Năm 2024, bán hàng rong có cần đăng ký kinh doanh không?
Tôi muốn biết trong năm 2024, bán hàng rong thì có cần phải đăng ký kinh doanh hay không? Pháp luật hiện hành quy định về việc này như thế nào? (Như Ngọc – Long An). 1. Năm 2024, bán hàng rong có cần đăng ký kinh doanh không? (i) Theo khoản 1 Điều 2 Nghị định 39/2007/NĐ-CP, cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên không thuộc đối tượng phải đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật về đăng ký kinh doanh (sau đây gọi tắt là cá nhân hoạt động thương mại). (ii) Căn cứ khoản 1 Điều 3 Nghị định 39/2007/NĐ-CP thì cá nhân hoạt động thương mại là cá nhân tự mình hàng ngày thực hiện một, một số hoặc toàn bộ các hoạt động được pháp luật cho phép về mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác nhưng không thuộc đối tượng phải đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật về đăng ký kinh doanh và không gọi là “thương nhân” theo quy định của Luật Thương mại 2005. Bán hàng rong thuộc một trong các hoạt động thương mại mà cá nhân thực hiện. Cụ thể buôn bán rong (buôn bán dạo, bán hàng rong) là các hoạt động mua, bán không có địa điểm cố định (mua rong, bán rong hoặc vừa mua rong vừa bán rong), bao gồm cả việc nhận sách báo, tạp chí, văn hóa phẩm của các thương nhân được phép kinh doanh các sản phẩm này theo quy định của pháp luật để bán rong. Như vậy, bán hàng rong thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản 1 Điều 3 Nghị định 39/2007/NĐ-CP. Cụ thể, buôn bán rong, buôn bán dạo là các hoạt động mua, bán không có địa điểm cố định thì sẽ không cần phải thực hiện đăng ký kinh doanh theo quy định pháp luật hiện hành. 2. Các cá nhân hoạt động thương mại cần chú ý điều gì để đảm bảo quy định về an ninh, trật tự, vệ sinh, an toàn xã hội trong kinh doanh lưu động Theo khoản 2 Điều 7 Nghị định 39/2007/NĐ-CP, khi kinh doanh lưu động, cá nhân hoạt động thương mại phải đặt, để các phương tiện di chuyển, thiết bị, dụng cụ bán hàng và hàng hóa ngăn nắp, trật tự; phải có dụng cụ đựng rác và chất thải phù hợp. Nghiêm cấm cá nhân hoạt động thương mại thực hiện các hành vi sau đây trong hoạt động kinh doanh lưu động: (i) Đeo bám, nài ép, chèo kéo, tranh giành, gây phiền hà cho khách và có lời nói hoặc cử chỉ thô tục, bất lịch sự với khách. (ii) Tụ tập đông người hoặc dùng loa phóng thanh, chiêng, trống, còi, kèn và các phương tiện tăng âm khác cổ động, quảng cáo cho hoạt động kinh doanh lưu động mà chưa cam kết với chính quyền địa phương nơi tiến hành các hoạt động này về việc sử dụng đúng mục đích và bảo đảm trật tự và an toàn xã hội; (iii) Rao bán rong khi bán hàng rong hay rao làm dịch vụ lưu động gây ồn tại nơi công cộng và ảnh hưởng đến sự yên tĩnh chung trong khoảng thời gian từ 22 giờ tối đến 05 giờ sáng hôm sau. (iv) In, vẽ, viết lên tường; treo (chăng, dựng) cờ, băng rôn, pa nô, áp phích, biển hiệu, biển quảng cáo trái quy định của pháp luật, không phù hợp với thuần phong mỹ tục và ảnh hưởng xấu đến mỹ quan chung. (v) Sử dụng các phương tiện di chuyển, thiết bị, dụng cụ thực hiện các hoạt động thương mại không bảo đảm tiêu chuẩn kỹ thuật, an toàn, vệ sinh gây ảnh hưởng xấu đến mỹ quan chung. (vi) Đổ chất thải, phóng uế bừa bãi; vứt hoặc để các phương tiện di chuyển, thiết bị, dụng cụ thực hiện các hoạt động thương mại, bao bì và dụng cụ gói, đựng hàng khác, giấy, rác, hàng hóa, chất béo, mỡ động vật và các đồ vật khác ra đường giao thông, xuống sông, cống rãnh hoặc bất kỳ khu vực nào gây ô nhiễm môi trường, làm cản trở lưu thông, gây bất tiện cho cộng đồng. (vii) Nấu ăn hay ngủ, nghỉ ở phần đường bộ dành cho người và phương tiện tham gia giao thông; lối đi, chiếu nghỉ cầu thang nhà chung cư; nhà chờ xe buýt; nơi hoạt động văn hóa, giải trí, vui chơi công cộng làm ảnh hưởng xấu đến mỹ quan chung và trật tự, an toàn xã hội. (viii) Lợi dụng trẻ em hay người tàn tật để thực hiện các hoạt động thương mại. Theo quy định nêu trên thì cá nhân hoạt động thương mại trong hoạt động kinh doanh lưu động không được thực hiện 08 hành vi nêu trên nhằm đảm bảo thực hiện đúng quy định pháp luật hiện hành. 3. Các loại hàng hóa, dịch vụ cá nhân hoạt động thương mại không được phép kinh doanh Căn cứ khoản 1 Điều 5 Nghị định 39/2007/NĐ-CP các loại hàng hóa, dịch vụ cá nhân hoạt động thương mại không được phép kinh doanh bao gồm: (i) Hàng hóa, dịch vụ thuộc Danh mục hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh theo quy định của pháp luật. (ii) Hàng lậu, hàng giả, hàng không rõ xuất xứ, hàng quá thời hạn sử dụng, hàng không bảo đảm điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật; hàng không bảo đảm chất lượng, bao gồm hàng mất phẩm chất, hàng kém chất lượng, hàng nhiễm độc và động, thực vật bị dịch bệnh. (iii) Hàng hóa, dịch vụ thuộc Danh mục hàng hóa, dịch vụ hạn chế kinh doanh theo quy định của pháp luật. Theo quy định tại Mục 3 nêu trên thì cá nhân hoạt động thương mại được phép kinh doanh các loại hàng hóa, dịch vụ theo quy định của pháp luật, trừ các loại hàng hóa, dịch vụ nêu trên. Như vậy, bán hàng rong thuộc một trong các hoạt động thương mại mà cá nhân thực hiện không phải đăng ký kinh doanh. Tuy nhiên, cần chú ý quy định tại Mục 2 nhằm đảm bảo quy định về an ninh, trật tự, vệ sinh, an toàn xã hội trong kinh doanh lưu động và không được phép kinh doanh các loại hàng hóa, dịch vụ nêu tại Mục 3 nêu trên.
Nguồn gốc câu nói “Phi thương bất phú”? Quy định pháp luật về việc mua bán hàng hóa?
“Phi thương bất phú” có nghĩa là gì? Câu nói “Phi thương bất phú” có nguồn gốc từ đâu? Hiện nay, vấn đề buôn bán hàng hóa được pháp luật quy định như thế nào? Nguồn gốc của câu nói “Phi thương bất phú” Nhiều quan điểm cho rằng câu nói “Phi thương bất phú” là câu phát triển từ ngạn ngữ cổ đại của Trung Quốc: "无农不稳,无工不富,无商不活" (Vô nông bất ổn, vô công bất phú, vô thương bất hoạt), nghĩa là "không có nông nghiệp thì không ổn định, không có việc làm thì không thể giàu, không có buôn bán thì xã hội không hoạt động", trích Trung Quốc tục ngữ đại từ điển (bộ mới), Ôn Đoan chính chủ biên (tr.941, Thượng Hải từ thư xuất bản xã, 2011). Tuy phổ biến trong các văn bản tiếng Việt, song "Phi thương bất phú" lại có nguồn gốc từ Trung Quốc, xuất hiện trong nhiều văn bản Hán ngữ qua cách viết: 非商不富 (Fēi shāng bù fù), ví dụ trong quyển Pháp ý (法意, 1915); Nguyên phú (原富, 1931) - tập 2; Mục lục danh học (穆勒名學, 1931) của Nghiêm Phục, cả 3 quyển này đều do Thương vụ ấn thư quán xuất bản. Thành ngữ 非商不富 du nhập vào Việt Nam, được chuyển thành "Phi thương bất phú", để rồi nhiều năm sau mới thấy trong quyển Ngoại thương Việt-Nam hồi thế kỷ XVII, XVIII và đầu XIX của Thành Thế Vỹ (NXB Sử học, Hà Nội, 1961). Ý nghĩa của câu nói “Phi thương bất phú” “Phi thương” có nghĩa là không kinh doanh, buôn bán, còn “bất phú” có nghĩa là không giàu có, sung túc. Theo đó, ý nghĩa của câu nói “Phi thương bất phú” là chúng ta sẽ không thể có cuộc sống giàu sang, phú quý nếu không kinh doanh, buôn bán. Câu nói này khẳng định vai trò quan trọng của việc làm giàu bằng con đường buôn bán, kinh doanh. Hiện nay, câu nói “Phi thương bất phú” đã trở nên quen thuộc và trở thành châm ngôn sống của nhiều thế hệ người Việt Nam, đặc biệt là thế hệ trẻ. Điển hình là việc nhiều người trẻ hiện nay đã tập tành kinh doanh, buôn bán từ rất sớm. Đồng thời, nhờ sự phát triển của các trang mạng xã hội mà việc bán hàng qua các trang mạng này (hay thường được gọi với các tên “bán hàng online”) đã trở nên rất phổ biến hiện nay. Quy định của pháp luật về việc mua bán hàng hóa Việc mua bán hàng hóa được điều chỉnh bởi quy định của Bộ luật Dân sự 2015, Luật Thương mại 2005 và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan. Đơn cử một số quy định của Luật Thương mại 2005 mà các thương nhân cần biết khi thực hiện hoạt động mua bán hàng hóa: (1) Nghĩa vụ giao hàng và chứng từ liên quan đến hàng hóa của người bán (theo Điều 34 Luật Thương mại 2005): - Bên bán phải giao hàng, chứng từ theo thỏa thuận trong hợp đồng về số lượng, chất lượng, cách thức đóng gói, bảo quản và các quy định khác trong hợp đồng. - Trường hợp không có thỏa thuận cụ thể, bên bán có nghĩa vụ giao hàng và chứng từ liên quan theo quy định của Luật Thương mại 2005. (2) Địa điểm giao hàng (theo Điều 35 Luật Thương mại 2005): - Bên bán có nghĩa vụ giao hàng đúng địa điểm đã thoả thuận. - Trường hợp không có thoả thuận về địa điểm giao hàng thì địa điểm giao hàng được xác định như sau: + Trường hợp hàng hoá là vật gắn liền với đất đai thì bên bán phải giao hàng tại nơi có hàng hoá đó. + Trường hợp trong hợp đồng có quy định về vận chuyển hàng hoá thì bên bán có nghĩa vụ giao hàng cho người vận chuyển đầu tiên. + Trường hợp trong hợp đồng không có quy định về vận chuyển hàng hoá, nếu vào thời điểm giao kết hợp đồng, các bên biết được địa điểm kho chứa hàng, địa điểm xếp hàng hoặc nơi sản xuất, chế tạo hàng hoá thì bên bán phải giao hàng tại địa điểm đó. + Trong các trường hợp khác, bên bán phải giao hàng tại địa điểm kinh doanh của bên bán, nếu không có địa điểm kinh doanh thì phải giao hàng tại nơi cư trú của bên bán được xác định tại thời điểm giao kết hợp đồng mua bán. (3) Thời hạn giao hàng (theo Điều 37 Luật Thương mại 2005): - Bên bán phải giao hàng vào đúng thời điểm giao hàng đã thoả thuận trong hợp đồng. - Trường hợp chỉ có thỏa thuận về thời hạn giao hàng mà không xác định thời điểm giao hàng cụ thể thì bên bán có quyền giao hàng vào bất kỳ thời điểm nào trong thời hạn đó và phải thông báo trước cho bên mua. - Trường hợp không có thỏa thuận về thời hạn giao hàng thì bên bán phải giao hàng trong một thời hạn hợp lý sau khi giao kết hợp đồng. (4) Các chế tài trong thương mại áp dụng khi có hành vi vi phạm hợp đồng (theo Điều 292 Luật Thương mại 2005): - Buộc thực hiện đúng hợp đồng. - Phạt vi phạm. - Buộc bồi thường thiệt hại. - Tạm ngừng thực hiện hợp đồng. - Đình chỉ thực hiện hợp đồng. - Huỷ bỏ hợp đồng. - Các biện pháp khác do các bên thoả thuận không trái với nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam, điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên và tập quán thương mại quốc tế. Như vậy có thể thấy, câu nói "Phi thương bất phú" đề cao con đường làm giàu bằng việc buôn bán, kinh doanh. Bên cạnh đó, khi thực hiện việc kinh doanh, buôn bán hàng hóa; người bán cần phải tuân thủ các quy định pháp luật hiện hành có liên quan để đảm bảo giao dịch mua bán là hợp pháp và tránh bị áp dụng các chế tài xử phạt không đáng có.
“Thả con săn sắt, bắt con cá rô” nghĩa là gì? Ứng dụng trong hoạt động khuyến mại?
Ý nghĩa của câu “Thả con săn sắt, bắt con cá rô” là gì? Ứng dụng chiến lược "Thả con săn sắt, bắt con cá rô" trong hoạt động khuyến mại như thế nào? Bài viết sẽ cung cấp thông tin về vấn đề này. “Thả con săn sắt, bắt con cá rô” nghĩa là gì? “Thả con săn sắt, bắt con cá rô” là câu tục ngữ dân gian, thường được dùng trong cuộc sống hằng này. Câu tục ngữ “Thả con săn sắt, bắt con cá rô” còn có nhiều dị bản khác như “thả con tép, bắt con tôm” hay ““Thả săn sắt, bắt cá sộp”,... - Săn sắt là loại cá trông như cá rô nhỏ, đuôi dài, có vân xanh đỏ bên mình (theo trang Bách khoa tri thức). Cá săn sắt còn có tên gọi khác là cá thia lia, cá đuôi cờ. - Cá rô là loại cá nước ngọt, to hơn nhiều lần so với con cá săn sắt, thường gặp trên đồng ruộng. Về nghĩa đen, đây là hành động thả con cá nhỏ hơn, ít giá trị hơn để bắt được con cá to hơn, giá trị cao hơn. Về nghĩa bóng, câu tục ngữ “Thả con săn sắt, bắt con cá rô” được hiểu theo hai nét nghĩa sau: (1) Biết hy sinh, bỏ qua cái lợi nhỏ trước mắt để đạt được cái lợi lớn hơn. Quỹ thời gian thì có hạn nhưng chúng ta lại có rất nhiều việc phải làm. Chính vì vậy, câu tục ngữ này dùng để nói đến việc: Trong nhiều trường hợp chúng ta phải biết bỏ qua những chuyện nhỏ nhặt, không quan trọng để tập trung làm những việc quan trọng hơn, ý nghĩa hơn nhằm đạt được kết quả tốt nhất, tránh lãng phí thời gian, tiền bạc và công sức của chính mình. (2) Đầu tư, bỏ ra một lợi ích nhỏ nhằm thu về cái lợi lớn hơn. Ngữ nghĩa này được dùng thường xuyên trong lĩnh vực kinh tế, là phương châm kinh doanh của nhiều thương nhân. Muốn thu được lợi ích lớn, người kinh doanh phải đầu tư, chấp nhận bỏ ra một số khoản tiền ban đầu. Điều này được thể hiện đậm nét trong các hoạt động khuyến mại của người bán, cụ thể: người bán sẽ bỏ ra khoản tiền ban đầu để tạo ra các chương trình khuyến mại hấp dẫn (như dùng thử miễn phí sản phẩm, mua 1 tặng 1,…) dành cho người tiêu nhằm thu hút sự quan tâm của người tiêu dùng. Từ đó, hoạt động này sẽ giúp xúc tiến, đẩy mạnh việc mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ nhằm thu về lợi nhuận cao hơn nhiều so với khoản tiền bỏ ra ban đầu. Những hình thức khuyến mại “Thả con săn sắt, bắt con cá rô” nào mà người bán được quyền áp dụng? Theo quy định tại Điều 92 Luật Thương mại 2005, người bán được quyền áp dụng các hình thức khuyến mại sau đây cho hàng hóa, dịch vụ mà mình sản xuất, kinh doanh: - Đưa hàng hoá mẫu, cung ứng dịch vụ mẫu để khách hàng dùng thử không phải trả tiền. - Tặng hàng hoá cho khách hàng, cung ứng dịch vụ không thu tiền. - Bán hàng, cung ứng dịch vụ với giá thấp hơn giá bán hàng, giá cung ứng dịch vụ trước đó, được áp dụng trong thời gian khuyến mại đã đăng ký hoặc thông báo. Trường hợp hàng hóa, dịch vụ thuộc diện Nhà nước quản lý giá thì việc khuyến mại theo hình thức này được thực hiện theo quy định của Chính phủ. - Bán hàng, cung ứng dịch vụ có kèm theo phiếu mua hàng, phiếu sử dụng dịch vụ để khách hàng được hưởng một hay một số lợi ích nhất định. - Bán hàng, cung ứng dịch vụ có kèm phiếu dự thi cho khách hàng để chọn người trao thưởng theo thể lệ và giải thưởng đã công bố. - Bán hàng, cung ứng dịch vụ kèm theo việc tham dự các chương trình mang tính may rủi mà việc tham gia chương trình gắn liền với việc mua hàng hóa, dịch vụ và việc trúng thưởng dựa trên sự may mắn của người tham gia theo thể lệ và giải thưởng đã công bố. - Tổ chức chương trình khách hàng thường xuyên, theo đó việc tặng thưởng cho khách hàng căn cứ trên số lượng hoặc trị giá mua hàng hóa, dịch vụ mà khách hàng thực hiện được thể hiện dưới hình thức thẻ khách hàng, phiếu ghi nhận sự mua hàng hoá, dịch vụ hoặc các hình thức khác. - Tổ chức cho khách hàng tham gia các chương trình văn hóa, nghệ thuật, giải trí và các sự kiện khác vì mục đích khuyến mại. - Các hình thức khuyến mại khác nếu được cơ quan quản lý nhà nước về thương mại chấp thuận. Lưu ý: Trước khi thực hiện các chương trình khuyến mại, người bán cần phải đăng ký hoặc thông báo hoạt động khuyến mại đến Sở Công Thương/Bộ Công Thương theo quy định. Bên cạnh đó, người bán còn phải đáp ứng các yêu cầu đối với hàng hóa, dịch vụ được khuyến mại/dùng để khuyến mại và các thủ tục cần thực hiện trong quá trình từ khi tổ chức đến khi kết thúc hoạt động khuyến mại theo quy định tại Luật Thương mại 2005 và các nghị định hướng dẫn.
Không thỏa thuận lãi suất chậm trả, có được áp dụng không?
Trong hợp đồng thương mại, việc một bên chậm trả tiền cho bên còn lại xảy ra khá phổ biến. Tuy nhiên, vì một vài lý do mà các bên không thỏa thuận về mức lãi suất chậm thực hiện nghĩa vụ trả tiền trong hợp đồng. Vậy, trường hợp các bên không có thỏa thuận về lãi suất chậm trả thì có được áp dụng không? Quy định về lãi suất chậm trả theo Bộ luật Dân sự 2015 Theo quy định tại khoản 1 Điều 357 Bộ luật Dân sự 2015, trong giao dịch dân sự, trường hợp bên có nghĩa vụ chậm trả tiền thì bên đó phải trả lãi đối với số tiền chậm trả tương ứng với thời gian chậm trả. Có thể thấy, dù các bên không thỏa thuận về lãi suất hoặc thỏa thuận nhưng không xác định rõ mức lãi suất là bao nhiêu thì bên bị vi phạm nghĩa vụ vẫn có quyền buộc bên vi phạm nghĩa vụ trả tiền lãi đối với số tiền chậm thanh toán. Cụ thể, khi phát sinh nghĩa vụ chậm trả tiền/vi phạm thời hạn thanh toán tiền lãi, tiền gốc phải trả thì bên có nghĩa vụ phải thực hiện trả lãi đối với số tiền chậm trả tương ứng với thời gian chậm trả, mức lãi áp dụng trong trường hợp này là theo thỏa thuận của các bên nhưng không được vượt quá 20%/năm. Trường hợp các bên không có thỏa thuận về mức lãi suất hoặc có thoả thuận về việc trả lãi, nhưng không xác định rõ lãi suất và có tranh chấp về lãi suất thì lãi suất được xác định là 10 %/năm. Quy định về lãi suất chậm trả theo Luật Thương mại 2005 Theo quy định tại Điều 306 Luật Thương mại và Điều 11 Nghị quyết 01/2019/NQ-HĐTP thì khi bên vi phạm hợp đồng chậm thanh toán tiền hàng hoặc chậm thanh toán thù lao dịch vụ và các chi phí khác thì bên bị vi phạm có quyền yêu cầu bên vi phạm trả tiền lãi do chậm thanh toán trong thời hạn chậm thanh toán. Trong đó, mức lãi suất được ấn định là lãi suất nợ quá hạn trung bình trên thị trường tại thời điểm thanh toán tương ứng với thời gian chậm trả, trừ trường hợp các bên lựa chọn mức lãi suất khác hoặc pháp luật có quy định khác (ví dụ pháp luật điều chỉnh đối tượng tham gia giao dịch thương mại có quy định khác). Cụ thể hơn, Điều 11 Nghị quyết 01/2019/NQ-HĐTP hướng dẫn về việc xác định mức lãi suất nợ quá hạn trung bình trên thị trường đối với số tiền chậm trả như sau: Lãi suất nợ quá hạn trung bình của ít nhất 3 ngân hàng thương mại, ví dụ Agribank, Vietinbank, BIDV…; Và 3 ngân hàng thương mại này có đặc điểm là phải có trụ sở/chi nhánh/phòng giao dịch tại tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi Tòa án đang giải quyết xét xử có trụ sở tại thời điểm thanh toán; Ngoài ra, nếu các bên có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác về việc trả lãi suất thì được áp dụng theo lãi suất đó; Thực tế cho thấy, việc áp dụng lãi suất quá hạn trung bình của ít nhất 3 ngân hàng thương mại tại thời điểm thanh toán rất khó thực hiện nếu các bên không yêu cầu Tòa án giải quyết. Lý do là bởi vì lãi suất quá hạn của mỗi ngân hàng là khác nhau và mức lãi suất là không cố định và thay đổi liên tục theo thời gian. Như vậy, từ những phân tích trên, có thể thấy nếu các bên không có thỏa thuận về lãi suất chậm trả thì bên có quyền vẫn được áp dụng mức lãi suất tối đa là 10%/năm trên số tiền chậm trả tương ứng với thời gian chậm trả của bên vay. Trường hợp bên có nghĩa vụ không chịu trả tiền lãi chậm thanh toán thì bên có quyền có thể khởi kiện tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền để yêu cầu Tòa án giải quyết.
Khi thương nhân thực hiện khuyến mại thì phải thực hiện thông tin thông báo như thế nào?
Hiện là thời điểm cuối năm các hoạt động chương trình khuyến mại, giảm giá rất nhiều. Bởi lẽ đó thì thông tin về việc thương nhân thực hiện khuyến mại thì có những quyền nào? Khi thương nhân thực hiện khuyến mại thì phải thực hiện thông tin thông báo như thế nào? Thương nhân thực hiện khuyến mại thì có những quyền nào? Căn cứ theo quy định tại Điều 95 Luật Thương mại 2005 về quyền của thương nhân thực hiện khuyến mại như sau: - Lựa chọn hình thức, thời gian, địa điểm khuyến mại, hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại. - Quy định các lợi ích cụ thể mà khách hàng được hưởng phù hợp với khoản 4 Điều 94 Luật Thương mại 2005 này như sau: + Chính phủ quy định cụ thể hạn mức tối đa về giá trị của hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại, mức giảm giá tối đa đối với hàng hóa, dịch vụ được khuyến mại mà thương nhân được thực hiện trong hoạt động khuyến mại. - Thuê thương nhân kinh doanh dịch vụ khuyến mại thực hiện việc khuyến mại cho mình. - Tổ chức thực hiện các hình thức khuyến mại quy định tại Điều 92 Luật Thương mại 2005 như sau: + Đưa hàng hoá mẫu, cung ứng dịch vụ mẫu để khách hàng dùng thử không phải trả tiền. + Tặng hàng hoá cho khách hàng, cung ứng dịch vụ không thu tiền. + Bán hàng, cung ứng dịch vụ với giá thấp hơn giá bán hàng, giá cung ứng dịch vụ trước đó, được áp dụng trong thời gian khuyến mại đã đăng ký hoặc thông báo. Trường hợp hàng hóa, dịch vụ thuộc diện Nhà nước quản lý giá thì việc khuyến mại theo hình thức này được thực hiện theo quy định của Chính phủ. + Bán hàng, cung ứng dịch vụ có kèm theo phiếu mua hàng, phiếu sử dụng dịch vụ để khách hàng được hưởng một hay một số lợi ích nhất định. + Bán hàng, cung ứng dịch vụ có kèm phiếu dự thi cho khách hàng để chọn người trao thưởng theo thể lệ và giải thưởng đã công bố. + Bán hàng, cung ứng dịch vụ kèm theo việc tham dự các chương trình mang tính may rủi mà việc tham gia chương trình gắn liền với việc mua hàng hóa, dịch vụ và việc trúng thưởng dựa trên sự may mắn của người tham gia theo thể lệ và giải thưởng đã công bố. + Tổ chức chương trình khách hàng thường xuyên, theo đó việc tặng thưởng cho khách hàng căn cứ trên số lượng hoặc trị giá mua hàng hóa, dịch vụ mà khách hàng thực hiện được thể hiện dưới hình thức thẻ khách hàng, phiếu ghi nhận sự mua hàng hoá, dịch vụ hoặc các hình thức khác. + Tổ chức cho khách hàng tham gia các chương trình văn hóa, nghệ thuật, giải trí và các sự kiện khác vì mục đích khuyến mại. + Các hình thức khuyến mại khác nếu được cơ quan quản lý nhà nước về thương mại chấp thuận. Như vậy, có thể thấy thương nhân thực hiện hoạt động khuyến mãi sẽ có quyền lựa chọn hình thức, thời gian, địa điểm khuyến mại, hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại và một số quyền khác theo quy định nêu trên. Thương nhân thực hiện khuyến mại có những nghĩa vụ ra sao? Căn cứ theo quy định tại Điều 96 Luật Thương mại 2005 về nghĩa vụ của thương nhân thực hiện khuyến mại như sau: - Thực hiện đầy đủ các trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật để thực hiện các hình thức khuyến mại. - Thông báo công khai các nội dung thông tin về hoạt động khuyến mại cho khách hàng theo quy định tại Điều 97 Luật Thương mại 2005 - Thực hiện đúng chương trình khuyến mại đã thông báo và các cam kết với khách hàng. - Đối với một số hình thức khuyến mại quy định tại khoản 6 Điều 92 Luật Thương mại 2005, thương nhân phải trích 50% giá trị giải thưởng đã công bố vào ngân sách nhà nước trong trường hợp không có người trúng thưởng. Bộ trưởng Bộ Thương mại quy định các hình thức khuyến mại cụ thể thuộc các chương trình mang tính may rủi phải thực hiện quy định này. - Tuân thủ các thỏa thuận trong hợp đồng dịch vụ khuyến mại nếu thương nhân thực hiện khuyến mại là thương nhân kinh doanh dịch vụ khuyến mại. Theo đó, thương nhân thực hiện khuyến mại phải đảm bảo những nghĩa vụ của mình như đã nói ở trên. Khi thương nhân thực hiện khuyến mại thì phải thực hiện thông tin thông báo như thế nào? Căn cứ theo quy định tại Điều 97 Luật Thương mại 2005 về thông tin phải thông báo công khai khi khuyến mại như sau: - Đối với tất cả hình thức khuyến mại quy định tại Điều 92 Luật Thương mại 2005, thương nhân thực hiện khuyến mại phải thông báo công khai các thông tin sau đây: + Tên của hoạt động khuyến mại; + Giá bán hàng hóa, giá cung ứng dịch vụ khuyến mại và các chi phí có liên quan để giao hàng hóa, dịch vụ được khuyến mại cho khách hàng; + Tên, địa chỉ, số điện thoại của thương nhân thực hiện khuyến mại; + Thời gian khuyến mại, ngày bắt đầu, ngày kết thúc và địa bàn hoạt động khuyến mại; + Trường hợp lợi ích của việc tham gia khuyến mại gắn với các điều kiện cụ thể thì trong thông báo phải nêu rõ hoạt động khuyến mại đó có kèm theo điều kiện và nội dung cụ thể của các điều kiện. - Ngoài các thông tin quy định tại khoản 1 Điều 97 Luật Thương mại 2005, thương nhân còn phải thông báo công khai các thông tin liên quan đến hoạt động khuyến mại sau đây: + Giá bán hàng hóa, giá cung ứng dịch vụ được tặng cho khách hàng đối với hình thức khuyến mại quy định tại khoản 2 Điều 92 Luật Thương mại 2005; + Trị giá tuyệt đối hoặc phần trăm thấp hơn giá bán hàng hóa, giá cung ứng dịch vụ bình thường trước thời gian khuyến mại đối với hình thức khuyến mại quy định tại khoản 3 Điều 92 Luật Thương mại 2005; + Giá trị bằng tiền hoặc lợi ích cụ thể mà khách hàng được hưởng từ phiếu mua hàng, phiếu sử dụng dịch vụ; địa điểm bán hàng, cung ứng dịch vụ và các loại hàng hóa, dịch vụ mà khách hàng có thể nhận được từ phiếu mua hàng, phiếu sử dụng dịch vụ đối với hình thức khuyến mại quy định tại khoản 4 Điều 92 Luật Thương mại 2005; + Loại giải thưởng và giá trị của từng loại giải thưởng; thể lệ tham gia các chương trình khuyến mại, cách thức lựa chọn người trúng thưởng đối với các hình thức khuyến mại quy định tại khoản 5, khoản 6 Điều 92 Luật Thương mại 2005; + Các chi phí mà khách hàng phải tự chịu đối với các hình thức khuyến mại quy định tại khoản 7, khoản 8 Điều 92 Luật Thương mại 2005. Như vậy khi thương nhân thực hiện khuyến mại thì phải đảm bảo được thông tin thông báo công khai như quy định. Từ những căn cứ nêu trên, có thể thấy, thương nhân khi thực hiện hoạt động khuyến mãi phải đảm bảo thực hiện đúng quyền và nghĩa vụ của mình. Ngoài ra, còn phải thực hiện thông báo công khai những thông tin về hoạt động khuyến mại theo quy định pháp luật
Có được vừa phạt vi phạm vừa yêu cầu bồi thường trong hợp đồng dân sự không?
Trong hợp đồng dân sự, chúng ta có thể áp dụng vừa phạt vi phạm vừa yêu cầu được bồi thường nếu có thiệt hại xảy ra hay không? Pháp luật quy định về việc áp dụng này như thế nào? (1) Điểm khác nhau giữa phạt vi phạm và bồi thường thiệt hại - Khái niệm: + Phạt vi phạm: là việc bên bị vi phạm yêu cầu bên vi phạm trả một khoản tiền phạt do vi phạm hợp đồng nếu trong hợp đồng có thoả thuận, trừ các trường hợp miễn trách nhiệm quy định tại Điều 294 của Luật thương mại 2005. (căn cứ tại Điều 300 Luật thương mại 2005) + Bồi thường thiệt hại là việc bên vi phạm bồi thường những tổn thất do hành vi vi phạm hợp đồng gây ra cho bên bị vi phạm. (Căn cứ tại Điều 302 Luật thương mại 2005) - Mục đích: + Phạt vi phạm: Đây là chế tài nhằm bảo vệ quyền lợi ích cả 2 bên chủ thể, là trách nhiệm pháp lí nhằm nâng cao ý thức thực hiện hợp đồng. + Bồi thường thiệt hại: Đây là chế tài nhằm bảo vệ lợi ích bên bị vi phạm, nhằm khôi phục, bù đắp những lợi ích vật chất bị mất của bên vi phạm. - Điều kiện áp dụng: + Phạt vi phạm: Áp dụng khi có thỏa thuận áp dụng, không cần có thiệt hại thực tế và chỉ cần chứng minh có vi phạm hợp đồng. + Bồi thường thiệt hại: Áp dụng khi không cần có thỏa thuận áp dụng, có thiệt hại thực tế xảy ra, hành vi vi phạm là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến thiệt hại và phải chứng minh có thiệt hại thực tế xảy ra. - Mức áp dụng chế tài: + Phạt vi phạm: Mức phạt hoặc tổng mức phạt đối với nhiều vi phạm do các bên thỏa thuận trong hợp đồng, nhưng không quá 8% giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm. + Bồi thường thiệt hại: Bồi thường theo giá trị thiệt hại gồm giá trị tổn thất thực tế, trực tiếp mà bên bị vi phạm phải chịu do bên vi phạm gây ra và khoản lợi trực tiếp mà bên bị vi phạm đáng lẽ được hưởng nếu không có hành vi vi phạm Như vậy, mức bồi thường thiệt hại xác định theo giá trị thiệt hại thực tế và lợi nhuận trực tiếp (nếu không có hành vi vi phạm). (2) Vậy có thể đồng thời vừa phạt vi phạm vừa bồi thường thiệt hại hay không? Căn cứ tại Khoản 3 Điều 418 Bộ luật Dân sự 2015 quy định các bên có thể thỏa thuận về việc bên vi phạm nghĩa vụ chỉ phải chịu phạt vi phạm mà không phải bồi thường thiệt hại hoặc vừa phải chịu phạt vi phạm và vừa phải bồi thường thiệt hại. Trường hợp các bên có thỏa thuận về phạt vi phạm nhưng không thỏa thuận về việc vừa phải chịu phạt vi phạm và vừa phải bồi thường thiệt hại thì bên vi phạm nghĩa vụ chỉ phải chịu phạt vi phạm. Như vậy, theo quy định nêu trên thì việc phạt vi phạm hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại là do 2 bên thỏa thuận. Nếu trong hợp đồng chỉ yêu cầu về phạt vi phạm hợp đồng mà không có yêu cầu bồi thường thiệt hại thì bên vi phạm không có trách nhiệm bồi thường thiệt hại. Nếu trong hợp đồng có điều khoản phạt vi phạm hợp đồng, vừa yêu cầu bồi thường thiệt hại thì cả thì có vi phạm thì bên vi phạm phải chịu phạt và bồi thường thiệt hại. Do đó, có thể vừa phạt vi phạm hợp đồng và vừa yêu cầu bồi thường thiệt hại.
Điểm giống nhau giữa tạm ngừng, đình chỉ và hủy bỏ hợp đồng theo luật Thương mại 2005
1. Khái niệm tạm ngừng, đình chỉ và hủy bỏ hợp đồng - Tạm ngừng thực hiện hợp đồng: Tạm ngừng thực hiện hợp đồng là việc một bên tạm thời không thực hiện nghĩa vụ trong hợp đồng khi xảy ra hành vi vi phạm mà các bên đã thoả thuận là điều kiện để tạm ngừng thực hiện hợp đồng hoặc một bên vi phạm cơ bản nghĩa vụ hợp đồng (Điều 308 Luật Thương mại 2005). - Đình chỉ thực hiện hợp đồng: Đình chỉ thực hiện hợp đồng là việc một bên chấm dứt thực hiện nghĩa vụ hợp đồng khi xảy ra hành vi vi phạm mà các bên đã thoả thuận là điều kiện để đình chỉ hợp đồng hoặc một bên vi phạm cơ bản nghĩa vụ hợp đồng (Điều 310 Luật Thương mại 2005). - Huỷ bỏ hợp đồng: là việc bãi bỏ hoàn toàn việc thực hiện tất cả các nghĩa vụ hợp đồng đối với toàn bộ hợp đồng hoặc bãi bỏ thực hiện một phần nghĩa vụ hợp đồng, các phần còn lại trong hợp đồng vẫn còn hiệu lực (Điều 312 Luật Thương mại 2005). 2. Điểm giống nhau giữa tạm ngừng, đình chỉ và hủy bỏ hợp đồng - Đều thuộc một trong các chế tài trong thương mại được quy định tại Điều 292 Luật thương mại 2005; - Đều không áp dụng trong trường hợp miễn trách nhiệm đối với hành vi vi phạm sau đây: + Xảy ra trường hợp miễn trách nhiệm mà các bên đã thoả thuận; + Xảy ra sự kiện bất khả kháng; + Hành vi vi phạm của một bên hoàn toàn do lỗi của bên kia; + Hành vi vi phạm của một bên do thực hiện quyết định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền mà các bên không thể biết được vào thời điểm giao kết hợp đồng. - Bên tạm ngừng thực hiện hợp đồng, đình chỉ thực hiện hợp đồng hoặc huỷ bỏ hợp đồng phải thông báo ngay cho bên kia biết về việc tạm ngừng, đình chỉ hoặc huỷ bỏ hợp đồng; - Trong trường hợp không thông báo ngay mà gây thiệt hại cho bên kia thì bên tạm ngừng thực hiện hợp đồng, đình chỉ thực hiện hợp đồng hoặc huỷ bỏ hợp đồng phải bồi thường thiệt hại (Điều 315 Luật thương mại 2005).
Điểm khác nhau giữa tạm ngừng, đình chỉ và hủy bỏ hợp đồng trong kinh doanh
Tiêu chí Tạm ngừng thực hiện hợp đồng Đình chỉ thực hiện hợp đồng Hủy bỏ hợp đồng Căn cứ pháp lý Luật thương mại 2005 Khái niệm Là việc một bên tạm thời không thực hiện nghĩa vụ trong hợp đồng. (Điều 308) Là việc một bên chấm dứt thực hiện nghĩa vụ hợp đồng. (Điều 310) Bao gồm hủy bỏ toàn bộ hợp đồng và hủy bỏ một phần hợp đồng, cụ thể: - Hủy bỏ toàn bộ hợp đồng là việc bãi bỏ hoàn toàn việc thực hiện tất cả các nghĩa vụ hợp đồng đối với toàn bộ hợp đồng; - Hủy bỏ một phần hợp đồng là việc bãi bỏ thực hiện một phần nghĩa vụ hợp đồng, các phần còn lại trong hợp đồng vẫn còn hiệu lực. (khoản 1, 2 và 3 Điều 312) Trường hợp áp dụng - Xảy ra hành vi vi phạm mà các bên đã thoả thuận là điều kiện để tạm ngừng thực hiện hợp đồng; - Một bên vi phạm cơ bản nghĩa vụ hợp đồng. (Điều 308) - Xảy ra hành vi vi phạm mà các bên đã thoả thuận là điều kiện để đình chỉ hợp đồng; - Một bên vi phạm cơ bản nghĩa vụ hợp đồng. (Điều 310) - Xảy ra hành vi vi phạm mà các bên đã thoả thuận là điều kiện để hủy bỏ hợp đồng; - Một bên vi phạm cơ bản nghĩa vụ hợp đồng. (khoản 4 Điều 312) Giá trị hiệu lực của hợp đồng Hợp đồng vẫn còn hiệu lực. Hợp đồng chấm dứt hiệu lực từ thời điểm một bên nhận được thông báo đình chỉ. Phần hợp đồng bị hủy bỏ không có hiệu lực từ thời điểm giao kết (trừ trường hợp hủy bỏ hợp đồng giao hàng, cung ứng dịch vụ từng phần). Hậu quả pháp lý về quyền và nghĩa vụ của các bên - Các bên không phải thực hiện hợp đồng trong thời gian tạm ngừng hợp đồng; - Bên bị vi phạm có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại. (Điều 309) - Các bên không phải tiếp tục thực hiện nghĩa vụ hợp đồng; - Bên đã thực hiện nghĩa vụ có quyền yêu cầu bên kia thanh toán hoặc thực hiện nghĩa vụ đối ứng; - Bên bị vi phạm có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại. (Điều 311) - Các bên không phải tiếp tục thực hiện các nghĩa vụ đã thỏa thuận trong hợp đồng, trừ thỏa thuận về các quyền và nghĩa vụ sau khi hủy bỏ hợp đồng và về giải quyết tranh chấp; - Các bên có quyền đòi lại lợi ích do việc đã thực hiện phần nghĩa vụ của mình theo hợp đồng; nếu các bên đều có nghĩa vụ hoàn trả thì nghĩa vụ của họ phải được thực hiện đồng thời; trường hợp không thể hoàn trả bằng chính lợi ích đã nhận thì bên có nghĩa vụ phải hoàn trả bằng tiền; - Bên bị vi phạm có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại theo quy định của Luật này. (Điều 314)
Cách hiểu Điều 301 Luật thương mại?
Theo quy định tại Đièu 301 LTM 2005: "Mức phạt đối với vi phạm nghĩa vụ hợp đồng hoặc tổng mức phạt đối với nhiều vi phạm do các bên thoả thuận trong hợp đồng, nhưng không quá 8% giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm...". Câu hỏi 1: Hợp đồng có thể quy định phạt riêng rẽ đối với mỗi hành vi vi phạm: (i) nếu vi phạm do giao sai hàng bị phạt 8%, (ii) thanh toán chậm bị phạt 8% hay chỉ được phép quy định gộp nhiều hình phạt và đảm bảo phạt không quá 8%: nếu vi phạm do giai sai hàng, chậm thanh toán thì tổng mức phạt là 8%. Câu hỏi 2: Hơn nữa, đối với các hành vi vi phạm đã được quy định mức phạt cụ thể trong các điều khoản riêng thì có được phạt thêm 01 lần nữa hay không? (ví dụ: đã quy định tại Điều 5 là giao hàng sai bị phạt 8%, thì xuống Điều 10 cũng có quy định: nếu 1 vi phạm bất kỳ nghĩa vụ nào thì bên vi phạm sẽ bị phạt 8% nghĩa vụ đó) Mong Quý luật sư giải đáp giúp em về cách hiểu Điều luật trên ạ. Em cảm ơn
Tại sao có sự khác nhau về phạt vi phạm và bồi thường thiệt hại tại các văn bản pháp luật?
Chào mọi người, mình đang nghiên cứu về vấn đề phạt vi phạm và bồi thường thiệt hại trong hợp đồng nhưng nhận thấy có nhiều điểm khác nhau giữa Bộ luật dân sự 2015 và Luật thương mại 2005, nên đang thắc mắc rằng, sự khác nhau này ảnh hưởng đến quyền lợi của các bên khi giao kết hợp đồng và chọn Luật để áp dụng. Bộ luật dân sự 2015 Luật thương mại 2005 Mức phạt vi phạm hợp đồng Do các bên thỏa thuận Trừ trường hợp luật liên quan có quy định khác. Do các bên thỏa thuận Mức tối đa = 8% giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm, trừ trường hợp phạt do kết quả giám định sai. Cơ chế áp dụng phạt vi phạm hợp đồng Có thỏa thuận trong hợp đồng Tiền bồi thường thiệt hại = toàn bộ thiệt hại; trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác. Ngoài ra, có thể bao gồm lợi ích đáng lẽ được hưởng do hợp đồng mang lại; chi phí phát sinh do không hoàn thành nghĩa vụ (không trùng với mức bồi thường thiệt hại cho lợi ích mà hợp đồng mang lại) và bồi thường về tinh thần. = giá trị tổn thất thực tế, trực tiếp mà bên bị vi phạm phải chịu do bên vi phạm gây ra + khoản lợi trực tiếp mà bên bị vi phạm đáng lẽ được hưởng nếu không có hành vi vi phạm. Cơ chế áp dụng bồi thường thiệt hại Không tự động trong trường hợp hợp đồng có thỏa thuận về phạt vi phạm hợp đồng mà không có thỏa thuận về bồi thường thiệt hại Tự động Áp dụng đồng thời phạt vi phạm hợp đồng và bồi thường thiệt hại Không, trong trường hợp hợp đồng có thỏa thuận về phạt vi phạm hợp đồng mà không có thỏa thuận về bồi thường thiệt hại Có Có thể thấy, dường như trong một số điều khoản, nghĩa vụ chịu trách nhiệm, chế tài khi vi phạm hợp đồng theo Bộ luật dân sự 2015 ít hơn so với Luật thương mại 2005. Trong mối quan hệ hợp đồng mua bán đơn thuần, tất nhiên, người mua luôn chịu thiệt, vì người bán thường nắm rõ quy định pháp luật hơn so với người mua, nên chọn Luật thương mại 2005 để áp dụng, do vậy, trong nhiều trường hợp người mua sẽ chịu thiệt nếu áp dụng Luật này. Vậy tại sao không có sự thống nhất giữa các quy định này tại Bộ luật dân sự 2015 và Luật thương mại 2005 vốn điều chỉnh các mối quan hệ hợp đồng thường xuyên nhất? Mong mọi người cho ý kiến về vấn đề này.
Hàng hóa và dịch vụ độc quyền của nhà nước cần có thời hạn xác định?
Thời gian gần đây, Chính phủ ta đã đưa ra dự thảo Nghị định về hàng hóa, dịch vụ, địa bàn thực hiện độc quyền nhà nước trong hoạt động thương mại, với Danh mục hàng hóa, dịch vụ, địa bàn thực hiện độc quyền nhà nước trong hoạt động thương mại ban hành kèm theo dự thảo Nghị định với 20 loại hàng hóa, dịch vụ độc quyền đã gây nên những làn sóng tranh cãi nhất định. Với việc quy định danh mục 20 loại hàng hóa, dịch vụ độc quyền của nhà nước nhưng lại không quy định về thời gian nhà nước độc quyền, vậy chúng ta có thể hiểu được nhà nước sẽ độc quyền không xác định thời hạn. Theo quy định tại khoản 4 Điều 6 Luật thương mại 2005 quy định "Nhà nước thực hiện độc quyền Nhà nước có thời hạn về hoạt động thương mại đối với một số hàng hóa, dịch vụ hoặc tại một số địa bàn để bảo đảm lợi ích quốc gia", đồng thời giao "Chính phủ quy định cụ thể danh mục hàng hóa, dịch vụ, địa bàn độc quyền Nhà nước". Pháp luật quy định khi ban hành các danh mục hàng hóa, dịch vụ, địa bàn độc quyền Nhà nước thì đó phải là sự độc quyền Nhà nước có thời hạn. Tuy nhiên việc ban hành danh mục 20 loại hàng hóa, dịch vụ độc quyền của nhà nước nhưng lại không quy định về thời hạn độc quyền, thì điều này chưa thực sự phù hợp với tinh thần của Luật thương mại 2005. Đồng thời, Chính phủ ban hành Danh mục này dựa trên các tiêu chí sau: Thứ nhất, các thành phần kinh tế khác không có nhu cầu tham gia; thứ hai, các thành phần kinh tế không có khả năng tham gia và thứ ba, Nhà nước cần phải độc quyền liên quan đến quốc phòng, an ninh, bảo đảm lợi ích quốc gia. Tuy nhiên cần phải xác định thời hạn trong việc để Nhà nước thực hiện độc quyền đối với các hàng hóa, dịch vụ vì những tiêu chí của Nhà nước đưa ra chỉ mang tính “định tính”, có thể thay đổi qua thời gian. Tùy vào mỗi giai đoạn nhất định mà điều kiện để xác định những hàng hóa, dịch vụ độc quyền Nhà nước lại khác nhau. Nên nếu việc hàng hóa, dịch vụ Nhà nước độc quyền không xác định thời hạn sẽ không đảm bảo tinh thần của Luật thương mại 2005, không bảo vệ được đầy đủ quyền và lợi ích hợp pháp của các thành phần kinh tế. Vậy theo bạn, có nên quy định về thời hạn đối với hàng hóa, dịch vụ Nhà Nước độc quyền?
Luật thương mại sửa đổi: sẽ quy định giao dịch với tài sản ảo, hàng hóa ảo
Đây là một trong những đề xuất về khung chính sách thương mại cho giai đoạnn từ năm 2016 trở đi dự kiến được phê duyệt trong năm nay 2016 với mục tiêu nhằm sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện hành lang pháp lý đồng bộ, thống nhất, khả thi, công khai, minh bạch để tạo thông thoáng cho hoạt động kinh doanh nhưng vẫn đảm bảo yêu cầu quản lý nhà nước, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; thống nhất điều chỉnh thương mại đồng với các sửa đổi tại các Luật Đầu tư 2014, Bộ luật dân sư 2015, Luật Quảng cáo 2012. Luật đấu giá tài sản. và hài hòa hóa các nội dung đề phù hợp với các điều ước quốc tế mà Việt Nam tham gia. Cụ thể, đề xuất này sẽ sửa đổi một số điều khoản tại Luật thương mại 2005 tồn tại nhiều điều không còn phù hợp với thực tế hiện nay: 1. Sửa đổi khái niệm “thương nhân” Điều 6. Thương nhân 1. Thương nhân bao gồm tổ chức kinh tế được thành lập hợp pháp, cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên và có đăng ký kinh doanh. Sửa nội dung để đảm bảo tiêu chí mang bản chất của thương nhân đó là có hoạt động thương mại và hoạt động sinh lời. 2. Sửa đổi khái niệm “nhà đầu tư nước ngoài”, “tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài”, “doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài” Đảm bảo đồng bộ, thống nhất với Luật Đầu tư. 3. Sửa đổi chế định hợp đồng mua bán hàng hóa Chỉ giữ lại các quy định mang tính đặc thù, loại bỏ hoặc dẫn chiếu các quy định cùng điều chỉnh về một vấn đề giữa hợp đồng dân sự và hợp đồng thương mại. Đồng thời, sửa đổi phù hợp với hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế để tương thích với Công ước Viên mà Việt Nam đã gia nhập. 4. Quy định các trường hợp ngoại lệ liên quan đến việc cấm kinh doanh Cụ thể đó là trong hoạt động phân tích, kiểm nghiệm, nghiên cứu khoa học, chữa bệnh, điều tra tội phạm, bảo vệ quốc phòng, an ninh. Quy định tiêu chí xác định các loại hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh, kinh doanh có điều kiện tại Luật Thương mại phù hợp với quy định của Hiến pháp và các Luật chuyên ngành để đảm bảo không ảnh hưởng đến quyền tự do kinh doanh của người dân nếu không vì các lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng. 5. Sửa đổi quy định về đấu thầu hàng hóa Theo hướng đảm bảo quyền tự do, tự nguyện thỏa thuận của thương nhân trong việc lựa chọn các hình thức đầu thầu ngoài quy định của Luật Thương mại. Bên cạnh đó, nghiên cứu bổ sung quy định về địa vị, tư cách pháp lý, điều kiện tham gia của các chủ thể như chủ sở hữu nguồn vốn tổ chức đấu thầu, bên cho vay, nhà tư vấn, các chuyên gia xét thầu… nhằm tránh những tranh chấp xảy ra liên quan đến quyền và nghĩa vụ của các chủ thể. Ngoài ra, cần quy định cụ thể quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia quan hệ đấu thầu. 6. Sửa đổi quy định về đấu giá hàng hóa Chỉ giữ lại các quy định đặc thù, loại bỏ hoặc dẫn chiếu các quy định cùng điều chỉnh về một vấn đề giữa Luật thương mại và Luật đấu giá hàng hóa đang được trình Quốc hội. 7. Loại bỏ những quy định trùng giữa Luật thương mại và Luật Quảng cáo. 8. Bổ sung quy định về dịch vụ phân phối 9. Bổ sung quy định về hoạt động mua bán hàng hóa của cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập thường xuyên không phải đăng ký kinh doanh nhưng phải đảm bảo văn minh thương mại 10. Bổ sung quy định về thương mại điện tử 11. Bổ sung quy định về giao dịch với tài sản ảo, hàng hóa ảo và khái niệm sản phẩm có nội dung số 12. Sửa đổi quy định về dịch vụ logistic Đó là một dịch vụ kết nối các hoạt động hỗ trợ đưa hàng hóa từ nhà sản xuất, phân phối đến tay người tiêu dùng, chỉ quy định điều kiện và giới hạn trách nhiệm trong trường hợp pháp luật chuyên ngành chưa có quy định hoặc thương nhân không có thỏa thuận 13. Sửa đổi, bổ sung quy định về Sở Giao dịch hàng hóa liên quan đến loại hợp đồng Cụ thể là sửa đổi, bổ sung các quy định về Sở Giao dịch hàng hóa liên quan đến loại hợp đồng trong giao dịch tại Sở Giao dịch hàng hoá, thành viên kinh doanh và thành viên môi giới phù hợp với thực tiễn phát triển và thông lệ quốc tế của mô hình Sở nhằm đảm bảo quyền lợi chính đáng của các bên trong hoạt động kinh doanh, đồng thời bảo vệ sự phát triển lành mạnh của thị trường. 14. Sửa đổi quy định về nhượng quyền thương mại Bổ sung một số quyền và nghĩa vụ của một số chủ thể như bên nhượng quyền thứ cấp và bên nhận quyền nhằm đảm bảo đầy đủ quyền và nghĩa vụ của các bên liên quan trong giao dịch. Rà soát các điều kiện không cần thiết hay không liên quan đến đảm bảo pháp lý cho hoạt động không nhượng quyền như số năm kinh nghiệm của các bên. Bổ sung cơ chế minh bạch thông tin về hệ thống nhượng quyền để các bên, người tiêu dùng và cơ quan quản lý nhà nước có thể giám sát, kiểm tra tư cách pháp lý của các bên trong hoạt động nhượng quyền. 15. Bổ sung các hoạt động xúc tiến thương mại Các hoạt động chưa được quy định tại Luật thương mại nhưng đã hình thành và có xu hướng phát triển phổ biến tại Việt Nam hoặc nâng cấp từ các văn bản hướng dẫn Luật thương mại. Giảm bớt các thủ tục hành chính không cần thiết trong quản lý hoạt động khuyến mại, sẽ xác định hình thức khuyến mại chỉ cần làm thủ tục thông báo và các hình thức khuyến mại phải làm thủ tục đăng ký. 16. Điều chỉnh hoạt động nhượng quyền thương mại là dịch vụ phân phối theo phân loại của WTO Sửa đổi một số quy định nhằm minh bạch thông tin về hệ thống nhượng quyền để các bên, người tiêu dùng và cơ quan quản lý nhà nước có thể giám sát, kiểm tra, đảm bảo đầy đủ quyền và tư cách pháp lý của các bên nhượng quyền thứ cấp và bên nhận quyền. 17. Bổ sung cơ chế chính sách đối với các hoạt động thương mại tại khu vực biên giới, miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc và hải đảo: - Xác định các hoạt động thương mại tại khu vực miền núi và các vùng khó khăn như vùng sâu, vùng xa, hải đảo - Xây dựng các ưu đãi, hỗ trợ đối với các hoạt động thương mại tại các khu vực này. - Quy định về quản lý và phát triển hạ tầng thương mại chính sáchvà các cơ chế ưu đãi đâu tư, xây dựng và phát triển hạ tầng thương mại. 18. Bổ sung khái niệm liên quan đến dịch vụ phân phối theo cách tiếp cận tại Hệ thống phân loại sản phẩm trung tâm tạm thời của Liên hợp Quốc (PCPC). Điều chỉnh hoạt động nhượng quyền thương mại, đại lý với tư cách là một dịch vụ phân phối theo phân loại của WTO. 19. Bổ sung hình thức hiện diện thương mại Cụ thể, bổ sung vào khoản 2 Điều 16 hình thức hiện diện thương mại của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam thông qua hình thức thực hiện hợp đồng hợp tác kinh doanh với các đối tác Việt Nam. 20. Điều chỉnh quy định về tự chứng nhận và cơ chế thực hiện xuất xứ hàng hóa Đảm bảo phù hợp với cam kết quốc tế cũng như thực tiễn hoạt động Mời các bạn xem chi tiết nội dung tại Dự thảo Quyết định về Khung chính sách thương mại từ năm 2016 trở đi tại file đính kèm. Đồng thời, mình sẽ cập nhật Dự thảo Luật thương mại sửa đổi sớm nhất đến các bạn.
Khi học môn luật thương mại, không hiếm trường hợp sinh viên phải làm bài tập tình huống trong đó căn cứ giải quyết dựa trên điều 306 luật thương mại 2005: "trường hợp bên vi phạm hợp đồng chậm thanh toán tiền hàng hay chậm thanh toán thù lao dịch vụ hay các chi phí hợp lý khác thì bên bị vi phạm hợp đồng có quyền yêu cầu trả tiền lãi trên số tiền chậm trả đó theo lãi suất nợ quá hạn trung bình trên thị trường tại thời điểm thanh toán tương ứng với thành gian chậm trả,..." Như nội dung điều luật này, tình huống sẽ rất dễ dàng nếu nguyên đơn, bên cạnh việc yêu cầu thanh toán, chỉ yêu cầu thêm tiền lãi do chậm thanh toán của bị đơn trong trường hợp bị đơn có sự chậm trễ trong việc thanh toán theo thời hạn của hợp đồng. Nhưng thực tế thì đa dạng hơn rất nhiều, đã có trường hợp mà trong đó nguyên đơn yêu cầu: "nếu bị đơn chậm trễ trong việc thi hành phán quyết của trọng tài thì phải chịu thêm tiền lãi (x) ...". Vấn đề phát sinh là tiền lãi (x) này tính trên số tiền phải thanh toán theo hợp đồng, có bao gồm cả phần tiền lãi do chậm thanh toán hay không? Hội đồng trọng tài trong tình huống này đã "không chấp nhận yêu cầu tính lãi của nguyên đơn đối với khoản tiền lãi do chậm trả". Hướng giải quyết trên cũng phù hợp với Thông tư liên tịch 01/TTLT ngày 19/6/1997 của Bộ tài chính, Bộ tư pháp, toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, theo đó: "Về nguyên tắc, tiền lãi chỉ được tính trên số nợ gốc, trừ trường hợp có thoa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác". Do đó, nếu gặp phải tình huống này, nếu đó không phải là hợp đồng vay và các bên không có thoả thuận nhập lãi vào gốc để tính lãi (lãi chồng lãi) thì phải giải quyết theo huống như đã trình bày của Hội đồng trọng tài.
MỚI: Cấp Giấy phép thành lập chi nhánh tại VN của doanh nghiệp nước ngoài
Trước đây, khi Luật thương mại 2005 đưa vào thực tiễn áp dụng có Nghị định 72/2006/NĐ-CP hướng dẫn Luật này về Văn phòng đại diện, chi nhánh của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam. Quá trình thực thi tồn tại nhiều phát sinh, đòi hỏi các thủ tục cần phải tinh gọn và hiệu quả để đáp ứng được nhu cầu mở cửa hợi nhập quốc tế hiện nay. Sắp tới, sẽ có Nghị định thay thế Nghị định 72/2006/NĐ-CP, với nhiều quy định mới cần chú ý: Thẩm quyền cấp Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện, chi nhánh không còn là của Bộ Thương mại và Sở Thương mại như trước đây Theo đó, thẩm quyền cấp Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện, chi nhánh doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam bao gồm 05 cơ quan chính tương ứng với các lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp: Cơ quan Cấp giấy phép liên quan đến các lĩnh vực Bộ Công Thương Dịch vụ tư vấn quản lý, dịch vụ liên quan đến tư vấn quản lý và dịch vụ nhượng quyền thương mại. Bộ Thông tin và Truyền thông Dịch vụ máy tính và các dịch vụ liên quan. Bộ Xây dựng Dịch vụ xây dựng và các dịch vụ kỹ thuật liên quan. Sở Công Thương. Ban quản lý các khu kinh tế, khu công nghiệp, khu công nghệ cao Hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa với Văn phòng đại diện ngoài khu kinh tế, khu công nghiệp của thương nhân nước ngoài Ban quản lý các khu kinh tế, khu công nghiệp, khu công nghệ cao Hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa với Văn phòng đại diện trong khu kinh tế, khu công nghiệp, khu công nghệ cao của thương nhân nước ngoài. Trường hợp thương nhân nước ngoài hoạt động trong những lĩnh vực chưa được quy định tại văn bản pháp luật chuyên ngành, Sở Công Thương, Ban quản lý lấy ý kiến của Bộ Công Thương, cơ quan quản lý chuyên ngành và chỉ cấp Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện nếu được Bộ Công Thương và cơ quan quản lý chuyên ngành đồng thuận bằng văn bản. Để được cấp Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện, Chi nhánh phải đáp ứng những điều kiện nhất định * Văn phòng đại diện - Là thương nhân được pháp luật của quốc gia, vùng lãnh thổ nơi thương nhân đó thành lập hoặc đăng ký kinh doanh công nhận hợp pháp. - Đã hoạt động ít nhất 01 năm, kể từ khi được thành lập hoặc đăng ký kinh doanh hợp pháp ở quốc gia của thương nhân. - Văn phòng đại diện chỉ được đặt trụ sở tại địa điểm được phép sử dụng làm văn phòng của thương nhân nhân nước ngoài theo quy định pháp luật. - Một địa điểm chỉ được đặt trụ sở của một Văn phòng đại diện. - Diện tích của địa điểm đặt trụ sở Văn phòng đại diện phải phù hợp với quy mô hoạt động, số lượng người lao động của Văn phòng đại diện nhưng không nhỏ hơn 16m2. * Chi nhánh - Là thương nhân được pháp luật của quốc gia nơi thương nhân đó thành lập hoặc đăng ký kinh doanh công nhận hợp pháp. - Đã hoạt động ít nhất 05 năm, kể từ khi thành lập hoặc đăng ký kinh doanh hợp pháp ở quốc gia của thương nhân. - Chi nhánh chỉ được đặt trụ sở tại địa điểm được phép sử dụng làm văn phòng của thương nhân nhân nước ngoài của theo quy định pháp luật. - Một địa điểm chỉ được đặt trụ sở của một Chi nhánh. - Diện tích của địa điểm đặt trụ sở Chi nhánh phải phù hợp với quy mô hoạt động, số lượng người lao động của Chi nhánh nhưng không nhỏ hơn 16m2. Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện, Chi nhánh tại Việt Nam của thương nhân nước ngoài có thời hạn 05 năm nhưng không vượt quá thời hạn còn lại của Giấy đăng ký kinh doanh hoặc giấy tờ có giá trị tương đương của thương nhân nước ngoài trong trường hợp pháp luật nước ngoài có quy định thời hạn Giấy đăng ký kinh doanh của thương nhân nước ngoài. Thủ tục cấp giấy phép thành lập Văn phòng đại diện, chi nhánh Văn phòng đại diện Chi nhánh Hồ sơ - Đơn đề nghị cấp Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện theo mẫu của Bộ Công Thương do đại diện có thẩm quyền của thương nhân nước ngoài ký. - Bản sao Giấy đăng ký kinh doanh hoặc giấy tờ có giá trị tương đương của thương nhân nước ngoài. (phải được dịch sang Tiếng Việt và được cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài chứng nhận và thực hiện việc hợp pháp hoá lãnh sự) Trong trường hợp Giấy đăng ký kinh doanh hoặc giấy tờ có giá trị tương đương có quy định thời hạn hoạt động của thương nhân nước ngoài thì thời hạn đó phải còn ít nhất là 01 năm. - Báo cáo tài chính có kiểm toán hoặc tài liệu khác có giá trị tương đương chứng minh được sự tồn tại và hoạt động thực sự của thương nhân nước ngoài trong năm tài chính gần nhất. (phải được dịch sang Tiếng Việt và được cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài chứng nhận và thực hiện việc hợp pháp hoá lãnh sự) - Bản sao Điều lệ hoạt động của thương nhân đối với thương nhân nước ngoài là các tổ chức kinh tế. (phải được dịch sang Tiếng Việt). - Danh sách dự kiến lao động Việt Nam và lao động nước ngoài (nếu có) của Văn phòng đại diện, bao gồm: số lượng, vị trí công việc, thời gian làm việc. - Văn bản của thương nhân nước ngoài bổ nhiệm người dự kiến đứng đầu Văn phòng đại diện và hồ sơ lý lịch của người dự kiến đứng đầu Văn phòng đại diện. - Tài liệu chứng minh về địa điểm dự kiến đặt trụ sở Văn phòng đại diện. - Đơn đề nghị cấp Giấy phép thành lập Chi nhánh theo mẫu của Bộ Công Thương do đại diện có thẩm quyền của thương nhân nước ngoài ký. - Bản sao Điều lệ hoạt động của Chi nhánh, trong đó quy định rõ phạm vi ủy quyền cho người đứng đầu Chi nhánh. (phải được dịch sang Tiếng Việt và được cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài chứng nhận và thực hiện việc hợp pháp hoá lãnh sự) - Bản sao Giấy đăng ký kinh doanh hoặc giấy tờ có giá trị tương đương của thương nhân nước ngoài. Trong trường hợp Giấy đăng ký kinh doanh hoặc giấy tờ có giá trị tương đương có quy định thời hạn hoạt động của thương nhân nước ngoài thì thời hạn đó phải còn ít nhất là 03 năm. (phải được dịch sang Tiếng Việt và được cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài chứng nhận và thực hiện việc hợp pháp hoá lãnh sự) - Báo cáo tài chính có kiểm toán hoặc tài liệu khác có giá trị tương đương chứng minh sự tồn tại và các hoạt động thực sự của thương nhân nước ngoài trong năm tài chính gần nhất. (phải được dịch sang Tiếng Việt và được cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài chứng nhận và thực hiện việc hợp pháp hoá lãnh sự) - Danh sách dự kiến lao động Việt Nam và lao động nước ngoài (nếu có) của Văn phòng đại diện, bao gồm: số lượng, vị trí công việc, thời gian làm việc. - Văn bản của thương nhân nước ngoài bổ nhiệm người dự kiến đứng đầu Chi nhánh và hồ sơ lý lịch của người dự kiến đứng đầu Chi nhánh. - Tài liệu chứng minh về địa điểm dự kiến đặt trụ sở của Chi nhánh. Thủ tục - Trong hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, Sở Công Thương, Ban quản lý kiểm tra và yêu cầu bổ sung nếu hồ sơ chưa đầy đủ, hợp lệ. - Trong hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Công Thương, Ban quản lý xem xét và quyết định cấp hoặc không cấp Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện cho thương nhân nước ngoài. Trường hợp từ chối cấp phép phải có văn bản và nêu rõ lý do. - Trường hợp thành lập Văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài hoạt động trong lĩnh vực chưa được quy định tại văn bản pháp luật chuyên ngành, Sở Công Thương, Ban quản lý gửi văn bản lấy ý kiến của Bộ Công Thương và cơ quan quản lý chuyên ngành trong hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ. Trong hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản xin ý kiến của Sở Công Thương, Ban quản lý, Bộ Công Thương và cơ quan quản lý chuyên ngành phải có văn bản nêu rõ ý kiến đồng thuận hoặc không đồng thuận cấp phép thành lập Văn phòng đại diện. Trong hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đầy đủ ý kiến của Bộ Công Thương và cơ quan quản lý chuyên ngành, Sở Công Thương, Ban quản lý xem xét và quyết định cấp hoặc không cấp Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện cho thương nhân nước ngoài. Trường hợp từ chối cấp phép phải có văn bản nêu rõ lý do. - Sở Công Thương, Ban quản lý gửi bản sao Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện tới Bộ Công Thương, UBND cấp tỉnh, cơ quan thuế, cơ quan thống kê, cơ quan công an cấp tỉnh nơi Văn phòng đại diện đặt trụ sở và cơ quan quản lý chuyên ngành (nếu có). - Trong hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, Bộ quản lý ngành kiểm tra và yêu cầu bổ sung nếu hồ sơ chưa đầy đủ, hợp lệ. - Trong hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ quản lý ngành hoàn thành việc thẩm định và quyết định cấp hoặc không cấp Giấy phép thành lập Chi nhánh cho thương nhân nước ngoài. Trường hợp từ chối cấp phép phải có văn bản và nêu rõ lý do. - Bộ quản lý ngành gửi bản sao Giấy phép thành lập Chi nhánh tới UBND cấp tỉnh, cơ quan quản lý ngành ở địa phương, cơ quan thuế, cơ quan thống kê, cơ quan công an cấp tỉnh nơi Chi nhánh đặt trụ sở. Xem chi tiết dự thảo Nghị định tại đây.
Năm 2024, bán hàng rong có cần đăng ký kinh doanh không?
Tôi muốn biết trong năm 2024, bán hàng rong thì có cần phải đăng ký kinh doanh hay không? Pháp luật hiện hành quy định về việc này như thế nào? (Như Ngọc – Long An). 1. Năm 2024, bán hàng rong có cần đăng ký kinh doanh không? (i) Theo khoản 1 Điều 2 Nghị định 39/2007/NĐ-CP, cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên không thuộc đối tượng phải đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật về đăng ký kinh doanh (sau đây gọi tắt là cá nhân hoạt động thương mại). (ii) Căn cứ khoản 1 Điều 3 Nghị định 39/2007/NĐ-CP thì cá nhân hoạt động thương mại là cá nhân tự mình hàng ngày thực hiện một, một số hoặc toàn bộ các hoạt động được pháp luật cho phép về mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác nhưng không thuộc đối tượng phải đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật về đăng ký kinh doanh và không gọi là “thương nhân” theo quy định của Luật Thương mại 2005. Bán hàng rong thuộc một trong các hoạt động thương mại mà cá nhân thực hiện. Cụ thể buôn bán rong (buôn bán dạo, bán hàng rong) là các hoạt động mua, bán không có địa điểm cố định (mua rong, bán rong hoặc vừa mua rong vừa bán rong), bao gồm cả việc nhận sách báo, tạp chí, văn hóa phẩm của các thương nhân được phép kinh doanh các sản phẩm này theo quy định của pháp luật để bán rong. Như vậy, bán hàng rong thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản 1 Điều 3 Nghị định 39/2007/NĐ-CP. Cụ thể, buôn bán rong, buôn bán dạo là các hoạt động mua, bán không có địa điểm cố định thì sẽ không cần phải thực hiện đăng ký kinh doanh theo quy định pháp luật hiện hành. 2. Các cá nhân hoạt động thương mại cần chú ý điều gì để đảm bảo quy định về an ninh, trật tự, vệ sinh, an toàn xã hội trong kinh doanh lưu động Theo khoản 2 Điều 7 Nghị định 39/2007/NĐ-CP, khi kinh doanh lưu động, cá nhân hoạt động thương mại phải đặt, để các phương tiện di chuyển, thiết bị, dụng cụ bán hàng và hàng hóa ngăn nắp, trật tự; phải có dụng cụ đựng rác và chất thải phù hợp. Nghiêm cấm cá nhân hoạt động thương mại thực hiện các hành vi sau đây trong hoạt động kinh doanh lưu động: (i) Đeo bám, nài ép, chèo kéo, tranh giành, gây phiền hà cho khách và có lời nói hoặc cử chỉ thô tục, bất lịch sự với khách. (ii) Tụ tập đông người hoặc dùng loa phóng thanh, chiêng, trống, còi, kèn và các phương tiện tăng âm khác cổ động, quảng cáo cho hoạt động kinh doanh lưu động mà chưa cam kết với chính quyền địa phương nơi tiến hành các hoạt động này về việc sử dụng đúng mục đích và bảo đảm trật tự và an toàn xã hội; (iii) Rao bán rong khi bán hàng rong hay rao làm dịch vụ lưu động gây ồn tại nơi công cộng và ảnh hưởng đến sự yên tĩnh chung trong khoảng thời gian từ 22 giờ tối đến 05 giờ sáng hôm sau. (iv) In, vẽ, viết lên tường; treo (chăng, dựng) cờ, băng rôn, pa nô, áp phích, biển hiệu, biển quảng cáo trái quy định của pháp luật, không phù hợp với thuần phong mỹ tục và ảnh hưởng xấu đến mỹ quan chung. (v) Sử dụng các phương tiện di chuyển, thiết bị, dụng cụ thực hiện các hoạt động thương mại không bảo đảm tiêu chuẩn kỹ thuật, an toàn, vệ sinh gây ảnh hưởng xấu đến mỹ quan chung. (vi) Đổ chất thải, phóng uế bừa bãi; vứt hoặc để các phương tiện di chuyển, thiết bị, dụng cụ thực hiện các hoạt động thương mại, bao bì và dụng cụ gói, đựng hàng khác, giấy, rác, hàng hóa, chất béo, mỡ động vật và các đồ vật khác ra đường giao thông, xuống sông, cống rãnh hoặc bất kỳ khu vực nào gây ô nhiễm môi trường, làm cản trở lưu thông, gây bất tiện cho cộng đồng. (vii) Nấu ăn hay ngủ, nghỉ ở phần đường bộ dành cho người và phương tiện tham gia giao thông; lối đi, chiếu nghỉ cầu thang nhà chung cư; nhà chờ xe buýt; nơi hoạt động văn hóa, giải trí, vui chơi công cộng làm ảnh hưởng xấu đến mỹ quan chung và trật tự, an toàn xã hội. (viii) Lợi dụng trẻ em hay người tàn tật để thực hiện các hoạt động thương mại. Theo quy định nêu trên thì cá nhân hoạt động thương mại trong hoạt động kinh doanh lưu động không được thực hiện 08 hành vi nêu trên nhằm đảm bảo thực hiện đúng quy định pháp luật hiện hành. 3. Các loại hàng hóa, dịch vụ cá nhân hoạt động thương mại không được phép kinh doanh Căn cứ khoản 1 Điều 5 Nghị định 39/2007/NĐ-CP các loại hàng hóa, dịch vụ cá nhân hoạt động thương mại không được phép kinh doanh bao gồm: (i) Hàng hóa, dịch vụ thuộc Danh mục hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh theo quy định của pháp luật. (ii) Hàng lậu, hàng giả, hàng không rõ xuất xứ, hàng quá thời hạn sử dụng, hàng không bảo đảm điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật; hàng không bảo đảm chất lượng, bao gồm hàng mất phẩm chất, hàng kém chất lượng, hàng nhiễm độc và động, thực vật bị dịch bệnh. (iii) Hàng hóa, dịch vụ thuộc Danh mục hàng hóa, dịch vụ hạn chế kinh doanh theo quy định của pháp luật. Theo quy định tại Mục 3 nêu trên thì cá nhân hoạt động thương mại được phép kinh doanh các loại hàng hóa, dịch vụ theo quy định của pháp luật, trừ các loại hàng hóa, dịch vụ nêu trên. Như vậy, bán hàng rong thuộc một trong các hoạt động thương mại mà cá nhân thực hiện không phải đăng ký kinh doanh. Tuy nhiên, cần chú ý quy định tại Mục 2 nhằm đảm bảo quy định về an ninh, trật tự, vệ sinh, an toàn xã hội trong kinh doanh lưu động và không được phép kinh doanh các loại hàng hóa, dịch vụ nêu tại Mục 3 nêu trên.
Nguồn gốc câu nói “Phi thương bất phú”? Quy định pháp luật về việc mua bán hàng hóa?
“Phi thương bất phú” có nghĩa là gì? Câu nói “Phi thương bất phú” có nguồn gốc từ đâu? Hiện nay, vấn đề buôn bán hàng hóa được pháp luật quy định như thế nào? Nguồn gốc của câu nói “Phi thương bất phú” Nhiều quan điểm cho rằng câu nói “Phi thương bất phú” là câu phát triển từ ngạn ngữ cổ đại của Trung Quốc: "无农不稳,无工不富,无商不活" (Vô nông bất ổn, vô công bất phú, vô thương bất hoạt), nghĩa là "không có nông nghiệp thì không ổn định, không có việc làm thì không thể giàu, không có buôn bán thì xã hội không hoạt động", trích Trung Quốc tục ngữ đại từ điển (bộ mới), Ôn Đoan chính chủ biên (tr.941, Thượng Hải từ thư xuất bản xã, 2011). Tuy phổ biến trong các văn bản tiếng Việt, song "Phi thương bất phú" lại có nguồn gốc từ Trung Quốc, xuất hiện trong nhiều văn bản Hán ngữ qua cách viết: 非商不富 (Fēi shāng bù fù), ví dụ trong quyển Pháp ý (法意, 1915); Nguyên phú (原富, 1931) - tập 2; Mục lục danh học (穆勒名學, 1931) của Nghiêm Phục, cả 3 quyển này đều do Thương vụ ấn thư quán xuất bản. Thành ngữ 非商不富 du nhập vào Việt Nam, được chuyển thành "Phi thương bất phú", để rồi nhiều năm sau mới thấy trong quyển Ngoại thương Việt-Nam hồi thế kỷ XVII, XVIII và đầu XIX của Thành Thế Vỹ (NXB Sử học, Hà Nội, 1961). Ý nghĩa của câu nói “Phi thương bất phú” “Phi thương” có nghĩa là không kinh doanh, buôn bán, còn “bất phú” có nghĩa là không giàu có, sung túc. Theo đó, ý nghĩa của câu nói “Phi thương bất phú” là chúng ta sẽ không thể có cuộc sống giàu sang, phú quý nếu không kinh doanh, buôn bán. Câu nói này khẳng định vai trò quan trọng của việc làm giàu bằng con đường buôn bán, kinh doanh. Hiện nay, câu nói “Phi thương bất phú” đã trở nên quen thuộc và trở thành châm ngôn sống của nhiều thế hệ người Việt Nam, đặc biệt là thế hệ trẻ. Điển hình là việc nhiều người trẻ hiện nay đã tập tành kinh doanh, buôn bán từ rất sớm. Đồng thời, nhờ sự phát triển của các trang mạng xã hội mà việc bán hàng qua các trang mạng này (hay thường được gọi với các tên “bán hàng online”) đã trở nên rất phổ biến hiện nay. Quy định của pháp luật về việc mua bán hàng hóa Việc mua bán hàng hóa được điều chỉnh bởi quy định của Bộ luật Dân sự 2015, Luật Thương mại 2005 và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan. Đơn cử một số quy định của Luật Thương mại 2005 mà các thương nhân cần biết khi thực hiện hoạt động mua bán hàng hóa: (1) Nghĩa vụ giao hàng và chứng từ liên quan đến hàng hóa của người bán (theo Điều 34 Luật Thương mại 2005): - Bên bán phải giao hàng, chứng từ theo thỏa thuận trong hợp đồng về số lượng, chất lượng, cách thức đóng gói, bảo quản và các quy định khác trong hợp đồng. - Trường hợp không có thỏa thuận cụ thể, bên bán có nghĩa vụ giao hàng và chứng từ liên quan theo quy định của Luật Thương mại 2005. (2) Địa điểm giao hàng (theo Điều 35 Luật Thương mại 2005): - Bên bán có nghĩa vụ giao hàng đúng địa điểm đã thoả thuận. - Trường hợp không có thoả thuận về địa điểm giao hàng thì địa điểm giao hàng được xác định như sau: + Trường hợp hàng hoá là vật gắn liền với đất đai thì bên bán phải giao hàng tại nơi có hàng hoá đó. + Trường hợp trong hợp đồng có quy định về vận chuyển hàng hoá thì bên bán có nghĩa vụ giao hàng cho người vận chuyển đầu tiên. + Trường hợp trong hợp đồng không có quy định về vận chuyển hàng hoá, nếu vào thời điểm giao kết hợp đồng, các bên biết được địa điểm kho chứa hàng, địa điểm xếp hàng hoặc nơi sản xuất, chế tạo hàng hoá thì bên bán phải giao hàng tại địa điểm đó. + Trong các trường hợp khác, bên bán phải giao hàng tại địa điểm kinh doanh của bên bán, nếu không có địa điểm kinh doanh thì phải giao hàng tại nơi cư trú của bên bán được xác định tại thời điểm giao kết hợp đồng mua bán. (3) Thời hạn giao hàng (theo Điều 37 Luật Thương mại 2005): - Bên bán phải giao hàng vào đúng thời điểm giao hàng đã thoả thuận trong hợp đồng. - Trường hợp chỉ có thỏa thuận về thời hạn giao hàng mà không xác định thời điểm giao hàng cụ thể thì bên bán có quyền giao hàng vào bất kỳ thời điểm nào trong thời hạn đó và phải thông báo trước cho bên mua. - Trường hợp không có thỏa thuận về thời hạn giao hàng thì bên bán phải giao hàng trong một thời hạn hợp lý sau khi giao kết hợp đồng. (4) Các chế tài trong thương mại áp dụng khi có hành vi vi phạm hợp đồng (theo Điều 292 Luật Thương mại 2005): - Buộc thực hiện đúng hợp đồng. - Phạt vi phạm. - Buộc bồi thường thiệt hại. - Tạm ngừng thực hiện hợp đồng. - Đình chỉ thực hiện hợp đồng. - Huỷ bỏ hợp đồng. - Các biện pháp khác do các bên thoả thuận không trái với nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam, điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên và tập quán thương mại quốc tế. Như vậy có thể thấy, câu nói "Phi thương bất phú" đề cao con đường làm giàu bằng việc buôn bán, kinh doanh. Bên cạnh đó, khi thực hiện việc kinh doanh, buôn bán hàng hóa; người bán cần phải tuân thủ các quy định pháp luật hiện hành có liên quan để đảm bảo giao dịch mua bán là hợp pháp và tránh bị áp dụng các chế tài xử phạt không đáng có.
“Thả con săn sắt, bắt con cá rô” nghĩa là gì? Ứng dụng trong hoạt động khuyến mại?
Ý nghĩa của câu “Thả con săn sắt, bắt con cá rô” là gì? Ứng dụng chiến lược "Thả con săn sắt, bắt con cá rô" trong hoạt động khuyến mại như thế nào? Bài viết sẽ cung cấp thông tin về vấn đề này. “Thả con săn sắt, bắt con cá rô” nghĩa là gì? “Thả con săn sắt, bắt con cá rô” là câu tục ngữ dân gian, thường được dùng trong cuộc sống hằng này. Câu tục ngữ “Thả con săn sắt, bắt con cá rô” còn có nhiều dị bản khác như “thả con tép, bắt con tôm” hay ““Thả săn sắt, bắt cá sộp”,... - Săn sắt là loại cá trông như cá rô nhỏ, đuôi dài, có vân xanh đỏ bên mình (theo trang Bách khoa tri thức). Cá săn sắt còn có tên gọi khác là cá thia lia, cá đuôi cờ. - Cá rô là loại cá nước ngọt, to hơn nhiều lần so với con cá săn sắt, thường gặp trên đồng ruộng. Về nghĩa đen, đây là hành động thả con cá nhỏ hơn, ít giá trị hơn để bắt được con cá to hơn, giá trị cao hơn. Về nghĩa bóng, câu tục ngữ “Thả con săn sắt, bắt con cá rô” được hiểu theo hai nét nghĩa sau: (1) Biết hy sinh, bỏ qua cái lợi nhỏ trước mắt để đạt được cái lợi lớn hơn. Quỹ thời gian thì có hạn nhưng chúng ta lại có rất nhiều việc phải làm. Chính vì vậy, câu tục ngữ này dùng để nói đến việc: Trong nhiều trường hợp chúng ta phải biết bỏ qua những chuyện nhỏ nhặt, không quan trọng để tập trung làm những việc quan trọng hơn, ý nghĩa hơn nhằm đạt được kết quả tốt nhất, tránh lãng phí thời gian, tiền bạc và công sức của chính mình. (2) Đầu tư, bỏ ra một lợi ích nhỏ nhằm thu về cái lợi lớn hơn. Ngữ nghĩa này được dùng thường xuyên trong lĩnh vực kinh tế, là phương châm kinh doanh của nhiều thương nhân. Muốn thu được lợi ích lớn, người kinh doanh phải đầu tư, chấp nhận bỏ ra một số khoản tiền ban đầu. Điều này được thể hiện đậm nét trong các hoạt động khuyến mại của người bán, cụ thể: người bán sẽ bỏ ra khoản tiền ban đầu để tạo ra các chương trình khuyến mại hấp dẫn (như dùng thử miễn phí sản phẩm, mua 1 tặng 1,…) dành cho người tiêu nhằm thu hút sự quan tâm của người tiêu dùng. Từ đó, hoạt động này sẽ giúp xúc tiến, đẩy mạnh việc mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ nhằm thu về lợi nhuận cao hơn nhiều so với khoản tiền bỏ ra ban đầu. Những hình thức khuyến mại “Thả con săn sắt, bắt con cá rô” nào mà người bán được quyền áp dụng? Theo quy định tại Điều 92 Luật Thương mại 2005, người bán được quyền áp dụng các hình thức khuyến mại sau đây cho hàng hóa, dịch vụ mà mình sản xuất, kinh doanh: - Đưa hàng hoá mẫu, cung ứng dịch vụ mẫu để khách hàng dùng thử không phải trả tiền. - Tặng hàng hoá cho khách hàng, cung ứng dịch vụ không thu tiền. - Bán hàng, cung ứng dịch vụ với giá thấp hơn giá bán hàng, giá cung ứng dịch vụ trước đó, được áp dụng trong thời gian khuyến mại đã đăng ký hoặc thông báo. Trường hợp hàng hóa, dịch vụ thuộc diện Nhà nước quản lý giá thì việc khuyến mại theo hình thức này được thực hiện theo quy định của Chính phủ. - Bán hàng, cung ứng dịch vụ có kèm theo phiếu mua hàng, phiếu sử dụng dịch vụ để khách hàng được hưởng một hay một số lợi ích nhất định. - Bán hàng, cung ứng dịch vụ có kèm phiếu dự thi cho khách hàng để chọn người trao thưởng theo thể lệ và giải thưởng đã công bố. - Bán hàng, cung ứng dịch vụ kèm theo việc tham dự các chương trình mang tính may rủi mà việc tham gia chương trình gắn liền với việc mua hàng hóa, dịch vụ và việc trúng thưởng dựa trên sự may mắn của người tham gia theo thể lệ và giải thưởng đã công bố. - Tổ chức chương trình khách hàng thường xuyên, theo đó việc tặng thưởng cho khách hàng căn cứ trên số lượng hoặc trị giá mua hàng hóa, dịch vụ mà khách hàng thực hiện được thể hiện dưới hình thức thẻ khách hàng, phiếu ghi nhận sự mua hàng hoá, dịch vụ hoặc các hình thức khác. - Tổ chức cho khách hàng tham gia các chương trình văn hóa, nghệ thuật, giải trí và các sự kiện khác vì mục đích khuyến mại. - Các hình thức khuyến mại khác nếu được cơ quan quản lý nhà nước về thương mại chấp thuận. Lưu ý: Trước khi thực hiện các chương trình khuyến mại, người bán cần phải đăng ký hoặc thông báo hoạt động khuyến mại đến Sở Công Thương/Bộ Công Thương theo quy định. Bên cạnh đó, người bán còn phải đáp ứng các yêu cầu đối với hàng hóa, dịch vụ được khuyến mại/dùng để khuyến mại và các thủ tục cần thực hiện trong quá trình từ khi tổ chức đến khi kết thúc hoạt động khuyến mại theo quy định tại Luật Thương mại 2005 và các nghị định hướng dẫn.
Không thỏa thuận lãi suất chậm trả, có được áp dụng không?
Trong hợp đồng thương mại, việc một bên chậm trả tiền cho bên còn lại xảy ra khá phổ biến. Tuy nhiên, vì một vài lý do mà các bên không thỏa thuận về mức lãi suất chậm thực hiện nghĩa vụ trả tiền trong hợp đồng. Vậy, trường hợp các bên không có thỏa thuận về lãi suất chậm trả thì có được áp dụng không? Quy định về lãi suất chậm trả theo Bộ luật Dân sự 2015 Theo quy định tại khoản 1 Điều 357 Bộ luật Dân sự 2015, trong giao dịch dân sự, trường hợp bên có nghĩa vụ chậm trả tiền thì bên đó phải trả lãi đối với số tiền chậm trả tương ứng với thời gian chậm trả. Có thể thấy, dù các bên không thỏa thuận về lãi suất hoặc thỏa thuận nhưng không xác định rõ mức lãi suất là bao nhiêu thì bên bị vi phạm nghĩa vụ vẫn có quyền buộc bên vi phạm nghĩa vụ trả tiền lãi đối với số tiền chậm thanh toán. Cụ thể, khi phát sinh nghĩa vụ chậm trả tiền/vi phạm thời hạn thanh toán tiền lãi, tiền gốc phải trả thì bên có nghĩa vụ phải thực hiện trả lãi đối với số tiền chậm trả tương ứng với thời gian chậm trả, mức lãi áp dụng trong trường hợp này là theo thỏa thuận của các bên nhưng không được vượt quá 20%/năm. Trường hợp các bên không có thỏa thuận về mức lãi suất hoặc có thoả thuận về việc trả lãi, nhưng không xác định rõ lãi suất và có tranh chấp về lãi suất thì lãi suất được xác định là 10 %/năm. Quy định về lãi suất chậm trả theo Luật Thương mại 2005 Theo quy định tại Điều 306 Luật Thương mại và Điều 11 Nghị quyết 01/2019/NQ-HĐTP thì khi bên vi phạm hợp đồng chậm thanh toán tiền hàng hoặc chậm thanh toán thù lao dịch vụ và các chi phí khác thì bên bị vi phạm có quyền yêu cầu bên vi phạm trả tiền lãi do chậm thanh toán trong thời hạn chậm thanh toán. Trong đó, mức lãi suất được ấn định là lãi suất nợ quá hạn trung bình trên thị trường tại thời điểm thanh toán tương ứng với thời gian chậm trả, trừ trường hợp các bên lựa chọn mức lãi suất khác hoặc pháp luật có quy định khác (ví dụ pháp luật điều chỉnh đối tượng tham gia giao dịch thương mại có quy định khác). Cụ thể hơn, Điều 11 Nghị quyết 01/2019/NQ-HĐTP hướng dẫn về việc xác định mức lãi suất nợ quá hạn trung bình trên thị trường đối với số tiền chậm trả như sau: Lãi suất nợ quá hạn trung bình của ít nhất 3 ngân hàng thương mại, ví dụ Agribank, Vietinbank, BIDV…; Và 3 ngân hàng thương mại này có đặc điểm là phải có trụ sở/chi nhánh/phòng giao dịch tại tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi Tòa án đang giải quyết xét xử có trụ sở tại thời điểm thanh toán; Ngoài ra, nếu các bên có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác về việc trả lãi suất thì được áp dụng theo lãi suất đó; Thực tế cho thấy, việc áp dụng lãi suất quá hạn trung bình của ít nhất 3 ngân hàng thương mại tại thời điểm thanh toán rất khó thực hiện nếu các bên không yêu cầu Tòa án giải quyết. Lý do là bởi vì lãi suất quá hạn của mỗi ngân hàng là khác nhau và mức lãi suất là không cố định và thay đổi liên tục theo thời gian. Như vậy, từ những phân tích trên, có thể thấy nếu các bên không có thỏa thuận về lãi suất chậm trả thì bên có quyền vẫn được áp dụng mức lãi suất tối đa là 10%/năm trên số tiền chậm trả tương ứng với thời gian chậm trả của bên vay. Trường hợp bên có nghĩa vụ không chịu trả tiền lãi chậm thanh toán thì bên có quyền có thể khởi kiện tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền để yêu cầu Tòa án giải quyết.
Khi thương nhân thực hiện khuyến mại thì phải thực hiện thông tin thông báo như thế nào?
Hiện là thời điểm cuối năm các hoạt động chương trình khuyến mại, giảm giá rất nhiều. Bởi lẽ đó thì thông tin về việc thương nhân thực hiện khuyến mại thì có những quyền nào? Khi thương nhân thực hiện khuyến mại thì phải thực hiện thông tin thông báo như thế nào? Thương nhân thực hiện khuyến mại thì có những quyền nào? Căn cứ theo quy định tại Điều 95 Luật Thương mại 2005 về quyền của thương nhân thực hiện khuyến mại như sau: - Lựa chọn hình thức, thời gian, địa điểm khuyến mại, hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại. - Quy định các lợi ích cụ thể mà khách hàng được hưởng phù hợp với khoản 4 Điều 94 Luật Thương mại 2005 này như sau: + Chính phủ quy định cụ thể hạn mức tối đa về giá trị của hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại, mức giảm giá tối đa đối với hàng hóa, dịch vụ được khuyến mại mà thương nhân được thực hiện trong hoạt động khuyến mại. - Thuê thương nhân kinh doanh dịch vụ khuyến mại thực hiện việc khuyến mại cho mình. - Tổ chức thực hiện các hình thức khuyến mại quy định tại Điều 92 Luật Thương mại 2005 như sau: + Đưa hàng hoá mẫu, cung ứng dịch vụ mẫu để khách hàng dùng thử không phải trả tiền. + Tặng hàng hoá cho khách hàng, cung ứng dịch vụ không thu tiền. + Bán hàng, cung ứng dịch vụ với giá thấp hơn giá bán hàng, giá cung ứng dịch vụ trước đó, được áp dụng trong thời gian khuyến mại đã đăng ký hoặc thông báo. Trường hợp hàng hóa, dịch vụ thuộc diện Nhà nước quản lý giá thì việc khuyến mại theo hình thức này được thực hiện theo quy định của Chính phủ. + Bán hàng, cung ứng dịch vụ có kèm theo phiếu mua hàng, phiếu sử dụng dịch vụ để khách hàng được hưởng một hay một số lợi ích nhất định. + Bán hàng, cung ứng dịch vụ có kèm phiếu dự thi cho khách hàng để chọn người trao thưởng theo thể lệ và giải thưởng đã công bố. + Bán hàng, cung ứng dịch vụ kèm theo việc tham dự các chương trình mang tính may rủi mà việc tham gia chương trình gắn liền với việc mua hàng hóa, dịch vụ và việc trúng thưởng dựa trên sự may mắn của người tham gia theo thể lệ và giải thưởng đã công bố. + Tổ chức chương trình khách hàng thường xuyên, theo đó việc tặng thưởng cho khách hàng căn cứ trên số lượng hoặc trị giá mua hàng hóa, dịch vụ mà khách hàng thực hiện được thể hiện dưới hình thức thẻ khách hàng, phiếu ghi nhận sự mua hàng hoá, dịch vụ hoặc các hình thức khác. + Tổ chức cho khách hàng tham gia các chương trình văn hóa, nghệ thuật, giải trí và các sự kiện khác vì mục đích khuyến mại. + Các hình thức khuyến mại khác nếu được cơ quan quản lý nhà nước về thương mại chấp thuận. Như vậy, có thể thấy thương nhân thực hiện hoạt động khuyến mãi sẽ có quyền lựa chọn hình thức, thời gian, địa điểm khuyến mại, hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại và một số quyền khác theo quy định nêu trên. Thương nhân thực hiện khuyến mại có những nghĩa vụ ra sao? Căn cứ theo quy định tại Điều 96 Luật Thương mại 2005 về nghĩa vụ của thương nhân thực hiện khuyến mại như sau: - Thực hiện đầy đủ các trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật để thực hiện các hình thức khuyến mại. - Thông báo công khai các nội dung thông tin về hoạt động khuyến mại cho khách hàng theo quy định tại Điều 97 Luật Thương mại 2005 - Thực hiện đúng chương trình khuyến mại đã thông báo và các cam kết với khách hàng. - Đối với một số hình thức khuyến mại quy định tại khoản 6 Điều 92 Luật Thương mại 2005, thương nhân phải trích 50% giá trị giải thưởng đã công bố vào ngân sách nhà nước trong trường hợp không có người trúng thưởng. Bộ trưởng Bộ Thương mại quy định các hình thức khuyến mại cụ thể thuộc các chương trình mang tính may rủi phải thực hiện quy định này. - Tuân thủ các thỏa thuận trong hợp đồng dịch vụ khuyến mại nếu thương nhân thực hiện khuyến mại là thương nhân kinh doanh dịch vụ khuyến mại. Theo đó, thương nhân thực hiện khuyến mại phải đảm bảo những nghĩa vụ của mình như đã nói ở trên. Khi thương nhân thực hiện khuyến mại thì phải thực hiện thông tin thông báo như thế nào? Căn cứ theo quy định tại Điều 97 Luật Thương mại 2005 về thông tin phải thông báo công khai khi khuyến mại như sau: - Đối với tất cả hình thức khuyến mại quy định tại Điều 92 Luật Thương mại 2005, thương nhân thực hiện khuyến mại phải thông báo công khai các thông tin sau đây: + Tên của hoạt động khuyến mại; + Giá bán hàng hóa, giá cung ứng dịch vụ khuyến mại và các chi phí có liên quan để giao hàng hóa, dịch vụ được khuyến mại cho khách hàng; + Tên, địa chỉ, số điện thoại của thương nhân thực hiện khuyến mại; + Thời gian khuyến mại, ngày bắt đầu, ngày kết thúc và địa bàn hoạt động khuyến mại; + Trường hợp lợi ích của việc tham gia khuyến mại gắn với các điều kiện cụ thể thì trong thông báo phải nêu rõ hoạt động khuyến mại đó có kèm theo điều kiện và nội dung cụ thể của các điều kiện. - Ngoài các thông tin quy định tại khoản 1 Điều 97 Luật Thương mại 2005, thương nhân còn phải thông báo công khai các thông tin liên quan đến hoạt động khuyến mại sau đây: + Giá bán hàng hóa, giá cung ứng dịch vụ được tặng cho khách hàng đối với hình thức khuyến mại quy định tại khoản 2 Điều 92 Luật Thương mại 2005; + Trị giá tuyệt đối hoặc phần trăm thấp hơn giá bán hàng hóa, giá cung ứng dịch vụ bình thường trước thời gian khuyến mại đối với hình thức khuyến mại quy định tại khoản 3 Điều 92 Luật Thương mại 2005; + Giá trị bằng tiền hoặc lợi ích cụ thể mà khách hàng được hưởng từ phiếu mua hàng, phiếu sử dụng dịch vụ; địa điểm bán hàng, cung ứng dịch vụ và các loại hàng hóa, dịch vụ mà khách hàng có thể nhận được từ phiếu mua hàng, phiếu sử dụng dịch vụ đối với hình thức khuyến mại quy định tại khoản 4 Điều 92 Luật Thương mại 2005; + Loại giải thưởng và giá trị của từng loại giải thưởng; thể lệ tham gia các chương trình khuyến mại, cách thức lựa chọn người trúng thưởng đối với các hình thức khuyến mại quy định tại khoản 5, khoản 6 Điều 92 Luật Thương mại 2005; + Các chi phí mà khách hàng phải tự chịu đối với các hình thức khuyến mại quy định tại khoản 7, khoản 8 Điều 92 Luật Thương mại 2005. Như vậy khi thương nhân thực hiện khuyến mại thì phải đảm bảo được thông tin thông báo công khai như quy định. Từ những căn cứ nêu trên, có thể thấy, thương nhân khi thực hiện hoạt động khuyến mãi phải đảm bảo thực hiện đúng quyền và nghĩa vụ của mình. Ngoài ra, còn phải thực hiện thông báo công khai những thông tin về hoạt động khuyến mại theo quy định pháp luật
Có được vừa phạt vi phạm vừa yêu cầu bồi thường trong hợp đồng dân sự không?
Trong hợp đồng dân sự, chúng ta có thể áp dụng vừa phạt vi phạm vừa yêu cầu được bồi thường nếu có thiệt hại xảy ra hay không? Pháp luật quy định về việc áp dụng này như thế nào? (1) Điểm khác nhau giữa phạt vi phạm và bồi thường thiệt hại - Khái niệm: + Phạt vi phạm: là việc bên bị vi phạm yêu cầu bên vi phạm trả một khoản tiền phạt do vi phạm hợp đồng nếu trong hợp đồng có thoả thuận, trừ các trường hợp miễn trách nhiệm quy định tại Điều 294 của Luật thương mại 2005. (căn cứ tại Điều 300 Luật thương mại 2005) + Bồi thường thiệt hại là việc bên vi phạm bồi thường những tổn thất do hành vi vi phạm hợp đồng gây ra cho bên bị vi phạm. (Căn cứ tại Điều 302 Luật thương mại 2005) - Mục đích: + Phạt vi phạm: Đây là chế tài nhằm bảo vệ quyền lợi ích cả 2 bên chủ thể, là trách nhiệm pháp lí nhằm nâng cao ý thức thực hiện hợp đồng. + Bồi thường thiệt hại: Đây là chế tài nhằm bảo vệ lợi ích bên bị vi phạm, nhằm khôi phục, bù đắp những lợi ích vật chất bị mất của bên vi phạm. - Điều kiện áp dụng: + Phạt vi phạm: Áp dụng khi có thỏa thuận áp dụng, không cần có thiệt hại thực tế và chỉ cần chứng minh có vi phạm hợp đồng. + Bồi thường thiệt hại: Áp dụng khi không cần có thỏa thuận áp dụng, có thiệt hại thực tế xảy ra, hành vi vi phạm là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến thiệt hại và phải chứng minh có thiệt hại thực tế xảy ra. - Mức áp dụng chế tài: + Phạt vi phạm: Mức phạt hoặc tổng mức phạt đối với nhiều vi phạm do các bên thỏa thuận trong hợp đồng, nhưng không quá 8% giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm. + Bồi thường thiệt hại: Bồi thường theo giá trị thiệt hại gồm giá trị tổn thất thực tế, trực tiếp mà bên bị vi phạm phải chịu do bên vi phạm gây ra và khoản lợi trực tiếp mà bên bị vi phạm đáng lẽ được hưởng nếu không có hành vi vi phạm Như vậy, mức bồi thường thiệt hại xác định theo giá trị thiệt hại thực tế và lợi nhuận trực tiếp (nếu không có hành vi vi phạm). (2) Vậy có thể đồng thời vừa phạt vi phạm vừa bồi thường thiệt hại hay không? Căn cứ tại Khoản 3 Điều 418 Bộ luật Dân sự 2015 quy định các bên có thể thỏa thuận về việc bên vi phạm nghĩa vụ chỉ phải chịu phạt vi phạm mà không phải bồi thường thiệt hại hoặc vừa phải chịu phạt vi phạm và vừa phải bồi thường thiệt hại. Trường hợp các bên có thỏa thuận về phạt vi phạm nhưng không thỏa thuận về việc vừa phải chịu phạt vi phạm và vừa phải bồi thường thiệt hại thì bên vi phạm nghĩa vụ chỉ phải chịu phạt vi phạm. Như vậy, theo quy định nêu trên thì việc phạt vi phạm hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại là do 2 bên thỏa thuận. Nếu trong hợp đồng chỉ yêu cầu về phạt vi phạm hợp đồng mà không có yêu cầu bồi thường thiệt hại thì bên vi phạm không có trách nhiệm bồi thường thiệt hại. Nếu trong hợp đồng có điều khoản phạt vi phạm hợp đồng, vừa yêu cầu bồi thường thiệt hại thì cả thì có vi phạm thì bên vi phạm phải chịu phạt và bồi thường thiệt hại. Do đó, có thể vừa phạt vi phạm hợp đồng và vừa yêu cầu bồi thường thiệt hại.
Điểm giống nhau giữa tạm ngừng, đình chỉ và hủy bỏ hợp đồng theo luật Thương mại 2005
1. Khái niệm tạm ngừng, đình chỉ và hủy bỏ hợp đồng - Tạm ngừng thực hiện hợp đồng: Tạm ngừng thực hiện hợp đồng là việc một bên tạm thời không thực hiện nghĩa vụ trong hợp đồng khi xảy ra hành vi vi phạm mà các bên đã thoả thuận là điều kiện để tạm ngừng thực hiện hợp đồng hoặc một bên vi phạm cơ bản nghĩa vụ hợp đồng (Điều 308 Luật Thương mại 2005). - Đình chỉ thực hiện hợp đồng: Đình chỉ thực hiện hợp đồng là việc một bên chấm dứt thực hiện nghĩa vụ hợp đồng khi xảy ra hành vi vi phạm mà các bên đã thoả thuận là điều kiện để đình chỉ hợp đồng hoặc một bên vi phạm cơ bản nghĩa vụ hợp đồng (Điều 310 Luật Thương mại 2005). - Huỷ bỏ hợp đồng: là việc bãi bỏ hoàn toàn việc thực hiện tất cả các nghĩa vụ hợp đồng đối với toàn bộ hợp đồng hoặc bãi bỏ thực hiện một phần nghĩa vụ hợp đồng, các phần còn lại trong hợp đồng vẫn còn hiệu lực (Điều 312 Luật Thương mại 2005). 2. Điểm giống nhau giữa tạm ngừng, đình chỉ và hủy bỏ hợp đồng - Đều thuộc một trong các chế tài trong thương mại được quy định tại Điều 292 Luật thương mại 2005; - Đều không áp dụng trong trường hợp miễn trách nhiệm đối với hành vi vi phạm sau đây: + Xảy ra trường hợp miễn trách nhiệm mà các bên đã thoả thuận; + Xảy ra sự kiện bất khả kháng; + Hành vi vi phạm của một bên hoàn toàn do lỗi của bên kia; + Hành vi vi phạm của một bên do thực hiện quyết định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền mà các bên không thể biết được vào thời điểm giao kết hợp đồng. - Bên tạm ngừng thực hiện hợp đồng, đình chỉ thực hiện hợp đồng hoặc huỷ bỏ hợp đồng phải thông báo ngay cho bên kia biết về việc tạm ngừng, đình chỉ hoặc huỷ bỏ hợp đồng; - Trong trường hợp không thông báo ngay mà gây thiệt hại cho bên kia thì bên tạm ngừng thực hiện hợp đồng, đình chỉ thực hiện hợp đồng hoặc huỷ bỏ hợp đồng phải bồi thường thiệt hại (Điều 315 Luật thương mại 2005).
Điểm khác nhau giữa tạm ngừng, đình chỉ và hủy bỏ hợp đồng trong kinh doanh
Tiêu chí Tạm ngừng thực hiện hợp đồng Đình chỉ thực hiện hợp đồng Hủy bỏ hợp đồng Căn cứ pháp lý Luật thương mại 2005 Khái niệm Là việc một bên tạm thời không thực hiện nghĩa vụ trong hợp đồng. (Điều 308) Là việc một bên chấm dứt thực hiện nghĩa vụ hợp đồng. (Điều 310) Bao gồm hủy bỏ toàn bộ hợp đồng và hủy bỏ một phần hợp đồng, cụ thể: - Hủy bỏ toàn bộ hợp đồng là việc bãi bỏ hoàn toàn việc thực hiện tất cả các nghĩa vụ hợp đồng đối với toàn bộ hợp đồng; - Hủy bỏ một phần hợp đồng là việc bãi bỏ thực hiện một phần nghĩa vụ hợp đồng, các phần còn lại trong hợp đồng vẫn còn hiệu lực. (khoản 1, 2 và 3 Điều 312) Trường hợp áp dụng - Xảy ra hành vi vi phạm mà các bên đã thoả thuận là điều kiện để tạm ngừng thực hiện hợp đồng; - Một bên vi phạm cơ bản nghĩa vụ hợp đồng. (Điều 308) - Xảy ra hành vi vi phạm mà các bên đã thoả thuận là điều kiện để đình chỉ hợp đồng; - Một bên vi phạm cơ bản nghĩa vụ hợp đồng. (Điều 310) - Xảy ra hành vi vi phạm mà các bên đã thoả thuận là điều kiện để hủy bỏ hợp đồng; - Một bên vi phạm cơ bản nghĩa vụ hợp đồng. (khoản 4 Điều 312) Giá trị hiệu lực của hợp đồng Hợp đồng vẫn còn hiệu lực. Hợp đồng chấm dứt hiệu lực từ thời điểm một bên nhận được thông báo đình chỉ. Phần hợp đồng bị hủy bỏ không có hiệu lực từ thời điểm giao kết (trừ trường hợp hủy bỏ hợp đồng giao hàng, cung ứng dịch vụ từng phần). Hậu quả pháp lý về quyền và nghĩa vụ của các bên - Các bên không phải thực hiện hợp đồng trong thời gian tạm ngừng hợp đồng; - Bên bị vi phạm có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại. (Điều 309) - Các bên không phải tiếp tục thực hiện nghĩa vụ hợp đồng; - Bên đã thực hiện nghĩa vụ có quyền yêu cầu bên kia thanh toán hoặc thực hiện nghĩa vụ đối ứng; - Bên bị vi phạm có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại. (Điều 311) - Các bên không phải tiếp tục thực hiện các nghĩa vụ đã thỏa thuận trong hợp đồng, trừ thỏa thuận về các quyền và nghĩa vụ sau khi hủy bỏ hợp đồng và về giải quyết tranh chấp; - Các bên có quyền đòi lại lợi ích do việc đã thực hiện phần nghĩa vụ của mình theo hợp đồng; nếu các bên đều có nghĩa vụ hoàn trả thì nghĩa vụ của họ phải được thực hiện đồng thời; trường hợp không thể hoàn trả bằng chính lợi ích đã nhận thì bên có nghĩa vụ phải hoàn trả bằng tiền; - Bên bị vi phạm có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại theo quy định của Luật này. (Điều 314)
Cách hiểu Điều 301 Luật thương mại?
Theo quy định tại Đièu 301 LTM 2005: "Mức phạt đối với vi phạm nghĩa vụ hợp đồng hoặc tổng mức phạt đối với nhiều vi phạm do các bên thoả thuận trong hợp đồng, nhưng không quá 8% giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm...". Câu hỏi 1: Hợp đồng có thể quy định phạt riêng rẽ đối với mỗi hành vi vi phạm: (i) nếu vi phạm do giao sai hàng bị phạt 8%, (ii) thanh toán chậm bị phạt 8% hay chỉ được phép quy định gộp nhiều hình phạt và đảm bảo phạt không quá 8%: nếu vi phạm do giai sai hàng, chậm thanh toán thì tổng mức phạt là 8%. Câu hỏi 2: Hơn nữa, đối với các hành vi vi phạm đã được quy định mức phạt cụ thể trong các điều khoản riêng thì có được phạt thêm 01 lần nữa hay không? (ví dụ: đã quy định tại Điều 5 là giao hàng sai bị phạt 8%, thì xuống Điều 10 cũng có quy định: nếu 1 vi phạm bất kỳ nghĩa vụ nào thì bên vi phạm sẽ bị phạt 8% nghĩa vụ đó) Mong Quý luật sư giải đáp giúp em về cách hiểu Điều luật trên ạ. Em cảm ơn
Tại sao có sự khác nhau về phạt vi phạm và bồi thường thiệt hại tại các văn bản pháp luật?
Chào mọi người, mình đang nghiên cứu về vấn đề phạt vi phạm và bồi thường thiệt hại trong hợp đồng nhưng nhận thấy có nhiều điểm khác nhau giữa Bộ luật dân sự 2015 và Luật thương mại 2005, nên đang thắc mắc rằng, sự khác nhau này ảnh hưởng đến quyền lợi của các bên khi giao kết hợp đồng và chọn Luật để áp dụng. Bộ luật dân sự 2015 Luật thương mại 2005 Mức phạt vi phạm hợp đồng Do các bên thỏa thuận Trừ trường hợp luật liên quan có quy định khác. Do các bên thỏa thuận Mức tối đa = 8% giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm, trừ trường hợp phạt do kết quả giám định sai. Cơ chế áp dụng phạt vi phạm hợp đồng Có thỏa thuận trong hợp đồng Tiền bồi thường thiệt hại = toàn bộ thiệt hại; trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác. Ngoài ra, có thể bao gồm lợi ích đáng lẽ được hưởng do hợp đồng mang lại; chi phí phát sinh do không hoàn thành nghĩa vụ (không trùng với mức bồi thường thiệt hại cho lợi ích mà hợp đồng mang lại) và bồi thường về tinh thần. = giá trị tổn thất thực tế, trực tiếp mà bên bị vi phạm phải chịu do bên vi phạm gây ra + khoản lợi trực tiếp mà bên bị vi phạm đáng lẽ được hưởng nếu không có hành vi vi phạm. Cơ chế áp dụng bồi thường thiệt hại Không tự động trong trường hợp hợp đồng có thỏa thuận về phạt vi phạm hợp đồng mà không có thỏa thuận về bồi thường thiệt hại Tự động Áp dụng đồng thời phạt vi phạm hợp đồng và bồi thường thiệt hại Không, trong trường hợp hợp đồng có thỏa thuận về phạt vi phạm hợp đồng mà không có thỏa thuận về bồi thường thiệt hại Có Có thể thấy, dường như trong một số điều khoản, nghĩa vụ chịu trách nhiệm, chế tài khi vi phạm hợp đồng theo Bộ luật dân sự 2015 ít hơn so với Luật thương mại 2005. Trong mối quan hệ hợp đồng mua bán đơn thuần, tất nhiên, người mua luôn chịu thiệt, vì người bán thường nắm rõ quy định pháp luật hơn so với người mua, nên chọn Luật thương mại 2005 để áp dụng, do vậy, trong nhiều trường hợp người mua sẽ chịu thiệt nếu áp dụng Luật này. Vậy tại sao không có sự thống nhất giữa các quy định này tại Bộ luật dân sự 2015 và Luật thương mại 2005 vốn điều chỉnh các mối quan hệ hợp đồng thường xuyên nhất? Mong mọi người cho ý kiến về vấn đề này.
Hàng hóa và dịch vụ độc quyền của nhà nước cần có thời hạn xác định?
Thời gian gần đây, Chính phủ ta đã đưa ra dự thảo Nghị định về hàng hóa, dịch vụ, địa bàn thực hiện độc quyền nhà nước trong hoạt động thương mại, với Danh mục hàng hóa, dịch vụ, địa bàn thực hiện độc quyền nhà nước trong hoạt động thương mại ban hành kèm theo dự thảo Nghị định với 20 loại hàng hóa, dịch vụ độc quyền đã gây nên những làn sóng tranh cãi nhất định. Với việc quy định danh mục 20 loại hàng hóa, dịch vụ độc quyền của nhà nước nhưng lại không quy định về thời gian nhà nước độc quyền, vậy chúng ta có thể hiểu được nhà nước sẽ độc quyền không xác định thời hạn. Theo quy định tại khoản 4 Điều 6 Luật thương mại 2005 quy định "Nhà nước thực hiện độc quyền Nhà nước có thời hạn về hoạt động thương mại đối với một số hàng hóa, dịch vụ hoặc tại một số địa bàn để bảo đảm lợi ích quốc gia", đồng thời giao "Chính phủ quy định cụ thể danh mục hàng hóa, dịch vụ, địa bàn độc quyền Nhà nước". Pháp luật quy định khi ban hành các danh mục hàng hóa, dịch vụ, địa bàn độc quyền Nhà nước thì đó phải là sự độc quyền Nhà nước có thời hạn. Tuy nhiên việc ban hành danh mục 20 loại hàng hóa, dịch vụ độc quyền của nhà nước nhưng lại không quy định về thời hạn độc quyền, thì điều này chưa thực sự phù hợp với tinh thần của Luật thương mại 2005. Đồng thời, Chính phủ ban hành Danh mục này dựa trên các tiêu chí sau: Thứ nhất, các thành phần kinh tế khác không có nhu cầu tham gia; thứ hai, các thành phần kinh tế không có khả năng tham gia và thứ ba, Nhà nước cần phải độc quyền liên quan đến quốc phòng, an ninh, bảo đảm lợi ích quốc gia. Tuy nhiên cần phải xác định thời hạn trong việc để Nhà nước thực hiện độc quyền đối với các hàng hóa, dịch vụ vì những tiêu chí của Nhà nước đưa ra chỉ mang tính “định tính”, có thể thay đổi qua thời gian. Tùy vào mỗi giai đoạn nhất định mà điều kiện để xác định những hàng hóa, dịch vụ độc quyền Nhà nước lại khác nhau. Nên nếu việc hàng hóa, dịch vụ Nhà nước độc quyền không xác định thời hạn sẽ không đảm bảo tinh thần của Luật thương mại 2005, không bảo vệ được đầy đủ quyền và lợi ích hợp pháp của các thành phần kinh tế. Vậy theo bạn, có nên quy định về thời hạn đối với hàng hóa, dịch vụ Nhà Nước độc quyền?
Luật thương mại sửa đổi: sẽ quy định giao dịch với tài sản ảo, hàng hóa ảo
Đây là một trong những đề xuất về khung chính sách thương mại cho giai đoạnn từ năm 2016 trở đi dự kiến được phê duyệt trong năm nay 2016 với mục tiêu nhằm sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện hành lang pháp lý đồng bộ, thống nhất, khả thi, công khai, minh bạch để tạo thông thoáng cho hoạt động kinh doanh nhưng vẫn đảm bảo yêu cầu quản lý nhà nước, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; thống nhất điều chỉnh thương mại đồng với các sửa đổi tại các Luật Đầu tư 2014, Bộ luật dân sư 2015, Luật Quảng cáo 2012. Luật đấu giá tài sản. và hài hòa hóa các nội dung đề phù hợp với các điều ước quốc tế mà Việt Nam tham gia. Cụ thể, đề xuất này sẽ sửa đổi một số điều khoản tại Luật thương mại 2005 tồn tại nhiều điều không còn phù hợp với thực tế hiện nay: 1. Sửa đổi khái niệm “thương nhân” Điều 6. Thương nhân 1. Thương nhân bao gồm tổ chức kinh tế được thành lập hợp pháp, cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên và có đăng ký kinh doanh. Sửa nội dung để đảm bảo tiêu chí mang bản chất của thương nhân đó là có hoạt động thương mại và hoạt động sinh lời. 2. Sửa đổi khái niệm “nhà đầu tư nước ngoài”, “tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài”, “doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài” Đảm bảo đồng bộ, thống nhất với Luật Đầu tư. 3. Sửa đổi chế định hợp đồng mua bán hàng hóa Chỉ giữ lại các quy định mang tính đặc thù, loại bỏ hoặc dẫn chiếu các quy định cùng điều chỉnh về một vấn đề giữa hợp đồng dân sự và hợp đồng thương mại. Đồng thời, sửa đổi phù hợp với hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế để tương thích với Công ước Viên mà Việt Nam đã gia nhập. 4. Quy định các trường hợp ngoại lệ liên quan đến việc cấm kinh doanh Cụ thể đó là trong hoạt động phân tích, kiểm nghiệm, nghiên cứu khoa học, chữa bệnh, điều tra tội phạm, bảo vệ quốc phòng, an ninh. Quy định tiêu chí xác định các loại hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh, kinh doanh có điều kiện tại Luật Thương mại phù hợp với quy định của Hiến pháp và các Luật chuyên ngành để đảm bảo không ảnh hưởng đến quyền tự do kinh doanh của người dân nếu không vì các lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng. 5. Sửa đổi quy định về đấu thầu hàng hóa Theo hướng đảm bảo quyền tự do, tự nguyện thỏa thuận của thương nhân trong việc lựa chọn các hình thức đầu thầu ngoài quy định của Luật Thương mại. Bên cạnh đó, nghiên cứu bổ sung quy định về địa vị, tư cách pháp lý, điều kiện tham gia của các chủ thể như chủ sở hữu nguồn vốn tổ chức đấu thầu, bên cho vay, nhà tư vấn, các chuyên gia xét thầu… nhằm tránh những tranh chấp xảy ra liên quan đến quyền và nghĩa vụ của các chủ thể. Ngoài ra, cần quy định cụ thể quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia quan hệ đấu thầu. 6. Sửa đổi quy định về đấu giá hàng hóa Chỉ giữ lại các quy định đặc thù, loại bỏ hoặc dẫn chiếu các quy định cùng điều chỉnh về một vấn đề giữa Luật thương mại và Luật đấu giá hàng hóa đang được trình Quốc hội. 7. Loại bỏ những quy định trùng giữa Luật thương mại và Luật Quảng cáo. 8. Bổ sung quy định về dịch vụ phân phối 9. Bổ sung quy định về hoạt động mua bán hàng hóa của cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập thường xuyên không phải đăng ký kinh doanh nhưng phải đảm bảo văn minh thương mại 10. Bổ sung quy định về thương mại điện tử 11. Bổ sung quy định về giao dịch với tài sản ảo, hàng hóa ảo và khái niệm sản phẩm có nội dung số 12. Sửa đổi quy định về dịch vụ logistic Đó là một dịch vụ kết nối các hoạt động hỗ trợ đưa hàng hóa từ nhà sản xuất, phân phối đến tay người tiêu dùng, chỉ quy định điều kiện và giới hạn trách nhiệm trong trường hợp pháp luật chuyên ngành chưa có quy định hoặc thương nhân không có thỏa thuận 13. Sửa đổi, bổ sung quy định về Sở Giao dịch hàng hóa liên quan đến loại hợp đồng Cụ thể là sửa đổi, bổ sung các quy định về Sở Giao dịch hàng hóa liên quan đến loại hợp đồng trong giao dịch tại Sở Giao dịch hàng hoá, thành viên kinh doanh và thành viên môi giới phù hợp với thực tiễn phát triển và thông lệ quốc tế của mô hình Sở nhằm đảm bảo quyền lợi chính đáng của các bên trong hoạt động kinh doanh, đồng thời bảo vệ sự phát triển lành mạnh của thị trường. 14. Sửa đổi quy định về nhượng quyền thương mại Bổ sung một số quyền và nghĩa vụ của một số chủ thể như bên nhượng quyền thứ cấp và bên nhận quyền nhằm đảm bảo đầy đủ quyền và nghĩa vụ của các bên liên quan trong giao dịch. Rà soát các điều kiện không cần thiết hay không liên quan đến đảm bảo pháp lý cho hoạt động không nhượng quyền như số năm kinh nghiệm của các bên. Bổ sung cơ chế minh bạch thông tin về hệ thống nhượng quyền để các bên, người tiêu dùng và cơ quan quản lý nhà nước có thể giám sát, kiểm tra tư cách pháp lý của các bên trong hoạt động nhượng quyền. 15. Bổ sung các hoạt động xúc tiến thương mại Các hoạt động chưa được quy định tại Luật thương mại nhưng đã hình thành và có xu hướng phát triển phổ biến tại Việt Nam hoặc nâng cấp từ các văn bản hướng dẫn Luật thương mại. Giảm bớt các thủ tục hành chính không cần thiết trong quản lý hoạt động khuyến mại, sẽ xác định hình thức khuyến mại chỉ cần làm thủ tục thông báo và các hình thức khuyến mại phải làm thủ tục đăng ký. 16. Điều chỉnh hoạt động nhượng quyền thương mại là dịch vụ phân phối theo phân loại của WTO Sửa đổi một số quy định nhằm minh bạch thông tin về hệ thống nhượng quyền để các bên, người tiêu dùng và cơ quan quản lý nhà nước có thể giám sát, kiểm tra, đảm bảo đầy đủ quyền và tư cách pháp lý của các bên nhượng quyền thứ cấp và bên nhận quyền. 17. Bổ sung cơ chế chính sách đối với các hoạt động thương mại tại khu vực biên giới, miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc và hải đảo: - Xác định các hoạt động thương mại tại khu vực miền núi và các vùng khó khăn như vùng sâu, vùng xa, hải đảo - Xây dựng các ưu đãi, hỗ trợ đối với các hoạt động thương mại tại các khu vực này. - Quy định về quản lý và phát triển hạ tầng thương mại chính sáchvà các cơ chế ưu đãi đâu tư, xây dựng và phát triển hạ tầng thương mại. 18. Bổ sung khái niệm liên quan đến dịch vụ phân phối theo cách tiếp cận tại Hệ thống phân loại sản phẩm trung tâm tạm thời của Liên hợp Quốc (PCPC). Điều chỉnh hoạt động nhượng quyền thương mại, đại lý với tư cách là một dịch vụ phân phối theo phân loại của WTO. 19. Bổ sung hình thức hiện diện thương mại Cụ thể, bổ sung vào khoản 2 Điều 16 hình thức hiện diện thương mại của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam thông qua hình thức thực hiện hợp đồng hợp tác kinh doanh với các đối tác Việt Nam. 20. Điều chỉnh quy định về tự chứng nhận và cơ chế thực hiện xuất xứ hàng hóa Đảm bảo phù hợp với cam kết quốc tế cũng như thực tiễn hoạt động Mời các bạn xem chi tiết nội dung tại Dự thảo Quyết định về Khung chính sách thương mại từ năm 2016 trở đi tại file đính kèm. Đồng thời, mình sẽ cập nhật Dự thảo Luật thương mại sửa đổi sớm nhất đến các bạn.
Khi học môn luật thương mại, không hiếm trường hợp sinh viên phải làm bài tập tình huống trong đó căn cứ giải quyết dựa trên điều 306 luật thương mại 2005: "trường hợp bên vi phạm hợp đồng chậm thanh toán tiền hàng hay chậm thanh toán thù lao dịch vụ hay các chi phí hợp lý khác thì bên bị vi phạm hợp đồng có quyền yêu cầu trả tiền lãi trên số tiền chậm trả đó theo lãi suất nợ quá hạn trung bình trên thị trường tại thời điểm thanh toán tương ứng với thành gian chậm trả,..." Như nội dung điều luật này, tình huống sẽ rất dễ dàng nếu nguyên đơn, bên cạnh việc yêu cầu thanh toán, chỉ yêu cầu thêm tiền lãi do chậm thanh toán của bị đơn trong trường hợp bị đơn có sự chậm trễ trong việc thanh toán theo thời hạn của hợp đồng. Nhưng thực tế thì đa dạng hơn rất nhiều, đã có trường hợp mà trong đó nguyên đơn yêu cầu: "nếu bị đơn chậm trễ trong việc thi hành phán quyết của trọng tài thì phải chịu thêm tiền lãi (x) ...". Vấn đề phát sinh là tiền lãi (x) này tính trên số tiền phải thanh toán theo hợp đồng, có bao gồm cả phần tiền lãi do chậm thanh toán hay không? Hội đồng trọng tài trong tình huống này đã "không chấp nhận yêu cầu tính lãi của nguyên đơn đối với khoản tiền lãi do chậm trả". Hướng giải quyết trên cũng phù hợp với Thông tư liên tịch 01/TTLT ngày 19/6/1997 của Bộ tài chính, Bộ tư pháp, toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, theo đó: "Về nguyên tắc, tiền lãi chỉ được tính trên số nợ gốc, trừ trường hợp có thoa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác". Do đó, nếu gặp phải tình huống này, nếu đó không phải là hợp đồng vay và các bên không có thoả thuận nhập lãi vào gốc để tính lãi (lãi chồng lãi) thì phải giải quyết theo huống như đã trình bày của Hội đồng trọng tài.
MỚI: Cấp Giấy phép thành lập chi nhánh tại VN của doanh nghiệp nước ngoài
Trước đây, khi Luật thương mại 2005 đưa vào thực tiễn áp dụng có Nghị định 72/2006/NĐ-CP hướng dẫn Luật này về Văn phòng đại diện, chi nhánh của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam. Quá trình thực thi tồn tại nhiều phát sinh, đòi hỏi các thủ tục cần phải tinh gọn và hiệu quả để đáp ứng được nhu cầu mở cửa hợi nhập quốc tế hiện nay. Sắp tới, sẽ có Nghị định thay thế Nghị định 72/2006/NĐ-CP, với nhiều quy định mới cần chú ý: Thẩm quyền cấp Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện, chi nhánh không còn là của Bộ Thương mại và Sở Thương mại như trước đây Theo đó, thẩm quyền cấp Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện, chi nhánh doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam bao gồm 05 cơ quan chính tương ứng với các lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp: Cơ quan Cấp giấy phép liên quan đến các lĩnh vực Bộ Công Thương Dịch vụ tư vấn quản lý, dịch vụ liên quan đến tư vấn quản lý và dịch vụ nhượng quyền thương mại. Bộ Thông tin và Truyền thông Dịch vụ máy tính và các dịch vụ liên quan. Bộ Xây dựng Dịch vụ xây dựng và các dịch vụ kỹ thuật liên quan. Sở Công Thương. Ban quản lý các khu kinh tế, khu công nghiệp, khu công nghệ cao Hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa với Văn phòng đại diện ngoài khu kinh tế, khu công nghiệp của thương nhân nước ngoài Ban quản lý các khu kinh tế, khu công nghiệp, khu công nghệ cao Hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa với Văn phòng đại diện trong khu kinh tế, khu công nghiệp, khu công nghệ cao của thương nhân nước ngoài. Trường hợp thương nhân nước ngoài hoạt động trong những lĩnh vực chưa được quy định tại văn bản pháp luật chuyên ngành, Sở Công Thương, Ban quản lý lấy ý kiến của Bộ Công Thương, cơ quan quản lý chuyên ngành và chỉ cấp Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện nếu được Bộ Công Thương và cơ quan quản lý chuyên ngành đồng thuận bằng văn bản. Để được cấp Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện, Chi nhánh phải đáp ứng những điều kiện nhất định * Văn phòng đại diện - Là thương nhân được pháp luật của quốc gia, vùng lãnh thổ nơi thương nhân đó thành lập hoặc đăng ký kinh doanh công nhận hợp pháp. - Đã hoạt động ít nhất 01 năm, kể từ khi được thành lập hoặc đăng ký kinh doanh hợp pháp ở quốc gia của thương nhân. - Văn phòng đại diện chỉ được đặt trụ sở tại địa điểm được phép sử dụng làm văn phòng của thương nhân nhân nước ngoài theo quy định pháp luật. - Một địa điểm chỉ được đặt trụ sở của một Văn phòng đại diện. - Diện tích của địa điểm đặt trụ sở Văn phòng đại diện phải phù hợp với quy mô hoạt động, số lượng người lao động của Văn phòng đại diện nhưng không nhỏ hơn 16m2. * Chi nhánh - Là thương nhân được pháp luật của quốc gia nơi thương nhân đó thành lập hoặc đăng ký kinh doanh công nhận hợp pháp. - Đã hoạt động ít nhất 05 năm, kể từ khi thành lập hoặc đăng ký kinh doanh hợp pháp ở quốc gia của thương nhân. - Chi nhánh chỉ được đặt trụ sở tại địa điểm được phép sử dụng làm văn phòng của thương nhân nhân nước ngoài của theo quy định pháp luật. - Một địa điểm chỉ được đặt trụ sở của một Chi nhánh. - Diện tích của địa điểm đặt trụ sở Chi nhánh phải phù hợp với quy mô hoạt động, số lượng người lao động của Chi nhánh nhưng không nhỏ hơn 16m2. Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện, Chi nhánh tại Việt Nam của thương nhân nước ngoài có thời hạn 05 năm nhưng không vượt quá thời hạn còn lại của Giấy đăng ký kinh doanh hoặc giấy tờ có giá trị tương đương của thương nhân nước ngoài trong trường hợp pháp luật nước ngoài có quy định thời hạn Giấy đăng ký kinh doanh của thương nhân nước ngoài. Thủ tục cấp giấy phép thành lập Văn phòng đại diện, chi nhánh Văn phòng đại diện Chi nhánh Hồ sơ - Đơn đề nghị cấp Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện theo mẫu của Bộ Công Thương do đại diện có thẩm quyền của thương nhân nước ngoài ký. - Bản sao Giấy đăng ký kinh doanh hoặc giấy tờ có giá trị tương đương của thương nhân nước ngoài. (phải được dịch sang Tiếng Việt và được cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài chứng nhận và thực hiện việc hợp pháp hoá lãnh sự) Trong trường hợp Giấy đăng ký kinh doanh hoặc giấy tờ có giá trị tương đương có quy định thời hạn hoạt động của thương nhân nước ngoài thì thời hạn đó phải còn ít nhất là 01 năm. - Báo cáo tài chính có kiểm toán hoặc tài liệu khác có giá trị tương đương chứng minh được sự tồn tại và hoạt động thực sự của thương nhân nước ngoài trong năm tài chính gần nhất. (phải được dịch sang Tiếng Việt và được cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài chứng nhận và thực hiện việc hợp pháp hoá lãnh sự) - Bản sao Điều lệ hoạt động của thương nhân đối với thương nhân nước ngoài là các tổ chức kinh tế. (phải được dịch sang Tiếng Việt). - Danh sách dự kiến lao động Việt Nam và lao động nước ngoài (nếu có) của Văn phòng đại diện, bao gồm: số lượng, vị trí công việc, thời gian làm việc. - Văn bản của thương nhân nước ngoài bổ nhiệm người dự kiến đứng đầu Văn phòng đại diện và hồ sơ lý lịch của người dự kiến đứng đầu Văn phòng đại diện. - Tài liệu chứng minh về địa điểm dự kiến đặt trụ sở Văn phòng đại diện. - Đơn đề nghị cấp Giấy phép thành lập Chi nhánh theo mẫu của Bộ Công Thương do đại diện có thẩm quyền của thương nhân nước ngoài ký. - Bản sao Điều lệ hoạt động của Chi nhánh, trong đó quy định rõ phạm vi ủy quyền cho người đứng đầu Chi nhánh. (phải được dịch sang Tiếng Việt và được cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài chứng nhận và thực hiện việc hợp pháp hoá lãnh sự) - Bản sao Giấy đăng ký kinh doanh hoặc giấy tờ có giá trị tương đương của thương nhân nước ngoài. Trong trường hợp Giấy đăng ký kinh doanh hoặc giấy tờ có giá trị tương đương có quy định thời hạn hoạt động của thương nhân nước ngoài thì thời hạn đó phải còn ít nhất là 03 năm. (phải được dịch sang Tiếng Việt và được cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài chứng nhận và thực hiện việc hợp pháp hoá lãnh sự) - Báo cáo tài chính có kiểm toán hoặc tài liệu khác có giá trị tương đương chứng minh sự tồn tại và các hoạt động thực sự của thương nhân nước ngoài trong năm tài chính gần nhất. (phải được dịch sang Tiếng Việt và được cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài chứng nhận và thực hiện việc hợp pháp hoá lãnh sự) - Danh sách dự kiến lao động Việt Nam và lao động nước ngoài (nếu có) của Văn phòng đại diện, bao gồm: số lượng, vị trí công việc, thời gian làm việc. - Văn bản của thương nhân nước ngoài bổ nhiệm người dự kiến đứng đầu Chi nhánh và hồ sơ lý lịch của người dự kiến đứng đầu Chi nhánh. - Tài liệu chứng minh về địa điểm dự kiến đặt trụ sở của Chi nhánh. Thủ tục - Trong hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, Sở Công Thương, Ban quản lý kiểm tra và yêu cầu bổ sung nếu hồ sơ chưa đầy đủ, hợp lệ. - Trong hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Công Thương, Ban quản lý xem xét và quyết định cấp hoặc không cấp Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện cho thương nhân nước ngoài. Trường hợp từ chối cấp phép phải có văn bản và nêu rõ lý do. - Trường hợp thành lập Văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài hoạt động trong lĩnh vực chưa được quy định tại văn bản pháp luật chuyên ngành, Sở Công Thương, Ban quản lý gửi văn bản lấy ý kiến của Bộ Công Thương và cơ quan quản lý chuyên ngành trong hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ. Trong hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản xin ý kiến của Sở Công Thương, Ban quản lý, Bộ Công Thương và cơ quan quản lý chuyên ngành phải có văn bản nêu rõ ý kiến đồng thuận hoặc không đồng thuận cấp phép thành lập Văn phòng đại diện. Trong hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đầy đủ ý kiến của Bộ Công Thương và cơ quan quản lý chuyên ngành, Sở Công Thương, Ban quản lý xem xét và quyết định cấp hoặc không cấp Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện cho thương nhân nước ngoài. Trường hợp từ chối cấp phép phải có văn bản nêu rõ lý do. - Sở Công Thương, Ban quản lý gửi bản sao Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện tới Bộ Công Thương, UBND cấp tỉnh, cơ quan thuế, cơ quan thống kê, cơ quan công an cấp tỉnh nơi Văn phòng đại diện đặt trụ sở và cơ quan quản lý chuyên ngành (nếu có). - Trong hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, Bộ quản lý ngành kiểm tra và yêu cầu bổ sung nếu hồ sơ chưa đầy đủ, hợp lệ. - Trong hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ quản lý ngành hoàn thành việc thẩm định và quyết định cấp hoặc không cấp Giấy phép thành lập Chi nhánh cho thương nhân nước ngoài. Trường hợp từ chối cấp phép phải có văn bản và nêu rõ lý do. - Bộ quản lý ngành gửi bản sao Giấy phép thành lập Chi nhánh tới UBND cấp tỉnh, cơ quan quản lý ngành ở địa phương, cơ quan thuế, cơ quan thống kê, cơ quan công an cấp tỉnh nơi Chi nhánh đặt trụ sở. Xem chi tiết dự thảo Nghị định tại đây.