Thủ tục cấp Quyết định công nhận lưu hành giống cây trồng
Chính phủ ban hành Nghị định 94/2019/NĐ-CP hướng dẫn Luật Trồng trọt về giống cây trồng và canh tác, dưới đây là hồ sơ, trình tự, thủ tục, thẩm quyền cấp, cấp lại, gia hạn, đình chỉ, phục hồi, hủy bỏ Quyết định công nhận lưu hành giống cây trồng và Quyết định công nhận lưu hành đặc cách giống cây trồng. 1. Quyết định công nhận lưu hành giống cây trồng cần có những hồ sơ, thủ tục nào? Điều 4 Nghị định 94/2019/NĐ-CP hồ sơ đề nghị cấp Quyết định công nhận lưu hành giống cây trồng: - Văn bản đề nghị cấp Quyết định công nhận lưu hành giống cây trồng theo Mẫu số 01.CN Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định 94/2019/NĐ-CP. - Kết quả khảo nghiệm tính khác biệt, tính đồng nhất, tính ổn định của giống cây trồng đề nghị công nhận lưu hành. - Kết quả khảo nghiệm giá trị canh tác, giá trị sử dụng của giống cây trồng. - Quy trình canh tác của giống do tổ chức, cá nhân đứng tên đăng ký cấp Quyết định công nhận lưu hành giống cây trồng biên soạn. - Bản công bố các thông tin về giống cây trồng do tổ chức, cá nhân đứng tên đăng ký cấp Quyết định công nhận lưu hành giống cây trồng biên soạn theo Mẫu số 02.CN Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định 94/2019/NĐ-CP. Hồ sơ đề nghị cấp lại Quyết định công nhận lưu hành giống cây trồng: - Văn bản đề nghị cấp lại Quyết định công nhận lưu hành giống cây trồng theo Mẫu số 03.CN Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định 94/2019/NĐ-CP. - Tài liệu chứng minh nội dung thay đổi đối với trường hợp thay đổi thông tin có liên quan đến tổ chức, cá nhân trong Quyết định công nhận lưu hành giống cây trồng. Hồ sơ đề nghị gia hạn Quyết định công nhận lưu hành giống cây trồng: - Văn bản đề nghị gia hạn Quyết định công nhận lưu hành giống cây trồng theo Mẫu số 04.CN Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định 94/2019/NĐ-CP. - Kết quả khảo nghiệm có kiểm soát quy định tại điểm a khoản 2 Điều 18 của Luật Trồng trọt thực hiện trong vòng một năm tính đến thời điểm nộp hồ sơ gia hạn Quyết định công nhận lưu hành giống cây trồng. Trình tự, thủ tục, thẩm quyền cấp, cấp lại, gia hạn Quyết định công nhận lưu hành giống cây trồng: - Trình tự, thủ tục, thẩm quyền cấp Quyết định công nhận lưu hành giống cây trồng: Tổ chức, cá nhân gửi hồ sơ đến Cục Trồng trọt. Trong thời gian 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Cục Trồng trọt thẩm định hồ sơ, cấp Quyết định công nhận lưu hành giống cây trồng theo Mẫu số 05.CN Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định 94/2019/NĐ-CP và đăng tải Quyết định, các tài liệu kèm theo trên cổng thông tin điện tử của Cục Trồng trọt. Trường hợp không cấp phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do. Giống cây trồng được phép lưu hành, kể từ ngày ký Quyết định công nhận lưu hành. - Trình tự, thủ tục, thẩm quyền cấp lại Quyết định công nhận lưu hành giống cây trồng: Tổ chức, cá nhân gửi hồ sơ đến Cục Trồng trọt. Trong thời gian 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Cục Trồng trọt cấp lại Quyết định công nhận lưu hành giống cây trồng theo Mẫu số 06.CN Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định 94/2019/NĐ-CP và đăng tải Quyết định, các tài liệu kèm theo trên cổng thông tin điện tử của Cục Trồng trọt. Trường hợp không cấp lại phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do. - Trình tự, thủ tục, thẩm quyền gia hạn Quyết định công nhận lưu hành giống cây trồng: Trong thời hạn 06 tháng trước khi Quyết định công nhận lưu hành hết hiệu lực, tổ chức, cá nhân gửi hồ sơ đến Cục Trồng trọt. Trong thời gian 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Cục Trồng trọt cấp Quyết định gia hạn công nhận lưu hành giống cây trồng theo Mẫu số 07.CN Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định 94/2019/NĐ-CP và đăng tải Quyết định, các tài liệu kèm theo trên cổng thông tin điện tử của Cục Trồng trọt. Trường hợp không gia hạn phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do. Trường hợp tổ chức, cá nhân không nộp hồ sơ đăng ký gia hạn theo quy định tại khoản 3 Điều 4 Nghị định 94/2019/NĐ-CP thì thực hiện theo quy định tại khoản 1 và điểm a khoản 4 Điều 4 Nghị định 94/2019/NĐ-CP. Đình chỉ hiệu lực Quyết định công nhận lưu hành giống cây trồng Khi tiếp nhận thông tin về giống cây trồng quy định tại khoản 5 Điều 15 Luật Trồng trọt, Cục Trồng trọt tổ chức thẩm tra thông tin và ban hành Quyết định đình chỉ lưu hành giống cây trồng khi có đủ bằng chứng vi phạm; đăng tải Quyết định trên cổng thông tin điện tử của Cục Trồng trọt. Phục hồi Quyết định công nhận lưu hành giống cây trồng Giống cây trồng sau khi khắc phục được các vi phạm quy định tại khoản 5 Điều 15 Luật Trồng trọt và được tổ chức khảo nghiệm xác nhận, tổ chức, cá nhân gửi văn bản đề nghị Cục Trồng trọt phục hồi Quyết định công nhận lưu hành giống cây trồng. Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị, Cục Trồng trọt tổ chức thẩm định và thông báo việc phục hồi Quyết định công nhận lưu hành giống cây trồng; đăng tải thông tin trên cổng thông tin điện tử của Cục Trồng trọt. Trường hợp không phục hồi hiệu lực phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do. Hủy bỏ Quyết định công nhận lưu hành giống cây trồng - Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận thông tin vi phạm quy định tại điểm a, d, đ khoản 7 Điều 15 Luật Trồng trọt, Cục Trồng trọt tổ chức thẩm định thông tin và ban hành Quyết định hủy bỏ Quyết định công nhận lưu hành giống cây trồng theo Mẫu số 08.CN Phụ lục II ban hành kèm Nghị định 94/2019/NĐ-CP; đăng tải Quyết định trên cổng thông tin điện tử của Cục Trồng trọt. - Trường hợp tiếp nhận thông tin quy định tại điểm b khoản 7 Điều 15 Luật Trồng trọt, Cục Trồng trọt tổ chức thẩm tra thông tin và ban hành Quyết định hủy bỏ Quyết định công nhận lưu hành giống cây trồng khi có đủ bằng chứng vi phạm; đăng tải Quyết định trên cổng thông tin điện tử của Cục Trồng trọt. 2. Quyết định công nhận lưu hành đặc cách giống cây trồng cần có những hồ sơ, thủ tục nào? Điều 5 Nghị định 94/2019/NĐ-CP hồ sơ đề nghị cấp, cấp lại Quyết định công nhận lưu hành đặc cách giống cây trồng: - Văn bản đề nghị công nhận lưu hành đặc cách giống cây trồng của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn theo Mẫu số 01.ĐC Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định 94/2019/NĐ-CP. - Bản mô tả đặc tính của giống và hiện trạng sử dụng theo Mẫu số 02.ĐC Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định 94/2019/NĐ-CP. - Biên bản nộp mẫu lưu. - Trường hợp cấp lại phải có văn bản đề nghị cấp lại theo Mẫu số 03.ĐC Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định 94/2019/NĐ-CP. Trình tự, thủ tục, thẩm quyền cấp, cấp lại Quyết định công nhận lưu hành đặc cách giống cây trồng: - Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Cục Trồng trọt tổ chức thẩm định hồ sơ và cấp Quyết định công nhận lưu hành đặc cách giống cây trồng theo Mẫu số 04.ĐC Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định 94/2019/NĐ-CP. Trường hợp không cấp phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do. - Quyết định công nhận lưu hành đặc cách giống cây trồng được cấp lại trong trường hợp bị mất hoặc hư hỏng. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị cấp lại Quyết định công nhận lưu hành đặc cách giống cây trồng theo Mẫu số 03.ĐC Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định 94/2019/NĐ-CP, Cục Trồng trọt cấp lại Quyết định công nhận lưu hành đặc cách giống cây trồng theo Mẫu số 05.ĐC Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định 94/2019/NĐ-CP. Trường hợp không cấp lại phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do. Trình tự, thủ tục, thẩm quyền hủy bỏ Quyết định công nhận lưu hành đặc cách giống cây trồng Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận thông tin vi phạm quy định tại khoản 7 Điều 15 Luật Trồng trọt, Cục Trồng trọt tổ chức thẩm định thông tin và ban hành Quyết định hủy bỏ Quyết định công nhận lưu hành đặc cách giống cây trồng theo Mẫu số 06.ĐC Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định 94/2019/NĐ-CP; đăng tải Quyết định trên cổng thông tin điện tử của Cục Trồng trọt. Như vậy, trên đây là nội dung hồ sơ, trình tự, thủ tục, thẩm quyền cấp, cấp lại, gia hạn, đình chỉ, phục hồi, hủy bỏ Quyết định công nhận lưu hành giống cây trồng và Quyết định công nhận lưu hành đặc cách giống cây trồng theo Nghị định 94/2019/NĐ-CP.
Phạt tiền đối với những hành vi vi phạm trong sản xuất và xuất khẩu giống cây trồng
Chính phủ ban hành Nghị định 31/2023/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về Trồng trọt, dưới đây là nội dung chính về xử lý vi phạm quy định về sản xuất và xuất khẩu giống cây trồng. 1. Vi phạm quy định về sản xuất giống cây trồng được xử lý như thế nào? Điều 10 Nghị định 31/2023/NĐ-CP phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi sản xuất giống cây trồng không thuộc loài cây trồng chính nhằm mục đích buôn bán nhưng chưa tự công bố lưu hành hoặc chưa được cấp Quyết định công nhận lưu hành hoặc Quyết định công nhận giống cây trồng mới hoặc Quyết định công nhận đặc cách hoặc chưa được ủy quyền của tổ chức, cá nhân có giống cây trồng đã tự công bố lưu hành hoặc đã có Quyết định công nhận lưu hành hoặc Quyết định công nhận giống cây trồng mới. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây: - Sản xuất giống cây trồng thuộc loài cây trồng chính nhằm mục đích buôn bán không đúng nội dung trong Quyết định công nhận lưu hành hoặc Quyết định công nhận giống cây trồng mới hoặc Quyết định công nhận lưu hành đặc cách giống cây trồng; - Sản xuất giống cây trồng khi chưa có hoặc chưa thuê địa điểm, cơ sở hạ tầng, trang thiết bị theo tiêu chuẩn quốc gia về phương pháp sản xuất giống cây trồng hoặc tiêu chuẩn cơ sở trong trường hợp không có tiêu chuẩn quốc gia. Phạt tiền đối với hành vi sản xuất giống cây ăn quả lâu năm, cây công nghiệp lâu năm bằng phương pháp vô tính không lấy vật liệu nhân giống của cây đầu dòng hoặc vườn cây đầu dòng đã được cấp Quyết định công nhận, cụ thể như sau: - Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với hành vi sản xuất lô giống có số lượng dưới 500 cây giống; - Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi sản xuất lô giống có số lượng từ 500 cây đến dưới 1.000 cây giống; - Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi sản xuất lô giống có số lượng từ 1.000 cây đến dưới 2.000 cây giống; - Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi sản xuất lô giống có số lượng từ 2.000 cây đến dưới 3.000 cây giống; - Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với hành vi sản xuất lô giống có số lượng từ 3.000 cây đến dưới 5.000 cây giống; - Phạt tiền từ 25.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi sản xuất lô giống có số lượng từ 5.000 cây giống trở lên. Phạt tiền đối với hành vi sản xuất giống cây trồng thuộc loài cây trồng chính nhằm mục đích buôn bán nhưng chưa được cấp Quyết định công nhận lưu hành hoặc Quyết định công nhận giống cây trồng mới hoặc Quyết định công nhận lưu hành đặc cách hoặc chưa được ủy quyền của tổ chức, cá nhân có giống cây trồng đã được cấp Quyết định công nhận lưu hành hoặc Quyết định công nhận giống cây trồng mới, cụ thể như sau: - Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với lượng giống sản xuất có giá trị dưới 50.000.000 đồng hoặc thu lợi bất hợp pháp dưới 15.000.000 đồng; - Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với lượng giống sản xuất có giá trị từ 50.000.000 đồng đến dưới 75.000.000 đồng hoặc thu lợi bất hợp pháp từ 15.000.000 đồng đến dưới 25.000.000 đồng; - Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với lượng giống sản xuất có giá trị từ 75.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng hoặc thu lợi bất hợp pháp từ 25.000.000 đồng đến dưới 35.000.000 đồng; - Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với lượng giống sản xuất có giá trị từ 100.000.000 đồng đến dưới 125.000.000 đồng hoặc thu lợi bất hợp pháp từ 35.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng; - Phạt tiền từ 25.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với lượng giống sản xuất có giá trị từ 125.000.000 đồng đến dưới 150.000.000 đồng hoặc thu lợi bất hợp pháp từ 50.000.000 đồng đến dưới 65.000.000 đồng; - Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 35.000.000 đồng đối với lượng giống sản xuất có giá trị từ 150.000.000 đồng đến dưới 175.000.000 đồng hoặc thu lợi bất hợp pháp từ 65.000.000 đồng đến dưới 80.000.000 đồng; - Phạt tiền từ 35.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với lượng giống sản xuất có giá trị từ 175.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng hoặc thu lợi bất hợp pháp từ 80.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng; - Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với lượng giống sản xuất có giá trị từ 200.000.000 đồng trở lên hoặc thu lợi bất hợp pháp từ 100.000.000 đồng trở lên khi cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng có một trong các quyết định không khởi tố vụ án hình sự, quyết định hủy bỏ quyết định khởi tố vụ án hình sự, quyết định đình chỉ điều tra, quyết định đình chỉ vụ án, quyết định đình chỉ vụ án đối với bị can, miễn trách nhiệm hình sự theo bản án. Hình thức xử phạt bổ sung: Tước quyền sử dụng Quyết định công nhận lưu hành giống cây trồng hoặc Quyết định công nhận giống cây trồng mới từ 03 tháng đến 06 tháng đối với tổ chức, cá nhân có hành vi quy định tại điểm a khoản 2 Điều 10 Nghị định 31/2023/NĐ-CP. Biện pháp khắc phục hậu quả: - Buộc tiêu hủy giống cây trồng đối với hành vi quy định tại các khoản 3 và 4 Điều 10 Nghị định 31/2023/NĐ-CP; - Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi quy định tại Điều 10 Nghị định 31/2023/NĐ-CP. 2. Vi phạm quy định về buôn bán giống cây trồng được xử lý như thế nào? Điều 11 Nghị định 31/2023/NĐ-CP phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi sau đây: - Buôn bán giống cây trồng không thuộc loài cây trồng chính mà không có thông tin tự công bố lưu hành giống cây trồng hợp lệ theo quy định của pháp luật về trồng trọt; - Buôn bán giống cây trồng nhưng không thông báo cho Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nơi buôn bán giống cây trồng những thông tin về địa chỉ giao dịch, tên tổ chức, cá nhân hoặc người đại diện hợp pháp, điện thoại liên hệ. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi buôn bán giống cây trồng (trừ giống cây công nghiệp, cây ăn quả lâu năm) không có hồ sơ bảo đảm truy xuất nguồn gốc lô giống cây trồng, hồ sơ chất lượng lô giống cây trồng theo quy định. Phạt tiền đối với hành vi buôn bán giống cây công nghiệp, cây ăn quả lâu năm không có hồ sơ bảo đảm truy xuất nguồn gốc lô giống cây trồng, hồ sơ chất lượng lô giống cây trồng theo quy định, cụ thể như sau: - Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với hành vi buôn bán lô giống có số lượng dưới 100 cây giống; - Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi buôn bán lô giống có số lượng từ 100 cây đến dưới 200 cây giống; - Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với hành vi buôn bán lô giống có số lượng từ 200 cây đến dưới 500 cây giống; - Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi buôn bán lô giống có số lượng từ 500 cây giống trở lên. Phạt tiền đối với hành vi buôn bán giống cây trồng hết hạn sử dụng, cụ thể như sau: - Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với lô giống cây trồng có giá trị dưới 5.000.000 đồng; - Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với lô giống cây trồng có giá trị từ 5.000.000 đồng đến dưới 10.000.000 đồng; - Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với lô giống cây trồng có giá trị từ 10.000.000 đồng đến dưới 20.000.000 đồng; - Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với lô giống cây trồng có giá trị từ 20.000.000 đồng đến dưới 30.000.000 đồng; - Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với lô giống cây trồng có giá trị từ 30.000.000 đồng đến dưới 40.000.000 đồng; - Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với lô giống cây trồng có giá trị từ 40.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng; - Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với lô giống cây trồng có giá trị từ 50.000.000 đồng đến dưới 70.000.000 đồng; - Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với lô giống cây trồng có giá trị từ 70.000.000 đồng trở lên. Phạt tiền đối với hành vi buôn bán giống cây trồng thuộc loài cây trồng chính nhưng chưa được cấp Quyết định công nhận lưu hành giống cây trồng hoặc Quyết định công nhận giống cây trồng mới hoặc chưa có Quyết định công nhận lưu hành đặc cách giống cây trồng, cụ thể như sau: - Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với lượng giống buôn bán có giá trị dưới 50.000.000 đồng hoặc thu lợi bất hợp pháp dưới 15.000.000 đồng; - Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với lượng giống buôn bán có giá trị từ 50.000.000 đồng đến dưới 75.000.000 đồng hoặc thu lợi bất hợp pháp từ 15.000.000 đồng đến dưới 25.000.000 đồng; - Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với lượng giống buôn bán có giá trị từ 75.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng hoặc thu lợi bất hợp pháp từ 25.000.000 đồng đến dưới 35.000.000 đồng; - Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với lượng giống buôn bán có giá trị từ 100.000.000 đồng đến dưới 125.000.000 đồng hoặc thu lợi bất hợp pháp từ 35.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng; - Phạt tiền từ 25.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với lượng giống buôn bán có giá trị từ 125.000.000 đồng đến dưới 150.000.000 đồng hoặc thu lợi bất hợp pháp từ 50.000.000 đồng đến dưới 65.000.000 đồng; - Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 35.000.000 đồng đối với lượng giống buôn bán có giá trị từ 150.000.000 đồng đến dưới 175.000.000 đồng hoặc thu lợi bất hợp pháp từ 65.000.000 đồng đến dưới 80.000.000 đồng; - Phạt tiền từ 35.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với lượng giống buôn bán có giá trị từ 175.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng hoặc thu lợi bất hợp pháp từ 80.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng; - Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với lượng giống buôn bán có giá trị từ 200.000.000 đồng trở lên hoặc thu lợi bất hợp pháp từ 100.000.000 đồng trở lên khi cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng có một trong các quyết định không khởi tố vụ án hình sự, quyết định hủy bỏ quyết định khởi tố vụ án hình sự, quyết định đình chỉ điều tra, quyết định đình chỉ vụ án, quyết định đình chỉ vụ án đối với bị can, miễn trách nhiệm hình sự theo bản án. Hình thức xử phạt bổ sung: Tước quyền sử dụng Quyết định công nhận lưu hành giống cây trồng hoặc Quyết định công nhận giống cây trồng mới từ 03 tháng đến 06 tháng đối với hành vi quy định tại khoản 2 và 3 Điều 11 Nghị định 31/2023/NĐ-CP trong trường hợp tổ chức, cá nhân được cấp Quyết định công nhận lưu hành giống cây trồng hoặc Quyết định công nhận giống cây trồng mới thực hiện việc buôn bán giống cây trồng thuộc loài cây trồng chính. Biện pháp khắc phục hậu quả: - Buộc chuyển đổi mục đích sử dụng giống cây trồng đối với hành vi quy định tại khoản 4 Điều 11 Nghị định 31/2023/NĐ-CP; trường hợp giống cây trồng không thể chuyển đổi mục đích sử dụng thì buộc tiêu hủy; - Buộc tiêu hủy giống cây trồng đối với hành vi quy định tại khoản 5 Điều 11 Nghị định 31/2023/NĐ-CP; - Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện các hành vi quy định tại Điều 11 Nghị định 31/2023/NĐ-CP. Như vậy, trên đây là nội dung về xử lý vi phạm quy định về sản xuất và xuất khẩu giống cây trồng được quy định theo Nghị định 31/2023/NĐ-CP.
Bộ NN&PTNT phân cấp cho địa phương cấp và quản lý mã số vùng trồng, cơ sở đóng gói
Ngày 23/3/2023, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn ban hành Công văn 1776/BNN-BVTV về việc cấp và quản lý mã số vùng trồng, cơ sở đóng gói nông sản phục vụ xuất khẩu. Trong thời gian hoàn tất các hướng dẫn theo Điều 64 Luật Trồng trọt và để góp phần tăng cường hiệu quả công tác quản lý mã số vùng trồng phục vụ xuất khẩu, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn yêu cầu Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh, thành phố giao nhiệm vụ và chỉ đạo cơ quan chuyên môn về bảo vệ và kiểm dịch thực vật tại địa phương, cụ thể : (1) Thực hiện và chịu trách nhiệm toàn bộ việc thiết lập, kiểm tra thực tế, hoàn thiện hồ sơ, cấp mã số và bảo đảm duy trì các điều kiện kỹ thuật đối với các mã số vùng trồng (VT), cơ sở đóng gói (CSĐG) đã cấp. Trong đó, toàn bộ các thông tin về diện tích, sản lượng, sự đồng thuận các hộ nông dân tham gia vào vùng trồng cũng như các điều kiện kỹ thuật khác phải được các cơ quan chuyên môn địa phương kiểm tra, xem xét đầy đủ trước khi gửi báo cáo về Cục BVTV. Theo đó, cơ quan chuyên môn địa phương lưu trữ và chịu trách nhiệm về tính chính xác, phù hợp của hồ sơ. Trường hợp xuất khẩu, các địa phương rà soát các mã số đã cấp, đối chiếu với quy định của nước nhập khẩu và tập hợp danh sách báo cáo về Cục Bảo vệ thực vật để gửi nước nhập khẩu để được nước nhập khẩu phê duyệt hoặc cấp mã số. Nước nhập khẩu có thể tiến hành kiểm tra trực tiếp hoặc trực tuyến trước khi phê duyệt và cấp mã số cho các vùng trồng, cơ sở đóng gói này. Giải quyết ngay các hồ sơ đề nghị của chủ sở hữu hoặc người đại diện vùng trồng, cơ sở đóng gói trên cơ sở tuân thủ đúng quy định, minh bạch, trách nhiệm. Trong trường hợp chưa đạt yêu cầu, phải có hướng dẫn cụ thể, rõ ràng, tránh để người dân, doanh nghiệp đi lại nhiều lần. Đồng thời, thực hiện giám sát định kỳ các VT, CSĐG đã được cấp mã số theo đúng hướng dẫn và quy định của nước nhập khẩu, đảm bảo các VT, CSĐG này luôn luôn duy trì được tình trạng đáp ứng yêu cầu của nước nhập khẩu. Tần suất giám sát là tối thiểu một lần/năm, đối với VT thì thực hiện giám sát trước vụ thu hoạch. Báo cáo kết quả giám sát hàng quý về Cục BVTV. Bên cạnh đó, cần thu hồi mã số đã cấp với các VT, CSĐG không đáp ứng quy định của nước nhập khẩu hoặc theo yêu cầu của nước nhập khẩu hoặc phát hiện vi phạm quy định về kiểm dịch thực vật, an toàn thực phẩm nhiều lần hoặc phát hiện gian lận, tranh chấp trong sử dụng mã số. Cập nhật đầy đủ thông tin trên cơ sở dữ liệu quốc gia về VT và CSĐG xuất khẩu, hướng dẫn người dân, doanh nghiệp sử dụng phần mềm Nhật ký đồng ruộng, phần mềm Quản lý cơ sở đóng gói để cập nhật đầy đủ các thông tin theo yêu cầu của nước nhập khẩu. (2) Chủ động quy hoạch, thiết lập VT, CSĐG đủ điều kiện cấp mã số, thúc đẩy và kiểm soát chặt chẽ liên kết giữa người dân và đơn vị xuất khẩu để bảo đảm quyền lợi cho các bên. (3) Bố trí nguồn lực để thực hiện tốt công tác thiết lập và quản lý mã số VT và CSĐG. Tùy thuộc vào tình hình cụ thể của địa phương để chủ động tổ chức thực hiện, giao cơ quan chuyên ngành về bảo vệ và kiểm dịch thực vật cấp tỉnh là cơ quan đầu mối triển khai. (4) Tăng cường tuyên truyền, tập huấn cho người dân, doanh nghiệp trên địa bàn về quy định cũng như các giải pháp kỹ thuật liên quan để bảo đảm thực hiện đúng các quy định của nước nhập khẩu. (5) Chủ động thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện cấp, quản lý mã số vùng trồng trên địa bàn tỉnh, thành phố. Báo cáo ngay về Cục BVTV trong trường hợp phát hiện các trường hợp vi phạm, gian lận về mã số VT, CSĐG. (6) Phối hợp với Cục BVTV trong việc giải quyết các trường hợp không tuân thủ theo thông báo của nước nhập khẩu; thực hiện kiểm tra thực tế (trực tiếp hoặc trực tuyến) định kỳ hoặc đột xuất theo yêu cầu của nước nhập khẩu. Lưu ý: Các hướng dẫn, chỉ đạo liên quan đến mã số vùng trồng và cơ sở đóng gói xuất khẩu trước đây không còn hiệu lực kể từ Công văn 1776/BNN-BVTV được ban hành.
Thủ tục cấp Quyết định công nhận lưu hành giống cây trồng
Chính phủ ban hành Nghị định 94/2019/NĐ-CP hướng dẫn Luật Trồng trọt về giống cây trồng và canh tác, dưới đây là hồ sơ, trình tự, thủ tục, thẩm quyền cấp, cấp lại, gia hạn, đình chỉ, phục hồi, hủy bỏ Quyết định công nhận lưu hành giống cây trồng và Quyết định công nhận lưu hành đặc cách giống cây trồng. 1. Quyết định công nhận lưu hành giống cây trồng cần có những hồ sơ, thủ tục nào? Điều 4 Nghị định 94/2019/NĐ-CP hồ sơ đề nghị cấp Quyết định công nhận lưu hành giống cây trồng: - Văn bản đề nghị cấp Quyết định công nhận lưu hành giống cây trồng theo Mẫu số 01.CN Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định 94/2019/NĐ-CP. - Kết quả khảo nghiệm tính khác biệt, tính đồng nhất, tính ổn định của giống cây trồng đề nghị công nhận lưu hành. - Kết quả khảo nghiệm giá trị canh tác, giá trị sử dụng của giống cây trồng. - Quy trình canh tác của giống do tổ chức, cá nhân đứng tên đăng ký cấp Quyết định công nhận lưu hành giống cây trồng biên soạn. - Bản công bố các thông tin về giống cây trồng do tổ chức, cá nhân đứng tên đăng ký cấp Quyết định công nhận lưu hành giống cây trồng biên soạn theo Mẫu số 02.CN Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định 94/2019/NĐ-CP. Hồ sơ đề nghị cấp lại Quyết định công nhận lưu hành giống cây trồng: - Văn bản đề nghị cấp lại Quyết định công nhận lưu hành giống cây trồng theo Mẫu số 03.CN Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định 94/2019/NĐ-CP. - Tài liệu chứng minh nội dung thay đổi đối với trường hợp thay đổi thông tin có liên quan đến tổ chức, cá nhân trong Quyết định công nhận lưu hành giống cây trồng. Hồ sơ đề nghị gia hạn Quyết định công nhận lưu hành giống cây trồng: - Văn bản đề nghị gia hạn Quyết định công nhận lưu hành giống cây trồng theo Mẫu số 04.CN Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định 94/2019/NĐ-CP. - Kết quả khảo nghiệm có kiểm soát quy định tại điểm a khoản 2 Điều 18 của Luật Trồng trọt thực hiện trong vòng một năm tính đến thời điểm nộp hồ sơ gia hạn Quyết định công nhận lưu hành giống cây trồng. Trình tự, thủ tục, thẩm quyền cấp, cấp lại, gia hạn Quyết định công nhận lưu hành giống cây trồng: - Trình tự, thủ tục, thẩm quyền cấp Quyết định công nhận lưu hành giống cây trồng: Tổ chức, cá nhân gửi hồ sơ đến Cục Trồng trọt. Trong thời gian 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Cục Trồng trọt thẩm định hồ sơ, cấp Quyết định công nhận lưu hành giống cây trồng theo Mẫu số 05.CN Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định 94/2019/NĐ-CP và đăng tải Quyết định, các tài liệu kèm theo trên cổng thông tin điện tử của Cục Trồng trọt. Trường hợp không cấp phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do. Giống cây trồng được phép lưu hành, kể từ ngày ký Quyết định công nhận lưu hành. - Trình tự, thủ tục, thẩm quyền cấp lại Quyết định công nhận lưu hành giống cây trồng: Tổ chức, cá nhân gửi hồ sơ đến Cục Trồng trọt. Trong thời gian 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Cục Trồng trọt cấp lại Quyết định công nhận lưu hành giống cây trồng theo Mẫu số 06.CN Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định 94/2019/NĐ-CP và đăng tải Quyết định, các tài liệu kèm theo trên cổng thông tin điện tử của Cục Trồng trọt. Trường hợp không cấp lại phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do. - Trình tự, thủ tục, thẩm quyền gia hạn Quyết định công nhận lưu hành giống cây trồng: Trong thời hạn 06 tháng trước khi Quyết định công nhận lưu hành hết hiệu lực, tổ chức, cá nhân gửi hồ sơ đến Cục Trồng trọt. Trong thời gian 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Cục Trồng trọt cấp Quyết định gia hạn công nhận lưu hành giống cây trồng theo Mẫu số 07.CN Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định 94/2019/NĐ-CP và đăng tải Quyết định, các tài liệu kèm theo trên cổng thông tin điện tử của Cục Trồng trọt. Trường hợp không gia hạn phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do. Trường hợp tổ chức, cá nhân không nộp hồ sơ đăng ký gia hạn theo quy định tại khoản 3 Điều 4 Nghị định 94/2019/NĐ-CP thì thực hiện theo quy định tại khoản 1 và điểm a khoản 4 Điều 4 Nghị định 94/2019/NĐ-CP. Đình chỉ hiệu lực Quyết định công nhận lưu hành giống cây trồng Khi tiếp nhận thông tin về giống cây trồng quy định tại khoản 5 Điều 15 Luật Trồng trọt, Cục Trồng trọt tổ chức thẩm tra thông tin và ban hành Quyết định đình chỉ lưu hành giống cây trồng khi có đủ bằng chứng vi phạm; đăng tải Quyết định trên cổng thông tin điện tử của Cục Trồng trọt. Phục hồi Quyết định công nhận lưu hành giống cây trồng Giống cây trồng sau khi khắc phục được các vi phạm quy định tại khoản 5 Điều 15 Luật Trồng trọt và được tổ chức khảo nghiệm xác nhận, tổ chức, cá nhân gửi văn bản đề nghị Cục Trồng trọt phục hồi Quyết định công nhận lưu hành giống cây trồng. Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị, Cục Trồng trọt tổ chức thẩm định và thông báo việc phục hồi Quyết định công nhận lưu hành giống cây trồng; đăng tải thông tin trên cổng thông tin điện tử của Cục Trồng trọt. Trường hợp không phục hồi hiệu lực phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do. Hủy bỏ Quyết định công nhận lưu hành giống cây trồng - Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận thông tin vi phạm quy định tại điểm a, d, đ khoản 7 Điều 15 Luật Trồng trọt, Cục Trồng trọt tổ chức thẩm định thông tin và ban hành Quyết định hủy bỏ Quyết định công nhận lưu hành giống cây trồng theo Mẫu số 08.CN Phụ lục II ban hành kèm Nghị định 94/2019/NĐ-CP; đăng tải Quyết định trên cổng thông tin điện tử của Cục Trồng trọt. - Trường hợp tiếp nhận thông tin quy định tại điểm b khoản 7 Điều 15 Luật Trồng trọt, Cục Trồng trọt tổ chức thẩm tra thông tin và ban hành Quyết định hủy bỏ Quyết định công nhận lưu hành giống cây trồng khi có đủ bằng chứng vi phạm; đăng tải Quyết định trên cổng thông tin điện tử của Cục Trồng trọt. 2. Quyết định công nhận lưu hành đặc cách giống cây trồng cần có những hồ sơ, thủ tục nào? Điều 5 Nghị định 94/2019/NĐ-CP hồ sơ đề nghị cấp, cấp lại Quyết định công nhận lưu hành đặc cách giống cây trồng: - Văn bản đề nghị công nhận lưu hành đặc cách giống cây trồng của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn theo Mẫu số 01.ĐC Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định 94/2019/NĐ-CP. - Bản mô tả đặc tính của giống và hiện trạng sử dụng theo Mẫu số 02.ĐC Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định 94/2019/NĐ-CP. - Biên bản nộp mẫu lưu. - Trường hợp cấp lại phải có văn bản đề nghị cấp lại theo Mẫu số 03.ĐC Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định 94/2019/NĐ-CP. Trình tự, thủ tục, thẩm quyền cấp, cấp lại Quyết định công nhận lưu hành đặc cách giống cây trồng: - Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Cục Trồng trọt tổ chức thẩm định hồ sơ và cấp Quyết định công nhận lưu hành đặc cách giống cây trồng theo Mẫu số 04.ĐC Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định 94/2019/NĐ-CP. Trường hợp không cấp phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do. - Quyết định công nhận lưu hành đặc cách giống cây trồng được cấp lại trong trường hợp bị mất hoặc hư hỏng. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị cấp lại Quyết định công nhận lưu hành đặc cách giống cây trồng theo Mẫu số 03.ĐC Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định 94/2019/NĐ-CP, Cục Trồng trọt cấp lại Quyết định công nhận lưu hành đặc cách giống cây trồng theo Mẫu số 05.ĐC Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định 94/2019/NĐ-CP. Trường hợp không cấp lại phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do. Trình tự, thủ tục, thẩm quyền hủy bỏ Quyết định công nhận lưu hành đặc cách giống cây trồng Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận thông tin vi phạm quy định tại khoản 7 Điều 15 Luật Trồng trọt, Cục Trồng trọt tổ chức thẩm định thông tin và ban hành Quyết định hủy bỏ Quyết định công nhận lưu hành đặc cách giống cây trồng theo Mẫu số 06.ĐC Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định 94/2019/NĐ-CP; đăng tải Quyết định trên cổng thông tin điện tử của Cục Trồng trọt. Như vậy, trên đây là nội dung hồ sơ, trình tự, thủ tục, thẩm quyền cấp, cấp lại, gia hạn, đình chỉ, phục hồi, hủy bỏ Quyết định công nhận lưu hành giống cây trồng và Quyết định công nhận lưu hành đặc cách giống cây trồng theo Nghị định 94/2019/NĐ-CP.
Phạt tiền đối với những hành vi vi phạm trong sản xuất và xuất khẩu giống cây trồng
Chính phủ ban hành Nghị định 31/2023/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về Trồng trọt, dưới đây là nội dung chính về xử lý vi phạm quy định về sản xuất và xuất khẩu giống cây trồng. 1. Vi phạm quy định về sản xuất giống cây trồng được xử lý như thế nào? Điều 10 Nghị định 31/2023/NĐ-CP phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi sản xuất giống cây trồng không thuộc loài cây trồng chính nhằm mục đích buôn bán nhưng chưa tự công bố lưu hành hoặc chưa được cấp Quyết định công nhận lưu hành hoặc Quyết định công nhận giống cây trồng mới hoặc Quyết định công nhận đặc cách hoặc chưa được ủy quyền của tổ chức, cá nhân có giống cây trồng đã tự công bố lưu hành hoặc đã có Quyết định công nhận lưu hành hoặc Quyết định công nhận giống cây trồng mới. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây: - Sản xuất giống cây trồng thuộc loài cây trồng chính nhằm mục đích buôn bán không đúng nội dung trong Quyết định công nhận lưu hành hoặc Quyết định công nhận giống cây trồng mới hoặc Quyết định công nhận lưu hành đặc cách giống cây trồng; - Sản xuất giống cây trồng khi chưa có hoặc chưa thuê địa điểm, cơ sở hạ tầng, trang thiết bị theo tiêu chuẩn quốc gia về phương pháp sản xuất giống cây trồng hoặc tiêu chuẩn cơ sở trong trường hợp không có tiêu chuẩn quốc gia. Phạt tiền đối với hành vi sản xuất giống cây ăn quả lâu năm, cây công nghiệp lâu năm bằng phương pháp vô tính không lấy vật liệu nhân giống của cây đầu dòng hoặc vườn cây đầu dòng đã được cấp Quyết định công nhận, cụ thể như sau: - Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với hành vi sản xuất lô giống có số lượng dưới 500 cây giống; - Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi sản xuất lô giống có số lượng từ 500 cây đến dưới 1.000 cây giống; - Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi sản xuất lô giống có số lượng từ 1.000 cây đến dưới 2.000 cây giống; - Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi sản xuất lô giống có số lượng từ 2.000 cây đến dưới 3.000 cây giống; - Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với hành vi sản xuất lô giống có số lượng từ 3.000 cây đến dưới 5.000 cây giống; - Phạt tiền từ 25.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi sản xuất lô giống có số lượng từ 5.000 cây giống trở lên. Phạt tiền đối với hành vi sản xuất giống cây trồng thuộc loài cây trồng chính nhằm mục đích buôn bán nhưng chưa được cấp Quyết định công nhận lưu hành hoặc Quyết định công nhận giống cây trồng mới hoặc Quyết định công nhận lưu hành đặc cách hoặc chưa được ủy quyền của tổ chức, cá nhân có giống cây trồng đã được cấp Quyết định công nhận lưu hành hoặc Quyết định công nhận giống cây trồng mới, cụ thể như sau: - Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với lượng giống sản xuất có giá trị dưới 50.000.000 đồng hoặc thu lợi bất hợp pháp dưới 15.000.000 đồng; - Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với lượng giống sản xuất có giá trị từ 50.000.000 đồng đến dưới 75.000.000 đồng hoặc thu lợi bất hợp pháp từ 15.000.000 đồng đến dưới 25.000.000 đồng; - Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với lượng giống sản xuất có giá trị từ 75.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng hoặc thu lợi bất hợp pháp từ 25.000.000 đồng đến dưới 35.000.000 đồng; - Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với lượng giống sản xuất có giá trị từ 100.000.000 đồng đến dưới 125.000.000 đồng hoặc thu lợi bất hợp pháp từ 35.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng; - Phạt tiền từ 25.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với lượng giống sản xuất có giá trị từ 125.000.000 đồng đến dưới 150.000.000 đồng hoặc thu lợi bất hợp pháp từ 50.000.000 đồng đến dưới 65.000.000 đồng; - Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 35.000.000 đồng đối với lượng giống sản xuất có giá trị từ 150.000.000 đồng đến dưới 175.000.000 đồng hoặc thu lợi bất hợp pháp từ 65.000.000 đồng đến dưới 80.000.000 đồng; - Phạt tiền từ 35.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với lượng giống sản xuất có giá trị từ 175.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng hoặc thu lợi bất hợp pháp từ 80.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng; - Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với lượng giống sản xuất có giá trị từ 200.000.000 đồng trở lên hoặc thu lợi bất hợp pháp từ 100.000.000 đồng trở lên khi cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng có một trong các quyết định không khởi tố vụ án hình sự, quyết định hủy bỏ quyết định khởi tố vụ án hình sự, quyết định đình chỉ điều tra, quyết định đình chỉ vụ án, quyết định đình chỉ vụ án đối với bị can, miễn trách nhiệm hình sự theo bản án. Hình thức xử phạt bổ sung: Tước quyền sử dụng Quyết định công nhận lưu hành giống cây trồng hoặc Quyết định công nhận giống cây trồng mới từ 03 tháng đến 06 tháng đối với tổ chức, cá nhân có hành vi quy định tại điểm a khoản 2 Điều 10 Nghị định 31/2023/NĐ-CP. Biện pháp khắc phục hậu quả: - Buộc tiêu hủy giống cây trồng đối với hành vi quy định tại các khoản 3 và 4 Điều 10 Nghị định 31/2023/NĐ-CP; - Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi quy định tại Điều 10 Nghị định 31/2023/NĐ-CP. 2. Vi phạm quy định về buôn bán giống cây trồng được xử lý như thế nào? Điều 11 Nghị định 31/2023/NĐ-CP phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi sau đây: - Buôn bán giống cây trồng không thuộc loài cây trồng chính mà không có thông tin tự công bố lưu hành giống cây trồng hợp lệ theo quy định của pháp luật về trồng trọt; - Buôn bán giống cây trồng nhưng không thông báo cho Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nơi buôn bán giống cây trồng những thông tin về địa chỉ giao dịch, tên tổ chức, cá nhân hoặc người đại diện hợp pháp, điện thoại liên hệ. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi buôn bán giống cây trồng (trừ giống cây công nghiệp, cây ăn quả lâu năm) không có hồ sơ bảo đảm truy xuất nguồn gốc lô giống cây trồng, hồ sơ chất lượng lô giống cây trồng theo quy định. Phạt tiền đối với hành vi buôn bán giống cây công nghiệp, cây ăn quả lâu năm không có hồ sơ bảo đảm truy xuất nguồn gốc lô giống cây trồng, hồ sơ chất lượng lô giống cây trồng theo quy định, cụ thể như sau: - Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với hành vi buôn bán lô giống có số lượng dưới 100 cây giống; - Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi buôn bán lô giống có số lượng từ 100 cây đến dưới 200 cây giống; - Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với hành vi buôn bán lô giống có số lượng từ 200 cây đến dưới 500 cây giống; - Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi buôn bán lô giống có số lượng từ 500 cây giống trở lên. Phạt tiền đối với hành vi buôn bán giống cây trồng hết hạn sử dụng, cụ thể như sau: - Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với lô giống cây trồng có giá trị dưới 5.000.000 đồng; - Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với lô giống cây trồng có giá trị từ 5.000.000 đồng đến dưới 10.000.000 đồng; - Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với lô giống cây trồng có giá trị từ 10.000.000 đồng đến dưới 20.000.000 đồng; - Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với lô giống cây trồng có giá trị từ 20.000.000 đồng đến dưới 30.000.000 đồng; - Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với lô giống cây trồng có giá trị từ 30.000.000 đồng đến dưới 40.000.000 đồng; - Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với lô giống cây trồng có giá trị từ 40.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng; - Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với lô giống cây trồng có giá trị từ 50.000.000 đồng đến dưới 70.000.000 đồng; - Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với lô giống cây trồng có giá trị từ 70.000.000 đồng trở lên. Phạt tiền đối với hành vi buôn bán giống cây trồng thuộc loài cây trồng chính nhưng chưa được cấp Quyết định công nhận lưu hành giống cây trồng hoặc Quyết định công nhận giống cây trồng mới hoặc chưa có Quyết định công nhận lưu hành đặc cách giống cây trồng, cụ thể như sau: - Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với lượng giống buôn bán có giá trị dưới 50.000.000 đồng hoặc thu lợi bất hợp pháp dưới 15.000.000 đồng; - Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với lượng giống buôn bán có giá trị từ 50.000.000 đồng đến dưới 75.000.000 đồng hoặc thu lợi bất hợp pháp từ 15.000.000 đồng đến dưới 25.000.000 đồng; - Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với lượng giống buôn bán có giá trị từ 75.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng hoặc thu lợi bất hợp pháp từ 25.000.000 đồng đến dưới 35.000.000 đồng; - Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với lượng giống buôn bán có giá trị từ 100.000.000 đồng đến dưới 125.000.000 đồng hoặc thu lợi bất hợp pháp từ 35.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng; - Phạt tiền từ 25.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với lượng giống buôn bán có giá trị từ 125.000.000 đồng đến dưới 150.000.000 đồng hoặc thu lợi bất hợp pháp từ 50.000.000 đồng đến dưới 65.000.000 đồng; - Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 35.000.000 đồng đối với lượng giống buôn bán có giá trị từ 150.000.000 đồng đến dưới 175.000.000 đồng hoặc thu lợi bất hợp pháp từ 65.000.000 đồng đến dưới 80.000.000 đồng; - Phạt tiền từ 35.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với lượng giống buôn bán có giá trị từ 175.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng hoặc thu lợi bất hợp pháp từ 80.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng; - Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với lượng giống buôn bán có giá trị từ 200.000.000 đồng trở lên hoặc thu lợi bất hợp pháp từ 100.000.000 đồng trở lên khi cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng có một trong các quyết định không khởi tố vụ án hình sự, quyết định hủy bỏ quyết định khởi tố vụ án hình sự, quyết định đình chỉ điều tra, quyết định đình chỉ vụ án, quyết định đình chỉ vụ án đối với bị can, miễn trách nhiệm hình sự theo bản án. Hình thức xử phạt bổ sung: Tước quyền sử dụng Quyết định công nhận lưu hành giống cây trồng hoặc Quyết định công nhận giống cây trồng mới từ 03 tháng đến 06 tháng đối với hành vi quy định tại khoản 2 và 3 Điều 11 Nghị định 31/2023/NĐ-CP trong trường hợp tổ chức, cá nhân được cấp Quyết định công nhận lưu hành giống cây trồng hoặc Quyết định công nhận giống cây trồng mới thực hiện việc buôn bán giống cây trồng thuộc loài cây trồng chính. Biện pháp khắc phục hậu quả: - Buộc chuyển đổi mục đích sử dụng giống cây trồng đối với hành vi quy định tại khoản 4 Điều 11 Nghị định 31/2023/NĐ-CP; trường hợp giống cây trồng không thể chuyển đổi mục đích sử dụng thì buộc tiêu hủy; - Buộc tiêu hủy giống cây trồng đối với hành vi quy định tại khoản 5 Điều 11 Nghị định 31/2023/NĐ-CP; - Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện các hành vi quy định tại Điều 11 Nghị định 31/2023/NĐ-CP. Như vậy, trên đây là nội dung về xử lý vi phạm quy định về sản xuất và xuất khẩu giống cây trồng được quy định theo Nghị định 31/2023/NĐ-CP.
Bộ NN&PTNT phân cấp cho địa phương cấp và quản lý mã số vùng trồng, cơ sở đóng gói
Ngày 23/3/2023, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn ban hành Công văn 1776/BNN-BVTV về việc cấp và quản lý mã số vùng trồng, cơ sở đóng gói nông sản phục vụ xuất khẩu. Trong thời gian hoàn tất các hướng dẫn theo Điều 64 Luật Trồng trọt và để góp phần tăng cường hiệu quả công tác quản lý mã số vùng trồng phục vụ xuất khẩu, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn yêu cầu Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh, thành phố giao nhiệm vụ và chỉ đạo cơ quan chuyên môn về bảo vệ và kiểm dịch thực vật tại địa phương, cụ thể : (1) Thực hiện và chịu trách nhiệm toàn bộ việc thiết lập, kiểm tra thực tế, hoàn thiện hồ sơ, cấp mã số và bảo đảm duy trì các điều kiện kỹ thuật đối với các mã số vùng trồng (VT), cơ sở đóng gói (CSĐG) đã cấp. Trong đó, toàn bộ các thông tin về diện tích, sản lượng, sự đồng thuận các hộ nông dân tham gia vào vùng trồng cũng như các điều kiện kỹ thuật khác phải được các cơ quan chuyên môn địa phương kiểm tra, xem xét đầy đủ trước khi gửi báo cáo về Cục BVTV. Theo đó, cơ quan chuyên môn địa phương lưu trữ và chịu trách nhiệm về tính chính xác, phù hợp của hồ sơ. Trường hợp xuất khẩu, các địa phương rà soát các mã số đã cấp, đối chiếu với quy định của nước nhập khẩu và tập hợp danh sách báo cáo về Cục Bảo vệ thực vật để gửi nước nhập khẩu để được nước nhập khẩu phê duyệt hoặc cấp mã số. Nước nhập khẩu có thể tiến hành kiểm tra trực tiếp hoặc trực tuyến trước khi phê duyệt và cấp mã số cho các vùng trồng, cơ sở đóng gói này. Giải quyết ngay các hồ sơ đề nghị của chủ sở hữu hoặc người đại diện vùng trồng, cơ sở đóng gói trên cơ sở tuân thủ đúng quy định, minh bạch, trách nhiệm. Trong trường hợp chưa đạt yêu cầu, phải có hướng dẫn cụ thể, rõ ràng, tránh để người dân, doanh nghiệp đi lại nhiều lần. Đồng thời, thực hiện giám sát định kỳ các VT, CSĐG đã được cấp mã số theo đúng hướng dẫn và quy định của nước nhập khẩu, đảm bảo các VT, CSĐG này luôn luôn duy trì được tình trạng đáp ứng yêu cầu của nước nhập khẩu. Tần suất giám sát là tối thiểu một lần/năm, đối với VT thì thực hiện giám sát trước vụ thu hoạch. Báo cáo kết quả giám sát hàng quý về Cục BVTV. Bên cạnh đó, cần thu hồi mã số đã cấp với các VT, CSĐG không đáp ứng quy định của nước nhập khẩu hoặc theo yêu cầu của nước nhập khẩu hoặc phát hiện vi phạm quy định về kiểm dịch thực vật, an toàn thực phẩm nhiều lần hoặc phát hiện gian lận, tranh chấp trong sử dụng mã số. Cập nhật đầy đủ thông tin trên cơ sở dữ liệu quốc gia về VT và CSĐG xuất khẩu, hướng dẫn người dân, doanh nghiệp sử dụng phần mềm Nhật ký đồng ruộng, phần mềm Quản lý cơ sở đóng gói để cập nhật đầy đủ các thông tin theo yêu cầu của nước nhập khẩu. (2) Chủ động quy hoạch, thiết lập VT, CSĐG đủ điều kiện cấp mã số, thúc đẩy và kiểm soát chặt chẽ liên kết giữa người dân và đơn vị xuất khẩu để bảo đảm quyền lợi cho các bên. (3) Bố trí nguồn lực để thực hiện tốt công tác thiết lập và quản lý mã số VT và CSĐG. Tùy thuộc vào tình hình cụ thể của địa phương để chủ động tổ chức thực hiện, giao cơ quan chuyên ngành về bảo vệ và kiểm dịch thực vật cấp tỉnh là cơ quan đầu mối triển khai. (4) Tăng cường tuyên truyền, tập huấn cho người dân, doanh nghiệp trên địa bàn về quy định cũng như các giải pháp kỹ thuật liên quan để bảo đảm thực hiện đúng các quy định của nước nhập khẩu. (5) Chủ động thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện cấp, quản lý mã số vùng trồng trên địa bàn tỉnh, thành phố. Báo cáo ngay về Cục BVTV trong trường hợp phát hiện các trường hợp vi phạm, gian lận về mã số VT, CSĐG. (6) Phối hợp với Cục BVTV trong việc giải quyết các trường hợp không tuân thủ theo thông báo của nước nhập khẩu; thực hiện kiểm tra thực tế (trực tiếp hoặc trực tuyến) định kỳ hoặc đột xuất theo yêu cầu của nước nhập khẩu. Lưu ý: Các hướng dẫn, chỉ đạo liên quan đến mã số vùng trồng và cơ sở đóng gói xuất khẩu trước đây không còn hiệu lực kể từ Công văn 1776/BNN-BVTV được ban hành.