Khung năng lực tiếng Việt bật cao nhất là bao nhiêu?
Ngoại ngữ là kỹ năng cơ bản giúp mở ra cánh cửa giao tiếp toàn cầu, kết nối văn hóa và hội nhập kinh tế. Trong thế giới toàn cầu hóa, sự hiểu biết và hợp tác quốc tế rất quan trọng. Đánh giá năng lực ngoại ngữ xác định mức độ thành thạo và các kỹ năng ngôn ngữ của một người. Khung năng lực tiếng Việt được dùng để làm gì? Căn cứ Mục I Khung năng lực tiếng Việt dùng cho người nước ngoài ban hành kèm theo Thông tư 17/2015/TT-BGDĐT quy định Khung năng lực tiếng Việt dùng cho người nước ngoài (sau đây gọi là Khung năng lực tiếng Việt, viết tắt: KNLTV) được dùng để: - Làm căn cứ thống nhất đánh giá năng lực tiếng Việt của người nước ngoài. - Làm căn cứ xây dựng chương trình, kế hoạch giảng dạy; biên soạn hoặc lựa chọn học liệu; xây dựng tiêu chí kiểm tra, đánh giá ở từng cấp học và trình độ đào tạo. - Làm căn cứ cho giáo viên, giảng viên lựa chọn và triển khai nội dung, cách thức giảng dạy, kiểm tra, đánh giá nhằm hỗ trợ người học đạt được các yêu cầu của chương trình đào tạo. - Giúp người học hiểu được nội dung, yêu cầu đối với từng trình độ năng lực tiếng Việt và tự đánh giá năng lực của mình. - Tạo điều kiện thuận lợi cho việc hợp tác, trao đổi giáo dục, công nhận văn bằng, chứng chỉ với các quốc gia sử dụng Khung tham chiếu chung Châu Âu về ngôn ngữ (Khung tham chiếu chung Châu Âu, viết tắt: CEFR). Khung năng lực tiếng Việt bật cao nhất là bao nhiêu? Căn cứ Mục II Khung năng lực tiếng Việt dùng cho người nước ngoài ban hành kèm theo Thông tư 17/2015/TT-BGDĐT quy định Khung năng lực tiếng Việt dùng cho người nước ngoài (viết tắt là KNLTV) được chia làm 3 cấp (Sơ cấp, Trung cấp, Cao cấp) và 6 bậc (từ Bậc 1 đến Bậc 6 và tương thích với các bậc từ A1 đến C2 trong CEFR). Cụ thể như sau: KNLTV CEFR Sơ cấp Bậc 1 A1 Bậc 2 A2 Trung cấp Bậc 3 B1 Bậc 4 B2 Cao cấp Bậc 5 C1 Bậc 6 C2 Như vậy, Khung năng lực tiếng Việt dùng cho người nước ngoài có bật cao nhất là bật 6 (tương đương trình độ C2 theo Khung tham chiếu chung Châu Âu về ngôn ngữ CEFR) Khung năng lực tiếng Việt bậc 6 đánh giá kỹ năng nghe của người nước ngoài như thế nào? Căn cứ khoản 2 Mục III Khung năng lực tiếng Việt dùng cho người nước ngoài ban hành kèm theo Thông tư 17/2015/TT-BGDĐT Mô tả các kỹ năng nghe của Khung năng lực tiếng Việt bậc 6 để đánh giá kỹ năng nghe của người nước ngoài như sau: 1. Mô tả chung về kỹ năng nghe - Theo dõi và hiểu được các bài giảng hay thuyết trình chuyên ngành có sử dụng nhiều lối nói thông tục có những yếu tố văn hóa hoặc những thuật ngữ không quen thuộc. - Hiểu được những vấn đề tinh tế, phức tạp hoặc dễ gây tranh luận (như các quy định, tài chính); thậm chí có thể đạt tới trình độ hiểu biết của nhà chuyên môn. - Nghe hiểu được mọi điều một cách dễ dàng theo tốc độ nói của người Việt. 2. Nghe hội thoại giữa những người Việt Hiểu được hầu hết các cuộc hội thoại của người Việt, gồm cả những hội thoại thuộc nội dung chuyên môn được đào tạo. 3. Nghe trình bày và thảo luận Theo dõi được các bài giảng chuyên ngành, thuyết trình có nhiều từ ngữ thuộc lĩnh vực chuyên môn sâu hoặc không quen thuộc. 4. Nghe thông báo, hướng dẫn Hiểu hầu hết các nội dung thông báo, hướng dẫn, gồm cả những nội dung thuộc chuyên môn được đào tạo. 5. Nghe đài và xem truyền hình Hiểu được hầu hết các nội dung phát trên đài phát thanh và truyền hình, gồm cả những nội dung thuộc chuyên môn được đào tạo.
Khung năng lực tiếng Việt bậc 4 đánh giá kỹ năng nghe của người nước ngoài như thế nào?
Ngoại ngữ là kỹ năng cơ bản để mở ra cánh cửa giao tiếp toàn cầu, giúp chúng ta kết nối với nhiều nền văn hóa khác nhau và hội nhập kinh tế thế giới. Điều này đặc biệt quan trọng trong thế giới ngày càng toàn cầu hóa, nơi mà sự hiểu biết và hợp tác quốc tế trở nên thiết yếu. Đánh giá năng lực ngoại ngữ giúp xác định mức độ thành thạo ngôn ngữ của người một người nhằm có cái nhìn tổng quan về các kỹ năng ngôn ngữ mà người này đạt được. Khung năng lực tiếng Việt bậc 4 tương đương cấp bao nhiêu của Khung tham chiếu chung Châu Âu về ngôn ngữ? Căn cứ Mục II Khung năng lực tiếng Việt dùng cho người nước ngoài ban hành kèm theo Thông tư 17/2015/TT-BGDĐT quy định Khung năng lực tiếng Việt dùng cho người nước ngoài (viết tắt là KNLTV) được chia làm 3 cấp (Sơ cấp, Trung cấp, Cao cấp) và 6 bậc (từ Bậc 1 đến Bậc 6 và tương thích với các bậc từ A1 đến C2 trong CEFR). Cụ thể như sau: KNLTV CEFR Sơ cấp Bậc 1 A1 Bậc 2 A2 Trung cấp Bậc 3 B1 Bậc 4 B2 Cao cấp Bậc 5 C1 Bậc 6 C2 Như vậy, Khung năng lực tiếng Việt bậc 4 tương đương trình độ B2 theo Khung tham chiếu chung Châu Âu về ngôn ngữ. Khung năng lực tiếng Việt bậc 4 đánh giá kỹ năng nghe của người nước ngoài như thế nào? Căn cứ khoản 2 Mục III Khung năng lực tiếng Việt dùng cho người nước ngoài ban hành kèm theo Thông tư 17/2015/TT-BGDĐT Mô tả các kỹ năng nghe của Khung năng lực tiếng Việt bậc 4 để đánh giá kỹ năng nghe của người nước ngoài như sau: 1. Mô tả chung về kỹ năng nghe - Nghe và hiểu được bài phát biểu, diễn văn sử dụng ngôn từ chuẩn, trực tiếp hoặc phát trên sóng phát thanh, truyền hình về các chủ đề khác nhau thường gặp trong cuộc sống cá nhân, xã hội, trong khoa học và giáo dục đào tạo. Chỉ gặp khó khăn khi bị nhiễu, có tiếng ồn xung quanh, cấu trúc văn bản không đầy đủ hoặc có sử dụng thành ngữ ảnh hưởng đến khả năng nghe hiểu. - Nghe hiểu được ý chính của bài phát biểu (trình bày bằng một phương ngữ phổ thông) với lời nói phức tạp, chủ đề cụ thể hoặc trừu tượng, bao gồm cả các cuộc thảo luận có nội dung thuộc lĩnh vực chuyên môn của người học. - Theo dõi được bài phát biểu có mở rộng thêm ngoài nội dung chính và cuộc thảo luận có chủ đề hợp lý, quen thuộc, có cấu trúc rõ ràng. 2. Nghe hội thoại giữa những người Việt - Theo dõi kịp hoặc tham gia vào cuộc trò chuyện giữa những người Việt. - Có khả năng nắm bắt được phần lớn những gì nghe thấy, mặc dù còn có khó khăn để hiểu toàn bộ các chi tiết của một số cuộc hội thoại hay độc thoại khi người nói không điều chỉnh ngôn ngữ cho phù hợp. - Theo dõi và hiểu được các cuộc hội thoại hay độc thoại tự nhiên và linh hoạt của người Việt. 3. Nghe trình bày và thảo luận Theo dõi được các nội dung chính của những bài giảng, cuộc đàm thoại, các báo cáo trình bày nội dung chuyên môn học thuật sử dụng ngôn ngữ khá phức tạp. 4. Nghe thông báo, hướng dẫn Hiểu được các thông báo về một việc/một vấn đề cụ thể hay trừu tượng được nói bằng phương ngữ phổ thông ở tốc độ bình thường. 5. Nghe đài và xem truyền hình - Hiểu được bản ghi âm được phát bằng phương ngữ phổ thông về những vấn đề thường gặp trong đời sống xã hội, nghề nghiệp hoặc học thuật, xác định được nội dung thông tin, quan điểm và thái độ của người nói. - Hiểu được hầu hết các bài nói trên đài phát thanh, hầu hết các đoạn ghi âm được phát bằng phương ngữ phổ thông và xác định được thái độ của người nói. Như vậy, người nước ngoài được đáp giá chuẩn bậc 4 Khung năng lực tiếng Việt khi đáp ứng được các yêu cầu trên.
Khung năng lực tiếng Việt bật cao nhất là bao nhiêu?
Ngoại ngữ là kỹ năng cơ bản giúp mở ra cánh cửa giao tiếp toàn cầu, kết nối văn hóa và hội nhập kinh tế. Trong thế giới toàn cầu hóa, sự hiểu biết và hợp tác quốc tế rất quan trọng. Đánh giá năng lực ngoại ngữ xác định mức độ thành thạo và các kỹ năng ngôn ngữ của một người. Khung năng lực tiếng Việt được dùng để làm gì? Căn cứ Mục I Khung năng lực tiếng Việt dùng cho người nước ngoài ban hành kèm theo Thông tư 17/2015/TT-BGDĐT quy định Khung năng lực tiếng Việt dùng cho người nước ngoài (sau đây gọi là Khung năng lực tiếng Việt, viết tắt: KNLTV) được dùng để: - Làm căn cứ thống nhất đánh giá năng lực tiếng Việt của người nước ngoài. - Làm căn cứ xây dựng chương trình, kế hoạch giảng dạy; biên soạn hoặc lựa chọn học liệu; xây dựng tiêu chí kiểm tra, đánh giá ở từng cấp học và trình độ đào tạo. - Làm căn cứ cho giáo viên, giảng viên lựa chọn và triển khai nội dung, cách thức giảng dạy, kiểm tra, đánh giá nhằm hỗ trợ người học đạt được các yêu cầu của chương trình đào tạo. - Giúp người học hiểu được nội dung, yêu cầu đối với từng trình độ năng lực tiếng Việt và tự đánh giá năng lực của mình. - Tạo điều kiện thuận lợi cho việc hợp tác, trao đổi giáo dục, công nhận văn bằng, chứng chỉ với các quốc gia sử dụng Khung tham chiếu chung Châu Âu về ngôn ngữ (Khung tham chiếu chung Châu Âu, viết tắt: CEFR). Khung năng lực tiếng Việt bật cao nhất là bao nhiêu? Căn cứ Mục II Khung năng lực tiếng Việt dùng cho người nước ngoài ban hành kèm theo Thông tư 17/2015/TT-BGDĐT quy định Khung năng lực tiếng Việt dùng cho người nước ngoài (viết tắt là KNLTV) được chia làm 3 cấp (Sơ cấp, Trung cấp, Cao cấp) và 6 bậc (từ Bậc 1 đến Bậc 6 và tương thích với các bậc từ A1 đến C2 trong CEFR). Cụ thể như sau: KNLTV CEFR Sơ cấp Bậc 1 A1 Bậc 2 A2 Trung cấp Bậc 3 B1 Bậc 4 B2 Cao cấp Bậc 5 C1 Bậc 6 C2 Như vậy, Khung năng lực tiếng Việt dùng cho người nước ngoài có bật cao nhất là bật 6 (tương đương trình độ C2 theo Khung tham chiếu chung Châu Âu về ngôn ngữ CEFR) Khung năng lực tiếng Việt bậc 6 đánh giá kỹ năng nghe của người nước ngoài như thế nào? Căn cứ khoản 2 Mục III Khung năng lực tiếng Việt dùng cho người nước ngoài ban hành kèm theo Thông tư 17/2015/TT-BGDĐT Mô tả các kỹ năng nghe của Khung năng lực tiếng Việt bậc 6 để đánh giá kỹ năng nghe của người nước ngoài như sau: 1. Mô tả chung về kỹ năng nghe - Theo dõi và hiểu được các bài giảng hay thuyết trình chuyên ngành có sử dụng nhiều lối nói thông tục có những yếu tố văn hóa hoặc những thuật ngữ không quen thuộc. - Hiểu được những vấn đề tinh tế, phức tạp hoặc dễ gây tranh luận (như các quy định, tài chính); thậm chí có thể đạt tới trình độ hiểu biết của nhà chuyên môn. - Nghe hiểu được mọi điều một cách dễ dàng theo tốc độ nói của người Việt. 2. Nghe hội thoại giữa những người Việt Hiểu được hầu hết các cuộc hội thoại của người Việt, gồm cả những hội thoại thuộc nội dung chuyên môn được đào tạo. 3. Nghe trình bày và thảo luận Theo dõi được các bài giảng chuyên ngành, thuyết trình có nhiều từ ngữ thuộc lĩnh vực chuyên môn sâu hoặc không quen thuộc. 4. Nghe thông báo, hướng dẫn Hiểu hầu hết các nội dung thông báo, hướng dẫn, gồm cả những nội dung thuộc chuyên môn được đào tạo. 5. Nghe đài và xem truyền hình Hiểu được hầu hết các nội dung phát trên đài phát thanh và truyền hình, gồm cả những nội dung thuộc chuyên môn được đào tạo.
Khung năng lực tiếng Việt bậc 4 đánh giá kỹ năng nghe của người nước ngoài như thế nào?
Ngoại ngữ là kỹ năng cơ bản để mở ra cánh cửa giao tiếp toàn cầu, giúp chúng ta kết nối với nhiều nền văn hóa khác nhau và hội nhập kinh tế thế giới. Điều này đặc biệt quan trọng trong thế giới ngày càng toàn cầu hóa, nơi mà sự hiểu biết và hợp tác quốc tế trở nên thiết yếu. Đánh giá năng lực ngoại ngữ giúp xác định mức độ thành thạo ngôn ngữ của người một người nhằm có cái nhìn tổng quan về các kỹ năng ngôn ngữ mà người này đạt được. Khung năng lực tiếng Việt bậc 4 tương đương cấp bao nhiêu của Khung tham chiếu chung Châu Âu về ngôn ngữ? Căn cứ Mục II Khung năng lực tiếng Việt dùng cho người nước ngoài ban hành kèm theo Thông tư 17/2015/TT-BGDĐT quy định Khung năng lực tiếng Việt dùng cho người nước ngoài (viết tắt là KNLTV) được chia làm 3 cấp (Sơ cấp, Trung cấp, Cao cấp) và 6 bậc (từ Bậc 1 đến Bậc 6 và tương thích với các bậc từ A1 đến C2 trong CEFR). Cụ thể như sau: KNLTV CEFR Sơ cấp Bậc 1 A1 Bậc 2 A2 Trung cấp Bậc 3 B1 Bậc 4 B2 Cao cấp Bậc 5 C1 Bậc 6 C2 Như vậy, Khung năng lực tiếng Việt bậc 4 tương đương trình độ B2 theo Khung tham chiếu chung Châu Âu về ngôn ngữ. Khung năng lực tiếng Việt bậc 4 đánh giá kỹ năng nghe của người nước ngoài như thế nào? Căn cứ khoản 2 Mục III Khung năng lực tiếng Việt dùng cho người nước ngoài ban hành kèm theo Thông tư 17/2015/TT-BGDĐT Mô tả các kỹ năng nghe của Khung năng lực tiếng Việt bậc 4 để đánh giá kỹ năng nghe của người nước ngoài như sau: 1. Mô tả chung về kỹ năng nghe - Nghe và hiểu được bài phát biểu, diễn văn sử dụng ngôn từ chuẩn, trực tiếp hoặc phát trên sóng phát thanh, truyền hình về các chủ đề khác nhau thường gặp trong cuộc sống cá nhân, xã hội, trong khoa học và giáo dục đào tạo. Chỉ gặp khó khăn khi bị nhiễu, có tiếng ồn xung quanh, cấu trúc văn bản không đầy đủ hoặc có sử dụng thành ngữ ảnh hưởng đến khả năng nghe hiểu. - Nghe hiểu được ý chính của bài phát biểu (trình bày bằng một phương ngữ phổ thông) với lời nói phức tạp, chủ đề cụ thể hoặc trừu tượng, bao gồm cả các cuộc thảo luận có nội dung thuộc lĩnh vực chuyên môn của người học. - Theo dõi được bài phát biểu có mở rộng thêm ngoài nội dung chính và cuộc thảo luận có chủ đề hợp lý, quen thuộc, có cấu trúc rõ ràng. 2. Nghe hội thoại giữa những người Việt - Theo dõi kịp hoặc tham gia vào cuộc trò chuyện giữa những người Việt. - Có khả năng nắm bắt được phần lớn những gì nghe thấy, mặc dù còn có khó khăn để hiểu toàn bộ các chi tiết của một số cuộc hội thoại hay độc thoại khi người nói không điều chỉnh ngôn ngữ cho phù hợp. - Theo dõi và hiểu được các cuộc hội thoại hay độc thoại tự nhiên và linh hoạt của người Việt. 3. Nghe trình bày và thảo luận Theo dõi được các nội dung chính của những bài giảng, cuộc đàm thoại, các báo cáo trình bày nội dung chuyên môn học thuật sử dụng ngôn ngữ khá phức tạp. 4. Nghe thông báo, hướng dẫn Hiểu được các thông báo về một việc/một vấn đề cụ thể hay trừu tượng được nói bằng phương ngữ phổ thông ở tốc độ bình thường. 5. Nghe đài và xem truyền hình - Hiểu được bản ghi âm được phát bằng phương ngữ phổ thông về những vấn đề thường gặp trong đời sống xã hội, nghề nghiệp hoặc học thuật, xác định được nội dung thông tin, quan điểm và thái độ của người nói. - Hiểu được hầu hết các bài nói trên đài phát thanh, hầu hết các đoạn ghi âm được phát bằng phương ngữ phổ thông và xác định được thái độ của người nói. Như vậy, người nước ngoài được đáp giá chuẩn bậc 4 Khung năng lực tiếng Việt khi đáp ứng được các yêu cầu trên.