Biết mức lương tối thiểu vùng chính xác chỉ trong vài giây
Từ ngày 01/01/2016, mức lương tối thiểu vùng sẽ được thực hiện theo Nghị định 122/2015/NĐ-CP (Vùng I: 3.500.000 đồng/tháng; Vùng II: 3.100.000 đồng/tháng; Vùng III: 2.700.000 đồng/tháng; Vùng IV: 2.400.000 đồng/tháng). Tuy nhiên, nhiều người lao động rất khó xác định được (hoặc rất tốn thời gian để xác định) mình thuộc vào nào. Bởi vậy, mình xin lập ra Topic này để giúp mọi người giải quyết việc đó, chỉ cần Ctrl F + địa bàn của mình (trong vài giây) sẽ ra ngay kết quả. STT Tỉnh/Thành phố Quận/Huyện/Thị xã Vùng 1 Hà Nội Ba Đình, Bắc Từ Liêm, Cầu Giấy, Đống Đa, Hà Đông, Hai Bà Trưng, Hoàn Kiếm, Hoàng Mai, Long Biên, Nam Từ Liêm, Tây Hồ, Thanh Xuân, Sơn Tây,Gia Lâm, Đông Anh, Sóc Sơn, Thanh Trì, Thường Tín, Hoài Đức, Thạch Thất, Quốc Oai, Thanh Oai, Mê Linh, Chương Mỹ I Ứng Hoà, Phúc Thọ, Phú Xuyên, Mỹ Đức, Đan Phượng, Ba Vì II 2 Hồ Chí Minh Quận 1, Quận 2, Quận 3, Quận 4, Quận 5, Quận 6, Quận 7, Quận 8, Quận 9, Quận 10, Quận 11, Quận 12, Thủ Đức, Tân Phú, Tân Bình, Phú Nhuận, Gò Vấp, Bình Thạnh, Bình Tân, Bình Chánh, Củ Chi, Hóc Môn, Nhà Bè I Cần Giờ II 3 Hải Phòng Dương Kinh, Đồ Sơn, Hải An, Kiến An, Hồng Bàng, Ngô Quyền, Lê Chân, Thủy Nguyên, An Dương, An Lão, Vĩnh Bảo I Bạch Long Vĩ, Cát Hải, Kiến Thụy, Tiên Lãng II 4 Cần Thơ Ninh Kiều, Bình Thủy, Cái Răng, Ô Môn, Thốt Nốt II Phong Điền, Cờ Đỏ, Thới Lai, Vĩnh Thạnh III 5 Đà Nẵng Hải Châu, Thanh Khê, Sơn Trà, Ngũ Hành Sơn, Liên Chiểu, Cẩm Lệ, Hòa Vang, Hoàng Sa II P/s: Hiện tại, mình mới làm thí điểm 5 Thành phố trực thuộc trung ương. Nếu vấn đề này thật sự hữu ích với nhiều người thì mình sẽ tiếp tục làm cho 58 tỉnh còn lại.
Phân biệt mức lương tối thiểu vùng, mức lương cơ sở
Mức lương tối thiểu vùng và mức lương cơ sở là 02 loại lương cơ bản thường được đề cập trong các văn bản quy phạm pháp luật, đặc biệt là các văn bản trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm. Tuy nhiên, đa phần hiện nay, nhiều người vẫn thường nhầm lẫn về mức lương tối thiểu vùng, mức lương cơ sở, và tự đặt ra câu hỏi rằng liệu mình thuộc đối tượng áp dụng mức lương nào? Bài viết sau đây sẽ giúp các bạn phân biệt được mức lương tối thiểu vùng, mức lương cơ sở và đối tượng nào áp dụng mức lương nào. Tiêu chí Mức lương tối thiểu vùng Mức lương cơ sở Định nghĩa Là mức lương thấp nhất làm cơ sở để doanh nghiệp (DN) và người lao động thỏa thuận và trả lương, trong đó, mức lương trả cho người lao động làm việc trong điều kiện lao động bình thường, bảo đảm đủ thời giờ làm việc bình thường trong tháng và hoàn thành định mức lao động hoặc công việc đã thỏa thuận phải bảo đảm: + Không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng với người lao động chưa qua đào tạo làm công việc giản đơn nhất. + Cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động đã qua học nghề. Là mức lương dùng làm căn cứ tính mức lương trong các bảng lương, mức phụ cấp và thực hiện các chế độ khác, tính các mức hoạt động phí, tính các khoản trích và các chế độ được hưởng theo mức lương này. Bản chất Mức lương làm cơ sở để người lao động và doanh nghiệp thỏa thuận với nhau, đồng thời, đảm bảo quyền lợi cho người lao động. Đồng thời, mức lương này còn là cơ sở để đóng và hưởng các khoản BHXH, BHYT, BHTN của người lao động. Mức lương làm căn cứ tính đóng, hưởng BHXH, BHYT, BHTN cho cán bộ công chức, viên chức, lực lượng vũ trang… Đồng thời, mức lương này là cơ sở để tính thang lương, bảng lương và các khoản phụ cấp. Nguyên tắc áp dụng - DN hoạt động trên địa bàn nào thì áp dụng mức lương tối thiểu vùng tại địa bàn đó. - Nếu DN có nhiều chi nhánh, đơn vị trực thuộc thì chi nhánh, đơn vị trực thuộc áp dụng mức lương tối thiểu tại vùng đó. - Nếu DN trong khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế nằm trên các địa bàn khác nhau, DN hoạt động trên địa bàn thành lập mới từ 01 hay nhiều địa bàn thì áp dụng mức lương tối thiểu vùng cao nhất. - Nếu DN hoạt động trên địa bàn thay đổi tên hay chia tách thì tạm thời áp dụng mức lương tại địa bàn trước khi thay đổi đến khi có quy định mới. Dựa vào mức lương cơ sở và hệ số lương của các cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang để tính lương cho các đối tượng này. Đối tượng áp dụng - DN thành lập, hoạt động theo Luật DN. - Hợp tác xã,liên hiệp hợp tác xã, tổ hợp tác, trang trại, hộ gia đình, cá nhân và các tổ chức khác của Việt Nam có thuê mướn lao động theo hợp đồng lao động. - Cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế và cá nhân nước ngoài tại Việt Nam có thuê mướn lao động theo hợp đồng lao động (trừ trường hợp điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có quy định khác) - Các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp nhà nước… (Xem thêm đơn vị sự nghiệp công lập là gì tại đây) Đối tượng được áp dụng Người lao động làm việc trong các doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xãm tổ hợp tác, trang trại, hộ gia đình, cá nhân và các tổ chức khác có thuê mướn lao động theo hợp đồng lao động - Cán bộ, công chức từ Trung ương đến cấp xã. - Viên chức trong các đơn vị sự nghiệp công lập. - Người làm việc theo chế độ hợp đồng lao động trong các cơ quan, đơn vị của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị xã hội. Lưu ý: một số trường hợp, người làm việc vẫn có thể thỏa thuận để được hưởng mức lương theo chế độ lương tối thiểu vùng. - Người làm việc theo chế độ hợp đồng lao động trong các đơn vị sự nghiệp công lập . - Người làm việc trong chỉ tiêu biên chế được ngân sách nhà nước cấp kinh phí trong các hội có tính chất đặc thù. - Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, binh sĩ nghĩa vụ và công nhân, viên chức quốc phòng, lao động hợp đồng thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam. - Sĩ quan, hạ sĩ quan hưởng lương, hạ sĩ quan, chiến sĩ phục vụ có thời hạn; công nhân, nhân viên công an và lao động hợp đồng thuộc Công an nhân dân. - Người làm việc trong tổ chức cơ yếu. - Người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn và tổ dân phố. Chu kỳ thay đổi Thông thường, 01 năm, mức lương tối thiểu vùng thay đổi một lần. Tuy nhiên, hiện chưa có văn bản nào quy định cụ thể về chu kỳ thay đổi này. Mức lương cơ sở được điều chỉnh trên cơ sở khả năng ngân sách nhà nước, chỉ số giá tiêu dùng và tốc độ tăng trưởng kinh tế của đất nước.
Tăng lương tối thiểu ngành từ 1/1/2014
>Quy định mức lương tối thiểu vùng mới từ năm 2014 >Tất tần tật những điểm mới của BLLĐ 2012 Theo Bộ Luật lao động 2012 thì: lương tối thiểu ngành được xác định thông qua thương lượng tập thể ngành, được ghi trong thỏa ước lao động tập thể ngành nhưng không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ công bố. Điều 91. Mức lương tối thiểu … 3. Mức lương tối thiểu ngành được xác định thông qua thương lượng tập thể ngành, được ghi trong thỏa ước lao động tập thể ngành nhưng không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ công bố. Vừa qua, Chính phủ công bố mức lương tối thiểu vùng mới áp dụng từ ngày 1/1/2014 (tăng từ 14,29 – 16,67 % so với mức lương tối thiểu vùng hiện hành). Như vậy, nhiều ngành phải tăng mức lương tối thiểu ngành (nếu mức lương tối thiểu ngành hiện tại thấp hơn mức lương tối thiểu vùng mới) từ 1/1/2014. Vấn đề cùng thảo luận: Theo bạn có sự khác nhau như thế nào giữa lương tối thiểu vùng, lương tối thiểu ngành, lương tối thiểu chung và lương cơ sở?
Nghị định 182/2013/NĐ-CP : Quy định mức lương tối thiểu vùng mới từ năm 2014
Ngày 14 tháng 11 năm 2013 Chính phũ đã ban hành Nghị định 182/2013/NĐ-CP quy định mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm việc ở doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, trang trại, hộ gia đình, cá nhân và các cơ quan, tổ chức có thuê mướn lao động Theo đó mức lương tối thiểu vùng được áp dụng như sau: - Doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn vùng I áp dụng mức lương tối thiểu vùng 2.700.000 đồng/tháng - Doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn vùng II áp dụng mức lương tối thiểu vùng 2.400.000 đồng/tháng - Doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn vùng III áp dụng mức lương tối thiểu vùng 2.100.000 đồng/tháng - Doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn vùng IV áp dụng mức lương tối thiểu vùng 1.900.000 đồng/tháng Nghị định này có hiệu lực từ ngày 31/12/2013, Mức lương tối thiểu vùng như trên được áp dụng từ ngày 01/01/2014 Nghị định này thay thế nghị định 103/2012/NĐ-CP ngày 04/12/2012
Thông tư 29/2012/TT-BLĐTBXH hướng dẫn Nghị định 103/2012 về lương tối thiểu vùng 2013
Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội vừa ra Thông tư 29/2012/TT-BLĐTBXH hướng dẫn Nghị định 103/2012 về lương tối thiểu vùng 2013. Thông tư 29/2012/TT-BLĐTBXH hướng dẫn thực hiện mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm việc ở doanh nghiệp, hợp tác xã,tổ hợp tác, trang trại, hộ gia đình, cá nhân và các cơ quan, tổ chức có thuê mướn lao động. Download - tải toàn văn thông tư 29/2012 tại đây: Văn Bản Gốc, Văn Bản Liên Quan của thông tư 29/2012 cũng có tại www.ThuVienPhapLuat.vn Bạn có thể đăng ký thành viên để xem hơn 300.000 văn bản khác tại www.ThuVienPhapLuat.vn ;
Lương tối thiểu chung, lương tối thiểu vùng hiểu thế nào cho đúng?
Vừa qua, Chính phủ đã ban hành Nghị định 103/2012/NĐ-CP quy định mức lương tối thiểu vùng. Tuy nhiên, việc tăng lương tối thiểu vùng như vậy làm nhiều người lầm tưởng rằng sắp tới đây cuộc sống vật chất sẽ được cải thiện thêm một bước. Bài viết sau đây xin đưa ra một vài sự khác biệt về 2 loại lương này để bạn đọc thấy được sự khác nhau của 2 loại mức lương này. Phân biệt lương tối thiểu chung và lương tối thiểu vùng Đối tượng được hưởng Lương tối thiểu chung và Lương tối thiểu vùng là hoàn toán khác nhau. Theo Nghị Định 31/2012/NĐ-CP thì Lương tối thiểu chung là: áp dụng đối với cán bộ, công chức, viên chức, các đối tượng thuộc lực lượng vũ trang; tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội; Đơn vị sự nghiệp của Nhà nước; đơn vị sự nghiệp của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội; Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu được tổ chức quản lý và hoạt động theo Luật doanh nghiệp. Mặt khác, theo Nghị định 103/2012/NĐ-CP thì Lương tối thiểu vùng áp dụng đối với người lao động làm việc ở doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, trang trại, hộ gia đình, cá nhân và các cơ quan, tổ chức có thuê mướn lao động. Nhìn vào hai khái niệm trên ta thấy, việc thay đổi mức lương tối thiểu chung có tầm ảnh hưởng nhiểu hơn đối với cuộc sống của người dân. Bởi thu nhập của Cán bộ, công chức, viên chức hiện nay phụ thuộc vào lương tối thiểu chung là chính. Còn lương tối thiểu vùng thì thực tế hiện nay các DN có thuê mướn lao động chỉ dựa vào lương tối thiểu vùng để đăng ký làm thang lương, bảng lương cho người lao động. Lương tối thiểu vùng cũng là căn cứ để người lao động tham gia chế độ Bảo hiểm xã hội. Tăng lương tối thiểu chung và lương tối thiểu vùng thì ai sẽ thực sự vui? Việc tăng lương tối thiểu vùng chỉ có lợi khi người lao động làm ở địa bàn có mức sống thấp hơn mức lương tối thiểu vùng. Việc quy định lương vùng giúp đảm bảo cuộc sống của người lao động được tốt hơn. Nhưng xét lại thì hầu như DN có thuê mướn lao động, các cty nước ngoài thì đều ở các thành phố lớn hoặc ở nơi có vị trí dân cứ đông đúc, đời sống tương đối cao, vì vậy không có DN nào trả lương cho người lao động bằng mức lương tối thiểu vùng. Lương người lao động nhận được là lương thỏa thuận. Theo như phân tích trên thì người lao động và người sử dụng lao động căn cứ vào lương tối thiểu vùng để đóng BHXH, thì việc có tăng lương tối thiểu vùng cũng không làm cho mức lương hiện tại họ nhận được tăng lên, thậm chí còn bị giảm đi vì lương tăng đồng nghĩa với việc đóng các khoản BHXH cũng tăng theo, giá cả từ đó cũng ảnh hưởng không nhỏ. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là mức sống của xã hội thấp đi. Việc tăng lương tối thiểu vùng sẽ tạo thêm ngân sách cho cơ quan nhà nước. Vì lương vùng tăng thì các khoản thu BHXH cũng tăng theo, từ đó tăng nguồn thu cho ngân sách nhà nước. Lương tối thiểu vùng tăng thì lương tối thiểu chung mới tăng được. Theo kết quả nghiên cứu các mốc thời điểm ban hành lương tối thiểu thì: Ngày 10/10/2008 lương tối thiểu vùng 1 là 800.000đ thì tới 6/4/2009 lương tối thiểu chung là 650.000đ Ngày 30/10/2009 lương tối thiểu vùng 1 là 980.000 thì tới 25/3/2010 lương tối thiểu chung tăng lên 730.000đ Ngày 29/10/2010 lương tối thiểu vùng 1 là 1350.000đ thì tới 4/4/2011 lương tối thiểu chung tăng lên 830.000đ Ngày 22/8/2011 lương tối thiểu vùng 1 là 2.000.000đ thì tới 12/4/2012 lương tối thiểu chung tăng lên 1050.000đ Ngày 4/12/2012 lương tối thiểu vùng 1 là 2350.000Đ thì chưa thấy Chính phủ điều chỉnh lương tối thiểu chung. Từ các số liệu trên cho ta thấy, chỉ khi nào lương tối thiểu vùng tăng lên thì lương tối thiểu chung mới tăng. Tuy nhiên tỷ lệ tăng lương tối thiểu vùng bao giờ cũng cao hơn tỷ lệ tăng lương tối thiểu chung. Thậm chí sau 1 năm lương tối thiểu chung mới chỉ nhích lên có 100.000đ. Việc tăng nhỏ giọt như vậy nếu tính ra mức thu nhập cho cán bộ, viêc chức thì không đảm bảo cho cuộc sống cũng như giá cả đang ngày một leo thang. Điều này có khả năng dẫn tới nhiều hệ lụy khác như cán bộ, viên chức không còn muốn gắn bó trong CQ nhà nước, hoặc tạo điều kiện cho tệ nạn tham nhũng, tham ô, hối lộ ngày một tăng cao. Thiết nghĩ, đợt tăng lương tối thiểu chung sắp tới Chính phủ nên nghiên cứu để có một giải pháp tăng lương tốt hơn, hiệu quả hơn để không chỉ đời sống của người dân được nâng cao mà tệ nạn tham ô, tham nhũng cũng được giảm đi đáng kể. ViếtThương
Lương tối thiểu 2013: DN và NLĐ ai được lợi hơn?
Vào những ngày đầu tháng 8 năm nay, bộ LĐTBXH đã có yêu cầu đối với từng địa phương về việc thu thập ý kiến điều chỉnh mức lương tối thiểu vùng. Theo đó, bộ đã đặt ra 2 phương án và dự kiến sẽ công bố kết quả lựa chọn vào cuối tháng 10: Phương án 1: điều chỉnh tăng bình quân 4 vùng khoảng 36%, cụ thể: - Vùng 1: Mức 2.700.000 đồng/tháng. - Vùng 2: Mức 2.400.000 đồng/tháng. - Vùng 3: Mức 2.130.000 đồng/tháng. - Vùng 4: Mức 1.930.000 đồng/tháng. Phương án 2: điều chỉnh tăng bình quân 4 vùng khoảng 25%, cụ thể: - Vùng 1: Mức 2.500.000 đồng/tháng. - Vùng 2: Mức 2.250.000 đồng/tháng. - Vùng 3: Mức 1.950.000 đồng/tháng. - Vùng 4: Mức 1.800.000 đồng/tháng. Thế nhưng, nghị định103/2012/NĐ-CP mãi đến ngày 4/12/2012 mới được thông qua, hơn nữa mức tăng đưa ra còn thấp hơn 2 phương án trên, chỉ tăng từ 16-18%: - Vùng 1: Mức 2.350.000 đồng/tháng - Vùng 2: Mức 2.100.000 đồng/tháng - Vùng 3: Mức 1.800.000 đồng/tháng - Vùng 4: Mức 1.650.000 đồng/tháng Nguyên do đâu có sự sai lệch về mức tăng như vậy ? Cũng căn cứ theo công văn trên, bộ LĐTBXH cũng có ý kiến dự phòng về thời điểm bắt đầu áp dụng mức lương mới: Trong quá trình thảo luận vẫn có ý kiến cho rằng nếu tình hình nhiều doanh nghiệp 6 tháng cuối năm 2012 còn gặp nhiều khó khăn thì lùi thời gian thực hiện từ 3 đến 6 tháng để chia sẻ với tình hình sản xuất, kinh doanh khó khăn của doanh nghiệp Theo báo cáo của Chính phủ về tình hình kinh tế-xã hội 6 tháng cuối năm 2012 và đầu năm 2013, thì tình hình hoạt động của các doanh nghiệp cuối năm nay rất ảm đạm. Tổng dư nợ tín dụng tăng thấp hơn nhiều so với mục tiêu đề ra và chênh lệch lớn so với tốc độ tăng huy động vốn, tình trạng nợ xấu của hệ thống ngân hàng chậm được giải quyết. Khu vực doanh nghiệp vẫn còn khó khăn, khả năng hấp thụ vốn thấp, số doanh nghiệp giải thể, ngừng hoạt động vẫn tăng; sản xuất kinh doanh phục hồi chậm; chỉ số phát triển công nghiệp tăng chậm và còn thấp; sức mua của thị trường trong nước thấp, tồn kho của một số ngành còn ở mức cao… Tình hình khó khăn này ảnh hưởng rất nhiều đến việc tăng lương tối thiểu cho người lao động. Thậm chí, đã có các doanh nghiệp mặc dù đồng ý với việc tăng lương nhưng lại đề nghị dời thời gian tăng lương đến năm 2014 để đảm bảo tình hình sản xuất. Tuy nhiên, nếu thực sự phải dời thời gian tăng lương lại như trên, sẽ ảnh hưởng rất nhiều tới dời sống của người lao động, đặc biệt là người lao động tại các khu công nghiệp. Theo ước tính, nếu như không thực hiện việc tăng lương sẽ gây ảnh hưởng xấu đến 22 triệu người lao động. Vì vậy, có thể nói mức lương ở nghị định 103 tuy chưa đạt được sự chờ đợi của người lao động, nhưng đây là một mức tăng có thể dung hòa lợi ích của cả hai bên: doanh nghiệp và người lao động. Mức lương tăng vừa có thể đảm bảo được lợi ích của người lao động mà vẫn còn nằm trong khả năng chịu dựng của doanh nghiệp. Đây có thể nói là một quyết định vô cùng phù hợp của Chính phủ trong giai đoạn kinh tế khó khăn như hiện nay. Tuy nhiên, mong rằng Chính phủ sẽ có các biện pháp nhằm tránh vòng luẩn quẩn khi tăng lương trong những năm trước: tiền lương tăng lại kéo theo các chi phí tiêu dùng các tăng theo, đời sống người lao động vẫn không thể thoát khỏi khó khăn. Download- xem toàn văn Nghị định103/2012/NĐ-CP tại đây: Văn Bản Gốc, Văn Bản Liên Quan của Nghị định103/2012 cũng có tại www.ThuVienPhapLuat.vn Bạn có thể đăng ký thành viên để xem hơn 300.000 văn bản khác tại www.ThuVienPhapLuat.vn ;
Nghị định 103/2012/NĐ-CP về lương tối thiểu vùng năm 2013
Ngày 04/12/2012, Chính phủ ban hành Nghị định số 103/2012/NĐ-CP về lương tối thiểu vùng năm 2013. Xem thêm: Thông tư 29/2012 của BLĐTBXH hướng dẫn Nghị định 103/2012 về lương tối thiểu vùng 2013 Theo đó, từ 01/01/2013 mức lương tối thiểu vùng sẽ tăng lên như sau: Mức 2.350.000 đồng/tháng áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động tại vùng I Mức 2.100.000 đồng/tháng áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động tại vùng II Mức 1.800.000 đồng/tháng áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động tại vùng III Mức 1.650.000 đồng/tháng áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động tại vùng IV Mức lương tối thiểu vùng sẽ được điều chỉnh tăng vào năm 2013 như sau: Vùng Mức lương tối thiểu vùng hiện tại (Theo NĐ70/2011/NĐ-CP ngày 22-08-2011) Mức lương tối thiểu vùng áp dụng từ 01/01/2013 (Theo NĐ103/2012/NĐ-CP ngày 04/12/2012) (VND/tháng) (VND/tháng) I 2,000,000 2,350,000 II 1,780,000 2,100,000 III 1,550,000 1,800,000 IV 1,400,000 1,650,000 Mức lương tối thiểu vùng này được áp dụng để xây dựng thang bảng lương và làm mức tiền lương tối thiểu trả cho người lao động chưa qua đào tạo. Đối với người lao động đã qua đào tạo, học nghề phải cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu vùng quy định. Download- xem toàn văn Nghị định 103/2012/NĐ-CP tại đây: Văn Bản Gốc, Văn Bản Liên Quan của Nghị định103/2012 cũng có tại www.ThuVienPhapLuat.vn Bạn có thể đăng ký thành viên để xem hơn 300.000 văn bản khác tại www.ThuVienPhapLuat.vn ;
Biết mức lương tối thiểu vùng chính xác chỉ trong vài giây
Từ ngày 01/01/2016, mức lương tối thiểu vùng sẽ được thực hiện theo Nghị định 122/2015/NĐ-CP (Vùng I: 3.500.000 đồng/tháng; Vùng II: 3.100.000 đồng/tháng; Vùng III: 2.700.000 đồng/tháng; Vùng IV: 2.400.000 đồng/tháng). Tuy nhiên, nhiều người lao động rất khó xác định được (hoặc rất tốn thời gian để xác định) mình thuộc vào nào. Bởi vậy, mình xin lập ra Topic này để giúp mọi người giải quyết việc đó, chỉ cần Ctrl F + địa bàn của mình (trong vài giây) sẽ ra ngay kết quả. STT Tỉnh/Thành phố Quận/Huyện/Thị xã Vùng 1 Hà Nội Ba Đình, Bắc Từ Liêm, Cầu Giấy, Đống Đa, Hà Đông, Hai Bà Trưng, Hoàn Kiếm, Hoàng Mai, Long Biên, Nam Từ Liêm, Tây Hồ, Thanh Xuân, Sơn Tây,Gia Lâm, Đông Anh, Sóc Sơn, Thanh Trì, Thường Tín, Hoài Đức, Thạch Thất, Quốc Oai, Thanh Oai, Mê Linh, Chương Mỹ I Ứng Hoà, Phúc Thọ, Phú Xuyên, Mỹ Đức, Đan Phượng, Ba Vì II 2 Hồ Chí Minh Quận 1, Quận 2, Quận 3, Quận 4, Quận 5, Quận 6, Quận 7, Quận 8, Quận 9, Quận 10, Quận 11, Quận 12, Thủ Đức, Tân Phú, Tân Bình, Phú Nhuận, Gò Vấp, Bình Thạnh, Bình Tân, Bình Chánh, Củ Chi, Hóc Môn, Nhà Bè I Cần Giờ II 3 Hải Phòng Dương Kinh, Đồ Sơn, Hải An, Kiến An, Hồng Bàng, Ngô Quyền, Lê Chân, Thủy Nguyên, An Dương, An Lão, Vĩnh Bảo I Bạch Long Vĩ, Cát Hải, Kiến Thụy, Tiên Lãng II 4 Cần Thơ Ninh Kiều, Bình Thủy, Cái Răng, Ô Môn, Thốt Nốt II Phong Điền, Cờ Đỏ, Thới Lai, Vĩnh Thạnh III 5 Đà Nẵng Hải Châu, Thanh Khê, Sơn Trà, Ngũ Hành Sơn, Liên Chiểu, Cẩm Lệ, Hòa Vang, Hoàng Sa II P/s: Hiện tại, mình mới làm thí điểm 5 Thành phố trực thuộc trung ương. Nếu vấn đề này thật sự hữu ích với nhiều người thì mình sẽ tiếp tục làm cho 58 tỉnh còn lại.
Phân biệt mức lương tối thiểu vùng, mức lương cơ sở
Mức lương tối thiểu vùng và mức lương cơ sở là 02 loại lương cơ bản thường được đề cập trong các văn bản quy phạm pháp luật, đặc biệt là các văn bản trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm. Tuy nhiên, đa phần hiện nay, nhiều người vẫn thường nhầm lẫn về mức lương tối thiểu vùng, mức lương cơ sở, và tự đặt ra câu hỏi rằng liệu mình thuộc đối tượng áp dụng mức lương nào? Bài viết sau đây sẽ giúp các bạn phân biệt được mức lương tối thiểu vùng, mức lương cơ sở và đối tượng nào áp dụng mức lương nào. Tiêu chí Mức lương tối thiểu vùng Mức lương cơ sở Định nghĩa Là mức lương thấp nhất làm cơ sở để doanh nghiệp (DN) và người lao động thỏa thuận và trả lương, trong đó, mức lương trả cho người lao động làm việc trong điều kiện lao động bình thường, bảo đảm đủ thời giờ làm việc bình thường trong tháng và hoàn thành định mức lao động hoặc công việc đã thỏa thuận phải bảo đảm: + Không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng với người lao động chưa qua đào tạo làm công việc giản đơn nhất. + Cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động đã qua học nghề. Là mức lương dùng làm căn cứ tính mức lương trong các bảng lương, mức phụ cấp và thực hiện các chế độ khác, tính các mức hoạt động phí, tính các khoản trích và các chế độ được hưởng theo mức lương này. Bản chất Mức lương làm cơ sở để người lao động và doanh nghiệp thỏa thuận với nhau, đồng thời, đảm bảo quyền lợi cho người lao động. Đồng thời, mức lương này còn là cơ sở để đóng và hưởng các khoản BHXH, BHYT, BHTN của người lao động. Mức lương làm căn cứ tính đóng, hưởng BHXH, BHYT, BHTN cho cán bộ công chức, viên chức, lực lượng vũ trang… Đồng thời, mức lương này là cơ sở để tính thang lương, bảng lương và các khoản phụ cấp. Nguyên tắc áp dụng - DN hoạt động trên địa bàn nào thì áp dụng mức lương tối thiểu vùng tại địa bàn đó. - Nếu DN có nhiều chi nhánh, đơn vị trực thuộc thì chi nhánh, đơn vị trực thuộc áp dụng mức lương tối thiểu tại vùng đó. - Nếu DN trong khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế nằm trên các địa bàn khác nhau, DN hoạt động trên địa bàn thành lập mới từ 01 hay nhiều địa bàn thì áp dụng mức lương tối thiểu vùng cao nhất. - Nếu DN hoạt động trên địa bàn thay đổi tên hay chia tách thì tạm thời áp dụng mức lương tại địa bàn trước khi thay đổi đến khi có quy định mới. Dựa vào mức lương cơ sở và hệ số lương của các cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang để tính lương cho các đối tượng này. Đối tượng áp dụng - DN thành lập, hoạt động theo Luật DN. - Hợp tác xã,liên hiệp hợp tác xã, tổ hợp tác, trang trại, hộ gia đình, cá nhân và các tổ chức khác của Việt Nam có thuê mướn lao động theo hợp đồng lao động. - Cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế và cá nhân nước ngoài tại Việt Nam có thuê mướn lao động theo hợp đồng lao động (trừ trường hợp điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có quy định khác) - Các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp nhà nước… (Xem thêm đơn vị sự nghiệp công lập là gì tại đây) Đối tượng được áp dụng Người lao động làm việc trong các doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xãm tổ hợp tác, trang trại, hộ gia đình, cá nhân và các tổ chức khác có thuê mướn lao động theo hợp đồng lao động - Cán bộ, công chức từ Trung ương đến cấp xã. - Viên chức trong các đơn vị sự nghiệp công lập. - Người làm việc theo chế độ hợp đồng lao động trong các cơ quan, đơn vị của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị xã hội. Lưu ý: một số trường hợp, người làm việc vẫn có thể thỏa thuận để được hưởng mức lương theo chế độ lương tối thiểu vùng. - Người làm việc theo chế độ hợp đồng lao động trong các đơn vị sự nghiệp công lập . - Người làm việc trong chỉ tiêu biên chế được ngân sách nhà nước cấp kinh phí trong các hội có tính chất đặc thù. - Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, binh sĩ nghĩa vụ và công nhân, viên chức quốc phòng, lao động hợp đồng thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam. - Sĩ quan, hạ sĩ quan hưởng lương, hạ sĩ quan, chiến sĩ phục vụ có thời hạn; công nhân, nhân viên công an và lao động hợp đồng thuộc Công an nhân dân. - Người làm việc trong tổ chức cơ yếu. - Người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn và tổ dân phố. Chu kỳ thay đổi Thông thường, 01 năm, mức lương tối thiểu vùng thay đổi một lần. Tuy nhiên, hiện chưa có văn bản nào quy định cụ thể về chu kỳ thay đổi này. Mức lương cơ sở được điều chỉnh trên cơ sở khả năng ngân sách nhà nước, chỉ số giá tiêu dùng và tốc độ tăng trưởng kinh tế của đất nước.
Tăng lương tối thiểu ngành từ 1/1/2014
>Quy định mức lương tối thiểu vùng mới từ năm 2014 >Tất tần tật những điểm mới của BLLĐ 2012 Theo Bộ Luật lao động 2012 thì: lương tối thiểu ngành được xác định thông qua thương lượng tập thể ngành, được ghi trong thỏa ước lao động tập thể ngành nhưng không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ công bố. Điều 91. Mức lương tối thiểu … 3. Mức lương tối thiểu ngành được xác định thông qua thương lượng tập thể ngành, được ghi trong thỏa ước lao động tập thể ngành nhưng không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ công bố. Vừa qua, Chính phủ công bố mức lương tối thiểu vùng mới áp dụng từ ngày 1/1/2014 (tăng từ 14,29 – 16,67 % so với mức lương tối thiểu vùng hiện hành). Như vậy, nhiều ngành phải tăng mức lương tối thiểu ngành (nếu mức lương tối thiểu ngành hiện tại thấp hơn mức lương tối thiểu vùng mới) từ 1/1/2014. Vấn đề cùng thảo luận: Theo bạn có sự khác nhau như thế nào giữa lương tối thiểu vùng, lương tối thiểu ngành, lương tối thiểu chung và lương cơ sở?
Nghị định 182/2013/NĐ-CP : Quy định mức lương tối thiểu vùng mới từ năm 2014
Ngày 14 tháng 11 năm 2013 Chính phũ đã ban hành Nghị định 182/2013/NĐ-CP quy định mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm việc ở doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, trang trại, hộ gia đình, cá nhân và các cơ quan, tổ chức có thuê mướn lao động Theo đó mức lương tối thiểu vùng được áp dụng như sau: - Doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn vùng I áp dụng mức lương tối thiểu vùng 2.700.000 đồng/tháng - Doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn vùng II áp dụng mức lương tối thiểu vùng 2.400.000 đồng/tháng - Doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn vùng III áp dụng mức lương tối thiểu vùng 2.100.000 đồng/tháng - Doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn vùng IV áp dụng mức lương tối thiểu vùng 1.900.000 đồng/tháng Nghị định này có hiệu lực từ ngày 31/12/2013, Mức lương tối thiểu vùng như trên được áp dụng từ ngày 01/01/2014 Nghị định này thay thế nghị định 103/2012/NĐ-CP ngày 04/12/2012
Thông tư 29/2012/TT-BLĐTBXH hướng dẫn Nghị định 103/2012 về lương tối thiểu vùng 2013
Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội vừa ra Thông tư 29/2012/TT-BLĐTBXH hướng dẫn Nghị định 103/2012 về lương tối thiểu vùng 2013. Thông tư 29/2012/TT-BLĐTBXH hướng dẫn thực hiện mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm việc ở doanh nghiệp, hợp tác xã,tổ hợp tác, trang trại, hộ gia đình, cá nhân và các cơ quan, tổ chức có thuê mướn lao động. Download - tải toàn văn thông tư 29/2012 tại đây: Văn Bản Gốc, Văn Bản Liên Quan của thông tư 29/2012 cũng có tại www.ThuVienPhapLuat.vn Bạn có thể đăng ký thành viên để xem hơn 300.000 văn bản khác tại www.ThuVienPhapLuat.vn ;
Lương tối thiểu chung, lương tối thiểu vùng hiểu thế nào cho đúng?
Vừa qua, Chính phủ đã ban hành Nghị định 103/2012/NĐ-CP quy định mức lương tối thiểu vùng. Tuy nhiên, việc tăng lương tối thiểu vùng như vậy làm nhiều người lầm tưởng rằng sắp tới đây cuộc sống vật chất sẽ được cải thiện thêm một bước. Bài viết sau đây xin đưa ra một vài sự khác biệt về 2 loại lương này để bạn đọc thấy được sự khác nhau của 2 loại mức lương này. Phân biệt lương tối thiểu chung và lương tối thiểu vùng Đối tượng được hưởng Lương tối thiểu chung và Lương tối thiểu vùng là hoàn toán khác nhau. Theo Nghị Định 31/2012/NĐ-CP thì Lương tối thiểu chung là: áp dụng đối với cán bộ, công chức, viên chức, các đối tượng thuộc lực lượng vũ trang; tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội; Đơn vị sự nghiệp của Nhà nước; đơn vị sự nghiệp của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội; Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu được tổ chức quản lý và hoạt động theo Luật doanh nghiệp. Mặt khác, theo Nghị định 103/2012/NĐ-CP thì Lương tối thiểu vùng áp dụng đối với người lao động làm việc ở doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, trang trại, hộ gia đình, cá nhân và các cơ quan, tổ chức có thuê mướn lao động. Nhìn vào hai khái niệm trên ta thấy, việc thay đổi mức lương tối thiểu chung có tầm ảnh hưởng nhiểu hơn đối với cuộc sống của người dân. Bởi thu nhập của Cán bộ, công chức, viên chức hiện nay phụ thuộc vào lương tối thiểu chung là chính. Còn lương tối thiểu vùng thì thực tế hiện nay các DN có thuê mướn lao động chỉ dựa vào lương tối thiểu vùng để đăng ký làm thang lương, bảng lương cho người lao động. Lương tối thiểu vùng cũng là căn cứ để người lao động tham gia chế độ Bảo hiểm xã hội. Tăng lương tối thiểu chung và lương tối thiểu vùng thì ai sẽ thực sự vui? Việc tăng lương tối thiểu vùng chỉ có lợi khi người lao động làm ở địa bàn có mức sống thấp hơn mức lương tối thiểu vùng. Việc quy định lương vùng giúp đảm bảo cuộc sống của người lao động được tốt hơn. Nhưng xét lại thì hầu như DN có thuê mướn lao động, các cty nước ngoài thì đều ở các thành phố lớn hoặc ở nơi có vị trí dân cứ đông đúc, đời sống tương đối cao, vì vậy không có DN nào trả lương cho người lao động bằng mức lương tối thiểu vùng. Lương người lao động nhận được là lương thỏa thuận. Theo như phân tích trên thì người lao động và người sử dụng lao động căn cứ vào lương tối thiểu vùng để đóng BHXH, thì việc có tăng lương tối thiểu vùng cũng không làm cho mức lương hiện tại họ nhận được tăng lên, thậm chí còn bị giảm đi vì lương tăng đồng nghĩa với việc đóng các khoản BHXH cũng tăng theo, giá cả từ đó cũng ảnh hưởng không nhỏ. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là mức sống của xã hội thấp đi. Việc tăng lương tối thiểu vùng sẽ tạo thêm ngân sách cho cơ quan nhà nước. Vì lương vùng tăng thì các khoản thu BHXH cũng tăng theo, từ đó tăng nguồn thu cho ngân sách nhà nước. Lương tối thiểu vùng tăng thì lương tối thiểu chung mới tăng được. Theo kết quả nghiên cứu các mốc thời điểm ban hành lương tối thiểu thì: Ngày 10/10/2008 lương tối thiểu vùng 1 là 800.000đ thì tới 6/4/2009 lương tối thiểu chung là 650.000đ Ngày 30/10/2009 lương tối thiểu vùng 1 là 980.000 thì tới 25/3/2010 lương tối thiểu chung tăng lên 730.000đ Ngày 29/10/2010 lương tối thiểu vùng 1 là 1350.000đ thì tới 4/4/2011 lương tối thiểu chung tăng lên 830.000đ Ngày 22/8/2011 lương tối thiểu vùng 1 là 2.000.000đ thì tới 12/4/2012 lương tối thiểu chung tăng lên 1050.000đ Ngày 4/12/2012 lương tối thiểu vùng 1 là 2350.000Đ thì chưa thấy Chính phủ điều chỉnh lương tối thiểu chung. Từ các số liệu trên cho ta thấy, chỉ khi nào lương tối thiểu vùng tăng lên thì lương tối thiểu chung mới tăng. Tuy nhiên tỷ lệ tăng lương tối thiểu vùng bao giờ cũng cao hơn tỷ lệ tăng lương tối thiểu chung. Thậm chí sau 1 năm lương tối thiểu chung mới chỉ nhích lên có 100.000đ. Việc tăng nhỏ giọt như vậy nếu tính ra mức thu nhập cho cán bộ, viêc chức thì không đảm bảo cho cuộc sống cũng như giá cả đang ngày một leo thang. Điều này có khả năng dẫn tới nhiều hệ lụy khác như cán bộ, viên chức không còn muốn gắn bó trong CQ nhà nước, hoặc tạo điều kiện cho tệ nạn tham nhũng, tham ô, hối lộ ngày một tăng cao. Thiết nghĩ, đợt tăng lương tối thiểu chung sắp tới Chính phủ nên nghiên cứu để có một giải pháp tăng lương tốt hơn, hiệu quả hơn để không chỉ đời sống của người dân được nâng cao mà tệ nạn tham ô, tham nhũng cũng được giảm đi đáng kể. ViếtThương
Lương tối thiểu 2013: DN và NLĐ ai được lợi hơn?
Vào những ngày đầu tháng 8 năm nay, bộ LĐTBXH đã có yêu cầu đối với từng địa phương về việc thu thập ý kiến điều chỉnh mức lương tối thiểu vùng. Theo đó, bộ đã đặt ra 2 phương án và dự kiến sẽ công bố kết quả lựa chọn vào cuối tháng 10: Phương án 1: điều chỉnh tăng bình quân 4 vùng khoảng 36%, cụ thể: - Vùng 1: Mức 2.700.000 đồng/tháng. - Vùng 2: Mức 2.400.000 đồng/tháng. - Vùng 3: Mức 2.130.000 đồng/tháng. - Vùng 4: Mức 1.930.000 đồng/tháng. Phương án 2: điều chỉnh tăng bình quân 4 vùng khoảng 25%, cụ thể: - Vùng 1: Mức 2.500.000 đồng/tháng. - Vùng 2: Mức 2.250.000 đồng/tháng. - Vùng 3: Mức 1.950.000 đồng/tháng. - Vùng 4: Mức 1.800.000 đồng/tháng. Thế nhưng, nghị định103/2012/NĐ-CP mãi đến ngày 4/12/2012 mới được thông qua, hơn nữa mức tăng đưa ra còn thấp hơn 2 phương án trên, chỉ tăng từ 16-18%: - Vùng 1: Mức 2.350.000 đồng/tháng - Vùng 2: Mức 2.100.000 đồng/tháng - Vùng 3: Mức 1.800.000 đồng/tháng - Vùng 4: Mức 1.650.000 đồng/tháng Nguyên do đâu có sự sai lệch về mức tăng như vậy ? Cũng căn cứ theo công văn trên, bộ LĐTBXH cũng có ý kiến dự phòng về thời điểm bắt đầu áp dụng mức lương mới: Trong quá trình thảo luận vẫn có ý kiến cho rằng nếu tình hình nhiều doanh nghiệp 6 tháng cuối năm 2012 còn gặp nhiều khó khăn thì lùi thời gian thực hiện từ 3 đến 6 tháng để chia sẻ với tình hình sản xuất, kinh doanh khó khăn của doanh nghiệp Theo báo cáo của Chính phủ về tình hình kinh tế-xã hội 6 tháng cuối năm 2012 và đầu năm 2013, thì tình hình hoạt động của các doanh nghiệp cuối năm nay rất ảm đạm. Tổng dư nợ tín dụng tăng thấp hơn nhiều so với mục tiêu đề ra và chênh lệch lớn so với tốc độ tăng huy động vốn, tình trạng nợ xấu của hệ thống ngân hàng chậm được giải quyết. Khu vực doanh nghiệp vẫn còn khó khăn, khả năng hấp thụ vốn thấp, số doanh nghiệp giải thể, ngừng hoạt động vẫn tăng; sản xuất kinh doanh phục hồi chậm; chỉ số phát triển công nghiệp tăng chậm và còn thấp; sức mua của thị trường trong nước thấp, tồn kho của một số ngành còn ở mức cao… Tình hình khó khăn này ảnh hưởng rất nhiều đến việc tăng lương tối thiểu cho người lao động. Thậm chí, đã có các doanh nghiệp mặc dù đồng ý với việc tăng lương nhưng lại đề nghị dời thời gian tăng lương đến năm 2014 để đảm bảo tình hình sản xuất. Tuy nhiên, nếu thực sự phải dời thời gian tăng lương lại như trên, sẽ ảnh hưởng rất nhiều tới dời sống của người lao động, đặc biệt là người lao động tại các khu công nghiệp. Theo ước tính, nếu như không thực hiện việc tăng lương sẽ gây ảnh hưởng xấu đến 22 triệu người lao động. Vì vậy, có thể nói mức lương ở nghị định 103 tuy chưa đạt được sự chờ đợi của người lao động, nhưng đây là một mức tăng có thể dung hòa lợi ích của cả hai bên: doanh nghiệp và người lao động. Mức lương tăng vừa có thể đảm bảo được lợi ích của người lao động mà vẫn còn nằm trong khả năng chịu dựng của doanh nghiệp. Đây có thể nói là một quyết định vô cùng phù hợp của Chính phủ trong giai đoạn kinh tế khó khăn như hiện nay. Tuy nhiên, mong rằng Chính phủ sẽ có các biện pháp nhằm tránh vòng luẩn quẩn khi tăng lương trong những năm trước: tiền lương tăng lại kéo theo các chi phí tiêu dùng các tăng theo, đời sống người lao động vẫn không thể thoát khỏi khó khăn. Download- xem toàn văn Nghị định103/2012/NĐ-CP tại đây: Văn Bản Gốc, Văn Bản Liên Quan của Nghị định103/2012 cũng có tại www.ThuVienPhapLuat.vn Bạn có thể đăng ký thành viên để xem hơn 300.000 văn bản khác tại www.ThuVienPhapLuat.vn ;
Nghị định 103/2012/NĐ-CP về lương tối thiểu vùng năm 2013
Ngày 04/12/2012, Chính phủ ban hành Nghị định số 103/2012/NĐ-CP về lương tối thiểu vùng năm 2013. Xem thêm: Thông tư 29/2012 của BLĐTBXH hướng dẫn Nghị định 103/2012 về lương tối thiểu vùng 2013 Theo đó, từ 01/01/2013 mức lương tối thiểu vùng sẽ tăng lên như sau: Mức 2.350.000 đồng/tháng áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động tại vùng I Mức 2.100.000 đồng/tháng áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động tại vùng II Mức 1.800.000 đồng/tháng áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động tại vùng III Mức 1.650.000 đồng/tháng áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động tại vùng IV Mức lương tối thiểu vùng sẽ được điều chỉnh tăng vào năm 2013 như sau: Vùng Mức lương tối thiểu vùng hiện tại (Theo NĐ70/2011/NĐ-CP ngày 22-08-2011) Mức lương tối thiểu vùng áp dụng từ 01/01/2013 (Theo NĐ103/2012/NĐ-CP ngày 04/12/2012) (VND/tháng) (VND/tháng) I 2,000,000 2,350,000 II 1,780,000 2,100,000 III 1,550,000 1,800,000 IV 1,400,000 1,650,000 Mức lương tối thiểu vùng này được áp dụng để xây dựng thang bảng lương và làm mức tiền lương tối thiểu trả cho người lao động chưa qua đào tạo. Đối với người lao động đã qua đào tạo, học nghề phải cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu vùng quy định. Download- xem toàn văn Nghị định 103/2012/NĐ-CP tại đây: Văn Bản Gốc, Văn Bản Liên Quan của Nghị định103/2012 cũng có tại www.ThuVienPhapLuat.vn Bạn có thể đăng ký thành viên để xem hơn 300.000 văn bản khác tại www.ThuVienPhapLuat.vn ;