Hoạt động của cơ quan nhà nước trên môi trường mạng là những hoạt động nào?
Thời buổi 4.0 hiện tại thì việc cơ quan Nhà nước thực hiện việc hiện đại hóa để phù hợp với thời đại rất quan trọng. Vậy thì những hoạt động của cơ quan nhà nước trên môi trường mạng là những hoạt động nào? Trong hoạt động của cơ quan nhà nước trên môi trường mạng thì giá trị pháp lý của văn bản điện tử như thế nào? Hoạt động của cơ quan nhà nước trên môi trường mạng là những hoạt động nào? Căn cứ theo quy định tại Điều 27 Luật Công nghệ thông tin 2006 quy định về hoạt động của cơ quan nhà nước trên môi trường mạng như sau: - Hoạt động của cơ quan nhà nước trên môi trường mạng bao gồm: + Cung cấp, trao đổi, thu thập thông tin với tổ chức, cá nhân; + Chia sẻ thông tin trong nội bộ và với cơ quan khác của Nhà nước; + Cung cấp các dịch vụ công; + Các hoạt động khác theo quy định của Chính phủ. - Thời điểm và địa điểm gửi, nhận thông tin trên môi trường mạng thực hiện theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử. Như vậy, hoạt động của cơ quan nhà nước trên môi trường mạng như là: Cung cấp, trao đổi, thu thập thông tin với tổ chức, cá nhân; Chia sẻ thông tin trong nội bộ và với cơ quan khác của Nhà nước; Cung cấp các dịch vụ công và một vài hoạt động khác. Cơ quan nhà nước hoạt động trên môi trường mạng thì trang thông tin điện tử phải đáp ứng điều kiện nào và những thông tin nào? Căn cứ theo quy định tại Điều 28 Luật Công nghệ thông tin 2006 quy định về trang thông tin điện tử của cơ quan nhà nước như sau - Trang thông tin điện tử của cơ quan nhà nước phải đáp ứng các yêu cầu sau đây: + Bảo đảm cho tổ chức, cá nhân truy nhập thuận tiện; + Hỗ trợ tổ chức, cá nhân truy nhập và sử dụng các biểu mẫu trên trang thông tin điện tử (nếu có); + Bảo đảm tính chính xác và sự thống nhất về nội dung của thông tin trên trang thông tin điện tử; + Cập nhật thường xuyên và kịp thời thông tin trên trang thông tin điện tử; + Thực hiện quy định của pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước. - Trang thông tin điện tử của cơ quan nhà nước phải có những thông tin chủ yếu sau đây: + Tổ chức, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan đó và của từng đơn vị trực thuộc; + Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành và văn bản pháp luật có liên quan; + Quy trình, thủ tục hành chính được thực hiện bởi các đơn vị trực thuộc, tên của người chịu trách nhiệm trong từng khâu thực hiện quy trình, thủ tục hành chính, thời hạn giải quyết các thủ tục hành chính; + Thông tin tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn thực hiện pháp luật, chế độ, chính sách, chiến lược, quy hoạch chuyên ngành; + Danh mục địa chỉ thư điện tử chính thức của từng đơn vị trực thuộc và cán bộ, công chức có thẩm quyền; + Thông tin về dự án, hạng mục đầu tư, đấu thầu, mua sắm công; + Danh mục các hoạt động trên môi trường mạng đang được cơ quan đó thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 27 Luật Công nghệ thông tin 2006; + Mục lấy ý kiến góp ý của tổ chức, cá nhân. - Cơ quan nhà nước cung cấp miễn phí thông tin quy định tại khoản 2 Điều 28 Luật Công nghệ thông tin 2006. Như vậy, cơ quan nhà nước hoạt động trên môi trường mạng thì trang thông tin điện tử phải đáp ứng điều kiện nào và những thông tin đã nêu trên. Trong hoạt động của cơ quan nhà nước trên môi trường mạng thì giá trị pháp lý của văn bản điện tử như thế nào? Căn cứ theo quy định tại Điều 35 Nghị định 64/2007/NĐ-CP quy định về giá trị pháp lý của văn bản điện tử như sau: - Văn bản điện tử phù hợp với pháp luật về giao dịch điện tử có giá trị pháp lý tương đương với văn bản giấy trong giao dịch giữa các cơ quan nhà nước. - Văn bản điện tử gửi đến cơ quan nhà nước không nhất thiết phải sử dụng chữ ký điện tử nếu văn bản đó có thông tin về người gửi, bảo đảm tính xác thực về nguồn gốc và sự toàn vẹn của văn bản. Như vậy, trong hoạt động của cơ quan nhà nước trên môi trường mạng thì giá trị pháp lý của văn bản điện tử sẽ phù hợp với pháp luật về giao dịch điện tử có giá trị pháp lý tương đương với văn bản giấy. Đồng thời thì văn bản điện tử gửi đến cơ quan nhà nước không nhất thiết phải sử dụng chữ ký điện tử.
Trong trường hợp khẩn cấp nào thì được ưu tiên ứng dụng công nghệ thông tin?
Hiện nay trong trường hợp khẩn cấp nào thì được ưu tiên ứng dụng công nghệ thông tin? Ứng dụng công nghệ thông tin phải đảm bảo được những nguyên tắc chung gì? Ứng dụng công nghệ thông tin phải đảm bảo được những nguyên tắc chung gì? Căn cứ theo quy định tại Điều 13 Luật Công nghệ thông tin 2006 về nguyên tắc chung về hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin như sau: - Tổ chức, cá nhân có quyền tiến hành các hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan. - Việc ứng dụng công nghệ thông tin vào các hoạt động thuộc lĩnh vực kinh tế - xã hội, đối ngoại, quốc phòng, an ninh; hoạt động phòng, chống lụt, bão, thiên tai, thảm họa khác, cứu hộ, cứu nạn và các hoạt động khác được Nhà nước khuyến khích. - Tổ chức, cá nhân tiến hành hoạt động viễn thông, hoạt động phát thanh, truyền hình trên môi trường mạng phải thực hiện các quy định của pháp luật về viễn thông, báo chí và các quy định của Luật này. Như vậy, khi hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin phải đảm bảo được những nguyên tắc chung đã nói đến trên. Trong trường hợp khẩn cấp nào thì được ưu tiên ứng dụng công nghệ thông tin? Căn cứ theo quy định tại Điều 14 Luật Công nghệ thông tin 2006 về ưu tiên ứng dụng công nghệ thông tin trong trường hợp khẩn cấp như sau: - Cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định huy động một phần hoặc toàn bộ cơ sở hạ tầng thông tin để ưu tiên phục vụ cho việc ứng dụng công nghệ thông tin khi có một trong các trường hợp khẩn cấp sau đây: + Phục vụ phòng, chống lụt, bão, hỏa hoạn, thiên tai, thảm họa khác; + Phục vụ cấp cứu và phòng, chống dịch bệnh; + Phục vụ cứu nạn, cứu hộ; + Phục vụ quốc phòng, an ninh, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, phòng, chống tội phạm. - Chính phủ quy định cụ thể việc ưu tiên ứng dụng công nghệ thông tin trong các trường hợp khẩn cấp. Như vậy, trong trường hợp khẩn cấp như phục vụ phòng, chống lụt, bão, hỏa hoạn, thiên tai, thảm họa; phòng, chống dịch bệnh; cứu nạn, cứu hộ; quốc phòng, an ninh, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, phòng, chống tội phạm thì sẽ ưu tiên phục vụ cho việc ứng dụng công nghệ thông tin khi có một trong các trường hợp khẩn cấp. Các hành vi bị nghiêm cấm trong công nghệ thông tin? Căn cứ theo quy định tại Điều 12 Luật Công nghệ thông tin 2006 về các hành vi bị nghiêm cấm như sau: - Cản trở hoạt động hợp pháp hoặc hỗ trợ hoạt động bất hợp pháp về ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin; cản trở bất hợp pháp hoạt động của hệ thống máy chủ tên miền quốc gia; phá hoại cơ sở hạ tầng thông tin, phá hoại thông tin trên môi trường mạng. - Cung cấp, trao đổi, truyền đưa, lưu trữ, sử dụng thông tin số nhằm mục đích sau đây: + Chống Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, phá hoại khối đoàn kết toàn dân; + Kích động bạo lực, tuyên truyền chiến tranh xâm lược, gây hận thù giữa các dân tộc và nhân dân các nước, kích động dâm ô, đồi trụy, tội ác, tệ nạn xã hội, mê tín dị đoan, phá hoại thuần phong mỹ tục của dân tộc; + Tiết lộ bí mật nhà nước, bí mật quân sự, an ninh, kinh tế, đối ngoại và những bí mật khác đã được pháp luật quy định; + Xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của tổ chức, danh dự, nhân phẩm, uy tín của công dân; + Quảng cáo, tuyên truyền hàng hoá, dịch vụ thuộc danh mục cấm đã được pháp luật quy định. - Xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ trong hoạt động công nghệ thông tin; sản xuất, lưu hành sản phẩm công nghệ thông tin trái pháp luật; giả mạo trang thông tin điện tử của tổ chức, cá nhân khác; tạo đường dẫn trái phép đối với tên miền của tổ chức, cá nhân sử dụng hợp pháp tên miền đó. Theo đó, tổ chức, cá nhân vi phạm các điều khoản nêu trên thì được xem là vi phạm các hành vi bị nghiêm cấm trong lĩnh vực công nghệ thông tin
Cơ sở vật chất để hoạt động nghiên cứu và phát triển công nghệ thông tin phải đảm bảo như thế nào?
Với sự phát triển của khoa học công nghệ như hiện nay thì những cơ sở vật chất để hoạt động nghiên cứu và phát triển công nghệ thông tin sẽ được nhà nước đảm bảo như thế nào? Đồng thời thì chất lượng trong hoạt động ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin được quản lý thông qua hình thức nào? Cơ sở vật chất để hoạt động nghiên cứu và phát triển công nghệ thông tin phải đảm bảo như thế nào? Căn cứ theo quy định tại Điều 39 Luật Công nghệ thông tin 2006 về cơ sở vật chất, kỹ thuật phục vụ cho hoạt động nghiên cứu - phát triển công nghệ thông tin như sau: Nhà nước huy động các nguồn vốn để đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, kỹ thuật của các tổ chức nghiên cứu - phát triển công nghệ thông tin; khuyến khích tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, kỹ thuật phục vụ nghiên cứu - phát triển công nghệ thông tin; đầu tư một số phòng thí nghiệm trọng điểm về công nghệ thông tin đạt tiêu chuẩn quốc tế; ban hành quy chế sử dụng phòng thí nghiệm trọng điểm về công nghệ thông tin. Như vậy, những cơ sở hoạt động nghiên cứu và phát triển công nghệ thông tin sẽ được Nhà nước quan tâm đầu tư và trang bị về cơ sở vật chất cũng như kỹ thuật để phục vụ nghiên cứu. Chất lượng trong hoạt động ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin được quản lý thông qua hình thức nào? Căn cứ theo quy định tại Điều 41 Luật Công nghệ thông tin 2006 về tiêu chuẩn, chất lượng trong hoạt động ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin như sau: - Chất lượng sản phẩm, dịch vụ công nghệ thông tin được quản lý thông qua các hình thức sau đây: + Chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật; + Công bố phù hợp tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật; + Kiểm định chất lượng. Như vậy, chất lượng trong hoạt động ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin được quản lý thông qua hình thức như: Chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật; Công bố phù hợp tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật; Kiểm định chất lượng. Ngân sách nhà nước chi cho sự nghiệp ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin bao gồm những gì? Căn cứ theo quy định tại Điều 63 Luật Công nghệ thông tin 2006 quy định về đầu tư cho sự nghiệp ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin như sau: - Ngân sách nhà nước chi cho sự nghiệp ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin được sử dụng vào các mục đích sau đây: + Phổ cập ứng dụng công nghệ thông tin, hỗ trợ dự án ứng dụng công nghệ thông tin có hiệu quả; + Phát triển nguồn thông tin số; + Xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia, cơ sở dữ liệu của bộ, ngành, địa phương; + Xây dựng cơ sở hạ tầng thông tin phục vụ công ích và cơ quan nhà nước; + Điều tra, nghiên cứu, xây dựng, thử nghiệm, áp dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật về công nghệ thông tin, cơ chế, chính sách, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, định mức kinh tế - kỹ thuật, mô hình ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin; + Phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin; + Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về công nghệ thông tin, đào tạo, tập huấn chuyên môn, quản lý về công nghệ thông tin; + Trao giải thưởng công nghệ thông tin; + Các hoạt động khác cho sự nghiệp ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin. - Hằng năm, Bộ Bưu chính, Viễn thông chịu trách nhiệm tổng hợp dự toán kinh phí chi cho sự nghiệp ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin quy định tại khoản 1 Điều 63 Luật Công nghệ thông tin 2006 của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương để Chính phủ trình Quốc hội. Như vậy, ngân sách nhà nước chi cho sự nghiệp ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin bao gồm 9 mục cụ thể như quy định trên.
Hoạt động của cơ quan nhà nước trên môi trường mạng là những hoạt động nào?
Thời buổi 4.0 hiện tại thì việc cơ quan Nhà nước thực hiện việc hiện đại hóa để phù hợp với thời đại rất quan trọng. Vậy thì những hoạt động của cơ quan nhà nước trên môi trường mạng là những hoạt động nào? Trong hoạt động của cơ quan nhà nước trên môi trường mạng thì giá trị pháp lý của văn bản điện tử như thế nào? Hoạt động của cơ quan nhà nước trên môi trường mạng là những hoạt động nào? Căn cứ theo quy định tại Điều 27 Luật Công nghệ thông tin 2006 quy định về hoạt động của cơ quan nhà nước trên môi trường mạng như sau: - Hoạt động của cơ quan nhà nước trên môi trường mạng bao gồm: + Cung cấp, trao đổi, thu thập thông tin với tổ chức, cá nhân; + Chia sẻ thông tin trong nội bộ và với cơ quan khác của Nhà nước; + Cung cấp các dịch vụ công; + Các hoạt động khác theo quy định của Chính phủ. - Thời điểm và địa điểm gửi, nhận thông tin trên môi trường mạng thực hiện theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử. Như vậy, hoạt động của cơ quan nhà nước trên môi trường mạng như là: Cung cấp, trao đổi, thu thập thông tin với tổ chức, cá nhân; Chia sẻ thông tin trong nội bộ và với cơ quan khác của Nhà nước; Cung cấp các dịch vụ công và một vài hoạt động khác. Cơ quan nhà nước hoạt động trên môi trường mạng thì trang thông tin điện tử phải đáp ứng điều kiện nào và những thông tin nào? Căn cứ theo quy định tại Điều 28 Luật Công nghệ thông tin 2006 quy định về trang thông tin điện tử của cơ quan nhà nước như sau - Trang thông tin điện tử của cơ quan nhà nước phải đáp ứng các yêu cầu sau đây: + Bảo đảm cho tổ chức, cá nhân truy nhập thuận tiện; + Hỗ trợ tổ chức, cá nhân truy nhập và sử dụng các biểu mẫu trên trang thông tin điện tử (nếu có); + Bảo đảm tính chính xác và sự thống nhất về nội dung của thông tin trên trang thông tin điện tử; + Cập nhật thường xuyên và kịp thời thông tin trên trang thông tin điện tử; + Thực hiện quy định của pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước. - Trang thông tin điện tử của cơ quan nhà nước phải có những thông tin chủ yếu sau đây: + Tổ chức, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan đó và của từng đơn vị trực thuộc; + Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành và văn bản pháp luật có liên quan; + Quy trình, thủ tục hành chính được thực hiện bởi các đơn vị trực thuộc, tên của người chịu trách nhiệm trong từng khâu thực hiện quy trình, thủ tục hành chính, thời hạn giải quyết các thủ tục hành chính; + Thông tin tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn thực hiện pháp luật, chế độ, chính sách, chiến lược, quy hoạch chuyên ngành; + Danh mục địa chỉ thư điện tử chính thức của từng đơn vị trực thuộc và cán bộ, công chức có thẩm quyền; + Thông tin về dự án, hạng mục đầu tư, đấu thầu, mua sắm công; + Danh mục các hoạt động trên môi trường mạng đang được cơ quan đó thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 27 Luật Công nghệ thông tin 2006; + Mục lấy ý kiến góp ý của tổ chức, cá nhân. - Cơ quan nhà nước cung cấp miễn phí thông tin quy định tại khoản 2 Điều 28 Luật Công nghệ thông tin 2006. Như vậy, cơ quan nhà nước hoạt động trên môi trường mạng thì trang thông tin điện tử phải đáp ứng điều kiện nào và những thông tin đã nêu trên. Trong hoạt động của cơ quan nhà nước trên môi trường mạng thì giá trị pháp lý của văn bản điện tử như thế nào? Căn cứ theo quy định tại Điều 35 Nghị định 64/2007/NĐ-CP quy định về giá trị pháp lý của văn bản điện tử như sau: - Văn bản điện tử phù hợp với pháp luật về giao dịch điện tử có giá trị pháp lý tương đương với văn bản giấy trong giao dịch giữa các cơ quan nhà nước. - Văn bản điện tử gửi đến cơ quan nhà nước không nhất thiết phải sử dụng chữ ký điện tử nếu văn bản đó có thông tin về người gửi, bảo đảm tính xác thực về nguồn gốc và sự toàn vẹn của văn bản. Như vậy, trong hoạt động của cơ quan nhà nước trên môi trường mạng thì giá trị pháp lý của văn bản điện tử sẽ phù hợp với pháp luật về giao dịch điện tử có giá trị pháp lý tương đương với văn bản giấy. Đồng thời thì văn bản điện tử gửi đến cơ quan nhà nước không nhất thiết phải sử dụng chữ ký điện tử.
Trong trường hợp khẩn cấp nào thì được ưu tiên ứng dụng công nghệ thông tin?
Hiện nay trong trường hợp khẩn cấp nào thì được ưu tiên ứng dụng công nghệ thông tin? Ứng dụng công nghệ thông tin phải đảm bảo được những nguyên tắc chung gì? Ứng dụng công nghệ thông tin phải đảm bảo được những nguyên tắc chung gì? Căn cứ theo quy định tại Điều 13 Luật Công nghệ thông tin 2006 về nguyên tắc chung về hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin như sau: - Tổ chức, cá nhân có quyền tiến hành các hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan. - Việc ứng dụng công nghệ thông tin vào các hoạt động thuộc lĩnh vực kinh tế - xã hội, đối ngoại, quốc phòng, an ninh; hoạt động phòng, chống lụt, bão, thiên tai, thảm họa khác, cứu hộ, cứu nạn và các hoạt động khác được Nhà nước khuyến khích. - Tổ chức, cá nhân tiến hành hoạt động viễn thông, hoạt động phát thanh, truyền hình trên môi trường mạng phải thực hiện các quy định của pháp luật về viễn thông, báo chí và các quy định của Luật này. Như vậy, khi hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin phải đảm bảo được những nguyên tắc chung đã nói đến trên. Trong trường hợp khẩn cấp nào thì được ưu tiên ứng dụng công nghệ thông tin? Căn cứ theo quy định tại Điều 14 Luật Công nghệ thông tin 2006 về ưu tiên ứng dụng công nghệ thông tin trong trường hợp khẩn cấp như sau: - Cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định huy động một phần hoặc toàn bộ cơ sở hạ tầng thông tin để ưu tiên phục vụ cho việc ứng dụng công nghệ thông tin khi có một trong các trường hợp khẩn cấp sau đây: + Phục vụ phòng, chống lụt, bão, hỏa hoạn, thiên tai, thảm họa khác; + Phục vụ cấp cứu và phòng, chống dịch bệnh; + Phục vụ cứu nạn, cứu hộ; + Phục vụ quốc phòng, an ninh, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, phòng, chống tội phạm. - Chính phủ quy định cụ thể việc ưu tiên ứng dụng công nghệ thông tin trong các trường hợp khẩn cấp. Như vậy, trong trường hợp khẩn cấp như phục vụ phòng, chống lụt, bão, hỏa hoạn, thiên tai, thảm họa; phòng, chống dịch bệnh; cứu nạn, cứu hộ; quốc phòng, an ninh, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, phòng, chống tội phạm thì sẽ ưu tiên phục vụ cho việc ứng dụng công nghệ thông tin khi có một trong các trường hợp khẩn cấp. Các hành vi bị nghiêm cấm trong công nghệ thông tin? Căn cứ theo quy định tại Điều 12 Luật Công nghệ thông tin 2006 về các hành vi bị nghiêm cấm như sau: - Cản trở hoạt động hợp pháp hoặc hỗ trợ hoạt động bất hợp pháp về ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin; cản trở bất hợp pháp hoạt động của hệ thống máy chủ tên miền quốc gia; phá hoại cơ sở hạ tầng thông tin, phá hoại thông tin trên môi trường mạng. - Cung cấp, trao đổi, truyền đưa, lưu trữ, sử dụng thông tin số nhằm mục đích sau đây: + Chống Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, phá hoại khối đoàn kết toàn dân; + Kích động bạo lực, tuyên truyền chiến tranh xâm lược, gây hận thù giữa các dân tộc và nhân dân các nước, kích động dâm ô, đồi trụy, tội ác, tệ nạn xã hội, mê tín dị đoan, phá hoại thuần phong mỹ tục của dân tộc; + Tiết lộ bí mật nhà nước, bí mật quân sự, an ninh, kinh tế, đối ngoại và những bí mật khác đã được pháp luật quy định; + Xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của tổ chức, danh dự, nhân phẩm, uy tín của công dân; + Quảng cáo, tuyên truyền hàng hoá, dịch vụ thuộc danh mục cấm đã được pháp luật quy định. - Xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ trong hoạt động công nghệ thông tin; sản xuất, lưu hành sản phẩm công nghệ thông tin trái pháp luật; giả mạo trang thông tin điện tử của tổ chức, cá nhân khác; tạo đường dẫn trái phép đối với tên miền của tổ chức, cá nhân sử dụng hợp pháp tên miền đó. Theo đó, tổ chức, cá nhân vi phạm các điều khoản nêu trên thì được xem là vi phạm các hành vi bị nghiêm cấm trong lĩnh vực công nghệ thông tin
Cơ sở vật chất để hoạt động nghiên cứu và phát triển công nghệ thông tin phải đảm bảo như thế nào?
Với sự phát triển của khoa học công nghệ như hiện nay thì những cơ sở vật chất để hoạt động nghiên cứu và phát triển công nghệ thông tin sẽ được nhà nước đảm bảo như thế nào? Đồng thời thì chất lượng trong hoạt động ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin được quản lý thông qua hình thức nào? Cơ sở vật chất để hoạt động nghiên cứu và phát triển công nghệ thông tin phải đảm bảo như thế nào? Căn cứ theo quy định tại Điều 39 Luật Công nghệ thông tin 2006 về cơ sở vật chất, kỹ thuật phục vụ cho hoạt động nghiên cứu - phát triển công nghệ thông tin như sau: Nhà nước huy động các nguồn vốn để đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, kỹ thuật của các tổ chức nghiên cứu - phát triển công nghệ thông tin; khuyến khích tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, kỹ thuật phục vụ nghiên cứu - phát triển công nghệ thông tin; đầu tư một số phòng thí nghiệm trọng điểm về công nghệ thông tin đạt tiêu chuẩn quốc tế; ban hành quy chế sử dụng phòng thí nghiệm trọng điểm về công nghệ thông tin. Như vậy, những cơ sở hoạt động nghiên cứu và phát triển công nghệ thông tin sẽ được Nhà nước quan tâm đầu tư và trang bị về cơ sở vật chất cũng như kỹ thuật để phục vụ nghiên cứu. Chất lượng trong hoạt động ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin được quản lý thông qua hình thức nào? Căn cứ theo quy định tại Điều 41 Luật Công nghệ thông tin 2006 về tiêu chuẩn, chất lượng trong hoạt động ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin như sau: - Chất lượng sản phẩm, dịch vụ công nghệ thông tin được quản lý thông qua các hình thức sau đây: + Chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật; + Công bố phù hợp tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật; + Kiểm định chất lượng. Như vậy, chất lượng trong hoạt động ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin được quản lý thông qua hình thức như: Chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật; Công bố phù hợp tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật; Kiểm định chất lượng. Ngân sách nhà nước chi cho sự nghiệp ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin bao gồm những gì? Căn cứ theo quy định tại Điều 63 Luật Công nghệ thông tin 2006 quy định về đầu tư cho sự nghiệp ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin như sau: - Ngân sách nhà nước chi cho sự nghiệp ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin được sử dụng vào các mục đích sau đây: + Phổ cập ứng dụng công nghệ thông tin, hỗ trợ dự án ứng dụng công nghệ thông tin có hiệu quả; + Phát triển nguồn thông tin số; + Xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia, cơ sở dữ liệu của bộ, ngành, địa phương; + Xây dựng cơ sở hạ tầng thông tin phục vụ công ích và cơ quan nhà nước; + Điều tra, nghiên cứu, xây dựng, thử nghiệm, áp dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật về công nghệ thông tin, cơ chế, chính sách, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, định mức kinh tế - kỹ thuật, mô hình ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin; + Phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin; + Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về công nghệ thông tin, đào tạo, tập huấn chuyên môn, quản lý về công nghệ thông tin; + Trao giải thưởng công nghệ thông tin; + Các hoạt động khác cho sự nghiệp ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin. - Hằng năm, Bộ Bưu chính, Viễn thông chịu trách nhiệm tổng hợp dự toán kinh phí chi cho sự nghiệp ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin quy định tại khoản 1 Điều 63 Luật Công nghệ thông tin 2006 của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương để Chính phủ trình Quốc hội. Như vậy, ngân sách nhà nước chi cho sự nghiệp ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin bao gồm 9 mục cụ thể như quy định trên.