài. Đề nghị anh liên hệ với cơ quan BHXH nơi ông cư trú để được xem xét, tư vấn và giải quyết cụ thể.