Luật Thủ đô: Bổ sung việc phân cấp, ủy quyền của Chính phủ, Thủ tướng
Ngày 28/6/2024, Luật Thủ đô (sửa đổi) được Quốc hội thông qua với 462/470 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành. Ngày 28/5, Quốc hội đã thảo luận tại Hội trường về dự án Luật Thủ đô (sửa đổi). Tại phiên họp, có 26 lượt ý kiến phát biểu và 7 vị đại biểu Quốc hội gửi ý kiến tham gia bằng văn bản. Luật Thủ đô (sửa đổi) được thông qua gồm 7 Chương với 54 Điều, quy định rõ vị trí, vai trò của Thủ đô; chính sách, trách nhiệm xây dựng, phát triển, quản lý và bảo vệ Thủ đô. Luật có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2025, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 54 có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2025. Theo đó, Thủ đô nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Hà Nội. Thủ đô là trung tâm chính trị - hành chính quốc gia, nơi đặt trụ sở của các cơ quan Trung ương của Đảng, Nhà nước và các tổ chức chính trị - xã hội, cơ quan đại diện ngoại giao, tổ chức quốc tế; là thành phố trực thuộc Trung ương, là đô thị loại đặc biệt, là trung tâm lớn về kinh tế, văn hóa, giáo dục, đào tạo, khoa học và công nghệ và hội nhập quốc tế của cả nước. Trong đó, Luật quy định chính quyền địa phương ở thành phố Hà Nội, huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc thành phố, xã, thị trấn là cấp chính quyền địa phương gồm HĐND và UBND; chính quyền địa phương ở phường tại Hà Nội là UBND phường. Như vậy, Luật đã luật hóa quy định không tổ chức HĐND cấp phường được quy định trong Nghị quyết 97/2019/QH14 của Quốc hội về thí điểm tổ chức mô hình chính quyền đô thị tại thành phố Hà Nội. (1) Biện pháp bảo đảm trật tự an toàn xã hội Theo Điều 33 Luật Thủ đô nêu rõ về biện pháp bảo đảm trật tự an toàn xã hội, cụ thể: HĐND thành phố được quy định mức tiền phạt cao hơn nhưng không quá 2 lần mức tiền phạt chung do Chính phủ quy định trong lĩnh vực văn hóa, quảng cáo, đất đai, xây dựng, phòng cháy, chữa cháy, an toàn thực phẩm, giao thông đường bộ, bảo vệ môi trường, an ninh, trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn Thành phố. Người có thẩm quyền phạt tiền đối với các hành vi vi phạm hành chính do Chính phủ quy định trong các lĩnh vực quy định tại điểm a khoản này có thẩm quyền xử phạt tương ứng với mức tiền phạt cao hơn do Hội đồng nhân dân Thành phố quy định đối với các hành vi vi phạm trong lĩnh vực đó. Trong trường hợp thật cần thiết để bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn Thành phố, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp được áp dụng biện pháp yêu cầu ngừng cung cấp dịch vụ điện, nước đối với công trình xây dựng sai quy hoạch, xây dựng không có giấy phép hoặc sai giấy phép xây dựng; công trình xây dựng sai với thiết kế xây dựng được phê duyệt. (2) Phân cấp, ủy quyền giữa các cấp chính quyền của thành phố Hà Nội Đồng thời, cùng với quy định về việc phân cấp, ủy quyền giữa các cấp chính quyền của thành phố Hà Nội, Luật đã bổ sung quy định về việc phân cấp, ủy quyền của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, bộ, ngành cho các cơ quan của thành phố Hà Nội để cụ thể hóa chủ trương đẩy mạnh phân cấp, ủy quyền tại Điều 49, Điều 50 Luật Thủ đô. Xem thêm chi tiết tại Luật Thủ đô có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2025. Riêng khoản 2 Điều 54 có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2025.
Thủ tục đăng ký thường trú tại Hà Nội
Luật sư trú 2006 ghi nhận công dân có quyền tự do cư trú theo quy định. Tuy nhiên để bảo đảm các mục đích và yêu cầu quản lý cũng như nhiệm vụ xây dựng, phát triển kinh tế, xã hội, củng cố quốc phòng, an ninh, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội thì khi tiến hành đăng ký thường trú tại các thành phố trực thuộc trung ương, người dân cần tuân thủ một số nguyên tắc nhất định, đặc biệt là việc đăng ký trên địa bàn TP. Hà Nội. Sau đây là một số điểm cần lưu ý. 1. Điều kiện đăng ký thường trú tại khu vực ngoại thành Căn cứ vào quy định tại Khoản 3 Điều 19 Luật Thủ đô, việc đăng ký thường trú tại khu vực ngoại thành được thực hiện theo quy định pháp luật về cư trú. Theo đó, các trường hợp được đăng ký thường trú tại khu vực ngoại thành Hà Nội bao gồm: a. Có chỗ ở hợp pháp và đã tạm trú liên tục tại thành phố đó từ một năm trở lên. Trường hợp chỗ ở hợp pháp do thuê, mượn, ở nhờ của cá nhân thì phải được người cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ đồng ý bằng văn bản; b. Được người có sổ hộ khẩu đồng ý cho nhập vào sổ hộ khẩu của mình nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây: Vợ về ở với chồng; chồng về ở với vợ; con về ở với cha, mẹ; cha, mẹ về ở với con; Người hết tuổi lao động, nghỉ hưu, nghỉ mất sức, nghỉ thôi việc chuyển về ở với anh, chị, em ruột; Người tàn tật, mất khả năng lao động, người bị bệnh tâm thần hoặc bệnh khác làm mất khả năng nhận thức, khả năng điều khiển hành vi về ở với anh, chị, em ruột, cô, dì, chú, bác, cậu ruột, người giám hộ; Người chưa thành niên không còn cha, mẹ hoặc còn cha, mẹ nhưng cha, mẹ không có khả năng nuôi dưỡng về ở với ông, bà nội, ngoại, anh, chị, em ruột, cô, dì, chú, bác, cậu ruột, người giám hộ; Người thành niên độc thân về sống với ông, bà nội, ngoại; b. Được điều động, tuyển dụng đến làm việc tại cơ quan, tổ chức hưởng lương từ ngân sách nhà nước hoặc theo chế độ hợp đồng không xác định thời hạn và có chỗ ở hợp pháp. Trường hợp chỗ ở hợp pháp do thuê, mượn, ở nhờ của cá nhân thì phải được người cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ đồng ý bằng văn bản; c. Trước đây đã đăng ký thường trú tại thành phố trực thuộc trung ương, nay trở về thành phố đó sinh sống tại chỗ ở hợp pháp của mình. Trường hợp chỗ ở hợp pháp do thuê, mượn, ở nhờ của cá nhân thì phải được người cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ đồng ý bằng văn bản. (Điều 20, Luật cư trú 2013) Ngoài ra, đối với trường hợp đăng ký thường trú vào chỗ ở hợp pháp do thuê, mượn, ở nhờ của cá nhân, tổ chức thì phải có đủ các điều kiện: bảo đảm điều kiện về diện tích bình quân theo quy định của Hội đồng nhân dân thành phố; có xác nhận của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn về điều kiện diện tích bình quân; được người cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ đồng ý bằng văn bản. 2. Điều kiện đăng ký thường trú tại khu vực nội thành Căn cứ vào Khoản 3 Điều 19 Luật Thủ đô, các trường hợp được đăng ký thường trú ở nội thành gồm: "a) Các trường hợp quy định tại các khoản 2, 3 và 4 Điều 20 của Luật cư trú; b) Các trường hợp không thuộc điểm a khoản này đã tạm trú liên tục tại nội thành từ 3 năm trở lên, có nhà ở thuộc sở hữu của mình hoặc nhà thuê ở nội thành của tổ chức, cá nhân có đăng ký kinh doanh nhà ở; đối với nhà thuê phải bảo đảm điều kiện về diện tích bình quân theo quy định của Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội và được sự đồng ý bằng văn bản của tổ chức, cá nhân có nhà cho thuê cho đăng ký thường trú vào nhà thuê." Như vậy, các trường hợp đăng ký thường trú tại nội thành và ngoại thành Hà Nội khá tương đồng trừ trường hợp công dân không thuộc các trường hợp nhập vào sổ hộ khẩu, được điều động đến làm việc tại cơ quan, tổ chức hưởng lương từ ngân sách nhà nước và trường hợp trở về sinh sống tại chỗ ở hợp pháp của mình. Theo đó, nếu không thuộc các trường hợp này, công dân phải tạm trú liên tục tại khu vực nội thành từ 3 năm trở lên, có nhà ở thuộc sở hữu của mình hoặc nhà thuê ở nội thành của tổ chức, cá nhân có đăng ký kinh doanh nhà ở; .... 3. Thủ tục đăng ký thường trú Công dân khi đáp ứng đủ các điều kiện nêu trên có thể đến cơ quan Công an huyện, quận để tiến hành đăng ký thường trú tại Hà nội. Hồ sơ đăng ký thường trú bao gồm: a. Phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu; bản khai nhân khẩu; b. Giấy chuyển hộ khẩu theo quy định; c. Giấy tờ và tài liệu chứng minh chỗ ở hợp pháp. Đối với trường hợp chuyển đến thành phố trực thuộc Trung ương phải có thêm tài liệu chứng minh thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 20 của Luật Cư trú. Sổ hộ khẩu sẽ được cấp trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ; trường hợp không cấp, Cơ quan Công an phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do. Việc đăng ký hộ khẩu tại Hà Nội là quyền của người dân, tuy nhiên để được cấp sổ hộ khẩu, còn cần đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định cũng như phải phù hợp với chính sách quản lý của Nhà nước.
Luật Thủ đô: Bổ sung việc phân cấp, ủy quyền của Chính phủ, Thủ tướng
Ngày 28/6/2024, Luật Thủ đô (sửa đổi) được Quốc hội thông qua với 462/470 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành. Ngày 28/5, Quốc hội đã thảo luận tại Hội trường về dự án Luật Thủ đô (sửa đổi). Tại phiên họp, có 26 lượt ý kiến phát biểu và 7 vị đại biểu Quốc hội gửi ý kiến tham gia bằng văn bản. Luật Thủ đô (sửa đổi) được thông qua gồm 7 Chương với 54 Điều, quy định rõ vị trí, vai trò của Thủ đô; chính sách, trách nhiệm xây dựng, phát triển, quản lý và bảo vệ Thủ đô. Luật có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2025, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 54 có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2025. Theo đó, Thủ đô nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Hà Nội. Thủ đô là trung tâm chính trị - hành chính quốc gia, nơi đặt trụ sở của các cơ quan Trung ương của Đảng, Nhà nước và các tổ chức chính trị - xã hội, cơ quan đại diện ngoại giao, tổ chức quốc tế; là thành phố trực thuộc Trung ương, là đô thị loại đặc biệt, là trung tâm lớn về kinh tế, văn hóa, giáo dục, đào tạo, khoa học và công nghệ và hội nhập quốc tế của cả nước. Trong đó, Luật quy định chính quyền địa phương ở thành phố Hà Nội, huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc thành phố, xã, thị trấn là cấp chính quyền địa phương gồm HĐND và UBND; chính quyền địa phương ở phường tại Hà Nội là UBND phường. Như vậy, Luật đã luật hóa quy định không tổ chức HĐND cấp phường được quy định trong Nghị quyết 97/2019/QH14 của Quốc hội về thí điểm tổ chức mô hình chính quyền đô thị tại thành phố Hà Nội. (1) Biện pháp bảo đảm trật tự an toàn xã hội Theo Điều 33 Luật Thủ đô nêu rõ về biện pháp bảo đảm trật tự an toàn xã hội, cụ thể: HĐND thành phố được quy định mức tiền phạt cao hơn nhưng không quá 2 lần mức tiền phạt chung do Chính phủ quy định trong lĩnh vực văn hóa, quảng cáo, đất đai, xây dựng, phòng cháy, chữa cháy, an toàn thực phẩm, giao thông đường bộ, bảo vệ môi trường, an ninh, trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn Thành phố. Người có thẩm quyền phạt tiền đối với các hành vi vi phạm hành chính do Chính phủ quy định trong các lĩnh vực quy định tại điểm a khoản này có thẩm quyền xử phạt tương ứng với mức tiền phạt cao hơn do Hội đồng nhân dân Thành phố quy định đối với các hành vi vi phạm trong lĩnh vực đó. Trong trường hợp thật cần thiết để bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn Thành phố, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp được áp dụng biện pháp yêu cầu ngừng cung cấp dịch vụ điện, nước đối với công trình xây dựng sai quy hoạch, xây dựng không có giấy phép hoặc sai giấy phép xây dựng; công trình xây dựng sai với thiết kế xây dựng được phê duyệt. (2) Phân cấp, ủy quyền giữa các cấp chính quyền của thành phố Hà Nội Đồng thời, cùng với quy định về việc phân cấp, ủy quyền giữa các cấp chính quyền của thành phố Hà Nội, Luật đã bổ sung quy định về việc phân cấp, ủy quyền của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, bộ, ngành cho các cơ quan của thành phố Hà Nội để cụ thể hóa chủ trương đẩy mạnh phân cấp, ủy quyền tại Điều 49, Điều 50 Luật Thủ đô. Xem thêm chi tiết tại Luật Thủ đô có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2025. Riêng khoản 2 Điều 54 có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2025.
Thủ tục đăng ký thường trú tại Hà Nội
Luật sư trú 2006 ghi nhận công dân có quyền tự do cư trú theo quy định. Tuy nhiên để bảo đảm các mục đích và yêu cầu quản lý cũng như nhiệm vụ xây dựng, phát triển kinh tế, xã hội, củng cố quốc phòng, an ninh, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội thì khi tiến hành đăng ký thường trú tại các thành phố trực thuộc trung ương, người dân cần tuân thủ một số nguyên tắc nhất định, đặc biệt là việc đăng ký trên địa bàn TP. Hà Nội. Sau đây là một số điểm cần lưu ý. 1. Điều kiện đăng ký thường trú tại khu vực ngoại thành Căn cứ vào quy định tại Khoản 3 Điều 19 Luật Thủ đô, việc đăng ký thường trú tại khu vực ngoại thành được thực hiện theo quy định pháp luật về cư trú. Theo đó, các trường hợp được đăng ký thường trú tại khu vực ngoại thành Hà Nội bao gồm: a. Có chỗ ở hợp pháp và đã tạm trú liên tục tại thành phố đó từ một năm trở lên. Trường hợp chỗ ở hợp pháp do thuê, mượn, ở nhờ của cá nhân thì phải được người cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ đồng ý bằng văn bản; b. Được người có sổ hộ khẩu đồng ý cho nhập vào sổ hộ khẩu của mình nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây: Vợ về ở với chồng; chồng về ở với vợ; con về ở với cha, mẹ; cha, mẹ về ở với con; Người hết tuổi lao động, nghỉ hưu, nghỉ mất sức, nghỉ thôi việc chuyển về ở với anh, chị, em ruột; Người tàn tật, mất khả năng lao động, người bị bệnh tâm thần hoặc bệnh khác làm mất khả năng nhận thức, khả năng điều khiển hành vi về ở với anh, chị, em ruột, cô, dì, chú, bác, cậu ruột, người giám hộ; Người chưa thành niên không còn cha, mẹ hoặc còn cha, mẹ nhưng cha, mẹ không có khả năng nuôi dưỡng về ở với ông, bà nội, ngoại, anh, chị, em ruột, cô, dì, chú, bác, cậu ruột, người giám hộ; Người thành niên độc thân về sống với ông, bà nội, ngoại; b. Được điều động, tuyển dụng đến làm việc tại cơ quan, tổ chức hưởng lương từ ngân sách nhà nước hoặc theo chế độ hợp đồng không xác định thời hạn và có chỗ ở hợp pháp. Trường hợp chỗ ở hợp pháp do thuê, mượn, ở nhờ của cá nhân thì phải được người cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ đồng ý bằng văn bản; c. Trước đây đã đăng ký thường trú tại thành phố trực thuộc trung ương, nay trở về thành phố đó sinh sống tại chỗ ở hợp pháp của mình. Trường hợp chỗ ở hợp pháp do thuê, mượn, ở nhờ của cá nhân thì phải được người cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ đồng ý bằng văn bản. (Điều 20, Luật cư trú 2013) Ngoài ra, đối với trường hợp đăng ký thường trú vào chỗ ở hợp pháp do thuê, mượn, ở nhờ của cá nhân, tổ chức thì phải có đủ các điều kiện: bảo đảm điều kiện về diện tích bình quân theo quy định của Hội đồng nhân dân thành phố; có xác nhận của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn về điều kiện diện tích bình quân; được người cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ đồng ý bằng văn bản. 2. Điều kiện đăng ký thường trú tại khu vực nội thành Căn cứ vào Khoản 3 Điều 19 Luật Thủ đô, các trường hợp được đăng ký thường trú ở nội thành gồm: "a) Các trường hợp quy định tại các khoản 2, 3 và 4 Điều 20 của Luật cư trú; b) Các trường hợp không thuộc điểm a khoản này đã tạm trú liên tục tại nội thành từ 3 năm trở lên, có nhà ở thuộc sở hữu của mình hoặc nhà thuê ở nội thành của tổ chức, cá nhân có đăng ký kinh doanh nhà ở; đối với nhà thuê phải bảo đảm điều kiện về diện tích bình quân theo quy định của Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội và được sự đồng ý bằng văn bản của tổ chức, cá nhân có nhà cho thuê cho đăng ký thường trú vào nhà thuê." Như vậy, các trường hợp đăng ký thường trú tại nội thành và ngoại thành Hà Nội khá tương đồng trừ trường hợp công dân không thuộc các trường hợp nhập vào sổ hộ khẩu, được điều động đến làm việc tại cơ quan, tổ chức hưởng lương từ ngân sách nhà nước và trường hợp trở về sinh sống tại chỗ ở hợp pháp của mình. Theo đó, nếu không thuộc các trường hợp này, công dân phải tạm trú liên tục tại khu vực nội thành từ 3 năm trở lên, có nhà ở thuộc sở hữu của mình hoặc nhà thuê ở nội thành của tổ chức, cá nhân có đăng ký kinh doanh nhà ở; .... 3. Thủ tục đăng ký thường trú Công dân khi đáp ứng đủ các điều kiện nêu trên có thể đến cơ quan Công an huyện, quận để tiến hành đăng ký thường trú tại Hà nội. Hồ sơ đăng ký thường trú bao gồm: a. Phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu; bản khai nhân khẩu; b. Giấy chuyển hộ khẩu theo quy định; c. Giấy tờ và tài liệu chứng minh chỗ ở hợp pháp. Đối với trường hợp chuyển đến thành phố trực thuộc Trung ương phải có thêm tài liệu chứng minh thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 20 của Luật Cư trú. Sổ hộ khẩu sẽ được cấp trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ; trường hợp không cấp, Cơ quan Công an phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do. Việc đăng ký hộ khẩu tại Hà Nội là quyền của người dân, tuy nhiên để được cấp sổ hộ khẩu, còn cần đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định cũng như phải phù hợp với chính sách quản lý của Nhà nước.