Re:Những điều cần biết về Văn bản quy phạm pháp luật
Ở Luật ban hành văn bản 1996 có thêm khái niệm yết thị khiến chúng ta khó giải thích được VB QPPL không được đăng công báo thì có hiệu lực hay không. Tuy nhiên, Luật BHVB 2008 và Luật BHVB UBND&HĐND 2004 đã bỏ khái niệm yết thị và khẳng định rõ: Điều 78. Thời điểm có hiệu lực và việc đăng Công báo văn bản quy phạm pháp luật 2. Văn bản quy phạm pháp luật phải được đăng Công báo; văn bản quy phạm pháp luật không đăng Công báo thì không có hiệu lực thi hành, trừ trường hợp văn bản có nội dung thuộc bí mật nhà nước và các trường hợp quy định tại đoạn 2 khoản 1 Điều này. Điều 8. Đăng Công báo, niêm yết, đưa tin, gửi và lưu trữ văn bản 1. Văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh) phải được đăng Công báo cấp tỉnh. Đặc điểm của VBQPPL là tính bắt buộc áp dụng chung, muốn được áp dụng chung thì ít nhất người dân phải biết về văn bản đó, và phương pháp mà nhà nước đang áp dụng là đăng công báo. Do đó, việc bắt buộc VB QPPL có hiệu lực phải được đăng công báo là hoàn toàn phù hợp. Cái mà chúng ta đang bàn ở đây là văn bản không cần giữ bí mật, không đăng công báo thì có hiệu lực áp dụng hay không? Câu trả lời chắc chắn là không nhưng thực tế trường hợp này không hiếm! Vẫn chưa có văn bản nào hướng dẫn áp dụng những văn bản này và chế tài xử phạt. Chẳng lẽ từ trước đến nay nhà nước và nhân dân vẫn đang áp dụng những văn bản theo nguyên tắc vẫn chưa có hiệu lực hay sao? Thật là nguy hiểm quá!
Re:Những điều cần biết về Văn bản quy phạm pháp luật
Ở Luật ban hành văn bản 1996 có thêm khái niệm yết thị khiến chúng ta khó giải thích được VB QPPL không được đăng công báo thì có hiệu lực hay không. Tuy nhiên, Luật BHVB 2008 và Luật BHVB UBND&HĐND 2004 đã bỏ khái niệm yết thị và khẳng định rõ: Điều 78. Thời điểm có hiệu lực và việc đăng Công báo văn bản quy phạm pháp luật 2. Văn bản quy phạm pháp luật phải được đăng Công báo; văn bản quy phạm pháp luật không đăng Công báo thì không có hiệu lực thi hành, trừ trường hợp văn bản có nội dung thuộc bí mật nhà nước và các trường hợp quy định tại đoạn 2 khoản 1 Điều này. Điều 8. Đăng Công báo, niêm yết, đưa tin, gửi và lưu trữ văn bản 1. Văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh) phải được đăng Công báo cấp tỉnh. Đặc điểm của VBQPPL là tính bắt buộc áp dụng chung, muốn được áp dụng chung thì ít nhất người dân phải biết về văn bản đó, và phương pháp mà nhà nước đang áp dụng là đăng công báo. Do đó, việc bắt buộc VB QPPL có hiệu lực phải được đăng công báo là hoàn toàn phù hợp. Cái mà chúng ta đang bàn ở đây là văn bản không cần giữ bí mật, không đăng công báo thì có hiệu lực áp dụng hay không? Câu trả lời chắc chắn là không nhưng thực tế trường hợp này không hiếm! Vẫn chưa có văn bản nào hướng dẫn áp dụng những văn bản này và chế tài xử phạt. Chẳng lẽ từ trước đến nay nhà nước và nhân dân vẫn đang áp dụng những văn bản theo nguyên tắc vẫn chưa có hiệu lực hay sao? Thật là nguy hiểm quá!