Đã có toàn văn Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi)
Sáng 29/6/2024, với 454/465 đại biểu tán thành, Quốc hội đã biểu quyết thông qua toàn văn dự án Luật BHXH sửa đổi bao gồm 11 chương, với 141 điều, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2025. Xem thêm: Từ 01/7/2025, đã rút BHXH 1 lần có được hưởng lương hưu? https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/07/20/41_2024_QH15_557190.doc Luật Bảo hiểm xã hội 2024 Cụ thể, Luật Bảo hiểm xã hội 2024 có 09 nhóm điểm điểm mới bao gồm: - Quy định chế độ trợ cấp hưu trí xã hội do ngân sách nhà nước bảo đảm trên cơ sở kế thừa và phát triển một phần từ quy định về trợ cấp xã hội hằng tháng đối với người cao tuổi. - Quy định chế độ trợ cấp hằng tháng cho thời gian trước khi đủ tuổi hưởng trợ cấp hưu trí xã hội. Trong thời gian hưởng trợ cấp này, được hưởng bảo hiểm y tế do ngân sách nhà nước đóng. - Mở rộng đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc. - Quy định mới về quản lý thu, đóng bảo hiểm xã hội; làm rõ nội hàm và việc xử lý hành vi chậm đóng và hành vi trốn đóng. - Quy định cụ thể về “mức tham chiếu” thay cho “mức lương cơ sở”. - Quy định cụ thể hơn về đầu tư và quản lý quỹ BHXH, việc duyệt, thẩm định, phê chuẩn quyết toán chi tổ chức và hoạt động bảo hiểm xã hội. - Đơn giản hóa thủ tục hành chính về bảo hiểm xã hội, giao dịch điện tử trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội và về đánh giá sự hài lòng của người dân đối với việc tổ chức thực hiện chính sách, chế độ BHXH. - Bổ sung quy định về hợp tác quốc tế và quy định rõ hơn trách nhiệm quản lý nhà nước của Bộ LĐ-TB&XH, Bộ Tài chính. (1) Người lao động làm việc theo hợp đồng từ đủ 1 tháng trở lên được đóng BHXH Cụ thể, người lao động là công dân Việt Nam thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc được Luật Bảo hiểm xã hội 2024 quy định bao gồm 13 đối tượng. Trong đó có người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố; chủ hộ kinh doanh của hộ kinh doanh có đăng ký kinh doanh tham gia theo quy định của Chính phủ; người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn từ đủ 1 tháng trở lên Đặc biệt, kể cả trường hợp người lao động và người sử dụng lao động thỏa thuận bằng tên gọi khác nhưng có nội dung thể hiện về việc làm có trả công, tiền lương và sự quản lý, điều hành, giám sát của một bên… (2) Người đóng BHXH sau ngày 01/7/2025 không được rút BHXH 1 lần (trừ trường hợp đặc biệt) Cụ thể, theo Luật Bảo hiểm xã hội 2024, trường hợp đã chấm dứt tham gia BHXH, sau 12 tháng không thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc mà cũng không tham gia BHXH tự nguyện, có thời gian đóng BHXH chưa đủ 20 năm vẫn sẽ được duy trì thực hiện như hiện nay đối với những người đã, đang tham gia hay bắt đầu tham gia BHXH từ trước ngày 01/7/2025. Có nghĩa là, nếu người lao động bắt đầu tham gia BHXH vào ngày 30/6/2025 thì vẫn được rút BHXH một lần nếu đủ điều kiện. Còn đối với trường hợp người lao động tham gia BHXH từ ngày 01/7/2025 thì sẽ chỉ được rút BHXH một lần trong một số trường hợp đặc biệt, cụ thể: - Đủ tuổi hưởng lương hưu mà chưa đủ 15 năm đóng BHXH. - Ra nước ngoài để định cư. - Người đang mắc một trong những bệnh ung thư, bại liệt, xơ gan mất bù, lao nặng, AIDS. - Người có mức suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên; người khuyết tật đặc biệt nặng... Trường hợp người lao động sau 12 tháng nghỉ việc mà không tham gia BHXH và có thời gian đóng BHXH chưa đủ 20 năm thì sẽ không được rút BHXH một lần nữa. (3) Điều chỉnh mức tăng lương hưu thỏa đáng đối với đối tượng có mức lương thấp và nghỉ hưu trước năm 1995 Theo Điều 62 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 hiện hành có quy định người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định có toàn bộ thời gian đóng BHXH theo chế độ tiền lương này thì tính bình quân tiền lương tháng của số năm đóng trước khi nghỉ hưu, cụ thể: Người bắt đầu tham gia BHXH trước ngày 01/1/1995, thì tính bình quân của tiền lương làm căn cứ đóng BHXH của 05 năm cuối trước khi nghỉ hưu. Người bắt đầu tham gia BHXH trong khoảng thời gian từ ngày 01/1/1995 đến 31/12/2000, thì tính bình quân của tiền lương làm căn cứ đóng BHXH của 06 năm cuối trước khi nghỉ hưu. Người bắt đầu tham gia BHXH trong khoảng thời gian từ ngày 01/1/2001 đến 31/12/2006 thì tính bình quân của tiền lương làm căn cứ đóng BHXH của 08 năm cuối trước khi nghỉ hưu. Người bắt đầu tham gia BHXH trong khoảng thời gian từ ngày 01/1/2007 đến 31/12/2015, thì tính bình quân của tiền lương làm căn cứ đóng BHXH của 10 năm cuối trước khi nghỉ hưu. Người bắt đầu tham gia BHXH từ ngày 01/1/2016 đến 31/12/2019, thì tính bình quân của tiền lương làm căn cứ đóng BHXH của 15 năm cuối trước khi nghỉ hưu. Người bắt đầu tham gia BHXH từ ngày 01/1/2020 đến 31/122024, thì tính bình quân của tiền lương làm căn cứ đóng BHXH của 20 năm cuối trước khi nghỉ hưu. Người bắt đầu tham gia BHXH từ ngày 01/1/2025 trở đi thì tính bình quân của tiền lương làm căn cứ đóng BHXH của toàn bộ thời gian đóng BHXH. Theo đó, tại Luật Bảo hiểm xã hội 2024 sẽ thực hiện điều chỉnh sao cho phù hợp và thỏa đáng đối với những đối tượng trên bảo đảm thu hẹp khoảng cách chênh lệch lương hưu giữa những người nghỉ hưu ở các thời kỳ. (4) Mức hưởng BHXH một lần Theo Điều 102 Luật Bảo hiểm xã hội 2024 quy định về mức hưởng BHXH một lần như sau: - Mức hưởng BHXH một lần bằng 1,5 lần của mức bình quân thu nhập tháng đóng BHXH đối với năm đóng trước năm 2014. Trường hợp thời gian đóng BHXH có cả trước và sau năm 2014 mà thời gian đóng trước năm 2014 mà có tháng lẻ thì những tháng lẻ đó sẽ được chuyển sang giai đoạn đóng BHXH từ năm 2014 trở đi để tính mức hưởng BHXH một lần. - Mức hưởng BHXH một lần bằng 02 lần của mức bình quân thu nhập tháng đóng BHXH đối với năm đóng từ năm 2014 trở đi. Trường hợp thời gian đóng BHXH chưa đủ một năm, thì mức hưởng bằng số tiền đã đóng nhưng không quá 2 lần của mức bình quân thu nhập làm căn cứ đóng BHXH. Xem chi tiết tại Luật Bảo hiểm xã hội 2024 có hiệu lực thi hành từ 01/7/2025.
Luật Bảo hiểm xã hội sửa đổi: Điểm khác nhau giữa BHXH bắt buộc và BHXH tự nguyện
BHXH bắt buộc và BHXH tự nguyện là hai chế độ tham gia BHXH đối với công dân Việt Nam, giữa hai chế độ này có sự khác nhau về chế độ được hưởng, đối tượng tham gia, mức đóng… Tại Kỳ họp thứ 7 Quốc Hội Khóa XV vừa qua, Quốc hội đã thông qua Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi), kéo theo đó là nhiều sự thay đổi về đối tượng tham gia BHXH, các chế độ được hưởng khi tham gia BHXH tự nguyện,.... >>> Bài viết dựa trên Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) cập nhật ngày 21/5/2024https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/07/06/Khongso_557190%20(2).doc >>> Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) cập nhật mới nhất (1) Đối tượng tham gia Theo quy định tại Điều 3 Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi), công dân Việt Nam là đối tượng tham gia BHXH bắt buộc và BHXH tự nguyện bao gồm: BHXH bắt buộc 1- Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn từ đủ 01 tháng trở lên, kể cả trường hợp người lao động và người sử dụng lao động thỏa thuận bằng tên gọi khác nhưng có nội dung thể hiện về việc làm có trả công, tiền lương và sự quản lý, điều hành, giám sát của một bên 2- Cán bộ, công chức, viên chức 3- Công nhân và viên chức quốc phòng, công nhân công an, người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu 4- Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân 5- Hạ sĩ quan, binh sĩ Quân đội nhân dân; hạ sĩ quan, chiến sĩ nghĩa vụ công an nhân dân; học viên quân đội, công an, cơ yếu đang theo học được hưởng sinh hoạt phí;6- Dân quân thường trực 7- Người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng quy định tại Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng trừ trường hợp Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có quy định khác 8- Phu nhân hoặc phu quân không hưởng lương từ ngân sách nhà nước đi công tác nhiệm kỳ cùng thành viên cơ quan Việt Nam ở nước ngoài được hưởng chế độ sinh hoạt phí 9- Người quản lý doanh nghiệp, kiểm soát viên, người đại diện phần vốn nhà nước, người đại diện phần vốn của doanh nghiệp tại công ty và công ty mẹ, người quản lý điều hành hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã có hưởng tiền lương 10- Người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố 11- Đối tượng quy định tại điểm a khoản này làm việc không trọn thời gian, có tổng mức tiền lương trong tháng bằng hoặc cao hơn tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc thấp nhất 12- Chủ hộ kinh doanh của hộ kinh doanh có đăng ký kinh doanh 13- Người quản lý doanh nghiệp, kiểm soát viên, người đại diện phần vốn nhà nước, người đại diện phần vốn của doanh nghiệp tại công ty và công ty mẹ, Thành viên Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc, Giám đốc, thành viên Ban kiểm soát hoặc kiểm soát viên và các chức danh quản lý khác được bầu của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã không hưởng tiền lương. 14- Người lao động là công dân nước ngoài làm việc tại Việt Nam có giấy phép lao động hoặc có xác nhận không thuộc diện cấp giấy phép lao động và có hợp đồng lao động xác định thời hạn từ đủ 12 tháng trở lên với người sử dụng lao động tại Việt Nam cũng thuộc đối, trừ trường hợp: - Di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp - Tại thời điểm giao kết hợp đồng lao động đã đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định tại khoản 2 Điều 169 Bộ luật Lao động 2019 - Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có quy định khác 15- Cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp; cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp thuộc quân đội nhân dân, công an nhân dân và tổ chức cơ yếu; tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội khác; cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam; doanh nghiệp, liên hiệp hợp tác xã, hợp tác xã, tổ hợp tác, hộ kinh doanh, tổ chức khác và cá nhân có thuê mướn, sử dụng lao động theo hợp đồng lao động. BHXH tự nguyện - Công dân Việt Nam từ đủ 15 tuổi trở lên và không thuộc đối tượng quy định tại khoản 1 và khoản 6 Điều 3 Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) - Đối tượng quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 3 Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) đang tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc, trừ trường hợp hai bên có thỏa thuận về việc đóng BHXH bắt buộc trong thời gian này. (2) Chế độ được hưởng Theo đó, chế độ được hưởng dành cho người tham gia BHXH bắt buộc và BHXH tự nguyện cũng có sự khác nhau, cụ thể tại Điều 5 Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) quy định: BHXH bắt buộc 1- Ốm đau 2- Thai sản 3- Hưu trí 4- Tử tuất 5- Bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định của Luật An toàn, vệ sinh lao động BHXH tự nguyện 1- Trợ cấp thai sản 2- Hưu trí 3- Tử tuất 4- Bảo hiểm tai nạn lao động theo quy định của Luật An toàn, vệ sinh lao động. Như vậy, có thể thấy chế độ hưởng trợ cấp của hai bên có sự khác nhau khi người tham gia BHXH bắt buộc được hưởng đến 05 chế độ còn người tham gia BHXH tự nguyện chỉ là 04. Tuy nhiên cần lưu ý, người tham gia BHXH tự nguyện được hưởng các chế độ này với điều kiện áp dụng và mức hưởng cũng khác so với người tham gia BHXH bắt buộc. (3) Mức đóng BHXH Theo quy định tại khoản 2 Điều 6 Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi), mức đóng BHXH của hai chế độ tham gia BHXH như sau: BHXH bắt buộc Mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc được tính trên cơ sở tiền lương tháng của người lao động. BHXH tự nguyện Mức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện được tính trên cơ sở mức thu nhập tháng do người lao động lựa chọn. Trên đây là một số điểm khác nhau cơ bản giữa chế độ tham gia BHXH bắt buộc và tham gia BHXH tự nguyện theo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi). Theo dự kiến, Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) sẽ bắt đầu có hiệu lực từ ngày 01/7/2025. >>> Bài viết dựa trên Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) cập nhật ngày 21/5/2024https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/07/06/Khongso_557190%20(2).doc >>> Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) cập nhật mới nhất
Nghị quyết 115/NQ-CP năm 2023: Chính phủ đã thông qua 05 Dự án Luật
Ngày 28/7/2023 Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 115/NQ-CP năm 2023 phiên họp chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 7 năm 2023. Theo đó, tại Phiên họp này, Chính phủ tập trung thảo luận 08 nội dung quan trọng, phức tạp, có phạm vi điều chỉnh rộng, tác động lớn đến phát triển kinh tế - xã hội, doanh nghiệp và đời sống Nhân dân, gồm: (1) Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật đấu giá tài sản Chính phủ thống nhất về sự cần thiết xây dựng dự án Luật nhằm cụ thể hóa các chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước về đẩy mạnh cải cách hành chính, cải cách tư pháp, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong xử lý tài sản công. Bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất của hệ thống pháp luật; khắc phục các hạn chế, bất cập trong thực tiễn thi hành Luật Đấu giá tài sản 2016. Chính phủ cơ bản thống nhất các nội dung sửa đổi, bổ sung tại dự thảo Luật. Bộ Tư pháp chủ trì, phối hợp với Văn phòng Chính phủ và các bộ, cơ quan liên quan tiếp tục nghiên cứu, tiếp thu tối đa ý kiến của Thành viên Chính phủ (2) Dự án Luật bảo hiểm xã hội (sửa đổi) (3) Đồ nghị xây dựng Luật phòng, chống mua bán người (sửa đổi) Chính phủ cơ bản thống nhất với 03 nội dung chính sách, gồm: - Hoàn thiện quy định về căn cứ xác định nạn nhân. - Quy định chế độ hỗ trợ người đang trong quá trình xác định là nạn nhân. - Hoàn thiện quy định để nâng cao chế độ, chính sách hỗ trợ và bảo vệ nạn nhân. Bộ Công an chủ trì, phối hợp với Bộ Tư pháp, Văn phòng Chính phủ và các cơ quan liên quan tiếp thu tối đa ý kiến của Thành viên Chính phủ. (4) Đề nghị xây dựng Luật thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi) Chính phủ cơ bản thống nhất với 07 nhóm chính sách, gồm: - Hoàn thiện các quy định về đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt. - Hoàn thiện các quy định về đối tượng không chịu thuế tiêu thụ đặc biệt. - Hoàn thiện quy định về căn cứ tính thuế tiêu thụ đặc biệt. - Hoàn thiện quy định về giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt. - Hoàn thiện quy định về thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt. - Hoàn thiện quy định về hoàn thuế tiêu thụ đặc biệt. - Hoàn thiện quy định về điều khoản thi hành. Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Tư pháp, Văn phòng Chính phủ và các bộ, cơ quan liên quan nghiên cứu, tiếp thu tối đa ý kiến của Thành viên Chính phủ (5) Đề nghị xây dựng Luật thuế giá trị gia tăng (sửa đổi) Chính phủ cơ bản thống nhất với 05 nhóm chính sách, gồm: - Hoàn thiện các quy định về đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng. - Hoàn thiện các quy định về giá tính thuế giá trị gia tăng. - Hoàn thiện các quy định về thuế suất thuế giá trị gia tăng. - Hoàn thiện các quy định về khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào. - Hoàn thiện các quy định về hoàn thuế giá trị gia tăng. Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Tư pháp, Văn phòng Chính phủ và các bộ, cơ quan liên quan nghiên cứu, tiếp thu tối đa ý kiến của Thành viên Chính phủ (6) Dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách tháo gỡ vướng mắc quy định tại một số Luật liên quan tới đầu tư xây dựng công trình giao thông đường bộ Chính phủ cơ bản đồng ý với nội dung, dự thảo Tờ trình, Báo cáo và dự thảo Nghị quyết trình ủy ban Thường vụ Quốc hội, Quốc hội như đề nghị của Bộ Kế hoạch và Đầu tư tại Báo cáo số 5894/BC-BKHĐT và Tờ trình số 5895/TTr- BKHĐT ngày 26/7/2023. Các Bộ, cơ quan, địa phương nghiên cứu, cho ý kiến đối với các nguyên tắc, tiêu chí lựa chọn và danh mục dự án thí điểm theo đề xuất của Bộ Kế hoạch và Đầu tư tại các văn bản nêu trên, gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư trong ngày 28/7/2023. (7) Báo cáo đề xuất việc áp dụng thuế tối thiểu toàn cầu Chính phủ yêu cầu Bộ trưởng các Bộ, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ khẩn trương nghiên cứu, có ý kiến góp ý trực tiếp vào Tờ trình và dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về việc áp dụng thuế tối thiểu toàn cầu và cơ chế, chính sách hỗ trợ nhà đầu tư ngoài thuế, gửi Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư trong ngày 28/7/2023. (8) Báo cáo đề xuất về cơ chế, chính sách hỗ trợ nhà đầu tư ngoài thuế Giao Bộ trưởng Bộ Tư pháp thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, thay mặt Chính phủ ký Tờ trình của Chính phủ trước ngày 05/8/2023 để báo cáo Quốc hội, ủy ban Thường vụ Quốc hội bổ sung dự thảo Nghị quyết của Quốc hội. Về việc áp dụng thuế thu nhập doanh nghiệp bổ sung theo quy định chống xói mòn cơ sở thuế toàn cầu và dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về việc áp dụng thí điểm chính sách hỗ trợ đầu tư trong lĩnh vực công nghệ cao vào Chương trình xây dựng Luật, pháp lệnh năm 2023 và cho phép xây dựng các dự thảo Nghị quyết nếu theo trình tự, thủ tục rút gọn, trình Quốc hội thông qua theo quy trình một kỳ họp Quốc hội (tại Kỳ họp thứ 6/10/2023). Xem thêm Nghị quyết 115/NQ-CP năm 2023 ban hành ngày 28/7/2023.
Đã có toàn văn Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi)
Sáng 29/6/2024, với 454/465 đại biểu tán thành, Quốc hội đã biểu quyết thông qua toàn văn dự án Luật BHXH sửa đổi bao gồm 11 chương, với 141 điều, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2025. Xem thêm: Từ 01/7/2025, đã rút BHXH 1 lần có được hưởng lương hưu? https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/07/20/41_2024_QH15_557190.doc Luật Bảo hiểm xã hội 2024 Cụ thể, Luật Bảo hiểm xã hội 2024 có 09 nhóm điểm điểm mới bao gồm: - Quy định chế độ trợ cấp hưu trí xã hội do ngân sách nhà nước bảo đảm trên cơ sở kế thừa và phát triển một phần từ quy định về trợ cấp xã hội hằng tháng đối với người cao tuổi. - Quy định chế độ trợ cấp hằng tháng cho thời gian trước khi đủ tuổi hưởng trợ cấp hưu trí xã hội. Trong thời gian hưởng trợ cấp này, được hưởng bảo hiểm y tế do ngân sách nhà nước đóng. - Mở rộng đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc. - Quy định mới về quản lý thu, đóng bảo hiểm xã hội; làm rõ nội hàm và việc xử lý hành vi chậm đóng và hành vi trốn đóng. - Quy định cụ thể về “mức tham chiếu” thay cho “mức lương cơ sở”. - Quy định cụ thể hơn về đầu tư và quản lý quỹ BHXH, việc duyệt, thẩm định, phê chuẩn quyết toán chi tổ chức và hoạt động bảo hiểm xã hội. - Đơn giản hóa thủ tục hành chính về bảo hiểm xã hội, giao dịch điện tử trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội và về đánh giá sự hài lòng của người dân đối với việc tổ chức thực hiện chính sách, chế độ BHXH. - Bổ sung quy định về hợp tác quốc tế và quy định rõ hơn trách nhiệm quản lý nhà nước của Bộ LĐ-TB&XH, Bộ Tài chính. (1) Người lao động làm việc theo hợp đồng từ đủ 1 tháng trở lên được đóng BHXH Cụ thể, người lao động là công dân Việt Nam thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc được Luật Bảo hiểm xã hội 2024 quy định bao gồm 13 đối tượng. Trong đó có người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố; chủ hộ kinh doanh của hộ kinh doanh có đăng ký kinh doanh tham gia theo quy định của Chính phủ; người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn từ đủ 1 tháng trở lên Đặc biệt, kể cả trường hợp người lao động và người sử dụng lao động thỏa thuận bằng tên gọi khác nhưng có nội dung thể hiện về việc làm có trả công, tiền lương và sự quản lý, điều hành, giám sát của một bên… (2) Người đóng BHXH sau ngày 01/7/2025 không được rút BHXH 1 lần (trừ trường hợp đặc biệt) Cụ thể, theo Luật Bảo hiểm xã hội 2024, trường hợp đã chấm dứt tham gia BHXH, sau 12 tháng không thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc mà cũng không tham gia BHXH tự nguyện, có thời gian đóng BHXH chưa đủ 20 năm vẫn sẽ được duy trì thực hiện như hiện nay đối với những người đã, đang tham gia hay bắt đầu tham gia BHXH từ trước ngày 01/7/2025. Có nghĩa là, nếu người lao động bắt đầu tham gia BHXH vào ngày 30/6/2025 thì vẫn được rút BHXH một lần nếu đủ điều kiện. Còn đối với trường hợp người lao động tham gia BHXH từ ngày 01/7/2025 thì sẽ chỉ được rút BHXH một lần trong một số trường hợp đặc biệt, cụ thể: - Đủ tuổi hưởng lương hưu mà chưa đủ 15 năm đóng BHXH. - Ra nước ngoài để định cư. - Người đang mắc một trong những bệnh ung thư, bại liệt, xơ gan mất bù, lao nặng, AIDS. - Người có mức suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên; người khuyết tật đặc biệt nặng... Trường hợp người lao động sau 12 tháng nghỉ việc mà không tham gia BHXH và có thời gian đóng BHXH chưa đủ 20 năm thì sẽ không được rút BHXH một lần nữa. (3) Điều chỉnh mức tăng lương hưu thỏa đáng đối với đối tượng có mức lương thấp và nghỉ hưu trước năm 1995 Theo Điều 62 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 hiện hành có quy định người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định có toàn bộ thời gian đóng BHXH theo chế độ tiền lương này thì tính bình quân tiền lương tháng của số năm đóng trước khi nghỉ hưu, cụ thể: Người bắt đầu tham gia BHXH trước ngày 01/1/1995, thì tính bình quân của tiền lương làm căn cứ đóng BHXH của 05 năm cuối trước khi nghỉ hưu. Người bắt đầu tham gia BHXH trong khoảng thời gian từ ngày 01/1/1995 đến 31/12/2000, thì tính bình quân của tiền lương làm căn cứ đóng BHXH của 06 năm cuối trước khi nghỉ hưu. Người bắt đầu tham gia BHXH trong khoảng thời gian từ ngày 01/1/2001 đến 31/12/2006 thì tính bình quân của tiền lương làm căn cứ đóng BHXH của 08 năm cuối trước khi nghỉ hưu. Người bắt đầu tham gia BHXH trong khoảng thời gian từ ngày 01/1/2007 đến 31/12/2015, thì tính bình quân của tiền lương làm căn cứ đóng BHXH của 10 năm cuối trước khi nghỉ hưu. Người bắt đầu tham gia BHXH từ ngày 01/1/2016 đến 31/12/2019, thì tính bình quân của tiền lương làm căn cứ đóng BHXH của 15 năm cuối trước khi nghỉ hưu. Người bắt đầu tham gia BHXH từ ngày 01/1/2020 đến 31/122024, thì tính bình quân của tiền lương làm căn cứ đóng BHXH của 20 năm cuối trước khi nghỉ hưu. Người bắt đầu tham gia BHXH từ ngày 01/1/2025 trở đi thì tính bình quân của tiền lương làm căn cứ đóng BHXH của toàn bộ thời gian đóng BHXH. Theo đó, tại Luật Bảo hiểm xã hội 2024 sẽ thực hiện điều chỉnh sao cho phù hợp và thỏa đáng đối với những đối tượng trên bảo đảm thu hẹp khoảng cách chênh lệch lương hưu giữa những người nghỉ hưu ở các thời kỳ. (4) Mức hưởng BHXH một lần Theo Điều 102 Luật Bảo hiểm xã hội 2024 quy định về mức hưởng BHXH một lần như sau: - Mức hưởng BHXH một lần bằng 1,5 lần của mức bình quân thu nhập tháng đóng BHXH đối với năm đóng trước năm 2014. Trường hợp thời gian đóng BHXH có cả trước và sau năm 2014 mà thời gian đóng trước năm 2014 mà có tháng lẻ thì những tháng lẻ đó sẽ được chuyển sang giai đoạn đóng BHXH từ năm 2014 trở đi để tính mức hưởng BHXH một lần. - Mức hưởng BHXH một lần bằng 02 lần của mức bình quân thu nhập tháng đóng BHXH đối với năm đóng từ năm 2014 trở đi. Trường hợp thời gian đóng BHXH chưa đủ một năm, thì mức hưởng bằng số tiền đã đóng nhưng không quá 2 lần của mức bình quân thu nhập làm căn cứ đóng BHXH. Xem chi tiết tại Luật Bảo hiểm xã hội 2024 có hiệu lực thi hành từ 01/7/2025.
Luật Bảo hiểm xã hội sửa đổi: Điểm khác nhau giữa BHXH bắt buộc và BHXH tự nguyện
BHXH bắt buộc và BHXH tự nguyện là hai chế độ tham gia BHXH đối với công dân Việt Nam, giữa hai chế độ này có sự khác nhau về chế độ được hưởng, đối tượng tham gia, mức đóng… Tại Kỳ họp thứ 7 Quốc Hội Khóa XV vừa qua, Quốc hội đã thông qua Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi), kéo theo đó là nhiều sự thay đổi về đối tượng tham gia BHXH, các chế độ được hưởng khi tham gia BHXH tự nguyện,.... >>> Bài viết dựa trên Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) cập nhật ngày 21/5/2024https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/07/06/Khongso_557190%20(2).doc >>> Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) cập nhật mới nhất (1) Đối tượng tham gia Theo quy định tại Điều 3 Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi), công dân Việt Nam là đối tượng tham gia BHXH bắt buộc và BHXH tự nguyện bao gồm: BHXH bắt buộc 1- Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn từ đủ 01 tháng trở lên, kể cả trường hợp người lao động và người sử dụng lao động thỏa thuận bằng tên gọi khác nhưng có nội dung thể hiện về việc làm có trả công, tiền lương và sự quản lý, điều hành, giám sát của một bên 2- Cán bộ, công chức, viên chức 3- Công nhân và viên chức quốc phòng, công nhân công an, người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu 4- Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân 5- Hạ sĩ quan, binh sĩ Quân đội nhân dân; hạ sĩ quan, chiến sĩ nghĩa vụ công an nhân dân; học viên quân đội, công an, cơ yếu đang theo học được hưởng sinh hoạt phí;6- Dân quân thường trực 7- Người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng quy định tại Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng trừ trường hợp Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có quy định khác 8- Phu nhân hoặc phu quân không hưởng lương từ ngân sách nhà nước đi công tác nhiệm kỳ cùng thành viên cơ quan Việt Nam ở nước ngoài được hưởng chế độ sinh hoạt phí 9- Người quản lý doanh nghiệp, kiểm soát viên, người đại diện phần vốn nhà nước, người đại diện phần vốn của doanh nghiệp tại công ty và công ty mẹ, người quản lý điều hành hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã có hưởng tiền lương 10- Người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố 11- Đối tượng quy định tại điểm a khoản này làm việc không trọn thời gian, có tổng mức tiền lương trong tháng bằng hoặc cao hơn tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc thấp nhất 12- Chủ hộ kinh doanh của hộ kinh doanh có đăng ký kinh doanh 13- Người quản lý doanh nghiệp, kiểm soát viên, người đại diện phần vốn nhà nước, người đại diện phần vốn của doanh nghiệp tại công ty và công ty mẹ, Thành viên Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc, Giám đốc, thành viên Ban kiểm soát hoặc kiểm soát viên và các chức danh quản lý khác được bầu của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã không hưởng tiền lương. 14- Người lao động là công dân nước ngoài làm việc tại Việt Nam có giấy phép lao động hoặc có xác nhận không thuộc diện cấp giấy phép lao động và có hợp đồng lao động xác định thời hạn từ đủ 12 tháng trở lên với người sử dụng lao động tại Việt Nam cũng thuộc đối, trừ trường hợp: - Di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp - Tại thời điểm giao kết hợp đồng lao động đã đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định tại khoản 2 Điều 169 Bộ luật Lao động 2019 - Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có quy định khác 15- Cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp; cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp thuộc quân đội nhân dân, công an nhân dân và tổ chức cơ yếu; tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội khác; cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam; doanh nghiệp, liên hiệp hợp tác xã, hợp tác xã, tổ hợp tác, hộ kinh doanh, tổ chức khác và cá nhân có thuê mướn, sử dụng lao động theo hợp đồng lao động. BHXH tự nguyện - Công dân Việt Nam từ đủ 15 tuổi trở lên và không thuộc đối tượng quy định tại khoản 1 và khoản 6 Điều 3 Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) - Đối tượng quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 3 Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) đang tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc, trừ trường hợp hai bên có thỏa thuận về việc đóng BHXH bắt buộc trong thời gian này. (2) Chế độ được hưởng Theo đó, chế độ được hưởng dành cho người tham gia BHXH bắt buộc và BHXH tự nguyện cũng có sự khác nhau, cụ thể tại Điều 5 Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) quy định: BHXH bắt buộc 1- Ốm đau 2- Thai sản 3- Hưu trí 4- Tử tuất 5- Bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định của Luật An toàn, vệ sinh lao động BHXH tự nguyện 1- Trợ cấp thai sản 2- Hưu trí 3- Tử tuất 4- Bảo hiểm tai nạn lao động theo quy định của Luật An toàn, vệ sinh lao động. Như vậy, có thể thấy chế độ hưởng trợ cấp của hai bên có sự khác nhau khi người tham gia BHXH bắt buộc được hưởng đến 05 chế độ còn người tham gia BHXH tự nguyện chỉ là 04. Tuy nhiên cần lưu ý, người tham gia BHXH tự nguyện được hưởng các chế độ này với điều kiện áp dụng và mức hưởng cũng khác so với người tham gia BHXH bắt buộc. (3) Mức đóng BHXH Theo quy định tại khoản 2 Điều 6 Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi), mức đóng BHXH của hai chế độ tham gia BHXH như sau: BHXH bắt buộc Mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc được tính trên cơ sở tiền lương tháng của người lao động. BHXH tự nguyện Mức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện được tính trên cơ sở mức thu nhập tháng do người lao động lựa chọn. Trên đây là một số điểm khác nhau cơ bản giữa chế độ tham gia BHXH bắt buộc và tham gia BHXH tự nguyện theo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi). Theo dự kiến, Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) sẽ bắt đầu có hiệu lực từ ngày 01/7/2025. >>> Bài viết dựa trên Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) cập nhật ngày 21/5/2024https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/07/06/Khongso_557190%20(2).doc >>> Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) cập nhật mới nhất
Nghị quyết 115/NQ-CP năm 2023: Chính phủ đã thông qua 05 Dự án Luật
Ngày 28/7/2023 Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 115/NQ-CP năm 2023 phiên họp chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 7 năm 2023. Theo đó, tại Phiên họp này, Chính phủ tập trung thảo luận 08 nội dung quan trọng, phức tạp, có phạm vi điều chỉnh rộng, tác động lớn đến phát triển kinh tế - xã hội, doanh nghiệp và đời sống Nhân dân, gồm: (1) Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật đấu giá tài sản Chính phủ thống nhất về sự cần thiết xây dựng dự án Luật nhằm cụ thể hóa các chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước về đẩy mạnh cải cách hành chính, cải cách tư pháp, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong xử lý tài sản công. Bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất của hệ thống pháp luật; khắc phục các hạn chế, bất cập trong thực tiễn thi hành Luật Đấu giá tài sản 2016. Chính phủ cơ bản thống nhất các nội dung sửa đổi, bổ sung tại dự thảo Luật. Bộ Tư pháp chủ trì, phối hợp với Văn phòng Chính phủ và các bộ, cơ quan liên quan tiếp tục nghiên cứu, tiếp thu tối đa ý kiến của Thành viên Chính phủ (2) Dự án Luật bảo hiểm xã hội (sửa đổi) (3) Đồ nghị xây dựng Luật phòng, chống mua bán người (sửa đổi) Chính phủ cơ bản thống nhất với 03 nội dung chính sách, gồm: - Hoàn thiện quy định về căn cứ xác định nạn nhân. - Quy định chế độ hỗ trợ người đang trong quá trình xác định là nạn nhân. - Hoàn thiện quy định để nâng cao chế độ, chính sách hỗ trợ và bảo vệ nạn nhân. Bộ Công an chủ trì, phối hợp với Bộ Tư pháp, Văn phòng Chính phủ và các cơ quan liên quan tiếp thu tối đa ý kiến của Thành viên Chính phủ. (4) Đề nghị xây dựng Luật thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi) Chính phủ cơ bản thống nhất với 07 nhóm chính sách, gồm: - Hoàn thiện các quy định về đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt. - Hoàn thiện các quy định về đối tượng không chịu thuế tiêu thụ đặc biệt. - Hoàn thiện quy định về căn cứ tính thuế tiêu thụ đặc biệt. - Hoàn thiện quy định về giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt. - Hoàn thiện quy định về thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt. - Hoàn thiện quy định về hoàn thuế tiêu thụ đặc biệt. - Hoàn thiện quy định về điều khoản thi hành. Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Tư pháp, Văn phòng Chính phủ và các bộ, cơ quan liên quan nghiên cứu, tiếp thu tối đa ý kiến của Thành viên Chính phủ (5) Đề nghị xây dựng Luật thuế giá trị gia tăng (sửa đổi) Chính phủ cơ bản thống nhất với 05 nhóm chính sách, gồm: - Hoàn thiện các quy định về đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng. - Hoàn thiện các quy định về giá tính thuế giá trị gia tăng. - Hoàn thiện các quy định về thuế suất thuế giá trị gia tăng. - Hoàn thiện các quy định về khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào. - Hoàn thiện các quy định về hoàn thuế giá trị gia tăng. Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Tư pháp, Văn phòng Chính phủ và các bộ, cơ quan liên quan nghiên cứu, tiếp thu tối đa ý kiến của Thành viên Chính phủ (6) Dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách tháo gỡ vướng mắc quy định tại một số Luật liên quan tới đầu tư xây dựng công trình giao thông đường bộ Chính phủ cơ bản đồng ý với nội dung, dự thảo Tờ trình, Báo cáo và dự thảo Nghị quyết trình ủy ban Thường vụ Quốc hội, Quốc hội như đề nghị của Bộ Kế hoạch và Đầu tư tại Báo cáo số 5894/BC-BKHĐT và Tờ trình số 5895/TTr- BKHĐT ngày 26/7/2023. Các Bộ, cơ quan, địa phương nghiên cứu, cho ý kiến đối với các nguyên tắc, tiêu chí lựa chọn và danh mục dự án thí điểm theo đề xuất của Bộ Kế hoạch và Đầu tư tại các văn bản nêu trên, gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư trong ngày 28/7/2023. (7) Báo cáo đề xuất việc áp dụng thuế tối thiểu toàn cầu Chính phủ yêu cầu Bộ trưởng các Bộ, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ khẩn trương nghiên cứu, có ý kiến góp ý trực tiếp vào Tờ trình và dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về việc áp dụng thuế tối thiểu toàn cầu và cơ chế, chính sách hỗ trợ nhà đầu tư ngoài thuế, gửi Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư trong ngày 28/7/2023. (8) Báo cáo đề xuất về cơ chế, chính sách hỗ trợ nhà đầu tư ngoài thuế Giao Bộ trưởng Bộ Tư pháp thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, thay mặt Chính phủ ký Tờ trình của Chính phủ trước ngày 05/8/2023 để báo cáo Quốc hội, ủy ban Thường vụ Quốc hội bổ sung dự thảo Nghị quyết của Quốc hội. Về việc áp dụng thuế thu nhập doanh nghiệp bổ sung theo quy định chống xói mòn cơ sở thuế toàn cầu và dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về việc áp dụng thí điểm chính sách hỗ trợ đầu tư trong lĩnh vực công nghệ cao vào Chương trình xây dựng Luật, pháp lệnh năm 2023 và cho phép xây dựng các dự thảo Nghị quyết nếu theo trình tự, thủ tục rút gọn, trình Quốc hội thông qua theo quy trình một kỳ họp Quốc hội (tại Kỳ họp thứ 6/10/2023). Xem thêm Nghị quyết 115/NQ-CP năm 2023 ban hành ngày 28/7/2023.