Doanh nghiệp phải khấu trừ thuế TNCN cho người lao động trong trường hợp nào?
Trường hợp nào doanh nghiệp phải khấu trừ thuế TNCN cho người lao động, việc khấu trừ thuế cho thu nhập từ tiền lương, tiền công của người lao động được thực hiện thế nào? Khấu trừ thuế thu nhập cá nhân là gì? Theo khoản 1 Điều 28 Nghị định 65/2013/NĐ-CP quy định khấu trừ thuế là việc tổ chức, cá nhân trả thu nhập thực hiện tính trừ số thuế phải nộp vào thu nhập của người nộp thuế trước khi trả thu nhập. Trong đó các loại thu nhập phải khấu trừ thuế gồm có: - Thu nhập của cá nhân không cư trú, bao gồm cả trường hợp không hiện diện tại Việt Nam; - Thu nhập từ tiền lương, tiền công, tiền thù lao, kể cả tiền thù lao từ hoạt động môi giới; - Thu nhập của cá nhân từ hoạt động đại lý bảo hiểm, đại lý xổ số, bán hàng đa cấp; - Thu nhập từ đầu tư vốn; - Thu nhập từ chuyển nhượng vốn của cá nhân không cư trú, chuyển nhượng chứng khoán; - Thu nhập từ trúng thưởng; - Thu nhập từ bản quyền; - Thu nhập từ nhượng quyền thương mại. Như vậy, Khấu trừ thuế thu nhập cá nhân là việc tổ chức hoặc cá nhân trả thu nhập thực hiện trừ đi số thuế phải nộp từ thu nhập của người nộp thuế trước khi trả thu nhập cho họ. Doanh nghiệp phải cấp chứng từ khấu trừ thuế TNCN cho người lao động trong trường hợp nào? Theo khoản 2 Điều 25 Thông tư 111/2013/TT-BTC có quy định về việc cấp chứng từ khấu trừ thuế TNCN của doanh nghiệp có khấu trừ thuế cho người lao động như sau: Tổ chức, cá nhân trả các khoản thu nhập đã khấu trừ thuế theo hướng dẫn tại khoản 1 Điều 25 Thông tư 111/2013/TT-BTC thì phải cấp chứng từ khấu trừ thuế theo yêu cầu của cá nhân bị khấu trừ. Trường hợp cá nhân ủy quyền quyết toán thuế thì không cấp chứng từ khấu trừ. Cấp chứng từ khấu trừ trong một số trường hợp cụ thể như sau: (1) Đối với cá nhân không ký hợp đồng lao động hoặc ký hợp đồng lao động dưới ba (03) tháng: cá nhân có quyền yêu cầu tổ chức, cá nhân trả thu nhập cấp chứng từ khấu trừ cho mỗi lần khấu trừ thuế hoặc cấp một chứng từ khấu trừ cho nhiều lần khấu trừ thuế trong một kỳ tính thuế. (2) Đối với cá nhân ký hợp đồng lao động từ ba (03) tháng trở lên: tổ chức, cá nhân trả thu nhập chỉ cấp cho cá nhân một chứng từ khấu trừ trong một kỳ tính thuế. Như vậy, thì chỉ có người lao động thuộc trường hợp tự quyết toán thuế TNCN thì mới được cấp chứng từ khấu trừ thuế, và chứng từ khấu trừ thuế cũng chỉ được tổ chức, cá nhân trả thu nhập cấp khi người lao động có yêu cầu. Có các phương pháp khấu trừ thuế TNCN nào cho người lao động? Theo điểm b, điểm i khoản 1 Điều 25 Thông tư 111/2013/TT-BTC (Được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 20 Thông tư 92/2015/TT-BTC) có hướng dẫn việc khấu trừ thuế đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công của người lao động, thì doanh nghiệp sẽ thực hiện khấu trừ thuế TNCN cho người lao động theo 03 phương pháp sau: (1) Khấu trừ thuế theo Biểu thuế lũy tiến từng phần, được áp dụng cho: - Cá nhân cư trú ký hợp đồng lao động từ ba (03) tháng trở lên (kể cả trường hợp cá nhân ký hợp đồng từ ba (03) tháng trở lên tại nhiều nơi); Cá nhân cư trú ký hợp đồng lao động từ ba (03) tháng trở lên nhưng nghỉ làm trước khi kết thúc hợp đồng lao động thì tổ chức, cá nhân trả thu nhập vẫn thực hiện khấu trừ thuế theo Biểu thuế lũy tiến từng phần. - Cá nhân là người nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam thì tổ chức, cá nhân trả thu nhập căn cứ vào thời gian làm việc tại Việt Nam của người nộp thuế ghi trên Hợp đồng hoặc văn bản cử sang làm việc tại Việt Nam để tạm khấu trừ thuế theo Biểu lũy tiến từng phần (đối với cá nhân có thời gian làm việc tại Việt Nam từ 183 ngày trong năm tính thuế). (2) Khấu trừ thuế theo Biểu thuế toàn phần, được áp dụng cho: - Cá nhân là người nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam có thời gian làm việc tại Việt Nam dưới 183 ngày trong năm tính thuế. Tổ chức, cá nhân trả thu nhập căn cứ vào thời gian làm việc tại Việt Nam của người nộp thuế ghi trên Hợp đồng hoặc văn bản cử sang làm việc tại Việt Nam. (3) Khấu trừ thuế theo mức 10% trên thu nhập trước khi trả cho cá nhân, được áp dụng cho: - Cá nhân cư trú không ký hợp đồng lao động (theo hướng dẫn tại điểm c, d khoản 2 Điều 2 Thông tư 111/2013/TT-BTC) hoặc ký hợp đồng lao động dưới ba (03) tháng có tổng mức trả thu nhập từ hai triệu (2.000.000) đồng/lần trở lên thì phải khấu trừ thuế theo mức 10% trên thu nhập trước khi trả cho cá nhân. Lưu ý cho trường hợp này, nếu cá nhân chỉ có duy nhất thu nhập thuộc đối tượng phải khấu trừ thuế theo tỷ lệ nêu trên nhưng ước tính tổng mức thu nhập chịu thuế của cá nhân sau khi trừ gia cảnh chưa đến mức phải nộp thuế thì cá nhân có thu nhập làm cam kết (theo mẫu ban hành kèm theo văn bản hướng dẫn về quản lý thuế) gửi tổ chức trả thu nhập để tổ chức trả thu nhập làm căn cứ tạm thời chưa khấu trừ thuế thu nhập cá nhân. Căn cứ vào cam kết của người nhận thu nhập, tổ chức trả thu nhập không khấu trừ thuế. Kết thúc năm tính thuế, tổ chức trả thu nhập vẫn phải tổng hợp danh sách và thu nhập của những cá nhân chưa đến mức khấu trừ thuế (vào mẫu ban hành kèm theo văn bản hướng dẫn về quản lý thuế) và nộp cho cơ quan thuế. Cá nhân làm cam kết phải chịu trách nhiệm về bản cam kết của mình, trường hợp phát hiện có sự gian lận sẽ bị xử lý theo quy định của Luật Quản lý thuế hiện hành.
Thuế TNCN với các khoản thưởng của công ty theo danh hiệu khen thưởng nhà nước trao tặng
Tình huống phát sinh là doanh nghiệp hoạt động trong mảng giáo dục (Trường học tư thục). Hàng năm có phát sinh tiền thưởng cho lao động. Cụ thể là Sở giáo dục chỉ có quyết định công nhận danh hiệu thôi, còn tiền thưởng là doanh nghiệp tự trả cho người lao động. Vậy khoản tiền thưởng này có bị tính thuế TNCN không? Thuế TNCN từ tiền thưởng của doanh nghiệp Liên quan đến vấn đề này, tại Điểm e Khoản 2 Điều 2 Thông tư 111/2013/TT-BTC Hướng dẫn về thuế thu nhập cá nhân do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành có nêu về thu nhập chịu thuế từ tiền lương, tiền công gồm các khoản thưởng bằng tiền hoặc không bằng tiền dưới mọi hình thức, kể cả thưởng bằng chứng khoán, trừ các khoản tiền thưởng sau đây: (1) Tiền thưởng kèm theo các danh hiệu được Nhà nước phong tặng, bao gồm cả tiền thưởng kèm theo các danh hiệu thi đua, các hình thức khen thưởng theo quy định của pháp luật về thi đua, khen thưởng. Thẩm quyền ra quyết định khen thưởng, mức tiền thưởng kèm theo các danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng nêu trên phải phù hợp với quy định của Luật Thi đua khen thưởng. Cụ thể: - Tiền thưởng kèm theo các danh hiệu thi đua như Chiến sĩ thi đua toàn quốc; Chiến sĩ thi đua cấp Bộ, ngành, đoàn thể Trung ương, tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Chiến sĩ thi đua cơ sở, Lao động tiên tiến, Chiến sỹ tiên tiến. - Tiền thưởng kèm theo các hình thức khen thưởng. - Tiền thưởng kèm theo các danh hiệu do Nhà nước phong tặng. - Tiền thưởng kèm theo các giải thưởng do các Hội, tổ chức thuộc các Tổ chức chính trị, Tổ chức chính trị - xã hội, Tổ chức xã hội, Tổ chức xã hội - nghề nghiệp của Trung ương và địa phương trao tặng phù hợp với điều lệ của tổ chức đó và phù hợp với quy định của Luật Thi đua, Khen thưởng. - Tiền thưởng kèm theo giải thưởng Hồ Chí Minh, giải thưởng Nhà nước. - Tiền thưởng kèm theo Kỷ niệm chương, Huy hiệu. - Tiền thưởng kèm theo Bằng khen, Giấy khen. (2) Tiền thưởng kèm theo giải thưởng quốc gia, giải thưởng quốc tế được Nhà nước Việt Nam thừa nhận. (3) Tiền thưởng về cải tiến kỹ thuật, sáng chế, phát minh được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền công nhận. (4) Tiền thưởng về việc phát hiện, khai báo hành vi vi phạm pháp luật với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Có nghĩa là chỉ khi nào phát sinh tiền thưởng trong phạm vi 4 trường hợp nêu trên thì mới không chịu thuế TNCN, còn nếu tiền thường do nội bộ doanh nghiệp chi trả theo chính sách của mình thì người lao động vẫn chịu thuế TNCN với phần này. Phương pháp khấu trừ thuế TNCN từ tiền lương, tiền công của cá nhân cư trú Liên quan đến vấn đề này, tại Điểm b và Điểm i Khoản 1 Điều 25 Thông tư 111/2013/TT-BTC Hướng dẫn về thuế thu nhập cá nhân do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành có nêu các trường hợp khấu trừ sau: - Đối với cá nhân cư trú ký hợp đồng lao động từ ba (03) tháng trở lên thì tổ chức, cá nhân trả thu nhập thực hiện khấu trừ thuế theo Biểu thuế lũy tiến từng phần, kể cả trường hợp cá nhân ký hợp đồng từ ba (03) tháng trở lên tại nhiều nơi. - Đối với cá nhân cư trú ký hợp đồng lao động từ ba (03) tháng trở lên nhưng nghỉ làm trước khi kết thúc hợp đồng lao động thì tổ chức, cá nhân trả thu nhập vẫn thực hiện khấu trừ thuế theo Biểu thuế lũy tiến từng phần. - Đối với cá nhân là người nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam thì tổ chức, cá nhân trả thu nhập căn cứ vào thời gian làm việc tại Việt Nam của người nộp thuế ghi trên Hợp đồng hoặc văn bản cử sang làm việc tại Việt Nam để tạm khấu trừ thuế theo Biểu lũy tiến từng phần (đối với cá nhân có thời gian làm việc tại Việt Nam từ 183 ngày trong năm tính thuế) hoặc theo Biểu thuế toàn phần (đối với cá nhân có thời gian làm việc tại Việt Nam dưới 183 ngày trong năm tính thuế). - Các tổ chức, cá nhân trả tiền công, tiền thù lao, tiền chi khác cho cá nhân cư trú không ký hợp đồng lao động (theo hướng dẫn tại điểm c, d, khoản 2, Điều 2 Thông tư này) hoặc ký hợp đồng lao động dưới ba (03) tháng có tổng mức trả thu nhập từ hai triệu (2.000.000) đồng/lần trở lên thì phải khấu trừ thuế theo mức 10% trên thu nhập trước khi trả cho cá nhân. Hiểu một cách đơn giản thì tùy theo loại hợp đồng và thời hạn hợp đồng đang ký mà phát sinh cách khấu trừ thuế TNCN từ tiền lương, tiền công khác nhau.
Chi phí thuê khoán kế toán có được trừ khi tính thuế TNDN
Doanh nghiệp thuê khoán kế toán bên ngoài thì doanh nghiệp có phải khấu trừ thuế TNCN trước khi trả lương cho cá nhân này? Chi phí này có được đưa vào chi phí được trừ khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp? Thu nhập từ hợp đồng thuê khoán kế toán có chịu thuế TNCN? Tại Thông tư 111/2013/TT-BTC quy định các khoản thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân bao gồm Thu nhập từ tiền lương, tiền công là thu nhập người lao động nhận được từ người sử dụng lao động. Cụ thể: Tiền lương, tiền công và các khoản có tính chất tiền lương, tiền công dưới các hình thức bằng tiền hoặc không bằng tiền. Theo đó, khoản thu từ hợp đồng thuê khoán kế toán thuộc thu nhập chịu thuế TNCN. Doanh nghiệp có phải khấu trừ thuế TNCN trước khi trả lương? Tại Thông tư 111/2013/TT-BTC quy định về việc Khấu trừ thuế và chứng từ khấu trừ thuế, cụ thể: Khấu trừ thuế là việc tổ chức, cá nhân trả thu nhập thực hiện tính trừ số thuế phải nộp vào thu nhập của người nộp thuế trước khi trả thu nhập. Các tổ chức, cá nhân trả tiền công, tiền thù lao, tiền chi khác cho cá nhân cư trú không ký hợp đồng lao động (theo hướng dẫn tại điểm c, d, khoản 2, Điều 2 Thông tư 111/2013/TT-BTC) hoặc ký hợp đồng lao động dưới ba (03) tháng có tổng mức trả thu nhập từ hai triệu (2.000.000) đồng/lần trở lên thì phải khấu trừ thuế theo mức 10% trên thu nhập trước khi trả cho cá nhân. Trường hợp cá nhân chỉ có duy nhất thu nhập thuộc đối tượng phải khấu trừ thuế theo tỷ lệ nêu trên nhưng ước tính tổng mức thu nhập chịu thuế của cá nhân sau khi trừ gia cảnh chưa đến mức phải nộp thuế thì cá nhân có thu nhập làm cam kết (theo mẫu ban hành kèm theo văn bản hướng dẫn về quản lý thuế) gửi tổ chức trả thu nhập để tổ chức trả thu nhập làm căn cứ tạm thời chưa khấu trừ thuế thu nhập cá nhân. Căn cứ vào cam kết của người nhận thu nhập, tổ chức trả thu nhập không khấu trừ thuế. Kết thúc năm tính thuế, tổ chức trả thu nhập vẫn phải tổng hợp danh sách và thu nhập của những cá nhân chưa đến mức khấu trừ thuế (vào mẫu ban hành kèm theo văn bản hướng dẫn về quản lý thuế) và nộp cho cơ quan thuế. Cá nhân làm cam kết phải chịu trách nhiệm về bản cam kết của mình, trường hợp phát hiện có sự gian lận sẽ bị xử lý theo quy định của Luật quản lý thuế. Cá nhân làm cam kết theo hướng dẫn tại điểm này phải đăng ký thuế và có mã số thuế tại thời điểm cam kết. Theo đó, các tổ chức, cá nhân trả tiền công, tiền thù lao, tiền chi khác cho NLĐ thực hiện khấu trừ thuế theo mức 10% trên thu nhập trước khi trả cho NLĐ khi đáp ứng đủ các điều kiện sau: 1.NLĐ là cá nhân cư trú không ký hợp đồng lao động theo hướng dẫn tại Điểm c, d, Khoản 2, Điều 2 Thông tư 111/2013/TT-BTC hoặc ký hợp đồng lao động dưới 03 tháng; 2. NLĐ có tổng mức trả thu nhập từ 2.000.000 đồng/lần trở lên thì phải khấu trừ thuế theo mức 10% trên thu nhập trước khi trả cho cá nhân. 3. NLĐ không có văn bản cam kết về việc trong năm NLĐ chỉ có duy nhất thu nhập thuộc đối tượng phải khấu trừ thuế theo tỷ lệ 10% nhưng ước tính tổng mức thu nhập chịu thuế của cá nhân sau khi trừ gia cảnh chưa đến mức phải nộp thuế gửi tổ chức trả thu nhập để tổ chức trả thu nhập làm căn cứ tạm thời chưa khấu trừ thuế thu nhập cá nhân. Chi phí thuê khoán kế toán có được đưa vào chi phí được trừ khi tính thuế TNDN? Tại Thông tư 96/2015/TT-BTC quy định Trừ các khoản chi không được trừ nêu tại Khoản 2 Điều này, doanh nghiệp được trừ mọi khoản chi nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau: - Khoản chi thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. - Khoản chi có đủ hoá đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định của pháp luật. - Khoản chi nếu có hoá đơn mua hàng hoá, dịch vụ từng lần có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên (giá đã bao gồm thuế GTGT) khi thanh toán phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt. Chi phí của doanh nghiệp mua hàng hóa, dịch vụ (không có hóa đơn, được phép lập Bảng kê thu mua hàng hóa, dịch vụ mua vào theo mẫu số 01/TNDN kèm theo Thông tư số 78/2014/TT-BTC) nhưng không lập Bảng kê kèm theo chứng từ thanh toán cho người bán hàng, cung cấp dịch vụ trong các trường hợp: - Mua tài sản, dịch vụ của hộ, cá nhân không kinh doanh trực tiếp bán ra; ... Bảng kê thu mua hàng hóa, dịch vụ do người đại diện theo pháp luật hoặc người được ủy quyền của doanh nghiệp ký và chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực. Doanh nghiệp mua hàng hóa, dịch vụ được phép lập Bảng kê và được tính vào chi phí được trừ. Các khoản chi phí này không bắt buộc phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt. Trường hợp giá mua hàng hóa, dịch vụ trên bảng kê cao hơn giá thị trường tại thời điểm mua hàng thì cơ quan thuế căn cứ vào giá thị trường tại thời điểm mua hàng, dịch vụ cùng loại hoặc tương tự trên thị trường xác định lại mức giá để tính lại chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế…. Theo đó, Để các khoản chi hợp đồng thuê khoán kế toán được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN thì Công ty cần có những hồ sơ sau + Hợp đồng thuê khoán; + Biên bản thanh lý hợp đồng; + Bản sao chứng minh thư nhân dân (căn cước công dân) của người lao động; + Biên bản xác nhận công việc hoàn thành; + Bảng chấm công; +Bảng kê thu mua hàng hóa, dịch vụ mua vào theo mẫu số 01/TNDN; + Chứng từ chi tiền; + Chứng từ khấu trừ thuế TNCN;
Yêu cầu hoàn trả tiền thuế TNCN đóng thay cho người lao động đã nghỉ
Bên mình có người lao động từng làm việc năm 2019 nhưng giờ đã nghỉ, khi gửi yêu cầu xác nhận nghĩa vụ thuế với cơ quan thuế thì được Thông báo 22/QTr-KK với nội dung thể hiện nợ tiền chậm nộp. Người nộp thuế không chấp nhận có nợ tiền chậm nộp và đã có biên bản giải trình gửi cơ quan thuế. Vậy vấn đề đặt ra là trong khi chờ kết quả xác minh từ cơ quan Thuế, người nộp thuế có trách nhiệm phải nộp số tiền theo thông báo này không? Công ty mình đã tự quyết nộp thay mà không có sự đồng ý của người nộp thuế (cá nhân), sau đó yêu cầu người nộp thuế(cá nhân) phải hoàn trả lại. Vậy theo pháp luật Việt Nam hiện hành, người nộp thuế (cá nhân) có trách nhiệm hoàn trả lại cho Công ty hay không? Để giải quyết vấn đề, mình có tìm hiểu thì thông báo này chỉ nhằm mục đích xác nhận nghĩa vụ thuế của đối tượng được đề nghị kiểm tra. Sau khi kiểm tra thì cơ quan thuế xác định nghĩa vụ thuế của chủ thể đó như thế nào. Chứ Thông báo 22/QTr-KK (ban hành kèm theo Quyết định 879/QĐ-TCT năm 2015 về Quy trình quản lý khai thuế, nộp thuế và kế toán thuế do Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế ban hành) không phải là văn bản nêu về thời hạn nộp thuế. Chỉ khi trong thông báo có quy định về thời hạn nộp thì đơn vị mới căn cứ vào đó để thực hiện. Tuy nhiên, thời gian chậm nộp thuế sẽ tiếp tục tính cho đến khi hoàn thành nghĩa vụ thuế. Liên quan đến việc quyết toán thuế TNCN thay cho cá nhân chỉ thực hiện được khi có văn bản ủy quyền từ người nộp thuế. Việc đơn vị tự ý đóng tiền thuế còn thiếu cho cá nhân người đó mà không có văn bản ủy quyền từ người nộp thuế thì mình nghĩ có 2 trường hợp phát sinh: - Nếu đơn vị trong quá trình chi trả thu nhập có khấu trừ thuế TNCN của người lao động nhưng số tiền khấu trừ thiếu khiến số tiền mà đơn vị nộp cho cơ quan thuế thiếu thì khi đơn vị nộp bù số thuế còn thiếu này, đơn vị có quyền yêu cầu người lao động trả lại cho đơn vị. Vì trong qua trình làm việc, người sử dụng lao động có quyền và nghĩa vụ tạm khấu trừ thuế thuế TNCN của người lao động và kê khai với cơ quan thuế. (áp dụng theo Thông tư 111/2013/TT-BTC) - Nếu trường hợp đơn vị khấu trừ đủ hoặc vì lí do nào đó mà không phải lỗi của người lao động, đơn vị tự ý đi quyết toán thuế TNCN của người lao động và tự nộp số thuế TNCN còn thiếu của người lao động khi không có văn bản ủy quyền thì hiện không có cơ sở nào để đòi lại người lao động cả. Mình hiện đang còn vướng ở trường hợp thứ hai nêu trên, mọi người ai có cách giải thích nào phù hợp hơn thì có thể chia sẻ nhé.
Lựa chọn loại hợp đồng phù hợp với công việc vệ sinh văn phòng?
Nhờ Anh/Chị tư vấn giúp em về trường hợp này. Công ty có thuê 1 cô dọn vệ sinh văn phòng. Thời gian làm việc là 2h/ngày và 5 ngày/tuần. Mức lương công ty thanh toán cho cô là 55.000/h (bao gồm thuế). Hiện tại thì công ty em ký hợp đồng dịch vụ với cô này. Tuy nhiên, theo em được biết thì hợp đồng dịch vụ ký với cá nhân sẽ không hợp lệ. Anh/Chị tư vấn giúp em công ty sẽ ký hợp đồng gì với cô này mà cô sẽ không bị trừ thuế TNCN hoặc có cách nào để công ty em xử lý chi phí vệ sinh hợp lý. Em cảm ơn Anh/Chị
Không có chứng từ khấu trừ thuế TNCN có quyết toán thuế được không?
Xin chào quý Luật sư Xin nhờ các vị luật sư tư vấn dùm em trong trường hợp sau. Em làm cho 1 công ty nước ngoài A có chủ là người nước ngoài được gần 7 năm. Vào tháng 3 năm 2020 em nghỉ việc và qua làm ở công ty khác. Vừa qua em nhận được tin là công ty A nợ tiền thuế và bỏ văn phòng không làm việc nữa và cũng không liên lạc được với giám đốc người nước ngoài cũng không có làm thủ tục giải thể công ty. Vậy cho em xin hỏi là vào kỳ quyết toán thuế năm 2020 nếu em Không có chứng từ khấu trừ thuế TNCN có quyết toán thuế của công ty A thì em có thể quyết toán thuế TNCN năm 2020 không? và em cần chuẩn bị thêm giấy tờ gì để hoàn thành thủ tục quyết toán thuế TNCN khi không có chứng từ quyết toán thuế TNCN của công ty A. Kính mong quý luật sư giúp đỡ! Chân thành cảm ơn!
Kính chào Luật sư.! Tôi có một thắc mắc về thuế TNCN nên xin hỏi luật sư như sau: Trong năm tài chính dương lịch (01/01-31/12) tôi được thủ trưởng giao nhiệm vụ chủ trì một đề tài nghiên cứu khoa học (để thực hiện nhiệm vụ KHCN này tôi đã xây dựng thuyết minh trong đó tôi làm chủ nhiệm và có một số thành viên cùng tham gia thực hiện). Tổng kinh phí thực hiện khoảng 100trđ (Bao gồm tiền công thực hiện 50tr, 10tr là chi khác, còn lại là NVL). Đầu năm tôi làm dự toán kinh phí và được kế toán đơn vị làm thủ tục cho tạm ứng kinh phí và chuyển khoản vào tài khoản của cá nhân tôi 60tr (Giất rút dự toán tạm ứng, chuyển khoản). Cuối năm tôi làm chứng từ quyết toán chi hoàn tạm ứng bao gồm chi mua nguyên vật liệu, chi khác và chi công thực hiện theo thuyết minh được duyệt. Phần chi công thực hiện là tất cả các thành viên tham gia cùng ký nhận khoản tiền tương ứng với từng phần công việc của từng thành viên. Tuy nhiên, khi khấu trừ thuế thu nhập cá nhân, kế toán lại tính cả 50tr tiền công đó vào tổng thu nhập chịu thuế của tôi . Vậy tôi xin được hỏi luật sư, kế toán làm như vậy là đúng hay sai?
Theo quy định tại Luật Bảo hiểm xã hội 2014 thì cá nhân giao kết hợp đồng lao động từ đủ 1 tháng đến dưới 3 tháng là đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc. Vậy thuế thu nhập cá nhân của người này khi khấu trừ 10% (điểm i Khoản 1 Điều 25 Thông tư 111/2013/TT-BTC) là khấu trừ trên tổng thu nhập mà không trừ khoản đóng BHXH có đúng không? Mong mọi người giải đáp giúp.
Khấu trừ thuế TNCN cho hợp đồng thời vụ
Kính gửi : Luật sư Nay Công ty TNHH Yakjin Sài Gòn có 1 số thắc mắc về hợp đồng thời vụ và cách tính thuế TNCN của hợp đồng này. 1/ Cty có ký 20 hợp đồng thời vụ với 20 người khoán trọn gói 20.000 sản phẩm may gia công, chi tiết như sau : - Thời hạn : 10/07/2017 – 15/07/2017 (06 ngày) - Giá trị hợp đồng : 300.000đ / ngày / người - Thanh toán : vào ngày cuối cùng của hợp đồng. - Thuế TNCN : Cty sẽ không khấu trừ thuế TNCN 10% do chưa đến mức phải nộp 2.000.000đ / lần Sau thời hạn này, nếu Cty có đơn hàng tiếp thì sẽ ký tiếp hợp đồng thời vụ với nhóm 20 người này từ 24/07/2017 – 29/07/2017 (06 ngày) Trong tương lai, nếu Cty có đơn hàng tiếp thì sẽ ký tiếp hợp đồng thời vụ với nhóm 20 người này từ 07/08/2017 – 12/08/2017 (06 ngày) ……… HỎI : - Cty ký trên 2 hợp đồng thời vụ không liên tiếp như trên có phù hợp với luật lao động hay không ? - Cty không khấu trừ thuế TNCN 10% như thế có phù hợp với quy định của luật thuế TNCN hay không ? 2/ Cty ký 1 hợp đồng thời vụ với ông A (đại diện cho 1 nhóm 30 người gia công may theo sản phẩm), chi tiết như sau : - Thời hạn : 03/07/2017 – 23/09/2017 (83 ngày ~ dưới 3 tháng) - Giá trị hợp đồng : 6.500đ / sản phẩm - Thanh toán : hằng tuần theo số lượng thực tế nhóm người ông A may được (ước tính hơn 100.000.000đ/tuần) - Thuế TNCN : Cty sẽ chịu & sẽ nộp NSNS 10% trên tổng thu nhập hằng tuần ông A nhận được. Sau thời hạn này, nếu Cty có đơn hàng tiếp thì sẽ ký tiếp hợp đồng thời vụ với ông A từ 28/09/2017 – 23/12/2017 (87 ngày ~ dưới 3 tháng) HỎI : - Cty ký 2 hợp đồng thời vụ dưới 3 tháng không liên tiếp như trên có phù hợp với luật lao động ? - Cty tính thuế TNCN như thế là đúng hay sai ? Mong sớm nhận được mail phản hồi của luật sư. Email: vuipham@yakjin.com Tôi xin cảm ơn.
Doanh nghiệp phải khấu trừ thuế TNCN cho người lao động trong trường hợp nào?
Trường hợp nào doanh nghiệp phải khấu trừ thuế TNCN cho người lao động, việc khấu trừ thuế cho thu nhập từ tiền lương, tiền công của người lao động được thực hiện thế nào? Khấu trừ thuế thu nhập cá nhân là gì? Theo khoản 1 Điều 28 Nghị định 65/2013/NĐ-CP quy định khấu trừ thuế là việc tổ chức, cá nhân trả thu nhập thực hiện tính trừ số thuế phải nộp vào thu nhập của người nộp thuế trước khi trả thu nhập. Trong đó các loại thu nhập phải khấu trừ thuế gồm có: - Thu nhập của cá nhân không cư trú, bao gồm cả trường hợp không hiện diện tại Việt Nam; - Thu nhập từ tiền lương, tiền công, tiền thù lao, kể cả tiền thù lao từ hoạt động môi giới; - Thu nhập của cá nhân từ hoạt động đại lý bảo hiểm, đại lý xổ số, bán hàng đa cấp; - Thu nhập từ đầu tư vốn; - Thu nhập từ chuyển nhượng vốn của cá nhân không cư trú, chuyển nhượng chứng khoán; - Thu nhập từ trúng thưởng; - Thu nhập từ bản quyền; - Thu nhập từ nhượng quyền thương mại. Như vậy, Khấu trừ thuế thu nhập cá nhân là việc tổ chức hoặc cá nhân trả thu nhập thực hiện trừ đi số thuế phải nộp từ thu nhập của người nộp thuế trước khi trả thu nhập cho họ. Doanh nghiệp phải cấp chứng từ khấu trừ thuế TNCN cho người lao động trong trường hợp nào? Theo khoản 2 Điều 25 Thông tư 111/2013/TT-BTC có quy định về việc cấp chứng từ khấu trừ thuế TNCN của doanh nghiệp có khấu trừ thuế cho người lao động như sau: Tổ chức, cá nhân trả các khoản thu nhập đã khấu trừ thuế theo hướng dẫn tại khoản 1 Điều 25 Thông tư 111/2013/TT-BTC thì phải cấp chứng từ khấu trừ thuế theo yêu cầu của cá nhân bị khấu trừ. Trường hợp cá nhân ủy quyền quyết toán thuế thì không cấp chứng từ khấu trừ. Cấp chứng từ khấu trừ trong một số trường hợp cụ thể như sau: (1) Đối với cá nhân không ký hợp đồng lao động hoặc ký hợp đồng lao động dưới ba (03) tháng: cá nhân có quyền yêu cầu tổ chức, cá nhân trả thu nhập cấp chứng từ khấu trừ cho mỗi lần khấu trừ thuế hoặc cấp một chứng từ khấu trừ cho nhiều lần khấu trừ thuế trong một kỳ tính thuế. (2) Đối với cá nhân ký hợp đồng lao động từ ba (03) tháng trở lên: tổ chức, cá nhân trả thu nhập chỉ cấp cho cá nhân một chứng từ khấu trừ trong một kỳ tính thuế. Như vậy, thì chỉ có người lao động thuộc trường hợp tự quyết toán thuế TNCN thì mới được cấp chứng từ khấu trừ thuế, và chứng từ khấu trừ thuế cũng chỉ được tổ chức, cá nhân trả thu nhập cấp khi người lao động có yêu cầu. Có các phương pháp khấu trừ thuế TNCN nào cho người lao động? Theo điểm b, điểm i khoản 1 Điều 25 Thông tư 111/2013/TT-BTC (Được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 20 Thông tư 92/2015/TT-BTC) có hướng dẫn việc khấu trừ thuế đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công của người lao động, thì doanh nghiệp sẽ thực hiện khấu trừ thuế TNCN cho người lao động theo 03 phương pháp sau: (1) Khấu trừ thuế theo Biểu thuế lũy tiến từng phần, được áp dụng cho: - Cá nhân cư trú ký hợp đồng lao động từ ba (03) tháng trở lên (kể cả trường hợp cá nhân ký hợp đồng từ ba (03) tháng trở lên tại nhiều nơi); Cá nhân cư trú ký hợp đồng lao động từ ba (03) tháng trở lên nhưng nghỉ làm trước khi kết thúc hợp đồng lao động thì tổ chức, cá nhân trả thu nhập vẫn thực hiện khấu trừ thuế theo Biểu thuế lũy tiến từng phần. - Cá nhân là người nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam thì tổ chức, cá nhân trả thu nhập căn cứ vào thời gian làm việc tại Việt Nam của người nộp thuế ghi trên Hợp đồng hoặc văn bản cử sang làm việc tại Việt Nam để tạm khấu trừ thuế theo Biểu lũy tiến từng phần (đối với cá nhân có thời gian làm việc tại Việt Nam từ 183 ngày trong năm tính thuế). (2) Khấu trừ thuế theo Biểu thuế toàn phần, được áp dụng cho: - Cá nhân là người nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam có thời gian làm việc tại Việt Nam dưới 183 ngày trong năm tính thuế. Tổ chức, cá nhân trả thu nhập căn cứ vào thời gian làm việc tại Việt Nam của người nộp thuế ghi trên Hợp đồng hoặc văn bản cử sang làm việc tại Việt Nam. (3) Khấu trừ thuế theo mức 10% trên thu nhập trước khi trả cho cá nhân, được áp dụng cho: - Cá nhân cư trú không ký hợp đồng lao động (theo hướng dẫn tại điểm c, d khoản 2 Điều 2 Thông tư 111/2013/TT-BTC) hoặc ký hợp đồng lao động dưới ba (03) tháng có tổng mức trả thu nhập từ hai triệu (2.000.000) đồng/lần trở lên thì phải khấu trừ thuế theo mức 10% trên thu nhập trước khi trả cho cá nhân. Lưu ý cho trường hợp này, nếu cá nhân chỉ có duy nhất thu nhập thuộc đối tượng phải khấu trừ thuế theo tỷ lệ nêu trên nhưng ước tính tổng mức thu nhập chịu thuế của cá nhân sau khi trừ gia cảnh chưa đến mức phải nộp thuế thì cá nhân có thu nhập làm cam kết (theo mẫu ban hành kèm theo văn bản hướng dẫn về quản lý thuế) gửi tổ chức trả thu nhập để tổ chức trả thu nhập làm căn cứ tạm thời chưa khấu trừ thuế thu nhập cá nhân. Căn cứ vào cam kết của người nhận thu nhập, tổ chức trả thu nhập không khấu trừ thuế. Kết thúc năm tính thuế, tổ chức trả thu nhập vẫn phải tổng hợp danh sách và thu nhập của những cá nhân chưa đến mức khấu trừ thuế (vào mẫu ban hành kèm theo văn bản hướng dẫn về quản lý thuế) và nộp cho cơ quan thuế. Cá nhân làm cam kết phải chịu trách nhiệm về bản cam kết của mình, trường hợp phát hiện có sự gian lận sẽ bị xử lý theo quy định của Luật Quản lý thuế hiện hành.
Thuế TNCN với các khoản thưởng của công ty theo danh hiệu khen thưởng nhà nước trao tặng
Tình huống phát sinh là doanh nghiệp hoạt động trong mảng giáo dục (Trường học tư thục). Hàng năm có phát sinh tiền thưởng cho lao động. Cụ thể là Sở giáo dục chỉ có quyết định công nhận danh hiệu thôi, còn tiền thưởng là doanh nghiệp tự trả cho người lao động. Vậy khoản tiền thưởng này có bị tính thuế TNCN không? Thuế TNCN từ tiền thưởng của doanh nghiệp Liên quan đến vấn đề này, tại Điểm e Khoản 2 Điều 2 Thông tư 111/2013/TT-BTC Hướng dẫn về thuế thu nhập cá nhân do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành có nêu về thu nhập chịu thuế từ tiền lương, tiền công gồm các khoản thưởng bằng tiền hoặc không bằng tiền dưới mọi hình thức, kể cả thưởng bằng chứng khoán, trừ các khoản tiền thưởng sau đây: (1) Tiền thưởng kèm theo các danh hiệu được Nhà nước phong tặng, bao gồm cả tiền thưởng kèm theo các danh hiệu thi đua, các hình thức khen thưởng theo quy định của pháp luật về thi đua, khen thưởng. Thẩm quyền ra quyết định khen thưởng, mức tiền thưởng kèm theo các danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng nêu trên phải phù hợp với quy định của Luật Thi đua khen thưởng. Cụ thể: - Tiền thưởng kèm theo các danh hiệu thi đua như Chiến sĩ thi đua toàn quốc; Chiến sĩ thi đua cấp Bộ, ngành, đoàn thể Trung ương, tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Chiến sĩ thi đua cơ sở, Lao động tiên tiến, Chiến sỹ tiên tiến. - Tiền thưởng kèm theo các hình thức khen thưởng. - Tiền thưởng kèm theo các danh hiệu do Nhà nước phong tặng. - Tiền thưởng kèm theo các giải thưởng do các Hội, tổ chức thuộc các Tổ chức chính trị, Tổ chức chính trị - xã hội, Tổ chức xã hội, Tổ chức xã hội - nghề nghiệp của Trung ương và địa phương trao tặng phù hợp với điều lệ của tổ chức đó và phù hợp với quy định của Luật Thi đua, Khen thưởng. - Tiền thưởng kèm theo giải thưởng Hồ Chí Minh, giải thưởng Nhà nước. - Tiền thưởng kèm theo Kỷ niệm chương, Huy hiệu. - Tiền thưởng kèm theo Bằng khen, Giấy khen. (2) Tiền thưởng kèm theo giải thưởng quốc gia, giải thưởng quốc tế được Nhà nước Việt Nam thừa nhận. (3) Tiền thưởng về cải tiến kỹ thuật, sáng chế, phát minh được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền công nhận. (4) Tiền thưởng về việc phát hiện, khai báo hành vi vi phạm pháp luật với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Có nghĩa là chỉ khi nào phát sinh tiền thưởng trong phạm vi 4 trường hợp nêu trên thì mới không chịu thuế TNCN, còn nếu tiền thường do nội bộ doanh nghiệp chi trả theo chính sách của mình thì người lao động vẫn chịu thuế TNCN với phần này. Phương pháp khấu trừ thuế TNCN từ tiền lương, tiền công của cá nhân cư trú Liên quan đến vấn đề này, tại Điểm b và Điểm i Khoản 1 Điều 25 Thông tư 111/2013/TT-BTC Hướng dẫn về thuế thu nhập cá nhân do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành có nêu các trường hợp khấu trừ sau: - Đối với cá nhân cư trú ký hợp đồng lao động từ ba (03) tháng trở lên thì tổ chức, cá nhân trả thu nhập thực hiện khấu trừ thuế theo Biểu thuế lũy tiến từng phần, kể cả trường hợp cá nhân ký hợp đồng từ ba (03) tháng trở lên tại nhiều nơi. - Đối với cá nhân cư trú ký hợp đồng lao động từ ba (03) tháng trở lên nhưng nghỉ làm trước khi kết thúc hợp đồng lao động thì tổ chức, cá nhân trả thu nhập vẫn thực hiện khấu trừ thuế theo Biểu thuế lũy tiến từng phần. - Đối với cá nhân là người nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam thì tổ chức, cá nhân trả thu nhập căn cứ vào thời gian làm việc tại Việt Nam của người nộp thuế ghi trên Hợp đồng hoặc văn bản cử sang làm việc tại Việt Nam để tạm khấu trừ thuế theo Biểu lũy tiến từng phần (đối với cá nhân có thời gian làm việc tại Việt Nam từ 183 ngày trong năm tính thuế) hoặc theo Biểu thuế toàn phần (đối với cá nhân có thời gian làm việc tại Việt Nam dưới 183 ngày trong năm tính thuế). - Các tổ chức, cá nhân trả tiền công, tiền thù lao, tiền chi khác cho cá nhân cư trú không ký hợp đồng lao động (theo hướng dẫn tại điểm c, d, khoản 2, Điều 2 Thông tư này) hoặc ký hợp đồng lao động dưới ba (03) tháng có tổng mức trả thu nhập từ hai triệu (2.000.000) đồng/lần trở lên thì phải khấu trừ thuế theo mức 10% trên thu nhập trước khi trả cho cá nhân. Hiểu một cách đơn giản thì tùy theo loại hợp đồng và thời hạn hợp đồng đang ký mà phát sinh cách khấu trừ thuế TNCN từ tiền lương, tiền công khác nhau.
Chi phí thuê khoán kế toán có được trừ khi tính thuế TNDN
Doanh nghiệp thuê khoán kế toán bên ngoài thì doanh nghiệp có phải khấu trừ thuế TNCN trước khi trả lương cho cá nhân này? Chi phí này có được đưa vào chi phí được trừ khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp? Thu nhập từ hợp đồng thuê khoán kế toán có chịu thuế TNCN? Tại Thông tư 111/2013/TT-BTC quy định các khoản thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân bao gồm Thu nhập từ tiền lương, tiền công là thu nhập người lao động nhận được từ người sử dụng lao động. Cụ thể: Tiền lương, tiền công và các khoản có tính chất tiền lương, tiền công dưới các hình thức bằng tiền hoặc không bằng tiền. Theo đó, khoản thu từ hợp đồng thuê khoán kế toán thuộc thu nhập chịu thuế TNCN. Doanh nghiệp có phải khấu trừ thuế TNCN trước khi trả lương? Tại Thông tư 111/2013/TT-BTC quy định về việc Khấu trừ thuế và chứng từ khấu trừ thuế, cụ thể: Khấu trừ thuế là việc tổ chức, cá nhân trả thu nhập thực hiện tính trừ số thuế phải nộp vào thu nhập của người nộp thuế trước khi trả thu nhập. Các tổ chức, cá nhân trả tiền công, tiền thù lao, tiền chi khác cho cá nhân cư trú không ký hợp đồng lao động (theo hướng dẫn tại điểm c, d, khoản 2, Điều 2 Thông tư 111/2013/TT-BTC) hoặc ký hợp đồng lao động dưới ba (03) tháng có tổng mức trả thu nhập từ hai triệu (2.000.000) đồng/lần trở lên thì phải khấu trừ thuế theo mức 10% trên thu nhập trước khi trả cho cá nhân. Trường hợp cá nhân chỉ có duy nhất thu nhập thuộc đối tượng phải khấu trừ thuế theo tỷ lệ nêu trên nhưng ước tính tổng mức thu nhập chịu thuế của cá nhân sau khi trừ gia cảnh chưa đến mức phải nộp thuế thì cá nhân có thu nhập làm cam kết (theo mẫu ban hành kèm theo văn bản hướng dẫn về quản lý thuế) gửi tổ chức trả thu nhập để tổ chức trả thu nhập làm căn cứ tạm thời chưa khấu trừ thuế thu nhập cá nhân. Căn cứ vào cam kết của người nhận thu nhập, tổ chức trả thu nhập không khấu trừ thuế. Kết thúc năm tính thuế, tổ chức trả thu nhập vẫn phải tổng hợp danh sách và thu nhập của những cá nhân chưa đến mức khấu trừ thuế (vào mẫu ban hành kèm theo văn bản hướng dẫn về quản lý thuế) và nộp cho cơ quan thuế. Cá nhân làm cam kết phải chịu trách nhiệm về bản cam kết của mình, trường hợp phát hiện có sự gian lận sẽ bị xử lý theo quy định của Luật quản lý thuế. Cá nhân làm cam kết theo hướng dẫn tại điểm này phải đăng ký thuế và có mã số thuế tại thời điểm cam kết. Theo đó, các tổ chức, cá nhân trả tiền công, tiền thù lao, tiền chi khác cho NLĐ thực hiện khấu trừ thuế theo mức 10% trên thu nhập trước khi trả cho NLĐ khi đáp ứng đủ các điều kiện sau: 1.NLĐ là cá nhân cư trú không ký hợp đồng lao động theo hướng dẫn tại Điểm c, d, Khoản 2, Điều 2 Thông tư 111/2013/TT-BTC hoặc ký hợp đồng lao động dưới 03 tháng; 2. NLĐ có tổng mức trả thu nhập từ 2.000.000 đồng/lần trở lên thì phải khấu trừ thuế theo mức 10% trên thu nhập trước khi trả cho cá nhân. 3. NLĐ không có văn bản cam kết về việc trong năm NLĐ chỉ có duy nhất thu nhập thuộc đối tượng phải khấu trừ thuế theo tỷ lệ 10% nhưng ước tính tổng mức thu nhập chịu thuế của cá nhân sau khi trừ gia cảnh chưa đến mức phải nộp thuế gửi tổ chức trả thu nhập để tổ chức trả thu nhập làm căn cứ tạm thời chưa khấu trừ thuế thu nhập cá nhân. Chi phí thuê khoán kế toán có được đưa vào chi phí được trừ khi tính thuế TNDN? Tại Thông tư 96/2015/TT-BTC quy định Trừ các khoản chi không được trừ nêu tại Khoản 2 Điều này, doanh nghiệp được trừ mọi khoản chi nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau: - Khoản chi thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. - Khoản chi có đủ hoá đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định của pháp luật. - Khoản chi nếu có hoá đơn mua hàng hoá, dịch vụ từng lần có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên (giá đã bao gồm thuế GTGT) khi thanh toán phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt. Chi phí của doanh nghiệp mua hàng hóa, dịch vụ (không có hóa đơn, được phép lập Bảng kê thu mua hàng hóa, dịch vụ mua vào theo mẫu số 01/TNDN kèm theo Thông tư số 78/2014/TT-BTC) nhưng không lập Bảng kê kèm theo chứng từ thanh toán cho người bán hàng, cung cấp dịch vụ trong các trường hợp: - Mua tài sản, dịch vụ của hộ, cá nhân không kinh doanh trực tiếp bán ra; ... Bảng kê thu mua hàng hóa, dịch vụ do người đại diện theo pháp luật hoặc người được ủy quyền của doanh nghiệp ký và chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực. Doanh nghiệp mua hàng hóa, dịch vụ được phép lập Bảng kê và được tính vào chi phí được trừ. Các khoản chi phí này không bắt buộc phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt. Trường hợp giá mua hàng hóa, dịch vụ trên bảng kê cao hơn giá thị trường tại thời điểm mua hàng thì cơ quan thuế căn cứ vào giá thị trường tại thời điểm mua hàng, dịch vụ cùng loại hoặc tương tự trên thị trường xác định lại mức giá để tính lại chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế…. Theo đó, Để các khoản chi hợp đồng thuê khoán kế toán được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN thì Công ty cần có những hồ sơ sau + Hợp đồng thuê khoán; + Biên bản thanh lý hợp đồng; + Bản sao chứng minh thư nhân dân (căn cước công dân) của người lao động; + Biên bản xác nhận công việc hoàn thành; + Bảng chấm công; +Bảng kê thu mua hàng hóa, dịch vụ mua vào theo mẫu số 01/TNDN; + Chứng từ chi tiền; + Chứng từ khấu trừ thuế TNCN;
Yêu cầu hoàn trả tiền thuế TNCN đóng thay cho người lao động đã nghỉ
Bên mình có người lao động từng làm việc năm 2019 nhưng giờ đã nghỉ, khi gửi yêu cầu xác nhận nghĩa vụ thuế với cơ quan thuế thì được Thông báo 22/QTr-KK với nội dung thể hiện nợ tiền chậm nộp. Người nộp thuế không chấp nhận có nợ tiền chậm nộp và đã có biên bản giải trình gửi cơ quan thuế. Vậy vấn đề đặt ra là trong khi chờ kết quả xác minh từ cơ quan Thuế, người nộp thuế có trách nhiệm phải nộp số tiền theo thông báo này không? Công ty mình đã tự quyết nộp thay mà không có sự đồng ý của người nộp thuế (cá nhân), sau đó yêu cầu người nộp thuế(cá nhân) phải hoàn trả lại. Vậy theo pháp luật Việt Nam hiện hành, người nộp thuế (cá nhân) có trách nhiệm hoàn trả lại cho Công ty hay không? Để giải quyết vấn đề, mình có tìm hiểu thì thông báo này chỉ nhằm mục đích xác nhận nghĩa vụ thuế của đối tượng được đề nghị kiểm tra. Sau khi kiểm tra thì cơ quan thuế xác định nghĩa vụ thuế của chủ thể đó như thế nào. Chứ Thông báo 22/QTr-KK (ban hành kèm theo Quyết định 879/QĐ-TCT năm 2015 về Quy trình quản lý khai thuế, nộp thuế và kế toán thuế do Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế ban hành) không phải là văn bản nêu về thời hạn nộp thuế. Chỉ khi trong thông báo có quy định về thời hạn nộp thì đơn vị mới căn cứ vào đó để thực hiện. Tuy nhiên, thời gian chậm nộp thuế sẽ tiếp tục tính cho đến khi hoàn thành nghĩa vụ thuế. Liên quan đến việc quyết toán thuế TNCN thay cho cá nhân chỉ thực hiện được khi có văn bản ủy quyền từ người nộp thuế. Việc đơn vị tự ý đóng tiền thuế còn thiếu cho cá nhân người đó mà không có văn bản ủy quyền từ người nộp thuế thì mình nghĩ có 2 trường hợp phát sinh: - Nếu đơn vị trong quá trình chi trả thu nhập có khấu trừ thuế TNCN của người lao động nhưng số tiền khấu trừ thiếu khiến số tiền mà đơn vị nộp cho cơ quan thuế thiếu thì khi đơn vị nộp bù số thuế còn thiếu này, đơn vị có quyền yêu cầu người lao động trả lại cho đơn vị. Vì trong qua trình làm việc, người sử dụng lao động có quyền và nghĩa vụ tạm khấu trừ thuế thuế TNCN của người lao động và kê khai với cơ quan thuế. (áp dụng theo Thông tư 111/2013/TT-BTC) - Nếu trường hợp đơn vị khấu trừ đủ hoặc vì lí do nào đó mà không phải lỗi của người lao động, đơn vị tự ý đi quyết toán thuế TNCN của người lao động và tự nộp số thuế TNCN còn thiếu của người lao động khi không có văn bản ủy quyền thì hiện không có cơ sở nào để đòi lại người lao động cả. Mình hiện đang còn vướng ở trường hợp thứ hai nêu trên, mọi người ai có cách giải thích nào phù hợp hơn thì có thể chia sẻ nhé.
Lựa chọn loại hợp đồng phù hợp với công việc vệ sinh văn phòng?
Nhờ Anh/Chị tư vấn giúp em về trường hợp này. Công ty có thuê 1 cô dọn vệ sinh văn phòng. Thời gian làm việc là 2h/ngày và 5 ngày/tuần. Mức lương công ty thanh toán cho cô là 55.000/h (bao gồm thuế). Hiện tại thì công ty em ký hợp đồng dịch vụ với cô này. Tuy nhiên, theo em được biết thì hợp đồng dịch vụ ký với cá nhân sẽ không hợp lệ. Anh/Chị tư vấn giúp em công ty sẽ ký hợp đồng gì với cô này mà cô sẽ không bị trừ thuế TNCN hoặc có cách nào để công ty em xử lý chi phí vệ sinh hợp lý. Em cảm ơn Anh/Chị
Không có chứng từ khấu trừ thuế TNCN có quyết toán thuế được không?
Xin chào quý Luật sư Xin nhờ các vị luật sư tư vấn dùm em trong trường hợp sau. Em làm cho 1 công ty nước ngoài A có chủ là người nước ngoài được gần 7 năm. Vào tháng 3 năm 2020 em nghỉ việc và qua làm ở công ty khác. Vừa qua em nhận được tin là công ty A nợ tiền thuế và bỏ văn phòng không làm việc nữa và cũng không liên lạc được với giám đốc người nước ngoài cũng không có làm thủ tục giải thể công ty. Vậy cho em xin hỏi là vào kỳ quyết toán thuế năm 2020 nếu em Không có chứng từ khấu trừ thuế TNCN có quyết toán thuế của công ty A thì em có thể quyết toán thuế TNCN năm 2020 không? và em cần chuẩn bị thêm giấy tờ gì để hoàn thành thủ tục quyết toán thuế TNCN khi không có chứng từ quyết toán thuế TNCN của công ty A. Kính mong quý luật sư giúp đỡ! Chân thành cảm ơn!
Kính chào Luật sư.! Tôi có một thắc mắc về thuế TNCN nên xin hỏi luật sư như sau: Trong năm tài chính dương lịch (01/01-31/12) tôi được thủ trưởng giao nhiệm vụ chủ trì một đề tài nghiên cứu khoa học (để thực hiện nhiệm vụ KHCN này tôi đã xây dựng thuyết minh trong đó tôi làm chủ nhiệm và có một số thành viên cùng tham gia thực hiện). Tổng kinh phí thực hiện khoảng 100trđ (Bao gồm tiền công thực hiện 50tr, 10tr là chi khác, còn lại là NVL). Đầu năm tôi làm dự toán kinh phí và được kế toán đơn vị làm thủ tục cho tạm ứng kinh phí và chuyển khoản vào tài khoản của cá nhân tôi 60tr (Giất rút dự toán tạm ứng, chuyển khoản). Cuối năm tôi làm chứng từ quyết toán chi hoàn tạm ứng bao gồm chi mua nguyên vật liệu, chi khác và chi công thực hiện theo thuyết minh được duyệt. Phần chi công thực hiện là tất cả các thành viên tham gia cùng ký nhận khoản tiền tương ứng với từng phần công việc của từng thành viên. Tuy nhiên, khi khấu trừ thuế thu nhập cá nhân, kế toán lại tính cả 50tr tiền công đó vào tổng thu nhập chịu thuế của tôi . Vậy tôi xin được hỏi luật sư, kế toán làm như vậy là đúng hay sai?
Theo quy định tại Luật Bảo hiểm xã hội 2014 thì cá nhân giao kết hợp đồng lao động từ đủ 1 tháng đến dưới 3 tháng là đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc. Vậy thuế thu nhập cá nhân của người này khi khấu trừ 10% (điểm i Khoản 1 Điều 25 Thông tư 111/2013/TT-BTC) là khấu trừ trên tổng thu nhập mà không trừ khoản đóng BHXH có đúng không? Mong mọi người giải đáp giúp.
Khấu trừ thuế TNCN cho hợp đồng thời vụ
Kính gửi : Luật sư Nay Công ty TNHH Yakjin Sài Gòn có 1 số thắc mắc về hợp đồng thời vụ và cách tính thuế TNCN của hợp đồng này. 1/ Cty có ký 20 hợp đồng thời vụ với 20 người khoán trọn gói 20.000 sản phẩm may gia công, chi tiết như sau : - Thời hạn : 10/07/2017 – 15/07/2017 (06 ngày) - Giá trị hợp đồng : 300.000đ / ngày / người - Thanh toán : vào ngày cuối cùng của hợp đồng. - Thuế TNCN : Cty sẽ không khấu trừ thuế TNCN 10% do chưa đến mức phải nộp 2.000.000đ / lần Sau thời hạn này, nếu Cty có đơn hàng tiếp thì sẽ ký tiếp hợp đồng thời vụ với nhóm 20 người này từ 24/07/2017 – 29/07/2017 (06 ngày) Trong tương lai, nếu Cty có đơn hàng tiếp thì sẽ ký tiếp hợp đồng thời vụ với nhóm 20 người này từ 07/08/2017 – 12/08/2017 (06 ngày) ……… HỎI : - Cty ký trên 2 hợp đồng thời vụ không liên tiếp như trên có phù hợp với luật lao động hay không ? - Cty không khấu trừ thuế TNCN 10% như thế có phù hợp với quy định của luật thuế TNCN hay không ? 2/ Cty ký 1 hợp đồng thời vụ với ông A (đại diện cho 1 nhóm 30 người gia công may theo sản phẩm), chi tiết như sau : - Thời hạn : 03/07/2017 – 23/09/2017 (83 ngày ~ dưới 3 tháng) - Giá trị hợp đồng : 6.500đ / sản phẩm - Thanh toán : hằng tuần theo số lượng thực tế nhóm người ông A may được (ước tính hơn 100.000.000đ/tuần) - Thuế TNCN : Cty sẽ chịu & sẽ nộp NSNS 10% trên tổng thu nhập hằng tuần ông A nhận được. Sau thời hạn này, nếu Cty có đơn hàng tiếp thì sẽ ký tiếp hợp đồng thời vụ với ông A từ 28/09/2017 – 23/12/2017 (87 ngày ~ dưới 3 tháng) HỎI : - Cty ký 2 hợp đồng thời vụ dưới 3 tháng không liên tiếp như trên có phù hợp với luật lao động ? - Cty tính thuế TNCN như thế là đúng hay sai ? Mong sớm nhận được mail phản hồi của luật sư. Email: vuipham@yakjin.com Tôi xin cảm ơn.