Hướng dẫn xem camera khu vực ngập nước và kẹt xe tại TP.HCM trên điện thoại
Để giảm thiểu tình trạng kẹt xe, giúp người dân có thể kiểm tra được các tuyến đường bị ngập nước do mưa lớn diễn ra, bài viết hướng dẫn cài đặt ứng dụng TTGT. HCM giúp xem camera các tuyến đường, giao lộ tại TP.HCM. Theo Trung tâm khí tượng thủy văn quốc gia, chiều 18/10, Nam Bộ nhiều mây có mưa rào và dông vài nơi, riêng chiều và đêm có mưa, mưa vừa và rải rác có dông, cục bộ có nơi mưa to đến rất to. Gió nhẹ. Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh. Bên cạnh đó, triều cường tại các khu vực quận 7, quận 8 được dự báo sẽ lên cao, cộng thêm mưa gió sẽ khiến nhiều khu vực ngập nước. Theo đó, để thuận tiện cho việc người dân di chuyển vào lúc tan làm hay các bạn học sinh, sinh viên tan học ra về chọn được tuyến đường phù hợp nhất để di chuyển. Bài viết hướng dẫn cách tải về ứng dụng TTGT TP. HCM giúp xem camera các khu vực ngập nước và kẹt xe. Ứng dụng TTGT TP.HCM có tính năng gì? Ứng dụng TTGT TP.HCM là ứng dụng chia sẻ thông tin giao thông tức thời từ chính cộng đồng người tham gia lưu thông trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. Ứng dụng này do cơ quan chủ quản là Sở Giao thông vận tải Thành phố Hồ Chí Minh và cơ quan vận hành là Trung tâm Quản lý Đường hầm sông Sài Gòn. TTGT là ứng dụng thông tin nhanh, chính xác, rõ ràng, bằng hình ảnh đến người tham gia giao thông. Đặc biệt, người dân có thể cài đặt hoàn toàn miễn phí và không có quảng cáo. Trong đó, tính năng chính của ứng dụng này là: - Nhận được thông tin giờ cao điểm tức thời, theo vị trí và ngữ cảnh của từng người - Dễ dàng chia sẻ cảnh báo các sự kiện quan sát được để đóng góp thông tin cho cộng đồng - Tìm kiếm khu vực quan tâm trên bản đồ Cụ thể, TTGT thông minh vì sẽ chủ động hỗ trợ thông tin các địa bàn người dùng hay quan tâm. TTGT rất đơn giản, tính cộng đồng cao, chia sẻ dễ dàng và an toàn cho mọi người. Chú ý: Việc sử dụng liên tục hệ thống định vị toàn cầu GPS trên chế độ màn hình nền sẽ làm giảm đáng kể tuổi thọ pin thiết bị. TTGT chỉ cập nhật vị trí khi thực sự có sự thay đổi hay đang di chuyển. Hướng dẫn cài đặt ứng dụng TTGT TP. HCM Bước 1: Tải ứng dụng - Google Play: https://play.google.com/store/apps/details?id=com.fts.notis&hl=vi&pli=1 - CH Play: https://apps.apple.com/vn/app/ttgt-tp-h%E1%BB%93-ch%C3%AD-minh/id1193052114?l=vi Bước 2: Truy cập ứng dụng, chọn mục Camera Bây giờ bạn đã có thể theo dõi hình ảnh tại các tuyến đường hoặc giao lộ của TP.HCM. Ứng dụng này sẽ cho bạn biết được đoạn đường mình sắp đi qua có bị ngập nước hay kẹt xe không để lựa chọn lộ trình cho phù hợp. Ngoài các tính năng đã kể trên, ứng dụng TTGT. TPHCm còn gửi thông báo khi xảy ra kẹt xe, tai nạn, hoặc các vấn đề khác trên đường, giúp bạn nắm bắt thông tin nhanh chóng và có kế hoạch di chuyển hiệu quả. Lưu ý: Khi kiểm tra tình trạng giao thông trên đường, người dùng có thể chuyển sang mục Bản đồ. Những tuyến đường thông thoáng sẽ được hiển thị bằng màu xanh lá, ngược lại là màu đỏ (kẹt xe, tắc nghẽn). Trên đây là hướng dẫn cài đặt ứng dụng TTGT TP.HCM nhằm giúp người dân trên địa bàn TP.HCM nắm được tình hình giao thông trên đường cũng như chủ động lựa chọn lộ trình an toàn, tránh được những rủi ro không đáng có trước tình hình được dự báo mưa dông phổ biến. Xem thêm bài viết: Có được dừng xe trên đường để mặc áo mưa không? 10 loại xe được miễn phí khi đi cao tốc từ ngày 10/10/2024 Thời hiệu xử phạt hành chính lĩnh vực đất đai năm 2024 Xe máy chưa phải kiểm định khí thải từ 1/1/2025
Đề xuất trích tiền phạt để bồi dưỡng CSGT xử lý kẹt xe giờ cao điểm tại thành phố trực thuộc TW
Bộ Công an đang dự thảo Nghị định quy định quản lý, sử dụng kinh phí thu từ xử phạt vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông đường bộ và đấu giá biển số xe. Trong đó có đề xuất sẽ chi bồi dưỡng CSGT xử lý kẹt xe giờ cao điểm tại thành phố trực TW. Dự thảo Nghị định quy định quản lý, sử dụng kinh phí thu từ xử phạt vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông đường bộ và đấu giá biển số xe (Dự thảo tháng 8/2024): https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/8/06/chuan.-dt-nghi-dinh-kinh-phi.docx Đề xuất trích tiền phạt vi phạm giao thông bồi dưỡng CSGT xử lý kẹt xe giờ cao điểm tại thành phố trực thuộc TW Theo điểm d khoản Điều 4 Thông tư 01/2018/TT-BTC quy định về mức chi trong lĩnh vực bảo đảm trật tự an toàn giao thông, trong đó: Mức chi bồi dưỡng cho cán bộ, chiến sỹ trực tiếp tham gia bảo đảm TTATGT ban đêm (bao gồm cả lực lượng cảnh sát khác tham gia trực tiếp cho nhiệm vụ bảo đảm TTATGT theo quy định tại Nghị định 27/2010/NĐ-CP): tối đa 100.000 đồng/người/ca (01 ca từ đủ 04 giờ trở lên). Theo đó, hiện nay chỉ quy định chi cho CSGT tham gia bảo đảm trật tự, an toàn giao thông vào ban đêm. Đến Dự thảo tháng 8/2024, tại khoản 3 dự thảo, Bộ công an đã đề xuất các nội dung chi đặc thù bảo đảm trật tự, an toàn giao thông cho lực lượng Công an nhân dân. Trong đó, đối với chi bồi dưỡng CSGT có các nội dung chi sau: - Chi bồi dưỡng cho cán bộ, chiến sỹ tham gia bảo đảm trật tự, an toàn giao thông ban đêm; - Chi bồi dưỡng cán bộ, chiến sĩ trực tiếp xử lý ùn tắc giao thông và bảo đảm trật tự, an toàn giao thông trong giờ cao điểm (buổi sáng từ 6h30 đến 8h30, buổi chiều từ 16h30 đến 18h30) tại các thành phố trực thuộc trung ương; Như vậy, so với quy định hiện hành thì Bộ công an đã đề xuất thêm nội dung chi bồi dưỡng đối với CSGT trực tiếp xử lý kẹt xe vào giờ cao điểm tại các thành phố trực thuộc TW. Việc trích tiền phạt vi phạm giao thông cho nội dung chi bồi dưỡng đã có từ trước đây Theo Điều 2 Thông tư 01/2018/TT-BTC quy định về nguồn kinh phí bảo đảm TTATGT sẽ bao gồm: - Ngân sách nhà nước bố trí từ nguồn chi các hoạt động kinh tế theo phân cấp quản lý ngân sách hiện hành trong dự toán chi thường xuyên của các Bộ, cơ quan trung ương và địa phương; - Ngân sách trung ương bổ sung có mục tiêu cho ngân sách địa phương. Giai đoạn 2018-2020, ngân sách trung ương bổ sung có mục tiêu cho địa phương 70% số thu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an toàn giao thông phần ngân sách trung ương được hưởng phát sinh trên địa bàn từng địa phương năm trước liền kề năm hiện hành (dự toán năm 2018 sẽ căn cứ vào số thực hiện năm 2016; dự toán năm 2019 sẽ căn cứ vào số thực hiện năm 2017 và dự toán năm 2020 sẽ căn cứ vào số thực hiện năm 2018). - Các khoản hỗ trợ, viện trợ của các tổ chức cá nhân trong và ngoài nước cho hoạt động đảm bảo TTATGT; - Các nguồn thu khác theo quy định của pháp luật. Như vậy, từ quy định hiện hành thì số tiền thu từ xử phạt vi phạm an toàn giao thông nộp vào NSNN đã được bổ sung có mục tiêu cho địa phương để chi bảo đảm an toàn giao thông. Trong đó, nội dung chi bồi dưỡng cán bộ, chiến sỹ tham gia bảo đảm trật tự, an toàn giao thông nằm từ trước đến nay cũng đã nằm trong nội dung chi này. Dự thảo Nghị định quy định quản lý, sử dụng kinh phí thu từ xử phạt vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông đường bộ và đấu giá biển số xe (Dự thảo tháng 8/2024): https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/8/06/chuan.-dt-nghi-dinh-kinh-phi.docx
CSGT có trách nhiệm gì đối xe cấp cứu khi kẹt xe?
Mình khá bức xúc trên đoạn đường từ hướng Điện Biên Phủ về Hàng Xanh. Đặc biệt phía gần tới gầm cầu Hàng Xanh tại khung giờ cao điểm tại đây hôm nào cũng kẹt xe. Mà đoạn đường này lại là hướng chính mà xe cấp cứu thường lưu thông như: xe cấp cứu bệnh viện 115, xe cấp cứu bệnh viện Hoàn Hảo.. chạy về hướng Quốc lộ 13 (hướng về bến xe Miền Đông). Tôi thấy mỗi lần xe cấp cứu đi ngang thì cảnh sát giao thông hoặc chiến sĩ điều tiết giao thông không hề quan tâm phía sau có xe cấp cứu đang tới, không hướng dẫn cho người dân chạy về 2 mép đường, để "giải cứu" xe cấp cứu. Tính mạng con người là trên hết mà. Như vậy, các bạn cho tôi hỏi: có quy định nào quy định cảnh sát giao thông phải có trách nhiệm "giải cứu" xe cấp cứu trong trường hợp kẹt xe không? Tôi là một trong những người lưu thông trên đoạn đường đó và nhiều lần bắt gặp hình ảnh xe cấp cứu phải chết nghẽn trong dòng người tại nơi này. Trong lòng cảm thấy sốt ruột thay người thân bệnh nhân, sốt ruột thay chú tài xế lái xe cứu thương, sốt ruột thay những người cũng sốt ruột như tôi trên đoạn đường này - tôi cứ loay hoay nhìn về xe cấp cứu rồi nhìn về phía cảnh sát giao thông đang thực hiện nhiệm vụ xem họ có "giải cứu" xe cấp cứu không? => Nhưng kết quả là KHÔNG. Các bạn có thể nêu quan điểm của mình về trường hợp này? Mọi người có "sốt ruột" như mình không?
Kẹt xe do đường xá, pháp luật hay do ý thức dân?
Hẳn mọi người đã quen với chuyện kẹt xe ở Sài Gòn này. Có rất nhiều bài báo, bài phân tích nguyên nhân cũng như tìm kiếm những phương pháp để giảm thiểu kẹt xe ở thành phố này. Nhưng theo sự Trải nghiệm về sự kẹt xe của tôi hằng ngày thì không phải do đường xá, pháp luật hay yếu tố ngoại nào đó mà chính yếu là do ý thức của người dân. Tại sao tôi lại nói thế? Cũng con đường mà hằng ngày tôi đi làm từ nhà đến công ty và từ công ty về nhà. Có những ngày tôi đến công ty rất sớm và có những ngày tôi đến công ty rất trễ mặc dù tôi ra khỏi nhà đi làm cùng thời điểm. Có một ngã ba đường thỉnh thoảng rất hay kẹt xe vì đường hơi nhỏ và không có đèn giao thông. Để giải quyết tình trạng này thì nơi đây đã được đặt 3 cột đèn giao thông nhưng kẹt xe vẫn diễn ra. Lý do rất đơn giản là vì những cây đèn giao thông ở đây trở nên vô hình với người đi đường, không không dừng lại khi đèn đỏ để nhường đường cho nhau, thế là dù đèn xanh hay đỏ cứ ồ ạt chạy nên kẹt xe vẫn diễn ra. Còn trên những ngã tư trên Xa lộ Hà Nội, dù đèn đỏ hay đèn xanh còn những giây cuối cùng như chiếc xe tải trọng lớn cứ mặc nhiêu chạy qua đường rồi gây kẹt xe hàng cây số. Tôi đã từng suy nghĩ rằng kẹt xe là do cảnh sát giao thông hay là do đường xá, cơ sở hạ tầng. Nhưng bây giờ tôi mới thấy rằng kẹt xe là do ý thức của người dân mình là chính yếu. Ai cũng chạy bất chấp không nhường nhịn đường cho ai hết. Thế nên, mọi người hãy dùng một ý thức tốt hơn để tham gia giao thông.
Kinh nghiệm tham gia giao thông vào giờ tan tầm
1. Nếu bạn đi ở đường 02 chiều, ở chiều ngược lại không có xe nào tới thì chắc chắn phía trước không xa đang tắc đường. Nếu có thể bạn hãy quay đầu xe và tìm lối thoát khác. 2. Nếu bạn đi ở đường 02 chiều, ở chiều ngược lại có rất ít xe, chắc chắn là đang tắc đường. Số người chạy ở chiều ngược lại, đa số là những người đang chạy cùng chiều tìm cách quay đầu… đừng có chọc mấy người này, vì học đang hậm hực và sôi máu… chọc vào có thể mang họa vào thân. 3. Khi thấy xe máy leo lên lề một cách “có tổ chức” thì cũng chắc chắn phía trước đang tắc đường, tốt nhất đừng có đi theo mấy người này, bởi bạn sẽ "nhập đàn" và giống như họ. Họ leo lề rồi cũng sẽ kẹt trên lề mà thôi. 4. Nếu lái ô tô vào giờ tan tầm, nhớ thủ sẵn một chai lavie, hay bất cứ chai gì khác, miễn có nắp đậy kín, để dùng khi cần. 5. Nếu bạn giao thông ở đường 1 chiều, phần đường dành cho người đi xe máy bị thu hẹp một cách bất thường bởi những chiếc ô tô, chắc chắc phía trước đang tắc đường, nếu được hãy ghé vào lề đường mua… một chai nước suối. 6. Trên đường, nếu phía trước là khúc giao nhau với tàu hỏa mà đang trong giờ tan tầm, nếu đi xe máy thì bạn xác định là nên tìm lối đi khác. Bởi ý thức giao thông của người VN mình… đứng chờ tàu hỏa đi qua thì cứ lấn hết sang làn đường bên kia, đến lúc tàu đi, ba – ri – e nhấc lên, hai bên đâm đầu vào nhau… và lại tắc đường. Nếu bạn đi ô tô, khó quay đầu… thì như trên… ghé vào đâu đó… mua chai nước suối. Trên là những kinh nghiệm của em trong bao năm lăn lộn, bò trườn ngoài đường... không biết các bác có kinh nghiệm gì thêm ko ạ, mong các bác Dân Luật cùng chia sẻ để mọi người học hỏi :3
Kẹt xe là lỗi của anh…sao bắt dân nghèo phải chịu?
Sau khi đọc tin Sở Giao thông và vận tải Hà Nội đòi cấm xe máy tại nội thành chỉ vì kẹt xe. Tôi giật mình tự hỏi: Kẹt xe là lỗi do ai? Lỗi này hoàn toàn thuộc về các anh quản lý, các anh làm không tốt dẫn đến kẹt xe làm thiệt hại cho Nhân dân, xã hội, đất nước… người ta chưa kiện các anh là may lắm rồi, mà giờ các anh lại đòi cấm xe máy (phương tiện đi lại, cần kiếm cơm của những người dân nghèo…). Các anh đừng hỏi tại sao là lỗi của các anh nha! Mà xin thưa, không hỏi thì tôi cũng kể để các anh hiểu mà đưa ra quyết sách đúng đắn. - Nếu các anh quy hoạch đô thị tốt, dành quỹ đất cho giao thông được đầy đủ, cơ sở hạ tầng được đảm bảo thì có kẹt xe hay không? - Nếu các anh phát triển phương tiện công cộng đáp ứng yêu câu của xã hội (tàu điện; xe buýt thân thiện, chứ không phải xe buýt tử thần như hiện nay…) thì người dân sẽ chuyển từ đi phương tiện cá nhân sang đi phương tiện công cộng, như vậy hỏi có còn kẹt xe hay không? Xin thưa, nếu các anh đảm bảo các yêu câu trên thì chẳng xảy ra kẹt xe. Nhưng giờ kẹt xe diễn ra hàng ngày, ảnh hưởng đến quyền lợi của từng người dân, kinh tế của đất nước…đáng lẽ ra các anh phải thực hiện các yêu cầu nêu trên…chứ sao bắt dân nghèo phải chịu? Người ta nghèo nên mới đi xe máy thôi các anh ạ! Nếu có tiền họ sẽ đi ô tô rồi; hoặc mua nhà gần nơi làm việc để đi bộ tập thể dục cho khỏe, chứ ngu gì đi xa cho kẹt xe. Vậy giờ cấm họ đi xe máy thì họ sẽ đi làm bằng cách nào? Các anh đừng bảo rằng họ sẽ chuyển qua đi bằng phương tiện công cộng, như là xe buýt nha! Xin thưa, xe buýt hiện nay như tử thần, chạy ẩu, ngồi trên xe người ta uể oải cả người cũng như lo sợ cảnh móc túi… thì còn sức đâu người ta làm việc được. Cuối bài cho tôi chốt lại câu “Kẹt xe là lỗi của anh…sao bắt dân nghèo phải chịu?”
CÙNG NHAU HIẾN KẾ ĐỂ GIẢM NẠN KẸT XE Ở TP.HCM
Đề xuất 115 đoạn đường ngừng cấp phép đăng ký kinh doanh (LĐ) - Thông tin từ Sở GTVT TPHCM chiều ngày 18.3 cho biết vừa lập danh mục 115 đoạn, tuyến đường không tiếp tục cấp phép đăng ký kinh doanh trong năm 2010 cho các loại hình dịch vụ, thương mại tập trung đông người, nhằm hạn chế tình trạng kẹt xe nghiêm trọng trên những trục đường này. Các đoạn, tuyến đường trong danh mục nằm trên địa bàn 12 quận – huyện, trong đó tập trung nhiều nhất ở các quận: Q.1 (21 đoạn), Q.10 (17 đoạn đường), Bình Thạnh (13 đoạn), Q.3 (12 đoạn)... Hiện Sở GTVT đang lấy ý kiến các sở, ngành về danh mục 115 đoạn, tuyến đường trên trước khi lấy ý kiến các quận – huyện và trình UBND TPHCM quyết định. Trần Phan - LD Qua bài viết của NB Trần Phan tôi xin kêu gọi mọi ngưởi hãy nói lên những bức của mình đồng thời hãy đóng góp ý kiến giải pháp khắc phục từng địa điểm thường xuyên ùn tắc, nâng cao ý thức của người tham gia giao thông chúng tôi sẽ thu thập ý kiến của quý vị và gởi cho các báo, đài cơ quan chức năng >>Tăng gấp đôi mức phạt giao thông tại Hà Nội, TP HCM Trong những năm gần đây lượng xe giao thông ở Tp.HCM tăng khủng khiếp, lượng xe cộ ngoại tỉnh đổ vào TP cũng rất lớn ( gây tình trạng quá tải) tình trạng đào đường dựng lô cốt không biết đến khi nào mới chấm dứt. Là nguyên nhân gây ra tình trạng kẹt xe gây bức xúc cho rất nhiều người tôi đi làm từ ngã tư An sương đến Phú Nhuận trong suốt thời gian 3 năm làm việc tôi thường xuyên phải chứng kiến cảnh kẹt xe ngập nước nhìn mọi người cùng nhau nhíc từng bước, người nẹt bô, bóp còi leo nề chạy giao thông trở lên thật hỗn loạn, qua bài viết nay tôi mong rằng tất cả chúng ta đều được hưởng Cuộc sống thật văn minh, đường phố thông thoáng sạch sẽ. Mong mọi người thảo luận thật sôi nổi để có kết quả tốt nhất
Hướng dẫn xem camera khu vực ngập nước và kẹt xe tại TP.HCM trên điện thoại
Để giảm thiểu tình trạng kẹt xe, giúp người dân có thể kiểm tra được các tuyến đường bị ngập nước do mưa lớn diễn ra, bài viết hướng dẫn cài đặt ứng dụng TTGT. HCM giúp xem camera các tuyến đường, giao lộ tại TP.HCM. Theo Trung tâm khí tượng thủy văn quốc gia, chiều 18/10, Nam Bộ nhiều mây có mưa rào và dông vài nơi, riêng chiều và đêm có mưa, mưa vừa và rải rác có dông, cục bộ có nơi mưa to đến rất to. Gió nhẹ. Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh. Bên cạnh đó, triều cường tại các khu vực quận 7, quận 8 được dự báo sẽ lên cao, cộng thêm mưa gió sẽ khiến nhiều khu vực ngập nước. Theo đó, để thuận tiện cho việc người dân di chuyển vào lúc tan làm hay các bạn học sinh, sinh viên tan học ra về chọn được tuyến đường phù hợp nhất để di chuyển. Bài viết hướng dẫn cách tải về ứng dụng TTGT TP. HCM giúp xem camera các khu vực ngập nước và kẹt xe. Ứng dụng TTGT TP.HCM có tính năng gì? Ứng dụng TTGT TP.HCM là ứng dụng chia sẻ thông tin giao thông tức thời từ chính cộng đồng người tham gia lưu thông trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. Ứng dụng này do cơ quan chủ quản là Sở Giao thông vận tải Thành phố Hồ Chí Minh và cơ quan vận hành là Trung tâm Quản lý Đường hầm sông Sài Gòn. TTGT là ứng dụng thông tin nhanh, chính xác, rõ ràng, bằng hình ảnh đến người tham gia giao thông. Đặc biệt, người dân có thể cài đặt hoàn toàn miễn phí và không có quảng cáo. Trong đó, tính năng chính của ứng dụng này là: - Nhận được thông tin giờ cao điểm tức thời, theo vị trí và ngữ cảnh của từng người - Dễ dàng chia sẻ cảnh báo các sự kiện quan sát được để đóng góp thông tin cho cộng đồng - Tìm kiếm khu vực quan tâm trên bản đồ Cụ thể, TTGT thông minh vì sẽ chủ động hỗ trợ thông tin các địa bàn người dùng hay quan tâm. TTGT rất đơn giản, tính cộng đồng cao, chia sẻ dễ dàng và an toàn cho mọi người. Chú ý: Việc sử dụng liên tục hệ thống định vị toàn cầu GPS trên chế độ màn hình nền sẽ làm giảm đáng kể tuổi thọ pin thiết bị. TTGT chỉ cập nhật vị trí khi thực sự có sự thay đổi hay đang di chuyển. Hướng dẫn cài đặt ứng dụng TTGT TP. HCM Bước 1: Tải ứng dụng - Google Play: https://play.google.com/store/apps/details?id=com.fts.notis&hl=vi&pli=1 - CH Play: https://apps.apple.com/vn/app/ttgt-tp-h%E1%BB%93-ch%C3%AD-minh/id1193052114?l=vi Bước 2: Truy cập ứng dụng, chọn mục Camera Bây giờ bạn đã có thể theo dõi hình ảnh tại các tuyến đường hoặc giao lộ của TP.HCM. Ứng dụng này sẽ cho bạn biết được đoạn đường mình sắp đi qua có bị ngập nước hay kẹt xe không để lựa chọn lộ trình cho phù hợp. Ngoài các tính năng đã kể trên, ứng dụng TTGT. TPHCm còn gửi thông báo khi xảy ra kẹt xe, tai nạn, hoặc các vấn đề khác trên đường, giúp bạn nắm bắt thông tin nhanh chóng và có kế hoạch di chuyển hiệu quả. Lưu ý: Khi kiểm tra tình trạng giao thông trên đường, người dùng có thể chuyển sang mục Bản đồ. Những tuyến đường thông thoáng sẽ được hiển thị bằng màu xanh lá, ngược lại là màu đỏ (kẹt xe, tắc nghẽn). Trên đây là hướng dẫn cài đặt ứng dụng TTGT TP.HCM nhằm giúp người dân trên địa bàn TP.HCM nắm được tình hình giao thông trên đường cũng như chủ động lựa chọn lộ trình an toàn, tránh được những rủi ro không đáng có trước tình hình được dự báo mưa dông phổ biến. Xem thêm bài viết: Có được dừng xe trên đường để mặc áo mưa không? 10 loại xe được miễn phí khi đi cao tốc từ ngày 10/10/2024 Thời hiệu xử phạt hành chính lĩnh vực đất đai năm 2024 Xe máy chưa phải kiểm định khí thải từ 1/1/2025
Đề xuất trích tiền phạt để bồi dưỡng CSGT xử lý kẹt xe giờ cao điểm tại thành phố trực thuộc TW
Bộ Công an đang dự thảo Nghị định quy định quản lý, sử dụng kinh phí thu từ xử phạt vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông đường bộ và đấu giá biển số xe. Trong đó có đề xuất sẽ chi bồi dưỡng CSGT xử lý kẹt xe giờ cao điểm tại thành phố trực TW. Dự thảo Nghị định quy định quản lý, sử dụng kinh phí thu từ xử phạt vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông đường bộ và đấu giá biển số xe (Dự thảo tháng 8/2024): https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/8/06/chuan.-dt-nghi-dinh-kinh-phi.docx Đề xuất trích tiền phạt vi phạm giao thông bồi dưỡng CSGT xử lý kẹt xe giờ cao điểm tại thành phố trực thuộc TW Theo điểm d khoản Điều 4 Thông tư 01/2018/TT-BTC quy định về mức chi trong lĩnh vực bảo đảm trật tự an toàn giao thông, trong đó: Mức chi bồi dưỡng cho cán bộ, chiến sỹ trực tiếp tham gia bảo đảm TTATGT ban đêm (bao gồm cả lực lượng cảnh sát khác tham gia trực tiếp cho nhiệm vụ bảo đảm TTATGT theo quy định tại Nghị định 27/2010/NĐ-CP): tối đa 100.000 đồng/người/ca (01 ca từ đủ 04 giờ trở lên). Theo đó, hiện nay chỉ quy định chi cho CSGT tham gia bảo đảm trật tự, an toàn giao thông vào ban đêm. Đến Dự thảo tháng 8/2024, tại khoản 3 dự thảo, Bộ công an đã đề xuất các nội dung chi đặc thù bảo đảm trật tự, an toàn giao thông cho lực lượng Công an nhân dân. Trong đó, đối với chi bồi dưỡng CSGT có các nội dung chi sau: - Chi bồi dưỡng cho cán bộ, chiến sỹ tham gia bảo đảm trật tự, an toàn giao thông ban đêm; - Chi bồi dưỡng cán bộ, chiến sĩ trực tiếp xử lý ùn tắc giao thông và bảo đảm trật tự, an toàn giao thông trong giờ cao điểm (buổi sáng từ 6h30 đến 8h30, buổi chiều từ 16h30 đến 18h30) tại các thành phố trực thuộc trung ương; Như vậy, so với quy định hiện hành thì Bộ công an đã đề xuất thêm nội dung chi bồi dưỡng đối với CSGT trực tiếp xử lý kẹt xe vào giờ cao điểm tại các thành phố trực thuộc TW. Việc trích tiền phạt vi phạm giao thông cho nội dung chi bồi dưỡng đã có từ trước đây Theo Điều 2 Thông tư 01/2018/TT-BTC quy định về nguồn kinh phí bảo đảm TTATGT sẽ bao gồm: - Ngân sách nhà nước bố trí từ nguồn chi các hoạt động kinh tế theo phân cấp quản lý ngân sách hiện hành trong dự toán chi thường xuyên của các Bộ, cơ quan trung ương và địa phương; - Ngân sách trung ương bổ sung có mục tiêu cho ngân sách địa phương. Giai đoạn 2018-2020, ngân sách trung ương bổ sung có mục tiêu cho địa phương 70% số thu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an toàn giao thông phần ngân sách trung ương được hưởng phát sinh trên địa bàn từng địa phương năm trước liền kề năm hiện hành (dự toán năm 2018 sẽ căn cứ vào số thực hiện năm 2016; dự toán năm 2019 sẽ căn cứ vào số thực hiện năm 2017 và dự toán năm 2020 sẽ căn cứ vào số thực hiện năm 2018). - Các khoản hỗ trợ, viện trợ của các tổ chức cá nhân trong và ngoài nước cho hoạt động đảm bảo TTATGT; - Các nguồn thu khác theo quy định của pháp luật. Như vậy, từ quy định hiện hành thì số tiền thu từ xử phạt vi phạm an toàn giao thông nộp vào NSNN đã được bổ sung có mục tiêu cho địa phương để chi bảo đảm an toàn giao thông. Trong đó, nội dung chi bồi dưỡng cán bộ, chiến sỹ tham gia bảo đảm trật tự, an toàn giao thông nằm từ trước đến nay cũng đã nằm trong nội dung chi này. Dự thảo Nghị định quy định quản lý, sử dụng kinh phí thu từ xử phạt vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông đường bộ và đấu giá biển số xe (Dự thảo tháng 8/2024): https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/8/06/chuan.-dt-nghi-dinh-kinh-phi.docx
CSGT có trách nhiệm gì đối xe cấp cứu khi kẹt xe?
Mình khá bức xúc trên đoạn đường từ hướng Điện Biên Phủ về Hàng Xanh. Đặc biệt phía gần tới gầm cầu Hàng Xanh tại khung giờ cao điểm tại đây hôm nào cũng kẹt xe. Mà đoạn đường này lại là hướng chính mà xe cấp cứu thường lưu thông như: xe cấp cứu bệnh viện 115, xe cấp cứu bệnh viện Hoàn Hảo.. chạy về hướng Quốc lộ 13 (hướng về bến xe Miền Đông). Tôi thấy mỗi lần xe cấp cứu đi ngang thì cảnh sát giao thông hoặc chiến sĩ điều tiết giao thông không hề quan tâm phía sau có xe cấp cứu đang tới, không hướng dẫn cho người dân chạy về 2 mép đường, để "giải cứu" xe cấp cứu. Tính mạng con người là trên hết mà. Như vậy, các bạn cho tôi hỏi: có quy định nào quy định cảnh sát giao thông phải có trách nhiệm "giải cứu" xe cấp cứu trong trường hợp kẹt xe không? Tôi là một trong những người lưu thông trên đoạn đường đó và nhiều lần bắt gặp hình ảnh xe cấp cứu phải chết nghẽn trong dòng người tại nơi này. Trong lòng cảm thấy sốt ruột thay người thân bệnh nhân, sốt ruột thay chú tài xế lái xe cứu thương, sốt ruột thay những người cũng sốt ruột như tôi trên đoạn đường này - tôi cứ loay hoay nhìn về xe cấp cứu rồi nhìn về phía cảnh sát giao thông đang thực hiện nhiệm vụ xem họ có "giải cứu" xe cấp cứu không? => Nhưng kết quả là KHÔNG. Các bạn có thể nêu quan điểm của mình về trường hợp này? Mọi người có "sốt ruột" như mình không?
Kẹt xe do đường xá, pháp luật hay do ý thức dân?
Hẳn mọi người đã quen với chuyện kẹt xe ở Sài Gòn này. Có rất nhiều bài báo, bài phân tích nguyên nhân cũng như tìm kiếm những phương pháp để giảm thiểu kẹt xe ở thành phố này. Nhưng theo sự Trải nghiệm về sự kẹt xe của tôi hằng ngày thì không phải do đường xá, pháp luật hay yếu tố ngoại nào đó mà chính yếu là do ý thức của người dân. Tại sao tôi lại nói thế? Cũng con đường mà hằng ngày tôi đi làm từ nhà đến công ty và từ công ty về nhà. Có những ngày tôi đến công ty rất sớm và có những ngày tôi đến công ty rất trễ mặc dù tôi ra khỏi nhà đi làm cùng thời điểm. Có một ngã ba đường thỉnh thoảng rất hay kẹt xe vì đường hơi nhỏ và không có đèn giao thông. Để giải quyết tình trạng này thì nơi đây đã được đặt 3 cột đèn giao thông nhưng kẹt xe vẫn diễn ra. Lý do rất đơn giản là vì những cây đèn giao thông ở đây trở nên vô hình với người đi đường, không không dừng lại khi đèn đỏ để nhường đường cho nhau, thế là dù đèn xanh hay đỏ cứ ồ ạt chạy nên kẹt xe vẫn diễn ra. Còn trên những ngã tư trên Xa lộ Hà Nội, dù đèn đỏ hay đèn xanh còn những giây cuối cùng như chiếc xe tải trọng lớn cứ mặc nhiêu chạy qua đường rồi gây kẹt xe hàng cây số. Tôi đã từng suy nghĩ rằng kẹt xe là do cảnh sát giao thông hay là do đường xá, cơ sở hạ tầng. Nhưng bây giờ tôi mới thấy rằng kẹt xe là do ý thức của người dân mình là chính yếu. Ai cũng chạy bất chấp không nhường nhịn đường cho ai hết. Thế nên, mọi người hãy dùng một ý thức tốt hơn để tham gia giao thông.
Kinh nghiệm tham gia giao thông vào giờ tan tầm
1. Nếu bạn đi ở đường 02 chiều, ở chiều ngược lại không có xe nào tới thì chắc chắn phía trước không xa đang tắc đường. Nếu có thể bạn hãy quay đầu xe và tìm lối thoát khác. 2. Nếu bạn đi ở đường 02 chiều, ở chiều ngược lại có rất ít xe, chắc chắn là đang tắc đường. Số người chạy ở chiều ngược lại, đa số là những người đang chạy cùng chiều tìm cách quay đầu… đừng có chọc mấy người này, vì học đang hậm hực và sôi máu… chọc vào có thể mang họa vào thân. 3. Khi thấy xe máy leo lên lề một cách “có tổ chức” thì cũng chắc chắn phía trước đang tắc đường, tốt nhất đừng có đi theo mấy người này, bởi bạn sẽ "nhập đàn" và giống như họ. Họ leo lề rồi cũng sẽ kẹt trên lề mà thôi. 4. Nếu lái ô tô vào giờ tan tầm, nhớ thủ sẵn một chai lavie, hay bất cứ chai gì khác, miễn có nắp đậy kín, để dùng khi cần. 5. Nếu bạn giao thông ở đường 1 chiều, phần đường dành cho người đi xe máy bị thu hẹp một cách bất thường bởi những chiếc ô tô, chắc chắc phía trước đang tắc đường, nếu được hãy ghé vào lề đường mua… một chai nước suối. 6. Trên đường, nếu phía trước là khúc giao nhau với tàu hỏa mà đang trong giờ tan tầm, nếu đi xe máy thì bạn xác định là nên tìm lối đi khác. Bởi ý thức giao thông của người VN mình… đứng chờ tàu hỏa đi qua thì cứ lấn hết sang làn đường bên kia, đến lúc tàu đi, ba – ri – e nhấc lên, hai bên đâm đầu vào nhau… và lại tắc đường. Nếu bạn đi ô tô, khó quay đầu… thì như trên… ghé vào đâu đó… mua chai nước suối. Trên là những kinh nghiệm của em trong bao năm lăn lộn, bò trườn ngoài đường... không biết các bác có kinh nghiệm gì thêm ko ạ, mong các bác Dân Luật cùng chia sẻ để mọi người học hỏi :3
Kẹt xe là lỗi của anh…sao bắt dân nghèo phải chịu?
Sau khi đọc tin Sở Giao thông và vận tải Hà Nội đòi cấm xe máy tại nội thành chỉ vì kẹt xe. Tôi giật mình tự hỏi: Kẹt xe là lỗi do ai? Lỗi này hoàn toàn thuộc về các anh quản lý, các anh làm không tốt dẫn đến kẹt xe làm thiệt hại cho Nhân dân, xã hội, đất nước… người ta chưa kiện các anh là may lắm rồi, mà giờ các anh lại đòi cấm xe máy (phương tiện đi lại, cần kiếm cơm của những người dân nghèo…). Các anh đừng hỏi tại sao là lỗi của các anh nha! Mà xin thưa, không hỏi thì tôi cũng kể để các anh hiểu mà đưa ra quyết sách đúng đắn. - Nếu các anh quy hoạch đô thị tốt, dành quỹ đất cho giao thông được đầy đủ, cơ sở hạ tầng được đảm bảo thì có kẹt xe hay không? - Nếu các anh phát triển phương tiện công cộng đáp ứng yêu câu của xã hội (tàu điện; xe buýt thân thiện, chứ không phải xe buýt tử thần như hiện nay…) thì người dân sẽ chuyển từ đi phương tiện cá nhân sang đi phương tiện công cộng, như vậy hỏi có còn kẹt xe hay không? Xin thưa, nếu các anh đảm bảo các yêu câu trên thì chẳng xảy ra kẹt xe. Nhưng giờ kẹt xe diễn ra hàng ngày, ảnh hưởng đến quyền lợi của từng người dân, kinh tế của đất nước…đáng lẽ ra các anh phải thực hiện các yêu cầu nêu trên…chứ sao bắt dân nghèo phải chịu? Người ta nghèo nên mới đi xe máy thôi các anh ạ! Nếu có tiền họ sẽ đi ô tô rồi; hoặc mua nhà gần nơi làm việc để đi bộ tập thể dục cho khỏe, chứ ngu gì đi xa cho kẹt xe. Vậy giờ cấm họ đi xe máy thì họ sẽ đi làm bằng cách nào? Các anh đừng bảo rằng họ sẽ chuyển qua đi bằng phương tiện công cộng, như là xe buýt nha! Xin thưa, xe buýt hiện nay như tử thần, chạy ẩu, ngồi trên xe người ta uể oải cả người cũng như lo sợ cảnh móc túi… thì còn sức đâu người ta làm việc được. Cuối bài cho tôi chốt lại câu “Kẹt xe là lỗi của anh…sao bắt dân nghèo phải chịu?”
CÙNG NHAU HIẾN KẾ ĐỂ GIẢM NẠN KẸT XE Ở TP.HCM
Đề xuất 115 đoạn đường ngừng cấp phép đăng ký kinh doanh (LĐ) - Thông tin từ Sở GTVT TPHCM chiều ngày 18.3 cho biết vừa lập danh mục 115 đoạn, tuyến đường không tiếp tục cấp phép đăng ký kinh doanh trong năm 2010 cho các loại hình dịch vụ, thương mại tập trung đông người, nhằm hạn chế tình trạng kẹt xe nghiêm trọng trên những trục đường này. Các đoạn, tuyến đường trong danh mục nằm trên địa bàn 12 quận – huyện, trong đó tập trung nhiều nhất ở các quận: Q.1 (21 đoạn), Q.10 (17 đoạn đường), Bình Thạnh (13 đoạn), Q.3 (12 đoạn)... Hiện Sở GTVT đang lấy ý kiến các sở, ngành về danh mục 115 đoạn, tuyến đường trên trước khi lấy ý kiến các quận – huyện và trình UBND TPHCM quyết định. Trần Phan - LD Qua bài viết của NB Trần Phan tôi xin kêu gọi mọi ngưởi hãy nói lên những bức của mình đồng thời hãy đóng góp ý kiến giải pháp khắc phục từng địa điểm thường xuyên ùn tắc, nâng cao ý thức của người tham gia giao thông chúng tôi sẽ thu thập ý kiến của quý vị và gởi cho các báo, đài cơ quan chức năng >>Tăng gấp đôi mức phạt giao thông tại Hà Nội, TP HCM Trong những năm gần đây lượng xe giao thông ở Tp.HCM tăng khủng khiếp, lượng xe cộ ngoại tỉnh đổ vào TP cũng rất lớn ( gây tình trạng quá tải) tình trạng đào đường dựng lô cốt không biết đến khi nào mới chấm dứt. Là nguyên nhân gây ra tình trạng kẹt xe gây bức xúc cho rất nhiều người tôi đi làm từ ngã tư An sương đến Phú Nhuận trong suốt thời gian 3 năm làm việc tôi thường xuyên phải chứng kiến cảnh kẹt xe ngập nước nhìn mọi người cùng nhau nhíc từng bước, người nẹt bô, bóp còi leo nề chạy giao thông trở lên thật hỗn loạn, qua bài viết nay tôi mong rằng tất cả chúng ta đều được hưởng Cuộc sống thật văn minh, đường phố thông thoáng sạch sẽ. Mong mọi người thảo luận thật sôi nổi để có kết quả tốt nhất