Thủ tục xóa án tích theo quy định hiện hành
Căn cứ pháp lý: Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015, Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) 1. Các trường hợp được xóa án tích Án tích của một chủ thể được thực hiện theo một trong hai phương thức: Đương nhiên được xóa án tích hoặc xóa án tích theo quyết định của Tòa án. - Đối với trường hợp đương nhiên được xóa án tích, người bị kết án đương nhiên được xóa án tích, nếu từ khi chấp hành xong hình phạt chính hoặc hết thời gian thử thách án treo, người đó đã chấp hành xong hình phạt bổ sung, các quyết định khác của bản án và không thực hiện hành vi phạm tội mới trong thời hạn theo quy định tại Điều 70 Bộ luật Hình sự 2015. - Đối với trường hợp xóa án tích theo quyết định của Tòa án, một người chỉ được xóa án tích về một trong các tội quy định tại Chương XIII và Chương XXVI của Bộ luật Hình sự 2015 khi Tòa án căn cứ vào tính chất của tội phạm đã thực hiện, thái độ chấp hành pháp luật, thái độ lao động của người bị kết án và các điều kiện quy định tại Điều 72 Bộ luật Hình sự 2015 (đã được sửa đổi, bổ sung năm 2017). Ngoài ra, Tòa án có quyền quyết định việc xóa án tích đối với trường hợp người bị kết án có những biểu hiện tiến bộ rõ rệt và đã lập công, được cơ quan, tổ chức nơi người đó công tác hoặc chính quyền địa phương nơi người đó cư trú đề nghị, và đã bảo đảm được ít nhất một phần ba thời hạn quy định tại khoản 2 Điều 70 và khoản 2 Điều 71 của Bộ luật Hình sự 2015. 2. Thẩm quyền quyết định xóa án tích - Đối với người được đương nhiên xóa án tích, thẩm quyền cấp phiếu lý lịch tư pháp xác nhận không có án tích thuộc về Cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp khi có yêu cầu và nếu có đủ điều kiện quy định tại Điều 70 Bộ luật Hình sự 2015. Cơ quan này có trách nhiệm cập nhật thông tin về tình hình án tích của người bị kết án. - Đối với trường hợp xóa án tích theo quyết định của Tóa án thì Tòa án đã xét xử sơ thẩm vụ án có thẩm quyền quyết định. 3. Thủ tục xóa án tích Theo quy định của Điều 369, Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015, thủ tục xóa án tích được thực hiện như sau: - Trong trường hợp đương nhiên được xóa án tích, nếu có nhu cầu, các chủ thể có thể tiến hành yêu cầu cơ quan có thẩm quyền cấp chứng nhận xóa án tích. Theo đó, trong thời hạn 05 ngày kể từ ngày nhận được yêu cầu của người được đương nhiên xóa án tích và xét thấy có đủ điều kiện quy định tại Điều 70 của Bộ luật hình sự thì cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp cấp phiếu lý lịch tư pháp là họ không có án tích. - Trường hợp xóa án tích do Tòa án quyết định: Người bị kết án gửi đơn lên Tòa án đã xét xử sơ thẩm vụ án có nhận xét của chính quyền xã, phường, thị trấn nơi họ cư trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi họ làm việc, học tập. Tòa án chuyển tài liệu về việc xin xoá án tích cho Viện kiểm sát cùng cấp trong thời hạn 03 ngày; và Viện kiểm sát có ý kiến bằng văn bản và chuyển lại tài liệu cho Tòa án trong thời hạn 5 ngày. Nếu xét thấy đủ điều kiện thì trong thời hạn 05 ngày kể từ ngày nhận tài liệu do Viện kiểm sát chuyển đến, Chánh án Tòa án đã xét xử sơ thẩm phải ra quyết định xóa án tích; trường hợp chưa đủ điều kiện thì quyết định bác đơn xin xóa án tích. Trong thời hạn 05 ngày kể từ ngày ra quyết định xóa án tích hoặc quyết định bác đơn xin xóa án tích, Tòa án đã ra quyết định phải gửi quyết định này cho người bị kết án, Viện kiểm sát cùng cấp, chính quyền xã, phường, thị trấn nơi họ cư trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi họ làm việc, học tập. Cần lưu ý, người bị Tòa án bác đơn xin xóa án tích lần đầu, thì sau 01 năm kể từ ngày bị Tòa án bác đơn mới được xin xóa án tích; nếu bị bác đơn lần thứ hai trở đi, thì sau 02 năm kể từ ngày bị Tòa án bác đơn mới được xin xóa án tích.
10 câu hỏi khó đỡ của khách hàng cần Luật sư giỏi tư vấn!
Chào mọi người, sau một thời gian dài quan sát các sự việc xảy ra xung quanh, mình phát hiện ra có nhiều câu hỏi mà theo mình cần có Luật sư giỏi tư vấn. Nếu bạn chuẩn bị trở thành Luật sư thì cũng nên thử sức với 10 câu hỏi khó đỡ này nhé! 1. Thủ tục phát chồng Một em gái nọ, sinh năm 1999 đến văn phòng luật sư X hỏi thế này: Em đã đủ tuổi kết hôn rồi, nghe nói rằng muốn đăng ký kết hôn phải ra UBND xã và không cần xin phép bố mẹ. Tuy nhiên em thắc mắc là ra đó có cần phải mang theo giấy tờ gì không? Có cần phải dẫn theo chú rể hay ở đó phát chú rể? Và em có phải nộp thuế gì không? Nếu nộp thì nộp bao nhiêu tiền? Hôm qua em ra UBND em thấy có hai anh đeo thẻ đang ngồi chờ trong lồng kính, có một anh trông hơi già nhưng e kết anh đó. E muốn hỏi, nếu ra đăng ký sớm em có được chọn anh đó không hay là phải bốc thăm. 2. Để trứng vịt lộn tự nở thành con trong nhà có bị phạt không? Một cậu bạn gọi điện thoại đến công ty luật Y kể câu chuyện này để nhờ tư vấn: Lâu lâu thèm trứng vịt lộn nên mua 1 chục trứng về ăn, cơ mà con mắt nó to hơn cái bao tử, mới ăn tới quả thứ 7 thì đã không muốn ăn nữa. Thế là mình đem trứng đó cất vô tủ đựng thức ăn. Để mấy bữa quên mất luôn, cả tuần sau đang ngủ thì nghe chíp chíp ở đâu, ai dè trong tủ có mấy con vịt đã nở từ mấy quả trứng vịt lộn tuần trước mình mua. Bữa giờ đọc báo thấy có quy định cấm nuôi gia cầm trong nhà, vậy để mấy con vịt con trong nhà như vậy có bị phạt không? Nhưng mà nếu không để trong nhà em cũng không biết phải đưa đi đâu nữa? 3. Thủ tục cần thiết dành cho Single Mom (mẹ đơn thân) Chị nọ sau khi trải qua nhiều sóng gió trong cuộc tình, bỗng dưng chán, không muốn yêu hay lấy chồng gì nữa, nhưng chị rất muốn có một đứa con để sau này hủ hỉ, tâm sự nhỏ to. Thế là chị quyết định đến văn phòng K để nhờ tư vấn các thủ tục cần thiết như: - Làm sao để có thể xin tinh trùng của người khác và mang thai một cách hợp pháp? - Thủ tục đăng ký khai sinh cho con của chị. 4. Ăn trộm tinh trùng thì có bị ở tù không? Cũng giống chị ở câu chuyện vừa kể trên, nhưng chị này táo bạo hơn, đã lập sẵn một kế họach và đã thực hiện xong việc trộm tinh trùng, thực hiện xong, chị mới bắt đầu thấy sợ…bị ở tù. Nên chị gọi điện thoại lên nhờ luật sư tư vấn dùm trường hợp này có bị ở tù không? 5. Muốn mở cửa hàng kinh doanh các sản phẩm làm từ tinh trùng thì cẩn thủ tục gì? Ý tưởng khởi nghiệp táo bạo của một bạn trẻ nọ sắp ra trường, đó là kinh doanh sản phẩm làm từ tinh trùng, nhưng bạn thắc mắc muốn kinh doanh cần phải đáp ứng đủ điều kiện nào? Và thủ tục đăng ký kinh doanh ra sao? (Còn nữa, nhưng hôm sau mình sẽ kể tiếp)
Em muốn trở thành Luật sư tư vấn, vậy phải làm thế nào?
Em chào các anh, chị và mọi người ! Em năm nay hiện đang là sv học Luật sắp hết năm 2. Dù vậy, sắp chuẩn bị sang năm 3 nhưng em vẫn chưa có một kế hoạch vững vàng cho những bước chân để đi tới ước mơ, tương lai mình sau này, vì môi trường học tập tại trường quá nhàm chán, lý thuyết, thời gian học quá gấp rút, một lúc phải học liên tiếp các môn, mảng luật khác nhau, muốn đọc các nghị định, thông tư để bổ sung kiến thức nhưng vì chúng quá nhiều (dù chỉ trong 1 môn thôi) và lo lắng cho môn quá trình bồi tụ đồng thời các môn luật khác khiến em cũng phát nản không thể tập trung đọc nổi cho hết hoặc chỉ đọc qua loa rồi quên hết, không hiểu gì. - Em không thích (hay nói là cực ghét) học luật môi trường và luật đất đai. Em yêu Luật dân sự, doanh nghiệp, lao động và SHTT. Vậy em có thể trở thành một luật sư không nếu giả như chỉ tập trung vào những mảng luật mà em thích, hoặc là chỉ đặc biệt chuyên nhất vào Luật dân sự ? - Muốn giỏi một mảng Luật thì phải làm thế nào và có phương pháp học ra sao ạ? (Dù biết rằng học luật chỉ để hiểu nhưng em không thể trách khỏi việc học thuộc, cầu toàn để đạt được điều đó; và em không thể tập trung đọc hết được các thông tư, nghị định) - Trong quá trình học sau này sẽ có thêm rất nhiều môn luật mới khác, vậy em có thể chỉ học qua loa các luật đấy thôi không và vẫn mãi tiếp tục tập trung vào 4 mảng mà em thích? - Em muốn 2 năm nữa sau khi ra trường ĐH, dù chưa có chứng chỉ luật sư nhưng vẫn có thể vừa học vừa làm để kiếm được tiền, 1 là học luật sư tại học viện tư pháp.. 2 là vì đang có bạn gái Từ đây em cần phải làm những gì? - Em muốn sau này trở thành một Luật sư tư vấn. Mọi người có thể cho em lời khuyên gì không? Cảm ơn mọi người rất nhiều ạ ! :) Love,
Re:Giao cấu với trẻ chưa đủ 13 tuổi chưa chắc là hiếp dâm trẻ em?
Trong một số trường hợp thật khó cho hội đồng xét xử. Ví dụ, 1 bé chưa đủ 13 tuổi đồng ý cho 3 sinh viên hiếp, bề ngoài bé này phổng phao làm mọi người nghĩ là đã đủ 16. Trong hầu hết trường hợp 3 đối tượng kia sẽ không có nhiều tình tiết giảm nhẹ, do vậy, căn cứ Bộ luật hình sự phải quy tội tù 20 năm, trung thân hoặc tử hình mà không thể chuyển khung hình phạt. Nếu xét đến nhân thân cũng như tính nguy hiểm cho xã hội thì tòa án có thể quyết định tù 20 năm. Như vậy cũng khá nghiêm khắc trong tình huống vừa nêu. Phải chăng, pháp luật nên thêm 2 tình tiết giảm nhẹ là hiếp do nhầm lẫn về tuổi và hiếp trẻ chưa đủ 13 tuổi thuận tình thì tội của các bị cáo cũng được giảm hợp lý hơn.
Thủ tục xóa án tích theo quy định hiện hành
Căn cứ pháp lý: Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015, Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) 1. Các trường hợp được xóa án tích Án tích của một chủ thể được thực hiện theo một trong hai phương thức: Đương nhiên được xóa án tích hoặc xóa án tích theo quyết định của Tòa án. - Đối với trường hợp đương nhiên được xóa án tích, người bị kết án đương nhiên được xóa án tích, nếu từ khi chấp hành xong hình phạt chính hoặc hết thời gian thử thách án treo, người đó đã chấp hành xong hình phạt bổ sung, các quyết định khác của bản án và không thực hiện hành vi phạm tội mới trong thời hạn theo quy định tại Điều 70 Bộ luật Hình sự 2015. - Đối với trường hợp xóa án tích theo quyết định của Tòa án, một người chỉ được xóa án tích về một trong các tội quy định tại Chương XIII và Chương XXVI của Bộ luật Hình sự 2015 khi Tòa án căn cứ vào tính chất của tội phạm đã thực hiện, thái độ chấp hành pháp luật, thái độ lao động của người bị kết án và các điều kiện quy định tại Điều 72 Bộ luật Hình sự 2015 (đã được sửa đổi, bổ sung năm 2017). Ngoài ra, Tòa án có quyền quyết định việc xóa án tích đối với trường hợp người bị kết án có những biểu hiện tiến bộ rõ rệt và đã lập công, được cơ quan, tổ chức nơi người đó công tác hoặc chính quyền địa phương nơi người đó cư trú đề nghị, và đã bảo đảm được ít nhất một phần ba thời hạn quy định tại khoản 2 Điều 70 và khoản 2 Điều 71 của Bộ luật Hình sự 2015. 2. Thẩm quyền quyết định xóa án tích - Đối với người được đương nhiên xóa án tích, thẩm quyền cấp phiếu lý lịch tư pháp xác nhận không có án tích thuộc về Cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp khi có yêu cầu và nếu có đủ điều kiện quy định tại Điều 70 Bộ luật Hình sự 2015. Cơ quan này có trách nhiệm cập nhật thông tin về tình hình án tích của người bị kết án. - Đối với trường hợp xóa án tích theo quyết định của Tóa án thì Tòa án đã xét xử sơ thẩm vụ án có thẩm quyền quyết định. 3. Thủ tục xóa án tích Theo quy định của Điều 369, Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015, thủ tục xóa án tích được thực hiện như sau: - Trong trường hợp đương nhiên được xóa án tích, nếu có nhu cầu, các chủ thể có thể tiến hành yêu cầu cơ quan có thẩm quyền cấp chứng nhận xóa án tích. Theo đó, trong thời hạn 05 ngày kể từ ngày nhận được yêu cầu của người được đương nhiên xóa án tích và xét thấy có đủ điều kiện quy định tại Điều 70 của Bộ luật hình sự thì cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp cấp phiếu lý lịch tư pháp là họ không có án tích. - Trường hợp xóa án tích do Tòa án quyết định: Người bị kết án gửi đơn lên Tòa án đã xét xử sơ thẩm vụ án có nhận xét của chính quyền xã, phường, thị trấn nơi họ cư trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi họ làm việc, học tập. Tòa án chuyển tài liệu về việc xin xoá án tích cho Viện kiểm sát cùng cấp trong thời hạn 03 ngày; và Viện kiểm sát có ý kiến bằng văn bản và chuyển lại tài liệu cho Tòa án trong thời hạn 5 ngày. Nếu xét thấy đủ điều kiện thì trong thời hạn 05 ngày kể từ ngày nhận tài liệu do Viện kiểm sát chuyển đến, Chánh án Tòa án đã xét xử sơ thẩm phải ra quyết định xóa án tích; trường hợp chưa đủ điều kiện thì quyết định bác đơn xin xóa án tích. Trong thời hạn 05 ngày kể từ ngày ra quyết định xóa án tích hoặc quyết định bác đơn xin xóa án tích, Tòa án đã ra quyết định phải gửi quyết định này cho người bị kết án, Viện kiểm sát cùng cấp, chính quyền xã, phường, thị trấn nơi họ cư trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi họ làm việc, học tập. Cần lưu ý, người bị Tòa án bác đơn xin xóa án tích lần đầu, thì sau 01 năm kể từ ngày bị Tòa án bác đơn mới được xin xóa án tích; nếu bị bác đơn lần thứ hai trở đi, thì sau 02 năm kể từ ngày bị Tòa án bác đơn mới được xin xóa án tích.
10 câu hỏi khó đỡ của khách hàng cần Luật sư giỏi tư vấn!
Chào mọi người, sau một thời gian dài quan sát các sự việc xảy ra xung quanh, mình phát hiện ra có nhiều câu hỏi mà theo mình cần có Luật sư giỏi tư vấn. Nếu bạn chuẩn bị trở thành Luật sư thì cũng nên thử sức với 10 câu hỏi khó đỡ này nhé! 1. Thủ tục phát chồng Một em gái nọ, sinh năm 1999 đến văn phòng luật sư X hỏi thế này: Em đã đủ tuổi kết hôn rồi, nghe nói rằng muốn đăng ký kết hôn phải ra UBND xã và không cần xin phép bố mẹ. Tuy nhiên em thắc mắc là ra đó có cần phải mang theo giấy tờ gì không? Có cần phải dẫn theo chú rể hay ở đó phát chú rể? Và em có phải nộp thuế gì không? Nếu nộp thì nộp bao nhiêu tiền? Hôm qua em ra UBND em thấy có hai anh đeo thẻ đang ngồi chờ trong lồng kính, có một anh trông hơi già nhưng e kết anh đó. E muốn hỏi, nếu ra đăng ký sớm em có được chọn anh đó không hay là phải bốc thăm. 2. Để trứng vịt lộn tự nở thành con trong nhà có bị phạt không? Một cậu bạn gọi điện thoại đến công ty luật Y kể câu chuyện này để nhờ tư vấn: Lâu lâu thèm trứng vịt lộn nên mua 1 chục trứng về ăn, cơ mà con mắt nó to hơn cái bao tử, mới ăn tới quả thứ 7 thì đã không muốn ăn nữa. Thế là mình đem trứng đó cất vô tủ đựng thức ăn. Để mấy bữa quên mất luôn, cả tuần sau đang ngủ thì nghe chíp chíp ở đâu, ai dè trong tủ có mấy con vịt đã nở từ mấy quả trứng vịt lộn tuần trước mình mua. Bữa giờ đọc báo thấy có quy định cấm nuôi gia cầm trong nhà, vậy để mấy con vịt con trong nhà như vậy có bị phạt không? Nhưng mà nếu không để trong nhà em cũng không biết phải đưa đi đâu nữa? 3. Thủ tục cần thiết dành cho Single Mom (mẹ đơn thân) Chị nọ sau khi trải qua nhiều sóng gió trong cuộc tình, bỗng dưng chán, không muốn yêu hay lấy chồng gì nữa, nhưng chị rất muốn có một đứa con để sau này hủ hỉ, tâm sự nhỏ to. Thế là chị quyết định đến văn phòng K để nhờ tư vấn các thủ tục cần thiết như: - Làm sao để có thể xin tinh trùng của người khác và mang thai một cách hợp pháp? - Thủ tục đăng ký khai sinh cho con của chị. 4. Ăn trộm tinh trùng thì có bị ở tù không? Cũng giống chị ở câu chuyện vừa kể trên, nhưng chị này táo bạo hơn, đã lập sẵn một kế họach và đã thực hiện xong việc trộm tinh trùng, thực hiện xong, chị mới bắt đầu thấy sợ…bị ở tù. Nên chị gọi điện thoại lên nhờ luật sư tư vấn dùm trường hợp này có bị ở tù không? 5. Muốn mở cửa hàng kinh doanh các sản phẩm làm từ tinh trùng thì cẩn thủ tục gì? Ý tưởng khởi nghiệp táo bạo của một bạn trẻ nọ sắp ra trường, đó là kinh doanh sản phẩm làm từ tinh trùng, nhưng bạn thắc mắc muốn kinh doanh cần phải đáp ứng đủ điều kiện nào? Và thủ tục đăng ký kinh doanh ra sao? (Còn nữa, nhưng hôm sau mình sẽ kể tiếp)
Em muốn trở thành Luật sư tư vấn, vậy phải làm thế nào?
Em chào các anh, chị và mọi người ! Em năm nay hiện đang là sv học Luật sắp hết năm 2. Dù vậy, sắp chuẩn bị sang năm 3 nhưng em vẫn chưa có một kế hoạch vững vàng cho những bước chân để đi tới ước mơ, tương lai mình sau này, vì môi trường học tập tại trường quá nhàm chán, lý thuyết, thời gian học quá gấp rút, một lúc phải học liên tiếp các môn, mảng luật khác nhau, muốn đọc các nghị định, thông tư để bổ sung kiến thức nhưng vì chúng quá nhiều (dù chỉ trong 1 môn thôi) và lo lắng cho môn quá trình bồi tụ đồng thời các môn luật khác khiến em cũng phát nản không thể tập trung đọc nổi cho hết hoặc chỉ đọc qua loa rồi quên hết, không hiểu gì. - Em không thích (hay nói là cực ghét) học luật môi trường và luật đất đai. Em yêu Luật dân sự, doanh nghiệp, lao động và SHTT. Vậy em có thể trở thành một luật sư không nếu giả như chỉ tập trung vào những mảng luật mà em thích, hoặc là chỉ đặc biệt chuyên nhất vào Luật dân sự ? - Muốn giỏi một mảng Luật thì phải làm thế nào và có phương pháp học ra sao ạ? (Dù biết rằng học luật chỉ để hiểu nhưng em không thể trách khỏi việc học thuộc, cầu toàn để đạt được điều đó; và em không thể tập trung đọc hết được các thông tư, nghị định) - Trong quá trình học sau này sẽ có thêm rất nhiều môn luật mới khác, vậy em có thể chỉ học qua loa các luật đấy thôi không và vẫn mãi tiếp tục tập trung vào 4 mảng mà em thích? - Em muốn 2 năm nữa sau khi ra trường ĐH, dù chưa có chứng chỉ luật sư nhưng vẫn có thể vừa học vừa làm để kiếm được tiền, 1 là học luật sư tại học viện tư pháp.. 2 là vì đang có bạn gái Từ đây em cần phải làm những gì? - Em muốn sau này trở thành một Luật sư tư vấn. Mọi người có thể cho em lời khuyên gì không? Cảm ơn mọi người rất nhiều ạ ! :) Love,
Re:Giao cấu với trẻ chưa đủ 13 tuổi chưa chắc là hiếp dâm trẻ em?
Trong một số trường hợp thật khó cho hội đồng xét xử. Ví dụ, 1 bé chưa đủ 13 tuổi đồng ý cho 3 sinh viên hiếp, bề ngoài bé này phổng phao làm mọi người nghĩ là đã đủ 16. Trong hầu hết trường hợp 3 đối tượng kia sẽ không có nhiều tình tiết giảm nhẹ, do vậy, căn cứ Bộ luật hình sự phải quy tội tù 20 năm, trung thân hoặc tử hình mà không thể chuyển khung hình phạt. Nếu xét đến nhân thân cũng như tính nguy hiểm cho xã hội thì tòa án có thể quyết định tù 20 năm. Như vậy cũng khá nghiêm khắc trong tình huống vừa nêu. Phải chăng, pháp luật nên thêm 2 tình tiết giảm nhẹ là hiếp do nhầm lẫn về tuổi và hiếp trẻ chưa đủ 13 tuổi thuận tình thì tội của các bị cáo cũng được giảm hợp lý hơn.