Có đơn phương xóa đăng ký thường trú của người vắng mặt quá lâu được không?
Trường hợp một người đã vắng mặt liên tục tại gia đình từ nhiều năm thì có thể yêu cầu xóa đăng ký thường trú của người này được không? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây. (1) Có đơn phương xóa đăng ký thường trú của người vắng mặt quá lâu được không? Căn cứ điểm d khoản 1 Điều 24 Luật Cư trú 2020 có quy định về những trường hợp bị xóa đăng ký thường trú như sau: “Vắng mặt liên tục tại nơi thường trú từ 12 tháng trở lên mà không đăng ký tạm trú tại chỗ ở khác hoặc không khai báo tạm vắng, trừ trường hợp xuất cảnh ra nước ngoài nhưng không phải để định cư hoặc trường hợp đang chấp hành án phạt tù, chấp hành biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, đưa vào trường giáo dưỡng;” Theo đó, đối với trường hợp một người đã vắng mặt liên tục tại gia đình nhiều năm thì người chủ hộ có thể thực hiện thủ tục xóa đăng ký thường trú đối với người này. (2) Hồ sơ, thủ tục xóa đăng ký thường trú hiện nay như thế nào? Căn cứ Điều 7 Nghị định 62/2021/NĐ-CP có quy định về hồ sơ, thủ tục xóa đăng ký thường trú như sau: Trong thời hạn 01 ngày kể từ ngày nhận được quyết định hủy bỏ đăng ký thường trú của thủ trưởng cấp trên trực tiếp hoặc ngay sau khi ra quyết định hủy bỏ đăng ký thường trú đối với công dân, cơ quan đăng ký cư trú thực hiện việc xóa đăng ký thường trú đối với công dân và cập nhật việc xóa đăng ký thường trú vào CSDL quốc gia về dân cư, CSDL về cư trú. Ngoại trừ trường hợp nêu trên, trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày hộ gia đình có người thuộc diện xóa đăng ký thường trú thì người thuộc diện xóa đăng ký thường trú hoặc đại diện hộ gia đình có trách nhiệm nộp hồ sơ làm thủ tục xóa đăng ký thường trú đến cơ quan đăng ký cư trú. Cụ thể, Hồ sơ xóa đăng ký thường trú bao gồm những giấy tờ như sau: - Tờ khai thay đổi thông tin cư trú. https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/9/26/mau-ct01.doc Mẫu Tờ khai thay đổi thông tin cư trú CT01 được ban hành kèm theo Thông tư 66/2023/TT-BCA. - GIấy tờ, tài liệu chứng minh thuộc một trong các trường hợp xóa đăng ký thường trú. Theo đó, cơ quan, đơn vị quản lý người học tập, công tác, làm việc trong lực lượng vũ trang nhân dân có văn bản đề nghị cơ quan đăng ký cư trú trên địa bàn đóng quân xóa đăng ký thường trú đối với người thuộc đơn vị mình quản lý. Văn bản đề nghị cần nêu rõ họ, chữ đệm và tên khai sinh; số CCCD/CMND của người cần xóa đăng ký thường trú và lý do đề nghị xóa. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ thì cơ quan đăng ký cư trú phải xóa đăng ký thường trú đối với công dân và cập nhật việc xóa đăng ký thường trú vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, CSDL về cư trú. Cơ quan đăng ký cư trú thực hiện việc xóa đăng ký thường trú đối với công dân khi phát hiện công dân đó thuộc một trong các trường hợp bị xóa đăng ký thường trú. Trước khi thực hiện việc xóa, cơ quan đăng ký cư trú thông báo về việc xóa đăng ký thường trú tới công dân hoặc đại diện hộ gia đình để biết và thực hiện việc nộp hồ sơ làm thủ tục xóa đăng ký thường trú theo quy định. Trường hợp quá 07 ngày kể từ ngày cơ quan đăng ký cư trú thông báo mà người thuộc diện xóa đăng ký thường trú hoặc đại diện hộ gia đình không nộp hồ sơ làm thủ tục xóa đăng ký thường trú thì cơ quan đăng ký cư trú tiến hành lập biên bản về việc không nộp hồ sơ làm thủ tục xóa đăng ký thường trú và thực hiện xóa đăng ký thường trú đối với công dân. Cơ quan đăng ký cư trú thông báo bằng văn bản cho công dân đó hoặc chủ hộ về việc xóa đăng ký thường trú sau khi đã thực hiện. Theo đó, hiện nay, đối với việc xóa đăng ký thường trú thì cần chuẩn bị 01 bộ hồ sơ và thực hiện theo trình tự như đã nêu trên.
Số đỏ có nhiều người đứng tên, muốn đăng ký thường trú phải được tất cả đồng ý?
Trường hợp sổ đỏ có nhiều người đứng tên thì khi đăng ký thường trú tại đây có cần phải được tất cả đồng ý không? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây. (1) Số đỏ có nhiều người đứng tên, muốn đăng ký thường trú phải được tất cả đồng ý? Căn cứ Khoản 2 và 3 Điều 20 Luật Cư trú 2020 có quy định công dân được đăng ký thường trú tại chỗ ở hợp pháp không thuộc quyền sở hữu của mình khi được chủ hộ và chủ sở hữu chỗ ở hợp pháp đó đồng ý trong các trường hợp như sau: - Vợ về ở với chồng; chồng về ở với vợ; con về ở với cha, mẹ; cha, mẹ về ở với con. - Người cao tuổi về ở với anh/chị/em ruột, cháu ruột; người khuyết tật đặc biệt nặng, khuyết tật nặng, không có khả năng lao động, bị bệnh tâm thần hoặc bệnh khác làm mất khả năng nhận thức, khả năng điều khiển hành vi về ở với ông bà nội, ông bà ngoại, anh/chị/em ruột, bác/chú/cậu/cô/cháu ruột, người giám hộ; - Người chưa thành niên được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý hoặc không còn cha, mẹ về ở với cụ nội, cụ ngoại, ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột, bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; người chưa thành niên về ở với người giám hộ. Theo đó, ngoại trừ những trường hợp như đã nêu trên, công dân muốn đăng ký thường trú tại chỗ ở hợp pháp do thuê, mượn, ở nhờ thì phải đáp ứng được đầy đủ những điều kiện bao gồm: - Được chủ sở hữu chỗ ở hợp pháp đồng ý cho đăng ký thường trú tại địa điểm thuê, mượn, ở nhờ và được chủ hộ đồng ý nếu đăng ký thường trú vào cùng hộ gia đình đó. - Bảo đảm điều kiện về diện tích nhà ở tối thiểu do HĐND cấp tỉnh quy định nhưng không thấp hơn 08 m2 sàn/người. Từ dẫn chiếu những quy định nêu trên, có thể thấy, nếu thuộc một trong những trường hợp đăng ký thường trú tại chỗ ở hợp pháp không thuộc quyền sở hữu của mình thì cần phải được chủ sở hữu chỗ ở hợp pháp đồng ý và được chủ hộ đồng ý nếu đăng ký thường trú vào cùng hộ gia đình đó. Theo đó, đối với trường hợp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà (sổ đỏ) mà đang đứng tên nhiều người thì tất cả những người này đều là chủ sở hữu hợp pháp của chỗ ở. Thế nên, việc đồng ý cho đăng ký thường trú tại chỗ ở cũng vì lẽ đó mà phải có sự đồng ý của tất cả những người đứng tên. Tuy nhiên, để thuận tiện hơn trong trường hợp này, việc xác nhận ý kiến cũng có thể được ủy quyền để cho một người đại diện thực hiện. (2) Thủ tục đăng ký thường trú trong trường hợp này gồm những gì? Căn cứ Khoản 3 Điều 21 Luật Cư trú 2020 có quy định hồ sơ đăng ký trong những trường hợp nêu trên bao gồm những giấy tờ, tài liệu như sau: - Tờ khai thay đổi thông tin cư trú, trong đó có ghi rõ ý kiến đồng ý cho đăng ký thường trú của chủ hộ, chủ sở hữu chỗ ở hợp pháp được cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ hoặc người được ủy quyền, ngoại trừ trường hợp đã có ý kiến đồng ý bằng văn bản. https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/07/29/mau-ct01.doc Mẫu Tờ khai thay đổi thông tin cư trú - Hợp đồng cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ hoặc văn bản về việc cho mượn, cho ở nhờ chỗ ở hợp pháp đã được công chứng hoặc chứng thực theo quy định của pháp luật. https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/07/29/o-nho-nha.docx Mẫu hợp đồng cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ - Giấy tờ, tài liệu chứng minh đủ diện tích nhà ở để đăng ký thường trú theo quy định. Theo đó, sau khi đã chuẩn bị đầy đủ những giấy tờ như đã nêu trên, người đăng ký thường trú nộp hồ sơ đăng ký thường trú đến cơ quan đăng ký cư trú nơi mình cư trú. Tại đây, khi tiếp nhận hồ sơ, cơ quan đăng ký sẽ kiểm tra và cấp phiếu tiếp nhận hồ sơ cho người đăng ký. Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ thì hướng dẫn bổ sung. Theo đó, trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, cơ quan đăng ký cư trú có trách nhiệm thẩm định, cập nhật thông tin về nơi thường trú mới của người đăng ký vào CSDL về cư trú và thông báo cho người đăng ký về việc đã cập nhật thông tin đăng ký thường trú; trường hợp từ chối đăng ký thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do. Trường hợp người đã đăng ký thường trú mà chuyển đến chỗ ở hợp pháp khác và đủ điều kiện đăng ký thường trú thì có trách nhiệm đăng ký thường trú tại nơi ở mới theo quy định. (3) Trường hợp nhà đang có tranh chấp thì có được đăng ký thường trú không? Căn cứ Điều 23 Luật Cư trú 2020 có quy định về địa điểm không được đăng ký thường trú mới bao gồm: - Chỗ ở nằm trong địa điểm cấm, khu vực cấm xây dựng hoặc lấn, chiếm hành lang bảo vệ quốc phòng, an ninh, giao thông, thủy lợi, đê điều, năng lượng, mốc giới bảo vệ công trình hạ tầng kỹ thuật, di tích lịch sử - văn hóa đã được xếp hạng, khu vực đã được cảnh báo về nguy cơ lở đất, lũ quét, lũ ống và khu vực bảo vệ công trình khác theo quy định. - Chỗ ở mà toàn bộ diện tích nhà ở nằm trên đất lấn, chiếm trái phép hoặc chỗ ở xây dựng trên diện tích đất không đủ điều kiện xây dựng theo quy định. - Chỗ ở đã có quyết định thu hồi đất và quyết định phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; chỗ ở là nhà ở mà một phần hoặc toàn bộ diện tích nhà ở đang có tranh chấp, khiếu nại liên quan đến quyền sở hữu, quyền sử dụng nhưng chưa được giải quyết theo quy định. - Chỗ ở bị tịch thu theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, phương tiện được dùng làm nơi đăng ký thường trú đã bị xóa đăng ký phương tiện hoặc không có GCN an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường theo quy định. - Chỗ ở là nhà ở đã có quyết định phá dỡ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Từ dẫn chiếu quy định nêu trên, có thể thấy, trường hợp một phần hoặc toàn bộ diện tích nhà ở đang có tranh chấp, khiếu nại liên quan đến quyền sở hữu, quyền sử dụng mà chưa được giải quyết theo quy định của pháp luật thì cá nhân trong trường hợp này chưa được đăng ký thường trú vào địa chỉ của căn nhà.
Đề xuất mức xử phạt với trường hợp không thực hiện gia hạn tạm trú
Bộ Công an đang lấy ý kiến về Dự thảo nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực ANTT, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; PCCC; cứu nạn, cứu hộ; phòng, chống bạo lực gia đình. https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/07/09/du-thao-nd-sua-144.doc Dự thảo nghị định (1) Thời hạn tạm trú hiện nay là bao lâu? Căn cứ Điều 27 Luật Cư trú 2020 có quy định về thời hạn tạm trú như sau: - Công dân đến sinh sống tại chỗ ở hợp pháp ngoài phạm vi đơn vị hành chính cấp xã nơi đã đăng ký thường trú để lao động, học tập hoặc vì mục đích khác từ 30 ngày trở lên thì phải thực hiện đăng ký tạm trú. - Thời hạn tạm trú tối đa là 02 năm và có thể tiếp tục gia hạn nhiều lần - Công dân không được đăng ký tạm trú mới tại chỗ ở quy định tại Điều 23 Luật Cư trú 2020. Theo đó, thời hạn tạm trú tối đa hiện nay là 02 năm, công dân khi hết thời hạn tạm trú nêu trên phải tiến hành gia hạn, thủ tục này có thể được thực hiện nhiều lần. (2) Đề xuất mức xử phạt với trường hợp không thực hiện gia hạn tạm trú Căn cứ Khoản 1 Điều 9 Nghị định 144/2021/NĐ-CP hiện hành có quy định phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong những hành vi như sau: - Không thực hiện đúng quy định về đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú, xóa đăng ký thường trú, xóa đăng ký tạm trú, tách hộ hoặc điều chỉnh thông tin về cư trú trong CSDL về cư trú. - Không thực hiện đúng quy định về thông báo lưu trú, khai báo tạm vắng. - Không xuất trình sổ hộ khẩu, sổ tạm trú, xác nhận thông tin về cư trú, giấy tờ khác liên quan đến cư trú theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền. Có thể thấy, Nghị định 144/2021/NĐ-CP chỉ quy định mức xử phạt hành chính đối với cá nhân có hành vi không thực hiện đúng quy định về đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú, xóa đăng ký thường trú, xóa đăng ký tạm trú, tách hộ. Theo đó, tại Khoản 4 Điều 1 Dự thảo Nghị định, Bộ Công an đã đề xuất quy định cá nhân mức xử phạt đối với hành vi không thực hiện đúng quy định về gia hạn tạm trú thì có thể bị phạt từ 500 đến 01 triệu đồng. Theo đó, trường hợp Dự thảo Nghị định nêu trên được thông qua thì cá nhân không tiến hành gia hạn thời gian tạm trú có thể bị xử phạt lên tới 01 triệu đồng. (3) Thủ tục gia hạn tạm trú 2024 như thế nào? Căn cứ Khoản 1 và 2 Điều 28 Luật Cư trú 2020 có quy định về thủ tục gia hạn tạm trú của công dân như sau: Về thành phần hồ sơ: Bao gồm: - Tờ khai thay đổi thông tin cư trú. Trường hợp người đăng ký tạm trú là người chưa thành niên thì trong tờ khai phải ghi rõ ý kiến đồng ý của cha, mẹ hoặc người giám hộ, trừ trường hợp đã có ý kiến đồng ý bằng văn bản. - Giấy tờ, tài liệu chứng minh chỗ ở hợp pháp (một trong những giấy tờ được quy định tại Khoản 1 Điều 5 Nghị định 62/2021/NĐ-CP). Thủ tục gia hạn tạm trú: Sau khi chuẩn bị đầy đủ 01 hồ bao gồm những giấy tờ, tài liệu như đã nêu trên, cá nhân tiến hành nộp hồ sơ gia hạn tạm trú đến cơ quan đăng ký cư trú nơi mình dự kiến gia hạn tạm trú. Khi tiếp nhận hồ sơ gia hạn tạm trú, cơ quan đăng ký cư trú kiểm tra và cấp phiếu tiếp nhận hồ sơ cho người đăng ký. Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ: Cán bộ tiếp nhận sẽ hướng dẫn người đăng ký bổ sung hồ sơ. Trường hợp hồ sơ hợp lệ: Trong thời hạn 3 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, cơ quan đăng ký cư trú có trách nhiệm thẩm định, cập nhật thông tin về nơi tạm trú mới, thời hạn tạm trú của người đăng ký vào CSDL về cư trú và thông báo cho người đăng ký về việc đã cập nhật thông tin đăng ký tạm trú. Trường hợp từ chối đăng ký: Sẽ trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do. Theo đó, hiện nay, công dân khi gia hạn tạm trú sẽ thực hiện theo quy trình như đã nêu trên.
Đề xuất: Bổ sung thêm giấy tờ chứng minh chỗ ở hợp pháp khi đăng ký tạm trú
Bộ Công an đang lấy ý kiến đóng góp về Dự thảo Nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật Cư trú 2020 (thay thế Nghị định 62/2021/NĐ-CP). Đáng chú ý, có đề xuất về các loại giấy người dân cần chứng minh chỗ ở hợp pháp khi đăng ký thường trú, tạm trú như sau. Xem thêm những đề xuất khác về Dự thảo Nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật Cư trú (Lần 01) tại đây: https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/05/11/dt-nghi-dinh-huong-dan-luat-cu-tru-lan-1.doc Xem cập nhật mới nhất: Dự thảo Nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật Cư trú (1) Giấy chứng minh giấy tờ chứng nhận QSDĐ đang thế chấp làm tài liệu chứng minh chỗ ở hợp pháp Cụ thể, tại Điều 5 Dự thảo Nghị định (Lần 01) có đề xuất cho công dân khi đăng ký thường trú cần chứng minh chỗ ở hợp pháp bằng một trong các loại giấy tờ, tài liệu như sau: - Giấy tờ, tài liệu chứng nhận về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà hoặc tài sản gắn liền với đất do cơ quan có thẩm quyền cấp. - Giấy phép xây dựng theo quy định của pháp luật về xây dựng (đối với trường hợp công trình phải cấp giấy phép xây dựng). - Hợp đồng mua, bán, nhà ở thuộc sở hữu nhà nước hoặc giấy tờ về hóa giá thanh lý nhà ở thuộc sở hữu nhà nước. - Hợp đồng mua nhà ở, hợp đồng mua nhà ở hình thành trong tương lai hoặc giấy tờ chứng minh việc đã bàn giao nhà ở, đã nhận nhà ở của doanh nghiệp có chức năng kinh doanh nhà ở đầu tư xây dựng để bán. - Giấy tờ về mua, thuê mua, nhận tặng cho, nhận thừa kế, nhận góp vốn, nhận đổi nhà ở phù hợp với quy định của pháp luật về đất đai và nhà ở. - Giấy tờ về giao tặng nhà tình nghĩa, nhà tình thương, nhà đại đoàn kết, cấp nhà ở, đất ở cho cá nhân, hộ gia đình. - Giấy tờ của Tòa án hoặc cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền giải quyết cho được sở hữu nhà ở đã có hiệu lực pháp luật; - Giấy tờ, tài liệu chứng minh giấy tờ chứng nhận quyền sử dụng đất, sở hữu nhà hoặc tài sản gắn liền với đất do cơ quan có thẩm quyền cấp đang thế chấp ngân hàng; giấy tờ mua bán viết tay, cam kết về việc không có tranh chấp; - Giấy tờ có xác nhận của UBND cấp xã hoặc UBND cấp huyện nơi không có đơn vị hành chính cấp xã về nhà ở, đất ở không có tranh chấp quyền sở hữu nhà ở, quyền sử dụng đất ở và không thuộc địa điểm quy định tại Điều 23 Luật Cư trú 2020 nếu không có một trong các giấy tờ nêu trên; - Giấy tờ chứng minh về đăng ký, đăng kiểm phương tiện thuộc quyền sở hữu. Giấy xác nhận đăng ký nơi thường xuyên đậu, đỗ của phương tiện; - Giấy tờ, tài liệu chứng minh việc cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ chỗ ở hợp pháp là văn bản cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ của cơ quan, tổ chức, cá nhân phù hợp với quy định của pháp luật về đất đai và có công chứng, chứng thực theo quy định của Luật Cư trú 2020; - Giấy tờ của cơ quan, tổ chức do thủ trưởng cơ quan, tổ chức ký tên, đóng dấu chứng minh về việc được cấp, sử dụng nhà ở, chuyển nhượng nhà ở, có nhà ở tạo lập trên đất do cơ quan, tổ chức giao đất để làm nhà ở (đối với nhà ở, đất thuộc thẩm quyền quản lý của cơ quan, tổ chức). Theo đó, có thể thấy, ngoài những giấy tờ chứng minh theo quy định tại Điều 5 Nghị định 62/2021/NĐ-CP hiện hành thì Dự thảo Nghị định (Lần 01) hiện đang đề xuất bổ sung thêm những giấy tờ khác. Đáng chú ý trong số đó là đề xuất cho giấy tờ, tài liệu chứng minh giấy tờ chứng nhận quyền sử dụng đất, sở hữu nhà hoặc tài sản gắn liền với đất do cơ quan có thẩm quyền cấp đang thế chấp ngân hàng có thể được dùng làm tài liệu chứng minh chỗ ở hợp pháp của công dân khi đăng ký thường trú. (2) Bổ sung thêm những giấy tờ chứng minh chỗ ở hợp pháp khi đăng ký tạm trú Theo quy định tại Nghị định 62/2021/NĐ-CP hiện hành thì không có quy định nào đề cập đến những giấy tờ được dùng để chứng minh chỗ ở hợp pháp của công dân khi đăng ký tạm trú. Theo đó, Dự thảo Nghị định đã đề xuất một số giấy tờ sử dụng trong trường hợp này, cụ thể như sau: - Một trong những giấy tờ, tài liệu dùng để chứng minh khi đăng ký thường trú như đã có nêu tại mục (1). Tuy nhiên, cũng loại trừ một số trường hợp giấy tờ, tài liệu chứng minh là văn bản cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ chỗ ở hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân thì văn bản đó không cần công chứng hoặc chứng thực của UBND cấp xã; Trường hợp không thuộc những tài liệu, giấy tờ như đã nêu trên thì có thể sử dụng: - Văn bản cam kết của công dân về việc có chỗ ở thuộc quyền sử dụng của mình và không có tranh chấp về quyền sử dụng; - Giấy tờ, tài liệu chứng minh chỗ ở hợp pháp chứng minh là chủ sở hữu cơ sở kinh doanh lưu trú hoặc được chủ sở hữu cơ sở kinh doanh lưu trú cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ theo quy định; Bên cạnh đó, Dự thảo Nghị định (Lần 01) cũng nêu rõ công dân có thể đăng ký tạm trú tại chỗ ở hợp pháp không thuộc quyền sở hữu của mình mà không phải xuất trình giấy tờ chứng minh chỗ ở hợp pháp khi được sự đồng ý của chủ sở hữu chỗ ở hợp pháp đó nếu thuộc trường hợp được quy định tại Điểm a, b và c Khoản 2 Điều 20 Luật Cư trú 2020. Trường hợp công dân đề nghị đăng ký vào hộ gia đình tạm trú đã có phải có ý kiến đồng ý của chủ hộ thì thời hạn tạm trú sẽ bằng thời hạn tạm trú của hộ gia đình. Ngoài ra, nếu công dân đăng ký thường trú tại chỗ ở do thuê, mượn, ở nhờ theo quy định tại Khoản 3 Điều 20 Luật Cư trú 2020 thì sẽ phải bổ sung giấy tờ, tài liệu chứng minh đủ diện tích nhà ở để đăng ký thường trú theo quy định. Tại đây, Dự thảo Nghị định (Lần 01) cũng đề xuất những giấy tờ dùng để chứng minh đủ diện tích nhà ở để đăng ký thường trú bao gồm: - Giấy chứng nhận về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, hợp đồng mua bán nhà ở, hợp đồng mua bán nhà ở trong tương lai và các giấy tờ khác có thể hiện thông tin về diện tích nhà ở đang sử dụng. - Hoặc xác nhận của UBND cấp xã, UBND cấp huyện nơi không có đơn vị hành chính cấp xã về điều kiện diện tích bình quân bảo đảm theo quy định của HĐND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Xem thêm những đề xuất khác về Dự thảo Nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật Cư trú (Lần 01) tại đây: https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/05/11/dt-nghi-dinh-huong-dan-luat-cu-tru-lan-1.doc Xem cập nhật mới nhất: Dự thảo Nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật Cư trú
Đăng ký thường trú tại nhà người thân có cần hợp đồng ở nhờ? Mẫu hợp đồng ở nhờ 2024?
Muốn đăng ký thường trú tại nhà người thân thì có cần hợp đồng ở nhờ không? Mẫu hợp đồng ở nhờ 2024 như thế nào? Trình tự đăng ký ra sao? Bài viết sau sẽ giải đáp những thắc mắc nêu trên. (1) Đăng ký thường trú tại nhà người thân có cần hợp đồng ở nhờ? Căn cứ theo Khoản 2 Điều 20 Luật Cư trú 2020 có quy định công dân được đăng ký thường trú tại chỗ ở hợp pháp không thuộc quyền sở hữu của mình khi được chủ hộ và chủ sở hữu chỗ ở hợp pháp đó đồng ý trong các trường hợp như sau: - Vợ về ở với chồng; chồng về ở với vợ; con về ở với cha, mẹ; cha, mẹ về ở với con. - Người cao tuổi về ở với anh ruột, chị ruột, em ruột, cháu ruột; người khuyết tật đặc biệt nặng, người khuyết tật nặng, người không có khả năng lao động, người bị bệnh tâm thần hoặc bệnh khác làm mất khả năng nhận thức, khả năng điều khiển hành vi về ở với ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột, bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột, cháu ruột, người giám hộ. - Người chưa thành niên được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý hoặc không còn cha, mẹ về ở với cụ nội, cụ ngoại, ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột, bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; người chưa thành niên về ở với người giám hộ. Đồng thời, tại Khoản 3 Điều 20 Luật Cư trú 2020 cũng có quy định trừ những trường hợp như đã nêu trên thì công dân được đăng ký thường trú tại chỗ ở hợp pháp do thuê, mượn, ở nhờ khi đáp ứng các điều kiện sau đây: - Được chủ sở hữu chỗ ở hợp pháp đồng ý cho đăng ký thường trú tại địa điểm thuê, mượn, ở nhờ và được chủ hộ đồng ý nếu đăng ký thường trú vào cùng hộ gia đình đó. - Bảo đảm điều kiện về diện tích nhà ở tối thiểu do HĐND cấp tỉnh quy định nhưng không thấp hơn 08 m2 sàn/người. Theo đó, tại Khoản 3 Điều 21 Luật Cư trú 2020 quy định hồ sơ đăng ký trong những trường hợp nêu trên bao gồm: - Tờ khai thay đổi thông tin cư trú, trong đó có ghi rõ ý kiến đồng ý cho đăng ký thường trú của chủ hộ, chủ sở hữu chỗ ở hợp pháp được cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ hoặc người được ủy quyền, trừ trường hợp đã có ý kiến đồng ý bằng văn bản. - Hợp đồng cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ hoặc văn bản về việc cho mượn, cho ở nhờ chỗ ở hợp pháp đã được công chứng hoặc chứng thực theo quy định của pháp luật. - Giấy tờ, tài liệu chứng minh đủ diện tích nhà ở để đăng ký thường trú theo quy định. Như vậy, trường hợp của bạn muốn đăng ký thường trú vào nhà người dì thì cũng cần phải có hợp đồng cho thuê, cho ở nhờ. Như vậy, trường hợp muốn đăng ký thường trú vào nhà của người thân thì cũng cần phải có hợp đồng cho ở nhờ. (2) Mẫu hợp đồng cho ở nhờ mới nhất 2024 https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/05/07/o-nho-nha.docx Mẫu hợp đồng cho ở nhờ mới nhất 2024 (3) Trình tự đăng ký thường trú bằng hợp đồng ở nhờ Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ những hồ sơ như đã nêu trên, cá nhân thực hiện theo trình tự như sau: Bước 01: Nộp hồ sơ đến cơ quan đăng ký cư trú nơi cư trú. Bước 02: Tại đây, khi tiếp nhận hồ sơ đăng ký thường trú của cá nhân, cơ quan đăng ký cư trú sẽ kiểm tra hồ sơ và cấp phiếu tiếp nhận hồ sơ cho cá nhân. Trường hợp nếu hồ sơ chưa đầy đủ thì cơ quan đăng ký cư trú hướng dẫn cá nhân bổ sung. Bước 03: Trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày cơ quan đăng ký cư trú nhận được đầy đủ hồ sơ đăng ký hợp lệ, cơ quan đăng ký cư trú thẩm định, cập nhật thông tin về nơi thường trú mới của cá nhân vào Cơ sở dữ liệu về cư trú và thông báo cho cá nhân về việc đã cập nhật thông tin đăng ký. Trường hợp từ chối đăng ký thì cơ quan đăng ký cư trú sẽ trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do. Cá nhân đã đăng ký thường trú mà chuyển đến chỗ ở khác và đủ điều kiện đăng ký thường trú thì phải đăng ký thường trú tại nơi ở mới trong vòng 12 tháng kể từ ngày đủ điều kiện đăng ký.
Không có nhà nhưng muốn đăng ký thường trú có được không?
Hiện nay, nhiều người dân do đi làm ăn xa, ở thuê, không có nhà nhưng có nhu cầu đăng ký thường trú thì có được hay không? Cần phải có giấy tờ gì? Không có nhà thì có đăng ký thường trú được không? Căn cứ theo Điều 20 Luật Cư trú 2020 quy định về điều kiện đăng ký thường trú của công dân như sau: - Công dân có chỗ ở hợp pháp thuộc quyền sở hữu của mình thì được đăng ký thường trú tại chỗ ở hợp pháp đó. - Công dân được đăng ký thường trú tại chỗ ở hợp pháp không thuộc quyền sở hữu của mình khi được chủ hộ và chủ sở hữu chỗ ở hợp pháp đó đồng ý trong các trường hợp sau đây: + Vợ về ở với chồng; chồng về ở với vợ; con về ở với cha, mẹ; cha, mẹ về ở với con; + Người cao tuổi về ở với anh ruột, chị ruột, em ruột, cháu ruột; người khuyết tật đặc biệt nặng, người khuyết tật nặng, người không có khả năng lao động, người bị bệnh tâm thần hoặc bệnh khác làm mất khả năng nhận thức, khả năng điều khiển hành vi về ở với ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột, bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột, cháu ruột, người giám hộ; + Người chưa thành niên được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý hoặc không còn cha, mẹ về ở với cụ nội, cụ ngoại, ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột, bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; người chưa thành niên về ở với người giám hộ. (Căn cứ tại khoản 2 Điều 20 Luật Cư trú 2020) - Đối với trường hợp người thuê nhà không thuộc khoản 2 nếu trên thì được đăng ký thường trú tại chỗ ở hợp pháp do thuê, mượn, ở nhờ khi đáp ứng các điều kiện sau: + Được chủ sở hữu chỗ ở hợp pháp đồng ý cho đăng ký thường trú tại địa điểm thuê, mượn, ở nhờ và được chủ hộ đồng ý nếu đăng ký thường trú vào cùng hộ gia đình đó; + Bảo đảm điều kiện về diện tích nhà ở tối thiểu do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quy định nhưng không thấp hơn 08 m2 sàn/người. Như vậy, nếu không thuộc khoản 2 Điều 20 Luật Cư trú 2020 quy định thì người thuê nhà vẫn có thể được đăng ký thường trú tại chỗ ở hợp pháp do thuê nhà nếu đáp ứng đủ điều kiện trên. Lưu ý: Việc đồng ý cho đăng ký thường trú của chủ nhà có thể được thực hiện bằng văn bản hoặc lời nói. Những địa điểm không được đăng ký thường trú mới Mặc dù đăng ký thường trú là nghĩa vụ bắt buộc của công dân và được pháp luật bảo vệ quyền này. Tuy nhiên theo Điều 23 Luật Cư trú 2020 quy định 05 địa điểm không được đăng ký thường trú mới bao gồm: (1) Chỗ ở nằm trong địa điểm cấm, khu vực cấm xây dựng hoặc lấn, chiếm hành lang bảo vệ quốc phòng, an ninh, giao thông, thủy lợi, đê điều, năng lượng, mốc giới bảo vệ công trình hạ tầng kỹ thuật, di tích lịch sử - văn hóa đã được xếp hạng, khu vực đã được cảnh báo về nguy cơ lở đất, lũ quét, lũ ống và khu vực bảo vệ công trình khác theo quy định của pháp luật. (2) Chỗ ở mà toàn bộ diện tích nhà ở nằm trên đất lấn, chiếm trái phép hoặc chỗ ở xây dựng trên diện tích đất không đủ điều kiện xây dựng theo quy định của pháp luật. (3) Chỗ ở đã có quyết định thu hồi đất và quyết định phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; nhà ở đang có tranh chấp, khiếu nại liên quan đến quyền sở hữu, quyền sử dụng nhưng chưa được giải quyết. (4) Chỗ ở bị tịch thu theo quyết định của cơ quan nhà nước; phương tiện được dùng làm nơi đăng ký thường trú đã bị xóa đăng ký phương tiện hoặc không có giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật. (5) Chỗ ở là nhà ở đã có quyết định phá dỡ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Đăng ký thường trú tại nhà thuê cần giấy tờ gì? Hồ sơ đăng ký thường trú tại chỗ ở hợp pháp do thuê, mượn, ở nhờ bao gồm: - Tờ khai thay đổi thông tin cư trú, trong đó ghi rõ ý kiến đồng ý cho đăng ký thường trú của chủ hộ, chủ sở hữu chỗ ở hợp pháp được cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ hoặc người được ủy quyền, trừ trường hợp đã có ý kiến đồng ý bằng văn bản; (Mẫu CT01 ban hành kèm theo Thông tư 56/2021/TT-BCA) Xem và tải Mẫu CT01 https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2023/07/15/CT01.doc - Hợp đồng cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ hoặc văn bản về việc cho mượn, cho ở nhờ chỗ ở hợp pháp đã được công chứng hoặc chứng thực theo quy định của pháp luật; -Giấy tờ, tài liệu chứng minh đủ diện tích nhà ở để đăng ký thường trú theo quy định. Không thực hiện đúng quy định về đăng ký thường trú bị phạt bao nhiêu tiền? Căn cứ theo Khoản 1 Điều 9 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định như sau: Không thực hiện đúng quy định về đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú, xóa đăng ký thường trú, xóa đăng ký tạm trú, tách hộ hoặc điều chỉnh thông tin về cư trú trong Cơ sở dữ liệu về cư trú, người dân có thể bị phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng.
Bỏ Sổ hộ khẩu, đi đăng ký kết hôn cần những giấy tờ gì?
Kể từ ngày 01/01/2023, sổ hộ khẩu chính thức hết giá trị sử dụng theo quy định tại Điều 38 của Luật Cư trú 2020 (có hiệu lực từ 01/7/2021). Như vậy, khi đăng ký kết hôn cần đem những giấy tờ gì? Thủ tục như thế nào? Bài viết sẽ cung cấp một số thông tin liên quan đến vấn đề này. Cụ thể, từ khi bỏ Sổ hộ khẩu các cặp đôi quan tâm đến việc những giấy tờ để đăng ký kết hôn sẽ thay đổi như thế nào? Theo đó, từ ngày 01/01/2023, chính thức bỏ sổ hộ khẩu thì người dân không cần phải xuất trình sổ hộ khẩu khi đăng ký kết hôn. Những giấy tờ cần xuất trình khi đăng ký kết hôn là gì? Việc xuất trình giấy tờ tuỳ thân khi đăng ký hộ tịch được quy định tại khoản 1 Điều 2 Nghị định 123/2015/NĐ-CP. Theo đó, giấy tờ cần xuất trình trong trường hợp đăng ký kết hôn là bản chính của một trong các giấy tờ: Chứng minh nhân dân, Căn cước công dân hoặc hộ chiếu hoặc giấy tờ khác có dán ảnh và có thông tin cá nhân, còn hạn để chứng minh về nhân thân. Xem thêm bài viết liên quan: Bộ Tư pháp hướng dẫn thủ tục đăng ký kết hôn, xác nhận tình trạng hôn nhân online Đặc biệt, khoản 2 Điều 13 Nghị định 104/2022/NĐ-CP sửa đổi về việc xuất trình sổ hộ khẩu, sổ tạm trú khi thực hiện thủ tục hành chính đã bãi bỏ quy định: “Trong giai đoạn chuyển tiếp, người yêu cầu đăng ký hộ tịch phải xuất trình giấy tờ chứng minh nơi cư trú” Như vậy, hiện nay khi thực hiện thủ tục đăng ký kết hôn, nam nữ không cần phải xuất trình sổ hộ khẩu, sổ tạm trú để chứng minh nơi cư trú của mình. Thủ tục đăng ký kết hôn khi bỏ Sổ hộ khẩu Theo quy định tại Quyết định 2228/QĐ-BTP năm 2022 hồ sơ đăng ký kết hôn được gồm: - Tờ khai đăng ký kết hôn theo mẫu, có đủ thông tin của hai bên nam, nữ. Hai bên nam, nữ có thể khai chung vào một Tờ khai đăng ký kết hôn (nếu người có yêu cầu lựa chọn nộp hồ sơ theo hình thức trực tiếp); Tải Tờ khai đăng ký kết hôn https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2023/04/15/To-khai-dang-ky-ket-hon.doc - Người có yêu cầu đăng ký kết hôn thực hiện việc nộp/xuất trình (theo hình thức trực tiếp) hoặc tải lên (theo hình thức trực tuyến) các giấy tờ sau: Giấy tờ phải nộp: Bản chính Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân do Ủy ban nhân dân cấp xã có thẩm quyền cấp trong trường hợp người yêu cầu đăng ký kết hôn không đăng ký thường trú tại địa bàn xã, phường, thị trấn làm thủ tục đăng ký kết hôn. Giấy tờ phải xuất trình: + Hộ chiếu hoặc Chứng minh nhân dân hoặc Thẻ căn cước công dân hoặc các giấy tờ khác có dán ảnh và thông tin cá nhân do cơ quan có thẩm quyền cấp, còn giá trị sử dụng để chứng minh về nhân thân của người có yêu cầu đăng ký khai sinh. + Giấy tờ chứng minh nơi cư trú. + Trích lục ghi chú ly hôn đối với trường hợp công dân Việt Nam đăng ký thường trú tại địa bàn xã làm thủ tục đăng ký kết hôn, đã được giải quyết việc ly hôn, hủy việc kết hôn trước đó tại cơ quan có thẩm quyền nước ngoài. Xem thêm bài viết liên quan: Bộ Tư pháp hướng dẫn thủ tục đăng ký kết hôn, xác nhận tình trạng hôn nhân online
Ai phải thông báo lưu trú? Hướng dẫn thông báo lưu trú trên ứng dụng VneID
Theo Luật Cư trú 2020, đối tượng nào sẽ phải thông báo lưu trú? Để thuận tiện và nhanh chóng, người dân có thể thực hiện thông báo lưu trú trên ứng dụng VNeID không? Bài viết sẽ cung cấp một số thông tin liên quan đến vấn đề này. Đối tượng nào cần phải thông báo lưu trú? Theo khoản 6 Điều 2 Luật Cư trú 2020, lưu trú được quy định là việc công dân ở lại một địa điểm không phải nơi thường trú hoặc nơi tạm trú trong thời gian ít hơn 30 ngày. Song, khoản 1 Điều 30 Luật Cư trú 2020 cũng quy định khi có người đến lưu trú, thành viên hộ gia đình, người đại diện cơ sở chữa bệnh, cơ sở lưu trú du lịch và các cơ sở khác có chức năng lưu trú có trách nhiệm thông báo việc lưu trú với cơ quan đăng ký cư trú. Trường hợp người đến lưu trú tại chỗ ở của cá nhân, hộ gia đình mà cá nhân, thành viên hộ gia đình không có mặt tại chỗ ở đó thì người đến lưu trú có trách nhiệm thông báo việc, lưu trú với cơ quan đăng ký cư trú. Căn cứ các quy định nêu trên, khi công dân đến cư trú tại một địa điểm khác nơi thường trú hoặc tạm trú của mình như đến ở chơi nhà người thân, bạn bè… trong thời gian dưới 30 ngày thì phải thực hiện thông báo lưu trú theo quy định. Lợi ích của ứng dụng VNeID VNeID là ứng dụng do Trung tâm dữ liệu quốc gia về dân cư thuộc Bộ Công an Việt Nam phát triển dựa trên nền tảng ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử. Điều 13 Nghị định 59/2022/NĐ-CP quy định, công dân có thể sử dụng tài khoản định danh điện tử mức độ 2 trên VNeID để thay thế nhiều loại giấy tờ truyền thống khi thực hiện các thủ tục hành chính, cụ thể: - Có giá trị tương đương như việc sử dụng CCCD trong thực hiện các giao dịch có yêu cầu xuất trình CCCD. - Có giá trị chứng minh cư trú thay cho Sổ hộ khẩu, giấy xác nhận cư trú. - Có giá trị cung cấp thông tin trong các loại giấy tờ đã được tích hợp vào tài khoản định danh điện tử như: GPLX, Hộ chiếu, thẻ BHYT, giấy chứng nhận tiêm chủng… để cơ quan, tổ chức có thẩm quyền đối chiếu khi thực hiện các giao dịch có yêu cầu xuất trình giấy tờ đó. Ngoài việc thay thế các giấy tờ hành chính quan trọng, ứng dụng VNeID còn có nhiều tính năng đáng chú ý khác như: tố giác tội phạm, đăng ký tiêm chủng, khai báo y tế, trả tiền điện, nước…đặc biệt là tính năng khai báo lưu trú Hướng dẫn thông báo lưu trú trên ứng dụng VneID Hiện nay, ứng dụng VNeID đã có tình năng thông báo lưu trú đến cơ quan công an, nên nếu người dân đã có tài khoản định danh điện tử mức 1, mức 2 thì có thể sử dụng ứng dụng VNeID để thực hiện. Bước 1: Chọn tính năng thông báo lưu trú Tài khoản định danh mức 1, mức 2, tại màn hình trang chủ, chọn chức năng “Thủ tục hành chính”=> Chọn “Thông báo lưu trú”. Bước 2: Tạo yêu cầu Trên màn hình hiện hiển thị những thông báo lưu trú gần nhất, chọn “Tạo mới yêu cầu” => Hiển thị những cơ sở lưu trú mà chúng ta đã khai báo lưu trú gần đây. Bước 3: Chọn bản ghi cơ sở lưu trú để tiếp tục khai báo Chọn “Thông báo lưu trú tới nơi cơ sở lưu trú khác” Bước 4: Chọn cơ quan thông báo Chọn địa chỉ cơ quan công an quản lý địa bàn cơ sở lưu trú mà chúng ta khai báo lưu trú. Bước 5: Chọn loại hình cơ sở lưu trú Sau khi nhập đầy đủ thông tin ứng dụng sẽ hiển thị tên danh sách các cơ sở lưu trú mà chúng ta sẽ chọn cơ sở lưu trú mà chúng ta muốn thông báo => Chọn “Tiếp tục” => “Xác nhận” Bước 6: Nhập thông tin người lưu trú để thông báo Chọn “người thông báo là người lưu trú” thì hệ thống sẽ tự động điền các thông tin, tài khoản vào các nhóm thông tin của người lưu trú thay vì nhập tay thông tin người lưu trú hoặc có thể chọn tính năng quét thẻ mã QR (góc phải trên cùng) để quét CCCD gắn chip thì thông tin sẽ được tự đồng điền trên phần mềm. Bước 7: Nhập lý do và thời gian lưu trú Nhập lý do và thời gian lưu trú đúng với thực tế => Chọn “Lưu”. Ngoài ra, chúng ta có thể thêm được nhiều người lưu trú trong cùng một thông báo lưu trú bằng cách chọn “Thêm người lưu trú”. Sau đó, các thao tác tương tự. Khi hoàn thành thông tin thì chọn “Tiếp tục”. Bước 8: Hoàn tất Màn hình sẽ hiển thị để xác nhận lại thông tin của người lưu trú để chúng ta rà soát lại các thông tin, sau khi hoàn tất thì chọn “Gửi yêu cầu”.
Phải có hợp đồng thuê nhà trên 05 năm mới được đăng ký thường trú ở chỗ thuê?
Pháp luật quy định như thế nào về việc đăng ký thường trú đối với người thuê nhà? Người thuê muốn đăng ký thường trú để thuận tiện trong việc học hành, công việc thì có được không? Trường hợp nào người thuê nhà được đăng ký thường trú, có bắt buộc phải có hợp đồng thuê nhà trên 05 năm không? Bài viết sẽ cung cấp một số thông tin liên quan đến vấn đề này. Điều kiện đăng ký thường trú là gì? Căn cứ theo Điều 20 Luật Cư trú 2020 quy định về điều kiện đăng ký thường trú của công dân như sau: - Công dân có chỗ ở hợp pháp thuộc quyền sở hữu của mình thì được đăng ký thường trú tại chỗ ở hợp pháp đó. - Công dân được đăng ký thường trú tại chỗ ở hợp pháp không thuộc quyền sở hữu của mình khi được chủ hộ và chủ sở hữu chỗ ở hợp pháp đó đồng ý trong các trường hợp sau đây: + Vợ về ở với chồng; chồng về ở với vợ; con về ở với cha, mẹ; cha, mẹ về ở với con; + Người cao tuổi về ở với anh ruột, chị ruột, em ruột, cháu ruột; người khuyết tật đặc biệt nặng, người khuyết tật nặng, người không có khả năng lao động, người bị bệnh tâm thần hoặc bệnh khác làm mất khả năng nhận thức, khả năng điều khiển hành vi về ở với ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột, bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột, cháu ruột, người giám hộ; + Người chưa thành niên được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý hoặc không còn cha, mẹ về ở với cụ nội, cụ ngoại, ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột, bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; người chưa thành niên về ở với người giám hộ. (Căn cứ tại khoản 2 Điều 20 Luật Cư trú 2020) Xem thêm bài viết Mức lệ phí đăng ký thường trú, tạm trú mới nhất áp dụng từ 05/02/2023. - Đối với trường hợp người thuê nhà không thuộc khoản 2 nếu trên thì được đăng ký thường trú tại chỗ ở hợp pháp do thuê, mượn, ở nhờ khi đáp ứng các điều kiện sau: + Được chủ sở hữu chỗ ở hợp pháp đồng ý cho đăng ký thường trú tại địa điểm thuê, mượn, ở nhờ và được chủ hộ đồng ý nếu đăng ký thường trú vào cùng hộ gia đình đó; + Bảo đảm điều kiện về diện tích nhà ở tối thiểu do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quy định nhưng không thấp hơn 08 m2 sàn/người. Như vậy, không cần phải có hợp đồng thuê nhà trên 05 năm mà người thuê nhà chỉ cần đáp ứng được điều kiện về diện tích nhà ở tối thiểu và được chủ sở hữu nhà cũng như chủ hộ đồng ý thì người thuê nhà được đăng ký thường trú tại nhà thuê đó. Lưu ý: Việc đồng ý cho đăng ký thường trú của chủ nhà có thể được thực hiện bằng văn bản hoặc lời nói. Người thuê nhà đăng ký thường trú cần những giấy tờ gì? Theo khoản 3 Điều 21 Luật Cư trú 2020 quy định về hồ sơ đăng ký thường trú như sau: - Tờ khai thay đổi thông tin cư trú, trong đó ghi rõ ý kiến đồng ý cho đăng ký thường trú của chủ hộ, chủ sở hữu chỗ ở hợp pháp được cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ hoặc người được ủy quyền, trừ trường hợp đã có ý kiến đồng ý bằng văn bản; - Hợp đồng cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ hoặc văn bản về việc cho mượn, cho ở nhờ chỗ ở hợp pháp đã được công chứng hoặc chứng thực theo quy định của pháp luật; - Giấy tờ, tài liệu chứng minh đủ diện tích nhà ở để đăng ký thường trú theo quy định. Trình tự, thủ tục đăng ký thường trú Người đăng ký thường trú nộp hồ sơ đăng ký thường trú đến cơ quan đăng ký cư trú nơi mình cư trú. Khi tiếp nhận hồ sơ đăng ký thường trú, cơ quan đăng ký cư trú kiểm tra và cấp phiếu tiếp nhận hồ sơ cho người đăng ký; trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ thì hướng dẫn người đăng ký bổ sung hồ sơ. Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, cơ quan đăng ký cư trú có trách nhiệm thẩm định, cập nhật thông tin về nơi thường trú mới của người đăng ký vào Cơ sở dữ liệu về cư trú và thông báo cho người đăng ký về việc đã cập nhật thông tin đăng ký thường trú; trường hợp từ chối đăng ký thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do. Người đã đăng ký thường trú mà chuyển đến chỗ ở hợp pháp khác và đủ điều kiện đăng ký thường trú thì có trách nhiệm đăng ký thường trú tại nơi ở mới theo quy định của Luật này trong thời hạn 12 tháng kể từ ngày đủ điều kiện đăng ký. Xem thêm bài viết Mức lệ phí đăng ký thường trú, tạm trú mới nhất áp dụng từ 05/02/2023.
Mức lệ phí đăng ký thường trú, tạm trú mới nhất áp dụng từ 05/02/2023
Vừa qua, Bộ Tài chính ban hành Thông tư 75/2022/TT-BTC quy định về mức thu, nộp và quản lý lệ phí đăng ký cư trú. Theo đó, kể từ ngày 05/02/2023 sẽ áp dụng mức thu lệ phí đăng ký thường trú, tạm trú, gia hạn tạm trú, tách hộ sẽ đóng cùng mức lệ phí từ 5.000-20.000 đồng/lượt. Theo Thông tư 75/2022/TT-BTC, Bộ Tài chính vừa ban hành ngày 22/12/2022 quy định công dân Việt Nam khi thực hiện thủ tục đăng ký cư trú (đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú, gia hạn tạm trú, tách hộ) với cơ quan đăng ký cư trú theo quy định pháp luật cư trú thì phải nộp lệ phí theo quy định tại Thông tư 75/2022/TT-BTC. Cụ thể: - Người nộp lệ phí thực hiện nộp lệ phí khi nộp hồ sơ đăng ký cư trú và được cơ quan đăng ký cư trú tiếp nhận. - Người nộp lệ phí thực hiện nộp lệ phí, tổ chức thu lệ phí thực hiện kê khai, thu, nộp lệ phí thu được theo quy định tại Thông tư số 74/2022/TT-BTC ngày 22/12/2022 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định về hình thức, thời hạn thu, nộp, kê khai các khoản phí, lệ phí thuộc thẩm quyền quy định của Bộ Tài chính. - Tổ chức thu lệ phí nộp 100% lệ phí thu được vào ngân sách nhà nước (ngân sách trung ương) theo chương, tiểu mục của Mục lục ngân sách nhà nước hiện hành. Nguồn chi phí trang trải cho việc thu lệ phí được ngân sách nhà nước (ngân sách trung ương) bố trí trong dự toán của tổ chức thu theo chế độ, định mức chi ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật. Mức thu, nộp lệ phí đăng ký cư trú bao nhiêu? Theo đó, mức thu lệ phí trong trường hợp công dân nộp hồ sơ trực tiếp được quy định như sau: + Đăng ký thường trú: 20.000 đồng/ lượt + Đăng ký tạm trú, gia hạn tạm trú: 15.000 đồng/lượt + Đăng ký tạm trú theo danh sách, gia hạn tạm trú theo danh sách: 10.000 đồng/lượt + Tách hộ: 10.000 đồng /lượt Lưu ý: đối với trường hợp công dân nộp hồ sơ qua cổng dịch vụ trực tuyến thì phí sẽ giảm ½ so với đăng ký trực tiếp. STT Nội dung Đơn vị tính Trường hợp công dân nộp hồ sơ trực tiếp Trường hợp công dân nộp hồ sơ qua cổng dịch vụ công trực tuyến 1 Đăng ký thường trú Đồng/lần đăng ký 20.000 10.000 2 Đăng ký tạm trú, gia hạn tạm trú (cá nhân, hộ gia đình) Đồng/lần đăng ký 15.000 7.000 3 Đăng ký tạm trú theo danh sách, gia hạn tạm trú theo danh sách Đồng/người đăng ký 10.000 5.000 4 Tách hộ Đồng/lần đăng ký 10.000 5.000 Cơ quan đăng ký cư trú sẽ bao gồm những cơ quan nào? Tại Điều 2 Luật Cư trú 2020 có quy định về cơ quan đăng ký cư trú như sau: Cơ quan đăng ký cư trú là cơ quan quản lý cư trú trực tiếp thực hiện việc đăng ký cư trú của công dân, bao gồm Công an xã, phường, thị trấn; Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương ở nơi không có đơn vị hành chính cấp xã.
Hướng dẫn làm thủ tục nhập hộ khẩu vào nhà chồng
Nhập hộ khẩu sau khi kết hôn là việc mà đa số các cặp vợ chồng đều thực hiện vì dọn về sống cùng chung một nhà. Sau đây, bài viết sẽ hướng dẫn các hồ sơ, thủ tục nhập hộ khẩu cho vợ khi về nhà chồng. Thứ nhất, điều kiện nhập khẩu cho vợ vào nhà chồng Trường hợp vợ về ở với chồng, căn cứ khoản 2 Điều 20 Luật Cư trú 2020, công dân được đăng ký thường trú tại chỗ ở hợp pháp không thuộc quyền sở hữu của mình khi được chủ hộ và chủ sở hữu chỗ ở hợp pháp đó đồng ý. Theo đó, nếu người vợ nhập hộ khẩu vào nhà chồng thì cần có sự đồng ý từ chủ hộ và chủ sở hữu căn nhà. Thứ hai, hồ sơ đăng ký thường trú - Tờ khai thay đổi thông tin cư trú, trong đó ghi rõ ý kiến đồng ý cho đăng ký thường trú của chủ hộ, chủ sở hữu chỗ ở hợp pháp hoặc người được ủy quyền, trừ trường hợp đã có ý kiến đồng ý bằng văn bản; - Giấy tờ, tài liệu để chứng minh quan hệ vợ, chồng: Giấy chứng nhận kết hôn; giấy xác nhận tình trạng hôn nhân; xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi không có đơn vị hành chính cấp xã nơi cư trú; Trừ trường hợp đã có thông tin thể hiện quan hệ này trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu về cư trú. Thứ ba, thủ tục nhập hộ khẩu về nhà chồng Thủ tục Bước 1: Người đăng ký thường trú nộp hồ sơ đăng ký thường trú đến cơ quan đăng ký cư trú nơi mình cư trú. Bước 2: Khi tiếp nhận hồ sơ đăng ký thường trú, cơ quan đăng ký cư trú kiểm tra và cấp phiếu tiếp nhận hồ sơ cho người đăng ký; trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ thì hướng dẫn người đăng ký bổ sung hồ sơ. Bước 3: Cơ quan đăng ký cư trú có trách nhiệm thẩm định, cập nhật thông tin về nơi thường trú mới của người đăng ký vào Cơ sở dữ liệu về cư trú và thông báo cho người đăng ký về việc đã cập nhật thông tin đăng ký thường trú; trường hợp từ chối đăng ký thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do. Trong đó, cơ quan đăng ký cư trú là: - Công an xã, phường, thị trấn; - Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương ở nơi không có đơn vị hành chính cấp xã. Thời gian thực hiện - 07 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, hợp lệ. Nếu từ chối đăng ký thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do. Cơ quan thực hiện Cơ quan đăng ký cư trú nơi mình cư trú Lệ phí làm thủ tục Lệ phí làm thủ tục nhập hộ khẩu hiện nay do các địa phương tự quy định. Chậm nhập hộ khẩu vào nhà chồng, vợ có bị phạt? Căn cứ tại Điều 20 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 quy định: Việc lựa chọn nơi cư trú của vợ chồng do vợ chồng thỏa thuận, không bị ràng buộc bởi phong tục, tập quán, địa giới hành chính. Đồng thời tại Điều 43 Bộ luật dân sự 2015 quy định về nơi cư trú của vợ, chồng như sau: - Nơi cư trú của vợ, chồng là nơi vợ, chồng thường xuyên chung sống. - Vợ, chồng có thể có nơi cư trú khác nhau nếu có thỏa thuận. Điều 14 của Luật Cư trú 2020 quy định về nơi cư trú của vợ, chồng như sau: - Nơi cư trú của vợ, chồng là nơi vợ, chồng thường xuyên chung sống; - Vợ, chồng có thể có nơi cư trú khác nhau theo thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật có liên quan. Dựa vào những căn cứ trên có thể thấy việc lựa chọn nơi cư trú của vợ, chồng theo thỏa thuận của vợ chồng, pháp luật không có quy định bắt buộc vợ phải nhập khẩu vào nhà chồng. Tóm lại, nếu không nhập khẩu cho vợ về nhà chồng thì cũng không bị coi là hành vi vi phạm pháp luật, song việc nhập hộ khẩu chậm cũng không bị xử phạt.
Có bắt buộc nhập hộ khẩu vào nhà chồng sau khi đăng ký kết hôn?
Kết hôn là một bước ngoặt, là một sự kiện quan trọng trong đời. Tuy vậy, vẫn có nhiều vấn đề xoay quanh chủ đề trên mà làm không ít người phải băn khoăn. Cụ thể, nhiều bạn nữ thắc mắc “Liệu kết hôn rồi có buộc nhập hộ khẩu vào nhà chồng hay không?” Bài viết sẽ cung cấp một số thông tin liên quan đến vấn đề này. Đa số, khi đăng ký kết hôn, vợ và chồng thường sẽ thực hiện thủ tục để nhập khẩu vào chung với nhau. Tuy nhiên, pháp luật hiện nay quy định như thế nào về nhập khẩu chung khi kết hôn? Kết hôn rồi có bắt buộc nhập hộ khẩu vào nhà chồng không? Sau khi hai người nam, nữ xác lập quan hệ vợ, chồng thì phải thực hiện quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng. Một trong số đó là nghĩa vụ sống chung với nhau. Cụ thể, khoản 2 Điều 19 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 nêu rõ: Vợ chồng có nghĩa vụ sống chung với nhau, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác hoặc do yêu cầu của nghề nghiệp, công tác, học tập, tham gia các hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội và lý do chính đáng khác. Căn cứ tại Điều 20 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 quy định: Việc lựa chọn nơi cư trú của vợ chồng do vợ chồng thỏa thuận, không bị ràng buộc bởi phong tục, tập quán, địa giới hành chính. Đồng thời tại Điều 43 Bộ luật dân sự 2015 quy định về nơi cư trú của vợ, chồng như sau: - Nơi cư trú của vợ, chồng là nơi vợ, chồng thường xuyên chung sống. - Vợ, chồng có thể có nơi cư trú khác nhau nếu có thỏa thuận. Điều 14 của Luật Cư trú 2020 quy định về nơi cư trú của vợ, chồng như sau: - Nơi cư trú của vợ, chồng là nơi vợ, chồng thường xuyên chung sống; - Vợ, chồng có thể có nơi cư trú khác nhau theo thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật có liên quan. Dựa vào những căn cứ trên có thể thấy việc lựa chọn nơi cư trú của vợ, chồng theo thỏa thuận của vợ chồng, pháp luật không có quy định bắt buộc vợ phải nhập khẩu vào nhà chồng. Tóm lại, nếu không nhập khẩu cho vợ về nhà chồng thì cũng không bị coi là hành vi vi phạm pháp luật. Về nhà chồng ở không đăng ký tạm trú có bị phạt không? Căn cứ theo Điều 27 Luật Cư trú 2020 về điều kiện đăng ký tạm trú như sau: - Công dân đến sinh sống tại chỗ ở hợp pháp ngoài phạm vi đơn vị hành chính cấp xã nơi đã đăng ký thường trú để lao động, học tập hoặc vì mục đích khác từ 30 ngày trở lên thì phải thực hiện đăng ký tạm trú. - Thời hạn tạm trú tối đa là 02 năm và có thể tiếp tục gia hạn nhiều lần Ngoài ra còn quy định những địa điểm mà công dân không được đăng ký tạm trú mới tại Điều 23 Luật Cư trú 2020 Như vậy, việc đăng ký hộ khẩu về nhà chồng sau khi vợ chồng đã đăng ký kết hôn không phải là quy định bắt buộc theo quy định pháp luật, Tuy nhiên, bạn đã kết hôn và ở với nhà chồng từ 30 ngày trở lên thì phải thực hiện đăng ký tạm trú theo quy định. Xử phạt hành vi không thực hiện đúng quy định việc đăng ký tạm trú Việc đăng ký tạm trú là nghĩa vụ của công dân. Do đó, nếu không thực hiện hoặc thực hiện không đúng trong thời hạn quy định (30 ngày kể từ ngày đến sinh sống tại nơi ở trọ) thì có thể bị phạt, như sau: Căn cứ tại Điều 9 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ; phòng, chống bạo lực gia đình quy định: Hành vi vi phạm quy định về đăng ký và quản lý cư trú bị phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây: - Không thực hiện đúng quy định về đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú, xóa đăng ký thường trú, xóa đăng ký tạm trú, tách hộ hoặc điều chỉnh thông tin về cư trú trong Cơ sở dữ liệu về cư trú; - Không thực hiện đúng quy định về thông báo lưu trú, khai báo tạm vắng; - Không xuất trình sổ hộ khẩu, sổ tạm trú, xác nhận thông tin về cư trú, giấy tờ khác liên quan đến cư trú theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền. Theo đó, khi về ở nhà chồng mà từ 30 ngày trở lên thì có thể bị phạt đến 01 triệu động. Ngoài ra, nếu đã cư trú tại chỗ ở hợp pháp mới , đủ điều kiện đăng ký cư trú nhưng không thực hiện thủ tục thay đổi nơi đăng ký cư trú thì sẽ bị phạt từ 01-02 triệu đồng theo quy định tại điểm d khoản 2 Điều 9 Nghị định 144/2021/NĐ-CP.
Hướng dẫn thủ tục đăng ký cư trú đối với người sinh sống lâu dài ở khu đất dịch vụ
Bộ Công an trả lời cử tri về đề nghị đưa ra giải pháp tháo gỡ khó khăn trong thủ tục đăng ký thường trú, tạm trú đối với người dân sinh sống ổn định lâu dài tại các khu đất dịch vụ. Một cử tri ở thành phố Hà Nội đã trình bày về bất cập khi thực hiện Luật Cư trú 2020, cụ thể đối với người dân sinh sống ổn định lâu dài tại các khu đất dịch vụ (đất phi nông nghiệp chưa được chuyển đổi thành đất ở) khó khăn trong đăng ký thường trú, tạm trú theo quy định. Theo đó, đề nghị Bộ Công an xem xét và có giải pháp tháo gỡ. Bộ Công an trả lời về vướng mắc của cử tri như sau: Theo quy định của Luật Cư trú và các văn bản hướng dẫn thi hành thì công dân khi đăng ký thường trú, tạm trú phải có chỗ ở hợp pháp. Đồng thời, tại Điều 5 Nghị định 62/2021/NĐ-CP ngày 29/6/2021 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều Luật Cư trú đã quy định cụ thể các loại giấy tờ, tài liệu chứng minh chỗ ở hợp pháp; theo đó, các khu dân cư, nhà ở tự phát không có giấy tờ tài liệu chứng minh chỗ ở hợp pháp thì không đủ điều kiện đăng ký cư trú. Để công tác quản lý cư trú được hiệu quả, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp đối với các trường hợp đang cư trú tại các khu dân cư, nhà ở tự phát, Bộ Công an đã chỉ đạo Công an cơ sở tiến hành phân loại và hướng dẫn cụ thể đối với từng trường hợp người dân, cụ thể như sau: - Đối với các trường hợp sinh sống ổn định, nhà ở, đất ở không có tranh chấp về quyền sở hữu, quyền sử dụng đất ở thì phối hợp với đơn vị liên quan tham mưu, đề xuất UBND cấp xã thực hiện việc xác nhận nhà ở, đất ở không có tranh chấp về quyền sở hữu, quyền sử dụng đất ở để lực lượng Công an có cơ sở giải quyết đăng ký cư trú cho công dân theo quy định Luật Cư trú và các văn bản hướng dẫn thi hành. - Đối với công dân đã có nơi thường trú hoặc tạm trú nhưng nơi ở hiện tại không đủ điều kiện để đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú (UBND không xác nhận tình trạng nhà ở, đất ở) thì hướng dẫn công dân khai báo về nơi ở hiện tại với cơ quan đăng ký cư trú để được cập nhật nơi ở hiện tại vào Cơ sở dữ liệu về cư trú và Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. - Đối với trường hợp không có đủ điều kiện về chỗ ở hợp pháp để đăng ký thường trú, tạm trú tại nơi đang cư trú thì Công an cơ sở hướng dẫn người dân khai báo thông tin về cư trú theo quy định của Điều 19 Luật Cư trú và Điều 4 Nghị định 62/2021/NĐ-CP. Sau khi người dân thực hiện khai báo thông tin về cư trú theo hướng dẫn, nếu có nhu cầu thì Công an cơ sở cấp giấy xác nhận cư trú cho công dân để thực hiện các giao dịch dân sự. Trên đây là câu trả lời của Bộ Công an về thủ tục đăng ký thường trú, tạm trú đối với người dân sinh sống ổn định lâu dài tại các khu đất dịch vụ. Xem chi tiết tại đây
Cách đổi chủ hộ khi không còn sổ hộ khẩu năm 2023
Như những ngày qua nhiều báo đài, cơ quan có thẩm quyền đã thông tin về quy định sổ hộ khẩu giấy, sổ tạm trú giấy đã bị khai tử từ ngày 01/01/2023 và thay vào đó là việc thực hiện các thủ tục hành chính sẽ được áp dụng bằng phương thức điện tử (định danh điện tử, CCCD,...). Như vậy mọi phương thức thực hiện hiện nay đều trên môi trường điện tử, trong trường hợp đổi chủ hộ đối với những người lần đầu thực hiện hình thức mới thì phải làm thế nào? 1. Thay đổi chủ hộ phải thay đổi thông tin cư trú Do sổ hộ khẩu không còn giá trị sử dụng vì vậy người dân sẽ thực hiện thủ tục thay đổi sổ hộ khẩu và điều chỉnh thông tin về cư trú trong Cơ sở dữ liệu về cư trú nếu thuộc 01 trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 26 Luật Cư trú 2020: - Thay đổi chủ hộ. - Thay đổi thông tin về hộ tịch so với thông tin đã được lưu trữ trong Cơ sở dữ liệu về cư trú. - Thay đổi địa chỉ nơi cư trú trong Cơ sở dữ liệu về cư trú do có sự điều chỉnh về địa giới đơn vị hành chính, tên đơn vị hành chính, tên đường, phố, tổ dân phố, thôn, xóm, làng, ấp, bản, buôn, phum, sóc, cách đánh số nhà. Do đó, trường hợp muốn thay đổi chủ hộ thì người dân chỉ có thể thực hiện điều chỉnh thông tin cư trú trong Cơ sở dữ liệu về cư trú tại cơ quan có thẩm quyền. 2. Thủ tục thực hiện thay đổi chủ hộ Người dân thay đổi chủ hộ cần chuẩn bị hồ sơ điều chỉnh thông tin về cư trú khi thay đổi chủ hộ bao gồm: Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ - Tờ khai thay đổi thông tin cư trú. - Giấy tờ, tài liệu chứng minh việc điều chỉnh thông tin. Bước 2: Thành viên hộ gia đình nộp hồ sơ đến cơ quan đăng ký cư trú. - Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, cơ quan đăng ký cư trú có trách nhiệm điều chỉnh thông tin về chủ hộ trong Cơ sở dữ liệu về cư trú. - Sau đó, thông báo cho thành viên hộ gia đình về việc đã cập nhật thông tin. (Trường hợp từ chối điều chỉnh thì phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do). Trường hợp có sự thay đổi về chủ hộ thì phải có ý kiến của chủ hộ trong Tờ khai thay đổi thông tin cư trú (trừ trường hợp đã có ý kiến đồng ý bằng văn bản) hoặc ý kiến thống nhất đề cử của các thành viên trong hộ gia đình hoặc văn bản của Tòa án quyết định chủ hộ. Trường hợp chủ hộ chết, mất tích, mất năng lực hành vi dân sự thì ngoài ý kiến thống nhất đề cử của các thành viên hộ gia đình phải có thêm Giấy chứng tử hoặc Quyết định của Tòa án tuyên bố chết, mất tích, mất năng lực hành vi dân sự. Căn cứ mục D thuộc Danh mục thủ tục hành chính thực hiện tại cấp xã kèm theo Quyết định 5548/QĐ-BCA-C06 năm 2021 về công bố thủ tục hành chính mới, được sửa đổi, bổ sung và bị bãi bỏ trong lĩnh vực đăng ký cư trú và lĩnh vực xuất nhập cảnh thuộc thẩm quyền giải quyết của Bộ Công an thì việc điều chỉnh thông tin về cư trú trong cơ sở dữ liệu về cư trú thì cơ quan xử lý là công an cấp xã. Như vậy, người dân thực hiện thay đổi chủ hộ, thì thành viên gia đình phải chuẩn bị hồ sơ đầy đủ gửi đến cơ quan công an cấp xã trong 03 ngày làm việc sẽ chỉnh lý thông tin về cư trú trong Cơ sở dữ liệu cho gia đình thực hiện sau đó thông báo đến người thực hiện biết.
Sinh sống ở nơi khác bao nhiêu ngày thì phải đăng ký tạm trú?
Để hưởng một mùa Tết ý nghĩa và tuân thủ luật pháp, bạn cần lưu tâm đến những quy định sau đây đối với những trường hơp về quê người yêu, bạn bè chơi Tết, đi du lịch, thăm người thân, họ hàng,... Cụ thể, tuân thủ đúng quy định về đăng ký tạm trú theo Luật Cư trú 2020. Xem thêm: Chủ nhà hay người thuê phải đăng ký tạm trú? Không đăng ký tạm trú có bị phạt không? Tạm trú là gì? Tạm trú được giải thích là việc công dân sinh sống tại một địa điểm thuộc đơn vị hành chính cấp xã hoặc đơn vị hành chính cấp huyện ở nơi không có đơn vị hành chính cấp xã (sau đây gọi chung là đơn vị hành chính cấp xã) được quy định tại khoản 2 Điều 2 Luật Cư trú 2020. Khi nào thì cần phải đăng ký tạm trú? Căn cứ theo Điều 27 Luật Cư trú 2020 về điều kiện đăng ký tạm trú như sau: - Công dân đến sinh sống tại chỗ ở hợp pháp ngoài phạm vi đơn vị hành chính cấp xã nơi đã đăng ký thường trú để lao động, học tập hoặc vì mục đích khác từ 30 ngày trở lên thì phải thực hiện đăng ký tạm trú. - Thời hạn tạm trú tối đa là 02 năm và có thể tiếp tục gia hạn nhiều lần - Công dân không được đăng ký tạm trú mới tại chỗ ở tại những địa điểm sau: + Chỗ ở nằm trong địa điểm cấm, khu vực cấm xây dựng hoặc lấn, chiếm hành lang bảo vệ quốc phòng, an ninh, giao thông, thủy lợi, đê điều, năng lượng, mốc giới bảo vệ công trình hạ tầng kỹ thuật, di tích lịch sử - văn hóa đã được xếp hạng, khu vực đã được cảnh báo về nguy cơ lở đất, lũ quét, lũ ống và khu vực bảo vệ công trình khác theo quy định của pháp luật. + Chỗ ở mà toàn bộ diện tích nhà ở nằm trên đất lấn, chiếm trái phép hoặc chỗ ở xây dựng trên diện tích đất không đủ điều kiện xây dựng theo quy định của pháp luật. + Chỗ ở đã có quyết định thu hồi đất và quyết định phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; chỗ ở là nhà ở mà một phần hoặc toàn bộ diện tích nhà ở đang có tranh chấp, khiếu nại liên quan đến quyền sở hữu, quyền sử dụng nhưng chưa được giải quyết theo quy định của pháp luật. + Chỗ ở bị tịch thu theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; phương tiện được dùng làm nơi đăng ký thường trú đã bị xóa đăng ký phương tiện hoặc không có giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật. + Chỗ ở là nhà ở đã có quyết định phá dỡ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Như vậy, việc bạn về quê người yêu ăn Tết hay du lịch, thăm họ hàng,... từ 30 ngày trở lên thì phải thực hiện đăng ký tạm trú theo quy định. Trách nhiệm về việc thông báo lưu trú Lưu trú là việc công dân ở lại một địa điểm không phải nơi thường trú hoặc nơi tạm trú trong thời gian ít hơn 30 ngày. Căn cứ tại Điều 30 Luật Cư trú 2020 quy định về Thông báo lưu trú như sau: - Khi có người đến lưu trú, thành viên hộ gia đình, người đại diện cơ sở chữa bệnh, cơ sở lưu trú du lịch và các cơ sở khác có chức năng lưu trú có trách nhiệm thông báo việc lưu trú với cơ quan đăng ký cư trú; trường hợp người đến lưu trú tại chỗ ở của cá nhân, hộ gia đình mà cá nhân, thành viên hộ gia đình không có mặt tại chỗ ở đó thì người đến lưu trú có trách nhiệm thông báo việc, lưu trú với cơ quan đăng ký cư trú. - Việc thông báo lưu trú được thực hiện trực tiếp, bằng điện thoại, phương tiện điện tử hoặc phương tiện khác do Bộ trưởng Bộ Công an quy định. - Nội dung thông báo về lưu trú bao gồm họ và tên, số định danh cá nhân hoặc số Chứng minh nhân dân, số hộ chiếu của người lưu trú; lý do lưu trú; thời gian lưu trú; địa chỉ lưu trú. - Việc thông báo lưu trú được thực hiện trước 23 giờ của ngày bắt đầu lưu trú; trường hợp người đến lưu trú sau 23 giờ thì việc thông báo lưu trú được thực hiện trước 08 giờ ngày hôm sau; trường hợp ông, bà, cha, mẹ, vợ, chồng, con, cháu, anh, chị, em ruột đến lưu trú nhiều lần thì chỉ cần thông báo lưu trú một lần. - Việc thông báo lưu trú được ghi vào sổ tiếp nhận lưu trú. Như vậy, nếu bạn đến ở nơi mà không phải nơi thường trú hoặc nơi tạm trú trong thời gian ít hơn 30 ngày thì cần thực hiện đúng quy định về thông báo lưu trú nêu trên. Xử phạt hành vi vi phạm về đăng ký tạm trú Căn cứ tại Điều 9 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ; phòng, chống bạo lực gia đình quy định: Hành vi vi phạm quy định về đăng ký và quản lý cư trú bị phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây: - Không thực hiện đúng quy định về đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú, xóa đăng ký thường trú, xóa đăng ký tạm trú, tách hộ hoặc điều chỉnh thông tin về cư trú trong Cơ sở dữ liệu về cư trú; - Không thực hiện đúng quy định về thông báo lưu trú, khai báo tạm vắng; - Không xuất trình sổ hộ khẩu, sổ tạm trú, xác nhận thông tin về cư trú, giấy tờ khác liên quan đến cư trú theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền. Theo đó, khi về quê người yêu chơi Tết, du lịch, thăm họ hàng,... mà dưới 30 ngày thì bạn không phải thực hiện đăng ký tạm trú. Tuy nhiên, phải thực hiện việc thông báo lưu trú theo đúng quy định tại Điều 30 Luật Cư trú 2020. Bên cạnh đó, với hành vi không thực hiện đúng quy định về đăng ký tạm trú thì mức phạt có thể đến 1 triệu đồng. Xem thêm: Chủ nhà hay người thuê phải đăng ký tạm trú? Không đăng ký tạm trú có bị phạt không?
Thủ tục đăng ký tạm trú online
Hiện nay, công nghệ phát triển, việc đăng ký tạm trú cũng từ đó mà trở nên tiện lợi hơn, tiết kiệm được các chi phí đi lại, hồ sơ cho người dân. Bài viết sẽ hướng dẫn cho người đọc cách đăng ký tạm trú online nhằm giúp người đọc hiểu rõ hơn về các thủ tục. Đăng ký tạm trú là gì? Căn cứ theo Điều 2 Luật Cư trú 2020 quy định: Việc đăng ký cư trú là việc thực hiện thủ tục đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú, khai báo tạm vắng; thông báo lưu trú và khai báo thông tin, điều chỉnh thông tin về cư trú. Theo đó, nơi tạm trú dược hiểu là nơi công dân sinh sống trong một khoảng thời gian nhất định ngoài nơi thường trú và đã được đăng ký tạm trú. Điều kiện đăng ký tạm trú Tại Điều 27 Luật Cư trú 2020 quy định về điều kiện đăng ký tạm trú như sau: - Công dân đến sinh sống tại chỗ ở hợp pháp ngoài phạm vi đơn vị hành chính cấp xã nơi đã đăng ký thường trú để lao động, học tập hoặc vì mục đích khác từ 30 ngày trở lên thì phải thực hiện đăng ký tạm trú. - Thời hạn tạm trú tối đa là 02 năm và có thể tiếp tục gia hạn nhiều lần - Công dân không được đăng ký tạm trú mới tại chỗ ở quy định tại Điều 23 Luật Cư trú 2020. Không đăng ký tạm trú bao lâu thì bị phạt? Theo quy định tại khoản 1 Điều 27 Luật Cư trú 2020, việc đăng ký tạm trú là nghĩa vụ của công dân. Do đó, nếu không thực hiện hoặc thực hiện không đúng trong thời hạn quy định (30 ngày kể từ ngày đến sinh sống tại nơi ở trọ) thì có thể bị phạt. Cụ thể, người nào không thực hiện đúng quy định về đăng ký tạm trú, xoá đăng ký tạm trú hoặc điều chỉnh thông tin về cư trú trong Cơ sở dữ liệu về cư trú sẽ bị phạt tiền từ 500 nghìn đồng - 1 triệu đồng theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 9 Nghị định 144/2021/NĐ-CP. Ngoài ra, nếu đã cư trú tại chỗ ở hợp pháp mới (chuyển chỗ trọ mới...), đủ điều kiện đăng ký cư trú nhưng không thực hiện thủ tục thay đổi nơi đăng ký cư trú thì sẽ bị phạt từ 01-02 triệu đồng theo quy định tại điểm d khoản 2 Điều 9 Nghị định 144/2021/NĐ-CP. Nghĩa vụ đăng ký tạm trú là người thuê nhà và phải đăng ký trong thời gian 30 ngày kể từ ngày chuyển đến nơi ở trọ. Nếu không thực hiện đúng quy định này, người thuê nhà sẽ bị phạt đến 1 triệu đồng. Thủ tục đăng ký tạm trú online Bước 1: Truy cập Cổng dịch vụ công quản lý cư trú (https://dichvucong.dancuquocgia.gov.vn/) Bước 2: Chọn mục “Đăng nhập” Người dân thực hiện thao tác đăng nhập vào tài khoản dịch vụ công. Trường hợp không có tài khoản thì thực hiện việc đăng ký tài khoản dịch vụ công. Bước 3: Tại trang chủ, chọn mục “Đăng ký tạm trú” Cách 1: Tại trang chủ chọn mục “Đăng ký tạm trú”; Cách 2: Tại trang chủ chọn mục “Dịch vụ công” sau đó chọn “Đăng ký tạm trú”. Bước 4: Điền thông tin theo yêu cầu Lưu ý: - Tại mục "Thông báo thông tin hồ sơ" người dân có thể chọn nhận theo 02 cách: + Qua email; + Nhận qua Cổng thông tin. - Tại mục "Nhận kết quả giải quyết" người dân có thể chọn nhận theo 03 cách: + Nhận trực tiếp; + Qua email; + Nhận qua Cổng thông tin. Bước 5: Đính kèm thông tin hồ sơ theo yêu cầu Lưu ý: Cần điền đủ thông tin theo yêu cầu để đính kèm hồ sơ Bước 6: Xác nhận trách nhiệm trước pháp luật và gửi hồ sơ Bước 7: Chỉnh sửa lại hồ sơ (nếu có) Tại trang chủ chọn “Hồ sơ” sau đó chọn mục “Sửa hồ sơ”
Luật cư trú 2020 Luật cư trú 2020 được Quốc hội thông qua tại kỳ họp 10 ngày 13/11/2020 theo đó: - Bỏ toàn bộ các thủ tục về cấp đổi sổ hộ khẩu, cấp lại sổ hộ khẩu, cấp giấy chuyển hộ khẩu, cấp đổi sổ tạm trú, cấp lại sổ tạm trú, điều chỉnh những thay đổi trong sổ tạm trú, gia hạn tạm trú (Khoản 3 Điều 38) - Bổ sung trường hợp bị xoá đăng ký thường trú. Ngoài các trường hợp bị xóa đăng ký thường trú như hiện nay, xem chi tiết các trường hợp TẠI ĐÂY - Luật bổ sung quy định điều kiện đăng ký thường trú vào chỗ ở do thuê, mượn, ở nhờ. Cụ thể, công dân được đăng ký thường trú tại chỗ ở hợp pháp do thuê, mượn, ở nhờ nếu bảo đảm điều kiện về diện tích nhà ở tối thiểu do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quy định nhưng không thấp hơn 08m2 sàn/người (Điểm b Khoản 3 Điều 20). Đồng thời, phải được chủ hộ, chủ sở hữu chỗ ở hợp pháp đồng ý cho đăng ký thường trú tại địa điểm thuê, mượn, ở nhờ. - Xóa điều kiện riêng khi muốn nhập khẩu các thành phố trực thuộc Trung ương. Đồng nghĩa, công dân khi muốn đăng ký thường trú vào TP. Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh không bị phân biệt về điều kiện. Luật Cư trú gồm 7 chương với 38 điều. Luật có hiệu lực từ 01/07/2021 thay thế Luật cư trú 2006 và Luật cư trú sửa đổi 2013. Xem chi tiết cụ thể Luật tại file đính kèm:
Có đơn phương xóa đăng ký thường trú của người vắng mặt quá lâu được không?
Trường hợp một người đã vắng mặt liên tục tại gia đình từ nhiều năm thì có thể yêu cầu xóa đăng ký thường trú của người này được không? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây. (1) Có đơn phương xóa đăng ký thường trú của người vắng mặt quá lâu được không? Căn cứ điểm d khoản 1 Điều 24 Luật Cư trú 2020 có quy định về những trường hợp bị xóa đăng ký thường trú như sau: “Vắng mặt liên tục tại nơi thường trú từ 12 tháng trở lên mà không đăng ký tạm trú tại chỗ ở khác hoặc không khai báo tạm vắng, trừ trường hợp xuất cảnh ra nước ngoài nhưng không phải để định cư hoặc trường hợp đang chấp hành án phạt tù, chấp hành biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, đưa vào trường giáo dưỡng;” Theo đó, đối với trường hợp một người đã vắng mặt liên tục tại gia đình nhiều năm thì người chủ hộ có thể thực hiện thủ tục xóa đăng ký thường trú đối với người này. (2) Hồ sơ, thủ tục xóa đăng ký thường trú hiện nay như thế nào? Căn cứ Điều 7 Nghị định 62/2021/NĐ-CP có quy định về hồ sơ, thủ tục xóa đăng ký thường trú như sau: Trong thời hạn 01 ngày kể từ ngày nhận được quyết định hủy bỏ đăng ký thường trú của thủ trưởng cấp trên trực tiếp hoặc ngay sau khi ra quyết định hủy bỏ đăng ký thường trú đối với công dân, cơ quan đăng ký cư trú thực hiện việc xóa đăng ký thường trú đối với công dân và cập nhật việc xóa đăng ký thường trú vào CSDL quốc gia về dân cư, CSDL về cư trú. Ngoại trừ trường hợp nêu trên, trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày hộ gia đình có người thuộc diện xóa đăng ký thường trú thì người thuộc diện xóa đăng ký thường trú hoặc đại diện hộ gia đình có trách nhiệm nộp hồ sơ làm thủ tục xóa đăng ký thường trú đến cơ quan đăng ký cư trú. Cụ thể, Hồ sơ xóa đăng ký thường trú bao gồm những giấy tờ như sau: - Tờ khai thay đổi thông tin cư trú. https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/9/26/mau-ct01.doc Mẫu Tờ khai thay đổi thông tin cư trú CT01 được ban hành kèm theo Thông tư 66/2023/TT-BCA. - GIấy tờ, tài liệu chứng minh thuộc một trong các trường hợp xóa đăng ký thường trú. Theo đó, cơ quan, đơn vị quản lý người học tập, công tác, làm việc trong lực lượng vũ trang nhân dân có văn bản đề nghị cơ quan đăng ký cư trú trên địa bàn đóng quân xóa đăng ký thường trú đối với người thuộc đơn vị mình quản lý. Văn bản đề nghị cần nêu rõ họ, chữ đệm và tên khai sinh; số CCCD/CMND của người cần xóa đăng ký thường trú và lý do đề nghị xóa. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ thì cơ quan đăng ký cư trú phải xóa đăng ký thường trú đối với công dân và cập nhật việc xóa đăng ký thường trú vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, CSDL về cư trú. Cơ quan đăng ký cư trú thực hiện việc xóa đăng ký thường trú đối với công dân khi phát hiện công dân đó thuộc một trong các trường hợp bị xóa đăng ký thường trú. Trước khi thực hiện việc xóa, cơ quan đăng ký cư trú thông báo về việc xóa đăng ký thường trú tới công dân hoặc đại diện hộ gia đình để biết và thực hiện việc nộp hồ sơ làm thủ tục xóa đăng ký thường trú theo quy định. Trường hợp quá 07 ngày kể từ ngày cơ quan đăng ký cư trú thông báo mà người thuộc diện xóa đăng ký thường trú hoặc đại diện hộ gia đình không nộp hồ sơ làm thủ tục xóa đăng ký thường trú thì cơ quan đăng ký cư trú tiến hành lập biên bản về việc không nộp hồ sơ làm thủ tục xóa đăng ký thường trú và thực hiện xóa đăng ký thường trú đối với công dân. Cơ quan đăng ký cư trú thông báo bằng văn bản cho công dân đó hoặc chủ hộ về việc xóa đăng ký thường trú sau khi đã thực hiện. Theo đó, hiện nay, đối với việc xóa đăng ký thường trú thì cần chuẩn bị 01 bộ hồ sơ và thực hiện theo trình tự như đã nêu trên.
Số đỏ có nhiều người đứng tên, muốn đăng ký thường trú phải được tất cả đồng ý?
Trường hợp sổ đỏ có nhiều người đứng tên thì khi đăng ký thường trú tại đây có cần phải được tất cả đồng ý không? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây. (1) Số đỏ có nhiều người đứng tên, muốn đăng ký thường trú phải được tất cả đồng ý? Căn cứ Khoản 2 và 3 Điều 20 Luật Cư trú 2020 có quy định công dân được đăng ký thường trú tại chỗ ở hợp pháp không thuộc quyền sở hữu của mình khi được chủ hộ và chủ sở hữu chỗ ở hợp pháp đó đồng ý trong các trường hợp như sau: - Vợ về ở với chồng; chồng về ở với vợ; con về ở với cha, mẹ; cha, mẹ về ở với con. - Người cao tuổi về ở với anh/chị/em ruột, cháu ruột; người khuyết tật đặc biệt nặng, khuyết tật nặng, không có khả năng lao động, bị bệnh tâm thần hoặc bệnh khác làm mất khả năng nhận thức, khả năng điều khiển hành vi về ở với ông bà nội, ông bà ngoại, anh/chị/em ruột, bác/chú/cậu/cô/cháu ruột, người giám hộ; - Người chưa thành niên được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý hoặc không còn cha, mẹ về ở với cụ nội, cụ ngoại, ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột, bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; người chưa thành niên về ở với người giám hộ. Theo đó, ngoại trừ những trường hợp như đã nêu trên, công dân muốn đăng ký thường trú tại chỗ ở hợp pháp do thuê, mượn, ở nhờ thì phải đáp ứng được đầy đủ những điều kiện bao gồm: - Được chủ sở hữu chỗ ở hợp pháp đồng ý cho đăng ký thường trú tại địa điểm thuê, mượn, ở nhờ và được chủ hộ đồng ý nếu đăng ký thường trú vào cùng hộ gia đình đó. - Bảo đảm điều kiện về diện tích nhà ở tối thiểu do HĐND cấp tỉnh quy định nhưng không thấp hơn 08 m2 sàn/người. Từ dẫn chiếu những quy định nêu trên, có thể thấy, nếu thuộc một trong những trường hợp đăng ký thường trú tại chỗ ở hợp pháp không thuộc quyền sở hữu của mình thì cần phải được chủ sở hữu chỗ ở hợp pháp đồng ý và được chủ hộ đồng ý nếu đăng ký thường trú vào cùng hộ gia đình đó. Theo đó, đối với trường hợp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà (sổ đỏ) mà đang đứng tên nhiều người thì tất cả những người này đều là chủ sở hữu hợp pháp của chỗ ở. Thế nên, việc đồng ý cho đăng ký thường trú tại chỗ ở cũng vì lẽ đó mà phải có sự đồng ý của tất cả những người đứng tên. Tuy nhiên, để thuận tiện hơn trong trường hợp này, việc xác nhận ý kiến cũng có thể được ủy quyền để cho một người đại diện thực hiện. (2) Thủ tục đăng ký thường trú trong trường hợp này gồm những gì? Căn cứ Khoản 3 Điều 21 Luật Cư trú 2020 có quy định hồ sơ đăng ký trong những trường hợp nêu trên bao gồm những giấy tờ, tài liệu như sau: - Tờ khai thay đổi thông tin cư trú, trong đó có ghi rõ ý kiến đồng ý cho đăng ký thường trú của chủ hộ, chủ sở hữu chỗ ở hợp pháp được cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ hoặc người được ủy quyền, ngoại trừ trường hợp đã có ý kiến đồng ý bằng văn bản. https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/07/29/mau-ct01.doc Mẫu Tờ khai thay đổi thông tin cư trú - Hợp đồng cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ hoặc văn bản về việc cho mượn, cho ở nhờ chỗ ở hợp pháp đã được công chứng hoặc chứng thực theo quy định của pháp luật. https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/07/29/o-nho-nha.docx Mẫu hợp đồng cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ - Giấy tờ, tài liệu chứng minh đủ diện tích nhà ở để đăng ký thường trú theo quy định. Theo đó, sau khi đã chuẩn bị đầy đủ những giấy tờ như đã nêu trên, người đăng ký thường trú nộp hồ sơ đăng ký thường trú đến cơ quan đăng ký cư trú nơi mình cư trú. Tại đây, khi tiếp nhận hồ sơ, cơ quan đăng ký sẽ kiểm tra và cấp phiếu tiếp nhận hồ sơ cho người đăng ký. Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ thì hướng dẫn bổ sung. Theo đó, trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, cơ quan đăng ký cư trú có trách nhiệm thẩm định, cập nhật thông tin về nơi thường trú mới của người đăng ký vào CSDL về cư trú và thông báo cho người đăng ký về việc đã cập nhật thông tin đăng ký thường trú; trường hợp từ chối đăng ký thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do. Trường hợp người đã đăng ký thường trú mà chuyển đến chỗ ở hợp pháp khác và đủ điều kiện đăng ký thường trú thì có trách nhiệm đăng ký thường trú tại nơi ở mới theo quy định. (3) Trường hợp nhà đang có tranh chấp thì có được đăng ký thường trú không? Căn cứ Điều 23 Luật Cư trú 2020 có quy định về địa điểm không được đăng ký thường trú mới bao gồm: - Chỗ ở nằm trong địa điểm cấm, khu vực cấm xây dựng hoặc lấn, chiếm hành lang bảo vệ quốc phòng, an ninh, giao thông, thủy lợi, đê điều, năng lượng, mốc giới bảo vệ công trình hạ tầng kỹ thuật, di tích lịch sử - văn hóa đã được xếp hạng, khu vực đã được cảnh báo về nguy cơ lở đất, lũ quét, lũ ống và khu vực bảo vệ công trình khác theo quy định. - Chỗ ở mà toàn bộ diện tích nhà ở nằm trên đất lấn, chiếm trái phép hoặc chỗ ở xây dựng trên diện tích đất không đủ điều kiện xây dựng theo quy định. - Chỗ ở đã có quyết định thu hồi đất và quyết định phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; chỗ ở là nhà ở mà một phần hoặc toàn bộ diện tích nhà ở đang có tranh chấp, khiếu nại liên quan đến quyền sở hữu, quyền sử dụng nhưng chưa được giải quyết theo quy định. - Chỗ ở bị tịch thu theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, phương tiện được dùng làm nơi đăng ký thường trú đã bị xóa đăng ký phương tiện hoặc không có GCN an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường theo quy định. - Chỗ ở là nhà ở đã có quyết định phá dỡ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Từ dẫn chiếu quy định nêu trên, có thể thấy, trường hợp một phần hoặc toàn bộ diện tích nhà ở đang có tranh chấp, khiếu nại liên quan đến quyền sở hữu, quyền sử dụng mà chưa được giải quyết theo quy định của pháp luật thì cá nhân trong trường hợp này chưa được đăng ký thường trú vào địa chỉ của căn nhà.
Đề xuất mức xử phạt với trường hợp không thực hiện gia hạn tạm trú
Bộ Công an đang lấy ý kiến về Dự thảo nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực ANTT, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; PCCC; cứu nạn, cứu hộ; phòng, chống bạo lực gia đình. https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/07/09/du-thao-nd-sua-144.doc Dự thảo nghị định (1) Thời hạn tạm trú hiện nay là bao lâu? Căn cứ Điều 27 Luật Cư trú 2020 có quy định về thời hạn tạm trú như sau: - Công dân đến sinh sống tại chỗ ở hợp pháp ngoài phạm vi đơn vị hành chính cấp xã nơi đã đăng ký thường trú để lao động, học tập hoặc vì mục đích khác từ 30 ngày trở lên thì phải thực hiện đăng ký tạm trú. - Thời hạn tạm trú tối đa là 02 năm và có thể tiếp tục gia hạn nhiều lần - Công dân không được đăng ký tạm trú mới tại chỗ ở quy định tại Điều 23 Luật Cư trú 2020. Theo đó, thời hạn tạm trú tối đa hiện nay là 02 năm, công dân khi hết thời hạn tạm trú nêu trên phải tiến hành gia hạn, thủ tục này có thể được thực hiện nhiều lần. (2) Đề xuất mức xử phạt với trường hợp không thực hiện gia hạn tạm trú Căn cứ Khoản 1 Điều 9 Nghị định 144/2021/NĐ-CP hiện hành có quy định phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong những hành vi như sau: - Không thực hiện đúng quy định về đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú, xóa đăng ký thường trú, xóa đăng ký tạm trú, tách hộ hoặc điều chỉnh thông tin về cư trú trong CSDL về cư trú. - Không thực hiện đúng quy định về thông báo lưu trú, khai báo tạm vắng. - Không xuất trình sổ hộ khẩu, sổ tạm trú, xác nhận thông tin về cư trú, giấy tờ khác liên quan đến cư trú theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền. Có thể thấy, Nghị định 144/2021/NĐ-CP chỉ quy định mức xử phạt hành chính đối với cá nhân có hành vi không thực hiện đúng quy định về đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú, xóa đăng ký thường trú, xóa đăng ký tạm trú, tách hộ. Theo đó, tại Khoản 4 Điều 1 Dự thảo Nghị định, Bộ Công an đã đề xuất quy định cá nhân mức xử phạt đối với hành vi không thực hiện đúng quy định về gia hạn tạm trú thì có thể bị phạt từ 500 đến 01 triệu đồng. Theo đó, trường hợp Dự thảo Nghị định nêu trên được thông qua thì cá nhân không tiến hành gia hạn thời gian tạm trú có thể bị xử phạt lên tới 01 triệu đồng. (3) Thủ tục gia hạn tạm trú 2024 như thế nào? Căn cứ Khoản 1 và 2 Điều 28 Luật Cư trú 2020 có quy định về thủ tục gia hạn tạm trú của công dân như sau: Về thành phần hồ sơ: Bao gồm: - Tờ khai thay đổi thông tin cư trú. Trường hợp người đăng ký tạm trú là người chưa thành niên thì trong tờ khai phải ghi rõ ý kiến đồng ý của cha, mẹ hoặc người giám hộ, trừ trường hợp đã có ý kiến đồng ý bằng văn bản. - Giấy tờ, tài liệu chứng minh chỗ ở hợp pháp (một trong những giấy tờ được quy định tại Khoản 1 Điều 5 Nghị định 62/2021/NĐ-CP). Thủ tục gia hạn tạm trú: Sau khi chuẩn bị đầy đủ 01 hồ bao gồm những giấy tờ, tài liệu như đã nêu trên, cá nhân tiến hành nộp hồ sơ gia hạn tạm trú đến cơ quan đăng ký cư trú nơi mình dự kiến gia hạn tạm trú. Khi tiếp nhận hồ sơ gia hạn tạm trú, cơ quan đăng ký cư trú kiểm tra và cấp phiếu tiếp nhận hồ sơ cho người đăng ký. Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ: Cán bộ tiếp nhận sẽ hướng dẫn người đăng ký bổ sung hồ sơ. Trường hợp hồ sơ hợp lệ: Trong thời hạn 3 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, cơ quan đăng ký cư trú có trách nhiệm thẩm định, cập nhật thông tin về nơi tạm trú mới, thời hạn tạm trú của người đăng ký vào CSDL về cư trú và thông báo cho người đăng ký về việc đã cập nhật thông tin đăng ký tạm trú. Trường hợp từ chối đăng ký: Sẽ trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do. Theo đó, hiện nay, công dân khi gia hạn tạm trú sẽ thực hiện theo quy trình như đã nêu trên.
Đề xuất: Bổ sung thêm giấy tờ chứng minh chỗ ở hợp pháp khi đăng ký tạm trú
Bộ Công an đang lấy ý kiến đóng góp về Dự thảo Nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật Cư trú 2020 (thay thế Nghị định 62/2021/NĐ-CP). Đáng chú ý, có đề xuất về các loại giấy người dân cần chứng minh chỗ ở hợp pháp khi đăng ký thường trú, tạm trú như sau. Xem thêm những đề xuất khác về Dự thảo Nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật Cư trú (Lần 01) tại đây: https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/05/11/dt-nghi-dinh-huong-dan-luat-cu-tru-lan-1.doc Xem cập nhật mới nhất: Dự thảo Nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật Cư trú (1) Giấy chứng minh giấy tờ chứng nhận QSDĐ đang thế chấp làm tài liệu chứng minh chỗ ở hợp pháp Cụ thể, tại Điều 5 Dự thảo Nghị định (Lần 01) có đề xuất cho công dân khi đăng ký thường trú cần chứng minh chỗ ở hợp pháp bằng một trong các loại giấy tờ, tài liệu như sau: - Giấy tờ, tài liệu chứng nhận về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà hoặc tài sản gắn liền với đất do cơ quan có thẩm quyền cấp. - Giấy phép xây dựng theo quy định của pháp luật về xây dựng (đối với trường hợp công trình phải cấp giấy phép xây dựng). - Hợp đồng mua, bán, nhà ở thuộc sở hữu nhà nước hoặc giấy tờ về hóa giá thanh lý nhà ở thuộc sở hữu nhà nước. - Hợp đồng mua nhà ở, hợp đồng mua nhà ở hình thành trong tương lai hoặc giấy tờ chứng minh việc đã bàn giao nhà ở, đã nhận nhà ở của doanh nghiệp có chức năng kinh doanh nhà ở đầu tư xây dựng để bán. - Giấy tờ về mua, thuê mua, nhận tặng cho, nhận thừa kế, nhận góp vốn, nhận đổi nhà ở phù hợp với quy định của pháp luật về đất đai và nhà ở. - Giấy tờ về giao tặng nhà tình nghĩa, nhà tình thương, nhà đại đoàn kết, cấp nhà ở, đất ở cho cá nhân, hộ gia đình. - Giấy tờ của Tòa án hoặc cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền giải quyết cho được sở hữu nhà ở đã có hiệu lực pháp luật; - Giấy tờ, tài liệu chứng minh giấy tờ chứng nhận quyền sử dụng đất, sở hữu nhà hoặc tài sản gắn liền với đất do cơ quan có thẩm quyền cấp đang thế chấp ngân hàng; giấy tờ mua bán viết tay, cam kết về việc không có tranh chấp; - Giấy tờ có xác nhận của UBND cấp xã hoặc UBND cấp huyện nơi không có đơn vị hành chính cấp xã về nhà ở, đất ở không có tranh chấp quyền sở hữu nhà ở, quyền sử dụng đất ở và không thuộc địa điểm quy định tại Điều 23 Luật Cư trú 2020 nếu không có một trong các giấy tờ nêu trên; - Giấy tờ chứng minh về đăng ký, đăng kiểm phương tiện thuộc quyền sở hữu. Giấy xác nhận đăng ký nơi thường xuyên đậu, đỗ của phương tiện; - Giấy tờ, tài liệu chứng minh việc cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ chỗ ở hợp pháp là văn bản cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ của cơ quan, tổ chức, cá nhân phù hợp với quy định của pháp luật về đất đai và có công chứng, chứng thực theo quy định của Luật Cư trú 2020; - Giấy tờ của cơ quan, tổ chức do thủ trưởng cơ quan, tổ chức ký tên, đóng dấu chứng minh về việc được cấp, sử dụng nhà ở, chuyển nhượng nhà ở, có nhà ở tạo lập trên đất do cơ quan, tổ chức giao đất để làm nhà ở (đối với nhà ở, đất thuộc thẩm quyền quản lý của cơ quan, tổ chức). Theo đó, có thể thấy, ngoài những giấy tờ chứng minh theo quy định tại Điều 5 Nghị định 62/2021/NĐ-CP hiện hành thì Dự thảo Nghị định (Lần 01) hiện đang đề xuất bổ sung thêm những giấy tờ khác. Đáng chú ý trong số đó là đề xuất cho giấy tờ, tài liệu chứng minh giấy tờ chứng nhận quyền sử dụng đất, sở hữu nhà hoặc tài sản gắn liền với đất do cơ quan có thẩm quyền cấp đang thế chấp ngân hàng có thể được dùng làm tài liệu chứng minh chỗ ở hợp pháp của công dân khi đăng ký thường trú. (2) Bổ sung thêm những giấy tờ chứng minh chỗ ở hợp pháp khi đăng ký tạm trú Theo quy định tại Nghị định 62/2021/NĐ-CP hiện hành thì không có quy định nào đề cập đến những giấy tờ được dùng để chứng minh chỗ ở hợp pháp của công dân khi đăng ký tạm trú. Theo đó, Dự thảo Nghị định đã đề xuất một số giấy tờ sử dụng trong trường hợp này, cụ thể như sau: - Một trong những giấy tờ, tài liệu dùng để chứng minh khi đăng ký thường trú như đã có nêu tại mục (1). Tuy nhiên, cũng loại trừ một số trường hợp giấy tờ, tài liệu chứng minh là văn bản cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ chỗ ở hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân thì văn bản đó không cần công chứng hoặc chứng thực của UBND cấp xã; Trường hợp không thuộc những tài liệu, giấy tờ như đã nêu trên thì có thể sử dụng: - Văn bản cam kết của công dân về việc có chỗ ở thuộc quyền sử dụng của mình và không có tranh chấp về quyền sử dụng; - Giấy tờ, tài liệu chứng minh chỗ ở hợp pháp chứng minh là chủ sở hữu cơ sở kinh doanh lưu trú hoặc được chủ sở hữu cơ sở kinh doanh lưu trú cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ theo quy định; Bên cạnh đó, Dự thảo Nghị định (Lần 01) cũng nêu rõ công dân có thể đăng ký tạm trú tại chỗ ở hợp pháp không thuộc quyền sở hữu của mình mà không phải xuất trình giấy tờ chứng minh chỗ ở hợp pháp khi được sự đồng ý của chủ sở hữu chỗ ở hợp pháp đó nếu thuộc trường hợp được quy định tại Điểm a, b và c Khoản 2 Điều 20 Luật Cư trú 2020. Trường hợp công dân đề nghị đăng ký vào hộ gia đình tạm trú đã có phải có ý kiến đồng ý của chủ hộ thì thời hạn tạm trú sẽ bằng thời hạn tạm trú của hộ gia đình. Ngoài ra, nếu công dân đăng ký thường trú tại chỗ ở do thuê, mượn, ở nhờ theo quy định tại Khoản 3 Điều 20 Luật Cư trú 2020 thì sẽ phải bổ sung giấy tờ, tài liệu chứng minh đủ diện tích nhà ở để đăng ký thường trú theo quy định. Tại đây, Dự thảo Nghị định (Lần 01) cũng đề xuất những giấy tờ dùng để chứng minh đủ diện tích nhà ở để đăng ký thường trú bao gồm: - Giấy chứng nhận về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, hợp đồng mua bán nhà ở, hợp đồng mua bán nhà ở trong tương lai và các giấy tờ khác có thể hiện thông tin về diện tích nhà ở đang sử dụng. - Hoặc xác nhận của UBND cấp xã, UBND cấp huyện nơi không có đơn vị hành chính cấp xã về điều kiện diện tích bình quân bảo đảm theo quy định của HĐND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Xem thêm những đề xuất khác về Dự thảo Nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật Cư trú (Lần 01) tại đây: https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/05/11/dt-nghi-dinh-huong-dan-luat-cu-tru-lan-1.doc Xem cập nhật mới nhất: Dự thảo Nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật Cư trú
Đăng ký thường trú tại nhà người thân có cần hợp đồng ở nhờ? Mẫu hợp đồng ở nhờ 2024?
Muốn đăng ký thường trú tại nhà người thân thì có cần hợp đồng ở nhờ không? Mẫu hợp đồng ở nhờ 2024 như thế nào? Trình tự đăng ký ra sao? Bài viết sau sẽ giải đáp những thắc mắc nêu trên. (1) Đăng ký thường trú tại nhà người thân có cần hợp đồng ở nhờ? Căn cứ theo Khoản 2 Điều 20 Luật Cư trú 2020 có quy định công dân được đăng ký thường trú tại chỗ ở hợp pháp không thuộc quyền sở hữu của mình khi được chủ hộ và chủ sở hữu chỗ ở hợp pháp đó đồng ý trong các trường hợp như sau: - Vợ về ở với chồng; chồng về ở với vợ; con về ở với cha, mẹ; cha, mẹ về ở với con. - Người cao tuổi về ở với anh ruột, chị ruột, em ruột, cháu ruột; người khuyết tật đặc biệt nặng, người khuyết tật nặng, người không có khả năng lao động, người bị bệnh tâm thần hoặc bệnh khác làm mất khả năng nhận thức, khả năng điều khiển hành vi về ở với ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột, bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột, cháu ruột, người giám hộ. - Người chưa thành niên được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý hoặc không còn cha, mẹ về ở với cụ nội, cụ ngoại, ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột, bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; người chưa thành niên về ở với người giám hộ. Đồng thời, tại Khoản 3 Điều 20 Luật Cư trú 2020 cũng có quy định trừ những trường hợp như đã nêu trên thì công dân được đăng ký thường trú tại chỗ ở hợp pháp do thuê, mượn, ở nhờ khi đáp ứng các điều kiện sau đây: - Được chủ sở hữu chỗ ở hợp pháp đồng ý cho đăng ký thường trú tại địa điểm thuê, mượn, ở nhờ và được chủ hộ đồng ý nếu đăng ký thường trú vào cùng hộ gia đình đó. - Bảo đảm điều kiện về diện tích nhà ở tối thiểu do HĐND cấp tỉnh quy định nhưng không thấp hơn 08 m2 sàn/người. Theo đó, tại Khoản 3 Điều 21 Luật Cư trú 2020 quy định hồ sơ đăng ký trong những trường hợp nêu trên bao gồm: - Tờ khai thay đổi thông tin cư trú, trong đó có ghi rõ ý kiến đồng ý cho đăng ký thường trú của chủ hộ, chủ sở hữu chỗ ở hợp pháp được cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ hoặc người được ủy quyền, trừ trường hợp đã có ý kiến đồng ý bằng văn bản. - Hợp đồng cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ hoặc văn bản về việc cho mượn, cho ở nhờ chỗ ở hợp pháp đã được công chứng hoặc chứng thực theo quy định của pháp luật. - Giấy tờ, tài liệu chứng minh đủ diện tích nhà ở để đăng ký thường trú theo quy định. Như vậy, trường hợp của bạn muốn đăng ký thường trú vào nhà người dì thì cũng cần phải có hợp đồng cho thuê, cho ở nhờ. Như vậy, trường hợp muốn đăng ký thường trú vào nhà của người thân thì cũng cần phải có hợp đồng cho ở nhờ. (2) Mẫu hợp đồng cho ở nhờ mới nhất 2024 https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/05/07/o-nho-nha.docx Mẫu hợp đồng cho ở nhờ mới nhất 2024 (3) Trình tự đăng ký thường trú bằng hợp đồng ở nhờ Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ những hồ sơ như đã nêu trên, cá nhân thực hiện theo trình tự như sau: Bước 01: Nộp hồ sơ đến cơ quan đăng ký cư trú nơi cư trú. Bước 02: Tại đây, khi tiếp nhận hồ sơ đăng ký thường trú của cá nhân, cơ quan đăng ký cư trú sẽ kiểm tra hồ sơ và cấp phiếu tiếp nhận hồ sơ cho cá nhân. Trường hợp nếu hồ sơ chưa đầy đủ thì cơ quan đăng ký cư trú hướng dẫn cá nhân bổ sung. Bước 03: Trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày cơ quan đăng ký cư trú nhận được đầy đủ hồ sơ đăng ký hợp lệ, cơ quan đăng ký cư trú thẩm định, cập nhật thông tin về nơi thường trú mới của cá nhân vào Cơ sở dữ liệu về cư trú và thông báo cho cá nhân về việc đã cập nhật thông tin đăng ký. Trường hợp từ chối đăng ký thì cơ quan đăng ký cư trú sẽ trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do. Cá nhân đã đăng ký thường trú mà chuyển đến chỗ ở khác và đủ điều kiện đăng ký thường trú thì phải đăng ký thường trú tại nơi ở mới trong vòng 12 tháng kể từ ngày đủ điều kiện đăng ký.
Không có nhà nhưng muốn đăng ký thường trú có được không?
Hiện nay, nhiều người dân do đi làm ăn xa, ở thuê, không có nhà nhưng có nhu cầu đăng ký thường trú thì có được hay không? Cần phải có giấy tờ gì? Không có nhà thì có đăng ký thường trú được không? Căn cứ theo Điều 20 Luật Cư trú 2020 quy định về điều kiện đăng ký thường trú của công dân như sau: - Công dân có chỗ ở hợp pháp thuộc quyền sở hữu của mình thì được đăng ký thường trú tại chỗ ở hợp pháp đó. - Công dân được đăng ký thường trú tại chỗ ở hợp pháp không thuộc quyền sở hữu của mình khi được chủ hộ và chủ sở hữu chỗ ở hợp pháp đó đồng ý trong các trường hợp sau đây: + Vợ về ở với chồng; chồng về ở với vợ; con về ở với cha, mẹ; cha, mẹ về ở với con; + Người cao tuổi về ở với anh ruột, chị ruột, em ruột, cháu ruột; người khuyết tật đặc biệt nặng, người khuyết tật nặng, người không có khả năng lao động, người bị bệnh tâm thần hoặc bệnh khác làm mất khả năng nhận thức, khả năng điều khiển hành vi về ở với ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột, bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột, cháu ruột, người giám hộ; + Người chưa thành niên được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý hoặc không còn cha, mẹ về ở với cụ nội, cụ ngoại, ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột, bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; người chưa thành niên về ở với người giám hộ. (Căn cứ tại khoản 2 Điều 20 Luật Cư trú 2020) - Đối với trường hợp người thuê nhà không thuộc khoản 2 nếu trên thì được đăng ký thường trú tại chỗ ở hợp pháp do thuê, mượn, ở nhờ khi đáp ứng các điều kiện sau: + Được chủ sở hữu chỗ ở hợp pháp đồng ý cho đăng ký thường trú tại địa điểm thuê, mượn, ở nhờ và được chủ hộ đồng ý nếu đăng ký thường trú vào cùng hộ gia đình đó; + Bảo đảm điều kiện về diện tích nhà ở tối thiểu do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quy định nhưng không thấp hơn 08 m2 sàn/người. Như vậy, nếu không thuộc khoản 2 Điều 20 Luật Cư trú 2020 quy định thì người thuê nhà vẫn có thể được đăng ký thường trú tại chỗ ở hợp pháp do thuê nhà nếu đáp ứng đủ điều kiện trên. Lưu ý: Việc đồng ý cho đăng ký thường trú của chủ nhà có thể được thực hiện bằng văn bản hoặc lời nói. Những địa điểm không được đăng ký thường trú mới Mặc dù đăng ký thường trú là nghĩa vụ bắt buộc của công dân và được pháp luật bảo vệ quyền này. Tuy nhiên theo Điều 23 Luật Cư trú 2020 quy định 05 địa điểm không được đăng ký thường trú mới bao gồm: (1) Chỗ ở nằm trong địa điểm cấm, khu vực cấm xây dựng hoặc lấn, chiếm hành lang bảo vệ quốc phòng, an ninh, giao thông, thủy lợi, đê điều, năng lượng, mốc giới bảo vệ công trình hạ tầng kỹ thuật, di tích lịch sử - văn hóa đã được xếp hạng, khu vực đã được cảnh báo về nguy cơ lở đất, lũ quét, lũ ống và khu vực bảo vệ công trình khác theo quy định của pháp luật. (2) Chỗ ở mà toàn bộ diện tích nhà ở nằm trên đất lấn, chiếm trái phép hoặc chỗ ở xây dựng trên diện tích đất không đủ điều kiện xây dựng theo quy định của pháp luật. (3) Chỗ ở đã có quyết định thu hồi đất và quyết định phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; nhà ở đang có tranh chấp, khiếu nại liên quan đến quyền sở hữu, quyền sử dụng nhưng chưa được giải quyết. (4) Chỗ ở bị tịch thu theo quyết định của cơ quan nhà nước; phương tiện được dùng làm nơi đăng ký thường trú đã bị xóa đăng ký phương tiện hoặc không có giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật. (5) Chỗ ở là nhà ở đã có quyết định phá dỡ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Đăng ký thường trú tại nhà thuê cần giấy tờ gì? Hồ sơ đăng ký thường trú tại chỗ ở hợp pháp do thuê, mượn, ở nhờ bao gồm: - Tờ khai thay đổi thông tin cư trú, trong đó ghi rõ ý kiến đồng ý cho đăng ký thường trú của chủ hộ, chủ sở hữu chỗ ở hợp pháp được cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ hoặc người được ủy quyền, trừ trường hợp đã có ý kiến đồng ý bằng văn bản; (Mẫu CT01 ban hành kèm theo Thông tư 56/2021/TT-BCA) Xem và tải Mẫu CT01 https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2023/07/15/CT01.doc - Hợp đồng cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ hoặc văn bản về việc cho mượn, cho ở nhờ chỗ ở hợp pháp đã được công chứng hoặc chứng thực theo quy định của pháp luật; -Giấy tờ, tài liệu chứng minh đủ diện tích nhà ở để đăng ký thường trú theo quy định. Không thực hiện đúng quy định về đăng ký thường trú bị phạt bao nhiêu tiền? Căn cứ theo Khoản 1 Điều 9 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định như sau: Không thực hiện đúng quy định về đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú, xóa đăng ký thường trú, xóa đăng ký tạm trú, tách hộ hoặc điều chỉnh thông tin về cư trú trong Cơ sở dữ liệu về cư trú, người dân có thể bị phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng.
Bỏ Sổ hộ khẩu, đi đăng ký kết hôn cần những giấy tờ gì?
Kể từ ngày 01/01/2023, sổ hộ khẩu chính thức hết giá trị sử dụng theo quy định tại Điều 38 của Luật Cư trú 2020 (có hiệu lực từ 01/7/2021). Như vậy, khi đăng ký kết hôn cần đem những giấy tờ gì? Thủ tục như thế nào? Bài viết sẽ cung cấp một số thông tin liên quan đến vấn đề này. Cụ thể, từ khi bỏ Sổ hộ khẩu các cặp đôi quan tâm đến việc những giấy tờ để đăng ký kết hôn sẽ thay đổi như thế nào? Theo đó, từ ngày 01/01/2023, chính thức bỏ sổ hộ khẩu thì người dân không cần phải xuất trình sổ hộ khẩu khi đăng ký kết hôn. Những giấy tờ cần xuất trình khi đăng ký kết hôn là gì? Việc xuất trình giấy tờ tuỳ thân khi đăng ký hộ tịch được quy định tại khoản 1 Điều 2 Nghị định 123/2015/NĐ-CP. Theo đó, giấy tờ cần xuất trình trong trường hợp đăng ký kết hôn là bản chính của một trong các giấy tờ: Chứng minh nhân dân, Căn cước công dân hoặc hộ chiếu hoặc giấy tờ khác có dán ảnh và có thông tin cá nhân, còn hạn để chứng minh về nhân thân. Xem thêm bài viết liên quan: Bộ Tư pháp hướng dẫn thủ tục đăng ký kết hôn, xác nhận tình trạng hôn nhân online Đặc biệt, khoản 2 Điều 13 Nghị định 104/2022/NĐ-CP sửa đổi về việc xuất trình sổ hộ khẩu, sổ tạm trú khi thực hiện thủ tục hành chính đã bãi bỏ quy định: “Trong giai đoạn chuyển tiếp, người yêu cầu đăng ký hộ tịch phải xuất trình giấy tờ chứng minh nơi cư trú” Như vậy, hiện nay khi thực hiện thủ tục đăng ký kết hôn, nam nữ không cần phải xuất trình sổ hộ khẩu, sổ tạm trú để chứng minh nơi cư trú của mình. Thủ tục đăng ký kết hôn khi bỏ Sổ hộ khẩu Theo quy định tại Quyết định 2228/QĐ-BTP năm 2022 hồ sơ đăng ký kết hôn được gồm: - Tờ khai đăng ký kết hôn theo mẫu, có đủ thông tin của hai bên nam, nữ. Hai bên nam, nữ có thể khai chung vào một Tờ khai đăng ký kết hôn (nếu người có yêu cầu lựa chọn nộp hồ sơ theo hình thức trực tiếp); Tải Tờ khai đăng ký kết hôn https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2023/04/15/To-khai-dang-ky-ket-hon.doc - Người có yêu cầu đăng ký kết hôn thực hiện việc nộp/xuất trình (theo hình thức trực tiếp) hoặc tải lên (theo hình thức trực tuyến) các giấy tờ sau: Giấy tờ phải nộp: Bản chính Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân do Ủy ban nhân dân cấp xã có thẩm quyền cấp trong trường hợp người yêu cầu đăng ký kết hôn không đăng ký thường trú tại địa bàn xã, phường, thị trấn làm thủ tục đăng ký kết hôn. Giấy tờ phải xuất trình: + Hộ chiếu hoặc Chứng minh nhân dân hoặc Thẻ căn cước công dân hoặc các giấy tờ khác có dán ảnh và thông tin cá nhân do cơ quan có thẩm quyền cấp, còn giá trị sử dụng để chứng minh về nhân thân của người có yêu cầu đăng ký khai sinh. + Giấy tờ chứng minh nơi cư trú. + Trích lục ghi chú ly hôn đối với trường hợp công dân Việt Nam đăng ký thường trú tại địa bàn xã làm thủ tục đăng ký kết hôn, đã được giải quyết việc ly hôn, hủy việc kết hôn trước đó tại cơ quan có thẩm quyền nước ngoài. Xem thêm bài viết liên quan: Bộ Tư pháp hướng dẫn thủ tục đăng ký kết hôn, xác nhận tình trạng hôn nhân online
Ai phải thông báo lưu trú? Hướng dẫn thông báo lưu trú trên ứng dụng VneID
Theo Luật Cư trú 2020, đối tượng nào sẽ phải thông báo lưu trú? Để thuận tiện và nhanh chóng, người dân có thể thực hiện thông báo lưu trú trên ứng dụng VNeID không? Bài viết sẽ cung cấp một số thông tin liên quan đến vấn đề này. Đối tượng nào cần phải thông báo lưu trú? Theo khoản 6 Điều 2 Luật Cư trú 2020, lưu trú được quy định là việc công dân ở lại một địa điểm không phải nơi thường trú hoặc nơi tạm trú trong thời gian ít hơn 30 ngày. Song, khoản 1 Điều 30 Luật Cư trú 2020 cũng quy định khi có người đến lưu trú, thành viên hộ gia đình, người đại diện cơ sở chữa bệnh, cơ sở lưu trú du lịch và các cơ sở khác có chức năng lưu trú có trách nhiệm thông báo việc lưu trú với cơ quan đăng ký cư trú. Trường hợp người đến lưu trú tại chỗ ở của cá nhân, hộ gia đình mà cá nhân, thành viên hộ gia đình không có mặt tại chỗ ở đó thì người đến lưu trú có trách nhiệm thông báo việc, lưu trú với cơ quan đăng ký cư trú. Căn cứ các quy định nêu trên, khi công dân đến cư trú tại một địa điểm khác nơi thường trú hoặc tạm trú của mình như đến ở chơi nhà người thân, bạn bè… trong thời gian dưới 30 ngày thì phải thực hiện thông báo lưu trú theo quy định. Lợi ích của ứng dụng VNeID VNeID là ứng dụng do Trung tâm dữ liệu quốc gia về dân cư thuộc Bộ Công an Việt Nam phát triển dựa trên nền tảng ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử. Điều 13 Nghị định 59/2022/NĐ-CP quy định, công dân có thể sử dụng tài khoản định danh điện tử mức độ 2 trên VNeID để thay thế nhiều loại giấy tờ truyền thống khi thực hiện các thủ tục hành chính, cụ thể: - Có giá trị tương đương như việc sử dụng CCCD trong thực hiện các giao dịch có yêu cầu xuất trình CCCD. - Có giá trị chứng minh cư trú thay cho Sổ hộ khẩu, giấy xác nhận cư trú. - Có giá trị cung cấp thông tin trong các loại giấy tờ đã được tích hợp vào tài khoản định danh điện tử như: GPLX, Hộ chiếu, thẻ BHYT, giấy chứng nhận tiêm chủng… để cơ quan, tổ chức có thẩm quyền đối chiếu khi thực hiện các giao dịch có yêu cầu xuất trình giấy tờ đó. Ngoài việc thay thế các giấy tờ hành chính quan trọng, ứng dụng VNeID còn có nhiều tính năng đáng chú ý khác như: tố giác tội phạm, đăng ký tiêm chủng, khai báo y tế, trả tiền điện, nước…đặc biệt là tính năng khai báo lưu trú Hướng dẫn thông báo lưu trú trên ứng dụng VneID Hiện nay, ứng dụng VNeID đã có tình năng thông báo lưu trú đến cơ quan công an, nên nếu người dân đã có tài khoản định danh điện tử mức 1, mức 2 thì có thể sử dụng ứng dụng VNeID để thực hiện. Bước 1: Chọn tính năng thông báo lưu trú Tài khoản định danh mức 1, mức 2, tại màn hình trang chủ, chọn chức năng “Thủ tục hành chính”=> Chọn “Thông báo lưu trú”. Bước 2: Tạo yêu cầu Trên màn hình hiện hiển thị những thông báo lưu trú gần nhất, chọn “Tạo mới yêu cầu” => Hiển thị những cơ sở lưu trú mà chúng ta đã khai báo lưu trú gần đây. Bước 3: Chọn bản ghi cơ sở lưu trú để tiếp tục khai báo Chọn “Thông báo lưu trú tới nơi cơ sở lưu trú khác” Bước 4: Chọn cơ quan thông báo Chọn địa chỉ cơ quan công an quản lý địa bàn cơ sở lưu trú mà chúng ta khai báo lưu trú. Bước 5: Chọn loại hình cơ sở lưu trú Sau khi nhập đầy đủ thông tin ứng dụng sẽ hiển thị tên danh sách các cơ sở lưu trú mà chúng ta sẽ chọn cơ sở lưu trú mà chúng ta muốn thông báo => Chọn “Tiếp tục” => “Xác nhận” Bước 6: Nhập thông tin người lưu trú để thông báo Chọn “người thông báo là người lưu trú” thì hệ thống sẽ tự động điền các thông tin, tài khoản vào các nhóm thông tin của người lưu trú thay vì nhập tay thông tin người lưu trú hoặc có thể chọn tính năng quét thẻ mã QR (góc phải trên cùng) để quét CCCD gắn chip thì thông tin sẽ được tự đồng điền trên phần mềm. Bước 7: Nhập lý do và thời gian lưu trú Nhập lý do và thời gian lưu trú đúng với thực tế => Chọn “Lưu”. Ngoài ra, chúng ta có thể thêm được nhiều người lưu trú trong cùng một thông báo lưu trú bằng cách chọn “Thêm người lưu trú”. Sau đó, các thao tác tương tự. Khi hoàn thành thông tin thì chọn “Tiếp tục”. Bước 8: Hoàn tất Màn hình sẽ hiển thị để xác nhận lại thông tin của người lưu trú để chúng ta rà soát lại các thông tin, sau khi hoàn tất thì chọn “Gửi yêu cầu”.
Phải có hợp đồng thuê nhà trên 05 năm mới được đăng ký thường trú ở chỗ thuê?
Pháp luật quy định như thế nào về việc đăng ký thường trú đối với người thuê nhà? Người thuê muốn đăng ký thường trú để thuận tiện trong việc học hành, công việc thì có được không? Trường hợp nào người thuê nhà được đăng ký thường trú, có bắt buộc phải có hợp đồng thuê nhà trên 05 năm không? Bài viết sẽ cung cấp một số thông tin liên quan đến vấn đề này. Điều kiện đăng ký thường trú là gì? Căn cứ theo Điều 20 Luật Cư trú 2020 quy định về điều kiện đăng ký thường trú của công dân như sau: - Công dân có chỗ ở hợp pháp thuộc quyền sở hữu của mình thì được đăng ký thường trú tại chỗ ở hợp pháp đó. - Công dân được đăng ký thường trú tại chỗ ở hợp pháp không thuộc quyền sở hữu của mình khi được chủ hộ và chủ sở hữu chỗ ở hợp pháp đó đồng ý trong các trường hợp sau đây: + Vợ về ở với chồng; chồng về ở với vợ; con về ở với cha, mẹ; cha, mẹ về ở với con; + Người cao tuổi về ở với anh ruột, chị ruột, em ruột, cháu ruột; người khuyết tật đặc biệt nặng, người khuyết tật nặng, người không có khả năng lao động, người bị bệnh tâm thần hoặc bệnh khác làm mất khả năng nhận thức, khả năng điều khiển hành vi về ở với ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột, bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột, cháu ruột, người giám hộ; + Người chưa thành niên được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý hoặc không còn cha, mẹ về ở với cụ nội, cụ ngoại, ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột, bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; người chưa thành niên về ở với người giám hộ. (Căn cứ tại khoản 2 Điều 20 Luật Cư trú 2020) Xem thêm bài viết Mức lệ phí đăng ký thường trú, tạm trú mới nhất áp dụng từ 05/02/2023. - Đối với trường hợp người thuê nhà không thuộc khoản 2 nếu trên thì được đăng ký thường trú tại chỗ ở hợp pháp do thuê, mượn, ở nhờ khi đáp ứng các điều kiện sau: + Được chủ sở hữu chỗ ở hợp pháp đồng ý cho đăng ký thường trú tại địa điểm thuê, mượn, ở nhờ và được chủ hộ đồng ý nếu đăng ký thường trú vào cùng hộ gia đình đó; + Bảo đảm điều kiện về diện tích nhà ở tối thiểu do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quy định nhưng không thấp hơn 08 m2 sàn/người. Như vậy, không cần phải có hợp đồng thuê nhà trên 05 năm mà người thuê nhà chỉ cần đáp ứng được điều kiện về diện tích nhà ở tối thiểu và được chủ sở hữu nhà cũng như chủ hộ đồng ý thì người thuê nhà được đăng ký thường trú tại nhà thuê đó. Lưu ý: Việc đồng ý cho đăng ký thường trú của chủ nhà có thể được thực hiện bằng văn bản hoặc lời nói. Người thuê nhà đăng ký thường trú cần những giấy tờ gì? Theo khoản 3 Điều 21 Luật Cư trú 2020 quy định về hồ sơ đăng ký thường trú như sau: - Tờ khai thay đổi thông tin cư trú, trong đó ghi rõ ý kiến đồng ý cho đăng ký thường trú của chủ hộ, chủ sở hữu chỗ ở hợp pháp được cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ hoặc người được ủy quyền, trừ trường hợp đã có ý kiến đồng ý bằng văn bản; - Hợp đồng cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ hoặc văn bản về việc cho mượn, cho ở nhờ chỗ ở hợp pháp đã được công chứng hoặc chứng thực theo quy định của pháp luật; - Giấy tờ, tài liệu chứng minh đủ diện tích nhà ở để đăng ký thường trú theo quy định. Trình tự, thủ tục đăng ký thường trú Người đăng ký thường trú nộp hồ sơ đăng ký thường trú đến cơ quan đăng ký cư trú nơi mình cư trú. Khi tiếp nhận hồ sơ đăng ký thường trú, cơ quan đăng ký cư trú kiểm tra và cấp phiếu tiếp nhận hồ sơ cho người đăng ký; trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ thì hướng dẫn người đăng ký bổ sung hồ sơ. Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, cơ quan đăng ký cư trú có trách nhiệm thẩm định, cập nhật thông tin về nơi thường trú mới của người đăng ký vào Cơ sở dữ liệu về cư trú và thông báo cho người đăng ký về việc đã cập nhật thông tin đăng ký thường trú; trường hợp từ chối đăng ký thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do. Người đã đăng ký thường trú mà chuyển đến chỗ ở hợp pháp khác và đủ điều kiện đăng ký thường trú thì có trách nhiệm đăng ký thường trú tại nơi ở mới theo quy định của Luật này trong thời hạn 12 tháng kể từ ngày đủ điều kiện đăng ký. Xem thêm bài viết Mức lệ phí đăng ký thường trú, tạm trú mới nhất áp dụng từ 05/02/2023.
Mức lệ phí đăng ký thường trú, tạm trú mới nhất áp dụng từ 05/02/2023
Vừa qua, Bộ Tài chính ban hành Thông tư 75/2022/TT-BTC quy định về mức thu, nộp và quản lý lệ phí đăng ký cư trú. Theo đó, kể từ ngày 05/02/2023 sẽ áp dụng mức thu lệ phí đăng ký thường trú, tạm trú, gia hạn tạm trú, tách hộ sẽ đóng cùng mức lệ phí từ 5.000-20.000 đồng/lượt. Theo Thông tư 75/2022/TT-BTC, Bộ Tài chính vừa ban hành ngày 22/12/2022 quy định công dân Việt Nam khi thực hiện thủ tục đăng ký cư trú (đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú, gia hạn tạm trú, tách hộ) với cơ quan đăng ký cư trú theo quy định pháp luật cư trú thì phải nộp lệ phí theo quy định tại Thông tư 75/2022/TT-BTC. Cụ thể: - Người nộp lệ phí thực hiện nộp lệ phí khi nộp hồ sơ đăng ký cư trú và được cơ quan đăng ký cư trú tiếp nhận. - Người nộp lệ phí thực hiện nộp lệ phí, tổ chức thu lệ phí thực hiện kê khai, thu, nộp lệ phí thu được theo quy định tại Thông tư số 74/2022/TT-BTC ngày 22/12/2022 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định về hình thức, thời hạn thu, nộp, kê khai các khoản phí, lệ phí thuộc thẩm quyền quy định của Bộ Tài chính. - Tổ chức thu lệ phí nộp 100% lệ phí thu được vào ngân sách nhà nước (ngân sách trung ương) theo chương, tiểu mục của Mục lục ngân sách nhà nước hiện hành. Nguồn chi phí trang trải cho việc thu lệ phí được ngân sách nhà nước (ngân sách trung ương) bố trí trong dự toán của tổ chức thu theo chế độ, định mức chi ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật. Mức thu, nộp lệ phí đăng ký cư trú bao nhiêu? Theo đó, mức thu lệ phí trong trường hợp công dân nộp hồ sơ trực tiếp được quy định như sau: + Đăng ký thường trú: 20.000 đồng/ lượt + Đăng ký tạm trú, gia hạn tạm trú: 15.000 đồng/lượt + Đăng ký tạm trú theo danh sách, gia hạn tạm trú theo danh sách: 10.000 đồng/lượt + Tách hộ: 10.000 đồng /lượt Lưu ý: đối với trường hợp công dân nộp hồ sơ qua cổng dịch vụ trực tuyến thì phí sẽ giảm ½ so với đăng ký trực tiếp. STT Nội dung Đơn vị tính Trường hợp công dân nộp hồ sơ trực tiếp Trường hợp công dân nộp hồ sơ qua cổng dịch vụ công trực tuyến 1 Đăng ký thường trú Đồng/lần đăng ký 20.000 10.000 2 Đăng ký tạm trú, gia hạn tạm trú (cá nhân, hộ gia đình) Đồng/lần đăng ký 15.000 7.000 3 Đăng ký tạm trú theo danh sách, gia hạn tạm trú theo danh sách Đồng/người đăng ký 10.000 5.000 4 Tách hộ Đồng/lần đăng ký 10.000 5.000 Cơ quan đăng ký cư trú sẽ bao gồm những cơ quan nào? Tại Điều 2 Luật Cư trú 2020 có quy định về cơ quan đăng ký cư trú như sau: Cơ quan đăng ký cư trú là cơ quan quản lý cư trú trực tiếp thực hiện việc đăng ký cư trú của công dân, bao gồm Công an xã, phường, thị trấn; Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương ở nơi không có đơn vị hành chính cấp xã.
Hướng dẫn làm thủ tục nhập hộ khẩu vào nhà chồng
Nhập hộ khẩu sau khi kết hôn là việc mà đa số các cặp vợ chồng đều thực hiện vì dọn về sống cùng chung một nhà. Sau đây, bài viết sẽ hướng dẫn các hồ sơ, thủ tục nhập hộ khẩu cho vợ khi về nhà chồng. Thứ nhất, điều kiện nhập khẩu cho vợ vào nhà chồng Trường hợp vợ về ở với chồng, căn cứ khoản 2 Điều 20 Luật Cư trú 2020, công dân được đăng ký thường trú tại chỗ ở hợp pháp không thuộc quyền sở hữu của mình khi được chủ hộ và chủ sở hữu chỗ ở hợp pháp đó đồng ý. Theo đó, nếu người vợ nhập hộ khẩu vào nhà chồng thì cần có sự đồng ý từ chủ hộ và chủ sở hữu căn nhà. Thứ hai, hồ sơ đăng ký thường trú - Tờ khai thay đổi thông tin cư trú, trong đó ghi rõ ý kiến đồng ý cho đăng ký thường trú của chủ hộ, chủ sở hữu chỗ ở hợp pháp hoặc người được ủy quyền, trừ trường hợp đã có ý kiến đồng ý bằng văn bản; - Giấy tờ, tài liệu để chứng minh quan hệ vợ, chồng: Giấy chứng nhận kết hôn; giấy xác nhận tình trạng hôn nhân; xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi không có đơn vị hành chính cấp xã nơi cư trú; Trừ trường hợp đã có thông tin thể hiện quan hệ này trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu về cư trú. Thứ ba, thủ tục nhập hộ khẩu về nhà chồng Thủ tục Bước 1: Người đăng ký thường trú nộp hồ sơ đăng ký thường trú đến cơ quan đăng ký cư trú nơi mình cư trú. Bước 2: Khi tiếp nhận hồ sơ đăng ký thường trú, cơ quan đăng ký cư trú kiểm tra và cấp phiếu tiếp nhận hồ sơ cho người đăng ký; trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ thì hướng dẫn người đăng ký bổ sung hồ sơ. Bước 3: Cơ quan đăng ký cư trú có trách nhiệm thẩm định, cập nhật thông tin về nơi thường trú mới của người đăng ký vào Cơ sở dữ liệu về cư trú và thông báo cho người đăng ký về việc đã cập nhật thông tin đăng ký thường trú; trường hợp từ chối đăng ký thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do. Trong đó, cơ quan đăng ký cư trú là: - Công an xã, phường, thị trấn; - Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương ở nơi không có đơn vị hành chính cấp xã. Thời gian thực hiện - 07 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, hợp lệ. Nếu từ chối đăng ký thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do. Cơ quan thực hiện Cơ quan đăng ký cư trú nơi mình cư trú Lệ phí làm thủ tục Lệ phí làm thủ tục nhập hộ khẩu hiện nay do các địa phương tự quy định. Chậm nhập hộ khẩu vào nhà chồng, vợ có bị phạt? Căn cứ tại Điều 20 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 quy định: Việc lựa chọn nơi cư trú của vợ chồng do vợ chồng thỏa thuận, không bị ràng buộc bởi phong tục, tập quán, địa giới hành chính. Đồng thời tại Điều 43 Bộ luật dân sự 2015 quy định về nơi cư trú của vợ, chồng như sau: - Nơi cư trú của vợ, chồng là nơi vợ, chồng thường xuyên chung sống. - Vợ, chồng có thể có nơi cư trú khác nhau nếu có thỏa thuận. Điều 14 của Luật Cư trú 2020 quy định về nơi cư trú của vợ, chồng như sau: - Nơi cư trú của vợ, chồng là nơi vợ, chồng thường xuyên chung sống; - Vợ, chồng có thể có nơi cư trú khác nhau theo thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật có liên quan. Dựa vào những căn cứ trên có thể thấy việc lựa chọn nơi cư trú của vợ, chồng theo thỏa thuận của vợ chồng, pháp luật không có quy định bắt buộc vợ phải nhập khẩu vào nhà chồng. Tóm lại, nếu không nhập khẩu cho vợ về nhà chồng thì cũng không bị coi là hành vi vi phạm pháp luật, song việc nhập hộ khẩu chậm cũng không bị xử phạt.
Có bắt buộc nhập hộ khẩu vào nhà chồng sau khi đăng ký kết hôn?
Kết hôn là một bước ngoặt, là một sự kiện quan trọng trong đời. Tuy vậy, vẫn có nhiều vấn đề xoay quanh chủ đề trên mà làm không ít người phải băn khoăn. Cụ thể, nhiều bạn nữ thắc mắc “Liệu kết hôn rồi có buộc nhập hộ khẩu vào nhà chồng hay không?” Bài viết sẽ cung cấp một số thông tin liên quan đến vấn đề này. Đa số, khi đăng ký kết hôn, vợ và chồng thường sẽ thực hiện thủ tục để nhập khẩu vào chung với nhau. Tuy nhiên, pháp luật hiện nay quy định như thế nào về nhập khẩu chung khi kết hôn? Kết hôn rồi có bắt buộc nhập hộ khẩu vào nhà chồng không? Sau khi hai người nam, nữ xác lập quan hệ vợ, chồng thì phải thực hiện quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng. Một trong số đó là nghĩa vụ sống chung với nhau. Cụ thể, khoản 2 Điều 19 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 nêu rõ: Vợ chồng có nghĩa vụ sống chung với nhau, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác hoặc do yêu cầu của nghề nghiệp, công tác, học tập, tham gia các hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội và lý do chính đáng khác. Căn cứ tại Điều 20 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 quy định: Việc lựa chọn nơi cư trú của vợ chồng do vợ chồng thỏa thuận, không bị ràng buộc bởi phong tục, tập quán, địa giới hành chính. Đồng thời tại Điều 43 Bộ luật dân sự 2015 quy định về nơi cư trú của vợ, chồng như sau: - Nơi cư trú của vợ, chồng là nơi vợ, chồng thường xuyên chung sống. - Vợ, chồng có thể có nơi cư trú khác nhau nếu có thỏa thuận. Điều 14 của Luật Cư trú 2020 quy định về nơi cư trú của vợ, chồng như sau: - Nơi cư trú của vợ, chồng là nơi vợ, chồng thường xuyên chung sống; - Vợ, chồng có thể có nơi cư trú khác nhau theo thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật có liên quan. Dựa vào những căn cứ trên có thể thấy việc lựa chọn nơi cư trú của vợ, chồng theo thỏa thuận của vợ chồng, pháp luật không có quy định bắt buộc vợ phải nhập khẩu vào nhà chồng. Tóm lại, nếu không nhập khẩu cho vợ về nhà chồng thì cũng không bị coi là hành vi vi phạm pháp luật. Về nhà chồng ở không đăng ký tạm trú có bị phạt không? Căn cứ theo Điều 27 Luật Cư trú 2020 về điều kiện đăng ký tạm trú như sau: - Công dân đến sinh sống tại chỗ ở hợp pháp ngoài phạm vi đơn vị hành chính cấp xã nơi đã đăng ký thường trú để lao động, học tập hoặc vì mục đích khác từ 30 ngày trở lên thì phải thực hiện đăng ký tạm trú. - Thời hạn tạm trú tối đa là 02 năm và có thể tiếp tục gia hạn nhiều lần Ngoài ra còn quy định những địa điểm mà công dân không được đăng ký tạm trú mới tại Điều 23 Luật Cư trú 2020 Như vậy, việc đăng ký hộ khẩu về nhà chồng sau khi vợ chồng đã đăng ký kết hôn không phải là quy định bắt buộc theo quy định pháp luật, Tuy nhiên, bạn đã kết hôn và ở với nhà chồng từ 30 ngày trở lên thì phải thực hiện đăng ký tạm trú theo quy định. Xử phạt hành vi không thực hiện đúng quy định việc đăng ký tạm trú Việc đăng ký tạm trú là nghĩa vụ của công dân. Do đó, nếu không thực hiện hoặc thực hiện không đúng trong thời hạn quy định (30 ngày kể từ ngày đến sinh sống tại nơi ở trọ) thì có thể bị phạt, như sau: Căn cứ tại Điều 9 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ; phòng, chống bạo lực gia đình quy định: Hành vi vi phạm quy định về đăng ký và quản lý cư trú bị phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây: - Không thực hiện đúng quy định về đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú, xóa đăng ký thường trú, xóa đăng ký tạm trú, tách hộ hoặc điều chỉnh thông tin về cư trú trong Cơ sở dữ liệu về cư trú; - Không thực hiện đúng quy định về thông báo lưu trú, khai báo tạm vắng; - Không xuất trình sổ hộ khẩu, sổ tạm trú, xác nhận thông tin về cư trú, giấy tờ khác liên quan đến cư trú theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền. Theo đó, khi về ở nhà chồng mà từ 30 ngày trở lên thì có thể bị phạt đến 01 triệu động. Ngoài ra, nếu đã cư trú tại chỗ ở hợp pháp mới , đủ điều kiện đăng ký cư trú nhưng không thực hiện thủ tục thay đổi nơi đăng ký cư trú thì sẽ bị phạt từ 01-02 triệu đồng theo quy định tại điểm d khoản 2 Điều 9 Nghị định 144/2021/NĐ-CP.
Hướng dẫn thủ tục đăng ký cư trú đối với người sinh sống lâu dài ở khu đất dịch vụ
Bộ Công an trả lời cử tri về đề nghị đưa ra giải pháp tháo gỡ khó khăn trong thủ tục đăng ký thường trú, tạm trú đối với người dân sinh sống ổn định lâu dài tại các khu đất dịch vụ. Một cử tri ở thành phố Hà Nội đã trình bày về bất cập khi thực hiện Luật Cư trú 2020, cụ thể đối với người dân sinh sống ổn định lâu dài tại các khu đất dịch vụ (đất phi nông nghiệp chưa được chuyển đổi thành đất ở) khó khăn trong đăng ký thường trú, tạm trú theo quy định. Theo đó, đề nghị Bộ Công an xem xét và có giải pháp tháo gỡ. Bộ Công an trả lời về vướng mắc của cử tri như sau: Theo quy định của Luật Cư trú và các văn bản hướng dẫn thi hành thì công dân khi đăng ký thường trú, tạm trú phải có chỗ ở hợp pháp. Đồng thời, tại Điều 5 Nghị định 62/2021/NĐ-CP ngày 29/6/2021 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều Luật Cư trú đã quy định cụ thể các loại giấy tờ, tài liệu chứng minh chỗ ở hợp pháp; theo đó, các khu dân cư, nhà ở tự phát không có giấy tờ tài liệu chứng minh chỗ ở hợp pháp thì không đủ điều kiện đăng ký cư trú. Để công tác quản lý cư trú được hiệu quả, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp đối với các trường hợp đang cư trú tại các khu dân cư, nhà ở tự phát, Bộ Công an đã chỉ đạo Công an cơ sở tiến hành phân loại và hướng dẫn cụ thể đối với từng trường hợp người dân, cụ thể như sau: - Đối với các trường hợp sinh sống ổn định, nhà ở, đất ở không có tranh chấp về quyền sở hữu, quyền sử dụng đất ở thì phối hợp với đơn vị liên quan tham mưu, đề xuất UBND cấp xã thực hiện việc xác nhận nhà ở, đất ở không có tranh chấp về quyền sở hữu, quyền sử dụng đất ở để lực lượng Công an có cơ sở giải quyết đăng ký cư trú cho công dân theo quy định Luật Cư trú và các văn bản hướng dẫn thi hành. - Đối với công dân đã có nơi thường trú hoặc tạm trú nhưng nơi ở hiện tại không đủ điều kiện để đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú (UBND không xác nhận tình trạng nhà ở, đất ở) thì hướng dẫn công dân khai báo về nơi ở hiện tại với cơ quan đăng ký cư trú để được cập nhật nơi ở hiện tại vào Cơ sở dữ liệu về cư trú và Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. - Đối với trường hợp không có đủ điều kiện về chỗ ở hợp pháp để đăng ký thường trú, tạm trú tại nơi đang cư trú thì Công an cơ sở hướng dẫn người dân khai báo thông tin về cư trú theo quy định của Điều 19 Luật Cư trú và Điều 4 Nghị định 62/2021/NĐ-CP. Sau khi người dân thực hiện khai báo thông tin về cư trú theo hướng dẫn, nếu có nhu cầu thì Công an cơ sở cấp giấy xác nhận cư trú cho công dân để thực hiện các giao dịch dân sự. Trên đây là câu trả lời của Bộ Công an về thủ tục đăng ký thường trú, tạm trú đối với người dân sinh sống ổn định lâu dài tại các khu đất dịch vụ. Xem chi tiết tại đây
Cách đổi chủ hộ khi không còn sổ hộ khẩu năm 2023
Như những ngày qua nhiều báo đài, cơ quan có thẩm quyền đã thông tin về quy định sổ hộ khẩu giấy, sổ tạm trú giấy đã bị khai tử từ ngày 01/01/2023 và thay vào đó là việc thực hiện các thủ tục hành chính sẽ được áp dụng bằng phương thức điện tử (định danh điện tử, CCCD,...). Như vậy mọi phương thức thực hiện hiện nay đều trên môi trường điện tử, trong trường hợp đổi chủ hộ đối với những người lần đầu thực hiện hình thức mới thì phải làm thế nào? 1. Thay đổi chủ hộ phải thay đổi thông tin cư trú Do sổ hộ khẩu không còn giá trị sử dụng vì vậy người dân sẽ thực hiện thủ tục thay đổi sổ hộ khẩu và điều chỉnh thông tin về cư trú trong Cơ sở dữ liệu về cư trú nếu thuộc 01 trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 26 Luật Cư trú 2020: - Thay đổi chủ hộ. - Thay đổi thông tin về hộ tịch so với thông tin đã được lưu trữ trong Cơ sở dữ liệu về cư trú. - Thay đổi địa chỉ nơi cư trú trong Cơ sở dữ liệu về cư trú do có sự điều chỉnh về địa giới đơn vị hành chính, tên đơn vị hành chính, tên đường, phố, tổ dân phố, thôn, xóm, làng, ấp, bản, buôn, phum, sóc, cách đánh số nhà. Do đó, trường hợp muốn thay đổi chủ hộ thì người dân chỉ có thể thực hiện điều chỉnh thông tin cư trú trong Cơ sở dữ liệu về cư trú tại cơ quan có thẩm quyền. 2. Thủ tục thực hiện thay đổi chủ hộ Người dân thay đổi chủ hộ cần chuẩn bị hồ sơ điều chỉnh thông tin về cư trú khi thay đổi chủ hộ bao gồm: Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ - Tờ khai thay đổi thông tin cư trú. - Giấy tờ, tài liệu chứng minh việc điều chỉnh thông tin. Bước 2: Thành viên hộ gia đình nộp hồ sơ đến cơ quan đăng ký cư trú. - Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, cơ quan đăng ký cư trú có trách nhiệm điều chỉnh thông tin về chủ hộ trong Cơ sở dữ liệu về cư trú. - Sau đó, thông báo cho thành viên hộ gia đình về việc đã cập nhật thông tin. (Trường hợp từ chối điều chỉnh thì phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do). Trường hợp có sự thay đổi về chủ hộ thì phải có ý kiến của chủ hộ trong Tờ khai thay đổi thông tin cư trú (trừ trường hợp đã có ý kiến đồng ý bằng văn bản) hoặc ý kiến thống nhất đề cử của các thành viên trong hộ gia đình hoặc văn bản của Tòa án quyết định chủ hộ. Trường hợp chủ hộ chết, mất tích, mất năng lực hành vi dân sự thì ngoài ý kiến thống nhất đề cử của các thành viên hộ gia đình phải có thêm Giấy chứng tử hoặc Quyết định của Tòa án tuyên bố chết, mất tích, mất năng lực hành vi dân sự. Căn cứ mục D thuộc Danh mục thủ tục hành chính thực hiện tại cấp xã kèm theo Quyết định 5548/QĐ-BCA-C06 năm 2021 về công bố thủ tục hành chính mới, được sửa đổi, bổ sung và bị bãi bỏ trong lĩnh vực đăng ký cư trú và lĩnh vực xuất nhập cảnh thuộc thẩm quyền giải quyết của Bộ Công an thì việc điều chỉnh thông tin về cư trú trong cơ sở dữ liệu về cư trú thì cơ quan xử lý là công an cấp xã. Như vậy, người dân thực hiện thay đổi chủ hộ, thì thành viên gia đình phải chuẩn bị hồ sơ đầy đủ gửi đến cơ quan công an cấp xã trong 03 ngày làm việc sẽ chỉnh lý thông tin về cư trú trong Cơ sở dữ liệu cho gia đình thực hiện sau đó thông báo đến người thực hiện biết.
Sinh sống ở nơi khác bao nhiêu ngày thì phải đăng ký tạm trú?
Để hưởng một mùa Tết ý nghĩa và tuân thủ luật pháp, bạn cần lưu tâm đến những quy định sau đây đối với những trường hơp về quê người yêu, bạn bè chơi Tết, đi du lịch, thăm người thân, họ hàng,... Cụ thể, tuân thủ đúng quy định về đăng ký tạm trú theo Luật Cư trú 2020. Xem thêm: Chủ nhà hay người thuê phải đăng ký tạm trú? Không đăng ký tạm trú có bị phạt không? Tạm trú là gì? Tạm trú được giải thích là việc công dân sinh sống tại một địa điểm thuộc đơn vị hành chính cấp xã hoặc đơn vị hành chính cấp huyện ở nơi không có đơn vị hành chính cấp xã (sau đây gọi chung là đơn vị hành chính cấp xã) được quy định tại khoản 2 Điều 2 Luật Cư trú 2020. Khi nào thì cần phải đăng ký tạm trú? Căn cứ theo Điều 27 Luật Cư trú 2020 về điều kiện đăng ký tạm trú như sau: - Công dân đến sinh sống tại chỗ ở hợp pháp ngoài phạm vi đơn vị hành chính cấp xã nơi đã đăng ký thường trú để lao động, học tập hoặc vì mục đích khác từ 30 ngày trở lên thì phải thực hiện đăng ký tạm trú. - Thời hạn tạm trú tối đa là 02 năm và có thể tiếp tục gia hạn nhiều lần - Công dân không được đăng ký tạm trú mới tại chỗ ở tại những địa điểm sau: + Chỗ ở nằm trong địa điểm cấm, khu vực cấm xây dựng hoặc lấn, chiếm hành lang bảo vệ quốc phòng, an ninh, giao thông, thủy lợi, đê điều, năng lượng, mốc giới bảo vệ công trình hạ tầng kỹ thuật, di tích lịch sử - văn hóa đã được xếp hạng, khu vực đã được cảnh báo về nguy cơ lở đất, lũ quét, lũ ống và khu vực bảo vệ công trình khác theo quy định của pháp luật. + Chỗ ở mà toàn bộ diện tích nhà ở nằm trên đất lấn, chiếm trái phép hoặc chỗ ở xây dựng trên diện tích đất không đủ điều kiện xây dựng theo quy định của pháp luật. + Chỗ ở đã có quyết định thu hồi đất và quyết định phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; chỗ ở là nhà ở mà một phần hoặc toàn bộ diện tích nhà ở đang có tranh chấp, khiếu nại liên quan đến quyền sở hữu, quyền sử dụng nhưng chưa được giải quyết theo quy định của pháp luật. + Chỗ ở bị tịch thu theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; phương tiện được dùng làm nơi đăng ký thường trú đã bị xóa đăng ký phương tiện hoặc không có giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật. + Chỗ ở là nhà ở đã có quyết định phá dỡ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Như vậy, việc bạn về quê người yêu ăn Tết hay du lịch, thăm họ hàng,... từ 30 ngày trở lên thì phải thực hiện đăng ký tạm trú theo quy định. Trách nhiệm về việc thông báo lưu trú Lưu trú là việc công dân ở lại một địa điểm không phải nơi thường trú hoặc nơi tạm trú trong thời gian ít hơn 30 ngày. Căn cứ tại Điều 30 Luật Cư trú 2020 quy định về Thông báo lưu trú như sau: - Khi có người đến lưu trú, thành viên hộ gia đình, người đại diện cơ sở chữa bệnh, cơ sở lưu trú du lịch và các cơ sở khác có chức năng lưu trú có trách nhiệm thông báo việc lưu trú với cơ quan đăng ký cư trú; trường hợp người đến lưu trú tại chỗ ở của cá nhân, hộ gia đình mà cá nhân, thành viên hộ gia đình không có mặt tại chỗ ở đó thì người đến lưu trú có trách nhiệm thông báo việc, lưu trú với cơ quan đăng ký cư trú. - Việc thông báo lưu trú được thực hiện trực tiếp, bằng điện thoại, phương tiện điện tử hoặc phương tiện khác do Bộ trưởng Bộ Công an quy định. - Nội dung thông báo về lưu trú bao gồm họ và tên, số định danh cá nhân hoặc số Chứng minh nhân dân, số hộ chiếu của người lưu trú; lý do lưu trú; thời gian lưu trú; địa chỉ lưu trú. - Việc thông báo lưu trú được thực hiện trước 23 giờ của ngày bắt đầu lưu trú; trường hợp người đến lưu trú sau 23 giờ thì việc thông báo lưu trú được thực hiện trước 08 giờ ngày hôm sau; trường hợp ông, bà, cha, mẹ, vợ, chồng, con, cháu, anh, chị, em ruột đến lưu trú nhiều lần thì chỉ cần thông báo lưu trú một lần. - Việc thông báo lưu trú được ghi vào sổ tiếp nhận lưu trú. Như vậy, nếu bạn đến ở nơi mà không phải nơi thường trú hoặc nơi tạm trú trong thời gian ít hơn 30 ngày thì cần thực hiện đúng quy định về thông báo lưu trú nêu trên. Xử phạt hành vi vi phạm về đăng ký tạm trú Căn cứ tại Điều 9 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ; phòng, chống bạo lực gia đình quy định: Hành vi vi phạm quy định về đăng ký và quản lý cư trú bị phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây: - Không thực hiện đúng quy định về đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú, xóa đăng ký thường trú, xóa đăng ký tạm trú, tách hộ hoặc điều chỉnh thông tin về cư trú trong Cơ sở dữ liệu về cư trú; - Không thực hiện đúng quy định về thông báo lưu trú, khai báo tạm vắng; - Không xuất trình sổ hộ khẩu, sổ tạm trú, xác nhận thông tin về cư trú, giấy tờ khác liên quan đến cư trú theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền. Theo đó, khi về quê người yêu chơi Tết, du lịch, thăm họ hàng,... mà dưới 30 ngày thì bạn không phải thực hiện đăng ký tạm trú. Tuy nhiên, phải thực hiện việc thông báo lưu trú theo đúng quy định tại Điều 30 Luật Cư trú 2020. Bên cạnh đó, với hành vi không thực hiện đúng quy định về đăng ký tạm trú thì mức phạt có thể đến 1 triệu đồng. Xem thêm: Chủ nhà hay người thuê phải đăng ký tạm trú? Không đăng ký tạm trú có bị phạt không?
Thủ tục đăng ký tạm trú online
Hiện nay, công nghệ phát triển, việc đăng ký tạm trú cũng từ đó mà trở nên tiện lợi hơn, tiết kiệm được các chi phí đi lại, hồ sơ cho người dân. Bài viết sẽ hướng dẫn cho người đọc cách đăng ký tạm trú online nhằm giúp người đọc hiểu rõ hơn về các thủ tục. Đăng ký tạm trú là gì? Căn cứ theo Điều 2 Luật Cư trú 2020 quy định: Việc đăng ký cư trú là việc thực hiện thủ tục đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú, khai báo tạm vắng; thông báo lưu trú và khai báo thông tin, điều chỉnh thông tin về cư trú. Theo đó, nơi tạm trú dược hiểu là nơi công dân sinh sống trong một khoảng thời gian nhất định ngoài nơi thường trú và đã được đăng ký tạm trú. Điều kiện đăng ký tạm trú Tại Điều 27 Luật Cư trú 2020 quy định về điều kiện đăng ký tạm trú như sau: - Công dân đến sinh sống tại chỗ ở hợp pháp ngoài phạm vi đơn vị hành chính cấp xã nơi đã đăng ký thường trú để lao động, học tập hoặc vì mục đích khác từ 30 ngày trở lên thì phải thực hiện đăng ký tạm trú. - Thời hạn tạm trú tối đa là 02 năm và có thể tiếp tục gia hạn nhiều lần - Công dân không được đăng ký tạm trú mới tại chỗ ở quy định tại Điều 23 Luật Cư trú 2020. Không đăng ký tạm trú bao lâu thì bị phạt? Theo quy định tại khoản 1 Điều 27 Luật Cư trú 2020, việc đăng ký tạm trú là nghĩa vụ của công dân. Do đó, nếu không thực hiện hoặc thực hiện không đúng trong thời hạn quy định (30 ngày kể từ ngày đến sinh sống tại nơi ở trọ) thì có thể bị phạt. Cụ thể, người nào không thực hiện đúng quy định về đăng ký tạm trú, xoá đăng ký tạm trú hoặc điều chỉnh thông tin về cư trú trong Cơ sở dữ liệu về cư trú sẽ bị phạt tiền từ 500 nghìn đồng - 1 triệu đồng theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 9 Nghị định 144/2021/NĐ-CP. Ngoài ra, nếu đã cư trú tại chỗ ở hợp pháp mới (chuyển chỗ trọ mới...), đủ điều kiện đăng ký cư trú nhưng không thực hiện thủ tục thay đổi nơi đăng ký cư trú thì sẽ bị phạt từ 01-02 triệu đồng theo quy định tại điểm d khoản 2 Điều 9 Nghị định 144/2021/NĐ-CP. Nghĩa vụ đăng ký tạm trú là người thuê nhà và phải đăng ký trong thời gian 30 ngày kể từ ngày chuyển đến nơi ở trọ. Nếu không thực hiện đúng quy định này, người thuê nhà sẽ bị phạt đến 1 triệu đồng. Thủ tục đăng ký tạm trú online Bước 1: Truy cập Cổng dịch vụ công quản lý cư trú (https://dichvucong.dancuquocgia.gov.vn/) Bước 2: Chọn mục “Đăng nhập” Người dân thực hiện thao tác đăng nhập vào tài khoản dịch vụ công. Trường hợp không có tài khoản thì thực hiện việc đăng ký tài khoản dịch vụ công. Bước 3: Tại trang chủ, chọn mục “Đăng ký tạm trú” Cách 1: Tại trang chủ chọn mục “Đăng ký tạm trú”; Cách 2: Tại trang chủ chọn mục “Dịch vụ công” sau đó chọn “Đăng ký tạm trú”. Bước 4: Điền thông tin theo yêu cầu Lưu ý: - Tại mục "Thông báo thông tin hồ sơ" người dân có thể chọn nhận theo 02 cách: + Qua email; + Nhận qua Cổng thông tin. - Tại mục "Nhận kết quả giải quyết" người dân có thể chọn nhận theo 03 cách: + Nhận trực tiếp; + Qua email; + Nhận qua Cổng thông tin. Bước 5: Đính kèm thông tin hồ sơ theo yêu cầu Lưu ý: Cần điền đủ thông tin theo yêu cầu để đính kèm hồ sơ Bước 6: Xác nhận trách nhiệm trước pháp luật và gửi hồ sơ Bước 7: Chỉnh sửa lại hồ sơ (nếu có) Tại trang chủ chọn “Hồ sơ” sau đó chọn mục “Sửa hồ sơ”
Luật cư trú 2020 Luật cư trú 2020 được Quốc hội thông qua tại kỳ họp 10 ngày 13/11/2020 theo đó: - Bỏ toàn bộ các thủ tục về cấp đổi sổ hộ khẩu, cấp lại sổ hộ khẩu, cấp giấy chuyển hộ khẩu, cấp đổi sổ tạm trú, cấp lại sổ tạm trú, điều chỉnh những thay đổi trong sổ tạm trú, gia hạn tạm trú (Khoản 3 Điều 38) - Bổ sung trường hợp bị xoá đăng ký thường trú. Ngoài các trường hợp bị xóa đăng ký thường trú như hiện nay, xem chi tiết các trường hợp TẠI ĐÂY - Luật bổ sung quy định điều kiện đăng ký thường trú vào chỗ ở do thuê, mượn, ở nhờ. Cụ thể, công dân được đăng ký thường trú tại chỗ ở hợp pháp do thuê, mượn, ở nhờ nếu bảo đảm điều kiện về diện tích nhà ở tối thiểu do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quy định nhưng không thấp hơn 08m2 sàn/người (Điểm b Khoản 3 Điều 20). Đồng thời, phải được chủ hộ, chủ sở hữu chỗ ở hợp pháp đồng ý cho đăng ký thường trú tại địa điểm thuê, mượn, ở nhờ. - Xóa điều kiện riêng khi muốn nhập khẩu các thành phố trực thuộc Trung ương. Đồng nghĩa, công dân khi muốn đăng ký thường trú vào TP. Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh không bị phân biệt về điều kiện. Luật Cư trú gồm 7 chương với 38 điều. Luật có hiệu lực từ 01/07/2021 thay thế Luật cư trú 2006 và Luật cư trú sửa đổi 2013. Xem chi tiết cụ thể Luật tại file đính kèm: