Lá rụng về cội là gì? Bổn phận của trẻ em đối với quê hương, đất nước được quy định như thế nào?
Lá rụng về cội là gì? Bổn phận của trẻ em đối với quê hương, đất nước được quy định như thế nào? Bài viết sẽ cung cấp một số thông tin liên quan đến vấn đề này. Lá rụng về cội là gì? Lá rụng về cội là một câu thành ngữ Việt Nam mang ý nghĩa sâu sắc về tình cảm gia đình, quê hương. - Rụng: là động từ chỉ sự rời ra, lìa ra, rơi xuống của một vật thể nào đó. - Cội: gốc cây to/ già, cây lâu năm. Theo nghĩa đen, thành ngữ “Lá rụng về cội” nói đến quy luật của tự nhiên, những chiếc lá “già”, những chiếc lá đã đi hết vòng đời của mình đều sẽ rụng xuống gốc cây - nơi mọi thứ được bắt đầu. Xét trên nghĩa bóng, câu thành ngữ “Lá rụng về cội” nói về con người, dù đi đâu, làm gì, cuối cùng cũng sẽ trở về với quê hương, nơi mình sinh ra và lớn lên. Đây vừa là quy luật tự nhiên vừa là lời nhắc nhở chúng ta sống phải biết nhớ tới nguồn gốc của bản thân mình. Ý nghĩa sâu xa: Giống như chiếc lá, con người cũng trải qua những giai đoạn khác nhau trong cuộc đời. Quê hương là điểm bắt đầu và cũng là điểm kết thúc của mỗi hành trình. Tóm lại, "lá rụng về cội" là một chân lý đơn giản mà sâu sắc, xuyên suốt mọi thời đại và nền văn hóa. Câu thành ngữ này không chỉ nhắc nhở chúng ta về tình yêu quê hương, gia đình, về cội nguồn, mà còn gợi lên những suy ngẫm về vòng tuần hoàn của cuộc sống, về sự gắn kết giữa con người và thiên nhiên. Đó là một di sản văn hóa quý báu, một bài học sâu sắc mà mỗi người chúng ta cần trân trọng và truyền lại cho thế hệ sau. Bổn phận của trẻ em đối với quê hương, đất nước được quy định như thế nào? Căn cứ Điều 40 Luật Trẻ em 2016 quy định về bổn phận của trẻ em đối với quê hương, đất nước như sau: - Yêu quê hương, đất nước, yêu đồng bào, có ý thức xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; tôn trọng truyền thống lịch sử dân tộc; giữ gìn bản sắc dân tộc, phát huy phong tục, tập quán, truyền thống và văn hóa tốt đẹp của quê hương, đất nước. - Tuân thủ và chấp hành pháp luật; đoàn kết, hợp tác, giao lưu với bạn bè, trẻ em quốc tế phù hợp với độ tuổi và từng giai đoạn phát triển của trẻ em. Trẻ em có bổn phận gì đối với cộng đồng, xã hội? Căn cứ Điều 39 Luật Trẻ em 2016 quy định về bổn phận của trẻ em đối với cộng đồng, xã hội như sau: - Tôn trọng, lễ phép với người lớn tuổi; quan tâm, giúp đỡ người già, người khuyết tật, phụ nữ mang thai, trẻ nhỏ, người gặp hoàn cảnh khó khăn phù hợp với khả năng, sức khỏe, độ tuổi của mình. - Tôn trọng quyền, danh dự, nhân phẩm của người khác; chấp hành quy định về an toàn giao thông và trật tự, an toàn xã hội; bảo vệ, giữ gìn, sử dụng tài sản, tài nguyên, bảo vệ môi trường phù hợp với khả năng và độ tuổi của trẻ em. - Phát hiện, thông tin, thông báo, tố giác hành vi vi phạm pháp luật. => Theo đó, "Lá rụng về cội" là một câu thành ngữ đã ăn sâu vào tâm thức người Việt, nó nhắc nhở chúng ta về cội nguồn, về những giá trị truyền thống mà cha ông đã gìn giữ và truyền lại. Chính vì vậy, mỗi người con đất Việt đều mang trong mình trách nhiệm gìn giữ và phát triển quê hương. Luật Trẻ em 2016 của nước ta cũng đã quy định rõ ràng về bổn phận của các em đối với Tổ quốc, đó là yêu quê hương, đất nước, đồng bào, tôn trọng truyền thống lịch sử dân tộc và tích cực tham gia các hoạt động xây dựng đất nước. Việc thực hiện tốt bổn phận của mình đối với quê hương, đất nước không chỉ là trách nhiệm của thế hệ trẻ hôm nay mà còn là nền tảng cho một tương lai tươi sáng của đất nước.
08 nhiệm vụ của tổng đài điện thoại quốc gia bảo vệ trẻ em
Hiện nay có bao nhiêu cấp độ bảo vệ trẻ em. Khi thực hiện các biện pháp hỗ trợ trẻ em bị xâm hại thì thuộc cấp độ bảo vệ nào? Tổng đài điện thoại tiếp nhận thông tin bảo vệ trẻ em phải thực hiệnnhững nhiệm vụ nào? 1.Các cấp độ thực hiện khi bảo vệ trẻ em Căn cứ khoản 1 Điều 47 Luật trẻ em 2016 quy định bảo vệ trẻ em được thực hiện theo ba cấp độ sau đây: - Phòng ngừa; - Hỗ trợ; - Can thiệp. Theo đó việc bảo vệ trẻ em sẽ có 03 cấp độ. 2.Áp dụng cấp độ bảo vệ nào khi thực hiện các biện pháp hỗ trợ trẻ em bị xâm hại Căn cứ Điều 50 Luật trẻ em 2016 quy định cấp độ can thiệp khi bảo vệ trẻ em như sau: Cấp độ can thiệp bao gồm các biện pháp bảo vệ được áp dụng đối với trẻ em và gia đình trẻ em bị xâm hại nhằm ngăn chặn hành vi xâm hại; hỗ trợ chăm sóc phục hồi, tái hòa nhập cộng đồng cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt. Các biện pháp bảo vệ trẻ em cấp độ can thiệp bao gồm: - Chăm sóc y tế, trị liệu tâm lý, phục hồi thể chất và tinh thần cho trẻ em bị xâm hại, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt cần can thiệp; - Bố trí nơi tạm trú an toàn, cách ly trẻ em khỏi môi trường, đối tượng đe dọa hoặc đang có hành vi bạo lực, bóc lột trẻ em; - Bố trí chăm sóc thay thế tạm thời hoặc lâu dài cho trẻ em thuộc đối tượng quy định tại Khoản 2 Điều 62 của Luật trẻ em 2016; - Đoàn tụ gia đình, hòa nhập trường học, cộng đồng cho trẻ em bị bạo lực, bóc lột, bỏ rơi; - Tư vấn, cung cấp kiến thức cho cha, mẹ, người chăm sóc trẻ em, các thành viên gia đình trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt về trách nhiệm và kỹ năng bảo vệ, chăm sóc, giáo dục hòa nhập cho trẻ em thuộc nhóm đối tượng này; - Tư vấn, cung cấp kiến thức pháp luật, hỗ trợ pháp lý cho cha, mẹ, người chăm sóc trẻ em và trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt; - Các biện pháp hỗ trợ trẻ em bị xâm hại và gia đình của trẻ em quy định tại Khoản 1 Điều 43, Khoản 1 Điều 44 và Điểm d Khoản 2 Điều 49 của Luật trẻ em 2016; Theo đó các biện pháp hỗ trợ trẻ em bị xâm hại là biện pháp thuộc cấp độ can thiệp. 3. Nhiệm vụ của Tổng đài điện thoại quốc gia bảo vệ trẻ em Căn cứ Điều 22 Nghị định 56/2017/NĐ-CP quy định nhiệm vụ của Tổng đài điện thoại quốc gia bảo vệ trẻ em 1. Tổng đài điện thoại quốc gia bảo vệ trẻ em cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em qua điện thoại do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quản lý. 2. Tiếp nhận thông báo, tố giác từ cơ quan, tổ chức, cơ sở giáo dục, gia đình, cá nhân qua điện thoại. 3. Liên hệ với các cá nhân, cơ quan, tổ chức có liên quan hoặc có thẩm quyền; khai thác thông tin trên phương tiện thông tin đại chúng, môi trường mạng về nguy cơ, hành vi xâm hại trẻ em để kiểm tra thông tin, thông báo, tố giác ban đầu. 4. Chuyển, cung cấp thông tin, thông báo, tố giác hoặc giới thiệu trẻ em có nguy cơ hoặc bị xâm hại, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, cha, mẹ, người chăm sóc trẻ em tới các cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền, chức năng bảo vệ trẻ em. 5. Phối hợp với các cơ quan, tổ chức, cá nhân, cơ sở cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em, cá nhân có thẩm quyền, chức năng bảo vệ trẻ em trong phạm vi toàn quốc để đáp ứng việc tiếp nhận, trao đổi, xác minh thông tin, thông báo, tố giác về trẻ em bị xâm hại hoặc có nguy cơ bị bạo lực, bóc lột, bỏ rơi. 6. Hỗ trợ người làm công tác bảo vệ trẻ em cấp xã trong việc xây dựng, thực hiện kế hoạch hỗ trợ, can thiệp đối với từng trường hợp trẻ em bị xâm hại hoặc có nguy cơ bị bạo lực, bóc lột, bỏ rơi; theo dõi, đánh giá việc xây dựng và thực hiện kế hoạch này. 7. Tư vấn tâm lý, pháp luật, chính sách cho trẻ em, cha, mẹ, thành viên gia đình, người chăm sóc trẻ em. 8. Lưu trữ, phân tích, tổng hợp thông tin để cung cấp, thông tin, thông báo, tố giác khi có yêu cầu của các cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền, đối với vụ việc xâm hại trẻ em và các cơ sở cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em; thực hiện báo cáo định kỳ, đột xuất cho cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em và các cơ quan khác có thẩm quyền, trách nhiệm về bảo vệ trẻ em. Theo đó điện thoại quốc gia bảo vệ trẻ em phải thực hiện 08 nhiệm vụ nêu trên.
Tháng hành động vì trẻ em là tháng mấy trong năm? Bảo vệ trẻ em có bao nhiêu cấp độ?
Sắp tới là ngày quốc tế thiếu nhi, Vậy hiện nay pháp luật có quy định về tháng hành động vì trẻ em hay không? Và việc bảo vệ trẻ em có bao nhiêu cấp độ? Tháng hành động vì trẻ em là tháng mấy trong năm? Căn cứ theo Điều 11 Luật Trẻ em 2016 quy định về tháng hành động vì trẻ em như sau: - Tháng hành động vì trẻ em được tổ chức vào tháng 6 hằng năm để thúc đẩy phong trào toàn dân chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em; tuyên truyền, phổ biến, vận động cơ quan, tổ chức, cơ sở giáo dục, gia đình, cá nhân thực hiện chính sách, chương trình, kế hoạch, dự án, xây dựng các công trình và vận động nguồn lực cho trẻ em. - Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với các cơ quan, tổ chức liên quan để chỉ đạo, tổ chức và hướng dẫn thực hiện Tháng hành động vì trẻ em. Như vậy, tháng hành động vì trẻ em được tổ chức vào tháng 6 hằng năm để thúc đẩy phong trào toàn dân chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em; tuyên truyền, phổ biến, vận động cơ quan, tổ chức, cơ sở giáo dục, gia đình, cá nhân thực hiện chính sách, chương trình, kế hoạch, dự án, xây dựng các công trình và vận động nguồn lực cho trẻ em. Bảo vệ trẻ em có bao nhiêu cấp độ? Căn cứ theo Điều 47 Luật Trẻ em 2016 quy định về các yêu cầu bảo vệ trẻ em như sau: - Bảo vệ trẻ em được thực hiện theo ba cấp độ sau đây: + Phòng ngừa; + Hỗ trợ; + Can thiệp. - Bảo vệ trẻ em phải bảo đảm tính hệ thống, tính liên tục, có sự phối hợp chặt chẽ, hiệu quả giữa các cấp, các ngành trong việc xây dựng, tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật và cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em. - Cơ quan, tổ chức, cơ sở giáo dục, gia đình, cá nhân có trách nhiệm bảo vệ trẻ em. Việc bảo vệ trẻ em phải tuân thủ các quy định của pháp luật, quy trình, tiêu chuẩn do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành. - Trẻ em được ưu tiên bảo vệ tại gia đình, gia đình nhận chăm sóc thay thế. Việc đưa trẻ em vào cơ sở trợ giúp xã hội là biện pháp tạm thời khi các hình thức chăm sóc tại gia đình, gia đình nhận chăm sóc thay thế không thực hiện được hoặc vì lợi ích tốt nhất của trẻ em. - Cha mẹ, người chăm sóc trẻ em và trẻ em phải được cung cấp thông tin, được tham gia ý kiến với cơ quan, cá nhân có thẩm quyền trong việc ra quyết định can thiệp, hỗ trợ để bảo vệ trẻ em. - Coi trọng phòng ngừa, ngăn chặn nguy cơ gây tổn hại cho trẻ em; kịp thời can thiệp, giải quyết để giảm thiểu hậu quả; tích cực hỗ trợ để phục hồi, tái hòa nhập cộng đồng cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt. Như vậy, việc bảo vệ trẻ em sẽ có 03 cấp độ là phòng ngừa, hỗ trợ và can thiệp. Đối với cấp độ phòng ngừa thì có những biện pháp bảo vệ trẻ em nào? Căn cứ theo Điều 48 Luật Trẻ em 2016 quy định về cấp độ phòng ngừa như sau: - Cấp độ phòng ngừa gồm các biện pháp bảo vệ được áp dụng đối với cộng đồng, gia đình và mọi trẻ em nhằm nâng cao nhận thức, trang bị kiến thức về bảo vệ trẻ em, xây dựng môi trường sống an toàn, lành mạnh cho trẻ em, giảm thiểu nguy cơ trẻ em bị xâm hại hoặc rơi vào hoàn cảnh đặc biệt. - Các biện pháp bảo vệ trẻ em cấp độ phòng ngừa bao gồm: Biện pháp 1: Tuyên truyền, phổ biến cho cộng đồng, gia đình, trẻ em về mối nguy hiểm và hậu quả của các yếu tố, hành vi gây tổn hại, xâm hại trẻ em; về trách nhiệm phát hiện, thông báo trường hợp trẻ em bị xâm hại hoặc có nguy cơ bị bạo lực, bóc lột, bỏ rơi; Biện pháp 2: Cung cấp thông tin, trang bị kiến thức cho cha, mẹ, giáo viên, người chăm sóc trẻ em, người làm việc trong cơ sở cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em về trách nhiệm bảo vệ trẻ em, kỹ năng phòng ngừa, phát hiện các yếu tố, hành vi gây tổn hại, xâm hại trẻ em; Biện pháp 3: Trang bị kiến thức, kỹ năng làm cha mẹ để bảo đảm trẻ em được an toàn; Biện pháp 4: Giáo dục, tư vấn kiến thức, kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ em; Biện pháp 5: Xây dựng môi trường sống an toàn và phù hợp với trẻ em. Như vậy, có 5 biện pháp bảo vệ trẻ em cấp độ phòng ngừa như quy định trên.
Cha mẹ lợi dụng con đi ăn xin sẽ bị xử lý như thế nào?
Hình ảnh những đứa trẻ ăn xin, đeo bám khách hàng tại Sapa không phải là điều hiếm thấy. Đáng buồn thay, những đứa trẻ ấy không biết bản thân đang bị cha mẹ lợi dụng kiếm tiền. Vậy như những trường hợp trên, cha mẹ lợi dụng con đi ăn xin sẽ bị xử lý như thế nào? 1. Vấn nạn chăn dắt, bắt con đi ăn xin ở Sapa? Sapa từ lâu đã nổi danh khắp cả nước với phong cảnh đẹp, ẩm thực phong phú, bản sắc dân tộc độc đáo. Nhờ thế, Sapa đón chào hàng ngàn du khách mỗi ngày đổ về du lịch. Cũng chính vì vậy mà tại đây xảy ra tình trạng có những đứa bé bị bắt đi ăn xin, bán hàng, nhảy múa để kiếm tiền từ khách du lịch. Hình ảnh trên là hình ảnh thường thấy ở Sapa, đứng đằng sau những đứa bé ấy là những người lớn luôn “dõi theo” bọn trẻ, sẵn sàng “cầm giúp” tiền cho chúng. Đau lòng hơn là những cá nhân ấy, lại chính là cha mẹ của chúng. Vào những đêm tối của Sapa như thế, ngoài trời rất lạnh, nhưng có lẽ vẫn không lạnh lẽo bằng cách mà họ đối xử với những đứa con ruột thịt của mình. 2. Các hành vi bị nghiêm cấm đối với trẻ em. Đầu tiên, ta cần khẳng định, hành vi bắt trẻ em ăn xin, bán hàng, nhảy múa để “chèo kéo” khách du lịch như thế là đang vi phạm pháp luật. Căn cứ Điều 6 Luật trẻ em 2016, pháp luật nghiêm cấm các hành vi sau: - Tước đoạt quyền sống của trẻ em. - Bỏ rơi, bỏ mặc, mua bán, bắt cóc, đánh tráo, chiếm đoạt trẻ em. - Xâm hại tình dục, bạo lực, lạm dụng, bóc lột trẻ em. - Tổ chức, hỗ trợ, xúi giục, ép buộc trẻ em tảo hôn. - Sử dụng, rủ rê, xúi giục, kích động, lợi dụng, lôi kéo, dụ dỗ, ép buộc trẻ em thực hiện hành vi vi phạm pháp luật, xúc phạm danh dự, nhân phẩm người khác. - Cản trở trẻ em thực hiện quyền và bổn phận của mình. - Không cung cấp hoặc che giấu, ngăn cản việc cung cấp thông tin về trẻ em bị xâm hại hoặc trẻ em có nguy cơ bị bóc lột, bị bạo lực cho gia đình, cơ sở giáo dục, cơ quan, cá nhân có thẩm quyền. - Kỳ thị, phân biệt đối xử với trẻ em vì đặc điểm cá nhân, hoàn cảnh gia đình, giới tính, dân tộc, quốc tịch, tín ngưỡng, tôn giáo của trẻ em. - Bán cho trẻ em hoặc cho trẻ em sử dụng rượu, bia, thuốc lá và chất gây nghiện, chất kích thích khác, thực phẩm không bảo đảm an toàn, có hại cho trẻ em. - Cung cấp dịch vụ Internet và các dịch vụ khác; sản xuất, sao chép, lưu hành, vận hành, phát tán, sở hữu, vận chuyển, tàng trữ, kinh doanh xuất bản phẩm, đồ chơi, trò chơi và những sản phẩm khác phục vụ đối tượng trẻ em nhưng có nội dung ảnh hưởng đến sự phát triển lành mạnh của trẻ em. - Công bố, tiết lộ thông tin về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân của trẻ em mà không được sự đồng ý của trẻ em từ đủ 07 tuổi trở lên và của cha, mẹ, người giám hộ của trẻ em. - Lợi dụng việc nhận chăm sóc thay thế trẻ em để xâm hại trẻ em; lợi dụng chế độ, chính sách của Nhà nước và sự hỗ trợ, giúp đỡ của tổ chức, cá nhân dành cho trẻ em để trục lợi. - Đặt cơ sở dịch vụ, cơ sở sản xuất, kho chứa hàng hóa gây ô nhiễm môi trường, độc hại, có nguy cơ trực tiếp phát sinh cháy, nổ gần cơ sở cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em, cơ sở giáo dục, y tế, văn hoá, Điểm vui chơi, giải trí của trẻ em hoặc đặt cơ sở cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em, cơ sở giáo dục, y tế, văn hóa, Điểm vui chơi, giải trí của trẻ em gần cơ sở dịch vụ, cơ sở sản xuất, kho chứa hàng hóa gây ô nhiễm môi trường, độc hại, có nguy cơ trực tiếp phát sinh cháy, nổ. - Lấn chiếm, sử dụng cơ sở hạ tầng dành cho việc học tập, vui chơi, giải trí và hoạt động dịch vụ bảo vệ trẻ em sai mục đích hoặc trái quy định của pháp luật. - Từ chối, không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ, không kịp thời việc hỗ trợ, can thiệp, điều trị trẻ em có nguy cơ hoặc đang trong tình trạng nguy hiểm, bị tổn hại thân thể, danh dự, nhân phẩm. Dựa vào quy định trên, ta thấy rõ, pháp luật nghiêm cấm việc lạm dụng, bóc lột trẻ em, đó là còn chưa kể đến những hệ quả như trẻ em bị cảm do làm việc quá sức dưới thời tiết lạnh, bị bắt bỏ học để đi ăn xin,... 3. Cha mẹ lợi dụng con đi ăn xin sẽ bị xử lý như thế nào? Trước hết, ta xem xét hành vi lợi dụng trẻ em đi ăn xin. Căn cứ Điều 23 Chương II Nghị định số 130/2021/NĐ-CP, vi phạm quy định về cấm lạm dụng, bóc lột trẻ em, tổ chức, hỗ trợ, xúi giục: - Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây: + Bắt trẻ em làm công việc gia đình quá sức, quá thời gian, ảnh hưởng đến việc học tập, vui chơi, giải trí, ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của trẻ em; + Tổ chức, xúi giục, ép buộc trẻ em tảo hôn. - Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây: + Tổ chức, ép buộc trẻ em đi xin ăn; + Cho thuê, cho mượn trẻ em hoặc sử dụng trẻ em để xin ăn. Trường hợp người bóc lột là cha mẹ lợi dụng con đi ăn xin thì pháp luật có các quy định xử lý sau: Căn cứ khoản 3 Điều 58 Nghị định 144/2021/NĐ-CP, quy định về bạo lực kinh tế: Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi ép buộc thành viên gia đình đi ăn xin hoặc lang thang kiếm sống. Ngoài ra, căn cứ Điều 85 Luật Hôn nhân và gia đình 2014, cha mẹ sẽ bị hạn chế quyền đối với con nếu: +Bị kết án về một trong các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con với lỗi cố ý hoặc có hành vi vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con; + Phá tán tài sản của con; + Có lối sống đồi trụy; + Xúi giục, ép buộc con làm những việc trái pháp luật, trái đạo đức xã hội. Như vậy có thể thấy, hành vi cha mẹ lợi dụng con đi ăn xin là vi phạm pháp luật và có thể bị pháp luật trừng trị từ phạt tiền đến hạn chế quyền nuôi con. Thậm chí, nếu trường hợp thực tế có mức độ nguy hiểm, họ còn phải đối mặt với án hình sự.
Xâm hại tình dục trẻ em trên môi trường mạng là gì?
Vừa qua, tình trạng xâm hại trẻ em qua mạng nói chung, xâm hại tình dục trẻ em qua mạng nói riêng gây nhức nhói trong cộng đồng. Vậy xâm hại tình dục trẻ em qua mạng là gì? Bài viết sẽ cũng cấp một số thông tin liên quan đến vấn đề này. Cảnh báo tình trạng xâm hại tình dục trẻ em qua mạng Theo lãnh đạo Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, Bộ Công an, hoạt động của đối tượng sử dụng không gian mạng gây nguy hại cho trẻ em; xâm phạm đến trẻ em, quyền trẻ em, nhất là xâm hại tình dục trẻ em qua mạng đang diễn biến rất phức tạp. Thủ đoạn phổ biến là thông qua các dịch vụ mạng xã hội, ứng dụng hẹn hò để kết bạn, làm quen, dụ dỗ trẻ em gặp gỡ để quan hệ, xâm hại tình dục. Một số đối tượng thông qua mạng xã hội, làm quen, đặt vấn đề quan hệ tình cảm hoặc hứa hẹn cho tiền, quà để dụ dỗ, đe dọa, ép buộc trẻ em trình diễn khiêu dâm qua mạng. Một số trường hợp còn đăng tải lên không gian mạng các hình ảnh, clip trẻ em bị xâm hại tình dục, bị bạo lực học đường; các hình ảnh riêng tư, nhạy cảm của trẻ em, xúc phạm danh dự, nhân phẩm, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến tinh thần, cuộc sống riêng tư của trẻ. Đặc biệt, thời gian gần đây nổi lên thủ đoạn thông qua mạng xã hội làm quen, “núp bóng” tuyển dụng để hẹn gặp gỡ, lôi kéo, khống chế, cưỡng ép đưa trẻ em đến các khu lao động bất hợp pháp tại nước ngoài để bóc lột lao động, bóc lột tình dục. Căn cứ theo khoản 1 Điều 37 Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013, “Trẻ em được Nhà nước, gia đình và xã hội bảo vệ, chăm sóc và giáo dục; được tham gia vào các vấn đề về trẻ em. Nghiêm cấm xâm hại, hành hạ, ngược đãi, bỏ mặc, lạm dụng, bóc lột sức lao động và những hành vi khác vi phạm quyền trẻ em”. Đồng thời, Điều 25 Luật Trẻ em 2016 cũng quy định: “Trẻ em có quyền được bảo vệ dưới mọi hình thức để không bị xâm hại tình dục”. Xâm hại trẻ em trên môi trường mạng không chỉ gây ra những tổn thương về thể xác mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến tinh thần và tâm lý của trẻ em. Trẻ em bị xâm hại có thể mắc phải các rối loạn về cảm xúc, hành vi và nhận thức như lo âu, ám ảnh, tự ti, tự kỷ, tự tử hoặc bạo lực. Bên cạnh đó, trẻ em bị xâm hại cũng có khả năng cao bị ảnh hưởng đến sự học tập, giao tiếp và hòa nhập xã hội. Đây là một vấn nạn cần được chấm dứt ngay lập tức bởi nó vi phạm quyền con người và quyền của trẻ em. Theo đó, nhà trường, gia đình và xã hội cần quan tâm hơn về phòng, chống xâm hại trẻ em, cần có những biện pháp để ngăn chặn vấn này. Tham khảo: Tổng đài điện thoại quốc gia bảo vệ trẻ em (số 111) Tổng đài điện thoại Quốc gia Bảo vệ Trẻ em là dịch vụ công đặc biệt thành lập theo quy định của Luật Trẻ em 2016, chịu sự quản lý của Trung tâm Tư vấn và Dịch vụ Truyền Thông thuộc Cục Trẻ em Tổng đài 111 là đường dây khẩn cấp có nhiệm vụ thường trực tiếp nhận, xử lý thông tin, thông báo, tố giác nguy cơ, hành vi xâm hại trẻ em từ cơ quan, tổ chức, cơ sở giáo dục, gia đình, cá nhân qua điện thoại, kiểm tra thông tin tố giác ban đầu. Những thông tin về trẻ em có nguy cơ bị xâm hại sẽ ngay lập tức được chuyển tới các cá nhân, cơ quan có chức năng bảo vệ trẻ em. Tổng đài không thu phí viễn thông và phí tư vấn đối với người gọi đến. Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội đang tiếp tục phối hợp với Bộ Công an triển khai kết nối cơ sở dữ liệu trẻ em vào cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư; triển khai thu thập thông tin về tình hình trẻ em và phòng, chống xâm hại trẻ em theo Thông tư 13/2021/TT-BLĐTBXH. Quy định về hành vi xâm hại tình dục người dưới 13 tuổi? Theo Luật trẻ em 2016 quy định thì Trẻ em là người dưới 16, mọi hành vi xâm hại tình dục trẻ em đều bị nghiêm cấm. Theo Khoản 1 Điều 2 Nghị quyết 06/2019/NQ-HĐTP ngày 01/10/2019 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn: “Xâm hại tình dục người dưới 16 tuổi là việc dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực, ép buộc, lôi kéo, dụ dỗ người dưới 16 tuổi tham gia vào các hành vi liên quan đến tình dục, bao gồm hiếp dâm, cưỡng dâm, giao cấu, dâm ô với người dưới 16 tuổi và sử dụng người dưới 16 tuổi vào mục đích mại dâm, khiêu dâm dưới mọi hình thức (ví dụ: hoạt động xâm hại tình dục được thực hiện do đồng thuận với người dưới 13 tuổi); do cưỡng bức, do hứa hẹn các lợi ích vật chất (tiền, tài sản) hay các lợi ích phi vật chất (ví dụ: cho điểm cao, đánh giá tốt, tạo cơ hội tiến bộ...).” Do đó, hành vi giao cấu với người dưới 13 tuổi dù đồng thuận hay do cưỡng bức, hứa hẹn các lợi ích vật chất (tiền, tài sản) hay các lợi ích phi vật chất (ví dụ: cho điểm cao, đánh giá tốt, tạo cơ hội tiến bộ...) đều là hoạt động xâm hại tình dục người dưới 16 tuổi bị pháp luật nghiêm cấm. Tội hiếp dâm người dưới 13 tuổi bị xử lý thế nào? Theo Bộ luật Hình sự 2015 quy định người nào có hành vi giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người dưới 13 tuổi thì bị phạt tù từ 07-15 năm tại điểm b khoản 1 Điều 142 được sửa đổi bởi khoản 24 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 về Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi. Ngoài ra, việc quan hệ với người dưới 13 tuổi tự nguyện cũng được xếp vào một trong các hành vi phạm tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi. Theo đó, truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người có hành vi xâm hại tình dục đối với người dưới 13 tuổi với mức phạt tù từ 07-15 năm. Nếu hành vi đó thuộc một trong các trường hợp sau đây thì hình phạt từ 12-20 năm tù: - Có tính chất loạn luân; - Làm nạn nhân có thai; - Gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe hoặc gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%; - Đối với người mà người phạm tội có trách nhiệm chăm sóc, giáo dục, chữa bệnh; - Phạm tội 02 lần trở lên; - Đối với 02 người trở lên; - Tái phạm nguy hiểm. Theo đó, nếu hành vi xâm hại tình dục người dưới 13 tuổi không phải lần đầu tiên, người phạm tội này có thể bị phạt tù từ 12-20 năm. Đối với mức phạt cao nhất của Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi là phạt tù 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình, nếu thuộc một trong các trường hợp: - Có tổ chức; - Nhiều người hiếp một người; - Phạm tội đối với người dưới 10 tuổi; - Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên; - Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân 46% trở lên; - Biết mình bị nhiễm HIV mà vẫn phạm tội; - Làm nạn nhân chết hoặc tự sát. Theo đó, nếu trường hợp không chỉ một người, mà nhiều người cùng hiếp một người thì người phạm tội có thể đối diện với mức phạt cao nhất là tử hình. Bên cạnh đó, người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01- 05 năm. Như vậy, truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người thực hiện hành vi xâm hại tình dục người dưới 13 tuổi về Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi theo Bộ luật Hình sự hiện hành.
Thuộc lòng 7 số điện thoại khẩn cấp hỗ trợ trẻ em
Trong những trường hợp khẩn cấp, trẻ em rơi vào hoàn cảnh đặc biệt cần được hỗ trợ khẩn cấp thì người dân nhanh chóng gọi đến tổng đài, đường dây nóng để được can thiệp. Ngày 17/10/2023, Hội Bảo vệ quyền trẻ em TP.HCM phối hợp với Tổ chức Save The Children tổ chức Hội thảo với chủ đề “Bảo vệ trẻ em trong trường hợp khẩn cấp”. Hội trưởng Hội Bảo vệ quyền trẻ em TP.HCM, cho biết: Dự án “Hỗ trợ thanh niên và trẻ em trong ứng phó với COVID-19” do tổ chức Save The Children tài trợ đã được thực hiện hơn một năm qua. Dự án này với ba mục tiêu hoạt động lớn. Thứ nhất là nâng cao năng lực cho các tổ chức xã hội trên địa bàn TP.HCM. Thứ hai, bảo vệ trẻ em trong trường hợp khẩn cấp. Thứ ba, hỗ trợ thanh niên về hướng nghiệp, học nghề và khởi sự kinh doanh". Việc chăm sóc và bảo vệ trẻ em là điều quan trọng và cần thiết, nhất là trong tình hình diễn biến xã hội hiện nay. Bảo vệ trẻ em là việc thực hiện các biện pháp phù hợp để bảo đảm trẻ được sống an toàn, lành mạnh, phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý các hành vi xâm hại, trợ giúp trẻ phát triển tốt nhất. Phó trưởng phòng Bảo vệ, chăm sóc trẻ em và Bình đẳng giới (Sở LĐ-TB&XH TP.HCM), cho biết khi trẻ em rơi vào hoàn cảnh đặc biệt cần được can thiệp và trợ giúp thì hãy gọi một trong những số điện thoại sau: - Đường dây nóng 111 tổng đài quốc gia bảo vệ trẻ em (do Cục Trẻ em, Bộ LĐ-TB&XH quản lý) Tổng đài điện thoại Quốc gia Bảo vệ Trẻ em là dịch vụ công đặc biệt thành lập theo quy định của Luật Trẻ em 2016, chịu sự quản lý của Trung tâm Tư vấn và Dịch vụ Truyền Thông thuộc Cục Trẻ em Tổng đài 111 là đường dây khẩn cấp có nhiệm vụ thường trực tiếp nhận, xử lý thông tin, thông báo, tố giác nguy cơ, hành vi xâm hại trẻ em từ cơ quan, tổ chức, cơ sở giáo dục, gia đình, cá nhân qua điện thoại, kiểm tra thông tin tố giác ban đầu. Những thông tin về trẻ em có nguy cơ bị xâm hại sẽ ngay lập tức được chuyển tới các cá nhân, cơ quan có chức năng bảo vệ trẻ em. Tổng đài không thu phí viễn thông và phí tư vấn đối với người gọi đến. - Số 1900.54.55.59 - Trung tâm Công tác xã hội Giáo dục dạy nghề thiếu niên TP.HCM (trực thuộc Sở LĐ-TB&XH TP.HCM). - Số 1800.90.69 - Hội Bảo vệ quyền trẻ em TP.HCM. - Số 113 - Lượng lực phản ứng nhanh cơ quan Công an. - Số 028.3855.8532 nhánh 240- Bệnh viện Hùng Vương. - Tổng đài 1022 - Trung tâm Quản lý Giao thông công cộng. - Số 0917708530 - Women's House Tâm Nhung Xem bài viết liên quan: Tổng đài bảo vệ trẻ em (số 111) và một số mức phạt về xâm hại trẻ em Một số quy định của pháp luật về xử lý hành vi xâm hại trẻ em Trẻ em là người dưới 16 tuổi. Xâm hại trẻ em là hành vi gây tổn hại về thể chất, tình cảm, tâm lý, danh dự, nhân phẩm, sức khỏe, tính mạng của trẻ em dưới các hình thức bạo lực, bóc lột, xâm hại tình dục, mua bán, bỏ rơi, bỏ mặc trẻ em và các hình thức gây tổn hại khác. Tùy theo tính chất, mức độ, hậu quả của hành vi vi phạm, người thực hiện hành vi xâm hại trẻ em có thể bị xử lý theo quy định tại Điều 22 Nghị định 130/2021/NĐ-CP ngày 30/12/2021 của Chính phủ và Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017. Cụ thể như sau: Xử phạt vi phạm hành chính Căn cứ tại Điều 22 Nghị định 130/2021/NĐ-CP như sau: - Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây: + Bắt nhịn ăn, nhịn uống, không cho hoặc hạn chế vệ sinh cá nhân; bắt sống ở nơi có môi trường độc hại, nguy hiểm hoặc các hình thức đối xử tồi tệ khác với trẻ em; + Gây tổn hại về tinh thần, xúc phạm nhân phẩm, danh dự, lăng mạ, chửi mắng, đe dọa, cách ly ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ em; + Cô lập, xua đuổi hoặc dùng các biện pháp trừng phạt để dạy trẻ em gây tổn hại về thể chất, tinh thần của trẻ em; + Thường xuyên đe dọa trẻ em bằng các hình ảnh, âm thanh, con vật, đồ vật làm trẻ em sợ hãi, tổn hại về tinh thần. - Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc chịu mọi chi phí để khám bệnh, chữa bệnh (nếu có) và buộc tiêu hủy vật phẩm gây hại cho sức khỏe trẻ em. Truy cứu trách nhiệm hình sự 1. Tội giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ Người mẹ nào do ảnh hưởng nặng nề của tư tưởng lạc hậu hoặc trong hoàn cảnh khách quan đặc biệt mà giết con do mình đẻ ra trong 07 ngày tuổi, tùy theo tính chất, mức độ, hậu quả, thì bị phạt tù mức thấp nhất là 06 tháng, mức cao nhất là 02 năm (Điều 124 Bộ luật Hình sự 2015). 2. Tội làm chết người trong khi thi hành công vụ Người nào trong khi thi hành công vụ mà làm chết người dưới 16 tuổi do dùng vũ lực thì bị phạt tù từ 08 năm đến 15 năm Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm (Điều 127 BLHS). 3. Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi Người phạm tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi, tùy theo tính chất, mức độ, hậu quả gây ra, bị phạt tù, mức thấp nhất là 07 năm, cao nhất là 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình: Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm (Điều 142 Bộ luật Hình sự 2015). 4. Tội cưỡng dâm người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi Người phạm tội cưỡng dâm người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi, tùy theo tính chất, mức độ, hậu quả gây ra, bị phạt tù, mức thấp nhất là 05 năm, cao nhất là 20 năm, tù chung thân. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm (Điều 144 Bộ luật Hình sự 2015). 5. Tội giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi Người phạm tội giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi, tùy theo tính chất, mức độ, hậu quả, bị phạt tù, mức thấp nhất là 01 năm, cao nhất là 15 năm. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm (Điều 145 Bộ luật Hình sự 2015). 6. Tội dâm ô đối với người dưới 16 tuổi Người phạm tội dâm ô đối với người dưới 16 tuổi, tùy theo tính chất, mức độ, hậu quả, bị phạt tù, mức thấp nhất là 06 tháng, cao nhất là 12 năm. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm (Điều 146 Bộ luật Hình sự 2015). 7. Tội sử dụng người dưới 16 tuổi vào mục đích khiêu dâm Người nào phạm tội sử dụng trẻ em vào mục đích khiêu dâm, tùy theo tính chất, mức độ, hậu quả, bị phạt tù, mức thấp nhất là 06 tháng, cao nhất là 12 năm. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm (Điều 147 Bộ luật Hình sự 2015. 8. Tội mua bán người dưới 16 tuổi Người phạm tội mua bán người dưới 16 tuổi, tùy theo tính chất, mức độ, hậu quả, thì bị phạt tù, mức thấp nhất là 07 năm, cao nhất là 20 năm, tù chung thân. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, phạt quản chế, cấm cư trú, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản (Điều 151 Bộ luật Hình sự 2015). 9. Tội chiếm đoạt người dưới 16 tuổi Người phạm tội chiếm đoạt người dưới 16 tuổi, tùy theo tính chất, mức độ, hậu quả, bị phạt tù, mức thấp nhất là 03 năm, cao nhất là 15 năm. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm (Điều 151 Bộ luật Hình sự 2015). 10. Tội đánh tráo người dưới 01 tuổi Người phạm tội đánh tráo người dưới 01 tuổi, tùy theo tính chất, mức độ, bị phạt tù mức thấp nhất là 02 năm, cao nhất là 12 năm. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm (Điều 152 Bộ luật Hình sự 2015). 11. Tội chiếm đoạt người dưới 16 tuổi Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc thủ đoạn khác chiếm giữ hoặc giao cho người khác chiếm giữ người dưới 16 tuổi, tùy theo tính chất, mức độ, hậu quả, thì bị phạt tù, mức thấp nhất là 03 năm, cao nhất là 15 năm Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm (Điều 153 Bộ luật Hình sự 2015). Ngoài các tội phạm cụ thể nêu trên, người thực hiện hành vi phạm tội cũng có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo các tội phạm khác với các tình tiết định khung, khi nạn nhân là người dưới 16 tuổi.
Từ vụ bé trai 17 tháng tuổi bị bạo hành, pháp luật quy định như nào về bạo hành trẻ em?
Mới đây, vụ việc bạo hành bé trai 17 tháng tuổi của 02 người trông trẻ khiến cho dư luận phẫn nộ và đặt ra câu hỏi “Sao có thể tàn nhẫn với một đứa bé chỉ mới 17 tháng tuổi như vậy?” Nhiều người đặt ra trách nhiệm của người trông trẻ trong trường hợp này, ngoài ra hành vi bạo hành trẻ nhỏ của 02 người này cần phải lên án và xử phạt nghiêm minh để răn đe toàn xã hội. Chiều nay, ngày 04/3/2023, Thông tin Chính phủ đưa tin đã bắt khẩn cấp 02 nữ trông trẻ bạo hành khiến bé 17 tháng tuổi tử vong. Theo đó, 02 đối tượng đã thừa nhận hành vi bạo hành với cháu bé khiến nạn nhân chấn thương sọ não, dẫn tới thiệt mạng. Cụ thể, chỉ vì bực tức cháu bé khóc không ngủ, chạy ra ngoài cửa mà các đối tượng đã cùng nhau trong nhiều ngày sử dụng vũ lực bằng chân, tay đạp vào bụng, ngực rồi đá, dẫm vào đầu cháu bé, ném xuống làm đầu bé trai đập xuống nền nhà. Hậu quả cháu bị chấn thương sọ não và tử vong trong đau đớn. Những hành vi này cần được xử phạt nghiêm minh để không còn những trường hợp tương tự xảy ra đối với một đứa trẻ nào nữa. Hành vi bạo hành trẻ em bị xử lý như thế nào? Theo quy định tại khoản 3, Điều 6 Luật Trẻ em 2016 thì bạo lực đối với trẻ em là một trong số các hành vi bị cấm. Do đó, hành vi bạo hành trẻ em sẽ bị xử lý theo quy định pháp luật. Tuỳ vào từng mức độ vi phạm mà hành vi bạo hành trẻ em có thể bị xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Xử phạt hành chính đối với hành vi bạo hành trẻ em Theo Điều 22 Nghị định 130/2021/NĐ-CP quy định về mức xử phạt đối với hành vi bạo lực trẻ em như sau: - Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây: + Bắt nhịn ăn, nhịn uống, không cho hoặc hạn chế vệ sinh cá nhân; bắt sống ở nơi có môi trường độc hại, nguy hiểm hoặc các hình thức đối xử tồi tệ khác với trẻ em; + Gây tổn hại về tinh thần, xúc phạm nhân phẩm, danh dự, lăng mạ, chửi mắng, đe dọa, cách ly ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ em; + Cô lập, xua đuổi hoặc dùng các biện pháp trừng phạt để dạy trẻ em gây tổn hại về thể chất, tinh thần của trẻ em; + Thường xuyên đe dọa trẻ em bằng các hình ảnh, âm thanh, con vật, đồ vật làm trẻ em sợ hãi, tổn hại về tinh thần. - Biện pháp khắc phục hậu quả: + Buộc chịu mọi chi phí để khám bệnh, chữa bệnh (nếu có) cho trẻ em đối với hành vi vi phạm nêu trên; + Buộc tiêu hủy vật phẩm gây hại cho sức khỏe trẻ em đối với hành vi thường xuyên đe dọa trẻ em bằng các hình ảnh, âm thanh, con vật, đồ vật làm trẻ em sợ hãi, tổn hại về tinh thần. Bạo hành trẻ em có thể bị truy cứu TNHS Hành vi bạo hành trẻ em có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về một trong các tội được quy định tại Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) như: tội hành hạ người khác, tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khoẻ cho người khác, tội vô ý làm chết người, tội giết người. Cụ thể: * Đối với tội hành hạ người khác được quy định tại Điều 140 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017): - Người nào đối xử tàn ác hoặc làm nhục người lệ thuộc mình nếu không thuộc các trường hợp quy định tại Điều 185 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017), thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm. - Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 03 năm: + Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ; + Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 31% trở lên; + Đối với 02 người trở lên. * Đối với tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khoẻ của người khác được quy định tại điểm c, khoản 1 Điều 134 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017): Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% đối với người dưới 16 tuổi thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm. * Đối với tội vô ý làm chết người được quy định tại Điều 128 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017): - Người nào vô ý làm chết người thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm. - Phạm tội làm chết 02 người trở lên thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm. * Đối với tội giết người được quy định tại điểm b, khoản 1 Điều 123 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017): Người nào giết người dưới 16 tuổi thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình. Trong các tội danh nêu trên, khi có tình tiết phạm tội đối với người dưới 16 tuổi thì người thực hiện hành vi phạm tội có thể chịu hình phạt cải tạo không giam giữ, tù có thời hạn, tù chung thân hoặc tử hình. Có thể thấy, trẻ em là đối tượng được bảo vệ đặc biệt trong pháp luật nước ta. Như vậy, người có hành vi bạo hành trẻ em có thể bị xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự tùy vào tính chất, mức độ của hành vi.
Mẹ đánh con ruột dẫn đến tử vong có thể bị tử hình!
Mới đây, vụ việc người phụ nữ nhiều lần dùng gậy tre, móc phơi quần áo, ống nhựa, ghế nhựa, muôi múc canh đánh vào đầu con trai ruột 6 tuổi dẫn đến tử vong gây phẫn nộ trong dư luận. Theo đó, mức phạt về hành vi đánh đập con ruột dẫn đến tử vong là gì? Cụ thể, vụ việc xảy ra vào ngày 9/12, khi công an nhận được tin báo của bệnh viện nơi nạn nhân đang cấp trong tình trạng ngừng tim, môi tím, đồng tử giãn hai bên, ngưng tuần hoàn, có nhiều vết thương tích trên mặt và người, đã tử vong. Trước đó, được biết vì không nghe lời, lười học, có hành động như xé sách vở nên người mẹ đã nhiều lần dùng gậy tre dài khoảng 1,4m; móc phơi quần áo dài khoảng 40-50cm; ống nhựa (dạng ống nhựa pvc) dài khoảng 50cm và ghế nhựa đánh vào mông, chân tay và người của nạn nhân. Đến đầu tháng 12, bức xúc trước việc con ruột nhiều lần đi vệ sinh ra quần, giường ngủ và nền nhà, nên người mẹ tiếp tục có hành vi dùng một chiếc muôi múc canh màu trắng bằng kim loại dài khoảng 25cm có sẵn đánh 2 phát vào vùng đỉnh đầu của nạn nhân. Cú đánh khiến nạn nhân phải nhập viện cấp cứu nhưng không qua khỏi. Hành vi đánh con ruột dẫn đến tử vong của người mẹ gây bức xúc trong dư luận và là hồi chuông cảnh tỉnh cho các phụ huynh có con nhỏ. Vậy mức phạt nào dành cho hành vi đánh trẻ em dẫn đến tử vong? Về mặt pháp lý hành vi bạo hành trẻ em đã xâm phạm quyền xâm phạm quyền cơ bản của con người, đó là quyền bất khả xâm phạm về thân thể con người, thậm chí có thể là cả quyền được sống được công nhận trong hiến pháp. Ngoài ra, thuộc một trong các hành vi bị nghiêm cấm tại Điều 6 Luật Trẻ em 2016 “Tước đoạt quyền sống của trẻ em”. Hành vi đánh đập người dẫn đến tử vong có thể xét theo Bộ luật Hình sự 2015 như sau: 1) Hành vi đánh đập không nhằm mục đích tước đoạt tính mạng của người khác, hậu quả chết người nằm ngoài ý muốn thì có thể bị xử lý về hành vi cố ý gây thương tích với tình tiết định khung tăng nặng là làm chết người. Theo Điều 134 Bộ luật Hình sự 2015 được sửa đổi bởi khoản 22 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 quy định người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp tại điểm a khoản 1 Điều 134 BLHS 2015 được sửa đổi bởi khoản 22 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm. Mức phạt cao nhất cho Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác là tù chung thân. Ngoài ra, người chuẩn bị phạm tội này, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm. 2) Tuy nhiên, nếu hành vi đánh đập tác động ngoại lực vào những bộ phận nguy hiểm trên cơ thể nạn nhân, nhằm mục đích tước đoạt tính mạng sống của nạn nhân. Mặc dù có thể không nghĩ đến việc tước đoạt tính mạng, nhưng chỉ vì nóng giận mà đánh đập vào vùng xung yếu của cơ thể nạn nhân, người phạm tội cần nhận thức được rằng có thể gây nguy hiểm đến tính mạng cho nạn nhân nhưng vẫn hành động không quan tâm đến hậu quả có thể xảy ra. Thì có thể bị truy cứu về Tội giết người theo khoản 1 Điều 123 Bộ luật Hình sự 2015. Mức phạt cao nhất cho tội này khi giết người dưới 16 tuổi có thể bị tử hình theo điểm b khoản 1 Điều 123 BLHS 2015. Trên đây là bài viết tham khảo về mức phạt đối với hành vi đánh đập con ruột dẫn đến tử vong.
Vứt bỏ con mới sinh, người mẹ có thể bị truy cứu TNHS
Hiện nay, xã hội ngày càng phát triển, cách nhìn nhận cũng như lối sống của giới trẻ cũng càng trở nên dễ dàng, phóng khoáng và được xã hội ủng hộ. Tuy nhiên, đi ngược lại với mặt tích cực đó, có những trường hợp khiến dư luận lên án mà điển hình là vụ nữ sinh bỏ con sơ sinh trước cổng nhà dân với tờ giấy nhắn lí do là không đủ điện kiện nuôi con. Liệu hành vi bỏ rơi con sơ sinh có vi phạm pháp luật? Bỏ rơi trẻ trẻ em là hành vi bị nghiêm cấm Mọi hành vi vi phạm quyền trẻ em, tổn hại đến sự phát triển bình thường của trẻ đều bị xử lý theo quy định của pháp luật. Hành vi của người mẹ sinh con ra nhưng không nuôi dưỡng mà bỏ rơi con ở những nơi nguy hiểm như hố ga, bãi rác hay thậm chí là nghĩa địa,... là hành vi vi phạm pháp luật. Tại khoản 1 Điều 4 Luật Trẻ em 2016 quy định “bảo vệ trẻ em là việc thực hiện các biện pháp phù hợp để bảo đảm trẻ em được sống an toàn, lành mạnh; phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý các hành vi xâm hại trẻ em; trợ giúp trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt”. Một trong các hành vi bị nghiêm cấm được quy định tại khoản 2 Điều 6 Luật Trẻ em 2016 là “bỏ rơi, bỏ mặc, mua bán, bắt cóc, đánh tráo, chiếm đoạt trẻ em”. Đồng thời cả cha và mẹ phải có nghĩa vụ trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình, theo khoản 2 Điều 69 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014. Xử lý hành vi vi phạm vứt bỏ trẻ sơ sinh Cụ thể, thời gian gần đây, dư luận không khỏi bàng hoàng khi xuất hiện nhiều vụ trẻ sơ sinh bị bỏ rơi,những đứa trẻ này vừa mới sinh ra và bị bỏ lại trước những nhà dân, lề đường, hố ga, nghĩa địa hay thậm chí là bãi rác, một số trường hợp trẻ sơ sinh còn cả dây rốn. Theo đó, Tại Điều 21 Nghị định 130/2021/NĐ-CP quy định về vi phạm chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em như sau: Phạt tiền từ 10-15 triệu đồng đối với một trong các hành vi sau: - Cha, mẹ, người chăm sóc trẻ em thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ, trách nhiệm của mình trong việc chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em trừ trường hợp bị buộc phải tạm thời cách ly trẻ em hoặc trẻ em được chăm sóc thay thế theo quy định của pháp luật. - Cha mẹ, người chăm sóc trẻ em không quan tâm chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em, không thực hiện nghĩa vụ, trách nhiệm của mình trong việc chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em hoặc bỏ mặc trẻ em tự sinh sống, cắt đứt quan hệ tình cảm và vật chất với trẻ em hoặc ép buộc trẻ em không sống cùng gia đình, trừ trường hợp bị buộc phải tạm thời cách ly trẻ em hoặc trẻ em được chăm sóc thay thế theo quy định của pháp luật. Ngoài ra, còn áp dụng hình thức phạt bổ sung là phạt tiền từ 20-25 triệu đồng đối với cha, mẹ, người chăm sóc trẻ em có hành vi cố ý bỏ rơi trẻ em. Truy cứu trách nhiệm hình sự Không dừng lại ở việc xử phạt vi phạm hành chính, cụ thể tại khoản 2 Điều 124 Bộ luật Hình sự 2015 có quy định như sau: Người mẹ nào do ảnh hưởng nặng nề của tư tưởng lạc hậu hoặc trong hoàn cảnh khách quan đặc biệt mà vứt bỏ con do mình đẻ ra trong 07 ngày tuổi dẫn đến hậu quả đứa trẻ chết, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc bị phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm. Đối với trường hợp trẻ đã qua 7 ngày tuổi; người mẹ không bị ảnh hưởng nặng nề từ tư tưởng lạc hậu hoặc trong hoàn cảnh khách quan đặc biệt, những đứa trẻ chết do có hành vi vứt bỏ con của người mẹ, thì tùy vào tính chất, mức độ người mẹ có thể bị truy tố về Tội giết người theo Điều 123 BLHS 2015 có khung hình phạt cao nhất là tù chung thân hoặc tử hình.
Sử dụng con để uy hiếp vợ người cha có thể bị phạt tù
Quan hệ trong hôn nhân và gia đình là những quan hệ về nhân thân và tài sản phát sinh giữa vợ chồng, cha mẹ và con, được pháp luật bảo vệ và được điều chỉnh bởi Luật hôn nhân và gia đình. Vậy khi mối quan hệ vợ chồng xảy ra mâu thuẫn, dẫn đến ly hôn. Để níu kéo vợ mà người chồng đã sử dụng con cái để uy hiếp vợ quay lại thì trong trường hợp này hành vi của người chồng có hợp pháp không? nếu vi phạm có thể bị pháp luật xử lý như thế nào? Cụ thể mời các bạn tham khảo tình huống thực tế sau: Vì chồng thường xuyên nhậu xỉn và bạo hành vợ con. Nên chị T đã gửi đơn ra tòa để yêu cầu ly hôn. Nhưng, người chồng không đồng ý, vì muốn vợ quay lại hàn gắn quan hệ vợ chồng, nên đã sử dụng con trai bắt uống rượu, sau đó quay clip gửi cho vợ buộc chị T phải nghe lời và quay lại chung sống. Đoạn clip được chị T cung cấp cho người thân để đăng tải lên mạng. Được biết, sau khi đăng tải đoạn clip trên người cha để lại đứa con cho bà nội chăm sóc và bỏ trốn. Theo đó, xét hành vi của người cha theo đoan clip trên cho thấy hành vi này của người cha đã vi phạm ít nhất 2 trong 4 nhóm quyền cơ bản của trẻ em, bao gồm sống còn, bảo vệ, phát triển và tham gia, vì vậy: * Xét về xử phạt hành chính: Căn cứ Khoản 9 Điều 6 Luật trẻ em 2016 quy định nghiêm cấm hành vi cho trẻ sử dụng rượu bia, thuốc lá, chất gây nghiện ,… Do đó, mức phạt đối hành với hành vi này: Căn cứ Khoản 2 Điều 25 Nghị định 144/2013/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính về bảo trợ, cứu trợ xã hội và bảo vệ, chăm sóc trẻ em quy định về hành vi dụ dỗ, lôi kéo trẻ em, cho trẻ em sử dụng rượu bia, thuốc lá, chất kích thích khác có hại cho sức khỏe và sự phát triển của trẻ em sẽ bị xử phạt 5-10 triệu đồng, cụ thể: “2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây: a) Dụ dỗ, lôi kéo trẻ em đánh bạc, sử dụng rượu, bia, thuốc lá, chất kích thích khác có hại cho sức khỏe và sự phát triển của trẻ em; b) Bán cho trẻ em, cho trẻ em sử dụng rượu, bia, chất kích thích khác có hại cho sức khỏe và sự phát triển của trẻ em.” * Xét về hình sự: Hành vi của người cha ở trên còn có thể bị xem xét trách nhiệm hình sự về Tội hành hạ người khác, cụ thể: Căn cứ Điều 140 Bộ luật Hình sự 2015 quy định người nào đối xử tàn ác hoặc làm nhục người lệ thuộc mình có thể bị phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm, hoặc phạt tù từ 3 tháng đến 2 năm. Hành vi này có thể bị phạt tù từ 1 đến 3 năm nếu phạm tội với người dưới 16 tuổi. “Điều 140. Tội hành hạ người khác 1. Người nào đối xử tàn ác hoặc làm nhục người lệ thuộc mình nếu không thuộc các trường hợp quy định tại Điều 185 của Bộ luật này, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 03 năm: a) Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ; b) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân 11% trở lên” Do đó, hành vi của người cha trong trường hợp này có thể bị phạt tù đến 3 năm với hành vi làm nhục người khác theo quy định nêu trên. Bài viết liên quan: >>> Hành vi bạo lực gia đình là căn cứ để đơn phương ly hôn ? >>> Những cơ quan có nghĩa vụ bảo vệ quyền trẻ em >>> Toàn bộ thủ tục thuận tình ly hôn và đơn phương ly hôn
chau A 13 Ttuổi thường xuyên bị cha ruột Ông H đánh đập khi say xỉn, đỉnh điểm ngày 1/6/2017, ông H say rượu đánh cháu A ngất xỉu đưa vào viện. hỏi trong trường hợp này có thể áp dụng biện pháp bảo vệ trẻ em cấp độ can thiệp không? vì sao?. nếu có hãy nêu các biện pháp trẻ em cấp độ can thiệp cần thiết có thể được áp dụng trong tình huống này?
Từ 01/06/2017: kinh doanh game online phải có công cụ khống chế trẻ nghiện game
Đây là một trong những quy định mới nổi bật nhằm bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng được đề cập tại Dự thảo Nghị định quy định chi tiết hướng dẫn thi hành Luật trẻ em, dự kiến có hiệu lực từ ngày 01/06/2017, thay thế Nghị định 71/2011/NĐ-CP. Gia đình, Nhà nước và Xã hội có trách nhiệm bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng. Cụ thể: 1. Cơ quan, tổ chức, DN trước khi đăng thông tin bí mật đời sống riêng tư của trẻ lên mạng phải hỏi ý kiến cha mẹ, người chăm sóc trẻ. Nếu trẻ từ đủ 07 tuổi trở lên phải có sự đồng ý của trẻ. Khi đã đăng thông tin lên mạng phải có biện pháp xử lý, bảo vệ thông tin của trẻ. 2. Cha mẹ, người chăm sóc trẻ và trẻ từ đủ 07 tuổi trở lên có quyền yêu cầu cơ quan, tổ chức có liên quan xóa bỏ thông tin bí mật đời sống riêng tư để bảo đảm sự an toàn, lợi ích tốt nhất cho trẻ. 3. Cha, mẹ, giáo viên, người chăm sóc trẻ em phải giáo dục kiến thức, hướng dẫn kỹ năng an toàn cho trẻ em khi tham gia môi trường mạng; Trẻ em có bổn phận tìm hiểu, học kiến thức, rèn luyện kỹ năng tự bảo vệ mình khi tham gia môi trường mạng. 4. Nhà nước phải phổ biến kỹ năng cho gia đình, nhà trường, trẻ em và xã hội về lợi ích cũng như tác động tiêu cực của môi trường mạng đối với trẻ và phòng ngừa, ngăn chặn hành vi xâm hại trẻ trên môi trường mạng. 5. DN kinh doanh, cung cấp dịch vụ trên môi trường mạng phải cảnh báo, gỡ bỏ thông tin gây hại cho trẻ và các thông tin, dịch vụ giả mạo, xuyên tạc xâm hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của trẻ. 6. DN kinh doanh trò chơi trực tuyến phải có công cụ khống chế thời gian, bảo vệ trẻ khỏi tình trạng lạm dụng, nghiện trò chơi trực tuyến. 7. DN cung cấp dịch vụ trên môi trường mạng phải sử dụng công nghệ xác định độ tuổi hạn chế trẻ truy cập những nội dung, thông tin không phù hợp với độ tuổi của trẻ. Lưu ý: Thông tin bí mật đời sống riêng tư của trẻ là: - Tên. - Tuổi. - Đặc điểm nhận dạng cá nhân. - Thông tin về sức khỏe, hình cảnh cá nhân. - Thông tin về các thành viên trong gia đình, người chăm sóc trẻ em - Tài sản cá nhân - Số điện thoại - Địa chỉ email - Thông tin về nơi ở, quê quán, địa chỉ - Thông tin về trường lớp, kết quả học tập và mới quan hệ bạn bè. Mời các bạn xem chi tiết tại Dự thảo Nghị định quy định chi tiết hướng dẫn thi hành Luật trẻ em tại file đính kèm. Có 1 điều mình thắc mắc rằng: Trẻ em thì thường hay đi lạc, mà lạc thì người nhà phải kiếm, trong khi kiếm thì phải đăng báo rồi đăng thông tin cá nhân lên mạng để nhờ người khác kiếm giúp. Vậy thì trường hợp này có vi phạm quy định nêu trên không?
Ở Việt Nam, bà mẹ nào hay đăng ảnh con lên Facebook có thể phải ra tòa
Luật Trẻ em 2016 được Quốc hội khóa XIII, kỳ họp thứ 11 thông qua, có hiệu lực từ ngày 1/6/2017. Luật gồm 7 chương với 106 điều, có một số điểm mới nổi bật như sau: Trẻ em có quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân và bí mật gia đình vì lợi ích tốt nhất của trẻ em. Liên quan đến trách nhiệm bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng, Luật quy định: + Cơ quan, tổ chức liên quan có trách nhiệm tuyên truyền, giáo dục và bảo vệ trẻ em khi tham gia môi trường mạng dưới mọi hình thức. Cha, mẹ, giáo viên và người chăm sóc trẻ em có trách nhiệm giáo dục kiến thức, hướng dẫn kỹ năng để trẻ em biết tự bảo vệ mình khi tham gia môi trường mạng. + Cơ quan, tổ chức, cá nhân quản lý, cung cấp sản phẩm, dịch vụ thông tin, truyền thông và tổ chức các hoạt động trên môi trường mạng phải thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn và bí mật đời sống riêng tư cho trẻ em theo quy định của pháp luật. Thực tế, hiện nay, nhiều bậc phụ huynh vẫn thường xuyên đăng ảnh con mình lên mạng xã hội Facebook với nhiều mục đích khác nhau mà không cần hỏi hay để ý xem các con có đồng tình với việc làm này hay không. Có ý kiến cho rằng, hành vi đăng ảnh con lên Facebook của cha mẹ sẽ là vi phạm pháp luật nếu áp dụng Luật Trẻ em 2016 khi Luật cho hiệu lực vào ngày 1/6/2017. Tuy nhiên, không phải tất cả mọi hành vi đưa hình ảnh con em mình lên các trang thông tin cá nhân, trang mạng xã hội đều là vi phạm pháp luật. Trong Luật lần này, đã có cơ chế để trẻ em có thể bày tỏ ý kiến, nguyện vọng, gửi thông tin mà các em cho rằng bất lợi đối với các em. Có 2 biện pháp: - Thứ nhất, các em có thể cung cấp các thông tin về các hành vi gây bất lợi cho mình, kể cả là của bố mẹ đến một tổ chức mà Luật quy định, đó là Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh. - Thứ hai là các em có thể gọi điện đến Tổng đài quốc gia về trẻ em 18001567. Đây là điện thoại tư vấn, hỗ trợ cho trẻ em do Cục Bảo vệ, chăm sóc trẻ em thuộc Bộ Lao động Thương binh và xã hội đang vận hành. Thực tế, việc phụ huynh đăng hình ảnh con lên Facebook đã được nhiều nước đưa vào Luật. Chẳng hạn như ở Pháp. Các bậc phụ huynh ở Pháp có thể sẽ phải đối mặt với một khoản tiền phạt lên tới 35.000 bảng Anh và thậm chí là một năm tù giam chỉ vì đã đăng tải hình ảnh của con cái mình lên mạng xã hội. Giới luật sư và cảnh sát ở Pháp đang lên tiếng cảnh báo các bậc cha mẹ về việc những đứa con khi trưởng thành hoàn toàn có thể đâm đơn kiện họ ra pháp luật, với lý do là cha mẹ đã làm lộ tính bảo mật và sự riêng tư của chúng khi đăng những bức ảnh chúng khi còn nhỏ lên Facebook hoặc bất kỳ nơi nào khác trên mạng Internet. Ngoài các nguy cơ bị xâm hại bởi các loại tội phạm tình dục, sự bối rối, xấu hổ về những bức ảnh có thể gây ra cho trẻ sau này cũng chính là một lý do chính đáng để cho chúng đưa cha mẹ ra tòa... Mọi người cũng có thể tham khảo thêm bài: 8 điểm thú vị về Luật trẻ em 2016 để hiểu thêm những điểm mới của luật này.
8 điểm thú vị về Luật trẻ em 2016
1. Có hiệu lực từ ngày Quốc tế thiếu nhi (01/6/2017) 2. Xây dựng chính sách pháp luật trẻ em phải hỏi ý kiến của trẻ Khi xây dựng chính sách, pháp luật tác động đến trẻ em, phải xem xét ý kiến của trẻ và của cơ quan, tổ chức liên quan, đảm bảo lồng ghép các mục tiêu, chỉ tiêu về trẻ trong quy họach, kế họach phát triển kinh tế xã hội quốc gia, ngành và địa phương. 3. Cấm tiết lộ bí mật cá nhân của trẻ Nghiêm cấm công bố, tiết lộ thông tin về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân của trẻ mà không được sự đồng ý của trẻ từ đủ 07 tuổi trở lên và của cha, mẹ, người giám hộ của trẻ. 4. Nhà trường phải tạo điều kiện để trẻ được bày tỏ ý kiến về chất lượng dạy học Nhà trường và các cơ sở giáo dục khác có trách nhiệm tạo điều kiện để trẻ được kiến nghị, bày tỏ ý kiến, nguyện vọng về chất lượng dạy và học, quyền lợi ích chính đáng của trẻ trong môi trường giáo dục và những vấn đề trẻ quan tâm. 5. Phải thông báo kết quả giải quyết đến trẻ sau khi tiếp nhận ý kiến của trẻ Nhà trường và các cơ sở giáo dục khác sau khi tiếp nhận ý kiến, kiến nghị, nguyện vọng của trẻ em, giải quyết theo phạm vi trách nhiệm được giao hoặc chuyển đến cơ quan, tổ chức có thẩm quyền để xem xét, giải quyết và phải thông báo kết quả giải quyết đến trẻ em. 6. Tuyệt đối không trù dập, kỳ thị khi trẻ bày tỏ ý kiến, nguyện vọng của mình Khuyến khích sự tham gia của trẻ em; không trù dập, kỳ thị khi trẻ em bày tỏ ý kiến, nguyện vọng. 7. Nghiêm cấm phân biệt đối xử trẻ em vì đặc điểm cá nhân hoặc vì hoàn cảnh gia đình Pháp luật nghiêm cấm các hành vi kỳ thị, phân biệt đối xử đối với trẻ em vì đặc điểm cá nhân, hoàn cảnh gia đình, giới tính, dân tộc, quốc tịch, tín ngưỡng, tôn giáo của trẻ. 8. Vi phạm Luật trẻ em có thể bị xử lý hình sự Cơ quan, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm quy định của Luật trẻ em 2016 thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định pháp luật.
Lá rụng về cội là gì? Bổn phận của trẻ em đối với quê hương, đất nước được quy định như thế nào?
Lá rụng về cội là gì? Bổn phận của trẻ em đối với quê hương, đất nước được quy định như thế nào? Bài viết sẽ cung cấp một số thông tin liên quan đến vấn đề này. Lá rụng về cội là gì? Lá rụng về cội là một câu thành ngữ Việt Nam mang ý nghĩa sâu sắc về tình cảm gia đình, quê hương. - Rụng: là động từ chỉ sự rời ra, lìa ra, rơi xuống của một vật thể nào đó. - Cội: gốc cây to/ già, cây lâu năm. Theo nghĩa đen, thành ngữ “Lá rụng về cội” nói đến quy luật của tự nhiên, những chiếc lá “già”, những chiếc lá đã đi hết vòng đời của mình đều sẽ rụng xuống gốc cây - nơi mọi thứ được bắt đầu. Xét trên nghĩa bóng, câu thành ngữ “Lá rụng về cội” nói về con người, dù đi đâu, làm gì, cuối cùng cũng sẽ trở về với quê hương, nơi mình sinh ra và lớn lên. Đây vừa là quy luật tự nhiên vừa là lời nhắc nhở chúng ta sống phải biết nhớ tới nguồn gốc của bản thân mình. Ý nghĩa sâu xa: Giống như chiếc lá, con người cũng trải qua những giai đoạn khác nhau trong cuộc đời. Quê hương là điểm bắt đầu và cũng là điểm kết thúc của mỗi hành trình. Tóm lại, "lá rụng về cội" là một chân lý đơn giản mà sâu sắc, xuyên suốt mọi thời đại và nền văn hóa. Câu thành ngữ này không chỉ nhắc nhở chúng ta về tình yêu quê hương, gia đình, về cội nguồn, mà còn gợi lên những suy ngẫm về vòng tuần hoàn của cuộc sống, về sự gắn kết giữa con người và thiên nhiên. Đó là một di sản văn hóa quý báu, một bài học sâu sắc mà mỗi người chúng ta cần trân trọng và truyền lại cho thế hệ sau. Bổn phận của trẻ em đối với quê hương, đất nước được quy định như thế nào? Căn cứ Điều 40 Luật Trẻ em 2016 quy định về bổn phận của trẻ em đối với quê hương, đất nước như sau: - Yêu quê hương, đất nước, yêu đồng bào, có ý thức xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; tôn trọng truyền thống lịch sử dân tộc; giữ gìn bản sắc dân tộc, phát huy phong tục, tập quán, truyền thống và văn hóa tốt đẹp của quê hương, đất nước. - Tuân thủ và chấp hành pháp luật; đoàn kết, hợp tác, giao lưu với bạn bè, trẻ em quốc tế phù hợp với độ tuổi và từng giai đoạn phát triển của trẻ em. Trẻ em có bổn phận gì đối với cộng đồng, xã hội? Căn cứ Điều 39 Luật Trẻ em 2016 quy định về bổn phận của trẻ em đối với cộng đồng, xã hội như sau: - Tôn trọng, lễ phép với người lớn tuổi; quan tâm, giúp đỡ người già, người khuyết tật, phụ nữ mang thai, trẻ nhỏ, người gặp hoàn cảnh khó khăn phù hợp với khả năng, sức khỏe, độ tuổi của mình. - Tôn trọng quyền, danh dự, nhân phẩm của người khác; chấp hành quy định về an toàn giao thông và trật tự, an toàn xã hội; bảo vệ, giữ gìn, sử dụng tài sản, tài nguyên, bảo vệ môi trường phù hợp với khả năng và độ tuổi của trẻ em. - Phát hiện, thông tin, thông báo, tố giác hành vi vi phạm pháp luật. => Theo đó, "Lá rụng về cội" là một câu thành ngữ đã ăn sâu vào tâm thức người Việt, nó nhắc nhở chúng ta về cội nguồn, về những giá trị truyền thống mà cha ông đã gìn giữ và truyền lại. Chính vì vậy, mỗi người con đất Việt đều mang trong mình trách nhiệm gìn giữ và phát triển quê hương. Luật Trẻ em 2016 của nước ta cũng đã quy định rõ ràng về bổn phận của các em đối với Tổ quốc, đó là yêu quê hương, đất nước, đồng bào, tôn trọng truyền thống lịch sử dân tộc và tích cực tham gia các hoạt động xây dựng đất nước. Việc thực hiện tốt bổn phận của mình đối với quê hương, đất nước không chỉ là trách nhiệm của thế hệ trẻ hôm nay mà còn là nền tảng cho một tương lai tươi sáng của đất nước.
08 nhiệm vụ của tổng đài điện thoại quốc gia bảo vệ trẻ em
Hiện nay có bao nhiêu cấp độ bảo vệ trẻ em. Khi thực hiện các biện pháp hỗ trợ trẻ em bị xâm hại thì thuộc cấp độ bảo vệ nào? Tổng đài điện thoại tiếp nhận thông tin bảo vệ trẻ em phải thực hiệnnhững nhiệm vụ nào? 1.Các cấp độ thực hiện khi bảo vệ trẻ em Căn cứ khoản 1 Điều 47 Luật trẻ em 2016 quy định bảo vệ trẻ em được thực hiện theo ba cấp độ sau đây: - Phòng ngừa; - Hỗ trợ; - Can thiệp. Theo đó việc bảo vệ trẻ em sẽ có 03 cấp độ. 2.Áp dụng cấp độ bảo vệ nào khi thực hiện các biện pháp hỗ trợ trẻ em bị xâm hại Căn cứ Điều 50 Luật trẻ em 2016 quy định cấp độ can thiệp khi bảo vệ trẻ em như sau: Cấp độ can thiệp bao gồm các biện pháp bảo vệ được áp dụng đối với trẻ em và gia đình trẻ em bị xâm hại nhằm ngăn chặn hành vi xâm hại; hỗ trợ chăm sóc phục hồi, tái hòa nhập cộng đồng cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt. Các biện pháp bảo vệ trẻ em cấp độ can thiệp bao gồm: - Chăm sóc y tế, trị liệu tâm lý, phục hồi thể chất và tinh thần cho trẻ em bị xâm hại, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt cần can thiệp; - Bố trí nơi tạm trú an toàn, cách ly trẻ em khỏi môi trường, đối tượng đe dọa hoặc đang có hành vi bạo lực, bóc lột trẻ em; - Bố trí chăm sóc thay thế tạm thời hoặc lâu dài cho trẻ em thuộc đối tượng quy định tại Khoản 2 Điều 62 của Luật trẻ em 2016; - Đoàn tụ gia đình, hòa nhập trường học, cộng đồng cho trẻ em bị bạo lực, bóc lột, bỏ rơi; - Tư vấn, cung cấp kiến thức cho cha, mẹ, người chăm sóc trẻ em, các thành viên gia đình trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt về trách nhiệm và kỹ năng bảo vệ, chăm sóc, giáo dục hòa nhập cho trẻ em thuộc nhóm đối tượng này; - Tư vấn, cung cấp kiến thức pháp luật, hỗ trợ pháp lý cho cha, mẹ, người chăm sóc trẻ em và trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt; - Các biện pháp hỗ trợ trẻ em bị xâm hại và gia đình của trẻ em quy định tại Khoản 1 Điều 43, Khoản 1 Điều 44 và Điểm d Khoản 2 Điều 49 của Luật trẻ em 2016; Theo đó các biện pháp hỗ trợ trẻ em bị xâm hại là biện pháp thuộc cấp độ can thiệp. 3. Nhiệm vụ của Tổng đài điện thoại quốc gia bảo vệ trẻ em Căn cứ Điều 22 Nghị định 56/2017/NĐ-CP quy định nhiệm vụ của Tổng đài điện thoại quốc gia bảo vệ trẻ em 1. Tổng đài điện thoại quốc gia bảo vệ trẻ em cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em qua điện thoại do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quản lý. 2. Tiếp nhận thông báo, tố giác từ cơ quan, tổ chức, cơ sở giáo dục, gia đình, cá nhân qua điện thoại. 3. Liên hệ với các cá nhân, cơ quan, tổ chức có liên quan hoặc có thẩm quyền; khai thác thông tin trên phương tiện thông tin đại chúng, môi trường mạng về nguy cơ, hành vi xâm hại trẻ em để kiểm tra thông tin, thông báo, tố giác ban đầu. 4. Chuyển, cung cấp thông tin, thông báo, tố giác hoặc giới thiệu trẻ em có nguy cơ hoặc bị xâm hại, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, cha, mẹ, người chăm sóc trẻ em tới các cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền, chức năng bảo vệ trẻ em. 5. Phối hợp với các cơ quan, tổ chức, cá nhân, cơ sở cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em, cá nhân có thẩm quyền, chức năng bảo vệ trẻ em trong phạm vi toàn quốc để đáp ứng việc tiếp nhận, trao đổi, xác minh thông tin, thông báo, tố giác về trẻ em bị xâm hại hoặc có nguy cơ bị bạo lực, bóc lột, bỏ rơi. 6. Hỗ trợ người làm công tác bảo vệ trẻ em cấp xã trong việc xây dựng, thực hiện kế hoạch hỗ trợ, can thiệp đối với từng trường hợp trẻ em bị xâm hại hoặc có nguy cơ bị bạo lực, bóc lột, bỏ rơi; theo dõi, đánh giá việc xây dựng và thực hiện kế hoạch này. 7. Tư vấn tâm lý, pháp luật, chính sách cho trẻ em, cha, mẹ, thành viên gia đình, người chăm sóc trẻ em. 8. Lưu trữ, phân tích, tổng hợp thông tin để cung cấp, thông tin, thông báo, tố giác khi có yêu cầu của các cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền, đối với vụ việc xâm hại trẻ em và các cơ sở cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em; thực hiện báo cáo định kỳ, đột xuất cho cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em và các cơ quan khác có thẩm quyền, trách nhiệm về bảo vệ trẻ em. Theo đó điện thoại quốc gia bảo vệ trẻ em phải thực hiện 08 nhiệm vụ nêu trên.
Tháng hành động vì trẻ em là tháng mấy trong năm? Bảo vệ trẻ em có bao nhiêu cấp độ?
Sắp tới là ngày quốc tế thiếu nhi, Vậy hiện nay pháp luật có quy định về tháng hành động vì trẻ em hay không? Và việc bảo vệ trẻ em có bao nhiêu cấp độ? Tháng hành động vì trẻ em là tháng mấy trong năm? Căn cứ theo Điều 11 Luật Trẻ em 2016 quy định về tháng hành động vì trẻ em như sau: - Tháng hành động vì trẻ em được tổ chức vào tháng 6 hằng năm để thúc đẩy phong trào toàn dân chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em; tuyên truyền, phổ biến, vận động cơ quan, tổ chức, cơ sở giáo dục, gia đình, cá nhân thực hiện chính sách, chương trình, kế hoạch, dự án, xây dựng các công trình và vận động nguồn lực cho trẻ em. - Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với các cơ quan, tổ chức liên quan để chỉ đạo, tổ chức và hướng dẫn thực hiện Tháng hành động vì trẻ em. Như vậy, tháng hành động vì trẻ em được tổ chức vào tháng 6 hằng năm để thúc đẩy phong trào toàn dân chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em; tuyên truyền, phổ biến, vận động cơ quan, tổ chức, cơ sở giáo dục, gia đình, cá nhân thực hiện chính sách, chương trình, kế hoạch, dự án, xây dựng các công trình và vận động nguồn lực cho trẻ em. Bảo vệ trẻ em có bao nhiêu cấp độ? Căn cứ theo Điều 47 Luật Trẻ em 2016 quy định về các yêu cầu bảo vệ trẻ em như sau: - Bảo vệ trẻ em được thực hiện theo ba cấp độ sau đây: + Phòng ngừa; + Hỗ trợ; + Can thiệp. - Bảo vệ trẻ em phải bảo đảm tính hệ thống, tính liên tục, có sự phối hợp chặt chẽ, hiệu quả giữa các cấp, các ngành trong việc xây dựng, tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật và cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em. - Cơ quan, tổ chức, cơ sở giáo dục, gia đình, cá nhân có trách nhiệm bảo vệ trẻ em. Việc bảo vệ trẻ em phải tuân thủ các quy định của pháp luật, quy trình, tiêu chuẩn do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành. - Trẻ em được ưu tiên bảo vệ tại gia đình, gia đình nhận chăm sóc thay thế. Việc đưa trẻ em vào cơ sở trợ giúp xã hội là biện pháp tạm thời khi các hình thức chăm sóc tại gia đình, gia đình nhận chăm sóc thay thế không thực hiện được hoặc vì lợi ích tốt nhất của trẻ em. - Cha mẹ, người chăm sóc trẻ em và trẻ em phải được cung cấp thông tin, được tham gia ý kiến với cơ quan, cá nhân có thẩm quyền trong việc ra quyết định can thiệp, hỗ trợ để bảo vệ trẻ em. - Coi trọng phòng ngừa, ngăn chặn nguy cơ gây tổn hại cho trẻ em; kịp thời can thiệp, giải quyết để giảm thiểu hậu quả; tích cực hỗ trợ để phục hồi, tái hòa nhập cộng đồng cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt. Như vậy, việc bảo vệ trẻ em sẽ có 03 cấp độ là phòng ngừa, hỗ trợ và can thiệp. Đối với cấp độ phòng ngừa thì có những biện pháp bảo vệ trẻ em nào? Căn cứ theo Điều 48 Luật Trẻ em 2016 quy định về cấp độ phòng ngừa như sau: - Cấp độ phòng ngừa gồm các biện pháp bảo vệ được áp dụng đối với cộng đồng, gia đình và mọi trẻ em nhằm nâng cao nhận thức, trang bị kiến thức về bảo vệ trẻ em, xây dựng môi trường sống an toàn, lành mạnh cho trẻ em, giảm thiểu nguy cơ trẻ em bị xâm hại hoặc rơi vào hoàn cảnh đặc biệt. - Các biện pháp bảo vệ trẻ em cấp độ phòng ngừa bao gồm: Biện pháp 1: Tuyên truyền, phổ biến cho cộng đồng, gia đình, trẻ em về mối nguy hiểm và hậu quả của các yếu tố, hành vi gây tổn hại, xâm hại trẻ em; về trách nhiệm phát hiện, thông báo trường hợp trẻ em bị xâm hại hoặc có nguy cơ bị bạo lực, bóc lột, bỏ rơi; Biện pháp 2: Cung cấp thông tin, trang bị kiến thức cho cha, mẹ, giáo viên, người chăm sóc trẻ em, người làm việc trong cơ sở cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em về trách nhiệm bảo vệ trẻ em, kỹ năng phòng ngừa, phát hiện các yếu tố, hành vi gây tổn hại, xâm hại trẻ em; Biện pháp 3: Trang bị kiến thức, kỹ năng làm cha mẹ để bảo đảm trẻ em được an toàn; Biện pháp 4: Giáo dục, tư vấn kiến thức, kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ em; Biện pháp 5: Xây dựng môi trường sống an toàn và phù hợp với trẻ em. Như vậy, có 5 biện pháp bảo vệ trẻ em cấp độ phòng ngừa như quy định trên.
Cha mẹ lợi dụng con đi ăn xin sẽ bị xử lý như thế nào?
Hình ảnh những đứa trẻ ăn xin, đeo bám khách hàng tại Sapa không phải là điều hiếm thấy. Đáng buồn thay, những đứa trẻ ấy không biết bản thân đang bị cha mẹ lợi dụng kiếm tiền. Vậy như những trường hợp trên, cha mẹ lợi dụng con đi ăn xin sẽ bị xử lý như thế nào? 1. Vấn nạn chăn dắt, bắt con đi ăn xin ở Sapa? Sapa từ lâu đã nổi danh khắp cả nước với phong cảnh đẹp, ẩm thực phong phú, bản sắc dân tộc độc đáo. Nhờ thế, Sapa đón chào hàng ngàn du khách mỗi ngày đổ về du lịch. Cũng chính vì vậy mà tại đây xảy ra tình trạng có những đứa bé bị bắt đi ăn xin, bán hàng, nhảy múa để kiếm tiền từ khách du lịch. Hình ảnh trên là hình ảnh thường thấy ở Sapa, đứng đằng sau những đứa bé ấy là những người lớn luôn “dõi theo” bọn trẻ, sẵn sàng “cầm giúp” tiền cho chúng. Đau lòng hơn là những cá nhân ấy, lại chính là cha mẹ của chúng. Vào những đêm tối của Sapa như thế, ngoài trời rất lạnh, nhưng có lẽ vẫn không lạnh lẽo bằng cách mà họ đối xử với những đứa con ruột thịt của mình. 2. Các hành vi bị nghiêm cấm đối với trẻ em. Đầu tiên, ta cần khẳng định, hành vi bắt trẻ em ăn xin, bán hàng, nhảy múa để “chèo kéo” khách du lịch như thế là đang vi phạm pháp luật. Căn cứ Điều 6 Luật trẻ em 2016, pháp luật nghiêm cấm các hành vi sau: - Tước đoạt quyền sống của trẻ em. - Bỏ rơi, bỏ mặc, mua bán, bắt cóc, đánh tráo, chiếm đoạt trẻ em. - Xâm hại tình dục, bạo lực, lạm dụng, bóc lột trẻ em. - Tổ chức, hỗ trợ, xúi giục, ép buộc trẻ em tảo hôn. - Sử dụng, rủ rê, xúi giục, kích động, lợi dụng, lôi kéo, dụ dỗ, ép buộc trẻ em thực hiện hành vi vi phạm pháp luật, xúc phạm danh dự, nhân phẩm người khác. - Cản trở trẻ em thực hiện quyền và bổn phận của mình. - Không cung cấp hoặc che giấu, ngăn cản việc cung cấp thông tin về trẻ em bị xâm hại hoặc trẻ em có nguy cơ bị bóc lột, bị bạo lực cho gia đình, cơ sở giáo dục, cơ quan, cá nhân có thẩm quyền. - Kỳ thị, phân biệt đối xử với trẻ em vì đặc điểm cá nhân, hoàn cảnh gia đình, giới tính, dân tộc, quốc tịch, tín ngưỡng, tôn giáo của trẻ em. - Bán cho trẻ em hoặc cho trẻ em sử dụng rượu, bia, thuốc lá và chất gây nghiện, chất kích thích khác, thực phẩm không bảo đảm an toàn, có hại cho trẻ em. - Cung cấp dịch vụ Internet và các dịch vụ khác; sản xuất, sao chép, lưu hành, vận hành, phát tán, sở hữu, vận chuyển, tàng trữ, kinh doanh xuất bản phẩm, đồ chơi, trò chơi và những sản phẩm khác phục vụ đối tượng trẻ em nhưng có nội dung ảnh hưởng đến sự phát triển lành mạnh của trẻ em. - Công bố, tiết lộ thông tin về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân của trẻ em mà không được sự đồng ý của trẻ em từ đủ 07 tuổi trở lên và của cha, mẹ, người giám hộ của trẻ em. - Lợi dụng việc nhận chăm sóc thay thế trẻ em để xâm hại trẻ em; lợi dụng chế độ, chính sách của Nhà nước và sự hỗ trợ, giúp đỡ của tổ chức, cá nhân dành cho trẻ em để trục lợi. - Đặt cơ sở dịch vụ, cơ sở sản xuất, kho chứa hàng hóa gây ô nhiễm môi trường, độc hại, có nguy cơ trực tiếp phát sinh cháy, nổ gần cơ sở cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em, cơ sở giáo dục, y tế, văn hoá, Điểm vui chơi, giải trí của trẻ em hoặc đặt cơ sở cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em, cơ sở giáo dục, y tế, văn hóa, Điểm vui chơi, giải trí của trẻ em gần cơ sở dịch vụ, cơ sở sản xuất, kho chứa hàng hóa gây ô nhiễm môi trường, độc hại, có nguy cơ trực tiếp phát sinh cháy, nổ. - Lấn chiếm, sử dụng cơ sở hạ tầng dành cho việc học tập, vui chơi, giải trí và hoạt động dịch vụ bảo vệ trẻ em sai mục đích hoặc trái quy định của pháp luật. - Từ chối, không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ, không kịp thời việc hỗ trợ, can thiệp, điều trị trẻ em có nguy cơ hoặc đang trong tình trạng nguy hiểm, bị tổn hại thân thể, danh dự, nhân phẩm. Dựa vào quy định trên, ta thấy rõ, pháp luật nghiêm cấm việc lạm dụng, bóc lột trẻ em, đó là còn chưa kể đến những hệ quả như trẻ em bị cảm do làm việc quá sức dưới thời tiết lạnh, bị bắt bỏ học để đi ăn xin,... 3. Cha mẹ lợi dụng con đi ăn xin sẽ bị xử lý như thế nào? Trước hết, ta xem xét hành vi lợi dụng trẻ em đi ăn xin. Căn cứ Điều 23 Chương II Nghị định số 130/2021/NĐ-CP, vi phạm quy định về cấm lạm dụng, bóc lột trẻ em, tổ chức, hỗ trợ, xúi giục: - Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây: + Bắt trẻ em làm công việc gia đình quá sức, quá thời gian, ảnh hưởng đến việc học tập, vui chơi, giải trí, ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của trẻ em; + Tổ chức, xúi giục, ép buộc trẻ em tảo hôn. - Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây: + Tổ chức, ép buộc trẻ em đi xin ăn; + Cho thuê, cho mượn trẻ em hoặc sử dụng trẻ em để xin ăn. Trường hợp người bóc lột là cha mẹ lợi dụng con đi ăn xin thì pháp luật có các quy định xử lý sau: Căn cứ khoản 3 Điều 58 Nghị định 144/2021/NĐ-CP, quy định về bạo lực kinh tế: Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi ép buộc thành viên gia đình đi ăn xin hoặc lang thang kiếm sống. Ngoài ra, căn cứ Điều 85 Luật Hôn nhân và gia đình 2014, cha mẹ sẽ bị hạn chế quyền đối với con nếu: +Bị kết án về một trong các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con với lỗi cố ý hoặc có hành vi vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con; + Phá tán tài sản của con; + Có lối sống đồi trụy; + Xúi giục, ép buộc con làm những việc trái pháp luật, trái đạo đức xã hội. Như vậy có thể thấy, hành vi cha mẹ lợi dụng con đi ăn xin là vi phạm pháp luật và có thể bị pháp luật trừng trị từ phạt tiền đến hạn chế quyền nuôi con. Thậm chí, nếu trường hợp thực tế có mức độ nguy hiểm, họ còn phải đối mặt với án hình sự.
Xâm hại tình dục trẻ em trên môi trường mạng là gì?
Vừa qua, tình trạng xâm hại trẻ em qua mạng nói chung, xâm hại tình dục trẻ em qua mạng nói riêng gây nhức nhói trong cộng đồng. Vậy xâm hại tình dục trẻ em qua mạng là gì? Bài viết sẽ cũng cấp một số thông tin liên quan đến vấn đề này. Cảnh báo tình trạng xâm hại tình dục trẻ em qua mạng Theo lãnh đạo Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, Bộ Công an, hoạt động của đối tượng sử dụng không gian mạng gây nguy hại cho trẻ em; xâm phạm đến trẻ em, quyền trẻ em, nhất là xâm hại tình dục trẻ em qua mạng đang diễn biến rất phức tạp. Thủ đoạn phổ biến là thông qua các dịch vụ mạng xã hội, ứng dụng hẹn hò để kết bạn, làm quen, dụ dỗ trẻ em gặp gỡ để quan hệ, xâm hại tình dục. Một số đối tượng thông qua mạng xã hội, làm quen, đặt vấn đề quan hệ tình cảm hoặc hứa hẹn cho tiền, quà để dụ dỗ, đe dọa, ép buộc trẻ em trình diễn khiêu dâm qua mạng. Một số trường hợp còn đăng tải lên không gian mạng các hình ảnh, clip trẻ em bị xâm hại tình dục, bị bạo lực học đường; các hình ảnh riêng tư, nhạy cảm của trẻ em, xúc phạm danh dự, nhân phẩm, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến tinh thần, cuộc sống riêng tư của trẻ. Đặc biệt, thời gian gần đây nổi lên thủ đoạn thông qua mạng xã hội làm quen, “núp bóng” tuyển dụng để hẹn gặp gỡ, lôi kéo, khống chế, cưỡng ép đưa trẻ em đến các khu lao động bất hợp pháp tại nước ngoài để bóc lột lao động, bóc lột tình dục. Căn cứ theo khoản 1 Điều 37 Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013, “Trẻ em được Nhà nước, gia đình và xã hội bảo vệ, chăm sóc và giáo dục; được tham gia vào các vấn đề về trẻ em. Nghiêm cấm xâm hại, hành hạ, ngược đãi, bỏ mặc, lạm dụng, bóc lột sức lao động và những hành vi khác vi phạm quyền trẻ em”. Đồng thời, Điều 25 Luật Trẻ em 2016 cũng quy định: “Trẻ em có quyền được bảo vệ dưới mọi hình thức để không bị xâm hại tình dục”. Xâm hại trẻ em trên môi trường mạng không chỉ gây ra những tổn thương về thể xác mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến tinh thần và tâm lý của trẻ em. Trẻ em bị xâm hại có thể mắc phải các rối loạn về cảm xúc, hành vi và nhận thức như lo âu, ám ảnh, tự ti, tự kỷ, tự tử hoặc bạo lực. Bên cạnh đó, trẻ em bị xâm hại cũng có khả năng cao bị ảnh hưởng đến sự học tập, giao tiếp và hòa nhập xã hội. Đây là một vấn nạn cần được chấm dứt ngay lập tức bởi nó vi phạm quyền con người và quyền của trẻ em. Theo đó, nhà trường, gia đình và xã hội cần quan tâm hơn về phòng, chống xâm hại trẻ em, cần có những biện pháp để ngăn chặn vấn này. Tham khảo: Tổng đài điện thoại quốc gia bảo vệ trẻ em (số 111) Tổng đài điện thoại Quốc gia Bảo vệ Trẻ em là dịch vụ công đặc biệt thành lập theo quy định của Luật Trẻ em 2016, chịu sự quản lý của Trung tâm Tư vấn và Dịch vụ Truyền Thông thuộc Cục Trẻ em Tổng đài 111 là đường dây khẩn cấp có nhiệm vụ thường trực tiếp nhận, xử lý thông tin, thông báo, tố giác nguy cơ, hành vi xâm hại trẻ em từ cơ quan, tổ chức, cơ sở giáo dục, gia đình, cá nhân qua điện thoại, kiểm tra thông tin tố giác ban đầu. Những thông tin về trẻ em có nguy cơ bị xâm hại sẽ ngay lập tức được chuyển tới các cá nhân, cơ quan có chức năng bảo vệ trẻ em. Tổng đài không thu phí viễn thông và phí tư vấn đối với người gọi đến. Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội đang tiếp tục phối hợp với Bộ Công an triển khai kết nối cơ sở dữ liệu trẻ em vào cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư; triển khai thu thập thông tin về tình hình trẻ em và phòng, chống xâm hại trẻ em theo Thông tư 13/2021/TT-BLĐTBXH. Quy định về hành vi xâm hại tình dục người dưới 13 tuổi? Theo Luật trẻ em 2016 quy định thì Trẻ em là người dưới 16, mọi hành vi xâm hại tình dục trẻ em đều bị nghiêm cấm. Theo Khoản 1 Điều 2 Nghị quyết 06/2019/NQ-HĐTP ngày 01/10/2019 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn: “Xâm hại tình dục người dưới 16 tuổi là việc dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực, ép buộc, lôi kéo, dụ dỗ người dưới 16 tuổi tham gia vào các hành vi liên quan đến tình dục, bao gồm hiếp dâm, cưỡng dâm, giao cấu, dâm ô với người dưới 16 tuổi và sử dụng người dưới 16 tuổi vào mục đích mại dâm, khiêu dâm dưới mọi hình thức (ví dụ: hoạt động xâm hại tình dục được thực hiện do đồng thuận với người dưới 13 tuổi); do cưỡng bức, do hứa hẹn các lợi ích vật chất (tiền, tài sản) hay các lợi ích phi vật chất (ví dụ: cho điểm cao, đánh giá tốt, tạo cơ hội tiến bộ...).” Do đó, hành vi giao cấu với người dưới 13 tuổi dù đồng thuận hay do cưỡng bức, hứa hẹn các lợi ích vật chất (tiền, tài sản) hay các lợi ích phi vật chất (ví dụ: cho điểm cao, đánh giá tốt, tạo cơ hội tiến bộ...) đều là hoạt động xâm hại tình dục người dưới 16 tuổi bị pháp luật nghiêm cấm. Tội hiếp dâm người dưới 13 tuổi bị xử lý thế nào? Theo Bộ luật Hình sự 2015 quy định người nào có hành vi giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người dưới 13 tuổi thì bị phạt tù từ 07-15 năm tại điểm b khoản 1 Điều 142 được sửa đổi bởi khoản 24 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 về Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi. Ngoài ra, việc quan hệ với người dưới 13 tuổi tự nguyện cũng được xếp vào một trong các hành vi phạm tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi. Theo đó, truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người có hành vi xâm hại tình dục đối với người dưới 13 tuổi với mức phạt tù từ 07-15 năm. Nếu hành vi đó thuộc một trong các trường hợp sau đây thì hình phạt từ 12-20 năm tù: - Có tính chất loạn luân; - Làm nạn nhân có thai; - Gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe hoặc gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%; - Đối với người mà người phạm tội có trách nhiệm chăm sóc, giáo dục, chữa bệnh; - Phạm tội 02 lần trở lên; - Đối với 02 người trở lên; - Tái phạm nguy hiểm. Theo đó, nếu hành vi xâm hại tình dục người dưới 13 tuổi không phải lần đầu tiên, người phạm tội này có thể bị phạt tù từ 12-20 năm. Đối với mức phạt cao nhất của Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi là phạt tù 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình, nếu thuộc một trong các trường hợp: - Có tổ chức; - Nhiều người hiếp một người; - Phạm tội đối với người dưới 10 tuổi; - Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên; - Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân 46% trở lên; - Biết mình bị nhiễm HIV mà vẫn phạm tội; - Làm nạn nhân chết hoặc tự sát. Theo đó, nếu trường hợp không chỉ một người, mà nhiều người cùng hiếp một người thì người phạm tội có thể đối diện với mức phạt cao nhất là tử hình. Bên cạnh đó, người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01- 05 năm. Như vậy, truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người thực hiện hành vi xâm hại tình dục người dưới 13 tuổi về Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi theo Bộ luật Hình sự hiện hành.
Thuộc lòng 7 số điện thoại khẩn cấp hỗ trợ trẻ em
Trong những trường hợp khẩn cấp, trẻ em rơi vào hoàn cảnh đặc biệt cần được hỗ trợ khẩn cấp thì người dân nhanh chóng gọi đến tổng đài, đường dây nóng để được can thiệp. Ngày 17/10/2023, Hội Bảo vệ quyền trẻ em TP.HCM phối hợp với Tổ chức Save The Children tổ chức Hội thảo với chủ đề “Bảo vệ trẻ em trong trường hợp khẩn cấp”. Hội trưởng Hội Bảo vệ quyền trẻ em TP.HCM, cho biết: Dự án “Hỗ trợ thanh niên và trẻ em trong ứng phó với COVID-19” do tổ chức Save The Children tài trợ đã được thực hiện hơn một năm qua. Dự án này với ba mục tiêu hoạt động lớn. Thứ nhất là nâng cao năng lực cho các tổ chức xã hội trên địa bàn TP.HCM. Thứ hai, bảo vệ trẻ em trong trường hợp khẩn cấp. Thứ ba, hỗ trợ thanh niên về hướng nghiệp, học nghề và khởi sự kinh doanh". Việc chăm sóc và bảo vệ trẻ em là điều quan trọng và cần thiết, nhất là trong tình hình diễn biến xã hội hiện nay. Bảo vệ trẻ em là việc thực hiện các biện pháp phù hợp để bảo đảm trẻ được sống an toàn, lành mạnh, phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý các hành vi xâm hại, trợ giúp trẻ phát triển tốt nhất. Phó trưởng phòng Bảo vệ, chăm sóc trẻ em và Bình đẳng giới (Sở LĐ-TB&XH TP.HCM), cho biết khi trẻ em rơi vào hoàn cảnh đặc biệt cần được can thiệp và trợ giúp thì hãy gọi một trong những số điện thoại sau: - Đường dây nóng 111 tổng đài quốc gia bảo vệ trẻ em (do Cục Trẻ em, Bộ LĐ-TB&XH quản lý) Tổng đài điện thoại Quốc gia Bảo vệ Trẻ em là dịch vụ công đặc biệt thành lập theo quy định của Luật Trẻ em 2016, chịu sự quản lý của Trung tâm Tư vấn và Dịch vụ Truyền Thông thuộc Cục Trẻ em Tổng đài 111 là đường dây khẩn cấp có nhiệm vụ thường trực tiếp nhận, xử lý thông tin, thông báo, tố giác nguy cơ, hành vi xâm hại trẻ em từ cơ quan, tổ chức, cơ sở giáo dục, gia đình, cá nhân qua điện thoại, kiểm tra thông tin tố giác ban đầu. Những thông tin về trẻ em có nguy cơ bị xâm hại sẽ ngay lập tức được chuyển tới các cá nhân, cơ quan có chức năng bảo vệ trẻ em. Tổng đài không thu phí viễn thông và phí tư vấn đối với người gọi đến. - Số 1900.54.55.59 - Trung tâm Công tác xã hội Giáo dục dạy nghề thiếu niên TP.HCM (trực thuộc Sở LĐ-TB&XH TP.HCM). - Số 1800.90.69 - Hội Bảo vệ quyền trẻ em TP.HCM. - Số 113 - Lượng lực phản ứng nhanh cơ quan Công an. - Số 028.3855.8532 nhánh 240- Bệnh viện Hùng Vương. - Tổng đài 1022 - Trung tâm Quản lý Giao thông công cộng. - Số 0917708530 - Women's House Tâm Nhung Xem bài viết liên quan: Tổng đài bảo vệ trẻ em (số 111) và một số mức phạt về xâm hại trẻ em Một số quy định của pháp luật về xử lý hành vi xâm hại trẻ em Trẻ em là người dưới 16 tuổi. Xâm hại trẻ em là hành vi gây tổn hại về thể chất, tình cảm, tâm lý, danh dự, nhân phẩm, sức khỏe, tính mạng của trẻ em dưới các hình thức bạo lực, bóc lột, xâm hại tình dục, mua bán, bỏ rơi, bỏ mặc trẻ em và các hình thức gây tổn hại khác. Tùy theo tính chất, mức độ, hậu quả của hành vi vi phạm, người thực hiện hành vi xâm hại trẻ em có thể bị xử lý theo quy định tại Điều 22 Nghị định 130/2021/NĐ-CP ngày 30/12/2021 của Chính phủ và Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017. Cụ thể như sau: Xử phạt vi phạm hành chính Căn cứ tại Điều 22 Nghị định 130/2021/NĐ-CP như sau: - Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây: + Bắt nhịn ăn, nhịn uống, không cho hoặc hạn chế vệ sinh cá nhân; bắt sống ở nơi có môi trường độc hại, nguy hiểm hoặc các hình thức đối xử tồi tệ khác với trẻ em; + Gây tổn hại về tinh thần, xúc phạm nhân phẩm, danh dự, lăng mạ, chửi mắng, đe dọa, cách ly ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ em; + Cô lập, xua đuổi hoặc dùng các biện pháp trừng phạt để dạy trẻ em gây tổn hại về thể chất, tinh thần của trẻ em; + Thường xuyên đe dọa trẻ em bằng các hình ảnh, âm thanh, con vật, đồ vật làm trẻ em sợ hãi, tổn hại về tinh thần. - Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc chịu mọi chi phí để khám bệnh, chữa bệnh (nếu có) và buộc tiêu hủy vật phẩm gây hại cho sức khỏe trẻ em. Truy cứu trách nhiệm hình sự 1. Tội giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ Người mẹ nào do ảnh hưởng nặng nề của tư tưởng lạc hậu hoặc trong hoàn cảnh khách quan đặc biệt mà giết con do mình đẻ ra trong 07 ngày tuổi, tùy theo tính chất, mức độ, hậu quả, thì bị phạt tù mức thấp nhất là 06 tháng, mức cao nhất là 02 năm (Điều 124 Bộ luật Hình sự 2015). 2. Tội làm chết người trong khi thi hành công vụ Người nào trong khi thi hành công vụ mà làm chết người dưới 16 tuổi do dùng vũ lực thì bị phạt tù từ 08 năm đến 15 năm Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm (Điều 127 BLHS). 3. Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi Người phạm tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi, tùy theo tính chất, mức độ, hậu quả gây ra, bị phạt tù, mức thấp nhất là 07 năm, cao nhất là 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình: Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm (Điều 142 Bộ luật Hình sự 2015). 4. Tội cưỡng dâm người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi Người phạm tội cưỡng dâm người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi, tùy theo tính chất, mức độ, hậu quả gây ra, bị phạt tù, mức thấp nhất là 05 năm, cao nhất là 20 năm, tù chung thân. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm (Điều 144 Bộ luật Hình sự 2015). 5. Tội giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi Người phạm tội giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi, tùy theo tính chất, mức độ, hậu quả, bị phạt tù, mức thấp nhất là 01 năm, cao nhất là 15 năm. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm (Điều 145 Bộ luật Hình sự 2015). 6. Tội dâm ô đối với người dưới 16 tuổi Người phạm tội dâm ô đối với người dưới 16 tuổi, tùy theo tính chất, mức độ, hậu quả, bị phạt tù, mức thấp nhất là 06 tháng, cao nhất là 12 năm. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm (Điều 146 Bộ luật Hình sự 2015). 7. Tội sử dụng người dưới 16 tuổi vào mục đích khiêu dâm Người nào phạm tội sử dụng trẻ em vào mục đích khiêu dâm, tùy theo tính chất, mức độ, hậu quả, bị phạt tù, mức thấp nhất là 06 tháng, cao nhất là 12 năm. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm (Điều 147 Bộ luật Hình sự 2015. 8. Tội mua bán người dưới 16 tuổi Người phạm tội mua bán người dưới 16 tuổi, tùy theo tính chất, mức độ, hậu quả, thì bị phạt tù, mức thấp nhất là 07 năm, cao nhất là 20 năm, tù chung thân. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, phạt quản chế, cấm cư trú, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản (Điều 151 Bộ luật Hình sự 2015). 9. Tội chiếm đoạt người dưới 16 tuổi Người phạm tội chiếm đoạt người dưới 16 tuổi, tùy theo tính chất, mức độ, hậu quả, bị phạt tù, mức thấp nhất là 03 năm, cao nhất là 15 năm. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm (Điều 151 Bộ luật Hình sự 2015). 10. Tội đánh tráo người dưới 01 tuổi Người phạm tội đánh tráo người dưới 01 tuổi, tùy theo tính chất, mức độ, bị phạt tù mức thấp nhất là 02 năm, cao nhất là 12 năm. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm (Điều 152 Bộ luật Hình sự 2015). 11. Tội chiếm đoạt người dưới 16 tuổi Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc thủ đoạn khác chiếm giữ hoặc giao cho người khác chiếm giữ người dưới 16 tuổi, tùy theo tính chất, mức độ, hậu quả, thì bị phạt tù, mức thấp nhất là 03 năm, cao nhất là 15 năm Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm (Điều 153 Bộ luật Hình sự 2015). Ngoài các tội phạm cụ thể nêu trên, người thực hiện hành vi phạm tội cũng có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo các tội phạm khác với các tình tiết định khung, khi nạn nhân là người dưới 16 tuổi.
Từ vụ bé trai 17 tháng tuổi bị bạo hành, pháp luật quy định như nào về bạo hành trẻ em?
Mới đây, vụ việc bạo hành bé trai 17 tháng tuổi của 02 người trông trẻ khiến cho dư luận phẫn nộ và đặt ra câu hỏi “Sao có thể tàn nhẫn với một đứa bé chỉ mới 17 tháng tuổi như vậy?” Nhiều người đặt ra trách nhiệm của người trông trẻ trong trường hợp này, ngoài ra hành vi bạo hành trẻ nhỏ của 02 người này cần phải lên án và xử phạt nghiêm minh để răn đe toàn xã hội. Chiều nay, ngày 04/3/2023, Thông tin Chính phủ đưa tin đã bắt khẩn cấp 02 nữ trông trẻ bạo hành khiến bé 17 tháng tuổi tử vong. Theo đó, 02 đối tượng đã thừa nhận hành vi bạo hành với cháu bé khiến nạn nhân chấn thương sọ não, dẫn tới thiệt mạng. Cụ thể, chỉ vì bực tức cháu bé khóc không ngủ, chạy ra ngoài cửa mà các đối tượng đã cùng nhau trong nhiều ngày sử dụng vũ lực bằng chân, tay đạp vào bụng, ngực rồi đá, dẫm vào đầu cháu bé, ném xuống làm đầu bé trai đập xuống nền nhà. Hậu quả cháu bị chấn thương sọ não và tử vong trong đau đớn. Những hành vi này cần được xử phạt nghiêm minh để không còn những trường hợp tương tự xảy ra đối với một đứa trẻ nào nữa. Hành vi bạo hành trẻ em bị xử lý như thế nào? Theo quy định tại khoản 3, Điều 6 Luật Trẻ em 2016 thì bạo lực đối với trẻ em là một trong số các hành vi bị cấm. Do đó, hành vi bạo hành trẻ em sẽ bị xử lý theo quy định pháp luật. Tuỳ vào từng mức độ vi phạm mà hành vi bạo hành trẻ em có thể bị xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Xử phạt hành chính đối với hành vi bạo hành trẻ em Theo Điều 22 Nghị định 130/2021/NĐ-CP quy định về mức xử phạt đối với hành vi bạo lực trẻ em như sau: - Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây: + Bắt nhịn ăn, nhịn uống, không cho hoặc hạn chế vệ sinh cá nhân; bắt sống ở nơi có môi trường độc hại, nguy hiểm hoặc các hình thức đối xử tồi tệ khác với trẻ em; + Gây tổn hại về tinh thần, xúc phạm nhân phẩm, danh dự, lăng mạ, chửi mắng, đe dọa, cách ly ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ em; + Cô lập, xua đuổi hoặc dùng các biện pháp trừng phạt để dạy trẻ em gây tổn hại về thể chất, tinh thần của trẻ em; + Thường xuyên đe dọa trẻ em bằng các hình ảnh, âm thanh, con vật, đồ vật làm trẻ em sợ hãi, tổn hại về tinh thần. - Biện pháp khắc phục hậu quả: + Buộc chịu mọi chi phí để khám bệnh, chữa bệnh (nếu có) cho trẻ em đối với hành vi vi phạm nêu trên; + Buộc tiêu hủy vật phẩm gây hại cho sức khỏe trẻ em đối với hành vi thường xuyên đe dọa trẻ em bằng các hình ảnh, âm thanh, con vật, đồ vật làm trẻ em sợ hãi, tổn hại về tinh thần. Bạo hành trẻ em có thể bị truy cứu TNHS Hành vi bạo hành trẻ em có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về một trong các tội được quy định tại Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) như: tội hành hạ người khác, tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khoẻ cho người khác, tội vô ý làm chết người, tội giết người. Cụ thể: * Đối với tội hành hạ người khác được quy định tại Điều 140 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017): - Người nào đối xử tàn ác hoặc làm nhục người lệ thuộc mình nếu không thuộc các trường hợp quy định tại Điều 185 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017), thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm. - Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 03 năm: + Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ; + Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 31% trở lên; + Đối với 02 người trở lên. * Đối với tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khoẻ của người khác được quy định tại điểm c, khoản 1 Điều 134 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017): Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% đối với người dưới 16 tuổi thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm. * Đối với tội vô ý làm chết người được quy định tại Điều 128 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017): - Người nào vô ý làm chết người thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm. - Phạm tội làm chết 02 người trở lên thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm. * Đối với tội giết người được quy định tại điểm b, khoản 1 Điều 123 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017): Người nào giết người dưới 16 tuổi thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình. Trong các tội danh nêu trên, khi có tình tiết phạm tội đối với người dưới 16 tuổi thì người thực hiện hành vi phạm tội có thể chịu hình phạt cải tạo không giam giữ, tù có thời hạn, tù chung thân hoặc tử hình. Có thể thấy, trẻ em là đối tượng được bảo vệ đặc biệt trong pháp luật nước ta. Như vậy, người có hành vi bạo hành trẻ em có thể bị xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự tùy vào tính chất, mức độ của hành vi.
Mẹ đánh con ruột dẫn đến tử vong có thể bị tử hình!
Mới đây, vụ việc người phụ nữ nhiều lần dùng gậy tre, móc phơi quần áo, ống nhựa, ghế nhựa, muôi múc canh đánh vào đầu con trai ruột 6 tuổi dẫn đến tử vong gây phẫn nộ trong dư luận. Theo đó, mức phạt về hành vi đánh đập con ruột dẫn đến tử vong là gì? Cụ thể, vụ việc xảy ra vào ngày 9/12, khi công an nhận được tin báo của bệnh viện nơi nạn nhân đang cấp trong tình trạng ngừng tim, môi tím, đồng tử giãn hai bên, ngưng tuần hoàn, có nhiều vết thương tích trên mặt và người, đã tử vong. Trước đó, được biết vì không nghe lời, lười học, có hành động như xé sách vở nên người mẹ đã nhiều lần dùng gậy tre dài khoảng 1,4m; móc phơi quần áo dài khoảng 40-50cm; ống nhựa (dạng ống nhựa pvc) dài khoảng 50cm và ghế nhựa đánh vào mông, chân tay và người của nạn nhân. Đến đầu tháng 12, bức xúc trước việc con ruột nhiều lần đi vệ sinh ra quần, giường ngủ và nền nhà, nên người mẹ tiếp tục có hành vi dùng một chiếc muôi múc canh màu trắng bằng kim loại dài khoảng 25cm có sẵn đánh 2 phát vào vùng đỉnh đầu của nạn nhân. Cú đánh khiến nạn nhân phải nhập viện cấp cứu nhưng không qua khỏi. Hành vi đánh con ruột dẫn đến tử vong của người mẹ gây bức xúc trong dư luận và là hồi chuông cảnh tỉnh cho các phụ huynh có con nhỏ. Vậy mức phạt nào dành cho hành vi đánh trẻ em dẫn đến tử vong? Về mặt pháp lý hành vi bạo hành trẻ em đã xâm phạm quyền xâm phạm quyền cơ bản của con người, đó là quyền bất khả xâm phạm về thân thể con người, thậm chí có thể là cả quyền được sống được công nhận trong hiến pháp. Ngoài ra, thuộc một trong các hành vi bị nghiêm cấm tại Điều 6 Luật Trẻ em 2016 “Tước đoạt quyền sống của trẻ em”. Hành vi đánh đập người dẫn đến tử vong có thể xét theo Bộ luật Hình sự 2015 như sau: 1) Hành vi đánh đập không nhằm mục đích tước đoạt tính mạng của người khác, hậu quả chết người nằm ngoài ý muốn thì có thể bị xử lý về hành vi cố ý gây thương tích với tình tiết định khung tăng nặng là làm chết người. Theo Điều 134 Bộ luật Hình sự 2015 được sửa đổi bởi khoản 22 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 quy định người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp tại điểm a khoản 1 Điều 134 BLHS 2015 được sửa đổi bởi khoản 22 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm. Mức phạt cao nhất cho Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác là tù chung thân. Ngoài ra, người chuẩn bị phạm tội này, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm. 2) Tuy nhiên, nếu hành vi đánh đập tác động ngoại lực vào những bộ phận nguy hiểm trên cơ thể nạn nhân, nhằm mục đích tước đoạt tính mạng sống của nạn nhân. Mặc dù có thể không nghĩ đến việc tước đoạt tính mạng, nhưng chỉ vì nóng giận mà đánh đập vào vùng xung yếu của cơ thể nạn nhân, người phạm tội cần nhận thức được rằng có thể gây nguy hiểm đến tính mạng cho nạn nhân nhưng vẫn hành động không quan tâm đến hậu quả có thể xảy ra. Thì có thể bị truy cứu về Tội giết người theo khoản 1 Điều 123 Bộ luật Hình sự 2015. Mức phạt cao nhất cho tội này khi giết người dưới 16 tuổi có thể bị tử hình theo điểm b khoản 1 Điều 123 BLHS 2015. Trên đây là bài viết tham khảo về mức phạt đối với hành vi đánh đập con ruột dẫn đến tử vong.
Vứt bỏ con mới sinh, người mẹ có thể bị truy cứu TNHS
Hiện nay, xã hội ngày càng phát triển, cách nhìn nhận cũng như lối sống của giới trẻ cũng càng trở nên dễ dàng, phóng khoáng và được xã hội ủng hộ. Tuy nhiên, đi ngược lại với mặt tích cực đó, có những trường hợp khiến dư luận lên án mà điển hình là vụ nữ sinh bỏ con sơ sinh trước cổng nhà dân với tờ giấy nhắn lí do là không đủ điện kiện nuôi con. Liệu hành vi bỏ rơi con sơ sinh có vi phạm pháp luật? Bỏ rơi trẻ trẻ em là hành vi bị nghiêm cấm Mọi hành vi vi phạm quyền trẻ em, tổn hại đến sự phát triển bình thường của trẻ đều bị xử lý theo quy định của pháp luật. Hành vi của người mẹ sinh con ra nhưng không nuôi dưỡng mà bỏ rơi con ở những nơi nguy hiểm như hố ga, bãi rác hay thậm chí là nghĩa địa,... là hành vi vi phạm pháp luật. Tại khoản 1 Điều 4 Luật Trẻ em 2016 quy định “bảo vệ trẻ em là việc thực hiện các biện pháp phù hợp để bảo đảm trẻ em được sống an toàn, lành mạnh; phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý các hành vi xâm hại trẻ em; trợ giúp trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt”. Một trong các hành vi bị nghiêm cấm được quy định tại khoản 2 Điều 6 Luật Trẻ em 2016 là “bỏ rơi, bỏ mặc, mua bán, bắt cóc, đánh tráo, chiếm đoạt trẻ em”. Đồng thời cả cha và mẹ phải có nghĩa vụ trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình, theo khoản 2 Điều 69 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014. Xử lý hành vi vi phạm vứt bỏ trẻ sơ sinh Cụ thể, thời gian gần đây, dư luận không khỏi bàng hoàng khi xuất hiện nhiều vụ trẻ sơ sinh bị bỏ rơi,những đứa trẻ này vừa mới sinh ra và bị bỏ lại trước những nhà dân, lề đường, hố ga, nghĩa địa hay thậm chí là bãi rác, một số trường hợp trẻ sơ sinh còn cả dây rốn. Theo đó, Tại Điều 21 Nghị định 130/2021/NĐ-CP quy định về vi phạm chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em như sau: Phạt tiền từ 10-15 triệu đồng đối với một trong các hành vi sau: - Cha, mẹ, người chăm sóc trẻ em thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ, trách nhiệm của mình trong việc chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em trừ trường hợp bị buộc phải tạm thời cách ly trẻ em hoặc trẻ em được chăm sóc thay thế theo quy định của pháp luật. - Cha mẹ, người chăm sóc trẻ em không quan tâm chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em, không thực hiện nghĩa vụ, trách nhiệm của mình trong việc chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em hoặc bỏ mặc trẻ em tự sinh sống, cắt đứt quan hệ tình cảm và vật chất với trẻ em hoặc ép buộc trẻ em không sống cùng gia đình, trừ trường hợp bị buộc phải tạm thời cách ly trẻ em hoặc trẻ em được chăm sóc thay thế theo quy định của pháp luật. Ngoài ra, còn áp dụng hình thức phạt bổ sung là phạt tiền từ 20-25 triệu đồng đối với cha, mẹ, người chăm sóc trẻ em có hành vi cố ý bỏ rơi trẻ em. Truy cứu trách nhiệm hình sự Không dừng lại ở việc xử phạt vi phạm hành chính, cụ thể tại khoản 2 Điều 124 Bộ luật Hình sự 2015 có quy định như sau: Người mẹ nào do ảnh hưởng nặng nề của tư tưởng lạc hậu hoặc trong hoàn cảnh khách quan đặc biệt mà vứt bỏ con do mình đẻ ra trong 07 ngày tuổi dẫn đến hậu quả đứa trẻ chết, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc bị phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm. Đối với trường hợp trẻ đã qua 7 ngày tuổi; người mẹ không bị ảnh hưởng nặng nề từ tư tưởng lạc hậu hoặc trong hoàn cảnh khách quan đặc biệt, những đứa trẻ chết do có hành vi vứt bỏ con của người mẹ, thì tùy vào tính chất, mức độ người mẹ có thể bị truy tố về Tội giết người theo Điều 123 BLHS 2015 có khung hình phạt cao nhất là tù chung thân hoặc tử hình.
Sử dụng con để uy hiếp vợ người cha có thể bị phạt tù
Quan hệ trong hôn nhân và gia đình là những quan hệ về nhân thân và tài sản phát sinh giữa vợ chồng, cha mẹ và con, được pháp luật bảo vệ và được điều chỉnh bởi Luật hôn nhân và gia đình. Vậy khi mối quan hệ vợ chồng xảy ra mâu thuẫn, dẫn đến ly hôn. Để níu kéo vợ mà người chồng đã sử dụng con cái để uy hiếp vợ quay lại thì trong trường hợp này hành vi của người chồng có hợp pháp không? nếu vi phạm có thể bị pháp luật xử lý như thế nào? Cụ thể mời các bạn tham khảo tình huống thực tế sau: Vì chồng thường xuyên nhậu xỉn và bạo hành vợ con. Nên chị T đã gửi đơn ra tòa để yêu cầu ly hôn. Nhưng, người chồng không đồng ý, vì muốn vợ quay lại hàn gắn quan hệ vợ chồng, nên đã sử dụng con trai bắt uống rượu, sau đó quay clip gửi cho vợ buộc chị T phải nghe lời và quay lại chung sống. Đoạn clip được chị T cung cấp cho người thân để đăng tải lên mạng. Được biết, sau khi đăng tải đoạn clip trên người cha để lại đứa con cho bà nội chăm sóc và bỏ trốn. Theo đó, xét hành vi của người cha theo đoan clip trên cho thấy hành vi này của người cha đã vi phạm ít nhất 2 trong 4 nhóm quyền cơ bản của trẻ em, bao gồm sống còn, bảo vệ, phát triển và tham gia, vì vậy: * Xét về xử phạt hành chính: Căn cứ Khoản 9 Điều 6 Luật trẻ em 2016 quy định nghiêm cấm hành vi cho trẻ sử dụng rượu bia, thuốc lá, chất gây nghiện ,… Do đó, mức phạt đối hành với hành vi này: Căn cứ Khoản 2 Điều 25 Nghị định 144/2013/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính về bảo trợ, cứu trợ xã hội và bảo vệ, chăm sóc trẻ em quy định về hành vi dụ dỗ, lôi kéo trẻ em, cho trẻ em sử dụng rượu bia, thuốc lá, chất kích thích khác có hại cho sức khỏe và sự phát triển của trẻ em sẽ bị xử phạt 5-10 triệu đồng, cụ thể: “2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây: a) Dụ dỗ, lôi kéo trẻ em đánh bạc, sử dụng rượu, bia, thuốc lá, chất kích thích khác có hại cho sức khỏe và sự phát triển của trẻ em; b) Bán cho trẻ em, cho trẻ em sử dụng rượu, bia, chất kích thích khác có hại cho sức khỏe và sự phát triển của trẻ em.” * Xét về hình sự: Hành vi của người cha ở trên còn có thể bị xem xét trách nhiệm hình sự về Tội hành hạ người khác, cụ thể: Căn cứ Điều 140 Bộ luật Hình sự 2015 quy định người nào đối xử tàn ác hoặc làm nhục người lệ thuộc mình có thể bị phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm, hoặc phạt tù từ 3 tháng đến 2 năm. Hành vi này có thể bị phạt tù từ 1 đến 3 năm nếu phạm tội với người dưới 16 tuổi. “Điều 140. Tội hành hạ người khác 1. Người nào đối xử tàn ác hoặc làm nhục người lệ thuộc mình nếu không thuộc các trường hợp quy định tại Điều 185 của Bộ luật này, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 03 năm: a) Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ; b) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân 11% trở lên” Do đó, hành vi của người cha trong trường hợp này có thể bị phạt tù đến 3 năm với hành vi làm nhục người khác theo quy định nêu trên. Bài viết liên quan: >>> Hành vi bạo lực gia đình là căn cứ để đơn phương ly hôn ? >>> Những cơ quan có nghĩa vụ bảo vệ quyền trẻ em >>> Toàn bộ thủ tục thuận tình ly hôn và đơn phương ly hôn
chau A 13 Ttuổi thường xuyên bị cha ruột Ông H đánh đập khi say xỉn, đỉnh điểm ngày 1/6/2017, ông H say rượu đánh cháu A ngất xỉu đưa vào viện. hỏi trong trường hợp này có thể áp dụng biện pháp bảo vệ trẻ em cấp độ can thiệp không? vì sao?. nếu có hãy nêu các biện pháp trẻ em cấp độ can thiệp cần thiết có thể được áp dụng trong tình huống này?
Từ 01/06/2017: kinh doanh game online phải có công cụ khống chế trẻ nghiện game
Đây là một trong những quy định mới nổi bật nhằm bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng được đề cập tại Dự thảo Nghị định quy định chi tiết hướng dẫn thi hành Luật trẻ em, dự kiến có hiệu lực từ ngày 01/06/2017, thay thế Nghị định 71/2011/NĐ-CP. Gia đình, Nhà nước và Xã hội có trách nhiệm bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng. Cụ thể: 1. Cơ quan, tổ chức, DN trước khi đăng thông tin bí mật đời sống riêng tư của trẻ lên mạng phải hỏi ý kiến cha mẹ, người chăm sóc trẻ. Nếu trẻ từ đủ 07 tuổi trở lên phải có sự đồng ý của trẻ. Khi đã đăng thông tin lên mạng phải có biện pháp xử lý, bảo vệ thông tin của trẻ. 2. Cha mẹ, người chăm sóc trẻ và trẻ từ đủ 07 tuổi trở lên có quyền yêu cầu cơ quan, tổ chức có liên quan xóa bỏ thông tin bí mật đời sống riêng tư để bảo đảm sự an toàn, lợi ích tốt nhất cho trẻ. 3. Cha, mẹ, giáo viên, người chăm sóc trẻ em phải giáo dục kiến thức, hướng dẫn kỹ năng an toàn cho trẻ em khi tham gia môi trường mạng; Trẻ em có bổn phận tìm hiểu, học kiến thức, rèn luyện kỹ năng tự bảo vệ mình khi tham gia môi trường mạng. 4. Nhà nước phải phổ biến kỹ năng cho gia đình, nhà trường, trẻ em và xã hội về lợi ích cũng như tác động tiêu cực của môi trường mạng đối với trẻ và phòng ngừa, ngăn chặn hành vi xâm hại trẻ trên môi trường mạng. 5. DN kinh doanh, cung cấp dịch vụ trên môi trường mạng phải cảnh báo, gỡ bỏ thông tin gây hại cho trẻ và các thông tin, dịch vụ giả mạo, xuyên tạc xâm hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của trẻ. 6. DN kinh doanh trò chơi trực tuyến phải có công cụ khống chế thời gian, bảo vệ trẻ khỏi tình trạng lạm dụng, nghiện trò chơi trực tuyến. 7. DN cung cấp dịch vụ trên môi trường mạng phải sử dụng công nghệ xác định độ tuổi hạn chế trẻ truy cập những nội dung, thông tin không phù hợp với độ tuổi của trẻ. Lưu ý: Thông tin bí mật đời sống riêng tư của trẻ là: - Tên. - Tuổi. - Đặc điểm nhận dạng cá nhân. - Thông tin về sức khỏe, hình cảnh cá nhân. - Thông tin về các thành viên trong gia đình, người chăm sóc trẻ em - Tài sản cá nhân - Số điện thoại - Địa chỉ email - Thông tin về nơi ở, quê quán, địa chỉ - Thông tin về trường lớp, kết quả học tập và mới quan hệ bạn bè. Mời các bạn xem chi tiết tại Dự thảo Nghị định quy định chi tiết hướng dẫn thi hành Luật trẻ em tại file đính kèm. Có 1 điều mình thắc mắc rằng: Trẻ em thì thường hay đi lạc, mà lạc thì người nhà phải kiếm, trong khi kiếm thì phải đăng báo rồi đăng thông tin cá nhân lên mạng để nhờ người khác kiếm giúp. Vậy thì trường hợp này có vi phạm quy định nêu trên không?
Ở Việt Nam, bà mẹ nào hay đăng ảnh con lên Facebook có thể phải ra tòa
Luật Trẻ em 2016 được Quốc hội khóa XIII, kỳ họp thứ 11 thông qua, có hiệu lực từ ngày 1/6/2017. Luật gồm 7 chương với 106 điều, có một số điểm mới nổi bật như sau: Trẻ em có quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân và bí mật gia đình vì lợi ích tốt nhất của trẻ em. Liên quan đến trách nhiệm bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng, Luật quy định: + Cơ quan, tổ chức liên quan có trách nhiệm tuyên truyền, giáo dục và bảo vệ trẻ em khi tham gia môi trường mạng dưới mọi hình thức. Cha, mẹ, giáo viên và người chăm sóc trẻ em có trách nhiệm giáo dục kiến thức, hướng dẫn kỹ năng để trẻ em biết tự bảo vệ mình khi tham gia môi trường mạng. + Cơ quan, tổ chức, cá nhân quản lý, cung cấp sản phẩm, dịch vụ thông tin, truyền thông và tổ chức các hoạt động trên môi trường mạng phải thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn và bí mật đời sống riêng tư cho trẻ em theo quy định của pháp luật. Thực tế, hiện nay, nhiều bậc phụ huynh vẫn thường xuyên đăng ảnh con mình lên mạng xã hội Facebook với nhiều mục đích khác nhau mà không cần hỏi hay để ý xem các con có đồng tình với việc làm này hay không. Có ý kiến cho rằng, hành vi đăng ảnh con lên Facebook của cha mẹ sẽ là vi phạm pháp luật nếu áp dụng Luật Trẻ em 2016 khi Luật cho hiệu lực vào ngày 1/6/2017. Tuy nhiên, không phải tất cả mọi hành vi đưa hình ảnh con em mình lên các trang thông tin cá nhân, trang mạng xã hội đều là vi phạm pháp luật. Trong Luật lần này, đã có cơ chế để trẻ em có thể bày tỏ ý kiến, nguyện vọng, gửi thông tin mà các em cho rằng bất lợi đối với các em. Có 2 biện pháp: - Thứ nhất, các em có thể cung cấp các thông tin về các hành vi gây bất lợi cho mình, kể cả là của bố mẹ đến một tổ chức mà Luật quy định, đó là Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh. - Thứ hai là các em có thể gọi điện đến Tổng đài quốc gia về trẻ em 18001567. Đây là điện thoại tư vấn, hỗ trợ cho trẻ em do Cục Bảo vệ, chăm sóc trẻ em thuộc Bộ Lao động Thương binh và xã hội đang vận hành. Thực tế, việc phụ huynh đăng hình ảnh con lên Facebook đã được nhiều nước đưa vào Luật. Chẳng hạn như ở Pháp. Các bậc phụ huynh ở Pháp có thể sẽ phải đối mặt với một khoản tiền phạt lên tới 35.000 bảng Anh và thậm chí là một năm tù giam chỉ vì đã đăng tải hình ảnh của con cái mình lên mạng xã hội. Giới luật sư và cảnh sát ở Pháp đang lên tiếng cảnh báo các bậc cha mẹ về việc những đứa con khi trưởng thành hoàn toàn có thể đâm đơn kiện họ ra pháp luật, với lý do là cha mẹ đã làm lộ tính bảo mật và sự riêng tư của chúng khi đăng những bức ảnh chúng khi còn nhỏ lên Facebook hoặc bất kỳ nơi nào khác trên mạng Internet. Ngoài các nguy cơ bị xâm hại bởi các loại tội phạm tình dục, sự bối rối, xấu hổ về những bức ảnh có thể gây ra cho trẻ sau này cũng chính là một lý do chính đáng để cho chúng đưa cha mẹ ra tòa... Mọi người cũng có thể tham khảo thêm bài: 8 điểm thú vị về Luật trẻ em 2016 để hiểu thêm những điểm mới của luật này.
8 điểm thú vị về Luật trẻ em 2016
1. Có hiệu lực từ ngày Quốc tế thiếu nhi (01/6/2017) 2. Xây dựng chính sách pháp luật trẻ em phải hỏi ý kiến của trẻ Khi xây dựng chính sách, pháp luật tác động đến trẻ em, phải xem xét ý kiến của trẻ và của cơ quan, tổ chức liên quan, đảm bảo lồng ghép các mục tiêu, chỉ tiêu về trẻ trong quy họach, kế họach phát triển kinh tế xã hội quốc gia, ngành và địa phương. 3. Cấm tiết lộ bí mật cá nhân của trẻ Nghiêm cấm công bố, tiết lộ thông tin về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân của trẻ mà không được sự đồng ý của trẻ từ đủ 07 tuổi trở lên và của cha, mẹ, người giám hộ của trẻ. 4. Nhà trường phải tạo điều kiện để trẻ được bày tỏ ý kiến về chất lượng dạy học Nhà trường và các cơ sở giáo dục khác có trách nhiệm tạo điều kiện để trẻ được kiến nghị, bày tỏ ý kiến, nguyện vọng về chất lượng dạy và học, quyền lợi ích chính đáng của trẻ trong môi trường giáo dục và những vấn đề trẻ quan tâm. 5. Phải thông báo kết quả giải quyết đến trẻ sau khi tiếp nhận ý kiến của trẻ Nhà trường và các cơ sở giáo dục khác sau khi tiếp nhận ý kiến, kiến nghị, nguyện vọng của trẻ em, giải quyết theo phạm vi trách nhiệm được giao hoặc chuyển đến cơ quan, tổ chức có thẩm quyền để xem xét, giải quyết và phải thông báo kết quả giải quyết đến trẻ em. 6. Tuyệt đối không trù dập, kỳ thị khi trẻ bày tỏ ý kiến, nguyện vọng của mình Khuyến khích sự tham gia của trẻ em; không trù dập, kỳ thị khi trẻ em bày tỏ ý kiến, nguyện vọng. 7. Nghiêm cấm phân biệt đối xử trẻ em vì đặc điểm cá nhân hoặc vì hoàn cảnh gia đình Pháp luật nghiêm cấm các hành vi kỳ thị, phân biệt đối xử đối với trẻ em vì đặc điểm cá nhân, hoàn cảnh gia đình, giới tính, dân tộc, quốc tịch, tín ngưỡng, tôn giáo của trẻ. 8. Vi phạm Luật trẻ em có thể bị xử lý hình sự Cơ quan, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm quy định của Luật trẻ em 2016 thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định pháp luật.