Làm kế toán kiêm nhiệm ở hai cơ quan có được hưởng phụ cấp kiêm nhiệm không?
Làm kế toán kiêm nhiệm ở hai cơ quan có được hưởng phụ cấp kiêm nhiệm không? Những chế độ phụ cấp lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang theo quy định hiện nay Làm kế toán kiêm nhiệm có được hưởng phụ cấp kiêm nhiệm không? Căn cứ Khoản 2 Điều 6 Nghị định 204/2004/NĐ-CP quy định về phụ cấp kiêm nhiệm chức danh lãnh đạo như sau: - Phụ cấp kiêm nhiệm chức danh lãnh đạo được áp dụng đối với các đối tượng đang giữ chức danh lãnh đạo (bầu cử, bổ nhiệm) ở một cơ quan, đơn vị, đồng thời được bầu cử hoặc được bổ nhiệm kiêm nhiệm chức danh lãnh đạo đứng đầu cơ quan, đơn vị khác mà cơ quan, đơn vị này được bố trí biên chế chuyên trách người đứng đầu nhưng hoạt động kiêm nhiệm. - Mức phụ cấp bằng 10% mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có). Trường hợp kiêm nhiệm nhiều chức danh lãnh đạo cũng chỉ hưởng một mức phụ cấp. Căn cứ theo quy định tại Điều 10, Điều 11 Thông tư 04/2018/TT-BNV thì công việc kế toán được hưởng phụ cấp trách nhiệm công việc kế toán trưởng và phụ cấp trách nhiệm công việc phụ trách kế toán. Để được hưởng hai chế độ phụ cấp này, phải đáp ứng các điều kiện sau: (1) Đối với phụ cấp trách nhiệm công việc kế toán trưởng + Người được bổ nhiệm kế toán trưởng ở các đơn vị quy định tại các Khoản 1, 3, 4, 5, 8 Điều 2 Thông tư 04/2018/TT-BNV này được hưởng mức phụ cấp trách nhiệm công việc hằng tháng 0,2 so với mức lương cơ sở. + Người được bổ nhiệm kế toán trưởng ở các đơn vị quy định tại Khoản 6 và Khoản 7 Điều 2 Thông tư 04/2018/TT-BNV được hưởng mức phụ cấp trách nhiệm công việc kế toán trưởng theo quyết định của cấp có thẩm quyền trên cơ sở vận dụng mức phụ cấp trách nhiệm công việc kế toán trưởng quy định tại Khoản 1 Điều 10 Thông tư 04/2018/TT-BNV phù hợp với hoạt động của đơn vị mình. (2) Đối với phụ cấp trách nhiệm công việc phụ trách kế toán + Người được bổ nhiệm phụ trách kế toán quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều 6 hoặc người được bố trí làm phụ trách kế toán quy định tại Khoản 3 Điều 6 Thông tư 04/2018/TT-BNV (trừ trường hợp quy định tại Khoản 2 Điều 11 Thông tư 04/2018/TT-BNV) được hưởng phụ cấp trách nhiệm công việc hằng tháng 0,1 so với mức lương cơ sở. + Người được bố trí phụ trách kế toán ở các đơn vị quy định tại Khoản 6 và Khoản 7 Điều 2 Thông tư 04/2018/TT-BNV được hưởng mức phụ cấp trách nhiệm công việc phụ trách kế toán theo quyết định của cấp có thẩm quyền trên cơ sở vận dụng mức phụ cấp trách nhiệm công việc phụ trách kế toán quy định tại Khoản 1 Điều 11 Thông tư 04/2018/TT-BNV phù hợp với hoạt động của đơn vị mình. Theo đó, phụ cấp kiêm nhiệm là phụ cấp thuộc chế độ phụ cấp lương dành cho cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang đang đồng thời giữ chức danh lãnh đạo ở một đơn vị và kiêm nhiệm chức danh lãnh đạo ở một đơn vị khác (đơn vị này bố trí biên chế chuyên trách người đứng đầu nhưng hoạt động kiêm nhiệm). Pháp luật về kế toán chỉ quy định về phụ cấp trách nhiệm công việc của kế toán trưởng, phụ cấp kế toán trong lĩnh vực kế toán Nhà nước mà không có quy định về phụ cấp kiêm nhiệm kế toán đối với người làm kế toán kiêm nhiệm tại nhiều đơn vị. Như vậy, trong trường hợp làm kế toán kiêm nhiệm sẽ không được hưởng phụ cấp kiêm nhiệm. Trong trường hợp được bổ nhiệm phụ trách kế toán tại các đơn vị kế toán trong lĩnh vực nhà nước được quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều 20 Nghị định 174/2016/NĐ-CP thì sẽ được hưởng phụ cấp trách nhiệm công việc phụ trách kế toán. Chế độ phụ cấp lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang Chế độ phụ cấp lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang được quy định tại Điều 6 Nghị định 204/2004/NĐ-CP cụ thể như sau: - Phụ cấp thâm niên vượt khung. (Phụ cấp được hướng dẫn bởi Thông tư 04/2005/TT-BNV) - Phụ cấp kiêm nhiệm chức danh lãnh đạo. (Phụ cấp được hướng dẫn bởi Thông tư 78/2005/TT-BNV) - Phụ cấp khu vực. (Phụ cấp được hướng dẫn bởi Thông tư liên tịch 11/2005/TTLT-BNV-BLĐTBXH-BTC-UBDT) - Phụ cấp đặc biệt. (Phụ cấp được hướng dẫn bởi Thông tư 09/2005/TT-BNV) - Phụ cấp thu hút. (Phụ cấp được hướng dẫn bởi Thông tư liên tịch 10/2005/TTLT-BNV-BLĐTBXH-BTC) - Phụ cấp lưu động. (Phụ cấp được hướng dẫn bởi Thông tư 06/2005/TT-BNV) - Phụ cấp độc hại, nguy hiểm. (Phụ cấp được hướng dẫn bởi Thông tư 07/2005/TT-BNV) - Các chế độ phụ cấp đặc thù theo nghề hoặc công việc, gồm: + Phụ cấp thâm niên nghề (được quy định tại Điểm a Khoản 8 Điều 6 Nghị định 204/2004/NĐ-CP được sửa đổi bởi Khoản 2 Điều 1 Nghị định 76/2009/NĐ-CP) + Phụ cấp ưu đãi theo nghề (được quy định tại Điểm b Khoản 8 Điều 6 Nghị định 204/2004/NĐ-CP) + Phụ cấp trách nhiệm theo nghề (được quy định tại Điểm c Khoản 8 Điều 6 Nghị định 204/2004/NĐ-CP) + Phụ cấp trách nhiệm công việc (được quy định tại Điểm b Khoản 8 Điều 6 Nghị định 204/2004/NĐ-CP, được hướng dẫn bởi Thông tư 05/2005/TT-BNV) Như vậy, theo quy định tại Khoản 2 Điều 6 Nghị định 204/2004/NĐ-CP, làm việc kế toán kiêm nhiệm ở nhiều nơi sẽ không được hưởng phụ cấp kiêm nhiệm.
Giám đốc công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên có kiêm nhiệm kế toán được không?
Để cắt giảm bớt các chi phí vận hành của công ty, giám đốc công ty TNHH một thành viên đã kiêm nhiệm kế toán. Vậy pháp luật quy định như thế nào về trường hợp giám đốc công ty TNHH một thành viên kiêm nhiệm kế toán. Mời các bạn tham khảo bài viết sau đây. Người quản lý doanh nghiệp bao gồm những ai? Người quản lý doanh nghiệp được quy định tại khoản 24 Điều 4 Luật Doanh nghiệp 2020 là người quản lý doanh nghiệp tư nhân và người quản lý công ty, bao gồm: - Chủ doanh nghiệp tư nhân; - Thành viên hợp danh; - Chủ tịch Hội đồng thành viên; - Thành viên Hội đồng thành viên, - Chủ tịch công ty; - Chủ tịch Hội đồng quản trị; - Thành viên Hội đồng quản trị; - Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và cá nhân giữ chức danh quản lý khác theo quy định tại Điều lệ công ty. =>>Như vậy, giám đốc công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên được xem là người quản lý doanh nghiệp. Giám đốc công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên có được kiêm nhiệm kế toán của công ty không? Căn cứ theo khoản 7 Điều 13 Luật Kế toán 2015 quy định hành vi bị cấm trong hoạt động kế toán như sau: “Người có trách nhiệm quản lý, điều hành đơn vị kế toán kiêm làm kế toán, thủ kho, thủ quỹ, trừ doanh nghiệp tư nhân và công ty trách nhiệm hữu hạn do một cá nhân làm chủ sở hữu”. Đồng thời, căn cứ theo Điều 19 Nghị định 174/2016/NĐ-CP quy định về những người không được làm kế toán, bao gồm: - Các trường hợp quy định tại khoản 1, 2 Điều 52 Luật Kế toán 2015, cụ thể: + Người chưa thành niên; người bị Tòa án tuyên bố hạn chế hoặc mất năng lực hành vi dân sự; người đang phải chấp hành biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc. + Người đang bị cấm hành nghề kế toán theo bản án hoặc quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật; người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự; người đang phải chấp hành hình phạt tù hoặc đã bị kết án về một trong các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế, tội phạm về chức vụ liên quan đến tài chính, kế toán mà chưa được xóa án tích. - Cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, vợ, chồng, con đẻ, con nuôi, anh, chị, em ruột của người đại diện theo pháp luật, của người đứng đầu, của giám đốc hoặc tổng giám đốc và của cấp phó của người đứng đầu, phó giám đốc hoặc phó tổng giám đốc phụ trách công tác tài chính - kế toán, kế toán trưởng trong cùng một đơn vị kế toán, trừ doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn do một cá nhân làm chủ sở hữu, doanh nghiệp thuộc loại hình khác không có vốn nhà nước và là doanh nghiệp siêu nhỏ theo quy định của pháp luật về hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa. - Người đang làm quản lý, điều hành, thủ kho, thủ quỹ, người được giao nhiệm vụ thường xuyên mua, bán tài sản trong cùng một đơn vị kế toán, trừ trường hợp trong cùng doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn do một cá nhân làm chủ sở hữu và các doanh nghiệp thuộc loại hình khác không có vốn nhà nước và là doanh nghiệp siêu nhỏ theo quy định của pháp luật về hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa. =>>Theo quy định này, trường hợp công ty trách nhiệm hữu hạn do một cá nhân làm chủ sở hữu vẫn được kiêm nhiệm kế toán của công ty. Như vậy, giám đốc công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên có thể kiêm nhiệm kế toán công ty. Tuy nhiên, để kiêm nhiệm kế toán thì giám đốc công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên còn phải đáp ứng các tiêu chuẩn của người làm kế toán quy định tại khoản 1 Điều 51 Luật Kế toán 2015 như sau: - Có phẩm chất đạo đức nghề nghiệp, trung thực, liêm khiết, có ý thức chấp hành pháp luật; - Có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ về kế toán. =>>Như vậy, giám đốc công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên được kiêm nhiệm kế toán công ty nếu đáp ứng các tiêu chuẩn của người làm kế toán nêu trên.
Đối tượng không được làm kế toán
Công ty TNHH một thành viên do một cá nhân làm chủ sỡ hữu và là DN siêu nhỏ thì chủ sỡ hữu kiêm Giám đốc điều hành có được kiêm nhiệm làm kế toán hay không? Theo khoản 3 Điều 19 Nghị định 174/2016/NĐ-CP quy định như sau: "3. Người đang làm quản lý, điều hành, thủ kho, thủ quỹ, người được giao nhiệm vụ thường xuyên mua, bán tài sản trong cùng một đơn vị kế toán, trừ trường hợp trong cùng doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn do một cá nhân làm chủ sở hữu và các doanh nghiệp thuộc loại hình khác không có vốn nhà nước và là doanh nghiệp siêu nhỏ theo quy định của pháp luật về hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa." Tức là về nguyên tắc người đang làm quản lý trong cùng một đơn vị kế toán sẽ không được làm kế toán. Tuy nhiên, loại trừ trường hợp nếu đó là DNTN, Công ty TNHH do 1 cá nhân làm chủ sở hữu và là doanh nghiệp siêu nhỏ theo quy định thì người quản lý có thể làm kế toán. Cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, vợ, chồng, con đẻ, con nuôi, anh, chị, em ruột của người đại diện theo pháp luật nếu trong cùng 1 đơn vị kế toán thì cũng không được làm kế toán của đơn vị đó. Tuy nhiên, cũng có loại trừ theo quy định nếu là DNTN, Công ty TNHH do 1 cá nhân làm chủ sở hữu và là doanh nghiệp siêu nhỏ theo quy định thì những cá nhân này có thể làm kế toán tại đơn vị đó.
Kiêm nhiệm công việc kế toán tại nhiều đơn vị khác nhau
Kế toán nghỉ chế độ thai sản, trong thời gian đó các nhiệm vụ thu, chi ngân sách vẫn cần phải hoạt động thì cần phải giao nhiệm vụ cho người phụ trách kế toán trong thời gian đó. Trường hợp này người được giao nhiệm vụ kế toán (không phải là người tại đơn vị đó) có được hưởng tiền lương hoặc hợp đồng kế toán không? Theo quy định tại Khoản 3 Điều 3 Nghị định 161/2018/NĐ-CP: "3. Sửa đổi, bổ sung Điều 3 như sau: "Điều 3. Các công việc không thực hiện ký hợp đồng lao động trong cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập 1. Không thực hiện việc ký hợp đồng lao động đối với các đối tượng sau: a) Những người làm công việc chuyên môn, nghiệp vụ ở các vị trí việc làm được xác định là công chức trong các cơ quan hành chính hoặc là viên chức trong đơn vị sự nghiệp công lập do Nhà nước bảo đảm toàn bộ hoặc một phần chi thường xuyên." Tức là đối với công việc này không được quyền ký Hợp đồng lao động và có thể bố trí kiêm nhiệm theo quy định tại khoản 1 Điều 18 Nghị định 174/2016/NĐ-CP: "Điều 18. Tổ chức bộ máy kế toán 1. Đơn vị kế toán phải bố trí người làm kế toán đảm bảo các quy định của Luật kế toán, số lượng người làm kế toán tùy theo quy mô hoạt động, yêu cầu quản lý, chức năng nhiệm vụ hoặc biên chế của đơn vị. Đơn vị kế toán có thể bố trí người làm kế toán kiêm nhiệm các công việc khác mà pháp luật về kế toán không nghiêm cấm." Sau khi bố trí kiêm nhiệm công việc kế toán thì tiến hành chi trả phụ cấp trách nhiệm theo quy định tại Thông tư 04/2018/TT-BNV. Việc hưởng phụ cấp kiêm nhiệm công việc kế toán ở nhiều đơn vị khác nhau do cấp nào quyết định phân công công việc kiêm nhiệm thì cấp đó căn cứ quy mô hoạt động, yêu cầu quản lý, tình hình ngân sách của địa phương mình quyết định.
Kiêm nhiệm kế toán trưởng nhiều công ty cùng lúc?
Kính gửi luật sư! Hiện tại em đang làm kế toán trưởng 1 công ty thì em có được kiêm nhiệm kế toán trưởng ở 01 công ty khác không ạ? Nếu có thì ăn cứ vào văn bản pháp luật nào ạ? Mong nhận được sự giải đáp của luật sư ạ. Trân trọng cảm ơn!
Tôi có được kiêm nhiệm kế toán không?
Kính gửi Luật sư Tôi làm công chức lĩnh vực cải cách hành chính, tiếp dân, một cửa tôi có được làm kiêm nhiệm Kế toán tại đơn vị không?
Làm kế toán kiêm nhiệm ở hai cơ quan có được hưởng phụ cấp kiêm nhiệm không?
Làm kế toán kiêm nhiệm ở hai cơ quan có được hưởng phụ cấp kiêm nhiệm không? Những chế độ phụ cấp lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang theo quy định hiện nay Làm kế toán kiêm nhiệm có được hưởng phụ cấp kiêm nhiệm không? Căn cứ Khoản 2 Điều 6 Nghị định 204/2004/NĐ-CP quy định về phụ cấp kiêm nhiệm chức danh lãnh đạo như sau: - Phụ cấp kiêm nhiệm chức danh lãnh đạo được áp dụng đối với các đối tượng đang giữ chức danh lãnh đạo (bầu cử, bổ nhiệm) ở một cơ quan, đơn vị, đồng thời được bầu cử hoặc được bổ nhiệm kiêm nhiệm chức danh lãnh đạo đứng đầu cơ quan, đơn vị khác mà cơ quan, đơn vị này được bố trí biên chế chuyên trách người đứng đầu nhưng hoạt động kiêm nhiệm. - Mức phụ cấp bằng 10% mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có). Trường hợp kiêm nhiệm nhiều chức danh lãnh đạo cũng chỉ hưởng một mức phụ cấp. Căn cứ theo quy định tại Điều 10, Điều 11 Thông tư 04/2018/TT-BNV thì công việc kế toán được hưởng phụ cấp trách nhiệm công việc kế toán trưởng và phụ cấp trách nhiệm công việc phụ trách kế toán. Để được hưởng hai chế độ phụ cấp này, phải đáp ứng các điều kiện sau: (1) Đối với phụ cấp trách nhiệm công việc kế toán trưởng + Người được bổ nhiệm kế toán trưởng ở các đơn vị quy định tại các Khoản 1, 3, 4, 5, 8 Điều 2 Thông tư 04/2018/TT-BNV này được hưởng mức phụ cấp trách nhiệm công việc hằng tháng 0,2 so với mức lương cơ sở. + Người được bổ nhiệm kế toán trưởng ở các đơn vị quy định tại Khoản 6 và Khoản 7 Điều 2 Thông tư 04/2018/TT-BNV được hưởng mức phụ cấp trách nhiệm công việc kế toán trưởng theo quyết định của cấp có thẩm quyền trên cơ sở vận dụng mức phụ cấp trách nhiệm công việc kế toán trưởng quy định tại Khoản 1 Điều 10 Thông tư 04/2018/TT-BNV phù hợp với hoạt động của đơn vị mình. (2) Đối với phụ cấp trách nhiệm công việc phụ trách kế toán + Người được bổ nhiệm phụ trách kế toán quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều 6 hoặc người được bố trí làm phụ trách kế toán quy định tại Khoản 3 Điều 6 Thông tư 04/2018/TT-BNV (trừ trường hợp quy định tại Khoản 2 Điều 11 Thông tư 04/2018/TT-BNV) được hưởng phụ cấp trách nhiệm công việc hằng tháng 0,1 so với mức lương cơ sở. + Người được bố trí phụ trách kế toán ở các đơn vị quy định tại Khoản 6 và Khoản 7 Điều 2 Thông tư 04/2018/TT-BNV được hưởng mức phụ cấp trách nhiệm công việc phụ trách kế toán theo quyết định của cấp có thẩm quyền trên cơ sở vận dụng mức phụ cấp trách nhiệm công việc phụ trách kế toán quy định tại Khoản 1 Điều 11 Thông tư 04/2018/TT-BNV phù hợp với hoạt động của đơn vị mình. Theo đó, phụ cấp kiêm nhiệm là phụ cấp thuộc chế độ phụ cấp lương dành cho cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang đang đồng thời giữ chức danh lãnh đạo ở một đơn vị và kiêm nhiệm chức danh lãnh đạo ở một đơn vị khác (đơn vị này bố trí biên chế chuyên trách người đứng đầu nhưng hoạt động kiêm nhiệm). Pháp luật về kế toán chỉ quy định về phụ cấp trách nhiệm công việc của kế toán trưởng, phụ cấp kế toán trong lĩnh vực kế toán Nhà nước mà không có quy định về phụ cấp kiêm nhiệm kế toán đối với người làm kế toán kiêm nhiệm tại nhiều đơn vị. Như vậy, trong trường hợp làm kế toán kiêm nhiệm sẽ không được hưởng phụ cấp kiêm nhiệm. Trong trường hợp được bổ nhiệm phụ trách kế toán tại các đơn vị kế toán trong lĩnh vực nhà nước được quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều 20 Nghị định 174/2016/NĐ-CP thì sẽ được hưởng phụ cấp trách nhiệm công việc phụ trách kế toán. Chế độ phụ cấp lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang Chế độ phụ cấp lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang được quy định tại Điều 6 Nghị định 204/2004/NĐ-CP cụ thể như sau: - Phụ cấp thâm niên vượt khung. (Phụ cấp được hướng dẫn bởi Thông tư 04/2005/TT-BNV) - Phụ cấp kiêm nhiệm chức danh lãnh đạo. (Phụ cấp được hướng dẫn bởi Thông tư 78/2005/TT-BNV) - Phụ cấp khu vực. (Phụ cấp được hướng dẫn bởi Thông tư liên tịch 11/2005/TTLT-BNV-BLĐTBXH-BTC-UBDT) - Phụ cấp đặc biệt. (Phụ cấp được hướng dẫn bởi Thông tư 09/2005/TT-BNV) - Phụ cấp thu hút. (Phụ cấp được hướng dẫn bởi Thông tư liên tịch 10/2005/TTLT-BNV-BLĐTBXH-BTC) - Phụ cấp lưu động. (Phụ cấp được hướng dẫn bởi Thông tư 06/2005/TT-BNV) - Phụ cấp độc hại, nguy hiểm. (Phụ cấp được hướng dẫn bởi Thông tư 07/2005/TT-BNV) - Các chế độ phụ cấp đặc thù theo nghề hoặc công việc, gồm: + Phụ cấp thâm niên nghề (được quy định tại Điểm a Khoản 8 Điều 6 Nghị định 204/2004/NĐ-CP được sửa đổi bởi Khoản 2 Điều 1 Nghị định 76/2009/NĐ-CP) + Phụ cấp ưu đãi theo nghề (được quy định tại Điểm b Khoản 8 Điều 6 Nghị định 204/2004/NĐ-CP) + Phụ cấp trách nhiệm theo nghề (được quy định tại Điểm c Khoản 8 Điều 6 Nghị định 204/2004/NĐ-CP) + Phụ cấp trách nhiệm công việc (được quy định tại Điểm b Khoản 8 Điều 6 Nghị định 204/2004/NĐ-CP, được hướng dẫn bởi Thông tư 05/2005/TT-BNV) Như vậy, theo quy định tại Khoản 2 Điều 6 Nghị định 204/2004/NĐ-CP, làm việc kế toán kiêm nhiệm ở nhiều nơi sẽ không được hưởng phụ cấp kiêm nhiệm.
Giám đốc công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên có kiêm nhiệm kế toán được không?
Để cắt giảm bớt các chi phí vận hành của công ty, giám đốc công ty TNHH một thành viên đã kiêm nhiệm kế toán. Vậy pháp luật quy định như thế nào về trường hợp giám đốc công ty TNHH một thành viên kiêm nhiệm kế toán. Mời các bạn tham khảo bài viết sau đây. Người quản lý doanh nghiệp bao gồm những ai? Người quản lý doanh nghiệp được quy định tại khoản 24 Điều 4 Luật Doanh nghiệp 2020 là người quản lý doanh nghiệp tư nhân và người quản lý công ty, bao gồm: - Chủ doanh nghiệp tư nhân; - Thành viên hợp danh; - Chủ tịch Hội đồng thành viên; - Thành viên Hội đồng thành viên, - Chủ tịch công ty; - Chủ tịch Hội đồng quản trị; - Thành viên Hội đồng quản trị; - Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và cá nhân giữ chức danh quản lý khác theo quy định tại Điều lệ công ty. =>>Như vậy, giám đốc công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên được xem là người quản lý doanh nghiệp. Giám đốc công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên có được kiêm nhiệm kế toán của công ty không? Căn cứ theo khoản 7 Điều 13 Luật Kế toán 2015 quy định hành vi bị cấm trong hoạt động kế toán như sau: “Người có trách nhiệm quản lý, điều hành đơn vị kế toán kiêm làm kế toán, thủ kho, thủ quỹ, trừ doanh nghiệp tư nhân và công ty trách nhiệm hữu hạn do một cá nhân làm chủ sở hữu”. Đồng thời, căn cứ theo Điều 19 Nghị định 174/2016/NĐ-CP quy định về những người không được làm kế toán, bao gồm: - Các trường hợp quy định tại khoản 1, 2 Điều 52 Luật Kế toán 2015, cụ thể: + Người chưa thành niên; người bị Tòa án tuyên bố hạn chế hoặc mất năng lực hành vi dân sự; người đang phải chấp hành biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc. + Người đang bị cấm hành nghề kế toán theo bản án hoặc quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật; người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự; người đang phải chấp hành hình phạt tù hoặc đã bị kết án về một trong các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế, tội phạm về chức vụ liên quan đến tài chính, kế toán mà chưa được xóa án tích. - Cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, vợ, chồng, con đẻ, con nuôi, anh, chị, em ruột của người đại diện theo pháp luật, của người đứng đầu, của giám đốc hoặc tổng giám đốc và của cấp phó của người đứng đầu, phó giám đốc hoặc phó tổng giám đốc phụ trách công tác tài chính - kế toán, kế toán trưởng trong cùng một đơn vị kế toán, trừ doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn do một cá nhân làm chủ sở hữu, doanh nghiệp thuộc loại hình khác không có vốn nhà nước và là doanh nghiệp siêu nhỏ theo quy định của pháp luật về hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa. - Người đang làm quản lý, điều hành, thủ kho, thủ quỹ, người được giao nhiệm vụ thường xuyên mua, bán tài sản trong cùng một đơn vị kế toán, trừ trường hợp trong cùng doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn do một cá nhân làm chủ sở hữu và các doanh nghiệp thuộc loại hình khác không có vốn nhà nước và là doanh nghiệp siêu nhỏ theo quy định của pháp luật về hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa. =>>Theo quy định này, trường hợp công ty trách nhiệm hữu hạn do một cá nhân làm chủ sở hữu vẫn được kiêm nhiệm kế toán của công ty. Như vậy, giám đốc công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên có thể kiêm nhiệm kế toán công ty. Tuy nhiên, để kiêm nhiệm kế toán thì giám đốc công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên còn phải đáp ứng các tiêu chuẩn của người làm kế toán quy định tại khoản 1 Điều 51 Luật Kế toán 2015 như sau: - Có phẩm chất đạo đức nghề nghiệp, trung thực, liêm khiết, có ý thức chấp hành pháp luật; - Có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ về kế toán. =>>Như vậy, giám đốc công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên được kiêm nhiệm kế toán công ty nếu đáp ứng các tiêu chuẩn của người làm kế toán nêu trên.
Đối tượng không được làm kế toán
Công ty TNHH một thành viên do một cá nhân làm chủ sỡ hữu và là DN siêu nhỏ thì chủ sỡ hữu kiêm Giám đốc điều hành có được kiêm nhiệm làm kế toán hay không? Theo khoản 3 Điều 19 Nghị định 174/2016/NĐ-CP quy định như sau: "3. Người đang làm quản lý, điều hành, thủ kho, thủ quỹ, người được giao nhiệm vụ thường xuyên mua, bán tài sản trong cùng một đơn vị kế toán, trừ trường hợp trong cùng doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn do một cá nhân làm chủ sở hữu và các doanh nghiệp thuộc loại hình khác không có vốn nhà nước và là doanh nghiệp siêu nhỏ theo quy định của pháp luật về hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa." Tức là về nguyên tắc người đang làm quản lý trong cùng một đơn vị kế toán sẽ không được làm kế toán. Tuy nhiên, loại trừ trường hợp nếu đó là DNTN, Công ty TNHH do 1 cá nhân làm chủ sở hữu và là doanh nghiệp siêu nhỏ theo quy định thì người quản lý có thể làm kế toán. Cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, vợ, chồng, con đẻ, con nuôi, anh, chị, em ruột của người đại diện theo pháp luật nếu trong cùng 1 đơn vị kế toán thì cũng không được làm kế toán của đơn vị đó. Tuy nhiên, cũng có loại trừ theo quy định nếu là DNTN, Công ty TNHH do 1 cá nhân làm chủ sở hữu và là doanh nghiệp siêu nhỏ theo quy định thì những cá nhân này có thể làm kế toán tại đơn vị đó.
Kiêm nhiệm công việc kế toán tại nhiều đơn vị khác nhau
Kế toán nghỉ chế độ thai sản, trong thời gian đó các nhiệm vụ thu, chi ngân sách vẫn cần phải hoạt động thì cần phải giao nhiệm vụ cho người phụ trách kế toán trong thời gian đó. Trường hợp này người được giao nhiệm vụ kế toán (không phải là người tại đơn vị đó) có được hưởng tiền lương hoặc hợp đồng kế toán không? Theo quy định tại Khoản 3 Điều 3 Nghị định 161/2018/NĐ-CP: "3. Sửa đổi, bổ sung Điều 3 như sau: "Điều 3. Các công việc không thực hiện ký hợp đồng lao động trong cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập 1. Không thực hiện việc ký hợp đồng lao động đối với các đối tượng sau: a) Những người làm công việc chuyên môn, nghiệp vụ ở các vị trí việc làm được xác định là công chức trong các cơ quan hành chính hoặc là viên chức trong đơn vị sự nghiệp công lập do Nhà nước bảo đảm toàn bộ hoặc một phần chi thường xuyên." Tức là đối với công việc này không được quyền ký Hợp đồng lao động và có thể bố trí kiêm nhiệm theo quy định tại khoản 1 Điều 18 Nghị định 174/2016/NĐ-CP: "Điều 18. Tổ chức bộ máy kế toán 1. Đơn vị kế toán phải bố trí người làm kế toán đảm bảo các quy định của Luật kế toán, số lượng người làm kế toán tùy theo quy mô hoạt động, yêu cầu quản lý, chức năng nhiệm vụ hoặc biên chế của đơn vị. Đơn vị kế toán có thể bố trí người làm kế toán kiêm nhiệm các công việc khác mà pháp luật về kế toán không nghiêm cấm." Sau khi bố trí kiêm nhiệm công việc kế toán thì tiến hành chi trả phụ cấp trách nhiệm theo quy định tại Thông tư 04/2018/TT-BNV. Việc hưởng phụ cấp kiêm nhiệm công việc kế toán ở nhiều đơn vị khác nhau do cấp nào quyết định phân công công việc kiêm nhiệm thì cấp đó căn cứ quy mô hoạt động, yêu cầu quản lý, tình hình ngân sách của địa phương mình quyết định.
Kiêm nhiệm kế toán trưởng nhiều công ty cùng lúc?
Kính gửi luật sư! Hiện tại em đang làm kế toán trưởng 1 công ty thì em có được kiêm nhiệm kế toán trưởng ở 01 công ty khác không ạ? Nếu có thì ăn cứ vào văn bản pháp luật nào ạ? Mong nhận được sự giải đáp của luật sư ạ. Trân trọng cảm ơn!
Tôi có được kiêm nhiệm kế toán không?
Kính gửi Luật sư Tôi làm công chức lĩnh vực cải cách hành chính, tiếp dân, một cửa tôi có được làm kiêm nhiệm Kế toán tại đơn vị không?