Một mình chồng chuyển nhượng tài sản chung, vợ có thể đòi lại một nửa không?
Tài sản chung là kết quả của sự đóng góp của cả hai vợ chồng. Vậy khi một trong hai người tự ý chuyển nhượng tài sản chung, người còn lại có thể khởi kiện đòi lại phần tài sản của mình không? (1) Một mình chồng chuyển nhượng tài sản chung, vợ có thể đòi lại một nửa không? Tham khảo theo tình huống tại Bản án 80/2020/DS-PT do Tòa án Nhân dân tỉnh Phú Yên xét xử ngày ngày 27/11/2020 về việc tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất: Tóm tắt tình huống: “Ông B và bà Tr đã tạo lập tài sản chung là một diện tích đất 643,8m² tại Phú Yên. Ngày 12/3/1994, ông B có đề cập việc chuyển nhượng một phần đất cho ông A và bà B2 với bà Tr, bà Tr biết việc chuyển nhượng này, tuy nhiên khi ký giấy bán đất và nhận vàng thì bà Tr không chứng kiến. Ông A và bà B2 muốn tặng cho quyền sử dụng đất trên cho anh H là con ruột của hai ông bà và chị Th là vợ của anh H. Tuy nhiên, trong quá trình xây nhà trên mảnh đất trên, anh H và chị Th đã xây dựng lấn chiếm 0,04m chiều ngang, tổng diện tích 0,7m². Nay anh H và thị Th yêu cầu ông B và bà Tr tách thửa giao diện tích đất đã chuyển nhượng. Ông B đồng ý thực hiện hợp đồng chuyển nhượng theo đúng diện tích đã ghi trong bản trích đo. Tuy nhiên, bà Tr chỉ đồng ý với ½ hợp đồng vì cho rằng ông B đã tự ý chuyển nhượng tài sản chung mà không có chữ ký của bà. Do đó, bà Tr yêu cầu Tòa buộc anh H, chị Th trả lại ½ diện tích đất tương ứng với phần tài sản của bà hoặc phải tháo dỡ phần lấn chiếm 0,7 m² hàng rào, bà Tr không yêu cầu gì thêm.” Nhận định của Tòa án: Hợp đồng chuyển nhượng QSDĐ (Giấy bán đất) xác lập ngày 12/3/1994 giữa ông A, bà B2 với ông B đã thực hiện đúng về điều kiện và nội dung của hợp đồng được quy định tại các điều 705, 706,708, 713 của Bộ luật dân sự 1995 và khoản 2 Điều 3, Điều 73, Điều 75 của Luật đất đai 1993. Hợp đồng được xác lập giữa các bên chưa được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền công chứng, chứng thực là đã vi phạm về hình thức được quy định tại Điều 707 của Bộ luật dân sự 1995 và khoản 2 Điều 31 Luật đất đai 1993. Cấp sơ thẩm đã áp dụng hướng dẫn tại Nghị quyết: 02/2004/NQ-HĐTP ngày 10/8/2004 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng pháp luật trong việc giải quyết vụ án dân sự, hôn nhân và gia đình tại điểm b.3 tiểu mục 2.3 mục 2 phần II về việc tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất được xác lập từ sau ngày 15/10/1993 và Án lệ số 04/2016/AL của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao thông qua ngày 06/4/2016 để chấp nhận yêu cầu của ông Ánh, bà Bảo, anh Hội, chị Thoa: Công nhận hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất xác lập ngày 12/3/1994 giữa ông A, bà B2 với ông B, bà Tr với diện tích 114,3m2 thuộc một phần thửa đất số 157, tờ bản đồ 353-D. Công nhận phần diện tích 114,3m2 theo sơ đồ hiện trạng lập ngày 16/10/2019 và buộc ông B, bà Tr phải tách thửa giao phần diện tích đất trên cho ông A, bà B2 để ông A, bà B2 tặng cho anh H, chị Th quản lý, sử dụng là có căn cứ. Tại phiên tòa phúc thẩm, bà Tr đã rút một phần kháng cáo, công nhận hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất mà chồng bà đã ký và nhận vàng nên căn cứ khoản 3 Điều 289 Bộ luật tố tụng dân sự đình chỉ xét xử phúc thẩm đối với một phần yêu cầu phản tố của bà Trơn về không chấp nhận ½ giá trị hợp đồng và buộc anh Trần Văn H, chị Nguyễn Thị Kim Th trả ½ diện tích đất đã chuyển nhượng. Bình luận bản án: Tại Điều 37 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 có quy định: “Điều 37. Nghĩa vụ chung về tài sản của vợ chồng Vợ chồng có các nghĩa vụ chung về tài sản sau đây: 1. Nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch do vợ chồng cùng thỏa thuận xác lập, nghĩa vụ bồi thường thiệt hại mà theo quy định của pháp luật vợ chồng cùng phải chịu trách nhiệm; ….” Bên cạnh đó, Điều 430 Bộ Luật Dân sự 2015 cũng quy định: “Điều 430. Hợp đồng mua bán tài sản Hợp đồng mua bán tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên bán chuyển quyền sở hữu tài sản cho bên mua và bên mua trả tiền cho bên bán.” Như vậy, căn cứ theo các quy định trên thì cả hai vợ chồng đều có nghĩa vụ về tài sản chung, điều này đồng nghĩa với việc khi đã giao kết hợp đồng mua bán tài sản thì cả hai vợ chồng đều có nghĩa vụ phải chuyển quyền sở hữu tài sản cho bên mua và được nhận tiền từ bên mua. Trường hợp chỉ có chồng ký tên trong hợp đồng chuyển nhượng tài sản chung, vợ không ký tên nhưng việc chuyển nhượng đã được cả hai vợ chồng thỏa thuận, thống nhất thì vợ có nghĩa vụ cùng chồng chuyển quyền sở hữu tài sản cho người mua, việc khởi kiện đòi lại một nửa tài sản lúc này sẽ không có cơ sở. Ngược lại, trường hợp chỉ có chồng ký tên bán tài sản chung, vợ không có thỏa thuận với chồng về việc bán tài sản này thì việc chuyển nhượng không đúng với quy tắc nêu trên, do đó, hợp đồng mua bán tài sản chung này có thể sẽ bị Tòa án tuyên bố vô hiệu nếu người vợ khởi kiện. (2) Tài sản chung của vợ chồng bao gồm những tài sản gì? Căn cứ theo quy định tại Điều 33 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014, tài sản chung của vợ chồng được quy định như sau: - Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân, trừ trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 40 của Luật này; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung. - Quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp vợ hoặc chồng được thừa kế riêng, được tặng cho riêng hoặc có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng. - Tài sản chung của vợ chồng thuộc sở hữu chung hợp nhất, được dùng để bảo đảm nhu cầu của gia đình, thực hiện nghĩa vụ chung của vợ chồng. - Trong trường hợp không có căn cứ để chứng minh tài sản mà vợ, chồng đang có tranh chấp là tài sản riêng của mỗi bên thì tài sản đó được coi là tài sản chung. Như vậy, tài sản chung của vợ chồng được xác định là những tài sản được vợ chồng tạo ra, hay có được từ thu nhập do lao động, sản xuất, kinh doanh trong thời kỳ hôn nhân, trừ khi vợ chồng có thỏa thuận khác. Đối với tài sản là quyền sử dụng đất mà một trong hai vợ chồng được tặng cho, thừa kế riêng hoặc có được do có hoạt động mua bán bằng tài sản riêng thì tài sản đó được tính là tài sản riêng. Đối với những tài sản được nhận thừa kế chung hay nhận tặng cho chung hay vợ chồng có thỏa thuận là tài sản chung thì đó tài sản đó là tài sản chung.
Bị lừa ký tên vào giấy trắng để ghi khống giấy nợ thì xử lý thế nào?
Dạo gần đây nhiều chiêu trò lừa đảo tinh vi xuất hiện khiến người dân hoang mang vì số tiền bị lừa có thể đến hàng triệu. Tuy thủ đoạn sau đây không hề mới, nhưng nhiều người bất cẩn vẫn bị lừa do ký tên vào giấy trắng rồi bị ghi khống giấy nợ. Việc này gây phiền hà đối với nạn nhân hoặc có khi lại mất tiền oan. Cần làm gì trong trường hợp này? Bị lừa ký tên vào giấy ghi khống nợ có phải trả không? Căn cứ theo quy định tại Điều 127 Bộ luật Dân sự 2015 về Giao dịch dân sự vô hiệu do bị lừa dối, đe dọa, cưỡng ép như sau: Khi một bên tham gia giao dịch dân sự do bị lừa dối hoặc bị đe dọa, cưỡng ép thì có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch dân sự đó là vô hiệu. Lừa dối trong giao dịch dân sự là hành vi cố ý của một bên hoặc của người thứ ba nhằm làm cho bên kia hiểu sai lệch về chủ thể, tính chất của đối tượng hoặc nội dung của giao dịch dân sự nên đã xác lập giao dịch đó. Đe dọa, cưỡng ép trong giao dịch dân sự là hành vi cố ý của một bên hoặc người thứ ba làm cho bên kia buộc phải thực hiện giao dịch dân sự nhằm tránh thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, danh dự, uy tín, nhân phẩm, tài sản của mình hoặc của người thân thích của mình." Do đó, việc bạn ký vào tờ giấy do bị bạn lừa dối nên không có giá trị pháp lý, vì thế bạn không cần phải trả khoản nợ khống đó. Theo đó, bạn có thể khởi kiện yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch dân sự này vô hiệu do bị lừa dối nên không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của các bên kể từ thời điểm giao dịch được xác lập. Hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệu ra sao? Căn cứ theo quy định tại Điều 131 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về hậu quả của giao dịch dân sự vô hiệu như sau: Giao dịch dân sự vô hiệu không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của các bên kể từ thời điểm giao dịch được xác lập. Khi giao dịch dân sự vô hiệu thì các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận. Đối với trường hợp không thể hoàn trả được bằng hiện vật thì trị giá thành tiền để hoàn trả. Bên ngay tình trong việc thu hoa lợi, lợi tức không phải hoàn trả lại hoa lợi, lợi tức đó. Song, bên có lỗi gây thiệt hại thì phải bồi thường. Theo đó, nếu trong trường hợp phát sinh tranh chấp liên quan đến giao dịch này. Để yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu, người bị lừa dối phải cung cấp bằng chứng chứng minh mình bị lừa dối trong quá trình ký kết giao dịch. Do đó, trong mọi trường hợp, khi ký vào bất kỳ giấy tờ gì, người ký cũng phải đọc kỹ nội dung, tuyệt đối không ký vào giấy trắng để đảm bảo được sự an toàn cho bản thân. Đối với hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản bị xử lý thế nào? Đối với hành vi lừa nạn nhân ký tên vào giấy trắng sau đó ghi khống giấy nợ nhằm chiếm đoạt tài sản, có thể bị xử lý như sau: Truy cứu TNHS tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản Theo đó, căn cứ Điều 174 Bộ luật Hình sự 2015 được sửa đổi bởi điểm a, c Khoản 3 Điều 2 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 quy định về mức phạt cho tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, cụ thể: Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2-50 triệu đồng hoặc dưới 2 triệu đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm: - Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm; - Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 175 và 290 của Bộ luật Hình sự 2015, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm; - Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội; - Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ; Mức phạt cao nhất của tội này có thể bị phạt tù chung thân. Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 100 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01-05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản. Vi phạm quy định về gây thiệt hại đến tài sản của người khác bị xử phạt hành chính như thế nào? Căn cứ theo quy định tại Điều 15 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định như sau: Phạt tiền từ 2-3 triệu đồng đối với một trong những hành vi sau đây: - Trộm cắp tài sản, xâm nhập vào khu vực nhà ở, kho bãi hoặc địa điểm khác thuộc quản lý của người khác nhằm mục đích trộm cắp, chiếm đoạt tài sản; - Công nhiên chiếm đoạt tài sản; - Dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản hoặc đến thời điểm trả lại tài sản do vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng, mặc dù có điều kiện, khả năng nhưng cố tình không trả; - Không trả lại tài sản cho người khác do vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng nhưng sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản; - Thiếu trách nhiệm gây thiệt hại đến tài sản của Nhà nước, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp. Mức phạt cao nhất cho Hành vi này có thể đến 05 triệu đồng. Ngoài ra, còn áp dụng hình thức xử phạt bổ sung: - Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính; - Trục xuất người nước ngoài có hành vi vi phạm hành chính. Biện pháp khắc phục hậu quả đối với tội này là: - Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm; - Buộc trả lại tài sản do chiếm giữ trái phép; - Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu.
Có thể điểm chỉ thay vì ký tên trong giao kết hợp đồng không?
Hiện nay, mỗi ngày đều có rất nhiều hợp đồng được ký kết, việc nắm rõ các quy định pháp luật giúp các giao kết hợp đồng thực hiện được nhanh chóng và tuân thủ đúng quy định. Trong đó, các vướng mắc của người đọc về điểm chỉ được nhiều người quan tâm. Theo đó, bài viết sẽ cung cấp một số thông tin liên quan đến việc điểm chỉ trong giao kết hợp đồng. Điểm chỉ là gì? Khái niệm “điểm chỉ” tuy chưa được quy định trong văn bản pháp lý nào, thế nhưng có thể hiểu “điểm chỉ” (hay còn gọi là lăn tay) là việc một người thực hiện “ký tên” của mình bằng cách dùng ngón tay của mình đã có mực lăn trên văn bản, giấy tờ cần ký đồng thời với việc ký tên hoặc thay cho việc ký tên khi không có khả năng ký tên được. Điểm chỉ có thể thay thế chữ ký hay không? Trong văn bản công chứng Căn cứ theo khoản 1 Điều 48 Luật Công chứng 2014 Người yêu cầu công chứng, người làm chứng, người phiên dịch phải ký vào hợp đồng, giao dịch trước mặt công chứng viên. Trong trường hợp người có thẩm quyền giao kết hợp đồng của tổ chức tín dụng, doanh nghiệp khác đã đăng ký chữ ký mẫu tại tổ chức hành nghề công chứng thì người đó có thể ký trước vào hợp đồng; công chứng viên phải đối chiếu chữ ký của họ trong hợp đồng với chữ ký mẫu trước khi thực hiện việc công chứng. Theo đó, có thể thấy tất cả các giao dịch hợp đồng công chứng bắt buộc đều phải sử dụng hình ký tên trừ một số trường hợp ngoại lệ khi không thể ký tên, cụ thể như sau: Tại khoản 2, khoản 3 Điều 48 Luật Công chứng 2014 quy định Việc điểm chỉ được thay thế việc ký trong trường hợp người yêu cầu công chứng, người làm chứng, người phiên dịch không ký được do khuyết tật hoặc không biết ký. Khi điểm chỉ, người yêu cầu công chứng, người làm chứng, người phiên dịch sử dụng ngón trỏ phải; nếu không điểm chỉ được bằng ngón trỏ phải thì điểm chỉ bằng ngón trỏ trái; trường hợp không thể điểm chỉ bằng hai ngón trỏ đó thì điểm chỉ bằng ngón khác và phải ghi rõ việc điểm chỉ đó bằng ngón nào, của bàn tay nào. Việc điểm chỉ cũng có thể thực hiện đồng thời với việc ký trong các trường hợp sau đây: - Công chứng di chúc; - Theo đề nghị của người yêu cầu công chứng; - Công chứng viên thấy cần thiết để bảo vệ quyền lợi cho người yêu cầu công chứng. Trong văn bản chứng thực Điều 36 Nghị định 23/2015/NĐ-CP về thủ tục chứng thực hợp đồng giao dịch, tại khoản 3 có quy định: Các bên tham gia hợp đồng, giao dịch phải ký trước mặt người thực hiện chứng thực. Trường hợp người có thẩm quyền giao kết hợp đồng của các tổ chức tín dụng, doanh nghiệp đã đăng ký chữ ký mẫu tại cơ quan thực hiện chứng thực thì có thể ký trước vào hợp đồng; người thực hiện chứng thực phải đối chiếu chữ ký của họ trong hợp đồng với chữ ký mẫu trước khi thực hiện chứng thực, nếu nghi ngờ chữ ký trong hợp đồng khác với chữ ký mẫu thì yêu cầu người đó ký trước mặt. Trường hợp người yêu cầu chứng thực không ký được thì phải điểm chỉ; nếu người đó không đọc được, không nghe được, không ký, không điểm chỉ được thì phải có 02 (hai) người làm chứng. Người làm chứng phải có đủ năng lực hành vi dân sự và không có quyền, lợi ích hoặc nghĩa vụ liên quan đến hợp đồng, giao dịch Theo quy định trên, có thể thấy trong hoạt động chứng thực hợp đồng, giao dịch việc điểm chỉ được thực hiện thay cho việc ký nếu người yêu cầu chứng thực không thể ký được. Việc điểm chỉ trong văn bản chứng thực hợp đồng, giao dịch sẽ được thực hiện giống với cách điểm chỉ trong văn bản công chứng. Trong di chúc Căn cứ quy định tại Điều 634 Bộ luật Dân sự 2015 thì trường hợp người lập di chúc không tự mình viết bản di chúc thì có thể tự mình đánh máy hoặc nhờ người khác viết hoặc đánh máy bản di chúc, nhưng phải có ít nhất là hai người làm chứng. Người lập di chúc phải ký hoặc điểm chỉ vào bản di chúc trước mặt những người làm chứng; những người làm chứng xác nhận chữ ký, điểm chỉ của người lập di chúc và ký vào bản di chúc. Nếu di chúc gồm nhiều trang thì mỗi trang phải được ghi số thứ tự và có chữ ký hoặc điểm chỉ của người lập di chúc (Khoản 3 Điều 631 Bộ luật Dân sự 2015).
Hướng dẫn ký tên, đóng dấu trong VB QPPL theo hướng dẫn mới
Hướng dẫn cách ký tên trong VB QPPL theo hướng dẫn mới Đây là nội dung tại Nghị định 154/2020/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 34/2016/NĐ-CP hướng dẫn Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật có hiệu lực từ 1/1/2021. Theo đó, Nghị định sửa đổi, bổ sung khoản 1, Điều 65 về trình bày chữ ký văn bản của Nghị định 34 như sau: STT Loại VB QPPL Trình bày chữ ký 1 Đối với nghị định của Chính phủ, nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, quyết định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, quyết định của Ủy ban nhân dân cấp huyện, quyết định của Ủy ban nhân dân cấp xã Thủ tướng Chính phủ thay mặt Chính phủ ký ban hành, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao thay mặt Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tại các ký ban hành, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thay mặt Ủy ban nhân dân ký ban hành và phải ghi chữ viết tắt “TM.” (thay mặt) vào trước từ “Chính phủ”, “Hội đồng Thẩm phán” và “Ủy ban nhân dân”. 2 Đối với nghị quyết liên tịch giữa Chính phủ với Đoàn Chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Thủ tướng Chính phủ thay mặt Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thay mặt Đoàn Chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam ký ban hành ghi chữ “TM.” trước chữ “Chính phủ”, “Đoàn Chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam”. 3 Đối với quyết định của Thủ tướng Chính phủ, thông tư của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, thông tư của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, thông tư của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, quyết định của Tổng Kiểm toán nhà nước Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tổng Kiểm toán nhà nước ký ban hành. 4 Đối với thông tư liên tịch quy định tại khoảng 8a Điều 4 của Luật => quy định được sửa đổi, bổ sung Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tổng Kiểm toán nhà nước, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ cùng ký ban hành. 5 Đối với nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp huyện, nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp xã Chủ tịch Hội đồng nhân dân ký chứng thực. 6 Trường hợp cấp phó ký thay văn bản thì phải ghi chữ viết tắt KT (ký thay) vào trước chức vụ của người có thẩm quyền ký ban hành văn bản Việc đóng dấu trên văn bản được thực hiện theo quy định của Chính phủ về công tác văn thư. Xem chi tiết: TẠI ĐÂY
03 điều cần biết khi ký tên trên văn bản hành chính để đúng luật
ký tên trên văn bản hành chính Chữ ký mang giá trị pháp lý như một bằng chứng xác nhận nội dung trên văn bản, chứng từ, giao dịch. Riêng đối với Văn bản hành chính - là văn bản hình thành trong quá trình chỉ đạo, điều hành, giải quyết công việc của các cơ quan, tổ chức, sẽ có những quy định cụ thể hướng dẫn thẩm quyền, cách ký tên... Cụ thể như sau: 1. Thẩm quyền khi ký tên: Thẩm quyền, trường hợp áp dụng Cách ký Ký thay - Cơ quan, tổ chức làm việc theo chế độ thủ trưởng - Người đứng đầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền ký tất cả văn bản do cơ quan, tổ chức ban hành; có thể giao cấp phó ký thay các văn bản thuộc lĩnh vực được phân công phụ trách và một số văn bản thuộc thẩm quyền của người đứng đầu. Trường hợp cấp phó được giao phụ trách, điều hành thì thực hiện ký như cấp phó ký thay cấp trưởng. Trường hợp ký thay người đứng đầu cơ quan, tổ chức thì phải ghi chữ viết tắt “KT.” vào trước chức vụ của người đứng đầu. Trường hợp cấp phó được giao phụ trách hoặc điều hành thì thực hiện ký như cấp phó ký thay cấp trưởng. Trường hợp được giao quyền cấp trưởng thì phải ghi chữ viết tắt “Q.” vào trước chức vụ của người đứng đầu cơ quan, tổ chức. Ký thay mặt - Cơ quan, tổ chức làm việc theo chế độ tập thể - Người đứng đầu cơ quan, tổ chức thay mặt tập thể lãnh đạo ký các văn bản của cơ quan, tổ chức. Cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức được thay mặt tập thể, ký thay người đứng đầu cơ quan, tổ chức những văn bản theo ủy quyền của người đứng đầu và những văn bản thuộc lĩnh vực được phân công phụ trách. Trường hợp ký thay mặt tập thể thì phải ghi chữ viết tắt “TM.” vào trước tên tập thể lãnh đạo hoặc tên cơ quan, tổ chức. Ký thừa ủy quyền - Áp dụng trong trường hợp đặc biệt, người đứng đầu cơ quan, tổ chức có thể ủy quyền cho người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc cơ cấu tổ chức của mình ký thừa ủy quyền một số văn bản mà mình phải ký. - Việc giao ký thừa ủy quyền phải được thực hiện bằng văn bản, giới hạn thời gian và nội dung được ủy quyền. Người được ký thừa ủy quyền khổng được ủy quyền lại cho người khác ký. Văn bản ký thừa ủy quyền được thực hiện theo thể thức và đóng dấu hoặc ký số của cơ quan, tổ chức ủy quyền. Trường hợp ký thừa uỷ quyền thì phải ghi chữ viết tắt “TUQ.” vào trước chức vụ của người đứng đầu cơ quan, tổ chức. Ký thừa lệnh - Người đứng đầu cơ quan, tổ chức có thể giao người đứng đầu đơn vị thuộc cơ quan, tổ chức ký thừa lệnh một số loại văn bản. - Người được ký thừa lệnh được giao lại cho cấp phó ký thay. Việc giao ký thừa lệnh phải được quy định cụ thể trong quy chế làm việc hoặc quy chế công tác văn thư của cơ quan, tổ chức Trường hợp ký thừa lệnh thì phải ghi chữ viết tắt “TL.” vào trước chức vụ của người đứng đầu cơ quan, tổ chức. 2. Chức vụ, chức danh và họ tên của người ký Chức vụ ghi trên văn bản là chức vụ lãnh đạo chính thức của người ký văn bản trong cơ quan, tổ chức; không ghi những chức vụ mà Nhà nước không quy định. Chức danh ghi trên văn bản do các tổ chức tư vấn ban hành là chức danh lãnh đạo của người ký văn bản trong tổ chức tư vấn. Đối với những tổ chức tư vấn được phép sử dụng con dấu của cơ quan, tổ chức thì ghi chức danh của người ký văn bản trong tổ chức tư vấn và chức vụ trong cơ quan, tổ chức. Đối với những tổ chức tư vấn không được phép sử dụng con dấu của cơ quan, tổ chức thì chỉ ghi chức danh của người ký văn bản trong tổ chức tư vấn. Chức vụ (chức danh) của người ký văn bản do Hội đồng hoặc Ban Chỉ đạo của Nhà nước ban hành mà lãnh đạo Bộ làm Trưởng ban hoặc Phó Trưởng ban, Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch Hội đồng thì phải ghi rõ chức vụ (chức danh) và tên cơ quan, tổ chức nơi lãnh đạo Bộ công tác ở phía trên họ tên người ký. Họ và tên người ký văn bản bao gồm họ, tên đệm (nếu có) và tên của người ký văn bản. Trước họ tên của người ký, không ghi học hàm, học vị và các danh hiệu danh dự khác. Việc ghi thêm quân hàm, học hàm, học vị trước họ tên người ký đối với văn bản của các đơn vị vũ trang nhân dân, các tổ chức sự nghiệp giáo dục, y tế, khoa học do người đứng đầu cơ quan quản lý ngành, lĩnh vực quy định. 3. Đối với văn bản giấy, khi ký văn bản dùng bút có mực màu xanh, không dùng các loại mực dễ phai. Căn cứ: Nghị định 30/2020/NĐ-CP
Ký tên trong văn bản hành chính như thế nào là đúng luật?
Chữ ký xuất hiện trên các hợp đồng, giao dịch, văn bản thường là ký hiệu thể hiện, chứng minh sự hiện diện, xác nhận của một người về vấn đề trên văn bản đó. Nội dung dưới đây sẽ hướng dẫn cách ký tên đúng luật trong văn bản hành chính. ===> Về thẩm quyền ký tên: * Ký thay đối với cơ quan, tổ chức làm việc theo chế độ thủ trưởng: Người đứng đầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền ký tất cả văn bản do cơ quan, tổ chức ban hành; có thể giao cấp phó ký thay các văn bản thuộc lĩnh vực được phân công phụ trách và một số văn bản thuộc thẩm quyền của người đứng đầu. Trường hợp cấp phó được giao phụ trách, điều hành thì thực hiện ký như cấp phó ký thay cấp trưởng. * Ký thay mặt đối với cơ quan, tổ chức làm việc theo chế độ tập thể: Người đứng đầu cơ quan, tổ chức thay mặt tập thể lãnh đạo ký các văn bản của cơ quan, tổ chức. Cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức được thay mặt tập thể, ký thay người đứng đầu cơ quan, tổ chức những văn bản theo ủy quyền của người đứng đầu và những văn bản thuộc lĩnh vực được phân công phụ trách. * Ký thừa ủy quyền trong trường hợp đặc biệt: Người đứng đầu cơ quan, tổ chức có thể ủy quyền cho người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc cơ cấu tổ chức của mình ký thừa ủy quyền một số văn bản mà mình phải ký. Việc giao ký thừa ủy quyền phải được thực hiện bằng văn bản, giới hạn thời gian và nội dung được ủy quyền. Người được ký thừa ủy quyền khổng được ủy quyền lại cho người khác ký. Văn bản ký thừa ủy quyền được thực hiện theo thể thức và đóng dấu hoặc ký số của cơ quan, tổ chức ủy quyền. * Ký thừa lệnh: Người đứng đầu cơ quan, tổ chức có thể giao người đứng đầu đơn vị thuộc cơ quan, tổ chức ký thừa lệnh một số loại văn bản. Người được ký thừa lệnh được giao lại cho cấp phó ký thay. Việc giao ký thừa lệnh phải được quy định cụ thể trong quy chế làm việc hoặc quy chế công tác văn thư của cơ quan, tổ chức. ===> Trách nhiệm Người ký văn bản phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về văn bản do mình ký ban hành. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về toàn bộ văn bản do cơ quan, tổ chức ban hành. ===> Nguyên tắc khi ký tên: Đối với văn bản giấy, khi ký văn bản dùng bút có mực màu xanh, không dùng các loại mực dễ phai. Đối với văn bản điện tử, người có thẩm quyền thực hiện ký số. Vị trí, hình ảnh chữ ký số theo quy định tại Phụ lục I Nghị định 30/2020/NĐ-CP.
Điểm chỉ có thể thay thế cho ký tên không?
Điểm chỉ - Hình minh họa Thực tế, ngoài hình thức ký tên để xác lập các giao dich, văn bản, hợp đồng còn hình thức điểm chỉ. Bạn có thắc mắc sử dụng điểm chỉ trong những trường hợp nào và có thể thay thế cho ký tên được không? Theo dõi bài viết dưới đây để biết thêm về điểm chỉ nhé. Điểm chỉ là gì? Hiện nay, chưa có quy định cụ thể nào về khái niệm “điểm chỉ”. Do vậy, bạn có thể hiểu “điểm chỉ” (hay còn gọi là lăn tay) là việc một người “ký tên” của mình bằng cách dùng ngón tay của mình đã có mực lăn trên văn bản, giấy tờ cần ký đồng thời với việc ký tên hoặc thay cho việc ký tên khi không có khả năng ký tên được. Điểm chỉ có thay cho chữ ký được không? Điểm chỉ trong các hợp đồng, giao dịch công chứng Về mặt pháp lý, đối với các văn bản công chứng 2014, Luật công chứng có quy định tại khoản 1 Điều 48 Luật công chứng 2014: ”Người yêu cầu công chứng, người làm chứng, người phiên dịch phải ký vào hợp đồng, giao dịch trước mặt công chứng viên.” Nghĩa là, tất cả các giao dịch hợp đồng công chứng bắt buộc đều phải sử dụng hình ký tên trừ một số trường hợp ngoại lệ khi không thể ký tên. - Trường hợp sử dụng hình thức điểm chỉ trong công chứng Theo khoản 2, khoản 3 Điều 48 Luật công chứng 2014 quy định về điểm chỉ như sau: “2. Việc điểm chỉ được thay thế việc ký trong trường hợp người yêu cầu công chứng, người làm chứng, người phiên dịch không ký được do khuyết tật hoặc không biết ký. Khi điểm chỉ, người yêu cầu công chứng, người làm chứng, người phiên dịch sử dụng ngón trỏ phải; nếu không điểm chỉ được bằng ngón trỏ phải thì điểm chỉ bằng ngón trỏ trái; trường hợp không thể điểm chỉ bằng hai ngón trỏ đó thì điểm chỉ bằng ngón khác và phải ghi rõ việc điểm chỉ đó bằng ngón nào, của bàn tay nào. 3. Việc điểm chỉ cũng có thể thực hiện đồng thời với việc ký trong các trường hợp sau đây: a) Công chứng di chúc; b) Theo đề nghị của người yêu cầu công chứng; c) Công chứng viên thấy cần thiết để bảo vệ quyền lợi cho người yêu cầu công chứng.” Từ quy định trên, cho ta thấy việc ký tên được bắt buộc sử dụng trong các hợp đồng, giao dịch công chứng. Điểm chỉ chỉ thay thế được trong một số trường hợp nhất đình như: người yêu cầu công chứng, người làm chứng, người phiên dịch không ký được do khuyết tật hoặc không biết ký hay sử dụng đồng thời hai hình thức điểm chỉ và ký tên. Điểm chỉ có thay thế được trong các văn bản, hợp đồng, giao dịch không công chứng Thực tế với những văn bản, hợp đồng không yêu cầu công chứng chứng thực hay không quy định việc sử dụng chữ ký hay điểm chỉ thì cũng không nên sử dụng hình thức điểm chỉ một mình. Vì điểm chỉ có thể lấy dấu vân tay và dấu vân tay này không bị trùng với bất cứ ai khác, nhưng điểm chỉ lại không xác nhận được khi bạn đồng ý thỏa thuận văn bản, hợp đồng đó lúc tỉnh táo, không bị gượng ép. Chẳng hạn trường hợp bạn ngủ hay bất tỉnh thì người khác cũng có thể lấy vân tay của bạn điểm chỉ. Vì vậy chỉ sử dụng hình thức điểm chỉ rất dễ xảy ra tranh chấp giữa hai bên, khiến văn bản hợp đồng, giao dịch không có hiệu lực. Cho nên việc sử dụng điểm chỉ thay cho chữ ký là điều hoàn toàn không nên. Lời khuyên cho bạn, việc điểm chỉ chỉ sử dụng khi không thể ký tên và phải có người làm chứng. Để an toàn, nếu trường hợp không thể ký tên trong văn bản hợp đồng bạn nên ra văn phòng công chứng xác lập hợp đồng đó. Trên đây là quan điểm cá nhân của mình về vấn đề trên, rất mong sự đóng góp ý kiến từ các thành viên Dân Luật.
Cần lưu ý MÀU MỰC khi ký tên trên văn bản, chứng từ, hóa đơn
Màu mực khi ký tên trên văn bản - Ảnh minh họa Không nhiều người nghĩ rằng sử dụng màu mực không đúng sẽ ảnh hưởng đến giá trị của hợp đồng, tuy nhiên thực tế là như vậy nếu bạn biết các quy định sau đây: 1. Đối với văn bản hành chính Tại Nghị định 30/2020/NĐ-CP quy định rõ, khi ký ban hành văn bản hành chính bằng giấy, thì phải dùng bút có mực màu xanh, không dùng các loại mực dễ phai. Trước đây Nghị định 110/2004/NĐ-CP chỉ quy định khi ký không được dùng bút chì, không dùng mực đỏ hoặc mực dễ phai, dẫn đến người ký văn bản có thể dùng mực đen… 2. Đối với hóa đơn, chứng từ kế toán Theo điều 19 Luật Kế toán 2015 quy định: Chứng từ kế toán phải có đủ chữ ký theo chức danh quy định trên chứng từ. Chữ ký trên chứng từ kế toán phải được ký bằng loại mực không phai. Lưu ý: Không được ký chứng từ kế toán bằng mực màu đỏ hoặc đóng dấu chữ ký khắc sẵn. Chữ ký trên chứng từ kế toán của một người phải thống nhất. Chữ ký trên chứng từ kế toán của người khiếm thị được thực hiện theo quy định của Chính phủ. Về nguyên tắc khi lập hóa đơn: Nội dung trên hóa đơn phải đúng nội dung nghiệp vụ kinh tế phát sinh; không được tẩy xóa, sửa chữa; phải dùng cùng màu mực, loại mực không phai, không sử dụng mực đỏ; chữ số và chữ viết phải liên tục, không ngắt quãng, không viết hoặc in đè lên chữ in sẵn và gạch chéo phần còn trống (nếu có). (Căn cứ: khoản 1 Điều 16 Thông tư 39/2014/TT-BTC)
Hướng dẫn cách ghi chức vụ, chức danh và họ tên của người ký chuẩn pháp luật
Ảnh minh họa: Cách ghi chức vụ, chức danh và họ tên của người ký Nghị định 30/2020/NĐ-CP về công tác văn thư có hiệu lực từ 05/3/2020, một trong những thành phần thể thức chính quan trọng trong văn bản là chức vụ, họ tên và chữ ký của người có thẩm quyền mà người soạn văn bản cần lưu ý. *** Theo đó, chức vụ, chức danh và họ tên của người ký được hướng dẫn như sau: Chức vụ ghi trên văn bản là chức vụ lãnh đạo chính thức của người ký văn bản trong cơ quan, tổ chức; không ghi những chức vụ mà Nhà nước không quy định. Chức danh ghi trên văn bản do các tổ chức tư vấn ban hành là chức danh lãnh đạo của người ký văn bản trong tổ chức tư vấn. Đối với những tổ chức tư vấn được phép sử dụng con dấu của cơ quan, tổ chức thì ghi chức danh của người ký văn bản trong tổ chức tư vấn và chức vụ trong cơ quan, tổ chức. Đối với những tổ chức tư vấn không được phép sử dụng con dấu của cơ quan, tổ chức thì chỉ ghi chức danh của người ký văn bản trong tổ chức tư vấn. Chức vụ (chức danh) của người ký văn bản do Hội đồng hoặc Ban Chỉ đạo của Nhà nước ban hành mà lãnh đạo Bộ làm Trưởng ban hoặc Phó Trưởng ban, Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch Hội đồng thì phải ghi rõ chức vụ (chức danh) và tên cơ quan, tổ chức nơi lãnh đạo Bộ công tác ở phía trên họ tên người ký. Họ và tên người ký văn bản bao gồm họ, tên đệm (nếu có) và tên của người ký văn bản. Trước họ tên của người ký, không ghi học hàm, học vị và các danh hiệu danh dự khác. Việc ghi thêm quân hàm, học hàm, học vị trước họ tên người ký đối với văn bản của các đơn vị vũ trang nhân dân, các tổ chức sự nghiệp giáo dục, y tế, khoa học do người đứng đầu cơ quan quản lý ngành, lĩnh vực quy định. *** Về chữ ký của người có thẩm quyền: Là chữ ký của người có thẩm quyền trên văn bản giấy hoặc chữ ký số của người có thẩm quyền trên văn bản điện tử. *** Việc ghi quyền hạn của người ký được thực hiện như sau: Trường hợp ký thay mặt tập thể thì phải ghi chữ viết tắt “TM.” vào trước tên tập thể lãnh đạo hoặc tên cơ quan, tổ chức. Trường hợp được giao quyền cấp trưởng thì phải ghi chữ viết tắt “Q.” vào trước chức vụ của người đứng đầu cơ quan, tổ chức. Trường hợp ký thay người đứng đầu cơ quan, tổ chức thì phải ghi chữ viết tắt “KT.” vào trước chức vụ của người đứng đầu. Trường hợp cấp phó được giao phụ trách hoặc điều hành thì thực hiện ký như cấp phó ký thay cấp trưởng. Trường hợp ký thừa lệnh thì phải ghi chữ viết tắt “TL.” vào trước chức vụ của người đứng đầu cơ quan, tổ chức. Trường hợp ký thừa uỷ quyền thì phải ghi chữ viết tắt “TUQ.” vào trước chức vụ của người đứng đầu cơ quan, tổ chức.
Ký tên vào Hợp đồng nguyên tắc mua bán ảo có sao không?
Chào luật sư, em có một thắc mắc sau muốn nhờ luật sư giải đáp ạ: Ở công ty có một anh làm cùng lập một Hợp đồng nguyên tắc mua bán nông sản rất chung chung mà theo anh ấy nói thì toàn bộ các thông tin họ tên, số CMT đều là ảo. Sau đó anh ấy có nhờ em ký tên bên A hộ. Theo như lời anh đó bảo thì anh dùng cái này để tạo khách hàng ảo cho hộ kinh doanh nhà anh đó, ngoài ra em không thấy anh ấy nói thêm về mục đích việc này. Cho em hỏi với Hợp đồng nguyên tắc đó thì anh ấy có mang đi lừa đảo gì không (Vì anh đó chỉ nhờ em ký 1 cái, mấy cái Hợp đồng khác thì anh đó đều tự ký) ? Và nếu có thì em có phải chịu trách nhiệm gì không ạ ? Rất mong được giải đáp, em xin cám ơn.
Cách sử dụng ký nháy/ký tắt, ký chính thức
Theo quy định hiện hành, hiện nay chưa có khái niệm cụ thể về các loại chữ ký, khi soạn thảo văn bản hành chính hoặc các giao dịch thông thường có liên quan đến chữ ký thì những nội dung hướng dẫn dưới đây sẽ giúp bạn cách nhận diện và sử dụng đúng lúc. * Ký nháy/ký tắt: Điều 9 Thông tư số 04/2013/TT-BNV hướng dẫn xây dựng Quy chế công tác văn thư, lưu trữ của cơ quan, tổ chức quy định: 1. Người đứng đầu đơn vị chủ trì soạn thảo văn bản phải kiểm tra và chịu trách nhiệm về độ chính xác của nội dung văn bản, ký nháy/tắt vào cuối nội dung văn bản (sau dấu ./.) trước khi trình Lãnh đạo cơ quan, tổ chức (nêu rõ tên cơ quan, tổ chức) ký ban hành; đề xuất mức độ khẩn; đối chiếu quy định của pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước xác định việc đóng dấu mật, đối tượng nhận văn bản, trình người ký văn bản quyết định. 2. Chánh Văn phòng giúp người đứng đầu cơ quan tổ chức kiểm tra lần cuối và chịu trách nhiệm về thể thức, kỹ thuật trình bày, thủ tục ban hành văn bản của cơ quan, tổ chức (nêu rõ tên cơ quan, tổ chức) và phải ký nháy/tắt vào vị trí cuối cùng ở “Nơi nhận”. Như vậy có thể hiểu chữ ký nháy/ký tắt) là chữ ký của người có trách nhiệm, nhằm xác định văn bản trước khi ban hành đã được rà soát đúng thẩm quyền, đúng nội dung, thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản Vị trí của chữ ký nháy/tắt: - Nằm ở cuối dòng văn bản hoặc cuối đoạn văn bản, có một số trường hợp nằm ở cuối cùng của văn bản và cuối mỗi trang văn bản. - Nằm ở từng trang văn bản - Với các văn bản hành chính, chữ ký nháy có thể còn nằm ở tại phần chức danh người có thẩm quyền hoặc tại nơi nhận - Đối với các giao dịch hợp đồng thì chữ ký nháy thể hiện sự thỏa thuận của các bên trước khi ký chính thức * Ký chính thức: Có giá trị xác nhận nội dung của toàn bộ văn bản, chữ ký chính thức do người có thẩm quyền ký. Vị trí của chữ ký chính thức: được ký ở bên dưới dòng ghi chức danh của người ký. Chữ ký chính thức có thể được đóng dấu hoặc có một số trường hợp thì không nhất nhiết phải đóng dấu theo quy định của từng cơ quan ban hành văn bản đó. Chữ ký chính thức được ghi cụ thể họ và tên người ký, nếu có đóng dấu thì được đóng dấu của cơ quan, tổ chức ban hành văn bản. Xem: Hướng dẫn đóng dấu, ký tên đúng chuẩn pháp luật áp dụng từ 05/03/2020
Hướng dẫn đóng dấu, ký tên đúng chuẩn pháp luật áp dụng từ 05/03/2020
Cập nhật: Thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản hành chính áp dụng từ 05/3/2020 Nghị định 30/2020/NĐ-CP về công tác văn thư hướng dẫn việc ký và đóng dấu văn bản từ ngày 05/32020. Cụ thể như sau: * Ký tên 1. Ký thay - Người đứng đầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền ký tất cả văn bản do cơ quan, tổ chức ban hành; có thể giao cấp phó ký thay các văn bản thuộc lĩnh vực được phân công phụ trách và một số văn bản thuộc thẩm quyền của người đứng đầu. - Trường hợp cấp phó được giao phụ trách, điều hành thì thực hiện ký như cấp phó ký thay cấp trưởng. Áp dụng đối với: Cơ quan, tổ chức làm việc theo chế độ thủ trưởng 2. Thay mặt - Người đứng đầu cơ quan, tổ chức thay mặt tập thể lãnh đạo ký các văn bản của cơ quan, tô chức. - Cấp phó của người đứng đâu cơ quan, tô chức được thay mặt tập thể, ký thay người đứng đầu cơ quan, tổ chức những văn bản theo ủy quyền của người đứng đầu và những văn bản thuộc lĩnh vực được phân công phụ trách. Áp dụng đối với: Cơ quan, tổ chức làm việc theo chế độ tập thể 3. Ký thừa ủy quyền - Trong trường hợp đặc biệt, người đứng đầu cơ quan, tổ chức có thể ủy quyền cho người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc cơ cấu tổ chức của mình ký thừa ủy quyền một số văn bản mà mình phải ký. - ppViệc giao ký thừa ủy quyền phải được thực hiện bằng văn bản, giới hạn thời gian và nội dung được ủy quyền. Người được ký thừa ủy quyền không được ủy quyền lại cho người khác ký. Văn bản ký thừa ủy quyên được thực hiện theo thể thức và đóng dấu hoặc ký số của cơ quan, tổ chức ủy quyền. 4. Ký thừa lệnh - Người đứng đầu cơ quan, tổ chức có thể giao người đứng đầu đơn vị thuộc cơ quan, tổ chức ký thừa lệnh một số loại văn bản. - Người được ký thừa lệnh được giao lại cho cấp phó ký thay. Việc giao ký thừa lệnh phải được quy định cụ thể trong quy chế làm việc hoặc quy chế công tác văn thư của cơ quan, tổ chức. * Việc sử dụng con dấu: - Dấu đóng phải rõ ràng, ngay ngắn, đúng chiều và dùng đúng mực dấu màu đỏ theo quy định. - Khi đóng dấu lên chữ ký, dấu đóng phải trùm lên khoảng 1/3 chữ ký về phía bên trái. - Các văn bản ban hành kèm theo văn bản chính hoặc phụ lục: Dấu được đóng lên trang đầu, trùm một phần tên cơ quan, tổ chức hoặc tiêu đề phụ lục. - Việc đóng dấu treo, dấu giáp lai, đóng dấu nổi trên văn bản giấy do người đứng đầu cơ quan, tổ chức quy định. - Dấu giáp lai được đóng vào khoảng giữa mép phải của văn bảri hoặc phụ lục văn bản, trùm lên một phần các tờ giấy; mỗi dấu đóng tối đa 05 tờ văn bản. Nghị định có hiệu lực từ 05/03/2020.
Ký văn bản trong trường hợp khuyết chức danh lãnh đạo
Xin tư vấn giúp trường hợp sau: khi khuyết chủ tịch UBND xã, PCT được UBND huyện giao quyền phụ trách, điều hành thì phần thẩm quyền ký các văn bản trình bày thế nào? Có phải ghi dưới dòng TM. ỦY BAN NHÂN DÂN ghi PHÓ CHỦ TỊCH PHỤ TRÁCH không. Xin cảm ơn
Hướng dẫn ký tên, đóng dấu, lưu văn bản đúng luật
Những công việc tưởng chừng đơn giản nhưng không ít các sai sót xảy ra với nhiều người. Dưới đây là nội dung mình hướng dẫn chính xác các quy định của pháp luật về ký tên, đóng dấy, lưu văn bản đúng luật. Các bạn tham khảo nhé! * KÝ TÊN: Tùy thuộc vào mô hình hoạt động của cơ quan, tổ chức và tình hình thực tế mà thẩm quyền ký văn bản có khác nhau. Áp dụng Chủ thể thực hiện Ví dụ Ký thay (KT) Ở cơ quan tổ chức làm việc theo chế độ thủ trưởng, người đứng đầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền ký tất cả văn bản của cơ quan, tổ chức Người đứng đầu cơ quan, tổ chức có thể giao cho cấp phó của mình ký thay (KT.) các văn bản thuộc các lĩnh vực được phân công phụ trách và một số văn bản thuộc thẩm quyền của người đứng đầu. Cấp phó ký thay chịu trách nhiệm trước người đứng đầu cơ quan, tổ chức và trước pháp luật. KT. TRƯỞNG BAN PHÓ TRƯỞNG BAN (Chữ ký, dấu) Thay mặt (TM) Ở cơ quan, tổ chức làm việc chế độ tập thể Đối với những vấn đề quan trọng của cơ quan, tổ chức mà theo quy định của pháp luật hoặc theo điều lệ của tổ chức, phải được thảo luận tập thể và quyết định theo đa số, việc ký văn bản được quy định như sau: Người đứng đầu cơ quan, tổ chức thay mặt (TM.) tập thể lãnh đạo ký các văn bản của cơ quan, tổ chức; Cấp phó của người đứng đầu và các thành viên giữ chức vụ lãnh đạo khác được thay mặt tập thể, ký thay người đứng đầu cơ quan, tổ chức những văn bản theo uỷ quyền của người đứng đầu và những văn bản thuộc các lĩnh vực được phân công phụ trách. Còn đối với những văn bản khác thì thực hiện ký thay như đã nêu trên. TM. HỘI ĐỒNG CHỦ TỊCH Ký thừa uỷ quyền (TUQ) Trong trường hợp đặc biệt Người đứng đầu cơ quan, tổ chức có thể uỷ quyền cho người đứng đầu một đơn vị trong cơ quan, tổ chức ký thừa uỷ quyền (TUQ.) một số văn bản mà mình phải ký. Việc giao ký thừa uỷ quyền phải được quy định bằng văn bản và giới hạn trong một thời gian nhất định. Người được ký thừa uỷ quyền không được uỷ quyền lại cho người khác ký. Văn bản ký thừa uỷ quyền theo thể thức và đóng dấu của cơ quan, tổ chức uỷ quyền TUQ. GIÁM ĐỐC TRƯỞNG PHÒNG TỔ CHỨC CÁN BỘ Thừa lệnh (TL) Người đứng đầu cơ quan, tổ chức có thể giao cho Chánh Văn phòng, Trưởng phòng Hành chính hoặc Trưởng một số đơn vị ký thừa lệnh (TL.) một số loại văn bản. Việc giao ký thừa lệnh phải được quy định cụ thể trong quy chế hoạt động hoặc quy chế công tác văn thư của cơ quan, tổ chức. TL. CHỦ TỊCH CHÁNH VĂN PHÒNG CHÚ Ý: - Họ tên bao gồm họ, tên đệm (nếu có) và tên của người ký văn bản - Đối với văn bản hành chính, trước họ tên của người ký, không ghi học hàm, học vị và các danh hiệu danh dự khác. Đối với văn bản giao dịch; văn bản của các tổ chức sự nghiệp giáo dục, y tế, khoa học hoặc lực lượng vũ trang được ghi thêm học hàm, học vị, quân hàm. Mực ký: - Khi ký văn bản không dùng bút chì; - Không dùng mực đỏ hoặc các thứ mực dễ phai. * ĐÓNG DẤU: - Dấu đóng phải rõ ràng, ngay ngắn, đúng chiều và dùng đúng mực dấu quy định. - Khi đóng dấu lên chữ ký thì dấu đóng phải trùm lên khoảng 1/3 chữ ký về phía bên trái. - Việc đóng dấu lên các phụ lục kèm theo văn bản chính do người ký văn bản quyết định và dấu được đóng lên trang đầu, trùm lên một phần tên cơ quan, tổ chức hoặc tên của phụ lục. - Việc đóng dấu giáp lai, đóng dấu nổi trên văn bản, tài liệu chuyên ngành được thực hiện theo quy định của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan quản lý ngành. * LƯU VĂN BẢN: - Mỗi văn bản đi phải lưu hai bản: bản gốc lưu tại Văn thư cơ quan, tổ chức và bản chính lưu trong hồ sơ. - Bản gốc lưu tại Văn thư cơ quan, tổ chức phải được đóng dấu và sắp xếp theo thứ tự đăng ký". Công tác văn thư hướng dẫn nêu trên được áp dụng đối với các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức kinh tế và đơn vị vũ trang nhân dân (sau đây gọi chung là cơ quan, tổ chức). Căn cứ: - Nghị định 110/2004/NĐ-CP; - Nghị định 09/2010/NĐ-CP; - Thông tư 01/2011/TT-BNV.
Một mình chồng chuyển nhượng tài sản chung, vợ có thể đòi lại một nửa không?
Tài sản chung là kết quả của sự đóng góp của cả hai vợ chồng. Vậy khi một trong hai người tự ý chuyển nhượng tài sản chung, người còn lại có thể khởi kiện đòi lại phần tài sản của mình không? (1) Một mình chồng chuyển nhượng tài sản chung, vợ có thể đòi lại một nửa không? Tham khảo theo tình huống tại Bản án 80/2020/DS-PT do Tòa án Nhân dân tỉnh Phú Yên xét xử ngày ngày 27/11/2020 về việc tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất: Tóm tắt tình huống: “Ông B và bà Tr đã tạo lập tài sản chung là một diện tích đất 643,8m² tại Phú Yên. Ngày 12/3/1994, ông B có đề cập việc chuyển nhượng một phần đất cho ông A và bà B2 với bà Tr, bà Tr biết việc chuyển nhượng này, tuy nhiên khi ký giấy bán đất và nhận vàng thì bà Tr không chứng kiến. Ông A và bà B2 muốn tặng cho quyền sử dụng đất trên cho anh H là con ruột của hai ông bà và chị Th là vợ của anh H. Tuy nhiên, trong quá trình xây nhà trên mảnh đất trên, anh H và chị Th đã xây dựng lấn chiếm 0,04m chiều ngang, tổng diện tích 0,7m². Nay anh H và thị Th yêu cầu ông B và bà Tr tách thửa giao diện tích đất đã chuyển nhượng. Ông B đồng ý thực hiện hợp đồng chuyển nhượng theo đúng diện tích đã ghi trong bản trích đo. Tuy nhiên, bà Tr chỉ đồng ý với ½ hợp đồng vì cho rằng ông B đã tự ý chuyển nhượng tài sản chung mà không có chữ ký của bà. Do đó, bà Tr yêu cầu Tòa buộc anh H, chị Th trả lại ½ diện tích đất tương ứng với phần tài sản của bà hoặc phải tháo dỡ phần lấn chiếm 0,7 m² hàng rào, bà Tr không yêu cầu gì thêm.” Nhận định của Tòa án: Hợp đồng chuyển nhượng QSDĐ (Giấy bán đất) xác lập ngày 12/3/1994 giữa ông A, bà B2 với ông B đã thực hiện đúng về điều kiện và nội dung của hợp đồng được quy định tại các điều 705, 706,708, 713 của Bộ luật dân sự 1995 và khoản 2 Điều 3, Điều 73, Điều 75 của Luật đất đai 1993. Hợp đồng được xác lập giữa các bên chưa được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền công chứng, chứng thực là đã vi phạm về hình thức được quy định tại Điều 707 của Bộ luật dân sự 1995 và khoản 2 Điều 31 Luật đất đai 1993. Cấp sơ thẩm đã áp dụng hướng dẫn tại Nghị quyết: 02/2004/NQ-HĐTP ngày 10/8/2004 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng pháp luật trong việc giải quyết vụ án dân sự, hôn nhân và gia đình tại điểm b.3 tiểu mục 2.3 mục 2 phần II về việc tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất được xác lập từ sau ngày 15/10/1993 và Án lệ số 04/2016/AL của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao thông qua ngày 06/4/2016 để chấp nhận yêu cầu của ông Ánh, bà Bảo, anh Hội, chị Thoa: Công nhận hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất xác lập ngày 12/3/1994 giữa ông A, bà B2 với ông B, bà Tr với diện tích 114,3m2 thuộc một phần thửa đất số 157, tờ bản đồ 353-D. Công nhận phần diện tích 114,3m2 theo sơ đồ hiện trạng lập ngày 16/10/2019 và buộc ông B, bà Tr phải tách thửa giao phần diện tích đất trên cho ông A, bà B2 để ông A, bà B2 tặng cho anh H, chị Th quản lý, sử dụng là có căn cứ. Tại phiên tòa phúc thẩm, bà Tr đã rút một phần kháng cáo, công nhận hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất mà chồng bà đã ký và nhận vàng nên căn cứ khoản 3 Điều 289 Bộ luật tố tụng dân sự đình chỉ xét xử phúc thẩm đối với một phần yêu cầu phản tố của bà Trơn về không chấp nhận ½ giá trị hợp đồng và buộc anh Trần Văn H, chị Nguyễn Thị Kim Th trả ½ diện tích đất đã chuyển nhượng. Bình luận bản án: Tại Điều 37 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 có quy định: “Điều 37. Nghĩa vụ chung về tài sản của vợ chồng Vợ chồng có các nghĩa vụ chung về tài sản sau đây: 1. Nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch do vợ chồng cùng thỏa thuận xác lập, nghĩa vụ bồi thường thiệt hại mà theo quy định của pháp luật vợ chồng cùng phải chịu trách nhiệm; ….” Bên cạnh đó, Điều 430 Bộ Luật Dân sự 2015 cũng quy định: “Điều 430. Hợp đồng mua bán tài sản Hợp đồng mua bán tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên bán chuyển quyền sở hữu tài sản cho bên mua và bên mua trả tiền cho bên bán.” Như vậy, căn cứ theo các quy định trên thì cả hai vợ chồng đều có nghĩa vụ về tài sản chung, điều này đồng nghĩa với việc khi đã giao kết hợp đồng mua bán tài sản thì cả hai vợ chồng đều có nghĩa vụ phải chuyển quyền sở hữu tài sản cho bên mua và được nhận tiền từ bên mua. Trường hợp chỉ có chồng ký tên trong hợp đồng chuyển nhượng tài sản chung, vợ không ký tên nhưng việc chuyển nhượng đã được cả hai vợ chồng thỏa thuận, thống nhất thì vợ có nghĩa vụ cùng chồng chuyển quyền sở hữu tài sản cho người mua, việc khởi kiện đòi lại một nửa tài sản lúc này sẽ không có cơ sở. Ngược lại, trường hợp chỉ có chồng ký tên bán tài sản chung, vợ không có thỏa thuận với chồng về việc bán tài sản này thì việc chuyển nhượng không đúng với quy tắc nêu trên, do đó, hợp đồng mua bán tài sản chung này có thể sẽ bị Tòa án tuyên bố vô hiệu nếu người vợ khởi kiện. (2) Tài sản chung của vợ chồng bao gồm những tài sản gì? Căn cứ theo quy định tại Điều 33 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014, tài sản chung của vợ chồng được quy định như sau: - Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân, trừ trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 40 của Luật này; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung. - Quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp vợ hoặc chồng được thừa kế riêng, được tặng cho riêng hoặc có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng. - Tài sản chung của vợ chồng thuộc sở hữu chung hợp nhất, được dùng để bảo đảm nhu cầu của gia đình, thực hiện nghĩa vụ chung của vợ chồng. - Trong trường hợp không có căn cứ để chứng minh tài sản mà vợ, chồng đang có tranh chấp là tài sản riêng của mỗi bên thì tài sản đó được coi là tài sản chung. Như vậy, tài sản chung của vợ chồng được xác định là những tài sản được vợ chồng tạo ra, hay có được từ thu nhập do lao động, sản xuất, kinh doanh trong thời kỳ hôn nhân, trừ khi vợ chồng có thỏa thuận khác. Đối với tài sản là quyền sử dụng đất mà một trong hai vợ chồng được tặng cho, thừa kế riêng hoặc có được do có hoạt động mua bán bằng tài sản riêng thì tài sản đó được tính là tài sản riêng. Đối với những tài sản được nhận thừa kế chung hay nhận tặng cho chung hay vợ chồng có thỏa thuận là tài sản chung thì đó tài sản đó là tài sản chung.
Bị lừa ký tên vào giấy trắng để ghi khống giấy nợ thì xử lý thế nào?
Dạo gần đây nhiều chiêu trò lừa đảo tinh vi xuất hiện khiến người dân hoang mang vì số tiền bị lừa có thể đến hàng triệu. Tuy thủ đoạn sau đây không hề mới, nhưng nhiều người bất cẩn vẫn bị lừa do ký tên vào giấy trắng rồi bị ghi khống giấy nợ. Việc này gây phiền hà đối với nạn nhân hoặc có khi lại mất tiền oan. Cần làm gì trong trường hợp này? Bị lừa ký tên vào giấy ghi khống nợ có phải trả không? Căn cứ theo quy định tại Điều 127 Bộ luật Dân sự 2015 về Giao dịch dân sự vô hiệu do bị lừa dối, đe dọa, cưỡng ép như sau: Khi một bên tham gia giao dịch dân sự do bị lừa dối hoặc bị đe dọa, cưỡng ép thì có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch dân sự đó là vô hiệu. Lừa dối trong giao dịch dân sự là hành vi cố ý của một bên hoặc của người thứ ba nhằm làm cho bên kia hiểu sai lệch về chủ thể, tính chất của đối tượng hoặc nội dung của giao dịch dân sự nên đã xác lập giao dịch đó. Đe dọa, cưỡng ép trong giao dịch dân sự là hành vi cố ý của một bên hoặc người thứ ba làm cho bên kia buộc phải thực hiện giao dịch dân sự nhằm tránh thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, danh dự, uy tín, nhân phẩm, tài sản của mình hoặc của người thân thích của mình." Do đó, việc bạn ký vào tờ giấy do bị bạn lừa dối nên không có giá trị pháp lý, vì thế bạn không cần phải trả khoản nợ khống đó. Theo đó, bạn có thể khởi kiện yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch dân sự này vô hiệu do bị lừa dối nên không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của các bên kể từ thời điểm giao dịch được xác lập. Hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệu ra sao? Căn cứ theo quy định tại Điều 131 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về hậu quả của giao dịch dân sự vô hiệu như sau: Giao dịch dân sự vô hiệu không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của các bên kể từ thời điểm giao dịch được xác lập. Khi giao dịch dân sự vô hiệu thì các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận. Đối với trường hợp không thể hoàn trả được bằng hiện vật thì trị giá thành tiền để hoàn trả. Bên ngay tình trong việc thu hoa lợi, lợi tức không phải hoàn trả lại hoa lợi, lợi tức đó. Song, bên có lỗi gây thiệt hại thì phải bồi thường. Theo đó, nếu trong trường hợp phát sinh tranh chấp liên quan đến giao dịch này. Để yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu, người bị lừa dối phải cung cấp bằng chứng chứng minh mình bị lừa dối trong quá trình ký kết giao dịch. Do đó, trong mọi trường hợp, khi ký vào bất kỳ giấy tờ gì, người ký cũng phải đọc kỹ nội dung, tuyệt đối không ký vào giấy trắng để đảm bảo được sự an toàn cho bản thân. Đối với hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản bị xử lý thế nào? Đối với hành vi lừa nạn nhân ký tên vào giấy trắng sau đó ghi khống giấy nợ nhằm chiếm đoạt tài sản, có thể bị xử lý như sau: Truy cứu TNHS tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản Theo đó, căn cứ Điều 174 Bộ luật Hình sự 2015 được sửa đổi bởi điểm a, c Khoản 3 Điều 2 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 quy định về mức phạt cho tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, cụ thể: Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2-50 triệu đồng hoặc dưới 2 triệu đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm: - Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm; - Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 175 và 290 của Bộ luật Hình sự 2015, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm; - Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội; - Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ; Mức phạt cao nhất của tội này có thể bị phạt tù chung thân. Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 100 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01-05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản. Vi phạm quy định về gây thiệt hại đến tài sản của người khác bị xử phạt hành chính như thế nào? Căn cứ theo quy định tại Điều 15 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định như sau: Phạt tiền từ 2-3 triệu đồng đối với một trong những hành vi sau đây: - Trộm cắp tài sản, xâm nhập vào khu vực nhà ở, kho bãi hoặc địa điểm khác thuộc quản lý của người khác nhằm mục đích trộm cắp, chiếm đoạt tài sản; - Công nhiên chiếm đoạt tài sản; - Dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản hoặc đến thời điểm trả lại tài sản do vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng, mặc dù có điều kiện, khả năng nhưng cố tình không trả; - Không trả lại tài sản cho người khác do vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng nhưng sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản; - Thiếu trách nhiệm gây thiệt hại đến tài sản của Nhà nước, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp. Mức phạt cao nhất cho Hành vi này có thể đến 05 triệu đồng. Ngoài ra, còn áp dụng hình thức xử phạt bổ sung: - Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính; - Trục xuất người nước ngoài có hành vi vi phạm hành chính. Biện pháp khắc phục hậu quả đối với tội này là: - Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm; - Buộc trả lại tài sản do chiếm giữ trái phép; - Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu.
Có thể điểm chỉ thay vì ký tên trong giao kết hợp đồng không?
Hiện nay, mỗi ngày đều có rất nhiều hợp đồng được ký kết, việc nắm rõ các quy định pháp luật giúp các giao kết hợp đồng thực hiện được nhanh chóng và tuân thủ đúng quy định. Trong đó, các vướng mắc của người đọc về điểm chỉ được nhiều người quan tâm. Theo đó, bài viết sẽ cung cấp một số thông tin liên quan đến việc điểm chỉ trong giao kết hợp đồng. Điểm chỉ là gì? Khái niệm “điểm chỉ” tuy chưa được quy định trong văn bản pháp lý nào, thế nhưng có thể hiểu “điểm chỉ” (hay còn gọi là lăn tay) là việc một người thực hiện “ký tên” của mình bằng cách dùng ngón tay của mình đã có mực lăn trên văn bản, giấy tờ cần ký đồng thời với việc ký tên hoặc thay cho việc ký tên khi không có khả năng ký tên được. Điểm chỉ có thể thay thế chữ ký hay không? Trong văn bản công chứng Căn cứ theo khoản 1 Điều 48 Luật Công chứng 2014 Người yêu cầu công chứng, người làm chứng, người phiên dịch phải ký vào hợp đồng, giao dịch trước mặt công chứng viên. Trong trường hợp người có thẩm quyền giao kết hợp đồng của tổ chức tín dụng, doanh nghiệp khác đã đăng ký chữ ký mẫu tại tổ chức hành nghề công chứng thì người đó có thể ký trước vào hợp đồng; công chứng viên phải đối chiếu chữ ký của họ trong hợp đồng với chữ ký mẫu trước khi thực hiện việc công chứng. Theo đó, có thể thấy tất cả các giao dịch hợp đồng công chứng bắt buộc đều phải sử dụng hình ký tên trừ một số trường hợp ngoại lệ khi không thể ký tên, cụ thể như sau: Tại khoản 2, khoản 3 Điều 48 Luật Công chứng 2014 quy định Việc điểm chỉ được thay thế việc ký trong trường hợp người yêu cầu công chứng, người làm chứng, người phiên dịch không ký được do khuyết tật hoặc không biết ký. Khi điểm chỉ, người yêu cầu công chứng, người làm chứng, người phiên dịch sử dụng ngón trỏ phải; nếu không điểm chỉ được bằng ngón trỏ phải thì điểm chỉ bằng ngón trỏ trái; trường hợp không thể điểm chỉ bằng hai ngón trỏ đó thì điểm chỉ bằng ngón khác và phải ghi rõ việc điểm chỉ đó bằng ngón nào, của bàn tay nào. Việc điểm chỉ cũng có thể thực hiện đồng thời với việc ký trong các trường hợp sau đây: - Công chứng di chúc; - Theo đề nghị của người yêu cầu công chứng; - Công chứng viên thấy cần thiết để bảo vệ quyền lợi cho người yêu cầu công chứng. Trong văn bản chứng thực Điều 36 Nghị định 23/2015/NĐ-CP về thủ tục chứng thực hợp đồng giao dịch, tại khoản 3 có quy định: Các bên tham gia hợp đồng, giao dịch phải ký trước mặt người thực hiện chứng thực. Trường hợp người có thẩm quyền giao kết hợp đồng của các tổ chức tín dụng, doanh nghiệp đã đăng ký chữ ký mẫu tại cơ quan thực hiện chứng thực thì có thể ký trước vào hợp đồng; người thực hiện chứng thực phải đối chiếu chữ ký của họ trong hợp đồng với chữ ký mẫu trước khi thực hiện chứng thực, nếu nghi ngờ chữ ký trong hợp đồng khác với chữ ký mẫu thì yêu cầu người đó ký trước mặt. Trường hợp người yêu cầu chứng thực không ký được thì phải điểm chỉ; nếu người đó không đọc được, không nghe được, không ký, không điểm chỉ được thì phải có 02 (hai) người làm chứng. Người làm chứng phải có đủ năng lực hành vi dân sự và không có quyền, lợi ích hoặc nghĩa vụ liên quan đến hợp đồng, giao dịch Theo quy định trên, có thể thấy trong hoạt động chứng thực hợp đồng, giao dịch việc điểm chỉ được thực hiện thay cho việc ký nếu người yêu cầu chứng thực không thể ký được. Việc điểm chỉ trong văn bản chứng thực hợp đồng, giao dịch sẽ được thực hiện giống với cách điểm chỉ trong văn bản công chứng. Trong di chúc Căn cứ quy định tại Điều 634 Bộ luật Dân sự 2015 thì trường hợp người lập di chúc không tự mình viết bản di chúc thì có thể tự mình đánh máy hoặc nhờ người khác viết hoặc đánh máy bản di chúc, nhưng phải có ít nhất là hai người làm chứng. Người lập di chúc phải ký hoặc điểm chỉ vào bản di chúc trước mặt những người làm chứng; những người làm chứng xác nhận chữ ký, điểm chỉ của người lập di chúc và ký vào bản di chúc. Nếu di chúc gồm nhiều trang thì mỗi trang phải được ghi số thứ tự và có chữ ký hoặc điểm chỉ của người lập di chúc (Khoản 3 Điều 631 Bộ luật Dân sự 2015).
Hướng dẫn ký tên, đóng dấu trong VB QPPL theo hướng dẫn mới
Hướng dẫn cách ký tên trong VB QPPL theo hướng dẫn mới Đây là nội dung tại Nghị định 154/2020/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 34/2016/NĐ-CP hướng dẫn Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật có hiệu lực từ 1/1/2021. Theo đó, Nghị định sửa đổi, bổ sung khoản 1, Điều 65 về trình bày chữ ký văn bản của Nghị định 34 như sau: STT Loại VB QPPL Trình bày chữ ký 1 Đối với nghị định của Chính phủ, nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, quyết định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, quyết định của Ủy ban nhân dân cấp huyện, quyết định của Ủy ban nhân dân cấp xã Thủ tướng Chính phủ thay mặt Chính phủ ký ban hành, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao thay mặt Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tại các ký ban hành, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thay mặt Ủy ban nhân dân ký ban hành và phải ghi chữ viết tắt “TM.” (thay mặt) vào trước từ “Chính phủ”, “Hội đồng Thẩm phán” và “Ủy ban nhân dân”. 2 Đối với nghị quyết liên tịch giữa Chính phủ với Đoàn Chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Thủ tướng Chính phủ thay mặt Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thay mặt Đoàn Chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam ký ban hành ghi chữ “TM.” trước chữ “Chính phủ”, “Đoàn Chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam”. 3 Đối với quyết định của Thủ tướng Chính phủ, thông tư của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, thông tư của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, thông tư của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, quyết định của Tổng Kiểm toán nhà nước Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tổng Kiểm toán nhà nước ký ban hành. 4 Đối với thông tư liên tịch quy định tại khoảng 8a Điều 4 của Luật => quy định được sửa đổi, bổ sung Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tổng Kiểm toán nhà nước, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ cùng ký ban hành. 5 Đối với nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp huyện, nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp xã Chủ tịch Hội đồng nhân dân ký chứng thực. 6 Trường hợp cấp phó ký thay văn bản thì phải ghi chữ viết tắt KT (ký thay) vào trước chức vụ của người có thẩm quyền ký ban hành văn bản Việc đóng dấu trên văn bản được thực hiện theo quy định của Chính phủ về công tác văn thư. Xem chi tiết: TẠI ĐÂY
03 điều cần biết khi ký tên trên văn bản hành chính để đúng luật
ký tên trên văn bản hành chính Chữ ký mang giá trị pháp lý như một bằng chứng xác nhận nội dung trên văn bản, chứng từ, giao dịch. Riêng đối với Văn bản hành chính - là văn bản hình thành trong quá trình chỉ đạo, điều hành, giải quyết công việc của các cơ quan, tổ chức, sẽ có những quy định cụ thể hướng dẫn thẩm quyền, cách ký tên... Cụ thể như sau: 1. Thẩm quyền khi ký tên: Thẩm quyền, trường hợp áp dụng Cách ký Ký thay - Cơ quan, tổ chức làm việc theo chế độ thủ trưởng - Người đứng đầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền ký tất cả văn bản do cơ quan, tổ chức ban hành; có thể giao cấp phó ký thay các văn bản thuộc lĩnh vực được phân công phụ trách và một số văn bản thuộc thẩm quyền của người đứng đầu. Trường hợp cấp phó được giao phụ trách, điều hành thì thực hiện ký như cấp phó ký thay cấp trưởng. Trường hợp ký thay người đứng đầu cơ quan, tổ chức thì phải ghi chữ viết tắt “KT.” vào trước chức vụ của người đứng đầu. Trường hợp cấp phó được giao phụ trách hoặc điều hành thì thực hiện ký như cấp phó ký thay cấp trưởng. Trường hợp được giao quyền cấp trưởng thì phải ghi chữ viết tắt “Q.” vào trước chức vụ của người đứng đầu cơ quan, tổ chức. Ký thay mặt - Cơ quan, tổ chức làm việc theo chế độ tập thể - Người đứng đầu cơ quan, tổ chức thay mặt tập thể lãnh đạo ký các văn bản của cơ quan, tổ chức. Cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức được thay mặt tập thể, ký thay người đứng đầu cơ quan, tổ chức những văn bản theo ủy quyền của người đứng đầu và những văn bản thuộc lĩnh vực được phân công phụ trách. Trường hợp ký thay mặt tập thể thì phải ghi chữ viết tắt “TM.” vào trước tên tập thể lãnh đạo hoặc tên cơ quan, tổ chức. Ký thừa ủy quyền - Áp dụng trong trường hợp đặc biệt, người đứng đầu cơ quan, tổ chức có thể ủy quyền cho người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc cơ cấu tổ chức của mình ký thừa ủy quyền một số văn bản mà mình phải ký. - Việc giao ký thừa ủy quyền phải được thực hiện bằng văn bản, giới hạn thời gian và nội dung được ủy quyền. Người được ký thừa ủy quyền khổng được ủy quyền lại cho người khác ký. Văn bản ký thừa ủy quyền được thực hiện theo thể thức và đóng dấu hoặc ký số của cơ quan, tổ chức ủy quyền. Trường hợp ký thừa uỷ quyền thì phải ghi chữ viết tắt “TUQ.” vào trước chức vụ của người đứng đầu cơ quan, tổ chức. Ký thừa lệnh - Người đứng đầu cơ quan, tổ chức có thể giao người đứng đầu đơn vị thuộc cơ quan, tổ chức ký thừa lệnh một số loại văn bản. - Người được ký thừa lệnh được giao lại cho cấp phó ký thay. Việc giao ký thừa lệnh phải được quy định cụ thể trong quy chế làm việc hoặc quy chế công tác văn thư của cơ quan, tổ chức Trường hợp ký thừa lệnh thì phải ghi chữ viết tắt “TL.” vào trước chức vụ của người đứng đầu cơ quan, tổ chức. 2. Chức vụ, chức danh và họ tên của người ký Chức vụ ghi trên văn bản là chức vụ lãnh đạo chính thức của người ký văn bản trong cơ quan, tổ chức; không ghi những chức vụ mà Nhà nước không quy định. Chức danh ghi trên văn bản do các tổ chức tư vấn ban hành là chức danh lãnh đạo của người ký văn bản trong tổ chức tư vấn. Đối với những tổ chức tư vấn được phép sử dụng con dấu của cơ quan, tổ chức thì ghi chức danh của người ký văn bản trong tổ chức tư vấn và chức vụ trong cơ quan, tổ chức. Đối với những tổ chức tư vấn không được phép sử dụng con dấu của cơ quan, tổ chức thì chỉ ghi chức danh của người ký văn bản trong tổ chức tư vấn. Chức vụ (chức danh) của người ký văn bản do Hội đồng hoặc Ban Chỉ đạo của Nhà nước ban hành mà lãnh đạo Bộ làm Trưởng ban hoặc Phó Trưởng ban, Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch Hội đồng thì phải ghi rõ chức vụ (chức danh) và tên cơ quan, tổ chức nơi lãnh đạo Bộ công tác ở phía trên họ tên người ký. Họ và tên người ký văn bản bao gồm họ, tên đệm (nếu có) và tên của người ký văn bản. Trước họ tên của người ký, không ghi học hàm, học vị và các danh hiệu danh dự khác. Việc ghi thêm quân hàm, học hàm, học vị trước họ tên người ký đối với văn bản của các đơn vị vũ trang nhân dân, các tổ chức sự nghiệp giáo dục, y tế, khoa học do người đứng đầu cơ quan quản lý ngành, lĩnh vực quy định. 3. Đối với văn bản giấy, khi ký văn bản dùng bút có mực màu xanh, không dùng các loại mực dễ phai. Căn cứ: Nghị định 30/2020/NĐ-CP
Ký tên trong văn bản hành chính như thế nào là đúng luật?
Chữ ký xuất hiện trên các hợp đồng, giao dịch, văn bản thường là ký hiệu thể hiện, chứng minh sự hiện diện, xác nhận của một người về vấn đề trên văn bản đó. Nội dung dưới đây sẽ hướng dẫn cách ký tên đúng luật trong văn bản hành chính. ===> Về thẩm quyền ký tên: * Ký thay đối với cơ quan, tổ chức làm việc theo chế độ thủ trưởng: Người đứng đầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền ký tất cả văn bản do cơ quan, tổ chức ban hành; có thể giao cấp phó ký thay các văn bản thuộc lĩnh vực được phân công phụ trách và một số văn bản thuộc thẩm quyền của người đứng đầu. Trường hợp cấp phó được giao phụ trách, điều hành thì thực hiện ký như cấp phó ký thay cấp trưởng. * Ký thay mặt đối với cơ quan, tổ chức làm việc theo chế độ tập thể: Người đứng đầu cơ quan, tổ chức thay mặt tập thể lãnh đạo ký các văn bản của cơ quan, tổ chức. Cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức được thay mặt tập thể, ký thay người đứng đầu cơ quan, tổ chức những văn bản theo ủy quyền của người đứng đầu và những văn bản thuộc lĩnh vực được phân công phụ trách. * Ký thừa ủy quyền trong trường hợp đặc biệt: Người đứng đầu cơ quan, tổ chức có thể ủy quyền cho người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc cơ cấu tổ chức của mình ký thừa ủy quyền một số văn bản mà mình phải ký. Việc giao ký thừa ủy quyền phải được thực hiện bằng văn bản, giới hạn thời gian và nội dung được ủy quyền. Người được ký thừa ủy quyền khổng được ủy quyền lại cho người khác ký. Văn bản ký thừa ủy quyền được thực hiện theo thể thức và đóng dấu hoặc ký số của cơ quan, tổ chức ủy quyền. * Ký thừa lệnh: Người đứng đầu cơ quan, tổ chức có thể giao người đứng đầu đơn vị thuộc cơ quan, tổ chức ký thừa lệnh một số loại văn bản. Người được ký thừa lệnh được giao lại cho cấp phó ký thay. Việc giao ký thừa lệnh phải được quy định cụ thể trong quy chế làm việc hoặc quy chế công tác văn thư của cơ quan, tổ chức. ===> Trách nhiệm Người ký văn bản phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về văn bản do mình ký ban hành. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về toàn bộ văn bản do cơ quan, tổ chức ban hành. ===> Nguyên tắc khi ký tên: Đối với văn bản giấy, khi ký văn bản dùng bút có mực màu xanh, không dùng các loại mực dễ phai. Đối với văn bản điện tử, người có thẩm quyền thực hiện ký số. Vị trí, hình ảnh chữ ký số theo quy định tại Phụ lục I Nghị định 30/2020/NĐ-CP.
Điểm chỉ có thể thay thế cho ký tên không?
Điểm chỉ - Hình minh họa Thực tế, ngoài hình thức ký tên để xác lập các giao dich, văn bản, hợp đồng còn hình thức điểm chỉ. Bạn có thắc mắc sử dụng điểm chỉ trong những trường hợp nào và có thể thay thế cho ký tên được không? Theo dõi bài viết dưới đây để biết thêm về điểm chỉ nhé. Điểm chỉ là gì? Hiện nay, chưa có quy định cụ thể nào về khái niệm “điểm chỉ”. Do vậy, bạn có thể hiểu “điểm chỉ” (hay còn gọi là lăn tay) là việc một người “ký tên” của mình bằng cách dùng ngón tay của mình đã có mực lăn trên văn bản, giấy tờ cần ký đồng thời với việc ký tên hoặc thay cho việc ký tên khi không có khả năng ký tên được. Điểm chỉ có thay cho chữ ký được không? Điểm chỉ trong các hợp đồng, giao dịch công chứng Về mặt pháp lý, đối với các văn bản công chứng 2014, Luật công chứng có quy định tại khoản 1 Điều 48 Luật công chứng 2014: ”Người yêu cầu công chứng, người làm chứng, người phiên dịch phải ký vào hợp đồng, giao dịch trước mặt công chứng viên.” Nghĩa là, tất cả các giao dịch hợp đồng công chứng bắt buộc đều phải sử dụng hình ký tên trừ một số trường hợp ngoại lệ khi không thể ký tên. - Trường hợp sử dụng hình thức điểm chỉ trong công chứng Theo khoản 2, khoản 3 Điều 48 Luật công chứng 2014 quy định về điểm chỉ như sau: “2. Việc điểm chỉ được thay thế việc ký trong trường hợp người yêu cầu công chứng, người làm chứng, người phiên dịch không ký được do khuyết tật hoặc không biết ký. Khi điểm chỉ, người yêu cầu công chứng, người làm chứng, người phiên dịch sử dụng ngón trỏ phải; nếu không điểm chỉ được bằng ngón trỏ phải thì điểm chỉ bằng ngón trỏ trái; trường hợp không thể điểm chỉ bằng hai ngón trỏ đó thì điểm chỉ bằng ngón khác và phải ghi rõ việc điểm chỉ đó bằng ngón nào, của bàn tay nào. 3. Việc điểm chỉ cũng có thể thực hiện đồng thời với việc ký trong các trường hợp sau đây: a) Công chứng di chúc; b) Theo đề nghị của người yêu cầu công chứng; c) Công chứng viên thấy cần thiết để bảo vệ quyền lợi cho người yêu cầu công chứng.” Từ quy định trên, cho ta thấy việc ký tên được bắt buộc sử dụng trong các hợp đồng, giao dịch công chứng. Điểm chỉ chỉ thay thế được trong một số trường hợp nhất đình như: người yêu cầu công chứng, người làm chứng, người phiên dịch không ký được do khuyết tật hoặc không biết ký hay sử dụng đồng thời hai hình thức điểm chỉ và ký tên. Điểm chỉ có thay thế được trong các văn bản, hợp đồng, giao dịch không công chứng Thực tế với những văn bản, hợp đồng không yêu cầu công chứng chứng thực hay không quy định việc sử dụng chữ ký hay điểm chỉ thì cũng không nên sử dụng hình thức điểm chỉ một mình. Vì điểm chỉ có thể lấy dấu vân tay và dấu vân tay này không bị trùng với bất cứ ai khác, nhưng điểm chỉ lại không xác nhận được khi bạn đồng ý thỏa thuận văn bản, hợp đồng đó lúc tỉnh táo, không bị gượng ép. Chẳng hạn trường hợp bạn ngủ hay bất tỉnh thì người khác cũng có thể lấy vân tay của bạn điểm chỉ. Vì vậy chỉ sử dụng hình thức điểm chỉ rất dễ xảy ra tranh chấp giữa hai bên, khiến văn bản hợp đồng, giao dịch không có hiệu lực. Cho nên việc sử dụng điểm chỉ thay cho chữ ký là điều hoàn toàn không nên. Lời khuyên cho bạn, việc điểm chỉ chỉ sử dụng khi không thể ký tên và phải có người làm chứng. Để an toàn, nếu trường hợp không thể ký tên trong văn bản hợp đồng bạn nên ra văn phòng công chứng xác lập hợp đồng đó. Trên đây là quan điểm cá nhân của mình về vấn đề trên, rất mong sự đóng góp ý kiến từ các thành viên Dân Luật.
Cần lưu ý MÀU MỰC khi ký tên trên văn bản, chứng từ, hóa đơn
Màu mực khi ký tên trên văn bản - Ảnh minh họa Không nhiều người nghĩ rằng sử dụng màu mực không đúng sẽ ảnh hưởng đến giá trị của hợp đồng, tuy nhiên thực tế là như vậy nếu bạn biết các quy định sau đây: 1. Đối với văn bản hành chính Tại Nghị định 30/2020/NĐ-CP quy định rõ, khi ký ban hành văn bản hành chính bằng giấy, thì phải dùng bút có mực màu xanh, không dùng các loại mực dễ phai. Trước đây Nghị định 110/2004/NĐ-CP chỉ quy định khi ký không được dùng bút chì, không dùng mực đỏ hoặc mực dễ phai, dẫn đến người ký văn bản có thể dùng mực đen… 2. Đối với hóa đơn, chứng từ kế toán Theo điều 19 Luật Kế toán 2015 quy định: Chứng từ kế toán phải có đủ chữ ký theo chức danh quy định trên chứng từ. Chữ ký trên chứng từ kế toán phải được ký bằng loại mực không phai. Lưu ý: Không được ký chứng từ kế toán bằng mực màu đỏ hoặc đóng dấu chữ ký khắc sẵn. Chữ ký trên chứng từ kế toán của một người phải thống nhất. Chữ ký trên chứng từ kế toán của người khiếm thị được thực hiện theo quy định của Chính phủ. Về nguyên tắc khi lập hóa đơn: Nội dung trên hóa đơn phải đúng nội dung nghiệp vụ kinh tế phát sinh; không được tẩy xóa, sửa chữa; phải dùng cùng màu mực, loại mực không phai, không sử dụng mực đỏ; chữ số và chữ viết phải liên tục, không ngắt quãng, không viết hoặc in đè lên chữ in sẵn và gạch chéo phần còn trống (nếu có). (Căn cứ: khoản 1 Điều 16 Thông tư 39/2014/TT-BTC)
Hướng dẫn cách ghi chức vụ, chức danh và họ tên của người ký chuẩn pháp luật
Ảnh minh họa: Cách ghi chức vụ, chức danh và họ tên của người ký Nghị định 30/2020/NĐ-CP về công tác văn thư có hiệu lực từ 05/3/2020, một trong những thành phần thể thức chính quan trọng trong văn bản là chức vụ, họ tên và chữ ký của người có thẩm quyền mà người soạn văn bản cần lưu ý. *** Theo đó, chức vụ, chức danh và họ tên của người ký được hướng dẫn như sau: Chức vụ ghi trên văn bản là chức vụ lãnh đạo chính thức của người ký văn bản trong cơ quan, tổ chức; không ghi những chức vụ mà Nhà nước không quy định. Chức danh ghi trên văn bản do các tổ chức tư vấn ban hành là chức danh lãnh đạo của người ký văn bản trong tổ chức tư vấn. Đối với những tổ chức tư vấn được phép sử dụng con dấu của cơ quan, tổ chức thì ghi chức danh của người ký văn bản trong tổ chức tư vấn và chức vụ trong cơ quan, tổ chức. Đối với những tổ chức tư vấn không được phép sử dụng con dấu của cơ quan, tổ chức thì chỉ ghi chức danh của người ký văn bản trong tổ chức tư vấn. Chức vụ (chức danh) của người ký văn bản do Hội đồng hoặc Ban Chỉ đạo của Nhà nước ban hành mà lãnh đạo Bộ làm Trưởng ban hoặc Phó Trưởng ban, Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch Hội đồng thì phải ghi rõ chức vụ (chức danh) và tên cơ quan, tổ chức nơi lãnh đạo Bộ công tác ở phía trên họ tên người ký. Họ và tên người ký văn bản bao gồm họ, tên đệm (nếu có) và tên của người ký văn bản. Trước họ tên của người ký, không ghi học hàm, học vị và các danh hiệu danh dự khác. Việc ghi thêm quân hàm, học hàm, học vị trước họ tên người ký đối với văn bản của các đơn vị vũ trang nhân dân, các tổ chức sự nghiệp giáo dục, y tế, khoa học do người đứng đầu cơ quan quản lý ngành, lĩnh vực quy định. *** Về chữ ký của người có thẩm quyền: Là chữ ký của người có thẩm quyền trên văn bản giấy hoặc chữ ký số của người có thẩm quyền trên văn bản điện tử. *** Việc ghi quyền hạn của người ký được thực hiện như sau: Trường hợp ký thay mặt tập thể thì phải ghi chữ viết tắt “TM.” vào trước tên tập thể lãnh đạo hoặc tên cơ quan, tổ chức. Trường hợp được giao quyền cấp trưởng thì phải ghi chữ viết tắt “Q.” vào trước chức vụ của người đứng đầu cơ quan, tổ chức. Trường hợp ký thay người đứng đầu cơ quan, tổ chức thì phải ghi chữ viết tắt “KT.” vào trước chức vụ của người đứng đầu. Trường hợp cấp phó được giao phụ trách hoặc điều hành thì thực hiện ký như cấp phó ký thay cấp trưởng. Trường hợp ký thừa lệnh thì phải ghi chữ viết tắt “TL.” vào trước chức vụ của người đứng đầu cơ quan, tổ chức. Trường hợp ký thừa uỷ quyền thì phải ghi chữ viết tắt “TUQ.” vào trước chức vụ của người đứng đầu cơ quan, tổ chức.
Ký tên vào Hợp đồng nguyên tắc mua bán ảo có sao không?
Chào luật sư, em có một thắc mắc sau muốn nhờ luật sư giải đáp ạ: Ở công ty có một anh làm cùng lập một Hợp đồng nguyên tắc mua bán nông sản rất chung chung mà theo anh ấy nói thì toàn bộ các thông tin họ tên, số CMT đều là ảo. Sau đó anh ấy có nhờ em ký tên bên A hộ. Theo như lời anh đó bảo thì anh dùng cái này để tạo khách hàng ảo cho hộ kinh doanh nhà anh đó, ngoài ra em không thấy anh ấy nói thêm về mục đích việc này. Cho em hỏi với Hợp đồng nguyên tắc đó thì anh ấy có mang đi lừa đảo gì không (Vì anh đó chỉ nhờ em ký 1 cái, mấy cái Hợp đồng khác thì anh đó đều tự ký) ? Và nếu có thì em có phải chịu trách nhiệm gì không ạ ? Rất mong được giải đáp, em xin cám ơn.
Cách sử dụng ký nháy/ký tắt, ký chính thức
Theo quy định hiện hành, hiện nay chưa có khái niệm cụ thể về các loại chữ ký, khi soạn thảo văn bản hành chính hoặc các giao dịch thông thường có liên quan đến chữ ký thì những nội dung hướng dẫn dưới đây sẽ giúp bạn cách nhận diện và sử dụng đúng lúc. * Ký nháy/ký tắt: Điều 9 Thông tư số 04/2013/TT-BNV hướng dẫn xây dựng Quy chế công tác văn thư, lưu trữ của cơ quan, tổ chức quy định: 1. Người đứng đầu đơn vị chủ trì soạn thảo văn bản phải kiểm tra và chịu trách nhiệm về độ chính xác của nội dung văn bản, ký nháy/tắt vào cuối nội dung văn bản (sau dấu ./.) trước khi trình Lãnh đạo cơ quan, tổ chức (nêu rõ tên cơ quan, tổ chức) ký ban hành; đề xuất mức độ khẩn; đối chiếu quy định của pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước xác định việc đóng dấu mật, đối tượng nhận văn bản, trình người ký văn bản quyết định. 2. Chánh Văn phòng giúp người đứng đầu cơ quan tổ chức kiểm tra lần cuối và chịu trách nhiệm về thể thức, kỹ thuật trình bày, thủ tục ban hành văn bản của cơ quan, tổ chức (nêu rõ tên cơ quan, tổ chức) và phải ký nháy/tắt vào vị trí cuối cùng ở “Nơi nhận”. Như vậy có thể hiểu chữ ký nháy/ký tắt) là chữ ký của người có trách nhiệm, nhằm xác định văn bản trước khi ban hành đã được rà soát đúng thẩm quyền, đúng nội dung, thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản Vị trí của chữ ký nháy/tắt: - Nằm ở cuối dòng văn bản hoặc cuối đoạn văn bản, có một số trường hợp nằm ở cuối cùng của văn bản và cuối mỗi trang văn bản. - Nằm ở từng trang văn bản - Với các văn bản hành chính, chữ ký nháy có thể còn nằm ở tại phần chức danh người có thẩm quyền hoặc tại nơi nhận - Đối với các giao dịch hợp đồng thì chữ ký nháy thể hiện sự thỏa thuận của các bên trước khi ký chính thức * Ký chính thức: Có giá trị xác nhận nội dung của toàn bộ văn bản, chữ ký chính thức do người có thẩm quyền ký. Vị trí của chữ ký chính thức: được ký ở bên dưới dòng ghi chức danh của người ký. Chữ ký chính thức có thể được đóng dấu hoặc có một số trường hợp thì không nhất nhiết phải đóng dấu theo quy định của từng cơ quan ban hành văn bản đó. Chữ ký chính thức được ghi cụ thể họ và tên người ký, nếu có đóng dấu thì được đóng dấu của cơ quan, tổ chức ban hành văn bản. Xem: Hướng dẫn đóng dấu, ký tên đúng chuẩn pháp luật áp dụng từ 05/03/2020
Hướng dẫn đóng dấu, ký tên đúng chuẩn pháp luật áp dụng từ 05/03/2020
Cập nhật: Thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản hành chính áp dụng từ 05/3/2020 Nghị định 30/2020/NĐ-CP về công tác văn thư hướng dẫn việc ký và đóng dấu văn bản từ ngày 05/32020. Cụ thể như sau: * Ký tên 1. Ký thay - Người đứng đầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền ký tất cả văn bản do cơ quan, tổ chức ban hành; có thể giao cấp phó ký thay các văn bản thuộc lĩnh vực được phân công phụ trách và một số văn bản thuộc thẩm quyền của người đứng đầu. - Trường hợp cấp phó được giao phụ trách, điều hành thì thực hiện ký như cấp phó ký thay cấp trưởng. Áp dụng đối với: Cơ quan, tổ chức làm việc theo chế độ thủ trưởng 2. Thay mặt - Người đứng đầu cơ quan, tổ chức thay mặt tập thể lãnh đạo ký các văn bản của cơ quan, tô chức. - Cấp phó của người đứng đâu cơ quan, tô chức được thay mặt tập thể, ký thay người đứng đầu cơ quan, tổ chức những văn bản theo ủy quyền của người đứng đầu và những văn bản thuộc lĩnh vực được phân công phụ trách. Áp dụng đối với: Cơ quan, tổ chức làm việc theo chế độ tập thể 3. Ký thừa ủy quyền - Trong trường hợp đặc biệt, người đứng đầu cơ quan, tổ chức có thể ủy quyền cho người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc cơ cấu tổ chức của mình ký thừa ủy quyền một số văn bản mà mình phải ký. - ppViệc giao ký thừa ủy quyền phải được thực hiện bằng văn bản, giới hạn thời gian và nội dung được ủy quyền. Người được ký thừa ủy quyền không được ủy quyền lại cho người khác ký. Văn bản ký thừa ủy quyên được thực hiện theo thể thức và đóng dấu hoặc ký số của cơ quan, tổ chức ủy quyền. 4. Ký thừa lệnh - Người đứng đầu cơ quan, tổ chức có thể giao người đứng đầu đơn vị thuộc cơ quan, tổ chức ký thừa lệnh một số loại văn bản. - Người được ký thừa lệnh được giao lại cho cấp phó ký thay. Việc giao ký thừa lệnh phải được quy định cụ thể trong quy chế làm việc hoặc quy chế công tác văn thư của cơ quan, tổ chức. * Việc sử dụng con dấu: - Dấu đóng phải rõ ràng, ngay ngắn, đúng chiều và dùng đúng mực dấu màu đỏ theo quy định. - Khi đóng dấu lên chữ ký, dấu đóng phải trùm lên khoảng 1/3 chữ ký về phía bên trái. - Các văn bản ban hành kèm theo văn bản chính hoặc phụ lục: Dấu được đóng lên trang đầu, trùm một phần tên cơ quan, tổ chức hoặc tiêu đề phụ lục. - Việc đóng dấu treo, dấu giáp lai, đóng dấu nổi trên văn bản giấy do người đứng đầu cơ quan, tổ chức quy định. - Dấu giáp lai được đóng vào khoảng giữa mép phải của văn bảri hoặc phụ lục văn bản, trùm lên một phần các tờ giấy; mỗi dấu đóng tối đa 05 tờ văn bản. Nghị định có hiệu lực từ 05/03/2020.
Ký văn bản trong trường hợp khuyết chức danh lãnh đạo
Xin tư vấn giúp trường hợp sau: khi khuyết chủ tịch UBND xã, PCT được UBND huyện giao quyền phụ trách, điều hành thì phần thẩm quyền ký các văn bản trình bày thế nào? Có phải ghi dưới dòng TM. ỦY BAN NHÂN DÂN ghi PHÓ CHỦ TỊCH PHỤ TRÁCH không. Xin cảm ơn
Hướng dẫn ký tên, đóng dấu, lưu văn bản đúng luật
Những công việc tưởng chừng đơn giản nhưng không ít các sai sót xảy ra với nhiều người. Dưới đây là nội dung mình hướng dẫn chính xác các quy định của pháp luật về ký tên, đóng dấy, lưu văn bản đúng luật. Các bạn tham khảo nhé! * KÝ TÊN: Tùy thuộc vào mô hình hoạt động của cơ quan, tổ chức và tình hình thực tế mà thẩm quyền ký văn bản có khác nhau. Áp dụng Chủ thể thực hiện Ví dụ Ký thay (KT) Ở cơ quan tổ chức làm việc theo chế độ thủ trưởng, người đứng đầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền ký tất cả văn bản của cơ quan, tổ chức Người đứng đầu cơ quan, tổ chức có thể giao cho cấp phó của mình ký thay (KT.) các văn bản thuộc các lĩnh vực được phân công phụ trách và một số văn bản thuộc thẩm quyền của người đứng đầu. Cấp phó ký thay chịu trách nhiệm trước người đứng đầu cơ quan, tổ chức và trước pháp luật. KT. TRƯỞNG BAN PHÓ TRƯỞNG BAN (Chữ ký, dấu) Thay mặt (TM) Ở cơ quan, tổ chức làm việc chế độ tập thể Đối với những vấn đề quan trọng của cơ quan, tổ chức mà theo quy định của pháp luật hoặc theo điều lệ của tổ chức, phải được thảo luận tập thể và quyết định theo đa số, việc ký văn bản được quy định như sau: Người đứng đầu cơ quan, tổ chức thay mặt (TM.) tập thể lãnh đạo ký các văn bản của cơ quan, tổ chức; Cấp phó của người đứng đầu và các thành viên giữ chức vụ lãnh đạo khác được thay mặt tập thể, ký thay người đứng đầu cơ quan, tổ chức những văn bản theo uỷ quyền của người đứng đầu và những văn bản thuộc các lĩnh vực được phân công phụ trách. Còn đối với những văn bản khác thì thực hiện ký thay như đã nêu trên. TM. HỘI ĐỒNG CHỦ TỊCH Ký thừa uỷ quyền (TUQ) Trong trường hợp đặc biệt Người đứng đầu cơ quan, tổ chức có thể uỷ quyền cho người đứng đầu một đơn vị trong cơ quan, tổ chức ký thừa uỷ quyền (TUQ.) một số văn bản mà mình phải ký. Việc giao ký thừa uỷ quyền phải được quy định bằng văn bản và giới hạn trong một thời gian nhất định. Người được ký thừa uỷ quyền không được uỷ quyền lại cho người khác ký. Văn bản ký thừa uỷ quyền theo thể thức và đóng dấu của cơ quan, tổ chức uỷ quyền TUQ. GIÁM ĐỐC TRƯỞNG PHÒNG TỔ CHỨC CÁN BỘ Thừa lệnh (TL) Người đứng đầu cơ quan, tổ chức có thể giao cho Chánh Văn phòng, Trưởng phòng Hành chính hoặc Trưởng một số đơn vị ký thừa lệnh (TL.) một số loại văn bản. Việc giao ký thừa lệnh phải được quy định cụ thể trong quy chế hoạt động hoặc quy chế công tác văn thư của cơ quan, tổ chức. TL. CHỦ TỊCH CHÁNH VĂN PHÒNG CHÚ Ý: - Họ tên bao gồm họ, tên đệm (nếu có) và tên của người ký văn bản - Đối với văn bản hành chính, trước họ tên của người ký, không ghi học hàm, học vị và các danh hiệu danh dự khác. Đối với văn bản giao dịch; văn bản của các tổ chức sự nghiệp giáo dục, y tế, khoa học hoặc lực lượng vũ trang được ghi thêm học hàm, học vị, quân hàm. Mực ký: - Khi ký văn bản không dùng bút chì; - Không dùng mực đỏ hoặc các thứ mực dễ phai. * ĐÓNG DẤU: - Dấu đóng phải rõ ràng, ngay ngắn, đúng chiều và dùng đúng mực dấu quy định. - Khi đóng dấu lên chữ ký thì dấu đóng phải trùm lên khoảng 1/3 chữ ký về phía bên trái. - Việc đóng dấu lên các phụ lục kèm theo văn bản chính do người ký văn bản quyết định và dấu được đóng lên trang đầu, trùm lên một phần tên cơ quan, tổ chức hoặc tên của phụ lục. - Việc đóng dấu giáp lai, đóng dấu nổi trên văn bản, tài liệu chuyên ngành được thực hiện theo quy định của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan quản lý ngành. * LƯU VĂN BẢN: - Mỗi văn bản đi phải lưu hai bản: bản gốc lưu tại Văn thư cơ quan, tổ chức và bản chính lưu trong hồ sơ. - Bản gốc lưu tại Văn thư cơ quan, tổ chức phải được đóng dấu và sắp xếp theo thứ tự đăng ký". Công tác văn thư hướng dẫn nêu trên được áp dụng đối với các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức kinh tế và đơn vị vũ trang nhân dân (sau đây gọi chung là cơ quan, tổ chức). Căn cứ: - Nghị định 110/2004/NĐ-CP; - Nghị định 09/2010/NĐ-CP; - Thông tư 01/2011/TT-BNV.