Đe dọa, hành hung nhà báo, phóng viên đang tác nghiệp có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự
Mới đây trên các trang báo điện tử đều đưa tin về vụ việc, nam phóng viên quay phim của Đài Truyền hình X đang ghi hình trên vỉa hè đã bị hai người đàn ông xông vào túm cổ áo, đấm đá liên tiếp. Đây là hành vi vi phạm pháp luật, cụ thể, pháp luật quy định như thế nào về hành vi đe dọa, hành hung nhà báo khi tác nghiệp? Bài viết sẽ cung cấp một số thông tin liên quan đến vấn đề này. Được biết, chiều 06/6/2023, nhóm 4 người của Đài Truyền hình gồm: phóng viên, phóng viên quay phim, kỹ thuật và lái xe đi tác nghiệp về thị trường. Tuy nhiên, khi dựng máy trên vỉa hè, phóng viên quay phim bị hai người đàn ông ra đe dọa, chửi bới, túm cổ áo, đạp ngã, đá liên tiếp với thái độ côn đồ. Sự việc chỉ dừng lại khi người dân can ngăn. Nam phóng viên nhập bệnh viện trong tình trạng xây xước tay chân, đầu nhiều vết bầm tím. Về nạn nhân cho rằng ê-kíp đang ghi hình ở ngoài vỉa hè chứ không chĩa máy quay vào cửa hàng nào. Pháp luật quy định như thế nào về hành vi hành hung nhà báo, phóng viên tác nghiệp? Theo Luật Báo chí 2016, một trong những hành vi bị nghiêm cấm, là: “Đe dọa, uy hiếp tính mạng, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của nhà báo, phóng viên; phá hủy, thu giữ phương tiện, tài liệu, cản trở nhà báo, phóng viên hoạt động nghề nghiệp đúng pháp luật”. Tuy nhiên, thực tế thời gian qua, không ít cá nhân, tổ chức còn xem thường quy định của pháp luật; cố tình cản trở, đe dọa, hành hung nhà báo khi tác nghiệp, nhất là khi các cơ quan báo chí tích cực vào cuộc, đi đầu, kiên quyết đưa ra ánh sáng những vụ án, những biểu hiện, hành vi tham nhũng, tiêu cực, lãng phí, bảo vệ lẽ phải; góp phần thúc đẩy các cơ quan thanh tra, điều tra… xử lý các vụ việc nhanh hơn, bảo đảm đúng pháp luật. Đặc biệt, khi cơ quan báo chí và phóng viên phát hiện, điều tra, đưa thông tin về các vụ án tham nhũng lớn, hành vi tiêu cực liên quan đến nhóm lợi ích và người “có thế lực”… thì họ càng phải đối mặt với nguy cơ rủi ro, bị cản trở khi tác nghiệp và đe dọa, hành hung, trả thù… Theo đó, dựa vào những phân tích trên, bất kỳ một hành vi nào xâm phạm đến tinh thần, sức khỏe, tính mạng, tài sản của nhà báo, phóng viên khi tác nghiệp đều bị xử lý theo quy định pháp luật. Truy cứu trách nhiệm hình sự Đối với các quy phạm tương ứng trong Bộ luật Hình sự như: Tội cố ý gây thương tích; Tội giết người; Tội đe dọa giết người; Tội bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật; Tội hủy hoại tài sản…theo Bộ luật hình sự 2015 được sửa đổi, bổ sung 2017. Xử phạt vi phạm hành chính Nếu hành vi hành hung nhà báo, phóng viên chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự thì có thể bị xử phạt hành chính theo Điều 7 Nghị định 119/2020/NĐ-CP (sửa đổi tại Nghị định 14/2022/NĐ-CP) như sau: Khung 1: Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi cản trở trái pháp luật hoạt động nghề nghiệp của nhà báo, phóng viên. Khung 2: Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi thu giữ trái phép phương tiện, tài liệu hoạt động báo chí của nhà báo, phóng viên. Khung 3: Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây: - Xúc phạm danh dự, nhân phẩm của nhà báo, phóng viên khi đang hoạt động nghề nghiệp; - Hủy hoại, cố ý làm hư hỏng phương tiện, tài liệu hoạt động báo chí của nhà báo, phóng viên. Khung 4: Phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi có lời nói, hành động đe dọa tính mạng nhà báo, phóng viên mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự. Ngoài ra, biện pháp khắc phục hậu quả: - Buộc xin lỗi đối với hành vi quy định tại các (2), (3) và (4) mục này; - Buộc trả lại phương tiện, tài liệu thu giữ trái phép đối với hành vi quy định tại (2) mục này. Lưu ý: Mức phạt trên áp dụng với tổ chức vi phạm, nếu cá nhân có hành vi vi phạm tương tự thì mức phạt bằng ½ mức phạt tổ chức. (Theo khoản 2 Điều 4 Nghị định 119/2020/NĐ-CP (sửa đổi tại Nghị định 14/2022/NĐ-CP)) Từ quy định trên, hành vi hành hung nhà báo, phóng viên chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự có thể bị xử phạt cao nhất đến 100.000.000 đồng với tổ chức vi phạm và cao nhất 50.000.000 đồng với cá nhân vi phạm.
Những hành vi nào bị nghiêm cấm khi tổ chức họp báo? Mức xử phạt ra sao?
Theo Luật Báo chí 2016 thì cơ quan, tổ chức, công dân đều có quyền tổ chức họp báo tuy nhiên phải tuân thủ theo các bước thủ tục theo quy định và không thực hiện những hành vi mà pháp luật nghiêm cấm. Bài viết sẽ cung cấp một số thông tin liên quan đến những hành vi bị nghiêm cấm trong tổ chức họp báo. Các hành vi bị nghiêm cấm khi tổ chức họp báo Căn cứ tại Điều 9 Luật Báo chí 2016 quy định về các hành vi bị nghiêm cấm khi tổ chức họp báo bao gồm: (1) Đăng, phát thông tin chống Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam có nội dung: - Xuyên tạc, phỉ báng, phủ nhận chính quyền nhân dân; - Bịa đặt, gây hoang mang trong nhân dân; - Gây chiến tranh tâm lý. (2) Đăng, phát thông tin có nội dung: - Gây chia rẽ giữa các tầng lớp nhân dân, giữa nhân dân với chính quyền nhân dân, với lực lượng vũ trang nhân dân, với tổ chức chính trị, tổ chức chính trị-xã hội; - Gây hằn thù, kỳ thị, chia rẽ, ly khai dân tộc, xâm phạm quyền bình đẳng trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam; - Gây chia rẽ người theo tôn giáo với người không theo tôn giáo, giữa người theo các tôn giáo khác nhau, chia rẽ các tín đồ tôn giáo với chính quyền nhân dân, với tổ chức chính trị, tổ chức chính trị-xã hội; xúc phạm niềm tin tín ngưỡng, tôn giáo; - Phá hoại việc thực hiện chính sách đoàn kết quốc tế. (3) Đăng, phát thông tin có nội dung kích động chiến tranh nhằm chống lại độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ nước Cộng hòa XHCN Việt Nam. (4) Xuyên tạc lịch sử; phủ nhận thành tựu cách mạng; xúc phạm dân tộc, anh hùng dân tộc. (5) Tiết lộ thông tin thuộc danh mục bí mật nhà nước, bí mật đời tư của cá nhân và bí mật khác theo quy định của pháp luật. (6) Thông tin cổ súy các hủ tục, mê tín, dị đoan; thông tin về những chuyện thần bí gây hoang mang trong xã hội, ảnh hưởng xấu đến trật tự, an toàn xã hội và sức khỏe của cộng đồng. (7) Kích động bạo lực; tuyên truyền lối sống đồi trụy; miêu tả tỉ mỉ những hành động dâm ô, hành vi tội ác; thông tin không phù hợp với thuần phong mỹ tục Việt Nam. (8) Thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân. Xem thêm bài viết: Cá nhân có được tự ý tổ chức họp báo hay không? (9) Thông tin ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường về thể chất và tinh thần của trẻ em. (10) In, phát hành, truyền dẫn, phát sóng sản phẩm báo chí, tác phẩm báo chí, nội dung thông tin trong tác phẩm báo chí đã bị đình chỉ phát hành, thu hồi, tịch thu, cấm lưu hành, gỡ bỏ, tiêu hủy hoặc nội dung thông tin mà cơ quan báo chí đã có cải chính. (11) Cản trở việc in, phát hành, truyền dẫn, phát sóng sản phẩm báo chí, sản phẩm thông tin có tính chất báo chí hợp pháp tới công chúng. (12) Đe dọa, uy hiếp tính mạng, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của nhà báo, phóng viên; phá hủy, thu giữ phương tiện, tài liệu, cản trở nhà báo, phóng viên hoạt động nghề nghiệp đúng pháp luật. (13) Đăng, phát trên sản phẩm thông tin có tính chất báo chí thông tin quy định tại các Khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9 và 10 của Điều 9 Luật Báo chí 2016. Mức xử phạt vi phạm quy định về họp báo Theo quy định tại Điều 11 Nghị định 119/2020/NĐ-CP xử phạt vi phạm quy định về họp báo như sau: - Phạt tiền từ 01-03 triệu đồng đối với hành vi họp báo nhưng không thông báo trước bằng văn bản hoặc thông báo không đúng thời gian quy định. - Phạt tiền từ 03-05 triệu đồng đối với hành vi họp báo có nội dung không đúng với nội dung đã được cơ quan quản lý nhà nước về báo chí trả lời chấp thuận hoặc không đúng với nội dung đã thông báo với cơ quan quản lý nhà nước về báo chí. - Phạt tiền từ 20-40 triệu đồng đối với hành vi họp báo khi đã bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền đình chỉ. - Phạt tiền từ 30-50 triệu đồng đối với hành vi họp báo có nội dung xuyên tạc, xúc phạm danh dự, uy tín của tổ chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân. - Phạt tiền từ 70-100 triệu đồng đối với hành vi họp báo có nội dung kích động bạo lực. - Phạt tiền từ 140-200 triệu đồng đối với hành vi họp báo có nội dung gây ảnh hưởng đến lợi ích quốc gia mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự. Ngoài ra còn áp dụng hình thức xử phạt bổ sung là tịch thu tang vật vi phạm hành chính đối với hành vi quy định tại các khoản 4, 5 và 6 Điều 11 Nghị định 119/2020/NĐ-CP. Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc xin lỗi công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng đối với hành vi quy định tại các khoản 4, 5 và 6 Điều 11 Nghị định 119/2020/NĐ-CP. Xem thêm bài viết: Cá nhân có được tự ý tổ chức họp báo hay không?
Cá nhân có được tự ý tổ chức họp báo hay không?
Người dân thường được biết đến họp báo như là họp báo ra mắt phim mới, họp báo của những nghệ sĩ nổi tiếng hay của các cơ quan chức năng, tuy nhiên vấn đề được đặt ra rằng “Liệu cá nhân có được tổ chức họp báo hay không? Pháp luật quy định như thế nào về vấn đề này?” Bài viết sẽ cung cấp một số thông tin liên quan đến bạn đọc. Ai có quyền tổ chức họp báo? Theo Điều 41 Luật báo chí 2016 quy định: Cơ quan, tổ chức, công dân Việt Nam có quyền tổ chức họp báo để công bố, tuyên bố, giải thích, trả lời các nội dung có liên quan tới nhiệm vụ, quyền hạn hoặc lợi ích của cơ quan, tổ chức, cá nhân đó. Mục đích tổ chức họp báo để truyền thông, quảng cáo nhằm đánh bóng thương hiệu của mình, công chúng sẽ biết đến mình nhiều hơn, đồng thời củng cố, tạo niềm tin với đối tác và người tiêu dùng; cũng là cơ hội để họ có thể mời gọi đầu tư, hợp tác. Điều kiện xin phép tổ chức họp báo Theo quy định tại Luật báo chí 2016 và các văn bản hướng dẫn thì: - Tổ chức, công dân muốn họp báo phải báo trước bằng văn bản chậm nhất là 24 (hai mươi tư) tiếng đồng hồ trước khi họp báo cho cơ quan quản lý nhà nước về báo chí theo quy định sau: + Cơ quan, tổ chức trực thuộc trung ương thông báo cho Bộ Thông tin và Truyền thông; + Cơ quan, tổ chức không thuộc Điểm a Khoản này và công dân thông báo cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi tổ chức họp báo. - Nội dung họp báo phải phù hợp với chức năng, nhiệm vụ và mục đích của tổ chức đó. Việc họp báo chỉ được tổ chức khi cơ quan quản lý nhà nước về báo chí đồng ý bằng văn bản trong thời gian chậm nhất là 6 tiếng đồng hồ trước khi họp báo. - Đối với họp báo trong nước: Tổ chức, công dân ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có văn bản gửi Sở Thông tin và Truyền thông. - Đối với cơ quan đại diện nước ngoài có trụ sở ở các địa phương ngoài Hà Nội khi họp báo có mời công dân Việt Nam tham dự thì thông báo bằng văn bản cho Sở Thông tin và Truyền thông; đồng thời thông báo cho Sở Ngoại vụ. - Đối với cơ quan nước ngoài và cá nhân người nước ngoài họp báo ở địa phận nào thì đăng ký bằng văn bản với Sở Thông tin và Truyền thông chậm nhất trước 48 giờ. Nội dung thông báo gồm những gì? Cơ quan, tổ chức, công dân tổ chức họp báo phải thông báo những nội dung sau đây: - Địa điểm họp báo; - Thời gian họp báo; - Nội dung họp báo; - Người chủ trì họp báo. Nếu không nhận được văn bản phản hồi của CQCN, cá nhân có được tổ họp họp báo không? Theo đó, khi công dân báo trước bằng văn bản xin phép tổ chức họp báo thì Sở TT&TT phải có trách nhiệm trả lời công dân về việc tổ chức họp báo trong vòng 24 giờ kể từ khi nhận được văn bản, nếu không trả lời nghĩa là công dân được họp báo theo dự kiến. Trường hợp không đồng ý, cơ quan chức năng phải chứng minh công dân có hành vi vi phạm theo Điều 9 Luật Báo chí. Khi bị từ chối, công dân có quyền khiếu nại. Ngoài ra, khi tổ chức họp báo, công dân phải đảm bảo đúng thời gian, địa điểm, nội dung đã được Sở TT&TT phê duyệt hoặc đã đăng ký với đơn vị này (trường hợp chưa được đồng ý). Nếu vi phạm, tùy theo tính chất, mức độ sẽ bị xử phạt hành chính theo Điều 11 Nghị định 119/2020/NĐ-CP xử phạt vi phạm quy định về họp báo. Thủ tục lấy giấy phép tổ chức họp báo Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ Thành phần hồ sơ bao gồm: - Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh/Giấy chứng nhận thành lập. - Văn bản của cá nhân, Công ty, Doanh nghiệp xin phép họp báo ghi rõ: + Ngày, giờ họp báo ; Nội dung họp báo + Địa điểm tổ chức họp báo + Thành phần tham dự + Người chủ trì họp báo, chức danh người chủ trì + Các chi tiết khác có liên quan: trưng bày tài liệu, hiện vật,… - Chương trình họp báo và danh sách cơ quan báo chí tham gia. - Hai thư mời gửi Sở Thông tin và Truyền Thông đến tham dự buổi họp báo - Thông cáo báo chí. Bước 2: Nộp hồ sơ tại cơ quan có thẩm quyền Việc nộp hồ sơ có thể nộp trực tiếp hoặc thông qua đường bưu điện Thẩm quyền giải quyết hồ sơ: - Tổ chức ở Trung ương thông báo cho Bộ Văn hóa - Thông tin (Cục báo chí) - Tổ chức, công dân ở tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thông báo cho ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (Sở Văn hóa - Thông tin) Thời hạn giải quyết: 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ Bước 3: Nhận kết quả Nhận kết quả giải quyết hồ sơ tại bộ phận trả kết quả của cơ quan đã nộp hồ sơ.
9 quy định đạo đức hành nghề của người làm báo
>>> Luật báo chí 2016: Cấm quy kết tội danh người khác khi chưa có bản án của Tòa án Nhân dịp kỷ niệm ngày Báo chí Việt Nam (21/6/1925 – 21/6/2016), tặng các bạn 9 quy định đạo đức nghề nghiệp của người làm báo Việt do Hội Nhà báo Việt Nam ban hành ngày 13/8/2005: 1. Tuyệt đối trung thành với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt xã hội chủ nghĩa dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. 2. Luôn gắn bó với nhân dân, hết lòng phục vụ nhân dân. 3. Hành nghề trung thực, khách quan, tôn trọng sự thật. 4. Sống lành mạnh, trong sáng, không lợi dụng nghề nghiệp để vụ lợi và làm trái pháp luật. 5. Gương mẫu chấp hành pháp luật, làm tròn nghĩa vụ công dân, làm tốt trách nhiệm xã hội. 6. Bảo vệ bí mật quốc gia, nguồn tin và giữ bí mật cho người cung cấp thông tin. 7. Tôn trọng, đoàn kết, hợp tác giúp đỡ đồng nghiệp trong hoạt động nghề nghiệp. 8. Thường xuyên học tập, nâng cao trình độ chính trị, văn hóa, nghiệp vụ, khiêm tốn cầu tiến bộ. 9. Giữ gìn và phát huy văn hóa dân tộc đồng thời tiếp thu có chọn lọc các nền văn hóa khác. Cập nhật tin tức bên lề: Trải qua hơn 11 năm áp dụng thì Quy định đạo đức hành nghề của người làm báo Việt này bộc lộ nhiều điểm không còn phù hợp với thực tiễn và nhất là với Luật báo chí 2016 có hiệu lực từ 01/01/2017, Phó Chủ tịch Hội nhà báo cho biết sẽ lấy ý kiến để xây dựng Quy định đạo đức nghề nghiệp từ tháng 5 đến hết tháng 7.
Luật báo chí 2016: Cấm quy kết tội danh người khác khi chưa có bản án của Tòa án
Tại kỳ họp Quốc hội thứ 11, khóa XIII vừa qua, Luật báo chí 2016 được thông qua với tỷ lệ tán thành 89.47%. Báo chí đóng vai trò quan trọng, đặc biệt là trong công tác truyền thông, kết nối thông tin giữa cơ quan nhà nước với người dân, thì việc nghiên cứu những điểm mới liên quan đến Luật báo chí 2016 là điều cần thiết. Luật báo chí 2016 chính thức có hiệu lực từ ngày 01/01/2017 và thay thế Luật báo chí 1989 và Luật báo chí sửa đổi 1999. Trước khi tổng hợp điểm mới của Luật báo chí, mình giới thiệu qua kết cấu nội dung Luật này như sau: Luật báo chí 2016 gồm 6 Chương và 61 Điều. Cụ thể: CHƯƠNG I: Những quy định chung CHƯƠNG II: Quyến tự do báo chí, tự do ngôn luận trên báo chí của công dân CHƯƠNG III: Tổ chức báo chí CHƯƠNG IV: Hoạt động báo chí CHƯƠNG V: Khen thưởng, thanh tra và xử lý vi phạm trong hoạt động báo chí CHƯƠNG VI: Điều khoản thi hành Kết thúc phần giới thiệu nội dung, sau đây sẽ là chi tiết tất cả điểm mới của Luật báo chí 2016.
Mình cập nhật thêm Tài liệu họp dự án Luật báo chí sửa đổi. Dưới đây là các file đính kèm, các bạn có thể tải về xem nhe.
Lùi thời hạn trình Dự án Luật Báo chí 2016
Theo thông tin mới nhất, Dự án Luật báo chí 2016 sẽ bị lùi thời hạn trình Chính phủ xem xét đến tháng 8/2015. Dự án này hiện đang thuộc thẩm quyền biên soạn của Bộ Thông tin và truyền thông Ngoài ra trong nửa cuối năm 2015 cũng nhiều dự án văn bản pháp luật sẽ được trình chính phủ như: Nghị định của Chính phủ về quản lý, cung cấp và sử dụng dịch vụ phát thanh, truyền hình, do Cục Phát thanh – Truyền hình & thông tin điện tử chủ trì xây dựng, dự kiến được Chính phủ ban hành trong quý 3/2015. Đề án quảng bá xuất bản phẩm Việt Nam ra nước ngoài giai đoạn 2016 – 2020; Đề án Giải thưởng Sách quốc gia; Đề án xây dựng và khôi phục mạng lưới phát hành sách cấp huyện tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, do Cục Xuất bản, In và Phát hành chủ trì, dự kiến quý 4/2015 trình Chính phủ. Một số đề án do Viện Chiến lược TT&TT chủ trì xây dựng như: Quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch phát triển hệ thống thông tin truyền thông cơ sở đến năm 2020; Quy hoạch hệ thống báo chí đối ngoại đến năm 2020; Đề án thí điểm mô hình văn phòng đại diện của các cơ quan thông tấn, báo chí Việt Nam ở nước ngoài chung đối với các đơn vị sử dụng ngân sách Nhà nước. Và một số đề án do Vụ Thông tin cơ sở triển khai như: Chỉ thị của Ban Bí thư về đẩy mạnh công tác thông tin cơ sở trong tình hình mới; Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về ban hành quy chế quản lý, hoạt động thông tin cơ sở; Đề án truyền thông về đổi mới căn bản toàn diện giáo dục, đào tạo và dạy nghề. Nguồn: http://mic.gov.vn/
Đến nay, Luật báo chí 1989 đã đi vào thực tiễn hơn 25 năm, quá trình thực hiện phát sinh nhiều vấn đề mới chưa được điều chỉnh. Vì thế, Luật báo chí 2016 vừa được dự thảo xong và đang nhận ý kiến đóng góp. Theo đó, Luật này có một số điểm mới sau: 1. Làm rõ nghĩa các từ ngữ được sử dụng trong Luật như báo chí, báo nói, báo hình, báo điện tử, tạp chí… 2. Nhà nước có những chính sách để hỗ trợ ngành báo chí, trong đó tạo lập Quỹ hỗ trợ phát triển báo chí từ nguồn NSNN, tài trợ của cơ quan, tổ chức, cá nhân và các nguồn hợp pháp khác. 3. Những hành vi bị cấm trong hoạt động báo chí * Nghiêm cấm việc thông tin trên báo chí những nội dung sau đây: - Tuyên truyền chống lại Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; gây phương hại đến an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội; chia rẽ, phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc. - Tuyên truyền, kích động chiến tranh xâm lược, khủng bố, gây hận thù, mâu thuẫn giữa các dân tộc, sắc tộc, tôn giáo và nhân dân các nước; kích động bạo lực; truyền bá tư tưởng phản động, lối sống dâm ô, đồi trụy, hành vi tội ác, tệ nạn xã hội, mê tín dị đoan, phá hoại thuần phong mỹ tục Việt Nam. - Tiết lộ bí mật của Đảng, Nhà nước, bí mật quân sự, an ninh, kinh tế, đối ngoại, bí mật đời tư của cá nhân và bí mật khác mà pháp luật Việt Nam quy định. - Thông tin sai sự thật, xuyên tạc lịch sử; phủ nhận thành tựu cách mạng; xúc phạm dân tộc, anh hùng dân tộc; thông tin không phù hợp với lợi ích của đất nước và nhân dân; vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân. * Nghiêm cấm thực hiện các hành vi: - Hoạt động báo chí không có giấy phép; thực hiện không đúng quy định ghi trong giấy phép được cấp. - Làm giả, sửa chữa, tẩy xóa, chuyển nhượng, cho thuê, cho mượn các loại giấy phép, Thẻ nhà báo. - In, phát hành sản phẩm báo chí đã bị đình chỉ phát hành, thu hồi, tịch thu, cấm lưu hành, tiêu hủy; phát sóng nội dung chương trình phát thanh, truyền hình đã bị đình chỉ, cấm lưu hành; đăng, phát nội dung đã bị gỡ bỏ trên báo chí điện tử. - Nhập khẩu sản phẩm báo chí có nội dung bị nghiêm cấm theo quy định của pháp luật. - Các hành vi bị cấm khác theo quy định của pháp luật. 4. Nhà nước không kiểm duyệt báo chí trước khi đăng, phát sóng. 5. Đối tượng được thành lập cơ quan báo chí - Cơ quan của Đảng, cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị - xã hội nghề nghiệp, tổ chức xã hội - nghề nghiệp (sau đây gọi chung là cơ quan, tổ chức). - Các tổ chức khác của nhà nước do Chính phủ quy định. 6. Mở rộng loại hình hoạt động của cơ quan báo chí Cơ quan báo chí là cơ quan thực hiện một hoặc một số loại hình báo chí (báo chí in, báo nói, báo hình, báo chí điện tử) và tổ chức, hoạt động theo loại hình đơn vị sự nghiệp có thu hoặc doanh nghiệp kinh doanh có điều kiện. 7. Điều kiện hoạt động báo chí - Xác định rõ loại hình báo chí xin phép hoạt động; xác định tên cơ quan báo chí; tên và hình thức trình bày tên ấn phẩm; tên và biểu tượng kênh chương trình phát thanh, truyền hình; tên và hình thức trình bày tên chuyên trang của báo điện tử; tôn chỉ, mục đích, đối tượng phục vụ; phạm vi phát hành chủ yếu (đối với báo in); chương trình, thời gian, thời lượng, phạm vi phát sóng, phương thức truyền dẫn, phát sóng (đối với báo nói, báo hình); đơn vị cung cấp dịch vụ kết nối (đối với báo điện tử) - Có người có đủ tiêu chuẩn chính trị, nghiệp vụ, đạo đức để đảm nhiệm chức vụ người đứng đầu cơ quan báo chí, Tổng biên tập. - Có phương án về tổ chức và nhân sự bảo đảm hoạt động của cơ quan báo chí. - Có trụ sở, có đủ các điều kiện về cơ sở vật chất, kỹ thuật; phương án tài chính; có các giải pháp kỹ thuật đảm bảo an toàn, an ninh thông tin; đối với báo điện tử phải có ít nhất 01 tên miền .vn đã đăng ký phù hợp với tên báo chí; đối với báo nói, báo hình phải có kênh tần số vô tuyến điện. - Phù hợp với quy hoạch báo chí toàn quốc đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. 8. Giấy phép hoạt động báo chí - Cơ quan, tổ chức đủ điều kiện trên có nhu cầu thành lập cơ quan báo chí gửi hồ sơ đề nghị Bộ Thông tin và Truyền thông cấp giấy phép hoạt động báo chí. Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép hoạt động báo chí do Bộ Thông tin và Truyền thông quy định. - Trong trường hợp không cấp giấy phép thì chậm nhất là 30 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Bộ Thông tin và Truyền thông phải trả lời bằng văn bản, nói rõ lý do. - Sau khi được cấp giấy phép hoạt động báo chí, cơ quan chủ quản báo chí ra quyết định thành lập cơ quan báo chí và hoàn thành các thủ tục cần thiết khác theo quy định của pháp luật để hoạt động báo chí. Ngoài ra, Luật này cũng quy định các nội dung về Hiệu lực Giấy phép hoạt động báo chí, nghề nhà báo, lãnh đạo cơ quan báo chí…Xem chi tiết tại đây.
Đe dọa, hành hung nhà báo, phóng viên đang tác nghiệp có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự
Mới đây trên các trang báo điện tử đều đưa tin về vụ việc, nam phóng viên quay phim của Đài Truyền hình X đang ghi hình trên vỉa hè đã bị hai người đàn ông xông vào túm cổ áo, đấm đá liên tiếp. Đây là hành vi vi phạm pháp luật, cụ thể, pháp luật quy định như thế nào về hành vi đe dọa, hành hung nhà báo khi tác nghiệp? Bài viết sẽ cung cấp một số thông tin liên quan đến vấn đề này. Được biết, chiều 06/6/2023, nhóm 4 người của Đài Truyền hình gồm: phóng viên, phóng viên quay phim, kỹ thuật và lái xe đi tác nghiệp về thị trường. Tuy nhiên, khi dựng máy trên vỉa hè, phóng viên quay phim bị hai người đàn ông ra đe dọa, chửi bới, túm cổ áo, đạp ngã, đá liên tiếp với thái độ côn đồ. Sự việc chỉ dừng lại khi người dân can ngăn. Nam phóng viên nhập bệnh viện trong tình trạng xây xước tay chân, đầu nhiều vết bầm tím. Về nạn nhân cho rằng ê-kíp đang ghi hình ở ngoài vỉa hè chứ không chĩa máy quay vào cửa hàng nào. Pháp luật quy định như thế nào về hành vi hành hung nhà báo, phóng viên tác nghiệp? Theo Luật Báo chí 2016, một trong những hành vi bị nghiêm cấm, là: “Đe dọa, uy hiếp tính mạng, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của nhà báo, phóng viên; phá hủy, thu giữ phương tiện, tài liệu, cản trở nhà báo, phóng viên hoạt động nghề nghiệp đúng pháp luật”. Tuy nhiên, thực tế thời gian qua, không ít cá nhân, tổ chức còn xem thường quy định của pháp luật; cố tình cản trở, đe dọa, hành hung nhà báo khi tác nghiệp, nhất là khi các cơ quan báo chí tích cực vào cuộc, đi đầu, kiên quyết đưa ra ánh sáng những vụ án, những biểu hiện, hành vi tham nhũng, tiêu cực, lãng phí, bảo vệ lẽ phải; góp phần thúc đẩy các cơ quan thanh tra, điều tra… xử lý các vụ việc nhanh hơn, bảo đảm đúng pháp luật. Đặc biệt, khi cơ quan báo chí và phóng viên phát hiện, điều tra, đưa thông tin về các vụ án tham nhũng lớn, hành vi tiêu cực liên quan đến nhóm lợi ích và người “có thế lực”… thì họ càng phải đối mặt với nguy cơ rủi ro, bị cản trở khi tác nghiệp và đe dọa, hành hung, trả thù… Theo đó, dựa vào những phân tích trên, bất kỳ một hành vi nào xâm phạm đến tinh thần, sức khỏe, tính mạng, tài sản của nhà báo, phóng viên khi tác nghiệp đều bị xử lý theo quy định pháp luật. Truy cứu trách nhiệm hình sự Đối với các quy phạm tương ứng trong Bộ luật Hình sự như: Tội cố ý gây thương tích; Tội giết người; Tội đe dọa giết người; Tội bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật; Tội hủy hoại tài sản…theo Bộ luật hình sự 2015 được sửa đổi, bổ sung 2017. Xử phạt vi phạm hành chính Nếu hành vi hành hung nhà báo, phóng viên chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự thì có thể bị xử phạt hành chính theo Điều 7 Nghị định 119/2020/NĐ-CP (sửa đổi tại Nghị định 14/2022/NĐ-CP) như sau: Khung 1: Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi cản trở trái pháp luật hoạt động nghề nghiệp của nhà báo, phóng viên. Khung 2: Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi thu giữ trái phép phương tiện, tài liệu hoạt động báo chí của nhà báo, phóng viên. Khung 3: Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây: - Xúc phạm danh dự, nhân phẩm của nhà báo, phóng viên khi đang hoạt động nghề nghiệp; - Hủy hoại, cố ý làm hư hỏng phương tiện, tài liệu hoạt động báo chí của nhà báo, phóng viên. Khung 4: Phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi có lời nói, hành động đe dọa tính mạng nhà báo, phóng viên mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự. Ngoài ra, biện pháp khắc phục hậu quả: - Buộc xin lỗi đối với hành vi quy định tại các (2), (3) và (4) mục này; - Buộc trả lại phương tiện, tài liệu thu giữ trái phép đối với hành vi quy định tại (2) mục này. Lưu ý: Mức phạt trên áp dụng với tổ chức vi phạm, nếu cá nhân có hành vi vi phạm tương tự thì mức phạt bằng ½ mức phạt tổ chức. (Theo khoản 2 Điều 4 Nghị định 119/2020/NĐ-CP (sửa đổi tại Nghị định 14/2022/NĐ-CP)) Từ quy định trên, hành vi hành hung nhà báo, phóng viên chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự có thể bị xử phạt cao nhất đến 100.000.000 đồng với tổ chức vi phạm và cao nhất 50.000.000 đồng với cá nhân vi phạm.
Những hành vi nào bị nghiêm cấm khi tổ chức họp báo? Mức xử phạt ra sao?
Theo Luật Báo chí 2016 thì cơ quan, tổ chức, công dân đều có quyền tổ chức họp báo tuy nhiên phải tuân thủ theo các bước thủ tục theo quy định và không thực hiện những hành vi mà pháp luật nghiêm cấm. Bài viết sẽ cung cấp một số thông tin liên quan đến những hành vi bị nghiêm cấm trong tổ chức họp báo. Các hành vi bị nghiêm cấm khi tổ chức họp báo Căn cứ tại Điều 9 Luật Báo chí 2016 quy định về các hành vi bị nghiêm cấm khi tổ chức họp báo bao gồm: (1) Đăng, phát thông tin chống Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam có nội dung: - Xuyên tạc, phỉ báng, phủ nhận chính quyền nhân dân; - Bịa đặt, gây hoang mang trong nhân dân; - Gây chiến tranh tâm lý. (2) Đăng, phát thông tin có nội dung: - Gây chia rẽ giữa các tầng lớp nhân dân, giữa nhân dân với chính quyền nhân dân, với lực lượng vũ trang nhân dân, với tổ chức chính trị, tổ chức chính trị-xã hội; - Gây hằn thù, kỳ thị, chia rẽ, ly khai dân tộc, xâm phạm quyền bình đẳng trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam; - Gây chia rẽ người theo tôn giáo với người không theo tôn giáo, giữa người theo các tôn giáo khác nhau, chia rẽ các tín đồ tôn giáo với chính quyền nhân dân, với tổ chức chính trị, tổ chức chính trị-xã hội; xúc phạm niềm tin tín ngưỡng, tôn giáo; - Phá hoại việc thực hiện chính sách đoàn kết quốc tế. (3) Đăng, phát thông tin có nội dung kích động chiến tranh nhằm chống lại độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ nước Cộng hòa XHCN Việt Nam. (4) Xuyên tạc lịch sử; phủ nhận thành tựu cách mạng; xúc phạm dân tộc, anh hùng dân tộc. (5) Tiết lộ thông tin thuộc danh mục bí mật nhà nước, bí mật đời tư của cá nhân và bí mật khác theo quy định của pháp luật. (6) Thông tin cổ súy các hủ tục, mê tín, dị đoan; thông tin về những chuyện thần bí gây hoang mang trong xã hội, ảnh hưởng xấu đến trật tự, an toàn xã hội và sức khỏe của cộng đồng. (7) Kích động bạo lực; tuyên truyền lối sống đồi trụy; miêu tả tỉ mỉ những hành động dâm ô, hành vi tội ác; thông tin không phù hợp với thuần phong mỹ tục Việt Nam. (8) Thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân. Xem thêm bài viết: Cá nhân có được tự ý tổ chức họp báo hay không? (9) Thông tin ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường về thể chất và tinh thần của trẻ em. (10) In, phát hành, truyền dẫn, phát sóng sản phẩm báo chí, tác phẩm báo chí, nội dung thông tin trong tác phẩm báo chí đã bị đình chỉ phát hành, thu hồi, tịch thu, cấm lưu hành, gỡ bỏ, tiêu hủy hoặc nội dung thông tin mà cơ quan báo chí đã có cải chính. (11) Cản trở việc in, phát hành, truyền dẫn, phát sóng sản phẩm báo chí, sản phẩm thông tin có tính chất báo chí hợp pháp tới công chúng. (12) Đe dọa, uy hiếp tính mạng, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của nhà báo, phóng viên; phá hủy, thu giữ phương tiện, tài liệu, cản trở nhà báo, phóng viên hoạt động nghề nghiệp đúng pháp luật. (13) Đăng, phát trên sản phẩm thông tin có tính chất báo chí thông tin quy định tại các Khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9 và 10 của Điều 9 Luật Báo chí 2016. Mức xử phạt vi phạm quy định về họp báo Theo quy định tại Điều 11 Nghị định 119/2020/NĐ-CP xử phạt vi phạm quy định về họp báo như sau: - Phạt tiền từ 01-03 triệu đồng đối với hành vi họp báo nhưng không thông báo trước bằng văn bản hoặc thông báo không đúng thời gian quy định. - Phạt tiền từ 03-05 triệu đồng đối với hành vi họp báo có nội dung không đúng với nội dung đã được cơ quan quản lý nhà nước về báo chí trả lời chấp thuận hoặc không đúng với nội dung đã thông báo với cơ quan quản lý nhà nước về báo chí. - Phạt tiền từ 20-40 triệu đồng đối với hành vi họp báo khi đã bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền đình chỉ. - Phạt tiền từ 30-50 triệu đồng đối với hành vi họp báo có nội dung xuyên tạc, xúc phạm danh dự, uy tín của tổ chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân. - Phạt tiền từ 70-100 triệu đồng đối với hành vi họp báo có nội dung kích động bạo lực. - Phạt tiền từ 140-200 triệu đồng đối với hành vi họp báo có nội dung gây ảnh hưởng đến lợi ích quốc gia mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự. Ngoài ra còn áp dụng hình thức xử phạt bổ sung là tịch thu tang vật vi phạm hành chính đối với hành vi quy định tại các khoản 4, 5 và 6 Điều 11 Nghị định 119/2020/NĐ-CP. Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc xin lỗi công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng đối với hành vi quy định tại các khoản 4, 5 và 6 Điều 11 Nghị định 119/2020/NĐ-CP. Xem thêm bài viết: Cá nhân có được tự ý tổ chức họp báo hay không?
Cá nhân có được tự ý tổ chức họp báo hay không?
Người dân thường được biết đến họp báo như là họp báo ra mắt phim mới, họp báo của những nghệ sĩ nổi tiếng hay của các cơ quan chức năng, tuy nhiên vấn đề được đặt ra rằng “Liệu cá nhân có được tổ chức họp báo hay không? Pháp luật quy định như thế nào về vấn đề này?” Bài viết sẽ cung cấp một số thông tin liên quan đến bạn đọc. Ai có quyền tổ chức họp báo? Theo Điều 41 Luật báo chí 2016 quy định: Cơ quan, tổ chức, công dân Việt Nam có quyền tổ chức họp báo để công bố, tuyên bố, giải thích, trả lời các nội dung có liên quan tới nhiệm vụ, quyền hạn hoặc lợi ích của cơ quan, tổ chức, cá nhân đó. Mục đích tổ chức họp báo để truyền thông, quảng cáo nhằm đánh bóng thương hiệu của mình, công chúng sẽ biết đến mình nhiều hơn, đồng thời củng cố, tạo niềm tin với đối tác và người tiêu dùng; cũng là cơ hội để họ có thể mời gọi đầu tư, hợp tác. Điều kiện xin phép tổ chức họp báo Theo quy định tại Luật báo chí 2016 và các văn bản hướng dẫn thì: - Tổ chức, công dân muốn họp báo phải báo trước bằng văn bản chậm nhất là 24 (hai mươi tư) tiếng đồng hồ trước khi họp báo cho cơ quan quản lý nhà nước về báo chí theo quy định sau: + Cơ quan, tổ chức trực thuộc trung ương thông báo cho Bộ Thông tin và Truyền thông; + Cơ quan, tổ chức không thuộc Điểm a Khoản này và công dân thông báo cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi tổ chức họp báo. - Nội dung họp báo phải phù hợp với chức năng, nhiệm vụ và mục đích của tổ chức đó. Việc họp báo chỉ được tổ chức khi cơ quan quản lý nhà nước về báo chí đồng ý bằng văn bản trong thời gian chậm nhất là 6 tiếng đồng hồ trước khi họp báo. - Đối với họp báo trong nước: Tổ chức, công dân ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có văn bản gửi Sở Thông tin và Truyền thông. - Đối với cơ quan đại diện nước ngoài có trụ sở ở các địa phương ngoài Hà Nội khi họp báo có mời công dân Việt Nam tham dự thì thông báo bằng văn bản cho Sở Thông tin và Truyền thông; đồng thời thông báo cho Sở Ngoại vụ. - Đối với cơ quan nước ngoài và cá nhân người nước ngoài họp báo ở địa phận nào thì đăng ký bằng văn bản với Sở Thông tin và Truyền thông chậm nhất trước 48 giờ. Nội dung thông báo gồm những gì? Cơ quan, tổ chức, công dân tổ chức họp báo phải thông báo những nội dung sau đây: - Địa điểm họp báo; - Thời gian họp báo; - Nội dung họp báo; - Người chủ trì họp báo. Nếu không nhận được văn bản phản hồi của CQCN, cá nhân có được tổ họp họp báo không? Theo đó, khi công dân báo trước bằng văn bản xin phép tổ chức họp báo thì Sở TT&TT phải có trách nhiệm trả lời công dân về việc tổ chức họp báo trong vòng 24 giờ kể từ khi nhận được văn bản, nếu không trả lời nghĩa là công dân được họp báo theo dự kiến. Trường hợp không đồng ý, cơ quan chức năng phải chứng minh công dân có hành vi vi phạm theo Điều 9 Luật Báo chí. Khi bị từ chối, công dân có quyền khiếu nại. Ngoài ra, khi tổ chức họp báo, công dân phải đảm bảo đúng thời gian, địa điểm, nội dung đã được Sở TT&TT phê duyệt hoặc đã đăng ký với đơn vị này (trường hợp chưa được đồng ý). Nếu vi phạm, tùy theo tính chất, mức độ sẽ bị xử phạt hành chính theo Điều 11 Nghị định 119/2020/NĐ-CP xử phạt vi phạm quy định về họp báo. Thủ tục lấy giấy phép tổ chức họp báo Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ Thành phần hồ sơ bao gồm: - Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh/Giấy chứng nhận thành lập. - Văn bản của cá nhân, Công ty, Doanh nghiệp xin phép họp báo ghi rõ: + Ngày, giờ họp báo ; Nội dung họp báo + Địa điểm tổ chức họp báo + Thành phần tham dự + Người chủ trì họp báo, chức danh người chủ trì + Các chi tiết khác có liên quan: trưng bày tài liệu, hiện vật,… - Chương trình họp báo và danh sách cơ quan báo chí tham gia. - Hai thư mời gửi Sở Thông tin và Truyền Thông đến tham dự buổi họp báo - Thông cáo báo chí. Bước 2: Nộp hồ sơ tại cơ quan có thẩm quyền Việc nộp hồ sơ có thể nộp trực tiếp hoặc thông qua đường bưu điện Thẩm quyền giải quyết hồ sơ: - Tổ chức ở Trung ương thông báo cho Bộ Văn hóa - Thông tin (Cục báo chí) - Tổ chức, công dân ở tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thông báo cho ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (Sở Văn hóa - Thông tin) Thời hạn giải quyết: 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ Bước 3: Nhận kết quả Nhận kết quả giải quyết hồ sơ tại bộ phận trả kết quả của cơ quan đã nộp hồ sơ.
9 quy định đạo đức hành nghề của người làm báo
>>> Luật báo chí 2016: Cấm quy kết tội danh người khác khi chưa có bản án của Tòa án Nhân dịp kỷ niệm ngày Báo chí Việt Nam (21/6/1925 – 21/6/2016), tặng các bạn 9 quy định đạo đức nghề nghiệp của người làm báo Việt do Hội Nhà báo Việt Nam ban hành ngày 13/8/2005: 1. Tuyệt đối trung thành với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt xã hội chủ nghĩa dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. 2. Luôn gắn bó với nhân dân, hết lòng phục vụ nhân dân. 3. Hành nghề trung thực, khách quan, tôn trọng sự thật. 4. Sống lành mạnh, trong sáng, không lợi dụng nghề nghiệp để vụ lợi và làm trái pháp luật. 5. Gương mẫu chấp hành pháp luật, làm tròn nghĩa vụ công dân, làm tốt trách nhiệm xã hội. 6. Bảo vệ bí mật quốc gia, nguồn tin và giữ bí mật cho người cung cấp thông tin. 7. Tôn trọng, đoàn kết, hợp tác giúp đỡ đồng nghiệp trong hoạt động nghề nghiệp. 8. Thường xuyên học tập, nâng cao trình độ chính trị, văn hóa, nghiệp vụ, khiêm tốn cầu tiến bộ. 9. Giữ gìn và phát huy văn hóa dân tộc đồng thời tiếp thu có chọn lọc các nền văn hóa khác. Cập nhật tin tức bên lề: Trải qua hơn 11 năm áp dụng thì Quy định đạo đức hành nghề của người làm báo Việt này bộc lộ nhiều điểm không còn phù hợp với thực tiễn và nhất là với Luật báo chí 2016 có hiệu lực từ 01/01/2017, Phó Chủ tịch Hội nhà báo cho biết sẽ lấy ý kiến để xây dựng Quy định đạo đức nghề nghiệp từ tháng 5 đến hết tháng 7.
Luật báo chí 2016: Cấm quy kết tội danh người khác khi chưa có bản án của Tòa án
Tại kỳ họp Quốc hội thứ 11, khóa XIII vừa qua, Luật báo chí 2016 được thông qua với tỷ lệ tán thành 89.47%. Báo chí đóng vai trò quan trọng, đặc biệt là trong công tác truyền thông, kết nối thông tin giữa cơ quan nhà nước với người dân, thì việc nghiên cứu những điểm mới liên quan đến Luật báo chí 2016 là điều cần thiết. Luật báo chí 2016 chính thức có hiệu lực từ ngày 01/01/2017 và thay thế Luật báo chí 1989 và Luật báo chí sửa đổi 1999. Trước khi tổng hợp điểm mới của Luật báo chí, mình giới thiệu qua kết cấu nội dung Luật này như sau: Luật báo chí 2016 gồm 6 Chương và 61 Điều. Cụ thể: CHƯƠNG I: Những quy định chung CHƯƠNG II: Quyến tự do báo chí, tự do ngôn luận trên báo chí của công dân CHƯƠNG III: Tổ chức báo chí CHƯƠNG IV: Hoạt động báo chí CHƯƠNG V: Khen thưởng, thanh tra và xử lý vi phạm trong hoạt động báo chí CHƯƠNG VI: Điều khoản thi hành Kết thúc phần giới thiệu nội dung, sau đây sẽ là chi tiết tất cả điểm mới của Luật báo chí 2016.
Mình cập nhật thêm Tài liệu họp dự án Luật báo chí sửa đổi. Dưới đây là các file đính kèm, các bạn có thể tải về xem nhe.
Lùi thời hạn trình Dự án Luật Báo chí 2016
Theo thông tin mới nhất, Dự án Luật báo chí 2016 sẽ bị lùi thời hạn trình Chính phủ xem xét đến tháng 8/2015. Dự án này hiện đang thuộc thẩm quyền biên soạn của Bộ Thông tin và truyền thông Ngoài ra trong nửa cuối năm 2015 cũng nhiều dự án văn bản pháp luật sẽ được trình chính phủ như: Nghị định của Chính phủ về quản lý, cung cấp và sử dụng dịch vụ phát thanh, truyền hình, do Cục Phát thanh – Truyền hình & thông tin điện tử chủ trì xây dựng, dự kiến được Chính phủ ban hành trong quý 3/2015. Đề án quảng bá xuất bản phẩm Việt Nam ra nước ngoài giai đoạn 2016 – 2020; Đề án Giải thưởng Sách quốc gia; Đề án xây dựng và khôi phục mạng lưới phát hành sách cấp huyện tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, do Cục Xuất bản, In và Phát hành chủ trì, dự kiến quý 4/2015 trình Chính phủ. Một số đề án do Viện Chiến lược TT&TT chủ trì xây dựng như: Quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch phát triển hệ thống thông tin truyền thông cơ sở đến năm 2020; Quy hoạch hệ thống báo chí đối ngoại đến năm 2020; Đề án thí điểm mô hình văn phòng đại diện của các cơ quan thông tấn, báo chí Việt Nam ở nước ngoài chung đối với các đơn vị sử dụng ngân sách Nhà nước. Và một số đề án do Vụ Thông tin cơ sở triển khai như: Chỉ thị của Ban Bí thư về đẩy mạnh công tác thông tin cơ sở trong tình hình mới; Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về ban hành quy chế quản lý, hoạt động thông tin cơ sở; Đề án truyền thông về đổi mới căn bản toàn diện giáo dục, đào tạo và dạy nghề. Nguồn: http://mic.gov.vn/
Đến nay, Luật báo chí 1989 đã đi vào thực tiễn hơn 25 năm, quá trình thực hiện phát sinh nhiều vấn đề mới chưa được điều chỉnh. Vì thế, Luật báo chí 2016 vừa được dự thảo xong và đang nhận ý kiến đóng góp. Theo đó, Luật này có một số điểm mới sau: 1. Làm rõ nghĩa các từ ngữ được sử dụng trong Luật như báo chí, báo nói, báo hình, báo điện tử, tạp chí… 2. Nhà nước có những chính sách để hỗ trợ ngành báo chí, trong đó tạo lập Quỹ hỗ trợ phát triển báo chí từ nguồn NSNN, tài trợ của cơ quan, tổ chức, cá nhân và các nguồn hợp pháp khác. 3. Những hành vi bị cấm trong hoạt động báo chí * Nghiêm cấm việc thông tin trên báo chí những nội dung sau đây: - Tuyên truyền chống lại Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; gây phương hại đến an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội; chia rẽ, phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc. - Tuyên truyền, kích động chiến tranh xâm lược, khủng bố, gây hận thù, mâu thuẫn giữa các dân tộc, sắc tộc, tôn giáo và nhân dân các nước; kích động bạo lực; truyền bá tư tưởng phản động, lối sống dâm ô, đồi trụy, hành vi tội ác, tệ nạn xã hội, mê tín dị đoan, phá hoại thuần phong mỹ tục Việt Nam. - Tiết lộ bí mật của Đảng, Nhà nước, bí mật quân sự, an ninh, kinh tế, đối ngoại, bí mật đời tư của cá nhân và bí mật khác mà pháp luật Việt Nam quy định. - Thông tin sai sự thật, xuyên tạc lịch sử; phủ nhận thành tựu cách mạng; xúc phạm dân tộc, anh hùng dân tộc; thông tin không phù hợp với lợi ích của đất nước và nhân dân; vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân. * Nghiêm cấm thực hiện các hành vi: - Hoạt động báo chí không có giấy phép; thực hiện không đúng quy định ghi trong giấy phép được cấp. - Làm giả, sửa chữa, tẩy xóa, chuyển nhượng, cho thuê, cho mượn các loại giấy phép, Thẻ nhà báo. - In, phát hành sản phẩm báo chí đã bị đình chỉ phát hành, thu hồi, tịch thu, cấm lưu hành, tiêu hủy; phát sóng nội dung chương trình phát thanh, truyền hình đã bị đình chỉ, cấm lưu hành; đăng, phát nội dung đã bị gỡ bỏ trên báo chí điện tử. - Nhập khẩu sản phẩm báo chí có nội dung bị nghiêm cấm theo quy định của pháp luật. - Các hành vi bị cấm khác theo quy định của pháp luật. 4. Nhà nước không kiểm duyệt báo chí trước khi đăng, phát sóng. 5. Đối tượng được thành lập cơ quan báo chí - Cơ quan của Đảng, cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị - xã hội nghề nghiệp, tổ chức xã hội - nghề nghiệp (sau đây gọi chung là cơ quan, tổ chức). - Các tổ chức khác của nhà nước do Chính phủ quy định. 6. Mở rộng loại hình hoạt động của cơ quan báo chí Cơ quan báo chí là cơ quan thực hiện một hoặc một số loại hình báo chí (báo chí in, báo nói, báo hình, báo chí điện tử) và tổ chức, hoạt động theo loại hình đơn vị sự nghiệp có thu hoặc doanh nghiệp kinh doanh có điều kiện. 7. Điều kiện hoạt động báo chí - Xác định rõ loại hình báo chí xin phép hoạt động; xác định tên cơ quan báo chí; tên và hình thức trình bày tên ấn phẩm; tên và biểu tượng kênh chương trình phát thanh, truyền hình; tên và hình thức trình bày tên chuyên trang của báo điện tử; tôn chỉ, mục đích, đối tượng phục vụ; phạm vi phát hành chủ yếu (đối với báo in); chương trình, thời gian, thời lượng, phạm vi phát sóng, phương thức truyền dẫn, phát sóng (đối với báo nói, báo hình); đơn vị cung cấp dịch vụ kết nối (đối với báo điện tử) - Có người có đủ tiêu chuẩn chính trị, nghiệp vụ, đạo đức để đảm nhiệm chức vụ người đứng đầu cơ quan báo chí, Tổng biên tập. - Có phương án về tổ chức và nhân sự bảo đảm hoạt động của cơ quan báo chí. - Có trụ sở, có đủ các điều kiện về cơ sở vật chất, kỹ thuật; phương án tài chính; có các giải pháp kỹ thuật đảm bảo an toàn, an ninh thông tin; đối với báo điện tử phải có ít nhất 01 tên miền .vn đã đăng ký phù hợp với tên báo chí; đối với báo nói, báo hình phải có kênh tần số vô tuyến điện. - Phù hợp với quy hoạch báo chí toàn quốc đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. 8. Giấy phép hoạt động báo chí - Cơ quan, tổ chức đủ điều kiện trên có nhu cầu thành lập cơ quan báo chí gửi hồ sơ đề nghị Bộ Thông tin và Truyền thông cấp giấy phép hoạt động báo chí. Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép hoạt động báo chí do Bộ Thông tin và Truyền thông quy định. - Trong trường hợp không cấp giấy phép thì chậm nhất là 30 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Bộ Thông tin và Truyền thông phải trả lời bằng văn bản, nói rõ lý do. - Sau khi được cấp giấy phép hoạt động báo chí, cơ quan chủ quản báo chí ra quyết định thành lập cơ quan báo chí và hoàn thành các thủ tục cần thiết khác theo quy định của pháp luật để hoạt động báo chí. Ngoài ra, Luật này cũng quy định các nội dung về Hiệu lực Giấy phép hoạt động báo chí, nghề nhà báo, lãnh đạo cơ quan báo chí…Xem chi tiết tại đây.