Ráng mỡ gà có nhà thì giữ là gì? Nguồn ngân sách cho phòng, chống thiên tai từ đâu?
Ráng mỡ gà có nhà thì giữ có nghĩa là gì? Nguồn ngân sách nhà nước cho phòng, chống thiên tai từ đâu? Dự phòng ngân sách nhà nước cho phòng, chống thiên tai sử dụng thế nào? Ráng mỡ gà có nhà thì giữ là gì? Thời điểm chưa có dự báo thời tiết, người dân thường dự đoán tình hình thời tiết dựa vào mây trời, khung cảnh và vạn vật xung quanh. Ráng mỡ gà có nhà thì giữ là câu tục ngữ cảnh báo mưa to, gió lớn và thậm chí là giông bão, được người dân ngày xưa đúc kết từ kinh nghiệm dân gian. Câu tục ngữ này được sử dụng để dự báo tình hình thời tiết xấu, cụ thể là giông gió, bão nhằm giúp người dân có sự phòng bị, tránh hoặc giảm thiểu những thiệt hại về người và tài sản khi có thiên tai, giông bão. Câu tục ngữ "Ráng mỡ gà có nhà thì giữ" được gieo vần “a” bởi các từ "gà" và "nhà". Trong đó, “Ráng” là cách gọi màu sắc ở phía cuối chân trời, được tạo thành bởi ánh sáng mặt trời chiếu vào những đám mây. Ráng mỡ gà” có thể được hiểu là khi chân trời xuất hiện những đám mây có màu vàng óng như mỡ gà thông thường là dấu hiệu thời tiết chuẩn bị có mưa to, bão. Hiện tượng “ráng mỡ gà” không thường xuyên xảy ra, chính vì vậy, mỗi khi xuất hiện màu sắc này trên bầu trời, ông cha ta sẽ nhận biết được có thể sắp có mưa to, gió lớn hay thậm chí là giông bão.“ Cụm “có nhà thì giữ” nghĩa là đang nhắc nhở mọi người cần phải có sự chuẩn bị trước cơn bão, như là gia cố, sửa sang nhà cửa, xung quanh nhà để đảm bảo ngôi nhà chắc chắn, kiên cố khi có mưa bão kéo đến. "Ráng mỡ gà có nhà thì giữ" giúp chúng ta có thêm kinh nghiệm để dự đoán trước được mưa to, bão lũ, từ đó có biện pháp phòng tránh, ngăn chặn để bảo vệ tính mạng và nhà cửa, tài sản. Không chỉ vậy, câu tục ngữ này còn là nhắc nhở con người cần đề phòng, chú ý trước sự biến đổi bất thường của thời tiết từ cảnh vật xung quanh từ đó có sự phòng bị cho tình huống nếu có thời tiết xấu xảy đến. Theo đó, phòng ngừa chủ động, ứng phó kịp thời, khắc phục khẩn trương và hiệu quả khi xảy ra thiên tai là nguyên tắc cơ bản trong phòng, chống thiên tai. Pháp luật nước ta cũng có các chính sách cũng như nguồn ngân sách dùng cho phòng, chống thiên tai. Như thế nào là thiên tai, rủi ro thiên tai và phòng, chống thiên tai? Theo khoản 1, khoản 2 và khoản 3 Điều 3 Luật Phòng, chống thiên tai 2013 (được sửa đổi, bổ sung bởi điểm a khoản 1 Điều 1 Luật Phòng, chống thiên tai và Luật Đê điều sửa đổi 2020) thì thiên tai và phòng, chống thiên tai được quy định như sau: (i) Thiên tai là hiện tượng tự nhiên bất thường có thể gây thiệt hại về người, tài sản, môi trường, điều kiện sống và các hoạt động kinh tế - xã hội, bao gồm bão, áp thấp nhiệt đới, gió mạnh trên biển, lốc, sét, mưa lớn, lũ, lũ quét, ngập lụt; sạt lở đất, sụt lún đất do mưa lũ hoặc dòng chảy hoặc hạn hán; nước dâng, xâm nhập mặn, nắng nóng, hạn hán, cháy rừng do tự nhiên, rét hại, mưa đá, sương mù, sương muối, động đất, sóng thần và các loại thiên tai khác. (ii) Rủi ro thiên tai là thiệt hại mà thiên tai có thể gây ra về người, tài sản, môi trường, điều kiện sống và hoạt động kinh tế - xã hội. (iii) Phòng, chống thiên tai là quá trình mang tính hệ thống, bao gồm hoạt động phòng ngừa, ứng phó và khắc phục hậu quả thiên tai. Nguồn ngân sách cho phòng, chống thiên tai từ đâu? Căn cứ Điều 9 Luật Phòng, chống thiên tai 2013 (được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 6 Điều 1 Luật Phòng, chống thiên tai và Luật Đê điều sửa đổi 2020 và điểm o khoản 4 Điều 54 Luật Phòng thủ dân sự 2023) quy định về ngân sách nhà nước cho phòng, chống thiên tai với những nội dung sau đây: (i) Ngân sách nhà nước cho phòng, chống thiên tai bao gồm ngân sách hằng năm, dự phòng ngân sách nhà nước, quỹ dự trữ tài chính. (ii) Ngân sách nhà nước cho phòng, chống thiên tai được sử dụng cho xây dựng và thực hiện chiến lược, kế hoạch, điều tra cơ bản phòng, chống thiên tai; đầu tư xây dựng, tu bổ, nâng cấp công trình phòng, chống thiên tai; hoạt động phòng, chống thiên tai; hoạt động thường xuyên của cơ quan quản lý nhà nước về phòng, chống thiên tai các cấp. Việc lập dự toán, phân bổ, quản lý và sử dụng ngân sách nhà nước cho phòng, chống thiên tai được thực hiện theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước và quy định khác của pháp luật có liên quan. (iii) Dự phòng ngân sách nhà nước cho phòng, chống thiên tai được sử dụng theo quy định sau đây: - Hỗ trợ cho công tác ứng phó và khắc phục hậu quả thiên tai. - Căn cứ vào hoạt động ứng phó, mức độ thiệt hại, nhu cầu cứu trợ và chế độ, chính sách, Ủy ban nhân dân các cấp quyết định sử dụng dự phòng ngân sách của địa phương để xử lý nhu cầu khẩn cấp cho ứng phó và khắc phục hậu quả thiên tai ngoài dự toán chi hằng năm đã được phê duyệt. - Trường hợp dự phòng ngân sách địa phương đã sử dụng nhưng chưa đáp ứng được nhu cầu, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đề nghị Thủ tướng Chính phủ hỗ trợ. Ban chỉ đạo Phòng thủ dân sự quốc gia tổng hợp tình hình thiệt hại, nhu cầu hỗ trợ của địa phương và đề xuất Thủ tướng Chính phủ quyết định. (iv) Quỹ dự trữ tài chính được sử dụng để thực hiện nhiệm vụ phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai với mức độ nghiêm trọng, phát sinh ngoài dự toán mà sau khi sắp xếp lại ngân sách, sử dụng hết dự phòng ngân sách mà vẫn chưa đủ nguồn theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước. Như vậy, câu tục ngữ "Ráng mỡ gà có nhà thì giữ" giúp con người nhận biết thiên tai dựa vào màu sắc của mây. Từ đó có biện pháp phòng tránh, ngăn chặn để bảo vệ tính mạng và tài sản trước khi thiên tai xảy đến. Vì phòng, chống thiên tai là trách nhiệm của Nhà nước, tổ chức, cá nhân nên tất cả mọi người đều cần có ý thức và hành động cụ thể để phòng, ngừa và giảm thiểu thiệt hịa khi có thiên tai. Bên cạnh đó, Nhà nước cũng có nguồn ngân sách cho phòng, chống thiên tai bao gồm ngân sách nhà nước theo dự toán chi hằng năm và dự phòng ngân sách nhà nước theo quy định nêu trên.
Không sơ tán theo chỉ đạo của Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai bị xử phạt thế nào?
Không thực hiện sơ tán theo chỉ đạo, chỉ huy phòng chống thiên tai bị xử phạt thế nào? Nguồn nhân lực cho phòng chống thiên tai bao gồm những ai? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây. (1) Không sơ tán theo chỉ đạo, chỉ huy phòng chống thiên tai bị xử phạt thế nào? Căn cứ Điều 12 Nghị định 03/2022/NĐ-CP quy định về mức xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định trong triển khai ứng phó với thiên tai như sau: - Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi không chấp hành sự chỉ đạo, chỉ huy phòng, chống thiên tai của cơ quan hoặc người có thẩm quyền trừ quy định tại khoản 3 Điều 12 Nghị định 03/2022/NĐ-CP. - Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với hành vi không cung cấp hoặc cung cấp thông tin sai lệch về vị trí, tình trạng của phương tiện tàu, thuyền đang hoạt động trên biển, sông, hồ, kênh, rạch, đầm, phá cho chính quyền địa phương, cơ quan chức năng khi có thiên tai. - Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi không chấp hành sự chỉ đạo, chỉ huy phòng, chống thiên tai của người có thẩm quyền đối với chủ phương tiện, tàu thuyền đang hoạt động trên biển, sông, hồ, kênh, rạch, đầm, phá. Theo đó, trường hợp cá nhân có hành vi không thực hiện sơ tán, không chấp hành sự chỉ đạo, chỉ huy phòng, chống thiên tai của cơ quan hoặc người có thẩm quyền thì có thể bị phạt tiền từ 03 đến 05 triệu đồng. Trường hợp cá nhân là chủ phương tiện, tàu thuyền đang hoạt động trên biển, sông, hồ, kênh, rạch, đầm, phá mà có hành vi trên thì có thể bị xử phạt lên đến 30 triệu đồng. Lưu ý: Mức xử phạt nêu trên được áp dụng đối với cá nhân, trường hợp vi phạm là tổ chức thì mức phạt tiền sẽ bằng 02 lần. (2) Nguồn nhân lực cho phòng chống thiên tai bao gồm những ai? Căn cứ khoản 1 Điều 6 Luật Phòng, chống thiên tai 2013 được sửa đổi bởi Luật Phòng, chống thiên tai và Luật Đê điều sửa đổi 2020 có quy định về nguồn nhân lực cho phòng, chống thiên tai như sau: - Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn là lực lượng tại chỗ thực hiện hoạt động phòng chống thiên tai; - Dân quân tự vệ là lực lượng tại chỗ thực hiện nhiệm vụ phòng chống thiên tai theo phương án ứng phó thiên tai của địa phương và sự điều động của người có thẩm quyền; - Quân đội nhân dân, Công an nhân dân có trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ phòng chống thiên tai và là lực lượng nòng cốt trong công tác sơ tán người, phương tiện, tài sản, cứu hộ, cứu nạn, bảo đảm an ninh, trật tự an toàn xã hội theo sự điều động của người có thẩm quyền; - Tổ chức, cá nhân tình nguyện tham gia hỗ trợ hoạt động phòng chống thiên tai thực hiện nhiệm vụ phòng chống thiên tai theo sự chỉ huy của người có thẩm quyền; - Người làm công tác phòng chống thiên tai tại cơ quan nhà nước thực hiện nhiệm vụ phòng chống thiên tai. Theo đó, hiện nay, những đối tượng như đã nêu trên là nguồn nhân lực cho phòng chống thiên tai. (3) Khi phòng, chống lũ quét cần tuân thủ những nguyên tắc nào? Căn cứ Điều 4 Luật Phòng, chống thiên tai 2013 có quy định về những nguyên tắc cơ bản trong phòng, chống thiên tai như sau: - Phòng ngừa chủ động, ứng phó kịp thời, khắc phục khẩn trương và hiệu quả. - Phòng, chống thiên tai là trách nhiệm của Nhà nước, tổ chức, cá nhân, trong đó Nhà nước giữ vai trò chủ đạo, tổ chức và cá nhân chủ động, cộng đồng giúp nhau. - Phòng, chống thiên tai được thực hiện theo phương châm bốn tại chỗ: chỉ huy tại chỗ; lực lượng tại chỗ; phương tiện, vật tư tại chỗ; hậu cần tại chỗ. - Lồng ghép nội dung phòng, chống thiên tai trong quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của cả nước, địa phương và quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành. - Phòng, chống thiên tai phải bảo đảm tính nhân đạo, công bằng, minh bạch và bình đẳng giới. - Phòng, chống thiên tai phải dựa trên cơ sở khoa học; kết hợp sử dụng kinh nghiệm truyền thống với tiến bộ khoa học và công nghệ; kết hợp giải pháp công trình và phi công trình; bảo vệ môi trường, hệ sinh thái và thích ứng với biến đổi khí hậu. - Phòng, chống thiên tai được thực hiện theo sự phân công, phân cấp, phối hợp chặt chẽ giữa các lực lượng và phù hợp với các cấp độ rủi ro thiên tai. Theo đó, hiện nay, khi thực hiện phòng, chống lũ quét nói riêng hay thiên tai nói chung cần tuân thủ theo những nguyên tắc cơ bản như đã nêu trên.
Câu tục ngữ "Tháng Bảy kiến đàn, đại hàn hồng thuỷ" được hiểu như thế nào? Quyền và nghĩa vụ của hộ gia đình, cá nhân trong phòng chống thiên tai được quy định như thế nào? Tháng Bảy kiến đàn, đại hàn hồng thuỷ là gì? “Tháng Bảy kiến đàn, đại hàn hồng thuỷ” thể hiện kinh nghiệm dân gian quan sát hiện tượng tự nhiên để dự báo thời tiết, đặc biệt là những hiện tượng thời tiết cực đoan như bão lũ. Nó phản ánh sự quan sát tinh tế của ông bà xưa về các dấu hiệu mà tự nhiên gửi đến, qua đó giúp con người chủ động phòng tránh thiên tai. Tháng bảy chỉ tháng 7 âm lịch, một thời điểm trong năm thường có nhiều cơn bão lớn ở Việt Nam. Kiến đàn tức là kiến xây tổ, tụ tập lại thành đàn. Đại hàn chỉ thời tiết lạnh giá, khắc nghiệt. Hồng thủy nghĩa là lũ lụt lớn. Theo đó, câu tục ngữ "Tháng bảy kiến đàn, đại hàn hồng thủy" muốn nói rằng vào tháng 7 âm lịch, đây là thời điểm cao điểm của mùa mưa bão ở nhiều vùng của Việt Nam. Khi sắp có mưa bão lớn, kiến thường có những hành vi khác thường như xây tổ ở những nơi cao ráo hơn bình thường để tránh ngập nước. Việc kiến xây tổ ở những nơi cao ráo là một dấu hiệu cho thấy sắp có lũ lụt. Như vậy, câu tục ngữ này phản ánh kinh nghiệm dân gian trong việc quan sát thiên nhiên để dự đoán thời tiết, đặc biệt là những hiện tượng bất thường có thể ảnh hưởng lớn đến đời sống nông nghiệp và sinh hoạt của người dân. Qua đó, câu tục ngữ khuyến khích con người quan sát các hiện tượng tự nhiên xung quanh để rút ra những kinh nghiệm sống, đặc biệt là trong việc dự báo thiên tai. Hiện hành pháp luật có quy định về quyền và nghĩa vụ của mỗi cá nhân, hộ gia đình trong công tác phòng chống thiên tai. "Tháng bảy kiến đàn, đại hàn hồng thủy" (Ảnh minh họa - Nguồn Internet) Quyền của cá nhân, hộ gia đình trong phòng, chống thiên tai Căn cứ điểm a Điều 34 Luật Phòng, chống thiên tai 2013, trong phòng chống thiên tai, hộ gia đình, cá nhân có quyền sau đây: (i) Tiếp cận thông tin về phòng, chống thiên tai do các cơ quan có thẩm quyền ban hành. (ii) Tham gia xây dựng kế hoạch phòng, chống thiên tai, phương án ứng phó thiên tai tại địa phương. (iii) Tham gia chương trình thông tin, truyền thông, giáo dục về phòng, chống thiên tai; nâng cao kiến thức về phòng, chống thiên tai phù hợp với điều kiện cụ thể. (iv) Được hoàn trả vật tư, phương tiện; nhận tiền công lao động khi tham gia ứng phó khẩn cấp thiên tai đối với cộng đồng theo lệnh huy động của người có thẩm quyền. (v) Người tham gia ứng phó thiên tai nếu bị thương, bị chết được xem xét, hưởng chế độ, chính sách như đối với thương binh, liệt sỹ theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công với cách mạng. (vi) Được cứu trợ, hỗ trợ khi bị thiệt hại do thiên tai theo quy định của pháp luật. Nghĩa vụ của cá nhân, hộ gia đình trong phòng, chống thiên tai Căn cứ điểm b Điều 34 Luật Phòng, chống thiên tai 2013, cá nhân, hộ gia đình có các nghĩa vụ sau: (i) Chủ động xây dựng, nâng cấp, bảo vệ công trình, nhà ở thuộc quyền sở hữu của mình bảo đảm an toàn trước thiên tai hoặc di dời đến nơi an toàn; không xây dựng nhà ở hoặc cư trú tại khu vực có thể bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi thiên tai. (ii) Thực hiện kế hoạch phòng, chống thiên tai, phương án ứng phó thiên tai tại địa phương. (iii) Tổ chức sản xuất, kinh doanh phù hợp với đặc điểm thiên tai tại địa phương. (iv) Chủ động trang bị thiết bị theo khả năng để tiếp nhận bản tin dự báo, cảnh báo và sự chỉ đạo, hướng dẫn phòng, chống thiên tai. (v) Chuẩn bị sẵn sàng vật tư, phương tiện theo khả năng để phòng, chống thiên tai. (vi) Chủ động dự trữ lương thực, nước uống, vật tư và thiết bị xử lý nước, thuốc chữa bệnh, thuốc phòng dịch theo khả năng để bảo đảm đời sống khi thiên tai xảy ra phù hợp với đặc thù thiên tai tại địa phương. (vii) Chủ phương tiện, tàu thuyền hoạt động trên biển, trên sông phải trang bị đầy đủ phao cứu sinh, thiết bị thông tin, tín hiệu phù hợp; phải cung cấp thông tin kịp thời, chính xác về vị trí, tình trạng của phương tiện đang hoạt động cho chính quyền địa phương, cơ quan chức năng khi thiên tai xảy ra; khi gặp tàu thuyền khác bị nạn phải kịp thời cứu hộ, tìm kiếm, cứu nạn, trường hợp vượt quá khả năng phải bằng mọi cách thông báo cho cơ quan tìm kiếm, cứu nạn. (viii) Chủ động ứng phó, khắc phục hậu quả nhằm bảo đảm an toàn cho bản thân và gia đình khi thiên tai xảy ra; tham gia hỗ trợ cộng đồng phòng, chống thiên tai. (ix) Chấp hành sự hướng dẫn, chỉ đạo, chỉ huy của cơ quan, người có thẩm quyền về sơ tán người, phương tiện ra khỏi hoặc không đi vào khu vực nguy hiểm. (x) Chấp hành quyết định huy động nhân lực, vật tư, phương tiện, trang thiết bị, nhu yếu phẩm để phục vụ hoạt động ứng phó khẩn cấp của cơ quan có thẩm quyền. (xi) Chủ động thực hiện vệ sinh môi trường, phòng chống dịch bệnh trong khu vực sinh sống và làm việc sau khi bị tác động của thiên tai. (xii) Thông báo đến cơ quan, người có thẩm quyền khi phát hiện sự cố hoặc hành vi gây mất an toàn cho công trình phòng, chống thiên tai và tham gia xử lý sự cố công trình trong khả năng của mình. (xiii) Cung cấp thông tin về diễn biến thiên tai, thiệt hại do thiên tai cho cơ quan có thẩm quyền trong phạm vi nhận biết của mình. (xiv) Cá nhân có nghĩa vụ đóng góp vào Quỹ phòng, chống thiên tai theo quy định của Chính phủ; chủ động giúp đỡ người bị thiệt hại do thiên tai tại địa phương. Tóm lại, “Tháng Bảy kiến đàn, đại hàn hồng thuỷ" nhắc nhở chúng ta về tầm quan trọng của việc quan sát và ứng phó với thiên tai. Trong bối cảnh biến đổi khí hậu, việc hiểu rõ và thực hiện đầy đủ quyền và nghĩa vụ của mỗi cá nhân, hộ gia đình trong phòng chống thiên tai là cần thiết. Sự kết hợp giữa kinh nghiệm dân gian và pháp luật sẽ giúp bảo vệ bản thân, gia đình và cộng đồng trước những thách thức của thiên nhiên.
Ráng mỡ gà có nhà thì giữ là gì? Nguồn ngân sách cho phòng, chống thiên tai từ đâu?
Ráng mỡ gà có nhà thì giữ có nghĩa là gì? Nguồn ngân sách nhà nước cho phòng, chống thiên tai từ đâu? Dự phòng ngân sách nhà nước cho phòng, chống thiên tai sử dụng thế nào? Ráng mỡ gà có nhà thì giữ là gì? Thời điểm chưa có dự báo thời tiết, người dân thường dự đoán tình hình thời tiết dựa vào mây trời, khung cảnh và vạn vật xung quanh. Ráng mỡ gà có nhà thì giữ là câu tục ngữ cảnh báo mưa to, gió lớn và thậm chí là giông bão, được người dân ngày xưa đúc kết từ kinh nghiệm dân gian. Câu tục ngữ này được sử dụng để dự báo tình hình thời tiết xấu, cụ thể là giông gió, bão nhằm giúp người dân có sự phòng bị, tránh hoặc giảm thiểu những thiệt hại về người và tài sản khi có thiên tai, giông bão. Câu tục ngữ "Ráng mỡ gà có nhà thì giữ" được gieo vần “a” bởi các từ "gà" và "nhà". Trong đó, “Ráng” là cách gọi màu sắc ở phía cuối chân trời, được tạo thành bởi ánh sáng mặt trời chiếu vào những đám mây. Ráng mỡ gà” có thể được hiểu là khi chân trời xuất hiện những đám mây có màu vàng óng như mỡ gà thông thường là dấu hiệu thời tiết chuẩn bị có mưa to, bão. Hiện tượng “ráng mỡ gà” không thường xuyên xảy ra, chính vì vậy, mỗi khi xuất hiện màu sắc này trên bầu trời, ông cha ta sẽ nhận biết được có thể sắp có mưa to, gió lớn hay thậm chí là giông bão.“ Cụm “có nhà thì giữ” nghĩa là đang nhắc nhở mọi người cần phải có sự chuẩn bị trước cơn bão, như là gia cố, sửa sang nhà cửa, xung quanh nhà để đảm bảo ngôi nhà chắc chắn, kiên cố khi có mưa bão kéo đến. "Ráng mỡ gà có nhà thì giữ" giúp chúng ta có thêm kinh nghiệm để dự đoán trước được mưa to, bão lũ, từ đó có biện pháp phòng tránh, ngăn chặn để bảo vệ tính mạng và nhà cửa, tài sản. Không chỉ vậy, câu tục ngữ này còn là nhắc nhở con người cần đề phòng, chú ý trước sự biến đổi bất thường của thời tiết từ cảnh vật xung quanh từ đó có sự phòng bị cho tình huống nếu có thời tiết xấu xảy đến. Theo đó, phòng ngừa chủ động, ứng phó kịp thời, khắc phục khẩn trương và hiệu quả khi xảy ra thiên tai là nguyên tắc cơ bản trong phòng, chống thiên tai. Pháp luật nước ta cũng có các chính sách cũng như nguồn ngân sách dùng cho phòng, chống thiên tai. Như thế nào là thiên tai, rủi ro thiên tai và phòng, chống thiên tai? Theo khoản 1, khoản 2 và khoản 3 Điều 3 Luật Phòng, chống thiên tai 2013 (được sửa đổi, bổ sung bởi điểm a khoản 1 Điều 1 Luật Phòng, chống thiên tai và Luật Đê điều sửa đổi 2020) thì thiên tai và phòng, chống thiên tai được quy định như sau: (i) Thiên tai là hiện tượng tự nhiên bất thường có thể gây thiệt hại về người, tài sản, môi trường, điều kiện sống và các hoạt động kinh tế - xã hội, bao gồm bão, áp thấp nhiệt đới, gió mạnh trên biển, lốc, sét, mưa lớn, lũ, lũ quét, ngập lụt; sạt lở đất, sụt lún đất do mưa lũ hoặc dòng chảy hoặc hạn hán; nước dâng, xâm nhập mặn, nắng nóng, hạn hán, cháy rừng do tự nhiên, rét hại, mưa đá, sương mù, sương muối, động đất, sóng thần và các loại thiên tai khác. (ii) Rủi ro thiên tai là thiệt hại mà thiên tai có thể gây ra về người, tài sản, môi trường, điều kiện sống và hoạt động kinh tế - xã hội. (iii) Phòng, chống thiên tai là quá trình mang tính hệ thống, bao gồm hoạt động phòng ngừa, ứng phó và khắc phục hậu quả thiên tai. Nguồn ngân sách cho phòng, chống thiên tai từ đâu? Căn cứ Điều 9 Luật Phòng, chống thiên tai 2013 (được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 6 Điều 1 Luật Phòng, chống thiên tai và Luật Đê điều sửa đổi 2020 và điểm o khoản 4 Điều 54 Luật Phòng thủ dân sự 2023) quy định về ngân sách nhà nước cho phòng, chống thiên tai với những nội dung sau đây: (i) Ngân sách nhà nước cho phòng, chống thiên tai bao gồm ngân sách hằng năm, dự phòng ngân sách nhà nước, quỹ dự trữ tài chính. (ii) Ngân sách nhà nước cho phòng, chống thiên tai được sử dụng cho xây dựng và thực hiện chiến lược, kế hoạch, điều tra cơ bản phòng, chống thiên tai; đầu tư xây dựng, tu bổ, nâng cấp công trình phòng, chống thiên tai; hoạt động phòng, chống thiên tai; hoạt động thường xuyên của cơ quan quản lý nhà nước về phòng, chống thiên tai các cấp. Việc lập dự toán, phân bổ, quản lý và sử dụng ngân sách nhà nước cho phòng, chống thiên tai được thực hiện theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước và quy định khác của pháp luật có liên quan. (iii) Dự phòng ngân sách nhà nước cho phòng, chống thiên tai được sử dụng theo quy định sau đây: - Hỗ trợ cho công tác ứng phó và khắc phục hậu quả thiên tai. - Căn cứ vào hoạt động ứng phó, mức độ thiệt hại, nhu cầu cứu trợ và chế độ, chính sách, Ủy ban nhân dân các cấp quyết định sử dụng dự phòng ngân sách của địa phương để xử lý nhu cầu khẩn cấp cho ứng phó và khắc phục hậu quả thiên tai ngoài dự toán chi hằng năm đã được phê duyệt. - Trường hợp dự phòng ngân sách địa phương đã sử dụng nhưng chưa đáp ứng được nhu cầu, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đề nghị Thủ tướng Chính phủ hỗ trợ. Ban chỉ đạo Phòng thủ dân sự quốc gia tổng hợp tình hình thiệt hại, nhu cầu hỗ trợ của địa phương và đề xuất Thủ tướng Chính phủ quyết định. (iv) Quỹ dự trữ tài chính được sử dụng để thực hiện nhiệm vụ phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai với mức độ nghiêm trọng, phát sinh ngoài dự toán mà sau khi sắp xếp lại ngân sách, sử dụng hết dự phòng ngân sách mà vẫn chưa đủ nguồn theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước. Như vậy, câu tục ngữ "Ráng mỡ gà có nhà thì giữ" giúp con người nhận biết thiên tai dựa vào màu sắc của mây. Từ đó có biện pháp phòng tránh, ngăn chặn để bảo vệ tính mạng và tài sản trước khi thiên tai xảy đến. Vì phòng, chống thiên tai là trách nhiệm của Nhà nước, tổ chức, cá nhân nên tất cả mọi người đều cần có ý thức và hành động cụ thể để phòng, ngừa và giảm thiểu thiệt hịa khi có thiên tai. Bên cạnh đó, Nhà nước cũng có nguồn ngân sách cho phòng, chống thiên tai bao gồm ngân sách nhà nước theo dự toán chi hằng năm và dự phòng ngân sách nhà nước theo quy định nêu trên.
Không sơ tán theo chỉ đạo của Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai bị xử phạt thế nào?
Không thực hiện sơ tán theo chỉ đạo, chỉ huy phòng chống thiên tai bị xử phạt thế nào? Nguồn nhân lực cho phòng chống thiên tai bao gồm những ai? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây. (1) Không sơ tán theo chỉ đạo, chỉ huy phòng chống thiên tai bị xử phạt thế nào? Căn cứ Điều 12 Nghị định 03/2022/NĐ-CP quy định về mức xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định trong triển khai ứng phó với thiên tai như sau: - Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi không chấp hành sự chỉ đạo, chỉ huy phòng, chống thiên tai của cơ quan hoặc người có thẩm quyền trừ quy định tại khoản 3 Điều 12 Nghị định 03/2022/NĐ-CP. - Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với hành vi không cung cấp hoặc cung cấp thông tin sai lệch về vị trí, tình trạng của phương tiện tàu, thuyền đang hoạt động trên biển, sông, hồ, kênh, rạch, đầm, phá cho chính quyền địa phương, cơ quan chức năng khi có thiên tai. - Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi không chấp hành sự chỉ đạo, chỉ huy phòng, chống thiên tai của người có thẩm quyền đối với chủ phương tiện, tàu thuyền đang hoạt động trên biển, sông, hồ, kênh, rạch, đầm, phá. Theo đó, trường hợp cá nhân có hành vi không thực hiện sơ tán, không chấp hành sự chỉ đạo, chỉ huy phòng, chống thiên tai của cơ quan hoặc người có thẩm quyền thì có thể bị phạt tiền từ 03 đến 05 triệu đồng. Trường hợp cá nhân là chủ phương tiện, tàu thuyền đang hoạt động trên biển, sông, hồ, kênh, rạch, đầm, phá mà có hành vi trên thì có thể bị xử phạt lên đến 30 triệu đồng. Lưu ý: Mức xử phạt nêu trên được áp dụng đối với cá nhân, trường hợp vi phạm là tổ chức thì mức phạt tiền sẽ bằng 02 lần. (2) Nguồn nhân lực cho phòng chống thiên tai bao gồm những ai? Căn cứ khoản 1 Điều 6 Luật Phòng, chống thiên tai 2013 được sửa đổi bởi Luật Phòng, chống thiên tai và Luật Đê điều sửa đổi 2020 có quy định về nguồn nhân lực cho phòng, chống thiên tai như sau: - Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn là lực lượng tại chỗ thực hiện hoạt động phòng chống thiên tai; - Dân quân tự vệ là lực lượng tại chỗ thực hiện nhiệm vụ phòng chống thiên tai theo phương án ứng phó thiên tai của địa phương và sự điều động của người có thẩm quyền; - Quân đội nhân dân, Công an nhân dân có trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ phòng chống thiên tai và là lực lượng nòng cốt trong công tác sơ tán người, phương tiện, tài sản, cứu hộ, cứu nạn, bảo đảm an ninh, trật tự an toàn xã hội theo sự điều động của người có thẩm quyền; - Tổ chức, cá nhân tình nguyện tham gia hỗ trợ hoạt động phòng chống thiên tai thực hiện nhiệm vụ phòng chống thiên tai theo sự chỉ huy của người có thẩm quyền; - Người làm công tác phòng chống thiên tai tại cơ quan nhà nước thực hiện nhiệm vụ phòng chống thiên tai. Theo đó, hiện nay, những đối tượng như đã nêu trên là nguồn nhân lực cho phòng chống thiên tai. (3) Khi phòng, chống lũ quét cần tuân thủ những nguyên tắc nào? Căn cứ Điều 4 Luật Phòng, chống thiên tai 2013 có quy định về những nguyên tắc cơ bản trong phòng, chống thiên tai như sau: - Phòng ngừa chủ động, ứng phó kịp thời, khắc phục khẩn trương và hiệu quả. - Phòng, chống thiên tai là trách nhiệm của Nhà nước, tổ chức, cá nhân, trong đó Nhà nước giữ vai trò chủ đạo, tổ chức và cá nhân chủ động, cộng đồng giúp nhau. - Phòng, chống thiên tai được thực hiện theo phương châm bốn tại chỗ: chỉ huy tại chỗ; lực lượng tại chỗ; phương tiện, vật tư tại chỗ; hậu cần tại chỗ. - Lồng ghép nội dung phòng, chống thiên tai trong quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của cả nước, địa phương và quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành. - Phòng, chống thiên tai phải bảo đảm tính nhân đạo, công bằng, minh bạch và bình đẳng giới. - Phòng, chống thiên tai phải dựa trên cơ sở khoa học; kết hợp sử dụng kinh nghiệm truyền thống với tiến bộ khoa học và công nghệ; kết hợp giải pháp công trình và phi công trình; bảo vệ môi trường, hệ sinh thái và thích ứng với biến đổi khí hậu. - Phòng, chống thiên tai được thực hiện theo sự phân công, phân cấp, phối hợp chặt chẽ giữa các lực lượng và phù hợp với các cấp độ rủi ro thiên tai. Theo đó, hiện nay, khi thực hiện phòng, chống lũ quét nói riêng hay thiên tai nói chung cần tuân thủ theo những nguyên tắc cơ bản như đã nêu trên.
Câu tục ngữ "Tháng Bảy kiến đàn, đại hàn hồng thuỷ" được hiểu như thế nào? Quyền và nghĩa vụ của hộ gia đình, cá nhân trong phòng chống thiên tai được quy định như thế nào? Tháng Bảy kiến đàn, đại hàn hồng thuỷ là gì? “Tháng Bảy kiến đàn, đại hàn hồng thuỷ” thể hiện kinh nghiệm dân gian quan sát hiện tượng tự nhiên để dự báo thời tiết, đặc biệt là những hiện tượng thời tiết cực đoan như bão lũ. Nó phản ánh sự quan sát tinh tế của ông bà xưa về các dấu hiệu mà tự nhiên gửi đến, qua đó giúp con người chủ động phòng tránh thiên tai. Tháng bảy chỉ tháng 7 âm lịch, một thời điểm trong năm thường có nhiều cơn bão lớn ở Việt Nam. Kiến đàn tức là kiến xây tổ, tụ tập lại thành đàn. Đại hàn chỉ thời tiết lạnh giá, khắc nghiệt. Hồng thủy nghĩa là lũ lụt lớn. Theo đó, câu tục ngữ "Tháng bảy kiến đàn, đại hàn hồng thủy" muốn nói rằng vào tháng 7 âm lịch, đây là thời điểm cao điểm của mùa mưa bão ở nhiều vùng của Việt Nam. Khi sắp có mưa bão lớn, kiến thường có những hành vi khác thường như xây tổ ở những nơi cao ráo hơn bình thường để tránh ngập nước. Việc kiến xây tổ ở những nơi cao ráo là một dấu hiệu cho thấy sắp có lũ lụt. Như vậy, câu tục ngữ này phản ánh kinh nghiệm dân gian trong việc quan sát thiên nhiên để dự đoán thời tiết, đặc biệt là những hiện tượng bất thường có thể ảnh hưởng lớn đến đời sống nông nghiệp và sinh hoạt của người dân. Qua đó, câu tục ngữ khuyến khích con người quan sát các hiện tượng tự nhiên xung quanh để rút ra những kinh nghiệm sống, đặc biệt là trong việc dự báo thiên tai. Hiện hành pháp luật có quy định về quyền và nghĩa vụ của mỗi cá nhân, hộ gia đình trong công tác phòng chống thiên tai. "Tháng bảy kiến đàn, đại hàn hồng thủy" (Ảnh minh họa - Nguồn Internet) Quyền của cá nhân, hộ gia đình trong phòng, chống thiên tai Căn cứ điểm a Điều 34 Luật Phòng, chống thiên tai 2013, trong phòng chống thiên tai, hộ gia đình, cá nhân có quyền sau đây: (i) Tiếp cận thông tin về phòng, chống thiên tai do các cơ quan có thẩm quyền ban hành. (ii) Tham gia xây dựng kế hoạch phòng, chống thiên tai, phương án ứng phó thiên tai tại địa phương. (iii) Tham gia chương trình thông tin, truyền thông, giáo dục về phòng, chống thiên tai; nâng cao kiến thức về phòng, chống thiên tai phù hợp với điều kiện cụ thể. (iv) Được hoàn trả vật tư, phương tiện; nhận tiền công lao động khi tham gia ứng phó khẩn cấp thiên tai đối với cộng đồng theo lệnh huy động của người có thẩm quyền. (v) Người tham gia ứng phó thiên tai nếu bị thương, bị chết được xem xét, hưởng chế độ, chính sách như đối với thương binh, liệt sỹ theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công với cách mạng. (vi) Được cứu trợ, hỗ trợ khi bị thiệt hại do thiên tai theo quy định của pháp luật. Nghĩa vụ của cá nhân, hộ gia đình trong phòng, chống thiên tai Căn cứ điểm b Điều 34 Luật Phòng, chống thiên tai 2013, cá nhân, hộ gia đình có các nghĩa vụ sau: (i) Chủ động xây dựng, nâng cấp, bảo vệ công trình, nhà ở thuộc quyền sở hữu của mình bảo đảm an toàn trước thiên tai hoặc di dời đến nơi an toàn; không xây dựng nhà ở hoặc cư trú tại khu vực có thể bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi thiên tai. (ii) Thực hiện kế hoạch phòng, chống thiên tai, phương án ứng phó thiên tai tại địa phương. (iii) Tổ chức sản xuất, kinh doanh phù hợp với đặc điểm thiên tai tại địa phương. (iv) Chủ động trang bị thiết bị theo khả năng để tiếp nhận bản tin dự báo, cảnh báo và sự chỉ đạo, hướng dẫn phòng, chống thiên tai. (v) Chuẩn bị sẵn sàng vật tư, phương tiện theo khả năng để phòng, chống thiên tai. (vi) Chủ động dự trữ lương thực, nước uống, vật tư và thiết bị xử lý nước, thuốc chữa bệnh, thuốc phòng dịch theo khả năng để bảo đảm đời sống khi thiên tai xảy ra phù hợp với đặc thù thiên tai tại địa phương. (vii) Chủ phương tiện, tàu thuyền hoạt động trên biển, trên sông phải trang bị đầy đủ phao cứu sinh, thiết bị thông tin, tín hiệu phù hợp; phải cung cấp thông tin kịp thời, chính xác về vị trí, tình trạng của phương tiện đang hoạt động cho chính quyền địa phương, cơ quan chức năng khi thiên tai xảy ra; khi gặp tàu thuyền khác bị nạn phải kịp thời cứu hộ, tìm kiếm, cứu nạn, trường hợp vượt quá khả năng phải bằng mọi cách thông báo cho cơ quan tìm kiếm, cứu nạn. (viii) Chủ động ứng phó, khắc phục hậu quả nhằm bảo đảm an toàn cho bản thân và gia đình khi thiên tai xảy ra; tham gia hỗ trợ cộng đồng phòng, chống thiên tai. (ix) Chấp hành sự hướng dẫn, chỉ đạo, chỉ huy của cơ quan, người có thẩm quyền về sơ tán người, phương tiện ra khỏi hoặc không đi vào khu vực nguy hiểm. (x) Chấp hành quyết định huy động nhân lực, vật tư, phương tiện, trang thiết bị, nhu yếu phẩm để phục vụ hoạt động ứng phó khẩn cấp của cơ quan có thẩm quyền. (xi) Chủ động thực hiện vệ sinh môi trường, phòng chống dịch bệnh trong khu vực sinh sống và làm việc sau khi bị tác động của thiên tai. (xii) Thông báo đến cơ quan, người có thẩm quyền khi phát hiện sự cố hoặc hành vi gây mất an toàn cho công trình phòng, chống thiên tai và tham gia xử lý sự cố công trình trong khả năng của mình. (xiii) Cung cấp thông tin về diễn biến thiên tai, thiệt hại do thiên tai cho cơ quan có thẩm quyền trong phạm vi nhận biết của mình. (xiv) Cá nhân có nghĩa vụ đóng góp vào Quỹ phòng, chống thiên tai theo quy định của Chính phủ; chủ động giúp đỡ người bị thiệt hại do thiên tai tại địa phương. Tóm lại, “Tháng Bảy kiến đàn, đại hàn hồng thuỷ" nhắc nhở chúng ta về tầm quan trọng của việc quan sát và ứng phó với thiên tai. Trong bối cảnh biến đổi khí hậu, việc hiểu rõ và thực hiện đầy đủ quyền và nghĩa vụ của mỗi cá nhân, hộ gia đình trong phòng chống thiên tai là cần thiết. Sự kết hợp giữa kinh nghiệm dân gian và pháp luật sẽ giúp bảo vệ bản thân, gia đình và cộng đồng trước những thách thức của thiên nhiên.