Hiện nay, để thực hiện nghĩa vụ quân sự người được gọi nghĩa vụ quân sự phải thông qua việc khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự để tìm ra người đủ tiêu chuẩn về sức khỏe thực hiện nghĩa vụ. Vậy việc khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự của Hội đồng khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự thực hiện thế nào trong năm 2024? Hội đồng khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự cấp huyện Căn cứ quy định tại Điều 8 Thông tư 105/2023/TT-BQP có đề cập thành phần của Hội đồng khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự cấp huyện, bao gồm: - Chủ tịch Hội đồng là Giám đốc Trung tâm Y tế cấp huyện hoặc Giám đốc bệnh viện đa khoa cấp huyện đảm nhiệm; - Phó Chủ tịch Hội đồng là Phó Giám đốc phụ trách chuyên môn của Trung tâm Y tế cấp huyện hoặc Phó Giám đốc bệnh viện đa khoa cấp huyện đảm nhiệm; - Ủy viên Thường trực kiêm Thư ký Hội đồng là cán bộ tham mưu thực hiện quản lý nhà nước về y tế cấp huyện đảm nhiệm; - Các ủy viên là cán bộ, nhân viên thuộc các cơ quan, đơn vị gồm: Trung tâm Y tế cấp huyện, bệnh viện đa khoa cấp huyện (nếu có), cơ quan y tế cấp huyện, quân y Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện và đại diện các đơn vị có liên quan; trường hợp cần thiết có thể tăng cường cán bộ, nhân viên y tế cấp tỉnh hoặc quân y Bộ Chỉ huy quân sự cấp tỉnh do Chủ tịch Hội đồng nghĩa vụ quân sự cấp tỉnh quyết định nguồn nhân lực; - Thành viên Hội đồng đảm bảo đủ bộ phận, chuyên khoa theo quy định tại khoản 5 Điều này và phải có chứng chỉ hành nghề hoặc giấy phép hành nghề phù hợp với nhiệm vụ theo quy định của pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh. Nhiệm vụ của Hội đồng khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự Căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 8 Thông tư 105/2023/TT-BQP có chỉ ra nhiệm vụ của Hội đồng khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự: - Chịu trách nhiệm trước Hội đồng nghĩa vụ quân sự cấp huyện về triển khai khám sức khỏe, phân loại và kết luận sức khỏe đối với từng công dân được gọi nhập ngũ; - Tổng hợp, báo cáo kết quả khám sức khỏe với Hội đồng nghĩa vụ quân sự cấp huyện và Sở Y tế tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây viết gọn là Sở Y tế cấp tỉnh); bàn giao toàn bộ hồ sơ sức khỏe cho Hội đồng nghĩa vụ quân sự cấp huyện (qua cơ quan y tế cùng cấp). Nhiệm vụ của thành viên trong Hội đồng khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự - Chủ tịch Hội đồng chịu trách nhiệm trước Hội đồng nghĩa vụ quân sự cấp huyện về kết luận sức khỏe công dân thuộc diện được gọi thực hiện nghĩa vụ quân sự; điều hành hoạt động của Hội đồng, gồm: Xây dựng, phổ biến kế hoạch khám sức khỏe; hướng dẫn các quy định về tiêu chuẩn sức khỏe; chức trách, nhiệm vụ, nguyên tắc làm việc và phân công nhiệm vụ cho từng thành viên Hội đồng; tổ chức hội chẩn và gửi công dân khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự đi kiểm tra ở cơ sở y tế trong trường hợp cần thiết; trực tiếp phân loại sức khỏe và ký phiếu sức khỏe nghĩa vụ quân sự; tổ chức rút kinh nghiệm công tác khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự. Chủ tịch Hội đồng được sử dụng con dấu của cơ quan, đơn vị mình công tác trong quá trình thực hiện nhiệm vụ; - Phó Chủ tịch Hội đồng thay thế Chủ tịch Hội đồng khi vắng mặt; tham gia khám sức khỏe, hội chẩn và chủ trì cuộc họp Hội đồng khi được ủy quyền; - Ủy viên Thường trực, kiêm Thư ký Hội đồng có trách nhiệm lập dự trù, tổng hợp và quyết toán kinh phí, thuốc, vật tư tiêu hao phục vụ công tác khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự; chủ trì, phối hợp với các Ủy viên của Hội đồng chuẩn bị phương tiện, cơ sở vật chất, trang thiết bị, lực lượng hỗ trợ, hồ sơ sức khỏe và các tài liệu cho Hội đồng thực hiện nhiệm vụ; tham gia khám sức khỏe, hội chẩn, họp Hội đồng; đăng ký, thống kê báo cáo theo Mẫu 2b và Mẫu 2l Phụ lục VI ban hành kèm theo Thông tư này; - Ủy viên Hội đồng trực tiếp khám và chịu trách nhiệm về chất lượng khám và kết luận sức khỏe theo nhiệm vụ được giao; đề xuất với chủ tịch Hội đồng chỉ định xét nghiệm theo yêu cầu chuyên môn để kết luận sức khỏe chính xác; tham gia hội chẩn và họp Hội đồng khi được triệu tập.
Mẫu giấy khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự mới nhất. Lưu ý giấy tờ gì khi khám NVQS?
Khi nhận được giấy gọi khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự, công dân cần chuẩn bị những gì? Cần mang theo những giấy tờ gì? Khám nghĩa vụ quân sự là khám những nội dung gì? Bài viết sẽ cung cấp một số thông tin liên quan đến vấn đề này. (1) Độ tuổi phải khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự Theo Luật nghĩa vụ quân sự quy định, nam công dân nằm trong độ tuổi từ 18 - 25 sẽ nhận được lệnh gọi thăm khám sức khoẻ nghĩa vụ quân sự. Trường hợp các công dân nằm trong diện hoãn nghĩa vụ quân sự do theo học Cao đẳng hoặc Đại học thì độ tuổi nhập ngũ sẽ kéo dài từ 18 - 27 tuổi. (2) Yêu cầu đối với công dân khi đi kiểm tra, sơ tuyển, khám sức khỏe thực hiện NVQS Căn cứ theo quy định tại Điều 10 Thông tư liên tịch 16/2016/TTLT-BYT-BQP, quy định như sau: - Phải xuất trình + Lệnh gọi khám sức khỏe hoặc kiểm tra sức khỏe của Chỉ huy trưởng Ban chỉ huy quân sự huyện; + Giấy chứng minh nhân dân; + Các giấy tờ liên quan đến sức khỏe cá nhân (nếu có) để giao cho Hội đồng khám sức khỏe hoặc Tổ kiểm tra sức khỏe nghĩa vụ quân sự. - Không uống rượu, bia hoặc dùng chất kích thích. - Chấp hành nội quy khu vực khám sức khỏe, kiểm tra sức khỏe. - Cấm các hành vi lợi dụng việc khám sức khỏe để trốn, tránh thực hiện nghĩa vụ quân sự. (3) Khám nghĩa vụ quân sự là khám những gì? Khoản 2, 3 Điều 2 Thông tư liên tịch 16/2016/TTLT-BYT-BQP quy định về khám nghĩa vụ quân sự như sau: Việc khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự được thực hiện qua 2 vòng: - Vòng 1: Sơ tuyển sức khỏe nghĩa vụ quân sự Sơ tuyển sức khỏe nghĩa vụ quân sự là việc thực hiện kiểm tra, đánh giá sơ bộ sức khỏe đối với công dân được gọi khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự trước mỗi đợt tuyển chọn và gọi công dân nhập ngũ. - Vòng 2: Khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự Khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự là việc thực hiện khám, phân loại, kết luận sức khỏe đối với công dân được gọi làm nghĩa vụ quân sự đã qua sơ tuyển sức khỏe và công dân đăng ký dự thi tuyển sinh quân sự, do Hội đồng khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự huyện thực hiện. Trong đó: Vòng 1: Sơ tuyển sức khỏe nghĩa vụ quân sự Điều 5 Thông tư liên tịch 16/2016/TTLT-BYT-BQP quy định quy trình sơ tuyển sức khỏe nghĩa vụ quân sự như sau: Đối với vòng khám sơ tuyển, được thực hiện tại Trạm y tế xã: - Sơ tuyển sức khỏe do Trạm y tế xã tiến hành dưới sự chỉ đạo về chuyên môn, nghiệp vụ của Trung tâm y tế huyện. - Căn cứ vào kế hoạch tuyển chọn và gọi công dân nhập ngũ của Hội đồng nghĩa vụ quân sự địa phương, lập danh sách các đối tượng là công dân thuộc diện gọi khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự trên địa bàn được giao quản lý; - Tổ chức sơ tuyển sức khỏe theo các nội dung sau: + Phát hiện những trường hợp không đủ sức khỏe về thể lực, dị tật, dị dạng và những bệnh lý thuộc diện miễn đăng ký nghĩa vụ quân sự; + Khai thác tiền sử bệnh tật bản thân và gia đình. - Hoàn chỉnh và xác nhận tiền sử bệnh tật bản thân và thông tin của công dân được gọi khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự theo quy định tại Mục I Mẫu 2 Phụ lục 4 ban hành kèm theo Thông tư liên tịch 16/2016/TTLT-BYT-BQP; - Lập danh sách những công dân mắc các bệnh thuộc Danh mục bệnh miễn đăng ký nghĩa vụ quân sự theo Bảng số 3 Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư liên tịch 16/2016/TTLT-BYT-BQP, báo cáo Hội đồng Nghĩa vụ quân sự xã; - Tổng hợp, thống kê, báo cáo kết quả sơ tuyển sức khỏe theo Mẫu 2 và Mẫu 5b Phụ lục 5 ban hành kèm theo Thông tư liên tịch 16/2016/TTLT-BYT-BQP. Vòng 2: Khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự Theo Điều 6 Thông tư liên tịch 16/2016/TTLT-BYT-BQP, quy trình khám nghĩa vụ quân sự (vòng 2) thực hiện như sau: Đối với vòng khám sức khỏe chi tiết tại Trung tâm y tế huyện: - Hội đồng khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự huyện gồm: bác sỹ, nhân viên y tế thuộc Trung tâm Y tế huyện, cán bộ chuyên môn Phòng Y tế, quân y Ban Chỉ huy quân sự huyện và các đơn vị có liên quan. - Lập danh sách các đối tượng là công dân thuộc diện được gọi nhập ngũ đã qua sơ tuyển sức khỏe trên địa bàn được giao quản lý; - Thông báo thời gian, địa điểm tổ chức khám sức khỏe; - Tổ chức khám sức khỏe theo các nội dung sau: + Khám thể lực: Khi khám thể lực, người được khám phải bỏ mũ, nón, không đi giày hoặc dép (chân đất, đầu trần): Nếu là nam giới phải cởi hết quần áo dài, áo lót, chỉ mặc 1 quần đùi. Nếu là nữ giới mặc quần dài, áo mỏng. (1) Đo chiều cao: Người được đo phải đứng ở tư thể thẳng, 2 gót chân chạm vào nhau, 2 tay buông thõng tự nhiên, mắt nhìn ngang, tầm nhìn là 1 đường thẳng nằm ngang song song với mặt đất. (2) Đo vòng ngực (đối với nam giới): Vòng đo qua ngực vuông góc với trục thân đi qua núm vú ở phía trước, qua 2 bờ dưới xương bả vai ở phía sau. Dùng thước dây đo, người được đo hít thở bình thường. + Khám mắt: Người đọc phải che mắt 1 bên bằng 1 miếng bìa cứng (không che bằng tay) và khi đọc cả 2 mắt đều mở (1 mắt mở sau bìa che). Cự ly giữa bảng tới chỗ đứng của người đọc là 5m. + Khám răng: Kiểm tra răng sâu, mất răng và các bệnh về răng miệng Công dân được kiểm tra về tình trạng răng sâu, mất răng. Trong đó, có kiểm tra về tình trạng răng giả. Ngoài ra, còn kiểm tra về các bệnh răng miệng như viêm cuống răng, viêm tủy, tủy hoại tử,… + Khám tai - mũi - họng: Đo sức nghe (khi nói thầm và nói thường), kiểm tra chóng mặt mê nhĩ, biểu hiện, viêm họng mạn tính. + Khám tâm thần và thần kinh: Kiểm tra ra mồ hôi tay, chân (chia làm các mức độ: nhẹ, vừa, nặng), các bệnh cơ, bệnh nhược cơ, bệnh máy cơ. + Khám nội khoa: Khám các bệnh về huyết áp, tim mạch Đồng thời khi khám nội khoa, công dân còn được khám các bệnh như bệnh đại, trực tràng; bệnh gan; các bệnh phế quản… + Khám da liễu: Khám các bệnh liên quan đến da liễu như nấm da, nấm móng, bệnh da mọng nước. Đặc biệt còn khám các bệnh lây qua đường tình dục như giang mai I, II, III... + Khám ngoại khoa: Tại phần khám ngoại khoa, công dân sẽ được yêu cầu khám từng người một ở nơi đủ ánh sáng, người được khám chổng mông, tự banh rộng hậu môn và rặn mạnh. Đây là phương pháp dùng để kiểm tra bệnh trĩ. Ngoài ra, còn khám các bệnh ngoại khoa khác như giãn tĩnh mạch thừng tinh, bàn chân bẹt. + Khám sản phụ khoa: Khám sản phụ khoa phải đáp ứng các yêu cầu sau đây: Phòng khám phải kín đáo, nghiêm túc. Khi khám phụ khoa cố gắng bố trí cán bộ chuyên môn là nữ. Đối với nữ thanh niên, màng trinh chưa rách thì chỉ khám nắn bụng, không khám mỏ vịt, không thăm âm đạo, chỉ khám qua hậu môn những trường hợp cần thiết. Đối với người màng trinh đã rách cũ, khi có nghi ngờ bệnh phụ khoa thì khám bằng dụng cụ qua âm đạo để xác định chẩn đoán. Nếu không có cán bộ chuyên khoa phụ sản thì chỉ định bác sĩ ngoại khoa thay thế, nhưng phải có nhân viên nữ tham dự. Không sử dụng y sĩ để khám, phân loại bệnh tật. Kết quả khám sản phụ khoa được ghi vào phần khám ngoại khoa, da liễu. - Sau khi thực hiện khám các nội dung nêu trên, tổ chức tư vấn và xét nghiệm HIV theo quy định của Luật Phòng, chống HIV/AIDS đối với các trường hợp đạt tiêu chuẩn sức khỏe gọi nhập ngũ hằng năm theo hướng dẫn của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng; - Hoàn chỉnh phiếu sức khỏe theo quy định tại Mục II Mẫu 2 Phụ lục 4 ban hành kèm theo Thông tư liên tịch 16/2016/TTLT-BYT-BQP; - Tổng hợp, báo cáo kết quả khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự theo Mẫu 3a Phụ lục 5 ban hành kèm theo Thông tư liên tịch 16/2016/TTLT-BYT-BQP. (4) Các mẫu giấy khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự Mẫu 1: Phiếu kiểm tra sức khỏe nghĩa vụ quân sự https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2023/11/08/mau-1.docx Mẫu 2: Phiếu sức khỏe nghĩa vụ quân sự https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2023/11/08/mau-2.docx * Hướng dẫn ghi chép mẫu phiếu kiểm tra sức khoẻ nghĩa vụ quân sự và mẫu phiếu sức khoẻ nghĩa vụ quân sự. https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2023/11/08/huong-dan.docx
Điều kiện để đi nghĩa vụ quân sự hiện nay ra sao?
Tôi bị mất ngón chân cái ở bàn chân phải . vậy tôi có đủ điều kiện để đi nghĩa vụ quân sự k ạ . xin cảm ơn luật sư
Không thực NVQS có được chứng thực giấy tờ ở địa phương không?
Luật sư cho em hỏi ạ. Trường hợp đã được đào tạo trình độ cao đẳng ra trường có việc làm, năm nay có lệnh khám NVQS nhưng không tham gia, vậy liệu về sau cá nhân mình cần chứng thực giấy tờ thì ở địa phương cũng như huyện, tỉnh, liệu họ có chứng thực cho không ạ
Không đi khám sơ tuyển nghĩa vụ quân sự năm 2023 thì có bị xử phạt không?
Cho hỏi hành vi không đi khám sơ tuyển nghĩa vụ quân sự năm 2023 thì có bị xử phạt không và theo quy định nào
Sức khỏe tham gia nghĩa vụ quân sự?
Chào chú, con tên Nghĩa năm nay con 17 tuổi, chú cho con hỏi là con cao 1m58 nặng 65kg thì có đủ chỉ tiểu về cân nặng và chiều cao để đi nghĩa vụ quân sự không ạ
Tư vấn về sức khỏe tham gia nghĩa vụ quân sự?
Vừa qua e có khám nvqs và đã đủ chỉ tiêu tham gia nvqs nhưng e lại có nhiều bệnh nền không nằm trong danh mục khám sk nvqs Sau khi tìm hiểu e thấy bệnh van tim nói chung thì không phải tham gia nvqs vậy cho e hỏi tình trạng của em là hở nhẹ van tim 2 lá và hở rất nhẹ van tim 3 lá thì có đủ điều kiện để miễn tham gia nvqs chưa ạ Nếu có thì bây giờ đã khám sk xong và đợi lệnh gọi nhập ngũ thì phải làm gì ạ.
Đang hưởng án treo có được đi nghĩa vụ quân sự không?
Nghĩa vụ quân sự là một nghĩa vụ thiêng liêng của mỗi cá nhân khi đủ điều pháp luật quy định. Tuy nhiên, không phải mọi trường hợp đều đủ điều kiện thực hiện nghĩa vụ quân sự. Vậy trường hợp đang hưởng án treo có được đi nghĩa vụ không? Hưởng án “treo” là gì? Theo Điều 1 Nghị quyết 02/2018 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao quy định : Án treo là biện pháp miễn chấp hành hình phạt tù có điều kiện, được Tòa án áp dụng đối với người phạm tội bị phạt tù không quá 03 năm, căn cứ vào nhân thân của người phạm tội và các tình tiết giảm nhẹ, xét thấy không cần bắt họ phải chấp hành hình phạt tù. Như vậy án treo là biện pháp thay thế cho việc chấp hành hình phạt tù khi người phạm tội có những điều kiện nhất định. Khi đó, người phạm tội có thể tự cải tạo dưới sự giám sát, quản lý và giáo dục tại địa phương cư trú của chính quyền sở tại. Đang hưởng án treo có được đi nghĩa vụ quân sự không? Theo khoản 1 Điều 13 Luật nghĩa vụ quân sự 2015 quy định đối tượng không được đăng ký nghĩa vụ quân sự: - Đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự; đang chấp hành hình phạt tù, cải tạo không giam giữ, quản chế hoặc đã chấp hành xong hình phạt tù nhưng chưa được xóa án tích; - Đang bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã) hoặc đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc; - Bị tước quyền phục vụ trong lực lượng vũ trang nhân dân. Theo như quy định trên, người đang chấp hành án treo là một trong các trường hợp không được đăng ký nghĩa vụ quân sự. Do vậy, người đang hưởng án treo không được đi nghĩa vụ quân sự theo quy định của Luật nghĩa vụ quân sự 2015.
Re:Thắc mắc về nghĩa vụ quân sự 2019
Mọi người cho e hỏi e bị bệnh gai đôi cột sống thắt lưng và có chụp XQ tại bệnh viện Chợ Rẫy khi đi khám nghĩa vụ e có nên cầm theo và liệu e có bị đi nghĩa vụ ko ạ
Chào mọi, e năm nay 24 tuổi và đang có lệnh gọi nghĩa vụ quân sự năm nay. Nhưng do e bị bệnh gai đôi cột sống liệu e có đủ chỉ tiêu tham gia nghĩ vụ quân sự ko ạ E cảm ơn!
Khi khám nghĩa vụ quân sự. dương tính với chất cần sa thì xử lí ntn?
em là 1 người đang sử dụng cần sa thường xuyên. thì có giấy báo nghĩa vụ. do thời gian thanh lọc không đủ nên em không biết tương lai sẽ đi về đâu ạ .
Chào các anh chị, em tên là Chau Diêng năm nay em 17 tuổi. Giờ bên khám nghĩa vụ quân sự đã mời em đi khám nhưng em đang sử dụng thuốc tiết tố nữ trong cơ thể rồi. Em cũng làm việc xa nữa cơ thể em bây giờ đã nữ tính rồi. Em không giám đi khám sức khỏe, em bây giờ cũng yêu nữa, tại em đã sử dụng tiết tố nữ một năm rồi gần tới ngày đi phẫu thuật chuyển giới rồi cho nên em không thể đi khám được, ví dụ : mình không đi khám có vi phạm pháp luật không ạ cho em xin câu trả lời từ các anh chị, em xin trân trọng cảm ơn. Em mong rằng các anh chị sẽ trả lời câu hỏi của em.
Xin chào luật sư! Em năm nay 24 tuổi, đã học xong đại học. Hiện tại em đã có lệnh nhập ngũ năm 2018. Em bị điếc bẩm sinh tai trái từ nhỏ và đã có giấy khám của bệnh viên Tai Mũi Họng kết luận tai phải nghe bình thường, tai trái điếc hoàn toàn. Khi khám NVQS vòng 2 em đã trình bày ở huyện nhưng vẫn sức khỏe loại 3. Nay em muốn hỏi trường hợp của em khi vào đơn vị lúc tái khám em có không đủ sức khỏe phục vụ và được ra quân ngay hay không? Và em phải làm những thủ tục như thế nào? Mong luật sư tư vấn giúp em. Em xin cảm ơn!
Phân biệt nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an và dân quân tự vệ
>>> 12 điều cần lưu ý về nghĩa vụ quân sự 2016 >>> Hướng dẫn làm đơn xin tạm hoãn NVQS 3 vấn đề nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an, dân quân tự vệ là các vấn đề đặc biệt được quan tâm mỗi đợt tuyển quân. Đến tuổi tham gia, công dân có thể lựa chọn 01 trong 03 nghĩa vụ này. Vậy làm sao phân biệt giữa các nghĩa vụ này, mời các bạn xem bài viết sau: Nghĩa vụ quân sự Nghĩa vụ công an Nghĩa vụ dân quân tự vệ Định nghĩa Là nghĩa vụ vẻ vang của công dân phục vụ trong Quân đội nhân dân. Là nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc trong lực lượng vũ trang nhân dân. Là bảo vệ Đảng, bảo vệ chính quyền, bảo vệ tính mạng, tài sản của nhân dân, tài sản của Nhà nước, làm nòng cốt cùng toàn dân đánh giặc ở địa phương, cơ sở khi có chiến tranh Độ tuổi tham gia 18 – 25 tuổi. Nếu đã được tạm hoãn vì lý do đang học ĐH, CĐ thì kéo dài đến hết 27 tuổi. 18 – 27 tuổi. Nam: 18 – 45 tuổi. Nữ: 18 – 40 tuổi. Nếu tự nguyện, nam từ 18 – 50 tuổi, nữ từ 18 – 45 tuổi. Thời gian phục vụ 24 tháng 03 năm 04 năm Tiêu chuẩn tham gia 1. Tiêu chuẩn chính trị: - Thực hiện theo tiêu chuẩn chính trị của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an. - Cơ quan, đơn vị trọng yếu, cơ mật và lực lượng vệ binh, kiểm soát quân sự chuyên nghiệp tuyển chọn theo quy định của Bộ Quốc phòng. 2. Tiêu chuẩn sức khỏe - Chỉ tuyển chọn công dân có sức khỏe loại 1, 2, 3 theo Thông tư liên tịch 36/2011/TTLT-BYT-BQP. - Cơ quan, đơn vị trọng yếu, cơ mật và lực lượng vệ binh, kiểm soát quân sự chuyên nghiệp tuyển chọn theo quy định của Bộ Quốc phòng. - Không gọi nhập ngũ công dân có sức khỏe loại 03 có tật khúc xạ về mắt (cận từ 1.5 độ trở lên, viễn thị các mức độ), nghiện ma túy, nhiễm HIV/AIDS. 3. Tiêu chuẩn văn hóa - Tuyển chọn công dân trình độ văn hóa từ lớp 8 trở lên, lấy từ cao đến thấp. - Địa phương khó khăn không đảm bảo chỉ tiêu giao quân thì báo cáo cơ quan có thẩm quyền tuyển chọn dân có trình độ văn hóa từ lớp 7 trở lên. - Các xã vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, đồng bào dân tộc thiểu số thì được tuyển chọn 20 – 25% công dân có trình độ văn hóa cấp tiểu học, còn lại là THCS. - Có lý lịch rõ ràng. - Nghiêm chỉnh chấp hành đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; không có tiền án, tiền sự, không bị truy cứu trách nhiệm hình sự, quản chế, không trong thời gian bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn hoặc đưa vào cơ sở chữa bệnh, cơ sở giáo dục bắt buộc; có phẩm chất, đạo đức tư cách tốt, được quần chúng nhân dân nơi cư trú hoặc nơi học tập, công tác tín nhiệm. - Bảo đảm tiêu chuẩn chính trị của cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân theo quy định của Bộ trưởng Bộ Công an. - Tốt nghiệp trung học phổ thông. Các xã miền núi, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn được tuyển công dân tốt nghiệp trung học cơ sở. Ưu tiên tuyển chọn công dân đã tốt nghiệp cao đẳng, đại học trở lên, có chuyên môn cần thiết cho công tác, chiến đấu của Công an nhân dân. - Thể hình cân đối, không dị hình, dị dạng và đáp ứng các tiêu chuẩn sức khỏe để thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân. - Lý lịch rõ ràng. - Chấp hành tốt đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước. - Đủ sức khỏe thực hiện nghĩa vụ tham gia dân quân tự vệ. Quy trình đăng ký tham gia - Tháng 01: Chủ tịch UBND cấp xã báo cáo Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện danh sách công dân nam đủ 17 tuổi trong năm và công dân nam trong độ tuổi NVQS. - Tháng 04: Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện ra lệnh gọi công dân để đăng ký NVQS lần đầu. - Công dân đăng ký NVQS lần đầu phải trực tiếp đăng ký tại cơ quan NVQS. (có thể là Ban Chỉ huy quân sự cấp xã hoặc Ban Chỉ huy quân sự cơ quan, tổ chức ở cơ sở nơi công dân làm việc, học tập) Thực hiện như NVQS - Tháng 04: Chủ tịch UBND cấp xã tổ chức đăng ký lần đầu cho công dân trong độ tuổi tham gia dân quân tự vệ. - Ban chỉ huy quân sự cấp xã, Ban chỉ huy quân sự cơ quan, tổ chức ở cơ sơ lập kế họach đăng ký, quản lý rộng rãi. Trường hợp được tạm hoãn - Chưa đủ sức khỏe phục vụ tại ngũ theo kết luận của Hội đồng khám sức khỏe. - Là lao động duy nhất phải trực tiếp nuôi dưỡng thân nhân không còn khả năng lao động hoặc chưa đến tuổi lao động; trong gia đình bị thiệt hại nặng về người và tài sản do tai nạn, thiên tai, dịch bệnh nguy hiểm gây ra được UBND cấp xã xác nhận. - Một con của bệnh binh, người nhiễm chất độc da cam suy giảm khả năng lao động từ 61% đến 80%. - Có anh, chị hoặc em ruột là hạ sĩ quan, binh sĩ đang phục vụ tại ngũ; hạ sĩ quan, chiến sĩ thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân. - Người thuộc diện di dân, giãn dân trong 03 năm đầu đến các xã đặc biệt khó khăn theo dự án phát triển kinh tế - xã hội của Nhà nước do UBND cấp tỉnh trở lên quyết định. - Cán bộ, công chức, viên chức, thanh niên xung phong được điều động đến công tác, làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn. - Đang học tập tại cơ sở giáo dục phổ thông; đang đào tạo trình độ đại học hệ chính quy thuộc cơ sở giáo dục đại học, trình độ cao đẳng hệ chính quy thuộc cơ sở giáo dục nghề nghiệp trong thời gian một khóa đào tạo của một trình độ đào tạo. Không có quy định - Phụ nữ có thai hoặc nuôi con nhỏ dưới 36 tháng tuổi. - Không đủ sức khỏe theo kết luận của cơ sở y tế từ cấp xã trở lên. - Có chồng hoặc vợ là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, chiến sĩ đang phục vụ trong Quân đội nhân dân hoặc Công an nhân dân. - Lao động chính duy nhất trong hộ gia đình nghèo. - Người đang học ở trường phổ thông, trung cấp chuyên nghiệp, trung cấp nghề, cao đẳng, cao đẳng nghề, đại học và học viện. Trường hợp được miễn - Con của liệt sĩ, con của thương binh hạng một. - Một anh hoặc một em trai của liệt sĩ. - Một con của thương binh hạng hai; một con của bệnh binh suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên; một con của người nhiễm chất độc da cam suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên. - Người làm công tác cơ yếu không phải là quân nhân, Công an nhân dân. - Cán bộ, công chức, viên chức, thanh niên xung phong được điều động đến công tác, làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn từ 24 tháng trở lên. Không có quy định - Vợ hoặc chồng, con của liệt sĩ; vợ hoặc chồng, con của thương binh hạng một hoặc bệnh binh hạng một; vợ hoặc chồng, con của người bị nhiễm chất độc da cam/dioxin không còn khả năng lao động. - Quân nhân dự bị đã được xếp vào đơn vị dự bị động viên. - Người trực tiếp nuôi dưỡng người bị mất sức lao động từ 81% trở lên. Chế độ dành cho người tham gia 1. Trong thời gian đăng ký NVQS, khám, kiểm tra sức khỏe - Được trả nguyên lương, tiền tàu xe và các khoản phụ cấp hiện hưởng. - Được bảo đảm chế độ ăn, ở trong thời gian đăng ký, khám, kiểm tra sức khỏe, tiền tàu xe đi, về. 2. Trong thời gian thực hiện NVQS a. Đối với hạ sĩ quan, binh sĩ: - Được bảo đảm cung cấp kịp thời, đủ số lượng, đúng chất lượng về lương thực, thực phẩm, quân trang, thuốc phòng bệnh, chữa bệnh; được bảo đảm chỗ ở, phụ cấp hàng tháng, nhu yếu phẩm và nhu cầu về văn hóa, tinh thần phù hợp với tính chất nhiệm vụ của quân đội; được bảo đảm chế độ trong các ngày lễ, tết; được bảo đảm chăm sóc sức khỏe khi bị thương, bị ốm đau, bị tai nạn. - Từ tháng thứ 13 trở đi được nghỉ phép theo chế độ, trường hợp nghỉ vì lý do đột xuất do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quyết định. - Từ tháng thứ 25 trở đi, được hưởng thêm 250% phụ cấp quân hàm hiện hưởng hàng tháng. - Được tính nhân khẩu trong gia đình khi gia đình được giao hoặc điều chỉnh diện tích nhà ở, đất xây dựng nhà ở và đất canh tác. - Được tính thời gian phục vụ tại ngũ vào thời gian công tác. - Được ưu đãi về bưu phí. - Có thành tích trong chiến đấu, công tác, huấn luyện được khen thưởng. - Trong trường hợp bị thương, bị bệnh khi làm nhiệm vụ thi được hưởng chế độ ưu đãi. - Được Nhà nước bảo đảm chế độ BHXH, BHYT. - Được tạm hoãn trả và không tính lãi suất khoản vay từ Ngân hàng chính sách xã hội mà trước khi nhập ngũ là thành viên hộ nghèo, học sinh, sinh viên. - Được ưu tiên trong tuyển sinh quân sự. b. Thân nhân hạ sĩ quan, binh sĩ - Bố, mẹ đẻ; bố, mẹ vợ hoặc bố, mẹ chồng; người nuôi dưỡng hợp pháp; vợ hoặc chồng; con đẻ, con nuôi hợp pháp của hạ sĩ quan, binh sĩ tại ngũ được hưởng chế độ BHYT, được hưởng trợ cấp khó khăn do ngân sách nhà nước bảo đảm. - Con đẻ, con nuôi hợp pháp của hạ sĩ quan, binh sĩ tại ngũ được miễn, giảm học phí khi học tại cơ sở giáo dục phổ thông công lập và ngoài công lập. - Trường hợp hạ sĩ quan, binh sĩ tại ngũ hy sinh, từ trần trong khi làm nhiệm vụ thì gia đình được hưởng chế độ ưu đãi. c. Hạ sĩ quan, binh sĩ dự bị - Được hưởng chế độ chính sách theo quy định của Chính phủ. - Trường hợp bị thương, bị bệnh hoặc từ trần trong khi làm nhiệm vụ thì bản thân và gia đình được hưởng chế độ ưu đãi. 3. Khi xuất ngũ (áp dụng hạ sĩ quan, binh sĩ) - Được cấp tiền tàu xe, phụ cấp đi đường, trợ cấp xuất ngũ. - Trước khi nhập ngũ đang học hoặc có giấy gọi trúng tuyển và các trường ĐH, CĐ thì được bảo lưu kết quả, được tiếp nhận vào học ở các trường đó. - Được trợ cấp tạo việc làm. - Trước khi nhập ngũ đang làm việc tại các cơ quan nhà nước, tổ chức, cơ quan khác thì được tiếp nhận lại, bố trí việc làm và bảo đảm thu nhập không thấp hơn trước khi xuất ngũ. Nếu giải thể, thì cơ quan tổ chức cấp trên giải quyết đối với cơ quan nhà nước và được giải quyết như những người lao động khác tại cơ quan, tổ chức ngoài nhà nước. - Được giải quyết quyền lợi BHXH. - Nếu xuất ngũ khi hết thời hạn phục vụ được chính quyền các cấp, cơ quan, tổ chức ưu tiên sắp xếp việc làm và cộng điểm trong tuyển sinh, tuyển dụng công chức, viên chức; trong thời gian tập sự được hưởng 100% mức lương và phụ cấp của ngạch tuyển dụng tương ứng với trình độ đào tạo. 1. Trường hợp chuyển ngành - Được ưu tiên bố trí nơi làm việc phù hợp. - Được miễn thi tuyển chuyển ngành. - Được xếp và hưởng lương mới… 2. Khi xuất ngũ - Được trợ cấp tạo việc làm. - Được ưu tiên vào học nghề, tuyển chọn theo chương trình hợp tác lao động nước ngoài. - Được hưởng chế độ BHXH. - Được trợ cấp xuất ngũ 01 lần…. 3. Trường hợp nghỉ theo chế độ bệnh binh - Ưu đãi về người có công. - Sử dụng trang phục CAND, CA hiệu, cấp hiệu, phù hiệu trong ngày lễ, cuộc họp, giao lưu truyền thống CAND. - Được tạo điều kiện ổn định cuộc sống, nếu chưa có nhà ở thì được hưởng chính sách hỗ trợ nhà ở. - Được khám, chữa bệnh theo cấp, bậc hàm, chức vụ hoặc chức danh trước khi nghỉ hưu tại cơ sở y tế CAND. 4. Trường hợp hy sinh, từ trần - Chế độ ưu đãi người có công. - Chế độ BHXH. 1. Dân quân (trừ dân quân biển, dân quân thường trực): - Được trợ cấp ngày công lao động (không thấp hơn hệ số 0.8 mức lương cơ sở), nếu làm nhiệm vụ từ 22h – 06h hoặc nơi nguy hiểm, độc hại thì được hưởng chế độ theo Bộ luật lao động 2012. - Khi làm cách xa nơi cư trú, được bố trí nơi nghỉ, hỗ trợ phương tiện, chi phí đi lại hoặc thanh toán tiền tàu, xe một lần đi, về; được hỗ trợ tiền ăn. 2. Tự vệ (trừ tự vệ biển, tự vệ thường trực) - Được trả nguyên lương, các khoản phúc lợi, phụ cấp đi đường và tiền tàu, xe theo chế độ. 3. Dân quân tự vệ biển - Dân quân được trợ cấp ngày công lao động, mức trợ cấp không thấp hơn hệ số 0.12 mức lương cơ sở, được hỗ trợ tiền ăn. - Tự vệ được trả nguyên lương, các khoản phúc lợi, phụ cấp đi đường và tiền tàu, xe. 4. Dân quân tự vệ thường trực - 01 tháng lương cơ sở đối với trường hợp có từ đủ 12 tháng đến dưới 18 tháng. - 02 tháng lương cơ sở đối với trường hợp có từ đủ 18 tháng đến dưới 24 tháng. - 03 tháng lương cơ sở đối với trường hợp có từ đủ 24 tháng trở lên. Ngày truyền thống Không có 19/8 28/3 Chế tài khi vi phạm Tùy theo mức độ vi phạm có thể bị xử lý hành chính hoặc xử lý hình sự. Xử lý kỷ luật. Tùy theo tính chất mà xử lý kỷ luật, xử lý hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự. Mối quan hệ - Dân quân tự vệ nòng cốt được miễn NVQS tại ngũ và được hỗ trợ. - Tham gia nghĩa vụ công an được miễn NVQS. Căn cứ pháp lý - Luật nghĩa vụ quân sự 2015 - Thông tư liên tịch 36/2011/TTLT-BYT-BQP. - Thông tư 140/2015/TT-BQP - Luật Công an nhân dân 2014 - Nghị định 129/2015/NĐ-CP - Nghị định 103/2015/NĐ-CP - Luật Dân quân tự vệ 2009
Thủ tục khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự
Công dân trong độ tuổi quy định có đủ tiêu chuẩn sức khỏe theo quy định mới được tham gia thực hiện nghĩa vụ quân sự. Nội dung và quy trình khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự được quy định cụ thể trong Luật nghĩa vụ quân sự 2015 và Thông tư 36/2011/TTLT-BYT-BQP. Công dân phải tham gia sơ tuyển sức khỏe ở địa phương trước khi thực hiện khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự. Nội dung khám sức khỏe: - Khám về thể lực; khám lâm sàng toàn diện các chuyên khoa theo các chỉ tiêu quy định. - Làm các xét nghiệm cận lâm sàng cần thiết phục vụ cho kết luận sức khỏe theo yêu cầu của Hội đồng khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự, bao gồm cả xét nghiệm phát hiện ma túy. - Phân loại sức khỏe Quy trình khám sức khỏe: - Lập danh sách các đối tượng là công dân thuộc diện được gọi nhập ngũ đã qua sơ tuyển sức khỏe trên địa bàn được giao quản lý. - Thông báo thời gian, địa điểm tổ chức khám sức khỏe; - Tổ chức khám sức khỏe theo các nội dung khám sức khỏe như trên. - Tổ chức tư vấn và xét nghiệm HIV đối với các trường hợp đạt tiêu chuẩn sức khỏe gọi nhập ngũ theo hướng dẫn của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng. - Hoàn chỉnh phiếu sức khỏe . - Tổng hợp, báo cáo kết quả khám sức khỏe. Công dân khi đi khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự phải mang theo các giấy tờ liên quan đến sức khỏe cá nhân (nếu có), không được uống rượu, bia, sử dụng các chất kích thích khác trong quá trình khám sức khỏe. Tiêu chuẩn sức khỏe được phân làm 6 loại: Căn cứ vào số điểm chấm cho 8 chỉ tiêu ghi trong phiếu sức khỏe nghĩa vụ quân sự để phân loại, cụ thể như sau: - Loại 1: 8 chỉ tiêu đều đạt điểm 1, có thể phục vụ ở hầu hết các quân, binh chủng. - Loại 2: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 2, có thể phục vụ trong phần lớn các quân, binh chủng. - Loại 3: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 3, có thể phục vụ ở một số quân, binh chủng. - Loại 4: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 4, có thể phục vụ hạn chế ở một số quân, binh chủng. - Loại 5: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 5, có thể làm một số công việc hành chính sự vụ khi có lệnh tổng động viên. - Loại 6: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 6, là loại sức khỏe được miễn làm nghĩa vụ quân sự Công dân có sức khỏe loại 6 được miễn thực hiện nghĩa vụ quân sự
Phát hiện chất kích khi xét nghiệm khám nghĩa vụ quân sự
Cho em hỏi em đi khám nghĩa vụ quân sự mà nếu như xét nghiệm máu và nước tiểu phát hiện có chất kích thích ( ma túy đá ) .Thì e có bị phạt hay luật hình sự nào không ạ
Quy định về việc khám sức khỏe đi nghĩa vụ quân sự
Tôi đang đi làm việc tại Hà Nội mà bị gọi về khám sức khỏe để đi nghĩa vụ quân sự, theo quy định thì tôi sẽ được hoàn lại chi phi đi lại (Tàu, xe,..) trong thời gian khám sức khỏe, khi đang làm việc tại cơ quan công ty. vậy tôi có thể được trả lại chi phí này không ? nếu được nhận thì tôi phải có những thủ tục giấy tờ gì để nhận ? Tôi xin cảm ơn!
Mình có bị gọi đi khám nghĩa vụ quân sự ?
Cho hỏi năm nay mình 19 tuổi năm ngoái mình có đi khám nghĩa vụ nhưng bị trượt vì huyết áp cao nên loại 5.... vì mình có 3-4 lần lên Công An phường cho lời khai vì đánh nhau,đụng xe...thế khám đợt tháng 12 2015 lần này mình có bị gọi đi khám không vì Đạo đức không tốt ? mình đã hỏi ông Bác làm ở khâu xét tuyển không thấy tên mình vậy là mình có được miễn nghĩa vụ đến 27 tuổi không!
Giải đáp thắc mắc về nghĩa vụ quân sự năm 2014
Bảo vệ Tổ quốc là nghĩa vụ thiêng liêng và quyền cao quý của công dân. Bởi vậy, công dân phải có bổn phận làm nghĩa vụ quân sự và tham gia xây dựng quốc phòng toàn dân. Để mỗi công dân thực hiện đúng pháp luật về quyền và nghĩa vụ quân sự, mình xin chia sẻ những nội dung sau: I/ Văn bản pháp luật về nghĩa vụ quân sự 1/ Luật nghĩa vụ quân sự 1981 2/ Luật Nghĩa vụ quân sự sửa đổi 1990 3/ Luật Nghĩa vụ quân sự sửa đổi 1994 4/ Luật nghĩa vụ quân sự sửa đổi 2005 5/ 122/2006/NĐ-CP 6/ 38/2007/NĐ-CP 7/ 213/2006/TT-BQP 8/ 36/2011/TTLT-BYT-BQP 9/ 175/2011/TTLT-BQP-BGDĐT 10/ 13/2013/TTLT-BQP-BGDĐT 11/ Các quy định liên quan khác II/ Thông tin tham khảo thêm về pháp luật nghĩa vụ quân sự 1/ Giải đáp về nghĩa vụ quân sự năm 2012 - 2013 2/ Những điều cần biết về nghĩa vụ quân sự 3/ Và các bài viết liên quan khác tại Dân Luật III/ Giải đáp thắc mắc về nghĩa vụ quân sự năm 2014 Khi tìm hiểu về nghĩa vụ quân sự các bạn nên dựa vào những thông tin nêu trên (văn bản pháp luật và các bài viết tại Dân Luật) nếu vẫn còn vướng mắc thì hãy post vướng mắc đó vào đây – chúng tôi (những thành viên Dân Luật) sẽ cố gắng giải đáp trong thời gian nhanh nhất.
TIÊU CHUẨN SỨC KHỎE NGHĨA VỤ QUÂN SỰ
>>>12 điều cần lưu ý về NGHĨA VỤ QUÂN SỰ từ năm 2016 Diễn đàn đã có topic giải đáp thắc mắc về thực hiện nghĩa vụ quân sự, có nhiều bạn hỏi về khám sức khỏe NVQS nên tôi quyết định lập topic gửi một số thông tin để các bạn tham khảo trước khi hỏi. Căn cứ pháp lý: Luật Nghĩa vụ quân sự; Nghị định38/2007/NĐ-CP Thông tư liên tịch số36/2011/TTLT-BQP-BYT; Thông tư số167/2010/TT-BQP; Tiêu chuẩn tuyển chọn: Loại 1, loại 2, loại 3 được tuyển chọn, (để biết kết quả phân loại sức khỏe vui lòng đối chiếu với bảng các loại bệnh tật ở các bài dưới đây). Được tuyển: a) Loại 1: 8 chỉ tiêu đều đạt điểm 1, có thể phục vụ ở hầu hết các quân, binh chủng. b) Loại 2: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 2, có thể phục vụ trong phần lớn các quân, binh chủng. c) Loại 3: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 3, có thể phục vụ ở một số quân, binh chủng. Không được tuyển: d) Loại 4: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 4, có thể phục vụ hạn chế ở một số quân, binh chủng. đ) Loại 5: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 5, có thể làm một số công việc hành chính sự vụ khi có lệnh tổng động viên. e) Loại 6: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 6, là loại sức khỏe được miễn làm nghĩa vụ quân sự. * Tiêu chuẩn sức khỏe theo Thông tư167/2010/TT-BQP: a) Tuyển những công dân có sức khỏe loại 1, 2, 3 theo tiêu chuẩn sức khỏe quy định của liên Bộ Y tế - Bộ Quốc phòng về việc khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự. b) Các đơn vị quy định tại điểm c khoản 2 Điều 4 Thông tư này thực hiện các tiêu chuẩn riêng theo quy định của Bộ, các tiêu chuẩn khác về sức khỏe thực hiện theo tiêu chuẩn chung. c) Những công dân mắt tật khúc xạ về mắt (cận thị, viễn thị), nghiện ma túy, nhiễm HIV, AIDS, không gọi nhập ngũ vào Quân đội. Trường hợp được miễn vì lý do bệnh tật: (22 loại bệnh): 1. Động kinh thỉnh thoảng lên cơn; 2. Tâm thần: Điên rồ, mất trí, cuồng dại (bệnh tâm thần có thể đã được điều trị nhiều lần không khỏi); 3. Phù thũng lâu ngày do bị các bệnh như: suy tim, viêm thận, thận hư, suy thận mạn tính…; 4. Chân voi (do giun chỉ) không lao động được; 5. Chân tay tàn tật, biến dạng, mất chức phận chi do mọi nguyên nhân; 6. Lao xương khớp, lao hạch đang tiến triển; 7. Phong các thể chưa ổn định (có loét, sùi, cụt ngón tay, ngón chân); 8. Câm hay ngọng líu lưỡi từ bé; 9. Điếc từ bé; 10. Mù hoặc chột mắt; 11. Run tay chân quanh năm, đi lại khó khăn, không lao động được (như bệnh Parkinson) hoặc chân tay có những động tác bất thường múa giật (Chorée), múa vờn (Athétose); 12. Liệt nửa người trái hoặc phải, liệt hai chi dưới; 13. Gầy còm, hốc hác, yếu đuối, cơ thể suy kiệt khó có thể hồi phục được do mắc các bệnh mạn tính như lao xơ hang, hen dai dẳng, có biến chứng tâm phế mạn hoặc khí phế thũng, xơ gan cổ trướng; 14. Cổ bị cố tật, ngoẹo rõ rệt từ nhiều năm; 15. Lùn quá khổ (chiều cao đứng dưới 140 cm); 16. Gù có bướu ở lưng do di chứng lao cột sống, chấn thương cũ làm cột sống tổn thương để lại di chứng; 17. Tật sụp mi mắt bẩm sinh; 18. Sứt môi kèm theo khe hở vòm miệng chưa vá; 19. Trĩ mũi (Ozène) có rối loạn phát âm; 20. Bệnh khớp có biến dạng teo cơ, cứng khớp; 21. Các bệnh lý ác tính; 22. Người nhiễm HIV. Dưới đây mình gửi những thông tin chi tiết về: Thể lực, bệnh về Mắt, bệnh Răng Hàm Mặt, bệnh Thần kinh, bệnh Nội khoa, bệnh Da liễu, bệnh Ngoại khoa. Thông tin chỉ để tham khảo, kết luận thuộc thẩm quyền của Hội đồng khám sức khỏe NVQS!
Hiện nay, để thực hiện nghĩa vụ quân sự người được gọi nghĩa vụ quân sự phải thông qua việc khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự để tìm ra người đủ tiêu chuẩn về sức khỏe thực hiện nghĩa vụ. Vậy việc khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự của Hội đồng khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự thực hiện thế nào trong năm 2024? Hội đồng khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự cấp huyện Căn cứ quy định tại Điều 8 Thông tư 105/2023/TT-BQP có đề cập thành phần của Hội đồng khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự cấp huyện, bao gồm: - Chủ tịch Hội đồng là Giám đốc Trung tâm Y tế cấp huyện hoặc Giám đốc bệnh viện đa khoa cấp huyện đảm nhiệm; - Phó Chủ tịch Hội đồng là Phó Giám đốc phụ trách chuyên môn của Trung tâm Y tế cấp huyện hoặc Phó Giám đốc bệnh viện đa khoa cấp huyện đảm nhiệm; - Ủy viên Thường trực kiêm Thư ký Hội đồng là cán bộ tham mưu thực hiện quản lý nhà nước về y tế cấp huyện đảm nhiệm; - Các ủy viên là cán bộ, nhân viên thuộc các cơ quan, đơn vị gồm: Trung tâm Y tế cấp huyện, bệnh viện đa khoa cấp huyện (nếu có), cơ quan y tế cấp huyện, quân y Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện và đại diện các đơn vị có liên quan; trường hợp cần thiết có thể tăng cường cán bộ, nhân viên y tế cấp tỉnh hoặc quân y Bộ Chỉ huy quân sự cấp tỉnh do Chủ tịch Hội đồng nghĩa vụ quân sự cấp tỉnh quyết định nguồn nhân lực; - Thành viên Hội đồng đảm bảo đủ bộ phận, chuyên khoa theo quy định tại khoản 5 Điều này và phải có chứng chỉ hành nghề hoặc giấy phép hành nghề phù hợp với nhiệm vụ theo quy định của pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh. Nhiệm vụ của Hội đồng khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự Căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 8 Thông tư 105/2023/TT-BQP có chỉ ra nhiệm vụ của Hội đồng khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự: - Chịu trách nhiệm trước Hội đồng nghĩa vụ quân sự cấp huyện về triển khai khám sức khỏe, phân loại và kết luận sức khỏe đối với từng công dân được gọi nhập ngũ; - Tổng hợp, báo cáo kết quả khám sức khỏe với Hội đồng nghĩa vụ quân sự cấp huyện và Sở Y tế tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây viết gọn là Sở Y tế cấp tỉnh); bàn giao toàn bộ hồ sơ sức khỏe cho Hội đồng nghĩa vụ quân sự cấp huyện (qua cơ quan y tế cùng cấp). Nhiệm vụ của thành viên trong Hội đồng khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự - Chủ tịch Hội đồng chịu trách nhiệm trước Hội đồng nghĩa vụ quân sự cấp huyện về kết luận sức khỏe công dân thuộc diện được gọi thực hiện nghĩa vụ quân sự; điều hành hoạt động của Hội đồng, gồm: Xây dựng, phổ biến kế hoạch khám sức khỏe; hướng dẫn các quy định về tiêu chuẩn sức khỏe; chức trách, nhiệm vụ, nguyên tắc làm việc và phân công nhiệm vụ cho từng thành viên Hội đồng; tổ chức hội chẩn và gửi công dân khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự đi kiểm tra ở cơ sở y tế trong trường hợp cần thiết; trực tiếp phân loại sức khỏe và ký phiếu sức khỏe nghĩa vụ quân sự; tổ chức rút kinh nghiệm công tác khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự. Chủ tịch Hội đồng được sử dụng con dấu của cơ quan, đơn vị mình công tác trong quá trình thực hiện nhiệm vụ; - Phó Chủ tịch Hội đồng thay thế Chủ tịch Hội đồng khi vắng mặt; tham gia khám sức khỏe, hội chẩn và chủ trì cuộc họp Hội đồng khi được ủy quyền; - Ủy viên Thường trực, kiêm Thư ký Hội đồng có trách nhiệm lập dự trù, tổng hợp và quyết toán kinh phí, thuốc, vật tư tiêu hao phục vụ công tác khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự; chủ trì, phối hợp với các Ủy viên của Hội đồng chuẩn bị phương tiện, cơ sở vật chất, trang thiết bị, lực lượng hỗ trợ, hồ sơ sức khỏe và các tài liệu cho Hội đồng thực hiện nhiệm vụ; tham gia khám sức khỏe, hội chẩn, họp Hội đồng; đăng ký, thống kê báo cáo theo Mẫu 2b và Mẫu 2l Phụ lục VI ban hành kèm theo Thông tư này; - Ủy viên Hội đồng trực tiếp khám và chịu trách nhiệm về chất lượng khám và kết luận sức khỏe theo nhiệm vụ được giao; đề xuất với chủ tịch Hội đồng chỉ định xét nghiệm theo yêu cầu chuyên môn để kết luận sức khỏe chính xác; tham gia hội chẩn và họp Hội đồng khi được triệu tập.
Mẫu giấy khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự mới nhất. Lưu ý giấy tờ gì khi khám NVQS?
Khi nhận được giấy gọi khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự, công dân cần chuẩn bị những gì? Cần mang theo những giấy tờ gì? Khám nghĩa vụ quân sự là khám những nội dung gì? Bài viết sẽ cung cấp một số thông tin liên quan đến vấn đề này. (1) Độ tuổi phải khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự Theo Luật nghĩa vụ quân sự quy định, nam công dân nằm trong độ tuổi từ 18 - 25 sẽ nhận được lệnh gọi thăm khám sức khoẻ nghĩa vụ quân sự. Trường hợp các công dân nằm trong diện hoãn nghĩa vụ quân sự do theo học Cao đẳng hoặc Đại học thì độ tuổi nhập ngũ sẽ kéo dài từ 18 - 27 tuổi. (2) Yêu cầu đối với công dân khi đi kiểm tra, sơ tuyển, khám sức khỏe thực hiện NVQS Căn cứ theo quy định tại Điều 10 Thông tư liên tịch 16/2016/TTLT-BYT-BQP, quy định như sau: - Phải xuất trình + Lệnh gọi khám sức khỏe hoặc kiểm tra sức khỏe của Chỉ huy trưởng Ban chỉ huy quân sự huyện; + Giấy chứng minh nhân dân; + Các giấy tờ liên quan đến sức khỏe cá nhân (nếu có) để giao cho Hội đồng khám sức khỏe hoặc Tổ kiểm tra sức khỏe nghĩa vụ quân sự. - Không uống rượu, bia hoặc dùng chất kích thích. - Chấp hành nội quy khu vực khám sức khỏe, kiểm tra sức khỏe. - Cấm các hành vi lợi dụng việc khám sức khỏe để trốn, tránh thực hiện nghĩa vụ quân sự. (3) Khám nghĩa vụ quân sự là khám những gì? Khoản 2, 3 Điều 2 Thông tư liên tịch 16/2016/TTLT-BYT-BQP quy định về khám nghĩa vụ quân sự như sau: Việc khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự được thực hiện qua 2 vòng: - Vòng 1: Sơ tuyển sức khỏe nghĩa vụ quân sự Sơ tuyển sức khỏe nghĩa vụ quân sự là việc thực hiện kiểm tra, đánh giá sơ bộ sức khỏe đối với công dân được gọi khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự trước mỗi đợt tuyển chọn và gọi công dân nhập ngũ. - Vòng 2: Khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự Khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự là việc thực hiện khám, phân loại, kết luận sức khỏe đối với công dân được gọi làm nghĩa vụ quân sự đã qua sơ tuyển sức khỏe và công dân đăng ký dự thi tuyển sinh quân sự, do Hội đồng khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự huyện thực hiện. Trong đó: Vòng 1: Sơ tuyển sức khỏe nghĩa vụ quân sự Điều 5 Thông tư liên tịch 16/2016/TTLT-BYT-BQP quy định quy trình sơ tuyển sức khỏe nghĩa vụ quân sự như sau: Đối với vòng khám sơ tuyển, được thực hiện tại Trạm y tế xã: - Sơ tuyển sức khỏe do Trạm y tế xã tiến hành dưới sự chỉ đạo về chuyên môn, nghiệp vụ của Trung tâm y tế huyện. - Căn cứ vào kế hoạch tuyển chọn và gọi công dân nhập ngũ của Hội đồng nghĩa vụ quân sự địa phương, lập danh sách các đối tượng là công dân thuộc diện gọi khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự trên địa bàn được giao quản lý; - Tổ chức sơ tuyển sức khỏe theo các nội dung sau: + Phát hiện những trường hợp không đủ sức khỏe về thể lực, dị tật, dị dạng và những bệnh lý thuộc diện miễn đăng ký nghĩa vụ quân sự; + Khai thác tiền sử bệnh tật bản thân và gia đình. - Hoàn chỉnh và xác nhận tiền sử bệnh tật bản thân và thông tin của công dân được gọi khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự theo quy định tại Mục I Mẫu 2 Phụ lục 4 ban hành kèm theo Thông tư liên tịch 16/2016/TTLT-BYT-BQP; - Lập danh sách những công dân mắc các bệnh thuộc Danh mục bệnh miễn đăng ký nghĩa vụ quân sự theo Bảng số 3 Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư liên tịch 16/2016/TTLT-BYT-BQP, báo cáo Hội đồng Nghĩa vụ quân sự xã; - Tổng hợp, thống kê, báo cáo kết quả sơ tuyển sức khỏe theo Mẫu 2 và Mẫu 5b Phụ lục 5 ban hành kèm theo Thông tư liên tịch 16/2016/TTLT-BYT-BQP. Vòng 2: Khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự Theo Điều 6 Thông tư liên tịch 16/2016/TTLT-BYT-BQP, quy trình khám nghĩa vụ quân sự (vòng 2) thực hiện như sau: Đối với vòng khám sức khỏe chi tiết tại Trung tâm y tế huyện: - Hội đồng khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự huyện gồm: bác sỹ, nhân viên y tế thuộc Trung tâm Y tế huyện, cán bộ chuyên môn Phòng Y tế, quân y Ban Chỉ huy quân sự huyện và các đơn vị có liên quan. - Lập danh sách các đối tượng là công dân thuộc diện được gọi nhập ngũ đã qua sơ tuyển sức khỏe trên địa bàn được giao quản lý; - Thông báo thời gian, địa điểm tổ chức khám sức khỏe; - Tổ chức khám sức khỏe theo các nội dung sau: + Khám thể lực: Khi khám thể lực, người được khám phải bỏ mũ, nón, không đi giày hoặc dép (chân đất, đầu trần): Nếu là nam giới phải cởi hết quần áo dài, áo lót, chỉ mặc 1 quần đùi. Nếu là nữ giới mặc quần dài, áo mỏng. (1) Đo chiều cao: Người được đo phải đứng ở tư thể thẳng, 2 gót chân chạm vào nhau, 2 tay buông thõng tự nhiên, mắt nhìn ngang, tầm nhìn là 1 đường thẳng nằm ngang song song với mặt đất. (2) Đo vòng ngực (đối với nam giới): Vòng đo qua ngực vuông góc với trục thân đi qua núm vú ở phía trước, qua 2 bờ dưới xương bả vai ở phía sau. Dùng thước dây đo, người được đo hít thở bình thường. + Khám mắt: Người đọc phải che mắt 1 bên bằng 1 miếng bìa cứng (không che bằng tay) và khi đọc cả 2 mắt đều mở (1 mắt mở sau bìa che). Cự ly giữa bảng tới chỗ đứng của người đọc là 5m. + Khám răng: Kiểm tra răng sâu, mất răng và các bệnh về răng miệng Công dân được kiểm tra về tình trạng răng sâu, mất răng. Trong đó, có kiểm tra về tình trạng răng giả. Ngoài ra, còn kiểm tra về các bệnh răng miệng như viêm cuống răng, viêm tủy, tủy hoại tử,… + Khám tai - mũi - họng: Đo sức nghe (khi nói thầm và nói thường), kiểm tra chóng mặt mê nhĩ, biểu hiện, viêm họng mạn tính. + Khám tâm thần và thần kinh: Kiểm tra ra mồ hôi tay, chân (chia làm các mức độ: nhẹ, vừa, nặng), các bệnh cơ, bệnh nhược cơ, bệnh máy cơ. + Khám nội khoa: Khám các bệnh về huyết áp, tim mạch Đồng thời khi khám nội khoa, công dân còn được khám các bệnh như bệnh đại, trực tràng; bệnh gan; các bệnh phế quản… + Khám da liễu: Khám các bệnh liên quan đến da liễu như nấm da, nấm móng, bệnh da mọng nước. Đặc biệt còn khám các bệnh lây qua đường tình dục như giang mai I, II, III... + Khám ngoại khoa: Tại phần khám ngoại khoa, công dân sẽ được yêu cầu khám từng người một ở nơi đủ ánh sáng, người được khám chổng mông, tự banh rộng hậu môn và rặn mạnh. Đây là phương pháp dùng để kiểm tra bệnh trĩ. Ngoài ra, còn khám các bệnh ngoại khoa khác như giãn tĩnh mạch thừng tinh, bàn chân bẹt. + Khám sản phụ khoa: Khám sản phụ khoa phải đáp ứng các yêu cầu sau đây: Phòng khám phải kín đáo, nghiêm túc. Khi khám phụ khoa cố gắng bố trí cán bộ chuyên môn là nữ. Đối với nữ thanh niên, màng trinh chưa rách thì chỉ khám nắn bụng, không khám mỏ vịt, không thăm âm đạo, chỉ khám qua hậu môn những trường hợp cần thiết. Đối với người màng trinh đã rách cũ, khi có nghi ngờ bệnh phụ khoa thì khám bằng dụng cụ qua âm đạo để xác định chẩn đoán. Nếu không có cán bộ chuyên khoa phụ sản thì chỉ định bác sĩ ngoại khoa thay thế, nhưng phải có nhân viên nữ tham dự. Không sử dụng y sĩ để khám, phân loại bệnh tật. Kết quả khám sản phụ khoa được ghi vào phần khám ngoại khoa, da liễu. - Sau khi thực hiện khám các nội dung nêu trên, tổ chức tư vấn và xét nghiệm HIV theo quy định của Luật Phòng, chống HIV/AIDS đối với các trường hợp đạt tiêu chuẩn sức khỏe gọi nhập ngũ hằng năm theo hướng dẫn của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng; - Hoàn chỉnh phiếu sức khỏe theo quy định tại Mục II Mẫu 2 Phụ lục 4 ban hành kèm theo Thông tư liên tịch 16/2016/TTLT-BYT-BQP; - Tổng hợp, báo cáo kết quả khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự theo Mẫu 3a Phụ lục 5 ban hành kèm theo Thông tư liên tịch 16/2016/TTLT-BYT-BQP. (4) Các mẫu giấy khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự Mẫu 1: Phiếu kiểm tra sức khỏe nghĩa vụ quân sự https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2023/11/08/mau-1.docx Mẫu 2: Phiếu sức khỏe nghĩa vụ quân sự https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2023/11/08/mau-2.docx * Hướng dẫn ghi chép mẫu phiếu kiểm tra sức khoẻ nghĩa vụ quân sự và mẫu phiếu sức khoẻ nghĩa vụ quân sự. https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2023/11/08/huong-dan.docx
Điều kiện để đi nghĩa vụ quân sự hiện nay ra sao?
Tôi bị mất ngón chân cái ở bàn chân phải . vậy tôi có đủ điều kiện để đi nghĩa vụ quân sự k ạ . xin cảm ơn luật sư
Không thực NVQS có được chứng thực giấy tờ ở địa phương không?
Luật sư cho em hỏi ạ. Trường hợp đã được đào tạo trình độ cao đẳng ra trường có việc làm, năm nay có lệnh khám NVQS nhưng không tham gia, vậy liệu về sau cá nhân mình cần chứng thực giấy tờ thì ở địa phương cũng như huyện, tỉnh, liệu họ có chứng thực cho không ạ
Không đi khám sơ tuyển nghĩa vụ quân sự năm 2023 thì có bị xử phạt không?
Cho hỏi hành vi không đi khám sơ tuyển nghĩa vụ quân sự năm 2023 thì có bị xử phạt không và theo quy định nào
Sức khỏe tham gia nghĩa vụ quân sự?
Chào chú, con tên Nghĩa năm nay con 17 tuổi, chú cho con hỏi là con cao 1m58 nặng 65kg thì có đủ chỉ tiểu về cân nặng và chiều cao để đi nghĩa vụ quân sự không ạ
Tư vấn về sức khỏe tham gia nghĩa vụ quân sự?
Vừa qua e có khám nvqs và đã đủ chỉ tiêu tham gia nvqs nhưng e lại có nhiều bệnh nền không nằm trong danh mục khám sk nvqs Sau khi tìm hiểu e thấy bệnh van tim nói chung thì không phải tham gia nvqs vậy cho e hỏi tình trạng của em là hở nhẹ van tim 2 lá và hở rất nhẹ van tim 3 lá thì có đủ điều kiện để miễn tham gia nvqs chưa ạ Nếu có thì bây giờ đã khám sk xong và đợi lệnh gọi nhập ngũ thì phải làm gì ạ.
Đang hưởng án treo có được đi nghĩa vụ quân sự không?
Nghĩa vụ quân sự là một nghĩa vụ thiêng liêng của mỗi cá nhân khi đủ điều pháp luật quy định. Tuy nhiên, không phải mọi trường hợp đều đủ điều kiện thực hiện nghĩa vụ quân sự. Vậy trường hợp đang hưởng án treo có được đi nghĩa vụ không? Hưởng án “treo” là gì? Theo Điều 1 Nghị quyết 02/2018 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao quy định : Án treo là biện pháp miễn chấp hành hình phạt tù có điều kiện, được Tòa án áp dụng đối với người phạm tội bị phạt tù không quá 03 năm, căn cứ vào nhân thân của người phạm tội và các tình tiết giảm nhẹ, xét thấy không cần bắt họ phải chấp hành hình phạt tù. Như vậy án treo là biện pháp thay thế cho việc chấp hành hình phạt tù khi người phạm tội có những điều kiện nhất định. Khi đó, người phạm tội có thể tự cải tạo dưới sự giám sát, quản lý và giáo dục tại địa phương cư trú của chính quyền sở tại. Đang hưởng án treo có được đi nghĩa vụ quân sự không? Theo khoản 1 Điều 13 Luật nghĩa vụ quân sự 2015 quy định đối tượng không được đăng ký nghĩa vụ quân sự: - Đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự; đang chấp hành hình phạt tù, cải tạo không giam giữ, quản chế hoặc đã chấp hành xong hình phạt tù nhưng chưa được xóa án tích; - Đang bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã) hoặc đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc; - Bị tước quyền phục vụ trong lực lượng vũ trang nhân dân. Theo như quy định trên, người đang chấp hành án treo là một trong các trường hợp không được đăng ký nghĩa vụ quân sự. Do vậy, người đang hưởng án treo không được đi nghĩa vụ quân sự theo quy định của Luật nghĩa vụ quân sự 2015.
Re:Thắc mắc về nghĩa vụ quân sự 2019
Mọi người cho e hỏi e bị bệnh gai đôi cột sống thắt lưng và có chụp XQ tại bệnh viện Chợ Rẫy khi đi khám nghĩa vụ e có nên cầm theo và liệu e có bị đi nghĩa vụ ko ạ
Chào mọi, e năm nay 24 tuổi và đang có lệnh gọi nghĩa vụ quân sự năm nay. Nhưng do e bị bệnh gai đôi cột sống liệu e có đủ chỉ tiêu tham gia nghĩ vụ quân sự ko ạ E cảm ơn!
Khi khám nghĩa vụ quân sự. dương tính với chất cần sa thì xử lí ntn?
em là 1 người đang sử dụng cần sa thường xuyên. thì có giấy báo nghĩa vụ. do thời gian thanh lọc không đủ nên em không biết tương lai sẽ đi về đâu ạ .
Chào các anh chị, em tên là Chau Diêng năm nay em 17 tuổi. Giờ bên khám nghĩa vụ quân sự đã mời em đi khám nhưng em đang sử dụng thuốc tiết tố nữ trong cơ thể rồi. Em cũng làm việc xa nữa cơ thể em bây giờ đã nữ tính rồi. Em không giám đi khám sức khỏe, em bây giờ cũng yêu nữa, tại em đã sử dụng tiết tố nữ một năm rồi gần tới ngày đi phẫu thuật chuyển giới rồi cho nên em không thể đi khám được, ví dụ : mình không đi khám có vi phạm pháp luật không ạ cho em xin câu trả lời từ các anh chị, em xin trân trọng cảm ơn. Em mong rằng các anh chị sẽ trả lời câu hỏi của em.
Xin chào luật sư! Em năm nay 24 tuổi, đã học xong đại học. Hiện tại em đã có lệnh nhập ngũ năm 2018. Em bị điếc bẩm sinh tai trái từ nhỏ và đã có giấy khám của bệnh viên Tai Mũi Họng kết luận tai phải nghe bình thường, tai trái điếc hoàn toàn. Khi khám NVQS vòng 2 em đã trình bày ở huyện nhưng vẫn sức khỏe loại 3. Nay em muốn hỏi trường hợp của em khi vào đơn vị lúc tái khám em có không đủ sức khỏe phục vụ và được ra quân ngay hay không? Và em phải làm những thủ tục như thế nào? Mong luật sư tư vấn giúp em. Em xin cảm ơn!
Phân biệt nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an và dân quân tự vệ
>>> 12 điều cần lưu ý về nghĩa vụ quân sự 2016 >>> Hướng dẫn làm đơn xin tạm hoãn NVQS 3 vấn đề nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an, dân quân tự vệ là các vấn đề đặc biệt được quan tâm mỗi đợt tuyển quân. Đến tuổi tham gia, công dân có thể lựa chọn 01 trong 03 nghĩa vụ này. Vậy làm sao phân biệt giữa các nghĩa vụ này, mời các bạn xem bài viết sau: Nghĩa vụ quân sự Nghĩa vụ công an Nghĩa vụ dân quân tự vệ Định nghĩa Là nghĩa vụ vẻ vang của công dân phục vụ trong Quân đội nhân dân. Là nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc trong lực lượng vũ trang nhân dân. Là bảo vệ Đảng, bảo vệ chính quyền, bảo vệ tính mạng, tài sản của nhân dân, tài sản của Nhà nước, làm nòng cốt cùng toàn dân đánh giặc ở địa phương, cơ sở khi có chiến tranh Độ tuổi tham gia 18 – 25 tuổi. Nếu đã được tạm hoãn vì lý do đang học ĐH, CĐ thì kéo dài đến hết 27 tuổi. 18 – 27 tuổi. Nam: 18 – 45 tuổi. Nữ: 18 – 40 tuổi. Nếu tự nguyện, nam từ 18 – 50 tuổi, nữ từ 18 – 45 tuổi. Thời gian phục vụ 24 tháng 03 năm 04 năm Tiêu chuẩn tham gia 1. Tiêu chuẩn chính trị: - Thực hiện theo tiêu chuẩn chính trị của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an. - Cơ quan, đơn vị trọng yếu, cơ mật và lực lượng vệ binh, kiểm soát quân sự chuyên nghiệp tuyển chọn theo quy định của Bộ Quốc phòng. 2. Tiêu chuẩn sức khỏe - Chỉ tuyển chọn công dân có sức khỏe loại 1, 2, 3 theo Thông tư liên tịch 36/2011/TTLT-BYT-BQP. - Cơ quan, đơn vị trọng yếu, cơ mật và lực lượng vệ binh, kiểm soát quân sự chuyên nghiệp tuyển chọn theo quy định của Bộ Quốc phòng. - Không gọi nhập ngũ công dân có sức khỏe loại 03 có tật khúc xạ về mắt (cận từ 1.5 độ trở lên, viễn thị các mức độ), nghiện ma túy, nhiễm HIV/AIDS. 3. Tiêu chuẩn văn hóa - Tuyển chọn công dân trình độ văn hóa từ lớp 8 trở lên, lấy từ cao đến thấp. - Địa phương khó khăn không đảm bảo chỉ tiêu giao quân thì báo cáo cơ quan có thẩm quyền tuyển chọn dân có trình độ văn hóa từ lớp 7 trở lên. - Các xã vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, đồng bào dân tộc thiểu số thì được tuyển chọn 20 – 25% công dân có trình độ văn hóa cấp tiểu học, còn lại là THCS. - Có lý lịch rõ ràng. - Nghiêm chỉnh chấp hành đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; không có tiền án, tiền sự, không bị truy cứu trách nhiệm hình sự, quản chế, không trong thời gian bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn hoặc đưa vào cơ sở chữa bệnh, cơ sở giáo dục bắt buộc; có phẩm chất, đạo đức tư cách tốt, được quần chúng nhân dân nơi cư trú hoặc nơi học tập, công tác tín nhiệm. - Bảo đảm tiêu chuẩn chính trị của cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân theo quy định của Bộ trưởng Bộ Công an. - Tốt nghiệp trung học phổ thông. Các xã miền núi, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn được tuyển công dân tốt nghiệp trung học cơ sở. Ưu tiên tuyển chọn công dân đã tốt nghiệp cao đẳng, đại học trở lên, có chuyên môn cần thiết cho công tác, chiến đấu của Công an nhân dân. - Thể hình cân đối, không dị hình, dị dạng và đáp ứng các tiêu chuẩn sức khỏe để thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân. - Lý lịch rõ ràng. - Chấp hành tốt đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước. - Đủ sức khỏe thực hiện nghĩa vụ tham gia dân quân tự vệ. Quy trình đăng ký tham gia - Tháng 01: Chủ tịch UBND cấp xã báo cáo Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện danh sách công dân nam đủ 17 tuổi trong năm và công dân nam trong độ tuổi NVQS. - Tháng 04: Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện ra lệnh gọi công dân để đăng ký NVQS lần đầu. - Công dân đăng ký NVQS lần đầu phải trực tiếp đăng ký tại cơ quan NVQS. (có thể là Ban Chỉ huy quân sự cấp xã hoặc Ban Chỉ huy quân sự cơ quan, tổ chức ở cơ sở nơi công dân làm việc, học tập) Thực hiện như NVQS - Tháng 04: Chủ tịch UBND cấp xã tổ chức đăng ký lần đầu cho công dân trong độ tuổi tham gia dân quân tự vệ. - Ban chỉ huy quân sự cấp xã, Ban chỉ huy quân sự cơ quan, tổ chức ở cơ sơ lập kế họach đăng ký, quản lý rộng rãi. Trường hợp được tạm hoãn - Chưa đủ sức khỏe phục vụ tại ngũ theo kết luận của Hội đồng khám sức khỏe. - Là lao động duy nhất phải trực tiếp nuôi dưỡng thân nhân không còn khả năng lao động hoặc chưa đến tuổi lao động; trong gia đình bị thiệt hại nặng về người và tài sản do tai nạn, thiên tai, dịch bệnh nguy hiểm gây ra được UBND cấp xã xác nhận. - Một con của bệnh binh, người nhiễm chất độc da cam suy giảm khả năng lao động từ 61% đến 80%. - Có anh, chị hoặc em ruột là hạ sĩ quan, binh sĩ đang phục vụ tại ngũ; hạ sĩ quan, chiến sĩ thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân. - Người thuộc diện di dân, giãn dân trong 03 năm đầu đến các xã đặc biệt khó khăn theo dự án phát triển kinh tế - xã hội của Nhà nước do UBND cấp tỉnh trở lên quyết định. - Cán bộ, công chức, viên chức, thanh niên xung phong được điều động đến công tác, làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn. - Đang học tập tại cơ sở giáo dục phổ thông; đang đào tạo trình độ đại học hệ chính quy thuộc cơ sở giáo dục đại học, trình độ cao đẳng hệ chính quy thuộc cơ sở giáo dục nghề nghiệp trong thời gian một khóa đào tạo của một trình độ đào tạo. Không có quy định - Phụ nữ có thai hoặc nuôi con nhỏ dưới 36 tháng tuổi. - Không đủ sức khỏe theo kết luận của cơ sở y tế từ cấp xã trở lên. - Có chồng hoặc vợ là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, chiến sĩ đang phục vụ trong Quân đội nhân dân hoặc Công an nhân dân. - Lao động chính duy nhất trong hộ gia đình nghèo. - Người đang học ở trường phổ thông, trung cấp chuyên nghiệp, trung cấp nghề, cao đẳng, cao đẳng nghề, đại học và học viện. Trường hợp được miễn - Con của liệt sĩ, con của thương binh hạng một. - Một anh hoặc một em trai của liệt sĩ. - Một con của thương binh hạng hai; một con của bệnh binh suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên; một con của người nhiễm chất độc da cam suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên. - Người làm công tác cơ yếu không phải là quân nhân, Công an nhân dân. - Cán bộ, công chức, viên chức, thanh niên xung phong được điều động đến công tác, làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn từ 24 tháng trở lên. Không có quy định - Vợ hoặc chồng, con của liệt sĩ; vợ hoặc chồng, con của thương binh hạng một hoặc bệnh binh hạng một; vợ hoặc chồng, con của người bị nhiễm chất độc da cam/dioxin không còn khả năng lao động. - Quân nhân dự bị đã được xếp vào đơn vị dự bị động viên. - Người trực tiếp nuôi dưỡng người bị mất sức lao động từ 81% trở lên. Chế độ dành cho người tham gia 1. Trong thời gian đăng ký NVQS, khám, kiểm tra sức khỏe - Được trả nguyên lương, tiền tàu xe và các khoản phụ cấp hiện hưởng. - Được bảo đảm chế độ ăn, ở trong thời gian đăng ký, khám, kiểm tra sức khỏe, tiền tàu xe đi, về. 2. Trong thời gian thực hiện NVQS a. Đối với hạ sĩ quan, binh sĩ: - Được bảo đảm cung cấp kịp thời, đủ số lượng, đúng chất lượng về lương thực, thực phẩm, quân trang, thuốc phòng bệnh, chữa bệnh; được bảo đảm chỗ ở, phụ cấp hàng tháng, nhu yếu phẩm và nhu cầu về văn hóa, tinh thần phù hợp với tính chất nhiệm vụ của quân đội; được bảo đảm chế độ trong các ngày lễ, tết; được bảo đảm chăm sóc sức khỏe khi bị thương, bị ốm đau, bị tai nạn. - Từ tháng thứ 13 trở đi được nghỉ phép theo chế độ, trường hợp nghỉ vì lý do đột xuất do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quyết định. - Từ tháng thứ 25 trở đi, được hưởng thêm 250% phụ cấp quân hàm hiện hưởng hàng tháng. - Được tính nhân khẩu trong gia đình khi gia đình được giao hoặc điều chỉnh diện tích nhà ở, đất xây dựng nhà ở và đất canh tác. - Được tính thời gian phục vụ tại ngũ vào thời gian công tác. - Được ưu đãi về bưu phí. - Có thành tích trong chiến đấu, công tác, huấn luyện được khen thưởng. - Trong trường hợp bị thương, bị bệnh khi làm nhiệm vụ thi được hưởng chế độ ưu đãi. - Được Nhà nước bảo đảm chế độ BHXH, BHYT. - Được tạm hoãn trả và không tính lãi suất khoản vay từ Ngân hàng chính sách xã hội mà trước khi nhập ngũ là thành viên hộ nghèo, học sinh, sinh viên. - Được ưu tiên trong tuyển sinh quân sự. b. Thân nhân hạ sĩ quan, binh sĩ - Bố, mẹ đẻ; bố, mẹ vợ hoặc bố, mẹ chồng; người nuôi dưỡng hợp pháp; vợ hoặc chồng; con đẻ, con nuôi hợp pháp của hạ sĩ quan, binh sĩ tại ngũ được hưởng chế độ BHYT, được hưởng trợ cấp khó khăn do ngân sách nhà nước bảo đảm. - Con đẻ, con nuôi hợp pháp của hạ sĩ quan, binh sĩ tại ngũ được miễn, giảm học phí khi học tại cơ sở giáo dục phổ thông công lập và ngoài công lập. - Trường hợp hạ sĩ quan, binh sĩ tại ngũ hy sinh, từ trần trong khi làm nhiệm vụ thì gia đình được hưởng chế độ ưu đãi. c. Hạ sĩ quan, binh sĩ dự bị - Được hưởng chế độ chính sách theo quy định của Chính phủ. - Trường hợp bị thương, bị bệnh hoặc từ trần trong khi làm nhiệm vụ thì bản thân và gia đình được hưởng chế độ ưu đãi. 3. Khi xuất ngũ (áp dụng hạ sĩ quan, binh sĩ) - Được cấp tiền tàu xe, phụ cấp đi đường, trợ cấp xuất ngũ. - Trước khi nhập ngũ đang học hoặc có giấy gọi trúng tuyển và các trường ĐH, CĐ thì được bảo lưu kết quả, được tiếp nhận vào học ở các trường đó. - Được trợ cấp tạo việc làm. - Trước khi nhập ngũ đang làm việc tại các cơ quan nhà nước, tổ chức, cơ quan khác thì được tiếp nhận lại, bố trí việc làm và bảo đảm thu nhập không thấp hơn trước khi xuất ngũ. Nếu giải thể, thì cơ quan tổ chức cấp trên giải quyết đối với cơ quan nhà nước và được giải quyết như những người lao động khác tại cơ quan, tổ chức ngoài nhà nước. - Được giải quyết quyền lợi BHXH. - Nếu xuất ngũ khi hết thời hạn phục vụ được chính quyền các cấp, cơ quan, tổ chức ưu tiên sắp xếp việc làm và cộng điểm trong tuyển sinh, tuyển dụng công chức, viên chức; trong thời gian tập sự được hưởng 100% mức lương và phụ cấp của ngạch tuyển dụng tương ứng với trình độ đào tạo. 1. Trường hợp chuyển ngành - Được ưu tiên bố trí nơi làm việc phù hợp. - Được miễn thi tuyển chuyển ngành. - Được xếp và hưởng lương mới… 2. Khi xuất ngũ - Được trợ cấp tạo việc làm. - Được ưu tiên vào học nghề, tuyển chọn theo chương trình hợp tác lao động nước ngoài. - Được hưởng chế độ BHXH. - Được trợ cấp xuất ngũ 01 lần…. 3. Trường hợp nghỉ theo chế độ bệnh binh - Ưu đãi về người có công. - Sử dụng trang phục CAND, CA hiệu, cấp hiệu, phù hiệu trong ngày lễ, cuộc họp, giao lưu truyền thống CAND. - Được tạo điều kiện ổn định cuộc sống, nếu chưa có nhà ở thì được hưởng chính sách hỗ trợ nhà ở. - Được khám, chữa bệnh theo cấp, bậc hàm, chức vụ hoặc chức danh trước khi nghỉ hưu tại cơ sở y tế CAND. 4. Trường hợp hy sinh, từ trần - Chế độ ưu đãi người có công. - Chế độ BHXH. 1. Dân quân (trừ dân quân biển, dân quân thường trực): - Được trợ cấp ngày công lao động (không thấp hơn hệ số 0.8 mức lương cơ sở), nếu làm nhiệm vụ từ 22h – 06h hoặc nơi nguy hiểm, độc hại thì được hưởng chế độ theo Bộ luật lao động 2012. - Khi làm cách xa nơi cư trú, được bố trí nơi nghỉ, hỗ trợ phương tiện, chi phí đi lại hoặc thanh toán tiền tàu, xe một lần đi, về; được hỗ trợ tiền ăn. 2. Tự vệ (trừ tự vệ biển, tự vệ thường trực) - Được trả nguyên lương, các khoản phúc lợi, phụ cấp đi đường và tiền tàu, xe theo chế độ. 3. Dân quân tự vệ biển - Dân quân được trợ cấp ngày công lao động, mức trợ cấp không thấp hơn hệ số 0.12 mức lương cơ sở, được hỗ trợ tiền ăn. - Tự vệ được trả nguyên lương, các khoản phúc lợi, phụ cấp đi đường và tiền tàu, xe. 4. Dân quân tự vệ thường trực - 01 tháng lương cơ sở đối với trường hợp có từ đủ 12 tháng đến dưới 18 tháng. - 02 tháng lương cơ sở đối với trường hợp có từ đủ 18 tháng đến dưới 24 tháng. - 03 tháng lương cơ sở đối với trường hợp có từ đủ 24 tháng trở lên. Ngày truyền thống Không có 19/8 28/3 Chế tài khi vi phạm Tùy theo mức độ vi phạm có thể bị xử lý hành chính hoặc xử lý hình sự. Xử lý kỷ luật. Tùy theo tính chất mà xử lý kỷ luật, xử lý hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự. Mối quan hệ - Dân quân tự vệ nòng cốt được miễn NVQS tại ngũ và được hỗ trợ. - Tham gia nghĩa vụ công an được miễn NVQS. Căn cứ pháp lý - Luật nghĩa vụ quân sự 2015 - Thông tư liên tịch 36/2011/TTLT-BYT-BQP. - Thông tư 140/2015/TT-BQP - Luật Công an nhân dân 2014 - Nghị định 129/2015/NĐ-CP - Nghị định 103/2015/NĐ-CP - Luật Dân quân tự vệ 2009
Thủ tục khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự
Công dân trong độ tuổi quy định có đủ tiêu chuẩn sức khỏe theo quy định mới được tham gia thực hiện nghĩa vụ quân sự. Nội dung và quy trình khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự được quy định cụ thể trong Luật nghĩa vụ quân sự 2015 và Thông tư 36/2011/TTLT-BYT-BQP. Công dân phải tham gia sơ tuyển sức khỏe ở địa phương trước khi thực hiện khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự. Nội dung khám sức khỏe: - Khám về thể lực; khám lâm sàng toàn diện các chuyên khoa theo các chỉ tiêu quy định. - Làm các xét nghiệm cận lâm sàng cần thiết phục vụ cho kết luận sức khỏe theo yêu cầu của Hội đồng khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự, bao gồm cả xét nghiệm phát hiện ma túy. - Phân loại sức khỏe Quy trình khám sức khỏe: - Lập danh sách các đối tượng là công dân thuộc diện được gọi nhập ngũ đã qua sơ tuyển sức khỏe trên địa bàn được giao quản lý. - Thông báo thời gian, địa điểm tổ chức khám sức khỏe; - Tổ chức khám sức khỏe theo các nội dung khám sức khỏe như trên. - Tổ chức tư vấn và xét nghiệm HIV đối với các trường hợp đạt tiêu chuẩn sức khỏe gọi nhập ngũ theo hướng dẫn của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng. - Hoàn chỉnh phiếu sức khỏe . - Tổng hợp, báo cáo kết quả khám sức khỏe. Công dân khi đi khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự phải mang theo các giấy tờ liên quan đến sức khỏe cá nhân (nếu có), không được uống rượu, bia, sử dụng các chất kích thích khác trong quá trình khám sức khỏe. Tiêu chuẩn sức khỏe được phân làm 6 loại: Căn cứ vào số điểm chấm cho 8 chỉ tiêu ghi trong phiếu sức khỏe nghĩa vụ quân sự để phân loại, cụ thể như sau: - Loại 1: 8 chỉ tiêu đều đạt điểm 1, có thể phục vụ ở hầu hết các quân, binh chủng. - Loại 2: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 2, có thể phục vụ trong phần lớn các quân, binh chủng. - Loại 3: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 3, có thể phục vụ ở một số quân, binh chủng. - Loại 4: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 4, có thể phục vụ hạn chế ở một số quân, binh chủng. - Loại 5: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 5, có thể làm một số công việc hành chính sự vụ khi có lệnh tổng động viên. - Loại 6: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 6, là loại sức khỏe được miễn làm nghĩa vụ quân sự Công dân có sức khỏe loại 6 được miễn thực hiện nghĩa vụ quân sự
Phát hiện chất kích khi xét nghiệm khám nghĩa vụ quân sự
Cho em hỏi em đi khám nghĩa vụ quân sự mà nếu như xét nghiệm máu và nước tiểu phát hiện có chất kích thích ( ma túy đá ) .Thì e có bị phạt hay luật hình sự nào không ạ
Quy định về việc khám sức khỏe đi nghĩa vụ quân sự
Tôi đang đi làm việc tại Hà Nội mà bị gọi về khám sức khỏe để đi nghĩa vụ quân sự, theo quy định thì tôi sẽ được hoàn lại chi phi đi lại (Tàu, xe,..) trong thời gian khám sức khỏe, khi đang làm việc tại cơ quan công ty. vậy tôi có thể được trả lại chi phí này không ? nếu được nhận thì tôi phải có những thủ tục giấy tờ gì để nhận ? Tôi xin cảm ơn!
Mình có bị gọi đi khám nghĩa vụ quân sự ?
Cho hỏi năm nay mình 19 tuổi năm ngoái mình có đi khám nghĩa vụ nhưng bị trượt vì huyết áp cao nên loại 5.... vì mình có 3-4 lần lên Công An phường cho lời khai vì đánh nhau,đụng xe...thế khám đợt tháng 12 2015 lần này mình có bị gọi đi khám không vì Đạo đức không tốt ? mình đã hỏi ông Bác làm ở khâu xét tuyển không thấy tên mình vậy là mình có được miễn nghĩa vụ đến 27 tuổi không!
Giải đáp thắc mắc về nghĩa vụ quân sự năm 2014
Bảo vệ Tổ quốc là nghĩa vụ thiêng liêng và quyền cao quý của công dân. Bởi vậy, công dân phải có bổn phận làm nghĩa vụ quân sự và tham gia xây dựng quốc phòng toàn dân. Để mỗi công dân thực hiện đúng pháp luật về quyền và nghĩa vụ quân sự, mình xin chia sẻ những nội dung sau: I/ Văn bản pháp luật về nghĩa vụ quân sự 1/ Luật nghĩa vụ quân sự 1981 2/ Luật Nghĩa vụ quân sự sửa đổi 1990 3/ Luật Nghĩa vụ quân sự sửa đổi 1994 4/ Luật nghĩa vụ quân sự sửa đổi 2005 5/ 122/2006/NĐ-CP 6/ 38/2007/NĐ-CP 7/ 213/2006/TT-BQP 8/ 36/2011/TTLT-BYT-BQP 9/ 175/2011/TTLT-BQP-BGDĐT 10/ 13/2013/TTLT-BQP-BGDĐT 11/ Các quy định liên quan khác II/ Thông tin tham khảo thêm về pháp luật nghĩa vụ quân sự 1/ Giải đáp về nghĩa vụ quân sự năm 2012 - 2013 2/ Những điều cần biết về nghĩa vụ quân sự 3/ Và các bài viết liên quan khác tại Dân Luật III/ Giải đáp thắc mắc về nghĩa vụ quân sự năm 2014 Khi tìm hiểu về nghĩa vụ quân sự các bạn nên dựa vào những thông tin nêu trên (văn bản pháp luật và các bài viết tại Dân Luật) nếu vẫn còn vướng mắc thì hãy post vướng mắc đó vào đây – chúng tôi (những thành viên Dân Luật) sẽ cố gắng giải đáp trong thời gian nhanh nhất.
TIÊU CHUẨN SỨC KHỎE NGHĨA VỤ QUÂN SỰ
>>>12 điều cần lưu ý về NGHĨA VỤ QUÂN SỰ từ năm 2016 Diễn đàn đã có topic giải đáp thắc mắc về thực hiện nghĩa vụ quân sự, có nhiều bạn hỏi về khám sức khỏe NVQS nên tôi quyết định lập topic gửi một số thông tin để các bạn tham khảo trước khi hỏi. Căn cứ pháp lý: Luật Nghĩa vụ quân sự; Nghị định38/2007/NĐ-CP Thông tư liên tịch số36/2011/TTLT-BQP-BYT; Thông tư số167/2010/TT-BQP; Tiêu chuẩn tuyển chọn: Loại 1, loại 2, loại 3 được tuyển chọn, (để biết kết quả phân loại sức khỏe vui lòng đối chiếu với bảng các loại bệnh tật ở các bài dưới đây). Được tuyển: a) Loại 1: 8 chỉ tiêu đều đạt điểm 1, có thể phục vụ ở hầu hết các quân, binh chủng. b) Loại 2: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 2, có thể phục vụ trong phần lớn các quân, binh chủng. c) Loại 3: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 3, có thể phục vụ ở một số quân, binh chủng. Không được tuyển: d) Loại 4: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 4, có thể phục vụ hạn chế ở một số quân, binh chủng. đ) Loại 5: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 5, có thể làm một số công việc hành chính sự vụ khi có lệnh tổng động viên. e) Loại 6: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 6, là loại sức khỏe được miễn làm nghĩa vụ quân sự. * Tiêu chuẩn sức khỏe theo Thông tư167/2010/TT-BQP: a) Tuyển những công dân có sức khỏe loại 1, 2, 3 theo tiêu chuẩn sức khỏe quy định của liên Bộ Y tế - Bộ Quốc phòng về việc khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự. b) Các đơn vị quy định tại điểm c khoản 2 Điều 4 Thông tư này thực hiện các tiêu chuẩn riêng theo quy định của Bộ, các tiêu chuẩn khác về sức khỏe thực hiện theo tiêu chuẩn chung. c) Những công dân mắt tật khúc xạ về mắt (cận thị, viễn thị), nghiện ma túy, nhiễm HIV, AIDS, không gọi nhập ngũ vào Quân đội. Trường hợp được miễn vì lý do bệnh tật: (22 loại bệnh): 1. Động kinh thỉnh thoảng lên cơn; 2. Tâm thần: Điên rồ, mất trí, cuồng dại (bệnh tâm thần có thể đã được điều trị nhiều lần không khỏi); 3. Phù thũng lâu ngày do bị các bệnh như: suy tim, viêm thận, thận hư, suy thận mạn tính…; 4. Chân voi (do giun chỉ) không lao động được; 5. Chân tay tàn tật, biến dạng, mất chức phận chi do mọi nguyên nhân; 6. Lao xương khớp, lao hạch đang tiến triển; 7. Phong các thể chưa ổn định (có loét, sùi, cụt ngón tay, ngón chân); 8. Câm hay ngọng líu lưỡi từ bé; 9. Điếc từ bé; 10. Mù hoặc chột mắt; 11. Run tay chân quanh năm, đi lại khó khăn, không lao động được (như bệnh Parkinson) hoặc chân tay có những động tác bất thường múa giật (Chorée), múa vờn (Athétose); 12. Liệt nửa người trái hoặc phải, liệt hai chi dưới; 13. Gầy còm, hốc hác, yếu đuối, cơ thể suy kiệt khó có thể hồi phục được do mắc các bệnh mạn tính như lao xơ hang, hen dai dẳng, có biến chứng tâm phế mạn hoặc khí phế thũng, xơ gan cổ trướng; 14. Cổ bị cố tật, ngoẹo rõ rệt từ nhiều năm; 15. Lùn quá khổ (chiều cao đứng dưới 140 cm); 16. Gù có bướu ở lưng do di chứng lao cột sống, chấn thương cũ làm cột sống tổn thương để lại di chứng; 17. Tật sụp mi mắt bẩm sinh; 18. Sứt môi kèm theo khe hở vòm miệng chưa vá; 19. Trĩ mũi (Ozène) có rối loạn phát âm; 20. Bệnh khớp có biến dạng teo cơ, cứng khớp; 21. Các bệnh lý ác tính; 22. Người nhiễm HIV. Dưới đây mình gửi những thông tin chi tiết về: Thể lực, bệnh về Mắt, bệnh Răng Hàm Mặt, bệnh Thần kinh, bệnh Nội khoa, bệnh Da liễu, bệnh Ngoại khoa. Thông tin chỉ để tham khảo, kết luận thuộc thẩm quyền của Hội đồng khám sức khỏe NVQS!