Re:Tất cả điểm mới Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015
130. Quy định cụ thể về việc xử lý VBQPPL có dấu hiệu trái pháp luật - Quốc hội bãi bỏ VBQPPL của Chủ tịch nước, UBTVQH, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Hội đồng Thẩm phán TAND tối cao, Chánh án TAND tối cao, Viện trưởng VKSND tối cao, Tổng Kiểm toán nhà nước trái với Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội. - UBTVQH đình chỉ việc thi hành VBQPPL của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Hội đồng Thẩm phán TAND tối cao, Chánh án TAND tối cao, Viện trưởng VKSND dân tối cao, Tổng Kiểm toán nhà nước trái với Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội và trình Quốc hội quyết định việc bãi bỏ văn bản đó tại kỳ họp gần nhất; bãi bỏ VBQPPL của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Hội đồng Thẩm phán TAND tối cao, Chánh án TAND tối cao, Viện trưởng VKSND tối cao, Tổng Kiểm toán nhà nước trái với pháp lệnh, nghị quyết của UBTVQH; bãi bỏ VBQPPL của HĐND cấp tỉnh trái với Hiến pháp, luật và VBQPPL của cơ quan nhà nước cấp trên. - HĐND bãi bỏ VBQPPL của UBND cùng cấp, VBQPPL của HĐND cấp dưới trái với nghị quyết của mình, VBQPPL của cơ quan nhà nước cấp trên. - Trình tự, thủ tục giám sát việc ban hành VBQPPL, xử lý VBQPPL có dấu hiệu trái pháp luật được thực hiện theo quy định pháp luật về hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND. (Căn cứ Điều 164 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015) 131. Quy định cụ thể việc Chính phủ kiểm tra, xử lý VBQPPL có dấu hiệu trái pháp luật - Chính phủ kiểm tra VBQPPL, xử lý VBQPPL của bộ, cơ quan ngang bộ, HĐND cấp tỉnh, UBND cấp tỉnh, chính quyền địa phương ở đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt có dấu hiệu trái với Hiến pháp, luật và VBQPPL của cơ quan nhà nước cấp trên. - Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định bãi bỏ hoặc đình chỉ việc thi hành một phần hoặc toàn bộ VBQPPL của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, UBND cấp tỉnh, chính quyền địa phương ở đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt trái với Hiến pháp, luật và VBQPPL của cơ quan nhà nước cấp trên; đình chỉ việc thi hành một phần hoặc toàn bộ nghị quyết của HĐND cấp tỉnh trái với Hiến pháp, luật và VBQPPL của cơ quan nhà nước cấp trên, đồng thời đề nghị UBTVQH bãi bỏ. - Bộ Tư pháp giúp Chính phủ thực hiện việc kiểm tra, xử lý VBQPPL của bộ, cơ quan ngang bộ, HĐND và UBND cấp tỉnh, chính quyền địa phương ở đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt trái với Hiến pháp, luật và VBQPPL của cơ quan nhà nước cấp trên. Đối với nghị quyết của HĐND cấp tỉnh trái với Hiến pháp, luật và VBQPPL của cơ quan nhà nước cấp trên đã bị Thủ tướng Chính phủ đình chỉ việc thi hành thì Bộ Tư pháp chủ trì, phối hợp với Văn phòng Chính phủ và các bộ, cơ quan ngang bộ có liên quan chuẩn bị hồ sơ báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét việc đề nghị UBTVQH bãi bỏ. (Căn cứ Điều 165 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015) 131. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ kiểm tra, xử lý văn bản quy phạm pháp luật có dấu hiệu trái pháp luật Cụ thể nội dung sau: - Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ quản lý ngành, lĩnh vực có quyền đề nghị Thủ tướng Chính phủ đình chỉ việc thi hành, bãi bỏ VBQPPL của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ khác, UBND cấp tỉnh, chính quyền địa phương ở đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt có nội dung trái pháp luật thuộc ngành, lĩnh vực do mình phụ trách; báo cáo Thủ tướng Chính phủ đề nghị UBTVQH bãi bỏ VBQPPL của HĐND cấp tỉnh có nội dung trái pháp luật thuộc ngành, lĩnh vực do mình phụ trách. - Trường hợp VBQPPL của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, UBND cấp tỉnh, chính quyền địa phương ở đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt có nội dung trái pháp luật không được xử lý theo quy định thì Bộ trưởng Bộ Tư pháp báo cáo Thủ tướng Chính phủ đình chỉ việc thi hành hoặc bãi bỏ VBQPPL đó. (Căn cứ Điều 166 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015) 132. HĐND và UBND kiểm tra, xử lý VBQPPL có dấu hiệu trái pháp luật - HĐND, UBND các cấp có trách nhiệm tự kiểm tra VBQPPL do mình ban hành; HĐND, UBND cấp trên kiểm tra VBQPPL do HĐND, UBND cấp dưới ban hành. Khi phát hiện VBQPPL do mình ban hành trái pháp luật thì HĐND,UBND có trách nhiệm tự mình bãi bỏ một phần hoặc toàn bộ văn bản. Chủ tịch UBND cấp tỉnh tổ chức kiểm tra VBQPPL do HĐND và UBND cấp huyện ban hành. Chủ tịch UBND cấp huyện tổ chức kiểm tra VBQPPL do HĐND và UBND cấp xã ban hành. - Chủ tịch UBND cấp tỉnh đình chỉ việc thi hành nghị quyết trái pháp luật của HĐND cấp huyện và đề nghị HĐND cấp tỉnh bãi bỏ. Chủ tịch UBND cấp huyện đình chỉ việc thi hành nghị quyết trái pháp luật của HĐND cấp xã và đề nghị HĐND cấp huyện bãi bỏ. - Chủ tịch UBND cấp trên trực tiếp đình chỉ việc thi hành, bãi bỏ một phần hoặc toàn bộ VBQPPL trái pháp luật của UBND cấp dưới. (Căn cứ Điều 167 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015) 133. Đặt ra nhiều yêu cầu với văn bản hợp nhất VBQPPL So với Luật ban hành VBQPPL 2008, Luật ban hành VBQPPL 2015 thêm yêu cầu về mặt kỹ thuật và nội dung với văn bản hợp nhất. Cụ thể: VBQPPL sửa đổi, bổ sung phải được hợp nhất với VBQPPL được sửa đổi, bổ sung nhằm góp phần bảo đảm hệ thống pháp luật đơn giản, rõ ràng, dễ sử dụng, nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật. (Căn cứ Điều 168 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015) 134. Quy định lại việc pháp điển hệ thống quy phạm pháp luật - Cơ quan nhà nước sắp xếp các quy phạm pháp luật trong các VBQPPL đang còn hiệu lực, trừ Hiến pháp, để xây dựng Bộ pháp điển. - Việc pháp điển hệ thống quy phạm pháp luật được thực hiện theo quy định của Ủy ban thường vụ Quốc hội. (Căn cứ Điều 169 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015) 135. Chi tiết việc rà soát, hệ thống hóa VBQPPL - Cơ quan nhà nước trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm rà soát, hệ thống hóa các văn bản quy phạm pháp luật; nếu phát hiện có quy định trái pháp luật, mâu thuẫn, chồng chéo, hết hiệu lực hoặc không còn phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội thì tự mình hoặc kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền kịp thời đình chỉ việc thi hành, bãi bỏ, sửa đổi, bổ sung, ban hành văn bản mới hoặc thay thế VBQPPL. Cơ quan, tổ chức và công dân có quyền đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét đình chỉ việc thi hành, bãi bỏ, sửa đổi, bổ sung, ban hành văn bản mới hoặc thay thế VBQPPL. - Hoạt động rà soát văn bản phải được tiến hành thường xuyên, ngay khi có căn cứ rà soát văn bản. Hoạt động hệ thống hóa văn bản phải được tiến hành định kỳ, kịp thời công bố Tập hệ thống hóa VBQPPL còn hiệu lực. - UBTVQH quyết định tổng rà soát hệ thống VBQPPL; các cơ quan nhà nước quyết định rà soát theo chuyên đề, lĩnh vực, địa bàn căn cứ vào yêu cầu quản lý nhà nước. (Căn cứ Điều 170 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015) 136. Bảo đảm nguồn lực xây dựng, ban hành VBQPPL Luật ban hành VBQPPL 2008 chỉ quy định việc bảo đảm kinh phí cho việc xây dựng, ban hành VBQPPL. Nhận thấy để xây dựng, ban hành VBQPPL ngoài việc cần kinh phí từ ngân sách nhà nước, thì nguồn nhân lực thực hiện cũng đóng vai trò quan trọng. Nhà nước có chính sách thu hút, đào tạo, bồi dưỡng, bố trí cán bộ, công chức tham gia xây dựng, ban hành VBQPPL phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ quy định; hiện đại hóa phương tiện, hạ tầng kỹ thuật; bảo đảm kinh phí cho hoạt động xây dựng chính sách, soạn thảo, thẩm định, thẩm tra, chỉnh lý, hoàn thiện và ban hành VBQPPL. (Căn cứ Điều 171 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015) (Hết)
Dự thảo Luật ban hành quyết định hành chính
Quyết định hành chính là những quyết định quản lý, chỉ đạo, điều hành hoạt động thực hiện chức năng, nhiệm vụ trong phạm vi cơ quan, tổ chức đó. Hay nói cách khác, nó không phải là văn bản quy phạm pháp luật, nhưng có giá trị bắt buộc 1 hay 1 số đối tượng phải thực hiện, nếu không thực hiện sẽ bị cưỡng chế hành chính, chủ yếu là hình thức phạt tiền. Như vậy, tuy không phải là một văn bản quy phạm pháp luật, nhưng quyết định hành chính có giá trị không kém phần quan trọng, nhất là trong tố tụng hành chính. Từ trước đến nay, các quy định liên quan đến quyết định hành chính chỉ được quy định rải rác trong văn bản liên quan đến hành chính như Luật tố tụng hành chính…chưa có văn bản nào quy định về cơ chế ban hành, hiệu lực của chúng. Luật ban hành quyết định hành chính ra đời để tháo gỡ những vướng mắc trong quá trình thực hiện. Hiệu lực của quyết định hành chính do cơ quan, người có thẩm quyền quyết định Để đảm bảo tính khả thi, hợp lý, cơ quan, người có thẩm quyền phải quyết định hiệu lực của quyết định hành chính. Đồng thời, quyết định hành chính chỉ có hiệu lực trở về trước khi có lợi cho đối tượng thi hành và không ảnh hưởng đến quyền lợi, nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân khác. Quyết định hành chính chấm dứt 01 phần hay toàn bộ hiệu lực trong trường hợp: - Được xác định ngay trong quyết định hành chính. - Bị bãi bỏ, hủy bỏ, thu hồi. - Trường hợp khác theo quy định pháp luật Quyết định hành chính được thi hành khi đã có hiệu lực Nếu quyết định hành chính bất lợi thì được thi hành sau khi đối tượng thi hành nhận được quyết định đó. Nếu có khiếu nại, tố cáo thì quyết định hành chính đó vẫn được thi hành, trừ trường hợp trong quá trình giải quyết khiếu nại, xét thấy việc thi hành quyết định hành chính bị khiếu nại sẽ gây hậu quả khó khắc phục thì người giải quyết khiếu nại phải ra quyết định tạm đình chỉ thi hành quyết định đó. Trình tự chung đối với tất cả các loại quyết định hành chính - Tiếp nhận yêu cầu của tổ chức, cá nhân. - Thu thập thông tin, xác định căn cứ pháp luật ban hành quyết định hành chính. - Tham vấn và lấy ý kiến. - Xây dựng dự thảo quyết định hành chính. - Kiểm tra tính pháp lý của dự thảo quyết định hành chính liên quan đến lợi ích cộng đồng. - Ký ban hành quyết định hành chính. - Gửi, công khai quyết định hành chính. Xem chi tiết dự thảo Luật ban hành quyết định hành chính tại đây.
Văn bản đính chính luôn có tình trạng CÒN HIỆU LỰC
Dẫn nhập: Nhiều người thắc mắc một khi văn bản được đính chính hết hiệu lực thì văn bản đính chính có còn hiệu lực hay không? Xin mượn Nghị định 95/2013/NĐ-CP và Công văn 1605 đính chính Nghị định 95 để làm rõ vấn đề này. 1. Đính chính là gì? Nhiều người nhầm tưởng đính chính cũng giống như sửa đổi. Tuy nhiên bản chất của văn bản đính chính hoàn toàn khác văn bản sửa đổi. - Văn bản sửa đổi: Thể hiện nội dung cũ giờ không còn phù hợp với quy định pháp luật hoặc thực tiễn nên cần phải được sửa đổi, bổ sung. - Văn bản đính chính: Nội dung cũ đã phù hợp với quy định pháp luật và thực tiễn tuy nhiên trong quá trình đánh máy, in ấn…(kỹ thuật) mắc phải sai sót nên giờ cần điều chỉnh lại cho đúng với hiện trạng lúc đầu. Có thể hiểu: Toàn bộ nội dung đính chính của Công văn 1605 là nội dung của Nghị định 95 tuy nhiên chỉ vì sai sót kỹ thuật nên nội dung Nghị định 95 không được thể hiện đúng nên Công văn 1605 phải chỉnh lại. 2. Văn bản được đính chính hết hiệu lực thì văn bản đính chính có hết hiệu lực hay không? Có quan điểm cho rằng: Văn bản đính chính là một bộ phận không thể tách rời với văn bản được đính chính nên khi văn bản được đính chính hết hiệu lực thì văn bản đính chính cũng hết hiệu lực. Thoạt đầu, có vể đúng, tuy nhiên căn cứ điều 81 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2008 thì văn bản đính chính không thuộc trường hợp hết hiệu lực. 3. Văn bản được đính chính hết hiệu lực thì văn bản đính chính có rơi vào tình trạng “không còn phù hợp”? Nhiều trường hợp văn bản tuy còn hiệu lực (căn cứ vào Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2008) nhưng trên thực tế không còn được áp dụng nên thường gọi “tình trạng văn bản không còn phù hợp”. Vậy văn bản được đính chính hết hiệu lực thì văn bản đính chính có rơi vào tình trạng “không còn phù hợp” hay không? Để làm rõ vẫn đề này, chúng ta quay lại tình huống dẫn nhập ban đầu là Nghị định 95 và Công văn 1605. a/Hiện tại: Hiện tại, Nghị định 95 còn hiệu lực và Công văn 1605 cũng còn hiệu lực. Khi chúng ta xem điều 4 của Nghị định 95 chúng ta sẽ đưa ra nhận định: Điều này có 4 khoản (khoản 1, khoản 2, khoản 3 và khoản 4). b/Tương lai: Giả định rằng trong tương lại Nghị định 95 sẽ hết hiệu lực. Nếu cho rằng Công văn 1605 “không còn phù hợp” (nghĩa là không còn áp dụng) thì một khi xem điều 4 của Nghị định 95 chúng ta sẽ đưa ra nhận định: Điều này có 2 khoản (khoản 1 và khoản 2) nhưng thật khó hiểu tại sao khoản 2 lại dẫn chiếu đến khoản 3. Như vậy, chúng ta đã tách rời Công văn 1605 với Nghị định 95 làm phá vỡ khối thống nhất không thể tách rồi của Nghị định 95 và Công văn 1605. Mặt khác, khi phân tích Nghị định 95 (dù còn hiệu lực hay hết hiệu lực) thì người ta vẫn phải căn cứ vào Công văn 1605. Kết luận: Trong bất cứ tình huống nào (Nghị định 95 còn hay hết hiệu lực) thì Công văn 1605 vẫn ở tình trạng còn hiệu lực (còn được áp dụng) thì mới đảm báo tính “thống nhất không thể tách rời của Nghị định 95 và Công văn 1605). Từ đó, có thể khẳng định: văn bản đính chính luôn có tình trạng CÒN HIỆU LỰC.
Re:Tất cả điểm mới Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015
130. Quy định cụ thể về việc xử lý VBQPPL có dấu hiệu trái pháp luật - Quốc hội bãi bỏ VBQPPL của Chủ tịch nước, UBTVQH, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Hội đồng Thẩm phán TAND tối cao, Chánh án TAND tối cao, Viện trưởng VKSND tối cao, Tổng Kiểm toán nhà nước trái với Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội. - UBTVQH đình chỉ việc thi hành VBQPPL của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Hội đồng Thẩm phán TAND tối cao, Chánh án TAND tối cao, Viện trưởng VKSND dân tối cao, Tổng Kiểm toán nhà nước trái với Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội và trình Quốc hội quyết định việc bãi bỏ văn bản đó tại kỳ họp gần nhất; bãi bỏ VBQPPL của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Hội đồng Thẩm phán TAND tối cao, Chánh án TAND tối cao, Viện trưởng VKSND tối cao, Tổng Kiểm toán nhà nước trái với pháp lệnh, nghị quyết của UBTVQH; bãi bỏ VBQPPL của HĐND cấp tỉnh trái với Hiến pháp, luật và VBQPPL của cơ quan nhà nước cấp trên. - HĐND bãi bỏ VBQPPL của UBND cùng cấp, VBQPPL của HĐND cấp dưới trái với nghị quyết của mình, VBQPPL của cơ quan nhà nước cấp trên. - Trình tự, thủ tục giám sát việc ban hành VBQPPL, xử lý VBQPPL có dấu hiệu trái pháp luật được thực hiện theo quy định pháp luật về hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND. (Căn cứ Điều 164 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015) 131. Quy định cụ thể việc Chính phủ kiểm tra, xử lý VBQPPL có dấu hiệu trái pháp luật - Chính phủ kiểm tra VBQPPL, xử lý VBQPPL của bộ, cơ quan ngang bộ, HĐND cấp tỉnh, UBND cấp tỉnh, chính quyền địa phương ở đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt có dấu hiệu trái với Hiến pháp, luật và VBQPPL của cơ quan nhà nước cấp trên. - Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định bãi bỏ hoặc đình chỉ việc thi hành một phần hoặc toàn bộ VBQPPL của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, UBND cấp tỉnh, chính quyền địa phương ở đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt trái với Hiến pháp, luật và VBQPPL của cơ quan nhà nước cấp trên; đình chỉ việc thi hành một phần hoặc toàn bộ nghị quyết của HĐND cấp tỉnh trái với Hiến pháp, luật và VBQPPL của cơ quan nhà nước cấp trên, đồng thời đề nghị UBTVQH bãi bỏ. - Bộ Tư pháp giúp Chính phủ thực hiện việc kiểm tra, xử lý VBQPPL của bộ, cơ quan ngang bộ, HĐND và UBND cấp tỉnh, chính quyền địa phương ở đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt trái với Hiến pháp, luật và VBQPPL của cơ quan nhà nước cấp trên. Đối với nghị quyết của HĐND cấp tỉnh trái với Hiến pháp, luật và VBQPPL của cơ quan nhà nước cấp trên đã bị Thủ tướng Chính phủ đình chỉ việc thi hành thì Bộ Tư pháp chủ trì, phối hợp với Văn phòng Chính phủ và các bộ, cơ quan ngang bộ có liên quan chuẩn bị hồ sơ báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét việc đề nghị UBTVQH bãi bỏ. (Căn cứ Điều 165 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015) 131. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ kiểm tra, xử lý văn bản quy phạm pháp luật có dấu hiệu trái pháp luật Cụ thể nội dung sau: - Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ quản lý ngành, lĩnh vực có quyền đề nghị Thủ tướng Chính phủ đình chỉ việc thi hành, bãi bỏ VBQPPL của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ khác, UBND cấp tỉnh, chính quyền địa phương ở đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt có nội dung trái pháp luật thuộc ngành, lĩnh vực do mình phụ trách; báo cáo Thủ tướng Chính phủ đề nghị UBTVQH bãi bỏ VBQPPL của HĐND cấp tỉnh có nội dung trái pháp luật thuộc ngành, lĩnh vực do mình phụ trách. - Trường hợp VBQPPL của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, UBND cấp tỉnh, chính quyền địa phương ở đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt có nội dung trái pháp luật không được xử lý theo quy định thì Bộ trưởng Bộ Tư pháp báo cáo Thủ tướng Chính phủ đình chỉ việc thi hành hoặc bãi bỏ VBQPPL đó. (Căn cứ Điều 166 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015) 132. HĐND và UBND kiểm tra, xử lý VBQPPL có dấu hiệu trái pháp luật - HĐND, UBND các cấp có trách nhiệm tự kiểm tra VBQPPL do mình ban hành; HĐND, UBND cấp trên kiểm tra VBQPPL do HĐND, UBND cấp dưới ban hành. Khi phát hiện VBQPPL do mình ban hành trái pháp luật thì HĐND,UBND có trách nhiệm tự mình bãi bỏ một phần hoặc toàn bộ văn bản. Chủ tịch UBND cấp tỉnh tổ chức kiểm tra VBQPPL do HĐND và UBND cấp huyện ban hành. Chủ tịch UBND cấp huyện tổ chức kiểm tra VBQPPL do HĐND và UBND cấp xã ban hành. - Chủ tịch UBND cấp tỉnh đình chỉ việc thi hành nghị quyết trái pháp luật của HĐND cấp huyện và đề nghị HĐND cấp tỉnh bãi bỏ. Chủ tịch UBND cấp huyện đình chỉ việc thi hành nghị quyết trái pháp luật của HĐND cấp xã và đề nghị HĐND cấp huyện bãi bỏ. - Chủ tịch UBND cấp trên trực tiếp đình chỉ việc thi hành, bãi bỏ một phần hoặc toàn bộ VBQPPL trái pháp luật của UBND cấp dưới. (Căn cứ Điều 167 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015) 133. Đặt ra nhiều yêu cầu với văn bản hợp nhất VBQPPL So với Luật ban hành VBQPPL 2008, Luật ban hành VBQPPL 2015 thêm yêu cầu về mặt kỹ thuật và nội dung với văn bản hợp nhất. Cụ thể: VBQPPL sửa đổi, bổ sung phải được hợp nhất với VBQPPL được sửa đổi, bổ sung nhằm góp phần bảo đảm hệ thống pháp luật đơn giản, rõ ràng, dễ sử dụng, nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật. (Căn cứ Điều 168 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015) 134. Quy định lại việc pháp điển hệ thống quy phạm pháp luật - Cơ quan nhà nước sắp xếp các quy phạm pháp luật trong các VBQPPL đang còn hiệu lực, trừ Hiến pháp, để xây dựng Bộ pháp điển. - Việc pháp điển hệ thống quy phạm pháp luật được thực hiện theo quy định của Ủy ban thường vụ Quốc hội. (Căn cứ Điều 169 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015) 135. Chi tiết việc rà soát, hệ thống hóa VBQPPL - Cơ quan nhà nước trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm rà soát, hệ thống hóa các văn bản quy phạm pháp luật; nếu phát hiện có quy định trái pháp luật, mâu thuẫn, chồng chéo, hết hiệu lực hoặc không còn phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội thì tự mình hoặc kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền kịp thời đình chỉ việc thi hành, bãi bỏ, sửa đổi, bổ sung, ban hành văn bản mới hoặc thay thế VBQPPL. Cơ quan, tổ chức và công dân có quyền đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét đình chỉ việc thi hành, bãi bỏ, sửa đổi, bổ sung, ban hành văn bản mới hoặc thay thế VBQPPL. - Hoạt động rà soát văn bản phải được tiến hành thường xuyên, ngay khi có căn cứ rà soát văn bản. Hoạt động hệ thống hóa văn bản phải được tiến hành định kỳ, kịp thời công bố Tập hệ thống hóa VBQPPL còn hiệu lực. - UBTVQH quyết định tổng rà soát hệ thống VBQPPL; các cơ quan nhà nước quyết định rà soát theo chuyên đề, lĩnh vực, địa bàn căn cứ vào yêu cầu quản lý nhà nước. (Căn cứ Điều 170 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015) 136. Bảo đảm nguồn lực xây dựng, ban hành VBQPPL Luật ban hành VBQPPL 2008 chỉ quy định việc bảo đảm kinh phí cho việc xây dựng, ban hành VBQPPL. Nhận thấy để xây dựng, ban hành VBQPPL ngoài việc cần kinh phí từ ngân sách nhà nước, thì nguồn nhân lực thực hiện cũng đóng vai trò quan trọng. Nhà nước có chính sách thu hút, đào tạo, bồi dưỡng, bố trí cán bộ, công chức tham gia xây dựng, ban hành VBQPPL phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ quy định; hiện đại hóa phương tiện, hạ tầng kỹ thuật; bảo đảm kinh phí cho hoạt động xây dựng chính sách, soạn thảo, thẩm định, thẩm tra, chỉnh lý, hoàn thiện và ban hành VBQPPL. (Căn cứ Điều 171 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015) (Hết)
Dự thảo Luật ban hành quyết định hành chính
Quyết định hành chính là những quyết định quản lý, chỉ đạo, điều hành hoạt động thực hiện chức năng, nhiệm vụ trong phạm vi cơ quan, tổ chức đó. Hay nói cách khác, nó không phải là văn bản quy phạm pháp luật, nhưng có giá trị bắt buộc 1 hay 1 số đối tượng phải thực hiện, nếu không thực hiện sẽ bị cưỡng chế hành chính, chủ yếu là hình thức phạt tiền. Như vậy, tuy không phải là một văn bản quy phạm pháp luật, nhưng quyết định hành chính có giá trị không kém phần quan trọng, nhất là trong tố tụng hành chính. Từ trước đến nay, các quy định liên quan đến quyết định hành chính chỉ được quy định rải rác trong văn bản liên quan đến hành chính như Luật tố tụng hành chính…chưa có văn bản nào quy định về cơ chế ban hành, hiệu lực của chúng. Luật ban hành quyết định hành chính ra đời để tháo gỡ những vướng mắc trong quá trình thực hiện. Hiệu lực của quyết định hành chính do cơ quan, người có thẩm quyền quyết định Để đảm bảo tính khả thi, hợp lý, cơ quan, người có thẩm quyền phải quyết định hiệu lực của quyết định hành chính. Đồng thời, quyết định hành chính chỉ có hiệu lực trở về trước khi có lợi cho đối tượng thi hành và không ảnh hưởng đến quyền lợi, nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân khác. Quyết định hành chính chấm dứt 01 phần hay toàn bộ hiệu lực trong trường hợp: - Được xác định ngay trong quyết định hành chính. - Bị bãi bỏ, hủy bỏ, thu hồi. - Trường hợp khác theo quy định pháp luật Quyết định hành chính được thi hành khi đã có hiệu lực Nếu quyết định hành chính bất lợi thì được thi hành sau khi đối tượng thi hành nhận được quyết định đó. Nếu có khiếu nại, tố cáo thì quyết định hành chính đó vẫn được thi hành, trừ trường hợp trong quá trình giải quyết khiếu nại, xét thấy việc thi hành quyết định hành chính bị khiếu nại sẽ gây hậu quả khó khắc phục thì người giải quyết khiếu nại phải ra quyết định tạm đình chỉ thi hành quyết định đó. Trình tự chung đối với tất cả các loại quyết định hành chính - Tiếp nhận yêu cầu của tổ chức, cá nhân. - Thu thập thông tin, xác định căn cứ pháp luật ban hành quyết định hành chính. - Tham vấn và lấy ý kiến. - Xây dựng dự thảo quyết định hành chính. - Kiểm tra tính pháp lý của dự thảo quyết định hành chính liên quan đến lợi ích cộng đồng. - Ký ban hành quyết định hành chính. - Gửi, công khai quyết định hành chính. Xem chi tiết dự thảo Luật ban hành quyết định hành chính tại đây.
Văn bản đính chính luôn có tình trạng CÒN HIỆU LỰC
Dẫn nhập: Nhiều người thắc mắc một khi văn bản được đính chính hết hiệu lực thì văn bản đính chính có còn hiệu lực hay không? Xin mượn Nghị định 95/2013/NĐ-CP và Công văn 1605 đính chính Nghị định 95 để làm rõ vấn đề này. 1. Đính chính là gì? Nhiều người nhầm tưởng đính chính cũng giống như sửa đổi. Tuy nhiên bản chất của văn bản đính chính hoàn toàn khác văn bản sửa đổi. - Văn bản sửa đổi: Thể hiện nội dung cũ giờ không còn phù hợp với quy định pháp luật hoặc thực tiễn nên cần phải được sửa đổi, bổ sung. - Văn bản đính chính: Nội dung cũ đã phù hợp với quy định pháp luật và thực tiễn tuy nhiên trong quá trình đánh máy, in ấn…(kỹ thuật) mắc phải sai sót nên giờ cần điều chỉnh lại cho đúng với hiện trạng lúc đầu. Có thể hiểu: Toàn bộ nội dung đính chính của Công văn 1605 là nội dung của Nghị định 95 tuy nhiên chỉ vì sai sót kỹ thuật nên nội dung Nghị định 95 không được thể hiện đúng nên Công văn 1605 phải chỉnh lại. 2. Văn bản được đính chính hết hiệu lực thì văn bản đính chính có hết hiệu lực hay không? Có quan điểm cho rằng: Văn bản đính chính là một bộ phận không thể tách rời với văn bản được đính chính nên khi văn bản được đính chính hết hiệu lực thì văn bản đính chính cũng hết hiệu lực. Thoạt đầu, có vể đúng, tuy nhiên căn cứ điều 81 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2008 thì văn bản đính chính không thuộc trường hợp hết hiệu lực. 3. Văn bản được đính chính hết hiệu lực thì văn bản đính chính có rơi vào tình trạng “không còn phù hợp”? Nhiều trường hợp văn bản tuy còn hiệu lực (căn cứ vào Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2008) nhưng trên thực tế không còn được áp dụng nên thường gọi “tình trạng văn bản không còn phù hợp”. Vậy văn bản được đính chính hết hiệu lực thì văn bản đính chính có rơi vào tình trạng “không còn phù hợp” hay không? Để làm rõ vẫn đề này, chúng ta quay lại tình huống dẫn nhập ban đầu là Nghị định 95 và Công văn 1605. a/Hiện tại: Hiện tại, Nghị định 95 còn hiệu lực và Công văn 1605 cũng còn hiệu lực. Khi chúng ta xem điều 4 của Nghị định 95 chúng ta sẽ đưa ra nhận định: Điều này có 4 khoản (khoản 1, khoản 2, khoản 3 và khoản 4). b/Tương lai: Giả định rằng trong tương lại Nghị định 95 sẽ hết hiệu lực. Nếu cho rằng Công văn 1605 “không còn phù hợp” (nghĩa là không còn áp dụng) thì một khi xem điều 4 của Nghị định 95 chúng ta sẽ đưa ra nhận định: Điều này có 2 khoản (khoản 1 và khoản 2) nhưng thật khó hiểu tại sao khoản 2 lại dẫn chiếu đến khoản 3. Như vậy, chúng ta đã tách rời Công văn 1605 với Nghị định 95 làm phá vỡ khối thống nhất không thể tách rồi của Nghị định 95 và Công văn 1605. Mặt khác, khi phân tích Nghị định 95 (dù còn hiệu lực hay hết hiệu lực) thì người ta vẫn phải căn cứ vào Công văn 1605. Kết luận: Trong bất cứ tình huống nào (Nghị định 95 còn hay hết hiệu lực) thì Công văn 1605 vẫn ở tình trạng còn hiệu lực (còn được áp dụng) thì mới đảm báo tính “thống nhất không thể tách rời của Nghị định 95 và Công văn 1605). Từ đó, có thể khẳng định: văn bản đính chính luôn có tình trạng CÒN HIỆU LỰC.