Chế độ cho Dân quân tự vệ không tham gia bảo hiểm xã hội nếu bị tai nạn, chết
Nghị định 72/2020/NĐ-CP hướng dẫn Luật Dân quân tự vệ về tổ chức xây dựng lực lượng và chế độ, chính sách đối với Dân quân tự vệ. Trong đó có quy định điều kiện, mức hưởng, trình tự, thủ tục và cơ quan có trách nhiệm bảo đảm kinh phí, chế độ, chính sách cho Dân quân tự vệ không tham gia bảo hiểm xã hội nếu bị tai nạn, chết tại Điều 15 của Nghị định này. 1. Các trường hợp Dân quân tự vệ được hưởng chế độ, chính sách Theo khoản 1 Điều 15 Nghị định 72/2020/NĐ-CP hướng dẫn dân quân tự vệ được hưởng chế độ, chính sách theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 35 Luật Dân quân tự vệ 2019 trong trường hợp sau: - Thực hiện nhiệm vụ theo quyết định điều động hoặc huy động theo kế hoạch của cấp có thẩm quyền phê duyệt; - Thực hiện nhiệm vụ được cấp có thẩm quyền giao; - Trên tuyến đường đi và về từ nơi ở đến nơi làm nhiệm vụ trong khoảng thời gian và tuyến đường hợp lý. Lưu ý: Các trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều 14 Nghị định 72/2020/NĐ-CP bị tai nạn không được hưởng chế độ trợ cấp. 2. Mức hưởng Căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 15 Nghị định 72/2020/NĐ-CP, dân quân tự vệ được hưởng các mức sau đây: - Trường hợp bị tai nạn: Trong thời gian điều trị tai nạn được hưởng như quy định tại khoản 2 Điều 14 Nghị định này kể cả trường hợp vết thương tái phát cho đến khi xuất viện. Nếu tai nạn làm suy giảm khả năng lao động 5% thì được hưởng 7.450.000 đồng; sau đó, cứ suy giảm 1% thì được hưởng thêm 745.000 đồng; - Trường hợp bị tai nạn dẫn đến chết: Thân nhân được trợ cấp tiền tuất bằng 53.640.000 đồng; người lo mai táng được nhận tiền mai táng phí bằng 14.900.000 đồng; - Trường hợp bị ốm đau dẫn đến chết: Thân nhân được trợ cấp tiền tuất bằng 7.450.000 đồng; người lo mai táng được nhận tiền mai táng phí bằng 14.900.000 đồng. 3. Trình tự giải quyết Căn cứ theo quy định tại khoản 4 Điều 15 Nghị định 72/2020/NĐ-CP trình tự giải quyết được thực hiện như sau: - Dân quân hoặc người đại diện hợp pháp của dân quân gửi trực tiếp hoặc qua bưu chính, môi trường điện tử đơn đề nghị trợ cấp tai nạn hoặc chết kèm theo giấy ra viện hoặc trích sao hồ sơ bệnh án sau khi điều trị tai nạn đối với trường hợp điều trị nội trú hoặc bản sao giấy chứng nhận thương tích do cơ sở y tế cấp (nơi đã cấp cứu, điều trị cho Dân quân tự vệ), biên bản giám định mức suy giảm khả năng lao động hoặc giấy chứng tử, trích lục khai tử đối với trường hợp chết cho cơ quan quân sự địa phương. Dân quân thuộc đơn vị Dân quân tự vệ của cấp nào tổ chức thì gửi đơn đề nghị cho cơ quan quân sự địa phương cấp đó; trường hợp không hợp lệ, trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đơn đề nghị, cơ quan quân sự địa phương phải có văn bản hướng dẫn gửi người nộp đơn để bổ sung, hoàn thiện; - Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đơn đề nghị, cơ quan quân sự địa phương lập 01 bộ hồ sơ. Tư lệnh Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội, Tư lệnh Bộ Tư lệnh Thành phố Hồ Chí Minh, Chỉ huy trưởng Bộ chỉ huy quân sự trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định; Chỉ huy trưởng Ban chỉ huy quân sự báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định. Chỉ huy trưởng Ban chỉ huy quân sự cấp xã báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã gửi hồ sơ đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện trình Chủ tịch Ủy ban nhân cấp tỉnh quyết định; - Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ trình, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định trợ cấp cho dân quân; - Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày có quyết định trợ cấp, Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm thực hiện chi trả trợ cấp cho dân quân; nơi không có đơn vị hành chính cấp xã do Ban chỉ huy quân sự cấp huyện thực hiện chi trả; việc chi trả bằng hình thức chuyển khoản hoặc qua đường bưu chính hoặc trực tiếp nhận ở cấp xã. 4. Hồ sơ đề nghị hưởng chế độ, chính sách Hồ sơ đề nghị hưởng chế độ, chính sách được quy định tại khoản 5 Điều 15 Nghị định 72/2020/NĐ-CP gồm các hồ sơ sau: - Hồ sơ hưởng trợ cấp tai nạn gồm: Đơn đề nghị trợ cấp tai nạn kèm theo giấy ra viện hoặc trích sao hồ sơ bệnh án sau khi điều trị tai nạn đối với trường hợp điều trị nội trú hoặc bản sao giấy chứng nhận thương tích do cơ sở y tế (nơi đã cấp cứu, điều trị cho Dân quân tự vệ) cấp theo mẫu quy định, biên bản giám định mức suy giảm khả năng lao động của hội đồng giám định y khoa bệnh viện cấp tỉnh và tương đương trở lên; trường hợp bị tai nạn giao thông thì có thêm biên bản điều tra của cơ quan công an hoặc cơ quan điều tra hình sự thuộc Bộ Quốc phòng; - Hồ sơ hưởng trợ cấp chết gồm: Đơn đề nghị trợ cấp chết kèm theo giấy ra viện hoặc trích sao hồ sơ bệnh án sau khi điều trị tai nạn đối với trường hợp điều trị nội trú, bản sao giấy chứng tử hoặc trích lục khai tử; trường hợp bị tai nạn giao thông dẫn đến chết thì có thêm biên bản điều tra của cơ quan công an hoặc cơ quan điều tra hình sự thuộc Bộ Quốc phòng; - Mẫu đơn đề nghị trợ cấp tai nạn, trợ cấp chết quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định này. Lưu ý: Ủy ban nhân dân cấp tỉnh bảo đảm kinh phí thực hiện chế độ, chính sách quy định tại Điều này. Theo đó, Dân quân tự vệ không tham gia bảo hiểm xã hội nếu bị tai nạn, chết được hưởng chế độ, chính sách theo quy định tại Điều này nếu đáp ứng các quy định về điều kiện và hồ sơ nêu trên.
Chế độ khám bệnh, chữa bệnh cho Dân quân tự vệ không tham gia bảo hiểm y tế
Nghị định 72/2020/NĐ-CP hướng dẫn Luật Dân quân tự vệ về tổ chức xây dựng lực lượng và chế độ, chính sách đối với Dân quân tự vệ. Trong đó có quy định về điều kiện, mức hưởng, trình tự, thủ tục và cơ quan có trách nhiệm bảo đảm kinh phí khám bệnh, chữa bệnh cho Dân quân tự vệ không tham gia bảo hiểm y tế nếu bị ốm đau, bị tai nạn, bị thương tại Điều 14 của Nghị định này. 1. Các trường hợp được hưởng kinh phí khám bệnh, chữa bệnh Căn cứ tại Khoản 1 Điều 14 Nghị định 72/2020/NĐ-CP quy định các trường hợp được hưởng và không được hưởng như sau: - Dân quân tự vệ trong thời gian thực hiện nhiệm vụ theo quyết định điều động, huy động hoặc làm nhiệm vụ theo kế hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt, nếu bị ốm đau, bị tai nạn, bị thương được khám bệnh, chữa bệnh tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh quân, dân y theo quy định; - Dân quân tự vệ không được khám bệnh, chữa bệnh nếu bị ốm đau, bị tai nạn, bị thương khi: cố ý tự hủy hoại sức khỏe của bản thân hoặc tai nạn do mâu thuẫn của chính bản thân với người gây ra tai nạn mà không liên quan đến thực hiện nhiệm vụ hoặc tai nạn do sử dụng rượu, bia, sử dụng chất ma túy, tiền chất ma túy hoặc chất gây nghiện khác theo quy định của pháp luật. 2. Mức hưởng Căn cứ tại Khoản 2 Điều 14 Nghị định 72/2020/NĐ-CP quy định mức hưởng như sau: Chi phí khám bệnh, chữa bệnh như mức hưởng bảo hiểm y tế cho hạ sĩ quan, binh sĩ Quân đội nhân dân Việt Nam đang tại ngũ. Trong thời gian điều trị nội trú được bảo đảm tiền ăn bệnh lý. Trường hợp Dân quân tự vệ đang điều trị nội trú, nhưng hết thời gian làm nhiệm vụ thì được thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh và tiền ăn bệnh lý nhưng tối đa không quá 15 ngày; nếu hết 15 ngày bệnh vẫn chưa ổn định thì điều trị đến khi ổn định và được thanh toán 100% tiền khám, chữa bệnh. 3. Trình tự giải quyết Theo Khoản 3 Điều 14 Nghị định 72/2020/NĐ-CP, trình tự giải quyết được thực hiện như sau: - Dân quân hoặc người đại diện hợp pháp của dân quân gửi trực tiếp hoặc qua bưu chính, môi trường điện tử đơn đề nghị thanh toán tiền khám bệnh, chữa bệnh cho dân quân kèm theo phiếu xét nghiệm, đơn thuốc, hóa đơn thu tiền, giấy ra viện cho cơ quan quân sự địa phương. Dân quân thuộc đơn vị Dân quân tự vệ của cấp nào tổ chức thì gửi đơn cho cơ quan quân sự địa phương cấp đó; trường hợp không hợp lệ, trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đơn đề nghị, cơ quan quân sự địa phương phải có văn bản hướng dẫn gửi người nộp đơn để bổ sung, hoàn thiện; - Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đơn đề nghị, cơ quan quân sự địa phương lập 01 bộ hồ sơ. Tư lệnh Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội, Tư lệnh Bộ Tư lệnh Thành phố Hồ Chí Minh, Chỉ huy trưởng Bộ chỉ huy quân sự cấp tỉnh, Chỉ huy trưởng Ban chỉ huy quân sự cấp huyện trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cùng cấp quyết định. Chỉ huy trưởng Ban chỉ huy quân sự cấp xã báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định; - Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ trình, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện hoặc Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định kinh phí khám bệnh, chữa bệnh cho dân quân; - Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định, Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm thực hiện chi trả kinh phí khám bệnh, chữa bệnh cho dân quân; nơi không có đơn vị hành chính cấp xã do Ban chỉ huy quân sự cấp huyện thực hiện chi trả; việc chi trả bằng hình thức chuyển khoản hoặc qua đường bưu chính hoặc trực tiếp nhận ở cấp xã. 4. Hồ sơ đề nghị thanh toán Căn cứ tại Khoản 4 Điều 14 Nghị định 72/2020/NĐ-CP, khi đề nghị giải quyết cần đảm bảo đầy đủ các hồ sơ sau: - Đơn đề nghị thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh của dân quân hoặc người đại diện hợp pháp của dân quân. Mẫu đơn quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này; - Phiếu xét nghiệm, đơn thuốc, hóa đơn thu tiền, giấy xuất viện; - Quyết định công dân thực hiện nghĩa vụ tham gia Dân quân tự vệ; quyết định điều động hoặc huy động hoặc kế hoạch thực hiện nhiệm vụ được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Lưu ý: Kinh phí bảo đảm thực hiện chế độ, chính sách theo quy định tại Điều này do Ủy ban nhân dân cấp huyện bảo đảm đối với dân quân do cơ quan quân sự địa phương cấp huyện, cấp xã quản lý; Ủy ban nhân dân cấp tỉnh bảo đảm kinh phí đối với dân quân do cơ quan quân sự địa phương cấp tỉnh quản lý. Theo đó, Dân quân tự vệ không tham gia bảo hiểm y tế nếu bị ốm đau, bị tai nạn, bị thương được hưởng kinh phí khám bệnh, chữa bệnh nếu đáp ứng các quy định về điều kiện và hồ sơ.
Trốn nghĩa vụ dân quân tự vệ bị phạt đến 1,5 triệu đồng
Tham gia dân quân tự vệ là nghĩa vụ mà công dân buộc phải thực hiện nếu có tên trong danh sách dân quân tự vệ. Người trốn tránh không tham gia nghĩa vụ có thể bị phạt tiền lên đến 1,5 triệu đồng. Trốn nghĩa vụ dân quân tự vệ bị phạt đến 1,5 triệu đồng - Minh hoạ 1. Định nghĩa dân quân tự vệ? Căn cứ theo Điều 2 Luật Dân quân tự vệ năm 2019 thì: Dân quân tự vệ là lực lượng vũ trang quần chúng không thoát ly sản xuất, công tác. Trong đó, lực lượng được tổ chức ở địa phương gọi là dân quân; lực lượng tổ chức ở cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, đơn vị sự nghiệp, tổ chức kinh tế gọi là tự vệ. Phân loại Dân quân tự vệ: - Dân quân tự vệ tại chỗ là lực lượng làm nhiệm vụ ở thôn, làng, ấp, bản, buôn, bon, phum, sóc, tổ dân phố, khu phố, khối phố, khóm, tiểu khu (sau đây gọi chung là thôn) và ở cơ quan, tổ chức. - Dân quân tự vệ cơ động là lực lượng cơ động làm nhiệm vụ trên các địa bàn theo quyết định của cấp có thẩm quyền. - Dân quân thường trực là lực lượng thường trực làm nhiệm vụ tại các địa bàn trọng điểm về quốc phòng. - Dân quân tự vệ biển là lực lượng làm nhiệm vụ trên các hải đảo, vùng biển Việt Nam. Độ tuổi tham gia dân quân tự vệ Căn cứ theo khoản 1 Điều 8 Luật Dân quân tự vệ 2019: Nam : từ đủ 18 tuổi đến hết 45 tuổi Nữ: đủ 18 tuổi đến hết 40 tuổi Công dân trong độ tuổi này có nghĩa vụ tham dân quân tự vệ khi được kêu gọi.Trường hợp công dân tự nguyện tham gia dân quân tự vệ thì độ tuổi có thể kéo dài đến hết 50 tuổi đối với nam, đến hết 45 tuổi đối với nữ. Trường hợp được miễn tham gia dân quân tự vệ (Khoản 2 điều 11 Luật dân quân tự vệ) nếu: -Vợ hoặc chồng, con liệt sĩ; -Vợ hoặc chồng, con của thương binh, bệnh binh, người bị nhiễm chất độc da cam suy giảm khả năng lao động từ 81 % trở lên; -Quân nhân dự bị đã được sắp xếp vào đơn vị dự bị động viên; -Người trực tiếp nuôi dưỡng, chăm sóc Bà mẹ Việt Nam anh hùng; người trực tiếp nuôi dưỡng người suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên; -Người làm công tác cơ yếu. Trường hợp được tạm hoãn tham gia dân quân tự vệ (Khoản 1 Điều 11 Luật dân quân tự vệ) nếu : - Phụ nữ mang thai hoặc nuôi con dưới 36 tháng tuổi; nam giới một mình nuôi con dưới 36 tháng tuổi; - Không đủ sức khỏe thực hiện nhiệm vụ của dân quân tự vệ; - Có chồng hoặc vợ là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công chức, viên chức, công nhân quốc phòng, hạ sĩ quan, binh sĩ đang phục vụ trong Quân đội nhân dân; - Có chồng hoặc vợ là sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ, công nhân công an đang phục vụ trong Công an nhân dân; - Có chồng hoặc vợ là cán bộ, công chức, viên chức, thanh niên xung phong được điều động đến công tác, làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của pháp luật; - Lao động duy nhất trong hộ nghèo, hộ cận nghèo; người phải trực tiếp nuôi dưỡng thân nhân không còn khả năng lao động hoặc chưa đến tuổi lao động; người trong hộ gia đình bị thiệt hại nặng về người và tài sản do tai nạn, thiên tai, dịch bệnh nguy hiểm gây ra được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi không có đơn vị hành chính cấp xã, người đứng đầu cơ quan, tổ chức nơi công dân cư trú hoặc làm việc xác nhận; - Vợ hoặc chồng, một con của thương binh, bệnh binh, người bị nhiễm chất độc da cam suy giảm khả năng lao động từ 61% đến 80%; - Người đang học tại trường của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân; người đang lao động, học tập, làm việc ở nước ngoài. 2. Trốn không giam dân quân tự vệ bị phạt ra sao? Căn cứ theo quy định tại Điều 14 Luật Dân quân tự vệ, việc công dân trốn tránh, từ chối tham gia dân quân tự vệ sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định tại điều 21 Nghị định 120/2013/NĐ-CP thì có thể bị phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.500.000 đồng. Đồng thời áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả, buộc người trốn tránh phải tham gia dân quân tự vệ. Lưu ý: Hành vi này không bị truy cứu trách nhiệm hình sự như quy định về tội trốn tránh nghĩa vụ quân sự (Điều 322 Bộ luật hình sự 2015)
Cho hỏi tui đi lực lượng thường trực Nhưng giờ tui xuống lực lượng ấp có đc hay không
Từ 01/07/2021: Có quyết định trúng tuyển CB, CC được thôi nghĩa vụ dân quân tự vệ trước thời hạn
Là nội dung quy định tại Luật dân quân tự vệ 2019, có hiệu lực từ ngày 01/07/2021. Theo đó, tại nội dung luật mới quy định các trường hợp được thôi thực hiện nghĩa vụ tham gia Dân quân tự vệ trước thời hạn tại Điều 12 như sau: a) Dân quân tự vệ nữ mang thai hoặc nuôi con dưới 36 tháng tuổi, Dân quân tự vệ nam một mình nuôi con dưới 36 tháng tuổi; b) Không đủ sức khỏe thực hiện nhiệm vụ của Dân quân tự vệ; c) Hoàn cảnh gia đình khó khăn đột xuất không có điều kiện tiếp tục thực hiện nghĩa vụ tham gia Dân quân tự vệ được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi không có đơn vị hành chính cấp xã, người đứng đầu cơ quan, tổ chức xác nhận; d) Có lệnh gọi nhập ngũ hoặc lệnh gọi thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân; có quyết định tuyển dụng vào công chức, viên chức, công nhân quốc phòng, công nhân công an; đ) Có giấy báo và vào học ở cơ sở giáo dục đại học, cơ sở giáo dục nghề nghiệp, trường của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội; người có giấy báo và đi lao động, học tập, làm việc ở nước ngoài. Hiện hành (khoản 4 Điều 12 Luật Dân quân tự vệ 2009) về các trường hợp dân quân tự vệ nòng cốt được thôi thực hiện nghĩa vụ trước thời hạn, cụ thể : “a) Sức khỏe bị suy giảm không đủ khả năng thực hiện nghĩa vụ tham gia dân quân tự vệ nòng cốt theo kết luận của cơ sở y tế từ cấp xã trở lên; b) Hoàn cảnh gia đình khó khăn đột xuất không có điều kiện thực hiện nghĩa vụ tham gia dân quân tự vệ” Như vậy, từ 1/7/2021 các đối tượng phải thực hiện nghĩa vụ dân quân tự vệ nếu có quyết định trúng tuyển vào công chức, viên chức, công nhân quốc phòng, công nhân công an thì được thôi nghĩa vụ dân quân tự vệ trước thời hạn theo quy định nêu trên. Bên cạnh đó, Luật mới cũng quy định bổ sung thêm các trường hợp tạm hoãn thực hiện nghĩa vụ dân quân tự vệ, cụ thể: - Nam giới một mình nuôi con dưới 36 tháng tuổi; - Người phải trực tiếp nuôi dưỡng thân nhân không còn khả năng lao động hoặc chưa đến tuổi lao động; người trong hộ gia đình bị thiệt hại nặng về người và tài sản do tai nạn, thiên tai, dịch bệnh nguy hiểm gây ra được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi không có đơn vị hành chính cấp xã, người đứng đầu cơ quan, tổ chức nơi công dân cư trú hoặc làm việc xác nhận; - Vợ hoặc chồng, một con của thương binh, bệnh binh, người bị nhiễm chất độc da cam suy giảm khả năng lao động từ 61% đến 80%; So với hiện hành quy định khoản 1 Điều 12 Luật dân quân tự vệ 2009, cụ thể: a) Phụ nữ có thai hoặc nuôi con nhỏ dưới 36 tháng tuổi; b) Không đủ sức khỏe theo kết luận của cơ sở y tế từ cấp xã trở lên; c) Có chồng hoặc vợ là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, chiến sĩ đang phục vụ trong Quân đội nhân dân hoặc Công an nhân dân; d) Lao động chính duy nhất trong hộ gia đình nghèo; đ) Người đang học ở trường phổ thông, trung cấp chuyên nghiệp, trung cấp nghề, cao đẳng, cao đẳng nghề, đại học và học viện.
Tăng cường nhiều ưu đãi cho dân quân tự vệ
Như các bạn đã biết hiện nay, nhiều bạn lựa chọn việc tham gia dân quân tự vệ thay cho việc tham gia NVQS. Theo Khoản 2 Điều 49 Luật dân quân tự vệ 2009 có quy định: Dân quân nòng cốt đã hoàn thành nghĩa vụ tham gia dân quân tự vệ, trong đó có ít nhất 12 tháng làm nhiệm vụ dân quân thường trực thì được miễn thực hiện nghĩa vụ quân sự tại ngũ và được hỗ trợ… Việc tham gia dân quân tự vệ cũng được hưởng những lợi ích nhất định từ trước đến nay, sắp tới, sẽ tăng cường thêm một số ưu đãi, quyền lợi cho người tham gia dân quân tự vệ nhằm khuyến khích việc tham gia tích cực hơn. Cụ thể: Nâng mức hỗ trợ cho dân quân tự vệ tham gia bảo vệ chủ quyền biển đảo Dân quân tự vệ trong thời gian làm nhiệm vụ tham gia bảo vệ chủ quyền biển, đảo của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam theo quyết định điều động của cấp có thẩm quyền được hưởng các chế độ, chính sách như sau: Vẫn giữ nguyên mức như với tự vệ theo Nghị định 58/2010/NĐ-CP. Với dân quân: được trợ cấp ngày công lao động là 345.000 đồng và hưởng tiêu chuẩn tiền ăn 115.000 đồng. Riêng với thuyền trưởng, máy trưởng được trợ cấp thêm khoản phụ cấp là 115.000 đồng. (mức này tăng cao so với trước đây) Chế độ cho dân quân tự vệ nếu chưa tham gia BHYT, BHXH mà bị ốm hoặc ốm dẫn đến chết khi làm nhiệm vụ Bị ốm, tai nạn, bị thương Bị ốm dẫn đến chết Chế độ, chính sách được hưởng Được khám, chữa bệnh và thanh toán 100% chi phí khám, chữa bệnh. Trong thời gian điều trị được trợ cấp tiền ăn bằng mức tiền ăn cơ bản của chiến sỹ bộ binh Quân đội nhân dân Việt Nam. Thân nhân hoặc người lo mai táng được hỗ trợ tiền mai táng là 5.750.000 đồng tại tháng chết. Hồ sơ - Đơn đề nghị trợ cấp của dân quân hoặc thân nhân, có ý kiến của ban chỉ huy quân sự cấp xã, xác nhận của UBND cùng cấp, thẩm định của ban chỉ huy quân sự cấp huyện. - Phiếu xét nghiệm. - Đơn thuốc. - Hóa đơn thu tiền. - Giấy xuất viện. Theo quy định pháp luật về BHXH. Thủ tục Do ban chỉ huy quân sự cấp xã nơi quản lý dân quân thụ lý, báo cáo ban chỉ huy quân sự cấp huyện trình UBND cùng cấp xem xét, quyết định. Theo quy định pháp luật về BHXH. Việc chi trả Do UBND cấp xã chi theo quyết định của chủ tịch UBND cấp huyện. Do địa phương chi trả Chế độ dành cho dân quân chưa tham gia BHYT, BHXH khi làm nhiệm vụ bị tai nạn, bị chết Trường hợp được hưởng - Trong khi làm các nhiệm vụ sau: + Tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về quốc phòng, an ninh; tham gia xây dựng cơ sở vững mạnh toàn diện, xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương, cơ sở. + Học tập chính trị, pháp luật, huấn luyện quân sự và diễn tập. + Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định pháp luật. - Ngoài nơi làm nhiệm vụ hoặc ngoài giờ làm nhiệm vụ theo mệnh lệnh của cấp có thẩm quyền - Trên tuyến đường đi và về từ nơi ở đến nơi làm nhiệm vụ trong khoảng thời gian và tuyến đường hợp lý. Chế độ, chính sách được hưởng - Nếu bị tai nạn: + Làm suy giảm từ 5% đến 21% được hưởng trợ cấp một lần ít nhất là 13.8 triệu đồng. + Bị suy giảm từ 22% đến 80%, cứ 1% suy giảm thêm thì được hưởng thêm 460.000 đồng. + Bị suy giảm từ 81% trở lên thì được trợ cấp một lần ít nhất là 69 triệu đồng. - Bị tai nạn dẫn đến chết: Thân nhân được trợ cấp một lần là 41.4 triệu đồng và người lo mai táng được nhận một lần trợ cấp mai táng bằng 11.5 triệu đồng tại tháng chết. Thủ tục, hồ sơ và kinh phí bảo đảm Như trường hợp bị ốm dẫn đến chết Chế độ dành cho dân quân tự vệ bị thương, hy sinh - Nếu bị thương: Được xét hưởng chính sách như thương binh. - Nếu bị thương dẫn đến chết hoặc vết thương tái phát dẫn đến chết: Thân nhân được hoặc người lo mai táng được hỗ trợ tiền mai táng là 13.8 triệu đồng tại tháng chết. - Nếu bị hy sinh: Được xét công nhận là liệt sỹ. Thủ tục, hồ sơ, chế độ, chính sách: Thực hiện theo quy định pháp luật về thương binh, tử sỹ, liệt sỹ. Xem chi tiết tại dự thảo Nghị định hướng dẫn Luật dân quân tự vệ và bãi bỏ Nghị định 58/2010/NĐ-CP.
Chế độ cho Dân quân tự vệ không tham gia bảo hiểm xã hội nếu bị tai nạn, chết
Nghị định 72/2020/NĐ-CP hướng dẫn Luật Dân quân tự vệ về tổ chức xây dựng lực lượng và chế độ, chính sách đối với Dân quân tự vệ. Trong đó có quy định điều kiện, mức hưởng, trình tự, thủ tục và cơ quan có trách nhiệm bảo đảm kinh phí, chế độ, chính sách cho Dân quân tự vệ không tham gia bảo hiểm xã hội nếu bị tai nạn, chết tại Điều 15 của Nghị định này. 1. Các trường hợp Dân quân tự vệ được hưởng chế độ, chính sách Theo khoản 1 Điều 15 Nghị định 72/2020/NĐ-CP hướng dẫn dân quân tự vệ được hưởng chế độ, chính sách theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 35 Luật Dân quân tự vệ 2019 trong trường hợp sau: - Thực hiện nhiệm vụ theo quyết định điều động hoặc huy động theo kế hoạch của cấp có thẩm quyền phê duyệt; - Thực hiện nhiệm vụ được cấp có thẩm quyền giao; - Trên tuyến đường đi và về từ nơi ở đến nơi làm nhiệm vụ trong khoảng thời gian và tuyến đường hợp lý. Lưu ý: Các trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều 14 Nghị định 72/2020/NĐ-CP bị tai nạn không được hưởng chế độ trợ cấp. 2. Mức hưởng Căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 15 Nghị định 72/2020/NĐ-CP, dân quân tự vệ được hưởng các mức sau đây: - Trường hợp bị tai nạn: Trong thời gian điều trị tai nạn được hưởng như quy định tại khoản 2 Điều 14 Nghị định này kể cả trường hợp vết thương tái phát cho đến khi xuất viện. Nếu tai nạn làm suy giảm khả năng lao động 5% thì được hưởng 7.450.000 đồng; sau đó, cứ suy giảm 1% thì được hưởng thêm 745.000 đồng; - Trường hợp bị tai nạn dẫn đến chết: Thân nhân được trợ cấp tiền tuất bằng 53.640.000 đồng; người lo mai táng được nhận tiền mai táng phí bằng 14.900.000 đồng; - Trường hợp bị ốm đau dẫn đến chết: Thân nhân được trợ cấp tiền tuất bằng 7.450.000 đồng; người lo mai táng được nhận tiền mai táng phí bằng 14.900.000 đồng. 3. Trình tự giải quyết Căn cứ theo quy định tại khoản 4 Điều 15 Nghị định 72/2020/NĐ-CP trình tự giải quyết được thực hiện như sau: - Dân quân hoặc người đại diện hợp pháp của dân quân gửi trực tiếp hoặc qua bưu chính, môi trường điện tử đơn đề nghị trợ cấp tai nạn hoặc chết kèm theo giấy ra viện hoặc trích sao hồ sơ bệnh án sau khi điều trị tai nạn đối với trường hợp điều trị nội trú hoặc bản sao giấy chứng nhận thương tích do cơ sở y tế cấp (nơi đã cấp cứu, điều trị cho Dân quân tự vệ), biên bản giám định mức suy giảm khả năng lao động hoặc giấy chứng tử, trích lục khai tử đối với trường hợp chết cho cơ quan quân sự địa phương. Dân quân thuộc đơn vị Dân quân tự vệ của cấp nào tổ chức thì gửi đơn đề nghị cho cơ quan quân sự địa phương cấp đó; trường hợp không hợp lệ, trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đơn đề nghị, cơ quan quân sự địa phương phải có văn bản hướng dẫn gửi người nộp đơn để bổ sung, hoàn thiện; - Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đơn đề nghị, cơ quan quân sự địa phương lập 01 bộ hồ sơ. Tư lệnh Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội, Tư lệnh Bộ Tư lệnh Thành phố Hồ Chí Minh, Chỉ huy trưởng Bộ chỉ huy quân sự trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định; Chỉ huy trưởng Ban chỉ huy quân sự báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định. Chỉ huy trưởng Ban chỉ huy quân sự cấp xã báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã gửi hồ sơ đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện trình Chủ tịch Ủy ban nhân cấp tỉnh quyết định; - Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ trình, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định trợ cấp cho dân quân; - Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày có quyết định trợ cấp, Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm thực hiện chi trả trợ cấp cho dân quân; nơi không có đơn vị hành chính cấp xã do Ban chỉ huy quân sự cấp huyện thực hiện chi trả; việc chi trả bằng hình thức chuyển khoản hoặc qua đường bưu chính hoặc trực tiếp nhận ở cấp xã. 4. Hồ sơ đề nghị hưởng chế độ, chính sách Hồ sơ đề nghị hưởng chế độ, chính sách được quy định tại khoản 5 Điều 15 Nghị định 72/2020/NĐ-CP gồm các hồ sơ sau: - Hồ sơ hưởng trợ cấp tai nạn gồm: Đơn đề nghị trợ cấp tai nạn kèm theo giấy ra viện hoặc trích sao hồ sơ bệnh án sau khi điều trị tai nạn đối với trường hợp điều trị nội trú hoặc bản sao giấy chứng nhận thương tích do cơ sở y tế (nơi đã cấp cứu, điều trị cho Dân quân tự vệ) cấp theo mẫu quy định, biên bản giám định mức suy giảm khả năng lao động của hội đồng giám định y khoa bệnh viện cấp tỉnh và tương đương trở lên; trường hợp bị tai nạn giao thông thì có thêm biên bản điều tra của cơ quan công an hoặc cơ quan điều tra hình sự thuộc Bộ Quốc phòng; - Hồ sơ hưởng trợ cấp chết gồm: Đơn đề nghị trợ cấp chết kèm theo giấy ra viện hoặc trích sao hồ sơ bệnh án sau khi điều trị tai nạn đối với trường hợp điều trị nội trú, bản sao giấy chứng tử hoặc trích lục khai tử; trường hợp bị tai nạn giao thông dẫn đến chết thì có thêm biên bản điều tra của cơ quan công an hoặc cơ quan điều tra hình sự thuộc Bộ Quốc phòng; - Mẫu đơn đề nghị trợ cấp tai nạn, trợ cấp chết quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định này. Lưu ý: Ủy ban nhân dân cấp tỉnh bảo đảm kinh phí thực hiện chế độ, chính sách quy định tại Điều này. Theo đó, Dân quân tự vệ không tham gia bảo hiểm xã hội nếu bị tai nạn, chết được hưởng chế độ, chính sách theo quy định tại Điều này nếu đáp ứng các quy định về điều kiện và hồ sơ nêu trên.
Chế độ khám bệnh, chữa bệnh cho Dân quân tự vệ không tham gia bảo hiểm y tế
Nghị định 72/2020/NĐ-CP hướng dẫn Luật Dân quân tự vệ về tổ chức xây dựng lực lượng và chế độ, chính sách đối với Dân quân tự vệ. Trong đó có quy định về điều kiện, mức hưởng, trình tự, thủ tục và cơ quan có trách nhiệm bảo đảm kinh phí khám bệnh, chữa bệnh cho Dân quân tự vệ không tham gia bảo hiểm y tế nếu bị ốm đau, bị tai nạn, bị thương tại Điều 14 của Nghị định này. 1. Các trường hợp được hưởng kinh phí khám bệnh, chữa bệnh Căn cứ tại Khoản 1 Điều 14 Nghị định 72/2020/NĐ-CP quy định các trường hợp được hưởng và không được hưởng như sau: - Dân quân tự vệ trong thời gian thực hiện nhiệm vụ theo quyết định điều động, huy động hoặc làm nhiệm vụ theo kế hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt, nếu bị ốm đau, bị tai nạn, bị thương được khám bệnh, chữa bệnh tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh quân, dân y theo quy định; - Dân quân tự vệ không được khám bệnh, chữa bệnh nếu bị ốm đau, bị tai nạn, bị thương khi: cố ý tự hủy hoại sức khỏe của bản thân hoặc tai nạn do mâu thuẫn của chính bản thân với người gây ra tai nạn mà không liên quan đến thực hiện nhiệm vụ hoặc tai nạn do sử dụng rượu, bia, sử dụng chất ma túy, tiền chất ma túy hoặc chất gây nghiện khác theo quy định của pháp luật. 2. Mức hưởng Căn cứ tại Khoản 2 Điều 14 Nghị định 72/2020/NĐ-CP quy định mức hưởng như sau: Chi phí khám bệnh, chữa bệnh như mức hưởng bảo hiểm y tế cho hạ sĩ quan, binh sĩ Quân đội nhân dân Việt Nam đang tại ngũ. Trong thời gian điều trị nội trú được bảo đảm tiền ăn bệnh lý. Trường hợp Dân quân tự vệ đang điều trị nội trú, nhưng hết thời gian làm nhiệm vụ thì được thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh và tiền ăn bệnh lý nhưng tối đa không quá 15 ngày; nếu hết 15 ngày bệnh vẫn chưa ổn định thì điều trị đến khi ổn định và được thanh toán 100% tiền khám, chữa bệnh. 3. Trình tự giải quyết Theo Khoản 3 Điều 14 Nghị định 72/2020/NĐ-CP, trình tự giải quyết được thực hiện như sau: - Dân quân hoặc người đại diện hợp pháp của dân quân gửi trực tiếp hoặc qua bưu chính, môi trường điện tử đơn đề nghị thanh toán tiền khám bệnh, chữa bệnh cho dân quân kèm theo phiếu xét nghiệm, đơn thuốc, hóa đơn thu tiền, giấy ra viện cho cơ quan quân sự địa phương. Dân quân thuộc đơn vị Dân quân tự vệ của cấp nào tổ chức thì gửi đơn cho cơ quan quân sự địa phương cấp đó; trường hợp không hợp lệ, trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đơn đề nghị, cơ quan quân sự địa phương phải có văn bản hướng dẫn gửi người nộp đơn để bổ sung, hoàn thiện; - Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đơn đề nghị, cơ quan quân sự địa phương lập 01 bộ hồ sơ. Tư lệnh Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội, Tư lệnh Bộ Tư lệnh Thành phố Hồ Chí Minh, Chỉ huy trưởng Bộ chỉ huy quân sự cấp tỉnh, Chỉ huy trưởng Ban chỉ huy quân sự cấp huyện trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cùng cấp quyết định. Chỉ huy trưởng Ban chỉ huy quân sự cấp xã báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định; - Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ trình, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện hoặc Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định kinh phí khám bệnh, chữa bệnh cho dân quân; - Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định, Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm thực hiện chi trả kinh phí khám bệnh, chữa bệnh cho dân quân; nơi không có đơn vị hành chính cấp xã do Ban chỉ huy quân sự cấp huyện thực hiện chi trả; việc chi trả bằng hình thức chuyển khoản hoặc qua đường bưu chính hoặc trực tiếp nhận ở cấp xã. 4. Hồ sơ đề nghị thanh toán Căn cứ tại Khoản 4 Điều 14 Nghị định 72/2020/NĐ-CP, khi đề nghị giải quyết cần đảm bảo đầy đủ các hồ sơ sau: - Đơn đề nghị thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh của dân quân hoặc người đại diện hợp pháp của dân quân. Mẫu đơn quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này; - Phiếu xét nghiệm, đơn thuốc, hóa đơn thu tiền, giấy xuất viện; - Quyết định công dân thực hiện nghĩa vụ tham gia Dân quân tự vệ; quyết định điều động hoặc huy động hoặc kế hoạch thực hiện nhiệm vụ được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Lưu ý: Kinh phí bảo đảm thực hiện chế độ, chính sách theo quy định tại Điều này do Ủy ban nhân dân cấp huyện bảo đảm đối với dân quân do cơ quan quân sự địa phương cấp huyện, cấp xã quản lý; Ủy ban nhân dân cấp tỉnh bảo đảm kinh phí đối với dân quân do cơ quan quân sự địa phương cấp tỉnh quản lý. Theo đó, Dân quân tự vệ không tham gia bảo hiểm y tế nếu bị ốm đau, bị tai nạn, bị thương được hưởng kinh phí khám bệnh, chữa bệnh nếu đáp ứng các quy định về điều kiện và hồ sơ.
Trốn nghĩa vụ dân quân tự vệ bị phạt đến 1,5 triệu đồng
Tham gia dân quân tự vệ là nghĩa vụ mà công dân buộc phải thực hiện nếu có tên trong danh sách dân quân tự vệ. Người trốn tránh không tham gia nghĩa vụ có thể bị phạt tiền lên đến 1,5 triệu đồng. Trốn nghĩa vụ dân quân tự vệ bị phạt đến 1,5 triệu đồng - Minh hoạ 1. Định nghĩa dân quân tự vệ? Căn cứ theo Điều 2 Luật Dân quân tự vệ năm 2019 thì: Dân quân tự vệ là lực lượng vũ trang quần chúng không thoát ly sản xuất, công tác. Trong đó, lực lượng được tổ chức ở địa phương gọi là dân quân; lực lượng tổ chức ở cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, đơn vị sự nghiệp, tổ chức kinh tế gọi là tự vệ. Phân loại Dân quân tự vệ: - Dân quân tự vệ tại chỗ là lực lượng làm nhiệm vụ ở thôn, làng, ấp, bản, buôn, bon, phum, sóc, tổ dân phố, khu phố, khối phố, khóm, tiểu khu (sau đây gọi chung là thôn) và ở cơ quan, tổ chức. - Dân quân tự vệ cơ động là lực lượng cơ động làm nhiệm vụ trên các địa bàn theo quyết định của cấp có thẩm quyền. - Dân quân thường trực là lực lượng thường trực làm nhiệm vụ tại các địa bàn trọng điểm về quốc phòng. - Dân quân tự vệ biển là lực lượng làm nhiệm vụ trên các hải đảo, vùng biển Việt Nam. Độ tuổi tham gia dân quân tự vệ Căn cứ theo khoản 1 Điều 8 Luật Dân quân tự vệ 2019: Nam : từ đủ 18 tuổi đến hết 45 tuổi Nữ: đủ 18 tuổi đến hết 40 tuổi Công dân trong độ tuổi này có nghĩa vụ tham dân quân tự vệ khi được kêu gọi.Trường hợp công dân tự nguyện tham gia dân quân tự vệ thì độ tuổi có thể kéo dài đến hết 50 tuổi đối với nam, đến hết 45 tuổi đối với nữ. Trường hợp được miễn tham gia dân quân tự vệ (Khoản 2 điều 11 Luật dân quân tự vệ) nếu: -Vợ hoặc chồng, con liệt sĩ; -Vợ hoặc chồng, con của thương binh, bệnh binh, người bị nhiễm chất độc da cam suy giảm khả năng lao động từ 81 % trở lên; -Quân nhân dự bị đã được sắp xếp vào đơn vị dự bị động viên; -Người trực tiếp nuôi dưỡng, chăm sóc Bà mẹ Việt Nam anh hùng; người trực tiếp nuôi dưỡng người suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên; -Người làm công tác cơ yếu. Trường hợp được tạm hoãn tham gia dân quân tự vệ (Khoản 1 Điều 11 Luật dân quân tự vệ) nếu : - Phụ nữ mang thai hoặc nuôi con dưới 36 tháng tuổi; nam giới một mình nuôi con dưới 36 tháng tuổi; - Không đủ sức khỏe thực hiện nhiệm vụ của dân quân tự vệ; - Có chồng hoặc vợ là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công chức, viên chức, công nhân quốc phòng, hạ sĩ quan, binh sĩ đang phục vụ trong Quân đội nhân dân; - Có chồng hoặc vợ là sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ, công nhân công an đang phục vụ trong Công an nhân dân; - Có chồng hoặc vợ là cán bộ, công chức, viên chức, thanh niên xung phong được điều động đến công tác, làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của pháp luật; - Lao động duy nhất trong hộ nghèo, hộ cận nghèo; người phải trực tiếp nuôi dưỡng thân nhân không còn khả năng lao động hoặc chưa đến tuổi lao động; người trong hộ gia đình bị thiệt hại nặng về người và tài sản do tai nạn, thiên tai, dịch bệnh nguy hiểm gây ra được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi không có đơn vị hành chính cấp xã, người đứng đầu cơ quan, tổ chức nơi công dân cư trú hoặc làm việc xác nhận; - Vợ hoặc chồng, một con của thương binh, bệnh binh, người bị nhiễm chất độc da cam suy giảm khả năng lao động từ 61% đến 80%; - Người đang học tại trường của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân; người đang lao động, học tập, làm việc ở nước ngoài. 2. Trốn không giam dân quân tự vệ bị phạt ra sao? Căn cứ theo quy định tại Điều 14 Luật Dân quân tự vệ, việc công dân trốn tránh, từ chối tham gia dân quân tự vệ sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định tại điều 21 Nghị định 120/2013/NĐ-CP thì có thể bị phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.500.000 đồng. Đồng thời áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả, buộc người trốn tránh phải tham gia dân quân tự vệ. Lưu ý: Hành vi này không bị truy cứu trách nhiệm hình sự như quy định về tội trốn tránh nghĩa vụ quân sự (Điều 322 Bộ luật hình sự 2015)
Cho hỏi tui đi lực lượng thường trực Nhưng giờ tui xuống lực lượng ấp có đc hay không
Từ 01/07/2021: Có quyết định trúng tuyển CB, CC được thôi nghĩa vụ dân quân tự vệ trước thời hạn
Là nội dung quy định tại Luật dân quân tự vệ 2019, có hiệu lực từ ngày 01/07/2021. Theo đó, tại nội dung luật mới quy định các trường hợp được thôi thực hiện nghĩa vụ tham gia Dân quân tự vệ trước thời hạn tại Điều 12 như sau: a) Dân quân tự vệ nữ mang thai hoặc nuôi con dưới 36 tháng tuổi, Dân quân tự vệ nam một mình nuôi con dưới 36 tháng tuổi; b) Không đủ sức khỏe thực hiện nhiệm vụ của Dân quân tự vệ; c) Hoàn cảnh gia đình khó khăn đột xuất không có điều kiện tiếp tục thực hiện nghĩa vụ tham gia Dân quân tự vệ được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi không có đơn vị hành chính cấp xã, người đứng đầu cơ quan, tổ chức xác nhận; d) Có lệnh gọi nhập ngũ hoặc lệnh gọi thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân; có quyết định tuyển dụng vào công chức, viên chức, công nhân quốc phòng, công nhân công an; đ) Có giấy báo và vào học ở cơ sở giáo dục đại học, cơ sở giáo dục nghề nghiệp, trường của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội; người có giấy báo và đi lao động, học tập, làm việc ở nước ngoài. Hiện hành (khoản 4 Điều 12 Luật Dân quân tự vệ 2009) về các trường hợp dân quân tự vệ nòng cốt được thôi thực hiện nghĩa vụ trước thời hạn, cụ thể : “a) Sức khỏe bị suy giảm không đủ khả năng thực hiện nghĩa vụ tham gia dân quân tự vệ nòng cốt theo kết luận của cơ sở y tế từ cấp xã trở lên; b) Hoàn cảnh gia đình khó khăn đột xuất không có điều kiện thực hiện nghĩa vụ tham gia dân quân tự vệ” Như vậy, từ 1/7/2021 các đối tượng phải thực hiện nghĩa vụ dân quân tự vệ nếu có quyết định trúng tuyển vào công chức, viên chức, công nhân quốc phòng, công nhân công an thì được thôi nghĩa vụ dân quân tự vệ trước thời hạn theo quy định nêu trên. Bên cạnh đó, Luật mới cũng quy định bổ sung thêm các trường hợp tạm hoãn thực hiện nghĩa vụ dân quân tự vệ, cụ thể: - Nam giới một mình nuôi con dưới 36 tháng tuổi; - Người phải trực tiếp nuôi dưỡng thân nhân không còn khả năng lao động hoặc chưa đến tuổi lao động; người trong hộ gia đình bị thiệt hại nặng về người và tài sản do tai nạn, thiên tai, dịch bệnh nguy hiểm gây ra được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi không có đơn vị hành chính cấp xã, người đứng đầu cơ quan, tổ chức nơi công dân cư trú hoặc làm việc xác nhận; - Vợ hoặc chồng, một con của thương binh, bệnh binh, người bị nhiễm chất độc da cam suy giảm khả năng lao động từ 61% đến 80%; So với hiện hành quy định khoản 1 Điều 12 Luật dân quân tự vệ 2009, cụ thể: a) Phụ nữ có thai hoặc nuôi con nhỏ dưới 36 tháng tuổi; b) Không đủ sức khỏe theo kết luận của cơ sở y tế từ cấp xã trở lên; c) Có chồng hoặc vợ là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, chiến sĩ đang phục vụ trong Quân đội nhân dân hoặc Công an nhân dân; d) Lao động chính duy nhất trong hộ gia đình nghèo; đ) Người đang học ở trường phổ thông, trung cấp chuyên nghiệp, trung cấp nghề, cao đẳng, cao đẳng nghề, đại học và học viện.
Tăng cường nhiều ưu đãi cho dân quân tự vệ
Như các bạn đã biết hiện nay, nhiều bạn lựa chọn việc tham gia dân quân tự vệ thay cho việc tham gia NVQS. Theo Khoản 2 Điều 49 Luật dân quân tự vệ 2009 có quy định: Dân quân nòng cốt đã hoàn thành nghĩa vụ tham gia dân quân tự vệ, trong đó có ít nhất 12 tháng làm nhiệm vụ dân quân thường trực thì được miễn thực hiện nghĩa vụ quân sự tại ngũ và được hỗ trợ… Việc tham gia dân quân tự vệ cũng được hưởng những lợi ích nhất định từ trước đến nay, sắp tới, sẽ tăng cường thêm một số ưu đãi, quyền lợi cho người tham gia dân quân tự vệ nhằm khuyến khích việc tham gia tích cực hơn. Cụ thể: Nâng mức hỗ trợ cho dân quân tự vệ tham gia bảo vệ chủ quyền biển đảo Dân quân tự vệ trong thời gian làm nhiệm vụ tham gia bảo vệ chủ quyền biển, đảo của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam theo quyết định điều động của cấp có thẩm quyền được hưởng các chế độ, chính sách như sau: Vẫn giữ nguyên mức như với tự vệ theo Nghị định 58/2010/NĐ-CP. Với dân quân: được trợ cấp ngày công lao động là 345.000 đồng và hưởng tiêu chuẩn tiền ăn 115.000 đồng. Riêng với thuyền trưởng, máy trưởng được trợ cấp thêm khoản phụ cấp là 115.000 đồng. (mức này tăng cao so với trước đây) Chế độ cho dân quân tự vệ nếu chưa tham gia BHYT, BHXH mà bị ốm hoặc ốm dẫn đến chết khi làm nhiệm vụ Bị ốm, tai nạn, bị thương Bị ốm dẫn đến chết Chế độ, chính sách được hưởng Được khám, chữa bệnh và thanh toán 100% chi phí khám, chữa bệnh. Trong thời gian điều trị được trợ cấp tiền ăn bằng mức tiền ăn cơ bản của chiến sỹ bộ binh Quân đội nhân dân Việt Nam. Thân nhân hoặc người lo mai táng được hỗ trợ tiền mai táng là 5.750.000 đồng tại tháng chết. Hồ sơ - Đơn đề nghị trợ cấp của dân quân hoặc thân nhân, có ý kiến của ban chỉ huy quân sự cấp xã, xác nhận của UBND cùng cấp, thẩm định của ban chỉ huy quân sự cấp huyện. - Phiếu xét nghiệm. - Đơn thuốc. - Hóa đơn thu tiền. - Giấy xuất viện. Theo quy định pháp luật về BHXH. Thủ tục Do ban chỉ huy quân sự cấp xã nơi quản lý dân quân thụ lý, báo cáo ban chỉ huy quân sự cấp huyện trình UBND cùng cấp xem xét, quyết định. Theo quy định pháp luật về BHXH. Việc chi trả Do UBND cấp xã chi theo quyết định của chủ tịch UBND cấp huyện. Do địa phương chi trả Chế độ dành cho dân quân chưa tham gia BHYT, BHXH khi làm nhiệm vụ bị tai nạn, bị chết Trường hợp được hưởng - Trong khi làm các nhiệm vụ sau: + Tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về quốc phòng, an ninh; tham gia xây dựng cơ sở vững mạnh toàn diện, xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương, cơ sở. + Học tập chính trị, pháp luật, huấn luyện quân sự và diễn tập. + Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định pháp luật. - Ngoài nơi làm nhiệm vụ hoặc ngoài giờ làm nhiệm vụ theo mệnh lệnh của cấp có thẩm quyền - Trên tuyến đường đi và về từ nơi ở đến nơi làm nhiệm vụ trong khoảng thời gian và tuyến đường hợp lý. Chế độ, chính sách được hưởng - Nếu bị tai nạn: + Làm suy giảm từ 5% đến 21% được hưởng trợ cấp một lần ít nhất là 13.8 triệu đồng. + Bị suy giảm từ 22% đến 80%, cứ 1% suy giảm thêm thì được hưởng thêm 460.000 đồng. + Bị suy giảm từ 81% trở lên thì được trợ cấp một lần ít nhất là 69 triệu đồng. - Bị tai nạn dẫn đến chết: Thân nhân được trợ cấp một lần là 41.4 triệu đồng và người lo mai táng được nhận một lần trợ cấp mai táng bằng 11.5 triệu đồng tại tháng chết. Thủ tục, hồ sơ và kinh phí bảo đảm Như trường hợp bị ốm dẫn đến chết Chế độ dành cho dân quân tự vệ bị thương, hy sinh - Nếu bị thương: Được xét hưởng chính sách như thương binh. - Nếu bị thương dẫn đến chết hoặc vết thương tái phát dẫn đến chết: Thân nhân được hoặc người lo mai táng được hỗ trợ tiền mai táng là 13.8 triệu đồng tại tháng chết. - Nếu bị hy sinh: Được xét công nhận là liệt sỹ. Thủ tục, hồ sơ, chế độ, chính sách: Thực hiện theo quy định pháp luật về thương binh, tử sỹ, liệt sỹ. Xem chi tiết tại dự thảo Nghị định hướng dẫn Luật dân quân tự vệ và bãi bỏ Nghị định 58/2010/NĐ-CP.