Cá nhân tham gia phòng ngừa mua bán người sẽ được nhà nước bảo vệ
Vấn nạn “mua bán người” có thể xem một trong những tội ác nặng nhất của loài người. Do đó những chính sách, pháp luật về vấn đề này là cần thiết. Thật vui mừng khi tại Dự thảo mới đã đề xuất cá nhân tham gia phòng ngừa mua bán người sẽ được nhà nước bảo vệ. Cụ thể thế nào, hãy cùng tìm hiểu. 1. Chính sách của Nhà nước về phòng chống mua bán người Căn cứ Điều 5 Dự thảo Luật Phòng chống mua bán người quy định chính sách của Nhà nước về phòng, chống mua bán người như sau: - Phòng, chống mua bán người là nội dung của chiến lược quốc gia phòng, chống tội phạm và được kết hợp với việc thực hiện các chương trình khác về phát triển kinh tế - xã hội. - Khuyến khích cơ quan, tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước tham gia, hợp tác, tài trợ cho hoạt động phòng, chống mua bán người và hỗ trợ nạn nhân, người đang trong quá trình xác định là nạn nhân; khuyến khích cá nhân, tổ chức trong nước thành lập cơ sở hỗ trợ nạn nhân theo quy định của pháp luật. - Khen thưởng cơ quan, tổ chức, cá nhân có thành tích trong công tác phòng, chống mua bán người; bảo đảm chế độ, chính sách đối với người tham gia phòng, chống mua bán người bị thiệt hại về tính mạng, sức khỏe hoặc tài sản theo quy định của pháp luật. - Hằng năm, Nhà nước bố trí ngân sách cho công tác phòng, chống mua bán người. Cần nói, chính sách của Nhà nước về phòng, chống mua bán người nói chung mang ý nghĩa rất quan trọng đối với sự phát triển bền vững và nhân đạo của xã hội. 2. Đề xuất bảo vệ cá nhân tham gia phòng ngừa mua bán người Hiện hành, Điều 12 Luật Phòng chống mua bán người 2011 chỉ quy định cá nhân tham gia phòng ngừa mua bán người phải thực hiện những điều: - Tham gia các hoạt động phòng ngừa mua bán người. - Kịp thời báo tin, tố giác, tố cáo hành vi quy định tại Điều 3 của Luật Phòng chống mua bán người 2011. Dựa vào tính cấp thiết của thực tiễn, khuyến khích, ủng hộ cá nhân đứng lên, bảo vệ, tham phòng ngừa mua bán người, tại Điều 12 Dự thảo Luật có bổ sung quy định cá nhân tham gia phòng ngừa mua bán người như sau: - Tham gia các hoạt động phòng ngừa mua bán người. - Kịp thời báo tin, tố giác, tố cáo hành vi quy định tại Điều 3 của Dự thảo Luật. - Được bảo vệ khi tham gia phòng, chống mua bán người theo quy định của pháp luật. - Được khen thưởng, bảo đảm chế độ, chính sách khi bị thiệt hại về tính mạng, sức khỏe và tài sản theo quy định của pháp luật. Bên cạnh đó, căn cứ Điều 9 Dự thảo Luật có quy định về quản lý về an ninh, trật tự như sau: - Quản lý thông tin cư trú thông qua công tác, đăng ký quản lý cư trú, quản lý nhân khẩu thường trú, tạm trú, lưu trú, tạm vắng trên địa bàn, nắm rõ biến động dân cư có liên quan đến hoạt động mua bán người. - Quản lý, giám sát các đối tượng có tiền án, tiền sự về mua bán người và các đối tượng khác có dấu hiệu thực hiện hành vi mua bán người. - Quản lý và sử dụng có hiệu quả cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, cơ sở dữ liệu về căn cước, cơ sở dữ liệu chuyên ngành, định danh điện tử, các thông tin về tàng thư, căn cước, cư trú, lý lịch tư pháp phục vụ công tác phòng, chống mua bán người. - Tăng cường tuần tra, kiểm soát tại các cửa khẩu, khu vực biên giới, hải đảo và trên biển nhằm kịp thời phát hiện, ngăn chặn hành vi mua bán người; tăng cường đấu tranh phòng, chống tội phạm mua bán người trên không gian mạng. - Trang bị các phương tiện kỹ thuật tại các cửa khẩu quốc tế phục vụ cho việc nhận dạng người và phát hiện nhanh chóng, chính xác các loại giấy tờ, tài liệu giả mạo; nâng cấp các trang thiết bị kiểm soát, kiểm tra tại các chốt kiểm soát, cửa khẩu. - Quản lý công tác cấp giấy tờ tùy thân, giấy tờ có giá trị xuất cảnh, nhập cảnh; ứng dụng công nghệ tiên tiến trong việc làm, cấp phát, quản lý và kiểm soát các loại giấy tờ tùy thân và giấy tờ có giá trị xuất cảnh, nhập cảnh. - Phối hợp với các cơ quan chức năng của nước có chung đường biên giới trong việc tuần tra, kiểm soát biên giới nhằm phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn hành vi mua bán người. Chung quy lại, đề xuất bảo vệ cá nhân tham gia phòng ngừa mua bán người là việc làm đúng đắn. Điều này khuyến khích sự tham gia tích cực của người dân, tăng cường sự đồng lòng xã hội và đảm bảo sự an toàn cho những người dám đứng lên đấu tranh vì chính nghĩa.
Đề xuất ngăn ngừa nạn mua bán người từ việc đẻ thuê, nhận con nuôi
Hiện nay loại tội phạm mua bán người ngày càng tinh vi, đa dạng, xuyên quốc gia. Thế nên vào chiều ngày 09/4/2024, đoàn Đại biểu Quốc hội TP.HCM đã tổ chức hội thảo góp ý dự án Luật Phòng, chống mua bán người (sửa đổi). Trong hội thảo, các đại biểu đã đề xuất bổ sung hành vi lợi dụng hoạt động nhận con nuôi để phạm tội vào dự án Luật Phòng, chống mua bán người (sửa đổi). Đề xuất ngăn ngừa nạn mua bán người từ việc đẻ thuê, nhận con nuôi Cụ thể tại Hội thảo, về vấn nạn mua bán trẻ em, Luật sư Trương Thị Hòa cho rằng việc này còn liên quan rất nhiều đến hoạt động nhận con nuôi, lạm dụng việc nhận con nuôi để phạm tội. Hành vi này thường biến tướng đa dạng dưới các hình thức, thủ đoạn tinh vi như mua bán bào thai, đẻ thuê, nhận con nuôi. Vì thế, bà đề xuất bổ sung hành vi lợi dụng hoạt động nhận con nuôi để phạm tội vào dự án Luật Phòng, chống mua bán người (sửa đổi) để tương thích với các luật khác và cả luật pháp quốc tế. Cụ thể các khái niệm về mua bán người trong luật này chỉ đáp ứng với Bộ luật Hình sự 1999 nhưng không còn phù hợp với Bộ luật Hình sự 2015 quy định về tội phạm mua bán người và tội mua bán người dưới 16 tuổi. Quy định hiện hành về tội mua bán người của pháp luật Việt Nam Theo khoản 1 Điều 2 Nghị quyết 02/2019/NQ-HĐTP thì mua bán người là việc dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực, lừa gạt hoặc thủ đoạn khác thực hiện một trong các hành vi sau đây: + Chuyển giao người để nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác. + Tiếp nhận người để giao tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác. + Chuyển giao người để người khác bóc lột tình dục, cưỡng bức lao động, lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân hoặc vì mục đích vô nhân đạo khác. + Tiếp nhận người để bóc lột tình dục, cưỡng bức lao động, lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân hoặc vì mục đích vô nhân đạo khác. + Tuyển mộ, vận chuyển, chứa chấp người khác để thực hiện hành vi chuyển giao người theo hướng dẫn tại điểm a và điểm c khoản này. Mức truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội mua bán người (trên 16 tuổi) được quy định tại Điều 150 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi 2017 như sau: - Phạt tù từ 05 năm đến 10 năm đối với phạm tội mua bán người thuộc một trong các trường hợp sau đây: + Chuyển giao hoặc tiếp nhận người để giao, nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác; + Chuyển giao hoặc tiếp nhận người để bóc lột tình dục, cưỡng bức lao động, lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân hoặc vì mục đích vô nhân đạo khác; + Tuyển mộ, vận chuyển, chứa chấp người khác để thực hiện hành vi quy định tại điểm a hoặc điểm b khoản 1 Điều 150 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi 2017. - Phạt tù từ 08 năm đến 15 năm đối với người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực, lừa gạt hoặc thủ đoạn khác thực hiện một trong các hành vi sau đây: + Có tổ chức; + Vì động cơ đê hèn; + Gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe hoặc gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%, nếu không thuộc trường hợp quy định tại điểm b khoản 3 Điều 150 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi 2017; + Đưa nạn nhân ra khỏi biên giới của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; + Đối với từ 02 người đến 05 người; + Phạm tội 02 lần trở lên. - Phạt tù từ 12 năm đến 20 năm đối với phạm tội mua bán người thuộc một trong các trường hợp sau đây: + Có tính chất chuyên nghiệp; + Đã lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân; + Gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe hoặc gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên; + Làm nạn nhân chết hoặc tự sát; + Đối với 06 người trở lên; + Tái phạm nguy hiểm. - Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt quản chế, cấm cư trú từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản. Như vậy, tùy theo tính chất, mức độ của hành vi phạm tội mà người mua bán người trên 16 tuổi có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự với khung hình phạt tương tương ứng, với mức án cao nhất là phạt tù đến 20 năm. Mua bán người dưới 16 tuổi thì có bị tử hình không? Căn cứ tại Điều 151 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi 2017 quy định về tội mua bán người dưới 16 tuổi như sau như sau: - Phạt tù từ 07 năm đến 12 năm đối với người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây: + Chuyển giao hoặc tiếp nhận người dưới 16 tuổi để giao, nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác, trừ trường hợp vì mục đích nhân đạo; + Chuyển giao hoặc tiếp nhận người dưới 16 tuổi để bóc lột tình dục, cưỡng bức lao động, lấy bộ phận cơ thể hoặc vì mục đích vô nhân đạo khác; + Tuyển mộ, vận chuyển, chứa chấp người dưới 16 tuổi để thực hiện hành vi quy định tại điểm a hoặc điểm b khoản 1 Điều 151 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi 2017. - Phạt tù từ 12 năm đến 20 năm đối với phạm tội mua bán người dưới 16 tuổi thuộc một trong các trường hợp sau đây: + Lợi dụng chức vụ, quyền hạn; + Lợi dụng hoạt động cho, nhận con nuôi để phạm tội; + Đối với từ 02 người đến 05 người; + Đối với người mà mình có trách nhiệm chăm sóc, nuôi dưỡng; + Đưa nạn nhân ra khỏi biên giới của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; + Phạm tội 02 lần trở lên; + Vì động cơ đê hèn; + Gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe hoặc gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%, nếu không thuộc trường hợp quy định tại điểm d khoản 3 Điều 151 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi 2017. Phạt tù từ 18 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân đối với phạm tội mua bán người dưới 16 tuổi thuộc một trong các trường hợp sau đây: + Có tổ chức; + Có tính chất chuyên nghiệp; + Gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe hoặc gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên; + Đã lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân; + Làm nạn nhân chết hoặc tự sát; + Đối với 06 người trở lên; + Tái phạm nguy hiểm. - Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, phạt quản chế, cấm cư trú, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản. Như vậy, mua bán người dưới 16 tuổi sẽ không bị tử hình, thay vào đó mức phạt cao nhất đối với tội này là tù chung thân. Có thể thấy rằng, quy định hiện hành về việc mua bán người không đề cập cụ thể đến trường hợp phạm tội qua việc đẻ thuê hay nhận con nuôi, vì thế nên việc đề xuất bổ sung hành vi lợi dụng hoạt động nhận con nuôi, đẻ thuê để phạm tội vào dự án Luật Phòng, chống mua bán người (sửa đổi) là vô cùng cần thiết vào cấp bách đối với tình hình xã hội thực tế hiện nay.
Nhận biết thủ đoạn thường sử dụng của các đối tượng mua bán người
Tính đến nửa đầu năm 2023, đã phát hiện 88 vụ buôn người, trong đó nhiều đường dây đã bị triệt phá và đưa ra xét xử trước pháp luật. Buôn người là loại hình tội phạm thường hoạt động có tổ chức, xuyên quốc gia với thủ đoạn tinh vi. Vừa qua, trong nửa đầu năm 2023, các lực lượng, trong đó trực tiếp là công an đã tiếp nhận, giải quyết nhiều đơn tố giác, tin báo tội phạm của người dân để tăng cường hiệu quả công tác phòng chống tội phạm mua bán người. Tuyến biên giới Campuchia là nơi phức tạp nhất về tình hình mua bán người trong 2 năm qua. Mới đây nhất, Bộ đội Biên phòng tỉnh Long An đã giải cứu 1 nạn nhân 18 tuổi trên đường bị nhóm đối tượng bán sang Campuchia để làm ở 1 công ty đánh bạc với giá 1.300 USD. Trước đó, 42 người Việt Nam đã bơi qua sông, khu vực tỉnh An Giang giáp Campuchia bỏ trốn về nước vào giữa tháng 8. Theo điều tra, họ đều đi theo các đường dây việc nhẹ lương cao, xuất cảnh trái phép ở khu vực biên giới các tỉnh phía Nam. Sang Campuchia làm việc tại casino do người nước ngoài quản lý. Liên tiếp nhiều đường dây với nhiều đối tượng bị bắt giữ. Theo đó, để nhận dạng những thủ đoạn của các đối tượng mua bán người, trước đó, Bộ Công an đã có hướng dẫn để phổ biến đến người dân như sau: - Những thủ đoạn đối tượng mua bán người thường sử dụng để dụ dỗ và thực hiện hành vi mua bán người: + Các đối tượng mua bán người thường lợi dụng khó khăn về kinh tế, sự nhẹ dạ cả tin, mất cảnh giác để lừa phụ nữ tại các tỉnh miền núi phía Bắc; lợi dụng sự phát triển của công nghệ thông tin (qua các trang mạng xã hội: Zalo, Facebook, Viber...) làm quen, giả vờ yêu đương, kết bạn nhằm môi giới hôn nhân nước ngoài trái phép; lợi dụng quy định về hiến ghép tạng, các đối tượng tìm gặp những nạn nhân khó khăn kinh tế có nhu cầu bán thận, thương lượng mua với giá rẻ, làm giả giấy tờ, con dấu, sau đó, bán cho những người bệnh với giá cao. + Các đối tượng lợi dụng sự quản lý lỏng lẻo của gia đình, nhà trường; thông qua các trang mạng xã hội như: Zalo, Facebook... tiếp cận, rủ rê, lôi kéo đi du lịch, làm thuê thu nhập cao..., lừa nhiều em gái ở các tỉnh đưa về thành phố bán cho nhà hàng, quán karaoke hoặc để tổ chức hoạt động mại dâm, cưỡng bức lao động. + Lợi dụng chính sách mở cửa của Việt Nam và nhu cầu lao động ở nước ngoài, các đối tượng mua bán người đã tổ chức nhiều vụ đưa người trái phép ra nước ngoài lao động, khi ra nước ngoài, chúng thu giữ giấy tờ tùy thân, bán để cưỡng bức lao động, quỵt tiền lương hay báo cơ quan chức năng kiểm tra, bắt giữ và trục xuất về nước hoặc dùng bạo lực khống chế đòi tiền chuộc; xuất hiện các đường dây môi giới lập tài khoản trên mạng với tên giả; dùng “tiền” làm mồi nhử, thông qua mạng lưới cò mồi đến các địa phương, nhất là miền núi, vùng sâu, vùng xa dụ dỗ, lôi kéo những người có nhu cầu xuất khẩu lao động với chi phí thấp, mức lương cao, thủ tục đơn giản, tổ chức xuất cảnh ra nước ngoài, sau đó, bán để cưỡng bức lao động. + Bên cạnh đó, các đối tượng còn sử dụng mạng xã hội như: Zalo, Facebook, sử dụng hình ảnh, tên, địa chỉ giả để kết bạn làm quen với những phụ nữ, trẻ em gái, tán tỉnh yêu đương hoặc những người có nhu cầu tìm việc làm ở nước ngoài với mức lương cao, sau đó hứa hẹn rồi dẫn họ tổ chức vượt biên sang Trung Quốc, Lào, Campuchia rồi chúng đón ép bán làm vợ, bán vào các ổ mại dâm, các sòng bài tại Campuchia, Myanrma. + Ngoài ra, các đối tượng lập các trang mạng trên Facebook, Zalo để tìm kiếm người mang thai, sinh con ngoài ý muốn... sau đó dụ dỗ đưa họ sang nước ngoài sinh con để bán; hoặc cũng bằng thủ đoạn trên để tìm kiếm những người bị bệnh phải ghép tạng, môi giới cho những người muốn bán tạng để thực hiện việc mua bán mô, bộ phận cơ thể. - Những trường hợp có nguy cơ trở thành nạn nhân của tội phạm mua bán người: Nạn nhân của tội phạm mua bán người thường tập trung ở những vùng nông thôn, nhất là vùng sâu, vùng xa, địa bàn biên giới (người dân tộc), đa phần trong số họ có hoàn cảnh kinh tế khó khăn, không có việc làm, gặp những chuyện éo le về tình cảm, thiếu hiểu biết xã hội và kỹ năng sống, nhận thức hạn chế, nhẹ dạ, cả tin hoặc một số cô gái trẻ thích hưởng thụ, ăn chơi, đua đòi, dễ tin theo lời hứa hẹn của đối tượng về việc làm ổn định, thu nhập cao hoặc lấy chồng người nước ngoài khá giả, dẫn đến bị lừa bán. - Nếu không may trở thành nạn nhân của tội phạm mua bán người, nạn nhân cần: Giữ bình tĩnh, giữ thông tin bí mật không để các đối tượng nghi ngờ, tìm cách báo cho gia đình, người thân hoặc cơ quan nhà nước nơi gần nhất hoặc cơ quan nhà nước sở tại về địa điểm, địa danh của mình để được hướng dẫn, giúp đỡ giải cứu an toàn. Có thể gọi điện thoại trực tiếp đến Tổng đài quốc gia 111 để được tư vấn, hỗ trợ. Về việc tiếp nhận, xác minh, bảo vệ nạn nhân và hỗ trợ nạn nhân được quy định tại Chương IV và Chương V của Luật phòng, chống mua bán người.
Cá nhân tham gia phòng ngừa mua bán người sẽ được nhà nước bảo vệ
Vấn nạn “mua bán người” có thể xem một trong những tội ác nặng nhất của loài người. Do đó những chính sách, pháp luật về vấn đề này là cần thiết. Thật vui mừng khi tại Dự thảo mới đã đề xuất cá nhân tham gia phòng ngừa mua bán người sẽ được nhà nước bảo vệ. Cụ thể thế nào, hãy cùng tìm hiểu. 1. Chính sách của Nhà nước về phòng chống mua bán người Căn cứ Điều 5 Dự thảo Luật Phòng chống mua bán người quy định chính sách của Nhà nước về phòng, chống mua bán người như sau: - Phòng, chống mua bán người là nội dung của chiến lược quốc gia phòng, chống tội phạm và được kết hợp với việc thực hiện các chương trình khác về phát triển kinh tế - xã hội. - Khuyến khích cơ quan, tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước tham gia, hợp tác, tài trợ cho hoạt động phòng, chống mua bán người và hỗ trợ nạn nhân, người đang trong quá trình xác định là nạn nhân; khuyến khích cá nhân, tổ chức trong nước thành lập cơ sở hỗ trợ nạn nhân theo quy định của pháp luật. - Khen thưởng cơ quan, tổ chức, cá nhân có thành tích trong công tác phòng, chống mua bán người; bảo đảm chế độ, chính sách đối với người tham gia phòng, chống mua bán người bị thiệt hại về tính mạng, sức khỏe hoặc tài sản theo quy định của pháp luật. - Hằng năm, Nhà nước bố trí ngân sách cho công tác phòng, chống mua bán người. Cần nói, chính sách của Nhà nước về phòng, chống mua bán người nói chung mang ý nghĩa rất quan trọng đối với sự phát triển bền vững và nhân đạo của xã hội. 2. Đề xuất bảo vệ cá nhân tham gia phòng ngừa mua bán người Hiện hành, Điều 12 Luật Phòng chống mua bán người 2011 chỉ quy định cá nhân tham gia phòng ngừa mua bán người phải thực hiện những điều: - Tham gia các hoạt động phòng ngừa mua bán người. - Kịp thời báo tin, tố giác, tố cáo hành vi quy định tại Điều 3 của Luật Phòng chống mua bán người 2011. Dựa vào tính cấp thiết của thực tiễn, khuyến khích, ủng hộ cá nhân đứng lên, bảo vệ, tham phòng ngừa mua bán người, tại Điều 12 Dự thảo Luật có bổ sung quy định cá nhân tham gia phòng ngừa mua bán người như sau: - Tham gia các hoạt động phòng ngừa mua bán người. - Kịp thời báo tin, tố giác, tố cáo hành vi quy định tại Điều 3 của Dự thảo Luật. - Được bảo vệ khi tham gia phòng, chống mua bán người theo quy định của pháp luật. - Được khen thưởng, bảo đảm chế độ, chính sách khi bị thiệt hại về tính mạng, sức khỏe và tài sản theo quy định của pháp luật. Bên cạnh đó, căn cứ Điều 9 Dự thảo Luật có quy định về quản lý về an ninh, trật tự như sau: - Quản lý thông tin cư trú thông qua công tác, đăng ký quản lý cư trú, quản lý nhân khẩu thường trú, tạm trú, lưu trú, tạm vắng trên địa bàn, nắm rõ biến động dân cư có liên quan đến hoạt động mua bán người. - Quản lý, giám sát các đối tượng có tiền án, tiền sự về mua bán người và các đối tượng khác có dấu hiệu thực hiện hành vi mua bán người. - Quản lý và sử dụng có hiệu quả cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, cơ sở dữ liệu về căn cước, cơ sở dữ liệu chuyên ngành, định danh điện tử, các thông tin về tàng thư, căn cước, cư trú, lý lịch tư pháp phục vụ công tác phòng, chống mua bán người. - Tăng cường tuần tra, kiểm soát tại các cửa khẩu, khu vực biên giới, hải đảo và trên biển nhằm kịp thời phát hiện, ngăn chặn hành vi mua bán người; tăng cường đấu tranh phòng, chống tội phạm mua bán người trên không gian mạng. - Trang bị các phương tiện kỹ thuật tại các cửa khẩu quốc tế phục vụ cho việc nhận dạng người và phát hiện nhanh chóng, chính xác các loại giấy tờ, tài liệu giả mạo; nâng cấp các trang thiết bị kiểm soát, kiểm tra tại các chốt kiểm soát, cửa khẩu. - Quản lý công tác cấp giấy tờ tùy thân, giấy tờ có giá trị xuất cảnh, nhập cảnh; ứng dụng công nghệ tiên tiến trong việc làm, cấp phát, quản lý và kiểm soát các loại giấy tờ tùy thân và giấy tờ có giá trị xuất cảnh, nhập cảnh. - Phối hợp với các cơ quan chức năng của nước có chung đường biên giới trong việc tuần tra, kiểm soát biên giới nhằm phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn hành vi mua bán người. Chung quy lại, đề xuất bảo vệ cá nhân tham gia phòng ngừa mua bán người là việc làm đúng đắn. Điều này khuyến khích sự tham gia tích cực của người dân, tăng cường sự đồng lòng xã hội và đảm bảo sự an toàn cho những người dám đứng lên đấu tranh vì chính nghĩa.
Đề xuất ngăn ngừa nạn mua bán người từ việc đẻ thuê, nhận con nuôi
Hiện nay loại tội phạm mua bán người ngày càng tinh vi, đa dạng, xuyên quốc gia. Thế nên vào chiều ngày 09/4/2024, đoàn Đại biểu Quốc hội TP.HCM đã tổ chức hội thảo góp ý dự án Luật Phòng, chống mua bán người (sửa đổi). Trong hội thảo, các đại biểu đã đề xuất bổ sung hành vi lợi dụng hoạt động nhận con nuôi để phạm tội vào dự án Luật Phòng, chống mua bán người (sửa đổi). Đề xuất ngăn ngừa nạn mua bán người từ việc đẻ thuê, nhận con nuôi Cụ thể tại Hội thảo, về vấn nạn mua bán trẻ em, Luật sư Trương Thị Hòa cho rằng việc này còn liên quan rất nhiều đến hoạt động nhận con nuôi, lạm dụng việc nhận con nuôi để phạm tội. Hành vi này thường biến tướng đa dạng dưới các hình thức, thủ đoạn tinh vi như mua bán bào thai, đẻ thuê, nhận con nuôi. Vì thế, bà đề xuất bổ sung hành vi lợi dụng hoạt động nhận con nuôi để phạm tội vào dự án Luật Phòng, chống mua bán người (sửa đổi) để tương thích với các luật khác và cả luật pháp quốc tế. Cụ thể các khái niệm về mua bán người trong luật này chỉ đáp ứng với Bộ luật Hình sự 1999 nhưng không còn phù hợp với Bộ luật Hình sự 2015 quy định về tội phạm mua bán người và tội mua bán người dưới 16 tuổi. Quy định hiện hành về tội mua bán người của pháp luật Việt Nam Theo khoản 1 Điều 2 Nghị quyết 02/2019/NQ-HĐTP thì mua bán người là việc dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực, lừa gạt hoặc thủ đoạn khác thực hiện một trong các hành vi sau đây: + Chuyển giao người để nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác. + Tiếp nhận người để giao tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác. + Chuyển giao người để người khác bóc lột tình dục, cưỡng bức lao động, lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân hoặc vì mục đích vô nhân đạo khác. + Tiếp nhận người để bóc lột tình dục, cưỡng bức lao động, lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân hoặc vì mục đích vô nhân đạo khác. + Tuyển mộ, vận chuyển, chứa chấp người khác để thực hiện hành vi chuyển giao người theo hướng dẫn tại điểm a và điểm c khoản này. Mức truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội mua bán người (trên 16 tuổi) được quy định tại Điều 150 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi 2017 như sau: - Phạt tù từ 05 năm đến 10 năm đối với phạm tội mua bán người thuộc một trong các trường hợp sau đây: + Chuyển giao hoặc tiếp nhận người để giao, nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác; + Chuyển giao hoặc tiếp nhận người để bóc lột tình dục, cưỡng bức lao động, lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân hoặc vì mục đích vô nhân đạo khác; + Tuyển mộ, vận chuyển, chứa chấp người khác để thực hiện hành vi quy định tại điểm a hoặc điểm b khoản 1 Điều 150 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi 2017. - Phạt tù từ 08 năm đến 15 năm đối với người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực, lừa gạt hoặc thủ đoạn khác thực hiện một trong các hành vi sau đây: + Có tổ chức; + Vì động cơ đê hèn; + Gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe hoặc gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%, nếu không thuộc trường hợp quy định tại điểm b khoản 3 Điều 150 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi 2017; + Đưa nạn nhân ra khỏi biên giới của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; + Đối với từ 02 người đến 05 người; + Phạm tội 02 lần trở lên. - Phạt tù từ 12 năm đến 20 năm đối với phạm tội mua bán người thuộc một trong các trường hợp sau đây: + Có tính chất chuyên nghiệp; + Đã lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân; + Gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe hoặc gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên; + Làm nạn nhân chết hoặc tự sát; + Đối với 06 người trở lên; + Tái phạm nguy hiểm. - Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt quản chế, cấm cư trú từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản. Như vậy, tùy theo tính chất, mức độ của hành vi phạm tội mà người mua bán người trên 16 tuổi có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự với khung hình phạt tương tương ứng, với mức án cao nhất là phạt tù đến 20 năm. Mua bán người dưới 16 tuổi thì có bị tử hình không? Căn cứ tại Điều 151 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi 2017 quy định về tội mua bán người dưới 16 tuổi như sau như sau: - Phạt tù từ 07 năm đến 12 năm đối với người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây: + Chuyển giao hoặc tiếp nhận người dưới 16 tuổi để giao, nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác, trừ trường hợp vì mục đích nhân đạo; + Chuyển giao hoặc tiếp nhận người dưới 16 tuổi để bóc lột tình dục, cưỡng bức lao động, lấy bộ phận cơ thể hoặc vì mục đích vô nhân đạo khác; + Tuyển mộ, vận chuyển, chứa chấp người dưới 16 tuổi để thực hiện hành vi quy định tại điểm a hoặc điểm b khoản 1 Điều 151 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi 2017. - Phạt tù từ 12 năm đến 20 năm đối với phạm tội mua bán người dưới 16 tuổi thuộc một trong các trường hợp sau đây: + Lợi dụng chức vụ, quyền hạn; + Lợi dụng hoạt động cho, nhận con nuôi để phạm tội; + Đối với từ 02 người đến 05 người; + Đối với người mà mình có trách nhiệm chăm sóc, nuôi dưỡng; + Đưa nạn nhân ra khỏi biên giới của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; + Phạm tội 02 lần trở lên; + Vì động cơ đê hèn; + Gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe hoặc gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%, nếu không thuộc trường hợp quy định tại điểm d khoản 3 Điều 151 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi 2017. Phạt tù từ 18 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân đối với phạm tội mua bán người dưới 16 tuổi thuộc một trong các trường hợp sau đây: + Có tổ chức; + Có tính chất chuyên nghiệp; + Gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe hoặc gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên; + Đã lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân; + Làm nạn nhân chết hoặc tự sát; + Đối với 06 người trở lên; + Tái phạm nguy hiểm. - Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, phạt quản chế, cấm cư trú, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản. Như vậy, mua bán người dưới 16 tuổi sẽ không bị tử hình, thay vào đó mức phạt cao nhất đối với tội này là tù chung thân. Có thể thấy rằng, quy định hiện hành về việc mua bán người không đề cập cụ thể đến trường hợp phạm tội qua việc đẻ thuê hay nhận con nuôi, vì thế nên việc đề xuất bổ sung hành vi lợi dụng hoạt động nhận con nuôi, đẻ thuê để phạm tội vào dự án Luật Phòng, chống mua bán người (sửa đổi) là vô cùng cần thiết vào cấp bách đối với tình hình xã hội thực tế hiện nay.
Nhận biết thủ đoạn thường sử dụng của các đối tượng mua bán người
Tính đến nửa đầu năm 2023, đã phát hiện 88 vụ buôn người, trong đó nhiều đường dây đã bị triệt phá và đưa ra xét xử trước pháp luật. Buôn người là loại hình tội phạm thường hoạt động có tổ chức, xuyên quốc gia với thủ đoạn tinh vi. Vừa qua, trong nửa đầu năm 2023, các lực lượng, trong đó trực tiếp là công an đã tiếp nhận, giải quyết nhiều đơn tố giác, tin báo tội phạm của người dân để tăng cường hiệu quả công tác phòng chống tội phạm mua bán người. Tuyến biên giới Campuchia là nơi phức tạp nhất về tình hình mua bán người trong 2 năm qua. Mới đây nhất, Bộ đội Biên phòng tỉnh Long An đã giải cứu 1 nạn nhân 18 tuổi trên đường bị nhóm đối tượng bán sang Campuchia để làm ở 1 công ty đánh bạc với giá 1.300 USD. Trước đó, 42 người Việt Nam đã bơi qua sông, khu vực tỉnh An Giang giáp Campuchia bỏ trốn về nước vào giữa tháng 8. Theo điều tra, họ đều đi theo các đường dây việc nhẹ lương cao, xuất cảnh trái phép ở khu vực biên giới các tỉnh phía Nam. Sang Campuchia làm việc tại casino do người nước ngoài quản lý. Liên tiếp nhiều đường dây với nhiều đối tượng bị bắt giữ. Theo đó, để nhận dạng những thủ đoạn của các đối tượng mua bán người, trước đó, Bộ Công an đã có hướng dẫn để phổ biến đến người dân như sau: - Những thủ đoạn đối tượng mua bán người thường sử dụng để dụ dỗ và thực hiện hành vi mua bán người: + Các đối tượng mua bán người thường lợi dụng khó khăn về kinh tế, sự nhẹ dạ cả tin, mất cảnh giác để lừa phụ nữ tại các tỉnh miền núi phía Bắc; lợi dụng sự phát triển của công nghệ thông tin (qua các trang mạng xã hội: Zalo, Facebook, Viber...) làm quen, giả vờ yêu đương, kết bạn nhằm môi giới hôn nhân nước ngoài trái phép; lợi dụng quy định về hiến ghép tạng, các đối tượng tìm gặp những nạn nhân khó khăn kinh tế có nhu cầu bán thận, thương lượng mua với giá rẻ, làm giả giấy tờ, con dấu, sau đó, bán cho những người bệnh với giá cao. + Các đối tượng lợi dụng sự quản lý lỏng lẻo của gia đình, nhà trường; thông qua các trang mạng xã hội như: Zalo, Facebook... tiếp cận, rủ rê, lôi kéo đi du lịch, làm thuê thu nhập cao..., lừa nhiều em gái ở các tỉnh đưa về thành phố bán cho nhà hàng, quán karaoke hoặc để tổ chức hoạt động mại dâm, cưỡng bức lao động. + Lợi dụng chính sách mở cửa của Việt Nam và nhu cầu lao động ở nước ngoài, các đối tượng mua bán người đã tổ chức nhiều vụ đưa người trái phép ra nước ngoài lao động, khi ra nước ngoài, chúng thu giữ giấy tờ tùy thân, bán để cưỡng bức lao động, quỵt tiền lương hay báo cơ quan chức năng kiểm tra, bắt giữ và trục xuất về nước hoặc dùng bạo lực khống chế đòi tiền chuộc; xuất hiện các đường dây môi giới lập tài khoản trên mạng với tên giả; dùng “tiền” làm mồi nhử, thông qua mạng lưới cò mồi đến các địa phương, nhất là miền núi, vùng sâu, vùng xa dụ dỗ, lôi kéo những người có nhu cầu xuất khẩu lao động với chi phí thấp, mức lương cao, thủ tục đơn giản, tổ chức xuất cảnh ra nước ngoài, sau đó, bán để cưỡng bức lao động. + Bên cạnh đó, các đối tượng còn sử dụng mạng xã hội như: Zalo, Facebook, sử dụng hình ảnh, tên, địa chỉ giả để kết bạn làm quen với những phụ nữ, trẻ em gái, tán tỉnh yêu đương hoặc những người có nhu cầu tìm việc làm ở nước ngoài với mức lương cao, sau đó hứa hẹn rồi dẫn họ tổ chức vượt biên sang Trung Quốc, Lào, Campuchia rồi chúng đón ép bán làm vợ, bán vào các ổ mại dâm, các sòng bài tại Campuchia, Myanrma. + Ngoài ra, các đối tượng lập các trang mạng trên Facebook, Zalo để tìm kiếm người mang thai, sinh con ngoài ý muốn... sau đó dụ dỗ đưa họ sang nước ngoài sinh con để bán; hoặc cũng bằng thủ đoạn trên để tìm kiếm những người bị bệnh phải ghép tạng, môi giới cho những người muốn bán tạng để thực hiện việc mua bán mô, bộ phận cơ thể. - Những trường hợp có nguy cơ trở thành nạn nhân của tội phạm mua bán người: Nạn nhân của tội phạm mua bán người thường tập trung ở những vùng nông thôn, nhất là vùng sâu, vùng xa, địa bàn biên giới (người dân tộc), đa phần trong số họ có hoàn cảnh kinh tế khó khăn, không có việc làm, gặp những chuyện éo le về tình cảm, thiếu hiểu biết xã hội và kỹ năng sống, nhận thức hạn chế, nhẹ dạ, cả tin hoặc một số cô gái trẻ thích hưởng thụ, ăn chơi, đua đòi, dễ tin theo lời hứa hẹn của đối tượng về việc làm ổn định, thu nhập cao hoặc lấy chồng người nước ngoài khá giả, dẫn đến bị lừa bán. - Nếu không may trở thành nạn nhân của tội phạm mua bán người, nạn nhân cần: Giữ bình tĩnh, giữ thông tin bí mật không để các đối tượng nghi ngờ, tìm cách báo cho gia đình, người thân hoặc cơ quan nhà nước nơi gần nhất hoặc cơ quan nhà nước sở tại về địa điểm, địa danh của mình để được hướng dẫn, giúp đỡ giải cứu an toàn. Có thể gọi điện thoại trực tiếp đến Tổng đài quốc gia 111 để được tư vấn, hỗ trợ. Về việc tiếp nhận, xác minh, bảo vệ nạn nhân và hỗ trợ nạn nhân được quy định tại Chương IV và Chương V của Luật phòng, chống mua bán người.