Quyền tác giả đối với bài giảng, tác phẩm điện ảnh, tác phẩm kiến trúc
Đối tượng quyền tác giả bao gồm tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học; đối tượng quyền liên quan đến quyền tác giả bao gồm cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hoá. 1. Quyền tác giả đối với bài giảng, bài phát biểu, bài nói khác Căn cứ Điều 9 Nghị định 17/2023/NĐ-CP hướng dẫn Luật Sở hữu trí tuệ về quyền tác giả, quyền liên quan: Trong trường hợp tác giả tự thực hiện việc định hình bài giảng, bài phát biểu, bài nói khác dưới hình thức bản ghi âm, ghi hình, thì tác giả được hưởng quyền tác giả đối với bài giảng, bài phát biểu, bài nói khác, đồng thời là chủ sở hữu quyền đối với bản ghi âm, ghi hình theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 44 Luật Sở hữu trí tuệ 2005. 2. Quyền tác giả đối với tác phẩm điện ảnh Căn cứ Điều 10 Nghị định 17/2023/NĐ-CP hướng dẫn Luật Sở hữu trí tuệ về quyền tác giả, quyền liên quan: - Những người quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 21 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 có quyền đứng tên trên tác phẩm điện ảnh, được nêu tên khi tác phẩm điện ảnh được công bố, sử dụng. Trường hợp bắt buộc do cách thức sử dụng tác phẩm điện ảnh thì có thể không nêu tên toàn bộ diễn viên điện ảnh và người thực hiện các công việc khác có tính sáng tạo đối với tác phẩm điện ảnh quy định tại điểm b khoản 1 Điều 21 Luật Sở hữu trí tuệ 2005. - Trường hợp thỏa thuận về việc đặt tên, sửa đổi tác phẩm điện ảnh theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 21 Luật Sở hữu trí tuệ 2005, biên kịch, đạo diễn không được lợi dụng quyền nhân thân của mình ngăn cản việc đặt tên, sửa đổi tác phẩm phù hợp với các điều kiện về sáng tạo, khai thác, sử dụng tác phẩm điện ảnh. Tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả đối với kịch bản, tác phẩm âm nhạc được sử dụng trong tác phẩm điện ảnh chỉ có thể cấm hành vi xuyên tạc kịch bản, tác phẩm âm nhạc hoặc sửa đổi, cắt xén kịch bản, tác phẩm âm nhạc gây phương hại đến danh dự, uy tín của họ. - Quyền cho thuê bản gốc hoặc bản sao tác phẩm điện ảnh quy định tại điểm e khoản 1 Điều 20 của Luật Sở hữu trí tuệ là quyền của chủ sở hữu quyền tác giả độc quyền thực hiện hoặc cho phép người khác thực hiện việc cho thuê để khai thác, sử dụng có thời hạn. 3. Quyền tác giả đối với tác phẩm kiến trúc Căn cứ Điều 11 Nghị định 17/2023/NĐ-CP hướng dẫn Luật Sở hữu trí tuệ về quyền tác giả, quyền liên quan: - Tác giả đồng thời là chủ sở hữu quyền tác giả được hưởng các quyền nhân thân quy định tại Điều 19 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 và các quyền tài sản quy định tại Điều 20 của Luật Sở hữu trí tuệ. - Tác giả không đồng thời là chủ sở hữu quyền tác giả được hưởng các quyền nhân thân quy định tại các khoản 1, 2 và 4 Điều 19 Luật Sở hữu trí tuệ 2005; chủ sở hữu quyền tác giả được hưởng các quyền quy định tại khoản 3 Điều 19 và Điều 20 Luật Sở hữu trí tuệ 2005. - Tác giả và tổ chức, cá nhân đầu tư tài chính và cơ sở vật chất - kỹ thuật để sáng tạo tác phẩm kiến trúc có thể thỏa thuận về việc sửa chữa tác phẩm kiến trúc. 4. Quyền tác giả đối với chương trình máy tính Căn cứ Điều 12 Nghị định 17/2023/NĐ-CP hướng dẫn Luật Sở hữu trí tuệ về quyền tác giả, quyền liên quan: - Tác giả đồng thời là chủ sở hữu quyền tác giả được hưởng các quyền nhân thân quy định tại Điều 19 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 và các quyền tài sản quy định tại Điều 20 Luật sở hữu trí tuệ 2005. - Tác giả không đồng thời là chủ sở hữu quyền tác giả được hưởng các quyền nhân thân quy định tại các khoản 1, 2 và 4 Điều 19 Luật Sở hữu trí tuệ 2005; chủ sở hữu quyền tác giả được hưởng các quyền quy định tại khoản 3 Điều 19 và Điều 20 Luật Sở hữu trí tuệ 2005. - Tổ chức, cá nhân có quyền sử dụng hợp pháp bản sao chương trình máy tính được sửa lỗi trên bản sao chương trình máy tính đó trong trường hợp cần thiết cho việc sử dụng. - Quyền cho thuê chương trình máy tính quy định tại điểm e khoản 1 Điều 20 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 là quyền của chủ sở hữu quyền tác giả độc quyền thực hiện hoặc cho phép người khác thực hiện việc cho thuê để khai thác, sử dụng có thời hạn. - Quyền cho thuê đối với chương trình máy tính không áp dụng trong trường hợp chương trình máy tính đó không phải là đối tượng chủ yếu để cho thuê quy định tại điểm e khoản 1 Điều 20 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 như chương trình máy tính gắn với việc vận hành bình thường các loại phương tiện giao thông hoặc các máy móc, thiết bị kỹ thuật khác. 5. Quyền tác giả đối với tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian Căn cứ Điều 13 Nghị định 17/2023/NĐ-CP hướng dẫn Luật Sở hữu trí tuệ về quyền tác giả, quyền liên quan: - Tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều 23 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 được bảo hộ không phụ thuộc vào việc định hình. - Sử dụng tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian quy định tại khoản 2 Điều 23 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 là việc sưu tầm, nghiên cứu, biểu diễn, giới thiệu giá trị đích thực của tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian. - Dẫn chiếu xuất xứ loại hình tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian quy định tại khoản 2 Điều 23 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 là việc chỉ ra nguồn gốc, địa danh của cộng đồng cư dân nơi tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian được hình thành. Như vậy, quyền tác giả đối với bài giảng, bài phát biểu, bài nói khác, tác phẩm điện ảnh, tác phẩm kiến trúc, chương trình máy tính, tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian được quy định tại Điều 9, Điều 10, Điều 11, Điều 12, Điều 13 Nghị định 17/2023/NĐ-CP.
Căn cứ chấm dứt hiệu lực giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu
Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu là văn bằng bảo hộ do Cục Sở hữu trí tuệ cấp cho tổ chức, cá nhân nhằm xác lập quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu. Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu có vai trò rất quan trọng đối với doanh nghiệp trong việc xây dựng và bảo vệ thương hiệu. Vậy, Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu có hiệu lực bao lâu và căn cứ chấm dứt hiệu lực của nó là gì? Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu có hiệu lực bao lâu? Theo quy định tại khoản 6 Điều 93 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 thì Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu có hiệu lực từ ngày cấp đến hết mười năm kể từ ngày nộp đơn. Hết thời hạn trên, tổ chức, cá nhân có thể gia hạn thêm nhiều lần liên tiếp, mỗi lần mười năm. Như vậy, Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu có hiệu lực tối thiểu là 10 năm và không giới hạn thời gian có hiệu lực nếu được tổ chức, cá nhân nộp đơn tiếp tục gia hạn hiệu lực. Căn cứ chấm dứt hiệu lực Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu được chấm dứt khi thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 95 Luật Sở hữu trí tuệ 2005, được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 30 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều của Luật Sở hữu trí tuệ 2022 như sau: - Chủ văn bằng bảo hộ không nộp phí, lệ phí để duy trì hiệu lực hoặc gia hạn hiệu lực theo quy định; - Chủ văn bằng bảo hộ không còn tồn tại hoặc chủ Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu không còn hoạt động kinh doanh mà không có người kế thừa hợp pháp; - Nhãn hiệu không được chủ sở hữu hoặc người được chủ sở hữu cho phép sử dụng trong thời hạn năm năm liên tục trước ngày có yêu cầu chấm dứt hiệu lực mà không có lý do chính đáng, trừ trường hợp việc sử dụng được bắt đầu hoặc bắt đầu lại trước ít nhất ba tháng tính đến ngày có yêu cầu chấm dứt hiệu lực; - Chủ Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu đối với nhãn hiệu tập thể không kiểm soát hoặc kiểm soát không có hiệu quả việc thực hiện quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể; - Chủ Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu đối với nhãn hiệu chứng nhận vi phạm quy chế sử dụng nhãn hiệu chứng nhận hoặc không kiểm soát, kiểm soát không có hiệu quả việc thực hiện quy chế sử dụng nhãn hiệu chứng nhận; - Việc sử dụng nhãn hiệu được bảo hộ cho hàng hóa, dịch vụ bởi chủ sở hữu nhãn hiệu hoặc người được chủ sở hữu nhãn hiệu cho phép làm cho người tiêu dùng hiểu sai lệch về bản chất, chất lượng hoặc nguồn gốc địa lý của hàng hóa hoặc dịch vụ đó; - Nhãn hiệu được bảo hộ trở thành tên gọi thông thường của hàng hóa, dịch vụ đăng ký cho chính nhãn hiệu đó; Ngoài ra, thời gian chấm dứt hiệu lực Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu trong trường hợp chủ văn bằng bảo hộ nhãn hiệu không nộp phí, lệ phí để gia hạn hiệu lực trong thời hạn quy định là ngày bắt đầu kỳ hiệu lực tiếp theo mà phí, lệ phí để gia hạn hiệu lực không được nộp, khi kết thúc thời hạn đó, hiệu lực văn bằng bảo hộ tự động chấm dứt. Cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp ghi nhận việc chấm dứt hiệu lực văn bằng bảo hộ vào Sổ đăng ký quốc gia về sở hữu công nghiệp và công bố trên Công báo sở hữu công nghiệp.
Xử lý đơn đăng ký sở hữu công nghiệp trong thời hạn bao lâu?
Theo quy định tại Điều 119 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi, bổ sung bởi khoản 15 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2009) thì thời hạn xử lý đơn đăng ký sở hữu công nghiệp được quy định cụ thể như sau: - Đơn đăng ký sở hữu công nghiệp được thẩm định hình thức trong thời hạn một tháng, kể từ ngày nộp đơn. - Đơn đăng ký sở hữu công nghiệp được thẩm định nội dung trong thời hạn sau đây: + Đối với sáng chế không quá mười tám tháng, kể từ ngày công bố đơn nếu yêu cầu thẩm định nội dung được nộp trước ngày công bố đơn hoặc kể từ ngày nhận được yêu cầu thẩm định nội dung nếu yêu cầu đó được nộp sau ngày công bố đơn; + Đối với nhãn hiệu không quá chín tháng, kể từ ngày công bố đơn; + Đối với kiểu dáng công nghiệp không quá bảy tháng, kể từ ngày công bố đơn; + Đối với chỉ dẫn địa lý không quá sáu tháng, kể từ ngày công bố đơn. - Thời hạn thẩm định lại đơn đăng ký sở hữu công nghiệp bằng hai phần ba thời hạn thẩm định lần đầu, đối với những vụ việc phức tạp thì có thể kéo dài nhưng không vượt quá thời hạn thẩm định lần đầu. - Thời gian để người nộp đơn sửa đổi, bổ sung đơn không được tính vào các thời hạn quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 119 Luật Sở hữu trí tuệ 2005; thời hạn xử lý yêu cầu sửa đổi, bổ sung đơn không vượt quá một phần ba thời gian thẩm định tương ứng quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 119 Luật Sở hữu trí tuệ 2005.
Yêu cầu đối với đơn đăng ký nhãn hiệu là gì?
1. Nội dung trong đơn đăng ký nhãn hiệu Tài liệu, mẫu vật, thông tin xác định nhãn hiệu cần bảo hộ trong đơn đăng ký nhãn hiệu quy định tại khoản 1 Điều 105 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 bao gồm: - Mẫu nhãn hiệu và danh mục hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu; - Quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể, quy chế sử dụng nhãn hiệu chứng nhận. Lưu ý: Mẫu nhãn hiệu phải được mô tả để làm rõ các yếu tố cấu thành của nhãn hiệu và ý nghĩa tổng thể của nhãn hiệu nếu có; nếu nhãn hiệu có từ, ngữ thuộc ngôn ngữ tượng hình thì từ, ngữ đó phải được phiên âm; nhãn hiệu có từ, ngữ bằng tiếng nước ngoài thì phải được dịch ra tiếng Việt (khoản 2 Điều 105 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 được sửa đổi bởi khoản 34 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2022). Hàng hoá, dịch vụ nêu trong đơn đăng ký nhãn hiệu phải được xếp vào các nhóm phù hợp với bảng phân loại theo Thoả ước Ni-xơ về phân loại quốc tế về hàng hoá và dịch vụ nhằm mục đích đăng ký nhãn hiệu, do cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp công bố (khoản 3 Điều 105 Luật Sở hữu trí tuệ 2005). 2. Yêu cầu về quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể trong đơn đăng ký nhãn hiệu Theo quy định tại khoản 4 Điều 105 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể bao gồm những nội dung chủ yếu sau đây: - Tên, địa chỉ, căn cứ thành lập và hoạt động của tổ chức tập thể là chủ sở hữu nhãn hiệu; - Các tiêu chuẩn để trở thành thành viên của tổ chức tập thể; - Danh sách các tổ chức, cá nhân được phép sử dụng nhãn hiệu; - Các điều kiện sử dụng nhãn hiệu; - Biện pháp xử lý hành vi vi phạm quy chế sử dụng nhãn hiệu. 3. Yêu cầu về quy chế sử dụng nhãn hiệu chứng nhận trong đơn đăng ký nhãn hiệu Theo quy định tại khoản 5 Điều 105 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 quy chế sử dụng nhãn hiệu chứng nhận phải có những nội dung chủ yếu sau đây: - Tổ chức, cá nhân là chủ sở hữu nhãn hiệu; - Điều kiện để được sử dụng nhãn hiệu; - Các đặc tính của hàng hoá, dịch vụ được chứng nhận bởi nhãn hiệu; - Phương pháp đánh giá các đặc tính của hàng hóa, dịch vụ và phương pháp kiểm soát việc sử dụng nhãn hiệu; - Chi phí mà người sử dụng nhãn hiệu phải trả cho việc chứng nhận, bảo vệ nhãn hiệu, nếu có.
Đơn đăng ký chỉ dẫn địa lý cần có những nội dung nào?
1. Nội dung trong đơn đăng ký chỉ dẫn địa lý Căn cứ vào khoản 1 Điều 106 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (được bổ sung bởi khoản 35 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2022) quy định tài liệu, mẫu vật, thông tin xác định chỉ dẫn địa lý cần bảo hộ trong đơn đăng ký chỉ dẫn địa lý bao gồm: - Tên gọi, dấu hiệu là chỉ dẫn địa lý; - Sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý; - Bản mô tả tính chất, chất lượng đặc thù, danh tiếng của sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý và các yếu tố đặc trưng của điều kiện tự nhiên tạo nên tính chất, chất lượng đặc thù, danh tiếng của sản phẩm đó (sau đây gọi là bản mô tả tính chất đặc thù); - Bản đồ khu vực địa lý tương ứng với chỉ dẫn địa lý; - Tài liệu chứng minh chỉ dẫn địa lý đang được bảo hộ tại nước có chỉ dẫn địa lý đó, nếu là chỉ dẫn địa lý của nước ngoài. 2. Nội dung trong bản mô tả tính chất đặc thù Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 106 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 thì bản mô tả tính chất đặc thù phải có các nội dung chủ yếu sau đây: - Mô tả loại sản phẩm tương ứng, bao gồm cả nguyên liệu thô và các đặc tính lý học, hoá học, vi sinh và cảm quan của sản phẩm; - Cách xác định khu vực địa lý tương ứng với chỉ dẫn địa lý; - Chứng cứ về loại sản phẩm có xuất xứ từ khu vực địa lý theo nghĩa tương ứng quy định tại Điều 79 Luật Sở hữu trí tuệ 2005; - Mô tả phương pháp sản xuất, chế biến mang tính địa phương và có tính ổn định; - Thông tin về mối quan hệ giữa tính chất, chất lượng đặc thù hoặc danh tiếng của sản phẩm với điều kiện địa lý theo quy định tại Điều 79 Luật Sở hữu trí tuệ 2005; - Thông tin về cơ chế tự kiểm tra các tính chất, chất lượng đặc thù của sản phẩm.
Người xem World Cup trên web vi phạm bản quyền có bị xử phạt hay không?
Hành vi vi phạm bản quyền World Cup bị xử phạt như thế nào? Việc chỉ xem World Cup trên các trang web vi phạm đó có bị xử phạt hay không? Bài viết sau đây sẽ giải đáp những vướng mắc cho bạn đọc. Vừa mới đây, Đài Truyền hình Việt Nam thông báo sở hữu bản quyền truyền thông và là đơn vị phát sóng độc quyền FIFA World Cup 2022 trên lãnh thổ Việt Nam. Dưới sự vui mừng của những người hâm mộ bóng đá, nhìn lại thời gian từ trước World Cup 2022, vấn đề vi phạm bản quyền các giải đấu bóng đá, các sự kiện thể thao quốc tế đã trở nên phổ biến và quá quen thuộc, đặc biệt là các bạn trẻ. Từ đó, số lượng trang web phát sóng lậu hay vi phạm bản quyền ngày càng xuất hiện nhiều hơn. Bởi lẽ, nhu cầu của người dùng là ngày càng tăng thì các trang web vi phạm bản quyền đó ngày càng xuất hiện nhiều hơn. Gần đây nhất, Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin điện tử (Bộ Thông tin Truyền thông) vừa công bố đen công chúng một số trang web có dấu hiệu vi phạm về bản quyền. Trong số đó có nhiều website phát sóng trái phép, vi phạm bản quyền các chương trình thể thao, đặc biệt là bóng đá… Những website này thường xuyên được người dùng tìm đến thay vì sử dụng các dịch vụ xem nội dung được cấp bản quyền chính thức. Do đó, việc phát sóng lậu được hiểu là hành vi trình chiếu, phát sóng khi chưa mua bản quyền từ nhà sản xuất, nhà phân phối, đây là hành vi vi phạm bản quyền trái với quy định của pháp luật. Vi phạm bản quyền World Cup bị xử lý như thế nào? Về trách nhiệm hành chính Căn cứ Điều 15 Nghị định 131/2013/NĐ-CP quy định: Hành vi xâm phạm quyền phân phối tác phẩm - Phạt tiền từ 10-30 triệu đồng đối với hành vi phân phối tác phẩm mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả. Ngoài ra, áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả là buộc dỡ bỏ bản sao tác phẩm vi phạm dưới hình thức điện tử, trên môi trường internet và kỹ thuật số hoặc buộc tiêu hủy tang vật vi phạm đối với hành vi quy định tại Khoản 1 Điều 15. Mức xử phạt này là đối với hành vi của cá nhân, trường hợp người vi phạm là tổ chức khung phạt tiền đối với tổ chức gấp 02 lần khung phạt tiền đối với cá nhân, căn cứ khoản 2 Điều 2 Nghị định 131/2013/NĐ-CP. Về trách nhiệm hình sự Căn cứ Điều 212 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 quy định: Cá nhân thực hiện hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ có yếu tố cấu thành tội phạm thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật hình sự. Theo đó, cá nhân thực hiện hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ có yếu tố cấu thành tội phạm thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự, mà trong trường hợp này là đối với tội danh Xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan tại Điều 225 Bộ luật Hình sự 2015 (một số khoản được sửa đổi bởi điểm a, điểm b khoản 52 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017). Các biện pháp dân sự Ngoài ra, các cá nhân tổ chức vi phạm còn phải chịu thêm các biện pháp dân sự theo Điều 202 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 bao gồm: Tòa án áp dụng các biện pháp dân sự sau đây để xử lý tổ chức, cá nhân có hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ: - Buộc chấm dứt hành vi xâm phạm; - Buộc xin lỗi, cải chính công khai; - Buộc thực hiện nghĩa vụ dân sự; - Buộc bồi thường thiệt hại; - Buộc tiêu huỷ hoặc buộc phân phối hoặc đưa vào sử dụng không nhằm mục đích thương mại đối với hàng hoá, nguyên liệu, vật liệu và phương tiện được sử dụng chủ yếu để sản xuất, kinh doanh hàng hoá xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ với điều kiện không làm ảnh hưởng đến khả năng khai thác quyền của chủ thể quyền sở hữu trí tuệ. Người xem World Cup hay các trang web thể thao lậu khác có bị xử lý hay không? Hiện nay, pháp luật Sở hữu trí tuệ tại Việt Nam chỉ quy định các biện pháp xử phạt đối với hành vi của người chủ trang web, người thực hiện hành vi phát sóng lậu mà không có quy định nào xử phạt người truy cập vào các trang web này. Trên thực tế, rất khó kiểm soát và số lượng người truy cập vào web lậu. Vì thế, việc xem các trận đấu tại các web lậu có thể không bị xử phạt, nhưng pháp luật sở hữu trí tuệ Việt Nam và quốc tế yêu cầu các cá nhân, tổ chức phải tôn trọng quyền sở hữu trí tuệ của các cá nhân, tổ chức khác, căn cứ tại Điều 9 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 về Quyền và trách nhiệm của tổ chức, cá nhân trong việc bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ. Theo đó, tổ chức, cá nhân có quyền áp dụng các biện pháp mà pháp luật cho phép để tự bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ của mình và có trách nhiệm tôn trọng quyền sở hữu trí tuệ của tổ chức, cá nhân khác theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
Các hình thức bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ với chương trình máy tính
1. Hình thức bảo hộ đối với chương trình máy tính Theo quy định tại khoản 1 Điều 22 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 thì chương trình máy tính (CTMT) là tập hợp các chỉ dẫn được thể hiện dưới dạng các lệnh, các mã, lược đồ hoặc bất kỳ dạng nào, khi gắn vào một phương tiện mà máy tính đọc được, có khả năng làm cho máy tính thực hiện được một công việc hoặc đạt được một kết quả cụ thể. CTMT được bảo hộ như tác phẩm văn học, dù được thể hiện dưới dạng mã nguồn hay mã máy. Theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ 2005, CTMT không được bảo hộ với danh nghĩa sáng chế (khoản 2 Điều 59) mà được bảo hộ dưới hình thức quyền tác giả (điểm m khoản 1 Điều 14). Tuy nhiên, theo mục 5.8.2.5 Điều 5 Quy chế thẩm định đơn đăng ký sáng chế (Ban hành kèm theo Quyết định 487/QĐ-SHTT) lại có quy định: Mặc dù chương trình máy tính thuộc danh mục các đối tượng không được bảo hộ với danh nghĩa sáng chế nhưng nếu đối tượng yêu cầu bảo hộ có đặc tính kỹ thuật và thực sự là một giải pháp kỹ thuật, nhằm giải quyết một vấn đề kỹ thuật bằng một phương tiện kỹ thuật để tạo ra một hiệu quả kỹ thuật thì nó có thể được bảo hộ với danh nghĩa sáng chế. Như vậy, theo các quy định nói trên thì CTMT có thể được bảo hộ dưới hai hình thức sau: - Quyền tác giả; hoặc - Sáng chế. 2. Điều kiện bảo hộ CTMT dưới danh nghĩa quyền tác giả Theo quy định tại khoản 1 Điều 6 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 thì quyền tác giả phát sinh kể từ khi tác phẩm được sáng tạo và được thể hiện dưới một hình thức vật chất nhất định, không phân biệt nội dung, chất lượng, hình thức, phương tiện, ngôn ngữ, đã công bố hay chưa công bố, đã đăng ký hay chưa đăng ký. Như vậy, CTMT được bảo hộ dưới danh nghĩa quyền tác giả khi thỏa mãn các điều kiện chương trình máy tính đó được sáng tạo và thể hiện dưới một hình thức vật chất nhất định. Đồng thời, việc nộp đơn để được cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả không phải là thủ tục bắt buộc để được hưởng quyền tác giả, quyền liên quan (khoản 2 Điều 49 Luật Sở hữu trí tuệ 2005). Như vậy, khi bảo hộ dưới hình thức quyền tác giả thì không bắt buộc tác giả phải thực hiện thủ tục đăng ký. 3. Điều kiện bảo hộ CTMT dưới danh nghĩa sáng chế Theo quy định tại điểm khoản 1 Điều 2 Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Kinh doanh bảo hiểm, Luật Sở hữu trí tuệ 2019 thì quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế được xác lập trên cơ sở quyết định cấp văn bằng bảo hộ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo thủ tục đăng ký quy định tại Luật này hoặc công nhận đăng ký quốc tế theo điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên. Đồng thời, sáng chế được bảo hộ dưới hình thức cấp Bằng độc quyền sáng chế nếu đáp ứng các điều kiện tại Điều 58 Luật Sở hữu trí tuệ 2005, gồm có: - Có tính mới; - Có trình độ sáng tạo; - Có khả năng áp dụng công nghiệp. Lưu ý: Đối với sáng chế chỉ thỏa mãn điều kiện về tính mới và khả năng áp dụng công nghiệp thì được bảo hộ dưới hình thức cấp Bằng độc quyền giải pháp hữu ích nếu không phải là hiểu biết thông thường. Bên cạnh đó, theo quy định tại Khoản 5.8.2.5 Điều 5 Quy chế thẩm định đơn đăng ký sáng chế (Ban hành kèm theo Quyết định 487/QĐ-SHTT ngày 31/3/2010 của Cục Trưởng Cục Sở hữu trí tuệ) thì CTMT được bảo hộ với danh nghĩa sáng chế nếu thỏa mãn các điều kiện sau: - Đối tượng yêu cầu bảo hộ có đặc tính kỹ thuật; - Là một giải pháp kỹ thuật; - Nhằm giải quyết một vấn đề kỹ thuật bằng một phương tiện kỹ thuật.
Quyền tác giả và quyền liên quan có giới hạn thời gian bảo hộ hay không?
Thông thường, khi nhắc đến quyền tác giả và quyền liên quan, người nghe, người đọc sẽ cho rằng chúng mặc nhiên được bảo hộ vô thời hạn. Tuy nhiên, trong các trường hợp khác hai loại quyền này vẫn bị giới hạn thời hạn bảo hộ theo pháp luật quy định như sau: Đối với quyền tác giả, căn cứ vào Khoản 8 Điều 1 sửa đổi, bổ sung Điều 27 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 sửa đổi, bổ sung năm 2009thì thời hạn bảo hộ được quy định như sau: Đối với quyền liên quan, căn cứ vào Điều 34 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 thời hạn bảo hộ được quy định như sau: - Quyền nhân thân bao gồm: + Đặt tên cho tác phẩm; + Đứng tên thật hoặc bút danh trên tác phẩm; + Được nêu tên thật hoặc bút danh khi tác phẩm được công bố, sử dụng; + Bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm, không cho người khác sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả => Sẽ được bảo hộ vô thời hạn. - Quyền nhân thân thuộc quyền công bố tác phẩm hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm và quyền tài sản sẽ có thời gian bảo hộ như sau: a) Tác phẩm điện ảnh, nhiếp ảnh, mỹ thuật ứng dụng, tác phẩm khuyết danh có thời hạn bảo hộ là bảy mươi lăm năm, kể từ khi tác phẩm được công bố lần đầu tiên; Đối với tác phẩm điện ảnh, nhiếp ảnh, mỹ thuật ứng dụng chưa được công bố: + Trong thời hạn hai mươi lăm năm, kể từ khi tác phẩm được định hình thì thời hạn bảo hộ là một trăm năm, kể từ khi tác phẩm được định hình; Đối với tác phẩm khuyết danh, khi các thông tin về tác giả xuất hiện thì thời hạn bảo hộ được tính theo quy định tại điểm b này; b) Tác phẩm không thuộc loại hình quy định tại điểm a có thời hạn bảo hộ là suốt cuộc đời tác giả và năm mươi năm tiếp theo năm tác giả chết; + Trường hợp tác phẩm có đồng tác giả thì thời hạn bảo hộ chấm dứt vào năm thứ năm mươi sau năm đồng tác giả cuối cùng chết; c) Thời hạn bảo hộ quy định tại điểm a và điểm b chấm dứt vào thời điểm 24 giờ ngày 31 tháng 12 của năm chấm dứt thời hạn bảo hộ quyền tác giả. - Quyền của người biểu diễn được bảo hộ năm mươi năm tính từ năm tiếp theo năm cuộc biểu diễn được định hình. - Quyền của nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình: + Được bảo hộ năm mươi năm tính từ năm tiếp theo năm công bố + Hoặc năm mươi năm kể từ năm tiếp theo năm bản ghi âm, ghi hình được định hình nếu bản ghi âm, ghi hình chưa được công bố. - Quyền của tổ chức phát sóng được bảo hộ năm mươi năm tính từ năm tiếp theo năm chương trình phát sóng được thực hiện. - Thời hạn bảo hộ quy định tại các 3 mục trênchấm dứt vào thời điểm 24 giờ ngày 31 tháng 12 của năm chấm dứt thời hạn bảo hộ các quyền liên quan.
Quyền tác giả đối với bài giảng, tác phẩm điện ảnh, tác phẩm kiến trúc
Đối tượng quyền tác giả bao gồm tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học; đối tượng quyền liên quan đến quyền tác giả bao gồm cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hoá. 1. Quyền tác giả đối với bài giảng, bài phát biểu, bài nói khác Căn cứ Điều 9 Nghị định 17/2023/NĐ-CP hướng dẫn Luật Sở hữu trí tuệ về quyền tác giả, quyền liên quan: Trong trường hợp tác giả tự thực hiện việc định hình bài giảng, bài phát biểu, bài nói khác dưới hình thức bản ghi âm, ghi hình, thì tác giả được hưởng quyền tác giả đối với bài giảng, bài phát biểu, bài nói khác, đồng thời là chủ sở hữu quyền đối với bản ghi âm, ghi hình theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 44 Luật Sở hữu trí tuệ 2005. 2. Quyền tác giả đối với tác phẩm điện ảnh Căn cứ Điều 10 Nghị định 17/2023/NĐ-CP hướng dẫn Luật Sở hữu trí tuệ về quyền tác giả, quyền liên quan: - Những người quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 21 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 có quyền đứng tên trên tác phẩm điện ảnh, được nêu tên khi tác phẩm điện ảnh được công bố, sử dụng. Trường hợp bắt buộc do cách thức sử dụng tác phẩm điện ảnh thì có thể không nêu tên toàn bộ diễn viên điện ảnh và người thực hiện các công việc khác có tính sáng tạo đối với tác phẩm điện ảnh quy định tại điểm b khoản 1 Điều 21 Luật Sở hữu trí tuệ 2005. - Trường hợp thỏa thuận về việc đặt tên, sửa đổi tác phẩm điện ảnh theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 21 Luật Sở hữu trí tuệ 2005, biên kịch, đạo diễn không được lợi dụng quyền nhân thân của mình ngăn cản việc đặt tên, sửa đổi tác phẩm phù hợp với các điều kiện về sáng tạo, khai thác, sử dụng tác phẩm điện ảnh. Tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả đối với kịch bản, tác phẩm âm nhạc được sử dụng trong tác phẩm điện ảnh chỉ có thể cấm hành vi xuyên tạc kịch bản, tác phẩm âm nhạc hoặc sửa đổi, cắt xén kịch bản, tác phẩm âm nhạc gây phương hại đến danh dự, uy tín của họ. - Quyền cho thuê bản gốc hoặc bản sao tác phẩm điện ảnh quy định tại điểm e khoản 1 Điều 20 của Luật Sở hữu trí tuệ là quyền của chủ sở hữu quyền tác giả độc quyền thực hiện hoặc cho phép người khác thực hiện việc cho thuê để khai thác, sử dụng có thời hạn. 3. Quyền tác giả đối với tác phẩm kiến trúc Căn cứ Điều 11 Nghị định 17/2023/NĐ-CP hướng dẫn Luật Sở hữu trí tuệ về quyền tác giả, quyền liên quan: - Tác giả đồng thời là chủ sở hữu quyền tác giả được hưởng các quyền nhân thân quy định tại Điều 19 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 và các quyền tài sản quy định tại Điều 20 của Luật Sở hữu trí tuệ. - Tác giả không đồng thời là chủ sở hữu quyền tác giả được hưởng các quyền nhân thân quy định tại các khoản 1, 2 và 4 Điều 19 Luật Sở hữu trí tuệ 2005; chủ sở hữu quyền tác giả được hưởng các quyền quy định tại khoản 3 Điều 19 và Điều 20 Luật Sở hữu trí tuệ 2005. - Tác giả và tổ chức, cá nhân đầu tư tài chính và cơ sở vật chất - kỹ thuật để sáng tạo tác phẩm kiến trúc có thể thỏa thuận về việc sửa chữa tác phẩm kiến trúc. 4. Quyền tác giả đối với chương trình máy tính Căn cứ Điều 12 Nghị định 17/2023/NĐ-CP hướng dẫn Luật Sở hữu trí tuệ về quyền tác giả, quyền liên quan: - Tác giả đồng thời là chủ sở hữu quyền tác giả được hưởng các quyền nhân thân quy định tại Điều 19 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 và các quyền tài sản quy định tại Điều 20 Luật sở hữu trí tuệ 2005. - Tác giả không đồng thời là chủ sở hữu quyền tác giả được hưởng các quyền nhân thân quy định tại các khoản 1, 2 và 4 Điều 19 Luật Sở hữu trí tuệ 2005; chủ sở hữu quyền tác giả được hưởng các quyền quy định tại khoản 3 Điều 19 và Điều 20 Luật Sở hữu trí tuệ 2005. - Tổ chức, cá nhân có quyền sử dụng hợp pháp bản sao chương trình máy tính được sửa lỗi trên bản sao chương trình máy tính đó trong trường hợp cần thiết cho việc sử dụng. - Quyền cho thuê chương trình máy tính quy định tại điểm e khoản 1 Điều 20 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 là quyền của chủ sở hữu quyền tác giả độc quyền thực hiện hoặc cho phép người khác thực hiện việc cho thuê để khai thác, sử dụng có thời hạn. - Quyền cho thuê đối với chương trình máy tính không áp dụng trong trường hợp chương trình máy tính đó không phải là đối tượng chủ yếu để cho thuê quy định tại điểm e khoản 1 Điều 20 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 như chương trình máy tính gắn với việc vận hành bình thường các loại phương tiện giao thông hoặc các máy móc, thiết bị kỹ thuật khác. 5. Quyền tác giả đối với tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian Căn cứ Điều 13 Nghị định 17/2023/NĐ-CP hướng dẫn Luật Sở hữu trí tuệ về quyền tác giả, quyền liên quan: - Tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều 23 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 được bảo hộ không phụ thuộc vào việc định hình. - Sử dụng tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian quy định tại khoản 2 Điều 23 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 là việc sưu tầm, nghiên cứu, biểu diễn, giới thiệu giá trị đích thực của tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian. - Dẫn chiếu xuất xứ loại hình tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian quy định tại khoản 2 Điều 23 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 là việc chỉ ra nguồn gốc, địa danh của cộng đồng cư dân nơi tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian được hình thành. Như vậy, quyền tác giả đối với bài giảng, bài phát biểu, bài nói khác, tác phẩm điện ảnh, tác phẩm kiến trúc, chương trình máy tính, tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian được quy định tại Điều 9, Điều 10, Điều 11, Điều 12, Điều 13 Nghị định 17/2023/NĐ-CP.
Căn cứ chấm dứt hiệu lực giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu
Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu là văn bằng bảo hộ do Cục Sở hữu trí tuệ cấp cho tổ chức, cá nhân nhằm xác lập quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu. Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu có vai trò rất quan trọng đối với doanh nghiệp trong việc xây dựng và bảo vệ thương hiệu. Vậy, Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu có hiệu lực bao lâu và căn cứ chấm dứt hiệu lực của nó là gì? Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu có hiệu lực bao lâu? Theo quy định tại khoản 6 Điều 93 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 thì Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu có hiệu lực từ ngày cấp đến hết mười năm kể từ ngày nộp đơn. Hết thời hạn trên, tổ chức, cá nhân có thể gia hạn thêm nhiều lần liên tiếp, mỗi lần mười năm. Như vậy, Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu có hiệu lực tối thiểu là 10 năm và không giới hạn thời gian có hiệu lực nếu được tổ chức, cá nhân nộp đơn tiếp tục gia hạn hiệu lực. Căn cứ chấm dứt hiệu lực Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu được chấm dứt khi thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 95 Luật Sở hữu trí tuệ 2005, được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 30 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều của Luật Sở hữu trí tuệ 2022 như sau: - Chủ văn bằng bảo hộ không nộp phí, lệ phí để duy trì hiệu lực hoặc gia hạn hiệu lực theo quy định; - Chủ văn bằng bảo hộ không còn tồn tại hoặc chủ Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu không còn hoạt động kinh doanh mà không có người kế thừa hợp pháp; - Nhãn hiệu không được chủ sở hữu hoặc người được chủ sở hữu cho phép sử dụng trong thời hạn năm năm liên tục trước ngày có yêu cầu chấm dứt hiệu lực mà không có lý do chính đáng, trừ trường hợp việc sử dụng được bắt đầu hoặc bắt đầu lại trước ít nhất ba tháng tính đến ngày có yêu cầu chấm dứt hiệu lực; - Chủ Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu đối với nhãn hiệu tập thể không kiểm soát hoặc kiểm soát không có hiệu quả việc thực hiện quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể; - Chủ Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu đối với nhãn hiệu chứng nhận vi phạm quy chế sử dụng nhãn hiệu chứng nhận hoặc không kiểm soát, kiểm soát không có hiệu quả việc thực hiện quy chế sử dụng nhãn hiệu chứng nhận; - Việc sử dụng nhãn hiệu được bảo hộ cho hàng hóa, dịch vụ bởi chủ sở hữu nhãn hiệu hoặc người được chủ sở hữu nhãn hiệu cho phép làm cho người tiêu dùng hiểu sai lệch về bản chất, chất lượng hoặc nguồn gốc địa lý của hàng hóa hoặc dịch vụ đó; - Nhãn hiệu được bảo hộ trở thành tên gọi thông thường của hàng hóa, dịch vụ đăng ký cho chính nhãn hiệu đó; Ngoài ra, thời gian chấm dứt hiệu lực Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu trong trường hợp chủ văn bằng bảo hộ nhãn hiệu không nộp phí, lệ phí để gia hạn hiệu lực trong thời hạn quy định là ngày bắt đầu kỳ hiệu lực tiếp theo mà phí, lệ phí để gia hạn hiệu lực không được nộp, khi kết thúc thời hạn đó, hiệu lực văn bằng bảo hộ tự động chấm dứt. Cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp ghi nhận việc chấm dứt hiệu lực văn bằng bảo hộ vào Sổ đăng ký quốc gia về sở hữu công nghiệp và công bố trên Công báo sở hữu công nghiệp.
Xử lý đơn đăng ký sở hữu công nghiệp trong thời hạn bao lâu?
Theo quy định tại Điều 119 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi, bổ sung bởi khoản 15 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2009) thì thời hạn xử lý đơn đăng ký sở hữu công nghiệp được quy định cụ thể như sau: - Đơn đăng ký sở hữu công nghiệp được thẩm định hình thức trong thời hạn một tháng, kể từ ngày nộp đơn. - Đơn đăng ký sở hữu công nghiệp được thẩm định nội dung trong thời hạn sau đây: + Đối với sáng chế không quá mười tám tháng, kể từ ngày công bố đơn nếu yêu cầu thẩm định nội dung được nộp trước ngày công bố đơn hoặc kể từ ngày nhận được yêu cầu thẩm định nội dung nếu yêu cầu đó được nộp sau ngày công bố đơn; + Đối với nhãn hiệu không quá chín tháng, kể từ ngày công bố đơn; + Đối với kiểu dáng công nghiệp không quá bảy tháng, kể từ ngày công bố đơn; + Đối với chỉ dẫn địa lý không quá sáu tháng, kể từ ngày công bố đơn. - Thời hạn thẩm định lại đơn đăng ký sở hữu công nghiệp bằng hai phần ba thời hạn thẩm định lần đầu, đối với những vụ việc phức tạp thì có thể kéo dài nhưng không vượt quá thời hạn thẩm định lần đầu. - Thời gian để người nộp đơn sửa đổi, bổ sung đơn không được tính vào các thời hạn quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 119 Luật Sở hữu trí tuệ 2005; thời hạn xử lý yêu cầu sửa đổi, bổ sung đơn không vượt quá một phần ba thời gian thẩm định tương ứng quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 119 Luật Sở hữu trí tuệ 2005.
Yêu cầu đối với đơn đăng ký nhãn hiệu là gì?
1. Nội dung trong đơn đăng ký nhãn hiệu Tài liệu, mẫu vật, thông tin xác định nhãn hiệu cần bảo hộ trong đơn đăng ký nhãn hiệu quy định tại khoản 1 Điều 105 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 bao gồm: - Mẫu nhãn hiệu và danh mục hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu; - Quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể, quy chế sử dụng nhãn hiệu chứng nhận. Lưu ý: Mẫu nhãn hiệu phải được mô tả để làm rõ các yếu tố cấu thành của nhãn hiệu và ý nghĩa tổng thể của nhãn hiệu nếu có; nếu nhãn hiệu có từ, ngữ thuộc ngôn ngữ tượng hình thì từ, ngữ đó phải được phiên âm; nhãn hiệu có từ, ngữ bằng tiếng nước ngoài thì phải được dịch ra tiếng Việt (khoản 2 Điều 105 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 được sửa đổi bởi khoản 34 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2022). Hàng hoá, dịch vụ nêu trong đơn đăng ký nhãn hiệu phải được xếp vào các nhóm phù hợp với bảng phân loại theo Thoả ước Ni-xơ về phân loại quốc tế về hàng hoá và dịch vụ nhằm mục đích đăng ký nhãn hiệu, do cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp công bố (khoản 3 Điều 105 Luật Sở hữu trí tuệ 2005). 2. Yêu cầu về quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể trong đơn đăng ký nhãn hiệu Theo quy định tại khoản 4 Điều 105 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể bao gồm những nội dung chủ yếu sau đây: - Tên, địa chỉ, căn cứ thành lập và hoạt động của tổ chức tập thể là chủ sở hữu nhãn hiệu; - Các tiêu chuẩn để trở thành thành viên của tổ chức tập thể; - Danh sách các tổ chức, cá nhân được phép sử dụng nhãn hiệu; - Các điều kiện sử dụng nhãn hiệu; - Biện pháp xử lý hành vi vi phạm quy chế sử dụng nhãn hiệu. 3. Yêu cầu về quy chế sử dụng nhãn hiệu chứng nhận trong đơn đăng ký nhãn hiệu Theo quy định tại khoản 5 Điều 105 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 quy chế sử dụng nhãn hiệu chứng nhận phải có những nội dung chủ yếu sau đây: - Tổ chức, cá nhân là chủ sở hữu nhãn hiệu; - Điều kiện để được sử dụng nhãn hiệu; - Các đặc tính của hàng hoá, dịch vụ được chứng nhận bởi nhãn hiệu; - Phương pháp đánh giá các đặc tính của hàng hóa, dịch vụ và phương pháp kiểm soát việc sử dụng nhãn hiệu; - Chi phí mà người sử dụng nhãn hiệu phải trả cho việc chứng nhận, bảo vệ nhãn hiệu, nếu có.
Đơn đăng ký chỉ dẫn địa lý cần có những nội dung nào?
1. Nội dung trong đơn đăng ký chỉ dẫn địa lý Căn cứ vào khoản 1 Điều 106 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (được bổ sung bởi khoản 35 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2022) quy định tài liệu, mẫu vật, thông tin xác định chỉ dẫn địa lý cần bảo hộ trong đơn đăng ký chỉ dẫn địa lý bao gồm: - Tên gọi, dấu hiệu là chỉ dẫn địa lý; - Sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý; - Bản mô tả tính chất, chất lượng đặc thù, danh tiếng của sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý và các yếu tố đặc trưng của điều kiện tự nhiên tạo nên tính chất, chất lượng đặc thù, danh tiếng của sản phẩm đó (sau đây gọi là bản mô tả tính chất đặc thù); - Bản đồ khu vực địa lý tương ứng với chỉ dẫn địa lý; - Tài liệu chứng minh chỉ dẫn địa lý đang được bảo hộ tại nước có chỉ dẫn địa lý đó, nếu là chỉ dẫn địa lý của nước ngoài. 2. Nội dung trong bản mô tả tính chất đặc thù Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 106 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 thì bản mô tả tính chất đặc thù phải có các nội dung chủ yếu sau đây: - Mô tả loại sản phẩm tương ứng, bao gồm cả nguyên liệu thô và các đặc tính lý học, hoá học, vi sinh và cảm quan của sản phẩm; - Cách xác định khu vực địa lý tương ứng với chỉ dẫn địa lý; - Chứng cứ về loại sản phẩm có xuất xứ từ khu vực địa lý theo nghĩa tương ứng quy định tại Điều 79 Luật Sở hữu trí tuệ 2005; - Mô tả phương pháp sản xuất, chế biến mang tính địa phương và có tính ổn định; - Thông tin về mối quan hệ giữa tính chất, chất lượng đặc thù hoặc danh tiếng của sản phẩm với điều kiện địa lý theo quy định tại Điều 79 Luật Sở hữu trí tuệ 2005; - Thông tin về cơ chế tự kiểm tra các tính chất, chất lượng đặc thù của sản phẩm.
Người xem World Cup trên web vi phạm bản quyền có bị xử phạt hay không?
Hành vi vi phạm bản quyền World Cup bị xử phạt như thế nào? Việc chỉ xem World Cup trên các trang web vi phạm đó có bị xử phạt hay không? Bài viết sau đây sẽ giải đáp những vướng mắc cho bạn đọc. Vừa mới đây, Đài Truyền hình Việt Nam thông báo sở hữu bản quyền truyền thông và là đơn vị phát sóng độc quyền FIFA World Cup 2022 trên lãnh thổ Việt Nam. Dưới sự vui mừng của những người hâm mộ bóng đá, nhìn lại thời gian từ trước World Cup 2022, vấn đề vi phạm bản quyền các giải đấu bóng đá, các sự kiện thể thao quốc tế đã trở nên phổ biến và quá quen thuộc, đặc biệt là các bạn trẻ. Từ đó, số lượng trang web phát sóng lậu hay vi phạm bản quyền ngày càng xuất hiện nhiều hơn. Bởi lẽ, nhu cầu của người dùng là ngày càng tăng thì các trang web vi phạm bản quyền đó ngày càng xuất hiện nhiều hơn. Gần đây nhất, Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin điện tử (Bộ Thông tin Truyền thông) vừa công bố đen công chúng một số trang web có dấu hiệu vi phạm về bản quyền. Trong số đó có nhiều website phát sóng trái phép, vi phạm bản quyền các chương trình thể thao, đặc biệt là bóng đá… Những website này thường xuyên được người dùng tìm đến thay vì sử dụng các dịch vụ xem nội dung được cấp bản quyền chính thức. Do đó, việc phát sóng lậu được hiểu là hành vi trình chiếu, phát sóng khi chưa mua bản quyền từ nhà sản xuất, nhà phân phối, đây là hành vi vi phạm bản quyền trái với quy định của pháp luật. Vi phạm bản quyền World Cup bị xử lý như thế nào? Về trách nhiệm hành chính Căn cứ Điều 15 Nghị định 131/2013/NĐ-CP quy định: Hành vi xâm phạm quyền phân phối tác phẩm - Phạt tiền từ 10-30 triệu đồng đối với hành vi phân phối tác phẩm mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả. Ngoài ra, áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả là buộc dỡ bỏ bản sao tác phẩm vi phạm dưới hình thức điện tử, trên môi trường internet và kỹ thuật số hoặc buộc tiêu hủy tang vật vi phạm đối với hành vi quy định tại Khoản 1 Điều 15. Mức xử phạt này là đối với hành vi của cá nhân, trường hợp người vi phạm là tổ chức khung phạt tiền đối với tổ chức gấp 02 lần khung phạt tiền đối với cá nhân, căn cứ khoản 2 Điều 2 Nghị định 131/2013/NĐ-CP. Về trách nhiệm hình sự Căn cứ Điều 212 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 quy định: Cá nhân thực hiện hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ có yếu tố cấu thành tội phạm thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật hình sự. Theo đó, cá nhân thực hiện hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ có yếu tố cấu thành tội phạm thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự, mà trong trường hợp này là đối với tội danh Xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan tại Điều 225 Bộ luật Hình sự 2015 (một số khoản được sửa đổi bởi điểm a, điểm b khoản 52 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017). Các biện pháp dân sự Ngoài ra, các cá nhân tổ chức vi phạm còn phải chịu thêm các biện pháp dân sự theo Điều 202 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 bao gồm: Tòa án áp dụng các biện pháp dân sự sau đây để xử lý tổ chức, cá nhân có hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ: - Buộc chấm dứt hành vi xâm phạm; - Buộc xin lỗi, cải chính công khai; - Buộc thực hiện nghĩa vụ dân sự; - Buộc bồi thường thiệt hại; - Buộc tiêu huỷ hoặc buộc phân phối hoặc đưa vào sử dụng không nhằm mục đích thương mại đối với hàng hoá, nguyên liệu, vật liệu và phương tiện được sử dụng chủ yếu để sản xuất, kinh doanh hàng hoá xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ với điều kiện không làm ảnh hưởng đến khả năng khai thác quyền của chủ thể quyền sở hữu trí tuệ. Người xem World Cup hay các trang web thể thao lậu khác có bị xử lý hay không? Hiện nay, pháp luật Sở hữu trí tuệ tại Việt Nam chỉ quy định các biện pháp xử phạt đối với hành vi của người chủ trang web, người thực hiện hành vi phát sóng lậu mà không có quy định nào xử phạt người truy cập vào các trang web này. Trên thực tế, rất khó kiểm soát và số lượng người truy cập vào web lậu. Vì thế, việc xem các trận đấu tại các web lậu có thể không bị xử phạt, nhưng pháp luật sở hữu trí tuệ Việt Nam và quốc tế yêu cầu các cá nhân, tổ chức phải tôn trọng quyền sở hữu trí tuệ của các cá nhân, tổ chức khác, căn cứ tại Điều 9 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 về Quyền và trách nhiệm của tổ chức, cá nhân trong việc bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ. Theo đó, tổ chức, cá nhân có quyền áp dụng các biện pháp mà pháp luật cho phép để tự bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ của mình và có trách nhiệm tôn trọng quyền sở hữu trí tuệ của tổ chức, cá nhân khác theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
Các hình thức bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ với chương trình máy tính
1. Hình thức bảo hộ đối với chương trình máy tính Theo quy định tại khoản 1 Điều 22 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 thì chương trình máy tính (CTMT) là tập hợp các chỉ dẫn được thể hiện dưới dạng các lệnh, các mã, lược đồ hoặc bất kỳ dạng nào, khi gắn vào một phương tiện mà máy tính đọc được, có khả năng làm cho máy tính thực hiện được một công việc hoặc đạt được một kết quả cụ thể. CTMT được bảo hộ như tác phẩm văn học, dù được thể hiện dưới dạng mã nguồn hay mã máy. Theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ 2005, CTMT không được bảo hộ với danh nghĩa sáng chế (khoản 2 Điều 59) mà được bảo hộ dưới hình thức quyền tác giả (điểm m khoản 1 Điều 14). Tuy nhiên, theo mục 5.8.2.5 Điều 5 Quy chế thẩm định đơn đăng ký sáng chế (Ban hành kèm theo Quyết định 487/QĐ-SHTT) lại có quy định: Mặc dù chương trình máy tính thuộc danh mục các đối tượng không được bảo hộ với danh nghĩa sáng chế nhưng nếu đối tượng yêu cầu bảo hộ có đặc tính kỹ thuật và thực sự là một giải pháp kỹ thuật, nhằm giải quyết một vấn đề kỹ thuật bằng một phương tiện kỹ thuật để tạo ra một hiệu quả kỹ thuật thì nó có thể được bảo hộ với danh nghĩa sáng chế. Như vậy, theo các quy định nói trên thì CTMT có thể được bảo hộ dưới hai hình thức sau: - Quyền tác giả; hoặc - Sáng chế. 2. Điều kiện bảo hộ CTMT dưới danh nghĩa quyền tác giả Theo quy định tại khoản 1 Điều 6 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 thì quyền tác giả phát sinh kể từ khi tác phẩm được sáng tạo và được thể hiện dưới một hình thức vật chất nhất định, không phân biệt nội dung, chất lượng, hình thức, phương tiện, ngôn ngữ, đã công bố hay chưa công bố, đã đăng ký hay chưa đăng ký. Như vậy, CTMT được bảo hộ dưới danh nghĩa quyền tác giả khi thỏa mãn các điều kiện chương trình máy tính đó được sáng tạo và thể hiện dưới một hình thức vật chất nhất định. Đồng thời, việc nộp đơn để được cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả không phải là thủ tục bắt buộc để được hưởng quyền tác giả, quyền liên quan (khoản 2 Điều 49 Luật Sở hữu trí tuệ 2005). Như vậy, khi bảo hộ dưới hình thức quyền tác giả thì không bắt buộc tác giả phải thực hiện thủ tục đăng ký. 3. Điều kiện bảo hộ CTMT dưới danh nghĩa sáng chế Theo quy định tại điểm khoản 1 Điều 2 Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Kinh doanh bảo hiểm, Luật Sở hữu trí tuệ 2019 thì quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế được xác lập trên cơ sở quyết định cấp văn bằng bảo hộ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo thủ tục đăng ký quy định tại Luật này hoặc công nhận đăng ký quốc tế theo điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên. Đồng thời, sáng chế được bảo hộ dưới hình thức cấp Bằng độc quyền sáng chế nếu đáp ứng các điều kiện tại Điều 58 Luật Sở hữu trí tuệ 2005, gồm có: - Có tính mới; - Có trình độ sáng tạo; - Có khả năng áp dụng công nghiệp. Lưu ý: Đối với sáng chế chỉ thỏa mãn điều kiện về tính mới và khả năng áp dụng công nghiệp thì được bảo hộ dưới hình thức cấp Bằng độc quyền giải pháp hữu ích nếu không phải là hiểu biết thông thường. Bên cạnh đó, theo quy định tại Khoản 5.8.2.5 Điều 5 Quy chế thẩm định đơn đăng ký sáng chế (Ban hành kèm theo Quyết định 487/QĐ-SHTT ngày 31/3/2010 của Cục Trưởng Cục Sở hữu trí tuệ) thì CTMT được bảo hộ với danh nghĩa sáng chế nếu thỏa mãn các điều kiện sau: - Đối tượng yêu cầu bảo hộ có đặc tính kỹ thuật; - Là một giải pháp kỹ thuật; - Nhằm giải quyết một vấn đề kỹ thuật bằng một phương tiện kỹ thuật.
Quyền tác giả và quyền liên quan có giới hạn thời gian bảo hộ hay không?
Thông thường, khi nhắc đến quyền tác giả và quyền liên quan, người nghe, người đọc sẽ cho rằng chúng mặc nhiên được bảo hộ vô thời hạn. Tuy nhiên, trong các trường hợp khác hai loại quyền này vẫn bị giới hạn thời hạn bảo hộ theo pháp luật quy định như sau: Đối với quyền tác giả, căn cứ vào Khoản 8 Điều 1 sửa đổi, bổ sung Điều 27 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 sửa đổi, bổ sung năm 2009thì thời hạn bảo hộ được quy định như sau: Đối với quyền liên quan, căn cứ vào Điều 34 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 thời hạn bảo hộ được quy định như sau: - Quyền nhân thân bao gồm: + Đặt tên cho tác phẩm; + Đứng tên thật hoặc bút danh trên tác phẩm; + Được nêu tên thật hoặc bút danh khi tác phẩm được công bố, sử dụng; + Bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm, không cho người khác sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả => Sẽ được bảo hộ vô thời hạn. - Quyền nhân thân thuộc quyền công bố tác phẩm hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm và quyền tài sản sẽ có thời gian bảo hộ như sau: a) Tác phẩm điện ảnh, nhiếp ảnh, mỹ thuật ứng dụng, tác phẩm khuyết danh có thời hạn bảo hộ là bảy mươi lăm năm, kể từ khi tác phẩm được công bố lần đầu tiên; Đối với tác phẩm điện ảnh, nhiếp ảnh, mỹ thuật ứng dụng chưa được công bố: + Trong thời hạn hai mươi lăm năm, kể từ khi tác phẩm được định hình thì thời hạn bảo hộ là một trăm năm, kể từ khi tác phẩm được định hình; Đối với tác phẩm khuyết danh, khi các thông tin về tác giả xuất hiện thì thời hạn bảo hộ được tính theo quy định tại điểm b này; b) Tác phẩm không thuộc loại hình quy định tại điểm a có thời hạn bảo hộ là suốt cuộc đời tác giả và năm mươi năm tiếp theo năm tác giả chết; + Trường hợp tác phẩm có đồng tác giả thì thời hạn bảo hộ chấm dứt vào năm thứ năm mươi sau năm đồng tác giả cuối cùng chết; c) Thời hạn bảo hộ quy định tại điểm a và điểm b chấm dứt vào thời điểm 24 giờ ngày 31 tháng 12 của năm chấm dứt thời hạn bảo hộ quyền tác giả. - Quyền của người biểu diễn được bảo hộ năm mươi năm tính từ năm tiếp theo năm cuộc biểu diễn được định hình. - Quyền của nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình: + Được bảo hộ năm mươi năm tính từ năm tiếp theo năm công bố + Hoặc năm mươi năm kể từ năm tiếp theo năm bản ghi âm, ghi hình được định hình nếu bản ghi âm, ghi hình chưa được công bố. - Quyền của tổ chức phát sóng được bảo hộ năm mươi năm tính từ năm tiếp theo năm chương trình phát sóng được thực hiện. - Thời hạn bảo hộ quy định tại các 3 mục trênchấm dứt vào thời điểm 24 giờ ngày 31 tháng 12 của năm chấm dứt thời hạn bảo hộ các quyền liên quan.