Ngoại tình tư tưởng là gì? Có vi phạm Luật Hôn nhân và gia đình không?
Thời gian gần đây, câu chuyện liên quan đến một cặp đôi đã yêu nhau 7 năm nhưng chàng trai trong mối quan hệ lại thường xuyên nhắn tin, quan tâm... có tình cảm với một cô gái khác đã gây ra nhiều tranh cãi và bức xúc trong cộng đồng mạng, đặc biệt là về hành vi "ngoại tình tư tưởng". Vậy, ngoại tình tư tưởng là gì? Có vi phạm Luật Hôn nhân và gia đình không? Ngoại tình tư tưởng là gì? Ngoại tình tư tưởng chỉ việc một người có những suy nghĩ, cảm xúc hay hành vi tình cảm với người khác ngoài mối quan hệ chính thức của mình, mặc dù không có sự quan hệ thể xác. Ngoại tình tư tưởng có thể khó nhận biết vì nó không thể hiện ra thành hành động cụ thể như ngoại tình thể xác. Tuy nhiên, có một số dấu hiệu phổ biến của ngoại tình tư tưởng phổ biến như sau: - Thường xuyên suy nghĩ về người khác: Dành nhiều thời gian suy nghĩ, mơ mộng về một người khác ngoài bạn đời của mình - Giao tiếp thân mật: Thường xuyên nhắn tin, gọi điện hoặc trò chuyện với người đó một cách thân mật và chia sẻ những điều mà bạn không chia sẻ với bạn đời - So sánh và lý tưởng hóa: Bắt đầu so sánh người đó với bạn đời của mình và lý tưởng hóa mối quan hệ với người đó - Giữ bí mật: Cảm thấy cần phải giấu giếm mối quan hệ này và không muốn bạn đời biết về sự tồn tại của người đó - Giảm sự quan tâm đến bạn đời: Ít quan tâm, ít chia sẻ và ít dành thời gian cho bạn đời hơn trước - Tìm kiếm sự chú ý: Cố gắng gây ấn tượng và thu hút sự chú ý của người đó, chẳng hạn như chăm chút ngoại hình hơn khi gặp họ - Cảm thấy tội lỗi: Cảm thấy tội lỗi hoặc lo lắng về mối quan hệ này, nhưng vẫn không thể ngừng suy nghĩ về người đó. Ngoại tình tư tưởng có thể gây ra nhiều tác hại nghiêm trọng, ảnh hưởng đến cả tâm lý và mối quan hệ hôn nhân như: - Gây ra sự xa cách trong hôn nhân: Khi một người dành nhiều thời gian và cảm xúc cho người khác, họ có thể trở nên xa cách và ít quan tâm đến bạn đời của mình - Tạo ra sự thiếu tin tưởng: Ngoại tình tư tưởng có thể làm giảm sự tin tưởng giữa hai vợ chồng, dẫn đến những nghi ngờ và mâu thuẫn trong mối quan hệ - Ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần: Người ngoại tình tư tưởng có thể cảm thấy tội lỗi, lo lắng và căng thẳng, ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần của cả hai bên - Dẫn đến ly thân hoặc ly hôn: Nếu không được giải quyết, ngoại tình tư tưởng có thể dẫn đến việc vợ chồng sống ly thân hoặc thậm chí ly hôn - Thay đổi tính cách và hành vi: Người ngoại tình tư tưởng có thể trở nên thờ ơ, lạnh nhạt với bạn đời, và đôi khi có những hành vi tiêu cực như bạo lực hoặc tìm đến các chất kích thích - Gây tổn thương cho con cái: Nếu có con, những căng thẳng và mâu thuẫn trong hôn nhân do ngoại tình tư tưởng có thể ảnh hưởng tiêu cực đến tâm lý và sự phát triển của trẻ. Ngoại tình tư tưởng có vi phạm Luật Hôn nhân và gia đình không? Hiện nay, pháp luật vẫn chưa có quy định về ngoại tình tư tưởng. Tuy nhiên, tại điểm c khoản 2 Điều 5 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 có cấm hành vi người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ. Theo đó, hành vi bị cấm trên có thể hiểu là hành vi ngoại tình trong quan hệ hôn nhân gia đình. Tuy nhiên, ngoại tình tư tưởng chủ yếu thiên về các cảm xúc cá nhân, không có các hành vi chung sống như vợ chồng. Vì vậy, xét dưới góc độ pháp lý thì hành vi này không vi phạm quy định Luật Hôn nhân Gia đình hiện nay. Như vậy, ngoài tình tư tưởng có thể bao gồm việc suy nghĩ, mơ mộng về người khác, hoặc cảm thấy hứng thú và cống hiến cho một mối quan hệ khác ngoài một mối quan hệ chính thức như quan hệ hôn nhân. Mặc dù ngoại tình tư tưởng có thể không vi phạm pháp luật, nhưng nó có thể gây ra những tổn thương tinh thần và cảm xúc cho người bạn đời, gây ra những tác động tiêu cực đến hôn nhân, như làm giảm sự gắn kết, tạo ra sự xa cách và thiếu tin tưởng giữa hai vợ chồng.
"Cá không ăn muối cá ươn, Con cãi cha mẹ trăm đường con hư" là gì?
Trong các mối quan hệ gia đình, mối liên hệ giữa cha mẹ và con cái là thiêng liêng và quan trọng nhất. Vì vậy, trong dân gian mới có câu: "Cá không ăn muối cá ươn, Con cãi cha mẹ trăm đường con hư". Vậy "Cá không ăn muối cá ươn, Con cãi cha mẹ trăm đường con hư" là gì? "Cá không ăn muối cá ươn, Con cãi cha mẹ trăm đường con hư" là gì? Về mặt nghĩa đen: + “Cá ăn muối” có nghĩa là cá được ướp muối để bảo quản và giữ cho thịt cá tươi ngon. Ngược lại, nếu cá không được ướp muối thì sẽ trở thành cá ươn, tức là cá đã hỏng và có mùi khó chịu. + “Con cãi cha mẹ” chỉ những hành động hoặc lời nói trái ngược với sự dạy dỗ của cha mẹ. Điều này dẫn đến việc con cái trở thành “con hư”, tức là không kính trọng cha mẹ và vi phạm những chuẩn mực đạo đức. Về mặt nghĩa bóng: + Câu tục ngữ này nhấn mạnh sự quan trọng của việc nghe lời cha mẹ và biết kính trọng họ, phải sống hiếu thảo với cha mẹ. + Trong cuộc sống, những lời dạy của cha mẹ nhằm giúp con cái trưởng thành. Vì vậy, chúng ta cần tôn trọng và lắng nghe cha mẹ. Nếu cần thuyết phục, phải làm khéo léo, tránh cãi lại hay mắng chửi cha mẹ. Đây là hành vi bất hiếu và cần được phê phán. Vì vậy, câu “Cá không ăn muối cá ươn/Con cãi cha mẹ trăm đường con hư” chứa đựng lời khuyên quý giá, nhắc nhở mỗi người cần phải biết nghe lời cha mẹ. Hãy sống sao cho trọn đạo làm con, nhấn mạnh đức hiếu kính cha mẹ. Con cái bỏ mặc không chăm sóc cha mẹ già yếu bị xử phạt hành chính thế nào? Hiện nay, pháp luật cũng đã đề cấp đền hành vi hành hạ, ngược đãi thành viên gia đình sẽ bị xử phạt hành chính nhằm răn dạy, giáo dục con cái sống phải biến yêu thương, kính trọng gia đình, cha mẹ, sống trọn đạo làm con. Căn cứ theo Điều 53 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định về hành vi hành hạ, ngược đãi thành viên gia đình như sau: (1) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây: - Đối xử tồi tệ với thành viên gia đình như: bắt nhịn ăn, nhịn uống, bắt chịu rét, mặc rách, không cho hoặc hạn chế vệ sinh cá nhân; - Bỏ mặc không chăm sóc thành viên gia đình là người cao tuổi, yếu, khuyết tật, phụ nữ có thai, phụ nữ nuôi con nhỏ. (2) Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc xin lỗi công khai khi nạn nhân có yêu cầu đối với hành vi quy định tại (1) Như vậy, trường hợp con cái bỏ mặc không chăm sóc cha mẹ già yếu thì bị xử lý hành chính với mức phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng. Ngoài ra còn buộc xin lỗi công khai khi cha mẹ có yêu cầu. Cha mẹ có nghĩa vụ và quyền giáo dục con thế nào? Căn cứ theo Điều 72 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định cha mẹ có nghĩa vụ và quyền giáo dục con như sau: - Cha mẹ có nghĩa vụ và quyền giáo dục con, chăm lo và tạo điều kiện cho con học tập. Cha mẹ tạo điều kiện cho con được sống trong môi trường gia đình đầm ấm, hòa thuận; làm gương tốt cho con về mọi mặt; phối hợp chặt chẽ với nhà trường, cơ quan, tổ chức trong việc giáo dục con. - Cha mẹ hướng dẫn con chọn nghề; tôn trọng quyền chọn nghề, quyền tham gia hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của con. - Cha mẹ có thể đề nghị cơ quan, tổ chức hữu quan giúp đỡ để thực hiện việc giáo dục con khi gặp khó khăn không thể tự giải quyết được. Như vậy, câu “Cá không ăn muối cá ươn/Con cãi cha mẹ trăm đường con hư” chứa đựng lời khuyên quý giá, nhắc nhở mỗi người cần phải biết nghe lời cha mẹ. Hãy sống sao cho trọn đạo làm con, nhấn mạnh đức hiếu kính cha mẹ.
"Tôm rằn bóc vỏ bỏ đuôi, Gạo de An Cựu mà nuôi mẹ già" nghĩa là gì?
Ca dao và tục ngữ Việt Nam chứa đựng rất nhiều bài học quý báu về cuộc sống, đạo đức, và văn hóa. Chúng không chỉ phản ánh trí tuệ dân gian mà còn truyền tải những giá trị nhân văn sâu sắc. "Tôm rằn bóc vỏ bỏ đuôi, Gạo de An Cựu mà nuôi mẹ già" là một trong số kho tàng bài học quý giá được truyền từ đời này sang đời khác, răn dạy chúng ta phải sống có trách nhiệm đối với gia đình, đặc biệt là với bậc sinh thành. "Tôm rằn bóc vỏ bỏ đuôi, Gạo de An Cựu mà nuôi mẹ già" nghĩa là gì? Câu ca dao "Tôm rằn bóc vỏ bỏ đuôi, Gạo de An Cựu mà nuôi mẹ già" là một trong những câu ca dao nổi tiếng của Việt Nam, thể hiện lòng hiếu thảo và sự chăm sóc chu đáo dành cho mẹ già. Câu ca dao này không chỉ là một lời nhắc nhở về đạo làm con mà còn chứa đựng nhiều ý nghĩa sâu sắc về văn hóa và truyền thống của người Việt. - Tôm rằn bóc vỏ bỏ đuôi: + Tôm rằn: Đây là loại tôm ngon, có giá trị dinh dưỡng cao. Việc chọn tôm rằn để nuôi mẹ già thể hiện sự quan tâm đến sức khỏe và sự chu đáo trong việc chọn lựa thực phẩm. + Bóc vỏ bỏ đuôi: Hành động này thể hiện sự tỉ mỉ và cẩn thận trong việc chuẩn bị thức ăn. Người con không chỉ chọn loại tôm ngon mà còn bóc vỏ, bỏ đuôi để mẹ dễ ăn hơn, thể hiện sự quan tâm đến từng chi tiết nhỏ nhất. - Gạo de An Cựu mà nuôi mẹ già: + Gạo de An Cựu: Đây là loại gạo nổi tiếng từ làng An Cựu, Huế, thường được dùng để dâng lên vua chúa. Việc chọn loại gạo này để nuôi mẹ già thể hiện sự kính trọng và yêu thương. Gạo de An Cựu không chỉ ngon mà còn mang giá trị văn hóa và lịch sử, thể hiện sự trân trọng đối với mẹ. + Nuôi mẹ già: Hành động này nhấn mạnh tầm quan trọng của việc chăm sóc và tôn kính cha mẹ. Trong văn hóa Việt Nam, việc chăm sóc cha mẹ già là một trách nhiệm và nghĩa vụ thiêng liêng của con cái. Theo đó, "Tôm rằn bóc vỏ bỏ đuôi, Gạo de An Cựu mà nuôi mẹ già" có ý nghĩa nhắc nhở, răn dạy nghĩa vụ của con cái phải chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ đặc biệt khi cha mẹ ốm đau, già yếu. Câu ca dao "Tôm rằn bóc vỏ bỏ đuôi, Gạo de An Cựu mà nuôi mẹ già" không chỉ nhắc nhở chúng ta về lòng hiếu thảo và trách nhiệm đối với cha mẹ, mà còn phản ánh những giá trị văn hóa và đạo đức sâu sắc của người Việt. Vậy, theo quy định pháp luật, nghĩa vụ của con cái đối với cha mẹ trong bối cảnh pháp luật hiện đại thế nào? Con có nghĩa vụ gì đối với cha mẹ theo quy định pháp luật? Căn cứ tại căn cứ khoản 2 và khoản 3 Điều 70, khoản 2 Điều 71, khoản 2 và khoản 3 Điều 75 và Điều 111 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014, thì nghĩa vụ của con đối với cha mẹ được quy định như sau: - Con phải bổn phận yêu quý, kính trọng, biết ơn, hiếu thảo, phụng dưỡng cha mẹ, giữ gìn danh dự, truyền thống tốt đẹp của gia đình - Con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình thì có quyền sống chung với cha mẹ, được cha mẹ trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc. - Con có nghĩa vụ và quyền chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ, đặc biệt khi cha mẹ mất năng lực hành vi dân sự, ốm đau, già yếu, khuyết tật; trường hợp gia đình có nhiều con thì các con phải cùng nhau chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ. - Con từ đủ 15 tuổi trở lên sống chung với cha mẹ phải có nghĩa vụ chăm lo đời sống chung của gia đình; đóng góp vào việc đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình nếu có thu nhập. - Con đã thành niên có nghĩa vụ đóng góp thu nhập vào việc đáp ứng nhu cầu của gia đình theo quy định tại khoản 4 Điều 70 của Luật Hôn nhân và Gia đình 2014. - Con đã thành niên không sống chung với cha, mẹ có nghĩa vụ cấp dưỡng cho cha, mẹ trong trường hợp cha, mẹ không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình. Câu ca dao "Tôm rằn bóc vỏ bỏ đuôi, Gạo de An Cựu mà nuôi mẹ già" là một lời nhắc nhở sâu sắc về lòng hiếu thảo và trách nhiệm của con cái đối với cha mẹ. Nó không chỉ thể hiện sự chăm sóc chu đáo và tỉ mỉ trong việc chăm sóc, phụng dưỡng cho mẹ già, mà còn nhấn mạnh tầm quan trọng của việc nuôi dưỡng và kính trọng cha mẹ. Qua đó, câu ca dao này truyền tải giá trị văn hóa và đạo đức của người Việt, khuyến khích con cái sống có trách nhiệm và biết ơn đối với bậc sinh thành. Kế thừa truyền thống đó, pháp luật hiện nay cũng quy định con cái có nghĩa vụ yêu quý, kính trọng, chăm sóc... và nuôi dưỡng cha mẹ, đặc biệt khi cha mẹ già yếu, ốm đau hoặc mất năng lực hành vi dân sự.
Mai đẹt ti ni là gì mà ai cũng muốn có? Muốn kết hôn với Mai đẹt ti ni cần đáp ứng điều kiện gì?
Cụm từ Mai đẹt ti ni gần đây đã trở thành một trào lưu và được sử dụng rộng rãi trên các nền tảng mạng xã hội như Facebook và TikTok. Khi nhắc đến Mai đẹt ti ni, hầu hết mọi người đều có tinh thần tích cực, thích thú. Vậy, Mai đẹt ti ni là là gì mà ai cũng muốn có? Muốn kết hôn với Mai đẹt ti ni thì cần phải đáp ứng điều kiện gì? Mai đẹt ti ni là gì mà ai cũng muốn có? "Mai đẹt ti ni" là cách phát âm không chuẩn của cụm từ "my destiny" trong tiếng Anh, có nghĩa là "định mệnh của tôi". Cụm từ này trở nên phổ biến và được nhiều người tìm kiếm sau khi xuất hiện trong bộ phim Thái Lan "Ngược dòng thời gian để yêu anh" (Love Destiny: The Movie), trong đó, nhân vật nữ chính sử dụng từ Mai đẹt ti ni để chỉ người thương của mình. Nó cũng được dùng để diễn đạt tình yêu hoàn hảo, gắn kết với một ai đó theo cách kỳ lạ và đầy duyên số. Trên các nền tảng mạng xã hội, Mai đẹt ti ni trở thành cụm từ “hot trend” trong những ngày gần đây. Giới trẻ sử dụng Mai đẹt ti ni để chỉ người yêu hoặc mối quan hệ lý tưởng của họ. Muốn kết hôn với Mai đẹt ti ni thì cần phải đáp ứng điều kiện gì? Căn cứ theo Điều 8 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về điều kiện kết hôn hiện nay như sau: - Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên; - Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định; - Không bị mất năng lực hành vi dân sự; - Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn như: + Kết hôn giả tạo, ly hôn giả tạo; + Tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn, cản trở kết hôn; + Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ; + Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng. Như vậy, Mai đẹt ti ni chỉ một mối liên kết đặc biệt mà họ cảm thấy rất quan trọng và ý nghĩa, cho nên nếu 2 người xem nhau là Mai đẹt ti ni và muốn tiến tới hôn nhân thì không có gì ngăn cản họ theo đuổi hạnh phúc đó. Tuy nhiên, để kết hôn với Mai đẹt ti ni của mình thì hai người cũng phải đáp ứng các điều kiện kết hôn như đủ tuổi kết hôn, tự nguyện kết hôn, không bị mất năng lực hành vi dân sự, việc kết hôn không thuộc các trường hợp cấm theo quy định pháp luật.
HĐTP-TANDTC hướng dẫn trường hợp hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên
Mới đây, Hội đồng Thẩm phán TAND Tối cao đã ban hành Nghị quyết 01/2024/NQ-HĐTP, trong đó có hướng dẫn về các trường hợp cha, mẹ bị hạn chế quyền đối với con chưa thành niên (1) Khi nào thì cha, mẹ bị hạn chế quyền đối với con chưa thành niên? Theo quy định tại khoản 1 Điều 85 Luật Hôn nhân và gia đình 2014, cha, mẹ bị hạn chế quyền đối với con chưa thành niên trong các trường hợp sau đây: - Bị kết án về một trong các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con với lỗi cố ý hoặc có hành vi vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con; - Phá tán tài sản của con; - Có lối sống đồi trụy; - Xúi giục, ép buộc con làm những việc trái pháp luật, trái đạo đức xã hội. Theo đó, căn cứ vào từng trường hợp cụ thể mà Tòa án sẽ ra quyết định không cho cha, mẹ trông nom, chăm sóc, giáo dục con, quản lý tài sản riêng của con hoặc đại diện theo pháp luật cho con trong thời hạn từ 01 năm đến 05 năm. Nếu các hành vi vi phạm của cha, mẹ đối với con chưa thành niên đã chấm dứt, Tòa án có thể xem xét việc rút ngắn thời hạn này. (2) Ai có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên? Ngoài Tòa án, những người được quy định tại Điều 86 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 sau đây có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên: - Cha, mẹ, người giám hộ của con chưa thành niên, theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự, có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên. - Cá nhân, cơ quan, tổ chức sau đây, theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự, có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên: + Người thân thích; + Cơ quan quản lý nhà nước về gia đình; + Cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em; + Hội liên hiệp phụ nữ. - Cá nhân, cơ quan, tổ chức khác khi phát hiện cha, mẹ có hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều 85 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 có quyền đề nghị cơ quan, tổ chức trên yêu cầu Tòa án hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên. Như vậy, để bảo vệ trẻ em đến mức tối đa, Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định ngoài Tòa án thì các cá nhân, tổ chức theo quy định trên mà phát hiện ra cha, mẹ của con chưa thành niên có các hành vi vi phạm theo khoản 1 Điều 85 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 cũng có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên. (3) Hướng dẫn của HĐTP TAND Tối cao về trường hợp hạn chế quyền của cha, mẹ đối Theo quy định tại Điều 8 Nghị quyết 01/2024/NQ-HĐTP hướng dẫn chi tiết các trường hợp tại khoản 1 Điều 85 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 như sau: Trường hợp “Bị kết án về một trong các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con với lỗi cố ý” Là trường hợp cha, mẹ bị Tòa án kết án bằng bản án có hiệu lực pháp luật về một trong các tội quy định tại Chương XIV Bộ luật Hình sự đối với con chưa thành niên với lỗi cố ý. Ví dụ: Cha, mẹ bị kết án bằng bản án có hiệu lực pháp luật về tội “Cố ý gây thương tích” quy định tại Điều 134 Bộ luật Hình sự 2015 đối với con chưa thành niên. Trường hợp “Có hành vi vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con” Là trường hợp mà cha, mẹ không thực hiện hoặc thực hiện không đúng, không đầy đủ nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền và lợi ích hợp pháp của con hoặc làm tổn hại đến sự phát triển toàn diện của con. Ví dụ: Cha, mẹ bỏ mặc con chưa thành niên tự sinh sống, không có điều kiện để tự nuôi mình dẫn đến con có hành vi trộm cắp tài sản. Trường hợp “Phá tán tài sản của con” Là trường hợp mà cha, mẹ mua, bán, tặng cho, hủy hoại hoặc hành vi khác làm thiệt hại đến tài sản của con mà không vì lợi ích của con. Trường hợp “Có lối sống đồi trụy” Là trường hợp cha, mẹ lối sống ăn chơi, tiêu khiển thấp hèn, xấu xa, hư hỏng, trái với thuần phong, mỹ tục của dân tộc. Ví dụ: Cha, mẹ thực hiện hoạt động mại dâm. Trường hợp “Xúi giục, ép buộc con làm những việc trái pháp luật, trái đạo đức xã hội” Là trường hợp mà cha, mẹ hành vi kích động, dụ dỗ, thúc đẩy, ép buộc bằng lời nói, cử chỉ hoặc bằng bất cứ hình thức nào dẫn đến con làm những việc trái pháp luật, trái đạo đức xã hội. Ví dụ: xúi giục, ép buộc dẫn đến con bỏ học, trộm cắp, lừa đảo, vận chuyển trái phép chất ma túy. Bên cạnh hướng dẫn, làm rõ chi tiết các hành vi trong từng trường hợp là gì, Nghị quyết 01/2024/NQ-HĐTP cũng hướng dẫn chi tiết về việc áp dụng hình thức hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên như sau: Tòa án có thể tự mình hoặc theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức ra quyết định về việc cha, mẹ bị hạn chế quyền đối với con chưa thành niên, cụ thể: - Không cho cha, mẹ trông nom, chăm sóc, giáo dục con khi cha, mẹ có hành vi quy định tại các khoản 1, 2, 4 và 5 Điều 8 Nghị quyết 01/2024/NQ-HĐTP - Không cho cha, mẹ quản lý tài sản của con khi cha, mẹ có hành vi quy định tại khoản 3 Điều 8 Nghị quyết 01/2024/NQ-HĐTP - Không cho cha, mẹ đại diện theo pháp luật cho con khi cha, mẹ có hành vi quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều 8 Nghị quyết 01/2024/NQ-HĐTP Về việc Tòa án quyết định rút ngắn thời hạn hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên, Hội đồng thẩm phán hướng dẫn như sau: Trong trường hợp cha, mẹ đã thực hiện được một phần hai thời hạn theo quyết định của Tòa án và trong thời hạn này, cha, mẹ không thực hiện một trong các hành vi quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều 8 Nghị quyết 01/2024/NQ-HĐTP thì Tòa án xem xét quyết định rút ngắn thời gian hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên.
Ông ăn chả, bà ăn nem là gì? Chồng ngoại tình và muốn đơn phương ly hôn có được không?
Thành ngữ “Ông ăn chả, bà ăn nem” hiện nay đang rất phổ biến, vậy thành ngữ “Ông ăn chả, bà ăn nem” được hiểu như thế nào? Ông ăn chả, bà ăn nem là gì? Ông ăn chả bà ăn nem là câu thành ngữ rất phổ biến trong thành ngữ tiếng việt. Theo đó, câu Ông ăn chả bà ăn nem có ý nghĩa như sau: Vợ chồng phân bì nhau, không ai chịu nhường ai, thường là những vấn đề liên quan đến cờ bạc hay trai gái với người khác. Chồng ngoại tình và muốn đơn phương ly hôn có được không? Tại Điều 56 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định ly hôn theo yêu cầu của một bên như sau: - Khi vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án không thành thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được. - Trong trường hợp vợ hoặc chồng của người bị Tòa án tuyên bố mất tích yêu cầu ly hôn thì Tòa án giải quyết cho ly hôn. - Trong trường hợp có yêu cầu ly hôn theo quy định tại khoản 2 Điều 51 của Luật này thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc chồng, vợ có hành vi bạo lực gia đình làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của người kia. Theo tiết a.1 tiểu mục a Mục 8 Điều 89 Nghị quyết 02/2000/NQ-HĐTP quy định căn cứ cho ly hôn như sau: - Theo quy định tại khoản 1 Điều 89 thì Toà án quyết định cho ly hôn nếu xét thấy tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài được, mục đích của hôn nhân không đạt được. + Được coi là tình trạng của vợ chồng trầm trọng khi: ++ Vợ, chồng không thương yêu, quý trọng, chăm sóc, giúp đỡ nhau như người nào chỉ biết bổn phận người đó, bỏ mặc người vợ hoặc người chồng muốn sống ra sao thì sống, đã được bà con thân thích của họ hoặc cơ quan, tổ chức, nhắc nhở, hoà giải nhiều lần. ++ Vợ hoặc chồng luôn có hành vi ngược đãi, hành hạ nhau, như thường xuyên đánh đập, hoặc có hành vi khác xúc phạm đến danh dự, nhân phẩm và uy tín của nhau, đã được bà con thân thích của họ hoặc cơ quan, tổ chức, đoàn thể nhắc nhở, hoà giải nhiều lần. ++ Vợ chồng không chung thuỷ với nhau như có quan hệ ngoại tình, đã được người vợ hoặc người chồng hoặc bà con thân thích của họ hoặc cơ quan, tổ chức, nhắc nhở, khuyên bảo nhưng vẫn tiếp tục có quan hệ ngoại tình; Người chồng chỉ có quyền đơn phương ly hôn khi chứng minh được lỗi của người vợ dẫn đến hôn nhân rơi vào tình trạng trầm trọng. Trong trường hợp, chồng là người ngoại tình, là người có lỗi làm cho tình trạng hôn nhân của vợ chồng trở nên trầm trọng nhưng người chổng lại đơn phương ly hôn thì sẽ không được Tòa án giải quyết.
Cha mẹ chưa đủ tuổi kết hôn thì con có được làm giấy khai sinh không?
Hiện nay, tình trạng kết hôn sớm hay có con rồi mới kết hôn cũng không còn quá xa lạ đối với chúng ta. Tuy nhiên, có những trường hợp đặc biệt như con được sinh ra khi cha mẹ chưa đủ tuổi kết hôn theo quy định của pháp luật. Vậy trong trường hợp này, con có được làm giấy khai sinh hay không? Độ tuổi kết hôn theo quy định của pháp luật là bao nhiêu? Căn cứ tại Điều 8 Luật Hôn nhân và gia đình quy định về điều kiện kết hôn của nam và nữ như sau: - Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên; - Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định; - Không bị mất năng lực hành vi dân sự; - Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn theo quy định Luật Hôn nhân và gia đình. Như vậy, nam từ đủ 20 tuổi trở lên và nữ từ đủ 18 tuổi trở lên là đủ tuổi đăng ký kết hôn trừ các trường hợp cấm kết hôn theo quy định pháp luật. Hành vi kết hôn với người chưa đủ tuổi (tảo hôn) hay tổ chức tảo hôn sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Điều 58 Nghị định 82/2020/NĐ-CP, cụ thể: - Phạt tiền từ 01-03 triệu đồng đối với hành vi tổ chức lấy vợ, lấy chồng cho người chưa đủ tuổi kết hôn. - Phạt tiền từ 03-05 triệu đồng đối với hành vi duy trì quan hệ vợ chồng trái pháp luật với người chưa đủ tuổi kết hôn mặc dù đã có bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Toà án. Xem bài viết liên quan: Liên thông các thủ tục hành chính về đăng ký khai sinh, cấp Thẻ bảo hiểm y tế cho trẻ em dưới 6 tuổi Khai sinh nhưng chưa nhập hộ khẩu cho con có bị phạt không? Con có được khai sinh khi cha mẹ không đủ tuổi đăng ký kết hôn không? Căn cứ tại khoản 1 Điều 30 Bộ luật Dân sự 2015 về quyền được khai sinh, khai tử như sau: Cá nhân từ khi sinh ra có quyền được khai sinh. Đồng thời, căn cứ tại Điều 13 Luật Trẻ em 2016 cũng quy định trẻ em có quyền được khai sinh, khai tử, có họ, tên, quốc tịch; được xác định cha, mẹ, dân tộc, giới tính theo quy định của pháp luật. Như vậy, trẻ em có quyền được khai sinh kể cả khi cha mẹ chưa đủ tuổi để đăng ký kết hôn. Ngoài ra, hiện nay, không có quy định nào bắt buộc mẹ phải trên 18 tuổi mới được quyền đăng ký khai sinh cho con. Cha mẹ có trách nhiệm đăng ký khai sinh cho con Căn cứ tại Điều 15 Luật Hộ tịch 2014 quy định trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày sinh con, cha hoặc mẹ có trách nhiệm đăng ký khai sinh cho con; trường hợp cha, mẹ không thể đăng ký khai sinh cho con thì ông hoặc bà hoặc người thân thích khác hoặc cá nhân, tổ chức đang nuôi dưỡng trẻ em có trách nhiệm đăng ký khai sinh cho trẻ em. Ví dụ: Trường hợp khi cha, mẹ không đủ tuổi thì khi đăng ký khai sinh cho con trên giấy khai sinh chỉ ghi tên người mẹ, bỏ trống tên cha và xác định họ, dân tộc, quê quán, quốc tịch theo họ, dân tộc, quê quán, quốc tịch của mẹ. Nếu muốn có tên cha trong Giấy khai sinh thì cha, mẹ phải cùng lúc phải thực hiện thủ tục nhận cha con và đăng ký khai sinh cho con. Xem hướng dẫn: Thủ tục bổ sung tên cha vào giấy khai sinh cho con Xem bài viết liên quan: Đăng ký khai sinh cho con sinh ra ở nước ngoài về cư trú tại Việt Nam Có được làm lại giấy khai sinh cho người đã chết hay không?
Hướng dẫn cách bảo toàn tài sản riêng của vợ/chồng khi kết hôn
Hôn nhân là một chuyện tốt đẹp, tuy nhiên việc tài sản riêng của vợ hoặc chồng hay tài sản chung trong hôn nhân cũng là một điều mà chúng ta cần lưu ý để có một cuộc sống hôn nhân hạnh phúc. Tuy nhiên, trong tình huống xấu nhất, thì việc rõ ràng, minh bạch trong tài sản cũng đem lại sự thuận tiện cho chủ sở hữu. Luật HNGĐ quy định về tài sản riêng của vợ chồng như thế nào? Theo quy định của Luật Hôn nhân và Gia đình, vợ chồng có thể có tài sản chung và tài sản riêng. Tuy nhiên, hiện không có định nghĩa cụ thể về tài sản riêng vợ, chồng mà chỉ có quy định về các loại tài sản được coi là tài sản riêng vợ, chồng. Cụ thể, căn cứ Điều 43 Luật Hôn nhân và Gia đình, tài sản riêng của vợ, chồng bao gồm: - Tài sản mà mỗi người có trước khi kết hôn; - Tài sản được thừa kế riêng, được tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân; - Tài sản được chia riêng cho vợ, chồng khi chia tài sản chung vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân; - Tài sản phục vụ nhu cầu thiết yếu của vợ, chồng; - Tài sản được hình thành từ tài sản riêng của vợ, chồng; - Phần tài sản được chia, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng của mỗi bên sau khi chia tài sản chung - Tài sản khác mà theo quy định của pháp luật thuộc sở hữu riêng của vợ, chồng như: + Quyền tài sản với đối tượng sở hữu trí tuệ; + Tài sản mà vợ, chồng xác lập quyền sở hữu riêng theo bản án, quyết định của Tòa án hoặc cơ quan có thẩm quyền khác; + Khoản trợ cấp, ưu đãi mà vợ, chồng được nhận về ưu đãi người có công với cách mạng; quyền tài sản khác gắn liền với nhân thân của vợ, chồng. Như vậy, nếu không có thỏa thuận khác thì khi thuộc một trong các loại tài sản nêu trên sẽ được xem là tài sản riêng của vợ, chồng. Ngoài ra, đối với những tài sản bạn hiện có thuộc loại tài sản phải đăng ký thì các văn bản, chứng từ mua bán, chuyển nhượng mang tên bạn có ghi thời điểm giao dịch trước khi kết hôn sẽ là căn cứ chứng minh là tài sản có trước hôn nhân - là tài sản riêng của bạn. Các tài sản riêng này sẽ do bạn toàn quyền quyết định. Bên cạnh đó, Điều 47, 48 Luật hôn nhân và gia đình 2014 cũng quy định trước khi kết hôn, vợ chồng có thể lập văn bản có công chứng, chứng thực về việc Thỏa thuận xác lập chế độ tài sản của vợ chồng để ghi nhận rõ tài sản chung, tài sản riêng của vợ, chồng; quyền, nghĩa vụ của vợ chồng đối với tài sản chung, tài sản riêng và giao dịch có liên quan; tài sản để bảo đảm nhu cầu thiết yếu của gia đình; Điều kiện, thủ tục và nguyên tắc phân chia tài sản khi chấm dứt chế độ tài sản. Chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận được xác lập kể từ ngày đăng ký kết hôn. Đây là quy định mới so với các quy định của Luật hôn nhân và gia đình trước đây và tùy thuộc vào mối quan hệ tình cảm với người chồng sắp cưới trong điều kiện và hoàn cảnh cụ thể của mình mà bạn có thể lựa chọn phương thức thỏa thuận xác lập tài sản vợ chồng nêu trên để có thể bảo toàn được tài sản của bạn. Một số lưu ý khi phân chia tài sản riêng của vợ/chồng Tuy nhiên, thực tế nếu khi kết hôn mà chúng ta quá rõ ràng về mặt tài sản đôi khi sẽ ảnh hưởng đến mối quan hệ tình cảm. Do đó, những điều mà chúng ta cần lưu ý như sau: - Đối với tài sản cần đăng ký quyền sở hữu với cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì sẽ đương nhiên là tài sản riêng của vợ/chồng vì được hình thành trước thời kỳ hôn nhân. Tuy nhiên, sau khi kết hôn mà một trong hai người chuyển đổi thành tài sản chung của vợ chồng thì khi đó người còn lại cũng sẽ được hưởng một phần tài sản chung đó. - Đối với tài sản không đăng ký quyền sở hữu như trang sức đá quý: khi đó việc chứng minh là tài sản riêng của một trong hai sẽ rất khó. Vì thế, để bảo toàn tài sản, chúng ta nên nắm rõ quy định của pháp luật về tài sản chung và tài sản riêng của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân để biết cách tính toán sao cho hợp tình hợp lý, tránh khó xử về sau. Quy định về quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản riêng của vợ, chồng hoặc nhập hoặc không nhập tài sản riêng vào tài sản chung Theo quy định tại khoản 1 Điều 44 Luật Hôn nhân và Gia đình thì: “Vợ, chồng có quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản riêng của mình; nhập hoặc không nhập tài sản riêng vào tài sản chung”. Theo đó, vợ, chồng có tài sản riêng thì có quyền quyết định nhập hay không nhập tài sản riêng của mình vào khối tài sản chung của vợ chồng. Theo quy định tại Điều 46 Luật Hôn nhân và Gia đình, thì việc nhập tài sản riêng của vợ, chồng vào tài sản chung được thực hiện như sau: - Theo thỏa thuận của vợ chồng. - Tài sản được nhập vào tài sản chung nếu theo quy định của pháp luật, giao dịch liên quan đến tài sản đó phải tuân theo hình thức nhất định, thì thỏa thuận phải bảo đảm hình thức đó. - Nghĩa vụ liên quan đến tài sản riêng đã nhập vào tài sản chung được thực hiện bằng tài sản chung, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác. Như vậy, vợ hoặc chồng có toàn quyền quyết định đối với tài sản riêng của mình, không ai được ép buộc người vợ, người chồng có tài sản riêng phải nhập tài sản riêng của họ vào khối tài sản chung của vợ chồng.
Con trên 18 tuổi có được chia tài sản khi cha mẹ ly hôn không?
Ly hôn là việc chấm dứt quan hệ vợ chồng theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án. Việc phân chia tài sản khi ly hôn cũng gặp không ít trắc trở, hơn nữa nếu có con thì liệu người con có được chia tài sản khi cha mẹ ly hôn hay không? Khi cha mẹ ly hôn có phải chia tài sản cho con không? Theo Điều 59 Luật Hôn nhân và gia đình, Điều 7 Thông tư liên tịch 01/2016 của TAND Tối cao - VKSND Tối cao - Bộ Tư pháp, vợ chồng khi ly hôn có quyền tự thỏa thuận với nhau về toàn bộ các vấn đề, trong đó có cả việc phân chia tài sản. Trường hợp vợ chồng có thể thỏa thuận phân chia tài sản chung thì khi ly hôn tòa sẽ ghi nhận sự thỏa thuận này. Nếu thỏa thuận không đầy đủ, rõ ràng thì áp dụng quy định tương ứng tại các khoản 2, 3, 4, 5 Điều 59 và các Điều 60, 61, 62, 63, 64 Luật Hôn nhân và gia đình để giải quyết. Trường hợp vợ chồng không thỏa thuận được về việc chia tài sản chung thì tòa án phải xem xét theo luật định. Về nguyên tắc, tài sản chung của vợ chồng sẽ được chia đôi nhưng có xét đến các yếu tố: hoàn cảnh gia đình, công sức đóng góp, bảo vệ lợi ích chính đáng mỗi bên để có điều kiện tiếp tục lao động và lỗi của mỗi bên. Như vậy, khi cha mẹ ly hôn, tòa chỉ phân chia tài sản chung của vợ chồng. Tuy nhiên, con vẫn có thể được chia tài sản nếu thuộc một trong số trường hợp luật định. Xem bài viết liên quan: Thủ tục ly hôn nhanh năm 2023 kèm mẫu đơn Hướng dẫn thủ tục ly hôn online Việc chia tài sản cho con khi cha mẹ ly hôn thực hiện như thế nào? Trường hợp 1: Cha mẹ có thỏa thuận về việc chia tài sản cho con Căn cứ theo Điều 38, Điều 55 Luật Hôn nhân và gia đình, nếu cha mẹ có thỏa thuận chia tài sản chung của mình cho con khi ly hôn, thì con được quyền hưởng phần tài sản đó. Trường hợp không thể thỏa thuận hay có tranh chấp thì tòa án sẽ giải quyết dựa trên tình hình thực tế và quy định của pháp luật tại Điều 59 của Luật này. Trường hợp 2: Con là đồng sở hữu tài sản với cha mẹ Đối với trường hợp có tài sản chung của hộ gia đình và con có tên trong sổ hộ khẩu tại thời điểm xác lập quyền đối với tài sản đó. Khi vợ chồng ly hôn và chia tài sản chung của hộ gia đình thì con cũng được chia phần tài sản tương ứng với phần quyền của con trong khối tài sản đó. Nếu tài sản có công sức đóng góp của con trong quá trình tạo lập thì khi xử lý tài sản cũng vẫn phải đảm bảo quyền và lợi ích của con. Ngoài ra, trong trường hợp con và cha mẹ cùng mua hoặc nhận tặng cho, thừa kế tài sản chung thì con cũng sẽ có quyền và nghĩa vụ như cha mẹ đối với tài sản đó. Khi cha mẹ ly hôn thì con vẫn sẽ được phân chia phần tài sản tương ứng của mình. Xem bài viết liên quan: Thủ tục ly hôn nhanh năm 2023 kèm mẫu đơn Hướng dẫn thủ tục ly hôn online
Bài tập luật hôn nhân và gia đình?
Anh A và chị B sống chung với nhau không đăng ký kết hôn mà chỉ tổ chức lễ cưới theo phong tục truyền thống vào tháng 3/1994. Anh chị có 2 người con chung là X ( sinh năm 1995) và Y sinh năm (2000). Năm 2012, chị B được bố mẹ cho 300 triệu đồng. Năm 2013, anh chị dùng số tiền này mua được mảnh đất. Năm 2018, anh chị phát sinh mẫu thuẫn, đồng nghiệp, hàng xóm và người thân hòa giải không được. Ngày 20/3/2019, chị B gửi đơn xin ly hôn đến tòa án có thẩm quyền và yêu cầu chia tài sản của vợ chồng. Hỏi : a. Tòa án sẽ giải quyết quan hệ hôn nhân của hai người như thế nào? b. Tòa án sẽ giải quyết việc chia tài sản của anh A và chị B như thế nào?
Tình huống Luật Hôn nhân và gia đình
Hùng và Mai đăng ký kết hôn năm 2008. Sau thời gian chung sống hạnh phúc, kể từ tháng 8/2013, anh Hùng thường phát sinh tính ghen tuông và đánh đập chị Mai một cách vô lý. Do thấy cuộc sống hôn nhân không thể cứu vãn, chị Mai quyết định nộp đơn xin ly hôn theo yêu cầu một bên với anh Hùng vào tháng 2/2019. Giả sử trong quá trình tiến hành xét xử vụ án xin ly hôn này, chị Mai và anh Hùng có tranh chấp tài sản là một căn nhà tọa lạc tại quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ. Xét về nguồn gốc, căn nhà được mua vào năm 2012 từ tiền trúng xổ số của anh Hùng vào thời điểm trên, và do anh Hùng đứng tên trên giấy chứng nhận sở hữu. Hỏi, khi ly hôn tài sản trên được xác định là tài sản chung hay riêng và nêu cơ sở pháp lý, biết rằng trước đó họ không có thỏa thuận nào về tài sản. Bài làm: Ta thấy anh Hùng và chị Mai khi ly hôn có tranh chấp với nhau về tài sản từ tiền trúng số trong thời kỳ hôn nhân. Dựa vào các căn cứ bên dưới ta có thể khẳng định đây là tài sản chung của vợ chồng anh Hùng và chị Mai trong thời kỳ hôn nhân. Biết rằng 2 anh chị không có thỏa thuận gì về tài sản nên theo quy định tại khoản 1 Điều 33 Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định về chế độ tài sản chung của vợ chồng có quy định “thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân” Vậy, Tiền trúng số có phải là thu nhập hợp pháp trong thời kỳ hôn nhân hay không? Vấn đề này được hướng dẫn tại khoản 1 Điều 9 Nghị định 126/2014/NĐ-CP quy định về thu nhập hợp pháp khác của vợ, chồng trong thời kỳ hôn nhân “1. Khoản tiền thưởng, tiền trúng thưởng xổ số, tiền trợ cấp, trừ trường hợp quy định tại Khoản 3 Điều 11 của Nghị định này.” Ta thấy khoản 3 điều 11 Nghị định này quy định về Tài sản riêng khác của vợ, chồng theo quy định của pháp luật: “Khoản trợ cấp, ưu đãi mà vợ, chồng được nhận theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công với cách mạng; quyền tài sản khác gắn liền với nhân thân của vợ, chồng”. Trong tình huống ta thấy anh Hùng và chị Mai không thuộc trường hợp tại khoản 3 điều 11 nghị định này. Ngoài ra, điều 43 luật Hôn nhân gia đình cũng quy định về trường hợp được xem là tài sản riêng của vợ chồng thì tài sản căn nhà được mua từ tiền trúng thưởng vé số của anh Hùng không được xem là tài sản riêng của anh (nếu anh Hùng có thể đưa ra những bằng chứng có thể chứng minh nó là tài sản riêng của anh thì pháp luật sẽ công nhân căn nhà là tải sản riêng của anh Hùng). Như vậy, từ những phân tích trên có thể khẳng định “khoản thu nhập từ tiền trúng xổ số được xem là khoản thu nhập hợp pháp trong thời kỳ hôn nhân” theo hướng dẫn tại Nghị định 126/2014/NĐ_CP nêu trên. Vì vậy, tiền trúng xổ số của anh Hùng trong thời kỳ hôn nhân và anh dùng tiền đó đển mua căn nhà và căn nhà đứng tên anh đi nữa thì vẫn là tài sản chung của vợ chồng theo quy định pháp luật.
Thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng bị vô hiệu trong trường hợp nào?
Điều 47 Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định: Trong trường hợp hai bên kết hôn lựa chọn chế độ tài sản theo thỏa thuận thì thỏa thuận này phải được lập trước khi kết hôn, bằng hình thức văn bản có công chứng hoặc chứng thực. Chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận được xác lập kể từ ngày đăng ký kết hôn. Việc cho phép các cặp vợ chồng được thỏa thuận chế độ tài sản trước khi đăng ký kết hôn nhằm tránh các trường hợp phát sinh tranh chấp trong hôn nhân. Điều 48 Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định về nội dung cơ bản của thỏa thuận về chế độ tài sản bao gồm: - Tài sản được xác định là tài sản chung, tài sản riêng của vợ, chồng - Quyền, nghĩa vụ của vợ chồng đối với tài sản chung, tài sản riêng và giao dịch có liên quan; tài sản để bảo đảm nhu cầu thiết yếu của gia đình - Điều kiện, thủ tục và nguyên tắc phân chia tài sản khi chấm dứt chế độ tài sản - Nội dung khác có liên quan Điều 117 Bộ luật dân sự 2015 quy định về điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự: 1. Giao dịch dân sự có hiệu lực khi có đủ các điều kiện sau đây: a) Chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập; b) Chủ thể tham gia giao dịch dân sự hoàn toàn tự nguyện; c) Mục đích và nội dung của giao dịch dân sự không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội. 2. Hình thức của giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự trong trường hợp luật có quy định. Căn cứ theo quy định trên, tương ứng với mối quan hệ vợ chồng thì văn bản thỏa thuận bị coi là vô hiệu khi: - Vợ hoặc chồng chưa đủ tuổi đăng ký kết hôn hoặc bị mất năng lực hành vi dân sự ở thời điểm xác lập thỏa thuận - Tại thời điểm thỏa thuận, vợ hoặc chồng không tự nguyện - Mục đích của nội dung giao dịch dân sự vi phạm điều cấm của luật, trái đạo đức xã hội - Hình thức của giao dịch dân sự không phải là văn bản hoặc không được công chứng chứng thực trước khi kết hôn
Hồ sơ ly hôn đơn phương bao gồm những gì?
Về thủ tục ly hôn đơn phương, hồ sơ bao gồm: - Đơn xin ly hôn theo mẫu. - Bản sao sổ hộ khẩu. - Bản sao chứng minh nhân dân. - Những chứng từ chứng minh tài sản chung của vợ chồng (nếu có tài sản chung cần chia). - Bản sao giấy khai sinh của con cái. - Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn (bản chính). Lưu ý: các bản sao giấy tờ trên cần công chứng, chứng thực theo quy định pháp luật. Nộp hồ sơ tại Toà án nhân dân quận/huyện nơi bị đơn có hộ khẩu thuờng trú, hoặc cư trú. Về thủ tục thuận tình ly hôn, hồ sơ bao gồm: - Đơn yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn; - Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn (bản chính); - Chứng minh nhân dân của vợ và chồng (bản sao có chứng thực); - Giấy khai sinh của các con (bản sao có chứng thực); - Sổ hộ khẩu gia đình (bản sao có chứng thực); - Những chứng từ chứng minh tài sản chung của vợ chồng (nếu có tài sản chung cần chia). Nộp hồ sơ tại Tòa án nhân dân quận, huyện nơi cư trú, làm việc của một trong hai bên. Trong thực tiễn quá trình tố tụng, để tiến hành thủ tục ly hôn nhanh, đương sự nên nộp hồ sơ ly hôn theo thủ tục ly hôn đơn phương. Sau đó, thực hiện việc hòa giải thành tại phiên hòa giải đầu tiên (tức khi ra tòa thì cả hai bên đều đồng ý ly hôn để trở thành trường hợp ly hôn thuận tình). Việc chuyển từ ly hôn đơn phương sang thuận tình ly hôn sẽ nhanh hơn làm thủ tục ly hôn thuận tình. Bởi thủ tục giải quyết vụ án dân sự sẽ nhanh và đơn giản hơn là giải quyết việc dân sự. Chị tham khảo thêm Mục 1 Chương IV Luật Hôn nhân và gia đình 2014 và Chương XXVIII Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 để biết thêm chi tiết về thủ tục và các vấn đề liên quan đến việc ly hôn.
Cần tìm Bộ luật hôn nhân và gia đình mới
Xin chào mọi ngươi! Hiện tại mình cần tìm thông tin tài liệu mới nhất liên quan tới vấn đề hôn nhân và gia đình nhưng không biết tải tài liệu ở đâu là chính xác. Mong mọi người giúp đỡ chia sẻ tài liệu giúp. Xin chân thành cám ơn!
Xin gửi đến quý thành viên Dân Luật sơ đồ tình yêu do THƯ VIỆN PHÁP LUẬT thiết kế. Sơ đồ này, dựa trên Luật hôn nhân và gia đình 2014 và Bộ luật hình sự 1999. P/s: Sơ đồ này loại trừ các trường hợp “chưa đủ tuổi mà làm gì đó dẫn đến mang bầu rồi kẻ vào tù người thì khóc, tảo hôn, cưỡng ép kết hôn…” Rất mong nhận được sự góp ý từ quý thành viên
Ngoại tình tư tưởng là gì? Có vi phạm Luật Hôn nhân và gia đình không?
Thời gian gần đây, câu chuyện liên quan đến một cặp đôi đã yêu nhau 7 năm nhưng chàng trai trong mối quan hệ lại thường xuyên nhắn tin, quan tâm... có tình cảm với một cô gái khác đã gây ra nhiều tranh cãi và bức xúc trong cộng đồng mạng, đặc biệt là về hành vi "ngoại tình tư tưởng". Vậy, ngoại tình tư tưởng là gì? Có vi phạm Luật Hôn nhân và gia đình không? Ngoại tình tư tưởng là gì? Ngoại tình tư tưởng chỉ việc một người có những suy nghĩ, cảm xúc hay hành vi tình cảm với người khác ngoài mối quan hệ chính thức của mình, mặc dù không có sự quan hệ thể xác. Ngoại tình tư tưởng có thể khó nhận biết vì nó không thể hiện ra thành hành động cụ thể như ngoại tình thể xác. Tuy nhiên, có một số dấu hiệu phổ biến của ngoại tình tư tưởng phổ biến như sau: - Thường xuyên suy nghĩ về người khác: Dành nhiều thời gian suy nghĩ, mơ mộng về một người khác ngoài bạn đời của mình - Giao tiếp thân mật: Thường xuyên nhắn tin, gọi điện hoặc trò chuyện với người đó một cách thân mật và chia sẻ những điều mà bạn không chia sẻ với bạn đời - So sánh và lý tưởng hóa: Bắt đầu so sánh người đó với bạn đời của mình và lý tưởng hóa mối quan hệ với người đó - Giữ bí mật: Cảm thấy cần phải giấu giếm mối quan hệ này và không muốn bạn đời biết về sự tồn tại của người đó - Giảm sự quan tâm đến bạn đời: Ít quan tâm, ít chia sẻ và ít dành thời gian cho bạn đời hơn trước - Tìm kiếm sự chú ý: Cố gắng gây ấn tượng và thu hút sự chú ý của người đó, chẳng hạn như chăm chút ngoại hình hơn khi gặp họ - Cảm thấy tội lỗi: Cảm thấy tội lỗi hoặc lo lắng về mối quan hệ này, nhưng vẫn không thể ngừng suy nghĩ về người đó. Ngoại tình tư tưởng có thể gây ra nhiều tác hại nghiêm trọng, ảnh hưởng đến cả tâm lý và mối quan hệ hôn nhân như: - Gây ra sự xa cách trong hôn nhân: Khi một người dành nhiều thời gian và cảm xúc cho người khác, họ có thể trở nên xa cách và ít quan tâm đến bạn đời của mình - Tạo ra sự thiếu tin tưởng: Ngoại tình tư tưởng có thể làm giảm sự tin tưởng giữa hai vợ chồng, dẫn đến những nghi ngờ và mâu thuẫn trong mối quan hệ - Ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần: Người ngoại tình tư tưởng có thể cảm thấy tội lỗi, lo lắng và căng thẳng, ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần của cả hai bên - Dẫn đến ly thân hoặc ly hôn: Nếu không được giải quyết, ngoại tình tư tưởng có thể dẫn đến việc vợ chồng sống ly thân hoặc thậm chí ly hôn - Thay đổi tính cách và hành vi: Người ngoại tình tư tưởng có thể trở nên thờ ơ, lạnh nhạt với bạn đời, và đôi khi có những hành vi tiêu cực như bạo lực hoặc tìm đến các chất kích thích - Gây tổn thương cho con cái: Nếu có con, những căng thẳng và mâu thuẫn trong hôn nhân do ngoại tình tư tưởng có thể ảnh hưởng tiêu cực đến tâm lý và sự phát triển của trẻ. Ngoại tình tư tưởng có vi phạm Luật Hôn nhân và gia đình không? Hiện nay, pháp luật vẫn chưa có quy định về ngoại tình tư tưởng. Tuy nhiên, tại điểm c khoản 2 Điều 5 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 có cấm hành vi người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ. Theo đó, hành vi bị cấm trên có thể hiểu là hành vi ngoại tình trong quan hệ hôn nhân gia đình. Tuy nhiên, ngoại tình tư tưởng chủ yếu thiên về các cảm xúc cá nhân, không có các hành vi chung sống như vợ chồng. Vì vậy, xét dưới góc độ pháp lý thì hành vi này không vi phạm quy định Luật Hôn nhân Gia đình hiện nay. Như vậy, ngoài tình tư tưởng có thể bao gồm việc suy nghĩ, mơ mộng về người khác, hoặc cảm thấy hứng thú và cống hiến cho một mối quan hệ khác ngoài một mối quan hệ chính thức như quan hệ hôn nhân. Mặc dù ngoại tình tư tưởng có thể không vi phạm pháp luật, nhưng nó có thể gây ra những tổn thương tinh thần và cảm xúc cho người bạn đời, gây ra những tác động tiêu cực đến hôn nhân, như làm giảm sự gắn kết, tạo ra sự xa cách và thiếu tin tưởng giữa hai vợ chồng.
"Cá không ăn muối cá ươn, Con cãi cha mẹ trăm đường con hư" là gì?
Trong các mối quan hệ gia đình, mối liên hệ giữa cha mẹ và con cái là thiêng liêng và quan trọng nhất. Vì vậy, trong dân gian mới có câu: "Cá không ăn muối cá ươn, Con cãi cha mẹ trăm đường con hư". Vậy "Cá không ăn muối cá ươn, Con cãi cha mẹ trăm đường con hư" là gì? "Cá không ăn muối cá ươn, Con cãi cha mẹ trăm đường con hư" là gì? Về mặt nghĩa đen: + “Cá ăn muối” có nghĩa là cá được ướp muối để bảo quản và giữ cho thịt cá tươi ngon. Ngược lại, nếu cá không được ướp muối thì sẽ trở thành cá ươn, tức là cá đã hỏng và có mùi khó chịu. + “Con cãi cha mẹ” chỉ những hành động hoặc lời nói trái ngược với sự dạy dỗ của cha mẹ. Điều này dẫn đến việc con cái trở thành “con hư”, tức là không kính trọng cha mẹ và vi phạm những chuẩn mực đạo đức. Về mặt nghĩa bóng: + Câu tục ngữ này nhấn mạnh sự quan trọng của việc nghe lời cha mẹ và biết kính trọng họ, phải sống hiếu thảo với cha mẹ. + Trong cuộc sống, những lời dạy của cha mẹ nhằm giúp con cái trưởng thành. Vì vậy, chúng ta cần tôn trọng và lắng nghe cha mẹ. Nếu cần thuyết phục, phải làm khéo léo, tránh cãi lại hay mắng chửi cha mẹ. Đây là hành vi bất hiếu và cần được phê phán. Vì vậy, câu “Cá không ăn muối cá ươn/Con cãi cha mẹ trăm đường con hư” chứa đựng lời khuyên quý giá, nhắc nhở mỗi người cần phải biết nghe lời cha mẹ. Hãy sống sao cho trọn đạo làm con, nhấn mạnh đức hiếu kính cha mẹ. Con cái bỏ mặc không chăm sóc cha mẹ già yếu bị xử phạt hành chính thế nào? Hiện nay, pháp luật cũng đã đề cấp đền hành vi hành hạ, ngược đãi thành viên gia đình sẽ bị xử phạt hành chính nhằm răn dạy, giáo dục con cái sống phải biến yêu thương, kính trọng gia đình, cha mẹ, sống trọn đạo làm con. Căn cứ theo Điều 53 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định về hành vi hành hạ, ngược đãi thành viên gia đình như sau: (1) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây: - Đối xử tồi tệ với thành viên gia đình như: bắt nhịn ăn, nhịn uống, bắt chịu rét, mặc rách, không cho hoặc hạn chế vệ sinh cá nhân; - Bỏ mặc không chăm sóc thành viên gia đình là người cao tuổi, yếu, khuyết tật, phụ nữ có thai, phụ nữ nuôi con nhỏ. (2) Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc xin lỗi công khai khi nạn nhân có yêu cầu đối với hành vi quy định tại (1) Như vậy, trường hợp con cái bỏ mặc không chăm sóc cha mẹ già yếu thì bị xử lý hành chính với mức phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng. Ngoài ra còn buộc xin lỗi công khai khi cha mẹ có yêu cầu. Cha mẹ có nghĩa vụ và quyền giáo dục con thế nào? Căn cứ theo Điều 72 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định cha mẹ có nghĩa vụ và quyền giáo dục con như sau: - Cha mẹ có nghĩa vụ và quyền giáo dục con, chăm lo và tạo điều kiện cho con học tập. Cha mẹ tạo điều kiện cho con được sống trong môi trường gia đình đầm ấm, hòa thuận; làm gương tốt cho con về mọi mặt; phối hợp chặt chẽ với nhà trường, cơ quan, tổ chức trong việc giáo dục con. - Cha mẹ hướng dẫn con chọn nghề; tôn trọng quyền chọn nghề, quyền tham gia hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của con. - Cha mẹ có thể đề nghị cơ quan, tổ chức hữu quan giúp đỡ để thực hiện việc giáo dục con khi gặp khó khăn không thể tự giải quyết được. Như vậy, câu “Cá không ăn muối cá ươn/Con cãi cha mẹ trăm đường con hư” chứa đựng lời khuyên quý giá, nhắc nhở mỗi người cần phải biết nghe lời cha mẹ. Hãy sống sao cho trọn đạo làm con, nhấn mạnh đức hiếu kính cha mẹ.
"Tôm rằn bóc vỏ bỏ đuôi, Gạo de An Cựu mà nuôi mẹ già" nghĩa là gì?
Ca dao và tục ngữ Việt Nam chứa đựng rất nhiều bài học quý báu về cuộc sống, đạo đức, và văn hóa. Chúng không chỉ phản ánh trí tuệ dân gian mà còn truyền tải những giá trị nhân văn sâu sắc. "Tôm rằn bóc vỏ bỏ đuôi, Gạo de An Cựu mà nuôi mẹ già" là một trong số kho tàng bài học quý giá được truyền từ đời này sang đời khác, răn dạy chúng ta phải sống có trách nhiệm đối với gia đình, đặc biệt là với bậc sinh thành. "Tôm rằn bóc vỏ bỏ đuôi, Gạo de An Cựu mà nuôi mẹ già" nghĩa là gì? Câu ca dao "Tôm rằn bóc vỏ bỏ đuôi, Gạo de An Cựu mà nuôi mẹ già" là một trong những câu ca dao nổi tiếng của Việt Nam, thể hiện lòng hiếu thảo và sự chăm sóc chu đáo dành cho mẹ già. Câu ca dao này không chỉ là một lời nhắc nhở về đạo làm con mà còn chứa đựng nhiều ý nghĩa sâu sắc về văn hóa và truyền thống của người Việt. - Tôm rằn bóc vỏ bỏ đuôi: + Tôm rằn: Đây là loại tôm ngon, có giá trị dinh dưỡng cao. Việc chọn tôm rằn để nuôi mẹ già thể hiện sự quan tâm đến sức khỏe và sự chu đáo trong việc chọn lựa thực phẩm. + Bóc vỏ bỏ đuôi: Hành động này thể hiện sự tỉ mỉ và cẩn thận trong việc chuẩn bị thức ăn. Người con không chỉ chọn loại tôm ngon mà còn bóc vỏ, bỏ đuôi để mẹ dễ ăn hơn, thể hiện sự quan tâm đến từng chi tiết nhỏ nhất. - Gạo de An Cựu mà nuôi mẹ già: + Gạo de An Cựu: Đây là loại gạo nổi tiếng từ làng An Cựu, Huế, thường được dùng để dâng lên vua chúa. Việc chọn loại gạo này để nuôi mẹ già thể hiện sự kính trọng và yêu thương. Gạo de An Cựu không chỉ ngon mà còn mang giá trị văn hóa và lịch sử, thể hiện sự trân trọng đối với mẹ. + Nuôi mẹ già: Hành động này nhấn mạnh tầm quan trọng của việc chăm sóc và tôn kính cha mẹ. Trong văn hóa Việt Nam, việc chăm sóc cha mẹ già là một trách nhiệm và nghĩa vụ thiêng liêng của con cái. Theo đó, "Tôm rằn bóc vỏ bỏ đuôi, Gạo de An Cựu mà nuôi mẹ già" có ý nghĩa nhắc nhở, răn dạy nghĩa vụ của con cái phải chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ đặc biệt khi cha mẹ ốm đau, già yếu. Câu ca dao "Tôm rằn bóc vỏ bỏ đuôi, Gạo de An Cựu mà nuôi mẹ già" không chỉ nhắc nhở chúng ta về lòng hiếu thảo và trách nhiệm đối với cha mẹ, mà còn phản ánh những giá trị văn hóa và đạo đức sâu sắc của người Việt. Vậy, theo quy định pháp luật, nghĩa vụ của con cái đối với cha mẹ trong bối cảnh pháp luật hiện đại thế nào? Con có nghĩa vụ gì đối với cha mẹ theo quy định pháp luật? Căn cứ tại căn cứ khoản 2 và khoản 3 Điều 70, khoản 2 Điều 71, khoản 2 và khoản 3 Điều 75 và Điều 111 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014, thì nghĩa vụ của con đối với cha mẹ được quy định như sau: - Con phải bổn phận yêu quý, kính trọng, biết ơn, hiếu thảo, phụng dưỡng cha mẹ, giữ gìn danh dự, truyền thống tốt đẹp của gia đình - Con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình thì có quyền sống chung với cha mẹ, được cha mẹ trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc. - Con có nghĩa vụ và quyền chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ, đặc biệt khi cha mẹ mất năng lực hành vi dân sự, ốm đau, già yếu, khuyết tật; trường hợp gia đình có nhiều con thì các con phải cùng nhau chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ. - Con từ đủ 15 tuổi trở lên sống chung với cha mẹ phải có nghĩa vụ chăm lo đời sống chung của gia đình; đóng góp vào việc đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình nếu có thu nhập. - Con đã thành niên có nghĩa vụ đóng góp thu nhập vào việc đáp ứng nhu cầu của gia đình theo quy định tại khoản 4 Điều 70 của Luật Hôn nhân và Gia đình 2014. - Con đã thành niên không sống chung với cha, mẹ có nghĩa vụ cấp dưỡng cho cha, mẹ trong trường hợp cha, mẹ không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình. Câu ca dao "Tôm rằn bóc vỏ bỏ đuôi, Gạo de An Cựu mà nuôi mẹ già" là một lời nhắc nhở sâu sắc về lòng hiếu thảo và trách nhiệm của con cái đối với cha mẹ. Nó không chỉ thể hiện sự chăm sóc chu đáo và tỉ mỉ trong việc chăm sóc, phụng dưỡng cho mẹ già, mà còn nhấn mạnh tầm quan trọng của việc nuôi dưỡng và kính trọng cha mẹ. Qua đó, câu ca dao này truyền tải giá trị văn hóa và đạo đức của người Việt, khuyến khích con cái sống có trách nhiệm và biết ơn đối với bậc sinh thành. Kế thừa truyền thống đó, pháp luật hiện nay cũng quy định con cái có nghĩa vụ yêu quý, kính trọng, chăm sóc... và nuôi dưỡng cha mẹ, đặc biệt khi cha mẹ già yếu, ốm đau hoặc mất năng lực hành vi dân sự.
Mai đẹt ti ni là gì mà ai cũng muốn có? Muốn kết hôn với Mai đẹt ti ni cần đáp ứng điều kiện gì?
Cụm từ Mai đẹt ti ni gần đây đã trở thành một trào lưu và được sử dụng rộng rãi trên các nền tảng mạng xã hội như Facebook và TikTok. Khi nhắc đến Mai đẹt ti ni, hầu hết mọi người đều có tinh thần tích cực, thích thú. Vậy, Mai đẹt ti ni là là gì mà ai cũng muốn có? Muốn kết hôn với Mai đẹt ti ni thì cần phải đáp ứng điều kiện gì? Mai đẹt ti ni là gì mà ai cũng muốn có? "Mai đẹt ti ni" là cách phát âm không chuẩn của cụm từ "my destiny" trong tiếng Anh, có nghĩa là "định mệnh của tôi". Cụm từ này trở nên phổ biến và được nhiều người tìm kiếm sau khi xuất hiện trong bộ phim Thái Lan "Ngược dòng thời gian để yêu anh" (Love Destiny: The Movie), trong đó, nhân vật nữ chính sử dụng từ Mai đẹt ti ni để chỉ người thương của mình. Nó cũng được dùng để diễn đạt tình yêu hoàn hảo, gắn kết với một ai đó theo cách kỳ lạ và đầy duyên số. Trên các nền tảng mạng xã hội, Mai đẹt ti ni trở thành cụm từ “hot trend” trong những ngày gần đây. Giới trẻ sử dụng Mai đẹt ti ni để chỉ người yêu hoặc mối quan hệ lý tưởng của họ. Muốn kết hôn với Mai đẹt ti ni thì cần phải đáp ứng điều kiện gì? Căn cứ theo Điều 8 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về điều kiện kết hôn hiện nay như sau: - Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên; - Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định; - Không bị mất năng lực hành vi dân sự; - Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn như: + Kết hôn giả tạo, ly hôn giả tạo; + Tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn, cản trở kết hôn; + Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ; + Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng. Như vậy, Mai đẹt ti ni chỉ một mối liên kết đặc biệt mà họ cảm thấy rất quan trọng và ý nghĩa, cho nên nếu 2 người xem nhau là Mai đẹt ti ni và muốn tiến tới hôn nhân thì không có gì ngăn cản họ theo đuổi hạnh phúc đó. Tuy nhiên, để kết hôn với Mai đẹt ti ni của mình thì hai người cũng phải đáp ứng các điều kiện kết hôn như đủ tuổi kết hôn, tự nguyện kết hôn, không bị mất năng lực hành vi dân sự, việc kết hôn không thuộc các trường hợp cấm theo quy định pháp luật.
HĐTP-TANDTC hướng dẫn trường hợp hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên
Mới đây, Hội đồng Thẩm phán TAND Tối cao đã ban hành Nghị quyết 01/2024/NQ-HĐTP, trong đó có hướng dẫn về các trường hợp cha, mẹ bị hạn chế quyền đối với con chưa thành niên (1) Khi nào thì cha, mẹ bị hạn chế quyền đối với con chưa thành niên? Theo quy định tại khoản 1 Điều 85 Luật Hôn nhân và gia đình 2014, cha, mẹ bị hạn chế quyền đối với con chưa thành niên trong các trường hợp sau đây: - Bị kết án về một trong các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con với lỗi cố ý hoặc có hành vi vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con; - Phá tán tài sản của con; - Có lối sống đồi trụy; - Xúi giục, ép buộc con làm những việc trái pháp luật, trái đạo đức xã hội. Theo đó, căn cứ vào từng trường hợp cụ thể mà Tòa án sẽ ra quyết định không cho cha, mẹ trông nom, chăm sóc, giáo dục con, quản lý tài sản riêng của con hoặc đại diện theo pháp luật cho con trong thời hạn từ 01 năm đến 05 năm. Nếu các hành vi vi phạm của cha, mẹ đối với con chưa thành niên đã chấm dứt, Tòa án có thể xem xét việc rút ngắn thời hạn này. (2) Ai có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên? Ngoài Tòa án, những người được quy định tại Điều 86 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 sau đây có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên: - Cha, mẹ, người giám hộ của con chưa thành niên, theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự, có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên. - Cá nhân, cơ quan, tổ chức sau đây, theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự, có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên: + Người thân thích; + Cơ quan quản lý nhà nước về gia đình; + Cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em; + Hội liên hiệp phụ nữ. - Cá nhân, cơ quan, tổ chức khác khi phát hiện cha, mẹ có hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều 85 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 có quyền đề nghị cơ quan, tổ chức trên yêu cầu Tòa án hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên. Như vậy, để bảo vệ trẻ em đến mức tối đa, Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định ngoài Tòa án thì các cá nhân, tổ chức theo quy định trên mà phát hiện ra cha, mẹ của con chưa thành niên có các hành vi vi phạm theo khoản 1 Điều 85 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 cũng có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên. (3) Hướng dẫn của HĐTP TAND Tối cao về trường hợp hạn chế quyền của cha, mẹ đối Theo quy định tại Điều 8 Nghị quyết 01/2024/NQ-HĐTP hướng dẫn chi tiết các trường hợp tại khoản 1 Điều 85 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 như sau: Trường hợp “Bị kết án về một trong các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con với lỗi cố ý” Là trường hợp cha, mẹ bị Tòa án kết án bằng bản án có hiệu lực pháp luật về một trong các tội quy định tại Chương XIV Bộ luật Hình sự đối với con chưa thành niên với lỗi cố ý. Ví dụ: Cha, mẹ bị kết án bằng bản án có hiệu lực pháp luật về tội “Cố ý gây thương tích” quy định tại Điều 134 Bộ luật Hình sự 2015 đối với con chưa thành niên. Trường hợp “Có hành vi vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con” Là trường hợp mà cha, mẹ không thực hiện hoặc thực hiện không đúng, không đầy đủ nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền và lợi ích hợp pháp của con hoặc làm tổn hại đến sự phát triển toàn diện của con. Ví dụ: Cha, mẹ bỏ mặc con chưa thành niên tự sinh sống, không có điều kiện để tự nuôi mình dẫn đến con có hành vi trộm cắp tài sản. Trường hợp “Phá tán tài sản của con” Là trường hợp mà cha, mẹ mua, bán, tặng cho, hủy hoại hoặc hành vi khác làm thiệt hại đến tài sản của con mà không vì lợi ích của con. Trường hợp “Có lối sống đồi trụy” Là trường hợp cha, mẹ lối sống ăn chơi, tiêu khiển thấp hèn, xấu xa, hư hỏng, trái với thuần phong, mỹ tục của dân tộc. Ví dụ: Cha, mẹ thực hiện hoạt động mại dâm. Trường hợp “Xúi giục, ép buộc con làm những việc trái pháp luật, trái đạo đức xã hội” Là trường hợp mà cha, mẹ hành vi kích động, dụ dỗ, thúc đẩy, ép buộc bằng lời nói, cử chỉ hoặc bằng bất cứ hình thức nào dẫn đến con làm những việc trái pháp luật, trái đạo đức xã hội. Ví dụ: xúi giục, ép buộc dẫn đến con bỏ học, trộm cắp, lừa đảo, vận chuyển trái phép chất ma túy. Bên cạnh hướng dẫn, làm rõ chi tiết các hành vi trong từng trường hợp là gì, Nghị quyết 01/2024/NQ-HĐTP cũng hướng dẫn chi tiết về việc áp dụng hình thức hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên như sau: Tòa án có thể tự mình hoặc theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức ra quyết định về việc cha, mẹ bị hạn chế quyền đối với con chưa thành niên, cụ thể: - Không cho cha, mẹ trông nom, chăm sóc, giáo dục con khi cha, mẹ có hành vi quy định tại các khoản 1, 2, 4 và 5 Điều 8 Nghị quyết 01/2024/NQ-HĐTP - Không cho cha, mẹ quản lý tài sản của con khi cha, mẹ có hành vi quy định tại khoản 3 Điều 8 Nghị quyết 01/2024/NQ-HĐTP - Không cho cha, mẹ đại diện theo pháp luật cho con khi cha, mẹ có hành vi quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều 8 Nghị quyết 01/2024/NQ-HĐTP Về việc Tòa án quyết định rút ngắn thời hạn hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên, Hội đồng thẩm phán hướng dẫn như sau: Trong trường hợp cha, mẹ đã thực hiện được một phần hai thời hạn theo quyết định của Tòa án và trong thời hạn này, cha, mẹ không thực hiện một trong các hành vi quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều 8 Nghị quyết 01/2024/NQ-HĐTP thì Tòa án xem xét quyết định rút ngắn thời gian hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên.
Ông ăn chả, bà ăn nem là gì? Chồng ngoại tình và muốn đơn phương ly hôn có được không?
Thành ngữ “Ông ăn chả, bà ăn nem” hiện nay đang rất phổ biến, vậy thành ngữ “Ông ăn chả, bà ăn nem” được hiểu như thế nào? Ông ăn chả, bà ăn nem là gì? Ông ăn chả bà ăn nem là câu thành ngữ rất phổ biến trong thành ngữ tiếng việt. Theo đó, câu Ông ăn chả bà ăn nem có ý nghĩa như sau: Vợ chồng phân bì nhau, không ai chịu nhường ai, thường là những vấn đề liên quan đến cờ bạc hay trai gái với người khác. Chồng ngoại tình và muốn đơn phương ly hôn có được không? Tại Điều 56 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định ly hôn theo yêu cầu của một bên như sau: - Khi vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án không thành thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được. - Trong trường hợp vợ hoặc chồng của người bị Tòa án tuyên bố mất tích yêu cầu ly hôn thì Tòa án giải quyết cho ly hôn. - Trong trường hợp có yêu cầu ly hôn theo quy định tại khoản 2 Điều 51 của Luật này thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc chồng, vợ có hành vi bạo lực gia đình làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của người kia. Theo tiết a.1 tiểu mục a Mục 8 Điều 89 Nghị quyết 02/2000/NQ-HĐTP quy định căn cứ cho ly hôn như sau: - Theo quy định tại khoản 1 Điều 89 thì Toà án quyết định cho ly hôn nếu xét thấy tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài được, mục đích của hôn nhân không đạt được. + Được coi là tình trạng của vợ chồng trầm trọng khi: ++ Vợ, chồng không thương yêu, quý trọng, chăm sóc, giúp đỡ nhau như người nào chỉ biết bổn phận người đó, bỏ mặc người vợ hoặc người chồng muốn sống ra sao thì sống, đã được bà con thân thích của họ hoặc cơ quan, tổ chức, nhắc nhở, hoà giải nhiều lần. ++ Vợ hoặc chồng luôn có hành vi ngược đãi, hành hạ nhau, như thường xuyên đánh đập, hoặc có hành vi khác xúc phạm đến danh dự, nhân phẩm và uy tín của nhau, đã được bà con thân thích của họ hoặc cơ quan, tổ chức, đoàn thể nhắc nhở, hoà giải nhiều lần. ++ Vợ chồng không chung thuỷ với nhau như có quan hệ ngoại tình, đã được người vợ hoặc người chồng hoặc bà con thân thích của họ hoặc cơ quan, tổ chức, nhắc nhở, khuyên bảo nhưng vẫn tiếp tục có quan hệ ngoại tình; Người chồng chỉ có quyền đơn phương ly hôn khi chứng minh được lỗi của người vợ dẫn đến hôn nhân rơi vào tình trạng trầm trọng. Trong trường hợp, chồng là người ngoại tình, là người có lỗi làm cho tình trạng hôn nhân của vợ chồng trở nên trầm trọng nhưng người chổng lại đơn phương ly hôn thì sẽ không được Tòa án giải quyết.
Cha mẹ chưa đủ tuổi kết hôn thì con có được làm giấy khai sinh không?
Hiện nay, tình trạng kết hôn sớm hay có con rồi mới kết hôn cũng không còn quá xa lạ đối với chúng ta. Tuy nhiên, có những trường hợp đặc biệt như con được sinh ra khi cha mẹ chưa đủ tuổi kết hôn theo quy định của pháp luật. Vậy trong trường hợp này, con có được làm giấy khai sinh hay không? Độ tuổi kết hôn theo quy định của pháp luật là bao nhiêu? Căn cứ tại Điều 8 Luật Hôn nhân và gia đình quy định về điều kiện kết hôn của nam và nữ như sau: - Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên; - Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định; - Không bị mất năng lực hành vi dân sự; - Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn theo quy định Luật Hôn nhân và gia đình. Như vậy, nam từ đủ 20 tuổi trở lên và nữ từ đủ 18 tuổi trở lên là đủ tuổi đăng ký kết hôn trừ các trường hợp cấm kết hôn theo quy định pháp luật. Hành vi kết hôn với người chưa đủ tuổi (tảo hôn) hay tổ chức tảo hôn sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Điều 58 Nghị định 82/2020/NĐ-CP, cụ thể: - Phạt tiền từ 01-03 triệu đồng đối với hành vi tổ chức lấy vợ, lấy chồng cho người chưa đủ tuổi kết hôn. - Phạt tiền từ 03-05 triệu đồng đối với hành vi duy trì quan hệ vợ chồng trái pháp luật với người chưa đủ tuổi kết hôn mặc dù đã có bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Toà án. Xem bài viết liên quan: Liên thông các thủ tục hành chính về đăng ký khai sinh, cấp Thẻ bảo hiểm y tế cho trẻ em dưới 6 tuổi Khai sinh nhưng chưa nhập hộ khẩu cho con có bị phạt không? Con có được khai sinh khi cha mẹ không đủ tuổi đăng ký kết hôn không? Căn cứ tại khoản 1 Điều 30 Bộ luật Dân sự 2015 về quyền được khai sinh, khai tử như sau: Cá nhân từ khi sinh ra có quyền được khai sinh. Đồng thời, căn cứ tại Điều 13 Luật Trẻ em 2016 cũng quy định trẻ em có quyền được khai sinh, khai tử, có họ, tên, quốc tịch; được xác định cha, mẹ, dân tộc, giới tính theo quy định của pháp luật. Như vậy, trẻ em có quyền được khai sinh kể cả khi cha mẹ chưa đủ tuổi để đăng ký kết hôn. Ngoài ra, hiện nay, không có quy định nào bắt buộc mẹ phải trên 18 tuổi mới được quyền đăng ký khai sinh cho con. Cha mẹ có trách nhiệm đăng ký khai sinh cho con Căn cứ tại Điều 15 Luật Hộ tịch 2014 quy định trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày sinh con, cha hoặc mẹ có trách nhiệm đăng ký khai sinh cho con; trường hợp cha, mẹ không thể đăng ký khai sinh cho con thì ông hoặc bà hoặc người thân thích khác hoặc cá nhân, tổ chức đang nuôi dưỡng trẻ em có trách nhiệm đăng ký khai sinh cho trẻ em. Ví dụ: Trường hợp khi cha, mẹ không đủ tuổi thì khi đăng ký khai sinh cho con trên giấy khai sinh chỉ ghi tên người mẹ, bỏ trống tên cha và xác định họ, dân tộc, quê quán, quốc tịch theo họ, dân tộc, quê quán, quốc tịch của mẹ. Nếu muốn có tên cha trong Giấy khai sinh thì cha, mẹ phải cùng lúc phải thực hiện thủ tục nhận cha con và đăng ký khai sinh cho con. Xem hướng dẫn: Thủ tục bổ sung tên cha vào giấy khai sinh cho con Xem bài viết liên quan: Đăng ký khai sinh cho con sinh ra ở nước ngoài về cư trú tại Việt Nam Có được làm lại giấy khai sinh cho người đã chết hay không?
Hướng dẫn cách bảo toàn tài sản riêng của vợ/chồng khi kết hôn
Hôn nhân là một chuyện tốt đẹp, tuy nhiên việc tài sản riêng của vợ hoặc chồng hay tài sản chung trong hôn nhân cũng là một điều mà chúng ta cần lưu ý để có một cuộc sống hôn nhân hạnh phúc. Tuy nhiên, trong tình huống xấu nhất, thì việc rõ ràng, minh bạch trong tài sản cũng đem lại sự thuận tiện cho chủ sở hữu. Luật HNGĐ quy định về tài sản riêng của vợ chồng như thế nào? Theo quy định của Luật Hôn nhân và Gia đình, vợ chồng có thể có tài sản chung và tài sản riêng. Tuy nhiên, hiện không có định nghĩa cụ thể về tài sản riêng vợ, chồng mà chỉ có quy định về các loại tài sản được coi là tài sản riêng vợ, chồng. Cụ thể, căn cứ Điều 43 Luật Hôn nhân và Gia đình, tài sản riêng của vợ, chồng bao gồm: - Tài sản mà mỗi người có trước khi kết hôn; - Tài sản được thừa kế riêng, được tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân; - Tài sản được chia riêng cho vợ, chồng khi chia tài sản chung vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân; - Tài sản phục vụ nhu cầu thiết yếu của vợ, chồng; - Tài sản được hình thành từ tài sản riêng của vợ, chồng; - Phần tài sản được chia, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng của mỗi bên sau khi chia tài sản chung - Tài sản khác mà theo quy định của pháp luật thuộc sở hữu riêng của vợ, chồng như: + Quyền tài sản với đối tượng sở hữu trí tuệ; + Tài sản mà vợ, chồng xác lập quyền sở hữu riêng theo bản án, quyết định của Tòa án hoặc cơ quan có thẩm quyền khác; + Khoản trợ cấp, ưu đãi mà vợ, chồng được nhận về ưu đãi người có công với cách mạng; quyền tài sản khác gắn liền với nhân thân của vợ, chồng. Như vậy, nếu không có thỏa thuận khác thì khi thuộc một trong các loại tài sản nêu trên sẽ được xem là tài sản riêng của vợ, chồng. Ngoài ra, đối với những tài sản bạn hiện có thuộc loại tài sản phải đăng ký thì các văn bản, chứng từ mua bán, chuyển nhượng mang tên bạn có ghi thời điểm giao dịch trước khi kết hôn sẽ là căn cứ chứng minh là tài sản có trước hôn nhân - là tài sản riêng của bạn. Các tài sản riêng này sẽ do bạn toàn quyền quyết định. Bên cạnh đó, Điều 47, 48 Luật hôn nhân và gia đình 2014 cũng quy định trước khi kết hôn, vợ chồng có thể lập văn bản có công chứng, chứng thực về việc Thỏa thuận xác lập chế độ tài sản của vợ chồng để ghi nhận rõ tài sản chung, tài sản riêng của vợ, chồng; quyền, nghĩa vụ của vợ chồng đối với tài sản chung, tài sản riêng và giao dịch có liên quan; tài sản để bảo đảm nhu cầu thiết yếu của gia đình; Điều kiện, thủ tục và nguyên tắc phân chia tài sản khi chấm dứt chế độ tài sản. Chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận được xác lập kể từ ngày đăng ký kết hôn. Đây là quy định mới so với các quy định của Luật hôn nhân và gia đình trước đây và tùy thuộc vào mối quan hệ tình cảm với người chồng sắp cưới trong điều kiện và hoàn cảnh cụ thể của mình mà bạn có thể lựa chọn phương thức thỏa thuận xác lập tài sản vợ chồng nêu trên để có thể bảo toàn được tài sản của bạn. Một số lưu ý khi phân chia tài sản riêng của vợ/chồng Tuy nhiên, thực tế nếu khi kết hôn mà chúng ta quá rõ ràng về mặt tài sản đôi khi sẽ ảnh hưởng đến mối quan hệ tình cảm. Do đó, những điều mà chúng ta cần lưu ý như sau: - Đối với tài sản cần đăng ký quyền sở hữu với cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì sẽ đương nhiên là tài sản riêng của vợ/chồng vì được hình thành trước thời kỳ hôn nhân. Tuy nhiên, sau khi kết hôn mà một trong hai người chuyển đổi thành tài sản chung của vợ chồng thì khi đó người còn lại cũng sẽ được hưởng một phần tài sản chung đó. - Đối với tài sản không đăng ký quyền sở hữu như trang sức đá quý: khi đó việc chứng minh là tài sản riêng của một trong hai sẽ rất khó. Vì thế, để bảo toàn tài sản, chúng ta nên nắm rõ quy định của pháp luật về tài sản chung và tài sản riêng của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân để biết cách tính toán sao cho hợp tình hợp lý, tránh khó xử về sau. Quy định về quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản riêng của vợ, chồng hoặc nhập hoặc không nhập tài sản riêng vào tài sản chung Theo quy định tại khoản 1 Điều 44 Luật Hôn nhân và Gia đình thì: “Vợ, chồng có quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản riêng của mình; nhập hoặc không nhập tài sản riêng vào tài sản chung”. Theo đó, vợ, chồng có tài sản riêng thì có quyền quyết định nhập hay không nhập tài sản riêng của mình vào khối tài sản chung của vợ chồng. Theo quy định tại Điều 46 Luật Hôn nhân và Gia đình, thì việc nhập tài sản riêng của vợ, chồng vào tài sản chung được thực hiện như sau: - Theo thỏa thuận của vợ chồng. - Tài sản được nhập vào tài sản chung nếu theo quy định của pháp luật, giao dịch liên quan đến tài sản đó phải tuân theo hình thức nhất định, thì thỏa thuận phải bảo đảm hình thức đó. - Nghĩa vụ liên quan đến tài sản riêng đã nhập vào tài sản chung được thực hiện bằng tài sản chung, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác. Như vậy, vợ hoặc chồng có toàn quyền quyết định đối với tài sản riêng của mình, không ai được ép buộc người vợ, người chồng có tài sản riêng phải nhập tài sản riêng của họ vào khối tài sản chung của vợ chồng.
Con trên 18 tuổi có được chia tài sản khi cha mẹ ly hôn không?
Ly hôn là việc chấm dứt quan hệ vợ chồng theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án. Việc phân chia tài sản khi ly hôn cũng gặp không ít trắc trở, hơn nữa nếu có con thì liệu người con có được chia tài sản khi cha mẹ ly hôn hay không? Khi cha mẹ ly hôn có phải chia tài sản cho con không? Theo Điều 59 Luật Hôn nhân và gia đình, Điều 7 Thông tư liên tịch 01/2016 của TAND Tối cao - VKSND Tối cao - Bộ Tư pháp, vợ chồng khi ly hôn có quyền tự thỏa thuận với nhau về toàn bộ các vấn đề, trong đó có cả việc phân chia tài sản. Trường hợp vợ chồng có thể thỏa thuận phân chia tài sản chung thì khi ly hôn tòa sẽ ghi nhận sự thỏa thuận này. Nếu thỏa thuận không đầy đủ, rõ ràng thì áp dụng quy định tương ứng tại các khoản 2, 3, 4, 5 Điều 59 và các Điều 60, 61, 62, 63, 64 Luật Hôn nhân và gia đình để giải quyết. Trường hợp vợ chồng không thỏa thuận được về việc chia tài sản chung thì tòa án phải xem xét theo luật định. Về nguyên tắc, tài sản chung của vợ chồng sẽ được chia đôi nhưng có xét đến các yếu tố: hoàn cảnh gia đình, công sức đóng góp, bảo vệ lợi ích chính đáng mỗi bên để có điều kiện tiếp tục lao động và lỗi của mỗi bên. Như vậy, khi cha mẹ ly hôn, tòa chỉ phân chia tài sản chung của vợ chồng. Tuy nhiên, con vẫn có thể được chia tài sản nếu thuộc một trong số trường hợp luật định. Xem bài viết liên quan: Thủ tục ly hôn nhanh năm 2023 kèm mẫu đơn Hướng dẫn thủ tục ly hôn online Việc chia tài sản cho con khi cha mẹ ly hôn thực hiện như thế nào? Trường hợp 1: Cha mẹ có thỏa thuận về việc chia tài sản cho con Căn cứ theo Điều 38, Điều 55 Luật Hôn nhân và gia đình, nếu cha mẹ có thỏa thuận chia tài sản chung của mình cho con khi ly hôn, thì con được quyền hưởng phần tài sản đó. Trường hợp không thể thỏa thuận hay có tranh chấp thì tòa án sẽ giải quyết dựa trên tình hình thực tế và quy định của pháp luật tại Điều 59 của Luật này. Trường hợp 2: Con là đồng sở hữu tài sản với cha mẹ Đối với trường hợp có tài sản chung của hộ gia đình và con có tên trong sổ hộ khẩu tại thời điểm xác lập quyền đối với tài sản đó. Khi vợ chồng ly hôn và chia tài sản chung của hộ gia đình thì con cũng được chia phần tài sản tương ứng với phần quyền của con trong khối tài sản đó. Nếu tài sản có công sức đóng góp của con trong quá trình tạo lập thì khi xử lý tài sản cũng vẫn phải đảm bảo quyền và lợi ích của con. Ngoài ra, trong trường hợp con và cha mẹ cùng mua hoặc nhận tặng cho, thừa kế tài sản chung thì con cũng sẽ có quyền và nghĩa vụ như cha mẹ đối với tài sản đó. Khi cha mẹ ly hôn thì con vẫn sẽ được phân chia phần tài sản tương ứng của mình. Xem bài viết liên quan: Thủ tục ly hôn nhanh năm 2023 kèm mẫu đơn Hướng dẫn thủ tục ly hôn online
Bài tập luật hôn nhân và gia đình?
Anh A và chị B sống chung với nhau không đăng ký kết hôn mà chỉ tổ chức lễ cưới theo phong tục truyền thống vào tháng 3/1994. Anh chị có 2 người con chung là X ( sinh năm 1995) và Y sinh năm (2000). Năm 2012, chị B được bố mẹ cho 300 triệu đồng. Năm 2013, anh chị dùng số tiền này mua được mảnh đất. Năm 2018, anh chị phát sinh mẫu thuẫn, đồng nghiệp, hàng xóm và người thân hòa giải không được. Ngày 20/3/2019, chị B gửi đơn xin ly hôn đến tòa án có thẩm quyền và yêu cầu chia tài sản của vợ chồng. Hỏi : a. Tòa án sẽ giải quyết quan hệ hôn nhân của hai người như thế nào? b. Tòa án sẽ giải quyết việc chia tài sản của anh A và chị B như thế nào?
Tình huống Luật Hôn nhân và gia đình
Hùng và Mai đăng ký kết hôn năm 2008. Sau thời gian chung sống hạnh phúc, kể từ tháng 8/2013, anh Hùng thường phát sinh tính ghen tuông và đánh đập chị Mai một cách vô lý. Do thấy cuộc sống hôn nhân không thể cứu vãn, chị Mai quyết định nộp đơn xin ly hôn theo yêu cầu một bên với anh Hùng vào tháng 2/2019. Giả sử trong quá trình tiến hành xét xử vụ án xin ly hôn này, chị Mai và anh Hùng có tranh chấp tài sản là một căn nhà tọa lạc tại quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ. Xét về nguồn gốc, căn nhà được mua vào năm 2012 từ tiền trúng xổ số của anh Hùng vào thời điểm trên, và do anh Hùng đứng tên trên giấy chứng nhận sở hữu. Hỏi, khi ly hôn tài sản trên được xác định là tài sản chung hay riêng và nêu cơ sở pháp lý, biết rằng trước đó họ không có thỏa thuận nào về tài sản. Bài làm: Ta thấy anh Hùng và chị Mai khi ly hôn có tranh chấp với nhau về tài sản từ tiền trúng số trong thời kỳ hôn nhân. Dựa vào các căn cứ bên dưới ta có thể khẳng định đây là tài sản chung của vợ chồng anh Hùng và chị Mai trong thời kỳ hôn nhân. Biết rằng 2 anh chị không có thỏa thuận gì về tài sản nên theo quy định tại khoản 1 Điều 33 Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định về chế độ tài sản chung của vợ chồng có quy định “thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân” Vậy, Tiền trúng số có phải là thu nhập hợp pháp trong thời kỳ hôn nhân hay không? Vấn đề này được hướng dẫn tại khoản 1 Điều 9 Nghị định 126/2014/NĐ-CP quy định về thu nhập hợp pháp khác của vợ, chồng trong thời kỳ hôn nhân “1. Khoản tiền thưởng, tiền trúng thưởng xổ số, tiền trợ cấp, trừ trường hợp quy định tại Khoản 3 Điều 11 của Nghị định này.” Ta thấy khoản 3 điều 11 Nghị định này quy định về Tài sản riêng khác của vợ, chồng theo quy định của pháp luật: “Khoản trợ cấp, ưu đãi mà vợ, chồng được nhận theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công với cách mạng; quyền tài sản khác gắn liền với nhân thân của vợ, chồng”. Trong tình huống ta thấy anh Hùng và chị Mai không thuộc trường hợp tại khoản 3 điều 11 nghị định này. Ngoài ra, điều 43 luật Hôn nhân gia đình cũng quy định về trường hợp được xem là tài sản riêng của vợ chồng thì tài sản căn nhà được mua từ tiền trúng thưởng vé số của anh Hùng không được xem là tài sản riêng của anh (nếu anh Hùng có thể đưa ra những bằng chứng có thể chứng minh nó là tài sản riêng của anh thì pháp luật sẽ công nhân căn nhà là tải sản riêng của anh Hùng). Như vậy, từ những phân tích trên có thể khẳng định “khoản thu nhập từ tiền trúng xổ số được xem là khoản thu nhập hợp pháp trong thời kỳ hôn nhân” theo hướng dẫn tại Nghị định 126/2014/NĐ_CP nêu trên. Vì vậy, tiền trúng xổ số của anh Hùng trong thời kỳ hôn nhân và anh dùng tiền đó đển mua căn nhà và căn nhà đứng tên anh đi nữa thì vẫn là tài sản chung của vợ chồng theo quy định pháp luật.
Thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng bị vô hiệu trong trường hợp nào?
Điều 47 Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định: Trong trường hợp hai bên kết hôn lựa chọn chế độ tài sản theo thỏa thuận thì thỏa thuận này phải được lập trước khi kết hôn, bằng hình thức văn bản có công chứng hoặc chứng thực. Chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận được xác lập kể từ ngày đăng ký kết hôn. Việc cho phép các cặp vợ chồng được thỏa thuận chế độ tài sản trước khi đăng ký kết hôn nhằm tránh các trường hợp phát sinh tranh chấp trong hôn nhân. Điều 48 Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định về nội dung cơ bản của thỏa thuận về chế độ tài sản bao gồm: - Tài sản được xác định là tài sản chung, tài sản riêng của vợ, chồng - Quyền, nghĩa vụ của vợ chồng đối với tài sản chung, tài sản riêng và giao dịch có liên quan; tài sản để bảo đảm nhu cầu thiết yếu của gia đình - Điều kiện, thủ tục và nguyên tắc phân chia tài sản khi chấm dứt chế độ tài sản - Nội dung khác có liên quan Điều 117 Bộ luật dân sự 2015 quy định về điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự: 1. Giao dịch dân sự có hiệu lực khi có đủ các điều kiện sau đây: a) Chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập; b) Chủ thể tham gia giao dịch dân sự hoàn toàn tự nguyện; c) Mục đích và nội dung của giao dịch dân sự không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội. 2. Hình thức của giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự trong trường hợp luật có quy định. Căn cứ theo quy định trên, tương ứng với mối quan hệ vợ chồng thì văn bản thỏa thuận bị coi là vô hiệu khi: - Vợ hoặc chồng chưa đủ tuổi đăng ký kết hôn hoặc bị mất năng lực hành vi dân sự ở thời điểm xác lập thỏa thuận - Tại thời điểm thỏa thuận, vợ hoặc chồng không tự nguyện - Mục đích của nội dung giao dịch dân sự vi phạm điều cấm của luật, trái đạo đức xã hội - Hình thức của giao dịch dân sự không phải là văn bản hoặc không được công chứng chứng thực trước khi kết hôn
Hồ sơ ly hôn đơn phương bao gồm những gì?
Về thủ tục ly hôn đơn phương, hồ sơ bao gồm: - Đơn xin ly hôn theo mẫu. - Bản sao sổ hộ khẩu. - Bản sao chứng minh nhân dân. - Những chứng từ chứng minh tài sản chung của vợ chồng (nếu có tài sản chung cần chia). - Bản sao giấy khai sinh của con cái. - Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn (bản chính). Lưu ý: các bản sao giấy tờ trên cần công chứng, chứng thực theo quy định pháp luật. Nộp hồ sơ tại Toà án nhân dân quận/huyện nơi bị đơn có hộ khẩu thuờng trú, hoặc cư trú. Về thủ tục thuận tình ly hôn, hồ sơ bao gồm: - Đơn yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn; - Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn (bản chính); - Chứng minh nhân dân của vợ và chồng (bản sao có chứng thực); - Giấy khai sinh của các con (bản sao có chứng thực); - Sổ hộ khẩu gia đình (bản sao có chứng thực); - Những chứng từ chứng minh tài sản chung của vợ chồng (nếu có tài sản chung cần chia). Nộp hồ sơ tại Tòa án nhân dân quận, huyện nơi cư trú, làm việc của một trong hai bên. Trong thực tiễn quá trình tố tụng, để tiến hành thủ tục ly hôn nhanh, đương sự nên nộp hồ sơ ly hôn theo thủ tục ly hôn đơn phương. Sau đó, thực hiện việc hòa giải thành tại phiên hòa giải đầu tiên (tức khi ra tòa thì cả hai bên đều đồng ý ly hôn để trở thành trường hợp ly hôn thuận tình). Việc chuyển từ ly hôn đơn phương sang thuận tình ly hôn sẽ nhanh hơn làm thủ tục ly hôn thuận tình. Bởi thủ tục giải quyết vụ án dân sự sẽ nhanh và đơn giản hơn là giải quyết việc dân sự. Chị tham khảo thêm Mục 1 Chương IV Luật Hôn nhân và gia đình 2014 và Chương XXVIII Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 để biết thêm chi tiết về thủ tục và các vấn đề liên quan đến việc ly hôn.
Cần tìm Bộ luật hôn nhân và gia đình mới
Xin chào mọi ngươi! Hiện tại mình cần tìm thông tin tài liệu mới nhất liên quan tới vấn đề hôn nhân và gia đình nhưng không biết tải tài liệu ở đâu là chính xác. Mong mọi người giúp đỡ chia sẻ tài liệu giúp. Xin chân thành cám ơn!
Xin gửi đến quý thành viên Dân Luật sơ đồ tình yêu do THƯ VIỆN PHÁP LUẬT thiết kế. Sơ đồ này, dựa trên Luật hôn nhân và gia đình 2014 và Bộ luật hình sự 1999. P/s: Sơ đồ này loại trừ các trường hợp “chưa đủ tuổi mà làm gì đó dẫn đến mang bầu rồi kẻ vào tù người thì khóc, tảo hôn, cưỡng ép kết hôn…” Rất mong nhận được sự góp ý từ quý thành viên