Từ ngày 01/07/2024, cổ đông của TCTD sở hữu từ 1% vốn điều lệ phải công khai thông tin
Ngày 18/01/2024, Quốc hội khóa XV đã thông qua Luật Các tổ chức tín dụng năm 2024 quy định về việc thành lập, tổ chức, hoạt động, can thiệp sớm, kiểm soát đặc biệt, tổ chức lại, giải thể, phá sản tổ chức tín dụng.. Một trong những điểm nổi bật của luật này là quy định các cổ đông của TCTD sở hữu từ 1% vốn điều lệ phải công khai thông tin. Theo Luật Các tổ chức tín dụng (Luật Các TCTD) năm 2024 bao gồm 15 chương, 210 điều, bổ sung và sửa đổi một số điều luật liên quan đến việc thành lập, hoạt của các tổ chức tín dụng. Trong đó, các cổ đông của TCTD sở hữu từ 1% vốn điều lệ của một TCTD sẽ phải công khai các thông tin cá nhân cơ bản, bao gồm tên, địa chỉ, quốc tịch, và các thông tin liên quan đến việc sở hữu cổ phần. Quy định này được xem như nhằm mục đích tăng cường tính minh bạch, đảm bảo rằng mọi giao dịch và quan hệ sở hữu trong các tổ chức tín dụng đều được công khai rõ ràng, giúp bảo vệ quyền lợi của các nhà đầu tư và cổ đông nhỏ lẻ. (1) Từ ngày 01/07/2024, cổ đông của TCTD sở hữu từ 1% vốn điều lệ phải công khai thông tin Cổ đông là cá nhân hoặc tổ chức sở hữu ít nhất một cổ phần của công ty cổ phần theo khoản 3 Điều 4 Luật Doanh nghiệp 2020. Đối với định nghĩa vốn điều lệ, theo quy định tại khoản 34 Điều 4 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định như sau: Vốn điều lệ là tổng giá trị tài sản do các thành viên công ty, chủ sở hữu công ty đã góp hoặc cam kết góp khi thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh; là tổng mệnh giá cổ phần đã bán hoặc được đăng ký mua khi thành lập công ty cổ phần Đối với việc công khai thông tin, cụ thể theo quy định tại khoản 2 Điều 49 Luật Các Tổ chức tín dụng năm 2024 thì cổ đông sở hữu từ 01% vốn điều lệ trở lên của tổ chức tín dụng phải cung cấp cho TCTD các thông tin sau đây: + Họ và tên; số định danh cá nhân; quốc tịch, số hộ chiếu, ngày cấp, nơi cấp của cổ đông là người nước ngoài; số Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy tờ pháp lý tương đương của cổ đông là tổ chức; ngày cấp, nơi cấp của giấy tờ này; + Thông tin về người có liên quan theo quy định tại điểm c và điểm d khoản 1 Điều 49 Luật Các TCTD năm 2024 + Số lượng, tỷ lệ sở hữu cổ phần của mình tại TCTD đó. + Số lượng, tỷ lệ sở hữu cổ phần của người có liên quan của mình tại TCTD đó. - Đối tượng quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 49 Luật Các TCTD năm 2024 phải gửi tổ chức tín dụng bằng văn bản cung cấp thông tin lần đầu và khi có thay đổi các thông tin này trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày phát sinh hoặc có thay đổi thông tin. - Đối với thông tin tại điểm c và điểm d khoản 2 Điều 49 Luật Các TCTD năm 2024, cổ đông chỉ phải cung cấp thông tin cho TCTD khi có mức thay đổi về tỷ lệ sở hữu cổ phần của mình, tỷ lệ sở hữu cổ phần của mình và người có liên quan từ 01% vốn điều lệ trở lên của tổ chức tín dụng đó so với lần cung cấp liền trước (theo khoản 3 Điều 49 Luật Các TCTD năm 2024) - Theo khoản 4 Điều 49 Luật Các TCTD năm 2024 quy định tổ chức tín dụng phải niêm yết, lưu giữ thông tin quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 49 Luật Các TCTD năm 2024 tại trụ sở chính của TCTS và gửi báo cáo bằng văn bản cho Ngân hàng Nhà nước trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày tổ chức tín dụng nhận được thông tin cung cấp. Định kỳ hằng năm, tổ chức tín dụng công bố thông tin quy định tại các điểm a, b, d khoản 1 và các điểm a, c, d khoản 2 Điều 49 Luật Các TCTD năm 2024 với Đại hội đồng cổ đông, Đại hội thành viên, Hội đồng thành viên của tổ chức tín dụng. - Ngoài ra, tổ chức tín dụng phải công bố công khai thông tin về họ và tên cá nhân, tên tổ chức là cổ đông sở hữu từ 01% vốn điều lệ trở lên của tổ chức tín dụng và thông tin quy định tại điểm c và điểm d khoản 2 Điều 49 Luật Các TCTD năm 2024 trên trang thông tin điện tử của tổ chức tín dụng trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày tổ chức tín dụng nhận được thông tin cung cấp theo khoản 5 Điều 49 Luật Các TCTD năm 2024 - Đối tượng cung cấp, công bố công khai thông tin phải bảo đảm thông tin cung cấp, công bố công khai trung thực, chính xác, đầy đủ, kịp thời và phải chịu trách nhiệm về việc cung cấp, công bố công khai thông tin đó được quy định tại khoản 6 Luật Các TCTD năm 2024. Như vậy, so với Luật Các TCTD năm 2010 chỉ quy định trách nhiệm công khai lợi ích các bên liên quan và cổ đông sở hữu 5% vốn điều lệ trở lên thì đối với Luật Các TCTD năm 2024, các cổ đông sở hữu từ 01% vốn điều lệ trở lên của tổ chức tín dụng phải cung cấp cho TCTD các thông tin một cách trung thực, chính xác và đầy đủ. (2) Giảm tỷ lệ sở hữu cổ phần của cổ đông của TCTD Bên cạnh quy định về công khai thông tin đối với các cổ đông sở hữu từ 01% vốn điều lệ thì Luật Các TCTD năm 2024 còn sửa đổi về tỷ lệ sở hữu cổ phần của cổ đông. Theo Điều 55 Luật Các TCTD năm 2010, tỷ lệ sở hữu cổ phần của cổ đông được quy định như sau: - Một cổ đông là cá nhân không được sở hữu vượt quá 5% vốn điều lệ của một tổ chức tín dụng. - Một cổ đông là tổ chức không được sở hữu vượt quá 15% vốn điều lệ của một tổ chức tín dụng trừ một số trường hợp được quy định tại khoản 2 Điều 55 Luật Các TCTD năm 2010. Còn đối với Luật Các TCTD năm 2024, tỷ lệ sở hữu cổ phần của cổ đông quy định cụ thể tại Điều 63: - Một cổ đông là cá nhân không được sở hữu cổ phần vượt quá 05% vốn điều lệ của một tổ chức tín dụng. - Một cổ đông là tổ chức không được sở hữu cổ phần vượt quá 10% vốn điều lệ của một tổ chức tín dụng. - Cổ đông và người có liên quan của cổ đông đó không được sở hữu cổ phần vượt quá 15% vốn điều lệ của một tổ chức tín dụng. Cổ đông lớn của một tổ chức tín dụng và người có liên quan của cổ đông đó không được sở hữu cổ phần từ 05% vốn điều lệ trở lên của một tổ chức tín dụng khác. Như vậy, so với Luật Các TCTD năm 2010 thì đối với Luật Các TCTD năm 2024 một cổ đông là tổ chức không được sở hữu cổ phần vượt quá 10% vốn điều lệ của một tổ chức tín dụng thay vì 15% như trước. Theo khoản 4 Điều 63 Luật Các TCTD năm 2024, các quy định trên không áp dụng đối với các trường hợp sau đây: + Sở hữu cổ phần tại công ty con, công ty liên kết là tổ chức tín dụng quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 111 Luật Các TCTD năm 2024. + Sở hữu cổ phần nhà nước tại tổ chức tín dụng cổ phần hóa. + Sở hữu cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài quy định tại khoản 7 Điều 63. Ngoài ra, tỉ lệ sở hữu cổ phần quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 63 bao gồm cả số cổ phần sở hữu gián tiếp. Tỷ lệ sở hữu cổ phần quy định tại khoản 3 Điều 63 bao gồm cả cổ phần do cổ đông ủy thác cho tổ chức, cá nhân khác mua cổ phần và không bao gồm sở hữu cổ phần của người có liên quan là công ty con của cổ đông đó theo quy định tại điểm a khoản 9 Điều 4 của Luật Các TCTD năm 2024. Tóm lại, theo quy định tại Luật Các TCTD năm 2024 có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2024 thì các cổ đông của TCTD sở hữu từ 1% vốn điều lệ phải công khai thông tin một cách chính xác, đầy đủ và trung thư theo quy định của pháp luật Ngoài ra, theo Luật Các TCTD năm 2024 sửa đổi, giảm tỉ lệ sở hữu vốn cổ phần của một tổ chức, cổ đông là tổ chức không được sở hữu cổ phần vượt quá 10% vốn điều lệ của một tổ chức tín dụng.
Dự án Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi): Có cần thiết sửa đổi Luật Các tổ chức tín dụng.
Qua hơn 12 năm thực hiện Luật Các tổ chức tín dụng đã có những đóng góp quan trọng trong công tác quản lý cũng như tạo môi trường pháp lý ổn định cho hoạt động của hệ thống ngân hàng. Luật các tổ chức tín dụng 2010 và các văn bản hướng dẫn, quy định chi tiết đã góp phần lành mạnh hóa hoạt động của các tổ chức tín dụng, hoàn thiện cơ sở pháp lý để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người gửi tiền, thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh, góp phần thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội cũng như tiếp tục hoàn thiện cơ sở pháp lý cho hoạt động thanh tra, giám sát hệ thống các tổ chức tín dụng . Hạn chế, vướng mắc phát sinh của Luật các tổ chức tín dụng Tuy nhiên, quá trình thực hiện cơ cấu lại các tổ chức tín dụng , cùng với việc phát triển, thay đổi mạnh mẽ của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, Luật các tổ chức tín dụng tiếp tục bộc lộ một số hạn chế, cần nghiên cứu bổ sung, chỉnh sửa cho phù hợp với thực tiễn hoạt động của tổ chức tín dụng và thực tiễn quản lý của cơ quan nhà nước. Các quy định về tổ chức, quản trị, điều hành và hoạt động của tổ chức tín dụng tồn tại một số vướng mắc với các Luật khác: Luật Doanh nghiệp, Luật Hợp tác xã; một số nghiệp vụ của tổ chức tín dụng chưa được quy định tại Luật các tổ chức tín dụng gây khó khăn trong việc thực hiện, ví dụ như: hoạt động ngân quỹ, hoạt động giao đại lý thanh toán… Ngoài ra, Luật các tổ chức tín dụng còn một số tồn tại, hạn chế khác như các hoạt động của tổ chức tín dụng cần tiếp tục được hoàn thiện để phù hợp với thực tế và thông lệ quốc tế, ví dụ: quy định về thư tín dụng (L/C); quy định về nhận tiền gửi giữa các tổ chức tín dụng Một số vấn đề mới phát sinh hiện nay chưa được pháp luật quy định như hoạt động mua bán các loại chứng khoán khác không phải là cổ phiếu, trái phiếu; hoạt động cung cấp thông tin của chi nhánh ngân hàng nước ngoài cho ngân hàng mẹ,… Luật các tổ chức tín dụng được ban hành từ năm 2010, cho đến nay các Luật liên quan đã được ban hành mới, sửa đổi, bổ sung, thay thế như: Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư, Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp… Do đó, một số quy định tại Luật các tổ chức tín dụng cần xem xét sửa đổi, bổ sung để đảm bảo tính thống nhất với các quy định của các Luật nói trên. Kiểm soát hoạt động tín dụng theo Luật các tổ chức tín dụng Việc xây dựng Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi) là cần thiết và có ý nghĩa quan trọng trong việc đảm bảo an toàn của hệ thống tổ chức tín dụng , phát triển kinh tế, đổi mới hoạt động ngân hàng theo nội dung nhiệm vụ trọng tâm cơ cấu lại nền kinh tế theo định hướng, quan điểm, mục tiêu của Đảng, Quốc hội và Chính phủ. Duy trì, tiếp tục tạo hành lang pháp lý trong hoạt động xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng sau khi Nghị quyết số 42/2017/QH14 hết hiệu lực từ ngày 31/12/2023, qua đó còn kịp thời chỉnh sửa, hoàn thiện những quy định tại Luật Các tổ chức tín dụng hiện đã phát sinh bất cập. Đồng thời, việc xây dựng Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi) cũng góp phần giúp cơ quan quản lý nhà nước tăng cường công tác quản lý hoạt động, xử lý các tổ chức tín dụng yếu kém, hạn chế và khắc phục xử lý sự cố khách hàng rút tiền hàng loạt tại tổ chức tín dụng phát sinh trong thời gian gần đây. Bên cạnh đó, sửa đổi, bổ sung các quy định phòng ngừa rủi ro, tăng cường hơn nữa việc tự kiểm tra, kiểm soát nội bộ, tự chịu trách nhiệm của tổ chức tín dụng; xây dựng công cụ để quản lý các tổ chức tín dụng, đặc biệt kiểm soát chặt chẽ nhân sự quản lý, điều hành của tổ chức tín dụng ; phát hiện sớm vi phạm và xử lý kịp thời trách nhiệm của các cá nhân quản trị, điều hành tổ chức tín dụng; tăng cường phân cấp, phân quyền gắn với kiểm tra, giám sát, cá thể hóa trách nhiệm cá nhân; bảo đảm công khai, minh bạch trong hoạt động ngân hàng. Bổ sung một chương riêng về ngân hàng chính sách Đây là một trong những yêu cầu tại thông báo Kết luận của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về dự án Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi). Dự án luật này đã được Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến hôm 9/5, tại Phiên họp thứ 23. Ủy ban Thường vụ Quốc hội đánh giá cao Chính phủ đã nỗ lực, trách nhiệm trong quá trình xây dựng dự án Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi); đồng thời, tán thành nhiều nội dung trong Báo cáo thẩm tra sơ bộ của Ủy ban Kinh tế. Rà soát phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng bảo đảm hợp lý, khả thi, hiệu quả. Rà soát, hoàn thiện các hành vi bị nghiêm cấm; bổ sung, làm rõ các khái niệm như tập đoàn tài chính, người có liên quan, bảo đảm tính thống nhất của các khái niệm trong hệ thống pháp luật. Nghiên cứu bổ sung một chương riêng về ngân hàng chính sách theo hướng luật hóa các quy định đã được áp dụng ổn định, đã được kiểm nghiệm thực tiễn tại các Nghị định có liên quan của Chính phủ nhằm xác định địa vị pháp lý của các ngân hàng chính sách (Ngân hàng Chính sách Xã hội, Ngân hàng Phát triển Việt Nam) bảo đảm công khai, minh bạch, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình cơ cấu lại, phát triển các ngân hàng này. Nghiên cứu, xây dựng khuôn khổ pháp lý về tập đoàn tài chính đã được đề ra tại Chiến lược phát triển ngành Ngân hàng Việt Nam đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. Nghiên cứu, hoàn thiện quy định về các dịch vụ ngân hàng phi tài chính. Hoàn thiện các quy định về bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng, như tỷ lệ bảo đảm an toàn, dự phòng rủi ro, giới hạn trong kinh doanh bất động sản.
Từ ngày 01/07/2024, cổ đông của TCTD sở hữu từ 1% vốn điều lệ phải công khai thông tin
Ngày 18/01/2024, Quốc hội khóa XV đã thông qua Luật Các tổ chức tín dụng năm 2024 quy định về việc thành lập, tổ chức, hoạt động, can thiệp sớm, kiểm soát đặc biệt, tổ chức lại, giải thể, phá sản tổ chức tín dụng.. Một trong những điểm nổi bật của luật này là quy định các cổ đông của TCTD sở hữu từ 1% vốn điều lệ phải công khai thông tin. Theo Luật Các tổ chức tín dụng (Luật Các TCTD) năm 2024 bao gồm 15 chương, 210 điều, bổ sung và sửa đổi một số điều luật liên quan đến việc thành lập, hoạt của các tổ chức tín dụng. Trong đó, các cổ đông của TCTD sở hữu từ 1% vốn điều lệ của một TCTD sẽ phải công khai các thông tin cá nhân cơ bản, bao gồm tên, địa chỉ, quốc tịch, và các thông tin liên quan đến việc sở hữu cổ phần. Quy định này được xem như nhằm mục đích tăng cường tính minh bạch, đảm bảo rằng mọi giao dịch và quan hệ sở hữu trong các tổ chức tín dụng đều được công khai rõ ràng, giúp bảo vệ quyền lợi của các nhà đầu tư và cổ đông nhỏ lẻ. (1) Từ ngày 01/07/2024, cổ đông của TCTD sở hữu từ 1% vốn điều lệ phải công khai thông tin Cổ đông là cá nhân hoặc tổ chức sở hữu ít nhất một cổ phần của công ty cổ phần theo khoản 3 Điều 4 Luật Doanh nghiệp 2020. Đối với định nghĩa vốn điều lệ, theo quy định tại khoản 34 Điều 4 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định như sau: Vốn điều lệ là tổng giá trị tài sản do các thành viên công ty, chủ sở hữu công ty đã góp hoặc cam kết góp khi thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh; là tổng mệnh giá cổ phần đã bán hoặc được đăng ký mua khi thành lập công ty cổ phần Đối với việc công khai thông tin, cụ thể theo quy định tại khoản 2 Điều 49 Luật Các Tổ chức tín dụng năm 2024 thì cổ đông sở hữu từ 01% vốn điều lệ trở lên của tổ chức tín dụng phải cung cấp cho TCTD các thông tin sau đây: + Họ và tên; số định danh cá nhân; quốc tịch, số hộ chiếu, ngày cấp, nơi cấp của cổ đông là người nước ngoài; số Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy tờ pháp lý tương đương của cổ đông là tổ chức; ngày cấp, nơi cấp của giấy tờ này; + Thông tin về người có liên quan theo quy định tại điểm c và điểm d khoản 1 Điều 49 Luật Các TCTD năm 2024 + Số lượng, tỷ lệ sở hữu cổ phần của mình tại TCTD đó. + Số lượng, tỷ lệ sở hữu cổ phần của người có liên quan của mình tại TCTD đó. - Đối tượng quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 49 Luật Các TCTD năm 2024 phải gửi tổ chức tín dụng bằng văn bản cung cấp thông tin lần đầu và khi có thay đổi các thông tin này trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày phát sinh hoặc có thay đổi thông tin. - Đối với thông tin tại điểm c và điểm d khoản 2 Điều 49 Luật Các TCTD năm 2024, cổ đông chỉ phải cung cấp thông tin cho TCTD khi có mức thay đổi về tỷ lệ sở hữu cổ phần của mình, tỷ lệ sở hữu cổ phần của mình và người có liên quan từ 01% vốn điều lệ trở lên của tổ chức tín dụng đó so với lần cung cấp liền trước (theo khoản 3 Điều 49 Luật Các TCTD năm 2024) - Theo khoản 4 Điều 49 Luật Các TCTD năm 2024 quy định tổ chức tín dụng phải niêm yết, lưu giữ thông tin quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 49 Luật Các TCTD năm 2024 tại trụ sở chính của TCTS và gửi báo cáo bằng văn bản cho Ngân hàng Nhà nước trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày tổ chức tín dụng nhận được thông tin cung cấp. Định kỳ hằng năm, tổ chức tín dụng công bố thông tin quy định tại các điểm a, b, d khoản 1 và các điểm a, c, d khoản 2 Điều 49 Luật Các TCTD năm 2024 với Đại hội đồng cổ đông, Đại hội thành viên, Hội đồng thành viên của tổ chức tín dụng. - Ngoài ra, tổ chức tín dụng phải công bố công khai thông tin về họ và tên cá nhân, tên tổ chức là cổ đông sở hữu từ 01% vốn điều lệ trở lên của tổ chức tín dụng và thông tin quy định tại điểm c và điểm d khoản 2 Điều 49 Luật Các TCTD năm 2024 trên trang thông tin điện tử của tổ chức tín dụng trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày tổ chức tín dụng nhận được thông tin cung cấp theo khoản 5 Điều 49 Luật Các TCTD năm 2024 - Đối tượng cung cấp, công bố công khai thông tin phải bảo đảm thông tin cung cấp, công bố công khai trung thực, chính xác, đầy đủ, kịp thời và phải chịu trách nhiệm về việc cung cấp, công bố công khai thông tin đó được quy định tại khoản 6 Luật Các TCTD năm 2024. Như vậy, so với Luật Các TCTD năm 2010 chỉ quy định trách nhiệm công khai lợi ích các bên liên quan và cổ đông sở hữu 5% vốn điều lệ trở lên thì đối với Luật Các TCTD năm 2024, các cổ đông sở hữu từ 01% vốn điều lệ trở lên của tổ chức tín dụng phải cung cấp cho TCTD các thông tin một cách trung thực, chính xác và đầy đủ. (2) Giảm tỷ lệ sở hữu cổ phần của cổ đông của TCTD Bên cạnh quy định về công khai thông tin đối với các cổ đông sở hữu từ 01% vốn điều lệ thì Luật Các TCTD năm 2024 còn sửa đổi về tỷ lệ sở hữu cổ phần của cổ đông. Theo Điều 55 Luật Các TCTD năm 2010, tỷ lệ sở hữu cổ phần của cổ đông được quy định như sau: - Một cổ đông là cá nhân không được sở hữu vượt quá 5% vốn điều lệ của một tổ chức tín dụng. - Một cổ đông là tổ chức không được sở hữu vượt quá 15% vốn điều lệ của một tổ chức tín dụng trừ một số trường hợp được quy định tại khoản 2 Điều 55 Luật Các TCTD năm 2010. Còn đối với Luật Các TCTD năm 2024, tỷ lệ sở hữu cổ phần của cổ đông quy định cụ thể tại Điều 63: - Một cổ đông là cá nhân không được sở hữu cổ phần vượt quá 05% vốn điều lệ của một tổ chức tín dụng. - Một cổ đông là tổ chức không được sở hữu cổ phần vượt quá 10% vốn điều lệ của một tổ chức tín dụng. - Cổ đông và người có liên quan của cổ đông đó không được sở hữu cổ phần vượt quá 15% vốn điều lệ của một tổ chức tín dụng. Cổ đông lớn của một tổ chức tín dụng và người có liên quan của cổ đông đó không được sở hữu cổ phần từ 05% vốn điều lệ trở lên của một tổ chức tín dụng khác. Như vậy, so với Luật Các TCTD năm 2010 thì đối với Luật Các TCTD năm 2024 một cổ đông là tổ chức không được sở hữu cổ phần vượt quá 10% vốn điều lệ của một tổ chức tín dụng thay vì 15% như trước. Theo khoản 4 Điều 63 Luật Các TCTD năm 2024, các quy định trên không áp dụng đối với các trường hợp sau đây: + Sở hữu cổ phần tại công ty con, công ty liên kết là tổ chức tín dụng quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 111 Luật Các TCTD năm 2024. + Sở hữu cổ phần nhà nước tại tổ chức tín dụng cổ phần hóa. + Sở hữu cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài quy định tại khoản 7 Điều 63. Ngoài ra, tỉ lệ sở hữu cổ phần quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 63 bao gồm cả số cổ phần sở hữu gián tiếp. Tỷ lệ sở hữu cổ phần quy định tại khoản 3 Điều 63 bao gồm cả cổ phần do cổ đông ủy thác cho tổ chức, cá nhân khác mua cổ phần và không bao gồm sở hữu cổ phần của người có liên quan là công ty con của cổ đông đó theo quy định tại điểm a khoản 9 Điều 4 của Luật Các TCTD năm 2024. Tóm lại, theo quy định tại Luật Các TCTD năm 2024 có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2024 thì các cổ đông của TCTD sở hữu từ 1% vốn điều lệ phải công khai thông tin một cách chính xác, đầy đủ và trung thư theo quy định của pháp luật Ngoài ra, theo Luật Các TCTD năm 2024 sửa đổi, giảm tỉ lệ sở hữu vốn cổ phần của một tổ chức, cổ đông là tổ chức không được sở hữu cổ phần vượt quá 10% vốn điều lệ của một tổ chức tín dụng.
Dự án Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi): Có cần thiết sửa đổi Luật Các tổ chức tín dụng.
Qua hơn 12 năm thực hiện Luật Các tổ chức tín dụng đã có những đóng góp quan trọng trong công tác quản lý cũng như tạo môi trường pháp lý ổn định cho hoạt động của hệ thống ngân hàng. Luật các tổ chức tín dụng 2010 và các văn bản hướng dẫn, quy định chi tiết đã góp phần lành mạnh hóa hoạt động của các tổ chức tín dụng, hoàn thiện cơ sở pháp lý để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người gửi tiền, thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh, góp phần thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội cũng như tiếp tục hoàn thiện cơ sở pháp lý cho hoạt động thanh tra, giám sát hệ thống các tổ chức tín dụng . Hạn chế, vướng mắc phát sinh của Luật các tổ chức tín dụng Tuy nhiên, quá trình thực hiện cơ cấu lại các tổ chức tín dụng , cùng với việc phát triển, thay đổi mạnh mẽ của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, Luật các tổ chức tín dụng tiếp tục bộc lộ một số hạn chế, cần nghiên cứu bổ sung, chỉnh sửa cho phù hợp với thực tiễn hoạt động của tổ chức tín dụng và thực tiễn quản lý của cơ quan nhà nước. Các quy định về tổ chức, quản trị, điều hành và hoạt động của tổ chức tín dụng tồn tại một số vướng mắc với các Luật khác: Luật Doanh nghiệp, Luật Hợp tác xã; một số nghiệp vụ của tổ chức tín dụng chưa được quy định tại Luật các tổ chức tín dụng gây khó khăn trong việc thực hiện, ví dụ như: hoạt động ngân quỹ, hoạt động giao đại lý thanh toán… Ngoài ra, Luật các tổ chức tín dụng còn một số tồn tại, hạn chế khác như các hoạt động của tổ chức tín dụng cần tiếp tục được hoàn thiện để phù hợp với thực tế và thông lệ quốc tế, ví dụ: quy định về thư tín dụng (L/C); quy định về nhận tiền gửi giữa các tổ chức tín dụng Một số vấn đề mới phát sinh hiện nay chưa được pháp luật quy định như hoạt động mua bán các loại chứng khoán khác không phải là cổ phiếu, trái phiếu; hoạt động cung cấp thông tin của chi nhánh ngân hàng nước ngoài cho ngân hàng mẹ,… Luật các tổ chức tín dụng được ban hành từ năm 2010, cho đến nay các Luật liên quan đã được ban hành mới, sửa đổi, bổ sung, thay thế như: Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư, Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp… Do đó, một số quy định tại Luật các tổ chức tín dụng cần xem xét sửa đổi, bổ sung để đảm bảo tính thống nhất với các quy định của các Luật nói trên. Kiểm soát hoạt động tín dụng theo Luật các tổ chức tín dụng Việc xây dựng Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi) là cần thiết và có ý nghĩa quan trọng trong việc đảm bảo an toàn của hệ thống tổ chức tín dụng , phát triển kinh tế, đổi mới hoạt động ngân hàng theo nội dung nhiệm vụ trọng tâm cơ cấu lại nền kinh tế theo định hướng, quan điểm, mục tiêu của Đảng, Quốc hội và Chính phủ. Duy trì, tiếp tục tạo hành lang pháp lý trong hoạt động xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng sau khi Nghị quyết số 42/2017/QH14 hết hiệu lực từ ngày 31/12/2023, qua đó còn kịp thời chỉnh sửa, hoàn thiện những quy định tại Luật Các tổ chức tín dụng hiện đã phát sinh bất cập. Đồng thời, việc xây dựng Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi) cũng góp phần giúp cơ quan quản lý nhà nước tăng cường công tác quản lý hoạt động, xử lý các tổ chức tín dụng yếu kém, hạn chế và khắc phục xử lý sự cố khách hàng rút tiền hàng loạt tại tổ chức tín dụng phát sinh trong thời gian gần đây. Bên cạnh đó, sửa đổi, bổ sung các quy định phòng ngừa rủi ro, tăng cường hơn nữa việc tự kiểm tra, kiểm soát nội bộ, tự chịu trách nhiệm của tổ chức tín dụng; xây dựng công cụ để quản lý các tổ chức tín dụng, đặc biệt kiểm soát chặt chẽ nhân sự quản lý, điều hành của tổ chức tín dụng ; phát hiện sớm vi phạm và xử lý kịp thời trách nhiệm của các cá nhân quản trị, điều hành tổ chức tín dụng; tăng cường phân cấp, phân quyền gắn với kiểm tra, giám sát, cá thể hóa trách nhiệm cá nhân; bảo đảm công khai, minh bạch trong hoạt động ngân hàng. Bổ sung một chương riêng về ngân hàng chính sách Đây là một trong những yêu cầu tại thông báo Kết luận của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về dự án Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi). Dự án luật này đã được Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến hôm 9/5, tại Phiên họp thứ 23. Ủy ban Thường vụ Quốc hội đánh giá cao Chính phủ đã nỗ lực, trách nhiệm trong quá trình xây dựng dự án Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi); đồng thời, tán thành nhiều nội dung trong Báo cáo thẩm tra sơ bộ của Ủy ban Kinh tế. Rà soát phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng bảo đảm hợp lý, khả thi, hiệu quả. Rà soát, hoàn thiện các hành vi bị nghiêm cấm; bổ sung, làm rõ các khái niệm như tập đoàn tài chính, người có liên quan, bảo đảm tính thống nhất của các khái niệm trong hệ thống pháp luật. Nghiên cứu bổ sung một chương riêng về ngân hàng chính sách theo hướng luật hóa các quy định đã được áp dụng ổn định, đã được kiểm nghiệm thực tiễn tại các Nghị định có liên quan của Chính phủ nhằm xác định địa vị pháp lý của các ngân hàng chính sách (Ngân hàng Chính sách Xã hội, Ngân hàng Phát triển Việt Nam) bảo đảm công khai, minh bạch, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình cơ cấu lại, phát triển các ngân hàng này. Nghiên cứu, xây dựng khuôn khổ pháp lý về tập đoàn tài chính đã được đề ra tại Chiến lược phát triển ngành Ngân hàng Việt Nam đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. Nghiên cứu, hoàn thiện quy định về các dịch vụ ngân hàng phi tài chính. Hoàn thiện các quy định về bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng, như tỷ lệ bảo đảm an toàn, dự phòng rủi ro, giới hạn trong kinh doanh bất động sản.