Luật sư có được đồng thời làm giảng viên không?
Luật sư, giảng viên Luật đều là những người có nhiều kỹ năng, kiến thức uyên bác về pháp luật. Vậy thì luật sư có được đồng thời làm giảng viên tại các trường đại học không? Luật sư có được đồng thời làm giảng viên không? Theo điểm a khoản 4 Điều 17 Luật Luật sư 2006 được sửa đổi bởi khoản 8 Điều 1 Luật Luật sư sửa đổi 2012 quy định người đang là cán bộ, công chức, viên chức; sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan, công nhân trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân thì không được cấp Chứng chỉ hành nghề luật sư. Đồng thời, điểm a khoản 1 Điều 18 Luật Luật sư 2006 được sửa đổi bởi khoản 9 Điều 1 Luật Luật sư sửa đổi 2012 quy định người đã được cấp Chứng chỉ hành nghề luật sư mà được tuyển dụng, bổ nhiệm làm cán bộ, công chức, viên chức; sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan, công nhân trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân thì bị thu hồi Chứng chỉ hành nghề luật sư. Như vậy, luật sư sẽ không được đồng thời làm giảng viên (đối với trường hợp là viên chức) vì sẽ bị thu hồi Chứng chỉ hành nghề luật sư. Nếu đang là giảng viên thì sẽ không được cấp chứng chỉ hành nghề luật sư. Luật sư không được có những hành vi nào? Theo khoản 1 Điều 9 Luật Luật sư 2006 được sửa đổi bởi khoản 3 Điều 1 Luật Luật sư sửa đổi 2012 quy định Nghiêm cấm luật sư thực hiện các hành vi sau đây: - Cung cấp dịch vụ pháp lý cho khách hàng có quyền lợi đối lập nhau trong cùng vụ án hình sự, vụ án dân sự, vụ án hành chính, việc dân sự, các việc khác theo quy định của pháp luật (sau đây gọi chung là vụ, việc); - Cố ý cung cấp hoặc hướng dẫn khách hàng cung cấp tài liệu, vật chứng giả, sai sự thật; xúi giục người bị tạm giữ, bị can, bị cáo, đương sự khai sai sự thật hoặc xúi giục khách hàng khiếu nại, tố cáo, khiếu kiện trái pháp luật; - Tiết lộ thông tin về vụ, việc, về khách hàng mà mình biết được trong khi hành nghề, trừ trường hợp được khách hàng đồng ý bằng văn bản hoặc pháp luật có quy định khác; - Sách nhiễu, lừa dối khách hàng; - Nhận, đòi hỏi thêm bất kỳ một khoản tiền, lợi ích nào khác từ khách hàng ngoài khoản thù lao và chi phí đã thỏa thuận với khách hàng trong hợp đồng dịch vụ pháp lý; - Móc nối, quan hệ với người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng, cán bộ, công chức, viên chức khác để làm trái quy định của pháp luật trong việc giải quyết vụ, việc; - Lợi dụng việc hành nghề luật sư, danh nghĩa luật sư để gây ảnh hưởng xấu đến an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, xâm phạm lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng, quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân; - Nhận, đòi hỏi bất kỳ một khoản tiền, lợi ích khác khi thực hiện trợ giúp pháp lý cho các khách hàng thuộc đối tượng được hưởng trợ giúp pháp lý theo quy định của pháp luật; từ chối vụ, việc đã đảm nhận theo yêu cầu của tổ chức trợ giúp pháp lý, của các cơ quan tiến hành tố tụng, trừ trường hợp bất khả kháng hoặc theo quy định của pháp luật; - Có lời lẽ, hành vi xúc phạm cá nhân, cơ quan, tổ chức trong quá trình tham gia tố tụng; - Tự mình hoặc giúp khách hàng thực hiện những hành vi trái pháp luật nhằm trì hoãn, kéo dài thời gian hoặc gây khó khăn, cản trở hoạt động của cơ quan tiến hành tố tụng và các cơ quan nhà nước khác. Như vậy, luật sư sẽ không được có những hành vi quy định trên. Ngày truyền thống của Luật sư Việt Nam là ngày mấy? Theo Điều 1 Quyết định 149/QĐ-TTg năm 2013 về Ngày truyền thống của luật sư Việt Nam do Thủ tướng Chính phủ ban hành quy định: Lấy ngày 10 tháng 10 hàng năm là “Ngày truyền thống của luật sư Việt Nam”. Như vậy, pháp luật quy định lấy Ngày truyền thống của Luật sư Việt Nam là ngày 10 tháng 10. Đối với năm 2024, Ngày truyền thống của luật sư Việt Nam 10 tháng 10 rơi vào thứ 5, tức mùng 8 tháng 9 âm lịch.
Luật sư có được bào chữa cho người thân không?
Luật sư có người thân vướng vào vòng lao lý thì có được đứng ra làm người bào chữa cho người thân không? Luật sư có những quyền và nghĩa vụ gì khi là người bào chữa của bị cáo? Luật sư có được bào chữa cho người thân không? Theo Điều 72 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 quy định về người bào chữa thì: Người bào chữa là người được người bị buộc tội nhờ bào chữa hoặc cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng chỉ định và được cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng tiếp nhận việc đăng ký bào chữa. - Người bào chữa có thể là: Luật sư; người đại diện của người bị buộc tội; bào chữa viên nhân dân; trợ giúp viên pháp lý trong trường hợp người bị buộc tội thuộc đối tượng được trợ giúp pháp lý. - Những người sau đây không được bào chữa: + Người đã tiến hành tố tụng vụ án đó; người thân thích của người đã hoặc đang tiến hành tố tụng vụ án đó; + Người tham gia vụ án đó với tư cách là người làm chứng, người giám định, người định giá tài sản, người phiên dịch, người dịch thuật; + Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, người bị kết án mà chưa được xoá án tích, người đang bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc. + Một người bào chữa có thể bào chữa cho nhiều người bị buộc tội trong cùng vụ án nếu quyền và lợi ích của họ không đối lập nhau. Như vậy, luật sư hoàn toàn được bào chữa cho người thân nếu được họ nhờ bào chữa hoặc cơ quan có thẩm quyền chỉ định và được cơ quan, người có thẩm quyền tiếp nhận đăng ký bào chữa. Đồng thời cũng lưu ý là luật sư phải không thuộc những người không được bào chữa theo quy định trên. Luật sư của có được tiết lộ thông tin của người mình nhận bào chữa không? Theo khoản 2 Điều 73 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 quy định về nghĩa vụ của người bào chữa như sau: - Sử dụng mọi biện pháp do pháp luật quy định để làm sáng tỏ những tình tiết xác định người bị buộc tội vô tội, những tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của bị can, bị cáo; - Giúp người bị buộc tội về mặt pháp lý nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ; - Không được từ chối bào chữa cho người bị buộc tội mà mình đã đảm nhận bào chữa nếu không vì lý do bất khả kháng hoặc không phải do trở ngại khách quan; - Tôn trọng sự thật; không được mua chuộc, cưỡng ép hoặc xúi giục người khác khai báo gian dối, cung cấp tài liệu sai sự thật; - Có mặt theo giấy triệu tập của Tòa án; trường hợp chỉ định người bào chữa theo quy định thì phải có mặt theo yêu cầu của Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát; - Không được tiết lộ bí mật điều tra mà mình biết khi thực hiện bào chữa; không được sử dụng tài liệu đã ghi chép, sao chụp trong hồ sơ vụ án vào mục đích xâm phạm lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân; - Không được tiết lộ thông tin về vụ án, về người bị buộc tội mà mình biết khi bào chữa, trừ trường hợp người này đồng ý bằng văn bản và không được sử dụng thông tin đó vào mục đích xâm phạm lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân. Như vậy, luật sư chỉ được tiết lộ thông tin của người mình nhận bào chữa khi được họ đồng ý bằng văn bản và không được dùng thông tin này để xâm phạm lợi ích Nhà nước, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của bất kỳ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào. Trường hợp nào luật sư có quyền kháng cáo bản án, quyết định của Toà? Theo khoản 1 Điều 73 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 quy định người bào chữa có quyền: - Gặp, hỏi người bị buộc tội; - Có mặt khi lấy lời khai của người bị bắt, bị tạm giữ, khi hỏi cung bị can và nếu người có thẩm quyền tiến hành lấy lời khai, hỏi cung đồng ý thì được hỏi người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can. Sau mỗi lần lấy lời khai, hỏi cung của người có thẩm quyền kết thúc thì người bào chữa có thể hỏi người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can; - Có mặt trong hoạt động đối chất, nhận dạng, nhận biết giọng nói và hoạt động điều tra khác theo quy định; - Được cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng báo trước về thời gian, địa điểm lấy lời khai, hỏi cung và thời gian, địa điểm tiến hành hoạt động điều tra khác; - Xem biên bản về hoạt động tố tụng có sự tham gia của mình, quyết định tố tụng liên quan đến người mà mình bào chữa; - Đề nghị thay đổi người có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người giám định, người định giá tài sản, người phiên dịch, người dịch thuật; đề nghị thay đổi, hủy bỏ biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế; - Đề nghị tiến hành hoạt động tố tụng theo quy định; đề nghị triệu tập người làm chứng, người tham gia tố tụng khác, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng; - Thu thập, đưa ra chứng cứ, tài liệu, đồ vật, yêu cầu; - Kiểm tra, đánh giá và trình bày ý kiến về chứng cứ, tài liệu, đồ vật liên quan và yêu cầu người có thẩm quyền tiến hành tố tụng kiểm tra, đánh giá; - Đề nghị cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng thu thập chứng cứ, giám định bổ sung, giám định lại, định giá lại tài sản; - Đọc, ghi chép và sao chụp những tài liệu trong hồ sơ vụ án liên quan đến việc bào chữa từ khi kết thúc điều tra; - Tham gia hỏi, tranh luận tại phiên tòa; - Khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng; - Kháng cáo bản án, quyết định của Tòa án nếu bị cáo là người dưới 18 tuổi, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất theo quy định. Như vậy, luật sư chỉ có quyền kháng cáo bản án, quyết định của Toà trong trường hợp bị cáo dưới 18 tuổi hoặc có nhược điểm về tâm thần/thể chất.
3 luật sư từng bào chữa vụ Tịnh thất Bồng Lai bị xóa tên khỏi danh sách luật sư TPHCM
Ông Đào Kim Lân (SN 1967), ông Đặng Đình Mạnh (56 tuổi) và Nguyễn Văn Miếng (58 tuổi, cùng ngụ TP.HCM) là 3 luật sư từng tham gia bào chữa vụ Tịnh thất Bồng Lai đã bị xoá tên khỏi danh sách luật sư TPHCM vì nợ phí thành viên. 3 luật sư từng bào chữa vụ Tịnh thất Bồng Lai bị xóa tên khỏi danh sách luật sư TPHCM Ngày 17/7/2024, Đoàn Luật sư Thành phố Hồ Chí Minh đã ký Quyết định 07/2024/QĐ-ĐLS về việc xoá tên khỏi danh sách luật sư của Đoàn Luật sư Thành phố Hồ Chí Minh vì đã nợ phí thành viên liên tục nhiều năm đối với: Luật sư Đào Kim Lân (sinh năm 1967, CCHNLS số 1875, Thẻ luật sư số 2844). Trước đó, ngày 05/4/2024 Đoàn Luật sư Thành phố Hồ Chí Minh cũng đã ký Quyết định 02/2024/QĐ-ĐLS về việc xoá tên khỏi danh sách luật sư của Đoàn Luật sư Thành phố Hồ Chí Minh đối với 2 luật sư vì đã nợ phí thành viên liên tục nhiều năm. Hai luật sư bị xóa tên gồm: Luật sư Đặng Đình Mạnh (sinh năm 1968, CCHNLS số 0464, Thẻ luật sư số 2966) và luật sư Nguyễn Văn Miếng (sinh năm 1966, CCHNLS số 4678, Thẻ luật sư số 2975). Theo đó, 3 luật sư trên đều đã từng tham gia bào chữa vụ án "lợi dụng các quyền tự do, dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân" xảy ra ở ấp Lập Thành, xã Hòa Khánh Tây, huyện Đức Hòa, Long An, hay còn gọi là vụ án tịnh thất Bồng Lai. Xem đầy đủ 02 Quyết định xóa tên: - Quyết định 07/2024/QĐ-ĐLS ngày 17/7/2024: https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/8/13/07-2024-Q%C4%90-%C4%90LS.docx - Quyết định 02/2024/QĐ-ĐLS ngày 05/4/2024: https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/8/13/02-2024-Q%C4%90-%C4%90LS.docx Khi nào Luật sư sẽ bị xoá tên khỏi danh sách luật sư? Theo khoản 3, khoản 4 Điều 42 Quyết định 856/QĐ-TTg năm 2022 quy định luật sư sẽ bị xoá tên khỏi danh sách luật sư của Đoàn Luật sư khi: 1) Đương nhiên bị xoá tên: Luật sư thuộc một trong các trường hợp sau thì đương nhiên bị Ban Chủ nhiệm Đoàn Luật sư xử lý kỷ luật bằng hình thức xóa tên khỏi danh sách luật sư của Đoàn Luật sư mà không phải theo thủ tục xử lý kỷ luật luật sư: - Bị thu hồi Chứng chỉ hành nghề luật sư trong các trường hợp quy định tại các điểm h và i khoản 1 Điều 18 của Luật Luật sư 2006 (được sửa đổi bởi Khoản 9 Điều 1 Luật Luật sư sửa đổi 2012). Cụ thể: + Bị xử phạt hành chính bằng hình thức tước quyền sử dụng Chứng chỉ hành nghề luật sư có thời hạn; bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc; + Bị kết án mà bản án đã có hiệu lực pháp luật; - 18 tháng không đóng phí thành viên Liên đoàn Luật sư Việt Nam hoặc phí thành viên Đoàn Luật sư. 2) Xoá tên theo thủ tục: Luật sư thuộc một trong các trường hợp sau thì bị Đoàn Luật sư xem xét xử lý kỷ luật bằng hình thức xóa tên khỏi danh sách luật sư của Đoàn Luật sư theo thủ tục quy định tại khoản 5 Điều 42 Quyết định 856/QĐ-TTg năm 2022: - Vi phạm nghiêm trọng Điều lệ Liên đoàn Luật sư Việt Nam, Nội quy Đoàn Luật sư, Bộ Quy tắc Đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật sư Việt Nam; - Đã bị xử lý kỷ luật bằng hình thức tạm đình chỉ tư cách thành viên Đoàn Luật sư mà trong thời hạn 01 năm kể từ ngày chấp hành xong quyết định kỷ luật lại có hành vi vi phạm đến mức bị xem xét xử lý kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo trở lên. Như vậy, khi vi phạm các trường hợp trên thì luật sư sẽ bị xoá tên khỏi danh sách luật sư của Đoàn Luật sư. Trong đó, không đóng phí thành viên Liên đoàn Luật sư Việt Nam hoặc phí thành viên Đoàn Luật sư 18 tháng thì sẽ đương nhiên bị xoá tên. Đã bị xoá tên khỏi danh sách Đoàn Luật sư thì có gia nhập lại được không? Theo khoản 2 Điều 30 Quyết định 856/QĐ-TTg năm 2022 quy định về gia nhập Đoàn Luật sư thì Ban Chủ nhiệm Đoàn Luật sư từ chối việc gia nhập Đoàn Luật sư trong các trường hợp sau: - Người nộp hồ sơ gia nhập Đoàn Luật sư thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 17 Luật Luật sư 2006; - Người nộp hồ sơ gia nhập Đoàn Luật sư đã bị thi hành kỷ luật bằng hình thức xoá tên khỏi danh sách luật sư của bất kỳ Đoàn Luật sư nào mà chưa hết thời hạn 03 năm kể từ ngày quyết định thi hành kỷ luật có hiệu lực. Như vậy, trong 3 năm kể từ ngày quyết định xoá tên có hiệu lực thì luật sư không được gia nhập lại Đoàn luật sư vì sẽ bị Ban Chủ nhiệm Đoàn Luật sư từ chối.
Một công ty Luật cử hai Luật sư của công ty mình bào chữa cho hai bên đối lập có được không?
Trường hợp một Công ty Luật cử 2 luật sư, một luật sư bào chữa cho bị cáo, một luật sư bảo vệ cho bị hại. Vậy có đúng quy định tố tụng không? Bản án có vi phạm tố tụng không? Bài viết này cung cấp quy định liên quan cho vấn đề trên. Một Công ty Luật cử 2 luật sư bào chữa cho hai bên đối lập có đúng quy định tố tụng không? Căn cứ Điều 72 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 về người bào chữa - Người bào chữa là người được người bị buộc tội nhờ bào chữa hoặc cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng chỉ định và được cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng tiếp nhận việc đăng ký bào chữa. - Người bào chữa có thể là: + Luật sư; + Người đại diện của người bị buộc tội; + Bào chữa viên nhân dân; + Trợ giúp viên pháp lý trong trường hợp người bị buộc tội thuộc đối tượng được trợ giúp pháp lý. - Bào chữa viên nhân dân là công dân Việt Nam từ 18 tuổi trở lên, trung thành với Tổ quốc, có phẩm chất đạo đức tốt, có kiến thức pháp lý, đủ sức khỏe bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ được giao, được Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam hoặc tổ chức thành viên của Mặt trận cử tham gia bào chữa cho người bị buộc tội là thành viên của tổ chức mình. - Những người sau đây không được bào chữa: + Người đã tiến hành tố tụng vụ án đó; người thân thích của người đã hoặc đang tiến hành tố tụng vụ án đó; + Người tham gia vụ án đó với tư cách là người làm chứng, người giám định, người định giá tài sản, người phiên dịch, người dịch thuật; + Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, người bị kết án mà chưa được xoá án tích, người đang bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc. + Một người bào chữa có thể bào chữa cho nhiều người bị buộc tội trong cùng vụ án nếu quyền và lợi ích của họ không đối lập nhau. Nhiều người bào chữa có thể bào chữa cho một người bị buộc tội. Như vậy, trường hợp một Công ty Luật cử 2 luật sư bào chữa cho hai bên đối lập không thấy có vi phạm trong tố tụng, cũng không thấy có căn cứ để tuyên bố Bản án vi phạm tố tụng. Một công ty Luật cử hai Luật sư của công ty mình bào chữa cho hai bên đối lập có rủi ro gì không? Căn cứ Quy tắc 15 của Bộ Quy tắc Đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật sư Việt Nam ban hành kèm Quyết định 201/QĐ-HĐLSTQ năm 2019 về Bộ Quy tắc Đạo đức và Ứng xử nghề nghiệp luật sư Việt Nam do Hội đồng Luật sư toàn quốc ban hành về Xung đột về lợi ích, theo đó tại mục 15.2, 15.3 có nội dung sau: - Trong quá trình thực hiện vụ việc, luật sư cần chủ động tránh để xảy ra xung đột về lợi ích. Nếu phát hiện có xung đột về lợi ích xảy ra ngoài ý muốn của luật sư thì luật sư cần chủ động thông báo ngay với khách hàng để giải quyết. - Luật sư phải từ chối tiếp nhận vụ việc hoặc từ chối tiếp tục thực hiện vụ việc trong các trường hợp sau đây: + Vụ việc trong đó các khách hàng có quyền lợi đối lập nhau; (…) + Trường hợp luật sư không được nhận hoặc thực hiện vụ việc cho khách hàng quy định tại Quy tắc 15.3 này, luật sư khác đang làm việc trong cùng tổ chức hành nghề luật sư cũng không được nhận hoặc thực hiện vụ việc, trừ trường hợp tại Quy tắc 15.3.4 và 15.3.6. Như vậy, cùng công ty luật cử hai luật sư khác nhau, một luật sư bào chữa cho bị cáo, một luật sư bào chữa cho bị hại thì vi phạm quy tắc Đạo đức và Ứng xử nghề nghiệp luật sư Việt Nam. Trường hợp Luật sư vi phạm quy tắc Đạo đức và Ứng xử nghề nghiệp luật sư Việt Nam thì có thể bị xử lý kỷ luật theo Điều 85 Luật luật sư 2006 sửa đổi bởi Luật Luật sư sửa đổi 2012.
Những trường hợp chấm dứt hoạt động của tổ chức hành nghề luật sư và thủ tục liên quan
Tổ chức hành nghề luật sư bao gồm Văn phòng luật sư và công ty luật Tổ chức hành nghề luật sư được tổ chức, hoạt động theo quy định của Luật Luật sư 2006 và quy định khác của pháp luật có liên quan. Khi thực hiện thủ tục chấm dứt hoạt động cũng phải thực hiện các thủ tục liên quan. Các trường hợp chấm dứt hoạt động của tổ chức hành nghề luật sư Căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 47 Luật Luật sư 2006 có nêu các trường hợp chấm dứt hoạt động của tổ chức hành nghề luật sư, bao gồm: - Tự chấm dứt hoạt động; - Bị thu hồi Giấy đăng ký hoạt động; - Trưởng văn phòng luật sư, Giám đốc công ty luật trách nhiệm hữu hạn một thành viên hoặc tất cả các thành viên của công ty luật hợp danh, thành viên của công ty luật trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên bị thu hồi Chứng chỉ hành nghề luật sư; - Công ty luật bị hợp nhất, bị sáp nhập; - Trưởng văn phòng luật sư, Giám đốc công ty luật trách nhiệm hữu hạn một thành viên chết. Thủ tục thực hiện khi chấm dứt hoạt động Tại khoản 2 Điều này có nêu: + Trường hợp chấm dứt hoạt động khi tự chấm dứt hoạt động và Công ty luật bị hợp nhất, bị sáp nhập: Chậm nhất là ba mươi ngày, trước thời điểm dự kiến chấm dứt hoạt động, tổ chức hành nghề luật sư phải thông báo bằng văn bản cho Sở Tư pháp, Đoàn luật sư ở địa phương nơi đăng ký hoạt động và nơi có trụ sở của chi nhánh. Trước thời điểm chấm dứt hoạt động, tổ chức hành nghề luật sư phải nộp đủ số thuế còn nợ; thanh toán xong các khoản nợ khác; làm xong thủ tục chấm dứt hợp đồng lao động đã ký với luật sư, nhân viên của tổ chức hành nghề luật sư; thực hiện xong các hợp đồng dịch vụ pháp lý đã ký với khách hàng. Trong trường hợp không thể thực hiện xong hợp đồng dịch vụ pháp lý đã ký với khách hàng thì phải thoả thuận với khách hàng về việc thực hiện hợp đồng dịch vụ pháp lý đó. + Trường hợp chấm dứt hoạt động khi bị thu hồi Giấy đăng ký hoạt động và trưởng văn phòng luật sư, Giám đốc công ty luật trách nhiệm hữu hạn một thành viên hoặc tất cả các thành viên của công ty luật hợp danh, thành viên của công ty luật trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên bị thu hồi Chứng chỉ hành nghề luật sư: Trong thời hạn bảy ngày làm việc, kể từ ngày thu hồi Giấy đăng ký hoạt động, Chứng chỉ hành nghề luật sư, Sở Tư pháp có trách nhiệm thông báo bằng văn bản với Đoàn luật sư, cơ quan thuế ở địa phương nơi đăng ký hoạt động và nơi có trụ sở của chi nhánh về việc thu hồi Giấy đăng ký hoạt động của tổ chức hành nghề luật sư, Chứng chỉ hành nghề luật sư. Trong thời hạn sáu mươi ngày, kể từ ngày bị thu hồi Giấy đăng ký hoạt động, Chứng chỉ hành nghề luật sư, tổ chức hành nghề luật sư phải nộp đủ số thuế còn nợ; thanh toán xong các khoản nợ khác; làm xong thủ tục chấm dứt hợp đồng lao động đã ký với luật sư, nhân viên của tổ chức hành nghề luật sư; đối với hợp đồng dịch vụ pháp lý đã ký với khách hàng nhưng chưa thực hiện xong thì phải thoả thuận với khách hàng về việc thực hiện hợp đồng dịch vụ pháp lý đó. + Trường hợp chấm dứt hoạt động khi Trưởng văn phòng luật sư, Giám đốc công ty luật trách nhiệm hữu hạn một thành viên chết: Trong thời hạn bảy ngày làm việc, kể từ ngày Trưởng văn phòng luật sư, Giám đốc công ty luật trách nhiệm hữu hạn một thành viên chết, Sở Tư pháp ra quyết định thu hồi Giấy đăng ký hoạt động. Trong thời hạn bảy ngày làm việc, kể từ ngày thu hồi Giấy đăng ký hoạt động, Sở Tư pháp có trách nhiệm thông báo bằng văn bản với Đoàn luật sư, cơ quan thuế ở địa phương nơi tổ chức hành nghề luật sư đăng ký hoạt động và nơi có trụ sở của chi nhánh về việc thu hồi Giấy đăng ký hoạt động. Việc giải quyết quyền, nghĩa vụ về tài sản được thực hiện theo quy định của pháp luật về dân sự. Như vậy, việc chấm dứt hoạt động của tổ chức hành nghề luật sư và thủ tục chấm dứt thực hiện theo từng trường hợp nêu trên.
Điều kiện để đăng ký lại tập sự hành nghề luật sư mới nhất năm 2024
Sau khoảng thời gian chấp hành xong quyết định kỷ luật tạm đình chỉ hay đã được xóa án tích. Không ít người có mong muốn được quay lại tập sự hành nghề luật sư. Vậy điều kiện để đăng ký lại tập sự hành nghề luật sư mới nhất năm 2024 là gì? Luật sư là một trong những nghề đòi hỏi sự chuyên nghiệp và trách nhiệm cao. Để trở thành luật sư chính thức, các ứng viên cần trải qua giai đoạn tập sự. Tuy nhiên, có một số trường hợp mà người tập sự hành nghề phải chấm dứt việc tập sự một thời gian và có mong muốn được tập sự trở lại. Điều kiện để được đăng ký lại tập sự hành nghề luật sư như sau: (1) Điều kiện để đăng ký lại tập sự hành nghề luật sư mới nhất năm 2024? Căn cứ theo khoản 3 Điều 11 Thông tư 10/2021/TT-BTP, người tập sự chấm dứt việc tập sự được xem xét đăng ký lại việc tập sự khi đủ điều kiện tập sự hành nghề luật sư theo quy định tại khoản 1 Điều 3 của Thông tư 10/2021/TT-BTP và thuộc một trong các trường hợp sau đây: + Các trường hợp quy định tại các điểm a, i, k và l khoản 2 Điều 11; các trường hợp quy định tại các điểm b, c, d và đ khoản 2 Điều 11 khi lý do chấm dứt tập sự không còn. + Đã được xóa án tích, trừ trường hợp bị kết án về tội phạm nghiêm trọng do cố ý, tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do cố ý. + Đã chấp hành xong biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính. + Sau thời hạn 01 năm, kể từ ngày quyết định kỷ luật bằng hình thức tạm đình chỉ việc tập sự hành nghề luật sư từ 03 - 06 tháng có hiệu lực hoặc sau thời hạn 03 năm, kể từ ngày quyết định kỷ luật bằng hình thức xóa tên khỏi danh sách người tập sự của Đoàn Luật sư có hiệu lực. Theo khoản 1 Điều 3 quy định về người đáp ứng các điều kiện sau đây thì được đăng ký tập sự hành nghề luật sư: + Công dân Việt Nam trung thành với Tổ quốc, tuân thủ Hiến pháp và pháp luật, có phẩm chất đạo đức tố. + Có Bằng cử nhân luật hoặc Bằng thạc sỹ luật. + Có Giấy chứng nhận tốt nghiệp đào tạo nghề luật sư tại Việt Nam hoặc Quyết định công nhận đào tạo nghề luật sư ở nước ngoài hoặc giấy tờ chứng minh được miễn đào tạo nghề luật sư nhưng thuộc trường hợp phải tập sự hành nghề luật sư theo quy định tại khoản 2 Điều 16 của Luật Luật sư. Như vậy, để được xem xét đăng ký lại việc tập sự phải đảm bảo thỏa mãn điều kiện theo Điều 3 về yêu cầu người tập sự hành nghề và thuộc một trong những người hợp tại khoản 3 Điều 11 Thông tư 10/2021/TT-BTP. (2) Người tập sự hành nghề luật sư được tạm dừng tập sư bao nhiêu lần? Tại khoản 1 Điều 11 Thông tư 10/2021/TT-BTP quy định về tạm dừng tập sự như sau: - Người tập sự có thể tạm ngừng việc tập sự hành nghề luật sư sau khi thỏa thuận bằng văn bản với tổ chức hành nghề luật sư nhận tập sự và phải báo cáo bằng văn bản cho Đoàn Luật sư nơi đăng ký tập sự. - Người tập sự được tạm ngừng tập sự tối đa 02 lần, mỗi lần không quá 03 tháng. Thời gian tập sự trước khi tạm ngừng được tính vào tổng thời gian tập sự hành nghề luật sư. Như vậy, người tập sự được tạm ngừng tập sự tối đa 02 lần, mỗi lần không quá 03 tháng. Người tập sự chấm dứt việc tập sự hành nghề luật sư khi thuộc trường hợp sau đây: Trong trường hợp tạm ngừng tập sự quá số lần quy định hoặc đã hết thời hạn tạm ngừng tập sự theo quy định tại khoản 1 Điều 11 mà không tiếp tục tập sự căn cứ theo quy định tại điểm i khoản 2 Điều 11 Thông tư 10/2021/TT-BTP. Tóm lại, để được xem xét đăng ký lại việc tập sự phải đảm bảo thỏa mãn điều kiện theo Điều 3 về yêu cầu người tập sự hành nghề và thuộc một trong những người hợp tại khoản 3 Điều 11 Thông tư 10/2021/TT-BTP. Bên cạnh đó, người tập sự được tạm ngừng tập sự tối đa 02 lần, mỗi lần không quá 03 tháng. Thời gian tập sự trước khi tạm ngừng được tính vào tổng thời gian tập sự hành nghề luật sư.
Kiểm sát viên, thẩm phán... muốn làm luật sư vẫn phải tập sự hành nghề
Đây là một trong những đề xuất về thời gian tập sự hành nghề Luật sư đang được Bộ Tư pháp lấy ý kiến đóng góp. Cụ thể như sau. https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/06/04/de-cuong-luat-luat-su.doc Dự thảo Luật Luật sư (1) Các đối tượng phải tập sự hành nghề luật sư theo quy định hiện hành Theo quy định tại Điều 16 Luật Luật sư 2006 được sửa đổi bởi Luật Luật sư sửa đổi 2012 hiện hành có quy định có những đối tượng sẽ được miễn, giảm thời gian tập sự hành nghề luật sư như sau: - Đã là thẩm phán, kiểm sát viên, điều tra viên cao cấp, điều tra viên trung cấp, giáo sư, phó giáo sư chuyên ngành luật, tiến sỹ luật, thẩm tra viên cao cấp ngành Tòa án, kiểm tra Viên cao cấp ngành Kiểm sát, chuyên viên cao cấp, nghiên cứu viên cao cấp, giảng viên cao cấp trong lĩnh vực pháp luật được miễn tập sự hành nghề luật sư. - Người đã là điều tra viên sơ cấp, thẩm tra viên chính ngành Tòa án, kiểm tra viên chính ngành Kiểm sát, chuyên viên chính, nghiên cứu viên chính, giảng viên chính trong lĩnh vực pháp luật được giảm hai phần ba thời gian tập sự hành nghề luật sư. - Người có thời gian công tác ở các ngạch chuyên viên, nghiên cứu viên, giảng viên trong lĩnh vực pháp luật, thẩm tra viên ngành Tòa án, kiểm tra viên ngành Kiểm sát từ mười năm trở lên thì được giảm một nửa thời gian tập sự hành nghề luật sư. Như vậy, theo quy định hiện hành thì những đối tượng như đã nêu trên sẽ được miễn, giảm thời gian tập sự hành nghề luật sư. (2) Quy định lại thời gian tập sự hành nghề luật sư là cần thiết Như đã có nêu trên, kiểm sát viên hay thẩm phán,... thuộc một trong những đối tượng được miễn, giảm thời gian tập sự hành nghề luật sư. Tại Dự thảo báo cáo đánh giá tác động của Luật Luật sư 2006 có nêu rõ điều kiện để được miễn đào tạo nghề luật sư, miễn, giảm thời gian tập sự hành nghề luật sư tại Điều 13 và 16 Luật Luật sư 2006 hiện còn đơn giản, chưa phù hợp với yêu cầu nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ pháp lý. Mặc dù các trường hợp này có kinh nghiệm, kiến thức về pháp luật, chuyên môn trong quá trình công tác nhưng kỹ năng hành nghề luật sư, trách nhiệm, đạo đức ứng xử nghề nghiệp luật sư có đặc thù riêng. https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/06/04/du-thao-bao-cao-dgtd-luat-luat-su.docx Dự thảo báo cáo đánh giá tác động của Luật Luật sư Theo đó, để bảo đảm nâng cao chất lượng luật sư, cũng như tăng cường trách nhiệm tự quản, vai trò quản lý của các Đoàn luật sư. Tại Dự thảo tờ trình, Bộ Tư pháp đã đề xuất việc miễn, giảm thời gian thời gian tập sự nêu trên cần phải được quy định chặt chẽ, theo hướng những người đang được miễn tập sự như đã nêu trên sẽ phải tham gia khóa đào tạo nghề ngắn hạn. https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/06/04/to-trinh-luat-luat-su.doc Dự thảo tờ trình (3) Kiểm sát viên, thẩm phán... muốn làm luật sư vẫn phải tập sự hành nghề Cụ thể, tại Điều 13 Dự thảo Luật Luật sư đã đề xuất 02 phương án về người được miễn, giảm đào tạo nghề luật sư như sau: Phương án 01: Rà soát để bổ sung một số đối tượng được giảm thời gian đào tạo nghề luật sư (chấp hành viên thanh tra viên trong lĩnh vực pháp luật, trợ giúp viên pháp lý). Phương án 02: Nâng cao điều kiện được miễn đào tạo nghề luật sư nhằm nâng cao chất lượng, tiêu chuẩn trở thành luật sư theo hướng, những người nguyên là thẩm phán, kiểm sát viên, điều tra viên… muốn trở thành luật sư phải có thời gian giữ chức danh nêu trên ít nhất 01 nhiệm kỳ (05 năm) và phải qua thời gian đào tạo nghề luật sư từ 03 đến 06 tháng. Theo đó, có thể thấy, nếu so với quy định hiện hành thì Dự thảo Luật Luật sư đã quy định cụ thể hơn về những trường hợp được miễn giảm thời gian tập sự hành nghề Luật sư.
Tập sự hành nghề luật sư ở công ty luật được không? Hồ sơ đăng ký tập sự bao gồm những gì?
Người tập sự hành nghề luật sư có bắt buộc phải tập sự ở văn phòng luật sư hay không? Tập sự hành nghề luật sư ở công ty luật được không? (1) Quy định về tập sự hành nghề luật sư Luật sư là một ngành nghề quan trọng trong xã hội, luật sư thường làm các công việc như cung cấp dịch vụ cho cá nhân, tổ chức bao gồm cả việc tham gia tố tụng để bào chữa cho bị can, bị cáo, đương sự trong phiên tòa xét xử; tư vấn pháp luật cho các cá nhân, tổ chức có nhu cầu. Việc tập sự hành nghề luật sư gần như là những bước cuối cùng trong quy trình được cấp chứng chỉ hành nghề luật sư cho một người. Theo Điều 3 Thông tư 10/2021/TT-BTP, người đáp ứng các điều kiện sau đây thì được đăng ký tập sự hành nghề luật sư: - Công dân Việt Nam trung thành với Tổ quốc, tuân thủ Hiến pháp và pháp luật, có phẩm chất đạo đức tốt; - Có Bằng cử nhân luật hoặc Bằng thạc sỹ luật; - Có Giấy chứng nhận tốt nghiệp đào tạo nghề luật sư tại Việt Nam hoặc Quyết định công nhận đào tạo nghề luật sư ở nước ngoài hoặc giấy tờ chứng minh được miễn đào tạo nghề luật sư nhưng thuộc trường hợp phải tập sự hành nghề luật sư theo quy định tại khoản 2 Điều 16 của Luật Luật sư. Lưu ý, trong quá trình tập sự hành nghề luật sư, nếu bị phát hiện không đáp ứng điều kiện quy định trên đây thì phải chấm dứt tập sự và không được công nhận thời gian đã tập sự; người đã hoàn thành tập sự thì không được công nhận thời gian đã tập sự. Theo quy định tại Điều 14 Luật Luật sư 2006, sửa đổi bổ sung 2012 quy định, thời gian tập sự hành nghề luật sư là mười hai tháng, trừ trường hợp được miễn, giảm thời gian tập sự hành nghề luật sư. Thời gian tập sự hành nghề luật sư được tính từ ngày đăng ký tập sự tại Đoàn luật sư. (2) Tập sự hành nghề luật sư ở công ty luật được không? Thông thường, mọi người sẽ nghĩ tập sự hành nghề luật sư thì phải đăng ký tập sự ở các văn phòng luật sư, vì đó là thường nơi mà các luật sư tương lai sẽ làm việc. Theo quy định tại Điều 4 Thông tư 10/2021/TT-BTP, người muốn tập sự hành nghề luật sư lựa chọn và thỏa thuận với một tổ chức hành nghề luật sư để tập sự. Tổ chức hành nghề luật sư nhận tập sự cử luật sư hướng dẫn và gửi Giấy xác nhận về việc nhận tập sự hành nghề luật sư cho người tập sự và Đoàn Luật sư ở địa phương nơi đặt trụ sở. Theo đó, tổ chức hành nghề luật sư nhận tập sự được quy định tại khoản 3 Điều 4 Thông tư 10/2021/TT-BTP bao gồm: - Văn phòng luật sư, công ty luật; chi nhánh của văn phòng luật sư, công ty luật; - Chi nhánh của tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài tại Việt Nam; công ty luật nước ngoài tại Việt Nam, chi nhánh của công ty luật nước ngoài tại Việt Nam. Như vậy, người tập sự hành nghề luật sư không nhất thiết phải thực hiện việc tập sự tại văn phòng luật sư mà hoàn toàn có thể đăng ký tập sự tại công ty luật, chi nhánh của công ty luật, công ty luật nước ngoài tại Việt nam và chi nhánh của công ty luật nước ngoài tại Việt Nam. Trường hợp người tập sự hành nghề luật sư không thỏa thuận được với tổ chức hành nghề luật sư nào cho mình tập sự, người tập sự có thể đề nghị Ban chủ nhiệm Đoàn Luật sư giới thiệu tổ chức hành nghề luật sư để tập sự. Ban chủ nhiệm Đoàn Luật sư có trách nhiệm phân công một luật sư thành viên của Đoàn là người đứng đầu tổ chức hành nghề luật sư nhận người đó vào tập sự trong vòng 10 ngày kể từ ngày nhận được đề nghị. Người đứng đầu tổ chức hành nghề luật sư được phân công mà từ chối nhận tập sự khi không có lý do chính đáng thì bị xem xét, xử lý theo quy định tại khoản 3 Điều 33 của Thông tư 10/2021/TT-BTP. (3) Hồ sơ đăng ký tập sự hành nghề luật sư Căn cứ theo Điều 5 Thông tư 10/2021/TT-BTP, hồ sơ đăng ký tập sự hành nghề luật sư bao gồm: - Giấy đề nghị đăng ký tập sự hành nghề luật sư - Giấy xác nhận về việc nhận tập sự hành nghề luật sư của tổ chức hành nghề luật sư nhận tập sự - Bản sao Bằng cử nhân luật hoặc bản sao Bằng thạc sỹ luật - Bản sao Giấy chứng nhận tốt nghiệp đào tạo nghề luật sư tại Việt Nam hoặc bản sao Quyết định công nhận đào tạo nghề luật sư ở nước ngoài hoặc bản sao giấy tờ chứng minh được giảm thời gian tập sự hành nghề luật sư theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 16 của Luật Luật sư 2006. >> Tải Giấy đề nghị đăng ký tập sự hành nghề luật sưhttps://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/05/22/M%E1%BA%AAU%20TP-LS-01.doc >> Tải Giấy xác nhận về việc nhận tập sự hành nghề luật sưhttps://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/05/22/M%E1%BA%AAU%20TP-LS-02.doc Người tập sự hành nghề luật sư đăng ký tập sự tại Đoàn Luật sư nơi có trụ sở của tổ chức hành nghề luật sư nhận tập sự. Ban chủ nhiệm Đoàn Luật sư ghi tên người tập sự vào danh sách người tập sự của Đoàn Luật sư và cấp Giấy chứng nhận người tập sự hành nghề luật sư cho người tập sự trong vòng 05 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ. Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày cấp Giấy chứng nhận người tập sự hành nghề luật sư, Ban chủ nhiệm Đoàn Luật sư gửi văn bản thông báo cho tổ chức hành nghề luật sư nhận tập sự. Người bị từ chối cấp Giấy chứng nhận người tập sự hành nghề luật sư có quyền khiếu nại theo quy định của Thông tư 10/2021/TT-BTP. (4) Tập sự hành nghề luật sư bao gồm những nội dung gì? Người tập sự hành nghề luật sư phải nắm được những nội dung sau đây trong quá trình tập sự tại tổ chức hành nghề luật sư: - Pháp luật về luật sư và hành nghề luật sư, Bộ Quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật sư Việt Nam. - Kỹ năng nghiên cứu, thu thập tài liệu và đề xuất hướng giải quyết hồ sơ vụ việc. - Kỹ năng tham gia tố tụng với tư cách là người bào chữa cho người bị bắt, bị tạm giữ, bị can, bị cáo hoặc là người bảo vệ quyền lợi của người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án hình sự. - Kỹ năng tham gia tố tụng với tư cách là người đại diện hoặc người bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong các vụ án về tranh chấp dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động, hành chính, việc về yêu cầu dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động và các vụ, việc khác theo quy định của pháp luật. - Kỹ năng tư vấn pháp luật. - Kỹ năng đại diện ngoài tố tụng cho khách hàng để thực hiện các công việc có liên quan đến pháp luật. - Kỹ năng thực hiện dịch vụ pháp lý khác. (căn cứ theo Điều 6 Thông tư 10/2021/TT-BTP)
Đề xuất: Được miễn đào tạo hành nghề luật sư vẫn phải qua khóa đào tạo nghề ngắn hạn
Vừa quan Liên Đoàn Luật sư Việt Nam đề xuất bổ sung quy định về việc “người được miễn đào tạo hành nghề phải qua khóa đào tạo nghề ngắn hạn” từ 3 tháng đến 6 tháng trong Luật Luật sư thay thế. Đề xuất: Được miễn đào tạo hành nghề luật sư vẫn phải qua khóa đào tạo nghề ngắn hạn Vừa qua, Liên đoàn Luật sư Việt Nam đã gửi văn bản đến Bộ trưởng Bộ Tư pháp góp ý hồ sơ đề nghị xây dựng Luật Luật sư. Theo đó, Liên đoàn Luật sư Việt Nam (Liên đoàn) đã có những góp ý cụ thể đối với dự thảo Đề cương chi tiết Luật Luật sư thay thế. Trong đó, về đào tạo nghề luật sư, Liên đoàn đề xuất bổ sung quy định về việc “người được miễn đào tạo hành nghề phải qua khóa đào tạo nghề ngắn hạn” từ 3 tháng đến 6 tháng. Về cơ sở đào tạo nghề luật sư, Liên đoàn đề nghị luật hóa quy định về cơ sở đào tạo nghề luật sư của Liên đoàn Luật sư Việt Nam. Việc bổ sung quy định về cơ sở đào tạo nghề luật sư trong Luật Luật sư trong bối cảnh hiện nay phù hợp với cơ sở pháp lý và thực tiễn. Về miễn, giảm thời gian tập sự hành nghề luật sư, Liên đoàn đề nghị cân nhắc phương án tất cả các đối tượng phải tập sự hành nghề luật sư, không có quy định miễn nhưng có sửa đổi. Theo đó, tất cả các đối tượng phải tập sự hành nghề luật sư, nhưng có quy định giảm thời gian tập sự hành nghề cho một số đối tượng (như người đã là thẩm phán, kiểm sát viên, điều tra viên cao cấp). Theo Báo Pháp Luật TP.HCM Đối tượng nào được miễn đào tạo hành nghề luật sư theo quy định hiện hành? Theo Điều 13 Luật Luật sư 2006 thì các đối tượng sau đây sẽ được miễn đào tạo nghề luật sư: - Đã là thẩm phán, kiểm sát viên, điều tra viên. - Giáo sư, phó giáo sư chuyên ngành luật; tiến sĩ luật. - Đã là thẩm tra viên cao cấp ngành Tòa án, kiểm tra viên cao cấp ngành Kiểm sát; chuyên viên cao cấp, nghiên cứu viên cao cấp, giảng viên cao cấp trong lĩnh vực pháp luật. - Đã là thẩm tra viên chính ngành Toà án, kiểm tra viên chính ngành Kiểm sát; chuyên viên chính, nghiên cứu viên chính, giảng viên chính trong lĩnh vực pháp luật. Như vậy, nếu thuộc một trong những đối tượng trên sẽ được miễn đào tạo hành nghề luật sư. Lúc này, câu hỏi đặt ra là những người được miễn đào tạo hành nghề luật sư thì có phải tập sự hành nghề luật sư không? Đối tượng nào được miễn tập sự hành nghề luật sư? Theo Điều 16 Luật Luật sư 2006 sửa đổi bởi Khoản 7 Điều 1 Luật Luật sư sửa đổi 2012 quy định về người được miễn, giảm thời gian tập sự hành nghề luật sư bao gồm: - Người đã là thẩm phán, kiểm sát viên, điều tra viên cao cấp, điều tra viên trung cấp, giáo sư, phó giáo sư chuyên ngành luật, tiến sĩ luật, thẩm tra viên cao cấp ngành Tòa án, kiểm tra Viên cao cấp ngành Kiểm sát, chuyên viên cao cấp, nghiên cứu viên cao cấp, giảng viên cao cấp trong lĩnh vực pháp luật được miễn tập sự hành nghề luật sư. - Người đã là điều tra viên sơ cấp, thẩm tra viên chính ngành Tòa án, kiểm tra viên chính ngành Kiểm sát, chuyên viên chính, nghiên cứu viên chính, giảng viên chính trong lĩnh vực pháp luật được giảm hai phần ba thời gian tập sự hành nghề luật sư. - Người có thời gian công tác ở các ngạch chuyên viên, nghiên cứu viên, giảng viên trong lĩnh vực pháp luật, thẩm tra viên ngành Tòa án, kiểm tra viên ngành Kiểm sát từ mười năm trở lên thì được giảm một nửa thời gian tập sự hành nghề luật sư. Như vậy, chỉ những đối tượng được miễn đào tạo hành nghề luật sư nằm trong nhóm được miễn tập sự hành nghề luật sư thì mới không phải tập sự. Những đối tượng còn lại vẫn phải tham gia tập sự theo quy định, tuy nhiên thời gian có thể ngắn hơn thông thường tuỳ thuộc vào đối tượng đó nằm trong nhóm nào. Có thể thấy, theo quy định hiện hành những người được miễn đào tạo hành nghề luật sư thì sẽ không phải tham gia thêm khoá đào tạo nào. Đối với những người được miễn tập sự thì có thể gửi thẳng hồ sơ cấp Chứng chỉ hành nghề luật sư, đối với những người được giảm thời gian tập sự thì sau khi tập sự và đạt yêu cầu kiểm tra kết quả tập sự hành nghề luật sư thì có thể gửi hồ sơ cấp Chứng chỉ hành nghề luật sư. Theo đó, Liên đoàn Luật sư Việt Nam đã đề xuất quy định người được miễn hành nghề đào tạo hành nghề phải qua khóa đào tạo nghề ngắn hạn từ 3 tháng đến 6 tháng. Nếu đề xuất được thông qua thì những người được miễn đào tạo này vẫn phải tham gia các khóa đào tạo ngắn hạn thì mới được cấp Chứng chỉ hành nghề luật sư.
Đối tượng nào được giảm một nửa thời gian tập sự hành nghề luật sư?
Ai được tập sự hành nghề luật sư? Thời gian tập sự hành nghề luật sư là bao lâu? Đối tượng nào được giảm một nửa thời gian tập sự hành nghề luật sư? Ai được tập sự hành nghề luật sư? Thời gian tập sự hành nghề luật sư là bao lâu? Theo Điều 14 Luật Luật sư 2006 được sửa đổi bởi khoản 5 Điều 1 Luật Luật sư sửa đổi 2012 có quy định những người sau được tham gia tập sự hành nghề luật sư: (i) Người có Giấy chứng nhận tốt nghiệp đào tạo nghề luật sư; (ii) Người đã là điều tra viên sơ cấp, thẩm tra viên chính ngành Tòa án, kiểm tra viên chính ngành Kiểm sát, chuyên viên chính, nghiên cứu viên chính, giảng viên chính trong lĩnh vực pháp luật được giảm hai phần ba thời gian tập sự hành nghề luật sư. Cũng theo quy định này thì thời gian tập sự hành nghề luật sư là mười hai tháng, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 16 của Luật này. Thời gian tập sự hành nghề luật sư được tính từ ngày đăng ký tập sự tại Đoàn luật sư. Lưu ý: Tổ chức hành nghề luật sư phân công luật sư hướng dẫn người tập sự hành nghề luật sư. Luật sư hướng dẫn tập sự phải là người có ít nhất ba năm kinh nghiệm hành nghề luật sư và không thuộc trường hợp đang trong thời gian bị xử lý kỷ luật theo quy định tại khoản 1 Điều 85 của Luật này. Tại cùng một thời điểm, một luật sư không được hướng dẫn quá ba người tập sự. Đối tượng nào được giảm một nửa thời gian tập sự hành nghề luật sư? Theo Điều 14 Luật Luật sư 2006 được sửa đổi bởi khoản 5 Điều 1 Luật Luật sư sửa đổi 2012 có quy định như sau: "Tập sự hành nghề luật sư 1. Người có Giấy chứng nhận tốt nghiệp đào tạo nghề luật sư và người quy định tại khoản 2 Điều 16 của Luật này được tập sự hành nghề tại tổ chức hành nghề luật sư. Thời gian tập sự hành nghề luật sư là mười hai tháng, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 16 của Luật này. Thời gian tập sự hành nghề luật sư được tính từ ngày đăng ký tập sự tại Đoàn luật sư. ..." Dẫn chiếu đến Điều 16 Luật Luật sư 2006 được sửa đổi bởi khoản 7 Điều 1 Luật Luật sư sửa đổi 2012 quy định như sau: "Người được miễn, giảm thời gian tập sự hành nghề luật sư ... 2. Người đã là điều tra viên sơ cấp, thẩm tra viên chính ngành Tòa án, kiểm tra viên chính ngành Kiểm sát, chuyên viên chính, nghiên cứu viên chính, giảng viên chính trong lĩnh vực pháp luật được giảm hai phần ba thời gian tập sự hành nghề luật sư. 3. Người có thời gian công tác ở các ngạch chuyên viên, nghiên cứu viên, giảng viên trong lĩnh vực pháp luật, thẩm tra viên ngành Tòa án, kiểm tra viên ngành Kiểm sát từ mười năm trở lên thì được giảm một nửa thời gian tập sự hành nghề luật sư." Như vậy, người có thời gian công tác ở các ngạch chuyên viên, nghiên cứu viên, giảng viên trong lĩnh vực pháp luật, thẩm tra viên ngành Tòa án, kiểm tra viên ngành Kiểm sát từ mười năm trở lên thì được giảm một nửa thời gian tập sự hành nghề luật sư. Tóm lại, những đối tượng kể trên được giảm một nửa thời gian tập sự hành nghề luật sư
Phân biệt Công ty Luật TNHH và Công ty TNHH Luật? Công ty nào được cung cấp dịch vụ pháp lý?
Công ty Luật TNHH và Công ty TNHH Luật, thoạt nghe qua ta thường nghĩ chúng là cùng một loại hình công ty. Nhưng thực tế, đây là hai loại hình công ty khác nhau. Vậy, làm sao để phân biệt hai loại công ty này? Đâu là công ty được cung cấp dịch vụ pháp lý? Phân biệt Công ty Luật TNHH và Công ty TNHH Luật STT Tiêu chí phân biệt Công ty Luật TNHH Công ty TNHH Luật 1 Bản chất - Là một hình thức của tổ chức hành nghề luật sư (Khoản 15 Điều 1 Luật Luật sư sửa đổi 2012) - Bao gồm công ty luật TNHH hai thành viên trở lên và công ty luật TNHH một thành viên. (Điều 34 Luật luật sư 2006) - Doanh nghiệp phải đảm bảo đủ điều kiện theo quy định của Luật Luật sư và thực hiện đăng ký tại Sở Tư pháp. - Được cung cấp các dịch vụ pháp lý như tư vấn, tố tụng. - Bao gồm công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên và công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên. (Khoản 7 Điều 4 Luật Doanh nghiệp 2020) - Được thành lập, tổ chức, hoạt động theo quy định của Luật Doanh nghiệp và quy định khác của pháp luật có liên quan. - Không được cung cấp các dịch vụ pháp lý như tư vấn, tố tụng. 2 Tên gọi Các thành viên thoả thuận lựa chọn nhưng phải bao gồm cụm từ “Công ty Luật TNHH”. Ví dụ: Công ty Luật TNHH AAA. Trong đó, Công ty Luật TNHH là loại hình công ty, AAA là tên riêng công ty. (Khoản 5 Điều 34 Luật luật sư 2006) Phải bao gồm 02 yếu tố: Loại hình doanh nghiệp + Tên riêng. Ví dụ: Công ty TNHH Luật AAA. Trong đó, Công ty TNHH là loại hình công ty, Luật AAA là tên riêng công ty. (Khoản 1 Điều 37 Luật Doanh nghiệp 2020) 3 Giấy phép kinh doanh Giấy đăng ký hoạt động (Khoản 4 Điều 35 Luật luật sư 2006) Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (Khoản 2 Điều 46, Khoản 2 Điều 74 Luật Doanh nghiệp 2020) 4 Cơ quan cấp Giấy phép kinh doanh Sở Tư pháp ở địa phương nơi có Đoàn luật sư mà Trưởng văn phòng luật sư hoặc Giám đốc công ty luật là thành viên (Khoản 1 Điều 35 Luật luật sư 2006) Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư (Điều 34 Nghị định 01/2021/NĐ-CP) 5 Cơ quan quản lý trực tiếp Sở tư pháp Sở Kế hoạch và đầu tư Như vậy, Công ty Luật TNHH và công ty TNHH Luật là hai loại hình công ty hoàn toàn khác nhau. Công ty Luật TNHH được phép kinh doanh các dịch vụ tư vấn hỗ trợ pháp lý cho khách hàng, còn Công ty TNHH Luật không được kinh doanh các dịch vụ này. Chữ “Luật” trong công ty TNHH Luật chỉ là tên riêng của công ty có loại hình là TNHH. Doanh nghiệp không phải Công ty Luật cung cấp dịch vụ pháp lý bị xử lý như thế nào? Theo quy định tại Điều 7 Nghị định 82/2020/NĐ-CP quy định xử phạt hành vi vi phạm quy định đối với hoạt động của tổ chức hành nghề luật sư, trong đó xử lý hành vì cung cấp dịch vụ pháp lý khi không phải Công ty Luật như sau: - Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi hoạt động khi chưa được cấp giấy đăng ký hoạt động. - Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau: + Không đăng ký hoạt động của tổ chức hành nghề luật sư, chi nhánh của tổ chức hành nghề luật sư; chi nhánh của tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài, công ty luật nước ngoài, chi nhánh của công ty luật nước ngoài tại Việt Nam với cơ quan có thẩm quyền; + Hoạt động tư vấn pháp luật, cung cấp dịch vụ pháp lý, hoạt động với danh nghĩa tổ chức hành nghề luật sư hoặc treo biển hiệu là tổ chức hành nghề luật sư mà không phải là tổ chức hành nghề luật sư. - Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định. Như vậy, đối với hành vi cung cấp dịch vụ pháp lý khi không phải là Công ty Luật được thành lập theo Luật luật sư 2006 thì sẽ bị phạt từ 30 - 50 triệu đồng tuỳ tính chất của hành vi. Đồng thời, bị buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp đã kiếm được. Luật sư được hành nghề trong phạm vi nào? Theo Điều 22 Luật luật sư 2006 quy định phạm vi hành nghề của Luật sư như sau: Tham gia tố tụng với tư cách là người bào chữa cho người bị tạm giữ, bị can, bị cáo hoặc là người bảo vệ quyền lợi của người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án hình sự. - Tham gia tố tụng với tư cách là người đại diện hoặc là người bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong các vụ án về tranh chấp dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động, hành chính, việc về yêu cầu dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động và các vụ, việc khác theo quy định của pháp luật. - Thực hiện tư vấn pháp luật. - Đại diện ngoài tố tụng cho khách hàng để thực hiện các công việc có liên quan đến pháp luật. - Thực hiện dịch vụ pháp lý khác theo quy định của Luật này. Trên đây là toàn bộ giải đáp cho câu hỏi Phân biệt Công ty Luật TNHH và Công ty TNHH Luật? Cung cấp dịch vụ pháp luật khi không phải Công ty Luật bị xử lý thế nào? Người đọc có thể tham khảo để lựa chọn đúng công ty cung cấp dịch vụ phù hợp với mình.
Các hành vi nghiêm cấm trong hoạt động trợ giúp pháp lý?
Hiện nay, việc thực hiện trợ giúp pháp lý ngày càng được phổ biến trong xã hội. Vậy người thực hiện trợ giúp pháp lý bao gồm những ai và phải tuân thủ quy định như thế nào trong quá trình công tác của mình? Người thực hiện trợ giúp pháp lý sẽ có những ai? Căn cứ theo quy định tại Điều 17 Luật Trợ giúp pháp lý 2017 thì người thực hiện trợ giúp pháp lý sẽ bao gồm: - Trợ giúp viên pháp lý; - Luật sư thực hiện trợ giúp pháp lý theo hợp đồng với Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước; luật sư thực hiện trợ giúp pháp lý theo phân công của tổ chức tham gia trợ giúp pháp lý; - Tư vấn viên pháp luật có 02 năm kinh nghiệm tư vấn pháp luật trở lên làm việc tại tổ chức tham gia trợ giúp pháp lý; - Cộng tác viên trợ giúp pháp lý. Theo đó, người thực hiện trợ giúp pháp lý bao gồm trợ giúp viên pháp lý, luật sư, tư vấn viên pháp luật và cộng tác viên trợ giúp pháp lý. Người thực hiện trợ giúp pháp lý có những quyền nào? Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 18 Luật Trợ giúp pháp lý 2017 như sau: - Thực hiện trợ giúp pháp lý; - Được bảo đảm thực hiện trợ giúp pháp lý độc lập, không bị đe dọa, cản trở, sách nhiễu hoặc can thiệp trái pháp luật; - Từ chối hoặc không tiếp tục thực hiện trợ giúp pháp lý trong các trường hợp quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 25, khoản 1 Điều 37 Luật Trợ giúp pháp lý 2017 và theo quy định của pháp luật về tố tụng; - Được bồi dưỡng, tập huấn kỹ năng chuyên môn, nghiệp vụ trợ giúp pháp lý; - Bảo đảm chất lượng vụ việc trợ giúp pháp lý; - Tuân thủ nguyên tắc hoạt động trợ giúp pháp lý; - Nghiêm chỉnh chấp hành nội quy nơi thực hiện trợ giúp pháp lý; - Bồi thường hoặc hoàn trả một khoản tiền cho tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý đã trả cho người bị thiệt hại do lỗi của mình gây ra khi thực hiện trợ giúp pháp lý theo quy định của pháp luật. Như vậy, pháp luật quy định người thực hiện trợ giúp pháp lý sẽ có các quyền nêu trên Các hành vi nghiêm cấm trong hoạt động trợ giúp pháp lý mà người thực hiện trợ giúp pháp lý nên biết? Căn cứ theo quy định tại Điều 6 Luật Trợ giúp pháp lý 2017 về các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động trợ giúp pháp lý như sau: - Nghiêm cấm tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý và người thực hiện trợ giúp pháp lý có hành vi sau đây: + Xâm phạm danh dự, nhân phẩm, quyền và lợi ích hợp pháp của người được trợ giúp pháp lý; phân biệt đối xử người được trợ giúp pháp lý; + Nhận, đòi hỏi bất kỳ một khoản tiền, lợi ích vật chất hoặc lợi ích khác từ người được trợ giúp pháp lý; sách nhiễu người được trợ giúp pháp lý; + Tiết lộ thông tin về vụ việc trợ giúp pháp lý, về người được trợ giúp pháp lý, trừ trường hợp người được trợ giúp pháp lý đồng ý bằng văn bản hoặc luật có quy định khác; + Từ chối hoặc không tiếp tục thực hiện trợ giúp pháp lý, trừ trường hợp quy định tại Luật này và quy định của pháp luật về tố tụng; + Lợi dụng hoạt động trợ giúp pháp lý để trục lợi, xâm phạm quốc phòng, an ninh quốc gia, gây mất trật tự, an toàn xã hội, ảnh hưởng xấu đến đạo đức xã hội; + Xúi giục, kích động người được trợ giúp pháp lý cung cấp thông tin, tài liệu sai sự thật, khiếu nại, tố cáo, khởi kiện trái pháp luật. Như vậy, trên đây là các hành vi bị nghiêm cấm của tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý và người thực hiện trợ giúp pháp lý nên biết. Từ những căn cứ nêu trên, có thể thấy trợ giúp pháp lý đang là ngành nghề đang quan tâm, những người thực hiện trợ giúp pháp lý cần phải nắm bắt, hiểu biết quy định pháp luật để tránh những hậu quả pháp lý xảy ra.
Cắt giảm nhiều quy định về kinh doanh hành nghề luật sư
Ngày 19/01/2024 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 87/QĐ-TTg năm 2024 phê duyệt phương án cắt giảm, đơn giản hóa quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Tư pháp. Theo đó, ngành nghề kinh doanh thuộc Danh mục ngành nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện theo quy định tại Luật Đầu tư 2020. (1) Cấp Chứng chỉ hành nghề luật sư đối với người đạt yêu cầu kiểm tra kết quả tập sự hành nghề luật sư Nội dung cắt giảm, đơn giản hóa: - Bãi bỏ Giấy chứng nhận sức khỏe Lý do: Để cá nhân hành nghề tự bảo đảm về sức khỏe khi hành nghề. - Chuẩn hóa quy trình giải quyết thủ tục hành chính theo hướng cắt giảm khâu trung gian, thống nhất một cơ quan tiếp nhận và giải quyết thủ tục hành chính là Bộ Tư pháp. Lý do: Tạo thuận lợi cho cá nhân/cơ quan trong quá trình giải quyết hồ sơ thủ tục hành chính và đáp ứng yêu cầu thực hiện thủ tục hành chính trực tuyến. (2) Cấp Chứng chỉ hành nghề luật sư đối với người được miễn đào tạo nghề luật sư, miễn tập sự hành nghề luật sư Nội dung cắt giảm, đơn giản hóa: - Bãi bỏ Giấy chứng nhận sức khỏe. Lý do: Để cá nhân hành nghề tự bảo đảm về sức khỏe khi hành nghề. - Chuẩn hóa quy trình giải quyết thủ tục hành chính theo hướng cắt giảm khâu trung gian, thống nhất một cơ quan tiếp nhận và giải quyết thủ tục hành chính là Bộ Tư pháp. Lý do: Tạo thuận lợi cho cá nhân/cơ quan trong quá trình giải quyết hồ sơ thủ tục hành chính và đáp ứng yêu cầu thực hiện thủ tục hành chính trực tuyến. (3) Cấp lại Chứng chỉ hành nghề luật sư trong trường hợp bị thu hồi Chứng chỉ hành nghề luật sư theo quy định tại Điều 18 Luật Luật sư 2006 Nội dung cắt giảm, đơn giản hóa: - Bãi bỏ Giấy chứng nhận sức khỏe. Lý do: Để cá nhân hành nghề tự bảo đảm về sức khỏe khi hành nghề. - Chuẩn hóa quy trình giải quyết thủ tục hành chính theo hướng cắt giảm khâu trung gian, thống nhất một cơ quan tiếp nhận và giải quyết thủ tục hành chính là Bộ Tư pháp. Lý do: Tạo thuận lợi cho cá nhân/cơ quan trong quá trình giải quyết hồ sơ thủ tục hành chính và đáp ứng yêu cầu thực hiện thủ tục hành chính trực tuyến. (4) Cấp lại Chứng chỉ hành nghề luật sư trong trường hợp bị mất, bị rách, bị cháy hoặc vì lý do khác không cố ý đối với người đạt yêu cầu kiểm tra kết quả tập sự hành nghề luật sư Nội dung cắt giảm, đơn giản hóa: - Bãi bỏ Giấy chứng nhận sức khỏe. Lý do: Để cá nhân hành nghề tự bảo đảm về sức khỏe khi hành nghề. - Chuẩn hóa quy trình giải quyết thủ tục hành chính theo hướng cắt giảm khâu trung gian, thống nhất một cơ quan tiếp nhận và giải quyết thủ tục hành chính là Bộ Tư pháp. Lý do: Tạo thuận lợi cho cá nhân/cơ quan trong quá trình giải quyết hồ sơ thủ tục hành chính và đáp ứng yêu cầu thực hiện thủ tục hành chính trực tuyến. (5) Cấp giấy phép thành lập Công ty luật nước ngoài Nội dung cắt giảm, đơn giản hóa: Bãi bỏ quy định Trưởng chi nhánh, Giám đốc công ty luật nước ngoài có mặt và hành nghề tại Việt Nam từ 183 ngày trở lên trong khoảng thời gian liên tục mười hai tháng, Trưởng chi nhánh, Giám đốc công ty luật nước ngoài tại Việt Nam phải có ít nhất hai năm liên tục hành nghề luật sư. Lý do: Tạo điều kiện cho công ty luật nước ngoài tại Việt Nam lựa chọn nhân sự phù hợp. (6) Cấp Giấy phép thành lập chi nhánh của tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài tại Việt Nam Nội dung cắt giảm, đơn giản hóa: Bãi bỏ quy định Trưởng chi nhánh, Giám đốc công ty luật nước ngoài có mặt và hành nghề tại Việt Nam từ 183 ngày trở lên trong khoảng thời gian liên tục mười hai tháng, Trưởng chi nhánh, Giám đốc công ty luật nước ngoài tại Việt Nam phải có ít nhất hai năm liên tục hành nghề luật sư. Lý do: Tạo điều kiện cho công ty luật nước ngoài tại Việt Nam lựa chọn nhân sự phù hợp. (7) Đăng ký hoạt động của tổ chức hành nghề luật sư Nội dung cắt giảm, đơn giản hóa: Bãi bỏ quy định hai năm hành nghề liên tục làm việc theo hợp đồng lao động cho tổ chức hành nghề luật sư hoặc hành nghề với tư cách cá nhân theo hợp đồng lao động cho cơ quan, tổ chức theo quy định của Luật Luật sư. Lý do: Tạo điều kiện cho cá nhân thành lập và đăng ký hoạt động tổ chức hành nghề. (8) Thu hồi chứng chỉ hành nghề luật sư Nội dung cắt giảm, đơn giản hóa: Chuẩn hóa quy trình giải quyết thủ tục hành chính theo hướng cắt giảm khâu trung gian, thống nhất một cơ quan tiếp nhận và giải quyết thủ tục hành chính là Bộ Tư pháp. Lý do: Tạo thuận lợi cho cá nhân/cơ quan trong quá trình giải quyết hồ sơ thủ tục hành chính và đáp ứng yêu cầu thực hiện thủ tục hành chính trực tuyến. Xem thêm Quyết định 87/QĐ-TTg năm 2024 có hiệu lực từ ngày 19/01/2024
Văn phòng luật sư được thành lập dưới loại hình doanh nghiệp nào?
Văn phòng luật sư là một loại hình công ty đặc biệt hoạt động dịch vụ pháp lý, vậy văn phòng luật sư được thành lập dưới loại hình doanh nghiệp nào? Thủ tục thay thành lập văn phòng luật sư được quy định ra sao? 1. Văn phòng luật sư là gì? Văn phòng luật sư được thành lập ra sao? Văn phòng luật sư do một luật sư thành lập được tổ chức và hoạt động theo loại hình doanh nghiệp tư nhân theo Điều 33 Luật Luật sư 2006. Luật sư thành lập văn phòng luật sư là Trưởng văn phòng và phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi nghĩa vụ của văn phòng. Trưởng văn phòng là người đại diện theo pháp luật của văn phòng. Ngoài ra, tại Điều 32 Luật Luật sư 2006 thì các tổ chức hành nghề luật sư được thành theo 2 loại bao gồm: - Văn phòng luật sư; - Công ty luật. Lưu ý, một luật sư chỉ được thành lập hoặc tham gia thành lập một tổ chức hành nghề luật sư tại địa phương nơi có Đoàn luật sư mà luật sư đó là thành viên. Trong trường hợp luật sư ở các Đoàn luật sư khác nhau cùng tham gia thành lập một công ty luật thì có thể lựa chọn thành lập và đăng ký hoạt động tại địa phương nơi có Đoàn luật sư mà một trong các luật sư đó là thành viên. Từ quy định trên, cho ta thấy văn phòng luật sư sẽ có quy mô nhỏ hơn công ty luật và mỗi luật sư chỉ được thành lập một văn phòng dưới dạng doanh nghiệp tư nhân tự chủ tài chính theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2020. 2. Quy trình đăng ký hoạt động của văn phòng luật sư Căn cứ Điều 35 Luật Luật sư 2006 đăng ký hoạt động của tổ chức hành nghề luật sư được quy định như sau: - Tổ chức hành nghề luật sư đăng ký hoạt động tại Sở Tư pháp ở địa phương nơi có Đoàn luật sư mà Trưởng văn phòng luật sư hoặc Giám đốc công ty luật là thành viên. Công ty luật do luật sư ở các Đoàn luật sư khác nhau cùng tham gia thành lập thì đăng ký hoạt động tại Sở Tư pháp ở địa phương nơi có trụ sở của công ty. - Tổ chức hành nghề luật sư phải có hồ sơ đăng ký hoạt động gửi Sở Tư pháp. Hồ sơ đăng ký hoạt động của tổ chức hành nghề luật sư gồm có: + Giấy đề nghị đăng ký hoạt động theo mẫu thống nhất; + Dự thảo Điều lệ của công ty luật; + Bản sao Chứng chỉ hành nghề luật sư, bản sao Thẻ luật sư của luật sư thành lập văn phòng luật sư, thành lập hoặc tham gia thành lập công ty luật; + Giấy tờ chứng minh về trụ sở của tổ chức hành nghề luật sư. - Trong thời hạn mười ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Sở Tư pháp cấp Giấy đăng ký hoạt động cho tổ chức hành nghề luật sư; trong trường hợp từ chối thì phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do, người bị từ chối cấp Giấy đăng ký hoạt động có quyền khiếu nại theo quy định của pháp luật. - Tổ chức hành nghề luật sư được hoạt động kể từ ngày được cấp Giấy đăng ký hoạt động. Trong thời hạn bảy ngày làm việc, kể từ ngày được cấp Giấy đăng ký hoạt động, Trưởng văn phòng luật sư hoặc Giám đốc công ty luật phải thông báo bằng văn bản kèm theo bản sao Giấy đăng ký hoạt động cho Đoàn luật sư mà mình là thành viên. 3. Cung cấp thông tin về nội dung đăng ký hoạt động của văn phòng luật sư - Trong thời hạn bảy ngày làm việc, kể từ ngày cấp Giấy đăng ký hoạt động hoặc thay đổi nội dung đăng ký hoạt động của tổ chức hành nghề luật sư, Sở Tư pháp phải thông báo bằng văn bản cho cơ quan thuế, cơ quan thống kê, cơ quan nhà nước khác có thẩm quyền, UBND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, UBND xã, phường, thị trấn và Đoàn luật sư nơi tổ chức hành nghề luật sư đặt trụ sở. - Tổ chức, cá nhân được quyền yêu cầu Sở Tư pháp cung cấp thông tin về nội dung đăng ký hoạt động; cấp bản sao Giấy đăng ký hoạt động, chứng nhận thay đổi nội dung đăng ký hoạt động hoặc trích lục nội dung đăng ký hoạt động của tổ chức hành nghề luật sư và phải trả phí theo quy định của pháp luật. - Sở Tư pháp có nghĩa vụ cung cấp đầy đủ và kịp thời các thông tin về nội dung đăng ký hoạt động theo yêu cầu của tổ chức, cá nhân. 4. Có cần phải công bố nội dung đăng ký hoạt động của văn phòng luật sư? Văn phòng luật sư có phải công bố nội dung đăng ký hoạt động của tổ chức hành nghề luật sư như sau: - Trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày được cấp Giấy đăng ký hoạt động, tổ chức hành nghề luật sư phải đăng báo hằng ngày của trung ương hoặc địa phương nơi đăng ký hoạt động hoặc báo chuyên ngành luật trong ba số liên tiếp về những nội dung chính sau đây: + Tên tổ chức hành nghề luật sư; + Địa chỉ trụ sở của tổ chức hành nghề luật sư, chi nhánh, văn phòng giao dịch; + Lĩnh vực hành nghề; + Họ, tên, địa chỉ, số Chứng chỉ hành nghề luật sư của luật sư là Trưởng văn phòng luật sư, Giám đốc công ty luật và các thành viên sáng lập khác; + Số Giấy đăng ký hoạt động, nơi đăng ký hoạt động, ngày, tháng, năm cấp Giấy đăng ký hoạt động. - Trong trường hợp thay đổi nội dung đăng ký hoạt động, tổ chức hành nghề luật sư phải công bố những nội dung thay đổi đó trong thời hạn và theo phương thức quy định nêu trên. (Theo Điều 38 Luật Luật sư 2006)
Vụ bà Trương Mỹ Lan (Vạn Thịnh Phát): Cần điều kiện gì để được đọc hồ sơ vụ án?
Vừa mới đây TAND TP.HCM cho biết vừa thụ lý xong hồ sơ vụ án liên quan đến Tập đoàn Vạn Thịnh Phát. Với số lượng hồ sơ đồ sộ lên đến 6 tấn hồ sơ, gần 1 triệu bút lục đựng trong 104 rương. Vậy cần đáp ứng điều kiện gì để được đọc hồ sơ vụ án? Hơn 200 Luật sư đăng ký bào chữa cho 86 bị cáo vụ Vạn Thịnh Phát Theo thông tin của nhiều cơ quan báo chí cho biết Tòa đã lường trước được số lượng hồ sơ cũng như người tham gia vụ án rất nhiều nên đã chuẩn bị một phòng riêng có lắp đặt camera giám sát nghiêm ngặt. Được biết, cho đến nay đã có đến 200 Luật sư đăng ký bào chữa cho 86 bị cáo trong vụ án Vạn Thịnh Phát. Các Luật sư sẽ đến TAND TP.HCM để sao chụp tài liệu hồ sơ vụ án phục vụ công việc bào chữa. Số lượng Luật sư chưa kể đến những đăng ký bào chữa cho các bị hại. Theo dự kiến sau dịp Tết Nguyên đán 2024 thì TAND TP.HCM sẽ tiến hành mở phiên tòa xét xử bà Trương Mỹ Lan và đồng phạm, cụ thể là tháng 3/2024. Tài liệu, hồ sơ trong vụ án Vạn Thịnh Phát gồm những gì? Hồ sơ, tài liệu được TAND TP.HCM bảo mật là tổng hợp các văn bản, tài liệu được cơ quan điều tra, truy tố tổng hợp được để phục vụ công tác khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử. Trong đó, bao gồm các tài liệu như chứng cứ, biên bản khám xét, biên bản thu giữ tài liệu, các biên bản liên quan đến quá trình điều tra, biên bản hỏi cung, biên bản giám định, lời khai bị hại, bị cáo, người làm chứng, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan và rất nhiều tài liệu liên quan khác. Để tham gia tố tụng bảo vệ thân chủ một cách tốt nhất với đầy đủ thông tin, chứng cứ có được thì mỗi Luật sư phải đọc qua và sao lưu nghiên cứu các tài liệu, hồ sơ trong vụ Vạn Thịnh Phát. Đây là một trong những khâu rất quan trọng trong việc nắm được những mấu chốt của vụ án của các Luật sư. Những ai được tham gia nghiên cứu, sao lưu hồ sơ vụ án Vạn Thịnh Phát? Tại khoản 2 Điều 74 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định người bào chữa có thể tham gia tố tụng cho bị hại, bị cáo trong vụ án bao gồm các đối tượng sau: - Luật sư; - Người đại diện của người bị buộc tội; - Bào chữa viên nhân dân; - Trợ giúp viên pháp lý trong trường hợp người bị buộc tội thuộc đối tượng được trợ giúp pháp lý. Lưu ý: Người bào chữa được tham gia tố tụng từ khi bị can bị khởi tố. Trường hợp bắt, tạm giữ người thì người bào chữa tham gia tố tụng từ khi người bị bắt có mặt tại trụ sở của Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra hoặc từ khi có quyết định tạm giữ. Trường hợp cần giữ bí mật điều tra đối với các tội xâm phạm an ninh quốc gia thì Viện trưởng Viện kiểm sát có thẩm quyền quyết định để người bào chữa tham gia tố tụng từ khi kết thúc điều tra. Điều kiện đọc, ghi chép, sao chụp tài liệu trong hồ sơ vụ án Vạn Thịnh Phát Luật sư, người bào chữa cho các bị cáo trong vụ án Vạn Thịnh Phát có quyền đọc hồ sơ, tài liệu được lưu trữ nếu đáp ứng quy định tại Điều 82 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 như sau: Sau khi kết thúc điều tra, nếu có yêu cầu, Luật sư được đọc, ghi chép, sao chụp tài liệu trong hồ sơ vụ án liên quan đến việc bào chữa thì cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng có trách nhiệm bố trí thời gian, địa điểm để người bào chữa đọc, ghi chép, sao chụp tài liệu trong hồ sơ vụ án. Sau khi đọc, ghi chép, sao chụp tài liệu, người bào chữa phải bàn giao nguyên trạng hồ sơ vụ án cho cơ quan đã cung cấp hồ sơ. Nếu để mất, thất lạc, hư hỏng tài liệu, hồ sơ vụ án thì tùy tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý theo quy định của pháp luật.
Đã có thông báo kết quả tập sự hành nghề Luật sư đợt 2 năm 2023
Ngày 27/11/2023 Hội đồng kiểm tra KQTSHNLS đã có Thông báo 73/TB-HĐKT năm 2023 về việc thông báo kết quả kiểm tra Kỳ kiểm tra KQTSHNLS Đợt 2 năm 2023. Kết quả tập sự hành nghề Luật sư Đợt 2 năm 2023 Cả nước có tổng cộng 2515 thí sinh tham gia Kỳ kiểm tra kết quả tập sự hành nghề Luật sư Đợt 2 năm 2023, cụ thể (1) Danh sách kết quả khu vực phía Bắc Tại khu vực phía Bắc có 819 thí sinh tham gia, trong đó tỷ lệ đỗ 40,29%, tỷ lệ trượt 53,97%, bỏ thi 5,47%. Danh sách chi tiết tải (2) Danh sách kết quả khu vực phía Nam Tại khu vực phía Nam có 1689 thí sinh tham gia, trong đó tỷ lệ đỗ 44,34%, tỷ lệ trượt 54,36%, bỏ thi 1,30%. Danh sách chi tiết tải Căn cứ kết quả chấm điểm của Ban Chấm thi thực hành và Ban Chấm thi viết, Hội đồng kiểm ưa thông báo cho các Đoàn Luật sư điểm kiểm ưa và kết quả kiểm ưa của các thí sinh đã tham dự Kỳ kiểm ưa kết quả tập sự hành nghề luật sư đợt 2 năm 2023 (có danh sách kèm theo Thông báo này). Đề nghị Ban Chủ nhiệm các Đoàn Luật sư thông báo cho người tập sự hành nghề luật sư tham dự Kỳ kiểm ưa thuộc Đoàn Luật sư của mình được biết về các nội dung ưong Thông báo này. Thí sinh không đồng ý với kết quả bài kiểm ưa viết có quyền làm đơn phúc ưa gửi Chủ tịch Hội đồng kiểm ưa. Đơn phúc ưa được coi là hợp lệ khi Chủ tịch Hội đồng kiểm ưa nhận được tử ngày 28/11 đến hết ngày 18/12/2023. Các đơn phúc ưa Chủ tịch Hội đồng kiểm ưa nhận được sau ngày 18/12/2023 là đơn phúc ưa không hợp lệ. Địa chỉ nhận Đơn phúc tra Khu vực phía Bắc: Liên đoàn Luật sư Việt Nam, Tầng 1-2, Tòa nhà CT13B, khu đô thị Nam Thăng Long, đường Võ Chí Công, quận Tây Hồ, TP. Hà Nội. Điện thoại: 0243 776.5685/776.5686. Khu vực phía Nam: Cơ quan đại diện Liên đoàn Luật sư Việt Nam tại Thành phố Hồ Chí Minh, số 163/18 Xô Viết Nghệ Tĩnh, phường 17, quận Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh. Điện thoại: 0286.297.8458. Người đã đạt Kỳ kiểm tra kết quả tập sự hành nghề Luật sư cần thực hiện gì? Theo tiểu mục 1 Phần 2 ban hành kèm theo Quyết định 706/QĐ-BTP năm 2023 quy định trình tự thực hiện cấp Chứng chỉ hành nghề luật sư đối với người đạt yêu cầu kiểm tra kết quả tập sự hành nghề luật sư như sau: Thứ nhất: Người đạt yêu cầu kiểm tra kết quả tập sự hành nghề luật sư có hồ sơ đề nghị cấp Chứng chỉ hành nghề luật sư gửi Ban chủ nhiệm Đoàn Luật sư. Thứ hai: Trong thời hạn bảy ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Ban chủ nhiệm Đoàn Luật sư chuyển hồ sơ cho Sở Tư pháp kèm theo bản xác nhận người đề nghị cấp Chứng chỉ hành nghề luật sư có đủ tiêu chuẩn luật sư theo quy định của Luật Luật sư. Trong thời hạn bảy ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Tư pháp có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ, trong trường hợp cần thiết thì tiến hành xác minh tính hợp pháp của hồ sơ và có văn bản đề nghị kèm theo hồ sơ cấp Chứng chỉ hành nghề luật sư gửi Bộ Tư pháp. Trong thời hạn hai mươi ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ trưởng Bộ Tư pháp quyết định cấp Chứng chỉ hành nghề luật sư Trong trường hợp từ chối phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do cho người đề nghị cấp Chứng chỉ hành nghề luật sư và Sở Tư pháp nơi gửi hồ sơ đề nghị cấp Chứng chỉ hành nghề luật sư. Chuẩn bị hồ sơ yêu cầu cấp Chứng chỉ hành nghề luật sư - Đơn đề nghị cấp Chứng chỉ hành nghề luật sư theo mẫu do Bộ Tư pháp ban hành; - Phiếu lý lịch tư pháp; - Giấy chứng nhận sức khỏe; - Bản sao Bằng cử nhân luật hoặc bản sao Bằng thạc sỹ luật; - Bản sao Giấy chứng nhận kiểm tra kết quả tập sự hành nghề luật sư; - Văn bản giải trình, cam kết về quá trình phấn đấu về việc tuân thủ Hiến pháp và pháp luật, có phẩm chất đạo đức tốt và có xác nhận của cơ quan, tổ chức nơi làm việc cuối cùng của người đó trước thời điểm đề nghị cấp Chứng chỉ hành nghề luật sư hoặc của công an xã, phường, thị trấn nơi người đó cư trú (đối với người thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 2a Nghị định 137/2018/NĐ-CP). Lưu ý: Trong trường hợp cần sử dụng đến thông tin về nơi cư trú của người đề nghị cấp Chứng chỉ hành nghề luật sư thì cán bộ, công chức, viên chức, cá nhân được giao trách nhiệm tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính, cung cấp dịch vụ công thực hiện khai thác thông tin về cư trú của công dân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư theo một trong các phương thức quy định tại khoản 2 Điều 14 Nghị định 104/2022/NĐ-CP Nếu không thể khai thác được thông tin cư trú của công dân theo các phương thức nêu tại khoản 2 Điều 14 Nghị định 104/2022/NĐ-CP, cơ quan có thẩm quyền, cán bộ, công chức, viên chức, cá nhân được giao trách nhiệm tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính, cung cấp dịch vụ công có thể yêu cầu công dân nộp bản sao hoặc xuất trình một trong các giấy tờ có giá trị chứng minh thông tin về cư trú theo quy định tại khoản 3 Điều 14 Nghị định 104/2022/NĐ-CP. Các loại giấy tờ có giá trị chứng minh thông tin về cư trú được quy định tại khoản 4 Điều 14 Nghị định 104/2022/NĐ-CP bao gồm: - Thẻ CCCD - Giấy CMND - Giấy xác nhận thông tin về cư trú - Giấy thông báo số định danh cá nhân và thông tin công dân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư
Luật sư tư vấn ly hôn phải đáp ứng những nguyên tắc nào khi tư vấn?
Tư vấn ly hôn mà một dịch vụ đòi hỏi chuyên môn cao, đặc biệt là các Luật sư có nhiều kinh nghiệm xử lý nhiều vấn đề trong hôn nhân. Vậy, Luật sư khi tư vấn ly hôn phải đáp ứng những nguyên tắc nào? 1. Tư vấn ly hôn là gì? Tư vấn ly hôn là một dịch vụ pháp lý của Luật sư bao gồm tham gia tố tụng tại Tòa án với thân chủ, tư vấn pháp luật thủ tục tiến hành ly hôn, đại diện ngoài tố tụng cho khách hàng trong quá trình giải quyết ly hôn và các dịch vụ pháp lý khác theo yêu cầu của thân chủ được quy định tại Điều 4 Luật Luật sư 2006. Ngoài ra, Điều 22 Luật Luật sư 2006 còn quy định phạm vi hành nghề luật sư bao gồm: - Tham gia tố tụng với tư cách là người bào chữa cho người bị tạm giữ, bị can, bị cáo hoặc là người bảo vệ quyền lợi của người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án hình sự. - Tham gia tố tụng với tư cách là người đại diện hoặc là người bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong các vụ án về tranh chấp dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động, hành chính, việc về yêu cầu dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động và các vụ, việc khác theo quy định của pháp luật. - Thực hiện tư vấn pháp luật. - Đại diện ngoài tố tụng cho khách hàng để thực hiện các công việc có liên quan đến pháp luật. - Thực hiện dịch vụ pháp lý khác theo quy định của Luật này. 2. Nguyên tắc khi tư vấn ly hôn của Luật sư Căn cứ Điều 5 Luật Luật sư 2006 (sửa đổi bởi Luật Luật sư 2012) Luật sư khi hành nghề tư vấn ly hôn phải đảm bảo các nguyên tắc sau: - Tuân thủ Hiến pháp và pháp luật, cụ thể, Luật sư khi tư vấn phải tuân thủ Hiến pháp nước Việt Nam và pháp luật về các quy định liên quan đến hôn nhân, gia đình, tố tụng khi ly hôn,... - Tuân theo Quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật sư Việt Nam, Luật sư là một nghề nghiệp bán dịch vụ cho khách hàng vì thế đạo đức và ứng xử cũng phải đặt lên hàng đầu. - Độc lập, trung thực, tôn trọng sự thật khách quan. Bên cạnh các nguyên tắc trên thì Luật sư phải trung thực và có tính khách quan không vì thân chủ mà xử dụng chiêu trò, bảo vệ vô căn cứ. - Sử dụng các biện pháp hợp pháp để bảo vệ tốt nhất quyền, lợi ích hợp pháp của khách hàng. Luật sư phải áp dụng quy định pháp luật để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của dân chủ, không được hời hợt làm cho qua. - Chịu trách nhiệm trước pháp luật về hoạt động nghề nghiệp luật sư. Đây là một ngành nghề khó yêu cầu cẩn thận cao trong từng câu nói, chữ viết nên sai sót thì phải chịu trách nhiệm. 3. Những hành vi nào Luật sư bị nghiêm cấm khi tư vấn ly hôn? Căn cứ Điều 9 Luật Luật sư 2006 (sửa đổi bởi Luật Luật sư 2012) nghiêm cấm các Luật sư, tổ chức Luật sư thực hiện các hành vi sau đây khi tư vấn ly hôn: - Nghiêm cấm luật sư thực hiện các hành vi sau đây: + Cung cấp dịch vụ pháp lý cho khách hàng có quyền lợi đối lập nhau trong cùng vụ án hình sự, vụ án dân sự, vụ án hành chính, việc dân sự, các việc khác theo quy định của pháp luật (sau đây gọi chung là vụ, việc); + Cố ý cung cấp hoặc hướng dẫn khách hàng cung cấp tài liệu, vật chứng giả, sai sự thật; xúi giục người bị tạm giữ, bị can, bị cáo, đương sự khai sai sự thật hoặc xúi giục khách hàng khiếu nại, tố cáo, khiếu kiện trái pháp luật; + Tiết lộ thông tin về vụ, việc, về khách hàng mà mình biết được trong khi hành nghề, trừ trường hợp được khách hàng đồng ý bằng văn bản hoặc pháp luật có quy định khác; + Sách nhiễu, lừa dối khách hàng; + Nhận, đòi hỏi thêm bất kỳ một khoản tiền, lợi ích nào khác từ khách hàng ngoài khoản thù lao và chi phí đã thỏa thuận với khách hàng trong hợp đồng dịch vụ pháp lý; + Móc nối, quan hệ với người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng, cán bộ, công chức, viên chức khác để làm trái quy định của pháp luật trong việc giải quyết vụ, việc; + Lợi dụng việc hành nghề luật sư, danh nghĩa luật sư để gây ảnh hưởng xấu đến an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, xâm phạm lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng, quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân; + Nhận, đòi hỏi bất kỳ một khoản tiền, lợi ích khác khi thực hiện trợ giúp pháp lý cho các khách hàng thuộc đối tượng được hưởng trợ giúp pháp lý theo quy định của pháp luật; từ chối vụ, việc đã đảm nhận theo yêu cầu của tổ chức trợ giúp pháp lý, của các cơ quan tiến hành tố tụng, trừ trường hợp bất khả kháng hoặc theo quy định của pháp luật; + Có lời lẽ, hành vi xúc phạm cá nhân, cơ quan, tổ chức trong quá trình tham gia tố tụng; + Tự mình hoặc giúp khách hàng thực hiện những hành vi trái pháp luật nhằm trì hoãn, kéo dài thời gian hoặc gây khó khăn, cản trở hoạt động của cơ quan tiến hành tố tụng và các cơ quan nhà nước khác. - Nghiêm cấm cơ quan, tổ chức, cá nhân có hành vi cản trở hoạt động hành nghề của luật sư. 4. Luật sư có được tiết lộ thông tin ly hôn của khách hàng? Khi tư vấn ly hôn hay bất kỳ nội dung nào cho khách hàng thì Luật sư phải giữ bí mật về thông tin của khách hàng theo Điều 25 Luật Luật sư 2006 như sau: - Luật sư không được tiết lộ thông tin về vụ, việc, về khách hàng mà mình biết được trong khi hành nghề, trừ trường hợp được khách hàng đồng ý bằng văn bản hoặc pháp luật có quy định khác. - Luật sư không được sử dụng thông tin về vụ, việc, về khách hàng mà mình biết được trong khi hành nghề vào mục đích xâm phạm lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng, quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân. - Tổ chức hành nghề luật sư có trách nhiệm bảo đảm các nhân viên trong tổ chức hành nghề không tiết lộ thông tin về vụ, việc, về khách hàng của mình. Do đó, Luật sư phải bí mật các thông tin liên quan đến yêu cầu của thân chủ từ thông tin vụ việc đến thông tin cá nhân, trừ trường hợp phải tiết lộ theo yêu cầu của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền hoặc được sự chấp thuận của thân chủ.
Top những phim về lĩnh vực tư pháp mà Dân luật phải xem ít nhất một lần trong đời
Nói đến dân luật thì luôn phải làm việc và học tập với những con chữ, tài liệu rất khô khan. Thậm chí có thể “stress” nếu không có những lúc thư giãn ảnh hưởng đến công việc. Vậy thì sao không thử dành thời gian để đến với những bộ phim về lĩnh vực tư pháp, luật sư vừa giảm “stress” vừa có thể tìm hiểu về lĩnh vực tư pháp ở các nước khác qua phim ảnh? 1. To Kill A Mocking Bird – Giết con chim nhại (1962) Bộ phim nổi tiếng với câu thoại bất hủ cuối phim “Like kill a mockingbird” (như là giết một con chim nhại), chim nhại lại là một loài chim vô hại nhưng luôn bị kỳ thị sau này nó đại diện cho sự trong trắng và cái đẹp chống lại chủ nghĩa phân biệt chủng tộc và lòng hận thù. Phim lấy bối cảnh một thị trấn nhỏ ở Alabama thập niên 30, cuộc sống tưởng như yên bình bỗng dưng chấn động, khi Tom Robinson – một người đàn ông da đen bị buộc tội cưỡng hiếp một người phụ nữ da trắng. Luật sư da trắng Atticus Finch, đã được chỉ định để đứng ra bào chữa cho Tom. Bộ phim sẽ đem đến một góc nhìn khách quan cho người xem và sự chiến đấu giành lại công lý cho người vô tội của vị Luật sư bào chữa, chắc hẳn sẽ làm dân luật bị cuốn vào cuộc hành trình đi tìm công lý. 2. Liar liar - Đừng nói dối, bố ơi (1997) Tạm gác lại bộ phim chất lượng về nội dung từ tiểu thuyết huyền thoại, chúng ta đến với một bộ phim có màu sắc tươi sáng, vui vẻ, hài hước hơn. Bộ phim kể về anh chàng Fletcher Reede, một luật sư có khả năng nói dối điêu luyện và cậu con anh của anh đã ước trong ngày sinh nhật của mình rằng, cha của mình sẽ không thể nói dối. Tuy nhiên, đúng ngày sinh nhật của con mình anh ta phải ra tòa, chắc hẳn bộ phim nhẹ nhàng này sẽ để lại nhiều bài học cho người xem khi đề cao ý nghĩa gia đình, nhất là dân luật. 3. Suits - Đấu trí (2011) Khi nói về phim lĩnh vực tư pháp thì không thể bỏ qua Suits hay còn biết đến tên Đấu trí là một serie phim truyền hình Mỹ nói về hai anh chàng Mike Ross và Harvey Specter. Hai con người ở 2 địa vị khác nhau, trong khi Harvey Specter là một Luật sư giỏi tại New York, khi được thăng cấp, anh cần phải tìm 1 cộng sự thông minh và nhạy bén, tình cờ anh gặp phải Mike Ross là một sinh viên của trường luật nhưng đã bị đuổi học. Tuy nhiên anh chàng sinh viên này lại rất thông minh và phù hợp với tiêu chí mà Luật sư Harvey lựa chọn. Chắc hẳn sẽ đem đến những câu chuyện trên chiến trường tư pháp không kém phần căng thẳng lẫn hài hước. 4. The Lincoln Lawyer - Nhân danh công lý (2011) Đến với vẻ điển trai của nam tài tử diễn viên Matthew McConaughey nổi tiếng với những bộ phim hành động, diễn biến tâm lý nặng và phức tạp đã đạt nhiều giải Oscar. Thì chắc hẳn bộ phim Nhân danh công lý là bộ phim vô cùng chất lượng cho dân luật. Phim lấy đề tài về tòa án, liên quan đến việc xét xử, bào chữa luôn có sức hút riêng vì tính bất ngờ, khó đoán trước anh ta hành nghề trên chính chiếc xe hơi của mình. Khách của anh là những công dân bình thường nhưng một ngày nọ anh nhận được lời đề nghị bào chữa cậu ấm nhà giàu khét tiếng tại Beverly Hills đi kèm là khoản tiền khổng lồ nếu thành công. 5. Tòa án lương tâm P1, P2 (2011) Trở về với phim Châu á gần gũi hơn thì không thể bỏ qua Serie phim truyền hình Tòa án lương tâm của Hãng phim cực kỳ nổi tiếng TVB (Hong Kong). Bộ phim đã gây ra một cơn sốt và trở thành một trong những bộ phim truyền hình ăn khách nhất thời điểm đó. Bộ phim là câu chuyện xoay quanh anh chàng Luật sư La Lực Á tài giỏi do nam diễn viên Trịnh Gia Dĩnh, luôn đứng lên để chiến đấu vì công lý cho những người dân ở khu Thâm Thủy Bộ, trở thành Ls kiện tụng cho người nghèo. Bộ phim đã tạo được tiếng vang lớn, mang về nhiều nhận xét tích cực từ phía các nhà phê bình và đồng thời cũng giành được nhiều giải thưởng truyền hình lớn ở Hồng Kông. 6. Vincenzo - Luật sư Vincenzo (2021) Bộ phim nói về Luật sư Vincenzo là câu chuyện sinh động, hấp dẫn của một luật sư mafia người Ý. Phim xoay quanh nhân vật Vincenzo (Song Joong Ki) và hành trình trở về quê hương Hàn Quốc để giải quyết những mâu thuẫn của nội bộ băng đảng có nguồn gốc từ đất nước này. Tại nơi đây, Vincenzo có cơ hội gặp nữ luật sư xinh đẹp và nổi tiếng với góc nhìn độc đáo Hong Cha Young (Jeon Yoo Bin). Họ đã kết hợp với nhau để từng bước giải quyết đám tội phạm. Trong quá trình đó, Vincenzo dần yêu Cha Young. Bộ phim đứng top xếp hạng trong thời gian dài trên nền tảng xem phim Netflix, chắc chắn đây sẽ là một bộ phim hấp dẫn cho các dân luật. Trên đây là một số bộ phim hay liên quan đến lĩnh vực tư pháp hy vọng dân luật có những giây phút thư giãn.
Dự thảo lần 4: Đề xuất bổ nhiệm luật sư, giảng viên làm thẩm phán
Đây là lần thứ 4 TAND tối cao dự thảo Luật Tổ chức Tòa án nhân dân (sửa đổi) vào ngày 14/9/2023, lấy ý kiến chuyên gia, người dân, nhà khoa học để hoàn thiện dự thảo. Tại dự thảo lần này một nội dung được nhiều người quan tâm đặc biệt đối với đề xuất bổ nhiệm luật sư, giảng viên làm thẩm phán. Đề xuất luật sư, giảng viên đại học được bổ nhiệm làm Thẩm phán TAND tối cao Cụ thể tại Điều 97 dự thảo LTCTAND (sửa đổi) quy định điều kiện bổ nhiệm Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao (sửa đổi, bổ sung Điều 69 LTCTAND) - Người có đủ tiêu chuẩn tại Điều 95 của Luật này và có đủ các điều kiện sau đây thì có thể được tuyển chọn, bổ nhiệm làm Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao: + Có độ tuổi từ đủ 45 tuổi trở lên; + Đã là Thẩm phán bậc 06 từ đủ 03 năm trở lên; + Có năng lực xét xử những vụ án và giải quyết những việc khác thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân tối cao theo quy định của pháp luật. - Người không công tác tại các Tòa án nhưng giữ chức vụ quan trọng trong các cơ quan, tổ chức trung ương, am hiểu sâu sắc về chính trị, pháp luật, kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng, ngoại giao hoặc là những chuyên gia, luật sư, giảng viên đại học, nhà khoa học có trình độ cao về pháp luật, giữ chức vụ quan trọng trong các cơ quan, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội - nghề nghiệp và có uy tín cao trong xã hội. Có năng lực xét xử, giải quyết những vụ việc thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân tối cao theo quy định của pháp luật thì có thể được tuyển chọn, bổ nhiệm làm Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao. - Số lượng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao được tuyển chọn, bổ nhiệm theo quy định tại khoản 2 Điều này không vượt quá 02 người. Trách nhiệm của Thẩm phán khi được bổ nhiệm - Tuân thủ Hiến pháp và Luật; dũng cảm, kiên quyết bảo vệ công lý. - Độc lập, vô tư, khách quan trong xét xử. - Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị can, bị cáo, đương sự và những người tham gia tố tụng khác theo quy định của luật. - Bảo vệ lợi ích nhà nước, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức. - Bảo vệ bí mật nhà nước, bí mật tư pháp. - Học tập, rèn luyện, tích lũy kinh nghiệm để nâng cao kiến thức pháp luật, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng xét xử, bản lĩnh nghề nghiệp và khả năng chuyên nghiệp của người Thẩm phán. - Tham gia bồi dưỡng bắt buộc về chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng xét xử; về đạo đức, trách nhiệm và ứng xử của Thẩm phán theo quy định của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao. - Tôn trọng nhân dân và chịu sự giám sát của nhân dân theo luật. - Ưu tiên sử dụng quỹ thời gian làm việc để thực hiện nhiệm vụ xét xử, giải quyết các vụ việc khác. Thời gian tham gia viết báo, viết sách, nghiên cứu khoa học, giảng dạy hoặc các hoạt động khác của Thẩm phán không được quá 20% tổng thời gian làm việc trong năm. - Chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình. Thẩm phán được bảo vệ nhân phẩm, danh dự khi thực thi nhiệm vụ Điều 102 dự thảo LTCTAND (sửa đổi) bảo vệ Thẩm phán (sửa đổi, bổ sung khoản 3, khoản 5 Điều 75 LTCTAND 2014) - Thẩm phán được bảo vệ khi thi hành công vụ và trong trường hợp cần thiết. Chế độ bảo vệ Thẩm phán do Ủy ban Thường vụ Quốc hội quy định theo đề nghị của Hội đồng Tư pháp quốc gia. - Nghiêm cấm các hành vi sau đây: + Đe dọa, xâm phạm tính mạng, sức khỏe, uy tín, danh dự, nhân phẩm, quyền và lợi ích hợp pháp của Thẩm phán; thân nhân của Thẩm phán; + Cản trở Thẩm phán thi hành công vụ; + Gây ảnh hưởng đến tính độc lập, vô tư, khách quan của Thẩm phán khi thi hành công vụ. - Trường hợp danh dự, nhân phẩm của Thẩm phán bị xúc phạm khi thực hiện nhiệm vụ, Thẩm phán, Chánh án Tòa án nơi Thẩm phán công tác yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan chấm dứt hành vi xúc phạm và buộc xin lỗi công khai. Cơ quan, tổ chức, cá nhân phải thực hiện yêu cầu của Thẩm phán, Chánh án Tòa án. - Trường hợp an toàn cá nhân hoặc thân nhân của Thẩm phán bị đe dọa do việc thực hiện nhiệm vụ của Thẩm phán, Chánh án Tòa án nơi Thẩm phán công tác yêu cầu Cơ quan công an có thẩm quyền tiến hành các biện pháp cần thiết để bảo vệ an toàn cá nhân hoặc thân nhân của Thẩm phán. Cơ quan công an có trách nhiệm thực hiện theo yêu cầu của Chánh án Tòa án. - Thẩm phán có bản án, quyết định bị hủy, sửa chỉ phải chịu trách nhiệm khi có lỗi chủ quan. - Cơ quan, tổ chức, cá nhân có hành vi quy định tại khoản 2 Điều này thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật. Xem thêm dự thảo dự thảo Luật Tổ chức Tòa án nhân dân (sửa đổi) tại đây.
Người bào chữa là ai? Trường hợp nào được chỉ định người bào chữa?
Người bào chữa là người được người bị buộc tội nhờ bào chữa hoặc cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng chỉ định và được cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng tiếp nhận việc đăng ký bào chữa. (khoản 1 Điều 72 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015) 1. Người bào chữa cho bị cáo có thể là những ai? Căn cứ khoản 2 Điều 72 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 thì người bào chữa có thể là: - Luật sư; - Người đại diện của người bị buộc tội; - Bào chữa viên nhân dân; - Trợ giúp viên pháp lý trong trường hợp người bị buộc tội thuộc đối tượng được trợ giúp pháp lý. 2. Bị cáo không có người bào chữa có được không? Quy định chỉ định người bào chữa tại Điều 76 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 như sau: Trong các trường hợp sau đây nếu người bị buộc tội, người đại diện hoặc người thân thích của họ không mời người bào chữa thì cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải chỉ định người bào chữa cho họ: Một, bị can, bị cáo về tội mà Bộ luật hình sự quy định mức cao nhất của khung hình phạt là 20 năm tù, tù chung thân, tử hình; Hai, người bị buộc tội có nhược điểm về thể chất mà không thể tự bào chữa; người có nhược điểm về tâm thần hoặc là người dưới 18 tuổi. Cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải yêu cầu hoặc đề nghị các tổ chức sau đây cử người bào chữa cho các trường hợp trên gồm: Một, đoàn luật sư phân công tổ chức hành nghề luật sư cử người bào chữa; Hai, trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước cử Trợ giúp viên pháp lý, luật sư bào chữa cho người thuộc diện được trợ giúp pháp lý; Ba, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận cử bào chữa viên nhân dân bào chữa cho người bị buộc tội là thành viên của tổ chức mình. Như vậy, bị cáo được quyền không có người bào chữa trừ trường hợp bị kết tội mà Bộ luật hình sự quy định mức cao nhất của khung hình phạt là 20 năm tù, tù chung thân, tử hình hoặc bị cáo có nhược điểm về thể chất mà không thể tự bào chữa; người có nhược điểm về tâm thần hoặc là người dưới 18 tuổi. 3. Ai có quyền lựa chọn người bào chữa? Theo quy định tại khoản 1 Điều 75 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 thì Người bào chữa do người bị buộc tội, người đại diện hoặc người thân thích của họ lựa chọn. Tức là Người bị buộc tội, người đại diện hoặc người thân thích của họ có quyền đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận từ huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương trở lên cử bào chữa viên nhân dân để bào chữa cho người bị buộc tội là thành viên của tổ chức mình. Khi người bị buộc tội, người đại diện hoặc người thân thích nộp đơn yêu cầu nhờ người bào chữa thì cơ quan có thẩm quyền giải quyết yêu cầu này và thông báo đến người bị bắt, người bị tạm giữ, người bị tạm giam để có ý kiến về việc nhờ người bào chữa. 4. Trường hợp nào được chỉ định người bào chữa? Tại khoản 1 Điều 76 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 quy định một số trường hợp người bị buộc tội, người đại diện hoặc người thân thích không mời người bào chữa, thì cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải chỉ định người bào chữa cho họ bao gồm Trường hợp 1: Bị can, bị cáo về tội mà Bộ luật hình sự quy định mức cao nhất của khung hình phạt là 20 năm tù, tù chung thân, tử hình; Trường hợp 2: Người bị buộc tội có nhược điểm về thể chất mà không thể tự bào chữa; người có nhược điểm về tâm thần hoặc là người dưới 18 tuổi. Như vậy, nếu thuộc hai trường hợp trên thì cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải chỉ định người bào chữa cho họ.
Luật sư có được đồng thời làm giảng viên không?
Luật sư, giảng viên Luật đều là những người có nhiều kỹ năng, kiến thức uyên bác về pháp luật. Vậy thì luật sư có được đồng thời làm giảng viên tại các trường đại học không? Luật sư có được đồng thời làm giảng viên không? Theo điểm a khoản 4 Điều 17 Luật Luật sư 2006 được sửa đổi bởi khoản 8 Điều 1 Luật Luật sư sửa đổi 2012 quy định người đang là cán bộ, công chức, viên chức; sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan, công nhân trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân thì không được cấp Chứng chỉ hành nghề luật sư. Đồng thời, điểm a khoản 1 Điều 18 Luật Luật sư 2006 được sửa đổi bởi khoản 9 Điều 1 Luật Luật sư sửa đổi 2012 quy định người đã được cấp Chứng chỉ hành nghề luật sư mà được tuyển dụng, bổ nhiệm làm cán bộ, công chức, viên chức; sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan, công nhân trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân thì bị thu hồi Chứng chỉ hành nghề luật sư. Như vậy, luật sư sẽ không được đồng thời làm giảng viên (đối với trường hợp là viên chức) vì sẽ bị thu hồi Chứng chỉ hành nghề luật sư. Nếu đang là giảng viên thì sẽ không được cấp chứng chỉ hành nghề luật sư. Luật sư không được có những hành vi nào? Theo khoản 1 Điều 9 Luật Luật sư 2006 được sửa đổi bởi khoản 3 Điều 1 Luật Luật sư sửa đổi 2012 quy định Nghiêm cấm luật sư thực hiện các hành vi sau đây: - Cung cấp dịch vụ pháp lý cho khách hàng có quyền lợi đối lập nhau trong cùng vụ án hình sự, vụ án dân sự, vụ án hành chính, việc dân sự, các việc khác theo quy định của pháp luật (sau đây gọi chung là vụ, việc); - Cố ý cung cấp hoặc hướng dẫn khách hàng cung cấp tài liệu, vật chứng giả, sai sự thật; xúi giục người bị tạm giữ, bị can, bị cáo, đương sự khai sai sự thật hoặc xúi giục khách hàng khiếu nại, tố cáo, khiếu kiện trái pháp luật; - Tiết lộ thông tin về vụ, việc, về khách hàng mà mình biết được trong khi hành nghề, trừ trường hợp được khách hàng đồng ý bằng văn bản hoặc pháp luật có quy định khác; - Sách nhiễu, lừa dối khách hàng; - Nhận, đòi hỏi thêm bất kỳ một khoản tiền, lợi ích nào khác từ khách hàng ngoài khoản thù lao và chi phí đã thỏa thuận với khách hàng trong hợp đồng dịch vụ pháp lý; - Móc nối, quan hệ với người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng, cán bộ, công chức, viên chức khác để làm trái quy định của pháp luật trong việc giải quyết vụ, việc; - Lợi dụng việc hành nghề luật sư, danh nghĩa luật sư để gây ảnh hưởng xấu đến an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, xâm phạm lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng, quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân; - Nhận, đòi hỏi bất kỳ một khoản tiền, lợi ích khác khi thực hiện trợ giúp pháp lý cho các khách hàng thuộc đối tượng được hưởng trợ giúp pháp lý theo quy định của pháp luật; từ chối vụ, việc đã đảm nhận theo yêu cầu của tổ chức trợ giúp pháp lý, của các cơ quan tiến hành tố tụng, trừ trường hợp bất khả kháng hoặc theo quy định của pháp luật; - Có lời lẽ, hành vi xúc phạm cá nhân, cơ quan, tổ chức trong quá trình tham gia tố tụng; - Tự mình hoặc giúp khách hàng thực hiện những hành vi trái pháp luật nhằm trì hoãn, kéo dài thời gian hoặc gây khó khăn, cản trở hoạt động của cơ quan tiến hành tố tụng và các cơ quan nhà nước khác. Như vậy, luật sư sẽ không được có những hành vi quy định trên. Ngày truyền thống của Luật sư Việt Nam là ngày mấy? Theo Điều 1 Quyết định 149/QĐ-TTg năm 2013 về Ngày truyền thống của luật sư Việt Nam do Thủ tướng Chính phủ ban hành quy định: Lấy ngày 10 tháng 10 hàng năm là “Ngày truyền thống của luật sư Việt Nam”. Như vậy, pháp luật quy định lấy Ngày truyền thống của Luật sư Việt Nam là ngày 10 tháng 10. Đối với năm 2024, Ngày truyền thống của luật sư Việt Nam 10 tháng 10 rơi vào thứ 5, tức mùng 8 tháng 9 âm lịch.
Luật sư có được bào chữa cho người thân không?
Luật sư có người thân vướng vào vòng lao lý thì có được đứng ra làm người bào chữa cho người thân không? Luật sư có những quyền và nghĩa vụ gì khi là người bào chữa của bị cáo? Luật sư có được bào chữa cho người thân không? Theo Điều 72 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 quy định về người bào chữa thì: Người bào chữa là người được người bị buộc tội nhờ bào chữa hoặc cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng chỉ định và được cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng tiếp nhận việc đăng ký bào chữa. - Người bào chữa có thể là: Luật sư; người đại diện của người bị buộc tội; bào chữa viên nhân dân; trợ giúp viên pháp lý trong trường hợp người bị buộc tội thuộc đối tượng được trợ giúp pháp lý. - Những người sau đây không được bào chữa: + Người đã tiến hành tố tụng vụ án đó; người thân thích của người đã hoặc đang tiến hành tố tụng vụ án đó; + Người tham gia vụ án đó với tư cách là người làm chứng, người giám định, người định giá tài sản, người phiên dịch, người dịch thuật; + Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, người bị kết án mà chưa được xoá án tích, người đang bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc. + Một người bào chữa có thể bào chữa cho nhiều người bị buộc tội trong cùng vụ án nếu quyền và lợi ích của họ không đối lập nhau. Như vậy, luật sư hoàn toàn được bào chữa cho người thân nếu được họ nhờ bào chữa hoặc cơ quan có thẩm quyền chỉ định và được cơ quan, người có thẩm quyền tiếp nhận đăng ký bào chữa. Đồng thời cũng lưu ý là luật sư phải không thuộc những người không được bào chữa theo quy định trên. Luật sư của có được tiết lộ thông tin của người mình nhận bào chữa không? Theo khoản 2 Điều 73 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 quy định về nghĩa vụ của người bào chữa như sau: - Sử dụng mọi biện pháp do pháp luật quy định để làm sáng tỏ những tình tiết xác định người bị buộc tội vô tội, những tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của bị can, bị cáo; - Giúp người bị buộc tội về mặt pháp lý nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ; - Không được từ chối bào chữa cho người bị buộc tội mà mình đã đảm nhận bào chữa nếu không vì lý do bất khả kháng hoặc không phải do trở ngại khách quan; - Tôn trọng sự thật; không được mua chuộc, cưỡng ép hoặc xúi giục người khác khai báo gian dối, cung cấp tài liệu sai sự thật; - Có mặt theo giấy triệu tập của Tòa án; trường hợp chỉ định người bào chữa theo quy định thì phải có mặt theo yêu cầu của Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát; - Không được tiết lộ bí mật điều tra mà mình biết khi thực hiện bào chữa; không được sử dụng tài liệu đã ghi chép, sao chụp trong hồ sơ vụ án vào mục đích xâm phạm lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân; - Không được tiết lộ thông tin về vụ án, về người bị buộc tội mà mình biết khi bào chữa, trừ trường hợp người này đồng ý bằng văn bản và không được sử dụng thông tin đó vào mục đích xâm phạm lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân. Như vậy, luật sư chỉ được tiết lộ thông tin của người mình nhận bào chữa khi được họ đồng ý bằng văn bản và không được dùng thông tin này để xâm phạm lợi ích Nhà nước, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của bất kỳ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào. Trường hợp nào luật sư có quyền kháng cáo bản án, quyết định của Toà? Theo khoản 1 Điều 73 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 quy định người bào chữa có quyền: - Gặp, hỏi người bị buộc tội; - Có mặt khi lấy lời khai của người bị bắt, bị tạm giữ, khi hỏi cung bị can và nếu người có thẩm quyền tiến hành lấy lời khai, hỏi cung đồng ý thì được hỏi người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can. Sau mỗi lần lấy lời khai, hỏi cung của người có thẩm quyền kết thúc thì người bào chữa có thể hỏi người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can; - Có mặt trong hoạt động đối chất, nhận dạng, nhận biết giọng nói và hoạt động điều tra khác theo quy định; - Được cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng báo trước về thời gian, địa điểm lấy lời khai, hỏi cung và thời gian, địa điểm tiến hành hoạt động điều tra khác; - Xem biên bản về hoạt động tố tụng có sự tham gia của mình, quyết định tố tụng liên quan đến người mà mình bào chữa; - Đề nghị thay đổi người có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người giám định, người định giá tài sản, người phiên dịch, người dịch thuật; đề nghị thay đổi, hủy bỏ biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế; - Đề nghị tiến hành hoạt động tố tụng theo quy định; đề nghị triệu tập người làm chứng, người tham gia tố tụng khác, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng; - Thu thập, đưa ra chứng cứ, tài liệu, đồ vật, yêu cầu; - Kiểm tra, đánh giá và trình bày ý kiến về chứng cứ, tài liệu, đồ vật liên quan và yêu cầu người có thẩm quyền tiến hành tố tụng kiểm tra, đánh giá; - Đề nghị cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng thu thập chứng cứ, giám định bổ sung, giám định lại, định giá lại tài sản; - Đọc, ghi chép và sao chụp những tài liệu trong hồ sơ vụ án liên quan đến việc bào chữa từ khi kết thúc điều tra; - Tham gia hỏi, tranh luận tại phiên tòa; - Khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng; - Kháng cáo bản án, quyết định của Tòa án nếu bị cáo là người dưới 18 tuổi, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất theo quy định. Như vậy, luật sư chỉ có quyền kháng cáo bản án, quyết định của Toà trong trường hợp bị cáo dưới 18 tuổi hoặc có nhược điểm về tâm thần/thể chất.
3 luật sư từng bào chữa vụ Tịnh thất Bồng Lai bị xóa tên khỏi danh sách luật sư TPHCM
Ông Đào Kim Lân (SN 1967), ông Đặng Đình Mạnh (56 tuổi) và Nguyễn Văn Miếng (58 tuổi, cùng ngụ TP.HCM) là 3 luật sư từng tham gia bào chữa vụ Tịnh thất Bồng Lai đã bị xoá tên khỏi danh sách luật sư TPHCM vì nợ phí thành viên. 3 luật sư từng bào chữa vụ Tịnh thất Bồng Lai bị xóa tên khỏi danh sách luật sư TPHCM Ngày 17/7/2024, Đoàn Luật sư Thành phố Hồ Chí Minh đã ký Quyết định 07/2024/QĐ-ĐLS về việc xoá tên khỏi danh sách luật sư của Đoàn Luật sư Thành phố Hồ Chí Minh vì đã nợ phí thành viên liên tục nhiều năm đối với: Luật sư Đào Kim Lân (sinh năm 1967, CCHNLS số 1875, Thẻ luật sư số 2844). Trước đó, ngày 05/4/2024 Đoàn Luật sư Thành phố Hồ Chí Minh cũng đã ký Quyết định 02/2024/QĐ-ĐLS về việc xoá tên khỏi danh sách luật sư của Đoàn Luật sư Thành phố Hồ Chí Minh đối với 2 luật sư vì đã nợ phí thành viên liên tục nhiều năm. Hai luật sư bị xóa tên gồm: Luật sư Đặng Đình Mạnh (sinh năm 1968, CCHNLS số 0464, Thẻ luật sư số 2966) và luật sư Nguyễn Văn Miếng (sinh năm 1966, CCHNLS số 4678, Thẻ luật sư số 2975). Theo đó, 3 luật sư trên đều đã từng tham gia bào chữa vụ án "lợi dụng các quyền tự do, dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân" xảy ra ở ấp Lập Thành, xã Hòa Khánh Tây, huyện Đức Hòa, Long An, hay còn gọi là vụ án tịnh thất Bồng Lai. Xem đầy đủ 02 Quyết định xóa tên: - Quyết định 07/2024/QĐ-ĐLS ngày 17/7/2024: https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/8/13/07-2024-Q%C4%90-%C4%90LS.docx - Quyết định 02/2024/QĐ-ĐLS ngày 05/4/2024: https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/8/13/02-2024-Q%C4%90-%C4%90LS.docx Khi nào Luật sư sẽ bị xoá tên khỏi danh sách luật sư? Theo khoản 3, khoản 4 Điều 42 Quyết định 856/QĐ-TTg năm 2022 quy định luật sư sẽ bị xoá tên khỏi danh sách luật sư của Đoàn Luật sư khi: 1) Đương nhiên bị xoá tên: Luật sư thuộc một trong các trường hợp sau thì đương nhiên bị Ban Chủ nhiệm Đoàn Luật sư xử lý kỷ luật bằng hình thức xóa tên khỏi danh sách luật sư của Đoàn Luật sư mà không phải theo thủ tục xử lý kỷ luật luật sư: - Bị thu hồi Chứng chỉ hành nghề luật sư trong các trường hợp quy định tại các điểm h và i khoản 1 Điều 18 của Luật Luật sư 2006 (được sửa đổi bởi Khoản 9 Điều 1 Luật Luật sư sửa đổi 2012). Cụ thể: + Bị xử phạt hành chính bằng hình thức tước quyền sử dụng Chứng chỉ hành nghề luật sư có thời hạn; bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc; + Bị kết án mà bản án đã có hiệu lực pháp luật; - 18 tháng không đóng phí thành viên Liên đoàn Luật sư Việt Nam hoặc phí thành viên Đoàn Luật sư. 2) Xoá tên theo thủ tục: Luật sư thuộc một trong các trường hợp sau thì bị Đoàn Luật sư xem xét xử lý kỷ luật bằng hình thức xóa tên khỏi danh sách luật sư của Đoàn Luật sư theo thủ tục quy định tại khoản 5 Điều 42 Quyết định 856/QĐ-TTg năm 2022: - Vi phạm nghiêm trọng Điều lệ Liên đoàn Luật sư Việt Nam, Nội quy Đoàn Luật sư, Bộ Quy tắc Đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật sư Việt Nam; - Đã bị xử lý kỷ luật bằng hình thức tạm đình chỉ tư cách thành viên Đoàn Luật sư mà trong thời hạn 01 năm kể từ ngày chấp hành xong quyết định kỷ luật lại có hành vi vi phạm đến mức bị xem xét xử lý kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo trở lên. Như vậy, khi vi phạm các trường hợp trên thì luật sư sẽ bị xoá tên khỏi danh sách luật sư của Đoàn Luật sư. Trong đó, không đóng phí thành viên Liên đoàn Luật sư Việt Nam hoặc phí thành viên Đoàn Luật sư 18 tháng thì sẽ đương nhiên bị xoá tên. Đã bị xoá tên khỏi danh sách Đoàn Luật sư thì có gia nhập lại được không? Theo khoản 2 Điều 30 Quyết định 856/QĐ-TTg năm 2022 quy định về gia nhập Đoàn Luật sư thì Ban Chủ nhiệm Đoàn Luật sư từ chối việc gia nhập Đoàn Luật sư trong các trường hợp sau: - Người nộp hồ sơ gia nhập Đoàn Luật sư thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 17 Luật Luật sư 2006; - Người nộp hồ sơ gia nhập Đoàn Luật sư đã bị thi hành kỷ luật bằng hình thức xoá tên khỏi danh sách luật sư của bất kỳ Đoàn Luật sư nào mà chưa hết thời hạn 03 năm kể từ ngày quyết định thi hành kỷ luật có hiệu lực. Như vậy, trong 3 năm kể từ ngày quyết định xoá tên có hiệu lực thì luật sư không được gia nhập lại Đoàn luật sư vì sẽ bị Ban Chủ nhiệm Đoàn Luật sư từ chối.
Một công ty Luật cử hai Luật sư của công ty mình bào chữa cho hai bên đối lập có được không?
Trường hợp một Công ty Luật cử 2 luật sư, một luật sư bào chữa cho bị cáo, một luật sư bảo vệ cho bị hại. Vậy có đúng quy định tố tụng không? Bản án có vi phạm tố tụng không? Bài viết này cung cấp quy định liên quan cho vấn đề trên. Một Công ty Luật cử 2 luật sư bào chữa cho hai bên đối lập có đúng quy định tố tụng không? Căn cứ Điều 72 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 về người bào chữa - Người bào chữa là người được người bị buộc tội nhờ bào chữa hoặc cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng chỉ định và được cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng tiếp nhận việc đăng ký bào chữa. - Người bào chữa có thể là: + Luật sư; + Người đại diện của người bị buộc tội; + Bào chữa viên nhân dân; + Trợ giúp viên pháp lý trong trường hợp người bị buộc tội thuộc đối tượng được trợ giúp pháp lý. - Bào chữa viên nhân dân là công dân Việt Nam từ 18 tuổi trở lên, trung thành với Tổ quốc, có phẩm chất đạo đức tốt, có kiến thức pháp lý, đủ sức khỏe bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ được giao, được Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam hoặc tổ chức thành viên của Mặt trận cử tham gia bào chữa cho người bị buộc tội là thành viên của tổ chức mình. - Những người sau đây không được bào chữa: + Người đã tiến hành tố tụng vụ án đó; người thân thích của người đã hoặc đang tiến hành tố tụng vụ án đó; + Người tham gia vụ án đó với tư cách là người làm chứng, người giám định, người định giá tài sản, người phiên dịch, người dịch thuật; + Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, người bị kết án mà chưa được xoá án tích, người đang bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc. + Một người bào chữa có thể bào chữa cho nhiều người bị buộc tội trong cùng vụ án nếu quyền và lợi ích của họ không đối lập nhau. Nhiều người bào chữa có thể bào chữa cho một người bị buộc tội. Như vậy, trường hợp một Công ty Luật cử 2 luật sư bào chữa cho hai bên đối lập không thấy có vi phạm trong tố tụng, cũng không thấy có căn cứ để tuyên bố Bản án vi phạm tố tụng. Một công ty Luật cử hai Luật sư của công ty mình bào chữa cho hai bên đối lập có rủi ro gì không? Căn cứ Quy tắc 15 của Bộ Quy tắc Đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật sư Việt Nam ban hành kèm Quyết định 201/QĐ-HĐLSTQ năm 2019 về Bộ Quy tắc Đạo đức và Ứng xử nghề nghiệp luật sư Việt Nam do Hội đồng Luật sư toàn quốc ban hành về Xung đột về lợi ích, theo đó tại mục 15.2, 15.3 có nội dung sau: - Trong quá trình thực hiện vụ việc, luật sư cần chủ động tránh để xảy ra xung đột về lợi ích. Nếu phát hiện có xung đột về lợi ích xảy ra ngoài ý muốn của luật sư thì luật sư cần chủ động thông báo ngay với khách hàng để giải quyết. - Luật sư phải từ chối tiếp nhận vụ việc hoặc từ chối tiếp tục thực hiện vụ việc trong các trường hợp sau đây: + Vụ việc trong đó các khách hàng có quyền lợi đối lập nhau; (…) + Trường hợp luật sư không được nhận hoặc thực hiện vụ việc cho khách hàng quy định tại Quy tắc 15.3 này, luật sư khác đang làm việc trong cùng tổ chức hành nghề luật sư cũng không được nhận hoặc thực hiện vụ việc, trừ trường hợp tại Quy tắc 15.3.4 và 15.3.6. Như vậy, cùng công ty luật cử hai luật sư khác nhau, một luật sư bào chữa cho bị cáo, một luật sư bào chữa cho bị hại thì vi phạm quy tắc Đạo đức và Ứng xử nghề nghiệp luật sư Việt Nam. Trường hợp Luật sư vi phạm quy tắc Đạo đức và Ứng xử nghề nghiệp luật sư Việt Nam thì có thể bị xử lý kỷ luật theo Điều 85 Luật luật sư 2006 sửa đổi bởi Luật Luật sư sửa đổi 2012.
Những trường hợp chấm dứt hoạt động của tổ chức hành nghề luật sư và thủ tục liên quan
Tổ chức hành nghề luật sư bao gồm Văn phòng luật sư và công ty luật Tổ chức hành nghề luật sư được tổ chức, hoạt động theo quy định của Luật Luật sư 2006 và quy định khác của pháp luật có liên quan. Khi thực hiện thủ tục chấm dứt hoạt động cũng phải thực hiện các thủ tục liên quan. Các trường hợp chấm dứt hoạt động của tổ chức hành nghề luật sư Căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 47 Luật Luật sư 2006 có nêu các trường hợp chấm dứt hoạt động của tổ chức hành nghề luật sư, bao gồm: - Tự chấm dứt hoạt động; - Bị thu hồi Giấy đăng ký hoạt động; - Trưởng văn phòng luật sư, Giám đốc công ty luật trách nhiệm hữu hạn một thành viên hoặc tất cả các thành viên của công ty luật hợp danh, thành viên của công ty luật trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên bị thu hồi Chứng chỉ hành nghề luật sư; - Công ty luật bị hợp nhất, bị sáp nhập; - Trưởng văn phòng luật sư, Giám đốc công ty luật trách nhiệm hữu hạn một thành viên chết. Thủ tục thực hiện khi chấm dứt hoạt động Tại khoản 2 Điều này có nêu: + Trường hợp chấm dứt hoạt động khi tự chấm dứt hoạt động và Công ty luật bị hợp nhất, bị sáp nhập: Chậm nhất là ba mươi ngày, trước thời điểm dự kiến chấm dứt hoạt động, tổ chức hành nghề luật sư phải thông báo bằng văn bản cho Sở Tư pháp, Đoàn luật sư ở địa phương nơi đăng ký hoạt động và nơi có trụ sở của chi nhánh. Trước thời điểm chấm dứt hoạt động, tổ chức hành nghề luật sư phải nộp đủ số thuế còn nợ; thanh toán xong các khoản nợ khác; làm xong thủ tục chấm dứt hợp đồng lao động đã ký với luật sư, nhân viên của tổ chức hành nghề luật sư; thực hiện xong các hợp đồng dịch vụ pháp lý đã ký với khách hàng. Trong trường hợp không thể thực hiện xong hợp đồng dịch vụ pháp lý đã ký với khách hàng thì phải thoả thuận với khách hàng về việc thực hiện hợp đồng dịch vụ pháp lý đó. + Trường hợp chấm dứt hoạt động khi bị thu hồi Giấy đăng ký hoạt động và trưởng văn phòng luật sư, Giám đốc công ty luật trách nhiệm hữu hạn một thành viên hoặc tất cả các thành viên của công ty luật hợp danh, thành viên của công ty luật trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên bị thu hồi Chứng chỉ hành nghề luật sư: Trong thời hạn bảy ngày làm việc, kể từ ngày thu hồi Giấy đăng ký hoạt động, Chứng chỉ hành nghề luật sư, Sở Tư pháp có trách nhiệm thông báo bằng văn bản với Đoàn luật sư, cơ quan thuế ở địa phương nơi đăng ký hoạt động và nơi có trụ sở của chi nhánh về việc thu hồi Giấy đăng ký hoạt động của tổ chức hành nghề luật sư, Chứng chỉ hành nghề luật sư. Trong thời hạn sáu mươi ngày, kể từ ngày bị thu hồi Giấy đăng ký hoạt động, Chứng chỉ hành nghề luật sư, tổ chức hành nghề luật sư phải nộp đủ số thuế còn nợ; thanh toán xong các khoản nợ khác; làm xong thủ tục chấm dứt hợp đồng lao động đã ký với luật sư, nhân viên của tổ chức hành nghề luật sư; đối với hợp đồng dịch vụ pháp lý đã ký với khách hàng nhưng chưa thực hiện xong thì phải thoả thuận với khách hàng về việc thực hiện hợp đồng dịch vụ pháp lý đó. + Trường hợp chấm dứt hoạt động khi Trưởng văn phòng luật sư, Giám đốc công ty luật trách nhiệm hữu hạn một thành viên chết: Trong thời hạn bảy ngày làm việc, kể từ ngày Trưởng văn phòng luật sư, Giám đốc công ty luật trách nhiệm hữu hạn một thành viên chết, Sở Tư pháp ra quyết định thu hồi Giấy đăng ký hoạt động. Trong thời hạn bảy ngày làm việc, kể từ ngày thu hồi Giấy đăng ký hoạt động, Sở Tư pháp có trách nhiệm thông báo bằng văn bản với Đoàn luật sư, cơ quan thuế ở địa phương nơi tổ chức hành nghề luật sư đăng ký hoạt động và nơi có trụ sở của chi nhánh về việc thu hồi Giấy đăng ký hoạt động. Việc giải quyết quyền, nghĩa vụ về tài sản được thực hiện theo quy định của pháp luật về dân sự. Như vậy, việc chấm dứt hoạt động của tổ chức hành nghề luật sư và thủ tục chấm dứt thực hiện theo từng trường hợp nêu trên.
Điều kiện để đăng ký lại tập sự hành nghề luật sư mới nhất năm 2024
Sau khoảng thời gian chấp hành xong quyết định kỷ luật tạm đình chỉ hay đã được xóa án tích. Không ít người có mong muốn được quay lại tập sự hành nghề luật sư. Vậy điều kiện để đăng ký lại tập sự hành nghề luật sư mới nhất năm 2024 là gì? Luật sư là một trong những nghề đòi hỏi sự chuyên nghiệp và trách nhiệm cao. Để trở thành luật sư chính thức, các ứng viên cần trải qua giai đoạn tập sự. Tuy nhiên, có một số trường hợp mà người tập sự hành nghề phải chấm dứt việc tập sự một thời gian và có mong muốn được tập sự trở lại. Điều kiện để được đăng ký lại tập sự hành nghề luật sư như sau: (1) Điều kiện để đăng ký lại tập sự hành nghề luật sư mới nhất năm 2024? Căn cứ theo khoản 3 Điều 11 Thông tư 10/2021/TT-BTP, người tập sự chấm dứt việc tập sự được xem xét đăng ký lại việc tập sự khi đủ điều kiện tập sự hành nghề luật sư theo quy định tại khoản 1 Điều 3 của Thông tư 10/2021/TT-BTP và thuộc một trong các trường hợp sau đây: + Các trường hợp quy định tại các điểm a, i, k và l khoản 2 Điều 11; các trường hợp quy định tại các điểm b, c, d và đ khoản 2 Điều 11 khi lý do chấm dứt tập sự không còn. + Đã được xóa án tích, trừ trường hợp bị kết án về tội phạm nghiêm trọng do cố ý, tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do cố ý. + Đã chấp hành xong biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính. + Sau thời hạn 01 năm, kể từ ngày quyết định kỷ luật bằng hình thức tạm đình chỉ việc tập sự hành nghề luật sư từ 03 - 06 tháng có hiệu lực hoặc sau thời hạn 03 năm, kể từ ngày quyết định kỷ luật bằng hình thức xóa tên khỏi danh sách người tập sự của Đoàn Luật sư có hiệu lực. Theo khoản 1 Điều 3 quy định về người đáp ứng các điều kiện sau đây thì được đăng ký tập sự hành nghề luật sư: + Công dân Việt Nam trung thành với Tổ quốc, tuân thủ Hiến pháp và pháp luật, có phẩm chất đạo đức tố. + Có Bằng cử nhân luật hoặc Bằng thạc sỹ luật. + Có Giấy chứng nhận tốt nghiệp đào tạo nghề luật sư tại Việt Nam hoặc Quyết định công nhận đào tạo nghề luật sư ở nước ngoài hoặc giấy tờ chứng minh được miễn đào tạo nghề luật sư nhưng thuộc trường hợp phải tập sự hành nghề luật sư theo quy định tại khoản 2 Điều 16 của Luật Luật sư. Như vậy, để được xem xét đăng ký lại việc tập sự phải đảm bảo thỏa mãn điều kiện theo Điều 3 về yêu cầu người tập sự hành nghề và thuộc một trong những người hợp tại khoản 3 Điều 11 Thông tư 10/2021/TT-BTP. (2) Người tập sự hành nghề luật sư được tạm dừng tập sư bao nhiêu lần? Tại khoản 1 Điều 11 Thông tư 10/2021/TT-BTP quy định về tạm dừng tập sự như sau: - Người tập sự có thể tạm ngừng việc tập sự hành nghề luật sư sau khi thỏa thuận bằng văn bản với tổ chức hành nghề luật sư nhận tập sự và phải báo cáo bằng văn bản cho Đoàn Luật sư nơi đăng ký tập sự. - Người tập sự được tạm ngừng tập sự tối đa 02 lần, mỗi lần không quá 03 tháng. Thời gian tập sự trước khi tạm ngừng được tính vào tổng thời gian tập sự hành nghề luật sư. Như vậy, người tập sự được tạm ngừng tập sự tối đa 02 lần, mỗi lần không quá 03 tháng. Người tập sự chấm dứt việc tập sự hành nghề luật sư khi thuộc trường hợp sau đây: Trong trường hợp tạm ngừng tập sự quá số lần quy định hoặc đã hết thời hạn tạm ngừng tập sự theo quy định tại khoản 1 Điều 11 mà không tiếp tục tập sự căn cứ theo quy định tại điểm i khoản 2 Điều 11 Thông tư 10/2021/TT-BTP. Tóm lại, để được xem xét đăng ký lại việc tập sự phải đảm bảo thỏa mãn điều kiện theo Điều 3 về yêu cầu người tập sự hành nghề và thuộc một trong những người hợp tại khoản 3 Điều 11 Thông tư 10/2021/TT-BTP. Bên cạnh đó, người tập sự được tạm ngừng tập sự tối đa 02 lần, mỗi lần không quá 03 tháng. Thời gian tập sự trước khi tạm ngừng được tính vào tổng thời gian tập sự hành nghề luật sư.
Kiểm sát viên, thẩm phán... muốn làm luật sư vẫn phải tập sự hành nghề
Đây là một trong những đề xuất về thời gian tập sự hành nghề Luật sư đang được Bộ Tư pháp lấy ý kiến đóng góp. Cụ thể như sau. https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/06/04/de-cuong-luat-luat-su.doc Dự thảo Luật Luật sư (1) Các đối tượng phải tập sự hành nghề luật sư theo quy định hiện hành Theo quy định tại Điều 16 Luật Luật sư 2006 được sửa đổi bởi Luật Luật sư sửa đổi 2012 hiện hành có quy định có những đối tượng sẽ được miễn, giảm thời gian tập sự hành nghề luật sư như sau: - Đã là thẩm phán, kiểm sát viên, điều tra viên cao cấp, điều tra viên trung cấp, giáo sư, phó giáo sư chuyên ngành luật, tiến sỹ luật, thẩm tra viên cao cấp ngành Tòa án, kiểm tra Viên cao cấp ngành Kiểm sát, chuyên viên cao cấp, nghiên cứu viên cao cấp, giảng viên cao cấp trong lĩnh vực pháp luật được miễn tập sự hành nghề luật sư. - Người đã là điều tra viên sơ cấp, thẩm tra viên chính ngành Tòa án, kiểm tra viên chính ngành Kiểm sát, chuyên viên chính, nghiên cứu viên chính, giảng viên chính trong lĩnh vực pháp luật được giảm hai phần ba thời gian tập sự hành nghề luật sư. - Người có thời gian công tác ở các ngạch chuyên viên, nghiên cứu viên, giảng viên trong lĩnh vực pháp luật, thẩm tra viên ngành Tòa án, kiểm tra viên ngành Kiểm sát từ mười năm trở lên thì được giảm một nửa thời gian tập sự hành nghề luật sư. Như vậy, theo quy định hiện hành thì những đối tượng như đã nêu trên sẽ được miễn, giảm thời gian tập sự hành nghề luật sư. (2) Quy định lại thời gian tập sự hành nghề luật sư là cần thiết Như đã có nêu trên, kiểm sát viên hay thẩm phán,... thuộc một trong những đối tượng được miễn, giảm thời gian tập sự hành nghề luật sư. Tại Dự thảo báo cáo đánh giá tác động của Luật Luật sư 2006 có nêu rõ điều kiện để được miễn đào tạo nghề luật sư, miễn, giảm thời gian tập sự hành nghề luật sư tại Điều 13 và 16 Luật Luật sư 2006 hiện còn đơn giản, chưa phù hợp với yêu cầu nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ pháp lý. Mặc dù các trường hợp này có kinh nghiệm, kiến thức về pháp luật, chuyên môn trong quá trình công tác nhưng kỹ năng hành nghề luật sư, trách nhiệm, đạo đức ứng xử nghề nghiệp luật sư có đặc thù riêng. https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/06/04/du-thao-bao-cao-dgtd-luat-luat-su.docx Dự thảo báo cáo đánh giá tác động của Luật Luật sư Theo đó, để bảo đảm nâng cao chất lượng luật sư, cũng như tăng cường trách nhiệm tự quản, vai trò quản lý của các Đoàn luật sư. Tại Dự thảo tờ trình, Bộ Tư pháp đã đề xuất việc miễn, giảm thời gian thời gian tập sự nêu trên cần phải được quy định chặt chẽ, theo hướng những người đang được miễn tập sự như đã nêu trên sẽ phải tham gia khóa đào tạo nghề ngắn hạn. https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/06/04/to-trinh-luat-luat-su.doc Dự thảo tờ trình (3) Kiểm sát viên, thẩm phán... muốn làm luật sư vẫn phải tập sự hành nghề Cụ thể, tại Điều 13 Dự thảo Luật Luật sư đã đề xuất 02 phương án về người được miễn, giảm đào tạo nghề luật sư như sau: Phương án 01: Rà soát để bổ sung một số đối tượng được giảm thời gian đào tạo nghề luật sư (chấp hành viên thanh tra viên trong lĩnh vực pháp luật, trợ giúp viên pháp lý). Phương án 02: Nâng cao điều kiện được miễn đào tạo nghề luật sư nhằm nâng cao chất lượng, tiêu chuẩn trở thành luật sư theo hướng, những người nguyên là thẩm phán, kiểm sát viên, điều tra viên… muốn trở thành luật sư phải có thời gian giữ chức danh nêu trên ít nhất 01 nhiệm kỳ (05 năm) và phải qua thời gian đào tạo nghề luật sư từ 03 đến 06 tháng. Theo đó, có thể thấy, nếu so với quy định hiện hành thì Dự thảo Luật Luật sư đã quy định cụ thể hơn về những trường hợp được miễn giảm thời gian tập sự hành nghề Luật sư.
Tập sự hành nghề luật sư ở công ty luật được không? Hồ sơ đăng ký tập sự bao gồm những gì?
Người tập sự hành nghề luật sư có bắt buộc phải tập sự ở văn phòng luật sư hay không? Tập sự hành nghề luật sư ở công ty luật được không? (1) Quy định về tập sự hành nghề luật sư Luật sư là một ngành nghề quan trọng trong xã hội, luật sư thường làm các công việc như cung cấp dịch vụ cho cá nhân, tổ chức bao gồm cả việc tham gia tố tụng để bào chữa cho bị can, bị cáo, đương sự trong phiên tòa xét xử; tư vấn pháp luật cho các cá nhân, tổ chức có nhu cầu. Việc tập sự hành nghề luật sư gần như là những bước cuối cùng trong quy trình được cấp chứng chỉ hành nghề luật sư cho một người. Theo Điều 3 Thông tư 10/2021/TT-BTP, người đáp ứng các điều kiện sau đây thì được đăng ký tập sự hành nghề luật sư: - Công dân Việt Nam trung thành với Tổ quốc, tuân thủ Hiến pháp và pháp luật, có phẩm chất đạo đức tốt; - Có Bằng cử nhân luật hoặc Bằng thạc sỹ luật; - Có Giấy chứng nhận tốt nghiệp đào tạo nghề luật sư tại Việt Nam hoặc Quyết định công nhận đào tạo nghề luật sư ở nước ngoài hoặc giấy tờ chứng minh được miễn đào tạo nghề luật sư nhưng thuộc trường hợp phải tập sự hành nghề luật sư theo quy định tại khoản 2 Điều 16 của Luật Luật sư. Lưu ý, trong quá trình tập sự hành nghề luật sư, nếu bị phát hiện không đáp ứng điều kiện quy định trên đây thì phải chấm dứt tập sự và không được công nhận thời gian đã tập sự; người đã hoàn thành tập sự thì không được công nhận thời gian đã tập sự. Theo quy định tại Điều 14 Luật Luật sư 2006, sửa đổi bổ sung 2012 quy định, thời gian tập sự hành nghề luật sư là mười hai tháng, trừ trường hợp được miễn, giảm thời gian tập sự hành nghề luật sư. Thời gian tập sự hành nghề luật sư được tính từ ngày đăng ký tập sự tại Đoàn luật sư. (2) Tập sự hành nghề luật sư ở công ty luật được không? Thông thường, mọi người sẽ nghĩ tập sự hành nghề luật sư thì phải đăng ký tập sự ở các văn phòng luật sư, vì đó là thường nơi mà các luật sư tương lai sẽ làm việc. Theo quy định tại Điều 4 Thông tư 10/2021/TT-BTP, người muốn tập sự hành nghề luật sư lựa chọn và thỏa thuận với một tổ chức hành nghề luật sư để tập sự. Tổ chức hành nghề luật sư nhận tập sự cử luật sư hướng dẫn và gửi Giấy xác nhận về việc nhận tập sự hành nghề luật sư cho người tập sự và Đoàn Luật sư ở địa phương nơi đặt trụ sở. Theo đó, tổ chức hành nghề luật sư nhận tập sự được quy định tại khoản 3 Điều 4 Thông tư 10/2021/TT-BTP bao gồm: - Văn phòng luật sư, công ty luật; chi nhánh của văn phòng luật sư, công ty luật; - Chi nhánh của tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài tại Việt Nam; công ty luật nước ngoài tại Việt Nam, chi nhánh của công ty luật nước ngoài tại Việt Nam. Như vậy, người tập sự hành nghề luật sư không nhất thiết phải thực hiện việc tập sự tại văn phòng luật sư mà hoàn toàn có thể đăng ký tập sự tại công ty luật, chi nhánh của công ty luật, công ty luật nước ngoài tại Việt nam và chi nhánh của công ty luật nước ngoài tại Việt Nam. Trường hợp người tập sự hành nghề luật sư không thỏa thuận được với tổ chức hành nghề luật sư nào cho mình tập sự, người tập sự có thể đề nghị Ban chủ nhiệm Đoàn Luật sư giới thiệu tổ chức hành nghề luật sư để tập sự. Ban chủ nhiệm Đoàn Luật sư có trách nhiệm phân công một luật sư thành viên của Đoàn là người đứng đầu tổ chức hành nghề luật sư nhận người đó vào tập sự trong vòng 10 ngày kể từ ngày nhận được đề nghị. Người đứng đầu tổ chức hành nghề luật sư được phân công mà từ chối nhận tập sự khi không có lý do chính đáng thì bị xem xét, xử lý theo quy định tại khoản 3 Điều 33 của Thông tư 10/2021/TT-BTP. (3) Hồ sơ đăng ký tập sự hành nghề luật sư Căn cứ theo Điều 5 Thông tư 10/2021/TT-BTP, hồ sơ đăng ký tập sự hành nghề luật sư bao gồm: - Giấy đề nghị đăng ký tập sự hành nghề luật sư - Giấy xác nhận về việc nhận tập sự hành nghề luật sư của tổ chức hành nghề luật sư nhận tập sự - Bản sao Bằng cử nhân luật hoặc bản sao Bằng thạc sỹ luật - Bản sao Giấy chứng nhận tốt nghiệp đào tạo nghề luật sư tại Việt Nam hoặc bản sao Quyết định công nhận đào tạo nghề luật sư ở nước ngoài hoặc bản sao giấy tờ chứng minh được giảm thời gian tập sự hành nghề luật sư theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 16 của Luật Luật sư 2006. >> Tải Giấy đề nghị đăng ký tập sự hành nghề luật sưhttps://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/05/22/M%E1%BA%AAU%20TP-LS-01.doc >> Tải Giấy xác nhận về việc nhận tập sự hành nghề luật sưhttps://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/05/22/M%E1%BA%AAU%20TP-LS-02.doc Người tập sự hành nghề luật sư đăng ký tập sự tại Đoàn Luật sư nơi có trụ sở của tổ chức hành nghề luật sư nhận tập sự. Ban chủ nhiệm Đoàn Luật sư ghi tên người tập sự vào danh sách người tập sự của Đoàn Luật sư và cấp Giấy chứng nhận người tập sự hành nghề luật sư cho người tập sự trong vòng 05 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ. Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày cấp Giấy chứng nhận người tập sự hành nghề luật sư, Ban chủ nhiệm Đoàn Luật sư gửi văn bản thông báo cho tổ chức hành nghề luật sư nhận tập sự. Người bị từ chối cấp Giấy chứng nhận người tập sự hành nghề luật sư có quyền khiếu nại theo quy định của Thông tư 10/2021/TT-BTP. (4) Tập sự hành nghề luật sư bao gồm những nội dung gì? Người tập sự hành nghề luật sư phải nắm được những nội dung sau đây trong quá trình tập sự tại tổ chức hành nghề luật sư: - Pháp luật về luật sư và hành nghề luật sư, Bộ Quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật sư Việt Nam. - Kỹ năng nghiên cứu, thu thập tài liệu và đề xuất hướng giải quyết hồ sơ vụ việc. - Kỹ năng tham gia tố tụng với tư cách là người bào chữa cho người bị bắt, bị tạm giữ, bị can, bị cáo hoặc là người bảo vệ quyền lợi của người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án hình sự. - Kỹ năng tham gia tố tụng với tư cách là người đại diện hoặc người bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong các vụ án về tranh chấp dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động, hành chính, việc về yêu cầu dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động và các vụ, việc khác theo quy định của pháp luật. - Kỹ năng tư vấn pháp luật. - Kỹ năng đại diện ngoài tố tụng cho khách hàng để thực hiện các công việc có liên quan đến pháp luật. - Kỹ năng thực hiện dịch vụ pháp lý khác. (căn cứ theo Điều 6 Thông tư 10/2021/TT-BTP)
Đề xuất: Được miễn đào tạo hành nghề luật sư vẫn phải qua khóa đào tạo nghề ngắn hạn
Vừa quan Liên Đoàn Luật sư Việt Nam đề xuất bổ sung quy định về việc “người được miễn đào tạo hành nghề phải qua khóa đào tạo nghề ngắn hạn” từ 3 tháng đến 6 tháng trong Luật Luật sư thay thế. Đề xuất: Được miễn đào tạo hành nghề luật sư vẫn phải qua khóa đào tạo nghề ngắn hạn Vừa qua, Liên đoàn Luật sư Việt Nam đã gửi văn bản đến Bộ trưởng Bộ Tư pháp góp ý hồ sơ đề nghị xây dựng Luật Luật sư. Theo đó, Liên đoàn Luật sư Việt Nam (Liên đoàn) đã có những góp ý cụ thể đối với dự thảo Đề cương chi tiết Luật Luật sư thay thế. Trong đó, về đào tạo nghề luật sư, Liên đoàn đề xuất bổ sung quy định về việc “người được miễn đào tạo hành nghề phải qua khóa đào tạo nghề ngắn hạn” từ 3 tháng đến 6 tháng. Về cơ sở đào tạo nghề luật sư, Liên đoàn đề nghị luật hóa quy định về cơ sở đào tạo nghề luật sư của Liên đoàn Luật sư Việt Nam. Việc bổ sung quy định về cơ sở đào tạo nghề luật sư trong Luật Luật sư trong bối cảnh hiện nay phù hợp với cơ sở pháp lý và thực tiễn. Về miễn, giảm thời gian tập sự hành nghề luật sư, Liên đoàn đề nghị cân nhắc phương án tất cả các đối tượng phải tập sự hành nghề luật sư, không có quy định miễn nhưng có sửa đổi. Theo đó, tất cả các đối tượng phải tập sự hành nghề luật sư, nhưng có quy định giảm thời gian tập sự hành nghề cho một số đối tượng (như người đã là thẩm phán, kiểm sát viên, điều tra viên cao cấp). Theo Báo Pháp Luật TP.HCM Đối tượng nào được miễn đào tạo hành nghề luật sư theo quy định hiện hành? Theo Điều 13 Luật Luật sư 2006 thì các đối tượng sau đây sẽ được miễn đào tạo nghề luật sư: - Đã là thẩm phán, kiểm sát viên, điều tra viên. - Giáo sư, phó giáo sư chuyên ngành luật; tiến sĩ luật. - Đã là thẩm tra viên cao cấp ngành Tòa án, kiểm tra viên cao cấp ngành Kiểm sát; chuyên viên cao cấp, nghiên cứu viên cao cấp, giảng viên cao cấp trong lĩnh vực pháp luật. - Đã là thẩm tra viên chính ngành Toà án, kiểm tra viên chính ngành Kiểm sát; chuyên viên chính, nghiên cứu viên chính, giảng viên chính trong lĩnh vực pháp luật. Như vậy, nếu thuộc một trong những đối tượng trên sẽ được miễn đào tạo hành nghề luật sư. Lúc này, câu hỏi đặt ra là những người được miễn đào tạo hành nghề luật sư thì có phải tập sự hành nghề luật sư không? Đối tượng nào được miễn tập sự hành nghề luật sư? Theo Điều 16 Luật Luật sư 2006 sửa đổi bởi Khoản 7 Điều 1 Luật Luật sư sửa đổi 2012 quy định về người được miễn, giảm thời gian tập sự hành nghề luật sư bao gồm: - Người đã là thẩm phán, kiểm sát viên, điều tra viên cao cấp, điều tra viên trung cấp, giáo sư, phó giáo sư chuyên ngành luật, tiến sĩ luật, thẩm tra viên cao cấp ngành Tòa án, kiểm tra Viên cao cấp ngành Kiểm sát, chuyên viên cao cấp, nghiên cứu viên cao cấp, giảng viên cao cấp trong lĩnh vực pháp luật được miễn tập sự hành nghề luật sư. - Người đã là điều tra viên sơ cấp, thẩm tra viên chính ngành Tòa án, kiểm tra viên chính ngành Kiểm sát, chuyên viên chính, nghiên cứu viên chính, giảng viên chính trong lĩnh vực pháp luật được giảm hai phần ba thời gian tập sự hành nghề luật sư. - Người có thời gian công tác ở các ngạch chuyên viên, nghiên cứu viên, giảng viên trong lĩnh vực pháp luật, thẩm tra viên ngành Tòa án, kiểm tra viên ngành Kiểm sát từ mười năm trở lên thì được giảm một nửa thời gian tập sự hành nghề luật sư. Như vậy, chỉ những đối tượng được miễn đào tạo hành nghề luật sư nằm trong nhóm được miễn tập sự hành nghề luật sư thì mới không phải tập sự. Những đối tượng còn lại vẫn phải tham gia tập sự theo quy định, tuy nhiên thời gian có thể ngắn hơn thông thường tuỳ thuộc vào đối tượng đó nằm trong nhóm nào. Có thể thấy, theo quy định hiện hành những người được miễn đào tạo hành nghề luật sư thì sẽ không phải tham gia thêm khoá đào tạo nào. Đối với những người được miễn tập sự thì có thể gửi thẳng hồ sơ cấp Chứng chỉ hành nghề luật sư, đối với những người được giảm thời gian tập sự thì sau khi tập sự và đạt yêu cầu kiểm tra kết quả tập sự hành nghề luật sư thì có thể gửi hồ sơ cấp Chứng chỉ hành nghề luật sư. Theo đó, Liên đoàn Luật sư Việt Nam đã đề xuất quy định người được miễn hành nghề đào tạo hành nghề phải qua khóa đào tạo nghề ngắn hạn từ 3 tháng đến 6 tháng. Nếu đề xuất được thông qua thì những người được miễn đào tạo này vẫn phải tham gia các khóa đào tạo ngắn hạn thì mới được cấp Chứng chỉ hành nghề luật sư.
Đối tượng nào được giảm một nửa thời gian tập sự hành nghề luật sư?
Ai được tập sự hành nghề luật sư? Thời gian tập sự hành nghề luật sư là bao lâu? Đối tượng nào được giảm một nửa thời gian tập sự hành nghề luật sư? Ai được tập sự hành nghề luật sư? Thời gian tập sự hành nghề luật sư là bao lâu? Theo Điều 14 Luật Luật sư 2006 được sửa đổi bởi khoản 5 Điều 1 Luật Luật sư sửa đổi 2012 có quy định những người sau được tham gia tập sự hành nghề luật sư: (i) Người có Giấy chứng nhận tốt nghiệp đào tạo nghề luật sư; (ii) Người đã là điều tra viên sơ cấp, thẩm tra viên chính ngành Tòa án, kiểm tra viên chính ngành Kiểm sát, chuyên viên chính, nghiên cứu viên chính, giảng viên chính trong lĩnh vực pháp luật được giảm hai phần ba thời gian tập sự hành nghề luật sư. Cũng theo quy định này thì thời gian tập sự hành nghề luật sư là mười hai tháng, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 16 của Luật này. Thời gian tập sự hành nghề luật sư được tính từ ngày đăng ký tập sự tại Đoàn luật sư. Lưu ý: Tổ chức hành nghề luật sư phân công luật sư hướng dẫn người tập sự hành nghề luật sư. Luật sư hướng dẫn tập sự phải là người có ít nhất ba năm kinh nghiệm hành nghề luật sư và không thuộc trường hợp đang trong thời gian bị xử lý kỷ luật theo quy định tại khoản 1 Điều 85 của Luật này. Tại cùng một thời điểm, một luật sư không được hướng dẫn quá ba người tập sự. Đối tượng nào được giảm một nửa thời gian tập sự hành nghề luật sư? Theo Điều 14 Luật Luật sư 2006 được sửa đổi bởi khoản 5 Điều 1 Luật Luật sư sửa đổi 2012 có quy định như sau: "Tập sự hành nghề luật sư 1. Người có Giấy chứng nhận tốt nghiệp đào tạo nghề luật sư và người quy định tại khoản 2 Điều 16 của Luật này được tập sự hành nghề tại tổ chức hành nghề luật sư. Thời gian tập sự hành nghề luật sư là mười hai tháng, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 16 của Luật này. Thời gian tập sự hành nghề luật sư được tính từ ngày đăng ký tập sự tại Đoàn luật sư. ..." Dẫn chiếu đến Điều 16 Luật Luật sư 2006 được sửa đổi bởi khoản 7 Điều 1 Luật Luật sư sửa đổi 2012 quy định như sau: "Người được miễn, giảm thời gian tập sự hành nghề luật sư ... 2. Người đã là điều tra viên sơ cấp, thẩm tra viên chính ngành Tòa án, kiểm tra viên chính ngành Kiểm sát, chuyên viên chính, nghiên cứu viên chính, giảng viên chính trong lĩnh vực pháp luật được giảm hai phần ba thời gian tập sự hành nghề luật sư. 3. Người có thời gian công tác ở các ngạch chuyên viên, nghiên cứu viên, giảng viên trong lĩnh vực pháp luật, thẩm tra viên ngành Tòa án, kiểm tra viên ngành Kiểm sát từ mười năm trở lên thì được giảm một nửa thời gian tập sự hành nghề luật sư." Như vậy, người có thời gian công tác ở các ngạch chuyên viên, nghiên cứu viên, giảng viên trong lĩnh vực pháp luật, thẩm tra viên ngành Tòa án, kiểm tra viên ngành Kiểm sát từ mười năm trở lên thì được giảm một nửa thời gian tập sự hành nghề luật sư. Tóm lại, những đối tượng kể trên được giảm một nửa thời gian tập sự hành nghề luật sư
Phân biệt Công ty Luật TNHH và Công ty TNHH Luật? Công ty nào được cung cấp dịch vụ pháp lý?
Công ty Luật TNHH và Công ty TNHH Luật, thoạt nghe qua ta thường nghĩ chúng là cùng một loại hình công ty. Nhưng thực tế, đây là hai loại hình công ty khác nhau. Vậy, làm sao để phân biệt hai loại công ty này? Đâu là công ty được cung cấp dịch vụ pháp lý? Phân biệt Công ty Luật TNHH và Công ty TNHH Luật STT Tiêu chí phân biệt Công ty Luật TNHH Công ty TNHH Luật 1 Bản chất - Là một hình thức của tổ chức hành nghề luật sư (Khoản 15 Điều 1 Luật Luật sư sửa đổi 2012) - Bao gồm công ty luật TNHH hai thành viên trở lên và công ty luật TNHH một thành viên. (Điều 34 Luật luật sư 2006) - Doanh nghiệp phải đảm bảo đủ điều kiện theo quy định của Luật Luật sư và thực hiện đăng ký tại Sở Tư pháp. - Được cung cấp các dịch vụ pháp lý như tư vấn, tố tụng. - Bao gồm công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên và công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên. (Khoản 7 Điều 4 Luật Doanh nghiệp 2020) - Được thành lập, tổ chức, hoạt động theo quy định của Luật Doanh nghiệp và quy định khác của pháp luật có liên quan. - Không được cung cấp các dịch vụ pháp lý như tư vấn, tố tụng. 2 Tên gọi Các thành viên thoả thuận lựa chọn nhưng phải bao gồm cụm từ “Công ty Luật TNHH”. Ví dụ: Công ty Luật TNHH AAA. Trong đó, Công ty Luật TNHH là loại hình công ty, AAA là tên riêng công ty. (Khoản 5 Điều 34 Luật luật sư 2006) Phải bao gồm 02 yếu tố: Loại hình doanh nghiệp + Tên riêng. Ví dụ: Công ty TNHH Luật AAA. Trong đó, Công ty TNHH là loại hình công ty, Luật AAA là tên riêng công ty. (Khoản 1 Điều 37 Luật Doanh nghiệp 2020) 3 Giấy phép kinh doanh Giấy đăng ký hoạt động (Khoản 4 Điều 35 Luật luật sư 2006) Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (Khoản 2 Điều 46, Khoản 2 Điều 74 Luật Doanh nghiệp 2020) 4 Cơ quan cấp Giấy phép kinh doanh Sở Tư pháp ở địa phương nơi có Đoàn luật sư mà Trưởng văn phòng luật sư hoặc Giám đốc công ty luật là thành viên (Khoản 1 Điều 35 Luật luật sư 2006) Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư (Điều 34 Nghị định 01/2021/NĐ-CP) 5 Cơ quan quản lý trực tiếp Sở tư pháp Sở Kế hoạch và đầu tư Như vậy, Công ty Luật TNHH và công ty TNHH Luật là hai loại hình công ty hoàn toàn khác nhau. Công ty Luật TNHH được phép kinh doanh các dịch vụ tư vấn hỗ trợ pháp lý cho khách hàng, còn Công ty TNHH Luật không được kinh doanh các dịch vụ này. Chữ “Luật” trong công ty TNHH Luật chỉ là tên riêng của công ty có loại hình là TNHH. Doanh nghiệp không phải Công ty Luật cung cấp dịch vụ pháp lý bị xử lý như thế nào? Theo quy định tại Điều 7 Nghị định 82/2020/NĐ-CP quy định xử phạt hành vi vi phạm quy định đối với hoạt động của tổ chức hành nghề luật sư, trong đó xử lý hành vì cung cấp dịch vụ pháp lý khi không phải Công ty Luật như sau: - Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi hoạt động khi chưa được cấp giấy đăng ký hoạt động. - Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau: + Không đăng ký hoạt động của tổ chức hành nghề luật sư, chi nhánh của tổ chức hành nghề luật sư; chi nhánh của tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài, công ty luật nước ngoài, chi nhánh của công ty luật nước ngoài tại Việt Nam với cơ quan có thẩm quyền; + Hoạt động tư vấn pháp luật, cung cấp dịch vụ pháp lý, hoạt động với danh nghĩa tổ chức hành nghề luật sư hoặc treo biển hiệu là tổ chức hành nghề luật sư mà không phải là tổ chức hành nghề luật sư. - Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định. Như vậy, đối với hành vi cung cấp dịch vụ pháp lý khi không phải là Công ty Luật được thành lập theo Luật luật sư 2006 thì sẽ bị phạt từ 30 - 50 triệu đồng tuỳ tính chất của hành vi. Đồng thời, bị buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp đã kiếm được. Luật sư được hành nghề trong phạm vi nào? Theo Điều 22 Luật luật sư 2006 quy định phạm vi hành nghề của Luật sư như sau: Tham gia tố tụng với tư cách là người bào chữa cho người bị tạm giữ, bị can, bị cáo hoặc là người bảo vệ quyền lợi của người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án hình sự. - Tham gia tố tụng với tư cách là người đại diện hoặc là người bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong các vụ án về tranh chấp dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động, hành chính, việc về yêu cầu dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động và các vụ, việc khác theo quy định của pháp luật. - Thực hiện tư vấn pháp luật. - Đại diện ngoài tố tụng cho khách hàng để thực hiện các công việc có liên quan đến pháp luật. - Thực hiện dịch vụ pháp lý khác theo quy định của Luật này. Trên đây là toàn bộ giải đáp cho câu hỏi Phân biệt Công ty Luật TNHH và Công ty TNHH Luật? Cung cấp dịch vụ pháp luật khi không phải Công ty Luật bị xử lý thế nào? Người đọc có thể tham khảo để lựa chọn đúng công ty cung cấp dịch vụ phù hợp với mình.
Các hành vi nghiêm cấm trong hoạt động trợ giúp pháp lý?
Hiện nay, việc thực hiện trợ giúp pháp lý ngày càng được phổ biến trong xã hội. Vậy người thực hiện trợ giúp pháp lý bao gồm những ai và phải tuân thủ quy định như thế nào trong quá trình công tác của mình? Người thực hiện trợ giúp pháp lý sẽ có những ai? Căn cứ theo quy định tại Điều 17 Luật Trợ giúp pháp lý 2017 thì người thực hiện trợ giúp pháp lý sẽ bao gồm: - Trợ giúp viên pháp lý; - Luật sư thực hiện trợ giúp pháp lý theo hợp đồng với Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước; luật sư thực hiện trợ giúp pháp lý theo phân công của tổ chức tham gia trợ giúp pháp lý; - Tư vấn viên pháp luật có 02 năm kinh nghiệm tư vấn pháp luật trở lên làm việc tại tổ chức tham gia trợ giúp pháp lý; - Cộng tác viên trợ giúp pháp lý. Theo đó, người thực hiện trợ giúp pháp lý bao gồm trợ giúp viên pháp lý, luật sư, tư vấn viên pháp luật và cộng tác viên trợ giúp pháp lý. Người thực hiện trợ giúp pháp lý có những quyền nào? Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 18 Luật Trợ giúp pháp lý 2017 như sau: - Thực hiện trợ giúp pháp lý; - Được bảo đảm thực hiện trợ giúp pháp lý độc lập, không bị đe dọa, cản trở, sách nhiễu hoặc can thiệp trái pháp luật; - Từ chối hoặc không tiếp tục thực hiện trợ giúp pháp lý trong các trường hợp quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 25, khoản 1 Điều 37 Luật Trợ giúp pháp lý 2017 và theo quy định của pháp luật về tố tụng; - Được bồi dưỡng, tập huấn kỹ năng chuyên môn, nghiệp vụ trợ giúp pháp lý; - Bảo đảm chất lượng vụ việc trợ giúp pháp lý; - Tuân thủ nguyên tắc hoạt động trợ giúp pháp lý; - Nghiêm chỉnh chấp hành nội quy nơi thực hiện trợ giúp pháp lý; - Bồi thường hoặc hoàn trả một khoản tiền cho tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý đã trả cho người bị thiệt hại do lỗi của mình gây ra khi thực hiện trợ giúp pháp lý theo quy định của pháp luật. Như vậy, pháp luật quy định người thực hiện trợ giúp pháp lý sẽ có các quyền nêu trên Các hành vi nghiêm cấm trong hoạt động trợ giúp pháp lý mà người thực hiện trợ giúp pháp lý nên biết? Căn cứ theo quy định tại Điều 6 Luật Trợ giúp pháp lý 2017 về các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động trợ giúp pháp lý như sau: - Nghiêm cấm tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý và người thực hiện trợ giúp pháp lý có hành vi sau đây: + Xâm phạm danh dự, nhân phẩm, quyền và lợi ích hợp pháp của người được trợ giúp pháp lý; phân biệt đối xử người được trợ giúp pháp lý; + Nhận, đòi hỏi bất kỳ một khoản tiền, lợi ích vật chất hoặc lợi ích khác từ người được trợ giúp pháp lý; sách nhiễu người được trợ giúp pháp lý; + Tiết lộ thông tin về vụ việc trợ giúp pháp lý, về người được trợ giúp pháp lý, trừ trường hợp người được trợ giúp pháp lý đồng ý bằng văn bản hoặc luật có quy định khác; + Từ chối hoặc không tiếp tục thực hiện trợ giúp pháp lý, trừ trường hợp quy định tại Luật này và quy định của pháp luật về tố tụng; + Lợi dụng hoạt động trợ giúp pháp lý để trục lợi, xâm phạm quốc phòng, an ninh quốc gia, gây mất trật tự, an toàn xã hội, ảnh hưởng xấu đến đạo đức xã hội; + Xúi giục, kích động người được trợ giúp pháp lý cung cấp thông tin, tài liệu sai sự thật, khiếu nại, tố cáo, khởi kiện trái pháp luật. Như vậy, trên đây là các hành vi bị nghiêm cấm của tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý và người thực hiện trợ giúp pháp lý nên biết. Từ những căn cứ nêu trên, có thể thấy trợ giúp pháp lý đang là ngành nghề đang quan tâm, những người thực hiện trợ giúp pháp lý cần phải nắm bắt, hiểu biết quy định pháp luật để tránh những hậu quả pháp lý xảy ra.
Cắt giảm nhiều quy định về kinh doanh hành nghề luật sư
Ngày 19/01/2024 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 87/QĐ-TTg năm 2024 phê duyệt phương án cắt giảm, đơn giản hóa quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Tư pháp. Theo đó, ngành nghề kinh doanh thuộc Danh mục ngành nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện theo quy định tại Luật Đầu tư 2020. (1) Cấp Chứng chỉ hành nghề luật sư đối với người đạt yêu cầu kiểm tra kết quả tập sự hành nghề luật sư Nội dung cắt giảm, đơn giản hóa: - Bãi bỏ Giấy chứng nhận sức khỏe Lý do: Để cá nhân hành nghề tự bảo đảm về sức khỏe khi hành nghề. - Chuẩn hóa quy trình giải quyết thủ tục hành chính theo hướng cắt giảm khâu trung gian, thống nhất một cơ quan tiếp nhận và giải quyết thủ tục hành chính là Bộ Tư pháp. Lý do: Tạo thuận lợi cho cá nhân/cơ quan trong quá trình giải quyết hồ sơ thủ tục hành chính và đáp ứng yêu cầu thực hiện thủ tục hành chính trực tuyến. (2) Cấp Chứng chỉ hành nghề luật sư đối với người được miễn đào tạo nghề luật sư, miễn tập sự hành nghề luật sư Nội dung cắt giảm, đơn giản hóa: - Bãi bỏ Giấy chứng nhận sức khỏe. Lý do: Để cá nhân hành nghề tự bảo đảm về sức khỏe khi hành nghề. - Chuẩn hóa quy trình giải quyết thủ tục hành chính theo hướng cắt giảm khâu trung gian, thống nhất một cơ quan tiếp nhận và giải quyết thủ tục hành chính là Bộ Tư pháp. Lý do: Tạo thuận lợi cho cá nhân/cơ quan trong quá trình giải quyết hồ sơ thủ tục hành chính và đáp ứng yêu cầu thực hiện thủ tục hành chính trực tuyến. (3) Cấp lại Chứng chỉ hành nghề luật sư trong trường hợp bị thu hồi Chứng chỉ hành nghề luật sư theo quy định tại Điều 18 Luật Luật sư 2006 Nội dung cắt giảm, đơn giản hóa: - Bãi bỏ Giấy chứng nhận sức khỏe. Lý do: Để cá nhân hành nghề tự bảo đảm về sức khỏe khi hành nghề. - Chuẩn hóa quy trình giải quyết thủ tục hành chính theo hướng cắt giảm khâu trung gian, thống nhất một cơ quan tiếp nhận và giải quyết thủ tục hành chính là Bộ Tư pháp. Lý do: Tạo thuận lợi cho cá nhân/cơ quan trong quá trình giải quyết hồ sơ thủ tục hành chính và đáp ứng yêu cầu thực hiện thủ tục hành chính trực tuyến. (4) Cấp lại Chứng chỉ hành nghề luật sư trong trường hợp bị mất, bị rách, bị cháy hoặc vì lý do khác không cố ý đối với người đạt yêu cầu kiểm tra kết quả tập sự hành nghề luật sư Nội dung cắt giảm, đơn giản hóa: - Bãi bỏ Giấy chứng nhận sức khỏe. Lý do: Để cá nhân hành nghề tự bảo đảm về sức khỏe khi hành nghề. - Chuẩn hóa quy trình giải quyết thủ tục hành chính theo hướng cắt giảm khâu trung gian, thống nhất một cơ quan tiếp nhận và giải quyết thủ tục hành chính là Bộ Tư pháp. Lý do: Tạo thuận lợi cho cá nhân/cơ quan trong quá trình giải quyết hồ sơ thủ tục hành chính và đáp ứng yêu cầu thực hiện thủ tục hành chính trực tuyến. (5) Cấp giấy phép thành lập Công ty luật nước ngoài Nội dung cắt giảm, đơn giản hóa: Bãi bỏ quy định Trưởng chi nhánh, Giám đốc công ty luật nước ngoài có mặt và hành nghề tại Việt Nam từ 183 ngày trở lên trong khoảng thời gian liên tục mười hai tháng, Trưởng chi nhánh, Giám đốc công ty luật nước ngoài tại Việt Nam phải có ít nhất hai năm liên tục hành nghề luật sư. Lý do: Tạo điều kiện cho công ty luật nước ngoài tại Việt Nam lựa chọn nhân sự phù hợp. (6) Cấp Giấy phép thành lập chi nhánh của tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài tại Việt Nam Nội dung cắt giảm, đơn giản hóa: Bãi bỏ quy định Trưởng chi nhánh, Giám đốc công ty luật nước ngoài có mặt và hành nghề tại Việt Nam từ 183 ngày trở lên trong khoảng thời gian liên tục mười hai tháng, Trưởng chi nhánh, Giám đốc công ty luật nước ngoài tại Việt Nam phải có ít nhất hai năm liên tục hành nghề luật sư. Lý do: Tạo điều kiện cho công ty luật nước ngoài tại Việt Nam lựa chọn nhân sự phù hợp. (7) Đăng ký hoạt động của tổ chức hành nghề luật sư Nội dung cắt giảm, đơn giản hóa: Bãi bỏ quy định hai năm hành nghề liên tục làm việc theo hợp đồng lao động cho tổ chức hành nghề luật sư hoặc hành nghề với tư cách cá nhân theo hợp đồng lao động cho cơ quan, tổ chức theo quy định của Luật Luật sư. Lý do: Tạo điều kiện cho cá nhân thành lập và đăng ký hoạt động tổ chức hành nghề. (8) Thu hồi chứng chỉ hành nghề luật sư Nội dung cắt giảm, đơn giản hóa: Chuẩn hóa quy trình giải quyết thủ tục hành chính theo hướng cắt giảm khâu trung gian, thống nhất một cơ quan tiếp nhận và giải quyết thủ tục hành chính là Bộ Tư pháp. Lý do: Tạo thuận lợi cho cá nhân/cơ quan trong quá trình giải quyết hồ sơ thủ tục hành chính và đáp ứng yêu cầu thực hiện thủ tục hành chính trực tuyến. Xem thêm Quyết định 87/QĐ-TTg năm 2024 có hiệu lực từ ngày 19/01/2024
Văn phòng luật sư được thành lập dưới loại hình doanh nghiệp nào?
Văn phòng luật sư là một loại hình công ty đặc biệt hoạt động dịch vụ pháp lý, vậy văn phòng luật sư được thành lập dưới loại hình doanh nghiệp nào? Thủ tục thay thành lập văn phòng luật sư được quy định ra sao? 1. Văn phòng luật sư là gì? Văn phòng luật sư được thành lập ra sao? Văn phòng luật sư do một luật sư thành lập được tổ chức và hoạt động theo loại hình doanh nghiệp tư nhân theo Điều 33 Luật Luật sư 2006. Luật sư thành lập văn phòng luật sư là Trưởng văn phòng và phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi nghĩa vụ của văn phòng. Trưởng văn phòng là người đại diện theo pháp luật của văn phòng. Ngoài ra, tại Điều 32 Luật Luật sư 2006 thì các tổ chức hành nghề luật sư được thành theo 2 loại bao gồm: - Văn phòng luật sư; - Công ty luật. Lưu ý, một luật sư chỉ được thành lập hoặc tham gia thành lập một tổ chức hành nghề luật sư tại địa phương nơi có Đoàn luật sư mà luật sư đó là thành viên. Trong trường hợp luật sư ở các Đoàn luật sư khác nhau cùng tham gia thành lập một công ty luật thì có thể lựa chọn thành lập và đăng ký hoạt động tại địa phương nơi có Đoàn luật sư mà một trong các luật sư đó là thành viên. Từ quy định trên, cho ta thấy văn phòng luật sư sẽ có quy mô nhỏ hơn công ty luật và mỗi luật sư chỉ được thành lập một văn phòng dưới dạng doanh nghiệp tư nhân tự chủ tài chính theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2020. 2. Quy trình đăng ký hoạt động của văn phòng luật sư Căn cứ Điều 35 Luật Luật sư 2006 đăng ký hoạt động của tổ chức hành nghề luật sư được quy định như sau: - Tổ chức hành nghề luật sư đăng ký hoạt động tại Sở Tư pháp ở địa phương nơi có Đoàn luật sư mà Trưởng văn phòng luật sư hoặc Giám đốc công ty luật là thành viên. Công ty luật do luật sư ở các Đoàn luật sư khác nhau cùng tham gia thành lập thì đăng ký hoạt động tại Sở Tư pháp ở địa phương nơi có trụ sở của công ty. - Tổ chức hành nghề luật sư phải có hồ sơ đăng ký hoạt động gửi Sở Tư pháp. Hồ sơ đăng ký hoạt động của tổ chức hành nghề luật sư gồm có: + Giấy đề nghị đăng ký hoạt động theo mẫu thống nhất; + Dự thảo Điều lệ của công ty luật; + Bản sao Chứng chỉ hành nghề luật sư, bản sao Thẻ luật sư của luật sư thành lập văn phòng luật sư, thành lập hoặc tham gia thành lập công ty luật; + Giấy tờ chứng minh về trụ sở của tổ chức hành nghề luật sư. - Trong thời hạn mười ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Sở Tư pháp cấp Giấy đăng ký hoạt động cho tổ chức hành nghề luật sư; trong trường hợp từ chối thì phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do, người bị từ chối cấp Giấy đăng ký hoạt động có quyền khiếu nại theo quy định của pháp luật. - Tổ chức hành nghề luật sư được hoạt động kể từ ngày được cấp Giấy đăng ký hoạt động. Trong thời hạn bảy ngày làm việc, kể từ ngày được cấp Giấy đăng ký hoạt động, Trưởng văn phòng luật sư hoặc Giám đốc công ty luật phải thông báo bằng văn bản kèm theo bản sao Giấy đăng ký hoạt động cho Đoàn luật sư mà mình là thành viên. 3. Cung cấp thông tin về nội dung đăng ký hoạt động của văn phòng luật sư - Trong thời hạn bảy ngày làm việc, kể từ ngày cấp Giấy đăng ký hoạt động hoặc thay đổi nội dung đăng ký hoạt động của tổ chức hành nghề luật sư, Sở Tư pháp phải thông báo bằng văn bản cho cơ quan thuế, cơ quan thống kê, cơ quan nhà nước khác có thẩm quyền, UBND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, UBND xã, phường, thị trấn và Đoàn luật sư nơi tổ chức hành nghề luật sư đặt trụ sở. - Tổ chức, cá nhân được quyền yêu cầu Sở Tư pháp cung cấp thông tin về nội dung đăng ký hoạt động; cấp bản sao Giấy đăng ký hoạt động, chứng nhận thay đổi nội dung đăng ký hoạt động hoặc trích lục nội dung đăng ký hoạt động của tổ chức hành nghề luật sư và phải trả phí theo quy định của pháp luật. - Sở Tư pháp có nghĩa vụ cung cấp đầy đủ và kịp thời các thông tin về nội dung đăng ký hoạt động theo yêu cầu của tổ chức, cá nhân. 4. Có cần phải công bố nội dung đăng ký hoạt động của văn phòng luật sư? Văn phòng luật sư có phải công bố nội dung đăng ký hoạt động của tổ chức hành nghề luật sư như sau: - Trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày được cấp Giấy đăng ký hoạt động, tổ chức hành nghề luật sư phải đăng báo hằng ngày của trung ương hoặc địa phương nơi đăng ký hoạt động hoặc báo chuyên ngành luật trong ba số liên tiếp về những nội dung chính sau đây: + Tên tổ chức hành nghề luật sư; + Địa chỉ trụ sở của tổ chức hành nghề luật sư, chi nhánh, văn phòng giao dịch; + Lĩnh vực hành nghề; + Họ, tên, địa chỉ, số Chứng chỉ hành nghề luật sư của luật sư là Trưởng văn phòng luật sư, Giám đốc công ty luật và các thành viên sáng lập khác; + Số Giấy đăng ký hoạt động, nơi đăng ký hoạt động, ngày, tháng, năm cấp Giấy đăng ký hoạt động. - Trong trường hợp thay đổi nội dung đăng ký hoạt động, tổ chức hành nghề luật sư phải công bố những nội dung thay đổi đó trong thời hạn và theo phương thức quy định nêu trên. (Theo Điều 38 Luật Luật sư 2006)
Vụ bà Trương Mỹ Lan (Vạn Thịnh Phát): Cần điều kiện gì để được đọc hồ sơ vụ án?
Vừa mới đây TAND TP.HCM cho biết vừa thụ lý xong hồ sơ vụ án liên quan đến Tập đoàn Vạn Thịnh Phát. Với số lượng hồ sơ đồ sộ lên đến 6 tấn hồ sơ, gần 1 triệu bút lục đựng trong 104 rương. Vậy cần đáp ứng điều kiện gì để được đọc hồ sơ vụ án? Hơn 200 Luật sư đăng ký bào chữa cho 86 bị cáo vụ Vạn Thịnh Phát Theo thông tin của nhiều cơ quan báo chí cho biết Tòa đã lường trước được số lượng hồ sơ cũng như người tham gia vụ án rất nhiều nên đã chuẩn bị một phòng riêng có lắp đặt camera giám sát nghiêm ngặt. Được biết, cho đến nay đã có đến 200 Luật sư đăng ký bào chữa cho 86 bị cáo trong vụ án Vạn Thịnh Phát. Các Luật sư sẽ đến TAND TP.HCM để sao chụp tài liệu hồ sơ vụ án phục vụ công việc bào chữa. Số lượng Luật sư chưa kể đến những đăng ký bào chữa cho các bị hại. Theo dự kiến sau dịp Tết Nguyên đán 2024 thì TAND TP.HCM sẽ tiến hành mở phiên tòa xét xử bà Trương Mỹ Lan và đồng phạm, cụ thể là tháng 3/2024. Tài liệu, hồ sơ trong vụ án Vạn Thịnh Phát gồm những gì? Hồ sơ, tài liệu được TAND TP.HCM bảo mật là tổng hợp các văn bản, tài liệu được cơ quan điều tra, truy tố tổng hợp được để phục vụ công tác khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử. Trong đó, bao gồm các tài liệu như chứng cứ, biên bản khám xét, biên bản thu giữ tài liệu, các biên bản liên quan đến quá trình điều tra, biên bản hỏi cung, biên bản giám định, lời khai bị hại, bị cáo, người làm chứng, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan và rất nhiều tài liệu liên quan khác. Để tham gia tố tụng bảo vệ thân chủ một cách tốt nhất với đầy đủ thông tin, chứng cứ có được thì mỗi Luật sư phải đọc qua và sao lưu nghiên cứu các tài liệu, hồ sơ trong vụ Vạn Thịnh Phát. Đây là một trong những khâu rất quan trọng trong việc nắm được những mấu chốt của vụ án của các Luật sư. Những ai được tham gia nghiên cứu, sao lưu hồ sơ vụ án Vạn Thịnh Phát? Tại khoản 2 Điều 74 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định người bào chữa có thể tham gia tố tụng cho bị hại, bị cáo trong vụ án bao gồm các đối tượng sau: - Luật sư; - Người đại diện của người bị buộc tội; - Bào chữa viên nhân dân; - Trợ giúp viên pháp lý trong trường hợp người bị buộc tội thuộc đối tượng được trợ giúp pháp lý. Lưu ý: Người bào chữa được tham gia tố tụng từ khi bị can bị khởi tố. Trường hợp bắt, tạm giữ người thì người bào chữa tham gia tố tụng từ khi người bị bắt có mặt tại trụ sở của Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra hoặc từ khi có quyết định tạm giữ. Trường hợp cần giữ bí mật điều tra đối với các tội xâm phạm an ninh quốc gia thì Viện trưởng Viện kiểm sát có thẩm quyền quyết định để người bào chữa tham gia tố tụng từ khi kết thúc điều tra. Điều kiện đọc, ghi chép, sao chụp tài liệu trong hồ sơ vụ án Vạn Thịnh Phát Luật sư, người bào chữa cho các bị cáo trong vụ án Vạn Thịnh Phát có quyền đọc hồ sơ, tài liệu được lưu trữ nếu đáp ứng quy định tại Điều 82 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 như sau: Sau khi kết thúc điều tra, nếu có yêu cầu, Luật sư được đọc, ghi chép, sao chụp tài liệu trong hồ sơ vụ án liên quan đến việc bào chữa thì cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng có trách nhiệm bố trí thời gian, địa điểm để người bào chữa đọc, ghi chép, sao chụp tài liệu trong hồ sơ vụ án. Sau khi đọc, ghi chép, sao chụp tài liệu, người bào chữa phải bàn giao nguyên trạng hồ sơ vụ án cho cơ quan đã cung cấp hồ sơ. Nếu để mất, thất lạc, hư hỏng tài liệu, hồ sơ vụ án thì tùy tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý theo quy định của pháp luật.
Đã có thông báo kết quả tập sự hành nghề Luật sư đợt 2 năm 2023
Ngày 27/11/2023 Hội đồng kiểm tra KQTSHNLS đã có Thông báo 73/TB-HĐKT năm 2023 về việc thông báo kết quả kiểm tra Kỳ kiểm tra KQTSHNLS Đợt 2 năm 2023. Kết quả tập sự hành nghề Luật sư Đợt 2 năm 2023 Cả nước có tổng cộng 2515 thí sinh tham gia Kỳ kiểm tra kết quả tập sự hành nghề Luật sư Đợt 2 năm 2023, cụ thể (1) Danh sách kết quả khu vực phía Bắc Tại khu vực phía Bắc có 819 thí sinh tham gia, trong đó tỷ lệ đỗ 40,29%, tỷ lệ trượt 53,97%, bỏ thi 5,47%. Danh sách chi tiết tải (2) Danh sách kết quả khu vực phía Nam Tại khu vực phía Nam có 1689 thí sinh tham gia, trong đó tỷ lệ đỗ 44,34%, tỷ lệ trượt 54,36%, bỏ thi 1,30%. Danh sách chi tiết tải Căn cứ kết quả chấm điểm của Ban Chấm thi thực hành và Ban Chấm thi viết, Hội đồng kiểm ưa thông báo cho các Đoàn Luật sư điểm kiểm ưa và kết quả kiểm ưa của các thí sinh đã tham dự Kỳ kiểm ưa kết quả tập sự hành nghề luật sư đợt 2 năm 2023 (có danh sách kèm theo Thông báo này). Đề nghị Ban Chủ nhiệm các Đoàn Luật sư thông báo cho người tập sự hành nghề luật sư tham dự Kỳ kiểm ưa thuộc Đoàn Luật sư của mình được biết về các nội dung ưong Thông báo này. Thí sinh không đồng ý với kết quả bài kiểm ưa viết có quyền làm đơn phúc ưa gửi Chủ tịch Hội đồng kiểm ưa. Đơn phúc ưa được coi là hợp lệ khi Chủ tịch Hội đồng kiểm ưa nhận được tử ngày 28/11 đến hết ngày 18/12/2023. Các đơn phúc ưa Chủ tịch Hội đồng kiểm ưa nhận được sau ngày 18/12/2023 là đơn phúc ưa không hợp lệ. Địa chỉ nhận Đơn phúc tra Khu vực phía Bắc: Liên đoàn Luật sư Việt Nam, Tầng 1-2, Tòa nhà CT13B, khu đô thị Nam Thăng Long, đường Võ Chí Công, quận Tây Hồ, TP. Hà Nội. Điện thoại: 0243 776.5685/776.5686. Khu vực phía Nam: Cơ quan đại diện Liên đoàn Luật sư Việt Nam tại Thành phố Hồ Chí Minh, số 163/18 Xô Viết Nghệ Tĩnh, phường 17, quận Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh. Điện thoại: 0286.297.8458. Người đã đạt Kỳ kiểm tra kết quả tập sự hành nghề Luật sư cần thực hiện gì? Theo tiểu mục 1 Phần 2 ban hành kèm theo Quyết định 706/QĐ-BTP năm 2023 quy định trình tự thực hiện cấp Chứng chỉ hành nghề luật sư đối với người đạt yêu cầu kiểm tra kết quả tập sự hành nghề luật sư như sau: Thứ nhất: Người đạt yêu cầu kiểm tra kết quả tập sự hành nghề luật sư có hồ sơ đề nghị cấp Chứng chỉ hành nghề luật sư gửi Ban chủ nhiệm Đoàn Luật sư. Thứ hai: Trong thời hạn bảy ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Ban chủ nhiệm Đoàn Luật sư chuyển hồ sơ cho Sở Tư pháp kèm theo bản xác nhận người đề nghị cấp Chứng chỉ hành nghề luật sư có đủ tiêu chuẩn luật sư theo quy định của Luật Luật sư. Trong thời hạn bảy ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Tư pháp có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ, trong trường hợp cần thiết thì tiến hành xác minh tính hợp pháp của hồ sơ và có văn bản đề nghị kèm theo hồ sơ cấp Chứng chỉ hành nghề luật sư gửi Bộ Tư pháp. Trong thời hạn hai mươi ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ trưởng Bộ Tư pháp quyết định cấp Chứng chỉ hành nghề luật sư Trong trường hợp từ chối phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do cho người đề nghị cấp Chứng chỉ hành nghề luật sư và Sở Tư pháp nơi gửi hồ sơ đề nghị cấp Chứng chỉ hành nghề luật sư. Chuẩn bị hồ sơ yêu cầu cấp Chứng chỉ hành nghề luật sư - Đơn đề nghị cấp Chứng chỉ hành nghề luật sư theo mẫu do Bộ Tư pháp ban hành; - Phiếu lý lịch tư pháp; - Giấy chứng nhận sức khỏe; - Bản sao Bằng cử nhân luật hoặc bản sao Bằng thạc sỹ luật; - Bản sao Giấy chứng nhận kiểm tra kết quả tập sự hành nghề luật sư; - Văn bản giải trình, cam kết về quá trình phấn đấu về việc tuân thủ Hiến pháp và pháp luật, có phẩm chất đạo đức tốt và có xác nhận của cơ quan, tổ chức nơi làm việc cuối cùng của người đó trước thời điểm đề nghị cấp Chứng chỉ hành nghề luật sư hoặc của công an xã, phường, thị trấn nơi người đó cư trú (đối với người thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 2a Nghị định 137/2018/NĐ-CP). Lưu ý: Trong trường hợp cần sử dụng đến thông tin về nơi cư trú của người đề nghị cấp Chứng chỉ hành nghề luật sư thì cán bộ, công chức, viên chức, cá nhân được giao trách nhiệm tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính, cung cấp dịch vụ công thực hiện khai thác thông tin về cư trú của công dân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư theo một trong các phương thức quy định tại khoản 2 Điều 14 Nghị định 104/2022/NĐ-CP Nếu không thể khai thác được thông tin cư trú của công dân theo các phương thức nêu tại khoản 2 Điều 14 Nghị định 104/2022/NĐ-CP, cơ quan có thẩm quyền, cán bộ, công chức, viên chức, cá nhân được giao trách nhiệm tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính, cung cấp dịch vụ công có thể yêu cầu công dân nộp bản sao hoặc xuất trình một trong các giấy tờ có giá trị chứng minh thông tin về cư trú theo quy định tại khoản 3 Điều 14 Nghị định 104/2022/NĐ-CP. Các loại giấy tờ có giá trị chứng minh thông tin về cư trú được quy định tại khoản 4 Điều 14 Nghị định 104/2022/NĐ-CP bao gồm: - Thẻ CCCD - Giấy CMND - Giấy xác nhận thông tin về cư trú - Giấy thông báo số định danh cá nhân và thông tin công dân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư
Luật sư tư vấn ly hôn phải đáp ứng những nguyên tắc nào khi tư vấn?
Tư vấn ly hôn mà một dịch vụ đòi hỏi chuyên môn cao, đặc biệt là các Luật sư có nhiều kinh nghiệm xử lý nhiều vấn đề trong hôn nhân. Vậy, Luật sư khi tư vấn ly hôn phải đáp ứng những nguyên tắc nào? 1. Tư vấn ly hôn là gì? Tư vấn ly hôn là một dịch vụ pháp lý của Luật sư bao gồm tham gia tố tụng tại Tòa án với thân chủ, tư vấn pháp luật thủ tục tiến hành ly hôn, đại diện ngoài tố tụng cho khách hàng trong quá trình giải quyết ly hôn và các dịch vụ pháp lý khác theo yêu cầu của thân chủ được quy định tại Điều 4 Luật Luật sư 2006. Ngoài ra, Điều 22 Luật Luật sư 2006 còn quy định phạm vi hành nghề luật sư bao gồm: - Tham gia tố tụng với tư cách là người bào chữa cho người bị tạm giữ, bị can, bị cáo hoặc là người bảo vệ quyền lợi của người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án hình sự. - Tham gia tố tụng với tư cách là người đại diện hoặc là người bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong các vụ án về tranh chấp dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động, hành chính, việc về yêu cầu dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động và các vụ, việc khác theo quy định của pháp luật. - Thực hiện tư vấn pháp luật. - Đại diện ngoài tố tụng cho khách hàng để thực hiện các công việc có liên quan đến pháp luật. - Thực hiện dịch vụ pháp lý khác theo quy định của Luật này. 2. Nguyên tắc khi tư vấn ly hôn của Luật sư Căn cứ Điều 5 Luật Luật sư 2006 (sửa đổi bởi Luật Luật sư 2012) Luật sư khi hành nghề tư vấn ly hôn phải đảm bảo các nguyên tắc sau: - Tuân thủ Hiến pháp và pháp luật, cụ thể, Luật sư khi tư vấn phải tuân thủ Hiến pháp nước Việt Nam và pháp luật về các quy định liên quan đến hôn nhân, gia đình, tố tụng khi ly hôn,... - Tuân theo Quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật sư Việt Nam, Luật sư là một nghề nghiệp bán dịch vụ cho khách hàng vì thế đạo đức và ứng xử cũng phải đặt lên hàng đầu. - Độc lập, trung thực, tôn trọng sự thật khách quan. Bên cạnh các nguyên tắc trên thì Luật sư phải trung thực và có tính khách quan không vì thân chủ mà xử dụng chiêu trò, bảo vệ vô căn cứ. - Sử dụng các biện pháp hợp pháp để bảo vệ tốt nhất quyền, lợi ích hợp pháp của khách hàng. Luật sư phải áp dụng quy định pháp luật để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của dân chủ, không được hời hợt làm cho qua. - Chịu trách nhiệm trước pháp luật về hoạt động nghề nghiệp luật sư. Đây là một ngành nghề khó yêu cầu cẩn thận cao trong từng câu nói, chữ viết nên sai sót thì phải chịu trách nhiệm. 3. Những hành vi nào Luật sư bị nghiêm cấm khi tư vấn ly hôn? Căn cứ Điều 9 Luật Luật sư 2006 (sửa đổi bởi Luật Luật sư 2012) nghiêm cấm các Luật sư, tổ chức Luật sư thực hiện các hành vi sau đây khi tư vấn ly hôn: - Nghiêm cấm luật sư thực hiện các hành vi sau đây: + Cung cấp dịch vụ pháp lý cho khách hàng có quyền lợi đối lập nhau trong cùng vụ án hình sự, vụ án dân sự, vụ án hành chính, việc dân sự, các việc khác theo quy định của pháp luật (sau đây gọi chung là vụ, việc); + Cố ý cung cấp hoặc hướng dẫn khách hàng cung cấp tài liệu, vật chứng giả, sai sự thật; xúi giục người bị tạm giữ, bị can, bị cáo, đương sự khai sai sự thật hoặc xúi giục khách hàng khiếu nại, tố cáo, khiếu kiện trái pháp luật; + Tiết lộ thông tin về vụ, việc, về khách hàng mà mình biết được trong khi hành nghề, trừ trường hợp được khách hàng đồng ý bằng văn bản hoặc pháp luật có quy định khác; + Sách nhiễu, lừa dối khách hàng; + Nhận, đòi hỏi thêm bất kỳ một khoản tiền, lợi ích nào khác từ khách hàng ngoài khoản thù lao và chi phí đã thỏa thuận với khách hàng trong hợp đồng dịch vụ pháp lý; + Móc nối, quan hệ với người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng, cán bộ, công chức, viên chức khác để làm trái quy định của pháp luật trong việc giải quyết vụ, việc; + Lợi dụng việc hành nghề luật sư, danh nghĩa luật sư để gây ảnh hưởng xấu đến an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, xâm phạm lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng, quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân; + Nhận, đòi hỏi bất kỳ một khoản tiền, lợi ích khác khi thực hiện trợ giúp pháp lý cho các khách hàng thuộc đối tượng được hưởng trợ giúp pháp lý theo quy định của pháp luật; từ chối vụ, việc đã đảm nhận theo yêu cầu của tổ chức trợ giúp pháp lý, của các cơ quan tiến hành tố tụng, trừ trường hợp bất khả kháng hoặc theo quy định của pháp luật; + Có lời lẽ, hành vi xúc phạm cá nhân, cơ quan, tổ chức trong quá trình tham gia tố tụng; + Tự mình hoặc giúp khách hàng thực hiện những hành vi trái pháp luật nhằm trì hoãn, kéo dài thời gian hoặc gây khó khăn, cản trở hoạt động của cơ quan tiến hành tố tụng và các cơ quan nhà nước khác. - Nghiêm cấm cơ quan, tổ chức, cá nhân có hành vi cản trở hoạt động hành nghề của luật sư. 4. Luật sư có được tiết lộ thông tin ly hôn của khách hàng? Khi tư vấn ly hôn hay bất kỳ nội dung nào cho khách hàng thì Luật sư phải giữ bí mật về thông tin của khách hàng theo Điều 25 Luật Luật sư 2006 như sau: - Luật sư không được tiết lộ thông tin về vụ, việc, về khách hàng mà mình biết được trong khi hành nghề, trừ trường hợp được khách hàng đồng ý bằng văn bản hoặc pháp luật có quy định khác. - Luật sư không được sử dụng thông tin về vụ, việc, về khách hàng mà mình biết được trong khi hành nghề vào mục đích xâm phạm lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng, quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân. - Tổ chức hành nghề luật sư có trách nhiệm bảo đảm các nhân viên trong tổ chức hành nghề không tiết lộ thông tin về vụ, việc, về khách hàng của mình. Do đó, Luật sư phải bí mật các thông tin liên quan đến yêu cầu của thân chủ từ thông tin vụ việc đến thông tin cá nhân, trừ trường hợp phải tiết lộ theo yêu cầu của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền hoặc được sự chấp thuận của thân chủ.
Top những phim về lĩnh vực tư pháp mà Dân luật phải xem ít nhất một lần trong đời
Nói đến dân luật thì luôn phải làm việc và học tập với những con chữ, tài liệu rất khô khan. Thậm chí có thể “stress” nếu không có những lúc thư giãn ảnh hưởng đến công việc. Vậy thì sao không thử dành thời gian để đến với những bộ phim về lĩnh vực tư pháp, luật sư vừa giảm “stress” vừa có thể tìm hiểu về lĩnh vực tư pháp ở các nước khác qua phim ảnh? 1. To Kill A Mocking Bird – Giết con chim nhại (1962) Bộ phim nổi tiếng với câu thoại bất hủ cuối phim “Like kill a mockingbird” (như là giết một con chim nhại), chim nhại lại là một loài chim vô hại nhưng luôn bị kỳ thị sau này nó đại diện cho sự trong trắng và cái đẹp chống lại chủ nghĩa phân biệt chủng tộc và lòng hận thù. Phim lấy bối cảnh một thị trấn nhỏ ở Alabama thập niên 30, cuộc sống tưởng như yên bình bỗng dưng chấn động, khi Tom Robinson – một người đàn ông da đen bị buộc tội cưỡng hiếp một người phụ nữ da trắng. Luật sư da trắng Atticus Finch, đã được chỉ định để đứng ra bào chữa cho Tom. Bộ phim sẽ đem đến một góc nhìn khách quan cho người xem và sự chiến đấu giành lại công lý cho người vô tội của vị Luật sư bào chữa, chắc hẳn sẽ làm dân luật bị cuốn vào cuộc hành trình đi tìm công lý. 2. Liar liar - Đừng nói dối, bố ơi (1997) Tạm gác lại bộ phim chất lượng về nội dung từ tiểu thuyết huyền thoại, chúng ta đến với một bộ phim có màu sắc tươi sáng, vui vẻ, hài hước hơn. Bộ phim kể về anh chàng Fletcher Reede, một luật sư có khả năng nói dối điêu luyện và cậu con anh của anh đã ước trong ngày sinh nhật của mình rằng, cha của mình sẽ không thể nói dối. Tuy nhiên, đúng ngày sinh nhật của con mình anh ta phải ra tòa, chắc hẳn bộ phim nhẹ nhàng này sẽ để lại nhiều bài học cho người xem khi đề cao ý nghĩa gia đình, nhất là dân luật. 3. Suits - Đấu trí (2011) Khi nói về phim lĩnh vực tư pháp thì không thể bỏ qua Suits hay còn biết đến tên Đấu trí là một serie phim truyền hình Mỹ nói về hai anh chàng Mike Ross và Harvey Specter. Hai con người ở 2 địa vị khác nhau, trong khi Harvey Specter là một Luật sư giỏi tại New York, khi được thăng cấp, anh cần phải tìm 1 cộng sự thông minh và nhạy bén, tình cờ anh gặp phải Mike Ross là một sinh viên của trường luật nhưng đã bị đuổi học. Tuy nhiên anh chàng sinh viên này lại rất thông minh và phù hợp với tiêu chí mà Luật sư Harvey lựa chọn. Chắc hẳn sẽ đem đến những câu chuyện trên chiến trường tư pháp không kém phần căng thẳng lẫn hài hước. 4. The Lincoln Lawyer - Nhân danh công lý (2011) Đến với vẻ điển trai của nam tài tử diễn viên Matthew McConaughey nổi tiếng với những bộ phim hành động, diễn biến tâm lý nặng và phức tạp đã đạt nhiều giải Oscar. Thì chắc hẳn bộ phim Nhân danh công lý là bộ phim vô cùng chất lượng cho dân luật. Phim lấy đề tài về tòa án, liên quan đến việc xét xử, bào chữa luôn có sức hút riêng vì tính bất ngờ, khó đoán trước anh ta hành nghề trên chính chiếc xe hơi của mình. Khách của anh là những công dân bình thường nhưng một ngày nọ anh nhận được lời đề nghị bào chữa cậu ấm nhà giàu khét tiếng tại Beverly Hills đi kèm là khoản tiền khổng lồ nếu thành công. 5. Tòa án lương tâm P1, P2 (2011) Trở về với phim Châu á gần gũi hơn thì không thể bỏ qua Serie phim truyền hình Tòa án lương tâm của Hãng phim cực kỳ nổi tiếng TVB (Hong Kong). Bộ phim đã gây ra một cơn sốt và trở thành một trong những bộ phim truyền hình ăn khách nhất thời điểm đó. Bộ phim là câu chuyện xoay quanh anh chàng Luật sư La Lực Á tài giỏi do nam diễn viên Trịnh Gia Dĩnh, luôn đứng lên để chiến đấu vì công lý cho những người dân ở khu Thâm Thủy Bộ, trở thành Ls kiện tụng cho người nghèo. Bộ phim đã tạo được tiếng vang lớn, mang về nhiều nhận xét tích cực từ phía các nhà phê bình và đồng thời cũng giành được nhiều giải thưởng truyền hình lớn ở Hồng Kông. 6. Vincenzo - Luật sư Vincenzo (2021) Bộ phim nói về Luật sư Vincenzo là câu chuyện sinh động, hấp dẫn của một luật sư mafia người Ý. Phim xoay quanh nhân vật Vincenzo (Song Joong Ki) và hành trình trở về quê hương Hàn Quốc để giải quyết những mâu thuẫn của nội bộ băng đảng có nguồn gốc từ đất nước này. Tại nơi đây, Vincenzo có cơ hội gặp nữ luật sư xinh đẹp và nổi tiếng với góc nhìn độc đáo Hong Cha Young (Jeon Yoo Bin). Họ đã kết hợp với nhau để từng bước giải quyết đám tội phạm. Trong quá trình đó, Vincenzo dần yêu Cha Young. Bộ phim đứng top xếp hạng trong thời gian dài trên nền tảng xem phim Netflix, chắc chắn đây sẽ là một bộ phim hấp dẫn cho các dân luật. Trên đây là một số bộ phim hay liên quan đến lĩnh vực tư pháp hy vọng dân luật có những giây phút thư giãn.
Dự thảo lần 4: Đề xuất bổ nhiệm luật sư, giảng viên làm thẩm phán
Đây là lần thứ 4 TAND tối cao dự thảo Luật Tổ chức Tòa án nhân dân (sửa đổi) vào ngày 14/9/2023, lấy ý kiến chuyên gia, người dân, nhà khoa học để hoàn thiện dự thảo. Tại dự thảo lần này một nội dung được nhiều người quan tâm đặc biệt đối với đề xuất bổ nhiệm luật sư, giảng viên làm thẩm phán. Đề xuất luật sư, giảng viên đại học được bổ nhiệm làm Thẩm phán TAND tối cao Cụ thể tại Điều 97 dự thảo LTCTAND (sửa đổi) quy định điều kiện bổ nhiệm Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao (sửa đổi, bổ sung Điều 69 LTCTAND) - Người có đủ tiêu chuẩn tại Điều 95 của Luật này và có đủ các điều kiện sau đây thì có thể được tuyển chọn, bổ nhiệm làm Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao: + Có độ tuổi từ đủ 45 tuổi trở lên; + Đã là Thẩm phán bậc 06 từ đủ 03 năm trở lên; + Có năng lực xét xử những vụ án và giải quyết những việc khác thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân tối cao theo quy định của pháp luật. - Người không công tác tại các Tòa án nhưng giữ chức vụ quan trọng trong các cơ quan, tổ chức trung ương, am hiểu sâu sắc về chính trị, pháp luật, kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng, ngoại giao hoặc là những chuyên gia, luật sư, giảng viên đại học, nhà khoa học có trình độ cao về pháp luật, giữ chức vụ quan trọng trong các cơ quan, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội - nghề nghiệp và có uy tín cao trong xã hội. Có năng lực xét xử, giải quyết những vụ việc thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân tối cao theo quy định của pháp luật thì có thể được tuyển chọn, bổ nhiệm làm Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao. - Số lượng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao được tuyển chọn, bổ nhiệm theo quy định tại khoản 2 Điều này không vượt quá 02 người. Trách nhiệm của Thẩm phán khi được bổ nhiệm - Tuân thủ Hiến pháp và Luật; dũng cảm, kiên quyết bảo vệ công lý. - Độc lập, vô tư, khách quan trong xét xử. - Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị can, bị cáo, đương sự và những người tham gia tố tụng khác theo quy định của luật. - Bảo vệ lợi ích nhà nước, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức. - Bảo vệ bí mật nhà nước, bí mật tư pháp. - Học tập, rèn luyện, tích lũy kinh nghiệm để nâng cao kiến thức pháp luật, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng xét xử, bản lĩnh nghề nghiệp và khả năng chuyên nghiệp của người Thẩm phán. - Tham gia bồi dưỡng bắt buộc về chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng xét xử; về đạo đức, trách nhiệm và ứng xử của Thẩm phán theo quy định của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao. - Tôn trọng nhân dân và chịu sự giám sát của nhân dân theo luật. - Ưu tiên sử dụng quỹ thời gian làm việc để thực hiện nhiệm vụ xét xử, giải quyết các vụ việc khác. Thời gian tham gia viết báo, viết sách, nghiên cứu khoa học, giảng dạy hoặc các hoạt động khác của Thẩm phán không được quá 20% tổng thời gian làm việc trong năm. - Chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình. Thẩm phán được bảo vệ nhân phẩm, danh dự khi thực thi nhiệm vụ Điều 102 dự thảo LTCTAND (sửa đổi) bảo vệ Thẩm phán (sửa đổi, bổ sung khoản 3, khoản 5 Điều 75 LTCTAND 2014) - Thẩm phán được bảo vệ khi thi hành công vụ và trong trường hợp cần thiết. Chế độ bảo vệ Thẩm phán do Ủy ban Thường vụ Quốc hội quy định theo đề nghị của Hội đồng Tư pháp quốc gia. - Nghiêm cấm các hành vi sau đây: + Đe dọa, xâm phạm tính mạng, sức khỏe, uy tín, danh dự, nhân phẩm, quyền và lợi ích hợp pháp của Thẩm phán; thân nhân của Thẩm phán; + Cản trở Thẩm phán thi hành công vụ; + Gây ảnh hưởng đến tính độc lập, vô tư, khách quan của Thẩm phán khi thi hành công vụ. - Trường hợp danh dự, nhân phẩm của Thẩm phán bị xúc phạm khi thực hiện nhiệm vụ, Thẩm phán, Chánh án Tòa án nơi Thẩm phán công tác yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan chấm dứt hành vi xúc phạm và buộc xin lỗi công khai. Cơ quan, tổ chức, cá nhân phải thực hiện yêu cầu của Thẩm phán, Chánh án Tòa án. - Trường hợp an toàn cá nhân hoặc thân nhân của Thẩm phán bị đe dọa do việc thực hiện nhiệm vụ của Thẩm phán, Chánh án Tòa án nơi Thẩm phán công tác yêu cầu Cơ quan công an có thẩm quyền tiến hành các biện pháp cần thiết để bảo vệ an toàn cá nhân hoặc thân nhân của Thẩm phán. Cơ quan công an có trách nhiệm thực hiện theo yêu cầu của Chánh án Tòa án. - Thẩm phán có bản án, quyết định bị hủy, sửa chỉ phải chịu trách nhiệm khi có lỗi chủ quan. - Cơ quan, tổ chức, cá nhân có hành vi quy định tại khoản 2 Điều này thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật. Xem thêm dự thảo dự thảo Luật Tổ chức Tòa án nhân dân (sửa đổi) tại đây.
Người bào chữa là ai? Trường hợp nào được chỉ định người bào chữa?
Người bào chữa là người được người bị buộc tội nhờ bào chữa hoặc cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng chỉ định và được cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng tiếp nhận việc đăng ký bào chữa. (khoản 1 Điều 72 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015) 1. Người bào chữa cho bị cáo có thể là những ai? Căn cứ khoản 2 Điều 72 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 thì người bào chữa có thể là: - Luật sư; - Người đại diện của người bị buộc tội; - Bào chữa viên nhân dân; - Trợ giúp viên pháp lý trong trường hợp người bị buộc tội thuộc đối tượng được trợ giúp pháp lý. 2. Bị cáo không có người bào chữa có được không? Quy định chỉ định người bào chữa tại Điều 76 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 như sau: Trong các trường hợp sau đây nếu người bị buộc tội, người đại diện hoặc người thân thích của họ không mời người bào chữa thì cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải chỉ định người bào chữa cho họ: Một, bị can, bị cáo về tội mà Bộ luật hình sự quy định mức cao nhất của khung hình phạt là 20 năm tù, tù chung thân, tử hình; Hai, người bị buộc tội có nhược điểm về thể chất mà không thể tự bào chữa; người có nhược điểm về tâm thần hoặc là người dưới 18 tuổi. Cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải yêu cầu hoặc đề nghị các tổ chức sau đây cử người bào chữa cho các trường hợp trên gồm: Một, đoàn luật sư phân công tổ chức hành nghề luật sư cử người bào chữa; Hai, trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước cử Trợ giúp viên pháp lý, luật sư bào chữa cho người thuộc diện được trợ giúp pháp lý; Ba, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận cử bào chữa viên nhân dân bào chữa cho người bị buộc tội là thành viên của tổ chức mình. Như vậy, bị cáo được quyền không có người bào chữa trừ trường hợp bị kết tội mà Bộ luật hình sự quy định mức cao nhất của khung hình phạt là 20 năm tù, tù chung thân, tử hình hoặc bị cáo có nhược điểm về thể chất mà không thể tự bào chữa; người có nhược điểm về tâm thần hoặc là người dưới 18 tuổi. 3. Ai có quyền lựa chọn người bào chữa? Theo quy định tại khoản 1 Điều 75 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 thì Người bào chữa do người bị buộc tội, người đại diện hoặc người thân thích của họ lựa chọn. Tức là Người bị buộc tội, người đại diện hoặc người thân thích của họ có quyền đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận từ huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương trở lên cử bào chữa viên nhân dân để bào chữa cho người bị buộc tội là thành viên của tổ chức mình. Khi người bị buộc tội, người đại diện hoặc người thân thích nộp đơn yêu cầu nhờ người bào chữa thì cơ quan có thẩm quyền giải quyết yêu cầu này và thông báo đến người bị bắt, người bị tạm giữ, người bị tạm giam để có ý kiến về việc nhờ người bào chữa. 4. Trường hợp nào được chỉ định người bào chữa? Tại khoản 1 Điều 76 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 quy định một số trường hợp người bị buộc tội, người đại diện hoặc người thân thích không mời người bào chữa, thì cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải chỉ định người bào chữa cho họ bao gồm Trường hợp 1: Bị can, bị cáo về tội mà Bộ luật hình sự quy định mức cao nhất của khung hình phạt là 20 năm tù, tù chung thân, tử hình; Trường hợp 2: Người bị buộc tội có nhược điểm về thể chất mà không thể tự bào chữa; người có nhược điểm về tâm thần hoặc là người dưới 18 tuổi. Như vậy, nếu thuộc hai trường hợp trên thì cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải chỉ định người bào chữa cho họ.