Kiểm soát viên có được là người lao động trong doanh nghiệp nhà nước không?
Tiêu chuẩn của kiểm soát viên trong doanh nghiệp? Kiểm sóat viên trong doanh nghiệp nhà nước có khác gì so với kiểm soát viên doanh nghiệp ngoài nhà nước? Kiểm soát viên có được là người lao động trong doanh nghiệp đó không? Tiêu chuẩn của kiểm soát viên trong doanh nghiệp ngoài nhà nước Theo Điều 65, Điều 168, 169 Luật doanh nghiệp 2020 thì tiêu chuẩn của kiểm soát viên trong doanh ngiệp ngoài nhà nước được quy định như sau: Kiểm soát viên phải có các tiêu chuẩn và điều kiện sau đây: - Không thuộc đối tượng theo quy định tại khoản 2 Điều 17 Luật doanh nghiệp 2020. - Được đào tạo một trong các chuyên ngành về kinh tế, tài chính, kế toán, kiểm toán, luật, quản trị kinh doanh hoặc chuyên ngành phù hợp với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp; - Không phải là người có quan hệ gia đình của thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và người quản lý khác; - Không phải là người quản lý công ty; không nhất thiết phải là cổ đông hoặc người lao động của công ty, trừ trường hợp Điều lệ công ty có quy định khác; - Tiêu chuẩn và điều kiện khác theo quy định khác của pháp luật có liên quan và Điều lệ công ty. Ngoài các tiêu chuẩn, điều kiện nêu trên thì Kiểm soát viên công ty đại chúng, doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần có quyền biểu quyết không được là người có quan hệ gia đình của người quản lý doanh nghiệp của công ty và công ty mẹ; người đại diện phần vốn của doanh nghiệp, người đại diện phần vốn nhà nước tại công ty mẹ và tại công ty. Tiêu chuẩn của kiểm soát viên trong doanh nghiệp nhà nước Theo Điều 88 Luật doanh nghiệp 2020, doanh nghiệp nhà nước được tổ chức quản lý dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, bao gồm: - Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ; - Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần có quyền biểu quyết. Theo Điều 103 Luật doanh nghiệp 2020 quy định Kiểm soát viên trong doanh nghiệp nhà nước phải có tiêu chuẩn và điều kiện sau đây: - Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên thuộc một trong các chuyên ngành về kinh tế, tài chính, kế toán, kiểm toán, luật, quản trị kinh doanh hoặc chuyên ngành phù hợp với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và có ít nhất 03 năm kinh nghiệm làm việc; Trưởng Ban kiểm soát phải có ít nhất 05 năm kinh nghiệm làm việc; - Không được là người quản lý công ty và người quản lý tại doanh nghiệp khác; không được là Kiểm soát viên của doanh nghiệp không phải là doanh nghiệp nhà nước; không phải là người lao động của công ty; - Không phải là người có quan hệ gia đình của người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan đại diện chủ sở hữu của công ty; thành viên Hội đồng thành viên của công ty; Chủ tịch công ty; Giám đốc hoặc Tổng giám đốc; Phó giám đốc hoặc Phó Tổng giám đốc, Kế toán trưởng; Kiểm soát viên khác của công ty; - Tiêu chuẩn và điều kiện khác quy định tại Điều lệ công ty. - Một cá nhân có thể đồng thời được bổ nhiệm làm Trưởng Ban kiểm soát, Kiểm soát viên của không quá 04 doanh nghiệp nhà nước. Ngoài ra, theo Khoản 2 Điều 169 Luật doanh nghiệp 2020, Kiểm soát viên doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần có quyền biểu quyết không được là người có quan hệ gia đình của người quản lý doanh nghiệp của công ty và công ty mẹ; người đại diện phần vốn của doanh nghiệp, người đại diện phần vốn nhà nước tại công ty mẹ và tại công ty. Kiểm soát viên có được là người lao động trong doanh nghiệp đó không? Theo các quy định đã trích dẫn phía trên thì đối với doanh nghiệp ngoài nhà nước, Kiểm soát viên có thể là người lao động của chính doanh nghiệp đó. Tuy nhiên, đối với doanh nghiệp nhà nước thì kiểm soát viên không được làm người lao động trong chính doanh nghiệp. Hi vọng thông tin trên hữu ích đối với bạn!
Kiểm soát viên khí tượng thủy văn hạng 2 được áp dụng bậc, hệ số lương viên chức loại nào?
Kiểm soát viên khí tượng thủy văn hạng 2 được áp dụng bậc, hệ số lương viên chức loại nào và phải đáp ứng những tiêu chuẩn gì về trình độ đào tạo, đạo đức nghề nghiệp? Kiểm soát viên khí tượng thủy văn hạng 2 được áp dụng bậc, hệ số lương nào? Hệ số lương của kiểm soát viên khí tượng thủy văn hạng 2 được quy định tại điểm a khoản 1 Điều 9 Thông tư liên tịch 55/2015/TTLT-BTNMT-BNV như sau: Các chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành kiểm soát khí tượng thủy văn được áp dụng Bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ đối với cán bộ, viên chức trong các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước (Bảng 3) ban hành kèm theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang (sau đây viết tắt là Nghị định số 204/2004/NĐ-CP), như sau: - Chức danh nghề nghiệp kiểm soát viên khí tượng thủy văn hạng II áp dụng bậc, hệ số lương của viên chức loại A2, nhóm 1 (A2.1), từ hệ số lương 4,40 đến hệ số lương 6,78. - Chức danh nghề nghiệp kiểm soát viên khí tượng thủy văn hạng III áp dụng bậc, hệ số lương của viên chức loại A1, từ hệ số lương 2,34 đến hệ số lương 4,98. - Chức danh nghề nghiệp kiểm soát viên khí tượng thủy văn hạng IV áp dụng bậc, hệ số lương của viên chức loại B, từ hệ số lương 1,86 đến hệ số lương 4,06. Theo đó, chức danh nghề nghiệp kiểm soát viên khí tượng thủy văn hạng 2 áp dụng bậc, hệ số lương của viên chức loại A2, nhóm 1 (A2.1), từ hệ số lương 4,40 đến hệ số lương 6,78. Kiểm soát viên khí tượng thủy văn hạng 2 phải đáp ứng những tiêu chuẩn gì về trình độ đào tạo? Tiêu chuẩn trình độ đào tạo của kiểm soát viên khí tượng thủy văn hạng 2 được quy định tại khoản 2 Điều 4 Thông tư liên tịch 55/2015/TTLT-BTNMT-BNV (được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 4 Thông tư 12/2022/TT-BTNMT) như sau: - Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên phù hợp với khung năng lực của vị trí việc làm hoặc ngành, chuyên ngành khí tượng, thủy văn, thủy lợi, hải văn, hải dương, môi trường, địa lý, biến đổi khí hậu, tài nguyên và môi trường; - Có chứng chỉ hoàn thành chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành kiểm soát khí tượng thủy văn. Tiêu chuẩn về đạo đức nghề nghiệp đối với kiểm soát viên khí tượng thủy văn hạng 2 như thế nào? Tiêu chuẩn về đạo đức nghề nghiệp đối với kiểm soát viên khí tượng thủy văn hạng 2 được quy định tại Điều 3 Thông tư liên tịch 55/2015/TTLT-BTNMT-BNV như sau: - Có tinh thần trách nhiệm cao với công việc được giao, luôn tuân thủ pháp luật; thực hiện đúng và đầy đủ các nghĩa vụ của người viên chức trong hoạt động nghề nghiệp. - Có tinh thần cầu thị, hợp tác và không ngừng học tập nâng cao trình độ chuyên môn, tích cực nghiên cứu và chủ động áp dụng các thành tựu khoa học trong công tác kiểm soát khí tượng thủy văn; tâm huyết với công việc. - Không lợi dụng chức danh, quyền hạn để hoạt động xâm hại đến quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia; không mưu cầu lợi ích cá nhân; giữ gìn bí mật quốc gia trong phạm vi chuyên môn của mình. - Có lối sống lành mạnh, gương mẫu; không quan liêu, tham nhũng; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và tích cực đấu tranh với những hành vi tiêu cực. Tóm lại, chức danh nghề nghiệp kiểm soát viên khí tượng thủy văn hạng 2 áp dụng bậc, hệ số lương của viên chức loại A2, nhóm 1 (A2.1), từ hệ số lương 4,40 đến hệ số lương 6,78.
09 điều kiện bổ nhiệm người quản lý doanh nghiệp nhà nước, kiểm soát viên
Chính phủ ban hành Nghị định 69/2023/NĐ-CP ngày 14/9/2023 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 159/2020/NĐ-CP về quản lý người giữ chức danh, chức vụ và người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp. Theo đó, từ ngày Nghị định 69/2023/NĐ-CP có hiệu lực thì bổ sung thêm 02 điều kiện người quản lý doanh nghiệp nhà nước, kiểm soát viên theo quy định sau: Có thêm điều kiện bổ nhiệm người quản lý doanh nghiệp nhà nước Bổ sung thêm điều kiện bổ nhiệm bổ nhiệm người quản lý doanh nghiệp nhà nước, kiểm soát viên được quy định như sau sau: - Bảo đảm tiêu chuẩn, điều kiện chung theo quy định của Đảng, Nhà nước và tiêu chuẩn, điều kiện cụ thể của chức vụ, chức danh bổ nhiệm theo quy định của cơ quan có thẩm quyền. - Đối với nhân sự từ nguồn tại chỗ phải được quy hoạch vào chức vụ, chức danh bổ nhiệm hoặc được quy hoạch chức vụ, chức danh tương đương trở lên. Đối với nhân sự nguồn từ nơi khác phải được quy hoạch vào chức vụ, chức danh tương đương trở lên. Trường hợp đặc biệt do cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định. Trường hợp doanh nghiệp mới thành lập chưa thực hiện việc phê duyệt quy hoạch thì do cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định. - Có hồ sơ, lý lịch cá nhân, bản kê khai tài sản, thu nhập theo quy định. - Tuổi bổ nhiệm: + Nhân sự được đề nghị bổ nhiệm lần đầu giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý hoặc đề nghị bổ nhiệm giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý cao hơn thì phải đủ tuổi để công tác trọn thời hạn bổ nhiệm. Thời điểm tính tuổi bổ nhiệm thực hiện theo quy định của cấp có thẩm quyền. Trường hợp đặc biệt do cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định. + Nhân sự được điều động, bổ nhiệm giữ chức vụ mới tương đương hoặc thấp hơn chức vụ đang giữ thì không tính tuổi bổ nhiệm theo quy định tại điểm a khoản này. - Đủ sức khỏe để hoàn thành nhiệm vụ được giao. - Không thuộc các trường hợp bị cấm đảm nhiệm chức vụ theo quy định của pháp luật. - Không trong thời hạn xử lý kỷ luật, đang bị điều tra, truy tố, xét xử. Trường hợp doanh nghiệp đang trong thời gian cơ quan có thẩm quyền thanh tra, kiểm tra thì cấp có thẩm quyền trao đổi với cơ quan thanh tra, kiểm tra về nhân sự được đề nghị bổ nhiệm trước khi quyết định. - Có thời gian giữ chức vụ đang đảm nhiệm hoặc chức vụ tương đương tối thiểu là 02 năm (24 tháng), nếu không liên tục thì được cộng dồn (chỉ cộng dồn đối với thời gian giữ chức vụ tương đương). Trường hợp đặc biệt do cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định. - Người quản lý doanh nghiệp bị kỷ luật trong thời gian giữ chức vụ thì không bổ nhiệm, giới thiệu ứng cử vào chức vụ cao hơn trong thời hạn theo quy định của cấp có thẩm quyền. (Nghị định 69/2023/NĐ-CP quy định 9 điều kiện bổ nhiệm người quản lý doanh nghiệp nhà nước, kiểm soát viên thay vì 7 điều kiện như quy định tại Nghị định 159/2020/NĐ-CP). Thủ tục mới bổ nhiệm đối với nguồn nhân sự từ nơi khác Trình tự, thủ tục thực hiện bổ nhiệm đối với nguồn nhân sự từ nơi khác được thực hiện theo quy định sau: Trường hợp nhân sự do cấp có thẩm quyền dự kiến điều động, bổ nhiệm, giới thiệu ứng cử từ nguồn nhân sự ngoài cơ quan, đơn vị thì cơ quan tham mưu về tổ chức, cán bộ tiến hành các công việc sau: Bước 1: Trao đổi ý kiến với tập thể lãnh đạo của cơ quan, tổ chức tiếp nhận nhân sự về dự kiến bổ nhiệm. Bước 2: Trao đổi, lấy ý kiến của tập thể lãnh đạo nơi nhân sự đang công tác về chủ trương điều động, bổ nhiệm. Người được giới thiệu phải đạt số phiếu trên 50% so với tổng số người được triệu tập; trường hợp người được giới thiệu có số phiếu đạt tỷ lệ 50% thì do người đứng đầu xem xét, quyết định; trường hợp người được giới thiệu có số phiếu đạt tỷ lệ dưới 50% thì vẫn tiến hành các bước tiếp theo và báo cáo cấp có thẩm quyền theo quy định tại Bước 3; lấy đánh giá, nhận xét của địa phương, cơ quan, đơn vị và hồ sơ nhân sự theo quy định. Gặp nhân sự để trao đổi về yêu cầu nhiệm vụ công tác. Bước 3: Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan thẩm định về nhân sự và báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định. Trường hợp nhân sự bảo đảm tiêu chuẩn, điều kiện theo quy định nhưng cơ quan, đơn vị nơi nhân sự công tác hoặc nơi tiếp nhận nhân sự hoặc nhân sự còn có ý kiến chưa thống nhất thì cơ quan tham mưu về tổ chức, cán bộ báo cáo đầy đủ các ý kiến và trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.”. Xem thêm Nghị định 69/2023/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày ngày 14/9/2023 sửa đổi Nghị định 159/2020/NĐ-CP.
Người quản lý doanh nghiệp nhà nước là công chức hay viên chức?
Vẫn còn nhiều câu hỏi được đặt ra xoay quanh việc Giám đốc, kế toán trưởng (người quản lý doanh nghiệp nhà nước) và kiểm soát viên làm việc nhà nước là công chức hay viên chức. Văn bản nào quy định về vấn đề này? Công chức, viên chức được pháp luật quy định như thế nào? Theo khoản 2 Điều 4 Luật Cán bộ, công chức 2008 được sửa đổi bởi Điều 1 Luật Cán bộ, công chức sửa đổi bổ sung 2019 quy định về công chức như sau: - Cán bộ, công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh tương ứng với vị trí việc làm trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan phục vụ theo chế độ chuyên nghiệp, công nhân công an, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước. - Bên cạnh đó, căn cứ theo Điều 2 Luật Viên chức 2010 quy định về viên chức là công dân Việt Nam được tuyển dụng theo vị trí việc làm, làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập theo chế độ hợp đồng làm việc, hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật. Doanh nghiệp nhà nước là gì? Doanh nghiệp nhà nước được pháp luật giải thích là doanh nghiệp nhà nước bao gồm các doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ, tổng số cổ phần có quyền biểu quyết theo quy định tại Điều 88 của Luật này. (Điều 4 Luật Doanh nghiệp 2020) Người quản lý doanh nghiệp là công chức hay viên chức? Căn cứ vào Điều 2 Nghị định 159/2020/NĐ-CP quy định về những đối tượng áp dụng quản lý người giữ chức danh, chức vụ và người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp như sau: 1. Cơ quan đại diện chủ sở hữu nhà nước. 2. Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ. 3. Doanh nghiệp do Nhà nước nắm trên 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần có quyền biểu quyết; doanh nghiệp do Nhà nước nắm không quá 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần có quyền biểu quyết (sau đây gọi là doanh nghiệp có phần vốn nhà nước). 4. Người giữ chức danh, chức vụ tại doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ (sau đây gọi là người quản lý doanh nghiệp nhà nước), bao gồm: - Chủ tịch Hội đồng thành viên; - Chủ tịch công ty (đối với công ty không có Hội đồng thành viên); - Thành viên Hội đồng thành viên; - Tổng giám đốc; - Giám đốc; - Phó tổng giám đốc; - Phó giám đốc; - Kế toán trưởng. 5. Kiểm soát viên tại doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ (sau đây gọi là Kiểm soát viên). Bên cạnh đó, căn cứ Điều 7 Nghị định 159/2020/NĐ-CP có quy định về kiêm nhiệm đối với người quản lý doanh nghiệp nhà nước, Kiểm soát viên và người đại diện phần vốn nhà nước như sau: - Việc kiêm nhiệm các chức danh, chức vụ khác của người quản lý doanh nghiệp nhà nước được quy định như sau: 1. Thành viên Hội đồng thành viên không được kiêm nhiệm các chức danh quản lý của doanh nghiệp mình, trừ trường hợp quy định tại điểm c khoản này; 2. Chủ tịch Hội đồng thành viên, Tổng giám đốc, Giám đốc, Kế toán trưởng không được kiêm nhiệm các chức danh quản lý của doanh nghiệp mình và các doanh nghiệp khác; Chủ tịch công ty có thể kiêm nhiệm Tổng giám đốc, Giám đốc doanh nghiệp mình nhưng không được kiêm nhiệm các chức danh quản lý của doanh nghiệp khác; 3. Trừ Chủ tịch Hội đồng thành viên, thành viên khác của Hội đồng thành viên có thể kiêm Tổng giám đốc, Giám đốc doanh nghiệp mình hoặc doanh nghiệp khác không phải là doanh nghiệp thành viên theo quyết định của cơ quan đại diện chủ sở hữu; 4. Phó Tổng giám đốc, Phó giám đốc được kiêm nhiệm các chức danh: Chủ tịch Hội đồng thành viên, Chủ tịch Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng thành viên, thành viên Hội đồng quản trị, Chủ tịch công ty ở doanh nghiệp thành viên, nhưng không quá 03; 5. Người quản lý doanh nghiệp nhà nước không là cán bộ, công chức, viên chức. - Việc kiêm nhiệm các chức danh, chức vụ khác của Kiểm soát viên được quy định như sau: 1. Trưởng Ban kiểm soát, Kiểm soát viên không được là người quản lý công ty và người quản lý tại doanh nghiệp khác; không được là Kiểm soát viên của doanh nghiệp không phải là doanh nghiệp nhà nước; không phải là người lao động của công ty; 2. Một cá nhân có thể đồng thời được bổ nhiệm làm Trưởng Ban kiểm soát, Kiểm soát viên của không quá 04 doanh nghiệp nhà nước. Như vậy, căn cứ vào Điểm đ Khoản 1 Điều 7 nêu trên thì Giám đốc, kế toán trưởng không là công chức, viên chức. Còn kiểm soát viên hiện tại không có quy định cụ thể về việc xác định công chức hay viên chức. Do đó, tùy theo quy chế tuyển dụng đối với vị trí này để xác định.
Người quản lý doanh nghiệp nhà nước là công chức hay viên chức?
Tôi muốn hỏi Giám đốc, kế toán trưởng (người quản lý doanh nghiệp nhà nước) với kiểm soát viên công ty tnhh MTV lâm nghiệp thuộc cty nhà nước quản lý. Họ là công chức hay viên chức? Công chức, viên chức được pháp luật quy định như thế nào? Theo khoản 2 Điều 4 Luật Cán bộ, công chức 2008 được sửa đổi bởi Điều 1 Luật Cán bộ, công chức sửa đổi bổ sung 2019 quy định về công chức như sau: "Điều 4. Cán bộ, công chức .. 2. Công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh tương ứng với vị trí việc làm trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan phục vụ theo chế độ chuyên nghiệp, công nhân công an, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước. Căn cứ theo Điều 2 Luật Viên chức 2010 quy định như sau: “Điều 2. Viên chức Viên chức là công dân Việt Nam được tuyển dụng theo vị trí việc làm, làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập theo chế độ hợp đồng làm việc, hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật.” Như vậy, công chức và viên chức được Pháp luật hiện hành quy định như trên. Doanh nghiệp nhà nước là gì? Căn cứ theo Điều 4 Luật Doanh nghiệp 2020 có giải thích về doanh nghiệp nhà nước như sau: “Điều 4. Giải thích từ ngữ … 11. Doanh nghiệp nhà nước bao gồm các doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ, tổng số cổ phần có quyền biểu quyết theo quy định tại Điều 88 của Luật này.” Người quản lý doanh nghiệp là công chức hay viên chức? Căn cứ vào Điều 2 Nghị định 159/2020/NĐ-CP quy định như sau: “Điều 2. Đối tượng áp dụng 1. Cơ quan đại diện chủ sở hữu nhà nước. 2. Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ. 3. Doanh nghiệp do Nhà nước nắm trên 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần có quyền biểu quyết; doanh nghiệp do Nhà nước nắm không quá 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần có quyền biểu quyết (sau đây gọi là doanh nghiệp có phần vốn nhà nước). 4. Người giữ chức danh, chức vụ tại doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ (sau đây gọi là người quản lý doanh nghiệp nhà nước), bao gồm: a) Chủ tịch Hội đồng thành viên; b) Chủ tịch công ty (đối với công ty không có Hội đồng thành viên); c) Thành viên Hội đồng thành viên; d) Tổng giám đốc; đ) Giám đốc; e) Phó tổng giám đốc; g) Phó giám đốc; h) Kế toán trưởng. 5. Kiểm soát viên tại doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ (sau đây gọi là Kiểm soát viên).” Bên cạnh đó, căn cứ Điều 7 Nghị định 159/2020/NĐ-CP quy định như sau: “Điều 7. Kiêm nhiệm đối với người quản lý doanh nghiệp nhà nước, Kiểm soát viên và người đại diện phần vốn nhà nước 1. Việc kiêm nhiệm các chức danh, chức vụ khác của người quản lý doanh nghiệp nhà nước được quy định như sau: a) Thành viên Hội đồng thành viên không được kiêm nhiệm các chức danh quản lý của doanh nghiệp mình, trừ trường hợp quy định tại điểm c khoản này; b) Chủ tịch Hội đồng thành viên, Tổng giám đốc, Giám đốc, Kế toán trưởng không được kiêm nhiệm các chức danh quản lý của doanh nghiệp mình và các doanh nghiệp khác; Chủ tịch công ty có thể kiêm nhiệm Tổng giám đốc, Giám đốc doanh nghiệp mình nhưng không được kiêm nhiệm các chức danh quản lý của doanh nghiệp khác; c) Trừ Chủ tịch Hội đồng thành viên, thành viên khác của Hội đồng thành viên có thể kiêm Tổng giám đốc, Giám đốc doanh nghiệp mình hoặc doanh nghiệp khác không phải là doanh nghiệp thành viên theo quyết định của cơ quan đại diện chủ sở hữu; d) Phó Tổng giám đốc, Phó giám đốc được kiêm nhiệm các chức danh: Chủ tịch Hội đồng thành viên, Chủ tịch Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng thành viên, thành viên Hội đồng quản trị, Chủ tịch công ty ở doanh nghiệp thành viên, nhưng không quá 03; đ) Người quản lý doanh nghiệp nhà nước không là cán bộ, công chức, viên chức. 2. Việc kiêm nhiệm các chức danh, chức vụ khác của Kiểm soát viên được quy định như sau: a) Trưởng Ban kiểm soát, Kiểm soát viên không được là người quản lý công ty và người quản lý tại doanh nghiệp khác; không được là Kiểm soát viên của doanh nghiệp không phải là doanh nghiệp nhà nước; không phải là người lao động của công ty; b) Một cá nhân có thể đồng thời được bổ nhiệm làm Trưởng Ban kiểm soát, Kiểm soát viên của không quá 04 doanh nghiệp nhà nước.” Như vậy, căn cứ vào Điểm đ Khoản 1 Điều 7 nêu trên thì Giám đốc, kế toán trưởng không là công chức, viên chức. Còn kiểm soát viên hiện tại không có quy định cụ thể về việc xác định công chức hay viên chức. Do đó tùy theo quy chế tuyển dụng đối với vị trí này để xác định.
Có giới hạn số nhiệm kỳ của kiểm soát viên trong công ty cổ phần không?
Ban kiểm soát viên thực hiện việc giám sát trong việc quản lý và điều hành công ty, giữ vai trò quan trong trong công ty. Các thành viên Kiểm soát viên phải đảm bảo các điều kiện để giữ chức vụ kiểm soát trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Vậy nhiệm kỳ và số nhiệm kỳ của kiểm soát viên có bị giới hạn không? Căn cứ khoản 1 Điều 168 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định ban kiểm soát như sau: 1. Ban kiểm soát có từ 03 đến 05 Kiểm soát viên. Nhiệm kỳ của Kiểm soát viên không quá 05 năm và có thể được bầu lại với số nhiệm kỳ không hạn chế. 2. Trưởng Ban kiểm soát do Ban kiểm soát bầu trong số các Kiểm soát viên; việc bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm theo nguyên tắc đa số. Quyền và nghĩa vụ của Trưởng Ban kiểm soát do Điều lệ công ty quy định. Ban kiểm soát phải có hơn một nửa số Kiểm soát viên thường trú tại Việt Nam. Trưởng Ban kiểm soát phải có bằng tốt nghiệp đại học trở lên thuộc một trong các chuyên ngành kinh tế, tài chính, kế toán, kiểm toán, luật, quản trị kinh doanh hoặc chuyên ngành có liên quan đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, trừ trường hợp Điều lệ công ty có quy định tiêu chuẩn khác cao hơn. 3. Trường hợp Kiểm soát viên có cùng thời điểm kết thúc nhiệm kỳ mà Kiểm soát viên nhiệm kỳ mới chưa được bầu thì Kiểm soát viên đã hết nhiệm kỳ vẫn tiếp tục thực hiện quyền và nghĩa vụ cho đến khi Kiểm soát viên nhiệm kỳ mới được bầu và nhận nhiệm vụ. Theo đó, kiểm soát viên có thể được bầu lại với số nhiệm kỳ không hạn chế và nhiệm kỳ của Kiểm soát viên không quá 05 năm.
Công ty cổ phần cần làm gì khi số lượng Kiểm soát viên ít hơn 03 thành viên?
Căn cứ điểm a Khoản 1 Điều 137 Luật Doanh nghiệp 2020: “Điều 137. Cơ cấu tổ chức quản lý công ty cổ phần 1. Trừ trường hợp pháp luật về chứng khoán có quy định khác, công ty cổ phần có quyền lựa chọn tổ chức quản lý và hoạt động theo một trong hai mô hình sau đây: a) Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát và Giám đốc hoặc Tổng giám đốc. Trường hợp công ty cổ phần có dưới 11 cổ đông và các cổ đông là tổ chức sở hữu dưới 50% tổng số cổ phần của công ty thì không bắt buộc phải có Ban kiểm soát;” Theo đó, công ty cổ phần phải có Ban kiểm soát trừ trường hợp công ty cổ phần có dưới 11 cổ đông và các cổ đông là tổ chức sở hữu dưới 50% tổng số cổ phần của công ty thì không bắt buộc phải có Ban kiểm soát. Căn cứ khoản 1 Điều 168 Luật Doanh nghiệp 2020: “Điều 168. Ban kiểm soát 1. Ban kiểm soát có từ 03 đến 05 Kiểm soát viên. Nhiệm kỳ của Kiểm soát viên không quá 05 năm và có thể được bầu lại với số nhiệm kỳ không hạn chế.” Theo đó, ban kiểm soát sẽ bao gồm từ 03 đến 05 Kiểm soát viên, nhiệm kỳ không quá 05 năm và có thể được bầu lại với số nhiệm kỳ không hạn chế. Căn cứ điểm b khoản 1 Điều 140 Luật Doanh nghiệp 2020: “Điều 140. Triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông 1. Hội đồng quản trị triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông thường niên và bất thường. Hội đồng quản trị triệu tập họp bất thường Đại hội đồng cổ đông trong trường hợp sau đây: … b) Số lượng thành viên Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát còn lại ít hơn số lượng thành viên tối thiểu theo quy định của pháp luật;” Theo đó, khi số lượng thành viên Ban kiểm soát còn lại ít hơn 03 Kiểm soát viên thì phải triệu tập cuộc họp Đại hội đồng cổ đông để bầu bổ sung Kiểm soát viên, đảm bảo số lượng thành viên theo quy định. Đồng thời, Kiểm soát viên được bầu phải đáp ứng tiêu chuẩn và điều kiện của Kiểm soát viên theo Điều 169 Luật Doanh nghiệp 2020. Căn cứ khoản 3 Điều 168 Luật Doanh nghiệp 2020: “Điều 168. Ban kiểm soát … 3. Trường hợp Kiểm soát viên có cùng thời điểm kết thúc nhiệm kỳ mà Kiểm soát viên nhiệm kỳ mới chưa được bầu thì Kiểm soát viên đã hết nhiệm kỳ vẫn tiếp tục thực hiện quyền và nghĩa vụ cho đến khi Kiểm soát viên nhiệm kỳ mới được bầu và nhận nhiệm vụ.” Theo đó, trong thời gian chưa bầu được người thay thế thì thành viên kiểm soát viên đã hết nhiệm kỳ vẫn tiếp tục thực hiện quyền và nghĩa vụ cho đến khi Kiểm soát viên nhiệm kỳ mới được bầu và nhận nhiệm vụ.
Kiểm soát viên làm người đại diện theo pháp luật có được không?
Thưa Luật Sư, Kiểm soát viên Công ty TNHH MTV do tổ chức làm chủ sở hữu có thể làm người đại diện theo pháp luật cho doanh nghiệp được không? Có quy định nào hạn chế điều này không ạ? Trân trọng, Tùng Nguyễn
Đồng thời làm kiểm soát viên hai công ty được không?
Mình có 1 vấn đề thắc mẵ như sau: bên mình là công ty cổ phần, hiện có ban kiểm soát bao gồm 3 thành viên, trong đó 1 thành viên ban kiểm soát làm việc chuyên trách tại công ty. Vậy thành viên ban kiểm soát có thể làm kiểm soát viên tại công ty khác được hay không? Theo mình tìm hiểu thì: Quy định về tiêu chuẩn Ban Kiểm soát công ty cổ phẩn tại Luật Doanh nghiệp 2014 có nêu: "Điều 163. Ban kiểm soát 1. Ban kiểm soát có từ 03 đến 05 thành viên, nhiệm kỳ của Kiểm soát viên không quá 05 năm và Kiểm soát viên có thể được bầu lại với số nhiệm kỳ không hạn chế. 2. Các Kiểm soát viên bầu một người trong số họ làm Trưởng Ban kiểm soát theo nguyên tắc đa số. Quyền và nghĩa vụ của Trưởng Ban kiểm soát do Điều lệ công ty quy định. Ban kiểm soát phải có hơn một nửa số thành viên thường trú ở Việt Nam. Trưởng Ban kiểm soát phải là kế toán viên hoặc kiểm toán viên chuyên nghiệp và phải làm việc chuyên trách tại công ty, trừ trường hợp Điều lệ công ty quy định tiêu chuẩn khác cao hơn. 3. Trường hợp Kiểm soát viên có cùng thời điểm kết thúc nhiệm kỳ mà Kiểm soát viên nhiệm kỳ mới chưa được bầu thì Kiểm soát viên đã hết nhiệm kỳ vẫn tiếp tục thực hiện quyền và nghĩa vụ cho đến khi Kiểm soát viên nhiệm kỳ mới được bầu và nhận nhiệm vụ." Theo đó, không có quy định nào cấm kiểm soát viên công ty này làm kiểm soát viên công ty khác chị nhé. Riêng Trường Ban kiểm soát phải làm chuyên trách nên không đồng thời làm kiểm soát viên công ty khác được. Mọi người góp ý giúp mình nhé
Kiểm soát viên có cần ký kết HĐLĐ
Dear các anh chị, Công ty cổ phần bầu Ban kiểm soát tại Đại hội cổ đông. Vậy các thành viên Ban kiểm soát có cần phải ký kết HĐLĐ không? nếu cần thì ký với TGĐ Công ty hay Chủ tịch HĐQT? Mong nhận được hướng dẫn sớm từ các anh chị. Trân trọng cảm ơn! Tấn Dũng
Thời gian bổ nhiệm kiểm soát viên trong Công ty TNHH MTV do nhà nước làm chủ sở hữu
Theo khoản 1 Điều 82 Luật Doanh nghiệp số 68/2014/QH13 nhiệm kỳ của Kiểm soát viên không quá 5 năm. Vừa rồi tôi được chủ sở hữu bổ nhiệm lại với thời gian 5 năm. ( trước đây là 3 năm) Ngày ký quyết định là 22/9/2015, thời gian bổ nhiệm tính từ ngày 11/7/2015. Nhưng vừa rồi Chinh phủ ra Nghị định số 97/2015/NĐ-CP ngày 19/10/2015, có hiệu lực ngày 05/12/2015 quy định thời gian giữ chức vụ Kiểm soát viên trong Cty TNHH MTV là 3 năm. ( tại Khoản 1 Điều 26). Qua quyết định trên của tôi, chủ sở hữu có điều chỉnh lại thời gian giữ chưc vụ lại không. Mong luật sư cho ý kiến. Xin trân trọng cảm ơn.
Kiểm soát viên có được là người lao động trong doanh nghiệp nhà nước không?
Tiêu chuẩn của kiểm soát viên trong doanh nghiệp? Kiểm sóat viên trong doanh nghiệp nhà nước có khác gì so với kiểm soát viên doanh nghiệp ngoài nhà nước? Kiểm soát viên có được là người lao động trong doanh nghiệp đó không? Tiêu chuẩn của kiểm soát viên trong doanh nghiệp ngoài nhà nước Theo Điều 65, Điều 168, 169 Luật doanh nghiệp 2020 thì tiêu chuẩn của kiểm soát viên trong doanh ngiệp ngoài nhà nước được quy định như sau: Kiểm soát viên phải có các tiêu chuẩn và điều kiện sau đây: - Không thuộc đối tượng theo quy định tại khoản 2 Điều 17 Luật doanh nghiệp 2020. - Được đào tạo một trong các chuyên ngành về kinh tế, tài chính, kế toán, kiểm toán, luật, quản trị kinh doanh hoặc chuyên ngành phù hợp với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp; - Không phải là người có quan hệ gia đình của thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và người quản lý khác; - Không phải là người quản lý công ty; không nhất thiết phải là cổ đông hoặc người lao động của công ty, trừ trường hợp Điều lệ công ty có quy định khác; - Tiêu chuẩn và điều kiện khác theo quy định khác của pháp luật có liên quan và Điều lệ công ty. Ngoài các tiêu chuẩn, điều kiện nêu trên thì Kiểm soát viên công ty đại chúng, doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần có quyền biểu quyết không được là người có quan hệ gia đình của người quản lý doanh nghiệp của công ty và công ty mẹ; người đại diện phần vốn của doanh nghiệp, người đại diện phần vốn nhà nước tại công ty mẹ và tại công ty. Tiêu chuẩn của kiểm soát viên trong doanh nghiệp nhà nước Theo Điều 88 Luật doanh nghiệp 2020, doanh nghiệp nhà nước được tổ chức quản lý dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, bao gồm: - Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ; - Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần có quyền biểu quyết. Theo Điều 103 Luật doanh nghiệp 2020 quy định Kiểm soát viên trong doanh nghiệp nhà nước phải có tiêu chuẩn và điều kiện sau đây: - Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên thuộc một trong các chuyên ngành về kinh tế, tài chính, kế toán, kiểm toán, luật, quản trị kinh doanh hoặc chuyên ngành phù hợp với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và có ít nhất 03 năm kinh nghiệm làm việc; Trưởng Ban kiểm soát phải có ít nhất 05 năm kinh nghiệm làm việc; - Không được là người quản lý công ty và người quản lý tại doanh nghiệp khác; không được là Kiểm soát viên của doanh nghiệp không phải là doanh nghiệp nhà nước; không phải là người lao động của công ty; - Không phải là người có quan hệ gia đình của người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan đại diện chủ sở hữu của công ty; thành viên Hội đồng thành viên của công ty; Chủ tịch công ty; Giám đốc hoặc Tổng giám đốc; Phó giám đốc hoặc Phó Tổng giám đốc, Kế toán trưởng; Kiểm soát viên khác của công ty; - Tiêu chuẩn và điều kiện khác quy định tại Điều lệ công ty. - Một cá nhân có thể đồng thời được bổ nhiệm làm Trưởng Ban kiểm soát, Kiểm soát viên của không quá 04 doanh nghiệp nhà nước. Ngoài ra, theo Khoản 2 Điều 169 Luật doanh nghiệp 2020, Kiểm soát viên doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần có quyền biểu quyết không được là người có quan hệ gia đình của người quản lý doanh nghiệp của công ty và công ty mẹ; người đại diện phần vốn của doanh nghiệp, người đại diện phần vốn nhà nước tại công ty mẹ và tại công ty. Kiểm soát viên có được là người lao động trong doanh nghiệp đó không? Theo các quy định đã trích dẫn phía trên thì đối với doanh nghiệp ngoài nhà nước, Kiểm soát viên có thể là người lao động của chính doanh nghiệp đó. Tuy nhiên, đối với doanh nghiệp nhà nước thì kiểm soát viên không được làm người lao động trong chính doanh nghiệp. Hi vọng thông tin trên hữu ích đối với bạn!
Kiểm soát viên khí tượng thủy văn hạng 2 được áp dụng bậc, hệ số lương viên chức loại nào?
Kiểm soát viên khí tượng thủy văn hạng 2 được áp dụng bậc, hệ số lương viên chức loại nào và phải đáp ứng những tiêu chuẩn gì về trình độ đào tạo, đạo đức nghề nghiệp? Kiểm soát viên khí tượng thủy văn hạng 2 được áp dụng bậc, hệ số lương nào? Hệ số lương của kiểm soát viên khí tượng thủy văn hạng 2 được quy định tại điểm a khoản 1 Điều 9 Thông tư liên tịch 55/2015/TTLT-BTNMT-BNV như sau: Các chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành kiểm soát khí tượng thủy văn được áp dụng Bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ đối với cán bộ, viên chức trong các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước (Bảng 3) ban hành kèm theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang (sau đây viết tắt là Nghị định số 204/2004/NĐ-CP), như sau: - Chức danh nghề nghiệp kiểm soát viên khí tượng thủy văn hạng II áp dụng bậc, hệ số lương của viên chức loại A2, nhóm 1 (A2.1), từ hệ số lương 4,40 đến hệ số lương 6,78. - Chức danh nghề nghiệp kiểm soát viên khí tượng thủy văn hạng III áp dụng bậc, hệ số lương của viên chức loại A1, từ hệ số lương 2,34 đến hệ số lương 4,98. - Chức danh nghề nghiệp kiểm soát viên khí tượng thủy văn hạng IV áp dụng bậc, hệ số lương của viên chức loại B, từ hệ số lương 1,86 đến hệ số lương 4,06. Theo đó, chức danh nghề nghiệp kiểm soát viên khí tượng thủy văn hạng 2 áp dụng bậc, hệ số lương của viên chức loại A2, nhóm 1 (A2.1), từ hệ số lương 4,40 đến hệ số lương 6,78. Kiểm soát viên khí tượng thủy văn hạng 2 phải đáp ứng những tiêu chuẩn gì về trình độ đào tạo? Tiêu chuẩn trình độ đào tạo của kiểm soát viên khí tượng thủy văn hạng 2 được quy định tại khoản 2 Điều 4 Thông tư liên tịch 55/2015/TTLT-BTNMT-BNV (được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 4 Thông tư 12/2022/TT-BTNMT) như sau: - Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên phù hợp với khung năng lực của vị trí việc làm hoặc ngành, chuyên ngành khí tượng, thủy văn, thủy lợi, hải văn, hải dương, môi trường, địa lý, biến đổi khí hậu, tài nguyên và môi trường; - Có chứng chỉ hoàn thành chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành kiểm soát khí tượng thủy văn. Tiêu chuẩn về đạo đức nghề nghiệp đối với kiểm soát viên khí tượng thủy văn hạng 2 như thế nào? Tiêu chuẩn về đạo đức nghề nghiệp đối với kiểm soát viên khí tượng thủy văn hạng 2 được quy định tại Điều 3 Thông tư liên tịch 55/2015/TTLT-BTNMT-BNV như sau: - Có tinh thần trách nhiệm cao với công việc được giao, luôn tuân thủ pháp luật; thực hiện đúng và đầy đủ các nghĩa vụ của người viên chức trong hoạt động nghề nghiệp. - Có tinh thần cầu thị, hợp tác và không ngừng học tập nâng cao trình độ chuyên môn, tích cực nghiên cứu và chủ động áp dụng các thành tựu khoa học trong công tác kiểm soát khí tượng thủy văn; tâm huyết với công việc. - Không lợi dụng chức danh, quyền hạn để hoạt động xâm hại đến quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia; không mưu cầu lợi ích cá nhân; giữ gìn bí mật quốc gia trong phạm vi chuyên môn của mình. - Có lối sống lành mạnh, gương mẫu; không quan liêu, tham nhũng; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và tích cực đấu tranh với những hành vi tiêu cực. Tóm lại, chức danh nghề nghiệp kiểm soát viên khí tượng thủy văn hạng 2 áp dụng bậc, hệ số lương của viên chức loại A2, nhóm 1 (A2.1), từ hệ số lương 4,40 đến hệ số lương 6,78.
09 điều kiện bổ nhiệm người quản lý doanh nghiệp nhà nước, kiểm soát viên
Chính phủ ban hành Nghị định 69/2023/NĐ-CP ngày 14/9/2023 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 159/2020/NĐ-CP về quản lý người giữ chức danh, chức vụ và người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp. Theo đó, từ ngày Nghị định 69/2023/NĐ-CP có hiệu lực thì bổ sung thêm 02 điều kiện người quản lý doanh nghiệp nhà nước, kiểm soát viên theo quy định sau: Có thêm điều kiện bổ nhiệm người quản lý doanh nghiệp nhà nước Bổ sung thêm điều kiện bổ nhiệm bổ nhiệm người quản lý doanh nghiệp nhà nước, kiểm soát viên được quy định như sau sau: - Bảo đảm tiêu chuẩn, điều kiện chung theo quy định của Đảng, Nhà nước và tiêu chuẩn, điều kiện cụ thể của chức vụ, chức danh bổ nhiệm theo quy định của cơ quan có thẩm quyền. - Đối với nhân sự từ nguồn tại chỗ phải được quy hoạch vào chức vụ, chức danh bổ nhiệm hoặc được quy hoạch chức vụ, chức danh tương đương trở lên. Đối với nhân sự nguồn từ nơi khác phải được quy hoạch vào chức vụ, chức danh tương đương trở lên. Trường hợp đặc biệt do cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định. Trường hợp doanh nghiệp mới thành lập chưa thực hiện việc phê duyệt quy hoạch thì do cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định. - Có hồ sơ, lý lịch cá nhân, bản kê khai tài sản, thu nhập theo quy định. - Tuổi bổ nhiệm: + Nhân sự được đề nghị bổ nhiệm lần đầu giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý hoặc đề nghị bổ nhiệm giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý cao hơn thì phải đủ tuổi để công tác trọn thời hạn bổ nhiệm. Thời điểm tính tuổi bổ nhiệm thực hiện theo quy định của cấp có thẩm quyền. Trường hợp đặc biệt do cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định. + Nhân sự được điều động, bổ nhiệm giữ chức vụ mới tương đương hoặc thấp hơn chức vụ đang giữ thì không tính tuổi bổ nhiệm theo quy định tại điểm a khoản này. - Đủ sức khỏe để hoàn thành nhiệm vụ được giao. - Không thuộc các trường hợp bị cấm đảm nhiệm chức vụ theo quy định của pháp luật. - Không trong thời hạn xử lý kỷ luật, đang bị điều tra, truy tố, xét xử. Trường hợp doanh nghiệp đang trong thời gian cơ quan có thẩm quyền thanh tra, kiểm tra thì cấp có thẩm quyền trao đổi với cơ quan thanh tra, kiểm tra về nhân sự được đề nghị bổ nhiệm trước khi quyết định. - Có thời gian giữ chức vụ đang đảm nhiệm hoặc chức vụ tương đương tối thiểu là 02 năm (24 tháng), nếu không liên tục thì được cộng dồn (chỉ cộng dồn đối với thời gian giữ chức vụ tương đương). Trường hợp đặc biệt do cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định. - Người quản lý doanh nghiệp bị kỷ luật trong thời gian giữ chức vụ thì không bổ nhiệm, giới thiệu ứng cử vào chức vụ cao hơn trong thời hạn theo quy định của cấp có thẩm quyền. (Nghị định 69/2023/NĐ-CP quy định 9 điều kiện bổ nhiệm người quản lý doanh nghiệp nhà nước, kiểm soát viên thay vì 7 điều kiện như quy định tại Nghị định 159/2020/NĐ-CP). Thủ tục mới bổ nhiệm đối với nguồn nhân sự từ nơi khác Trình tự, thủ tục thực hiện bổ nhiệm đối với nguồn nhân sự từ nơi khác được thực hiện theo quy định sau: Trường hợp nhân sự do cấp có thẩm quyền dự kiến điều động, bổ nhiệm, giới thiệu ứng cử từ nguồn nhân sự ngoài cơ quan, đơn vị thì cơ quan tham mưu về tổ chức, cán bộ tiến hành các công việc sau: Bước 1: Trao đổi ý kiến với tập thể lãnh đạo của cơ quan, tổ chức tiếp nhận nhân sự về dự kiến bổ nhiệm. Bước 2: Trao đổi, lấy ý kiến của tập thể lãnh đạo nơi nhân sự đang công tác về chủ trương điều động, bổ nhiệm. Người được giới thiệu phải đạt số phiếu trên 50% so với tổng số người được triệu tập; trường hợp người được giới thiệu có số phiếu đạt tỷ lệ 50% thì do người đứng đầu xem xét, quyết định; trường hợp người được giới thiệu có số phiếu đạt tỷ lệ dưới 50% thì vẫn tiến hành các bước tiếp theo và báo cáo cấp có thẩm quyền theo quy định tại Bước 3; lấy đánh giá, nhận xét của địa phương, cơ quan, đơn vị và hồ sơ nhân sự theo quy định. Gặp nhân sự để trao đổi về yêu cầu nhiệm vụ công tác. Bước 3: Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan thẩm định về nhân sự và báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định. Trường hợp nhân sự bảo đảm tiêu chuẩn, điều kiện theo quy định nhưng cơ quan, đơn vị nơi nhân sự công tác hoặc nơi tiếp nhận nhân sự hoặc nhân sự còn có ý kiến chưa thống nhất thì cơ quan tham mưu về tổ chức, cán bộ báo cáo đầy đủ các ý kiến và trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.”. Xem thêm Nghị định 69/2023/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày ngày 14/9/2023 sửa đổi Nghị định 159/2020/NĐ-CP.
Người quản lý doanh nghiệp nhà nước là công chức hay viên chức?
Vẫn còn nhiều câu hỏi được đặt ra xoay quanh việc Giám đốc, kế toán trưởng (người quản lý doanh nghiệp nhà nước) và kiểm soát viên làm việc nhà nước là công chức hay viên chức. Văn bản nào quy định về vấn đề này? Công chức, viên chức được pháp luật quy định như thế nào? Theo khoản 2 Điều 4 Luật Cán bộ, công chức 2008 được sửa đổi bởi Điều 1 Luật Cán bộ, công chức sửa đổi bổ sung 2019 quy định về công chức như sau: - Cán bộ, công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh tương ứng với vị trí việc làm trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan phục vụ theo chế độ chuyên nghiệp, công nhân công an, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước. - Bên cạnh đó, căn cứ theo Điều 2 Luật Viên chức 2010 quy định về viên chức là công dân Việt Nam được tuyển dụng theo vị trí việc làm, làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập theo chế độ hợp đồng làm việc, hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật. Doanh nghiệp nhà nước là gì? Doanh nghiệp nhà nước được pháp luật giải thích là doanh nghiệp nhà nước bao gồm các doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ, tổng số cổ phần có quyền biểu quyết theo quy định tại Điều 88 của Luật này. (Điều 4 Luật Doanh nghiệp 2020) Người quản lý doanh nghiệp là công chức hay viên chức? Căn cứ vào Điều 2 Nghị định 159/2020/NĐ-CP quy định về những đối tượng áp dụng quản lý người giữ chức danh, chức vụ và người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp như sau: 1. Cơ quan đại diện chủ sở hữu nhà nước. 2. Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ. 3. Doanh nghiệp do Nhà nước nắm trên 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần có quyền biểu quyết; doanh nghiệp do Nhà nước nắm không quá 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần có quyền biểu quyết (sau đây gọi là doanh nghiệp có phần vốn nhà nước). 4. Người giữ chức danh, chức vụ tại doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ (sau đây gọi là người quản lý doanh nghiệp nhà nước), bao gồm: - Chủ tịch Hội đồng thành viên; - Chủ tịch công ty (đối với công ty không có Hội đồng thành viên); - Thành viên Hội đồng thành viên; - Tổng giám đốc; - Giám đốc; - Phó tổng giám đốc; - Phó giám đốc; - Kế toán trưởng. 5. Kiểm soát viên tại doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ (sau đây gọi là Kiểm soát viên). Bên cạnh đó, căn cứ Điều 7 Nghị định 159/2020/NĐ-CP có quy định về kiêm nhiệm đối với người quản lý doanh nghiệp nhà nước, Kiểm soát viên và người đại diện phần vốn nhà nước như sau: - Việc kiêm nhiệm các chức danh, chức vụ khác của người quản lý doanh nghiệp nhà nước được quy định như sau: 1. Thành viên Hội đồng thành viên không được kiêm nhiệm các chức danh quản lý của doanh nghiệp mình, trừ trường hợp quy định tại điểm c khoản này; 2. Chủ tịch Hội đồng thành viên, Tổng giám đốc, Giám đốc, Kế toán trưởng không được kiêm nhiệm các chức danh quản lý của doanh nghiệp mình và các doanh nghiệp khác; Chủ tịch công ty có thể kiêm nhiệm Tổng giám đốc, Giám đốc doanh nghiệp mình nhưng không được kiêm nhiệm các chức danh quản lý của doanh nghiệp khác; 3. Trừ Chủ tịch Hội đồng thành viên, thành viên khác của Hội đồng thành viên có thể kiêm Tổng giám đốc, Giám đốc doanh nghiệp mình hoặc doanh nghiệp khác không phải là doanh nghiệp thành viên theo quyết định của cơ quan đại diện chủ sở hữu; 4. Phó Tổng giám đốc, Phó giám đốc được kiêm nhiệm các chức danh: Chủ tịch Hội đồng thành viên, Chủ tịch Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng thành viên, thành viên Hội đồng quản trị, Chủ tịch công ty ở doanh nghiệp thành viên, nhưng không quá 03; 5. Người quản lý doanh nghiệp nhà nước không là cán bộ, công chức, viên chức. - Việc kiêm nhiệm các chức danh, chức vụ khác của Kiểm soát viên được quy định như sau: 1. Trưởng Ban kiểm soát, Kiểm soát viên không được là người quản lý công ty và người quản lý tại doanh nghiệp khác; không được là Kiểm soát viên của doanh nghiệp không phải là doanh nghiệp nhà nước; không phải là người lao động của công ty; 2. Một cá nhân có thể đồng thời được bổ nhiệm làm Trưởng Ban kiểm soát, Kiểm soát viên của không quá 04 doanh nghiệp nhà nước. Như vậy, căn cứ vào Điểm đ Khoản 1 Điều 7 nêu trên thì Giám đốc, kế toán trưởng không là công chức, viên chức. Còn kiểm soát viên hiện tại không có quy định cụ thể về việc xác định công chức hay viên chức. Do đó, tùy theo quy chế tuyển dụng đối với vị trí này để xác định.
Người quản lý doanh nghiệp nhà nước là công chức hay viên chức?
Tôi muốn hỏi Giám đốc, kế toán trưởng (người quản lý doanh nghiệp nhà nước) với kiểm soát viên công ty tnhh MTV lâm nghiệp thuộc cty nhà nước quản lý. Họ là công chức hay viên chức? Công chức, viên chức được pháp luật quy định như thế nào? Theo khoản 2 Điều 4 Luật Cán bộ, công chức 2008 được sửa đổi bởi Điều 1 Luật Cán bộ, công chức sửa đổi bổ sung 2019 quy định về công chức như sau: "Điều 4. Cán bộ, công chức .. 2. Công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh tương ứng với vị trí việc làm trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan phục vụ theo chế độ chuyên nghiệp, công nhân công an, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước. Căn cứ theo Điều 2 Luật Viên chức 2010 quy định như sau: “Điều 2. Viên chức Viên chức là công dân Việt Nam được tuyển dụng theo vị trí việc làm, làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập theo chế độ hợp đồng làm việc, hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật.” Như vậy, công chức và viên chức được Pháp luật hiện hành quy định như trên. Doanh nghiệp nhà nước là gì? Căn cứ theo Điều 4 Luật Doanh nghiệp 2020 có giải thích về doanh nghiệp nhà nước như sau: “Điều 4. Giải thích từ ngữ … 11. Doanh nghiệp nhà nước bao gồm các doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ, tổng số cổ phần có quyền biểu quyết theo quy định tại Điều 88 của Luật này.” Người quản lý doanh nghiệp là công chức hay viên chức? Căn cứ vào Điều 2 Nghị định 159/2020/NĐ-CP quy định như sau: “Điều 2. Đối tượng áp dụng 1. Cơ quan đại diện chủ sở hữu nhà nước. 2. Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ. 3. Doanh nghiệp do Nhà nước nắm trên 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần có quyền biểu quyết; doanh nghiệp do Nhà nước nắm không quá 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần có quyền biểu quyết (sau đây gọi là doanh nghiệp có phần vốn nhà nước). 4. Người giữ chức danh, chức vụ tại doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ (sau đây gọi là người quản lý doanh nghiệp nhà nước), bao gồm: a) Chủ tịch Hội đồng thành viên; b) Chủ tịch công ty (đối với công ty không có Hội đồng thành viên); c) Thành viên Hội đồng thành viên; d) Tổng giám đốc; đ) Giám đốc; e) Phó tổng giám đốc; g) Phó giám đốc; h) Kế toán trưởng. 5. Kiểm soát viên tại doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ (sau đây gọi là Kiểm soát viên).” Bên cạnh đó, căn cứ Điều 7 Nghị định 159/2020/NĐ-CP quy định như sau: “Điều 7. Kiêm nhiệm đối với người quản lý doanh nghiệp nhà nước, Kiểm soát viên và người đại diện phần vốn nhà nước 1. Việc kiêm nhiệm các chức danh, chức vụ khác của người quản lý doanh nghiệp nhà nước được quy định như sau: a) Thành viên Hội đồng thành viên không được kiêm nhiệm các chức danh quản lý của doanh nghiệp mình, trừ trường hợp quy định tại điểm c khoản này; b) Chủ tịch Hội đồng thành viên, Tổng giám đốc, Giám đốc, Kế toán trưởng không được kiêm nhiệm các chức danh quản lý của doanh nghiệp mình và các doanh nghiệp khác; Chủ tịch công ty có thể kiêm nhiệm Tổng giám đốc, Giám đốc doanh nghiệp mình nhưng không được kiêm nhiệm các chức danh quản lý của doanh nghiệp khác; c) Trừ Chủ tịch Hội đồng thành viên, thành viên khác của Hội đồng thành viên có thể kiêm Tổng giám đốc, Giám đốc doanh nghiệp mình hoặc doanh nghiệp khác không phải là doanh nghiệp thành viên theo quyết định của cơ quan đại diện chủ sở hữu; d) Phó Tổng giám đốc, Phó giám đốc được kiêm nhiệm các chức danh: Chủ tịch Hội đồng thành viên, Chủ tịch Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng thành viên, thành viên Hội đồng quản trị, Chủ tịch công ty ở doanh nghiệp thành viên, nhưng không quá 03; đ) Người quản lý doanh nghiệp nhà nước không là cán bộ, công chức, viên chức. 2. Việc kiêm nhiệm các chức danh, chức vụ khác của Kiểm soát viên được quy định như sau: a) Trưởng Ban kiểm soát, Kiểm soát viên không được là người quản lý công ty và người quản lý tại doanh nghiệp khác; không được là Kiểm soát viên của doanh nghiệp không phải là doanh nghiệp nhà nước; không phải là người lao động của công ty; b) Một cá nhân có thể đồng thời được bổ nhiệm làm Trưởng Ban kiểm soát, Kiểm soát viên của không quá 04 doanh nghiệp nhà nước.” Như vậy, căn cứ vào Điểm đ Khoản 1 Điều 7 nêu trên thì Giám đốc, kế toán trưởng không là công chức, viên chức. Còn kiểm soát viên hiện tại không có quy định cụ thể về việc xác định công chức hay viên chức. Do đó tùy theo quy chế tuyển dụng đối với vị trí này để xác định.
Có giới hạn số nhiệm kỳ của kiểm soát viên trong công ty cổ phần không?
Ban kiểm soát viên thực hiện việc giám sát trong việc quản lý và điều hành công ty, giữ vai trò quan trong trong công ty. Các thành viên Kiểm soát viên phải đảm bảo các điều kiện để giữ chức vụ kiểm soát trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Vậy nhiệm kỳ và số nhiệm kỳ của kiểm soát viên có bị giới hạn không? Căn cứ khoản 1 Điều 168 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định ban kiểm soát như sau: 1. Ban kiểm soát có từ 03 đến 05 Kiểm soát viên. Nhiệm kỳ của Kiểm soát viên không quá 05 năm và có thể được bầu lại với số nhiệm kỳ không hạn chế. 2. Trưởng Ban kiểm soát do Ban kiểm soát bầu trong số các Kiểm soát viên; việc bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm theo nguyên tắc đa số. Quyền và nghĩa vụ của Trưởng Ban kiểm soát do Điều lệ công ty quy định. Ban kiểm soát phải có hơn một nửa số Kiểm soát viên thường trú tại Việt Nam. Trưởng Ban kiểm soát phải có bằng tốt nghiệp đại học trở lên thuộc một trong các chuyên ngành kinh tế, tài chính, kế toán, kiểm toán, luật, quản trị kinh doanh hoặc chuyên ngành có liên quan đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, trừ trường hợp Điều lệ công ty có quy định tiêu chuẩn khác cao hơn. 3. Trường hợp Kiểm soát viên có cùng thời điểm kết thúc nhiệm kỳ mà Kiểm soát viên nhiệm kỳ mới chưa được bầu thì Kiểm soát viên đã hết nhiệm kỳ vẫn tiếp tục thực hiện quyền và nghĩa vụ cho đến khi Kiểm soát viên nhiệm kỳ mới được bầu và nhận nhiệm vụ. Theo đó, kiểm soát viên có thể được bầu lại với số nhiệm kỳ không hạn chế và nhiệm kỳ của Kiểm soát viên không quá 05 năm.
Công ty cổ phần cần làm gì khi số lượng Kiểm soát viên ít hơn 03 thành viên?
Căn cứ điểm a Khoản 1 Điều 137 Luật Doanh nghiệp 2020: “Điều 137. Cơ cấu tổ chức quản lý công ty cổ phần 1. Trừ trường hợp pháp luật về chứng khoán có quy định khác, công ty cổ phần có quyền lựa chọn tổ chức quản lý và hoạt động theo một trong hai mô hình sau đây: a) Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát và Giám đốc hoặc Tổng giám đốc. Trường hợp công ty cổ phần có dưới 11 cổ đông và các cổ đông là tổ chức sở hữu dưới 50% tổng số cổ phần của công ty thì không bắt buộc phải có Ban kiểm soát;” Theo đó, công ty cổ phần phải có Ban kiểm soát trừ trường hợp công ty cổ phần có dưới 11 cổ đông và các cổ đông là tổ chức sở hữu dưới 50% tổng số cổ phần của công ty thì không bắt buộc phải có Ban kiểm soát. Căn cứ khoản 1 Điều 168 Luật Doanh nghiệp 2020: “Điều 168. Ban kiểm soát 1. Ban kiểm soát có từ 03 đến 05 Kiểm soát viên. Nhiệm kỳ của Kiểm soát viên không quá 05 năm và có thể được bầu lại với số nhiệm kỳ không hạn chế.” Theo đó, ban kiểm soát sẽ bao gồm từ 03 đến 05 Kiểm soát viên, nhiệm kỳ không quá 05 năm và có thể được bầu lại với số nhiệm kỳ không hạn chế. Căn cứ điểm b khoản 1 Điều 140 Luật Doanh nghiệp 2020: “Điều 140. Triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông 1. Hội đồng quản trị triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông thường niên và bất thường. Hội đồng quản trị triệu tập họp bất thường Đại hội đồng cổ đông trong trường hợp sau đây: … b) Số lượng thành viên Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát còn lại ít hơn số lượng thành viên tối thiểu theo quy định của pháp luật;” Theo đó, khi số lượng thành viên Ban kiểm soát còn lại ít hơn 03 Kiểm soát viên thì phải triệu tập cuộc họp Đại hội đồng cổ đông để bầu bổ sung Kiểm soát viên, đảm bảo số lượng thành viên theo quy định. Đồng thời, Kiểm soát viên được bầu phải đáp ứng tiêu chuẩn và điều kiện của Kiểm soát viên theo Điều 169 Luật Doanh nghiệp 2020. Căn cứ khoản 3 Điều 168 Luật Doanh nghiệp 2020: “Điều 168. Ban kiểm soát … 3. Trường hợp Kiểm soát viên có cùng thời điểm kết thúc nhiệm kỳ mà Kiểm soát viên nhiệm kỳ mới chưa được bầu thì Kiểm soát viên đã hết nhiệm kỳ vẫn tiếp tục thực hiện quyền và nghĩa vụ cho đến khi Kiểm soát viên nhiệm kỳ mới được bầu và nhận nhiệm vụ.” Theo đó, trong thời gian chưa bầu được người thay thế thì thành viên kiểm soát viên đã hết nhiệm kỳ vẫn tiếp tục thực hiện quyền và nghĩa vụ cho đến khi Kiểm soát viên nhiệm kỳ mới được bầu và nhận nhiệm vụ.
Kiểm soát viên làm người đại diện theo pháp luật có được không?
Thưa Luật Sư, Kiểm soát viên Công ty TNHH MTV do tổ chức làm chủ sở hữu có thể làm người đại diện theo pháp luật cho doanh nghiệp được không? Có quy định nào hạn chế điều này không ạ? Trân trọng, Tùng Nguyễn
Đồng thời làm kiểm soát viên hai công ty được không?
Mình có 1 vấn đề thắc mẵ như sau: bên mình là công ty cổ phần, hiện có ban kiểm soát bao gồm 3 thành viên, trong đó 1 thành viên ban kiểm soát làm việc chuyên trách tại công ty. Vậy thành viên ban kiểm soát có thể làm kiểm soát viên tại công ty khác được hay không? Theo mình tìm hiểu thì: Quy định về tiêu chuẩn Ban Kiểm soát công ty cổ phẩn tại Luật Doanh nghiệp 2014 có nêu: "Điều 163. Ban kiểm soát 1. Ban kiểm soát có từ 03 đến 05 thành viên, nhiệm kỳ của Kiểm soát viên không quá 05 năm và Kiểm soát viên có thể được bầu lại với số nhiệm kỳ không hạn chế. 2. Các Kiểm soát viên bầu một người trong số họ làm Trưởng Ban kiểm soát theo nguyên tắc đa số. Quyền và nghĩa vụ của Trưởng Ban kiểm soát do Điều lệ công ty quy định. Ban kiểm soát phải có hơn một nửa số thành viên thường trú ở Việt Nam. Trưởng Ban kiểm soát phải là kế toán viên hoặc kiểm toán viên chuyên nghiệp và phải làm việc chuyên trách tại công ty, trừ trường hợp Điều lệ công ty quy định tiêu chuẩn khác cao hơn. 3. Trường hợp Kiểm soát viên có cùng thời điểm kết thúc nhiệm kỳ mà Kiểm soát viên nhiệm kỳ mới chưa được bầu thì Kiểm soát viên đã hết nhiệm kỳ vẫn tiếp tục thực hiện quyền và nghĩa vụ cho đến khi Kiểm soát viên nhiệm kỳ mới được bầu và nhận nhiệm vụ." Theo đó, không có quy định nào cấm kiểm soát viên công ty này làm kiểm soát viên công ty khác chị nhé. Riêng Trường Ban kiểm soát phải làm chuyên trách nên không đồng thời làm kiểm soát viên công ty khác được. Mọi người góp ý giúp mình nhé
Kiểm soát viên có cần ký kết HĐLĐ
Dear các anh chị, Công ty cổ phần bầu Ban kiểm soát tại Đại hội cổ đông. Vậy các thành viên Ban kiểm soát có cần phải ký kết HĐLĐ không? nếu cần thì ký với TGĐ Công ty hay Chủ tịch HĐQT? Mong nhận được hướng dẫn sớm từ các anh chị. Trân trọng cảm ơn! Tấn Dũng
Thời gian bổ nhiệm kiểm soát viên trong Công ty TNHH MTV do nhà nước làm chủ sở hữu
Theo khoản 1 Điều 82 Luật Doanh nghiệp số 68/2014/QH13 nhiệm kỳ của Kiểm soát viên không quá 5 năm. Vừa rồi tôi được chủ sở hữu bổ nhiệm lại với thời gian 5 năm. ( trước đây là 3 năm) Ngày ký quyết định là 22/9/2015, thời gian bổ nhiệm tính từ ngày 11/7/2015. Nhưng vừa rồi Chinh phủ ra Nghị định số 97/2015/NĐ-CP ngày 19/10/2015, có hiệu lực ngày 05/12/2015 quy định thời gian giữ chức vụ Kiểm soát viên trong Cty TNHH MTV là 3 năm. ( tại Khoản 1 Điều 26). Qua quyết định trên của tôi, chủ sở hữu có điều chỉnh lại thời gian giữ chưc vụ lại không. Mong luật sư cho ý kiến. Xin trân trọng cảm ơn.