Không còn trinh tiết sẽ phải đi tù "Chuyện thật như đùa"?
>>> Trinh tiết có được xem là tài sản, hàng hóa Như chúng ta đã biết thì trinh tiết của phụ nữ hiện nay có thể bị mất do nhiều nguyên nhân khác nhau, không nhất thiết là phải quan hệ tình dục như: Bẩm sinh khi sinh ra đã không có màng trinh; do lao động nặng nhọc hoặc tham gia các môn thể thao cường độ cao. Tuy nhiên ở một số quốc gia Hồi giáo như Indonesia, Malaysia, Iran, Ả Rập Xê Út, Afghanistan... thì họ coi phụ nữ bị mất trinh tiết là một điều gì đó đáng khinh bỉ và bị lên án, những người phụ nữ không còn trinh tiết sẽ phải đối mặt với sự kỳ thị từ xã hội cũng như từ chính gia đình của mình. Đặc biệt, ở Afghanistan phụ nữ mất trinh tiết còn có thể phải ngồi tù nếu không thể vượt qua được cuộc kiểm tra trinh tiết. Việc phụ nữ không giữ được trinh tiết ở Àghanistan sẽ bị coi là "phạm tội đạo đức" và họ sẽ bị nhốt chung với những người phạm tội giết người. Phụ nữ Afghanistan Mới đây, câu chuyện về cô gái trẻ có tên Bahara 18 tuổi bị tống giam do không vượt qua cuộc kiểm tra trinh tiết khiến cho nhiều người phải suy ngẫm: Trong một lần trốn khỏi nhà để đi gặp người yêu quen qua mạng, cô đã bị người đàn ông này hãm hiếp, cô đã gọi điện báo cảnh sát là mình bị hiếp dâm. Ngay lập tức cảnh sát đưa cô đi kiểm tra trinh tiết. Điều kinh hoàng hơn là việc kiểm tra này được thực hiện trước mặt rất nhiều người, chắc chắn những người phụ nữ này khi hoàn thành bài kiểm tra họ sẽ phải đón nhận những ánh nhìn thiếu thiện cảm từ mọi người. Bahara cho biết: "Tôi không chắc mình có thể tái hòa nhập xã hội và trở lại một cuộc sống bình thường hay không. Việc tôi ở đây đã làm phá hỏng danh tiếng của gia đình tôi và tôi thực sự lo sợ cha tôi có thể sẽ giết tôi khi tôi ra tù". Mặc dù việc kiểm tra trinh tiết đã bị cấm ở Afghanistan từ năm 2016 nhưng điều đó không ngăn cản được cảnh sát thực hiện công việc này. Các cô gái không vượt qua bài kiểm tra vẫn sẽ phải đi tù như trường hợp của Bahara. Có thể thấy, việc kiểm tra trinh tiết ở các cô gái vi phạm nghiêm trọng nhân quyền của họ, và việc đó chẳng chứng minh được điều gì bởi việc mất trinh tiết có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau như đã nói ở trên. Ngoài Afghanistan, việc kiểm tra trinh tiết còn được thực hiện ở Indonesia khi một cô gái muốn đứng vào trong hàng ngũ của quân đội hoặc cảnh sát. Tuy nhiên quy định này đã được cảnh sát Indonesia ngừng thực hiện kể từ tháng 11/2017. Qua quy định trên chúng ta có thể thấy sự phân biệt đối xử giữa nam và nữ ở các quốc gia Hồi giáo là rất rõ ràng. Mặc dù các tổ chức quốc tế không ngừng kêu gọi các quốc gia này loại bỏ những quy định bất công đối với phụ nữ nhưng có vẻ như tình hình vẫn chưa được cải thiện là bao.
Không còn trinh tiết sẽ phải đi tù "Chuyện thật như đùa"?
>>> Trinh tiết có được xem là tài sản, hàng hóa Như chúng ta đã biết thì trinh tiết của phụ nữ hiện nay có thể bị mất do nhiều nguyên nhân khác nhau, không nhất thiết là phải quan hệ tình dục như: Bẩm sinh khi sinh ra đã không có màng trinh; do lao động nặng nhọc hoặc tham gia các môn thể thao cường độ cao. Tuy nhiên ở một số quốc gia Hồi giáo như Indonesia, Malaysia, Iran, Ả Rập Xê Út, Afghanistan... thì họ coi phụ nữ bị mất trinh tiết là một điều gì đó đáng khinh bỉ và bị lên án, những người phụ nữ không còn trinh tiết sẽ phải đối mặt với sự kỳ thị từ xã hội cũng như từ chính gia đình của mình. Đặc biệt, ở Afghanistan phụ nữ mất trinh tiết còn có thể phải ngồi tù nếu không thể vượt qua được cuộc kiểm tra trinh tiết. Việc phụ nữ không giữ được trinh tiết ở Àghanistan sẽ bị coi là "phạm tội đạo đức" và họ sẽ bị nhốt chung với những người phạm tội giết người. Phụ nữ Afghanistan Mới đây, câu chuyện về cô gái trẻ có tên Bahara 18 tuổi bị tống giam do không vượt qua cuộc kiểm tra trinh tiết khiến cho nhiều người phải suy ngẫm: Trong một lần trốn khỏi nhà để đi gặp người yêu quen qua mạng, cô đã bị người đàn ông này hãm hiếp, cô đã gọi điện báo cảnh sát là mình bị hiếp dâm. Ngay lập tức cảnh sát đưa cô đi kiểm tra trinh tiết. Điều kinh hoàng hơn là việc kiểm tra này được thực hiện trước mặt rất nhiều người, chắc chắn những người phụ nữ này khi hoàn thành bài kiểm tra họ sẽ phải đón nhận những ánh nhìn thiếu thiện cảm từ mọi người. Bahara cho biết: "Tôi không chắc mình có thể tái hòa nhập xã hội và trở lại một cuộc sống bình thường hay không. Việc tôi ở đây đã làm phá hỏng danh tiếng của gia đình tôi và tôi thực sự lo sợ cha tôi có thể sẽ giết tôi khi tôi ra tù". Mặc dù việc kiểm tra trinh tiết đã bị cấm ở Afghanistan từ năm 2016 nhưng điều đó không ngăn cản được cảnh sát thực hiện công việc này. Các cô gái không vượt qua bài kiểm tra vẫn sẽ phải đi tù như trường hợp của Bahara. Có thể thấy, việc kiểm tra trinh tiết ở các cô gái vi phạm nghiêm trọng nhân quyền của họ, và việc đó chẳng chứng minh được điều gì bởi việc mất trinh tiết có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau như đã nói ở trên. Ngoài Afghanistan, việc kiểm tra trinh tiết còn được thực hiện ở Indonesia khi một cô gái muốn đứng vào trong hàng ngũ của quân đội hoặc cảnh sát. Tuy nhiên quy định này đã được cảnh sát Indonesia ngừng thực hiện kể từ tháng 11/2017. Qua quy định trên chúng ta có thể thấy sự phân biệt đối xử giữa nam và nữ ở các quốc gia Hồi giáo là rất rõ ràng. Mặc dù các tổ chức quốc tế không ngừng kêu gọi các quốc gia này loại bỏ những quy định bất công đối với phụ nữ nhưng có vẻ như tình hình vẫn chưa được cải thiện là bao.